11
M Ö I f>ÜA TRE ho^cäc quy täc Annette Kast-Zahn

TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

PHÒNG CHỜ TẠI PHÒNG KHÁM của tôi chật ních người do đang có dịch cúm. Tôi bớt lo lắng hơn khi quá trình kiểm tra sức khỏe của bé Nina – 4 tuổi – không diễn ra quá lâu. Khi tôi chuẩn bị chào tạm biệt, mẹ của Nina nói: “Thưa bác sĩ, còn một chuyện nữa. Nina rất căng thẳng. Cháu nó cư xử chẳng ra sao cả. Tôi nên làm gì bây giờ?” Nếu là trước đây, có thể tôi sẽ thầm thở dài và nghĩ rằng: “Đúng lúc thật! Bệnh nhân đang đứng xếp hàng dài ngoài kia chờ khám bệnh. Tôi có nên phí thời gian giải thích cho bà ấy thế nào là “giờ nghỉ” không đây? Mọi người sẽ phải chờ thêm mười phút nữa. Hay là bảo bà ấy đến cơ sở tư vấn về nuôi dạy trẻ? Tôi biết rằng những ông bố bà mẹ ở đó cũng phải đợi cả nửa năm mới có được một cuộc hẹn." Tôi thấy thật nhẹ nhõm khi nhận đư

Citation preview

Page 1: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

M ÖI f>ÜA TRE

ho^cäcquytäc

A n n e t t e K a s t - Z a h n

Page 2: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

___________ MUC LUC• •

ĐỨA TRẺ NÀO CŨNG CẦN THEO PHÉP TẮC 11

“Giáo dục là gương mẫu và tình thướng” -liệu đã đủ? 12

Cha mẹ cân phải có “công cụ” 13

* Con tôi nên học theo quy tắc nào? 22

Quy tắc quan trọng cho mỗi lứa tuổi 23

Nên chọn những quy tác nào? 38

TẤT CẢ CÁC BẬC PHỤ HUYNH ĐỀU MẮC SAI LẦM 49

* Hàng ngày bọn trẻ đều diễn kịch...Chúng cố gắng thu hút sự chú ý 50

Vì sao bọn trẻ muốn đấu tranh? 51

Những biện pháp hiệu quả khiến trẻ không cố gây chú ý nữa 63

Page 3: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

* “Chúng ta đã làm gì sai?”Những sai lầm cha mẹ hay mắc phải 80

Khi cha mẹ phản ứng không rõ ràng và dứt khoát 81

Khi phụ huynh có phản ứng thù địch 95

KẾ HOẠCH ĐẶT GIỚI HẠN 103

* Điều kiện để đặt giới hạn 104

Hướng tới kết quả tốt đẹp 106

Thắt chặt luật lệ gia đình 116

Kế hoạch ba bước 120

Nói công khai quan điểm của mình 121

Nói đi đôi với làm 138

Thỏa thuận hợp đổng 188

Page 4: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

BẠN CÒN CÓ THỂ LÀM Được VIỆC GÌ NỮA? 209

* Những giải pháp sáng tạo 210

Coi trọng giải pháp của trẻ 211

Hành động bất ngờ 215

Sáng tạo ra người trợ giúp 218

Page 5: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

Lời cảm ơn

TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Tiến sỹ Hartmut Morgenroth- người đã tích cực đồng hành và giúp đổ tôi thực hiện cuốn sách này bằng những đóng góp chuyên môn của mình. Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị cho cuộc khảo sát được đề cập đến trong Chương 1 và đã tiến hành nghiên cứu này trong phòng khám nhi của ông. Là một bác sỹ nhi khoa, hàng ngày ông tiếp xúc và tư

vấn cho rất nhiều bậc cha mẹ và con cái của họ về những vấn đề thường nhật. Chỉ khi làm việc với ông, tôi mới có thể nắm bắt được những vấn đề mà các bậc phụ huynh thực sự quan tâm và kiểm chứng được những lòi khuyên cũng như phương pháp nào thực sự có ích đối vối họ.

Annette Kast-Zahn

9

Page 6: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

Giới thiệu

PHÒNG CHỜ TẠI PHÒNG KHÁM

của tôi chật ních người do đang có dịch cúm. Tôi bớt lo lắng hơn khi quá trình kiểm tra sức khỏe của bé Nina - 4 tuổi - không diễn ra quá lâu. Khi tôi chuẩn bị chào tạm biệt, mẹ của Nina nói: “Thưa bác sĩ, còn một chuyện nữa. Nina rấ t căng thẳng. Cháu nó cư xử chẳng ra sao cả. Tôi nên làm gì bây giờ?”

Nếu là trước đây, có thể tôi sẽ thầm thở dài và nghĩ rằng: “Đúng lúc thật! Bệnh nhân đang đứng xếp hàng dài ngoài kia chờ khám bệnh. Tôi có nên phí thời gian giải thích cho bà ấy th ế nào là “giờ nghỉ” không đây? Mọi

người sẽ phải chò thêm mười phút nữa. Hay là bảo bà ấy đến cơ sỏ tư vấn về nuôi dạy trẻ? Tôi biết rằng những ông bô" bà mẹ ở đó cũng phải đợi cả nửa năm mới có được một cuộc hẹn.”

Tôi thấy th ậ t nhẹ nhõm khi nhận được cuốn sách này. Giờ tôi có thể tự tin nói rằng: “Hãy thử tìm đọc về vấn đề của quý vị theo các chương trong cuốn sách này. Chắc chắn nó sẽ giúp được quý vị.” Tôi đã đưa ra những lời khuyên thực tiễn từ cuốn sách này và kết quả thường rấ t khả quan.

TS. H artm ut Morgenroth

10

Page 7: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

Đứa trẻ nào cũng cần theo phép tắc

Trong chương này các bạn sẽ biết được...

* Tại sao gương mẫu và tình thương đều cần thiết, nhưng chưa đủ?

* Tại sao ngay cả những phụ huynh tận tâm vẫn thường thấy con cái họ

thật “ rắc rối” ?

+ Bọn trẻ có thể học những quy tắc nào ở mỗi độ tuổi?

* Những vấn đề nào đặc biệt thường xảy ra giữa cha mẹ và con cái?

Page 8: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

Cha mẹ cẩn phải có "công cụ"

Cha mẹ cần phải có "công cụ"

Patrick được 2 tuổi rưỡi. Đó là một cậu bé sáng sủa và có khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn như một thiên thần. Tuy nhiên, thằng bé lại là “nỗi kinh hoàng” trong lớp học.

CÁC BÀ MẸ cảm thấy lo lắng và nhìn với ánh mắt hết sức cảnh giác về phía đứa con bé bỏng của mình mỗi khi Patrick tiến đến gần. Sau đó, vẫn như mọi lần, thằng bé ra đòn nhanh như chớp và “nạn nhân” khóc ré lên. Nhiều lúc Patrick còn cắn những đứa bé khác mạnh đến nỗi hai tuần sau vết răng vẫn còn nhìn rõ. Thậm chí nó còn giật đồ chơi từ tay những đứa bé khác rồi ném đi hoặc phá hỏng. Cũng

có lúc Patrick tỏ ra ngoan ngoãn và chơi đùa vối những đứa trẻ khác. Nhưng rồi lại chẳng ai nhận ra nó là đứa bé ngoan nữa.

Còn mẹ của Patrick thì sao? Với bà, Patrick là một đứa bé tuyệt vòi. Bà mẹ hết mực chiều chuộng cậu quý tử. Sau khi có hai bé gái, cuối cùng bà cũng sinh được một bé trai. Bà dồn hết thòi gian, tiền bạc và tình thương yêu cho con. Bà chưa từng đánh mắng hay giật đồ chơi từ tay thằng bé rồi phá hỏng cả. Vậy mà thằng bé liên tục làm vậy với những đứa trẻ khác. Tại sao lại như vậy?

“Giáo dục là gương mẫu và tình thương - và chỉ có vậy” - đây là câu nói của

13

Page 9: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

ĐỨA TRẺ NÀO CŨNG CẨN THEO PHÉP TẮC

Friedrich Froebel - người đặt nền móng cho phong trào giáo dục mầm non vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng câu nói này không hề đúng với Patrick và mẹ cậu bé.

Mặc dù vậy, đó cũng là một câu nói mang nhiều ý nghĩa. Theo tôi, tình yêu thương là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể mang lại cho con cái. Điều quan trọng thứ hai là phải tạo dựng được thật nhiều hình mẫu cho chúng noi theo. Đây là hai điều cốt lõi giúp chúng ta xây dựng được những bài học giáo dục cho con em mình. “Không có tình yêu thương và gương mẫu thì giáo dục là vô nghĩa” - tôi xin được chuyển ý lại câu nói trên. Không có nền tảng này thì không có nhà tư vấn nào có thể giúp được các ông bô" bà mẹ hay chính họ cả.

Trên thực tế, có nhiều trẻ rất cần đến tình yêu thương và tấm gương tốt của bô" mẹ để phát triển nhân cách hợp lý, có tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và hạnh phúc. Những đứa trẻ này có khả năng tiếp thu từ rất sớm thông qua nhận thức, chấp nhận các giới hạn mà không chống đôi, tự giác thực hiện các nghĩa vụ - nói ngắn gọn: Chúng giúp bô" mẹ đỡ lo lắng hơn. Bản thân tôi có biết rất ít những đứa trẻ lốn lên theo cách này. Đốì với hầu hết bọn trẻ - có cả ba đứa con của tôi - phương pháp này có vẻ không phù hợp. Tình yêu thương và hình mẫu là hoàn toàn cần thiết. Nhưng như vậy chưa đủ! Thêm vào đó, phụ huynh cần phải có một loại “công cụ” dự phòng để mang ra dùng khi cần.

Chúng ta có thể làm gì để ngăn bọn trẻ làm những điều

14

Page 10: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

Cha mẹ cẩn phải có "công cụ"

chúng không nên làm? Mặt khác, làm sao chúng ta có thể khiến chúng làm những thứ mà bản thân chúng không muốn làm - đó là những việc được coi là “rắc rốì” mà chúng ta - các bậc cha mẹ- thấy quan trọng và cần thiết? Chúng ta có thể làm gì khi những lời lẽ tốt đẹp đểu không đem lại hiệu quả?

* Bọn trẻ ngày càng trở nên rắc

rối hơn?

Chúng ta thường xuyên nghe và đọc được những lòi phàn nàn như: “Bọn trẻ ngày càng trỏ nên rắc rối hơn” hoặc: “Bọn trẻ ngày nay gần như không thể dạy dỗ được” - cùng vói câu nói muôn thuỏ: “Trước đây mọi thứ đều tốt đẹp hơn”.

Đúng là khi còn bé chúng ta rất khác so vối bọn

trẻ bây giò. Nhưng liệu thực sự hồi đó chúng ta có phải là những đứa trẻ ngoan ngoãn hơn không? Cha mẹ đã hành động rất khác so vối chúng ta bây giờ - nhưng họ có thực sự là những bậc cha mẹ tốt hơn chúng ta?

Chúng ta cô" gắng không phạm phải những sai lầm của cha mẹ mình trưốc đây. Chúng ta không đánh mắng bọn trẻ, không đưa ra những hình phạt nghiêm khắc, hăm dọa và không có thái độ gượng gạo mỗi khi phải nhắc đến vấn đề giới tính. Đa sô" chúng ta vẫn thường làm như vậy. Vì sợ bị phạt mà phải nghe lòi - 30 năm trước thì điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng còn bây giờ thì sao?

Chúng ta luôn bảo đảm con em mình được tự do hơn trong việc phát triển nhân cách, được hỗ trợ nhiều hơn

15

Page 11: TH138: Mỗi Đứa Trẻ Đều Có Thể Học Các Quy Tắc - Annette Kast-Zahn

M ó l ĐUA TRẺ

hõsãcquyt á c

^aốh ếảc£ rỉà/ỷ &ẽ (jfíáp Ếmi ắíải:

Đứa trẻ nào cũng cần theo phép tắc

I Tất cả bậc phụ huynh đều mắc sai lầm?

Kế hoạch đặt giới hạn

Và những điều bạn có thể làm!