172

Click here to load reader

Tập 82 - 06 - 2011

  • Upload
    lekien

  • View
    230

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tập 82 - 06 - 2011

HOCi

NGHEAND TECHNOLOGY

ISINHIYIOEY T MEDIEINE

Page 2: Tập 82 - 06 - 2011

a0 ctno DUC vA DAo rAoDAI HQC THAI NGUYEN

T+p ehi KHOA HQC vn C6NG NGHEJournal of Science and Technology

- tdng bi6n tAp:- Ph6 tdng bi6n tAp Thrrdng tn/c:- Ph6 Tdng bi6n tAp:- Trtt'&ng Ban bi6n tAp:- Thtr ky Tda soan:

GS.TS. ru QUANG HrdNPGS.TS. CHU HOANG MAUPGS.TS. TRAN THI VIOT TRUNG

az(

THS. Ltr TIEN DUNGTHS. DOAN OTJC UAT

TOA SOAN: Dai hoc Thr4i NguyOn, phudng TAn Thinh, thdnh phd Th6i NguyOn'

Tel. 02 8 0. 3 8 402 8 8. Fax. 0280. 3852665 * E-mail: tapchikhcn.dhtn@ gmail'com'

Gia,y ph6p Hoat dQng biio chi s6 1ZI)1GP-BTTTT, ngiry 261812010 cira BQ truong BQ Thong tin - Truyd-n^th0ng'

rn ioir .udn, iap zzior)nqdm 20rr taiNhh in eao ihat Nguyen. In xong vh nop luu chidu thi4ng 0V20ll.Bin dien tir tham khio iai rrang Web cira Trung ram Hoc 1i0u Dai hoc Th6i Nguyon: http://www'lrc-tnu-edu.vn

Page 3: Tập 82 - 06 - 2011

THE LE GTII BAITap chi Khoa hgc vd C6ng nghQ Dai hoc Th6i Nguy6n thucrng xuyOn nhAn ddng

nhirng Ual Uao cua cdn bQ gidng d4y. can.bQ.nghien 9YY ud.6: illkhoa hQc'..trong vir

ngouiDui hoo Th6i Nguy6n nhdm cdng bd k€t qua nghidn ctlu, bhi t6ng quan hodc nhirng

thbng tin trao C6i ttruqc mgi linh vuc khoa hoc c6ng nghQ. Sau ddy ld the 1€ gui bdi cho Toa

soan:1. T4p chi chi nhAn ddng nhirng bai b6o khoa hoc chua c6ng bd tr6n c6c b5o. t4p chi

khoa hgc trong nr.rcrc vd qudc t6.

2. Bai b6o khoa h'c co thti v_i€t bing titing ViQt ho4c ti6ng Anh. . .. i .,3. Khi n6p cho roa so4n. m5i Uai b6o can duoc in thdnh hai b6n tr€n giAy A+. kem theo

dia CD.4. CAu trirc bai b6o.

4.1. TOn bai b6o.

4.2. Ho tOn tac gid hoqc nhom ttrc gia, co quan cdng t6c.

4.3. M5i bdi bA; khdng ddi qu6 5 trang (khoang 3.000 tu). Trong bdi b6o, o nhirng nQi

dung tac gi6 da lham khdo hoAc su dpng_k*i*, n.elri€n .P lit,::. tdi liCu khoa hoc kh6c, cAn

danh dAl tang sd (dat trong m6c r.u6ng tl) - ld sd thu tg cua tdi liQu x€p trong danh mgc tdi liOu

tham khao4.4. Torn tirt n6i dung bdi b6o: tOi tneu i50 tir bang ti6ng Vi€t va duoc dich sang tiOng

Anh (k€ ca ri€u AC Uai b6o;,,dtroi muc tom t6t ti6ng Vi€t co "Tir khoa"; duoi tom tdt ti6ng

Anh co "'Key words" (t6i thi6u 05 tu hodc cum tu).4.5. TAi li6u tham kh6o:- TLTK sip x€p theo vAn A,B,C, tdi liQu titlng nu6c ngodi kh6ng phiOn 6m, kh6ng

dich.- DOi vcyi tdc gia la ngudi Viqt Nam x6p theo thir tg A, B, C theo ftn (kh6ng dAo t6n

len trtroc ho).- Ddi voi tac gia la ngtrdi nu6c ngodi x6p theo lhu tg A, B, C theo hp. ,,- D6i vcri nhirng tai liOu khdng co t6n tac giit xOp thu tU A, B, C cua tir dau ti6n lOn c<v

quan ban hanh tdi liQu (vi duiB0 Gi6o dgc vd Ddo t4o x6p vAn B)'TLTK la s6ch. lufln 6:n cAn ghi ddy du cdc thong tin theo thu tu: t€n t6c gia hodc co quan ban

lrdnh. Nam xuAt ban). ftn sdch,Nhd xudt bdn. noi xudt ban.

TLTK ld bdi bao hoflc bai trong mQt cudn s6ch... cAn ghi dAy du c6c th6ng.tin.theo thfr

tu: T6n tac gia. (NAm cdng b6), "TOn biri b6o", TAn Mp chi hoQc sdch, Tdp, (56), c6c s6

trang (gach ngang giira2 chir s6).

5.Hinh thfrc trinh bay:- Ngoai.phAl tieu d6, t6c gia va tom tit bdi b6.o (dAu tr4ngl) vd Summary (cu6i bdi).

bdi b6o yeu .A,, phai trinh bdy tr6n kh6 ,A4 theo chidu doc. dugc chia 02 c6t v6i c6c th6ng

s6 Pagesetup cu th6 nhu sau:Top:3.1cm, Bottom: 3.1cm, Left: 3.0cm. Right: 2.8cm,

Header: 2.85cm, Footer: 2.85cm, With:7.25cm, Spacing:0.8cm. TOn bai b6o cO 12' chir in

d6m: 10i dung bai b6o cd I 1; Font chir Unicode; hinh v6, dd thi trinh bdy phu hqp voi dQ

ron-s cdt (7 .25 cn-r); c6c bdng bi€u qu6 l6n trinh bay tlreo trang ngang (Landscape)'

- D6i vcyi c6c bai b6o i.O frle" bdng cdc phAn mdm chuy6n dpng nhu Latex, ACD/Chem

Sketch hodc Science Helper for Word cfrng trinh bdy theo khudn dang n6u trOn.

6. Ndu bdi b6o kh6ng ducyc su dung. Ban biOn tap kh6ng tra l4i bAn th6o.

7. Titc gia hoac tac giachfnh trong nhom t6c giA cAn gni Aia chi, s6 di6n tho4i vdo cu6i

A^

BAN BIEN TAP

Page 4: Tập 82 - 06 - 2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN NÔNG - SINH - Y

Môc lôc Trang

Nguyễn Văn Cương, Dương Văn Sơn - Nghiên cứu khả năng kết hợp và mức độ chống chiu sâu bệnh của một số dòng ngô có hàm lượng protein cao (QPM) 3

Nguyễn Hữu Thọ, Trần Thế Tưởng, Bùi Thị Minh Hà - Đánh giá tình hình áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VIET GAP) trên một số loại cây trồng giai đoạn 2008-2010

11

Nguyễn Văn Cương, Dương Văn Sơn - Nghiên cứu một số tổ hợp ngô nếp lai chín sớm, triển vọng cho sản xuất 17

Tr ần Thị Hoan, Từ Quang Hiển, Từ Trung Kiên - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sản lượng và chất lượng lá sắn 25

Phạm Thị Hiền Lương, Nguyễn Văn Đích - Ảnh hưởng của một số phương pháp chế biến đến thành phần và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc 31

Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân, Nguyễn Tiến Đạt - Thực trạng chăn nuôi gà tại năm xã phía Tây thành phố Thái Nguyên 37

Lê Sỹ Trung - Một số đề xuất trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn 45

Lê Văn Thơ, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Ngọc Nông, Hà Anh Tuấn - Quy hoạch nông nghiệp thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái 51

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Hưng Quang - Hiện trạng sử dụng sắn và phụ phẩm từ sắn trong

ch�n nuôi gia súc nhai lại tại Vi ệt Nam 59

Vũ Thị Lan, Quách Thị Liên, Nguyễn Đức Thành - Ảnh hưởng của tổ hợp các chất điều hòa sinh trưởng và nước dừa đến sinh khối mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium l.,) 65

Vi Th ị Đoan Chính, Trịnh Ngọc Hoàng, Liễu Thị Phương, Hoàng Thị Bích Luân - Nghiên cứu tách chiết và xác định tính chất của chất kháng sinh từ 2 chủng xạ khuẩn HT28 và K4 71

Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Thị Hải Yến - Tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 77

Ma Thị Ngọc Mai, Chu Văn Bằng, Lê Đồng Tấn - Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch trong các trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 83

Lê Thị Thanh Hương, Dương Thị Nhàn - Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 91

Nghiêm Ngọc Minh, Nguyễn Văn Bắc, Vũ Thị Mai, Cung Thị Ngọc Mai, Vũ Thị Thanh, Nguyễn Thái Sơn - Xác định các đột biến trên gen Rpob liên quan đến tính kháng Rifampicin của một số chủng vi khuẩn lao thu thập tại miền Bắc Việt Nam

97

Nguyễn Thị Tâm, Tăng Thị Ngọc Mai, Chu Hoàng Mậu - Đánh giá khả n�ng chịu lạnh của các giống lúa

Xuân Châu Hương, Q5, C27, Khang dân, U17 và Nhị ưu 63 bằng kỹ thuật nuôi cấy In Vitro 103

Đàm Khải Hoàn, Vũ Thị Thanh Hoa, Lương Ngọc Khuê - Thực trạng kiến thức thái độ và thực hành tìm hiểu thông tin về Basedow của người dân Đồng Hỷ - Thái nguyên 109

Bùi Đình Hòa - Nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở một số xã vùng ven thành phố Thái Nguyên 115

Dương Thanh Tình, Đỗ Xuân Luận - Phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường 121

Journal of Science and Technology

82 (06)

N¨m 2011

Page 5: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Anh Tài - Giải pháp phát triển rừng trong mối quan hệ bền vững với phát triển kinh tế hộ khu vực ATK huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên 127

Đỗ Xuân Luận, Dương Thanh Tình - Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường 133

Nguyễn Đỗ Hương Giang - Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 139

Vũ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Huấn - Thực trạng sản suất,

công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ chè ÔLong, chè xanh cao cấp tại Thái Nguyên 145

Hoàng Việt Anh, Phí Hùng Cường - Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ hội nhập 153

Tr ần Đại Nghĩa, Nguyễn Bích Hồng - Sử dụng phương pháp phân tích biên (SFA) để đánh giá hiệu quả

sản xuất của phương thức canh tác chè an toàn tại xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên 159

Đỗ Thị Hà - Lựa chọn và sử dụng một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên

163

Page 6: Tập 82 - 06 - 2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

AGRICULTURE – BIOLOGY – MEDICINE

Content Page Nguyen Van Cuong, Duong Van Son - Combining ability and tolerance to diseases level of quality protein maize lines

3

Nguyen Huu Tho, Tran The Tưong, Bui Thi Minh Ha - Current situation of good agriculture practice (GAP) in some crops in 2008-2010

11

Nguyen Van Cuong, Duong Van Son - Researching on some sticky maize hybrids with early maturity, promoting to production

17

Tran Thi Hoan, Tu Quang Hien, Tu Trung Kien - Effect of nitrogen levels on cassava’s productivity and quality

25

Pham Thi Hien Luong, Nguyen Van Dich - Effect of some processing methods on the composition and nutritional value of peanut leaf powder 31

Nguyen Thi Thuy My, Tran Thanh Van, Nguyen Tien Dat - The current situation of chickens raising practices in 5 communes of the western area of Thai Nguyen city 37

Le Sy Trung - Some solutions in establishment and community forest management in bac kan province 45

Le Van Tho, Nguyen Xuan Thanh, Nguyen Ngoc Nong, Ha Anh Tuan - Planning agricultural Thai Nguyen directions to 2020 by urban agriculture ecology 51

Nguyen Thi Hong Hanh va Nguyen Hung Quang - Current use of cassava and cassava by-products for ruminant in VietNam 59

Vu Thi Lan, Quach Thi Lien, Nguyen Duc Thanh - Efect of growth regulator combination and coconut milk on callus biomass of (Crinum latifolium l.,) 65

Vi Thi Doan Chinh, Trinh Ngoc Hoang, Lieu Thi Phương, Hoang Thi Bich Luan - Study on extraction and property of antibiotic from two actinomycetes strains HT28 and K4 71

Nguyen Thi Yen, Le Ngoc Cong, Do Huu Thu, Nguyen Thi Hai Yen - The diversity of medicinal plant resource in Xuan Son commune - Tan Son district - Phu Tho province 77

Ma Thi Ngoc Mai, Chu Van Bang, Le Dong Tan - Diversity of vascular plants in forestry states in Ngoc Thanh village Phuc Yen town Vinh Phuc province 83

Le Thi Thanh Huong, Duong Thi Nhan - Investigating the diversity of medical plant resource of Dao ethnic at Hop Tien commune, Dong Hy district, Thai Nguyen province 91

Nghiem Ngoc Minh, Nguyen Van Bac, Vu Thi Mai, Cung Thi Ngoc Mai, Vu Thi Thanh, Nguyen Thai Sơn - Definition of mutation in the Rpob gene concerning with rifampicin resistance of mycobacterium tuberculosis collected in northern VietNam

97

Nguyen Thi Tam, Tang Thi Ngoc Mai, Chu Hoang Mau - Evaluation of cold tolerance ability of Xuan Chau Huong, Q5, C27, Khang dan, U17, Nhi uu 63 rice cultivars by in vitro cultivation technique

103

Dam Khai Hoan, Vu Thi Thanh Hoa, Luong Ngoc Khue - Reality about knowledge, attitude and practice in learning about Basedow of dong hy distric’s citizens

109

Bui Dinh Hoa - A study on gap between rich and poor in some communes in the surrounding area of ThaiNguyen city

115

Duong Thanh Tinh, Do Xuan Luan - Developing big farms in Pho Yen district, Thai Nguyen province in the direction of environmental friendly

121

Do Anh Tai - Solution development in relation to sustainable economic development civic area ATK Dinh 127

Journal of Science and Technology

82 (06)

N¨m 2011

Page 7: Tập 82 - 06 - 2011

Hoa district, Thai Nguyen province

Do Xuan Luan, Duong Thanh Tinh - Environmental friendly development of brick manufacture in Pho Yen district, Thai Nguyen province

133

Nguyen Do Huong Giang - The participation of ethnic minorities communities in the economic development of households in Dong Hy district, Thai Nguyen province

139

Vu Thi Thanh Thuy, Nguyen The Hung, Nguyen Viet Hung, Nguyen The Huan - Current situation of production, processing technology and market for OLong and high quality green tea in Thai Nguyen

145

Hoang Viet Anh, Phí Hung Cưong - Agricultural restructuring analysis of BacKan province in the period of economic integration

153

Tran Dai Nghia, Nguyen Bich Hong - Using strochastic frontier analysis (SFA) to analyze the production efficiency of clean tea production in Phuc Xuan commune, Thai Nguyen city

159

Do Thi Ha - The study on characteristics of plantation natural on Thai Nguyen 163

Page 8: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

3

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ MỨC ĐỘ CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN CAO (QPM)

Nguyễn Văn Cương1, Dương Văn Sơn2*

1Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) của các dòng ngô có hàm lượng potein cao (QPM) thông qua các tính trạng nông sinh học để tìm các tổ hợp lai (THL) tốt. Vật liệu thí nghiệm bao gồm gồm 9 dòng ngô QPM và 2 cây thử mới được chọn tạo tại Vi ện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009, với 2 đối chứng là các giống HQ2000, và C919. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại. Quy trình kỹ thuật trồng được áp dụng theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô. Các THL thuộc nhóm chín trung bình (118-122 ngày); hầu hết không bị gãy thân, nhưng bị đổ rễ ở mức độ từ trung bình đến nặng, bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ khác nhau; bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ trung bình; bị nhiễm bệnh thối bắp ở mức độ nhẹ, nhẹ nhất là KQ8 x T1(2.5%). 3 THL KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1 có năng suất cao. Có 3 dòng (KQ8, KQ1 và KQ5) có KNKH chung cao nhất; Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 có KNKH riêng cao với cây thử T2 làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống. Từ khóa: Tổ hợp lai, ngô QPM, chín trung bình, chống chịu, năng suất.

∗ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Ngô (Zea mayS L) là một trong ba cây lương thực lấy hạt quan trọng trong nền nông nghiệp toàn cầu, với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho con người, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhiên liệu sinh học (ethanol), và xuất khẩu trên thế giới. Theo FAO, diện tích và sản lượng ngô không ngừng tăng trưởng. Diện tích trồng ngô thế giới năm 2001 đạt 139,1 triệu ha, sản lượng 614,2 triệu tấn; năm 2005, diện tích đạt 145 triệu ha, sản lượng 705,3 triệu tấn, và đến năm 2008 diện tích ngô trên thế giới đạt 157,51 triệu ha, với sản lượng 781,36 triệu tấn. Về năng suất, năng suất bình quân ngô trên toàn thế giới năm 2001 đạt 44,2 tạ/ha, năm 2005 là 48,5 tạ/ha, đến năm 2008 là 49,6 tạ/ha. Đối với những nước đang phát triển, ngô chất lượng cao (giàu protein-QPM) đang được tập trung chú ý. Ngô QPM thúc đẩy quá trình tăng trưởng của trẻ em vùng nông thôn. Về giá trị dinh dưỡng của ngô QPM ảnh

∗ Tel: 0912 349 765, Email:[email protected]

hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ mẫu giáo cho thấy: những trẻ trong bữa ăn có ngô QPM lớn nhanh hơn 20% so với trẻ ăn ngô thường. Chẳng hạn, ở châu Mỹ ngô QPM (mang gen lặn Opaque-2) làm thức ăn cho người. Mêhicô có nhiều giống được công nhận là H365, H496, H522, H525, 441C, H551, H553. Một số nước mở rộng diện tích gieo trồng giống lai QPM điển hình là Braxin với 2 giống thụ phấn tự do Br451, Br473; Bôlivia với giống Jaxpenco-2. Ở châu Phi, ngô QPM được phát triển một cách mạnh mẽ. Trong đó, Ghana có 3 giống lai QPM được công nhận là GH110-5, GH132-28 và GH2328-88; Cộng hoà Nam Phi có 9 giống: HL19, HL25, HL32, QS7765, QS7701, QS7600, QS7602, QS7608 và QS7616. Ngoài ra, Môzămbích, Uganda, Mali, Burkina Faso và Ghinê cũng có các giống: Susuma, Obatampa được trồng rộng rãi.

Tại châu Á, Trung Quốc là nước đi đầu trong tạo giống ngô QPM với một số giống lai và thụ phấn tự do như: Zhongdan 206, Zhongdan 2850, Zhongdan3710,… Ấn Độ có giống

Page 9: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

4

Shaktiman-1, Shaktiman2 năng suất khá cao. Indonexia có 2 giống được công nhận vào tháng 6/2004 là Srikandi futith-1 và Srikandi-1.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT, diện tích trồng ngô tại Vi ệt Nam năm 2008 đạt 1,130 triệu ha, năng suất 39,8 tạ/vụ/ha. Tuy năng suất và sản lượng tăng nhưng ngô vẫn chưa đáp ứng đươc nhu cầu trong nước, đặc biệt là loại ngô có hàm lượng protein cao. Viện Nghiên cứu Ngô Việt Nam đã chọn tạo được giống lai đơn HQ2000 có tỷ lệ protein 11-11,5% (lysine 4%, tryptophan 0,82 - 0,85% tổng lượng protein); Tiềm năng năng suất 9-11 tấn/ha/vụ, chống đổ, chịu hạn tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ. Để đáp ứng được đòi hỏi lớn về ngô, có 2 hướng đặt ra để tăng sản lượng: Một là, tăng diện tích và năng suất ngô bằng cách đưa ra những giống ngô lai cũng như kỹ thuật canh tác tốt hơn. Hai là, tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi với năng suất và tăng hàm lượng và chất lượng đạm lysine và tryptophan. Chiến lược cơ bản trong chương trình tạo giống ngô QPM là nguồn nguyên liệu tạo, góp phần giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng cho đồng bào dân tộc nghèo miền núi nơi có truyền thống sử dụng ngô làm lương thực chính. Bài báo này nêu lên việc chọn một số tổ hợp ngô lai có hàm lượng protein cao thông qua việc đánh giá KNKH ở các chỉ tiêu số lượng và chất lượng.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu thí nghiệm

Vật liệu 18 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng là C919 và HQ2000.

Thí nghiệm được bố trí trên khu đất phù sa của xã Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Nội, gieo trong vụ xuân 2007- 2009.

Phương pháp nghiên cứu

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 20 công thức bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 2,16 m2. * Quy trình kỹ thuật thực hiện của Viện Nghiên cứu Ngô: Khoảng cách: 60 cm x 25 cm, mật độ: 67000 cây/ha. Phân bón (cho 1 ha): đạm ure 360 kg, lân supe 700 kg, kali sulphát 200 kg, phân hữu cơ vi sinh 2500 kg.

Cách bón: Bón lót 100% phân lân và hữu cơ vi sinh. Bón thúc: lần 1, lúc cây 3-4 lá thật 1/3 đạm+1/2 ka li; lần 2: Lúc cây có 7-9 lá thật 1/3 đạm+1/2 kali; lần 3: khi cây có 11-12 lá thật bón toàn bộ số đạm còn lại.

* Các chỉ tiêu theo dõi: theo chuẩn của Bộ NN&PTNT

Năng suất thực thu ở A0, 14% đo bằng tạ/ha được tính theo công thức:

NSTT = EWP x KE x (100 - A0) x 100

(100-14) x So

Trong đó:

- EWP: khối lượng bắp thu hoạch trên ô thí nghiệm; - KE: Là tỉ lệ hạt/ bắp ; - A0 :ẩm độ hạt khi thu hoạch ; - So là diện tích ô thí nghiệm.

Xử lý số liệu: Bằng chương trình phần mềm Excel. Alpha lactice (CIMMYT,2002). Phân tích khả năng kết hợp bằng chương trình phần mềm di truyền số lượng (Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền,1998).

TT Tên tổ hợp TT Tên tổ hợp TT Tên tổ hợp TT Tên tổ hợp

1 KQ1 x T1 6 KQ3 x T2 8 KQ4 x T2 16 KQ8 x T2

2 KQ1x T2 7 KQ4 x T1 9 KQ5 x T1 17 KQ9 x T1

3 KQ2 x T1 11 KQ6 x T1 10 KQ5 x T2 18 KQ9 x T2

4 KQ2 x T2 12 KQ6 x T2 14 KQ7 x T2 ĐC1 C919

5 KQ3 x T1 13 KQ7 x T1 15 KQ8x T1 ĐC2 HQ2000

Ghi chú: TT: số thứ tự; ĐC1, ĐC2: đối chứng 1, đối chứng 2.

Page 10: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

5

Bảng 1. Một số đặc điểm sinh trưởng của cây

CT Tên tổ hợp

Gieo-Tung phấn

Gieo-Phun râu

TP-PR

TGST

(ngày)

Chiều cao TB (cm)

CV%

Độ cao bắp T (cm)

CV%

Cb/

Cc Số lá

Số LXST 30 ng

1 KQ1x T1 75 79 4 118 149,9 11,6 65,3 10,9 0,4 15,5 8,5

2 KQ1x T2 77 78 1 120 167,8 6,3 73,5 11,7 0,4 15,1 11,0

3 KQ2 x T1 77 80 3 119 150,1 7,8 60,7 9,6 0,4 16,0 10,0

4 KQ2 x T2 79 81 2 119 170,2 8,5 79,9 10,2 0,5 16,5 10,0

5 KQ3 x T1 77 80 2 120 155,3 7,0 72,6 10,5 0,5 16,5 9,0

6 KQ3 x T2 79 80 1 118 159,8 9,0 73,5 11,5 0,5 16,5 10,0

7 KQ4 x T1 79 82 3 120 169,5 4,9 73,9 10,2 0,4 16,0 11,5

8 KQ4 x T2 80 82 2 118 177,6 8,5 84,8 11,5 0,5 16,0 11,0

9 KQ5 x T1 76 80 4 119 161,1 10,2 67,7 10,7 0,4 16,5 9,5

10 KQ5 x T2 79 81 2 119 174,8 7,1 83,0 10,9 0,5 16,0 11,5

11 KQ6 x T1 78 81 3 120 163,3 5,0 75,0 10,3 0,5 17,5 9,0

12 KQ6 x T2 80 82 2 119 167,6 8,4 79,2 8,9 0,5 17,5 10,0

13 KQ7 x T1 78 80 3 120 162,4 2,7 70,7 10,8 0,4 17,5 10,0

14 KQ7 x T2 79 82 3 119 170,6 7,9 84,8 11,7 0,5 17,5 9,0

15 KQ8 x T1 79 82 3 122 167,2 3,4 74,8 9,0 0,4 17,5 10,5

16 KQ8 x T2 81 83 2 120 185,5 5,5 87,4 10,5 0,5 17,5 11,5

17 KQ9 x T1 77 80 3 119 170,6 4,8 78,0 10,9 0,5 17,5 10,0

18 KQ9 x T2 79 81 2 118 176,0 6,2 89,5 11,9 0,5 16,5 10,0

19 HQ2000(DC1) 77 78 1 119 158,3 5,5 61,7 10,3 0,4 16,5 10,0

20 C919(DC2) 78 79 1 119 178,0 11,1 72,2 11,5 0,4 17,5 11,0

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sinh trưởng và phát triển của các dòng

* Tung phấn, phun râu

Thời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp biến động từ 75 đến 81 ngày. Tổ hợp tung phấn sớm nhất là KQ1 x T1 (75 ngày) sớm hơn đối chứng 1 (DC1) (77 ngày) và đối chứng 2 (DC2) (78 ngày).

Tổ hợp tung phấn muộn nhất là KQ8 x T2 (81 ngày) muộn hơn DC1 và DC2. Thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp biến động trong khoảng từ 78 đến 83 ngày. Tổ hợp phun râu sớm nhất là KQ1 x T2(78 ngày) bằng DC1 và sớm hơn so với DC2(79 ngày). Tổ hợp phun râu muộn nhất là KQ8 x T2 (83 ngày) muộn hơn so với DC1 và DC2. Chênh

lệch thời gian tung phấn - phun râu càng nhỏ thì càng có nhiều lượng hạt phấn tham gia vào quá trình thụ phấn, thụ tinh và khả năng kết hạt càng cao. Các tổ hợp lai có thời gian chênh lệch tung phấn – phun râu dao động từ 1- 4 ngày, trong đó có 2 tổ hợp có thời gian chênh lệch tung phấn - phun râu nhỏ nhất là KQ1 x T2 và KQ3 x T2 bằng 2 đối chứng (1ngày). Có 2 tổ hợp có sự chênh lệch lớn nhất là KQ1x T1 và KQ5 x T1 lớn hơn so với 2 đối chứng - DC (3 -4 ngày).

Thời gian sinh trưởng (TGST) của các tổ hợp lai khá đồng đều, dao động từ 118 đến 122 ngày, trong đó có 4 tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là KQ1x T1, KQ3 x T2, KQ4 x T2 và KQ9 x T2 ngắn hơn đối chứng.

Page 11: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

6

Tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là KQ8 x T1 (122 ngày) dài hơn đối chứng.

Chiều cao cây của các tổ hợp lai có độ đồng đều khá cao (CV% thấp). Các tổ hợp lai có chiều cao cây từ 149.9 đến 185,5 cm, lớn nhất là KQ8 x T2 (185,5cm) cao hơn đối chứng và thấp nhất là KQ1 x T1 (149,9 cm), thấp hơn đối chứng.

Chiều cao đóng bắp đồng đều (CV% = 8,9%-11,9%). Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai dao động từ 60,7-89.5 cm, trong đó thấp nhất là KQ2 x T1 (60,7cm) thấp hơn DC1 (61,7cm) và DC2 (72,2 cm), lớn nhất là KQ9 x T2 (89,5cm), cao hơn các DC1 và DC2.

Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây khá nhỏ (0,4-0,5), là đặc điểm tốt để ngô chống đổ gãy, hạn chế sâu bệnh. Có 11 tổ hợp có tỉ lệ này là 0,5 và 7 tổ hợp có chiều cao đóng bắp tương đương đối chứng là 0,4. Số lá/cây của các tổ hợp lai dao động từ 15-18 lá,

ít nhất là KQ1 x T1 (15-16 lá), Tổ hợp có số lá xanh sau trỗ 30 ngày từ 8-12 lá, ít nhất là KQ1 xT1 (8 lá) và nhiều nhất là KQ8 x T2 và KQ4 x T1 (12 lá).

Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các THL bị nhiễm sâu đục thân từ nhẹ đến trung bình, nhiễm khô vằn ở mức độ trung bình, nhiễm nhẹ thối bắp.

THL bị nhiễm sâu đục thân (Ostrinia nubilalis Hiibner) nặng nhất là KQ9 x T1(46.5%) cao hơn đối chứng 1 (DC1) (7.1%) và DC2 (24.4%). Tổ hợp lai bị hại nhẹ nhất là KQ6 x T2 (11.9%) cao hơn DC1 là và thấp hơn DC2.

Các tổ hợp lai bị nhiễm khô vằn (Rhizoctnia solani) ở mức độ trung bình, trong đó bị nhiễm nặng nhất là KQ2 x T2 (35.7%) và nhẹ nhất là KQ5 x T2(20.5%), nhưng đều cao hơn DC1 (14.3%) và DC2(14.6%).

Bảng 2. Mức độ nhiễm sâu bệnh và đỗ gẫy

Ct Tên tổ hợp lai Đục thân (%)

Khô vằn (%)

Thối bắp (%)

Gãy thân

(%) Đổ rễ (%)

Hở lá bi (1-5)

1 KQ1x T1 36,6 29,3 9,3 0,0 46,3 1,5

2 KQ1 x T2 30,8 30,8 7,7 0,0 35,9 1,5

3 KQ2 x T1 16,3 25,6 7,0 7,0 74,4 1,0

4 KQ2 xT2 21,4 35,7 7,1 2,4 88,1 1,5

5 KQ3 x T1 33,3 23,8 4,7 0,0 52,4 1,5

6 KQ3 x T2 21,1 31,6 10,5 2,6 71,1 1,0

7 KQ4 x T1 19,0 26,2 4,8 0,0 69,0 2,0

8 KQ4 x T2 19,5 31,7 15,0 2,4 22,0 1,5

9 KQ5 x T1 20,9 25,6 11,9 0,0 74,4 1,0

10 KQ5 x T2 25,6 20,5 21,1 2,6 84,6 1,5

11 KQ6 x T1 29,3 31,7 9,8 2,4 82,9 2,0

12 KQ6 x T2 11,9 21,4 14,3 0,0 76,2 2,0

13 KQ7 x T1 20,9 25,6 9,5 0,0 93,0 2,5

14 KQ7 x T2 22,5 35,0 22,5 2,5 82,5 2,0

15 KQ8 x T1 25,0 25,0 2,5 0,0 50,0 1,0

16 KQ8 x T2 20,0 22,5 7,7 2,5 20,0 1,0

17 KQ9 x T1 46,5 32,6 21,6 0,0 88,4 1,5

18 KQ9 x T2 24,4 26,8 16,3 0,0 92,7 1,5

19 DC1-HQ2000 7,1 14,3 14,0 0,0 69,0 1,5

20 DC2- C919 24,4 14,6 10,3 4,9 90,2 1,5

Page 12: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

7

Bệnh thối bắp là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của các tổ hợp lai QPM. Tỉ lệ thối bắp thấp nhất là KQ8 x T1 (2.5%) thấp hơn so với DC1(14%), DC2 (10.3%); bị nhiễm bệnh nặng nhất là KQ7 x T2 (22.5%) cao hơn so với 2 DC. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu bệnh thối bắp trên 15 dòng QPM của Châu Ngọc Lý tại Đan Phượng, Hà Nội (năm 2005).

Gãy thân: Các tổ hợp tham giá thí nghiệm có tỉ lệ gãy thân thấp dao động từ 0-7% trong đó tổ hợp có tỉ lệ gãy thân cao nhất là KQ2 x T1 (7%) cao hơn DC1 (0%) và DC2 (4,9%). Có 55% số tổ hợp lai không bị gãy thân bao gồm cả DC1.

Đổ rễ: Tỉ lệ đổ rễ cao dao động từ 20-93% trong đó tỉ lệ đổ rễ cao nhất là KQ7 x T1 cao hơn so với DC1 (69%) và DC2 (90,2%). Tổ

hợp có tỉ lệ đổ rễ thấp nhất là KQ8 x T2 (20%) thấp hơn cả 2 đối chứng (DC).

Độ hở lá bi: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có độ hở lá bi thấp, trạng thái bắp và trạng thái cây ở mức độ trung bình có thể chấp nhận được. Các tổ hợp lai có độ hở lá bi từ 1 đến 2,5 điểm. Có 3 tổ hợp có độ hở lá bi ít nhất là KQ5 x T1, KQ8x T1 và KQ8 x T2 (1 điểm) ít hơn so với 2 đối chứng (1,5 điểm). Tổ hợp lai có điểm hở lá bi nhiều nhất là KQ7 x T1 2,5 điểm cao hơn 2 DC (bảng 2).

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Chiều dài bắp của các tổ hợp dao động từ 13.6 – 17,5 cm; ngắn nhất là KQ1 x T1 (13,6 cm) ngắn hơn đối chứng 1 (DC1) (14,3cm) và đối chứng 2 (DC2) (14,2 cm), lớn nhất là KQ8 x T1 (17,5cm) dài hơn 2 DC. Tổ hợp KQ1x T1 và KQ2 x T2 có chiều dài bắp trội hơn hẳn (17,5 và 17,3 cm).

Bảng 3. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất thực thu của các tổ hợp lai

Ct Tên tổ hợp lai Dài bắp (cm)

Dài BHH (cm)

Đuôi chuột (cm)

ĐK bắp

Số hàng hạt/bắp

Số hạt/

hàng

Số bắp/

cây NSTT (tạ/ha)

1 KQ1 x T1 13,6 11,3 2,4 3,6 11,7 26,3 1,00 71,6

2 KQ1 x T2 14,8 12,6 2,2 3,5 12,1 28,8 1,00 59,3

3 KQ2 x T1 15,0 13,0 2,1 4,3 13,7 30,1 1,00 65,6

4 KQ2 xT2 14,7 13,7 1,0 4,2 13,5 29,7 1,00 51,2

5 KQ3 x T1 15,2 13,3 1,9 4,3 12,8 29,3 1,00 80,9

6 KQ3 x T2 14,8 11,9 2,9 3,6 13,1 26,4 1,00 50,8

7 KQ4 x T1 16,4 14,5 1,9 4,1 12,5 33,5 1,00 79,3

8 KQ4 x T2 14,8 13,5 1,3 4,2 12,7 28,5 1,00 48,1

9 KQ5x T1 15,6 13,9 1,8 3,7 14,1 29,7 1,00 65,6

10 KQ5 x T2 15,8 14,1 1,6 3,5 14,3 29,4 1,00 62,7

11 KQ6 x T1 15,0 11,5 3,5 4,6 13,6 27,4 1,00 67,5

12 KQ6 x T2 14,2 11,9 2,2 3,8 13,9 27,6 1,00 50,4

13 KQ7x T1 14,9 13,0 2,0 4,0 13,9 28,7 1,00 71,9

14 KQ7 x T2 14,8 13,2 1,6 4,0 13,9 27,4 1,00 50,6

15 KQ8 x T1 17,5 14,8 2,7 4,0 12,0 32,1 1,00 82,2

16 KQ8 x T2 17,3 15,6 1,6 3,9 11,5 30,4 1,00 61,6

17 KQ9 x T1 15,4 12,8 2,7 4,4 13,6 27,9 0,90 56,8

18 KQ9 x T2 15,1 12,7 2,5 3,8 14,1 30,1 1,00 64,9

19 HQ2000 14,3 13,4 0,9 3,8 13,7 29,5 1,00 47,8

20 C919 14,2 12,1 2,1 3,6 13,1 28,5 1,00 63,1

Page 13: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

8

Chiều dài bắp hữu hiệu biến động từ 11,3 -15,6 cm trong đó tổ hợp có chiều dài bắp thấp nhất là KQ1 x T1 (11,3cm) ngắn hơn DC1 (13,4cm) và DC2 (12,1cm). Chiều dài bắp hữu hiệu nhất là KQ8 x T2 (15,6 cm), dài hơn 2 DC.

Đường kính bắp dao động từ 3,5 -4,6 cm, tổ hợp có đường kính bắp bé nhất là KQ1 x T2 (3,5cm), bé hơn DC1 (3,8 cm) và DC2 (3,6 cm). THL có đường kính bắp lớn nhất là KQ6 x T1 (4,6 cm), lớn hơn 2 DC. Tỉ lệ bắp/cây của các tổ hợp lai khá ổn định trong đó 95% số tổ hợp có tỉ lệ bắp/cây là 1 bao gồm cả 2 đối chứng. Tổ hợp có tỉ lệ bắp/cây thấp nhất là KQ9 x T1 (0,9).

Số hàng hạt/bắp của các tổ hợp lai từ 11,5 -14,3 hàng. Trong đó KQ5 x T2 có số hàng hạt nhiều nhất (14,3 hàng) cao hơn đối chứng 1 (13.7 hàng) và đối chứng 2 (13,1 hàng). Số hàng hạt/bắp thấp nhất là KQ8 x T2 (11,5 hàng) thấp hơn 2 đối chứng.

Số hạt/hàng của các tổ hợp dao động từ 26,3 -33,5 hạt, nhiều nhất là KQ4 x T1 (33,5 hạt) cao hơn đối chứng 1 (29,5 hạt) và đối chứng 2 (28,5 hạt); nhỏ nhất là KQ1 x T1 (26,3 hạt), thấp hơn 2 đối chứng.

Năng suất thực thu (NSTT) từ 47,8 đến 82,2 tạ/ha, trong đó tổ hợp có NSTT thấp nhất là đối chứng 1(47,8 tạ/ha) và tổ hợp có NSTT cao nhất là KQ8 x T1 (82,2 tạ/ha), cao hơn hẳn so với đối chứng 1 (47,8ta/ha) và đối chứng 2 (63,1 tạ/ha).

Từ kết quả phân tích phương sai năng suất của các dòng ngô QPM (bảng 3) cho thấy: Ftn của dòng (3.63) > Flt (2,26) với độ tin cậy 95% , chứng tỏ sự sai khác về năng suất giữa các dòng là có ý nghĩa. Ftn của lần lặp (1,03) < Flt (4,3) v ới độ tin cậy 95% chứng tỏ không có sự sai khác giữa các lần lặp trong thí nghiệm tức là các yếu tố phi thí nghiệm giữa các lần lặp không làm ảnh hưởng đến năng suất thực thu của các dòng.

Biểu đồ 1. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai

Biểu đồ so sánh n ăng su ất thực thu c ủa các tổ hợp lai so v ới các đối chứng

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

80.0

90.0

1

Tên tổ hợp

NSTT(tạ/ha

)

KQ1 x T1

KQ1 x T2

KQ2 x T1

KQ2 xT2

KQ3 x T1

KQ3 x T2

KQ4 x T1

KQ4 x T2

KQ5x T1

KQ5 x T2

KQ6 x T1

KQ6 x T2

KQ7x T1

KQ7 x T2

KQ8 x T1

KQ8 x T2

KQ9 x T1

KQ9 x T2

HQ2000

C919

Bảng 4. Phân tích phương sai năng suất

Nguồn biến động Bậc tự do Tổng bình phương

Bình phương Trung bình Ftn Flt

Dòng 19 6756.12 355.59 3.63** 2.26

Lần lặp 2 200.92 100.46 1.03 4.30

Sai số 38 3720.70 97.91

Toàn bộ 59 10677.75

Page 14: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

9

Bảng 5. Bảng phân tích phương sai

Nguồn biến động Bậc tự do Tổng bình phương Trung bình Ftn Flt( 0.05)

Khối 2 145,69 72,84 2,7 2.26

Công thức 28 7004,85 250,17 9,28 2.05

Bố mẹ 10 0.00 0.00 0,00

Cặp lai 17 6158,09 362,24 13,43

Bố mẹ vs Cặp lai 1 846,76 846,76 31,40

GCA dòng 8 1435,62 179,45 10,2 2,3

GCA tester 1 3319,77 3319,77 18,93 12,7

SCA dòng * tester 8 1402.71 175,34 6,502 2.3

Sai số 56 1510,19 26,97

Toàn bộ 86 8660,73

Kết quả phân tích khả năng kết hợp

Dựa vào bảng 4 phân tích phương sai cho thấy: Ftn (giữa các giống) = 9.28 >Flt, chứng tỏ các dòng khác nhau cho năng suất khác nhau ở mức tin cậy (95%)

Ftn (giữa các lần lặp) = 2.70> Flt, chứng tỏ các lần nhắc khác nhau cho năng xuất không khác nhau hay các yếu tố phi thí nghiệm không ảnh hưởng đến năng suất các THL.

Phân tích KNKH chung:

Bảng phân tích phương sai cho thấy Ftn>Flt chứng tỏ các dòng khác nhau có KNKH chung và riêng khác nhau ở mức tin cậy 95%.

Bảng 6. Khả năng kết hợp chung

của cây thử, các dòng

Cây thử KNKHC Dòng KNKHC

T1 7,841 KQ4 0,98

T2 -7,841 KQ5 3,11

Dòng KNKHC KQ6 -6,49

KQ1 4,81 KQ7 -0,65

KQ2 -7,10 KQ8 9,55

KQ3 0,40 KQ9 -4,6

Qua bảng phân tích KNKHC của các dòng ta thấy dòng KQ8 (9,55) có KNKHC cao nhất sau đó đến KQ1 (4,81). Thấp nhất là KQ2 (-7,10) và KQ6 (-6,49)

- Phân tích khả năng kết hợp riêng

Qua bảng phân tích KNKH riêng cho thấy dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 cho KNKH riêng cao với cây thử T2. Kết quả này trùng với việc đánh giá năng suất thực thu thí nghiệm với các tổ hợp lai: KQ1 x T1, KQ3 x T1, KQ4 x T1, KQ9 x T2.

Tóm lại: dòng KQ8, KQ1 và KQ5 có KNKH chung cao nhất. Vì vậy có thể dùng các dòng này cho mục đích lai tạo; Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1, Dòng KQ 9 có KNKH riêng cao với cây thử T2.

Bảng 7. Phân tích khả năng kết hợp riêng của Dòng * Cây thử

Dòng Cây thử 1 (T1)

Cây thử 2 (T2)

Biến động

KQ1 3,1 -3,1 19,33

KQ2 -0,67 0,67 0,91

KQ3 7,19 -7,19 103,47

KQ4 4,98 -4,98 49,52

KQ5 -1,99 1,99 7,93

KQ6 0,68 -0,68 0,91

KQ7 -0,76 0,76 1,15

KQ8 -0,62 0,62 0,78

KQ9 -11,91 11,91 283,57

Page 15: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10

10

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- Các tổ hợp lai thuộc nhóm chín trung bình (118-122 ngày), muộn nhất là KQ8 x T1 (122 ngày).

- Các tổ hợp tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ khác nhau; bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ trung bình; nhiễm bệnh thối bắp ở mức độ nhẹ.

- Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều bị đổ rễ ở mức độ từ trung bình đến nặng, nhưng hầu hết không bị gãy thân.

- 3 tổ hợp có năng suất cao là KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1.

3 dòng (KQ8, KQ1 và KQ5) có KNKH chung cao nhất làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống. Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 có KNKH riêng cao với cây thử T2.

Đề nghị

- Khảo sát trên diện rộng 3 tổ hợp KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1;

- Phân tích hàm lương protein và acid amin của các tổ hợp lai ưu thế.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Hồng Uy, Nguyễn Đăng Vang, Phạm Công Thiếu, Lê Quý Kha, Trần Quốc Tuấn (2000). Nghiên cứu sử dụng ngô HQ2000 trong chăn nuôi gia cầm. Kỷ yếu Hội thảo Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003. [2]. Trần Quang Huy (2005) Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của một số dòng ngô chất lượng protein cao phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. [3]. Trần Hồng Uy (2001) Phát triển ngô lai giàu đạm chất lượng cao. Kỷ yếu Hội thảo Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003. [4]. Châu Ngọc Lý (2005) Đánh giá một số đặc điểm nông học của một số dòng ngô chất lượng protein cao phục vụ cho chương trình chọn tạo giống ngô lai. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. [5]. Nguyễn Thị Hà (2009) Đánh giá một số dòng ngô chất lượng protein cao làm vật liệu cho công tác tạo giống ngô lai. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. [6]. FAOSTAT, USDA, 2009. [7]. B.M. Prasanna, S.K.Vasal, B.Kassahun‡ and N.N. Singh. Quality protein maize. 2001. [8]. Ana Maria Leal Diaz (2003) Food quality and properties of quality protein maize.

SUMMARY COMBINING ABILITY AND TOLERANCE TO DISEASES LEVEL O F QUALITY PROTEIN MAIZE LINES

Nguyen Van Cuong1, Duong Van Son2∗

1Hanoi Agricultural University, 2 College of Agriculture and Forestry - TNU

The experiment on assessment of combining ability and tolerance to mainly diseases and falling of QPM corn line to identify good hybrids. The experiment materials are 9 QPM corn lines and 2 testers that are selected by Maize Research Institute in 2007-2009 years an 2 control corn varieties (HQ2000, and C919). The experiment was carried out by Random Complete Block (RCB) with 3 replications. The corn plantation is used by method of Maize Research Institute. All of experiment corn hybrids belong to medium maturity group (118-122 days). They catches by corn borer (Ostrinia nubilalis) at different level; infected by Sheath blight (Rhizoctnia solani) at medium level; and corn smut (U.maydis) at slight level - slightest is KQ8 x T1(2.5%). Most of hybrids fall on the side at medium to serious. 3 hybrids with high yield are KQ3 x T1, KQ8 x T1 and KQ4 x T1. There are 3 lines (KQ8, KQ1 and KQ5) and tester (T1) with high GCA that are good for QPM corn breeding. The lines KQ1, KQ3 and KQ4 belong to high SCA with T1. KQ9 belong to high SCA with T2. Key words: Hybrid; corn with QPM, mediums maturity, tolerance, yield.

∗ Tel: 0912 349 765, Email: [email protected]

Page 16: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16

11

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ÁP D ỤNG THỰC HÀNH NÔNG NGHI ỆP TỐT (VIET GAP) TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY TR ỒNG GIAI ĐOẠN 2008-2010

Nguyễn Hữu Thọ1*, Trần Thế Tưởng2, Bùi Thị Minh Hà 1

1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Cục Trồng trọt – Bộ NN &PTNT

TÓM TẮT Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩm, đặc biệt là rau quả an toàn ngày càng tăng. Để quản lý được chất lượng sản phẩm trên rau quả mỗi nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình dựa trên những tiêu chuẩn Quốc tế. Tại Vi ệt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt GAP áp dụng trên rau, quả, chè. Đến nay, nhiều chính sách, hoạt động đã và đang được triển khai nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Sau hơn hai năm thực hiện, Chính phủ và các Bộ Ngành đã ban hành 10 Thông tư, Quyết định liên quan đến sản xuất an toàn theo GAP. Các cơ quan có trách nhiệm đã tổ chức được 1700 khóa tập huấn cho 68.000 người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất theo GAP. Đến nay cả nước đã có 199 mô hình sản xuất áp dụng GAP với diện tích 2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau, cây ăn quả, chè và lúa được cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, có 86 mô hình với diện tích 2.235 ha đang áp dụng VietGAP và có 58 mô hình với diện tích 4.536 ha áp dụng theo hướng VietGAP. Quy mô sản xuất nhỏ và thói quen canh tác và tiêu dùng của người dân là những trở ngại lớn trong việc thực hiện chương trình sản xuất an toàn theo GAP. Từ khóa: rau, quả, chè, thực hành nông nghiệp tốt - VIET GAP.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có tới 400 các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, lỵ trực tràng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm... Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã được đặt lên hàng đầu tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình không được cải thiện, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày càng hiếm (Trần Khắc Thi, Tô Thị Thu Hà, 2010). Từ năm 1963, Ủy ban hỗn hợp Codex Alimentarius với sự tham gia của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) và WHO đã được thành lập, với nhiệm vụ chính là xây dựng các tiêu chuẩn chung quốc tế về VSATTP và bản quy tắc thực hiện để bảo vệ sức khỏe con người. Để đối phó với vấn nạn này, nhiều nước đã luật pháp hóa vấn đề VSATTP. Một hành lang pháp lý được hình thành để kiểm soát VSATTP từ trang trại đến bàn ăn (ASEAN Secretariat, 2006).

∗ Tel:0912530872

Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các nước phát triển như Mỹ, EU, Canađa... đã bắt buộc áp dụng hệ thống Phân Tích Các Mối Nguy và xác định các Điểm Kiểm Soát Trọng yếu (HACCP- Hazard Analysis & Critical Control Points) trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như cho các thực phẩm của các nước khác nhập khẩu vào nước họ. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)...cũng đã khuyến khích áp dụng hệ thống HACCP cho thực phẩm (ASEAN Secretariat, 2006).

Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩm, đặc biệt là rau quả ngày càng tăng. Để đánh giá và xác định chất lượng sản phẩm rau quả mỗi nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu), ASEANGAP (Liên hiệp các nước Đông Nam Á), hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của

Page 17: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16

12

Indonesia, VF GAP của Singapore, Q Thái của Thái Lan, VIETGAP của Việt Nam… Nguồn gốc GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) đưa ra từ giữa thập kỷ 90 nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng giữa người sản xuất nông nghiệp và khách hàng của họ.

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: An toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

VietGAP cho rau quả tươi của Việt Nam là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Bộ tiêu chuẩn VietGAP áp dụng cho rau, quả, chè và một số cây trồng khác đã được Chính phủ Việt Nam ban hành từ năm 2008 nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ về phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu là các báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm, tình hình sản xuất rau quả, các quy trình sản xuất rau quả, quy trình VietGAP, các nghiên cứu liên quan đến VietGAP... được thu thập từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các

tỉnh và chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh và từ Cục trồng trọt.

Nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp chuyên gia để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất rau, quả, chè theo VietGAP. Đối tượng được phỏng vấn trong nghiên cứu này là lãnh đạo Cục trồng trọt, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn một số tỉnh, nơi đã triển khai nhiều mô hình sản xuất theo VietGAP. Để nghiên cứu về các chính sách liên quan đến phát triển rau, quả, chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để tìm hiểu về các văn bản pháp luật do Chính phủ, Bộ, Ban Ngành và các tỉnh ban hành kể từ khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 1 năm 2008 về việc Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn và Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 về việc ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn (VietGAP).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến GAP

Tính đến cuối năm 2010, trong tổng số 10 chính sách liên quan đến việc phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng GAP, có một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, còn lại 9 Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo, tập huấn

Sau hơn hai năm thực hiện đề án sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Cục trồng trọt đã triển khai được nhiều khóa tập huấn cho gần 2000 cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các sở, ban ngành về các lĩnh vực như chính sách, phương pháp lấy mẫu, quy trình chứng nhận sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh cũng đã tổ chức gần 1700 khóa tập huấn cho 68.000 người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất theo GAP.

Page 18: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16

13

Bảng 1. Danh mục các chính sách đã ban hành để hỗ trợ cho sản xuất an toàn theo hướng GAP giai đoạn 2008-2010

TT Ký hi ệu Ngày ban hành

Nội dung

1 Quyết định 107/2008/QĐ-TTg

30/7/2008

Về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015.

2 Thông tư 59/2009/TT-BNN

09/9/2009

Hướng dẫn thực hiện một số điều của QĐ số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả chè an toàn đến 2015.

3 Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN

28/01/2008 Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP rau, quả).

4 Quyết định 1121/QĐ-BNN-KHCN

14/4/2008 Ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn.

5 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN

28/7/2008 Ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

6 Quyết định 99/2008/QĐ-BNN

15/10/2008 Ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn

7 Chỉ thị 4136 /CT-BNN-TT

15/12/2009 Chỉ thị Về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè

8 Thông tư 32/2010/TT-BNN-TT

17/6/2010 Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón

9 Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT

09/11/2010 Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho lúa

10 Quyết định 2999/QĐ-BNN-TT

09/11/2010 Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cà phê

Bảng 2. Kết quả phổ biến các văn bản pháp quy và quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng GAP

giai đoạn 2008-2010

TT Đơn vị Nội dung Số lớp Số học viên Đối tượng

1

Cục Trồng trọt Tập huấn các VBQPPL, phương pháp lấy mẫu đất, nước, rau, quả, chè, VietGAP

12 750 Cán bộ quản lý,

Cán bộ kỹ thuật các Sở

Bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê 6 160

Cán bộ kỹ thuật một số Sở, Viện Nghiên cứu, nông dân

Đào tạo kỹ thuật chuyên sâu phục vụ công tác chứng nhận cà phê

- 500 Cán bộ kỹ thuật

2 26 Sở

NN&PTNT VBPQPL quy định về sản xuất an toàn, VietGAP, GlobalGAP, IPM, quy trình sản xuất an toàn...

1.676 67.879 Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân

Tổng 1.694 69.289

Page 19: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16

14

Bảng 3. Số lượng và diện tích mô hình canh tác đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP trên rau, quả, chè, và lúa đến năm 2010

TT Sản

phẩm

Mô hình

Tổng

Tổng diện tích

(ha)

Diện tích TB

(ha)/mô hình

GlobalGAP VietGAP Organic Sơ chế Viet

GAP

Số lượng

Diện tích

(ha)

Số lượng

Diện tích

(ha)

Số lượng

Diện tích

(ha)

1 Rau 6 137,8 67 122,5 1 4 74 264,3 3,6

2 Quả 1 7 95 2.192,0 1 97 2.199,0 22,7

3 Chè 1 40 23 34,4 24 74,4 3,2

4 Lúa 4 105,12 4 105,1 26,3

Tổng 12 289,9 184 2.348,9 1 4 1 199 2.643,0 13,9

Bảng 4. Số lượng và diện tích mô hình đang canh tác theo tiêu chuẩn Global GAP và VietGAP đến 2010

TT Sản

phẩm

Mô hình

Tổng

diện tích

Diện tích

(ha)

Diện tích TB

(ha)/mô hình

GlobalGAP VietGAP

Số lượng Diện tích

(ha) Số lượng

Diện tích

(ha)

1 Rau 24 604,72 24 604,7 25,2

2 Quả 4 200 53 1.199,85 57 1.399,9 24,56

3 Lúa 3 196 2 35,00 5 231,0 46,2

Tổng 7 396 79 1.839,50 86 2.235,6 26

Bảng 5. Số lượng và diện tích mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP hiện đang triển khai

TT Sản

phẩm

Mô hình Diện tích (ha) Diện tích TB (ha)/mô hình Số lượng % Số lượng %

1 Rau 43 74,14 243,35 5,37 5,66

2 Quả 12 20,69 4.244,75 93,58 353,73

3 Chè 1 1,72 3 0,07 3

4 Lúa 2 3,45 44,8 0,98 22,4

Tổng 58 4.535,9 78,21

Kết quả xây dựng mô hình sản xuất và chứng nhận GAP

Các mô hình áp dụng GAP đã được cấp giấy chứng nhận

Kết quả điều tra thấy rằng, tính đến cuối năm 2010, trên cả nước đã có 199 mô hình sản xuất áp dụng GAP với diện tích 2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau, cây ăn quả, chè và lúa được cấp giấy chứng nhận. Trong đó, phần lớn diện tích canh tác áp dụng

VietGAP với 184 mô hình và 2349 ha. Bên cạnh đó cũng có 12 mô hình áp dụng Global GAP với tổng diện tích là 290 ha.

Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện

Đến cuối năm 2010, đã có 86 mô hình với diện tích 2.235,6 ha áp dụng VietGAP đang thực hiện. Trong đó có 24 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 604,7 ha; 57 mô hình VietGAP trên quả với diện tích 1.396,9 ha và

Page 20: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16

15

5 mô hình VietGAP trên lúa với diện tích 231 ha.

Số lượng mô hình đang thực hiện chủ yếu là VietGAP cho rau, quả ở một số địa phương như: Bắc Ninh, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên.

Các mô hình theo hướng VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện

Đã có 58 mô hình với diện tích 4.535,9 ha áp dụng theo hướng VietGAP đã và đang thực hiện. Trong đó có 43 mô hình trên rau với diện tích 243,35 ha; 12 mô hình trên quả với diện tích 4.244,75 ha, 01 mô hình trên chè với diện tích 3 ha, 02 mô hình trên lúa với diện tích 44,8 ha. Số lượng mô hình này chủ yếu áp dụng cho rau, quả và ở một số địa phương như: Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Yên, Sóc Trăng.

Một số khó khăn trong việc áp dụng GAP

Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý thức trách nhiệm của số đông người sản xuất về GAP còn chưa cao.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau quả chè an toàn, tuy nhiên nhiều địa phương do ngân sách khó khăn nên chưa đầu tư hoặc mức đầu tư hỗ trợ rất thấp cho sản xuất an toàn theo GAP. Một số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển sản xuất an toàn tuy nhiên không có kinh phí để triển khai.

Lực lượng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, còn dàn trải, phân công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ ngành, giữa các đơn vị trong Bộ; các văn bản quy phạm pháp luật chưa ổn định. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn rất hạn chế.

VietGAP chưa được cải tiến cho phù hợp với điều kiện Việt Nam; thiếu hướng dẫn kỹ thuật, biểu mẫu ghi chép cụ thể nên phạm vi áp dụng VietGAP còn hạn chế. Việc ghi chép

quá trình sản xuất, hồ sơ mua, sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV… còn rất khó khăn với người sản xuất.

Nhiều mô hình sản xuất theo GAP nhưng chưa gắn kết được với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ; sản phẩm tiêu thụ với giá không cao hơn sản phẩm thường, chưa đảm bảo lợi ích của người sản xuất, trong khi chi phí tư vấn, chứng nhận cao, vượt quá khả năng của người sản xuất.

Năng lực của một số tổ chức chứng nhận, tư vấn còn hạn chế; đã xuất hiện việc cấp giấy chứng nhận VietGAP mang tính hình thức chưa đáp ứng yêu cầu hoặc thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cấp giấy chứng nhận.

Số đông người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ về ATTP, thói quen mua bán tự do còn phổ biến, trong khi các kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn còn yếu, quản lý nhà nước chưa giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn và chưa an toàn trên thị trường.

Giải pháp phát triển sản xuất tr ồng trọt theo GAP

Xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định về các chính sách đầu tư, hỗ trợ áp dụng GAP trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để tăng nguồn đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho sản xuất an toàn theo GAP.

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Luật ATTP; phân công quản lý nhà nước giữa các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, giữa Trung ương và địa phương theo hướng cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, bỏ sót. Cải tiến VietGAP theo hướng: Đơn giản hơn, dễ thực hiện cho đa số các cơ sở sản xuất.

Cụ thể hóa VietGAP trong các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện sản xuất, sơ chế, các hướng dẫn thực hiện GAP, các biểu mẫu ghi chép theo hướng cụ thể để người sản xuất dễ áp dụng. Ban hành VietGAP đối với một số cây trồng chủ lực khác.

Củng cố nâng cao năng lực của các tổ chức chứng nhận, các tổ chức tư vấn về GAP theo

Page 21: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Hữu Thọ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 11 - 16

16

hướng xã hội hóa nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết của người sản xuất về GAP.

Bằng nhiều giải pháp hình thành thị trường sản phẩm GAP với nhiều kênh phân phối đa dạng được kiếm soát về ATTP, để giúp người tiêu dùng phân biệt được và sẵn sàng trả giá cao hợp lý cho sản phẩm được chứng nhận GAP.

KẾT LUẬN

Tại Vi ệt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn Việt GAP áp dụng trên rau, quả, chè. Đến nay, nhiều chính sách, hoạt động đã và đang được triển khai nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Sau hơn hai năm thực hiện, Chính phủ và các Bộ Ngành đã ban hành 10 Thông tư, Quyết định liên quan đến sản xuất an toàn theo GAP. Các cơ quan có trách nhiệm đã tổ chức được 1700 khóa tập huấn cho 68.000 người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân các tỉnh về sản xuất theo GAP. Đến nay cả nước đã có 199 mô hình sản xuất áp dụng GAP với diện tích 2643 ha là các đối tượng cây trồng như rau, cây ăn quả, chè và lúa được cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, có 86 mô hình với diện tích 2.235 ha đang áp dụng VietGAP và có 58 mô hình với diện tích 4.536 ha áp dụng theo hướng VietGAP. Quy mô sản xuất nhỏ

và thói quen canh tác và tiêu dùng của người dân là những trở ngại lớn trong việc thực hiện chương trình sản xuất an toàn theo GAP.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. ASEAN Secretariat (2006) Good Agriculture Practice for production of fresh fruits and vegetables in the ASEAN region, ASEAN Secrectariat, Jakarta. [2]. Committee on Trade and Investment/Agriculture Technical Cooperation Working group (2006) Proceeding of capacity building seminar on good agriculture practices for APEC developing economies, Philippines [3]. Trần Khắc Thi, Nguyễn Khắc Anh, Nguyễn Kim Chiến, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Thị An, Đinh Nguyệt Thu (2009) "Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất rau quanh năm an toàn vệ sinh thực phẩm", Báo cáo nhiệm vụ KHCN. [4]. Trần Khắc Thi, Tô Thị Thu Hà (2010) Đánh giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo khởi động nhiệm vụ "Cải thiện chất lượng và VSATTP rau tươi thông qua chuỗi tiếp cận giá trị ở Việt Nam".

[5]. Nguyễn Quốc Vọng (2007) “Thách thức của ngành trái cây rau quả việt nam trong thời kỳ hội nhập WTO”, Tập huấn quản lý chất lượng, công nghệ sau thu hoạch và quy trình nông nghiệp an toàn (GAP) cho sản xuất rau công nghệ cao. Trường Đại học Cần Thơ.

SUMMARY CURRENT SITUATION OF GOOD AGRICULTURE PRACTICE (GAP ) IN SOME CROPS IN 2008-2010

Nguyen Huu Tho1∗, Tran The Tuong2, Bui Thi Minh Ha 1

1 College of Agriculture and Forestry - TNU, 2Cultivation Department – MARD

The demand for fresh and clean vegetables increases repidly in developed society. in order to control quality of agriculture products, Good Agriculture Practice was established in each country based on the international standard. In Viet Nam, VIET GAP standard was approved to control qualiity of vegetables, fruits and tea. Policies, activities regards to VIET GAP were approved and conducted in order to reach the goal of the program. As a result, ten decisions and degrees suporting for GAP have been approved affter two years. 1700 training courses with 68.000 participants have been conducted. There were 199 demonstrations with 2643 ha of vegetaables, fruits, tea and rice certifered by GAP standard and 86 demonstrations with 2.235 ha have been cultivated by GAP standard and will be certified by GAP institution soon. There were 58 demonstrations with 4536 ha have been followed by GAP standard. The most difficulty for GAP cultivation were the small scale of cultivation, the cultivation technique of farmers and consumpsion habit of comsumers Key words: Vegetable, fruit, tea, good agriculture practice GAP.

∗ Tel:0912530872

Page 22: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

17

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ NẾP LAI CHÍN SỚM, TRIỂN VỌNG CHO SẢN XUẤT

Nguyễn Văn Cương1, Dương Văn Sơn2*

1 Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN

TÓM TẮT Thí nghiệm đánh giá các tổ hợp lai (THL) ngô nếp chín sớm bao gồm gồm 9 THL ngô nếp lai mới được tạo ra tại Vi ện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009 và 3 đối chứng là các giống Waxy 44, MX4 và VN6. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô. Kết quả cho thấy 9 tổ hợp ngô nếp sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (72-78 ngày), chênh lệch tung phấn và phun râu từ 0 – 3 ngày. Các THL có chiều cao cây trung bình, độ cao đóng bắp vừa phải, hợp lý, trạng thái cây khá đẹp. Độ đồng đều khá cao, chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt, năng suất bắp tươi đạt trung bình trên 10 tấn/ha. Ba THL triển vọng là THL5 có NSTT cao (40,5 tạ/ha) hơn cả 3 đối chứng. THL8 (40,2 tạ/ha) và THL4 (39,8 tạ/ha) có NSTT cao hơn 2 đối chứng. Đây là cơ sở để đưa các THL triển vọng này thành giống vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu về giống cho nông dân. Từ khóa: Tổ hợp lai ngô nếp; chín sớm, chống chịu, năng suất, chất lượng.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, sản xuất ngô Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng. Theo số liệu thống kê, năm 2007 diện tích trồng ngô của cả nước đạt khoảng 1.072,8 nghìn ha, năng suất đạt 39,6 tạ/ha, sản lượng đạt 4.250,9 nghìn tấn (Tạp chí NN & PT NT, Số 1, 2008). Diện tích trồng giống lai chiếm trên 90%, So với năm 1990, khi chưa trồng giống lai thì diện tích tăng 3 lần, sản lượng tăng gần 8 lần. Điều này khẳng định, việc chọn tạo các giống ngô lai chúng ta đã đi đúng hướng.

Đối với các loại ngô thực phẩm, đặc biệt là ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh), tuy sản lượng chưa nhiều nhưng nhu cầu sử dụng các giống ngô này trong thời gian gần đây đang tăng lên rất nhanh. Ở nước ta, ngô nếp chiếm khoảng 10% diện tích ngô cả nước, với các giống thụ phấn tự do (TPTD) là chủ yếu. Việc trồng và tiêu thụ ngô nếp chất lượng cao làm lương thực, ‘làm quà’ không chỉ phù hợp với tập quán của các dân tộc ít người miền núi, đồng bằng mà còn là ở

∗ Tel: 0912 349 765, Email:[email protected]

các vùng kinh tế phát triển (thành thị). Các giống ngô nếp giúp người sản xuất có thu nhập khá. Thân lá ngô được tận dụng cho chăn nuôi, thời gian cây ngô chiếm đất không dài (từ 60-70 ngày). Hiện tại, giá giống nếp lai rất cao (khoảng từ 170.000 đ đến 220.000 đồng/kg). Mặc dù giá cao nhưng người sản xuất vẫn chấp nhận vì thu nhập từ sản xuất ngô nếp vẫn cao hơn một số cây trồng khác. Vì vậy, nhu cầu về các giống ngô nếp lai giá thành thấp cho sản xuất đang trở nên bức thiết. Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống ngô thực phẩm, đặc biệt là các giống ngô nếp lai nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho người trồng là công việc quan trọng và thường xuyên của các nhà chọn giống ngô.

Trong chương trình chọn tạo giống ngô lai, khâu quan trọng nhất là chọn tạo dòng thuần từ các nguồn nguyên liệu. Tiếp theo là đánh giá khả năng kết hợp của các dòng và tìm ra các tổ hợp lai tốt ở các vụ và vùng sinh thái. Công việc khảo sát và đánh giá các giống mới là công việc bắt buộc của quá trình chọn tạo giống. Hàng năm, chương trình chọn tạo các giống ngô nếp lai của Việt Nam đã chọn tạo được những tổ hợp ngô nếp có triển vọng.

Page 23: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

18

Trên cơ sở đánh giá các tổ hợp để sớm giới thiệu cho sản xuất những giống ngô nếp lai tốt.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 9 giống ngô nếp lai mới được tạo ra tại Viện Nghiên cứu Ngô, với 3 đối chứng là các giống Waxy 44, MX4 và VN6.

TT Tên tổ hợp Nguồn gốc Đặc điểm

1 THL1 Viện Nghiên cứu Ngô

Lai đơn

2 THL2 nt Lai đơn

3 THL3 nt Lai đơn

4 THL4 nt Lai đơn

5 THL5 nt Lai đơn

6 THL6 nt Lai đơn

7 THL7 nt Lai đơn

8 THL8 nt Lai đơn

9 THL9 nt Lai đơn

10 VN 6 (ĐC) nt TPTD

11 MX 4 (ĐC) Cty GCTMN Lai quy ước

12 Waxy 44 (ĐC)

Syngenta Lai đơn

Phương pháp nghiên cứu

* Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 12 giống tương ứng với 12 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gieo 4 hàng/1 lần nhắc lại.

Khoảng cách gieo: 60cm x 25cm x 1cây/hốc. Mật độ: 6,5 vạn cây/ha.

* Quy trình kỹ thuật: theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu ngô.

* Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI): giai đoạn ngô đạt chỉ số diện tích lá cao nhất,

LAI = số m2 lá/m2 đất

* Ẩm độ khi thu hoạch(%): lấy mẫu như khi tính tỷ lệ hạt/bắp, đo bằng máy Kett-Grainer

Trong đó:

- Số B/C: Số bắp/cây;

- Số HH/B: Số hàng hạt/bắp;

- Số H/H: Số hạt/hàng.

* Năng suất hạt thực thu (tạ/ha) ở ẩm độ 14%:

Y = FW * SH * (10 0 - MC) * 100

P * (100 - 14)

Trong đó:

- FW: khối lượng bắp tươi của ô thí nghiệm khi

thu hoạch;

- SH: tỷ lệ hạt tươi/bắp tươi (%);

- MC: ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%);

- P: diện tích ô thí nghiệm (m2).

* Nhiễm sâu đục thân; bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, đổ gẫy thân, đổ rễ: được đánh giá theo thang điểm từ 1-5.

* Chất lượng: Đánh giá bằng cảm quan-luộc và ăn thử khi thu hoạch bắp tươi sau đó cho điểm.

* Xử lý số liệu: Xử lý bằng chương trình Excel, phân tích phương sai ANOVA. Chương trình Vienngo 2.0 Nguyễn Đình Hiền.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sinh trưởng và phát triển

Qua bảng 1 cho thấy, các tổ hợp lai (THL) có thời gian từ gieo đến trỗ cờ không dài, chỉ từ 37 – 42 ngày, hầu hết các THL đều trỗ muộn hơn đối chứng WX44; khoảng thời gian chênh lệch giữa trỗ cờ, tung phấn và phun râu từ 1 – 2 ngày. Đây là một đặc tính quan trọng và thuận lợi cho quá trình thụ phấn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Các THL có thời gian từ khi gieo đến thu bắp tươi biến động từ 56 – 62 ngày và đến thu hoạch khô từ 72 – 78 ngày, kết quả này cho thấy đây là các THL có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn (< 105 ngày), rất được ưa chuộng trong điều kiện sản xuất hiện nay.

Page 24: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

19

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các THL ngô nếp

TT THL Thời gian sinh trưởng từ mọc đến ………. (ngày)

Tr ỗ cờ Tung phấn Phun râu Thu bắp tươi Thu hoạch (lá bi khô)

1 THL1 40 42 42 59 73

2 THL2 41 43 42 60 74

3 THL3 41 43 42 59 73

4 THL4 41 43 43 61 76

5 THL5 41 42 42 60 74

6 THL6 41 43 42 60 75

7 THL7 40 42 43 58 73

8 THL8 42 43 42 61 74

9 THL9 42 44 44 62 78

10 MX4 40 41 42 58 73

11 WAX44 37 39 39 56 72

12 VN6 42 44 43 62 77

TB 41 43 42 60 75

Bảng 2. Các chỉ tiêu về hình thái của các THL

TT Tên THL Cao cây (cm) Cao bắp (cm)

Số lá Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2dất)

X CV% X CV% 7 - 9 lá Chín sữa

1 THL1 214,7 10,1 97,4 11,0 19,2 0,625 2,286

2 THL2 214,5 5,7 101,3 9,5 19,5 0,561 2,231

3 THL3 201,4 4,9 87,9 12,3 18,2 0,422 2,022

4 THL4 208,1 5,2 106,2 8,1 19,2 0,619 2,369

5 THL5 198,6 12,1 86,7 10,9 18,0 0,628 2,388

6 THL6 194,9 11,1 93,2 8,0 18,2 0,579 2,179

7 THL7 225,4 5,2 115,6 9,4 19,4 0,368 2,148

8 THL8 200,5 5,9 119,7 9,6 19,7 0,739 2,429

9 THL9 200,3 5,4 96,6 7,0 19,2 0,359 1,959

10 MX4 206,9 8,6 92,9 19,5 17,8 0,682 1,882

11 WAX44 201,8 10,4 93,5 8,7 19,2 0,499 1,999

12 VN6 208,3 11,3 110,3 11,7 18,8 0,652 2,362

TB 206,3 8.0 101,1 10,5 18,9 0,561 2,188

Các THL ngô nếp thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng dài hơn so với giống đối chứng từ 1-4 ngày. Giống đối chứng WAX44 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (72 ngày) và THL9 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 78 ngày. Điều này rất thuận lợi trong việc bố trí luân canh cây trồng nhằm tăng lợi nhuận trong sản

xuất, rất thích hợp cho bố trí vào các thời vụ như hè thu và đông muộn ở các tỉnh Miền Bắc hoặc vụ 2 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc.

Một số đặc trưng về hình thái cây

* Chiều cao cây (bảng 2) của các THL dao động từ 194,9 - 225,4 cm, thấp nhất là THL6

Page 25: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

20

(194,9cm), cao nhất là THL7 (225,4cm). Một số THL có chiều cao hợp lý cho việc tận dụng ánh sáng như: THL1, THL2, THL4, THL5, THL6, THL8. Tất cả các THL có độ đồng đều khá cao (gia trị Cv = 4,9% - 12,1%.). Một số THL có độ biến động khá lớn (THL5 với Cv=12,1%, VN6 với CV =11,3%), THL6 với CV= 11,1%)..

* Chiều cao đóng bắp (bảng 4) từ 86,7 – 119,7cm, đồng đều khá cao (Cv=7,0 – 19,5%). Hầu hết các THL đều đóng bắp ở giữa thân cây.

* Số lá trung bình của các THL từ 19,5-18 lá/cây. Nhiều lá nhất là THL8 (19,5) và ít lá nhất là THL5 (18 lá), giống đối chứng MX4 có số lá ít hơn THL8.

* Chỉ số diện tích lá (LAI) tăng dần qua các giai đoạn và đạt cao nhất vào thời kỳ chín sữa của cây, giá trị LAI t ừ 1,882-2,429. THL8 có chỉ số diện tích lá lớn nhất 2,429, Giống đối chứng MX4 có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất 1,882.

Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh và đổ, gãy của các tổ hợp lai

Theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô ta thu được bảng số liệu sau (bảng 3):

* Qua bảng theo dõi cho thấy có tới hơn 50% số THL bị nhiễm sâu đục thân (Ostrinia

nubinanis) với các mức độ khác nhau. Có một số THL (THL1, THL4, THL5, THL6) và VN6 bị nhiễm nhẹ (điểm 1) và thể hiện tính chống chịu hơn hẳn các THL (THL2, THL6, THL8, THL9, WAX44) bị nhiễm mức điểm 2. THL bị nhiễm nặng nhất là THL3 và MX4 - điểm 3.

* THL1, THL2, THL5, THL8, WAX44 (Đ/C) không bị nhiễm bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), các THL còn lại đều bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ nhất (điểm 2: có vết bệnh ở sát gốc).

* Bệnh đốm lá gồm đốm lá lớn (H. turicum) và đốm lá nhỏ (H. maydis). 3 THL (THL1, THL2, THL4) và Đ/C (MX4, VN6) thể hiện khả năng chống bệnh rõ rệt, chúng bị nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ rất nhẹ. Các THL còn lại đều bị nhiễm bệnh đốm lá với tỷ lệ khác nhau. Trong đó THL6 và THL9 bị nhiễm bệnh nặng nhất -điểm 3, còn lại nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ.

* Chống đổ, gãy: một số ít THL không bị đổ rễ như THL1, THL2, THL8, WAX44 (Đ/C), các THL còn lại đều bị đổ rễ với tỷ lệ khác nhau trong đó THL6 bị đổ rễ với tỷ lệ lớn nhất. Hầu hết các THL đều bị gãy thân do ảnh hưởng của mưa lớn khi sắp thu hoạch. THL1, THL2, THL8 và WAX44 bị gãy thân với tỷ lệ thấp (<5% ).

Bảng 3. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp ngô nếp lai

TT Tên THL Khô vằn

(điểm)

Đốm lá

(điểm)

Sâu đục thân

(điểm)

Đổ rễ

(%) Gãy thân (điểm)

1 THL1 1 1 1 0,0 1

2 THL2 1 1 2 0,0 1

3 THL3 2 2 3 1,3 2

4 THL4 2 1 1 0,5 2

5 THL5 1 2 1 1,8 3

6 THL6 2 3 2 3,2 2

7 THL7 2 2 1 3,0 3

8 THL8 1 2 2 1,0 1

9 THL9 2 3 2 0,0 1

10 MX4 (ĐC1) 2 1 3 1,2 2

11 WAX44 (ĐC2) 1 2 2 0,0 1

12 VN6 (ĐC3) 2 1 1 1,4 3

Page 26: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

21

Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô nếp lai tham gia thí nghiệm

TT Tên THL Chiều dài bắp (cm) Đường kính

bắp (cm) Số HH/B Số H/H P1000

(g)

TL H/B (%) X CV% X CV%

1 THL1 15,4 5,3 4,13 4,6 14,8 30,0 237 74,1

2 THL2 15,7 4,9 4,25 7,2 15,0 29,3 232 76,8

3 THL3 15,6 3,4 4,14 2,6 15,0 30,5 217 68,3

4 THL4 14,8 5,1 4,30 1,9 16,4 29,1 186 73,6

5 THL5 14,1 4,7 4,14 2,8 14,4 26,6 181 72,4

6 THL6 14,4 5,5 4,09 4,1 15,2 29,3 214 75,9

7 THL7 14,7 6,5 4,20 3,7 16,0 32,1 186 71,4

8 THL8 14,0 6,4 4,32 3,9 15,2 27,4 246 73,2

9 THL9 11,7 7,3 4,25 4,7 14,6 23,6 189 63,3

10 MX4 (đc) 14,7 5,8 4,42 5,1 13,4 28,4 255 70,3

11 WAX44 (đc) 12,9 7,1 4,61 2,8 16,4 27,8 221 72,0

12 VN6 (đc) 15,4 6,0 4,35 6,9 14,6 31,1 237 74,2

TB 14,5 5,7 4,30 4,2 15,1 28,8 214 72,1

Ghi chú:THL: tổ hợp lai; HH/B: hàng hạt/bắp; H/H: hạt/hàng; TLH/B: tỷ lệ hạt/bắp; P1000: khối lượng 1000hạt.

Bảng 5. Năng suất và chất lượng các THL

TT THL NSBT

(tạ/ha)

NSLT

(tạ/ha)

NSTT

(tạ/ha)

Chất lượng (1-5 điểm)

Độ dẻo Vị ngọt Mùi th ơm

1 THL1 84 57,7 35,5 1 3 2

2 THL2 94 45,2 33,8 2 2 2

3 THL3 97 62,6 36,0 2 2,5 5

4 THL4 121 64,3 39,8 1 1,5 2

5 THL5 129 64,7 40,5 1 1 1,5

6 THL6 102 61,9 38,5 2,5 3 2

7 THL7 89 62,0 32,8 2,5 2 3

8 THL8 125 64,1 40,0 1 1,5 1,5

9 THL9 95 51,2 34,5 2 2,5 2

10 MX4 107 63,1 38,6 1 2 2,5

11 WAX44 128 65,6 40,2 2 2,5 2

12 VN6 115 61,5 39,5 1 2 2,5

Ghi chú NS T: năng suất bắp tươi; NSLT: năng suất lý thuyết;NSTT : năng suất thực thu); Đ1: rất dẻo rất ngọt, rất thơm; Đ2: không dẻo, không ngọt, không thơm.

Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các THL

* Chiều dài bắp (cm) tại bảng 4 của các THL từ 11,7 – 15,7 cm. ngắn nhất là THL9 (11,7cm), ngắn hơn giống Đ/C1 (14,7cm),

Đ/C 2 (12,9cm), Đ/C 3 (15,4cm). THL có bắp dài nhất là THL 2 (15,7cm), dài hơn các giống đối chứng.

* Đường kính bắp (cm) của các THL từ 4,09 – 4,61cm trong đó THL có đường kính lớn

Page 27: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

22

nhất là THL 8 (không kể đối chứng Wax44) và THL có đường kính nhỏ nhất là THL6. Chỉ tiêu này khá ổn định, độ biến động thấp như THL1, THL2, THL3, WAX44…

* Số hàng hạt/bắp của các THL không có sự chênh lệch lớn (13,4 –16,4 hàng). Trong đó giống đối chứng có số hàng/bắp lớn nhất là Wax44 (16,4 hàng) và THL có số hàng/bắp nhỏ nhất cũng là giống MX4 (13,4 hàng).

* Số hạt/hàng của các THL có sự chênh lệch rõ rệt (từ 23,6 – 32,1 hạt/hàng). Trong đó một số THL có số hạt/hàng lớn hơn giống đối chứng.

* Tỷ lệ hạt/bắp của các THL trong khoảng từ 63,3 – 76,8 %, đối với ngô nếp như vậy được đánh giá khá cao. Trong đó THL2 có tỷ lệ hạt/bắp cao nhất (76,8 %) và THL9 có tỷ lệ hạt/bắp thấp nhất (63,3%).

* Khối lượng 1000 hạt (P1000) dao động trong khoảng 181 – 255g. Trong đó có giống đối chứng WAX44 có P1000 hạt là lớn nhất 255g và THL2 có P1000 hạt là nhỏ nhất 181g. Ngoài ra có một số THL cũng có P1000 hạt lớn như: THL8 (246g), THL1 và VN6 (237g), THL2 (232g).

* Năng suất bắp tươi (tạ/ha) của các THL khá đồng đều, dao động trong khoảng 84-129 tạ/ha. Trong đó THL5 có NST cao nhất (129 tạ/ha) cao hơn cả các giống đối chứng MX4

(107 tạ/ha), WAX44(128 tạ/ha), VN6(115 tạ/ha). Ngoài ra còn có một số THL cũng có năng suất bắp tươi tương đối cao như: THL8 (125 tạ/ha),THL4 (121 tạ/ha) cao hơn 2 giống Đ/C MX4 và VN6. Đối với ngô thực phẩm, việc đánh giá năng suất và chất lượng bắp tươi là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong chọn giống thực phẩm, không chỉ năng suất bắp tươi cao mà còn mẫu mã đẹp và phải có chất lượng cao (bảng 5).

* Năng suất lý thuyết (tạ/ha) của các THL có NSLT từ 45,2 – 65,6 tạ/ha. Giống ĐC WAX44 có NSLT cao nhất đạt 65,6 tạ/ha, còn một số THL có tiềm năng năng suất khá lớn như: THL4 (64,3 tạ/ha), THL5 (64,7 tạ/ha), THL8 (64,1 tạ/ha).

* Năng suất thực thu (tạ/ha) là một chỉ tiêu rất quan trọng, góp phần quyết định trực tiếp tới năng suất của giống lai. NSTT của các THL dao động trong khoảng 32,8 - 40,5 tạ/ha. Trong đó THL5 có NSTT cao nhất (40,5 tạ/ha) và cao hơn cả 3 giống đối chứng. Đồng thời ta cũng nhận thấy THL4 (39,8 tạ/ha) và THL8 (40,2 tạ/ha) là 2 THL cũng có NSTT khá (cao hơn 2 đối chứng còn lại là VN6 (39,5 tạ/ha) và MX4 (38,6 tạ/ha).

Kết quả này cho thấy, THL8 vừa có năng suất bắp tươi cao lại vừa cho năng suất hạt khô cao nhất (bảng 5 và hình 1).

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

THL1

THL2

THL3

THL4

THL5

THL6

THL7

THL8

THL9

MX4

WAX44

VN6

Tên THL

Năn

g s

uất

NSTT

Hình 1. Đồ thị năng suất thực thu của 12 THL ngô nếp.

Page 28: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

23

Ngô nếp trong thực tế chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu ăn tươi, vì vậy chỉ tiêu liên quan đến chất lượng là hết sức cần thiết. Tại thời điểm thu, bắp luộc được đánh giá về độ dẻo, vị ngọt, mùi thơm. Kết quả cho thấy các THL dẻo và có mùi vị thơm, ngon; Một số THL tiêu biểu hơn như: THL1, THL2, THL8 dẻo, ngọt vừa và thơm. Qua đánh giá năng suất và chất lượng cho thấy THL1 và THL8 có năng suất bắp tươi và hạt khô cao nhất, đồng thời cũng có cấu trúc bắp khá đẹp và chất lượng thơm ngon, đây là những THL có triển vọng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- Tất cả 9 tổ hợp ngô nếp tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn: từ gieo đến thu hoạch bắp tươi là 58 – 62 ngày và đến thu hoạch hạt khô là 72-78 ngày, thời gian chênh lệch tung phấn và phun râu nhỏ, chỉ từ 0 – 3 ngày.

- Tất cả các THL có chiều cao cây từ trung bình đến cao, độ cao đóng bắp vừa phải, hợp lý, trạng thái cây khá đẹp. Độ đồng đều khá cao, chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt.

- Năng suất bắp tươi đạt trung bình trên 10 tấn/ha, THL5 có NSTT cao (40,5 tạ/ha) hơn cả 3 giống đối chứng. THL8 (40,2 tạ/ha) và THL4 (39,8 tạ/ha) là 2 THL cũng có NSTT cao hơn 2 đối chứng còn lại - Qua việc theo dõi và đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và xử lý số liệu của các THL ngô nếp cho thấy 3 THL triển vọng thể hiện vượt trội hơn so với các THL khác: THL5, THL8, THL4 có chiều cao cây trung bình, trạng thái cây khá đẹp, chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ gãy tốt, năng suất tương đối cao, chất lượng tốt. Kết quả này là cơ sở để chuyển các THL triển vọng này thành giống và sớm đưa vào sản xuất phục vụ cho nhu cầu về giống của nông dân.

Đề nghị

- Ba THL triển vọng (THL5, THL8, THL4) cần được trồng và đánh giá trên diện rộng.

- Đưa THL1, THL2 và THL8 có đặc điểm hình thái, chất lượng và năng suất tốt vào khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác ở các thời vụ khác nhau.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Vũ Đình Long, Bùi Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha và Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây Ngô - Nguồn gốc di truyền và quá trình phát triển. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Nguyễn Thị Lâm, Trần Hồng Uy (1997) “Loài phụ ngô nếp trong tập đoàn ngô địa phương ở Việt Nam” Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, 1997. Số 12, 522-524. [3]. Nguyễn Thị Nhài (2005). Đánh giá một số đặc điểm nông sinh họcvà khả năng kết hợp của một số dòng ngô nếp phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. [4]. Nguyễn Văn Cương (1995). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số dòng tự phối ngô trong công tác chọn tạo giống. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. [5]. Phan Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhài và CS “K ết quả bước đầu nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp lai ở Việt Nam” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 01 - 2007. [6]. Phan Xuân Hào và cs (1997) “Giống ngô nếp ngắn ngày VN2” Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, 1997, Số 12, 525-527. [7]. Bauman Loyyal, F. (1981). Revew of menthods used by breederd to develop superior corn inbreds. 36th annual corn and sorghum reseach Conference. [8]. Bear, R. P., M. L. Vineyard, et al. (1958). Development of ”amylomaize. Corn hybrids with high amylose starch. II Results of breeding efforts.” Agron. J. 50: 598. [9]. Gonzales F. C. and Vasal S. K. (1999). Some consideration in seed production of conventional hybrid. Lecture for advanced course of maize breeding, CIMMYT. [10]. Smith, C. W., J. Betran, et al. (2004). Corn, Origin, History, Technology, and Production. John Wiley Sons, Inc.

Page 29: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 17 - 24

24

SUMMARY

RESEARCHING ON SOME STICKY MAIZE HYBRIDS WITH EARLY MATURITY, PROMOTING TO PRODUCTION

Nguyen Van Cuong1, Duong Van Son2∗

1Hanoi Agricultural University, 2 College of Agriculture and Forestry - TNU

The experiment on assessment of corn hybrids with early maturity are consisted 9 new hybrids, that are selected by Maize Research Institute in 2007-2009 years and 3 control corn varieties Waxy 44, MX4 and VN6. The experiment was carried out by Random Complete Block (RCB) with 3 replications. The corn plantation is used by method of Maize Research Institute. 9 hybrids are good growing, early maturity (72-78 days), time between tasseling and silking is from 0 to 3 days. Plant height is medium, ear height is suitable, good plant form. The tolerance to mainly diseases and pest and fall is good. The fresh ear yield is than 10 tons/ha. Three promising hybrids are THL5 with high yield (40,5 quintals/ha), higher than 3 controls. THL8 (40,2 quintals/ha) and THL4 (39,8 quintals/ha) higher than 2 controls. These are basic to develop these hybrids as national varieties for farmer need of varieties for sticky corn production. Key words: Sticky maize; early maturity, tolerance, yield, quality.

∗ Tel: 0912 349 765, Email:[email protected]

Page 30: Tập 82 - 06 - 2011

Trần Thị Hoan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 25 - 29

25

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LÁ SẮN

Tr ần Thị Hoan1*, Từ Quang Hiển2, Từ Trung Kiên1

1Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau (0 -20 - 40 - 60 - 80 kg N/ha/lứa cắt) đến sản lượng và chất lượng lá sắn đối với sắn trồng để lấy lá làm thức ăn cho vật nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản lượng lá tươi, vật chất khô, protein (tấn/ha/2 năm) đạt cao nhất ở mức bón 60 kg N, lần lượt là: 32,969; 8,503; 1,959. Sản lượng lá sắn của mức bón 40 kg N đứng ở hàng thứ 2, tuy nhiên chi phí sản xuất cho 1kg bột lá sắn ở mức bón này lại thấp nhất: 4,326 đồng. Từ khóa: Ảnh hưởng, phân đạm, sản lượng, chất lượng, lá sắn.

∗MỞ ĐẦU

Cây sắn không chỉ cho củ mà nó còn có khả năng sản xuất lá rất cao. Lá sắn giàu protein, caroten, xanhthophil... Do đó, có thể dùng lá sắn để sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của vật nuôi. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trồng sắn lấy lá làm thức ăn chăn nuôi. Một loạt các thí nghiệm được tiến hành, trong đó có thí nghiệm ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau đối với sắn thu lá. Vì cũng giống như các cây thức ăn xanh khác, phân đạm có ảnh hưởng lớn nhất trong các loại phân bón đến năng suất, chất lượng thức ăn xanh. Kết quả của hai năm nghiên cứu được chúng tôi trình bày trong bài báo này.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu các mức bón phân đạm khác nhau cho sắn trồng lấy lá làm thức ăn chăn nuôi để tìm ra mức bón đạm thích hợp, có sản lượng cao và chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm thấp.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giống sắn KM94 - Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Thực hành

∗ Tel:0988520 086

Thực nghiệm, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Năm 2009 - 2010

Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi thí nghiệm bón 5 mức phân đạm cho sắn trồng thu lá: 0 -20 - 40 - 60 - 80 kg N/ha/lứa cắt. Mỗi mức phân bón được bố trí trên diện tích 30m2 và được lặp lại 3 lần, bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.

Phân bón:

- Công thức nền: Bón 10 tấn phân chuồng/ha ở năm thứ nhất và năm thứ 2, bón 40 kg P2O5

và 80 kg K2O/ha/lứa cắt đối với tất cả các công thức thí nghiệm.

- Phân bón thí nghiệm: Thí nghiệm bón 5 mức phân đạm là: Đối chứng: 0 kg N, CT1: 20 kg N, CT2: 40 kg N, CT3: 60 kg N, CT4: 80 kg N/ha/lứa cắt.

Thu hoạch: Thu hoạch lứa đầu sau khi trồng 4 tháng, sau đó cứ 2 tháng thu 1lần, cắt ngang cây sắn cách mặt đất 40-50cm, lần cắt sau cắt cao hơn lần cắt trước 10 – 20 cm. Đầu năm thứ hai, cắt cách mặt đất 30-40cm, đầu xuân bón phân để sắn tái sinh, thu hoạch năm thứ 2 cũng giống như năm thứ nhất. Cành sắn sau thu cắt được tách lá sắn ra khỏi cuống. Lá sắn được băm nhỏ, phơi khô và nghiền thành bột.

Các chỉ tiêu theo dõi

- Khí tượng (A0, t0, lượng mưa trong các năm thí nghiệm).

Page 31: Tập 82 - 06 - 2011

Trần Thị Hoan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 25 - 29

26

- Thành phần hóa học đất: N tổng số (%), pH, P2O5

tổng số (%), P2O5 dễ tiêu (mg/100g), K2O tổng số (%), K2O trao đổi (mg/100g)

- Năng suất lá sắn (bỏ cuống) ở các lứa cắt (tạ/ha/lứa)

- Sản lượng lá đã bỏ cuống (tấn/ha/năm)

- Thành phần hóa học của lá sắn ở các công thức thí nghiệm

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu là các phương pháp thông dụng được sử dụng trong nghiên cứu trồng trọt và chăn nuôi.

Phương pháp xử lý kết quả

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) [5] và trên phần mềm thống kê Minitab 14.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khí tượng khu vực thí nghiệm

Khu vực thí nghiệm (tỉnh Thái Nguyên) có nhiệt độ trung bình năm là: 24,2 oC, ẩm độ trung bình năm là 80,2%, lượng mưa trung bình năm là: 1700 mm. Như vậy, khí tượng của khu vực thí nghiệm hoàn toàn phù hợp với sự sinh trưởng của cây sắn trồng lấy củ. Tuy nhiên, thời gian cuối năm, nhiệt độ và lượng mưa thường thấp, không hoàn toàn phù hợp với sắn trồng để lấy lá.

Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm

Đất khu vực thí nghiệm có pH là 4,51, Nitơ tổng số là 0,03 %; P2O5 tổng số: 0,06%, P2O5 dễ tiêu là 11,81 mg/100g, K2O tổng số 0,14 %; K2O dễ tiêu : 3,52 mg/100g; OM: 2,20 %.

Theo Từ Quang Hiển và CS (2002) [3] thì đây là loại đất chua vừa và nghèo dinh dưỡng, vì vậy để cây trồng có năng suất cao cần phải bón thêm phân cho cây trồng.

Năng suất lá sắn

Chúng tôi đã theo dõi năng suất lá sắn liên tục trong hai năm (2009 -2010), mỗi năm thu hoạch được 3 lứa. Kết quả về năng suất lá của từng lứa được tính trung bình từ hai năm, xem tại bảng 1.

Số liệu của bảng 1 cho thấy:

Năng suất lá sắn của lứa 1 cao hơn lứa 2, năng suất lứa thứ 3 chỉ bằng gần 40% của lứa 1 và khoảng 50% của lứa thứ 2. Năng suất lứa thứ 3 thấp hơn hai lứa đầu, vì thời gian này có lượng mưa, nhiệt độ không thích hợp cho sắn tái sinh, hơn nữa các chất dinh dưỡng cũng cạn kiệt dần do cung cấp cho hai lứa đầu.

Khi bón đạm tăng từ 0N đến 80N/ha/lứa cắt thì năng suất trung bình của lá sắn cũng tăng theo và đạt cao nhất ở mức bón 60 kg N là 54,95 tạ/ha/lứa, ở mức bón 80 kg N, năng suất giảm xuống so với mức 60 kg N, chỉ còn 40,64 tạ/ha/lứa.

Năng suất trung bình lá sắn của các mức bón đạm có sự sai khác nhau rõ rệt với p<0,05 đến p< 0,001, trừ năng suất của 2 mức bón 40N và 60N không có sự sai khác nhau (với p>0,05).

Để thấy rõ hơn về ảnh hưởng của các mức phân đạm với năng suất của lá sắn chúng ta quan sát biểu đồ 1.

Bảng 1. Năng suất lá sắn trung bình theo các lứa thu hoạch (tạ/ha/lứa)

Lứa thu hoạch

Các mức phân đạm và năng suất

0N

( X ± X

m )

20N

( X ± Xm )

40N

( X ± X

m )

60

( X ± X

m )

80N

( X ± Xm )

Lứa 1 47,92±1,65 57,92±1,45 72,14±2,55 75,00±2,35 63,28±2,16

Lứa 2 34,64 ±1,67 43,25±3,16 58,33±3,48 61,98±4,09 42,76±3,10

Lứa 3 21,09±0,65 21,71±0,87 27,34±0,38 27,86±0,82 15,89±1,26

NSTB 34,55a 40,96b 52,60c 54,95c 40,64b

Page 32: Tập 82 - 06 - 2011

Trần Thị Hoan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 25 - 29

27

Biểu đồ 1. Năng suất lá sắn trung bình của 2 năm (tạ/ha/lứa)

Bảng 2. Thành phần hóa học của lá sắn ở các mức phân bón khác nhau (%)

Các mức phân đạm

VCK % trong vật chất khô

Protein Lipit TS X ơ DXKN Khoáng TS

0N 25,85 22,64 9,09 14,28 45,58 8,41

20N 25,81 22,71 8,76 14,14 46,30 8,09

40N 25,92 22,82 8,69 13,51 46,90 8,08

60N 25,79 23,04 8,60 13,39 46,93 8,04

80N 25,74 23,16 8,18 13,31 47,46 7,89

Thành phần hóa học của lá sắn ở các mức bón đạm khác nhau

Để biết được ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau đến thành phần hóa học của lá sắn, chúng tôi tiến hành phân tích thành phần hóa học của lá sắn. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.

Số liệu bảng 2 cho thấy khi bón đạm tăng từ 0 kg N lên 80kg N/ha/lứa cắt thì tỷ lệ VCK tăng giảm không rõ rệt, tuy nhiên ở các mức bón đạm cao (60N và 80N) tỷ lệ VCK thấp hơn đôi chút so với mức bón thấp hơn.

Tỷ lệ protein thô trong VCK của lá sắn tăng dần từ 22,64% đến 23,16 % khi tăng mức bón đạm từ 0 đến 80 kg N/ha/lứa cắt. Kết quả của chúng tôi phù hợp với CIAT (2004) [1]. Cũng giống như protein, dẫn xuất không đạm trong VCK cũng tăng lên khi tăng liều lượng bón đạm.

Khi bón đạm tăng từ 0 kg N lên 80 kg N, tỷ lệ lipit, khoáng tổng số, xơ trong VCK giảm dần. Tỷ lệ lipit trong lá sắn biến động từ 9,09 (ở mức 0 kg N/ha/lứa cắt) xuống 8,18% (ở mức 80 kg N/ha/lứa cắt), tỷ lệ khoáng tổng số trong lá sắn biến động tương ứng từ 8,41% xuống 7,89%, tỷ lệ xơ trong VCK cũng giảm từ 14,28% (ở mức 0 kg N/ha/lứa cắt) xuống 13,31% (ở mức 80 kg N/ha/lứa cắt). Điều này cho thấy khi tăng liều lượng phân đạm đã làm giảm lượng xơ trong lá sắn. Đây là cơ sở để giải thích tại sao khi bón đạm tăng thường làm cho lá mềm mại hơn, gia súc thích ăn hơn.

Sản lượng lá sắn

Căn cứ vào năng suất lá sắn của từng lứa, tỷ lệ vật chất khô và protein trong lá sắn. Chúng tôi đã tính được sản lượng lá sắn tươi, vật chất khô, protein của 1ha trong hai năm và kết quả được trình bày tại bảng 3.

Page 33: Tập 82 - 06 - 2011

Trần Thị Hoan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 25 - 29

28

Bảng 3. Sản lượng lá sắn (tấn/ha/2 năm)

Các mức phân đạm

SL tươi

( X ± Xm )

VCK

( X ± Xm )

Protein

( X ± Xm )

0N 20,729a ± 1,20 5,358a ± 0,23 1,213a± 0,05

20N 24,576a ± 1,10 6,343a ± 0,39 1,441a ± 0,09

40N 31,563b ± 0,48 8,181b ± 0,12 1,867b ± 0,03

60N 32,969b ± 0,95 8,503b ± 0,24 1,959b ± 0,06

80N 24,385a ± 0,78 6,277a ± 0,20 1,454a ± 0,05

(Theo hàng dọc các số có chữ cái khác nhau thì có sự sai khác rõ rệt từ p<0,05 đến p< 0,001)

Bảng 4. Chi phí cho một đơn vị sản phẩm

Mức bón đạm Chi phí 1ha/2 năm (đồng) Sản lượng BLS/ha/2 năm

(kg)

Chi phí cho 1kg BLS

(đồng)

0N 29.327.592 5.847 5.016

20N 33.317.018 6.920 4.814

40N 38.618.233 8.927 4.326

60N 41.460.934 9.377 4.421

80N 40.089.348 6.864 5.841

Khi mức bón đạm tăng từ 0 kg N lên 80 kg N/ha/lứa cắt thì sản lượng lá sắn tươi cũng tăng lên và đạt cao nhất ở mức bón 60 kg N là 32,969 tấn/ha/2 năm. Ở mức bón 80 kg N, sản lượng giảm xuống còn 24,385 tấn/ha/2 năm. Sản lượng đạt thấp nhất ở mức bón 0 kg N là 20,729 tấn/ha/2 năm. Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả công bố của Howeler, (1997) [4], Duangpatra (1987) [2].

Sản lượng vật chất khô của lá sắn cũng xếp theo thứ tự như sản lượng lá tươi, mức bón 60 kg N/ha/lứa cắt đạt cao nhất là: 8,503 tấn/ha/2 năm và mức bón 0 kg N đạt thấp nhất là: 5,358 tấn/ha/2 năm.

Sản lượng protein cũng đạt cao nhất ở mức bón có sản lượng lá cao nhất (60 kg N) là 1,959 tấn/ha/2 năm và thấp nhất ở mức bón có sản lượng lá tươi thấp nhất (0 kg N) là: 1,213 tấn/ha/2 năm.

Sản lượng lá sắn tươi, VCK, protein ở các mức bón đạm khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt

với P < 0,05 đến 0,001, trừ 2 mức bón 40 kg N và 60 kg N/lứa cắt là không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05).

Chi phí cho một đơn vị sản phẩm

Căn cứ vào chi phí phân bón, công lao động, hom giống, nghiền bột lá sắn cho 1ha trong hai năm và sản lượng bột lá sắn (BLS) của 2 năm. Chúng tôi đã tính được chi phí sản xuất 1kg bột lá sắn và kết quả được trình bày tại bảng 4.

Chi phí sản xuất trồng sắn lấy lá cho 1ha trong vòng hai năm nhiều nhất đối với mức bón đạm 60 kg N là 41.460 triệu đồng và chi phí thấp nhất ở mức bón 0N là 29.327 triệu đồng/ha/2 năm.Tuy nhiên, chi phí sản xuất cho 1 kg bột lá sắn lại thấp nhất ở mức bón 40 kg N/ha/lứa (4.326đ/1 kg BLS), vì mức bón này chi phí sản xuất/ha/2 năm không phải là cao nhất (đứng thứ 3) nhưng sản lượng BLS lại đạt cao thứ 2 (gần bằng sản lượng của mức bón 60 kg N). Chi phí sản xuất cho 1 kg BLS

Page 34: Tập 82 - 06 - 2011

Trần Thị Hoan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 25 - 29

29

cao nhất ở mức bón 80N (5.841 đ/1 kg BLS), vì ở mức này chi phí sản xuất/1 ha/2 năm cao thứ 2, nhưng sản lượng BLS chỉ đứng thứ 4 (thấp hơn đôi chút so với mức bón 20N).

KẾT LUẬN

Trồng sắn với mục đích lấy lá để sản xuất bột lá làm thức ăn chăn nuôi với 5 mức phân bón đạm khác nhau là 0 kg N, 20 kg N, 40 kg N, 60 kg N, 80 kg N/ha/lứa cắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức bón 60 kg N đạt sản lượng lá tươi, vật chất khô, protein cao nhất, nhưng các sản lượng này của mức bón 40 kg N và 60 kg N không có sự sai khác thống kê. Chi phí sản xuất cho 1 kg BLS thấp nhất ở mức bón 40 kg N/lứa cắt. Vì vậy, có thể áp dụng mức bón 40 kg N/ha/lứa để trồng sắn lấy lá với mục đích làm thức ăn chăn nuôi.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. CIAT(2004), Sustainable cassava production in Asia. http://www.ciat.cgiar.org/asia_cassava [2]. Duangpatra. D. (1987), Soil and climatic characterization of major cassava growing areas in Thailand. In: Howeler. RH. and K. Kawano (Ed), Cassava Breding and Agronomy Research in Asia. Proceeding of a Regional Workshop held in Rayong Thailand, Oct. 26-28, 1987, pp.157-184. [3]. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.8-49. [4]. Howeler. R.H. (1997), Cassava Agronomy Research. in Asia - An overview, 1993 – 1996, In: Hoang Kim and Nguyen Dang Mai (Ed), Cassava Program in Vietnam for the year's 2000, Proceeding of a Vietnam Cassava Workshop held in Ho Chi Minh City, Mar. 4-6. 1997, pp. 41-53. [5]. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp.

SUMMARY

EFFECT OF NITROGEN LEVELS ON CASSAVA’S PRODUCTIVITY AND QUALITY

Tran Thi Hoan 1∗, Tu Quang Hien2, Tu Trung Kien1

1College of Agriculture and Forestry - TNU, 2Thainguyen University

We have done the research on effect of different nitrogen levels (0-20-40-60-80 kilos N/ha/ harvesting time) on the productivity and quality of cassavas for leaves to feed animals. The result showed the productivity of fresh leaves, dry mater and protein (tons/2 years) gets the highest level at nitrogen level 60 kilos N in the order of: 32.969; 8.503; 1.959. Cassava leaf productivity of nitrogen level 40 kilos N ranks the second, but the cost of producing1 kilo of leaf meal at this level is the lowest: 4.326 VND. Key words: effect, nitrogen, productivity, quality, cassava’s leaf

∗ Tel:0988.520 086

Page 35: Tập 82 - 06 - 2011

Trần Thị Hoan và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 25 - 29

30

Page 36: Tập 82 - 06 - 2011

Phạm Thị Hiền Lương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 31 - 35

31

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ GIÁ TR Ị DINH DƯỠNG CỦA BỘT LÁ L ẠC

Phạm Thị Hiền Lương, Nguyễn Văn Đích

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Xác định thành phần hoá học tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Phơi, sấy ngọn và lá lạc tươi bằng 4 phương pháp: Phơi nắng trực tiếp, phơi dưới mái che, sấy thủ công và sấy bán tự động. Kết quả cho thấy: Thành phần hoá học của ngọn và lá lạc không thay đổi do phương pháp phơi sấy, nhưng hàm lượng Caroten thay đổi rõ rệt: phơi dưới mái che hàm lượng Caroten ít hao hụt nhất và giá thành rẻ nhất (1,275đ). Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc trung bình là: 93,79% VCK; 14,64% protein thô; 1,86% lipid thô; 15,77% xơ thô; 8,73% khoáng tổng số; 52,30 % DXKD; 1295,18Kcal ME/kg (tính cho gà) và 46,56 - 54,59mg Caroten/kg. Từ khoá: Bột lá lạc, phương pháp chế biến, thành phần hoá học, Caroten.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nhiều nước có ngành chăn nuôi phát triển, việc sản xuất bột cỏ, bột lá và phối hợp chúng vào thức ăn hỗn hợp của gia súc, gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến. Bột cỏ không chỉ có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi, mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm[1]. Chi phí thức ăn chiếm 60-70% giá thành sản phẩm chăn nuôi, thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, đến an toàn thực phẩm cho con người và môi trường sinh thái. Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng đến nay, các nghiên cứu tìm ra các loại cây thức ăn có tiềm năng để sản xuất bột lá và sử dụng cho chăn nuôi chưa nhiều.

Lạc là cây trồng có diện tích và sản lượng lớn ở nước ta. Hàng năm theo ước tính, ngoài củ, sản lượng thân lá lạc đạt khoảng 1,2 – 1,4 triệu tấn [10]. Nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, đang bị bỏ phí và làm cơ sở cho việc xây dựng dự án sản xuất thử các cây cỏ có tiềm năng làm thức ăn bổ sung cho gia cầm, lợn, cá trong những năm

∗ Tel: 0915 326 615, Email: [email protected]

tiếp theo, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Ảnh hưởng của một số phương pháp chế biến đến thành phần và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc” với mục tiêu:

- Xác định phương pháp chế biến phù hợp và ít hao hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần Caroten trong bột lá lạc.

- Xác định được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc, làm cơ sở cho việc phối hợp khẩu ăn cho gia súc, gia cầm.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu

Ngọn và lá lạc được thu cắt trước khi thu hoạch củ, tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung 1

Xác định năng suất, ước tính sản lượng ngọn, lá lạc có thể tận dụng được ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Phương pháp: Chọn ngẫu nhiên một thửa ruộng, cây lạc có mức độ sinh trưởng trung bình, thu cắt phần ngọn và lá xanh với độ dài khoảng 15-18cm, cân khối lượng ngọn, lá lạc chia cho diện tích thửa ruộng để tính năng suất trung bình kg/m2 hay tạ/ha. Từ đó, dựa vào số liệu thống kê để tính sản lượng ngọn, lá lạc có thể thu hoạch được.

Page 37: Tập 82 - 06 - 2011

Phạm Thị Hiền Lương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 31 - 35

32

Nội dung 2

Phơi, sấy lá lạc khô đến độ ẩm ≤ 14%, bằng các phương pháp:

+ Phơi nắng trực tiếp trên sân gạch hoặc xi măng (diện tích 40m2), tính thời gian phơi 100 kg lá lạc tươi đến khô hoàn toàn, cân khối lượng lá lạc khô, tính sản lượng chất khô/ha.

+ Phơi dưới mái che bằng tôn hoặc Fibro xi măng trên nền gạch hoặc xi măng. Tính thời gian phơi 100kg lá lạc tươi với diện tích tương đương phơi nắng trực tiếp.

+ Sấy thủ công bằng lò tôn quay: Mỗi mẻ sấy được 10kg, với chất đốt là củi, hoặc rơm rác, có động cơ điện làm cho lò quay, đảo đều ngọn lá lạc đến khô giòn.

+ Sấy bằng lò sấy bán tự động: Mỗi mẻ sấy được 3 tấn lá lạc, dùng chất đốt là than, dùng động cơ điện để đảo đều và bơm khí nóng vào lò đến khô giòn.

Nội dung 3

Xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá lạc tươi và bột ngọn, lá lạc với các phương pháp phơi, sấy khác nhau tại Vi ện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên. Theo TCVN 4326:2001[4], TCVN 4328:2007[5], TCVN 4331:2001[6], TCVN 4327:2007 [7], TCVN 4329:2007[8], TCVN 5284 – 1900[9]. Tính năng lượng trao đổi (cho gà) theo công thức của Nehring (1973)[2].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Xác định năng suất ngọn, lá lạc, ước tính sản lượng chất xanh tận dụng được ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Sau khi thu cắt ngọn và lá lạc còn xanh trên một thửa ruộng đã biết diện tích, chúng tôi tính được năng suất trung bình/m2. Từ đó, ước tính được sản lượng ngọn và lá lạc thu được theo diện tích trồng lạc, dựa vào số liệu thống kê hàng năm [3], Kết quả được trình bày qua bảng 1.

Với sản lượng chất xanh lá lạc thu cắt được trước khi thu hoạch củ ở Thái Nguyên là 5.715 tấn/năm, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc khoảng 64.010 tấn. Trong đó, Bắc Giang là tỉnh trồng nhiều lạc nhất ở vùng Trung du và miền núi, sản lượng chất xanh đạt 14.220 tấn/năm. Vùng Đồng bằng Sông Hồng đạt khoảng 39.750 tấn. Sản lượng chất xanh cả nước đạt khoảng 316.480 tấn, sản lượng vật chất khô là 85.450 tấn/năm. Đây là nguồn thức ăn bổ sung caroten và các chất dinh dưỡng khác rẻ tiền cho vật nuôi, góp phần giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Nếu sử dụng cho gia súc, thì sản lượng thân và lá lạc còn tận dụng được nhiều hơn đáng kể. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp chế biến và bổ sung bột lá lạc vào khẩu phần ăn không chỉ làm giảm chi phí thức ăn, mà còn là nguồn bổ sung vitamin cho vật nuôi, nhất là gia súc, gia cầm nuôi nhốt.

Bảng 1. Ước tính sản lượng ngọn và lá lạc ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Địa phương Năng suất trung bình

(tạ/ha)

Diện tích*

(Nghìn ha)

Sản lượng

chất xanh

(Nghìn tấn)

Sản lượng

vật chất khô

(Nghìn tấn)

Thái Nguyên 12,7 4,5 5,715 1,543

Bắc Giang 12,7 11,2 14,22 3,839

Đồng bằng

Sông Hồng 12,7 31,3 39,75 10,733

Trung du & miền núi phía Bắc 12,7 50,4 64,01 17,283

Cả nước 12,7 249,2 316,48 85,450

(* Nguồn: Niên giám Thống kê 2009)

Page 38: Tập 82 - 06 - 2011

Phạm Thị Hiền Lương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 31 - 35

33

Bảng 2. Kết quả phơi, sấy ngọn lá lạc bằng các phương pháp khác nhau

TT Phương pháp Khối lượng tươi (kg) Khối lượng khô (kg) Thời gian phơi, sấy trung bình

1 Phơi nắng trực tiếp 100 27,0 4,5 ngày

2 Phơi dưới mái che 100 27,5 7,5 ngày

3 Sấy thủ công 100 27,0 12 giờ

4 Sấy bán tự động 100 27,0 0,45 giờ

5 Nghiền thành bột 100 26,0 -

Bảng 3. Thành phần hóa học của ngọn, lá lạc khi thu hoạch củ (%)

Diễn giải VCK Protein Lipit X ơ Khoáng DXKD ME (Kcal/kg)

MD7 tươi 24,00 4,35 0,70 3,61 1,98 13,36 339,37

Sen lai tươi 23,8 4,04 0,75 4,22 2,48 12,31 329,90

Trung bình 23,9 4,19 0,73 3,92 2,23 12,84 334,64

MD7 phơi nắng t.tiếp 94,19 13,96 2,75 14,17 7,77 55,64 1331,57

Sen lai phơi nắng t.tiếp 92,62 13,79 2,92 16,42 9,65 47,74 1283,86

L14 sấy bán tự động 98,32 16,05 0,93 16,79 8,97 55,62 1341,7

L14 phơi dưới mái che 90,01 14,75 0,84 15,71 8,51 50,20 1223,6

Trung bình 93,79 14,64 1,86 15,77 8,73 52,30 1295,18

Phương pháp chế biến ngọn, lá lạc

Sau khi thu cắt ngọn và lá lạc, chúng tôi tiến hành các phương pháp phơi (phơi nắng trực tiếp trên sân gạch và phơi trên nền xi măng có mái che), sấy thủ công và sấy bán tự động. Kết quả được trình bày ở bảng 2.

- Phơi nắng trực tiếp: Thời gian phơi có nắng to là 3 - 4 ngày (vụ Hè). Vụ đông là 6 – 8 ngày tuỳ thời tiết. Lá lạc vẫn còn màu xanh vàng, có mùi thơm đặc trưng.

- Phơi dưới mái che (tôn hoặc fibro xi măng) với mật độ phơi tương tự như trên, thời gian phơi là 7 – 8 ngày. Lá lạc còn nhiều màu xanh hơn, tuy nhiên, lá lạc không khô giòn ( độ ẩm >14%), mùi thơm ít hơn phơi nắng trực tiếp và sấy thủ công.

Hai cách phơi tự nhiên có chi phí chế biến thấp (1275đ/kg bột lá), tuy nhiên, phụ thuộc thời tiết và độ ẩm không khí, nên nếu gặp trời mưa sẽ có nguy cơ ẩm mốc.

- Sấy thủ công bằng lò tôn quay, với khối lượng 10kg/mẻ, thời gian sấy khô là 1,2h/mẻ. Phương pháp này lá lạc nhanh khô, vẫn còn màu xanh và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng, do tốn chất đốt và

công lao động, chỉ sử dụng khi thu hoạch gặp trời mưa lâu, lá lạc có nguy cơ bị mốc.

- Sấy bằng lò bán tự động: Mỗi mẻ sấy được 3 tấn lá tươi, thời gian sấy đến độ ẩm 14%, hết 13 giờ. Do vậy, 100 kg tươi thời gian hết 0,43 giờ (26 phút).

Sau khi phơi, sấy khô, lá lạc được mang đi nghiền thành bột, tỷ lệ bột lá đạt 26% khối lượng tươi, do thành phần chất xơ bị sàng lọc bớt trong máy nghiền.

Phương pháp sấy bán tự động có thể chế biến được khối lượng lớn lá lạc và giải quyết tính thời vụ, không phụ thuộc thời tiết. Tuy nhiên, chi phí công chế biến, điện và than nên giá thành 1 kg bột lá là 2.450đ.

Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá tr ị dinh dưỡng của ngọn, lá lạc

Thành phần hoá học và giá dinh dưỡng của ngọn, lá lạc

Kết quả bảng 3 cho thấy: Hàm lượng các chất dinh dưỡng tính theo VCK của các giống không bị thay đổi bởi phương pháp chế biến. Nhưng có sự sai khác bởi yếu tố giống, về hàm lượng protein và lipit.

Page 39: Tập 82 - 06 - 2011

Phạm Thị Hiền Lương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 31 - 35

34

So sánh với kết quả phân tích hàm lượng protein, lipid, xơ, DXKD của bột thân, lá lạc vùng Đông Nam Bộ (10,99 - 1,13 - 38,92%) do Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001)[11] phân tích, thì kết quả của chúng tôi cao hơn, riêng hàm lượng xơ là 15,25%, thấp hơn kết quả của Viện Chăn nuôi (36,47%) và bột cỏ Stylo (24,30%). Một trong những trở ngại khi sử dụng bột làm từ thân lá lạc là tỷ lệ xơ cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng lá và ngọn non cây lạc, thì tỷ lệ xơ tính theo VCK cũng tương đương với các cây khác (bột lá sắn 13,98%; bột bèo dâu 16,10%) [11]. Nếu sử dụng cho gà với tỷ lệ 4-6% khẩu phần thì tỷ lệ xơ tăng không đáng kể.

Năng lượng trao đổi (tính cho gà), theo công thức của Nehring (1973)[2]: Lá lạc tươi trung bình là: 334,6Kcal/kg và bột ngọn, lá lạc trung bình là: 1295,18Kcal/kg. Thấp hơn năng lượng của bột cỏ Stylo (1.745 Kcal/kg)[11].

Thành phần một số loại vitamin trong thân, lá lạc

Qua bảng 4 cho thấy: Hàm lượng Vitamin thay đổi theo các phương pháp chế biến. Cụ thể là: Sấy thủ công, hàm lượng Caroten còn lại thấp nhất (30 – 35mg/kg), tiếp sau là phơi nắng trực tiếp (44 – 49mg/kg), cao nhất là phơi dưới mái che (53 – 55mg/kg). Điều đó cho thấy, nhiệt độ phơi sấy càng cao thì hàm

lượng Caroten càng bị hao hụt nhiều. Mặt khác, khi đã phơi, sấy hàm lượng các vitamin B và C trong lá lạc đều bị phá huỷ hết.

Vì vậy, trong chăn nuôi, xác định quy trình chế biến thức ăn phù hợp giúp giảm sự hao hụt vitamin trong quá trình chế biến. Mặt khác, khi sử dụng bột lá, bột cỏ bổ sung vào thành phần thức ăn chăn nuôi, cần bổ sung các vitamin nhóm B và C để cân bằng tỷ lệ vitamin trong khẩu phần ăn.

KẾT LUẬN

Với diện tích trồng lạc ở Thái Nguyên và các tỉnh Trung du & miền núi phía Bắc hiện nay, có thể tận dụng được khoảng 5.715 tấn (tươi) hay 1.543 tấn (khô) ở tỉnh Thái Nguyên; 64.010 tấn (tươi) hay 17.283 tấn (khô) ngọn, lá lạc ở các tỉnh Trung du & miền núi phía Bắc, để làm thức ăn bố sung Caroten cho vật nuôi.

Trong vụ thu hoạch lạc chính (Xuân – Hè), dùng phương pháp phơi nắng dưới mái che, hàm lượng Caroten trong bột lá lạc ít bị hao hụt hơn các phương pháp khác, giá thành chế biến rẻ nhất (1.275đ/kg).

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc trung bình là: 93,79% VCK; 14,64% protein thô; 1,86% lipid thô; 15,77% xơ thô; 8,73% khoáng tổng số; 52,30 % DXKD; 1295,18 Kcal ME/kg (tính cho gà) và 46,56 - 54,59mg Caroten/kg.

Bảng 4. Thành phần một số loại vitamin trong ngọn, lá lạc

Diễn giải VCK (%)

Caroten (mg/kg)

VTM C (mg/100g)

VTM B 1 (mg/100g)

VTM B 2 (mg/100g)

VTM B 3 (mg/100g)

MD7 tươi 24,00 9,94 14,52 2,57 5,46 9,18

Sen lai tươi 23,80 9,38 11,71 3,28 5,79 8,05

Trung bình 23,90 9,66 13,12 2,93 5,63 8,62

Bột lá lạc MD7 sấy thủ công 93,86 35,05 0 0 0 0

Bột lá lạc Sen lai N.An sấy thủ công 89,38 30,03 0 0 0 0

Trung bình 91,62 32,54 - - - -

Bột lá lạc MD7 phơi nắng trực tiếp 94,14 49,02 0 0 0 0

Bột lá lạc Sen lai phơi nắng trực tiếp 92,62 44,11 0 0 0 0

Trung bình 93,38 46,56 - - - -

Bột lá lạc MD7 phơi dưới mái che 90,83 55,70 0 0 0 0

Bột lá lạc Sen lai N.An phơi dưới mái che 90,18 53,48 0 0 0 0

Trung bình 90,51 54,59 - - - -

Page 40: Tập 82 - 06 - 2011

Phạm Thị Hiền Lương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 31 - 35

35

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu Tào, Phạm Văn Thìn, Đỗ Viết Minh, Nguyễn Văn Hải, (2002). “Kết quả nghiên cứu chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc”. Viện Chăn nuôi, 50 năm xây dựng và phát triển. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội. [2]. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002), Thức ăn và Dinh dưỡng gia súc (Giáo trình Cao học), Nxb Nông nghiệp – Hà Nội. [3]. Niên giám thống kê (2009), Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội. [4]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định vật chất khô (DM) TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) [5]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định Protein thô (CP) TCVN 4328:2007 (ISO 5983 - 1:2005).

[6]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định lipit (EE) TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999). [7]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số (Ash) TCVN 4327: 2007(ISO 5984: 2002). [8]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô tổng số. TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000). [9]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định hàm lượng Caroten. TCVN 5284 – 1900 [10]. Đỗ Thị Thanh Vân (2010), “Sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi vỗ béo bò tại tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 22, Tháng 2 - 2010. [11]. [10]. Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp – Hà Nội.

SUMMARY

EFFECT OF SOME PROCESSING METHODS ON THE COMPOSITIO N AND NUTRITIONAL VALUE OF PEANUT LEAF POWDER

Pham Thi Hien Lương∗, Nguyen Van Dich

College of Agriculture and Forestry - TNU

Experiments were conducted in Pho Yen district, Thai Nguyen province. Determine the chemical composition at the Institute of Life Sciences - TNU. Dry fresh top and leaf peanut with four method: direct sun drying, drying it under the roof, craft drying and semi automatic dryer. The results showed that: The chemical composition of the tops and leaves us unchanged by the drying method, but composition changed Carotene: using sunsire under roof method is the best method for drying. It is maintaing highest Carotene content after drying and having lowest cost (1,275 VND/kg). Averaged chemical composition of top and leaf peanut powder are: 93.79% dry matter, 14.64% of crude protein, 1.86% of crude lipid, 15.77% of crude fiber, 8.73% of total minerals, 1295.18 Kcal ME/kg and Carotene level rangking from 46.56 to 54.59 mg/kg. Key words: peanut leaf powder, Carotene, processing method, chemical composition.

∗ Tel: 0915 326 615, Email: [email protected]

Page 41: Tập 82 - 06 - 2011

Phạm Thị Hiền Lương và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 31 - 35

36

Page 42: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

37

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ TẠI NĂM XÃ PHÍA TÂY THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thúy Mỵ1*, Trần Thanh Vân2, Nguyễn Tiến Đạt1

1Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN, 2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Các xã miền tây Thành phố Thái Nguyên gồm 5 xã Quyết Thắng, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức và Tân Cương, là địa bàn có diện tích đất đồi, núi khá rộng lớn, được quy hoạch cho phát triển chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng nhằm cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của các khu đô thị; để có các căn cứ thực tiễn về tình hình chăn nuôi, thú y cho xây dựng các dự án phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học tại nông hộ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Thực trạng chăn nuôi gà tại 5 xã phía Tây thành phố Thái Nguyên". Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Ở các xã phía tây Thành phố, gà địa phương là chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao nhất 77,39 %, gà nhập nội chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ là 1,46 %, gà lai chiếm tỷ lệ 21,15 %. Con giống chủ yếu là tự sản xuất (74,86 %) hoặc mua qua tư thương không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch (15,69 %). Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự do, chiếm 79,34 %, bán chăn thả và nuôi nhốt chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 17,56 % và 3,10 %. Số hộ có quy mô đàn nhỏ chiếm tỷ lệ cao (44,25 %), quy mô đàn trên 200 con chiếm tỷ lệ thấp (3,67 %). Vấn đề áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn gà còn hạn chế, số đông các hộ chưa tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học, tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin phòng bệnh thường gặp cho đàn gà là thấp, từ 43,40 % vắc-xin Newcastle đến 5,25 % vắc-xin Gumboro, đàn gà bị mắc các bệnh thông thường với tỷ lệ khá cao, từ 13,2 % bệnh Newcasstle đến 71,56 % bệnh Cầu trùng gà. Chăn nuôi gà của cả 5 xã phía Tây còn nhiều hạn chế. Muốn phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học, có hiệu quả kinh tế và bền vững, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn cho nông hộ, vận động, tuyên truyền thực hiện 3 nguyên tắc của an toàn sinh học là cách ly, làm sạch và khử trùng, cùng với việc gắn kết phối hợp dịch vụ con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y từ các cơ sở uy tín, tin cậy của thành phố Thái Nguyên với chính quyền và nhân dân địa phương; vận động tuyên truyền gắn với xử lý hành chính tập thể và cá nhân trong việc thực hiện Pháp lệnh thú y. Từ khoá: An toàn sinh học, bệnh thường gặp trên gà, các xã phía tây thành phố Thái Nguyên, chăn nuôi gà, cơ cấu giống, nguồn gốc gà giống, phương thức chăn nuôi gà, quy mô đàn, tiêm chủng vắc-xin.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê [1], số lượng gia cầm năm 2009 nhiều hơn năm 2008 là 31,9 triệu con, tăng 12,8%. Tình hình chăn nuôi gà phát triển mạnh hơn so với chăn nuôi lợn, trâu, bò ..., song vẫn thể hiện sự phát triển thiếu bền vững. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân

∗ Tel: 0977 008369, Email: [email protected]

tán, dịch bệnh xảy ra liên tục, giá thành con giống, thức ăn cao, đầu tư thấp, đã làm giảm hiệu quả và tính bền vững của chăn nuôi gà cũng như chăn nuôi gia cầm nói chung.

Các xã miền tây Thành phố Thái Nguyên là địa bàn có diện tích đất đồi, núi khá rộng lớn, được quy hoạch cho phát triển chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng nhằm cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của các khu đô thị; để có các căn cứ thực tiễn về tình hình chăn nuôi, thú y cho xây dựng các dự án phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học tại nông hộ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Thực trạng chăn nuôi gà tại 5 xã phía Tây thành phố Thái Nguyên”.

Page 43: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

38

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng chăn nuôi và công tác thú y trên đàn gà tại 5 xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học cho địa phương.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

Tình hình chăn nuôi, thú y trên đàn gà tại 5 xã phía Tây thành phố: Quyết Thắng, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức và Tân Cương.

Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Phương pháp nghiên cứu

Điều tra thực trạng chăn nuôi, thú y: Điều tra phỏng vấn, thu thập thông tin từ UBND xã, từ nông dân bằng câu hỏi trong phiếu điều tra, điều tra chọn mẫu. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).

Các chỉ tiêu theo dõi

- Giống, loại gà nuôi ở nông hộ

- Nguồn gốc cung cấp gà giống

- Phương thức chăn nuôi gà

- Quy mô đàn gà trong nông hộ

- Tiêm chủng vắc - xin phòng bệnh cho gà

- Tình hình mắc bệnh trên đàn gà

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu điều tra được xử lý theo Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi của

Nguyễn Văn Thiện, 2008 [4] và Chương trình MS Office Excel.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Cơ cấu giống gà

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng giống gà trên địa bàn 5 xã chủ yếu là gà địa phương. Tính chung, tỷ lệ hộ nuôi gà địa phương chiếm 77,39%, tỷ lệ hộ nuôi gà lai chiếm 21,15 %, tỷ lệ hộ nuôi gà nhập nội thấp nhất là 1,46 %. Gà địa phương chủ yếu là Ri tạp giao địa phương. Tỷ lệ hộ nuôi gà địa phương cao nhất ở xã Phúc Trìu, chiếm 89,72%, thấp nhất ở xã Quyết Thắng (64,02 %), xã Tân Cương (84,23 %), xã Phúc Xuân (77,66 %), xã Thịnh Đức (71,34 %).

Gà lai chủ yếu là gà Ri lai Tam Hoàng, Ri lai Lương Phượng, Lương Phượng lai Mía. Tỷ lệ hộ nuôi gà lai cao nhất ở xã Quyết Thắng (33,95 %), thấp nhất ở xã Phúc Trìu (10,28 %), xã Thịnh Đức (24,54 %), xã Phúc Xuân (22,34 %), xã Tân Cương (14,63 %).

Gà nhập nội chủ yếu là gà nuôi lấy thịt thuộc các giống Ross 308, Hubbard ISA, được nuôi tại các trại gia công trên địa bàn xã Quyết Thắng và Thịnh Đức, tập trung tại một số ít trang trại. Gà Lương Phượng, Sasso, và con lai của các giống lông mầu nhập nội như Sasso lai Lương Phượng có nhiều hộ nuôi hơn. Xã Thịnh Đức có tỷ lệ hộ nuôi gà nhập nội là 4,12 %, xã Quyết Thắng (2,03 %), xã Tân Cương (1,14%), các xã còn lại không có hộ nuôi gà nhập nội.

Bảng 1. Cơ cấu giống gia cầm trong nông hộ (%)

Giống Xã

Gà nhập nội Gà lai Gà địa phương

Quyết Thắng * 2,03 33,95 64,02

Phúc Xuân 0,00 22,34 77,66

Phúc Trìu 0,00 10,28 89,72

Thịnh Đức 4,12 24,54 71,34

Tân Cương 1,14 14,63 84,23

Tính chung 1,46 21,15 77,39

* Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH Nông Lâm.

Page 44: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

39

Biểu đồ 1. Tỷ lệ phân bố giống/loại gà tại các xã miền tây TP Thái Nguyên

Bảng 2. Nguồn gốc cung cấp giống gà (%)

Nguồn gốc Xã

Có địa chỉ Không rõ nguồn gốc Tự cung tự cấp

Quyết Thắng 14,23 22,08 63,69

Phúc Xuân 6,95 24,23 68,82

Phúc Trìu 6,02 4,27 89,71

Thịnh Đức 19,78 14,25 65,97

Tân Cương 0,27 13,62 86,11

Tính chung 9,45 15,69 74,86

Bảng 3. Phương thức chăn nuôi gà (%)

Phương thức

Xã Chăn thả tự do Bán chăn thả Nuôi nhốt

Quyết Thắng* 71,88 23,67 4,45

Phúc Xuân 93,54 6,12 0,34

Phúc Trìu 97,55 2,23 0,22

Thịnh Đức 48,13 41,56 10,31

Tân Cương 85,60 14,24 0,16

Tính chung 79,34 17,56 3,10

Nguồn gốc cung cấp giống gà

Qua bảng 2 cho thấy, nguồn cung cấp giống gà chủ yếu vẫn là tự sản xuất. Tính chung, tỷ lệ hộ tự sản xuất giống chiếm cao nhất là 74,86 %, hộ nuôi gà không rõ nguồn gốc là 15,69 %, hộ nuôi gà có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng là 9,45 %.

Các hộ tự sản xuất giống, chủ yếu là gà địa phương tạp giao qua nhiều thế hệ, việc sản

xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn tạo... dẫn đến con giống có thể bị đồng huyết làm giảm năng xuất, hiệu quả chăn nuôi gà. Xã Phúc Trìu có tỷ lệ hộ tự sản xuất giống cao nhất là 89,71 %, xã Tân Cương là 86,11 %, xã Phúc Xuân là 68,82 %, xã Thịnh Đức là 65,97%, xã Quyết Thắng là 63,69 %.

Page 45: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

40

Một số hộ mua gà tại các chợ bán lẻ, hàng rong… không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch. Tỷ lệ hộ nuôi gà không có nguồn gốc ở xã Phúc Xuân là 24,23 %, xã Quyết Thắng là 22,08 %, xã Thịnh Đức là 14,25 %, xã Tân Cương là 13,62 %, xã Phúc Trìu là 4,27 %.

Các hộ nuôi gà lai và gà nhập nội lấy từ cơ sở sản xuất đảm bào như công ty giống vật nuôi Thái Nguyên, trung tâm giống gia cầm Thụy Phương… Tỷ lệ hộ mua gà giống rõ nguồn gốc tại xã Thịnh Đức là 19,78 %, xã Quyết Thắng là 14,23 %, xã Phúc Xuân là 6,95 %, và xã Phúc Trìu là 6,02 %, xã Tân Cương là 0,27 %.

Phương thức nuôi gà

*Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng).

Qua điều tra cho thấy, phương thức chăn thả tự do vẫn là chủ yếu. Tính chung, tỷ lệ hộ

nuôi theo phương thức chăn thả tự do chiếm 79,34 %, bán chăn thả (17,56 %), nuôi nhốt (3,10 %). Tỷ lệ hộ nuôi chăn thả tự do tại xã Phúc Trìu (97,55 %); Phúc Xuân (93,54 %); Tân Cương (85,6 %); Quyết Thắng (71,88 %); Thịnh Đức (48,13 %). Phương thức chăn thả tự do đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, như vậy việc giáo dục, truyền thông chăn nuôi an toàn ở đây làm chưa tốt, mặc dù những địa phương này thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên, rất gần các trường đại học trong đó có Trường Đại học Nông Lâm.

Phương thức bán chăn thả và nuôi nhốt chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ hộ nuôi bán chăn thả ở xã Thịnh Đức là 41,56 %; Quyết Thắng (23,67 %); Tân Cương (14,24 %); Phúc Xuân (6,12 %); Phúc Trìu (2,23 %). Tỷ lệ hộ nuôi nhốt ở xã Thịnh Đức là 10,31 %; Quyết thắng (4,45 %); Phúc Xuân (0,34 %); Phúc Trìu (0,22 %); Tân Cương (0,16 %).

Biểu đồ 2. Tỷ lệ phương thức chăn nuôi gà tại các xã miền tây TP Thái Nguyên

79.34

17.56

3.1

Chăn thả tự doBán chăn thảNuôi nhốt

Bảng 4. Quy mô đàn gà trong nông hộ (%)

Quy mô

Xã < 50 con 50 – 100 con 100 – 150 con 150 – 200 con > 200 con

Quyết Thắng* 30,08 23,67 29,67 10,23 6,35

Phúc Xuân 53,28 24,24 13,46 8,56 0,46

Phúc Trìu 49,88 35,67 8,32 6,13 0,00

Thịnh Đức 30,33 17,67 21,46 23,08 7,46

Tân Cương 57,67 22,23 12,93 3,08 4,09

Tính chung 44,25 24,69 17,17 10,22 3,67

Page 46: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

41

Bảng 5. Công tác tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh trên đàn gà (%)

Vắc-xin

Xã Lasota Gumboro Newcastle Tụ huyết trùng Đậu

Quyết Thắng* 24,23 9,67 67,77 45,88 44,09

Phúc Xuân 4,08 0,67 33,55 12,33 11,57

Phúc Trìu 0,33 0,00 43,78 16,34 12,34

Thịnh Đức 17,67 8,23 57,67 36,08 29,95

Tân Cương 0,67 7,67 14,23 7,88 8,12

Tính chung 9,39 5,25 43,40 23,70 21,21

Bảng 6. Tình hình mắc bệnh lây trên đàn gà (%)

Bệnh

Xã* Newcastle THT Cầu trùng Salmonella Đậu gà Hen gà (CRD)

Quyết Thắng 8,08 37,67 70,23 49,88 10,12 44,15

Phúc Xuân 13,93 45,78 74,08 63,67 24,12 53,88

Phúc Trìu 10,23 53,88 83,67 68,45 9,57 46,17

Thịnh Đức 0,23 22,34 55,67 50,13 22,17 23,88

Tân Cương 33,55 34,23 74,16 65,67 36,22 63,67

Tính chung 13,20 38,78 71,56 59,56 20,44 46,35

Quy mô đàn gà trong nông hộ *Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng).

Qua điều tra trên cả 5 xã cho thấy, hộ nuôi dưới 50 con chiếm tỷ lệ cao, 44,25 %; 50 – 100 con là 24,69 %; 100 – 150 con là 17,17 %; 150 – 200 con là 10,22 %; nhiều hơn 200 con là 3,67 %.

Tỷ lệ hộ có quy mô đàn từ 150 con trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa trở thành nguồn thu nhập chính. Đầu tư thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp thực phẩm, cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Hiện nay, một số hộ đã phát triển chăn nuôi gà thành quy mô trang trại với số lượng 3000 – 5000 con gà tại xã Quyết Thắng và xã Thịnh Đức. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông thuận tiện, nằm xa khu đông dân cư, những xã phía Tây có tiềm năng phát triển chăn nuôi gà với quy mô trang trại.

Công tác tiêm phòng *Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng)

Qua điều tra cho thấy, tình hình phòng bệnh trên đàn gà còn nhiều hạn chế. Trên cả 5 xã, tỷ lệ hộ sử dụng vắc-xin Newcastle là 43,40 %; vắc-xin Tụ huyết trùng là 23,70 %; vắc-xin đậu là 21,21%; vắc-xin lasota là 9,39 %; vắc-xin Gumboro là 5,25 %.

Nguyên nhân là do người dân chăn nuôi gà theo kinh nghiệm truyền thống, chưa quan tâm đến quy trình phòng bệnh, ngoài ra, do chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu tư thấp, người chăn nuôi khó tiếp cận với các dịch vụ vắc xin cho gà thường đóng liều 100 con trở lên.

Tình hình mắc bệnh trên đàn gà

* Số liệu có tham khảo từ các nguồn tài liệu [5], [6], [7], [8], [9].

Qua điều tra cả 5 xã cho thấy, gà thường bị mắc một số bệnh như: Cầu trùng, Salmonella, Hen gà, Tụ huyết trùng, các bệnh do virus gây ra như Newcastle, Đậu gà mắc với tỷ lệ thấp. Tỷ lệ hộ nuôi gà bị bệnh Cầu trùng là 71,56 %; bệnh Salmonella là 59,56 %; bệnh Hen gà là 46,35%; bệnh Tụ huyết trùng là 38,78%;

Page 47: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

42

bệnh Đậu gà là 20,44%; bệnh Newcastle là 13,2 %. Ngoài ra, do chăn thả tự do cho nên gà thường mắc các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun tròn, sán dây; theo Phan Thị Hồng Phúc, 2007 [3], tỷ lệ nhiễm giun đũa ở gà khi kiểm tra mẫu phân tại xã Quyết Thắng là 55,79 %, đặc biệt vụ Xuân – Hè tỷ lệ nhiễm giun đũa là 70,75 %.

Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, không đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế cho hộ gia đình.

KẾT LUẬN

Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi, thú y trên đàn gà của 5 xã phía Tây thành phố Thái Nguyên cho thấy: Gà địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất 77,39 %, gà nhập nội chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ là 1,46 %, gà lai chiếm tỷ lệ 21,15 %. Con giống chủ yếu là tự sản xuất (74,86 %) hoặc mua qua tư thương không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch (15,69 %). Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự do chiếm 79,34 %, bán chăn thả và nuôi nhốt chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 17,56 % và 3,10 %. Số hộ có quy mô đàn từ 1 – 50 con chiếm tỷ lệ cao (44,25 %), quy mô đàn trên 200 con chiếm tỷ lệ thấp (3,67 %). Vấn đề áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn gà còn hạn chế, số đông các hộ chưa tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học, tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin phòng bệnh thường gặp cho đàn gà còn thấp từ 43,40 % vắc-xin Newcastle đến 5,25 % vắc-xin Gumboro, đàn gà bị mắc các bệnh thông thường với tỷ lệ khá cao, từ 13,2 % bệnh Newcasstle đến 71,56% bệnh Cầu trùng gà.

Chăn nuôi gà của cả 5 xã phía Tây còn nhiều hạn chế. Muốn phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học, có hiệu quả kinh tế và bền vững, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn cho nông hộ, vận động, tuyên truyền thực hiện 3 nguyên tắc của an toàn sinh học là cách ly, làm sạch và khử trùng, cùng với việc gắn kết phối hợp dịch vụ con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y của các cơ sở uy tín, tin cậy thành phố Thái Nguyên với chính quyền và nhân dân địa phương; vận động tuyên truyền gắn với xử lý hành chính trong việc tập thể và cá nhân thực hiện Pháp lệnh thú y.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=9993 [2]. Lê Hồng Mẫn (2009), “Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất chăn nuôi gia cầm”, Tạp chí chăn nuôi số 2, 2009, Hội Chăn nuôi Việt Nam. [3]. Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm giun đũa gà ở đàn gà nuôi gia đình tại xã Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIV - số 3 – 2007, Hội Thú y Việt Nam. [4]. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [5]. UBND xã Phúc Xuân, Báo cáo thống kê của về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009. [6]. UBND xã Phúc Trìu, Báo cáo thống kê của về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009. [7]. UBND xã Quyết Thắng, Báo cáo thống kê của về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009. [8]. UBND xã Tân Cương, Báo cáo thống kê của về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009. [9]. UBND xã Thịnh Đức, Báo cáo thống kê của về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009.

Page 48: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

43

SUMMARY

THE CURRENT SITUATION OF CHICKENS RAISING PRACTICES IN 5 COMMUNES OF THE WESTERN AREA OF THAI NGUYEN CITY

Nguyen Thi Thuy My1∗, Tran Thanh Van2, Nguyen Tien Dat1

1College of Agriculture and Forestry - TNU, 2Thainguyen University

Western communes of Thai Nguyen city including 5 comunes: Quyet Thang, Phuc Xuan, Phuc Triu, Thinh Duc and Tan Cuong, where extensively large area of hilly and mountainous land, that was planned for livestock development in general and poultry in particular, to provide food for consumption for urban areas; in order to have the basic understandings on the practical breeding, animal health for the construction of development projects raising poultry biosecurity at household, we conducted the research: "The current situation of chickens raising practices in 5 communes of the Western area of Thai Nguyen city " Research results showed that: In the western communes of the Thai Nguyen city, chickens were mainly local breeds, which accounted for at most 77.39%, imported chicken was accounted for the lowest proportion, which was only 1.46%, for crossed breed chicken, which was 21.15%. These chickens were mainly home breeding practice (74.86%) or unknown origin chickens which were bought from traders without warranty (15.69%). Husbandry practices are mainly free range, accounted for 79.34%, semi-intensive and intensive system were in low proportions, which accounted for 17.56% and 3.10%, respectively. A number of households with small-scale of chicken raising were rather high (44.25%), with flock size of chicken over 200 birds was accounted for a low percentage (3.67%). There was a limitation on diseases prevention practices, the majority of households have not yet organized a so-called livestock biosecurity, the vaccination in order to prevent some common diseases of chickens was low, from 43.40 % of Newcastle vaccine to 5.25% of Gumboro vaccine, therefore, chickens infected with the diseases were often occurred with a high rate, from 13.2% for Newcasstle disease to 71.56% for Coccidiosis disease. Raising chickens in the 5 communes of the western area of Thai Nguyen city is still limited. For developping the biosecurity chicken raising practice effectively and economic sustainably, the local authorities should promote the agricultural technical training in raising chickens for farm biosecurity, convincing farmers to adapt three principles of biosecurity which are isolation, cleaning and disinfection, along with mounting coordinated breeding services, animal feed and veterinary medicines of prestige, credibility of Thai Nguyen city with the local authorities and people; advocacy associated with the administrative handling of the communities and individuals to perform veterinary Ordinance. Key words: Biosecurity, the western communes of Thai Nguyen city, raising chickens, breed proportions, origin of chicken breed, system of raising chickens, flock size, vaccination, common diseases in chickens.

∗ Tel: 0977 008369, Email: [email protected]

Page 49: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 37 - 43

44

Page 50: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

45

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG HÌNH THÀNH VÀ QU ẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI T ỈNH BẮC KẠN

Lê Sỹ Trung *

Trường Đại học Nông Lâm –ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004 công nhận cộng đồng là một chủ rừng, xong chưa có hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng thống nhất. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được nội dung và các bước trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng trong khu vực nghiên cứu như sau: Quy hoạch và giao đất giao rừng cho cộng đồng gồn 07 bước; Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm gồm 03 bước; Xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng cộng đồng gồm 07 bước; Xây dựng quỹ bảo vệ phát triển rừng cộng đồng gồm 04 bước. Trong các bước của từng nội dung đã chỉ rõ các hoạt động cần triển khai thực hiện và nhu cầu cần thiết để thực hiện các hoạt động đó. Kết quả này góp phần từng bước hoàn thiện phương pháp luận trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng Từ khóa: Quy hoạch, Giao đất giao rừng, Lập kế hoạch, Quy chế, Quỹ, quản lý rừng cộng đồng.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Các hệ thống quản lý tài nguyên rừng hiện nay ở nước ta chủ yếu dựa vào các cơ quan Nhà nước đã và đang tỏ ra thiếu hiệu quả, thể hiện ở tốc độ suy thoái nguồn tài nguyên rừng về chất lượng và đa dạng sinh học. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam có thể xếp theo bốn nhóm nhân tố cơ bản, đó là:

(i) Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng vượt ra ngoài phạm vi ngành Lâm nghiệp, trong khi đó sự cố gắng giải quyết chỉ đơn thuần trong ngành;

(ii) Các tổ chức Nhà nước quản lý lâm nghiệp không đủ năng lực để kiểm soát và quản lý tài nguyên rừng;

(iii) Vi ệc không thừa nhận hoặc không tôn trọng các hình thức chiếm dụng và quản lý rừng truyền thống;

(iv) Giá trị kinh tế từ tài nguyên rừng phần lớn do các cơ quan Nhà nước khai thác và hưởng lợi trong khi lợi ích từ rừng dành cho người dân nơi có rừng quá ít.

Nhằm khôi phục và phát triển vốn rừng, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển lâm nghiệp cộng

∗ Tel:0912150620

đồng, trong những năm qua, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách, với chủ trương xã hội hoá nghề rừng như: Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành bản Hướng dẫn hình thành và quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện các giải pháp cho quá trình hình thành, tổ chức thực hiện quản lý rừng cộng đồng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng khu vực vùng đệm các khu bảo tồn thuộc tỉnh Bắc Kạn” .

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Xác lập quyền sử dụng rừng cho cộng đồng

+ Quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng có sự tham gia

Bước 1: Chuẩn bị

- Họp và thành lập ban chỉ đạo GĐ GR cấp huyện.

Page 51: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 45 - 49

46

- Họp và thành lập tổ công tác GĐGR cấp xã

- Thu thập các tài liệu và bản đồ hiện có.

- Tập huấn cho các thành viên tổ công tác GĐGR cấp xã

- Lập kế hoạch Quy hoạch sử dụng đất - Giao đất giao rừng cấp xã và chuẩn bị các vật tư cần thiết.

Bước 2: Đánh giá hiện trạng

- Tổ chức họp thôn lần 1

+ Giới thiệu mục tiêu, thủ tục của quá trình Quy hoạch sử dụng đất- Giao đất giao rừng có sự tham gia.

+ Giới thiệu các chính sách liên quan đến quy hoạch sử dụng đất – giao đất giao rừng có sự tham gia.

+ Trình bày kế hoạch hoạt động QHSDĐ - GĐGR có sự tham gia.

+ Lựa chọn một số người dân đại diện tham gia hỗ trợ tổ công tác GĐGR

- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường của thôn bản.

- Phân tích tình hình kinh tế, xã hội và môi trường, xác định các xu hướng sử dụng đất trong thôn và đánh giá trạng thái rừng.

-Lập sơ đồ hiện trạng sử dụng đất của thôn

Bước 3: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất của xã

- Xây dựng dự thảo kế hoạch sử dụng đất của thôn

- Tổ chức họp thôn lần 2 nhằm (i) Thống nhất kế hoạch sử dụng đất của thôn và (ii) Giải thích rõ các bước tiếp theo trong QHSDĐ-GĐGR có sự tham gia

- Hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất của thôn trình với cấp xã

- Lập kế hoạch sử dụng đất cấp xã, báo cáo và trình kế hoạch lên HĐND xã để phê duyệt.

- Trình kế hoạch và báo cáo sử dụng đất của xã lên UBND huyện để phê duyệt

Bước 4: Lập kế hoạch GĐGR của thôn

- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch GĐGR của thôn

- Tổ chức họp thôn lần 3:

+ Trình bày kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;

+ Thống nhất về số hộ gia đình, nhóm hộ, số hộ trong mỗi nhóm dự kiến sẽ nhận đất nhận rừng;

+ Thống nhất về các chỉ tiêu nhận đất nhận rừng của các hộ, nhóm hộ.

- Thống nhất về phần đóng góp của người dân trong quá trình triển khai GĐGR

- Lập và phê duyệt danh sách các hộ, nhóm hộ đủ điều kiện nhận đất nhận rừng.

+ Thu đơn xin nhận đất nhận rừng và lập danh sách các hộ đăng ký nhận rừng

+ Lập danh sách các hộ, nhóm hộ có đủ điều kiện nhận đất nhận rừng và thông báo danh sách công khai trong vòng 15 ngày

- Họp với các hộ sẽ được nhận đất nhận rừng trên cùng 1 khu vực rừng

Thống nhất về địa điểm của các lô, phương thức giao và cách phân lô

Bước 5: Giao đất giao rừng tại thực địa

- Xác định rõ ranh giới ngoại nghiệp và tính toán diện tích các lô đất

- Kiểm kê rừng có sự tham gia và tính toán trữ lượng gỗ các loại.

- Xây dựng bản đồ GĐGR thôn bản.

Bước 6: Tổng hợp tài liệu địa chính.

Bước 7: Thẩm định, phê duyệt và cấp sổ đỏ.

- UBND huyện thẩm định và phê duyệt các tài liệu địa chính.

- Tiến hành cấp và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/sổ đỏ .

- Lưu trữ tài liệu địa chính[3]

Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm và hàng năm [2]

- (Bảng 1).

Xây dựng Quy ước quản lý bảo vệ và phát tri ển rừng cộng đồng [1] - (Bảng 2).

Page 52: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

47

Bảng 1. Tiến trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

TT Các bước tiến hành Nguồn thông tin/ghi chú

I Đánh giá tài nguyên rừng

1 Chuẩn bị bản đồ thể hiện tình trạng rừng thôn bản

Có thể được thực hiện thông qua QHSDĐ&GĐGR

2 Phân chia lô rừng Dựa trên bản đồ lâm nghiệp của thôn bản

3 Xây dựng mục tiêu quản lý Thảo luận về mong muốn của thôn đối với từng lô rừng

4 Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia

4.1. Mô tả rừng của bản (cho từng lô) và điền vào phiếu mô tả lô rừng

4.2. Đo đếm trên ô mẫu (các ô chọn), điền thông tin vào phiếu ô mẫu

5 Phân tích dữ liệu 5.1. Tổng hợp dữ liệu

5.2. Chuẩn bị biểu đồ

II Xây dựng kế hoạch quản lý

6 Đánh giá nhu cầu sử dụng lâm sản của bản

Từ việc đánh giá nhu cầu sử dụng với người dân

7 Cân đối cung và cầu Từ việc phân tích (bước 5.1 và 5.2) và nhu cầu lâm sản (bước 6), mục tiêu quản lý (bước 3)

8 Vấn đề và cơ hội Từ việc mô tả lô rừng ở bước 4.1 và phân tích dữ liệu ở bước 5.1 và 5.2

9 Xây dựng mục tiêu quản lý Dựa trên mục tiêu quản lý (bước 3) và vấn đề - cơ hội (bước 8), cung và cầu (bước 7)

10 Hoạt động và công việc Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm. Các hoạt động trên từng lô cụ thể bao gồm khối lượng khai thác, cải tạo, bảo vệ rừng.

11 Viết kế hoạch lên giấy Trên cơ sở các thông tin từ bước 1-10

III Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

12 Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

Dựa trên kế hoạch được viết bằng văn bản, Uỷ ban nhân dân huyện sẽ phê duyệt kế hoạch

Bảng 2. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

TT Các bước tiến hành Nguồn thông tin/ghi chú

I Bước 1: Chuẩn bị

1 Thu thập thông tin, tài liệu liên quan

- Bản đồ sử dụng đất của bản (hoặc xã)

- Tài liệu về các quy chế khác của chính phủ;

- Các số liệu hiện có về nguồn tài nguyên rừng

2 Chuẩn bị cho cuộc họp thôn lần 1

Thông báo cho ban quản lý thôn bản:

- Quy trình sẽ được thực hiện của quy ước, cách tiếp cận, mục tiêu

- Những gì họ có thể mong đợi và những gì ta mong đợi được ở họ;

- Những ai nên tham dự vào cuộc họp bản;

- Thống nhất về ngày tổ chức cuộc họp đầu tiên.

II B ước 2: Họp thôn lần 1

1 Giới thiệu cuộc họp

2 Phân loại rừng cho quản lý và sử dụng - Người dân sẽ phân biệt các khu rừng khác nhau, vị trí và điều kiện của các khu rừng đó trên bản đồ

Page 53: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 45 - 49

48

- Người dân sẽ phân loại đất rừng của họ theo mục đích quản lý, bảo vệ và sử dụng

- Xác định các vấn đề chính liên quan đến quản lý và bảo vệ

3 Thảo luận nội dung bản quy ước

- Khai thác lâm sản

- Đốt nương làm rẫy và kế hoạch phòng cháy chữa cháy

- Chăn thả gia súc

- Săn bắn và khai thác động vật hoang dã

- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, người bảo vệ rừng

- Hình thức thưởng, phạt và bồi thường

III B ước 3: Hoàn thiện bản dự thảo lần 1 Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

1 Hoàn thiện lần 1 bản dự thảo

- Viết quy ước thành văn bản đơn giản, đầy đủ theo các ý kiến đóng góp và đã được thống nhất

- Cán bộ kiểm lâm sẽ hỗ trợ ban quản lý thôn bản để hoàn thành văn bản.

IV Bước 4: Thông qua quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn bản , bao gồm cả thẩm định, phê duyệt của chính quyền địa phương

1 Họp thôn lần 2

- Trình bày lại bản Quy ước đã được nhóm tổng hợp với toàn thể cộng đồng

- Lấy ý kiến tham gia

- Tổng hợp chỉnh sửa lần 2

2 Thẩm định, phê duyệt quy ước Quy ước trình lên UBND xã để xã trình huyện phê duyệt. UBND huyện có quyết định phê duyệt quy ước

V Bước 5: Phổ biến quy ước

1 Họp thôn lần 3 Quy ước được phổ biến trong thôn bản để mọi người dân đều được biết.

VI Bước 6: Giám sát tính hiệu lực pháp lý

1 Giám sát - Cấp bản, Cấp xã

VII B ước 7: Đánh giá định kỳ quy ước.

1 Đánh giá kết quả thực hiện quy ước hàng năm

- Cuộc họp cả thôn bản hàng năm

- Cần điều chỉnh bổ sung Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng không ? Nội dung nào cần điều chỉnh bổ sung.

Xây dựng quỹ Bảo vệ phát tri ển rừng

Bước1. Thành lập tổ quản lý quỹ Tổ quản lý quỹ bao gồm 3 người gồm tổ trưởng tổ quản lý quỹ, thủ quỹ và một tổ viên.

Tổ trưởng tổ quản lý quỹ là trưởng Ban quản lý rừng cộng đồng và cũng là trưởng thôn. Tổ trưởng tổ quản lý quỹ có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, về nguồn đóng góp bổ sung quỹ và kế hoạch chi tiêu.

- Điều hành việc huy động các nguồn quỹ và chi tiêu.

- Kiểm tra sổ sách và tiền trong quỹ của thủ quỹ.

- Báo cáo trước các cuộc họp cộng đồng về quỹ và chi tiêu.

Thủ quỹ là thành viên của Ban quản lý rừng cộng đồng, thường là cán bộ phụ nữ thôn. Thủ quỹ có trách nhiệm lập sổ thu - chi, lưu giữ các chứng từ, hóa đơn và quản lý tiền. Hàng tháng, thủ quỹ báo cáo trước tổ quản lý quỹ về chi tiêu.

Tổ viên là đại diện các hộ gia đình. Tổ viên không phải là thành viên của Ban quản lý rừng của thôn có trách nhiệm tham khảo ý kiến của dân trong việc huy động các nguồn góp quỹ, các hạng mục chi tiêu để đưa ra tổ

Page 54: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43

49

lập kế hoạch quản lý quỹ. Tổ viên có quyền kiểm tra sổ sách, chứng từ và quỹ tiền mặt của thủ quỹ.

Bước 2. Xây dựng quy chế quản lý quỹ

Quy chế quản lý quỹ do Ban quản lý rừng cộng đồng dự thảo và thông qua cuộc họp toàn thôn. Quy chế chỉ được đưa vào thực hiện khi ít nhất 75% HGĐ trong thôn nhất trí. Nội dung quy chế quản lý quỹ do toàn cộng đồng quyết định, nhưng tập trung vào các nội dung sau:

- Quy định về hình thức tổ chức quản lý quỹ.

- Quy định về cách thức huy động quỹ.

- Quy định về sử dụng quỹ.

- Quy định về hạch toán và báo cáo.

- Quy định về kiểm tra quỹ.

Quy chế quản lý quỹ được được phổ biến rộng rãi toàn cộng đồng. Những nội dung chính của quy chế được đưa vào quy chế quản lý rừng của thôn.

Bước 3. Sử dụng quỹ

- Mua sắm vật tư thiết yếu mà cộng đồng không có và không có khả năng tự tạo để phục vụ trực tiếp cho xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng

- Mua sắm dụng cụ, phương tiện, thiết bị nhỏ mà cộng đồng không có và không thể tự sản

xuất để phục vụ trực tiếp cho bảo vệ rừng, trồng rừng

- Thuê khoán chuyên gia bên ngoài để tư vấn, thiết kế v.v.

- Hỗ trợ các hoạt động quản lý chung như phụ cấp cho thành viên ban quản lý, chi phí tiền thưởng hàng năm, chi chè nước cho hội nghị hoặc họp cộng đồng v.v.

- Cho vay theo hình thức quay vòng để hỗ trợ phát triển sản xuất.

Bước 4. Giám sát quỹ

- Báo cáo quý và hàng năm của tổ quản lý quỹ cho Ban quản lý rừng của thôn và trước các cuộc họp dân.

- Đại diện cộng đồng kiểm tra sổ sách và tiền mặt.

- Bảng theo dõi quỹ được in lên khổ giấy to (Ao) và treo ở nhà cộng đồng[2].

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bộ NNPTNT, Thông tư số 70/2007-TT-BNN ngày 01/08/2007, Hương dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ phát triền rừng cộng đồng dân cư thôn [2]. Bộ NNPTNT, Quyết định số106/2006/BNN- PTNT về Xây dựng và quản lý rừng cộng đồng. [3]. Chính phủ, Quyết định số 186/2007/QĐ-TTg ngày /2007, Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

SUMMARY

SOME SOLUTIONS IN ESTABLISHMENT AND COMMUNITY FORES T MANAGEMENT IN BAC KAN PROVINCE

Le Sy Trung∗

College of Agriculture and Forestry - TNU

Forest Protection and Development (2004) confirmed community is a Forest owner. However, without guidelines for Community Forest Management. Researching results promoted the contents and steps in establishing and managing community forest. + Allocation and planning for community (7 steps) + Planning on Community Forest Management for 5 years (3 steps) + Building the conventions to protect and manage Community Forest Management (7 steps) + Building the Fund for protecting and developing Community Forests (4 steps). In these steps of each contentpointed essential activities to carry out them step by step Contributing to complete the methodologies of community forest management. Key words: Planning, FLA, Planning, Regulation, Fund, community forest management

∗ Tel:0912150620

Page 55: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 45 - 49

50

Page 56: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Văn Thơ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 51 - 57

51

QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI

Lê Văn Thơ1, Nguyễn Xuân Thành2, Nguyễn Ngọc Nông1, Hà Anh Tuấn3*

1Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN, 2 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 3Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Từ nay đến năm 2020, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Thái Nguyên sẽ tăng khoảng 20 – 25%, điều đó có nghĩa là một phần lớn diện tích đất nông nghiệp sẽ bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội – môi trường thì việc quy hoạch nông nghiệp của thành phố đến năm 2020 theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái là cần thiết, nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả cao phù hợp môi trường sinh thái. Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua điều tra thực tế đề tài đã dự kiến quy hoạch nông nghiệp của thành phố theo hướng đô thị nông nghiệp sinh thái theo 3 vùng: (i) vùng nội đô với các sản phẩm chủ lực là cảnh quan, vùng giáp ranh (ii) với hoa, rau, cây cảnh và (iii) vùng nông nghiệp truyền thống với các mô hình chè, cây ăn quả, chăn nuôi, VAC và du lịch kết hợp nghỉ dưỡng. Từ khóa: Quy hoạch, nông nghiệp, sinh thái nông nghiệp, đô thị sinh thái.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trung tâm vùng Việt Bắc nói chung, có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao đang tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh tế phát triển mạnh. Mặt khác, theo đà phát triển của kinh tế đòi hỏi chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân phải được nâng lên và phải được đáp ứng một cách kịp thời. Nông nghiệp của thành phố nói chung và đặc biệt là nông nghiệp vùng ven thành phố không những đảm bảo yêu cầu về giải quyết lao động, thu nhập cho một bộ phận dân cư thành phố đáp ứng cả về số lượng, chất lượng ngày càng nâng cao theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn có vai trò quan trọng hơn đó là tạo lập cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị ở thành phố Thái Nguyên sẽ góp phần tích cực vào quá trình phát triển của thành phố theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với tốc độ nhanh và bền vững.

∗ Tel: 0912 003882, Email: [email protected]

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

(i) Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái.

(ii) Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020.

(iii) H ệ thống các giải pháp để thực hiện quy hoạch.

Phương pháp nghiên cứu

(i) Phương pháp điều tra thu thập số liệu: các thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; Khảo sát thực địa, thu thập thông tin từ địa phương về các mô hình sản xuất có hiệu quả và triển vọng; Trao đổi ý kiến các nhà quản lý và chuyên môn địa phương; Tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học.

(ii) Phương pháp tổng hợp, xử lý phân tích số liệu, viết báo cáo tổng hợp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc.

Page 57: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Văn Thơ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 51 - 57

52

Bảng 1. Thực trạng phát triển kinh tế TPTN giai đoạn 2006 – 2008

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008

Cơ cấu kinh tế % 100 100 100

Nông - Lâm - Ngư nghiệp % 5,72 5,14 4,60

Công nghiệp - Xây dựng % 49,33 49,29 49,12

Thương mại - Dịch vụ % 44,95 45,57 46,28

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên

Tiếp giáp với 5 huyện, thị: Phú Bình ở phía Đông; Đại Từ ở phía Tây; thị xã Sông Công ở phía Nam và Phú Lương, Đồng Hỷ ở phía Bắc.

Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Thực trạng phát triển kinh tế

Trong 10 năm qua, nhất là 5 năm gần đây sự phát triển của 3 ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng đổi mới cho thấy thành phố đã từng bước đi vào khai thác ưu thế của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp tăng từ 90,57% năm 2000 lên 93,7% năm 2005 và 94,28% năm 2008 trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm tương ứng từ 9,43% xuống 6,3% và 5,72% xuống 4,6%.

Dân số, lao động và việc làm

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (xã, phường) với dân số là 310.782 người, chiếm 21,47% tổng dân số tỉnh Thái Nguyên và 2,2% dân số vùng Trung du miền núi Bắc bộ. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2009 là 1.367 người/km2, cao gấp 4,3 lần so với mật độ dân số chung của tỉnh (318 người/km2).

Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố khá cao, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2009 thành phố đã có rất nhiều cố gắng trong việc giải quyết vấn đề lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo và giảm tỉ suất sinh thô. Kết quả đạt được như sau: Giải quyết việc làm cho 6.580 lao động, đạt 101% kế hoạch; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,15%, vượt 0,85% kế hoạch; giảm tỉ suất sinh thô còn 0,13 ‰. ( kế hoạch là 0,16 ‰).

Kết quả và những thách thức trong phát triển nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên

Mặc dù đất dành cho phát triển sản xuất nông nghiệp không nhiều như ở các huyện khác trong tỉnh nhưng thành phố luôn chú trọng phát triển ngành trồng trọt đi đôi với chăn nuôi, tăng cường đầu tư, làm thuỷ lợi, đổi mới cơ cấu cây trồng, giải quyết khâu kỹ thuật, giống, phân bón, thời vụ,... để tăng sản lượng sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân.

a. Ngành trồng trọt:

Cây lương thực: Diện tích năm 2005 là 5474,0 ha đến năm 2009 là 5804,7 ha, năng suất lúa trung bình năm 2005 đạt 44,3 tạ/ha, năm 2009 đạt 42,7 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 24250,0 tấn vào năm 2005 và 24791,4 tấn vào năm 2009. Diện tích cây ngô cũng tăng liên tục trong giai đoạn từ 2005-2009 (từ 886 lên 1189 ha), năng suất năm 2009 đạt 40,6 tạ/ha, năng suất đạt 4861,0 tấn.

Cây rau: Diện tích và sản lượng cây rau tăng liên tục từ năm 2005 đến 2009, nếu như năm 2005 diện tích là 501,0 ha thì đến năm 2009 là 579 ha. Sản lượng rau cũng liên tục tăng, từ

Page 58: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Văn Thơ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 51 - 57

53

8040 tấn năm 2005 lên 10.089 tấn. Đặc biệt, trong sản xuất rau, sản lượng rau an toàn chiếm tỷ lệ 15%, chủ yếu phân bố tại các xã Túc Duyên, Đồng Bẩm, Gia Sàng...

Cây công nghiệp dài ngày: Với thế mạnh của Thái Nguyên là phát triển chè đặc sản. Trong những năm qua, diện tích cây chè của thành phố tăng liên tục từ 1102 ha năm 2005 lên 1258,9 ha năm 2009, sản lượng chè năm 2009 đạt 10.814,59.632 tấn chè búp tươi, năng suất bình quân trung bình 105,1 tạ/ha. Hiện tại, nhiều mô hình trang trại thâm canh chè, sản xuất chè an toàn chất lượng cao đang phát triển mạnh tại Thái Nguyên đang cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Các mô hình này cần được nhân rộng ra trên địa bàn thành phố, khẳng định thương hiệu “Chè Thái Nguyên” không chỉ trên thị trường trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu và chiếm lĩnh ra thị trường thế giới.

Hoa – cây cảnh: Giai đoạn 2006-2010 đã trển khai thực hiện "Mô hình nhân giống và sản xuất một số loài hoa có giá trị kinh tế cao tại thành phố Thái Nguyên", mô hình đã được triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất 1000 m2 hoa trong nhà lưới và 300 m2 sản xuất hoa ngoài tự nhiên. Kết quả cho thấy mô hình đã cho hiệu quả đạt 263 triệu đồng/ha. Được Hội

đồng nghiệm thu đánh giá cao và đạt loại khá. Hiện tại mô hình đã được ứng dụng mở rộng ra sản xuất. Đến năm 2009 đã nhân rộng được hơn 10.000 m2 sản xuất hoa trong nhà lưới và 30.000 m2 sản xuất ngoài tự nhiên/năm đạt hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập bình quân trên 250 triệu đồng/ha/vụ.

b. Ngành chăn nuôi

Theo số liệu điều tra đến năm 2009, đàn lợn có 48.200 con (trong đó lợn nái 5.302 con); đàn gia cầm có 555.740 con (trong đó gà 486.504 con; vịt, ngan, ngỗng 69.686 con); đàn trâu có 7.304 con; đàn bò có 3.129 con. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.

c. Sản xuất lâm nghiệp

Thành phố đã tiến hành giao đất, giao rừng cho hộ gia đình cá nhân sản xuất và bảo vệ, do đó diện tích đất trống đồi núi trọc của thành phố đã được phủ xanh toàn bộ. Hiện tại thành phố có 2987,92 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất rừng sản xuất là 2002,01ha; rừng phòng hộ là 985,91ha.

d.Hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng sinh thái

Kết quả bố trí sản xuất trên đây đã hình thành nên các vùng sản xuất tập trung theo hướng sinh thái.

Bảng 2. Tình hình phát triển đàn gia súc gia cầm từ 2005 - 2009

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Trâu 7.633 7.519 7.456 7.384 7.304

Bò 1.534 1.572 1.965 2.973 3.129

Lợn 41.290 42.442 45.474 46.203 48.200

Gia Cầm 384.954 433.623 517.753 547.046 555.740

(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên)

Bảng 3. Phát triển diện tích các vùng sản xuất tập trung

Vùng Số phường, xã Diện tích qua các năm (ha) Tốc độ BQ

(%) 2000 2005 2009

Vùng rau an toàn 7 25,5 84 133 11,9

Vùng chè an toàn 6 310 405,5 543 25,9

Vùng cây ăn quả 7 26 41 50 2,7

Vùng thủy sản 3 4,5 16,8 33 3,2

Vùng hoa – cây cảnh 5 21 45 76 6,1

(Nguồn : Phòng Kinh tế TPTN, tổng hợp)

Page 59: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Văn Thơ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 51 - 57

54

Về cơ bản, các vùng sản xuất tập trung được hình thành trên cơ sở chuyển đổi diện tích trồng lúa và trồng các loại cây trồng không hiệu quả thành các vùng chuyên môn hóa như hoa, rau, chè, nuôi trồng thủy sản…Hầu hết các vùng sản xuất tập trung được hình thành sau năm 2000, trong đó rõ nét nhất là sự chuyển đổi và phát triển của ngành sản xuất rau sạch, chè an toàn và nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung kết hợp du lịch, sinh thái được xác định là một trong các hướng phát triển mạnh của nền nông nghiệp sinh thái. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung đã tăng bình quân 3,2%/năm, chè tăng 25,9%, rau sạch tăng 11,9%…Một số vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, chăn nuôi lợn hướng nạc cũng đang được hình thành tuy quy mô còn nhỏ, chủ yếu phát triển rải rác ở các hộ chứ chưa rõ nét thành các trang trại tập trung và tốc độ phát triển chưa cao. Bên cạnh đó, quá trình phát triển các vùng sản xuất tập trung cũng bộc lộ những hạn chế nhất định:

Thứ nhất: Tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp còn chậm. Đến năm 2009, tỷ lệ diện tích hoa tập trung so với tổng diện tích hoa của thành phố chỉ chiếm khoảng 26%, vùng rau an toàn 18,2%, chè an toàn 68,5%. So với chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, các tỷ trọng này phải đạt 65 - 70% đối với hoa, 25 - 30% đối với rau, 55 - 60% với cây ăn quả. Để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020, cần đẩy nhanh tiến độ hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung, nghiên cứu phát triển ở các vùng có tiềm năng nhưng chưa được khai thác triệt để.

Thứ hai: Mặc dù thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhưng cũng kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa các hộ nông dân. Những hộ nông dân thuần nông hoặc không có lợi thế chuyên canh các sản phẩm có giá trị kinh tế cao thì thu nhập rất thấp. Đây là những ảnh hưởng bất lợi đến công bằng xã hội.

Tóm lại, mặc dù việc bố trí sản xuất trong nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên

những năm qua đã bước đầu hướng vào việc hình thành nên các vùng sản xuất hoa, cây cảnh, rau, chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung đồng thời phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh kết hợp theo hướng sinh thái, nhưng trình độ sản xuất và mức độ tập trung hiện tại vẫn chỉ là những tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị. Tuy nhiên, các mô hình trên đây vẫn được đánh giá là các nhân tố cốt lõi, điển hình cho việc phát triển nền nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.

Định hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững phù hợp với đặc thù của thành phố Thái Nguyên

Từ nay đến năm 2020, quỹ đất dành cho phát triển không gian đô thị sẽ rất lớn. Từ thực tiễn kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, thực trạng phát triển nông nghiệp của thành phố thời gian qua, định hướng quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

Nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên sẽ phát triển theo ba vùng nông nghiệp sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của từng vùng. Trong các vùng này sẽ xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung bao gồm: Chè an toàn, Hoa cây cảnh, rau – rau sạch, thủy sản, lợn nạc, gia cầm, du lịch sinh thái và một số mô hình nông lâm kết hợp đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp đô thị sinh thái như sau:

Vùng 1 – Vùng nông nghiệp nội đô

Là vùng nông nghiệp xem kẽ với các khu đô thị trong 10 phường nội thành. Sản phẩm nông nghiệp sinh thái chủ yếu ở vùng này là sản phẩm cảnh quan (công viên, hồ nước, nhà vườn), ngoài ra có thủy sản, rau xanh từ vườn gia đình và một phần hoa - cây cảnh của phường Túc Duyên, Trưng Vương.

Theo quy hoạch không gian và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp của vùng này được xác định còn khoảng 1218 ha nên được sử dụng vào hai mục đích: Thứ nhất, dành khoảng 30 - 35% diện tích để phát triển các khu cây xanh và hồ nước, các khu nhà vườn xen ghép với các đô thị để tạo cảnh

Page 60: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Văn Thơ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 51 - 57

55

quan môi trường, điều hòa khí hậu, kết hợp phát triển thủy sản (phường Phan Đình Phùng, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ), và giao cho các doanh nghiệp quản lý. Vì sản phẩm cảnh quan là hàng hóa công cộng đặc thù, ngoài mục đích môi trường, còn có mục đích kinh doanh nên việc lựa chọn hình thức tổ chức quản lý và huy động nguồn vốn đầu tư cũng phải phù hợp với mục đích sử dụng. Thứ hai, là phần đất còn lại có quy mô nhỏ, phân tán, chia cắt bởi hệ thống đường giao thông, kênh mương thủy lợi, khu đô thị trong quá trình quy hoạch và phát triển thành phố nên được sử dụng để phát triển nông nghiệp của hộ gia đình. Các hộ gia đình làm nông nghiệp sinh thái với các mô hình phố vườn, phố hoa - cây cảnh - động vật cảnh sẽ được phát triển ở đây.

Vùng 2 - Vùng nông nghiệp giáp ranh

Là vùng giáp ranh giữa vùng nội đô, khu đô thị, khu công nghiệp với các phường như: Quang Vinh, Quán Triều, Tân Long, Trung Thành, Hương Sơn, Tân Lập, Đồng Bẩm, Tích Lương, Quyết Thắng. Với vị trí là vùng nông nghiệp giáp ranh, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, đất đai, cũng như để đáp ứng nhu cầu nông sản phẩm và môi trường sinh thái, việc bố trí sản xuất nông nghiệp cho vùng này sẽ hình thành những vành đai nông nghiệp sinh thái bao quanh và đan xen. Các sản phẩm nông nghiệp theo hướng sinh thái của vùng này là hoa - cây cảnh, rau - rau sạch, cây ăn quả. Đồng thời, một số mô hình nông nghiệp kết hợp, các khu nhà vườn và công viên nông nghiệp - du lịch sinh thái cũng sẽ được phát triển ngay trong phạm vi mỗi khu đô thị hoặc đan xen với các khu công nghiệp và các vùng chuyên canh.

Vấn đề tổ chức sản xuất ở vùng này chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ của kinh tế hộ và kinh tế trang trại để phát triển các vùng chuyên canh hoặc các mô hình nông nghiệp kết hợp. Các khu sản xuất liên hoàn, công nghệ cao cũng được bố trí ở đây.

- Vùng rau – rau sạch ở các phường xã: Đồng Bẩm, Trung Thành, Tích Lương, Quang Vinh, Tân Long, Quán Triều: Mở rộng diện tích trồng rau tập trung đến khoảng 1.000 ha, trong đó rau sạch chiếm 70 - 75%, xây dựng

một số vùng sản xuất rau nguyên liệu và một số khu nông nghiệp công nghệ cao ở đây.

- Vùng hoa – cây cảnh ở Cao Ngạn, Hương Sơn, Trung Thành, Tân Thành. Mở rộng diện tích trồng hoa theo quy hoạch, trước hết bù đắp diện tích trồng hoa bị sử dụng vào xây dựng đô thị, cho đến năm 2020 đạt tổng diện tích trồng hoa tập trung khoảng 450 - 500 ha chiếm khoảng 60% tổng diện tích trồng hoa.

Vùng 3- Nông nghiệp truyền thống (Vùng xa đô)

Đây là vùng nông nghiệp vẫn còn giữ tính chất nông nghiệp nông thôn truyền thống của các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Lương Sơn, Phúc Trìu…Vì quỹ đất đai của vùng này tương đối lớn nên đến năm 2020, vùng này sẽ được phát triển với quy mô lớn. Các sản phẩm nông nghiệp của vùng chủ yếu là cây ăn quả, rau - rau sạch, chè đặc sản, hoa chất lượng cao, bò thịt, lợn, gia cầm, thủy sản. Vùng này có điều kiện đất đai và môi trường rất phù hợp cho phát triển các khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần của dân cư đô thị. Tuy nhiên, cần phải có thời gian dài để hình thành đầy đủ những khu nghỉ ngơi này nhưng cần phải có chính sách và xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng một cách đồng bộ.

Các vùng sản xuất sinh thái tập trung chủ yếu sẽ được hình thành để sản xuất các sản phẩm sạch như rau ở Lương Sơn, Cao Ngạn, cây ăn quả ở Phúc Xuân, Thịnh Đức, chè ở Tân Cương, Phúc Xuân, các vùng chăn nuôi bò thịt, ở Tân Cương, Phúc Trìu, Thịnh Đức. Riêng chăn nuôi gia cầm cần chú trọng phát triển nuôi gà ta thả vườn theo quy mô gia đình ở các vùng gò đồi để đáp ứng nhu cầu sản phẩm cao cấp cho người dân, hoặc nuôi bán công nghiệp.

Các mô hình nông nghiệp kết hợp ở vùng 3 chủ yếu là mô hình vườn rừng - vườn quả kết hợp du lịch sinh thái với các công trình như vườn thực vật, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản, gà ta thả vườn...Các mô hình này được phát triển theo quy mô trang trại là chủ yếu.

- Vùng cây ăn quả ở Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức: Phát triển nhanh chóng trong thời gian tới để đến năm 2015 đạt

Page 61: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Văn Thơ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 51 - 57

56

tổng diện tích cây ăn quả tập trung khoảng 1.500 ha, chiếm khoảng 65 - 70% tổng diện tích cây ăn quả toàn thành phố.

- Vùng nuôi trồng thủy sản ở Lương Sơn, Tích Lương, Thịnh Đức: Tiếp tục thực hiện chuyển đổi các chân ruộng trũng hoặc diện tích cấy 1- 2 vụ lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản theo như quy hoạch. Mở rộng diện tích đến năm 2020 đạt khoảng 400 ha nuôi trồng thủy sản tập trung. Đầu tư theo hướng thâm canh cao và từng bước hiện đại hóa nuôi trồng thủy sản trên diện tích hiện có để có thể đạt được giá trị từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm.

- Vùng chăn nuôi lợn hướng nạc, bò và gia cầm ở các xã Tân Cương, Phúc Hà, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Phúc Trìu: Hình thành rõ các vùng sản xuất tập trung tách khỏi khu dân cư, với số đầu con đạt khoảng 23.000 - 40.000 con lợn nạc, 4.000 con bò thịt. Chăn nuôi gia cầm theo hình thức chăn thả hoặc kết hợp nuôi bán công nghiệp với quy mô 200 - 300 con/lứa.

Các mô hình nông nghiệp kết hợp và các khu nông nghiệp du lịch sinh thái có thể đạt được phát triển dựa vào các điều kiện cụ thể của vùng như:

- Mô hình kết hợp lúa - cá - dịch vụ giải trí.

- Mô hình kết hợp cây ăn quả- du lịch sinh thái.

- Mô hình VAC sẽ tiếp tục được phát triển và nhân rộng trong các hộ nông dân thuộc vành đai nông nghiệp sinh thái.

- Mô hình khu công viên nghỉ ngơi, nhà vườn kết hợp phát triển nông nghiệp sinh thái, đô thị và du lịch sẽ được từng bước xây dựng hai bên bờ sông Cầu trong giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn tiếp theo.

* Các giải pháp thực hiện

- Triển khai thực hiện quy hoạch: Công bố công khai quy hoạch phát triển sản xuất nông

nghiệp được duyệt đến các cấp chính quyền và người dân để biết, phối hợp quản lý và thực hiện. Cần xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống, các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi chủ yếu đến các phường, xã.

- Khuyến khích người dân sử dụng các nguồn phân hữu cơ đã qua xử lý vi sinh để tăng màu mỡ cho đất, thân thiện với môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Phát triển mạng lưới tín dụng ở nông thôn ngoại thành phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn;

- Cần có các chính sách đào tạo nghề cho người lao động, thường xuyên mở các lớp tập huấn tìm hiểu về nông nghiệp sinh thái.

KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp CNH- HĐH của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của thành phố Thái Nguyên nói riêng, nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, phù hợp sinh thái. Để phát triển toàn diện cần bố trí quy hoạch nông nghiệp thành phố theo 3 vùng sinh thái (1) vùng nội đô (2) vùng ven đô (3) vùng nông nghiệp truyền thống với các sản phẩm đặc trưng của từng vùng. Bên cạnh đó cần tiếp tục có những giải pháp về cơ chế, chính sách hiệu quả nhằm phát huy và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên , bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và không gian nông thôn của thành phố.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TPTN đến năm 2020. [2]. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất TPTN đến năm 2020. [3]. Báo cáo quy hoạch ngành nông nghiệp thành phố đến năm 2020. [4] Số liệu thống kê của phòng Thống kê thành phố.

Page 62: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63

57

SUMMARY

PLANNING AGRICULTURAL THAI NGUYEN DIRECTIONS TO 202 0 BY URBAN AGRICULTURE ECOLOGY

Le Van Tho1, Nguyen Xuan Thanh2, Nguyen Ngoc Nong1, Ha Anh Tuan3∗

1Thai Nguyen University Agriculture and Forestry, 2Ha Noi University Agriculture, 3Thai Nguyen University

From now until 2020, pace of urbanization in the city of Thai Nguyen will increase by 20-25%, which means a large area of agricultural land being converted to use. To gradually improve the economic efficiency and social - environment, the agricultural zoning of the city until 2020 under the direction of urban ecological agriculture is necessary in order to make the product safe and effective High appropriate environment. Based on the orientation of economic development - the local society, the survey subjects were actually expected the agricultural zoning of the city towards urban ecological agriculture in three areas: (i) the the inner city with the main products are landscape and adjacent areas (ii) with flowers, vegetables, ornamental plants and (iii) areas with traditional agricultural environment of tea, fruit trees, livestock, and tourism VAC calendars combined relaxation. Key words: Planning, agriculture, ecological urban agriculture, ecological.

∗ Tel: 0912 003882, Email: [email protected]

Page 63: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Văn Thơ và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 51 - 57

58

Page 64: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63

59

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG SẮN VÀ PHỤ PHẨM TỪ SẮN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI L ẠI TẠI VI ỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Hưng Quang*

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hiện nay, cây sắn là một cây trồng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam bên cạnh hệ thống các cây lương thực như lúa, ngô và khoai lang. Sắn củ khá giầu năng lượng, nên nó là nguyên liệu sử dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn, gia cầm và đại gia súc. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã thực hiện về việc sử dụng sắn và phụ phẩm từ cây sắn bằng các phương pháp chế biến khác nhau để sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Để tận dụng tốt nguồn phụ phẩm công, nông nghiệp cho chăn nuôi gia súc nhai lại ở nước ta việc nghiên cứu phương pháp chế biến, bảo quản, mức bổ sung, cách thức bổ sung phù hợp và hiệu quả cần tiếp tục được quan tâm đầu tư. Bã sắn là phụ phẩm của quá trình sản xuất tinh bột sắn, chiếm khoảng 45% khối lượng sắn nguyên củ. Theo các kết quả đã nghiên cứu, có thể sử dụng phương pháp ủ chua bã sắn để dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ. Tuy nhiên, bã sắn có hàm lượng protein thô rất thấp nên khi sử dụng cần bổ sung nguồn thức ăn giàu protein để cân đối dinh dưỡng và mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với tổng chất khô trong khẩu phần. Phụ phẩm ngọn, lá sắn được coi là nguồn cung cấp protein sẵn có, rẻ tiền rất tốt cho gia súc nhai lại. Phơi, sấy khô rồi nghiền bột hoặc đem ủ chua là biện pháp bảo quản phù hợp. Theo các kết quả đã nghiên cứu, sử dụng bột lá sắn cho trâu bò ăn ở mức 1 - 1,5kg/con/ngày sẽ cho hiệu quả vỗ béo tốt. Từ khóa: cây sắn, chế biến, bã sắn, dinh dưỡng, gia súc.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì.

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô, Theo số liệu thống kê 2010, tổng diện tích sắn cả nước là 496.200 ha, sản lượng đạt hơn 8,5 triệu tấn. Sắn dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động. Các sản phẩm từ cây sắn bao gồm củ, thân, lá đều được có thể sử dụng được, củ sắn dùng để chế biến tinh bột sắn, sắn lát phơi khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi [6]. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, ∗ Tel:0985588164

gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm…. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo (cellulose), làm nấm, làm củi đun…. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm, dùng để nuôi tằm, nuôi cá, bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê,….

GIÁ TRỊ CỦA CÂY SẮN

Củ sắn và lá sắn là sản phẩm chính từ cây sắn, là nguồn dinh dưỡng có giá trị, tỷ lệ vật chất khô 27,7%; Protein thô 0,9%; Lipit thô 0,4%; dẫn xuất không đạm 24,7%; khoáng tổng số 0,7%; caxi 0,05%; photpho 0,04% và năng lượng trao đổi (ME) 968 Kcal (Viện Chăn nuôi, 2001) [16]. Bột củ sắn là nguồn thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo protein, tỷ lệ các axit amin không cân đối, nghèo methionine và tryptophan, các chất khoáng, vitamin cũng ít. Một loại phụ phẩm từ củ sắn sau khi chế biến là bã sắn, đây là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất tinh bột của các nhà máy chế biến tinh bột sắn, chiếm khoảng

Page 65: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63

60

45% so với khối lượng sắn nguyên củ. Theo Bùi Quang Tuấn (2005) [10], trong bã sắn chứa khoảng 8% tinh bột, 15 - 20% xơ thô. Theo Nguyễn Hữu Văn và cs (2008) [15], khi phân tích hàm lượng các chất trong bã sắn tươi tính theo hàm lượng vật chất khô như sau: giá trị protein thô 3,6%, lipit thô 0,3%; năng lượng thô 4198 Kcal/kg. Hàm lượng HCN là 240mg/kg và pH là 4,21. Việc dự trữ và bảo quản đồng thời làm giảm hàm lượng HCN trong bã sắn để sử dụng trong chăn nuôi cần có các biện pháp phù hợp, hiệu quả.

Lá sắn được coi là nguồn protein lý tưởng, được sử dụng làm thức ăn giàu đạm cho vật nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thưởng (1993) [11], Từ Quang Hiển (1982) [4] hàm lượng protein thô trong vật chất khô của lá sắn tương đối cao, dao động từ 22,6 – 29,9%. Hàm lượng protein biến động tùy theo giống sắn, tuổi thu hoạch, độ phì nhiêu của đất trồng và khí hậu vùng canh tác. Theo Hội chăn nuôi (2003) [7] Thành phần hóa học của bột lá sắn như sau: Vật chất khô 93%; protein thô 16% (16,7 - 39,9%); lipit 5,5% (3,8 - 10,5%); xơ thô 20% (4,8 - 29%); khoáng tổng số 8,5% (5,7 - 12,5%); canxi 1,45%; photpho 0,45%; kẽm 149 mg/kg; mangan 52 mg/kg; sắt 259 mg/kg; đồng 12 mg/kg. Trong lá sắn giàu vitamin C và A, có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu lysine nhưng thiếu methionin. Việc thu hoạch, chế biến, bảo quản và sử dụng lá sắn làm thức ăn cho gia súc sẽ tận dụng được nguồn protein khá lớn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong cho người nông dân.

Trong các bộ phận của cây sắn có chứa độc tố axit xianhydric (HCN) hình thành do thủy phân xyanogen glucoside (C6H17O6N), chất này gây độc cho cơ thể con người và động vật nói chung. Tùy theo từng giống sắn, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN chứa trong các bộ phận thân, lá và củ sắn sẽ khác nhau. Hàm lượng HCN trong củ sắn nhiều hơn trong lá sắn và tập trung ở vỏ, lõi củ. Dựa vào hàm lượng HCN người ta chia ra hai giống sắn:

giống sắn ngọt có chứa khoảng 20 - 30mg/kg củ tươi; giống sắn đắng chứa 60 - 150 mg/kg củ tươi (Mai Thạch Hoành, 2004) [5]. Theo tác giả Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [9] lá sắn càng già thì hàm lượng HCN càng thấp, ở những lá non hàm lượng HCN trong cuống lá cao hơn trong phiến lá, còn trong lá già thì ngược lại. Hàm lượng HCN ở những phiến lá búp là 330 - 790 ppm (khối lượng tươi), ở những lá bánh tẻ là 340 - 1040 ppm và ở những lá già là 210 - 730 ppm. Nồng độ HCN trong củ và lá sắn có thể được giảm đi đáng kể bằng các phương pháp như bóc vỏ, nấu chín, thái lát ngâm nước, muối dưa lá, phơi khô và ủ chua. Khi sử dụng các sản phẩm từ sắn làm thức ăn cho vật nuôi cần áp dụng các biện pháp chế biến phù hợp để làm giảm hàm lượng độc tố và bảo quản nguồn thức ăn này được tốt.

CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM TỪ SẮN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI

Theo số liệu của thống kê của nước ta, năm 2009 số lượng đàn bò là 6,1 triệu con, đàn trâu gần 2,9 triệu con. Định hướng phát triển đến năm 2020 đàn bò sữa đạt khoảng 500 ngàn con, đang bò thịt đạt khoảng 12,5 triệu con, đàn trâu ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con [8]. Để đạt được mục tiêu trên một vấn đề cần được quan tâm giải quyết đó là việc đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò.

Theo thống kê thì diện tích bãi chăn thả ở nước ta rất hạn chế, năng suất cỏ tự nhiên khá thấp (6 - 8 tấn cỏ tươi/ ha/ năm), việc mở rộng diện tích trồng cỏ gặp nhiều khó khăn, cùng với đặc điểm thời tiết có mùa khô và mùa đông kéo dài dẫn tới thiếu thức ăn xanh cho trâu bò. Là một nước sản xuất nông nghiệp, chúng ta có nguồn phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào như rơm lúa, thân cây ngô, dây lạc, dây lang, ngọn lá sắn, ngọn lá mía... Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi [3] lượng phụ phẩm nông nghiệp ước tính hàng năm có khoảng 40 triệu tấn, trong đó rơm khoảng 36,6 triệu tấn, dây khoai lang 0,19 triệu tấn, dây lá lạc 0,45 triệu tấn, ngọn và lá ngô 0,62

Page 66: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63

61

triệu tấn, lá sắn 0,19 triệu tấn, ngọn lá mía 3,0 triệu tấn…nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ chiếm khoảng 18% (7,5 triệu tấn) còn lại trên 32,5 triệu tấn chưa được sử dụng cho chăn nuôi, chưa tận dụng tốt nguồn phụ phẩm này thông qua chế biến, dự trữ để cung cấp cho gia súc.

Việc nghiên cứu các biện pháp chế biến, dự trữ rất cần được thực hiện và phổ biến cho người chăn nuôi. Tận dụng nguồn phụ phẩm từ cây sắn là bã sắn và thân lá sắn để chăn nuôi gia súc nhai lại cũng đã được nhiều nhà khoa học ở nước ta nghiên cứu và đạt được một số kết quả có ý nghĩa nhất định, là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu và phát huy được lợi thể của phụ phẩm trong chăn nuôi.

* Chế biến và sử dụng bã sắn: Ủ chua là phương pháp đã được nhiều tác giả nghiên cứu để chế biến và bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại [12]. Theo các tác giả Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, 2001 [2] khi chế biến sắn bằng phương pháp ủ chua đã làm giảm rõ rệt hàm lượng độc tố. Nếu lá sắn tươi hàm lượng HCN là 862,5 mg/kg VCK thì ủ chua chỉ còn 32,5 mg/kg VCK; bột khô chỉ còn có 90,2 mg/kg VCK. Theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EC) thì hỗn hợp cho gia súc chỉ được phép chứa thấp hơn 60 mg HCN. Như vậy, rõ ràng phương pháp ủ chua đã làm giảm mạnh mẽ lượng HCN.

Theo Nguyễn Hữu Văn và cs (2008)[15], khi nghiên cứu ủ chua bã sắn để làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì ủ với công thức 0,5% muối + 3% rỉ mật, hoặc 0,5% muối + 3% cám gạo có thể bảo quản bã sắn và làm giảm đáng kể hàm lượng HCN sau 21 ngày ủ nên có thể sử dụng một lượng lớn bã sắn ủ trong khẩu phần mà không gây độc. Tuy nhiên, theo các tác giả do bã sắn tươi có hàm lượng protein thô rất thấp nhưng có giá trị năng lượng tương đối cao, vì vậy khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại cần thiết phải bổ sung nguồn thức ăn giàu protein để cân đối năng lượng và protein cho nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ và cho sản xuất. Theo các tác giả Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn (2006)

[10], khi sử dụng khẩu phần có 10kg bã sắn ủ chua và 0,75 kg cám đỗ xanh để vỗ béo bò thịt đã cho tăng trọng tương đối cao 656,0 - 682,2 g/con/ngày so với lô đối chứng là 728,9g/con/ngày với khẩu phần thí nghiệm có thức ăn tinh. Theo các tác giả Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả, 2008 [7] khi nghiên cứu về mức bổ sung bã sắn ủ chua với khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng là rơm lúa thì mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với tổng chất khô khẩu phần, và việc bổ sung các loại thức ăn giàu protein thực trong khẩu phần là rất cần thiết để đảm bảo khả năng tiêu hóa thức ăn và môi trường trong dạ cỏ.

* Chế biến và sử dụng lá sắn: Theo các tác giả Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [15], Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, 2001 [2], phương pháp băm nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô rồi nghiền thành bột là một biện pháp chế biến để có thể bảo quản, dự trữ và làm giảm hàm lượng độc tố trong lá sắn rất tốt, hơn nữa có thế thực hiện với một khối lượng lá sắn khá lớn. Ủ chua lá sắn để dự trữ và bảo quản cũng cho kết quả tốt, theo tác giả Bùi Văn Chính, 1995 [1] khi thí nghiệm ủ chua lá sắn thì hàm lượng HCN chỉ còn 32,5 ppm trong vật chất khô.

Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Trịnh Văn Trung và cs, 2007 [13] khi nghiên cứu bổ sung mức 0,5, 1,0 và 1,5 kg/con/ngày bột lá sắn trong khẩu phần ăn của trâu tơ là cỏ xanh và rơm ủ urê nuôi trong vụ đông xuân đã cho kết quả là mức tăng trọng của trâu tăng dần theo khối lượng bột sắn bổ sung trong khẩu phần, tương ứng là 594 g/con/ngày, 589 g/con/ngày, 444 g/con/ngày và thấp nhất là lô đối chứng 389 g/con/ngày. Và để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất các tác giả cũng khuyến cáo nên bổ sung bột lá sắn ở mức 1kg/con/ngày tương ứng với 17% vật chất khô trong khẩu phần là phù hợp. Theo tác giả Vũ Văn Tý, 2002 [14] khi sử dụng lá sắn ủ chua để vỗ béo trâu tơ với mức bổ sung là 1,4; 2,8; 4,2 kg/con/ngày trong khẩu phần ăn là rơm khô và cỏ hỗn hợp thì có mức tăng trọng tương ứng sau 90 ngày là 34,42 kg/con; 42,58

Page 67: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63

62

kg/con và 45,75 kg/con còn ở lô đối chứng là 27,33 kg/con. Kết quả vỗ béo trên đàn trâu già với mức bổ sung là 3 và 5,5 kg/con/ngày cho khối lượng tăng là 36,5 kg/con và 39,0 kg/con, ở lô đối chứng là 29,0 kg/con.

Như vậy, việc sử dụng phụ phẩm từ sắn trong chăn nuôi gia súc nhai lại sẽ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền ở địa phương, góp phần giải quyết vấn đề cạnh tranh nguồn thức ăn giàu protein để cung cấp cho gia súc nhai lại, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi nhất là các hộ nông dân. Các tác giả đã đưa ra khuyến cáo khi sử dụng bổ sung bã sắn cho khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng là rơm lúa thì không nên bổ sung quá 40% trong khẩu phần, còn đối với bột lá sắn khi sử dụng để vỗ béo thì bổ sung ở mức 1,0 – 1,5 kg/con/ngày vào khẩu phần thì sẽ mang lại hiệu quả vỗ béo tốt.

KẾT LUẬN

Cây sắn là cây trồng đem lại năng suất, sản lượng cao hiện nay ở Việt Nam. Sắn không chỉ là một loại cây lương thực, cây thực phẩm mà loại cây công nghiệp để tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh bột....phục vụ ngành chế biến. Ngoài các sản phẩm chính ra, chế biến sắn sẽ tạo ra một lượng phụ phẩm lớn giúp ngành chăn nuôi. Tuy giá trị dinh dưỡng của chúng không cao nhưng cũng đem lại hiệu quả tích cực cho chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy rằng vấn đề nghiên cứu mức bổ sung, cách thức bổ sung và đưa ra các phương pháp chế biến thích hợp nhằm nâng cao khả năng tận dụng và cải thiện giá trị dinh dưỡng của nguồn phụ phẩm sử dụng trong chăn nuôi vẫn cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu để phát huy tối đa khả năng tiêu hóa của gia súc nhai lại và nguồn phụ phẩm công nông nghiệp ở nước ta hiện nay. ‘’

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Văn Chính (1995), Nghiên cứu, chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và nguồn thức ăn sẵn có ở nông thôn. Tuyển tập NCKH (69 - 95), Nxb Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Hà Nội. [2]. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001), Kết quả nghiên cứu chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng

của một số phụ phẩm nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam cho trâu, bò, Hội thảo về dinh dưỡng gia súc nhai lại, Hội Chăn nuôi Việt Nam. [3]. Cục Chăn nuôi Phát triển gia súc lớn, Việt Nam cơ hội và thách thức/77 – Hội thảo phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam, 2009 [4]. Từ Quang Hiển, Nghiên cứu sử dụng lá sắn vào chăn nuôi lợn. KHKT Vi ện Chăn nuôi – Hà Nội 4/1983. [5]. Mai Thạch Hoành (2004), Kỹ thuật thâm canh sắn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. [6]. Hội Chăn nuôi Việt Nam (2003), Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [7]. Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả (2008), “Ảnh hưởng của mức bổ sung bã sắn ủ chua đến lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa và một số chỉ số môi trường dạ cỏ của cừu được nuôi bằng rơm lúa” Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 46, 2008. [8]. Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. [9]. Phạm Sỹ Tiệp (1999), Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số giống sắn ở trung du và miền núi phía Bắc, ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến thành phần hóa học của củ, lá và khả năng sử dụng bột sắn để vỗ béo lợn F1 (ĐB x MC), Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. [10]. Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn (2006), “Sử dụng bã sắn ủ chua với cám đỗ xanh để vỗ béo bò thịt” , Tạp chí Khoa học nông nghiệp, số 2, 2006. [11]. Nguyễn Văn Thưởng (1993), Thức ăn cho gia súc, gia cầm – Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. [12]. Bùi Quang Tuấn (2005), “Nghiên cứu ủ chua bã sắn làm thức ăn dự trữ cho trâu bò”, Tạp chí Chăn nuôi, số 9, 2005. [13]. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh, Nguyễn Công Định (2007), “Bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần cỏ xanh và rơm ủ urê nuôi trâu tơ trong vụ đông xuân”, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 5, 2007. [14]. Vũ Văn Tý (2002), Ảnh hưởng của bổ sung lá sắn ủ chua đến tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng sinh trưởng và vỗ béo trâu tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên. [15]. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả, Bùi Văn Lợi(2008), “Đánh giá giá trị dinh dưỡng của bã sắn công nghiệp ủ chua với các phụ gia để làm thức ăn cho gia súc nhai lại” . Tạp chí Khoa học, ĐH Huế, số 46, 2008. [16]. Viện Chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 68: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Lan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 65 - 69

63

SUMMARY

CURRENT USE OF CASSAVA AND CASSAVA BY-PRODUCTS FOR RUMINANT IN VIETNAM

Nguyen Thi Hong Hanh and Nguyen Hung Quang∗

College of Agriculture and Forestry - TNU

In Vietnam cassava is one of the most important food crops, besides rice, maize and sweet potato. Cassava root is a high energy feed material. It is considered as good nutrition supply for pig, poultry and ruminant. Some researches have been focussing on processing and using of cassava and cassava by-products as animal feed. To make a good use source of by-products of industrial and agricultural production for ruminants in our country, a number of methods such as processing, storage, additional levels, additional appropriate manner and efficiency need continue to be important of investments have been investigated. Cassava bagasse is a by-product of cassava starch production process, which accounts for about 45% of the volume of raw cassava tubers. According to some research results, it could be ensiled of cassava bagasse and stored for ruminants feeding. However, cassava bagasse is very low crude protein content which ought to be supplemented with high-protein source to balance the level of nutrition and the supplementation should not exceed 40% of total dry matter in the diet. By-products: tops and cassava leaves are high availability of protein source, which is cheap and good for ruminants. They could be dried, dry crushed then grounded or ensiled for preservation and use. According to some research results, using cassava leaf meal for cattle at 1 to 1.5 kg/head /day would be good for fattening effect. Key words: Cassava, Processing, Cassava residue, Nutrition, Livestock.

∗ Tel: 0985588164

Page 69: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Lan và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 65 - 69

64

Page 70: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Lan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 65 - 69

65

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ NƯỚC DỪA ĐẾN SINH KHỐI MÔ SẸO CÂY TRINH N Ữ HOÀNG CUNG (Crinum latifolium L.,)

Vũ Thị Lan1, Quách Thị Liên2, Nguyễn Đức Thành2

1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Công nghệ Sinh học

TÓM TẮT Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về nuôi cấy thu nhận sinh khối mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung và định tính ancaloit trong các mẫu mô sẹo thu được. Mô sẹo sau khi tạo khoảng 50 ngày, được cắt thành các miếng nhỏ có kích thước khoảng 0,7cm x 0,7cm, trọng lượng khoảng 0,35- 0,40 g, cấy lên các môi trường nuôi cấy sinh khối khác nhau có nền môi trường cơ bản là MS, sucrose 30 g/l, agar 7 g/l, bổ sung kết hợp NAA 2mg/l với BAP ở các nồng độ khác nhau (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc kinetin (nồng độ 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc nước dừa ( nồng độ 10; 20; 30; 40 %). Kết quả thu được cho thấy: Môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng mô sẹo để thu sinh khối là: SB1(MS + 2 mg/l NAA + 0,5 mg/l BAP) và SB2 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l BAP); SK6 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l kinetin) và SK7 (MS + 2mg/l NAA + 1,5 mg/l kinetin); SN9 (MS + 2mg/l NAA + 10% nước dừa) và SN10 (MS + 2mg/l NAA + 20% nước dừa). Bước đầu đã định tính phát hiện có ancaloit trong các mẫu mô thu được. Từ khoá: Ancaloit, cây Trinh nữ hoàng cung, môi trường, nuôi cấy, sinh khối mô sẹo.

∗ MỞ ĐẦU

Hiện nay, các nhà khoa học đang rất quan tâm đến các ứng dụng thực tiễn của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để tổng hợp các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học. Những năm gần đây, cây Trinh nữ hoàng cung (TNHC) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học cả ở trong nước và nước ngoài vì các tính năng dược học quan trọng của nó. Đó là các tính năng chữa bệnh như phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới và u xơ tử cung ở phụ nữ, đặc biệt là khả năng chống ung thư [8], [9], [12]. Trinh nữ hoàng cung đang trở thành cây thuốc rất có giá trị trong việc điều trị chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Vì vậy, nhu cầu về số lượng và chất lượng nguyên liệu để sản xuất thuốc đối với cây thuốc này ngày càng tăng.

Ở Việt Nam, để tăng nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến thuốc ở qui mô công nghiệp, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng phương pháp nuôi cấy in vitro vào việc nhân giống Trinh nữ hoàng cung và nhận được những kết quả khả quan, góp phần giải quyết nhu cầu nguồn nguyên liệu [1], [3].

∗ Tel: 091 4504250, Email: [email protected]

Hiện nay, không chỉ các tác giả ngoài nước mà đã có nhiều công trình khoa học, các bài báo của các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và xác định tương đối đầy đủ về thành phần hoá học của cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam [4], [6], [7], [10],[11]. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu quy trình nuôi cấy mô tế bào cây Trinh nữ hoàng cung để thu nhận sinh khối và phân tích các chất có hoạt tính sinh học trong mô chưa được quan tâm.

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả về ảnh hưởng của sự tổ hợp các chất điều hòa sinh trưởng và nước dừa đến sinh khối mô sẹo thu được từ mẫu củ cây Trinh nữ hoàng cung và kết quả ban đầu về định tính ancaloit trong các mẫu mô sẹo thu được bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật li ệu

Cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L., thuộc họ Thuỷ tiên Amaryllidaceae do Viện Dược liệu cung cấp.

Phương pháp

- Phương pháp nuôi cấy sinh khối mô sẹo: Nguồn nguyên liệu, phương pháp tạo mô và môi trường tạo mô sẹo được công bố theo

Page 71: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Lan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 65 - 69

66

Quách Thị Liên và cs, 2005 [5]. Mô sẹo được cắt thành các miếng nhỏ có kích thước khoảng 0,7 cm x 0,7 cm và trọng lượng khoảng 0,35 - 0,4g cấy lên các môi trường nuôi cấy mô sẹo khác nhau với nền môi trường cơ bản là MS, đường sucrose 30 g/l, agar 7 g/l và bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) với các nồng độ khác nhau.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Các môi trường nuôi cấy thu nhận sinh khối được kí hiệu từ SB1-SN12, chia làm 3 nhóm: kí hiệu SB1 - SB4: MS bổ sung 2 mg/l NAA kết hợp với BAP (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l); kí hiệu SK5 - SK8: MS bổ sung 2 mg/l NAA kết hợp với kinetin (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l); kí hiệu SN10 – SN12: MS bổ sung 2mg/l NAA kết hợp với nước dừa (10; 20; 30; 40%)

Mỗi công thức môi trường tiến hành theo dõi trên 10 bình tam giác 250 ml. Mỗi bình cấy 4 mẫu mô. Nuôi cấy trong phòng tối. Sau khoảng thời gian 120 ngày thu sinh khối, cân trọng tươi của mô (g/bình). Mô sẹo sau khi thu được sấy khô ở 40 - 50 0C đến trọng lượng không đổi.

- Phương pháp sắc kí lớp mỏng

Định tính alcaloid trong mô sẹo bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng theo Bùi Thị Bằng [2].

Khảo sát dịch chiết: Hoà tan mẫu nghiên cứu trong dung môi chiết. Dùng mao quản hút mẫu chấm lên bản mỏng tráng sẵn Silicagel DC- Alufoluen 60 F254 (Merck 5554). Để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Đưa vào hệ dung môi CHCl3: MeOH (9:1) để sắc kí. Hiện kết quả trên bản mỏng bằng thuốc thử Dragendof.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu tạo mô sẹo từ củ Trinh nữ hoàng cung của tác tác Quách Thị Liên và cộng sự cho thấy hai loại auxin nghiên cứu là NAA và 2.4D đều có tác dụng tốt tới khả năng tạo mô sẹo và sự sinh trưởng phát triển của mô sẹo [5]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy sự có mặt của 2,4D trong môi trường kích thích sự nhân nhanh và kéo dài tế bào lại ít kích thích sự sản xuất các chất trao đổi thứ cấp bằng IAA và NAA. Mặt khác, 2,4D là chất có khả năng gây ung thư nên được hạn chế dùng hoặc dùng với lượng rất nhỏ.

Bảng 1. Ảnh hưởng của tổ hợp các chất ĐHST và nước dừa đến đặc điểm hình thái và sinh trưởng, phát triển mô sẹo cây TNHC.

Môi trường

NAA (mg/l)

BAP (mg/l)

Kinetin (mg/l)

Nước dừa (%) Đặc điểm hình thái và sinh trưởng, phát triển mô sẹo

SB1 2 0,5 Mô sinh trưởng tốt. Khối mô to, rắn chắc, có màu xanh lục. Hầu hết các mô tạo rễ to SB2 2 1,0

SB 3 2 1.5 Mô sinh trưởng tốt, rắn, màu xanh nhạt. Số mô tạo rễ ít

SB4 2 2,0 Mô sinh trưởng chậm. Khối mô nhỏ, màu xanh nhạt.

SK5 2 0,5 Mô sinh trưởng chậm. Khối mô đen và nhỏ.

SK6 2 1,0 Mô sinh trưởng tốt. Khối mô có dạng hạt to, rắn chắc, màu xanh nhạt. Một số mô tạo nhiều rễ nhỏ. SK7 2 1,5

SK8 2 2,0 Mô sinh trưởng chậm. Khối mô nhỏ, màu xanh nhạt, ít rễ.

SN9 2 10 Mô sinh trưởng tốt. Khối mô to, có dạng hạt to màu xanh nhạt, rắn chắc. Một số mô tạo rễ to. SN10 2 20

SN11 2 30 Mô sinh trưởng chậm. Khối mô nhỏ có màu xanh nhạt

SN12 2 40 Ban đầu mô sùi trắng sau thâm đen và ngừng sinh trưởng.

Page 72: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Lan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 65 - 69

67

Các thí nghiệm được chúng tôi bố trí trên nền môi trường cơ bản: MS + 30 g/l sucrose + 7% agar + 2mg/l NAA và bổ sung kết hợp với các chất ĐHST là BAP hoặc kinetin hoặc nước dừa ở các nồng độ khác nhau. Kết quả thu được trình bày ở bảng 1 và 2.

Kết quả thu được cho thấy: hầu hết các môi trường nuôi cấy bổ sung kết hợp 2 mg/l NAA với BAP hoặc kinetin hoặc nước dừa mô sẹo đều sinh trưởng và phát triển tốt, khối mô to, rắn chắc, có màu xanh lục, vàng nhạt hoặc trắng sáng ngà. Quá trình sinh trưởng và phát triển của mô sẹo có sự liên quan mật thiết với sự phân hóa và phát sinh hình thái rễ. Ở những môi trường mô sẹo không tạo rễ, khối mô sẹo thường nhỏ, sinh trưởng chậm và nhanh già, thâm đen. Điều này hoàn toàn phù hợp vì nuôi cấy mô sẹo thường có xu hướng biệt hoá cơ quan tạo rễ hoặc chồi.

Hình thái mô sẹo cây TNHC được chia làm ba loại sau:

a) Mô sẹo màu xanh lục, khối mô to, xốp, và phân hoá nhiều rễ to. Loại mô này đặc trưng cho các môi trường bổ sung kết hợp với BAP (SB1 và SB2).

b) Mô sẹo có màu vàng nhạt hoặc trắng sáng ngà, khối mô sẹo to, rắn chắc, có nhiều rễ nhỏ. Loại mô này đặc trưng cho các môi trường bổ sung kết hợp với kinetin (SK5, SK6)

c) Khối mô sẹo to, dạng hạt, rắn chắc, có màu xanh lục và ít tạo rễ. Loại mô này đặc trưng cho các môi trường bổ sung kết hợp với nước dừa (SN9, SN10).

Hình 1. Mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung

(a) Rễ to; b) Rễ nhỏ; c) Không tạo rễ)

Kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy sinh khối mô sẹo thu được trên cả ba nhóm môi trường bổ sing tổ hợp các chất ĐHST khác nhau đã có sự khác biệt nhau rõ rệt. Tỉ lệ NAA/ BAP và NAA/ nước dừa khác nhau có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển mô sẹo, do vậy sinh khối mô sẹo thu được có sự dao động lớn từ 4,26 g/bình đến 31,66 g/bình sau 120 ngày nuôi cấy.

Bảng 2. Ảnh hưởng của các chất ĐHST và nước dừa đến sinh khối mô sẹo cây TNHC

Môi tr ường Tr ọng lượng tươi của mô (g/ bình)

Ban đầu Sau 120 ngày Tăng so với ban đầu (lần)

SB1 1,55 ± 0,09 26,5 ± 5,02 17,1

SB2 1,67 ± 0,55 31,66 ± 3,24 18,96

SB 3 1,45 ± 0,17 17,64 ± 5,30 12,17

SB 4 1,53 ± 0,23 5,68± 3,02 3,712

SK5 1,66 ± 0,44 7,02 ± 3,35 4,229

SK6 1,40 ± 0,21 22,59 ± 7,13 16,14

SK7 1,62 ± 0,63 24,88 ± 4,73 15,36

SK8 1,43 ± 0,25 5,02 ± 2,44 3,51

SN9 1,44 ± 0,17 23,26 ± 4,45 16,15

SN10 1,58 ± 0,26 24,3 ± 6,40 15,38

SN11 1,40 ± 0,11 10,99 ± 5,78 7,85

SN12 1,44 ± 0,18 4,21 ± 1,86 2,924

Page 73: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Lan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 65 - 69

68

Đối với các môi trường MS bổ sung kết hợp 2mg/l NAA với BAP (môi trường từ SB1 đến SB4): Mô sẹo sinh trưởng và phát triển rất tốt và đồng đều ở giai đoạn đầu, sau đó tốc độ sinh trưởng của các môI trường mới có sự chênh lệch nhau. Sau 120 ngày nuôi cấy, sinh khối mô sẹo đạt cao ở môi trường SB1và SB2, lần lượt đạt 26,57 và 31,66 g/bình tăng 17,1 và 18,96 so với ban đầu. Sinh khối mô sẹo giảm dần ở các môi trường SB3 và SB4.

Đối với các môi trường MS bổ sung kết hợp 2mg/l NAA với kinetin (môi trường từ SK5 đến SK8): Mô sẹo sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, tuy nhiên giữa các môi trường khác nhau trọng lượng mô sẹo thu được có sự chênh lệch nhau. Sau 120 ngày nuôi cấy, sinh khối mô sẹo đạt cao và tương đương nhau ở môi trường SK6 và SK7, lần lượt đạt 22,58 và 22,48 g/ bình tăng 16,14 và 15,36 lần so với ban đầu.

Đối với các môi trường MS bổ sung kết hợp 2mg/l NAA với nước dừa (môi trường SN10 –SN12): Mô sẹo đều sinh trưởng tốt ở giai đoạn đầu, sau đó mới có sự khác biệt giữa các môi trường. Môi trường SN9 và SN10, mô sinh trưởng và phát triển khá tốt, trọng lượng mô đạt được sau 120 ngày nuôi cấy lần lượt là: 23,26g và 24,30g.

Định tính alcaloid trong mô nuôi cấy

Sinh khối mô sẹo sau khi thu, được sấy khô và bảo quản để tiến hành các phân tích định tính ancaloit.

Quy trình chiết alcaloid như trình bày ở phần phương pháp. Sau khi chiết, chúng tôi tiến hành chạy sắc kí lớp mỏng (SKLM) với hệ dung môi CHCl3: MeOH (9:1) đối với 12 mẫu sẹo thu được từ các thí nghiệm nuôi cấy sinh khối.

Sắc kí đồ SKLM của các môi trường SB1- SN12 trên hình 2 cho thấy: hầu hết các mẫu mô đều có 1 phân đoạn màu da cam đậm tương đương với Rf của mẫu chuẩn (Rf = 0,6). Điều này chứng tỏ các mẫu mô sẹo nuôi cấy đều có chứa các hợp chất ancaloit. Ngoài

ra, các mẫu mô sẹo còn có nhiều hơn từ 2-3 phân đoạn có Rf khác nhau nhưng do chưa được tinh sạch nên chưa tách biệt rõ ràng và ở dạng vết mờ.

Hình 2. Sắc ký đồ SKLM, C: mẫu chuẩn; kí hiệu

từ 1-12 là thứ tự các công thức SB1- SN12.

Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để lựa chọn môi trường nuôi cấy đặc hiệu và tìm ra phương pháp tinh sạch nguyên liệu cho phương pháp SKLM đạt kết quả tốt hơn.

KẾT LUẬN

Môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng mô sẹo để thu sinh khối từ củ cây Trinh nữ hoàng cung là:

- Môi trường SB1(MS + 2 mg/l NAA + 0,5 mg/l BAP) và SB2 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l BAP)

- Môi trường SK6 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l kinetin) và SK7 (MS + 2mg/l NAA + 1,5 mg/l kinetin);

- Môi trường SN9 (MS + 2mg/l NAA + 10% nước dừa) và SN10 (MS + 2 mg/l NAA + 20% nước dừa).

Phương pháp sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi CHCl3 : MeOH (9:1) thích hợp cho việc định tính alcaloid trong mô cây Trinh nữ hoàng cung nuôi cấy in vitro. Bước đầu đã định tính phát hiện có alcaloid trong các mẫu mô thu được

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Tạ Như Thục Anh, Phạm Văn Hiển (1998), ” Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.)”, Tạp chí Dược liệu, 3 (1), tr.13 – 16.

Page 74: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Lan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 65 - 69

69

[2]. Bùi Thị Bằng (2006), Các phương pháp sắc ký, Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, CI, Phần IV: Các phương pháp hoá lý ứng dụng trong phát triển và kiểm nghiệm dược liệu, NXB khoa học và kỹ thuật, tr.493 – 607. [3]. Nguyễn Văn Bằng, Vũ Đoan Trang, Nguyễn Thị Thu Hằng (1997), ”Bước đầu nghiên cứu cây Hoàng cung trinh nữ (Crinum Latifolium L) - Một cây thuốc có khả năng chữa bệnh ung thư”, Tạp chí Dược học, số 3, tr. 7-9. [4]. Võ Thị Bạch Huệ, Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, Ngô Vân Thu, Delome Frederic Daniel F, Michel Bechi (1999),”Khảo sát alcaloid chiết từ lá cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L., Amaryllidaceae) bằng kỹ thuật sắc kí ghép với khối phổ (GC- MS)”, Tạp chí Dược học, Số 4, tr.9-11. [5]. Quách Thị Liên, Vũ Thị Lan, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Đức Thành (2005),” Nuôi cấy mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, số 3 (3), 353-362. [6]. Nguyễn Thị Minh, Trần Bạch Dương, Nguyễn Tuấn Anh, Phan Tống Sơn (1997), ” Đóng góp vào việc nghiên cứu các alcaloid của cây Tỏi lơi lá rộng (Crinum latifolium L.) của Việt Nam, Tạp chí HH & CNHC, số 3, tr. 13 - 16.

[7]. Mai Đình Trị, Nguyễn Công Hào (2005), Phenylpropanoit và flavonol glycosides được cô lập từ lá tươi Trinh nữ hoàng cung (Crinum Latifolium L.)”, Tạp chí Hoá học, 43(2), 162-164. [8]. Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Kamenarska Z,, Bankova V., Popop S., Zvetkova E., Katzarovo E., Lê Mai Hương (2001),“ Hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn alcaloid từ cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L. Amaryllidaceae)”, Tạp chí Dược học, số 11, 21 -23. [10]. Trần Văn Sung, Trịnh Phương Liên (1997), “M ột số kết quả ban đầu về nghiên cứu thành phần hoá học cây Trinh nữ hoàng cung”, Tạp chí Hoá học, Số 1, 64-65. [11]. Elgorashi E.E., Drewes S.E., Johannes Van Staden (1999), “Alcaloids from Crinum bulbispermum”, Phytochemistry, 52, pp.533-536. [12]. Ghosal S., Sain K.S., Razdan S. (1985), “Crinum alcaloids: their chemistry and biology”, Phytochemistry, 24(10), 2141-2156. [9]. Phan Tống Sơn, Trần Bạch Dương, Phan Minh Giang, Nguyễn Thị Minh, Walter C. Taylor (2001), Nghiên cứu các alcaloid từ củ cây náng lá rộng (Crinum latifolium L., Amaryllidaceae) của Việt Nam“, Tạp chí Hoá học, Số 3, 83-88.

SUMMARY EFECT OF GROWTH REGULATOR COMBINATION AND COCONUT M ILK ON CALLUS BIOMASS OF (Crinum latifolium L.,)

Vu Thi Lan 1∗, Quach Thi Lien2, Nguyen Duc Thanh2

1College of Sciences - TNU, 2Institute of Biotechnology

Nowaday, scientists are interested in the practical aspects of plant tissue culture technology in order to biosynthesis of variety of natural compounds or bioactive compounds. In this paper, the results on callus biomass culture of Crinum latiffolium L. are presented. Callus formation affer 50 days having certain size and weight was used for callus biomass culture experiments. Callus pieces were cultured on MS medium containing 30 g/l sucrose, 7 g/l agar and added 2,0mg/l NAA in combination with BAP, kinetin and coconut milk. Affter 120 culture days, the obtained results indicated that the suitable media for callus biomass cultures were SB1and SB2 medium (MS added 2,0 mg/l NAA + 0,5 mg/l or 1,0 mg/l BAP); SK6 and SK7 medium (MS added 2,0 mg/l NAA + 1,0mg/l or 1,5mg/l kinetin); SN9 and SN10 medium (MS added 2,0 mg/l NAA + 10% coconut milk or 20% coconut milk). The method of thin layer chromatography used with solvent system CHCl3: MeOH (9:1) was suitable for qualification of alkaloid and early qualitative results showed that the alkaloid was presented in callus tissue biomass. Key words: Alcaloid, callus biomass, culture, Crinum latifolium L., medium.

∗ Tel: 091 4504250, Email: [email protected]

Page 75: Tập 82 - 06 - 2011

Vi Thị Đoan Chính và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 65 - 69

70

Page 76: Tập 82 - 06 - 2011

Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76

71

NGHIÊN CỨU TÁCH CHI ẾT VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH CH ẤT CỦA CHẤT KHÁNG SINH TỪ 2 CHỦNG XẠ KHUẨN HT28 VÀ K4

Vi Th ị Đoan Chính*, Tr ịnh Ngọc Hoàng, Liễu Thị Phương, Hoàng Thị Bích Luân

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có hoạt tính kháng sinh (HTKS) cao, có hoạt phổ rộng được sử dụng trong các thí nghiệm để nghiên cứu tách chiết chất kháng sinh (CKS) và xác định các tính chất của chất kháng sinh. Để tách chiết chất kháng sinh của chủng HT28 từ sinh khối, ethanol là dung môi cho hiệu quả cao nhất, để tách chiết CKS từ dịch ngoại bào thì iso-butanol cho hiệu quả cao hơn. Đối với chủng K4, để tách chiết chất kháng sinh từ cả sinh khối và dịch ngoại bào, iso-butanol và ethanol đều cho hiệu quả cao. Khả năng hoà tan trong dung môi của các CKS tốt nhất ở pH = 3. Một số tính chất của CKS của chủng HT28 và K4 đã được nghiên cứu: chất kháng sinh của chủng HT28 thuộc loại kém bền với nhiệt độ, CKS của chủng K4 thuộc loại bền với nhiệt độ. Chất kháng sinh của cả 2 chủng HT28 và K4 đều thuộc loại bền trong pH. Dịch chiết kháng sinh vẫn giữ được hoạt tính trong dải pH từ 3 ÷ 9.

Từ khóa: chất kháng sinh, chủng, dịch chiết kháng sinh, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng, ẩm, mưa nhiều nên có tỷ lệ bệnh nhiễm trùng khá cao, vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh là khá lớn. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả chữa bệnh của thuốc kháng sinh, Việt Nam đang phải đối đầu với hiện tượng kháng thuốc ngày càng gia tăng của các vi sinh vật (VSV) gây bệnh. Theo nhiều nghiên cứu tại một số bệnh viện lớn của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ các VSV kháng lại với các kháng sinh thông thường luôn cao hơn 30% [6]

Đứng trước một thực trạng như vậy, để khắc phục hiện tượng kháng thuốc, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục tìm kiếm phát hiện ra các kháng sinh mới. Trong số các VSV sinh kháng sinh, xạ khuẩn là nhóm có nhiều tiềm năng nhất. Trong số các chất kháng sinh hiện đã biết, có tới hơn 80% là có nguồn gốc từ xạ khuẩn. Vì vậy, xạ khuẩn được xem là nguồn tài nguyên quý để tìm kiếm các kháng sinh mới. ∗ Tel: 0987 123 606; Email: [email protected]

Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 phân lập được ở Thái Nguyên, có hoạt tính kháng sinh cao, có hoạt phổ rộng, đặc biệt là có khả năng kháng được một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Hai chủng này đã được chúng tôi tuyển chọn và nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hoá [1]. Trong bài báo này, chúng tôi tiếp tục thông báo các kết quả nghiên cứu tách chiết CKS và một số tính chất của CKS từ 2 chủng HT28 và K4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu

- 2 chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có HTKS cao, có hoạt phổ rộng, được chọn ra trong số các chủng xạ khuẩn phân lập được ở Thái Nguyên.

- VSV kiểm định: là trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa ATCC 10145) do Viện Kiểm nghiệm – Bộ Y tế cung cấp.

Phương pháp

- Xác định HTKS: theo phương pháp thỏi thạch để sơ tuyển xạ khuẩn và phương pháp đục lỗ để sàng lọc xạ khuẩn.

Page 77: Tập 82 - 06 - 2011

Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76

72

- Tách chiết CKS bằng các dung môi hữu cơ: dịch lên men sau khi loại bỏ sinh khối, bổ sung dung môi hữu cơ (tỷ lệ 1 : 1). Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh bằng phương pháp đục lỗ.

- Xác định khả năng bền nhiệt của CKS: xử lý dịch kháng sinh thô ở các nhiệt độ khác nhau trong thời gian: 20 phút, 40 phút và 60 phút. Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh bằng phương pháp đục lỗ.

- Xác định khả năng bền với pH của CKS: xử lý dịch kháng sinh thô ở các pH khác nhau từ 3 ÷ 9 trong thời gian 10 phút, sau chỉnh pH = 7. Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh bằng phương pháp đục lỗ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tách chiết chất kháng sinh

Khả năng hoà tan của chất kháng sinh trong các dung môi khác nhau là một yếu tố cần được chú ý để thu nhận kháng sinh. Tuy nhiên, độ hoà tan của chất kháng sinh rất khác nhau trong các loại dung môi. Để xác định được dung môi thích hợp cho việc tách chiết chất kháng sinh của xạ khuẩn, chúng tôi nuôi xạ khuẩn trên các môi trường lên men thích hợp. Dịch kháng sinh thô được chiết bằng 6 loại dung môi khác nhau. HTKS của dịch chiết được xác định bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể hiện trên bảng1.

Bảng 1. HTKS của dịch chiết từ sinh khối và dịch ngoại bào

TT

Dung môi hữ cơ

HTKS của chủng HT28

(D-d, mm)

HTKS của chủng K4

(D-d, mm)

Sinh khối Dịch ng. bào Sinh khối Dịch ng. bào

1 Etyl acetate 14,2 ± 0,2 13,5 ± 0,2 18,3 ± 0,3 24,4 ± 0,8

2 Iso-butanol 15,6 ± 0,6 18,0 ± 0,3 24,8 ± 0,3 29,7 ± 1,0

3 Methanol 14,4 ± 0,7 13,7 ± 0,6 21,2 ± 0,2 26,3 ± 1,0

4 n-propanol 13,7 ± 0,6 14,1 ± 1,1 22,8 ± 0,6 25,2 ± 0,8

5 Ethanol 19,6 ± 0,7 12,2 ± 0,1 21,5 ± 0,6 28,5 ± 0,7

6 Acetone 16,3 ± 0,3 16,3 ± 0,6 23,3 ± 0,6 24,3 ± 0,7

Hình 1. Hoạt tính của dịch chiết kháng sinh từ chủng HT28 ở các pH khác nhau

1.Etyl axetate 2. Iso-butanol 3. Metanol

4. n-propanol 5. Etanol 6. Aceton

Page 78: Tập 82 - 06 - 2011

Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76

73

Hình 2. Hoạt tính của dịch chiết kháng sinh chủng K4 ở các pH khác nhau

1.Etyl acetate 2. Iso-butanol 3. Methanol

4. n-propanol 5. Etanol 6. Aceton

Kết quả trên bảng 1 cho thấy, CKS của 2 chủng nằm trong cả sinh khối và dịch ngoại bào. Cả 6 loại dung môi trên đều có thể sử dụng để tách chiết CKS. Đó đều là những dung môi thường dùng, có tính hoà tan tốt và ít độc.

Đối với chủng HT28, để tách chiết CKS từ sinh khối, ethanol là dung môi cho hiệu quả cao nhất, dịch chiết bằng dung môi này có hoạt lực khá cao (19,6 mm). Nhưng để tách chiết kháng sinh từ dịch ngoại bào thì iso-butanol lại cho hiệu quả cao hơn.

Đối với chủng K4, trong 6 loại dung môi sử dụng, iso-butanol cho hiệu quả cao nhất. Dịch kháng sinh thô chiết bằng iso-butanol có hoạt lực khá cao, đặc biệt là dịch chiết từ dịch ngoại bào có hiệu số vòng vô khuẩn (VVK) tới 29,7 mm. Ngoài iso-butanol, có thể sử dụng ethanol để tách chiết CKS từ sinh khối. Theo kết quả của nhiều nghiên trước đã công bố, có nhiều loại dung môi được sử dụng để tách chiết CKS từ xạ khuẩn [2][3][5]. Tuy nhiên, việc sử dụng loại dung môi nào là thích hợp lại tuỳ thuộc vào bản chất hoá học của từng loại CKS.

Khả năng hoà tan của CKS trong dung môi còn phụ thuộc vào pH. Để xác định pH cho

hiệu quả tách chiết CKS cao nhất, chúng tôi tiến hành tách chiết CKS từ dịch ngoại bào trong 6 loại dung môi trên ở các ph = 3, pH = 7 và pH = 10. Kết quả thể hiện trên hình 1 và hình 2 cho thấy, cả 2 chủng HT28 và K4, ở pH = 3, dịch chiết đều có hoạt lực cao hơn so với dịch chiết trong các dung môi có pH = 7 và pH = 10. Điều này đã chứng tỏ khả năng hoà tan trong dung môi của các CKS tốt nhất trong môi trường axit (pH = 3).

Ngoài ra, một điểm cần lưu ý là pH của môi trường cũng có ảnh hưởng đến việc CKS đi ra ngoài môi trường nhiều hay tích tụ trong sinh khối nhiều [4]. Vì vậy, để tách chiết CKS từ 2 chủng HT28 và K4 có hiệu quả, nên tách chiết ở trong môi trường axit.

Khả năng bền nhiệt của CKS

Để xác định khả năng bền nhiệt của CKS, chúng tôi tiến hành nuôi xạ khuẩn trên môi trường lên men thích hợp. Thu dịch kháng sinh thô để xử lý với nhiệt độ ở 4 mức nhiệt độ khác nhau: 40oC, 70oC, 80oC và 100oC trong các khoảng thời gian: 20 phút, 40 phút và 60 phút. Xác định hoạt tính của dịch chiết bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể hiện trên bảng 2.

Page 79: Tập 82 - 06 - 2011

Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76

74

Bảng 2. HTKS của dịch kháng sinh thô sau khi đã xử lý với nhiệt độ

Thời gian

xử lý

Ký hi ệu chủng

Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)

40oC 70oC 80oC 100oC

20 phút HT 28 20,8 ± 0,6 19,3 ± 0,7 19,0 ± 0,4 18,9 ± 0,5

K4 19,5 ± 0,7 19,2 ± 0,3 18,8 ± 0,1 18,3 ± 0,4

40 phút HT 28 20,5 ± 0,2 19,2 ± 0,8 18.1 ± 0,5 14,4 ± 0,5

K4 19,5 ± 0,5 19,0 ± 0,1 18,7 ± 0,1 18,3 ± 0,1

60 phút HT 28 17,4 ± 1,1 17,3 ± 0,6 15,0 ± 0,4 5,4 ± 0,9

K4 19,5 ± 0,7 19,0 ± 0,4 18,7 ± 0,1 18,1 ± 0,4

(Đối chứng của chủng HT 28: 20,8 ± 1,2. Đối chứng của chủng K4: 22,7 ± 0,2)

a. Chủng HT 28 b. Chủng K4

Hình 3. HTKS của dịch chiết ở các nhiệt độ khác nhau

Kết quả trên đã chứng tỏ, độ bền với nhiệt độ của CKS chủng HT 28 và K4 có sự khác nhau rất rõ rệt.

Chủng HT28: HTKS giảm rất nhanh theo nhiệt độ xử lý. Ở 40oC trong 20 phút, HTKS hầu như không thay đổi và có giảm nhẹ khi kéo dài thời gian xử lý lên 60 phút, nhưng ở 100oC trong 60 phút, hoạt tính đã giảm xuống rất nhanh, chỉ còn khoảng 25% so với đối chứng (hình 3 a).

Chủng K4: HTKS hầu như không thay đổi theo thời gian xử lý. Khi tăng nhiệt độ xử lý từ 40oC đến 100oC, hoạt tính có giảm dần, nhưng mức độ giảm không nhiều. Đặc biệt, ở 100oC với thời gian xử lý 60 phút, HTKS của dịch chiết vẫn còn khoảng 80% so với đối chứng (hình 3 b)

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trước về khả năng bền nhiệt của CKS, trong đó có CKS xạ khuẩn đã công bố có nhiều CKS rất bền với nhiệt độ, ở 70oC trong thời gian 60 phút, HTKS vẫn hầu như không thay đổi, thậm chí, ở 100oC và kéo dài tới 60 phút, HTKS vẫn còn khoảng 50% hoặc chỉ giảm đi đôi chút [2][3].

Tuy nhiên, bên cạnh cũng có nhiều CKS không có khả năng bền nhiệt, chỉ mới hơn 50oC, HTKS đã bị giảm hoặc mất hoàn toàn [5].

Như vậy, so sánh với các kết quả nghiên cứu trước, CKS chủng HT28 thuộc loại kém bền với nhiệt độ. Vì vậy, việc tách chiết, sử dụng và bảo quản CKS này nên ở nhiệt độ dưới 70oC để đảm bảo hoạt lực của CKS. CKS chủng K4 thuộc loại bền nhiệt. Đây là một

Page 80: Tập 82 - 06 - 2011

Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76

75

tính chất rất thuận lợi cho việc tách chiết, tinh chế và bảo quản CKS.

Khả năng bền với pH của CKS

Khả năng bền vững của CKS với pH là một đặc điểm đáng chú ý vì điều này không chỉ có ý nghĩa trong công nghệ tách chiết mà còn có ý nghĩa trong ứng dụng. Để xác định khả năng bền với pH của CKS, chúng tôi nuôi 2 chủng HT28 và K4 trên môi trường lên men thích hợp. Thu dịch kháng sinh thô và điều chỉnh pH để có các mức pH từ 3 ÷ 9 và giữ ở nhiệt độ phòng trong 10 phút, sau đó điều chỉnh về pH = 7. HTKS của dịch chiết được xác định bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể hiện trên bảng 3 và hình 4.

Kết quả trên bảng 4 cho thấy, dịch kháng sinh của cả 2 chủng vẫn giữ được hoạt tính ở trong dải pH từ 3 ÷ 9 trong thời gian 10 phút đã chứng tỏ: các CKS này đều có khả năng bền với pH. Dịch chiết kháng sinh từ chủng HT28 có hoạt lực mạnh nhất ở pH = 7, hơi giảm dần trong các môi trường axit và kiềm. Tuy nhiên, mức độ giảm không nhiều. Chủng K4, dịch chiết kháng sinh có hoạt lực mạnh nhất ở pH = 6, giảm dần trong môi trường có pH từ 7 đến 9 và giảm mạnh hơn trong môi trường có pH từ 5 đến 3. Kết quả này đã chứng tỏ CKS của chủng K4 bền vững hơn trong môi trường kiềm và axit nhẹ.

Khả năng bền vững của các CKS với pH rất khác nhau và phụ thuộc vào bản chất hoá học của từng CKS. Nhiều CKS có độ mẫn cảm cao với axit, vì vậy sẽ bị mất hoạt tính kháng khuẩn ở trong môi trường axit. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn, đặc biệt là khi dùng các loại thuốc kháng sinh qua đường miệng, dịch dạ dày có pH = 1,5 – 2,0 có thể sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Song, ngược lại, có những CKS lại bị giảm hoặc mất hoạt tính trong môi trường kiềm.

Bảng 3. Khả năng bền với pH của dịch KS

pH Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)

Chủng HT28 Chủng K4

3 15,8 ± 0,5 14,6 ± 0,8

4 17,1 ± 0,3 14,8 ± 0,7

5 17,6 ± 0,5 15,1 ± 0,4

6 17,6 ± 0,8 25,8 ± 0,6

7 19,1 ± 0,1 20,1 ± 0,1

8 18,0 ± 0,1 19,6 ± 0,6

9 17,0 ± 0,2 18,4 ± 0,8

Như vậy, từ các kết quả trên cho thấy, CKS từ 2 chủng HT28 và K4 thuộc loại bền với pH. Đây là một đặc điểm rất lợi thế trong công nghệ thu hồi, tinh chế CKS, đồng thời mở rộng khả năng ứng dụng của các CKS này.

Hình 4. HTKS của dịch chiết ở các pH khác nhau

Page 81: Tập 82 - 06 - 2011

Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76

76

KẾT LUẬN

1. Chất kháng sinh của 2 chủng HT28 và K4 nằm cả trong sinh khối và dịch ngoại bào. Trong số 6 loại dung môi hữu cơ được sử dụng để tách chiết CKS, đối với chủng HT28, ethanol là dung môi để tách chiết CKS từ sinh khối và iso-butanol là dung môi để tách chiết CKS từ dịch ngoại bào cho hiệu quả cao nhất. Đối với chủng K4, iso-butanol và ethanol là 2 dung môi cho hiệu quả cao nhất để tách chiết CKS từ sinh khối và dịch ngoại bào. Khả năng hoà tan của các CKS trong dung môi tốt nhất ở pH = 3.

2. Chất kháng sinh của chủng HT28 thuộc loại kém bền với nhiệt độ, ở 100oC trong 60 phút, hoạt tính giảm chỉ còn khoảng 25%. CKS của chủng K4 thuộc loại bền nhiệt, ở 100oC trong 60 phút, hoạt tính vẫn còn khoảng 80%.

3. Chất kháng sinh của cả 2 chủng HT28 và K4 thuộc loại bền với pH. Dịch chiết kháng sinh vẫn giữ được hoạt tính trong dải pH từ 3 ÷ 9.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]] .Vi Thị Đoan Chính, Trịnh Ngọc Hoàng, Liễu Thị Phương (2010), “Hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn phân lập ở Thái Nguyên với một số chủng Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa” Tạp chí Khoa học & Công nghệ, tập 66, số 4, 2010. [2]. Bùi Thị Việt Hà (2006), Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, 2006. [3]. Lê Gia Hy (1994), Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh đạo ôn và thối cổ rễ phân lập ở việt nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, 1994. [4]. Lê Gia Hy, Khuất Hữu Thanh, (2010), Cơ sở công nghệ vi sinh vật và ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam. [5]. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Hoàng Thị Kim Hồng (2009): Nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh phân lập từ đất trồng hoa màu ở Thừa Thiên Huế. Hội nghị CNSH toàn quốc 2009. [6]. Nguyễn Thị Vinh và Cs.(2006), Báo cáo hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2005. Thông tin Dược lâm sàng, số 7, tr.15-18.

SUMMARY

STUDY ON EXTRACTION AND PROPERTY OF ANTIBIOTIC FROM TWO ACTINOMYCETES STRAINS HT28 AND K4

Vi Thi Doan Chinh ∗∗∗∗, Trinh Ngoc Hoang, Lieu Thi Phuong, Hoang Thi Bich Luan

The College of Sciences - Thai Nguyen University

Two actinomycetes strains HT28 and K4 with strong antibiotic activity and wide activated range were used for antibiotic extracted and determined experiments. To extracted antibiotic of HT28 strain from biomass, ethanol was the most suitable, to extracted antibiotic from culture perilymph, Isobutanol was more suitable. With K4 strain, both isobutanol and ethanol were more effective. Antibiotic was dissolved in solutions at pH 3. Some antibiotic properties such as stable ability in pH and temperature were determined, K4’s antibiotic was stable in temperature condition but HT28’s was not. The antibiotic of 2 strains were stable in pH condition. Extracted antibiotic solution keep activity in pH range 3 – 9. Key words: antibiotic, strain, antibiotic extracted solution, antibiotic activity, actinomycetes.

∗ Tel: 0987 123 606; Email: [email protected]

Page 82: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82

77

TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THU ỐC Ở XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Thị Yến1*, Lê Ngọc Công2, Đỗ Hữu Thư3, Nguyễn Thị Hải Yến1

1Trường Đại học Khoa học - ĐHTN, 2Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN,

3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TÓM TẮT Xuân Sơn là một trong 4 xã miền núi thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, với diện tích tự nhiên chỉ với 6.548 ha, nhưng số lượng các taxon thực vật thống kê được ở đây khá phong phú và đa dạng (530 loài), trong đó có nhiều loài cây thuốc có giá trị. Kết quả điều tra thực địa về tính đa dạng nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là cây thuốc), chúng tôi đã thống kê được 530 loài, 382 chi và 134 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Licopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta). Trong số đó có 323/530 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 60,94%) tổng số loài thống kê được. Sự đa dạng nguồn dược liệu ở đây thể hiện ở số lượng các taxon, sự phân bố trong nhiều sinh cảnh khác nhau và về giá trị sử dụng trong chữa trị bệnh. Từ khoá: Xuân Sơn, Vườn Quốc gia, taxon, thực vật bậc cao có mạch, dược liệu.

∗ MỞ ĐẦU

Xuân Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), tổng diện tích đất tự nhiên 6548 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 60%.

Xã Xuân Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động từ 220C - 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 - 2000 mm. Đó là những điều kiện thuận lợi để thảm thực vật rừng phát triển.

Trên địa bàn xã có 2 dân tộc chính là người Dao và người Mường, sống phân bố trong 5 xóm (Cỏi, Lấp, Dù, Lạng và Lùng Mằng). Nguồn sống chính của cộng đồng dân cư ở đây là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước, nhưng chủ yếu vẫn là canh tác nương rẫy truyền thống và khai thác nguồn tài nguyên rừng.

Để góp phần đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn tài nguyên cây có ích ở xã Xuân Sơn làm cơ sở định hướng cho công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật, chúng tôi đã tiến hành điều tra, phân loại các nhóm thực vật quan trọng ở xã Xuân Sơn.

∗ Tel: 0912804990

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra trong dân: Phỏng vấn, ghi chép giá trị và cách thức sử dụng các loài cây, thu thập mẫu vật, chụp ảnh các mẫu vật dùng làm thuốc do người dân cung cấp.

- Phương pháp điều tra thực địa:

+ Cùng người dân địa phương đi khảo sát, thu thập mẫu trên tất cả các lối đi trong làng và trong vườn.

+ Tiến hành các tuyến điều tra và lập các ô tiêu chuẩn để thu mẫu (theo Nguyễn Nghĩa Thìn 2007 và Hoàng Chung 2006).

- Định loại, xác định tên khoa học theo sách: “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991, 1993); “Thực vật chí Việt Nam tập 1 – 16”; “Từ điển cây thuốc” của Võ Văn Chi (1996); “Danh lục thực vật Việt Nam tập II (2003), tập III (2005)”.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tuy diện tích khu vực nghiên cứu chỉ 6548 ha, nhưng số lượng các taxon thực vật thống kê được ở đây khá phong phú và đa dạng, có 530 loài, 382 chi và 134 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có 323/530 loài được sử dụng làm thuốc, chiếm

Page 83: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82

78

60,94% tổng số loài thống kê được. Sự đa dạng nguồn dược liệu ở đây thể hiện ở số lượng các taxon, sự phân bố trong nhiều sinh cảnh khác nhau và về giá trị sử dụng.

Sự đa dạng về số lượng các taxon

- (Bảng 1).

Từ số liệu bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ loài có giá trị làm thuốc so với tổng số loài thực vật thu được ở khu vực nghiên cứu khá cao: 76,86% tổng số họ, 67,80% tổng số chi và 60,94% tổng số loài.

Sự đa dạng các taxon cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật

Sự phân bố các taxon cây thuốc trong rừng tự nhiên

Rừng tự nhiên là nơi mà môi trường ít bị biến đổi, đất còn tốt, độ ẩm cao, do đó có nhiều

loài thực vật ưa ẩm và chịu bóng tồn tại. Ở đây đã thống kê được đại diện của 5 ngành thực vật (Bảng 2).

Số liệu ở bảng 2 cho thấy: 3 ngành chỉ có 1 họ, 1 chi và 1 loài là: ngành Quyết lá thông (Psilotophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta). Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 họ (chiếm 7,50%), 5 chi (chiếm 8,47%) và 6 loài (chiếm 9,09%). Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài lớn nhất: 34 họ (chiếm 85%), 51 chi (chiếm 86,33%) và 57 loài (chiếm 86,36%).

Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cây bụi

Thảm cây bụi ở đây là thảm thực vật thứ sinh, nó được hình thành do rừng bị khai thác cạn kiệt, lặp đi lặp lại nhiều lần. Số lượng các họ, chi và loài của thực vật làm thuốc được trình bày ở bảng 3.

Bảng 1. So sánh tỷ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài thực vật ở KVNC

TT Ngành thực vật Họ cây

thuốc/Họ thực vật

Tỷ lệ (%)

Chi cây thuốc/Chi thực vật

Tỷ lệ (%)

Loài cây thuốc/Loài thực vật

Tỷ lệ (%)

1 Quyết lá thông (Psilotophyta) 1/1 100 1/1 100 1/1 100

2 Thông đất (Licopodiophyta) 1/2 50 1/3 33,33 1/4 25

3 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1/1 100 1/1 100 1/1 100

4 Dương xỉ (Polypodiophyta) 6/11 54,54 7/13 53,84 11/19 57,89

5 Thông (Pinophyta) 1/2 50 1/3 33,33 1/3 33,33

6 Mộc lan (Magnoliophyta) 93/117 79,48 248/361 68,69 308/502 61,35

6.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 77/98 78,57 209/295 70,84 261/411 63,50

6.2. Lớp Hành (Liliopsida) 16/19 21,43 39/66 29,16 47/91 36,50

Tổng cộng 103/134 76,86 259/382 67,80 323/530 60,94

Bảng 2. Sự phân bố các taxon cây thuốc ở Rừng tự nhiên tại KVNC

TT Ngành thực vật

Họ Chi Loài

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số

lượng Tỷ lệ (%)

1 Quyết lá thông (Psilotophyta) 1 2,50 1 1,70 1 1,52

2 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 2,50 1 1,70 1 1,52

3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 3 7,50 5 8,47 6 9,09

4 Thông (Pinophyta) 1 2,50 1 1,70 1 1,52

5 Mộc lan (Magnoliophyta) 34 85,00 51 86,33 57 86,36

5.1.Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 27 79,41 35 68,62 37 64,91

5.2.Lớp Hành (Liliopsida) 7 20,59 16 31,38 20 35,09

Tổng cộng 40 100 59 100 66 100

Page 84: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82

79

Bảng 3. Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC

TT Ngành thực vật

Họ Chi Loài

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Thông đất (Licopodiophyta) 1 1,61 1 0,70 1 0,60

2 Dương xỉ (Polipodiophyta) 4 6,45 4 2,82 5 3,01

3 Mộc lan (Magnoliophyta) 57 91,94 137 96,48 160 96,39

3.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 52 91,23 124 90,51 149 93,13

3.2. Lớp Hành (Liliopsida) 5 8,77 13 9,49 11 6,87

Tổng cộng 62 100 142 100 166 100

Bảng 4. Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC

TT Ngành thực vật

Họ Chi Loài

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%) Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Dương xỉ (Polipodiophyta) 2 6,25 2 2,74 2 2,33

2 Thông đất (Licopodiophyta) 1 3,13 1 1,37 1 1,16

3 Mộc lan (Magnoliophyta) 29 90,62 70 95,89 83 96,51

3.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 27 93,10 62 88,57 76 91,57

3.2. Lớp Hành (Liliopsida) 2 6,90 8 11,43 7 8,43

Tổng cộng 32 100 73 100 86 100

Số liệu ở bảng 3 chỉ ra rằng: Tổng số họ là 62, tổng số chi là 142, tổng số loài là 166. Đáng chú ý là đại diện của ngành Quyết lá thông (Psilotophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta), không có mặt ở thảm cây bụi. Điều này có thể giải thích do môi trường ở đây nhiều ánh sáng, độ ẩm thấp, đất xấu không thích hợp cho sự phát triển của chúng.

Sự phân bố các taxon cây thuốc ở thảm cỏ

Thảm cỏ ở vùng này phân bố rải rác, đó là kiểu thảm thứ sinh nhân tác. Nó được hình thành do quá trình tàn phá rừng lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều năm (khai thác gỗ, củi đến mức cạn kiệt kết hợp với chăn thả gia súc tự do của người dân). Thảm cỏ là giai đoạn gần cuối cùng (chỉ trước bán sa mạc và sa mạc) của quá trình diễn thế suy thoái. Số lượng các taxon được trình bày ở bảng 4.

Từ số liệu bảng 4 cho thấy: Cũng như ở thảm cây bụi, ở đây không có đại diện của ngành

Quyết lá thông (Psilotophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta). Nhiều nhất là đại diện của ngành Mộc lan với 29 họ, 70 chi và 83 loài. Tuy nhiên số lượng taxon ở tất cả các bậc đều ít hơn so với chúng ở rừng và thảm cây bụi.

Sự đa dạng về giá trị sử dụng

Cây cỏ ở đây được người dân sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Chỉ tính riêng 22 loài trong số 323 loài cây thuốc được đề cập ở bảng 5 cũng đã dùng để chữa được 40 loại bệnh khác nhau. Không những nhiều loài được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, mà ngay 1 loài cũng có thể chữa được nhiều bệnh. Ví dụ loài Sòi tía (Sapium discolor) có thể dùng để chữa táo bón, viêm thận phù thủng, xơ gan cổ trướng, lở loét, mụn nhọt ngoài da. Loài Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria) dùng để chữa bệnh mụn nhọt, đinh râu, lở ngứa, khớp sưng đau, mắt sưng đỏ, bệnh về gan, v.v…

Page 85: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82

80

Page 86: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82

81

Page 87: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82

82

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Y tế (1983), Danh liệu Việt Nam (thuốc dân tộc), tập II, Nxb Y học, Hà Nội. [2]. Đỗ Huy Bích và cs (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Nxb KH&KT, Hà Nội. [3]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. [4]. Hoàng Chung (2006), Phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5]. Phạm Hoàng Hộ (1992, 1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I -III, Motreal.

[6]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

[7]. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. [8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9]. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003, 2005), Danh lục thực vật Việt Nam, tập II (2003), tập III (2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

SUMMARY THE DIVERSITY OF MEDICINAL PLANT RESOURCE IN XUAN SON COMMUNE - TAN SON DISTRICT - PHU THO PROVINCE

Nguyen Thi Yen1∗, Le Ngoc Cong2, Do Huu Thu3, Nguyen Thi Hai Yen1

1 College of Science - TNU, 2College of Education - TNU 3Institute of Biologycal Ecology and Resources

Xuan Son, one of four highland communes, belongs to Xuan Son National Park. It has only 6.548 hectares of national forest but has numerous listed plant taxons (530 species) with many valuable medicinal plant. In the resuilt of plant diversity investigation, we counted 530 species, 382 genus, 134 families in 6 phyla vascular higher plants: Psitophyta, Licopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pynophyta, Magnoliophyta. In there, 323/530 species are used to medicine (gains 60.94 percentage in all counted species). The diversity of medicinal resoure is exhibited in taxons, distribution and in treated value . Key words: Xuan Son, National Park, Taxon, Phyla vascular higher plants, medicinal.

∗ Tel: 0912804990

Page 88: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Mai và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 83 - 89

83

TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TRONG CÁC TRẠNG THÁI TH ẢM THỰC VẬT PHỤC HỒI TỰ NHIÊN TẠI XÃ NGỌC THANH, TH Ị XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Ma Thị Ngọc Mai1*, Chu Văn Bằng1, Lê Đồng Tấn2

1Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TÓM TẮT Đã ghi nhận hệ thực vật tại xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc có 457 loài, thuộc 324 chi và 115 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 1 họ 1 chi 2 loài, ngành Mộc tặc (Equisetophyta) có 1 họ 1 chi 1 loài; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6 họ 19 chi 31 loài; ngành Hạt trần (Pinophyta) có 2 họ 2 chi 4 loài; ngành Hạt kín (Magnoliophyta) có 105 họ 301 chi 419 loài, trong đó lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 87 họ 258 chi 359 loài, lớp Hành (Liliopsida) có 18 họ 43 chi 60 loài. Có 10 họ giàu loài (họ có từ 10 loài trở lên, 16 họ đạt từ 5 chi trở lên, và 4 chi có từ 5 loài trở lên. Đã xác định 6 nhóm dạng sống với phổ dạng sống như sau: 45,39% Ph + 8,55% Ch + 14,47% Hm + 8,77% Cr + 8,55 Th + 8,55Pp. Thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu gồm có: rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp; rừng tre nứa thuần loại; rừng tre nứa hỗn giao với cây gỗ lá rộng; thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới có cây gỗ hai lá mầm mọc rãi rác; thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới có hay không có cây gỗ chịu hạn; thảm cỏ thấp không dạng lúa có hay không có cây gỗ chịu hạn. Từ khóa: đa dạng thực vật bậc cao, các kiểu thảm thực vật, thảm thực vật xã Ngọc Thanh, đa dạng thành phần loài.

∗ MỞ ĐÂU

Ngọc Thanh là một xã miền núi thuộc thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, nằm giáp gianh với vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo. Phần lớn diện tích trong khu vực trước đây đã từng được che phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới rất đa dạng và phong phú, nhưng cho đến nay chúng đã bị phá hủy và suy thoái nghiêm trọng, nhiều nơi đã trở thành đất trống đồi núi trọc hay các trạng thái thảm cây bụi, thảm cỏ. Do vị trí địa lý và địa hình, nên thảm thực vật ở xã Ngọc Thanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ và là nguồn nước duy nhất cung cấp cho hồ Đại Lải - một công trình thủy lợi, đồng thời là một cảnh quan du lịch đã được qui hoạch phát triển trong những năm tới. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là hết sức cần thiết. Với mục tiêu đó, chúng tôi đã thực hiện điều tra nghiên cứu nhằm đánh giá thành

∗ Tel:0982014762

phần và hiện trạng thảm thực vật phục vụ cho việc qui hoạch và xác định giải pháp lâm sinh phục hồi rừng. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bày một số kết quá đã đạt được về tính đa dạng của hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC). Tuyến điều tra được xác định theo phương pháp điển hình cho từng kiểu thảm thực vật. Trên tuyến điều tra, thống kê tất cả cây gỗ (d>5cm) trong phạm vi 4m, cây có d<5cm trong phạm vi 2m, cây thân thảo và thảm tươi trong phạm vi 1m ở hai bên tuyến. OTC có diện tích 400m 2 (20x20m) và 2000m 2 (40x50m) tùy thuộc vào từng kiểu thảm thực vật. Thu tiêu bản để giám định tên tại phòng thí nghiệm. Tên loài cây được xác định theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [3] và được chỉnh lý theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” (2000) và “Danh lục thực vật Việt Nam”

Page 89: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Ma và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 83 - 89

84

(2003). Sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) [8] để phân loại thảm thực vật. Kết hợp sử dụng các chỉ tiêu về hệ số tổ thành loài để phân biệt các quần xã (ưu hợp) thực vật (Thái Văn Trừng, 2000) [7].

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

Ngọc Thanh là một xã nằm trên vùng bán sơn địa ở phía Bắc huyện Mê Linh nay là thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích đất tự nhiên 7731,14ha, trong đó đất nông nghiệp có 1832,22ha, đất lâm nghiệp 4007,31ha, đất chuyên dùng 866,53ha, đất ở 94,52 ha và đất chưa sử dụng 930,56ha. Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, phía Tây giáp Vườn Quốc gia Tam Đảo và phía Nam giáp thị trấn Xuân Hòa thị xã Phúc Yên.

Địa hình: Khu vực nghiên cứu là núi đất, phần kéo dài của dãy núi Tam Đảo về phía đông; địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, độ cao trung bình 100m, độ dốc 15-20 0

Thổ nhưỡng: Trên vùng đồi núi có hai loại chính là đất Feralit mùn vàng đỏ, phát triển trên đá mẹ macma axit kết tinh chua Riolit, Daxit, Gralit và đất Feralit đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau. Ngoài ra còn có đất phù sa và dốc tụ phân bố dọc theo các suối ở độ cao dưới 100m.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình 2000 - 2100mm/năm tập trung chủ yếu trong tháng 7 và tháng 8 (chiếm khoảng 60% tổng lượng mưa cả năm); số ngày mưa trung bình 190 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình năm 27-28oC, nhiệt độ thấp nhất 10-120C (tháng 1), nhiệt độ cao nhất 27-28oC (tháng 6). Độ ẩm không khí trung bình 80%. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm).

Trong khu vực có 2 suối chính: Suối Thanh Lộc bắt nguồn từ khu vực Hang Giơi chảy qua thôn Thanh Lộc, Đồng Tâm, Đồng Trầm và đổ

vào hồ Đại Lải. Suối Quân Boong bắt nguồn từ khu vực Quân Boong chảy qua thôn Đồng Tâm và Đồng Trầm rồi đổ vào hồ Đại Lải.

Tính đa dạng về thành phần loài

Trong báo cáo tổng kết trình bày tại Hội thảo “Qui hoạch phát triển trạm đa dạng sinh học Mê Linh giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030”, Vũ Xuân Phương (2009) đã đưa ra con số thống kê về hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) – một địa điểm có diện tích 170,3ha nằm liền kề với xã Ngọc Thanh là 1165 loài thuộc 611 chi 147 họ, trong đó có đến 39 loài quí hiếm, 618 loài làm thuốc, 71 loài làm rau ăn, 66 loài cho quả và hạt ăn được, 52 loài làm cảnh, 28 loài cho tinh dầu và 14 loài dùng đan lát. Điều đó cho thấy hệ thực vật trong khu vực là khá đa dạng và phong phú. Đối với xã Ngọc Thanh, trên diện tích 4007,31ha đất lâm nghiệp, rộng hơn Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh 23,52 lần về diện tích, nhưng bước đầu chúng tôi chỉ ghi nhận 457 loài, thuộc 324 chi và 115 họ thực vật bậc cao có mạch, thấp hơn rất nhiều (chỉ bằng 39,14% về số loài, 52,86% về số chi và 77,55% về số họ) so với hệ thực vật của Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) như trong báo cáo đã nêu. So sánh danh sách loài của hai địa điểm, chúng tôi thấy rằng sở dĩ hệ thực vật của Trạm Mê Linh (Vĩnh Phúc) nhiều hơn là do đối tượng thống kê rộng hơn bao gồm cả cây trồng, cây nông nghiệp, lâm nghiệp, vườn nhà, vườn rừng, v.v.... Còn với hệ thực vật tại xã Ngọc Thanh, với mục đích nghiên cứu phục vụ cho việc qui hoạch phát triển vốn rừng, nên chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng là những loài cây mọc trong các trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên trên đất đã qui hoạch cho lâm nghiệp, do đó số lượng loài cây ít hơn. Chúng tôi cho rằng nếu mở rộng đối tượng nghiên cứu thì chắc chắn hệ thực vật tại xã Ngọc Thanh sẽ còn phong phú và đa dạng hơn nhiều so với con số đã thống kê.

Số liệu bảng 1 cho thấy do nằm trong miền địa lý thực vật “Đông Bắc và Bắc Trung Bộ”, nên hệ thực vật tại địa điểm nghiên cứu gồm các yếu tố khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa khá đa dạng với các

Page 90: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Mai và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 83 - 89

85

họ đặc trưng: họ Đậu (Fabaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Re (Lauraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Sổ (Dilleniaceae)… Trong thành phần còn có các yếu tố di cư từ phía nam lên như các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Gạo (Bombacaceae)…

Bảng 1. Tổng hợp số taxon (họ, chi, loài) trong hệ thực vật xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

TT Tên taxon Số chi Số loài

Lycopodiophyta

1 Selaginellaceae 1 2

Equisetophyta

2 Equisetaceae 1 1

Polypodiophyta

3 Adiantaceae 3 8

4 Aspleniaceae 7 19

5 Cyatheaceae 2 2

6 Gleichenieaceae 1 1

7 Polypodiaceae 3 5

8 Shizaeaceae 2 4

Pinophyta

9 Gnetaceae 1 2

10 Pinaceae 1 2

Magnoliophyta

Dicotyledoneae

11 Acanthaceae 4 6

12 Aceraceae 1 1

13 Actinidiaceae 2 3

14 Alangiaceae 2 2

15 Altigiaceae 1 1

16 Amaranthaceae 5 7

17 Anacardiaceae 5 6

18 Ancistroladaceae 1 1

19 Annonaceae 9 10

20 Apiaceae 3 3

21 Apocynaceae 7 7

22 Aquifoliaceae 1 2

23 Araliaceae 4 6

24 Aristolochiaceae 2 2

25 Asclepiadaceae 2 2

26 Asteraceae 13 17

27 Balsaminaceae 1 1

28 Begoniaceae 1 3

29 Bignoniaceae 3 3

30 Bombacaceae 1 1

31 Boraginaceae 2 2

32 Burseraceae 1 2

33 Caesalpiniaceae 6 8

34 Capparaceae 2 3

35 Caprofoliaceae 2 2

36 Celastraceae 1 1

37 Chenopodiaceae 1 2

38 Clusiaceae 2 3

39 Connaraceae 1 1

40 Convolliaceae 3 6

41 Cucurbitaceae 3 3

42 Cuscutaceae 1 1

43 Daphniphyllaceae 1 1

44 Dilleniaceae 2 3

45 Dipterocarpaceae 1 1

46 Ebenaceae 1 2

47 Elaeocarpaceae 1 2

48 Ericaceae 1 2

49 Euphorbiaceae 22 42

50 Fabaceae 10 16

51 Fagaceae 2 5

52 Hernandiaceae 1 2

53 Hypericaceae 1 2

54 Judlandaceae 1 2

55 Lauraceae 6 11

56 Leaceae 1 1

57 Loganiaceae 1 1

58 Loranthaceae 1 1

59 Magnoliaceae 1 1

60 Malvaceae 4 4

61 Melastomataceae 4 6

62 Meliaceae 6 6

63 Menispermaceae 2 2

64 Mosaceae 3 5

65 Moraceae 3 10

66 Myristicaceae 1 2

67 Myrsinaceae 3 7

Page 91: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Ma và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 83 - 89

86

68 Myrtaceae 6 6

69 Oleaceae 2 3

70 Oxalidaceae 3 4

71 Pandaceae 1 2

72 Passifloraceae 1 1

73 Piperaceae 1 1

74 Plantaginaceae 1 1

75 Portulacaceae 1 1

76 Proteaceae 1 1

77 Ranunculiaceae 1 1

78 Rhamnaceae 1 1

79 Rhizophoraceae 1 1

80 Rosaceae 2 1

81 Rubiaceae 10 19

82 Rutaceae 8 9

83 Sapindaceae 4 4

84 Sapotaceae 1 1

85 Scrophulariaceae 3 4

86 Simaroubaceae 2 2

87 Solanaceae 2 3

88 Sterculiaceae 5 7

89 Styracaceae 1 1

90 Verbenaceae 6 9

91 Itaceae 2 2

92 Symplocaceae 1 2

93 Theaceae 2 3

94 Thymelaeaceae 3 3

95 Tiliaceae 3 3

Monocotyledoneae

96 Araceae 4 4

97 Arecaceae 3 4

98 Commelinaceae 3 4

99 Ulmaceae 3 4

100 Urticaceae 5 5

101 Convallariaceae 1 1

102 Costaceae 2 2

103 Cyperaceae 3 8

104 Dioscoreaceae 1 2

105 Dracaenaceae 1 2

106 Hypocydaceae 1 1

107 Maranthaceae 1 1

108 Musaceae 1 1

109 Pandanaceae 1 2

110 Phormiaceae 1 1

111 Poaceae 14 16

112 Smilacaceae 1 4

113 Stemonaceae 1 1

114 Taccaceae 1 1

115 Zingiberaceae 3 4

Số liệu tổng hợp ở bảng 2 cho thấy, ngành Hạt kín (Magnophyta) chiếm ưu thế tuyệt đối ở tất cả các bậc taxon với 105 họ (chiếm 91,22% tổng số họ), 301 chi (chiếm 92,88% tống số chi), 419 loài (chiếm 91,67% tổng số loài), trong đó Dicotyledonaeae chiếm ưu thế với 87 họ (chiếm 75,43% tổng số họ), 258 chi (chiếm 79,57% tổng số chi), 359 loài (chiếm 78,51% tổng số loài), lớp Monocotyledoneae có 18 họ (chiếm 15,79% tổng số họ) 43 chi (chiếm 13,31% tổng số chi) 60 loài (chiếm 13,16% tổng số loài). Các ngành khác chỉ chiếm dưới 10% tổng số loài, cụ thể ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 1 họ (chiếm 0,88% tổng số họ) 1 chi (chiếm 0,31% tổng số chi) 2 loài (chiếm 0,44% tổng số loài). Tương tự, ngành Mộc tặc (Equisetophyta) có 1 họ (chiếm 0,88% tổng số họ) 1 chi (chiếm 0,31% tổng số chi) 1 loài (chiếm 0,22% tổng số loài); ngành Hạt trần (Pinopphyta) có 2 họ (chiếm 1,75% tống số họ) 2 chi (chiếm 0,62% tổng số chi) 4 loài (chiếm 0,88% tổng số loài); ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6 họ (chiếm 5,27% tổng số họ) 19 chi (chiếm 5,88% tổng số chi) 31 loài (chiếm 6,79% tổng số loài).

Có 10 họ có từ 10 loài trở lên gồm họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 42 loài, họ Thiên lý (Aspleniaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) có19 loài, họ Cúc (Asteraceae) 17 loài, họ Đậu (Fabaceae) và họ Cỏ (Poaceae) có 16 loài, họ Re (Lauraceae) 11 loài, họ Na (Annonaceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) có 10 loài.

Số chi có trong một họ không nhiều, cao nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 22 chi, sau đó là họ Cỏ (Poaceae) 14 chi, tiếp theo là họ Cúc (Asteraceae) 13 chi, họ Đậu (Fabaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) cùng có 10 chi, họ Na (Annonaceae) 9 chi, họ Cam (Rutaceae) 8

Page 92: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Mai và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 83 - 89

87

chi, họ Thiên Lý và họ Trúc đào (Apocynaceae) có 7 chi; họ Long não (Lauraceae), họ Sim (Myrtaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 6 chi, họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Thông (Sterculiaceae) và họ Gai (Urticaceae) có 5 chi.

Số loài trong một chi rất ít, chi có số loài nhiều nhất là chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) có 6 loài, có 3 chi gồm Glochidion,Phyllanthus thuộc họ Thầu dầu (Euphorrbiaceae) và chi Cyperus họ Cói (Cyperceae) có 5 loài; các chi Litsea họ Long não (Lauraceae), Ardisia họ Đơn nem

(Myrsinaceae), Psychotria họ Cà phê (Rubiaceae), Clerodendrum họ Cỏ roi ngựa (Verberaceae) và Smilax họ Cậm cang (Smilacaceae) có 4 loài; có 11 chi có 3 loài gồm Lygodium họ Bòng bong (Schizacaceae), Schefflera họ Nhân sâm (Araliaceae), Bauhinia họ Cánh bướm (Caesalpinaceae), Alchornea, Croton và Mallotus họ Thầu dầu (Euphorrbiaceae), Lithocarpus họ Dẻ (Fabaceae), Phoebe họ Long não (Lauraceae), Rubus họ Hoa hồng (Rosaceae), Hedyotis và Morinda họ Cà phê (Rubiaceae). Các chi còn lại chỉ có 1-2 loài.

Bảng 2. Phân bố các taxon trong các ngành của hệ thực vật xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Tên taxon Họ Chi Loài

SL % SL % SL %

Lycopodiophyta 1 0,88 1 0,31 2 0,44

Equisetophyta 1 0,88 1 0,31 1 0,22

Polypodiophyta 6 5,27 19 5,88 31 6,79

Gygnospermae 2 1,75 2 0,62 4 0,88

Magnoliophyta 105 91,22 301 92,88 419 91,67

Magnoliopsida 87 75,43 258 79,57 358 78,51

Liliopsida 18 15,79 43 13,31 60 13,16

Tổng số 115 100 324 100 457 100

Bảng 3. Các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Dạng sống Ký hiệu Số loài %

Cây chồi trên đất Ph 208 45,39

Cây gỗ lớn Meg 15 3,07

- Cây gỗ trung bình Mes 69 15,13

- Cây gỗ nhỏ Mi 134 29,38

- Dây leo Lp 16 3,51

Cây chồi sát đất Ch 39 8,55

Chồi nửa ẩn Hm 66 14,47

Cây chồi ẩn Cr 40 8,77

Cây sống một năm Th 39 8,55

Phụ sinh Pp 39 8,55

Tổng 457 100

Page 93: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Ma và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 83 - 89

88

8,55%14,47%

8,77%8,55%

8,55%

45,39%

Ph Ch Hm Cr Th Pp

Hình 1. Phổ dạng sống của hệ thực vật tại xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Đa dạng về dạng sống

Có 5 nhóm dạng sống gồm cây chồi trên mặt đất (Ph), cây chồi sát đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (Hm), Cây chồi ẩn (Cr), cây sống một năm (Th) và cây phụ sinh (Pp). Số lượng và tỷ lệ phần trăm của các nhóm được trình bày trong bảng 3 và hình 1.

Từ số liệu thu được cho thấy nhóm cây chồi trên chiếm đa số với 45,39%, nhưng do khai thác cạn kiệt nên nhóm gỗ lớn (Meg) giảm sút chỉ có 14 loài chiếm 3,07%. Trong khi các nhóm cây gỗ nhỏ mà chủ yếu là cây bụi và cây tiên phong chiếm ưu thế với 134 loài chiếm 29,38%. Nhóm chồi nửa ẩn chiếm 14,47% xếp thứ 3 sau nhóm cây gỗ trung bình và cây gỗ nhỏ cho thấy sự thoái hóa của môi trường sống, trong đó chủ yếu do thảm thực vật bị phá hủy và dẫn đến thoái hóa đất do xói mòn rửa trôi. Thực tế cho thấy, phần lớn đất lâm nghiệp trong khu vực là đất trống đồi trọc. Nhóm cây phụ sinh và cây 1 năm cùng chiếm tỷ lệ 8,55%.

Đa dạng về thảm thực vật

Theo khung phân loại của UNESCO (1973), trong khu vực có các kiểu thảm thực vật sau:

I.A.1a (1). Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp cây lá rộng. Kiểu này chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy, phân bố trên các sườn núi ở khu vực Hang Giơi và Thanh Lộc. I.A.1b (1). Rừng tre nứa thuần loại. Kiểu

này được đại diện là rừng giang (Ampelocalamus patellris) phục hồi sau khai thác quá mức, có diện tích nhỏ (gồm những khoảnh nhỏ 5-6ha) phân bố rải rác trên các sườn đồi ở độ cao dưới 400m.

I.A.1b (2). Rừng tre nứa hỗn giao cây gỗ lá rộng. Đại diện là rừng nứa (Neohouzeana dulloa) hỗn giao cây lá rộng phục hồi trên đất rừng sau khai thác kiệt phân bố ở độ cao 200 – 400m.

II.A.1a (1). Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới có cây gỗ hai lá mầm mọc rãi rác. Đây là kiểu thảm chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực do hậu quả của khai thác gỗ củi, chặt đốt rừng làm nương rẫy và xử lý trắng thực bì để trồng rừng nhưng không thành rừng.

IV.A.1a. Thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới có hay không có cây gỗ chịu hạn. Được đặc trưng bởi ưu hợp Lau (Saccharum spontaneum) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylimdrica). Kiểu thảm này không phổ biến trong khu vực. Sự tồn tại hiện nay chủ yếu do hậu quả của khai thác, nương rẫy trước đây và nay là cháy rừng.

IV.B.1a. Thảm cỏ thấp không dạng lúa có hay không có cây gỗ chịu hạn. Đại diện là ưu hợp Guột (Dicranopteris linearis) hình thành trên đất sau nương rãy và đất trồng rừng bị thất bại hoặc những nơi thường bị cháy rừng. Đây là kiểu thảm rất phổ biến trong khu vực và phân bố trên sườn núi từ 300-400m trở xuống.

Page 94: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Mai và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 83 - 89

89

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 2003-2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, III. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, III. Nxb trẻ thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM. [4]. Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn, 2004: “ Nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc và vùng phụ

cận” Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb KH&KT: 818-821. [5]. Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai, 2006: “Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên tại trạm đa dạng sinh học Me Linh – Vĩnh Phúc” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 21: 80-84. [6]. Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai, 2008: “Những biến đổi về tính chất vật lý – hóa học của đất trong quá trình diễn thế đi lên phục hồi thảm thực vật tại trạm đa dạng Mê Linh – Tỉnh Vĩnh Phúc” Tạp chí Sinh học, 30 (2): 35-39. [7]. Thái Văn Trừng, 2000. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội. Unessco, 1973. International classification and mopping of vegetation. Unessco Paris: 14-37.

SUMMARY DIVERSITY OF VASCULAR PLANTS IN FORESTRY STATES IN NGOC THANH VILLAGE PHUC YEN TOWN VINH PHUC PROVINCE

Ma Thị Ngoc Mai1∗, Chu Van Bang1, Le Dong Tan2

1College of Education – TNU, 2Institute of Biologycal Ecology and Resources

The results show that there are 456 species belong to 323 genus 114 families were recorded in Ngoc Thanh Village, Phuc Yen Town, Vinh Phuc provence. Among them, Lycopodiophyta has 1 family 1 genus 2 species; Equisetophyta - 1 family 1 genus 1 species; Pinopphyta - 2 family 2 genus 4 species; Polypodiophyta - 6 families 19 genera 31 species; Magnophyta - 104 families 300 genera 418 species including Dicotyledonaeae has 86 families 257 genera 358 speciea and Monocotyledoneae has 18 families 43 genera 60 species. Species rich farmilies (family has more than 10 species) are Euphorbiaceae, Aspleniaceae, Rubiaceae, Asteraceae Fabaceae, Poaceae, Lauraceae, Annonaceae, Moraceae. There are 16 farmilies with more than 5 genera. They are Euphorbiaceae, Poaceae, Asteraceae, Fabaceae, Rubiaceae, Annonaceae, Rutaceae, Apocynaceae, Lauraceae, Myrtaceae, Verbenaceae, Amaranthaceae, Anacardiaceae, Sterculiaceae and Urticaceae. Number of species in genus are not much, the richest genus is Ficus (Moraceae) with 6 species, three genera including Glochidion, Phylanthus (Euphorrbiaceae) and Cyperus (Cyperaceae) have 5 species, the other genera only have less than 4 species. There are 5 plant forms with its spectrum is 45,39% Ph + 8,55% Ch + 14,47% Hm + 8,77% Cr + 8,55 Th + 8,55Pp. Types of vegetation in area were defined. They are lowland tropical seasonal evergreen broad leaved forest, broad leaved evergreen shrub with or not tree, medium graminoid grassland and short not graminoid grassland. Key words: family, forest, genus, plant form, species, type of vegetation.

∗ Tel:0982014762

Page 95: Tập 82 - 06 - 2011

Ma Ngọc Ma và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 83 - 89

90

Page 96: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Thị Thanh Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 91 - 95

91

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THU ỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO XÃ HỢP TIẾN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Lê Thị Thanh Hương*, Dương Thị Nhàn

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được tiến hành, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen của những cây thuốc quý, bảo tồn vốn tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số sinh sống trên mọi miền của đất nước Việt Nam. Trong đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu, điều tra cho thấy, người Dao nơi đây có vốn kinh nghiệm dân gian vô cùng phong phú và đa dạng trong sử dụng cây cỏ làm thuốc để chữa trị nhiều nhóm bệnh khác nhau. Chúng tôi đã thu được 183 loài cây thuốc thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất - Lycopodiophyta, Dương xỉ - Polipodiophyta, Mộc lan - Magnoliophyta) và Nấm lớn (Mycophyta) thuộc 154 chi, 78 họ. Từ khóa: dân tộc Dao, Thái Nguyên, đa dạng, nguồn tài nguyên cây thuốc.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Khi nhắc đến những tri thức dân gian trong việc điều trị và chữa bệnh cho mọi người, dân tộc Dao luôn được mọi người chú ý bởi vốn tri thức của họ rất đặc biệt và phong phú. Tại Thái Nguyên, người Dao phân bố chủ yếu ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ... và có sự phân bố không đồng đều tại các xã trong huyện. Hợp Tiến là một xã miền núi của huyện Đồng Hỷ, vừa có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vừa là nơi có đồng bào dân tộc Dao tập trung đông nhất. Để phục vụ cho công tác bảo tồn vốn tri thức dân gian và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao nơi đây, việc tiến hành nghiên cứu, điều tra tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến là rất cần thiết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn các ông lang bà mế người dân tộc Dao và những người dân có kinh nghiệm về sử dụng cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.

Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật: Kết quả thu thập được trên 200 mẫu theo danh lục đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy thuốc bản địa. Xử lý mẫu thu được và xác ∗ Tel: 0988 478975, E.mail: [email protected]

định được 183 mẫu tại Phòng thí nghiệm Khoa Khoa học Sự sống – Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.

Phương pháp phân tích và phân loại mẫu: Dựa trên phương pháp hình thái truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và các bộ Thực vật chí chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000) [5], ICS (1972-1976) [1], Từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi,1996) [3], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [6], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005) [9]… Tiến hành xác định tên khoa học và lập danh lục cây thuốc theo Brummit (1992) [2].

Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc: Dựa trên những phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong Các phương pháp nghiên cứu thực vật (2007) [8].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chúng tôi đã thu thập được 183 loài cây thuốc sử dụng theo kinh nghiệm của người Dao ở Hợp Tiến – Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

Đa dạng về bậc phân loại ngành

Sự đa dạng của thực vật làm thuốc ở đây trước hết được thể hiện qua số lượng các họ, các chi và các loài. Trên cơ sở danh lục đã xây dựng có 183 loài được làm thuốc chữa bệnh thuộc 154 chi, 78 họ của 3 ngành thực

Page 97: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Thị Thanh Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 91 - 95

92

vật bậc cao có mạch là: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) và Nấm lớn (Mycophyta). Cụ thể được phân bố trong các bậc taxon như sau: Ngành Nấm (Mycophyta) có 1 họ, 1 chi, 1 loài ; Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 1 họ, 2 chi, 2 loài; Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 4 họ, 4 chi, 4 loài và Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 72 họ, 147 chi, 176 loài. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng tôi đã tiến hành so sánh với hệ thực vật bậc cao có mạch làm thuốc của cả nước. Kết quả được thể hiện trong bảng 1.

Bảng 1. So sánh thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu với hệ cây thuốc Việt Nam.

Các chỉ tiêu so sánh

Khu vực nghiên cứu1

Việt Nam2

Tỷ lệ so sánh (%)

Số họ 78 272 28,68 %

Số chi 154 1525 10,1 %

Số loài 183 3870 4,73 %

Tổng cộng 415 5667 7,32 %

1Khu vực nghiên cứu bao gồm các xóm: Cao Phong, Bãi Bông, Đồn Trình, Bãi Vàng của xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2 Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam

giai đoạn 2001-2005, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [10].

Các dẫn liệu trong bảng 1 cho thấy, so với hệ thực vật làm thuốc của cả nước thì số họ thực vật làm thuốc ở đây có 78 họ chiếm 28,68%; số chi có 154 chi chiếm 10,1% và số loài là 183 loài chiếm 4,73 % trong tổng số loài cây thuốc ở Việt Nam. Tính đa dạng phân loại được thể hiện qua sự phân bố của các taxon trong các ngành khác nhau là không giống nhau như ở bảng 2.

Bảng 2 cho thấy, các taxon tập trung chủ yếu trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 72 họ, 147 chi và 176 loài. Như vậy ngành Mộc lan có số họ chiếm 92,31%, số chi chiếm 95,45% và số loài chiếm 96,17% tổng số họ, chi, loài thực vật làm thuốc của khu vực nghiên cứu. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 1 họ với 2 loài, chiếm 1,09% tổng số loài; Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta ) có 4 họ với 4 chi và 4 loài chiếm 2,19%. Ngành Nấm (Mycophyta) chỉ có 1 họ chiếm 1,28%, và 1 loài chiếm tỷ lệ 0,55% và đây cũng là ngành có số họ, số chi và số loài thấp nhất.

Sự phân bố các loài được dùng làm thuốc trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) cũng rất khác nhau (bảng 3).

Bảng 2. Đánh giá tỷ lệ taxon của từng ngành so với cả hệ cây thuốc cả khu vực nghiên cứu

Ngành Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Mycophyta 1 1,28 1 0,65 1 0,55

Lycopodiophyta 1 1,28 2 1,30 2 1,09

Polypodiophyta 4 5,13 4 2,60 4 2,19

Magnoliophyta 72 92,31 147 95,45 176 96,17

Tổng cộng 78 100 154 100 183 100

Bảng 3. Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp trong ngành Mộc lan

Magnoliophyta Họ Chi Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%

Dicotyledoneae 57 79,17 123 83,67 146 82,95

Monocotyledoneae 15 20,83 24 16,33 30 17,05

Tổng 72 100 147 100 176 100

Page 98: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Thị Thanh Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 91 - 95

93

Bảng 4. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ

Ngành và lớp

1

loài

2

loài

3

loài

4

loài

5

loài

6

loài

7

loài

8

loài

9

loài

Trên 10 loài và dưới

15 loài

Mycophyta 1 0

Lycopodiophyta 0 1

Polypodiophyta 4 0

Magnoliophyta 37 16 6 3 3 3 1 2 1 1

Dicotyledoneae 29 10 6 2 3 3 0 2 1 1

Monocotyledoneae 7 6 0 1 0 0 1 0 0 0

Tổng số họ 41 17 6 3 3 3 1 2 1 1

Tỷ lệ số họ/tổng số họ (%)

52,56 21,79 7,69 3,85 3,85 3,85 1,28 2,56 1,28 1,28

Số loài 41 34 18 12 15 18 7 16 9 13

Tỷ lệ số loài/tổng số loài (%)

22,40 18,58 9,84 6,56 8,20 9,84 3,83 8,74 4,92 7,10

Theo số liệu thống kê ở bảng 3, tại khu vực nghiên cứu lớp Hai lá mầm có 57 họ, 123 chi và 146 loài, chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở lớp này có rất nhiều loài cây thuốc quý được đồng bào dân tộc Dao tại xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ sử dụng để chữa bệnh như: Hùng lìn đòi (Reynoutria japonica Houtt.), Đìa chủn (Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum), Đìa đủa (Sarcostemma acidum (Roxb.) Voigt), Kèng chìn đòi (Stephania japonica (Thunb.) Miers), Trần mao huây (Tinospora crispa (L.) Miers)…

Lớp Một lá mầm chỉ có 15 họ chiếm 20,83%; 24 chi chiếm 16,33% và 30 loài chiếm 17,05% tổng số họ, chi, loài cây thuốc trong ngành Mộc lan. Tuy số lượng các họ, chi và loài có ít hơn nhiều so với lớp Hai lá mầm nhưng lại tập trung rất nhiều loại cây thuốc có giá trị cao trong việc chữa bệnh như: Sìn bầu đú (Acorus gramineus Soland.), Đìa hiu (Belamcanda chinensis (L.) DC.), Xiều ton (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Mục cù lì xỉng (Disporopsis longifolia Craib.)…

Sự đa dạng ở bậc họ

Không chỉ bậc ngành, bậc lớp mà ở bậc họ sự đa dạng cũng thể hiện rất rõ. Đây là những họ cần được quan tâm trong quá trình nghiên cứu.

Phân tích bảng 4 cho thấy, các ngành Nấm (Mycophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), và Dương xỉ (Polypodiophyta) không có họ nào có số loài nhiều hơn 3, trong khi đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có tới 6 họ có 3 loài, chiếm tỷ lệ 7,69% tổng số họ và các họ đó đều thuộc lớp Hai lá mầm. Số họ có trên 10 loài và dưới 15 loài chỉ có 1 họ là: họ Thầu dầu - Euphorbiaceae (13 loài) chiếm 1,28% tổng số loài và thuộc lớp Hai lá mầm. Phần lớn chúng đều thuộc các loài cây ưa sáng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất sinh thái của họ này và hiện trạng sinh cảnh của vùng nghiên cứu.

Kết quả trên cho thấy, thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu không có sự cân đối giữa số họ và số loài, tỷ lệ tổng số họ (78 họ) so với tổng số loài (183 loài) chỉ đạt 1/2, tính trung bình một họ chỉ có 2 loài được sử dụng làm thuốc. Điều này thể hiện sự đa dạng về các họ thực vật làm thuốc, nhưng số cá thể trong họ thì lại rất nghèo nàn.

Trong quá trình điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây, chúng tôi đã thu được những loài cây thuốc nằm trong những họ có nhiều loài nhất ở Việt Nam. Số lượng thống kê và so sánh được thực hiện ở bảng 5.

Page 99: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Thị Thanh Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 91 - 95

94

Bảng 5. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1) với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2)

TT Họ có nhiều loài (1) (2) Tỷ lệ (%) giữa (1) và (2)

1 Euphorbiaceae 13 425 3,06

2 Fabaceae 9 470 1,91

3 Asteraceae 8 336 2,38

4 Rubiaceae 8 400 2

5 Zingiberaceae 7 109 6,42

6 Myrsinaceae 6 139 4,32

7 Verbenaceae 6 131 4,58

(2) Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) “Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật”[7].

Bảng 6. Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất ở khu vực nghiên cứu

TT Tên chi Thuộc họ Số lượng

1 Ardisia Myrsinaceae ( Họ Đơn nem) 4

2 Clerodendrum Verbenaceae ( Họ Cỏ roi ngựa) 3

3 Adenosma Scrophulariaceae (Họ Hoa mõm chó) 3

4 Piper Piperaceae ( Họ Hồ tiêu) 3

5 Rubus Rosaceae ( Họ Hoa hồng) 3

Tổng 16

Theo thống kê ở bảng 5 ta thấy, các cây thuốc được đồng bào dân tộc Dao xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sử dụng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với hệ thực vật Việt Nam. Có những họ nhiều loài như: Euphorbiaceae (13 loài) chiếm 3,06%, Fabaceae (9 loài) chiếm 1,91%, Rubiaceae (8 loài) chiếm 2%, Asteraceae (8 loài) chiếm 2,38%, Zingiberaceae (7 loài) chiếm 6,42%, Myrsinaceae (6 loài) chiếm 4,32%, Verbenaceae (6 loài) chiếm 4,58% so với số loài trong từng họ của cả nước... Đây cũng là những họ có số loài lớn trong hệ cây thuốc Việt Nam. Chúng ta có thể dự đoán về khả năng phát hiện thêm những loài cây làm thuốc mới trong các họ lớn đó ở Việt Nam.

Sự đa dạng ở bậc chi

Sự đa dạng ở bậc chi được thể hiện bằng số lượng của loài trong chi. Chính vì vậy, chúng tôi đã thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất ở khu vực nghiên cứu.

Kết quả thống kê bảng 6 cho thấy có 5 chi có số lượng từ 3 loài trở lên. Trong đó, chi có nhiều loài nhất là chi Ardisia thuộc họ Myrsinaceae có 4 loài; tiếp đến là các chi Clerodendrum, Adenosma, Piper và Rubus đều có 3 loài. Các chi có số lượng loài lớn chiếm 3,25% tổng số chi và chỉ chiếm đến 8,74% tổng số loài của khu vực nghiên cứu. Điều này càng khẳng định thêm rằng, hệ cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến của huyện Đồng Hỷ – Thái Nguyên là khá phong phú về số lượng các taxon bậc họ và chi, nhưng kém đa dạng về số lượng loài trong chi cũng như trong họ.

KẾT LUẬN

1. Kết quả thu được 183 loài cây thuốc thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) và Nấm lớn (Mycophyta) thuộc 154 chi, 78 họ.

Page 100: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Thị Thanh Hương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 91 - 95

95

2. Ngành Mộc lan là đa dạng nhất với 72 họ, 147 chi và 176 loài; ngành Dương xỉ có 4 họ, 4 chi, 4 loài; ngành Thông đất với 1 họ, 2 chi, 2 loài và ngành Nấm với 1 họ, 1 chi, 1 loài.

3. Số họ thực vật làm thuốc là 78 họ chiếm 28,68%; số chi có 154 chi chiếm 10,1% và số loài là 183 loài chiếm 4,73 % trong tổng số loài cây thuốc ở Việt Nam. Các họ có số loài cây thuốc nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu là: Euphorbiaceae (13 loài), Asteraceae (8 loài), Fabaceae (9 loài), Rutaceae (8 loài), Verbenaceae (6 loài) và Myrsinaceae (6 loài).

4. Có 5 chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên, trong đó chi Ardisia thuộc họ Myrsinaceae là nhiều nhất (4 loài).

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Anon. (1972 – 1976), Iconographia Cormophytorum Sinicorum – ICS, Tomus I – V. Science Publisher, Beijing. [2]. Brummitt R. K. (1992), Vascular plant Families and Genera. Royal Botanic Gardens, Kew. [3]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. [4]. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5]. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. [6]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội. [7]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia HN. [9]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. [10]. Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

SUMMARY

INVESTIGATING THE DIVERSITY OF MEDICAL PLANT RESOUR CE OF DAO ETHNIC AT HOP TIEN COMMUNE, DONG HY DISTRICT, T HAI NGUYEN PROVINCE

Le Thi Thanh Huong∗, Duong Thi Nhan

College of Sciences - TNU

In recent years, numerous studies on the diversity of resources of medicinal plants was conducted, to serve for the preservation of genetic fund of valuable medicinal plants, conservation of local knowledge capital of the people ethnic minorities living in all parts of the country of Vietnam. In this topic, we have investigated diversity of medical plant resource of Dao ethnic at Hop Tien commune, Dong Hy district, Thai Nguyen province. The results of investigation and study shows that, Dao’people at Hop Tien has the experience folk that is rich and diverse variety of plants used as drugs to treat many different groups of patients. We collected 183 species of medicinal plants of three vascular plants (Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Magnoliophyta) and Mycophyta on to 154 genus, 78 families. Key words: Dao ethnic, Thai Nguyen, diversity, medical plant resource.

∗ Tel: 0988 478975, E.mail: [email protected]

Page 101: Tập 82 - 06 - 2011

Lê Thị Hương và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 91 - 95

96

Page 102: Tập 82 - 06 - 2011

Nghiêm Ngọc Minh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 97 - 102

97

XÁC ĐỊNH CÁC ĐỘT BIẾN TRÊN GEN RPOB LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KHÁNG RIFAMPICIN C ỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHU ẨN LAO THU TH ẬP TẠI MI ỀN BẮC VIỆT NAM

Nghiêm Ngọc Minh1*, Nguyễn Văn Bắc1, Vũ Thị Mai1, Cung Thị Ngọc Mai1,

Vũ Thị Thanh1, Nguyễn Thái Sơn2

1Viện Công nghệ sinh học - Viện KH&CN Việt Nam, 2Bệnh viện 103 - Học viện Quân y

TÓM TẮT Nhiễm vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis, MTB) là một trong những nhiễm trùng phổ biến nhất ở loài người. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Hiện nay, bệnh lao đang trở nên nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện của nhiều chủng vi khuẩn lao với đặc trưng là kháng đa thuốc, lao kháng thuốc phổ rộng và lao đồng nhiễm HIV/AIDS. Những chủng vi khuẩn lao kháng rifampicin (RIF) đồng thời cũng kháng với nhiều kháng sinh chống lao khác. Phương pháp sinh học phân tử cho phép chẩn đoán nhanh và chính xác các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cặp mồi rpoB-F1 và rpoB-R1 đã được thiết kế nhằm khuếch đại đoạn gen rpoB gồm 27 codon nằm gần trung tâm của gen rpoB (còn gọi là “the mutation hot spot region”). Sau khi PCR nhân gen rpoB ở 7 chủng vi khuẩn lao thu thập tại Viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, phân tích trình tự đoạn gen rpoB của chúng thấy xuất hiện các đột biến sai nghĩa xảy ra tại codon 516 (GAC→GTC) (20%) và codon 531 (TCG→TTG) (66,67%) có liên quan đến kháng RIF. Kết quả này có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi phác đồ điều trị và kiểm soát bệnh lao ở một nước có mức độ bệnh nhân lao cao như nước ta.

Từ khóa: Gen rpoB, lao kháng đa thuốc, rifampicin, vi khuẩn lao

∗ MỞ ĐẦU

Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis, MTB) thuộc giống Mycobacterium, họ Mycobacteriaceae [7]. Đây là vi khuẩn truyền nhiễm được tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo về tình trạng khẩn cấp toàn cầu bởi mức độ lây lan và hậu quả nghiêm trọng của chúng gây ra đối với sức khỏe con người. Theo ước tính của WHO trên thế giới có khoảng 42 vạn người mắc lao đa kháng thuốc, chiếm số lượng lớn nhất là ở khu vực Tây Thái Bình Dương có 15 vạn trường hợp, kế đến là khu vực Đông Nam Á và sau đó là khu vực Châu Phi và Đông Âu. Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 100.000 người mắc bệnh lao và 20.000 người chết đứng thứ 12 trong tổng số 22 quốc gia có số bệnh nhân lao cao [2]. Ngày nay, bệnh lao càng trở nên nghiêm trọng hơn khi xuất hiện các chủng vi khuẩn lao kháng đa thuốc (Multi-Drugs Resistant – MDR), kháng thuốc phổ rộng (Extensively

∗ Tel:

Drug Resistance – XDR) và đồng nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, việc nghiên cứu chẩn đoán vi khuẩn lao kháng thuốc có ý nghĩa hết sức to lớn đối với y học cũng như sức khỏe con người.

Hai phương pháp chẩn đoán lao kháng thuốc được sử dụng rộng rãi hiện nay là phương pháp xác định kiểu hình và phương pháp xác định kiểu gen. Trong đó, phương pháp xác định kiểu hình dựa trên khả năng phát triển của vi khuẩn lao trong môi trường nuôi cấy có kháng sinh phải mất 4 – 8 tuần và đòi hỏi nồng độ của mẫu cao, nên độ nhạy của phản ứng thấp. Khắc phục những nhược điểm trên, phương pháp xác định kiểu gen dựa trên cơ sở xác định đột biến ở các gen có liên quan kháng thuốc tương ứng như giải trình tự gen, lai trên pha rắn, real-time PCR…[13]. Trong đó giải trình tự gen vẫn là phương pháp cơ bản, xác định MDR trong các mẫu bệnh phẩm lâm sàng chính xác và rõ ràng nhất.

Genome của M. tuberculosis được giải trình tự, phân tích và công bố năm 1998 gồm

Page 103: Tập 82 - 06 - 2011

Nghiêm Ngọc Minh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 97 - 102

98

4.411.529 bp, chứa 65% guanine và cytosine. Trên 90% tổng số gen được dự đoán là có mã hóa cho protein và chỉ có 6 gen giả (pseudogene) [8]. Gen rpoB là một đoạn DNA có kích thước 3519 bp, nằm trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn lao và chịu trách nhiệm mã hóa tiểu đơn vị β của enzyme RNA polymerase [12]. Thông qua enzyme này, RIF gây tác dụng lên chức năng phiên mã tạo RNA thông tin (mRNA) ở vi khuẩn lao. Người ta nhận thấy có khoảng 95% các chủng vi khuẩn lao kháng RIF có đột biến trên gen này [7, 12]. Trong đó, các đột biến sai nghĩa làm thay đổi amino acid Ser→Leu, His→Arg, Arg→Val tương ứng với vị trí đột biến tại codon 531 (TCG→TTG), codon 526 (CAC→GAC), và codon 516 (GAC→GTC) [6,12].

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu nghiên cứu

Nguồn DNA tổng số của vi khuẩn lao

DNA tổng số được tách chiết và tinh sạch từ các chủng vi khuẩn lao có trong các mẫu bệnh phẩm ở Viện Lao và Bệnh phổi Trung ương theo phương pháp phenol/chloroform/isoamyl alcohol [9].

Các sinh phẩm hóa chất chính

Hóa chất dùng cho phản ứng PCR (Fermentas), kit tách chiết plasmid (Qiagen), vector nhân dòng pBT, chủng vi khuẩn E.coli DH5α (Fermentas) và một hóa chất khác như: cao nấm men, peptone từ ICN (Mỹ), các enzyme BamHI, T4 ligase từ Fermentas.

Các chủng M. tuberculosis được nuôi cấy trên môi trường Lowenstein-Jensen. Các chủng E. coli được nuôi cấy trong môi trường LB lỏng (10 g/l Bacto-tryptone; 5 g/l Yeast extract; 10 g/l NaCl; pH 7,2).

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế mồi

Các cặp mồi được thiết kế tại những vùng có độ bảo thủ cao nhất và phải chứa vùng “nóng” - “hot-spot region” gồm 27 codon nằm gần trung tâm của gen rpoB của chủng dại H37Rv. Trên cơ sở đó, các cặp mồi đặc

hiệu rpoB-F1 (5’-GCC ACC ATC GAA TAT CTG GT-3’) và rpoB-R1 (5’-ACA CGA TCT CGT CGC TAA CC-3’) được thiết kế để nhân vùng gen 571 bp của gen rpoB.

Tách chiết DNA và khuếch đại gen

DNA tổng số của M. tuberculosis được tách chiết theo phương pháp phenol/chlorofrom/isoamyl alcohol [9]. Phản ứng PCR nhân đoạn gen rpoB đặc hiệu với thể tích 25 µl gồm: 2,5 µl đệm PCR 10X; 2 µl MgCl2 25 mM; 2,5 µl dNTP 2,5 mM; 1 µl mỗi loại mồi rpoB-F1 và rpoB-R1 10 pmoles/µl; 0,25 µl Taq DNA polymerase 5 U/µl; 3 µl mẫu DNA tổng số, 12,75 µl nước deion và theo chu trình nhiệt như sau: 01 chu kỳ 950C/5 phút; 32 chu kỳ (940C/1 phút; 560C/45 giây; 720C/1 phút); 01 chu kỳ 720C/10 phút; và giữ ở 40C đến khi phân tích.

Dòng hóa rpoB vào vector pBT

Sau khi khuếch đại, tinh sạch bằng bộ kit AccuPrep PCR Purification của hãng Bioneer, đoạn gen rpoB tiếp tục được dòng hóa vào vector pBT để tạo vector tái tổ hợp mang gen rpoB (ký hiệu : pBrpoB). Hỗn hợp phản ứng nối ghép 10 µl (1 µl dung dịch đệm 10X T4 ligase; 1 µl vector pBT; 5 µl sản phẩm PCR; 1 µl T4 ligase; 2 µl nước deion), hỗn hợp phản ứng được ủ ở 220C trong 1 giờ. Mix 5 µl sản phẩm nối ghép với tế bào khả biến E. coli DH5α và sốc nhiệt ở 420C trong 70 giây. Sản phẩm biến nạp được bổ sung 200 µl LB lỏng, lắc 220 vòng/phút 370C trong 1 giờ và hút 100 µl dịch khuẩn đã nuôi lắc cấy trải trên đĩa thạch LB đặc có bổ sung carbenicillin 100 mg/l, IPTG 100mg/l và X-gal 200 mg/l. Đĩa thạch được ủ qua đêm ở 370C. Khi trên đĩa thạch xuất hiện các khuẩn lạc xanh trắng, lựa chọn khuẩn lạc trắng nuôi qua đêm trong môi trường LB lỏng có bổ sung kháng sinh carbenicillin 100 mg/l. Tách chiết DNA plasmid theo hướng dẫn của hãng Qiagen để kiểm tra gen rpoB có gắn thành công vào vector pBT hay không bằng phản ứng cắt bằng enzyme hạn chế BamHI. Plasmid cho kết quả dương tính tiếp tục phục vụ cho quá trình giải trình tự gen.

Page 104: Tập 82 - 06 - 2011

Nghiêm Ngọc Minh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 97 - 102

99

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tách chiết DNA và khuếch đại gen

DNA tách từ các chủng M. Tuberculosis được chạy điện di kiểm tra trên gel agarose 1% (không minh họa kết quả). DNA tinh sạch được dùng làm khuôn để nhân gen rpoB bằng phản ứng PCR với cặp mồi rpoB-F1 và rpoB-R1. Kết quả điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1% (Hình 1) đã thu được một băng DNA đặc hiệu, có kích thước 571 bp tương ứng với kích thước dự đoán khi thiết kế mồi. Do vậy, sản phẩm PCR tiếp tục được dùng để dòng hóa và xác định trình tự.

Hình 1. Điện di sản phẩm PCR nhân đoạn gen

rpoB bằng cặp mồi rpoB-F1 và rpoB-R1.

M: thang chuẩn DNA 1 kb; 1-7 các chủng tương ứng TB02-111, TB02-115, TB02-116, TB02-117, TB02-118, TB02-122; 8 đối chứng âm.

Hình 2. Điện di sản phẩm cắt DNA plasmid tái tổ

hợp gen rpoB bằng enzyme BamHI.

M: thang chuẩn DNA 1 kb; 1-7 các chủng tương ứng TB02-111, TB02-115, TB02-116, TB02-117, TB02-118, TB02-122.

Sản phẩm PCR được chèn vào vector nhân dòng pBT thành vector tái tổ hợp pBrpoB và biến nạp vào E. Coli DH5α. Khuẩn lạc trắng

(do có đoạn DNA quan tâm chèn vào giữa gen β-galactosidase) mọc trên đĩa thạch được chọn để nuôi cấy và tách plasmid kiểm tra.

Để xác định chính xác gen chèn, plasmid được cắt bằng enzyme cắt giới hạn BamHI. Kết quả điện di kiểm tra cho một băng có kích thước tương ứng với đoạn gen rpoB (∼ 571 bp) các băng còn lại là pBT đã bị cắt (∼ 2,7 kb) hoặc pBrpoB chưa cắt hết

Hình 2 Điều đó cho thấy đoạn gen rpoB đã được chèn vào vector pBT. Các vector tái tổ hợp này được chọn để xác định trình tự gen.

Đọc trình tự và phân tích gen

Đoạn gen rpoB của các chủng vi khuẩn lao nghiên cứu sau khi đọc trình tự được xử lý kết quả qua phần mềm tin sinh học BioEdit. So sánh trình tự nucleotide và acid amin từ các mẫu nghiên cứu với trình tự nucleotide và acid amin của chủng dại H37Rv chúng tôi thấy xuất hiện các đột biến khác nhau trên các chủng lao kháng thuốc, kết quả được thể hiện ở hình 3 và hình 4.

Trong số 6 chủng kháng thuốc RIF có chủng TB02-111 xảy ra đột biến tại codon 516 (GAC→GTC) (20%) làm thay đổi amino acid

Asp→Val. Có 4 chủng TB02-115, TB02-116, TB02-117, TB02-122 xảy ra đột biến tại 531 (TCG→TTG) (66,67%) làm thay đổi amino acid Ser →Leu. Chủng nhạy cảm với RIF không phát hiện thấy đột biến nào trên đoạn gen này.

Nhiều quan sát về đột biến ở vùng nóng 81 bp của gen rpoB đã được công bố [1, 3, 4], khoảng 96% các chủng lao kháng RIF có đột biến ở vùng này của gen rpoB. Đột biến chủ yếu xảy ra ở các vị trí codon 516, 526, 531. Năm 2008, Gonul Aslan và cộng sự đã tiến hành thu thập 30 mẫu bệnh phẩm tại nhiều vùng khác nhau của Châu Á. Kết quả thu đươc 14 mẫu kháng RIF có đột biến tại codon 531 (64,2%), 516 (7,1%) [5].

Tại Vi ệt Nam, Caws và các đồng tác giả (2006) đã xác định đột biến liên quan đến tính kháng đa thuốc trên 131 chủng vi khuẩn lao

Page 105: Tập 82 - 06 - 2011

Nghiêm Ngọc Minh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 97 - 102

100

được phân lập tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Kết quả đã xác định được 100 chủng có đột biến trên gen rpoB tại codon 531 (43%), 526 (31%), 516 (15%) [3].

Những kết quả nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng đột biến ở gen rpoB chủ yếu là thay thế một nucleotide, ít có các đột biến phức tạp [12, 4]. Theo tác giả Lishi Qian và cộng sự năm 2002 đã nghiên cứu đột biến ở RRDR (rifampin resistance determining region – vùng quyết định kháng RIF) của gen rpoB trên 66 chủng vi khuẩn lao được thu thập ở 4 nước Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong số các chủng vi

khuẩn lao đó có 59/66 (89,4%) được xác định là có đột biến.

Ở các chủng đột biến đã xác định trình tự cho thấy mỗi chủng chỉ có một đột biến điểm ở một codon. Có 58/59 trường hợp là đột biến thay thế, chỉ có 1 trường hợp duy nhất là đột biến thêm nucleotide [10] Như vậy, các mẫu lao kháng thuốc được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới có đặc điểm chung đó là xảy ra đột biến tại codon 516, 531 với dạng đột biến điển hình là 531 Ser→Leu với một tần suất rất cao (66,67%). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn thống nhất với các công bố trong và ngoài nước.

Hình 3. So sánh trình tự nucleotide các chủng nghiên cứu với trình tự nucleotide của chủng dại H37Rv

Page 106: Tập 82 - 06 - 2011

Nghiêm Ngọc Minh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 97 - 102

101

Hình 4. So sánh trình tự acid amin các chủng nghiên cứu với trình tự acid amin của chủng dại H37Rv

KẾT LUẬN

Đoạn gen rpoB của 7 chủng M. tuberculosis nghiên cứu thu nhận từ Viện Lao và Bệnh phổi Trung ương đã được nhân lên thông qua phản ứng PCR. Tách dòng, tạo vector tái tổ hợp, tách chiết DNA plasmid có chứa đoạn gen rpoB và xác định trình tự đã được thực hiện thành công. Tiến hành xác định trình tự và phát hiện đột biến trên gen rpoB 571 bp của 6 chủng vi khuẩn lao kháng thuốc thì có chủng TB02-111 xuất hiện dạng đột biến thay thế một nucleotid tại codon 516 Asp→Val, và đột biến tại codon 531 Ser →Leu ở 4 chủng TB02-115, TB02-116, TB02-117, TB02-122 của gen rpoB. Điều này cũng phù hợp với những công bố thường gặp nhất về đột biến sai nghĩa tại codon 516 và codon 531 của các tác giả trong nước và trên thế giới.

Lời cảm ơn

Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài nhánh “Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình xác định nhanh các chủng vi khuẩn lao và lao kháng thuốc bằng kỹ thuật sinh học phân tử” thuộc chương trình KC10/06-10. Một số kết quả xác định trình tự được thực hiên trên các thiết bị của phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen thuộc Viện Công nghệ sinh học.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Andréia Rosane M. Valim, Maria Lucia R., et al (2000), “Mutations in rpoB Gene of Multidrug Resistant Mycobacterium tuberculosis isolates from Brazil”, J. Clin. Microbiol, 38: 3119-3122. [2]. Bộ Y Tế, Trung tâm phòng chống lao quốc gia (2006), Báo cáo tổng kết Chương trình chống lao quốc gia 2005, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[3]. Caws, M., Duy, P. M., Tho, D. Q., Lan, N. T. N., Hoa, D. V., Farrar, J. (2006), “Mutations Prevalent among Rifampin and Isoniazid Resistant Mycobacterium tuberculosis Isolate from a Hospital in Vietnam”, J. Clin. Microbiol. 44: 2333-2337 [4]. Cavusoglu, C., Hilmioglu, et al (2002), “Characterization of rpoB mutations in rifampin-resistant clinial isolates of Mycobacterium tuberculosis from Turkey by DNA sequencing and Line Probe Assay”, J. Clin. Microbiol. 40: 4435-4438. [5]. Gonul Aslan and et al (2008), “Genotypic analysis of isoniazid and rifampicin resistance in drug resistant clinical mycobacterium tuberculosis complex isolates in southern Tukey”, Jpn. J. Infect. Dis., 61, 255-260 [6]. James M (1995) Antimicrobial agent resistance in Mycobacteria: Molecular Genetic Insights. Clinical Microbiol Rev 8: 496-514. [7]. Nguyễn Đình Bảng (1992), Vi Sinh Vật Y học, Nhà Xuất bản Học viện Quân Y, Hà Nội. [8]. Palomino, J.C., Leao, S.C., Ritacco, V. (2007), Tuberculosis 2007 – from basic science to patient care, www.tuberculosistextbook.com [9]. Phạm Hùng Vân (2007) Các quy trình kỹ thuật sinh học phân tử thường được sử dụng trong chẩn đoán và nghiên cứu y sinh học. (http:www.nk-biotek.com.vn). [10]. Qian, L., Abe, C., Lin, T.P., Lin, T.P., Yu, M.C., Cho, S.N., Wang, S., Douglas, J.T. (2002), “ rpoB genotypes of Mycobacterium tuberculosis Beijing family isolates from East Asian countries” J. Clin. Microbiol., 40, pp. 1091-1094. [11]. Tuberculosis (2007), External gene search for ‘Rv0667’, [12]. Telenti, A., Imboden, P., Marchesi, F., Lowrie, D., Cole, S., Colston, M.J., Matter, L., Schopfer, K., Bodmer, T. (1993), “ Detection of rifampicin-resistance mutations in Mycobacterium tuberculosis”, Lancet 341, pp. 647-650. 13. Trần Văn Sáng (1999), Vi khuẩn lao kháng thuốc cách phòng và điều trị, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Page 107: Tập 82 - 06 - 2011

Nghiêm Ngọc Minh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 97 - 102

102

SUMMARY

DEFINITION OF MUTATION IN THE RPOB GENE CONCERNING WITH RIFAMPICIN RESISTANCE OF MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS COLLECTED IN NORTHERN VIETNAM

Nghiem Ngoc Minh1∗, Nguyen Van Bac1, Vu Thi Mai 1,

Cung Thi Ngoc Mai1, Nguyen Thai Son2

1Institute of Biotechnology, 2Hospital 103 – Vietnam Military Medical University

Mycobacterium tuberculosis (MTB) is a pathogenic bacterial species in the genus of Mycobacterium causing most cases of tuberculosis. As reported by WHO tuberculosis threatens the health of one third of the world’s population. The most facing problem which makes tuberculosis become more seriously is the appearance of antibiotic-resistant TB strains classified as Multi-drug Resistant TB (MDR-TB), Extensively Drug Resistant (XDR) and TB co-infected with HIV/AIDS. screening and detecting drug-resistant strains would help the treatment and diagnosis for tuberculosis more effective in patients. Advantages in molecular biological techniques such as PCR allow researchers rapidly, exactly identify the drug-resistant M. Tuberculosis strains isolated from patients. In this study, primer pairs rpoB-F1 and rpoB-R1 were designed to amplify the rifampicin resistance determining region (RRDR) including 27 codon of the rpoB gene. After amplified sequences of Mycobacterium tuberculosis strains isolated from 7 patients of the Tuberculosis and Lung hospital in Hanoi, they were frowarded for sequencing. The results of sequence analysis showed that a mutation at the codon 516 (GAC→GTC) and 531(TCG→TTG ) were detected. And this result was useful method to change the treatment for these patients. Key words: Gen rpoB, multi-drug resistant, Mycrobacterium tuberculosis, rifampicin.

∗ Tel:

Page 108: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Tâm và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 103 - 108

103

ĐÁNH GIÁ KH Ả NĂNG CHỊU LẠNH CỦA CÁC GIỐNG LÚA XUÂN CHÂU H ƯƠNG, Q5, C27, KHANG DÂN, U17 VÀ NHỊ ƯU 63 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO

Nguyễn Thị Tâm, Tăng Thị Ngọc Mai, Chu Hoàng Mậu*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong những năm gần đây, khí hậu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những biến đổi bất thường. Vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lạnh. Những năm gần đây nhiệt độ xuống rất thấp và thời gian kéo dài hơn, đây chính là nguyên nhân làm giảm năng suất và sản lượng lúa gạo của vùng. Lúa vụ đông xuân chịu tác động mạnh nhất của nhiệt độ thấp, đặc biệt ở giai đoạn mạ, vì vậy, nghiên cứu khả năng chịu lạnh và tăng cường khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp nhằm nâng cao năng suất và ổn định sản lượng của các giống lúa là yêu cầu cấp thiết đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vục Bắc Trung Bộ hiện nay. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả đánh giá khả năng chịu lạnh ở mức độ mô sẹo của 6 giống lúa: Xuân châu hương, Q5, C27, Khang dân, U17 và Nhị ưu 63 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro nhằm chọn tạo vật liệu khởi đầu phục vụ chọn dòng chịu lạnh của lúa. Kết quả cho thấy, xử lý mô sẹo ở nhiệt độ 50C ± 0,50C với các ngưỡng thời gian (1, 5, 9, 11, 13 và 15 ngày), mô sẹo các giống nghiên cứu có tỷ lệ sống sót, tốc độ sinh trưởng và khả năng tái sinh chồi khác nhau, giống Xuân châu hương có tỷ lệ sống sót, tốc độ sinh trưởng và khả năng tái sinh chồi là cao nhất. Kết quả đã tạo được 86 dòng mô và 210 dòng cây xanh đang trồng ngoài đồng ruộng phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Từ khoá: In vitro, mô sẹo, Oryza sativa, tái sinh cây, chịu lạnh.

∗ MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, lúa (Oryza sativa L.) là cây nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là những khu vực sản xuất lúa quan trọng nhưng lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của điều kiện lạnh. Trong những năm gần đây, vào mùa đông, nhiệt độ khu vực này thường hạ xuống rất thấp (dưới 10oC) và kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa nhất là lúa vụ đông xuân. Vì vậy, nghiên cứu khả năng chịu lạnh và tăng cường khả năng chịu lạnh của các giống lúa nhằm nâng cao và ổn định sản lượng lúa trong điều kiện nhiệt độ thấp là một đòi hỏi thực tiễn trong sản suất nông nghiệp và đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu [1], [2], [3], [5]. Để góp phần cùng các nhà chọn giống tìm ra những giống có khả năng chịu lạnh tốt, chúng tôi đã tiến hành

∗ Tel: 0913 383 289; Email: [email protected]

đánh giá khả năng chịu lạnh ở mức độ mô sẹo của 6 giống lúa: Xuân châu hương, Q5, C27, Khang dân, U17 và Nhị ưu 63, bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật li ệu

Vật liệu nghiên cứu là hạt của các giống lúa: Khang Dân (KD), U17 do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cung cấp, Xuân Châu Hương (XCH), Nhị Ưu 63 (NƯ63), C27 do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cung cấp, Q5 do sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cung cấp.

Phương pháp nuôi cấy in vitro

- Khử trùng hạt: hạt lúa chín được bóc bỏ vỏ trấu và khử trùng bằng cồn 70% trong 1 phút, lắc nhẹ trong nước javen 60% trong 20 - 25 phút. Sau đó tráng nước cất 3 - 5 lần.

- Tạo mô sẹo: hạt sau khi được khử trùng được nuôi cấy trên môi trường MS cơ bản

Page 109: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Tâm và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 103 - 108

104

(Murashige và Skoog, 1962), bổ sung sucrose 3%, aga 0,8%, 2,4D 2mg/l, pH = 5,8. Mỗi bình cấy 10 - 15 hạt. Nuôi 1 tuần trong tối, 2 tuần dưới ánh sáng đèn trong phòng nuôi cấy với cường độ 2000 lux. Sau 3 tuần tiến hành đánh giá khả năng tạo mô sẹo. - Xử lý mô sẹo : Mô sẹo tạo thành được chia nhỏ với kích thước 3mm và chuyển sang môi trường duy trì mô sẹo gồm: MS, sucrose 3%, aga 0,8%, 2,4D 1mg/l, pH = 5,8 và được đặt trong tủ lạnh có nhiệt độ 50C ± 0,50C xử lý theo các ngưỡng thời gian khác nhau (1, 5, 9, 11, 13, 15 ngày.

- Tái sinh cây: Mô sẹo sau khi xử lý lạnh được chuyển lên môi trường tái sinh (MS, BAP 2mg/l, sucrose 3%, aga 0,8%, pH = 5,8). Sau 3 tuần đánh giá tỷ lệ sống sót và tốc độ sinh trưởng của mô sẹo. Sau 8 tuần đánh giá khả năng tái sinh cây.

- Tạo cây hoàn chỉnh: Các chồi lúa tái sinh được tách ra thành từng dòng cây và cấy chuyển lên môi trường tạo cây hoàn chỉnh (MS, sucrose 3%, aga 0,8%, NAA 0,2 mg/l, pH = 5,8). Mật độ cấy 10 chồi/bình. Nuôi dưới ánh sáng đèn neon trong phòng nuôi cấy với cường độ 2000 lux.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thăm dò khả năng tạo mô sẹo và tốc độ sinh trưởng của mô sẹo lúa

Để đánh giá khả năng thích ứng của các giống trong hệ thống nuôi cấy mô nhằm sử dụng chúng trong việc đánh giá khả năng chịu lạnh cũng như với mục đích chọn dòng tế bào sau

này, chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm khảo sát khả năng tạo mô sẹo, tốc độ sinh trưởng và khả năng tái sinh cây của các giống nghiên cứu. Khả năng tạo mô sẹo được đánh giá sau 3 tuần nuôi cấy. Sau 3 tuần nuôi cấy mô sẹo được cắt nhỏ với kích thước 3mm2, sau đó cấy trên môi trường tái sinh. Tốc độ sinh trưởng tương đối của mô sẹo được tính bằng số đơn vị mô sẹo (ĐVMS), 1ĐVMS = khối mô sẹo kích thước 3mm2. Khả năng tái sinh được đánh giá sau 8 tuần nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.

Kết quả nhận được ở bảng 1 cho thấy, tất cả các giống thí nghiệm đều có khả năng tạo mô sẹo và khả năng tái sinh cây. Tuy nhiên, tỷ lệ tạo mô sẹo, tốc độ sinh trưởng của các giống lúa là khác nhau. Khả năng tạo mô sẹo và tốc độ sinh trưởng mô sẹo của giống C27 là cao nhất (98,59%), thấp nhất là giống Nhị ưu 63 (82,29%). Song khả năng tái sinh cây cây của giống Xuân Châu Hương là cao nhất (15,39%), thấp nhất là giống C27 (8,54%).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng tái sinh cây trong nuôi cấy mô sẹo phụ thuộc vào kiểu gen của từng giống [4], [6], [7], [8]. Qua thực nghiệm, chúng tôi thấy những mô có màu vàng trắng, mô sẹo cứng và khô có khả năng tái sinh cao hơn so với những mô có màu nâu đen, mô sẹo mọng nước. Như vậy, tất cả các giống nghiên cứu đều có khả năng tạo mô sẹo và tái sinh cây đáp ứng cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến nuôi cấy in vitro.

Bảng 1. Thăm dò khả năng tạo mô sẹo, tốc độ sinh trưởng và khả năng tái sinh cây của các giống lúa

Giống Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)

sau 3 tuần Tốc độ sinh trưởng (đvms/hạt/3tuần)

Tỷ lệ tái sinh cây(%) sau 8 tuần

U17 96,96 ± 0,39 2,72 ± 0,17 15,13 ± 0,12

NƯ63 82,29 ± 0,33 1,45 ± 0,16 9,17 ± 0,02

KD 93,41 ± 0,45 1,82 ± 0,16 13,24 ± 0,03

Q5 93,56 ± 0,34 2,33 ± 0,11 9,46 ± 0,03

XCH 86,96 ± 0,27 2,31 ± 0,09 15,39 ± 0,21

C27 98,59 ± 0,53 2,82 ± 0,10 8,54 ± 0,27

Page 110: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Tâm và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 103 - 108

105

Bảng 2. Tỷ lệ mô sẹo sống sót sau 3 tuần nuôi phục hồi

Giống Tỷ lệ sống sót (%)

1 ngày 5 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

U17 94,96 ± 0,06 43,35 ± 0,3 22,57 ± 0,4 12,35 ± 0,45 8,27 ± 0,23 8,13 ± 0,17

NƯ63 86,14 ± 0,25 34,17 ± 0,15 20,03 ± 0,13 10,27 ± 0,19 7,15 ± 0,09 6,93 ± 0,12

KD 92,81 ± 0,14 39,73 ± 0,21 15,72 ± 0,22 9,37 ± 0,08 6,42 ± 0,23 4,86 ± 0,15

Q5 83,08 ± 0,17 26,93 ± 0,07 10,24 ± 0,21 6,43 ± 0,15 2,01 ± 0,09 0

XCH 95,13 ± 0,12 45,35 ± 0,34 21,11 ± 0,14 12,34 ± 0,11 8,14 ± 0,12 7 ,36 ± 0,35

C27 79,67 ± 0,18 24,84 ± 0,19 10,26 ± 0,15 5,11 ± 0,08 0 0

Ảnh hưởng của lạnh đến tỷ lệ sống sót của mô sẹo

Để xây dựng quy trình chọn dòng chịu lạnh, cần xác định ngưỡng chịu lạnh của mô sẹo.

Chúng tôi tiến hành xác định khả năng chịu lạnh của các giống ở mức độ mô sẹo thông qua chỉ tiêu về khả năng chịu lạnh và tái sinh cây của mô sẹo sau khi xử lý ở nhiệt độ 50C ± 0,50C với các ngưỡng thời gian khác nhau (1, 5, 9, 11, 13 và 15 ngày). Khả năng chịu lạnh của mô sẹo được đánh giá thông qua tỷ lệ sống sót của mô sẹo sau khi nuôi phục hồi 3 tuần. Kết quả thu được cho thấy, những mô sống sót có màu trắng ngà, sau 3 tuần kích thước mô sẹo đã lớn hơn khối mô trước khi xử lý. Những mô bị chết có màu đen, màu vàng hoặc trắng, kích thước không thay đổi. Tỷ lệ sống sót của mô sẹo sau xử lý ở nhiệt độ thấp là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng chịu lạnh của các giống lúa. Tỷ lệ sống sót của mô sẹo các giống sau khi xử lý ở nhiệt độ thấp được thể hiện ở bảng 2.

Kết quả ở bảng 2 cho thấy, số ngày xử lý bởi lạnh càng tăng thì tỷ lệ sống sót của mô sẹo càng giảm. Khả năng chịu lạnh của các giống ở mức độ mô sẹo rất khác nhau. Tỷ lệ mô sẹo sống sót của U17 là cao nhất ở hầu hết các ngưỡng xử lý (94,96%, 43,35%, 22,57%, 12,35%, 8,27% và 8,13% tương ứng với thời gian xử lí là 1, 5, 9, 11, 13, 15 ngày). Tỷ lệ mô sẹo sống sót của C27 là thấp nhất ở hầu hết các ngưỡng xử lý (79,67%, 24,84%, 10,26%, 5,11% tương ứng với ngưỡng thời gian là 1, 5, 9, 11 ngày). Sau 10 ngày, tỷ lệ sống sót của mô

sẹo đều giảm nhanh ở cả 6 giống nghiên cứu. Giống C27 xử lý lạnh ở ngưỡng 13, 15 ngày mô sẹo chết hoàn toàn. Mô sẹo của giống Q5 chết hoàn toàn khi xử lý lạnh ở ngưỡng 15 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, ở cùng một ngưỡng xử lý, thời gian xử lý càng tăng thì tỷ lệ sống sót của mô sẹo càng giảm [4], [8]

Ảnh hưởng của lạnh đến tốc độ sinh trưởng của mô sẹo

Đồng thời với đánh giá khả năng sống sót của mô sẹo, chúng tôi còn theo dõi khả năng sinh trưởng của mô sẹo sau xử lý lạnh ở các ngưỡng khác nhau và nuôi phục hồi 3 tuần. Kết quả được trình bày ở bảng 3.

Kết quả bảng 3 cho thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối của mô sẹo các giống không đều nhau. Trong đó, khi xử lý lạnh, giống Xuân châu hương có tốc độ sinh trưởng tương đối cao (2,94 đvms/mô, 3,12 đvms/mô, 3,21 đvms/mô, 2,20 đvms/mô, 2,08 đvms/mô, 1,88 đvms/mô và 1,52 đvms/mô), tiếp đến là giống U17 và giống C27 là thấp nhất. Tỷ lệ mô sẹo sống sót càng cao thì tốc độ sinh trưởng của mô càng cao và ngược lại. Kết quả ở bảng 3 cũng cho thấy, ở ngưỡng xử lý 1 và 5 ngày không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của mô sẹo, ngược lại còn kích thích sự sinh trưởng của mô sẹo so với đối chứng, tăng cao nhất là giống U17 (3,27 đvms/mô ở ngưỡng 5 ngày). Khi tăng thời gian xử lý thì tốc độ sinh trưởng của mô sẹo giảm dần rồi dẫn tới ngừng sinh trưởng và chết hoàn toàn [8]

Page 111: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Tâm và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 103 - 108

106

Bảng 3. Tốc độ sinh trưởng tương đối của mô sẹo sau xử lý bởi lạnh và nuôi phục hồi 3 tuần

Giống Tốc độ sinh trưởng tương đối (đvms/mô/3tuần)

ĐC 1 ngày 5 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

U17 2,66 ± 0,02 3,15 ± 0,04 3,27 ± 0,03 2,12 ± 0,04 2,03 ± 0,04 1,70 ± 0,01 1,42 ± 0,02

NƯ63 2,08 ± 0,02 3,08 ± 0,11 3,20 ± 0,04 1,71 ± 0,08 1,56 ± 0,05 1,27 ± 0,02 1,02 ± 0,03

KD 2,48 ± 0,02 2,80 ± 0,16 3,18 ± 0,05 2,01 ± 0,02 1,81 ± 0,04 1,61 ± 0,01 1,32 ± 0,02

Q5 2,46 ± 0,02 2,94 ± 1,14 3,18 ± 0,07 1,54 ± 0,06 1,47 ± 0,03 1,09 ± 0,03 _

XCH 2,94 ± 0,04 3,12 ± 0,08 3,21 ± 0,04 2,20 ± 0,05 2,08 ± 0,03 1,88 ± 0,03 1,52 ± 0,02

C27 2,88 ± 0,11 2,17 ± 0,10 2,46 ± 0,02 1,36 ± 0,03 1,22 ± 0,02 _ _

Bảng 4. Khả năng tái sinh chồi của mô sẹo sau khi xử lý lạnh

Giống Khả năng tái sinh chồi sau 8 tuần nuôi cấy (%)

1 ngày 5 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

U17 18,15 ± 0,22 14,54 ± 0,13 18,15 ± 0,22 16,46 ± 0,29 13,86 ± 0,09 15,21 ± 0,14

NƯ63 11,28 ± 0,10 9,57 ± 0,23 11,28 ± 0,10 9,34 ± 0,19 9,29 ± 0,03 10,01 ± 0,12

KD 17,93 ± 0,14 14,18 ± 0,10 17,93 ± 0,14 16,32 ± 0,17 10,96 ± 0,08 12,74 ± 0,15

Q5 8,81 ± 0,04 12,35 ± 0,14 8,81 ± 0,04 6,24 ± 0,14 6,56 ± 0,26 0

XCH 23,24 ± 0,06 14,39 ± 0,14 23,24 ± 0,06 17,12 ± 0,07 14,32 ± 0,14 16,00 ± 0,12

C27 8,32 ± 0,10 6,42 ± 0,14 8,32 ± 0,10 1,35 ± 0,07 0 0

Khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo sau khi xử lý lạnh

Khả năng tái sinh chồi sau 8 tuần nuôi cấy của mô sẹo sống sót sau xử lý lạnh được trình bày ở bảng 4. Kết quả cho thấy mô sẹo của hầu hết các giống sau xử lý lạnh ở các ngưỡng thời gian khác nhau đều còn giữ được khả năng tái sinh chồi. Mô sẹo bị xử lý ở các ngưỡng 1, 5, 9 ngày có khả năng tái sinh cao hơn so với đối chứng ở tất cả các giống.

Kết quả bảng 4 cho thấy, giống XCH có tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất ở tất cả các ngưỡng xử lý (23,24%, 14,39%, 23,24%, 17,12%, 14,32%, 16,00% tương ứng với các ngưỡng thời gian 1, 5, 9, 11, 13, 15). Giống có tỷ lệ tái sinh chồi thấp nhất là giống C27 (8,32%, 6,42%, 8,32%, 1,35% tương ứng với ngưỡng thời gian 1, 5, 9, 11 ngày). Ở ngưỡng 13, 15 ngày mô sẹo của giống C27 bị chết hoàn toàn. Mô sẹo của giống Q5 cũng bị chết hoàn toàn ở ngưỡng 15 ngày. Như vậy, thời gian xử lý càng tăng thì tỷ lệ tái sinh chồi càng giảm.

Kết quả cho thấy, hầu hết mô của các giống sau xử lý lạnh khi sống sót thường có khả năng tái sinh cao hơn so với đối chứng. Theo Lê Trần Bình và cs (1998), khi xử lý cực đoan những tế bào mẫn cảm đã bị giết chết, chọn ra những tế bào có sức sống và khả năng tái sinh cao hơn [5]. Như vậy, khả năng tái sinh không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào thời gian xử lý lạnh mô sẹo. Qua thực nghiệm chúng tôi đã thu được 86 dòng mô có khả năng chịu lạnh và 210 dòng cây xanh của 6 giống lúa, hiện đang trồng ngoài đồng ruộng để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.

Từ những khảo sát về khả năng chịu lạnh và tái sinh cây của các giống, chúng tôi xác định được ngưỡng chọn dòng chịu lạnh của các giống U17, Nhị ưu 63, Khang dân, Xuân châu hương là 15 ngày, ngưỡng chọn dòng chịu lạnh của giống C27 là 11 ngày và ngưỡng chọn dòng chịu lạnh của giống Q5 là 13 ngày. Tuy nhiên, để khẳng định được chắc chắn đó

Page 112: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Tâm và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 103 - 108

107

là các ngưỡng xử lý có hiệu quả đối với các giống cần phải tiếp tục theo dõi ngoài đồng ruộng, phân tích về di truyền, hoá sinh cũng như kiểm tra khả năng chống chịu lạnh của các thế hệ tái sinh từ các dòng mô chịu lạnh thu được.

KẾT LUẬN

- Cả 6 giống lúa đều có khả năng tạo mô sẹo và khả năng tái sinh cây từ mô sẹo. Khả năng tạo mô sẹo của giống C27 là cao nhất, thấp nhất là giống Nhị ưu 63. Song khả năng tái sinh cây của giống Xuân châu hương là cao nhất, thấp nhất là giống C27.

- Xử lý mô sẹo ở 50C ± 0,50C với thời gian 1 và 5 ngày không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của mô sẹo, ngược lại còn kích thích sự sinh trưởng của mô sẹo. Tăng thời gian xử lý lạnh lên 9, 11, 13 và 15 ngày làm ức chế sự sinh trưởng của mô sẹo so với đối chứng.

- Khả năng tái sinh cây từ mô sẹo sống sót sau xử lý lạnh ở ngưỡng thời gian 9 ngày cao hơn hẳn so với đối chứng.

- Ngưỡng chọn dòng chịu lạnh của các giống U17, Nhị ưu 63, Khang dân, Xuân châu hương là 15 ngày, ngưỡng chọn dòng chịu lạnh của giống Q5 là 13 ngày và ngưỡng chọn dòng chịu lạnh của giống C27 là 11 ngày ở 50C ± 0,50C.

- Khả năng chịu lạnh của các giống lúa ở mức độ mô sẹo có sự khác nhau. Khả năng chịu lạnh ở mức độ mô sẹo các giống được sắp xếp thep thứ tự từ cao đến thấp như sau:

XCH > U17 > KD > NƯ > Q5 > C27

- Đã tạo được 86 dòng mô và 210 dòng cây xanh phục vụ cho nghiên cứu chọn dòng tiếp theo.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Bertin P., Bouharmont J., Kinet J. M. (1997), “Somaclonal variation and improvement of chilling tolerance in rice: Chance in chilling-induce chlorophyll fluorescence”, Crop Sci, 37, pp. 1727-1735. [2]. Bertin P., Kinet J. M., Bouharmont J. (1995), “Heritable chilling tolerance improvement in rice through somaclonal variation and cell line selection”, Aust J Bot, 44, pp. 91-105. [3]. Bouharmont J., Dekeyser A. (1989), “In vitro selection for cold and salt tolerance in rice”, Review of Advance in Plant Biotechnology, 1985 – 88. IMWIC & IRRI, pp. 308 – 313. [4]. Lê Trần Bình, Võ Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Muội (1995), "Nghiên cứu khả năng chịu lạnh và chịu khô ở mức độ mô sẹo lúa của các giống có nguồn gốc sinh thái khác nhau", Tạp chí Sinh học, 17 (1), tr25 – 29. [5]. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. [6]. Gamborg O. L., Phillip G. C. (1995), Basal media for plant cell and tissue culture. in: Plant Cell, Tissue and Organ Culture, Fundamental methods, Springer Heidelberg, pp. 301-306. [7]. M. Al – Forkan, M. A. Rahim, T. Chowdhury, P. Akter and L. Khaleda (2005), “Deverlopment of highly in vitro callogeenesis and regeneration system for some salt tolerance rice cultivars of bangladesh”, Biotechnology 4 (3), pp. 230 – 234 . [8]. Nguyễn Thị Tâm (2004), Nghiên cứu khả năng chịu nóng và chọn dòng chịu nóng ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội.

Hình 1. Một số hình ảnh trong đánh giá khả năng chịu lạnh ở lúa

(A) Mô sẹo hình thành từ hạt; (B) Mô sẹo sống sót tái sinh sau 4 tuần nuôi phục hồi; (C) Tái sinh chồi từ mô sẹo sống sót sau 8 tuần.

Page 113: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Thị Tâm và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 103 - 108

108

SUMMARY

EVALUATION OF COLD TOLERANCE ABILITY OF XUAN CHAU HUONG, Q5, C27, KHANG DAN, U17, NHI UU 63 RICE CULTIVARS BY IN VITRO CULTIVATION TECHNIQUE

Nguyen Thi Tam, Tang Thi Ngoc Mai, Chu Hoang Mau∗

College of Education - TNU

In recent years, global climate in general and VietNam in particular have witnessed abnormal changes. The Northern mountainous provice, Red River Delta and Northen central regions are often affected by cold weather, with temperature getting low and cold period prolonged in recent years. This is the major cause of the decreasing rice yield in these regions, in which winter-spring rice is most seriously affected by low temperature, especially at seeding stage. As such, studying on enhanced cold tolerance ability and resistance to low temperature to improve productivity and stabilize yield of rice breeds is practically required for these regions. In this paper, we announce the results of evaluating cold tolerance at callus level of six rice cultivars: Khang Dan, Xuan Chau Huong, Nhi Uu 63, C27, U17 and Q5 by in vitro cultivation technique to create the initial material to serve selection of cold-tolerant rice lines. Results showed that after cold treatment at different time thresholds (1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 and 15 days), callus tissue of all six rice cultivars have different rate of survival, growth rate and regeneration capacity, of which the highest are of Xuan Chau Huong. Finally, 86 callus and 210 rice lines have been created and serving for further research.

Key words: Callus, cold tolerance, in vitro, Oryza sativa, plant regeneration.

∗ Tel: 0913 383 289; Email: [email protected]

Page 114: Tập 82 - 06 - 2011

Đàm Khải Hoàn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 109 - 113

109

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TÌM HI ỂU THÔNG TIN VỀ BASEDOW CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG HỶ -THÁI NGUYÊN

Đàm Khải Hoàn1, Vũ Thị Thanh Hoa1* , Lương Ngọc Khuê2 1Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên, 2Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế

TÓM TẮT Nghiên cứu 401 người lớn ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên từ 30/10/2010 đến 30/12/2010, các tác giả thu được kết quả như sau: 1) Kiến thức tốt về bệnh của đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ thấp (3,5%). Thái độ về bệnh mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (60,1%). Mức độ thực hành yếu chiếm cao nhất (87,3%). 2) Hành vi tìm kiếm thông tin về Basedow có liên quan tới trình độ kiến thức về bệnh và việc người dân đã nghe về bệnh Basedow trước đó hay chưa. Ngoài hai yếu tố trên, hành vi đi khám sức khỏe định kỳ còn liên quan với: nghề nghiệp người dân; khoảng cách từ nhà tới TYT; thu nhập trung bình/người/tháng; phân loại thái độ trong tìm hiểu thông tin về bệnh Basedow. Các tác giả khuyến nghị đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở cần tăng cường giáo dục sức khỏe, nâng cao hiểu biết về bệnh Basedow cho người dân sinh sống tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: Basedow, kiến thức, thái độ, thực hành, tìm hiểu.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, Basedow được xác định là một bệnh nội tiết nguyên nhân do yếu tố tự miễn. Bệnh có thể xảy ra bất cứ thời gian nào trong cuộc đời người bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của họ khi bệnh phát hiện muộn và không được điều trị đúng cách [1]. Phòng chống Basedow chủ yếu là phòng chống bệnh tiến triển nặng hơn, phòng xảy ra biến chứng. Đạt được điều đó, đòi hỏi nhiều nỗ lực từ nhiều phía, của người bệnh cũng như đội ngũ y bác sỹ điều trị. Một yếu tố rất quan trọng góp phần lớn vào việc phòng chống Basedow là việc bệnh được phát hiện sớm, từ đó được điều trị kịp thời và đúng cách, hạn chế làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng cao khả năng khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, người dân thường là người phát hiện ra những bất thường đầu tiên trong sức khỏe của bản thân mình. Và những kiến thức cơ bản về bệnh Basedow nói riêng cũng như bệnh khác nói chung sẽ định hướng cho hành động tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Như vậy, những kiến thức và thái độ đúng

∗ Tel: 0915 409047

đắn của người dân về Basedow đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh Basedow. Thực tế người dân ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh Basedow như thế nào? Và những yếu tố nào có liên quan tới hành vi tìm kiếm thông tin về Basedow của họ? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi cần tìm câu trả lời trong nghiên cứu này. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau:

1) Đánh giá thực trạng kiến thức thái độ và thực hành của người dân ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong tìm kiếm thông tin về bệnh Basedow.

2) Mô tả các yếu tố liên quan tới hành vi của người dân ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong tìm kiếm thông tin về bệnh Basedow.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Người lớn (tuổi ≥16) sinh sống tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ 30/10/2010 đến 30/12/2010.

- Địa điểm: Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Page 115: Tập 82 - 06 - 2011

Đàm Khải Hoàn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 109 - 113

110

Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu mô tả, nghiên cứu dọc từ 30/10/2010 đến 30/12/2010.

* Chọn mẫu: có chủ đích

* Cỡ mẫu: tính theo công thức

n = Z21- α/2 pq/d

∆−

2

)1( pp

Với độ tin cậy là 95% thì Z1- α/2 =1,96

P= 0,5 vì chưa có nghiên cứu trước đó.

Chọn ∆ = 0,049

Áp dụng vào công thức ta tính được cỡ mẫu n= 401

* Chỉ số nghiên cứu

- Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh Basedow.

- Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh Basedow.

- Thực hành trong tìm hiểu thông tin về bệnh Basedow.

- Ngoài ra còn các chỉ số về tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, khoảng cách từ nhà tới trạm Y tế, đã nghe về bệnh Basedow hay chưa?...

* Phương pháp đánh giá mức độ

- Kiến thức về bệnh: Kiến thức tốt về bệnh là trả lời đúng ≥80% các chỉ số nghiên cứu, kiến thức trung bình là trả lời đúng 60- 79% và kiến thức kém là trả lời đúng <60% các chỉ tiêu trên.

- Thái độ về bệnh: Thái độ tốt là có thái độ đúng ≥80% các chỉ tiêu trên, thái độ trung bình là có thái độ đúng 60- 79% và thái độ kém là có thái độ đúng <60% các chỉ tiêu trên.

- Thực hành tìm hiểu thông tin về bệnh Basedow: Thực hành tốt là có kết quả thực hành đúng ≥80% các chỉ tiêu trên, thực hành trung bình là có thái độ đúng 60- 79% và thực hành kém là có thực hành đúng <60% các chỉ tiêu trên [7].

* Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua bộ công cụ thu thập số liệu định lượng.

* Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Điều tra 401 đối tượng chúng tôi thu được các kết quả sau:

Ki ến thức, thái độ, thực hành về bệnh Basedow của đối tượng nghiên cứu

Kiến thức

Kết quả cho thấy kiến thức mức tốt về bệnh của đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ thấp (3,5%). Kiến thức kém chiếm tỷ lệ cao nhất (71,1%). Chúng tôi cho rằng điều này phản ánh đúng thực trạng kiến thức về bệnh của đối tượng nghiên cứu. Basedow là bệnh tuyến giáp tự miễn, không lây nhiễm và ít được quan tâm. Hiện nay chưa có một chương trình cụ thể nào truyền thông về bệnh Basedow trong cộng đồng nên hiểu biết về bệnh của người dân nói chung còn hạn chế. Trong nghiên cứu cũng khảo sát về tỷ lệ người dân đã nghe về bệnh Basedow, kết quả cho thấy tỷ lệ này khá cao (71,3%). Như vậy, ngay cả đối tượng đã nghe về bệnh Basedow trước đó cũng có hiểu biết rất hạn chế về bệnh Basedow.

Thái độ

Nghiên cứu về thái độ của các đối tượng về bệnh Basdedow cho một kết quả khả quan hơn với kết quả về kiến thức của các đối tượng. Thái độ tốt về bệnh chiếm 38,4%. Thái độ mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (60,1%). So sánh với nghiên cứu về thái độ của các nữ bệnh nhân Basedow điều trị tại bệnh viện ĐKTƯ của Dương Hồng Thái thì kết quả này thấp hơn [4]. Giải thích cho kết quả này có thể do, các bệnh nhân khi được điều trị tại bệnh viện, được tư vấn, giải thích của đội ngũ y bác sỹ, nên đã có một thái độ rất tốt về bệnh tình của mình. Còn các đối tượng trong nghiên cứu này, kiến thức của họ về bệnh là thực sự kém nên họ chưa có thái độ đúng mức về bệnh Basedow.

Page 116: Tập 82 - 06 - 2011

Đàm Khải Hoàn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 109 - 113

111

Thực hành

Trong nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu hành vi tìm hiểu về Basedow của các đối tượng nghiên cứu ở các lĩnh vực: Tìm hiểu thông tin về bệnh Basedow; nếu có thì nguồn thông tin đó ở đâu; đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Kết quả thấy rằng 17,2% đối tượng đã tìm hiểu thông tin về Basedow, 31,4% đối tượng

đã đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Phân loại mức độ thực hành trong tìm hiểu thông tin về bệnh Basedow, mức yếu chiếm cao nhất (87,3%), mức độ tốt chỉ chiếm 9,5%. Kết quả trên là nguyên nhân dẫn đến kiến thức và thái độ người dân kém về Basedow.

Bảng 1. Các yếu tố liên quan tới hành vi tìm thông tin về bệnh Basedow

Tìm thông tin về bệnh Không tìm thông tin về bệnh

p n % n %

Kiến thức

Tốt 9 64,3 5 35,7

Trung bình 39 38,2 63 61,8 <0,01

Kém 21 7,4 264 92,6

Nghe về bệnh Đã nghe 63 22,0 223 78,0 <0,01

Chưa nghe 6 5,2 109 94,8

Bảng 2. Các yếu tố liên quan tới hành vi đi khám sức khỏe định kỳ của người dân

Đi khám Không đi khám

p n % n %

Nghề nghiệp

Nông dân 79 26,2 222 73,8

<0,01 Công chức 17 70,8 7 29,2

HS/SV 6 54,5 5 45,5

Khác 24 36,9 41 63,1

Thu nhập người/ tháng

<260.000 2 12,5 14 87,5

<0,01 260.000- 730.000 62 23,7 200 76,3

> 730.000 62 50,4 61 49,6

Khoảng cách tới trạm YT (km)

<5 114 33,8 223 66,2

<0,05 5- 10 9 16,1 47 83,9

>10 3 37,5 5 62,5

Nghe về bệnh Đã nghe 116 40,6 170 59,4

<0,01 Chưa nghe 10 8,7 105 91,3

Kiến thức

Tốt 11 78,6 3 21,4

<0,01 Trung bình 43 42,2 59 57,8

Kém 72 25,3 213 74,7

Thái độ

Tốt 61 39,6 93 60,4

<0,01 Trung bình 65 27 176 73

Kém 0 0 6 100

Page 117: Tập 82 - 06 - 2011

Đàm Khải Hoàn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 109 - 113

112

Các yếu tố liên quan tới hành vi tìm thông tin về bệnh Basedow của đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu thì hành vi tìm kiếm thông tin về bệnh Basedow có liên quan tới trình độ kiến thức về bệnh Basedow và người dân đã nghe về bệnh Basedow trước đó hay chưa. Chúng tôi cho rằng kết quả này rất hợp lý vì có nghe về bệnh, có kiến thức về bệnh thì người dân mới đi tìm thông tin về bệnh.

Ngoài mối liên quan với trình độ kiến thức về bệnh và người dân đã nghe về bệnh trước đó chưa thì hành vi đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh Basedow của người dân có liên quan với nhiều yếu tố hơn, cụ thể là liên quan với: nghề nghiệp người dân; khoảng cách từ nhà tới TYT; thu nhập trung bình/ người/ tháng; phân loại thái độ trong phòng chống bệnh Basedow. Điều này có thể giải thích rằng hành vi đi khám sức khỏe định kỳ là một hành vi phổ biến trong chăm sóc sức khỏe nói chung, dễ xảy ra hơn hành vi tìm kiếm thông tin về một bệnh cụ thể, đặc biệt là bệnh Basedow.

KẾT LUẬN

1) Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên trong tìm kiếm thông tin về bệnh Basedow còn chưa tốt: Kiến thức tốt về bệnh của đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ thấp (3,5%). Kiến thức kém chiếm tỷ lệ cao nhất (71,1%). Thái độ tốt về bệnh chiếm 38,4%. Thái độ mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (60,1%). Kết quả nghiên cứu về hành vi tìm kiếm thông tin về bệnh thấy rằng 17,2% đối tượng đã tìm hiểu thông tin về Basedow, 31,4% đối tượng đã đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Mức độ thực hành yếu chiếm cao nhất (87,3%), mức độ tốt chỉ chiếm 9,5%.

2) Các yếu tố liên quan tới hành vi tìm kiếm thông tin về Basedow của người dân ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên: hành vi tìm kiếm thông tin về Basedow có liên quan tới trình độ kiến thức về bệnh và việc người dân đã nghe về bệnh Basedow trước đó hay chưa. Ngoài

mối liên quan với trình độ kiến thức về bệnh và người dân đã nghe về bệnh trước đó chưa thì hành vi đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện Basedow của người dân có liên quan với nhiều yếu tố hơn, cụ thể là liên quan với: nghề nghiệp người dân; khoảng cách từ nhà tới TYT; thu nhập trung bình/người/tháng; phân loại thái độ trong tìm kiếm thông tin về bệnh Basedow.

Khuyến nghị

Người dân huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cần được biết về bệnh Basedow cũng như được cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh, đồng thời cán bộ địa phương nên giúp họ nhận thức thấy tầm quan trọng của bản thân trong việc phòng chống bệnh cho chính họ. Từ đó người dân có thể chủ động phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, đi khám và chữa trị kịp thời... Các hoạt động giáo dục này sẽ được cơ sở y tế xã, phường thông qua các buổi nói chuyện giáo dục sức khỏe tại địa phương. Nên huy động sự tham gia của các tổ chức ban ngành đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ...

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Thị Phượng, Tạ Văn Bình (2007), Nghiên cứu nồng độ các tự kháng thể ở bệnh nhân Basedow giai đoạn nhiễm độc Hormon giáp, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [2]. Ngô Thị Phượng, Tạ Văn Bình (2007), Nghiên cứu mối liên quan giữa các tự kháng thể với một số đặc điểm ở bệnh nhân Basedow giai đoạn nhiễm độc Hormone tuyến giáp, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [3]. Nguyễn Thành Danh, Trần Việt Tân (2005), Nghiên cứu kiến thức thái độ thực hành sử dụng muối Iốt của phụ nữ 15- 49 tuổi tỉnh Bình Dương năm 2005, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [4]. Dương Hồng Thái, Vũ Thị Thanh Hoa (2009), Hiểu biết thái độ về bệnh của nữ bệnh nhân Basedow ở độ tuổi sinh đẻ tại Bệnh viện Đa Khoa

Page 118: Tập 82 - 06 - 2011

Đàm Khải Hoàn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 109 - 113

113

Trung Ương Thái Nguyên, Tạp chí Y Học Thực Hành, Bộ Y tế xuất bản. [5]. Nguyễn Đình Thanh, Đỗ Trung Quân (năm 2000), Một số nhận xét về bệnh nhiễm độc giáp được điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết từ năm 1997- 1999, Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[6]. Trịnh Xuân Tráng (2001), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh Basedow ở Thái Nguyên, Bộ giáo dục và đào tạo, số B98- 04- 11. [7]. Bloom J.D. (year 1956). Txonomy of educational objectives: The classification of educational goals: Hanbook I. The cognitive doman. Long man, New York.

SUMMARY

REALITY ABOUT KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE IN L EARNING ABOUT BASEDOW OF DONG HY DISTRIC’S CITIZENS

Dam Khai Hoan1, Vu Thi Thanh Hoa1∗, Luong Ngoc Khue2 1College of Medicine – Pharmacology - TNU, 2Department of Health - Ministry of Health

401 adults in Dong Hy district, Thai Nguyen province were studied from 30/10/2010 to 30/12/2010, researchers have got these findings:

1) The number of patients with the good knowledge about diseases is low (3.5%). The number of those who have medium attitude is highest (60.1%). And their weak practice in learning about Basedow is highest (87.3%). 2) Their attitude to search information about Basedow is relative to the level of disease knowledge and whether they had heard about the disease before or not. Out of two things above, having periodical health examination is relative to the citizen occupations; the distance from their home to health station; the medium income/person/month; the classification of their attitude in learning about Basedow. The researchers recommend that doctors and nurses at all health centers should make special efforts to have training courses and enhance general knowledge about health care for citizens in Dong Hy distric, Thai Nguyen province about Basedow disease. Key words: Basedow,knowledge, attitude, practice, learning

∗ Tel: 0915 409047

Page 119: Tập 82 - 06 - 2011

Đàm Khải Hoàn và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 111 - 115

114

Page 120: Tập 82 - 06 - 2011

Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 115 - 119

115

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN THÀNH PH Ố THÁI NGUYÊN

Bùi Đình Hòa*

Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sự phân hóa thu nhập khá rõ nét giữa hai xã Đồng Bẩm và Phúc Trìu và giữa các nhóm hộ ở hai xã. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng phản ánh đúng thực tế, các hộ làm nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn các hộ làm phi nông nghiệp. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo như: tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa; đầu tư công chưa hợp lý giữa các vùng và khu vực kinh tế; dịch vụ công chưa được quan tâm thỏa đáng; triển khai chương trình XĐGN thiếu đồng bộ, kém hiệu quả; bất lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; nghèo do đặc điểm của hộ dân. Để hạn chế sự phân hóa giàu nghèo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; đào tạo, nâng cao năng lực cho người nghèo; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu, ban hành chính sách trợ cấp cho người nghèo. Từ khóa: Thái Nguyên, phân hóa giàu nghèo, thu nhập, nông thôn, người nghèo.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Hơn hai mươi năm qua, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới theo cơ chế thị trường đã đem lại những thành quả rất đáng khích lệ: tăng trưởng kinh tế luôn được giữ ở mức ổn định khá, đời sống người dân theo đó cũng ngày càng được nâng cao. Chúng ta đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa một bên là tăng trưởng kinh tế và một bên là đảm bảo sự công bằng xã hội, tuy nhiên cũng còn tồn tại không ít những hạn chế. Đặc biệt là phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhất là ở các vùng nông thôn lân cận các đô thị, trong đó có thành phố Thái Nguyên. Thực tế vấn đề diễn ra như thế nào? Trả lời câu hỏi này mang lại những ý nghĩa nhất định, mà trước hết giúp ta thấy được thực tế của mối quan hệ kinh tế - xã hội và việc giải quyết nó trên một khía cạnh cụ thể, đó là tăng trưởng kinh tế và phân hóa giàu nghèo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo của một số xã vùng ven Thành phố Thái Nguyên” sẽ góp phần trả lời câu hỏi nêu trên. ∗ Tel: 0983640108

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng phân hóa giàu nghèo ở các xã vùng ven thành phố Thái Nguyên.

Đề xuất, hoàn thiện các giải pháp nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, đảm bảo sự phát triển bền vững cho các xã vùng ven thành phố Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Đối với tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ các báo cáo, tạp chí, tài liệu của Tổng cục Thống kê thông qua các cuộc khảo sát mức sống dân cư (từ năm 2004 đến năm 2008).

Đối với tài liệu sơ cấp: Dựa theo phương pháp tính hệ số thu nhập (H), chúng tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu với nội dung liên quan tại 120 hộ ở 2 xã đại diện của vùng ven Thành phố là xã Đồng Bẩm và xã Phúc Trìu, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Sau đó xếp loại thu nhập bình quân đầu người ở mỗi xã từ thấp đến cao và chia mỗi xã thành 5 nhóm, 20% số người có thu nhập thấp nhất xếp vào nhóm 1, sau đó lần lượt đến

Page 121: Tập 82 - 06 - 2011

Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 117 - 119

116

nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 là nhóm 20% số người có thu nhập cao nhất.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Qua số liệu điều tra cho thấy sự phân hóa thu nhập khá rõ nét giữa hai xã và các nhóm hộ ở hai xã. Thu nhập bình quân/người/tháng của xã Đồng Bẩm là 1.499.488 đồng, của xã Phúc Trìu là 949.778 đồng. So với thu nhập bình quân/người/tháng của cả tỉnh là 1.046.000 đồng thì thu nhập của xã Đồng Bẩm cao hơn 453.488 đồng, còn thu nhập của xã Phúc Trìu thấp hơn 96.222 đồng (Bảng 1 và Bảng 2).

Trong từng xã cũng có sự chênh lệch rõ rệt về thu nhập: ở xã Đồng Bẩm chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 5,14 lần. Ở xã Phúc Trìu chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 4,45 lần. So với chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất của tình là 4,4 lần thì chênh lệch của xã Đồng Bẩm cao hơn 0,74 lần, còn xã Phúc Trìu chỉ cao hơn 0,01 lần. Điều này cũng đúng với thực tế hiện nay: ở nơi nào có thu nhập càng cao thì ở đó sự phân hóa giàu nghèo càng rõ nét.

Hình 1. Thu nhập bình quân/người/tháng (vnđ) xét theo 5 nhóm thu nhập

tại xã Đồng Bẩm và xã Phúc Trìu năm 2009

Page 122: Tập 82 - 06 - 2011

Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 115 - 119

117

Qua hình 1, chúng ta thấy thu nhập ở tất cả các nhóm của xã Đồng Bẩm đều cao hơn các nhóm tương ứng ở xã Phúc Trìu và thu nhập của nhóm 1 ở hai xã thấp hơn rất nhiều so với nhóm 5.

Bảng 2 cho thấy thu nhập bình quân/người/tháng của cả nhóm các hộ giàu nhất và nhóm các hộ nghèo nhất ở xã Đồng Bẩm đều cao hơn so với thu nhập bình quân/người/tháng của các nhóm hộ giàu nhất và nhóm các hộ nghèo nhất của tỉnh Thái Nguyên. Còn ở xã Phúc Trìu chênh lệch về thu nhập bình quân/người/tháng của các nhóm hộ giàu nhất và nhóm các hộ nghèo nhất là 4,45 lần tương đương với mức chênh lệch bình quân chung của cả tỉnh.

Ở bảng 3 chúng ta thấy, các hộ gia đình ở nhóm 1 có thu nhập chủ yếu là từ nông – lâm nghiệp còn thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp và tiền công, tiền lương rất ít. Trong

khi đó, các hộ gia đình ở nhóm 5 lại có thu nhập chính từ sản xuất phi nông nghiệp và từ tiền lương, tiền công. Kết quả trên cũng phản ánh đúng thực tế, các hộ làm nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn các hộ làm phi nông nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong các hộ gia đình, trong đó nổi bật là các nguyên nhân sau: Thứ nhất, do tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa; Thứ hai, do đầu tư công chưa hợp lý giữa các vùng và khu vực kinh tế; Thứ ba, dịch vụ công chưa được quan tâm thỏa đáng; Thứ tư, triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo thiếu đồng bộ, kém hiệu quả; Thứ năm, do bất lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; Thứ sáu, do đặc điểm của hộ dân.

Bảng 2. So sánh mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư tại xã Đồng Bẩm

và xã Phúc Trìu với tỉnh Thái Nguyên năm 2009

TT Đơn vị Bình quân

chung

(VNĐ)

Nhóm1

(VNĐ)

Nhóm 5

(VNĐ) Chênh lệch nhóm

5/nhóm 1(lần)

1

Xã Đồng Bẩm

- Thu nhập BQ/người/tháng 1.499.488 558.611 2.873.056 5,14

- Chênh lệch so với BQ chung toàn tỉnh

+453.448 +111.611 +904.056

- % chênh lệch +43,35 +24,97 +45,91

2

Xã Phúc Trìu

- Thu nhập BQ/người/tháng 949.778 398.333 1.774.306 4,45

- Chênh lệch so với BQ chung toàn tỉnh

-96.222 -48.667 -194.694

- % chênh lệch -9,2 -10,89 -9,89

3 Tỉnh Thái Nguyên

- Thu nhập BQ/người/tháng 1.046.000 447.000 1.969.000 4,40

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả và Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2009

Page 123: Tập 82 - 06 - 2011

Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 117 - 119

118

Bảng 3. Thu nhập bình quân/hộ/tháng chia theo 3 ngành kinh tế chính tại 2 xã Đồng Bẩm và Phúc Trìu năm 2009 (ĐVT: VNĐ)

Chỉ tiêu

Xã Đồng Bẩm Xã Phúc Trìu

Thu từ nông - lâm nghiệp,

thủy sản

Thu từ phi nông

nghiệp

Thu từ tiền lương, tiền

công

Thu từ nông - lâm nghiệp,

thủy sản

Thu từ phi nông nghiệp

Thu từ tiền lương, tiền

công

- Bình quân chung 1.353.333 2.675.000 1.906.950 1.771.667 1.148.333 833.333

Theo giới tính chủ hộ

- Nam 1.419.149 3.148.936 2.172.702 1.835.185 1.211.111 879.629

- Nữ 1.115.385 961.539 946.154 1.200.000 583.333 916.667

Theo dân tộc

- Dân tộc Kinh 1.353.333 2.675.000 1.906.950 1.800.000 1.306.452 848.387

- Dân tộc khác - - - 1.741.379 979.310 920.690

Theo nhóm thu nhập

- Nhóm 1 1.208.333 83.333 41.667 1.541.667 0 0

- Nhóm 2 1.783.333 125.000 576.417 2.216.667 166.667 83.333

- Nhóm 3 1.566.667 750.000 1.733.333 1.500.000 1.225.000 650.000

- Nhóm 4 1.541.667 3.958.333 1.183.333 1.750.000 1.225.000 1.558.333

- Nhóm 5 666.667 8.458.333 6.000.000 1.850.000 3.125.000 1.700.000

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Giải pháp hạn chế sự phân hóa giàu nghèo

Một là, cùng với việc tập trung vào 3 nhóm hoạt động chủ yếu: tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; Nâng cao năng lực và nhận thức cần ưu tiên bảo đảm đủ nguồn lực cho chương trình theo cơ chế huy động đa dạng hóa, tăng cường sự tham gia của người dân, tăng cường giám sát, đánh giá và khả năng phối hợp của các tổ chức trong thực hiện chương trình.

Hai là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế là điều kiện, là tiền đề vật chất để giải quyết vấn đề xã hội, ngược lại, giải quyết tốt vấn đề công bằng xã hội sẽ góp phần thực hiện ổn định chính trị - xã hội, tạo ra tăng trưởng bền vững.

Ba là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn cả về cơ sở

hạ tầng, kỹ thuật, năng lực cán bộ để khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực này, nhất là tạo nhiều việc làm tại chỗ cho khu vực nông nghiệp – nông thôn.

Bốn là, quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập, mặt khác vừa trang bị cho người lao động có điều kiện để tự tạo việc làm, tìm việc làm cả trong nước và đi lao động ở nước ngoài, giảm số người thất nghiệp là đối tượng tiềm ẩn có nguy cơ rơi xuống ngưỡng nghèo.

Năm là, cần nghiên cứu, ban hành chính sách trợ cấp đối với những hộ có thu nhập thấp, nhất là những hộ có thu nhập thấp ở khu vực thành thị, để giảm áp lực đổi với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Về lâu dài, cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành Luật an sinh xã hội và Luật bảo trợ xã hội. Đây là những cơ sở pháp lý rất quan trọng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong giai đoạn tới.

Page 124: Tập 82 - 06 - 2011

Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 115 - 119

119

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở một số xã vùng ven thành phố Thái Nguyên, chúng tôi cho rằng sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, phản ánh sự phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện về kinh tế khác nhau và tồn tại khách quan. Do dự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố vẫn chưa nghiêm trọng và nằm trong giới hạn cho phép nên những giải pháp giải quyết phân hóa giàu nghèo được xác định theo hướng nhằm phát huy những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo. Thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp không phải để triệt tiêu, xóa bỏ phân hóa giàu nghèo mà chỉ để kiềm chế sự gia tăng phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo cả về kinh tế và phi

kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh đi li ền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần phát triển bền vững.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Lê Du Phong và các tác giả (2000), Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2008, Nxb Thống kê. [3]. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2000), Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. [4]. Gillis. M, D.H Perkins, M. Roemer and D.R.Snodgrass. Economics of Development, USA, 1993. [5]. Thammasat University, Social Economic Indicator, 1996. UNDP, Human Development Report, 1999.

SUMMARY

A STUDY ON GAP BETWEEN RICH AND POOR IN SOME COMMUN ES IN THE SURROUNDING AREA OF THAINGUYEN CITY

Bui Dinh Hoa∗

College of Agriculture and Forestry - TNU

Results of the study showed that the distribution of income is quite clear between the two communes and among their groups. The results also reflected the fact that the farming households often have lower income than non-farm households. The study pointed out the main causes leading to the gap of income as the impact of industrialization and urbanization; irrational investment for regions and sectors, in adequate public services; inefficiencty poverty reduction programs; disadvantages of geography and natural conditions, the special characteristics of poor households. To limit the gap of income between the rich and the poor, it is very necessary to implement comprehensive measures such as opportunities for the poor to access social services, training, capacity building for the poor, resolve harmonious relationship between economic growth and social justice; investment priorities to agriculture, rural research, priority policies for the poor. Key words: Thainguyen, gap between rich and poor, income, countryside, the poor.

∗ Tel: 0983640108

Page 125: Tập 82 - 06 - 2011

Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 117 - 121

120

Page 126: Tập 82 - 06 - 2011

Dương Thanh Tình và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 121 - 126

121

PHÁT TRI ỂN CÁC MÔ HÌNH TRANG TR ẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO H ƯỚNG THÂN THI ỆN MÔI TR ƯỜNG

Dương Thanh Tình1, Đỗ Xuân Luận2* 1Trường Đại học KT&QTKD - ĐHTN, 2Trường Đại học Nông lâm - ĐHTN

TÓM TẮT

Tính đến thời điểm điều tra năm 2009, toàn huyện Phổ Yên có 20 trang trại chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chí theo Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Ngoài những ưu điểm, việc sản xuất kinh doanh của các trang trại cũng gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Bình quân một năm các trang trại lợn thịt thải ra khoảng 1.146, 328 tấn phân chuồng và hàng triệu m3 nước thải, trong đó trên 30% chất thải chưa qua xử lý. Để phát triển các trang trại này theo hướng thân thiện môi trường, đề tài đã đề xuất 5 giải pháp lớn: Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung; giải pháp về vốn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại; áp dụng rộng rãi công nghệ khí sinh học; xây dựng các quy định chung của thôn xóm về bảo vệ môi trường. Từ khóa: ô nhiễm môi trường, trang trại chăn nuôi lợn, Phổ Yên, Thái Nguyên.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Phổ Yên luốn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Bình quân giai đoạn 2006 – 2009, tỷ trọng bình quân đạt 34, 97 %, cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh (29,40%). Xu hướng phát triển các trang trại lợn cho tỷ lệ nạc cao từ các giống ngoại đã được khẳng định, dẫn đến cường độ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi lại làm nảy sinh các vấn đề báo động về môi trường và phòng chống dịch bệnh. Vì nhiều lí do khác nhau, vấn đề vệ sinh môi trường ở các trang trại chăn nuôi lợn chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người dân địa phương, ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

Nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển các mô hình trang trại chăn

∗ Tel: 0985 946507, Email: [email protected]

nuôi lợn thịt ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường”.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:

- Thực trạng phát triển các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phổ Yên: thực trạng về nguồn lực, về kết quả và hiệu quả sản xuất, về tình hình ô nhiễm và xử lý ô nhiễm; nghiên cứu các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển trang trại.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt ở Phổ Yên theo hướng thân thiện môi trường.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp: Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố ở các cơ quan thống kê các cấp, các cơ quan nghiên cứu, kết quả của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung. Ví dụ, tác giả Vũ Đình Tôn (2007), nghiên cứu xử lý chất thải trong chăn nuôi

Page 127: Tập 82 - 06 - 2011

Dương Thanh Tình và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 121 - 126

122

lợn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng sinh học.

- Đối với thông tin sơ cấp: Theo báo cáo của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phổ Yên, đến hết năm 2009 toàn huyện Phổ Yên có 20 trang trại chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chí trang trại theo Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Vì vậy, để có được thông tin thứ cấp, tác giả đã tiến hành điều tra toàn bộ 20 trang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Khi thu thập đủ thông tin, tác giả tiến hành rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu điều tra được tổng hợp, tính toán theo các chỉ tiêu thống kê khác nhau bằng với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Trong quá trình xử lý và phân tích thông tin, tác giả cũng tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý địa phương và cán bộ cơ sở.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng phát triển trang tr ại chăn nuôi lợn thịt và tình hình ô nhiễm môi trường

Thực trạng về nguồn lực của trang trại

Nguồn lực đất đai: Bình quân một trang trại lợn thịt đang sử dụng 0,924 ha đất canh tác, trong đó trong đó, diện tích đất đã được giao quyền sử dụng lâu dài chiếm 76%, vẫn còn 24% diện tích chưa được giao quyền sử dụng lâu dài cho chủ trang trại.

Nguồn lực vốn: Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với trang trại, là điều kiện để phát triển sản xuất và đầu tư xử lý ô nhiễm. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân một trang trại là 241,519 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung của Thái Nguyên là 18,4%. Vốn đầu tư xử lý ô nhiễm (chủ yếu là xây bể biogas) đạt 10,33 triệu đồng/trang trại, chiếm 4,28% tổng vốn.

Về cơ cấu nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn tự có của chủ trang trại, chiếm tới 84,4%, vốn đi vay chỉ chiếm 14,5% (trong đó 92,5% là

vay ngân hàng). Như vậy, vốn kinh doanh của các trang trại chăn nuôi lợn thịt vẫn chủ yếu là vốn tự có, đây là tỷ lệ huy động khá cao, phản ánh khả năng huy động nội lực để phát triển. Tuy nhiên, có tới 78% ý kiến của các chủ trang trại điều tra nêu những khó khăn bức xúc về tình trạng thiếu vốn sản xuất nhưng lại không được vay vốn ngân hàng. Trong đó, đặc biệt là các thủ tục, giấy tờ trong việc cho vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng luôn là những trở ngại lớn đối với trang trại. Mặt khác, mức vốn vay thường thấp, lãi suất cao trong khi thời gian cho vay lại ngắn nên các chủ trang trại không đủ thời gian quay vòng vốn.

Nguồn lực lao động: Bình quân 1 trang trại ở Phổ Yên hiện đang sử dụng 3,48 lao động thường xuyên và 2,22 lao động thuê theo thời vụ (tính ở thời điểm cao nhất trong năm). Các trang trại điều tra đều có thuê lao động bên ngoài, lao động thuê ngoài thường là dân địa phương quen biết, trình độ thấp, làm những công việc nặng nhọc, không có trường hợp thuê lao động kỹ thuật hoặc quản lý. Việc thuê mướn lao động thuần tuý chỉ thông qua thoả thuận miệng giữa chủ trang trại và người làm thuê. Ngoài tiền công ra người lao động không được hưởng thêm một chế độ nào khác.

Thu nhập bình quân 1 lao động thuê ngoài trong các trang trại thường từ 8-9 triệu đồng/năm cao gấp 2 lần so với lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào đạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc đơn như chế biến thức ăn, vệ sinh chuồng trại...

Những chỉ tiêu về nguồn lực của trang trại được thể hiện trong bảng 1.

Về trình độ chuyên môn của chủ trang trại: Phần lớn các chủ trang trại đều không có bằng cấp chuyên môn (70%), số có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên chỉ có 12%. Thực tế này cho thấy năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật, nhận thức và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, vào xử lý ô nhiễm ở các trang trại còn rất hạn chế.

Page 128: Tập 82 - 06 - 2011

Dương Thanh Tình và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 121 - 126

123

Bảng 1. Nguồn lực của trang trại

TT Ch ỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Số lượng

1 Diện tích đất canh tác bình quân m2 9.240

2 Tổng vốn kinh doanh hiện có Triệu đồng 241,519

2.1 Vốn chủ trang trại Triệu đồng 203,815

2.2 Vốn vay Triệu đồng 35,074

2.3 Vốn huy động khác Triệu đồng 2,63

3 Tổng vốn đầu tư năm 2009 Triệu đồng 58,741

3.1 Vốn chủ trang trại Triệu đồng 41,333

3.2 Vốn vay Triệu đồng 17,037

3.3 Vốn huy động khác Triệu đồng 0,370

4 Lao động Lao động 5,7

4.1 Lao động thường xuyên Lao động 3,48

4.1.1 Lao động của chủ trang trại Lao động 2,33

4.1.2 Lao động thuê thường xuyên Lao động 1,15

4.2 Lao động thuê thời vụ Lao động 2,22

5 Trình độ chuyên môn của chủ trang tr ại

5.1 Không bằng cấp % 70

5.2 Sơ cấp % 18

5.3 Trung cấp % 8

5.4 Đại học, cao đẳng % 4

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Kết quả và hiệu quả kinh tế của trang trại

Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là điều kiện đủ, quyết định đến sự tồn tại và phát triển kinh tế trang trại. Thu nhập hỗn hợp bình quân một trang trại đạt 151,623 triệu đồng.

Kết quả tính toán cho thấy, bình quân cứ 1 đồng chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài các trang trại bỏ ra thì thu được 0,48 đồng thu nhập hỗn hợp.

Xét về mối quan hệ giữa thu nhập với tổng vốn đã đầu tư thì bình quân các trang trại bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thì thu được 0,63 đồng thu nhập.

Xét về mối quan hệ giữa thu nhập với lao động, bình quân thu nhập tính trên lao động lao động thường xuyên của trang trại đạt 43,6 triệu đồng. Cụ thể các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất được thể hiện trong bảng 2.

Xét về vấn đề môi trường, sản xuất kinh doanh hiệu quả là điều kiện để trang trại tái sản xuất mở rộng và đầu tư xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, đối với các trang trại lợn thịt ở Phổ Yên do trình độ nhận thức còn hạn chế nên các chủ trại chỉ lấy động lực lợi nhuận để mở rộng sản xuất, vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

Tình hình ô nhiễm và xử lý ô nhiễm

Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí bao gồm CO2, NH3… đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Theo kết quả nghiên cứu, ước tính lượng thức ăn vào bình quân một đời lợn thịt là 127,5 kg thức ăn các loại, hệ số thải phân trung bình là 0,54 kg (tức là thải ra 54% lượng thức ăn ăn vào).Với hệ số thải phân như trên, toàn huyện Phổ Yên có 20 trang trại chăn nuôi lợn thịt, số đầu

Page 129: Tập 82 - 06 - 2011

Dương Thanh Tình và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 121 - 126

124

Bảng 2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của trang trại

TT Chỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Số lượng

1 Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 475,612

2 Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 316,282

(IC/GO)* 100% % 66,5

3 Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng 159,330

(VA/GO)* 100% % 33,5

4 Thu nhập hỗn hợp (MI) Triệu đồng 151,623

(MI/GO)*100 % 31,9

5 Giá trị sản phẩm hàng hóa Triệu đồng 461,207

6 Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa (%) % 97

7 Hiệu quả theo yếu tố sản xuất

7.1 MI/1 đồng vốn Lần 0,63

7.2 MI/1 đồng chi phí Lần 0,48

7.3 MI/ 1 lao động thường xuyên Triệu đồng 43,6

7.4 MI/ 1 lao động gia đình Triệu đồng 65,1

(Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán)

Bảng 3. Ước tính lượng phân thải ra một năm

TT Ch ỉ tiêu nghiên cứu Đơn vị tính Số lượng

1 Lượng thức ăn ăn vào bình quân một đời lợn thịt kg 257,50

2 Lượng phân tạo ra bình quân một đời lợn thịt kg 127,05

3 Hệ số thải phân (3 = 2:1) 0,54

4 Tổng số trang trại lợn thịt Trang trại 20

5 Số lợn thịt bình quân 1 trang trại Con 137,4

6 Tổng lượng phân thải một lứa (6 = 1*3*4*5) Tấn 382,109

7 Số lứa lợn thịt bình quân năm Lứa 3

8

Tổng lượng phân thải ra một năm (8 = 6*7) Tấn 1.146, 328

Trong đó:

- Đã qua xử lý bằng biogas % 68

- Chưa qua xử lý % 32

(Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán)

lợn trung bình mỗi trang trại là 137,5 con lợn thịt/trang trại, tổng lượng phân thải ra bình quân một lứa lợn thịt là 382, 109 tấn/lứa. Bình quân các trang trại lợn thịt ở huyện Phổ Yên một năm cho xuất chuồng 3 lứa lợn thịt. Như vậy, một năm các trang trại lợn thịt thải ra khoảng 1.146, 328 tấn phân chuồng.

Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng…Trung bình mỗi trang trại một ngày thải ra từ 3-4 m3 nước thải.

Kết quả khảo sát các trang trại cho thấy hầu hết các chất thải chưa qua xử lý vẫn thải trực tiếp ra ao hồ, gần khu dân cư nơi mà gia đình các chủ trại cùng cộng đồng đang sinh sống. Vì thế, số lượng người mắc các bệnh: đường ruột, sốt xuất huyết, đau mắt, phụ khoa, viêm đường hô hấp ở trẻ em có chiều hướng gia tăng và xảy ra thường xuyên hơn. Một số chủ trang trại cũng đã ý thức được tác hại của ô nhiễm môi trường, nhưng để đầu tư cho một hệ thống xử lý môi trường lại đòi hỏi phải có

Page 130: Tập 82 - 06 - 2011

Dương Thanh Tình và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 121 - 126

125

kinh phí lớn nên hầu như các hộ nông dân không đủ khả năng. Hơn nữa, do tính hấp dẫn về kinh tế nên các hộ không ngừng việc chăn nuôi. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các trang trại này đang trở thành một vấn đề bức xúc.

Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân

Những ưu điểm

- Các trang trại đã tạo ra giá trị hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường, tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể cho một bộ phận lao động ở nông thôn.

- Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, các trang trại còn bộc lộ một số hạn chế như: Hầu hết các chủ trang trại đều phát triển theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, theo kinh nghiệm quảng canh nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, sự phát triển của các trang trại chưa gắn với bảo vệ môi trường nên chưa bền vững. Nguyên nhân chính của những bất cập là do:

- Thiếu quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung;

- Phần lớn các chủ trang trại đều chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý kinh tế và chuyên môn kỹ thuật nên hiệu quả sản xuất chưa cao và nhận thức về ô nhiễm môi trường bị hạn chế;

- Mặc dù quy mô vốn bình quân một trang trại tại thời điểm điều tra là tương đối lớn nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư xử lý ô nhiễm.

Giải pháp chủ yếu phát tri ển trang tr ại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phổ Yên theo hướng thân thiện môi trường

Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung

Huyện cần tiếp tục xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng, địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, huyện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường và phát triển kém bền vững.

Giải pháp về vốn

Nhiều chủ trang trại muốn mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và xử lý ô nhiễm, nhưng thiếu vốn vẫn là khó khăn phổ biến. Do vậy, các ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực, khả thi, qua đó hỗ trợ các chủ trang trại quản lý thực hiện dự án đầu tư được hiệu quả.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại

Việc tổ chức đào tạo cần tập trung vào những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, cách thức tận dụng và xử lý chất thải chăn nuôi, tiếp cận với khoa học công nghệ mới.

Áp dụng rộng rãi công nghệ khí sinh học

Hiện nay, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, có nhiều công nghệ hiện đại. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Đối với huyện Phổ Yên, biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khí sinh học, xây dựng hầm biogas.

Xây dựng các quy định chung của thôn xóm về bảo vệ môi trường

Huyện, xã cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết về môi trường của các trang trại và xử lý nghiêm minh đối với các trang trại vi phạm. Ngoài ra, cần khuyến khích các thôn xóm đưa vấn đề môi trường vào trong hương ước của thôn xóm. Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “phép vua thua lệ làng”. Vai trò của các luật lệ, các quy định chung của thôn xóm là rất quan trọng.

KẾT LUẬN

Tính đến thời điểm điều tra năm 2009, toàn huyện Phổ Yên có 20 trang trại chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chí theo Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Bình quân mỗi trang trại sử dụng 0,924 ha đất canh tác; 3,48 lao động thường xuyên, 2,22 lao động thời vụ; tổng vốn sản xuất kinh doanh đạt 241,519 triệu đồng, trong đó chủ yếu là vốn tự có chiếm 84,19%, vốn

Page 131: Tập 82 - 06 - 2011

Dương Thanh Tình và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 121 - 126

126

vay chỉ chiếm 14,5%. Giá trị sản xuất bình quân đạt 475, 612 triệu đồng, tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 97%. Thu nhập hỗn hợp một trang trại đạt 151, 623 triệu đồng, bình quân một lao động thường xuyên có thu nhập 43,6 triệu đồng/năm; các trang trại sử dụng một đồng chi phí tạo ra 0,48 đồng thu nhập hỗn hợp.

Việc sản xuất kinh doanh của các trang trại cũng gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Bình quân một năm các trang trại lợn thịt thải ra khoảng 1.146,328 tấn phân chuồng và hàng triệu m3 nước thải, trong đó trên 30% chất thải chưa qua xử lý.

Phát triển các trang trại lợn thịt ở huyện Phổ Yên có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế cần giải quyết. Để phát triển các trang trại này theo hướng thân thiện môi trường, đề tài đã đề xuất 5 giải pháp lớn: Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung; giải

pháp về vốn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại; áp dụng rộng rãi công nghệ khí sinh học; xây dựng các quy định chung của thôn xóm về bảo vệ môi trường.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đoàn Quang Thiệu, Kinh tế trang trại vùng núi phía Bắc thực trạng và giải pháp, Tạp chí con số và sự kiện Tổng cục Thống kê số 1+2 năm 2001. [2]. Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Công Tiệp, ”Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn - Hà Nội” , Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 10 (28), 2000. [3]. Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 4/7/2003 của Bộ NN & PTNT. [4]. Vũ Đình Tôn (2007), nghiên cứu xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng sinh học, Hà Nội.

. SUMMARY DEVELOPING BIG FARMS IN PHO YEN DISTRICT, THAI NGUY EN PROVINCE IN THE DIRECTION OF ENVIRONMENTAL FRIENDLY

Duong Thanh Tinh1, Do Xuan Luan2∗ 1College of Economics & Business Administration - TNU,

2College of Agriculture and Forestry - TNU

As the survey in 2009, Pho Yen district has 20 pig farms which meet the criteria under CircularNo.74/2003/TT-BNN on 07/04/2003 by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Apart from achievement, the production of the farms also cause serious environmental problems. The average annual pig farm emissions around 1146, 328 tons of manure and wastewater millions m3, of which over 30% of waste is not treated. Development of pig farms in Pho Yen district has many advantages but also present many limitations to be solved. To develop this farm in the direction of environmental friendly, the research has proposed five major measures: Planning concentrated breeding areas; training and retraining of professional knowledge and management skills for the farm owners and workers in the farms; widely applicating of biogas technology; building the village's general regulations on environmental protection. Key words: environmental pollution, pig farms, Pho Yen, Thai Nguyen.

∗ Tel: 0985 946507, Email: [email protected]

Page 132: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131

127

GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN RỪNG TRONG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH T Ế HỘ KHU VỰC ATK HUY ỆN ĐỊNH HÓA, T ỈNH THÁI NGUYÊN

Đỗ Anh Tài Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Quản lý rừng bền vững đang là chủ đề được trao đổi trên nhiều diễn đàn cũng như được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, vấn đề quản lý rừng không chỉ là một nội dung độc lập mà nó cần có sự gắn kết với đời sống kinh tế của người dân. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về quản lý rừng và đời sống của người dân từ đó đề xuất các giải pháp giúp phát triển rừng bền vững cho địa bàn khu vực nghiên cứu. Kết quả chỉ ra được các hộ hiện đang quản lý rừng có điều kiện kinh tế thấp hơn và khó khăn hơn so với các hộ không quản lý rừng, vì thế mà họ cần có sự quan tâm hơn, đặc biệt là các giúp đỡ hỗ trợ để phát triển kinh tế. Các giải pháp mà bài báo đưa ra nhằm phục vụ phát triển bền vững vốn rừng hiện tại của khu vực ATK huyện Định Hoá. Từ khoá: Quản lý rừng, phát triển bền vững, Kinh tế hộ, khu vực ATK.

∗GIỚI THIỆU

Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 52.272,23 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 35.787ha, chiếm 68,7%, còn trên 10 triệu ha đất trống và chưa sử dụng. Định Hóa là huyện miền núi ít ruộng canh tác kỹ thuật chưa cao do đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, cho nên cuộc sống của người dân nới đây đã phụ thuộc vào các sản phẩm khai thác từ rừng rất lớn, điều đó đẫn đến diện tích, chất lượng rừng suy giảm liên tục.

Rừng thực sự nghèo kiệt làm giảm khả năng phòng hộ, cảnh quan, giá trị kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân ở An toàn khu (ATK) càng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 41,6%, Định Hóa là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh. Các điểm di tích lịch sử đã được đầu tư tôn tạo, tuy nhiên do các hoạt động kinh tế, cảnh quan rừng, cây xanh đã bị tổn hại, mất đi vẻ hùng vĩ của thủ đô kháng chiến ngày xưa và gây hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái.

Hiện nay Nhà nước đã và đang quy hoạch lại 3 loại rừng trong đó rừng đặc dụng và rừng phòng hộ quy hoạch sau giao đất giao rừng, có tác động đến diện tích rừng hiện nay. Dự án rừng đặc dụng Định Hóa xây dựng năm

∗ Tel:0983640109

1998 có cơ cấu quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ quá lớn, đã hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển rừng sản xuất - cung cấp lâm sản. Mặt khác chưa được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt, nên chưa được đầu tư, mà chưa sử dụng nguồn vốn 661 cấp cho tỉnh, vì vậy vốn đầu tư hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu.

Việc sử dụng đất, sử dụng rừng đạt hiệu quả thấp, không khai thác được tiềm năng đất đai. Đời sống của nhân dân - những người đã kiên trì, bền bỉ, chịu đựng hy sinh mất mát để bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ cách mạng hiện còn quá nhiều khó khăn. Việc xây dựng được đề án trong đó xác định được những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng ATK Định Hóa nhằm phát triển toàn diện và bền vững 3 loại rừng, bảo đảm mục tiêu cảnh quan, phòng hộ, bảo tồn tôn tạo và kinh doanh có hiệu quả là việc làm hêt sức cần thiết, giúp cho kinh tế xá hội của địa phương phát triển - đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp và du lịch, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, góp phần quan trọng vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của các địa phương, thực hiện thành công chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội các tỉnh miền núi của Đảng và Chính phủ, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ thanh niên ngày nay.

Page 133: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131

128

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU

Đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm có/gần rừng và nhóm không có/xa rừng. Việc đánh giá chủ yếu tập trung vào kết quả kinh tế của hộ cũng như một số các nguồn lực và cách thức kiếm sống của hộ hay là sinh kế. Lựa chọn khung chọn mẫu và phương thức chọn mẫu: Khung chọn mẫu được lấy từ danh sách các hộ do UBND các xã trong huyện cung cấp. Mẫu được chọn theo 3 cấp: trước hết các xã trong các huyện lựa chọn được chọn đảm bảo mang tính chất đại diện cho vùng; tiếp theo trong các xã đó các thôn sẽ được lựa chọn để đảm bảo đại diện cho các xã và trong các thôn này căn cứ trên khung chọn mẫu đã có chúng tôi tiến hành lựa chọn các hộ đại diện bằng việc lựa chọn ngẫu nhiên. Số mẫu được lựa chọn là 185 hộ chính thức và 10 hộ dự phòng. Kết quả tổng số mẫu lựa chọn sau khi kiểm tra và loại bỏ những mẫu không đủ điều kiện phân tích còn 187 mẫu trong đó khu vực trung tâm có 47 mẫu đại diện, khu vực phía Tây Nam có 96 mẫu điều tra và khu vực phía Bắc có 44 mẫu.

Số liệu được phân tổ theo tiêu chí vùng miền gắn với khu vực gần rừng và xa rừng. Đây là tiêu chí định tính do vậy ranh giới giữa 2 nhóm được phân định rõ ràng và khách quan.

Để kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa thống kê đề tài sử dụng công cụ kiểm định phi tham số ở mức xác suất ý nghĩa thống kê 90%.

THỰC TRẠNG RỪNG VÀ ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HOÁ

Theo Phòng thống kê & Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Định Hóa hiện trạng huyện có 24.792ha đất lâm nghiệp có rừng (trong

tổng số 35.787ha đất lâm nghiệp của huyện) bao gồm 3 dạng chủ yếu đó là rừng sản xuất (chiếm hơn ½ diện tích đất có rừng hiện nay), rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Ngoài ra còn có các loại rừng khác như rừng lâm nông kết hợp, vườn rừng...

Hiện tại diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các chủ quản lý khác nhau bao gồm hộ gia đình, theo xã các ban quản lý rừng khác nhau.

Phân tích các nguồn lực trong hộ theo 3 nhóm hộ đã được phân tổ theo tiêu chí vùng cho kết quả như sau

Các hộ đã định cư tương đối lâu trên địa bàn trong đó có những hộ đã ở đó gần 1 thế kỷ còn phần lớn đều có từ 20 đến gần 30 năm sống trên địa bàn. Số nhân khẩu bình quân/hộ và số lượng lao động quy đổi bình quân/hộ thuộc 3 khu vực trên địa bàn nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Kruskal-Wallis ở mức xác xuất 90%. Tuy nhiên tỷ lệ lao động quy đổi/nhân khẩu giữa 3 vùng lại có sự khác biệt rõ rệt, trong đó tỷ lệ cao nhất là khu vực phía Bắc còn thấp nhất là khu vực trung tâm mặc dù có sự khác biệt đó song xem xét dưới con số tuyệt đối sự khác biệt này cũng không lớn lắm và chưa thể hiện được xu hướng gì.

Trình độ học vấn của chủ hộ có trình độ cấp III khu vực phía Tây Nam thấp hẳn so với 2 vùng còn lại đây là yếu tố cản trở đến điều kiện phát triển kinh tế của hộ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do điều kiện địa lý các xã khu vực này khá xa trung tâm trước đây điều kiện đi lại khó khăn do vậy những chủ hộ cao tuổi ít có điều kiện hoc cao hơn trong khi 2 khu vực còn lại điều kiện đi lại thuận lợi hơn hẳn vì thế họ có tỷ lệ chủ hộ học cấp 3 nhiều hơn.

Bảng 1. Thống kê diện tích đất rừng theo chủ quản lý năm 2009 (ĐVT: ha)

Loại đất Tổng DT Chủ quản lý

Hộ GĐ UBND xã BQLRĐD BQLRPH

Tổng cộng 39.061 22.850 4.008 10.059 2.064

- Đất có rừng 24.792 12.431 3.532 7.609 1.220

- Đất chưa có rừng 14.419 10.419 556 2.450 844

(Nguồn: Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên)

Page 134: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131

129

Tổng diện tích đất bình quân trên hộ có sự khác biệt trong đó các hộ khu vực xa trung tâm có diện tích lớn hơn nhiều lần so với các hộ gần khu vực trung tâm, tuy nhiên đối với diện tích đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa, màu và đất nương rẫy của các hộ tương đối đồng đều. Như vậy có thể thấy các hộ khu vực xa trung tâm có tiềm năng về đất lâm nghiệp hơn nhiều lần so với các hộ khu vực trung tâm nhưng liệu họ có thể biến tiềm năng đó thành hiện thực về kinh tế hay không có lẽ khó có thể trả lời ngay được khi chỉ xem xét dưới góc độ số lượng và quy mô diện tích như thế này. Nếu nhìn vào tỷ lệ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của hộ cho thấy các hộ khu vực trung tâm có tỷ lệ đất nông nghiệp lớn gấp khoảng gần 2 lần so với các hộ khu vực xa trung tâm.

Qua khai thác ý kiến đánh giá của người dân về khả năng tưới tiêu đầy đủ (theo yêu cầu của làm đất trồng lúa nước của người dân) cho thấy người dân trong khu vực cũng đang phải đối mặt với sự biến đổi của khí hậu, nếu như trước đây các sông suối đều nhiều nước và quanh năm có thì hiện nay nhiều khu vực mực nước đã giảm đi đặc biệt là trong vụ xuân và đầu vụ mùa khi cần nước chuẩn bị đất do vậy mà diện tích có nước đủ tưới tiêu cũng giảm đi. Trong khi ở khu vực trung tâm cơ bản là đủ nước tưới tiêu cho tất cả diện

tích thì ở khu vực xa trung tâm (có nhiều rừng hơn) thì diện tích có thể chủ động tưới tiêu giảm đi đáng kể.

Xem xét về nguồn thu của các hộ trên địa bàn nghiên cứu thông qua số liệu điều tra cho thấy thu nhập từ nông nghiệp mà chủ yếu từ trồng trọt của các hộ khu vực trung tâm cao hơn so với các hộ khu vực gần rừng lên tổng thu của hộ cũng có xu hướng tương tự và điều này có ảnh hưởng lớn đến mức sống cũng như sinh kế của người dân giữa các khu vực và đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn vốn phát triển sản xuất như các hộ đã đánh giá qua điều tra.

Hộ có khai thác sản phẩm từ rừng được định nghĩa là bất kỳ thành viên nào trong hộ khai thác bất kỳ một sản phẩm nào từ rừng. Với cách định nghĩa như vậy cho thấy rằng hầu hết (từ 90% đến gần 100%) hộ có khai thác các sản phẩm từ rừng. Khu vực trung tâm mặc dù có rất ít diện tích rừng quản lý song họ vẫn có thể đi các vùng khác, những khu vực rừng cộng đồng để khai thác các sản phẩm như măng, nấm, rau.... như đối với các hộ tham gia quản lý nhiều rừng hơn ở 2 khu vực còn lại. Như vậy có thể thấy được ngoài nguồn lợi gỗ của rừng sản xuất và phần ít ỏi tiền hỗ trợ cho công tác quản lý rừng (100 nghìn đồng/ha rừng) các hộ khu vực gần rừng cũng chỉ khai thác được các sản phẩm như đối với các hộ khu vực trung tâm huyện.

Bảng 2. Tổng thu từ các hoạt động sản xuất trong hộ năm 2009 (1000đ)

Nguồn thu Vùng

Trung tâm Tây Nam Phía Bắc

Tổng thu từ Nông nghiệp 19524,9

(10174,1)

16116,9

(16709,3)

10748,3

(5735,5)

Tổng thu từ lâm nghiệp 1216,3

(1134,3)

1408,7

(989,8)

3897,2

(7196,6)

Tổng thu từ hoạt động trang trại 20741,3

(10165,6)

17525,7

(16755,2)

14645,4

(8725,4)

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

1) Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị bình quân.

2) Có sai khác có ý nghĩa thống kê của tổng thu từ nông nghiệp/hộ và tổng thu từ các hoạt động trang trại giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskal-Wallis tại mức xác suất 90%.

Page 135: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131

130

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HOÁ

Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Như vậy bảo vệ và phát triển bền vững đòi hỏi cần phải quan tâm đầy đủ đến 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường ở hiện tại và cả trong tương lai.

Đối với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững cần phải quan tâm tới yếu tố kinh tế và xã hội trong đó đặc biệt là yếu tố kinh tế do người dân cần phải duy trì và ổn định đời sống kinh tế của mình. Điều này đặc biệt đúng với khu vực ATK huyện Định Hoá do trên địa bàn này hơn 40% hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo.

Với quan điểm như vậy các đề xuất giải pháp cũng cần phải xoay quanh vấn đề giải quyết bảo vệ rừng những gắn với thực tế nâng cao đời sống kinh tế của người dân.

Các giải pháp đề xuất

Những giải pháp về kinh tế.

Nâng mức hỗ trợ cho người dân để quản lý rừng hiện tại quá thấp (100 nghìn/ha) lên gấp từ 10 đến 20 lần và tiến hành làm theo hình thức cuốn chiếu cho từng khu vực đảm bảo sự thành công.

Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao phát huy những thế mạnh và và khai thác sử dụng diện tích đất nông nghiệp một cách có hiệu quả.

Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, làm mành, nuôi ong, chế biến nông sản... trên địa bàn, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng.

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống trường học và mạng lưới điện giúp nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ cũng như phát triển chế biến lâm sản đạt hiệu quả cao và du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng.

Phát triển thị trường lâm sản đặc biệt lâm sản ngoài gỗ. Thị trường lâm sản địa phương hiện tại chưa phát triển, đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ như các loại dược liệu, song, mây .... Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường, một phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

Những giải pháp xã hội.

Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Việc quản lý và phát triển rừng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và ý thức của người dân trên địa bàn cũng như những người sử dụng sản phẩm rừng ở các khu vực khác. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã. Cần phải xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước.

Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên... có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Những giải pháp khoa học công nghệ

Xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng tổng hợp có hiệu quả cao. việc xây dựng những mô hình trình diễn về kinh

Page 136: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131

131

doanh rừng tổng hợp có hiệu quả cao được coi là giải pháp khoa học công nghệ hiệu quả để khích lệ người dân hướng vào bảo vệ và phát triển rừng nhờ đó giảm được áp lực vào rừng. Nội dung của việc xây dựng mô hình trình diễn phải bao gồm: 1) trồng mới hoặc trồng thêm những loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa; 2) Phát triển tuyến du lịch sinh thái giữa Định Hoá, Tuyên Quang, Tam đảo, Chợ Đồn và Ba Bể; 3) Đưa các cây nông nghiệp có năng suất và hiệu quả cao vào các mô hình nông lâm kết hợp.

Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển để hỗ trợ cho đồng bào có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cụ thể: Có tổ chức khuyến nông, khuyến lâm đủ năng lực hoạt động thường xuyên tại các thôn, bản để hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi. Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh.

Phát triển hệ thống phổ biến kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đây là một giải pháp hiệu quả do phù hợp với thực tế, ít tốn kém và đã được người dân phát triển qua nhiều thế hệ.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên (2009), Theo dõi diễn biến Tài nguyên rừng [2]. Ban Quản lý rừng ATK Định Hoá, (2009): Báo cáo đánh gia công tác quy hoạch và quản lý rừng của Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. [3]. Joachim Krug, (2008): Forest resources management and livelihood benefits- Tài liệu giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. [4]. Joachim Krug, (2008): Economic sustainability of natural forest management in the tropics - Tài liệu giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. [5]. Hạt kiểm lâm Định Hóa, (2010): Các số liệu thống kê Quản lý rừng ATK Định Hóa. [6]. Phòng Thống kế huyện Định Hoá, (2009): Niên giám thống kê huyện Định Hóa năm 2009. [7]. UBND huyện Định Hoá, (2010): Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. [8]. W. Doppler, (2007): Tài liệu giảng dạy kinh tế hộ trang trại tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh [9]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng.

SUMMARY SOLUTION DEVELOPMENT IN RELATION TO SUSTAINABLE ECO NOMIC DEVELOPMENT CIVIC AREA ATK DINH HOA DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Do Anh Tai∗ - Thai Nguyen University

Sustainable forest management is the subject be discussed on many forums and many researchers are concerned, the issue of forest management is not only a content that is independently linked to the economic life sectors of the population. This paper presents research results on forest management and livelihood of the people has been proposed to help develop solutions for local sustainable forest study area. The results indicate the conditions of household is managing forest are lower in economic situation and more difficulties than households without forest management, so they need more attention, especially to help support for economic development. The solution, that the article made to serve the sustainable development of the existing forests in the ATK region of Dinh Hoa district. Key words: Forest management, sustainable development, household economy, ATK area

∗ Tel: 0983640109

Page 137: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 129 - 123

132

Page 138: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138

133

PHÁT TRI ỂN NGHỀ SẢN XUẤT GẠCH NUNG Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG THÂN THI ỆN MÔI TR ƯỜNG

Đỗ Xuân Luận1*, Dương Thanh Tình 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN, 2Trường Đại học KT&QTKD - ĐHTN

TÓM TẮT Phổ Yên là huyện có tiềm năng về sản xuất gạch nung. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất gạch nung ở Phổ Yên chủ yếu là công nghệ là thủ công, gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm việc sản xuất gạch nung thủ công đã làm 114.000 m3 đất nông nghiệp bị đào bới và thải ra môi trường 11.250.000 tấn CO2/năm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe của người dân địa phương và nảy sinh nhiều bất cập cần giải quyết. Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên nên khảo nghiệm và áp dụng công nghệ mới, công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng thân thiện hơn với môi trường. Để chuyển đổi theo công nghệ này huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch vùng nguyên liệu và vùng sản xuất; thực hiện trình diễn công nghệ lò nung liên tục; tạo các điều kiện thuận lợi cần thiết để chuyển đổi công nghệ như hỗ trợ vốn; đào tạo chuyển giao công nghệ…. Từ khóa: ô nhiễm môi trường, sản xuất gạch nung, Phổ Yên, Thái Nguyên.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyện Phổ Yên có gần 300 cơ sở sản xuất gạch đất nung trong đó có 3 cơ sở sản xuất công nghiệp, còn lại đều là các cơ sở sản xuất thủ công. Bên cạch những mặt tích cực như tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, các lò gạch thủ công đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và sản xuất nông nghiệp. Với mong muốn tìm hiểu hiện trạng sản xuất nghề sản xuất gạch nung thủ công, những tác động của nó đến môi trường, phân tích và đề xuất một hướng phát triển mới thân thiện hơn với môi trường, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài:“Phát tri ển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường” .

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê so sánh; các công cụ thu thập và phân tích thông tin như thu thập thông tin thứ cấp, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc và phân tích SWOT.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hiện trạng sản xuất gạch đất nung thủ công ở Phổ Yên

Huyện Phổ Yên có những lợi thế riêng biệt về sản xuất gạch đất nung. Ngoài lợi thế về vị trí ∗ Tel: 0985 946507, Email: [email protected]

địa lý thuận lợi và nguồn lao động dồi dào, huyện còn có lợi thế đặc biệt về nguồn nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất gạch đất nung. Huyện có khoảng 4 mỏ đất sét với trữ lượng khoảng 19 triệu m3 (bao gồm hai loại sét là phong hóa và trầm tích), chất lượng sét tốt, đủ tiêu chuẩn để sản xuất gạch. Với trữ lượng đã thăm dò, dự kiến đến năm 2020 huyện Phổ Yên mới chỉ sử dụng khoảng 7 triệu m3, chiếm 37% nguồn nguyên liệu hiện có để sản xuất gạch nung. Phổ Yên ở gần các mỏ than lớn như Núi Hồng và Khánh Hòa với trữ lượng khoảng 63 triệu tấn nên việc vận chuyển than từ các mỏ tới địa bàn các xã là tương đối thuận tiện [3].

Sản xuất gạch nung thủ công là một nghề truyền thống của địa phương, đã được phát triển từ những năm 1960. Hiện tại nghề này được phát triển ở hầu hết các xã trong huyện (15/18 xã, thị trấn có cơ sở sản xuất gạch đất nung), tập trung chủ yếu ở các xã Đắc Sơn, Trung Thành, Vạn Phái, Tiên Phong, Đông Cao, Thành Công, Nam Tiến [1].

Tính đến hết năm 2009, Phổ Yên có tổng số 290 cơ sở sản xuất gạch nung thủ công, 3 cơ sở sản xuất gạch Tuynel. Sản lượng gạch nung trên địa bàn huyện chủ yếu là gạch nung thủ công. Hàng năm các lò gạch này cho ra lò khoảng 75 triệu viên/năm, chiếm tới 75% sản lượng gạch nung toàn huyện. Sản phẩm gạch nung được tiêu thụ chủ yếu trong huyện (70%

Page 139: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138

134

sản lượng) để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong huyện do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, còn lại là cung cấp cho các huyện lân cận như Sóc Sơn, Hiệp Hòa, Đại Từ, Phú Bình [4].

Mỗi vỏ lò giải quyết công ăn việc làm cho 30-40 lao động, thu nhập bình quân một lao động khoảng 1000.000-1.200.000 đồng/tháng. Lao động tham gia và nghề này chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm 85% (kết quả điều tra của tác giả). Lao động trong các lò gạch thủ công là lao động trong môi trường không an toàn, có không ít tai nạn do máy ép gạch, ép đất gây ra; người lao động làm việc trong điều kiện nóng bức, khói bụi.

Công nghệ sản xuất thủ công nên các công việc xếp gạch vào lò, nung, làm nguội được tiến hành gián đoạn theo từng mẻ đốt. Theo đó các giai đoạn sấy, gia nhiệt, nung và làm nguội diễn ra một cách độc lập trong buồng đốt nên quá trình nung kéo dài, khả năng tận dụng nhiệt kém, hơn nữa nhiệt tích trữ trong vỏ lò cũng bị mất mà không tận dụng được. Bởi vậy nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và gây ô nhiễm môi trường. Chất lượng gạch không đồng đều giữa các mẻ đốt và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người đốt lò. Đây là một thách thức đối với sản phẩm gạch nung thủ công bởi xu hướng chung hiện nay, nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng gạch của các nhà máy sản xuất theo công nghệ tiên tiến với những ưu thế về kích thước gạch đạt tiêu chuẩn, chất lượng gạch lại được kiểm định, không gây ô nhiễm môi trường.

Tác động của sản xuất gạch nung thủ công đến môi trường, sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng

Với 290 vỏ lò gạch thủ công, hoạt động trên diện tích 709.000m2, mỗi năm những vỏ lò này sẽ cho ra lò khoảng 75 triệu viên gạch, tương đương khoảng 114.000 m3 đất nông nghiệp bị đào bới. Công tác phục hồi môi trường sinh thái ở những nơi khai thác không tốt dẫn tới ảnh hưởng xấu tới môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Sản xuất gạch nung thủ công thải ra môi trường một lượng CO2 tương đối lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ sản xuất ra một triệu viên gạch nung, các lò gạch ở Phổ Yên sẽ thải ra môi trường khoảng 150.000 tấn khí CO2. Như vậy, nếu trung bình một năm các lò gạch sản xuất được 75 triệu viên sẽ thải ra môi trường 11.250.000 tấn CO2/năm.

Theo phản ánh của các chủ lò và người dân địa phương, nếu khí thải CO2 từ lò gạch bị gió lùa xuống vườn cây ăn trái và ruộng lúa, thì lúa và vườn cây ăn trái đó sẽ bị lép hạt, không cho trái hay cho năng suất thấp. Các ruộng ngô, ruộng khoai thường bị cháy do ảnh hưởng của khói lò. Tuy nhiên, việc này tùy thuộc vào lượng khói và thời kỳ sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng. Ngoài ra, khí thải còn làm cho người dân trong vùng mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi,... con số này vẫn chưa được thống kê.

Bảng 1. Phân tích SWOT cho nghề sản xuất gạch nung thủ công

Điểm mạnh - Tính truyền thống; - Nguyên liệu; - Nhiên liệu; - Lao động dồi dào.

Điểm yếu - Công nghệ thủ công; - Ô nhiễm môi trường; - Phát triển tự phát, gần khu dân cư; - Lao động phổ thông, chưa qua đào tạo.

Cơ hội - Hỗ trợ chuyển đổi công nghệ thân thiện môi trường; - Thu hút đầu tư để sản xuất theo công nghệ tiên tiến; - Tiếp cận thị trường do nhu cầu thị trường về gạch nung lớn.

Thách thức - Quy định của nhà nước đến hết 2010 xóa bỏ dần các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường - Nguồn lực để chuyển đổi công nghệ thân thiện môi trường - Nhu cầu tiêu thụ gạch chất lượng cao, cạnh tranh.

(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu hiện trạng sản xuất gạch nung thủ công)

Page 140: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138

135

Sản xuất lò gạch thủ công đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đã có nhiều vụ khiếu kiện đông người xảy ra gây mất đoàn kết trong nội bộ làng xóm. Hằng năm, các chủ lò gạch đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng đền bù thiệt hại hoa mầu bị chết hoặc giảm năng suất do khí thải CO2 từ lò gạch thủ công.

Những đánh giá chung về nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên

Qua quá trình thu thập thông tin thứ cấp, phỏng vấn lãnh đạo địa phương, chủ lò gạch nung, người dân địa phương kết hợp với kết quả điều tra, người nghiên cứu đã tổng hợp những nhận xét, đánh giá về nghề này qua Bảng 1.

Như vậy, nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên có nhiều lợi thế và cơ hội phát triển nhưng còn tồn tại rất nhiều bất cập và thách thức, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Do vậy, để phát triển nghề này vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi công nghệ theo hướng tiên tiến hơn, thân thiện hơn với môi trường và phù hợp với điều kiện địa phương.

Công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng (VSBK), một hướng phát triển mới thân thiện hơn với môi trường

Lò gạch thủ công ở Phổ Yên cùng với nhược điểm vốn có của nó đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trên địa bàn huyện hiện có 3 lò nung Tuynel nhưng vẫn chưa phổ biến được rộng rãi do chi phí đầu tư xây dựng quá tốn

kém, không phù hợp với các hộ sản xuất vừa và nhỏ. Lò nung gạch liên tục kiểu đứng đã cho thấy nhiêu ưu điểm và là một giải pháp có tính khả thi cao trong giai đoạn hiện nay. Công nghệ lò liên tục kiểu đứng phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được áp dụng thành công ở rất nhiều tỉnh như Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đắc Lắk, Bến Tre, Đồng Nai, Phú Quốc…..

Đối với huyện Phổ Yên, kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện cho thấy lò liên tục kiểu đứng có nhiều ưu điểm so với lò nung thủ công.

So sánh hai công nghệ lò liên tục và công nghệ lò nung thủ công còn được thể hiện chi tiết hơn ở các chỉ tiêu sau:

Công suất của lò VSBK: Công suất lò VSBK được thiết kế theo mô đun, mỗi mô dun có công suất khoảng 1,5 triệu viên gạch đặc có kích thước 215x100x60mm hoặc khoảng 3 triệu viên gạch thông tâm 25% có kích thước 215x100x60mm trong một năm.

Vốn đầu tư : Vốn đầu tư phổ biến hiện nay đối với các cơ sở sản xuất gạch thông tâm 25% công suất 1 triệu viên gạch thành phẩm trong năm vào khoảng 350-400 triệu đồng.

Tiết kiệm năng lượng, Giảm ô nhiễm môi trường (Bảng 3).

Bảng 2. So sánh hai công nghệ qua một số chỉ tiêu cơ bản

Tiêu chí so sánh Lò nung thủ công Lò nung liên tục kiểu đứng

Lượng khí thải Lượng khí thải nhiều hơn, nhiệt độ khí thải cao.

Lưu lượng khí thải giảm 11,5 lần. Lượng SO2 và CO2 giảm 6 lần. Nhiệt độ khí thải thấp.

Nhiên liệu Tốn nhiên liệu hơn Tiết kiệm nhiên liệu 45% so với lò thủ công đốt than

và 35% so với lò thủ công đốt củi

Chất lượng gạch Bình quân đạt 85% gạch loại A, tỷ lệ hao vỡ khoảng 15%.

Đạt trên 95% gạch loại A, tỷ lệ hao vỡ dưới 5%.

Chủng loại sản phẩm Chủng loại chủ yếu là: Gạch không lỗ và hai lỗ.

Gạch hai lỗ, gạch bốn lỗ, gạch sáu lỗ, gạch đặc.

Bố trí lao động Lao động thời vụ Do sản xuất liên tục nên dễ bố trí việc làm, lao động.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

Page 141: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138

136

Bảng 3. So sánh thông số đầu vào của lò gạch liên tục kiểu đứng với lò thủ công tính cho 1000 viên gạch đặc (2kg/viên)

Thông số Đơn vị Lò liên tục Lò thủ công

Tiêu hao than cám 6 kg 100 220

Nhân công công 2,1 3,1

Tỷ lệ hưu hao % <5% 15%

Đất nguyên liệu m3 2,1 2,2

Chất lượng sản phẩm TCVN 6355-98 đạt kém đạt

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

Bảng 4. Nồng độ một số khí thải trên mặt lò gạch VSBK

Thông số Đơn vị Giá tr ị đo Tiêu chuẩn

CO mg/m3 13,5 40* 40#

CO2 mg/m3 0,06 0,1 -

NO2 mg/m3 0,19 10 0,4

SO2 mg/m3 0,40 10 0,5

Bụi mg/m3 0,25 6 0,3

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

Ghi chú: * - Tiêu chuẩn 373/2002/ QĐ/ BYT# - Tiêu chuẩn: TCVN 5937-1995.

Bảng 5. Kết quả thí nghiệm gạch đất sét nung, gạch 2 lỗ

Thông số Đơn vị Lò liên tục Tiêu chuẩn

Độ bền nén N/mm2 52,35

TCVN1450-1998 Độ bền uốn N/mm2 30,42

Độ hút nước % 12,18

Mức độ nung - Đạt

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

Qua những phân tích trên cho thấy, công nghệ lò nung thủ công có nhiều ưu việt và đã được thực tế áp dụng thành công ở nhiều địa phương trên cả nước. Trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện nay phần lớn vẫn là lò nung thủ công truyền thống, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng phù hợp với điều kiện tài chính, cung ứng nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất của các chủ lò gạch trên địa bàn huyện. Vậy nghề sản xuất gạch nung thủ công ở Phổ Yên sẽ phát triển theo định hướng nào?

Hướng phát triển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên

Kết quả phân tích trên đã hướng người nghiên cứu đề xuất hướng phát triển nghề sản xuất gạch nung Phổ Yên theo công nghệ mới, thân thiện môi trường. Cụ thể:

(1). Huyện cần tiến hành quy hoạch chi tiết các nguồn nguyên liệu và khu vực sản xuất gạch nung, tránh tình trạng khai thác sản xuất bừa bãi gây lãng phí tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường.

Page 142: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138

137

(2). Huyện có kế hoạch cụ thể để xóa bỏ dần các lò gạch thủ công, gây ô nhiễm môi trường theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai công việc này cần có lộ trình cụ thể vì nó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người dân địa phương. Trước mắt, địa phương cần triển khai các biện pháp như: cấm đốt gạch, khai thác đất ở những khu vực gần dân cư, hành lang bảo vệ đê điều...; thành lập quỹ bảo vệ môi trường để bồi thường thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do khói lò gạch hoặc phục hồi môi trường tại địa phương.

(3). Huyện nên tổ chức mô hình trình diễn công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng. Thông qua xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, tuyên truyền từng bước nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền từ huyện đến các xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư ở các địa phương có điều kiện sản xuất gạch nung về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

(4). Huyện cần có các biện pháp tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để chuyển đổi công nghệ; huyện cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, như mô hình lò liên tục kiểu đứng. Hiện nay, vướng mắc chủ yếu để chuyển đổi sang công nghệ này đó là vốn và công nghệ. Hiện tại, vốn và trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công ở Phổ Yên chưa đáp ứng được vốn chuyển đổi công nghệ để phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Huyện cần có các biện pháp như tuyên truyền; tạo điều kiện thuận về vay vốn ưu đãi ngân hàng, khuyến khích các hộ góp vốn liên kết, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài địa bàn... Đồng thời, cần có biện pháp chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng cho các hộ sản xuất gạch nung, thay thế lò thủ công truyền thống.

KẾT LUẬN

(1). Phổ Yên là huyện có tiềm năng về sản xuất gạch nung.

(2). Công nghệ sản xuất gạch nung ở Phổ Yên chủ yếu là công nghệ là thủ công, gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm việc sản xuất gạch nung thủ công đã làm 114.000 m3 đất nông nghiệp bị đào bới và thải ra môi trường 11.250.000 tấn CO2/năm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe của người dân địa phương và nảy sinh nhiều bất cập cần giải quyết.

(3). Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên nên khảo nghiệm và áp dụng công nghệ mới, công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng thân thiện hơn với môi trường. Để chuyển đổi theo công nghệ này huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch vùng nguyên liệu và vùng sản xuất; thực hiện trình diễn công nghệ lò nung liên tục; tạo các điều kiện thuận lợi cần thiết để chuyển đổi công nghệ như hỗ trợ vốn; đào tạo chuyển giao công nghệ….

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đức Quyền (2005), “Công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng”. Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt – Lạnh, Hà Nội.

[2]. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương (2006), “D ự án xây dựng mô hình trình diễn lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển bền vững ở tỉnh Hải Dương, Hải Dương.

[3]. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2009), “Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2008”, Phổ Yên.

[4]. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2008), “Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2007”, Phổ Yên.

[5]. Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên (2006), “Đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 – 2010”, Phổ Yên.

Page 143: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138

138

SUMMARY ENVIRONMENTAL FRIENDLY DEVELOPMENT OF BRICK MANUFACTURE IN PHO YEN DISTRICT, THAI NGUYEN PROVIN CE

Do Xuan Luan1∗, Duong Thanh Tinh 1College of Economics & Business Administration - TNU,

2College of Agriculture and Forestry - TNU

Manufacture of bricks is a potential in Pho Yen district, Thai Nguyen province. Besides its contributions to the locality, such as creating jobs and increasing incomes for local people, the development of this profession also revealed many shortcomings such as spontaneous development, environmental pollution, waste of land resources; obsolete technology. To develop this manufacture towards environmentally friendly directions, solutions proposed as planning of raw materials and production areas; supports to change production technology. Key words: environmental pollution, brick manufacture, Pho Yen, Thai Nguyen.

∗ Tel: 0985 946507, Email: [email protected]

Page 144: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144

139

SỰ THAM GIA C ỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRI ỂN KINH T Ế HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUY ỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Đỗ Hương Giang*

Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Gia đình vừa là tế bào cấu thành xã hội vừa là chủ thể sản xuất và tiêu dùng. Trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, việc phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn gặp những khó khăn nhất định. Một động thái tích cực rất đáng được lưu ý của kinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ. Đề xuất những khuyến cáo, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Từ khóa: Sự tham gia, dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, hộ gia đình, huyện Đồng Hỷ.

ĐẶT VẤN ĐỀ

∗ Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có 8 dân tộc cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Hoa, H’mông trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 60% dân số. Tuy vậy, mặt bằng trình độ dân trí ở huyện miền núi này không đồng đều, khả năng tiếp thu và hiểu biết kiến thức còn rất nhiều hạn chế. Nền kinh tế chưa thực sự phát triển, đời sống của các hộ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân tộc thiểu số, cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ tại địa bàn huyện Đồng Hỷ. Qua đó đề xuất những khuyến cáo, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhóm 150 hộ dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ,

∗ Tel: 0979 871910, Email: [email protected]

tỉnh Thái Nguyên với cách chọn mẫu theo 8 nhóm dân tộc khác nhau: Kinh: 47 người, Sán Dìu: 31 người, Dao: 18 người; Tày: 39 người, Nùng: 9 người, Dân tộc khác: 5 người.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp chọn mẫu; Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp quan sát; Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp xử lý thông tin.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Theo Niên giám thống kê năm 2009 [10], huyện có 18 xã, thị trấn với 271 xóm (bản, tổ dân phố). Trong đó, có 239 xóm (bản, tổ dân phố) làm nông nghiệp. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, huyện Đồng Hỷ có 107.769 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 62,752 người, chiếm 58 % tổng dân số toàn huyện. Có 2 xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (Tân Long và Vân Lăng), trong đó có xã cách trung tâm Huyện gần 50 km.

Nhận thức được tầm quan trọng của hộ nông dân trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, các ban nghành đoàn thể, người nông

Page 145: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144

140

dân tích cực thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Từ đó, đã góp phần giảm nhanh số hộ nghèo, số hộ khá giàu ngày một nhiều, đời sống vật chất tinh thần của nông dân từng bước được cải thiện. Những kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009 và 2010 của huyện Đồng Hỷ.

Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình phát tri ển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Vai trò của sự tham gia phát triển kinh tế của hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Đặc trưng của sản xuất kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số chính là tính tự cung tự cấp. Các nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ khi được hỏi “mục đích phát triển kinh tế là gì?” thì có đến 81.5 % số người được hỏi trả lời rằng để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình mình, 18.5% dùng để trao đổi ở thị trường địa phương hay người cùng làng, bản với gia đình mình cho dù không hoàn toàn thường xuyên và chủ động.

Kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp đặc thù dựa trên các quan hệ gia đình, thể hiện vai trò của nó trong việc tái tổ chức lao động gia đình thành một đơn vị sản xuất độc lập, với những hình thức phân công lao động chủ yếu dựa trên năng lực và tính tự giá của mỗi thành viên và sự kết hợp duy lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và gia đình.

Quá trình triển khai các chương trình, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân tộc thiểu số tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, việc triển khai các chương trình trợ giá, trợ cước, vay vốn phát triển sản xuất, thực hiện các chương trình 134, 135, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc, miền núi; phát huy tinh thần tự lực, tự

cường của đồng bào các dân tộc vươn lên thoát nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của các cấp, các ngành, các đơn vị quân đội góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở huyện Đồng Hỷ được phát huy khá hiệu quả. Cộng đồng dân tộc thiểu số trong huyện đã nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng sự hỗ trợ của các chính sách này đối với quá trình xóa đói giảm nghèo của chính gia đình mình. Nếu chỉ dựa vào tiềm năng của gia đình mà bỏ qua các chính sách ưu đãi của Đảng và nhà nước thì khó có thể thoát nghèo được. Kết quả điều tra cho thấy, số người dân biết được về các chương trình, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình khá lớn. Biểu đồ 1. Quá trình triển khai các chương trình, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện

Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Hầu hết các hộ gia đình trong huyện đều khá quan tâm đến các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mình, bởi vì đây là vấn đề hết sức thiết thực với họ. Cùng với việc được cung cấp thông tin về các chương trình, chính sách này, sự tham gia của người dân thể hiện trước tiên ở việc tìm hiểu và cập nhật nguồn thông tin về chúng. Đây là biểu hiện đầu tiên trong việc người dân tham gia vào chương trình, chính sách tại xã, bởi lẽ khi quan tâm đến một vấn đề nào đó thì họ sẽ tìm hiểu những thông tin về vấn đề đó và những vấn đề liên quan. Hơn nữa nguồn thông tin mà người dân được biết sẽ cung cấp một cách đầy đủ hơn và rõ nét hơn về các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình mà họ đang quan tâm. Theo như kết quả nghiên cứu của đề tài, chủ yếu người dân tìm hiểu và cập nhật thông tin

Page 146: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144

141

về dự án thông qua các cuộc họp của thôn, xóm (75%); cán bộ chính quyền (60,8%). Còn tỷ lệ người dân tìm hiểu qua truyền hình và sách báo tranh ảnh là ít (9.3%). Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của từng người cũng như hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Việc tìm hiểu về thông tin về chương trình, chính sách của người dân tộc thiểu số thông qua các cuộc họp thôn, xóm và qua sự tuyên truyền của các bộ chính quyền hay qua bạn bè hàng xóm chiếm ưu thế có thể được giải thích bởi các lý do sau. Trước hết phải kể đến là sự lan truyền thông tin của các nguồn thông tin đó là rất nhanh và phổ biến. Khi có bất cứ một công việc chung nào của thôn, xóm đều được cán bộ chính quyền đưa ra bàn bạc thảo luận hoặc thông báo rộng rãi trong xã để lấy ý kiến người dân nên khi người dân tham gia tìm hiểu thông tin trong các cuộc họp thôn, xóm không chỉ đơn thuần thể hiện tính tích cực cá nhân mà đó còn là một nghĩa vụ. Hơn nữa, qua những nguồn thông tin này người dân được trao đổi, trò chuyện, được giải thích cụ thể nên khả năng nhận thức vấn đề và nắm bắt thông tin cao. Mặt khác, xuất phát từ “tính cộng đồng” trong làng xã, từ mối liên hệ gần gũi giữa những người cùng làng, cùng xóm dẫn đến việc họ thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau về những vấn đề họ quan tâm đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ.

Theo Báo cáo của UBND huyện [1], chương trình 135 đã tập huấn 10 lớp 10 lớp cho 370 học viên, tổ chức 5 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 150 học viên là người dân tộc thiểu số = 286 triệu đồng; hỗ trợ 1 579 hộ nghèo cải thiện điều kiện VSMT = 1.579 triệu đồng; hỗ trợ học sinh các cấp học thuộc hộ nghèo cho 2 579 em = 2 816,8 triệu đồng. Chương trình 134 đã hỗ trợ nhà ở cho 10 hộ và 10 công trình nước sinh hoạt = 154,8 triệu đồng. Thực hiện Quyết định 102/QĐ-TTg về hỗ trợ trực tiếp người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn (2 xã khu vực III và 10 xã khu vực II), cho 4 295 hộ (17.787 khẩu) = 1 543,44 triệu đồng.

Các hình thức và mức độ tham gia vào các chương trình, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân tộc thiểu số tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Từ những khía cạnh như thông tin, thái độ, tư duy, mối quan tâm và các hành vi có thể thấy, các hộ gia đình dân tộc thiểu số trong huyện tham gia chia sẻ trách nhiệm phát triển kinh tế hộ gia đình mình tại địa bàn điều tra, người dân đã chủ động đóng góp sức lao động, suy nghĩ, tìm tòi hướng phát triển kinh tế cho gia đình mình. Trong bản thân kinh tế hộ gia đình cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Ví dụ như, mô hình kinh tế sản xuất nông – lâm nghiệp của gia đình ông Lưu Thế Kỳ, dân tộc Sán Dìu – ở xóm Đồng Vung, xã Hoà Bình đã biết phát huy thế mạnh của đất đai để phát triển trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập cao đạt 28,4 triệu đồng/khẩu/năm. Hay về việc tận dụng những tiềm năng của địa phương, trong những năm qua, cây chè luôn là cây công nghiệp mũi nhọn của huyện, là cây xoá đói giảm nghèo của người nông dân. Cùng với việc khai hoang trồng mới là phong trào thâm canh chăm sóc, sản xuất chè vụ đông để đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã khá giàu nhờ sản xuất và kinh doanh chè. Điển hình như gia đình bà Trần Thị Thu, dân tộc Tày, Chi hội Văn Hữu xã Hoá Thượng cho thu nhập đạt 31,1 triệu đồng/khẩu/năm.

Mô hình trang trại vừa và nhỏ đã phát huy được hiệu quả trên một diện tích đất không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình bà Cao Thị Dinh, dân tộc Dao – xóm Cà phê II, xã Minh Lập. Với mô hình chăn nuôi gà hậu quy mô 4000 con/lứa; gà thả vườn 100 con/năm; lợn nái 5 con; lợn thịt 100 con cùng với sản xuất kinh doanh trên 3000 m2 chè. Hàng năm cho thu nhập bình quân đạt hơn 30 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 2 lao động [5].

Page 147: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144

142

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ đến sự phát tri ển kinh tế hộ gia đình

Quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số ở huyện Đồng Hỷ

Do đặc thù là huyện vùng núi, có 2 xã vùng đặc biệt khó khăn, cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ gặp khá nhiều khó khăn trong quy mô canh tác. Xuất phát từ đặc điểm địa hình, quy mô canh tác của kinh tế hộ theo quy định của Luật đất đai thì vẫn bị giới hạn ở quy nhỏ, rất ít hộ có được diện tích canh tác rộng lớn vài trăm hay vài chục ha như ở các địa phương khu vực đồng bằng. Các hộ gia đình chủ yếu sản xuất trên chính mảnh đất do ông cha để lại, điều kiện hết sức thiếu thốn và khó khăn. Theo số liệu của niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2009 [8], trên toàn huyện 74,5% số hộ đã có từ 2 - 4 loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập. Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn 70,9% năm 2006.

Các nghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh hơn trước. Nếu năm 2006 GDP nông nghiệp đóng góp 22.91% vào cơ cấu kinh tế thì đến năm 2009 tăng lên 28.43% vào cơ cấu kinh tế, tuy con số này không quá lớn nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Xét một yếu tố nữa khi nhắc đến cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của các nhóm hộ tại địa phương thì năng lực và chiến lược sản xuất của các nhóm này cùng vai trò của những nhân tố xã hội tác động đến quá trình phát triển của kinh tế hộ gia đình huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế hộ gia đình

Hộ gia đình dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ thực sự là sự thống nhất không thể tách rời giữa sở hữu đất đai, lao động và sự phân phối các sản phẩm gia đình.

Bảng 1. Vai trò tham gia công việc của các thành viên trong gia đình (Đơn vị: %)

Các vai trò Chồng Vợ Người khác

Quyết định vay vốn 72.2 27.2 0.6

Thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình

63.0 37.0 0

Giám sát việc thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình

75.3 24.7 0

Tham gia họp thôn, xóm, tổ dân phố

66.7 33.3 0

Hầu hết các công việc liên quan đến việc tham gia vào thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình đều do người chồng đảm nhiệm. Tỷ lệ phụ nữ là người quyết định tham gia các công việc trên thấp hơn nhiều so với nam giới. Nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số lại là người giữ vai trò thứ yếu trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn con đường phát triển kinh tế hộ gia đình.

Page 148: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144

143

Trên toàn huyện, nguồn nhân lực gia đình khá trẻ, nhóm dưới 44 tuổi chiếm 77.2%, nhưng trình độ lao động chưa cao ở nhóm điều tra cũng tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số.

Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình theo đánh giá của

người dân. (Đơn vị: %)

Như vậy, theo bảng số liệu trên, yếu tố gây cản trở nhiều nhất đến sự tham gia nói chung của người dân đó chính là yếu tố học vấn (11.7%), tiếp đến là các yếu tố: địa vị xã hội (9.9%), hay tâm lý người dân (9.3%).

Ngược lại các yếu tố khách quan (phương tiện truyền thông, chính sách ưu đãi, cán bộ chính quyền) góp phần thúc đẩy sự tham gia của người dân. Hầu hết, những người dân tộc thiểu số ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, hơn nữa tâm lý cho rằng mình thuộc tầng lớp nông dân, “thấp cổ bé họng” dẫn đến sự thiếu chủ động hoặc ngại ngùng trong quá trình hưởng thụ các chính sách của Đảng và nhà nước. Những người có học vấn cao thường chủ động, tích cực tham gia vào quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, việc cộng đồng đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của cán bộ lãnh đạo cũng như các cấp cơ sở tạo điều kiện để phát huy

nội lực của người dân giúp họ tự tin và có thể tham gia tích cực hơn nữa trong việc phát triển cộng đồng.

KẾT LUẬN VÀ KHUY ẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH

Kết luận

Do chỉ dựa vào sức lao động gia đình, kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số bị chi phối bởi tiềm năng lao động của nó tức là bởi tỷ lệ lực lượng lao động trong mỗi hộ gia đình trên tổng số các thành viên của nó. Kinh tế hộ gia đình chỉ phát triển ở thời kỳ mà số người lao động đông hơn số người không lao động trong mỗi hộ gia đình. Do thống nhất đơn vị sản xuất với đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình, nên kinh tế hộ gia đình, phát triển theo chu kỳ biến đổi nhân khẩu của hộ gia đình hơn là theo sự biến động của các nhân tố thuần túy kinh tế kỹ thuật.

Có thể thấy rằng, người dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình rất nhiệt tình dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó việc chủ động xây dựng kế hoạch và đầu tư một cách hiệu quả dưới sự hỗ trợ của các ban, ngành địa phương đặc biệt là Hội nông dân đã làm thay đổi đáng kế bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương. Nhóm hộ dân tộc thiểu số cũng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng, phát triển kinh tế địa phương nói chung. Hàng loạt mô hình phát triển kinh tế được áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế đã chứng tỏ giả thuyết đưa ra là có cơ sở và hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong khi các yếu tố khách quan như: chính sách ưu đãi, sự vận động của cán bộ, các phương tiện truyền thông… có tác dụng thúc đẩy sự tham gia của người dân thì các yếu tố chủ quan là: trình độ học vấn, tâm lý,… lại là những yếu tố có xu hướng cản trở sự tham gia của người dân.

Page 149: Tập 82 - 06 - 2011

Nguyễn Đỗ Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 139 - 144

144

Chính sách đối với huyện Đồng Hỷ

Với những đặc thù riêng biệt, việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa bàn Huyện Đồng Hỷ cũng mang một số điểm cần lưu ý:

- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kĩ thuật cũng như các lớp bổ túc kiến thức cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư mở rộng các cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn, miền núi.

- Đẩy mạnh mối quan hệ giữa Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Hộ nông dân trong việc cập nhật nhu cầu thị trường và chế biến. Tăng hiệu quả thu nhập cho nông dân, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

- Các cấp chính quyền, Đảng bộ nhanh chóng triển khai các chương trình, đề án theo kế hoạch trong Chương trình hành động của Chính phủ về "tam nông", nhằm đưa chính sách đi vào cuộc sống, giúp chương trình mang lại hiệu quả sâu sắc, góp phần thay đổi diện mạo, tạo sức sống mới cho nông nghiệp ở cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương.

TÀI LI ỆU KHAM KH ẢO [1]. Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh các năm 2008-2010 của Huyện Đồng Hỷ.” - HĐND huyện Đồng Hỷ [2]. Vũ Quang Hà, (2001), Các lý thuyết xã hội học, Tập 1,2; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, (2001) Xã hội học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. [4]. Đỗ Hậu (2000) “Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác quy hoạch đô thị ở Việt Nam”, Thư viện Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [5]. Nguyễn Đỗ Hương Giang (2010), “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài NCKHCN cấp cơ sở năm 2010. [7]. Nguyễn Thị Khánh Hoà (2009) “Sự tham gia của phụ nữ trong dự án phát triển. Nghiên cứu trường hợp dự án cấp nước tại Thị trấn Tiên Lãng - Hải Phòng và Thị trấn Nà Phặc - Bắc Kạn” . Thư viện Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [8]. TS. Trần Kiên, Phùng Kỳ (Chủ biên), (2000), Làm giàu bằng kinh tế trang trại. Mô hình trang trại trẻ, Nxb Thanh niên. [9]. Phạm Văn Quyết, (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. [10]. UBND tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê năm 2009. [11]. Hoan D. Dias and B.W.E wickramanayake, (1993), Rural development planing, Human settlemen Division AIT Bangkok.

SUMMARY THE PARTICIPATION OF ETHNIC MINORITIES COMMUNITIES IN THE ECONOMIC DEVELOPMENT OF HOUSEHOLDS IN DONG HY DISTR ICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Nguyen Do Huong Giang∗ College of Agriculture and Forestry - TNU

The family is a cellular component subjects have both social production and consumption. International trend of the economy is going quickly now, the development of economic models of households, especially in agriculture, rural areas experiencing certain difficulties. A very positive actions should be noticed of the household economy is the emergence of farmers growing number of households burst out self-sufficiency status, self-rising commodity production, in which way the family farm developing strong and plays an important role in agricultural production, forestry and fisheries. Within the scope of this study, we conducted research and evaluation capacity of ethnic minority communities in economic development of households in Dong Hy district. Proposed recommendations and proposals to enhance community capacity in the struggle for social and economic development in the locality. Key words: participation, ethnic minorities, economic development, household, Dong Hy District.

∗ Tel: 0979 871910, Email: [email protected]

Page 150: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 145 - 151

145

THỰC TRẠNG SẢN SUẤT, CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN, THỊ TRƯỜNG TIÊU TH Ụ CHÈ ÔLONG, CHÈ XANH CAO C ẤP TẠI THÁI NGUYÊN

Vũ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Viết Hưng*, Nguyễn Thế Huấn

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hiện nay, Thái Nguyên có hơn 17000 ha chè trong đó diện tích trồng các giống chè nhập nội có hơn 5000 ha. Chè Thái Nguyên chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô chiếm khoảng 30% tổng sản lượng. Thái Nguyên có một dây chuyền chế biến chè Ô long công suất khoảng 0,5 tấn/ngày. Chè Ô long được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan với số lượng nhỏ. Đa số chè của Thái Nguyên là chè xanh được tiêu thụ tại thị trường trong nước. Các giống chè nhập nội có khả năng chế biến được chè xanh chất lượng cao, hương thơm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nhưng hiện nay trên thị trường có nhiều giống chè, chất lượng giống trồng tại mỗi vùng khác nhau do vậy cần có những đánh giá cụ thể về chất lượng chè xanh của từng giống tại từng khu vực, làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm chè xanh chất lượng cao này. Từ khóa: chế biến, chè xanh chất lượng cao, chè Ôlong.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ hai sau Lâm Đồng về diện tích trồng chè với tổng diện tích năm 2009 lên tới 17.309 ha, trong đó có 16.053 ha diện tích chè kinh doanh [1]. Những năm trước đây đa số diện tích chè được trồng sử dụng giống chè trung du, trồng bằng hạt, nhưng hiện nay diện tích trồng chè mới đa số sử dụng các giống chè nhập nội được trồng bằng hình thức giâm cành. Các giống chè mới được nhập nội từ Đài Loan hoặc qua con đường lai tạo ngoài việc có thể chế biến chè xanh chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu thụ chè trong nước còn được chế biến thành chè Ô Long sử dụng trong nước và xuất khẩu. Một số giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Bát Tiên với hương thơm và mùi vị đặc trưng bắt đầu được người tiêu dùng biết đến như một dòng sản phẩm chè xanh cao cấp với giá bán khá cao. Do hiện nay diện tích các giống chè giống mới tăng mạnh lên tới hơn 5000 ha,

∗ Tel: 0912386574

hơn một nửa trong số đó đã bắt đầu cho thu hoạch nên công tác đánh giá hiện trạng và định hướng trong việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho các giống chè mới trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết. Bài báo“Thực trạng sản xuất, công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ chè Ô long, chè xanh cao cấp tại Thái Nguyên” trình bày kết quả bước đầu về đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, tình hình tiêu thụ chè Ô long và chè xanh cao cấp được chế biến từ các giống chè nhập nội và đề xuất các giải pháp nhằm định hướng công tác chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chè chất lượng cao của tỉnh Thái Nguyên.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chè tại Thái Nguyên

Số liệu về tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Thái nguyên được lấy tại Cục Thống kê Thái Nguyên, số liệu chè xuất khẩu lấy tại sở Công thương Thái Nguyên, các số liệu về tình hình tiêu thụ chè của các công ty được điều tra trực tiếp tại các công ty.

Page 151: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 145 - 151

146

Thực trạng sản xuất, chế biến tiêu thụ chè Ô long, chè xanh được chế biến từ các giống chè giống mới

Số liệu về công nghệ chế biến, tình hình tiêu thụ chè Ô long lấy tại công ty chè Vạn Tài, tình hình tiêu thụ chè xanh chế biến từ các giống chè mới được điều tra trực tiếp từ 360 hộ trồng chè tại 3 vùng trồng chè chính của Thái Nguyên là: Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên và Đại Từ. Số liệu tiêu thụ chè còn được tổng hợp từ kết quả điều tra từ 30 người buôn bán chè tại các chợ thuộc 3 khu vực nghiên cứu.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Tình hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây chè. Vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên tập trung ở 6 huyện thị trên tổng số 9 huyện thị của tỉnh. Chè Thái Nguyên phát triển tập trung ở một số khu vực như Định Hoá, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, Tân Cương. Cùng với sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nước, những năm gần đây nhiều giống chè mới giâm bằng cành đã được đưa vào các

huyện nhằm nâng cao diện tích, năng suất và chất lượng chè. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên diện tích, năng suất, sản lượng chè Thái Nguyên trong 10 năm trở lại đây có xu hướng tăng nhanh (bảng 1).

Số liệu bảng 1 cho thấy: Diện tích chè ngày càng được mở rộng, tính đến năm 2009 toàn tỉnh đã có 17.309 ha, tăng hơn gấp 1,5 lần so với năm 1999 (11.993 ha). Năng suất chè Thái Nguyên năm 1999 đạt trung bình là 56,70 tạ/ha đến năm 2009 đã tăng hơn gấp 2,6 lần, đạt 98,86 tạ/ha. Sản lượng năm 1999 đạt 62307 tấn, đến năm 2009 đã tăng hơn gấp 4,5 lần, đạt 158.752 tấn. Như vậy diện tích, năng suất, sản lượng chè của Thái Nguyên tăng liên tục trong 10 năm qua, đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh mạnh về năng suất và sản lượng, điều này chứng tỏ chủ trương đầu tư phát triển cây chè của tỉnh là rất đúng hướng và đã đem lại được hiệu quả cao.

Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng đến việc chọn lựa, xây dựng cơ cấu giống chè mới phù hợp, dần thay thế cho giống chè Trung du trồng bằng hạt. Kết quả điều tra cơ cấu giống tại tỉnh Thái Nguyên trình bày ở bảng 2.

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Thái Nguyên từ năm 1999-2009

Năm Tổng diện tích (ha)

Diện tích chè kinh doanh (ha)

Năng suất (tạ/ha`)

Sản lượng búp tươi (1000 tấn)

Sản lượng khô (1000 tấn)

1999 11.993 10.779 56,70 62.307 12.461

2000 12.525 11.331 58,75 66.571 13.314

2001 13.524 11.550 59,22 68.396 13.679

2002 14.538 12.009 62,65 75.239 15.048

2003 15.285 12.713 68,69 90.932 18.186

2004 15.700 13.000 73,07 95.000 19.000

2005 16.446 13.737 80,54 110.636 22.127

2006 16.641 14.688 88,45 129.913 25.983

2007 16.726 15.118 92,73 140.182 28.036

2008 17.086 15.730 94,89 149.255 29.851

2009 17.309 16.053 98,86 158.702 31.740

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên năm 2010)

Page 152: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 145 - 151

147

Bảng 2. Cơ cấu và phân bố giống chè ở Thái Nguyên đến năm 2009

TT Tên giống Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Vùng phân bố chủ yếu (huyện)

1 Trung Du 11224,1 64,85 Toàn tỉnh

2 PH1 120,0 0,69 Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương,

3 Shan 50,0 0,29 Võ Nhai

4 TRI777 1.305,3 7,45 Đồng Hỷ, Phú Lương, Tp Thái Nguyên.

5 LDP1 3.551,0 20,28 Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Sông Công, Định Hoá

6 LDP2 4,0 0,02 Đồng Hỷ, Phú Lương

7 Bát Tiên 36,8 0,21 Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương

8 Phúc Vân Tiên 408,3 2,33 TP. Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Sông Công

9 Keo Am Tích 96,6 0,55 TP. Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương.

10 PT95 1,7 0,01 Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương.

11 Kim Tuyên 191,0 1,09 TP. Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương.

12 Thuý Ngọc 13,2 0,08 TP. Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Sông Công.

13 Chè Nhật Bản 37,0 0,21 TP. Thái Nguyên, Đồng Hỷ

Tổng diện tích 17309,0 100 Trên toàn tỉnh

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Nguyên năm 2010)

Số liệu ở bảng 2 cho thấy: Giống chè Trung Du (trồng hạt) tuy vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn (chiếm 64,85% tổng diện tích), nhưng diện tích chè giống mới cũng tăng nhanh, đạt 35,15%. Đáng chú ý là ngoài các giống có khả năng chế biến chè xanh chất lượng cao như TRI777, LDP1, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích... còn có các giống vừa có khả năng chế biến chè xanh chất lượng cao vừa có khả năng chế biến chè ô long như Kim Tuyên, Bát Tiên và các giống thích hợp cho chế biến chè đen như LDP2

Tình hình chế biến và tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên

Tình hình chế biến và tiêu thụ chè Trung du

Hiện nay, Thái Nguyên có 28 cơ sở chế biến công nghiệp, tổng công suất 776 tấn búp tươi/ngày (120.280 tấn búp tươi/năm). Tuy nhiên, chủ yếu là công nghệ cũ của Liên Xô và Ấn Độ... do vậy sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường khó tính như EU, Mỹ...

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng chục xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và và hàng vạn lò chế biến thủ công của các hộ gia đình.

Năm 2010, chế biến chè trong nhân dân chiếm 66,34 % sản lượng chè toàn tỉnh Thái Nguyên. Chủ yếu chè chế biến ở hộ gia đình là chè xanh thành phẩm tiêu dùng hàng ngày và chè bán thành phẩm làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp.

Đã có 63,7% tổng số hộ trồng chè sử dụng 29.353 máy chế biến chè các loại, bình quân cứ 1,5 hộ có 1 máy chế biến chè. Do áp dụng công cụ chế biến bằng máy và công cụ cải tiến đã giảm được 2/3 thời gian chế biến, giảm công chế biến chỉ còn 1/4, tiết kiệm chất đốt được 1,6 - 2 lần làm cho giá thành chè bán thành phẩm hạ xuống một cách đáng kể [2].

Về tiêu thụ sản phẩm: Số liệu xuất khẩu chè trực tiếp từ các doanh nghiệp chè đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua ba năm được trình bày qua bảng 3.

Page 153: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 145 - 151

148

Bảng 3. Số lượng chè xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

TT

Doanh nghiệp

Năm 2009 Năm 2010

Số lượng (tấn)

Tr ị giá

(1000 USD)

Số lượng

(tấn)

Tr ị giá

(1000 USD)

1 XNK Trung Nguyên 1461 2334 814 1653

2 CT chế biến nông sản chè TN 545 719 158 149

3 CT chè Hà Thái 543 779 91 186

4 CTTNHH Bắc Kinh đô 113 177 636 1281

5 CT XNK chè Tín đạt 50 33 38 80

6 CTcổ phần chè Quân Chu 222 281 61 95

7 Doanh nghiệp XK chè YIJIN 1622 1476 1379 1302

8 CT cổ phần chè Hoàng Bình 8 13 30 49

9 Công ty TNHH trà Phú Lương 105 84 - -

10 CT chè Hà nội 249 411 232 413

11 Công ty chè Đại từ 100 130 1023 1143

12 Công ty cổ phần Quang Lan 405 517 372 487

13 CT cổ phần XNK chè TN 594 471 350 321

Tổng 5980 7427 5184 7159

(Nguồn: Sở Công thương Thái Nguyên tháng 12 năm 2010)

Bảng 4. Số lượng chè xuất khẩu của công ty chè Sông Cầu qua 5 năm

Năm Loại chè

xuất khẩu

Xuất qua công ty chè Tự xuất khẩu

Số lượng (tấn) Đơn giá

(1000 đ)

Số lượng

(tấn)

Đơn giá

(1000 đ)

2006

Chè đen

Chè Nhật

Chè xanh

401,9

154,4

-

14,8

25,2

-

208,8

142,7

10,3

15,3

25,8

20,1

2007

Chè đen

Chè Nhật

Chè xanh

33,6

303

-

15,1

33,0

-

122,3

92,7

9,9

21,8

30,1

16,7

2008

Chè đen

Chè Nhật

Chè xanh

136,5

232

-

20,3

36,5

-

25,3

154,3

183,8

20,6

35,4

17,7

2009

Chè đen

Chè Nhật

Chè xanh

87,5

256

17,6

33,0

305,9

-

22,4

-

2010

Chè đen

Chè Nhật

Chè xanh

148,9

259,0

18,7

37,5

178,1

161,4

21,6

24,7

37,8

39,4

Nguồn: Công ty chè Sông Cầu tháng 12 năm 2010

Page 154: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 145 - 151

149

Số liệu bảng 3 cho thấy lượng chè xuất khẩu trực tiếp từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt khoảng 30% tổng sản lượng chè toàn tỉnh, giá trung bình chỉ đạt 1,24 USD/1kg năm 2009 và 1,38 USD năm 2010 thấp hơn giá chè xuất khẩu trung bình của toàn quốc và của thế giới. Một số công ty chè lớn như công ty Chè Sông Cầu, không xuất khẩu chè trực tiếp mà xuất khẩu gián tiếp thông qua Tổng công ty chè. Số liệu thông kê số lượng chè xuất khẩu của công ty chè qua 5 năm được thể hiện qua bảng 4.

Tổng số lượng chè các loại xuất khẩu của công ty năm 2010 là 769 tấn, giá xuất khẩu chè Nhật đạt xấp xỉ 2 USD/1kg. Số liệu bảng 4 cũng cho thấy, tại thị trường trong nước những năm vừa qua, giá công lao động cũng như phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao nhưng giá chè bán qua các năm hầu như không tăng hoặc tăng cũng không đáng kể. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có công ty chè Hoàng Bình chuyên sản xuất các loại chè xanh chất lượng cao được chế biến từ chè Trung Du, sản phẩm của công ty đa số tiêu thụ trong nước, giá bán chè xanh dao động từ 100 - 400.000 đ/kg tùy vào chất lượng chè và bao bì đóng gói.

Tại huyện Đại Từ còn có hợp tác xã chè La Bằng, nhưng hoạt động của hợp tác xã cũng chủ yếu là thu mua chè trung du loại ngon sau đó đóng gói. Không có những hợp đồng mang tính pháp lý giữa các hộ dân bán chè cho hợp tác xã cũng như ngược lại.

Tình hình chế biến, tiêu thụ chè Ô long và chè xanh được chế biến từ các giống chè mới tại Thái Nguyên

Tình hình chế biến, tiêu thụ chè Ô long tại Thái Nguyên

Là một tỉnh đứng thứ hai trong cả nước về diện tích và sản lượng chè, nhưng sản phẩm đầu ra của chè Thái Nguyên cho xuất khẩu đa số dưới dạng nguyên liệu thô. Công ty Vạn Tài là công ty đầu tiên trên địa bàn tỉnh xuất khẩu chè Ô long sang thị trường Đài Loan dưới dạng chè thành phẩm. Dây chuyền công

nghệ của công ty được nhập khẩu từ Đài Loan, công suất nhỏ khoảng 0,5 tấn chè tươi/ ngày. Tuy sản phẩm của công ty hiện nay chỉ có 3 dạng là: Mật hồng trà, Ôlong trà và trà xuân nhưng đã có uy tín với thị trường nước bạn. Diện tích chè nguyên liệu của công ty hiện nay có khoảng 10 ha, là giống chè LDP1. Hiện nay công ty đang tiến hành mở rộng diện tích trồng các giống chè có chất lượng cao để chế biến chè Ô long: Kim Tuyên, Thúy Ngọc. Tuy nhiên, chè Ô long của Trung Quốc và Đài Loan thường chế biến dưới dạng sản xuất nhỏ, mỗi một doanh nghiệp sản xuất chè Ô long sẽ có bí quyết riêng trong công nghệ sản xuất, do vậy thị trường đầu ra của chè Ô long hết sức kén khách, công nghệ chế biến cầu kỳ nên 1 kg chè có giá thành rất cao.Giá thành sau khi chế biến của 1 kg chè Ô long loại 1 tại công ty có thể lên tới 700.000 đến 1 triệu đ/kg. Một năm công ty chè Vạn tài cũng chỉ có thể xuất khẩu được khoảng 2 tấn chè Ôlong sang thị trường Đài loan, số còn lại được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên do giá thành cao, người tiêu dùng trong nước chưa quen với sản phẩm chè Ô long nên sản phẩm bán ra rất chậm. Hiện nay công ty đang có kế hoạch mở thêm đại lý tại Thái Nguyên và Hà Nội. Đây cũng là một khó khăn khi muốn mở rộng sản xuất cũng như xuất khẩu chè Ô long ra nước ngoài của Thái Nguyên.

Cùng với nỗ lực quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài, tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Vạn Tài như hỗ trợ vốn để nhập dây chuyền công nghệ chế biến, các thủ tục hành chính pháp lý về việc thuê đất sản xuất, đồng thời cùng với công ty mở rộng quảng cáo trên thị trường trong nước, hướng tới một môi trường tiêu thụ sản phẩm rộng hơn cho dòng chè cao cấp này.

Thực trạng chế biến, tiêu thụ chè xanh được chế biến từ các giống chè mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Với nỗ lực trong việc thay thế dần các vườn chè Trung du năng suất thấp và mở rộng diện

Page 155: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 145 - 151

150

tích trồng mới bằng các giống chè nhập nội có chất lượng cao, hiện nay tỉnh đã có nhiều dự án hỗ trợ giống chè cho các hộ dân. Người dân được hỗ trợ từ 50-100 % tiền giống. Các giống chè mới với ưu điểm là búp ra đều, thu hái dễ dàng, đồng thời giá bán chè xanh đang ở mức cao.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 5814,9 ha trồng chè giống mới trong đó có khoảng hơn 3000 ha đã cho thu hoạch. Số liệu điều tra 360 hộ dân tại 9 xã tại 3 vùng chè trọng điểm của tỉnh là Đại Từ, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên cho thấy khả năng tiêu thụ cũng như giá bán của chè xanh được chế biến từ một số giống chè nhập nội cho thấy: sản phẩm chủ yếu của các giống chè nhập nội là chè xanh, trong đó dòng sản phẩm chè xanh cao cấp nhất là chè đinh (loại chè chỉ thu hái phần tôm) sau đó đem chế biến. Hiện chỉ có hai giống là chè lai LDP1 và giống chè Kim Tuyên được chế biến thành chè đinh, loại chè này được chế biến tại Tân Cương- Thái Nguyên với giá bán rất cao từ 400.000 đ -500.000/1kg chè chính vụ. Hộ dân tham gia sản xuất chè này đều có đơn đặt hàng từ trước và chiếm tỷ lệ khoảng 7,5 % số hộ tại Tân Cương. Chè chế biến từ các giống nhập nội rất dễ tiêu thụ. Có 65% chè qua chế biến được tiêu thụ tại nhà, hoặc do thương lái đặt mua, số phải bán tại các chợ chỉ chiếm 35%.

Đa số chè xanh được người dân hái và sao trực tiếp tại các hộ gia đình, giá chè chính vụ cũng rất khác nhau, dao động từ 85.000-180.000đ/kg phụ thuộc vào giống, khu vực. Ví dụ cùng giống chè Kim Tuyên giá chính vụ tại Sông Cầu, Phúc Xuân chỉ đạt 120.000đ/kg nhưng tại Tân Cương chè có giá từ150.000 đến 180.000 đ/kg. Giá cuối vụ khoảng 200.000-300.000 đ/kg, chè xanh chế biến từ các giống chè mới rất dễ bán, chủ yếu là tiêu thụ trong nước.

Một số vấn đề về thị trường tiêu thụ chè xanh tại Thái Nguyên

Hiện nay khi số lượng diện tích trồng chè giống mới còn ít, do vậy sản phẩm đầu ra hoàn toàn được tiêu thụ trong nước với giá bán cao. Tuy nhiên qua quá trình điều tra cho thấy thực trạng của tình hình tiêu thụ chè vẫn còn một số vấn đề sau: Có nhiều giống chè nhập nội, chè lai có nguồn gốc, chất lượng khác nhau nhưng người tiêu dùng không hề phân biệt được nguồn gốc của loại sản phẩm mình mua, đa số chỉ biết là chè cành.

Những người mua bán chuyên nghiệp, các thương lái ở các chợ đầu mối phân biệt giá trị, phẩm chất của các giống chè rất tốt nhưng lợi dụng sự không hiểu biết của người tiêu dùng mà thường pha trộn các giống với nhau hoặc với giống chè trung du để tăng lợi nhuận.

Bảng 5. Giá một số loại chè xanh chế biến từ các giồng chè mới tại Thái Nguyên (Đơn vị tính: đ/kg)

TT Giống chè Giá bán chính vụ của sản phẩm

Đồng Hỷ Tân Cương Đại Từ

1 Kim Tuyên 120.000 170.000 150.000

2 Long Vân - - 180.000

3 Phúc vân Tiên 110.000 165.000 120.000

4 Bát tiên 120.000 150.000 150.000

5 LDP1 95.000 100.000 100.000

6 Thúy Ngọc - 155.000 -

7 Nhật lá tròn 120.000 - -

8 TRI777 85.000 90.000 90.000

9 Keo Am Tích - 120.000 120.000

(Số liệu điều tra trực tiếp năm 2010)

Page 156: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 145 - 151

151

Chưa tạo được thương hiệu hay tạo được đầu ra ổn định cho từng giống chè mới vì vậy chưa tạo ra được sản phẩm riêng cho khách hàng

Một vài giải pháp cho thị trường tiêu thụ chè giống mới của Thái Nguyên

Cần có các đánh giá, phân tích chất lượng chè xanh được chế biến từ các giống chè nhập nội tại từng khu vực.

Cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho từng giống chè để có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như tiến tới xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Hiện nay chè Thái Nguyên chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô chiếm khoảng 30% tổng sản lượng. Thái Nguyên có một dây chuyền chế biến chè Ô long công suất khoảng 0,5 tấn/ngày. Chè Ô long được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan với số

lượng nhỏ. Đa số chè của Thái Nguyên là chè xanh được tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Các giống chè nhập nội có khả năng chế biến được chè xanh chất lượng cao, hương thơm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nhưng hiện nay trên thị trường có nhiều giống chè khác nhau, chất lượng giống trồng tại mỗi vùng khác nhau do vậy cần có những đánh giá cụ thể về chất lượng chè xanh của từng giống tại từng khu vực, làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm chè xanh chất lượng cao này.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê [2]. Quy hoạch vùng chè đặc sản Thành phố Thái Nguyên theo hướng an toàn giai đoạn 2008- 2010 và đến 2029, Báo cáo quy hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên

SUMMARY

CURRENT SITUATION OF PRODUCTION, PROCESSING TECHNOL OGY AND MARKET FOR OOLONG AND HIGH QUALITY GREEN TEA IN THAI NGUYEN

Vu Thi Thanh Thuy , Nguyen The Hung, Nguyen Viet Hung,∗ Nguyen The Huan

College of Agriculture and Forestry - TNU

At present, Thai Nguyen has more than 17000 ha of tea in which more 5000 ha have been grown with new tea varieties. The tea product is mainly exported as raw materials accounting for about 30% of total production. Thai Nguyen has only a system for Oolong processing with capacity of about 0.5 tons per day. Oolong are exported to Taiwan market in small quantities. Most of the Thai Nguyen tea product is green tea which is consumed in the domestic market. The introduced new tea varieties mainly imported from Taiwan increases are capable of processing green tea with high quality and flavor tastes. However, there are many different tea varieties with different quality so we should have an assessment to determine the quality of each variety for green and oolong tea processing. This will lay a basis for planning for processing and marketing for the tea products. Key words: processing, high-quality green tea, Oolong tea.

∗ Tel: 0912386574

Page 157: Tập 82 - 06 - 2011

Vũ Thị Thanh Thủy và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 147 - 153

152

Page 158: Tập 82 - 06 - 2011

Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157

153

PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Hoàng Việt Anh1, Phí Hùng Cường2* 1Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, 2 Trường Đại học Khoa học - ĐHTN

TÓM TẮT Ngành nông nghiệp luôn giữ tỷ trọng lớn trong GDP, năm 2009 chiếm 45,0% GDP. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Bắc Kạn. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng để tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài và hội nhập có hiệu quả. Qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Bắc Kạn, có thể đánh giá hơn 10 năm kể từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu ngành nông nghiệp Bắc Kạn đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên Bắc Kạn đứng trước những khó khăn và thách thức. Diện tích đất nông nghiệp quá ít, chỉ chiếm 7,8% diện tích đất tự nhiên gây khó khăn cho nền kinh tế vốn dựa nhiều vào nông nghiệp. Diện tích đất trồng đồi trọc nhiều và nạn phá rừng còn xảy ra. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, trình độ lao động thấp, thị trường nhỏ bé, vốn đầu tư ít so với cả nước. Bắc Kạn chưa thực sự tạo được môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ khóa: Chuyển dịch, cơ cấu kinh tế, nguồn lực, nông nghiệp, phát triển.

∗ ĐẶT VẤN ĐỀ

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nền kinh tế còn chậm phát triển, cơ cấu kinh tế bất hợp lý. Diện tích đất tự nhiên 486.841ha, trong đó chủ yếu là đất đồi rừng có độ dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 7,8% diện tích đất tự nhiên, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 45,0% với trên 76,4% dân số sống bằng nghề nông. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu hướng tất yếu trong đó việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp lại trở lên ngày càng cấp thiết.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Vị trí địa lý

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc Việt Nam, với hệ toạ độ địa lý: từ 21048’22” đến 22044’17” vĩ độ Bắc và từ 1050 25’08” đến 106014’47” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên

∗ Tel: 0915210558

Quang. Với vị trí địa lý như vậy, Bắc Kạn có khả năng giao lưu với các tỉnh bạn, tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá. Từ Trung Quốc đến Bắc Kạn qua các cửa khẩu biên giới thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, đây là thị trường lớn gần Bắc Kạn. Như vậy, Bắc Kạn có những điều kiện nhất định để phát triển kinh tế mở với các vùng trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa. Bắc Kạn còn có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, đã là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

Tài nguyên thiên nhiên

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có địa hình cao so với các tỉnh xung quanh. Với nguồn lực về đất đai, sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tạo điều kiện cho tỉnh có nhiều sản phẩm nông - lâm sản của một vùng có khí hậu mang tính cận nhiệt đới và ôn đới. Các nguồn lực đó cũng tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sớm hình thành các vùng nguyên liệu để chế biến thành những hàng hoá đặc sản trên thị trường. Quỹ đất có thể sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp còn tương đối nhiều. Đến năm 2009 vẫn còn

Page 159: Tập 82 - 06 - 2011

Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157

154

19,8% diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng, đất lâm nghiệp chiếm 68,4%. Đây là điều kiện để Bắc Kạn mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp… góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng.

Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng phong phú, năm 2009 có 224.030 ha rừng tự nhiên chiếm 83% diện tích đất lâm nghiệp, rừng trồng là 44.135 ha, trong rừng có 826 loài thực vật, 366 loài động vật. Tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú có ý nghĩa to lớn về kinh tế, du lịch và bảo tồn nguồn gen. Đây là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản. Nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng là cơ sở để hoà vào mạng lưới du lịch vùng Bắc Bộ và Đông Bắc. Nổi bật là hồ Ba Bể, ATK (an toàn khu) Chợ Đồn, Phủ Thông, Đèo Giàng…

Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số năm 2009 là 295.296 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 67,8%, nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ, cần cù và sáng tạo, hiện nay đang được đào tạo để nâng cao tay nghề và trình độ. Bên cạnh những lợi thế đó, Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Bắc Kạn là tỉnh có dân số ít nhất cả nước, mật độ dân số thấp, nhưng trên thực tế do địa hình chia cắt quá lớn (>90% diện tích là đồi, núi, sông, suối), nên bình quân diện tích đất canh tác và đất ở rất cao, Bắc Kạn vẫn thiếu đất canh tác. Cơ sở hạ tầng thấp kém, hội tụ các yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế: không đường biển, không đường thuỷ, không đường sắt, không đường hàng không, không có cảng biển, cách xa các trung tâm kinh tế. Hệ thống đường bộ đang dần dần được nâng cấp. Nguồn lực con người ở trình độ thấp. Để thực hiện thành công mục tiêu CNH, HĐH Bắc Kạn cần phải khắc phục được những khó khăn đó.

Đến nay đã có 105/112 xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống điện và mức độ điện khí hoá tương đối phát triển, đủ khả năng cung cấp điện cho sự phát triển kinh tế. Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng sau hơn 10 năm tách tỉnh đến nay Bắc Kạn đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân hàng năm đạt 9,8%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung

Khi mới tái lập (1997), nền kinh tế Bắc Kạn ở mức thấp và là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước. Vì vậy, việc nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn để đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm làm giảm dần khoảng cách chênh lệch với các vùng, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo sự công bằng trong xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được đặt ra như là một quan điểm và mục tiêu phát triển của Bắc Kạn. Sau 12 năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền của tỉnh; cùng chung với xu thế phát triển của cả nước, Bắc Kạn đang từng bước CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. GDP (tăng từ: 345,3 tỉ đồng năm 1997 lên 2.483 tỉ đồng năm 2009, tăng gấp 7,2 lần); Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng luôn cao hơn cả nước (giai đoạn 1997 - 2000 đạt 7,84%, năm 2009: 14,45%, năm 2010: 13,04%); GDP/người (tăng từ 1,3 triệu đồng/1 người năm 1997 lên 8,4 triệu đồng/người năm 2009); Năng suất lao động (tăng từ 2,7 triệu đồng/1 lao động lên 14,4 triệu đồng năm 2009); Cơ cấu lao động có bước chuyển dịch theo hướng CNH (tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 89,6% năm 1997 xuống 76,4% năm 2009, lao động công nghiệp và dịch vụ có tăng lên); GTSX của các ngành đều tăng lên (khu vực I: tăng gấp 5 lần, khu vực II tăng gấp 20,8 lần); giá trị xuất

Page 160: Tập 82 - 06 - 2011

Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157

155

nhập khẩu/GDP thấp; thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nhưng chậm, còn nặng về nông, lâm nghiệp. Năm 2009 cơ cấu kinh tế Bắc Kạn là Nông nghiệp (45%) - Dịch vụ (35,4%) - Công nghiệp (19,6%), tuy nhiên nội ngành đều có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong nông nghiệp có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, trong công nghiệp công nghiệp chế biến tăng lên cả về GTSX và tỉ lệ trong cơ cấu ngành công nghiệp, trong ngành dịch vụ dù không có sự tăng nhiều nhưng Bắc Kạn đã xuất hiện các phân ngành dịch vụ của nền kinh tế hiện đại.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Tiềm năng phát triển nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh khá dồi dào. Diện tích đất rừng tự nhiên chiếm 68,4% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, có thể khai thác nhiều sản phẩm từ rừng phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản. Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,8% diện tích đất tự nhiên, nhưng chất lượng đất còn khá tốt. Nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, đất bãi bồi thuận lợi cho trồng cây lương thực, hoa màu. Bắc Kạn cũng có tiềm năng phát triển một số loại cây công nghiệp như chè tuyết, hồi, thông và một số cây ăn quả nổi tiếng: lê, đào, hồng không hạt, cam, quýt. Nông, lâm, thuỷ sản là ngành kinh tế chính đóng góp 45,0% vào GDP năm 2009, tập trung 76,4% lao động, đó thực sự là nền tảng của công cuộc CNH-HĐH của tỉnh. Trong xu thế chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của khu vực này trong GDP cũng giảm xuống, từ 62,3% xuống còn 45,0% năm 2009 nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 5%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng là sự chuyển dịch cơ cấu của cả 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Từ năm 1997 đến nay, nhìn chung cả 3 ngành đều có sự thay đổi về tỷ trọng giá trị sản xuất nhưng không lớn, chậm và không ổn định. Ngành nông nghiệp luôn có tỉ trọng lớn, năm thấp nhất chiếm 78,3% (năm 2000) sau

đó lại tăng 84,8% (năm 2005) đến năm 2009 chiếm 86,2%. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Ngành thuỷ sản chưa phát triển và tỉ trọng trong giá trị sản xuất không đáng kể.

Trong giai đoạn 1997 - 2009, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt không ổn định từ 64,8% năm 1997, tăng lên 69,2% năm 2000, giảm còn 64% năm 2007, năm 2009 tăng lên 69,9%. Ngành chăn nuôi đã góp phần cho nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực (từ 30,4% năm 2000 lên 35,7% năm 2007). Tuy nhiên đến năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn chiếm 29,6% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, Bắc Kạn đang từng bước phát triển chăn nuôi cân đối dần với trồng trọt trong khi vẫn phát triển nhanh ngành trồng trọt theo hướng thâm canh, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, tạo khối lượng nguyên liệu, hàng hoá phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Bắc Kạn giai đoạn 1997 - 2009

Qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1997 - 2009, có thể đánh giá một cách khách quan rằng: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp dù đang chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng vẫn lạc hậu, không hợp lý và ở trình độ thấp. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có nhiều hạn chế cần bàn bạc và giải quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH-HĐH.

Kể từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu nền kinh tế Bắc Kạn đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong cơ cấu ngành kinh tế có sự tăng lên về giá trị sản xuất, tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp. Trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đang được hình thành, tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng trồng cây đặc sản, cây công nghiệp có giá trị cao như: quýt, hồng, chè Tuyết, Shan, cây nguyên liệu giấy,

Page 161: Tập 82 - 06 - 2011

Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157

156

hoa... trong chăn nuôi lai tạo các giống vật nuôi có sản phẩm tốt.

Qua phân tích thực tế cho thấy thực trạng cơ cấu kinh tế ở Bắc Kạn còn nhiều bất hợp lý, quá trình chuyển dịch chậm chạp, ngành nông nghiệp vẫn luôn luôn giữ tỷ trọng lớn trong GDP. Năm 2009 chiếm 45,0% GDP, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông, lâm nghiệp. Do đó cơ cấu kinh tế chưa tạo ra thế và lực cho phát triển kinh tế. Qua phân tích cơ cấu kinh tế Bắc Kạn dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, cho thấy rằng tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn so với mức chung của cả nước. Đây là điều đáng lưu ý và phải tiến hành nghiên cứu kỹ để có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đồng thời, hệ thống các sản phẩm chủ lực chưa hình thành rõ và chưa có sức mạnh. Lợi thế so sánh của tỉnh chưa được phát huy tốt. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế còn quá lỗi thời, lạc hậu, cần phải tiến hành chuyển dịch nhanh chóng để tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài và hội nhập có hiệu quả.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

* Mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011- 2015 đạt 8%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7%/năm; Tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản trong cơ cấu GDP năm 2015 chiếm 37%, năm 2020 đạt 29%; Tăng hệ số sử dụng đất trong năm, nâng cao thu nhập trên 1 ha đất canh tác.

* Phương hướng thực hiện: Phát triển mạnh kinh tế nông, lâm, thuỷ sản trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh và đổi mới công nghệ chế biến sản xuất ra các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm, thuỷ sản; Chuyển đổi thời vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; Chuyển đổi tập quán canh tác, mô hình sản xuất; Chuyển đổi thành phần kinh tế; Chuyển đổi cơ cấu lao động.

a. Ngành nông nghiệp

Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng công nghệ thích hợp nhằm

tạo ra giá trị hàng hoá lớn trên một đơn vị diện tích, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp tăng mạnh giá trị chăn nuôi lên 60%, giá trị trồng trọt 39% và giá trị dịch vụ nông nghiệp 1% vào năm 2020.

b. Ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn, vì vậy định hướng ngành lâm nghiệp phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, là ngành chủ lực tạo ra của cải vật chất đóng góp đáng kể vào cơ cấu GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên 8%/năm, nâng độ che phủ rừng lên 62% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020. Tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, chuyển dịch mạnh sang phát triển rừng sản xuất để chế biến ra các sản phẩm chủ lực như đồ gia dụng, ván nhân tạo, giấy các loại, chiếu trúc và đặc sản rừng; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.

Từ đó nâng cao giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp lên trên 5% trong tổng GDP vào năm 2020. Cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp sẽ có sự chuyển dịch theo hướng: xây dựng rừng chiếm 20%; khai thác - chế biến lâm nghiệp chiếm trên 70% và dịch vụ lâm nghiệp đạt khoảng 10% vào năm 2020. Chuyển đổi cơ cấu xây dựng lâm phận, bảo đảm cân đối giữa diện tích, chất lượng của rừng kinh tế (trên 50%) và rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (gần 50%) với chất lượng tốt. Bảo đảm yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì sự cân bằng ổn định về môi trường đất, môi trường nước và khí hậu, phòng, chống thiên tai... kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng, đồng thời gắn với du lịch sinh thái và có thể tạo nguồn thu phí từ dịch vụ về môi trường.

c. Ngành thuỷ sản

Là tỉnh miền núi nhưng có tiềm năng về thuỷ sản vì có khoảng 2.205 ha diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản (trong đó ao là 1.200 ha, đầm hồ 205 ha, ruộng 800 ha), nên Bắc Kạn phấn đấu sử dụng hết diện tích mặt

Page 162: Tập 82 - 06 - 2011

Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157

157

nước trên để phát triển sản xuất trong thời gian quy hoạch. Phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp ở các hồ như hồ thuỷ lợi, và một số hồ khác... và đặc biệt phát triển nuôi cá hồi ở những nơi có đầy đủ điều kiện nhằm mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, có thể đánh giá qua hơn 10 năm kể từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu nền kinh tế Bắc Kạn đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đang được hình thành, tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng trồng cây đặc sản, cây công nghiệp có giá trị cao như: Quýt, hồng, chè Tuyết, Shan, cây nguyên liệu giấy, hoa... trong chăn nuôi lai tạo các giống vật nuôi có sản phẩm tốt. Ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản đang phát triển tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Tuy nhiên Bắc Kạn đứng trước những khó khăn và thách thức. Đó là: Diện tích đất nông nghiệp quá ít, chỉ chiếm 7% diện tích đất tự nhiên gây khó khăn cho nền kinh tế vốn dựa nhiều vào nông nghiệp. Diện tích đất trồng đồi trọc còn nhiều và nạn phá rừng còn xảy ra. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ,

trình độ lao động thấp, thị trường nhỏ bé, vốn đầu tư ít so với cả nước. Bắc Kạn chưa thực sự tạo được môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Ngành nông nghiệp vẫn luôn giữ tỷ trọng lớn trong GDP, năm 2009 chiếm 45,0% GDP, ngành công nghiệp là cơ sở để tiến hành CNH-HĐH lại chiếm tỷ lệ nhỏ, không phát triển, chưa thể hiện rõ vai trò, vị trí quan trọng của mình trong quá trình CNH-HĐH. Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông, lâm nghiệp. Do đó, cơ cấu kinh tế chưa tạo ra thế và lực cho phát triển kinh tế. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành chuyển dịch nhanh chóng để tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài và hội nhập có hiệu quả.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2009, Nxb Thống kê. Hà Nội. [2]. UBND thị xã Bắc Kạn, Báo cáo đánh giá kết quả giữa kỳ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch 5 năm 2006-2010. [3]. UBND tỉnh Bắc Kạn (8/1998), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010. [4]. UBND tỉnh Bắc Kạn (10/2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020. [5]. UBND tỉnh Bắc Kạn (2001), Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đến 2010, Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, Bắc Kạn. [6]. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X, (2010), Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn.

SUMMARY AGRICULTURAL RESTRUCTURING ANALYSIS OF BACKAN PROVI NCE IN THE PERIOD OF ECONOMIC INTEGRATION

Hoang Viet Anh1, Phi Hung Cuong2∗ 1 College of Education - TNU, 2 College of Sciences - TNU

According to the analysis results of reality of agricultural restructuring in BacKanprovince, after about 10 years of re-establishment, the economic structure has positive orientation. However, there are still some of the disadvantages which cause the difficulties for economic development and attraction of foreign investmentsuch as the lack of agricultural land, there are a large area of vacant land and barren hills, weak infrastructure, small market, low investment compare to the whole nation. The agriculture always have great proportion in GDP, 45.0%, 2009 those suggested that BacKan should rapidly restructuring in order to make the strength and capacity for long development and effective integration. Key words: restructure, economic structure, human resources, agriculture, development.

∗ Tel:0915210558

Page 163: Tập 82 - 06 - 2011

Hoàng Việt Anh và Cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 155 - 159

158

Page 164: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 159 - 162

159

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIÊN (SFA) ĐỂ ĐÁNH GIÁ HI ỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA PHƯƠNG THỨC CANH TÁC CHÈ AN TOÀN T ẠI XÃ PHÚC XUÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Tr ần Đại Nghĩa*, Nguyễn Bích Hồng

Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ con người trong thời gian gần đây đã đặt ra một cái nhìn mới đối với sản xuất chè toàn cầu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của phương thức canh tác chè an toàn tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phương thức canh tác chè an toàn chịu sự tác động của nhiều yếu tố sản xuất. Các yếu tố tác động tích cực tới hiệu quả sản xuất là: Lao động, phân bón và tuổi của cây chè. Ngược lại, các yếu tố như: Kinh nghiệm sản xuất chè, thói quen sở dụng thuốc bảo vệ thực vật và quy mô hộ lại có tác động ngược chiều tới hiệu quả sản xuất chè an toàn. Tuy là một phương thức canh tác mới song sản xuất chè an toàn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè tại xã Phúc Xuân. Key words: Hiệu quả, chè, an toàn, Phúc Xuân, SFA.

∗ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Xã Phúc Xuân cách T.P Thái Nguyên hơn 10 km, là xã thuần nông của tỉnh Thái Nguyên, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Xã Phúc Xuân có 15 xóm, gần 1.200 hộ, 4.780 nhân khẩu. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương, toàn xã hiện có 350 ha chè, hàng năm cho sản lượng trên 1.050 tấn búp khô, khoảng 80% số hộ trong xã đời sống kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào cây chè. Năm 2002, xã Phúc Xuân thành lập 1 hơp tác xã chè chuyên sản xuất chè “an toàn” với tên gọi là Tân Hương. Hợp tác xã chè an toàn này được thành lập dưới sự giúp đỡ, tư vấn của Dự án IPM (Phòng trừ dịch hại tổng hợp) trên chè do Canada tài trợ. Cho đến nay, hợp tác xã có 42 thành viên, đây là những hộ sản xuất chè an toàn điển hình trong xã. Từ khi được áp dụng, phương thức sản xuất chè an toàn đã có những tác động quan trọng tới thu nhập và môi trường sống trong khu vực trồng chè nói riêng và xã Phúc Xuân nói chung.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát là đánh giá hiệu quả của các phương thức sản xuất chè nhằm hướng tới

∗ Tel: 0945514735

một nền nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi trường. Những mục tiêu cụ thể cho nghiên cứu này là:

- Đánh giá hiệu quả sản xuất của phương thức sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên.

- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân làm cơ sở cho việc định hướng các chính sách phát triển bền vững ngành chè Thái Nguyên theo hướng thân thiện với môi trường.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiệu quả sản xuất chè an toàn tại 42 hộ thành viên của hợp tác xã chè Tân Hương, Phúc Xuân

Số liệu sơ cấp

42 chủ hộ sản xuất trên tổng số 1100 hộ nông dân trồng chè của xã Phúc Xuân [4] đã được phỏng vấn dưới sự hỗ trợ và tư vấn của các trưởng thôn, xóm. Trong việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, cỡ mẫu cần thu thập phải lớn hơn hoặc bằng 30 [3]. Do đó, cỡ mẫu của nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp.

Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn tài liệu: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các báo cáo tổng kết của tỉnh;

Page 165: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 159 - 162

160

ngành; các cơ quan và các công trình nghiên cứu có liên quan.

Mô hình thống kê được sử dụng để phân tích số liệu

SFA đã được lựa chọn để phân tích trong nghiên cứu này. SFA là một phương pháp kinh tế lượng, được áp dụng rất rộng rãi. Kumbhakar và Lowell (2000) [5] đã chỉ ra rằng SFA tạo ra những ước lượng cho hiệu quả sản xuất cho các chủ thể sản xuất riêng biệt. Hiệu quả sản xuất thay đổi tùy theo chủ thể sản xuất khác nhau và liên quan tới những đặc điểm của nhà sản xuất như: Quy mô, sự sở hữu và vị trí. Do mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả sản xuất của phương thức sản xuất chè an toàn nên phương pháp SFA được lựa chọn. Theo phương pháp này, hàm sản xuất chè được đưa ra dưới dạng logarit như sau:

Trong đó: i để chỉ người sản xuất chè thứ i, xn chỉ vec tơ đầu vào n được sử dụng bởi người sản xuất chè thứ i và ui cho biết điểm phi hiệu quả. Biến phụ thuộc của sản xuất chè ở xã Phúc Xuân là năng suất chè tươi (kg/ha/năm). Các vec tơ đầu vào của một người trồng chè trong tỉnh bao gồm:

X1=Lao động được tính bằng đơn vị ngày công (1 ngày công=8h làm việc của một người trưởng thành/ngày);

X2=Diện tích đất của gia đình (m2);

X3= Phân bón đơn vị tính là kg/ha (quy đổi ra đạm nguyên chất);

X4= Thuốc trừ sâu đơn vị tính là l/ha (quy ra thuốc Basa);

X5=Trình độ học vấn của chủ hộ (=1 nếu là cấp 1, =2 nếu là cấp 2, =3 nếu là cấp 3, =4 nếu là trình độ cao hơn);

X6=Tưới tiêu (=1 nếu có hệ thống tưới tiêu và =2 nếu dùng phương thức khác);

X7=Khoảng cách từ nhà đến nơi tiêu thụ (chợ địa phương, nhà máy chế biến chè) =1 nếu <1km, =2 nếu từ 1-3km và =3 nếu >3km,

X8=Giới tính của chủ hộ (=1 nếu là nam, =0 nếu là nữ),

X9=Tuổi của nương chè (năm) sử dụng phương pháp bình quân số học gia quyền.

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN CỦA XÃ PHÚC XUÂN

Trước khi sử dụng mô hình SFA để phân tích hiệu qủa của sản xuất chè an toàn của xã Phúc Xuân. Các phép kiểm định như: Phân phối chuẩn, sự đa cộng tuyến, sự tự tương quan, sự đồng nhất của phương sai đã được tiến hành nhằm loại bỏ các yếu tố ngoại lai và ảnh hưởng của các thiên lệch thống kê do sự sai lệch của các yếu tố quan sát với các nguyên tắc của Gauss – Markov.

Đặc điểm canh tác của các nương trồng chè an toàn

Bảng 1. Đặc điểm canh tác của các khu trồng chè an toàn

Chỉ số thống kê

Tuổi chè

DT chè

Khoảng cách

Tưới tiêu

GT máy móc

TB 11,5 2540,7 3,4 1,0 12818,0

Độ lệch chuẩn

3,1 891,4 0,6 0,0 14916,3

Kurtosis 6,2 -0,8 -0,6 Ko xđ

2,8

Phân bố lệch

1,7 -0,1 -0,4 Ko xđ

1,5

Tối thiểu

3 1000,0 2,0 1,0 200,0

Tối đa 20 4300,0 4,0 1,0 62600,0

Độ tin cậy

95% 95% 95% 95% 95%

(Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý 9/2010)

Kết quả ở bảng 1 chỉ ra rằng các nương chè trong mẫu nghiên cứu có tuổi bình quân là 11,5 năm. Thời kỳ hiệu quả nhất trong vòng đời của chè là từ 10-15 tuổi [1]. Như vậy, cây chè ở các hộ đang bước vào thời kỳ cho năng suất nhất. Diện tích chè bình quân của các hộ là 2540,4 m2. Khoảng cách từ nhà đến khu chè tương đối ngắn (từ 200m đến 500m). Bên cạnh đó, có thể thấy rằng các hộ đều chú trọng đến việc tưới tiêu cho cây chè và có

ux innLnLny −+= ∑ββ

0

Page 166: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 159 - 162

161

mức độ đầu tư máy móc bình quân là 12818 nghìn đồng/ha (theo giá trị năm 2010). Kiểm định K-S cho thấy, các biến về tuổi chè, giá trị máy móc có phân bố lệch phải trong khi đó các biến diện tích chè và khoảng cách đến khu chè lại có phân bố lệch trái. Đây là đặc điểm cần chú ý khi áp dụng trong mô hình SFA. Bên cạnh đó, các biến diện tích chè, khoảng cách đến khu chè và giá trị máy móc ở trạng thái phân phối dẹt, trong khi đó biến tuổi của các nương chè ở trạng thái phân phối nhọn hơn phân phối chuẩn.

Đặc điểm của quá trình sản xuất chè an toàn Bảng 2. Đặc điểm về sản xuất chè an toàn

Chỉ số thống kê

NS

chè Lao động

Phân bón

Thuốc BVTV

Diệt cỏ

TB 28,0 636,0 2594,9 115,5 34,8

Độ lệch chuẩn

6,8 312,1 1679,6 66,1 33,2

Kurtosis 0,4 -1,3 7,7 -0,9 -0,4

Phân bố lệch

-0,2 -0,1 2,5 0,2 0,6

Tối thiểu 13,9 109 880 0,0 0,0

Tối đa 45,0 1160 9185 244 120

Độ tin cậy

95% 95% 95% 95% 95%

(Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý 9/2010)

Các số liệu ở bảng 2 đã minh họa các biến quan trọng của quá trình sản xuất chè an toàn. Năng suất chè trung bình các hộ thu được là 28 tạ/ha. Để đạt được mức năng suất này, các hộ phải đầu tư bình quân: Số công lao động là 636 công/ha, lượng phân bón là 2594,9 kg Urê/ha, thuốc BVTV là 115,5 l/ha (quy đổi ra Basa 50 ED) và lượng thuốc diệt cỏ là 34,8 l/ha. Theo điều tra, loại phân bón chủ yếu mà các hộ thường sử dùng là phân lân Sông Gianh, điều này cho thấy khi áp dụng phương thức canh tác chè an toàn, các hộ đã chuyển sang sử dụng các loại phân vi sinh không gây hại cho đất thay thế cho các loại phân hóa học được sử dụng trước đó. Ngoài ra, các loại phân hữu cơ cũng đã được các hộ sử dụng nhằm cải thiện độ phì của đất và giảm thiểu sự độc hại cho môi trường và con người. Tuy

nhiên,trong quá trình sản xuất các hộ vẫn sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và việc sử dụng thuốc diệt cỏ vẫn còn tồn tại.

Hiệu quả của sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân

3 nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè an toàn bao gồm: Đặc điểm của các hộ sản xuất, đặc điểm các khu trồng chè và đặc điểm của quá trình sản xuất. Tất cả các biến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất đã được kiểm định để xác định sự tuân theo giả định phân phối chuẩn của các biến đó. Các biến, sau khi được khắc phục bằng cách biến đổi về dạng logarit tự nhiên được đưa vào mô hình phân tích. Bảng 3 cho thấy, sự tác động của các yếu tố sản xuất tới hiệu quả sản xuất chè an toàn rất khác nhau. Các yếu tố như: Kinh nghiệm sản xuất chè của chủ hộ, thuốc bảo vệ thực vật và quy mô hộ gia đình có tác động ngược chiều tới hiệu quả sản xuất chè an toàn. Các chủ hộ trồng chè có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chè truyền thống khi chuyển sang sản xuất chè an toàn có hiệu quả sản xuất thấp hơn do họ làm theo kinh nghiệm mà không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè mới (chè an toàn). Bên cạnh đó, việc sử dụng một số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (bình quân 115 l/ha) cũng là một nhân tố làm cho chi phí đầu tư sản xuất chè an toàn lớn. Ngoài ra, do quá trình sản xuất chè an toàn không đòi hỏi nhiều lao động nên với quy mô hộ gia đình đông nhân khẩu dẫn đến sự dư thừa về lao động, vì vậy hiệu quả của sản xuất giảm sút.

Các yếu tố sản xuất có tác động tích cực tới hiệu quả của sản xuất chè an toàn bao gồm: Lao động, phân bón và tuổi của nương chè. Trong đó, yếu tố tuổi của nương chè có tác động lớn nhất vì trong giai đoạn này các nương chè ở độ thuần thục về sinh lý nên cho năng suất cao. Cuối cùng kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất của phương thức canh tác chè an toàn là 0,885. Tuy vậy, các yếu tố ngẫu nhiên (Lnsigma2_v) và các yếu tố phi hiệu quả (Lnsigma2_u) cũng chỉ ra sự xuất

Page 167: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 159 - 162

162

hiện của tính không hiệu quả trong sản xuất chè an toàn.

Bảng 3. Phân tích hiệu quả sản xuất chè an toàn

Biến Giá tr ị

Mức ý nghĩa

Constant 2.059 0,05

Lao động 0.057 0,05

Phân bón 0.014 0,05

Thuốc BVTV -0.068 0,05

Giá trị máy móc -0.003 0,05

Diện tích vườn chè -0.009 0,05

Tuổi chè 0.067 0,05

Khoảng cách đến vườn chè -0.009 0,05

Tưới tiêu -0.001 0,05

Kinh nghiệm SX chè -0.065 0,05

Tuổi của chủ hộ 0.001 0,05

Dân tộc -0.138 0,05

Trình độ văn hóa -0.055 0,05

Quy mô hộ -0.099 0,05

Lnsigma2_v -9.350 0,05

Lnsigma2_u -5.215 0,05

Production efficiency 0,885

( Nguồn: Số liệu điều tra, xử lý 9/2010

KẾT LUẬN

- Sử dụng phương pháp SFA cho thấy mức hiệu quả phương thức chè an toàn ở Phúc Xuân là 0,885 đây là mức khá cao.

- Các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất chè an toàn ở xã Phúc Xuân bao gồm: Lao động, phân bón và tuổi của cây chè.

- Các nhân tố ảnh hưởng ngược chiều: Kinh nghiệm sản xuất chè, thuốc bảo vệ thực vật và quy mô hộ (số khẩu/hộ).

Sản xuất chè an toàn tuy là một phương thức mới song bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người trồng chè tại xã Phúc Xuân.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Ngọc Quĩ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[2]. Lê Văn Hưng (2005), Quy chế sản xuất, quản lý, công nhận và chứng nhận sản phẩm chè an toàn, Hội thảo chuẩn hoá chất lượng sản phẩm bảo đảm uy tín thương hiệu quốc gia chè Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Cao Văn (2003), Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Nxb Kinh tế Quốc dân.

[4]. Tổng cục Thống kê (2005), Báo cáo kết quả điều tra thực trạng cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2009.

[5]. Nghia Dai Tran (2009), Transition to Organic Tea Production in the Thai Nguyen Province, Viet Nam: Economic and Environmental Impacts, Research report, University of Hawaii , USA.

SUMMARY

USING STROCHASTIC FRONTIER ANALYSIS (SFA) TO ANALYZ E THE PRODUCTION EFFICIENCY OF CLEAN TEA PRODUCTION IN PH UC XUAN COMMUNE, THAI NGUYEN CITY

Tran Dai Nghia∗, Nguyen Bich Hong

College of Economics & Business Administration - TNU

The curent studies about the benefits of drinking tea for human’s health have given a new view for tea production globally. This study was carried out to analyze the production efficiency of clean tea production method in Phuc Xuan commune, Thai Nguyen city. Results of this research show that clean tea production method has been affected by many factors. Amongst those factors, labor inputs, fertilizer application and tea stand have a positive effect on production efficiency for the clean tea production. Wheares, other factors having a significant and negative effect on the efficiency of the clean tea production are tea growing experience, pesticide used and family size. Despite being a new method, the clean tea production method has also brought a high production efficiency to tea growers in the Phuc Xuan commune. Key words: Efficiency, tea, safe, Phuc Xuan , SFA

∗ Tel: 0945 514735

Page 168: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167

163

LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH PH Ủ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TR ỌC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Đỗ Thị Hà*

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên

TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau như dân số tăng nhanh, nạn du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị xói mòn và rửa trôi. Do vậy cần tiến hành xây dựng các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, tăng độ phì nhiêu cho đất. Từ khóa: diện tích đất rừng bị xói mòn, các mô hình phủ xanh

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng của môi trường. Nó tham gia vào vòng tuần hoàn sinh địa hoá, là nguồn tài nguyên quý giá, có tác động đến khí hậu như bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn... Đặc biệt thảm thực vật còn có tác dụng làm tăng độ phì cho đất giúp cho các vi sinh vật và thực vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Nam với diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 23° với lượng mưa trung bình là 2000 => 2100mm.

ở đây có 5 loại đất chính:

- Đất feralít mùn vùng đồi núi thấp trên đá sét

- Đất feralít vùng đồi núi phát triển trên nhóm đá cát.

- Đất feralít mùn phát triển trên đá macma chua.

- Đất feralít dốc tụ.

- Đất đồng bằng phù sa mới.

Tuy nhiên những năm gần đây diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Tỉnh ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân như đời sống người dân còn nghèo nàn, canh tác lạc hậu đặc biệt là người dân sống gần rừng gặp nhiều khó khăn, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân tham gia bảo

* Tel: 0915214686

vệ rừng chưa phù hợp, chưa đồng bộ, hình thức tuyên truyền vận động còn mang nặng tính hình thức...

Theo số liệu năm 2010 của Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp, Thái Nguyên có diện tích rừng là 167.903,91ha trong đó có:

Có 99921,90 ha rừng tự nhiên

67.982,01 ha rừng trồng

9.569,39 ha đất trống đồi núi trọc.

Núi đá không có rừng quy hoạch cho lâm nghiêp 2.410,48 ha

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần XVII đã xác định năm 2010 nâng độ che phủ rừng lên 50%. Thông qua các mô hình, đề án, dự án và phương án nhằm bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt chú ý đến các vùng đất trống đồi núi trọc.

KHÁI NI ỆM VỀ ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC

Trong nhiều tài liệu của của nước ta hiện nay đề cập đến đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) thì vấn đề cải tạo và sử dụng hợp lý chúng đảm bảo sự phát triển bền vững đã trở thành quốc sách hàng đầu. Dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau nên cách đánh giá về số liệu đưa ra không thống nhất. Theo tổng cục thống kê và bộ lâm nghiệp (cũ) đưa ra số liệu thống kê về ĐTĐNT năm 1993 là 11 triệu ha trong cả nước. Có người quan niệm ĐTĐNT đó là vùng đất không có rừng và cũng không có cây nông nghiệp, cây công nghiệp. Chỉ có thảm

Page 169: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167

164

cỏ, thảm cây bụi tự nhiên hoặc đất hoang hoá. Dưới góc độ lâm nghiệp quan niệm ĐTĐNT là những vùng đất lâm nghiệp nhưng chưa có rừng hoặc rừng bị mất do tàn phá. Các đối tượng sau đây được xếp vào loại hình đất trống đồi núi trọc.

- Rừng mới bị khai thác kiệt, đất còn tốt. - Rừng bị chặt phá làm nương rẫy sau một thời gian ngắn rồi bỏ hoang. - Thảm cây bụi xen cây gỗ thưa thớt, độ tàn che của cây gỗ dưới 0,3. - Thảm cỏ tự nhiên. - Đất hoang hoá.

- Các bãi bồi ở các cửa sông các dải cát ven biển và nội đồng hiện không có cây gỗ hoặc có nhưng không đáng kể.

- Các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi đã bị thoái hoá, năng suất rất thấp, độ che phủ kém (<0,3) đất bị bào mòn, rửa trôi mạnh.

NGUỒN GỐC ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở THÁI NGUYÊN

Các nhà khoa học kết luận rằng: phần lớn diện tích đất ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng cách đây hơn một thế kỉ được bao phủ bởi rừng. Theo thống kê của người Pháp năm 1943 diện tích rừng chiếm tới 43% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả

nước. Riêng Thái Nguyên diện tích đất rừng vào thời kì đó chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên. Những năm gần đây do tác động thiếu khoa học và tuỳ tiện của con người trong quá trình sinh sống và phát triển, đặc biệt ở vùng trung du và miền núi, do phương thức canh tác không hợp lí như du canh du cư, đốt nương làm rẫy, trồng cây công nghiệp trên đất dốc thiếu biện pháp bảo vệ đất làm xói mòn, nghèo kiệt nhiều vùng trơ lại sỏi đá, cây gỗ không thể phục hồi lại được, thảm thực vật nông nghiệp cằn cỗi dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra phải kể đến do áp lực dân số tăng, chiến tranh, xây dựng và quá trình đô thị hoá nên dẫn đến ngày càng gia tăng diện tích ĐTĐNT và ở Thái Nguyên cũng không nằm ngoài các nguyên nhân trên.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁC MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

Các mô hình đã tri ển khai và có hiệu quả

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất trong nông lâm nghiệp nhằm chống xói mòn để bảo vệ môi trường và đất đai. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu và tiến hành phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Tóm tắt sơ đồ:

Chất đốt làm nông nghiệp Khai thác lạm dụng Rừng nguyên sinh

Thảm thực vật nông nghiệp

Thảm cỏ tạm thời Thảm thực vật cây

Thảm thực vật nông nghiệp năng suất thấp

Thảm cỏ chịu hạn Thảm bụi cây

Bỏ hoang, thảm cỏ Đất trơ sỏi đá Thảm cỏ chịu hạn

Page 170: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167

165

Do vậy tôi chỉ tiến hành liệt kê với các mô hình phổ biến được áp dụng hiện nay ở TN.

- Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC). Mô hình này ở địa phương nào cũng có và thường phân bố gần nhà.

- Mô hình Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC). Loại mô hình này phát triển sau khi có chính sách giao đất giao rừng (Năm 1990). Kết quả điều tra cho thấy tiềm năng phát triển của các loại mô hình này ở địa phương là rất lớn. Tuy nhiên do người dân thiếu vốn và kiến thức về kĩ thuật nông sản nên mô hình này triển khai không nhiều.

- Mô hình trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp chính là chè. Đây là mô hình phổ biến ở Thái Nguyên vì nó là cây ngắn ngày và đặc biệt cho hiệu quả kinh tế cao.

- Mô hình trồng rừng gồm có rừng thuần loài như rừng keo, rừng bạch đàn, rừng thông; rừng hỗn giao gồm rừng keo, các loại cây bản địa (trám, lim, lát, mỡ).

- Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng: có 2 phương thức khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung và khoanh nuôi không kết hợp trồng bổ sung. Đây là mô hình chiếm diện tích lớn nhất tại Thái Nguyên. Hiện nay mô hình đã tăng độ che phủ rừng và cải thiện trồng đất mặt.

Xây dựng mô hình thử nghiệm phủ xanh đất tr ống đồi núi tr ọc ở Thái Nguyên

Mục đích việc xây dựng mô hình thử nghiệm là phục vụ cho việc nghiên cứu và giảm diện tích đất trống đồi núi trọc

-Mô hình này được triển khai ở xã Yên Ninh, Yên Đổ (huyện Phú Lương) và một số vùng lân cận thị trấn Đình Cả (huyện Võ Nhai). Mỗi địa điểm được chọn một khu đất rộng 2ha thuộc loại ĐTĐNT đã được quy hoạch cho lâm nghiệp. Thời gian bắt đầu tiến hành từ năm 2008 – 2009. Tại thời điểm thực hiện mô hình thảm thực vật và thảm cây bụi có cây gỗ, một phần diện tích là thảm cỏ hay thảm cây trụi hình thành do chăn thả quá mức gây nên. Ở các địa phương khác nhau thì thảm thực vật cũng có khác nhau tuy nhiên vẫn có địa điểm chung đó là thành phần thực vật như cây đầu tiên xuất hiện có đặc điểm ưa sáng,

mọc nhanh như bồ đề, ba soi, sơn rừng, chẹo, bưởi, nứa, giang, vầu...

Có 2 phương thức tác động được thực hiện:

+ Trồng dặm các loài cây mục đích: tăng cường tính đa dạng thực vật là nâng cao chất lượng rừng phục hồi. Phương thức này trồng theo đường thẳng với diện tích hố trồng 40 x 40 x 40 (cm). Với số lượng trung bình 600 -> 800 cây/ha.

Thành phần lựa chọn cây trồng đó là: Trám, Re trắng, Sấu, Xoan mọc, Dẻ, Xoan ta. Mật độ thiết kế đảm bảo phân bố đều để khi rừng trưởng thành có mật độ 1000 -> 1200 cây/1ha. Trong đó 600-> 800 cây trồng bổ sung là 200 -> 400 là cây tự nhiên

+ Tra dặm hạt. Đây là phương thức cung cấp nguồn hạt cho tái sinh (tái sinh nhân tạo). Việc thiết kế gieo hạt thì lấp lỗ trồng và theo hàng thẳng như thiết kế trồng cây bổ sung chỉ khác gieo hạt thì chọc lỗ chứ không cần đến diện tích rộng như trồng bổ sung. Đáng lưu ý tỉ lệ nảy mầm không cao, số lượng con sống thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Kết quả: cho đến tháng 11/2009 tỉ lệ cây trồng sống đạt 90% còn tra dặm bằng hạt tỉ lệ sống 30-> 40%.

Áp dụng các mô hình kiểu mới vào việc phủ xanh đất tr ống đồi núi tr ọc ở Thái Nguyên

* Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng.

Đối với việc trồng rừng sản xuất sử dụng tập đoàn cây trồng đã được Bộ NN và PTNT công nhận. Tôi xin đề nghị bổ sung thêm một số tập đoàn trồng cây trên núi đất và trồng cây trên núi đá.

Trồng cây trên núi đất:

+ Cây tiên phong, cây nền :

- Keo tai tượng: keo đại thuộc họ trinh nữ

- Keo lá bạc, keo lai.

- Bông lớn thuộc họ hoa mõm chó

- Dẻ chẻ, sồi phảng thuộc họ dẻ

- Dẻ đỏ, sồi đỏ, dẻ song.

- Đinh vàng.

- Chè dây

Page 171: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167

166

Trồng cây trên núi đá

-Cây tiên phong, cây nền:

- Mắc rục, dầu choòng, mắc choòng thuộc họ bồ hòn.

- Nữ trinh, cây râm thuộc họ nhài.

- Nghiến, chiang và Mian thuộc họ đay

- Tòng dù, xoan hôi thuộc họ xoan.

- Re mối, khảo quan thuộc họ long não.

KẾT LUẬN

Thái Nguyên có 3 nhóm đất trống đồi núi trọc. Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I, II, III. Các nhóm đất trống đồi núi trọc đều có nguồn gốc thứ sinh và được phát sinh hình thành từ rừng do các hoạt động khai thác gỗ củi và chất đốt rừng tạo nên. Trừ nhóm III và phủ xanh bằng trồng rừng hai nhóm còn lại (I và II) đều còn tiềm năng sản xuất tốt nên có thể thực hiện nhiều biện pháp phủ xanh khác nhau từ trồng đến khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên. Những mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc mang tính chất nhân tạo (vườn rừng, các mô hình nông lâm kết hợp), được đầu tư thích đáng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có 3 giải pháp chính để phủ xanh đất trống đồi núi trọc là:

+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng.

+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng.

+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng giải pháp nông lâm kết hợp.

Ghi chú: Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I gồm những diện tích do rừng bị khai thác cạn kiệt, hoặc do bị đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau từ 2 đến 3 vụ hoặc hơn sau đó bỏ hoang.

Nhóm đất trống đồi núi trọc loại II là những loại đất trống đồi núi trọc được hình thành do

rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị sói mòn rửa trôi, thoái hoá mạnh.

Nhóm đất đồi núi trọc loại III gồm các bãi cát ven biển và nội đồng của các loại núi trọc trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chưa hoàn chỉnh.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Bình (1983), Mô hình nông lâm kết hợp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Bộ Lâm nghiệp (1983), Quy trình kĩ thuật tỉa thưa rừng mỡ trong thuần loài Nxb NN, HN. [3]. Danh mục các loài thực vật Việt Nam (2003), Nxb Nông nghiệp, HN. [4]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1993), Nghiên cứu cải tạo, phục hồi là sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Quảng Bình. Tuyển tập công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, HN. [5]. Trần Đình Lí (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc vòng gỗ đồi Bắc Trung Bộ. Báo cáo tổng hợp đề tài của Viện Khoa học và Công nghệ VN. [6]. Trần Đình Lí (2006) Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (270tr). [7]. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung (2004). Một số kết quả buổi đầu nghiên cứu xây dựng mô hình phục hồi rừng bằng biện pháp trồng bổ sung các loài cây mục đích tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb Khoa học Kỹ thuật Tr873 – 876. [8].Trần Đình Lí - Đỗ Hữu Thư, Trịnh Minh Quang, “Hiện trạng và phân loại đất trống đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và phát triển (112-117).

Page 172: Tập 82 - 06 - 2011

Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167

167

SUMMARY THE STUDY ON CHARACTERISTICS OF PLANTATION NATURAL ON THAI NGUYEN

Do Thi Ha*

College Education of Thai Nguyen

Thai Nguyen is a mountainous province with a total forest land and area of 179.883,78 hectares. For recent years, this area has been decreased rapidly due to different causes such as overpopulation, shifting cultivation and living, forest destroying for farmland. These causes are the main reason why there has been land washout and erosion for years. Hence, there should be projects, especially models in covering unoccupied lands and bare hills with green trees in order to protect ecological environment, improve people’s incomes, save water and strengthen land richness.

Key words: area of erodent land, green projects, green models to afforest, protective forest models

* Tel: 0915214686