20
Đặc San Ái Hu Trà Vinh – Năm Canh Dn 141

Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 141

Page 2: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142

Thö Chuùc Teát Co â Giaùo

Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO, USA

Bakewell - Bắc Úc, 10/10/2009

Kính thưa Cô, Hôm nay, em kính gởi Cô tấm ảnh này, em

nghĩ là Cô sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi nhận ra chúng em, từng đứa học trò nhỏ của Cô thuở nào, từng khuôn mặt trẻ thơ, lém lỉnh mà rất dễ thương.

Phía sau tấm ảnh có ghi : “Prise le 14/4/40 - Photo Vũng

Liêm.Ch’Anh, Sương, Chính, Huỳnh, Liễu, Nhi, Mí, Hưởng, ..., Tuyết, Dung.”

Kính thưa Cô, em không thể nào nhớ ra dịp nào vào tháng Tư năm 1940 mà Photo Vũng Liêm tới trường chụp ảnh này. Sao chỉ có một nhóm nhỏ chúng em mà không thấy ảnh của Cô chung với cả lớp. Hay là cũng có nhiều ảnh khác mà lúc đó em không biết xin rửa thêm để giữ kỷ niệm. Chữ viết bằng mực tím, tên các bạn 11 người mà bị lem mất tên 1 bạn đứng sau lưng trò Mí. Em nhìn ảnh mà không thể nào nhớ ra tên bạn ấy, thật buồn ! Non 70 năm rồi còn gì ! Lúc đó em chỉ mới 11 tuổi, học Cours Moyen 2è année với Cô. Thời bấy giờ học trò nói chuyện với nhau xưng là “trò”. Em đứng hàng đầu, hớt tóc “ma-nin” kiểu con trai, cài lược cài, mặc sơ-mi tay ngắn. Sau lưng em là Sương, Sương rất thương em, lúc nào cũng kề cận bên em, dìu dắt em. Giờ ra chơi, Sương hay cõng em mà chơi nhảy nhà cò, đôi khi còn cõng chạy đua với trò Mí, Nhi, Hưởng, ... Sương lớn tuổi hơn chúng em, cao ráo, mạnh khỏe, tóc dài kẹp gọn. Em rất thích mớ tóc

dài của Sương. Lúc đó em ở nhà ông bà ngoại với mấy cậu, mấy anh cô cậu của em, lại thêm có 3 anh ở Bàn Đa tới ở đậu để đi học nữa. Trong nhà toàn con trai, chỉ có em là gái. Mỗi kỳ hớt tóc, ông ngoại kêu thợ tới hớt tóc cho cả nhà, em cũng được hớt cùng kiểu tóc như các anh. Cậu Sáu em là thợ may, em được cậu may cho sơ-mi đủ kiểu, chớ em không có áo bà ba như các bạn ở trường. Em thèm có mái tóc dài mượt mà để được kẹp tóc với lược cài. Trong lớp có trò Mí cũng hớt tóc “ma-nin” như em vậy, trò có bộ dáng phục phịch, mạnh khoẻ, nhanh nhẹn như con trai.

Ảnh này chụp dưới cây còng trong sân trường, phía sau lớp Nhất. Tuyết và Dung ngồi trên cháng ba, hai bạn này rắn mắt, hay leo trèo lắm. Cạnh em là Chính và Huỳnh ngồi chung bàn với em trong lớp. Liễu, Nhi, Mí, Hưởng ngồi ở các bàn phía sau. Mí và Sương ở cùng quê lên học, rất thân nhau. Còn Hưởng, Đàm Thị Hưởng, ở Ba Động. Hưởng có nước da bánh ít, mặn mà của người dân miền biển, học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp, chữ viết rất đẹp. Cô thường giao cho Hưởng giữ sổ sách, sổ điểm, viết học bạ cho chúng em, v.v... Em mê chữ viết của Hưởng lắm, Hưởng viết chữ Ronde, Gothique, đủ kiểu rất đẹp. Em thường nhờ Hưởng viết cho bìa tập Cahier de Chants, Cahier de Souvenirs, ...

Trong lớp em ngán nhứt những giờ Écriture, Couture và Dessin. Tập vở của em thường lem luốc, chữ viết rất xấu. Mẫu thêu của em cũng vậy, đường kim mối chỉ sần sùi, chẳng khéo léo chút nào. Đôi bàn tay quá vụng về, lại còn hay bị đổ mồ hôi tay ướt rượt, rất khó chịu. Đó cũng vì di chứng sốt tê liệt lúc nhỏ, làm cho những ngón tay co cúp, khó điều khiển theo ý muốn. Cô thường đứng bên em, nhìn em khi viết, khi thêu với ánh mắt xót thương, đôi khi Cô lắc đầu thở dài rồi bỏ đi.

Kính thưa Cô, em rất nhớ Cô, cũng như rất nhớ Cô Long hồi em còn học lớp Sơ Đẳng. Cô Long soát bài tập viết của em, thấy tập quá dơ, chữ viết quá xấu, Cô bực mình bắt em xoè tay để khẻ, Cô đưa thước lên thật cao, mà Cô khẻ rất nhẹ. Cô nhìn em với ánh mắt thật dịu hiền đầy vẻ xót thương mà em còn nhớ mãi tới bây giờ.

Ôi ! Nhớ làm sao ánh mắt thương Tình Cô như biển rộng trùng dương Trải bao năm tháng luôn còn nhớ Những chuỗi ngày thơ ở học đường ...

Page 3: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 143

Nhìn tấm ảnh này với bao kỷ niệm xa xưa, em rất nhớ Cô, các Thầy Cô và các bạn. Ngoài những bạn có mặt trong ảnh, lớp em còn có nhiều bạn khác : Thái Thị Ba, Lữ Ngọc Anh, Châu Thị Tri, Nguyễn Kim Liên, Kim Anh, Liễu Anh, Đính Lưu, Đính Hồ, Kiên, Vân, Bông...Hầu như các bạn ai cũng mến thương em. Em còn nhớ Vân, nhà ở Thanh Lệ, Vân thích làm thơ lắm. Mỗi lần Tết đến, Vân hay vẽ thiệp chúc Tết tặng em. Vân trang trí một giỏ bông và viết bốn câu thơ. Chữ Vân rất đẹp, nét vẽ tô màu khéo léo và thơ cũng hay. Tiếc là những vật kỷ niệm này đã lạc mất từ lâu.

Chúng em học chung với nhau từ lớp Đồng Ấu, chỉ có những bạn ở xa từ các quận lên tỉnh học thì mới quen nhau hồi Cours Moyen 1ère année. Khi thi Sơ học ra trường rồi mới chia tay luôn.

Tuy thời gian chung học chỉ có năm, ba năm ở cấp Tiểu học, mà tình nghĩa của chúng em rất mật thiết. Rủi cho chúng em sanh bất phùng thời, trong nước gặp buổi loạn ly, không có dịp nào gặp lại nhau nữa.

Kính thưa Cô, sau khi em sang đây, nhờ có anh Cần, em liên lạc được với Cô từ 3 năm nay, thật hạnh phúc.

Cô thường viết thơ thăm hỏi em, gởi cho em những thông tin mới lạ ở Huê Kỳ, những tin tức ở quê nhà, những nỗi cơ cực bất công của người dân xứ mình phải gánh chịu. Cô xót xa thương cho con em Việt Nam ngày nay, số đông vì cha mẹ nghèo khó, thiếu ăn, thiếu mặc, không có tiền đóng tiền học cho con, đành để chúng phải chịu dốt nát. Cô rất buồn, em thường chia sẻ tâm sự với Cô, an ủi Cô.

Xin hãy khuây vui yên tịnh dưỡng Để xem lớp trẻ dựng cơ đồ ...

Như tự thuở nào, Cô đã hun đúc cho chúng em tinh thần yêu nước, yêu đồng bào và biết sống vị tha, lý tưởng cao đẹp mà chúng em luôn lấy đó làm mục tiêu để sống sao cho đúng để khỏi phụ lòng Cô. Kính thưa Cô, năm nay nhuần hai tháng Năm âm lịch, tưởng thời gian có dài hơn, nhưng rồi cũng qua mau, thấm thoát đã sắp hết năm Kỷ Sửu. Đón mừng năm mới Xuân Canh Dần 2010 tới đây, em xin kính chúc Cô sức khoẻ dồi dào, an vui hạnh phúc. Kính chúc quý quyến ăn Tết vui vẻ, năm mới an khang thịnh vượng, và em cũng có đôi vần thơ sau đây kính mừng tuổi Cô :

Mừng Thọ - Xuân Canh Dần 2010

Canh Dần Tết đến tiễn Trâu đi Cọp đáo kiết tường rạng hiển uy Tài lộc dồi dào tăng phước thọ Mừng Cô vượt mức “cổ lai hy”

Mừng Cô vượt mức “cổ lai hy” Sức khoẻ niên cao mấy kẻ bì Chữ viết thẳng hàng lời mạch lạc Lòng lành nhắc nhở Đạo Từ Bi Suốt thông thấy trước qua thời thế Hiểu rộng nhìn xa rõ thạnh suy Khắc khoải tình quê thương vận nước Dân nghèo đói khổ bước lâm nguy

Lâm nguy gặp bước đáng nên thương Xin hãy khuây vui chúc kiết tường Trâu sớm lui rồi vườn ruộng tốt Cọp mang lộc tới giống mầm ương Xuân về lạc nghiệp dân no ấm Tết đến an cư nước mạnh cường Chim Việt bốn phương cùng tập họp Mừng ngày đổi mới dựng Quê Hương

Kính thơ, Em Dương Chiêu Anh, học trò cũ của Cô.

Thơ Xuân Canh Dần 2010

Mừng Xuân Mới

Oai trấn bốn phương một tiếng gầm Canh Dần Bạch Hổ chốn rừng thâm Vươn mình trời đất rung rinh chuyển Trỗi dậy sài lang trốn mất tăm Chim Việt bốn phương về tập họp Cánh Bằng ba cõi hướng đồng tâm Toàn dân đoàn kết mừng Xuân mới Dựng lại cơ đồ nước Việt Nam.

Chiêu Anh

Xuân Chúc Nhau

Tai qua nạn khỏi hết năm Trâu Cọp tới mừng Xuân kính chúc nhau Ruộng tốt cày xong mùa lúa trúng Đường mây thăng tiến lộc quyền cao Nhàn vui đám trẻ đông con cháu Lạc hưởng tuổi già lắm rể dâu Kim ngọc mãn đường như ý nguyện Canh Dần sức khoẻ được dồi dào

Chiêu Anh

‘Ngaøy Xuaân Con EÙn ñöa thoi

Truyeän Kieàu

Page 4: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 144

Kỷ Niệm 55 Năm Thành Lập Trường Trung Học Tư Thục Thánh Gioan

Nguyễn Văn Vui

Lớp Đệ Ngủ niên khóa 1960, Trung Hoc Thánh Gioan Vĩnh Bình

Trường trung học tư thục Thánh Gioan được thành lập với niên khóa đầu khai giảng vào năm 1954-1955 với hai phòng học lợp tôn (phòng học sau cây khế), và một dảy nhà lá gồm 3 phòng học, với một văn phòng giáo sư nhỏ hơn ở đầu dãy, toạ lạc phía sau nhà thờ Trà Vinh, với thành phần tổ chức như sau: - Cha Sở Linh Mục Đổ Hoàng Sinh: Giám Đốc, kiêm Cố Vấn - Hiệu Trưởng- Lê Văn Cận - Hội Đồng Giáo Sư: Lê Văn Cận-Giáo sư Pháp Văn - Bác Hai Lê Quang Sáng- Giáo Sư Pháp Văn, Thủ Quỷ Tài Chánh, - Cô Nguyễn Thị Cúc (Cô Tám Ý)-Giáo Sư Pháp Văn - Thầy Tỵ - Giáo Sư Sử Địa (Chương Trình Pháp Modern) - Bác Chín Nguyễn văn Quới - Giáo Sư Sử Địa - Thầy Lê Văn Xe: Giáo Sư Vạn Vật, Pháp Văn, Hóa Học - Thầy Dương Tấn Huấn (Anh Năm Truy Phong)- Giáo Sư Văn Chương - Thầy Trần Quang Vinh Albert - Giáo Sư Anh Văn

- Thầy Nguyễn Văn Phát (Đa Lộc) - Giáo Sư Lý Hoá - Thầy Nguyễn văn Ấn- Giáo Sư Toán - Thầy Lưu Văn Nam: Giáo Sư Công Dân, Thể dục thể thao - Cô Lê Thị Ngọc - Thư ký văn phòng - Chú Tám - Tùy Phái- Bảo Trì Phòng học.

Về sau: Thầy Quốc Mỹ, Thầy Bình, Thầy Nguyễn Tinh Tú, Cô Văn Thúy Loan, cô Tuyết, cô Trần Thị Cẩm Tâm, Thầy Mai Quang Hạo, Thầy Lê văn Đức, Thầy Lâm, Thầy Nguyễn Minh Trí, Thầy Nguyễn văn Phước, Thầy Quới (Toán), Thầy An, Cô Nguyệt, Cô Thành (Đệ Nhị Cấp) Thầy Huyền Chi (Đệ Nhị Cấp).v.v.. Sau năm 1962 có nhiều thầy cô mới mà chúng tôi xin cáo lỗi vì không còn nhớ hết... Niên khoa cuối cùng năm sau năm 1975, nhà trường cùng chịu chung số phận của đất nước, không còn Tự Do Dân Chủ, nên trường phải bị đóng cửa.Trong 20 năm hoạt động, Trường Trung Học Tư Thục Thánh Gioan dưới sự điều hành của Ông Hiệu Trưởng Lê Văn Cận, mà chúng tôi thường gọi là Bác Mười, vị Hiệu Trưởng rất năng động, hiền hòa, thích thể thao môn quần vợt,

Page 5: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 145

nhưng rất nghiêm đối với những học sinh lơ đểnh trong việc học hành. Tuy gọi là trường tư, nhưng dưới sự điều hành của của Bác Mười, và Hội Đồng Giáo Sư có tài năng, trường Thánh Gioan tổ chức rất có qui củ, kỷ luật nghiêm minh. Trường không bao giờ chấp nhận học nhảy lớp, hay luyện thi có tánh cách thương mại như các trường khác vào thời đó. Trường Thánh Gioan do Cha Sở Linh Mục Đổ Hoàng Sinh làm Giám Đốc, nhưng không phải chỉ nhận học sinh theo đạo Thiên Chúa như một số người lầm tưởng mà trường còn nhận tất cả học sinh không phân biệt tôn giáo vào

học. Ngay cả ông Hiệu và nhiều vị giáo sư là người theo Phật Giáo. Với sự cố vấn của Linh Mục Đổ Hoàng Sinh, mà chúng tôi thường gọi là Ông Cố, hay Ông Cố Trầu; luôn chăm sóc và tạo môi trường thoải mái cho học sinh sinh hoạt mà làm không hư hại tài sản của nhà

thờ, vẫn giữ gìn sự tôn nghiêm thanh tịnh của ngôi giáo đường, và ông đã giúp cho rất nhiều học sinh nghèo, ở nơi xa đến học mà không có nhà trọ, có nơi ăn chốn ở, yên tâm học hành; có người lại còn nhận học bổng của trường nữa. Chính chương trình học bổng nhân đạo nầy giúp ích rất nhiều cho những học sinh nghèo có được cơ hội tiếp tục con đường học vấn trong tỉnh Trà Vinh suốt 20 năm hoạt động của trường Thánh Gioan. Tính ra còn rẻ hơn vào học trường Bán Công của tỉnh nhà vào thời ấy cho những học sinh đã quá tuổi không vào trường Bán Công Trần Trung Tiên, trường Bán Công Quang Trung vào thời đó.

Ngay từ niên khóa học đầu của trường Thánh Gioan, sỉ số học sinh chỉ khiêm nhường với con số trên dưới 40, nhưng những năm sau đó số học sinh ghi danh theo học tăng dần lên, mỗi năm thêm 2 lớp Đệ Thất với sinh ngữ Anh Văn và Pháp Văn, mỗi lớp đều trên dưới 60 học sinh, có năm phải mở đến 3 lớp Đệ Thất. Vì vậy mà trường được mở rộng thêm dảy nhà ngói mới với 6 phòng học khang trang đẹp đẽ. Đến năm 1962 trường có thêm phòng học mới ngay cổng vào phía sau và trường Thánh Gioan được phép mở đến Trung Học Đệ Nhị Cấp.

Sinh hoạt sân trường lúc bấy giờ rất náo nhiệt với hơn 600 học sinh hiện diện mỗi ngày, ngay cả văn phòng giáo sư rất là bận rộn mỗi khi tiếng trống trường báo hiệu đổi giờ hay hết giờ học... và Chú Tám

lao công lo việc chạy văn thư, kiểm soát sạch sẽ phòng óc rất ư là bận rộn...

Khi nhớ về Trường Thánh Gioan, làm sao tôi quên được những buổi chào cờ mỗi đầu tháng, với hình dáng các giáo sư trang trọng đọc tên những học sinh từ hạng nhất đến hạng mười, những hạng còn lại về lớp học xem sổ... Những anh chị lớp trước tôi hai, ba năm (Đệ Ngủ và Đệ Tứ) mỗi tháng có người được lảnh thưởng vé xem phim Ấn Độ hay phim hoạt họa Disney ở rạp hát Phú Vinh... vì được thành tích học hành xuất sắc...Rồi các anh chị thi đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp cuối năm có nhiều người đậu hạng cao... Ôi chao sao mà lý tưởng cho đàn em chúng tôi cố gắng noi theo và rất tin tưởng vào lề lối điều hành của nhà trường mà yên tâm học hành.

Hội Đồng Giáo Sư Trường Thánh Gioan (1962)

Nhớ về Trường Thánh Gioan tôi không thể quên được những khuôn mặt thân thương các anh chị cùng lớp, cùng ngồi bên nhau liên tiếp từ Đệ Thất đến Đệ Tứ, và rồi lên Đệ Tam, Đệ Nhị... Trường Trung Học Tư Thục Thánh Gioan là một phần trong đại gia đình của chúng tôi, nơi đó giúp chúng tôi có cơ hội học hành, trau dồi kiến thức, văn hóa, đức hạnh để trở nên người hửu ích. Hằng ngày cùng nhau rất thân ái thi đua học tập từng môn học trong lớp rất thân thiện suốt những tháng, năm dài... Chúng tôi cùng chia sớt vui buồn bên nhau, có các thầy cô thương yêu như con em trong gia đình, có bạn bè thân mến nhau như anh em một nhà. Rồi đến ngày phải rời xa mái trường trong nỗi bùi ngùi luyến tiếc, chúng tôi như cánh chim tung cánh bay đi khắp miền đất nước. Trên con đường làm bổn phận người công dân thời chiến, thật là một điều rất hạnh phúc nếu được có cơ hội gặp lại bạn cùng trường hay cùng quê, dù chỉ trong phút giây vội vàng. Sợi dây thân ái của trường xưa, quê củ cũng đủ làm cho không gian và thời gian ngừng trôi, cho con tim chúng tôi bừng sống lại thưở học trò hàn huyên tâm sứ với muôn vàn kỷ niệm. Khi chia tay rồi mà trong lòng vẫn phải ngậm ngùi vấn vươn thương nhớ về hình bóng bạn củ trường xưa, nhớ thầy cô, nhớ tất cả bạn bè trang lứa ai còn, ai mất và phải ngậm ngùi thương tiếc không nguôi...

Page 6: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 146

Trong hơn hai mươi năm hoạt động, Trường Thánh Gioan đã làm thay đổi sống cho đám trẻ thanh thiếu niên lứa tuổi 12 đến 15 hay lớn hơn khi mới bước chân vào trường với vẽ thơ ngây rụt rè, rồi sau 4 năm, 5 năm hay nhiều hơn nữa đám trẻ ấy trở nên mạnh dạn tiếp tục đi lên trên con đường học vấn cao hơn hay phải ra đời tìm sinh kế. Dầu nam hay nử, chúng ta cũng không còn có được sự chọn lựa chọn nào khác hơn là phải góp sức gìn giữ an bình cho quê hương, gìn giữ nền tự do dân chủ của Miền Nam Việt Nam thân yêu đang bị giặc thù xăm lấn ngày đêm...

Trong hai mươi năm hoạt động đó, trường Trung Học Tư Thục Thánh Gioan cũng khiêm nhường có được những học sinh ưu tú sánh vai cùng thanh niên Trà Vinh trang lứa có mặt trong mọi quân binh chủng can trường trên khấp 4 vùng chiến thuật. Tiêu biểu như anh Phạm Công Trường là học sinh của trường Thánh Gioan đi khóa quân dịch đợt đầu tiên của Trà Vinh trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa... Tiếp theo những năm sau đó, học sinh Thánh Gioan cũng có mặt ở khắp các quân trường mọi quân binh chủng Lam Sơn, Dục Mỹ, Đồng Đế, Chí Linh, Thủ Đức, Vỏ Bị Đà Lạt, Hải Quân, Không Quân v.v... Đặc biệt là trong những chiến sỉ oai hùng gìn giữ mảnh đất Trà Vinh thân yêu, trực diện với quân thù đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến để bảo vệ sự cho nước Việt

Nam Cộng Hòa, cũng chính là để bảo vệ cho người Trà Vinh chúng ta được sống còn, trong số đó cũng có mặt anh em từ trường Thánh Gioan góp sức và có người phải hy sinh oai hùng tại sân bay Trà Vinh sau lệnh buông súng đầu hàng oan nghiệt. Đây là niềm tự hào cho những học sinh trường Thánh Gioan, và cũng là niềm vinh dự lớn lao cho các thầy cô trường Thánh Gioan đã góp phần đào tạo những lớp trai biết hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước khi nguy biến. Thật không hổ danh là cháu con của Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng và nòi giống hùng cường Lạc Long.

Hình ảnh đại hội học sinh Toàn Tỉnh Trà Vinh nơi Trường Tiểu Học Phú Vinh 1962

Tỉnh Trưởng Trà Vinh đang viếng lều của Chi Đoàn Thánh Gioan

Page 7: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 147

Trang Sinh Hoạt Trường Thánh Gioan

Chi Đoàn Thánh Gioan (Nữ)- Đại Hội Học Sinh Trà Vinh 1962

tại trường Tiểu Học Phú Vinh

Bạn Bè Lớp học của tôi Ngày Vào Thánh Gioan, lớp học Đệ Thất

Pháp văn của tôi chỉ độ 55 đến 60 người, nam nử học chung lớp, nam sinh nhiều nử sinh nên lúc nào các cô nàng cũng được thầy cô cưng chìu và ít ma quái hơn như mấy tên nam sinh ngổ ngáo. Danh sách các bạn của tôi đươc gọi điểm danh mỗi ngày thành ra tôi chỉ còn nhớ được vài người (chung 2 lớp Anh văn và Pháp Văn) từ Đệ Thất đến năm Đệ Tứ, hai lớp học chung giờ Việt Văn, Công Dân và Sử Địa dưới đây: Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ánh, Phùng Thị Ảnh, Trần Ngươn Bách, Mả Văn Cảnh, Trần Cáo, Nguyễn Đình Chí, Nguyễn Văn Còn, Trịnh thị Cúc, Lâm Khiêm Cung, Lê văn Cường, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu, Trương Thị Bích Đào, Trần Thị Đoan, Phùng Thí Há, Huỳnh Văn Hai (Cú Điếu), Ngô Khắc Hải, Nguyễn Văn Hiện, Dương Thái Hòa, Lâm Thái Hoàn, Lê Hồng, Nguyễn văn Hồng, Huỳnh Tường Hưng (Thủ Môn I), Lê Thanh Huyện (sau qua TTT), Lê Thị Gương, Lương Văn Kiệu, Sơn Ngọc Lễ (Cháu Sơn Ngọc Thành), Nhan Thành Lễ, Lâm Kim Lúi, Uông Thị Cúc Liên (Đệ Ngủ), Nguyễn Thị Thúy Liểu, Thạch Thị Luận, Trần Thị Luyến, Trần Thế Lực, Trang Văn Lưu, Trịnh Thị Thanh Mai, Phạm Văn Mẫn, Nguyễn Ngọc Minh, Thái Hồng Minh, Thạch Mẹo, Trầm Mực, Trương Thị Bích Mỳ, Hồ Công Nghịêp (sau qua TTT), Lâm Thành Ngữ, Nguyễn Văn Phai, Ngô Vinh Quang, Dương Công Quận, Nguyễn Công Quận, Trần Phú Quới, Nguyễn Thị Lệ Quyên, Nguyễn Sanh, Huỳnh Song, Kiên thị Song, Khưu Ngọc Sơn, Tiêu Ngọc Sơn, Trần Đắc Mai Sơn, Dương Lâm Sum, Lê Phát Thanh, Lý Thế Thạnh, Nguyễn Phước Thạnh, Nguyễn văn Tho, Nguyễn Bá Tòng, Lê Quang Trạch, Huỳnh Thị Cẩm Trân, Huỳnh Công Trận, Trần Trọng Trí, Vỏ Văn Trí, Phạm Kim Triều, Nguyễn Thị Tiếu, Lâm Thị Tươi, Trần Thị Tuyết Vân (sau qua TTT) Nguyễn Văn Vui, Bành Xương,

Nguyễn Thị Mari Xướng (Đê Tứ), Nguyễn Thị Ngọc Yến...(Danh Sách nầy thiếu rất nhiều mấy anh chị ban Anh Văn)

Chờ Thầy Đến Lớp với Ban Thất Quái

Các lớp học thường rất bình thường với tất cả Giáo sư, nhưng đến lớp Lý-Hóa của thầy Phát ít có khi thầy đến được đúng giờ, mặc dầu giờ của thầy luôn từ 9:00 hay 10:00 giờ sáng trở lên đến trưa, nhưng thầy khó mà đến đúng giờ, lý do dễ hiểu là nhà thầy ở trong Trốt (Đa Lộc), thầy đi chiếc mobilette hồi đời vua Bảo Đại còn du học, nên trời mưa nước vào máy hết nổ phải ngồi lau “bu ri” cho sạch nước cũng là chuyện thường, nhưng quan trọng hơn là ngày nào đường đi bị VC đấp mô, cuốc lộ phá đường thì thầy phải đợi lính Quốc Gia đến khai thông xong thầy mới đi được. Mỗi lần đợi thầy đến như thế thì lớp học chúng tôi có “Ban Thất Quái” trình diễn giúp vui miển phí, cam đoan phải cười nôn ruột, còn nếu không cười thì đi chổ khác chơi...

Ban Thất Quái đó gồm có Nguyễn Sanh, Hai Cú Điếu, Dương Công Quận, Khưu Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Phai, Huỳnh Tường Hưng, và Bành Xương. Thằng Sanh luôn luôn mở màng ban nhạc với những lời cầu nguyện cho thầy đừng tới, vì nó ở trong chùa Long Khánh ở trên đường Bến Bạch Đằng, nên nó thuộc kinh Phật: Chú Đại Bi, Vảng Sanh Thần Chú... và lời cầu nguyện nghe rất êm tai, với điệu bộ lên đồng bống rất dễ tức cười. Thằng Khưu Ngọc Sơn thì phụ họa nhãy múa theo vủ điệu mọi da đỏ cùng với thằng Hưng la lối om tỏi. Thằng Phai thảy dép xin keo, đôi lúc thằng Sanh nhảy vào giựt lại dép thảy xin keo cho đúng cách... Thằng Hai Cú Điếu thì đánh trống bằng miệng và múa vỏ, vì nó là người múa lân giỏi trong dịp tết của đội múa lân Tri Tân. Thằng Bành Xương đánh chập chã bằng miệng, hai tay nhịp lên xuống lia lịa; còn thẳng Dương Công Quận co một giò ra bộ kéo đờn cò... bằng lổ mủi theo điệu kèn đám tang.... Ngay cả lúc giờ chơi đã hết, mà ban nhạc vẫn

Page 8: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 148

còn hăng say trình diễn ồn ào cả xóm nhà lá, đến đỗi thầy giám thị phải đến giải tán để trả lại không khí yên tỉnh cho các lớp học đang học chung quanh... Ban nhạc Bảy Con Quỉ nầy chẳng tha cho Bác Mười mỗi khi ông lên cơn suyễn, mỗi tháng hai lần với con nước rong và con nước kém... Trong các bạn bè, tôi rất ngưỡng mộ các bạn Huỳnh Công Trận, Nguyễn văn Hiện và Trịnh Thanh Mai giỏi Pháp Văn với giọng đọc ôi chao, sao mà gióng y hệt Tây rặt ri, nghe rất “Bùi” cái lổ tai làm sao!!! Nhưng rất tiếc thay Thanh Mai học hết năm Đệ Lục đã rời Thánh Gioan lên Sài Gòn học. Những giờ Bác Mười vắng thì thầy Lê Văn Xe vào thế chổ bị khi Huỳnh Công Trận sửa lỗi văn phạm cho thầy, thầy rất vui vẽ cảm ơn, làm cả lớp đều ngớ ngẩn....

Đội Túc Cầu Hiệu Đoàn Thánh Gioan Vô Địch Học Sinh Trà Vinh 1959: Ngồi: Ngô Tỏi, Nguyễn Sanh, Nguyễn văn Nam (thủ môn phụ 1), Nguyễn văn Hiếu (Tuấn), Mã văn Cảnh,Đứng: Vui (cằm cờ), Lý Thế Thạnh, Danh,Thạch Phên, Khưu Ngọc Trung, Nguyễn văn Còn, Bành Xương, Phạm Văn Hoa, Thầy Phước.(Trong hình thiếu Khưu Ngọc Sơn, Dương Công Quận, Huỳnh Tường Hưng (thủ môn chánh),Trần Thế Lực, Nguyễn Đình Chí và Huỳnh Công Trận (thủ môn phụ 2)

Chuyện Phạm Công Cúc Hoa của trường Thánh Gioan

Rất nhiều học sinh Thánh Gioan từ năm 1957 đến 1962 biết đến câu chuyện thương tâm “Phạm Công Cúc Hoa” của Trường Thánh Gioan xảy ra vào gần cuối niên học 1958-1959 ở lớp Đệ ngủ Trường Thánh Gioan.

Anh Phạm Công Trường mản quân dịch về ghi danh học lại Đệ Ngủ năm ấy, trong lớp có anh Nguyên văn Chương rất giỏi về vủ cầu, môn thể thao mà tôi rất ưa thích, có anh Phẩm, chị Uông Cúc Liên là những người bạn hiền hòa chơi với nhau rất thân, đến gần hết năm học thì anh Phẩm nghỉ học vào làm Cảnh Sát tại Trà Vinh. Lúc bây giờ tình bạn học của anh Phạm Công Trường và chị Uông Cúc Liên rất thân ái, rất khắn khích. Anh chị đồng chung ý nghĩ,

phải ra trường tạo trương lai rồi mới tính xa hơn, hơn nữa anh Trường là con trưởng trong gia đình, quê anh ở Rạch Rô làng Nhị long quận Càng Long, nhà anh chỉ có ruộng vườn là nguồn lợi duy nhất cho gia đình, anh còn một đám em nhỏ mà có bổn phận dìu dắt chúng. Anh mướn nhà trọ ở Tri Tân cùng các em đi hoc.

Một ngày nọ, vào thời gian sửa soạn chắm dứt niên khóa học, anh Phẩm sau khi đi làm về muốn ghé thăm bạn như thường khi. Anh phẩm muốn khoe tài quay súng của mình. Anh Trường thấy vậy liền vội vã ngăn can anh Phẩm, nhưng quá trể! Anh Phẩm rút súng ra quay một vòng rồi chỉa vào ngực anh Trường, súng cước cò súng nổ lên một tiếng cướp đi mạng sống người bạn thân của anh.

Chú Tám ‘Tùy Phái’ trường Thánh Gioan & Vui ‘trẻ’ với

ruộng lúa ở Vĩnh Kim (1962)

Buổi đưa xác anh Trường đến nơi yên nghỉ cuối cùng, ở cánh đồng vắng giửa Tri Tân và Hòa Lạc, có sự hiên diện rất đông học sinh trường Thánh Gioan, cùng tiển đưa anh có các thầy cô trong Hội Đồng Giáo Sư và Ông Hiệu Trưởng thương mến tiển đưa anh. Chúng tôi rất đau xót, khi trông thấy chi Uông Cúc Liên rất đau khổ tiển đưa người bạn thân yêu của chị ra đi vỉnh viển trên cỏi đời, và gieo biết bao ngở ngàn đời chị sau nầy. Nhiều người tham dự cho đây là câu chuyện “Phạm Công Cúc Hoa của Trường Thánh

Page 9: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 149

Gioan” sao mà nó ngược đời!. Trớ trêu hơn là sau khi chôn cất hai tuần thì có giấy gọi anh Trường Tái ngủ!.. Chúng tôi rất quí mến chị Cúc Liên. Không biết bây giờ chị ở phương trời nào? Chúng tôi rất mến thương chị.

Ông Cố Trầu Bị Việt Cộng Bắt Nếu tôi không lầm thì vào một chiều cuối hè

năm 1959, và niên học mới 1959-1960 bắt đầu, Ông Cố Trầu đi họp Hội Đồng Giám Mục từ Vĩnh Long về Trà Vinh, xe về đò mới đên ngả ba rẻ qua Cái Nhum, bị Việt Cộng chận lại và lùa hết hành khách xuống xe theo chúng. Có người biết được báo về Tòa Giám Mục Vĩnh Long và cũng loan tin đến giáo dân của địa phận Trà Vinh và chính quyền tại đây. Khi biết được tin ấy, người dân Trà Vinh có thân nhân bị bắt, nhất là giáo dân họ đạo Trà Vinh cùng học sinh trường Thánh Gioan, đều nơm nớp lo sợ cho sự an nguy của hơn hai mươi mấy người bị bắt đi. Không biết chính quyền địa phương có phương kế gì không, riêng chúng tôi là học sinh chỉ biết cầu nguyện bình an cho tất cả mọi người. Chúng tôi trông tin từng ngày một, nhưng chẵng ai biết được thêm tăm hơi gì.

Ba ngày sau tất cả nạn nhân đều được thả về, rất nhiều học sinh Thánh Gioan và tín hữu thiên chúa giáo cùng nhiều người ở gần khu nhà thờ rất vui mừng lại thăm viếng Cha sở Đổ Hoàng Sinh, hỏi han đủ điều và được nghe ông kể chuyện bị Việt Cộng bắt như sau:

“Cha già rồi có chết cũng đáng cái mồ rồi có chi mà đáng lo. Tụi nó biết Cha là cha sở nhà thờ Trà Vinh, tụi nó còn muốn lấy điểm với Cha hơn để tuyên truyền, những người khác ai nấy đều bị nó bắt khai báo, viết tờ tự thú, kê khai ký lịch, và nghe những lời tuyên truyền kết tội chính quyền VNCH...Còn riêng Cha, tụi nó lo cho Cha ăn uống đầy đủ và tối ngủ có mùng nữa. Chỉ tội nghiệp mấy chú lính và mấy bà con bị tụi nó bắt mà còn phải cổi giày lội mương lội xình. Cha được chúng nó thay phiên nhau cõng Cha đi, mà chúng nó còn chê Cha sao nhẹ cân quá! Cha nói với tụi nó-Nếu tụi nó có lo gì cho Cha thì phải biết, nếu không có trầu Cha không chịu nổi - nên tụi nó tìm mọi cách tính điểm, cho Cha có đồ ăn và trầu đầy đủ. Tụi nó cõng Cha đi, rồi cũng chính tụi nó cõng Cha về”.

Nếu ngày nay Cha Sở Đổ Hoàng Sinh còn sống, Không biết mấy anh du kích đó có còn đến cõng Cha sở về thăm vùng Cái Mơn nữa không!.. Hay là các anh cũng leo lên bia “Liệt Sĩ” ngoài nghỉa trang hết rồi...

Năm nay nhơn dịp kỹ niệm 55 năm thành lập trường Thánh Gioan là để ôn lại những kỹ niệm một thời xa xưa dưới mái trường thân yêu, tưởng chừng như không bao giờ có dịp nhắc nhớ lại, nhắc tên từng bạn bè củ, thầy cô kính yêu, và nhất là không bao giờ

nghĩ là chúng ta có dịp nhìn lại hình ảnh trường xưa với bạn bè vui chơi nô đùa. Với chủ đề “ Nhớ Trường Xưa Bạn Củ” mà bấy lâu chúng tôi hằng ấp ủ, trong Ban Biên Tận Đặc San Trà Vinh Số 10 nầy để chúng ta có dịp nhìn lại đầy kỷ niệm thân thương của ngày xưa đã qua. Kính mong quý thầy cô kính mến, cùng tất cả bạn bè thân thương ngày nào, hảy xem đây là những kỷ vật cuối cùng của cuộc đời học sinh mà chúng tôi hằng trân quý trên bước đường lưu lạc ngay trên quê hương Việt Nam và những hình ảnh đó vẫn theo tôi trên bước đường lưu vong ở xứ người xa xôi nầy. Đến nay đã hơn nửa thế kỷ đi qua, có rất nhiều thầy cô của trường Thánh Gioan đã vắng bóng, có rất nhiều bạn bè trường Thánh Gioan ra đi vĩnh viển; mỗi khi nghe được tin các bạn bè ai còn, ai mất khiến cho chúng ta không khỏi ngậm ngùi thương cảm. Hiện nay có nhiều học sinh và thầy cô Thánh Gioan đinh cư khắp nơi trên thế giới, Nếu các thầy cô và bạn bè còn sống đến nay thì cái điều chắc chắn là tất cả chúng ta đều giống nhau ở chổ mái tóc điểm sương với thời gian...Chúng tôi ước mong sao những lời thô thiển nầy gởi đến tất thầy cô, các bạn cùng trường hãy cố nối kết liên lạc, nối lại dây thân ái để chúng ta có dịp gặp gỡ lại nhau, hiểu biết nhau và tùy hoàn cảnh tương trợ thăm hỏi nhau trong nhửng ngày cuối đời cho ấm lòng tình nghỉa trường xưa bạn củ, và ước mong nếu thuận tiện chúng ta tổ chức Ngày Hội Ngộ Liên Trường Trà Vinh gặp nhau cho thỏa tình thân hữu nhớ mong bấy lâu nay. Ước mong lắm thay!..

Nguyễn Văn Vui

Gia Đình Cụ “Vui trẻ” trước Miếu Tiền Vảng Trường Tiểu Học Phú Vinh: Nhân (TTT), Vui (Thánh Gioan), Thu Vân (TTT,Thánh Gioan), Thu Hương (Công Lập), Liễu Nhự (Nguyễn Quang Anh) 1962

Page 10: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 150

Thành ngữ, Tục ngữ, Ca Dao về cọp Tiền Lạc Quan sưu tầm

Năm nay, năm Canh Dần 2010 tức là năm con cọp hay con hổ, vậy chúng tôi xin chép một số thành ngữ, tục ngữ và ca dao nói về con cọp, hay có liên quan đến con cọp: 1-Ăn như hổ đói 2-Ăn như hùm** hổ đố 3-Ăn từ Dần* chí Dậu (hay: Ăn đầu Dần cuối Dậu, cũng như: Ăn từ chuối trồng cho tới chuối trổ) 4-Bán hổ mua hùm (cũng như: Tránh hùm mắc hổ) 5-Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô trối : Tay không đuổi cọp, không thuyền qua sông, chết đừng trách (Luận-Ngữ - chỉ những kẻ hữu dũng vô mưu) 8-Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử : Không vào hang hổ, làm sao bắt được hổ con 9-Bất úy mãnh hổ, nhi úy sàm ngôn : Chẳng sợ cọp dữ mà sợ lời gièm pha 10-Cáo đội lớp cọp (cũng như: Dương chất hổ bì; Hươu trùm lớp cọp) 11-Cáo mượn oai hùm – Hán Việt: Hồ giả hổ uy 12-Cọp ăn bù mắt (hay: Cọp nhai bọ mắt) 13-Cọp ăn có nòi 14-Cọp ba chân, người đi rừng còn sợ 15-Cọp chết ba năm, quay đầu về núi 16-Cọp đực đánh dái, cọp cái đánh nây 17-Cọp kêu là cọp đói, cọp không nói là cọp no 18-Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận 19-Cọp ngã, lắm kẻ cầm dao 20-Cọp nhai đậu phộng 21-Cọp tha ma bắt (cũng như: Quỷ tha ma bắt) 22-Cọp thấy rừng 23-Cọp về làng như Thành Hoàng về miễu 24-Cô mèo cháu cọp (hay: Con mèo là dì con cọp) 25-Cửu ngưu nhị hổ : Chín trâu hai cọp 26-Cha rồng con cọp 27-Chọc chi lang sói hùm2 beo ... 28-Chuột dắt theo cọp vàng 29-Dã tượng kích hùm** 30-Dần1, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung 31-Dữ hổ mưu bì : Tìm cọp lấy da 32-Dữ như cọp - Dữ như cọp cái 33-Dữ như cọp, hỗn như gấu 34-Dựa hơi hùm2, vểnh râu cáo 35-Dương chất hổ bì : Da cọp lòng dê (cũng như: Cáo đội lớp cọp; Hươu trùm lớp cọp) 36-Dưỡng hổ di hoạn (hay di họa, di hại): Nuôi hùm để họa 36-Dưỡng hổ thương sinh : Nuôi cọp, cọp cắn mình 38-Đả hổ đả tam tinh, trảm xà trảm lưỡng khúc: Đánh hổ lựa chỗ giữa trán, chém rắn chém làm hai khúc 39-Đánh lằn da hổ, xoa ngọt vuốt miêu

40-Đầu Dần1 cuối Dậu 41-Đâm đầu vào hang hổ 42-Điệu hổ ly sơn : Dụ cọp rời núi 43-Đủng đỉnh như cọp ăn no, rống to như hùm theocái 44-Được đầu voi, đòi đầu cọp (cũng như: Được voi đòi tiên) 45-Giàu giờ Ngọ, khó giờ Dần* 46-Gió đưa hơi cọp khiếp oai chồn 47-Hà chính mãnh như hổ : Chính sách hà khắc, hại còn hơn mãnh hổ 48-Ham hang hùm** đầu rắn 49-Hàm chó, vó ngựa, cựa gà, da hổ 50-Hang hùm** ai dám mó tay 51-Hang hùm đầm rắn 52-Hàng long phục hổ 53-Họa hổ bất thành 54-Hổ bảng danh đề (cũng như: Bảng hổ đề danh hay Danh đề bảng hổ) 55-Hổ cậy gần rừng 56-Hổ dữ còn cử thịt nhau 57-Hổ già cao mưu (cũng như: Mèo già hóa cáo) 58-Hổ độc bất cật nhi : Hùm dữ chẳng ăn thịt con 59-Hổ khiếp long kinh 60-Hổ lạc bình dương bị khuyển khi (xem ca dao) 61-Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng Tăng tàn 62-Hổ lui lang tới 63-Hổ nằm trong cũi vẫn còn oai 64-Hổ ngạ phùng nhân thực, nhân cùng khởi đạo tâm: Cọp đói gặp người thì ăn, người túng quá sinh trộm cắp (xem ca dao) 65-Hổ phụ sinh hổ tử, Long mẫu xuất long nhi 66-Hổ sợ nhổ lông, rồng sợ bứt vảy 67-Hổ tịnh gốc đa, thầy tọa hầm đá 68-Hổ tử hùng tâm tại 69-Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh : Cọp chết để da, người ta chết để tiếng (hay: Báo tử lưu bì: … : 70-Báo/Beo/Hùm chết để da, ...) 71-Hổ trục quần dương : Cọp đuổi bầy dê 72-Hổ về buông, làm buồn dân bản thượng 73-Hùm beo rắn rết 74-Hùmcó vi; Hùm có thêm vi; Trời bao giờ cho hùm có vi /vây (xem ca dao) 75-Hùm giết người hùm ngủ, người giết người thức đủ năm canh 76-Hùm hét La Hà, bò đi Đá Nhảy 77-Hùm mất hươu, tiếc hơn mèo mất thịt 78-Hùm mất thịt 79-Hùm thiêng mắc bẫy mọi 80-Hươu trùm lớp cọp (cũng như: Cáo đội lớp cọp; Dương chất hổ bì)

Page 11: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 151

81-Kiến hổ khổ tam niên : Thấy hổ khổ ba năm 82-Ky cóp cho cọp nó xơi 83-Kỵ hổ nan hạ : Cỡi cọp khó xuống (cũng như: Leo lên lưng cọp; Cưỡi trên lưng cọp; Ngồi trên lưng cọp) 84-Khóc như cọp mếu 85-Khỏi truông trổ bòi cho khái ** 86-Làm hùm làm hổ 87-Lon ton như hùm con xuống núi 88-Long đàm hổ huyệt : Đầm rồng hang cọp 89-Long hành hổ bộ: Rồng đi cọp bước (Tướng đi như rồng, bước đi như cọp) 90-Long hổ tranh châu 91-Long ngân hổ tiếu 92-Long ngộ vân, hổ ngộ phong : Rồng gặp mây, hổ gặp gió (tương tự: Vân tùng long, phong tùng hổ) 93-Long tàn hổ phục 94-Long tinh hổ mãnh 95-Long tương hổ bộ 96-Long tranh hổ đấu 97-Lùa dê vào miệng cọp 98-Lưỡng hổ tương đấu, tất hữu nhất thương: Hai con cọp tranh nhau, ắt sẽ có một con bị thương 99-Ma Vạn Hộ, cọp Đồng Giao 100-Mãnh hổ nan địch quần hồ: Cọp dữ (hay cọp lẻ) khôn cự cáo bầy 101-Mạnh như hổ/trâu 102-Mặt rồng, bộ hổ, văn không đỗ cũng võ quan 103-Mây hòn Heo, heo Đất Đỏ, gió Tu Hoa, cọp Ồ Lòa, ma Đồng Cháy 104-Mèo không cồ, cũng làm cô ông hổ 105-Miệng hùm chớ sợ, vảy rồng chớ ghê 106-Miệng hùm gan sứa 107-Miệng hùm nọc rắn 108-Mỏ ác còn mềm, còn đeo vấu cọp 109-Mượn hơi hùm rung cây nhát khỉ 110-Nam thực như hổ, nữ thực như miêu : Nam ăn như cọp, nữ ăn như mèo 111-Nợ mười hùm chưa đủ, đâm một thỏ thấm chi! 112-Nghé non không sợ cọp (cũng như: Si nhi bất úy hổ; Điếc không sợ súng) 113-Nhảy như hổ gặp ổ kiến càng 114-Nhập sơn cầm hổ dị; Khai khẩu cốc nhơn nan 115-Nhất ong vỡ tổ, nhì hổ ba chân 116-Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá (Phá sơn lâm là đụng chạm tới cọp) 117-Nhất san bất tàn nhị hổ : Một núi không thể có hai con cọp (cũng như: Rừng nào cọp nấy) 118-Nhục huyền hổ khấu 119-Như cọp sổ chuồng 120-Như hổ thiêm dực - Như hùm có vi 121-Những quân ác lắm, dím (nhím) bắn, cọp tha 122-Oai như hổ giấy 123-Quan võ bình văn như ông Vằn2 thổi sáo 124-Quân vô tướng như hổ vô đầu

125-Quần hồ bất như độc hổ: Cáo bầy không bằng cọp một; Bầy chồn không bằng một con cọp 126-Răng khểnh, ông kễnh** phải gờm 127-Rừng nào cọp nấy (cũng như: Nhất san bất tàn nhị hổ : Một núi không thể có hai con cọp) 128-Rừng rậm có hùm, sông sâu có sấu 129-Si nhi bất úy hổ : Trẻ con không sợ cọp (cũng như: Nghé non không sợ cọp) 130-Sợ cọp chớ ai sợ cứt cọp 131-Sợ cọp, sợ cả phân cọp 132-Sức hổ mưu hồ: Sức mạnh như hổ, mưu như chồn 133-Tả thanh long, hữu bạch hổ : Bên trái rồng xanh, bên phải cọp trắng 134-Tay long tay hổ (cũng như: Văn võ song toàn) 135-Tiền môn khước hổ, hậu hộ tiến lang : Cọp vừa rút lui, chó sói lại đến 136-Tọa quan hổ đấu: ngồi nhìn hai con cọp đấu nhau 137-Tuổi Dần* cao số 138-Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm 139-Thả cọp về rừng (hay: Thả cọp về núi – Hán Việt: Phóng hổ quy sơn) 140-Thở như cọp rống 141-Tránh hùm mắc hổ (cũng như: Bán hổ mua hùm) 142-Tránh ông Cả, ngã phải ông Ba Mươi** (cũng như: Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa) 143-Trên rừng thì hổ lang, dưới làng thì mặt rỗ 144-Tróc hổ dị, phóng hổ nan 145-Úy Thục như úy hổ 146-Vai hùm lưng gấu 147-Vân tùng long, phong tùng hổ: Mây theo rồng, gió theo cọp (tương tự: Long ngộ vân, hổ ngộ phong) 148-Vẽ cọp giống chó - Hán Việt: Họa hổ loại cẩu - Từ câu: Hoạ hổ bất thành, phân loại cẩu dã 149-Vẽ hổ không thành, mang họa vào thân 150-Vẽ hùm thêm cánh 151-Vi hổ phó dực: Chắp cánh cho hổ 152-Vuốt râu hùm 153-Xỉa răng cọp 154-Yếu như sên, mạnh như hổ

Hình vẽ con cọp của học sinh một trường tiểu học, được

trưng bày tại Crocodylus Park, Darwin, Bắc Úc.

Page 12: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 152

Ca Dao

Ai đua sông trước thì đua, Sông sau có miếu thờ vua núi rừng.

Chén hương bát nước tân xuân, Trước là Thượng Đế, sau thần Ba Mươi. **

Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu, Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn.

Đường rừng nhất ông Ba Mươi, **

Thứ hai rắn độc, đười ươi đời tàn.

Mèo tha miếng thịt thì đòi, Kễnh** tha con lợn, mắt coi chừng chừng.

Mèo tha miếng thịt xôn xao, Kễnh ** tha con lợn thì nào thấy chi.

Thái Nguyên nổi tiếng hổ cao, Biên Hòa bưởi ngọt, yến sào Nha Trang.

Tuổi Dần * con cọp chỉnh ghê ! Bắt người cắn cổ tha về non cao.

Nhà bây chết lợn toi gà, Năm ba ông kễnh viếng nhà tối nay.

Ba, bốn năm anh ở trên rừng, Hổ gầm, vượn hót anh nửa mừng nửa lo.

Ba mươi kẹ, cọp vểnh râu, Mùng Một ông kễnh đi đâu một mình.

Trời sinh hùm 2 chẳng có vây, Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời.

Gan cọp thì thật là to, Nghe chuông nghe mõ, chẳng co cũng chạy.(?) ***

Hùm thiêng khi đã sa cơ Đành cho lũ chó, lũ hồ vuốt đuôi.

Giàu sang ở bên nước Lào, Hùm tha rắn cắn tìm vào cho mau.

Kiến bò miệng chén bao lâu, Phù du lướt gió, ruồi bâu miệng hùm.

Mèo ngao cắn cả ông Thầy,

Ông Thầy vật chết cả bầy mèo ngao.

Mèo ngao cắn cổ ông Thầy, **

Thuốc đâu mà chạy cho đầy cổ ông ?

Chạy ù xuống bể lôi tàu lại; Dông tuốt lên non bắt cọp về.

Bao giờ cho đến tháng Ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,

Hùm nằm cho lợn liếm lông, Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi. Nắm xôi nuốt trẻ lên mười. Con gà nậm rượu nuốt người lao đao...

Cọp kễnh ** mà sợ ểnh ương, Quân tử đường đường ngán mồm gái ...

Nhác trông tưởng tượng tô vàng, Nhìn lâu mới biết hổ bằng giấy chơi !

Con gái mà lấy chồng xa Cũng như thân phận cọp tha lên rừng. Con là trai gái trong nhà Phải như mãnh hổ và là bạch miêu. Con ơi con ngủ cho lâu Để mẹ lên núi vuốt râu ông Thầy. **

Dạy con, con chẳng nghe lời, Con nghe ông kễnh 2 đi đời nhà con Đánh hổ mà đánh tay không Thà về xó bếp giương cung bắn mèo. Đứa nào được Tấn quên Tần, Xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha.

Một mình thơ thẩn bên rừng, Mảng mê ong đóng quên hùm 2 bên tai.

Người đâu người lạ thế này, Nuốt như lão hổ, bước tày lão voi.

Rừng xanh con cọp nó gầm, Hỡi cô chồng đánh la rầm xóm kia.

Giương cung rắp bắn hổ vàng, Chẳng may lại phải một đàn đười ươi.

Hổ hùm là vật ở rừng, Tuy là hùm dữ ít từng hại ai. Những e người dữ hơn hùm, Lòng sâu độc ác đã từng giết nhau.

Hùm dữ nhờ nanh dài vuốt nhọn, Nước mạnh nhờ tướng giỏi tôi trung. Lấy chồng thì phải theo chồng, Chồng vào miệng cọp, đầm rồng cũng theo.

Lấy vợ chớ lấy tuổi Dần,

Nếu mà hó hé nó dần mềm xương.

Xấu hổ nhưng mà tốt lồng, Đến khi no lòng, tốt cả lồng lẫn hổ.

Page 13: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 153

Ông Ba Mươi 2 nhát đười ươi, Đười ươi vắt vẻo tươi cười cành cao.

Hổ đói mới ăn thịt người, Người nghèo túng quá ắt thời trộm gian.

Tam hung là Tỵ, Mẹo, Dần,

Tam vui là Dậu cùng Thân với Mùi.

Tuổi Mùi cùng với tuổi Dần,

Chị em chớ lấy kẻo thân thiệt thòi. Một năm là mấy tháng xuân ? Một ngày là mấy giờ Dần 1 sớm mai ?

Miễn bạn đành ừ, qua chẳng từ lao khổ, Dẫu đăng sơn cầm hổ, dẫu nhập hải tróc long …

Lên rừng hóa hổ, về đồng hóa long, Trời xui đất khiến hai đứa con dòng gặp nhau.

Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi hàng : Tiết Đinh San sao dám giương giàng bắn cha ? Tiết Nhơn Quí nằm dưới gốc đa Hóa hình cọp bạch, Tiết Đinh San bắn lầm Câu đối Họa hổ, họa bì, nan họa cốt ; Tri nhân, tri diện, bất tri tâm. Nghĩa: Vẽ cọp, chỉ vẽ được da chớ khó vẽ được xương; Biết người, chỉ biết mặt chớ không thể biết được lòng người. Long du thiển thủy tao hà hí, Hổ lạc bình dương bị khuyển khi. Nghĩa: Rồng lạc xuống khe bị tôm chích,Cọp xuống đồng bằng bị chó khinh

Ghi Chú *- Dần: Khi nói đến từ ngữ “Dần”, người ta thường nghĩ đến con cọp, như nói năm Dần tức là năm con cọp, tuổi Dần là tuổi con cọp, v.v... Thật ra “Dần” không có nghĩa là cọp, mà là tên một địa chi trong 12 địa chi hay 12 con giáp. Con cọp là con vật biểu trưng cho chi Dần. **- Hùm, Khái, Ông Ba Mươi, Ông kễnh, Ông Vằn: Có lẽ trong 12 con Giáp, con cọp có nhiều tên gọi nhất : cọp, hổ, hùm, “khái”, “Ông Ba Mươi”, “Ông kễnh”, “Ông Thầy”, “Ông Vằn”, ... Miền Nam kêu là “cọp”, miền Bắc gọi là “hổ”; “hổ” là từ Hán Việt. Những tên gọi kia có lẽ được dùng để “kiêng”hay “kỵ húy” (kỵ tên), để tránh tiếng “cọp”hay tiếng “hổ”, sợ “ổng”nghe kêu tên ổng, ổng đến ăn thịt chăng ? ***- Không biết sao câu ca dao này dùng từ “chạy” chớ không dùng một từ có dấu huyền ( ` ), như những câu lục bát thông thường ? (hay có lẽ tôi đã chép sai ?) ****- Không biết sao hai câu ca dao này bị bỏ lửng …? (hay có lẽ tôi đã chép thiếu ?) Kính mong quý vị sửa chữa và bổ khuyết cho 3 câu ca dao nêu trên.

Cọp trong thơ văn Có rất nhiều thơ văn có liên quan đến con cọp, trong đó có bài Nhớ rừng (Lời con hổ ở vườn bách thú)

của Thế Lữ mà có lẽ ai cũng biết và cũng có bản tiếng Việt. Vậy chúng tôi xin chép một đoạn bản dịch tiếng Anh để làm tài liệu tham khảo (không biết tên người dịch). Chúng tôi cũng không có đoạn sau, kính mong quý vị bổ túc, nếu biết.

Missing Jungle Life (Voices of a tiger in the zoo)

“ ... Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, ... ”

“... I lie down to watch time passing by ...” (Thế Lữ, Nhớ Rừng)

Con cọp ở Crocodylus Park, Darwin, Bắc Úc (Ảnh: T.L.Quan, 25-7-2008)

In a metal cage, swallowing anger I lie down to watch time passing by, I sneer at those humans, so cocky and stupid. Showing wild prowess, I raise eyebrows to scare them off. Fallen in a trap, I was captured and humiliated. They put me on display as a weird object At the same level as the nutty bears And next to the couple of carefree leopards. Painfully, I keep to myself the memories Of those days of proud dominance and complete freedom.

Page 14: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 154

I missed the forest with lofty trees and their long shadows, The forceful winds and the deafening sound of cascades. With a blare of reverberating roar, I walked majestically, My body moved like rhythmic waves Among thick bushes and tall grasses. When my fierce eyes shined in the dark, Everything immediately lay quietly without move. I knew that I was the Lord of all Amid the nameless flora of this universe. Whither can I find those golden nights by the creek When I drank my thirst after a hearty dinner? Whither are those days of thunderous storms That changed the landscape of my cherished domain? Whither are those rare moments at day break when birds, Amongst green trees awashed in sunshine sang for my fantastic dream? Whither are those moments at dusk when blood was everywhere, That I waited for the last hot rays of sunset? Of these mysterious secrets I am the only one to know. Alas! Whither are those glorious days?

“ ... Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu ... ”

Con cọp ở Crocodylus Park, Darwin, Bắc Úc (Ảnh: T.L.Quan, 25-7-2008)

Sơ lược về con cọp ở Bắc Úc Lục địa Úc Châu không có cọp. Chỉ có vài

con được nhập vào Úc, nuôi trong các sở thú để bà con coi chơi. Con cọp trong những bức ảnh trên tên là “SABRE” hiện đang ở Crocodylus Park, Darwin, Bắc Úc. Đây là con cọp đực thuộc giống Bengal (Bengal Tiger, gốc từ Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, ...), nặng 110Kg (242.5 Lbs).

“Thành tích” của con cọp này chẳng có gì đặc biệt. Cọp Sabre sinh tháng 11 năm 1992 và đã được

huấn luyện để hát xiệc. Sau đó khi gánh xiệc bị “dẹp tiệm” (không rõ là gánh xiệc nào và lúc nào gánh xiệc đóng cửa), Sabre “dọn” về một sở thú (wildlife park), ở vùng Barcaldine, Queensland. Đến tháng 10 năm 2000 thì được về Crocodylus Park, Darwin, ở chung với cá sấu, beo, sư tử, nhiều giống khỉ cùng nhiều loài chim thú khác. Có lẽ con cọp này không “nhớ rừng” như con cọp của Thế Lữ, vì nó đâu có biết rừng là gì !

Bảng đề tên con cọp Sabre ở Crocodylus Park, Darwin, Úc

(Ảnh: T.L.Quan, 25-7-2008)

Cọp Sabre là con thú “biểu tượng may mắn” cho Tiểu đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn Quân Đội Hoàng Gia Úc (tạm dịch: “Mascot of the 5th Battalion - The Royal Australian Regiment”). Thỉnh thoảng cọp Sabre tham gia những cuộc diễn binh hoặc diễn hành cùng Tiểu đoàn 5, để ... “hù thiên hạ” ! (Trên bảng đề vậy chớ thật ra từ hồi qua Úc tôi chưa được thấy con cọp này đi diễn binh bao giờ!).

Tiền Lạc Quan

Yêu Mai

Hoa mai hoa cúc hoa hồng Loài hoa tôi thích nhất là hoa mai

Tươi vui mổi độ xuân về Hoa mai nở rộ nụ cười mùa xuân

Yêu mai yêu mải một đời Cùng nhau ta hát lên bài tình yêu

ViệtVănTràVinh September 2009

Page 15: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 155

Maùi Tröôøng Xöa Thaân Yeâu Nguyễn Minh Cần

Tôi muốn nói là mái Trường Tiểu Học của Thị Xã Trà Vinh thời xa xưa, nơi tôi đã trải qua 5 năm cấp Tiểu Học từ 1936 đến 1940 và sau đó tôi lại được trở lại quê hương Trà Vinh làm việc tại ngôi trường than yêu nầy từ năm 1952 đến cuối năm 1956.

Vị trí của ngôi trường Tiểu Học. 1. Bốn dãy nhà gạch lợp ngói:

Trường Tiểu học nầy đã được xây cất nơi đường Hàng Me, bên hông trái dinh Tỉnh Trưởng và cạnh bên dinh Phó Tỉnh Trưởng. Từ đầu đường, khởi đi từ trước cửa sở Trường Tiền (Công Chánh) ngang qua Kho Bạc (Ngân Khố) khoảng 100 thước thì đến cổng chánh của Trường. Trường Nam tọa lạc trên một khu đất vuông mỗi cạnh khoảng 100 thước. Nơi bốn cạnh được xây cất bốn dãy nhà dài, nên từ ngoài nhìn vào thì không thấy sân rộng ở giữa. Dãy nhà đầu là văn phòng của vị Thanh Tra Hàng Tỉnh, đối diện một dãy lớp học phía sau nằm cạnh con đường đá đỏ trước cổng thứ hai vào Nhà Thương (Bệnh Viện) Trà Vinh. Hai bên cạnh là hai dãy lớp học đối diện nhau: bên trái dọc theo con đường từ khám đường thẳng vô cổng chánh của Bệnh Viện ngang qua một Trại Lính, dãy lớp thứ ba bên phải dọc theo con đường phía sau chùa Ông Mẹt. Quanh bốn dãy nhà nầy có xây rào tường thấp. Học sinh ra vào ở ba cổng: một là cổng chính trước văn phòng Thanh Tra và hai cổng phụ bên phải và trái. Còn cạnh phía bên Nhà Thương thì không có cổng sau. Mỗi dãy có khoảng 5 lớp học khang trang trên một nền gạch cao ráo và mỗi lớp có 4 cửa ra vào rất thoáng mát.

Đường Hàng Me ở Trà Vinh

2. Một hồ bơi: Trong sân Trường từ văn phòng Thanh Tra

nhìn ra bên phải lại có xây một hồ bơi nhỏ khoảng

12,50 thước mỗi cạnh để cho học sinh tập bơi lội. Quanh hồ có trồng hoa vàng gọi là Huỳnh Hoa (hoa móng rồng) luôn trổ bông quanh năm rất đẹp.

3. Một nhà trú mưa: Đối diện hồ bơi, bên trái có một dãy nhà dài nền thấp hơn các lớp học dành để cho học sinh trú mưa trong lúc giờ chơi và có bàn ghế để học sinh ăn trưa.

Nhà trường có tổ chức nấu ăn trưa cho những học sinh ở xa khỏi phải về nhà, ở lại trường ăn cơm rồi tiếp tục học buổi chiều. Thời đó, học sinh học hai buổi, nghỉ học ngày Thứ Năm và Thứ Bảy trong tuần. Nhiều học sinh ở vùng Ba Se, Đầu Bờ, Trốt, Vàm…được ở lại ăn cơm và chỉ trả một giá rẻ, học sinh nghèo được miễn phí.

Bên hông phải của dãy lớp dọc trước Thà Thương, có xây một dãy nhà vệ sinh, nền cao hơn lớp học, còn bên trái có một khoảnh đất trống làm Học Viên để học sinh học trồng rau cải, mỗi lớp học thay phiên tưới rau vào mỗi buổi chiều.

4. Miếu Tiền Vãng: Thời tôi học chưa có và Ngôi Miếu nầy chỉ

được xây cất khoảng năm 1946 hoặc 1947. Miếu Tiền Vãng là nơi thờ quý vị Tôn Sư tức là những Thầy và Cô Giáo đã dạy học tại Trà Vinh theo truyền thống ‘Tôn Sư Trọng Đạo’ của người Việt Nam. Miếu có mái ngói đẹp như mái chùa nhưng không lớn, mỗi bề chỉ khoảng mươi thước.

Miếu được xây cất giữa sân trường trước các dãy lớp học và đối diện với văn phòng Thanh Tra. Trước Miếu có trồng hai cây Liễu Rũ và ngày ngày đều có hương khói bốn mùa. Học Sinh có thể lên để bái xá các vị Thầy có ghi danh trên một bảng đá mài.

Khoảng mùa Hè năm 1947, Cụ Đốc Phủ Nguyễn Ngọc Thơ về Trà Vinh thăm quê vợ và có ghé qua viếng Miếu Tiền Vãng nầy. Thấy đẹp và có ý-nghĩa nên Cụ đã hỏi xin mẫu bản đồ thiết kế rồi trở về Long Xuyên cho xây cất một Miếu Tiền Vãng y khuôn trong sân Trường Tiểu Học của Thị Xã Long Xuyên mà thời đó Cụ là Tỉnh Trưởng.

Như vậy, có lẽ Trà Vinh là Tỉnh lỵ đầu tiên có ngôi Miếu Tiền Vãng và Long Xuyên là Tỉnh thứ hai có ngôi Miếu như thế. Gần đây khi trở về thăm quê hương Trà Vinh năm 2008, tôi thấy văn phòng Thanh Tra đã bị phá thủng đoạn giữa và từ cổng chính nhìn vào thấy ngôi Miếu Tiền Vãng mà thời trước phải vào cổng rồi rẻ trái vòng vô sân trường mới thấy ngôi miếu.

Đó là hình ảnh xa xưa của mái trường thân yêu Tiểu Học Trà Vinh mà tôi đã được đến học từ lúc

Page 16: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 156

6 tuổi năm 1936. Vì quá xưa nên không nhớ tên của 4 con đường quanh trường nhưng chắc chắn là 4 con đường đã được mang danh của những người Pháp có công với chánh quyền thuộc địa thời đó.

Thời nầy dân chúng quen dùnh những danh từ nôm na như: - Đốc học là ông Hiệu Trưởng. - Cu li là những ông lao công của trường quét dọn sân, đóng mở cửa trường. Lớp học thì do các học sinh luân phiên quét dọn hằng ngày. - Sở Trường Tiền là Ty Công Chánh. - Nhà Thương là Bệnh Viện. - Tòa Bố là Tòa Hành Chánh. - Kho Bạc là Ty Ngân Khố.

Những Kỷ Niệm với Trường Tiểu Học Trà Vinh. 1. Kỷ niệm về qúi Thầy:

Trong đoạn nầy tôi xin được nêu tên thật của qúi Thầy dạy tôi với mục đích tỏ lòng tri ân những vị đã có công dạy dổ tôi lúc ấu thơ và cũng mong may ra có độc giã đã cùng học với qúi thầy cùng tưởng niệm. Tuy nay tôi đã 80 tuổi đời nhhyưng chắc cũng còn những bạn đồng lứa tuổi sẽ đọc bài nầy và sẽ cùng bổ khuyết và hồi nhớ lại một thời dĩ vãng xa xưa tại quê nhà Trà Vinh. - Lớp Năm A (niên khoá 1936-1937): tức là Lớp I ngày nay, sau khi đã học lớp Mẫu Giáo ở Tư Thục Nguyễn Văn Chưởng lúc 5 tuổi, vì chỉ có Tư Thục nầy mới có lớp Mẫu Giáo, còn gọi là Lớp 6, Tôi xin vào học Lớp Năm trường Tiểu Học Trà Vinh (trường công) với Thầy Nguyễn Văn Trượng, dạng người mập mạp, da ngâm, vẻ hiền từ và không khi nào đánh học sinh một roi. Thầy chỉ dùng roi mây để chỉ trên bảng đen những vần thơ lục bát mà tôi vẫn còn nhớ: Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra… Và bài Con Trâu với người đi cày: Trâu ơi ta bảo trâu nầy

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta… - Lớp Tư A (niên khoá 1937-1938): Từ Lớp Năm A, tôi được lên lớp Tư A học với Thầy Nguyễn Văn Trọng thường mặc áo dài đen và Thầy có một con mắt chột. Mỗi lần đọc chánh tả Thầy nhìn ra cửa sổ phía ngoài, nhưng thật sự là nhìn xuống bàn chúng tôi với con mắt còn thấy rõ, còn con mắt chột thì hướng ra ngoài nên dchúng tôi lo sợ khi muốn ‘cọp dê’ (copier) bài của bạn bên cạnh thì hảy coi chừng Thầy bắt được vì mình không biết Thầy nhìn chỗ nào ?

Một đặc biệt nữa là Thầy có nhiều roi trúc đủ cở ngắn dài…để gần cả chục nhưng Thầy ít đánh ai. Thường học sinh nào ngủ gục hoặc nói chuyện trong lớp Thầy lấy gậy gỏ nhẹ lên đầu để cho giật mình chú ý nghe Thầy giảng bài. Gậy của Thầy có cây dài để có thể gỏ tới đầu những học sinh ngồi bàn cuối lớp, vì Thầy không hề bước xuống và đi quanh bàn học sinh. Thỉnh thoảng Thầy bắt học sinh Nam xếp hàng ngang một bên, phía dưới bảng đen để Thầy dạy một lần 4, 5 học sinh. Thầy ghét nhứt là nói chuyện trong lớp.

“Em tan trường về…”

Có lần một nhóm chúng tôi lo ra, nói chuyện thì bị Thầy gọi lên xếp hàng. Chúng tôi chạy nhanh lên để dành cho được chổ nằm sát bộc cây dưới bàn của Thầy. Khi Thầy cầm cây trúc dài từ trên đánh xuống thì học sinh nào nằm sát không bị roi trúng mông vì cây roi chạm cạnh bộc cây, chỉ học sinh nào nằm phía xa là lảnh dủ roi vào mông. Nhưng Thầy chỉ đánhn khẻ chớ không đánh mạnh, vã lại roi bằng cây trúc bọng nên có trúng cũng chẳng đau đớn chi cả, chỉ làm cho học sinh sợ mà thôi.

Thầy còn một lối đánh mà chúng tôi sợ nhứt là chụm các ngón tay lại, đưa lên cho Thầy gỏ bằng cây thước nhỏ, nhưng Thầy thường đánh hụt vì mắt Thầy không nhìn rõ và học sinh sợ quá nên rút tay né tránh.

Thầy Trọng lớn tuổi hơn Thầy Trượng, hớt tóc ngắn, đầu đã bạc hoa râm có vẻ như một Thầy Đồ Nho xưa. Lớp Tư A cách Lớp Năm A một căn và có cửa sổ hướng sang Nhà Thương của Tỉnh. - Lớp Ba C (niên khóa 1938 – 1939):

Từ lớp Tư A tôi lên lớp Ba C học với Thầy Lương Văn Hi, vóc dáng mập người không cao. Thầy cũng ít khi xuống từng bàn học sinh, khi nào học sinh không thuộc bài thì Thầy gọi lên bàn của Thầy rồi nói’xích lại đây’ xong lấy tay để vào ngực học sinh véo da non cũng khá đau. Năm nầy học sinh tăng khá đông nên Lớp Ba C được lấy một phòng bìa của dãy nhà thuộc văn phòng Thanh Tra, cạnh bờ tường của Dinh Phó Tỉnh Trưởng làm lớp học. - Lớp Nhì 1A (Niên khóa 1939-1940) :

Page 17: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 157

Từ lớp Ba C tôi lên học Lớp Nhì 1A với Thầy Nguyễn Văn Toàn, người thấp không bao giờ đánh học sinh cũng chẳng có cây roi nào. Thầy Toàn có ngôi nhà với sân rộng ở cạnh nhà thờ Trà Vinh và thỉnh thoảng chúng tôi đến nhà Thầy vào ngày Chủa Nhật bẻ khế ăn. Thầy Toàn vui vẻ, mặt hay tươi cười nhưng học sinh không dám làm ồn trong lớp học. Lớp nầy có cửa nhìn ra phía sau chùa Ông Mẹt.

Trại Hè Ao Bà Om 1955 với Thầy Vân và Thầy Cần

- Lớp Nhì 2A (Niên khóa 1941-1942): Tôi được lên lớp Nhì 2A với Thầy Võ Văn

Thế. Một vị Thầy luôn ăn mặc sang trọng thường với bộ tussor màu hột gà, chuyên đi bách bộ từ nhà đến trường. Thầy ở trong căn phố đối diện với ‘bót ông cò’ gần hồ bơi công cộng của Tỉnh, nhìn ra đồng ruộng. Đặc biệt Thầy ngậm ống vố, đầu chưa sói nhưng trán trợt và tướng mạo thông minh sang trọng như ông điền chủ. Thầy chỉ có cây roi đặc biệt nhỏ xíu và ngắn, trong giờ chính tả Thầy đi từ bàn nầy đến bàn khác, đứng phía sau lưng nhìn xem học trò viết sau khi thầy đọc xong, và… đợi nếu viết sai thì Thầy nẹt chiếc roi nhỏ vào tai cũng khá đau. Do đó mỗi lần Thầy đến sau lưng thì chúng tôi ngán lắm và có khi vì sợ mà do dự không biết chữ nào cho đúng để khỏi bị nẹt vào tai !

Lớp Nhì 2A của chúng tôi được ông Hiệu Trưởng chấm điểm sạch sẽ và đẹp nhứt trường, vì Thầy bảo chúng tôi đem khăn vải nhúng dầu nhớt xe để đánh bóng bàn ghế mà không có lớp nào làm như vậy. Trong lớp có một bạn học là con ông chủ hảng tàu Đại Đức đem dầu nhớt của nhà anh cho chúng tôi đánh bóng bàn ghế nhà trường.

Phía sau bàn chót của lớp học có một kệ bằng gổ để trưng bày những dụng cụ canh nông do học sinh làm ‘Thủ Công’ như những dụng cụ bằng tre, trúc, gổ…: bồ lúa, cối xay lúa, cối chày giả gạo, hoặc những con trâu nắn bằng đất sét thật tinh vi mà tôi còn nhớ rỏ (tuy đã gần 70 năm qua) một bạn cùng lớp đã nắn một con trâu nằm nghỉ đẹp không thua gì một sinh viên tốt nghiệp Mỹ Nghệ (beaux-arts), nhưng anh nói thật là do cha anh nắn giùm. Cha anh là một nông dân

ở Đầu Bờ. Thầy Thế là một vị Thầy dạy giỏi nhất của Tỉnh, trước đó Thầy dạy Lớp Nhứt ở quận Càng Long và học sinh của Thầy đã đậu 100%, khoảng 40 học sinh đều thi đậu bằng Tiểu Học hết, rất hiếm có. Do đó Thầy được gọi về dạy tại Thị Xã Trà Vinh.

- Lớp Nhứt A (niên khóa 1942-1943): Sau khi học với Thầy Võ Văn Thế theo lẽ tôi

phải lên Lớp Nhứt A là lớp của Thầy Lê Ngọc Diệp là một vị Thầy có tiếng dạy giỏi của Tỉnh. Thầy rất nghiêm nghị, tay lúc nào cũng cầm cây roi mây dài, vừa đi quanh lớp vừa la hét, thỉnh thoảng đánh roi vào cửa lớp hoặc đánh trên bàn làm học sinh sợ điếng hồn.. Học lớp Thầy thường là giỏi là nhờ vậy, nhưng thấy cũng thường Thầy đánh vào mông. Vì vậy tôi ngán quá lo rồi đây sẽ lên học Lớp Nhứt A với Thầy năm sắp tới! Anh của Tôi đang học với Thầy cứ nói với tôi rằng ‘Mầy mà lên lớp của Thầy thì thế nào mầy sẽ bị nứt đít’ làm cho tôi bị ám ảnh. Sở dĩ Anh tôi nói vậy là thuở nhỏ tôi thích đá bóng, vì nhà ở ngay sân banh, mỗi chiều đi học về đều ra sân, đánh banh mệt thì đêm học bài không siêng năng như Anh tôi. Chủ Nhật lại đá banh trên những con đường nhựa hoặc đường đá đỏ.

Do đó, tôi xin Mẹ tôi cho tôi sang trường Tư Thục học để tránh lên Lớp Nhứt A. Mẹ đã nói với Cha tôi và cho tôi đổi trường. Thật mừng quá và từ năm đó 1941 – 1942 tôi sang học Tư Thục Nguyễn Văn Chưởng là một tư thục có tiếng dạy rất hay. Như vậy tôi đã trở lại tư thục mà tôi học Lớp Sáu năm 1935. Nghĩ lại thì rất tiếc vì lúc đó nếu tôi đủ can đảm chịu đòn để lên Lớp Nhứt A học với Thầy Lê Ngọc Diệp thì về sau tôi sẽ đỗ đạt sớm và cao hơn. Vì Thầy gắt gao thì mình phải lo học và chắc chắn là sẽ được kết quả tốt.

Tuy không học với Thầy nhưng sau nầy trưởng thành tôi thường đến thăm Thầy tại Sài Gòn và Thầy rất tử tế vui vẻ và rất mến tôi vì Thầy cũng quen biết Cha Mẹ tôi, ở nhà cùng xóm thời đó…

Tôi cũng nhớ qúi Thầy tuy không dạy tôi học nhưng cùng một thời gian 5 năm bậc Tiểu Học từ 1936 đến 1941: Thầy Nho, Thầy Huệ, Thầy Minh, Thầy Sắc (dạy lớp Khmer) Thầy Võ Văn Hợi (sau dạy môn âm nhạc)

Bên Trường Nữ Tiểu Học ngay sân banh và phía sau vườn cao su mà thời DUCORO phát triển Thể dục Thể thao thì Tỉnh Trà Vinh cho đốn bỏ cao su để xây cất một sân vận đông rất đẹp có cổng vào và khán đài lợp ngói mái cong y như các chùa Khmer. Vì Tỉnh Trà Vinh có dân số gốc Khmer rất đông nên Trường Nam Tiểu Học có lớp dạy tiếng Pháp cho người Khmer.

Bên Trường Nữ Tiểu Học có ông Đốc Sang tóc bạc trắng và các Cô như: Cô Tốt, Cô Uôi, Cô Đẹp, Cô Chính, Cô Phụng, Cô Của, Cô Sách, Cô Qúi...

Page 18: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 158

2 Kỷ niệm về qúi vị Thanh Tra Học Chánh: Trà Vinh là Tỉnh nằm trong hệ thống giáo dục

liên tỉnh Vĩnh Long – Sa Đéc – Trà Vinh do một Thanh Tra liên tỉnh mà thơi tôi học đều là người Pháp: tôi chỉ nhớ ông Durand sau đó đến ông Courtat và sau khi người Pháp rời Đông Dương thì GS Nguyễn Văn Kính là Thanh Tra Liên Tỉnh.

Trà Vinh cũng như Vĩnh Long và Sa Đéc, mỗi nơi có một vị Thanh Tra hàng Tỉnh mà tôi nhớ từ năm 1936 trở đi đến 1956 là năm tôi rời Trà Vinh: Ông Nguyễn Văn Quân, ông Võ Văn Dinh, ông Long, ông Nguyễn Cao Thăng, ông Phạm Văn Lược, ông Trần Văn Kiệt và ông Vương Hảo Thuận. Ông Vương Hảo Thuận là người sáng lập Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên, là Trường Trung học đầu tiên của Tỉnh Trà Vinh khoảng năm 1956.

Về các vị Thanh Tra Liên Tỉnh, tôi nhớ gương mặt của hai vị người Pháp, ông S. Durand và ông Courtat đều có râu đen ở môi trên. Mỗi năm thi bằng Tiểu Học thi vị Thanh Tra Liên TỈnh xuống làm Chánh Chủ Khảo. Năm nào Ông Durand đến thì năm đó học sinh Trà Vinh bị đánh rớt nhiều nhứt, có lẽ vì ông hơi gắt gao không cho vớt điểm. Do đó dân Trà Vinh thường cho ông Durand một biệt hiệu là ‘Đậu Rang’ và tôi nhớ lúc nhỏ có đến nghe tuyên bố kết quả Bằng Tiểu Học mà thí sinh rớt nhiều, phụ huynh ra về buồ bã nói rằng: ‘Thôi rồi, năm nào “Đậu Rang” tới

thì bị rớt nhiều như vậy’. Ông Courtat thời có vẻ dể thở hơn.

Các vị Thanh Tra Liên Tỉnh ở tại thị xã Vĩnh Long thỉnh thoảng đến Sa Đéc và Trà Vinh để thanh tra. Còn vị Thanh Tra hàng tỉnh thì ở ngôi nhà ngay góc và trong khuôn viên Trường Nữ Tiểu Học. Sau năm 1945, vì quan đội chiếm đóng Trường Nữ và sân Vận Động làm căn cứ quân sự, ông Thanh Tra Phạm Văn Lược phải ở căn phố cạnh Đình Long Đức. Rồi sau đó ông Thanh Tra Trần Văn Kiệt cũng như ông Vương Hảo Thuận ở hai căn nhà mà trước năm 1945 là Trường Bá Nghệ.

Các vị Thanh Tra sau khi rời Trà Vinh, thừng được thuyên chuyển về về dạy tại các Trường Trung Học Cần Thơ, Mỹ Tho và Pétrus Trương Vĩnh Ký.

Các giáo chức hiện nay đa số đều đã từ trần, nay tôi chỉ biết còn một nữ giáo chức là cô Trần Xiễn Uôi đã 95 tuổi vẵn con khoẻ mạnh và trí nhớ minh mẩn đang sống tại Sacramento (Hoa Kỳ) mà tôi có đến viếng thăm năm 2007.

Đến đây là hết giai đoạn 6 năm Tiểu Học của tôi tại Trà Vinh, nơi mái Trường thân yêu xa xưa mà hình ảnh vẫn còn lưu mãi trong tâm trí cũng như những kỷ niệm của nhà trường, của các bạn đồng song thời thơ ấu của tôi.

NGUYỄN MINH- CẦN Cựu học sinh Trường Tiểu Học Trà Vinh 1936-1941

Hàng đầu : Cô Tám Ý, Cô_, Cô Rạng, Cô Mùi, Cô Cẩm Tâm , Cô Tiếng , Ông Ðốc Vương Hảo Thuận,ThầyPhụng, Thầy Hoàng Hoa Lê, Thầy Sương,Thầy Lộc (phía sau thắt cà vạt đen),Thầy Trần Quan Loan - ảnh năm 1959 Ðoàn Duy Ðạt

Page 19: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 159

OÂng Taäp Ñoaøn Tröôûng

Nếu có sự trùng hợp nào đó về về tên tộc trong truyện, xin xem đó chỉ là một trùng hợp ngẩu nhiên - Tác giã kính cáo.

Tư Lượng sinh ra và lớn lên ở ấp Đầu Giồng nầy từ đời ông tới bây giờ, sống bằng nghề làm ruộng rẩy. Đây là đầu của con giồng của xã Phước-Hưng, có người gọi cho đầy đủ là Ấp Đầu Giồng Phước-Hưng. Phía ngoài con giồng là khoãng ruộng ăn liền với ấp Giồng-Trôm. Ấp nằm trên trục lộ liên quận. Đường xe hơi chạy từ tỉnh lỵ Trà-Vinh vắt ngang qua xã đi xuống xã Tạp-Sơn. Từ đây có hai ngã rẻ, đi thẳng ra Bắc-Trang, ngõ quẹo qua Quận Trà-Cú. Từ Trà Cú đi suốt tới Trà Kha, ăn vòng qua Cầu-Ngang ,Long Sơn, Long Toàn. Đất gia cư ở quận Trà Cú đa số được lập thành bỡi những giồng cát hình cong như lưỡi sóng ăn tận ra biển. Đất canh tác ở sâu phía xa sông Hậu là những khoãng đất giữa những con giồng. Nhờ nằm dựa bên nhánh sông Hậu cho nên đất pha cát và phù sa làm thành một vùng đất trộn sốp. Đất ruộng rộng hơn từ phía giáp với sông Hậu như miệt Cầu Kè, Cầu Quan, Bắc Trang, Trà Cú, Trà Kha. Ấp Đầu giồng là đất gia cư nằm sâu, xa sông Hậu . Người dân sống quần tụ trên đất giồng. Đất thì không nở ra mà con cháu thì mỗi ngày mỗi đông, đem chia tam chia tứ nên nguồn lợi tức con cháu mỗi ngày mỗi hẹp. Cho nên hầu hết cư dân ở đây không bà con gần cũng bà con xa với nhau có khi xa quá, đàn hậu sanh gọi nhau bằng cô chú, cậu mợ, ông bà mà nghĩ nát óc cũng không biết dây mơ, rể má từ chỗ nào, nhưng chắc có bà con? Có đứa học hành đổ đạt không nhận phần cho mình hoặc có đứa bung ra đi làm ăn xa cũng xin nhường phần cho người còn ở lại. Nói tóm lại mọi người nhường nhau để được sống còn. Ở vùng đất giồng thì đâu có nhiều ruộng lúa canh tác, đa số là những giồng cát trãi dài. Phải ở tuốt miệt gần nhánh sông Hậu như Trà-Cú, Tiểu Cần mới có nhiều ruộng và đất màu mỡ hơn. Còn cái ấp đầu con giồng này thì cát là cát, cát nóng rát bàn chân, cát rút nước nhanh như gió thổi, mới tưới qua một bận, trở lại thấy khô queo. Ruộng lúa thì bằng bụm tay và chỉ làm được có một mùa. Cho nên cư dân ỏ đây sống chật vật lắm. Những người sống ở gần chợ thì làm nghề buôn bán và lo cho con cái học hành đổ đạt tiến thân nơi xứ khác.Tư Lượng vì nhà nghèo chỉ mới học tới lớp nhứt thì thôi học ở nhà lo làm ruộng rẫy giúp gia đình. Hồi đó Tư lượng phải đạp xe đạp mấy cây số tới Phước Hưng để học. Sau nầy khi có trường tại ấp thì thì Tư Lượng đã có vợ con.Tư Lượng thường nói với mấy đứa nhỏ: “Hồi đó tao đi học vất vã, tụi bây giờ sướng lắm chỉ đi bộ mấy phút là tới trường, phải ráng học cho giỏi để nhờ tấm

thân sau nầy. Đất ruộng chỉ bằng cái chiếu lát không đủ sống đâu mấy con!”

Bản đồ Ấp Đầu Giồng, Phước Hưng

Bạn bè tản mát, có đứa làm công chức ở quận, ở tỉnh, có đứa vừa tốt nghiệp trung học thì đăng lính, có đứa sau nầy lên Đại úy,Thiếu tá, có đứa ráng học thêm vào học trường Quốc Gia Hành Chánh làm phó quận, phó tỉnh, cũng có đứa vô bưng theo Việt Cộng. Tư Lượng thì vẩn bám miếng đất giồng mà sống. Cuộc sống cực khổ nhưng không bon chen lấn lướt, cứ tay làm hàm nhai và một mực chan hòa ân nghĩa với đại gia đình ấp Đầu Giồng nầy qua bao nhiêu thăng trằm của đất nước. Nhưng nó đã bị thay đỗi kể từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Mấy đứa làm quan, làm lính thì hớt hơ hớt hải về từ giã gia đình rồi đi biệt dạng, có đứa lột áo lính buồn hiu nằm rút trong nhà. Còn mấy đứa ở ngoài về thì đeo súng quấn khăn rằng kêu gọi người dân ấp giồng đi họp liên miên. Có đứa ăn theo đeo băng đỏ nghênh ngang hách dịch. Có người vui, có kẻ buồn. Riêng Tư Lượng thì có cả hai.Vui vì thấy từ nay hết giặc giả, buồn lo vì thằng con lớn đi lính nghĩa quân ở xã không biết có bị gì không? Hồi đó Tư Lượng phải đút lót lắm mới lo cho nó được làm lính tại đây.Tư Lượng nghĩ nó có làm gì đâu mà phải sợ như vậy. Nó gác ở văn phòng xã chứ có đánh đấm gì đâu!? Nhưng anh nghe thằng Dũng con anh hai Muôn nói trong buổi họp: “Đi lính một ngày thôi cũng có tội với cách mạng” làm anh đâm lo.Thằng Dũng hồi đó học hết lớp nhất thì nghỉ học ở nhà phụ làm ruộng với gia đình đâu được vài năm thì đi đâu mất. Anh hai Muôn nói với mọi người là nó đi làm ở Sài gòn. Mọi người ở đây cũng chẳng thắc mắc về chuyện không có mặt của nó ở ắp nầy. Hoàn cảnh ở đây chuyện người nầy người kia bỏ ấp đầu giồng để đi

Page 20: Thö Chuùc Teát Co â Giaùo · 2018-02-09 · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 142 Thö Chuùc Teát Co â Giaùo Kính gởi Bà Trần Xiên Uôi, SACRAMENTO,

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 160

làm ăn xứ khác là chuyện thường mà. Nhưng sau ngày 30 tháng tư năm 75 người ta thấy nó trở về tiếp thu xã Phước-Hưng. Mấy bửa trước nó về đây họp dân. Thằng Dũng coi vậy mà ăn nói rất hùng hồn. Hai Muôn đứng phía dưới nầy nghe nó nói chánh sách nầy chánh sách nọ rất lưu loát. Hai Muôn nở mặt với mọi người, cho bõ mấy lúc trước hể ai hỏi tới nó thì anh dấu quanh dấu quất. Mấy ngày sau đó có lịnh tập trung lính và mấy người làm trong xã học tập ba ngày rồi được cho về làm dân. Riêng ông xã trưởng Ngâu và một số người khác thì bị giử lại và đem đi đâu không ai biết. Có người nói chắc bị ở tù lâu lắm, có người nói sẽ bị đem ra tòa án nhân dân xử.Tư Lượng không quan tâm mấy chuyện nầy chỉ biết thằng con của mình được ở nhà lo làm ruộng với anh là mừng rồi.

Trăm năm bia đá thì mòn-Ngàn năm “loa miệng”vẫn còn trơ trơ

Tư Lượng có một người bác thứ hai theo phong trào Việt-Minh bị chết ở mật khu Long-Toàn hồi trước năm 45. Bác có hai người con một trai, một gái, thằng con lớn đi tập kết hồi 54. Bác hai gái có một căn nhà ngang hong chợ, bác bán đồ tạp hóa nuôi con gái ăn học. Thắm, con gái bác học trường sư phạm Vĩnh-Long và đi dạy học ở Trà-Vinh.Thắm có chồng Trung úy làm việc ở Bệnh viện phối hợp dân quân y tỉnh. Chồng Thắm theo lệnh của ủy ban quân quản tỉnh trình diện và hiện đang ở trong khám lớn. Phần chồng đang ở tù, phần lo đi dạy, phần thì hợp hội liên miên. Thắm đem hai đứa con nhỏ đứa ba tuổi, đứa năm tuổi về cho bà ngoại coi dùm. Bác hai buồn rầu vô kể. Bác lo không biết thằng chồng Trung úy của con Thắm, cái thằng rất hiền từ. Quê của nó ở đâu ngoài miền Trung. Nó mồ côi cha cũng như con Thắm. Hồi con Thắm dẩn về giới thiệu nó nói trọ trẹ khó nghe hết sức. Bác hai dần dừ không muốn gả, nhưng thấy nó thiệt thà thuơng con Thắm và lo phụ tiền bạc cất nhà cửa cho bác khang trang nên bác động lòng. Đám cưới của nó rất đơn giản. Má của nó ở ngoài ấy có về dự đám cưới một lần đó, nhưng rồi vì xa xôi quá nên sui

gia cũng không gặp lại. Bác hai hỏi Dũng con hai Muôn, nó nói chánh sách mà bác, bác đừng lo chỉ đi học 10 ngày thôi. “Học cho biết chánh sách cách mạng và nhà nước ta mà”. Bác nghe vậy cũng mừng! Nhưng 10 ngày, rồi một tháng, rồi một năm chẵng thấy bóng dáng thằng con rể về. Tội nghiệp con Thắm con bà phải đi thăm nuôi dài dài. Ít tháng sau Thắm xách gói về nhà ở luôn vì cô giáo có chồng là “Ngụy quân đi học tập” không được tiếp tục dạy học. Từ ngày Thắm “mất dạy”về nhà lo buôn bán, bà hai thấy vậy mà cũng được, có người gánh vác cho bà, chứ một mình lo buôn bán, rồi lo cho hai đứa cháu ngoại nửa rất cực nhọc. Sinh hoạt ruộng rẩy cũng làm ăn bình thường, mặc dù có nhiều tin tức nầy nọ, nhưng chưa có chuyện gì xảy ra. Chỉ có việc là các tiệm buôn bán lớn bị kiễm kê, còn cái tiệm của bác hai thì vẩn còn hoạt động bình thường. Người ta chỉ đánh bọn “Tư sản bốc lột”thôi? Bốc lột chổ nào bác hai đâu thấy. Như nhà anh hai Thưởng bà con bạn dì với bác ở Phước-Hưng. Người ta làm ăn cực nhọc từ nhỏ, nhưng nhờ khéo lo khéo tính lại hà tiện hà tặng mới có cơ ngơi như vậy, buôn bán sòng phẵng chứ có bốc lột ai đâu! Bác nghĩ không biết mấy ông nầy làm cái gì khó biết quá?! Một hôm Tư Lượng đang ngồi uống cà phê ở cái quán bên đường. Chiếc xe từ Trà Vinh ngừng lại, một anh bộ đội nón cối ăn mặc có khác với mấy chú bộ đội ở đây. Bước xuống xe nhưng ông ta cứ đứng nhìn quanh quất một hồi, chừng như là người ở xa lắm mới về.Tư Lượng đứng lên đi về phía người ấy hỏi: -Anh cán bộ chắc muốn kiếm ai chứ gì? Anh ta lộ vẽ mừng rở và nói giọng đặc sệt Bắc kỳ: -Dạ tôi ở xa về, tôi muốn tìm nhà bà hai Dậu. -Anh là gì với bà hai? -Dạ tôi là con của bà hai. Tư Lượng trố mắt nhìn người đang nói chuyện với mình, rồi vội ôm chầm hai vai người nầy : -Anh là anh hai Quốc phải không? -Thế anh là ai đây nhĩ? -Tôi là Lượng đây. Hai người nhận ra nhau và mừng vui rối rít.Tư Lượng dắt tay Quốc đi rẽ qua hong chợ, khi đến trước cửa nhà bác hai, Tư Lượng gọi lớn: Bác hai ơi! anh hai Quốc về rồi nè. Bác hai đang đúc cơm cho hai đứa cháu, xoay người nhìn ra. Hai Quốc bước đến ôm hai vai bà. Bác hai sẫn sờ… không ngờ nó còn sống, đứa con mà bà tưởng như đã chềt từ lâu rồi! Nước mắt bà ràn rụa chảy. Bác hai khóc trong nỗi sung sướng bất ngờ vì cuộc trùng phùng nầy.Tư Lượng đứng nhìn cảnh sum hợp đầy nước mắt một hồi, rồi nói với bác hai và hai Quốc: Cháu phải về nhà lo chút việc.Tư Lượng định bụng chiều nay làm con gà nhậu lai rai với hai Quốc. Hồi nhỏ hai anh em thân nhau lắm mà!