47
Giá o Trình Giáo Dục Báptêm & Nhập Hội (세례 입교 교육교재) Hướng Về Thế Giới Mới (새 세계를 향하여) Giáo Hội Trưởng Lão Phái Giêxu Hàn Quc Hi Thánh Sêmunan Vit Nam 대한예수교장로회 새문안교회-베트남예배부

Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giáo Dục Báptêm & Nhập Hội

(세례 ◦ 입교 교육교재)

Hướng Về Thế Giới Mới

(새 세계를 향하여)

Giáo Hội Trưởng Lão – Phái Giêxu Hàn Quốc

Hội Thánh Sêmunan Việt Nam 대한예수교장로회

새문안교회-베트남예배부

Page 2: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Mục Lục

Bà i 1

Hướng Về Thế Giới Mới

Bà i 2

Đức Chú a Giêxu Là Cứu Chú a của Tôi

Bà i 3

Công Cuộc Sá ng Tạo & Quan Phòng của Đức Chú a Trời

Bà i 4

Kinh Thánh Là Lương Thực của Sự Sống

Bà i 5

Đức Thánh Linh & Đời Sống Thánh Hóa

Bà i 6

Hội Thánh Tuyệt Vời của Chúa

Phụ Lục

Tín Điều Cá c Sứ Đồ

Bà i Cầu Nguyện Chung

Mười Điều Răn

Page 3: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 1

☞ Hãy ghi những mong ước hay hy vọng của quý vị khi theo học lớp này:

Bà i Số 1

Hướng Về Thế Giới Mới

1. Hoan Nghênh Chúng tôi trân trọng kính mời quý vị sớm kinh nghiệm thế giới mới

thông qua việc học giáo lý Báptêm (nhập hội)

Chúng tôi thật lòng hoan nghênh quý vị đã tham dự lớp học niềm tin căn bản

hay giáo lý Báptêm này. Chúng tôi biết rằng cho đến bây giờ quý vị cũng đã từng

trãi kinh nghiệm ít nhiều về niềm tin trong sự nhóm lại với Hội Thánh chúng tôi

thời gian qua. Chúng tôi mong ước lớp học này là cơ hội giúp quý vị kinh nghiệm

được thế giới mới, thế giới của niềm tin vào Thượng Đế hay Đức Chúa Trời. Lễ

Báptêm là cánh cửa để giúp quý vị chính thức bước vào thế giới mới.

2. Đức Chúa Giêxu và Báptêm Đức Chúa Giêxu vốn là Đấng vô tội, tại sao Ngài đã nhận phép Báptêm?

1) Đức Chúa Giêxu cũng đã nhận phép Báptêm

Mathiơ 3:16-17 “16 Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Giêxu ra khỏi nước; bỗng

chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim

bồ câu, đậu trên Ngài. 17 Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của

ta, đẹp lòng ta mọi đàng.”

☞ Đức Chúa Giêxu vốn là Đấng vô tội, Ngài không cần phải chịu phép

Báptêm là bằng chứng của sự ăn năn; thế nhưng Ngài đã phán cách trực

tiếp lý do mà Ngài tình nguyện nhận phép Báptêm như thế này: “Bây

giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như

vậy.” (Mathiơ 3:15). Điều này bày tỏ phép Báptêm là việc quan trọng

Page 4: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 2

như thế nào trong đời sống đức tin. Đức Chúa Giêxu là Đấng vô tội mà

Ngài tình nguyện nhận Báptêm để ý muốn của Đức Chúa Trời được

trọn vẹn; cho nên tội nhân chúng ta cần phải nhận phép Báptêm, đó là

việc đương nhiên.

2) Đức Chúa Giêxu đã đưa ra mạng lệnh như thế này.

Mathiơ 28:18-20 “18 Đức Chúa Giêxu đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền

phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. 19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân

danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ, 20 và dạy họ

giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi

luôn cho đến tận thế.”

☞ Phép Báptêm là sự kiện tôn nghiêm được Đức Chúa Trời Ba Ngôi là

Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh thừa nhận. Phép

Báptêm là hành vi của niềm tin quan trọng với việc nhân danh Đức

Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh mà ban cho, nên chúng

ta cần phải thuận phục. Phép Báptêm không phải là công việc nhất thời,

mà là điều răn phải giữ cho đến ngày kết thúc thế giới.

╬ Đức Chúa Giêxu trước khi bắt đầu công tác trọng đại đã nhận phép

Báptêm; Ngài kết thúc công tác ấy sau khi ban mạng lệnh cho môn

đồ phải đi khắp thế giới để đào tạo muôn dân thành môn đồ của

Ngài nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh.

Sau khi Đức Chúa Giêxu phục sinh thì đã phó thác và yêu cầu các

môn đồ mình là “15 Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. 16 Ai

tin và chịu phép báp têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.” Nếu

chúng ta đã nghe và nhận phúc âm thì cũng phải nhận phép Báptêm.

Vì vậy, sự kiện cứu rỗi và rao giảng phúc âm được mở rộng bởi việc

nhận Báptêm. Phép Báptêm là mạng lệnh được Đức Chúa Giêxu

phán dạy, và Ngài bày tỏ bằng chính bản thân mình; đó là sự kiện

phước hạnh vĩ đại cho Cơ đốc nhân nào nhận lấy.

3. Phép Báptêm Là Gì? Đây là những điều quý vị đến cần nhớ và biết rõ

“Báptêm” là ngôn từ mang ý nghĩa chỉ về sự “tẩy rửa”, “ngâm” hay “dìm mình

hoàn toàn”. Báptêm là sự kiện tuyệt vời trong việc chúng ta được thanh tẩy toàn

thể thân thể và tấm lòng của chúng ta bởi huyết của Đức Chúa Giêxu Christ, ngâm

mình trong ân điển vô hạn của Ngài, và dìm mình hoàn toàn trong tinh thần của

Đức Chúa Giêxu trong đời sống của chúng ta.

Page 5: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 3

Rôma 6:3-7 “3 Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép Báptêm trong

Đức Chúa Giêxu Christ, tức là chịu phép Báptêm trong sự chết Ngài sao? 4 Vậy chúng ta

đã bị chôn với Ngài bởi phép Báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh

hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể

ấy. 5 Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì

chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau: 6 Vì biết rõ rằng người

cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị

tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. 7 Vì ai đã chết thì được thóat khỏi

tội lỗi.”

1) Báptêm mang ý nghĩa bản thân mình kể như chết đối với tội lỗi

2) Báptêm mang ý nghĩa bản thân mình nhận được sự sống mới theo sự công

nghĩa.

3) Báptêm mang ý nghĩa liên hiệp bản thân mình vào Đức Chúa Giêxu Christ.

╬ Báptêm là sự xưng nhận ra ngoài niềm tin bên trong của chúng ta

hướng về Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chúng ta là dân sự

của Ngài thông qua Báptêm. Tờ chứng nhận Báptêm giống như là tờ

cáo phó của con người cũ của mình; là chứng minh thư công dân

Thiên quốc là thế giới mới cho người tin nơi Chúa; và cũng là tờ hôn

thú giữa chúng ta với Đấng Christ. Vì vậy, Báptêm là dấu hiệu của

sự được tha thứ tội, là dấu chứng được trở nên con cái Đức Chúa

Trời, là biểu thị vật thọ tạo mới được tái sinh, là bằng chứng của sự

cứu rỗi và đắc thắng, và là chứng cớ của đời sống phục sinh vĩnh

cửu.

4. Tư Cách Để Nhận Báptêm Đây là những điều cần có để được nhận Báptêm

Chúng ta cần phải có những tư cách sau đây để được nhận Báptêm.

Công vụ 2:37-39 “37 Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phierơ và các

sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? 38 Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải,

ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giêxu chịu phép Báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ

được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. 39 Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các

ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức

Chúa Trời chúng ta sẽ gọi. ”

1) Chúng ta phải xưng nhận Đấng Christ là Cứu Chúa của mình.

Page 6: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 4

2) Chúng ta phải ăn năn tội lỗi của mình.

3) Chúng ta phải xác tín sự cứu rỗi.

4) Chúng ta phải biết vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời.

5) Chúng ta phải thừa nhận uy quyền của Hội Thánh.

6) Những người đăng ký vào Hội Thánh sau 1 năm trở lên.

5. Phước Hạnh của Báptêm Báptêm không phải là một nghĩa vụ, mà là một sự kiện phước hạnh diệu kỳ

Chúng ta sẽ nhận được những phước hạnh sau đây thông qua Báptêm:

1) Thông qua Báptêm chúng ta trở nên là con cái của Đức Chúa Trời, trở nên

người mang niềm vui mừng.

Mathiơ 3:16-17 “16 Vừa khi chịu phép Báptêm rồi, Đức Chúa Giêxu ra khỏi nước; bỗng

chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim

bồ câu, đậu trên Ngài. 17 Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của

ta, đẹp lòng ta mọi đàng.”

2) Khi nhận Báptêm chúng ta nhận được Thánh Linh như là món quà tặng.

Công vụ 2:38 “Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giêxu chịu

phép Báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.”

3) Thông qua Báptêm chúng ta sẽ kinh nghiệm thế giới mới.

Galati 3:27-29 “27 Vả, anh em thảy đều chịu phép Báptêm trong Đấng Christ, đều mặc lấy

Đấng Christ vậy. 28 Tại đây không còn chia ra người Giuđa hoặc người Gờréc; không

còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức

Chúa Giêxu Christ, anh em thảy đều làm một. 29 Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ,

thì anh em là dòng dõi của Á praham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa.”

╬ Thông qua Báptêm chúng ta trở nên người thuộc về Đấng Christ, là

con cháu Á praham, trở nên con cái của Đức Chúa Trời; trở nên

những người sống trong thế giới mới. Báptêm mang ý nghĩa trọng

thể trong lễ đội vương miện vinh hiển. Ngày xưa trong dân tộc Hếch

thường tổ chức lễ đội vương miện cho vua. Khi phụ vương nhường

ngôi vua cho thái tử thì thường đội vương miện bằng vàng rực rỡ

Page 7: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 5

trước mặt bá quan văn võ và bá tính thần dân và tuyên bố “Con là

con trai yêu dấu của ta, là người mà ta đẹp lòng”. Báptêm cũng là

hành vi phước hạnh cho sự tuyên bố từ Cha thiên thượng cho từng

người trong chúng ta là thiên tử, thiên nương trở nên người kế vị, kế

nghiệp trên trời.

6. Lễ Báptêm Tại Hội Thánh Chúng Tôi Hãy cùng nhau hết lòng tìm hiểu thời gian và phương pháp

1) Hằng năm Hội Thánh chúng tôi thường cử hành lễ Báptêm (và nhập hội) hai

lần vào mùa xuân và mùa thu.

2) Nếu quý vị theo dõi tờ chương trình sinh hoạt Hội Thánh khi thấy mục thông

báo này thì xin đến văn phòng để đăng ký vào “Thỉnh nguyện thư”.

3) Cần phải tham gia học trong 7 tuần.

4) Sau khi khóa học hoàn tất sẽ được khẩu vấn vào thứ Bảy tuần cuối.

5) Sau tuần khẩu vấn sẽ cử hành lễ Báptêm trong giờ thờ phượng vào Chúa nhật.

Sau đây là những lưu ý khi cầu lễ Báptêm:

(1) Ổn định chỗ ngồi được chỉ định dành riêng cho người cầu Báptêm khoảng 20

phút trước khi lễ thờ phượng bắt đầu.

(2) Dán bảng tên vào phía vai bên phải.

(3) Theo người hướng dẫn đứng lên để hứa nguyện.

(4) Tiến lên trên phía trước bục giảng để nhận Báptêm.

(5) Đi trở xuống chỗ ngồi của mình và chờ nghe tuyên bố mình là tín hữu chính

thức của Hội Thánh vì đã nhận Báptêm.

(6) Chúa nhật tuần sau đó đến văn phòng để nhận tờ “Chứng nhận Báptêm”

6) Sau khi nhận Báptêm thì trở nên tín hữu chính thức của Hội Thánh và được

nhận quyền lợi tham dự Tiệc thánh, hội viên của hội đồng bầu cử, phục vụ Hội

Thánh. Mặc khác, cũng có nghĩa vụ tham dự thờ phượng hằng tuần, dâng hiến,

phục tùng những cách sử lý theo luật Hội Thánh, tham gia công tác truyền giáo…

Page 8: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 6

Bà i Số 2

Giêxu Là Cứu Chúa của Tôi

1. Tình Trạng của Con Người Chúng ta thật đang tồn tại trong tình trạng như thế nào?

Chúng ta đang tồn tại tại nơi đây. “Chúng ta đang tồn tại tại nơi đây” là mệnh đề

rất quan trọng và rõ ràng. Nhưng mà chúng ta đang ở trong tình trạng như thế

nào? Chúng ta cùng để ý về lời dạy của Kinh Thánh.

1) Đức Chúa Trời đã sáng tạo con người ban đầu với sự tồn tại “thật rất tốt lành”.

Sáng thế ký 1:31 “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi

chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu.”

☞ Khi Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người thì Ngài đã làm nên với (1)

sự tồn tại giống Đức Chúa Trời (Sáng 1:26-27), (2) sự tồn tại nhận

phước hạnh (Sáng 1:28), (3) sự tồn tại tích cực (Sáng 1:31), (4) có thứ

tự sáng tạo được bảo đảm là vật thọ tạo nhận tình yêu thương. Vì thế,

con người được Đức Chúa Trời thấy là thể tồn tại rất là tốt lành. Và trở

nên tồn tại trong sự quan hệ và tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời.

2) Nhưng mà con người bị Satan cám dỗ mà đã bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa

Trời và trở nên vật thọ tạo tồn tại đầy tội ác.

Sáng thế ký 3:6 “Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí

khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.”

☞ Con người được tạo dựng và tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với

Đức Chúa Trời, nhưng con người đã khinh dễ và coi thường mối quan

hệ đó nên cuối cùng rơi vào cám dỗ khi kết nối quan hệ với Satan. Như

vậy, chúng ta kết nối mối quan hệ với ai là điều rất quan trọng.

Rôma 3:23 “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”

Rôma 3:11-12 “11 Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức

Chúa Trời. 12 Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; chẳng có một người làm

điều lành, dẫu một người cũng không”

Page 9: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 7

☞ Bởi sự bất tuân của con người Ađam thứ nhất mà tất cả nhân loại rơi

vào trong vòng tội lỗi. Sau đó, bởi sự gia tăng và mở rộng của tội mãn

tính mà toàn thể thế gian trở nên thế giới bị nhiễm tội ác.

╬ Chúng ta khi quan sát hiện trạng thực tế trong đời sống xung quanh

mình xem có sự hy vọng nào không? Sự hủ bại và tham nhũng,

phóng túng và bạo lực, xa sỉ và hưởng lạc thú… là những điều mà

có thể nào tự làm thanh sạch không? Kinh Thánh nói rõ về hình

dạng của tội ác được miêu tả cách chính xác về trạng thái của tội ác.

Sự hy vọng được cứu rỗi khỏi tội lỗi không phải có trong chúng ta

bây giờ. Vì vậy, sự cứu rỗi của chúng ta có thể đến từ đâu?

2. Đức Chúa Trời Đến Với Chúng Ta Đức Chúa Trời đã tìm đến với chúng ta trước hết

Đức Chúa Trời là Tình yêu thương. Đức Chúa Trời nhìn thấy hình ảnh và trạng

thái đầy tội ác của chúng ta và đau lòng. Bởi tấm lòng thương xót khi nhìn thấy

hình trạng chúng ta đầy tội lỗi mà Đức Chúa Trời đã đến thế giới này; Ngài chính

là Đức Chúa Giêxu Christ.

1) Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta.

Giăng 3:16-17 “16 Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài,

hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. 17 Vả, Đức Chúa

Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu

cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.”

2) Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời đến thế giới này với tư cách là Chúa của sự

cứu rỗi (Cứu Chúa).

Mathiơ 1:21 “Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Giêxu, vì chính con trai ấy sẽ cứu

dân mình ra khỏi tội.”

3. Nhân Cách Của Đức Chúa Giêxu Đối với bạn thì Đức Chúa Giêxu là Đấng như thế nào?

1) Đức Chúa Giêxu là Con của Đức Chúa Trời

Côlôse 1:15-17 “15 Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng

sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. 16 Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất

luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền

Page 10: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 8

cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên

cả. 17 Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.”

2) Đức Chúa Giêxu thật là Con người trọn vẹn

Giăng 1:14 “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã

ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con đến từ nơi Cha”

3) Đức Chúa Giêxu là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và chúng ta

I Timôthê 2:4-6 “4 Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật. 5 Vì chỉ có

một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người,

tức là Đức Chúa Giêxu Christ, là người; 6 Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc

mọi người. Ấy là lời chứng đã làm đúng kỳ”

4. Công Tác của Đức Chúa Giêxu Đức Chúa Giêxu đã làm những điều gì?

1) Đức Chúa Giêxu là Đấng vì chúng ta mà chịu đóng đinh trên thập tự giá, vì cứu

chuộc tội lỗi chúng ta mà đã chịu chết thay. (Ngài giữ chức phận của Thầy tế lễ

thượng phẩm)

Rôma 5:8-10 “8 Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng

ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. 9 Huống chi nay chúng ta đã

nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là

dường nào! 10 Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được

hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng

ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”

2) Đức Chúa Giêxu là Đấng thiết lập chân lý trong thế gian đầy bất nghĩa này.

(Ngài giữ chức phận của Đại tiên tri)

Giăng 8:31-32 “31 Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giuđa đã tin Ngài, rằng: Nếu các

ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta; 32 các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ

buông tha các ngươi.”

3) Đức Chúa Giêxu là Vua trên muôn vua tể trị tất cả thế giới với vai trò của Chúa

Cứu Thế và Đấng Phán xét. (Ngài giữ chức phận của Vua).

Philíp 2:9-11 “9 Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài

danh trên hết mọi danh, 10 hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Giêxu, mọi đầu gối trên trời,

dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, 11 và mọi lưỡi thảy đều xưng Giêxu Christ là

Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.”

Page 11: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 9

5. Xác Tín sự Cứu Rỗi Tại đây có thể là sự cảm nhận khó khăn hay là hiểu biết các dễ dàng

1) Sự cứu rỗi là hành vi? Hay là món quà?

Êphêsô 2:8-9 “8 Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải

đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. 9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu,

hầu cho không ai khoe mình”

2) Sự cứu rỗi là cảm nhận? Hay là sự thật?

Rôma 10:9-10 “9 Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giêxu ra và lòng ngươi tin rằng

Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; 10 vì tin bởi

trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. ”

3) Sự cứu rỗi là nổ lực? Hay là đức tin?

Giăng 5:34 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta,

thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự

sống”

6. Lời Tuyên Xưng Đức Tin của Tôi Lời tuyên xưng đức tin của quý vị hướng về Đức Chúa Giêxu như thế nào?

Cho đến bây giờ quý vị đã học điều quan trọng nhất trong Bài số hai. Vì thế quý

vị hãy ghi lại lời xưng nhận đức tin của mình hướng về Đức Chúa Giêxu. Đối với

quý vị thì Đức Chúa Giêxu thì Ngài là ai, và ở vị trí nào trong tấm lòng của quý

vị?

Lời xưng nhận đức tin của quý vị:

Page 12: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 10

Bà i Số 3

Sự Sáng Tạo & Quan Phòng

của Đức Chúa Trời

1. Danh Xưng của Đức Chúa Trời Đức Chúa Trời mang những Danh xưng nào?

Đức Chúa Trời đã phán với Môise rằng danh của Ngài là “Đấng Tự Hữu”. Với

danh xưng ấy có thể phát hiện sâu sắc hơn về Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng

như thế nào.

Xuất Êdíptô ký 3:14-15 “14 Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng tự hữu hằng hữu; rồi Ngài

lại rằng: Hãy nói cho dân Ysơraên như vầy: Đấng tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi. 15

Đức Chúa Trời lại phán cùng Môise rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Ysơraên như vầy:

Giêhôva, Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Á praham, Đức Chúa

Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời

đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời.”

☞ Đức Giêhôva (hyhy YHWH) là danh xưng của Đức Chúa Trời. Người

Dothái tôn danh thánh Ngài với 4 ký tự gọi là “Thần Danh Tứ Tự”, và

danh xưng ấy mang ý nghĩa “Đấng Tự Hữu”, “Đấng Tự Tồn”, “Đấng

Duy Nhất”. Ngoài ra Kinh Thánh cũng gọi danh Đức Chúa Trời là

Ê lôhim, Ên, Ađônai, Chúa. Trong danh xưng của Đức Chúa Trời như

thế này chúng ta có thể biết cách rõ ràng Ngài là Đấng Tự Hữu mang

nhân cách và là Đấng tương giao với con người.

╬ Chúng ta hãy cùng nhau nhớ những biểu hiện của các danh xưng sau

đây. Khi quý vị gặp hoàn cảnh khó khăn, khổ đau thì hãy gọi danh

của Đức Giêhôva sẽ nhận được sức lực lớn. Ý nghĩa của các danh

hiệu đó như sau:

1. Elohim (Ê lôhim): Sáng thế 2:4: Đấng toàn năng: Chúa sáng tạo

2. El Elion (Ên Ê liôn): Sáng 14: 22: Đấng tối cao: Chúa sở hữu 3. Adonai (Ađônai): Sáng 15:2: Đấng tể trị: Chúa là Giáo sư chúng ta

4. El Olam (Ên Ô lam): Sáng 21:23: Đấng mầu nhiệm: Chúa khải thị

5. Jehovah Jireh (Đức Giêhôva Jirê): Sáng 22:14: Đấng cứu chuộc: Đức

Giêhôva là Đấng sắm sẵn

6. Jehovah Ropheka (Đức Giêhôva Rôpheka): Xuất 15:26: Đấng chữa

Page 13: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 11

bịnh: Đức Giêhôva là Đấng chữa lành

7. Jehovah Nissi (Đức Giêhôva Nisi): Xuất 17: 15: Đấng chiến đấu cho

chúng ta: Đức Giêhôva là Đấng cờ xí

8. Jehovah Mekaddshkem (Đức Giêhôva Mekaddshkem): Xuất 31:13:

Đấng Thánh: Đức Giêhôva là Đấng thánh hóa

9. Jehovah Shalom (Đức Giêhôva Shalôm): Quan xét 6:24: Đấng ban

bình an: Đức Giêhôva là Đấng hòa bình

10. Jehovah Sabbaoth (Đức Giêhôva Sapbao): 1 Samuên 1:3: Đấng sở

hữu: Đức Giêhôva là Đấng chỉ huy cả đạo quân

11. Jehovah Tsidkeru (Đức Giêhôva Tsikêru): Giêrêmi 23:6; 33:16:

Đấng là công chính: Đức Giêhôva là Đấng của sự công bình

12. Jehovah Shammah (Đức Giêhôva Shamma): Êxêchiên 45:35: Đấng

hiện diện: Đức Giêhôva là Đấng ở bên cạnh

13. Jehovah Elyon (Đức Giêhôva Ê lyôn): Thi Thiên 7:17; 47:2; 97:9:

Đấng Chí cao: Đức Giêhôva là Đấng Chí cao

14. Jehovah Roi (Đức Giêhôva Roi): Thi Thiên 23:1: Đấng chăm sóc:

Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ ta

2. Nhận Thức về Đức Chúa Trời Chúng ta làm thế nào để có thể nhận thức về Đức Chúa Trời?

1) Chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời thông qua thế giới thiên nhiên là thế

giới thọ tạo của Ngài.

Rôma 1:20 “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời

đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem

xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.”

☞ Một nhà thần học nói rằng chỉ cần nhìn vào mắt của chim đại bàng thì

cũng có thể biết được sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. + Á nh sáng có

vận tốc 300 nghìn kílômét trong 1 giây (khoảng 7 lần vòng tròn của trái

đất). + Chúng ta ở trong 1 của hệ ngân hà (khoảng 1 nghìn tỷ ngôi sao),

và đi 100 nghìn năm mới hết một vòng hệ ngân hà. + Trong thân thể của

con người nếu lấy hệ thống động mạch, tĩnh mạch, và mao quản mà nối

lại với nhau thì có thể quấn 4 vòng trái đất với 160 nghìn kílômét.

Quý vị thân mến! Làm thế nào nếu không có Đấng sáng tạo mà có thể được

những điều như thế? Thông qua thiên nhiên diệu kỳ mà Đức Chúa Trời

tạo dựng thì chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời.

2) Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài trong lịch sử.

Page 14: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 12

Xuất Êdíptô ký 14:13-16 “13 Môise đáp cùng dân sự rằng: Chớ sợ chi, hãy ở đó, rồi ngày

nay xem sự giải cứu Đức Giêhôva sẽ làm cho các ngươi; vì người Êdíptô mà các

ngươi ngó thấy ngày nay, thì chẳng bao giờ ngó thấy nữa. 14 Đức Giêhôva sẽ chiến cự

cho, còn các ngươi cứ yên lặng. 15 Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng: Sao ngươi kêu

van ta? Hãy bảo dân Ysơraên cứ đi; 16 còn ngươi hãy giơ gậy lên, đưa tay trên mặt

biển, phân rẽ nước ra, thì dân Ysơraên sẽ xuống biển đi như trên đất cạn. ”

☞ Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài trong lịch sử của con người.

Trong lịch sử con người thông qua những sự kiện mà Đức Chúa Trời

khiến xảy ra mà nhận ra ý muốn của Ngài. Và khi vâng phục ý muốn

đó thì đưa đến lịch sử đúng đắn.

3) Chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời thông qua lương tâm của con người.

I Phierơ 3:21 “Phép Báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy

chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức

Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Giêxu Christ.”

Hêbơrơ 10:22 “Nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được

tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa.”

☞ Đức Chúa Trời ban cho chúng ta lương tâm để phân biệt điều thiện và

điều ác. Lương tâm này do Đức Chúa Trời đặt để trong chúng ta. Vì thế,

chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời thông qua lương tâm thanh

sạch.

4) Chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời thông qua Kinh Thánh

Thi thiên 19:7-8 “7 Luật pháp của Đức Giêhôva là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ

Đức Giêhôva là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan. 8 Giềng mối (luật

lệ) của Đức Giêhôva là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; điều răn của Đức Giêhôva

trong sạch, làm cho mắt sáng sủa.”.

☞ Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời ghi chép về Nước đời đời của

Đức Chúa Trời đã được bắt đầu từ khi sáng tạo trời đất. Khi đọc Kinh

Thánh thì ánh mắt của chúng ta được sáng và có thể nhận biết Đức

Chúa Trời.

5) Điều quan trọng và rõ ràng nhất là thông qua Đức Chúa Giêxu Christ mà chúng

ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời.

Giăng 14:9-10 “9 Đức Chúa Giêxu đáp rằng: Hỡi Philíp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà

ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ

Page 15: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 13

Cha cho chúng tôi? 10 Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, hay

sao? Những lời ta nói với các ngươi, chẳng phải ta tự nói; ấy là Cha ở trong ta, chính

Ngài làm trọn việc riêng của Ngài.”

Hêbơrơ 1:1-3 “1 Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta

nhiều lần nhiều cách, 2 rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi

Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng

nên thế gian; 3 Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của

bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật;sau khi Con làm xong sự

sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.”

☞ Đây là phương pháp chính xác và rõ ràng nhất giúp chúng ta nhận thức

về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời đã đến trên đất

này. Khi nhìn Đức Chúa Giêxu chúng ta có thể nhận thức và nhìn biết

Đức Chúa Trời đang tể trị trên trời.

╬ Vật thể là cái phải nhìn được bằng mắt trần. Â m thanh có thể nhận

thức nghe bằng tai. Vị ngon có thể nếm bằng miệng và lưỡi. Mùi vị

có thể ngửi bằng mũi. Giống như vậy, Đức Chúa Trời có thể nhận

biết khi đặt niềm tin. Không phải biết Chúa mới tin mà là tin Chúa

mới biết. Chúng ta có thể tin Đức Chúa Trời khi nhìn thấy hình ảnh

của Đức Chúa Giêxu ngự ở trong chúng ta.

3. Phẩm Hạnh của Đức Chúa Trời Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

1) Đức Chúa Trời là Đấng Thần Linh.

Giăng 4:24 “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà

thờ lạy.”

I Timôthê 6:15-16 “15 Là sự mà Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua

của mọi vua, Chúa của mọi chúa, 16 một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng

không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được,

danh vọng quyền năng thuộc về Ngài đời đời! Amen.”

☞ Đức Chúa Trời là Đấng Thần Linh. Đức Chúa Trời không tồn tại với

tính vật chất, Ngài là Thần Linh nên không chịu giới hạn về thời gian và

không gian như con người chúng ta.

2) Đức Chúa Trời là Đấng vô hạn.

Page 16: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 14

Thi thiên 139:7-10 “7 Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? 8 Nếu tôi

lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi nằm dưới  m phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó. 9 Nhược bằng

tôi lấy cánh hừng đông, bay qua ở tại cuối cùng biển, 10 Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn

dắt tôi, tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi.”

☞ Đức Chúa Trời là Đấng không chịu giới hạn hay hạn chế về tất cả mọi sự.

Về mặt thời gian thì là vĩnh cửu, về mặt không gian là toàn tại.

3) Đức Chúa Trời là Đấng vĩnh hằng.

Thi thiên 90:2 “Trước khi núi non chưa sanh ra, đất và thế gian chưa dựng nên, từ trước vô

cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.”

☞ Đức Chúa Trời là Đấng vĩnh hằng từ trước vô cùng cho đến đời đời,

Ngài làm việc đời đời.

4) Đức Chúa Trời là Đấng bất diệt

Malachi 3:6 “Vì ta là Đức Giêhôva, ta không hề thay đổi; bởi cớ đó, các ngươi là con trai

Gia-cốp, chẳng bị diệt vong.”

Giacơ 1:17 “Mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha

sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự

biến cải nào.”

☞ Thế giới biến đổi, và khi thời gian trôi qua thì tất cả đều bị suy thóai hết.

Nhưng mà Đức Chúa Trời không biến đổi về sự hiện hữu và ý định của Ngài.

5) Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan

Rôma 11:33-36 “33 Ô i! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức

Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu

được! 34 Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? 35 Hay là ai đã cho Chúa

trước, đặng nhận lấy điều gì Ngài báo lại? 36 Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài, và

hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng! Amen.”

☞ Đức Chúa Trời là nguồn của sự khôn ngoan, và sự kinh sợ Đức Chúa

Trời là xuất phát của tất cả đời sống khôn ngoan. Đức Chúa Trời đã

sáng tạo vũ trụ này với sự khôn ngoan, và cứu rỗi nhân loại bởi sự thông

sáng của Ngài.

6) Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng.

Page 17: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 15

Giêrêmi 32:27 “Nầy, ta là Giêhôva, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho ta

chăng? ”

Mác 10:27 “Đức Chúa Giêxu ngó môn đồ mà rằng: Sự đó loài người không thể làm được,

nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế; vì Đức Chúa Trời làm mọi sự được cả.”

☞ Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, toàn tri, toàn tại, quyền năng. Đức

Chúa Trời đã bày tỏ quyền năng này trong công tác sáng tạo, bảo tồn và

cứu rỗi vũ trụ.

7) Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết

I Phierơ 1:15-16 “Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong

mọi cách ăn ở mình, 16 bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh”

☞ Ngôn từ “thánh khiết” theo tiếng Hêbơrơ là “khadasuy”, có nghĩa là

“phân ly”, “đoạn tuyệt”. Ý nghĩa của Đức Chúa Trời thánh khiết nói lên

thuộc tính đạo đức không chứa tội lỗi về mặt căn bản, khác biệt với vật

thọ tạo. Chúng ta phải bắt chước và trở nên thánh như Đức Chúa Trời.

8) Đức Chúa Trời là Đấng công nghĩa (công bình)

Phục truyền 32:4 “Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn; vì các đường lối Ngài là công bình.

Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực.”

☞ Nếu nói Đức Chúa Trời là Đấng công bình thì muốn nói đến Ngài là

Đấng giữ luật pháp nghiêm minh và đúng mực. Sự công bình của Đức

Chúa Trời bày tỏ Ngài là Đấng hình phạt nghiêm khắc tội nhân và bồi

thường cho người công bình bị thiệt thòi.

9) Đức Chúa Trời là Đấng thiện lành

Xuất Êdíptô ký 34:6-7 “6 Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giêhôva! Giêhôva! Là

Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, 7 ban ơn

đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội,

và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời.”

☞ Sự thiện lành của Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta nhiều điều như

yêu thương, ân điển, thương xót của Ngài. Chúng ta chăm nhìn vào Đức

Chúa Trời tốt lành thì sẽ trở nên người thiện lành.

10) Đức Chúa Trời là Đấng thành thật

Page 18: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 16

Dân số ký 23:19 “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng phải là con

loài người đặng hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư? Điều Ngài đã phán,

Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?”

☞ Đức Chúa Trời là Đấng không nói dối và không lừa đảo, Ngài là Đấng

thành thật. Đức Chúa Trời là Đấng thành thật nên làm thành mọi giao

ước dù chỉ một lần.

╬ Một ngày nọ, đàn kiến họp nhau lại và bàn như thế này: “Chúng ta

cùng nhau tìm hiểu xem ‘loài người’ là loài như thế nào”. Con kiến

thứ nhất nhìn vào cái rốn của loài người và nói “loài người giống như

là cái bánh bao lớn”. Con kiến thứ hai nói không phải, nó bò trên tóc

trên đầu của loài người và nói “loài người giống như là khu rừng cây

rậm rạp”. Con kiến thứ ba phản đối ý kiến của hai con kiến kia, nó leo

lên chân của loài người và nói “loài người giống như là khối thịt di

động có mùi hôi”.

+ Con người với ánh mắt khoa học được phát minh và làm ra mà không

nhìn thấy Đức Chúa Trời và cho rằng Đức Chúa Trời không có, điều

đó giống như những thầy bói xem voi, hay những con kiến tìm hiểu về

loài người. Khoa học có thể chính xác về những điều trong thế giới có

thể nhìn bằng mắt này; nhưng họ cần nhớ rằng hoàn toàn không thể

nhìn thấy thế giới thuộc linh. Đầu óc khoa học mà con người mang

chẳng qua giống như ánh mắt của con kiến và thầy bói mù. Từ khi

sinh ra người mù không thấy được mặt trời; nhưng không vì thế mà

nói không có mặt trời.

+ Một nhà du hành vũ trụ người Nga trong thời Xô viết là Totov sau

chuyến du hành vũ trụ trở về đã nói rằng: “Tôi đã đi vào bầu trời và

gọi Đức Chúa Trời nhưng không thấy có Đức Chúa Trời”. Ngược lại,

nhà du hành vũ trụ người Mỹ sau chuyến du hành vũ trụ trở về đã nói

rằng: “Trong vũ trụ tôi đã thấy Đức Chúa Trời đã sáng tạo tất cả vạn

vật, và tôi đã ngợi khen Đức Chúa Trời”. Nhận thức về Đức Chúa Trời

chỉ có khả năng bởi đức tin mà thôi.

4. Đức Chúa Trời Sáng Tạo & Quan Phòng Đức Chúa Trời và chúng ta có mối quan hệ như thế nào?

1) Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo nên chúng ta

Sáng thế ký 1:27-28 “27 Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên

loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.

Page 19: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 17

28 Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều,

làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài

chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.”

☞ Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo của chúng ta, và cũng đã bảo tồn hình

dạng sáng tạo nên chúng ta. Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên chúng ta,

nên Ngài sẽ chịu trách nhiệm về tất cả đời sống chúng ta. Đó là niềm tin

sáng tạo.

2) Đức Chúa Trời là Đấng tể trị chúng ta với sự quan phòng của Ngài.

Rôma 8:28 “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời,

tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.”

☞ Đức Chúa Trời được gọi là Đấng sáng tạo của chúng ta, Ngài là Đấng

chủ quản, chịu trách nhiệm, dẫn dắt, tể trị trong sự quan phòng tất cả

đời sống của cuộc đời chúng ta. Mỗi ngày đứng trước Đức Chúa Trời

như vậy chúng ta phải quỳ gối và theo sự quan phòng của Ngài mà sống

đời sống hạnh phúc.

3) Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi chúng ta.

Sôphôni 3:17 “Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ

giải cứu ngươi: Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình, Ngài sẽ

nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ.”

☞ Đức Chúa Trời muốn tất cả chúng ta nhận sự cứu rỗi của Ngài. Đó là

tình yêu thương rất lớn của Đức Chúa Trời. Vì tình yêu rất lớn của Đức

Chúa Trời mà Ngài đã sai chính Con Độc Sinh của Ngài đến với chúng

ta. Bất kỳ ai tin nhận Con ấy thì nhận được sự cứu rỗi.

4) Đức Chúa Trời muốn tương giao với chúng ta

Khải huyền 3:20 “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta

sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.”

☞ Đức Chúa Trời muốn tương giao với chúng ta. Việc tương giao mang ý

nghĩa yêu thương nhau, cùng đối thoại, và cảm nhận thân mật với Đức

Chúa Trời.

5) Đức Chúa Trời muốn nhận sự vinh hiển thông qua chúng ta

Page 20: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 18

Êphêsô 1:4-6 “4 Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên

thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời, 5 bởi sự thương yêu của Ngài

đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Giêxu

Christ, theo ý tốt của Ngài, 6 để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho

chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài!”

☞ Đức Chúa Trời muốn nhận vinh hiển thông qua chúng ta. Việc dâng vinh

hiển cho Đức Chúa Trời không phải là nghĩa vụ đối với chúng ta mà là

đặc quyền và niềm vui vô hạn. Làm vinh hiển Chúa và làm đẹp lòng

Ngài đời đời có thể nói đó là mục đích cao nhất của đời sống chúng ta;

điều đó cũng trình bày rõ ràng trong câu hỏi vấn đáp về giáo lý.

╬ Dâng vinh hiển cho một mình Ngài.

Tại một khu vườn tao nhã ở nước Ú c vào một buổi hòa nhạc về Đấng Tạo Hóa

trời đất của nhạc sĩ lừng danh Hyden. Trong ngày hôm đó Hyden đau nặng nên

phải ngồi ở hàng ghế thính phòng. Buổi hoà tấu rất thành công. Rất nhiều khán

thính giả vỗ tay nồng nhiệt để hoan nghênh người chỉ huy dàn nhạc. Nhưng người

chỉ huy ra hiệu khán thính giả ngừng vỗ tay cho mình mà hướng họ về hàng ghế

sau cùng nơi mà Hyden đang ngồi để chỉ huy dàn nhạc âm thầm từ xa. Người chỉ

huy này nói: “Chính vị ấy đang chỉ huy dàn nhạc. Ô ng là người sáng tác những

bản nhạc tuyệt vời này.” Mọi người “Ồ!” bày tỏ sự ngạc nhiên, và bắt đầu hướng

về Hyden để vỗ tay. Lúc ấy, Hyden lại hướng tay lên trời và tuyên bố rõ ràng:

“Không phải tôi. Tất cả là bởi Ngài. Ngài đã ban cho tôi tài năng ấy. Xin hãy tôn

vinh và dâng vinh hiển cho một mình Ngài mà thôi.”

Page 21: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 19

Bà i 4

Kinh Thánh

Là Lương Thực Sự Sống

1. Bản chất của Kinh Thánh Kinh Thánh là quyển sách như thế nào?

☞ Nếu định nghĩa cách ngắn gọn thì Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa

Trời. Kinh Thánh là bức thư tình mà Đức Chúa Trời gởi cho nhân loại

mà Ngài hằng yêu dấu, là thư mời vào con đường cứu rỗi, là con đường

sự sống, là kim chỉ nam cho toàn nhân loại đang lạc hướng và lầm than

được bày tỏ cách rõ ràng.

☞ Trong toàn thể lịch sử nhân loại thì không có quyển sách nào chiếm vị

trí đặc biệt như Kinh Thánh. Kinh Thánh là quyển sách có ảnh hưởng

lớn nhất giữa tinh thần và tôn giáo của nhân loại. Kinh Thánh là quyển

sách được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ và bản ngữ nhất, và cũng là

quyển được in ấn và chuyển tải với số lượng lớn nhất. Trong lịch sử

nhân loại không thể tìm ra quyển sách nào được tập trung nghiên cứu,

được ham thích đọc và suy gẫm nhiều cho bằng Kinh Thánh.

2. Kỷ Nguyên của Kinh Thánh Kinh Thánh đã được bắt đầu như thế nào?

1) Kinh Thánh là quyển sách được viết bằng ngôn ngữ con người nhưng bởi sự

cảm động của Đức Chúa Trời

II Timôthê 3:16 “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ

trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”

☞ Kinh Thánh đã được viết bằng bàn tay con người, nhưng không phải là

quyển sách viết theo suy nghĩ hay tư tưởng con người cách tùy ý thích

và theo lòng mình muốn; Đức Chúa Trời đã cảm động con người để

nhận sự mặc khải của Đức Chúa Trời mà viết lại.

Page 22: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 20

2) Kinh Thánh viết những sự kiện mà Đức Chúa Trời khiến xảy ra trong lịch sử

nhân loại.

Thi thiên 126:1-2 “1 Khi Đức Giêhôva dẫn các phu tù của Siôn về, thì chúng tôi khác nào kẻ

nằm chiêm bao. 2 Bấy giờ miệng chúng tôi đầy sự vui cười, lưỡi chúng tôi hát những

bài mừng rỡ. Trong các dân ngoại người ta nói rằng: Đức Giêhôva đã làm cho họ

những việc lớn.”

☞ Kinh Thánh rõ ràng là quyển sách viết ra bởi sự cảm động của Đức

Chúa Trời; nhưng không phải viết về những mẫu chuyện hoang đường

trên mây cao kia; mà viết lịch sử và cuộc sống cụ thể của con người,

được viết theo những người mặc lấy sự cảm động của Đức Chúa Trời

nên là quyển sách chứa đựng ý nghĩa và niềm tin.

3. Mục Đích của Kinh Thánh Kinh Thánh được viết với mục đích như thế nào?

1) Kinh Thánh là quyển sách minh chứng về Đức Chúa Giêxu Christ

Giăng 20:31 “Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giêxu là

Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà

được sự sống.”

☞ Nhân vật chính của Kinh Thánh là Đức Chúa Giêxu Christ. Kinh Thánh

Cựu Ước với 39 quyển chứa đựng những lời hứa về sự giáng lâm của

Đấng Mêsi để cứu rỗi nhân loại; Kinh Thánh Tân Ước với 27 quyển

minh chứng về sự ngự đến của Đấng Mêsi cứu rỗi tất cả mọi người và

ứng nghiệm những lời hứa ấy.

2) Kinh Thánh là quyển sách bày tỏ con đường cứu rỗi.

II Timôthê 3:15 “Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan

để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giêxu Christ.”

☞ Kinh Thánh khiến cho tất cả nhân loại tỉnh thức ra bản thân mình là tội

nhân trước mặt Chúa, và là quyển sách cứu rỗi được minh chứng Đức

Chúa Giêxu Chris trở nên Cứu Chúa của chúng ta.

3) Kinh Thánh là quỳển sách tiêu chuẩn duy nhất cho niềm tin và sống đạo

Page 23: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 21

II Timôthê 3:17 “Hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm

mọi việc lành.”

☞ Kinh Thánh là quyển sách tiêu chuẩn duy nhất cho Hội Thánh và niềm

tin với những hành vi ấy. Vì thế, so với lịch sử giáo hội, truyền thống,

chế độ, thói quen, giáo quyền đều không thể trở nên tiêu chuẩn đúng

đắn, mà duy chỉ có Kinh Thánh được định kinh chuẩn mực nhất.

╬ Đối với bạn Kinh Thánh là quyển sách như thế nào?

+ Có người nói rằng: “Kinh Thánh là bản đồ của người du lịch, kim chỉ

nam của người lữ khách, la bàn của phi hành gia, gươm của binh sĩ,

hiến chương của Cơ đốc nhân”. J. Muller đã nói “Sinh hoạt lực

thuộc linh của chúng ta tỷ lệ thuận với Lời Chúa có trong suy nghĩ

và đời sống chúng ta.”

+ Nếu chúng ta cảm nhận được Lời Chúa là cần thiết như thế nào đối

với mình thì chúng ta sẽ tập trung cho sự nghiên cứu Lời Chúa để

trở nên Cơ đốc nhân trưởng thành. Nhưng nếu chúng ta không cảm

thấy Lời Chúa cho mình thì chúng ta không thể sống phục vụ Chúa

được. Kinh Thánh cũng là quyển sách có trách nhiệm quản lý và

đánh giá cuộc đời chúng ta. Trong đó có lời an ủi, sức mạnh, giáo

huấn, sửa trị… Moody đã nói về Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa

Trời như thế này: “Nếu chúng ta cần nhẫn nại thì yên lặng suy gẫm

sách Gióp, nếu là người tin kính hãy đọc sách Môise và Phierơ.

Nếu không thể cúi đầu và cầu nguyện được hãy xem tiên tri Ê li.

Nếu trong lòng không có lời ngợi khen hãy lắng tai nghe Đavít.

Nếu là nhà chính trị hãy đọc sách tiên tri Đaniên. Nếu có đức tin ít

hãy đọc thư tín Phaolô. Khi yếu đuối hãy đọc sách Giacơ.” Một Cơ

đốc nhân đã nói như thế này: “Đức tin là nhìn thấy mọi sự trong

Đấng Christ. Trông cậy là sự hy vọng mọi sự từ Đấng Christ. Yêu

thương là loại bỏ mọi sự vì Đấng Christ.” Tuy nhiên, phần cung

cấp dinh dưỡng của đức tin, hy vọng và yêu thương chính là Lời

của Đức Chúa Trời.

4. Cấu Tạo của Kinh Thánh Nội dung của Kinh Thánh được hình thành như thế nào?

1) Kinh Thánh bao gồm Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước và Tân Ước được phân

loại theo biểu đồ như sau:

Page 24: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 22

Cựu

Ước

(39

quyển)

Sách

Luật

Pháp

Sách Lịch Sử Sách Thi Ca Sách Tiên Tri

Sáng,

Xuất, Lê,

Dân,

Phục

Giô, Quan, Ru, I

Sam, II Sam, I

Vua, II Vua, I Sử,

II Sử, Exơ, Êxơ,

Gióp, Thi, Châm, Truyền,

Nhã

Ês, Giê, Ca, Êxê,

Đa, Ôs, Giôê, Am,

Á p, Giôn, Mi, Na,

Ha, Sô, Agh, Xa,

Mal

Tân

Ước

(27

quyển)

Sách

Phúc  m Sách Lịch Sử Thư Tín Sách Mặc Khải

Mat,

Mác, Lu,

Gi

Công

Rô, I Cô, II Cô, Ga, Êph,

Phi, Côl, I Tês, II Tês, I

Tim, II Tim, Tít, Phil, Hê,

Gia, I Phi, II Phi, I Gi, II Gi,

III Gi, Giu

Khải

2) Kinh Thánh được viết lịch sử cứu chuộc theo dòng chảy lớn như sau. Nếu nhớ

được mạch văn này sẽ giúp đỡ nhiều cho việc hiểu biết Kinh Thánh.

(1) Sáng tạo vũ trụ

⇒ (2) con người sa ngã

⇒ (3) chứng cớ cố ý phạm tội

⇒ (4) thời kỳ của các tộc trưởng

⇒ (5) tuyển dân giải phóng khỏi Aicập

⇒ (6) giao ước tại núi Sinai

⇒ (7) đời sống trong đồng vắng

⇒ (8) chinh phục xứ Canaan

⇒ (9) thời đại các quan xét

⇒ (10) vương quốc thống nhất

⇒ (11) vương quốc bị phân chia

⇒ (12) thời kỳ phu tù

⇒ (13) thời kỳ sau phu tù

⇒ (14) thời kỳ trung gian Tân Cựu Ước

⇒ (15) bắt đầu phúc âm của Đức Chúa Giêxu Christ

⇒ (16) đời sống và chức vụ của Đức Chúa Giêxu Christ

⇒ (17) sự chết và phục sinh

⇒ (18) bắt đầu Hội Thánh và phấn hưng Hội Thánh thời kỳ đầu

⇒ (19) khích lệ và giảng dạy thông qua các thư tín

⇒ (20) xuất hiện trời mới và đất mới.

Page 25: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 23

3) Kinh Thánh được viết như sau

☞ Kinh Thánh bắt đầu viết từ khoảng năm 1,500 T.C. và kéo dài đến năm

100 S.C., tức khoảng 1,600 năm. Với khoảng trên 36~40 trước giả là

người đã được Đức Chúa Trời linh cảm mà viết ra.

☞ Những người viết Kinh Thánh là những thầy tế lễ, tiên tri, vua, nông

dân, mục tử, ngư phủ v.v… rất đa dạng về nghề nghiệp và chức vụ.

Nhưng điểm chung của họ đều là tin kính Đức Chúa Trời và viết bởi sự

linh cảm của Thánh Linh Đức Chúa Trời.

☞ Ngôn ngữ viết Kinh Thánh gồm có tiếng Hybá (Cựu Ước) và tiếng

Hylạp (Tân Ước).

☞ Dù đã được viết trong nhiều thời đại, nhiều trước giả, nhiều ngôn ngữ,

nhưng nội dung chính với vai trò Lời của Đức Chúa Trời minh chứng về

Đức Chúa Giêxu Christ.

5. Sử Dụng Kinh Thánh Chúng ta có thể sử dụng Kinh Thánh mỗi ngày như thế nào?

1) Kinh Thánh là lương thực thuộc linh phải ăn hàng ngày

Mathiơ 4:4 “Đức Chúa Giêxu đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ

bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.”

☞ Kinh Thánh là phương tiện Đức Chúa Trời phán dạy chúng ta, là lương

thực cho sự sống tâm linh của chúng ta, và cũng có thể gọi là sự hô

hấp của linh hồn. Vì thế, nếu chúng ta không ăn nuốt Kinh Thánh

hằng ngày thì sẽ bị thiếu dinh dưỡng thuộc linh. Sức khoẻ thuộc linh

phải đồng hành với Kinh Thánh thì mới phát huy khả năng.

2) Khi học Kinh Thánh sẽ tìm được ý muốn của Đức Chúa Trời

Công vụ 17:11 “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Têsalônica, đều sẵn lòng chịu lấy

đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh thánh, để xét lời giảng có thật chăng.”

☞ Đức Chúa Trời thông qua Kinh Thánh mà phán dạy chúng ta hằng ngày.

Vì vậy, khi chúng ta họp nhau để học Kinh Thánh thì chúng ta có thể

nhận ra ý muốn của Đức Chúa Trời phán với mình.

Page 26: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 24

3) Kinh Thánh phải có ảnh hưởng tốt trên đời sống của chúng ta

Thi thiên 1:1-2 “Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, chẳng đứng trong

đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng; 2 Song lấy làm vui vẻ về luật pháp

của Đức Giêhôva, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm.”

☞ Thông qua Kinh Thánh thì ý muốn của Đức Chúa Trời phán với chúng

ta được thực hành trong đời sống là việc hoàn thành việc đọc Kinh

Thánh. Nếu chúng ta huấn luyện tốt đời sống như thế này thì có thể trơ

thành Cơ đốc nhân trọn vẹn.

╬ Tiến sĩ Charles Finney lúc 28 tuổi đã trở nên luật sư biện hộ. Trong

thư phòng của ông có rất nhiều sách. Tuy ông không phải là Cơ

đốc nhân như để người ta thấy mình là nhà tri thức học rộng nên đã

tìm mua một quyển Kinh Thánh to để trang trí trên giá sách của

mình. Một ngày ông bệnh phải nằm trên giường, đột nhiên lòng

ông muốn đọc Kinh Thánh có sẵn trên giá sách ấy. Và ông đã đọc

cách say sưa như tìm được quyển sách vô cùng giá trị. Từ hôm đó

ông đã say sưa với chân lý trong Kinh Thánh. Cuối cùng đã đưa

ông đến quyết định chuyển đổi lớn trong cuộc đời. Ô ng quyết định

từ bỏ con đường theo đuổi ngành luật sư tài năng, bỏ con đường

chính trị sáng lạng để trở thành mục sư. Sau đó ông đã sáng lập

Hội Thánh Broadway Tabernacle nổi tiếng tại New York, và trở

thành hiệu trưởng trường đại học Oberlin, và cống hiến lớn cho

nền giáo dục Mỹ.

Kinh Thánh không phải là vật trang trí trong kệ sách, vị trí đặt đằng sau ghế

xe. Kinh Thánh cung cấp sự sống thật cho con người (Giăng 5:39), dẫn đến sự cứu

rỗi (II Tim 3:15), và là bằng chứng sống động. Đức Chúa Giêxu đã phán rằng:

“Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh

thánh làm chứng về ta vậy.” (Giăng 5:39) Đọc và suy gẫm Kinh Thánh thông qua

Thánh Linh trở nên nguồn động lực và sức mạnh dịch chuyển tấm lòng và đời

sống của chúng ta. Vì vậy, người yêu mến Lời Chúa thì không thể không trở nên

Cơ đốc nhân sống động.

Page 27: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 25

Bà i 5

Đức Thánh Linh &

Đời Sống Thánh Hóa

1. Hiểu Biết về Thánh Linh Đức Thánh Linh là Đấng như thế nào?

1) Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời

I Côrinhtô 2:10-11 “10 Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho

chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời

nữa. 11 Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng

người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai

biết sự trong Đức Chúa Trời.”

☞ Đức Thánh Linh được gọi là Đức Chúa Trời nên không thể nhìn thấy bằng

mắt trần. Ngài không xuất hiện với xác thể. Ngài là Ngôi Ba trong Ba

Ngôi Hiệp Một Đức Chúa Trời vô hình.

2) Đức Thánh Linh là Linh của Đức Chúa Giêxu

Rôma 8:9 “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì

không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh

Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài.”

☞ Đức Chúa Giêxu trước khi rời thế gian đã hứa rằng sẽ sai Đức Thánh

Linh đến. Theo lời hứa của Đức Chúa Giêxu mà Đức Thánh Linh đã

đến với chúng ta bởi Linh của Đức Chúa Giêxu và Ngài đang làm hoàn

tất công tác còn lại của Chúa Giêxu.

3) Đức Thánh Linh là Đấng có Nhân Cách

Rôma 8: 26-27 “26 Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì

chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính

Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. 27 Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý

Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.”

Page 28: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 26

☞ Đức Thánh Linh là Đấng có nhân cách không có nghĩa là mang thân thể

như con người, nhưng mà là (1) Đấng hành động với tính cách có ý chí,

lý trí và tình cảm; (2) Đấng mang trong mình tính định kỳ và liên tục;

(3) và cũng là Đấng giao tiếp thông qua mối quan hệ với khách thể khác.

Đức Thánh Linh có nhân cách muốn tương giao và gặp gỡ chúng ta

thường xuyên.

╬ Đức Thánh Linh là Thần Linh (không có hình tượng, thể chất) nên

có nhiều nhận thức ngộ giải và lầm lẫn. Cũng có nhiều phán đoán sai

lầm khi suy nghĩ theo hình tượng trông thấy được. Đức Thánh Linh

không phải là ngọn lửa; nhưng khi Ngài hành động xuất hiện hiện

tượng thuộc linh nóng cháy giống như lửa (chẳng hạn như nóng cháy

như lửa, làm tỏ sáng tâm linh như ngọn lữa, thiêu đốt tội lỗi như lửa

v.v…). Và Đức Thánh Linh cũng không phải như là nước, gió, dầu,

hương thơm, mưa, chim bồ câu, rượu, năng lực thần bí v.v… Những

biểu hiện ấy chỉ là biểu hiện mang tính chất tượng trưng với những

hình dạng và ý nghĩa như thế. Một trong những cách có thể hiểu biết

đúng đắn nhất tránh ngộ giải đó là sự hiểu biết Đức Thánh Linh là

Đấng có nhân cách luôn tương giao và đối thoại với chúng ta.

2. Công Việc của Đức Thánh Linh Đức Thánh Linh đã làm những công việc gì?

1) Đức Thánh Linh là Đấng Yên Ủi của chúng ta

Giăng 14:16 “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở

với các ngươi đời đời”

☞ “Đấng Yên Ủi” là danh được xuất hiện 4 lần trong sách Giăng (Giăng

14:16,26; 15:26; 16:7). Ý nghĩa theo văn tự tiếng Hylạp là “Đấng ở bên

cạnh”, và có một số ý nghĩa khác là (1) Đấng Biện Hộ (2) Đấng Trung

Bảo (3) Đấng Tạo Lực (4) Đấng Phù Hộ (5) Đấng An Ủi.

Như vậy Đức Chúa Giêxu theo ý muốn Đức Chúa Trời chịu khổ nạn vì tội

lỗi chúng ta mà chịu đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết chuộc tội,

phục sinh và đã thăng thiên. Và tiếp theo Ngài sai phái Đức Thánh Linh

đến với chúng ta để ở cùng chúng ta như đã hứa. Theo lời hứa đó Đức

thánh Linh đến ngự trong lòng, hằng đi bên cạnh chúng ta. Vậy, Đức

Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh đều ngự trong chúng ta.

Đức Thánh Linh là Đấng Phù hộ chúng ta sẽ an ủi, giúp đỡ chúng ta như

người bạn, Ngài là Đấng đồng hành cùng chúng ta đời đời.

Page 29: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 27

2) Đức Thánh Linh khiến chúng ta nhận biết và tỉnh thức tội lỗi.

Giăng 16:7-8 “7 Nhưng Ta bảo các con sự thật này: Ta ra đi là ích lợi cho các con, vì nếu Ta

không đi thì Đấng Phù Hộ sẽ không đến cùng các con. Nhưng nếu Ta đi, Ta sẽ phái

Ngài đến cùng các con. 8 Khi đến, Ngài sẽ làm thế gian nhận thức về tội lỗi, về lẽ công

chính và về sự định tội.”

☞ Nếu chúng ta ở trong vòng tội lỗi làm cho Đức Thánh Linh buồn lòng.

Đức Thánh Linh làm cho chúng ta tỉnh thức về tội lỗi và làm thanh sạch

tâm linh, làm chúng ta xa lánh khỏi tội lỗi.

3) Đức Thánh Linh làm hoàn tất công cuộc cứu rỗi của Đức Chúa Giêxu Christ

Giăng 14:26 “Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai

xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã

phán cùng các ngươi.”

Giăng 15:26 “Khi nào Đấng Yên ủi sẽ đến, là Đấng ta sẽ bởi Cha sai xuống, tức là Thần lẽ

thật ra từ Cha, ấy chính Ngài sẽ làm chứng về ta.”

☞ Đức Thánh Linh thi hành cho hoàn tất tất cả công việc mà Đức Chúa

Giêxu đã làm trên thế giới này. Đức Thánh Linh là Đấng ở giữa chúng

ta bây giờ để làm hoàn tất công tác cứu rỗi mà Đức Chúa Giêxu để lại.

4) Đức Thánh Linh hành động giữa vòng chân lý

Giăng 16:13 “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài

không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những

sự sẽ đến.”

☞ Đức Thánh Linh còn được xưng nhận với danh Thần Lẽ Thật. Đức

Thánh Linh dạy dỗ và phán với chúng ta luật sự sống thật, đúng đắn

và công bình. Việc làm thành sự công bình trên thế giới này là việc

Đức Thánh Linh đẹp lòng.

5) Đức Thánh Linh là Thần Linh khiến được tự do

Luca 4:18-19 “18 Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành

cho kẻ nghèo; 19 Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị

hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa.”

Page 30: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 28

☞ Đức Thánh Linh là Linh của sự tự do. Ngài khiến tự do khỏi gánh nặng

luật pháp, và là Đấng ban cho sự tự do thật đến những người chịu khổ

nạn trên đất này.

6) Đức Thánh Linh cho chúng ta sự siêng năng và năng lực để có thể truyền bá

phúc âm

Công vụ 1:8 “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy

quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến

cùng trái đất.”

☞ Khi chúng ta rao truyền Lời của Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh

hành động. Thậm chí, khi chúng ta rao truyền phúc âm thì Ngài dạy

chúng ta từng lời phải nói. Khi chúng ta truyền bá phúc âm thì Đức

Chúa Trời Ba Ngôi đẹp lòng nhất. Bởi vì, Đức Chúa Trời nhìn thấy một

mạng sống, một linh hồn là quý trọng hơn cả thiên hạ này.

7) Đức Thánh Linh cầu khẩn cho chúng ta

Rôma 8:26-27 “26 Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng

ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức

Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. 27

Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý

Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.”

☞ Đức Thánh Linh than xiết và cầu nguyện lên Cha trên trời. Đức Thánh

Linh là Đấng hiểu biết rõ ý muốn của Đức Chúa Cha nhất. Chúng ta

không thể cầu xin điều gì đúng đắn, nhưng Đức Thánh Linh cầu khẩn

cho chúng ta những điều cần thiết nhất.

8) Đức Thánh Linh đồng hành cùng với tất cả tín hữu tin Đấng Christ đời đời

Giăng 14:16 “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở

với các ngươi đời đời.”

☞ Việc chúng ta suy nghĩ, việc chúng ta đi, chỗ chúng ta làm, gia đình của

chúng ta, sự giao thông của chúng ta đều có Đức Thánh Linh đồng

hành, Ngài bảo hộ chúng ta và dẫn dắt chúng ta mỗi ngày để có thể

đắc thắng.

Page 31: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 29

9) Đức Thánh Linh khiến chúng ta tái sinh để có thể vào Nước Đức Chúa Trời

Giăng 3:5 “Đức Chúa Giêxu đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người

chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

☞ Đức Thánh Linh hằng ngày chỉ dạy chúng ta điều nào có giá trị chân

thật, điều nào có hy vọng thật; Ngài khiến tái sinh chúng ta để có đời

sống chân thật và hướng dẫn chúng ta đến nước Trời.

10) Đức Thánh Linh khiến chúng ta sống công bình và thanh sạch

I Côrinhtô 6:11 “Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng nhân danh

Đức Chúa Giêxu Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em

được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi.”

╬ “Đấng Yên Ủi” ở cùng chúng ta để giúp chúng ta hướng về Đấng

Cứu Rỗi và chúng ta ở trong Ngài hưởng bình an và an nghỉ.

3. Công Việc của Đức Thánh Linh Đức Thánh Linh đã hành động đầy dẫy chúng ta khi nào?

1) Khi chúng ta tin, nhận Báptêm thì nhận Đức Thánh Linh

Công vụ 2:37-38 “Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phierơ và các sứ

đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? 38 Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai

nấy phải nhân danh Đức Chúa Giêxu chịu phép Báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ

được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.”

☞ Sau khi học xong lớp giáo lý Báptêm (nhập đạo) cho đến khi nhận

Báptêm hãy để lòng trông đợi nơi Chúa. Thánh Linh của Chúa hành

động khi chúng ta nhận Báptêm (nhập đạo); Đức Chúa Trời khiến sinh

lại con người mới bằng nước và Thánh Linh.

2) Trong danh xưng của Đức Chúa Giêxu Christ mà tất cả mọi nơi nhóm họp đều

có Đức Thánh Linh ngự cùng.

Công vụ 2:1-4 “Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng

từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. 3 Các môn đồ thấy lưỡi

rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. 4

Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như

Đức Thánh Linh cho mình nói.”

Page 32: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 30

☞ Đức Thánh Linh hành động giữa chúng ta khi chúng ta ăn năn tội lỗi,

hết lòng yêu mến Ngài thật sự, thuận phục cách khiêm nhu, khi được đặt

tay, khi nghe Lời Chúa, khi cầu nguyện, khi thờ phượng v.v… Vì thế

khi chúng ta nhóm họp nhân danh Đức Chúa Giêxu thì không phải đặt

tính cách con người mà đặt để vị trí ấy cách khiêm nhường để Đức

Thánh Linh hành động.

3) Nếu chúng ta xưng nhận Đức Chúa Giêxu là Chúa của mình cách thành thật thì

nhận được Đức Thánh Linh ấn chứng

I Côrinhtô 12:3 “Bởi đó, tôi tỏ cùng anh em, chẳng ai cảm Thánh Linh của Đức Chúa Trời,

mà nói rằng: Đức Chúa Giêxu đáng nguyền rủa! Nếu không cảm Đức Thánh Linh,

cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Giêxu là Chúa!”

☞ Nhận thức này rất là quan trọng. Đức Thánh Linh sống động trong

chúng ta mà chúng ta không nhận biết, lời này bày tỏ khi chúng ta xưng

nhận Đức Chúa Giêxu là Cứu Chúa của mình thì được Thánh Linh ngự

trị trong lòng và xác định sự hiện hữu của Ngài.

4) Đức Thánh Linh ban cho chúng ta các ân tứ để phục vụ Ngài

I Côrinhtô 12:4-11 “4 Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. 5

Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. 6 Có các việc làm khác nhau,

nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người. 7 Đức Thánh

Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung. 8 Vả, người nầy nhờ

Đức Thánh Linh, được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng

được lời nói có tri thức. 9 Bởi một Đức Thánh Linh, cho người nầy được đức tin; cũng

bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa tật bịnh; 10 người thì được làm

phép lạ; kẻ thì được nói tiên tri; người thì được phân biệt các thần; kẻ thì được nói

nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng ấy. 11 Mọi điều đó là

công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban

cho riêng cho mỗi người.”

☞ Đức Thánh Linh ban ân tứ cho mỗi người tùy theo nhu cần. Â n tứ như

những talâng để chúng ta phục vụ và sử dụng như là công cụ đem lại

hữu ích cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh cho chúng

ta những ân tứ và bởi sự phục vụ mà xây dựng vững vàng Hội Thánh

của Ngài.

5) Đời sống theo Đức Thánh Linh sẽ gặt những kết quả từ Đức Thánh Linh

Page 33: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 31

Galati 5:22-23 “22 Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an,

nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: 23 Không có luật pháp nào

cấm các sự đó.”

☞ Đời sống theo Thánh Linh thì có những kết quả đẹp đẽ. Khi chúng ta

gặt lấy những kết quả đẹp đẽ này thì hãy sống đời sống minh chứng

cho Đức Chúa Trời.

4. Đời Sống Thánh Hóa Đời sống trở nên thánh khiết cho người nhận ân điển gọi là thánh hóa

1) Ân điển là điều trước hết

Xuất Êdíptô ký 3:7-10 “7 Đức Giêhôva phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta

tại xứ Êdíptô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết

được nỗi đau đớn của nó. 8 Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Êdíptô, dẫn

từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân

Canaan, dân Hêtít, dân Amôrít, dân Phêrêsít, dân Hêvít, và dân Giêbusít ở. 9 Nầy, tiếng

kêu rêu của dân Ysơraên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Êdíptô hà hiếp chúng nó thể

nào; 10 vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pharaôn, để dắt dân ta, là dân

Ysơraên, ra khỏi xứ Êdíptô.”

☞ Ân điển của Đức Chúa Trời được ban cho con người. Đối tượng nhận

ân điển là tất cả mọi người mà không đòi giá cả nào vì Đức Chúa Trời

ban cho tình yêu không xiết kể. Tính cách của ân điển đồng mang ý

nghĩa liên quan đến cứu rỗi, ân sủng, món quà, xưng nghĩa v.v…

2) Sau ân điển là điều răn

Xuất Êdíptô ký 19:4-6 “4 Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Êdíptô, ta chở các ngươi

trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thế nào. 5 Vậy, bây giờ, nếu

các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc

riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. 6 Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ,

cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Ysơraên.”

☞ Người nhận ân điển phải sống đời sống xứng đáng với ân điển được

nhận. Nếu trở nên con cái của Đức Chúa Trời thì phải sống đời sống

xứng đáng ngay bây giờ. Điều này là việc giữ gìn tốt điều răn và luật

lệ của Đức Chúa Trời. Những từ ngữ mang tính cách như điều răn đó

là cảm tạ, trách nhiệm, vâng phục v.v… Sống đời sống như thế này

gọi là “thánh hóa”.

Page 34: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 32

3) Đời sống thánh hóa là việc sống giữ luật lệ của Đức Chúa Trời và sống đời

sống thánh khiết

Rôma 12:1-2 “1 Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em

dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ

phượng phải lẽ của anh em. 2 Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi

mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức

Chúa Trời là thể nào.”

☞ Đời sống thánh hóa là ý nói đến việc sống cuộc sống xứng đáng với

chức phận làm con cái của Đức Chúa Trời. Nhiều Cơ đốc nhân đã

dừng lại ở chỗ được sự cứu rỗi; thánh hóa là đạo lý của Cơ đốc nhân

cần phải hết sức thực hành trọn đời của mình.

╬ Trong tức thì quý vị có thể trở nên Cơ đốc nhân, nhưng quý vị

không thể trở nên Cơ đốc nhân trọn vẹn ngay tức khắc. Trong giây

phút Đấng Christ có thể ngự vào tấm lòng của quý vị để tha thứ tội

lỗi của quý vị, Ngài thanh tẩy sạch tấm lòng quý vị để chuyển quý

vị thành con cái của Đức Chúa Trời. Nhưng để được thay đổi và

trở nên giống ảnh tượng của Đức Chúa Trời chúng ta phải thuận

phục Đức Chúa Trời trong cuộc đời mình, tức phải trãi qua thời

gian dài. Đó chính là quá trình thánh hóa. Bây giờ chúng ta sẽ học

một phương cách của đời sống thánh hóa.

5. Thời Gian Tĩnh Nguyện Đây là phương pháp tốt nhất để giữ mối quan hệ đúng đắn với Chúa.

1) Quan hệ cách cá nhân với Chúa liên quan đến sự sống

Giăng 15:4-5 “4 Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không

dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi

chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. 5 Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh.

Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi

được. ”

☞ Nhánh gắn dính vào hay không dính vào cây nho là vấn đề liên quan

đến sự sống hay cái chết. Nhánh nho gắn liền vào cây nho có thể nói

lên tình trạng về mối quan hệ cách cá nhân của chúng ta với Chúa.

Để duy trì mối quan hệ cách cá nhân với Chúa, chúng ta cần giữ giờ

tĩnh nguyện là phương cách quan trọng cho niềm tin.

Page 35: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 33

2) Có thể thời gian tĩnh nguyện tiến hành tương tự như sau.

Vật chuẩn bị: ① Kinh Thánh, Thánh Ca (Phúc âm ca) ② sổ tay hay dụng cụ

có thể ghi chép ③ địa điểm yên tĩnh ④ thời gian nhất định (tối thiểu khoảng 30

phút, rạng sáng là tốt nhất).

① Một, hai, ba… hãy thức dậy. Việc làm chưa có thói quen sẽ rất khó khăn.

Nhưng mà mỗi ngày thức dậy trước 30 phút thì sẽ có đời sống đắc

thắng trong một ngày. Ngủ thêm một chút! Thêm 10 phút nữa thì xem

như đã thất bại. Ngay khi có ý thức thì hãy đếm: “một, hai, ba… và

ngồi dậy.”

② Hãy ra mắt Đức Chúa Trời bởi sự ngợi khen đầy tôn kính. Ngợi khen là

công cụ tốt làm vững lòng mình khi đến với Đức Chúa Trời. Thông

qua sự ngợi khen trong giờ chúng ta suy gẫm thì hãy tin rằng Đức

Chúa Trời đang ở cùng quý vị. Ngài không chỉ chuẩn bị sẵn sàng để

gặp quý vị mà còn dẫn dắt quý vị đi đến chân lý (Giăng 16:13). Đức

Chúa Trời đến với quý vị bằng cách nào? Ngài đến với quý vị thông

qua Lời của Ngài (tức Kinh Thánh). Kinh Thánh là con đường gặp gỡ

Ngài được Thánh Linh là Thần Lẽ Thật thường sử dụng nhất.

③ Hãy cầu nguyện với đức tin. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời đã ban những

phước hạnh đặc biệt cho chúng ta. Cảm tạ Chúa vì Ngài ở cùng quý vị.

Thông qua thời gian suy gẫm này bạn hãy tin và trông đợi gặp được

Đức Chúa Trời và Ngài phán dạy bạn, mặc khải ý muốn của Ngài để

bạn thật tin tưởng Ngài. “12

Bấy giờ các ngươi sẽ kêu cầu ta, sẽ đi và

cầu nguyện ta, và ta sẽ nhậm lời. 13

Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được

khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng.” (Giêrêmi 29:13-14)

④ Hãy đọc phân đoạn Kinh Thánh hôm nay từ 2 đến 3 lần. (a) Đừng chỉ để

hiểu lời ấy bằng lý trí đơn thuần. Những hãy đọc với sự cảm nhận

trong tư thế của tấm lòng mở rộng. Lời ấy là lương thực thuộc linh cho

bạn. (b) Bạn không thể hiểu tất cả những lời đã đọc qua. Cũng đừng

quá bận tâm về việc ấy. Trước tiên hãy cảm nhận tất cả những điều

thoáng qua trong tâm trí. Đức Chúa Trời phán trong sự yên tĩnh. Hãy

thưa với Chúa rằng “Dù con không thể thấu hiểu mọi điều. Nhưng con

tin rằng Chúa chỉ dạy cho con biết điều con cần làm trong đời sống

đức tin theo Chúa.” (c) Hãy đọc lớn tiếng phân đoạn Kinh Thánh trong

ngày và đánh dấu hay gạch dưới những từ ngữ, câu chữ đụng chạm

Page 36: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 34

vào lòng mình khi đang đọc, và suy đi gẫm lại cách chậm chạo cho

đến khi lời ấy khắc sâu vào lòng. Hãy phấn khởi với mùi vị và vị ngon

của Lời Chúa. Hãy tìm ý nghĩa cho chính bản thân mình.

⑤ Bây giờ có thể đọc thêm những lời giải thích khác, và hãy ghi lại những

cảm nhận nảy ra trong đầu mình vào sổ tay tĩnh nguyện. Hãy đọc câu

hỏi vài lần, sau đó hãy đọc Kinh Thánh lần nữa. Trong khi đọc chậm

rãi, nếu có điều gì đến với lòng mình thì hãy nhắm mắt và suy gẫm

cách yên tĩnh và nghiền ngẫm điều dạy dỗ ấy. Quý vị hãy đi vào trong

lời ấy và Lời ấy sẽ trò chuyện với bạn. Hãy lắng nghe những lời hứa,

mạng lệnh, lời an ủi, cảm tỉnh, trách mắng, năng quyền. Hãy nhận biết

đó là tiếng Chúa Thánh Linh cho mình nghe và hãy theo những câu

hỏi được đáp đậu trong lòng và hãy ghi từng lời. Hơn nữa có thể viết

nhiều hay ít hơn phần lề dành sẵn. Đó chính là chiếc chìa khóa huấn

luyện suy gẫm của quý vị. Khi quý vị ghi chép những lời ấy thì quý vị

bắt đầu tỉnh thức cách cụ thể sự ngự trị và công việc mà Đức Thánh

Linh đang làm trong tâm linh, tấm lòng và linh hồn của quý vị. Sự ghi

chép của quý vị cần phải áp dụng cho cá nhân trực tiếp. Đừng cố ghi ý

nghĩa của câu Kinh Thánh nhưng nên ghi những điều Đức Chúa Trời

dạy dỗ và mình có thể áp dụng vào cuộc sống thực tế của mình. Cũng

có những suy nghĩ không liên quan trực tiếp đến câu quý vị vừa đọc

thì cũng nên ghi lại, điều đó rất quan trọng. Đó là sứ điệp đặc biệt mà

Đức Thánh Linh ban cho quý vị cách cá nhân.

⑥ Hãy cầu nguyện kết thúc. Bắt đầu với sự cảm tạ và ngợi khen là sự tái xác

nhận đức tin của quý vị vào Đức Chúa Trời và tin cậy Đức Chúa Trời

khi cầu khẩn với Ngài. Hãy ghi mục lục và nội dung những điều quý

vị đã cầu nguyện và xác nhận hay kiểm tra mỗi khi được nhậm lời.

Việc cầu thay cũng rất quan trọng. Hãy ghi lại tên của những người

lân cận mà quý vị cầu thay và cầu nguyện cũng như yêu thương họ.

⑦ Bây giờ hãy đứng lên ngợi khen với hết cả sức lực và bắt đầu bước đi một

ngày mới với Chúa. Quý vị chắc chắc sẽ đắc thắng. Nếu thất bại thì

cùng thất bại với Chúa. Hãy giao phó tất cả cho Chúa và đồng hành

với Ngài.

3) Đời sống với từng ngày cùng bước đi với Chúa

Thi Thiên 23:1-6 “1 Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi; tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. 2 Ngài

khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. 3 Ngài bổ lại

Page 37: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 35

linh hồn tôi, dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài. 4 Dầu khi tôi đi trong trũng

bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi: Cây trượng và cây gậy của

Chúa an ủi tôi. 5 Chúa dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi; Chúa xức dầu cho

đầu tôi, chén tôi đầy tràn. 6 Quả thật, trọn đời tôi phước hạnh và sự thương xót sẽ theo

tôi; tôi sẽ ở trong nhà Đức Giêhôva cho đến lâu dài.”

☞ Đức Chúa Trời muốn cùng chia sẽ cuộc sống với quý vị. Một mặt Ngài

muốn bạn có thể cùng Ngài chia sẽ mọi điều trong đời sống quý vị.

Ngài muốn cho quý vị mọi điều nên đã vào trong thế giới này. Ngài

muốn cùng quý vị trong mọi lĩnh vực của cuộc đời như là quan hệ đối

nhân, kinh doanh buôn bán, ăn uống, tiền bạc, gia đình, thời gian rảnh

rỗi…

╬ Một nhà văn Lecocq đã miêu tả sự kiện Thánh Linh giáng lâm trong

thời hiện đại.

+ Một thông báo “Lễ thờ phượng đầu tiên tại Hội Thánh Giêrusalem”

được đăng tin. Đúng ra tối thiểu phải có 120 người đến tham dự

thờ phượng nhưng thực tế chỉ có khoảng 40 người đến. Phierơ đã

đi du lịch tại bờ hồ Galilê với gia đình mới nhân ngày cuối tuần.

Batêlêmy có khách đến nhà nên không dự thờ phượng hôm nay.

Gia đình Philíp do thức khuya tối hôm qua vì có bữa tiệc ăn uống

linh đình nên bây giờ hãy còn ngủ. Anhrê bận rộn đi mua xe hơi

đời mới nên không đến được. Mathiơ bận làm việc ngoài giờ do

công việc ngành thuế ngày cuối năm. Giăng đã đi đánh gôn để ký

hợp đồng kinh doanh lớn. Thôma bận đi thi phỏng vấn tìm chỗ làm

tốt hơn trùng vào Chúa nhật nên đương nhiên không thể có mặt tại

nhà thờ….”

+ Chúng ta đang sống thời thời đại không có cảm động. Đức Chúa Trời

sai Đức Thánh Linh, lời hứa đồng hành thông qua Thánh Linh bị

che kín hay không muốn suy nghĩ đến. Đa số con người sống the ý

chí và suy nghĩ của bản thân mình.

+ Bây giờ chúng ta hãy nhớ lại sự gặp gỡ Chúa lúc ban đầu và sống

những ngày như thời ấy. Hãy hồi phục lại hình ảnh đức tin đầy dẫy

sự cảm động đầy nhiệt huyết và phải cảm tạ và ngợi khen đời đời.

Page 38: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 36

Bà i 6

Hội Thánh Tuyệt Vời của Chú a

1. Định Nghĩa về Hội Thánh Hội Thánh là cộng đồng như thế nào?

Đức Chúa Trời đã lựa chọn dân sự Ngài giữa muôn dân, Ngài bày tỏ cho họ về ân

điển và sự khôn ngoan vô hạn. Dân sự này là nhà của Đức Chúa Trời, là thân thể

của Đấng Christ, là đền thờ của Đức Thánh Linh. Dân sự này gồm tất cả thánh đồ

trong quá khứ, hiện tại, tương lai, là công hội thánh khiết nên gọi là Hội Thánh.

1) Là cộng đồng nhận sự kêu gọi

Công vụ 2:39-42 “39 Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy

mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi. 40

Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng rằng: Các ngươi

khá cứu mình thóat khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy! 41 Vậy, những kẻ nhận lời đó đều

chịu phép Báptêm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh. 42 Vả,

những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ

bánh, và sự cầu nguyện. ”

☞ Trên thế giới này có rất nhiều người, nhưng trong số đó có những

người có niềm tin và làm việc trong Hội Thánh, đó là kết quả của việc

nhận tình yêu đặc biệt của Đức Chúa Trời. Những con người nhận tình

yêu của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi nhóm họp được gọi là cộng đồng

được kêu gọi, là Hội Thánh của Chúa.

2) Là cộng đồng yêu thương

Công vụ 2:44-47 “44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của

chung. 45 Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của

từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và

dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp

lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.”

☞ Hội Thánh là cộng đồng của những người tin Chúa nhóm họp lại cùng

nhau, cầu nguyện cho nhau và chăm sóc lẫn nhau, giữ sự thông công

thánh đồ. Thông qua sự thông công này mà chúng ta kinh nghiệm và làm

quen với đời sống trên thiên quốc như là anh chị em trong Đấng Christ.

Page 39: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 37

3) Là cộng đồng của lời chứng

Công vụ 6:7 “Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-

lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa.”

☞ Hội thánh với các thánh đồ sau khi kinh nghiệm đồng chết với Chúa Giêxu

Christ trên thập tự giá và đồng sống lại, thì đi khắp đất để làm chứng cho

muôn dân. Kết quả là Hội Thánh của Đức Chúa Trời dần dần được phục

hưng và trở nên cộng đồng truyền giáo.

4) Là cộng đồng được biệt ra thánh khiết

I Côrinhtô 1:2-3 “2 gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là cho những

người đã được nên thánh trong Đức Chúa Giêxu Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho

mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, là Chúa

của những người ấy và của chúng ta: 3 Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an

ban cho bởi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và bởi Đức Chúa Giêxu Christ!”

☞ Hội Thánh không phải phân ly khỏi thế gian. Cũng không phải Hội Thánh

tránh né và ẩn dật khỏi thế gian. Đồng thời Hội Thánh không nên thỏa hiệp

hay đồng hóa với thế gian. Hội Thánh phải trở nên cộng đồng thánh khiết

và làm biến hóa thế gian.

5) Là cộng đồng hiệp nhất

Mathiơ 16:18-19 “18 Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phierơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên

đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó. 19 Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên

đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời,

và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời.”

☞ Giống như điều Phierơ đã xưng nhận đức tin, Hội Thánh xây dựng trên

vầng đá của lời xưng nhận ấy và tăng trưởng nhiều. Nhưng trên tinh thần

chỉ có một Hội Thánh phổ thông trên niềm tin của lời xưng nhận niềm tin.

╬ Hội Thánh theo căn nguyên của tiếng Hylạp là εκκελεςια“ekkesia”. Ngôn từ này chỉ về tập thể hay cộng đồng nhóm họp

theo kỳ định theo phương thức hành động hay bầu cử về vấn đề

hoặc thảo luận về những việc xảy ra trong thành phố hay xóm làng.

Cộng đồng này sống cách xa nhau nhưng thường xuyên nhóm họp

để quản lý địa vị đặc biệt, thi hành việc trọng đại, xem xét việc xây

cất hay bảo trì, và quyết định những vấn đề liên quan đến tài chính

Page 40: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 38

được chi dùng trong khu vực. Tuy nhiên, trong cộng đồng được hội

họp này sau khi nghị sự và tuyển cử thì sống theo những quyết

định, thi hành những điều trong vị trí cuộc sống của mình. Đó

chính là ý nghĩa của từ ekklesia. Trong hiện trạng cuộc sống hằng

ngày, chúng ta cùng nhóm họp lại cùng nhau để chia sẽ về sự kiện

liên quan đến Đức Chúa Giêxu Christ. Cộng đồng Cơ đốc thực thi

mạng lệnh của Đức Chúa Giêxu Christ trong đời sống thực tại.

2. Sự Bắt Đầu của Hội Thánh Hội Thánh đã bắt đầu như thế nào?

Hội Thánh không phải bắt đầu bởi một tổ chức hay kế hoạch của con người.

Đức Chúa Trời đã thiết lập kế hoạch, Đức Chúa Giêxu đã xây dựng, Đức Thánh

Linh ngự trị.

1) Hội Thánh đã được bắt đầu từ bàn thờ trong thời đại tộc trưởng thời Cựu Ước

Sáng thế ký 12:7-9 “7 Đức Giêhôva hiện ra cùng Á pram mà phán rằng: Ta sẽ ban cho dòng

dõi ngươi đất nầy! Rồi tại đó Ápram lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva, là Đấng đã

hiện đến cùng người. 8 Từ đó, người đi qua núi ở về phía đông Bêtên, rồi đóng trại;

phía tây có Bêtên, phía đông có Ahi. Đoạn, người lập tại đó một bàn thờ cho Đức

Giêhôva và cầu khẩn danh Ngài. 9 Kế sau, Á pram vừa đi vừa đóng trại lần lần đến

Nam phương.”

☞ Trong thời Cựu Ước, tại nơi dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời thì Ngài gặp gỡ

con người sau khi dâng của lễ có mùi thơm, của lễ thiêu. Nơi mà dâng của

lễ có thể nói chính là mô hình thời cựu ước của Hội Thánh.

2) Dân Ysơraên là tuyển dân của Đức Chúa Trời sau khi được Ngài giải phóng

khỏi Aicập thì đi du hành về vùng đất hứa ngang qua đồng vắng; trong suốt hành

trình đó Đức Chúa Trời mặc khải cho họ và xây dựng nên “Hội mạc” hay “Đền

tạm”.

Xuất Êdíptô ký 25:8-9 “8 Họ sẽ làm cho ta một đền thánh và ta sẽ ở giữa họ. 9 Hãy làm

đền đó y như kiểu đền tạm cùng kiểu các đồ dùng mà ta sẽ chỉ cho ngươi.”

☞ Hội mạc hay Đền tạm mặc dù đã được thiết lập theo mạng lệnh của Đức

Chúa Trời nhưng trong thời gian di chuyển nhiều nơi dân Ysơraên đã bỏ

quên. Cho nên, dân sự hành trình đến nơi tạm nghỉ nào thì đền tạm được

xây cất lại. Vậy nên Hội mạc tượng trưng cho sự ngự trị của Đức Chúa

Trời ở giữa vòng dân sự.

Page 41: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 39

3) Sau đó, vua Salômôn đã xây cất đền thờ của Đức Chúa Trời và dâng cho Ngài

trong lễ khánh thành trọng đại

II Sử ký 6:10-11 “10 Đức Giêhôva đã làm ứng nghiệm lời Ngài phán, khiến tôi kế cho

Đavít, cha tôi, lên ngôi trị vì Ysơraên, y như Đức Giêhôva đã hứa: nên tôi có cất đền

cho danh Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên, 11 và tại đền ấy đã đặt cái hòm đựng

giao ước của Đức Giêhôva mà Ngài lập với dân Ysơraên.”

☞ Đền thờ của Ysơraên là nơi Đức Chúa Trời ngự trị. Dân Ysơraên tin rằng

Đức Chúa Trời mặc khải tại đó nên đã giữ đời sống đặt niềm tin tôn

giáo mà trọng tâm là đền thờ, và từ đó nhấn mạnh đến đời sống tín

ngưỡng quan tâm nhiều đến sự thờ phượng.

4) Đức Chúa Giêxu sau khi nghe sự xưng nhận đức tin của Phierơ thì đã hứa xây

dựng Hội Thánh của Ngài trên vầng đá đức tin ấy.

Mathiơ 16:18 “Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phierơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá

nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó.”

☞ Đức Chúa Giêxu đã nói Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh của Ngài trên sự

xưng nhận đức tin của Phierơ. Đây là sự bày tỏ Ngài là Vua của Hội

Thánh của Đức Chúa Trời được thiết lập trên nền tảng của sự xưng nhận

đức tin hướng về Chúa Giêxu của dân sự Đức Chúa Trời trãi nhiều thế hệ.

5) Tiếp theo đó là sự bắt đầu của Hội Thánh như ngày nay. Đức Chúa Giêxu đã

phục sinh và thăng thiên, sau đó 120 môn đồ của Ngài nhóm họp lại siêng năng

cầu nguyện, giữa lúc đó vào ngày lễ ngũ tuần Đức Thánh Linh giáng lâm trên đất

để chính thức khai sinh Hội Thánh như ngày nay.

Công vụ các sứ đồ 2:1-4 “1 Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình

lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. 3 Các

môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người

trong bọn mình. 4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ

tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.”

☞ Trong lịch sử giáo hội thì việc tên gọi “Hội Thánh” như ngày nay đó là sự

kiện Đức Thánh Linh giáng lâm để chính thức bắt đầu. Vì vậy, sự kiện

Đức Thánh Linh giáng lâm mang lại sự khai sinh và trường tồn của Hội

Thánh. Cho nên Hội Thánh ngày nay cũng phải trở nên cộng đồng chân

thật của Đức Thánh Linh hành động.

Page 42: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 40

╬ Trong sự hiểu biết về sự bắt đầu của Hội Thánh thì không phải Hội

Thánh được xây dựng dựa trên nhân vật Phierơ, nhưng xây dựng Hội

Thánh trên niềm tin được xưng nhận của Phierơ. Đây là nhận thức

quan trọng, chỉ khi hiểu biết như vậy thì Cơ đốc nhân mới xưng

nhận đức tin đúng đắn khi nhóm họp với nhau. Cộng đồng Cơ đốc

như vậy mới trở thành Hội Thánh chân thật của Đức Chúa Trời.

3. Công Việc của Hội Thánh Hội Thánh làm những công việc gì?

Hội Thánh mời Đức Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa của mình cần phải

tuyên bố Lời Chúa, thi hành thánh lễ, thông qua thờ phượng và học Kinh Thánh

mà học biết ý muốn của Đức Chúa Trời, ra đi rao giảng phúc âm, phục vụ tha

nhân, chia sẽ tình yêu cho nhau, giao thông cùng nhau. Trong nội dung như vậy

chúng ta có thể tóm lược 5 yếu tố cần có của Hội Thánh. Nếu được thì đừng nên

thay đổi thứ tự trong các yếu tố này.

1) Thờ phượng

Giăng 4:23-24 “23 Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm

thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích

vậy. 24 Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà

thờ lạy.

☞ Việc thờ phượng Đức Chúa Trời là việc quan trọng hơn hết. Bởi vì, thông

qua việc thờ phượng mà chúng ta gặp Đức Chúa Trời hằng sống, và kinh

nghiệm sự tể trị của Ngài. Nếu không gặp gỡ Đức Chúa Trời thì chúng ta

không thể làm gì cho đúng ý nghĩa chân thật được.

2) Giáo dục, dạy dỗ

I Timôthê 4:13-16 “13 Hãy chăm chỉ đọc sách, khuyên bảo, dạy dỗ, cho đến chừng ta đến. 14

Đừng bỏ quên ơn ban trong lòng con, là ơn bởi lời tiên tri, nhân hội trưởng lão đặt tay

mà đã ban cho con vậy. 15 Hãy săn sóc chuyên lo những việc đó, hầu cho thiên hạ thấy

sự tấn tới của con. 16 Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong

mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu.”

☞ Hội Thánh là nơi có thể giảng dạy lời của Đức Chúa Trời để giúp người tin

nhận biết Đức Chúa Giêxu là ai, nhân cách và công việc của Ngài là gì.

Page 43: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 41

3) Truyền giáo

Công vụ 5:42 “Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ rao

truyền mãi về Tin lành của Đức Chúa Giêxu, tức là Đấng Christ.”

☞ Hội Thánh là cộng đồng nhân chứng của Chúa Giêxu và là cộng đồng Cơ

đốc truyền giáo. Việc truyền giáo là mệnh lệnh khi Chúa Giêxu trên đất

đã truyền dạy.

4) Phục vụ

Êphêsô 4:12 “Để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng

thân thể Đấng Christ”

☞ Hội Thánh là nơi học tập sự phục vụ. Tại các ban ngành trong Hội Thánh

chúng ta có thể học sự phục vụ và sau đó cũng phải sống với hình ảnh của

đầy tớ phục vụ trong xã hội, bên ngoài Hội Thánh.

5) Tương giao thân mật với nhau

Công vụ 2:44-47 “44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của

chung. 45 Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của

từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và

dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được

đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.”

☞ Hội Thánh là thể cộng đồng cảm nhận sự vui buồn với nhau như là chi thể

trong cùng thân thể của Đấng Christ. Chúng ta cùng thông công với nhau

trong ý thức chi thể thì Hội Thánh mới tăng trưởng.

╬ Trong một phương diện nào đó thì không có Hội Thánh hoàn toàn nào trên

đất này cả. Để Hội Thánh giống như miêu tả trong Kinh Thánh và Cơ đốc

nhân giống như Cứu Chúa Giêxu Christ mà Cộng đồng Cơ đốc nhân định

kỳ nhóm họp nhau từ những con người bất toàn, cùng cần nhau để tạo nên

Hội Thánh thân thể Chúa. Nhưng ở phương diện khác thì tất cả Hội

Thánh chân thật là Hội Thánh trọn vẹn. Theo Kinh Thánh thì tất cả mọi

người tin cậy Đức Chúa Giêxu Christ là những con người trọn vẹn, không

vết, không thiếu sót trong Đấng Christ (Côl 1:28). Sự trọn vẹn này không

phải là từ bản thân họ, nhưng là món quà từ Đức Chúa Giêxu Christ.

Chúa đã mua Hội Thánh bằng chính huyết báu của Ngài, tất cả mọi người

trong Hội Thánh đã được sự tha thứ mọi tội lỗi. Chúa đã mang tất cả tội

Page 44: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 42

lỗi của chúng ta trên thập tự giá, và ban cho chúng ta mói quà công nghĩa;

Ngài đã xưng công bình cho chúng ta. Trong ý nghĩa đó Hội Thánh của

Đức Chúa Trời là trọn vẹn.

4. Chức Vụ Trong Hội Thánh Những người hầu việc Chúa trong Hội Thánh là những ai?

Trong giáo hội Trưởng lão có những chức phận sau đây. Xin lưu ý trong mỗi

giáo phái có thể có những chức phận khác nhau. Nhưng quan trọng là dù ở chức

vụ nào thì cũng để hầu việc Chúa và giúp đỡ anh chị em trong Hội Thánh biết

Chúa, thờ phượng Ngài và yêu thương, phục vụ lẫn nhau.

1) Mục sư

Mục sư là người đại diện cho Chúa, hay thường gọi là đầy tớ Chúa với chức

vụ chăm sóc thánh đồ như người chăn chăm sóc đàn chiên của Chúa mà Ngài giao

phó. Mục sư mang thánh chức và đại diện của Hội Thánh. Là người lãnh đạo và

xử lý những công việc thuộc linh của Hội Thánh.

2) Trưởng lão

Trưởng lão là một thành viên giữa vòng các thánh đồ trong Hội Thánh.

Nhưng đây là những người được kêu gọi và tuyển chọn như là thánh đồ gương

mẫu có kinh nghiệm gặp Chúa và năng lực thuộc linh, có tài năng xử lý công việc

mang tính thuộc linh của Hội Thánh. Trưởng lão phải luôn có tinh thần giúp và

hiệp sức với mục sư; có khả năng xử lý công việc hành chính và giữ quan hệ mật

thiết với Chúa.

3) Chấp sự được đặt tay

Chấp sự được đặt tay hay được phong chức là thánh đồ của Hội Thánh, được

sự tín nhiệm của nhiều thánh đồ, có niềm tin chân thật và gương mẫu, có tài năng

và khôn ngoan Chúa ban, luôn giữ tinh thần phục vụ Hội Thánh, biết dâng hiến và

quan tâm đến nền tự trị của Hội Thánh.

4) Khuyến sự hay quản sự

Khuyến sự hay quản sự là nữ thánh đồ trong Hội Thánh. Khuyến sự là người

gương mẫu ở giữa vòng thánh dồ, có hành vi thích đáng cho việc rao truyền phúc âm; được thánh đồ tín nhiệm, là hội viên của hội đồng tự trị. Khuyến sự là người

vùa giúp các đầy tớ Chúa và chăm sóc gia đình họ. Là người hết lòng quan tâm và

chăm sóc các thánh đồ đang gặp thử thách và hoạn nạn; thường xuyên chăm sóc,

an ủi, xây dựng đức hạnh trong Hội Thánh.

Page 45: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Giáo Trình Giá o Dục Báptêm | 43

5) Chấp sự dự bị

Chấp sự dự bị là thánh đồ của Hội Thánh, là người chịu Báptêm chân thật

không bị tỳ vết, được tuyển chọn và hết lòng phục vụ trong các ban ngành của Hội

Thánh.

Page 46: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Phụ Lục

Bài Tín Điều Cá c Sứ Đồ

Tôi tin Ð ức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Ðấng tạo dựng nên trời đất. Tôi tin Giê-xu Christ là Con Ð ộc Sanh của Ð ức Chúa Trời, và Chúa chúng

ta; Ngài được hoài thai bởi Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên Thập tự giá, chịu chết và chôn; Ngài xuống âm phủ; đến ngày thứ ba, Ngài từ cõi chết sống lại; Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Ð ức Chúa Trời Toàn Năng là Cha; từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.

Tôi tin Thánh Linh. Tôi tin Hội Thánh phổ thông, sự cảm thông của thánh

đồ, sự tha tội, sự sống lại của thân xác, và sự sống đời đời. A-men

Bà i Cầu Nguyện Chung

“Lạy Cha chúng con ở trên trời! Danh Cha được Tôn Thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên ở đất như trời. Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ dùng; Xin tha tội lỗi của chúng con,

như chúng con tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con; Xin chớ để chúng con bị cám dỗ, song cứu chúng con khỏi điều ác. Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha,

đời đời vô cùng. Amen” (Mathiơ 6:9-13)

Page 47: Thế Giới Mới - WordPress.com · 2013-09-14 · chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ 17 câu, đậu

Mười Điều Răn (Xuất Êdíptô Ký 20:1-17)

Điều 1: Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.

Điều 2: Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao

kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất.

Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là

Giêhôva Ð ức Chúa Trời ngươi, tức là Ð ức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhơn

tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ

yêu mến ta và giữ các điều răn ta.

Điều 3: Ngươi chớ lấy danh Giêhôva Ð ức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Ðức Giêhôva chẳng cầm

bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.

Điều 4: Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu

ngày; Nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giêhôva Ð ức Chúa Trời ngươi: trong ngày

đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở

trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; Vì trong sáu ngày Ð ức Giêhôva đã

dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy

nên Ð ức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.

Điều 5: Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giêhôva Ð ức

Chúa Trời ngươi ban cho.

Điều 6: Ngươi chớ giết người.

Điều 7: Ngươi chớ phạm tội tà dâm.

Điều 8: Ngươi chớ trộm cướp.

Điều 9: Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình.

Điều 10: Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò,

lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.

Kính Chúa & Yêu Người (Mathiơ 22:37-40)

Ð ức Chúa Giêxu đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ð ức Chúa Trời ngươi.

Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy:

Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.