100
Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012) Tháng 11 năm 2012 THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊ THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA

THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊ THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM … · Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÔ THỊ 9 1. Diễn biến nghèo đô thị:

  • Upload
    others

  • View
    18

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)Tháng 11 năm 2012

    THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊTHEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA

    Oxfam22 Lê Đại Hành, Hà NộiViệt NamĐT: 04 - 3 945 4362/ 04 - 3 945 4406Fax: 04 - 3 945 4365/ 04 - 3 945 4405Email: [email protected]

    ActionAid VietnamTầng 2, tòa nhà HEAC14 - 16 Hàm Long, Hà Nội Việt NamĐT: 04 - 3943 9866Fax: 04 - 3943 9872Email: [email protected]

    THE

    O D

    ÕI N

    GH

    ÈO

    ĐÔ

    THỊ TH

    EO

    PH

    ƯƠ

    NG

    PH

    ÁP

    NG

    THA

    M G

    IAB

    áo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    c A

    AV-O

    XFA

    M-0

    7121

    2/A

    MV

  • MỤC LỤCLỜI TỰA I

    LỜI CẢM ƠN III

    TỪ VIẾT TẮT V

    TÓM LƯỢC VII

    GIỚI THIỆU 1Mục tiêu của Báo cáo 1Phương pháp nghiên cứu 2

    PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÔ THỊ 91. Diễn biến nghèo đô thị: các đo lường khác nhau 91.1. Chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK 91.2. Chuẩn nghèo thu nhập chung của Chính phủ 101.3. Chuẩn nghèo thu nhập riêng của từng địa phương 101.4. Nhận thức người dân về thay đổi cuộc sống trong 5 năm qua 121.5. Nguyên nhân hộ đi lên, thoát nghèo trong 5 năm qua 14

    PHẦN 2. CÁC KHÍA CẠNH ĐA CHIỀU CỦA NGHÈO ĐÔ THỊ 212. Tính đa chiều của nghèo bản xứ 212.1. Thiếu nguồn nhân lực 222.2. Thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế 232.3. Thiếu vốn xã hội 252.4. Hạn chế tiếp cận dịch vụ công 262.5. Môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn 27

    3. Tính đa chiều của nghèo nhập cư 283.1. Chi phí cuộc sống cao 293.2. Việc làm bấp bênh 303.3. Thiếu hòa nhập xã hội 303.4. Hạn chế tiếp cận dịch vụ công 323.5. Môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn 32

    PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CỦA GIẢM NGHÈO ĐÔ THỊ 354. Học vấn và tay nghề 354.1. Học vấn 354.2. Việc làm và tay nghề 41

    5. Tính dễ bị tổn thương và An sinh xã hội 485.1. Tính dễ bị tổn thương 485.2. Bảo hiểm 525.3. Trợ cấp tiền mặt 53

    6. Bất bình đẳng 606.1. Bất bình đẳng về kết quả 606.2. Bất bình đẳng về cơ hội 626.3. Bất bình đẳng về quá trình 65

    7. Xã hội hóa 657.1. Nhận thức của người dân về xã hội hóa 657.2. Đóng góp và chia sẻ kinh phí 667.3. Đa dạng hóa dịch vụ 687.4. Tham gia và trao quyền 69

  • 8. Các vấn đề đặc thù của người nhập cư 718.1. Xu hướng các dòng nhập cư 718.2. Vai trò của người nhập cư đối với phát triển địa phương 728.3. Lịch sử di chuyển, chiến lược vươn lên của người nhập cư 738.4. Các nhóm nhập cư gặp khó khăn đặc thù 758.5. Các bất lợi của công nhân nhập cư nhìn từ số liệu phỏng vấn 78

    PHẦN 4. HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 859. Đề xuất thảo luận 859.1. Kết luận 859.2. Hướng đến giảm nghèo đô thị bền vững ở Việt Nam 85

  • ILời tựa

    Thay mặt ActionAid Quốc tế tại Việt Nam

    Hoàng Phương ThảoTrưởng Đại diện

    LỜI TỰA 1

    Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã, đang và sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức, đặc biệt trong việc đảm bảo chia sẻ lợi ích gia nhập WTO tới mọi người dân, bao gồm cả nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương.

    Trong bối cảnh đó, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam, những tổ chức làm việc lâu năm hỗ trợ người nghèo và thiệt thòi nhất ở Việt Nam cùng với các đối tác địa phương thực hiện sáng kiến “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia” từ đầu năm 2007.

    Sáng kiến này nhằm mục đích theo dõi định kỳ hàng năm các kết quả giảm nghèo, gắn với những thay đổi về đời sống của người nghèo và dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng dân cư điển hình ở cả khu vực đô thị và nông thôn trên cả nước. Chúng tôi mong muốn đóng góp một số khuyến nghị cho thảo luận chính sách tại cấp quốc gia, cũng như cho việc điều chỉnh và thiết kế các chương trình của ActionAid và Oxfam tại Việt Nam.

    Chúng tôi hy vọng Quý vị sẽ tìm thấy những điều bổ ích và thú vị trong báo cáo tổng hợp theo dõi nghèo đô thị 5 năm (2008-2012) này.

    Thay mặt Oxfam

    Andy Baker Giám đốc

    1 Nghiên cứu này có sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân. Các ý kiến, quan điểm, kết luận, và đề xuất trình bày trong nghiên cứu này không nhất thiết là quan điểm chính sách của ActionAid, Oxfam hay tổ chức và nhà nghiên cứu nào có tài liệu được trích dẫn trong báo cáo này.

  • IIILời cảm ơn

    LỜI CẢM ƠNBáo cáo tổng hợp về theo dõi nghèo đô thị này là nỗ lực tập thể, và không thể hoàn thành nếu thiếu sự đóng góp quan trọng của rất nhiều người.

    Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của các tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Oxfam đã đóng góp những ý kiến quí báu trong suốt các bước thiết kế, triển khai thực địa, và viết báo cáo. Một số cán bộ của ActionAid và Oxfam đã trực tiếp tham gia các chuyến thực địa, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về phương pháp và nội dung nghiên cứu.

    Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi của UBND, các Sở ban ngành liên quan ở cấp thành phố và cấp quận, huyện nơi tiến hành các đợt theo dõi nghèo đô thị trong 5 năm qua (2008-2012). Chúng tôi xin cảm ơn các thành viên Nhóm nòng cốt ở huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), quận Kiến An (TP. Hải Phòng) và quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) gồm cán bộ Sở ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở cấp thành phố và quận, huyện, các cán bộ phường, xã đã phối hợp chặt chẽ, dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành công tác thực địa cũng như viết báo cáo theo dõi nghèo của từng điểm khảo sát. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các cán bộ khu phố, tổ dân phố, thôn xóm đã cùng tham gia và hỗ trợ công tác thực địa. Sự tham gia tích cực và điều phối nhịp nhàng của các đối tác địa phương của ActionAid gồm Trung tâm vì Người Lao động Nghèo (CWR) trực thuộc LĐLĐ thành phố Hải Phòng, Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ Phát triển quận Gò Vấp trực thuộc UBND quận Gò Vấp (TPHCM) và Ban Công tác Xã hội xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội) là không thể thiếu để đợt theo dõi nghèo đô thị này được thực hiện thành công.

    Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới những người dân nghèo nam và nữ, những công nhân nhập cư, những thanh niên và trẻ em tại các tổ dân phố, thôn xóm đã dành thời gian chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong đời sống, những nhận xét, dự định và mong muốn trong tương lai của mình thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt theo dõi nghèo này đã không thể thực hiện được.

    Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm2. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

    Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless)Hoàng Xuân Thành (Trưởng nhóm), cùng vớiĐinh Thị Thu PhươngHà Mỹ ThuậnĐinh Thị GiangLưu Trọng QuangĐặng Thị Thanh HòaNguyễn Thị HoaTrương Tuấn Anh

    2 Các ý kiến đóng góp có thể gửi cho: anh Hoàng Xuân Thành, Trưởng nhóm tư vấn, Giám đốc Công ty Trường Xuân (Ageless): (04) 39434478 (văn phòng), 091 334 0972 (di động), emai: [email protected]; chị Trần Hồng Điệp, Cán bộ Chương trình Vận động Chính sách và Truyền thông, Oxfam, (04) 39454362, email: [email protected]; chị Dương Minh Nguyệt, Cán bộ Điều phối Chính sách, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, (04) 39439866,

    email: [email protected].

  • VTừ viết tắt

    TỪ VIẾT TẮTAAV ActionAid Quốc tế tại Việt NamANTT An ninh trật tựBBĐ Bất bình đẳngBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếBTXH Bảo trợ xã hộiCĐ Cao đẳngCLB Câu lạc bộCN Công nhânCSHT Cơ sở hạ tầngCWR Trung tâm vì Người Lao động NghèoC&D Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn Nhân lựcDTTS Dân tộc thiểu sốĐBKK Đặc biệt khó khănĐH Đại họcGD-ĐT Giáo dục - Đào tạoHĐND Hội đồng Nhân dânHIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịchHN Hà NộiHP Hải PhòngHSSV Học sinh sinh viênKCN Khu công nghiệpLĐLĐ Liên đoàn Lao độngLĐ-TBXH Lao động và Thương binh Xã hộiMTTQ Mặt trận Tổ quốcNghị định 49 Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (theo

    Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ)Nghị định 67 Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (theo Nghị Nghị định 13 định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, được

    sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ)

    NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hộiNHTG Ngân hàng Thế giới (WB)QHXH Quan hệ xã hộiSXKD Sản xuất kinh doanhTCTK Tổng cục Thống kêTHCS Trung học Cơ sởTHPT Trung học Phổ thôngTPHCM Thành phố Hồ Chí MinhUBND Ủy ban Nhân dânUNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốcVHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt NamXĐGN Xóa đói giảm nghèoXHH Xã hội hóaXKLĐ Xuất khẩu lao độngWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

    1 USD ≈ 20.900 VNĐ hoặc đồng (tại thời điểm tháng 11/2012)

  • VIITóm lược

    TÓM LƯỢC

    Nghèo tại Việt Nam vẫn thường được coi là một vấn đề chủ yếu ở khu vực nông thôn; nhưng đô thị hóa nhanh chóng đang đặt ra nhu cầu giải quyết những khía cạnh nghèo đặc thù và những hình thức nghèo mới tại khu vực đô thị.

    Trong 5 năm qua, cuộc sống của đa số người nghèo đô thị đã được cải thiện, dù mức cải thiện còn chậm. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ chuyển đổi sinh kế hiệu quả và đầu tư cho giáo dục của con cái. Trong bối cảnh đô thị hóa, việc bị thu hồi đất, thiếu học vấn và tay nghề có thể khiến một số hộ trở nên nghèo khổ hơn, nhưng cũng có thể giúp một số hộ khác có cơ hội chuyển đổi sinh kế để vươn lên, như xây phòng trọ cho thuê và buôn bán dịch vụ nhỏ. Nhiều hộ nghèo đã cố gắng vay mượn, tiết kiệm chi tiêu đầu tư cho con ăn học để sau này có việc làm ổn định với thu nhập cao hơn.

    Tỷ lệ nghèo đô thị tại các thành phố lớn của Việt Nam đã ở mức thấp nếu xét đơn thuần theo các tiêu chí thu nhập hoặc chi tiêu. Tuy nhiên, khi nhìn dưới góc độ nghèo đa chiều, tình trạng nghèo đô thị trầm trọng hơn nhiều. Thiếu lao động và tay nghề, thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế, thiếu vốn xã hội, hạn chế tiếp cận dịch vụ công, môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn là 5 thiếu hụt cơ bản của người nghèo bản xứ. Người nhập cư nghèo còn chịu thêm bất lợi đặc thù về chi phí cuộc sống cao ở đô thị, thiếu hòa nhập xã hội dẫn đến khó tiếp cận các dịch vụ công và hệ thống an sinh xã hội chính thức.

    Người nghèo đô thị gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với đa cú sốc trong 5 năm qua, điển hình là lạm phát cao trong năm 2008 và 2011, khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, và suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước năm 2012. Đa số người nghèo đô thị tiếp cận kém với hệ thống an sinh xã hội, do làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và trong khu vực phi chính thức. Các chính sách hỗ trợ bảo hiểm và các chương trình trợ cấp tiền mặt cần được cải tiến về xác định đối tượng thụ hưởng và mức hỗ trợ.

    Chi phí giáo dục cao là một gánh nặng lớn với người nghèo đô thị. Hiện đang có sự mất cân đối về chất lượng nguồn nhân lực (đặc biệt là tay nghề kỹ thuật) với nhu cầu của thị trường lao động. Thanh niên tốt nghiệp THPT đang thiếu các thông tin hướng nghiệp khách quan và chuyên sâu. Các chương trình hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người nghèo đô thị chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Công nhân làm việc trong các ngành thâm dụng lao động ít được trang bị các kỹ năng có thể chuyển đổi (khi xin việc tại doanh nghiệp khác). Nhiều thanh niên tốt nghiệp cao đẳng, đại học khó tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành học.

    Người dân ngày càng quan tâm đến các khía cạnh của bất bình đẳng. Chính sách xã hội hóa đã giúp huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giảm nghèo, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, xã hội hóa vẫn thường được hiểu thiên về đóng góp kinh phí cho các dịch vụ, dẫn đến làm tăng gánh nặng tài chính cho người nghèo và góp phần gia tăng bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ.

    Kết quả theo dõi nghèo trong 5 năm qua cho thấy, giảm nghèo đô thị tại Việt Nam đang gặp những thách thức mới và cần cách tiếp cận mới. Nếu các thách thức không được giải quyết đúng đắn, chất lượng cuộc sống của người nghèo bản xứ và nhập cư sẽ khó cải thiện, tính dễ bị tổn thương cao, và bất bình đẳng sẽ tiếp tục tăng lên.

    Báo cáo này đề xuất tám vấn đề các nhà lập chính sách nên quan tâm: 1. Đo lường nghèo đa chiều để nhận diện đúng tình trạng nghèo đô thị. Cần xây

    dựng một hệ thống theo dõi, đánh giá thường xuyên để thiết kế chính sách hỗ trợ các nhóm đặc thù, trong đó bao gồm bộ công cụ đo lường tác động của các cú sốc đến các nhóm khó khăn và dễ bị tổn thương. Đây sẽ là sự cải thiện đáng kể so với các đợt “rà soát nghèo” thuần túy theo thu nhập vào cuối năm.

  • VIII Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    2. Thiết kế các chính sách hỗ trợ thích hợp và không phân biệt đối xử đối với người nhập cư, không phụ thuộc vào tình trạng hộ khẩu. Cần hỗ trợ người nhập cư về tìm kiếm và bảo đảm việc làm an toàn, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội và giảm chi phí cuộc sống tại đô thị. Có thể cải thiện “vốn xã hội” của người nhập cư bằng cách tạo cơ hội tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng, dịch vụ tự giúp, sinh hoạt tổ nhóm, các hoạt động văn hóa, truyền thông về pháp luật và các kỹ năng sống với sự tham gia tích cực của các bên liên quan.

    3. Qui hoạch đô thị và phân bổ ngân sách dựa trên qui mô tổng dân số bao gồm cả người nhập cư, nhằm từng bước giải quyết sự quá tải của các dịch vụ nhà ở (chú trọng cấp thoát nước, vệ sinh môi trường), dịch vụ giáo dục và y tế, trong đó ưu tiên đầu tư cho các địa bàn ngoại vi thành phố đang chuyển đổi có đông người nghèo và người nhập cư, nhất là những người ở cùng con nhỏ.

    4. Đầu tư mạnh hơn cho chương trình giảm nghèo đô thị. Việc làm tại đô thị gắn với và tiền gửi về nhà của người nhập cư đóng vai trò quan trọng trong chiến lược sinh kế đa dạng hóa của cư dân nông thôn. Do đó, chương trình giảm nghèo đô thị cần được phân bổ nguồn lực thích đáng hơn. Cần thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH về rà soát nghèo với những hộ ở trên địa bàn từ 6 tháng trở lên, không phân biệt về tình trạng hộ khẩu và tình trạng cư trú.

    5. Xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện, dễ tiếp cận,không phân biệt đối xử với người nhập cư ở khu vực đô thị. Đơn giản hóa thủ tục và hợp nhất các chính sách an sinh xã hội rời rạc hiện nay. Mở rộng đối tượng được hỗ trợ mua thẻ BHYT nhằm đạt được mục tiêu BHYT toàn dân. Mở rộng đối tượng được nhận trợ cấp tiền mặt thường xuyên đến toàn bộ nhóm “nghèo lõi” ở đô thị và nhóm nghèo có con nhỏ. Có chính sách trợ cấp kịp thời cho nhóm gặp rủi ro dẫn đến đời sống khó khăn, bao gồm cả người nhập cư. Nâng mức trợ cấp tiền mặt để đạt được hiệu quả thực tế; đồng thời xây dựng cơ chế điều chỉnh kịp thời các mức hỗ trợ theo diễn biến giá cả. Xây dựng cơ chế chi trả thuận tiện và cơ chế tư vấn, giám sát trong các chương trình trợ cấp tiền mặt. Đồng thời, xây dựng cơ chế theo dõi, phản hồi về thực hiện các chính sách an sinh xã hội (thông qua các công cụ thẻ báo cáo công dân, kiểm toán xã hội, chất vấn công khai, phân tích ngân sách địa phương...).

    6. Sửa đổi các chính sách hỗ trợ học nghề hiệu quả, dễ tiếp cận với lao động nghèo đô thị, như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề cho công nhân, chính sách hỗ trợ các hình thức vừa học vừa làm gắn với các cơ sở ngành nghề dân doanh, các hiệp hội doanh nghiệp tại đô thị (không nhất thiết chỉ gắn với các “trung tâm dạy nghề” chính thức). Tăng cường cung cấp thông tin hướng nghiệp khách quan, chuyên sâu cho nhóm học sinh tốt nghiệp THPT.

    7. Xây dựng cơ chế cụ thể nhằm tăng cường sự tham gia và trao quyền, nhất là trong giáo dục và y tế. Kiểm soát chặt chẽ việc các nhà trường “vận động” cha mẹ phụ huynh đóng góp các khoản khác nhau, nhằm giảm chi phí giáo dục cho người nghèo đô thị.

    8. Xây dựng các chính sách hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, thúc đẩy chính thức hóa các hoạt động thuộc khu vực phi chính thức. Các chính sách này trong trung và dài hạn sẽ có tác dụng hỗ trợ người nghèo, người nhập cư giảm rủi ro về việc làm và tiếp cận tốt hơn với hệ thống an sinh xã hội.

  • 1Giới thiệu

    GIỚI THIỆU

    MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁOViệt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vòng 25 năm qua. Từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong những năm gần đây. Năm 1993, có gần 60% dân số Việt Nam thuộc diện nghèo; tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14% vào năm 20083.

    Trong giai đoạn 2007-2012, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện một số chính sách cải cách nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và giúp những hộ gia đình nghèo còn lại thoát nghèo. Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007đã đánh dấu một chuyển biến quan trọng của Việt Nam nhằm hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Đất nước đang thay đổi nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm người nghèo ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

    Nhằm theo dõi những thay đổi mà Việt Nam trải qua sau khi gia nhập WTO và thực hiện các chính sách cải cách, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế gồm Oxfam và ActionAid đã phối hợp với các đối tác địa phương tại những tỉnh mà các tổ chức có chương trình hỗ trợ để xây dựng một mạng lưới theo dõi tình trạng nghèo có sự tham gia nhằm mục tiêu:

    “Tiến hành theo dõi định kỳ tình trạng nghèo của các nhóm dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng dân cư điển hình, trong bối cảnh gia nhập WTO cùng với các chính sách cải cách của Chính phủ đến năm 2012, nhằm cung cấp các phân tích và đề xuất cho thảo luận chính sách, cũng như cho việc thực hiện các chương trình, dự án của Oxfam, ActionAid và các đối tác”.

    Mục đích của việc theo dõi nghèo lặp lại hàng năm là: • Cung cấp các thông tin nghiên cứu định tính hữu ích về tình trạng nghèo và

    phát triển bổ sung cho các số liệu thống kê và điều tra nghèo của nhà nước và các tổ chức.

    • Xây dựng một mạng lưới quan trắc “cảnh báo sớm” nhằm xác định những thay đổi đời sống người nghèo và dễ bị tổn thương trong bối cảnh gia nhập WTO và các chính sách cải cách của Chính phủ.

    • Nâng cao năng lực địa phương và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình theo dõi nghèo phục vụ công tác giảm nghèo một cách hiệu quả và công bằng.

    Mạng lưới theo dõi nghèo đô thị được triển khai từ năm 2008 tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2009, mạng lưới theo dõi nghèo đô thị được mở rộng thêm thành phố Hà Nội. Báo cáo tổng hợp kết quả theo dõi nghèo đô thị vòng 1 năm 2008, vòng 2 năm 2009, vòng 3 năm 2010 và vòng 4 năm 2011 đã được ấn hành4.

    Báo cáo này trình bày kết quả theo dõi nghèo đô thị liên tục trong 5 năm (từ 2008 đến 2012) tại 3 điểm quan trắc thuộc thành phố Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.

    3 TCTK, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010. 4 Tham khảo Báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo tổng hợp năm 2008”,

    tháng 4 năm 2009, Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam; Báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo tổng hợp vòng 2 năm 2009”, tháng 11 năm 2009, Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam; Báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo tổng hợp vòng 3 năm 2010”, tháng 11 năm 2010, Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam; và Báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo tổng hợp vòng 4 năm 2011”, tháng 10 năm 2011, Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam.

  • 2 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    Phương pháp nghiên cứuKhảo sát lặp lại hàng nămĐiểm khác biệt của sáng kiến theo dõi nghèo này là khảo sát lặp lại hàng năm để thấy rõ những thay đổi về tình hình giảm nghèo qua các năm tại các điểm khảo sát. Nhóm nòng cốt hàng năm sẽ quay trở lại những địa điểm đã khảo sát, làm lại bài tập phân loại hộ với đúng danh sách của năm trước, phỏng vấn lặp lại một số hộ gia đình và doanh nghiệp điển hình… Duy trì sự tham gia liên tục qua các năm của các thành viên trong Nhóm nòng cốt tại từng thành phố cũng giúp cho việc theo dõi những thay đổi về tình trạng nghèo theo thời gian tại các điểm khảo sát thuận lợi hơn.

    Địa điểm khảo sátTại mỗi thành phố sẽ chọn một (01) phường hoặc xã mang tính điển hình về tình trạng nghèo của người bản xứ và người nhập cư. Dựa vào quan hệ làm việc sẵn có của AAV và Oxfam với đối tác địa phương, các địa điểm tiến hành theo dõi nghèo đô thị được lựa chọn như sau:

    • Thành phố Hà Nội: theo dõi nghèo được tiến hành tại xã Kim Chung thuộc huyện ngoại thành Đông Anh, nơi tập trung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

    • Thành phố Hải Phòng: theo dõi nghèo lặp lại được tiến hành tại phường Lãm Hà thuộc quận ven đô Kiến An.

    • Thành phố Hồ Chí Minh: theo dõi nghèo lặp lại được tiến hành tại phường 6 thuộc quận ven đô Gò Vấp.

    Trong mỗi phường hoặc xã, hai (02) tổ dân phố hoặc thôn xóm được lựa chọn để tiến hành theo dõi nghèo. Như vậy, tổng cộng có 3 phường/xã và 6 tổ dân phố/thôn xóm tham gia vào đợt khảo sát nghèo đô thị.

    Mục tiêu của mạng lưới theo dõi nghèo không nhằm đưa ra các số liệu thống kê mang tính đại diện, mà nhằm cung cấp các minh chứng định tính và ý kiến chia sẻ của người dân phục vụ cho thảo luận chính sách và xây dựng các chương trình phát triển. Do vậy, các xã, phường được lựa chọn có mục đích thể hiện sự đa dạng giữa các điểm khảo sát (Bảng 1).

    BẢNG 1. Các điểm khảo sát nghèo đô thị

    Nguồn: Phiếu thông tin cấp phường/xã, số liệu đến tháng 8/2012

    Phường/ xã

    Kim Chung

    Lãm Hà

    Phường 6

    Quận/ huyện

    Đông Anh

    Kiến An

    Gò Vấp

    Thành phố

    Hà Nội

    Hải Phòng

    TP.HCM

    Vị trí địa lý

    Ngoại thành

    Ngoại vi đô thị

    Ngoại vi đô thị

    Tổng diện

    tích đất(ha)

    395

    175

    165

    Tổng số hộ gia đình

    thường trú (hộ)

    2,822

    3,344

    2,600

    Tổng số nhân khẩu thường trú

    (người)

    10,913

    12,652

    14,976

    Tổng số nhân khẩu

    tạm trú (người)

    24,305

    4,500

    14,599

    Tỷ lệ hộ nghèo tại thời điểm khảo sát

    7/2012 (%)

    2.1

    0.4

    1.8

  • 3Giới thiệu

    Thành phố

    Quận/Huyện

    Phường/Xã

    Tổ dân phố/Thôn xóm

    Tổng số hộ thường trú (hộ)

    Tổng số nhân khẩu thường trú

    Tổng số nhân khẩu tạm trú

    Tỷ lệ hộ nghèo cuối 2011 (%)

    Tỷ lệ hộ cận nghèo cuối 2011 (%)

    Tỷ lệ hộ sử dụng nước vòi (%)

    Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới (%)

    Tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại/bán tự hoại (%)

    Tỷ lệ hộ sống trong nhà tạm (%)

    Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (%)

    Tổng số người đang nhận trợ giúp XH hàng tháng (theo NĐ 67/CP)

    Trong đó:

    Trẻ em mồ côi

    Người cao tuổi cô đơn

    Người tàn tật

    Người nhiễm HIV/AIDS

    Người đơn thân nuôi con còn nhỏ

    Tỷ lệ trẻ nhập học trong độ tuổi tiểu học (%)

    Tỷ lệ trẻ nhập học trong độ tuổi trung học cơ sở (%)

    Tỷ lệ trẻ nhập học trong độ tuổi trung học phổ thông (%)

    Số hộ đang vay các nguồn vốn ưu đãi (hộ, tương đương % tổng số hộ)

    Thôn Nhuế

    950

    3.685

    2.743

    1,9

    0,7

    65

    100

    100

    0

    11

    21

    0

    1

    14

    2

    4

    100

    100

    100

    150(15,8%)

    Tổ 3(tổ 2 cũ)

    156

    568

    0

    0

    0

    100

    100

    100

    0

    0

    1

    0

    0

    1

    0

    0

    100

    100

    100

    31(20%)

    Tổ 25

    60

    240

    405

    0

    0

    100

    100

    100

    0

    0

    0

    0

    0

    0

    0

    0

    100

    100

    100

    5(9,4%)

    Thôn Bầu

    1.026

    4.122

    15.878

    2,3

    0,4

    100

    100

    100

    0,1

    0,1

    10

    0

    0

    7

    0

    3

    100

    100

    100

    214(20,8%)

    Tổ 14(tổ 30

    cũ)

    166

    700

    130

    0,6

    1,2

    100

    100

    100

    0

    0

    4

    0

    1

    0

    0

    3

    100

    100

    100

    5(5%)

    Tổ 27

    64

    428

    490

    32,8

    15,6

    70

    100

    100

    0

    0

    2

    0

    0

    2

    0

    0

    100

    100

    100

    18(28%)

    TP. Hà Nội

    Đông Anh

    Kim Chung

    TP. Hải Phòng

    Kiến An

    Lãm Hà

    TP. Hồ Chí Minh

    Gò Vấp

    Phường 6

    Một số đặc điểm chính của 6 tổ dân phố/thôn là các điểm khảo sát trong theo dõi nghèo đô thị được nêu ở Bảng 2.

    BẢNG 2. Một số đặc điểm của 6 tổ dân phố/thôn khảo sát

    Nguồn: Phiếu thông tin cấp tổ dân phố/thôn xóm, số liệu đến tháng 8/2012(Chú thích: N/A – không có số liệu)

  • 4 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    Nhóm nòng cốt thực hiện theo dõi nghèoMột nhóm nòng cốt về theo dõi nghèo của từng quận/huyện được thành lập bao gồm 15-20 người:

    • ĐạidiệncácđốitácđịaphươngcủachươngtrìnhActionAidtrênđịabàn,nhưTrung tâm vì Người Lao động Nghèo (CWR) tại TP. Hải Phòng và Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ Phát triển quận Gò Vấp tại TPHCM.

    • ĐạidiệnmộtsốcơquancấpthànhphốnhưSởLĐ-TBXH,HộiPhụnữvàLiênđoàn Lao động.

    • Đạidiệncáccơquancấpquận/huyệnnhưphòngLĐ-TBXH,phòngTàichính-Kế hoạch, phòng Tài nguyên-Môi trường và Hội Phụ nữ.

    • Đạidiện từcácphường/xã, tổdânphố/thônxómđược lựachọn tiếnhànhkhảo sát.

    Nhóm nòng cốt có trách nhiệm trực tiếp tiến hành các công việc theo dõi tình trạng nghèo tại các điểm khảo sát trên địa bàn mình, từ khâu tổ chức, triển khai thu thập thông tin và tóm tắt thông tin thực địa. Nhóm nòng cốt được tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật của Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless) và cán bộ chương trình Oxfam, ActionAid.

    Khung theo dõi nghèo đô thịVòng theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia lần thứ năm trong năm 2012 gồm 3 chủ đề chính liên kết với nhau.

    Chủ đề 1: Tổng quan nghèo đô thị: diễn biến nghèo đô thị theo các phương pháp đo lường khác nhau, nhận xét của người dân về quá trình rà soát nghèo, cảm nhận thay đổi cuộc sống; nhận thức về bất bình đẳng và xã hội hóa ở đô thị. Chủ đề này nhằm cung cấp một bức tranh chung về nghèo đô thị và người nghèo bản xứ tại các điểm quan trắc thông qua tiếng nói của chính người dân và cán bộ cơ sở.

    Chủ đề 2: Nghèo đa chiều: các khía cạnh đa chiều của nghèo đô thị. Chủ đề này nhằm tổng kết các khía cạnh nghèo đô thị và các vấn đề mới nổi liên quan đến người nghèo bản xứ và người nhập cư.

    Chủ đề 3: Nghèo đô thị và người nhập cư: các khía cạnh đặc thù của nghèo đô thị liên quan đến nhóm nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức và công nhân nhập cư. Chủ đề này tìm hiểu về đặc điểm, học vấn, tay nghề, điều kiện sống, kế sinh nhai, tính dễ bị tổn thương của nhóm nhập cư tại khu vực đô thị.

    Đợt theo dõi nghèo đô thị vòng 5 năm 2012, bên cạnh việc tổng kết những thay đổi trong 5 năm qua (2008-2012) của nghèo đô thị, còn khảo sát kỹ hơn một số đề tài trọng tâm có ảnh hưởng lớn đến giảm nghèo đô thị trong bối cảnh mới, gồm học vấn và tay nghề, tính dễ bị tổn thương và an sinh xã hội, nhận thức về bất bình đẳng, xã hội hóa, và các vấn đề đặc thù của người nhập cư.

    Khảo sát thực địaVòng theo dõi nghèo đô thị thứ năm được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2012. Thời gian khảo sát thực địa theo phương pháp cùng tham gia tại mỗi phường/xã trong vòng 1 tuần. Các công cụ thu thập số liệu chính là:

    Thảo luận nhóm: được thực hiện với nhóm cán bộ phường/xã, nhóm nòng cốt tổ dân phố/thôn xóm và với các nhóm dân cư địa phương gồm nhóm nam, nhóm nữ, nhóm nghèo, nhóm không nghèo, nhóm cán bộ viên chức, nhóm thanh niên và một số nhóm nhập cư (công nhân nhập cư, bán hàng rong, chạy xe ôm, thợ xây, đấm bóp, ve chai). Các công cụ đánh giá có sự tham gia như xếp loại mức sống hộ, đường thời gian, bài tập bìa màu, liệt kê và xếp hạng, sơ đồ phân tích sinh kế... đã được sử dụng để hiểu hơn về phân hóa giàu

  • 5Giới thiệu

    nghèo, tiểu sử cộng đồng, diễn biến sinh kế, bối cảnh rủi ro, phản hồi của người dân về việc thực hiện các chương trình và dự án ở địa phương. Theo dõi nghèo đô thị vòng 5 năm 2012 đã thực hiện được 63 cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của 365 người dân, công nhân nhập cư và cán bộ cơ sở, trong đó có 152 nam giới và 213 phụ nữ, hầu hết là người Kinh.

    Phỏng vấn sâu ghi lại câu chuyện điển hình: phỏng vấn sâu một số hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, tái nghèo điển hình (trong đó có các hộ thuộc diện nghèo nhất, phụ nữ làm chủ hộ), hộ khá, hộ nhập cư tại mỗi tổ dân phố/thôn xóm để hiểu sâu hơn quan niệm về nghèo, điều kiện sống, tình trạng dễ bị tổn thương, cách chống đỡ vượt qua khó khăn và phản hồi về chính sách. Theo dõi nghèo đô thị vòng 5 năm 2012 đã thực hiện được 94 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó có 28 người là nam giới, 66 người là nữ giới.

    Phiếu phỏng vấn nhóm công nhân nhập cư: sử dụng một bảng hỏi dành riêng cho nhóm công nhân nhập cư làm việc trong các doanh nghiệp, tập trung vào tìm hiểu thông tin về đặc điểm nhân khẩu, điều kiện sống và làm việc, tính dễ bị tổn thương. Địa điểm phỏng vấn tại một số khu nhà trọ công nhân trên địa bàn, chọn mẫu theo phương pháp bắt gặp ngẫu nhiên. Do đặc điểm công nhân thường thay đổi nơi làm việc và nơi ở trọ, nên mẫu điều tra năm 2012 không lặp lại mẫu điều tra trong các năm trước. Theo dõi nghèo đô thị vòng 5 năm 2012 đã hoàn thành được 180 phiếu phỏng vấn công nhân nhập cư tại Hà Nội, Hải Phòng và TPHCM. Trong số 180 người trả lời phiếu phỏng vấn có 55 người là nam giới, 125 người là nữ giới; 175 người Kinh và 5 người DTTS.

    Phiếu thông tin: cán bộ theo dõi cung cấp các số liệu thống kê về phường/xã và tổ dân phố/thôn xóm tiến hành khảo sát. Quan sát trực tiếp và chụp ảnh là công cụ cung cấp các thông tin bổ sung.

    Phỏng vấn cán bộ: Ngoài các công cụ trên đây, chuyến khảo sát còn thực hiện 10 cuộc phỏng vấn cán bộ các ban ngành cấp quận/huyện.

    Phương pháp kiểm tra chéo thông tin trong nghiên cứu định tính được sử dụng xuyên suốt báo cáo, nhằm cố gắng đưa ra các nhận xét đã được kiểm chứng qua nhiều nguồn thông tin, như số liệu báo cáo của địa phương, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, số liệu phỏng vấn bảng hỏi và quan sát, phân tích của nhóm nghiên cứu.

    Báo cáo tổng hợp 5 năm này phản ánh các kết quả khảo sát chính thu được từ các điểm quan trắc thuộc ba thành phố trong giai đoạn 2008-2012, nhấn mạnh vào những thay đổi được người dân cảm nhận về tình trạng nghèo đô thị và những thông điệp chính sách rút ra từ diễn biến nghèo tại các điểm quan trắc5. Cấu trúc của báo cáo gồm 4 Phần, trong đó Phần 1 nêu tổng quan về diễn biến nghèo đô thị trong 5 năm qua; Phần 2 trình bày các khía cạnh đa chiều của người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư tại khu vực đô thị; Phần 3 nêu một số vấn đề trọng tâm của giảm nghèo đô thị; và Phần 4 là các kết luận và khuyến nghị hướng đến giảm nghèo đô thị bền vững tại Việt Nam.

    5 Các thông tin thứ cấp được trích nguồn riêng. Các thông tin không trích nguồn trong báo cáo này được tổng hợp từ ghi chép thực địa theo dõi nghèo đô thị trong 5 năm từ 2008 đến 2012 tại 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và TPHCM.

  • PHẦN 1.TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÔ THỊ

  • 8 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

  • 9PHẦN 1. Tổng quan về nghèo đô thị

    PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÔ THỊViệt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Dự báo đến năm 2020 dân số đô thị sẽ đạt tỷ lệ 45% tổng dân số, so với gần 30% năm 20096. Đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến nghèo ở Việt Nam ngày càng trở thành một vấn đề ở đô thị, cũng như ở nông thôn.

    1.DIỄN BIẾN NGHÈO ĐÔ THỊ: CÁC ĐO LƯỜNG KHÁC NHAUTình trạng nghèo tại Việt Nam thường được đo định lượng bằng chuẩn nghèo chi tiêu của Ngân hàng Thế giới/Tổng cục Thống kê (NHTG/TCTK) hoặc chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ. Nghèo đa chiều còn có thể đánh giá định tính qua nhận thức của người dân.

    1.1. Chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTKChuẩn nghèo chi tiêu của NHTG/TCTK được xây dựng từ năm 1993 và được cập nhật theo biến động giá ở các năm có thực hiện Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Tỷ lệ nghèo đô thị theo chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG/TCTK giảm rất chậm trong giai đoạn 2004-2008 (Bảng3). Lý do chính là nghèo đô thị theo cách đo tiền tệ này đã đi vào “lõi”, tỷ lệ nghèo còn rất thấp nên khó giảm thêm. Tác động của các rủi ro và cú sốc cũng làm chậm tiến trình giảm nghèo. Người nghèo ở khu vực đô thị phụ thuộc vào kinh tế tiền mặt, do đó chịu ảnh hưởng bất lợi trực tiếp của việc làm bấp bênh và giá cả tăng cao trong thời gian qua.

    Năm 2010, NHTG/TCTK đã đề xuất một chuẩn nghèo chi tiêu mới cao hơn hẳn so với chuẩn nghèo cũ sử dụng từ năm 1993 cho phù hợp với cơ cấu chi tiêu hiện tại của hộ gia đình Việt Nam và biến động giá cả theo thời gian và theo vùng. Theo chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ nghèo đô thị năm 2010 là 6% (so với tỷ lệ rất thấp là 3,3% năm 2008 theo chuẩn nghèo cũ). Tỷ lệ nghèo đô thị cao hơn tại các thành phố nhỏ - những nơi có đặc điểm “giống với vùng nông thôn” nhiều hơn so với các thành phố lớn. Hiện tại, số lượng người nghèo ở khu vực đô thị chiếm 8,6% tổng số người nghèo ở Việt Nam năm 20107. BẢNG 3. Tỷ lệ người nghèo tại Việt Nam theo chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG/TCTK, giai đoạn 1993–2010 (%)

    6 Năm 2009, Việt Nam có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,7% vào năm 1999. Giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009, tỷ lệ tăng bình quân năm của dân số thành thị là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn là 0,4%/năm. Nguồn: TCTK, Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009.

    7 Ngân hàng Thế giới, “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”, tháng 6/2012.

    Cả nước

    Đô thị

    Nông thôn

    1993

    58.1

    25.1

    66.4

    1998

    37.4

    9.5

    44.9

    2002

    28.9

    6.6

    35.6

    2004

    19.5

    3.6

    25.0

    2006

    16.0

    3.9

    20.4

    2008

    14.5

    3.3

    18.7

    2010

    20.7

    6.0

    27.0

    Nguồn: • TCTK,“Kếtquảkhảosátmứcsốnghộgiađìnhnăm2008”,NXBThốngkê,HàNội,2010 • NgânhàngThếgiới,“Khởiđầutốt,nhưngchưaphảiđãhoànthành:ThànhtựuấntượngcủaViệt

    Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”, tháng 6/2012.Ghi chú: • Chuẩnnghèochitiêumớiápdụngtừnăm2010theođềxuấtcủaNHTG/TCTKlà 653.000 đồng/

    người/tháng,

  • 10 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    2004

    18.1

    8.6

    21.2

    2006

    15.5

    7.7

    17.0

    2008

    13.4

    6.7

    16.1

    2010

    10.7

    5.1

    13.2

    2010

    14.2

    6.9

    17.4

    2011

    12.6

    5.1

    15.9

    1.2. Chuẩn nghèo thu nhập chung của Chính phủCứ 5 năm một lần Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo thu nhập mới để tiến hành tổng rà soát hộ nghèo trên toàn quốc, làm căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Theo chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ hộ nghèo đô thị giảm chậm ở mức hơn 1 điểm phần trăm 1 năm.

    Tại thời điểm cuối năm 2010, Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo thu nhập mới cho giai đoạn 2011-2015 tăng gần gấp đôi so với chuẩn nghèo thu nhập cũ giai đoạn 2006-2010. Theo chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ hộ nghèo đô thị toàn quốc năm 2010 đã tăng gần 2 điểm phần trăm, nhưng sang năm 2011 tỷ lệ nghèo đô thị theo chuẩn nghèo mới đã giảm về mức của năm 2010 theo chuẩn nghèo cũ (Bảng 4)..

    1.3. Chuẩn nghèo thu nhập riêng của từng địa phương Theo qui định của Việt Nam, mỗi tỉnh/thành phố có thể đề ra chuẩn nghèo thu nhập riêng của mình tùy thuộc vào mặt bằng giá cả và mức sống dân cư ở từng địa phương, miễn là không thấp hơn chuẩn nghèo thu nhập chung của Chính phủ.

    Căn cứ vào mức chi phí cuộc sống tại đô thị và khả năng cân đối ngân sách thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo của từng thành phố, Hà Nội và TP HCM đã liên tục điều chỉnh tăng chuẩn nghèo riêng của mình. Đầu năm 2011, thành phố Hà Nội đã ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn gấp rưỡi so với chuẩn nghèo chung của Chính phủ. TP HCM đã áp dụng chuẩn nghèo riêng từ năm 2009 cao hơn gấp đôi so với chuẩn nghèo mới của Chính phủ. Riêng thành phố Hải Phòng, sau duy nhất một năm 2010 áp dụng chuẩn nghèo riêng, sang năm 2011 đã quay trở lại sử dụng chuẩn nghèo chung của Chính phủ (Bảng 5). Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao ở các đô thị lớn, tăng chuẩn nghèo giúp nhận diện chính xác hơn tình trạng nghèo. Chi phí sinh hoạt ở Hải Phòng cao không kém gì Hà Nội, nên chuẩn nghèo thu nhập thấp của Hải Phòng có thể không phản ánh được thực tế của tình trạng nghèo tại đây.

    BẢNG 4. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam theo chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ, giai đoạn 2006-2011 (%)

    Nguồn: • TCTK,“MộtsốkếtquảchủyếutừKhảosátmứcsốnghộdâncưnăm2010”,tháng6/2011; • Sốliệunghèonăm2011theothôngcáo“Tìnhhìnhkinhtế-xãhộiquý1năm2012”củaTCTKtrên

    trang webhttp://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=12291Ghi chú: • ChuẩnnghèocũcủaChínhphủgiaiđoạn2006-2010làthunhậpbìnhquântừ200.000đồng/người

    tháng trở xuống ở nông thôn và từ 260.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo các năm 2004, 2006, 2008 và 2010 được TCTK tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 có điều chỉnh theo trượt giá của từng năm tương ứng.

    • ChuẩnnghèomớicủaChínhphủgiaiđoạn2011-2015 là thunhậpbìnhquân từ400.000đồng/người/tháng trở xuống ở nông thôn và từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống ở thành thị (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ)

    Chuẩn nghèo thu nhập cũ Chuẩn nghèo thu nhập mới

    Cả nước

    Đô thị

    Nông thôn

  • 11PHẦN 1. Tổng quan về nghèo đô thị

    2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

    Phường/xã

    Xã Kim Chung

    Phường Lãm Hà

    Phường 6

    Quận/ huyện

    Đông Anh

    Kiến An

    Gò Vấp

    Thành phố

    Hà Nội

    Hải Phòng

    TPHCM

    Vị tríđịa lý

    Ngoại thành công nghiệp

    hóa

    Ngoại vi đô thị hóa

    Ngoại vi đô thị hóa

    2005

    -

    -

    3.6

    2006

    6.6

    1.54

    2.2

    2007

    3.8

    0.93

    1.26

    2008

    1.7

    0.68

    0

    đầu 2009

    5.0

    -

    9.1

    cuối 2009

    5.2

    0.51

    8.1

    đầu 2010

    -

    1.28

    -

    cuối 2010

    3.1

    0.5

    5.76

    cuối 2011

    2.1

    0.44

    2.58

    Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ (%)

    Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới (%)

    200.000 ở nông thôn260.000 ở đô thị

    270.000 ở nông thôn350.000 ở đô thị

    200.000 ở nông thôn260.000 ở đô thị

    500.000

    330.000 ở nông thôn500.000 ở đô thị

    400.000 ở nông thôn500.000 ở đô thị

    550.000 ở nông thôn750.000 ở đô thị

    400.000 ở nông thôn500.000 ở đô thị

    300.000 ở nông thôn390.000 ở đô thị

    1.000.000 (không phân biệt nông thôn hay đô thị)

    BẢNG 5. Chuẩn nghèo của Chính phủ và chuẩn nghèo riêng của ba thành phố lớn trong từng thời kỳ (thu nhập bình quân: đồng/người/tháng)

    BẢNG 6. Tỷ lệ hộ nghèo tại các điểm quan trắc, giai đoạn 2005-2011

    Nguồn: Các quyết định về chuẩn nghèo của UBND TP Hà Nội, TP Hải Phòng và TP HCM

    Nguồn: Số liệu rà soát hộ nghèo 2005-2011 tại các điểm quan trắc

    Tương ứng với chuẩn nghèo thu nhập riêng của từng thành phố, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2011ở ba điểm quan trắc tiếp tục giảm, và hiện đều ở mức rất thấp (Bảng 6). Tiền lương, tiền công của người dân đã tăng lên theo xu hướng lạm phát chung cũng đóng góp vào xu hướng giảm tỷ lệ hộ nghèo chính thức. Riêng tại phường Lãm Hà (Hải Phòng) hầu như chỉ còn nhóm “nghèo lõi” nên tỷ lệ hộ nghèo khó giảm thêm. Tuy nhiên, Hải Phòng áp dụng chuẩn nghèo chung của Chính phủ, nên tỷ lệ nghèo sẽ cao hơn nếu Hải Phòng áp dụng chuẩn nghèo phù hợp với mặt bằng giá cả địa phương.

    Quá trình rà soát nghèo tại các điểm quan trắc đã kỹ lưỡng hơn trong 5 năm qua. Phường 6 (Gò Vấp, TP HCM) thực hiện phiếu điều tra thu nhập theo mẫu riêng của TP HCM, chi tiết hóa các khoản thu ở khu vực đô thị (so với mẫu phiếu điều tra thu nhập của Bộ LĐ-TBXH có nhiều hạng mục chỉ phù hợp với khu vực nông thôn). Phường Lãm Hà (Hải Phòng) đã có sáng kiến thiết kế thêm phần chi tiêu trong phiếu điều tra nhằm kiểm tra chéo thông tin do hộ gia đình kê khai, đảm bảo chính xác hơn. Cán bộ phường/xã đã phối hợp với cán bộ tổ dân phố/thôn đến tận từng hộ gia đình để nắm rõ thực tế đời sống hộ, giảm thiểu tình trạng “lọt và sót” hộ nghèo. Một số tồn tại ghi nhận ở các năm 2010 trở về trước như tính cả tiền trợ cấp xã hội vào thu nhập của hộ, đưa những hộ mới xây nhà ra khỏi nghèo không xét đến thu nhập… đã được khắc phục.

    Chuẩn nghèo chung của Chính phủ

    Chuẩn nghèo riêng của TP. Hà Nội

    Chuẩn nghèo riêng của TP. Hải Phòng

    Chuẩn nghèo riêng của TP. HCM

  • 12 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình rà soát hộ nghèo tại khu vực đô thị. Rất khó nắm bắt thu nhập tiền mặt với các ngành nghề phi chính thức, và khó kiểm chứng thông tin tự khai về thu nhập của hộ gia đình.

    Tài liệu nghiệp vụ điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 của Bộ LĐ-TBXH đã qui định đưa toàn bộ các hộ gia đình đã sinh sống trên địa bàn từ 6 tháng trở lên không phụ thuộc vào tình trạng hộ khẩu (có hay không) và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú hoặc thậm chí không đăng ký) vào diện điều tra nghèo8. Thực tế tại các điểm quan trắc, mới chỉ có một số ít hộ tạm trú dài hạn hoặc có nhà đất ổn định được đưa vào diện điều tra nghèo. Hầu hết hộ nhập cư ở trọ chưa được xét đến.

    Có một số lý do khiến hầu hết người nhập cư chưa được đưa vào bình xét nghèo tại đô thị. Thứ nhất, khái niệm “hộ nhập cư” chưa được làm rõ. Các cán bộ cơ sở tại các điểm quan trắc cho biết, họ rất khó xác định thế nào là một “hộ nhập cư” và không được hướng dẫn cụ thể về điều này. Trong tài liệu nghiệp vụ của Bộ LĐ-TBXH cũng thiếu một bước qui trình “lập danh sách hộ rà soát nghèo”, thiếu qui định cụ thể “thế nào là hộ nhập cư”. Vì vậy, cán bộ cơ sở thường chỉ đưa một số trường hợp dễ nhận biết là hộ nhập cư vào diện bình xét nghèo, và không đưa vào bình xét những trường hợp khó nhận biết hơn.

    --- “Chúng tôi công nhận ở đây có nhiều người nhập cư trên 6 tháng, nếu tính ra số lượng thì không kém dân có hộ khẩu ở đây. Nhưng Nhà nước không xét nghèo cho cá nhân, mà hộ nhập cư thì chúng tôi cũng không xác định được, có văn bản nào đâu, phường cũng không chỉ ra được. Chỉ những trường hợp đã quá rõ ràng rồi, họ có vợ chồng con cái, có nhà, hoặc cả nhà thuê lưu cữu ở đây lâu rồi thì mới đưa vào. Chứ những người khác, kể cả hai bố con vào làm ăn ở đây chúng tôi cũng không thể xác nhận họ là hộ gia đình để mà bình xét.”

    (Nhóm cán bộ Khu phố 4, phường 6, Gò Vấp, TP HCM)

    Thứ hai, chưa có cơ chế và quy trình kiểm tra liên thông giữa nông thôn (nơi xuất cư) và thành thị (nơi nhập cư). Cán bộ làm công tác rà soát nghèo ở các địa bàn đô thị thường lo ngại hộ nhập cư vẫn được xét nghèo ở quê nhà, hoặc hộ nhập cư có đời sống tạm bợ tại đô thị nhưng vẫn có nhà cửa khang trang và có các thu nhập từ nông nghiệp tại quê. Thứ ba, tại những địa bàn ven đô thị có đông hộ nhập cư sinh sống, nếu đưa toàn bộ hộ nhập cư vào diện rà soát nghèo sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực, thời gian và kinh phí để thực hiện rà soát nghèo. Cán bộ địa phương cũng lo ngại không có ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ “phát sinh” đối với nhóm nhập cư này.

    1.4. Nhận thức người dân về thay đổi cuộc sống trong 5 năm quaHầu hết cán bộ cơ sở và người dân cho rằng, đời sống chung được cải thiện trong 5 năm qua. Bài tập phân loại hộ tại 6 tổ dân phố và thôn thuộc diện khảo sát cho thấy, trong 5 năm qua nhóm hộ có đời sống đi lên rõ rệt thường chiếm tỷ lệ 55-65%; nhóm hộ có đời sống đi lên vừa phải chiếm khoảng 30-35%; và khoảng 5-10% còn lại là nhóm hộ có đời sống đi lên với tốc độ rất chậm, thậm chí có số ít không cải thiện (Bảng 7).

    Nhóm đi lên rõ rệt thường là những người có nhiều phòng trọ cho thuê, con cái đi làm có thu nhập cao, hoặc kinh doanh buôn bán lớn, gia đình không ai ốm đau bệnh tật. Nhóm đi lên vừa phải có vài ba phòng trọ, kinh doanh buôn bán nhỏ, hoặc lao động tự do nhưng có nguồn thu ổn định và một số hộ có lương hưu, con cái đã lớn có công ăn việc làm ổn định. Nhóm có đời sống đi lên chậm là những hộ già cả cô đơn, bệnh tật, con nhỏ, đơn thân, công việc làm thuê lao động thủ công bấp bênh hoặc làm ruộng. Riêng Tổ 14, phường Lãm Hà (Hải Phòng), theo đánh giá của cán bộ và người dân, tỷ lệ hộ có đời sống đi lên rõ rệt khá thấp (chỉ khoảng 25%), rơi vào một số hộ làm dịch vụ vận tải có nhiều hợp đồng và hộ kinh doanh buôn bán tốt. Nguyên nhân chính là đa số hộ gia đình trong Tổ14 thiếu những đột phá về sinh kế - chủ yếu làm nghề tự do hoặc làm xích lô thu nhập thấp và bấp bênh.

    8 Nguồn: trang web của Bộ LĐ-TBXH: http://giamngheo.molisa.gov.vn/vn/Tinhhinhthuchien/Chidaodieuhanh

  • 13PHẦN 1. Tổng quan về nghèo đô thị

    BẢNG 7. Đặc điểm của 3 nhóm hộ tại các điểm quan trắc trong 5 năm qua (2008-2012)

    Nguồn: Thảo luận nhóm cán bộ thôn/tổ dân phố và người dân, tháng 7-8/2012

    Dù còn khó khăn, chất lượng cuộc sống của người nghèo đô thị đã được cải thiện trong 5-10 năm qua.

    --- “5 năm về trước chúng tôi không có tiền mua thịt ăn nhưng đến nay đã dám mua thịt ăn, kinh tế trong nhà cũng khá hơn rồi. Nhà giàu họ ăn 1kg thịt mông, mình thì cũng phấn đấu hàng ngày 2 lạng thịt.”

    (Nhóm nghèo thôn Bầu, xã Kim Chung, Hà Nội)

    --- “Giờ nghèo nhưng cũng mãn nguyện rồi, trước đây nghèo thiếu thốn đủ thứ, giờ nghèo nhưng nhà cửa, đường sá cũng tốt hơn, trước lấy gì mà ăn, giờ các cháu đều được đi học, mình cũng mua được thịt, đậu…”

    (Nhóm khó khăn Tổ 3, phường Lãm Hà, Hải Phòng)

    --- “Giàu, nghèo như nhau, bây giờ hộ nào cũng phải cho con ăn học hết cấp 3.”(Nhóm trung bình khá Tổ 25, phường 6, Gò Vấp, TP HCM)

    Cán bộ cơ sở và người dân thường phân biệt người nghèo đô thị thành hai nhóm rõ rệt: nghèo kinh niên (hộ khó có khả năng thoát nghèo) và nghèo tạm thời (có khả năng thoát nghèo). Trong đó, hộ nghèo kinh niên thường chiếm khoảng 20-30% trong tổng số hộ nghèo còn lại ở Kim Chung (Hà Nội) và phường 6 (Gò Vấp, TP HCM), và chiếm hầu hết trong số hộ nghèo còn lại ở Lãm Hà (Hải Phòng) - nơi sử dụng chuẩn nghèo chung của Chính phủ. Sự khác biệt giữa hộ nghèo kinh niên và hộ nghèo tạm thời thể hiện rõ nhất ở đặc điểm lao động. Hộ nghèo tạm thời có số lao động cao hơn (2-3 lao động), có ý chí làm ăn nhưng đông người ăn theo, gặp rủi ro (sức khỏe, làm ăn), công việc hiện tại chưa ổn định. Đời sống những hộ này trong 5 năm vừa qua có những cải thiện nhưng còn chậm.

    --- “Có nhà có đông con cái đi học, có nhà thì gặp rủi ro bệnh tật nhưng họ có lao động, có ý chí làm ăn, nếu được hỗ trợ thì sẽ khá lên.”

    (Nhóm cán bộ Tổ 27, phường 6, Gò Vấp, TP HCM)

    Kim Chung(Hà Nội)

    Lãm Hà(Hải Phòng)

    Phường 6(Gò Vấp, TP

    HCM)

    Nhóm 1:Hộ có đời sống cải thiện

    rõ rệt

    Nguồn thu ổn định: làm ăn kinh doanh lớn (như kinh doanh Vật liệu xây dựng); có nhiều phòng trọ; bán buônCon cái có nghề ổn định, thu nhập cao

    Làm vận tảiBuôn bán thuận lợi, có cửa hàng, kiot, tham gia chơi họ để tích lũy.

    Gia đình không ai ốm đau Nhiều phòng trọ cho thuê, kinh doanh buôn bán lớn

    Nhóm 2:Hộ có đời sống cải

    thiện vừa phải

    Có ít phòng cho thuê hơn so với nhóm 1Kinh doanh, buôn bán nhỏCon cái lớn có việc làm

    Có nguồn thu nhập ổn định từ lao động tự doLàm công nhân trong các nhà máyCó phòng cho thuê

    Có phòng cho thuê,có lương hưuCon lớn có việc ổn định

    Nhóm 3:Hộ có đời sống cải thiện

    chậm

    Cô đơn, già cả, bệnh tật;Đông conLàm ruộng, không có nhà trọMột số vướng vào nghiện hút

    Thiếu lao động; ốm đau, già cả, con nhỏ, vướng vào nghiện hút… Thiếu kiến thức làm ăn, không dám vay vốn. Công việc bấp bênh

    Không có hoặc có ít phòng cho thuêCon cái lao động tự doHộ già cả, có người bệnh tậtNgười bản xứ không có nhà, phải thuê ở trọ

  • 14 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    Hộ nghèo kinh niên hầu hết chỉ có 1 lao động chính, thường là các hộ đơn thân nuôi con nhỏ, già cả neo đơn, tàn tật nặng, không có đất đai… Đời sống của nhóm nghèo kinh niên không có nhiều thay đổi trong 5 năm qua, các chính sách hỗ trợ rất khó có tác động đến nhóm này (Hộp 1).

    --- “Những hộ này chỉ chết mới hết nghèo thôi, cho nhiều nhưng hiệu quả thì không thấy đâu. Nên đưa vào diện trợ cấp xã hội thôi.”

    (Nhóm cán bộ xã Kim Chung, Hà Nội)

    HỘP 1. Phụ nữ đơn thân nghèo nhất thôn Bầu

    Chị N.T.H. (sinh năm 1965) là hộ nghèo nhất ở thôn Bầu, xã Kim Chung (Hà Nội). Chồng chị đã mất năm 2005 do bị bệnh gan, hiện chị sống với con gái. Vì phải bán hết đất thổ cư lấy tiền chữa bệnh, làm đám ma và lễ đổi áo cho chồng, nên hiện nay chị ở trong một túp lều tạm khoảng 10m2 trên mảnh đất nông nghiệp ở rìa thôn của anh trai chồng cho mượn. Túp lều tạm của 2 mẹ con chị không có điện, không có nước sạch.

    Hiện nay, nguồn thu nhập chính của 2 mẹ con chị dựa vào 2 sào ruộng và số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng cho gia đình. Chị dành 5 thước đất trồng rau muống quanh năm để bán. Chị cũng mượn thêm ruộng của người trong thôn để làm 10 thước lạc, 1 sào sắn. Do những năm gần đây, số lượng người bán rau tăng lên, cạnh tranh nhiều hơn nên thu nhập của chị cũng giảm. Chị vẫn đi làm ruộng và bán rau với mong muốn con đi học để sau này thoát nghèo. Nhưng con gái chị vì mặc cảm nhà nghèo đã nhiều lần muốn nghỉ học.

    “Việc bán rau giờ cũng khó, chỉ được 10-20 mớ, mỗi mớ 2 nghìn đồng, ngày cùng lắm cũng chỉ được 50 nghìn đồng. Con gái nó không thích học, năm ngoái có lên lớp, năm nay không đi họp phụ huynh nữa rồi, con gái chắc sẽ nghỉ học ở nhà phụ mẹ làm rau muống.”

    Xã cũng quan tâm nhưng vì hoàn cảnh éo le nên nhiều hỗ trợ không đến được gia đình chị. Năm 2010, MTTQ xã cũng muốn hỗ trợ xây nhà cho 2 mẹ con chị nhưng không được do chị không có đất. Năm 2011, hội Phụ nữ xã định giúp nhà chị khoan giếng nhưng cũng vì ở đất ruộng, không có điện nên chị cũng không khoan được. Do sợ không trả được nợ nên chị cũng chưa bao giờ vay vốn.

    Hiện nay chi tiêu ngày càng nhiều do con lớn dù đã rất tằn tiện. Mong muốn lớn nhất của chị bây giờ là có một mái nhà để giúp cho đời sống của hai mẹ con chị bớt khổ.

    “Vất lắm, không có đồng nào thừa ra, không có tiết kiệm, giờ cái gì cũng đắt. Đi chợ 1 buổi 20 nghìn đồng, tiêu tốn lắm. Cháu đòi may quần áo mới, lấy đâu ra. Cũng không có ai cho mình quần áo cả. Hiện nay chị vẫn ở túp lều, chỉ mong có cái nhà để cho 2 mẹ con đỡ khổ.”

    1.5. Nguyên nhân hộ đi lên, thoát nghèo trong 5 năm quaQua khảo sát, có nhiều nguyên nhân cụ thể dẫn đến đời sống hộ đi lên, thoát nghèo trong 5 năm qua (giai đoạn 2008-2012) tại các điểm quan trắc. Tựu chung lại, có thể gộp thành 2 nhóm nguyên nhân chính là: (i) chuyển đổi sinh kế; và (ii) cải thiện giáo dục.

    Chuyển đối sinh kế

    Trong bối cảnh đô thị hóa, nhiều hộ khó khăn đã tận dụng cơ hội để chuyển đổi sinh kế thành công. Có nhiều hình thức chuyển đổi sinh kế như xây phòng trọ cho thuê, chuyển từ xích lô sang xe tải, kinh doanh buôn bán nhỏ…

  • 15PHẦN 1. Tổng quan về nghèo đô thị

    HỘP 2. Hộ cực nghèo sử dụng tiền đền bù làm nhà trọ nên đời sống đã đỡ hơn

    Hộ N.T.L (46 tuổi) tại thôn Bầu, xã Kim Chung (Hà Nội) trước đây là hộ nghèo lõi của thôn. Gia đình có 4 người, chồng bị bệnh thần kinh (hàng tháng được nhận trợ cấp 350 nghìn đồng) và 2 con gái (sinh năm 1988 học hết lớp 1, sinh năm 1994 học hết lớp 4) “ngây ngây, dại dại” do di truyền từ bố, hiện đã bỏ học, không có công ăn việc làm. Một mình chị nuôi cả gia đình “một mình chị làm hết, cấy, gặt, cho bố con đi chăn bò thì mình phải đi tìm cả bố và con”.

    Trước năm 2007 chị chủ yếu làm ruộng và chăn nuôi để sống. Đến năm 2007, KCN mở rộng lấy 1,5 sào ruộng và đền bù cho gia đình chị được 74 triệu. Nhờ anh em, họ hàng động viên, chị vay thêm 5 triệu để đầu tư xây 7 phòng trọ. Năm 2008 gia đình chị còn khó khăn do giá phòng còn thấp, lại phải trả nợ. Khi đó, gia đình chỉ còn 4 sào ruộng, nhưng 2 sào do ảnh hưởng bởi KCN không cấy được. Cả gia đình 4 miệng ăn chỉ trông vào 2 sào ruộng và 1,4 triệu tiền phòng/tháng.

    Năm 2009, khi gia đình bán bò trả hết nợ, cuộc sống đỡ hơn rất nhiều. Giá phòng trọ mấy năm gần đây cũng tăng giá nên thu nhập của gia đình chị cũng tăng lên. Năm 2012, chị làm thêm nghề trông trẻ. “Trước không làm phòng trọ, không đủ ăn, phải vay mượn suốt. Mới đầu làm phòng trọ cũng chưa đủ ăn đâu, vì giá còn thấp. Đến nay đã trả nợ xong, giá phòng tăng hơn còn đủ ăn một chút.”

    Xây phòng trọ giúp nhiều hộ thoát nghèo. Tại cả ba điểm quan trắc, tận dụng lợi thế gần KCN, nhà máy, trường học, nhu cầu thuê phòng của người nhập cư cao, không ít hộ đã mạnh dạn đầu tư vào phòng trọ, có nguồn thu ổn định giúp đời sống đi lên. Điển hình tại thôn Bầu, xã Kim Chung (Hà Nội) có 12 hộ trong danh sách nghèo năm 2008 và đến năm 2012 đã thoát nghèo thì đều có lý do chính là xây phòng trọ cho thuê. Một số hộ 5 năm trước thuộc diện cực nghèo, đến nay đời sống đã đỡ hơn trước rất nhiều do có nguồn thu nhập thường xuyên từ phòng trọ.

    Cách đầu tư vào sinh kế và quản lý chi tiêu của hộ gia đình đóng vai trò quan trọng. Việc bị thu hồi đất có thể khiến một số hộ trở nên nghèo khổ hơn vì mất nguồn sinh kế nông nghiệp, nhưng cũng có thể giúp một số hộ khác có cơ hội chuyển đổi sinh kế để vươn lên, với điều kiện số tiền đền bù thu hồi đất được sử dụng hợp lý (Hộp 2).

    Chồng ốm nằm viện

    Giá phòng trọ tăng dần Đời sống đỡ hơn

    2005 Được hỗ trợ bò

    Bán nốt bò mẹ và bò con để trả nợ (nợ từ trước đây do không có tiền ăn; nợ tiền vay xây nhà trọ)

    Bán bò con

    Đền bù 1,5 sào ruộng, được 74 triệu Vay thêm 5 triệu xây 7 phòng trọ

    Mức sống tương đối

    Cực nghèo

    Nghèo

    2007 2008 2009 2010 2011 2012

  • 16 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    Tuy nhiên, từ sau năm 2010, quỹ đất để xây phòng cạn dần. Lợi nhuận từ các phòng trọ mới xây dựng không còn được như những năm trước do chi phí xây dựng tăng cao. Tính từ năm 2005 đến 2012 tại xã Kim Chung (Hà Nội), chi phí xây phòng trọ tăng 5-6 lần (từ 3-4 triệu/phòng lên 18-20 triệu/phòng) trong khi giá cho thuê phòng trọ chỉ tăng 2,5-3 lần (từ 200 nghìn đồng/tháng lên 500-600 nghìn đồng/tháng). Đa số hộ không tiếp cận được vốn vay ưu đãi dài hạn để xây phòng trọ. Với một số hộ nghèo cố gắng cầm cố đất vay vốn để xây phòng trọ, họ đang phải đối mặt với khó khăn thời gian hoàn vốn dài hơn, phải chi tiêu rất tiết kiệm để trả nợ ngân hàng.

    --- “Cách đây 4-5 năm thì xây phòng trọ còn được chứ bây giờ khó lắm, đầu tư gần 20 triệu/phòng, với giá thuê là 500 nghìn một phòng thì đến bao giờ mới hoàn gốc, lại còn trả lãi hàng tháng. Anh nào giàu còn tiền sẵn rồi thì đầu tư được, chứ anh nghèo vay lãi là không dám đâu.”

    (Nhóm cán bộ thôn Bầu, xã Kim Chung, Hà Nội)

    Chuyển đổi phương tiện làm ăn giúp đời sống một số hộ gia đình đi lên. Tính từ năm 2008 đến năm 2012, tổ 14, phường Lãm Hà (Hải Phòng) đã có 9 hộ chuyển đổi từ xích lô sang xe ô tô tải nhỏ, có nhiều ưu thế hơn về khối lượng và thời gian vận chuyển. Đa số các hộ này phải tự lo về nguồn vốn chuyển đổi bằng cách vay anh em họ hàng, bán đất, nhờ người nhà thế chấp vay ngân hàng thương mại giúp, mua trả góp... Nhờ làm ăn thuận lợi, nhiều hộ đã có tích lũy và trả được hết nợ mua xe ô tô, cải thiện đời sống gia đình (Hộp 3). Tại phường 6 (Gò Vấp, TP HCM) một số hộ chuyển đổi xe 3 bánh tự chế sang các nghề xe ôm, buôn bán nhỏ từ năm 2009 đến nay đã thoát nghèo.

    HỘP 3. Chuyển đổi từ xích lô sang ô tô tải giúp đời sống cải thiện

    Bác Đ.V.C (51 tuổi), tổ 14, phường Lãm Hà - Hải Phòng là trường hợp điển hình đời sống khá lên do chuyển đổi từ xích lô sang xe tải nhỏ. Vợ chồng bác C. có hai người con, một người hiện đã ra ở riêng. Trước năm 2007, gia đình bác chủ yếu bằng nghề xích lô. Mặc dù cố gắng xoay xở nhiều cách kiếm tiền khác như nuôi gà, con trai chạy taxi nhưng do thu nhập không ổn định nên đời sống gia đình còn nhiều khó khăn.

    Năm 2009, gia đình mạnh dạn vay vốn cho con trai chuyển đổi sinh kế sang chạy xe tải. Tổng số vốn gia đình bác vay là 185 triệu, trong đó vay họ hàng gần 100 triệu, nhờ gia đình ở quê vay vốn ngân hàng thương mại 50 triệu. Từ khi mua xe, bác cùng con trai lo việc chạy xe, vợ bác vẫn làm xích lô. Xe tải có việc đều, mỗi tháng bác để ra được hơn 10 triệu đồng. Đến năm 2011, chỉ sau hơn 2 năm mua xe, bác đã trả hết nợ.

    Đến năm 2012, thu nhập từ xe tải và xích lô giảm một nửa do thị trường xây dựng tại địa phương đình trệ. Cuộc sống không được như hai năm trước, nhưng không còn phải trả nợ nên chi tiêu cơ bản của gia đình vẫn được đảm bảo, “xe tải làm cũng đủ ăn, đủ tiêu, 3-4 triệu/tháng, ngoài ra còn tiền lặt vặt từ xích lô.”

    Vay mượn gần 100 triệu của họ hàng Vay ngân hàng 50

    triệu Con trai lái taxi thu nhập không ổn định

    2 vợ chồng chạy xích lô

    Chạy xe tải đem lại thu nhập cao, hơn 10 triệu/tháng, trả

    hết nợ tiền xe

    Thu nhập giảm ½ vì ngành xây dựng

    giảm Bác gái ít đi xích lô

    Mức sống tương đối

    Bác trai nghỉ làm xích lô Bác gái vẫn chạy xích lô Mua xe tải nhỏ 185 triệu

    Bỏ nuôi gà do thu nhập không cao

    Nghèo

    Trung bình

    Khá

    2007 2008 2009 2010 2011 2012

  • 17PHẦN 1. Tổng quan về nghèo đô thị

    Chuyển đổi sang kinh doanh dịch vụ. Tại các điểm quan trắc, một số hộ chuyển sang buôn bán, dịch vụ nên đời sống khá lên. Đặc biệt là những trường hợp có đất mặt tiền, có vốn (có tích lũy từ đi làm thuê, được hỗ trợ từ người thân hoặc vay vốn). Điển hình là một số hộ từ làm thuê chuyển sang cung ứng vật liệu xây dựng nhờ nhạy bén với thị trường xây dựng trong quá trình đô thị hóa.

    Cải thiện giáo dục

    Nhiều hộ nghèo dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn vẫn cố gắng đầu tư cho con cái đi học. Một số hộ có con cái học tập tốt, sau khi ra trường có việc làm ổn định với thu nhập khá đã quay lại hỗ trợ cha mẹ trả nợ, cải thiện kinh tế, đưa gia đình vượt lên (Hộp 4) (Xem thêm phần 4 - Học vấn và tay nghề).

    HỘP 4. Con ăn học thành tài giúp gia đình vươn lên thoát nghèo

    Cô L.T.D, 52 tuổi ở thôn Nhuế (Kim Chung, Hà Nội) có chồng đã mất cách đây 11 năm, một mình cô nuôi 2 con ăn học bằng việc làm thuê trong nội thành Hà Nội. Năm 2002, cô D. đi bệnh viện mất hơn 10 triệu đồng, con trai cả của cô thi trượt đại học, gia đình lúc này rất khó khăn. Năm 2003, con trai cả thi lại đại họcvà đỗ Đại học Bách khoa với số điểm cao.

    Hàng năm cô phải đi vay họ hàng, vay lãi ngoài để cho con đóng học. Đến năm học thứ 3 (năm 2005), con trai bắt đầu đi dạy gia sư để tự trang trải tiền học, cô chỉ hỗ trợ thêm vài trăm nghìn/tháng. Năm 2006, con trai bị biếu cổ phải nằm viện và không đi dạy thêm được nữa. Cô lại phải lo toàn bộ cho phí cho con nằm viện, ăn học nên tiếp tục vay lãi nhiều. Năm 2007, con trai được 3 công ty hỗ trợ tiền học, cô không còn phải lo tiền đóng học đầu năm. Cũng trong năm này, nhờ họ hàng giúp đỡ cho vay, gia đình cô xây được 3 phòng trọ. Và, để chuẩn bị cho con tốt nghiệp và đi làm, cô vay 20 triệu từ Quỹ tín dụng xã để mua máy tính và xe máy cho con.

    Năm 2008, sau khi ra trường con trai cô làm tại KCN Thăng long. Do làm tốt, con trai cô được công ty tạo điều kiện đi học và có thu nhập cao. Nhờ có thu nhập ổn định, con cô cũng giúp gia đình mua sắm và trang trải nợ nần cũ. Năm 2009, con trai cô thi đỗ Tài năng trẻ nhận được học bổng trị giá 3000 USD và một chiếc xe máy. Sau đó, con cô đi du học tại Pháp. Năm 2010, hộ cô D. được xét thoát nghèo. Năm 2011, con trai gửi về cho cô 30 triệu để trả nợ (tiền mua xe và máy tính lúc ra trường) và hỗ trợ mẹ trong công việc gia đình và nuôi em ăn học. Việc con trai cô học giỏi, được đi du học dù gia đình trước đây nghèo cũng góp phần giúp cô tự tin hơn trong thôn xóm“đi đâu trong xóm cũng có thể ngẩng cao đầu”.

    2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

    Con đi làm gia sư, tự đóng học,

    tiền nhà, tiền mua thức ăn

    Thoát nghèo

    Con trai thi đỗ Tài năng trẻ, nhận học bổng 3000 USD

    và 1 xe máy Đi du học

    Pháp

    Con làm cho Panasonic, được tạo điều kiện học tập và có thu nhập cao, giúp gia đình

    mua sắm, sửa nhà cửa

    Con học giỏi, được 3 công ty tài trợ 10 triệu đồng trang trải

    tiền học phí Vay 20 triệu từ

    QTD xã mua xe, máy tính cho

    con đi làm Vay mượn xây

    nhà trọ Con đi học gửi về 30 triệu trả nợ và giúp đỡ gia đình

    Con mổ, không đi làm gia

    Con đỗ đại học, vay mượn cho con ăn học

    Mức sống tương đối

    Cực nghèo

    Nghèo

    Trung bình

  • 18 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

  • 19PHẦN 2. Các khía cạnh đa chiều của nghèo đô thị

    PHẦN 2.CÁC KHÍA CẠNH ĐA CHIỀUCỦA NGHÈO ĐÔ THỊ

  • 20 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

  • 21PHẦN 2. Các khía cạnh đa chiều của nghèo đô thị

    PHẦN 2. CÁC KHÍA CẠNH ĐA CHIỀU CỦA NGHÈO ĐÔ THỊTCTK lần đầu tiên vào năm 2008 đã tính toán chỉ số nghèo đa chiều trẻ em dựa trên số liệu VHLSS9. UNDP đã tài trợ dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh” vào năm 2009, áp dụng cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều theo 8 tiêu chí: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội và an toàn xã hội10.

    Trong khuôn khổ sáng kiến theo dõi nghèo, báo cáo của Oxfam và ActionAid đã phân tích sự thay đổi các chiều nghèo ở một số cộng đồng nông thôn Việt Nam trong 5 năm (2007-2011) có sự kết hợp giữa số liệu điều tra phiếu hỏi và thông tin định tính11. Báo cáo năm 2012 của NHTG cập nhật tình trạng nghèo Việt Nam đã sử dụng các số liệu phân tích nghèo đa chiều trẻ em do UNICEF cung cấp12.

    2. TÍNH ĐA CHIỀU CỦA NGHÈO BẢN XỨNhận thức về nghèo của người dân và cán bộ cơ sở tại 3 điểm quan trắc thực sự mang tính đa chiều.

    --- “Nghèo nó là một dây chuyền, học vấn thấp dẫn đến công việc kém, công việc kém là thu nhập thấp, rồi không có nhà ở… cũng rơi vào nghèo.”

    (Nhóm cán bộ phường 6, Gò Vấp, TP HCM)

    --- “Nghèo thì cái gì cũng khó như nhau, không có tiền thì học hành, chữa bệnh cũng vất vả. Phải có nghề, có sức khỏe, có trình độ, thiếu những cái ấy thì vẫn là nghèo.”

    (Nhóm hộ khó khăn Tổ 3, phường Lãm Hà, Hải Phòng)

    --- “Trông vào mấy sào ruộng, vài thước rau, bệnh tật, trình độ thấp thì nghèo. Có việc làm ổn định, mạnh khỏe, con cái học lên cao là không nghèo.”

    (Nhóm hộ nghèo thôn Bầu, xã Kim Chung, Hà Nội)

    Theo cách tiếp cận nghèo đa chiều, có thể tổng hợp thành 5 chiều thiếu hụt chính có liên quan đến nhau của người nghèo bản xứ, đó là: thiếu lao động và kỹ năng; thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế; thiếu vốn xã hội; thiếu tiếp cận các dịch vụ công; và môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn (Hình 1).

    Nhận thức của cán bộ cơ sở và người dân về thứ tự tầm quan trọng của các chiều nghèo đã có sự thay đổi trong 5 năm qua. Năm 2008, thiếu lao động được coi là chiều thiếu hụt nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, năm 2012 tại 2/3 điểm quan trắc, thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế được coi là chiều thiếu hụt lớn nhất. Lý do là trong bối cảnh đầy rủi ro cú sốc, sinh kế của người nghèo đô thị rất bấp bênh, việc chuyển đổi sinh kế cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Hạn chế về tiếp cận giáo dục cũng ngày càng được người dân quan tâm hơn so với những năm trước.

    9 TCTK, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 201010 TP Hà Nội, TP HCM và UNDP, Báo cáo “Đánh giá Nghèo đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh”, tháng 9/201011 Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư

    nông thôn Việt Nam - Báo cáo tổng hợp 5 năm (2007-2011)”, tháng 5/2012. 12 Ngân hàng Thế giới, “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và

    những thách thức mới”, dự thảo cuối cùng tháng 6/2012.

  • 22 Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia - Báo cáo Tổng hợp 5 năm (2008 - 2012)

    Thiếu lao động và kỹ năng

    Thiếu khả năng chuyển đổi sinh

    kế

    Thiếu vốn xã hội

    Hạn chế tiếp cận dịch vụ công

    Môi trường sống kém tiện nghi và

    thiếu an toàn

    Nghèo bản xứ

    HÌNH 1. Các yếu tố chính của nghèo đô thị

    Môi trường sống liên quan đến nhà ở và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều trong 5 năm qua. Hầu hết nhóm thảo luận cho rằng tầm quan trọng của thiếu hụt về “môi trường sống” năm 2012 đã giảm so với năm 2008. Tuy nhiên, thiếu hụt về “vui chơi, giải trí” là một khía cạnh mới nổi trong 5 năm qua. Khi đời sống chung được cải thiện, những yếu tố tinh thần của môi trường sống ngày càng được người dân quan tâm hơn.

    2.1. Thiếu lao động và kỹ năngThiếu lao động vẫn là hạn chế cố hữu của hộ nghèo bản xứ. Bài tập thống kê nguồn nhân lực của hộ nghèo (theo chuẩn nghèo thu nhập của từng địa phương) năm 2012 cho thấy, hộ nghèo thường thuộc diện có người tàn tật, ốm đau dài ngày, phụ nữ đơn thân, già cả. Một số hộ có người vướng vào ma túy, cuộc sống rất khó khăn. Điển hình như tại thôn Nhuế, xã Kim Chung (Hà Nội), trong số hộ nghèo năm 2012 thì 100% chỉ có 1 lao động chính, 40% có người già cả, hơn 70% có người ốm đau dài ngày hoặc tàn tật. Tương tự tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), gần 80% hộ nghèo chỉ có 1 lao động chính (trong đó 60% là phụ nữ đơn thân) và 80% có người ốm đau hoặc tàn tật.

    Thiếu học vấn và tay nghề ngày càng được người dân quan tâm. Các nhóm thảo luận đều thấy rõ những hạn chế của lớp người lớn tuổi (trên 35-40 tuổi) trước đây không được học hành nên giờ chỉ làm công việc phổ thông bấp bênh, đời sống khó khăn. Hầu hết người dân cho rằng, hiện nay lớp trẻ cần có học vấn ít nhất hết bậc THPT khi đi xin việc làm (xem thêm phần 4 - Học vấn và tay nghề).

    --- “Bây giờ lao động mà không học hành hẳn hoi là không ăn thua. Đi đâu mà bảo chưa hết cấp 3 thì đừng có nghĩ đến xin được việc. Tầm tuổi 35 - 40 ngày xưa không học hành gì giờ khổ lắm.”

    (Nhóm nòng cốt thôn Nhuế, xã Kim Chung, Hà Nội)

    --- “Trước thì học hết cấp 2 là đi làm được, chỉ cần xét đến sức khỏe, chứ bây giờ thì làm công nhân cũng cần hết cấp 3. Giờ hộ nghèo cũng ý thức học hơn trước. Giờ không có trình độ không làm được gì cả. Năm 2008 không đòi hỏi cao về chất lượng nhân lực, 14-15 tuổi có chút tay nghề là người ta nhận hết, giờ thì khó nhận. Hồi xưa xin việc dễ hơn, giờ thì khó xin hơn rồi”

    (Nhóm nòng cốt Tổ 27, phường 6, Gò Vấp, TP HCM)

  • 23PHẦN 2. Các khía cạnh đa chiều của nghèo đô thị

    2.2. Thiếu khả năng chuyển đổi sinh kếNghề nghiệp không ổn định là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “nghèo tạm thời” của nhóm nghèo bản xứ (có sức lao động nhưng thu nhập thấp và bấp bênh). Tại những địa bàn ngoại vi đô thị như Lãm Hà (Hải Phòng) và phường 6 (Gò Vấp, TP HCM)người nghèo thường làm những công việc buôn bán nhỏ, phụ bán quán, phụ hồ, lao động theo ngày, xe ôm... Do trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng tay nghề nên người nghèo khó có thể chuyển đổi sang các công việc thuộc khu vực chính thức có mức thu nhập ổn định hơn, cũng như khó tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội. Tại địa bàn đang đô thị hóa như xã Kim Chung (Hà Nội), những thành viên hộ nghèo, trong đó đa phần là phụ nữ, vẫn làm nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do đất sản xuất ngày càng thu hẹp, hệ thống tưới tiêu bị ách tắc.

    Trong 5 năm qua, nghề nghiệp của người nghèo có sự dịch chuyển theo hướng đa dạng hơn (Hình 2). Một số nghề mới phát sinh bên cạnh những nghề cũ. Tại thôn Bầu và thôn Nhuế (Kim Chung, Hà Nội), năm 2012 số người nghèo làm nông nghiệp đã giảm mạnh so với năm 2008; một số nghề mới nổi lên như cho thuê phòng trọ (mỗi hộ nghèo chỉ có 2-3 phòng do diện tích đất hẹp và thiếu vốn), buôn bán nhỏ, nấu ăn, công nhân, trông trẻ… Tại tổ 27, phường 6 (Gò Vấp, TP HCM), do có lợi thế gần công viên nên số người nghèo chuyển sang bán giải khát, tạp hóa đã tăng mạnh.

    Tại phường 6 (Gò Vấp, TP HCM) trong năm 2010 đã hoàn tất hỗ trợ cho các đối tượng có xe 3-4 bánh tự chế thuộc diện phải đình chỉ tham gia giao thông13. Toàn phường có 18 trường hợp được hỗ trợ, trong đó có 7 hộ nghèo được hỗ trợ 7 triệu đồng/xe, 11 hộ còn lại đươc hỗ trợ 5 triệu đồng/xe. Tất cả những hộ này không tham gia chương trình học nghề do đã lớn tuổi, chỉ có 2 hộ có phương án chuyển đổi sang xe lam và xe ôm để vay ưu đãi 10 triệu đồng từ Quĩ giảm nghèo