106
THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần Hồng Thu ThS. Nguyễn Anh Tuấn ThS. Phạm Cẩm Vân (kỹ thuật bản đồ) CỘNG TÁC VIÊN Nguyễn Thẩm Thu Hà ThS. Hoàng Phương Mai ThS. Bùi Thị Huyền ThS. Vũ Thị Ngọc Phước

THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

THAM GIA BIÊN SOẠN

TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì)ThS. Lê Thị DươngLê Văn LãngThS. Trần Hồng ThuThS. Nguyễn Anh TuấnThS. Phạm Cẩm Vân (kỹ thuật bản đồ)

CỘNG TÁC VIÊN

Nguyễn Thẩm Thu HàThS. Hoàng Phương MaiThS. Bùi Thị HuyềnThS. Vũ Thị Ngọc Phước

Page 2: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

900

Khu trung tâm thành phố Vĩnh Yên

Page 3: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

901

Thaønh phoá Vónh Yeân

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH1

Vĩnh Yên là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Cuối năm 2006, Vĩnh Yên được Nhà nước công nhận là thành phố. Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên gồm 7 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, Khai Quang) và 2 xã (Định Trung, Thanh Trù).

Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, Vĩnh Yên có ít nhất 8 lần thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể:

Lần thứ nhất: năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên; tỉnh lỵ được đặt tại xã Tích Sơn, huyện Tam Dương (nay là thành phố Vĩnh Yên).

Lần thứ hai: năm 1904, diện mạo thị xã thay đổi, có hình tứ giác do di dồn dân và xây dựng dinh Chánh sứ, Phó sứ cùng các công sở như: sở cẩm, tòa án, đề lao, kho bạc.

Lần thứ ba: năm 1945, thị xã Vĩnh Yên chỉ là một cụm xã đặt dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Vĩnh Yên.

Lần thứ tư: năm 1949, Vĩnh Yên được định hình với 4 tuyến phố chính là: Ngô Quyền, Lê Văn Duyệt (Tân Lập), Trần Quốc Tuấn (nằm trong khu Chiền), Vĩnh Thịnh và 4 xóm là: Vĩnh Tân, Tân Phúc, Đình, Dinh.

Lần thứ năm: năm 1955, thị xã được tái lập theo Quyết định 459-Ttg ngày 1 - 2 - 1955 của Thủ tướng Chính phủ.

Lần thứ sáu: năm 1977, thị xã được mở rộng theo Quyết định 178-CP ngày 5 - 7 - 1977 của Hội đồng Chính phủ. Phần mới mở rộng gồm 2 xã Định Trung, Khai Quang và thị trấn Tam Đảo (trước đó thuộc huyện Tam Dương).

Lần thứ bảy: năm 1999, địa giới hành chính của thị xã tiếp tục được điều chỉnh, mở rộng theo Nghị định số 391 ngày 26 - 8 - 1999 của Chính phủ. Theo đó, một phần diện tích của các huyện Tam Dương, Yên Lạc, Bình Xuyên thuộc thị xã Vĩnh Yên; đồng thời thành lập mới 2 phường là Hội Hợp, Đồng Tâm và xã Thanh Trù.

Lần thứ tám: ngày 1 - 12 - 2006, Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã.

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Yên có tổng diện tích tự nhiên là 50,81 km2, chiếm 3,65% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phía bắc giáp huyện Tam Dương; đông giáp huyện Bình Xuyên; tây giáp huyện Vĩnh Tường; nam giáp huyện Yên Lạc.

1 Vinh Yên anh hung thanh phô thân thiên va kêt nôi, Nxb Thời đại, 2009.

Page 4: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

902

bản đồ hành chính thành phố vĩnh yên

tỷ lệ 1 : 65 000

Page 5: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

903

Thành phố Vĩnh Yên nằm trong trục kinh tế năng động: Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội và nằm trên các tuyến giao thông quan trọng như tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Quốc lộ 5 liên thông đường 18 với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Yên cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về hướng đông nam theo Quốc lộ 2, cách thành phố Việt Trì - Phú Thọ khoảng 25 km về phía tây, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 28 km. Vĩnh Yên hiện đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, giải quyết việc làm, giảm sức ép về dân số, đất đai, đáp ứng các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 7,5 - 50 m so với mực nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình hướng dốc từ đông bắc xuống tây nam, chia thành hai vùng:

- Vung đồi thấp: tập trung ở bắc thành phố, gồm các xã, phường: Định Trung, Khai Quang. Địa hình mấp mô với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ các ruộng, khe lạch, thấp dần xuống phía tây nam.

- Khu vực đồng bằng va đầm lầy: thuộc phía tây, tây nam thành phố, gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, xen kẽ là các hồ, đầm, ao.

Đất đai ở thành phố Vĩnh Yên được hình thành từ hai nguồn: đất thủy thành và đất địa thành, phân thành các nhóm chính sau:

- Đất phu sa không được bồi hằng năm, trung tính, ít chua: phù hợp với sản xuất nông nghiệp, có diện tích không lớn, phân bố chủ yếu ở Thanh Trù. Bản chất vẫn là đất phù sa sông Hồng.

- Đất phu sa không được bồi, ngập nước vao mua mưa: phân bố ở địa hình trũng. Đất được sử dụng để trồng lúa kết hợp với nuôi trồng

thủy sản. Phân bố chủ yếu ở Ngô Quyền, Đống Đa.

- Đất phu sa cũ có sản phẩm feralit không bạc mau: thường chua hoặc rất chua, phân bố chủ yếu ở Thanh Trù, phù hợp với phát triển nông nghiệp, năng suất thấp.

- Đất bạc mau trên nền phu sa cũ có sản phẩm feralit: phân bố ở hầu hết các xã, phường trên địa bàn, đất có địa hình dốc thoải, lượn sóng, nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha.

- Đất dôc tụ ven đồi: phân bố chủ yếu ở Liên Bảo, Định Trung, được hình thành ở ven núi đồi thấp, tạo nên những dải ruộng.

- Đất cát gió: có khoảng 95 ha, phân bố tập trung ở Định Trung và rải rác ở các xã, phường, được hình thành do ảnh hưởng của các sản phẩm dốc tụ ven đồi núi. Thành phần chủ yếu là cát, cát pha.

- Đất feralit biên đổi do trồng lúa nước: phân bố ở hầu hết các xã, phường trong địa bàn thành phố.

- Đất feralit đỏ vang phát triển trên nền phiên thạch micra: đây là loại đất có nhiều tiềm năng cho phát triển nông nghiệp; phân bố tập trung ở Khai Quang và Liên Bảo.

- Đất feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: phân bố dọc theo tuyến đường sắt, phần lớn là các đồi thoải, độ dốc trung bình từ 15 - 25o.

2.3. Khí hậu

Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24oC; mùa hè khoảng 29 - 34oC; mùa đông, nhiệt độ trung bình dưới 18oC, có những ngày nhiệt độ dưới 10oC. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào các tháng 6, 7, 8. Đây cũng là những tháng có lượng mưa lớn, chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục

Page 6: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

904

bộ tại một số nơi. Độ ẩm trung bình là 82,5%, chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm khá cao về mùa mưa và thấp vào mùa đông. Hướng gió thịnh hành là gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

2.4. Thủy văn

Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sông Cà Lồ và sông Đáy nhưng chỉ có một số sông nhỏ chảy qua, mật độ sông ngòi thấp. Thành phố có nhiều ao hồ với diện tích 460 ha, trong đó Đầm Vạc rộng gần 200 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng cho thành phố.

2.5. Thực vật và động vật

Thảm thực vật trên địa bàn Vĩnh Yên trước năm 1954 khá đa dạng, có nhiều loại gỗ lớn. Động vật cũng có nhiều giống loài quý thuộc lớp thú, lớp chim, lớp bò sát. Hiện nay, mức độ đa dạng sinh học về giống loài động thực vật ở đây đang được chú ý đầu tư, duy trì và phát triển.

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Năm 2011, thành phố Vĩnh Yên có 96.876 người1. Trong đó dân số đô thị là 83.332 người chiếm 86%. Mật độ dân số của thành phố là 1.883 người/km2.

Dân số thành phố có xu hướng gia tăng với tốc độ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động cơ học vì quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Mức tăng dân số tự nhiên hiện nay của thành phố là dưới 1%.

4. LỊCH SỬ2

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Các cuộc hành quân bình định vùng nông thôn Vĩnh Yên đã khiến cho dân cư phải phiêu tán, ruộng đất bỏ hoang. Thực

dân Pháp và bọn tay sai lập đồn điền, chiêu dân lập ấp và đưa một số gia đình nghèo dưới xuôi lên làm tá điền. Chúng còn thuê các hãng thầu khoán đưa thợ miền xuôi lên xây dựng công sở, đường sá, đặc biệt là đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai và khu nghỉ mát Tam Đảo. Do đó, cư dân thành thị, thị trấn thuộc Vĩnh Yên tăng lên. Ngoài những thành phần dân tộc tại chỗ còn có thêm một số ngoại kiều người Hoa là các nhà buôn và một số sĩ quan, binh lính Pháp.

Đầu thế kỷ XX, nhân dân Vĩnh Yên đã tham gia một số cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), Đội Cấn, Nguyễn Thái Học. Vĩnh Yên còn là nơi có phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản sớm nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Cuối năm 1928, Vũ Duy Cương, người thị xã Vĩnh Yên, đã tuyên truyền cách mạng cho một số thanh niên, học sinh ở thị xã dưới hình thức tổ chức đội bóng đá.

Tháng 3 - 1930, Thành ủy Hà Nội cử hai đảng viên Phan Cương và Vũ Duy Cương về Vĩnh Yên lãnh đạo phong trào cách mạng. Trên cơ sở nhóm thanh niên, học sinh được tuyên truyền cách mạng từ cuối năm 1928, hai đồng chí đã thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên ở thị xã với hơn 10 người, lấy tên là “Sinh hội đỏ”.

Từ năm 1936 - 1939, các đảng viên Đảng Cộng sản ở Vĩnh Yên tập trung củng cố các hội quần chúng, phát triển hội viên, tổ chức nhiều hoạt động công khai như học chữ Quốc ngữ, hội nông dân tương tế, hội cấy, hội gặt… Thông qua những hoạt động đó, các cơ sở cách mạng được phát triển rộng khắp hai tỉnh. Các tổ chức đoàn thể cộng sản được đổi tên thành các tổ chức dân chủ (Đoàn Thanh niên dân chủ)... Nhiều tờ báo hoạt động công khai như Lao động, Tin tức, Nhanh lúa,

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2011, sđd.2 Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên, Lịch sử Đảng bộ thị xã Vinh Yên, 2005.

Page 7: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

905

Bạn dân…; cuốn sách Vấn đề dân cay của hai tác giả Qua Ninh, Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) được in bán công khai. Qua đó, phong trào cách mạng của nhân dân Vĩnh Yên trong những năm 1936 - 1939 đã phát triển mạnh mẽ, lan rộng; trình độ giác ngộ của quần chúng được nâng cao; các tổ chức quần chúng được khôi phục và hoạt động có hiệu quả.

Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột thuộc địa để phục vụ mục đích tham chiến. Chính phủ mới của Pháp đã đưa ra nhiều chính sách phản động nhằm đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa. Một số cơ sở cách mạng ở Vĩnh Yên bị địch khủng bố, nhiều cán bộ đảng viên và quần chúng bị bắt, giam cầm. Trong thời gian này, thị xã Vĩnh Yên đã được Ban Cán sự tỉnh tăng cường lãnh đạo, do đó phong trào cách mạng ở thị xã phát triển lên một bước mới, đòi hỏi phải có một tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo. Vì vậy, Ban Cán sự tỉnh đã chủ trương thành lập Ban Cán sự thị xã Vĩnh Yên vào tháng 4 - 1941. Sự kiện lịch sử này đánh dấu sự ra đời của tổ chức Đảng ở thị xã, đồng thời cũng chính là nhân tố quyết định cho những thắng lợi tiếp theo của phong trào cách mạng ở thị xã Vĩnh Yên.

Đến cuối năm 1941, phong trào cách mạng của nhân dân Vĩnh Yên được duy trì và nâng cao cả về số lượng và chất lượng, từng bước hình thành lực lượng vũ trang cách mạng.

Ngày 31 - 8 - 1945, hàng vạn quần chúng, trong đó có hàng nghìn tự vệ và du kích giương cao cờ đỏ sao vàng, từ nhiều hướng tiến về thị xã giành chính quyền nhưng khởi nghĩa không thành công do thời cơ chưa chín muồi; lúc này, quân Tưởng đã kéo vào thị xã. Sau gần một năm kiên trì, anh dũng chiến đấu chống quân Tưởng và tay sai phản động, chính quyền đã về tay nhân dân vào ngày 31 - 8 - 1946.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, chính quyền cách mạng được thành lập từ Trung ương đến cơ sở nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nạn đói vẫn đang hoành hành; nhân dân mù chữ; thù trong giặc ngoài tiếp tục chống phá chính quyền cách mạng.

Để giải quyết nạn đói và phát triển kinh tế, nhân dân Vĩnh Yên thực hành tiết kiệm, quyên góp gạo cứu đói và tăng gia sản xuất. Chính quyền cách mạng bãi bỏ các thứ thuế vô lý, thực hiện giảm tô, phân cấp công điền, công thổ…, phát động phong trào diệt giặc dốt. Các hoạt động khác như bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh cũng được thực hiện ở khắp các địa phương trong tỉnh.

Để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, cùng với việc xây dựng và củng cố chính quyền, thị xã đã củng cố và nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang. Toàn thị xã có 1 tiểu đoàn du kích ở các xã và 1 trung đội tự vệ thoát ly. Lực lượng này tăng cường luyện tập, tuần tra canh gác, phòng gian bảo mật, đấu tranh phòng ngừa tấn công và trấn áp bọn phản cách mạng... Đến cuối tháng 8 - 1946, ổ nhóm phản động cuối cùng ở Vĩnh Yên đã bị triệt phá.

Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Yên đã xây dựng nhiều làng kháng chiến, thực hiện vườn không nhà trống, xây dựng các tiểu đội, trung đội du kích mạnh, động viên thanh niên nhập ngũ, tăng gia sản xuất diệt giặc đói, mở nhiều lớp bình dân học vụ để diệt giặc dốt; xây dựng các cơ sở kháng chiến trong nhân dân, ngoan cường đánh địch trên các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, địch vận.

Bên cạnh đó, nhân dân Vĩnh Yên tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, củng cố hệ thống giao thông, áp dụng nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ… Các hoạt động phá hoại về kinh tế của địch bị đẩy lùi.

Page 8: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

906

Sau gần ba năm thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng Vĩnh Yên đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Toàn thị xã sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.

Từ ngày 18 - 8 - 1949, quân Pháp chiếm thị xã. Cuộc chiến đấu của nhân dân Vĩnh Yên thực sự bắt đầu với đầy đủ tính chất quyết liệt của nó. Mặc dù thế và lực ban đầu của ta còn yếu nhưng các chi bộ cũng đã tổ chức một số hoạt động cản trở bước tiến của địch như đào hố chông, thực hiện vườn không nhà trống, đồng thời đánh một số trận ở Ao Đền, Quốc lộ 2, đầu cầu Oai, Hợp Thịnh. Những trận đánh trên tuy không gây nhiều tổn thất cho quân Pháp nhưng cũng là những đòn cảnh cáo kẻ thù về tinh thần quyết tâm và lòng dũng cảm chiến đấu của quân dân Vĩnh Yên.

Từ ngày 26 - 12 - 1950 đến ngày 17 - 1 - 1951, bộ đội chủ lực đã mở chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo); địa bàn chủ yếu nằm trên đất Vĩnh Phúc. Trong chiến dịch này, quân và dân Vĩnh Yên đã cùng bộ đội chủ lực đánh một số trận nổi tiếng, tiêu biểu là trận đánh ở núi Đinh. Có được chiến công này, phải kể đến đóng góp không nhỏ của du kích Vĩnh Yên, Định Trung, Hạnh Phúc và các xã lân cận của huyện Tam Dương; họ đã dẫn đường và tham gia chiến đấu, tiếp tế vũ khí, tải lương, góp cơm gạo, thuốc men, nước uống, phục vụ bộ đội chiến đấu.

Những trận đánh của quân và dân Vĩnh Yên góp phần rất quan trọng làm nên chiến thắng lớn của chiến dịch Trung du, phá vỡ hệ thống phòng thủ của địch, giải phóng 9 xã, 3 thôn, mở rộng cơ sở kháng chiến ở 353 thôn khác trong tỉnh.

Sang năm 1954, ta tiến công địch trên các chiến trường toàn quốc, làm cho kế hoạch tập trung lực lượng cơ động mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ của Nava thất bại. Ở Vĩnh Phúc,

chúng buộc phải rút đại bộ phận quân cơ động để bổ sung cho các chiến trường khác. Đây là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động chống địch trên các địa bàn ở Vĩnh Yên.

Ngày 20 - 7 - 1954, Hiệp định Genève về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Trên địa bàn Vĩnh Yên, đến 9 giờ 30 phút ngày 31 - 7 - 1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi thị xã. Vĩnh Yên hoàn toàn được giải phóng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân thị xã Vĩnh Yên có 5 năm trực tiếp đương đầu với kẻ thù, đánh địch trên 30 trận lớn nhỏ, trong đó có những trận đánh nổi tiếng, đi vào lịch sử quân đội như trận đánh ở núi Đinh, trận phục kích địch ở xã Hạnh Phúc,... tiêu diệt hàng nghìn tên địch, bắt hơn 200 tên, thu nhiều súng đạn, phương tiện chiến tranh, phá hủy 12 xe quân sự, cắt hàng vạn mét dây điện thoại, đào 12.400 m giao thông hào, 440 hầm trú ẩn và hầm bí mật nuôi giấu cán bộ du kích, bộ đội, rào 17.800 m làng kháng chiến, đào bẫy 1.750 hố chông các loại; đóng góp 4.000 tấn lương thực, 100 tấn thực phẩm cho kháng chiến, tiễn đưa 480 thanh niên nhập ngũ, 1.400 người tham gia dân công hỏa tuyến... Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Yên có 205 liệt sĩ, 78 thương binh và 8 gia đình có công với nước, 34 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vĩnh Yên được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba. Đặc biệt, năm 2001, Vĩnh Yên được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Sau sự kiện vịnh Bắc Bộ ngày 5 - 8 - 1964, đế quốc Mỹ cho máy bay đánh phá một số địa phương ở miền Bắc nước ta. Tại Vĩnh Phúc, ngày 19 - 7 - 1965, Mỹ tiến hành bắn phá trạm Rađa trên núi Tam Đảo. Đây được coi là sự kiện mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Page 9: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

907

Trước tình hình đó, Vĩnh Yên đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; công tác phòng tránh, sơ tán được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Tính đến năm 1966, nội thị Vĩnh Yên có 688 hộ với 2.911 người (chiếm 52,2% dân số nội thị) đi sơ tán. Để giảm bớt thiệt hại khi địch có thể đánh phá vào thị xã, cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, xí nghiệp, trường học tích cực, khẩn trương xây dựng hệ thống hầm hào phòng tránh ở tất cả các nơi công cộng. Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dân quân tự vệ thực sự là nòng cốt trong sản xuất và chiến đấu ở địa phương. Tính đến năm 1966, lực lượng dân quân tự vệ đã đào 6.737 m3 đất đá để xây dựng 27 trận địa chính và phụ, đảm bảo cho các tổ trực chiến sẵn sàng chiến đấu bắn trả máy bay địch. Dân quân tự vệ Vĩnh Yên đã nhiều lần nổ súng bắn máy bay địch khi chúng xâm phạm vùng trời thị xã. Ngày 24 - 4 - 1966, dân quân, tự vệ thị xã Vĩnh Yên phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực phòng không bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Đặc biệt, trong tháng 9 - 1967, trước các đợt ném bom nổ chậm loại mới của địch xuống ga Vĩnh Yên, đồng chí Lê Xuân Ngọc - Đại đội trưởng dân quân đã xung phong phá bom thành công, bảo vệ được nhà ga và đường sắt. Với thành tích trên, đồng chí Ngọc vinh dự được kết nạp Đảng, được quân khu khen ngợi và tặng Huy hiệu Chiến sĩ 5 - 8, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Cùng với việc xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và bộ đội địa phương, sẵn sàng chiến đấu đánh địch tại chỗ để bảo vệ quê hương trong mọi tình huống, Thị ủy Vĩnh Yên còn làm tốt công tác tư tưởng, công tác giáo dục đường lối chiến tranh nhân dân đối với cán bộ và nhân dân, nhất là công tác động viên tuyển quân. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, công tác tuyển quân đều vượt 15% số lượng so với yêu cầu đề ra.

Trong suốt 20 năm (1955 - 1975), Vĩnh Yên luôn là đơn vị dẫn đầu tỉnh về nhiều mặt. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân thị xã Vĩnh Yên luôn hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp của hậu phương đối với tiền tuyến, nhiều năm vượt chỉ tiêu cấp trên giao. Thành tích nổi bật của dân quân, tự vệ là đảm bảo an toàn huyết mạch giao thông trên quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa phận Vĩnh Yên sau mỗi lần bị địch đánh phá.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thị xã Vĩnh Yên có 2.300 thanh niên tham gia bộ đội, 300 thanh niên xung phong, 420 người tham gia dân công hỏa tuyến. Với những thành tích nổi bật trên mặt trận sản xuất và chiến đấu, quân dân Vĩnh Yên được Nhà nước tặng thưởng 466 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, 678 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, 686 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba…

Từ sau năm 1975, cùng với đồng bào cả nước, quân và dân Vĩnh Yên thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng Bộ và nhân dân Vĩnh Yên đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980). Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh nên Vĩnh Yên vẫn là vùng nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Trong 10 năm (1986 - 1996), thực hiện công cuộc đổi mới, Vĩnh Yên đã đạt được những thành tựu rất cơ bản trên nhiều mặt.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Yên đã hoàn thành đạt và vượt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã được tăng cường, bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.

Page 10: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

908

Những năm qua, Vĩnh Yên đã trở thành một thành phố trẻ năng động bậc nhất cả nước.

5. KINH TẾ1

Thời kỳ Pháp thuộc, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Vĩnh Yên nói riêng mang tính chất kinh tế thuộc địa.

Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay thực dân và tầng lớp địa chủ, được sử dụng chủ yếu vào mục đích lập đồn điền, nông trang. Tổng diện tích đất bị tầng lớp thống trị bao chiếm lên tới hàng nghìn hecta. Người dân lao động Vĩnh Yên chỉ sống dựa vào một diện tích đất hạn chế, phải đi làm thuê, làm mướn cho tầng lớp thống trị hoặc làm trong các đồn điền, chịu sự bóc lột nặng nề.

Vĩnh Yên khi ấy chưa được coi là thủ phủ hành chính mà chỉ là một vùng có tiềm năng khai thác các nguồn lợi về nông - lâm sản, lập đồn điền trồng lúa, cà phê nên ngoài việc đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền thực dân cũng xây dựng một số tuyến đường để vận chuyển. Đại bộ phận dân chúng Vĩnh Yên thời kỳ này mưu sinh bằng nông nghiệp và cùng lúc phải chịu nhiều tầng áp bức bóc lột.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền kinh tế Vĩnh Yên cơ bản vẫn là nông nghiệp, công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp. Thời kỳ này, đời sống kinh tế của người dân có một số đổi thay quan trọng. Chính quyền công nông đã thành lập Hội đồng tạm cấp ruộng đất và triển khai việc tạm cấp ruộng đất, chia lại đất đồn điền cho nông dân. Trên toàn bộ địa bàn Vĩnh Yên, phong trào khuyến khích sản xuất, bảo đảm cung ứng lương thực cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc phát triển mạnh. Người dân hăng hái sản xuất, đảm bảo tự túc lương thực và đóng góp cho tiền tuyến.

Mặc dù Chính phủ kháng chiến rất quan tâm đến nông nghiệp và đã có những chủ trương, chính sách như giảm tô, giảm tức, lập tổ đổi công, vần công, miễn thuế nông nghiệp để phát triển sản xuất, bồi dưỡng sức dân nhưng do hậu quả chiến tranh quá nặng nề nên nông nghiệp thời kỳ này vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

Kháng chiến chống Pháp kết thúc, kinh tế Vĩnh Yên gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp trì trệ, các công trình thủy lợi bị hư hại nặng, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bị đình đốn, nạn đói tiếp tục đe dọa ở nhiều nơi. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho Vĩnh Yên là khôi phục sản xuất nông nghiệp, tu bổ hệ thống thủy lợi.

Đến giữa năm 1955, Vĩnh Yên đã đưa đại bộ phận ruộng đất hoang hóa ở khu vực ngoại ô thị xã vào canh tác.

Năm 1955, công cuộc cải tạo công thương nghiệp ở Vĩnh Yên cơ bản hoàn thành. Năm 1957, Vĩnh Yên đã có các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp bậc thấp. Năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh. Vĩnh Yên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.

Những năm kháng chiến chống Mỹ, nền kinh tế Vĩnh Yên phát triển dưới mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp từ bậc thấp đến bậc cao. Thời kỳ này, quan hệ sản xuất tập thể đã bước đầu phát huy tác dụng trên một số mặt như thủy lợi, giao thông nông thôn, cải tạo ruộng đồng, đưa giống mới vào sản xuất.

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Vĩnh Yên đã xây dựng được một số xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có trang bị cơ giới. Thời kỳ này, Nhà máy Nước Vĩnh Yên và nhiều công trình quan

1 - Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên, Lịch sử Đảng bộ thị xã Vinh Yên, sđd. - Tư liệu lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên.

Page 11: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

909

trọng khác cũng đã được xây dựng, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các nhà máy, xí nghiệp ở Vĩnh Yên vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất như Nhà máy Cơ khí Vĩnh Phúc, Xí nghiệp Bánh kẹo Vĩnh Yên, Bệnh viện Đông y Vĩnh Phúc...

Từ năm 1975 đến năm 1986, mô hình kinh tế kế hoạch hóa, hợp tác xã vẫn được duy trì. Kinh tế Vĩnh Yên những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX bước vào suy thoái. Các hợp tác xã nông nghiệp ở đây hoạt động theo phương thức quản lý tập trung, ruộng đất và tư liệu sản xuất được tập thể hóa. Trong một thời gian dài, các hợp tác xã vận hành theo hiệu lệnh trống kẻng, ban chủ nhiệm hợp tác xã và các tổ trưởng tổ sản xuất chịu trách nhiệm về công việc và sản phẩm. Phân phối trong các hợp tác xã nặng tính bình quân chủ nghĩa, sản xuất và sản lượng các ngành kinh tế tăng chậm; một số nơi, nhân dân lâm vào cảnh thiếu đói.

Cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, công cuộc đổi mới đã đem đến cơ hội và thách thức mới cho Vĩnh Yên.

Nghị quyết Khoán 10 đã tạo ra những đổi thay căn bản về lao động sản xuất ở Vĩnh Yên. Những tư liệu sản xuất quan trọng như trâu bò, máy móc được giao cho xã viên. Người nông dân được chủ động khâu canh tác, hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ. Năm 1987, có nơi người dân được hưởng 40 - 50% sản phẩm làm ra. Vì thế, từ năm 1988, các mô hình hợp tác xã ở Vĩnh Yên dần giải thể hoặc chỉ duy trì chức năng dịch vụ thủy nông và bảo vệ thực vật.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Vĩnh Yên như trường học, trạm điện, đường giao thông được xây dựng, cải tạo mở rộng trong thời kỳ này.

Một thập kỷ trở lại đây, quá trình đô thị hóa ở Vĩnh Yên đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh. Bộ mặt thành phố đang từng ngày

khởi sắc, hướng tới mục tiêu xây dựng Vĩnh Yên thành một thành phố công nghiệp.

Về nông nghiêp: tuy diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều lần do chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng nhờ tích cực đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nên năng suất các loại cây trồng đều tăng qua các năm.

Trong chăn nuôi: thành phố tập trung vào các dự án xây dựng vùng an toàn về gia súc, gia cầm, dự án cải tạo đàn lợn nạc, dự án cải tạo đàn bò thịt và phát triển đàn bò sữa. Thành phố cũng chủ trương đẩy nhanh phát triển nuôi trồng thủy sản, cải tạo đồng chiêm trũng sang nuôi trồng thủy sản với quy mô công nghiệp. Mô hình nuôi trồng thủy sản theo trang trại được nhân rộng, nhiều hộ đã đạt thu nhập 20 - 30 triệu đồng/năm.

Năm 2009, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 96,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 98,7 tỷ đồng. Đến hết năm 2010, sản xuất nông nghiệp đã đạt một số kết quả tích cực như tập trung đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, triển khai thực hiện các dự án, đề án áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kiến thức cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với phương thức sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng giá trị chăn nuôi, thủy sản và ngành nghề. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư, xây dựng và phát triển tốt. Thành phố quan tâm đầu tư đẩy mạnh hơn các chương trình giảm nghèo, chương trình vay vốn, hướng dẫn người nông dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Về thương mại - dịch vụ: các loại hình thương mại - dịch vụ mới phát triển nhanh chóng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản

Page 12: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

910

xuất và đời sống nhân dân như: cửa hàng tự chọn, kinh doanh vận tải, tín dụng - ngân hàng, khách sạn nhà hàng... Các mặt hàng trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo. Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ liên tục tăng qua các năm, từ 914,55 tỷ đồng (năm 2007) lên 1.088,49 tỷ đồng (năm 2008). Năm 2009, tổng doanh thu đạt 1.339 tỷ đồng; năm 2010, tổng giá trị đạt 1.862 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 24,61%. Các hoạt động dịch vụ có sự quản lý của Nhà nước ngày càng được đầu tư và mở rộng. Dịch vụ xã hội phát triển nhanh, nhất là: dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, dịch vụ tư vấn, dịch vụ ăn nghỉ… đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đô thị trung tâm tỉnh lỵ. Thành phố đã và đang tập trung chỉ đạo quy hoạch, cải tạo, nâng cấp, xây dựng các chợ chính trên địa bàn như chợ Vĩnh Yên, Đồng Tâm theo hướng văn minh, hiện đại.

Về công nghiêp va xây dựng: những năm qua, Vĩnh Yên ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nên ngành này phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế của thành phố. Số cơ sở sản xuất công nghiệp của Vĩnh Yên tăng nhanh.

Vĩnh Yên đã và đang xây dựng các khu, cụm công nghiệp như: cơ khí, lắp ráp, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống. Hiện thành phố có khu công nghiệp Khai Quang; cụm công nghiệp Lai Sơn. Hai cụm công nghiệp Tích Sơn, Đồng Tâm và khu công nghiệp Hội Hợp đang được hình thành1.

Bước sang năm 2009 - 2010, sản xuất công nghiệp - xây dựng có nhiều khởi sắc. Năm 2009, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 4.662,3 tỷ đồng. Trong đó:

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.335,8 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất xây dựng đạt 326,5 tỷ đồng.Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công

nghiệp - xây dựng đạt 5.616,8 tỷ đồng. Trong đó:

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.191,9 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất xây dựng đạt 424,9 tỷ đồng.Nhìn chung, sản xuất công nghiệp - xây

dựng của thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá. Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 25,52%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,77%.

Thành phố đã tập trung thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn, làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư. Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn thành phố đã thu hút được 53 doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, với số vốn đầu tư là 307 triệu USD, đầu tư trong nước đạt 5.556 tỷ đồng, toàn ngành công nghiệp thu hút được 22.000 lao động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 21,89%/năm (giai đoạn 2006 - 2010), cơ cấu kinh tế hằng năm thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị trung tâm. Đến hết năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 52,42%; thương mại - dịch vụ chiếm 45,11%; nông - lâm - thủy sản chiếm 2,47%.

Công nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển nhanh đã tạo vị thế cho tỉnh so với các tỉnh lân cận, góp phần tăng của cải vật chất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tích cực thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ và nông - lâm nghiệp.

1 Xem Phần thứ ba, Chương 3, mục 3.2.

Page 13: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

911

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI1

6.1. Văn hóa

Vĩnh Yên được biết đến là vùng đất có truyền thống văn hóa từ rất lâu đời, gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Truyền thống văn hóa nơi đây được ghi lại trong hương ước, kiến trúc đình, chùa và các lễ hội. Trong các loại hình lễ hội truyền thống của Vĩnh Yên, ngoài lễ hội Tích Sơn còn phải kể đến lễ hội múa Mo (dùng mo cau để hóa trang). Đây là lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của Vĩnh Yên và vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.

Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, Vĩnh Yên không có nhiều thành tựu về văn hóa - thể thao. Dưới chính sách ngu dân của chính quyền thực dân, những hoạt động văn hóa - thể thao chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của tầng lớp thống trị giàu có. Chính quyền thực dân cho phép và bảo hộ tệ hút thuốc phiện, uống rượu nên các tệ nạn này lan tràn khắp nơi cùng những hủ tục lạc hậu trong đời sống. Đối lập lại, người dân Vĩnh Yên có những sinh hoạt văn hóa truyền thống như các trò diễn dân gian, ca hát, lễ hội ở các làng.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân đã từng bước xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc với các nguyên tắc cơ bản là đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa theo lý tưởng quốc gia và dân tộc.

Đến năm 1949, các tầng lớp nhân dân Vĩnh Yên đã được tiếp cận nhiều tài liệu tuyên truyền như báo Tự chỉ trích, Thi đua, Du kích, nên nhận thức của nhân dân từng bước được nâng cao.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao ở Vĩnh Yên cũng đã phát triển và được mở

rộng, vừa giáo dục tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vừa nêu cao ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc.

Sau Hiệp định Genève, hòa bình được lập lại ở miền Bắc Việt Nam, các hoạt động văn hóa, thể thao của Vĩnh Yên trong thời gian này được thúc đẩy và có bước phát triển. Các tàn dư văn hóa cũ bị đẩy lùi, hạn chế được nhiều thói hư tật xấu, mê tín dị đoan trong xã hội, đạo đức và nếp sống xã hội mới từng bước được xây dựng.

Vĩnh Yên là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và có nhiều di tích, danh thắng có giá trị nhưng trong điều kiện chiến tranh và những năm trước Đổi mới, công tác điều tra, thống kê, phân loại chưa được tiến hành một cách hiệu quả. Từ sau Đổi mới, ngành văn hóa Vĩnh Yên đã tiến hành thống kê hàng trăm di tích văn hóa có giá trị, bao gồm các đình, đền, chùa.

Để góp phần lưu giữ, bảo tồn, giới thiệu các thành tựu văn hóa trên địa bàn Vĩnh Phúc, Bảo tàng Vĩnh Phúc đã được xây dựng và khánh thành ngay sau khi tái lập tỉnh (1997).

Hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thanh, thư viện và các hoạt động văn hóa - thể thao khác được quan tâm, thực hiện có hiệu quả, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa thể thao được coi trọng. Hằng năm, đội kiểm tra liên ngành đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra các dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa trên địa bàn, do vậy hạn chế được các hiện tượng vi phạm văn hóa.

Trong thập kỷ 80 và đầu 90 của thế kỷ XX, phong trào thể dục - thể thao trên địa bàn Vĩnh Yên phát triển mạnh. Nhiều cơ sở ở xã,

1 - Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên, Lịch sử Đảng bộ thị xã Vinh Yên, sđd. - Tư liệu lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên.

Page 14: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

912

phường, thị trấn đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và duy trì phong trào thể dục - thể thao quần chúng. Nhiều câu lạc bộ thể dục - thể thao ra đời. Hệ thống thể thao thành tích cao được đầu tư trọng điểm và từng bước phát triển có hiệu quả.

Từ những môn thể thao dân tộc truyền thống, Vĩnh Yên đã tiếp cận và nâng cao thành tích ở nhiều môn thể thao Olympic như bóng chuyền, điền kinh, bắn súng...; đặc biệt là các môn: bắn súng, vật dân tộc, điền kinh… Thành phố đã đầu tư xây dựng mới và đưa Nhà thi đấu đa năng (Nhà Văn hóa thể thao) vào hoạt động. Năm 2003, Vĩnh Yên đăng cai tổ chức một số môn thi đấu của Seagames 22.

Công tác xây dựng làng, xã, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa và thực hiện các quy định về việc cưới, tang, lễ hội, mừng thọ có hiệu quả đã hạn chế được việc phô trương hình thức, lãng phí. Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, quản lý trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa phẩm như: kinh doanh băng đĩa, kinh doanh dịch vụ Internet. Nhìn chung, sau khi kiểm tra và chấn chỉnh vi phạm, hoạt động kinh doanh cơ bản đúng quy định của pháp luật.

6.2. Giáo dục

Thời kỳ Pháp thuộc, ở Vĩnh Yên, chính quyền thực dân ban đầu vẫn duy trì hai mô hình đào tạo: trường của chế độ phong kiến và trường lớp kiểu thực dân. Tuy nhiên, mô hình trường lớp phong kiến Nho học chiếm ưu thế. Trong mô hình này, trường học do các thầy đồ phụ trách, nội dung là học chữ Hán Nôm và đạo Khổng.

Ở Vĩnh Phúc, từ năm 1919 đến năm 1945, chỉ có trường ở cấp Tiểu học và được chia làm ba loại:

1. Hương học: có lớp đồng ấu như lớp 1 ngày nay, do nhân dân tổ chức.

2. Sơ học có ba lớp: lớp 1, lớp 2, lớp 3, thường được mở ở các huyện nhỏ ít học sinh.

3. Tiểu học có ba lớp: lớp nhì năm thứ nhất, lớp nhì năm thứ hai và lớp nhất.

Thời Pháp thuộc, do chính sách ngu dân của thực dân, đời sống đói khổ nên giáo dục không phát triển, 90% dân chúng thất học, mù chữ.

Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, chính quyền cách mạng được thành lập. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền dân chủ nhân dân ở Vĩnh Yên lúc này là diệt giặc dốt. Đảng bộ, chính quyền Vĩnh Yên đã đề ra phong trào người người học tập, nhà nhà học tập, nam phụ lão ấu đều thành lập các tổ, nhóm diệt giặc dốt.

Đầu năm 1947, Vĩnh Yên vinh dự là nơi đặt trường trung học đầu tiên của tỉnh - Trường Nguyễn Thái Học. Trong 9 năm kháng chiến chống pháp, nhân dân Vĩnh Yên không ngừng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Từ chỗ hơn 90% dân số mù chữ, năm 1949, Vĩnh Yên đã thanh toán nạn mù chữ cho hàng chục vạn người.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, nhân dân và chính quyền Vĩnh Yên có nhiều điều kiện để quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, mở rộng hơn nữa mạng lưới giáo dục.

Từ năm 1956 đến năm 1961, Vĩnh Yên đã hoàn chỉnh hệ giáo dục 10 năm với ba cấp học: cấp I, cấp II và cấp III.

Trong điều kiện chiến tranh, Vĩnh Yên vẫn tổ chức đều đặn các kỳ thi tốt nghiệp. Năm học 1966 - 1967, nhiều trường của Vĩnh Yên nằm trong số các trường có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%. Mô hình trường bổ túc văn hóa, vừa học vừa làm được hình thành nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân.

Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Vĩnh Yên thực hiện công cuộc cải cách giáo dục lần thứ

Page 15: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

913

hai, với mục tiêu xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 1980, Vĩnh Yên đã thanh toán xong nạn mù chữ lần thứ hai. Năm 1981, Vĩnh Yên thực hiện chế độ giáo dục 12 năm với ba cấp học. Năm 1983, Vĩnh Yên được Bộ Giáo dục công nhận hoàn thành phổ cập cấp I cho nhân dân lao động, phổ cập cấp II cho cán bộ đảng viên.

Từ sau đổi mới đến nay, ngành giáo dục Vĩnh Yên cũng đã có những bước chuyển đáng kể cả về quy mô trường lớp, số lượng học sinh và chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, ngành còn xác định phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục đại trà, đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn là nhiệm vụ trọng tâm; nâng cao chất lượng giáo viên cả về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục thành phố vẫn hết sức quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trường lớp, mua sắm các trang thiết bị máy móc, sách vở cần thiết phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Năm học 2009 - 2010, thành phố có 533 phòng học văn hóa và phòng học bộ môn, trong đó có 429 phòng học kiên cố, chiếm 80,5%. Số phòng học đã và đang xây mới ở các ngành học là 80 phòng.

Về xây dựng trường chuẩn quốc gia, năm học 2009 - 2010, thành phố có thêm 4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (Mầm non Ngô Quyền, Tiểu học Liên Minh, Tiểu học Đống Đa và Trung học Cơ sở Liên Bảo). Trong đó, bậc Mầm non đạt 6/12 trường (chiếm 50%); bậc Tiểu học đạt 11/11 trường mức độ I, chiếm 100%, 2 trường đạt mức độ II, chiếm 18,2%; bậc Trung học Cơ sở đạt 3/9 trường (chiếm 33,33%); bậc Trung học Phổ thông đạt 2/5 trường (chiếm 40%).

Sau 50 năm phát triển, Vĩnh Yên đã có bước thay đổi cơ bản về hệ thống trường lớp, chất lượng giáo dục. Đa số các trường Tiểu

học đã được tách riêng; trường lớp có chất lượng giáo dục tốt được hình thành.

6.3. Y tế

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Vĩnh Yên chủ yếu được chữa bệnh theo y học dân gian. Các cơ sở y tế chưa được chính quyền thực dân xây dựng. Số lượng cơ sở y tế hạn chế và chủ yếu phục vụ người giàu.

Do điều kiện sống đói khổ, công tác phòng bệnh ít được tuyên truyền phổ biến nên người dân Vĩnh Yên chịu nhiều bệnh dịch, tuổi thọ thấp, chỉ khoảng 45 tuổi.

Dưới chế độ mới, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những năm đầu sau cách mạng, ngành y tế Vĩnh Yên vừa mở rộng tối đa khả năng khám chữa bệnh cho các tầng lớp nhân dân, vừa quan tâm gây dựng phong trào chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh bệnh tật.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, người dân các xã vùng tự do đã biết đào giếng lấy nước ăn uống, sinh hoạt, làm hố rác, dùng nhà vệ sinh, phát quang bờ bụi, thông cống rãnh quanh nơi ở…, công tác vệ sinh phòng dịch được triển khai vào vùng địch hậu. Nhờ đó, trong suốt 5 năm kháng chiến, trên địa bàn Vĩnh Yên không có trận dịch lớn nào xảy ra.

Từ sau ngày hòa bình (1954), tất cả các xã ở Vĩnh Yên đều có trạm y tế hộ sinh. Trạm y tế xã được tăng cường cả về số lượng, cơ sở hạ tầng và chất lượng. Mạng lưới y tế còn mở rộng tới hợp tác xã và tổ, đội sản xuất. Các phong trào “định kỳ làm vệ sinh công cộng”, thi đua làm ba công trình (giếng nước, nhà tắm, hố xí hai ngăn), “ba sạch, bốn diệt” (ở sạch, ăn sạch, uống sạch; diệt ruồi, muỗi, rệp, chuột), “sạch làng tốt ruộng”, “thể dục vệ sinh”, “vệ sinh yêu nước, chống Mỹ”; công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch ngày càng đi vào nề nếp.

Page 16: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

914

Từ năm 1975 đến năm 1985, tình hình kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, đã tác động mạnh tới đời sống nhân dân và cán bộ y tế. Trước tình hình đó, ngành y tế Vĩnh Yên đã có nhiều biện pháp chặn đứng những hiện tượng sa sút xảy ra trong ngành, công tác vệ sinh phòng bệnh vẫn được duy trì, chủ động ngăn chặn và đẩy lùi nhiều bệnh xã hội. Mạng lưới y tế phát triển rộng ở các tuyến. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật từng bước được tăng cường, hầu hết các bệnh viện và trên 50% trạm y tế xã đã được xây dựng bằng gạch ngói.

Từ năm 1986 đến năm 1996, cùng với sự khởi sắc chung của cả nước, nhờ công cuộc đổi mới, y tế Vĩnh Yên cũng phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu. Thực hiện chương trình củng cố y tế cơ sở để tiến hành chăm sóc sức khỏe ban đầu, đến năm 1990, tất cả các xã, phường trên địa bàn Vĩnh Yên đều có trạm y tế xã. Mỗi trạm y tế xã có 4 - 6 cán bộ y tế, trong đó có 1 - 2 y sĩ. Ngoài ra, cán bộ y tế xã còn được phân công phụ trách các thôn, làng, đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến tận nhà dân, tuyên truyền, giáo dục vệ sinh phòng bệnh, phổ biến y học thường thức để mọi người tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng.

Từ năm 1992, các bệnh viện ở Vĩnh Yên bắt đầu thực hiện chế độ bảo hiểm y tế. Tuy còn khó khăn về kinh phí, nhân lực, điều kiện kỹ thuật, điều kiện làm việc, nhưng các bệnh viện đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Cùng với việc đổi mới công tác khám chữa bệnh, Vĩnh Yên đã đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống bại liệt, phòng chống suy dinh dưỡng - khô mắt trẻ em, chống tiêu chảy, chống viêm phổi trẻ em, phòng chống lao, phòng chống bướu cổ, phòng chống HIV/AIDS và thanh toán bệnh bại liệt, bệnh phong… Nhiều

chương trình y tế quốc gia đã được thực hiện định kỳ và sâu rộng, góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, hạn chế lây lan, tiến tới xóa bỏ một số bệnh trước đây vẫn coi là “nan y”.

Giai đoạn 1997 - 2010, cùng với sự đổi mới và phát triển toàn diện của tỉnh, ngành y tế Vĩnh Yên tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa VII; Nghị quyết 37/CP của Chính phủ; Đề án 03/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Hiện nay, mạng lưới y tế từ thành phố tới cơ sở tiếp tục được củng cố và tăng cường, trang thiết bị y tế không ngừng được đầu tư, đội ngũ cán bộ làm công tác y tế thường xuyên được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và truyền thông giáo dục sức khỏe được đẩy mạnh, các chương trình y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát phòng chống dịch bệnh được chú trọng, không để xảy ra các vụ ngộ độc hàng loạt và dịch bệnh lớn, nguy hiểm.

Hằng năm, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván luôn đạt trên 99%. Các chương trình mục tiêu như lao, phong, tâm thần, sốt rét, phòng chống mù lòa - bổ sung vi chất… đều đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng giảm dần qua các năm.

Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển nhanh, hoạt động kinh doanh cung ứng dược phẩm được phân bố đều khắp địa bàn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.

Page 17: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

915

Công tác quản lý nhà nước về y tế được tăng cường, triển khai có hiệu quả. 6/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Về hệ thống y tế cũng có những thay đổi, tháng 10 - 2010, Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên được chia tách thành các đơn vị y tế: Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế, Trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung tâm Y tế thành phố thực hiện chức năng y tế dự

phòng và quản lý các trạm y tế xã, phường. Toàn thành phố có 121 nhân viên y tế thôn bản trên 119 thôn, tổ dân phố.

Năm 2010 thành phố Vĩnh Yên có tỷ lệ 10 bác sĩ/1 vạn dân, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 14%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,25%, mức giảm tỷ suất sinh là 0,250/00; có 7/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Phía đông bắc thành phố Vĩnh Yên

Page 18: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

916

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH1

Thời Hùng Vương, Phúc Yên nằm trong địa giới Phong Châu, nơi định đô của các Vua Hùng.

Đất Phúc Yên chủ yếu lấy từ xã Tháp Miếu. Trong lịch sử, trước khi thành lập Phúc Yên, xã Tháp Miếu thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Sơn Tây. Tên gọi và cương vực của tỉnh và huyện ngày nay cũng đã thay đổi rất nhiều. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Phúc Yên thuộc lộ Tam Gang, Tam Đới, Quảng Oai, Quốc Oai. Đầu thời Lê vẫn vậy; đến đời Quang Thuận, định lại bản đồ, các lộ trên được gọi là trấn Sơn Tây, Tam Giang.

Từ năm Minh Mạng thứ 12 (1831), bắt đầu có sự cải tổ về các đơn vị hành chính, trấn được đổi thành tỉnh. Tỉnh Sơn Tây khi ấy rất lớn, gồm 5 phủ và 22 huyện, trong đó có huyện Yên Lãng.

Sau Hòa ước Patenôtre (6 - 6 - 1884), năm 1891, thực dân Pháp bắt đầu chia lại đơn vị hành chính. Quyết định của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 6 - 10 - 1901 lấy phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh và một phần huyện Đông Khê (tên cũ của huyện Đông Anh, lúc đó thuộc tỉnh Bắc Ninh) và toàn bộ huyện Yên Lãng (của tỉnh Sơn Tây cũ) lập thành tỉnh Phủ Lỗ.

Nghị định Thông sứ ký ngày 12 - 2 - 1902 lập thêm huyện Vĩnh Ninh (gồm một số tổng của huyện Đông Khê và huyện Yên Lãng) bổ sung vào tỉnh Phủ Lỗ. Nghị định Toàn quyền ký ngày 1 - 7 - 1902 quyết định đặt sở lỵ tại xã Tiên Dược (nay thuộc xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Nghị định Toàn quyền ký ngày 10 - 12 - 1903 quyết định dời sở lỵ về Đạm Xuyên (huyện Yên Lãng, tức địa điểm dốc Đám ở Tiền Châu).

Ngày 18 - 2 - 1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phúc Yên. Địa bàn tỉnh Phúc Yên là tỉnh Phù Lỗ cũ.

Ngày 31 - 10 - 1905, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Phúc Yên, thủ phủ của tỉnh Phúc Yên, gồm đất đai của 3 làng Đạm Xuyên, Tháp Miếu và Tiền Châu (Yên Lãng).

Ngày 7 - 3 - 1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định xóa bỏ tỉnh Phúc Yên và chuyển thành Đại lý Phúc Yên, trực thuộc tỉnh Vĩnh Yên.

Ngày 31 - 3 - 1923, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định lập lại tỉnh Phúc Yên, gồm 2 phủ Đa Phúc, Yên Lãng và 2 huyện Kim Anh, Đông Anh.

Từ tháng 8 - 1945 đến tháng 8 - 1954, quy mô thị xã Phúc Yên cũng như sự phân chia

Thò xaõ Phuùc Yeân

1 Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Phúc Yên, Phúc Yên trong lịch sử, Vĩnh Phú, 1990.- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mê Linh, Lịch sử Đảng bộ huyên Mê Linh, Vĩnh Phúc, 2000.

Page 19: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

917

các khu hành chính hay đường phố không có nhiều thay đổi.

Từ năm 1954 đến năm 1960, Phúc Yên trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi đô thị của Phúc Yên mở rộng thành 5 khu: A, B, C, D và khu Tháp Miếu. Giữa năm 1960, các cơ quan, ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc chuyển lên Vĩnh Yên. Vĩnh Yên trở thành tỉnh lỵ. Từ năm 1960 đến năm 1975, Phúc Yên trở thành thị xã.

Từ năm 1976 đến năm 2003, thị xã Phúc Yên trở thành thị trấn thuộc huyện Yên Lãng và huyện Mê Linh (cũ).

Theo Nghị định 153-NĐ/CP ngày 9 - 12 - 2003 của Chính phủ, thị xã Phúc Yên được tái lập và mở rộng, chính thức hoạt động từ ngày 1 - 1 - 2004, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 7 xã, thị trấn thuộc huyện Mê Linh (cũ).

Hiện nay, thị xã Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính, gồm 6 phường (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Xuân Hòa, Đồng Xuân, Phúc Thắng) và 4 xã (Ngọc Thanh, Cao Minh, Tiền Châu, Nam Viêm).

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1. Vị trí địa lýNằm ở phía đông bắc của Vĩnh Phúc, với

diện tích 120,13 km2, Phúc Yên có vị trí địa lý rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: đông giáp thành phố Hà Nội; tây giáp huyện Bình Xuyên; nam giáp huyện Mê Linh (nay thuộc Hà Nội); bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng, bao gồm cả vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng.

Địa hình núi chiếm đến 64,3% diện tích của thị xã với 7.731,14 ha, chủ yếu phân bố tại xã Ngọc Thanh. Đây là vùng chân núi Tam Đảo. Độ cao trung bình từ 300 - 350 m. 35,7%

diện tích còn lại của thị xã là vùng bán sơn địa và miền đồng bằng với các gò, đồi thấp nằm xen kẽ nhau. Vùng đồng bằng và bán sơn địa được bồi đắp bởi hệ thống phù sa của sông Cà Lồ tương đối màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Ở chân núi Tam Đảo, do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất đai phân hóa phức tạp, loại đất chủ yếu là feralit phát triển trên đá gơnai, tầng đất mỏng, độ phì thấp, chất dinh dưỡng kém, độ dốc không cao, thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây lấy gỗ và công tác trồng rừng.

Các vùng đồi, gò thấp xung quanh thị xã trước đây là vùng bán bình nguyên cổ, đất chủ yếu là đất đồi, thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả và cây công nghiệp cũng như tận dụng để trồng rừng.

Tuy nhiên, hiện nay, do sự phát triển công nghiệp và nhu cầu xây dựng tăng cao nên các đồi, gò này đã dần bị san bằng, chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp.

2.3. Khí hậu

Khí hậu Phúc Yên mang đặc trưng cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 240C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 - 1.700 mm. Phúc Yên chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa: mùa hạ và mùa đông với cường độ mạnh (đặc biệt là gió mùa mùa đông).

Khu vực miền núi (xã Ngọc Thanh) nằm trong hệ sơn văn Tam Đảo có địa hình cao nên khí hậu ít thay đổi so với vùng đồng bằng phía nam. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn khoảng 2 - 30C, lượng mưa trung bình năm khá cao, khoảng 1.700 mm. Đây là vùng đón gió, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ mùa đông tương đối thấp, trung bình khoảng 150C. Khu vực miền núi, khí hậu mát mẻ, lại có nhiều cảnh đẹp, rất thích hợp để phát triển ngành du lịch, bao gồm cả du lịch nhân văn và sinh thái.

Page 20: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

918

bản đồ hành chính thị xã phúc yên

tỷ lệ 1 : 105 000

Page 21: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

919

2.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn của thị xã Phúc Yên khá đa dạng với nhiều sông, ngòi, đầm... vừa phục vụ công tác tưới tiêu, vừa thuận lợi cho phát triển ngành du lịch.

Thị xã có các con sông, suối lớn như sông Cà Lồ, Bá Hạ, Đồng Câu… Trong đó, có vai trò quan trọng nhất là sông Cà Lồ, chảy qua phía nam thị xã với khoảng 15 km, bồi đắp phù sa và cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của vùng.

Hệ thống hồ, đầm dày đặc với những đầm hồ khá lớn như đầm Rượu, đầm Láng, đầm Và… cùng vết tích của các cửa ngòi, lạch như: cửa Xẻ, cửa Vân, cửa Chùa, cửa Nghè, cống Đổ, suối Chài… Trong đó, đầm Rượu không chỉ có vai trò quan trọng đối với thủy lợi của thị xã Phúc Yên mà còn gắn liền với nhiều câu chuyện dân gian và dấu ấn lịch sử. Phúc Yên còn có hồ Đại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích mặt hồ rộng 525 ha, chứa 26,4 triệu m3 nước, bảo đảm nước tưới cho 2.900 ha đất nông nghiệp của thị xã Phúc Yên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội); đồng thời có vai trò lớn đối với hoạt động du lịch của thị xã nói riêng và toàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

2.5. Thực vật và động vật

Phúc Yên có diện tích rừng khá lớn, trong các khu rừng hiện vẫn còn nhiều loại cây có giá trị như pơmu, cây thuốc quý… Diện tích đất lâm nghiệp 4.638,54 ha, chiếm 38% diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã. Hệ động, thực vật trong rừng cũng khá đa dạng và phong phú, có nhiều loài sinh vật quý: chim khướu, sơn ca, các loại gà rừng, sóc bay, nai, hoẵng, voọc quần đùi… Tuy nhiên, các loài sinh vật này đang có nguy cơ suy giảm do nạn săn bắt bừa bãi và cháy rừng.

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Năm 2011, dân số thị xã Phúc Yên là 93.744 người1, trong đó dân số đô thị là 56.421 người chiếm 60,18%. Mật độ dân số 780 người/km2, nằm trong mức mật độ trung bình của tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn thị xã, tập trung đông đúc ở thành thị, thưa thớt tại nông thôn. Trưng Trắc là phường có mật độ cao nhất với 9.308 người/km2 (gấp hơn 10 lần so với mật độ trung bình toàn thị xã); thấp nhất là xã Ngọc Thanh, chỉ có 140 người/km2.

Dân số trong độ tuổi lao động của Phúc Yên khá đông, chiếm 62,3% tổng dân số toàn thị xã. Lao động chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị, các khu, cụm công nghiệp, thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề về nhà ở, nước sinh hoạt, việc làm…

Kết cấu dân số theo giới tính không mấy chênh lệch. Nam giới chiếm khoảng 48,3%. Song cơ cấu dân tộc lại khá phức tạp với sự tồn tại của 3 tôn giáo lớn: Công giáo, Phật giáo và Tin Lành.

Tại Phúc Yên, Ngọc Thanh là xã duy nhất có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Sán Dìu. Theo thống kê năm 2009, người Sán Dìu tại Phúc Yên có 2.300 hộ với 11.083 người (chiếm 12,7% dân số thị xã). Hiện nay, đời sống đồng bào Sán Dìu được quan tâm, cải thiện đáng kể. Chính quyền thị xã đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Sán Dìu. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm, mức sống của nhân dân ngày càng nâng cao, trật tự an ninh luôn được đảm bảo.

4. LỊCH SỬ2

Do Phúc Yên có vị trí địa lý thuận lợi nên ngay từ khi mới xâm lược, thực dân Pháp đã

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2011, sđd.2 - Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Phúc Yên, Phúc Yên trong lịch sử, sđd. - Tư liệu Ban Tuyên giáo Thị ủy Phúc Yên.

Page 22: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

920

áp đặt tại đây một bộ máy hành chính - quân sự, biến Phúc Yên trở thành một trong những vị trí trọng yếu, là nơi đào tạo cai đội người Việt nhằm bổ sung cho bộ máy quân sự cấp chỉ huy tiểu đội người bản xứ. Đời sống nhân dân Phúc Yên dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp và tay sai vô cùng cực khổ.

Năm 1933, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Phúc Yên ra đời tại đồn điền Đa Phúc. Từ năm 1935, phong trào cách mạng ở thị xã phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các đồng chí: Xuân Thủy, Nguyễn Hữu Phú, Hoàng Xuân Quán, Vương Văn Huống, Hoàng Lý Chỉ, Trần Quang Đình, Nguyễn Trọng Duệ…

Thời kỳ 1936 - 1939, Tổ đọc sách báo - một hình thức cách mạng công khai của Đảng xuất hiện. Phong trào đấu tranh cũng được dấy lên mạnh mẽ trong nhân dân. Năm 1940, liên chi bộ thị xã Phúc Yên - Lâm Hộ được thành lập.

Khi phát xít Nhật kéo vào Phúc Yên, dưới hai tầng áp bức Pháp - Nhật, đời sống nhân dân càng thêm điêu đứng. Cuối năm 1941, Trung ương Đảng quyết định xây dựng Phúc Yên thành an toàn khu. Lúc này, hoạt động đấu tranh của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú (rải truyền đơn, truyền bá chữ Quốc ngữ). Năm 1945, cao trào kháng Nhật dâng lên mạnh mẽ. Ngày 19 - 8 - 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại thị xã Phúc Yên nhanh chóng giành được thắng lợi trọn vẹn.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đứng trước hàng loạt khó khăn, nhân dân Phúc Yên đã vừa chiến đấu vừa xây dựng hậu phương vững mạnh.

Trong thời gian này, thiên tai, nạn đói, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Nhân dân thị xã Phúc Yên phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”, nêu cao khẩu hiệu “tương thân tương ái”, cùng nhau vượt qua nạn đói và bệnh tật, vừa tăng gia sản xuất, vừa tích cực đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.

Vĩnh Yên và Phúc Yên là một trong những địa bàn hoạt động của quân đội Tưởng Giới Thạch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, cùng với sự ủng hộ tích cực của nhân dân thị xã, cuộc đấu tranh đối phó với quân Tưởng và bọn phản động Quốc dân Đảng đã giành được nhiều thắng lợi.

Ngày 23 - 9 - 1946, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta, nhân dân Phúc Yên đã hăng hái ủng hộ và góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Đầu tháng 8 - 1947, Tỉnh ủy Phúc Yên quyết định thành lập Chi bộ thị xã do đồng chí Hoàng Lý Chỉ làm Bí thư. Đây là một bước tiến quan trọng của phong trào cách mạng địa phương.

Năm 1949, chiến trường trung du nước ta (trong đó có Phúc Yên) ngày càng ác liệt, nhân dân Phúc Yên đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ quê hương, đặc biệt là những năm 1951 - 1953, tham gia chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hòa Bình, giành được nhiều kết quả quan trọng.

Ngày 7 - 5 - 1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng tại các địa phương. Nhân lúc này, Tỉnh ủy phát động cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn nhằm làm tan rã hàng ngũ địch, hỗ trợ cho tác chiến quân sự giành thắng lợi. Ngày 27 - 7 - 1954, thực dân Pháp rút khỏi các vị trí, về thị xã Phúc Yên. Ngày 9 - 8 - 1954, toàn bộ quân địch ở thị xã Phúc Yên rút về Phủ Lỗ; Phúc Yên được giải phóng.

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, do nằm trên nhiều tuyến giao thông quan trọng nên Phúc Yên bị máy bay địch bắn phá ác liệt. Dù vậy công tác sơ tán, đảm bảo an toàn vẫn được thực hiện tốt, hàng vạn mét giao thông hào, hố cá nhân, hầm kèo được đào đắp nhanh chóng, góp sức không nhỏ cho cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương. Cùng đó, nhân dân Phúc Yên cũng đã tích cực chi viện cho chiến trường miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Page 23: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

921

Sau năm 1975, Phúc Yên cùng nhân dân cả nước bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Kể từ sau đổi mới đến nay, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Phúc Yên không ngừng tăng nhanh, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, mức sống của người dân từng bước được nâng cao. Đến nay, Phúc Yên đã trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc.

5. KINH TẾ1

Kinh tế Phúc Yên thời thuộc Pháp có tính chất bán nông, bán thương; thị xã tỉnh lỵ nhỏ bé, nửa làng quê, nửa phố xá, nông nghiệp phát triển chậm, ruộng đất tập trung chủ yếu trong tay các địa chủ, cường hào. Ở Tháp Miếu, nông dân hoàn toàn không có ruộng tư, phải đi cấy ruộng công làng xã. Trong khi đó, có những địa chủ công thương lại sở hữu trên 2.000 mẫu ruộng. Các địa chủ khác cũng có tới vài chục mẫu. Năng suất ngành nông nghiệp thời kỳ này rất thấp, bình quân ruộng tốt đạt 60 kg/sào, ruộng xấu chỉ đạt 30 kg/sào.

Nhân dân lao động chiếm 3/4 dân số, làm nhiều nghề như: nghề thủ công, buôn bán nhỏ lẻ, hàng xáo, làm thuê…, lời lãi bấp bênh. Không những vậy, sưu cao, thuế nặng làm cho đời sống nhân dân hết sức cực khổ.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng được thành lập, nhân dân thị xã Phúc Yên cùng nhân dân cả nước hăng hái bắt tay vào xây dựng cuộc sống dưới chế độ mới.

Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của thị xã. Thực hiện lời kêu gọi tăng gia sản xuất của Hồ Chủ tịch, các hộ nông dân của thị xã hăng say sản xuất với các khẩu hiệu: “Không bỏ một thước đất hoang”, “Tấc đất, tấc vàng”… Chính quyền vận động nhân

dân đến các xã vay thóc giống, kịp thời gieo mạ mùa và trồng cấy rau màu ngắn ngày. Sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Vụ chiêm xuân và vụ mùa năm 1946 thắng lợi lớn.

Trong kháng chiến chống Pháp, ruộng đất Phúc Yên chủ yếu thuộc vùng vành đai trắng. Chỉ tính riêng Tháp Miếu, có 296 mẫu 4 sào 13 thước thì diện tích đất bỏ hoang đã chiếm tới 1/8 (31 mẫu 7 sào 5 thước).

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), nền kinh tế Phúc Yên vẫn tạo được đà phát triển nhằm đưa địa phương vượt qua những khó khăn do cuộc kháng chiến chống Pháp để lại. Nhờ thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm, kinh tế Phúc Yên đạt nhiều thành tựu lớn, về cơ bản đã xây dựng được một cơ cấu kinh tế đa ngành, đa nghề.

Nông nghiệp Phúc Yên thời kỳ này có sự biến chuyển vượt bậc. Năm 1955, Phúc Yên đã tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Phong trào khai hoang, phục hóa, tăng năng suất vụ chiêm, tích cực trồng rau, màu, chăn nuôi lợn phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1959, Phúc Yên tiến hành thành lập Hợp tác xã nông nghiệp ở Tháp Miếu, thu hút được nhiều nông dân tham gia. Sức mạnh của tổ chức kinh tế tập thể đã được thể hiện trong phong trào thi đua sản xuất, quá trình hợp tác hóa, thủy lợi hóa. Tổ chức lại lao động đã đưa nông nghiệp Phúc Yên phát triển hơn thời kỳ trước. Năm 1972, diện tích gieo trồng lúa đạt 184,2 ha, năng suất đạt 6,1 tấn/ha/năm. Sản lượng lúa đạt 535.000 kg (1972), tăng lên 616.166 kg (1974). Ngành chăn nuôi cũng đạt được thành tựu đáng kể; đàn trâu bò đạt 195 con, lợn 2.029 con, gia cầm 11.245 con. Bên cạnh đó, chính quyền thị xã đã tổ chức các đợt đi tham quan, học tập cách chăn nuôi của các

1 - Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Phúc Yên, Phúc Yên trong lịch sử, sđd. - Tư liệu lưu trữ tại Phòng Kinh tế thị xã Phúc Yên.

Page 24: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

922

Hợp tác xã lân cận như Hương Canh (Bình Xuyên), Văn Quán (Lập Thạch)… để nhân dân có thêm kinh nghiệm sản xuất.

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong những năm đầu, một số ngành công nghiệp nhỏ như: đóng xe bò, làm đồ sắt, làm nón, lò gạch và nghề hàng xáo được mở mang. Từ năm 1959, việc thành lập các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã tạo cơ sở cho sự phát triển của thủ công nghiệp ở Phúc Yên. Sang giai đoạn 1965 - 1975, công nghiệp và thủ công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ. Một số cơ sở sản xuất chuyển xuống Bạch Trữ như: xưởng bánh kẹo, cửa hàng may đo quốc doanh, hợp tác xã thủy tinh, riêng bách hóa chuyển xuống Nội Đồng - Đại Thịnh… Bên cạnh thủ công nghiệp, công nghiệp cũng dần được hình thành và phát triển. Hai cơ sở công nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn Phúc Yên hoạt động khá hiệu quả.

Về thương nghiệp, trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng kinh tế, chính quyền địa phương đã cho xây dựng nhiều chợ mới. Buôn bán được khuyến khích phát triển, một số gia đình nghèo được chính quyền cho vay vốn và đứng ra bảo đảm việc vay, trả. Một số mặt hàng thiết yếu như vôi, than, lá, nứa được khuyến khích buôn bán.

Giao thông vận tải cũng được chú ý đầu tư. Ngay trong thời gian đầu đã xây dựng được bến xe khách mới với 10 chuyến/ngày, chạy tuyến Phúc Yên - Hương Canh - Vĩnh Yên, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương trong thị xã với các khu vực khác.

Các ngành thuộc khối tài chính, mậu dịch hoạt động có hiệu quả. Nguồn thu tài chính chủ yếu là thuế công thương nghiệp. Ngân hàng đã làm tốt chức năng quản lý, giám sát tiền mặt, góp phần đẩy mạnh sản xuất, giảm bội chi. Quỹ tiết kiệm Phúc Yên được hoạt động trở lại và là đơn vị tiên tiến ba năm liền.

Đất nước thống nhất, nhân dân Phúc Yên cùng nhân dân toàn tỉnh hăng hái chung tay

xây dựng và phát triển quê hương. Từ năm 1975 đến năm 1986, kinh tế Phúc Yên phát triển theo hướng tập trung bao cấp, chủ yếu phát triển các hợp tác xã đã có từ trước, đồng thời chú trọng hơn vào nông nghiệp. Phúc Yên trong thời gian này trở thành vùng lương thực xanh của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ 1986 - 1997, thời kỳ đầu đổi mới, do gặp nhiều khó khăn trong việc cải tổ, sắp xếp lại cơ cấu kinh tế nên việc phát triển kinh tế Phúc Yên còn nhiều hạn chế.

Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1997), kinh tế Phúc Yên khởi sắc và chuyển hướng trọng tâm vào phát triển công nghiệp nhờ hoạt động đầu tư nước ngoài tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Kim Hoa, Phúc Thắng. Phúc Yên (khi đó vẫn thuộc huyện Mê Linh) luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Vĩnh Phúc.

Trong 5 năm 2005 - 2010, kinh tế trên địa bàn tăng trưởng bình quân 23,05%/năm (công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 21,78%/năm; dịch vụ tăng 25,57%/năm; nông nghiệp tăng 5,37%/năm). Cơ cấu kinh tế thị xã tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Riêng năm 2010, tỷ trọng các ngành kinh tế như sau: công nghiệp - xây dựng 94,88%; dịch vụ 4,7%; nông nghiệp 0,42%.

Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế từ 2005 - 2010 đạt 30.688 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 87%/năm, chiếm 2/3 tổng thu ngân sách của tỉnh.

Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm đạt trên 118.235 tỷ đồng (giá cô định năm 1994). Diện tích đất sử dụng cho phát triển công nghiệp tăng thêm 36,67 ha. Hiện Phúc Yên đang đầu tư phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, lắp ráp ôtô, xe máy, lắp ráp sản phẩm điện tử gia dụng và văn phòng, thiết bị viễn thông, sản xuất phụ tùng thay

Page 25: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

923

thế, dệt may da giày, hóa chất tiêu dùng, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch cũng phát triển mạnh, trong vòng 5 năm, tổng giá trị các ngành dịch vụ đạt 5.858 tỷ đồng.

Trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù diện tích đất bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sang sản xuất công nghiệp, đô thị, nhưng nhờ tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên tổng giá trị sản xuất vẫn đạt 521 tỷ đồng, sản lượng lương thực có hạt hằng năm đạt trên 17.650 tấn.

Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới được chú trọng. Thị xã đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, trong đó ưu tiên các công trình trọng điểm, các tuyến đường giao thông. Tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng 5 năm đạt 1.536 tỷ đồng.

Từ năm 2005 đến năm 2010, trên địa bàn thị xã tăng thêm gần 400 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp lên gần 600; thu hút 60 dự án với tổng số vốn đầu tư là 3.300 tỷ đồng và 100 triệu USD, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch phát triển.

Cùng với việc chăm lo xây dựng và phát triển đô thị, Đảng bộ thị xã Phúc Yên luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng nông thôn. Trong 5 năm đã đầu tư gần 100 tỷ đồng xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn thị xã.

Thị xã đã quan tâm đến bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, tích cực làm vệ sinh, thu gom, xử lý nguồn rác thải gây ô nhiễm môi trường, gắn với bảo vệ tài nguyên đất đai, nguồn nước và sử dụng tài nguyên đất, nước theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

Nằm trong vùng lan tỏa của khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài, lại gần sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ quan trọng như Quốc lộ 2, 23, đường sắt Hà Nội - Lào Cai… Phúc Yên trở thành vùng trọng yếu trong phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh công nghiệp, du lịch cũng là ngành đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Phúc Yên.

Nhìn chung, kinh tế Phúc Yên mang tính chất tổng hợp, với cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Những thành tựu của kinh tế Phúc Yên hiện nay chính là sự kế thừa và phát triển tiền đề trong những năm tháng trước đây.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI1

6.1. Văn hóa

Thời kỳ Pháp thuộc, do chính sách của thực dân Pháp nên đời sống văn hóa trên địa bàn Phúc Yên nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung có nhiều biến động. Hoạt động của các cửa hàng thuốc lá, thuốc phiện, nhà chứa… phổ biến. Cùng với đó, các hủ tục trong ma chay, cưới xin, các hoạt động mê tín dị đoan… lan rộng, khiến đời sống nhân dân thêm cùng cực, xã hội rối ren. Thực dân Pháp âm mưu dùng tôn giáo chia rẽ nhân dân. Năm 1935, một cố đạo Pháp đã đến đây thành lập xứ đạo. Chính quyền thực dân hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho xứ đạo phát triển. Phúc Yên trở thành trung tâm Công giáo trong tỉnh. Cũng trong năm 1935, chúng cho lập ở Phúc Yên khu nhà thờ thuộc đạo Tin Lành và lôi kéo được một số ít giáo dân. Chúng cũng tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển, xây dựng chùa Thập Phương, chùa Thông... Như vậy, trên địa bàn Phúc Yên, trong vòng không quá 1,5 km có tới 6 địa điểm tôn giáo hoạt động. Sự khác nhau

1 - Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Phúc Yên, Phúc Yên trong lịch sử, sđd. - Tư liệu lưu trữ tại Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Giáo dục thị xã Phúc Yên.

Page 26: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

924

về giáo phái, giáo lý đã dẫn tới việc kỳ thị, chia rẽ trong nhân dân.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với nhiệm vụ chống nạn thất học, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cũng được chú trọng thực hiện. Nội dung của cuộc vận động là chống nạn mê tín dị đoan, bài trừ các hủ tục, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, xây dựng đời sống văn hóa. Thị xã đã phát động được toàn dân tham gia, hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới. Kết quả là những hủ tục trong ma chay, cưới xin cùng những tệ nạn như khao vọng, mê tín, cờ bạc giảm hẳn; thôn xóm, phố phường đoàn kết. Phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển.

Bước sang thời kỳ chống Mỹ, công tác tư tưởng trên địa bàn Phúc Yên được chú ý. Những buổi nói chuyện, lớp học được mở tại các khu phố, phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng.

Phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao được đặc biệt đẩy mạnh. Hầu hết thiếu nhi được tập hợp trong các đội sinh hoạt văn nghệ, học tập. Nhiều loại hình văn nghệ thi nhau nở rộ và thường xuyên hoạt động như tổ ca nhạc mới của thanh niên, tổ nhạc cụ của các cụ già, đội cải lương, đội kịch nói... Đá bóng là môn thể thao thu hút mạnh mẽ sự tham gia của đông đảo thanh niên. Sân vận động của thị xã được hoàn thành nhanh chóng để phục vụ nhu cầu thể dục - thể thao của nhân dân.

Những năm 1975 - 2005, cùng với sự ổn định, đi lên của thị xã, hoạt động văn hóa - thể thao phát triển mạnh, góp phần tuyên truyền, thực hiện các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Đời sống văn hóa của nhân dân phát triển đa dạng.

Từ năm 2005 đến năm 2010, thị xã xây dựng được 9/10 nhà văn hóa và hệ thống

truyền thanh, 97/123 nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố; 10 thôn, làng có sân vận động; 4 xã, phường có sân vận động cấp xã. Cuộc vận động “Toan dân đoan kêt xây dựng đời sông văn hóa ở khu dân cư” được nhân dân tích cực hưởng ứng. Các đình, đền, chùa, miếu... được quan tâm tu bổ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vốn có. Năm 2010, thị xã Phúc Yên có 19 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng1.

Phong trào “Toan dân đoan kêt xây dựng đời sông văn hóa” và thực hiện xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ có những chuyển biến tích cực. Việc kiểm tra, bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, làng văn hóa”, “Đơn vị văn hóa” được thực hiện nghiêm túc. Năm 2010, toàn thị xã có 82% số hộ, 20% tổ dân phố, thôn, làng, 55% đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Hệ thống truyền thanh của thị xã được quan tâm đầu tư và không ngừng đổi mới, góp phần tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Phong trào “Toan dân rèn luyên thân thể theo gương Bác Hồ vi đại” được phát triển rộng khắp. Đến năm 2010, toàn thị xã có 15% dân số luyện tập thể dục - thể thao thường xuyên, 48 câu lạc bộ thể dục - thể thao, 12 câu lạc bộ văn nghệ.

Công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa được tăng cường thông qua việc tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các vi phạm.

6.2. Giáo dục

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết nhân dân lao động mù chữ. Thực dân Pháp có mở một trường Tiểu học (khu vực nhà 50 gian) song chỉ có con em tầng lớp trên

1 Xem Phần thứ tư, Chương 7, Di tích và danh thắng, mục 7.4.

Page 27: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

925

mới đủ điều kiện theo học. Giáo dục Phúc Yên thời kỳ này hầu như không phát triển.

Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, nhân dân Phúc Yên cùng nhân dân cả nước đã hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch chống nạn mù chữ. Hội truyền bá Quốc ngữ ở thị xã Phúc Yên được chuyển thành Ban Bình dân học vụ, có nhiệm vụ chăm lo đến công việc dạy chữ cho người dân lao động. Đội ngũ giáo viên gồm 20 người, có cả phụ nữ, được đi dự các lớp bồi dưỡng về cách dạy và phương thức vận động quần chúng.

Toàn thị xã đã dấy lên phong trào bình dân học vụ sôi nổi, người dân từ cụ già 60 - 70 tuổi đến em bé 7 - 8 tuổi đều hăm hở tới lớp. Đầu năm 1949, thị xã Phúc Yên được tỉnh công nhận là hoàn thành nhiệm vụ xóa nạn mù chữ cho các đối tượng trong độ tuổi. Ánh sáng văn hóa của Đảng đã đến với những người dân thị xã, giúp mọi người ý thức rõ ràng hơn, tự giác hơn về vị trí chủ nhân của mình trên quê hương giải phóng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giáo dục Phúc Yên tiếp tục phát triển mạnh. Ngành giáo dục phổ thông được mở rộng ở cả hai hình thức tư thục và công lập. Phong trào bình dân học vụ vẫn được duy trì, nhiều lớp học cả ba buổi: sáng, trưa, tối. Đến năm 1958, Phúc Yên là một trong 19 đơn vị của tỉnh được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xóa nạn mù chữ.

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, dù gặp nhiều khó khăn do phải sơ tán nhưng ngành giáo dục thị xã vẫn tiếp tục duy trì hoạt động. Số học sinh, lớp học tăng lên qua các năm.

Quãng thời gian từ năm 1975 đến năm 2003 là giai đoạn phát triển quan trọng của giáo dục Phúc Yên - Mê Linh. Mạng lưới giáo dục phát triển mạnh, rộng khắp và hoàn chỉnh ở tất cả các bậc học, cấp học từ Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục Trung học đến các

trường trung học, cao đẳng và đại học. Thời kỳ này, chất lượng giáo dục của Phúc Yên - Mê Linh luôn đứng tốp đầu trong tỉnh ở hầu hết các bậc học, cấp học.

Giai đoạn 2004 - 2010, sự nghiệp giáo dục và đào tạo được chăm lo, chất lượng giáo dục không ngừng được cải thiện. Quy mô ngành học, bậc học được duy trì ổn định và phát triển. Ngành giáo dục Phúc Yên đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, thị xã đã đầu tư hơn 55,3 tỷ đồng xây mới 7 trường học. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học Cơ sở với đúng độ tuổi đạt hiệu quả cao (96 - 99,9%). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đạt trên 44,6%.

Ngày 22 - 11 - 2004, Hội đồng nhân dân thị xã đã ban hành các Nghị quyết về “Xây dựng và quản lý nếp sống văn minh đô thị”, Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học”, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục và các lĩnh vực văn hóa phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 2 trường trung học, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 Trung tâm dạy nghề. Khối Mầm non hiện có 12 trường, đáp ứng đủ nhu cầu nuôi dạy trẻ. Toàn thị xã có 15 trường Tiểu học với 226 lớp và 6.666 học sinh, 12 trường Trung học Cơ sở với 152 lớp và 4.624 học sinh và 4 trường Trung học Phổ thông với 3.504 học sinh. Toàn thị xã có 25/44 trường đạt chuẩn quốc gia; 10/10 xã, phường có Trung tâm học tập cộng đồng.

6.3. Y tế

Thời kỳ Pháp thuộc, hoạt động y tế hầu như không phát triển. Đa số nhân dân tìm đến những ông lang, bà lang ở thị xã để chữa

Page 28: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

926

bệnh. Thực dân Pháp cũng mở một bệnh viện với 1 bác sĩ, 1 y tá và 50 giường bệnh, chủ yếu phục vụ những người giàu có.

Trong kháng chiến chống Pháp, để thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm, Ủy ban Cách mạng thị xã đã vận động nhân dân khơi thông cống rãnh, giữ vệ sinh chung, phòng tránh dịch bệnh. Công tác vệ sinh được chú ý. Phong trào đào giếng nước được hưởng ứng sôi nổi.

Những năm kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), mặc dù kinh tế khó khăn nhưng công tác y tế của Phúc Yên luôn được duy trì ổn định. Mạng lưới y tế khá tập trung với trên 50 giường bệnh, đội ngũ thầy thuốc được tăng cường. Năm 1970, số người khám, chữa bệnh tại bệnh viện là gần 7.000 người, đến năm 1975 đã tăng gấp đôi. Những năm chiến tranh, bệnh viện đã góp nhiều công sức trong công tác cấp cứu phòng không. Trạm y tế - hộ sinh, Hội Đông y với gần 200 hội viên cùng Hội Chữ thập đỏ hoạt động thường xuyên. Ngoài Phòng Y tế, năm 1971, Phòng Bảo vệ bà mẹ và trẻ em cũng được thành lập.

Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành y tế thị xã đã thu được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Hệ thống các cơ sở y tế nhà nước, y tế tư nhân phát triển nhanh, đa dạng. Đến nay, toàn thị xã có bốn cơ sở khám chữa bệnh công, một khu điều dưỡng phục hồi chức năng lão thành cách mạng, bốn bệnh viện đa khoa, một phòng khám đa khoa khu vực Xuân Hòa, năm phòng khám đa khoa tư nhân, 26 phòng khám chuyên khoa, 52 cơ sở hành nghề dược, 16 cơ sở hành nghề y học cổ truyền. Số giường bệnh năm 2009 là 850 giường cho 100.000 dân, đến năm 2010 đã tăng lên 950 giường cho 100.000 dân. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao. Các bệnh viện đều được trang bị các loại máy móc dùng trong chẩn đoán và điều trị hiện đại hàng đầu thế giới.

Các công nghệ mũi nhọn của y học thế giới đang từng bước được ứng dụng ở thị xã như mổ nội soi...

Công tác tiêm chủng đã khống chế được sáu bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, thanh toán được bệnh bại liệt, bệnh uốn ván sơ sinh, ho gà, bạch hầu. Các chương trình phòng chống bệnh sốt rét, bệnh lao, bướu cổ do thiếu iốt, nhiễm HIV/AIDS, thanh toán bệnh phong đã đạt những kết quả khả quan.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng. Thị xã đã chủ động bồi dưỡng, cử cán bộ đi học theo nhiều hình thức khác nhau.

Sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại đạt những kết quả bước đầu. Hiện nay, tất cả các bệnh viện trên địa bàn thị xã đều có khoa y học cổ truyền; các trạm y tế xã, phường đều có tổ đông y do các y sĩ chuyên khoa đông y đảm nhiệm; hệ thống y học cổ truyền tư nhân phát triển nhanh, nhiều nhà thuốc đông y có uy tín, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên toàn địa bàn và các tỉnh lân cận. Thị xã đã thực hiện khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho khoảng trên 30% bệnh nhân.

9/10 trạm y tế cơ sở đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, phường. Hệ thống y tế cơ sở được xây dựng mới, đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị. Số lượng bệnh nhân đến trạm y tế tăng. Công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được chú trọng và tăng cường. Năm 2008, ngành y tế Phúc Yên đã khống chế thành công dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm chỉ sau 1 tháng, không có bệnh nhân tử vong. Năm 2009, sau đợt mưa lụt lịch sử, không có dịch xảy ra trên địa bàn thị xã, hệ thống cung cấp nước sạch được bảo đảm, nhanh chóng đưa các vùng ngập úng đi vào sản xuất.

Công tác quản lý nhà nước về y tế được chú trọng. Ngành y tế thường xuyên phối hợp liên ngành để tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư

Page 29: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

927

nhân, hướng dẫn các hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đạt trên 60%; cấp giấy hành nghề y dược đạt 95%.

Nhìn chung, công tác y tế thị xã có nhiều thành tựu đáng kể. Sự hưởng ứng của nhân dân trong các phong trào mà ngành y tế phát động đã đưa Phúc Yên trở thành một trong những huyện, thị có hoạt động y tế phát triển nhất tỉnh Vĩnh Phúc.

Du lịch hồ Đại Lải

Page 30: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

928

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH1

Từ thời Trần, vùng đất Bình Xuyên đã được lưu danh sử sách. Cánh đồng Bình Lệ Nguyên (vùng Hương Canh - Đạo Đức ngày nay) từng nổi tiếng với trận quyết chiến do Vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy chặn đánh quân Nguyên - Mông năm 1285. Tên Bình Nguyên có thể bắt nguồn từ đó và tồn tại cho đến thời thuộc Minh (thế kỷ XV).

Vào thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497), tên huyện Bình Tuyền xuất hiện. Điều này đã được ghi lại trong sách Đại Nam nhất thông chí: “Xưa là huyện Bình Nguyên, đời Lê Hồng Đức đổi làm Bình Tuyền”. Trong gần 400 năm, từ thời Hậu Lê, qua nhà Mạc, Lê Trung hưng đến đầu thời Nguyễn, đất Bình Xuyên ngày nay thuộc địa phận hai huyện: Bình Tuyền và Yên Lãng. Năm 1831, Vua Minh Mạng ban một đạo dụ thành lập phân phủ Vĩnh Tường. Có thể vào thời kỳ này, một phần đất của huyện Yên Lãng được tách khỏi phân phủ Vĩnh Tường và nhập vào huyện Bình Tuyền. Mười năm sau, đạo dụ năm Thiệu Trị thứ 2 (1841), đổi tên Bình Tuyền thành Bình Xuyên và đưa vào phạm vi tỉnh Thái Nguyên.

Đến thời Pháp thuộc, ngày 6 - 1 - 1890, Toàn quyền Đông Dương ban bố Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên được tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, đưa về tỉnh Vĩnh Yên. Xã Hương Canh, huyện Bình Xuyên được chọn làm tỉnh lỵ. Ngày 16 - 4 - 1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định giải thể tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên trực thuộc tỉnh Sơn Tây, do một viên đại úy người Pháp thay mặt Công sứ Sơn Tây cai quản. Ngày 29 - 12 - 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tái lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên lại trực thuộc tỉnh Vĩnh Yên.

Về cơ bản, từ khi tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập rồi sáp nhập với Phú Thọ, địa giới hành chính huyện Bình Xuyên ít có sự thay đổi. Một số điều chỉnh về hành chính thường diễn ra ở cấp huyện.

- Lần thứ nhất: theo Quyết định số 178/QĐ ngày 15 - 7 - 1977 của Chính phủ, huyện Bình Xuyên hợp nhất với huyện Yên Lãng và thị trấn Phúc Yên thành huyện Mê Linh.

- Lần thứ hai: thi hành Nghị quyết của kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa VI và Thông báo 13/TBTU ngày 14 - 12 - 1978 của Trung ương, huyện Bình Xuyên tách khỏi huyện Mê Linh để hợp nhất với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo.

1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Xuyên, Lịch sử Đảng bộ huyên Bình Xuyên, Tập I (1930 - 1977) Vĩnh Phúc, 2000.

Huyeän Bình Xuyeân

Page 31: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

929

bản đồ hành chính huyện bình xuyên

tỷ lệ 1 : 130 000

Page 32: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

930

- Lần thứ ba: ngày 1 - 1 - 1997, huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Đến ngày 1 - 9 - 1998, theo Nghị định số 36/1998/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Tam Đảo được chia tách trở lại thành hai huyện cũ là Bình Xuyên và Tam Dương.

- Lần thứ tư: ngày 18 - 8 - 1999, theo Nghị định số 72 của Chính phủ, hai thôn Vị Thanh và Vị Trù của xã Quất Lưu tách ra, thành lập xã Thanh Trù và được chuyển vào địa phận thị xã Vĩnh Yên. Ngày 10 - 6 - 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định công nhận huyện Bình Xuyên gồm 14 xã, thị trấn với tổng số 170 thôn (tổ dân phố)…

- Lần thứ năm: ngày 1 - 1 - 2004, xã Minh Quang tách ra khỏi huyện Bình Xuyên, nhập vào huyện Tam Đảo mới.

Hiện nay, Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính (121 thôn và 30 tổ dân phố), gồm 3 thị trấn là Gia Khánh, Hương Canh, Thanh Lãng và 10 xã: Trung Mỹ, Thiện Kế, Bá Hiến, Hương Sơn, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu, Tân Phong, Đạo Đức, Phú Xuân.

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN1

2.1. Vị trí địa lýTổng diện tích đất tự nhiên của Bình

Xuyên là 145,67 km2 chiếm khoảng 10,61% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Vị trí địa lý huyện Bình Xuyên được xác định như sau: bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; nam - đông nam giáp huyện Mê Linh, thuộc Hà Nội; nam - tây nam giáp huyện Yên Lạc; đông giáp thị xã Phúc Yên; tây giáp huyện Tam Đảo, huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Bình Xuyên là khu vực bán sơn địa nên địa hình mang tính chất chuyển tiếp, với

đủ ba dạng địa hình cơ bản là vùng đồi núi, trung du và đồng bằng.

Địa hình miền núi: 4.571,9 ha, chiếm 30,8% diện tích toàn huyện (chủ yếu ở xã Trung Mỹ). Địa hình bị chia cắt mạnh, hơn 2/3 diện tích có độ dốc trên 250, chủ yếu thuộc sườn núi Ngọc Bội.

Do địa hình bị chia cắt mạnh như thế nên đất đai cũng khá phức tạp, ở phần đất có độ dốc lớn thì tầng đất mỏng (dưới 100 cm), độ phì rất thấp. Ngoài ra còn khoảng 100 ha đất có thể canh tác lúa cao sản.

Đây là vùng có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng, tạo nên những vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ khá lớn. Mặt khác còn có thể khai thác ngành du lịch sinh thái, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế đa ngành.

Địa hình trung du: có diện tích lớn nhất huyện với 7.284,9 ha, chiếm 49,06% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Địa hình này bao gồm 7 xã và 2 thị trấn (thị trấn huyện lỵ Hương Canh, thị trấn Gia Khánh; các xã Thiện Kế, Bá Hiến, Hương Sơn, Tam Hợp, Quất Lưu, Sơn Lôi). Khu vực trung du chủ yếu là các đồi, gò có độ dốc trung bình.

Đây là vùng có tiềm năng phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng nhờ quỹ đất đồi gò lớn. Phần lớn đất đai có độ phì từ trung bình đến thấp do quá trình canh tác và sử dụng đất những năm qua chưa hợp lý. Đất có độ dốc chủ yếu từ 3 - 150, tầng dầy đất đồi là 50 - 100 cm rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn. Đây cũng là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi đại gia súc.

Ngoài ra, vùng trung du còn có trên 200 ha đất ruộng trũng (tập trung chủ yếu ở Sơn Lôi và một phần ở Quất Lưu, Tam Hợp,

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2010, sđd.

Page 33: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

931

Bá Hiến) cũng có thể cải tạo để nuôi trồng thủy sản.

Địa hình đồng bằng: có khoảng 2.990,8 ha, chiếm 20,14% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất đai có nguồn gốc phù sa màu mỡ, phì nhiêu phân bố chủ yếu tại thị trấn Thanh Lãng và ba xã Tân Phong, Đạo Đức, Phú Xuân. Đây là vùng địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho thâm canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm; tuy nhiên, hiện nay vẫn còn gần 900 ha (chiếm 32,4% diện tích cây hàng năm của vùng) thường bị úng trong mùa mưa, chỉ cấy được một vụ lúa chiêm; nếu được đầu tư đúng hướng, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản.

2.3. Khí hậu

Bình Xuyên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do địa hình phân hóa làm ba miền khá rõ rệt nên khí hậu cũng có sự phân hóa theo địa hình.

Vung đồng bằng: nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 240C, có sự thay đổi khí hậu giữa các tháng trong năm; tháng nóng nhất, nhiệt độ lên đến 29 - 300C (tháng 7, 8), tháng lạnh nhất chỉ 170C (tháng 1). Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.400 - 1.500 giờ. Lượng mưa trung bình đạt 1.200 - 1.300 mm/năm. Độ ẩm tương đối khoảng 83%, trong đó tháng có độ ẩm cao nhất là 85% (tháng 2), thấp nhất là 70% (tháng 10).

Vung miền núi: nằm trong hệ sơn văn Tam Đảo nên mang tính chất của khí hậu miền núi. Nhiệt độ trung bình của khu vực này thấp hơn so với vùng đồng bằng khoảng 3 - 40C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 19 - 200C, tháng có nhiệt độ cao nhất đạt 23,30C (tháng 8), nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 11,20C (tháng 1), biên độ dao động nhiệt trong năm lớn (12,10C). Lượng mưa trung bình đạt khoảng 1.700 mm/năm, cao nhất vào tháng 5 (357 mm),

thấp nhất vào tháng 10 (dưới 10 mm). Độ ẩm trung bình năm vào khoảng 88%, cao nhất là trên 90% (tháng 1, 7, 8).

Vung trung du: khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi.

Trong năm, huyện Bình Xuyên chịu ảnh hưởng khá rõ rệt của hai loại gió mùa là gió mùa đông và gió mùa hè. Gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây nên thời tiết lạnh và khô; gió mùa hè thổi từ tháng 4 đến tháng 9, theo hướng đông nam, gây nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

Nhìn chung, khí hậu Bình Xuyên có sự phân hóa khá rõ qua thời gian và không gian, đặc biệt có sự phân hóa theo độ cao, đã tạo ra nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, thời tiết trong năm diễn biến phức tạp, bão lốc và mưa đá thường xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

2.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn huyện Bình Xuyên khá đa dạng với lượng nước tương đối điều hòa. Sông Cà Lồ phân chia ranh giới huyện Bình Xuyên với huyện Mê Linh (nay thuộc Hà Nội), cung cấp nước tưới cho hai xã phía nam huyện. Bên cạnh đó còn có một hệ thống sông, suối nhỏ khác như: sông Mắc Áo, sông Cánh, sông Mây, suối Nứa… Không chỉ có sông, suối, Bình Xuyên còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có những đầm nổi tiếng như: đầm Láng (Thanh Lãng), đầm Cả (Hương Canh - Đạo Đức), đầm Nội Phật (Tam Hợp)… Gần đây, ở Bình Xuyên có một số hồ chứa nước được xây dựng, như hồ Thanh Lanh và Gia Khau có sức chứa hàng triệu mét khối nước, giúp cho các vùng trồng lúa chủ động nước tưới và hạn chế được ngập úng vào mùa mưa lũ; đồng thời phát triển chăn nuôi và chăn thả gia cầm. Hệ thống kênh tưới Liễn Sơn cũng có vai trò đáng kể cho việc tưới tiêu của huyện.

Page 34: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

932

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Năm 2011, dân số của huyện là 110.288 người1, trong đó dân số ở nông thôn là 75.691 người chiếm 68,6%.

Mật độ dân số trung bình 743 người/km2. Tuy nhiên, mật độ dân số không đều; các xã miền núi có mật độ thấp, như Trung Mỹ chỉ có 149 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 51% dân số huyện. Lực lượng lao động dồi dào, tạo ra nhiều cơ hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Ở Bình Xuyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Sán Dìu (3.208 người, chiếm 87,6% tổng dân số dân tộc thiểu số của huyện); tiếp đó là các dân tộc Nùng (149 người), Tày (95 người), Dao (30 người), Ngái (21 người)… Cộng đồng dân tộc thiểu số sống chủ yếu tại xã Trung Mỹ.

Theo thống kê, số người theo đạo Thiên Chúa trên địa bàn huyện là 8.652 người, phân bố ở 7 xã, tập trung nhiều nhất là xã Bá Hiến, chiếm 7,9% dân số toàn huyện.

4. LỊCH SỬ2

Thời kỳ thuộc Pháp, thực dân Pháp áp dụng hàng loạt chính sách áp bức bóc lột khiến cho đời sống nhân dân huyện Bình Xuyên hết sức cực khổ. Trước khi Đảng Cộng sản được thành lập, nhân dân Bình Xuyên cũng đã tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp của các sĩ phu yêu nước trong vùng.

Từ năm 1933, các chi bộ địa phương của huyện Bình Xuyên lần lượt ra đời, tạo động lực lớn cho phong trào cách mạng tại đây phát triển mạnh mẽ. Ngày 24 - 8 - 1945, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Bình Xuyên được thành lập do ông Nguyễn Văn Thao làm Chủ tịch. Cũng trong ngày này, huyện Bình Xuyên đã giành được chính quyền.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân Bình Xuyên vừa phải đấu tranh chống các hoạt động phá hoại của thực dân Pháp và sự quấy nhiễu của quân Tưởng Giới Thạch, vừa phải ra sức củng cố xây dựng chính quyền còn non trẻ. Nhân dân huyện Bình Xuyên đã tích cực tham gia các phong trào: Tuần lễ vang, Quỹ độc lập, Quỹ vê quôc đoan, Mua đông binh si do Mặt trận Việt Minh phát động, nhằm ủng hộ Chính phủ và Nam Bộ kháng chiến.

Tháng 9 - 1946, Huyện ủy lâm thời huyện Bình Xuyên được thành lập, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong phong trào cách mạng của huyện.

Năm 1947, thực dân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng lên các tỉnh miền núi phía Bắc, nhân dân huyện Bình Xuyên đã cùng nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến, kiến quốc. Các thôn xóm sẵn sàng vừa sản xuất vừa chiến đấu dưới nhiều hình thức để ngăn cản bước tiến của quân thù. Huyện ủy cũng tổ chức những “ngày tòng quân” và được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Riêng trong năm 1949, ở Bình Xuyên đã có đến 500 thanh niên nhập ngũ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân huyện Bình Xuyên lại tiếp tục đấu tranh buộc giặc Pháp rút quân, ngày 19 - 7 - 1954, huyện Bình Xuyên sạch bóng quân thù.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, công cuộc khôi phục kinh tế diễn ra sôi nổi khắp các xã trong huyện. Ngày 12 - 2 - 1956, Bác Hồ về thăm huyện Bình Xuyên, khích lệ nhân dân hăng hái tham gia sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 8 - 11 - 1967, lực lượng dân quân xã Sơn Lôi đã bắn rơi tại chỗ máy bay phản lực của giặc Mỹ. Quân dân

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2011, sđd.2 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Xuyên, Lịch sử Đảng bộ huyên Bình Xuyên, Tập I , sđd. - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 35: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

933

Bình Xuyên còn đóng góp hàng nghìn ngày công lao động phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông liên lạc, giải quyết hậu quả sau mỗi lần địch đánh phá, hàng nghìn thanh niên đã lên đường nhập ngũ để chi viện cho chiến trường miền Nam.

5. KINH TẾ1

Dưới thời thuộc Pháp, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nhưng ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay bọn địa chủ, cường hào và người Pháp. Phần lớn nông dân phải đi làm thuê, cấy rẽ hoặc phải tha phương cầu thực.

Chính sách thuế khóa nặng nề, những hủ tục ma chay, cưới xin khiến đời sống người nông dân càng trở nên kiệt quệ.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, toàn huyện dấy lên phong trào khai hoang, phục hóa, tận dụng tối đa diện tích để trồng trọt khắc phục nạn đói. Chỉ vài tháng, khắp nơi trong huyện đã phủ màu xanh của hoa màu. Hàng trăm mẫu đất hoang được tận dụng để sản xuất.

Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh chiến tranh du kích, phục hồi cơ sở ở vùng địch hậu, chống lại âm mưu bình định của địch, việc chăm lo sản xuất luôn được chú trọng. Tại vùng tự do, huyện thành lập Ban Vận động sản xuất của các xã, vận động nhân dân khai hoang phục hóa. Gần đến ngày thu hoạch, bộ đội, du kích ngày đêm canh gác, bảo vệ lúa, chống các cuộc càn quét của địch. Vụ mùa năm 1951, Bình Xuyên thu hoạch thắng lợi, cải thiện một phần đời sống nhân dân, hoàn thành vượt mức thuế nông nghiệp. Công tác sửa chữa mương máng, cầu cống cũng được chú ý, đảm bảo tưới tiêu nước cho hơn 2.000 mẫu ruộng.

Trong thời gian chống Mỹ, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu của kinh tế

Bình Xuyên. Những hợp tác xã ra đời trong thời kỳ khôi phục kinh tế tiếp tục phát triển, đồng thời huyện đã vận động, đưa những hộ làm ăn riêng lẻ vào hợp tác xã. Đến năm 1967, toàn huyện có 44 hợp tác xã bậc cao, với 9.063 hộ, chiếm 99,54% hộ xã viên toàn huyện. Trong các hợp tác xã, phương hướng sản xuất được xác định đúng đắn hơn, trồng trọt bắt đầu đi theo hướng thâm canh nhiều loại cây trồng, các ngành nghề đều phát triển: 100% hợp tác xã trồng cây, 90,9% hợp tác xã chăn nuôi lợn tập thể, 75% hợp tác xã nuôi cá, 81,8% hợp tác xã nuôi gia cầm… Các xã đều có công cụ cải tiến và cán bộ sơ cấp, trung cấp kỹ thuật. Nhờ đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Năm 1974, diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 33.290 mẫu, sản lượng lương thực quy thóc đạt 23.700 tấn. Năng suất các loại cây trồng cũng tăng lên đáng kể. Toàn huyện có 10 hợp tác xã đạt trên 5 tấn thóc/ha, đặc biệt là hợp tác xã Liên Hiệp (Thanh Lãng) đạt 7 - 10 tấn/ha, được Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc.

Chăn nuôi cũng phát triển, đặc biệt là nuôi cá, lợn. Hai hợp tác xã Liên Hiệp (Thanh Lãng) và Yên Lỗ (Đạo Đức) còn xây dựng bể ươm cá giống tương đối hiện đại.

Thủ công nghiệp với nghề làm gạch, ngói, gốm (vốn là nghề thủ công truyền thống) mang lại nét đặc trưng trong nền kinh tế huyện. Trong những năm cải tạo các thành phần kinh tế, huyện đã tổ chức các hình thức hợp tác để thu hút thợ thủ công vào làm ăn tập thể. Đến năm 1973, huyện mở rộng quy mô của xí nghiệp cơ khí thành xí nghiệp hoàn chỉnh gồm năm ngành: mộc, đúc, rèn, nguội, cơ khí với gần 100 công nhân, trở thành trung tâm đào tạo cán bộ cơ khí cho các hợp tác xã trong huyện. Năm 1974, giá trị sản lượng ngành thủ công nghiệp đạt 2.000.000 đồng,

1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Xuyên, sđd, Vĩnh Phúc, 2000. Tư liệu lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Bình Xuyên.

Page 36: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

934

phục vụ 135% tiêu dùng, 100% giao thông, 115% kiến thiết cơ bản và 80% cho ngành nông nghiệp.

Thương nghiệp có nhiều cải tiến trong khâu phân phối, phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân. Ngoài hệ thống mậu dịch quốc doanh, các hợp tác xã mua bán được kiện toàn và tăng cường hơn về vốn, hàng hóa, địa điểm phục vụ. Tất cả các xã đều có cửa hàng phục vụ nhân dân.

Ngành giao thông vận tải cũng được cải thiện nhằm phục vụ tốt hơn công cuộc sản xuất và đời sống. Hàng trăm tuyến đường giao thông huyện, liên xã, liên thôn, liên xóm được xây dựng. Đến năm 1975, huyện đã xây dựng được mạng lưới giao thông vận tải đủ sức phục vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp và lưu thông phân phối.

Sau năm 1975, Bình Xuyên cùng nhân dân cả nước hăng hái bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian này, địa giới hành chính Bình Xuyên có một số thay đổi. Tuy nhiên, dù sáp nhập với các huyện khác hay trở thành một huyện riêng biệt, Bình Xuyên vẫn luôn chứng tỏ đây là vùng đất có tiềm lực lớn trong phát triển kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm (giai đoạn 1998 đến nay), lại là một huyện trọng điểm về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, Bình Xuyên trở thành điểm sáng của nền kinh tế Vĩnh Phúc. Từ lần điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất (2004), kinh tế Bình Xuyên đã phát triển vượt bậc, đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế tỉnh nhà.

Trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp, giá trị sản xuất cây lương thực dao động từ 120 - 185 tỷ đồng/năm. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất trong huyện, diện tích và sản lượng luôn chiếm 80 - 90% tổng diện tích và sản lượng các loại cây lương thực. Ngoài ra, huyện còn phát triển các loại cây khác như:

ngô, cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm, các loại cây phụ phẩm khác. Ngành chăn nuôi cũng có nhiều tiến triển. Tổng đàn trâu, đàn bò và đàn gia cầm liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh đó, huyện còn nuôi ong, sản phẩm mật ong trong những năm qua bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tổng giá trị ngành lâm nghiệp của huyện dao động trong khoảng 3.000 - 3.300 triệu đồng. Trong đó trồng rừng, nuôi rừng và khai thác lâm sản chiếm giá trị cao. Dịch vụ lâm nghiệp ngày càng gia tăng về giá trị với 152 triệu đồng. Trong những năm qua, huyện Bình Xuyên cũng đã làm tốt công tác bảo vệ rừng.

Cùng với nông nghiệp, công nghiệp cũng được coi là thế mạnh của Bình Xuyên. Bình Xuyên hiện đứng thứ tư về giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Trên địa bàn huyện có 408 doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Tập đoàn Gạch ốp lát Vĩnh Phúc, Nhà máy Sản xuất ống thép Việt Đức, Công ty Sản xuất phanh NISSIN, Nhà máy PIAGIO, Nhà máy Sản xuất máy tính xách tay COMPAL.

Đến nay, Bình Xuyên đang xây dựng và hoàn thiện các khu công nghiệp: Bình Xuyên, Sơn Lôi, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Bá Thiện II, Nam Bình Xuyên; và các cụm công nghiệp: Quang Hà, Hương Canh, Hương Canh 2, Thanh Lãng, Bá Hiến, Đạo Đức1.

Công nghiệp ngoài quốc doanh của Bình Xuyên thời gian qua cũng phát triển mạnh. Năm 2006, toàn huyện đã có 1.361 cơ sở sản xuất cá thể đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu là các cơ sở thuộc công nghiệp chế biến.

Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống của Bình Xuyên đã được khôi phục và phát

1 Xem Phần thứ ba, Chương 3, mục 3.2.

Page 37: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

935

triển như: nghề mộc ở Thanh Lãng, nghề gốm ở Hương Canh. Huyện cũng có nhiều biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các nghề này như: đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho người dân, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh. Từ năm 2007 đến nay, huyện đã triển khai một số chương trình như mở lớp đào tạo nghề thêu móc, thêu ren, thêu cườm, may công nghiệp, mây tre đan, chạm khảm… cho các hợp tác xã sản xuất và người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi nghề.

Các ngành dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều tiến bộ vượt bậc. Ngành giao thông vận tải phát triển khá, doanh thu từ vận tải hàng hóa liên tục tăng: năm 2004 đạt 11,565 tỷ đồng, năm 2008 đạt 72,900 tỷ đồng, trong đó doanh thu cá thể đạt 32,592 tỷ đồng. Doanh thu từ vận tải hành khách cũng đạt hiệu quả cao với 2,504 tỷ đồng. Ngành giao thông vận tải có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho hoạt động kinh tế - xã hội của huyện lưu thông dễ dàng hơn.

Ngành du lịch của Bình Xuyên đang dần hình thành và phát triển. Tiềm năng du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh đã được quy hoạch và triển khai xây dựng, tạo điểm nối liên hoàn với khu du lịch Tam Đảo, hứa hẹn khả năng phát triển mạnh cho du lịch Bình Xuyên.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI1

6.1. Văn hóa

Bình Xuyên là khu vực tập trung dân cư lâu đời của cộng đồng người Việt cổ. Nhiều tài liệu khảo cổ công bố gần đây cho biết, từ thời văn hóa Phùng Nguyên, cư dân Việt đã có mặt trên đất này, khai phá đất đai, canh tác lúa nước, đánh cá, làm gốm. Lịch sử quần cư đã góp phần hình thành ở đây một nền văn hóa đa dạng.

Bình Xuyên có nhiều lễ hội truyền thống. Một số lễ hội vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như: hội kéo co làng Hương Canh (ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng); hội vật thờ, cờ người làng Láng (Thanh Lãng, ngày 12 tháng Giêng), tục lệ trai gái người Sán Dìu đi đến chợ phiên (chợ Cánh), chợ tỉnh (chợ Vĩnh Yên) hát tỏ tình… Qua các thời kỳ, văn hóa Bình Xuyên có nhiều thay đổi nhưng cơ bản vẫn bảo lưu được các giá trị truyền thống.

Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, tình hình văn hóa của Bình Xuyên nói riêng và toàn tỉnh nói chung có nhiều biến động. Nhân dân chìm đắm trong các hủ tục lạc hậu, hoạt động mê tín dị đoan. Chính sách “ngu dân” của chính quyền đô hộ khiến việc nhận thức các giá trị văn hóa trong nhân dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, gây kỳ thị dân tộc giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số, giữa Công giáo và Phật giáo, giữa các dòng họ với nhau, làm mất đoàn kết dân tộc.

Cùng thời gian này, chi bộ đồn điền Tam Lộng ra đời đã có nhiều hoạt động tích cực để cải thiện đời sống văn hóa cho nhân dân Bình Xuyên: tuyên truyền tài liệu cách mạng (báo Tia sáng) và các bài vè, bài ca cách mạng… Mặc dù phạm vi còn nhỏ nhưng những hoạt động này có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức của nhân dân.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, bên cạnh nhiệm vụ diệt giặc đói, giặc dốt, việc xây dựng đời sống văn hóa mới được triển khai trên toàn huyện. Ban Vận động xây dựng đời sống mới được thành lập ở hầu khắp các xã, đã vận động nhân dân xây dựng và thực hiện nếp sống mới, bài trừ hủ tục và các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan,

1 - Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Xuyên, Lịch sử Đảng bộ huyên Bình Xuyên, Tập I , sđd. - Tư liệu lưu trữ của Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Y tế.

Page 38: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

936

cờ bạc, thách cưới… Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho đông đảo nhân dân, hướng dẫn nhân dân tham gia công tác cách mạng và thực hiện những nhiệm vụ chính trị của đất nước… được tiến hành rộng rãi, góp phần ổn định đời sống, chính trị, xã hội toàn huyện.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, công tác nâng cao và phát triển văn hóa được huyện hết sức chú trọng. Việc tuyên truyền, giác ngộ niềm tin, lý tưởng cách mạng cho nhân dân được đẩy mạnh. Phong trào ca múa tập thể phát triển. Hầu hết các xã đều có đội văn nghệ, thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia. Ngay trong những năm tháng bị địch đánh phá ác liệt, phong trào văn nghệ quần chúng vẫn rất sôi nổi. Từ một điển hình văn hóa ở thôn Bá Cầu (Sơn Lôi) đã nhân rộng ra nhiều nơi trong huyện: Thanh Lãng, Đạo Đức, Hương Sơn, Trung Mỹ, Bá Hiến…

Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền cho các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại; xây dựng nhiều thư viện và phòng đọc ở xã để đáp ứng nhu cầu thông tin văn hóa của người dân. Phong trào văn hóa văn nghệ cũng được duy trì thường xuyên. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được quan tâm, chú ý phát triển với nhiều mô hình mới. Hiện nay huyện đã xây dựng được 107 nhà văn hóa thôn, làng. Đồng thời 100% số thôn trong huyện đã thực hiện quy ước - hương ước văn hóa…, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh.

Phong trào thể dục - thể thao của huyện phát triển khá mạnh mẽ, thu hút nhiều vận động viên đủ các lứa tuổi tham gia ở nhiều bộ môn khác nhau. Vận động viên các môn thể thao được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức luyện tập tại các cơ sở.

6.2. Giáo dục

Bình Xuyên nổi tiếng là vùng đất hiếu học. Làng Lý Hải, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên ngày nay là quê hương của tám vị Tiến sĩ nổi danh thời phong kiến. Gia đình của Hoàng giáp Tham chính Nguyễn Duy Tường có ba đời đều đỗ Đại khoa.

Dưới thời Pháp thuộc, nền giáo dục Bình Xuyên bị kìm hãm, không phát triển. Những trí thức Nho học trước đây cũng bị vùi dập, nhân dân hầu như không biết chữ, ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh cách mạng.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào diệt giặc dốt phát triển rầm rộ trong toàn huyện. Các lớp bình dân học vụ được mở ở từng thôn xóm với phương châm người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người biết nhiều chữ dạy người biết ít chữ. Ngay trong những ngày đầu, huyện đã mở được 52 lớp học diệt giặc dốt. Nhân dân còn có những hình thức động viên nhau học chữ rất phong phú và sinh động như đố chữ, đặt ca dao hò vè. Huyện ủy đưa ra mục tiêu: “… những trung đội du kích thoát ly đều phải biết chữ. Tổ chức Hội Khuyến học gồm các thân hào, thân sĩ đỡ đầu cho phong trào bình dân học vụ, tiến tới toàn huyện phải có một xã thoát nạn mù chữ hoàn toàn”. Phát huy tinh thần đó, huyện đã mở được 43 lớp dự bị bình dân học vụ và 6 thư viện bình dân, phát triển tiểu học vụ và trung học vụ. Kết quả, đến tháng 10 - 1949, Bình Xuyên đã bước đầu thanh toán được nạn mù chữ. Đây là thắng lợi quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện trong những ngày đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngành Giáo dục - Đào tạo của huyện tiếp tục phát triển trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Số trường, lớp và học sinh thời kỳ này liên tục tăng. Năm học 1966 - 1967, toàn huyện có 155 lớp cấp I và 39 lớp cấp II. Năm học 1970 - 1971, huyện có thêm 1 trường cấp III với 7 lớp học. Đến năm

Page 39: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

937

học 1973 - 1974, tăng lên 200 lớp cấp I, 90 lớp cấp II và 15 lớp cấp III. Tổng số học sinh cả 3 cấp là 16.400 em. Các lớp mẫu giáo và vỡ lòng cũng tăng, đến năm học 1973 - 1974, toàn huyện có 67 lớp mẫu giáo và 78 lớp vỡ lòng.

Mặc dù trường lớp phải sơ tán, điều kiện giảng dạy và học tập khó khăn hơn, nhưng các nhà trường vẫn duy trì phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Huyện Bình Xuyên luôn đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba tỉnh Vĩnh Phúc về chất lượng giáo dục.

Đất nước ổn định, kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục - đào tạo Bình Xuyên phát triển toàn diện theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa: số trường, lớp đều tăng, chất lượng dạy và học đang ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, học sinh khá giỏi năm sau đều cao hơn năm trước.

Đến nay, toàn huyện có 21 trường Mầm non, với 312 nhóm trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 95,5%. Chất lượng giáo viên bậc Mầm non đứng tốp đầu của tỉnh.

Bậc Tiểu học: có 19 trường, với 349 lớp, tổng số 8.101 học sinh. Tỷ lệ học sinh tuyển vào lớp 6 đạt 96,7%. Có 1 học sinh đạt giải Thám hoa, 1 học sinh đạt giải khuyến khích cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp Quốc gia. Chất lượng học sinh giỏi xếp vào tốp đầu của tỉnh.

Bậc Trung học Cơ sở: có 14 trường với 229 lớp, tổng số học sinh là 6.749 em. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99,5% so với số học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Chất lượng học sinh giỏi xếp vào tốp thứ 2 của tỉnh.

Bậc Trung học Phổ thông: có 4 trường với 95 lớp, tổng số học sinh là 4.189 em. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là 96,7%.

Giáo dục thường xuyên: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện có 18 lớp với tổng số 854 học sinh, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp bổ túc Trung học phổ thông đạt 97,2%. Năm 2010

đã tổ chức chiêu sinh 9 lớp sơ cấp nghề với 334 học viên.

Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Đội ngũ giáo viên ngày càng đạt chuẩn và trên chuẩn, chất lượng học sinh giỏi ở các bậc học tăng. Năm 2010 đã có thêm 1 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường chuẩn trên toàn huyện lên 20 trường. Trong đó: Mầm non 9/21 trường, Tiểu học 9/19 trường, Trung học Cơ sở 1/14 trường, Trung học Phổ thông 1/4 trường.

6.3. Y tế

Dưới thời thuộc Pháp, trên địa bàn huyện Bình Xuyên không có một cơ sở y tế nào. Tình trạng mất vệ sinh, thiên tai lụt lội và nghèo đói làm cho bệnh dịch thường xuyên xảy ra; các bệnh đậu mùa, tả, lỵ… xuất hiện ở hầu hết các xã trong huyện, khiến cho nhiều người chết.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc thực hiện vệ sinh phòng trừ dịch bệnh trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến. Ban Vận động đời sống mới thành lập ở các xã có vai trò quan trọng trong việc giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân. Phong trào thực hiện nếp sống mới, ăn ở vệ sinh, xóa bỏ các hủ tục chữa bệnh trong nhân dân được thực thi, đem lại nhiều kết quả. Mạng lưới tuyên truyền viên hướng dẫn vệ sinh hình thành ở các xã. Mặc dù còn nhiều khó khăn, huyện cũng lập được một phòng phát thuốc và chủng đậu cho nhân dân toàn huyện.

Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Huyện ủy đã kịp thời chỉ đạo ngành y tế chuyển hướng hoạt động phù hợp với thời chiến, do vậy, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân vẫn luôn được đảm bảo. Cuối thời kỳ này, huyện có 1 bệnh viện, 14 trạm xá, 145 tổ y tế cơ quan và hợp tác xã. Đội ngũ

Page 40: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

938

cán bộ y tế ngày càng được tăng cường; toàn huyện có gần 100 bác sĩ, y sĩ, y tá. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em ngày càng được chú ý.

Huyện đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Từ năm 2000 trở lại đây, trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm; bệnh phong, ho gà, bạch cầu, uốn ván, bại liệt đã được thanh toán… Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và hoàn thiện về cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh. Huyện đã xây dựng được Đề án chuẩn quốc gia y tế cơ sở: 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, số bác sĩ là 2,7 người/vạn dân. Mạng lưới y tế

từ huyện đến cơ sở tiếp tục được mở rộng; cơ sở vật chất và đội ngũ làm công tác y tế từng bước được chuẩn hóa, chất lượng phục vụ người bệnh được nâng lên. Đến nay, có 12/13 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia. Chương trình tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên, đúng tiến độ, đạt chất lượng, số trẻ em được tiêm phòng đầy đủ đạt 97% kế hoạch, tuyên truyền hướng dẫn người dân biết và phòng chống bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bướu cổ, bệnh phong, lao, tâm thần… đều hoàn thành và vượt kế hoạch.

Hằng năm, huyện đều phát động tháng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc kiểm tra thực hiện chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện được tiến hành thường xuyên.

Nhà máy Thép Việt Đức ở huyện Bình Xuyên

Page 41: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

939

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH1

Lập Thạch từng được sử sách ghi là vùng đất giàu có nhất phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây, thế có núi có sông bao bọc. Đây cũng là địa bàn duy nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc có người cổ đại thời văn hóa đồ đá cũ Sơn Vi cư trú (cách ngày nay khoảng 4.000 năm). Vùng đất Lập Thạch vốn có bề dầy lịch sử giữ nước hào hùng gắn với tên tuổi các anh hùng dân tộc như Lý Nam Đế, Hoàng Hoa Thám. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, Lập Thạch có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính như sau:

Lần thứ nhất: năm 1399, tên huyện Lập Thạch được nhắc đến vào năm Kiến Tân thứ hai, đời Trần Thiếu Đế.

Lần thứ hai: năm 1890, thực dân Pháp tách Lập Thạch khỏi tỉnh Sơn Tây để lập đạo Vĩnh Yên.

Lần thứ ba: năm 1891, chính quyền thực dân giải thể đạo Vĩnh Yên, trả Lập Thạch về Sơn Tây như cũ.

Lần thứ tư: năm 1899, thực dân Pháp chuyển đất Lập Thạch về thuộc tỉnh Vĩnh Yên.

Lần thứ năm: năm 1950, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành lập tỉnh Vĩnh Phúc, Lập Thạch chuyển thuộc tỉnh mới Vĩnh Phúc.

Lần thứ sáu: năm 1968, Quốc hội hợp nhất Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, huyện Lập Thạch thuộc tỉnh mới Vĩnh Phú.

Lần thứ bảy: năm 1977, Hội đồng Chính phủ hợp nhất hai huyện Tam Dương và Lập Thạch thành huyện mới Tam Đảo.

Lần thứ tám: năm 1978, Lập Thạch tách từ huyện Tam Đảo thành huyện Lập Thạch như cũ.

Lần thứ chín: năm 1997, Lập Thạch chuyển thuộc tỉnh Vĩnh Phúc mới tái lập.

Lần thứ mười: ngày 9 - 12 - 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên, huyện Tam Đảo; chuyển 3 xã Bồ Lý, Đạo Trù, Yên Dương của huyện Lập Thạch về huyện Tam Đảo mới. Sau điều chỉnh (từ ngày 1 - 1 - 2004), huyện Lập Thạch có 36 đơn vị hành chính cơ sở (35 xã, 1 thị trấn).

Lần thứ mười một: thực hiện Nghị định số 09-NĐ/CP ngày 23 - 12 - 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô. Sau điều chỉnh địa giới hành chính (từ ngày 1 - 4 - 2009), huyện Lập Thạch có 20 đơn vị hành chính (18 xã, 2 thị trấn).

Huyeän Laäp Thaïch

1 Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, Địa chí Lập Thạch (sơ thảo), Vĩnh Phúc, 2005.

Page 42: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

940

bản đồ hành chính huyện lập thạch

tỷ lệ 1 : 120 000

Page 43: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

941

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN1

2.1. Vị trí địa lý

Lập Thạch nằm ở phía tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích 173,10 km2, gồm 18 xã và 2 thị trấn. Trung tâm huyện là thị trấn Lập Thạch, cách trung tâm tỉnh khoảng 20 km về phía đông nam.

Huyện Lập Thạch có vị trí như sau: phía bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; phía đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương; phía tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp huyện Vĩnh Tường và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Lập Thạch có địa hình khá đa dạng, phức tạp, xen kẽ gò đồi là những dải ruộng hẹp, khe lạch, hồ ao, núi non và làng mạc.

Địa hình huyện có thể chia thành ba vùng: vùng núi, vùng đất giữa, vùng đất trũng. Trên địa bàn huyện có ba nhóm đất chính:

Nhóm đất phu sa: tập trung chủ yếu ở các dải đất ven sông Lô, sông Đáy. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình, tỷ lệ mùn thấp.

Nhóm đất bạc mau trên nền phu sa cổ: có feralit, tập trung ở các xã phía nam huyện. Đất chua nhiều, các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo, tốc độ phân giải hữu cơ mạnh, thành phần cơ giới sát lớp mặt giảm.

Đất đồi núi: tập trung ở phía bắc, vùng giữa huyện, tiếp giáp với vùng đất chua nhiều, bạc màu. Lớp mặt rời rạc, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giữ phân kém.

2.3. Khí hậu

Lập Thạch là vùng tiếp giáp giữa đông bắc và tây bắc Việt Nam, có đặc trưng khí hậu

nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, khô lạnh về mùa đông. Khí hậu chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22oC, nhiệt độ cao nhất là 39oC, thấp nhất là 50C.

Số giờ nắng trung bình mùa hè là 6 - 7 giờ/ngày, mùa đông là 3 - 4 giờ/ngày. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.450 - 1.550 giờ. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500 - 1.800 mm nhưng phân bố không đều theo tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 (khoảng 355 mm), thấp nhất vào tháng 12 (8,3 mm). Độ ẩm trung bình năm là 84%, cao nhất vào tháng 4 (khoảng 87%), thấp nhất vào tháng 2 (79%).

Có hai hướng gió chính thổi trên địa bàn huyện là gió đông nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió đông bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

2.4. Thủy văn

Lập Thạch có hệ thống thủy văn khá đa dạng, gồm hệ thống sông suối và các hồ lớn như sau:

Sông Lô có 3,5 km chảy qua huyện; sông Đáy có 35,5 km, cùng các ngòi: Cả, Phú Thụ, Triệu, Bì La. Ngoài ra, huyện còn có hồ Vân Trục thuộc xã Vân Trục với diện tích 19,2 km2.

Hệ thống nước ngầm ở Lập Thạch có trữ lượng ít, dao động theo mùa khá lớn, thường là mạch nông, hàm lượng Ion canxi và sắt trong nước nhiều.

2.5. Thực vật và động vật

Thảm thực vật rừng trên địa bàn huyện trước năm 1959 khá đa dạng, có nhiều loại gỗ quý như: lim, chẹt, trò chỉ, muồng đen, sấu, de, hương; cùng nhiều loại cây khác như: gắm, nắm cơm, sa nhân, các loại chuối rừng.

1 Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, Địa chí Lập Thạch (sơ thảo), Vĩnh Phúc, 2005.

Page 44: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

942

Động vật rừng ở Lập Thạch cũng có nhiều giống loài quý hiếm. Lớp thú có hổ, lợn rừng, hoẵng, cheo cheo, vòi, khỉ, cu li, sóc đỏ bụng, rái cá... Lớp chim có gà rừng, bìm bịp, cò trắng, cò lửa, cò vằn, cu gáy, cu xanh, cu ngói, cu rốc, tu hú, vàng anh, vẹt, yểng, cà lanh, sáo đen, sáo sậu... Lớp bò sát có tắc kè, kỳ đà, rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia, hổ lửa, trăn gió, trăn mốc, ba ba, rùa vàng...

Những năm gần đây, do thảm thực vật rừng cạn kiệt, dân số phát triển nhanh nên các loại thực, động vật rừng ở Lập Thạch cũng suy kiệt dần. Hiện nay, chỉ còn một số ít loài chim, thú, bò sát. Nhiều nhất là loài cò, sống đông thành bầy đàn như: rừng cò Hải Lựu, vườn cò Như Thụy, vườn cò Đá Trắng, vườn cò Bắc Bình. Độ che phủ rừng đạt 34% (cao so với tỉnh) nhưng không còn rừng nguyên sinh.

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC1

Năm 2011, dân số của huyện là 119.978 người, trong đó sống ở nông thôn là 107.529 người chiếm 89,6%. Mật độ trung bình là 693 người/km2, dân cư phân bố không đồng đều. Hiện tại, trên địa bàn huyện có hai dân tộc cùng cư trú (dân tộc Kinh và dân tộc Sán Dìu).

Trước đây, Lập Thạch là một trong những địa phương có tỷ lệ gia tăng dân số khá cao. Huyện đã có các chính sách nhằm giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên, tiến tới ổn định dân số toàn huyện. Nhờ làm tốt công tác dân số nên gần đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong huyện giảm rõ rệt, bình quân hằng năm giảm từ 0,05% đến 0,08%. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao mức sống của người dân, tích cực xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh một bước hoàn thành các mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn mới.

4. LỊCH SỬ2

Từ giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dần suy tàn; cùng lúc đó, thực dân Pháp đã bành trướng thế lực, xâm chiếm nước ta. Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, nhân dân các dân tộc Lập Thạch đã nổi dậy chống Pháp, tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của các ông đề, ông đốc, ông lãnh. Trong hai năm 1883 - 1884, ở vùng Liễn Sơn, Đốc Giang và Đốc Khoái lập căn cứ chống Pháp, thu hút hàng trăm nghìn nghĩa quân.

Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích (1892) được xem là có ảnh hưởng khá lớn trên đất Lập Thạch. Những hoạt động của nghĩa quân đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Năm 1893, về cơ bản, thực dân Pháp đã bình định xong tỉnh Vĩnh Yên, các cuộc khởi nghĩa bị dập tắt hoặc chỉ còn hoạt động lẻ tẻ. Người Pháp đã thiết lập các đồn lính ở nhiều nơi trên đất Lập Thạch (Liễn Sơn, Đạo Trù, Ngọc Mỹ...).

Lập Thạch còn là căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhiều cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XX, tiêu biểu như của Hoàng Hoa Thám (1909), Đội Cấn (1917).

Từ năm 1930 đến năm1945, nhân dân Lập Thạch đấu tranh chống chế độ phong kiến - thực dân, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 10 - 1930, truyền đơn và khẩu hiệu cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện ở nhiều địa bàn thuộc huyện Lập Thạch, bên cạnh đó là một số cuộc đấu tranh vạch trần tội ác của thực dân Pháp (Liên Hòa) và vận động công nhân đình công (Hợp Lý).

Những năm 1930 - 1931, phong trào cách mạng ở Lập Thạch bị đàn áp và tạm lắng xuống. Năm 1933, các hoạt động tuyên truyền

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2011, sđd.2 Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, Địa chí Lập Thạch (sơ thảo), sđd.

Page 45: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

943

bí mật tái xuất hiện và đến năm 1936, các hội đoàn đã được mở rộng ở nhiều nơi. Phong trào cách mạng có bước phát triển mới. Đầu năm 1939, Hội Đoàn kết thanh niên ở Lập Thạch đã có tới 8 cơ sở, gồm 67 hội viên thuộc các xã Như Tân, Tân Lập, Vân Trục, Nhạo Sơn, Liễn Sơn, Tam Sơn, Nhân Đạo, Phương Khoan, Hải Lựu.

Từ cuối năm 1940, một số cán bộ Xứ ủy và nhiều cán bộ tỉnh đã về Lập Thạch bắt liên lạc gây dựng lại phong trào. Các cơ sở ở Thụy Sơn, Thụy Điền đã trở thành địa chỉ tin cậy của Xứ ủy và Ban Cán sự tỉnh. Đầu năm 1941, phát xít Nhật chiếm Lập Thạch; chúng cắm chốt, lập đồn kiểm soát ở Bắc Bình, Phố Miếu (Liễn Sơn), sử dụng bộ máy tay sai cũ của Pháp, tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp cách mạng. Từ cuối năm 1941 đến giữa năm 1944, các cơ sở cách mạng ở Lập Thạch hầu như bị tan vỡ, mất liên lạc với cấp trên. Để khôi phục lại phong trào, Xứ ủy cử nhiều cán bộ về hoạt động, đồng thời số đảng viên, cán bộ phiêu bạt, tạm lánh tránh địch đã tích cực bắt liên lạc tiếp tục trở về hoạt động. Đến cuối năm 1944, Lập Thạch mới khôi phục được các cơ sở cũ, đồng thời xây dựng thêm cơ sở mới ở các xã Liễn Sơn, Bắc Bình, Yên Dương, những nơi này trở thành khu căn cứ du kích của tỉnh và huyện.

Cuối tháng 3 - 1945, Tỉnh ủy Vĩnh Yên quyết định thành lập Huyện bộ Việt Minh Lập Thạch, sau đó chia Lập Thạch thành ba vùng cơ sở, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tháng 6 - 1945, Ủy ban Giải phóng dân tộc huyện ra đời và cũng hình thành ba khu vực chỉ đạo. Sau đó, ở nhiều làng, xã đã lần lượt thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc. Cao trào cách mạng trong các tầng lớp quần chúng nhân dân lên cao.

Ngày 17 - 8 - 1945, dù chưa nhận được lệnh nhưng quân và dân Lập Thạch đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngay

sau đó, chính quyền cách mạng Lập Thạch được thành lập. Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng mới là: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Một mặt, chính quyền tuyên truyền sâu rộng cho các tầng lớp nhân dân hiểu những khó khăn chung của đất nước và địa phương; mặt khác, kiên quyết bài trừ bọn phản động làm tay sai cho thực dân, phát xít. Lực lượng tự vệ các làng xã đã nhanh chóng và kịp thời trấn áp những địa chủ, cường hào cố tình chống phá cách mạng như ở Liễn Sơn.

Từ cuối năm 1946, hệ thống tổ chức Đảng ở Lập Thạch đã được xác lập tương đối hoàn chỉnh. Tháng 1 - 1948, Đảng bộ Lập Thạch tiến hành Hội nghị đại biểu lần thứ nhất, kiểm điểm, đánh giá lại những thành tựu đã đạt được từ ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, đề ra phương hướng hành động trong thời gian tới: đẩy mạnh xây dựng làng kháng chiến, lực lượng vũ trang, củng cố hệ thống chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Tính đến năm 1948, trên toàn bộ 26 xã thuộc huyện Lập Thạch đều có các chi bộ lãnh đạo.

Thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, huyện xác định xây dựng kinh tế kháng chiến là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời xây dựng vùng núi Sáng thành căn cứ kháng chiến, bảo đảm nhu cầu hậu cần tại chỗ, cung cấp đầy đủ cho chiến trường. Nhìn chung, Lập Thạch đã thực hiện tốt công tác hậu phương, ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến đánh thắng địch.

Năm 1947, Lập Thạch huy động hàng nghìn dân công các địa phương tu sửa công trình thủy lợi Liễn Sơn nhằm khắc phục tình trạng thiên tai, hạn úng, thiếu nước của các xã trong huyện. Cùng năm này, quân dân Lập Thạch đã góp phần bẻ gãy cuộc tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp. Các trận chiến

Page 46: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

944

đấu diễn ra ở gò Mả Cao, Văn Chỉ (thôn Sơn Bình, xã Văn Quán) và Phàn Lang (nay thuộc xã Cao Phong, huyện Sông Lô) khiến địch hoảng sợ, phải rút chạy về Việt Trì.

Quân và dân Lập Thạch đã đánh thắng nhiều cuộc tấn công càn quét của kẻ thù như trận càn thôn Phú Hậu (Sơn Đông, 1948), cuộc hành quân Pô Môn (1949). Riêng năm 1949, quân dân Lập Thạch đã tổ chức 10 trận đánh địch, bảo vệ vững vàng căn cứ kháng chiến.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu phương kháng chiến. Toàn huyện có 4.028 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có những cá nhân tiêu biểu như Anh hùng liệt sĩ Trần Cừ - lấy thân mình lấp lỗ châu mai (1950). 13 xã của Lập Thạch vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Giai đoạn 1954 - 1957, Lập Thạch nỗ lực khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân sau chiến tranh. Trong những năm 1958 - 1960, Lập Thạch thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian này, hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên được xây dựng thí điểm ở thôn Thiều Xuân, xã Đồng Thịnh (1957). Từ đây, mô hình hợp tác xã được nhân rộng ; tính đến cuối năm 1959, toàn huyện có 124 hợp tác xã nông nghiệp. Với thắng lợi của thời kỳ cải tạo kinh tế - xã hội (1958 - 1960), nền kinh tế Lập Thạch có những chuyển biến quan trọng, tạo tiền đề để thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) với những kết quả đáng khích lệ.

Từ năm 1966 đến năm 1975, quân và dân Lập Thạch vừa xây dựng hậu phương mới xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng cả nước đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa sẵn sàng chi viện sức người, sức của giải

phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trước sự leo thang của đế quốc Mỹ, Huyện ủy đã thực hiện chủ trương sơ tán các cơ quan, trường học, bệnh xá, kho tàng, người già, trẻ em đến vùng an toàn, tích cực triển khai việc đào hầm, hố tránh máy bay oanh tạc.

Trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1964 - 1968), quân và dân Lập Thạch đã bắn rơi 1 chiếc F4D; gửi bổ sung cho tiền tuyến 5.000 thanh niên ưu tú.

Lập Thạch vừa kiên cường chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa làm tốt nghĩa vụ hậu phương lớn, góp phần giải phóng miền Nam.

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Lập Thạch đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn huyện và đóng góp vào sự ổn định chung của tỉnh.

5. KINH TẾ1

Thời Pháp thuộc, nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế Lập Thạch. Ruộng đất và tư liệu sản xuất phần lớn thuộc về giai cấp địa chủ, phú nông hoặc bị trưng thu để lập đồn điền (Hữu Phúc, Bắc Bình, Sơn Kịch, Bồ Lý, Bỉnh Di). Chính sách thuế khóa với nhiều loại thuế (đinh, thân, ruộng...) khiến cho đời sống nhân dân càng thêm cơ cực. Những mặt hàng thiết yếu như dầu, muối, diêm... đều bị người Pháp hoặc giới tư sản mại bản độc quyền; các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp không phát triển.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lập Thạch được xây dựng thành căn cứ địa kháng chiến. Thực hiện lời kêu gọi “Nhường cơm sẻ áo” của Bác Hồ, khắp các thôn xóm dấy lên phong trào lạc quyên, hũ gạo cứu đói, ngày

1 - Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, Địa chí Lập Thạch (sơ thảo), sđd. - Tư liệu lưu trữ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 47: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

945

đồng tâm... vận động tương trợ, giúp đỡ nhau vượt qua nạn đói. Hưởng ứng Tuần lễ vang do Trung ương phát động đóng góp tài chính cho Nhà nước, nhân dân Lập Thạch đã hiến tặng hàng trăm đồ vật có giá trị.

Nhiều làng xã tuyên bố xóa hẳn nợ cũ đối với nông dân, bãi bỏ các thứ thuế bất công, tiến hành chia ruộng cho người nghèo. Ví dụ xã Xuân Hòa đã chia cho dân nghèo trên 300 mẫu ruộng công.

Để phục hồi sản xuất, chính quyền địa phương đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, khuyến khích các làng có điều kiện xây dựng tổ đổi công, hợp công giúp nhau khai hoang, khắc phục khó khăn, bảo đảm sản xuất. Năm 1947, huyện đã huy động hàng nghìn dân công tu sửa công trình thủy lợi Liễn Sơn, tiến hành xây dựng và củng cố hàng loạt công trình thủy lợi nhỏ để phục vụ sản xuất. Năm 1948, huyện tiến hành xây dựng trạm giống lúa ở Lãng Sơn nhằm khắc phục tình trạng thiên tai, hạn úng, thiếu giống. Chính quyền các cấp còn làm tốt công tác giảm tô 24%, tạm thời chia ruộng vắng chủ cho nông dân.

Những năm đầu sau khi giành chính quyền, Lập Thạch là vùng tự do đón nhận nhiều cơ quan các cấp, các ngành về tản cư, trong đó có những cơ sở công nghiệp quân giới, xưởng in, xưởng dệt. Kẻ thù nhiều lần đánh quét nên việc phát triển, mở rộng sản xuất khá khó khăn. Nhưng từ năm 1950, mô hình trại tăng gia sản xuất của nhiều xã tản cư, của các cơ quan, đơn vị bộ đội, đoàn thể đã ra đời trên đất Lập Thạch.

Trên cơ sở sản xuất phát triển, đời sống của người dân Lập Thạch được bảo đảm. Lập Thạch tham gia thực hiện chính sách thuế nông nghiệp, đóng góp cho Nhà nước.

Từ năm 1953, cuộc kháng chiến của dân tộc bước vào giai đoạn ác liệt hơn, nhu cầu chi viện cho tiền tuyến tăng lên. Lập Thạch chủ trương mở rộng diện tích gieo cấy, khai

hoang, phục hóa được 338 mẫu, lấn phá vành đai ở một số xã giáp ranh được 213 mẫu, tổ chức đắp đê ngăn nước tràn (cánh đồng Vạn Xuân), tu sửa các đập lớn ở khu Sơn Cầu, đảm bảo nước tưới tiêu cho hơn 1.000 mẫu ruộng, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, tổ chức xây dựng các tổ đổi công, hợp công, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển đồng đều ở các vùng trên địa bàn huyện. Năm 1953, huyện hoàn thành vượt mức 110% kế hoạch.

Lập Thạch cũng là khu vực duy nhất có vùng tự do nên huyện đã thành lập phòng thương nghiệp để thu mua nông thổ sản và cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân.

Hòa bình được lập lại trên toàn miền Bắc nhưng do hậu quả chiến tranh, đời sống của đa số người dân Lập Thạch vẫn rất khó khăn.

Cuối năm 1954, Lập Thạch nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân, tập trung giải quyết nạn đói, khôi phục sản xuất. Để giải quyết gốc rễ nạn đói, Lập Thạch huy động nhân dân tích cực khai hoang, tăng gia sản xuất, khôi phục các công trình thủy lợi, thành lập các tổ đổi công, thực hiện cải cách ruộng đất (1955)... Sau 3 năm (1955 - 1957), huyện đã phục hồi được sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống cho nhân dân.

Từ năm 1958 đến năm 1960, Lập Thạch thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, mạnh mẽ, lấy sản xuất lương thực làm chính, trên cơ sở đó phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và các nghề phụ khác. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp được thí điểm thành công và nhân rộng trong toàn huyện; tính đến cuối năm 1958, huyện đã có 32 hợp tác xã. Với phương châm cải tạo kinh tế cá thể theo hướng xã hội chủ nghĩa, Lập Thạch đưa các hộ thương nghiệp trên địa bàn vào 21 tổ buôn bán, sản xuất, 8 tổ tiểu thủ công nghiệp. Thời kỳ này, Lập Thạch còn xây dựng được 30 hợp tác xã tín dụng, 6 hợp tác xã mua bán. Đây cũng là thời kỳ Lập Thạch gặp nhiều

Page 48: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

946

khó khăn, đặc biệt là thiên tai liên tiếp xảy ra. Bằng nhiều nỗ lực như phát động phong trào Ba ngọn cờ hồng ở nông thôn, khắc phục khó khăn về thủy lợi, phân, giống, phòng trừ sâu bệnh, cải thiện nông cụ nên nông nghiệp của huyện vẫn ổn định sản xuất.

Trong những năm 1961 - 1965, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Lập Thạch xác định phấn đấu đưa huyện thoát nghèo đói, chủ động phòng chống thiên tai, tập trung giải quyết vấn đề thủy lợi, củng cố phong trào hợp tác xã, hoàn thành kế hoạch 5 năm đạt chỉ tiêu.

Từ năm 1966 đến năm 1975, Lập Thạch vừa đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa tiến hành xây dựng hậu phương xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trước sự leo thang phá hoại của đế quốc Mỹ, mọi hoạt động của nhân dân Lập Thạch được xây dựng theo quy chế thời chiến. Huyện vừa triển khai công tác sơ tán, cứu nạn, cứu thương, vừa tiếp nhận các đơn vị cơ sở bạn đến tản cư, đồng thời phát động nhân dân mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt. Năm 1967, huyện thành lập được 76 hợp tác xã quy mô lớn thông qua việc sáp nhập các hợp tác xã nhỏ.

Huyện cũng đã huy động hàng triệu ngày công, xây dựng được hai tuyến đê sông Lô và sông Đáy. Tuy có một số mùa vụ thất bát nhưng những năm kháng chiến chống Mỹ, Lập Thạch đã gửi ra tiền tuyến khoảng 5.000 tấn lương thực, 8.000 tấn thực phẩm các loại.

Thời kỳ này, thủ công nghiệp và thương nghiệp Lập Thạch gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời gian chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Vượt lên trên khó khăn, một số cơ sở sản xuất (tinh bột, cơ khí, chế biến nông sản) vẫn được xây dựng mới, phát triển sản xuất và cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm cho huyện, tỉnh và các địa phương khác.

Từ sau năm 1973, các hoạt động kinh tế của huyện mới trở lại bình thường, sức lao động được tập trung hơn. Sau khi hiệp định Pari được ký, với tinh thần động viên cao nhất cho cách mạng miền Nam giành thắng lợi, nhân dân Lập Thạch đã đóng góp 10.980 tấn lương thực và hàng nghìn tấn thực phẩm các loại để góp phần cùng cả nước giải phóng miền Nam.

Năm 1975 đất nước thống nhất, nhân dân Lập Thạch tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985). Để tăng cường hiệu quả sản xuất, Lập Thạch sáp nhập 50 hợp tác xã quy mô vừa và nhỏ thành 33 hợp tác xã có quy mô toàn xã. Năm 1980, trước thực trạng nông nghiệp sa sút, Lập Thạch đã cùng cả nước thực hiện khoán nông nghiệp. Tất cả các hợp tác xã đều triển khai thực hiện khoán sản phẩm đối với cây lúa và cây màu. Những năm 1981 - 1985, Lập Thạch thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản phẩm cuối đến nhóm và người lao động. Sản xuất nông nghiệp của huyện từ thời gian này có bước phát triển, đạt 37.450 tấn sản lượng, tăng 25% so với với kế hoạch 5 năm trước đó (1976 - 1980).

Từ năm 1986 đến nay, Lập Thạch thực hiện đổi mới toàn diện, mở ra hướng mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Kinh tế huyện từng bước phát triển với cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, trong đó kinh tế nông nghiệp hiện vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của Lập Thạch. Số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đều tăng trong thời gian qua. Một số vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối lớn như bò sữa, dê, ong mật, nhím, rắn…

Tuy nhiên, cho đến nay, huyện vẫn chưa tạo lập được các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn. Việc áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp chưa phổ biến.

Page 49: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

947

Về lâm nghiệp, thời gian qua, công tác giao đất giao rừng, phát triển vốn rừng đã được Lập Thạch thực hiện tương đối tốt. Việc khoanh nuôi chăm sóc và bảo vệ rừng đạt kế hoạch đề ra; độ che phủ rừng tăng dần qua các năm.

Thế mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhất của huyện là khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Hiện Lập Thạch đang xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp: khu công nghiệp Lập Thạch I, Lập Thạch II và cụm công nghiệp: thị trấn Lập Thạch, Triệu Đề, Thái Hòa - Bắc Bình1.

Các cơ sở thương mại trên địa bàn huyện từng bước đổi mới về phương thức kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Các mặt hàng gia dụng, dân dụng phổ biến đã có mặt trên thị trường, như: phân bón, giống cây trồng, nông cụ, thuốc trừ sâu, đồ dùng gia dụng, xăng dầu… Mạng lưới chợ nông thôn đang được nâng cấp và hoàn thiện dần. Thị trường hàng hóa đa dạng và phát triển nhanh ở các thị tứ, thị trấn.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI2

6.1. Văn hóa

Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp áp đặt chính sách bần cùng hóa và ngu dân hóa. Chính quyền thực dân khuyến khích đánh bạc, uống rượu, hút thuốc phiện để thu thuế. Các hủ tục ma chay, cưới xin, hương ẩm, phe giáp, bói toán, đồng cốt, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề. Hầu hết người dân mù chữ, thất học.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân đã từng bước xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc với các nguyên tắc cơ bản là: đại chúng hóa, dân

tộc hóa, khoa học hóa theo lý tưởng quốc gia và dân tộc.

Cũng như các địa bàn khác của tỉnh Vĩnh Phúc, ở Lập Thạch, một nền văn hóa mới dần được hình thành làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao ở các xã đã phát triển sôi nổi, mạnh mẽ, hướng đến việc giáo dục tinh thần yêu nước, nêu cao ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc. Tàn dư văn hóa cũ do đó dần bị đẩy lùi, hạn chế được nhiều thói hư tật xấu, mê tín dị đoan trong xã hội.

Từ sau đổi mới, lĩnh vực văn hóa của huyện có những chuyển biến tích cực. Ngoài việc duy trì những hoạt động văn hóa truyền thống như cướp phết Bàn Giản, bắt chạch cầu đinh đình làng Thạc Trục..., các địa danh, di tích lịch sử như đền thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn... được trùng tu, tôn tạo và giới thiệu đến với công chúng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 48 di tích lịch sử được xếp hạng. Trong đó có 12 di tích xếp hạng quốc gia và 36 di tích xếp hạng cấp tỉnh… Công cuộc xây dựng gia đình văn hóa, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở các làng bản, thôn, xóm đã và đang được triển khai, đạt hiệu quả tốt. Các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân.

Công tác thông tin tuyên truyền luôn bám sát các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của huyện. Các ngày lễ lớn, các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương được chú trọng tuyên truyền sâu rộng và được chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng quy định. Huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Đến năm 2010, toàn huyện đã có 214/214 nhà văn hóa thôn, đạt 100% số thôn hoàn thành xây dựng nhà văn hóa và 77,1% số hộ đạt

1 Xem Phần thứ ba, Chương 3, mục 3.2.2 Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, Địa chí Lập Thạch (sơ thảo), sđd.

Page 50: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

948

tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển mạnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa được quan tâm thường xuyên. Các cơ quan chức năng đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra các sản phẩm dịch vụ văn hóa, các tụ điểm cà phê ca nhạc, tiêu hủy nhiều băng đĩa không rõ nguồn gốc, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật…

6.2. Giáo dục

Thời kỳ Pháp thuộc, ban đầu, người Pháp muốn tận dụng Nho học và chế độ khoa cử phong kiến nên đã mở ra các cấp: ấu học (ở các xã, thôn học chữ Nho), tiểu học (ở phủ, huyện thì học chữ Hán và Quốc ngữ, tiếng Pháp là môn tự nguyện). Nhưng sau, người Pháp nhận thấy sự bất cập nên đã ra lệnh bãi bỏ các kỳ thi theo thể thức phong kiến, thay vào đó là mô hình trường lớp kiểu mới (1919). Thời kỳ này, toàn huyện chỉ có 1 trường kiêm bộ, 8 trường sơ học với trên 340 học sinh, phần lớn học sinh là con em nhà giàu. Ngoài hệ thống này còn có một số trường làng được gọi là hương sư như ở Ba Làng (Bắc Bình), Phương Ngạc (Phương Khoan), Quế Trạo (Đồng Quế), Phan Dư (Cao Phong)1... Số trường lớp quá hạn chế, trường học chủ yếu dành cho người giàu nên đại bộ phận người dân thất học, mù chữ.

Trong kháng chiến chống Pháp, Lập Thạch cùng các địa phương trong cả nước tích cực phát động cuộc vận động chống giặc dốt. Cơ sở bình dân học vụ phát triển rộng khắp. Huyện thành lập Ban Bình dân học vụ, đồng thời tuyển chọn, bồi dưỡng cấp tốc được hàng trăm giáo viên cho các cơ sở. Đến cuối

năm 1954, huyện được công nhận đã thanh toán nạn mù chữ.

Bên cạnh phong trào bình dân học vụ, Lập Thạch còn chú trọng phát triển hệ thống giáo dục phổ thông. Trường Tiểu học đầu tiên của huyện thành lập vào năm 1946 tại Vọng Sơn, xã Triệu Đề, có từ lớp 1 đến lớp 4. Một số xã đã tổ chức được lớp tiểu học, mỗi lớp 30 - 40 học sinh. Giáo viên ban đầu phần lớn là những người tình nguyện, tài liệu giảng dạy chủ yếu là tự biên soạn. Từ năm 1947 đến năm 1954, toàn huyện có 20 trường cấp I. Năm 1949, huyện có trường cấp II đầu tiên với trên 1.000 học sinh.

Trong 10 năm 1955 - 1965, Lập Thạch tiếp tục xóa nạn tái mù chữ, thành lập giáo dục mầm non (1959), phát triển thêm các trường cấp I, mở thêm trường phổ thông cấp II theo cụm xã, thành lập trường cấp III (1962).

Giai đoạn 1966 - 1975, Lập Thạch đón một số cơ quan, trường học của tỉnh, Trung ương về sơ tán tại địa phương như: Bệnh viện Việt - Xô, Cục Lưu trữ Quốc gia, Đại học Tài chính, Trường Đoàn Trung ương, Trường Lý luận nghiệp vụ chính trị, Trường Sư phạm cấp I, cấp II của tỉnh... Những cơ sở này đã giúp đào tạo, bổ sung một lực lượng giáo viên đáng kể cho huyện. Cuối năm 1965, huyện quyết định thành lập ba cụm bổ túc văn hóa tại các xã Liễn Sơn, Xuân Hòa, Phương Khoan. Bên cạnh hình thức học tập trung, các trường cấp I, II được tổ chức và dạy học bổ túc ngay tại địa bàn xã. Bốn trường cấp II nữa đã được xây dựng trong thời gian này.

Năm học 1966 - 1967, Lập Thạch đã hoàn thành kế hoạch 5 năm bổ túc văn hóa. Toàn huyện có 38 trường cấp I, tuy chiến tranh ác liệt nhưng huyện vẫn cố gắng mở thêm 5 trường cấp II. Năm 1969, Lập Thạch có thêm 1 trường cấp III với 8 lớp.

1 Các xã Phương Khoan, Đồng Quế, Cao Phong hiện thuộc huyện Sông Lô.

Page 51: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

949

Những năm 1975 - 1985, quy mô giáo dục có sự phát triển đồng đều ở cả 3 cấp. Sang giai đoạn 1986 - 1995, ngành giáo dục huyện đã thực hiện nhiều bước chuyển đổi mạnh mẽ ở các ngành học, cấp học.

Năm 1990, huyện thành lập Trường Dân chính và Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ huyện để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Năm học 1990 - 1991, ngành học mầm non có 195 lớp với hơn 6.000 học sinh. Từ năm 1995 đến nay, giáo dục Lập Thạch đạt được những thành tựu cơ bản với 40 trường Tiểu học, 14 trường Trung học Cơ sở , 120 lớp Trung học Phổ thông.

Năm học 2005 - 2006, Lập Thạch có tổng số 38 trường mầm non. Ở các bậc học cao hơn, huyện cũng đã có đầy đủ các hệ thống trường lớp phục vụ công tác giáo dục. Năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008, huyện đã huy động nguồn vốn đầu tư, xây dựng thêm cơ sở vật chất trường học với 131 phòng học mới. Từ năm 2009 đến nay, giáo dục Lập Thạch đạt được nhiều thành tựu cơ bản. Cấp học Mầm non có 23 trường, Tiểu học 25 trường, Trung học Cơ sở 21 trường, Trung học Phổ thông 6 trường. 100% xã, thị trấn thuộc huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục bậc tiểu học, thanh toán nạn mù chữ, hạn chế số lượng học sinh bỏ học. Công tác phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở đang tiến hành đồng bộ ở các ngành, các địa phương. Quy mô trường lớp được duy trì tương đối ổn định, ngày một mở rộng và đa dạng. Chất lượng của các ngành học, bậc học đạt loại khá. Hiện nay, huyện có 14/23 trường Mầm non, 20/25 trường Tiểu học, 9/21 trường Trung học Cơ sở 1/6 trường Trung học Phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Những năm gần đây, nhằm tiếp tục phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn, Phòng Giáo dục huyện đã tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, học sinh, đồng thời tích cực xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành giáo dục.

6.3. Y tế

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Lập Thạch mắc nhiều bệnh như sốt rét, lỵ, tả nhưng do hiểu biết hạn chế, thiếu thuốc men nên các bệnh thông thường cũng ít cứu chữa được. Việc khám chữa bệnh chủ yếu dựa vào hệ thống y học dân gian. Các cơ sở y tế chưa được chính quyền thực dân xây dựng.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngành y tế được xây dựng và củng cố. Năm 1947, huyện có trạm y tế đầu tiên. Lập Thạch vinh dự được xây dựng bệnh viện tỉnh vào năm 1950. Hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), bệnh viện tỉnh chuyển về Vĩnh Yên, bệnh xá Lập Thạch được thành lập. Những trạm y tế cấp cơ sở dần được gây dựng và bước đầu góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Sang thời kỳ chống Mỹ, cơ sở vật chất và cán bộ chuyên môn của ngành y tế còn nhỏ bé, hạn chế. Tuy vậy, công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng cuộc sống vệ sinh được đặc biệt chú ý. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, các cơ sở y tế của huyện phải sơ tán nhưng vẫn cố gắng phát huy công tác khám chữa bệnh và tuyên truyền nhân dân phòng tránh bệnh tật. Các cơ sở y tế mới được thành lập và mở rộng ra các xã trong huyện. Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, hệ thống y tế Lập Thạch là một trong những đơn vị hàng đầu của tỉnh.

Công tác y tế từ sau ngày thống nhất đất nước (1975) đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe luôn được coi trọng: các chương trình quốc gia về y tế được duy trì và đạt hiệu quả cao; hoạt động tư vấn về các lĩnh vực phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong độ tuổi; tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản và tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm… được triển khai đến các xã, thị trấn trên địa bàn.

Page 52: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

950

Từ năm 2000 đến năm 2004 là giai đoạn y tế cơ sở thực hiện theo mô hình trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã, thị trấn. Mạng lưới y tế cơ sở được hoàn thiện; công tác vệ sinh phòng bệnh đạt nhiều kết quả thiết thực; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc người dân được thực hiện thường xuyên, bình quân người dân được khám chữa bệnh trên 1 lần/năm. Các trạm y tế cơ bản bố trí đủ số lượng cán bộ theo quy định; tỷ lệ xã có bác sĩ công tác là 38%.

Giai đoạn 2004 - 2008, y tế cơ sở hoạt động theo mô hình phòng y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế xã, huyện, thị trấn.

Hiện nay huyện có 20 trạm y tế xã, trong đó 1 trạm y tế thị trấn Hoa Sơn mới có quyết định thành lập, chưa đi vào hoạt động chính thức. Đội ngũ cán bộ tiếp tục được củng cố về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường. Đến nay, toàn huyện có 19/20 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Hoàng hôn trên sông Đáy

Page 53: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

951

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Huyện Sông Lô được thành lập theo Nghị định 09/NĐ-CP ngày 23 - 12 - 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch. Huyện có diện tích 150,32 km2, gồm 17 đơn vị hành chính xã, thị trấn trực thuộc (175 thôn): Bạch Lưu, Hải Lựu, Quang Yên, Nhân Đạo, Phương Khoan, Như Thụy, Yên Thạch, Tân Lập, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong, Đôn Nhân, thị trấn Tam Sơn, Nhạo Sơn, Lãng Công, Đồng Quế.

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1. Vị trí địa lý

Sông Lô có vị trí địa lý như sau: đông và nam giáp huyện Lập Thạch; tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Địa hình của huyện Sông Lô có thể chia thành ba vùng chính.

Vung 1: gồm các xã miền núi phía bắc (Hải Lựu, Bạch Lưu, Đồng Quế, Nhân Đạo, Lãng Công, Quang Yên). Đây là vùng đồi núi cao xen lẫn các thung lũng nhỏ hẹp, tầng đất dầy, ít bị rửa trôi. Trong vùng còn có các đồi thấp, tầng đất dày, thích nghi với cây màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Vung 2: gồm các xã Yên Thạch, Đồng Thịnh, Nhạo Sơn, Tân Lập. Tiểu vùng này có đặc trưng là đất ruộng và đồi gò xen kẽ nhau, địa hình nhấp nhô, lượn sóng, dốc thoải, bao gồm ruộng bậc thang và những cánh đồng nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp hầu hết là bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

Vung 3: gồm các xã ven sông Lô (Phương Khoan, Đôn Nhân, Tam Sơn, Như Thụy, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong). Các xã này có dải đất phù sa nhỏ hẹp, phân bố không đều phía ngoài đê, hằng năm thường bị xói lở. Phía trong đê, phù sa bồi đắp ăn sâu vào các vạt ruộng ven đồi, lẫn sản phẩm dốc tụ, thành phần cơ giới đất phần lớn là cát pha, liên kết dạng viên xốp, vùng thấp thích hợp trồng lúa, vùng cao thích hợp trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

2.3. Khí hậu

Khí hậu Sông Lô có đặc điểm giống với khí hậu Lập Thạch. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông. Khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.

Nhiệt độ trung bình năm từ 220 - 230C (cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh vào tháng 12, 1, 2). Nhiệt độ cao nhất là 400C, thấp nhất là 4 - 70C.

Số giờ nắng trung bình là 6 - 7 giờ/ngày vào mùa hè, và 3 - 4 giờ/ngày vào mùa đông.

Huyeän Soâng Loâ

Page 54: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

952

bản đồ hành chính huyện sông lô

tỷ lệ 1 : 100 000

Page 55: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

953

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.450 - 1.550 giờ.

Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.700 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8, tháng cao nhất lên tới 355 mm (tháng 8), thấp nhất chỉ có 8,3 mm (tháng 12). Mưa lũ tập trung gây ngập úng vùng trũng, sụt lở vùng gò đồi, mùa khô gây hạn hán cho vùng đất cao.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%, cao nhất vào tháng 4 (87%), thấp nhất vào tháng 2 (79%).

Có hai hướng gió chính thổi trên địa bàn huyện là gió đông nam từ tháng 4 đến tháng 9, và gió đông bắc, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, thường kéo theo không khí lạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Khí hậu Sông Lô thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.

2.4. Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sông Lô. Sông Lô chảy từ phía bắc xuống phía nam, chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 28 km là ranh giới tự nhiên với tỉnh Phú Thọ. Lưu lượng nước bình quân 1.170 m3/s, lưu lượng lớn nhất vào mùa mưa là 6.610 m3/s, sang mùa khô chỉ còn 331 m3/s. Mực nước cao trung bình 13,48 m, mực nước cao nhất là 21,32 m, mực nước thấp nhất là 10,5 m so với mặt nước biển. Sông Lô là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của huyện. Huyện có hồ Suối Sải (diện tích: 9,1 km2) thuộc xã Lãng Công, chứa đủ nước tưới cho 400 ha lúa nước, hồ Bò Lạc (diện tích 8,6 km2). Tổng diện tích hồ của huyện là 2.035,480 m2.

Ngoài ra, huyện còn có nhiều suối, ngòi có

thể tưới cục bộ cho từng vùng và tưới tự chảy như: ngòi Ngạc, ngòi Len, ngòi Dừa.

2.5. Thực vật và động vật

Từ khi có chính sách giao rừng cho nhân dân bảo vệ, chăm sóc, rừng của Sông Lô dần được khôi phục, diện tích rừng trồng tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2009, huyện có 2.679,73 ha rừng sản xuất, 1.126,29 ha rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở hai xã phía tây huyện (Lãng Công, Đồng Quế) tạo nguồn sinh thủy cho hồ Suối Sải. Nhìn chung, chủ yếu là rừng trồng, động vật hoang dã hầu như không có.

Tuy vậy, rừng Sông Lô có tác dụng lớn trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Giấy Bãi Bằng và gỗ củi cho nhân dân.

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Tính đến cuối năm 2011, tổng dân số của huyện là 89.542 người1, trong đó sống ở nông thôn là 86.308 người, chiếm 96,3% gồm ba dân tộc cùng cư trú: Kinh (Việt), Dao, Sán Chay (nhóm Cao Lan). Mật độ dân số trung bình là 596 người/km2, dân cư phân bố không đồng đều.

4. LỊCH SỬ2

Sông Lô là vùng đất liền kề với kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương, đông giáp với đỉnh tam giác châu thổ Sông Hồng - một miền đất có vị trí chiến lược quan trọng, để lại nhiều di tích quý báu từ buổi bình minh dựng nước và các thời kỳ đấu tranh giữ nước.

Thời nhà Triệu có Tể tướng Lữ Gia, tên thật là Nguyễn Chiêu Lệ, lập căn cứ chính ở núi Thét, xã Hải Lựu để chống giặc Hán.

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2010, sđd.2 Lịch sử huyện Sông Lô là một phần lịch sử huyện Lập Thạch.

Page 56: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

954

Thời Tiền Lý, năm 546, Lý Nam Đế xây dựng căn cứ tại hồ Điển Triệt, xã Tứ Yên để chống giặc Lương.

Triều đại nhà Trần (thế kỷ XIII), dưới sự chỉ huy của Hà Đặc, Hà Chương, nhân dân Sông Lô thành lập dân binh, góp phần cùng nhân dân cả nước lập chiến công vang dội - ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh (thế kỷ XV), dưới sự chỉ huy của Trần Nguyên Hãn, nhân dân Sông Lô lập được nhiều chiến công hiển hách.

Thời Pháp thuộc, nhân dân các dân tộc Sông Lô đã tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa của các ông đề, ông đốc, ông lãnh. Vùng núi Sáng là nơi nghĩa quân Hoàng Hoa Thám hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 - 1909.

Từ năm 1930 - 1945 là thời kỳ nhân dân Sông Lô đấu tranh chống chế độ phong kiến nửa thực dân, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã có hàng nghìn thanh niên Sông Lô nhập ngũ, hàng vạn lượt dân công, hàng nghìn tấn lương thực được huy động phục vụ chiến trường. Tại ghềnh Khoan Bộ, xã Phương Khoan, quân dân địa phương đã bắn chìm tàu chiến Pháp, góp phần làm nên chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. Bến Then (thị trấn Tam Sơn) là nơi bộ đội chủ lực của ta sang sông tiến đánh Điện Biên Phủ.

Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Sông Lô vừa xây dựng hậu phương mới xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng cả nước đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa sẵn sàng chi viện sức người, sức của giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Sông Lô có 6.882 người con nhập ngũ, tham gia dân công hỏa tuyến. Trong đó có 1.335 liệt sĩ và 1.086 thương, bệnh binh.

Cùng với huyện Lập Thạch trước đây, những cống hiến to lớn của nhân dân các dân tộc Sông Lô qua các thời kỳ lịch sử đã được Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

5. KINH TẾ1

Giai đoạn 2006 - 2010, tổng giá trị sản xuất của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng/người/năm; tổng sản phẩm đạt trên 1.000 tỷ đồng; tốc độ phát triển bình quân hằng năm đạt trên 15%.

Tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển còn chậm, chưa mang tính đột phá. Sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền Sông Lô thường xuyên chỉ đạo sát sao, giúp nhân dân kịp thời khắc phục khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, bão lụt, hạn hán gây ra. Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế. Công tác thủy lợi được coi trọng; nhiều công trình thủy lợi được nâng cấp, đê kè, kênh mương được cứng hóa. Những năm qua, huyện đã khắc phục tình trạng hạn hán có hiệu quả, đảm bảo đủ nước tưới cho phần lớn diện tích gieo trồng và từng bước giải quyết tiêu úng.

Chăn nuôi: là thế mạnh của huyện và ngày càng được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2010, tổng đàn trâu

1 Tư liệu Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Sông Lô cung cấp.

Page 57: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

955

có 4.332 con; đàn bò 19.296 con; đàn lợn 66.000 con; đàn gia cầm 728.000 con. Gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn huyện phát triển mạnh, mở ra một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi. Doanh thu từ các hộ nuôi động vật hoang dã (nhím, rắn…) những năm qua đạt trên 6,3 tỷ đồng, góp phần tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo. Huyện đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng… nên không xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, huyện đã tiến hành quy hoạch sáu khu chăn nuôi tập trung tại các xã: Bạch Lưu, Đôn Nhân, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Đồng Thịnh và thị trấn Tam Sơn. Các dự án trên hiện đang trong giai đoạn khởi động.

Thủy sản: huyện đã thực hiện có hiệu quả các dự án 1 lúa, 1 cá ở đồng chiêm trũng. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 960 ha. Sản lượng đạt 1.152 tấn. Các địa phương đã khai thác tốt diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản và phát huy hiệu quả các dự án khoanh nuôi vùng trũng, các hồ đập nội đồng.

Công nghiêp - xây dựng: huyện tổ chức quy hoạch khu công nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: khu công nghiệp Sông Lô I (Cao Phong - Đức Bác) có diện tích 200 ha; khu công nghiệp Sông Lô II (Đồng Thịnh - Yên Thạch) diện tích 180 ha; xây dựng cụm công nghiệp đá Hải Lựu (2 ha) cùng một số tuyến đường trung tâm huyện và trục lộ giao thông huyện.

Đồng thời, huyện cũng tập trung đẩy mạnh khai thác các mặt hàng, ngành nghề truyền thống như: khai thác cát, sỏi, đá mỹ nghệ; sản xuất gạch ngói, đồ gỗ gia dụng;

chế biến nông sản và mây tre đan xuất khẩu. Nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, huyện đã có kế hoạch chuyển đổi và tập trung các lò gạch thủ công trên địa bàn về các cụm điểm. Tuy nhiên, sản xuất thủ công nghiệp của Sông Lô quy mô còn nhỏ, công nghệ thấp, chưa tạo được sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Dịch vụ - thương mại: phát triển khá đa dạng đến từng thôn, xóm, cụm dân cư. Một số chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi, mua bán và lưu thông hàng hóa trong địa phương. Huyện thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại năm 2010 đạt 155,61 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 33,74%/năm. Hằng năm ngân hàng cho các hộ gia đình vay trên 350 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển nhanh. 100% số xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. 98% hộ dân cư có máy điện thoại cố định, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI1

6.1. Văn hóa

Sông Lô vốn có truyền thống văn hóa lâu đời. Hiện những tên gọi xa xưa của vùng đất này vẫn còn tồn tại: Kẻ Then, Kẻ Thiều, Kẻ Bạch, Kẻ Lạn, Kẻ Tràng, Kẻ Sáng… Tại gò Đồn - xã Hải Lựu, gò Trâm Dài - xã Đôn Nhân có di tích khảo cổ văn hóa Sơn Vi, cách ngày nay khảng 2 vạn 3 nghìn năm. Ba dân tộc Kinh, Dao, Sán Chay (nhóm Cao Lan) với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng

1 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sông Lô.

Page 58: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

956

đã góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa Sông Lô. Theo thống kê, Sông Lô hiện có 1 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là tháp Bình Sơn, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII, cuối đời Lý - đầu đời Trần cùng 10 di tích cấp tỉnh.

Vùng Sông Lô có nhiều lễ hội cổ xưa, nổi tiếng như lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu (ngày 16 - 17 tháng Giêng), lễ hội rước cây bông ở xã Đồng Thịnh (ngày mùng 7 tháng Giêng), lễ hội bơi chải ở xã Tứ Yên… Sông Lô hiện còn bảo lưu được nguồn văn hóa phi vật thể quý giá như điệu hát trống quân ở xã Đức Bác, hát sình ca của người Cao Lan ở xã Quang Yên.

Về văn hóa ẩm thực, Sông Lô nổi danh với cá thính, bánh tẻ Tứ Yên, bánh nẳng Nhân Đạo - Tứ Yên, mắm ỏi Đức Bác, xôi vũ, xôi xéo…

Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống nói trên, huyện Sông Lô còn có các địa danh: hồ Bò Lạc, đại danh lam Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, thác Bay, núi Sáng - rừng Cò, cùng các làng nghề: đục đá Hải Lựu, mây tre đan Cao Phong, hứa hẹn nhiều khả năng phát triển ngành du lịch.

Trong những năm qua, ngành văn hóa huyện Sông Lô luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các hoạt động tuyên truyền, thông tin cổ động, văn nghệ, thể dục - thể thao diễn ra rộng khắp. Phong trào văn hóa văn nghệ ngày càng phát triển, được đông đảo quần chúng ủng hộ. Hầu hết các xã, thị trấn đều thành lập đội văn nghệ. Bên cạnh đó, phong trào sáng tác thơ ca sôi nổi càng góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú.

Năm 2010, có 55% thôn, làng đạt thôn, làng văn hóa và 76,4% gia đình đạt gia đình văn hóa. Hệ thống đài truyền thanh được củng cố, thực hiện tốt việc đưa tin và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay, chương

trình phát thanh trên sóng FM của Đài truyền thanh huyện chưa thực hiện được do chưa có máy móc và cột phát sóng; hệ thống truyền thanh một số nơi ở cơ sở đã xuống cấp. Thư viện huyện cũng chưa được xây dựng, gây khó khăn trong việc phổ biến thông tin, kiến thức đến đông đảo người dân.

6.2. Giáo dục

Là một huyện mới thành lập, mặc dù còn nhiều khó khăn song chính quyền và người dân nơi đây luôn dành sự quan tâm hàng đầu cho giáo dục. Huyện ủy đã ra Nghị quyết số 02 về phát triển sự nghiệp giáo dục đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; qua đó, công tác giáo dục trên địa bàn huyện những năm qua luôn ổn định, phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục ở các bậc học. Hệ thống các trường chất lượng cao, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề đang được xây dựng và mở rộng, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân với mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần công nghiệp hóa đất nước.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học được chú trọng đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa. 100% các trường học đã có nhà cao tầng đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công nghệ thông tin sớm được đưa vào ứng dụng và giảng dạy tại các nhà trường ngay từ ngành học mầm non.

Hiện nay, Sông Lô có đủ 4 bậc học phổ thông với 56 trường được phân bố đều trong huyện. Trong đó: Mầm non 17 trường, Tiểu học 19 trường, Trung học Cơ sở 17 trường, Trung học Phổ thông 3 trường. Toàn huyện có 26 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 1 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; Mầm non có 10/17 trường đạt chuẩn; Tiểu học có 13/19 trường đạt chuẩn; Trung học Cơ sở có 3/17 trường đạt chuẩn.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng và

Page 59: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

957

chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ giáo viên chuẩn và trên chuẩn đạt trên 99%. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao. Số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 80%; xếp loại văn hóa khá, giỏi đạt trên 60%. Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, Trung học Cơ sở đạt trên 99%. Số học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông hằng năm đạt trên 90%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Đặc biệt, huyện đã có học sinh giỏi Trạng nguyên cấp tỉnh và Thám hoa cấp quốc gia.

Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với ngành giáo dục huyện là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đảm bảo sự phát triển đồng bộ về giáo dục giữa các vùng, miền; tích cực xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia, nâng cao dần tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.

6.3. Y tế

Ngay sau khi thành lập huyện Sông Lô, ngành y tế đã nhanh chóng được củng cố từ huyện đến cơ sở. Là huyện miền núi khó khăn song hiện nay, Sông Lô đã có 17/17 xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về y tế xã. Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại địa phương có nhiều thuận lợi. Các đơn vị y tế tuyến huyện cũng đã được thành lập, sớm ổn định, đi vào hoạt động để thực hiện khám chữa bệnh và triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi

trường, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được huyện quan tâm. Ngành y tế huyện thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như: HIV/AIDS, dịch cúm A (H1N1)… Tuy nhiên, công tác khám chữa bệnh và sử dụng các trang thiết bị y tế còn hạn chế. Tính đến nay, mới có 2,1 bác sĩ/vạn dân; cơ sở vật chất và địa điểm Bệnh viện Đa khoa huyện cùng trung tâm y tế còn tạm thời, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; nhất là việc triển khai các hoạt động y tế có tính chất kỹ thuật cao còn khó khăn.

Đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và trẻ em, huyện luôn chủ động nắm bắt kịp thời thông tin về di biến động dân số, tăng cường vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai; duy trì các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở tất cả các cơ sở y tế, từ việc tư vấn đến các kỹ thuật dịch vụ, góp phần ổn định tỷ lệ phát triển dân số. Nhờ vậy, năm 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm xuống dưới 1%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 16%.

Hiện nay, y tế huyện còn gặp rất nhiều khó khăn như thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, đặc biệt là tỷ lệ bác sĩ công tác tại các đơn vị y tế còn thấp. Đây là thách thức lớn đối với một huyện mới thành lập, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân không ngừng phấn đấu, nỗ lực để sớm đưa Sông Lô trở thành một trong những địa phương phát triển toàn diện của tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 60: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

958

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH1

Thời dựng nước, huyện Tam Dương nằm trong bộ Văn Lang. Thời Bắc thuộc, Tam Dương thuộc Mê Linh.

Thời phong kiến, theo sách Đại Nam nhất thông chí, vào khoảng cuối thế kỷ XIV, Tam Dương có tên là huyện Dương. Đến cuối thời thuộc Minh vẫn gọi là huyện Dương, thuộc phủ Tuyên Hóa. Thời Lê Trung hưng đổi thành huyện Tam Dương, thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây.

Năm 1830 (đời Nguyễn), Tam Dương thuộc đạo Vĩnh Yên. Năm 1899, toàn quyền Paul Dumer ký Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên; Tam Dương thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1903, huyện Tam Dương có 10 tổng, 57 làng; bao gồm cả vùng đất thành phố Vĩnh Yên ngày nay (trừ xã Thanh Trù). Thời Tự Đức, lỵ sở huyện Tam Dương đóng tại làng Tích Sơn (nơi xưa là thành phủ Đoan Hùng, thuộc trấn Sơn Tây).

Địa giới như trên tồn tại đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ năm 1946, tổng Yên Dương nhập về huyện Lập Thạch. Tháng 8 - 1946, xã Hợp Thịnh, Đồng Tâm (Vân Hội), Hạnh Phúc (Khai Quang) nhập về Vĩnh Yên. Đầu năm 1947, các xã trên lại về huyện Tam Dương.

Ngày 1 - 2 - 1955, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 459/TTg về việc tái lập thị xã Vĩnh Yên với bốn khu phố; xã Tích Sơn và các xã thuộc Vĩnh Yên ngày nay vẫn thuộc huyện Tam Dương.

Theo Quyết định số 178/CP ngày 15 - 7 - 1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Tam Dương hợp nhất với huyện Lập Thạch thành huyện Tam Đảo; xã Định Trung, xã Khai Quang và thị trấn Tam Đảo tách khỏi huyện Tam Dương, nhập vào thị xã Vĩnh Yên.

Theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI và Thông báo số 13/TBTU ngày 14 - 12 - 1978, huyện Tam Dương tách khỏi huyện Lập Thạch để sáp nhập với huyện Bình Xuyên và vẫn lấy tên là huyện Tam Đảo.

Theo Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 9 - 6 - 1998, huyện Tam Đảo được chia thành hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên như trước. Từ ngày 1 - 9 - 1998, huyện Tam Dương bắt đầu theo đơn vị hành chính mới gồm 17 xã.

Trước yêu cầu mở rộng thị xã Vĩnh Yên, thi hành Nghị định số 72/NĐ/CP ngày 18 - 8 - 1999 của Chính phủ, thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân), khu Đồi Son (xã Vân Hội) và thị trấn Tam Dương được tách khỏi huyện Tam Dương, nhập vào thị xã Vĩnh Yên. Tháng 1 - 2004, 4 xã của huyện Tam Dương là Đại Đình

Huyeän Tam Döông

1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Dương, Lịch sử Đảng bộ huyên Tam Dương, Nxb Chính trị quốc gia, 2003.

Page 61: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

959

bản đồ hành chính huyện tam dương

tỷ lệ 1 : 100 000

Page 62: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

960

Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu được tách ra và chuyển về huyện Tam Đảo mới thành lập.

Hiện nay, huyện Tam Dương có 13 xã, thị trấn với 145 làng (thôn), gồm: xã An Hòa, xã Duy Phiên, xã Đạo Tú, xã Đồng Tĩnh, xã Hoàng Đan, xã Hoàng Lâu, thị trấn Hợp Hòa, xã Hợp Thịnh, xã Hướng Đạo, xã Kim Long, xã Thanh Vân, xã Vân Hội và xã Hoàng Hoa.

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1. Vị trí địa lý

Tam Dương là huyện trung du với diện tích 107,18 km2. Huyện nằm ở vị trí chiến lược khá quan trọng: bắc giáp huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Sông Lô; đông giáp huyện Bình Xuyên; nam giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; tây giáp huyện Vĩnh Tường và Lập Thạch.

Nằm kề với Vĩnh Yên, trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh, Tam Dương có các trục đường giao thông quan trọng chạy qua, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội như: Quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang, Quốc lộ 2B lên khu nghỉ mát Tam Đảo, đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Ngoài ra còn có hệ thống đường liên xã, liên huyện đã và đang được nâng cấp, tu bổ, đảm bảo giao thông thuận tiện, phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa trên địa bàn huyện.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Tam Dương là huyện chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng nên địa hình phân biệt thành ba dạng rõ rệt:

Địa hình núi (chủ yếu là núi sót): khá bằng phẳng, có thể kéo dài tới vài kilomet, chiều rộng vài trăm mét; tiêu biểu là núi Phù Mây (xã Đại Đình, nay thuộc huyện Tam Đảo).

Tam Dương là một trong hai huyện nhiều đồi nhất Vĩnh Phúc, chủ yếu là đồi bát úp, kích thước không lớn, có dạng vòm, đường nét mềm mại, cao trung bình từ 50 - 100 m.

Các dạng đồi chính là đồi xâm thực bóc mòn, cấu tạo bằng đá phiến giàu nhôm và đồi tích tụ, cấu tạo chủ yếu là sỏi, bột, đất sét, đá gốc hỗn độn…

Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích lớn nhất, bề mặt khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía sông Hồng. Vùng đã được thủy lợi hóa tương đối hoàn chỉnh, đất phù sa có hàm lượng trung bình và cao. Đây là vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm của huyện. Phía nam huyện thuộc vùng phù sa cổ sông Hồng gồm các xã Hợp Thịnh, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Lâu… nên đất có độ phì trung bình và cao, thuận lợi phát triển lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra còn có đất phù sa cũ, bạc màu, tính chất chua, lớp mặt rời rạc với thành phần chính là cát và pha cát, đất dốc tụ trồng lúa bạc màu… phân bố rải rác khắp các xã.

2.3. Khí hậu

Khí hậu Tam Dương có tính chất nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, khô; mùa hạ nắng nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ thường từ 23 - 250C. Biên độ dao động nhiệt trong năm khá lớn, tháng nóng nhất có thể lên tới 300C (tháng 6, tháng 7); tháng lạnh nhất 180C (tháng 12, tháng 1). Số giờ nắng tương đối cao, trung bình 1.350 - 1.750 giờ/năm. Tổng lượng nhiệt cả năm là 8.5000C. Lượng mưa trung bình 1.300 - 1.500 mm/năm, có sự phân hóa sâu sắc trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 9, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô dài hơn nhưng chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm quanh năm trên 80%. Nhìn chung, khí hậu Tam Dương có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và quy định cơ cấu mùa vụ. Tuy nhiên, nó cũng gây không ít khó khăn như sương buốt, sương giá…

2.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Tam Dương có một đoạn của sông Đáy chảy qua. Sông có lưu

Page 63: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

961

lượng bình quân 23 m3/s; lưu lượng cao nhất là 833 m3/s; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4 m3/s. Sông cũng có lượng phù sa như sông Lô (2.440 kg/m3), vì thế, đoạn sông chảy qua địa phận huyện tuy ngắn nhưng có tác dụng lớn đối với hoạt động sản xuất của nhân dân ven sông.

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Tính đến năm 2011, huyện có 95.839 người1. Mật độ dân số 886 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở nông thôn là 86.288 chiếm 90%.

4. LỊCH SỬ

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Tam Dương đã đứng lên hưởng ứng chiếu Cần Vương, hăng hái đánh Pháp song không thu được nhiều kết quả.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân dân Tam Dương đã liên tiếp giành thắng lợi. Đầu tháng 8 - 1945, cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa dâng lên khắp huyện, chính quyền nhân dân lâm thời đã đập tan bộ máy lý dịch, cường hào cơ sở, làm chủ toàn bộ vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 28 - 8 - 1945, nhân dân Tam Dương giành được chính quyền.

Từ tháng 9 đến tháng 12 - 1949, bộ đội và dân quân du kích huyện đã tham gia đánh 20 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 132 tên địch, làm bị thương 90 tên. Tháng 12 - 1950, một số xã được giải phóng: Hướng Đạo, An Hòa… Năm 1954, tình hình chiến trường có nhiều thuận lợi, tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, quân và dân Tam Dương chớp thời cơ, đẩy mạnh hoạt động quân sự, tiến tới giải phóng quê hương. Cuối tháng 7 - 1954, du kích Duy Phiên và bộ đội Tam Dương bao vây kiềm chế, uy hiếp địch ở bốt San (Diên Lâm), bốt Vọi (Thanh Vân),

phá tan hệ thống chiếm đóng của địch trên đất Tam Dương như: tháp canh Vân Tập, xóm Hốp (Hợp Thịnh).

Sau 9 năm kháng chiến, trong đó có gần 5 năm trực diện chiến đấu với kẻ thù, quân và dân trong huyện đã phối hợp với bộ đội chủ lực đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, diệt và bắt sống hàng trăm tên địch, phá hàng chục xe cơ giới các loại, thu nhiều quân trang, quân dụng của địch. Thời gian này, huyện đã động viên hàng nghìn thanh niên tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến. Với những thành tích, đóng góp đó, Đảng bộ và nhân dân Tam Dương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhân dân Tam Dương bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam kháng chiến, tiến tới thống nhất đất nước (1954 - 1975).

Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nhân dân Tam Dương đã huy động tới mức cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến. Hằng năm, huyện đã gửi ra tiền tuyến từ 4.200 - 4.500 tấn lương thực, hàng trăm tấn thực phẩm; hàng chục nghìn thanh niên tham gia bộ đội và thanh niên xung phong.

Trong suốt 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985), thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhân dân Tam Dương đã thu được những kết quả quan trọng.

Từ năm 1986 đến nay, huyện Tam Dương đã đạt rất nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2011, sđd.

Page 64: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

962

5. KINH TẾ1

Nền kinh tế Tam Dương thời Pháp thuộc phát triển chậm chạp, nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, ít ngành nghề truyền thống. Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay bọn thực dân và địa chủ phong kiến. Ở Tam Dương, địa chủ chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số nhưng lại sở hữu tới trên 50% ruộng đất canh tác của toàn huyện. Phần lớn ruộng đất nằm trong tay các địa chủ lớn… Người nông dân không có hoặc có rất ít ruộng đất.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Tam Dương bắt tay vào công cuộc củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền. Mặc dù gặp nhiều khó khăn song Đảng bộ huyện đã có những chính sách hợp lý để phát triển kinh tế.

Về nông nghiệp, trong những năm 1945 - 1946, do vỡ đê sông Đáy, nước tràn về làm ngập gần một nửa số xã ở phía tây và nam huyện nên sản xuất bị đình trệ, ruộng vườn, hoa màu ngập trong biển nước. Nạn đói và dịch bệnh hoành hành khắp nơi. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch về việc tương trợ, giúp đỡ nhau, các làng Thanh Vân, Xuân Trường, Nhân Mỹ, Lai Sơn đều thành lập đội tương trợ cứu đói. Ở Hợp Thịnh, chính quyền đã chia hơn 100 mẫu ruộng cho người nghèo.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Tam Dương đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Khẩu hiệu “Không bỏ một thước đất hoang”, “Tấc đất tấc vàng” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Có 21.932 mẫu đất canh tác được đưa vào sản xuất kịp thời vụ. Nhân dân xã Duy Phiên đóng góp 500 ngày công xây dựng công trình thủy nông ở Hợp Thịnh.

Công cuộc đấu tranh kinh tế, chống lại sự phá hoại của địch đạt những kết quả quan trọng. Tháng 9 - 1951, nhân dân các xã vùng tự do nộp được 336,4 tấn thóc thuế, phục hồi

và đưa vào sản xuất 1.352 mẫu ruộng, đưa Tam Dương trở thành huyện đạt thành tích cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc.

Các nghề thủ công truyền thống được củng cố và phát triển như nghề làm nồi đất ở Định Trung (nay thuộc thành phố Vĩnh Yên), làm bát ở Kim Long, nấu nước mắm ở Duy Phiên… Chính quyền huyện đã tạo mọi điều kiện để thúc đẩy các mặt hàng thủ công truyền thống như dệt, gốm, ép dầu… Các chợ được mở để trao đổi, buôn bán giữa các vùng.

Nhờ những chính sách đúng đắn về nông nghiệp, Tam Dương đã giải quyết được vấn đề thiếu đói trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, làm cho người dân tin tưởng một dạ kháng chiến kiến quốc.

Thời kỳ 1954 - 1975, cùng với miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện các kế hoạch 5 năm khôi phục, phát triển kinh tế, Tam Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng và xây dựng được cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.

Đầu năm 1958, Tam Dương tiến hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp; đầu tiên là hợp tác xã Lai Sơn rồi mở rộng mô hình ra toàn huyện. Tháng 12 - 1958, 21/21 xã của Tam Dương đã có hợp tác xã. Trong sản xuất, huyện đã phát động nhiều phong trào thi đua: “Hai tốt”, “Ba nhất”.

Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển. Tổng số đàn lợn năm 1975 là 26.379 con, tăng 1.803 con so với năm 1974 và những năm trước đó.

Các ngành thuộc khối tài chính mậu dịch cũng có đổi mới. Trong thời kỳ xây dựng hợp tác xã, huyện đã chỉ đạo xây dựng các hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua bán. Nếu như năm 1955 mới chỉ có cửa hàng nông sản Đồng Tĩnh thì đến năm 1959, huyện đã có

1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Dương, Lịch sử Đảng bộ huyên Tam Dương, sđd.

Page 65: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

963

6 cửa hàng mậu dịch với doanh số mua đạt 400.000 đồng.

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với phương châm cải tạo các thành phần kinh tế cá thể theo hướng xây dựng hợp tác xã, vận động nhân dân tham gia sản xuất tập thể. Ngoài ra, nhân dân Tam Dương còn đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời, xây dựng các xưởng cơ khí huyện và một số cụm cơ khí nhỏ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và sửa chữa công cụ lao động cho xã viên.

Giao thông vận tải cũng được huyện chú ý phát triển. Thực hiện kế hoạch khôi phục các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, đến cuối năm 1954 - đầu năm 1955, huyện Tam Dương đã huy động 700 ngày công của nhân dân địa phương tham gia xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều tuyến đường mới được xây dựng, nối liền các xã trong huyện và với các huyện khác. Đặc biệt, trong công cuộc chi viện cho miền Nam, toàn huyện đã huy động 25.200 ngày công (năm 1975) để xây 46 km các tuyến đường trong huyện: đường Vạn Tường (Hợp Hòa đi Kim Long, dài 12 km), đường Vòng - Quán Tiên, Đại Đình - Hồ Sơn…

Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), cũng như các huyện, thị khác trong tỉnh, kinh tế Tam Dương phát triển theo hướng tập trung bao cấp. Từ sau năm 1986, cơ chế tập trung bao cấp được xóa bỏ, kinh tế Tam Dương đã có những bước tiến đáng kể. Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã đạt 30,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010, tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 35,95%; công nghiệp - xây dựng chiếm 46,9%; thương

mại - dịch vụ 17,15%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/người/năm. Tất cả các lĩnh vực sản xuất đều đạt những thành tựu đáng kể.

Huyện chú trọng phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản thực phẩm… kết hợp với khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.183 cơ sở công nghiệp, trong đó có 2 cơ sở nhà nước, 2 cơ sở tập thể, 16 cơ sở tư nhân, 1.163 cơ sở cá thể. Tam Dương đã phê duyệt và đang triển khai các dự án khu, cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Tam Dương I, Tam Dương II; Cụm công nghiệp: Đạo Tú, Hợp Thịnh, Hoàng Đan, Thanh Vân - Đạo Tú, Hợp Hòa1.

Ngành thương mại - dịch vụ đã có những bước đi khá, hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Doanh thu ngành thương mại - dịch vụ hằng năm đều tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 32,66%.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI2

6.1. Văn hóa

Dưới thời Pháp thuộc, bọn thực dân phong kiến ra sức khuyến khích người dân, trong đó chủ yếu là thanh niên, sa vào các tệ nạn như hút thuốc phiện, cờ bạc. Ở các làng xã, các chức dịch thi nhau mua quan bán tước, hội hè đình đám nhằm lôi kéo nhân dân xa rời những hoạt động văn hóa lành mạnh.

Chính quyền thực dân đặt Ty Rượu ở tỉnh lỵ, có chi nhánh ở Tam Dương để làm đại lý phân phối. Rượu cồn được phân bổ theo nhân khẩu từng làng. Ngoài ra, chúng còn tăng cường chính sách chia rẽ dân tộc, tôn giáo, kích động sự thù hằn giữa các dòng

1 Xem Phần thứ ba, Chương 3, mục 3.2.2 - Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Dương, Lịch sử Đảng bộ huyên Tam Dương, sđd. - Tư liệu lưu trữ Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Tam Dương.

Page 66: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

964

họ, làng trên xóm dưới nhằm ly tán lực lượng chống đối chúng.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các cấp ủy Đảng cùng với nhân dân Tam Dương đẩy mạnh công tác văn hóa, xây dựng đời sống mới. Mặt trận, các đoàn thể vận động nhân dân xóa bỏ những hủ tục lạc hậu như cầu cúng, bói toán, ăn uống linh đình trong các phe giáp. Ngành văn hóa thông tin được hình thành và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Nhiều xã còn xây dựng chòi phát thanh ở thôn xóm. Qua hệ thống thông tin, những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, nhiệm vụ chính trị của địa phương được tuyên truyền kịp thời đến đông đảo người dân. Cuối năm 1949, toàn huyện có 28 phòng thông tin hoạt động. Phong trào văn hóa văn nghệ phát triển mạnh, thu hút nhân dân tham gia, vì thế các tệ nạn đã giảm đáng kể.

Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao của huyện trong thời kỳ chống Mỹ tiếp tục khởi sắc. Phong trào văn nghệ nghiệp dư ở các thôn, xã đã thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia, khơi dậy sức sống mới ở khắp các địa phương trong huyện. Phong trào thực hiện nếp sống mới, bài trừ tệ nạn, hủ tục lạc hậu được triển khai trên địa bàn toàn huyện. Công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã có nhiều tiến bộ.

Đất nước hòa bình thống nhất đã tạo điều kiện cho hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao phát triển mạnh, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng đa dạng. Các giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội, nghệ thuật dân gian được khơi dậy. Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai rộng rãi và được nhân dân hưởng ứng. Hằng năm, các lễ hội được tổ chức thường xuyên như: lễ hội Đúc Bụt ở xã Đồng Tĩnh, lễ hội Rằm tháng Giêng ở đền, chùa Ao Bạch, đình Bình Hòa…

Hoạt động văn nghệ cũng được quan tâm. Toàn huyện có 15 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, các câu lạc bộ này thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ, thu hút đông đảo người dân đến xem.

Tính đến năm 2010, toàn huyện đã xây mới 17 nhà văn hóa thôn, nâng tổng số thôn có nhà văn hóa lên 103/145 thôn; 13/13 xã, thị trấn có nhà văn hóa xã kiêm hội trường; 144/145 thôn đã xây dựng được hương ước. Hiện nay, Tam Dương vẫn tiếp tục thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ theo tinh thần Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 03 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư. Một số di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn, tôn tạo. 100% các xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa. Dịch vụ Internet, bưu chính - viễn thông phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng và thông tin liên lạc của nhân dân.

An ninh chính trị được giữ vững. Trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể được củng cố và tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao.

6.2. Giáo dục

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hơn 90% nhân dân trong huyện bị mù chữ vì không có trường, lớp. Cả tổng Định Trung và Đạo Tú có tới 15 làng mà chỉ có duy nhất một lớp học sơ đẳng (lớp 1 bây giờ).

Ngay sau khi giành được độc lập (1945), hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Tam Dương đã chú ý đến công tác xóa nạn mù chữ và từng bước phát triển ngành giáo dục phổ thông. Năm 1948, toàn huyện có 172 lớp bình dân học vụ với 251 giáo viên và 4.898 người tham gia học tập. Với những cố gắng đó, đến tháng 10 - 1949, huyện Tam Dương đã cơ bản thanh toán nạn mù chữ (trừ hai xã Hợp Thịnh, Đồng Tâm và 5 thôn ở gần vị

Page 67: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

965

trí địch). Trong đó, từ năm 1948, hai làng Lai Sơn và Xuân Tràng (xã Cộng Hòa) đã được tỉnh công nhận là một trong các địa phương hoàn thành sớm nhất việc xóa nạn mù chữ.

Sau năm 1954, Tam Dương tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, đồng thời cũng chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo. Năm 1958, toàn huyện dấy lên phong trào diệt giặc dốt, động viên được 4.263 người mù chữ đi học. Huyện đã mở 287 lớp học từ lớp 1 đến lớp 4, với tổng số 6.521 học viên. Về giáo dục phổ thông, tính đến năm 1960, toàn huyện có 17 trường cấp I với 102 lớp, 1 trường cấp II với 11 lớp, 658 học sinh.

Trong thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, với quyết tâm của chính quyền và nhân dân địa phương, Tam Dương đã chỉ đạo các xã vận động nhân dân đóng góp công sức và vật liệu, sơ tán nhà trường đến nơi an toàn. Hầu hết các lớp học đều xây dựng dưới nhà hầm, hào giao thông, vì vậy công tác giáo dục ở Tam Dương vẫn được duy trì ổn định. Năm 1966, huyện thành lập trường cấp III đầu tiên với 5 lớp học. Chất lượng học sinh và thi tốt nghiệp đều đạt từ 80% trở lên.

Trong thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, ngành giáo dục Tam Dương có những bước phát triển đáng ghi nhận. Quy mô giáo dục của huyện phát triển mạnh ở các cấp, các ngành học. Mạng lưới trường lớp được kiện toàn và hoàn chỉnh dần. Tính đến năm học 2006 - 2007, toàn huyện có 14 trường mầm non, 17 trường Tiểu học với 311 lớp, 14 trường Trung học Cơ sở với 216 lớp và 3 trường Trung học Phổ thông với 50 lớp, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của người dân. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng. Năm 2010, toàn huyện có 21/50 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, chiếm 42%; tỷ lệ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông đạt 88,1%; xét tốt nghiệp Trung học Cơ sở đạt 99,4%. Đội ngũ cán bộ quản

lý, giáo viên cơ bản đủ và đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Công tác khuyến học tiếp tục được duy trì và phát triển. Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm. Phong trào xây dựng trường lớp khang trang, xanh - sạch - đẹp đã tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh ngày một tốt hơn.

6.3. Y tế

Thời Pháp thuộc, y tế huyện hầu như không phát triển. Cả huyện không có bệnh viện, không có hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tình trạng ăn ở mất vệ sinh rất phổ biến, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong rất cao. Tuổi thọ trung bình của người dân thấp.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành y tế đã có những đóng góp tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh. Đội ngũ cán bộ làm công tác vệ sinh tới từng gia đình để hướng dẫn người dân cách phòng, chữa bệnh. Một số phòng cấp phát thuốc được lập ra, tuy lượng thuốc chưa nhiều song đã phần nào hỗ trợ người dân trong việc phòng và chữa bệnh.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hầu hết các xã trong huyện đã xây dựng trạm y tế xã. Ngoài ra, huyện còn xây dựng được 2 trạm điều trị lao và 1 bệnh xá với 20 giường bệnh. Toàn huyện có 163 cán bộ y tế và 99 nữ hộ sinh.

Về chuyên môn và nghiệp vụ cũng có những tiến bộ rõ rệt, đáp ứng yêu cầu chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân địa phương và phòng chống hậu quả do chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ gây ra. Thành tích nổi bật của ngành y tế từ huyện đến xã là đã tuyên truyền, vận động nhân dân ăn ở vệ sinh, thực hiện phong trào “Ba sạch” do ngành phát động. Đồng thời tổ chức tiêm phòng một số

Page 68: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

966

bệnh như bại liệt, tả, đậu mùa. Do vậy đã ngăn chặn và thanh toán được những dịch bệnh thường xảy ra ở địa phương trước đây.

Trong những năm đổi mới, hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển. Chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng cao, bình quân hiệu suất sử dụng giường bệnh đạt 96%. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ bác sĩ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa

bệnh tại các trạm y tế xã, thị trấn được Đảng bộ và chính quyền quan tâm.

Năm 2010, 100% xã, thị trấn đã có trạm y tế. Toàn huyện có 70 cán bộ y, bác sĩ và nhân viên y tế (bình quân mỗi trạm y tế xã có từ 5 - 7 cán bộ y tế). Các chương trình y tế quốc gia đều được thực hiện tốt. Hằng năm, huyện phối hợp với các đơn vị y tế tổ chức tiêm phòng cho trẻ em đạt 99,87%, tiêm đủ 8 loại vắc xin cho trẻ em đạt 99,82%. Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện chỉ còn 1,04%.

Thị trấn Hợp Hòa - Tam Dương đã bê tông hóa được trên 70% đường làng, ngõ xóm

Page 69: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

967

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH1

Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc. Địa danh Tam Đảo gắn liền với truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Căn cứ vào hiện vật khảo cổ là các trống đồng Hê - gơ loại I đã phát hiện ở xã Đạo Trù và xã Minh Quang, cùng với những truyền thuyết dân gian bản địa, có giả thuyết cho rằng, Tam Đảo là một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ.

Địa gới hành chính của huyện đã nhiều lần thay đổi. Cụ thể như sau:

Lần thứ nhất: những thế kỷ đầu thời Bắc thuộc, Tam Đảo thuộc huyện Mê Linh.

Lần thứ hai: thế kỷ XIII, Tam Đảo thuộc quận Phong Châu.

Lần thứ ba: cuối thời Trần, Tam Đảo thuộc huyện Dương, trấn Tuyên Quang và huyện Bình Lệ Nguyên (hay Bình Nguyên), trấn Thái Nguyên.

Lần thứ tư: thời Hậu Lê, Tam Đảo thuộc huyện Tam Dương, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây và huyện Bình Tuyền, trấn Thái Nguyên.

Lần thứ năm: thời Nguyễn, Tam Đảo thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây và huyện Bình Tuyền, phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Lần thứ sáu: năm 1891, Tam Đảo thuộc Tam Dương và Bình Xuyên, đạo Vĩnh Yên.

Lần thứ bẩy: năm 1899, Tam Đảo thuộc đạo Vĩnh Yên.

Lần thứ tám: sau cải cách ruộng đất năm 1955, địa giới hành chính của Tam Đảo có sự thay đổi liên quan đến các xã: Bồ Lý, Đạo Trù, Yên Dương, Đại Đình, Hồ Sơn, Hợp Châu, Tam Quan, Minh Quang.

Tuy nhiên, phải chính thức từ sau Quyết định số 178-CP ngày 5 - 7 - 1977 của Hội đồng Chính phủ, địa danh huyện Tam Đảo (cũ) mới được thành lập, trên cơ sở hợp nhất huyện Lập Thạch với huyện Tam Dương.

Lần thứ chín: ngày 26 - 2 - 1979, huyện Tam Đảo (cũ) lại được chia thành 2 huyện là Tam Đảo và Lập Thạch. Lúc này, huyện Tam Đảo gồm thị trấn Nông trường Tam Đảo (vốn thuộc huyện Mê Linh) và các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Hoàng Hoa, Kim Long, Hợp Hòa, An Hòa, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Vân Hội, Hợp Thịnh, Thanh Vân, Đạo Tú, Hướng Đạo, Đồng Tĩnh, cộng thêm các xã của huyện Mê Linh cắt sang: Minh Quang, Gia Khánh, Trung Mỹ, Thiện Kế, Sơn Lôi, Tam Hợp, Bá Hiến, Tam Canh, Quất Lưu, Thanh Lãng, Tân Phong, Phú Xuân, Đạo Đức, Hương Sơn.

Huyeän Tam Ñaûo

1 Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo, Tam Đảo phát triển va kêt nôi, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007.- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Tam Đảo xưa va nay, Vĩnh Phúc, 2009.

Page 70: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

968

bản đồ hành chính huyện tam đảo

tỷ lệ 1 : 155 000

Page 71: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

969

Lần thứ mười: ngày 9 - 6 - 1998, huyện Tam Đảo lại được tách thành 2 huyện là Tam Dương và Bình Xuyên. Như vậy, từ thời điểm này, địa danh “huyện Tam Đảo” không còn tồn tại.

Lần thứ mười một: huyện Tam Đảo được thành lập theo Nghị định153/2003/NĐ-CP, ngày 9 - 12 - 2003 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch; các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương; xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên; và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên).

Từ đó đến nay, huyện Tam Đảo gồm có thị trấn Tam Đảo và các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang. Huyện lỵ đặt tại xã Hợp Châu.

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1. Vị trí địa lýHuyện Tam Đảo nằm ở phía đông bắc tỉnh

Vĩnh Phúc. Địa bàn huyện trải dài theo dãy núi Tam Đảo với tổng diện tích 235,88 km2, bao gồm 8 xã và 1 thị trấn. Đông giáp huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên; tây giáp huyện Lập Thạch và huyện Tam Dương; nam giáp huyện Tam Dương và Bình Xuyên; bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡngTam Đảo có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa

núi đồi và đồng ruộng. Đất canh tác thuộc loại địa hình cao, nổi bật là dãy Tam Đảo với 3 đỉnh: Thạch Bàn, cao 1.388 m; Thiên Thị, cao 1.375 m; Phù Nghĩa, cao 1.300 m và trên 20 đỉnh cao từ 1.000 m trở lên.

Núi Tam Đảo có đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt dày, sâu bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính.

Hiện nay đã xác minh được một số nhóm đất chính ở Tam Đảo như sau:

Đất phu sa sông (sông Đáy): có địa hình khá bằng phẳng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp để phát triển cây lúa, kết hợp với màu, cây ăn quả.

Đất dôc tụ va phu sa: loại này có từ độ cao 100 m trở xuống, thường thấy ở ven chân núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, phù hợp sản xuất nông nghiệp theo mô hình vườn.

Đất feralit mun vang đỏ: phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, thường thấy ở độ cao 100 - 400 m, phân bố trên địa hình dốc, thoải, lượn sóng, phù hợp với việc trồng rau, cây lâu năm, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Đất feralit mun vang nhạt: phát triển trên đá magma axid kết tinh chua như rhyolit daxit, granite... ở độ cao 700 m trở lên.

Nhìn chung, tài nguyên đất ở huyện Tam Đảo đa dạng, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại rau có giá trị hàng hóa cao như cây su su. Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn khá nhiều. Diện tích đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp mới chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong giai đoạn tới, huyện có thể phát triển thêm quỹ đất trồng cây hằng năm (có mô hình trồng rau sạch), mở rộng diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng và du lịch.

2.3. Khí hậuKhí hậu Tam Đảo chia thành bốn mùa rõ

rệt. Nhiệt độ trung bình năm 21oC - 23oC; nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7. Riêng thị trấn Tam Đảo (ở độ cao 950 - 1.000 m) có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, khoảng 15 - 16oC, rất mát mẻ vào mùa hè, thuận lợi cho phát triển du lịch.

Lượng mưa trung bình năm đạt 1.567 mm nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7, cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm.

Tam Đảo chịu ảnh hưởng của gió đông nam (từ tháng 4 đến tháng 9), gió đông bắc (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau).

Page 72: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

970

Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%, độ ẩm cao nhất 87%, thấp nhất 67%. Khí hậu cơ bản thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mùa đông có các đợt rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.

2.4. Thủy văn

Nguồn tài nguyên nước của Tam Đảo khá đa dạng. Chảy qua địa bàn huyện có sông Đáy, cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu lũ, ngập úng vào mùa mưa. Trước khi có đê điều, sông đã bồi đắp phù sa cho vùng đất ven hai bờ.

Ngoài ra, huyện Tam Đảo còn có một số hồ chứa nước lớn như: Xạ Hương, Làng Hà, Vĩnh Thành... cùng một số hồ ao chứa nước nhỏ, nằm rải rác ở các xã trong huyện. Các hồ này, ngoài tác dụng điều tiết nguồn nước thủy nông còn có tiềm năng để tiến hành chăn nuôi thủy hải sản với quy mô nhỏ.

Nước ngầm có trữ lượng không nhiều, dao động theo mùa, mạch thường không quá sâu, đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

2.5. Thực vật và động vật

Tam Đảo được đánh giá là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất cả nước, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Vườn Quốc gia Tam Đảo có 1.436 loài thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật; trong đó có 58 loài mang gen quý hiếm và 68 loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới1. Dựa vào sinh cảnh phân bố, có thể chia hệ thực vật ở Tam Đảo thành các loại: trảng cỏ, cây bụi, các loài cây gỗ trên núi đất và núi đá. Theo giá trị sử dụng, có thể chia hệ thực vật này thành các nhóm: cây cho tinh dầu, cây làm rau ăn, cây làm cảnh, cây

cho gỗ, cây dược liệu, cây cho tinh bột, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cây cho gỗ và nhóm cây dược liệu. Ở Tam Đảo có nhiều loại thực vật lần đầu tiên được thu thập, mô tả ở Việt Nam.

Hệ động vật ở Tam Đảo rất phong phú về thành phần loài, với khoảng 1.141 loài, thuộc 150 họ của 39 bộ. Trong đó, 64 loài có giá trị khoa học cần bảo tồn, 16 loài đặc hữu, 18 loài có tên trong Sách đỏ thế giới và 8 loài cấm buôn bán2.

Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu.

Với độ che phủ rừng chiếm 90% diện tích, có thể coi Vườn Quốc gia Tam Đảo là kho dự trữ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm của nước ta, và là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Phúc.

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Tam Đảo là huyện có dân số thấp nhất toàn tỉnh. Năm 2011, tổng dân số toàn huyện là 69.993 người3, trong đó sống ở nông thôn là 69.324 người. Mật độ dân số 297 người/km2.

Đây cũng là huyện tập trung nhiều tộc người thiểu số (8 tộc người), chiếm 41,02% dân số, gồm: Sán Dìu, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay (nhóm Cao Lan), Mường, Hoa, Lào, trong đó đông nhất là người Sán Dìu. Số người theo Công giáo chiếm 1,29% dân số toàn huyện.

4. LỊCH SỬ4

Tam Đảo là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Thời kỳ cận đại, nơi đây từng là

1, 2 Theo Cổng Thông tin điện tử Vĩnh Phúc, http://www.baovinhphuc.com.vn, ngày 11 - 12 - 2009. 3 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2010, sđd.4 - Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo, Tam Đảo phát triển va kêt nôi, sđd. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Tam Đảo xưa va nay, sđd.

Page 73: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

971

căn cứ của nhiều nghĩa quân chống thực dân Pháp như Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn.

Phong trào yêu nước của nhân dân Tam Đảo phát triển mạnh từ năm 1933, khi Chi bộ Đảng Cộng sản đồn điền Đa Phúc được thành lập. Nhiều phong trào yêu nước phát triển với hình thức đấu tranh mới, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cuối năm 1933, phong trào cách mạng bị khủng bố nên tạm thời lắng xuống, cho đến năm 1936 thì phát triển sôi nổi trở lại với các hoạt động công khai như học chữ Quốc ngữ, thành lập hội nông dân tương tế, hội cấy, hội gặt… Thông qua những hoạt động đó, các cơ sở cách mạng được phát triển rộng khắp.

Trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, tuy bị thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng ở nhiều làng xã của huyện Tam Đảo đã thành lập được tổ chức Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ. Tam Đảo còn là căn cứ kháng chiến của huyện, tỉnh, Trung ương trong nhiều thời kỳ sau này. Nhân dân các dân tộc Tam Đảo đã tham gia hưởng ứng các phong trào chống sưu cao thuế nặng, bắt đi lính, đi phu.

Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương, nhân dân Tam Đảo đã tham gia phá kho thóc để cứu đói, như các phong trào ở kho thóc Cầu Tre (Hồ Sơn); Miêu Duệ, Ấp Đồn (Đại Đình); Đồng Bùa, Đồng Hội (Tam Quan)… Nhân dân Tam Đảo còn tổ chức đấu tranh vũ trang; nhiều trận đánh làm địch khiếp sợ. Tiêu biểu, ngày 16 - 7 - 1945, đội quân Phạm Hồng Thái và binh sĩ yêu nước địa phương đã tiêu diệt một tiểu đội Nhật ở đồn Tam Đảo, giải phóng trên 1.000 tù nhân.

Cuối tháng 8 - 1945, chính quyền cách mạng ở địa phương đã hoàn toàn làm chủ mảnh đất của mình. Chế độ áp bức bất công bị đập tan, mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập - tự do.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tam Đảo bắt đầu xây dựng và củng cố chính quyền,

giải quyết nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng hậu phương, xây dựng nhiều trại tản cư… làm hậu phương vững vàng cho tiền tuyến. Nhiều tổ, đội an ninh, cảnh vệ ra đời với sự tham gia của nhân dân, vừa hoạt động tuần tra, đảm bảo an ninh, vừa phòng tránh địch tấn công, trấn áp bọn phản cách mạng. Cuối năm 1946, về cơ bản, an ninh trật tự ở Tam Đảo đã ổn định.

Từ năm 1947 đến năm 1949, cũng như các huyện khác trong tỉnh, Tam Đảo được coi là hậu phương của cuộc kháng chiến. Cùng với việc xây dựng địa phương vững mạnh về kinh tế - xã hội, nhân dân trong huyện đã tổ chức đón tiếp nhiều cơ quan, đơn vị bộ đội của Trung ương, của tỉnh và đồng bào các nơi tản cư đến. Nhân dân các xã đã làm tốt công tác đón tiếp và giúp đỡ bằng những việc làm thiết thực như nhường nhà cửa, ruộng vườn để các cơ quan nhanh chóng ổn định nơi ở, nơi làm việc, có địa điểm để cất giấu tài liệu, kho tàng, đồng thời làm tốt công tác phòng gian bảo mật, bảo vệ an toàn cho các đơn vị đóng trên địa bàn. Tiêu biểu là các xã: Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình đã xây dựng được nhiều trại tản cư, nhiều nhà cửa giúp đồng bào tản cư làm ăn sinh sống.

Bước vào kháng chiến, Huyện ủy Tam Đảo vận động nhân dân xây dựng nhiều làng kháng chiến, thực hiện vườn không nhà trống, xây dựng các tiểu đội, trung đội du kích mạnh, xây dựng các cơ sở kháng chiến trong nhân dân, ngoan cường đánh địch trên các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, địch vận. Ngoài lực lượng du kích công khai, Đảng bộ còn tích cực chuẩn bị lực lượng bí mật đề phòng khi bị địch chiếm đóng. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Huyện ủy còn chủ trương tăng cường tỷ lệ đảng viên trong du kích, đồng thời, các chi bộ cũng tích cực phát triển Đảng trong lực lượng này. Trong các năm 1948 - 1949, đảng viên mới kết nạp chủ yếu là dân quân du kích. Vì vậy, đến

Page 74: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

972

giữa năm 1949, đa số các xã đều có 1/3 du kích là đảng viên.

Từ giữa năm 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào thời kỳ mới, quyết liệt hơn. Thực dân Pháp liên tiếp mở các chiến dịch lớn đánh chiếm các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Với ưu thế về quân sự, địch đã nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Kể từ đây, một số xã của Tam Đảo chuyển thành vùng bị chiếm đóng và kìm kẹp của địch. Do vậy, địa bàn huyện Tam Đảo chia thành hai vùng rõ rệt: vùng tự do (gồm các xã: Đại Đình, Tam Quan, Tam Đảo, Hồ Sơn, Hợp Châu) và vùng tạm chiếm. Từ thực tế đó, Huyện ủy đã đề ra nhiệm vụ cụ thể đối với từng vùng. Ở vùng tự do, chi bộ và chính quyền các xã vận động nhân dân tích cực khai hoang phục hóa, thành lập Ban Vận động sản xuất, sản xuất lương thực, thực phẩm để cung cấp cho bộ đội, du kích. Vùng tạm chiếm, chi bộ và chính quyền các xã lãnh đạo nhân dân đấu tranh với địch, đẩy mạnh phá tề trừ gian, diệt chỉ điểm, mở rộng cơ sở kháng chiến. Bên cạnh những nhiệm vụ đó, Huyện ủy chỉ đạo các chi bộ củng cố xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng hậu phương đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Trong 9 năm kháng chiến, bên cạnh hoạt động vũ trang, các hoạt động kháng chiến khác theo hướng toàn dân, toàn diện cũng thu hút sự tham gia nhiệt tình của đông đảo nhân dân trong huyện. Hàng trăm gia đình dành phần thóc tốt nhất để đóng thuế nông nghiệp. Bao bà mẹ, bà chị, trong hoàn cảnh khó khăn vẫn chắt chiu từng hạt gạo, đồng tiền gửi vào công quỹ kháng chiến và “Hũ gạo Bác Hồ khao quân”. Hàng trăm thanh niên Tam Đảo đã nhập ngũ và tham gia dân công hỏa tuyến. Tất cả những đóng góp đó

đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7 - 5 - 1954).

Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), trên đà thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Tam Đảo đã phấn đấu thực hiện tốt hai nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục sản xuất, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, đạt nhiều thành tựu về văn hóa - xã hội, đặc biệt là giáo dục.

Từ năm 1964 đến năm 1968, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại. Nhiều nơi nằm trong kế hoạch đánh phá của địch như Yên Dương, Đạo Trù, Tam Đảo, Tam Quan. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Chi bộ Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Tam Đảo lấy phòng chống là chủ yếu, còn lực lượng vũ trang thì lấy chống và đánh là chủ yếu. Kết quả, quân dân Tam Đảo đã đào được hàng trăm hầm trú ẩn ven đường giao thông, hố tránh máy bay; các gia đình, trường học đều có hầm trú ẩn.

Huyện Tam Đảo còn là nơi tản cư an toàn, đón tiếp nhiều bộ, ngành của Trung ương và các gia đình về tản cư. Tiếp nối truyền thống anh dũng, quân dân Tam Đảo, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Trong bốn năm chống chiến tranh phá hoại, quân và dân Tam Đảo đã bắn rơi nhiều máy bay của địch; tiêu biểu là trận địa 12,7 ly trên núi San Chấy Thòi của Trung đội dân quân dân tộc Sán Dìu, xã Đạo Trù, bắn rơi máy bay phản lực F4D của Mỹ.

Từ sau năm 1975, cùng với đồng bào cả nước, nhân dân huyện Tam Đảo chuyển sang giai đoạn thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhân dân Tam Đảo thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980) nhưng kết quả chưa thực sự tạo ra bước đột phá.

Bước vào thời kỳ tái lập tỉnh, lãnh đạo và nhân dân trong huyện đã có sự đồng lòng

Page 75: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

973

nhất trí cao, tạo nên những chuyển đổi quan trọng về kinh tế - xã hội. Tình trạng nghèo đói dần được đẩy lùi. Người dân được giải quyết việc làm, vươn lên làm giàu; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước cải thiện.

5. KINH TẾ1

Dưới thời Pháp thuộc, Tam Đảo chịu sự cai trị của chính quyền thực dân nửa phong kiến. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay người Pháp và tầng lớp địa chủ người Việt. Đất canh tác chủ yếu sử dụng để lập đồn điền, nông trang. Người dân Tam Đảo không có đất, phải làm thuê, làm mướn cho tầng lớp thống trị hoặc làm trong các đồn điền, chịu sự bóc lột nặng nề.

Trước năm 1945, Tam Đảo tuy là một vùng hẻo lánh, thưa dân nhưng lại giàu tiềm năng về nguồn lợi nông - lâm sản, lập đồn điền và du lịch nên ngoài việc đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền thực dân còn xây dựng tuyến đường để chuyển vận và xây dựng Tam Đảo thành điểm du lịch. Tuy vậy, người dân hầu như không được hưởng lợi từ đó.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tam Đảo vừa kháng chiến vừa khôi phục sản xuất, đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiền tuyến, thực hiện chia ruộng đất cho dân cày, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tập trung tu sửa thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho trồng trọt và sản xuất, vận động nhân dân khai hoang, tăng diện tích gieo trồng. Huyện xây dựng và củng cố hàng loạt công trình thủy lợi nhỏ để phục vụ sản xuất. Các nghề thủ công ở địa phương được khuyến khích phát triển.

Thời kỳ này, người dân Tam Đảo được tạm cấp ruộng đất. Phong trào sản xuất được

đẩy mạnh. Hoạt động tăng gia sản xuất, về cơ bản, đã đảm bảo nhu cầu tự túc lương thực và có đóng góp, phục vụ tiền tuyến kháng chiến.

Những năm 1954 - 1975, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Cùng với nhân dân cả nước, các chi bộ Đảng và nhân dân Tam Đảo đã khắc phục khó khăn, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược: hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục sản xuất. Lòng tin của nhân dân vào chế độ mới được củng cố. Văn hóa - xã hội có những bước phát triển mới. Tam Đảo đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Chính sách hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn được nhân dân các dân tộc hưởng ứng sôi nổi.

Suốt những năm tháng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1964 - 1968), nhân dân Tam Đảo vừa kháng chiến vừa khắc phục những khó khăn do thiên tai, mất mùa gây ra. Gắn nhiệm vụ chiến đấu với sản xuất theo tinh thần khẩu hiệu “tay cày, tay súng”, nhân dân Tam Đảo ra sức khôi phục sản xuất trên những cánh đồng bị bỏ hoang, lấy việc phát triển cây lương thực là chính, đồng thời coi trọng phát triển cả cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, phù hợp với điều kiện đất đai.

Giai đoạn 1969 - 1975, tuy sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do thiên tai địch họa, cơ sở vật chất yếu kém, song Đảng bộ và nhân dân Tam Đảo đã giữ vững sự ổn định, có những bước phát triển về sản xuất. Các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ tiếp tục được sáp nhập thành những hợp tác xã quy mô lớn. Ngoài ra còn có mô hình hợp tác xã toàn xã, liên thôn, toàn thôn.

Vào những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, kinh tế huyện đã có biểu hiện suy thoái. Các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động

1 - Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo, Tam Đảo phát triển va kêt nôi, sđd. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Tam Đảo xưa va nay, sđd.

Page 76: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

974

theo phương thức quản lý tập trung; ruộng đất và tư liệu sản xuất được tập thể hóa, cách phân phối nặng tính bình quân chủ nghĩa. Do vậy, không khơi dậy được tinh thần hăng say lao động sản xuất; sản lượng các ngành kinh tế tăng chậm. Nhiều nơi, nhân dân lâm vào cảnh thiếu đói.

Công cuộc đổi mới đã đem đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho huyện. Sau Nghị quyết Khoán 10, người dân Tam Đảo đã có quyền đối với những tư liệu sản xuất quan trọng như trâu bò, máy móc. Năm 1987, tùy từng địa phương mà người dân đã được hưởng 30 - 50% sản phẩm làm ra.

Ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao tăng dần như: bí đao, dưa hấu, su su, măng bát độ... thay thế cho các loại cây có giá trị kinh tế thấp. Huyện cũng thực hiện việc chuyển giao và ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao chất lư ợng cuộc sống của nhân dân, tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cùng với việc chuyển đổi trồng trọt, ngành chăn nuôi Tam Đảo chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm. Năm 2010, Tam Đảo có 5.152 con trâu, 15.261 con bò, 85.574 con lợn, 1.517,309 con gia cầm, đều tăng so với các năm trước. Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp đã được hình thành, cho hiệu quả kinh tế cao. Huyện đã triển khai một số dự án thành công như: dự án cải tạo,

nâng cao chất lượng đàn bò thịt; cải tạo giống và chăn nuôi lợn hướng nạc.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp của Tam Đảo đạt một số kết quả nhất định. Căn cứ vào đặc điểm địa lý, địa hình và nguồn tài nguyên thiên nhiên, huyện xây dựng định hướng phát triển công nghiệp là tập trung vào các ngành nghề công nghiệp phục vụ tiêu dùng, tiểu thủ công phục vụ du lịch, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm và xây dựng cụm công nghiệp Tam Quan với hướng sản xuất, chế biến lâm sản mây tre đan, khai thác và chế biến khoáng sản caolin, fenspat...

Hoạt động trồng rừng và chăm sóc rừng được quan tâm, đầu tư. Bên cạnh đó, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cũng được tiến hành thường xuyên; nhờ đó, độ che phủ rừng đến nay đã nâng lên 90%.

Thế mạnh kinh tế của Tam Đảo là du lịch. Huyện đang hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và chọn lĩnh vực ư u tiên. Đối với Tam Đảo, việc thu hút đầu tư , hình thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc gia tại sân golf, khu Tam Đảo I, Tam Đảo II, Tây Thiên, đa dạng hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch sẽ quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI1

6.1. Văn hóa

Trước năm 1945, ở Tam Đảo, dưới chính sách ngu dân của chính quyền thực dân phong kiến, các hoạt động văn hóa - thể thao chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí của tầng lớp thống trị giàu có. Mặt khác, chính quyền thực dân cho phép và bảo hộ tệ hút thuốc phiện,

1 - Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo, Tam Đảo phát triển va kêt nôi, sđd. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Tam Đảo xưa va nay, sđd.

Page 77: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

975

uống rượu nên các tệ nạn này cùng những hủ tục lạc hậu lan tràn khắp nơi. Tuy vậy, ở các địa phương, nhân dân các dân tộc Tam Đảo vẫn giữ những sinh hoạt văn hóa truyền thống như các trò diễn dân gian, ca hát, lễ hội. Điển hình là lễ hội của dân tộc Sán Chay (nhóm Cao Lan), Sán Dìu ...

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân từng bước xây dựng nền văn hóa mới. Các tệ nạn, hủ tục trong xã hội cũ dần bị đẩy lùi. Đời sống ở các xóm làng có những đổi thay tích cực.

Sau Hiệp định Genève 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc Việt Nam. Các hoạt động văn hóa - thể thao tiếp tục phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống phát thanh, rạp chiếu bóng, nhà văn hóa, đội chiếu phim lưu động, thư viện... từng bước được kiện toàn và duy trì thường xuyên.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với các thành tựu về kinh tế, Tam Đảo cũng đã có những thành tích nhất định về văn hóa - thể thao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả. Năm 2010, toàn huyện đã có 75% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 50% làng văn hóa; 100% thôn xây dựng được hương ước; 86 câu lạc bộ các loại. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, bài trừ hủ tục lạc hậu được vận động, thực hiện tích cực. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư từng bước. 76/104 thôn có nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập; 7/9 xã có điểm bưu điện văn hóa xã; 100% số hộ sử dụng điện và các phương tiện nghe nhìn.

Phong trào thể dục - thể thao phát triển tương đối mạnh. Các hoạt động thể thao nhìn chung đa dạng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa trong từng gia đình, cộng đồng dân cư, tạo lập môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh. Hiện có khoảng 13,1% dân số

thường xuyên luyện tập thể dục - thể thao. Đoàn vận động viên tham gia Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh lần thứ III được xếp thứ 5. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Đến nay, toàn huyện có 113 câu lạc bộ văn nghệ, thể dục - thể thao thường xuyên hoạt động. Huyện cũng đã đạt nhiều giải cao khi tham gia hội diễn như: giải Nhất tỉnh về hát văn, chầu văn; 2 giải Nhất hội thi gia đình văn nghệ, gia đình thể thao tỉnh năm 2010.

Hệ thống di sản văn hóa vật thể của huyện rất đa dạng, phong phú. Để có cơ sở trong việc tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, huyện đã tiến hành khảo sát, kiểm kê các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể trên 9 xã, thị trấn. Năm 2007, các làn điệu soọng cô của dân tộc Sán Dìu tại xã Đạo Trù đã được Viện Nghiên cứu Âm nhạc công nhận là giá trị văn hóa phi vật thể. Câu lạc bộ Dân ca Sán Dìu được thành lập (gồm 50 thành viên). Huyện còn lập dự án đầu tư mở lớp dạy múa, dạy hát cho đồng bào. Đồng thời trùng tu, tôn tạo và bảo tồn các di sản như: lễ hội Tây Thiên, hệ thống đền, chùa, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên… Thông qua các hoạt động lễ hội, bước đầu đã thu hút khá đông du khách đến dự hội và tham quan, du lịch.

6.2. Giáo dục - đào tạo

Dưới thời kỳ Pháp thuộc, ở quy mô huyện có mô hình trường kiêm bộ và trường sơ học dành cho con em các dân tộc Tam Đảo. Tuy nhiên, hầu như chỉ có con quan lại địa phương, chủ đồn điền, địa chủ và tầng lớp giàu có theo học những trường này. Mô hình trường làng (hương sư) cũng không phổ biến. Các lớp học Hán Nôm và truyền giảng đạo Khổng do thầy đồ phụ trách. Vì đời sống khó khăn nên đại bộ phận người dân Tam Đảo thời kỳ này không biết chữ.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng bộ các cấp phát động phong trào người người học tập, nhà nhà học tập, thành lập các tổ nhóm diệt giặc dốt.

Page 78: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

976

Huyện Tam Đảo đã thành lập Ban Bình dân học vụ ngay sau khi giành được chính quyền. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ban Bình dân học vụ đã tuyển chọn, bồi dưỡng cấp tốc được hàng trăm giáo viên đi làm công tác diệt giặc dốt ở cơ sở. Khắp nơi, người ta thấy những khẩu hiệu như: “Đi học là yêu nước”. Người già, trẻ nhỏ, nam nữ đều tham gia học tập để xóa nạn mù chữ.

Hệ thống giáo dục trong toàn huyện dần được sắp xếp và kiện toàn. Các mô hình lớp ghép, mỗi lớp có khoảng 30 - 40 học sinh ra đời; mỗi giáo viên đảm nhận 2 đến 3 lớp ghép.

Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), ngành giáo dục Tam Đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

Quán triệt chủ trương của Đảng và Chính phủ, huyện chủ trương mở rộng mạng lưới giáo dục. Các trường cấp I, cấp II được mở rộng đến từng xã. Năm 1958, Phòng Giáo dục huyện được thành lập. Song song với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của bậc học phổ thông, phong trào bình dân học vụ vẫn được duy trì và đạt hiệu quả tốt. Năm 1958, huyện hoàn thành xóa mù chữ. Năm 1960, hệ thống trường mẫu giáo được hình thành ở tất cả các xã.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngành giáo dục Tam Đảo đã khắc phục những khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên toàn huyện, phong trào thi đua “Hai tốt” diễn ra sôi nổi. Hệ thống trường lớp không ngừng được mở rộng; mỗi xã đều có trường cấp I, cấp II. Các loại hình trường vừa học vừa làm, trường dân tộc nội trú được hình thành.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, vượt lên những khó khăn chung về kinh tế - xã hội của một huyện non trẻ, ngành giáo dục huyện đã đạt nhiều kết quả khả quan. Thành tựu nổi bật của ngành là triển khai tốt việc điều chỉnh bổ sung mạng lưới và quy mô giáo dục;

hoàn thành phổ cập Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện.

Toàn huyện hiện có 18 trường Mầm non, 13 trường Tiểu học, 11 trường Trung học Cơ sở, 2 trường Trung học Phổ thông, 1 trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn bậc tiểu học đạt 99,7%, Trung học Cơ sở 97,5%, Trung học Phổ thông 100%. Số học sinh ở các bậc học được duy trì ổn định. Học sinh Tiểu học vào lớp 6 đạt 99,4%. Số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học từng bước tăng lên. 85% phòng học được kiên cố hóa. 100% trường có kết nối Internet, 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Cuộc vận động của ngành gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện hiệu quả.

Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn được đẩy mạnh. Một số trường tích cực vận động nhân dân và các đơn vị xã hội đóng góp công sức, tiền của xây dựng cảnh quan nhà trường. Các Hội Khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã được củng cố. Hoạt động khuyến dạy, khuyến học, khuyến tài được tổ chức ở khắp các địa phương.

Trong tương lai gần, ngành giáo dục Tam Đảo xác định phải tạo bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; tiếp tục đẩy nhanh, đa dạng hóa và hoàn thiện các đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện. Tam Đảo chủ trương triển khai rộng rãi và chỉ đạo sâu sát, nâng cao chất lượng dạy môn tin học và ngoại ngữ theo hướng phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, lấy việc xây dựng trường chuẩn quốc gia làm mũi đột phá, rút ngắn khoảng cách, tiến tới ngang bằng các đơn vị giáo dục tiên tiến trong toàn tỉnh.

6.3. Y tếTrước Cách mạng tháng Tám năm 1945,

Tam Đảo là vùng gặp nhiều khó khăn về y tế.

Page 79: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

977

Hệ thống y tế cơ sở không được chính quyền thực dân chú ý, người dân các dân tộc Tam Đảo chủ yếu chữa bệnh theo y học dân gian.

Do điều kiện sống đói khổ, công tác phòng bệnh ít được phổ biến, tuyên truyền nên người dân thường mắc bệnh dịch, tuổi thọ thấp.

Khắc phục những hạn chế về y tế trong thời kỳ thực dân, chính quyền dân chủ nhân dân đã chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngành y tế vừa thực hiện công tác khám chữa bệnh cho các tầng lớp nhân dân, vừa tuyên truyền, gây dựng phong trào chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh bệnh tật. Đội ngũ cán bộ y tế huyện được tăng cường, hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao.

Trong thời kỳ thực hiện song song hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến miền Nam (1954 - 1975), tuy chưa vượt qua được những hạn chế về trang thiết bị kỹ thuật, đội ngũ cán bộ nhưng ngành y tế huyện đã cố gắng vừa khám chữa bệnh, vừa tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng nếp sống vệ sinh. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, các cơ sở y tế phải sơ tán nhưng vẫn duy trì công tác khám chữa bệnh và tuyên truyền phòng tránh bệnh tật. Các cơ sở y tế mới được thành lập và mở rộng trên địa bàn toàn huyện.

Từ khi tái lập tỉnh, công tác y tế ở huyện Tam Đảo đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được coi trọng. Các chương trình quốc gia về y tế được duy trì, triển khai đến 100% số xã, thị trấn trên toàn huyện và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, ngành y tế huyện có 3 bác sĩ/1 vạn dân, và 17,66 giường bệnh/1 vạn dân, 9/9 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Từ năm 2005 đến năm 2010, ngành y tế huyện đã khám và chữa bệnh cho 859.155 lượt người. Bên cạnh đó, các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng được tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú. Qua đó, ý thức bảo vệ sức khỏe của mỗi người được nâng lên. Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đúng định kỳ. Phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván và được tư vấn cách nuôi con theo khoa học.

Bên cạnh đó, huyện thường xuyên quan tâm tới công tác dân số, gia đình và trẻ em. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em nói riêng, y tế nói chung từ huyện đến cơ sở từng bước được bổ sung về số lượng, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, triển khai sâu rộng tới các xã, thị trấn với nhiều hình thức tuyên truyền như: thi Tìm hiểu về Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Tuyên truyền viên dân số - gia đình và trẻ em giỏi.

Công tác chăm sóc trẻ em được đặc biệt chú trọng. 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng các bệnh lây truyền nguy hiểm. Huyện đã tổ chức xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng ở các xã điểm, hỗ trợ và điều trị cho trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng; điều tra thống kê, lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí; đến nay đã có 5.631 trẻ được cấp thẻ. Trung tâm y tế huyện đã tổ chức khám phân loại cho trẻ em khuyết tật, tàn tật và trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn để tạo điều kiện cho các em đi phẫu thuật, chỉnh hình... 100% trẻ mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng. Tất cả các xã, thị trấn đều có khu vui chơi cho trẻ.

Page 80: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

978

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH1

Địa danh Vĩnh Tường được hình thành và thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Xa xưa, vùng đất này có tên Phong Châu, với nghĩa là đỉnh vùng đất bãi - đỉnh tam giác của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thời các vua Hùng, thuộc bộ Văn Lang. Thời thuộc Hán, huyện nằm trong địa giới của quận Giao Chỉ. Thời thuộc Đường (621 - 939), trở thành trung tâm của vùng đất Phong Châu.

Đời Trần (1225 - 1400) gọi vùng đất này là Tam Đái lộ (Tam Đới). Đến cuối đời Trần, đổi thành Tam Giang - lấy tên ngã ba sông Bạch Hạc mà đặt ra.

Thời thuộc Minh (1407 - 1427), gọi là châu Tam Đái.

Năm Quang Thuận thứ 9 (1469), triều Vua Lê Thánh Tông, đặt là phủ Tam Đái, gồm 6 huyện: An Lãng, An Lạc (đời Nguyễn kiêng húy chữ “An”, đọc là “Yên”), Bạch Hạc, Tân Phong (về sau kiêng húy, đổi gọi là “Tiên Phong”), Lập Thạch và Phù Ninh (nhà Lê kiêng húy, đổi gọi là “Phù Khang”).

Năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742), triều Vua Lê Hiển Tông, cắt huyện Tiên Phong về phủ Quảng Oai; phủ Tam Đái chỉ còn 5 huyện (An Lãng, An Lạc, Bạch Hạc, Lập Thạch và Phù Khang). Đầu đời Gia Long, vẫn để nguyên như thế.

Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), đổi gọi là phủ Tam Đa.

Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đổi gọi là phủ Vĩnh Tường.

Năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), cắt huyện Phù Ninh về phủ Đoan Hùng, và lấy huyện Tam Dương của phủ Đoan Hùng về phủ Vĩnh Tường.

Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), cắt 2 huyện Yên Lãng, Yên Lạc lập thành phân phủ Vĩnh Tường, kiêm lý huyện Yên Lãng, thống hạt huyện Yên Lạc. Phủ Vĩnh Tường còn lại 3 huyện (Bạch Hạc, Lập Thạch và Tam Dương), kiêm lý huyện Bạch Hạc, thống hạt 2 huyện Lập Thạch và Tam Dương.

Phủ Vĩnh Tường đặt ở địa phận xã Văn Trưng (nay là thị trấn Tứ Trưng). Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), chuyển lên đặt ở xã Bồ Điền, Huy Ngạc (nay là thị trấn Vĩnh Tường).

Năm 1899, thực dân Pháp thành lập tỉnh Vĩnh Yên, gồm phủ Vĩnh Tường và các huyện Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch, Bình Xuyên. Lúc này, phủ Vĩnh Tường là một đơn vị độc lập thuộc tỉnh Vĩnh Yên, gồm 8 tổng (Đồng Phú, Đồng Vệ, Hưng Lục, Kiên Cương, Lương Điền, Tăng Đố, Thượng Trưng, Tuân Lộ) với 78 làng xã.

Năm 1907, bỏ huyện Bạch Hạc (gồm 2 tổng Mộ Chu và Nghĩa Yên với 14 xã) nhập vào phủ Vĩnh Tường.

1 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Tường.

Huyeän Vónh Töôøng

Page 81: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

979

Năm 1927, phủ Vĩnh Tường gồm 10 tổng (Đồng Phú, Đồng Vệ, Hưng Lục, Kiên Cương, Lương Điền, Mộ Chu, Nghĩa Yên, Tăng Đố, Thượng Trưng và Tuân Lộ) với 85 làng xã. Trong đó, một số tổng và các làng xã ở Vĩnh Tường có ít nhiều thay đổi.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, phủ Vĩnh Tường đổi thành huyện Vĩnh Tường, thuộc tỉnh Vĩnh Yên.

Sau ngày thống nhất đất nước, tháng 5 - 1977, hợp nhất hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, lấy tên là huyện Vĩnh Lạc, thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 7 - 10 - 1995, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 63/NĐ-CP chia huyện Vĩnh Lạc thành hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Theo đó, huyện Vĩnh Tường được tái lập từ tháng 1 - 1996.

Hiện nay, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, huyện Vĩnh Tường có 26 xã (Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao, Đại Đồng, Tân Tiến, Lũng Hòa, Cao Đại, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Tân Cương, Phú Thịnh, Thượng Trưng, Vũ Di, Lý Nhân, Tuân Chính, Vân Xuân, Tam Phúc, Ngũ Kiên, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa, Vĩnh Ninh) và 3 thị trấn (Vĩnh Tường, Thổ Tang, Tứ Trưng). Huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Tường.

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1. Vị trí địa lýHuyện Vĩnh Tường có diện tích tự nhiên

là 141,90 km2, nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, bên tả ngạn sông Hồng, ở về phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; tây bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (ranh giới là sông Hồng); đông giáp huyện Yên Lạc.

Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp

Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề thành phố Vĩnh Yên… Huyện có 9 km Quốc lộ 2A và 14 km Quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có 2 ga đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại); 2 cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và Cao Đại. Huyện có 3 khu công nghiệp: Chấn Hưng, Tân Tiến - Yên Lập và Đồng Sóc đang được triển khai; có đầm Rưng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai… Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi cơ bản để nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các vùng lân cận.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Diện tích đất nông nghiệp của Vĩnh Tường là: 9.208,15 ha, đất phi nông nghiệp: 4.980,43 ha.

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê trung ương (đê sông Hồng và sông Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả ba bề bắc - tây - nam. Địa hình của huyện được chia thành ba vùng khá rõ rệt.

Vung đồng bằng phu sa cổ: ở các xã phía bắc và một phần phía tây bắc huyện. Đây là vùng tiếp nối của đồng bằng trước núi với đồng bằng châu thổ. Lớp đất màu mỡ ở đây tương đối mỏng, đa số đã bạc màu. Địa hình không bằng phẳng, ruộng cao xen ruộng thấp, làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn.

Vung đất bãi nằm ngoai đê sông Hồng va sông Đáy: chạy dọc một dải phía bắc, tây bắc và phía tây của huyện. Đất ở đây màu mỡ do hằng năm được phù sa của các con sông bồi đắp, tạo nên một vùng bãi rộng lớn và trù phú, rất phù hợp với các loại cây dâu, mía, cỏ voi, ngô, đậu và các cây rau màu khác.

Vung đất phu sa châu thổ bên trong đê: nối liền miền đất phù sa cổ, kéo dài xuống phía

Page 82: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

980

bản đồ hành chính huyện vĩnh tường

tỷ lệ 1 : 100 000

Page 83: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

981

nam, giáp huyện Yên Lạc. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết thủy lợi, tạo điều kiện để nhân dân thâm canh cây lúa ở trình độ cao.

Sự phân chia địa hình - thổ nhưỡng huyện Vĩnh Tường như trên có ý nghĩa thực tiễn trong xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn ở huyện Vĩnh Tường hiện nay.

2.3. Khí hậu

Vĩnh Tường thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Do nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi: Tam Đảo và Ba Vì nên khí hậu Vĩnh Tường không quá khắc nghiệt, ít bị bão lốc đe dọa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (28,80C) với nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (16,80C) chênh lệch 120C.

Độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm với số ngày mưa trung bình là 133 ngày/năm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 189 mm/tháng. Mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau), lượng mưa trung bình chỉ khoảng 55 mm/tháng.

2.4. Thủy văn

Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường là sông Hồng, sông Đáy và sông Phan.

Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường với huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ của Hà Nội. Sông Hồng cung cấp một lượng nước lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác,

sông bồi đắp phù sa, tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu.

Một phần sông Đáy chảy qua huyện Vĩnh Tường, tạo ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường và Lập Thạch. Sông Đáy có lưu lượng bình quân 23 m3/s; lưu lượng cao nhất là 833 m3/s; mùa khô kiệt, lưu lượng nước chỉ đạt 4 m3/s. Nhìn chung, sông Đáy có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Sông Phan thuộc hệ thống sông Cà Lồ, chảy trong nội tỉnh. Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, phục vụ sản xuất nông nghiệp và một phần giao thông trong huyện. Mùa khô, mực nước sông rất thấp nhưng mùa mưa, nước từ Tam Đảo đổ xuống nên mực nước khá cao, gây ngập úng nhiều nơi.

Nằm xen giữa những cánh đồng lúa, rau, màu là những đầm, ao, hồ khá rộng và đẹp mắt. Tiêu biểu là đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa, vực Xanh, vực Quảng Cư… Ngoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ nuôi thả cá tôm, đầm, ao, hồ còn là nơi điều hòa nước, điều hòa khí hậu.

3. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Năm 2011, dân số của huyện là 191.385 người1, trong đó sống ở nông thôn là 171.860 người, sống ở thị trấn, thị tứ là 19.525 người, chiếm 10,2%. Là một huyện đồng bằng nên mật độ dân số của Vĩnh Tường tương đối cao (1.365 người/km2), đặc biệt ở khu vực nông thôn, mật độ dân số là 1.388 người/km2.

Vĩnh Tường có quy mô dân số lớn so với các huyện khác trong tỉnh. Tốc độ tăng dân số không cao, chỉ khoảng 1,142%.

4. LỊCH SỬ2

Vĩnh Tường là mảnh đất có bề dày lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, xây dựng

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2010, sđd.2 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Tường.

Page 84: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

982

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là truyền thống quý báu, là di sản của tổ tiên để lại cho các thế hệ con cháu, là điểm tựa, là cơ sở để phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

Thư tịnh cổ từng chép: “So với phong cảnh và nhân vật xứ Sơn Tây thì đó1 là miền đất phồn thịnh hơn cả, của cải ở miền thượng du tụ họp cả đấy”. Còn dân gian vẫn truyền tụng: “Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu”. Vĩnh Tường từ xưa đã được biết đến là miền đất có nền văn hiến phát triển rực rỡ, là cái nôi nuôi dưỡng, làm giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Vùng này có nhiều danh thần, dân tướng phò vua giúp nước, chống giặc ngoại xâm, thậm chí có những người từng là thủ lĩnh của cả một phong trào yêu nước mang tầm vóc quốc gia.

Theo truyền thuyết, thời Hùng Vương, ở Bích Đại - Đồng Vệ (thuộc xã Đại Đồng ngày nay), Đinh Thiên Tích, sức khỏe lạ thường, có công giúp vua đánh giặc ngoại xâm. Thời Hai Bà Trưng, ở xã Lũng Hòa có bà Lê Ngọc Trinh, được phong “Tả tướng quân”, chỉ huy quân, tham gia cuộc tấn công vào thủ phủ của Tô Định. Dưới triều Lý, nhân dân Bạch Hạc tham gia kháng chiến chống quân Tống từ Vân Nam sang và tham gia xây dựng phòng tuyến sông Cầu. Thời Trần, nhân dân đã giúp Trần Hưng Đạo luyện quân ở ngã ba Bạch Hạc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ Quý Ly, nhân dân đã tham gia dựng bãi cọc ở Bạch Hạc.

Chống lại chế độ tàn bạo của chúa Trịnh, nhân dân vùng Chấn Hưng, Đại Đồng, Nghĩa Hưng… đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo. Nghĩa quân đã thiết lập được địa bàn hoạt động rộng lớn, kiểm soát các huyện Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm miền Bắc, ở Thượng Trưng có ông Nguyễn Quý Tân là lãnh binh Sơn Tây cai quản cả vùng Hưng Hóa, Vĩnh Yên. Ông cùng Bùi Quang Đại (Phó Hiệp quản tỉnh Sơn Tây) chiêu mộ quân chống lại triều đình hèn nhát và quân Pháp xâm lược. Nhân dân Vĩnh Tường còn tham gia khởi nghĩa do Nguyễn Quang Bích, Đốc Giang, Tuần Bốn, Đốc Khoát, Đốc Huỳnh chỉ huy.

Tham gia chiến đấu trong đội quân của Hoàng Hoa Thám có Nguyễn Hữu Hòa, cháu đích tôn của Nguyễn Quý Tân. Nguyễn Hữu Hòa giữ chức Đội (thường gọi là Đội Hòa), là một trong những người tài giỏi, chỉ huy quân hoạt động ở Vĩnh Tường, Tam Dương.

Năm 1917, cùng với Lương Văn Can, Trịnh Văn Cấn - người xã Vũ Di, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp xâm lược ở Thái Nguyên. Sau cuộc nổi dậy đó, Đội Cấn rút quân về quê hương, tiếp tục tổ chức chiến đấu. Hoàng Xá (Kim Xá) là nơi từng diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân.

Nguyễn Thái Học, người xã Thổ Tang, đã cùng những người bạn lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng. Ông đã tuyên truyền vận động, gây dựng và phát triển phong trào chống Pháp ở quê hương với sự tham gia tích cực của nhân dân các xã Thổ Tang, Đại Đồng, Vĩnh Sơn, Vũ Di. Do hạn chế về chính trị nên đường lối và phương pháp cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng phạm sai lầm, làm cho phong trào nhanh chóng thất bại.

Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Là địa bàn có tổ chức và phong trào mạnh mẽ của tỉnh Vĩnh Yên, Vĩnh Tường đã nhanh chóng nắm bắt và triển khai nhiều hoạt động cách mạng. Các tổ chức Nông hội đỏ và Phụ nữ giải phóng ở Đại Đồng là cơ sở tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng, sau đó lan

1 Chỉ Bạch Hạc - tên gọi trước đây của Vĩnh Tường.

Page 85: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

983

rộng ra các xã Thượng Trưng, Tân Cương, Vũ Di… Các hoạt động rải truyền đơn diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi như Đại Đồng, Tam Phúc, Vũ Di, Tứ Trưng… Mặc dù thực dân Pháp điên cuồng đàn áp nhưng phong trào vẫn không bị dập tắt.

Cuối tháng 8 - 1938, đồng chí Hoàng Văn Thụ (Xứ ủy Bắc Kỳ) về kiểm tra cơ sở và phong trào cánh mạng ở Vĩnh Tường. Đồng chí đã gặp và tổ chức kết nạp Đảng cho các đoàn viên ưu tú: Lê Xoay (xã Vũ Di), Nguyễn Tráng và Nguyễn Văn Hành (xã Tân Cương). Đồng chí Lê Xoay được chỉ định làm Bí thư.

Tháng 4 - 1941, Phủ ủy Vĩnh Tường được thành lập và có tổ chức Đảng ba cấp (huyện - tổng - xã) đầu tiên ở Vĩnh Phúc. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng về tổ chức, xây dựng Đảng; có thể coi Phủ ủy là Huyện ủy lâm thời của Vĩnh Tường thời kỳ này. Từ đó, phong trào cách mạng ở Vĩnh Tường ngày càng phát triển rộng khắp. Nhân dân Vĩnh Tường đã đồng lòng đồng sức tham gia mọi hoạt động của Việt Minh và các tổ chức quần chúng. Ngày 21 - 8 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Tường đã nhất tề nổi dậy cướp chính quyền.

Tháng 3 - 1947, Ban Chỉ huy quân sự huyện được thành lập, mỗi xã đều có một đến ba trung đội dân quân tự vệ; đồng chí Nguyễn Tiến, người Thổ Tang là Chỉ huy trưởng. Ngày 19 - 8 - 1949, Đại đội Lê Xoay được thành lập và chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nhiều chiến công oanh liệt, góp phần giải phóng quê hương.

Trong suốt thời kỳ kháng Pháp, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Tường đã kiên cường chiến đấu giữ đất, giữ làng. Các đội du kích trong xã phối hợp với bộ đội huyện và tỉnh chặn đánh nhiều đợt tấn công của địch. Trong các trận đánh ở Phong Doanh (Bình Dương), Tứ Trưng, Ngũ Kiên, Thượng Trưng, Cao Đại, Vĩnh Thịnh…, du kích và bộ đội địa phương đã tiêu diệt hàng trăm tên địch. Chỉ tính từ

tháng 1 đến tháng 6 năm 1953, quân và dân Vĩnh Tường đã tiêu diệt 1.156 tên, làm bị thương 346 tên, bắt sống 689 tên.

Bên cạnh việc chiến đấu giữ đất, giữ làng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Vĩnh Tường còn tích cực tăng gia, lao động sản xuất và xây dựng lực lượng. Nhân dân Vĩnh Tường không những đã vượt qua nạn đói mà còn huy động được hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm cho bộ đội, du kích địa phương và tiếp tế, chi viện cho tiền tuyến, góp sức cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Vĩnh Tường đã tham gia chiến đấu 312 trận, tiêu diệt 3.500 tên địch, bắt sống và gọi hàng gần 1.000 tên, thu nhiều vũ khí, súng đạn, phá hủy hàng chục xe cơ giới và các phương tiện chiến tranh khác của địch. Huyện có 4.200 người tham gia lực lượng vũ trang, trên 10.000 lượt người đi dân công hỏa tuyến. Nhiều địa phương tiêu biểu là những pháo đài quật cường đánh giặc với những chiến công lớn như Thượng Trưng, Tuân Chính, Đại Đồng, Bình Dương, Vũ Di, Ngũ Kiên… Thời gian này, nhân dân Vĩnh Tường đã đóng góp cho tiền tuyến 3.000 tấn lương thực và 1.200 tấn thực phẩm cùng nhiều hàng hóa, vật dụng khác. Nhiều gương chiến đấu ngoan cường, hi sinh anh dũng, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là các đồng chí Bí thư Huyện ủy Trần Minh Chưng, Hồng Hà; nhiều đồng chí bí thư chi bộ; nhiều cấp ủy viên, cán bộ Ủy ban Kháng chiến hành chính; các đồng chí chỉ huy bộ đội, du kích cùng nhiều gia đình và những người dân bình thường là cơ sở nuôi giấu, cưu mang cán bộ, du kích, bộ đội bất chấp nguy hiểm. Từ những thành tích chiến đấu ấy, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Tường cùng với 9 xã của huyện (Vũ Di, Thượng Trưng, Bình Dương, Tân Cương, Tuân Chính, Đại Đồng, Cao Đại,

Page 86: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

984

Ngũ Kiên, Tân Cương) và một cá nhân (Anh hùng liệt sĩ Chu Văn Khâm) đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Vĩnh Tường đã hăng hái lao động, sản xuất, khai hoang hàng trăm mẫu ruộng, nâng cấp đường giao thông…

Với khẩu hiệu “Một người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, nhân dân Vĩnh Tường luôn đi đầu trong phong trào đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Bình quân mỗi năm, nhân dân Vĩnh Tường đóng góp 6.000 tấn lương thực, 1.800 tấn thực phẩm, 1.200 tấn đỗ, lạc các loại; tỷ lệ đóng góp lương thực, thực phẩm của huyện bằng 1/3 tổng số lương thực, thực phẩm toàn tỉnh đóng góp.

Khi giặc Mỹ mở cuộc chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc, huyện Vĩnh Tường đã thành lập một đại đội trực chiến; mỗi xã thành lập một đại đội dân quân tự vệ để sẵn sàng chiến đấu. Giặc Mỹ dùng hàng trăm lượt máy bay đánh phá ác liệt các trọng điểm trên địa bàn huyện như bến phà Vĩnh Thịnh, xã An Tường, Bồ Sao, Việt Xuân, Chấn Hưng… Nhưng nhân dân Vĩnh Tường vẫn sản xuất và chiến đấu. Nhiều người con của quê hương đã chiến đấu anh dũng trên các chiến trường, tiêu biểu như: Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân với khẩu hiệu nổi tiếng “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”, Anh hùng lực lượng vũ trang Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thoa - người trong vòng ba năm (1972 - 1974) đã bắn cháy 13 máy bay “thần sấm” của Mỹ.

Trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Vĩnh Tường đã đưa 29.600

lượt thanh niên lên đường nhập ngũ, 2.800 người tham gia lực lượng thanh niên xung phong. Tổng số người tham gia chiến đấu chiếm 28% dân số của huyện. Vĩnh Tường cũng đóng góp cho tiền tuyến 380.000 tấn lương thực, 14.000 tấn thực phẩm cùng 12 triệu ngày công phục vụ chiến đấu. Kết quả, từ những phong trào thi đua yêu nước và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Vĩnh Tường có 1 tập thể (hợp tác xã Tứ Trưng) và 1 cá nhân (Anh hùng Nguyễn Văn Tần, người xã Bình Dương) được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; 4 cá nhân (Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, Anh hùng liệt sĩ Bùi Anh Tuấn, Anh hùng Nguyễn Văn Thực, Anh hùng Nguyễn Văn Thoa) được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ. Toàn huyện có 172 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 36 người và 21 gia đình được ghi nhận có công với nước.

Sau năm 1975, đặc biệt kể từ năm 1977 đến năm 1995, huyện Vĩnh Tường sáp nhập với huyện Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc. Trong quá trình đó, huyện đã có nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho bộ mặt huyện ngày càng đổi mới, dần dần trở thành huyện tiên tiến của tỉnh Vĩnh Phú.

Tháng 1 - 1996, huyện Vĩnh Tường tái lập. Với những kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện đổi mới, huyện Vĩnh Tường tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, từ khi tái lập đến nay, huyện Vĩnh Tường vẫn luôn đạt được những kết quả đáng tự hào trên tất cả các phương diện.

5. KINH TẾ1

Trong thời kỳ Pháp thuộc, nền kinh tế Vĩnh Tường phát triển chậm chạp, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Hơn nữa, do Vĩnh Tường

1 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Tường.

Page 87: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

985

là nơi lắm thóc, đông dân nên thực dân Pháp càng đẩy mạnh quá trình vơ vét. Chúng thực hiện chính sách trưng thu, tăng thuế... làm cho đời sống của người dân đã cơ cực lại càng thêm điêu đứng.

Các ngành nghề thủ công như dệt vải, rèn sắt... còn tồn tại thưa thớt ở một vài hộ gia đình. Các chợ buôn bán mọc lên lẻ tẻ với quy mô nhỏ hẹp trong từng thôn, làng.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thực hiện Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc của Đảng và Chính phủ, Vĩnh Tường đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Nhiều xã đã vận động thực hiện giảm tô 25%, tiến hành điều chỉnh ruộng đất công cho các gia đình có ruộng và lập quỹ đất để mở trại tăng gia sản xuất, lập ra các đội tuần tra ở nhiều xã ven sông Hồng, chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt, sửa chữa mương máng, tưới tiêu, cải tạo đồng ruộng. Công tác đắp đê, phòng lụt được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhiều ngành nghề thủ công vẫn được duy trì, cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho kháng chiến và đời sống. Hàng trăm lò ép mía nấu mật ở xã Vĩnh Thịnh được phục hồi, nghề mộc ở Bích Chu, nghề rèn ở Thùng Mạch, Lý Nhân phát triển. Các chợ vẫn được mở để phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi của nhân dân như: chợ Thổ Tang, chợ Rưng...

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, huyện Vĩnh Tường đứng trước nhiều khó khăn. Chiến tranh đã tàn phá mảnh đất này rất nặng nề. Trên toàn huyện có tới 70% nhà cửa bị đốt phá; một số xã như Bình Dương, Ngũ Kiên, Đại Đồng... bị tàn phá tới 90%. Hơn 1.080 ha ruộng bị bỏ hoang, trong đó có hơn 360 ha là vành đai trắng. Nhiều nơi còn có bom, mìn. Hệ thống kênh mương bị phá hoại, gây khó khăn cho cấy trồng. Hàng nghìn con trâu, bò bị giết. Xóm làng xơ xác, tiêu điều. Nhân dân Vĩnh Tường đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua gian khổ, vững bước đi lên trong thời kỳ mới.

Trong nông nghiệp, đến tháng 12 - 1954, hơn 180 ha ruộng hoang hóa ở xã Kim Xá đã được đưa vào sản xuất. Nhân dân Tuân Chính, Minh Đức (nay là xã Thượng Trưng), Ngũ Kiên đưa hơn 360 ha ruộng vào cày cấy. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Tường có những nét khởi sắc. Vụ chiêm xuân năm 1962 đạt 14.056,92 ha, vượt 1,7% kế hoạch, tăng 2,1% so với năm 1961.

Từ năm 1973 đến năm 1975, nhân dân Vĩnh Tường phát triển sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Năm 1973, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 18.125 ha, năng suất lúa đạt 6.292 kg/ha, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 43.063 tấn.

Thời kỳ xây dựng đất nước (1975 - 2010), diện tích trồng trọt luôn duy trì ở mức ổn định trên 20 nghìn ha. Năng suất cây trồng không ngừng tăng. Đặc biệt, năng suất lúa tăng từ 34,65 tạ/ha (1996) lên 58,42 tạ/ha (2005) và đạt 60,46 tạ/ha vào năm 2010, tăng 25,81 tạ/ha so với năm 1996. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 96.820 tấn, tăng 35.861 tấn so với năm 1996. Bên cạnh đó, năng suất các cây trồng khác cũng không ngừng tăng. Đó là do người dân Vĩnh Tường đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm được khuyến khích phát triển. Năm 1957, đàn trâu bò có 10.500 con, tăng 3.000 con so với năm 1956; đàn lợn có hơn 15.000 con. Cuối năm 1968, toàn huyện có 76 hợp tác xã nuôi lợn, 57 hợp tác xã nuôi gà; chăn nuôi tập thể và gia đình ngày càng phát triển mạnh. Trong những năm 1973 - 1974, chăn nuôi đạt 34.296 con lợn, 7.230 con trâu bò và 850 tấn cá.

Từ năm 1995, công tác cải tạo giống bò được chú trọng phát triển, chủ yếu là giống bò lai zeebu, chiếm tới 97% tỷ lệ trong tổng đàn bò. Tổng đàn bò thịt hiện nay có 21.134 con,

Page 88: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

986

chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh. Bên cạnh việc đầu tư phát triển đàn bò thịt, chăn nuôi bò sữa cũng từng bước được chú trọng đầu tư. Giống bò sữa chủ yếu là bò sữa lai Hà Lan (HF), mới được đưa vào chăn nuôi từ cuối năm 2000, chủ yếu để cung cấp sữa bò cho thị trường trong nước. Tới giai đoạn này, tổng đàn bò sữa ở Vĩnh Tường có 1.645 con, mỗi ngày sản xuất ra hơn 10 tấn sữa tươi.

Chăn nuôi lợn, trước những năm 70 của thế kỷ XX, chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, chủ yếu là giống lợn nội như: Móng Cái, Ỉ, Mường Khương... Đây là những giống lợn có trọng lượng thấp, mỡ nhiều, ít nạc. Sau những năm 70 đến nay, các giống lợn lai ngoại và lợn ngoại như Landrace, Duroc, Pi4, Maxter-16, Pi - Du... được sử dụng nhiều vì lợn có trọng lượng lớn, tỷ lệ nạc cao (55 - 62%).

Chăn nuôi gia cầm, trước những năm 70 của thế kỷ XX, cũng chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, với các giống gà, ngan, vịt địa phương. Kể từ sau những năm 70, do có sự đổi mới phương thức chăn nuôi, số hộ nuôi gia cầm nhỏ lẻ ngày càng giảm, số hộ nuôi gia cầm quy mô lớn tăng mạnh. Công nghiệp chăn nuôi phát triển theo phương thức chuyên dụng (thịt hoặc trứng). Các giống gia cầm lai ngoại chiếm phần lớn. Tuy nhiên, một số giống gia cầm nội vẫn được duy trì chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng.

Phong trào hợp tác xã nông nghiệp bắt đầu được xây dựng và phát triển trên địa bàn huyện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Cả huyện có hơn 100 hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng theo quy mô thôn, làng, khu vực. Những năm 1960 - 1970, các hợp tác xã nông nghiệp đã có nhiều đóng góp về sức người, sức của, góp phần vào thắng lợi của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ những năm 1974 - 1975, các hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình thôn, làng, khu vực được sáp nhập để thành lập theo quy

mô toàn xã. Tuy nhiên, từ năm 1986 - 1988, thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI), nhiều hợp tác xã nông nghiệp được chia tách từ quy mô toàn xã thành các hợp tác xã nông nghiệp thôn, làng, khu vực. Từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn huyện, các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi về mô hình và phương thức để hoạt động theo luật mới. Theo đó, hướng hoạt động chủ yếu là làm các dịch vụ theo yêu cầu của hộ gia đình xã viên. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 38 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 11 hợp tác xã quy mô toàn xã và 27 hợp tác xã quy mô thôn).

Sau năm 1954, huyện Vĩnh Tường đã tiến hành cải tạo công - thương nghiệp, xây dựng các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp... Giai đoạn 1965 - 1968, sản xuất thủ công nghiệp có bước phát triển nhanh, mạnh. Một số cơ sở như xưởng cơ khí, xí nghiệp nước chấm, xí nghiệp bánh kẹo... được xây dựng và mở rộng quy mô, tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ sản xuất và đời sống. Nhiều hợp tác xã có tổ rèn, mộc, cơ khí. Năm 1968, giá trị sản lượng thủ công nghiệp trong các hợp tác xã tăng gấp tám lần, giá trị sản lượng thủ công nghiệp huyện tăng gấp bốn lần so với năm 1966.

Cũng trong thời gian này, các hợp tác xã mua bán được xây dựng và có mặt hàng khá phong phú như vải vóc, dầu, muối, xe đạp, phích nước... Hoạt động của các hợp tác xã mua bán đã thu hút 26.850 xã viên với 79.000 đồng vốn cổ phần.

Việc sửa chữa đường giao thông được chú trọng. Các trục đường chính từ huyện đi các xã Tân Cương, Cao Đại, Tứ Trưng được tu bổ, thuận tiện cho xe cơ giới đi lại. Các cầu cống như cầu Hương, cầu Quan cũng được sửa chữa...

Những năm 2000 - 2010 được coi là thời kỳ mang tính đột phá trong thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường. Giá

Page 89: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

987

trị sản xuất năm 2010 ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng gấp 5,5 lần so với năm 2000. Đặc biệt, từ năm 2006, Vĩnh Tường khai thác tốt các tiềm năng nội lực, tạo mức tăng trưởng kinh tế bình quân 23,7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,2 triệu đồng (năm 2005) lên 15,6 triệu đồng (năm 2010). Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) tăng từ 133.365 triệu đồng (năm 2006) lên 839.014 triệu đồng (năm 2010), tăng 705.649 triệu đồng; trong đó: công nghiệp khai thác mỏ (khai thác cát, sỏi) tăng từ 676 triệu đồng (năm 2006) lên 8.452 triệu đồng (năm 2010); công nghiệp chế biến (chế biến thực phẩm, đồ uống, sản xuất tơ tằm, chế biến và sản xuất từ tre nứa, sản xuất gạch ngói, sản xuất phế liệu sắt thép, sản xuất bao bì…) tăng từ 132.689 triệu đồng (năm 2006) lên 818.563 triệu đồng (năm 2010).

Huyện ưu tiên đẩy mạnh các lĩnh vực: công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, tin học, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, các ngành nghề tiểu thủ công...

Một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đang được triển khai xây dựng và hoàn thiện như khu công nghiệp: Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Thịnh; các cụm công nghiệp: Lý Nhân, thị trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Sơn, Tân Tiến, An Tường, Đồng Sóc, Thổ Tang, Lũng Hòa, Việt Xuân, Bình Dương, Đại Đồng, Vân Giang - Vân Hà1.

Với mục tiêu duy trì, đẩy mạnh và phát triển làng nghề nhằm khai thác mọi tiềm lực để phát huy giá trị ngành, nghề truyền thống, đóng góp vào việc tăng giá trị sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện, đến nay, huyện có tám làng nghề (làng nghề rèn Bàn Mạch, mộc Vân Giang, mộc Văn Hà của xã Lý Nhân;

làng nghề mộc Bích Chu, mộc Thủ Độ ở xã An Tường; làng nghề rắn ở xã Vĩnh Sơn; làng nghề cơ khí, vận tải Việt An ở xã Việt Xuân), bảy nghệ nhân (trong đó có hai nghệ nhân cấp quốc gia) và 41 thợ giỏi đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận.

Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, nhờ đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các chợ, tập trung vào lĩnh vực lưu thông, buôn bán, trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại - dịch vụ đạt 32,7% (đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng, sau công nghiệp - xây dựng), làm thay đổi đáng kể cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế. Điểm nhấn quan trọng nhất trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là thị trấn Thổ Tang; đây được coi là “điểm sáng” của cả nước về hoạt động buôn bán, giao lưu, trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản. Đến nay, dự án xây dựng chợ đầu mối nông sản thực phẩm và hệ thống kho vận Vĩnh Tường đã được quy hoạch. Năm 2010, Chi hội Doanh nghiệp Vĩnh Tường được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ gắn kết các doanh nghiệp phát triển trong hợp tác kinh doanh, làm cầu nối giữa Nhà nước - doanh nghiệp - nhà khoa học - người dân để có những định hướng phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế chung của huyện.

Về giao thông, huyện có mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh. Trong đó có các tuyến như: Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C; tỉnh lộ 303, 304, 309; đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Điều này tạo thuận lợi cho việc lưu thông tiêu thụ nông sản, hàng hóa của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Lô cũng góp phần làm cho giao thông đường thủy thêm thuận tiện.

Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua, Vĩnh Tường đã chú trọng xây dựng

1 Xem Phần thứ ba, Chương 3, mục 3.2.

Page 90: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

988

các công trình hạ tầng quan trọng. Hệ thống đường bộ được phân bổ tương đối phù hợp, đã có đường cho xe cơ giới đi đến tất cả các xã, thị trấn. Tổng chiều dài đường bộ là 1.209,44 km, đường giao thông nông thôn chiếm 88% với 1.066,74 km, trong đó đường xã là 86,07 km, đường thôn là 192,5 km, đường xóm là 287,97 km, đường giao thông nội đồng là 500,2 km.

Được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, phong trào làm đường giao thông nông thôn giai đoạn 2007 - 2010 đạt 439% giá trị đề án, đưa tổng số đường giao thông nông thôn được xây dựng cứng hóa trong giai đoạn này lên 174,84 km. Xây dựng giao thông nông thôn đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục được tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, từng bước nâng cao đời sống của người dân.

Những thành tích đạt được trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn của huyện đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua (năm 2006 và 2008). Vĩnh Tường luôn được đánh giá là huyện dẫn đầu về đầu tư xây dựng, phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI1

6.1. Văn hóa

Vĩnh Tường là miền đất gốc của đỉnh châu thổ sông Hồng (Phong Châu), là điểm khởi đầu hình thành nên tam giác châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nơi sản sinh huyền thoại về con Hạc trắng - “Bạch Hạc” - hội tụ trên mặt trống đồng Đông Sơn, hình thành nên quốc gia Văn Lang của các Vua Hùng.

Thời tiền sử, mảnh đất này cũng chính là nơi hình thành nên một kiểu tụ cư của người Việt cổ. Vào thời đó, họ sống cộng cư thành các thôn, làng với cơ sở hạ tầng là nền văn

minh nông nghiệp lúa nước. Điều này được chứng minh qua nhiều cuộc khai quật khảo cổ học ở các di chỉ Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Đồng Hương, Ma Cả, Gò Mát thuộc thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4.000 năm, là thời kỳ văn hóa đồng thau phát triển rực rỡ trên đất Vĩnh Phúc. Tất cả các di chỉ này đều nằm trên dải đất cao, ít nhất là 80 cm thuộc bậc thềm sông Phan, nay thành nấc ruộng bậc thang. Kết quả khai quật, nghiên cứu cho thấy, đó không chỉ là những trầm tích văn hóa quan trọng của riêng tỉnh Vĩnh Phúc mà còn là cơ sở trọng yếu để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc thời tiền Hùng Vương.

Điểm rất đáng chú ý là trong tổng số 18 di chỉ văn hóa thời Phùng Nguyên được phát hiện và công bố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, riêng huyện Vĩnh Tường đã có tới bảy di chỉ, trong đó di chỉ Lũng Hòa là điển hình nhất. Lũng Hòa là di chỉ cư trú và mộ táng lớn với nhiều hiện vật phong phú như rìu bôn, đục, hoa tai, qua đá; đặc biệt, có nhiều hiện vật gốm vẫn còn nguyên vẹn.

Sau giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, trong hơn 20 di chỉ đã xuất lộ ở xã Nghĩa Lập, các nhà khảo cổ còn phát hiện được hai chiếc mai đá kích thước lớn thuộc thời đại kim khí.

Quan sát từ góc nhìn của văn hóa dân gian thì vùng đất Vĩnh Tường hiện còn rất nhiều di tích thờ các vua Hùng và các vị tướng lĩnh thời Hùng Vương; kèm theo đó là hệ thống lễ hội cổ truyền và nhiều phong tục - tập quán tốt đẹp.

Xã Bồ Sao, Việt Xuân thuộc đỉnh châu thổ, giáp ranh với Việt Trì - Bạch Hạc cổ đại, nơi có kinh đô nước Văn Lang của các vua Hùng, có đền thờ vị thần là con thứ 25 của Lạc Long Quân và Âu Cơ - người đã có công trị thủy ở cửa sông Lô, sông Đáy, bảo vệ làng xóm, ruộng đồng. Hội làng nơi đây có tục

1 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Tường.

Page 91: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

989

“tung bông”, “tung gươm” tính giao lưỡng hợp, rước bó mạ và hội xuống đồng (gọi theo tiếng Hán là hội “hạ điền”) trước cửa đền vào tháng 5, mở đầu một mùa mưa thuận lợi cho cấy trồng lúa nước.

Xã Đại Đồng (gồm cả hai làng Bích Đại - Đồng Vệ) thờ vị Thành hoàng làng là ông Đinh Thiên Tích. Theo bản khai sự tích của làng, ông là vị tướng thời Hùng Vương thứ 6, có công đánh dẹp giặc Ân.

Vĩnh Tường còn có hội “tung vông” để cầu đinh; hội “trâu rơm - bò rạ” trong tháng Giêng để cầu mùa; tục thờ sinh thực khí nam như thờ cây dứa dại ở đền Ông và 7 viên đá ở miếu Bà thuộc xã Tứ Trưng; những tục hội như kéo co, hú đáo ở xã Lũng Hòa, tương truyền từ thời Hai Bà Trưng đánh giặc…

Trong thời kỳ Pháp thuộc, văn hóa Vĩnh Tường hết sức trì trệ, lạc hậu.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện đời sống mới, các hủ tục ma chay, cưới xin được đơn giản hóa. Tệ nạn hút thuốc phiện bị nghiêm cấm. An ninh, trật tự làng xóm được tăng cường. Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng rất phong phú. Đây là nét đẹp trong đời sống văn hóa của nhân dân dưới chế độ mới.

Sang những năm 1947 - 1948, hoạt động văn hóa thông tin được phát triển lên một bước mới. Huyện chỉ đạo in ấn các bản tin phát cho cơ sở, kẻ vẽ nhiều khẩu hiệu, áp phích cổ động các phong trào thi đua trong công cuộc củng cố, xây dựng chính quyền. Phòng Thông tin huyện xuất bản các bản tin hằng tháng. Nhiều xã ra báo tường phản ánh các hoạt động của địa phương. Đặc biệt, các đội văn nghệ trình diễn các vở tuồng, chèo cổ hoặc tự biên, phản ánh đời sống, sản xuất ở các xã, được nhân dân nồng nhiệt hưởng ứng. Trong những năm chiến đấu chống giặc Pháp tái chiếm, các sinh hoạt văn hóa khá trầm lắng vì phải tập trung sản xuất và chiến đấu bảo vệ xóm làng, chống lập tề, các

cơ quan cấp huyện phải lui vào hoạt động bí mật hoặc di tản đến vùng tự do. Tuy nhiên, văn hóa cách mạng và kháng chiến vẫn không ngừng vận động, tập trung cao độ vào phục vụ chiến đấu.

Hòa bình lập lại, văn hóa Vĩnh Tường bắt đầu khởi sắc nhưng chủ yếu tập trung vào chủ đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ - ngụy ở miền Nam.

Thời kỳ chống Mỹ, việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh được chú trọng. Ngay từ cuối năm 1954, phong trào xây dựng đời sống mới văn minh được nhân dân hưởng ứng đông đảo. Một số xã lập đội văn nghệ, tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân. Trong năm 1959, huyện thành lập được hai đội văn nghệ nghiệp dư ở xã Đội Cấn và Thái Học. Các đội đã xây dựng chương trình đi biểu diễn phục vụ nhân dân trong huyện. Nhiều xã khác cũng quan tâm chỉ đạo thành lập đội văn nghệ quần chúng để tổ chức hoạt động vào các dịp lễ lớn.

Giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, hoạt động văn hóa tinh thần của huyện vẫn được quan tâm. Nhiều xã và hợp tác xã xây dựng phòng đọc sách, tạo nên phong trào đọc và làm theo sách báo. Riêng trong năm 1967 có 110.000 cuốn sách và 387 tờ báo các loại được đưa về các xã và hợp tác xã. Ngành chiếu bóng tích cực phục vụ nhân dân. Năm 1968, chiếu 552 tối cho 448.616 lượt người xem. Phong trào văn nghệ quần chúng cũng phát triển khá mạnh. Năm 1968, toàn huyện có 20 đội văn nghệ, 30 nhóm ca hát, 35 câu lạc bộ hoạt động thường xuyên. Đến cuối năm 1971, toàn huyện đã có trên 3.000 hộ đăng ký phấn đấu trở thành gia đình văn hóa.

Sau khi đất nước thống nhất (1975), hoạt động văn hóa văn nghệ càng có điều kiện phát triển. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa kết hợp với phong trào thể dục - thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng đá mở

Page 92: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

990

rộng trong các địa phương. Năm 1985, huyện Vĩnh Lạc (nay là Vĩnh Tường và Yên Lạc) đã tổ chức Đại hội Thể dục - Thể thao cơ sở, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

Đến năm 2008, huyện đã xây dựng được 1 nhà văn hóa trung tâm, 22 nhà văn hóa cấp xã và 108 nhà văn hóa thôn, làng. Đặc biệt, xã Cao Đại là xã duy nhất trong tỉnh và là một trong 10 địa phương được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp kinh phí xây dựng nhà văn hóa trọng điểm cấp quốc gia.

Bên cạnh văn hóa, phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao trong toàn huyện cũng được duy trì, phát triển và mang tính xã hội hóa thông qua hoạt động của 138 câu lạc bộ. Các hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao được nhân dân tham gia đông đảo. Công tác thông tin tuyên truyền cổ động và hoạt động thư viện duy trì tốt. Đài phát thanh huyện và mạng lưới truyền thanh cơ sở đảm bảo được thời lượng phát sóng, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện để tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu thông tin trong nhân dân.

Hiện nay, công tác văn hóa - thông tin của huyện Vĩnh Tường ngày càng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ; mỗi xã, thị trấn đều chọn từ một đến hai thôn làng, tổ dân phố làm điểm, khi có kết quả tốt sẽ nhân ra toàn xã. Đến hết năm 2010, toàn bộ các xã, làng chỉ đạo điểm đều đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, góp phần quan trọng vào công tác phát triển phong trào ở 29/29 xã, thị trấn, đưa số hộ gia đình, thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa tăng dần hằng năm.

Kết quả, đến năm 2010, ở Vĩnh Tường đã có 136/189 thôn, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu Văn hóa. Trong đó: 50 thôn, làng, tổ dân phố được công nhận Làng văn hóa cấp tỉnh; 145 gia đình, 14 thôn, 4 đơn vị được

Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa xuất sắc cấp tỉnh; 95 thôn, 5 đơn vị được huyện công nhận là Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa 3 năm liên tục; 179 gia đình được Ủy ban nhân dân huyện công nhân đạt Gia đình văn hóa xuất sắc cấp huyện. Riêng năm 2010, toàn huyện có 88,2% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 72% số thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu Làng văn hóa và 97% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu Đơn vị văn hóa.

Công tác xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống được duy trì tốt. Nhiều mô hình mới, nghi thức mới được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ đã đi vào nề nếp như: không tổ chức ăn uống, cỗ bàn trong đám mừng thọ, đám tang; đám cưới không dùng thuốc lá, không mời khách tràn lan; tổ chức mừng thọ cho các cụ tập trung tại nhà văn hóa thôn, xã, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm. Đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây, đã có hơn 300 hộ gia đình thực hiện hỏa táng khi người thân qua đời; các xã làm tốt phong trào này là: Tuân Chính, Cao Đại, Tứ Trưng…

Về hoạt động của câu lạc bộ, nhà văn hóa, toàn huyện có 203 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao và các câu lạc bộ hoạt động lồng ghép; ngoài ra còn xây dựng được 20 đội văn nghệ không chuyên ở các thôn, làng, chủ yếu là các câu lạc bộ hát chèo, câu lạc bộ thơ. Hằng năm, huyện phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều liên hoan, hội thi văn hóa văn nghệ như: hát ru, hát dân ca... Các đội văn nghệ, câu lạc bộ ở các địa phương đã tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ trong những dịp lễ, tết, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Các câu lạc bộ duy trì tốt hoạt động, tính tự quản cao, nhất là các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao, thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu, luyện tập, thi đấu. Số người

Page 93: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

991

thường xuyên luyện tập thể dục - thể thao ước khoảng 60.000 người, chiếm 30% dân số của huyện.

Về xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, 100% xã, thị trấn đã dành đất cho các thiết chế văn hóa, thể thao. Trong đó, cấp huyện có: một nhà văn hóa trung tâm huyện, một thư viện truyền thống, một trung tâm văn hóa - thể thao, một nhà thi đấu cầu lông, bốn sân tennis, hai nhà thi đấu bóng bàn; cấp xã, thị trấn có: 22/29 nhà văn hóa xã, thị trấn (trong đó có một nhà văn hóa trọng điểm quốc gia ở xã Cao Đại), 174/189 nhà văn hóa thôn, ba làng văn hóa trọng điểm của tỉnh (làng Vũ Di - xã Vũ Di, làng Thượng Trưng - xã Thượng Trưng, làng Văn Trưng - xã Tứ Trưng), 21 thư viện cơ sở, 65 thư viện trường học, 27 điểm bưu điện văn hóa xã, thị trấn, hai sân vận động xã đảm bảo tiêu chuẩn và đang tích cực làm các thủ tục cần thiết để đầu tư xây dựng 13 sân vận động xã trong năm 2011.

Bên cạnh các giá trị văn hóa hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Toàn huyện hiện có 155 di tích, trong đó có 55 ngôi đình, 67 ngôi chùa; số còn lại là đền, miếu. Hiện đã có 15 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 34 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Về kiến trúc truyền thống, tiêu biểu phải kể đến ngôi đình Thổ Tang và đền đá Phú Đa.

Hiện nay, ở Vĩnh Tường, các di tích, lễ hội dân gian truyền thống đều được bảo tồn; các di tích lịch sử văn hóa được tăng cường kiểm tra, hướng dẫn quản lý, bảo quản, chống xuống cấp kịp thời. Nhiều di tích được nhân dân đóng góp xây dựng với lượng vốn lớn như chùa Tùng Vân (Thổ Tang) gần năm tỷ đồng, chùa Vân Ổ (Vân Xuân) hơn ba tỷ đồng, chùa Hòa Lạc (Tân Cương) hơn 20 tỷ đồng...

6.2. Giáo dục

Vĩnh Tường là vùng quê văn hiến, có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Từ thế kỷ XIII - XIV, nơi đây đã có nhiều danh nhân đỗ đạt cao được khắc bia Tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám1. Văn Trưng, Thế Trưng, Thượng Trưng, Bình Trù là những xã có nhiều người đỗ đạt.

Đồng thời Vĩnh Tường cũng là huyện có số lượng thư tịch đồ sộ, với 320 văn bản là bia ký ở di tích làng, xã. Trong đó có 39 tấm bia đình; 200 tấm bia chùa; 42 tấm bia đền, miếu, từ đường, sinh từ, lăng mộ; 14 tấm bia văn chỉ, vũ chỉ; 25 tấm bia cầu, bến đò, quán, điếm, ngõ, chợ, cổng làng. Ngoài ra, Vĩnh Tường còn có 39 quả chuông ở các di tích và 11 chiếc khánh, trong đó có 2 chiếc khánh đá. Qua đó có thể thấy một lượng thông tin khá đầy đủ và đa chiều về lịch sử phát triển cũng như đời sống xã hội và nền văn hiến phủ Vĩnh.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Vĩnh Tường có rất ít trường học, và chỉ có cấp tiểu học; giáo dục gần như không phát triển. Việc học hành chủ yếu dành cho con em những gia đình khá giả, còn tuyệt đại đa số nhân dân phải chịu cảnh mù chữ.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Vĩnh Tường cùng với nhân dân cả nước hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi “diệt giặc dốt” của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Huyện ủy, phong trào thi đua học tập diễn ra sôi nổi. Phong trào bình dân học vụ, thực hiện chiến dịch diệt giặc dốt được mở rộng khắp toàn huyện. Xã nào cũng lập Ban Bình dân học vụ, tổ chức các lớp học với nhiều hình thức dạy chữ linh hoạt. Các xã Đại Đồng, Thượng Trưng,

1 Xem chi tiết ở Chương 9 “Nhân vật lịch sử - văn hóa”, Phần thứ tư: “Văn hóa - xã hội”. Dưới thời phong kiến, Vĩnh Tường có 23 người đỗ Tiến sĩ, 1 người đỗ Phó bảng triều Nguyễn, 37 người thi Hội đỗ Tam trường (tam trường thi Hội), 191 người đỗ Trung khoa (hương Tiến - hương Cống) cử nhân đời Nguyễn.

Page 94: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

992

Vũ Di... được đánh giá là có thành tích xuất sắc về xóa nạn mù chữ.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Vĩnh Tường tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với các ngành khác, giáo dục trong huyện cũng được quan tâm phát triển. Các xã đẩy mạnh xây dựng, củng cố trường lớp, số lượng học sinh phổ thông tăng dần từng năm. Năm 1957, toàn huyện có hơn 7.000 học sinh, trong đó học sinh cấp II gần 1.000 em. Phong trào bình dân học vụ tiếp tục phát triển và phát huy hiệu quả.

Cuối năm 1965, huyện hoàn thành vượt mức kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm lần thứ nhất, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Hai năm học 1973 - 1974 và 1974 - 1975, cả ba cấp học của huyện có trên 800 lớp học với 34.000 học sinh; tỷ lệ tốt nghiệp trung bình của cấp I là trên 80%, cấp II là trên 60%, cấp III là trên 50%.

Những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, quy mô giáo dục đã được mở rộng, đa dạng ở tất cả các cấp học, ngành học. Năm 2008, toàn huyện có 100 trường học các cấp, trong đó có 30 trường Mầm non, 34 trường Tiểu học, 30 trường Trung học Cơ sở và 6 trường Trung học Phổ thông. Đến năm 2010, toàn huyện có trên 100 trường học các cấp, trong đó có 31 trường Mầm non, 34 trường Tiểu học, 30 trường Trung học Cơ sở, 6 trường Trung học Phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm bồi dưỡng chính trị, 1 Trung tâm dạy nghề tổng hợp và các xã đều có trung tâm học tập công đồng. Nhìn chung, với số lượng trường học như trên, ngành giáo dục đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân toàn huyện.

Bên cạnh sự phát triển về số lượng, chất lượng trong giáo dục đạo đức và văn hóa cũng không ngừng nâng cao. Năm học 2007 - 2008, tính chung các cấp phổ thông, số học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt chiếm khoảng

98% tổng số học sinh. Số học sinh khá, giỏi bậc Tiểu học chiếm 70,3%; bậc Trung học Cơ sở chiếm 47%... Năm học 2009 - 2010, tính chung các cấp phổ thông, số học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt chiếm khoảng 98% tổng số học sinh. Bên cạnh đó, chất lượng học tập văn hóa cũng được nâng cao. Số học sinh khá, giỏi bậc Tiểu học chiếm 72,3%, bậc Trung học cơ sở chiếm 67,9%, Trung học Phổ thông chiếm 42,2%. Công tác bồi dưỡng, phát hiện học sinh giỏi được đặc biệt quan tâm, vì vậy, kết quả thi học sinh giỏi hằng năm đều đứng ở vị trí nhất, nhì tỉnh. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao ở tất cả các cấp được chú trọng. Đến nay, toàn huyện đã có 69/101 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 68,5%); các cấp, các ngành đều có sự quan tâm thích đáng tới giáo dục toàn huyện.

6.3. Y tế

Dưới thời Pháp thuộc, ngành y tế của huyện hầu như không phát triển. Trong huyện không có bệnh viện khám chữa cho nhân dân; việc chữa bệnh chủ yếu nhờ vào phương thuốc dân gian của các thầy lang.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của chính quyền cách mạng, hoạt động y tế của huyện có những thay đổi cơ bản. Đội ngũ cán bộ làm công tác vệ sinh tới tận các thôn, xóm trong toàn huyện tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân giữ vệ sinh, phòng bệnh. Được sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, huyện đã lập phòng khám chữa bệnh với một số thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc men. Mặc dù còn nhiều khó khăn, trang thiết bị thiếu thốn, song đây cũng là một bước tiến của y tế huyện, phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, mạng lưới y tế từ huyện xuống xã tiếp tục được xây dựng và củng cố. Bệnh xá nhỏ của huyện đã phát triển thành bệnh viện huyện với hơn 30

Page 95: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

993

giường bệnh. Trạm y tế ở tất cả các xã được mở rộng. Năm 1967, ngành đã khám bệnh cho 45.355 người, chữa bệnh cho trên 13.000 người. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được đẩy mạnh với trọng tâm là xây dựng nhà tắm, giếng nước và nhà vệ sinh. Năm 1975, một số trạm xá xã như Vũ Di, Lũng Hòa, Thổ Tang đã kết hợp Đông - Tây y trong điều trị bệnh và có kết quả tốt. Công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm, năm 1973 là 3,7%, năm 1974 còn 3,3%.

Những năm thực hiện đường lối đổi mới, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của ngành y tế Vĩnh Tường đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trang thiết bị phục vụ y tế được tăng cường đầu tư, nâng cấp. Phong trào xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đã và đang phát triển. Năm 2008, toàn huyện có 100% xã được công nhân đạt chuẩn quốc gia về y tế; trên 93% số xã có bác sĩ.

Từ năm 2009 - 2010, Vĩnh Tường là một trong những huyện dẫn đầu tỉnh về công tác y tế. Hiện tại, huyện có một phòng y tế là cơ quan chuyên môn, trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Chức năng chính của phòng là làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế, xây dựng các đề án phát triển y tế trên địa bàn huyện. Bệnh viện Đa khoa huyện với 200 giường bệnh có trang bị đầy đủ trang thiết bị; đội ngũ chuyên môn khá, đáp ứng được hầu hết nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Ngoài ra, huyện cũng xây dựng thêm hai phòng khám đa khoa khu vực và một phòng khám đa khoa tư nhân; một trung tâm y tế chuyên làm công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; một trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình chuyên tuyên truyền các chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số; một trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm với chức năng chính là tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ sở vật chất của các trạm y tế được nâng cấp khang trang, trang thiết bị được đầu tư. Các cán bộ y tế từ huyện đến xã thường xuyên được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tính đến năm 2009, 100% trạm y tế các xã, thị trấn có bác sĩ.

Tổng số cán bộ y tế trong toàn huyện hiện nay là 370 người, trong đó có 55 bác sĩ (không tính số bác sĩ đã nghỉ hưu và bác sĩ tư nhân); bình quân 1 bác sĩ/3,5 nghìn dân (đạt tỷ lệ cao nhất trong toàn tỉnh và cả nước). 100% các thôn đều có nhân viên y tế và cộng tác viên dân số.

Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng. Bình quân mỗi người dân được khám bệnh 2 lần/năm. Công tác khám và điều trị luôn kết hợp giữa y học dân tộc với y học hiện đại. Hiện nay, 100% các xã, thị trấn có vườn thuốc nam. Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 99,8%. Tỷ lệ trẻ 6 - 36 tháng tuổi được uống vitamin A đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 16%. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tiêm AT đầy đủ đạt 100%. Số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt từ 80 - 82%. Tỷ lệ sinh hằng năm là 1,79%; tỷ lệ tử là 0,51%. Tỷ lệ phát triển dân số là 1,27%. Tuổi thọ trung bình đạt 73 tuổi. Tỷ lệ giếng nước hợp vệ sinh là 89,3%. 100% gia đình có công trình vệ sinh, trong đó tự hoại 40%, còn lại là hai ngăn.

Công tác y tế luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện tới xã. Các chính sách ưu đãi dành cho cán bộ làm công tác y tế được quan tâm đầy đủ. Do vậy, các nhân viên y tế luôn an tâm công tác, hết lòng phục vụ nhân dân.

Page 96: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

994

1. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Từ xưa, Yên Lạc nổi tiếng là vùng đất trù phú, đông dân. Dư địa chí của Nguyễn Trãi từng xác định “Yên Lạc là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long”1.

Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), Đại Viêt địa dư toan biên của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (thế kỷ XIX), Đại Nam nhất thông chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn… thì tên huyện Yên Lạc đã có từ thời Đinh (thế kỷ X). Huyện Yên Lạc thuộc đạo Tam Đới (còn đọc là Tam Đái) (thời Đinh), lộ Tam Đới (thời Lý, Trần), phủ Tam Đới (thời Lê), xứ, trấn Thừa Tuyên (Sơn Tây).

Thời Minh Mạng, các đơn vị hành chính ở nước ta được chia thành tỉnh. Huyện Yên Lạc thuộc tỉnh Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), huyện Yên Lạc được nâng lên thành phân phủ Yên Lạc, có 15 tổng, 107 xã, thôn. Lỵ sở của huyện đặt ở xã Vĩnh Mỗ (nay là thị trấn Yên Lạc).

Toàn quyền Đông Dương thành lập đạo Vĩnh Yên; Yên Lạc lúc này trực thuộc Vĩnh Yên. Năm 1891, Toàn quyền Đông Dương bỏ đạo Vĩnh Yên, chuyển toàn bộ các huyện, trong đó có Yên Lạc về tỉnh Sơn Tây. Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương lập tỉnh Vĩnh Yên;

Yên Lạc là một huyện của tỉnh mới. Năm 1903, Yên Lạc có 7 tổng, 60 làng.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Yên Lạc với tư cách là một đơn vị hành chính, không thay đổi. Tháng 10 - 1977, thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ, Yên Lạc hợp nhất với huyện Vĩnh Tường thành huyện Vĩnh Lạc.

Ngày 7 - 10 - 1995, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 63/CP, chia Vĩnh Lạc ra làm hai huyện như trước đây (Yên Lạc và Vĩnh Tường). Khi tái lập, huyện Yên Lạc có diện tích tự nhiên là 107,7 km2; dân số là 140.680 người; gồm 17 xã, thị trấn.

2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Lạc, phía bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương; phía đông giáp huyện Bình Xuyên và Hà Nội; phía tây giáp huyện Vĩnh Tường; phía nam là sông Hồng.

2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Yên Lạc cách Thủ đô Hà Nội 30 km đường chim bay, nằm gần Quốc lộ 2, tuyến đường

1 Sách Tứ trấn viết: phủ thì nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu (Hưng Yên); huyện thì Nam Châu, Bắc Dũng, Đông Kỳ, Tây Lạc. Tức là 4 huyện: Châu Ninh của Nam Định, Yên Dũng của Bắc Giang, Tứ Kỳ của Hải Dương và Yên Lạc của Sơn Tây (nay thuộc Vĩnh Phúc).

Huyeän Yeân Laïc

Page 97: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

995

bản đồ hành chính huyện yên lạc

tỷ lệ 1 : 90 000

Page 98: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

996

sắt Hà Nội - Lào Cai. Yên Lạc có Quốc lộ 13 đi qua, nối Vĩnh Phúc với Sơn Tây, lên Tây Bắc; tỉnh lộ 303 từ Đồng Văn đến Nguyệt Đức, sang Bình Xuyên… Sông Hồng chảy qua 6 xã của huyện với 12 km đê Đại Hà, tạo thành hai đường giao thông thủy, bộ song song, nối liền Việt Trì với Hà Nội. Ngoài ra, huyện còn có nhiều đường liên huyện, liên xã, liên thôn, nối liền huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh…

Yên Lạc là một huyện đồng bằng, địa hình hơi nghiêng về phía nam, không bằng phẳng lắm, có nhiều đầm, hồ xen kẽ.

Đất sản xuất nông nghiệp của Yên Lạc được chia làm ba loại:

Đất phu sa sông Hồng: được bồi hằng năm, gồm các xã Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên, Trung Hà và một phần xã Nguyệt Đức, Liên Châu, Yên Phương, Đại Tự.

Đất phu sa cổ: ở các xã Đồng Văn, Trung Nguyên, Đồng Cương, Bình Định, Tề Lỗ.

Đất lầy lụt: ở các xã Yên Đồng, Tam Hồng, Yên Phương, Nguyệt Đức.

2.3. Khí hậu

Yên Lạc mang nhiều đặc trưng của khí hậu toàn miền đồng bằng Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 24,90C; cao nhất vào tháng 6, tháng 7 (29,80C); thấp nhất là 16,60C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.300 - 1.400 mm. Độ ẩm trung bình 82 - 84%/năm, trong đó độ ẩm cao nhất đo được là 85%, thấp nhất là 74%.

2.4. Thủy văn

Hai dòng sông lớn chảy qua Yên Lạc là sông Hồng và sông Phan. Sông Hồng là nguồn nước chủ yếu tưới tiêu cho đồng ruộng. Với hàm lượng phù sa cao, chất lượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất khoáng,

sông Hồng đã bồi đắp cho Vĩnh Phúc nói chung và Yên Lạc nói riêng dải đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Sông Phan chảy qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc).

Phía đông huyện có nhiều dải đầm ở các xã Bình Định, Minh Tân, Tam Hồng, Liên Châu.

3. DÂN CƯ, DÂN SỐ

Tính đến năm 2011, dân số Yên Lạc là 146.953 người1, trong đó sống ở nông thôn là 133.215 người, chiếm 90,65% Mật độ dân số 1.365 người/km2, gấp 1,5 lần mật độ chung toàn tỉnh.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số toàn huyện. Chất lượng lao động ngày càng nâng cao.

4. LỊCH SỬ2

Đầu Công Nguyên, nhân dân Yên Lạc đã theo Hai Bà Trưng đánh quân Nam Hán. Di tích để lại là gò Tổng binh ở Nguyệt Đức, nơi Hai Bà luyện binh. Khu căn cứ Cẩm Khê, nay là Cẩm Viên, xã Đại Tự vẫn còn mả Ông Voi và giếng nước cho voi uống.

Năm 542, Khoan Khoáng Đại vương, một nữ tướng của Lý Bí, quê ở xứ Hổ Kỳ, nay là thôn Báo Văn, xã Đồng Văn đã tập hợp nhân dân chống quân xâm lược nhà Lương ở hai huyện Bình Xuyên - Yên Lạc. Trong một trận huyết chiến ở vùng Yên Lạc, bà bị thương, khi được đưa về đến xứ Hổ Kỳ thì mất. Hiện nay, đình và đền thôn Báo Văn, đình làng Vật Cách còn thờ bà. Ở đình thôn Trại Cốc, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên còn bài vị thờ với dòng thánh tâm: “Đệ nhị ả nương Khoan Khoáng Đại vương nữ mạo hình dong”.

Năm 602, nhân dân Yên Lạc theo Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) đánh quân Tùy.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng phong trào Cần Vương, nhân dân

1 Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thông kê tỉnh Vinh Phúc năm 2011, sđd.2 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Lạc.

Page 99: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

997

trong huyện đã theo Lê Bột lập căn cứ ở chân núi Tam Đảo, chống Pháp suốt 11 năm. Nhân dân còn hưởng ứng, ủng hộ, tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa do Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến chỉ huy.

Tháng 10 - 1930, hai đồng chí Phan Văn Cương và Vũ Duy Cương, cán bộ Xứ ủy Bắc Kỳ về tuyên truyền cách mạng ở Yên Lạc. Các tổ chức Nông hội đỏ, Thanh niên Cộng sản Đoàn, Phụ nữ giải phóng được thành lập.

Thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939, phong trào đòi quyền dân sinh dân chủ được thành lập ở hầu hết các xã trong huyện. Ngày 24 - 6 - 1937, Hội Nông dân tương tế làng Lạc Trung (xã Trung Nguyên) gửi lá đơn có chữ ký của 20 người lên Công sứ tỉnh Vĩnh Yên đòi đóng thuế làm 2 lần và niêm yết mức thuế tại đình làng để nhân dân biết. Nhiều làng khác trong huyện cũng gửi đơn lên Thống sứ Bắc Kỳ phản đối việc thu thuế bất công.

Sôi nổi nhất là phong trào tập hợp dân nguyện gửi cho chính quyền thực dân ở Đông Dương và Chính phủ Pháp. Đầu năm 1937, nhân dịp Godard, phái viên của Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương, theo chủ trương của Đảng, ở Yên Lạc, một đoàn hàng trăm người đã đem theo các bản dân nguyện, kéo về Hà Nội “đón Godard”, trao bản dân nguyện, tố cáo với Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp về chính sách cai trị, áp bức, bóc lột dã man của chính quyền thuộc địa ở Đông Dương.

Tháng 10 - 1944, Mặt trận Việt Minh huyện Yên Lạc được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, từ tháng 4 đến tháng 8 - 1945, Yên Lạc có 18 cuộc biểu tình lớn nhỏ; phong trào đấu tranh sôi nổi, rộng khắp, dẫn đầu toàn tỉnh. Ngày 22 - 8, Yên Lạc cướp chính quyền thành công. Sau đó, bộ máy ngụy quyền ở các xã tự tan vỡ. Chính quyền nhân dân được thành lập.

Tháng 6 - 1946, Đảng bộ huyện Yên Lạc thành lập. Từ tháng 10 - 1946 đến giữa năm 1947, chi bộ Đảng ở các xã lần lượt ra đời.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Yên Lạc đã đánh bại ba trận càn: Canigu, năm 1949; Thanh Kiếm (Safir) và Si-bê-ri (Tây Bá Lợi - Á), năm 1952. Đồng thời kiên cường bám trụ, giữ đất, giữ làng, giữ vững cơ sở kháng chiến, phá tề, trừ gian, vượt qua thời kỳ đen tối, liên tục tấn công địch, tiến lên giải phóng quê hương.

Ngày 28 - 7 - 1954, những tên lính Pháp cuối cùng đóng ở bốt Giã Bàng (Tề Lỗ) rút về Vĩnh Yên. Yên Lạc sạch bóng quân thù.

Hòa bình lập lại, nhân dân Yên Lạc thực hiện giảm tô, cải cách, xây dựng hợp tác xã, phối hợp cùng nhân dân cả nước góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ; huy động sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Thực hiện tốt khẩu hiệu: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Từ năm 1954 đến năm 1975, huyện Yên Lạc huy động được 300.000 tấn lương thực, 150.000 tấn thực phẩm phục vụ kháng chiến; tiễn 11.500 thanh niên lên đường nhập ngũ, 6.000 thanh niên xung phong, 10 năm liền giao quân vượt chỉ tiêu, đạt 118%/năm.

Tháng 2 - 1979, chiến tranh biên giới xảy ra, hàng nghìn người con Yên Lạc lại lên đường bảo vệ biên cương. Hàng trăm người tham gia xây dựng phòng tuyến biên giới; nhiều người đã anh dũng hi sinh.

Trong lao động sản xuất, ở Yên Lạc đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến là điểm sáng của cả nước như: thủy lợi Phương Trù (xã Yên Phương), trồng cây Ngọc Long (xã Hồng Châu), ngô bầu (xã Yên Phương)...

Từ năm 1986 đến nay, nhất là từ khi tái lập, huyện Yên Lạc đã và đang thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của toàn tỉnh.

Page 100: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

998

Với những thành tích trong kháng chiến, huyện Yên Lạc và 17/17 xã, thị trấn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ngoài ra, Yên Lạc còn có năm Anh hùng liệt sĩ là: Nguyễn Văn Nhạc, Phan Văn Trác, Phùng Thị Toại, Văn Danh Trong, Đậu Văn Ngôn.

5. KINH TẾ1

Trong thời kỳ Pháp thuộc, kinh tế Yên Lạc nghèo nàn, kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chính. 80% ruộng đất tập trung vào một số địa chủ; người nông dân phải đi làm thuê, làm mướn. Tình trạng sưu cao, thuế nặng, phu phen tạp dịch làm cho đời sống nhân dân càng thêm cực khổ.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chủ tịch đã chỉ ra ba nguy cơ cho cách mạng Việt Nam là “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” và sáu biện pháp cần kíp cho toàn Đảng, toàn dân thực hiện.

Quán triệt chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của Đảng, Yên Lạc đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trước mắt là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện tự cấp tự túc. Phong trào “tấc đất tấc vàng” được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Công tác thủy lợi được quan tâm, những đoạn đê xung yếu thường xuyên được tu bổ. Đầu năm 1948, công trình thủy nông ở Hiệp Lực (Yên Đồng) được xây dựng; hàng chục kilomet kênh mương nội đồng được tu bổ, đảm bảo đủ nước cho 250 mẫu lúa vụ chiêm cấy kịp thời vụ.

Khắc phục hậu quả từ các đợt đánh phá của địch, nhân dân các xã Liên Châu, Thống Nhất (nay là xã Đại Tự) đã bồi đắp lại các quãng đê bị sụt lở, nạo vét hàng trăm mét kênh mương; thực hiện việc tạm giao và chia ruộng công điền công thổ cho nhân dân.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chỉ mới sản xuất các mặt hàng thủ công phục vụ

nhu cầu người dân. Buôn bán chủ yếu tập trung ở các chợ huyện và một số chợ phiên.

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, huyện đã lãnh đạo nhân dân khôi phục sản xuất, tu bổ, sửa chữa kênh mương, khôi phục các công trình thủy lợi…

Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, huyện đã xây dựng được xưởng cơ khí để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu của địa phương. Hợp tác xã cơ khí Tề Lỗ tiếp tục duy trì hoạt động. Trong hai năm 1973 - 1974, xí nghiệp cơ khí và ba hợp tác xã thủ công sản xuất - kinh doanh có lãi. Sản xuất gạch xây dựng tăng từ 1,2 triệu viên (năm 1970) lên 4 triệu viên (năm 1973).

Thời kỳ 1975 - 2010, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước cải tiến quản lý hợp tác xã, chuyển từ định mức lao động, xếp bậc lương công việc, định tiêu chuẩn tính công sang khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư và khoán sản phẩm theo “khoán 10” của Bộ Chính trị. Khi Đảng khởi xướng đổi mới, Đảng bộ Yên Lạc lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Đặc biệt, từ khi tái lập (năm 1996), huyện đã triển khai giao đất cho nông dân theo Nghị định 64 của Chính phủ; chuyển đổi đăng ký lại hợp tác xã; ban hành nghị quyết chuyên đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dẫn đầu cả tỉnh trong việc hoàn thành quá trình dồn ghép ruộng đất, mở đường cho cơ giới hóa nông nghiệp, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; ban hành Kế hoạch số 22-KH/HU thực hiện Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân. Yên Lạc đã hình thành ba vùng kinh tế: vùng kinh tế phía bắc phát triển công

1 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Lạc.

Page 101: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

999

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi; vùng đất giữa đảm bảo an ninh lương thực; vùng đất bãi trồng rau, quả có giá trị kinh tế cao và nuôi trồng thủy sản. Hình thành 41 vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng 31 khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Đến năm 2010, tổng diện tích gieo trồng đạt 15.470 ha; giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 80,6 triệu đồng, vượt 30,6 triệu đồng so với mục tiêu Đại hội nhiệm kỳ 2005 - 2010 đề ra. Nhiều hộ đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả cao, thường xuyên có 150 - 200 đầu lợn, 1.000 - 1.200 con gia cầm, thu nhập bình quân 80 - 100 triệu đồng. Huyện cũng đã đầu tư 55,3 tỷ đồng cho cải tạo, nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 1.310 ha, chuyển từ nuôi trồng truyền thống sang đầu tư thâm canh. Năng suất cá bình quân 3,3 tấn/ha/năm, cao nhất từ trước đến nay.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bước đầu đạt những kết quả quan trọng. Giao thông xây dựng phát triển mạnh. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 290 tỷ đồng, tăng 17,9%. Giá trị xây dựng cơ bản đạt 324,9 tỷ đồng, tăng 26,5%.

Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, huyện còn chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công như ươm tơ, dệt lụa, mộc, đan lát mỹ nghệ cao cấp... và các làng nghề truyền thống. Hiện Yên Lạc đã có 5 làng nghề được tỉnh công nhận là: nghề mộc truyền thống thôn Lũng Hạ (xã Yên Phương), Vĩnh Đoài, Vĩnh Đông (thị trấn Yên Lạc); làng nghề chế biến bông vải sợi (xã Yên Đồng); chế biến tơ nhựa Tảo Phú (xã Tam Hồng). Các làng nghề hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm ổn định và thu nhập ngày càng tăng cho người dân.

Những năm qua, huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng xong cụm công nghiệp làng nghề Tề Lỗ, cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc; tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp Đồng Văn, Trung Nguyên, Yên Đồng, Đại Tự, Nguyệt Đức, Trung Kiên, Tảo Phú - Tam Hồng, Minh Phương1.

Ngành điện lực huyện đã cải tạo toàn bộ lưới điện từ 10 KVA lên 22 KVA, nâng công suất biến áp 3 pha từ 100 KVA lên 400 KVA đối với khu vực thị trấn, từ 100 KVA lên 250 KVA đối với khu vực nông thôn; triển khai dự án đường điện 35 KV tuyến Tam Hồng - Tề Lỗ trị giá 5 tỷ đồng; thực hiện dự án RE II tại 7 xã với tổng kinh phí 31,2 tỷ đồng.

Các tuyến đường giao thông được xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn của Nhà nước với tuyến tỉnh lộ dài 25 km; đường liên huyện, liên xã dài 45,7 km. 98% đường liên xã, đường làng, ngõ xóm được gạch hóa, bê tông hóa, nhựa hóa, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển.

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá. Tổng mức bán lẻ trên thị trường đạt 1.092 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu đạt 9,4 tỷ đồng. Mạng lưới chợ được xây dựng trên địa bàn huyện với tổng giá trị 38 tỷ đồng. Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, tổng giá trị dịch vụ vận tải là 86,9 tỷ đồng, trong đó vận tải hàng hóa 44,7 tỷ đồng, vận tải hành khách 42,2 tỷ đồng.

6. VĂN HÓA - XÃ HỘI2

6.1. Văn hóa

Nằm trong cái nôi của nền văn hóa Đồng Đậu, nền văn minh lúa nước sông Hồng, Yên Lạc là vùng đất có truyền thống văn hóa đặc sắc, được bảo tồn, giữ gìn và phát huy trong

1 Xem Phần thứ ba, Chương 3, mục 3.2.2 Tư liệu Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Lạc.

Page 102: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

1000

suốt chiều dài lịch sử. Đời sống văn hóa nơi đây rất phong phú với những làn điệu hát xoan, trống quân, hát chèo... trong các buổi lễ, hội đình đám.

Yên Lạc có một hệ thống công trình kiến trúc đình, đền, chùa, miếu khá nổi tiếng như đền Thính, đền Tranh thờ Tản Viên Sơn Thánh, đền Gia Loan thờ Nguyễn Khắc Khoan ở Minh Tân, đền thờ Lý Phật Tử, đền thờ Bố Cái Đại vương ở Phương Nha...

Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Các tệ nạn mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện được khuyến khích phát triển, làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ban hành hàng loạt chính sách và các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới, tiêu biểu là cuộc vận động “Cải lương hương tục”. Nhân dân Yên Lạc nhiệt tình hưởng ứng, từng bước đẩy lùi văn hóa nô dịch, xóa bỏ mê tín dị đoan, xóa bỏ các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, bàn đèn thuốc phiện. Nhiều gia đình đã tổ chức lễ cưới, lễ tang theo đời sống mới, ốm đau thì chữa trị chứ không theo thầy mo cúng bái.

Văn hóa văn nghệ từng bước phát triển. Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 7 - 1948) tại Phú Thọ, ngành Văn hóa - Thông tin huyện được củng cố thêm một bước về hệ thống tổ chức từ huyện đến xã. Nhiều đợt tuyên truyền, vận động cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã được tiến hành với những hình thức phong phú như in và phổ biến bản tin, dán áp phích. Tại các xã đều ra báo tường, diễn kịch với nội dung thiết thực, làm bừng lên không khí khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

Năm 1967, huyện đã tổ chức 84 buổi văn nghệ, phục vụ gần 100 nghìn lượt người; tổ chức chiếu phim và ba hội diễn văn nghệ.

Phong trào thể dục - thể thao phát triển mạnh. Năm 1971, toàn huyện có 198 câu lạc bộ, 79 tủ sách, 59 đội văn nghệ. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm, chú trọng.

Từ năm 1975 đến nay, đặc biệt từ sau khi huyện được tái lập, sự nghiệp văn hóa - thông tin - thể dục thể thao được thực hiện ở 17/17 xã, thị trấn. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai tích cực. Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước nâng cao. 91% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 91,6% số làng đạt làng văn hóa; 100% đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa; 134/162 thôn, làng và 17/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa. 100% số thôn làng có quy ước, hương ước được phê duyệt. Chỉ thị 27, 03 và các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống được nhân dân tích cực thực hiện. Các tập tục lạc hậu dần bị đẩy lùi. Các nghi thức mới được hình thành, phát huy tác dụng, góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong các làng, xã, cơ quan, đơn vị. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao có bước phát triển. Cơ sở vật chất phục vụ văn hóa thông tin, thể dục - thể thao tiếp tục được quan tâm đầu tư, xây dựng. Hệ thống thư viện, tủ sách, phong trào đọc sách được duy trì thường xuyên. Quản lý các di tích lịch sử văn hóa đi vào nề nếp, hiệu quả. Thông tin tuyên truyền được quan tâm. Hệ thống đài truyền thanh đã tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, đáp ứng yêu cầu và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Page 103: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

1001

Nhiều năm liền, ngành Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện đạt danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Yên Lạc đã kịp thời triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với người có công và các đối tượng xã hội, đảm bảo đúng đối tượng, đảm bảo an sinh xã hội. Huyện đã thực hiện tốt 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công; vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng, sửa chữa 130 nhà tình nghĩa và 14 nghĩa trang liệt sĩ; tặng 1.780 sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Huyện cũng thực hiện tốt chế độ chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật; vận động các nhà tài trợ giúp trẻ em khám chữa bệnh, phẫu thuật, chỉnh hình miễn phí, cấp học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó, tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

6.2. Giáo dục

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong hương ước của nhiều làng có điều khoản quy định về việc khuyến học, khuyến tài. Các làng, xã, đều có ruộng khuyến học (học điền).

Nhiều làng có văn chỉ thờ các vị tiên hiền. Dưới triều Nguyễn, huyện dựng bia tiên hiền đặt tại Đồng Đậu, ghi danh các vị đại khoa.

Từ triều Lý đến triều Nguyễn, Yên Lạc có 22 vị danh nho đỗ từ hàng Đệ tam giáp Tiến sĩ trở lên (chiếm 22% số nhà khoa bảng của Vĩnh Phúc) được ghi tên trong các bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Hà Nội và Cố đô Huế.

Riêng triều Nguyễn, Yên Lạc có 14 vị đỗ từ Cử nhân trở lên, chiếm 42% tổng số Tiến sĩ, Cử nhân của tỉnh Vĩnh Phúc. Trạng nguyên Phạm Công Bình là vị khai khoa cho hàng danh nho Vĩnh Phúc1.

Đầu thế kỷ XX, các lớp học chữ Quốc ngữ được mở ở một số làng xã do các hương sư, tổng sư giảng dạy. Vào những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ XX, huyện lỵ chỉ có một trường Tiểu học có từ lớp đồng ấu (lớp 1) đến lớp thứ nhất (lớp 5). 95% dân số mù chữ.

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến tháng 7 năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân tích cực tham gia diệt giặc dốt. Hàng trăm lớp bình dân học vụ được mở ra ở tất cả các làng xã. Hàng vạn già, trẻ, trai, gái nô nức đi học. Việc học diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy người biết ít. Chỉ mấy năm, Yên Lạc đã cơ bản xóa xong nạn mù chữ.

Cùng với phong trào bình dân học vụ, các lớp dạy trẻ từ 7 đến 15 tuổi cũng được mở ra. Nhiều nhà giáo tản cư từ Hà Nội, Sơn Tây, Vĩnh Yên về đã mở lớp học tư thục. Từ cuối năm 1949, giặc Pháp mở rộng chiến tranh tới Yên Lạc, phong trào học tập tạm lắng xuống.

Từ năm 1950 đến năm 1954, Yên Lạc chia thành hai vùng: vùng địch tạm chiếm và vùng du kích. Ở vùng tạm chiếm, địch mở một số lớp tiểu học; ở huyện lỵ (Minh Tân cũ) có trường Tiểu học hoàn chỉnh, giáo viên do ngụy quyền điều về và trả lương. Vùng du kích (6 xã ven sông Hồng), chính quyền cách mạng mở một số lớp, tuy vẫn duy trì nhưng học không đều.

Năm 1952, Ty Giáo dục Vĩnh Phúc mở lớp bồi dưỡng giáo viên cho vùng địch hậu, Yên Lạc cử 12 thành viên dự lớp. Sau 4 tháng, các giáo viên trở về, mở một số lớp ở Nguyệt Đức, Liên Châu, Trung Kiên, Hồng Châu, nhưng chỉ có lớp ở Liên Châu là duy trì được đến năm 1954. Năm học 1952 - 1953, Trường cấp I Liên Châu được Ty Giáo dục Vĩnh Phúc cấp Giấy khen.

1 Xem Phần thứ tư, Chương 9, Nhân vật lịch sử - văn hóa.

Page 104: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

1002

Từ tháng 8 - 1954 đến tháng 5 - 1975, cùng với việc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, giáo dục cũng được chú trọng. Ngay từ năm học 1954 - 1955, ở 17 xã, các lớp vỡ lòng, cấp I được mở lại. Những năm đầu, mọi người học ở đình chùa, đền miếu, nhà dân.

Năm học đầu tiên sau hòa bình, huyện Yên Lạc chỉ có 4 xã đủ các lớp cấp I là xã Liên Châu, Minh Tân, Tề Lỗ, Nguyệt Đức. Năm học 1956 - 1957, tất cả các xã đã có trường cấp I hoàn chỉnh với 4.580 học sinh.

Trước năm 1958, học sinh cấp II của Yên Lạc phải về Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, Phúc Yên hoặc sang thị xã Sơn Tây để học. Năm 1958, trường cấp II Minh Tân được thành lập.

Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Yên Lạc thành lập một số trường phổ thông nông nghiệp cấp II (Hồng Phương, Trung Nguyên); sau đổi thành trường phổ thông cấp II. Năm 1965, Trường cấp III Yên Lạc được thành lập. Năm 1975, hầu hết các xã đã có trường cấp III.

Cơ sở vật chất cũng được xây dựng từng bước. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, rất nhiều trường đã có lớp học là nhà cấp 4, mái lợp ngói, có khu tập thể cho giáo viên gọn gàng, ngăn nắp (như trường Liên Châu, Tam Hồng, Nguyệt Đức, Minh Tân, Trung Kiên...).

Năm 1961, tại Trường cấp I Trung Kiên, huyện phát động phong trào thi đua “Hai tốt” theo gương Bắc Lý. Cũng trong năm học này, Trường cấp I Liên Châu dẫn đầu cả huyện, và thậm chí là cả tỉnh, trong phong trào thi đua “Hai tốt”. Do vậy, Bộ Giáo dục đã tổ chức Hội nghị Giáo dục toàn ngành tại Liên Châu, do Thứ trưởng Võ Thuần Nho chủ trì. Trường cấp I Liên Châu cũng vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là trường đầu tiên của tỉnh được tặng Huân chương.

Từ năm 1965, giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Các trường kịp thời chuyển hướng cho phù hợp với tình hình

mới theo phương châm tinh giản nội dung giảng dạy, vững chắc, thiết thực; đảm bảo an toàn cho thầy và trò.

Trong suốt 10 năm chống chiến tranh phá hoại, dù phải sơ tán trường lớp, thiếu giáo viên, song ngành giáo dục huyện vẫn phấn đấu đạt những kết quả đáng tự hào. Năm học 1966 - 1967, kết quả thi hết cấp của cấp III đạt 92%, cấp II đạt 93%, cấp I đạt 98%. Số học sinh các cấp đều tăng. Năm học 1973 - 1974 tăng hơn năm trước gần 2.000 học sinh ở cả ba cấp. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Năm học 1972 - 1973, kết quả thi hết cấp I đạt 87%, cấp II đạt 89%, cấp III đạt 52%.

Phong trào thanh toán nạn mù chữ được chú ý ngay sau khi hòa bình. Năm 1958, Yên Lạc được tỉnh công nhận là huyện dẫn đầu về thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.

Phong trào bổ túc văn hóa phát triển mạnh từ năm 1959 đến suốt những năm 70 của thế kỷ XX.

Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, Yên Lạc đã thành lập 3 trường bổ túc văn hóa ở Hồng Phương, Nguyệt Đức, Trung Nguyên.

Vào những năm 1960 - 1970, huyện có trường bổ túc văn hóa dành cho cán bộ huyện, cán bộ chủ chốt đặt tại đền Bắc Cung; trường bổ túc văn hóa cho cán bộ tỉnh đặt tại Trung Nguyên. Các xã đều có lớp bổ túc văn hóa. Một số xã có trường bổ túc văn hóa vừa học vừa làm (Liên Châu, Tam Hồng).

Mỗi xã có một giáo viên do Ủy ban hành chính huyện điều về chuyên trách công tác bổ túc văn hóa. Các trường phổ thông kiêm thêm nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa.

Xã Tam Hồng là đơn vị điển hình của miền Bắc về phong trào bổ túc văn hóa. Năm 1964, xã được vinh dự đón Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng về thăm. Năm 1965, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, công nhận Tam Hồng là đơn vị đã hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm lần thứ nhất (xã đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc).

Page 105: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

Phần thứ sáu: THÀNH PHỐ, HUYỆN, THị

1003

Sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi huyện được tái lập (1996) đến nay, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện tiếp tục phát triển toàn diện và vững chắc. Quy mô trường lớp ổn định. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các lớp đầu cấp cao, trong đó nhà trẻ: 55,8%, mẫu giáo: 95%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 99,8%; học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6: 100%; trên 80% học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở vào lớp 10 Trung học Phổ thông. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học Cơ sở được duy trì ổn định, bền vững. Chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà và mũi nhọn có những chuyển biến tích cực. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở cấp học mầm non có nhiều tiến bộ; chất lượng phổ cập trẻ 5 tuổi được nâng lên rõ rệt. Khảo sát đầu vào lớp 6, thi vào lớp 10, thi đỗ các trường đại học, cao đẳng, học sinh giỏi các cấp… của huyện đều ở tốp đầu của tỉnh. Yên Lạc có nhiều học sinh đạt Huy chương Vàng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và khu vực. Năm học 2008 - 2009, tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng cao nhất từ trước đến nay; Trường Trung học Phổ thông Yên Lạc xếp thứ 68, Trung học Phổ thông Yên Lạc 2 xếp thứ 167 trong tốp 200 trường Trung học Phổ thông có điểm thi cao nhất toàn quốc. Năm học 2009 - 2010, kết quả thi học sinh giỏi Tiểu học, Trung học Cơ sở và tham gia hội khỏe Phù Đổng đạt cao nhất tỉnh. Cơ sở vật chất được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Số phòng học kiên cố đạt 70,8%. Đồ dùng, thiết bị dạy học được bổ sung, đáp ứng yêu cầu dạy và học. 49/58 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 84,5%. Yên Lạc là huyện có tỷ lệ trường đạt chuẩn cao nhất toàn tỉnh, trong đó Mầm non 17/19 trường, Tiểu học 21/21 trường, Trung học Cơ sở 11/18 trường, Trung học Phổ thông 1 trường. Yên Lạc có 3 trường đạt chuẩn mức 2 và huyện hiện đang triển khai xây dựng 3 trường chất lượng cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, có

phẩm chất chính trị vững vàng, chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo là 100%, trong đó, trên chuẩn là 48,5%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả. Quản lý giáo dục được đổi mới theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sát thực tiễn. Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển sâu rộng. Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học huyện, xã, thị trấn đã làm tốt vai trò khuyến học, khuyến tài, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội đối với giáo dục. Các trung tâm học tập cộng đồng được củng cố và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Giáo dục và đào tạo đạt nhiều thành tựu xuất sắc; nhiều năm liền đạt danh hiệu Lá cờ đầu của ngành giáo dục Vĩnh Phúc.

6.3. Y tế

Thời Pháp thuộc, y tế của Yên Lạc không phát triển. Cả huyện chỉ có một nhà thương. Nhân dân ốm đau không có thuốc men, không được cứu chữa kịp thời.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dù điều kiện chiến tranh khó khăn, ngành y tế Yên Lạc vẫn phát huy hết khả năng của cơ sở vật chất hiện có để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, đội ngũ cán bộ làm công tác vệ sinh tỏa đi khắp các thôn, xóm, tận tình hướng dẫn từng gia đình, từng người dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh. Được tỉnh hỗ trợ cả về kinh phí và cán bộ chuyên môn, huyện đã thành lập được các phòng cấp phát thuốc, nhà hộ sinh, trạm giải phẫu, kịp thời khám chữa bệnh cho nhân dân ở các tuyến xã, huyện.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện Yên Lạc cũng như các địa phương khác được đặc biệt chú trọng. Năm 1960, huyện đã xây dựng được 14 trạm y tế.

Trong thời gian đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngành y tế

Page 106: THAM GIA BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Thế Trường (Chủ trì) ThS ...sokhcn.vinhphuc.gov.vn/upload/file/Nam2013/Dia chi/PHAN6.pdfThS. Lê Thị Dương Lê Văn Lãng ThS. Trần

ĐịA CHí VĩNH PHúC

1004

Yên Lạc vẫn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống y tế từ huyện đến xã tiếp tục được củng cố. Nhiều cán bộ y tế được bồi dưỡng, đào tạo. Năm 1974, toàn huyện có 54 y sĩ, y tá; 152 giường bệnh; 24 hợp tác xã nông nghiệp có tủ thuốc và y tá thường trực. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt kết quả khá. Điển hình về công tác y tế và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em của huyện là xã Văn Tiến.

Trong thời kỳ xây dựng đất nước, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân càng được chú trọng. Huyện đã đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Hiện nay, sự nghiệp y tế được quan tâm và ngày càng phát triển, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 07/2004/NQ-HU về phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 2010. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Đội ngũ cán bộ ngành y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đạt tỷ lệ 3 bác sĩ/1 vạn dân. Bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế, trạm y tế cơ sở

được đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng cấp theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng ngày càng tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng và đạt kết quả tốt; công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em, phòng bệnh, phòng dịch, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 16,8%, vượt mục tiêu đại hội. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt 99,8%.

Công tác xã hội hóa y tế có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Yên Lạc là huyện đầu tiên trong tỉnh có 17/17 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các cơ sở hành nghề y dược tư nhân được quản lý theo quy định của pháp luật. Hoạt động tuyên truyền và thực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều chuyển biến. Nhận thức của người dân về chính sách dân số từng bước được nâng cao.

Sắc thái mới trên quê hương Yên Lạc