22
29.04.2014 ThBa, ngày 29 tháng 4 năm 2014 BN TIN THTRƯỜNG NHẬN ĐỊNH THTRƯỜNG Tiêu điểm thtrường Cung điều tiết tt. GAS, MSN trthành trđỡ chính ca thtrường. Khi ngoi giao dch rt thp trên chai sàn. Nhận định ca VCBS Tiếp nối không khí giao dịch của phiên liền trước, ngày giao dịch cuối cùng của tháng 4 diễn ra khá ảm đạm và chậm rãi khi hầu hết các cổ phiếu chỉ được trao tay một cách cầm chừng. Thanh khoản cô đặc và biên độ dao động khá hẹp trong phiên sáng là đặc điểm kéo dài trong vòng khoảng 2 tuần trở lại đây. Cùng với đó, động thái giao dịch của khối ngoại cũng đã thay đổi. Nếu như giai đoạn 3 tháng đầu năm, thị trường chứng kiến sự đổ bộ mạnh của luồng tiền ngoại vào các cổ phiếu blue-chips và midcap cơ bản tốt thì đến nay khối ngoại giao dịch co hẹp và chỉ tập trung tại một vài mã. Giống như đã nhiều lần đề cập trong các báo cáo trước, chúng tôi tiếp tục duy trì dự báo động thái của khối ngoại trong Quý 2 nhiều khả năng sẽ trong trạng thái cân bằng và cơ cấu lại danh mục sau Quý mua ròng mạnh trước đó. Nhìn lại cả tháng 4 vừa đi qua, thị trường chứng khoán đã ghi nhận những biến động khá mạnh khi chỉ số đã giảm điểm đáng kể, đi cùng với đó thanh khoản cũng cô đọng khá nhanh. Điều này chỉ ra những tín hiệu về việc thị trường bắt đầu bước vào giai đoạn tích lũy đi ngang. Diễn biến này, theo chúng tôi, là hợp lý để thị trường xây dựng mặt bằng giá mới sau thời gian tăng điểm mạnh và nóng trong Quý 1 khi nền kinh tế chưa cho thấy sự bứt phá hay phục hồi tốt hơn kỳ vọng. Với dự báo nền tảng kinh tế trong nước cũng như quốc tế sẽ không có nhiều biến động trong Quý 2, thì quá trình tích lũy của thị trường nhiều khả năng sẽ chưa sớm kết thúc và tháng 5 có thể sẽ không ngoại lệ. Vì vậy, câu ngạn ngữ “Sell in May and go away” (tạm dịch: bán vào tháng 5 và nghỉ ngơi), trong trường hợp của năm 2014 cũng phần nào có cơ sở theo khía cạnh tâm lý các nhà đầu tư thận trọng hơn và cơ hội tăng điểm mạnh của thị trường như trong Q1 là thấp. Chúng tôi cho rằng, sự hồi phục trong phiên giao dịch cuối tháng 4 chủ yếu mang tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung đã điều tiết hơn. Theo đó, nhà đầu tư ngắn hạn vẫn chưa nên mua vào do (1) khả năng sinh lời nhỏ; (2) thanh khoản yếu cho thấy tâm lý nhà đầu tư không tích cực và điều này sẽ khiến cho rủi ro tăng cao; và (3) tin tức hỗ trợ mạnh còn thiếu vắng. Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc một vài điểm mua thích hợp khi thị trường điều chỉnh tương đối hoặc ở các vùng giá chấp nhận được tại các cổ phiếu triển vọng tốt và tiềm năng sáng trong năm 2014. Thng kê thtrường HSX HNX Index 578,00 79,88 Thay đổi 0,85% 0,29% KLGD (cphiếu) 50.435.143 31.720.743 GTGD (tVND) 917,12 318,85 Scphiếu tăng giá 106 72 Scphiếu gim giá 89 177 Scphiếu đứng giá 75 17 Giao dịch NĐTNN HSX HNX Giá trmua (tr. VND) 203.914 6.880 Giá trbán (tr. VND) 194.749 6.261 GTGD ròng (tr. VND) 9.165 619 0 1000 2000 3000 4000 566 568 570 572 574 576 578 580 9:15 10:18 11:21 13:52 14:55 KLGD VNIndex 0 1000 2000 3000 4000 78.8 79.0 79.2 79.4 79.6 79.8 80.0 9:01 10:13 11:18 13:47 14:51 KLGD HNX Index Trn Minh Hoàng +84 4 3936 6425 (ext. 112) [email protected] Đinh Thị Huyn Trang +84 4 3936 6425 (ext. 117) [email protected] 29.04.2014 Bphn Nghiên cu Phân tích VCBS

Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 1

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Tiêu điểm thị trường

Cung điều tiết tốt.

GAS, MSN trở thành trụ đỡ chính của thị trường.

Khối ngoại giao dịch rất thấp trên cả hai sàn.

Nhận định của VCBS

Tiếp nối không khí giao dịch của phiên liền trước, ngày giao dịch cuối cùng của

tháng 4 diễn ra khá ảm đạm và chậm rãi khi hầu hết các cổ phiếu chỉ được trao tay

một cách cầm chừng. Thanh khoản cô đặc và biên độ dao động khá hẹp trong

phiên sáng là đặc điểm kéo dài trong vòng khoảng 2 tuần trở lại đây.

Cùng với đó, động thái giao dịch của khối ngoại cũng đã thay đổi. Nếu như giai

đoạn 3 tháng đầu năm, thị trường chứng kiến sự đổ bộ mạnh của luồng tiền ngoại

vào các cổ phiếu blue-chips và midcap cơ bản tốt thì đến nay khối ngoại giao dịch

co hẹp và chỉ tập trung tại một vài mã. Giống như đã nhiều lần đề cập trong các

báo cáo trước, chúng tôi tiếp tục duy trì dự báo động thái của khối ngoại trong

Quý 2 nhiều khả năng sẽ trong trạng thái cân bằng và cơ cấu lại danh mục

sau Quý mua ròng mạnh trước đó.

Nhìn lại cả tháng 4 vừa đi qua, thị trường chứng khoán đã ghi nhận những biến

động khá mạnh khi chỉ số đã giảm điểm đáng kể, đi cùng với đó thanh khoản cũng

cô đọng khá nhanh. Điều này chỉ ra những tín hiệu về việc thị trường bắt đầu

bước vào giai đoạn tích lũy đi ngang. Diễn biến này, theo chúng tôi, là hợp lý để

thị trường xây dựng mặt bằng giá mới sau thời gian tăng điểm mạnh và nóng trong

Quý 1 khi nền kinh tế chưa cho thấy sự bứt phá hay phục hồi tốt hơn kỳ vọng.

Với dự báo nền tảng kinh tế trong nước cũng như quốc tế sẽ không có nhiều biến

động trong Quý 2, thì quá trình tích lũy của thị trường nhiều khả năng sẽ chưa

sớm kết thúc và tháng 5 có thể sẽ không ngoại lệ. Vì vậy, câu ngạn ngữ “Sell in

May and go away” (tạm dịch: bán vào tháng 5 và nghỉ ngơi), trong trường hợp của

năm 2014 cũng phần nào có cơ sở theo khía cạnh tâm lý các nhà đầu tư thận trọng

hơn và cơ hội tăng điểm mạnh của thị trường như trong Q1 là thấp.

Chúng tôi cho rằng, sự hồi phục trong phiên giao dịch cuối tháng 4 chủ yếu mang

tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung

đã điều tiết hơn. Theo đó, nhà đầu tư ngắn hạn vẫn chưa nên mua vào do (1)

khả năng sinh lời nhỏ; (2) thanh khoản yếu cho thấy tâm lý nhà đầu tư không tích

cực và điều này sẽ khiến cho rủi ro tăng cao; và (3) tin tức hỗ trợ mạnh còn thiếu

vắng. Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc một vài điểm mua thích

hợp khi thị trường điều chỉnh tương đối hoặc ở các vùng giá chấp nhận được tại

các cổ phiếu triển vọng tốt và tiềm năng sáng trong năm 2014.

Thống kê thị trường HSX HNX

Index 578,00 79,88

Thay đổi 0,85% 0,29%

KLGD (cổ phiếu) 50.435.143 31.720.743

GTGD (tỷ VND) 917,12 318,85

Số cổ phiếu tăng giá 106 72

Số cổ phiếu giảm giá 89 177

Số cổ phiếu đứng giá 75 17

Giao dịch NĐTNN HSX HNX

Giá trị mua (tr. VND) 203.914 6.880

Giá trị bán (tr. VND) 194.749 6.261

GTGD ròng (tr. VND) 9.165 619

0

1000

2000

3000

4000

566

568

570

572

574

576

578

580

9:15 10:18 11:21 13:52 14:55

KLGD VNIndex

0

1000

2000

3000

4000

78.8

79.0

79.2

79.4

79.6

79.8

80.0

9:01 10:13 11:18 13:47 14:51

KLGD HNX Index

Trần Minh Hoàng

+84 4 3936 6425 (ext. 112)

[email protected]

Đinh Thị Huyền Trang

+84 4 3936 6425 (ext. 117)

[email protected]

29.04.2014

Bộ phận Nghiên cứu – Phân tích

VCBS

Page 2: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 2

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Góc nhìn doanh nghiệp:

HPG – MUA

DTT Q1 năm 2014 đạt 6.515,5 tỷ đồng (+65% yoy, hoàn thành 28,3% KH.

LNST đạt 910,2 tỷ đồng (+89,4% yoy). Kết quả Q1 tăng trưởng mạnh là do có sự

đóng góp lớn từ mảng sản xuất thép và bất động sản.

Ngành thép trong Q1 vẫn diễn biến đi ngang, cung, cầu thép xây dựng có sự tăng

trưởng nhẹ. Ngoài ra, mức xuất khẩu có xu hướng tăng trong khi nhập khẩu có xu

hướng giảm.

Với tiềm năng tăng trưởng tốt, cùng với vị thế dẫn đầu, EPS 2014 (đã xem xét

việc pha loãng cổ phiếu) ước đạt 4.731 đồng, P/E forward là 10 lần, thấp hơn

mức trung bình của ngành thép (khoảng 11 lần). Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến

nghị MUA HPG.

(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục – trang 8-9)

BMP – NẮM GIỮ

Năm 2013, BMP có KQKD khá tốt khi DT đạt 2.132 tỷ đồng (+10,8% yoy), LNTT đạt

499 tỷ đồng (+4% yoy), chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 30%. ROA và ROE của BMP

dẫn đầu toàn ngành Nhựa vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, công ty con của Nhựa Bình Minh

tại miền Bắc mới chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong KQKD chung trong khi đó khoản

đầu tư tại CTCP Nhựa Đà Nẵng không mang lại hiệu quả như mong muốn (BMP sẽ bắt

đầu tiến hành thoái vốn trong năm nay). Đầu tư dài hạn trị giá 18 tỷ đồng tại Quỹ đầu tư

Bản Việt đâ được tất toán trong năm 2013 với khoản lỗ 3,5 tỷ đồng nhưng đã được trích

lập dự phòng từ các năm trước đó. Năm 2014, BMP đặt mục tiêu thận trọng với sản

lượng tăng lên mức 53.500 tấn (+6% yoy), DT tăng trưởng nhẹ 5,4% lên 2.200 tỷ đồng

trong khi LNTT đạt 500 tỷ đồng (+0,2% yoy). Chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 20%..

Tại ĐHCĐ, BMP đã công bố KQKD Q1.2014 với sản lượng 10.908 tấn (+15% yoy, hoàn

thành 20,4% KH), DT đạt ~523 tỷ đồng (+18% yoy, hoàn thành 23,8% KH), LNST ở mức

107 tỷ đồng (+2% yoy, hoàn thành 21,4% KH). Nguồn vốn đầu tư trong năm nay chủ yếu

tâp trung vào hai vấn đề chính là dự án Nhà máy số 4 tại Long An giai đoạn 1 (230-300 tỷ

đồng) và kế hoạch tăng cường năng lực cạnh tranh (116 tỷ đồng). Theo đánh giá của

chúng tôi, vào thời điểm hiện tại, BMP là công ty có tình hình tài chính lành mạnh nhất

trong số các doanh nghiệp ngành nhựa. Về năng lực quản trị, so sánh với đối thủ chính là

NTP, BMP quản lý chi phí tốt hơn nên đạt mức tỷ suất LN cao hơn mặc dù DT thấp hơn

NTP; do đó, việc đạt được kế hoạch SXKD của năm 2014 là hoàn toàn khả thi, P/E

forward ~ 9,2x lần (thấp hơn NTP = 10,6 lần). Tiềm năng tăng trưởng bình quân khoảng

10%/năm. Tuy nhiên, quan ngại đầu tư chủ yếu ở yếu tố giá vốn hàng bán chiếm 70% DT

của công ty và thanh khoản cổ phiểu ở mức thấp. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị NẮM

GIỮ với cổ phiếu BMP.

(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục – trang 9-12)

Page 3: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 3

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

VOS – THEO DÕI

2013 vẫn là một năm thua lỗ nữa của VOS khi LNST đạt -194 tỷ đồng, vượt xa

so với mức lỗ 35 tỷ đồng năm 2012 và không thể hoàn thành kế hoạch lãi 7 tỷ

đồng mặc dù trong năm VOS đã thu về lợi nhuận hơn 210 tỷ đồng từ việc bán

tàu. Công ty đặt kế hoạch năm 2014 LNTT đạt 8 tỷ đồng dựa vào dự báo tăng cao

của giá cước vận tải biển so với năm trước và mục tiêu bán 2-3 tàu. Tuy nhiên thị

trường vận tải biển chưa ổn định với cung cầu thay đổi bất thường, ảnh hưởng

lớn đến các công ty chủ yếu chở hàng theo chuyến như VOS. Do đó chúng tôi

cho rằng các giả định đặt ra vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ khuyến nghị THEO

DÕI đối với cổ phiếu VOS.

(Xem thêmchi tiết tại Phụ lục –trang 12-13)

PMC – THEO DÕI

Năm 2013, PMC đạt 357,3 tỷ đồng doanh thu thuần (+17,8% yoy; 113% KH).

LNST đạt 55,6 tỷ đồng (+25,2% yoy; 145% KH). Kết quả kinh doanh tốt của

công ty được thúc đẩy bởi doanh số mặt hàng chủ lực BAR tăng và giá bán một

số mặt hàng cũng tăng. Năm 2014, PMC đặt ra kế hoạch khá thận trọng so với

năm 2013. Doanh thu kế hoạch tăng 2,2% yoy nhưng LNST kế hoạch giảm 15,85

yoy. Ban lãnh đạo của công ty khá quan ngại về hoạt động đấu thầu tập trung bắt

đầu được thành phố thực hiện từ đầu năm nay cùng với tình hình biến động giá

nguyên liệu, thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Với kế hoạch doanh thu và lợi

nhuận thận trọng, chúng tôi đánh giá cao khả năng hoàn thành của PMC trong

năm 2014. Tuy nhiên, chung tôi cũng đặt ra quan ngại về khả năng tăng trưởng

KQKD của PMC. Với EPS forward kế hoạch đạt 5.014 đồng, P/E forward của

PMC đạt 9,9 lần. Xét về tiềm năng và quy mô của doanh nghiệp, đây là mức P/E

phù hợp cho cổ phiếu PMC. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI

đối với cổ phiếu PMC.

(Xem thêmchi tiết tại Phụ lục –trang 13-15)

CSM – MUA

Dự án lốp radial hứa hẹn sẽ tạo ra động lực tăng trưởng cho CSM đã bắt đầu sản

xuất thương mại kể từ tháng 5/2014 với chi phí đầu tư thấp hơn dự toán khá

nhiều. Mặc dù khi nhà máy mới đi vào hoạt động chi phí khấu hao và lãi vay sẽ

tăng mạnh tuy nhiên hiện nay giá cao su tiếp tục giảm, lãi suất duy trì ở mức thấp

và tỷ giá tương đối ổn định, thêm vào đó CSM còn có khoản LN bất thường từ

thoái vốn dự án BĐS. Do đó chúng tôi ước tính LNTT năm 2014 sẽ chỉ giảm

13% yoy đạt khoảng 420 tỷ đồng, EPS vẫn ở mức khá, khoảng 4.874 đồng/CP.

Page 4: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 4

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Theo đó PE forward hiện nay khoảng 8,2x, không quá cao đối với công ty có

tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên thị trường hiện nay có thể sẽ đi ngang do đó

chúng tôi cho rằng nhà đầu tư xem xét mức giá hấp dẫn hơn để MUA CSM cho

mục tiêu đầu tư dài hạn.

(Xem thêm chi tiết tại Báo cáo cập nhật sau ĐHCĐ 2014 - CSM)

PGD – NẮM GIỮ

PGD đặt mục tiêu thấp năm 2014 cao hơn so với thực hiện năm 2013 với DT đạt

7.024 tỷ đồng (+9,3% yoy) và LNST đạt 147 tỷ đồng (-30% yoy).KQKD

Q1.2014 với DT đạt 1.465 tỷ đồng (+4,4% yoy, hoàn thành 21% KH) và LNST

đạt 46 tỷ đồng (-43,2% yoy, hoàn thành 32% KH. EPS trailing là 4.288 đồng/cp,

P/E tại mức giá 45.400 đồng/cp là 10,6 lần, khá hợp lý trong thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, cần lưu ý về khả năng pha loãng EPS do công ty sắp phát hành thêm

17 triệu cổ phiếu. Với giả định PGD sẽ chốt quyền mua và nhận cổ phiếu thưởng

cho cổ đông hiện hữu trong tháng 5, sau đó phát hành cho GAS và ESOP trong

tháng 6, chúng tôi đã tính toán rằng EPS 2014 sẽ chỉ đạt khoảng 3.312 đồng/cp,

giảm khoảng 22,8% so với số trailing. Ngoài ra, thị giá cổ phiếu PGD cũng sẽ

được HOSE điều chỉnh giảm vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Giả định

NĐT mua PGD tại mức giá 45.400 đồng/cp và giữ nguyên đến ngày giao dịch

XR thì giá vốn sẽ điều chỉnh về khoảng 35.700 đồng/cp, khi đó P/E 2014 sẽ đạt

10,8 lần. Chúng tôi cho rằng đây là mức P/E khá cao so với các cổ phiếu trong họ

dầu khí khác như PGS, CNG.. nhưng vẫn đạt xấp xỉ mức P/E bình quân trên sàn

HOSE. Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu PGD.

(Xem thêmchi tiết tại Phụ lục –trang 15 – 16)

DIG – THEO DÕI

Năm 2013, DIG-hợp nhất đạt 753 tỷ DTT (-2% yoy, hoàn thành 121% KH) và 42

tỷ LNST (+5,5 lần yoy, hoàn thành 48% KH). Các mảng hoạt động chính của

DIG là xây lắp, bán dự án BĐS và kinh doanh BĐS chưa có sự cải thiện nhiều, tỉ

suất LN gộp đều giảm. LNST tăng mạnh chủ yếu là do: các đầu chi phí khác

giảm khá (CP tài chính, CP bán hàng, CP quản lý giảm lần lượt -15%; -9% và -

10% yoy); DIG có LN đột biến từ các khoản khác đạt 38,5 tỷ (năm ngoái chỉ đạt

150 triệu) và khoản lãi 16,8 tỷ từ liên doanh liên kết (năm ngoái lỗ 339 triệu).

Năm 2013, DIG đã đầu tư vào 13 dự án với tổng mức đầu tư 610 tỷ, DIG đã giải

ngân 407 tỷ. Năm 2014, DIC dự định đầu tư vào 15 dự án với tổng mức đầu tư

450,9 tỷ.

Năm 2014, DIG-hợp nhất đặt kế hoạch đạt 950 tỷ DT (+26% yoy) và 90 tỷ LNST

(+114% yoy). Trong Q3.2014, DIG sẽ trả cổ tức 25% của năm 2012 và 2013

Page 5: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 5

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

bằng cổ phiếu. Ngoài ra, DIG dự định phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu (trả nợ

trực tiếp, lãi suất thả nổi), kỳ hạn 5 năm (trả lãi 6 tháng/lần).

Trên cơ sở thị trường bất động sản đã có đã có nhiều dấu hiệu ấm lại từ cuối năm

ngoái, chúng tôi kỳ vọng hoạt động kinh doanh BĐS và kinh doanh dự án của

DIG năm nay sẽ khởi sắc hơn. Với kết quả đạt được, EPS năm 2013 của DIG đạt

381 đồng/cổ phiếu. EPS forward (theo kế hoạch DT, LN 2014) ước đạt 767

đồng/cổ phiếu. Tại mức giá 16.700 đồng/cổ phiếu tại ngày 29.04.2014, P/E

trailing của cổ phiếu DIG đạt 43.x lần; P/E forward đạt 21,x lần – theo chúng tôi

là quá cao so với TB thị trường. Do đó, chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối

với cổ phiếu DIG trên quan điểm đầu tư dài hạn

(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục – trang 18-19)

OGC – BÁN

Năm 2013, OGC-hợp nhất đạt DT 2.623 tỷ (+89% yoy; +1% kế hoạch); LNTT

221 tỷ (+26% yoy, +2,5 lần kế hoạch) và LNST 87 tỷ (-7% yoy). LNST năm

2013 giảm mạnh chủ yếu là do : chi phí giá vốn tăng mạnh hơn mức tăng DT, các

đầu chi phí khác tăng mạnh (CP tài chính, CP bán hàng, CP quản lý tăng lần lượt

+37%;+125% và +25% yoy) và khoản lỗ đột biến từ các khoản khác đạt -51 tỷ

(năm ngoái lãi 18 tỷ).

Đối với triển vọng OGC trong năm 2014, trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, VCBS

thấy có 3 dự án đáng chú ý là VNT Hạ Đình, Cột Đồng Hồ - Time Tower, Gia

Định Plaza. Tuy nhiên các dự án này mới đang ở bước đầu triển khai và thời gian

xây dựng dự kiến dài (trung bình 3 năm). Đối với chuỗi siêu thị Ocean Mart mà

OGC dự kiến đẩy mạnh với kế hoạch tăng mạnh số lượng từ 7 lên 25 siêu thị

trong năm 2014 và lên đến 70 – 80 siêu thị đến 2015 nhằm phủ sóng thị trường,

chúng tôi cho rằng 2 năm này sẽ là năm mà OGC đầu tư và phát triển hoạt động,

mạng lưới chứ chưa phải là 2 năm gặt hái DT, LN đột biến.

Thêm vào đó, OGC đang có hệ số Nợ/TTS rất cao 65%. Nợ chịu lãi/Nợ phải trả

đạt lên tới 3.627 tỷ, chiếm 32% tỉ trọng TTS. Trong đó, vay ngắn hạn phải trả lên

tới 1.550 tỷ mà tiền và tương đương tiền cuối kỳ chỉ đạt 448 tỷ do vậy áp lực trả

nợ trong thời gian tới của OGC đang là rất lớn.

EPS năm 2013 đạt 185 đồng. EPS forward (theo kế hoạch DT, LN 2014) ước đạt

210 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá 10.900 đồng/cổ phiếu ngày 29.04.2014, P/E

trailing của cổ phiếu OGC đạt 59,x lần; P/E forward đạt 5,x lần – theo chúng tôi

là quá cao so với TB thị trường. Do đó, chúng tôi khuyến nghị BÁN đối với cổ

phiếu OGC

(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục – trang 19-21)

Page 6: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 6

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

VN Index

Trong phiên sáng, thị trường giao dịch khá trầm lắng và chủ yếu đi ngang

quanh tham chiếu. Các mã tăng điểm như GAS, KDC, MSN, STB, VCB, CII,

IJC, EIB tạo ra thế cân bằng với các cổ phiếu điều chỉnh như BVH, DPM,

DRC, FPT, GMD, HPG, PGD, PVD,..Tạm nghỉ phiên sáng, VN Index tăng

nhẹ 1,05 điểm (+0,18%) lên 574,15 điểm.

Bước sang phiên chiều, VN Index tăng dần điểm số khi các blue-chips bất

ngờ bứt phá đồng loạt tăng cao như GAS, MSN tăng 2.500 đồng, KDC tăng

1.500 đồng, PVD tăng 1.000 đồng, CII, HPG, IJC tăng 400 đồng và VCB,

STB tăng 300 đồng.

Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng không đáng kể trị giá 9,16 tỷ đồng.

Lượng mua ròng tập trung tại các mã như GAS (8,08 tỷ đồng), KDC (4,77 tỷ

đồng) và VCB (3,84 tỷ đồng) trong khi lượng bán ròng tập trung tại các mã

như HAG (18,62 tỷ đồng), VIC (13,9 tỷ đồng) và BVH (2,9 tỷ đồng).

Khép lại ngày giao dịch, VN Index tăng 4,9 điểm (+0,85%), đạt 578,0 điểm

với khối lượng giao dịch giảm 10%, đạt 50,44 triệu đơn vị và giá trị giao dịch

giảm 15,10% với phiên liền trước, đạt 917,12 tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, có ba nhóm ngành

điều chỉnh trong khi 4 nhóm còn lại tăng

nhẹ. Trong đó, ngành Khoáng sản chứng

kiến mức tăng khá nhất.

HNX Index

Trong phiên sáng, HNX Index chỉ tăng điểm trong nửa đầu phiên và giảm đỏ

hoàn toàn trong phần lớn thời gian còn lại. Đa số các mã trụ đồng loạt giảm

nhẹ 100-300 đồng như AAA, BVS, HUT, PGS, PVS, SCR, VGS và VND

đẩy chỉ số giảm thêm 0,05 điểm (-0,06%) dừng tại 79,61 điểm vào giờ nghỉ

trưa.

Chuyển sang phiên chiều, HNX Index tiếp tục giảm sâu vào đầu phiên và

nhanh chóng hồi phục đảo chiều khi được truyền động lực từ các mã chủ chốt

như VCG (+500 đồng), PVC, SHS (+200 đồng), SHB, VND, PVS (+100

đồng).

Khối các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng không đáng kể trị giá 0,62 tỷ đồng.

Lượng mua ròng tập trung tại các mã như PVS (3,5 tỷ đồng) trong khi lượng

bán ròng phân bổ đều tại các mã với giá trị bán ròng đều dưới 0,9 tỷ đồng

mỗi mã

Khép lại ngày giao dịch, HNX Index đạt 79,88 điểm, tăng 0,23 điểm

(+0,29%) với khối lượng giao dịch giảm 12,77%, đạt 31,72 triệu đơn vị và

giá trị giao dịch giảm 14,08%, đạt 318,85 tỷ đồng.

Theo vốn hóa thị trường, ngoại trừ nhóm

vốn hóa nhỏ giảm nhẹ dưới tham chiếu,

hai nhóm còn lại đều tăng khá tốt.

0.83%

1.31%

0.16%

-0.18% -0.35%

0.70%

-0.87% -1.0%

-0.5%

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

Chỉ số VCBS theo nhóm ngành

1.03%

0.49%

-0.05% -0.2%

0.0%

0.2%

0.4%

0.6%

0.8%

1.0%

1.2%

Nhóm vốn hóa

lớn

Nhóm vốn hóa

trung bình

Nhóm vốn hóa

nhỏ

Chỉ số VCBS theo nhóm vốn hóa

Page 7: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 7

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

GÓC NHÌN KỸ THUẬT

VN Index

Cây nến VN Index xanh rỗng hôm nay tiếp tục dao động quanh MA50 và

chưa vượt qua được ngưỡng này. Với thanh khoản tiếp tục giảm xuống thấp

cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn e dè và quan ngại về khả năng thị trường hồi

phục vượt MA50.

Ngưỡng kháng cự gần là vùng 580 (nơi hội tụ của cả ba đường: đường

neckline của mô hình hai đỉnh, MA50 và MA20).

Xét trên yếu tố kĩ thuật, chúng tôi cho

rằng thị trường chưa có động lực để tăng

điểm và hồi phục trong ngắn hạn. Theo

đó, kịch bản dao động đi ngang sẽ rõ nét

hơn khi thanh khoản tiếp tục giảm trong

các phiên tiếp theo. Nhà đầu tư vẫn nên

đứng ngoài thị trường do yếu tố rủi ro

vẫn ở mức cao.

HNX Index

Cây nến HNX Index ngày hôm nay tiếp tục có thân ngắn cho thấy biên độ dao

động trong phiên hẹp. Thanh khoản thấp dần cho thấy khả năng HNX Index

đã đi dần vào vùng đi ngang tích lũy tăng cao thêm.

Vùng kháng cự gần là MA50 (82-83); Vùng hỗ trợ gần là MA100 (78-79).

Page 8: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 8

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

ĐIỂM TIN TRONG NGÀY

Tin Kinh tế nổi bật

Giá vàng SJC giảm mạnh do tác động từ thị trường thế giới

Sau nhiều lần điều chỉnh, giá mua và bán vàng miếng SJC tại Tập đoàn DOJI

giảm 170.000 đồng chiều mua và 180.000 đồng chiều bán so với đầu ngày hôm

qua, xuống sát 35,47-35,51 triệu đồng một lượng. Tại khu vực TP HCM, giá

mua bán vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là 35,46-

35,52 triệu đồng. So với đầu ngày hôm qua, mức giá này cũng thấp hơn gần

200.000 đồng. Chênh lệch mua bán duy trì 60.000 đồng. Giá vàng trong nước

sáng nay giảm mạnh chủ yếu chịu tác động từ thị trường thế giới. Chốt phiên

hôm qua, vàng giao ngay mất hơn 8 USD, xuống sát 1.296 USD một ounce do

triển vọng kinh tế Mỹ tốt lên. Đến 9h, giờ Hà Nội, giá tiếp tục giảm thêm 2 USD

so với mở cửa, xuống 1.284 USD. Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế hiện

tương đương 32,70 triệu đồng. Khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và

thế giới thời gian gần đây có xu hướng giãn rộng khi tốc độ điều chỉnh của vàng

nội tăng nhanh, giảm chậm hơn giá ngoại. Độ vênh sáng nay giữa hai thị trường

lên 2,8 triệu đồng một lượng, cao hơn mức đáy tại thời điểm 17/3 gần 1,8 triệu

đồng.

Tin Doanh nghiệp nổi bật

Bloomberg: Vietnam Airlines được định giá 2,74 tỷ USD

Theo thông tin được đăng tải trên Bloomberg, trong bối cảnh chính phủ đẩy

mạnh việc bán cổ phần để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hãng hàng không quốc

gia Vietnam Airlines đang kỳ vọng vào tháng 6 tới sẽ được thông qua kế hoạch

IPO.

Trong email trả lời phỏng vấn của Bloomberg, CEO Phạm Ngọc Minh cho biết

Vietnam Airlines được định giá ở mức 2,74 tỷ USD và sẽ bán ra một lượng cổ

phần “hợp lý” dựa trên nhu cầu của thị trường. Đến tháng 9, Vietnam Airlines sẽ

trình lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mức giá cũng như lượng cổ phiếu phát

hành trong đợt IPO.

Ông Minh cũng cho biết Vietnam Airlines sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược trong

quý IV. Vietnam Airlines dự báo sẽ phục vụ 15,8 triệu khách trong năm nay,

tăng so với mức 14,6 triệu khách của năm 2013. Doanh thu quý I ước đạt 14.600

tỷ đồng, tăng 4,5%.

Tháng 9 năm ngoái, Vietnam Airlines cho biết đang làm việc với Morgan

Stanley và Citigroup Inc. để định giá các tài sản phục vụ cho việc cổ phần hóa.

Quá trình định giá được hoàn tất hồi tháng 2 và Vietnam Airlines đang chờ

chính phủ chấp thuận. Mức giá có thể được thông báo vào đầu tháng tới.

Page 9: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 9

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

PHỤ LỤC

HPG – MUA

HPG vừa công bố KQKD Q1 năm 2014. Kết quả này tăng nhẹ so với con số được

Ban lãnh đạo HPG đưa ra vào cuộc họp ĐHCĐ. VCBS xin cập nhật một số thông

tin chi tiết như sau:

DTT Q1 năm 2014 đạt 6.515,5 tỷ đồng (+65% yoy, hoàn thành 28,3% KH. LNST

đạt 910,2 tỷ đồng (+89,4% yoy). Kết quả Q1 tăng trưởng mạnh là do có sự đóng

góp lớn từ mảng sản xuất thép và bất động sản.

Cụ thể từng mảng kinh doanh chính như sau.

+ Bất động sản: Doanh thu từ dự án Mandarin Garden đạt 1.583 tỷ đồng, LN từ

mảng này đạt khoảng 200 tỷ đồng. (Năm 2013 không ghi nhận khoản doanh thu

nào từ dự án này)

+ Sản xuất và kinh doanh thép: Đối với sản phẩm thép xây dựng, trong Q1.2014,

HPG bán được 198.556 tấn (+26,3% yoy). Thị phần thép XD của HPG đến hết

Q1.2014 đã tăng lên dẫn đầu với 17% so với mốc 15,2% vào cuối năm 2013,

Pomina đứng thứ 2 với thị phần 15,3% (theo VSA). Sản lượng tăng mạnh là do có

sự đóng góp đáng kể từ Khu liên hợp – giai đoạn 2 (đã đi vào hoạt động từ tháng

10 năm ngoái.) Trong Q1.2014, HPG đã bán 40.000 tấn phôi thép nhằm giảm

lượng hàng tồn kho tăng lên và tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện khó đẩy mạnh

tiêu thụ thép xây dựng như hiện nay. Sản phẩm ống thép của HPG tiếp tục tăng

trưởng rất tốt, riêng trong Q1.2014 đã tiêu thụ được 40.500 tấn (+67,3% yoy), thị

phần ở mảng này đạt 17,6% (đứng thứ 2 sau HSG với 23,1% thị phần).

Kết quả kinh doanh Q1.2014

Biên lợi nhuận gộp trong Q1 tăng mạnh lên mức 21,3% so với 17,5% cùng kỳ

năm ngoái, do có sự hoạt động hiệu quả khi KLH giai đoạn 2 đi vào hoạt động, và

có sự đóng góp của mảng bất động sản (dự án Mandarin Garden) có biên lợi

nhuận gộp cao (22,6%).

Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh, đạt 37,1 tỷ đồng (-72,8% yoy), do

Q1.2013 có ghi nhận khoản lãi 106 tỷ từ hoạt động đầu tư tài chính. Chi phí tài

chính tăng, do chi phí lãi vay tăng lên 120,8 tỷ đồng (+48,4% yoy), do lãi vay để

xây dựng KLH – giai đoạn 2 không còn được vốn hóa.

Một số chỉ tiêu tài chính khác

Ngành thép trong Q1 vẫn diễn biến đi ngang, cung, cầu thép xây dựng có sự tăng

trưởng nhẹ. Tổng lượng thép xây dựng sản xuất 1,08 triệu tấn (+2,92% yoy), vẫn

ở mức thấp so với năng lực sản xuất, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất cầm

chừng để duy trì mức hàng tồn kho thấp, đạt 268.188 tấn (+13,8% yoy). Thị

trường bất động sản bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi là tín hiệu hỗ trợ cho việc

tiêu thụ thép tăng trưởng nhẹ. Tổng sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trong Q1 đạt

Sơ lược tình hình ngành thép Q1.2014

Page 10: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 10

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

1,17 triệu tấn (+5,7% yoy).

Mức xuất khẩu có xu hướng tăng trong khi nhập khẩu có xu hướng giảm. Xuất

khẩu thép trong 3 tháng đầu năm 2014 đạt 1,13 triệu tấn (+38,6% yoy), trị giá 924

triệu USD (+36% yoy). Campuchia vẫn là nước nhập khẩu thép lớn của Việt Nam.

Thép thành phẩm là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, đạt 901.091 tấn (+38,9% yoy).

Đối với kênh nhập khẩu, Việt Nam đã nhập 2,3 triệu tấn (-17,7% yoy), đạt giá trị

1,5 tỷ USD (-20,5% yoy), giảm cả về sản lượng và giá trị trong Q1.2014. Trong

đó chủ yếu là thép thành phẩm như: thép xây dựng, thép tấm lá đen, thép cuộn.

Lượng thép nhập từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (39,3%).

Kế hoạch 2014 của HPG là 23.000 tỷ đồng doanh thu (+19,8% yoy với thực hiện

2013) và 2.200 tỷ đồng LNST (+9,4% yoy với thực hiện 2013). Chúng tôi vẫn

duy trì dự báo KQKD năm 2014 của HPG là 25.800 tỷ đồng DT và 2.280 tỷ đồng

LNST như trong báo cáo của VCBS trong tháng 1/2014.

Với tiềm năng tăng trưởng tốt, cùng với vị thế dẫn đầu, EPS 2014 (đã xem xét

việc pha loãng cổ phiếu) ước đạt 4.731 đồng, P/E forward là 10 lần, thấp hơn mức

trung bình của ngành thép (khoảng 11 lần). Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị

MUA HPG.

Quan điểm đầu tư: MUA

BMP–NẮM GIỮ

KQKD 2013: DT tăng 10,8% yoy, đạt mức 2.131,9 tỷ đồng, LNTT đạt 499 tỷ

đồng, tăng 4% yoy, EPS đạt 8.134 đồng, chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 30%.

BMP hiện có 2 công ty liên kết (CTCP Nhựa Đà Nẵng – BMP sở hữu 29,05%

VĐL, CTCP Đầu tư Kinh doanh BĐS Bình Minh Việt – BMP hiện chưa góp vốn

nhưng dự kiến sở hữu 26% VĐL) và 1 công ty con (Công ty TNHH MTV Nhựa

Bình Minh miền Bắc – BMP sở hữu 100% VĐL). Công ty Kinh doanh BĐS Bình

Minh Việt được thành lập nhằm mục đích chuyển đổi công năng khu đất 240 Hậu

Giang sau khi Nhựa Bình Minh di dời theo chủ trương của UBND Tp.Hồ Chí

Minh, hiện nay dự án vẫn đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó,

hai công ty Nhựa Đà Nẵng và Nhựa Bình Minh miền Bắc chỉ đóng góp một phần

nhỏ trong DT và LN của BMP. Đáng lưu ý, do KQKD của Nhựa Đà Nẵng không

đạt kế hoạch đề ra, DT ở mức 78 tỷ đồng (-17,5% yoy), LNST đạt 1,9 tỷ đồng (-

56,3% yoy) nên khoản đầu tư này của BMP đã không mang lại hiệu quả như

mong muốn.

Chỉ tiêu TH

2012 Tỷ lệ

KH

2013

TH

2013 Tỷ lệ TH/KH TH/2012

KQKD 2013: DT tăng 10,8% yoy, đạt mức

2.131,9 tỷ đồng, LNTT đạt 499 tỷ đồng, (+

4% yoy), EPS đạt 8.134 đồng, chi trả cổ

tức bằng tiền mặt ở mức 30%.

Page 11: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 11

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Doanh thu chung

của BMP (tỷ

đồng)

1.879 100% 1.890 2.088 100% 110% 110%

DT Nhựa Bình

Minh miền Bắc 156 8,3% 170 173 8,3% 102% 110%

LNTT chung của

BMP (tỷ đồng) 479 100% 420 499 100% 119% 104%

LNTT Nhựa Bình

Minh miền Bắc 8,7 1,8% 12 8,4 1,7% 70% 97%

Biên LN gộp của công ty tiếp tục được duy trì tương đối ổn định ở mức 29,8%

trong năm 2013. Mặc dù nhu cầu xây dựng trên thị trường không tăng trưởng

nhưng sản lượng tiêu thụ của BMP tăng bình quân 10%/năm do mở rộng được thị

phần. Năm 2013, so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành đã cổ phần hóa

như Nhựa Tiền Phong (NTP), Nhựa Đồng Nai (DNP), Nhựa Đà Nẵng (DPC), mặc

dù DT chỉ đứng thứ 2 sau NTP nhưng tỷ suất LNTT/DT của BMP dẫn đầu toàn

ngành (23,9%), vượt xa đối thủ chính NTP (15,5%).

Chỉ tiêu Bình Minh Tiền Phong Đồng Nai Đà Nẵng

Doanh thu (tỷ đồng) 2.088 2.487 392 78

LNTT (tỷ đồng) 499 385 12 3

Tỷ suất LNTT/DT (%) 23,9 15,5 3,1 3,8

ROE 26,8 23,6 13 5

ROA 23,9 16 4 4,5

BMP có mức tăng trưởng bình quân

10%/năm, tỷ suất LNTT/DT dẫn đầu

ngành nhựa VLXD.

Trong năm, BMP đã tất toán khoản đầu tư dài hạn trị giá 18 tỷ đồng với Quỹ đầu

tư Bản Việt, thu về số tiền 14,5 tỷ đồng và 17.317 cổ phiếu của CTCP Long Hậu.

Khoản đầu tư này bị lỗ gần 3,5 tỷ đồng nhưng do BMP đã trích lập dự phòng tài

chính từ các năm trước nên không làm ảnh hưởng đến KQKD của công ty. Mặt

khác, đánh giá tinh hình kinh tế còn nhiều bất ổn, BMP đã lựa chọn kênh đầu tư

gửi tiết kiệm cho khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trị giá 301,5 tỷ đồng, đóng góp

thêm vào thu nhập tài chính cho công ty 30 tỷ đồng.

Tất toán khoản đầu tư dài hạn 18 tỷ đồng

với Quỹ đầu tư Bản Việt.

Kế hoạch SXKD 2014: Năm 2014, BMP đăt kế hoạch sản lượng tăng lên mức

53.500 tấn (+6% yoy), DT tăng trưởng nhẹ 5,4% lên 2.200 tỷ đồng trong khi

KHKD 2014: sản lượng tăng lên 53.500 tấn

(+6% yoy), DT tăng trưởng nhẹ 5,4% lên

Page 12: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 12

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

LNTT đạt 500 tỷ đồng. EPS forward đạt 8.245 đồng. Chi trả cổ tức bằng tiền mặt

tối thiểu 20%.

Chỉ tiêu 2013 2014 Tăng trưởng

Doanh thu (tỷ đồng) 2.132 2.200 + 5,4%

LNTT (tỷ đồng) 499 500 + 0,2%

Sản lượng (tấn/năm) 50,5 53,5 + 6,0%

KQKD Q1.2014 khả quan: sản lượng đạt 10.908 tấn (+15% yoy, hoàn thành

20,4% KH), DT đạt ~523 tỷ đồng (+18% yoy, hoàn thành 23,8% KH), LNST ở

mức 107 tỷ đồng (+2% yoy, hoàn thành 21,4% KH). Đặc thù ngành nhựa vật liệu

xây dựng thường có KQKD quý 1 thấp nhất trong năm do anh hưởng bởi yếu tố

như nghỉ Tết và thị trường BĐS đầu năm chỉ mới bắt đầu dịch chuyển. Tuy nhiên

Q1.2014, DT của Nhựa Bình Minh (BMP) đã gia tăng mạnh lên mức ~523 tỷ do

công ty ký kết nhiều hợp đồng hơn cùng kỳ mọi năm. Trong những ngày cuối

tháng 3, BMP đã hạch toán được một phần DT của hợp đồng ký kết với 2 nhà thầu

thuộc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm (từ 20%-30% giá trị hợp đồng, tương

đương với mức 10-15 tỷ).

Tình hình đầu tư các dự án năm 2014: Các khoản đầu tư của BMP tập trung

chủ yếu cho 2 vấn đề chính đó là xây dựng nhà máy số 4 tại Long An và kế hoạch

tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty.

- Với dự án nhà máy tại Long An, tổng VĐT cho dự án dự kiến là 1.200 tỷ

đồng khi hoàn thành sẽ nâng công suất toàn công ty lên gấp 3 lần so với hiện

nay (>200.000 tấn sản phẩm/năm). Giai đoạn 1 nhà máy Long An cần nguồn

vồn từ 230 – 300 tỷ đồng bao gồm: mua sắm thiết bị (30 tỷ đồng), xây dựng

nhà xưởng (160 tỷ đồng), sản xuất sản phầm mới có hai phương án: phương

án 1 có VĐT 20 tỷ đồng, trích lập 20 tỷ đồng; phương án 2 có VĐT 80 tỷ

đồng, trích lập 30 tỷ đồng. Hai phương án trên đang được xem xét đánh giá,

chưa đi đến quyết định cuối cùng. Kết thúc giai đoạn 1, nhà máy số 4 sẽ được

sử dụng như kho chứa, sau này sẽ chuyển đổi thành xưởng sản xuất.

- Kế hoạch tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty trị giá 116 tỷ đồng bao

gồm các khoản mục đầu tư cho kinh doanh (25 tỷ), sản xuất khuôn mẫu (10

tỷ), tiếp thị (05 tỷ), tuyển thêm nhân sự cho nhà máy Long An (03 tỷ), quản trị

rủi ro (03 tỷ), nguyên liệu (30 tỷ), IT (10 tỷ), chống hàng giả (20 tỷ) và quản

lý khác (10 tỷ).

Dự án ERP nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành được trị giá lên đến 20

tỷ đồng và được khởi động từ năm 2012, đến nay đã đi đến giai đoạn chuyển giao,

theo kế hoạch sẽ đưa vào vận hành trong năm 2014.

2.200 tỷ đồng, LNTT đạt 500 tỷ đồng (+0,2%

yoy). Chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu

20%.

Dự án nhà máy số 4 tại Long An, giai

đoạn 1 được đầu tư 230-300 tỷ đồng, xây

dựng trên diện tích 20.000m2, sẽ được

hoàn thành cuối năm 2014; bước đầu nhà

máy 4 được sử dụng như kho chứa.

Thông tin khác: Năm 2014, BMP dự kiến sẽ tiến hành thoái vốn tại CTCP Nhựa Khoản truy thu thuế và khoản nợ khó đòi

Page 13: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 13

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Đà Nẵng, kế hoạch thoái vốn sẽ diễn ra trong 2 giai đoạn, kế hoạch chi tiết vẫn

đang được cân nhắc.

Liên quan đến khoản truy thu thuế năm 2009 - 2010, BMP đã nộp 71 tỷ tiền thuế

nhưng chưa nộp khoản tiền phạt 41 tỷ đồng. Hiện nay, Ban lãnh đạo công ty vẫn

đang tích cực làm việc với Bộ Tài Chính để không phải nộp hoặc nộp ít hơn con

số đã nêu.

Khoản nợ khó đòi trị giá 35 tỷ đồng với cửa hàng Nhựa Đức Thành đã được Tòa

án ra quyết định buộc Nhựa Đức Thành phải thanh toán khoản nợ trên gồm cả gốc

lẫn lãi 45,2 tỷ đồng trong thời gian 5 năm. Về phía công ty, BMP đã trích lập dự

phòng 10,7 tỷ đồng và tiến hành yêu cầu nhân viên có trách nhiệm để xảy ra vụ

việc bồi thường 10% khoản nợ (3,5 tỷ đồng).

với cửa hàng Nhựa Đức Thành

Quan điểm đầu tư: Thời điểm hiện tại, BMP là công ty có tình hình tài chính

lành mạnh nhất trong số các doanh nghiệp ngành nhựa. Về năng lực quản trị, so

sánh với đối thủ chính là NTP, BMP quản lý chi phí tốt hơn nên đạt mức tỷ suất

LN cao hơn mặc dù DT thấp hơn NTP; do đó, việc đạt được kế hoạch SXKD của

năm 2014 là hoàn toàn khả thi. EPS forward đạt 8.245 đồng, P/E forward ~ 9,25

lần (thấp hơn NTP = 10,6 lần). Tiềm năng tăng trưởng bình quân khoảng

10%/năm. Tuy nhiên, quan ngại đầu tư chủ yếu ở yếu tố giá vốn hàng bán chiếm

70% DT của công ty và thanh khoản cổ phiểu ở mức thấp. Do vậy, chúng tôi

khuyến nghị NẮM GIỮ với cổ phiếu BMP.

VCBS khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ

phiếu BMP

VOS–THEO DÕI

Tổng doanh thu của VOS đạt 2.438 tỷ đồng (- 0,5% yoy, -14,7% KH) và LNST

đạt -194 tỷ đồng, vượt xa so với mức lỗ 35 tỷ đồng năm 2012 và không thể hoàn

thành kế hoạch lãi 7 tỷ đồng mặc dù trong năm VOS đã thu về lợi nhuận hơn 210

tỷ đồng từ việc bán tàu. KQKD năm 2013 sụt giảm là do (1) giá cước vận tải biển

duy trì ở mức thấp trong cả 3 quý đầu năm 2013, chỉ số BDI có thời điểm được cải

thiện nhưng chủ yếu là ở nhóm tàu Capesize trong khi đội tàu của VOS phần lớn

là tàu Handysize, (2) chi phí khấu hao tăng 289 tỷ đồng (+278% yoy) do không

còn được hỗ trợ chính sách giảm khấu hao như năm trước, (3) chi phí nhiên liệu

chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 45% - 55% doanh thu vận tải trong khi giá nhiên liệu ở

mức cao (giá dầu thô duy trì trên 100 USD/thùng trong suốt Q3.2013). Trong năm

2013 VOS cũng đóng mới và khai thác tàu Vosco Sunrise trọng tải 56.200 DWT,

là tàu hàng khô lớn nhất trong đội tàu của VOS.

VOS tiếp tục thua lỗ trong năm 2013 mặc

dù đã bán 4 tàu

VOS đặt kế hoạch năm 2014 sản lượng vận chuyển giảm 8,9%, đạt 5 triệu tấn,

doanh thu đạt 2.300 tỷ đồng (-5,7% yoy) và không còn thua lỗ với LNTT đạt 8 tỷ

đồng. Các con số này có được dựa vào:

VOS đặt kế hoạch có lãi trong năm 2014

Page 14: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 14

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

(1) Giá cước vận tải biển tăng dần trong Q4.2013, Q1.2014 và được kỳ vọng sẽ

cải thiện trong năm 2014 do nhu cầu vận chuyển quặng sắt của Trung Quốc và

nông sản trên thế giới được dự báo tăng.

(2) VOS tiếp tục kế hoạch bán 2 tàu là tàu Vĩnh Phước (trọng tải 12.300 DWT),

tàu Diamond Star (trọng tải 27.000 DWT) và có thể bán thêm tàu Silver Star

(trọng tải 21.967 DWT), với giá trị 2-5 triệu USD/tàu nếu xét thấy không có

khả năng cân bằng thu chi. Diamond Star và Silver Star là những tàu có trọng

tải lớn hơn hoặc tương đương với các tàu thanh lý năm trước nhưng có tuổi

tàu trẻ hơn. Đồng thời, công ty đã thông báo bỏ tàu Vĩnh Hòa sau sự cố bị

mắc cạn do thời tiết tại Philippines và sẽ được bồi thường bảo hiểm ít nhất ¾

giá trị tàu (khoảng 20-30 tỷ đồng). Do đó, doanh thu của công ty bị sụt giảm

do đội tàu giảm nhưng lợi nhuận khác tăng.

(3) VOS đã ký hợp đồng chở định hạn với 4 tàu hàng khô cỡ Superamax từ đầu

năm. Do chi phí nhiên liệu và phí cầu cảng được trả bởi bên thuê tàu nên giá

cước tàu và doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán sẽ được cải thiện.

Điều này cũng đã phản ánh vào KQKD Q1.2014 khi doanh thu Q1 đạt 511 tỷ

đồng (+1% yoy, hoàn thành 22% KH) và LNST đạt -28 tỷ đồng, được cải thiện

hơn so với mức lỗ 97 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu

phục hồi của VOS khi (1) doanh thu Q1.2014 ở mức tương đương Q1.2013 mặc

dù số lượng tàu giảm và doanh thu từ thuê định hạn thấp hơn thuê chuyến và (2)

giá vốn hàng bán giảm 55 tỷ đồng từ việc giảm chi phí nhiên liệu khi chở định

hạn. Mức lỗ Q1.2014 đã giảm nhiều so với cùng kỳ trong khi Q1 luôn là quý khó

khăn nhất đối với thị trường vận tải biển so với các quý khác trong năm với kỳ

nghỉ kéo dài nên VOS đã đặt mục tiêu có lãi sau khi bán tàu.

KQKD Q1.2014 cho thấy sự phục hồi

tương đối tốt của VOS

Tuy nhiên thị trường vận tải biển vẫn chưa ổn định với cung cầu thay đổi bất

thường, ảnh hưởng lớn đến các công ty chủ yếu chở hàng theo chuyến như VOS

(chỉ số giá cước tàu cỡ Handysize sau thời gian tăng trên 800 điểm thì trong

T4.2014 lại giảm mạnh chỉ còn khoảng hơn 500 điểm). Do đó chúng tôi cho rằng

mục tiêu về lợi nhuận của năm 2014 là có cơ sở nhưng sẽ không dễ dàng để đạt

được nên chỉ khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu VOS

Khuyến nghị THEO DÕI

PMC – THEO DÕI

Năm 2013, PMC đạt 357,3 tỷ đồng doanh thu thuần (+17,8% yoy; 113% KH).

LNTT đạt 74,3 tỷ đồng (+25,7% yoy; 146% KH) và LNST đạt 55,6 tỷ đồng

(+25,2% yoy; 145% KH). Kết quả kinh doanh của công ty trong năm tăng khá tốt

nhờ tăng doanh số mặt hàng chủ lực BAR và giá bán của một số mặt hàng tăng.

Cũng nhờ tăng giá bán nên biên lợi nhuận gộp của PMC năm 2013 tăng lên 41,7%

Năm 2013, doanh thu thuần đạt 357,3 tỷ

đồng (+17,8% yoy; 113% KH). LNST đạt

55,6 tỷ đồng (+25,2% yoy; 145% KH).

Page 15: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 15

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

từ mức 38,4% năm 2012. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng

khá mạnh, lần lượt 35,8% yoy và 21,7% yoy cùng với đà tăng của doanh thu.

Trong Q1.2014, kết quả kinh doanh của PMC tiếp tục tăng trưởng tốt. Doanh thu

đạt 85,8 tỷ đồng (+8,2% yoy; 23,5% KH). LNTT đạt 19 tỷ đồng (+32,8% yoy;

31,5% KH) và LNST đạt 14,8 tỷ đồng (+38,3% yoy; 31,6% KH).

Chỉ tiêu kinh doanh của công ty đặt ra cho năm 2014 như sau:

Chỉ tiêu Thực hiện

2013

Kế hoạch 2014 Thay đổi

Doanh thu 357.3 tỷ đồng 365 tỷ đồng +2,2%

LNTT 74,3 tỷ đồng 60 tỷ đồng -19,2%

LNST 55,6 tỷ đồng 46,8 tỷ đồng -15,8%

Cổ tức tiền

mặt

24% tiền (đã

trả hết)

24% 0%

Năm 2014, PMC đặt ra kế hoạch khá thận trọng so với năm 2013. Doanh thu kế

hoạch chỉ tăng 2,2% yoy. Đặc biệt, LNTT và LNST kế hoạch giảm lần lượt 19,2%

yoy và 15,8% yoy so với thực hiện năm 2013. Lý do đưa ra là ban lãnh đạo khá

quan ngại với hoạt động đấu thầu tập trung được thành phố bắt đầu tổ chức thực

hiện bắt đầu từ năm 2014 sẽ gây ảnh hưởng đến mảng thuốc kê đơn (ETC) của

doanh nghiệp. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh này cũng được dựa trên những ước

tính thận trọng của ban quản lý về chi phí đầu vào và tình hình kinh doanh chung

của thị trường.

Doanh thu kế hoạch 2014: 365 tỷ đồng

(+2,2% yoy). Lợi nhuận sau thuế kế

hoạch: 46,8 tỷ đồng (-15,8% yoy).

Công ty hiện nay đã đạt mức công suất gần tối đa đối với nhà máy sản xuất duy

nhất của mình và chưa có ý định nâng cấp thêm năng lực sản xuất hiện nay. Ban

lãnh đạo của PMC không có ý định thay đổi gì đối với tình hình kinh doanh hiện

tại và đặc điểm nhà máy của PMC cũng không cho phép nâng cấp thêm nhiều, kể

cả nâng cấp thêm dây chuyền sản xuất.

Công ty không có ý định nâng cấp thêm

năng lực sản xuất hiện tại

PMC là doanh nghiệp Dược có chỗ vị trí trên thị trường. Các mặt hàng chủ lực

của PMC như thuốc lợi gan mật, thuốc nhỏ mắt, thuốc sát trùng đã có được

thương hiệu, thu hút được cầu tiêu dùng lớn. Điểm trừ lớn nhất của PMC là năng

lực sản xuất đã tới hạn. Sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong thời gian gần

đây phụ thuộc nhiều vào việc tăng giá sản phẩm, vốn bị kiểm soát chặt chẽ bởi

chính phủ nên tiềm năng phát triển thêm trong tương lai sẽ không nhiều. Bù lại,

tình hình tài chính của công ty đang rất lành mạnh, khả năng sinh lời khá tốt.

Công ty không có nợ vay trả lãi và số dư tương đương tiền cuối năm 2013 lên tới

VCBS khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ

phiếu của PMC

Page 16: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 16

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

67 tỷ đồng (bằng 70% vốn điều lệ). Cổ tức được trả bằng tiền mặt trên 20% rất

đều đặn từ năm 2011 đến nay bên cạnh cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng.

Với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận thận trọng, chúng tôi đánh giá cao khả năng

hoàn thành của PMC trong năm 2014. Tuy nhiên, chung tôi cũng đặt ra quan ngại

về khả năng tăng trưởng KQKD của PMC. Với EPS forward kế hoạch đạt 5.014

đồng, P/E forward của PMC đạt 9,9 lần. Tuy thấp hơn so với trung bình trong

ngành Dược nhưng nếu xét về những yếu tố quy mô và tiềm năng tăng trưởng thì

đây là mức P/E forward phù hợp đối với cổ phiếu của PMC. Chính vì vậy, chúng

tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu PMC.

PGD - NẮM GIỮ

Điểm đáng chú ý trong BCTC 2013 là tuy DT và LN gộp vẫn tăng trưởng 17%

yoy và 9,2% yoy nhưng LNST sụt giảm mạnh, tỷ suất LNST đạt 3,3%, chủ yếu do

chi phí QLDN tăng 26% yoy.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến LN cả năm 2013 do (1) Phát sinh chi phí sử dụng

thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí VN 1,5 tỷ đồng. (2) Phát sinh chi phí phóng

thoi kiểm tra ăn mòn tuyến ống khí 5 tỷ đồng. (3) Phát sinh chi phí kiểm tra, đánh

giá hệ thống tuyến ống Phú Mỹ - Mỹ Xuân - Gò Dầu giai đoạn 1 bằng phương

pháp LRUT và DCVG hơn 1 tỷ đồng; (4) Dự án hệ thống phân phối khí thấp áp

Nhơn Trạch hoàn thành nên chi phí khấu hao tăng khoảng 4 tỷ đồng. (5) Ngoài ra,

hai dự án hệ thống phân phối khí thấp áp cho KCN Nhơn Trạch, Hiệp Phước hoàn

thành, được đưa vào hoạt động và dự án hệ thống phân phối khí thấp áp cho KCN

Tiền Hải-Thái Bình cũng được công ty triển khai cuối năm 2012, do vậy đã làm

cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên.

KQKD 2013: DT đạt 6.422 tỷ đồng (+17%

yoy, vượt 0,6% KH) và LNST đạt 209 tỷ

đồng (-8% yoy, vượt 61,5% KH). EPS 2013

đạt 4.878 đồng/cp.

Mặc dù kế hoạch sản lượng không thay đổi và kế hoạch DT tăng, tuy nhiên ngạc

nhiên nhất là kế hoạch lợi nhuận lại giảm khá mạnh. Theo giải thích của lãnh đạo

PGD, sở dĩ LN giảm là do giá khí đầu vào vẫn tăng theo lộ trình, nhưng giá bán

khí không tăng tương ứng, thậm chí PGD sẽ phải xem xét đưa ra các chương trình

khuyến mãi, giảm giá để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới,

đối phó với tình trạng chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu rẻ hơn như than,

biomass… Ngoài ra, do đầu tư thêm một số dự án nên chi phí khấu hao cũng sẽ

tăng, ảnh hưởng đến LN.

Kế hoạch kinh doanh 2014 thấp hơn so

với thực hiện năm 2013: DT đạt 7.024 tỷ

đồng (+9,3% yoy) và LNST đạt 147 tỷ

đồng (-30% yoy). Cổ tức 2014 là 20% VĐL

Nguyên nhân chính làm cho LN gộp của công ty giảm là giá mua khí bình quân

trong Q1/2014 tăng 13,8% yoy, nhưng giá bán khí bình quân chỉ tăng 11,4% yoy.

Ngoài ra, DTTC giảm hơn 5 tỷ đồng, công với chi phí hoạt động trong Q1 tăng

14% yoy do phát sinh chi phí khấu hao các trạm phân phối khí hoàn thành xây

dựng đưa vào hoạt động (trụ sở văn phòng công ty tại Vũng Tàu hoàn thành cuối

KQKD Q1.2014: DT đạt 1.465 tỷ đồng

(+4,4% yoy, hoàn thành 21% KH) và

LNST đạt 46 tỷ đồng (-43,2% yoy, hoàn

thành 32% KH).

Page 17: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 17

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

năm 2013 đi vào hoạt động làm tăng chi phí khấu hao và chi phí ban đầu) đã khiến

LN ròng giảm mạnh. Dù sao, đây cũng là điều khá bất ngờ đối với chúng tôi do

trước đó lãnh đạo PGD đã cho rằng giá khí đầu vào chỉ tăng tối đa 10%.

Trong năm 2014, PGD cũng lên kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản như sau: (1) Dự

án Hệ thống phân phối khí thấp áp cho các KCN huyện Nhơn Trạch - GĐ2: hoàn

thành thi công cho 3 khách hàng mới với giá trị thực hiện đầu tư khoảng 30 tỷ

đồng. (2) Dự án Hệ thống phân phối khí thấp áp cho các KCN Tiền Hải - Thái

Bình: Tổng giá trị thực hiện đầu tư là 108,9 tỷ đồng, trong đó cho đường ống khí

thấp áp là 43,6 tỷ đồng và hệ thống CNG (liên doanh với PVG) tại các KCN ở

miền Bắc là 65,4 tỷ đồng. (3) Dự án Hệ thống phân phối khí thấp áp cho KCN

Phú Mỹ 3: hoàn thành lập dự án đầu tư.

Kế hoạch đầu tư xây dựng 2014

Ngày 16/01/2014, PGD đã thông qua kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng VĐL

từ 429 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, theo hình thức thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện

hữu, tỷ lệ 12,789433%, phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 5:1 với

giá 10.000 đồng/cp, chào bán riêng lẻ 1,53 triệu cp với giá 10.000 đồng/cp cho

GAS để TCT Khí vẫn giữ nguyên tỷ lệ 50,5%, phát hành ESOP 1,5 triệu cp với

giá 10.000 đồng/cp. Mục đích của đợt phát hành để đầu tư dự án Hệ thống phân

phối khí thấp áp cho KCN Tiền Hải-Thái Bình, lấy khí từ Lô Hàm Rồng, tỉnh Thái

Bình (tổng số tiền ĐT là 1.311 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ vốn CSH là 393,3

tỷ đồng, nguồn thu từ đợt phát hành thêm cổ phiếu là 116,13 tỷ đồng. Kế hoạch

vốn cho dự án này năm 2014 là 43,6 tỷ đồng).

Kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu

PGD đã quyết định trả cổ tức bổ sung cho năm 2013 thêm 10%, tính trên VĐL cũ

là 429 tỷ đồng (điều này đòi hỏi PGD phải chốt ngày giao dịch XD trước khi phát

hành tăng vốn). Đối với mức cổ tức năm 2014, công ty đề ra mục tiêu là 20%,

thấp hơn các năm trước do đã tăng VĐL lên 600 tỷ đồng.

Kế hoạch cổ tức 2013 và 2014

Với số liệu Q1 mà PGD đã công bố, EPS trailing là 4.288 đồng/cp, P/E tại mức

giá 45.400 đồng/cp là 10,6 lần, khá hợp lý trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên,

cần lưu ý về khả năng pha loãng EPS do công ty sắp phát hành thêm 17 triệu cổ

phiếu. Với giả định PGD sẽ chốt quyền mua và nhận cổ phiếu thưởng cho cổ đông

hiện hữu trong tháng 5, sau đó phát hành cho GAS và ESOP trong tháng 6, chúng

tôi đã tính toán rằng EPS 2014 sẽ chỉ đạt khoảng 3.312 đồng/cp, giảm khoảng

22,8% so với số trailing. Ngoài ra, thị giá cổ phiếu PGD cũng sẽ được HOSE điều

chỉnh giảm vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Giả định NĐT mua PGD tại

mức giá 45.400 đồng/cp và giữ nguyên đến ngày giao dịch XR thì giá vốn sẽ điều

chỉnh về khoảng 35.700 đồng/cp, khi đó P/E 2014 sẽ đạt 10,8 lần. Chúng tôi cho

rằng đây là mức P/E khá cao so với các cổ phiếu trong họ dầu khí khác như PGS,

CNG.. nhưng vẫn đạt xấp xỉ mức P/E bình quân trên sàn HOSE. Chúng tôi khuyến

nghị NẮM GIỮ cổ phiếu PGD.

VCBS khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu

PGD

Page 18: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 18

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

DIG – THEO DÕI

Ngày 25.04.2014, VCBS đã tham dự ĐHCĐ 2014 của Tổng CTCP đầu tư phát

triển xây dựng (DIG) và xin cập nhật nhanh nội dung như sau:

KQKD 2013: DIG-hợp nhất đạt 753 tỷ DTT (-2% yoy, hoàn thành 121% KH) và

42 tỷ LNST (+5,5 lần yoy, hoàn thành 48% KH). Trong năm, các mảng hoạt động

chính của DIG là xây lắp, bán dự án BĐS và kinh doanh BĐS chưa có sự cải thiện

nhiều, tỉ suất LN gộp đều giảm. Cụ thể: (1) Mảng kinh doanh dự án đạt 347 tỷ (-

26% yoy, chiếm 46% DT, tỉ suất LN gộp đạt 7%, năm 2012 đạt 10%); (2) Mảng

xây dựng đạt 208 tỷ (+63% yoy, chiếm 28% DT, tỉ suất LN gộp đạt 8%, năm 2012

đạt 14%); (3) Mảng kinh doanh BĐS đạt 115 tỷ đồng (+33% yoy, chiếm 15% DT,

tỉ suất LN gộp đạt 57%, năm 2012 đạt 63%); (4) Mảng cung cấp dịch vụ đạt 82 tỷ

(-3% yoy, chiếm 11% DT, tỉ suất LN gộp đạt 70%, năm 2012 cũng đạt 70%).

LN gộp cả năm đạt 163 tỷ đồng (-11% yoy) và tỉ suất LN gộp đạt 22%. LNST đạt

42 tỷ (+5,5 lần yoy). LNST năm 2013 tăng mạnh chủ yếu là do : (1) DT và chi phí

giá vốn hầu như giữ nguyên, (2) các đầu chi phí khác giảm khá (CP tài chính, CP

bán hàng, CP quản lý giảm lần lượt -15%; -9% và -10% yoy); (3) LN đột biến từ

các khoản khác đạt 38,5 tỷ (năm ngoái chỉ đạt 150 triệu) và (4) khoản lãi 16,8 tỷ

từ liên doanh liên kết (năm ngoái lỗ 339 triệu).

Năm 2013, DIG-hợp nhất đạt 753 tỷ DTT

(-2% yoy, hoàn thành 121% KH) và 42 tỷ

LNST (+5,5 lần yoy, hoàn thành 48%

KH).

Năm 2013, DIG đã đầu tư vào 13 dự án với tổng mức đầu tư 610 tỷ, DIG đã giải

ngân 407 tỷ. Năm 2014, DIC dự định đầu tư vào 15 dự án với tổng mức đầu tư

450,9 tỷ.

Trong năm 2013, DIG đã giảm số lượng các cty con, cty liên từ 33 xuống còn 29

đơn vị. Năm 2014, DIG sẽ tiếp tục thoái vốn tại: Fico Tây Ninh, Tài chính Sông

Đà, CTCP Cao su Phú Riềng – Kratie, J&D Đại An, Sông Đà 25.

Kế hoạch 2014: DIG-hợp nhất đặt kế hoạch đạt 950 tỷ DT (+26% yoy) và 90 tỷ

LNST (+114% yoy). DIG-mẹ đặt kế hoạch đạt 547 tỷ DT; 113 tỷ LNTT và 88 tỷ

LNST.

KH 2014 của DIG-hợp nhất: 950 tỷ DT

(+26% yoy) và 90 tỷ LNST (+114% yoy).

Q3.2014, DIG sẽ trả 25% cổ tức của cả 2 năm 2012 và 2013 qua hình thức phát

hành cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần. Bằng hình thức này DIG sẽ tăng

vốn điều lệ từ 1.430 tỷ lên 1.787 tỷ (phát hành thêm 35,7 triệu cổ phần dưới hình

thức cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỉ lệ 100:25).

Q3.2014, DIG sẽ trả cổ tức 25% của năm

2012 và 2013 bằng cổ phiếu

Ngoài ra, DIG dự định phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo và

không phải là nợ thứ cấp (trả nợ trực tiếp, lãi suất thả nổi), kỳ hạn 5 năm (trả lãi 6

tháng/lần), mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu. Mục đích sử dụng của khoản vay nợ

bằng trái phiếu này là: tái cơ cấu các khoản nợ của DIG, tăng quy mô vốn hoạt

động và đầu tư mới vào dự án Phoenix và Nam Vĩnh Yên. Nếu đợt phát hành trái

DIG dự định phát hành 1.000 tỷ đồng trái

phiếu (trả nợ trực tiếp, lãi suất thả nổi),

kỳ hạn 5 năm (trả lãi 6 tháng/lần), mệnh

giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu

Page 19: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 19

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

phiếu này thành công sẽ giúp DIG cải thiện dòng tiền và số dư tiền mặt trên bảng

cân đối kế toán khi mà dòng tiền hoạt động của DIG đã liên tục âm trong những

năm qua (năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 203 tỷ, từ

hoạt động đầu tư âm 42 tỷ, từ hoạt động tài chính chỉ đạt 25 tỷ).

Đánh giá sơ bộ:

Năm 2014, trên cơ sở thị trường bất động sản đã có nhiều dấu hiệu ấm lại, chúng

tôi kỳ vọng hoạt động kinh doanh BĐS và kinh doanh dự án của DIG sẽ khởi sắc

hơn. Việc bán hàng và ghi nhận doanh thu từ các dự án Chung cư Lakeside &

Seaview, Khu trung tâm Chí Linh và Cao ốc Thủy Tiên là tương đối khả thi.

Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, các hợp đồng góp vốn của DIG tại các dự án

Khu đô thị sinh thái Đại Phước, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, Biệt thự đồi An

Sơn đã được ký kết cho khách hàng với tổng giá trị hợp đồng đạt gần 700 tỷ đồng

và đã có 250 tỷ đồng được khách hàng thanh toán. Do đó, chúng tôi cho rằng DIG

có khả năng hoàn thành kế hoạch DT 2014.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn có một số quan ngại liên quan đến DIG là: (1) dòng tiền

hoạt động (năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 203 tỷ,

từ hoạt động đầu tư âm 42 tỷ, từ hoạt động tài chính chỉ đạt 25 tỷ); (2) các khoản

phải thu ngắn hạn lớn (số dư đạt 1.089 tỷ tại 31.12.2013 – chiếm 24% TTS); (3)

Nợ vay phải trả lãi lớn (tổng vay nợ ngắn, dài hạn lên đến 1.013 tỷ, chiếm

22%TTS) và (4) số dư 1.972 tỷ hàng tồn kho (chiếm 43%TTS).

Những vấn đề trên chỉ có thể được đánh giá vào sau Q2.2014 khi mà DIG dự kiến

sẽ thu về được khoảng 570 tỷ đồng khoản phải thu từ các dự án đã ký kết (dự án

Đại Phước, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, biệt thự đồi An Sơn, Thủy Tiên

resort) và DIG phát hành 1.000 tỷ trái phiếu thành công.

Năm 2014, trên cơ sở thị trường bất động

sản đã có đã có nhiều dấu hiệu ấm lại ,

chúng tôi kỳ vọng hoạt động kinh doanh

BĐS và kinh doanh dự án của DIG sẽ

khởi sắc hơn.

Khuyến nghị đầu tư:

Với kết quả đạt được, EPS năm 2013 của DIG đạt 381 đồng/cổ phiếu. EPS

forward (theo kế hoạch DT, LN 2014) ước đạt 767 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá

16.700 đồng/cổ phiếu tại ngày 29.04.2014, P/E trailing của cổ phiếu DIG đạt

43.x lần; P/E forward đạt 21,x lần – theo chúng tôi là quá cao so với TB thị

trường. Do đó, chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu DIG trên quan

điểm đầu tư dài hạn

VCBS khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ

phiếu DIG.

OGC - BÁN

Ngày 26.04.2014, VCBS đã tham dự ĐHCĐ 2014 của CTCP Tập đoàn Đại

Dương. Phòng Phân tích xin cập nhật nhanh nội dung như sau:

KQKD 2013: OGC-hợp nhất đạt DT 2.623 tỷ (+89% yoy; +1% kế hoạch); LNTT

221 tỷ (+26% yoy, +2,5 lần kế hoạch) và LNST 87 tỷ (-7% yoy). Nhìn chung, tất

cả các mảng hoạt động đều đạt kết quả tốt hơn năm ngoái. Cụ thể: (1) mảng Bất

Page 20: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 20

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

động sản: DT đạt 1.053 tỷ (+2 lần yoy, chiếm 31% DT); (2) mảng Khách sạn: DT

đạt 405,4 tỷ (+57% yoy, chiếm 57% DT); (3) mảng Chứng khoán: DT đạt 131 tỷ

(-20% yoy, chiếm 4% DT); (4) Mảng Sản xuất thương mại: DT đạt 924 tỷ, chiếm

27% DT; (5) các mảng khác: DT đạt 878 tỷ (+41% yoy, chiếm 26% tỉ trọng tổng

DT).

LN gộp cả năm đạt 594 tỷ đồng (+61% yoy) và tỉ suất LN gộp đạt 23%. Tuy

nhiên, LNST đạt 87 tỷ (-7% yoy). LNST năm 2013 giảm mạnh chủ yếu là do : (1)

chi phí giá vốn tăng mạnh hơn mức tăng DT, (2) các đầu chi phí khác tăng mạnh

(CP tài chính, CP bán hàng, CP quản lý tăng lần lượt +37%;+125% và +25%

yoy); (3) khoản lỗ đột biến từ các khoản khác đạt -51 tỷ (năm ngoái lãi 18 tỷ).

Cập nhật 1 số mảng hoạt động:

Mảng kinh doanh BĐS: OGC hiện đang triển khai 7 dự án BĐS lớn là Star City

Lê Văn Lương, VNT Nguyễn Trãi, Gia Định Plaza tại Tp. HCM, Cột đồng hồ -

Time Tower ở Hạ Long, Công viên Yên Hòa, 25 Trần Khánh Dư, VNT Hạ

Đình.

Mảng kinh doanh BĐS: OGC hiện đang

triển khai 7 dự án BĐS lớn

Mảng khách sạn-dịch vụ: năm 2013, cty con này đạt 1.061 tỷ DT và 119 tỷ

LNST, tỉ suất LN ròng đạt 11,2%. Trong đó, hoạt động kinh doanh khách sạn đạt

DT 405 tỷ, LN gộp đạt 110 tỷ, tỉ suất LN gộp đạt 27%. 2 thương hiệu nổi tiếng ở

mảng này là StarCity và Sunrise. Công ty dự định hoàn thành dự án Condotel

StarCity Nha Trang (4 sao) trong năm 2014.

Mảng khách sạn-dịch vụ: 2 thương hiệu

nổi tiếng ở mảng này là StarCity và

Sunrise.

Mảng bán lẻ-thương mại: năm 2013, cty đã khai trương 7 siêu thị Ocean Mart tại

Hà Nội và Hà Tĩnh, đạt 132 tỷ DT và 17 tỷ LNST. Tỉ suất LN ròng đạt 12,6% Dự

kiến năm 2014, Ocean Mart sẽ tăng số lượng siêu thị từ 7 lên 25 siêu thị tại các

tỉnh, thành phố lớn là Hải Dương, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp.HCM và Hà Nội.

Định hướng đến năm 2015, OGC Retail sẽ phát triển thành mạng lưới hệ thống

chuỗi 70-80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc.

Trao đổi thêm tại ĐHCĐ, ông Hà Văn Thắm Chủ tịch HĐQT cho biết một số

điểm mạnh và yếu của OGC trong hoạt động của chuỗi siêu thị Ocean Mart:

Điểm mạnh: (1) Ocean Mart có lợi thế mạnh mẽ về vị trí, do đã xây dựng được

quan hệ tốt với các DN BĐS đầu ngành nên vị trí của các siêu thị Ocean Mart luôn

nằm ở khu vực trung tâm, hoặc trong TTTM lớn, khu đông dân cư; (2) Ocean

Mart là thương hiệu nội do đó hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng hơn; (3) Ocean Mart

sẽ tập trung vào kinh doanh, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm

trong lĩnh vực thực phẩm sạch, hàng tiêu dùng mang nhãn hiệu Ocean Mart, các

mặt hàng nông, lâm sản đặc sản; (4) Ocean Mart có giá bán cạnh tranh tốt so với

các thương hiệu lớn như BigC, Metro

Điểm yếu: hiện tại Ocean Mart vẫn là một thương hiệu non trẻ, do đó vẫn còn non

yếu và cần cải thiện về khả năng quản lý, đào tạo nhân lực và cần tích lũy thêm

kinh nghiệm.

Mảng bán lẻ-thương mại: OGC đã khai

trương 7 siêu thị Ocean Mart. Dự kiến

năm 2014, Ocean Mart sẽ tăng lên 25

siêu thị

Page 21: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 21

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Kế hoạch 2014: Các chỉ tiêu chính của OGC-hợp nhất: DT 4.280 tỷ, LNTT 251

tỷ.

KH 2014: DT 4.280 tỷ, LNTT 251 tỷ.

Quan điểm đầu tư:

OGC hoạt động chính trong lĩnh vực BĐS, khách sạn và thương mại, dịch vụ liên

quan đến các sản phẩm BĐS như TTTM, chuỗi siêu thị. Thị trường BĐS những

tháng đầu năm đã có nhiều điểm sáng. Sự quan tâm của nhà đầu tư và sức hấp dẫn

người mua đối với các sản phẩm BĐS đang dần tăng trở lại. Năm 2014, chúng tôi

nhìn thấy sự kỳ vọng và cái nhìn lạc quan của HĐQT cũng như Ban lãnh đạo

OGC đối với Tập đoàn. Mặc dù vậy, sau khi xem xét các dự án BĐS, triển vọng

của DN và kế hoạch kinh doanh, hoạt động mà HĐQT và Ban lãnh đạo OGC đã

trình bày trong ĐHCĐ, chúng tôi chưa thấy có sự chắc chắn trong việc OGC sẽ

hoàn thành được kế hoạch năm.

Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, VCBS thấy có 3 dự án đáng chú ý là VNT Hạ

Đình, Cột Đồng Hồ - Time Tower, Gia Định Plaza. Tuy nhiên các dự án này mới

đang ở bước đầu triển khai và thời gian xây dựng dự kiến dài (trung bình 3 năm).

Đối với chuỗi siêu thị Ocean Mart mà OGC dự kiến đẩy mạnh với kế hoạch tăng

mạnh số lượng từ 7 lên 25 siêu thị trong năm 2014 và lên đến 70 – 80 siêu thị đến

2015 nhằm phủ sóng thị trường, chúng tôi cho rằng 2 năm này sẽ là năm mà OGC

đầu tư và phát triển hoạt động, mạng lưới chứ chưa phải là 2 năm gặt hái DT, LN

đột biến.

Thêm vào đó, OGC đang là doanh nghiệp có hệ số Nợ rất cao 65%. Nợ chịu

lãi/Nợ phải trả đạt lên tới 3.627 tỷ, chiếm 32% tỉ trọng TTS. Trong đó, vay ngắn

hạn phải trả lên tới 1.550 tỷ mà tiền và tương đương tiền cuối kỳ chỉ đạt 448 tỷ.

Tuy năm nay lãi suất đã giảm nhiều, tuy nhiên áp lực trả nợ trong thời gian tới của

OGC đang là rất lớn. Năm 2013, chi phí lãi vay của OGC đạt tới 520 tỷ (+8%

yoy), chiếm tỉ trọng tới 20% tổng DT. Do đó, mặc dù OGC có LN gộp khá tốt

(LN gộp đạt 594 tỷ, tỉ suất LN gộp đạt 23%) tuy nhiên LN ròng khá kém (LNST

đạt 87 tỷ, tỉ suất LN ròng chỉ đạt 2,1%).

OGC có hệ số Nợ rất cao 65%. Nợ chịu

lãi/Nợ phải trả đạt lên tới 3.627 tỷ, chiếm

32% TTS.

Vay ngắn hạn lên tới 1.550 tỷ mà tiền và

tương đương tiền cuối kỳ chỉ đạt 448 tỷ.

Khuyến nghị đầu tư: Với kết quả đạt được, EPS năm 2013 đạt 185 đồng. EPS

forward (theo kế hoạch DT, LN 2014) ước đạt 210 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá

10.900 đồng/cổ phiếu ngày 29.04.2014, P/E trailing của cổ phiếu OGC đạt 59,x

lần; P/E forward đạt 5,x lần – theo chúng tôi là quá cao so với TB thị trường. Do

đó, chúng tôi khuyến nghị BÁN đối với cổ phiếu OGC

VCBS khuyến nghị BÁN đối với cổ phiếu

OGC

Page 22: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · tính chất kỹ thuật và thị trường đang tìm kiếm những điểm cân bằng mới khi cung ... đóng góp lớn từ mảng sản

29.04.2014 Trang | 22

Thứ Ba, ngày 29 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

CAM KẾT

Chúng tôi, bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), cam kết rằng các thông tin đưa ra trong Báo

cáo này được xử lý một cách chân thực và chuẩn mực nhất. Chúng tôi cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp ở mức độ tối đa có thể.

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG Báo cáo này được xây dựng bởi bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cùng/hoặc với sự hợp tác

của một hoặc một số bộ phận của VCBS nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về thị trường trong ngày.

Bản thân báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài

chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VCBS hay các đơn

vị/thành viên liên quan đến VCBS. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo. VCBS không chịu bất kỳ trách nhiệm nào

trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán.

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ

quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, VCBS không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích

cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.

Báo cáo này thuộc bản quyền của VCBS. Mọi hành động sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo và/hoặc xuất bản mà không có sự cho

phép bằng văn bản của VCBS đều bị nghiêm cấm.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK

Tầng 12&17 tòa nhà Vietcombank

198 Trần Quang Khải, Hà Nội

Tel: 84 – 4 – 39 366 990

Fax: 84 - 4 - 39 360 262

http://www.vcbs.com.vn

Trụ sở chính Hà Nội : Tầng 12&17, Toà nhà Vietcombank, số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

ĐT: (84-4)-39367518/19/20

Chi nhánh Hồ Chí Minh : Lầu 1& 7, Tòa nhà Green Star, số 70 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (84-8)-38200799 - Số máy lẻ: 104 -106

Chi nhánh Đà Nẵng : Tầng 2, Toà nhà TCT Du lịch Hà Nội, số 10 đường Hải Phòng, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

ĐT: (84-511)-33888991 - Số máy lẻ: 12/13

Chi nhánh Cần Thơ : Tầng trệt, Tòa nhà Bưu điện, số 2 Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

ĐT: (84-710)-3750888

Chi nhánh Vũng Tàu : Tầng trệt, số 27 Đường Lê Lợi, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ĐT: (84-64)-3513974/75/76/77/78

Phòng Giao dịch Phú Mỹ

Hưng

: Toà nhà Lawrence Sting, số 801 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (84-8)-54136573

Văn phòng Đại diện An Giang : Tầng 6, Toà nhà Nguyễn Huệ, số 9/9 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang

ĐT: (84-76)-3949841

Văn phòng Đại diện Đồng Nai : F240-F241 Đường Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

ĐT: (84-61)-3918812