158
THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Tác giả: Trịnh Thị Kim Ngọc LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục học Đặc biệt là một ngành khoa học mới ở Việt Nam. Hiện nay, tài liệu tham khảo về Giáo dục Đặc biệt nói chung và chuyên ngành khiếm thính nói riêng bằng tiếng Việt cho giảng viên và sinh viên tại các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm có Khoa Giáo dục Đặc biệt còn thiếu. Để có được tài liệu phục vụ cho việc học tập của sinh viên Khoa Giáo dục Đặc biệt hệ chính qui và không chính qui trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW3, chúng tôi biên soạn tài liệu "Thanh thính học trong giáo dục trẻ khiếm thính" với các nội dung cơ bản và một số hình ảnh minh hoạ nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất cho sinh viên học chuyên ngành giáo dục trẻ khiếm thính. Sau khi học các môn học: Giải phẫu sinh lý, sinh lý học thần kinh và giác quan, tâm lý học thần kinh... trong phần kiến thức chung và kiến thức cơ sở của chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục Đặc biệt, "Thanh thính học trong giáo dục trẻ khiếm thính" là môn học đầu tiên trong

THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

  • Upload
    vuhuong

  • View
    218

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHTHANH THÍNH HỌC

TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH

Tác giả: Trịnh Thị Kim Ngọc

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục học Đặc biệt là một ngành khoa học mới ở Việt Nam. Hiện

nay, tài liệu tham khảo về Giáo dục Đặc biệt nói chung và chuyên ngành

khiếm thính nói riêng bằng tiếng Việt cho giảng viên và sinh viên tại các

trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm có Khoa Giáo dục Đặc biệt còn thiếu.

Để có được tài liệu phục vụ cho việc học tập của sinh viên Khoa Giáo dục

Đặc biệt hệ chính qui và không chính qui trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu

giáo TW3, chúng tôi biên soạn tài liệu "Thanh thính học trong giáo dục trẻ

khiếm thính" với các nội dung cơ bản và một số hình ảnh minh hoạ nhằm

cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất cho sinh viên học chuyên ngành

giáo dục trẻ khiếm thính.

Sau khi học các môn học: Giải phẫu sinh lý, sinh lý học thần kinh và

giác quan, tâm lý học thần kinh... trong phần kiến thức chung và kiến thức cơ

sở của chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục Đặc biệt, "Thanh thính học

trong giáo dục trẻ khiếm thính" là môn học đầu tiên trong chuyên ngành giáo

dục trẻ khiếm thính, gồm có 30 tiết và dược chia thành 5 bài (Xem chương

trình môn học).

Sau mỗi bài, chúng tôi đã biên soạn các câu hỏi để sinh viên thảo luận

trong quá trình học, các câu hỏi ôn tập sau khi kết thúc bài học và tài liệu

tham khảo cần phải đọc ngay để bổ sung và hoàn thiện kiến thức một cách

đầy đủ. Riêng bài 4, có các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức về máy

trợ thính và cấy điện cực ốc tai. Phần phụ lục, là những bài đọc thêm rất cần

thiết để có kiến thức trọn vẹn về nội dung liên quan đến từng bài. Ngoài việc

Page 2: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

được học lý thuyết, sinh viên còn có cơ hội kiến tập ở các trường chuyên biệt

dạy trẻ khiếm thính để quan sát môi trường chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tài liệu này được soạn dựa trên các tài liệu bài giảng của GV Trần Thị

Thiệp (Khoa GDĐB trường ĐHSP Hà Nội), BS Nguyễn Thị Thanh Thủy

(Trưởng Khoa Thính học - TT Tai-mũi-họng TP.HCM) và một số trang web.

Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót

chúng tôi mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và các em sinh viên để

tài liệu này được hoàn thiện và phục vụ tốt hơn cho chuyên ngành giáo dục

trẻ khiếm thính.

Tác giả

MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Hình thành cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan

đến âm thanh và thính học trong việc giáo dục trẻ khiếm thính mầm non. Qua

đó, giúp người học có thái độ đúng đắn và đam mê công việc chăm sóc và

giáo dục cho trẻ khiếm thính.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Phẩm chất. Kiên trì, nhẫn nại đối với trẻ khiếm thính, say mê tìm

hiểu thêm các nội dung liên quan đến thanh thính học trong giáo dục trẻ

khiếm thính.

2.2. Năng lực:

2.2.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn này sinh viên có khả năng:

- Khái quát được các khái niệm cơ bản về sinh lý tai của trẻ em, các

đặc tính cơ bản của âm thanh, tật khiếm thính, các loại khiếm thính, mức độ

giảm thính lực...

Page 3: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Trình bày được cấu tạo, chức năng, cách bảo quản máy trợ thính.

- Xác định được các yêu cầu cần có của một môi trường nghe thích

hợp cho trẻ khiếm thính.

2.2.2. Kỹ năng:

- Đọc và vẽ được thính lực đồ

- Sử dụng các chức năng thông thường của máy trợ thính

- Bước đầu thiết kế môi trường nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Nội dung cụ thể và phân phối thời gian:

TT Nội dungTS

(tiết)

Phân bổ

LT TH

1

Bài l: Giải phẫu và sinh lý bộ máy thính giác

1.1. Giải phẫu tai

1.2. Sinh lý tai

1.3. Sự thu nhận độ to nhỏ của âm thanh

1.4. Sự phát triển tai ở trẻ nhỏ

3 2 1

2

Bài 2: Các khái niệm cơ bản về âm thanh

2.1. Tần số

2.2. Cường độ

2.3. Trường độ

3 2 1

3

Bài 3: Tật khiếm thính

3.1. Khái niệm và phân loại tật khiếm thính

3.2. Nguyên nhân gây khiếm thính

3.3. ảnh hưởng của tật khiếm thính

6 3 3

Page 4: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

4

Bài 4: Dụng cụ trợ thính

4.1. Máy trợ thính

4.2. Cấy điện cực ốc tai

9 4 5

5

Bài 5: Môi trường nghe thích hợp cho trê khiếm

thính

5.1. Tín hiệu - tiếng động nền

5.2. Môi trường nghe thích hợp

9 3 6

Tổng cộng 30 14 16

Bài 1: GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ BỘ MÁY THÍNH GIÁC

Cảm thụ âm thanh là một quá trình phức tạp xảy ra trong cơ quan phân

tích thính giác.

Cơ quan phân tích thính giác gồm 3 phần:

- Phần ngoại biên: Tai

- Đường dẫn truyền: Dây thần kinh thính giác (dây sọ não số 8)

- Phần trung ương: Trung khu thính giác tại thuỳ thái dương của vỏ

não.

Về bản chất vật lý, âm thanh là các sóng âm với các tần số và biên độ

dao động khác nhau. Tần số là chu kỳ dao động của sóng âm trong một giây,

được thể hiện thành ấm trầm (tần số thấp), âm bổng (tần số cao). Biên độ

dao động của sóng âm được thể hiện bằng cường độ âm thanh mạnh (âm to)

hoặc yếu (âm nhỏ). Ngoài hai chỉ số chính của âm là độ trầm bổng và độ to

nhỏ, âm thanh còn có các âm sắc, người ta có thể phân biệt được giọng nói

của người này với giọng nói của người khác, âm thanh của tiếng đàn này với

âm thanh của tiếng đàn khác khi độ cao và cường độ của chúng như nhau.

Page 5: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Tai là bộ phận phân tích bên ngoài của cơ quan phân tích thính giác.

Tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài và tai giữa làm nhiệm vụ

hứng sóng âm và phần này biến đổi kích thước sóng âm, dẫn sóng âm vào tai

trong. Tai trong thu nhận được các kích thích âm thanh, biến chúng thành các

xung động thần kinh truyền lên vỏ não. Tại trung khu thính giác ở vùng thái

dương của vỏ não sẽ có sự phân tích và tổng hợp, cho ta cảm giác âm thanh.

Chúng ta sẽ lần lượt xét về giải phẫu và sinh lý tai qua quá trình cảm

thụ âm thanh.

1.1. Giải phẫu tai:

Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm có vành tai và

ống tai. Vành tai là phần sụn bọc da nhô ra ngoài tai. Ở nhiều động vật, vành

tai cử động được và có vai trò rất quan trọng trong việc hướng các sóng âm

vào ống tai. Vành tai ở người không cử động được, con người muốn nghe

phải khum lòng bàn tay và nghiêng đầu về phía có tiếng động ống tai ngoài là

một ống hơi cong dài khoảng 25 em. Ống tai dài hẹp, đảm bảo cho nhiệt độ

của màng nhĩ không thay đổi. Trên mặt thành ống tai có nhiều lông nhỏ và

trong thành ống có tuyến đặc biệt tiết ra một chất nhầy quánh (ráy tai). Các

lông này và chất quánh tiết ra có nhiệm vụ bảo vệ không cho bụi bặm và côn

trùng lọt vào sâu trong tai.

Ở chỗ giáp giữa tai ngoài và tai giữa có màng nhĩ. Đó là một màng

mỏng có chiều dày 0,1 m và rộng 70 mm2. Màng nhĩ có 3 lớp: lớp ngoài là

da, lớp giữa là xơ và lớp trong cùng là niêm mạc. Cả màng nhĩ trông giống

như một cái phễu hình bầu dục không cân đối, có đỉnh phễu hướng vào phía

trong. Tuy mỏng nhưng màng nhĩ rất chắc, có tính đàn hồi và có thể rung

dưới tác động của những sóng âm đập vào đó. Do có cấu trúc màng không

cân đối nên màng nhĩ không có chu kỳ dao động riêng. Nhờ đó dưới tác động

của các sóng âm nó có thể dao động lặp lại các bước sóng của các sóng âm.

Tai giữa gồm khoang tai giữa, chuỗi xương tai và ống ơstas. Khoang

tai giữa nằm trong phần tháp của xương thái dương. Thành ngoài của khoang

là màng nhĩ, thành trong có hai lỗ thông với tai trong là cửa sổ bầu dục và

Page 6: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

cửa sổ tròn, trong đó có căng các màng liên kết mỏng (màng cửa sổ bầu dục

và màng cửa sổ tròn). Trong khoang tai giữa có 3 xương nhỏ nằm kế tiếp

nhau và có tên gọi theo hình dáng của chúng là xương búa, xương đe và

xương bàn đạp. Cán xương búa tựa vào trung tâm của màng nhĩ. Đầu xương

búa cử động được dính vào xương đe. Đầu kia của xương đe nối liền với

xương bàn đạp. Đầu rộng của xương bàn đạp áp vào cửa sổ bầu dục. Các

xương này khớp với nhau tạo thành một hệ thống đòn bẩy. Dưới tác động

của sóng âm sẽ làm màng nhĩ rung và rung động đó được truyền qua hệ

thống xương tai giữa để truyền đến màng cửa sổ bầu dục. Diện tích cửa sổ

bầu dục nhỏ hơn cửa sổ của màng nhĩ 22 lần (3,2 mm2 so với 70 mm2). Nhờ

cấu tạo và hệ thống sắp xếp chuỗi xương như vậy mà dao động của sóng âm

được truyền qua chuỗi xương đến màng cửa sổ bầu dục vẫn giữ nguyên tần

số, nhưng giảm biên độ lên 22 lần. Chính vì vậy, ta có thể thấy những âm rất

nhỏ.

Khoang tai giữa được thông với hầu họng qua ống ơstas. Ống ơstas là

một ống hẹp, đầu ống có van. Nhờ có ống ơstas thì mọi thay đổi của áp lực

khí quyển sẽ làm màng nhĩ phình ra hay lõm vào và gây ra cảm giác đau đớn

trong tai. Van của ống ơstas thường đóng kín để ngăn cản cảm giác thính

giác khó chịu do tiếng nói của chúng ta phát sinh. Van này được mở khi nuốt

nên khi cần trung hoà áp lực hai bên màng nhĩ (khi có tiếng động mạnh, khi

lên máy bay...) ta thường há miệng và nuốt nước bọt. Nhưng ống ơstas cũng

chính là con đường để cho vi khuẩn từ khoang mũi, miệng, hầu đi vào gây

viêm tai giữa đôi khi làm chuỗi xương tai giữa dính vào nhau và không truyền

dao động sóng âm được, sẽ gây khiếm thính.

Ngoài ra, ở tai giữa còn có 2 cơ là cơ búa và cơ bàn đạp. Hai cơ này có

nhiệm vụ giữ cho màng nhĩ và cửa sổ bầu dục khỏi bị rung với biên độ quá

lớn. Tuy vậy, dưới tác động của những âm quá mạnh và quá gần tai, màng

nhĩ vẫn có thể bị rách, sẽ gây khiếm thính.

Tai trong là một cấu trúc phức tạp nằm ở trong xương tháp của xương

thái dương. Tai trong có phần tiền đình và 3 vành bán khuyên là cơ quan

Page 7: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thăng bằng (thu nhận những thay đổi vị trí của đầu và những chuyển động

của cơ thể trong không gian: cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu, chuyển động lên,

xuống, quay...) còn ốc tai là cơ quan âm thanh.

Ốc tai của người gồm ốc tai xương và ốc tai màng. Ốc tai xương là một

ống xương dài 20 - 30 mm, có đường kính khác nhau và vặn xoắn theo

đường vỏ ốc thành 2,5 - 2,75 vòng. Trong ốc tai xương có ốc tai màng nằm

gần suốt dọc chiều dài của ốc tai xương. Ốc tai màng được tạo nên bởi 3

màng Râynơ và màng cơ sở liên kết với nhau tại đỉnh của ốc tai, tạo thành lỗ

Hêlicotrema. Hai màng này chia ốc tai thành 3 ống: ống tiền đình, ống nhĩ và

ống ốc tai màng. ống trên là ống tiền đình, ống dưới là ống nhĩ. Ống giữa

được gọi là ống ốc tai màng (còn được gọi là ống màng, kênh màng ốc tai).

Ống ốc tai màng được phân cách hoàn toàn với hai ống trên, dưới bằng

màng Râysne và màng cơ sở và chứa nội dịch. Thành phần các chất diện giải

của nội dịch và ngoại dịch không giống nhau, cụ thể nội dịch chứa các con K+

nhiều hơn ngoại dịch 100 lần, ion Na+ trong nội dịch ít hơn ngoại dịch 10 lần.

Chính sự phân bố con không đồng đều cũng góp phần vào việc hình thành

xung điện thần kinh dưới tác động của sóng âm.

Màng cơ sở là một màng liên kết, trên đó có các sợi dây chăng ngang

từ mảnh viền trụ ốc sang thành bên kia của ốc tai xương. Độ dài của các sợi

đây này thay đổi đần từ đáy ốc lên đỉnh ốc: ngắn ở đáy (0,44 mm và dài dần

về phía đỉnh ốc (0,5 mm)- do mảnh viền trụ ốc rộng ở đáy và hẹp dần ở phía

đỉnh ốc. Trên màng cơ sở có cơ quan Corti gồm những tế bào thụ cảm có

lông nằm xen kẽ với các tế bào đệm. Các tế bào lông chia làm hai loại có cấu

trúc không hoàn toàn giống nhau, xếp thành 4 -5 dãy dọc theo suốt màng cơ

sở. Các tế bác lông lớp trong nằm thành một dãy trong cùng. Đó là những tế

bào có hình trụ dài, một đầu gắn với màng cơ sở, một đầu tắm trong nội địch,

trên có khoảng 30 - 40 sợi lông tơ nhỏ và ngắn. Các tế bào lông ngoài nằm

thành 3 - 4 dãy, chúng có cấu trúc như tế bào lông lớp trong, nhưng đầu tự do

của chúng có nhiều lông tơ nhỏ và dài hơn (65 - 120 cái) Dãy trong gồm 3500

tế bào lông, 3 - 4 dãy ngoài gồm tất cả 12.000 đến 20.000 tế bào. Phía trên

Page 8: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

các tế bào lông có một màng khác gọi là màng mái (còn gọi là màng phủ,

màng che, màng đậy) màng mái chạy dài suốt ống ốc tai màng, một bờ gắn

liền với mảnh viền trụ ốc, một bờ lơ lửng tự do trong nội dịch, phía trên các tế

bào lông. Khi màng cơ sở rung, lông tơ của các tế bào thụ cảm sẽ chạm vào

màng mái và bị biến dạng.

Bao quanh phía dưới các tế bào thụ cảm của cơ quan Corti có các đầu

tận cùng của các sợi thần kinh thính giác, thân của các tế bào thần kinh dinh

dưỡng lưỡng cực này nằm trong hạch Corti. Các sợi của các tế bào thần kinh

lưỡng cực hợp lại thành dây thần kinh thính giác, là một phần của dây thần

kinh sọ não số 8. Dây thần kinh thính giác làm nhiệm vụ truyền các rung động

thính giác về não bộ.

1.2. Sinh lý tai:

Sóng âm tác động đến tai được vành tai ngoài hướng vào đến màng

nhĩ, làm màng nhĩ rung. Sự dao động của màng nhĩ được truyền qua hệ

thống xương tai giữa (vẫn giữ nguyên tần số sóng âm, nhưng làm giảm biên

độ và tăng cường độ dao động) và đập vào cửa sổ bầu dục, làm cửa sổ bầu

dục rung, nghĩa là làm cho cửa sổ bầu dục này lồi ra và lõm vào phía tai

trong, ngoại dịch trong óng tiền đình bị nén sẽ dồn qua lỗ Helicotrema xuống

ống nhĩ và đẩy màng cưa sổ tròn lồi ra về phía tai giữa. Ngược lại, khi cửa sổ

bầu dục lồi ra về phía tai giữa thì ngoại dịch ở ống nhĩ lại rút trở về ống tiền

đình và kéo màng cửa sổ tròn lõm vào phía tai trong. Nhờ cơ chế trên mà

dưới tác động của sóng âm cột ngoại dịch ở tai trong cũng rung. Nếu giả sử

không có màng đàn hồi của cửa sổ tròn mà đấy chỉ là vách xương thì do tính

chất của nước là không chịu nén, cột ngoại dịch sẽ không chuyển động được.

Vì màng Râynơ mỏng và mềm nên rung động của ngoại dịch trong ống

tiền đình cũng có thể lan truyền theo chiều ngang qua màng Rây nơ, làm rung

nội dịch trong ống ốc tai màng. Như vậy, sự rung động của sóng âm truyền

đến tai trong sẽ được truyền tiếp theo chiều dọc và chiều ngang của ốc tai.

Sự rung động của ngoại dịch và nội dịch tác động nên làm cho màng cơ sở

rung theo. Khi màng cơ sở rung sẽ làm màng mái chạm vào đầu các lông tơ

Page 9: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

của các tế bào cơ quan Corti và làm xuất hiện hưng phấn của các tế bào này.

Hưng phấn được lan truyền tiếp đến các tế bào lưỡng cực của hạch Corti và

theo các sợi của dây thần kinh số 8 truyền về não bộ.

1.3. Sự thu nhận độ to nhỏ của âm thanh

Như phần trên đã nói các tế bào lông của cơ quan Corti ở dãy trong và

các dãy ngoài có cấu trúc không hoàn toàn giống nhau. Người ta cho rằng

ngưỡng kích thích của các tế bào lông dãy trong cao hơn, còn các dãy ngoài

thấp hơn. Các tế bào lông dãy trong chỉ hưng phấn dưới tác động của những

sóng âm có cường độ tương đối mạnh (âm to). âm có cường độ yếu chỉ làm

hưng phấn tế bào các dãy ngoài. Dựa vào tỉ lệ các tế bào lông dãy trong và

các dãy ngoài bị hưng phấn mà bộ não cho ta cảm giác to nhỏ của âm thanh.

Cảm giác về độ to nhỏ của âm thanh còn phụ thuộc vào trạng thái lúc

nghe. Trong khung cảnh tĩnh mịch của ban đêm mọi tiếng động nghe như rõ

hơn. Giữa khung cảnh ban ngày, nhất là những nơi có nhiều tiếng động như

giữa phố, giữa chợ, trong nhà máy... âm thanh nghe nhỏ hơn. Đơn vị đo độ to

nhỏ của âm thanh là decibels. Giới hạn lớn nhất của độ nghe to nhỏ, gây cảm

giác đau nhói ở tai người là 120 - 140 doB

1.4. Sự phát triển tai ở trẻ nhỏ:

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi 6 - 7 tháng tuổi đã có phản ứng với âm

thanh bằng tăng cường vận động toàn thân. Khoang tai giữa thai nhi chứa

đầy chất dịch. Sau khi sinh, chất dịch đi ra ống ơstas và khoang được thay

bằng không khí. Khi trẻ sinh ra ống tai ngoài của trẻ sơ sinh chứa đầy một

khối chất nhầy như bã đậu gọi là nút tai và trong ngày đầu khi chất dịch tai

giữa chưa được thay bằng không khí, trẻ không nghe thấy được. Những ngày

sau đó, trẻ nghe được cả siêu âm 32.000 Hz. Trẻ sơ sinh có phản ứng kích

thích âm thanh bằng cách chớp mắt, mở mắt, ngừng khóc, thay đổi nét mặt,

thay đổi nhịp thở. Kích thích âm mạnh gây "phản ứng hoảng sợ" và cử động

toàn thân.

Page 10: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Vành tai trẻ rất lớn, bằng một phần hai của tai người lớn, vành tai tiếp

tục lớn trong hai, ba năm đầu rồi chậm lớn hẳn lại. Ống tai ngoài lớn nhanh về

chiều dài và rộng trong năm đầu, sau chậm lại và khi trẻ 6 tuổi thì ống tai

ngoài bằng ống tai người lớn. Màng nhĩ, tai giữa và tai trong sau khi sinh hầu

như không lớn thêm nữa. Riêng ống ơstas của trẻ sơ sinh tương đối rộng và

ngắn (19 mm), dài dần đến năm 15 - 18 tuổi thì bằng người lớn (35 - 40 mm).

Chính đây là con đường mà vi khuẩn từ khoang mũi, khoang miệng, cổ họng

có thể xâm nhập vào tai giữa, gây viêm tai giữa, có thể dẫn đến tai bị tổn

thương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến viêm màng não. Trẻ bị viêm tai giữa

dễ bị viêm mũi, cảm cúm, sởi, ho gà. Khi trời lạnh ẩm, nhiều gió phải giữ tai

trẻ ấm vì lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của mô. Tránh những tiếng động

quá mạnh kẻo dài vì dễ đưa đến nghễnh ngãng, có khi khiếm thính hoàn toàn.

Thường xuyên dùng que tăm, cuốn bông thấm nước hoặc nước ôxy già lau

ống tai cho trẻ, sau đó lau khô.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Tai người gồm có mấy phần? Kể tên những bộ phận của từng phần?

2. Miêu tả chúng ta nghe được âm thanh như thế nào?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Miêu tả các chức năng của tai ngoài, tai giữa và tai trong.

2. Tai trẻ nhỏ phát triển như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lê Thị Minh Hà (2005), Tâm lý học thần kinh, (tài liệu bài giảng

dành cho khoá Cử nhân CĐSP Giáo dục Đặc biệt của trường CĐSP

MGTW3).

2. BS. Lê Quốc Nam (2003), Sinh lý học thần kinh và các giác quan, tài

liệu bài giảng dành cho khoá đào tạo Cử nhân CĐSP Giáo dục Đặc biệt của

trường CĐSP Mẫu giáo TW3, trang 40-46.

Page 11: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

3. Quà tặng của tổ chức Pearl S. BUCK International NIES-MOET CBM

International USAID (2000), Nghe ngay - nghe hay, Viện Tai-mũi - Họng TW.

4. Ngô ánh Tuyết (1999), Giải phẫu sinh lý trẻ em, Trường CĐSPMG 5.

Website: www.deafservice.com.vn

Bài 2: ÂM THANH

Âm thanh được tạo nên khi một vật gì đó rung động và không khí xung

quanh nó cũng rung động. Ví dụ: khi ta chơi đàn thì dây đàn rung động. Dây

đàn rung động làm ho không khí xung quanh nó cũng rung động theo. Những

dao động lan truyền trong không khí dưới dạng các sóng âm, chúng ta không

nhìn thấy sóng âm nhưng ta có thể nghe thấy chúng.

Một ví dụ khác về sự rung động của âm thanh. Nếu ta đặt tay vào cổ

khi nói "ba" ta có thể cảm nhận được dây thanh rung động và ta cũng có thể

nghe thấy âm thanh đã được di chuyển từ dây thanh, qua khoang họng,

khoang miệng và ra không khí quanh đầu về đến tai. Về mặt vật lý, âm thanh

biểu hiện bằng 3 đặc tính: Tần số (cảm nhận độ trầm - bổng của âm thanh);

cường độ (cảm nhận độ lớn - nhỏ của âm thanh); trường độ (cảm nhận độ dài

- ngắn của âm thanh).

2.1. Tần số.

Khi một vật rung động chậm sẽ tạo âm thanh có tần số trầm. Khi ta đập

vào mặt trống, tấm da rung động chậm và tạo nên âm trầm.

Khi một vật rung động nhanh sẽ tạo nên một âm thanh có tần số cao.

Khi ta đánh vào một cái chuông nhỏ, kim loại rung động nhanh và tạo nên âm

bổng.

Ta đo lường tần số của âm thanh bằng việc đếm số dao động trong một

giây. Đơn vị đo tần số là Hertz.

Page 12: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Ví dụ, tấm da của cái trống lớn, có thể rung động 100 lần trong một

giây. Ta nói tần số của âm thanh này là 100 Hertz (100 Hz). Tấm kim loại của

cái chuông nhỏ có thể rung động 2.000 lần trong một giây. Ta nói tần số của

âm thanh này là 2.000 Hertz (2000 Hz).

Tai người có khả năng nghe được âm thanh có tần số trầm tới 20 Hz và

âm thanh có tần số cao tới 20.000 Hz.

Thông thường, ta biểu diễn tần số trên một thang quãng tám. Thang

quãng tám là một thanh lôgarít sử dụng như trong qui ước của âm nhạc.

Ở thang quãng tám mở rộng này, chúng ta có thể so sánh khoảng nghe

được khác nhau động vật.

Khi xét những đặc điểm của âm thanh liên quan đến khiếm thính, chúng

ta thường chỉ xem xét dải tần chứa đựng lời nói của con người.

Âm thanh trầm nhất của lời nói có tần số khoảng 250 Hz và âm thanh

cao nhất của lời nói có tần số khoảng 4.000 Hz. Có những âm thanh thấp hơn

hoặc cao hơn trong khoảng dải tần nói trên nhưng để nghe và hiểu được lời

nói chúng ta không cần thiết phải nghe những âm thanh có có tần số thấp

hơn hoặc cao hơn đó. Hệ thống điện thoại chỉ cho phép dải tần trong khoảng

từ 500 Hz tới 3.500 Hz mà thôi nhưng chúng ta không có khó khăn gì trong

việc hiểu lời nói nghe qua điện thoại. Chúng ta không thể biểu diễn chính xác

tần số của âm thanh lời nói vì mỗi một âm thanh lời nói đều chứa đứng một

dải tần số. Tuy nhiên, ta có thể biểu diễn trên sơ đồ bằng một khoảng dải tần

của âm thanh lời nói.

2.2. Cường độ:

Khi ta đập vào mặt trống, mặt trống rung động với biên độ lớn. Chúng

ta nghe được âm thanh rất lớn. Nếu chúng ta chỉ gõ nhẹ vào mặt trống, mặt

trống rung động với biên độ nhỏ. Chúng ta nghe được âm thanh nhỏ. Đơn vị

đo cường độ âm thanh là decibels. Tai bình thường có thể nghe thấy âm

thanh nhỏ nhất là 0 dB. Âm thanh lớn cường độ 140 dB có thể làm đau tai.

Page 13: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Chúng ta có thể kết hợp thang biểu diễn tần số và thang biểu diễn

cường độ với nhau để tạo thành một biểu đồ, trong đó biểu diễn hai đặc tính

của âm thanh.

Trong biểu đồ này, phần màu vàng biểu diễn phổ lời nói

Nếu hai người nói chuyện với nhau một cách bình thường và nếu ta đo

tần số của lời nói về đo cường độ lời nói của họ thì ta sẽ thấy đa số âm thanh

ở trong khu vực màu vàng.

Âm thanh to nhất của lời nói có cường độ khoảng 60 -70 dB và âm

thanh nhỏ nhất của lời nói có cường độ khoảng 20 - 30 dB). Chúng ra không

thể xác định chính xác điểm biểu diễn cường độ của lời nói bởi vì cường độ

giọng của những người khác nhau trong các tình huống là khác nhau.

Biểu đồ trên sử dụng để ghi kết quả đo thính lực gọi là thính lực đồ.

Chúng ta biết rằng tai người có thể nghe được những âm thanh trong

dải tần từ 20 Hertz đến 20.000 Hertz Bạn có thể tự hỏi tại sao trục biểu diễn

tần số của thính lực đồ lại giới hạn từ 125 Hertz tới 8.000 Hertz. Khi kiểm tra

thính lực, điều quan trọng nhất là kiểm tra xem người đó có nghe được âm

thanh lời nói hay không. Tất cả âm thanh lời nói của con người có tần số nằm

trong khoảng dải tần trên của thính lực đồ. Nên nhớ rằng chỉ cần nghe được

trong khoảng dải tần từ 250 Hertz đến 4.000 Hert là đã có khả năng nghe

được toàn bộ lời nói.

2.3. Trường độ:

Âm thanh có thể khác nhau về trường độ. Một âm thanh có thể cường

độ bằng phút, bằng giờ hay bằng năm. Âm thanh của thác nước đổ có thể là

một âm thanh liên tục có trường độ đến hàng ngàn năm. Mặt khác, có những

âm thanh có trường độ rất ngắn (tiếng súng nổ).Từng âm riêng biệt của lời

nói thông thường có trường độ rất ngắn, chỉ bằng khoảng vài nghìn giây.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Âm thanh được tạo nên như thế nào? Anh/chị biết gì về âm thanh?

Page 14: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

2. Đơn vị đo tần số là gì? Đơn vị đo cường độ là gì?

3. Tại sao trục biểu diễn tần số của thính lực đồ lại giới hạn từ 125 Hz

đến 8.000 Hz?

4. Tai bình thường có thể nghe thấy âm thanh nhỏ nhất là bao nhiêu

do?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khả năng nghe được âm thanh của tai người như thế nào?

2. Âm thanh trầm nhất của tôi nói có tần số khoảng bao nhiêu Hertz?

3. Âm thanh cao nhất của tôi nói có tần số khoảng bao nhiêu Hz?

4. Âm thanh to nhất của tôi nói có cường độ khoảng bao nhiêu do?

5. Âm thanh nhỏ nhất của tôi nói có cường độ khoảng bao nhiêu dB?

6. Trường độ âm thanh được đo như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quà tặng của tổ chức Pearl S. Buck International NIES - MoET CBM

International USAID (2000), Nghe ngay - nghe hay, Viện Tai-mũi-họng TW.

2. Website: www.deafservice.com.vn

3. Terry Jennings (1984), Sounds, the young Scientist Investigates,

Oxford.

Bài 3: TẬT KHIẾM THÍNH3.1. Khái niệm và phân loại tật khiếm thính:

3.1.1. Khái niệm:

Trong ngôn ngữ phổ thông, khiếm thính thường được hiểu là mất thính

giác hoàn toàn, không nghe được chút nào hoặc giảm sút nhiều về thính giác,

nghe không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông. Trong

ngành y, khiếm thính có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần

Page 15: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

sức nghe. Trong giáo dục đặc biệt, ta cũng sẽ sử dụng thuật ngữ này. Thay

cho thuật ngữ khiếm thính, ta còn gặp những thuật ngữ như khuyết tật thính

giác hay trẻ có khó khăn về nghe...

Trung bình trong 1000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ bị khiếm thính bẩm sinh từ

mức nặng đến mức sâu, trong số 1000 trẻ đó có thêm 2 trẻ bị khiếm thính

mắc phải (khiếm thính sau khi sinh). Đây là tỉ lệ trung bình, ở mỗi xã hội tỷ lệ

trẻ bị khiếm thính có thể cao hay thấp hơn. Đối với một số trẻ bị giảm sức

nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ bị nhỏ hơn so với bình thường. Đối với

một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm thanh mà trẻ nghe được có thể vừa bị

nhỏ hơn vừa bị méo mó. Chỉ có một số rất ít trẻ bị khiếm thính ở mức độ sâu

mà không còn nghe được chút nào cả (con số này nhỏ hơn 5% tổng số trẻ

khiếm thính).

3.1.2. Phân loại:

- Dựa vào mức độ suy giảm thính lực người ta chia ra các mức độ

khiếm thính khác nhau:

- Khiếm thính mức I (khiếm thính nhẹ): 21 - 40 dB

- Khiếm thính mức II (khiếm thính vừa): 41 - 70 dB

- Khiếm thính mức III (khiếm thính nặng): 71 - 90 dB

- Khiếm thính mức IV (khiếm thính sâu): > 90 dB

Mức độ khiếm thính khác nhau ảnh hưởng đến khả năng hiểu lời nói và

âm thanh khác nhau. Nếu trẻ không đeo máy trợ thính:

- Trẻ khiếm thính nhẹ sẽ khó nghe được những âm thanh và lời nói có

cường độ nhỏ.

- Trẻ khiếm thính vừa sẽ không nghe được phần lớn những âm thanh

lời nói khi nói bình thường.

- Trẻ khiếm thính nặng sẽ không nghe được âm thanh lời nói khi nói

bình thường.

Page 16: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Trẻ khiếm thính sâu sẽ không nghe được âm thanh và lời nói (trừ khi

âm thanh đó có cường độ rất lớn).

- Cách tính mức độ khiếm thính:

Công thức Flecher - Carhart: cộng mức suy giảm thính giác đường khí

ở 3 tần số 500, 1000, 2000Hz rồi chia 3.

- Dựa vào vị trí tổn thương (tai ngoài tai giữa hay tai trong) người ta

chia ra làm 4 loại khiếm thính:

* Khiếm thính dẫn truyền

Khi bị khiếm thính dẫn truyền âm thanh khó có thể vào tai trong, độ lớn

của âm thanh bị giảm và dễ bị nhiễu khi vào đến tai trong.

Những triệu chứng của khiếm thính dẫn truyền

- Lo âu, buồn rầu

- Tai bị đỏ

- Ống tai không bình thường

- Định hướng âm thanh không rõ ràng

- Không chú ý đến âm thanh xung quanh

- Có thể liên quan đến sự mọc lãng, bệnh cảm lạnh.

Những nguyên nhân chính gây ra khiếm thính dẫn truyền

- Ống tai bị tắc bởi ráy tai hay vật lạ

- Vòi nhĩ không hoạt động để cho không khí vào tai giữa

- Do chất dịch hoặc do nhiễm trùng tai giữa

- Do tổn thương màng nhĩ (bị trầy, thủng lổ,…)

- Do sự tổn thương của chuỗi xương con hoặc phát triển thêm xương lạ

xung quanh chuỗi xương con.

- Do sự tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa.

Có thể làm gì khi bị khiếm thính dẫn truyền

Page 17: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Lấy ráy tai hoặc những vật lạ trong tai bằng dụng y khoa

- Những vấn đề khác ở tai giữa có thể điều trị được nhờ phẫu thuật

- Đeo máy trợ thính cho trẻ. Sự khuếch đại âm thanh của máy trợ thính

sẽ bù trừ sự mất độ lớn của âm thanh trước đó.

Chú ý: Đôi khi tai bị tổn thương do chúng ta lấy ráy tai không cẩn thận

* Khiếm thính tiếp nhận: (Khiếm thính thần kinh thính giác)

Khiếm thính tiếp nhận xảy ra khi tai trong có vấn đề.

Khi bị khiếm thính tiếp nhận, âm thanh vẫn đi từ ngoài vào tai giữa một

cách. Bình thường nhưng vì sự tổn thương của dây thần kinh thính giác ở tai

trong đã ngăn cản nguồn âm đến não để truyền những tín hiệu ảo.

Những nguyên nhân chính gây ra khiếm thính tiếp nhận

- Di truyền

- Mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong khi mang thai

- Thiếu ôxy khi sinh

- Bệnh viêm màng não

- Do sử dụng thuốc

- Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khiếm thính chưa rõ nguyên nhân

Có thể làm gì khi bị khiếm thính tiếp nhận

- Khiếm thính tiếp nhận không thể chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

- Hầu hết trẻ bị khiếm thính tiếp nhận đều có thể phát triển kỹ năng giao

tiếp bằng ngôn ngữ nói tốt khi trẻ được chẩn đoán sớm, đeo máy trợ thính

thích hợp và tham gia vào chương trình can thiệp sớm có chất lượng.

* Khiếm thính hỗn hợp: gồm cả hai loại tổn thương trên.

* Khiếm thính sau ốc tai - trung ương:

Một số ít trẻ có thể không có vấn đề gì ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong

nhưng trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mà trẻ nghe thấy. Đối

Page 18: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

với những trẻ này thì đường dẫn truyền thần kinh từ ốc tai tới não hay chính

bản thân não có vấn đề. Kiểm tra sức nghe có thể cho kết quả ngưỡng nghe

là bình thường nhưng chúng có khó khăn trong vấn đề hiểu ngôn ngữ lời nói.

Các đường biểu diễn:

- Sức nghe bình thường: đường khí và đường xương đều sát ở đường

0. Sai lệch đường khí 5 - 10 dB, sai lệch đường xương khoảng 20 dù vẫn

được coi là bình thường.

- Dẫn truyền đơn thuần: đường xương ở mức bình thường, trong vòng

20dB, đường khí giảm sút nhưng không quá 60 dB.

- Tiếp nhận đơn thuần: có nhiều kiểu đường biểu diễn, hay gặp hơn cả

là loại giảm sút ở tần số cao. Đường xương và đường khí trùng nhau hoặc

cách nhau khoảng-5 dB.

- Hỗn hợp: là loại thường gặp nhất và có mọi kiểu phối hợp. Đường khí

cho thấy có giảm sút sức nghe ở mọi tần số nhưng các tần số cao bị giảm

nhiều hơn. Đường xương có khi còn tốt ở tần số trầm nhưng kém hoặc rất

kém ở tần số cao. Ở các tần số dưới 2000 Hz, đường khí và đường xương

cách xa nhau. Từ 2000 Hz trở đi, đường khí và đường xương chập nhau.

CÁC LOẠI KHIẾM THÍNH KHÁC NHAU TRÊN THÍNH LỰC ĐỒ ĐƠN ÂM

Sức nghe bình thường

0-0 là đường khí, [- - -] là đường xương.

Sai lệch đường khí khoảng 5-10 dB (Một sự suy giảm 5 dB không thể

được đánh giá là bệnh lý vì nó liên quan đến sự chú ý của người được đo, kỹ

thuật của người đo, máy đo, độ cách âm của buồng đo, vị trí của chụp tai), sai

lệch đường xương khoảng 20 dB vẫn coi là bình thường.

Dẫn truyền đơn thuần

]- - -] nghe đường xương ở mức bình thựờng. x_x nghe đường khí sút

kém. Biểu hiện sự tổn thương của hệ thống màng nhĩ - xương con hay sự bít

tắt của ống tai ngoài.

Page 19: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Tiếp nhận đơn thuần

Đường xương ]- - -] và đường khí x_x gần trùng nhau hoặc cách nhau

khoảng 5 - 10 dB. Đối với khiếm thính tiếp nhận đơn thuần có nhiều đường

biểu diễn, hay gặp hơn cả là loại giảm sút nhiều ở tần số cao. Biểu hiện sự

thương tổn của ốc tai hay các đường thần kinh thính giác.

Hỗn hợp

Ở các tần số dưới 2000 Hz, đường khí và đường xương cách xa nha

từ 2000 Hz trở đi đường khí và đường xương gần hoặc trùng nhau.

3.2. Những nguyên nhân gây khiếm thính:

Tật khiếm thính do một hay nhiều bộ phận nào đó của hệ thống thính

giác có vấn đề. Sau đây chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân thông thường

gây khiếm thính ở trẻ em.

Khi tìm hiểu những nguyên nhân của tật khiếm thính, chúng ta sẽ xem

xét đến các loại khiếm thính (tiếp nhận, dẫn truyền, hỗn hợp...), hệ thống

thính giác bị tổn thương ở đâu (tai ngoài, tai giữa hay tai trong) và tìm hiểu

nguyên nhân gây khiếm thính xảy ra lúc nào (trước hay trong khi sinh - bẩm

sinh, sau khi sinh - mắc phải).

3.2.1. Những nguyên nhân từ tai ngoài

- Dị tật ở tai ngoài: Một số trẻ sinh ra ống tai có thể bị bịt lại hoàn toàn

hay bị hẹp nhỏ lại. Thêm vào đó, vành tai ngoài có thể bình thường hoặc nhỏ

lại, hay một số trường hợp lại không có vành tai. Bởi vì không có ống tai hay

ống tai bị hẹp nên âm thanh truyền tới tai trong nghe nhỏ hơn so với bình

thường. Ống tai ngoài có thể được phẫu thuật chỉnh hình. Trong trường hợp

không thực hiện được mà sức nghe bị giảm đáng kể thì có thể đeo máy trợ

thính đường xương để bù đắp lại phần khiếm thính dẫn truyền.

- Mắc phải:

+ Vật lạ: ống tai ngoài có thể bị một vật lạ bịt kín. Trẻ nhỏ có thể cho

một vật vào tai. Đôi khi côn cũng bò vào tai. Nếu ống tai bị bít lại thì sẽ ảnh

Page 20: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

hưởng tới việc dẫn truyền âm thanh đi qua ống tai để vào tới màng nhĩ. Ống

tai bị bịt kín là nguyên nhân gây khiếm thính dẫn truyền.

+ Ráy tai: Đôi khi ráy tai tích tụ lại và làm bít ống tai gây ảnh hưởng

tương tự trường hợp vật lạ vào ống tai. Những vật lạ hay ráy tai bít ống tai có

thể được lấy ra nhưng phải do người có chuyên môn thực hiện với những

dụng cụ y tế đã được khử trùng. Nếu sử dụng các dụng cụ không được khử

trùng thì dễ dẫn đến viêm tai. Ống tai và màng nhĩ rất dễ bị tổn thương.

Người không có chuyên môn không nên tự lấy ráy tai hay vật lạ ra.

+ Viêm tai ngoài: Đây là trường hợp viêm da ống tai ngoài. Thường do

nhiễm trùng dạng nấm hay nhiễm vi khuẩn. Ống tai bị ẩm ướt là điều kiện

thuận lợi để vi khuẩn hay nấm phát triển. Viêm tai ngoài thường xảy ra ở

những tai đeo máy trợ thính. Viêm tai ngoài nặng có thể dẫn đến việc bị giảm

sức nghe. Bác sĩ có thể chữa trị được viêm tai ngoài. Người đeo MTT có khi

nên tạm ngưng đeo MTT đến khi chấm dứt việc viêm tai ngoài.

3.2.2. Những nguyên nhân từ tai giữa:

- Bẩm sinh:

+ Hở hàm ếch: Trẻ bị hở hàm ếch thì tai giữa thường có vấn đề do

chức năng vòi nhĩ bị ảnh hưởng.

+ Các hội chứng:

* Hội chứng Đao (Down): thường bị viêm tai giữa.

* Hội chứng Treacher Collin: Trẻ mắc hội chứng này thường bị thiếu

hay biến dạng một hay nhiều xương con ở tai giữa (có ba xương con có chức

năng dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào ốc tai).

* Pierre Robin Sequence: Đây là hiện tượng trẻ bị viêm nhiễm tai giữa

nhiều lần dẫn tới việc bị khiếm thính dẫn truyền.

Để khắc phục các vấn đề trên người ta có thể tái tạo lại chuỗi xương

con hay là phục hồi những phần khác của tai giữa.

- Mắc phải:

Page 21: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

+ Viêm tai giữa cấp tính: có sự sưng tấy ở tai giữa nhưng trong hòm

nhĩ không có chất dịch. Sự viêm nhiễm có thể xuất hiện hoặc không. Viêm tai

giữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong một hoặc hai năm đầu

tiên. Viêm tai thường là do vòi nhĩ bị sự sưng tấy. Chức năng chính của vòi

nhĩ là dẫn không khí vào tai giữa. Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản thì

màng thành của vòi nhĩ bị sưng tấy. Sức nghe sẽ bị ảnh hưởng. Mục tiêu của

việc điều trị là làm giảm đi sự sưng tấy để vòi nhĩ hoạt động bình thường.

Thường dùng thuốc Decongestants để điều trị.

+ Viêm tai giữa tiết dịch: Đây là hiện tượng tai giữa bị sưng tấy và hòm

nhĩ co chất dịch. Nếu trong một thời gian dài chất dịch ở tai giữa vẫn còn thì

nhà chuyên môn Tai - Mũi - Họng sẽ chích màng nhĩ để hút dịch ra ngoài. Một

ống nhỏ được đặt vào màng nhĩ, điều này làm cho không khí có thể vào

khoang tai giữa được và chất dịch dược rút xuống vòi nhĩ. Nếu có nhiễm

trùng tai giữa thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Nếu áp suất tai giữa tăng

đến mức có thể làm thủng màng nhĩ, nhà chuyên môn Tai - Mũi - Họng có thể

chích một lỗ nhỏ nhĩ để chất dịch được hút ra ngoài, hòm nhĩ khô trở lại.

+ Viêm ta giữa kèm theo thủng màng nhĩ. Nếu cứ để viêm tai giữa mà

không chữa trị, áp suất tai giữa sẽ tăng và có thể làm thủng màng nhĩ, sau đó

máu và mủ ở tai giữa sẽ chảy ra ngoài. Điều quan trọng là cần phải chữa trị

ngay. Thông thường điều trị bằng những sinh. Nếu viêm tai giữa không được

chữa trị, viêm nhiễm kéo dài có thể làm những bộ phận của tai giữa bị tổn

thường hay bị phá hủy. Nếu viêm nhiễm lây lan tới ốc tai thì có thể làm tổn

thương phần bên trong ốc tai và có thể dẫn tới khiếm thính tiếp nhận vĩnh

viễn. Nếu viêm nhiễm lây lan sâu hơn nữa thì có thể còn ảnh hưởng tới dây

thần kinh thính giác và có khi còn ảnh hưởng tới não.

+ U lành tính có cholestoron: là hiện tượng da không bình thường mọc

ở tai giữa mà có thể do hậu quả của viêm tai giữa lặp đi lặp lại lại nhiều lần.

Thông thường, u lành tính có cholestoron chỉ làm ảnh hưởng một bên tai. Dấu

hiệu đầu tiên của u lành tính có cholestoron có thể là có mùi hôi tai, các triệu

chứng khác là khiếm thính dẫn truyền, hoa mắt, chóng mặt và các cơ mặt ở

Page 22: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

tình trạng yếu. U lành tính có cholestoron được chữa trị trước tiên là làm sạch

những vùng bị nhiễm và dùng kháng sinh. Có khi cần phải mổ để cắt bỏ u

lành tính có cholestoron (do Bác sĩ tai mũi họng phẫu thuật). Nếu để viêm

nhiễm kéo dài hay để xảy ra tổn thương ở tai giữa có thể là nguyên nhân của

áp xe não và viêm màng não.

+ Xơ cứng tai vị thành niên: Xơ cứng tai là hiện tượng phát triển bất

thường các mô xương xung quanh cửa sổ bầu dục làm ngăn cản sự di động

của xương bàn đạp vì thế ngăn cản sự dẫn truyền những dao động âm thanh

đi vào chất dịch ở tai trong. Hiện tượng này xảy ra phổ biến là ở người lớn,

bắt đầu phát triển ở tuổi trên dưới 30. Cũng có khi xảy ra ở trẻ em. Xương

bàn đạp bị bất động dẫn tới khiếm thính dẫn truyền. Đại đa số các trường hợp

xương bàn đạp bị bất động đều có thể thay bằng một xương bàn đạp nhân

tạo. Nếu phẫu thuật thành công, sức nghe sẽ được phục hồi trở lại.

+ Chấn thương do âm thanh: Một âm thanh ngắn với cường độ lớn như

tiếng pháo nổ hay tiếng súng có thể làm thủng màng nhĩ.

3.2.3. Những nguyên nhân từ tai trong:

Việc giảm sức nghe do tổn thương của tai trong gọi là khiếm thính tiếp

nhận. Thông thường là do các tế bào lông của ốc tai bị tổn thương hay thần

kinh ốc tai hoạt động không bình thường.

- Bẩm sinh:

Những nguyên nhân do di truyền - trong thời kỳ bà mẹ mang thai: Do di

truyền về gien

Dị vật tai trong:

Thể loại Siebenman: Có tổn thương ở vỏ xương ốc tai kèm tổn thương

thứ phát của tế bào thính giác, hạch xoắn và sợi của dây thần kinh thính giác.

Thể loại Scheibe: thiếu hoặc phát triển không đầy đủ các yếu tố giác

quan của tai trong như teo trụ ốc kèm tổn thương của ống ốc, của cơ quan

Corti trong khi vỗ xương của ốc tai vẫn nguyên vẹn.

Page 23: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Thể loại Mondini: có dị dạng vỏ xương của ốc tai (tổn thương ở vòng

xoắn cuối cùng), ngoài ra người ta còn quan sát thấy ống tiền đình của ống ốc

tai bị giãn và sự biến đổi của hai vịn ốc tai, sự teo của cơ quan Corti, của dậy

thần kinh ốc tai và các hạch xoắn.

Thể loại Michel: ta trong không phát triển, thể loại này đặc biệt hiếm

gặp.

Các hội chứng: khiếm thính tiếp nhận có thể là một dị tật của hội chứng

Usher và Waardenburg.

Những nét đặc trưng nhất của hội chứng Usher: giảm thị lực tiến triển

và khiếm thính dẫn truyền tiến triển, chậm phát triển trí tuệ, mất thăng bằng,

rối loạn tâm thần và có khi còn xuất hiện chứng động kinh.

Những nét đặc trưng nhất của hội chứng Waardenberg: có chỏm tóc

trắng, đồng tử của hai mắt khác màu (một mắt màu nâu và một mắt màu

xanh) và khiếm thính tiếp nhận (do sự phát triển không bình thường của ốc

tai).

Những nguyên nhân không phải do di truyền trong thời kỳ bà mẹ mang

thai: Những nhân tố có thể tổn thương tai trong trước khi đứa trẻ sinh ra:

- Mẹ bị nhiễm khuẩn: giang mai bẩm sinh, vi rút hủy tế bào tố, Rubella,

toxoplasmosis.

Nhiễm độc thuốc: có một số loại thuốc nếu bà mẹ sử dụng trong thời kì

mang thai có thể ảnh hưởng tới ốc tai của thai nhi, ví dụ: thuốc lợi tiểu

diuretics ethacrynic acid và furosemide, aminoglycosides, nhóm kháng sinh

neomycin, gentamycin, salicytates và quinine.

Những nguyên nhân không phải do di truyền trong khi sinh:

- Thiếu cân: đa số các trường sinh thiếu cân (< 1500 gam) là liên quan

đến việc sinh non (< 37 tuần thai nghén). Những trẻ sơ sinh thiếu cân thường

nuôi trong lồng ấp. Hô hấp có vấn đề có thể dẫn đến tình trạng thiếu ôxy

Page 24: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

(thiếu ôxy huyết) và có thể làm cho tai trong bị tổn thương. Những trẻ sinh

non thường có lượng blirubin cao.

- Bị ngạt (thiếu ôxy): Những trường hợp sinh khó có thể làm cho trẻ bị

thiếu ôxy. Thiếu ôxy có thể làm tổn thương cấu trúc tai trong.

- Tính không tương thích Rh (đối kháng nhóm máu): các tế bào huyết

dương Rh của bào thai bị phá hủy do kháng thể của người mẹ. Điều này dẫn

đến lượng blirubin của trẻ sơ sinh cao. Lượng blirubin cao có thể có ảnh

hưởng không tết đến tai trong.

- Mắc phải:

+ Quai bị là bệnh do vi rút, lây lan phổ biến ở trẻ nhỏ, triệu chứng: sốt

cao, đau đầu, đau tai và sưng tấy các tuyến nước bọt và tuyến giáp. Thường

khiếm thính tiếp nhận một tai, rất ít khi khiếm thính hai bên tai.

+ Bệnh sởi là bệnh do vi rút, lây lan phổ biến ở trẻ nhỏ, triệu chứng: có

những chấm đỏ ở trên mặt và trên người. Bệnh này có thể dẫn đến khiếm

thính tiếp nhận.

+ Viêm mão: là bệnh do màng xung não bị nhiễm trùng. Viêm màng não

có thể do một số nguyên nhân như: vi khuẩn, vi rút, nấm. bệnh này có thể dẫn

tới khiếm thính tiếp nhận.

+ Nhiễm độc: Những chất gây độc đối với bào thai cũng gây độc đối với

trẻ nhỏ.

+ Chấn thương âm thanh: Tai trong có thể bị chấn thương vĩnh viễn do

âm thanh ngắn với cường độ lớn. Nghe những âm thanh liên tục ở cường độ

lớn sẽ làm tổn thương các tế bào lông ở ốc tai.

Khi tai trong bị tổn thương thì y học không thể chữa trị được. Tuy nhiên,

có thể phòng tránh được một số yếu tố là nguyên nhân có thể dẫn đến tổn

thương tai trong như.

- Tiêm phòng ngừa bệnh Rubella ở tuổi thiếu niên.

- Tránh sử dụng những thuốc gây độc cho tai.

Page 25: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Tránh những chấn thương do âm thanh.

3.3. Ảnh hưởng của tật khiếm thính:

Tật khiếm thính gây ảnh hưởng chính tới khả năng giao tiếp bằng ngôn

ngữ nói của trẻ.

Thông thường, khiếm thính càng nặng thì càng ảnh hưởng tới sự phát

triển ngôn ngữ của trẻ. Mức độ khiếm thính được ghi lại trên thính lực đồ.

Nghe bình thường: Một người nghe bình thường thì rất dễ tiếp nhận

những âm thanh lời nói.

Khiếm thính nhẹ (Khiếm thính mức độ I): Nếu không đeo máy trợ thính,

một trẻ khiếm thính mức độ I sẽ không nghe thấy dược một số âm thanh lời

nói, đặc biệt là các phụ âm nhỏ. Nếu nói rất nhỏ, trẻ sẽ không nghe thấy một

số âm thanh.

Khiếm thính trung bình (Khiếm thính mức độ II): Nếu không máy trợ

thính trẻ khiếm thính mức độ II sẽ không nghe thấy một âm thanh lời nói.

Khiếm thính nặng (khiếm thính mức độ III): Nếu không đeo máy trợ

thính, trẻ khiếm thính mức độ III sẽ không nghe được phần lớn âm thanh của

ngôn ngữ nói trong giao tiếp thông thường.

Khiếm thính sâu (Khiếm thính mức độ IV): Nếu không đeo máy trợ

thính, một trẻ khiếm thính mức độ IV sẽ không nghe thấy chút âm thanh lời

nói nào trong giao tiếp thông thường, thậm chí ngay cả khi nói to trẻ cũng

không nghe thấy.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nêu khái niệm khiếm thính?

2. Kể tên những nguyên nhân gây khiếm thính mà anh/ chị biết?

3. Tật khiếm thính có ảnh hướng như thế nào đối với trẻ khiếm thính?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm khiếm thính?

Page 26: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

2. Dựa vào mức độ suy giảm thính, người ta chia mức độ khiếm thính

như thế nào?

3. Dựa vào vị trí tổn thương của tai, người ta chia loại khiếm thính như

thế nào?

4. Cách tính mức độ khiếm thính như thế nào?

5. Tóm tắt những nguyên nhân gây khiếm thính (tai ngoài, tai giữa và

tai trong)?

6. Tật khiếm thính có ảnh hưởng như thế do đối với trẻ khiếm thính?

7. Hãy vẽ một thính lực đồ của một tai phải/trái khiếm thính dẫn truyền

đơn thuần và cho biết mức độ khiếm thính trung bình của thính lực đồ đó.

8. Hãy vẽ một thính lực đồ của một tai phải/trái khiếm thính tiếp nhận

đơn thuần và cho biết mức độ khiếm thính trung bình các thính lực đồ đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quà tặng của tổ chức Pearl S. BUCK International NIES-MoET CBM

International USAID (2000), Nghe ngay-nghe hay, Viện Tai-mũi- Họng TW.

2. Tài liệu trắc nghiệm (2000), Sách giúp đỡ trẻ khiếm thính, Hà nội.

3. Sandy Niemann - Devorah Greenstein - Darlena David (2006), Giúp

đỡ trẻ điếc, sách dành cho cha mẹ và cộng đồng, NXB Lao động - Xã hội.

4. Website: www.deafservice.com.vn

Bài 4: DỤNG CỤ TRỢ THÍNH

4.1. Máy trợ thính:4.1.1. Khái niệm và chức năng của máy trợ thính:

Máy trợ thính (MTT) là một loại máy tăng âm nhỏ dùng cho người

khiếm thính. Máy có tính năng thu khuếch đại và thích nghi các tín hiệu âm

thanh sao cho người khiếm thính có thể trong giới hạn các khả năng về cảm

Page 27: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thụ và dung nạp của mình, tiếp nhận được các thông báo máy cung cấp. Máy

có 3 chức năng:

- Thiết lập hoặc khôi phục sự giao tiếp giữa người khiếm thính với môi

trường âm thanh họ đang sống.

- Giúp cho người khiếm thính tự xác định được vị trí của mình trong mối

tương quan thế giới âm thanh xung quanh họ.

- Giúp cho người khiếm thính cảm thụ được các biểu hiện âm thanh

của bản thân và nhờ đó mà có thể được hoặc khôi phục lại khả năng giám sát

các hoạt động phát âm.

- Máy trợ thính còn giúp trẻ phát triển phần thính lực còn lại và là một

trong những điều kiện tết để phát triển ngôn ngữ cũng như giúp trẻ khiếm

thính giao tiếp với xã hội dễ dàng hơn.

4.1.2. Cấu tạo chung của máy trợ thính:

- 1 Micro: thu nhận âm thanh và biến đổi từ tín hiệu âm học thành

những tín hiệu điện tử.

- 1 bộ phận khuếch đại: thường được cấu tạo bằng các bóng bán dẫn 3

cực bố cục làm nhiều tầng kế tiếp nhau, để khuếch đại các điện áp xoay chiều

thu nhận được từ hai đầu của bộ phận biến năng vào hay micro.

- 1 loa tai: mà ở đó điện áp xoay chiều đã được khuếch đại, lại được

biến đổi thành các dao động sóng âm, cũng được khuếch đại lên theo một tỉ

lệ. Đó là bộ phận biến năng ra.

- 1 pin hay ắc qui: cung cấp năng lượng diện cho máy hoạt động.

- Các bộ phận chuyển mạch và điều chỉnh: cho phép thay đổi các đặc

trưng thu, khuếch đại và khôi phục các tín hiệu âm thanh.

- Núm tai: một bộ phận rất phụ nhưng không kém phần quan trọng cho

kết quả của máy trợ thính. Có nhiều kiểu núm tai:

Page 28: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

+ Các núm tai bằng cao su hay chất dẻo mềm (còn gọi là lêtin): thường

là loại làm sẵn gồm 3 cỡ: nhỏ, vừa và to (thường chỉ dùng để thử máy sau đó

thay thế bằng một núm tai bằng silicon).

+ Loại núm tai bằng silicon: là loại núm tai lý tưởng nhất, có nhiều loại

đáp ứng cho những kĩ thuật đeo máy khác nhau nhưng loại thông dụng nhất

là loại có lông đen bằng kim loại để cố định loa tai.

4.1.3. Các loại máy trợ thính:

- Máy trợ thính hộp (hay máy trợ thính đeo ở túi): MTT kiểu hộp có

đặc trưng là micro, bộ phận khuếch đại và run (hay ắc quy) đều bố cục trong

một hộp, còn loa tai thì độc lập ở ngoài và được nối với hộp máy bằng một

dây mềm. Có thể đó là một dây đơn nối với một loa tai hay một dây hình chữ

"Y" nối với cả hai loa tai và truyền tới cho cả hai tai những tín hiệu âm thanh

giống nhau trong điều kiện mức khiếm thính của hai bên tai chênh lệch nhau

không đáng kể. Tuy nhiên, cần nhớ là dù đeo kiểu dây nào thì các MTT này

cũng chỉ có một micro duy nhất nên không thể cho phép phân biệt rõ các tín

hiệu âm thanh trong không gian như kiểu đeo Stereo (với hai máy đeo riêng

rẽ ở hai bên

- Máy trợ thính sau tai: loại MTT này có thể dùng cho tất cả các mức

độ khiếm thính. Ưu điểm của máy này là khả năng tập trung âm thanh và bảo

tồn âm thanh của máy nghe ở mỗi tai. Gọn hơn máy trợ thính trước ngực và

có ưu điểm dấu kín được sau vành tai nên được nhiều người ưa chuộng. Rất

nhiều máy trợ thính sau tai được làm ở kích thước nhỏ nhỏ để vừa khít với

những tai nhỏ nhất. Gần y trợ thính này cao hơn nhiều so với máy trợ thính

hộp và pin của nó khó tìm.

- Máy trợ thính trong tai: Tất cả các bộ phận được chứa trong một

khối làm vừa khít với tai người đeo. Loại trợ giúp này đi được đặt hoàn toàn

trong tai và không cần dây, ống dẫn hay núm tai. Máy này chỉ thích hợp cho

khiếm thính nhẹ và trung bình bởi vì mức nguy hiểm của sự phản hồi về âm

học.

Page 29: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Máy trợ thính trong ống tai: Tương tự như MTT trong tai, mọi bộ

phận được bao bọc trong một khối mà nó khít vào phần kênh của tai. Loại này

dễ dàng đặt vào trong tai và có thể bị che khuất nhờ vành tai ngoài. Thích

hợp cho khiếm thính nhẹ và vừa bởi vì mức nguy hiểm cao của sự phản hồi

về âm học. Sử dụng pin tròn cực nhỏ l,4V (kích cỡ 5 hay lo).

- Kính trợ thính: là một loại kính có gắn một hay hai loại MTT ở gọng

(nếu gắn cả hai bên gọng tức là đeo kiểu Stereo). Loa MTT này thì hợp với

người già cần được hỗ trợ cả thính giác và thị giác. Ba kiểu máy: sau tai,

trong tai và trong ống tai có ưu điểm chung là kín đáo và nhẹ. Hơn nữa, vị trí

đeo máy rất hợp với sinh lí về mặt tiếp nhận sóng âm các hướng: Hướng vào

cửa micro được đặt gần lỗ tai sẽ thu nhận âm thanh trong những điều kiện

gần như bình thường; mặt khác lại có thể đeo cả hai bên tai, thực hiện kiểu

nghe stereo giúp cho người khiếm thính tiếp nhận ở mỗi tai khác nhau về

cường độ và lệch pha về thời gian đến của tín hiệu âm thanh, giúp cho người

nghe định hướng được nguồn âm nhờ đeo máy cả hai tai mà. Người khiếm

thính có thể nghễnh một bên tai như người bình thường để tập trung nghe ưu

thế một bên nhiều hơn trong môi trường tiếng ồn để bắt nhận âm thanh hay

lời nói từ một hướng đến nhất định. Đối với yêu cầu này, kiểu máy đeo sau tai

với micro hướng ra phía trước đặc biệt có tác dụng.

Chỉ định kiểu máy đeo nói chung không thể tùy tiện hoặc do khả năng

của túi tiền mà phải căn cứ vào tính năng kĩ thuật của máy đối với mức khiếm

thính, loại khiếm thính và nhất là vào chỉ định đeo một bên tai hay cả hai bên,

yêu cầu dẫn truyền bằng đường xương hay dưỡng khí... Hiện nay, ở nhiều

nước trên thế giới, đa số người đeo MTT ưa chuộng kiểu máy đeo sau tai, tuy

nhiên kiểu máy hộp vẫn tiếp tục được sản xuất vì chi kiểu máy này mới có

loại máy có công suất cực mạnh để dùng cho những người khiếm thính thật

nặng. Riêng trong hoàn cảnh nước ta, MTT kiểu hộp đáp ứng thêm cả cho

nhu cầu sửa chữa dễ dàng và đặc biệt có loại sử dụng được gìn tiểu làm bộ

nguồn (dễ kiếm hơn nhiều so với pin khuy hoặc ắc quy), mặc khác giá thành

lại rẽ hơn nhiều so với giá của các loại máy đeo sau tai.

Page 30: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

4.1.4. Ưu và hạn chế của các loại máy trợ thính:

Máy trợ thính hộp (Bỏ túi/trước ngực)

Đối tượng sử dụng: thường là điếc nặng, điếc sâu.

Ưu điểm:

- cầm thoải mái.

- bộ phận điều khiến rộng dễ nhìn

- có thể đạt được năng lượng tối đa

Nhược điểm:

- micrô xa tai nên âm thanh khó tập trung

- máy đeo ở ngoài nên tiếng động y phục có thể ảnh hưởng ến

chất lượng âm thanh

- cồng kềnh, dây dễ bị đứt

Máy trợ thính sau tai

Đối tượng sử dụng: tất cả các mức độ điếc

Ưu điểm:

- tập trung âm thanh và bảo tồn âm thanh

- nhỏ gọn

Nhược điểm:

- đắt đỏ

- pin khó tìm

Máy trợ thính trong tai

Đối tượng sử dụng: điếc nhẹ và trung bình

Ưu điểm:

- gọn nhẹ(không cần dây)

- có tính thẩm mỹ

Page 31: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Nhược điểm:

- chỉ có một mẫu

- bộ phận điều khiển quá nhỏ

- Nguy cơ phản hồi âm học cụ

Máy trợ thính trong ống tai

Đối tượng sử dụng: điếc nhẹ và điếc vừa

Ưu điểm:

- gọn nhẹ

- thẩm mỹ

Nhược điểm:

- nguy cơ phản hồi âm học cao

- khó sửa chữa

4.1.5. Cách sử dụng và bảo quản máy trợ thính:

4.1.5.1. Mô tả MTT:

MÁY TRỢ THÍNH HỘP

(Bỏ túi, đeo trước ngực)

MÁY TRỢ THÍNH KHUẾCH ĐẠI ÂM THANH VÀ LỜI NÓI

1. Nút volume điều chỉnh âm lượng

2. Microphone

3. Nút tắt – mở: O-H-N hay O-T-M hay O-T-M (tuỳ theo kiểu máy)

4. Kẹp gài

5. Dây

6. Loa tai

7. Núm tai

Page 32: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

8. Nơi tiếp nhận âm thanh từ dụng khác (chỉ một số kiểu máy)

* Máy trợ thính của con ban:

Loại máy:..............................

Hãng:..................................

Kiểu:..................................

Số serial:................................

Số volume chỉ định:..............

4.1.5.2. Pin của MTT

Pin cung cấp năng lượng cho máy nhưng khi pin đã hết, bạn vui lòng

lấy ra vì chúng rất dễ bị hỏng, rỉ nước có thể gây tổn hại cho MTT. Loại pin

thường dùng hết rồi bỏ, không nạp lại được. Nếu trẻ lỡ nuốt pin thì nên đưa

đến bác sĩ ngay lập tức.

4.1.5.3. Lắp pin vào máy trợ thính:

Để máy hay pin không rơi xuống nền nhà, khi lắp hay thay phi bạn nên

đặt tất cả lên bàn. Bạn hãy mở ngăn nắp chứa pin ra bằng cách để tay vào

chỗ lõm ở bên hông máy, đẩy nắp lên phía trên rồi mở ra. Đặt pin vào, loại pin

R6, theo đúng chiều (+) và (-), với dấu cộng ở gần đầu máy. Bạn hãy chú ý

đặt pin sao cho sợi dây kéo pin lên phải nằm ở dưới. Sợi dây này sẽ giúp bạn

kẻo pin lên dễ dàng khi cần lấy pin ra. Sau đó bạn hãy đóng nắp lại. Nếu nắp

chưa đậy kín, bạn cần kiểm tra lại xem vị trí đặt pin đã đúng hay chưa. Ngoài

ra, bạn có thể hỏi ý kiến các nhà chuyên môn. Khi không dùng MTT trong một

thời gian khá lâu bạn nên lấy pin ra.

4.1.5.4. Cách gắn núm tai:

Trước khi gắn núm tai vào trong tai, bạn nên tắt máy bằng cách đưa

nút tắt mở về vị trí "O". Dùng ngón cái và ngón trỏ cầm loa tai lên rồi gắn phần

núm nhựa vào trong vành tai, xoay thật nhẹ, khẽ kẻo vành tai ra và ấn núm tai

cho sát. Sau cùng hãy vắn dây máy ra sau vành tai.

Page 33: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

4.1.5.5. Cách lấy núm tai ra khỏi tai:

Bạn không được lấy ra bằng cách kéo dây máy!

Trước hết bạn nhớ tắt máy, khẽ kéo nhẹ vành tai ra sau, một tay cầm

núm tai xoay nhẹ cho đến khi núm tai rời khỏi tai.

4.1.5.6. Cách lấy thân máy với tai nghe

Dây máy có 2 đầu; mỗi đầu có hai giác cảm. Một đầu nằm ngang và

một đầu nằm thẳng. Đầu nằm ngang được nối với thân máy, còn đầu thẳng

nối với tai nghe.

4.1.5.7. Cho máy hoạt động

Kẹp máy trợ thính vào túi đeo máy sao cho Microphone không bị che

lấp. Để nút tắt máy ở vị trí "O". Vặn nút điều chinh âm lượng số 1. Gắn núm

tai, tùy theo cấu tạo của từng kiểu máy mà bạn đặt núm tắt mở ở:

“H” hay “N”

"T" hay "M"

"MT" hay "M"

Vị trí "N" hay "M" dùng cho môi trường âm thanh bình thường. Còn vị trí

"H" được sử dụng khi bạn tập trung nghe những âm vực cao hoặc được bác

sĩ đề nghị sử dụng trong môi trường quá ồn.

Bạn sử dụng vị trí "T" trong hai trường hợp:

Nghe điện thoại và nghe qua hệ thống dây cảm ứng (hội trường, nhà

hát, nhà thờ...)

Vị trí "MT" giúp bạn nghe được cả âm thanh hai nguồn: qua điện

thoại/hệ thống dây cảm ứng qua Microphone. Và bây giờ bạn hãy từ từ vặn

nút điều chinh âm lượng lên đến đúng số đã được chỉ định.

Chỉ điều chỉnh nút điều khiển âm lượng khi thật cần thiết mà thôi. Khi

không sử dụng máy nữa, bạn hãy tắt máy bằng cách đưa nút tắt mở về vị trí

"O" để pin được dùng lâu hơn.

Page 34: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

4.1.5.8. Sử dụng máy khi nghe điện thoại

Bạn có thể để nút tắt mở ở vị trí "T" hay "MT" khi cần nghe điện thoại,

thì ở "MT" bạn còn có thể nghe được âm thanh ở quanh bạn.

Khi sử dụng điện thoại, ống nghe phải hướng về máy trợ thính. Bạn

vừa dò tìm mức độ âm thanh vừa rà soát để nút điều chỉnh âm lượng ở vị trí

tốt nhất.

Sau khi dùng điện thoại xong bạn đừng quên đưa nút tắt mở về lại vị trí

“M”.

4.1.5.9. Nghe qua hệ thống dây cảm ứng

Nếu bạn muốn nghe qua hệ thống dây cảm ứng (hội trường, nhà hát,

nhà thờ...), bạn phải để nút tắt mở ở vị trí "T" hoặc "MT".

Hệ thống kết nối: Có một số kiểu máy trợ thính có một hệ thống kết nối

đặt biệt giúp bạn nối liền máy của mình với tivi, Radio, Cassete, Microphone...

Nếu máy của bạn có hệ thống đặt biệt này bạn nên hỏi thêm thông tin ở các

nhà chuyên môn về MTT.

4.1.5.10. Cách bảo quản:

Với một miếng vải khô bạn có thể lau sạch núm tai mỗi ngày. (nếu cần)

cũng như chải sạch phần ngoài của máy. Sau một vài tuần sử dụng, bạn cũng

nên lau chùi phía bên trong núm tai và cách làm như sau: Tách rời núm tai ra

khỏi loa tai. Nhưng điều quan trọng là: không được kéo dây máy để tách rời

núm tai ra. Đặc biệt, bạn có thể dùng xà phòng và nước để chùi rửa núm tai.

Nhưng hãy bảo đảm rằng núm tai hoàn toàn khô ráo trước khi được lắp lại.

Nếu bạn cần thêm thông tin, tốt nhất bạn nên hỏi các nhà chuyên môn.

4.1.5.11. Một vài lưu ý nhỏ

Nếu máy không phát ra âm thanh (tiếng rì, hú) hoặc âm thanh rất yếu

bạn cần đổi pin mới. Trong trường hợp khác bạn nên hỏi ý kiến nhà chuyên

môn.

Cầm máy một cách cẩn thận. Tránh để rơi máy.

Page 35: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Tránh để cho máy quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hay ở những nơi gần

nguồn nhiệt như bếp lửa.

Máy cũng cần để xa những nơi chứa chất liệu hóa học như: thuốc sát

trùng, thuốc diệt muỗi, diệt chuột.

Luôn nhớ tắt máy khi không sử dụng và đặt máy ở nơi khô ráo

Lấy pin ra khỏi máy để tránh tình trạng rỉ sét.

4.1.6. Kiểm tra máy trợ thính

@ Giai đoạn 1: Cách kiểm tra dễ nhất là đặt núm tai gần micro khi máy

đã mở, nếu có tiếng rít thì có nghĩa là máy đang hoạt động.

- Giáo viên kiểm tra máy trợ thính theo các công việc sau:

+ Kiểm tra máy có gìn hay không? Pin có nằm đúng vị trí không?

+ Kiểm tra xem pin còn hay hết?

+ Kiểm tra mức tăng giảm âm lượng (volume) và nút tắt mở

+ Kiểm tra xem máy đã đặt đúng số volume đã được chỉ định đúng

không?

- Bạn sẽ tiến hành giai đoạn này trong một vài ngày đầu khi kiểm tra

MTT của một học sinh mới đối với bạn, hay khi trẻ mới sử dụng MTT.

@ Giai đoạn 2: Trẻ nên bước sang giai đoạn này càng sớm càng tốt

sau khi giáo viên đã kiểm tra MTT. Cách thức:

+ Có thể lặp lại giai đoạn 1

+ Giáo viên nói: "Hãy vỗ tay khi nghe tiếng cô nói "ba"

@ Giáo viên đứng ở phía sau trẻ khoảng cách 1 mét

@ Giáo viên sử dụng giọng nói bình thường

@ Cần ghi nhận phản ứng của trẻ

- Nếu trẻ không có phản ứng, hãy kiểm tra MTT trở lại để phát hiện

những lỗi khác và sửa chữa kịp thời.

Page 36: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Đối với một số trẻ cần được tiến hành như thế nhiều lần để tạo một

sự tự tin ở trẻ. Khi trẻ đã phản ứng một cách tự tin, ta hãy bước sang giai

đoạn tiếp theo.

@ Giai đoạn 3: Khi trẻ phản ứng một cách tự tin với âm "ba", bạn có

thể bước sang giai đoạn 3. Có thể phải trải qua nhiều ngày để trẻ trở nên tự

tin.

+ Bạn có thể bắt đầu bằng giai đoạn 1 và 2

+ Giáo viên nói: "Hãy vỗ tay khi nghe tiếng cô nói: /i/ /m/ /u/ /a/ /s/ /x/"

@ Giáo viên đứng ở phía sau trẻ, khoảng cách 1 mét

@ Giáo viên nói các âm ngắt quãng nhau không đều

@ Phản ứng của trẻ được ghi nhận theo mẫu sau:

Tên trẻ:.................................... Ngày:..............................

Âm Phản ứng Nhận xét

Có Không

/m/

/u/

/i/

/a/

/s/

/x/

Nếu trẻ không có phản ứng, hãy kiểm tra MTT để phát hiện những lỗi

khác và sửa chữa kịp thời.

Chúng ta luôn liên hệ trở lại với bảng ghi chép này vào những lần kiểm

tra MTT sau đó.

Page 37: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

@ Giai đoạn 4:

+ Bạn có thể bắt đầu bằng giai đoạn 1 và 2.

+ Giáo viên nói: "Hãy vỗ tay khi nghe tiếng cô nói: /m/ /i/ /u/ /a/ /s/ /x/"

Ghi nhận phản ứng của trẻ và so sánh những phán ứng đã được ghi

chép lại trước đó (trong giai đoạn 3)

Nếu trẻ không thể phản ứng đầy đủ với tất cả các âm mà trẻ đã được

làm trước đó thì ta hãy nghĩ là MTT có vấn đề. Hãy phát hiện những lỗi và

sửa chữa kịp thời.

Nếu trẻ phản ứng tốt hơn so với trước đó thì điều này có nghĩa là trẻ đã

có tiến bộ trong việc luyện nghe.

@ Giai đoạn 5:

+ Trẻ tự kiểm tra máy trợ thính của mình bằng cách nói nhỏ: /m/ /i/

/u/ /a/ /s/ /x/.

+ Trẻ yêu cầu một người nghe được bình thường kiểm tra máy trợ

thính cho trẻ theo cách trên

+ Trẻ tự phát hiện những lỗi đơn giản và tự sửa chữa MTT như:

@ Lắp pin mới @ Vặn volume đúng vị trí

@ Thay dây trong @ Lau sạch núm tai

Ngay cá khi trẻ có thể thực hiện được mức độ ở giai đoạn 5 thì giáo

viên cũng nên kiểm tra máy trợ thính đều đặn, sử dụng giai đoạn 4 và giáo

viên cũng nên kiểm tra bằng cách nghe qua máy một cách thường xuyên.

4.1.7. Một số lỗi thông thường của máy trợ thính và cách khắc phục:

Hiện tượng Nguyên nhân có thể Cách khắc phục

Không nghe thấy âm

thanh MTT dường như

không hoạt động

Ngăn chứa pin có thể

không được đậy chặt

hoặc pin đặt sai vị trí

Trước tiên hãy đặt pin

vào ngăn chứa pin. Sau

đó đóng ngăn chứa pin

Page 38: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

hay ngược chiều. Dấu +

của phí phải đặt đúng

chỗ có dấu + ở ngăn

chứa pin.

chặt vào cho đến khi có

tiếng tách". Nếu bạn

không nhìn thấy dấu +

hãy đeo kính hay nhờ

người khác giúp.

Nếu bạn có đồng hồ đo

gìn, hãy kiểm tra xem

kim đồng hồ chỉ ở vùng

màu xanh hoặc ở vị trí

chấp nhận được. Nếu

không, hãy thử một viên

pin mới. Nếu MTT hoạt

động lại bỏ pin cũ đi.

Chỗ tiếp xúc của phi bị

bẩn hoặc bề mặt pin bị rỉ

sét.

Bỏ pin ra và lau sạch

bằng vải mềm

Ráy tai bít kín MTT (đối

với MTT trong tai) hoặc

núm tai.

Tách rời núm tai khỏi

MTT, rửa sạch, lau khô

rồi mới lắp lại. Lưu ý đối

với máy trong tai (không

có núm tai tách rời) hãy

cẩn thận lấy ráy tai ra

bằng dụng cụ kèm theo

máy, không cho vào quá

sâu mà ảnh hưởng tới

bộ phận ở bên trong

máy. Nếu không tự lấy

ráy tai ra được thì nhờ

người có chuyên môn.

Page 39: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Đối với MTT sau tai

hoặc MTT kính, ống

nhựa nối MTT với núm

tai có thể bị nước bít kín

hay bị xoắn

Nếu MTT không rít lên

khi MTT trên tay và ở vị

trí mở, tách rời núm tai

ra xem có âm thanh

không. Điều này sẽ kiểm

tra được lỗi do ống nối

hay do núm tai. Kiểm tra

và rửa sạch. Lưu ý khi

lắp lại, ống và núm tai

phải thật khô và lắp để

núm tai đúng hướng,

nếu không khi đeo máy

sẽ bị xoắn ống nối

Đối với MTT hộp, dây

nối thân máy với loa tai

bị đứt hoặc kém tiếp xúc

ở hai đầu dây.

Sau khi chắc chắn hai

đầu dây được gắn chặt,

lắc dây lên xuống xem

có nghe thấy âm thanh

không. Điều này sẽ cho

ta thấy dây có bị đứt ở

bên trong và cần thay

thế không. Nếu bạn có

dây dự trữ hãy thử dây

mới xem máy có hoạt

động không.

Thính lực của bạn có

thể bị giảm.

Nhờ người có chuyên

môn kiểm tra lại thính

lực.

Đối với máy hộp, loa và

núm tai không gắn chặt

với nhau.

Lót một lớp ngông mỏng

để khớp lại cho chặt.

Nếu không được thì

Page 40: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

phải thay núm tai hoặc

loa tai.

MTT đã bật (ON) nhưng

không đạt vào tai.

Điều này hoàn toàn bình

thường, chứng tỏ MTT

đang hoạt động.

MTT có hiện tượng

hoàn ngược (khi đeo có

tiếng rít)

MTT hay núm tai không

đặt khớp vào tai.

Trước tiên hãy vặn nhỏ

nút âm lượng. Lấy ngón

tay ấn quanh MTT hoặc

núm tai cho vào khớp.

Có thể bạn phải hơi vặn

nút tai hoặc kẻo vành tai

về phía sau để đẩy núm

tai vào sâu hơn. Khi đã

khắc phục xong, nhớ

vặn núm điều chỉnh âm

lượng về vị trí sử dụng

bình thường.

Ống tai có quá nhiều ráy

tai.

Ráy tai có thể khiến bạn

phải vặn nút điều chỉnh

âm lượng ở vị trí cao

hơn. Điều này có thể

dẫn đến hiện tượng

hoàn ngược.

Tiếng kêu có thể chỉ

xuất hiện khi để tay gần

MTT khi nằm đầu chạm

vào gối. Lúc đội mũ gần

MTT cũng có thể xuất

hiện hiện tượng này.

Nếu bạn chắc chắn MTT

đã được đeo đúng

nhưng vẫn có hiện

tượng này xảy ra thì nên

đưa đến người có

chuyên môn về MTT.

Page 41: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Nếu MTT hay núm tai có

đường "vent" (đây là

một đường ống khoan

nhỏ chạy dọc trong núm

tai) và có một nút ở đầu

văn để giảm kích cỡ

đường vân, nút này có

thể bị rơi ra

Phải mang máy tới nhà

chuyên môn để gắn lại

nút ván vào

Tai có thể phát triển lên

hoặc núm tai có thể bị

teo đi, như vậy MTT hay

núm tai không được khít

chặt vào ống tai.

Phải đi làm núm tai mới

trừ khi người thợ có thể

đắp thêm nhựa bên

ngoài để núm tai to lên.

Đối với MTT sau tai hay

MTT kính ống nhựa nối

giữa MTT và núm tai có

thể bị thủng. Ống này

dùng lâu có thể sẽ bị

giòn và có vết nứt.

Thay thế ống nối ngay.

Đây là vấn đề rất đơn

giản, không nên mất

nhiều thời gian quá. Ống

nối cần được thay thế

thường xuyên.

Nếu không tìm thấy

những lỗi trên thì rất có

khả năng MTT bị hỏng

do các bộ phận bên

trong.

Nếu MTT có tiếng rít

ngay cả khi bịt đầu âm

thanh đi ra, hiện tượng

hoài ngược xảy ra ngay

từ bên trong máy như

vậy cần phải gửi đi cho

người có chuyên môn

chữa.

Bộ phận lọc âm cài thêm

vào ống có thể bịt kín.

Bộ phận này không thể

rửa bằng nước, nếu chỉ

Page 42: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thổi bằng khí mở không

khắc phục được thì phải

mang MTT đi sửa.

Âm thanh nghe qua máy

lúc có lúc không.

Có thể nút điều chỉnh

âm lượng hay ngăn máy

lúc có chứa có bụi bẩn.

Có bình xịt đặc biệt sử

dụng cho các mạch điện

tử. Nhà chuyên môn về

MTt sẽ khắc phục được

tình trạng này.

Đối với MTT hộp, lõi

trong dây máy có thể bị

đứt hay những chỗ tiếp

nối bị lỏng.

Nếu bạn có dây dự trữ,

thử máy với dây mới

xem máy có hoạt động

được không. Nếu không

thì mang máy tới người

có chuyên môn chữa

MTT.

Các bộ phận ở trong bị

lỏng.

Phải mang máy tới

người có chuyên môn

Âm thanh phát ra rất lạ Pin của MTT gần hết

năng lượng.

Thay pin xem có khắc

phục được không.

Âm thanh bị nhiễu Nút tắt mở để ở vị trí “T” Kiểm tra lại vị trí của nút

tắt mở

MTT có thể đang hoạt

động ở một mức độ rất

gần với mức khuếch đại

bão hòa của MTT đó.

Người có chuyên môn

về MTT sẽ khắc phục

tình trạng này. Có thể

điều chỉnh lại công suất

của MTT hoặc phải đổi

máy khác

Bụi bẩn bám vào nút

điều chỉnh âm lượng có

Xem hướng dẫn ở trên

Page 43: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thể gây ra những âm

thanh lạo xạo khó thay

đổi âm lượng.

MTT có thể có công suất

quá lớn ở những dải tần

cao. Khả năng nghe đối

với những âm thanh cao

kém, những gì nghe

thấy được sẽ bị nhiễu

"Đáp tuyến tần số" của

MTT có thể cần được

điều chỉnh. Hãy tới gặp

những người có chuyên

môn.

MTT có thể bị hỏng ở

những bộ phận bên

trong

Hãy gặp những người

có chuyên môn về MTT

để xem cần phải chữa

hay thay thế những bộ

phận nào.

Giọng của bạn không

thật hoặc có tiếng vọng

khi nói

Núm tai quá chặt không

cho phép áp suất âm

thanh thoát ra ngoài.

Vấn đề này có thể khắc

phục bằng cách khoan

"vent" núm tai hay MTT.

Để quyết định có đường

vent hay không cần phải

hỏi người có chuyên

môn.

Đeo MTT hay núm tai

vào làm đau tai

Ống tai hay tai ngoài bị

đau do MTT hay núm tai

quá chặt hoặc có cạnh

sắc xước vào da.

Nếu đau không giảm mà

lại có chiều hướng xấu

đi, hãy tháo MTT ra và

đến gặp người có

chuyên môn về MTT.

Đau tai Đau tai có thể do "âm

học" hay nói cách khác

là do sự ảnh hưởng của

Người có chuyên môn

về MTT phải đo mức độ

âm thanh phát ra từ

Page 44: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

âm thanh vào thính giác MTT, tốt nhất là thử trên

tai người sẽ đeo MTT

đó. MTT, loa tai núm tai

hay ống dẫn có thể phải

được điều chỉnh để

nghe cho thích hợp.

Trong trường hợp này

nếu không khắc phục

được phải thay máy

mới.

Thời gian sử dụng pin

ngắn

Có thể bạn quên tắt máy

khi đi ngủ hay lúc không

đeo máy

Trong một vài trường

hợp, không chắc chắn

MTT đã tắt chưa thì tốt

hơn hết khi đi ngủ hay

lúc không đeo MTT mở

ngăn chứa pin ra.

Có thể bạn mua phải

đợt pin kém chất lượng.

Pin tồn quá lâu, có thể bị

giảm thời gian sử dụng.

Nếu giữ gìn kín thì sẽ

giữ được pin lâu hơn.

Thử viên pin mua ở đợt

khác và theo dõi ngày

bắt đầu sử dụng.

Không nghe được điện

thoại qua MTT

Nếu MTT có một nút "T",

những máy điện được

điện thoại của bạn có

thể thoại qua không

thích hợp.

Một số máy điện thoại

không có đủ từ trường

để dẫn truyền vào cuộn

cảm ứng "T" của MTT.

Hãy hỏi người có

chuyên môn về MTT về

bộ phận đặc biệt để

Page 45: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

nghe điện thoại được.

Bạn có thể không đặt

điện thoại vào đúng vị trí

tốt nhất của MTT.

Hãy cố gắng di chuyển

máy điện thoại quanh tai

xem có thể nghe rõ

được hơn không. Mặc

khác, khi chuyển sang vị

trí "T", bạn có thể tăng

nút điều chỉnh âm lượng

TRẮC NGHIỆM VỀ MÁY TRỢ THÍNH (MTT)

(Chọn câu trả lời đúng/sai)

1. MTT là một loại máy khuếch đại âm thanh để giúp trẻ có khó khăn về

nghe tiếp nhận âm thanh một cách tốt hơn.

2. MTT còn giúp trẻ phát triển phần thính lực còn lại và là một trong

những điều kiện tốt để phát triển ngôn ngữ cũng như giúp trẻ có khó khăn về

nghe giao tiếp với xã hội dễ dàng hơn.

3. MTT chữa trị tật khiếm thính.

4. Trẻ khiếm thính cho cần mang máy một thời gian rất ngắn.

5. MTT là của trẻ nên phụ huynh để mặc cho trẻ tự quyết định việc đeo

máy hay không trẻ tận dụng khả năng nghe còn lại nhưng hiện nay việc cấp

phát hay mua bán loại máy có chất lượng là rất khó khăn nên trẻ khiếm thính

chỉ cần:

- Mang máy ở trường lúc học hay ở nhà.

- PH không nên cho trẻ mang máy khi đi ra ngoài đường.

- GV không cho trẻ mang máy khi trẻ chơi đùa trong trường.

- PH không cho trẻ mang máy khi trẻ chơi đùa với bạn bè hàng xóm.

- PH không cho trẻ mang máy vì họ lo sợ là máy của trẻ sẽ bị mất.

Page 46: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

7. Dù trẻ mang máy nhiều sẽ dễ bị hỏng, tôi vẫn khuyến khích trẻ mang

máy.

8. Trẻ khiếm thính lớn tuổi biết tự giữ máy, biết tự đi sửa khi máy bị hư

nên là cha mẹ hay người trực tiếp nuôi dạy và chăm sóc cháu không cần phải

lưu tâm đến vấn đề mang máy trợ thính của trẻ.

9. Dù cơ hội mất máy nghe sẽ gia tăng nhưng tôi vẫn động viên trẻ

khiếm thính mang máy ở mọi lúc mọi nơi.

10. Tôi chấp nhận chuyện lo lắng khi cho trẻ khiếm thính mang máy

hơn là cất máy vào tủ vì tôi hiểu và tin rằng một ngày trẻ được mang máy là

một ngày trẻ có cơ may phát triển sức nghe và nói. Một ngày trẻ không có

máy là một ngày trẻ đã bị mất đi quyền lợi được nghe và nói như các bạn

đồng trang lứa với trẻ.

Hãy nhắc nhở trẻ đeo máy

Hãy ân cần biểu lộ sự vui sướng

khi nhìn thấy trẻ biết dùng sức nghe

Với tấm lòng của một nhà giáo,

hãy cùng trẻ tháo gỡ bất kỳ khó khăn nào

4.2. Cấy điện cực ốc tai: 4.2.1. Sự ra đời: Thực hiện lần đầu: Cách đây 30 năm.

Phát triển: Từ đơn đến đa điện cực. Vào những năm đầu của thập niên

70, GS, Graeme Clark và cộng sự, ĐH tổng hợp Melboune - úc đã nghiên cứu

và phát triển hệ thống điện cực này.

Bệnh nhân: hàng chục ngàn người lớn và trẻ em từ khiếm thính nặng

đến khiếm thính sâu của hơn 45 nước trên thế giới đã được cấy ốc tai các

loại.

Lợi ích: Giúp hoà nhập với cộng đồng và giúp nhiều người trong việc

học tập cũng như phát triển nghề nghiệp.

Page 47: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

4.2.2. Khái niệm:

Chúng ta có thể nghe được âm thanh bởi vì một phần của tai gọi là "ốc

tai" đã chuyển những tín hiệu âm thanh lên não. Nếu ốc tai của người nào bị

tổn thương thì người đó sẽ nghe không tốt.

Cấy điện cực ốc tai là một cách mới để giúp trẻ nghe được âm thanh,

mặc dù việc cấy điện cực ốc tai rất tốn kém nhưng đã được nhiều nước trên

thế giới thực hiện.

Ốc tai điện tử là dụng cụ dùng để thay thế hệ thống truyền âm của tế

bào lông tai trong đã bị hư bằng năng lượng âm cơ học. Tín hiệu âm cơ học

được chuyển thành tín hiệu điện và truyền tới thần kinh ốc tai

Thành phần chủ yếu gồm 1 micro nhận những thông tin âm học và một

bộ phận xử lí bên ngoài cơ thể; một bộ phận phân tích có nhiệm vụ chuyển

sóng âm học thành tín hiệu điện; một dãy điện cực đặt gần thần kinh thính

giác.

4.2.3. Phân loại: ốc tai điện tử: có 2 loại

- Ốc tai điện tử đơn kênh: có hạn chế ở việc cung cấp các âm trầm

dưới 500Hz.

- Ốc tai điện tử đa kênh: dựa vào lý thuyết Tonal Topic kích thích nhiều

chỗ khác nhau ở ốc tai từ đó kích thích thần kinh trung ương.

4.2.4. Cấu tạo:

Cấu tạo của hệ thống cấy điện ốc tai:

Hệ thống này gồm 2 phần: Phần trong và phần ngoài

Phần trong: Cochlear Implant (A):

Đây là phần được đặt vào trong xương phía sau tai.

Cấu tạo của nó gồm một nam châm, một bộ phận vừa nhận vừa kia

thích và các điện cực xếp theo hàng kéo dài từ bộ phận tiếp nhận đã ốc tai.

Phần ngoài: Gồm 3 bộ phận

Page 48: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Speech processor (B):

Bộ phận này giống một cái radio nhỏ bỏ túi. Nó chọn lọc và mã họ

những âm thanh dùng để hiểu lời. Nó có thể được đeo ở bất kỳ chỗ nó mà

thấy thuận tiện.

Directional microphone (C):

Nằm ngay sau tai, dùng để thu nhận âm thanh từ môi trường xung

quanh.

Transmitter coil and cable (D):

Một sợi mỏng nối từ microphone đến speech processor.

Transmitter còn là một vòng được bao bọc bằng nhựa có đường kín 33

mui đặt ngay phía ngoài của nam châm nằm dưới da.

Hoạt động của hệ thống cấy điện ốc tai:

1. Âm thanh đi vào microphone ở sau tai.

2. Từ microphone âm thanh được truyền đến bộ phận phân tích lời.

3. Bộ phận phân tích lời chọn lọc và mã hoá những âm thanh để hiểu.

4. Những mã hóa điện này được truyền trở lại cho bộ phận dẫn truyền.

5. Bộ phận dẫn truyền truyền các mã hoá qua da đến bộ phận tiếp nhật.

6. Bộ phận tiếp nhận chuyển những mã hoá này thành những tín hiệu

điện đặc biệt và chuyển chúng đến các dãy điện cực.

24 Điện cực Hệ thống cấy điện cực ốc tai

1. Micro thu nhận âm thanh.

2. Âm thanh từ Micro được chuyển đến bộ phận phân tích lời.

3. Bộ phận phân tích lời phân tích và mã hóa những tín hiệu thu

được.

4. Những tín hiệu đã mã hóa được gửi đến bộ phận dẫn truyền.

Page 49: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

5. Bộ phận dẫn truyền chuyển mã qua lớp da vào bộ phận cấy

bên trong.

6. Bộ phận cấy bên trong giải mã thành các tín hiệu điện tử.

7. Các tín hiệu được chuyển tới các điện cực để kích thích các

dây thần kinh còn lại.

8. Não phân tích và tiếp nhận các tín hiệu điện tử đó, cho ta biết

âm thanh.

Các điện cực được xếp thành hàng trong một ống mềm silicon. Mỗi một

điện cực có một sợi dây nối với receiver. Những tín hiệu điện đã mã hoá

được truyền đến những điện cực đặc biệt mà mỗi điện cực này có những

chương trình đặc biệt để cung cấp âm thanh theo độ lớn và âm sắc khác

nhau. Những điện cực này kích thích các sợi thần kinh nghe để truyền thông

tin đến não.

4.2.5. Sự hoạt động của điện cực ốc tai:

Ốc tai điện tử giúp cho những người khiếm thính cả người lớn và trẻ

em đeo máy nghe không có hiệu quả.

Ốc tai điện tử chuyển âm thanh thành những tín hiệu điện, những tín

hiệu này kích thích các sợi dây thần kinh của tai trong giúp người khiếm thính

có thể nghe lại lời nói và âm thanh.

Để hiểu chức năng của ốc tai điện tử, trước hết chúng ta nói về đường

truyền âm thanh ở người nghe bình thường. Sóng âm thanh đi qua ống tai

nghe giữa và đến ốc tai. Trong ốc tai sóng âm được chuyển thành các xung

điện. Các xung điện này đi qua các thần kinh đến não. Đó là quá trình truyền

âm thanh. Âm thanh được truyền với tốc độ nhanh.

Ốc tai giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình nghe. Ốc tai gồm 3

kênh nhỏ: có chứa dịch. Sóng âm đi vào dịch kích thích phần đỉnh của hàng

ngàn tế bào lông. Các tế bào lông chuyển năng lượng cơ học thành các xung

Page 50: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

điện. Các xung điện này kích thích các sợi thần kinh. Các sợi thần kinh này

tạo thành thần kinh thính giác truyền thông tin đến não.

Các âm trầm kích thích phần đỉnh và các âm cao kích thích phần đáy

ốc tai.

Khi các tế bào lông một phần mất đi hoặc bị hư hại sẽ gây ra nghe kém.

Loại này có thể cho đeo máy nghe thích hợp.

Khi mất hoặc khi hư hại toàn bộ tế bào lông sẽ gây khiếm thính. Thông

thường các sợi thần kinh còn nguyên không hư hại nhưng nó không thể nhận

được các xung điện. Những trường hợp này có thể cấy điện ốc tai.

Điện cực oặt càng sâu càng tốt. Vật cấy được đặt dưới da sau tai. Bộ

phận dẫn truyền ngoài đặt khít trên bộ phận cấy bên trong. Âm thanh sẽ được

truyền qua da.

Microphone thu nhận âm và gởi đến máy vi tính nhỏ còn được gọi là bộ

phận phân tích lời. Bộ phận này có thể hình hộp hoặc dạng đeo sau tai. Đây

là một phần rất quan trọng của cấy ốc tai điện tử. Nó phân tích lời truyền âm

thanh qua da đến các dãy điện cực. Như vậy lời nói và âm thanh được truyền

qua một cách nhân tạo.

Cần có một quá trình tích cực để học nghe và nói. Tập cho bệnh nhân

có thể giao tiếp bình thường.

4.2.6. Chỉ định cấy điện ốc tai.

Các chỉ định chung:

Khiếm thính sâu đến khiếm thính hoàn toàn dạng khiếm thính ốc tai.

Không có khả năng nghe hay nhận biết lời nói khi mang máy nghe.

Tin tưởng nếu nghe được sẽ giúp cho cuộc sống sinh động, ít bị phụ

thuộc và vui vẻ hơn.

Không có chống chỉ định phẫu thuật.

Page 51: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Khiếm thính thần kinh nặng và sâu nhưng thần kinh thính giác hoặc một

số sợi của thần kinh thính giác còn hoạt động.

4.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của máy cấy điện ốc tai:

1. Khiếm thính trước khi học nói hay sau khi học nói.

2. Thời gian khiếm thính.

3. Hoạt động của các sợi thần kinh thính giác.

4.2.8. Những hạn chế của cấy điện ốc tai:

1. Cấy điện cực ốc tai không thể giúp tất cả những người khiếm thính

nặng và sâu mà phải chọn lọc.

2. Cấy điện cực ốc tai có thể giúp người này nhiều hơn người kia

3. Âm thanh nghe được qua cấy điện cực ốc tai khác với nghe bình

thường. Người khiếm thính phải học dịch những gì họ nghe thấy vì thế đôi khi

cần có thời gian và kinh nghiệm.

4.2.9. Những điều lưu ý đối với bệnh nhân cấy điện ốc tai:

4.2.9.1. Những điều cần lưu ý chung:

Hệ thống ốc tai điện tử gồm có hai bộ phận, một bộ phận cấy vào ốc tai

nên sau mổ bệnh nhân không nhìn thấy, và một bộ phận để nhận và xử lý âm

thanh đặt ở ngoài tai. Hai bộ phận này đều chứa đựng những thành phần

điện tử tinh vi và có khả năng hoạt động lâu dài. Vì thế:

1. Không bao giờ được tự mở vỏ hộp của bộ phận ngoài. Nếu tự động

mở sẽ không còn được bảo hành. Để thay gìn hoặc lau chùi hốc chứa pin, chỉ

mở hốc chứa pin.

2. Trước khi bật bộ phận ngoài cần kiểm tra kỹ coi có thiếu hay bị vỡ gì

không. Nếu có vấn đề thì đừng bật máy.

4.2.9.2. Những điều cần lưu ý trong sinh hoạt:

Nhìn chung cần phải để ý tránh tất cả các nguồn có ảnh hưởng đến,

đặc biệt đối với trẻ em.

Page 52: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Trong sinh hoạt hàng ngày: Cần lưu ý giữ gìn cả bộ phận trong và

ngoài của máy. Tránh những cử động không cần thiết và gãi mạnh bên đầu

có cấy ốc tai; tránh những áp lực cơ học mạnh vào phía đầu này. Trong

trường hợp ngứa da đầu bên cấy ốc tai không được gãi quá mạnh. Nếu cắt

tóc phải lưu ý không làm tổn thương da vì chỗ đặt máy thường hơi có gồ lên

một ít. Cha mẹ lưu ý không để con mình đánh nhau với trẻ khác vì nó có thể

bị thương ảnh hưởng đến máy. Cha mẹ cũng nên lưu ý không để trẻ ngã từ

trên ghế, trên bàn xuống, cũng không cho trẻ leo trèo dễ té xuống đất. Cố

gắng tránh những tai nạn có thể xảy ra cho bé. Cần phải giữ gìn không được

để bộ phận ngoài bị ẩm, ướt. Không đến gần máy móc cơ khí.

- Thể thao: Hạn chế các môn thể thao có ảnh hưởng đến máy như

tennis, chạy, đấm bốc, thể dục... Không tham gia các môn thể thao, đua

ngựa, đua mồm, đua thuyền, đá bóng, những môn thể thao dưới nước.

- Kỹ thuật trong cuộc sống.

+ Hệ thống chống trộm ở các cửa hàng: Một số ít trường hợp ốc tai

điện tử có thể làm chuông của hệ thống báo trộm ở các cửa hàng kêu, vì thế

người mang ốc tai điện tử nên luôn mang thẻ chứng nhận có cấy điện ốc tai.

Các hệ thống chống trộm sử dụng các từ trường đã điều chỉnh vì thế người

mang ốc tai điện tử có thể đi qua hệ thống này mà không bị giữ lại. Các vật

dụng chống trộm thương mại có thể có từ trường mạnh, người mang ốc tai

điện tử có thể nghe một âm nhỏ nếu đến gần những dụng cụ này, chỉ cần tắt

máy thì âm này sẽ mất đi.

+ Sân bay/ Máy bay: Bộ phận xử lý lời nên tắt đi khi đi qua hệ thống

kiểm soát của sân bay, vì chúng có thể tạo nên từ trường rất mạnh. Mặc

khác, các cảm giác nghe có thể xảy ra và chương trình xử lý lời có thể bị hư.

Tuy nhiên làm hỏng ốc tai điện tử thì không dễ dàng. Nếu chương trình xử lý

bị hư, đó chỉ là một lỗi nhỏ có thể được chỉnh lại tại trung tâm ốc tai. Nếu bộ

phận xử lý lời được lập nhiều chương trình họ có thể sử dụng một trong

những chương trình khác cùng thời gian. Bộ phận xử lý lời vừa là máy vi tính

Page 53: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

vừa là thiết bị điện tử vì thế nó cũng nên được tắt đi trước lúc máy bay cất

cánh và hạ cánh như nhóm, dụng cụ điện tử khác.

+ Ảnh hưởng qua lại: Có thể có ảnh hưởng qua lại giữa hệ thống ốc tai

cấy và các đồ điện tử khác. Trong một số ít trường hợp, ốc tai cấy có thể ảnh

hưởng đến sự thu nhận của đài và ti vi. Đi xa khỏi những máy điện tử có thể

giảm sự ảnh hưởng. Tuy nhiên làm hỏng hệ thống ốc tai cấy thì không dễ.

+ Điện thoại di động: Người cấy ốc tai điện tử COMBI 40/40 + có thể sử

dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, điện thoại di động đang nối kết có thể

nghe một vài tiếng ồn. Điều này xảy ra khi khoảng cách người dùng điện thoại

di động và người mang ốc tai điện tử trong khoảng 3 mét. Tiếng ồn này không

hại đến hệ thống ốc tai cấy. Khoảng cách giữa hệ thống ốc tai cấy và ăng ten

truyền xa sẽ làm giảm tiếng ồn. Nếu người mang ốc tai điện tử muốn có điện

thoại di động cần phải thử trước sự ảnh hướng của nó.

+ Máy nghe, ti vi, đài, hệ thống FM. Hệ thống xử lý lời không bao giờ

được nối trực tiếp với bất kỳ máy nào chạy bằng điện.

+ Máy phát sóng ngắn / vô tuyến không chuyên: Sóng điện từ trường

của các loại máy này giống như của ốc tai điện tử. Tuy nhiên, đến nay chưa

có trường hợp ảnh hưởng nào được báo cáo. Các tín hiệu lời truyền giữa dây

và ốc tai được mã hoá vì thế nó chống được những ảnh hưởng này. Dù sao

người ta cũng khuyên không nên đến gần ăng ten của những dụng cụ này.

+ Các vật tích điện: Vào những ngày ẩm nhiều vật tĩnh điện có thể ảnh

hưởng đến các bộ phận của hệ thống ốc tai điện tử. Thực tế, các chương

trình cất giữ thường bị hư hỏng. Nếu có một chương trình nào bị hư thì nó

ngay lập tức và tự động tắt để tránh bị kích thích quá lớn. Những chương

trình khác có thể bị hoặc không bị ảnh hưởng. Cài đặt lại chương trình máy lại

hoạt động bình thường.

Các đồ vật sau đây thường tích điện:

- Đồ chơi máy bằng nhựa: Tháo bộ phận xử lý lời ra rồi mới chơi, nếu

chỉ tắt nó không thì chưa đủ.

Page 54: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Các bài giảng khoa học ở trường: Tháo máy khi thực hiện các thí

nghiệm với tĩnh điện.

- Quần áo: Đối với bộ phận xử lý lời hộp may đồ điện nên may những

loại vải không tích điện như vải dệt từ các loại sợi tự nhiên. Khi mặc đồ xong

mới gắn máy, còn khi thay đồ thì phải tháo máy ra trước.

- Ra khỏi ôtô: Khi ra khỏi ôtô cần giữ cửa ôtô cho đến khi chân chạm

đất để tránh bị sốc tĩnh.

- Chạm vào bộ phận xử lý lời: Có khả năng bạn cũng tự tích điện và

truyền nó vào bộ phận xử lý lời. Để tránh điều này xảy ra cần phải tiến hành

như sau:

Nếu bạn muốn tháo bộ phận ngoài:

(a) Bước 1: Chạm vào cơ thể người.

(b) Bước 2: Chạm vào máy.

Nếu bạn muốn lấy bộ phận xử lý từ bàn:

(c) Bước 1: Chạm vào máy.

(d) Bước 2: Chạm vào cơ thể người.

Nếu bạn nghĩ mình đang tích điện, bạn có thể giảm nó bằng cách chạm

vào một máy phát sóng, thám nước, hoặc bất kỳ một vật bằng kim loại.

Bệnh nhân cần phải có thảm chống tích điện dưới chân khi làm việc

Bệnh nhân không trực tiếp chạm vào màn hình của ti vi hoặc máy vi

tính.

Bệnh nhân cần phải thường xuyên lau màn hình máy vi tính hoặc ti vi

bằng dung dịch chống tích điện.

Nguy cơ của những vấn đề từ màn hình máy vi tính rất nhỏ nhưng có

thể giảm nó bằng cách sử dụng một màn hình chống tích điện.

Page 55: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

+ Môi trường độc hại: Bộ phận xử lý lời được thiết kế để sử dụng trong

môi trường có nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Nó không được sử dụng trong

điện trường mạnh...

4.2.9.3. Tiêu chí lựa chọn cơ bản:

Trẻ em:

Khiếm thính tiếp nhận hai bên tai mức nặng tới sâu.

Không có giới hạn tối thiểu về độ tuổi.

Máy trợ thính ít có tác dụng hoặc không giúp được gì.

- Dưới 5 tuổi không phát hiện được những kỹ năng nghe cơ bản.

- Trên 5 tuổi chỉ nhận ra 50% hoặc ít hơn lượng từ.

- Ngưỡng nghe khi đeo máy trợ thính nằm ngoài tần phổ lời nói KHZ.

- Không bị ảnh hường từ các bệnh lý khác.

Động cơ thúc đẩy cao và kỳ vọng thích hợp (khi thích hợp với gia đình

và đứa trẻ).

Những tiến bộ trong lĩnh vực cấy điện cực ốc tai đã cải thiện việc tiếp

nhận âm thanh các tiêu chí cho mỗi cá nhân cho những người khiếm thính

nặng, khiếm thính sâu và dẫn đến những thay đổi trong việc xem xét.

Máy trợ thính có thể giúp đỡ cho nhiều người bị khiếm thính tiếp nhận

mức nặng tới sâu nhờ khả năng khuyếch đại âm thanh. Tuy nhiên, với cả

những máy trợ thính hiện đại nhất cũng không đạt được những hiệu quả cao

đối với người khiếm thính tiếp nhận cả hai tai mức nặng và sâu. Với những

trường hợp này, có thể nghĩ đến việc cấp diệc cực ốc tai.

Cơ chế hoạt động của điện cực ốc tai khác so với MTT. Điện cực thay

thế cho các tế bào lông ở tai trong, đã bị tổn thương và kích thích trực tiếp

các dây thần kinh thính giác, cho phép con người có thể tự nhận được âm

thanh.

Page 56: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Những sự tiến bộ trong kết quả đạt được cho những người đọc cấy

điện cực ốc tai đã mở rộng những tiêu chí lựa chọn và nhờ đó và cấy điện

cực ốc tai giờ đây đã đáp ứng cho cả người khiếm thính nặng và sâu.

Kiểm tra hiến thức về cấy điện cực ốc tai

(Chọn câu trả lời phù hợp nhất)

1. Độ khiếm thính nào có thể thuận lợi cho việc cấy điện cực ốc tai?

a. Khiếm thính nhẹ đến khiếm thính vừa.

b. Khiếm thính nặng đến khiếm thính sâu.

c. Bất kỳ độ khiếm thính nào.

(Khiếm thính nhẹ đến khiếm vừa phù hợp cho việc đeo máy trợ thính)

2. Những nguyên nhân gây khiếm thính nào có thể giúp ích cho việc cấy diện

cực ốc tai?

a. Bất kỳ nguyên nhân nào.

b. Bất kỳ nguyên nhân nào anh hưởng chủ yếu đến tai trong (Khiếm

thính mà chủ yếu do tai giữa hoặc có những vấn đề về thần kinh thì không

thích hợp để cấy điện cực ốc tai.)

3. Cấy điện cực ốc tai nhằm mục đích gì?

a. Trở lại nghe bình thường.

b. Cho nghe bằng điện tử.

c. Cho cảm giác nghe.

(Cấy điện cực ốc tai sẽ không giúp trẻ trở lại sức nghe bình thường được.)

4. Khi cấy điện cực ốc tai, điện cực sẽ đi vào đâu?

a. Vào tai ngoài.

b. Vào ốc ta.

c. Vào tai giữa.

Page 57: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

(Mảng điện cực được đặt vào tai trong hay ốc tai, từ vị trí mà nó có thể đi qua

luồng điện để đến dây thần kinh thính giác.)

6. Lời cam kết của gia đình đối với việc phục hồi mất bao lâu?

a. 3-12 tháng.

b. 3-12 năm.

c Suốt cả cuộc đời.

(Cấy điện cực ốc tai chịu trách nhiệm cả đời trẻ. Trẻ sẽ tham gia những cuộc

hẹn khi chúng trưởng thành.)

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hãy nêu các loại máy trợ thính mà anh/ chị từng gặp?

2. Anh/ chị đã từng gặp trường hợp cấy điện cực ốc tai? Nếu có, hãy

mô tả một số thông tin?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm máy trợ thính?

2. Cấu tạo máy trợ thính trước ngực và sau tai?

3. Các loại máy trợ thính?

4. Ưu và nhược điểm của các loại máy trợ thính?

5. Các cách sử dụng và bảo quản máy trợ thính?

6. Các giai đoạn kiểm tra máy trợ thính?

7. Một số lỗi thông thường của máy trợ thính và cách khắc phục?

8. Ốc tai điện tử là gì?

9. Cấu tạo của hệ thống cấy điện cực ốc tai?

10. Các lưu ý khi cấy điện cực ốc tai?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 58: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

1. Cochlear Implants for Children, A guide for parents (Cấy điện cực ốc

tai cho trẻ, tài liệu hướng dẫn phụ huynh).

2. Sandy Niemann - Devorah Greenstein - Darlena David (2006), Giúp

đỡ trẻ điếc sách dành cho cha mẹ và cộng đồng, NXB Lao động - Xã hội.

3. Tài liệu trắc nghiệm (2000), Sách giúp đỡ trẻ khiếm thính, Hà nội.

4. Website: www.deafservice.com.vn

5. Website: www.cochlear.com

6. Website: www.medel.com

7. Website: www.hearingaids.com

8. Website: www.widex.com.vn

9. Speech and 1anguage Assessment and Treatment for Cochlear

Implantee HCMC, Oct 16 - 17, 2000.

Bài 5: MÔI TRUỜNG NGHE THÍCH HỢP CHO TRẺ KHIẾM THÍNH

Môi trường nghe có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ khiếm

thính sử dụng sức nghe khi đeo máy trợ thính để phát triển khả năng giao tiếp

và học hỏi một cách tự nhiên.

Để tạo môi trường nghe thích hợp cho trẻ cần lưu ý các yếu tố sau:

5.1. Tín hiệu - tiếng động nền:

- Tín hiệu là âm thanh cần chú ý nghe.

- Tiếng động nền là những âm thanh ngoài tín hiệu.

Ví dụ: Khi xem ti vi thì âm thanh phát ra từ ti vi (thuyết ninh) là tín hiệu,

còn tiếng nói chuyện của những người trong phòng hay những tiếng động

khác gọi là tiếng động nền. Nhưng khi ta nói chuyện thì tiếng nói mà ta muốn

Page 59: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

nghe là tín hiệu, còn tiếng thuyết minh và các tiếng động khác là tiếng động

nền.

- Độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền là số hiệu của cường

độ âm thanhtín hiệu trừ đi cường độ của tiếng động (trong môi trường nghe)

Tín hiệu Tiếng động nền Độ chênh lệch

75 dB 70 dB 5 dB

70 dB 70 dB 0 dB

70 dB 75 dB -5 dB

- Đối với các phòng học dành cho trẻ khiếm thính: Tiếng động nền <

45dB là tốt nhất.

- Độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền tốt nhất vào khoảng

115 - 20dB

5.2. Cấu trúc phòng học trong trường có trẻ khiếm thính:

- Âm học: Trẻ khiếm thính đang sử dụng phần thính còn lại với sự hỗ

trợ của máy trợ thính cần có môi trường học yên tĩnh.

- Thiết kế xây dựng phải chắc chắn làm hạn chế tới mức tối đa tiếng ồn

của các phòng học kế liền nhau, giao thông và khu lân cận, thời gian vang

vọng trong phòng.

- Thời gian vang vọng có thể chấp nhận được là 0.5 giây.

- Cấu trúc tường bên ngoài: Tường được xây bằng gạch, nếu có thể 1

một số cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió...

- Hướng cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió cần vuông góc với nguồn gây

tiếng ồn.

- Cấu trúc tường bên trong: Các tường ngăn cách các phòng phải

tường đôi bằng gạch. Không được mở các cửa, lỗ thông các phòng nhau.

Page 60: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Ánh sáng: ánh sáng tự nhiên tết cho các phòng học.

- Độ thoáng gió: đầy đủ quạt trần hay các loại quạt khác (quạt cây; quạt

gắn tường...) để tăng cường độ thông gió, điều này cần được thực hiện ở tất

cả các phòng học. Nguồn thông gió chính phải thông qua cửa tường bên

ngoài vuông góc với nguồn gây tiếng ồn chính từ bên ngoài vào.

- Độ an toàn:

Tất cả các cấu trúc phải chắc chắn rằng trẻ được bảo vệ khỏi tất cả

nguy hiểm. Tất cả các ổ điện ở khu vực ẩm ướt. Những phần kính từ dưới 1

mét phải được bảo vệ bằng hàng rào chấn song.

5.3. Môi trường yên tĩnh:

Môi trường xung quanh càng yên tĩnh càng nghe được rõ ràng, nhất là

khi nghe tiếng nói. Trẻ nghe rất khó trong môi trường ồn ào do tiếng động to,

tiếng người trò chuyện, tiếng trẻ con hò hét, tiếng nhạc, tiếng xe... Môi trường

nghe cũng không thích hợp khi trong phòng có nhiều tiếng vang. Để giảm bớt

tiếng ồn gì trẻ nghe dễ dàng hơn ta cố gắng chọn cho trẻ chỗ ngồi càng xa

nơi phát ra âm thanh càng tốt, điều chỉnh âm thanh phát ra từ ti vi, rađiô... khi

có thể. Để giảm bớt tiếng vang, ta có thể sử dụng vật liệu hút âm thanh trong

phòng như sàn nhà trải thảm/chiếu, tường treo rèm vải dày, trần nhà làm

bằng chất liệu hút âm tốt...

- Khoảng cách: Trẻ sẽ nghe ta nói rõ hơn khi khoảng cách giữa ta và

trẻ càng gần càng tốt. Trẻ khiếm thính, ngay cả khi có máy trợ thính có thể

nghe được tốt nhất khi ở gần nguồn âm. Vì vậy, khi sắp xếp lớp học, chúng ta

nên chú ý chỗ ngồi của trẻ khiếm thính sao cho gần giáo viên (xa nhất là 2

mét).

- Giọng nói: to, rõ, tự nhiên, không cường điệu hình miệng, tốc độ nói

vừa phải phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Ngoài ra, ta cần lưu ý rằng MTT chỉ là điều hiện cơ bản nhưng không

phải là điều hiện duy nhất để trẻ nghe và nói đuốc dù đó là trẻ khiếm thính

nhẹ hay khiếm thính sâu. Chính việc khuyến khích trẻ thích nghe, thích nói

Page 61: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

mới thật sự là nhân tố quan trọng để trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu và nói

trong môi trường giao tiếp tự nhiên.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Tín hiệu là gì?

2. Tín động nền là gì?

3. Để tạo điều kiện nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính, chúng ta cần

chú ý đến những vấn đề gì về mặt thính học? Phân tích những vấn đề

cần chú ý đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quà tặng của tổ chức Pearl S. BUCK International NIES - MOET

CBM International USAID (2000), Nghe ngay - nghe hay, Viện Tai - Mũi -

Họng TW.

2. Sandy Niemann - Devorah Greenstein - Darlena David (2006), Giúp

đỡ trẻ điếc, sách dành cho cha mẹ và cộng đồng, NXB Lao động - Xã hội.

3. Tài liệu trắc nghiệm (2000), Sách giúp đỡ trẻ khiếm thính, Hà nội.

NỘI DUNG KIẾN TẬP BỘ MÔN TẠI MỘT TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH

(Sinh viên viết bài thu hoạch sau khi đi kiến tập)

1. Quan sát phòng thính học, cách đo thính lực cho trẻ khiếm thính (đo

đường xương, đường khí, nhĩ lượng và phản xạ cơ xương bàn đạp)?

2. Quan sát môi trường giáo dục cho trẻ khiếm thính (cách bố trí lớp

học, số lượng học sinh, trang trí lớp học...)?

3. Tham khảo hồ sơ thính học và ghi nhận các thính lực đồ của trẻ

khiếm thính?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

Page 62: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

1. TS. Lê Thị Minh Hà (2005), Tâm lý học thần kinh (tài liệu bài giảng

dành cho khoá đào tạo Cử nhân CĐSP Giáo dục Đặc biệt của trường CĐSP

Mẫu giáo TW3).

2. BS. Lê Quốc Nam (2003), Sinh lý học thần kinh và các giác quan, tài

liệu bài giảng dành cho khoá đào tạo Cử nhân CĐSP Giáo dục Đặc biệt của

trường CĐSP Mẫu giáo TW3, trang 40-46.

3. Quà tặng của tổ chức Pearl S. BUCK International NIES - MOET

CBM International USAID (2000), Nghe ngay-nghe hay, Viện Tai - Mũi - Họng

TW.

4. Trần Thị Thiệp (2003), Thanh thính học trong giáo dục trẻ khiếm

thính, tài liệu dành cho lớp Cử nhân CĐSP Giáo dục Đặc biệt - Trường

CĐSPMGTW3.

5. Nguyễn Thị Bích Thủy (2002), Bài giảng thính học, Tài liệu dành cho

lớp Cử nhân Giáo dục Đặc biệt - Trường Đại học Sư phạm Hà nội.

6. Ngô ánh Tuyết (1999), Giải phẩu sinh lý trẻ em, Trường CĐSPMG

TW3.

7. Sandy Niemann - Devorah Greenstein - Darlena David (2006), Giúp

đỡ trẻ điếc sách dành cho cha mẹ và cộng đồng, NXB Lao động-xã hội.

8. Cochlear Implants for Children, A guide for parents (Cấy điện cực ốc

tai cho trẻ, tài liệu hướng dẫn phụ huynh).

9. Tài liệu trắc nghiệm (2000), Sách giúp đỡ trẻ khiếm thính, Hà nội.

Tài liệu tiếng Anh:

10. Website: www.deafservice.com.vn

11 Website: www.cochlear.com

12. Website: www.medel.com

13. Website: www.hearingaids.com

14. Website: www.widex.com.vn

Page 63: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

15. Speech and 1anguage Assessment and Treatment for Cochlear

Iplantees, HCMC, Oct 16 - 17, 2000.

16. Terry Jennings (1984), Sounds, the young Scientist Investigates,

Oxford.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Bài 1BẢNG THEO DÕI THÍNH GIÁC TRẺ EM

Tuổi Nghe hiểu

Mới sinh Chú ý nghe tiếng nói

Giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng ồn

Tỉnh giấc lúc có tiếng động

3 tháng Quay đầu về phía người nói

Cười với người nói chuyện

Ngừng chơi hoặc tỏ ra chú ý đến tiếng động, lời nói

Nhận biết giọng của mẹ

6 tháng Đáp ứng khi gọi tên

Chú ý hoặc tìm nguồn phát âm

Quay đầu về phía nguồn âm

9th -1Tuổi Đáp ứng với các câu đơn giản

Quay đầu hoặc nhìn lên khi gọi

Tìm và nhìn quanh khi có tiếng ồn lạ

Hóng chuyện

1.5 - 2 tuổi Làm theo 2 yêu cầu (lấy quả bóng và đặt lên bàn)

Page 64: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

2.5 - 4tuổi Hiểu dễ dàng khi nói chuyện

Nghe được khi ta che miệng

Phân biệt các từ đối lập nghĩa

Chỉ đúng hình tranh khi trẻ gọi

Chú ý đến các tiếng động (gõ cửa, mèo kêu, chó sủa.

5 tuổi Nghe và hiểu hầu hết các câu chuyện trong gia đình

Nghe và trả lời ngay câu hỏi mà không can lặp lại

Nghe giọng nói bình thường

Mọi người thân thuộc đều nghĩ là trẻ bình thường

Phụ lục 2 - Bài 2ÂM THANH

Mỗi ngày, bạn nghe nhiều âm thanh khác nhau. âm thanh được tạo nên

khi có một vật gì đó rung động. Bạn có thể nghe gió thổi qua sự rung chuyển

của cây cối. Bạn có thể nghe mưa tạc vào cửa sổ của nhà bạn. Bạn có thể

nghe tiếng tích tắc của đồng hồ. Bạn nghe được tiếng tích tắc của đồng hồ do

những bộ phận bên trong đồng hồ chuyển động tới lui. Bạn có thể nghe tiếng

chim hót hoặc tiếng khóc của em bé. Những âm thanh đó được tạo nên do

miệng và thanh quản của em bé và chú chim rung động.

Bạn thường nghe tiếng mô, xe tải hay máy bay. Bạn nghe được những

âm thanh đó do động cơ và những bộ phận khác của những loại xe trên

chuyển động.

Khi bạn không nghe âm thanh nào thì đó là lúc yên tĩnh nhất. Hiếm khi

nào có được sự yên tĩnh. Ở nông thôn, thường nghe rõ nhiều loại âm thanh.

Còn ở thành phố thì rất ồn ào.

ÂM THANH GIÚP TA BIẾT THÔNG TIN

Page 65: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Âm thanh giúp chúng ta biết được tất cả các loại thông tin. Khi nghe ai

đó nói chuyện, chúng ta biết họ đang nghĩ gì. Khi nghe người nào đó huýt sáo

hay hát, chúng ta biết họ đang vui vẻ. Khi nghe em bé khóc, chúng ta đoán là

bé đang đói, sợ hãi hay khó chịu. Nếu nghe người nào đang rên rỉ, chúng ta

biết họ đang trong cơn đau quằn quại. Khi nghe chuông điện thoại, chúng ta

biết có ai đó đang muốn nói chuyện với mình. Khi nghe chuông cửa reo,

chúng ta biết có ai ở bên ngoài cửa, Khi nghe đồng hồ báo thức reo, chúng ta

biết đó là lúc phải thức dậy. Khi nghe tiếng còi xe cứu hỏa, xe cảnh sát hoặc

xe cấp cứu thì chúng ta phải biết tránh đường.

Nhiều âm thanh làm cho thế giới của chúng ta đẹp hơn. Hầu hết mọi

người thích nghe tiếng chim hót và nghe nhạc. Âm nhạc làm cho cuộc sống

của chúng ta vui vẻ và rạng rỡ hẳn lên.

NHỮNG ÂM THANH TRẦM, NHỮNG ÂM THANH CAO

Có một vài âm thanh nghe rất lớn. Nhưng cũng có một vài âm thanh rất

khó nghe. Một vài âm thanh nghe rất nhỏ. Một vài âm thanh nghe rất to. Như

chúng ta biết, âm thanh được tạo nên khi một vật gì đó rung động. Âm thanh

có tần số cao khi một vật rung động rất nhanh. Âm thanh có tần số trầm khi

một vật rung động rất chậm.

Chúng ta không thể nghe tất cả âm thanh. Nếu như một âm thanh quá

to hoặc quá nhỏ, chúng ta sẽ không nghe được gì cả. Nhưng một số động vật

có thể nghe được những âm thanh mà con người không thể nghe. Nếu như

một chú chuột con bị lạc, nó sẽ kêu rất lớn để con người không nghe được.

Nhưng chuột mẹ có thể nghe những âm thanh này và đi tìm chuột con.

SÓNG ÂM

Ném một hòn đá xuống ao nước. Những gợn sóng lăn tăn chuyển

thành sóng âm qua bề mặt của nước. Khi một vật rung động làm cho không

khí quanh nó cũng rung động theo. Nếu bạn rung chuông, chuông rung động

làm cho không khí xung quanh nó cũng rung động theo. Chúng ta không thể

nhìn thấy âm thanh do không khí rung động dưới dạng sóng. Chúng ta gọi đó

Page 66: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

là sóng âm. Sóng âm di chuyển càng xa càng yếu. Điều đó giải thích tại sao

chúng ta không thể nghe âm thanh ở khoảng cách xa mà chi nghe âm thanh

ở khoảng cách gần.

Một trong những âm thanh lớn nhất mà chúng ta nghe được là tiếng

sấm. Sấm là âm thanh do một tia lửa khổng lồ tạo nên. Sấm di chuyển nhanh

tạo ra sóng âm. Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh. Đó là lí do tại sao trong khi

trời bão, chúng ta thường nghe sấm sau khi chúng ta nhìn thấy tia chớp tạo

ra. Khoảng thời gian giữa việc nhìn thấy ánh sáng và nghe tiếng sấm càng lâu

thì cơn bão càng xa.

ÂM THANH DI CHUYỂN QUA CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG

Âm thanh đi nhanh qua chất khí. Nhưng âm thanh đi qua chất rắn và

chất lỏng nhanh hơn. Bạn có thể biết được âm thanh di chuyển tốt qua chất

rắn như thế nào khi bạn đặt tai sát mặt bàn. Rồi lấy móng tay cào lên mặt gỗ.

Bạn có thể nghe tiếng sột soạt khá dễ dàng. Nhưng nếu bạn đặt tai xa mặt

bàn, bạn không thể nghe được tiếng cào.

Cách đây khá lâu người da đỏ (Anh điêng) đã biết rằng âm thanh di

chuyển qua chất rắn (mặt đất) tốt hơn qua không khí. Họ nằm xuống và một

tai đặt sát mặt đất để lắng nghe tiếng kẻ thù. Họ có thể nghe móng guốc của

ngựa va nhau qua mặt đất trước khi họ nghe chúng qua không khí.

Những người thợ lặn nghe được những âm thanh dưới nước rất tốt.

Một người thợ lặn có thể nghe được động cơ của một chiếc thuyền trước

người ở trên cạn.

Những rung động của âm thanh phải đi qua một vật. Âm thanh không

thể đi qua một không gian trống rỗng. Trên mặt trăng không có không khí.

Bạn có thể nói chuyện với ai đó ở rất gần bạn trên mặt trăng nhưng người đó

sẽ không thể nghe tiếng bạn. Ngay khi có một con tàu vũ trụ bay qua, bạn

cũng không nghe được. Trên không gian, nếu chúng ta muốn gửi những

thông điệp cho ai đó, chúng ta phải chuyển những rung động âm thanh thành

tín hiệu rađiô hay tín hiệu điện.

Page 67: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

ÂM THANH ĐƯỢC TẠO NÊN NHƯ THẾ NÀO

Âm thanh được tạo nên khi có một vật gì đó rung động. Rung động có

nghĩa là vật đó di chuyển tới lui. Bạn thử đặt một vài hạt cúc nhỏ trên bàn.

Nắm chặt tay của bạn lại rồi đập mạnh lên mặt bàn. Các hạt cúc sẽ nhảy lên

và nhảy xuống. Các hạt cúc nhảy như vậy là do cái bàn rung động lúc bạn

nắm chặt tay đập mạnh lên mặt bàn.

TIẾNG KÊU CỦA ĐỘNG VẬT

Mỗi loài động vật tạo ra những âm thanh theo nhiều cách rất khác

nhau. Hầu hết động vật đều có tiếng kêu. Hầu hết các loài chim và động vật

có vú sử dụng tiếng kêu của nó khá nhiều. Ngay cả cá cũng có thể tạo ra

những tiếng kêu ồm ộp. Thỉnh thoảng, những thủy thủ thức dậy vào ban đêm

khi nằm trên thuyền gỗ của họ do nghe được tiếng kêu ồm ộp của các loài cá.

Những con cóc và ếch chỉ dùng tiếng kêu của nó nhiều khi nó sinh sản.

Còn thỏ thì không thường dùng tiếng kêu của mình. Nhưng loài thỏ sẽ tạo ra

một tín hiệu nguy hiểm bằng cách dẫm chân sau của nó thật mạnh lên đất.

Một con chim gõ kiến lấy miệng của nó mổ nhẹ vào một cây cứng rồi

đặt một nhánh cây khô vào đó để những chim gõ kiến khác biết là nó đã làm

tổ ở đó rồi. Một số côn trùng tạo ra âm thanh bằng cách cọ một chân của nó

vào cánh. Nhiều con châu chấu tạo ra âm thanh theo cách đó. Một con ong

kêu vo ve khi nó bay. Nó tạo ra tiếng kêu do cánh của nó đang đập rất nhanh.

TAI CỦA ĐỘNG VẬT

Nhiều động vật có tai ngoài. Một số động vật có tai ngoài rất lớn. Chó,

mèo, hươu và lừa có tai ngoài lớn. Những động vật tìm thức ăn qua lắng

nghe âm thanh thường có tai ngoài lớn. Do vậy, những động vật này phải

lắng nghe để tránh kẻ thù.

Một số động vật có thể quay tai của nó về phía nguồn âm thanh đang

phát ra. Thỏ có khả năng đó. Khi nguy hiểm đến gần, tai lớn dựng lên cánh

báo.

Page 68: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Một vài động vật có tai ngoài rất nhỏ. Còn rắn, thằn lằn và chim không

có tai ngoài. Tai của chim bị khuất bởi những lớp lông nằm phía sau mắt của

nó. Cả cóc và ếch cũng không có tai ngoài. Màng nhĩ của cóc hay ếch nằm ở

phía đầu đằng sau hai mắt của nó.

TIẾNG VỌNG

Nếu bạn ném một viên đá xuống ao nước, sóng âm lan rộng ra. Nếu

sóng âm chạm phái một vật rắn thì chúng sẽ dội trở lại. Khi âm thanh dội trở

lại, bạn có thể nghe tiếng vọng. Nếu bạn đứng trước một vách đá hoặc toà

cao ốc và hét to lên, thỉnh thoảng bạn nghe tiếng vọng từ giọng của bạn.

Tiếng vọng kéo dài bao lâu tuỳ thuộc vào độ gần mà bạn đứng ở vách đá hay

toà cao ốc. Thông thường bạn nghe thấy tiếng vọng ở dưới gầm cầu hay

dưới đường ngầm.

Nếu bạn ở trong một căn phòng rộng và trống như ở nhà thờ hay hội

trường của một trường học rồi hét to, bạn sẽ nghe được nhiều tiếng vọng.

Những tiếng vọng từ giọng của bạn dội trở lại xung quanh các bức tường và

trần nhà. Có nhiều tiếng vọng làm bạn khó hiểu về những gì mà người kia

đang nói. Có một số cách để làm giảm bớt tiếng vọng là lót các vật liệu hấp

thụ hay hút sóng âm bên trong các bức tường. Có thể dùng rèm, những viên

đá nhỏ, nó hoặc bảng có lỗ và móc để hút ăm. Những vật liệu này thường có

trong đài, ti vi và phòng thu hình để giảm bớt tiếng vọng.

LƯU GIỮ VÀ TRUYỀN ÂM THANH

Đĩa nhạc là nơi lưu giữ những rung động của âm thanh. Những rung

động âm thanh này có thể được dùng đi dùng lại. Nếu bạn nhìn vào đĩa nhạc

bằng thấu kính, bạn có thể nhìn thấy nhiều đường gợn sóng trên đó. Đường

gợn sóng trên đĩa hát là những đường được tạo ra do những rung động của

âm thanh. Những rung động này có thể được nghe trở lại như những âm

thanh nếu mở đĩa nhạc lên.

Máy ghi âm lưu những dao động âm thanh vào một cuộn băng đặc biệt.

Khi bật băng nhạc lên, những dao động chuyển thành âm thanh.

Page 69: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

CHÚNG TA NGHE NHƯ THẾ NÀO

Không có tai, chúng ta sẽ không thể nào nghe hết những âm thanh

xung quanh mình. Phần tai mà bạn nhìn thấy không phải là bộ phận quan

trọng nhất để nghe âm thanh. Những phần quan trọng nhất của tai người nằm

trong đầu của bạn.

Phần tai mà bạn nhìn thấy được gọi là tai ngoài. Tai ngoài có nhiệm vụ

hứng sóng âm rồi chuyển sóng âm vào ống tai. Ống tai truyền sóng âm tới

màng nhĩ (màng nhĩ là một lớp màng rất mỏng), sóng âm làm cho màng nhĩ

rung động. Màng nhĩ có nhiệm vụ chuyển những rung động vào 3 xương con

(xương búa, xương đe và xương bàn đạp). Những xương con này mang

những rung động vào một cái ống như vỏ cái ốc sên (ốc tai). Bên trong ống

này là những sợi dây thần kinh nhỏ. Những dây thần kinh này mang những

tín hiệu âm thanh truyền đến não của bạn. Não sẽ thông báo cho bạn biết

chúng ta đã nghe được cái gì.

ÂM THANH CỦA CON NGƯỜI

Con người tạo ra nhiều âm thanh. Chúng ta tạo ra những âm thanh

theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta tạo ra âm thanh bằng đôi tay và đôi

chân. Nhưng con người tạo ra âm thanh tiếng nói là chủ yếu.

Giọng nói của bạn phát ra từ thanh quản. Dùng một tay đặt nhẹ lên cổ

của bạn và ậm ừ. Bạn có thể cảm nhặn được sự rung động của dây thanh ở

cổ bạn. Bên trong cổ họng của bạn là thanh quản. Đó là cái cục mà một số

người thường gọi là "quả táo của Adam". Bên trong thanh quản là những nếp

gấp của các cơ mà chúng ta gọi đó là cơ quan phát âm. Khi chúng ta muốn

nói hay hát, chúng ta làm cho cơ quan phát âm rung động. Chúng ta làm

được điều đó do không khí từ phổi đi qua cơ quan phát âm. Khi dây thanh

rung động, sẽ tạo ra âm thanh. Chúng ta có thể thay đổi cách làm cho cơ

quan phát âm rung động. Khi chúng ta muốn tạo ra một giọng cao thì cơ quan

phát âm rung động nhanh. Còn khi cơ quan phát âm rung động chậm thì

giọng thấp. Chúng ta thay đổi vị trí của miệng và lưỡi để làm những âm thanh

giọng nói của mình thành tiếng nói.

Page 70: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

NHẠC CỤ

Nếu bạn đặt một dây cao su quanh các ngón tay, bạn có thể làm cho nó

rung động. Dây cao su rung động do không khí xung quanh nó rung động. Nó

tạo ra một âm thanh nghe giống như nhạc. Nhưng nếu bạn đặt dây cao su

quanh cái hộp, bạn sẽ nghe được tiếng nhạc lớn hơn nhiều. Khi bạn kẻo sợi

dây cao su thì cái hộp và không khí bên trong nó rung động. Đồng thời, nó

cũng làm cho không khí xung quanh hộp rung động. Vì vậy, bạn nghe âm

thanh lớn hơn nhiều.

Đàn ghi ta thật ra là một cái hộp (thùng đàn) có các dây gắn lên nó. Khi

bạn gảy, các dây đàn rung làm cho thùng đàn rung theo. Thùng đàn rung sẽ

làm cho không khí xung quanh rung và tạo ra âm thanh lớn.

Đàn vi-ô-lông (vĩ cầm) gần giống như đàn ghi ta. Nhưng thay vì dùng

các ngón tay để gảy thì người ta dùng cây vĩ để kẻo trượt trên các dây đàn

tạo nên sự rung động.

Tất cả các nhạc cụ đều tạo ra sự rung động.

MỘT SỐ NHẠC CỤ KHÁC

Có một cách làm giọng của mình vang xa là khum hai tay che miệng lại.

Khi bạn hét, đôi tay bạn làm ngăn cản sóng âm loan ra các hướng, do đó

giọng của bạn vang đi xa. Nhiều nhạc cụ hơi có hình dạng mở giống như cái

loa để ngăn cản âm đi ra. Nhạc cụ hơi tạo ra âm thanh khi không khí đi vào

chúng. Không khí bên trong nhạc cụ rung động và tạo ra âm thanh của tiếng

nhạc đó. Còn kèn tuba, người chơi phải làm cho môi rung lên. Khi đó không

khí bên trong kèn rung lên.

Khi đập mạnh vào mặt trống, mặt trống rung động. Mặt trong căng trên

một cái thùng rỗng, cái thùng trống rung lên theo. Và do đó không khí xung

quanh cái trống cũng rung động. Chúng ta nghe được âm thanh rất lớn.

Còn đàn piano, khi ấn các phím đàn, đầu cần nhỏ của đàn chuyển

động. Những đầu cần này chạm vào những sợi dây bên trong đàn. Do đó các

dây đàn rung. Các dây rung làm cho cả hệ thống đàn rung lên.

Page 71: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

SỬ DỤNG TIẾNG VỌNG

Dơi bay quanh khi trời nhá nhem tối. Thỉnh thoảng, bạn có thể nhìn

thấy chúng trong bụi vào những buổi tối mùa hè. Loài dơi có thị lực rất kém.

Nhưng ít khi dơi va vào bất kì vật gì. Khi dơi bay, nó tạo ra âm thanh có tần

số cao. Những âm thanh đó cao đến nỗi mà con người không nghe được.

Những âm thanh đó dội vào các vật và dội ngược trở lại vào tai lớn của dơi.

Do đó, khi nghe tiếng vọng, dơi biết chính xác vật đó đang ở đâu. Thậm chí,

dơi có thể bắt được những côn trùng rất nhỏ qua tiếng vọng dội vào khi chúng

kêu.

Cá heo sống dưới biển chỗ mà nước thường rất đục và đen tối. Chúng

cũng có cách riêng của mình và tìm thức ăn bằng cách tạo ra âm thanh. Khi

cá heo bơi, nó tạo ra âm thanh có tần số rất cao. Những âm thanh này dội

vào vách đá hoặc cá dưới nước.

Nhờ có tiếng vọng, những con tàu biết được những thứ dưới nước. Âm

thanh phát ra từ đáy của con tàu. Âm thanh dội trở lại ở dưới biển sâu âm

thanh đến tàu càng xa thì nước càng sâu. Âm thanh sẽ dội trở lại một đàn cá

lớn. Và vì thế, những thuyền đánh cá biết nên thả lưới xuống chỗ nào để bắt

được cá.

Điện thoại sử dụng điện để mang âm thanh đi. Những âm thanh đó

chuyển thành những tín hiệu điện. Những tín hiệu này truyền đi khắp thế giới.

Trong phòng phát thanh, những âm thanh chuyển thành những tín hiệu

ti vi hoặc đài. Những tín hiệu này được gửi qua không khí. Ăng ten gắn ở ti vi

hay đài nhận những tín hiệu đó. Trong đài, những tín hiệu rađiô được chuyển

thành những âm thanh. Trong ti vi những tín hiệu biến thành âm thanh và

hình ảnh.

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

Tiếng ồn là âm thanh mà mọi người không mong muốn hoặc không ưa

thích. Tiếng ồn từ xe hơi, máy bay, máy móc và ti vi, đài.. Tiếng ồn là một loại

ô nhiễm. Tiếng ồn làm ta mất ngủ và đau ốm. Tiếng ồn quá lớn sẽ làm tổn

Page 72: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thương màng nhĩ. Màng nhĩ mỏng như tờ giấy và rất dễ bị thủng. Những

người làm việc ở những nơi có tiếng ồn phải mang đôi bao tai để bảo vệ đôi

tai.

Ở những thành phố và thị trấn lớn, máy bay phản lực không được phép

đậu hoặc cất cánh vào suốt đêm. Xe hơi, xe máy và xe tải đều được gắn thiết

bị hãm thanh giúp động cơ của xe ít nổ to.

Kiến trúc sư có thể nghĩ ra cách để làm giảm tiếng ồn. Lắp hai lớp

kiếng vào cửa sổ để giám tiếng ồn. Các lớp học và cơ quan làm việc trải thảm

lên sàn sẽ yên tĩnh hơn những sàn phẳng, cứng. Để làm giảm tiếng ồn giữa

các phòng và cơ quan, chỗ lõm giữa các bức tường thường lắp nhựa xốp

hoặc các vật liệu mềm khác. Các vật liệu mềm giúp tránh được những dao

động gây âm thanh. Nếu chúng ta muốn sống hạnh phúc và có sức khoẻ thì

nên sống ở nơi yên tĩnh và thanh bình.

Phụ lục 3 - Bài 3ĐO THÍNH LỰC

Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập tới những test sàng lọc và test

chẩn đoán.

Mục tiêu của test sàng lọc là phát hiện ra những trẻ có thể có vấn đề về

sức nghe.

Mục tiêu của test chẩn đoán là sau khi phát hiện ra một trẻ có thể có

vấn đề về sức nghe, tiếp tục tìm ra những thông tin chi tiết hơn để hiệu chỉnh

máy trợ thính được chính xác.

Đo sàng lọc

Sàng lọc trẻ sơ sinh

Những test khách quan (electrophysiological tests)

Page 73: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Ở nhiều nước, test sàng lọc được thực hiện một cách thường nhật để

phát hiện ra những trẻ có thể có vấn đề về sức nghe. Chúng ta đã biết rằng

càng hỗ trợ trẻ được sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển cho phép thực hiện việc khám

sàng lọc ở trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh vài giờ. Có thể sử dụng hai bộ thiết bị

khác nhau để khám sàng lọc:

AABR (Đo điện thính giác thân não tự động): thiết bị đo hoạt động của

não phản xạ đối với âm thanh.

OAE (âm ốc tai): thiết bị đo sự phản xạ của ốc tai đối với âm thanh

bằng cách đo âm vang vọng của ốc tai khi có kích thích âm thanh. Cả hai thiết

bị trên đều không cần sự cộng tác của trẻ. Thực tế AABR cho kết quả chính

xác hơn nếu kiểm tra lúc trẻ ngủ. Kết quả khám sàng lọc bằng hai thiết bị

dưới dạng: đạt/không đạt [pass/fail].

Ở một vài nước trên thế giới, người ta đang sử dụng hai loại thiết bị này để

khám sàng lọc đại trà.

Ở việt Nam, chương trình khám sàng lọc trẻ sơ sinh đang được triển

khai thí điểm tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội với sự kết hợp của Tổ Giáo dục

trẻ khiếm thính, thuộc Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ghi danh sách trẻ có nguy cơ cao

Khiếm thính có thể do một số nhân tố trước khi sinh mang lại. Ví dụ: mẹ

bị Rubella trong thời kỳ mang thai có nguy cơ làm cho ốc tai trẻ bị tổn thương

ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Một ví dụ khác là tiền sử gia đình có

người bị khiếm thính tiếp nhận bẩm sinh.

Trước khi sinh, bà mẹ có thể trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi. Những

thông tin thu thập được được phân tích xem có thể có những nhân tố nguy cơ

nào. Tại thời điểm sinh và ngay sau khi sinh, có thể quan sát để có được

những thông tin xem trẻ có những yếu tố nguy cơ bị khiếm thính hay không.

Ví dụ: trường hợp sinh khó, trẻ bị thiếu ôxy trong thời gian dài có thể làm tổn

Page 74: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thương thính giác của trẻ. Trường hợp sinh non với cân nặng dưới 1500 gam,

cũng là một nhân tố có nguy cơ dẫn đến trẻ bị khiếm thính.

Mục tiêu của việc ghi danh sách trẻ có nguy cơ cao là phát hiện ra

những trẻ có thể có khả năng bị khiếm thính để tiếp tục có những kiểm tra tiếp

theo.

Nghiệm pháp Ewing

Khoảng bảy tháng tuổi, trẻ có khả năng quay đầu về phía nguồn âm. Vì

vậy, ở tuổi này hoàn toàn có thể triển khai khám sàng lọc tật khiếm thính một

cách chính xác bằng cách sử dụng một test rất đơn giản như sau:

Trẻ được ngồi vào lòng mẹ và hướng mặt vào một người quan sát

người hướng sự chú ý của trẻ về phía trước. Người thứ hai, người kiểm tra

phát ra âm thanh ở phía sau mỗi bên trẻ, ngoài tầm nhìn của trẻ. Âm thanh

người kiểm tra phát ra có thể là những âm thanh rất đơn giản như sử dụng

giọng có tần số trầm như "mâm mâm" và tần số cao như "sssssss". Hoặc có

thể sử dụng những dụng cụ như một cái xúc xắc đặc biệt có tần số cao, một

cái chuông có tần số trung và giọng "mâm mâm" có tần số trầm.

Người kiểm tra phát ra âm thanh có cường độ tương đối nhẹ (khoảng

30 dB). Nhiệm vụ của người quan sát là ghi lại sự phán ứng của trẻ. Nếu trẻ

không có những phản ứng thích hợp như quay đầu về phía có âm thanh

(kiểm tra cả 2 bên tai) thì được chuyển để được kiểm tra tiếp theo.

Khám sàng lọc tuổi mầm non:

Trẻ tuổi mẫu giáo có thể khám sàng lọc bằng máy đo sức nghe. Máy đo

sức nghe là một thiết bị có thể phát ra những âm thanh qua cái chụp tai.

Người kiểm tra có thể thay đổi tần số và cường độ âm thanh. Khi khám sàng

lọc sử dụng máy đo sức nghe, trẻ được yêu cầu phản ứng khi nghe thấy âm

thanh: Trẻ có thể phản ứng bằng cách cho một viên bi vào hộp hay đơn giản

hơn là giơ tay lên khi nghe thấy âm thanh. Làm theo cách này gọi là đo kết

hợp trò chơi. Cường độ âm thanh thông thường ở mức 25-30 dB và kiểm tra

ở các tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz và 4000Hz.

Page 75: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Kết quả cuối cùng chỉ ghi lại đơn giản là đạt/ không đạt. Nếu trẻ không

đạt, cần phải hiểm tra lại.

Đo chẩn đoán:

Thực hiện test chẩn đoán nhằm hai mục đích. Một là tìm ra mức độ

giảm thính lực, hai là xác định được vị trí tổn thương của hệ thống thính giác.

Nói cách khác, đo chẩn đoán xác định xem tổn thương ở tai ngoài và tai giữa

(liên quan đến khiếm thính dẫn truyền) hay ở tay trong (liên quan đến khiếm

thính tiếp nhận) hoặc tổn thương cả ở phần dẫn truyền và ở trong ốc tai liên

quan đến khiếm thính hỗn hợp - hay một phần khiếm thính dẫn truyền và một

phần khiếm thính tiếp nhận.

Đo mức độ khiếm thính - Phản xạ điện thính giác thân não - ABR.

Sử dụng một thiết bị tương tự như khám sàng lọc ABR. Đây là một test

khách quan và rất có ích để kiểm tra những trẻ còn rất nhỏ chưa có khả năng

cộng tác để xác định ngưỡng nghe trong trường tự do, đường xương hay

đường khí. Trong một số trường hợp, ABR cũng có thể được dùng đối với

những trẻ lớn hơn, ví dụ: trẻ chậm phát triển trí tuệ - những trẻ mà không

cộng tác trong những nghiệm phát đo thông thường.

Đo mức độ khiếm thính - khi không đeo máy trợ thính - đường khí:

Chúng ta biết khoảng nghe được của người bình thường. Chúng ta biết

những âm thanh nhỏ nhất mà người nghe được bình thường ở mỗi tần số

(250 Hz, 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz và 4000 Hz). Những tần số này được lựa

chọn vì chúng nằm trong dãi tần lời nói. Khi môi trường nghe yên tĩnh, người

bình thường có thể nghe được những âm thanh tương đối nhỏ, dưới 20 dB.

Đo mức độ khiếm thính được thực hiện trong một phòng cách âm.

Những âm kiểm tra được phát ra qua cái chụp tai [headphone]. Trước khi đeo

headphone và trước khi đo, nhà thính học tìm hiểu thông tin từ phụ huynh

xem trẻ nghe được những âm thanh gì. Nhà thính học cũng cố gắng "trò

chuyện" với trẻ để tìm hiểu về chức năng nghe của trẻ. Sau đó, nhà thính học

sẽ hướng dẫn bằng lời với trẻ hoặc làm minh hoạ với mẹ cho trẻ quan sát.

Page 76: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Đối với trẻ lớn hơn, có thể yêu cầu trẻ phản ứng bằng cách giơ tay lên mỗi khi

nghe thấy âm thanh.

Trước khi đo, nhà thính học đã có được những thông tin sơ bộ về tình

trạng nghe của trẻ. Đeo chụp tai vào cho trẻ. Nhà thính học sẽ điều chỉnh máy

để kiểm tra từng tai một. Âm thanh kiểm tra được phát ra ở tần số và cường

độ mà theo nhà thính học trẻ sẽ nghe được.

Khi trẻ có phản ứng đáng tin cậy, cường độ âm thanh được giảm dần

để xác định mức độ cường độ âm thanh nhỏ nhất mà trẻ có thể nghe được.

Cường độ âm thanh nhỏ nhất là trẻ nghe được gọi là ngưỡng nghe. Mức độ

này được đánh dấu vào tần số tương ứng của thính lực đồ. Trong thính lực

đồ, trục biểu diễn cường độ có đơn vị là do HL (mức độ nghe). Nhà thính học

lặp lại tiến trình đo trên ở mỗi tần số. Ngưỡng nghe ở từng tần số được ghi lại

vào thính lực đồ. Tương tự như vậy, đo bên tai đối diện. Thông thường,

ngưỡng nghe bên tai phải được đánh dấu bằng những dấu khuyên tròn "o"

màu đỏ, ngưỡng nghe bên tai trái được đánh dấu bằng dấu "x" màu xanh.

Đây là một thính lực đồ của một trẻ khiếm thính mức độ vừa cả hai bên

tai.

Đo mức độ khiếm thính - không có máy trợ thính - trường tự do

Trẻ còn nhỏ có thể từ chối không đeo cái chụp tai hoặc đầu còn quá

nhỏ để đeo vừa cái chụp tai. Những trẻ lớn hơn, ví dụ trẻ với tật khác, vì một

số lý do nào đó mà không thể đeo được cái chụp tai. Đối với những trẻ này,

khi đo có thể tạo ra những âm thanh phát qua những cái loa. Cách đo cũng

tương tự như đo đường khí. Ngưỡng nghe được ghi vào thính lực đồ đo ở

trường tự do có đơn vị cường độ âm thanh là do SPL (mức độ áp suất âm

thanh).

Đo ở trường tự do còn được thường dùng để đo đối với những trẻ khi

đeo máy trợ thính. Khi đeo máy trợ thính, trẻ không thể nào đeo cái chụp tai

được nữa. Kết quả đó cũng được ghi vào thính lực đồ đo ở trường tự do khi

không đeo máy nhưng với dấu hiệu khác nhau.

Page 77: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Đối với trẻ còn nhỏ, sau khi trẻ được 6 - 7 tháng tuổi, trẻ có thể được

đo sức nghe ở trường tự do. Trước 24 - 30 tháng tuổi, trẻ chưa cộng tác để

đo sức nghe có kết hợp trò chơi được, bởi vậy nhà thính học sẽ gây điều kiện

để trẻ có thể phản ứng với âm thanh một cách chính xác.

Cách làm như sau:

Như nghiệm pháp Ewing, trẻ được ngồi trong lòng mẹ và một người lôi

cuốn sự chú ý của trẻ về phía trước. Âm thanh được phát ra từ cái loa. Nhà

thính học phát ra âm thanh đủ lớn để trẻ có thể nghe thấy được. Trên định

của cá loa, có những đồ chơi mà nhà thính học có thể điều khiển cho chiếu

sáng được. Ngay sau khi phát ra âm thanh, đồ chơi được chiếu sáng và sự

chú ý của trẻ được hướng về phía đồ chơi. Nhà thính học làm như vậy một

vài lần để hình thành phán xạ có điều kiện ở trẻ, khi trẻ có phản xạ định

hướng (quay đầu) đáng tin cậy, cường độ âm thanh được giảm dần cho tới

khi tìm được ngưỡng nghe của trẻ. Thực hiện tương tự đối với từng tần số. Vì

trẻ còn nhỏ, thời gian chú ý còn giới hạn, có thể mỗi lần đo chỉ xác định được

ngưỡng nghe ở một hoặc hai tần số nên có khi phải đo vài lần mới có được

một thính lực đồ hoàn chỉnh.

Đo xác định vị trí tổn thương cơ quan thính giác

Đường khí và đường xương:

Sau khi đo đường khí, nhà thính học có thể đo sức nghe của trẻ bằng

đường xương. Nhà thính học đặt một khối rung ở phía sau tai trẻ. Âm thanh

được phát ra truyền qua khối rung đó. Những rung động được truyền qua da

vào thẳng ốc tai. Cách đó giống như đo đường khí. Kết quả đo được ghi cùng

với thính lực đồ đo đường khí. Ngưỡng nghe đường xương được xác định ở

từng tần số. Nhà thính học so sánh kết quả đo đường khí và kết quả đo

đường xương.

Đo đường khí tức là kiểm tra toàn bộ hệ thống nghe. Những dao động

sóng âm được phát ra từ cái chụp tai truyền vào không khí trong ống tai,

màng nhĩ rung động, làm rung động chuỗi xương con trong tai giữa, các tế

Page 78: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

bào lông trong ốc tai cũng rung động và các tín hiệu được truyền theo dây

thần kinh thính giác lên não.

Đo đường xương thì không tính đến phần tai ngoài và tai giữa bởi vì

âm thanh được truyền trực tiếp vào ốc tai và làm rung động các tế bào lông

trong ốc tai rồi các tín hiệu được truyền theo đây thần kinh thính giác lên não.

Bằng việc so sánh kết quả đo đường khí và kết quả đo đường xương,

nhà thính học có thể kết luận đó là khiếm thính dẫn truyền, khiếm thính tiếp

nhận hay khiếm thính hỗn hợp. Có ba khả năng có thể xảy ra:

- Kết quả đo đường khí cho thấy có bị giảm sức nghe nhưng kết quả đo

đường xương cho thấy không bị giảm sức nghe. Điều này có nghĩa là ốc tai

hoạt động bình thường, chỉ có tai ngoài hoặc tai giữa có vấn đề. Đây là khiếm

thính dẫn truyền.

- Kết quả đo đường khí và đường xương cho thấy có cùng mức độ

giảm sức nghe. Điều này có nghĩa là ốc tai có vấn đề, còn tai ngoài và tai

giữa thì bình thường. Đây là khiếm thính tiếp nhận.

- Kết quả đo đường khí cho thấy có bị giảm sức nghe. Kết quả để

đường xương cũng cho thấy bị giảm sức nghe. Mức độ giảm sức nghe

đường khí cao hơn đường xương. Điều này có nghĩa là ốc tai có vấn đề và cả

tai ngoài và tai giữa cũng có vấn đề. Đây là khiếm thính hỗn hợp - một phần

khiếm thính dẫn truyền và một phần khiếm thính tiếp nhận.

Đo nhĩ lượng

Đây là phép đo khách quan không cần theo dõi sự phán ứng của trẻ.

Đo nhĩ lượng đánh giá chức năng của tai giữa (màng nhĩ và ba xương con).

Trước tiên, nhà thính học sẽ kiểm tra tai trẻ bằng đèn soi tai. Với dụng cụ này,

nhà thính học có thể nhìn thấy ống tai và màng nhĩ. Bằng cách soi tai, nhà

thính học có thể biết được các phần nhìn thấy có bình thường hay không bình

thường.

Đo nhĩ lượng, nhà thính học cho dầu rỏ vào trong tai và chỉ sau vài giây

kết quả đo sẽ được hiện lên màn hình cho biết chức năng tai giữa như thế

Page 79: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

nào. Nếu hệ thống tai giữa bình thường thì sẽ cho kết quả dạng "A". Nếu tai

giữa có chất dịch làm cản trở sự rung động của màng nhĩ sẽ cho kết quả

dạng "B". Trong một vài trường hợp, áp suất không khí ở tai giữa âm làm cho

màng nhĩ bị kẻo vào phía trong, làm cho kết quả nhĩ lượng đồ dạng "C". Kết

quả đo nhĩ lượng cũng cho ta biết những thông tin xem màng nhĩ có lỗ thủng

hay không.

Đo phản xạ cơ xương bàn đạp

Sử dụng máy đo nhĩ lượng để đo phản xạ cơ xương bàn đạp. Ở tai

bình thường, một âm thanh > 65 dB sẽ làm cho cơ xương bàn đạp có phản

xạ co lại, điều này làm cho màng nhĩ bị kéo căng ra. Đo nhĩ lượng để xem có

phán xạ này hay không. Nếu tai giữa có vấn đề thì sẽ không thấy phản xạ

này. Phép đo này chủ yếu dùng để kiểm tra lại những thông tin thu được từ

việc soi tai, đo sức nghe và đo nhĩ lượng.

Đo điện thính giác thân não ABR

Kết quả đo điện thính giác thân não ABR có thể cho biết việc giảm sức

nghe có phải là do hệ thống dây thần kinh thính hay không.

Câu hỏi và trả lời về khám sàng, chẩn đoán và thính lực đồ

Sử dụng kỹ thuật:

Câu hỏi: Tại sao lại sử dụng những máy móc có thiết bị kỹ thuật cao và

rất đắt tiền trong khi hệ thống ghi danh sách những trẻ có nguy cơ bị khiếm

thính lại rất đơn gián và rẻ tiền?

Trả lời: Có một nhược điểm của phương pháp sàng lọc bằng cách ghi

danh sách những trẻ có nguy cơ bị khiếm thính là chỉ có khoảng 50 % trẻ bị

khiếm thính có thể biết được nguyên nhân, còn 50 % là không biết được

nguyên nhân gây khiếm thính. Như vậy, nếu sàng lọc theo cách này thì tối đa

cũng chỉ phát hiện được khoảng 50 % số trẻ bị khiếm thính mà thôi (nhưng tất

nhiên 50 % còn hơn là 0 %). Việc quản lý hành chính của việc ghi danh sách

những trẻ có nguy cơ bị khiếm thính có lẽ cũng tốn kém bằng việc khám sàng

lọc theo phương pháp khác.

Page 80: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Nghiệm pháp Ewing:

Câu hỏi: Tại sao không chỉ sử dụng nghiệm pháp Ewing để khám sàng

lọc? Chắc chắn chi phí cho cách này sẽ thấp.

Trả lời: Nghiệm pháp Ewing sẽ rất có lợi nếu người kiểm tra được

huấn luyện kỹ càng và có nhiều kinh nghiệm. Nhược điểm lớn nhất nếu sử

dụng nghiệm pháp này là: chúng ta biết rằng nếu can thiệp sớm trước 6 tháng

tuổi thì sẽ có được kết quả tốt nhất trong khi đó chỉ có thể áp dụng nghiệm

pháp này đối với trẻ đã hơn 6 tháng tuổi.

Điện thính giác thân não ABR

Câu hỏi: ABR là một thiết bị đo khách quan. Trẻ còn nhỏ thường khó

cộng tác để đo sức nghe bằng các phương pháp khác. Tại sao không chỉ sử

dụng ABR để đo?

Trả lời: Bằng các phương pháp đo thông thường cũng có thể cho kết

quả đo rất chính xác. Các phương pháp đo thông thường không cần phải có

những thiết bị đắt tiền. Để đo được ABR trẻ phải trong trạng thái ngủ. Khi còn

rất nhỏ, trẻ ngủ rất tự nhiên (ví dụ sau khi bú). Đối với trẻ lớn hơn, để có thể

có thời gian ngủ để đo thì sẽ gặp khó khăn. Một số phụ huynh rất phản đối với

việc dùng thuốc an thần cho trẻ ngủ.

Những thông tin từ phụ huynh và giáo viên

Câu hỏi: Thế còn những thông tin từ gia đình về sức nghe của trẻ?

Trả lời: Những quan sát của gia đình là nguồn không thể thiếu được về

những thông tin phán ánh sức nghe của trẻ. Đối với những trẻ lớn hơn thì

những thông tin của giáo viên cũng rất quan trọng.

Nhiệm vụ của nhà thính học là tìm ra một bức tranh đầy đủ về sức nghe

của trẻ. Điều này có thể thu thập được qua những kết quả đo ở trung tâm

thính học, việc quan sát trực tiếp của nhà thính học, những thông tin từ cha

mẹ và giáo viên về cách trẻ phản ứng với âm thanh trong cuộc sống thường

nhật.

Page 81: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Một nhà thính học tốt luôn tìm kiếm những thông tin qua việc quan sát

trẻ từ phía gia đình.

Phụ lục 3 - Bài 3 phần 3.2HỘI CHỨNG WAARDENBURG

Hội chứng Waardenburg lần đầu tiên được nhà di truyền học cùng tên

người Hà Lan mô tả một cách đầy đủ vào năm 1951. Nguyên nhân mắc hội

chứng này là do di truyền (trên trội quy định).

Những biểu hiện mang hội chứng Waardenburg

Một số biểu hiện Tần suất xuất hiện trong số người

mang hội chứng

Chỏm tóc bạc (thường có ở trán). 20%

Khoé mắt trong bất bình thường (khóe mắt trong và

điểm lệ chuyển sang bên, ra phía ngoài).

100%

Mống mắt thường kém phát triển (như), khác màu

nhau, nếu soi đáy mắt có một vùng bị trắng.

45%

Gốc mũi bè ra, khoảng giữa hai khoé mũi tăng. 75%

Phần trong lông mày quá phát triển. 50%

Tóc bạc sớm nhưng màu khác với màu tóc bạc bình

thường

50%

Bạch tạng: trên cơ thể có thể có những vùng da trắng

với những hình dạng khác nhau.

<10%

Khiếm thính tiếp nhận ngay khi sinh, có thể khiếm

thính vừa hay nặng ở một hoặc hai bên tai, loại khiếm

40 - 50 %

Page 82: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thính không tiến triển.

Không phải bất cứ người nào có hội chứng Waardenburg đều thể hiện

ra ngoài tất cả các đặc tính trên.

Sự ảnh hưởng đáng chú ý nhất là sự giảm thính lực còn hầu hết những

biểu hiện bên ngoài khác của hội chứng Waardenburg không ảnh hưởng đến

đời sống của đứa trẻ.

Tần suất mắc phải hội chứng Waardenburg là 1/35.000 trong tổng số

dân.

Có 0.9 đến 3% trong số trẻ bị khiếm thính là do nguyên nhân này.

Phụ lục 3 – Bài 3 phần 3.2HỘI CHỨNG USHER

Hội chứng Usher là gì?

Hội chứng Usher là bệnh di truyền gây nên sự mất thính lực và tiến

trình mất dần thị lực do viêm võng mạc sắc tố. Độ mất thính lực được xếp loại

từ mức độ nhẹ nhất đến mức độ nặng nhất và có thể chẩn đoán được khi trẻ

còn rất nhỏ. Những khó khăn về thị lực được nhận biết một cách rõ ràng ở

lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, có những đứa trẻ bị khiếm thính nặng

thường phát triển bệnh viêm võng mạc sắc tố ở mười năm đầu. Trẻ vừa bị

bệnh viêm võng mạc sắc tố vừa bị thính lực thì có ảnh hưỏng rất lớn đến khả

năng giao tiếp và khá năng vận động.

Hội chửng Usher truyền bệnh như thế nào?

Hội chứng Usher được xem là bị ảnh hưởng rối loạn của gen lặn. Điều

đó có nghĩa là nếu một người có 2 đến hội chứng Usher, một gen của cha và

một đen của mẹ thì người đó bị mắc bệnh. Khi cả cha lẫn mẹ đều mang mầm

bệnh thì mỗi đứa con của họ sẽ có ít nhất 25% khả năng mắc bệnh này.

Page 83: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Hội chứng Usher được chẩn đoán như thế nào?

Trẻ bị khiếm thính bẩm sinh và kèm theo bệnh viêm võng mạc sắc tố.

Phần lớn trẻ bị bệnh hội chứng Usher đều bị khiếm thính sâu. Sự quan sát về

những biểu hiện này cho ta thấy rằng:

- Triệu chứng đầu tiên của viêm võng mạc sắc tố là bệnh quáng gà sức

nhìn kém vào buổi tối hoặc nơi thiếu ánh sáng. Bệnh này kèm theo tầm nhìn

bị giới hạn. Trẻ chỉ nhìn được rõ ràng ở vùng trọng tâm và sẽ gặp khó khăn

khi vùng thị giác mở rộng tầm nhìn của trẻ. Trẻ gặp khó khăn trong việc thích

nghi với nguồn sáng thay đổi đột ngột (Ví dụ: khi trẻ từ trong nhà bước ra

ngoài và ngược lại, nghĩa là từ nơi có nguồn ánh sáng mát dịu chuyển sang

vùng ánh sáng chói chang).

- Trẻ khiếm thính có thêm khó khăn do tầm nhìn bị hạn hẹp sẽ có

những biểu hiện sau:

+ Dễ va chạm vào người khác.

+ Trượt ngã và vướng chân vào những đồ vật để dưới tầm nhìn.

+ Khi làm rơi một đồ vật thì khó xác định được vị trí để tìm lại.

- Trẻ bị giới hạn về tầm nhìn, giảm thị lực thường bị hạn chế về khả

năng đọc hình miệng và tiếp nhận ngôn ngữ dấu. Trẻ cũng gặp khó khăn về

vấn đề giao tiếp (trẻ không nhận ra người quen khi gặp trên đường).

- Trẻ khó thích ứng trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá

chói, tiếng ồn cũng như khoảng cách không thích hợp.

Những ảnh hưởng của hội chứng Usher

- Những trẻ bị khiếm thính bẩm sinh được chẩn đoán sớm là bệnh viêm

võng mạc sắc tố. Thường ở giai đoạn này những triệu chứng của viêm võng

mạc sắc tố chưa thể hiện rõ ràng. Những biểu hiện khó khăn về thị giác sẽ

tăng dần theo quá trình phát triển của trẻ ở tuổi đến trường đến tuổi trưởng

thành.

Page 84: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Ở tuổi nhỏ trẻ thể hiện khả năng thăng bằng kém, nên trẻ biết đi chậm

(từ 15 đến 3 tháng tuổi).

- Trẻ không thấy được đồ vật trên sàn nhà.

- Trẻ ở tuổi đến trường thường vụng về và ít thành công trong những

trò chơi cần có kỹ năng nhanh nhẹn, chính xác. Do đó, trẻ thường thiếu tự tin

và mặc cảm.

- Những hoạt động ở trường cần phái có sự hướng dẫn và lựa chọn

cho phù hợp với khả năng của trẻ.

- Trẻ khó nhận được mặt chữ trên bảng đen khi có sự phản chiếu ánh

sáng hoặc màu phấn và màu của bảng không có sự tương phản nhau rõ rệt.

Ví dụ: giáo viên sử dụng màu phấn xanh nhạt mà tấm bảng sơn màu sáng thì

trẻ không nhận ra mặt chữ.

- Trẻ sử dụng ngôn ngữ dấu để hỗ trợ thêm cho khả năng nghe và

hiểu, trong trường hợp này trẻ sẽ gặp khó khăn khi theo dõi bài giảng của

thầy. Khi thầy giáo đi đi lại lại giảng bài trong lớp hoặc chỗ ngồi của trẻ được

xếp nơi có ánh sáng không thích hợp.

- Bệnh quáng gà còn ánh hưởng đến đời sống xã hội của trẻ ở tuổi

trưởng thành. Trẻ không thể tham gia vào những buổi tối hội họp vui chơi giải

trí với bạn bè cùng trang lứa vì môi trường ánh sáng không thích hợp với trẻ.

- Cùng với sự giảm bớt tầm nhìn, khả năng phân biệt màu sắc cũng bị

ánh hưởng. Đặc biệt với việc so sánh màu sắc (Ví dụ: một cái tách trắng để

trên bàn màu trắng).

- Mặc dù sự bắt đầu mạnh mẽ của triệu chứng của bệnh viêm võng

mạc sắc tố có khác nhau giữa trẻ này và trẻ khác nhưng thường là bệnh

quáng gà và sự giới hạn tầm nhìn có thể biểu hiện ở tuổi đến trường.

- Có sự thay đổi về tỉ lệ thoái hoá của thị lực và kết quả cuối cùng của

nó. Nghĩa là tùy theo mức độ thoái hoá của thị lực có người có thể duy trì sức

nhìn đến cuối cuộc đời. Một số người khác hầu như mất thị lực hoàn toàn và

Page 85: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

bị mù ở tuổi trung niên hoặc tuổi già. Hiện nay, không có thuốc điều trị bệnh

viêm võng mạc sắc tố hoặc bất cứ loại thuốc nào để ngăn chặn ảnh hưởng

của bệnh này.

- Để giúp trẻ có thể tận dụng sức nghe còn lại và phát triển ngôn ngữ

bình thường. Điều quan trọng nhất là phải được chẩn đoán sớm và đeo máy

trợ thính thích hợp cùng với sự hỗ trợ đúng lúc của môi trường sư phạm ở

tuổi đến trường:

+ Lớp học phải có đầy đủ ánh sáng, ánh sáng thích hợp không dùng

đèn sáng chói.

+ Không để ánh sáng mặt trời chiếu vào lớp.

+ Chú ý việc sắp xếp bàn ghế và đồ dùng trong lớp vào nơi quy định.

+ Tránh để đồ đạc dưới sàn nhà.

+ Xếp chỗ ngồi của trẻ đúng vị trí thích hợp.

+ Rèn luyện khả năng vận động cho trẻ: đi đúng hướng, không dẫm lên

đồ đạc....

+ Giáo viên cần trao đổi với phụ huynh những thông tin về hội chứng

Usher và những khó khăn của trẻ mắc bệnh này, để từng bước giúp trẻ khắc

phục những khó khăn đó.

Phụ lục 3 – Bài 3 phần 3.2RUBELLA BẨM SINH

(Congenital Rubella)

Bệnh Rubella là gì?

Bệnh Rubella (RB) còn gọi là bệnh Phong chẩn (bệnh sởi Đức). Bệnh

này thông thường là bệnh nhẹ gây cho bệnh nhân nổi mẩn ngứa và sốt. Bệnh

này có tính loan truyền do vi trùng RL gây nên.

Bệnh loan truyền như thế nào?

Page 86: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Siêu vi trùng RL lan truyền từ người này sang người khác qua những

giọt bụi nước nhỏ tung ra khi người bệnh ho hoặc hắc hơi. Bệnh cũng có thể

lan truyền qua sự tiếp xúc với những vật đã có sẵn siêu vi trùng gây bệnh.

Nếu một người mẹ mắc phải bệnh này trong những tháng đầu tiên của thời kỳ

thai nghén, siêu vi trùng sẽ lan truyền và ảnh hưởng đến thai nhi. Ở đây

người chỉ hơi bị khó chịu như là sốt và mẩn ngứa hơi đỏ; trong thực tế đôi khi

không thấy triệu chứng (vì chỉ nghĩ là bị cảm nhẹ bình thường) nhưng lại ảnh

hưởng trầm trọng đến thai nhi.

Mức độ nguy hiểm (nặng nhẹ) của sự nhiễm trùng RL ảnh hưởng đến

thai nhi, phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn (thời gian) mà người mẹ mắc bệnh.

Được biết rằng sự nguy hiểm ảnh hưởng trầm trọng nhất cho thai nhi nếu

như bệnh xảy ra vào lúc 3 - 4 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sự nguy

hiểm sẽ giảm sút nếu người mẹ bị mắc bệnh ở giai đoạn này. Nhiều sự ước

lượng cho thấy rằng nếu nhiễm bệnh xảy ra ở tháng đầu của thời kỳ thai

nghén, sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng từ 30% - 100%. Nếu mắc bệnh ở

tháng thứ hai, ảnh hưởng từ 20% - 50%, nếu mắc bệnh ở tháng thứ ba ảnh

hưởng từ 13% - 40%. Tại sao ảnh hưởng đến thai nhi trong những thời kỳ

thai nghén? Vì trong suốt hai tháng của thời kỳ này tất cả những bộ phận

quan trọng (như mắt, tai, gan, phổi, não...) được phát triển đầy đủ. Khi người

mẹ mắc bệnh này, siêu vi trùng xâm nhập vào những tế bào của thai nhi đang

được phân chia phát triển làm cho sự phát triển của cơ quan này ngừng lại,

hoặc phát triển không toàn diện.

Triệu chứng:

Cũng theo các tài liệu của phương Tây, những triệu chứng quan trọng

nhất của bệnh Rubella là hài nhi có khuynh hướng:

+ Sinh thiếu cân, nhỏ con.

+ Thiếu máu, viêm phổi hay ban xuất huyết.

+ Đục nhãn mắt hoặc tật mắt nhỏ, bệnh đau mắt mộng, bệnh tăng nhãn

áp, chứng giảm sức nhìn, bệnh võng mạc do huyết áp cao.

Page 87: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

+ Thiểu năng trí tuệ (tâm thần), tật đầu nhỏ, viêm màng não, viêm não,

liệt tứ chi.

+ Những dị tật của tim: tồn tại ống động mạch trong (những mạch máu

bị phá hủy) thông liên nhĩ hay thông liên thất.

+ Gan: chứng vàng da, chứng to gan nách.

+ Ngoài ra còn những vấn đề khó khăn khi ngủ, khi ăn hoặc có những

hành vi tự kỷ, những vấn đề về tình cảm (không có cảm xúc như người bình

thường).

+ Răng không bình thường.

+ Một trong những triệu chứng không kém phần quan trọng của bệnh

Rubella là tật khiếm thính, thường là khiếm thính tiếp nhận (mức độ khiếm

thính nặng và khiếm thính sâu) vì thực tế cho thấy rằng siêu vi trùng RL đã

phá hủy ốc tai trong thời gian nó phát triển.

Ảnh hưởng của bệnh Rubella tới đứa trẻ:

Lúc mới sinh, trẻ bị mắc bệnh Rubella có khuynh hướng nhỏ hơn và

phát triển cũng chậm hơn so với trẻ bình thường.

Những hậu quả thông thường của bệnh Rubella là:

+ Bại não

+ Khiếm thị/ Bệnh đau mắt mộng hoặc tăng nhãn áp (50%)

+ Những bệnh về tim (50%)

+ Chậm phát triển trí tuệ (50%)

+ Tật khiếm thính (50%)

Những khó khăn đặc biệt của trẻ khiếm thính mắc bệnh Rubella là việc

giáo dục cho trẻ sau này bị ảnh hưởng do có nhiều khuyết tật khác nhau. Trẻ

em mắc bệnh này cũng có những tế bào có kích thước bình thường nhưng số

lượng ít hơn. Đối với trẻ khiếm thính và trẻ có vấn đề về mắt khi bị mắc bệnh

Page 88: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

này cũng có thể bị rối loạn về niệu sinh dục (urogenutal disorders), viêm tim

(cardio = vasculas defects) và rối loạn tuyến nội tiết (endoerinr disorders).

Sự điều trị:

Có lẽ đáng sợ nhất là sự lây nhiễm siêu vi trùng RL. Cho dù bệnh này

là một bệnh nhẹ gây cho bệnh nhân nổi mẩn ngứa và sốt, nhưng thực ra có

nhiều nguy hiểm trầm trọng gây cho bào thai.

Như chúng ta đã biết, tất cả mọi người đều có thể nhiễm bệnh Rubella

trừ khi họ đã từng bị bệnh này và đã phát triển được tính miễn nhiễm. Sự

nhiễm bệnh có thể được ngăn chặn bằng hình thức tiêm chủng. Nếu được

tiêm chủng thì khả năng mắc bệnh tật nguyền sẽ ít xảy ra hơn khi người mẹ

mang thai.

Khi nào nên tiêm chủng ngừa?

- Chủng ngừa cho tất cả trẻ em nam, nữ ở lứa tuổi 12 - 15 tháng tuổi.

Lần hai vào khoảng 10 tuổi.

- Nếu muốn hạn chế bệnh Rubella bẩm sinh này, cần tiêm chủng cho

tất cả phụ nữ đang mang thai.

- Các trẻ bị bệnh về mắt có thể giải phẫu.

- Các trẻ khiếm thính cần có một chương trình giáo dục thích hợp.

Sự liên quan đến lời nói và ngôn ngữ:

- Bệnh Rubella là một trong những nguyên nhân gây khiếm thính ngay

từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khi trẻ bị khiếm thính do bệnh này thì thường là

bị khiếm thính tiếp nhận ở mức độ III và IV.

- Khiếm thính có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ về

ngôn ngữ nói.

- Khiếm thính càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng trầm

trọng.

Page 89: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

- Để phát triển được lời nói và ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trẻ cần

được chẩn đoán bệnh sớm, được sử dụng máy một cách thích hợp và được

tham gia vào chương trình can thiệp sớm.

Phụ lục 3 - Bài 3 phần 3.2TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG KHI SINH

Chúng ta ai cũng biết rằng, giai đoạn trẻ được sinh ra được xem là giai

đoạn ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm cho bản thân đứa trẻ. Có những việc xảy

ra trong quá trình sinh nở là nguyên nhân dẫn đến nhiều khuyết tật và nguyên

nhân của khiếm thính tiếp nhận cũng bắt nguồn từ thời kỳ này.

Sinh non:

Trẻ sinh non được xác định nhờ vào trọng lượng của trẻ ngay sau khi

sinh mà không cần thiết phải được xác định nhờ vào thời kỳ mang thai. Trọng

lượng của trẻ lúc sinh ra dưới 2,3 kg được xem là đẻ non. Đẻ non thường dẫn

đến những khuyết tật khác trong đó có khiếm thính tiếp nhận. Một số ý kiến

chưa hoàn toàn đồng ý rằng đẻ non là nguyên nhân gây ra khiếm thính nhưng

chắc chắn là trong trường hợp bị khiếm thính tiếp nhận do sinh non. Hiện nay,

hiếm khi gia tăng nhờ vào một số phương tiện chăm sóc, điều trị sau khi sinh

đã được cải tiến, tạo điều kiện cho việc sinh dễ hơn và cũng nhờ vào kiến

thức của chúng ta trong việc nhận biết những ảnh hưởng do dùng thuốc gây

nên. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý tình trạng sau: đặt trẻ sinh non

trong lồng ấp, để ít nhất những ngày đầu tiên sau khi chào đời môi trường

xung quanh trẻ có thể được kiểm soát cẩn thận. Sự chăm sóc phải chú ý

không để ôxy được cung cấp quá nhiều bởi vì chất này sẽ ảnh hưởng đến

võng mạc. Cần lưu ý đến tiếng ồn phát ra từ các loại động cơ máy lọc dùng

trong phòng đặt lồng ấp này, khi có áp suất rất lớn (trên 95dB SPL), như thế

nguyên nhân gây mất sức nghe là do ảnh hưởng của tiếng ồn nhiều hơn là do

đẻ non. Việc kiểm soát tự lưu thông ôxy là một phần quan trọng nhất trong

quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Nếu áp suất trong máu trẻ quá thấp thì sẽ tổn

Page 90: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

hại đến não. Nếu quá cao thì mắt sẽ tổn thương và những tổn hại nghiêm

trọng khác có thể phát sinh. Trẻ sinh dự tháng hay thiếu tháng đều dễ tổn

thương vì những bệnh kể trên.

Thiếu ôxy:

Nguyên nhân thiếu ôxy có thể là do bệnh của người mẹ. Mẹ phải lao

động cực nhọc liên tục trước khi sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu

ôxy. Người ta cho rằng đôi khi đây cũng là nguyên nhân gây nên tật khiếm

thính mặc dù sự ảnh hưởng của việc thiếu ôxy đối với bộ phận thính giác đã

không được nhận diện.

Lúc mới sinh việc thiếu ôxy có thể là do sa (ép) cuống rốn, như thế việc

cung cấp máu lên đầu bị cắt đứt; hoặc do cuống rốn bị cắt rời khỏi cơ thể

người mẹ trước khi sinh ra, hay do nhiều yếu tố khác. Nguyên nhân thông

thường làm tổn thương ốc tai và hệ thống thần kinh trung ương là việc thiếu

ôxy. Nhất là đối với những tế bào quan trọng, điều này làm thay đổi sự

chuyển hoá của các tế bào dẫn đến chúng bị tổn thương hoặc bị phá vỡ. Một

số công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ bị thiếu ôxy sẽ ít nguy hiểm hơn

những trẻ nằm trong trường hợp tim bị ngừng đập tạm thời lúc sinh ra. Điều

này khiến chúng ta lưu ý rằng: tác hại của việc thiếu ôxy sẽ ít ôi nhờ vào

những cải tiến nhanh chóng trong việc quan tâm, chăm sóc những trẻ "trong

tình trạng nguy hiểm" khi vừa chào đời.

Bệnh vàng da:

Bệnh vàng da của trẻ mới sinh có thể diễn ra do ảnh hưởng của gan

chưa hình thành hoàn toàn đi đôi với việc hàng loạt hồng huyết cầu bị phá vỡ

từ 7.000.000/mm3 xuống 5.000.000/mm3. Vào những tuần đầu tiên sau khi trẻ

sinh ra. Vấn đề này có vẻ có nhiều ý nghĩa hơn trong trường hợp sinh non,

chất bilirubin là hậu quả của việc hàng loạt hồng huyết cầu bị phá vỡ sẽ gây

ra tổn thương mê nhĩ, chất bilirubin gia tăng cũng là nguyên nhân của tật

khiếm thính do dây thần kinh thính giác ở não bị tổn thương. Tình trạng này

được gọi là kernicterus, có liên quan đến lượng bilirubin khá cao trong máu.

Hầu hết trẻ bị mắc bệnh này là chết ngay ở tuần đầu tiên, 80% trẻ còn sống

Page 91: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

thì bị khiếm thính hoàn toàn hay khiếm thính một phần. Thêm vào đó là

những khuyết tật khác nhau: chậm phát triển, mất ngôn ngữ, động kinh, bại

não và rối loạn hành vi. Cách chữa trị bệnh vàng đa là truyền thêm máu cho

trẻ.

Sự đối kháng nhóm máu:

Vàng da, chất bilirubin và khả năng não bị tổn thương là triệu chứng

lâm sàng của bệnh này. Nếu trong máu của một người có chức một chất gọi

là nhân tố Rhesus thì lượng máu đó được xem là lượng máu có chứa chất

Rheus dương thì trong suốt thời gian trẻ nằm trong dạ con của người mẹ,

máu sẽ lưu thông từ con sang mẹ và ngược lại. Tuy nhiên, cơ thể của người

mẹ lại xem tố chất này như là một chất độc nên đã phản ứng lại bằng cách

sản sinh ra một chất kháng thể để chống lại đứa con. Chất kháng thể này lưu

lại với số lượng ít ở lần mang thai đầu tiên được xem vô hại đối với trẻ.

Nhưng vào những lần mang thai tiếp theo, sẽ có những sự độc kháng như

trên thì chất kháng thể sẽ gia tăng phá hủy hồng huyết cấu của trẻ. Sắc tố

màu vàng của hồng huyết cầu, cất Bilurubin, chất độc (Toxic) sẽ tự do lưu

thông trong máu, da và các tế bào của hệ thần kinh thính giác sẽ bị chất này

nhuộm vàng.

Đây là một hiện tượng được kể là một lý do có ý nghĩa lý giải nguyên

nhân của loại khiếm thính tiếp nhận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây

người ta đá đạt được những thuận lợi về việc chữa trị tình trạng này. Ngày

nay cơ chế hoạt động của loại bệnh này đã được biết rõ và được chữa trị một

cách hiệu nghiệm. Tất cả các bà mẹ đều được kiểm tra phân loại tố chất

Rhesus lần mang thai đầu tiên. Đối với bà mẹ trong tình trạng nguy hiểm sẽ

được truyền thuyết thanh miễn địch, có tính đề kháng đặc biệt, ngay sau khi

sinh đứa con đầu tiên, nhằm ngăn ngừa việc cơ thể của người sẽ tự tạo ra

một chất kháng thể gây tổn hại cho những lần mang thai tiếp theo. Vì vậy,

trường hợp bị khiếm thính tiếp nhận do tình trạng không phù hợp tố chất

Rhesus gây ra hiện nay được xem là cực kỳ hiếm. Thậm chí có thể thay máu

cho trẻ ngay lúc chào đời.

Page 92: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Những khó khăn khác:

- Sinh khó phải nhờ vào sự trợ giúp của thuốc men cũng làm rối loạn

nguồn cung cấp ôxy. Kết quả là các bộ phận nhạy cảm nhất là não, tai sẽ bị

tổn thương trước tiên.

- Chấn thương: do tử cung co quá mức, phải dùng forcep để lấy thai nhi

ra có thể dẫn đến tổn thương cho não và ốc tai, nguyên nhân gây khiếm thính

là do chảy máu tai trong, chảy máu màng não hoặc não.

- Thời gian đẻ quá lâu hoặc quá mau cũng làm suy thai, chèn ép cuống

nhau thai, trẻ bị ngạt thở. Chính nhân tố gây ngạt này đã gây nên tổn thương

của máy thính giác.

- Một số thuốc kháng sinh: khi mang thai người mẹ dùng một số thuốc

như streptomycine, karamycine, gentamycine hay những loại thuốc khác có

thể phá hủy các tế bào lông nằm trong ốc tai và các tế bào của hệ thần kinh

thính giác.

Tóm lại:

Những vấn đề nảy sinh trong quá trong quá trình sinh nở đều có liên

quan với nhau. Y học đã tìm được một số biện pháp ngăn ngừa làm giảm bớt

tình trạng gây mất thính lực cho trẻ trong khi sinh nhưng vẫn không hoàn

toàn. Những vấn đề: sinh non, thiếu ôxy, vàng da, đối kháng nhóm máu, sinh

khó, chấn thương đều dẫn đến khuyết tật chung: khiếm thính tiếp nhận. Nếu

những trẻ này được chẩn đoán sớm, mang máy trợ thính thích hợp, phụ

huynh được hướng dẫn kịp thời để có sự giúp đỡ thích hợp, tích cực cho trẻ

thì ảnh hưởng của việc mất thính lực giảm đi nhiều. Khả năng ngôn ngữ của

trẻ sẽ phát triển, ít bị hạn chế hơn.

Phụ lục 4 - Bài 4 - Phần 4.1- Hướng dẫn sử dụng máy trợ thính sau tai (OTICON). Từ năm 1904,

hãng Oticon đã gánh vác một nhiệm vụ duy nhất nhằm tăng giá trị cuộc sống

con người thông qua việc cải thiện thính lực. Để đáp ứng mục tiêu này, chúng

Page 93: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

tôi được ủy nhiệm bằng phương pháp quan trọng trong việc nghiên cứu và

phát triển tốt hơn bao gồm việc tiếp xúc với những bệnh nhân và đồng thời

hứa với họ rằng sẽ làm thỏa mãn những nhu cầu đích thực nhất của họ trong

cuộc sống và trong công việc.

Nếu bạn làm theo lời chỉ dẫn của cuốn sách nhỏ này trong quá trình sử

dụng và đeo máy trợ thính Oticon, lợi ích của máy sẽ đạt được tối đa trong

công việc cải thiện thính lực.

Ngăn để pin

Khi hết pin bạn phải thay ngay lập tức.

Bạn mỡ ngăn để pin bằng cách kéo nấc ra sau và lấy pin cũ ra.

Nạp pin mới vào: pin cỡ 76 hoặc 675

Đưa mặt có kí hiệu (+) của pin vào.

Khi bạn thay pin, bạn cần phải đợi vài phút trước khi phí hoạt động thì

mới có hiệu quả đầy đủ.

Hãy nhớ rằng khi không sử dụng máy thì hãy tháo pin ra. Phải lau bất

kì vết bẩn nào trên pin hoạt khi pin ẩm.

Kiểm tra pin

Vặn âm thanh ở mức độ tối đa nhất và khum tay xung quanh máy trợ

thính. Nếu bạn nghe thấy tiếng rẻ lên như tiếng còi có nghĩa là pin đã hoạt

động. Bạn cũng nên dùng bộ phận kiểm tra phi thường xuyên. Một vài MTT

có nơi chỉ dẫn pin. Bạn bật công tắt màu đen phía trên các công tắt chức

năng sang phải và giữ trong tiến giây. Nếu như thấy có đèn sáng ở phía trên

công tắt có nghĩa là pin tốt.

MÁY TRỢ THÍNH ĐEO SAU TAI

MÁY TRỢ THÍNH KHUẾCH ĐẠI ÂM THANH VÀ LỜI NÓI

Page 94: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Cấu tạo gồm:

Micro

Loa

Pin

Nút điều chỉnh âm lượng

Bộ phận khuếch đại

Nút tắt mở (M = micro, T = tel, O = tắt)

Ống móc vào vành tai

Ống nối

Núm tai

Máy trợ thính của con bạn:

Loại máy:..............................

Hãng:.....................................

Kiểu:......................................

Số serial:................................

Số volume chỉ định:...............

Loại bỏ pin đã dùng hết:

Bạn phải đem lại những pin đã dùng cho người cung cấp pin cho bạn.

Không bao giờ được vứt pin vào lửa, nó sẽ nổ và gây thương tích. Cũng

không được vứt pin tại những chỗ đất hoang xung quanh nhà bạn vì đó cũng

là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Các công tắc chức năng:

Máy trợ thính của bạn có thể đầy đủ hoặc một vài chức năng sau:

M: Bật máy và khi đó Microphone được nối. Máy hoạt động bình

thường.

Page 95: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

T: bật máy và cuộn cảm ứng được nối, nơi hệ thống truyền cảm ứng

được thiết lập khi bạn nói chuyện qua điện thoại. Khi đó âm thanh bên ngoài

sẽ ở mức tối thiểu nhất.

MT: Nối Microphone (M) với cuộn cảm ứng (T)

O: tắt máy

MT-M: Công tắc lựa chọn: có thể thay đổi chức năng của công tắc bằng

cách.

Kéo sang phải sẽ theo thứ tự M - T - O

Kéo sang trái theo thứ tự khác MT - T - O hoặc M - MT - O.

Điều chỉnh âm thanh:

Có một bánh răng cưa nhỏ để điều chỉnh âm thanh ở mức bạn nghe

thoải mái nhất. "Tại mức 4" máy trợ thính phát ra âm thanh cao nhất.

Bộ phận hiệu chỉnh máy:

Đừng bao giờ cố thử tự điều chỉnh lấy. Bạn cần phải nhờ chuyên gia

làm rất cẩn thận cho phù hợp với sức nghe của từng cá nhân.

Ổ cắm đầu vào âm thanh trực tiếp

Máy trợ thính của bạn có đầu âm thanh trực tiếp. Bạn có thể sử dụng

bộ phận này khi bạn muốn nghe. Những tín hiệu từ nguồn âm thanh ngoài và

nhận trực tiếp bằng máy. Đó là những âm thanh của đài cassette, ti vi, các

dụng cụ phụ trợ nghe và các MTT khác.

Nếu như ổ nối âm thanh đầu vào này có số 201 hoặc 202 bạn sẽ nghe

dược những âm thanh bên ngoài khi bạn bật công tắc "M". Nếu như ngăn âm

thanh đầu vào có số 301 hoặc 302, bạn sẽ nghe tín hiệu bên ngoài khi bật

công tắc ở vị trí "T" hoặc "MT".

Hướng dẫn đeo MTT

Đầu tiên bạn phải tắt máy

Giữ ống nhựa

Page 96: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Đặt đỉnh của núm tai vào tai bạn, xoay nhẹ, khi chắc chắn đầu của núm

tai (A) được ấn vào phía sau và dưới vành tai của bạn.

Kéo thùy tai và ấn nhẹ nhàng núm tai vào trong ống tai.

Khi núm tai vào đúng vị trí trong tai, đặt MTT vòng sau phía sắc tai, treo

nhẹ nhàng phía sau vành tai.

Bật máy lên và tự điều chỉnh âm thanh ở mức thích hợp với bạn nhất.

Chăm sóc máy trợ thính

Hàng ngày: Khi bạn không đeo máy, cố gắng dặt máy trên bề mặt mềm

mại, tránh hư hại khi máy rơi xuống đất. Trước khi nghỉ ngơi, lau sạch máy và

núm tai bằng vải mềm khô. Đừng để ráy tai bám vào năm tai vì điều này sẽ

làm giảm hiệu quả của máy. Mở ngăn phị ra để không khí được lưu thông.

Làm sạch núm tai:

Phải rửa núm tai và ống nhựa thường xuyên.

Tháo núm tai ra khỏi máy.

Rửa núm tai bằng nước ấm và xà phòng mềm, không nên dùng thuốc

tẩy mạnh. Xả với nước. Lau khô núm tai bằng vải mềm.

Nếu có những giọt nước rơi vào núm tai hoặc ống nhựa cần phải thổi

nó ra. Một dụng cụ thổi đặc biệt dành cho việc này được các chuyên gia thính

học sử dụng hoặc bán tại các nhà thuốc. Không dùng máy sấy tóc để sấy khi

máy bị thấm nước. Luôn đảm bảo núm tai và ống tai phải khô trước khi nối

MTT.

Không bao giờ được rửa máy trợ thính

Thay ống tai: cần phải thay ống nhựa giữa núm tai và MTT khi nó bị

vàng hoặc bị cứng. Việc này có các chuyên gia về máy sẽ giúp bạn.

Microphone tiếp nhận âm thanh: nếu như vỏ che ngoài đầy bụi, tác dụng của

MTT giảm đột ngột, bạn cần nhờ chuyên gia làm sạch. Không bao giờ cố thử

lau microphone bằng nước và thuốc tẩy.

Page 97: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Tránh hơi nóng, ẩm và hóa chất:

Không bao giờ đặt MTT gần chỗ nóng hoặc để dưới ánh nắng mặt trời

và cũng không được để nơi ẩm ướt (nhà tắm vòi hoa sen, trời mưa...)

Nếu như MTT bị ẩm ướt, bạn cần được những nhà chuyên môn hướng

dẫn. Đầu tiên bạn tháo pin, đặt vào chỗ khô để làm sạch, lau chùi pin một

cách cẩn thận nếu như pin vẫn còn ẩm. Một số hóa chất như mĩ phẩm, keo xịt

tóc, nước hoa, nước cạo râu, thuốc diệt trùng có thể là máy của bạn bị hư

hại, bạn cần thường xuyên được hướng dẫn trước khi dùng những sản phẩm

này. Không bao giờ được dùng kem chống nắng bôi lên phần da đeo MTT.

Ngăn để pin cố định:

Hướng dẫn: mở ngăn để pin ra, dùng bút bi hoặc vật tương tự để vào

chỗ hốc nhỏ và nạy lên hình mũi tên chỉ dẫn.

Điều quan trọng là đừng bao giờ kẻo quá mạnh ngăn để pin khi nó thật

sự đã mở. Đặt pin vào một cách chính xác. Nếu kẻo căng quá, sẽ làm méo

mó ngăn để pin và làm giảm đặc tính chống xê dịch của nó.

Sử dụng MTT:

Khi bạn đeo kính, ngay lập tức bạn thấy rõ hơn. MTT cũng vậy, nhưng

hiệu quả của việc đeo máy thường xuyên sẽ trở nên tốt hơn vì sau vài tháng

bạn sẽ học được cách để nâng cao sức nghe của bạn và sẽ đạt được lợi ích

lớn nhất.

Thời gian hiệu chỉnh ở người này và người khác sẽ khác nhau, phụ

thuộc vào các yếu tố trước đó bạn đã đeo MTT hay chưa và mức độ khiếm

thính của bạn là bao nhiêu.

Sau đây là 5 bước để nghe tốt hơn

Trong ngôi nhà yên tĩnh của bạn: Cố gắng làm quen với những âm

thanh mới. Hãy nghe những âm thanh cơ bản và cố gắng nhận biết từng âm

thanh một. Sẽ có một vài âm thanh khác với âm thanh mà bạn cần phải học

cách nhận biết chúng lần nữa. Nếu như MTT làm bạn mệt, bạn hãy vặn nhỏ

Page 98: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

volume xuống hoặc tắt máy để nghỉ ngơi. Dần dần, bạn sẽ quen trong khoảng

thời gian lâu hơn và bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đeo máy cả ngày.

Nói chuyện với một người khác: Có nhiều niềm vui khác nhau. Bạn

hãy ngồi xuống cùng với một vài người nào đó trong một căn phòng yên tĩnh,

ngồi đối diện với họ và khi đó bạn sẽ có thể nhìn được rõ ràng cảm xúc trên

gương mặt từng người, nói chuyện thoải mái với những người này. Nếu như

MTT của bạn được chỉnh đúng, bạn sẽ nghe thấy và hiểu được người khác

tốt hơn trước.

Nghe đài hoặc ti vi: Đề nghị người bình thường chỉnh âm thanh ở đài

hoặc ti vi đến mức họ nghe cảm thấy thoải mái. Nếu như âm thanh ở đài hoặc

ti vi quá to, bạn hãy tự điều chỉnh âm thanh ở máy bạn. Đầu tiên bạn hãy

nghe tin tức từ phát thanh viên vì họ nói rất rõ ràng, rành mạch. Sau đó, hãy

cố gắng nghe các chương trình khác. Nếu như bạn cảm thấy khó nghe đài

hoặc ti vi, hãy đề nghị chuyên gia về MTT khuyên dùng thêm những bộ phận

trợ giúp khác.

Nói chuyện với một nhóm người: Trong một nhóm người, ví dụ tại

nhà hàng nơi mà có nhiều âm thanh náo động. Trong những tình huống như

vậy, tiêu điểm của bạn là tập trung vào những người mà bạn muốn nghe. Nếu

không nghe được từ nào, hãy đề nghị họ nhắc lại, nếu không chúng ta sẽ

không bao giờ nghe được trong khi đàm thoại.

Cuộn cảm ứng từ được dùng trong nhà thờ hoặc rạp chiếu phim:

Để nghe được ở nhà thờ, rạp chiếu phim, nhà hát hoặc nơi công cộng,

bạn sẽ phải lắp thêm một dụng cụ trợ giúp vào máy. Ví dụ: mạch cảm ứng.

Khi hệ thống này được lắp đặt, bậc nút chức năng ở vị trí "T" và bạn sẽ

nghe thấy.

Nếu như máy của bạn ở vị trí "T" khi bậc ở mức âm thanh lớn nhất

nghe vẫn yếu, thì bạn phải nhờ chuyên gia tư vấn cho bạn về các bộ phận

phụ trợ khác.

Hãy sử dụng MTT hàng ngày:

Page 99: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Có thể bạn sẽ đối phó được khi bạn không đeo MTT trong một vài

trường hợp. Nhưng cách tốt nhất để làm tăng khả năng nghe là thực tập cho

đến khi bạn đeo máy cả ngày mà vẫn thấy thoải mái nhất.

Hầu hết các trường hợp đeo máy trợ thính không thường xuyên sẽ

không đem lại lợi ích lớn nhất từ máy. Bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được

những âm thanh xung quanh bạn khi bạn nhận thức được việc đeo máy. Máy

trợ thính của bạn không đơn thuần chỉ để nghe hoặc ngăn chặn sự gia tăng

mức độ giám thính lực từ tổ chức cơ quan hữu cơ trong tai của bạn. Vậy máy

sẽ giúp gì? Máy trợ thính sẽ giúp bạn có khả năng nghe tốt hơn khả năng vốn

có của bạn. Việc sử dụng máy trợ thính chỉ là một bộ phận của việc phục hồi

chức năng nghe. Bạn cần phải qua những khóa dạy và hướng dẫn đọc bằng

môi nữa.

Cấm

Máy trợ thính và pin có thể rất nguy hiểm nếu bạn nuốt phải chúng

hoặc sử dụng không đúng, nó có thể là nguyên nhân gây thương tích, làm

giảm thính lực lâu dài hoặc thậm chí gây tử vong. Bạn cần phải theo những

theo những điều ngăn cấm chung dưới đây và đọc đầy đủ nội dung hướng

dẫn trước khi sử dụng máy trợ thính.

Máy trợ thính chỉ được hiệu chỉnh trực tiếp bởi các chuyên gia thính

học đã được đào tạo. Nếu dùng sai sẽ là kết quả của việc giảm thính lực bất

ngờ hoặc lâu dài.

Máy trợ thính, những bộ phận của máy và phí không phải là đồ chơi,

không được cho ai động tới vì họ có thể sẽ nuốt phải hoặc gây thương tích.

Không bao giờ được thay pin điều chỉnh nút điều khiển của máy trợ

thính trước mặt trẻ sơ sinh, trẻ nhở hoặc những người bị mắc bệnh tâm thần.

Khi vứt pin phải thận trọng vứt xa khỏi nơi mà trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc

những người bị mắc bệnh tâm thần có thể nhặt được.

Hãy kiểm tra thuốc trước khi uống vì có thể nhầm pin là thuốc.

Page 100: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Không bao giờ được cho máy trợ thính và pin lên miệng bằng bất kỳ

nguyên nhân nào vì chúng trơn nên dễ nuốt phải.

Không được cho người khác đeo máy của bạn vì có thể sử dụng sai và

làm hỏng tai nghe người khác.

Máy trợ thính có thể ngừng hoạt động, ví dụ như hết pin. Do đó, bạn

phải đặc biệt thường xuyên chú ý nhất là khi bạn trên đường.

Máy trợ thính của hãng Oticon kèm theo ngăn để pin cố định theo yêu

cầu. Cần phải hướng dẫn kỹ lưỡng cho trẻ sơ sinh, trẻ em và những người

mắc bệnh tâm thần.

Nếu nuốt phải pin máy phải đưa cấp cứu ngay lập tức.

Bảo hành quốc tế

Máy Oticon được bảo hành trong giới hạn sai sót về nguyên nhân vật

liệu hoặc công nghệ chế tạo trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ ngày mua.

Chỉ bảo hành cho MTT chứ không bảo hành cho các bộ phận phụ trợ như pin,

ống nghe, núm tai, Microphone, dây nghe. Bảo hành không có hiệu lực nếu

máy hỏng dùng sai quy cách hoặc không giữ gìn máy cẩn thận. Không bảo

hành những MTT mà do cá nhân không có thẩm quyền sửa chữa.

Nếu bạn cần sửa chữa

Hãy mang máy trợ thính đến chuyên gia của bạn để sưa và hiệu chỉnh

ngay lập tức.

Phụ lục 4 - Bài 4 - Phần 4.2CÂU CHUYỆN CỦA HOLLY

Cuộc sống cho đứa con gái năm tuổi của tôi với điện ốc tai đa kênh

Câu chuyện do Viktorija McDonell kể lại

Vào ngày 13.10.1986, con gái tôi, Holly đã được đưa vào bệnh viện vì

căn bệnh viêm màng não. Ngay khi cô bé ốm rất nặng trong bệnh viện, chúng

Page 101: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

tôi vẫn nhận ra một điều hiển nhiên là có một cái gì đó không ổn đối với thính

giác của cô bé. Cô bé không hề có chút phản ứng gì đối với tên gọi của mình

cũng như đối với bất cứ tiếng nói nào. Vào ngày 01 tháng 11, Holly được ra

viện. Sau khi ghi điện ốc tai vào tháng 12, cô bé được phát hiện là bị điếc

hoàn toàn (điếc sâu).

Chúng tôi đã có một khoảng thời gian vô cùng khó khăn để hiểu được

tật điếc của Holly sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cô bé ra sao. Khi

đó cô bé đã được 4 tuổi 4 tháng tuổi, có lời nói và ngôn ngữ phát triển tốt.

Chúng tôi phân vân muốn biết làm thế nào để sự phát triển đó vẫn được tiếp

tục. Chúng tôi biết rằng giọng nói của cô bé sẽ ảnh hưởng nhưng không biết

nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay ít, sớm muộn như thế nào. Cô bé sẽ có thể

hiểu được chúng tôi qua đọc hình miệng hay cô bé sẽ phải cần đến giao tiếp

tổng hợp (ký hiệu, cử chỉ điệu bộ, chữ cái ngón tay, đọc hình miệng...) và

Cued speech? Cô bé có những người bạn điếc và cần được đến trường học

đặc biệt không?

Giáo sư Gibson, người đã ghi điện ốc tai cho con gái tôi đã nói cho

chúng tôi biết sự phát triển mới về điện ốc tai đa kênh và nó có thể giúp cho

người điếc như thế nào. Qua chương trình của giáo sư tại trường Đại học

Sydney, 25 người lớn đã được cấy điện cực ốc tai với những kết quả thu

được rất khả quan và đầy triển vọng. Tuy nhiên, những thông tin về cấy điện

cực ốc tai cho trẻ nhỏ còn rất ít.

Tại trường đại học Melbourne, giáo sư Graham Clarke đã cấy thành

công cho hai đứa trẻ: 1 cậu bé chín tuổi rưỡi - bị khiếm thính khi được ba tuổi

rưỡi và 1 cậu bé năm tuổi - bị điếc khi ba tuổi. Cả hai cậu bé đều bị mất sức

nghe sau căn bệnh viêm màng não nhưng do thời gian bị khiếm thính khá dài

ảnh hưởng nên cả hai em này phải chịu mất giọng nghiêm trọng. Hai em này

đang có những tiến triển tốt kể từ khi được cấy điện cực ốc tai. Tuy nhiên,

hoàn cảnh của những trường hợp này khác về căn bản so với những trường

hợp của chúng tôi nên nó không đủ sức thuyết phục để chúng tôi có thể quyết

định ngay.

Page 102: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Không phải cho đến khi giọng của Holly bắt đầu xấu đi mà chỉ sau 3 - 4

tháng, chúng tôi đã bắt đầu nhận ra thực tế một cách rõ ràng hơn ý nghĩa

thực sự của căn bệnh điếc là gì. Holly đang ngày càng trở nên phụ thuộc

nhiều hơn vào tôi trong việc giao tiếp với người khác bởi vì cô bé có thể đọc

hình miệng của tôi một cách dễ dàng hơn. Cô bé trở nên sống thu mình lại,

tránh những trò chơi sôi động với nhóm bạn cùng lứa. Cô bé nhận thức một

cách rõ ràng việc sẽ không thể hoàn thành được các nhiệm vụ của trò chơi

đặt ra, vì vậy cô không thích chơi một chút nào. Các hoạt động ưa thích khác

của cô chỉ dừng lại ở việc học đọc to cho bản thân và cho tôi nghe (cô bé

thường bịa những câu chuyện khi giở những trang sách).

Tháng ngày đó qua đi, chúng tôi bắt đầu nhận ra rằng cấy điện cực ốc

tai là sự lựa chọn tích cực và đúng đắn cho cô bé. Chúng tôi đã đọc tất cả

những thông tin về cấy điện cực ốc tai có được và vào tháng 04 năm 1987,

chúng tôi gặp giáo sư Gibson. Giáo sư đã cho chúng tôi xem những cuốn

băng video về những người lớn được cấy điện cực ốc tai và chúng tôi đã lắng

nghe một cuốn băng mô phỏng âm thanh mà con người có thể nghe thấy

bằng một thiết bị chuyên dùng. Không còn một chút nghi ngờ nào trong ý nghĩ

của chúng tôi nữa, chúng tôi phải quyết định cho tiến hành ngay việc cấy điện

cực ốc tai và trao cho Holly một cơ hội được nghe thấy một vài âm thanh, cho

dù đó là nghe một cách cơ học. Chúng tôi hy vọng việc cấy điện ốc tai sẽ đủ

để giúp cho cô bé phát triển được một cách bình thường.

Kể từ lúc có quyết định của chúng tôi, mọi thứ đều biến chuyển một

cách nhanh chóng. Khi giọng nói của Holly xấu đi quá nhiều, đến nổi mà

chúng trở nên hầu như không dễ hiểu đối với chúng tôi thì chúng tôi biết

không có thời gian nào được đánh mất một cách lãng phí. Chúng tôi sẽ gặp

tiến sĩ Gaye Nicholls, một giáo viên dạy cho trẻ khiếm thính, người sẽ hướng

dẫn chương trình phục hồi cho bé Holly. Bà tiến hành thực hiện những công

việc trước phẫu thuật và đánh giá những kỹ năng cảm nhận giọng nói của

Holly. Holly nhanh chóng có mối quan hệ thân thiện với tiến sĩ Gaye, đây là

yếu tố sống còn bởi vì nó làm cho cô bé hào hứng đối với việc cấy điện cực

Page 103: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

và chương trình phục hồi tiếp theo, đây sẽ là một quá trình lâu dài và không

mấy thú vị.

Ngày phẫu thuật cho cô bé, ngày 04 tháng 06 năm 1987, chắc chắn là

một trong những ngày dài nhất trong cuộc đời của chúng tôi vì Holly là đứa trẻ

đầu tiên của dự án cấy điện cực ốc tai cho trẻ em ở trường đại học Sydney và

cũng là đứa trẻ nhỏ tuổi nhất được phẫu thuật như vậy. Cuộc phẫu thuật cho

cô bé diễn ra hơn 5 tiếng đồng hồ nhưng nó đã diễn ra rất tốt và cô bé hồi

phục rất nhanh.

Phải mất hai ngày dài và đầy mệt mỏi để cấy 15 điện cực đầu tiên,

ngày 02 và 03 tháng 06. Khi Holly trở về nhà với những điện cực đã được

hoạt động, trước tiên không có phản ứng gì lớn, mặc dù cũng trong đêm đó,

cô bé đã nghe thấy tiếng mưa và một vài tiếng động của xe cô thoảng qua.

Chúng tôi lại tiếp tục thực hiện những bài mà chúng tôi đã làm trước khi phẫu

thuật và không khí trong gia đình chúng tôi không hề có sự đổ vỡ, thất vọng

dù là nhỏ nhất. Lúc đầu là hai lần một tuần và sau đó một tuần một lần, chúng

tôi tới gặp tiến sỹ Gaye để bà kiểm tra lại cho chúng tôi những bài tập đã làm

và nêu lên những nhiệm vụ mới để chúng tôi thực hiện ở nhà.

Trong tháng đầu tiên, Holly tỏ ra miễn cưỡng khi phải nói nhiều về

những âm thanh mà cô bé nghe thấy. Những âm thanh đó chắc hẳn là được

nghe thấy rất nhỏ và nó làm cho cô bé phải mất một lúc để nhận ra là cô đang

nghe thấy gì. Lúc đầu, bà Gaye đã điều chỉnh và đặt âm lượng của các điện

cực ở mức nhỏ để Holly làm quen được với âm thanh mới từ từ. Qua một vài

lần kiểm tra, bà đã tăng âm lượng từ từ và cũng hoạt hoá nhiều điện cực hơn.

Tuần này qua tuần khác, khi mà tất cả những công việc liên quan đến

việc đặt những điện cực dường như vô nghĩa với cô bé thì thật là khó để giải

thích cho Holly là tại sao cô phải tiếp tục làm việc với Gaye. Âm lượng mà

hiện cô bé đang nghe được vẫn không đủ để cô nhận thấy tầm quan trọng

của việc cấy các điện cực. Tuy nhiên, khi mà tất cả các điện cực hoàn toàn

được cân bằng và âm lượng được khuyếch đại lớn hơn thì Holly bắt đầu tiến

bộ rất nhanh.

Page 104: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Khi ở nhà, chúng tôi đã nhận thấy nhiều thay đổi nhỏ. Cô bé nói về bộ

phận xử lý lời nói (mà cô bé gọi là "pin ") và sự thích thú của cô đối với nó.

Chúng tôi biết cô bé đã nghe thấy những âm thanh (tín hiệu) một cách rõ ràng

vì có một hôm cô bé đã bình luận rằng "mọi người trong ti vi đang nói chuyện

khôi hài". Cô bé muốn biết liệu có phải là họ đang nói một ngôn ngữ khác hay

không. Ngày hôm sau, cô bé lại nói rằng "giọng nói của tôi thì thật là buồn

cười". Tôi đã giải thích rằng đó là do cái "pin ", nó đã làm cho âm thanh giọng

nói của mọi người nghe khác lạ đi. Chúng tôi rất vui mừng trước những lời

bình luận mới mà cô bé nói về những gì mà cô bé nghe được.

Kể từ đây trở đi, chúng tôi nhận thấy rằng trò chuyện bằng đọc hình

miệng là một sự tiến bộ đáng kể. Trong khi đó, trước khi cấy điện cực, bất cứ

cuộc hội thoại nào với Holly cũng đều rất khó khăn, tuy hội thoại không phải là

thực chất cơ bản để coi là cô bé đã trở lại bình thường. Cuối cùng, cô bé đã

đạt được nhiều tiến bộ hơn trong hội thoại. Dường như, Holly đang cố gắng

bù đắp lại lượng thông tin mà tám tháng qua cô đã bị hạn chế thông qua giao

tiếp.

Những thay đổi khác cũng làm chúng tôi rất hài lòng. Giọng của cô bé

không bị hỏng nữa và giọng nói đều đều, giọng nói đặc trưng của người điếc

cũng biến mất. Từ lúc này, giọng nói của Holly bắt đầu được cải thiện và sáu

tuần sau khi điện ốc tai được hoàn thiện (công việc kéo dài mất hai tháng)

giọng nói của cô bé trở lại bình thường. Bây giờ, cô bé đã dễ dàng hiểu được

tất cả mọi người. Hai trong số những hoạt động đã ngừng lại cùng với tật điếc

thì giờ đây cũng được cô bé quan tâm trở lại. Holly lại tiếp tục chơi trò tự kể

chuyện cho bản thân nghe và đã bắt đầu tham gia những trò chơi với bạn bè

cùng lứa tuổi của mình.

Một khi tất cả những điện cực hoạt động một cách hiệu quả thì sự nghe

hiểu của Holly phát triển nhanh hơn nhiều so với phỏng đoán trước của bất

cứ người nào. Khi xem lại quyển nhật ký của tôi, tôi thấy một vài dòng chữ

được gạch chân, chúng đánh dấu những bước quan trọng trong sự thích nghi

(tiếp nhận) những tín hiệu mới của cô bé. Năm ngày sau khi cấy điện cực

Page 105: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

cuối cùng, bằng sức nghe, Holly đã phân biệt được 8 bài hát ru. Chưa đầy hai

tuần sau đó, chúng tôi hát ru lại những bài hát đó, cô bé nhớ rất rõ. Trong một

vài tháng, chúng tôi đã "theo dõi" nơi nào Holly sẽ nhắc lại từng câu nói của

tôi. Đây là cách kiểm tra đúp của hai chúng tôi để đảm bảo rằng cô bé đang

nghe đúng và hiểu ý nghĩa của lời nói. Bây giờ, sự nhắc lại không còn cần

thiết nữa trừ những từ lạ. Kết quả là thông qua việc học đọc những từ mới và

qua sự trải nghiệm, sự mở rộng vốn từ vựng đã giúp cô bé trở lại với quá

trình phát triển bình thường. Giờ đây, Holly không còn thấy khó khăn khi đọc

những từ lạ và nghe sự giải thích những ý nghĩa của chúng.

Cuộc sống của chúng tôi giờ đây đã thực sự ổn thoả kể từ khi Holly

thích ứng được với điện cực ốc tai. 16 tháng qua nhất định là bước ngoặt lớn

đối với chúng tôi, bắt đầu là căn bệnh viêm màng não của Holly, sau đó là cô

bé trở nên khó hiểu và thu mình lại. Giờ đây, với điện cực ốc tai, chúng tôi

hoàn toàn hầu như yêu tâm và cuộc sống của tất cả chúng tôi trong gia đình

đã gần như trở lại bình thường.

Holly thậm chí có thể nghe vài từ qua điện thoại, cô bé đang bắt đầu

thu thập những cuộc hội thoại thường ngày và nhắc lại vài điều đã nghe thấy

ở trường. Khi ở nhà, thỉnh thoáng Holly vẫn yêu cầu tôi nhắc lại những gì mà

một người nào đó đã nói, để khẳng định với bản thân rằng cô đã nghe đúng.

Thường thường, tôi yêu cầu cô bé nói cho tôi biết điều gì mà cô nghĩ là đã

được nói và hầu hết cô bé đều nói đúng.

Holly có mối quan hệ tốt với mọi người cả trẻ con cũng như người lớn.

Ngược lại, trước khi được cấy điện cực, cô bé cảm thấy cách biệt và xa lạ với

người xung quanh. Có thể 8 tháng bị mất khả năng nghe đã dạy cho cô bé giá

trị đích thực của sự giao tiếp. Chỉ có bản thân Holly mới có thể miêu tả một

cách đúng nhất cảm giác của mình khi nói với chúng tôi rằng cô có thể nghe

bằng cái "pin", nhưng khi nó ngưng hoạt động thì cô hoàn toàn chẳng nghe

thấy gì. Trên thực tế thì cô bé phải tắt máy mỗi tối đi ngủ, điều này cũng luôn

nhắc nhở chúng tôi rằng cuộc sống của cô bé phụ thuộc vào điện cực ốc tai

Page 106: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

đến mức nào và thiếu nó thì xung quanh cô chi là một thế giới tĩnh mịch ra

sao.

Tháng 2 năm nay, Holly bắt đầu đi học tại trường tiểu học địa phương

và ở trường cô bé rất vui. Cô không hề có bất cứ khó khăn gì mà chúng tôi đã

dự đoán trước và cũng hiển nhiên là khả năng nghe hiểu của cô cũng dã

được cải thiện một cách rõ rệt trong thời gian cô ở trường học.

Giáo viên của Holly đã nhận xét rằng Holly không có vấn đề gì thực sự

nghiêm trọng trong việc nghe và hiểu trong lớp học có 30 học sinh. Khi không

nghe kịp điều gì thì cô bé rất tự tin yêu cầu giáo viên nhắc lại. Phản ứng tích

cực của Holly trước những sự việc ở trường đã vượt xa so với hy vọng mong

đợi của chúng tôi về sự thành công của việc học hoà nhập.

Tóm lại, sự phản ứng của Holly về diệc cực ốc tai đã quay trở lại bình

thường. Tất nhiên, đây là một kiểu "bình thường" khác biệt, đặc biệt là đối với

chúng tôi, những người làm cha mẹ. Tuy nhiên, giờ đây chúng tôi có thể nhận

thấy những âm thanh mà Holly nghe thấy đủ để giúp cho cô bé nói được một

cách bình thường, nô đùa và giao tiếp với tất cả mọi người một cách dễ dàng.

Cô bé cũng có thể học được ở lớp bình thường của địa phương. Những kết

quả đạt được này đã vượt xa so với sự mong đợi của chúng tôi về cấy điện

cực ốc tai. Cô bé đang là một đứa bé như bao đứa bé khác.

Câu chuyện này đã được viết và ra mắt bạn đọc vào 1 năm sau khi

Holly được cấy điện cực ốc tai.

1988

Phụ lục 5MẪU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THÍNH HỌC

Họ và tên trẻ:…………………………………………….Giới tính......................

Ngày tháng năm sinh: ……………………………….......Nơi sinh....................

Ngày bắt đầu chương trình: ..........................................................................

Page 107: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Nhân viên có trách nhiệm: .............................................................................

Địa chỉ thường trú: ........................................................................................

Điện thoại:......................................................................................................

Họ và tên bố:………………………………Tuổi: …………..Nghề nghiệp.........

Họ và tên mẹ:……………………………..Tuổi……………Nghề nghiệp..........

Anhlchị em:.....................................................................................................

Ai là người chăm sóc trẻ thường xuyên?

Ai phát hiện ra trẻ bị khiếm thính?

Trẻ được phát hiện lúc mấy tuổi?

Tên nhà thính học đã chẩn đoán cho trẻ?

Loại khiếm thính (dẫn truyền, tiếp nhận hay hỗn hợp)

Mức độ khiếm thính (nhẹ, vừa, nặng, sâu)

Chẩn đoán ở đâu?

Nguyên nhân gây khiếm thính?

Tiền sử tật khiếm thính trong gia đình?

Ngày đeo máy trợ thính?

Số chỉ định đeo máy?

Thời gian trẻ mang máy?

LẦN ĐẦU TIÊN ĐEO MÁY TRỢ THÍNH

Mục đích của bạn là cho trẻ đeo máy trợ thính cả ngày, với số máy do

nhà thính học chỉ định, và chắc chắn rằng máy trợ thính hoạt động liên tục.

Có thể lúc đầu trẻ chưa thích đeo, máy trợ thính vì trẻ không biết lợi ích

của máy. Sau một thời gian quen với máy, trẻ sẽ nghe được âm thanh và

nghe hiểu được mọi người đang nói gì.

Page 108: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Một số chiến thuật giúp cho việc khuyến khích trẻ đeo máy

Mỗi trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau với máy trợ thính, vì vậy bạn

sẽ dùng những chiến thuật khác nhau cho từng trường hợp. Hãy quan sát trẻ

và quyết định cách nào là tốt nhất.

Có thể đeo máy cho trẻ khi:.

Khi trẻ đang vui vẻ chơi với cha mẹ.

Khi trẻ đang chơi đồ chơi.

Khi trẻ đang chú ý một điều gì đấy.

Nếu khó khăn thì:

Cho con bạn nhìn các trẻ khác đeo máy.

Có thể đeo máy cho búp bê hoặc gấu bông trước khi đeo máy cho trẻ.

Nếu trẻ lấy máy ra thì:.

Làm cho trẻ sao nhãng bằng cách dắt trẻ đi dạo.

Cho trẻ chơi những hoạt động cần sử dụng bằng tay.

Không nên đeo máy cho trẻ lần đầu khi:.

Trẻ mệt hoặc đói.

Trẻ buồn hoặc ốm.

Trẻ đang sợ hãi.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỘP HÚT ẨM

Trong hộp nhựa có gối hình tròn chứa các hạt hút ẩm qua nắp nhựa

trắng trên mặt gối.

Trước khi trẻ ngủ, phụ huynh tháo máy trơ thính.

Lau sạch máy trợ thính bằng một miếng vải mềm.

Page 109: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Lau bên ngoài núm tai bằng một miếng vải mềm.

Luôn đảm bảo là không có ráy tai hay nước bên trong ống dẫn của núm

tai. Nếu có ráy tai nên dùng tăm khơi ra. Nếu có nước nên thổi hơi vào cho

khô ống dẫn.

Sau đó:

Mở nắp ngăn để pin, lấy pin ra khỏi ngăn.

Đặt máy trợ thính lên bề mặt mềm của gối hút ẩm, ngăn đẻ pin vẫn mở.

Đóng chặt nắp hộp nhựa lại .

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ỐNG NGHE KIỂM TRA ÂM THANH CỦA MÁY TRỢ THÍNH

Trẻ đeo máy trợ thính hoạt động tốt ở mọi lúc là điều rất quan trọng.

Nếu bạn sử dụng ống nghe, bạn sẽ tự kiểm tra được máy trợ thính cửa

trẻ.

Bạn có thể kiểm tra máy trợ thính bằng cách lắng nghe âm thanh của

máy qua ống nghe.

Nếu bạn nhận thấy máy trợ thính không hoạt động tốt, bạn có thể đem

máy đi sửa hoặc bạn tự sửa.

Thời gian sử dụng ống nghe:

Mỗi sáng khi bạn lấy máy trợ thính trong hộp hút ẩm ra, bạn nên lắng

nghe âm thanh của máy trợ thính để kiểm tra là máy hoạt động tốt.

Cách lắp đặt máy trợ thính vào ống nghe:

Đối với máy trước ngực: gỡ núm tai ở loa tai ra, sau đó lắp đặt loa tai

vào ống nghe như hình sau:

Máy trợ thính trước ngực -> Dây máy -> Loa tai -> Ống nghe

Page 110: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

Đối với máy sau tai: cỡ núm tai ở máy trợ thính ra, sau đó lắp đặt máy

trợ thính vào ống nghe như hình sau:

Máy trợ thính sau tai -> Ống nối -> Ống nhựa -> Ống nghe

TÚI ĐEO MÁY TRỢ THÍNH

1. Tác dụng:

- Bảo quản cho máy khỏi bị rơi.

- Hạn chế máy bị đứt dây.

- Trẻ thoải mà trong khi chơi.

2. Cách làm:

3. Cách đeo:

4. Chú ý:

Máy ở trước ngực của trẻ.

Độ dài của dây túi tuỳ theo độ tuổi của trẻ.

Lỗ thông trên miệng túi cần may bằng vải tuyệt hoặc vải màn để đảm

bảo âm thanh tới được micro và tránh các vật lạ rơi vào.

Cần có 2 cái để thay đổi.

MỤC LỤCLời nói đầu

Mục tiêu và chương trình môn học

Bài 1 - Giải phẫu và sinh lý bộ máy thính giác

1.1. Giải phẫu tai

1 2. Sinh lý tai

1.3. Sự thu nhận độ to nhỏ của âm thanh

Page 111: THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNHsaomaidata.org/library/76.ThanhThinhHocTrongGiaoDucTr…  · Web viewDo có cấu trúc màng không cân ... này cao hơn

1.4. Sự phát triển tai ở trẻ nhỏ

Bài 2 - Âm thanh

2.1. Tần số

2.2. Cường độ

2.3. Trường độ

Bài 3 - Tật khiếm thính

3.1. Khái niệm và phân loại tật khiếm thính

3.2. Nguyên nhân gây khiếm thính

3.3. Ảnh hưởng của tật khiếm thính

Bài 4 - Dụng cụ trợ thính

4.1. Máy trợ thính

4.2. Cấy điện cực ốc tai

Bài 5 - Môi trường nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính

5.1. Tín hiệu và tiếng động nền

5.2. Cấu trúc phòng học trong trường có trẻ khiếm thính

5.3. Môi trường yên tĩnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

--//--

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẪU GIÁO TW3

THANH THÍNH HỌC TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH

Tác giả: TRỊNH THỊ KIM NGỌC

TP. HỒ CHÍ MINH 2006

LƯU HÀNH NỘI BỘ