66
Ôn tập giữa HKI (Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. * Với HS khá, giỏi: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút). II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc. 2. Kiểm tra tập đọc: - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Y/c HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Cho điểm trực tiếp từng HS. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS trao đổi và và trả lời câu hỏi: H: Những bài tập ntn là truyện kể? - Lắng nghe. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị: Cứ 1HS kiểm tra xong, 1HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc. - Trả lời câu hỏi. - 1HS đọc thành tiếng. - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi. + Những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay nhiều nhân vật, mỗi truyện GV: Trần Thị Thùy Phương

Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Ôn tập giữa HKI (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.* Với HS khá, giỏi: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút). II/ Đồ dùng dạy học:- Phiếu ghi sẵn các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc.2. Kiểm tra tập đọc: - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Y/c HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.- Cho điểm trực tiếp từng HS. 3. Hướng dẫn làm bài tập:Bài 1:- Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS trao đổi và và trả lời câu hỏi: H: Những bài tập ntn là truyện kể?

H: Hãy tìm và kể lại tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. - Ghi nhanh lên bảng. - Phát phiếu cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. KL về lời giải đúng:

Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vậtDế Mèn bênh vực kẻ yếu

Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.

Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.

- Lắng nghe.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị: Cứ 1HS kiểm tra xong, 1HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc. - Trả lời câu hỏi.

- 1HS đọc thành tiếng.- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi. + Những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay nhiều nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và Người ăn xin.

- Hoạt động nhóm 4. Sau đó, các nhóm trình bày.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 2: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Người ăn xin

Tuốc-ghê-nhép

Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.

Tôi (chú bé), ông lão ăn xin.

Bài 2:- Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS dùng bút chì đánh dấu đoạn văn có giọng đọc như y/c. - Gọi HS phát biểu ý kiến. KL:a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến: đoạn cuối truyện Người ăn xin.b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình.c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: đoạn Dế Mèn hăm doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò.- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. - Nhận xét, khen những HS đọc tốt. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Y/c những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại.- Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.

- 1HS đọc thành tiếng. - Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.- Đọc đoạn văn mình vừa tìm được.- Chữa bài.

- Mỗi đoạn 3HS thi đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 3: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Ôn tập giữa HKI(Tiết 2)

I/ Mục tiêu:- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (VN và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.* Với HS khá, giỏi: viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 75 chữ / 15 phút); hiểu nội dung của bài.II/ Đồ dùng dạy học : - Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng , gạch ngang đầu dòng. - Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT2. III/ Các hoạt động dạy - học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học.2. Hướng dẫn viết chính tả:a. Trao đổi về nội dung bài thơ- GV đọc bài Lời hứa. Sau đó, y/c 1HS đọc lại. - Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.b. Hướng dẫn viết từ khó - Y/c HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.c. Hướng dẫn cách trình bày - Hỏi HS về các trình bày khi viết.

d. Nghe - viết chính tả- Đọc chính tả cho HS viết. - Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.e. Chấm bài, nhận xét- Thu, chấm vở một số HS.- Nhận xét chung.3. Hướng dẫn làm bài tập:Bài 2:- Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và KL:a) Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn.b) Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.c) Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của em bé hoặc của bạn

- Lắng nghe.

- 1HS đọc, cả lớp lắng nghe. - Đọc phần chú giải trong SGK.

- Các từ: ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ…

+ Dấu hai chấm xuống dòng, gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.

- Viết bài.- Soát lỗi.

- 1HS đọc thành tiếng. - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 4: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

em bé.d) Không được vì trong mẩu chuyện trên có 2 cuộc đối thoại - cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách nên phải đặt trong dấu ngoặc kép.Bài 3:- Gọi HS đọc y/c. - Chia nhóm 4HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung. KL:+ Đối với tên người tên địa lí Việt Nam thì viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên đó. VD: Hồ Chí Minh, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh…+ Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối. VD: Xanh Pê-téc-bua…Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt, viết như cách viết tên riêng Việt Nam. VD: Bạch Cư Dị… 4. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học đọc các bài Tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc thành tiếng.- HS trao đổi, hoàn thành phiếu.

- Nhận xét, bổ sung.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 5: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Ôn tập giữa HKI(Tiết 3)

I/ Mục tiêu:- Mức độ y/c về kĩ năng đọc như ở tiết 1.- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.II/ Đồ dùng dạy học: - Lập 12 phiếu viết tên từng tờ tập đọc, 5 phiếu viết tên các bài HTL trong 9 tuần đầu sách TV4/T1.- Giấy khổ to ghi sẵn lời giải của BT2 + Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền nội dung.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2. Kiểm tra Tập đọc:- Tiến hành tương tự như tiết 1.3. Hướng dẫn làm bài tập:Bài 2:- Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS đọc tên bài Tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang.

- GV ghi nhanh lên bảng.- Y/c HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào xong trước thì dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.KL:

Tên bài Nội dung chính Nhân vật Giọng đọcMột người chính trực

Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành.

- Tô Hiến Thành - Đỗ thái hậu

Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiên Thành.

Những hạt thó giông

Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu.

- Cậu bé Chôm- Nhà vua

Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.

Nỗi dằn vặt của An-

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình yêu

- An-đrây-ca- Mẹ An-

Trầm, buồn, xúc động.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng.+ Một người chính trực / 36.+ Những hạt giống thóc / 46.+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca/55.+ Chị em tôi / 59.

- Hoạt động trong nhóm 4HS.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 6: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

đrây-ca thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân.

đrây-ca

Chị em tôi

Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tỉnh ngộ.

- Cô chị- Cô em-Người cha

Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật: Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm, buồn. Lời cô chị khi lễ phép khi bực tức. Lời cô em lúc thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.

- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh. - Tổ chức cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm đúng. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.4. Củng cố - dặn dò:H: Chủ điểm Măng mọc thẳng gợi cho em suy nghĩ gì? Những chuyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì?- Nhận xét tiết học.- Dặn những HS chưa có điểm đọc phải chuẩn bị tốt để tiết sau kiếm tra và xem trước tiết 4.

- 4HS nối tiếp nhau đọc.- 1 bài 3HS thi đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 7: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Ôn tập giữa HKI(Tiết 4)

I/ Mục tiêu:- Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả tục ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. II/ Đồ dùng dạy học:- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT1, 2 + Một số phiếu kẻ sẵn bảng để HS các nhóm làm BT1.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Giới thiệu bài:H: Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào ?

- Nêu nục tiêu của tiết học.2. Hướng dẫn làm bài tập:Bài 1: - Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS nhắc lại các bài Mở rộng vốn từ. GV ghi nhanh lên bảng.- Phát phiếu cho 6 nhóm HS. Y/c HS trao đổi, thảo luận và làm bài.

- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình tìm được.- Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau.* Thương người như thể thương thân: thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân nghĩa …* Măng mọc thẳng: trung thực, trung thành, trung nghĩa, thẳng thắn, thực bụng, bộc trực…* Trên đôi cánh ước mơ: ước mơ, ước muốn, ước mong, mong ước, mơ ước, mơ tưởng…- Nhận xét, tuyên dương.Bài 2: - Gọi HS đọc y/c. - Gọi HS đọc các câu thành ngữ, tục ngữ. * Thương người như thể thương thân: Ỏ hiền gặp lành, Hiền như bụt, Lành như đất, Thương người như thể thương thân, Môi hở răng lạnh…* Măng mọc thẳng: Thẳng như ruột ngựa, Thuốc đắng dã tật, Giấy rách phải giữ lấy lề, Đói cho

+ Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng và Trên đôi cách ước mơ.- Lắng nghe.

- 1HS đọc y/c trong SGK.+ Nhân hậu – Đoàn kết; Trung thực - Tự trọng; Ước mơ.- HS hoạt động trong nhóm 6. HS tìm từ của 1 chủ điểm, sau đó tổng kết trong nhóm ghi vào phiếu GV phát. - Dán phiếu lên bảng, 1HS đại diện nhóm trình bày. - Chấm bài của nhóm bạn bằng cách: Gạch các từ sai và ghi tổng số từ mỗi chủ điểm mà nhóm bạn tìm được.

- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc thành tiếng. - HS phát biểu.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 8: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

sạch, rách cho thơm…* Trên đôi cánh ước mơ: Cầu được ước thấy, Ước sao được vậy, Ước của trái mùa, Đứng núi này trông núi nọ…- Dán phiếu ghi các câu thành ngữ, tục ngữ. - Y/c HS suy nghĩ để đặt câu.- Nhận xét, sửa từng câu cho HS. Bài 3:- Gọi HS đọc y/c.- Y/c HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm và lấy VD về tác dụng của chúng.

- GV nêu lại tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.3. Củng cố - đặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ vừa học và đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.

- 1HS đọc thành tiếng.- HS đọc câu mình đặt.

- 1HS đọc.- Trao đổi, thảo luận, viết VD ra vở nháp.+ Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ: gạo, thịt, mía..+ Ở nhà mẹ thường gọi em là “mèo con”.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 9: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Ôn tập giữa HKI(Tiết 5)

I/ Mục tiêu:- Mức độ y/c về kĩ năng đọc như ở Tiết 1; nhận biết biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.* Với HS khá, giỏi: đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu tên từng bài Tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu. - Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2, 3 & một số phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2, 3 cho các nhóm làm việc. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.2. Kiểm tra Tập đọc: Tiến hành tương tự như T1.3. Tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc y/c. - Gọi HS đọc tên các bài Tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. GV ghi nhanh lên bảng.

- Phát phiếu cho nhóm HS. Y/c HS trao đổi, làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung.KL:

Tên bài Thể loại Nội dung chính Giọng đọcTrung thu độc lập

Văn xuôi

Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và các em thiếu nhi

Nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, tin tưởng.

Ở Vương quốc Tương Lai

Kịch Mơ ước của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh, góp sức phục vụ cuộc sống.

Hồn nhiên(Lời Tin-tin, Mi-tin: háo hức, ngạc nhiên, thán phục. Lời các em bé: tự tin, tự hào).

Nếu chúng mình có phép lạ

Thơ Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho TG trở nên tốt đẹp hơn.

Hồn nhiên, tươi vui

Đôi giày ba ta màu xanh

Văn xuôi

Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã làm cho cậu xúc

Chậm rãi, nhẹ nhàng (đoạn 1 - hồi tưởng); vui, nhanh

- Lắng nghe.

- Đọc y/c trong SGK.- Các bài tập đọc: Trung thu độc lập trang 66. Ở Vương quốc Tương Lai / 70. Nếu chúng mình có phép lạ / 76. Đôi giày bata màu xanh / 81. Thưa chuyện với mẹ / 85.Điều ước của vua Mi-đát / 90.- Hoạt động trong nhóm 8.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 10: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

động, vui sướng vì thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước.

hơn (đoạn 2 - niềm xúc động, vui sướng của cậu bé lúc nhận quà).

Thưa chuyện với mẹ

Văn xuôi

Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gđ nên đã thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem đó là nghề hèn kém.

Giọng Cương: lễ phép, nài nỉ, thiết tha. Giọng mẹ: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.

Điều ước của vua Mi-đát

Văn xuôi

Vua Mi-đát muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những ước muốn tham lam không đem lại hạnh phúc.

Khoan thai. Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua: từ phấn khởi, thoả mãn sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. Lời thần Đi-ô-ni-dốt phán: oai vệ.

- Gọi HS đọc lại phiếu. Bài 3:- Tiến hành tương tự bài 2.KL:Nhân vật Tên bài Tính cáchNhân vật “tôi” (chị phụ trách)

Lái

Đôi giày ba ta màu xanh

Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp.

CươngMẹ Cương

Thưa chuyện với mẹ

Hiếu thảo, thương mẹ.Dịu dàng, thương con.

Vua Mi-đát

Thần Đi-ô-ni-dốt

Điều ước của vua Mi-đát

Tham lam nhưng biết hối hận.Thông minh, biết dạy cho vua Mi-đát một bài học.

3. Củng cố - dặn dò: H: Các bài Tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ giúp em hiểu điều gì?- Nhận xét tiết học. Dặn về nhà ôn tập các bài: Cấu tạo tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy, danh từ, động từ.

- Chữa bài (nếu sai).- 6HS nối tiếp nhau đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 11: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Ôn tập giữa HKI(Tiết 6)

I/ Mục tiêu:- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ ( chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.* Với HS khá, giỏi: phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.II/ Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết. - Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 & một số tờ viết nội dung BT3,4.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.2. Hướng dẫn làm bài tập:Bài 1:- Gọi HS đọc đoạn văn.H: Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào?

H: Những cảnh của đất nước được hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?Bài 2:- Gọi HS đọc y/c. - Phát phiếu cho HS. Y/c HS thảo luận theo hình thức nhóm 3 và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét bổ sung.KL:

Tiếng Âm đầu Vần Thanha) Tiếng chỉ có vần và thanh.

ao ao ngang

b)Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh.

dướitầmcánh…

dtc

ươiâmanh…

sắchuyền

sắc…

Bài 3:- Gọi HS đọc y/c. H: Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.

H: Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.

H: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng. + Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống. + Đất nước ta rất thanh bình, đẹp và hiền hoà.

- 1HS đọc.- 3HS cùng nhóm trao đổi hoàn thành phiếu.

- 1HS đọc thành tiếng.+ Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng. VD: ăn, cười, học…+ Từ phức là từ phối hợp những tiếng có âm và vần giống nhau.VD: long lanh, xanh xanh … + Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 12: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

- Y/c HS thảo luận cặp đôi, tìm từ như y/c.- Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được.

- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu. KL:* Từ đơn: dưới, tầm, cành, chú, là, luỹ,tre, xanh… * Từ láy: chuồn chuồn, rì rào, rung rinh, thung thăng.* Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra…Bài 4:- Gọi HS đọc y/c H: Thế nào là danh từ? Cho ví dụ.

H: Thế nào là động từ? Cho ví dụ.

- Tiến hành tương tự bài 3.KL:* Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, …* Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, …3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8; chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra.

VD: ruộng vườn, tình thương…- 2HS ngồi cùng bàn thảo luận.- 3HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ.- Nhận xét, bổ sung.- Viết vào VBT.

- 1HS đọc thành tiếng. + Danh từ là những từ chỉ sự vật. VD: học sinh, giáo viên … + Động từ là những từ chỉ trạng thái của sự vật. VD: ăn, ngủ …

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 13: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Toán: LUYỆN TẬP(Tiết 46)

I/ Mục tiêu:- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.- Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4(a)II/ Đồ dùng dạy học:- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 45.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Hướng dẫn luyện tập:Bài 1:- GV vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài, y/c HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. A A Ba) M b)

B C C D- Chốt lại đáp án đúng:a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC.b) Góc vuông DAB, DBC, ADC; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD; góc tù ABC.H: Hãy so sánh góc nhọn với góc vuông, góc tù với góc vuông.H: 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?- GV có thể y/c HS so sánh góc nhọn, góc tù, góc bẹt với nhau.Bài 2:- Y/c HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.H: Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?

- Hỏi tương tự với đường cao CB.H: Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC?

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- Lắng nghe.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.

+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. + 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông.

+ Đường cao của tam giác ABC là AB và CB.+ Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác. - HS trả lời tương tự như trên.+ Vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 14: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Bài 3:- Y/c HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, gọi 1HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. - Nhận xét, chữa bài.Bài 4:- Y/c HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.- H/d HS xác định trung điểm M, N của các cạnh AD, BC. A B M N

D CH: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ.

H: Nêu tên các cạnh song song với AB.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, và chuẩn bị bài Luyện tập chung.

- HS vẽ vào VBT, 1HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ.

- 1HS lên bảng vẽ. Cả lớp vẽ hình vào VBT.

+ Các hình chữ nhật là ABCD, ABNM, MNCD.+ Các cạnh song song với AB là MN, DC.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 15: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG(Tiết 47)

I/ Mục tiêu:- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.- Bài 1(a); bài 2(a); bài 3(b); bài 4II/ Đồ dùng dạy học:- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 46.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Hướng dẫn làm bài tập:Bài 1:- Gọi HS nêu y/c của BT, sau đó tự làm bài.

- Nhận xét và chữa bài.Bài 2:H: Bài tập y/c chúng ta làm gì?

H: Để tính giá trị biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào?- Y/c HS nêu quy tắc về tính chất giao hoán, tính chất kếp hợp của phép cộng.

- Y/c 1HS lên làm trên bảng lớp, cả lớp làm toán chạy. - Nhận xét và chữa bài.Bài 3:- Y/c HS đọc đề bài. - Y/c HS quan sát hình trong SGK.H: Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào?- Y/c HS vẽ tiếp hình vuông BIHC. H: Hình vuông BIDC có cạnh bằng mấy cm?H: Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào?

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.

- Lắng nghe.

- 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.- Nhận xét.

+ Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. + Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.+ Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT.

- HS đọc thầm. - HS quan sát hình.+ Có chung cạnh BC.

- HS vẽ hình và nêu các bước vẽ.+ 3 cm.+ AD, BC, IH.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 16: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

- Y/c tính chu vi hình chữ nhật AIDH.

Bài 4:- Gọi HS đọc đề bài.H: Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật ta phải biết được gì?H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán thuộc dạng gì?

- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, và ôn tập để thi giữa kì I.

- HS làm vào vở.Giải:

Chiều dài của hình chữ nhật AIDH: 3 + 3 = 6 (cm).

Chu vi của hình chữ nhật AIDH: (3 + 6) x 2 = 18 (cm) ĐS: 18 cm.

- 1HS đọc đề bài.+ Biết số đo chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật.+ Nửa chu vi là 16 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4 cm.+ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Chiều dài hình chữ nhật là:

( 16 + 4 ) : 2 = 10 (cm)Chiều rộng hình chữ nhật là:

16 – 10 = 6 (cm)Diện tích hình chữ nhật là:

10 x 6 = 60 ( cm2)ĐS: 60 cm2

- Chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 17: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Toán: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(Tiết 49)

I/ Mục tiêu:- Biết thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích không quá 6 chữ số). - Bài 1; Bài 3(a)II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập của tiết 47.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số: - GV viết lên bảng phép nhân: 241234 x 2- Y/c HS dựa vào cách đặt tính phép nhân số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số để thực hiện phép toán trên bảng. GV gọi 2HS lên bảng đặt tính và tính, các HS còn lại đặt tính và tính vào vở nháp. - Y/c HS nêu cách tính.H: Khi thực hiện tính nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?

H: Hãy so sánh kết quả của mỗi lần nhân với 10?

H: Vậy đây là phép nhân ntn?- GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4- Y/c 2HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính, cả lớp làm vào vở nháp. - GV chữa bài và y/c HS nêu lại cách tính.H: Đây là phép nhân ntn?GV: Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.2.3 Hướng dẫn luyện tập:Bài 1:- Y/c 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.- Y/c lần lượt từng HS nêu lại cách thực hiện. - Nhận xét và chữa bài. Bài 2:H: Bài tập y/c làm gì?

H: Hãy đọc biểu thức trong bài.

- 2HS lên bảng vẽ hình, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- HS nghe giới thiệu.

- HS đọc: 241234 x 2- 2HS lên bảng thực hiện tính, cả lớp làm vào vở nháp.

- HS nêu cách tính.+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, hàng chục … hay nói cách khác là tính từ phải sang trái.+ Kết quả của mỗi lần nhân đều nhỏ hơn 10.+ Phép nhân không có nhớ.- HS đọc: 136204 x 4. - 2HS thực hiện trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp. - HS nêu các bước như trên. + Phép nhân có nhớ.

- 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.- HS trình bày trước lớp.- Nhận xét và chữa bài (nếu sai).

+ Viết giá trị thích hợp vào ô trống. + 201634 x m

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 18: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

H: Tính giá trị 201634 x m với những giá trị nào của m?H: Muốn tính giá trị của biểu thức 201634 x m với m = 2 ta làm thế nào?- Y/c 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

- Y/c HS nhận xét bài làm trên bảng. Chữa bài.

Bài 3:- Gọi 1HS nêu y/c.- GV viết lên bảng: 321475 + 423507 x 2.H: Trong biểu thức trên có những phép toán nào?H: Trong biểu thức có phép cộng và phép nhân ta thực hiện ntn?- Y/c 1HS làm trên bảng, cả lớp làm vào VBT.

- Chữa bài.- Tiến hành tương tự với các bài còn lại.Bài 4:- Gọi 1 HS đọc đề toán. - GV cùng HS phân tích đề.H: Muốn biết huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện ta làm thế nào?

- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, và chuẩn bị bài Tính chất giao hoán của phép nhân.

+ Với m = 2, 3, 4, 5.

+ Thay chữ m bằng số 2 và tính.

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.- HS nhận xét bài của bạn, 2HS ngồi cùng nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

+ Tính giá trị biểu thức.

+ Phép cộng và phép nhân.+ Thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau.- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.

- 1HS đọc.- Phân tích đề bài.+ Phải tính số quyển truyện 8 xã vùng thấp nhận được, số quyển truyện 9 xã vùng cao nhận được sau đó cộng lại.- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.- Chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 19: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Toán: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN(Tiết 50)

I/ Mục tiêu:- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.- Bài 1; bài 2(a,b)II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số như sau:

a b a x b b x a4 86 75 4

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1.Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 49.- Nhận xét và cho điểm từng HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:- GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó y/c HS so sánh 2 biểu thức này với nhau. GV: Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.- Y/c HS lấy thêm các VD khác.

- GV treo bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học lên bảng.- Y/c 1HS đọc y/c.

- Y/c 3HS lên bảng thực hiện các phép tính, các HS còn lại dùng bút chì viết kết quả vào SGK.- Y/c HS so sánh kết quả a x b và b x a trong từng trường hợp cụ thể.H: Ta thấy giá trị của biểu thức a x b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b x a?

- GV viết a x b = b x a.H: Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được gì?H: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó ntn?

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS nêu: 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35 vậy 5 x 7 = 7 x 5 - 3HS nhắc lại.

- 2 x 6 = 12; 6 x 2 = 12 nên 2 x 6 = 6 x 2.

+ So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau.- HS thực hiện theo y/c của GV.

+ Giá trị của biểu thức a x b luôn luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.- HS đọc: a x b = b x a.+ Thì ta được tích b x a.

+ Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 20: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

- Y/c HS nêu kết luận.

2.3 Luyện tập, thực hành:Bài 1:H: Bài tập y/c chúng ta làm gì?- GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x …; y/c HS điền số.H: Vì sao lại điền số 4?

- Y/c HS làm tiếp các bài còn lại.

Bài 2:- Y/c 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.- Nhận xét, chữa bài.Bài 3:H: BT y/c chúng ta làm gì?

- H/d HS cách so sánh:C1: Tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh các kết quả để chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau.C2: Không cần tính, chỉ cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số, vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả.- GV làm mẫu:(3 + 2) x 10287 = 5 x 10287 = 10287 x 5.- Y/c HS làm tiếp các bài còn lại.- Nhận xét, chữa bài.Bài 4:- Y/c HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.- Y/c HS nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, phép nhân có thừa số là 0.

3. Củng cố -dặn dò: - Nhận xét tiết học, và chuẩn bị bài Tính chất kết hợp của phép nhân.

- HS nhắc lại theo nhiều hình thức (cá nhân/ tập thể).

+ Điền số thích hợp vào ô trống.+ Số 4.+ Vì khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.- Làm miệng (theo hình thức truyền điện).

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.- Chữa bài (nếu sai).

+ Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.

- HS làm bài vào VBT.- Chữa bài (nếu sai).

- HS suy nghĩ, viết kết quả vào SGK.+ 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó.+ 0 nhân với số nào cũng bằng 0.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 21: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (Năm 981)

(Tiết 10)I. Mục tiêu:- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chông quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và phù hợp với lòng dân.+ Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.II. Đồ dùng dạy học:- Hình trong SGK phóng to. - Phiếu học tập của học sinh. III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 3 HS lên bảng y/c trả lời 3 câu hỏi cuối bài.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Nhà Tiền Lê ra đời- GV cho HS đọc SGK đoạn: “Năm 979, … sử cũ gọi là nhà tiền Lê”.H: Lê Hoàn lên ngôi vua từ hoàn cảnh nào?

H: Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được dân ủng hộ không ?- GV tổ chức cho HS thảo luận đi đến thống nhất: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê).

HĐ2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược

- Y/c các nhóm thảo luận và dựa theo câu hỏi sau:H: Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào?H: Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?

- 3HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

+ Khi quân Tống chuẩn bị đem quân xâm lược nước ta.+ Rất được dân ủng hộ.

- Tiến hành thảo luận nhóm 6.+ Năm 981+ Theo 2 con đường: Quân thuỷ theo cửa sông Bạch Đằng, quân

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 22: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

H: Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra ntn?

H: Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?- Gọi HS lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến. - GV thuật lại diễn biến.

HĐ 3: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận. H: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đêm lại kết quả gì cho nhân dân ta?

H: Vì sao nhân dân ta lại giành được thắng lợi?

- GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất. 3. Củng cố - dặn dò: - GV dặn HS về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài Nhà Lý dời đô ra Thắng Long.

bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.+ Ở Bạch Đằng và ở Chi Lăng.(diễn biến như SGK đã trình bày).+ Không thực hiện được.

- HS lên bảng thuật lại.

- HS thảo luận nhóm 4.+ Đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc.+ Vì nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm đánh giặc, có sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn….

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 23: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Đạo đức: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T2)(Tiết 10)

I/ Mục tiêu:- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, … hằng ngày một cách hợp lí.* Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS các kĩ năng: kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá; kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập; kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày; kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.II/ Đồ dùng dạy học:- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: Xanh - đỏ. - Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. Y/c HS trả lời: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi muộn hoặc đưa người đi cấp cứu trễ.- Nhận xét việc học bài của HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:HĐ1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ?

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cặp đôi. Phát cho mỗi nhóm một tờ bìa xanh đỏ, y/c các nhóm đọc các nhóm đọc các tình huống, thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là lãng phí thời giờ.- GV lần lượt đọc các tình huống, y/c các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu: đỏ - tình huống tiết kiệm thời giờ; xanh – tình huống không tiết kiệm thời giờ.- GV mời 1 vài HS trình bày trước lớp. - Tổ chức cho lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.

HĐ2: Em có biết tiết kiệm thời gian- Y/c mỗi HS viết ra thời gian biểu của mình vào giấy.- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.- Y/c một số HS đọc thời gian biểu của mình.

- HS nhắc lại phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi. Nhận tờ bìa và tiến hành thảo luận.

- Lắng nghe các tình huống và giơ tấm bìa theo đánh giá của mình.

- HS trình bày.- HS trao đổi, thảo luận.

- HS tự viết ra giấy thời gian biểu của mình.- HS làm việc theo nhóm, lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm sau đó nhóm nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lí chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 24: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

H: Em có thực hiện đúng không?H: Em đã tiết kiệm thời giờ chưa? Nêu 1 – 2 VD.

HĐ3: Xử lí tình huống- GV đưa ra 2 tình huống:TH1: Một hôm, khi Hoa đang vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hoa đi chơi. Thấy Mai từ chối, Hoa bảo: “ Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”.TH2: Đến giờ làm bài, Nam rủ Minh đi học nhóm. Minh bảo Minh còn phải phải xem xong ti vi và đọc xong báo đã.- Y/c các nhóm chọn 1 tình huống và xem trong tình huống đó bạn nào đúng, bạn nào sai, nếu em là Hoa (TH1), và Nam (TH2), em sẽ xử lí thế nào?- Y/c các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết.- Gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét.HĐ4: Kể chuyện “ Tiết kiệm thời giờ”

- Kể lại cho HS nghe câu chuyện “ Một học sinh vượt khó”.H: Thảo có phải là người biết tiết kiệm thời giờ hay không? Vì sao?

Chốt: Trong khó khăn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khó khăn.- Y/c HS kể lại một số tấm gương tốt biết tiết kiệm thời giờ.KL: Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt. Các em cần tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn. Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Ôn tập kĩ năng giữa HKI.

không, có tiết kiệm thời gian không.- HS trả lời.

- Chọn tình huống và nêu cách xử lí.

- Một số nhóm thể hiện 2TH, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

+ Thảo là người biết tiết kiệm thời giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều.- Lắng nghe.

- HS kể.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 25: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (T2)(Tiết 19)

I/ Mục tiêu:Ôn tập các kiến thức về:- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa các chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.- Dinh dưỡng hợp lí.- Phòng tránh đuối nước.* Rèn kĩ năng sống: Rèn cho HS một số kĩ năng như: thảo luận nhóm, trình bày, đóng vai. II/ Đồ dùng dạy học: Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ. Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua. Các tranh ảnh mô hình hay vật thật về các loại thức ăn.III/Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1.Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Nêu lại quá trình trao đổi chất giữa con người với môi trường.2. Thức ăn được chia ra thành mấy nhóm chất. Đó là những nhóm nào? Nêu VD.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Các hoạt động:HĐ1 : Thảo luận chủ đề: Con người và sức khoẻ

- Y/c các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được:* Nội dung phân cho các nhóm thảo luận:. Các bệnh thông thường. . Phòng tránh tai nạn.- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.

- Y/c sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm rõ nội dung trình bày.- Tổng hợp ý kiến của HS.

- Nhận xét.

HĐ2: Trò chơi: Trổ tài làm bác sĩ- GV chia lớp thành nhóm và phát cho mỗi nhóm

- Gọi 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tiến hành trao đổi các câu hỏi của các nhóm đã chuẩn bị.- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận và đóng vai trong

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 26: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

một tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu y/c:+ Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.+ Người con phải nói với người lớn những dấu hiệu của bệnh. + Bác sĩ sẽ là người nêu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh đó.* Nhóm 1: Ở trường Nam hay bị đau bụng và hay đi ngoài nhiều lần. * Nhóm 2: Mấy ngày gần đây, Bắc không nhìn thấy chữ ở trên bảng nên không chép bài vào vở.* Nhóm 3: Minh đã mập nhưng lại hay ăn quà vặt đặc biệt là bánh kẹo và rất ít khi chịu vận động. * Nhóm 4: Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. - Gọi một số nhóm lên bảng trình bày.

- Tổng kết, tuyên dương HS.HĐ3: Trò chơi: Ai đảm đang?

- GV cho HS tiến hành hoạt động nhóm 5. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích vì sao mình lại lựa chon như vậy.

- Y/c các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp. 3. Củng cố - dặn dò:- Gọi 2HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí.- Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện 1 trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. - Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài để chuẩn bị kiểm tra.

nhóm.

- Một số nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

- HS tham gia vào trò chơi.

- Tiến hành hoạt động trong nhóm sau đó trình bày một bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng.- Trình bày, nhận xét.

- HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 27: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Khoa học: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?(Tiết 20)

I/ Mục tiêu:- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.- Quan sát và làm thí nghiệm để hát hiện ra một số tính chất của nước.- Nêu được VD về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt…* Liên hệ GDMT: GD cho HS ý thức bảo vệ nguồn nước để có nguồn nước sạch bảo đảm cho sức khoẻ của con người. II/ Đồ dùng dạy học:- Hình vẽ trang 42, 43 SGK.- Chuẩn bị theo nhóm:+ 2 cốc li thuỷ tinh giống nhau, 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng sữa. + Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong. + Một số tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước. + Một miếng vải, bông, giấy thấm, túi ni lông …+ Một ít đường, muối, cát … và thìa.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc lại 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí.- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước- GV tiến hành hoạt động trong nhóm: + Y/c các nhóm quan sát 2 cốc thuỷ tinh GV làm và trả lời câu hỏi:H: Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?H: Làm thế nào bạn biết điều đó?

H: Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ?

- Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. KL: Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu,

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Tiến hành hoạt động nhóm 4. Quan sát và thảo luận.

+ Chỉ trực tiếp.+ Khi nhìn vào cốc nước thì trong suốt, nhìn thấy rõ cái thìa, còn cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ cái thìa trong cốc. Khi nếm từng cốc thì cốc nước không có mùi, cốc sữa thì có mùi thơm.+ Nước không có màu, không có mùi, không có vị. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 28: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

không mùi, không vị. GDMT: GD cho HS ý thức bảo vệ nguồn nước để có nguồn nước sạch bảo đảm cho sức khoẻ của con người.

HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm.+ Y/c HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước. + Y/c các nhóm cử 1HS lên đọc thí nghiệm. Các HS khác quan sát và trả lời câu hỏi:H: Nước có hình gì?

- Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm. KL: Nước không có hình dạng nhất định.

HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?- Kiểm tra các vật liệu làm thí nghiệm “Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?” - Y/c các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả. - GV có thể ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm. KL: Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.

HĐ4: Nước thấm qua một số vật & hoà tan một số chất

- GV tiến hành hoạt động cả lớp. H: Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào?H: Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước?

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 /43 SGK.+ Y/c 4HS lên làm thí nghiệm trước lớp. H: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?

+ Y/c 3HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước. H: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?

H: Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của nước?

KL: Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

- Tiến hành làm thí nghiệm.- Làm thí nghiệm quan sát và thảo luận. - Đại diện của nhóm lên làm thí nghiệm. + Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật chứa nước. - Nhận xét, bổ sung.

- Tiến hành thực hiện thí nghiệm.- Nêu kết quả.

- Lắng nghe.

+ Lấy giấy thấm, khăn lau.

+ Vì vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước chảy qua những lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn chất bẩn khác và giữ lại trên mặt vải.- HS làm thí nghiệm.

+ Vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước. - 3HS lên bảng làm thí nghiệm.

+ Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. + Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

- Lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 29: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS về nhà nhà tìm hiểu các dạng của nước và chuẩn bị bài Ba thể của nước.

- HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 30: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Địa lí: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT(Tiết 10)

I/ Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,…+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.- Chỉ được vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).* Với HS khá, giỏi:+ Giải thích được vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.+ Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao - khí hậu mát mẻ, trong lành - trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.II/ Đồ dùng dạy học:- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.- Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 3HS lên bảng lần lượt trả lời 3 câu hỏi của bài 8.- Nhận xét và ghi điểm cho HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt- GV treo tranh, lược đồ lần lượt đặt câu hỏi về vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt:H: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?H: Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?H: Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu ntn?- Y/c HS nêu lại các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt.( GV có thể giải thích thêm: Nhìn chung cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí giảm từ 5 – 6 0C nên vào mùa hè ở vùng núi thường rất mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên không lạnh buốt như ở miền Bắc).

HĐ2: Đà Lạt – Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước

- Y/c HS quan sát 2 bức ảnh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li.

- 3HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp nhận xét câu trả lời của bạn.

- Lắng nghe.

- 4 đến 5HS lên bảng chỉ lược đồ và bản đồ. + Lâm Viên.+ 1500 m so với mặt nước biển. + Mát mẻ quanh năm.- 1HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS làm việc theo cặp, cùng chỉ và thuyết minh cho nhau nghe theo các hình minh hoạ trong

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 31: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

H: Hãy tìm vị trí của hồ Xuân Hương và thác Cam Li.- Gọi HS lên bảng trình bày ý kiến. - Nhận xét. H: Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước?

- Giới thiệu thêm về Hồ Xuân Hương.HĐ3: Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát

- GV chia HS thành nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho các nhóm và y/c HS thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu.

PHIẾU THẢO LUẬN NHÓMNhóm ……

Viết tiếp vào chỗ trống các câu sau:Đà lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng vì:- Có khí hậu:……………………………………………...- Có các cảnh quan tự nhiên đẹp như: …………………..- Có các công trình phục vụ du lịch như: ……………….- Có các hoạt động du lịch lí thú như:…………………...

- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp. - Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt- Y/c HS đọc phần 3 trong SGK, sau đó nêu câu hỏi cho HS cả lớp cùng thảo luận và trả lời: H: Rau quả ở Đà Lạt được trồng ntn?H: Vì sao Đà Lạt lại thích hợp trồng các loại rau và hoa xứ lạnh?H: Kể tên một số các loài hoa, quả, rau của Đà Lạt. H: Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?KL: Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là vùng hoa, quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị cao.3. Củng cố - dặn dò:- Gọi HS đọc ghi nhớ.- GV nhận xét, dặn HS về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài Ôn tập.

SGK.- 2HS lần lượt lên bảng chỉ.

- HS đọc SGK và trả lời.

+ Vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm.

- HS tạo thành các nhóm, mỗi nhóm 6HS. Cùng đọc SGK và thảo luận.

- Một số HS đại diện các nhóm trình bày.

- Đọc SGK, cùng trao đổi và trả lời câu hỏi của GV. + Quanh năm với diện tích rộng.+ Vì khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm.+ Lan, hồng, lay ơn, dâu, đào….+ Có giá trị lớn về kinh tế.

- 2HS đọc ghi nhớ.

Toán (TC28): LUYỆN TẬP CHUNG

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 32: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

I/ Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức để thi giữa HKI.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện tậpBài 1: Đọc các số sau:a/ 23 045 780b/ 367 200 973Bài 2: Viết các số sau:a/ 7 triệu, 3 trăm nghìn, 4 nghìn, 6 trăm và 2 đơn vị:b/ 9 trăm triệu, 1 triệu, 5 trăm nghìn, 7 trăm, 8 chục, 6 đơn vị: Bài 3: a/ Đặt tính và tính:124578 + 45787 340210 – 268756 - Y/c HS nêu cách thử lại của phép cộng, cách thử lại của phép trừ. b/ Tính nhanh:7893 + 85412 + 107 - Nhận xét, chữa bài.Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Hình chữ nhật ABCD có:a/ MN song song với ADb/ DC vuông góc với ABc/ MN vuông góc với DCd/ Góc đỉnh D; cạnh DA, DC là góc vuônge/ Góc đỉnh M; cạnh MA, MB là góc tù - Y/c HS thảo luận nhóm 2 và làm vào phiếu học tập.- Gọi HS nêu đáp án.Bài 5: Một tấm bìa hình chữ nhật có nửa chu vi bằng 25 cm, chiều dài hơn chiều rộng 9 cm. Tính diện tích tấm bìa đó.- Gọi 1HS đọc đề bài.- GV cùng HS phân tích đề bài.- Gọi HS lên bảng giải.

- HS làm miệng.

- HS làm bài vào bảng con.

- HS làm bài vào bảng con.

- Chữa bài (nếu sai).

- HS nêu đáp án.

- HS đọc đề. - Cùng GV phân tích đề bài.- 1HS lên bảng giải, cả lớp làm toán chạy.

Giải:

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 33: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

- Nhận xét, chữa bài.* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện tập thêm các dạng toán tương tự.

Chiều rộng của tấm bìa là:(25 – 9) : 2 = 8 (cm)

Chiều dài của tấm bìa là:(25 + 9) : 2 = 17 (cm)

Diện tích của tấm bìa là:8 x 17 = 136 (cm2)

ĐS: 136 cm2. - Chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 34: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Luyện từ và câu (TC29): ÔN TẬPI/ Mục tiêu:- Nhằm HS ôn tập các kiến thức đã học để thi giữa kì I.II/ Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Ôn tậpBài 1: Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có những từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học:a) CĐ: Thương người như thể thương thân(Tiếng cần điền: nhân hoặc hiền)1) ……… đạo 2) ……….. hậu3) ……….hậu 4) ………...đức5) ………..ái 6) ………. từ 7) ………. dịu 8) dịu ……… 9) ………. từb) CĐ: Măng mọc thẳng( Tiếng cần điền: trung, ngay hoặc trọng)1) ……… thẳng 2) ……….. thực3) ………thành 4) tự ………..5) ……….thật 6) ………nghiã7) tôn……… 8) ……….kiênc) CĐ: Trên đôi cánh ước mơ( Tiếng cần điền: ước hoặc mong)1) ……… muốn 2) ……….muốn3) ………ao 4) ………. chờ5) ao ……… 6) ……….. đợi7) mơ ………. 8) ……….. mỏi9) ……… mơBài 2: Xếp các từ phức dưới đây vào hai cột trong bảng: xa xôi, xa lạ, xa vắng, xa xa, xa xăm, xa tít, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nho nhỏ, nhỏ xíu.

Từ ghép Từ láy

Bài 3: Điền những từ láy trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho phù hợp:(đủng đỉnh, tròn trĩnh, lơ mơ, xào xạc, lao xao, phân vân, thoang thoảng, lạnh lẽo, lanh lảnh, xanh xanh, lim dim)a. Từ láy âm đầu:b. Từ láy vần:c. Từ láy cả âm đầu và vần:Bài 4: Đọc hai câu sau:

- HS tham gia thi tiếp sức.

- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở TVTC.

- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở TVTC.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 35: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

- Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Công-xtăng-tin Xi-ôn-cốp-ki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục”.- Bạch Thái Bưởi được người cùng thời suy tôn là “ vua tàu thuỷ”.a. Tìm các tên riêng trong hai câu trên. Cách viết tên riêng trong hai câu này có gì khác nhau.b. Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép trong hai câu trên có tác dụng gì?* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà ôn bài kĩ để thi giữa HKI cho tốt.

- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó một số nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 36: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Tập làm văn(TC30): ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:- Nhằm giúp HS củng cố lại thể loại văn viết thư.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Ôn tậpĐề bài: Bạn Rô-ma bị mất cả nhà cửa và người thân trong đợt sóng thần. Em hãy viết thư chia sẻ nỗi đau mất mất và động viên bạn sớm vượt qua khó khăn, đau khổ.- Gọi HS đọc đề bài.- GV cùng HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: bị mất nhà cửa và người thân, chia sẻ và động viên.- GV lưu ý HS: Bức thư các em cần thể hiện được 2 ý: chia buồn và động viên. Thư cần thể hiện sự thông cảm, thương xót chân thành trước mất mát của bạn, đồng thời dùng lời lẽ thuyết phục để bạn nghĩ đến tương lai phía trước, cho bạn thêm nghị lực vượt qua khó khăn.- GV cho HS viết bài. Quan sát và giúp đỡ những HS yếu.- Gọi HS đọc bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho từng HS.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà ôn tập để thi GKI cho tốt.

- 1HS đọc đề bài.- Lắng nghe GV phân tích đề bài.

- Viết bài.

- Đọc bài làm của mình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 37: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Kĩ thuật: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (T1)

(Tiết 10) I/ Mục tiêu:- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Mũi khâu có thể bị dúm.* Với HS khéo tay: khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.* Phòng tránh TNTT: Lưu ý HS cẩn thận khi dúng kim.II/ Đồ dùng dạy học: + Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy ( quần, áo, vỏ gối….).+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20 cm x 30 cm. Len hoặc sợi khác với màu vải. Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng, trả lời các câu hỏi sau:1) Kĩ thuật khâu đột mau có những điểm nào giống và khác so với kĩ thuật khâu đột thưa?2) Em hãy nêu cách kết thúc đường khâu đột mau? - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: H/d HS quan sát và nhận xét mẫu- Giới thiệu mẫu, h/d HS quan sát, nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mép vải. H: Em hãy nêu đường gấp mép vải và đường khâu viền trên vải?

- Nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.

HĐ2: H/d thao tác kĩ thuật- H/d HS quan sát hình 1, 2, 3, 4. H: Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải?- H/d cho HS đọc n/d mục 1, kết hợp quan sát hình 1, hình 2a, 2b (SGK). H: Em hãy nêu cách gấp mép vải?

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe

- HS quan sát mẫu.

+ Mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép vải ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.

- HS quan sát và nhận xét.

- Đọc thầm và quan sát.

- HS trả lời và bổ sung.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 38: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

- GV h/d cho HS.* Lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải sang mặt trái của vải, sau khi gấp cần miết kĩ đường gấp... - Y/c HS đọc nội dung mục 2, mục 3 và quan sát H3, 4 (SGK) H: Hãy nêu các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột? - Nhận xét chung và h/d thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột hoặc mũi khâu đột mau. - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS - Y/c HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị dụng cụ để tiết 2 thực hành.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng.

- HS trả lời và thực hành, nhận xét.

- HS để dụng cụ lên bàn.

- HS thực hành.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 39: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Tiết: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚPChủ điểm: PHÒNG CHỐNG MA TUÝ

I. Mục tiêu:- Thông qua các hoạt động, HS hiểu được tác hại của ma tuý và cách phòng chống sự xâm nhập của ma tuý vào học đường.- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người.II. Đồ dùng dạy học:- Một số tranh ảnh về tác hại của ma tuý đối với con người.III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Khởi động:- Cho cả lớp hát một bài.2. Các hoạt động:

HĐ1: Tìm hiểu về ma tuý & tác hại của nó đối với con người

- Giới thiệu để HS bước đầu nắm được ma tuý là gì?, các biểu hiện của người nghiện ma tuý và tác hại của ma tuý đối với sức khoẻ của con người, đặc biệt tiêm chích ma tuý chính là một trong những con đường gây nên căn bệnh thế kỉ HIV.(?): Theo em, ma tuý gây nên những tác hại gì đối với con người?

- GV cho HS xem tranh ảnh về hậu quả của việc dùng ma tuý.KL: Hiện nay, ma tuý được coi là một hiểm hoạ đối với quốc gia. Vì vậy, mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội cần tránh xa ma tuý để nó không thể xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta.

HĐ2: Em sẽ làm gì?- GV chia lớp thành 4 đội, y/c HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau: “Em sẽ làm gì để ma tuý không xâm nhập vào nhà trường của chúng ta?”.- Gọi các nhóm trình bày. Y/c các nhóm khác bổ sung những ý không trùng với nhóm trước.KL:+ Không mua các loại quà vặt không rõ nguồn gốc.+ Không ăn các loại quà vặt do người lạ cho.+ Không nghe lời rủ rê của người khác sử dụng ma tuý…

HĐ3: Tìm các câu khẩu hiệuvề phòng chống ma tuý

- GV chia lớp thành 2 đội. Phổ biến luật chơi: Trong thời gian 3 phút, các em hãy tìm và viết lại các câu

- HS hát.

- HS lắng nghe GV giới thiệu.

+ Khiến cho người mệt mỏi, không làm chủ được bản thân, dễ mắc căn bệnh HIV làm cho xã hội kém phát triển.- HS quan sát tranh, ảnh.

- Lắng nghe.

- HS hoạt động trong nhóm.

- Một số nhóm trình bày.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe luật chơi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 40: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

khẩu hiệu về phòng chống ma tuý mà em biết. Đội thắng cuộc là đội tìm được nhiều câu khẩu hiệu.- Cho HS tham gia thi.- Nhận xét các câu đúng và tuyên dương đội thắng cuộc.KL: Để phòng chống ma tuý, nhà nước ta đã đề ra một số câu khẩu hiệu để mọi người thấy được tác hại của chúng mà tránh xa như:+ Không thử, không sử dụng ma tuý dù chỉ một lần.+ Thể thao đẩy lùi ma tuý.+ Hãy tránh xa ma tuý.+ ….. HĐ4: Vẽ tranh theo đề tài “Phòng chống ma tuý”

- GV chia lớp thành 4 đội. Phổ biến luật chơi: Trong thời gian 5 phút, các em hãy vẽ 1 bức tranh có chủ đề phòng chống ma tuý. Đội thắng cuộc là đội vẽ tranh có ý nghĩa và đẹp.- Cho HS vẽ tranh. GV y/c nhóm trưởng nên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn để bạn nào cũng tham gia.- Gọi các nhóm dán tranh và trình bày ý nghĩa của bức tranh.- Tổ chức cho HS bình chọn bức tranh vẽ đẹp nhất, bức tranh có ý nghĩa nhất.- Tuyên dương cả lớp.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. Dặn HS luôn tránh xa ma tuý.

- HS tham gia thi.

- HS lắng nghe.

- HS vẽ theo nhóm, mỗi em 1 nhiệm vụ.

- Trình bày nội dung tranh.

- Bình chọn.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 41: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Toán (TC30): LUYỆN TẬP VỀ PHÉP NHÂN I/ Mục tiêu:- Củng cố kĩ năng nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số và tính chất giao hoán của phép nhân.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ 1: Luyện tậpBài 1: Đặt tính rồi tính:a/ 23514 x 3 b/ 407050 x 2c/ 312485 x 2 d/ 178045 x 5Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống:a/ 7 x 5 = ….. x 7b/ 125 x …. = 5 x 125c/ 1425 x 1 = ….. x 1= ……d/ 345 x 0 = 0 x …. = …….- GV lưu ý HS nhân một số với 0, 1.Bài 3: Tính giá trị của các biểu thức sau:a/ (12349 + 21351) x 2 – 44123b/ 24578 + (10102 + 20108) x 4- Nhận xét, chữa bài.Bài 4: Từ một tấm vải cắt may 2 bộ quần áo. Mỗi áo chiếm 215 cm, mỗi quần chiếm 235 cm. Sau khi cắt may, tấm vải còn lại dài 1 m. Hỏi ban đầu tấm vải dài bao nhiêu mét?- Y/c 1HS đọc đề bài.- GV cùng HS phân tích đề bài.- Gọi HS lên bảng giải.

- Nhận xét, chữa bài.* HĐ2: Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm thêm các bài có dạng tương tự.

- HS làm bài vào bảng con.

- HS làm miệng.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở TTC.

- Chữa bài (nếu sai).

- HS đọc đề bài.- Cùng GV phân tích đề.- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Số cm vải dùng may 2 áo là:

215 x 2 = 430 (cm)Số cm vải dùng may 2 quần là:

235 x 2 = 470 (cm)Chiều dài ban đầu của tấm vải là:

430 + 470 = 1000 (cm) = 1 mĐS: 1 m

- Chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 42: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Tiết: SINH HOẠT LỚP(Tuần 10)

I/ Mục tiêu:- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong tuần 10. Triển khai các hoạt động trong tuần 11.- Giáo dục kĩ năng sống: Tham gia trồng cây- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Ổn định tổ chức: - Lớp phó văn thể mĩ cho lớp hát 1 bài.* HĐ2: Nhận xét công tác tuần 10:- Y/c cán sự lớp nhận xét các hoạt động của tuần 10.

- Cho HS nêu ý kiến cá nhân.- GV nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần 10:* Ưu điểm:+ Đi học chuyên cần, đúng giờ.+ HS tham gia thi giữa kì I nghiêm túc.+ Xếp hàng ra vào lớp có sự tiến bộ hơn trước.* Tồn tại:+ Một số HS chưa tích cực phát biểu xây dựng bài.+ Vệ sinh đầu giờ chiều chưa sạch.* HĐ3: Triển khai công tác tuần 11:+ Khắc phục những tồn tại ở tuần 10. + Nhắc nhở HS luôn luôn học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.+ Nhắc HS có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp, trường.+ Động viên HS tích cực tham gia phong trào giải toán, TA, GTTM, Búp măng xinh qua mạng.+ Nhắc nhở HS giữ gìn bộ sách vở của mình cẩn thận.+ Thực hành tiết kiệm điện, nước.+ Động viên HS tiếp tục đọc và làm theo báo Đội.* HĐ4: Giáo dục kĩ năng sống- Thực hành chăm sóc cây- Viết bài thu hoạch: Nêu những việc em đã làm để chăm sóc cây? Qua việc làm đó em có suy nghĩ gì?* HĐ5: Tổ chức cho HS chơi trò Rung chuông vàng.- Cách chơi: GV đọc câu hỏi, HS viết đáp án của

- Cả lớp hát một bài.

- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, xếp loại.- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp (nề nếp, trang phục, vệ sinh lớp, học tập kỉ luật).- HS nêu ý kiến.- HS lắng nghe.

- Thực hành dưới sân trường- Viết bài thu hoạch

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 43: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

mình vào bảng con. Nếu đúng, HS sẽ tiếp tục trả lời câu tiếp theo. Nếu sai, HS phải dừng cuộc chơi. HS nào trả lời đúng câu hỏi cuối cùng là người chiến thắng.* Một số câu hỏi (nội dung các bài học trong tuần). VD:1, HIV do .... gây ra?2, Ngày kỉ niệm Cách mạng mùa thu ?3, Ai là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng?4, Nước ta có bao nhiêu dân tộc?5, Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp?6, Kể tên một số vật nuôi ở nước ta.- Tổ chức cho HS tham gia.- Nhận xét, tuyên dương HS.* HĐ6: Nhận xét tiết học.- Nhận xét tiết học.- Nhắc nhở HS hoàn thành tốt các công việc được giao.

- HS tham gia chơi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 44: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Toán (TC29): ÔN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố kĩ năng: - Đặt tính phép cộng và phép trừ số tự nhiên- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính- Giải toán có lời vănII. Đồ dùng dạy học: Bảng phụIII. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HSHĐ1: Ôn kiến thức- Yêu cầu hs nhắc lại cách đặt tính và tình phép trừ phép cộng- Nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm số trung bình cộngHĐ2: Luyện tậpBài 1: Đặt tính rồi tínha. 23 476 +15 039 b. 12 706 – 9 710 30 125 + 9 762 70 137 – 29 409- Yêu cầu hs tự làm bài- 4 hs lên bảng, lớp làm vào vở- Gv cùng hs sửa bàiBài 2: Tìm x

a. x + 23 145 = 52 007b. 12 390 – x = 9 127c. x – 2 513 = 8 024

- Yêu cầu hs nêu cách tìm thành phần x trong mỗi phép tình - 3 hs lên bảng, lớp làm vào vở- Gv cùng hs sửa bàiBài 3: Cả hai ngày của hàng bán đước 120m vải, biết rằng ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 12m vải. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đã bán được bao nhiêu m vải?- Hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài- Yêu cầu hs xác định dạng toán- Gọi hs nêu cách làm- 1 hs lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở- Gv cùng hs sửa bàiBài 4: Một đoàn xe gồm 3 xe đầu mỗi xe chở được 1 tấn 2 tạ gạo, 2 xe sau mỗi xe chở được 1 tấn 6 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu kg gạo?- Hướng dẫn tương tự bài 3HĐ3: Củng cố, dặn dò- Nhận xét tiết học- Nhắc hs về ôn lại bài

- HS nhắc lại kiến thức

- Hs đọc yêu cầu bài tập

HS tự làm bài- 4 hs lên bảng- Hs sửa bài- Hs nêu yêu cầu bài tập

- Nêu cách tìm x

- 3 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở

- Hs đọc đề bài

- Dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở

- HS lắng nghe

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 45: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Tiếng Việt ( Tiết 7 ): Kiểm traĐọc - hiểu, luyện từ và câu

- Kiểm tra ( đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở Tiết 1, Ôn tập)

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 46: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Tiếng Việt ( Tiết 8) : Kiểm tra CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN

- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:+ Nghe- viết đúng bài chính tả(tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ(văn xuôi).+ Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.

Tiếng Việt (TC28): ÔN LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 47: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

I/ Mục tiêu:- Nhằm giúp HS củng cố ôn luyện về danh từ, động từ đã học.II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.2. Ôn luyện:2.1 Hoạt động chung cả lớp:- Y/c HS nêu lại phần ghi nhớ và nêu ví dụ để minh hoạ về danh từ và động từ.

- Y/c HS có thể đặt câu với vài từ các em tìm được.- HS nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.

2.3 Làm bài tập- Yêu cầu hs viết đoạn văn nói về ngày đầu em đi học (3-5 câu) xác định các danh từ và động từ trong đoạn văn đó- Gọi hs đọc đoạn văn- Gv cùng hs nhận xét

3. Củng cố, dặn dò- Nhận xét tiết học- Nhắc hs về ôn kiến thức đã học

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại.* Danh từ là những từ chỉ sự vật.VD: cha mẹ, học sinh…* Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. VD: quét nhà, làm bài…- HS lần lượt đặt câu.

- HS nêu ví dụ.Động từ chỉ hoạt động: lau nhà, học bài..Động từ chỉ trạng thái: suy nghĩ, ngủ, mơ…

- Hs viết đoạn văn và xác đinh danh từ, động từ trong đoạn văn

- Hs đọc đoạn văn

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 48: Thứ ngày tháng năm - WordPress.com · Web view- Tham gia tuyên truyền tác hại của ma tuý cho mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về

Toán: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 48)

GV: Trần Thị Thùy Phương