92
THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊ THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA Báo cáo Tổng hợp Vòng 3 năm 2010 Tháng 11 năm 2010

THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊ - oxfamblogs.orgoxfamblogs.org/vietnam/wp-content/uploads/2012/05/urban-poverty... · theo dÕi nghÈo ĐÔ thỊ theo phƯƠng phÁp cÙng tham gia theo

Embed Size (px)

Citation preview

THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊTHEO PHƯƠNG PHÁPCÙNG THAM GIA

TH

EO

I NG

O Đ

Ô T

HỊ T

HE

O P

ƠN

G P

P C

ÙN

G T

HA

M G

IA

Báo cáo Tổng hợp Vòng 3 năm 2010Tháng 11 năm 2010

Oxfam Anh22 Lê Đại Hành

Hà Nội

Việt Nam

ĐT: 04 - 3945 4362

Fax: 04 - 3945 4365

Email: [email protected]

Oxfam Hồng Kông22 Lê Đại Hành

Hà Nội

Việt Nam

ĐT: 04 - 3945 4406

Fax: 04 - 3945 4405

Email: [email protected]

ActionAid VietnamTầng 5, tòa nhà HEAC

14 - 16 Hàm Long, Hà Nội

Việt Nam

ĐT: 04 - 3943 9866

Fax: 04 - 3943 9872

Email: [email protected]

©OXFAM-1110/HAKI

Báo cáo Tổng

hợp V

òng 3 năm 2010

THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊTHEO PHƯƠNG PHÁP

CÙNG THAM GIA

Báo cáo Tổng hợp vòng 3 năm 2010

Tháng 11 năm 2010

MỤC LỤC

LỜI TỰA IIILỜI CẢM ƠN vTỪ vIẾT TẮT vIITÓM LƯỢC 1GIỚI THIỆU 5

Mục tiêu của Báo cáo 5Phương pháp nghiên cứu 6

Khảo sát lặp lại hàng năm 6Địa điểm khảo sát 6Nhóm nòng cốt thực hiện theo dõi nghèo 8Khung theo dõi nghèo đô thị 8Khảo sát thực địa 8

PHẦN 1. TỔNG QUAN vỀ NGHÈO ĐÔ THỊ 111.1 Diễn biến nghèo đô thị: các đo lường khác nhau 111.1.1 Chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK 11

1.1.2 Chuẩn nghèo thu nhập chung của Chính phủ 111.1.3 Chuẩn nghèo thu nhập riêng của từng địa phương 121.1.4 Đo lường nghèo đa chiều 141.1.5 Những khó khăn, hạn chế trong đo lường nghèo đô thị 14

1.2 Hai nhóm nghèo đô thị: người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư 161.2.1 Người nghèo bản xứ 161.2.2 Người nghèo nhập cư 20

1.3 Các thách thức giảm nghèo đô thị 261.3.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng 261.3.2 Hỗ trợ chuyển đổi sinh kế 291.3.3 Cải thiện vốn xã hội 321.3.4 Cải thiện tiếp cận các dịch vụ công 351.3.5 An sinh xã hội 39

PHẦN 2. CÁC NHÓM XÃ HỘI ĐẶC THÙ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG 452.1 Nhóm công nhân nhập cư 45

2.1.1 Đặc điểm nhóm 452.1.2 Điều kiện sống và làm việc 482.1.3 Dễ bị tổn thương trong quan hệ lao động 522.1.4 Dễ bị tổn thương về Thu nhập và Chi tiêu 552.1.5 Khó khăn của một số nhóm công nhân đặc thù 572.1.6 Phương án chống đỡ 582.1.7 Kế hoạch và nguyện vọng của công nhân nhập cư 612.1.8 Vai trò của công đoàn 63

2.2 Nhóm buôn bán nhỏ 642.2.1 Đặc điểm nhóm, điều kiện sống và hành nghề 642.2.2 Tính dễ bị tổn thương, biện pháp chống đỡ 66

2.3 Nhóm chạy xe ôm 692.3.1 Đặc điểm nhóm, điều kiện sống và hành nghề 692.3.2 Tính dễ bị tổn thương, biện pháp chống đỡ 71

2.4 Nhóm xích lô 732.4.1 Đặc điểm nhóm, điều kiện sống và hành nghề 732.4.2 Tính dễ bị tổn thương, biện pháp chống đỡ 74

PHẦN 3. KẾT LUẬN: HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐÔ THỊ BỀN vỮNG 77

LỜI TỰA1

1 Nghiên cứu này có sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, các ý kiến, quan điểm, kết luận, và đề xuất trình bày trong nghiên cứu này

không nhất thiết là quan điểm chính sách của Oxfam, AAV hay tổ chức và nhà nghiên cứu nào có tài liệu được trích dẫn trong báo cáo này.

Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã, đang, và sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức, đặc biệt trong việc đảm bảo chia sẻ lợi ích gia nhập WTO tới mọi người dân, bao gồm cả nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương.

Trong bối cảnh này, ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông, những tổ chức làm việc lâu năm hỗ trợ người nghèo và thiệt thòi nhất ở Việt Nam, cùng với các đối tác địa phương, đã tiến hành thực hiện sáng kiến ‘Theo dõi Nghèo theo phương pháp cùng tham gia’ từ đầu năm 2007.

Sáng kiến này nhằm mục đích theo dõi hàng năm các kết quả giảm nghèo, gắn với những thay đổi về sinh kế và tiếp cận thị trường của người nghèo và dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng điển hình ở cả khu vực đô thị và nông thôn trên cả nước. Chúng tôi mong muốn đóng góp các khuyến nghị cho thảo luận chính sách tại cấp quốc gia, cũng như cho việc điều chỉnh và thiết kế các chương trình của ActionAid và Oxfam tại Việt Nam.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Bộ Phát triển Vương quốc Anh (DFID) để tiếp tục thực hiện dự án này.

Chúng tôi hy vọng Quý vị sẽ tìm thấy những thông tin bổ ích trong báo cáo tổng hợp Theo dõi Nghèo đô thị vòng 3 này.

Thay mặt ActionAid Việt Nam Thay mặt Oxfam Anh

Hoàng Phương Thảo Lê Kim Dung

Trưởng đại diện Quyền Giám đốc

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IALời tựa

III

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo tổng hợp về theo dõi nghèo đô thị này là nỗ lực tập thể, và không thể hoàn thành nếu thiếu sự đóng góp quan trọng của rất nhiều cá nhân.

Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của các tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) Oxfam Anh (OGB) và Oxfam Hong Kong (OHK) đã đóng góp những ý kiến quí báu trong suốt các bước thiết kế, triển khai thực địa, hội thảo và viết báo cáo. Một số cán bộ của ActionAid và Oxfam đã trực tiếp tham gia các chuyến thực địa, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về phương pháp và nội dung nghiên cứu.

Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi của UBND, các Sở ban ngành liên quan ở cấp thành phố và cấp quận, huyện nơi tiến hành đợt theo dõi nghèo đô thị vòng 3 năm 2010 này. Chúng tôi xin cảm ơn các thành viên Nhóm nòng cốt ở huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), quận Kiến An (TP. Hải Phòng) và quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) gồm cán bộ Sở ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở cấp tỉnh và quận, huyện, các cán bộ phường, xã đã phối hợp chặt chẽ, dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành công tác thực địa cũng như viết báo cáo theo dõi nghèo của từng điểm quan trắc. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các cán bộ khu phố, tổ dân phố, thôn xóm đã cùng tham gia và hỗ trợ công tác thực địa. Sự tham gia tích cực và điều phối nhịp nhàng của các đối tác địa phương của ActionAid gồm Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn Nhân lực (C&D), Trung tâm vì Người Lao động Nghèo (CWR) trực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hải Phòng và Ban Quản lý Chương trình Phát triển quận Gò Vấp trực thuộc UBND quận Gò Vấp (TP.HCM) là không thể thiếu để đợt theo dõi nghèo đô thị này được thực hiện thành công.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới những người dân nghèo nam và nữ, những công nhân nhập cư, những thanh niên và trẻ em tại các tổ dân phố, thôn xóm đã dành thời gian chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong đời sống, những nhận xét, dự định và mong muốn trong tương lai của mình thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt theo dõi nghèo này đã không thể thực hiện được.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm.2 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless)

Hoàng Xuân Thành (Trưởng nhóm), cùng vớiĐinh Thị Thu PhươngHà Mỹ ThuậnĐinh Thị GiangLưu Trọng QuangĐặng Thị Thanh HòaNguyễn Thị HoaTrương Tuấn Anh

2 Các ý kiến đóng góp có thể gửi cho: anh Hoàng Xuân Thành, Trưởng nhóm tư vấn, Giám đốc công ty Trường Xuân (Ageless): (04) 39434478 (văn phòng),

091 334 0972 (di động), emai: [email protected]; chị Nguyễn Thúy Hà, Cán bộ chủ đề Quản trị Nhà nước, ActionAid Việt Nam, (04) 39439866, email:

[email protected] và chị Hoàng Lan Hương, Cán bộ Chương trình, Oxfam Anh, (04) 39454362, máy lẻ 118, email: [email protected]

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IALời cảm

ơn

v

TỪ VIẾT TẮT

AAV ActionAid Việt NamANTT An ninh trật tựBHXH Bảo hiểm Xã hộiBHYT Bảo hiểm Y tếC&D Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn Nhân lựcCLB Câu lạc bộCMND Chứng minh nhân dânCSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sảnCWR Trung tâm vì Nguời Lao động NghèoDTTS Dân tộc thiểu sốHĐND Hội đồng Nhân dânHP Hải PhòngHPN Hội Phụ nữKCN Khu Công nghiệpKTX Ký túc xáLĐLĐ Liên đoàn Lao độngLĐ-TBXH Lao động và Thương binh Xã hộiNHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hộiNHTG Ngân hàng Thế giớiNN-PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thônNXB Nhà xuất bảnTCTK Tổng cục Thống kêTH Tiểu họcTHCS Trung học Cơ sởTHPT Trung học Phổ thôngTP.HCM Thành phố Hồ Chí MinhUBND Ủy ban Nhân dânVHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt NamWTO Tổ chức Thương mại Thế giớiXĐGN Xóa đói Giảm nghèo

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IATừ viết tắt

vII

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IATóm

lược

1

TÓM LƯỢC

Sáng kiến theo dõi nghèo đô thị

Sáng kiến theo dõi nghèo đô thị vòng 3 trong năm 2010, tiếp nối vòng 1 năm 2008 và vòng 2 năm 2009, do ActionAid và Oxfam phối hợp với các đối tác địa phương thực hiện tại 3 phường/xã thuộc thành phố Hà nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 7-8/2010. Tại mỗi địa phương, một Nhóm nòng cốt theo dõi nghèo gồm đại diện các cơ quan, ban ngành đã được thành lập. Các thông tin thu được dựa trên thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với sự tham gia của 499 người (273 nữ) và phỏng vấn phiếu hỏi 180 công nhân nhập cư (112 nữ).

Tổng quan về nghèo đô thị

Nghèo có tính chất đa chiều, gồm các tiêu chí thu nhập (chi tiêu) và phi thu nhập. Tỷ lệ nghèo đô thị đo theo chuẩn nghèo thu nhập hoặc chi tiêu giảm chậm trong thời gian qua. Lý do chính là nghèo đô thị theo cách đo đơn chiều này đã đi dần vào “lõi” nên khó giảm thêm, cộng thêm tác động của các rủi ro và cú sốc. Tuy nhiên, nếu đo theo các tiêu chí đa chiều thì tình trạng nghèo đô thị sẽ trầm trọng hơn. Thiếu các tiêu chí nghèo đa chiều làm hạn chế việc thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng đặc thù.

Chính phủ đã phê duyệt chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 ở mức gấp đôi chuẩn nghèo cũ, điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo tăng mạnh và bắt đầu một chu kỳ giảm nghèo mới. Tài liệu hướng dẫn rà soát nghèo theo chuẩn mới của Bộ LĐ-TBXH đã qui định đưa toàn bộ hộ nhập cư từ 6 tháng trở lên không phân biệt tình trạng hộ khẩu và tình trạng cư trú vào diện rà soát nghèo, hy vọng sẽ cho một bức tranh nghèo đô thị chuẩn xác hơn.

Người nghèo bản xứ tại khu vực đô thị đang gặp nhiều bất lợi. Nguồn nhân lực hạn chế là đặc trưng phổ biến nhất của người nghèo bản xứ, nhất là nhóm nghèo “lõi”. Thiếu học vấn và tay nghề, người nghèo bản xứ thường làm trong khu vực phi chính thức, tuy năng động nhưng thu nhập không ổn định. Sở hữu đất đai của người nghèo thường bấp bênh. Trong bối cảnh đô thị hóa, người nghèo thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế; một số phải chuyển ra các vùng ngoại vi xa hơn để sinh sống (nơi có giá đất rẻ hơn và chi phí sinh hoạt thấp hơn). Bất lợi của người nghèo bản xứ còn thể hiện ở khía cạnh thiếu vốn xã hội, hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công, và sống trong môi trường kém tiện nghi và thiếu an toàn. Người nghèo nhập cư dưới dạng tạm trú thường không được xét đến trong rà soát nghèo hàng năm. Người nhập cư phải chịu một số bất lợi đặc thù do chi phí cuộc sống cao và thiếu hòa nhập xã hội tại khu vực đô thị. Xét đến các chi phí cao ở thành phố và nhu cầu dành tiền tiết kiệm và gửi về nhà, đa số người nhập cư chỉ còn ngân quĩ chi tiêu rất tằn tiện cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn giữ hệ thống “hộ khẩu” và còn nhiều thủ tục, chính sách gắn với hộ khẩu, người nhập cư nghèo khó dựa vào các thể chế chính thức khi gặp khó khăn và cú sốc.

Các thách thức giảm nghèo đô thị. Cơ sở hạ tầng tại các điểm quan trắc ở vùng ven đô thị hóa - nơi có đông người nghèo, tiếp tục được cải thiện trong năm 2010. Nhiều bức xúc của người dân về cơ sở hạ tầng đã được giải quyết. Tuy nhiên, còn nhiều mặt hạn chế về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của người nghèo; trầm trọng nhất là tình trạng thoát nước kém, ô nhiễm môi trường, quá tải dịch vụ thu gom rác thải tại các “ổ cụm” nghèo và những địa bàn đông người nhập cư. Người nhập cư vẫn phải chịu giá điện, nước cao. Tình trạng “qui hoạch treo” vẫn tiếp diễn, ảnh hưởng

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Tóm

lược

2

đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đời sống, tâm lý của người dân. Cơ sở vật chất của một số phường mới tách còn thiếu thốn.

Rất ít người nghèo được tiếp cận các chính sách hỗ trợ học nghề, mặc dù đây thường được coi là chính sách chủ đạo hỗ trợ người nghèo đô thị chuyển đổi sinh kế. Tiếp cận tín dụng vẫn là khó khăn của nhiều người nghèo, nhất là người nhập cư. Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại các địa bàn ngoại vi đô thị hóa khó đạt hiệu quả, do những hạn chế về mương máng tưới tiêu, ô nhiễm môi trường, thu hẹp diện tích lúa tập trung... Các chính sách quản lý đô thị nhiều khi mâu thuẫn với sinh kế của người nghèo làm nghề tự do.

Phát triển vốn xã hội của người nghèo phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể địa phương, đặc biệt là sự tích cực của đội ngũ tổ trưởng dân phố (trong mô hình quản lý 2 cấp ở đô thị). Người nhập cư nghèo thường dựa vào mối quan hệ xã hội phi chính thức như đồng hương, bạn trọ để mưu sinh và chống đỡ rủi ro. Nhiều loại hình tổ nhóm, CLB được hình thành, đã phát huy tác dụng giao lưu giữa các nhóm nhập cư, giữa người nhập cư và người bản xứ, trở thành nơi phổ biến pháp luật và các kỹ năng sống cho các thành viên. Tuy nhiên duy trì sự tham gia thường xuyên của nguời nhập cư tại các tổ nhóm, CLB còn khó khăn; và vẫn thiếu các sáng kiến thu hút sự tham gia của người nhập cư dựa trên các mối quan hệ đồng hương, bạn trọ vốn có của họ.

Người nghèo còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, chủ yếu do sự quá tải cơ sở vật chất và do chi phí cao. Số lượng người mua thẻ BHYT tự nguyện đã tăng lên, nhưng còn rất nhỏ so với qui mô dân cư. Đáng lưu ý, tỷ lệ hộ cận nghèo mua thẻ BHYT tự nguyện để được hưởng hỗ trợ 50% rất thấp, cho thấy cần có sự điều chỉnh trong chính sách này. Nhóm công nhân nhập cư chưa coi trọng BHXH và BHYT, và nhiều doanh nghiệp nhỏ còn trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm cho công nhân. Xã hội hóa các hoạt động bảo trợ xã hội đã được các địa phương triển khai tích cực, qua việc vận động sự ủng hộ của các doanh nghiệp và mạnh thường quân.

Tính dễ bị tổn thương của một số nhóm xã hội đặc thù

Trong năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã lắng dịu, các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu đã phục hồi sản xuất. Nhu cầu tuyển dụng lao động cao ở đô thị, cộng thêm những khó khăn cố hữu do thiên tai, dịch bệnh... ở nông thôn, dẫn đến dòng người di cư nông thôn - thành thị tiếp tục tăng. Đã xuất hiện một số xu hướng mới trong số công nhân nhập cư, như gia tăng các cặp vợ chồng ở có con nhỏ (thay vì gửi về quê như trước), gia tăng người nhập cư thuộc các nhóm DTTS. Những nhóm nhập cư mới này sẽ có thể làm thay đổi đặc trưng và tăng thêm sự đa dạng của nghèo đô thị trong thời gian tới.

Các nhóm xã hội đặc thù tại khu vực đô thị có những bất lợi và dễ bị tổn thương riêng của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến nhiều công nhân nhập cư nhận thức về tương lai bất ổn, độ rủi ro cao khi làm việc trong các ngành thâm dụng lao động, khiến họ có tâm lý luân chuyển chỗ làm nhanh chóng. Các nhóm làm việc trong khu vực phi chính thức như buôn bán nhỏ, xe ôm, xích lô có thu nhập bấp bênh do nhiều yếu tố, như thời tiết thất thường, giá cả biến động, cạnh tranh ngày càng cao trong ngành hàng, và còn do các qui định về quản lý đô thị.

Tóm lại, các nhóm nghèo đô thị rất đa dạng, người nghèo đô thị rất dễ bị tổn thương. Cùng với tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam, tình trạng nghèo đô thị - bao gồm cả nghèo bản xứ và nghèo nhập cư - cần được quan tâm hơn nữa trong việc thiết kế và thực hiện chính sách hướng đến giảm nghèo đô thị bền vững, đóng góp vào tiến trình giảm nghèo toàn diện của Việt Nam ở cả khu vực nông thôn và thành thị trong giai đoạn tới.

Một số gợi ý thảo luận chính sách hướng tới giảm nghèo đô thị bền vững được rút ra từ đợt khảo sát vòng 3 năm 2010 như sau:

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IATóm

lược

3

1. Thiết kế các công cụ đo lường nghèo đa chiều ở khu vực đô thị (cùng với khu vực nông thôn). Đã đến lúc cần tính đến các yếu tố phi thu nhập/chi tiêu để xác định đúng mức độ trầm trọng của nghèo đô thị, xác định các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế và dễ bị tổn thương, từ đó có sự phân bổ ngân sách thích đáng và xây dựng các chính sách giảm nghèo đô thị phù hợp với từng đối tượng. Các công cụ đo lường nghèo đa chiều sẽ phức tạp hơn so với cách đo lường nghèo đơn chiều theo thu nhập/chi tiêu hiện nay; tuy nhiên, sự phức tạp về kỹ thuật hoàn toàn có thể giải quyết được. Các tiêu chí phi thu nhập liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn sinh kế, điều kiện sống, vốn xã hội và tiếp cận dịch vụ công (đặc biệt tiếp cận giáo dục, y tế) như nêu trong báo cáo này cần được chú trọng.

2. Xác định người nhập cư là một bộ phận cấu thành của bất cứ chương trình, chính sách giảm nghèo đô thị nào. Đây là bước đi cần thiết nhằm tách rời việc cung cấp các dịch vụ công với việc có hộ khẩu thường trú hay không, từ đó thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của người nhập cư. Cần nghiêm túc thực hiện qui trình điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 của Bộ LĐ-TBXH theo chuẩn nghèo mới, trong đó bao gồm cả những hộ nhập cư trên 6 tháng không kể tình trạng hộ khẩu và tình trạng cư trú. Bước tiếp theo cần rà soát và thiết kế mới các chính sách hỗ trợ dễ thực hiện đối với người nhập cư, trong đó quan tâm đến chính sách giảm chi phi cuộc sống tại đô thị (nhà ở, điện, nước, giáo dục...), chính sách quản lý đô thị hài hòa và giảm thiểu mâu thuẫn với sinh kế của người nhập cư.

3. Xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện ở khu vực đô thị. Hệ thống an sinh xã hội cần hướng đến các nhóm đặc thù mang các tiêu chí nghèo đa chiều (không nhất thiết thuộc diện nghèo đơn chiều theo thu nhập/chi tiêu) và người nhập cư, như nêu ở hai khuyến nghị trên. Cần mở rộng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên theo NĐ67/CP đến toàn bộ nhóm ”nghèo lõi” (nghèo tuyệt đối) ở khu vực đô thị, giúp họ đảm bảo một cuộc sống tối thiểu. Xem xét lại chính sách hỗ trợ 50% chi phí mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo.

4. Tăng ngân sách đầu tư tại các ”ổ cụm” nghèo, các địa bàn chuyển đổi có đông người nhập cư. Thiết kế một chương trình đầu tư đồng bộ nhằm giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng tại các ổ cụm nghèo, trong đó chú trọng thoát nước và vệ sinh môi trường. Phân bổ ngân sách chi đầu tư và ngân sách chi thường xuyên cho các địa bàn chuyển đổi, ở các vùng ngoại vi đô thị hóa cần xác định theo qui mô tổng dân số bao gồm cả người bản xứ và người nhập cư, nhằm giải quyết sự quá tải của các dịch vụ giáo dục, y tế, thu gom rác thải...

5. Thiết kế một đề án đào tạo nghề cho lao động đô thị. Đề án này cần có qui mô, phạm vi ở một mức độ tương xứng với Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Chính phủ phê duyệt. Quan trọng hơn, cần khảo sát thực tế để thiết kế các chính sách hỗ trợ học nghề hiệu quả, dễ tiếp cận với lao động đô thị, như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề cho công nhân, chính sách hỗ trợ các hình thức vừa học vừa làm gắn với các cơ sở ngành nghề dân doanh đa dạng tại đô thị (không nhất thiết chỉ gắn với các ”trung tâm dạy nghề” của các quận huyện và thành phố).

6. Chú trọng tăng cường vốn xã hội của cả người bản xứ và người nhập cư trong các nỗ lực giảm nghèo đô thị. Chương trình hoạt động của chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhà tài trợ nên chú trọng nâng cao vai trò của phường và tổ dân phố trong việc tổ chức các hoạt động dân sinh trên địa bàn theo phương châm ”Nhà nước và nhân dân cùng làm”; đồng thời thúc đẩy sự chia sẻ, tự giúp và hòa nhập của người nhập cư, có thể bắt đầu từ các mối quan hệ xã hội phi chính thức như nhóm đồng hương, nhóm bạn trọ.

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAG

iới thiệu

5

GIỚI THIỆU

Mục tiêu của Báo cáo

Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vòng 25 năm qua. Từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong những năm gần đây. Năm 1993, có gần 60% dân số Việt Nam ở diện nghèo. Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 15% vào năm 2008.

Trong giai đoạn 2006-2010, Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện hàng loạt các chính sách cải cách nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và giúp những hộ gia đình nghèo còn lại thoát nghèo. Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 đánh dấu sự hội nhập đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Bối cảnh đang thay đổi rất nhanh sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm người nghèo ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

Trước những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc mà Việt Nam sẽ trải qua trong một vài năm tới, một nhóm các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã có sáng kiến cùng hợp tác trong việc theo dõi những thay đổi này cũng như tác động của chúng. Các tổ chức phi chính phủ này gồm ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông đã phối hợp với các đối tác địa phương tại những tỉnh và thành phố mà các tổ chức có chương trình hỗ trợ để xây dựng một mạng lưới theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia nhằm mục tiêu:

“Tiến hành theo dõi định kỳ tình trạng nghèo của các nhóm dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng dân cư điển hình, trong bối cảnh gia nhập WTO cùng với các chính sách cải cách của Chính phủ đến năm 2012, nhằm cung cấp các phân tích và đề xuất cho thảo luận chính sách cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án của Oxfam, ActionAid và các đối tác”.

Mục đích của việc theo dõi lặp lại hàng năm tình trạng nghèo tại một số cộng đồng dân cư điển hình theo phương pháp cùng tham gia là:

� Bổ sung các thông tin nghiên cứu định tính hữu ích cho các số liệu thống kê và điều tra đói nghèo của nhà nước;

� Xây dựng một mạng lưới điểm quan trắc “cảnh báo sớm” về những diễn biến (bất lợi) tại cộng đồng nghèo trong bối cảnh gia nhập WTO;

� Nâng cao năng lực địa phương và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình theo dõi nghèo phục vụ công tác giảm nghèo một cách hiệu quả và công bằng.

Mạng lưới theo dõi nghèo đô thị được triển khai từ năm 2008 tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2009, mạng lưới theo dõi nghèo đô thị được mở rộng thêm thành phố Hà Nội. Báo cáo tổng hợp kết quả theo dõi nghèo đô thị vòng 1 năm 2008 và vòng 2 năm 2009 đã được ấn hành3.

Báo cáo này trình bày kết quả theo dõi nghèo đô thị vòng 3 trong năm 2010 tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.

3 Tham khảo Báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia: Báo cáo tổng hợp năm 2008”, Oxfam và ActionAid Việt Nam, tháng

4/2009, và Báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia: Báo cáo tổng hợp vòng 2 năm 2009”, Oxfam và ActionAid Việt Nam, tháng

11/2009.

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Giớ

i thi

ệu

6

Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát lặp lại hàng năm

Điểm khác biệt của sáng kiến theo dõi nghèo này là khảo sát lặp lại hàng năm để thấy rõ những thay đổi về tình hình giảm nghèo qua các năm tại các điểm quan trắc. Nhóm nòng cốt sẽ quay trở lại đúng những địa điểm đã khảo sát từ vòng trước, làm lại bài tập phân loại hộ với đúng danh sách của năm trước, phỏng vấn lặp lại một số hộ gia đình và doanh nghiệp điển hình đã phỏng vấn năm trước vv... Duy trì sự tham gia liên tục qua các năm của các thành viên trong Nhóm nòng cốt tại từng thành phố cũng giúp cho việc theo dõi những thay đổi về tình trạng nghèo theo thời gian tại các điểm quan trắc thuận lợi hơn.

Địa điểm khảo sát

Tại mỗi thành phố sẽ chọn một (01) phường hoặc xã mang tính điển hình về tình trạng nghèo của người bản xứ và người nhập cư. Dựa vào quan hệ làm việc sẵn có của AAV và Oxfam với đối tác địa phương, sau khi cân nhắc về thời gian và ngân sách khi mở rộng mạng lưới (thêm thành phố Hà Nội), các địa điểm tiến hành theo dõi nghèo đô thị vòng 3 năm 2010 được lựa chọn như sau:

� Thành phố Hà Nội: theo dõi nghèo được tiến hành tại xã Kim Chung thuộc huyện ngoại thành Đông Anh, nơi tập trung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

� Thành phố Hải Phòng: theo dõi nghèo lặp lại được tiến hành tại phường Lãm Hà thuộc quận ven đô thị hóa Kiến An.

� Thành phố Hồ Chí Minh: theo dõi nghèo lặp lại được tiến hành tại phường 6 thuộc quận ven đô thị hóa Gò Vấp.

Trong mỗi phường hoặc xã, hai (02) tổ dân phố hoặc thôn xóm được lựa chọn để tiến hành theo dõi nghèo. Như vậy, tổng cộng có 3 phường/xã và 6 tổ dân phố/thôn xóm tham gia vào đợt khảo sát nghèo đô thị vòng 3 trong năm 2010.

Mục tiêu của mạng lưới theo dõi nghèo không nhằm đưa ra các số liệu thống kê mang tính đại diện, mà nhằm cung cấp các minh chứng định tính và ý kiến chia sẻ của người dân phục vụ cho thảo luận chính sách và xây dựng các chương trình phát triển. Do vậy, các xã, phường được lựa chọn có mục đích, mang tính điển hình về tình trạng nghèo đô thị, đồng thời thể hiện được sự đa dạng giữa các điểm quan trắc (Bảng 1).

BẢNG 1. Các điểm quan trắc nghèo đô thị năm 2010

Phường/ xã

Quận/ huyện

Thành phố Vị trí địa lý

Tổng diện tích đất

(ha)

Tổng số hộ

gia đình thường trú (hộ)

Tổng số

nhân khẩu

thường trú

(người)

Tổng số nhân

khẩu tạm trú (người)

Tỷ lệ hộ nghèo tại thời điểm khảo sát 7/2010

(%)

Kim Chung

Đông Anh Hà Nội Ngoại

thành 395 2.521 10.086 23.840 2,2

Lãm Hà Kiến An Hải Phòng

Ngoại vi đô thị hóa 175 3,487 12,168 5.276 1,28

Phường 6 Gò Vấp TP.HCM Ngoại vi đô thị hóa 165 2.141 9.437 17.151 8,1

Nguồn: Phiếu thông tin cấp phường/xã, số liệu đến tháng 7/2010

6

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAG

iới thiệu

7

Một số đặc điểm chính của 6 tổ dân phố/thôn xóm là các điểm quan trắc trong đợt theo dõi nghèo đô thị vòng 2 năm 2009 được nêu ở Bảng 2.

BẢNG 2. Một số đặc điểm của 6 tổ dân phố/thôn xóm tham gia đợt theo dõi nghèo đô thị vòng 2 năm 2009

Thành phố TP. Hà Nội TP. Hải Phòng TP. Hồ Chí Minh

Quận/Huyện Đông Anh Kiến An Gò Vấp

Phường/Xã Kim Chung Lãm Hà Phường 6

Tổ dân phố/Thôn xóm Thôn Nhuế

Thôn Bầu

Tổ 3

(tổ 2 cũ)

Tổ 14

(tổ 30 cũ)

Tổ 25 Tổ 27

Tổng số hộ thường trú (hộ) 826 1.015 178 88 50 50

Tổng số nhân khẩu thường trú 3.357 4.011 564 402 200 278

Tổng số nhân khẩu tạm trú 2.525 2.592 4 176 N/A 480

Tỷ lệ tăng dân số năm 2009 (%) 0,018 N/A N/A N/A N/A N/A

Tỷ lệ hộ nghèo cuối 2009 (%) 4.1 3.7 0,5 2.2 0 42

Tỷ lệ hộ cận nghèo cuối 2009 (%) N/A N/A 1,1 4.5 0 0

Tỷ lệ hộ sử dụng nước vòi (%) N/A 70 100 100 100 70

Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới (%) 100 100 100 100 100 100

Tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại/bán tự hoại (%) 97 98 100 100 100 100

Tỷ lệ hộ sống trong nhà tạm (%) 0 0.1 0 0 0 0

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (%) 13 N/A N/A N/A N/A 0

Tổng số người đang nhận trợ giúp XH hàng tháng (theo NĐ 67/CP) 51 41 N/A N/A 0 3

Trong đó:

Trẻ em mồ côi 0 N/A N/A N/A 0 0

Người cao tuổi cô đơn 0 2 N/A N/A 0 0

Người tàn tật 17 5 4 N/A 0 3

Người nhiễm HIV/AIDS 0 N/A N/A N/A 0 0

Người đơn thân nuôi con còn nhỏ 34 13 N/A N/A 0 0

Tỷ lệ trẻ nhập học trong độ tuổi tiểu học (%) 100 100 N/A N/A 100 100

Tỷ lệ trẻ nhập học trong độ tuổi trung học cơ sở (%) 100 100 N/A N/A 100 100

Tỷ lệ trẻ nhập học trong độ tuổi trung học phổ thông (%) 100 100 N/A N/A 100 70

Số hộ đang vay các nguồn vốn ưu đãi (hộ/ tương đương % tổng số hộ)

50

(5%)

115

(11%)N/A N/A

10

(20%)

16

(32%)

Nguồn: Phiếu thông tin cấp tổ dân phố/ thôn xóm, số liệu đến tháng 7/1010

(Chú thích: N/A - không có số liệu)

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Giớ

i thi

ệu

8

Nhóm nòng cốt thực hiện theo dõi nghèoMột nhóm nòng cốt về theo dõi nghèo của từng quận/huyện được thành lập bao gồm 15-20 người:

� Đại diện các đối tác địa phương của chương trình ActionAid trên địa bàn, như Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn Nhân lực (C&D) tại TP. Hà Nội, Trung tâm vì Người Lao động Nghèo (CWR) tại TP. Hải Phòng và Ban Quản lý Chương trình Phát triển quận Gò Vấp tại TP. HCM.

� Đại diện một số cơ quan cấp thành phố như Sở LĐ&TBXH, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động.

� Đại diện các cơ quan cấp quận/huyện như phòng LĐ&TBXH, phòng NN&PTNT, phòng Tài chính-Kế hoạch, phòng Tài nguyên-Môi trường, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động

� Đại diện từ các phường/xã, tổ dân phố/thôn xóm được lựa chọn tiến hành khảo sát.

Nhóm nòng cốt có trách nhiệm trực tiếp tiến hành các công việc theo dõi tình trạng nghèo tại các điểm quan trắc trên địa bàn mình, từ khâu tổ chức, triển khai thu thập thông tin và tóm tắt thông tin thực địa. Nhóm nòng cốt được tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật của Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless) và cán bộ chương trình Oxfam, ActionAid.

Khung theo dõi nghèo đô thịVòng theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia lần thứ ba trong năm 2010 gồm 3 chủ đề chính liên kết với nhau.

Chủ đề 1: Tổng quan về nghèo đô thị. Nghèo bản xứ: diễn biến nghèo đô thị, đặc điểm của người nghèo bản xứ; các thách thức giảm nghèo đô thị; phản hồi của người dân về các chính sách, chương trình dự án. Chủ đề này nhằm cập nhật tình hình chung về nghèo đô thị tại các địa bàn khảo sát thông qua tiếng nói của chính người dân và cán bộ cơ sở, qua đó xác định các vấn đề mới nổi lên liên quan đến nghèo đô thị cần lưu ý, giải quyết trong bối cảnh mới.

Chủ đề 2: Nghèo nhập cư: đặc điểm, tính đa dạng của người nghèo nhập cư; tiếp cận dịch vụ công vủa người nhập cư, khả năng hòa nhập của người nhập cư vào đời sống xã hội tại khu vực đô thị. Chủ đề này nhằm cung cấp một số đặc điểm nổi bật về người nhập cư và các vấn đề mới nổi trong bối cảnh số lượng người nhập cư ngày càng gia tăng tại các khu vực ngoại vi đang đô thị hóa.

Chủ đề 3: Các nhóm xã hội đặc thù, dễ bị tổn thương tại khu vực đô thị: tính dễ bị tổn thương là một đặc trưng chủ đạo của nghèo đô thị, liên quan đến các nhóm xã hội đặc thù, làm việc trong khu vực phi chính thức và công nhân nhập cư. Chủ đề này tìm hiểu về đặc điểm, điều kiện sống, kế sinh nhai, tính dễ bị tổn thương của các nhóm đặc thù tại khu vực đô thị. Chủ đề này nhằm cung cấp một số nghiên cứu trường hợp về các vấn đề xã hội liên quan đến nghèo đang đặt ra cho môi trường đô thị hiện nay.

Khảo sát thực địaVòng theo dõi nghèo đô thị thứ ba này được diễn ra từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2010. Thời gian khảo sát thực địa theo phương pháp cùng tham gia tại mỗi phường/xã là 1 tuần. Các công cụ thu thập số liệu chính là:

Thảo luận nhóm: với các thông tin viên chính trong phường/xã, tổ dân phố/thôn xóm và với người dân nam/nữ, trẻ em nghèo và các nhóm xã hội đặc thù trên địa bàn (công

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAG

iới thiệu

9

nhân nhập cư, người hành nghề xe ôm, buôn bán nhỏ và người lao động tự do) sử dụng các công cụ dựa trên sự tham gia như phân loại hộ (phân loại giàu-nghèo), đường thời gian, liệt kê và xếp hạng, sơ đồ phân tích sinh kế, biểu đồ di chuyển, sơ đồ nhân quả (cây nhân quả)...để hiểu hơn diễn biến đời sống, sinh kế, tiếp cận các dịch vụ công, phản hồi của người dân về các chính sách và chương trình dự án. Theo dõi nghèo đô thị vòng 3 năm 2010 đã thực hiện được 52 cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của 326 người dân, công nhân nhập cư và cán bộ cơ sở, trong đó có 150 nam giới và 176 phụ nữ, hầu hết là người Kinh.

Phỏng vấn sâu ghi lại câu chuyện điển hình: phỏng vấn sâu một số hộ nghèo, cận nghèo điển hình tại mỗi tổ dân phố/thôn xóm và một số người thuộc nhóm xã hội đặc thù tại mỗi phường/xã để hiểu sâu hơn quan niệm về nghèo, điều kiện sống, tình trạng dễ bị tổn thương, cách chống đỡ vượt qua khó khăn và phản hồi về chính sách. Theo dõi nghèo đô thị vòng 3 năm 2010 đã thực hiện được 173 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó có 76 người là nam giới, 97 người là nữ giới.

Phiếu phỏng vấn nhóm công nhân nhập cư: sử dụng một bảng hỏi dành riêng cho nhóm công nhân nhập cư làm việc trong các doanh nghiệp, tập trung vào tìm hiểu thông tin về đặc điểm nhân khẩu, điều kiện làm việc và mức sống. Địa điểm phỏng vấn (chọn mẫu theo phương pháp bắt gặp ngẫu nhiên) tại một số khu nhà trọ công nhân trên địa bàn. Do đặc điểm công nhân thường thay đổi nơi làm việc và nơi ở trọ, nên mẫu điều tra 2010 không lặp lại mẫu điều tra năm 2009 và 2008 (do đó, cần thận trọng khi so sánh giữa các số liệu 2008, 2009 và 2010 vì dựa trên 3 mẫu bắt gặp ngẫu nhiên khác nhau trên cùng 1 địa bàn). Theo dõi nghèo đô thị vòng 3 năm 2010 đã hoàn thành được 180 phiếu phỏng vấn công nhân nhập cư tại Hà Nội, Hải Phòng và Gò Vấp (TP.HCM). Trong số 180 người trả lời phiếu phỏng vấn có 68 người là nam giới, 112 người là nữ giới; 175 người Kinh và 5 người DTTS.

Phiếu thông tin: ghi lại các thông tin cơ bản tại thời điểm khảo sát của phường/xã và tổ dân phố/thôn xóm tiến hành khảo sát. Quan sát trực tiếp và chụp ảnh là công cụ cung cấp các thông tin bổ sung.

Phỏng vấn cán bộ: Ngoài các công cụ trên đây, chuyến khảo sát còn thực hiện 12 cuộc phỏng vấn cán bộ các ban ngành cấp quận/huyện.

Báo cáo nghèo đô thị vòng 3 này tổng hợp các kết quả khảo sát tại các điểm quan trắc trong tháng 7-8 năm 2010, nhấn mạnh vào những thay đổi nhận biết được trong vòng 12 tháng qua về tình trạng nghèo đô thị4. Bên cạnh việc phân tích sâu thêm một số vấn đề trọng tâm, báo cáo này vẫn nêu lại vắn tắt những khía cạnh cơ bản của diễn biến nghèo và những nhóm đặc thù dễ bị tổn thương để đảm bảo là một báo cáo độc lập về nghèo đô thị.

4 Separate reference is provided for secondary information. All the non-referenced information used in this report has been consolidated from three

component poverty monitoring reports and the field report as part of the 2010 third round urban poverty monitoring undertaken in Ha Noi, Hai Phong and

HCMC.

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

11

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÔ THỊ

1.1 Diễn biến nghèo đô thị: các đo lường khác nhau

Nghèo có tính đa chiều, có thể đo bằng tiêu chí thu nhập (hoặc chi tiêu) và các tiêu chí phi thu nhập. Cho đến nay, tình trạng nghèo tại Việt Nam thường được đo bằng chuẩn nghèo chi tiêu của Ngân hàng Thế giới/Tổng cục Thống kê (NHTG/TCTK) hoặc chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ. Thời gian tới, các nỗ lực đo nghèo đa chiều cần tính đến những đặc thù của các tiêu chí phi thu nhập của nghèo đô thị.

1.1.1 Chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK

Chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK chủ yếu được dùng trong nghiên cứu và hoạch định chính sách. Chuẩn nghèo này chỉ có một mức, được xây dựng từ năm 1993 và được cập nhật theo biến động giá cả ở các năm có thực hiện Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Tỷ lệ nghèo đô thị toàn quốc theo chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK giảm rất chậm trong những năm gần đây (Bảng 3). Lý do chính là nghèo đô thị theo cách đo này đã đi vào “lõi”, tỷ lệ nghèo còn rất thấp nên khó giảm thêm. Tác động của các rủi ro và cú sốc cũng làm chậm tiến trình giảm nghèo.

BẢNG 3. Tỷ lệ người nghèo tại Việt Nam theo chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK, giai đoạn 1993 - 2008 (%)

1993 1998 2002 2004 2006 2008

Cả nước 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0 14,5

Thành thị 25,1 9,5 6,6 3,6 3,9 3,3

Nông thôn 66,4 44,9 35,6 25,0 20,4 18,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010

Ghi chú:

� Chuẩn nghèo của NHTG và TCTK để tính tỷ lệ nghèo chi tiêu năm 2004, 2006 và 2008 lần lượt là 173; 213 và 280.000 đồng/người/tháng.

� Điểm khác của chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK so với chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ là (i) chuẩn nghèo chi tiêu chỉ có một mức cho cả hai khu vực thành thị và nông thôn, (ii) số liệu chi tiêu của hộ gia đình được sử dụng để tính tỷ lệ nghèo thay vì số liệu thu nhập, và (iii) tính tỷ lệ người nghèo, không phải hộ nghèo.

Do quá trình đô thị hóa của Việt Nam khiến qui mô dân số đô thị tăng5, trong 10 năm qua tỷ lệ nghèo đô thị đã giảm khoảng hai phần ba nhưng số lượng người nghèo đô thị chỉ giảm khoảng một nửa. Dựa vào qui mô dân số các năm 1999 và năm 2009 theo kết quả Tổng điều tra dân số, ước tính năm 1999 Việt Nam có khoảng 1,6 triệu đến năm 2009 còn khoảng 0,8 triệu người nghèo đô thị.

1.1.2 Chuẩn nghèo thu nhập chung của Chính phủ

Cứ 5 năm một lần Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo thu nhập mới để tiến hành tổng rà soát hộ nghèo trên toàn quốc, làm căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội phù hợp với mức sống dân cư và diễn biến giá cả trong từng thời kỳ. Chuẩn nghèo của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là thu nhập bình quân dưới 200 nghìn

5 Năm 2009, Việt Nam có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,7% vào năm 1999. Giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009,

dân số cả nước đã tăng 9,47 triệu người, trong đó 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị và khoảng 2,17 triệu người (chiếm 23%) tăng

lên ở khu vực nông thôn; tương ứng tỷ lệ tăng bình quân năm của dân số thành thị là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn chỉ có 0,4%/năm. Nguồn:

Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009.

Nghèo có tính đa chiều, và có nhiều cách đo khác nhau

Nghèo đô thị theo chuẩn nghèo chi tiêu còn rất thấp và khó giảm thêm

Trong 10 năm qua, số người nghèo đô thị đã giảm một nửa

Nghèo đô thị theo chuẩn nghèo thu nhập cũng giảm chậm

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

12

đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và dưới 260 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Theo chuẩn nghèo này, TCTK ước tính tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc năm 2008 là 13,4%. Cũng giống như nghèo chi tiêu, nghèo thu nhập ở khu vực thành thị giảm chậm trong thời gian qua. Tỷ lệ hộ nghèo thành thị theo chuẩn nghèo thu nhập chỉ giảm bình quân 1 điểm phần trăm trong giai đoạn 2004-20086 (Bảng 4).

BẢNG 4. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam theo chuẩn nghèo thu nhập năm 2006 của Chính phủ, giai đoạn 2004-2008 (%)

2004 2006 2008

Cả nước 18,1 15,5 13,4

Thành thị 8,6 7,7 6,7

Nông thôn 21,2 17,0 16,1

Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010

Ghi chú: � Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 được tính toán theo chuẩn nghèo 2006 đã qui ngược về giá năm 2004.

Tương tự, tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 được tính toán theo chuẩn nghèo 2006 đã cập nhật giá năm 2008, tương đương 290 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 370 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Cùng với việc giảm tỷ lệ nghèo, đời sống dân cư có sự cải thiện trong 2 năm qua dù xét theo chi tiêu hay thu nhập. Theo số liệu VHLSS, năm 2008 ở khu vực thành thị thu nhập theo giá hiện hành bình quân 1 người 1 tháng đạt 1,605 triệu đồng, chi tiêu cho đời sống đạt 1,115 triệu đồng, đều tăng trên 50% so năm 2006. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nhập/chi tiêu thực tế của dân cư đô thị thời kỳ 2006 -2008 đã tăng trên 7% mỗi năm. Hầu hết các loại đồ dùng lâu bền hiện có của các hộ đều tăng trong 2 năm qua. Năm 2008, 79% số hộ thành thị có xe máy (72% năm 2006); 83% có điện thoại (67% năm 2006); 63% có tủ lạnh (53% năm 2006); 94% có máy thu hình màu (92% năm 2006); và 27% có máy vi tính (21% năm 2006).

Phân hóa giàu nghèo tiếp tục tăng nhẹ. Xét theo hệ số GINI hoặc tiêu chuẩn “40%”7, thì Việt Nam có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng so với nhiều nước khác, nhưng đang có xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng vừa. Số liệu VHLSS 2008 cho thấy hệ số GINI về thu nhập tính chung cả nước là 0,43 và có xu hướng tăng qua các năm (năm 2002 là 0,418, năm 2004 và năm 2006 là 0,42). Còn Tỷ trọng “40%” ở nước ta tính theo số hộ là 17,98% năm 2002, 17,4% năm 2004, 17,4% năm 2006 và 16,4% năm 20088.

1.1.3 Chuẩn nghèo thu nhập riêng của từng địa phương

Qui định của Việt Nam là mỗi tỉnh/thành phố có thể đề ra chuẩn nghèo thu nhập riêng của mình căn cứ vào mức sống dân cư ở từng địa phương, miễn là không thấp hơn chuẩn nghèo thu nhập chung của Chính phủ.

Báo cáo theo dõi nghèo đô thị các vòng trước đã đề nghị tăng chuẩn nghèo đô thị cho phù hợp với mức lạm phát và chi phí cuộc sống đắt đỏ ở các thành phố. Thực tế, Hà Nội và TP.HCM đã quyết định tăng chuẩn nghèo riêng của mình từ năm 2009. Riêng thành phố Hải Phòng sau một thời gian cân nhắc về khả năng đáp ứng của ngân sách cũng đã quyết định tăng chuẩn nghèo của riêng mình từ đầu năm 2010.

6 Tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc năm 2008 do TCTK công bố (13,4%) cao hơn chút ít so với tỷ lệ hộ nghèo do Bộ LĐ-TBXH công bố (12,3%). Lý do là TCTK

đã cập nhật biến động giá khi tính chuẩn nghèo năm 2008 so với chuẩn nghèo gốc 2006; trong khi đó Bộ LĐ-TBXH vẫn tính theo chuẩn nghèo gốc, không

cập nhật biến động giá. Lưu ý số liệu nghèo của Bộ LĐ-TBXH thường không phân tách nông thôn - thành thị.

7 “Hệ số GINI” nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI bằng 0 là không có sự chênh lệch. Hệ số GINI càng tiến dần đến 1 thì sự chênh lệch càng tăng và bằng

1 khi có sự chênh lệch tuyệt đối. “Tiêu chuẩn 40%” là tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư.

8 Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010

Đời sống dân cư có sự cải thiện cùng với tiến trình giảm nghèo

Phân hóa giàu nghèo tiếp tục tăng nhẹ

Các thành phố lớn áp dụng chuẩn nghèo riêng, cao hơn chuẩn nghèo chung của Chính phủ...

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

13

Tương ứng với việc các thành phố tăng chuẩn nghèo riêng, các điểm quan trắc Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) và Phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM) có tỷ lệ hộ nghèo tăng vọt vào đầu năm 2009, và điểm quan trắc Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng) có tỷ lệ hộ tăng nhẹ vào đầu năm 2010 (Bảng 5).

BẢNG 5. Tỷ lệ hộ nghèo tại các điểm quan trắc, giai đoạn 2005-2009

Phường/xã

Quận/ huyện

Thành phố

Vị trí

địa lý

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ (%)

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới (%)

2005 2006 2007 2008 đầu 2009

cuối 2009

đầu 2010

Xã Kim Chung

Đông Anh Hà Nội

Ngoại thành công nghiệp hóa

- 6,6 3,8 1,7 5,0 2,2 -

Phường Lãm Hà

Kiến An

Hải Phòng

Ngoại vi đô thị hóa - 1,54 0,93 0,68 - 0,51 1,28

Phường 6 Gò Vấp TP.HCM Ngoại vi

đô thị hóa 3,6 2,2 1,26 0 9,1 8,1 -

Nguồn: Số liệu rà soát hộ nghèo 2005-2009 tại các điểm quan trắc

Ghi chú:

� Chuẩn nghèo của TP. Hà Nội áp dụng cho giai đoạn 2005-2008 là thu nhập đầu người dưới 350.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị và dưới 270.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn (theo Quyết định số 6673/QĐ-UB ngày 28/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội). Chuẩn nghèo mới của TP. Hà Nội áp dụng từ đầu năm 2009 là thu nhập đầu người dưới 500.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị và dưới 330.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn (theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 7/4/2009 của UBND thành phố Hà Nội).

� Giai đoạn 2006-2009 TP. Hải Phòng vẫn áp dụng chuẩn nghèo chung do Chính phủ qui định (là thu nhập đầu người dưới 260.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị và dưới 200.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn). Kể từ tháng 1/2010 TP. Hải Phòng đã tăng chuẩn nghèo của riềng mình lên mức 390.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị và 300.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn (theo Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 26/1/2010 của UBND thành phố Hải Phòng).

� Chuẩn nghèo của TP. Hồ Chí Minh áp dụng cho giai đoạn 2005-2008 là thu nhập đầu người dưới 500.000 đồng/tháng. Chuẩn nghèo mới của TP. Hồ Chí Minh áp dụng cho giai đoạn 2009-2015 là thu nhập đầu người dưới 1.000.000 đồng/tháng không phân biệt khu vực nông thôn hay thành thị (theo Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 29/3/2010 của UBND thành phố Hồ Chí Minh).

� Chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 vừa được Chính phủ phê duyệt, ở mức thu nhập đầu người dưới 500.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị và dưới 400.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn (theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Các tháng cuối năm 2010 các tỉnh, thành phố trong cả nước đang tiến hành tổng điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội từ đầu năm 2011.

Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 tăng gấp đôi so với chuẩn nghèo cũ giai đoạn 2006-2010, sẽ dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo tăng mạnh để bắt đầu một chu kỳ giảm nghèo mới. Dựa trên Chỉ thị này, từng thành phố sẽ phải cân nhắc có tăng tiếp chuẩn nghèo của riêng mình hay không. Thành phố Hà Nội và Hải Phòng chắc chắn sẽ phải xem lại chuẩn nghèo của mình, vì chuẩn nghèo hiện tại của 2 thành phố này dù cao hơn chuẩn nghèo cũ nhưng lại thấp hơn chuẩn nghèo mới ban hành của Chính phủ.

... dẫn đến tỷ lệ nghèo tăng

Chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 cao gấp đôi chuẩn nghèo cũ

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

14

1.1.4 Đo lường nghèo đa chiều

Các tiêu chí phi thu nhập của nghèo đã được thừa nhận từ lâu, nhưng mới được quan tâm gần đây qua nỗ lực của TCTK đo lường nghèo trẻ em. Theo TCTK, trẻ em nghèo được xác định theo 2 cách. Cách thứ nhất xác định trẻ em nghèo dưới góc độ kinh tế đơn thuần, đó là những trẻ em sống trong những hộ gia đình nghèo (có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo). Cách thứ hai xác định trẻ em nghèo theo cách nhìn đa chiều theo 7 lĩnh vực thuộc về nhu cầu phát triển của trẻ em, gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và điều kiện vệ sinh, không lao động sớm, vui chơi giải trí và bảo trợ xã hội. Trẻ em không được đảm bảo ít nhất 2 trong 7 nhu cầu trên thì được coi là trẻ em nghèo đa chiều (riêng lĩnh vực vui chơi giải trí của trẻ em do VHLSS không có số liệu nên không xét). Kết quả tính toán cho thấy, năm 2008 tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi thuộc diện nghèo đa chiều cao hơn 8 điểm phần trăm so với tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi thuộc diện nghèo chi tiêu9. Đáng lưu ý, tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều giảm nhẹ ở nông thôn, nhưng lại tăng nhẹ ở thành thị trong giai đoạn 2006-2008 (Bảng 6).

BẢNG 6. Tỷ lệ chi tiêu nghèo và nghèo đa chiều đối với nhóm trẻ em dưới 16 tuổi (%)

2006 2008

Tỷ lệ trẻ em nghèo chi tiêu

Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều

Tỷ lệ trẻ em nghèo chi tiêu

Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều

Cả nước 22.6 30.7 20.7 28.9

Thành thị 5.4 11.3 4.9 12.5

Nông thôn 27.6 36.3 25.9 34.3

Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010

Như TCTK đã nêu, kết hợp nghèo đơn chiều và đa chiều sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định đầy đủ hơn đối tượng cần trợ giúp và phát triển các chính sách phù hợp với các đối tượng này tốt hơn để giảm nghèo nói chung và giảm nghèo trẻ em nói riêng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi bắt đầu ra nhập các nước có thu nhập trung bình - là những nơi mà nghèo đơn chiều có thể xảy ra ở phạm vi và mức độ hẹp hơn rất nhiều so với nghèo đa chiều.

Vấn đề đặt ra tiếp theo là cần tính toán nghèo đa chiều đối với hộ gia đình nói chung, chứ không chỉ đối với trẻ em. Tỷ lệ nghèo đơn chiều ở khu vực đô thị hiện nay rất thấp, nhưng nếu tính đến các khía cạnh đa chiều của nghèo thì chắc chắn tỷ lệ nghèo sẽ tăng mạnh. Điều này thể hiện trong tính toán nghèo trẻ em của TCTK ở Bảng 6 trên: tỷ lệ nghèo đa chiều của trẻ em năm 2008 ở thành thị tăng 2,5 lần, trong khi ở nông thôn chỉ tăng gần gấp rưỡi, so với tỷ lệ nghèo đơn chiều.

Tỷ lệ nghèo đô thị tăng khi xét đến nghèo đa chiều cũng được thể hiện rõ trong các bài tập phân loại kinh tế hộ theo phương pháp tham gia tại các điểm quan trắc. Kết quả bài tập phân loại kinh tế hộ tại 6 tổ dân phố/thôn khảo sát cho thấy, tỷ lệ nghèo đa chiều (theo các tiêu chí do nhóm nòng cốt ở mỗi tổ dân phố/thôn tự xác định) bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ nghèo đơn chiều (theo kết quả bình xét nghèo dựa vào chuẩn nghèo thu nhập của mỗi thành phố), với mức cao hơn dao động từ 4 đến 16 điểm phần trăm.

1.1.5 Những khó khăn, hạn chế trong đo lường nghèo đô thị

Xét về mặt khách quan, xác định thu nhập của hộ gia đình ở khu vực đô thị khó hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Lý do là dân cư đô thị phụ thuộc vào kinh tế tiền mặt (cash economy) khó nhìn thấy được bởi người ngoài, nếu so với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi của dân cư nông thôn. Người nghèo đô thị thường làm việc trong khu vực phi chính thức, việc làm bấp bênh và thu nhập không ổn định. Chuẩn nghèo dù

9 Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010

Đã có nỗ lực đo lường nghèo đa chiều trong nhóm trẻ em

Đo lường nghèo đa chiều hướng đối tượng giảm nghèo tốt hơn

Nghèo đô thị sẽ trầm trọng hơn khi xét đến nghèo đa chiều

Nghèo thu nhập khó đo lường chính xác

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

15

mới được các thành phố nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng giá cả tại địa phương, điển hình là tại Hải Phòng, dẫn đến bình xét nghèo khó chính xác.

Xét về mặt chủ quan, rà soát hộ nghèo ở từng địa phương còn nặng yếu tố cảm tính. Việc giao chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm có thể gây sức ép, khó khăn cho cán bộ cơ sở trong việc bình xét nghèo. Nhiều cán bộ cơ sở còn chưa nắm hết các qui định và các biểu mẫu, dẫn đến sai sót khi điều tra xác định hộ nghèo. Ví dụ, có nơi cán bộ cơ sở vẫn tính thu nhập từ trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP vào tổng thu nhập của hộ khi điều tra nghèo, mặc dù Bộ LĐ-TBXH đã có hướng dẫn loại ra10. Hoặc có nơi xét thoát nghèo những hộ đã được hỗ trợ xây nhà, ngay cả khi thu nhập của hộ chưa được cải thiện.Những khó khăn, hạn chế khách quan và chủ quan dẫn đến nhiều trường hợp “lọt và sót” hộ nghèo khi bình xét - tức là có nhiều hộ thực tế không nghèo được đưa vào danh sách nghèo, ngược lại nhiều hộ thực tế thuộc diện nghèo lại không được đưa vào danh sách (Hộp 1).

HỘP 1. “Lọt và sót” hộ nghèo trong bình xét nghèo tại Phường 6

Tại phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM), toàn bộ 18 hộ nghèo bổ sung cuối năm 2009 đều là những hộ thực sự khó khăn, do “sót” đợt xét nghèo đầu năm 2009 chứ không phải do tái nghèo. Ngược lại, có khoảng 8 hộ (trong tổng số 35 hộ) được đưa ra khỏi danh sách nghèo cuối năm 2009 là các đối tượng thực tế không nghèo nhưng “lọt” đợt xét nghèo đầu 2009. Lý do “lọt” và “sót” hộ nghèo là do cán bộ cơ sở và người dân trong quá trình bình xét nghèo còn nể nang, thiên vị, dựa nhiều vào cảm tính. Có nơi không tiến hành họp dân để bình xét nghèo ở cấp tổ dân phố, mà chỉ thông qua đánh giá của Ban quản lý cấp khu phố. Do khu phố đông dân (chỉ tính riêng khu phố 4 đã có 8 tổ dân phố, mỗi tổ có trên 50 hộ), nên Ban quản lý khu phố khó nắm bắt chính xác được hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng hộ.

Không tính đến người nhập cư có lẽ là hạn chế lớn nhất của việc đo lường nghèo đô thị cho đến nay. Tất cả các con số về tỷ lệ nghèo đô thị đã nêu ở trên hầu như chưa tính đến người nhập cư (ngoại trừ TP.HCM đã đưa mốt số người tạm trú dài hạn có nhà ở ổn định vào diện bình xét nghèo). Trong khi đó, người nhập cư chiếm một tỷ lệ lớn tại các đô thị, nhất là tại khu vực ngoại vi đang trong quá trình đô thị hóa. Điển hình tại Phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM) và xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), số người nhập cư đã lớn hơn gấp đôi số người thường trú trên địa bàn.

Tài liệu nghiệp vụ điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015 của Bộ LĐ-TBXH (“Tài liệu”) đã quan tâm đến người nhập cư11. Lần đầu tiên Tài liệu qui định đưa toàn bộ các hộ gia đình đã sinh sống trên địa bàn từ 6 tháng trở lên không phụ thuộc vào tình trạng hộ khẩu (có hay không) và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú hoặc thậm chí không đăng ký) vào diện điều tra nghèo. Ngoài ra, Tài liệu đã tính đến các yếu tố nghèo đa chiều, thông qua việc cho điểm các tiêu chí phi thu nhập có phân biệt giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng (gồm: tài sản sản xuất, tài sản sinh hoạt, đặc điểm về thu nhập, yếu tố nguy cơ nghèo) để phân loại nhanh nhóm hộ chắc chắn không nghèo và hộ chắc chắn nghèo.

Qui định nêu trên của cuộc tổng điều tra nghèo cuối năm 2010, về mặt kỹ thuật, là rất tiến bộ so với các lần điều tra nghèo trước đây, hy vọng sẽ cho một bức tranh nghèo đô thị chuẩn xác hơn. Thách thức tiếp theo là, với quy trình và bảng biểu phức tạp hơn nhiều các lần điều tra nghèo trước, công tác tập huấn nghiệp vụ đến từng phường/xã và từng cán bộ điều tra cần tiến hành rất kỹ lưỡng theo phương pháp “tập huấn lan rộng - TOT”.10 Điểm g khoản 1 trong Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH

ngày 12/7/2007.

11 Nguồn: trang web của Bộ LĐ-TBXH: http://giamngheo.molisa.gov.vn/index.php/chi-dao-dieu-hanh.html

Rà soát hộ nghèo còn cảm tính và sai sót, chịu sức ép của chỉ tiêu giảm nghèo...

... dẫn đến có thể lọt và sót hộ nghèo

Người nhập cư vẫn chưa được xét đến trong các đo lường nghèo

Qui trình rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 đã tính đến người nhập cư, là bước tiến lớn về mặt kỹ thuật đo nghèo

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

16

1.2 Hai nhóm nghèo đô thị: người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư

1.2.1 Người nghèo bản xứCác tiêu chí nhận dạng người nghèo bản xứ theo cảm nhận của cán bộ cơ sở và người dân có nhiều nét chung ở cả 3 điểm quan trắc, và có một số nét đặc thù riêng ở từng điểm quan trắc. Những đặc điểm này ổn định qua 3 vòng khảo sát, hầu hết có thể đo lường bằng các kỹ thuật điều tra xã hội học (Bảng 7).

BẢNG 7. Các tiêu chí nhận dạng người nghèo đô thị theo cảm nhận của cán bộ cơ sở và người dân tại các điểm quan trắc

Các tiêu chí chung ở các điểm quan trắc:

� Già cả neo đơn � Có người ốm đau dài ngày, tàn tật, không có khả năng lao động � Đơn thân, đông con còn nhỏ � Học vấn thấp, không có tay nghề � Làm các nghề tự do, lao động phổ thông, việc làm và thu nhập không ổn định � Sống tại các hẻm sâu, địa bàn cách biệt, có cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi

trường còn khó khăn � Không có vốn, khó vay vốn � Sở hữu đất đai bấp bênh, chưa có sổ đỏ � Nhà cấp 4 xuống cấp, một số ít còn ở nhà tạm � Các tài sản sinh hoạt (tivi, xe máy...) có giá trị thấp � Tự ti, mặc cảm, ít tiếng nói � Không biết tính toán làm ăn

Một số tiêu chí đặc thù ở từng điểm quan trắc:

� Thuần làm nông nghiệp tại địa bàn đang chuyển đổi (Kim Chung) � Không có phòng trọ cho thuê sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp (Kim Chung) � Công nhân phải nghỉ chờ việc do xí nghiệp thiếu việc làm (Lãm Hà) � Vướng vào nghiện hút (Lãm Hà), có người nhiễm HIV/AIDS (Phường 6) � Đã bán nhà hoặc bị thu hồi đất, hiện đi ở trọ (Phường 6)

Từ những tiêu chí đa chiều nêu trên, có thể xác định 5 yếu tố chính thể hiện rõ nhất những hạn chế, bất lợi của người nghèo bản xứ so với những người khá giả hơn ở khu vực đô thị như sau (Hình 1):

� Thiếu nguồn nhân lực � Thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế � Thiếu vốn xã hội � Thiếu tiếp cận với các dịch vụ công � Môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn

Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, có thể giải thích cho hầu hết các trường hợp điển hình về người nghèo đô thị được khảo sát. Các yếu tố này đặt ra những thách thức lớn trong các nỗ lực giảm nghèo đô thị thời gian tới (xem phần 1.3).

Nghèo bản xứ có nhiều nét chung giữa 3 điểm quan trắc

Có thể phân thành 5 nhóm yếu tố dẫn đến nghèo bản xứ ở đô thị

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

17

Nguồn nhân lực hạn chế là đặc trưng phổ biến nhất của người nghèo bản xứ ở khu vực đô thị, nhất là nhóm “nghèo lõi”. Các biểu hiện cụ thể của nguồn nhân lực hạn chế là: già cả, tàn tật, ốm đau dài ngày, phụ nữ đơn thân, đông con còn nhỏ, học vấn thấp, không có tay nghề. Ngoài ra còn có một số ít hộ không có ý thức làm ăn, có người vướng vào nghiện hút dẫn đến nghèo kinh niên.

Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng) đầu năm 2009 có 19 hộ nghèo theo chuẩn cũ thì trong đó có 12/19 hộ là phụ nữ đơn thân, 9/19 hộ có người khuyết tật và 8/19 hộ có người già yếu. Sang đầu năm 2010 Hải Phòng áp dụng chuẩn nghèo mới, phường Lãm Hà có thêm 22 hộ nghèo - cũng là những hộ có người nghiện hoặc ốm đau nặng không lao động được. Tại xã Kim Chung (Hà Nội) có 30 trong tổng số 46 chị phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Do thiếu lao động là đặc trưng của nghèo đô thị, nên đa số hộ nghèo có bước cải thiện đời sống trong năm qua là do con cái đã lớn có thể đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Hạn chế về học vấn và tay nghề dẫn đến người nghèo bản xứ chủ yếu làm trong khu vực phi chính thức, tuy năng động nhưng thu nhập thường không ổn định, khó có dư tiết kiệm. Điển hình về địa bàn tập trung đông hộ nghèo là “xóm Chùa” thuộc tổ dân phố 27, Phường 6. Bài tập thống kê cơ cấu việc làm chính của toàn bộ 21 hộ nghèo tại xóm Chùa cho thấy (Hình 2): trên 70% thành viên hộ nghèo làm nghề phụ hồ, bán giải khát, tạp hóa nhỏ hoặc làm các nghề tự do khác như chạy xe ôm, phụ bán quán, trồng rau muống, trích cá, đặt ống lươn, bán vé số, cắt tóc, sửa quần áo...; gần 30% thành viên hộ nghèo làm công nhân (may, dược, cơ khí) hoặc làm thợ có tay nghề (thợ mộc, thợ bạc, thợ sơn);

Người nghèo chủ yếu làm nghề tự do thu nhập không ổn định

HÌNH 2. Cơ cấu việc làm của 21 hộ nghèo ở xóm Chùa phường 6

1.2 Hai nhóm nghèo đô thị: người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư

1.2.1 Người nghèo bản xứCác tiêu chí nhận dạng người nghèo bản xứ theo cảm nhận của cán bộ cơ sở và người dân có nhiều nét chung ở cả 3 điểm quan trắc, và có một số nét đặc thù riêng ở từng điểm quan trắc. Những đặc điểm này ổn định qua 3 vòng khảo sát, hầu hết có thể đo lường bằng các kỹ thuật điều tra xã hội học (Bảng 7).

BẢNG 7. Các tiêu chí nhận dạng người nghèo đô thị theo cảm nhận của cán bộ cơ sở và người dân tại các điểm quan trắc

Các tiêu chí chung ở các điểm quan trắc:

� Già cả neo đơn � Có người ốm đau dài ngày, tàn tật, không có khả năng lao động � Đơn thân, đông con còn nhỏ � Học vấn thấp, không có tay nghề � Làm các nghề tự do, lao động phổ thông, việc làm và thu nhập không ổn định � Sống tại các hẻm sâu, địa bàn cách biệt, có cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi

trường còn khó khăn � Không có vốn, khó vay vốn � Sở hữu đất đai bấp bênh, chưa có sổ đỏ � Nhà cấp 4 xuống cấp, một số ít còn ở nhà tạm � Các tài sản sinh hoạt (tivi, xe máy...) có giá trị thấp � Tự ti, mặc cảm, ít tiếng nói � Không biết tính toán làm ăn

Một số tiêu chí đặc thù ở từng điểm quan trắc:

� Thuần làm nông nghiệp tại địa bàn đang chuyển đổi (Kim Chung) � Không có phòng trọ cho thuê sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp (Kim Chung) � Công nhân phải nghỉ chờ việc do xí nghiệp thiếu việc làm (Lãm Hà) � Vướng vào nghiện hút (Lãm Hà), có người nhiễm HIV/AIDS (Phường 6) � Đã bán nhà hoặc bị thu hồi đất, hiện đi ở trọ (Phường 6)

Từ những tiêu chí đa chiều nêu trên, có thể xác định 5 yếu tố chính thể hiện rõ nhất những hạn chế, bất lợi của người nghèo bản xứ so với những người khá giả hơn ở khu vực đô thị như sau (Hình 1):

� Thiếu nguồn nhân lực � Thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế � Thiếu vốn xã hội � Thiếu tiếp cận với các dịch vụ công � Môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn

Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, có thể giải thích cho hầu hết các trường hợp điển hình về người nghèo đô thị được khảo sát. Các yếu tố này đặt ra những thách thức lớn trong các nỗ lực giảm nghèo đô thị thời gian tới (xem phần 1.3).

Hạn chế về nguồn nhân lực là đặc trưng lớn nhất của ngườid nghèo bản xứ

HÌNH 1. Các yếu tố chính của nghèo đô thị

Thiếu khả năngchuyển đổi sinh kế

Thiếu nguồn nhân lực

Nghèo đô thị

Thiếu vốnxã hội

Thiếu tiếp cậndịch vụ công

Môi trường sốngkém tiện nghivà thiếu an toàn

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

18

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh tại các địa bàn ngoại vi, những người nghèo với những hạn chế, bất lợi của mình thường thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế để theo kịp bối cảnh mới.

Kim Chung (Hà Nội) là trường hợp điển hình của một xã ngoại vi có một số lượng lớn người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp và công trình hạ tầng. Cho thuê nhà trọ và kinh doanh buôn bán là 2 nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ khá và trung bình trong xã. Trong tổng số 87 hộ nghèo còn lại của xã ở thời điểm đầu 2010 hầu hết là những hộ còn thuần làm nông nghiệp (làm ruộng, trồng rau, nuôi lợn), mò cua bắt ốc và đi làm thuê, không có khả năng xây nhà trọ. Người nghèo làm nông nghiệp ngày càng khó khăn tại Kim Chung: mương máng ách tắc do các công trình xây dựng trên địa bàn ảnh hưởng đến tưới tiêu, nước thải gây ô nhiễm (hàng chục ha ruộng trước làm 2 vụ nay chỉ làm 1 vụ lúa, thậm chí bỏ không), đèn chiếu sáng hút sâu bướm về khiến sâu bệnh nhiều, một số hộ tôn đất trồng cau vua chờ đền bù gây chuột bọ nhiều...Tại Phường 6 (Gò Vấp), thu nhập của những hộ nghèo sống bằng nghề trích cá trên kênh rạch hoặc trồng rau muống ngày càng giảm do cá trên kênh rạch ngày càng hiếm, diện tích đất trống rau ngày càng giảm... Một số hộ chạy xe 3 bánh khó chuyển đổi phương tiện nên khó khăn hơn. Các hộ nghèo làm nghề ve chai, bán hàng rong, bán nước mía vỉa hè cũng gặp khó khăn khi địa phương làm chặt hơn các qui định về quản lý đô thị. Trong số 21 hộ nghèo của xóm Chùa, sang năm 2010 không có hộ nào thoát nghèo, chỉ có 2 hộ nâng mức thu nhập từ dưới 8 triệu/năm lên trên 8 triệu/năm do được vay vốn, con đi làm phụ giúp gia đình, buôn bán nhỏ...

Sở hữu đất đai của người nghèo bản xứ thường bấp bênh. Tại “xóm Đảo” phường Lãm Hà (Hải Phòng), hơn 90% người dân trong xóm chưa có sổ đỏ do đất thiếu nguồn gốc hợp pháp, giấy tờ viết tay, thuế làm số đỏ quá cao, và một số ít hộ có đất phạm vào hành lang an toàn đê điều. Tương tự tại “xóm Chùa” phường 6 (Gò Vấp), đa số hộ nghèo chưa có sổ đỏ do ở trên đất của chùa Phổ Chiếu cắt cho hoặc nằm trong “qui hoạch treo” về công viên xanh. Không có sổ đỏ nên người dân khó có cơ hội thế chấp đất đai để vay vốn ngân hàng nhằm chuyển đổi sinh kế.

Thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế khiến một số hộ nghèo ở khu vực đô thị phải chuyển ra các phường, xã phía ngoài để dễ sinh sống hơn. Điển hình tại Phường 6 (Gò Vấp), trong số 35 hộ ra khỏi danh sách nghèo của phường đầu năm 2010 có 10 hộ đã chuyển nhà đi nơi khác, chủ yếu ra Quận 12 ở xa trung tâm hơn, giá đất rẻ hơn và chi phí sinh hoạt thấp hơn. Như vậy, xu hướng giảm nghèo đô thị cần tính đến cả dòng chuyển dịch ngược tâm về địa bàn sinh sống của hộ nghèo.

Vốn xã hội của người nghèo ở đô thị thường không cao nếu so với ở nông thôn, do cách sống ở đô thị thường khép kín, có tính cá nhân (“ai biết nhà nấy”). Đa số người nghèo đô thị làm công việc tự do, thời gian làm việc dài và thất thường, chịu nhiều mệt mỏi vất vả nên cũng ít quan tâm đến các hoạt động cộng đồng do phường hoặc khu phố/tổ dân phố tổ chức. Các hộ nghèo bản xứ được phỏng vấn tại các điểm quan trắc thường ít đi họp tổ dân phố/thôn xóm, do không đuợc mời hoặc có được mời nhưng bận, mệt nên không đi. Dù có đi họp thì người nghèo cũng thường chỉ ngồi nghe thụ động, ít phát biểu ý kiến.

Người nghèo đô thị thiếu vốn xã hội còn do sự mặc cảm, tự ti với những người khá giả trong cộng đồng. Một số người nghèo vướng vào nghiện hút, nhiễm HIV/AIDS ngại tiếp xúc với bên ngoài. Các địa bàn ngoại vi đô thị hóa có rất đông người nhập cư, tạo ra sự pha tạp về văn hóa, lối sống cũng khiến nhiều người dân (nhất là những người đứng tuổi) có xu hướng khép kín quan hệ chỉ trong nhóm anh em họ hàng thân thích.

Các chương trình, dự án tại các khu vực đô thị đa số theo chủ trương, qui hoạch từ các cấp cao và do nhà thầu thực hiện, nên tiếng nói của người dân hạn chế. Bản thân người dân cũng thường chỉ quan tâm nhiều đến các chương trình, dự án khi liên quan đến vấn đề đền bù giải tỏa hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình mình.

Hộ làm thuần nông nghiệp tại địa bàn đang chuyển đổi dễ rơi vào nghèo

Đô thị hóa khiến một số ngành nghề người nghèo thường làm bị suy giảm

Người nghèo sở hữu đất đai bấp bênh càng khó chuyển đổi sinh kế

Giải pháp của một số người nghèo là di chuyển ra khu ngoại vi xa hơn

Người nghèo ít quan tâm đến hoạt động cộng đồng do mải mưu sinh hàng ngày hoặc do mặc cảm, tự ti

Tiếng nói của người nghèo đô thị trong các chương trình, dự án cũng hạn chế

Người nghèo thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế trong tiến trình đô thị hóa

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

19

Tình trạng thiếu nguồn tài chính, thiếu quan hệ xã hội... càng làm cho người nghèo đô thị tiếp cận hạn chế với dịch vụ công so với người khá giả. Chi phí cho con em ăn học tại các khu vực đô thị rất lớn, nên nhiều người nghèo không có khả năng đầu tư cho con cái ăn học lên cao. Đa số người nghèo khảo sát tại 3 điểm quan trắc chỉ cho con đi học đến hết cấp 2 hoặc cao nhất là hết cấp 3. Nguy cơ chán học, học kém dẫn đến bỏ học giữa chừng của trẻ em nghèo luôn rình rập (Hộp 2).

HỘP 2. Phụ nữ đơn thân nghèo nhất thôn Bầu

Chị N.T.H. (sinh năm 1965) là hộ nghèo nhất ở thôn Bầu, xã Kim Chung (Hà Nội). Chồng chị đã mất năm 2005 do bị bệnh gan, hiện chị sống với một đứa con gái đang học lớp 7. Vì phải bán hết đất thổ cư lấy tiền chữa bệnh, làm đám ma và lễ đổi áo cho chồng, nên hiện nay chị ở trong một túp lều tạm khoảng 10m2 trên mảnh đất nông nghiệp ở rìa thôn của anh trai chồng cho mượn. Mặt trận Tổ quốc xã muốn hỗ trợ xây dựng nhà nhưng không được vì gia đình chị không còn đất ở. Trong túp lều tạm của 2 mẹ con chị không có đồ đạc gì ngoài mấy cái nồi xoong chảo, và cũng không có điện, không có nước.

--- Cái nhà hiện tại 10m2 bác trưởng dựng lên cho, nhà bị dột, mưa bão dễ đổ, hai mẹ con lúc mưa thường phải nằm nép vào một bên để ngủ.”

--- “Đi xin nước ăn hàng ngày, hai mẹ con phải đi tắm giặt nhờ. Nhà không có điện, nhờ bóng điện đường cao tốc, sáng mờ mờ, nếu con học thì mua nến thắp”

Nhà chỉ có 2 sào đất ruộng là suất của chồng. Chị mượn thêm 2 sào ruộng của những hộ bỏ hoang để cấy lúa. Chị dành 5 thước đất trồng rau muống quanh năm để bán, trung bình mỗi ngày được trên dưới chục nghìn. Để đóng tiền học cho con, mỗi vụ chị bán 2 tạ thóc được 1 triệu. Thỉnh thoáng chị đi làm thuê cắt cỏ bờ, làm việc nhà cho người trong thôn.

--- “Có đi làm thuê cho người ta. Cắt cỏ bờ công 30.000đ 1 sào, ngày làm được một sào. Thỉnh thoảng đi làm việc nhà cho người trong thôn, bình quân làm 7 ngày trong 1 tháng, công một ngày được 100.000đ”

--- “Gạo, rau tự có. Một tháng được 3 bữa thịt. Thức ăn ngày mua 5-10.000 đồng, không có thì ăn rau luộc.”

Con gái chị năm nay học kém, bị đúp lớp 7. Cháu đang muốn bỏ học vì bị chúng bạn trêu nhà nghèo, mặc dù chị vẫn động viên con đi học.

--- “Con chán không muốn đi học. Nó nói các bạn cứ trêu, khinh bỉ con, đi học cứ như đi đầy, khổ lắm. Hôm nay nó trốn học ở nhà làm rau. Đầu năm phải đóng 800.000, người ta đóng 1,6 triệu nhà chị nghèo được giảm 50%. Mới đóng được 300.000, cô giáo nói cũng nhục lắm”.

Chị muốn vay vốn ưu đãi của ngân hàng để sửa nhà nhưng hiện chưa được vay, “có hỏi bên Phụ nữ họ trả lời không có tiền cho vay”. Chị cũng không tham gia các cuộc họp thôn vì “không được mời”.

Người nghèo mặc dù được cấp thẻ BHYT nhưng thường gặp khó khăn khi đi khám chữa bệnh, do các cơ sở y tế cấp quận và thành phố bị quá tải, thái độ phục vụ của cán bộ y tế với người có thẻ BHYT chưa tận tình, và do khó trang trải được các chi phí phát sinh ngoài phần BHYT chi trả. Tại 3 điểm quan trắc, người nghèo thường tự đi mua thuốc ở ngoài khi gặp bệnh thông thường, chỉ đến bệnh viện khi có bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính.

Gánh nặng chi phí khiến con em hộ nghèo học hành khó khăn

Người nghèo hạn chế trong tiếp cận y tế, dù được cấp thẻ BHYT

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

20

Cuối cùng, người nghèo đô thị thường có môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn. Tại các điểm quan trắc, hộ nghèo thường sống tập trung trong các địa bàn tách biệt, các hẻm sâu, cơ sở hạ tầng còn yếu kém (vì tại đó giá nhà đất thấp phù hợp với người nghèo), điển hình là xóm Chùa tại Phường 6 (Gò Vấp) và xóm Đảo tại Lãm Hà (Hải Phòng).

Đa số hộ nghèo đô thị sống trong các ngôi nhà cấp 4, số ít hộ có hoàn cảnh éo le còn phải ở trong các ngôi nhà tạm. Một số hộ nghèo đã bán nhà hoặc bị thu hồi đất hiện phải đi ở trọ. Trong số 21 hộ nghèo tại xóm Chùa phường 6 (Gò Vấp) đã có 4 hộ đang phải thuê nhà ở trọ, trong đó có 2 hộ ở trọ ngay trên chính mảnh đất của mình đã bán đi. Chương trình hỗ trợ chống dột, xây nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho các gia đình khó khăn đã được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, Phường 6 và xã Kim Chung đều không sử dụng hết quĩ vốn hỗ trợ xây nhà, chủ yếu do những hộ nghèo đang ở nhà cấp 4 xuống cấp hoặc nhà tạm nhưng không có giấy tờ đất hợp lệ để có thể xét hỗ trợ.

Vệ sinh môi trường là một vấn đề bức xúc tại các địa bàn ngoại vi đô thị hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người dân trong đó có người nghèo. Khó khăn nhất tại các điểm quan trắc là vấn đề thoát nước mặt và nước thải, gây lầy lội, ngập úng ứ đọng lâu ngày, mùi khó chịu. Tại tổ dân phố 14 phường Lãm Hà (Hải Phòng), nước thải đen ngòm từ các nhà máy chảy theo kênh ngang qua tổ dân phố gây tình trạng vô cùng ô nhiễm. Thu gom rác thải tại địa bàn đông người nhập cư như xã Kim Chung (Hà Nội) còn rất khó khăn. Cũng tại xã Kim Chung, người dân đang lo lắng về tình trạng số người chết trẻ vì bệnh ung thư khá cao trong mấy năm gần đây. Tính từ đầu năm đến tháng 9/2010 tại xã Kim Chung, nhóm cán bộ thôn ước tính đã có khoảng 17 trường hợp chết do ung thư trong độ tuổi từ 35-55. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng nhiều người lo ngại bệnh ung thư có thể liên quan đến nguồn nước bị ảnh hưởng bởi việc xả thải của các nhà máy trong Khu công nghiệp Thăng Long gần đó.

Một điều đáng quan tâm là trẻ em thuộc hộ nghèo đô thị ít có điều kiện vui chơi giải trí như trẻ thuộc hộ khá. Trẻ em nghèo thường co cụm chơi với nhau, tự tổ chức các trò chơi không mất tiền như đá bóng, đá cầu ở lòng đường - nhiều khi lại không được thiện cảm trong mắt của hộ khá và cán bộ cơ sở. Trong khi đó, các khu vực công cộng, các khu đất trống cho trẻ em vui chơi ngày càng mất dần tại các địa bàn ven đô thị hóa.

--- “Mấy nhà giàu hay phàn nàn ở tổ dân phố là không cho trẻ con chơi đá bóng ở ngoài đường. Nhưng họ không hiểu rằng, nhà họ có tiền thì cuối tuần có thể cho con đi chơi Đầm Sen, mùa hè đi du lịch. Còn hộ nghèo thì còn bận kiếm ăn hàng ngày. Không có chỗ chơi, con nhà nghèo chỉ có thể chơi các trò chơi không mất tiền như đá bóng, đá cầu ở lòng đường.” (T.M.T. khu phố 4, Phường 6, Gò Vấp).

1.2.2 Người nghèo nhập cư

Các nhóm nhập cư dưới dạng tạm trú tại các thành phố lớn rất đa dạng, có thể phân thành 3 nhóm chính: (i) nhóm lao động ở khu vực phi chính thức; (ii) nhóm lao động ở khu vực chính thức, gồm công nhân nhập cư học vấn chủ yếu từ tốt nghiệp phổ thông trở xuống (làm trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động), và những người có trình độ từ cao đẳng trở lên (làm cán bộ viên chức tại các cơ quan, doanh nghiệp); và (iii) nhóm học sinh - sinh viên ngoại tỉnh. Báo cáo này chủ yếu nhắc đến nhóm lao động nhập cư ở khu vực phi chính thức và nhóm công nhân nhập cư - là những nhóm có nhiều nguy cơ rơi vào nghèo.

Người nhập cư dưới dạng tạm trú chủ yếu thuê nhà trọ. Những người có điều kiện mua nhà đất thường sẽ tìm cách nhập hộ khẩu thành phố. Tuy nhiên vẫn có một số hộ nhập cư “có nhà đất nhưng không muốn nhập hộ khẩu” vì họ vẫn muốn để hộ khẩu ở quê để giữ ruộng và các chế độ khác. Trong số 40 hộ chưa có hộ khẩu thường trú tại tổ dân

Khoảng trống vui chơi ngoài trời cho trẻ em nghèo ngày càng thu hẹp

Thoát nước, thu gom rác thải là hai vấn để bức xúc về vệ sinh môi trường tại các địa bàn đô thị hóa

Khu vực phi chính thức và công nhân nhập cư có nguy cơ rơi vào nghèo cao hơn các nhóm khác

Một bộ phận người nhập cư không muốn nhập hộ khẩu thành phố vì muốn giữ các chế độ ở quê

Người nghèo thường sống trong các ngôi nhà đơn sơ tại những địa bàn cơ sở hạ tầng còn yếu kém

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

21

phố 14 phường Lãm Hà (Hải Phòng), có 30 hộ thực tế chưa muốn nhập hộ khẩu - là những hộ ở các huyện lân cận đến tổ 14 mua đất xây nhà nhưng vẫn muốn giữ hộ khẩu ở quê để giữ ruộng và cho con em đi học ở quê.

Các dòng nhập cư rất đa dạng nhưng thường có tính lựa chọn do tập tính di chuyển theo nhóm và dựa vào mạng lưới xã hội phi chính thức. Tại Kim Chung (Hà Nội), phần lớn công nhân nhập cư đến từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra. Tại Lãm Hà (Hải Phòng), chủ yếu lao động tự do và một số công nhân đến từ các huyện ngoại thành Hải Phòng. Tại Phường 6 (Gò Vấp), dòng người đến rất đa dạng, nhưng có sự phân hóa vùng miền và giới tính khá rõ nét theo từng ngành nghề (Bảng 8).

BẢNG 8. Đặc trưng xuất xứ và giới tính của người nhập cư theo nhóm ngành nghề tại Phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM)

Nhóm ngành nghề Đặc trưng giới tính Đặc trưng xuất xứ

Công nhân tay nghề thấp (may, giày da...) Nam và nữ Người miền Bắc, Bắc Trung bộ và từ miền Tây

(ĐBSCL)

Phụ bán quán, phụ nhà hàng, hớt tóc Phụ nữ Người miền Tây (ĐBSCL)

Bảo vệ, bán ghế bố, lư đồng Nam giới Người miền Tây (ĐBSCL)

Ve chai Phụ nữ Người miền Bắc và Bắc Trung bộ

Hàng rong Phụ nữ Từ cả 3 miền, đa số là người từ Nam Trung bộ trở vào

Đấm bóp Nam giới Người miền Bắc và Bắc Trung bộ

Xe ôm Nam giới Từ cả 3 miền

Phụ hồ Nam giới Từ cả 3 miền

Bán vé số Phụ nữ, nam giới (lớn tuổi), trẻ em Người miền Tây (ĐBSCL)

Giúp việc nhà Phụ nữ Người miền Tây (ĐBSCL)

Người nhập cư dưới dạng tạm trú thường không được xét đến trong rà soát nghèo hàng năm. Riêng TP.HCM đã tính đến một số hộ tạm trú dài hạn trên 1 năm, có nhà ở ổn định khi bình xét nghèo. Chẳng hạn, trong tổng số 270 hộ nghèo cuối năm 2009 tại Phường 6 có 17 hộ tạm trú dài hạn. Ngay cả khi được xét đến trong rà soát nghèo (như trong qui định tổng điều tra hộ nghèo cuối năm 2010 sắp tới), cũng sẽ có ít người nhập cư thuộc diện nghèo nếu thuần túy tính theo chuẩn nghèo thu nhập.

Tuy nhiên, tình trạng nghèo của người nhập cư sẽ trầm trọng hơn nhiều khi nhìn dưới góc độ “nghèo đa chiều”, có thể phân thành các yếu tố chính sau đây (Hình 3):

� Chi phí cuộc sống cao ở đô thị � Việc làm bấp bênh, rủi ro thường trực � Thiếu hòa nhập xã hội (bất lợi, thiệt thòi trong các mối quan hệ xã hội) � Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công � Môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn.

Ngành nghề của người nhập cư có sự phân hóa theo vùng miền và giới tính

TP.HCM đã đưa người tạm trú dài hạn vào bình xét nghèo

5 yếu tố dẫn đến nghèo nhập cư có đôi chút khác biệt so với nghèo bản xứ

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

22

Đó là một số yếu tố chính dẫn đến nghèo nhập cư nêu trên có chút khác biệt so với nghèo bản xứ. Những yếu tố này cần được quan tâm hơn nhằm vượt qua các thách thức giảm nghèo đô thị toàn diện cả trong nhóm người bản xứ và người nhập cư trong thời gian tới (xem phần 1.3).

Chi phí cuộc sống cao là khó khăn được nhắc đến nhiều nhất trong nhóm người nhập cư tại các thành phố. Giá phòng trọ đã tăng liên tục trong năm vừa qua (Bảng 9). Lạm phát chung và số phòng trọ có hạn trong khi nhu cầu thuê tăng cao là 2 nguyên nhân chính khiến các chủ nhà trọ tăng giá. Người thuê trọ đang phải trả tiền điện cho các chủ nhà trọ với giá thỏa thuận rất cao, lên đến 2.000-2.500 đồng/số ở Kim Chung (Hà Nội) thậm chí 3.000-3.500 đồng/số ở Phường 6 (Gò Vấp). Tính bình quân, giá tiền điện người thuê trọ phải trả trong năm 2010 đã tăng 500 đồng/số so với năm 2009.

BẢNG 9. Giá phòng trọ tại các điểm quan trắc năm 2009 - 2010 (đồng/tháng)

7/2009 7/2010

Kim Chung (Hà Nội) [1] 250 - 300.000 350 - 450.000

Lãm Hà (Hải Phòng) [2] 350.000 400 - 500.000

Phường 6 (Gò Vấp) [3] 900 - 1.000.000 1.200.000

Ghi chú: � [1] Diện tích từ 8 - 10m2, mái lợp fibrô, nền xi măng hoặc lát gạch hoa loại rẻ, không có gác xép,

công trình phụ chung cho cả dãy phòng � [2] Diện tích khoảng 12m2, mái lợp fibrô, nền đá hoa, không có gác xép, công trình phụ khép kín � [3] Diện tích khoảng 15m2, mái lợp fibrô, nền xi măng hoặc lát gạch hoa loại rẻ, có gác xép

(khoảng 7m2), công trình phụ khép kín

Xu hướng người nhập cư cả 2 vợ chồng ở cùng con nhỏ tại các thành phố (mà không gửi con về quê cho ông bà nuôi như trước đây) đang tăng lên. Tại xã Kim Chung (Hà Nội) ở thời điểm tháng 7/2010, trong số hơn 20.000 người tạm trú có 392 người là phụ nữ có chồng ở trọ cùng gia đình, và 133 trẻ em dưới 6 tuổi (gồm 85 trẻ dưới 1 tuổi, 47

Chi phí thuê phòng trọ, điện, nước tăng dẫn đến chi phí cuộc sống cao

Các cặp vợ chồng nhập cư có con nhỏ còn thêm nhiều chi phí tốn kém

Việc làm bấp bênh

HÌNH 3. Các yếu tố chính của nghèo nhập cư

Chi phí cuộc sống cao

Nghèo nhập cư

Thiếu hòa nhậpxã hội

Hạn chế tiếp cậndịch vụ công

Môi trường sốngkém tiện nghivà thiếu an toàn

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

23

trẻ từ 1-5 tuổi, 1 trẻ 6 tuổi). Hiện tượng này vài năm trước rất ít gặp trong nhóm công nhân nhập cư ở Kim Chung, và số liệu thực tế có thể lớn hơn nhiều số liệu báo cáo. Một số cặp vợ chồng có con nhỏ thuê phòng trọ riêng sẽ phải trả tiền thuê cao hơn khoảng 150-200.000 đồng/tháng so với phòng trọ chung. Chi phí gửi con tại các nhà trẻ và cho con đi học (trường công lập hoặc dân lập) rất cao, trong khi các chi phí thiết yếu khác đã lấy gần hết khoản thu nhập hàng tháng của hộ gia đình (Hộp 3). Nhiều cặp vợ chồng làm công nhân theo ca kíp phải thuê người đưa đón con đi học hàng ngày; hoặc một số cặp vợ chồng phải chi phí thêm cho người nhà lên thành phố trông con nhỏ giúp họ.

HỘP 3. Hộ nhập cư có con nhỏ khó có khả năng tiết kiệm

Chị Đ.T.C cùng chồng quê ở Quảng Ngãi hiện đang thuê nhà trọ ở cùng 2 con nhỏ tại Phường 6 (Gò Vấp). Bảng cân đối thu chi thường xuyên của gia đình anh chị trong tháng 6 năm 2010 ước tính như sau.

Thu thường xuyên: đồng/tháng 4.400.000

• Vợ bán hàng rong 2.000.000• Chồng làm phụ hồ 2.400.000

Chi thường xuyên: đồng/tháng 4.070.000

• Tiền thuê nhà 1.200.000• Điện nước 170.000 • Xăng xe 300.000• Ăn uống 2.000.000• Thuốc chữa bệnh 100.000• Thăm hỏi, cưới xin 300.000

Mỗi tháng gia đình chị chỉ còn dư khoảng hơn 300 nghìn đồng để trang trải rất nhiều khoản chi đột xuất, nhất là tiền lo cho 2 đứa con đi học. Chị tâm sự “Nhà tui đi làm không có để dành, vì có đến đâu là tiêu hết đến đấy. May mà có AAV hỗ trợ quần áo, sách giáo khoa, học phí... nếu không nhà tui khó mà cho cháu út đi học được”.

Cuộc sống “hiện đại” ở thành phố phát sinh các khoản chi đáng kể (mà người nhập cư thường tốn ít hơn nếu ở quê nhà), như chi phí điện thoại, quần áo và các chi phí xã hội như thăm hỏi ốm đau, mừng đám cưới, sinh nhật của đồng hương, bạn trọ... Đối với một số người nhập cư có gia đình ở quê thuộc diện nghèo, số tiền gửi về nhà bắt buộc theo định kỳ để giúp bố mẹ trang trải cuộc sống và lo cho con em ăn học cũng là một gánh nặng chi phí.

Xét đến các chi phí cao khi ra thành phố như nêu trên, hầu hết người nhập cư chỉ còn lại ngân quĩ chi tiêu rất tằn tiện cho các nhu cầu lương thực - thực phẩm và phi lương thực - thực phẩm thiết yếu của bản thân họ. Khảo sát tại các điểm quan trắc cho thấy, bữa ăn của đa số người nhập cư rất đạm bạc.

Việc làm bấp bênh dẫn đến thu nhập không ổn định là vấn đề chung của cả người nghèo bản xứ và nhập cư. Tuy nhiên, đặc thù công việc và bản chất lưu động của người nhập cư làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Người nhập cư đang đảm nhiệm nhiều loại nghề tại các thành phố mà đa số người bản xứ không muốn làm, mỗi nhóm nghề đó lại có những rủi ro riêng (xem thêm phần 2).

Với nhóm công nhân nhập cư, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 là minh chứng rõ nhất cho sự bấp bênh về việc làm của họ. Riêng công nhân nữ còn có

Cuộc sống đô thị phát sinh nhiều chi phí xã hội cao hơn so với quê nhà

Ngân quĩ còn lại cho các nhu cầu thiết yếu của người nhập cư rất hạn hẹp

Mỗi nhóm nghề người nhập cư đang làm đều có rủi ro riêng

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

24

nguy cơ mất việc làm khi đã ngoài 30 tuổi. Nguyên nhân do sức khỏe của họ giảm sút, khó cạnh tranh với lớp công nhân mới trẻ hơn, có sức khỏe hơn trong những công việc căng thẳng, thời gian dài như giày da, dệt may, lắp ráp điện tử... Khi có bầu hoặc có con nhỏ, công nhân nữ thường bị giảm năng suất, giảm thời gian tăng ca, từ đó giảm thu nhập, mất cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, thậm chí bị doanh nghiệp tìm cách cho nghỉ việc.

Với các nhóm lao động tự do trong khu vực phi chính thức, những bất lợi, hạn chế về “trình độ, tay nghề” tương tự nhóm người bản xứ, là gốc rễ của việc làm bấp bênh tại đô thị. Việc làm và thu nhập của nhóm nhập cư làm công việc tự do thường ăn đong theo ngày (ngày nhiều ngày ít, ngày có ngày không), phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, mùa vụ, tiến độ công trình, thậm chí “hên xui”... Người nhập cư với mục đích kinh tế thường sẵn sàng làm việc quá thời gian, quá sức để có thêm thu nhập, nên sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. Một số ngành nghề đặc thù người nhập cư thường làm đang giảm dần trong bối cảnh đô thị hóa, như xích lô, đấm bóp... (Hộp 4).

HỘP 4. Nghề đấm bóp của người nhập cư đang giảm dần

Anh T.V.T quê Vĩnh Phúc, đến thành phố Hồ Chí Minh làm nghề đấm bóp dạo vào buổi tối đã hơn 10 năm. Khoảng 2-3 năm trở về trước, mỗi tối anh đấm bóp cho khoảng 8-10 khách, tiền công cho mỗi lần đấm bóp (khoảng 30 phút) là 20 ngàn đồng, nhiều vị khách hào phóng còn cho thêm tiền “bo”. Nhưng 2-3 năm gần đây, lượng khách đấm bóp giảm hẳn. Bản thân anh T. là người có tay nghề cũng chỉ có được khoảng 5 khách/tối, hầu hết là những khách quen, ít có thêm khách mới. Theo anh T. hiện chỉ còn khoảng 10 người làm nghề đấm bóp dạo sống ở Khu phố 4 (Phường 6, Gò Vấp), bằng 1/3 so với cách đây 2-3 năm. Những thợ đấm bóp có tay nghề không cao, không có nhiều khách quen phải sang các nghề khác.

--- “Hai ba năm nay lượng khách giảm, mà chỉ toàn là khách quen thôi, khách lạ ít gọi, những người tin tưởng mình họ mới gọi... Lượng khách thưa hơn thì lượng người làm cũng phải thưa hơn. Người ta phải chuyển sang làm nghề khác như mua ve chai, buôn bán nhỏ...”

Thiếu hòa nhập xã hội là khó khăn đặc thù của người nhập cư, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn giữ hệ thống “hộ khẩu” và còn nhiều thủ tục, chính sách gắn với hộ khẩu (dù đã giảm so với trước), điển hình là các chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo. Không có hộ khẩu và không được bình xét là hộ nghèo tại đô thị, người nhập cư khó dựa vào các thiết chế chính thức tại địa phương.

Còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hòa nhập từ phía người nhập cư. Mục đích ra thành phố kiếm tiền để về quê sinh sống sau này khiến người nhập cư ưu tiên duy trì các quan hệ xã hội ở quê nhà hơn là phát triển các quan hệ xã hội ở thành phố. Người nhập cư chủ yếu dựa vào mạng lưới xã hội phi chính thức để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống khi mới đến và chống đỡ rủi ro. Đồng hương, bạn trọ rất quan trọng với người nhập cư, và nhiều khi là mối quan hệ xã hội duy nhất của họ.

Tập tính lưu động cao, thường xuyên thay đổi chỗ ở trọ khiến cho các mối quan hệ xã hội giữa người nhập cư với cộng đồng dân cư bản địa thường mang tính chất tạm thời và ngắn hạn. Tính chất công việc vất vả, nặng nhọc, thường mệt mỏi khi về đến nhà trọ khiến người nhập cư thiếu động lực tham gia các sinh hoạt cộng đồng. Nhóm công nhân nhập cư trong các ngành may mặc, giày da, lắp ráp điện tử... thường xuyên phải tăng ca, tăng giờ nên thời gian biểu của họ khá nghèo nàn. Phải chi tiêu tằn tiện tại thành phố để có tiền tiết kiệm và gửi về quê cũng khiến người nhập cư tìm cách giảm các chi phí xã hội ở mức tối đa.

Nhóm lao động tự do thường ăn đong theo ngày, sức khỏe bị ảnh huởng, một số loại việc giảm dần

Việc thiếu hòa nhập xã hội của người nhập cư liên quan đến hệ thống “hộ khẩu”...

... và nhiều yếu tố khác từ phía bản thân người nhập cư

Công nhân nhập cư chịu tác động của khủng hoảng tài chính; công nhân nữ lớn tuổi càng rủi ro hơn

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

25

--- “Chị đi làm từ sáng đến tối. Bạn làm ăn nhiều hơn hàng xóm, chả ai hiểu gì nên quen biết khó” (N.T.T., buôn bán nhỏ nhập cư tại phường Lãm Hà, Hải Phòng)

--- “Đi làm suốt ngày nên chả quan tâm gì đến xung quanh” (V.T.T, công nhân nhập cư tại phường Lãm Hà, Hải Phòng)

--- “Cuộc sống hiện tại của tôi cũng như của bao công nhân khác thật khép kín. Nhiều khi tôi cảm thấy mình như một cái máy tự hoạt động. Chu trình một ngày của tôi là từ nhà trọ đến công ty rồi lại từ công ty về nhà. Ngày nào cũng thế... Hầu như ngày nào tôi cũng làm từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Chủ nhật nào tôi cũng xin đi làm thêm để tăng thu nhập. Cả tháng trời ròng rã như vậy tôi cảm thấy mình mệt mỏi thực sự “ (N.T.H, công nhân nhập cư tại xã Kim Chung, Hà Nội)

Bên cạnh việc thừa nhận những ảnh hưởng tích cực của dòng người nhập cư, người dân bản xứ thường kết nối sự gia tăng các vấn đề “tệ nạn xã hội”, “tắc đường”, “rác thải bừa bãi”... với dòng người nhập cư. Sự đa dạng về văn hóa, lối sống của người nhập cư thường được coi là “lai tạp”, “không phù hợp với văn hóa địa phương”. Tại các địa bàn tập trung rất đông công nhân nhập cư như xã Kim Chung (Hà Nội), còn nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp giữa công nhân và người bản xứ, có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, lối sống của trẻ em... Do đó, thái độ kỳ thị và xa lánh của một bộ phận người bản xứ với người nhập cư khó tránh khỏi.

Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công là bất lợi chung của người nghèo thiếu nguồn lực tài chính và thiếu vốn xã hội, đối với người nhập cư còn là hệ quả đặc thù của sự thiếu hòa nhập xã hội. Tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng thường được gắn với dòng người nhập cư ngày càng đông tại các thành phố. Các dịch vụ giáo dục, y tế, vay vốn... tại các thành phố đều ưu tiên cho người có hộ khẩu thường trú. Con em người nhập cư khó xin học tại các trường chính qui, do trường lớp đã quá tải. Không được xét hộ nghèo nên con em người nhập cư nghèo không được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khi theo học tại thành phố. Chi phí học tập cao tại khu vực đô thị khiến một số trẻ nhập cư phảỉ bỏ học giữa chừng hoặc phải lao động sớm để phụ giúp bố mẹ. Người nhập cư còn ít quan tâm đến mua thẻ BHYT tự nguyện.

Người nhập cư trong nhiều trường hợp lại trở thành đối tượng cần “xử lý” của các dịch vụ công liên quan đến quản lý đô thị, khiến họ càng rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Các qui định về “văn minh đô thị” hoặc “an toàn thực phẩm” cũng mâu thuẫn với sinh kế của một số nhóm nhập cư làm các nghề tự do. Ví dụ, các thành phố thường hạn chế và xử phạt người bán hàng rong vì lỗi “lấn chiếm lòng lề đường” và “đứng không đúng nơi qui định”. Trong khi đó, hàng rong là một dịch vụ giá thấp, tiện lợi, không thể thiếu đối với một bộ phận dân cư đô thị, ở khía cạnh nào đó còn là nét văn hóa đặc trưng của đô thị Việt Nam.

Môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn thường gắn liền với xu hướng cắt giảm tối đa chi phí cuộc sống ở đô thị của người nhập cư. Người nhập cư thường chọn sinh sống tại những vùng ngoại vi cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, có giá đất rẻ, giá nhà trọ rẻ nhưng thuận tiện cho việc mưu sinh của họ. Ô nhiễm môi trường, thoát nước kém, đường sá lầy lội, điện nước chất lượng không tốt và giá cao... là những khó khăn chung của cả người bản xứ và người nhập cư tại những vùng ngoại vi này.

Ở xã Kim Chung (Hà Nội), công nhân nhập cư thường phàn nàn về phòng trọ diện tích nhỏ (dưới 10m2), tường mỏng, mái fibro nên rất nóng bức vào mùa hè. Đa số phòng trọ ở đây được thiết kế 2 dãy dài úp mặt vào nhau, ở giữa có một khoảng trống chỉ rộng khoảng 2m vừa là nơi để xe và phơi quần áo, không có không gian xanh, khu vệ sinh dùng chung, phần lớn vẫn sử dụng nước giếng khoan. Ở phường Lãm Hà (Hải Phòng), nhiều người nhập cư chấp nhận thuê phòng trọ chỉ với giá 200 - 250.000 đồng/phòng/tháng. Đây là những phòng trọ được xây từ trước năm 2000 nay đã xuống cấp, trần nhà

Thiếu hòa nhập xã hội còn xuất phát từ định kiến của một bộ phận người bản xứ với người nhập cư

Người nghèo nhập cư gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ công tại thành phố

Sinh kế của người nhập cư nhiều khi mâu thuẫn với các qui định về quản lý đô thị

Người nhập cư nghèo thường chọn những địa bàn giá đất, giá nhà trọ rẻ để sinh sống...

... do đó nơi ở thường chật hẹp, thiếu tiện nghi, vệ sinh môi trường kém

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

26

thấp, tường bị ngấm nước, mái dột, bể nước thiết kế chưa hợp vệ sinh. Ở phường 6 (Gò Vấp), nhóm ve chai thường gom lại thành nhóm nhỏ, thuê chung một khu trọ đơn sơ nhưng có một mảnh đất trước nhà để phân loại ve chai sau khi lượm hoặc mua về, gây ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ cao. Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, phường 6 không còn là phường ngoại vi như trước, thực hiện các qui định về cấm vựa ve chai trong các khu vực đông dân cư được làm chặt chẽ hơn, nên các vựa ve chai có xu hướng chuyển ra các quận ngoại vi (như Quận 12), nơi có đất đai rộng để tiện cho việc chứa và phân loại phế liệu.

Một số nhóm nhập cư làm các công việc lưu động thường có điều kiện sống tạm bợ. Điển hình là nhóm phụ hồ đi theo công trình xây dựng, họ thường ăn ở trong các lán tạm ngay tại chân công trình với điều kiện sống nghèo nàn, điều kiện làm việc thiếu an toàn, chưa kể nguy cơ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn cờ bạc, mại dâm... Tính dễ bị tổn thương của nhóm phụ hồ nhập cư này rất cao, cần có khảo sát riêng để có thêm thông tin chi tiết.

1.3 Các thách thức giảm nghèo đô thị

Báo cáo năm 2009 đã nêu những thách thức về cải thiện cơ sở hạ tầng tại những nơi tập trung đông người nghèo đô thị, hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, cải thiện tiếp cận dịch vụ công, cải thiện vốn xã hội, mở rộng các biện pháp an sinh xã hội đối với cả người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư. Báo cáo năm 2010 sẽ cập nhật những thách thức trên tại các điểm quan trắc, trong đó chú trọng hơn đến những khó khăn trong thực hiện các chính sách giảm nghèo đô thị trong bối cảnh mới.

1.3.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng

Các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước được hoàn thành trong năm 2010 tiếp tục giúp cải thiện đáng kể điều kiện cơ sở hạ tầng (CSHT) tại các điểm quan trắc ở vùng ven đô thị hóa - những nơi tập trung đông người nghèo, gồm cả người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư.

Một số vấn đề bức xúc của người dân tại các điểm quan trắc về CSHT đã được giải quyết. Tại xã Kim Chung (Hà Nội) trong năm 2010 đã lắp đặt đường nước sạch đến 2 trong tổng số 3 thôn của xã - đây là ước ao của người dân từ nhiều năm nay. Nhiều tuyến đường trục và đường xương cá trong xã Kim Chung đã được đầu tư nâng cấp. Tại xóm Đảo phường Lãm Hà (Hải Phòng), đường điện lưới lắp công tơ trực tiếp đến từng hộ gia đình đã hoàn thành từ tháng 11/2009 khiến bà con rất phấn khởi. Chất lượng điện tại xóm Đảo đã tốt hơn, giá điện phải trả của người dân nơi đây đã giảm 50% (ước tính mỗi tháng cả xóm Đảo tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng tiền điện), tình làng nghĩa xóm nhờ đó cũng được cải thiện so với thời dùng công tơ tổng. Tại Phường 6 (Gò Vấp), các dự án xây kè, nạo vét kênh Vàm Thuật, mở rộng và cứng hóa đường hẻm... đã giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Cũng tại Phường 6, dịch vụ thu gom rác đã có sự cải thiện đáng kể sau khi có ý kiến phản hồi của người dân và có sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

Không chỉ có đầu tư của Nhà nước, người dân tại các điểm quan trắc còn tự đóng góp tiền và công sức để làm các hạng mục hạ tầng nhỏ, như đường ngõ hẻm (Kim Chung, Phường 6) hoặc dốc lên đê (Xóm Đảo, Lãm Hà). Tùy từng ngõ xóm mà người dân có thể thỏa thuận hộ khá giả đóng góp nhiều hơn, còn hộ nghèo đóng góp ít hơn.

Tuy nhiên, nhiều mặt yếu kém về CSHT tại các điểm quan trắc vẫn chưa được giải quyết, ảnh hưởng lớn đến đời sống của cả người bản xứ và người nhập cư.

Nhóm nhập cư làm phụ hồ lưu động có điều kiện sống rất nghèo nàn

Cơ sở hạ tầng tại những nơi tập trung người nghèo đã cải thiện đáng kể

Một số vấn đề bức xúc đã được giải quyết nhờ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước

Người dân cùng đóng góp làm các công trình nhỏ

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

27

Thoát nước và ô nhiễm môi trường là 2 vấn đề nổi cộm nhất. Tại phường Lãm Hà, thoát nước vẫn rất khó khăn do cống Cảnh Hầu bị hỏng, mương thoát nước bị tắc nghẽn ở một số đoạn. Nhiều đường trục nội xóm hoặc liên xóm vẫn là đường đất lầy lội. Ô nhiễm môi trường tại Lãm Hà trong năm 2010 còn trầm trọng hơn các năm trước do sự gia

tăng nguồn nước thải công nghiệp của một số doanh nghiệp gần khu dân cư. Tại xã Kim Chung, việc thoát nước cũng rất khó khăn, nhiều tuyến đường bị ngập nặng khi trời mưa, rác thải quá nhiều không thu gom và chuyển đi kịp. Tại Phường 6, chất lượng nước vòi đôi khi còn kém do đường nước mới lắp đặt chưa ổn định...

Các mặt tồn tại về CSHT thường vượt quá khả năng đóng góp của dân cư và khả năng điều hành của tổ dân phố; trong khi đó cấp phường, quận thiếu ngân sách để đầu tư, trong một số trường hợp còn chưa phát huy đươc cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thay vì ngồi chờ xin ngân sách cấp trên (Hộp 5).

HỘP 5. Cống Cảnh Hầu (phường Lãm Hà) hỏng từ lâu chưa được sửa

Cống Cảnh Hầu là cửa cống điều tiết thoát nước của 2.000 hộ dân và 50 doanh nghiệp trên địa bàn phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng). Cống bị xuống cấp nặng, cánh cống đã bị hỏng, tay quay mất từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được sửa. Vào những ngày mưa, do cống không đóng mở được nên những hộ ven đường trục tổ dân phố số 14 bị ngập nặng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, vệ sinh môi trường.

--- “Cứ mưa to là nước ngập đến tận mép giường. Nước cống đen ngòm. Các nhà khác có tiền nâng cao, nhà mình trũng nhất nên bị ngập cả tuần. Mưa rồi muỗi bay, chỉ lo hai đứa trẻ con bị bệnh. Nước ngập đến chỗ đi vệ sinh cũng không có. Khổ lắm...” (B.T.L, tổ dân phố 14).

Dự kiến sửa cống Cảnh Hầu tốn khoảng vài chục triệu đồng, nhưng chưa có ai đứng ra giải quyết. Lãnh đạo phường Lãm Hà cho biết phường không có ngân sách để tự làm, cấp trên chưa cấp ngân sách. Nhóm cán bộ tổ dân phố số 14 cho biết, người dân trong tổ sẵn sàng đóng góp tiền bạc và công sức để sửa cống, nhưng phải có phường đứng ra chỉ đạo triển khai vì cống này liên quan thoát nước cho cả khu dân cư lớn và nhiều doanh nghiệp.

--- “Hiện nay, cống Cảnh Hầu vẫn tắc vì ngân sách cấp trên không có, phường thì lực bất tòng tâm. Biết là vấn đề bức xúc nhưng chưa làm được”. (lãnh đạo Phường Lãm Hà)

--- “Nếu là chuyện nội bộ của tổ thì mình tìm cách lo. Cống thoát nước là chuyện của cả phường, tổ không lo được. Nếu phường đứng ra làm ngọn cờ kêu gọi doanh nghiệp, bà con thì làm được ngay. Mình cũng sẵn sàng đóng mở cống Cảnh Hầu không công” (N.N.C, tổ trưởng tổ dân phố số 14)

Quá tải dịch vụ thu gom rác thải tại xã Kim Chung (Hà Nội) - nơi ngụ cư của hơn 20.000 công nhân nhập cư và gần 10.000 người bản xứ, là một khó khăn điển hình của những địa bàn đông người nhập cư. Từ cuối năm 2009 đã xuất hiện mô hình doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào dịch vụ thu gom rác ở thôn Bầu (phát triển lên từ nhóm thu gom rác thủ công), giúp giảm thiểu tình trạng ứ đọng rác trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp này còn nhiều khó khăn do ý thức hạn chế của người dân, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan liên quan (Hộp 6).

Thu gom rác thải tại các vùng ven, đông người nhập cư vẫn khó khăn

thấp, tường bị ngấm nước, mái dột, bể nước thiết kế chưa hợp vệ sinh. Ở phường 6 (Gò Vấp), nhóm ve chai thường gom lại thành nhóm nhỏ, thuê chung một khu trọ đơn sơ nhưng có một mảnh đất trước nhà để phân loại ve chai sau khi lượm hoặc mua về, gây ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ cao. Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, phường 6 không còn là phường ngoại vi như trước, thực hiện các qui định về cấm vựa ve chai trong các khu vực đông dân cư được làm chặt chẽ hơn, nên các vựa ve chai có xu hướng chuyển ra các quận ngoại vi (như Quận 12), nơi có đất đai rộng để tiện cho việc chứa và phân loại phế liệu.

Một số nhóm nhập cư làm các công việc lưu động thường có điều kiện sống tạm bợ. Điển hình là nhóm phụ hồ đi theo công trình xây dựng, họ thường ăn ở trong các lán tạm ngay tại chân công trình với điều kiện sống nghèo nàn, điều kiện làm việc thiếu an toàn, chưa kể nguy cơ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn cờ bạc, mại dâm... Tính dễ bị tổn thương của nhóm phụ hồ nhập cư này rất cao, cần có khảo sát riêng để có thêm thông tin chi tiết.

1.3 Các thách thức giảm nghèo đô thị

Báo cáo năm 2009 đã nêu những thách thức về cải thiện cơ sở hạ tầng tại những nơi tập trung đông người nghèo đô thị, hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, cải thiện tiếp cận dịch vụ công, cải thiện vốn xã hội, mở rộng các biện pháp an sinh xã hội đối với cả người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư. Báo cáo năm 2010 sẽ cập nhật những thách thức trên tại các điểm quan trắc, trong đó chú trọng hơn đến những khó khăn trong thực hiện các chính sách giảm nghèo đô thị trong bối cảnh mới.

1.3.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng

Các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước được hoàn thành trong năm 2010 tiếp tục giúp cải thiện đáng kể điều kiện cơ sở hạ tầng (CSHT) tại các điểm quan trắc ở vùng ven đô thị hóa - những nơi tập trung đông người nghèo, gồm cả người nghèo bản xứ và người nghèo nhập cư.

Một số vấn đề bức xúc của người dân tại các điểm quan trắc về CSHT đã được giải quyết. Tại xã Kim Chung (Hà Nội) trong năm 2010 đã lắp đặt đường nước sạch đến 2 trong tổng số 3 thôn của xã - đây là ước ao của người dân từ nhiều năm nay. Nhiều tuyến đường trục và đường xương cá trong xã Kim Chung đã được đầu tư nâng cấp. Tại xóm Đảo phường Lãm Hà (Hải Phòng), đường điện lưới lắp công tơ trực tiếp đến từng hộ gia đình đã hoàn thành từ tháng 11/2009 khiến bà con rất phấn khởi. Chất lượng điện tại xóm Đảo đã tốt hơn, giá điện phải trả của người dân nơi đây đã giảm 50% (ước tính mỗi tháng cả xóm Đảo tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng tiền điện), tình làng nghĩa xóm nhờ đó cũng được cải thiện so với thời dùng công tơ tổng. Tại Phường 6 (Gò Vấp), các dự án xây kè, nạo vét kênh Vàm Thuật, mở rộng và cứng hóa đường hẻm... đã giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Cũng tại Phường 6, dịch vụ thu gom rác đã có sự cải thiện đáng kể sau khi có ý kiến phản hồi của người dân và có sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

Không chỉ có đầu tư của Nhà nước, người dân tại các điểm quan trắc còn tự đóng góp tiền và công sức để làm các hạng mục hạ tầng nhỏ, như đường ngõ hẻm (Kim Chung, Phường 6) hoặc dốc lên đê (Xóm Đảo, Lãm Hà). Tùy từng ngõ xóm mà người dân có thể thỏa thuận hộ khá giả đóng góp nhiều hơn, còn hộ nghèo đóng góp ít hơn.

Tuy nhiên, nhiều mặt yếu kém về CSHT tại các điểm quan trắc vẫn chưa được giải quyết, ảnh hưởng lớn đến đời sống của cả người bản xứ và người nhập cư.

Nhưng nhiều mặt hạ tầng đô thị còn yếu kém, nhất là về thoát nước và vệ sinh môi trường

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

28

HỘP 6. Mô hình doanh nghiệp thu gom rác tại thôn Bầu

Công ty Vệ sinh Môi trường của anh N.V.T. được thành lập từ tháng 7/2009 với số vốn đầu tư 2.1 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu là thu gom rác thải tại thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Sau khi thành lập công ty, anh đã đầu tư 1 xe tải chở rác hiện đại, 35 xe thu gom rác, tạo việc làm cho 29 công nhân với mức lương 2,2 triệu/tháng. Lượng rác thải thu gom tại thôn Bầu rất lớn (7-9 tấn/ngày), công nhân phải làm việc vất vả.

Nguồn thu chính của Công ty là thu phí rác thải với mức 2.000 đồng/khẩu/tháng. Khó khăn là các chủ nhà trọ không khai báo đủ số công nhân ở trọ, làm Công ty bị hụt doanh thu dự kiến, hiện tại hoạt động không có lãi. Người dân chưa có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định nên gây nhiều khó khăn cho việc thu gom rác của công nhân.

--- “Lượng rác thải của thôn Bầu là vô cùng lớn, mỗi ngày phải chuyển đi 2 chuyến ô tô sáng, chiều. Nếu bỏ không vận chuyển 1 ngày thì rác trong bãi ngập luôn, chất lên cũng phải cao 4m. Thông thường những nơi khác, người thu gom chỉ phải đi 2 - 3 chuyến 1 ngày, làm ở đây số lần đi phải gấp 2 - 3 lần”

--- Một số hộ không có ý thức, cấp cho bao tải để rác không cho vào bao mà vứt ra ngoài, nên ngươi đi thu cũng vất hơn. Thu phí nhiều lúc rất khó khăn, 70% nhà khai báo số lượng người ở trọ ít đi. Thu phí theo khẩu: 2000 đ/tháng mà có nhà 22 người ở cả tháng nộp được 4.000 đ, không đủ mua khẩu trang cho công nhân. Người dân mà không có ý thức là rất khó làm.”

Do đầu tư nhiều và đã ký hợp đồng lâu dài với xã nên anh vẫn cố gắng duy trì công việc “không bỏ được do đầu tư vào đây nhiều quá, mặt khác mình đã làm hợp đồng với xã 5 năm từ 2006 - 2011 nên không thể bỏ được”. Tương lai anh dự định mở rộng dịch vụ trong xã và làm cổ đông của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện để cải thiện thu nhập.

Tình trạng người nhập cư phải trả giá điện quá cao vẫn tiếp diễn, mặc dù trong năm 2010 Bộ Công thương và các cơ quan điện lực địa phương đã ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ người lao động nhập cư được trả tiền điện theo mức giá quy định của Nhà nước12. Bản chất của khó khăn nằm ở tâm lý chưa sắn sàng từ phía chủ nhà trọ và các thủ tục còn rườm rà mà người nhập cư khó đáp ứng (ví dụ, không có giấy đăng ký tạm trú, thuê trọ thời hạn dưới 12 tháng, không có bảo lãnh của chủ nhà trọ...).

Một số “qui hoạch treo” tại các điểm quan trắc ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội địa phương và đời sống, tâm lý của người dân đến giữa năm 2010 vẫn chưa có chuyển biến đáng kể so với các năm 2008-2009. Điển hình là qui hoạch khu “công viên cây xanh” tại Phường 6 (Gò Vấp) qua nhiều năm không thực hiện, gây đình trệ việc sang nhượng, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng nhà cửa, hỗ trợ chống dột... trong vùng qui hoạch. Phường 6 đã có đề nghị cấp trên xóa qui hoạch, tuy nhiên vẫn chưa được duyệt.

12 Thông tư 08/2010/BCT-TT của Bộ Công thương ban hành ngày 24/2/2010 về việc Quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện. Cứ 4

người là sinh viên và người lao động thuê nhà được tính là một hộ sử dụng điện để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, với điều kiện có giấy đăng

ký tạm trú, thuê nhà có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Nếu chủ nhà uỷ quyền cho đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết Hợp đồng mua bán

điện thì phải có bảo lãnh thanh toán tiền điện của chủ nhà.

Công văn số 1033/ĐLGV-QLKH của Điện lực Gò Vấp ban hành ngày 22/3/2010 về việc thực hiện giá bán điện đối với công nhân, người lao động và sinh

viên thuê nhà để ở năm 2010.

Các văn bản về giảm giá điện cho người nhập cư chưa đi vào cuộc sống

“Qui hoạch treo” ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý người dân

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

29

--- “Những gia đình có đất trong quy hoạch công viên cây xanh không được cấp sổ đỏ, muốn vay tiền cũng không được, cầm cố, sửa chữa cũng không được, thậm chí hỗ trợ sửa chữa nhà cũng không được. Trong khu này có 2 hộ thuộc diện bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sỹ mà phường không thể hỗ trợ chống dột được do nằm trong quy hoạch” (nhóm cán bộ Phường 6, Gò Vấp)

Thiếu cơ sở vật chất cũng là một khó khăn của các phường ngoại vi mới thành lập hoặc mới tách. Tại Lãm Hà (Hải Phòng), trụ sở UBND và Trạm y tế phường vẫn phải thuê tạm địa điểm nhà văn hóa khu dân cư và nhà dân để làm việc từ khi tách phường cuối năm 2005 đến nay. Đã có dự án giải phóng mặt bằng khu đất khoảng 2000 m2 để xây dựng khu trụ sở của phường. Tuy nhiên, do kinh phí giải phóng mặt bằng rất cao (hàng chục tỷ đồng) và chưa thỏa thuận được với doanh nghiệp có đất, nên cho đến nay dự án này vẫn chưa được thực hiện.

1.3.2 Hỗ trợ chuyển đổi sinh kế

Hỗ trợ người nghèo chuyển đổi sinh kế tại những địa bàn ngoại vi đô thị hóa còn nhiều hạn chế.

Các chính sách hỗ trợ học nghề cho người nghèo và cận nghèo thường được coi là giải pháp chính yếu để hỗ trợ chuyển đổi sinh kế. Tại các điểm quan trắc, các chính sách hỗ trợ học nghề đã được phổ biến khá rộng rãi. Tuy nhiên rất ít người nghèo và cận nghèo tham gia học nghề theo các chương trình hỗ trợ. Tại xã Kim Chung (Hà Nội) và Phường 6 (Gò Vấp) năm 2010 không có trường hợp nào theo học các lớp dạy nghề do phường, quận tổ chức. Tại Phường Lãm Hà (Hải Phòng), năm 2010 chỉ có 2 em (con của 1 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo) tham gia lớp học nghề làm hoa giấy tại trung tâm dạy nghề quận Kiến An. Có nhiều lý do dẫn đến chương trình hỗ trợ học nghề khó thu hút con em hộ nghèo và cận nghèo, như học nghề chưa kết nối với tạo việc làm, các doanh nghiệp thường tuyển dụng và tự đào tạo nghề trong nhà máy, bản thân người nghèo chưa chú trọng việc học nghề vì còn mải lo mưu sinh hàng ngày hoặc muốn tự học nghề theo cách vừa học vừa làm...

--- “Chương trình hỗ trợ học nghề may nhưng không thành công. Trung tâm hỗ trợ nghề Gò Vấp miễn phí cho người theo học 2-3 năm, yêu cầu viết cam kết theo học suốt khóa học nhưng không có ai cam kết. Người nghèo muốn ăn sổi nên khó vận động” (nhóm cán bộ Phường 6, Gò Vấp).

Chính sách tín dụng ưu đãi có thể giúp người nghèo có vốn để chuyển đổi sinh kế, chủ yếu là buôn bán dịch vụ nhỏ. Tại các điểm quan trắc hiện có nhiều nguồn vốn, như Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Quỹ giảm nghèo (riêng của TP.HCM), Quỹ đoàn thể, Ngân hàng Thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân; trong đó hộ nghèo thường tiếp cận với NHCSXH, Quỹ giảm nghèo và Quỹ đoàn thể do có lãi suất thấp, không cần thế chấp, thủ tục nhanh. Điển hình như tại Phường 6 (Gò Vấp), người nghèo có thể tiếp cận với 6 loại nguồn vốn khác nhau, mỗi nguồn có ưu nhược điểm riêng (Bảng 10).

Phường ngoại vi mới tách cơ sở vật chất còn tạm bợ

Chính sách hỗ trợ học nghề chưa phù hợp với nhu cầu của người nghèo đô thị

Hiện có nhiều nguồn vốn ưu đãi hướng đến người nghèo

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

30

BẢNG 10. Các nguồn vốn ưu đãi tại Phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM)

Quỹ giảm nghèo

Ngân hàng CSXH

Tín dụng tiết kiệm HPN CVN13 AAV

Tín dụng nhân dân Đồng Tiến

Nguồn vốn

Ngân sách thành phố Nhà nước HPN quận

HPN quận và Sở LĐTBXH

AAV Cổ đông và người gửi tiền

Đối tượng vay

Người nghèo có thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/ năm

Người nghèo có thu nhập 8-12 triệu đồng/người/ năm

Hội viên Phụ nữ, tham gia sinh hoạt nhóm tiết kiệm

Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Người bản xứ và người nhập cư có hoàn cảnh khó khăn

Người vay có tài sản thế chấp

Số tiền vay tối đa 5 triệu đồng 30 triệu đồng 5 triệu đồng 5 triệu đồng 5 triệu đồng 20 triệu đồng

Lãi suất 0,65% 0,65% 1,5% 1% 1,5% 1,375%(tháng 7/2010)

Thời gian vay tối đa 12 tháng 5 năm 6 tháng 10 tháng 6 tháng 5 năm

Cách thu hồi

Trả cả gôc và lãi hàng tháng

Thu lãi hàng tháng, gốc trả cuối kỳ

Trả cả gôc và lãi hàng tuần, trong 24 tuần

Trả cả gốc và lãi theo tháng

Trả cả gôc và lãi hàng tuần, trong 24 tuần

Trả lãi hàng tháng, gốc trả cuối kỳ

Dư nợ tín dụng

252 triệu đồng 1,6 tỷ đồng 145 triệu đồng 100 triệu

đồng 20 triệu đồng 536 triệu đồng

Thuận lợi Lãi suất thấp

Lãi suất thấpThời gian vay dài

Tham gia tiết kiệm

Lãi tính trên số tiền còn lại

Được trả cả lãi và gốcNgười nhập cư có thể vay

Thủ tục nhanhThời gian vay dài

Khó khăn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Thủ tục lâu hơn, chậm giải ngân hơn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Lãi suất không ổn định, biến động theo thị trường

Mặc dù có nhiều nguồn vốn, tiếp cận tín dụng của hộ nghèo còn khó khăn. Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), hầu hết hộ nghèo không vay vốn ưu đãi do thuộc nhóm “nghèo lõi” thiếu nguồn nhân lực không có khả năng làm ăn vươn lên. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), một số hộ nghèo muốn vay vốn để xây phòng trọ cho thuê, nhưng gặp khó khăn không có đất ở hoặc diện tích đất quá nhỏ không đủ để xây phòng trọ. Tại Phường 6 (Gò Vấp) có nhiều chương trình vay vốn ưu đãi và tiết kiệm-tín dụng hướng đến người nghèo nên cơ hội tiếp cận với vốn vay của người nghèo tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng có tích lũy để trả nợ của người nghèo còn kém, nên nhiều hộ chậm trả lãi, bị nợ đọng. Như tại khu phố 4 thuộc Phường 6, cán bộ cơ sở cho biết trong số 77 hộ vay vốn có 15 hộ nghèo đang nợ đọng vốn và chậm trả lãi.

Đáng lưu ý, hầu như chưa có chương trình vay vốn nào hướng đến người nhập cư. Ngay cả nguồn vốn AAV tại Phường 6 thông qua Hội Phụ nữ có mục tiêu hướng đến người nhập cư tạm trú dài hạn, thực tế số người nhập cư tiếp cận được vốn vay rất ít. Lý do chính là cán bộ cơ sở còn rất e dè cho người nhập cư vay vì khó quản lý. Chương trình cho người nhập cư vay này cũng đã tạm dừng lại sau khi có 1 người nhập cư chuyển đi nơi khác vào năm 2009 không hoàn trả vốn.

--- “Cho vay vốn được 5 triệu đồng 1 lần vay cho cả phụ nữ nhập cư và bản địa. Nhưng do phụ nữ nhập cư thường di chuyển, rủi ro nên khó khăn trong việc vay vốn. Vừa rồi có ba người làm đơn vay, nhưng vì công an chưa xác nhận đăng ký tạm trú nên không vay được” (nhóm buôn bán nhỏ Phường 6, Gò Vấp)

Số lượng lao động tại địa phương bị thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp vẫn rất ít. Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp đăng thông báo

Một bộ phận hộ nghèo, nhất là nhóm “nghèo lõi” khó tiếp cận tín dụng ưu đãi

Người nhập cư càng khó tiếp cận tín dụng ở khu vực đô thị

13 “CVN” là Quỹ hỗ trợ người hồi hương do tổ chức Consortium Việt Nam tài trợ thông qua Sở LĐ-TBXH

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

31

tuyển dụng rất nhiều công nhân. Tuy nhiên, tại Kim Chung hầu hết là thanh niên ngoại tỉnh đến xin việc. Không có nhiều thanh niên địa phương đến tuổi lao động muốn vào làm việc trong các doanh nghiệp (do một số thanh niên ngại gò bó khi làm trong doanh nghiệp mà muốn làm công việc tự do, và một số khác muốn tìm cơ hội đi học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT), và một số doanh nghiệp không muốn tuyển người địa phương. Theo ước tính của cán bộ xã Kim Chung, số người tại xã làm việc trong các công ty năm 2009 khoảng 150 người, đến năm 2010 đạt khoảng 180-200 người.

Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại các xã ngoại vi đang chuyển đổi khó đạt hiệu quả như mong muốn. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), người nghèo làm nông nghiệp được hỗ trợ phân, giống, mô hình gieo sạ lúa, trồng rau an toàn... nhằm tăng cường áp dụng kỹ thuật. Tại thôn Nhuế còn nhiều đất nông nghiệp, mô hình gieo sạ bằng máy kéo tay đã giúp tăng năng suất lúa 10-20%, giảm chi phí khoảng 200.000 đồng/sào. Tuy nhiên, tại thôn Bầu những hạn chế về mương máng tưới tiêu, ô nhiễm môi trường, thu hẹp diện tích lúa tập trung... do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm. Năng suất lúa bình quân của thôn Bầu hiện nay chỉ bằng khoảng 70% so với giai đoạn trước chuyển đổi. Nhiều hộ không cấy lúa, cho người khác mượn để cấy hoặc tôn đất trồng cau vua chờ đền bù. Chăn nuôi phải đưa ra xa khu dân cư tập trung, chỉ còn một số mô hình trang trại duy trì nuôi lợn (kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi cá), nhưng cũng bấp bênh do biến động giá cả và dịch bệnh.

Xây phòng trọ cho thuê từng là giải pháp chuyển đổi sinh kế của đa số dân cư tại câc địa bàn bị thu hồi đất để xây khu công nghiệp và công trình hạ tầng, có đông người nhập cư như xã Kim Chung (Hà Nội). Cuộc khủng hoảng tài chính mà hệ lụy là nhiều công nhân phải nghỉ việc và về quê, cho thấy kinh doanh phòng trọ cũng có nhiều rủi ro. Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, dịch vụ phòng trọ đã phục hồi, nhu cầu thuê phòng trọ của công nhân nhập cư tiếp tục tăng trong năm 2010. Tuy nhiên, giá vật liệu xây dựng và công lao động tăng khiến hiệu quả đầu tư phòng trọ giảm đi. Tính từ năm 2005 đến 2010 tại xã Kim Chung, chi phí xây phòng trọ tăng 3-4 lần (từ 3-4 triệu/phòng lên 10-15 triệu/phòng) trong khi giá cho thuê phòng trọ chỉ tăng 2 lần (từ 200.000 đồng/tháng lên 400.000 đồng/tháng). Trong khi đó, đa số hộ nghèo bản xứ không có đất trống hoặc không tiếp cận được vốn vay ưu đãi dài hạn với số vốn đủ lớn để xây vài phòng trọ. Với một số hộ nghèo cố gắng cầm cố đất đai vay vốn thương mại lãi suất cao để xây phòng trọ, họ đang phải đối mặt với khó khăn thời gian hoàn vốn dài hơn, phải chi tiêu rất tiết kiệm để trả nợ ngân hàng (Hộp 7).

HỘP 7. Vay vốn thương mại xây nhà trọ với mong muốn thoát nghèo

Chị N. T. T. 42 tuổi là phụ nữ đơn thân sống tại thôn Bầu. Chồng mất từ năm 2007, một mình chị bán hàng nuôi bốn người con (3 trai, 1 gái). Hai người con lớn của chị đã bỏ học sau khi tốt nghiệp cấp 2, con thứ ba học lớp 3 và con út học mẫu giáo. Xét thấy hoàn cảnh gia đình chị là “phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ”, năm 2009 thôn đã bình xét đưa chị vào danh sách hộ nghèo, được hưởng trợ cấp 150.000 đồng/ tháng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

Năm 2009, chị mạnh dạn cầm sổ đỏ vay 100 triệu từ quĩ tín dụng với lãi suất 2%/ tháng để xây 8 phòng trọ. Thu nhập cho thuê phòng trọ là 3,2 triệu/tháng (mỗi phòng 400.000 đồng/tháng), chị dành 1 triệu đồng/tháng để trả lãi, số còn lại tiết kiệm để trả gốc. Ngoài ra, thu nhập từ bán hàng cũng được 100.000 đồng/ngày để chi tiêu rất tằn tiện cho cả gia đình. Chị hy vọng sau khi trả hết nợ trong khoảng hai ba năm là có thể thoát nghèo. “Nhà tôi là hộ nghèo. Vay quỹ tín dụng rồi vay thêm mỗi người một ít, xây chục phòng trọ, mỗi phòng mất hơn chục triệu. Tích cóp từ năm ngoái đến nay cũng trả được 50 triệu rồi. Giờ tự làm tự ăn, trả hết nợ xong khoảng 2 - 3 năm thì vượt lên”.

Mâu thuẫn giữa công nghiệp hóa, đô thị hóa với duy trì sản xuất nông nghiệp ở các địa bàn đang chuyển đổi

Đa số hộ nghèo khó chuyển đổi sang xây phòng trọ cho thuê

BẢNG 10. Các nguồn vốn ưu đãi tại Phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM)

Quỹ giảm nghèo

Ngân hàng CSXH

Tín dụng tiết kiệm HPN CVN13 AAV

Tín dụng nhân dân Đồng Tiến

Nguồn vốn

Ngân sách thành phố Nhà nước HPN quận

HPN quận và Sở LĐTBXH

AAV Cổ đông và người gửi tiền

Đối tượng vay

Người nghèo có thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/ năm

Người nghèo có thu nhập 8-12 triệu đồng/người/ năm

Hội viên Phụ nữ, tham gia sinh hoạt nhóm tiết kiệm

Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Người bản xứ và người nhập cư có hoàn cảnh khó khăn

Người vay có tài sản thế chấp

Số tiền vay tối đa 5 triệu đồng 30 triệu đồng 5 triệu đồng 5 triệu đồng 5 triệu đồng 20 triệu đồng

Lãi suất 0,65% 0,65% 1,5% 1% 1,5% 1,375%(tháng 7/2010)

Thời gian vay tối đa 12 tháng 5 năm 6 tháng 10 tháng 6 tháng 5 năm

Cách thu hồi

Trả cả gôc và lãi hàng tháng

Thu lãi hàng tháng, gốc trả cuối kỳ

Trả cả gôc và lãi hàng tuần, trong 24 tuần

Trả cả gốc và lãi theo tháng

Trả cả gôc và lãi hàng tuần, trong 24 tuần

Trả lãi hàng tháng, gốc trả cuối kỳ

Dư nợ tín dụng

252 triệu đồng 1,6 tỷ đồng 145 triệu đồng 100 triệu

đồng 20 triệu đồng 536 triệu đồng

Thuận lợi Lãi suất thấp

Lãi suất thấpThời gian vay dài

Tham gia tiết kiệm

Lãi tính trên số tiền còn lại

Được trả cả lãi và gốcNgười nhập cư có thể vay

Thủ tục nhanhThời gian vay dài

Khó khăn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Thủ tục lâu hơn, chậm giải ngân hơn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Số tiền vay ít

Thời gian vay ngắn

Lãi suất không ổn định, biến động theo thị trường

Mặc dù có nhiều nguồn vốn, tiếp cận tín dụng của hộ nghèo còn khó khăn. Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), hầu hết hộ nghèo không vay vốn ưu đãi do thuộc nhóm “nghèo lõi” thiếu nguồn nhân lực không có khả năng làm ăn vươn lên. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), một số hộ nghèo muốn vay vốn để xây phòng trọ cho thuê, nhưng gặp khó khăn không có đất ở hoặc diện tích đất quá nhỏ không đủ để xây phòng trọ. Tại Phường 6 (Gò Vấp) có nhiều chương trình vay vốn ưu đãi và tiết kiệm-tín dụng hướng đến người nghèo nên cơ hội tiếp cận với vốn vay của người nghèo tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng có tích lũy để trả nợ của người nghèo còn kém, nên nhiều hộ chậm trả lãi, bị nợ đọng. Như tại khu phố 4 thuộc Phường 6, cán bộ cơ sở cho biết trong số 77 hộ vay vốn có 15 hộ nghèo đang nợ đọng vốn và chậm trả lãi.

Đáng lưu ý, hầu như chưa có chương trình vay vốn nào hướng đến người nhập cư. Ngay cả nguồn vốn AAV tại Phường 6 thông qua Hội Phụ nữ có mục tiêu hướng đến người nhập cư tạm trú dài hạn, thực tế số người nhập cư tiếp cận được vốn vay rất ít. Lý do chính là cán bộ cơ sở còn rất e dè cho người nhập cư vay vì khó quản lý. Chương trình cho người nhập cư vay này cũng đã tạm dừng lại sau khi có 1 người nhập cư chuyển đi nơi khác vào năm 2009 không hoàn trả vốn.

--- “Cho vay vốn được 5 triệu đồng 1 lần vay cho cả phụ nữ nhập cư và bản địa. Nhưng do phụ nữ nhập cư thường di chuyển, rủi ro nên khó khăn trong việc vay vốn. Vừa rồi có ba người làm đơn vay, nhưng vì công an chưa xác nhận đăng ký tạm trú nên không vay được” (nhóm buôn bán nhỏ Phường 6, Gò Vấp)

Số lượng lao động tại địa phương bị thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp vẫn rất ít. Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp đăng thông báo

Ít người bản xứ tại các địa bàn chuyển đổi vào làm việc trong các doanh nghiệp

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

32

Phường 6 (Gò Vấp) trong năm 2010 đã hoàn tất các thủ tục hỗ trợ vốn cho các đối tượng có xe 3-4 bánh tự chế thuộc diện phải đình chỉ tham gia giao thông (theo Quyết định số 548/2009/QD-TTg ngày 29/4/2009). Kết quả toàn phường có 18 trường hợp được hỗ trợ, trong đó có 1 hộ nghèo được hỗ trợ 7 triệu đồng/xe, 17 hộ cận nghèo còn lại đươc hỗ trợ 5 triệu đồng/xe. Tuy nhiên đa số các hộ nhận phần hỗ trợ cho không và tự tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp (chuyển sang chạy xe ôm, buôn bán nhỏ...), chỉ có 2 hộ có phương án chuyển đổi sang xe lam và xe ôm làm đơn vay ưu đãi 10 triệu đồng từ Quĩ giảm nghèo của Thành phố. Tại xóm Đảo, phường Lãm Hà (Hải Phòng) năm 2010 có 5 hộ xích lô chuyển sang xe tải nhẹ, nhưng đều phải tự lo vốn đầu tư thông qua nguồn tự tích lũy và vay thêm anh em họ hàng.

Với những người đã chuyển đổi nghề sang buôn bán dịch vụ nhỏ, xe ôm... những chính sách về quản lý đô thị có thể gây khó khăn cho họ. Như tại Kim Chung (Hà Nội), việc di dời chợ thôn Bầu từ mặt tiền dọc đường cao tốc vào phía trong khiến nhiều người buôn bán nhỏ mất đi khách quen, khó cạnh tranh với những hộ có điều kiện thuê cửa hàng, một số phải đi bán lưu động vất vả hơn (xem thêm phần 2).

1.3.3 Cải thiện vốn xã hội

”Vốn xã hội” của người nghèo (được hiểu là những mối quan hệ và mạng lưới, các nhóm chính thức và phi chính thức và các tổ chức xã hội mà người nghèo tham gia) có thể đem đến cho họ những cơ hội và lợi ích để cải thiện đời sống, giúp họ chống đỡ tốt hơn với rủi ro và cú sốc.

Người nghèo bản xứ thường sống tập trung trong một khoảng thời gian dài cùng nhau ở một vài khu vực trên địa bàn. Bình thường, các hộ nghèo bận việc mưu sinh, ít khi quan tâm đến các hoạt động chung. Tuy nhiên trong cộng đồng nghèo nhỏ của họ, sự giúp đỡ nhau khi đau ốm, cho nhau mượn chút tiền khi túng thiếu... giữa những người hàng xóm có khi còn cao hơn so với nơi khác. Sự tham gia các hoạt động chung của người nghèo phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể ở địa phương, đặc biệt phụ thuộc vào sự nhiệt tình và cách vận động, thuyết phục của Tổ trưởng tổ dân phố. Khi đó, người nghèo sẵn sàng đóng góp vào các công việc chung, cũng như giúp đỡ những người gặp rủi ro, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mình. Như tại xóm Đảo (tổ 14) phường Lãm Hà, do được Nhà nước đầu tư đường sá, cấp nước, điện... và sự nhiệt tình của Tổ trưởng dân phố, hiện nay bà con trong xóm rất quan tâm đến các công việc chung, sẵn sàng đóng góp thực hiện các hoạt động do tổ dân phố đứng lên phát động. Tương tự tại xóm Chùa (tổ 27) Phường 6, từ khi được lắp đường nước, có Tổ trưởng mới nhiệt tình nên bà con có ý thức hơn trong việc đi họp tổ, đóng góp các khoản do tổ vận động, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (Hộp 8).

Các nghề dịch vụ nhỏ có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định về quản lý đô thị

Vốn xã hội rất quan trọng với người nghèo

Người nghèo bận mưu sinh, ít quan tâm đến các sinh hoạt cộng đồng chung, nhưng trong cộng đồng nhỏ họ khá gắn kết

Nếu được quan tâm và hỗ trợ, người nghèo có thể cải thiện được vốn xã hội của mình

Người nghèo thường tự bươn chải khi thực hiện qui định chuyển đổi xe 3-4 bánh tự chế

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

33

HỘP 8. Tinh thần đoàn kết cộng đồng ở xóm Chùa

Tổ dân phố số 27 (“Xóm Chùa”) có 50 hộ có hộ khẩu thường trú, trong đó có đến 21 hộ nghèo “có mã số” - là nơi tập trung đông hộ nghèo nhất của Phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM). Hàng ngày vất vả mưu sinh nhưng các hộ gia đình nơi đây sống khá chan hòa. Khi gặp khó khăn, họ có thể vay mượn lẫn nhau ít tiền.

--- “Ở đây mọi người ai cũng biết nhau, thành một cộng đồng luôn. Ai làm gì là biết liền, thiếu thì mượn tạm nhau 100, 200, rất dễ dàng. Khác với trên phố, chỉ ai biết nhà nấy thôi” (nhóm hộ nghèo tổ 27, phường 6)

--- “Khi gặp khó khăn mình vẫn nhờ bà con giúp đỡ, họ cho mượn tiền mà không lấy lãi bao giờ” (N.V.T. hộ nghèo tổ 27, phường 6)

Từ khi bác N.V.N, một cựu chiến binh, lên làm tổ trưởng xóm Chùa cách đây hơn 1 năm, sinh hoạt cộng đồng trong tổ đã tiến bộ hơn trước. Bác tổ trưởng thường xuyên tổ chức việc thăm hỏi các hộ dân có người ốm đau, tang ma, giúp người dân làm các đơn chứng nhận... Bác còn tự bỏ tiền túi cho các hoạt động của tổ, như mua trái cây mời bà con khi họp tổ, photo các giấy tờ mời họp. Được Nhà nước lắp đường nước sạch đến tận nhà, tổ dân phố tận tình làm các thủ tục lắp nước, bà con càng phấn khởi hơn. Câu chuyện trong tháng 7/2010 bà con trong tổ quyên góp được 1,45 triệu đồng để giúp đỡ một người trong tổ bị tai nạn gẫy chân là một ví dụ điển hình về tinh thần đoàn kết của người dân địa phương. Nhiều hộ dù bản thân còn nghèo nhưng đã bớt khoảng vài chục nghìn đồng để đóng góp.

--- “Trước họp tổ không quá 15 người, giờ được 37 người là đông rồi... Hai năm nay, đây là lần đầu tiên Ban điều hành tổ đi quyên góp [giúp một người trong tổ bị gãy chân phải nằm viện]. Bà con dù nghèo nhưng vẫn ủng hộ, mỗi hộ chừng dăm ba chục, được 1,45 triệu ngay trong 1 đêm” (N.V.N, tổ trưởng Tổ 27, phường 6)

Người nhập cư nghèo tại các thành phố lớn thường dựa vào mạng lưới xã hội phi chính thức để tìm kiếm cơ hội việc làm và chống đỡ rủi ro, như các nhóm đồng hương, bạn cùng thuê nhà trọ và bạn cùng làm trong công ty. Các “hội đồng hương” phi chính thức của người nhập cư có khá nhiều tại các thành phố. Hội đồng hương thường có quy mô nhỏ gồm những người cùng quê, sinh hoạt chính là gặp gỡ ăn uống, trao đổi thông tin vào những ngày cuối tuần. Mạng lưới đồng hương này cũng giúp đỡ người nhập cư mới đến bằng cách giới thiệu việc làm, tạo điều kiện về chỗ ở. Sự giúp đỡ này rất quan trọng, giúp người nhập cư ổn định cuộc sống, làm quen với công việc trong giai đoạn đầu chuyển đến khu vực đô thị. Đặc biệt nhóm DTTS có quan hệ đồng hương rất mạnh, thường tìm cách ở cùng nhau trong một khu trọ, đi làm cùng nhau. Thiếu hụt hiện nay là chưa có những sáng kiến hỗ trợ người nhập cư thông qua các nhóm đồng hương này.

Hình thành các tổ nhóm, câu lạc bộ (CLB) là biện pháp phổ biến nhằm cải thiện vốn xã hội của người nhập cư. Hiện nay tại các điểm quan trắc đã hình thành nhiều tổ nhóm của người nhập cư, do các đoàn thể và các chương trình phát triển hỗ trợ thành lập. Tại Kim Chung (Hà Nội), Trung tâm C&D phối hợp với Hội Phụ nữ xã thành lập 10 “Nhóm công nhân nhập cư”. Tại Lãm Hà (Hải Phòng), Đoàn thanh niên và Liên đoàn Lao động quận phối hợp tổ chức mô hình “CLB Thanh niên - nhà trọ” (Hộp 9). Tại Phường 6 (Gò Vấp), Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên phường thành lập các “CLB vượt khó”, “CLB công nhân nhà trọ”, “CLB sinh viên”... Các tổ nhóm, CLB thường tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng nhằm giao lưu văn hóa, tuyên truyền về kiến thức pháp luật và các kỹ năng sống, tăng cường sự gắn kết giữa người bản xứ và người nhập cư (có thể mời giảng viên, tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ, các cuộc thi viết, các hoạt động xung kích của thanh niên...).

Người nhập cư thường dựa vào đồng hương, bạn trọ

Các tổ nhóm, CLB có thể giúp người nhập cư cải thiện vốn xã hội

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

34

Tuy nhiên, các tổ nhóm, CLB vẫn này gặp nhiều khó khăn trong việc huy động người nhập cư tham gia thường xuyên. Các lý do khó duy trì hoạt động tổ nhóm và CLB thường được nhắc đến là: do những hạn chế cố hữu của người nhập cư về giờ giấc và cường độ làm việc, thay đổi chỗ làm và chỗ ở trọ; do thiếu kinh phí hỗ trợ; và do còn thiếu các sáng kiến thực sự thu hút được người nhập cư.

HỘP 9. Câu lạc bộ thanh niên - nhà trọ tại phường Lãm Hà

Tại phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng) có một CLB thanh niên-nhà trọ thành lập tháng 10/2009. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ do cán bộ Đoàn phường phụ trách. Do mới thành lập nên CLB mới thu hút khoảng 50-70 bạn tham gia sinh hoạt, chủ yếu là sinh viên, công nhân, riêng nhóm lao động tự do chưa tham gia nhiều. Khoảng 70% số người tham gia là nữ giới.

Trong năm 2009, CLB đã tổ chức được hai buổi tuyên truyền kiến thức về CSSKSS, an toàn giao thông cho các thành viên của CLB. Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm CLB cũng vận động thanh niên tham gia vào các hoạt động xung kích tình nguyện nhân dịp ngày thành lập Đoàn (26/3) như hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ học sinh, sinh viên vì ngày mai lập nghiệp. Nhân dịp này, Đoàn phường Lãm Hà cũng tổ chức giao lưu giữa các đoàn viên là người bản xứ và các thành viên CLB là người nhập cư.

Theo đánh giá của cán bộ đoàn phụ trách thì hoạt động của CLB thanh niên-nhà trọ đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, sự tham gia của các thành viên thường không đều, phụ thuộc vào ca kíp của công nhân (đặc biệt công nhân làm việc từ năm thứ ba trở lên ít tham gia vì làm theo ca nhiều hơn). Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động hoặc mời giảng viên về nói chuyện cũng gặp khó khăn do không có kinh phí. Nguồn kinh phí cho CLB hiện nay chủ yếu được trích ra từ nguồn quỹ ít ỏi của Đoàn thanh niên.

Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng) và Phường 6 (Gò Vấp) không có nhiều ý kiến phân biệt giữa người bản xứ và người nhập cư, do đa số người dân có hộ khẩu thường trú tại 2 phường này thực ra cũng là người từ nơi khác đến. Nhiều hoạt động cộng đồng được tổ chức đã thu hút cả người bản xứ và người nhập cư. Đặc biệt là các hoạt động hướng đến trẻ em như “CLB ông bà cháu” tại Phường 6, giúp trẻ nhập cư hòa nhập hơn với môi trường thành phố (Hộp 10).

HỘP 10. “Câu lạc bộ Ông bà cháu” tại khu phố 4, phường 6 (Gò Vấp)

“CLB ông bà cháu” được thành lập tại khu phố 4 đã hơn 10 năm. CLB tạo cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi, không phân biệt trẻ địa phương hay trẻ nhập cư, một sân chơi hữu ích, giúp trẻ tìm hiểu về cuộc sống thông qua sự chia sẻ của người cao tuổi. Ban điều hành CLB gồm 5 người hoạt động tự nguyện, chỉ có 30 nghìn đồng/tháng do Khu phố hỗ trợ làm tiền trà nước. Mỗi buổi sinh hoạt đều có bánh kẹo, nước uống, chi phí khoảng 100 nghìn đồng được trích từ quỹ của Khu phố.

CLB ông bà cháu sinh hoạt định kì hai tháng một lần, riêng dịp hè một tháng một lần. Tham gia các buổi sinh hoạt CLB, trẻ em được nghe ông bà kể những câu chuyện về lịch sử, chuyện kháng chiến, gương người tốt việc tốt,... CLB còn tổ chức một số trò chơi có thưởng bằng quà bánh cho các cháu. Mỗi lần sinh hoạt CLB có trên dưới 70 trẻ em tham gia, trong đó khoảng 60% là trẻ em nhập cư. CLB đã trở thành nơi trẻ em nhập cư có điều kiện tìm hiểu về cuộc sống và hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

--- “Câu lạc bộ không phân biệt người bản xứ hay người nhập cư. Với người nhập cư, do có ít người cao tuổi nên chủ yếu là các cháu tham gia. Hiện nay, 60% trẻ em tham gia là con cái của người nhập cư.” (Đ.V.T, khu phố phó Khu phố 4, phường 6).

Cần có sáng kiến hơn nữa nhằm duy trì các tổ nhóm, CLB

Tại các địa bàn vùng ven đô thị hóa, đa số người bản xứ có gốc là nguời nhập cư, nên sự hòa đồng bản xứ-nhập cư thuận lợi hơn

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

35

Tại xã Kim Chung (Hà Nội), những vấn đề xã hội khi người dân chuyển từ làm nông nghiệp sang cho thuê phòng trọ và việc có hàng vạn công nhân từ hàng chục tỉnh thành khác nhau đến tạm trú chưa có dấu hiệu dịu đi (như đã nêu trong Báo cáo vòng 2 năm 2009). Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, suy giảm nếp sống cộng đồng làng xã, sự pha tạp về văn hóa, lối sống với một số biểu hiện tiêu cực liên quan đến mất an ninh trật tự, tệ cờ bạc nghiện hút, ly hôn, nạo phá thai, trẻ em ham chơi trốn học... là những vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm tại các địa bàn chuyển đổi như xã Kim Chung.--- “Từ khi có công nhân, nhiều quán nét mọc lên, học sinh lại càng mải mê, bỏ cả học đi chơi điện tử, ai bỏ trên 4-5 tiết là bị đuổi học. Chơi những game bạo lực cũng ảnh hưởng tới tâm lý, gây sự và đánh lộn, có trường hợp cầm dao chém nhau, nhà trường biết được cũng đuổi học luôn. Trường có gần 10 đứa bị đuổi học” (nhóm học sinh thôn Bầu - học sinh trường THCS Kim Chung)

--- “Năm vừa rồi có 3-4 đôi ly hôn, lý do chủ yếu là anh em 30-46 tuổi không có việc làm, đi uống rượu, chơi cờ bạc rồi bắt vợ bán đất, về đánh vợ. Có trường hợp do vợ chồng nghi ngờ nhau... ” (T.T.B. Chủ tịch Hội phụ nữ xã Kim Chung)

1.3.4 Cải thiện tiếp cận các dịch vụ công

Giáo dục tại các điểm quan trắc tiếp tục có nhiều cải thiện. Hầu hết bố mẹ đã quan tâm cho con em đi học, kể cả bố mẹ thuộc hộ nghèo và hộ nhập cư. Chính quyền và các đoàn thể tại địa phương chỉ đạo sâu sát công tác phổ cập giáo dục. Tại Phường 6 (Gò Vấp), tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp bậc THCS đạt 95%, bậc THPT đạt 83%. Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ mới trên địa bàn Phường 6 đã xây xong và đi vào hoạt động từ đầu năm học 2010-2011. Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), năm học 2009 - 2010, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp bậc THCS đạt 99,9%. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), năm học 2009- 2010, cả ba cấp trường mẫu giáo, tiểu học và THCS vẫn giữ vững danh hiệu trường tiên tiến, trường chuẩn quốc gia. Năm 2010, xã đã nhận được dự án xây dựng trường THPT phục vụ nhu cầu của học sinh trên địa bàn.

Nhà trường và chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện đưa các em trong độ tuổi lớp 1 đến trường, không phân biệt giữa nhóm nhập cư và thường trú. Thông thường, em nhập học vào lớp 1 cần có chứng nhận đã học qua mẫu giáo, và mỗi địa phương đều linh hoạt nhằm tạo điều kiện cho trẻ nhập cư được đến trường. Tại Phường 6 (Gò Vấp), phòng Giáo dục quận Gò Vấp đã chủ động bỏ yêu cầu về giấy chứng nhận đã học qua mẫu giáo trong thủ tục nhập học vào lớp 1, vì số lượng trẻ nhập cư học tại các trường mẫu giáo tư thục và nhóm trẻ gia đình chiếm số lượng khá lớn (do chi phí thấp và thời gian đưa đón linh hoạt). Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), ngoài các trường công lập, một số lớp mẫu giáo tư thục đủ điều kiện có thể lên phòng giáo dục Quận để lấy giấy chứng nhận trẻ học qua mẫu giáo. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), trẻ nhập cư chuyển từ các địa phương khác về hoặc trẻ học trong trường tư thục vẫn được trường tạo điều kiện nhập học. Vì vậy, năm học 2010 - 2011, số trẻ em nhập cư vào lớp 1 tại trường tiểu học xã Kim Chung chiếm 30% tổng số học sinh cấp 1, tăng 10% so với năm học 2009-2010.

Mặc dù cơ sở vật chất của các trường đã được cải thiện, tình trạng quá tải vẫn rất phổ biến do số lượng học sinh thường trú và nhập cư quá đông. Tại phường 6 (Gò Vấp), sĩ số học sinh trong 1 lớp tại các trường đạt chuẩn quốc gia theo qui định không được quá 45 em. Tuy nhiên, hầu hết các lớp hiện đều trên 50 em do không đủ số phòng học. Một số trường tiểu học đã phải bỏ lớp bán trú để có đủ phòng học. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), có tình trạng thiếu lớp học tại 3 trường mầm non trong xã, nên trẻ thường trú được ưu tiên trước. Riêng trường mầm non Kim Chung năm học 2010 đã tiếp nhận 800 cháu trong đó số trẻ thường trú là 730 cháu, trẻ nhập cư là 70 cháu. Tại phường Lãm

Người nghèo và người nhập cư đều rất quan tâm đến giáo dục cho con em

Trẻ em đến độ tuổi vào lớp 1 đuợc tạo mọi điều kiện để đến trường, kể cả trẻ nhập cư

Trường lớp quá tải vẫn là trở ngại đối với cơ hội của trẻ nhập cư được theo học hệ thống trường công lập

Tại các địa bàn nông thôn chuyển đổi, đông người nhâp cư dễ phát sinh nhiều vấn đề xã hội không mong muốn cần đặc biệt quan tâm

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

36

Hà (Hải Phòng), số trẻ nhập cư đăng ký học tại trường tiểu học Nguyễn Du và trường mầm non Hương Sen đã tăng lên đáng kể. Trường tiều học Nguyễn Du đang phải tạm sử dụng phòng chức năng để làm phòng học, trường mầm non Hương Sen hiện nay vẫn chưa có sân chơi cho trẻ.

Do thiếu trường mầm non công lập nên các bậc phụ huynh, nhất là người nhập cư thường phải gửi con tại các lớp mẫu giáo tư thục. Chất lượng của các lớp học tư thục chưa cao, hạn chế về điều kiện sinh hoạt, vui chơi, chế độ dinh dưỡng... Như tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), trung bình mỗi lớp mẫu giáo tư thục có từ 2 - 3 phòng với diện tích 20 - 30 m2 với lượng học sinh đông từ 20 - 30 học sinh/ lớp.

Chi phí cao cho việc học tập của con cái là nỗi lo thường trực của hộ nghèo ở khu vực đô thị. Việc thực hiện các chế độ miến giảm cho trẻ em nghèo còn hạn chế. Một số gia đình thuộc hộ nghèo nhận thấy mức miễn giảm không cao, thủ tục rườm rà nên cũng không quan tâm xin miễn giảm. Các chế độ miễn giảm hiện nay chỉ áp dụng cho trẻ nghèo thường trú, không áp dụng cho trẻ tạm trú. Chỉ có một số hoạt động hỗ trợ trẻ nhập cư trích từ nguồn quỹ của Hội cha mẹ học sinh, Quỹ khuyến học của nhà trường với số lượng hạn chế. Các khoản đóng góp, học thêm, bảo hiểm thân thể13... tốn kém khiến nhiều trẻ em nhập cư phải làm thêm phụ giúp gia đình để trang trải chi phí học tập hoặc thậm chí phải nghỉ học (Hộp 11).

HỘP 11. Những khó khăn của trẻ em nhập cư trong việc học tập

Gia đình chị T.C.T. là hộ nhập cư sinh sống tại tổ 27 phường 6 (Gò Vấp) được 10 năm. Hai vợ chồng chị đều làm nghề tự do, vợ bán hàng rong, chồng chạy xe ôm. Anh chị có 3 người con thì một đã lập gia đình. Người con thứ 2 do khó khăn nên phải gửi dì ở quê chăm sóc giúp. Con trai thứ 3 ở cùng anh chị hiện đang học lớp 8 mỗi năm cũng chi phí mất 700-800.000 đồng tiền học. Do không có điều kiện nên anh chị không cho cháu đi học thêm. Giống như nhiều gia đình nhập cư khác, sau giờ học, con trai chị vẫn thường phải phụ thêm cha mẹ bán hàng để gia đình có thêm thu nhập, thời gian học tập vì thế cũng bị ảnh hưởng.

--- “Học thêm thì môn này môn kia tốn tiền lắm. Nó cũng muốn đi học, xin đi học thêm hoài nhưng mà không có tiền đóng, đi học mấy buổi lại không có tiền đóng, nó mắc cỡ hoài nên nghỉ. Chưa biết lo cho nó như thế nào, bây giờ cố cho học đến đâu hay đến đó, kinh tế khó khăn nên chẳng biết thế nào, sau này tính tiếp”

--- “Cháu phụ giúp cha mẹ bán đồ long não vào lúc nghỉ học. Nếu sáng học thì chiều đi bán còn chiều học thì đi buổi sáng. Ngày hè nó theo ba nó đi bán suốt”

Y tế rất quan trọng đối với người nghèo, vì sức khỏe là vốn quí nhất của họ. Việc tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, khám thai cho phụ nữ mang thai được thực hiện khá tốt, không có sự phân biệt giữa người bản xứ và người nhập cư. Như tại xã Kim Chung (Hà Nội), số lượt khám thai phụ vào khoảng 160-200 trường hợp mỗi buổi (phụ nữ là công nhân nhập cư chiếm 90%); số lượng trẻ tiêm chủng mở rộng đạt trên 200 cháu mỗi đợt (trẻ em nhập cư chiếm 75%). Khó khăn của việc khám chữa bệnh đối với người nhập cư là khó theo dõi việc khám thai sản định kỳ của phụ nữ hoặc kiểm tra đủ liều tiêm chủng của trẻ em vì sự di biến động của nhóm này rất lớn.

--- “Tiêm chủng ở phường tới đợt thì đi, không cần giấy tờ gì, chỉ cần đưa sổ tiêm ở quê xem đã tiêm thuốc gì, rồi tiêm các loại vacxin còn lại cho đầy đủ” (nhóm nhập cư phường 6, Gò Vấp)

13 Theo qui định, việc tham gia bảo hiểm thân thể học sinh là tự nguyện. Nhưng nhiều trường vận động học sinh tham gia 100% vì liên quan đến thành

tích thi đua của trường. Giáo viên thường phải vận động phụ huynh học sinh, đặc biệt hộ gia đình nghèo, tham gia đóng bảo hiểm.

Gửi trẻ tại mẫu giáo tư thục là giải pháp của nhiều người nhập cư

Còn thiếu chính sách hỗ trợ về giáo dục cho con em hộ nghèo nhập cư

Tiêm chủng trẻ em, khám thai cho phụ nữ là 2 dịch vụ y tế phổ biến nhất cho cả người bản xứ và người nhập cư

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

37

--- “Mặc dù lượng người nhập cư có con nhỏ nhiều gấp 5 lần người thường trú trong thôn nhưng khi có tiêm chủng là mình thông báo hết, chỉ cần người ta đăng kí tạm trú rồi là mình biết” (L.T.M, cộng tác viên dân số thôn Bầu, Kim Chung, Hà Nội)

Cơ sở vật chất của các trạm y tế chưa được đầu tư đúng mức. Tại phường 6 (Gò Vấp), dù trạm y tế phường đã được tách ra từ phường 17 nhưng địa điểm vẫn đặt tại phường 17 cũng là trở ngại trong việc khám chữa bệnh của người dân. Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), trụ sở trạm y tế chưa được xây dựng, phải mượn nhà văn hóa của khu dân cư để hoạt động. Do chưa có trụ sở nên các hoạt động của trạm y tế đều bị hạn chế. Năm 2008 và 2009 trạm được đầu tư gần 20 triệu đồng để mua trang thiết bị y tế nhưng đến nay, một số trang thiết bị phải đặt tạm tại gia đình của cán bộ trạm dẫn đến những hạn chế trong quá trình sử dụng.

--- “Trang thiết bị y tế là có nhưng chưa thể đem ra sử dụng, phòng ốc không có nên có rất nhiều hạn chế nhất là đối với những bệnh nhân là nữ đến khám chữa bệnh. Nhiều khi mình có chuyên môn nhưng không dám làm do phòng ốc không đủ điều kiện. Nhiều người dân vẫn chỉ coi nơi đây là nơi tiêm chủng, nhiều khi họ không dám đến khám” (Đ.T.H, trạm trưởng trạm y tế phường Lãm Hà, Hải Phòng)

Thủ tục hành chính tại cấp phường, xã vẫn đuợc người dân đánh giá tốt, vì chủ yếu người dân làm các thủ tục chứng nhận hoặc cấp phó bản đơn giản và nhanh chóng.

Đăng ký tạm trú dài hạn và nhập hộ khẩu tại thành phố vẫn là hạn chế cơ bản của người nhập cư, mặc dù các qui định hiện nay đã thông thoáng hơn trước nhiều14. Một số chủ nhà do e ngại phiền phức hoặc bản thân họ còn một số vướng mắc (giấy tờ nhà chưa đầy đủ, chưa có sổ đỏ, có thể đất chỉ mua bán qua giấy tay) nên không muốn đứng ra bảo lãnh làm sổ tạm trú dài hạn và nhập hộ khẩu cho người nhập cư. Chỉ một số rất ít chủ nhà bảo lãnh cho hộ gia đình nhập cư không có quan hệ họ hàng với mình. Ở một số nơi, người nhập cư dù đã mua đất, đã sống lâu năm ở đô thị vẫn không muốn nhập hộ khẩu thành phố vì muốn giữ những quyền lợi ở quê.

Hơn nữa, nhiều người nhập cư chưa quan tâm đến việc đăng ký tạm trú dài hạn, do (i) phần lớn người nhập cư không hiểu đầy đủ về lợi ích của việc đăng ký tạm trú dài hạn; (ii) người nhập cư thuộc nhóm lao động tự do vì bận việc mưu sinh nên không có thời gian tìm hiểu về cách làm thủ tục đăng kí tạm trú; (iii) nhiều người nhập cư trong nhóm công nhân lao động phổ thông và lao động tự do không xác định cư trú lâu dài ở thành phố; và (iv) một số người nhập cư chưa đủ giấy tờ để làm sổ tạm trú dài hạn, phổ biến là thiếu giấy chứng minh nhân dân (vì nhà xa nên nhiều người bị mất CMND khó làm lại).

Đối với người nhập cư chưa có sổ tạm trú dài hạn hoặc chưa có hộ khẩu, Công an tại các điểm quan trắc đã linh động xác nhận các giấy tờ để người nhập cư có thể tiếp cận các dịch vụ. Tại phường 6 (Gò Vấp), theo nguyên tắc là phải có sổ tạm trú dài hạn, công an phường mới đóng dấu xác nhận vào hồ sơ để người nhập cư đăng kí nối mạng internet, truyền hình cáp, mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện... Tuy nhiên, công an phường 6 vẫn tạo điều kiện cho người nhập cư, chỉ cần người đó mang sổ ghi nhân khẩu tạm trú của chủ nhà và kèm theo CMND là được khai hồ sơ và có dấu xác nhận của công an phường. Một số trường hợp người tạm trú không xuất trình được sổ ghi nhân khẩu tạm trú của chủ nhà thì cần có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố.

--- “Những người nhập cư muốn nối mạng internet hoặc làm Bảo hiểm y tế tự nguyện nếu không có xác nhận tạm trú của công an phường thì không làm được. Mặc dù nhiều người không có sổ xanh nhưng chúng tôi vẫn tháo gỡ cho khai hồ sơ, chỉ cần người đó có tên trong sổ ghi nhân khẩu tạm trú của chủ hộ và có chứng minh nhân dân” (N.D.T, phó công an phường 6, quận Gò Vấp)14 Theo Luật Cư trú, việc làm số tạm trú dài hạn và nhập hộ khẩu tại thành phố đã dễ dàng hơn. Người nhập cư chỉ cần đăng ký tạm trú tại địa phương

trên một năm và được chủ nhà bảo lãnh là đủ điều kiện làm sổ tạm trú dài hạn. Người nhập cư có thể đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương khi đã

đăng ký tạm trú dài hạn (trên một năm) và có nhà đất hoặc được chủ nhà bảo lãnh.

Cơ sở vật chất của các trạm y tế phường, xã còn nghèo nàn

Các thủ tục hành chính đơn giản ở phường xã thực hiện khá tốt

Người nhập cư vẫn khó nhập hộ khẩu vào thành phố, dù thủ tục đã đơn giản hơn trước

Đăng ký tạm trú dài hạn - một điều kiện để nhập hộ khẩu chưa được nhiều người nhập cư quan tâm

Công an đã linh hoạt giải quyết cho người nhập cư chưa đăng ký tạm trú dài hạn được tiếp cận một số dịch vụ

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

38

Mô hình quản lý 2 cấp. Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), từ ngày 19/8/2009, việc chuyển đổi mô hình quản lý từ 3 cấp (phường - khu dân cư - tổ dân phố) sang 2 cấp (phường - tổ dân phố) đã chính thức được thực hiện. Theo đó, 5 khu dân cư với 46 tổ dân phố cũ hiện đã được chia thành 20 tổ dân phố mới. Sau 1 năm thực hiện, mô hình quản lý 2 cấp đã chứng minh tính đúng đắn, được cả cán bộ và người dân đồng tình.

Tổ trưởng dân phố giờ đây tích cực hơn, sâu sát dân hơn, kết nối thông tin 2 chiều với phường nhanh hơn. Người dân nắm bắt các chủ trương chính sách của Nhà nước tốt hơn (Bảng 11). Tổ trưởng tổ dân phố tương đương với chức vụ của trưởng khu dân cư trước đây, được hưởng phụ cấp 438.000 đồng/tháng thay cho khoản phụ cấp ít ỏi 50.000 đồng/tháng như mô hình quản lý 3 cấp.

BẢNG 11. So sánh mô hình quản lý 3 cấp và 2 cấp tại phường Lãm Hà

Khu dân cư Tổ dân phố mới

Mô hình quản lý

� Mô hình quản lý 3 cấp: phường-- khu dân cư - tổ dân phố

� Có 5 khu dân cư với 46 tổ dân phố � Rộng, khó sát dân

� Mô hình quản lý 2 cấp: phường -tổ dân phố.

� Toàn phường có 20 tổ dân phố � Sát dân hơn

Mức phụ cấp

� 5 trưởng khu dân cư được phụ cấp 438.000 đồng/tháng

� Tổ trưởng dân phố được phụ cấp 50.000 đồng/tháng

� Tổ trưởng tổ dân phố được phụ cấp 438.000 đồng/tháng

� Thu nhập của tổ trưởng dân phố tăng lên, tích cực hơn

Tình hình ANTT

• Công an phường làm việc thông qua khu dân cư nên nắm tình hình ANTT không chắc, quản lý hộ khẩu khó khăn.

• Công an phường làm việc trực tiếp với tổ trưởng tổ dân phố: nắm chắc tình hình ANTT hơn, quản lý hộ khẩu chặt chẽ hơn

Tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước

• Trưởng khu dân cư quản lý nhiều tổ dân phố, bận nhiều việc nên triển khai các chủ trương chính sách Nhà nước còn hạn chế.

• Trưởng dân phố trực tiếp đi họp và về thông báo với người dân nên dân nắm các chủ trương, chính sách tốt hơn. Có thắc mắc gì dân gặp tổ trưởng dân phố

Công việc

• Tổ trưởng khu dân cư bận họp nhiều, triển khai đến dân qua trung gian là tổ dân phố nên hiệu quả không cao

• Tổ trưởng dân phố thiếu nhiệt tình với công việc do phụ cấp thấp, không chịu trách nhiệm trực tiếp với phường

• Khối lượng công việc của tổ trưởng dân phố tăng gấp 3-4 lần trước kia.

• Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm hơn với công việc “giờ không đổ tại ông trưởng khu dân cư được nữa, làm việc cảm thấy nghiêm túc hơn” (N.N.C, tổ trưởng tổ dân phố 14)

Trong mô hình quản lý 2 cấp, vai trò của Tổ trưởng dân phố rất quan trọng, là “cánh tay nối dài” của phường trong mọi công tác xã hội. Tuy nhiên, tổ trưởng dân phố thường không được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ về các qui định pháp luật, chủ trường chính sách mới... để có thể giúp dân hiệu quả. Một số qui định hiện nay còn đang hạn chế vai trò của tổ dân phố. Điển hình là Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ dân phố (Quyết định của Bộ Nội vụ số 13/2002/QĐ-BNV ngày 6/12/2002) không qui định cụ thể về nhiệm vụ, và quyền hạn của tổ dân phố trong việc quản lý nhân khẩu. Tương tự, Luật

Chuyển từ mô hình quản lý 3 cấp sang 2 cấp đã phát huy hiệu quả tại Hải Phòng

Cần tăng cường hỗ trợ và có qui định cụ thể hơn nữa để Tổ trưởng dân phố làm tốt các chức năng của mình

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

39

cư trú và văn bản hướng dẫn (Nghị định 107/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007) không qui định vai trò quản lý người nhập cư của tổ dân phố. Trong khi đó, thực tế mọi vấn đề về nắm bắt số liệu người bản xứ và người nhập cư, thu nộp các khoản đóng góp, vận động, phối hợp với công an xử lý các vấn đề ANTT... đều thông qua tổ dân phố. Đội ngũ cảnh sát khu vực mỏng và thường xuyên luân chuyển cũng gây khó khăn cho việc phối kết hợp với tổ dân phố trong công tác nắm bắt biến động nhân khẩu, đảm bảo ANTT trên địa bàn.

--- “Tổ dân phố không quản lý về nhân khẩu tạm trú. Đến khi có xảy ra xì ke, ma tuý, Ban điều hành Tổ dân phố dẫn công an đến nhà có người vi phạm thì chủ nhà chửi nói rằng tổ dân phố không có quyền, chúng tôi rất bức xúc” (L.T.L, nguyên tổ trưởng tổ dân phố 27, phường 6, Gò Vấp)

--- “Họ [người nhập cư] chỉ đăng kí tạm trú với công an thôi nên mình không biết, khi có đợt tiêm phòng hay thông báo gì trên xã là mình phải tự đi tìm họ” (L.T.M, Chi hội trưởng HPN thôn Bầu, Kim Chung, Hà Nội)

--- “Trên thực tế mình không có tư cách pháp lý gì mà nhắc người ta đi làm tạm trú, tạm vắng thì người dân lại cho là mình soi mói, ganh ghét; nhưng có vấn đề gì lại kêu mình” (N.N.C, tổ trưởng tổ dân phố số 14, Lãm Hà, Hải Phòng)

Phổ biến thông tin. Hiện nay người dân tiếp nhận thông tin về các chủ trương, chính sách, hoạt động của địa phương thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các thông báo treo dán tại trụ sở phường và trụ sở tổ dân phố, qua loa truyền thanh... Tại Phường 6 (Gò Vấp), việc phát hành tờ Bản tin phường một tháng một lần đến từng hộ gia đình trong phường là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của địa phương. Bản tin phường cập nhật chính sách mới của Nhà nước, tin tức hoạt động trong phường và quận, các thông báo... liên quan đến đời sống người dân. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến nội dung của tờ Bản tin. Có thể cải tiến Bản tin bằng cách tăng trang tin về các nội dung thiết thực hơn nữa đến đời sống dân sinh, giảm bớt thông tin về các hội nghị, cuộc họp các cấp; tăng thông tin liên quan đến người nhập cư trên địa bàn (hiện tại hầu như chưa có); và lồng ghép phổ biến Bản tin trong các cuộc họp tổ dân phố và sinh hoạt cộng đồng.

--- “Việc phát hành bản tin đến tận tay hộ dân của phường rất tốt nhưng người dân chưa quan tâm lắm. Nếu ước lượng thì chỉ có khoảng 30% hộ quan tâm, còn lại 70% thì chưa” (nhóm cán bộ tổ dân phố 25, phường 6, Gò Vấp)

1.3.5 An sinh xã hội

Người lao động tự do làm nghề buôn bán nhỏ, xe ôm, lao động phổ thông... tại cả ba điểm quan trắc không tham gia BHXH tự nguyện. Có nhiều lý do khiến chính sách BHXH tự nguyện chưa đi vào cuộc sống, như thời gian đóng BHXH dài, người dân chưa nhận thức về lợi ích của BHXH, trong khi đó người lao động tự do thu nhập thấp còn phải lo nhiều khoản chi phí hàng ngày.

Đa số công nhân nhập cư làm trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp trong nước qui mô lớn đều tham gia đóng các loại bảo hiểm theo quy định, bao gồm BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp15. Một số doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ vẫn tìm cách trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Điều này một phần là do các chi phi đóng bảo hiểm cho người lao động chiếm phần không nhỏ của chi phí doanh nghiệp. Một bộ phận công nhân có hiểu biết hạn chế về BHXH, hoặc không xác định gắn bó lâu dài với doanh

15 Số liệu phỏng vấn 180 công nhân nhập cư tại 3 điểm quan trắc trong tháng 7-8/2010 cho thấy, khoảng ba phần tư công nhân trong các doanh

nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đóng BHXH và BHYT, trong khi đó chỉ một phần ba công nhân trong các doanh nghiệp

tư nhân có đóng BHXH và BHYT.

Phổ biến thông tin thiết thực với đời sống dân sinh bằng Bản tin để thu hút sự quan tâm của người bản xứ và người nhập cư

Người lao động tự do chưa quan tâm đến đóng BHXH

Việc đóng BHXH và BHYT có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

40

nghiệp và không rõ thủ tục chuyển, đóng tiếp BHXH tại doanh nghiệp mới, nên chưa coi trọng vai trò của BHXH.

--- “Bọn em đa phần không ai đóng BHXH, cũng không ai mua BHYT do tiền mua bảo hiểm khá cao so với tiền lương công ty trả cho mình” (nhóm công nhân nhập cư phường Lãm Hà, Hải Phòng)

--- ”Công ty tư nhân, công ty nhỏ thì ít đóng đủ bảo hiểm cho công nhân. Nhiều khi cũng không quan trọng vì không xác định làm lâu dài” (nhóm công nhân nhập cư phường 6, Gò Vấp)

Việc cấp phát thẻ BHYT miễn phí cho các đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách được thực hiện khá tốt tại các điểm quan trắc. Việc mua thẻ BHYT tự nguyện của người dân đang tăng lên, nhưng vẫn còn ở mức rất thấp. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), 6 tháng đầu năm 2010 toàn xã mới có 187 người mua thẻ BHYT tự nguyện, trong đó chỉ có 4 thẻ của người nhập cư, so với tổng số 10.000 người thường trú trên địa bàn. Người dân vẫn mua thẻ BHYT có tính chất đối phó, khi có bệnh phải đi bệnh viện mới mua. Những nguyên nhân khác khiến người nhập cư chưa thực sự quan tâm đến thẻ BHYT là do không có điều kiện kinh tế để mua, một số trường hợp không biết mua thẻ ở đâu. Mức thẻ BHYT tự nguyện đã tăng từ 250.000 đồng/năm đầu năm 2009 lên 394.200 đồng/năm đầu năm 2010. Sự điều chỉnh này là do mức đóng BHYT được tính theo mức lương cơ bản (= 4,5% x lương cơ bản x 12 tháng).

Chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT vẫn chưa được đánh giá cao do mất nhiều thời gian chờ đợi và chất lượng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thẻ BHYT thường chỉ được sử dụng khi người dân có bệnh mãn tính, điều trị dài hạn hoặc phải nằm viện. Người dân bản xứ đến khám bệnh tại trạm y tế chủ yếu là người già, trẻ em, phụ nữ có thai hay hộ nghèo được cấp BHYT. Các hộ gia đình có điều kiện thường lựa chọn hình thức khám dịch vụ tại các cơ sở y tế tư nhân.

Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), từ tháng 10/2009 Trạm y tế phường không được phân cấp khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Vì vậy, người bệnh phải đăng kí địa điểm khám chữa bệnh ban đầu ở Trung tâm y tế quận Kiến An (cách 5 - 6 km) ở trung tâm huyện. Trong khi đó, phường Lãm Hà có vị trí nằm giữa trung tâm thành phố Hải Phòng và trung tâm quận Kiến An, trên địa bàn phường có rất nhiều bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh do đó người dân thường đi khám, chữa bệnh vượt tuyến. Mặc dù theo quy định của Luật BHYT, trường hợp khám chữa bệnh vượt tuyến vẫn được thanh toán một phần viện phí nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng họ không hưởng lợi nếu không có giấy giới thiệu chuyển tuyến phù hợp.

--- “Khám vượt tuyến, đi cấp cứu không được hưởng bảo hiểm y tế. Nếu bệnh không nguy hiểm phải quay về trung tâm y tế khám. Bệnh nhân cấp cứu trong vòng 24 giờ phải lấy xác nhận của trung tâm y tế, nếu không có sẽ không trả theo BHYT. Khoảng cách từ Lãm Hà đến trung tâm y tế xa hơn vào trung tâm thành phố mà còn ngược đường. Đây cũng là yếu tố làm người dân không thích bảo hiểm y tế vì thấy bất cập quá” (N.V.C tổ trưởng tổ dân phố 14, phường Lãm Hà)

--- “Khám chữa bệnh thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi rất bất cập. Trước cứ đi thẳng đến viện, từ 2009 thì các cháu phải qua trung tâm y tế khám chữa bệnh ban đầu. Nếu đi thẳng sẽ là vượt tuyến không được hưởng BHYT. Các cháu cấp cứu bệnh viện Nhi Đức vượt tuyến chỉ được thanh toán 30%.” (cán bộ phòng LĐTBXH quận Kiến An)

Số người mua thẻ BHYT tự nguyện cũng đã tăng lên tại Phường 6 (Gò Vấp), năm 2009 trung bình mỗi tháng bán được khoảng 50-60 thẻ BHYT thì sang năm 2010 số lượng thẻ bán ra là 70-80 thẻ/tháng. Người nhập cư được sự xác nhận của công an phường đều có thể đăng ký mua thẻ BHYT. Theo qui định của TP.HCM, thành viên hộ nghèo có mức thu nhập dưới 8 triệu đồng/năm được hỗ trợ thẻ BHYT 100%; thành viên hộ

Số người mua thẻ BHYT tự nguyện còn rất thấp. Đa số người nhập cư chưa quan tâm mua thẻ BHYT

Chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT còn hạn chế

Sử dụng thẻ BHYT gặp khó khăn do đi lại khoảng cách xa

Hộ có thu nhập 8-12 triệu/năm tại TP.HCM chưa quan tâm mua thẻ BHYT dù được hỗ trợ 50%

40

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

41

nghèo có mức thu nhập từ 8-12 triệu đồng/năm khi mua BHYT tự nguyện được hỗ trợ 50% mức phí (tương đương chính sách cho hộ cận nghèo). Tuy nhiên, đa số hộ nghèo mức 8-12 triệu chưa quan tâm đến việc mua BHYT dù được hỗ trợ 50%. Toàn quận Gò Vấp hiện có khoảng 12.000 nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo 8-12 triệu nhưng mới chỉ có 2.000 thẻ BHYT được mua. Riêng tại phường 6 có 78 hộ nghèo ở mức thu nhập 8-12 triệu đồng/năm nhưng cũng chỉ có 26 hộ mua với số lượng 35 thẻ. Tình trạng này đòi hỏi nghiên cứu một cách làm khác đối với chính sách hỗ trợ thẻ BHYT cho hộ cận nghèo.

--- “BHYT vướng mắc với những trường hợp hộ nghèo trong diện 8 đến 12 triệu do chỉ hỗ trợ 50% nên họ không mua. Chỉ khi nào có bệnh họ mới mua. Tuy nhiên theo quy định của BHYT phải sau 1 tháng mới được nhận thẻ, nếu có bệnh mới mua thì cũng như không có thẻ” (nhóm cán bộ tổ dân phố 27, phường 6, Gò Vấp)

Chính sách trợ giúp xã hội theo NĐ 67/NĐ-CP đã được triển khai rộng rãi tại các điểm quan trắc thông qua nhiều kênh thông tin (bảng tin, loa truyền thanh, họp thôn/tổ dân phố...). Những người thuộc diện được trợ cấp sẽ làm đơn, có xác nhận của thôn/tổ dân phố và gửi về cán bộ phụ trách LĐ-TBXH của xã/phường. Các đối tượng gắn với hộ nghèo sẽ được kiểm tra qua cán bộ XĐGN. Riêng với các trường hợp người tàn tật, tâm thần cần có giấy khám sức khỏe và được thông qua bởi hội đồng của Ủy ban Nhân dân phường (gồm có cán bộ y tế, LĐ-TBXH, người cao tuổi, phụ nữ, xóa đói giảm nghèo, cán bộ UBND). Tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ xã hội tại các địa phương. Một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng thiếu qui định cụ thể để đưa vào diện được hưởng trợ cấp theo qui định hiện hành nên không có hỗ trợ.

--- “Có một số đối tượng không biết xét vào đối tượng nào, như trường hợp cha bỏ đi, mẹ mất, thực tế là mồ côi nhưng không được hưởng. Có trường hợp người cao tuổi, con ngược đãi không cho vô nhà, thực tế là neo đơn nhưng lại không xét được, dù là hộ nghèo” (N.T.D, cán bộ bảo trợ xã hội phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM)

--- “Theo rà soát mới nhất tại từng tổ dân phố, hiện nay toàn phường có 61 người tàn tật, đơn thân, trẻ mồ côi. Tuy nhiên chỉ có 7 người được hưởng chế độ 120.000 đồng/tháng do thuộc diện hộ nghèo” (K.N.T, chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em phường Lãm Hà, Hải Phòng)

Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng), một số trường hợp đặc biệt khó khăn, thuộc đúng nhóm đối tượng của Nghị định 67/2007/NĐ - CP nhưng là đối tượng tạm trú dài hạn, không được giải quyết do không có hộ khẩu và không nằm trong danh sách nghèo ở tại địa phương.

--- “Có một trường hợp bà cụ gần 80 tuổi vừa bị tàn tật, vừa độc thân sống trên địa bàn. Hiện nay vẫn chưa đưa vào nhóm đối tượng thuộc Nghị định 67 do chưa có hộ khẩu” (K.N.T, chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em phường Lãm Hà, Hải Phòng)

Một số qui định mới về trợ giúp xã hội hiện chưa có văn bản hướng dẫn nên chưa được triển khai. Theo quy định của Luật người cao tuổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 độ tuổi của nhóm người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội được giảm từ 85 tuổi xuống còn 80 tuổi, nhưng đến cuối năm 2010 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Nghị định 13/2010/NĐ - CP ban hành ngày 13/4/2010 qui định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng thuộc Nghị định 67/NĐ - CP là 180.000 đồng (hệ số 1) và mở rộng cho các nhóm đối tượng tàn tật nặng, tâm thần và hộ gia đình có 2 người tàn tật nặng trở lên. Tuy nhiên tại các địa phương vẫn chưa thực hiện Nghị định 13 do chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Chính sách trợ giúp xã hội được triển khai rộng rãi, nhưng một số đối tượng còn thiếu qui định cụ thể

Người nhập cư không được hưởng trợ giúp xã hội

Văn bản hướng dẫn một số qui định mới về trợ giúp xã hội chậm ban hành

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n I -

Tổn

g q

uan

về n

ghè

o đ

ô th

42

Xã hội hoá các hoạt động bảo trợ xã hội được thực hiện khá tích cực tại điểm quan trắc. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), hàng năm có khoảng 50 triệu đồng tiền quyên góp trong xã được đưa vào quỹ giảm nghèo của xã (phát động vào tháng 10, 11 hàng năm) dành cho việc hỗ trợ cho học sinh nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ đột xuất, thăm hỏi ngày Tết hộ có hoàn cảnh khó khăn... Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng) và Phường 6 (Gò Vấp) có nhiều các hoạt động hỗ trợ của các đoàn thể, hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em, các tổ chức tôn giáo, mạnh thường quân... Những hoạt động này đã giúp đỡ nhiều cho người nghèo và những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Hộp 12 và 13).

HỘP 12. Xã hội hóa các hoạt động bảo trợ xã hội tại phường Lãm Hà

Phong trào “Quỹ mái ấm tình thương” của Hội phụ nữ phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng) được bắt đầu từ năm 2008, đến năm 2010 đã phát triển mạnh. Các hoạt động của phong trào được các hội viên Hội phụ nữ ủng hộ rất tích cực. Vào ngày 8 tháng 3 hàng năm Hội phụ nữ phường tới từng tổ dân phố để vận động quyên góp. Mỗi hội viên sẽ tham gia đóng góp mức thấp nhất là 5.000 đồng/người. Ngày 8 tháng 3 năm 2010 đã có tất cả là 2105 hội viên tham gia, với số tiền thu được là 10,6 triệu đồng. Trong năm 2010 HPN phường đã tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo với các suất quà giá trị 300 - 500.000 đồng; kết hợp cùng với chính quyền địa phương hỗ trợ nâng cấp nhà ở cho 1 gia đình người neo đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời ủng hộ quỹ Mái ấm tình thương của Quận 3 triệu đồng.

-- “Phong trào mái ấm tình thương ngày 8 tháng 3 hàng năm của HPN phường Lãm Hà đã khơi dậy niềm tin của các hội viên trong quá trình tham gia phong trào. Hiện nay đã có 100% hội viên tham gia các hưởng ứng hoạt động này” (Đ.T.H, Chủ tịch HPN phường Lãm Hà)

Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em Phường Lãm Hà được tách ra từ Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em phường Quán Trữ từ năm 2008. Hội có 120 hội viên bao gồm lãnh đạo, cán bộ của phường và đại diện tất cả các tổ dân phố. Hội thực hiện quản lý và hỗ trợ 70 đối tượng tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn phường, trong đó có 7 người thuộc diện hộ nghèo được hưởng chế độ hàng tháng theo Nghị đinh 67/NĐ - CP.

Hội đứng ra vận động hỗ trợ từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhân dịp lễ Tết, ngày toàn dân chăm sóc và bảo vệ người tàn tật. Năm 2009 Hội đã xin hỗ trợ được 6 chiếc xe lăn cho người tàn tật, 2 chiếc xe đạp cho trẻ mồ côi. Năm 2010, tính đến tháng 10 Hội đã huy động được 16 triệu đồng, mua quà cho các đối tượng nhân dịp Tết, ngày 18/4, ngày 1/6, rằm Trung thu... Hội còn có nguồn quỹ tiết kiệm 11 triệu (từ nguồn tiền vận động các doanh nghiệp) cho 3 đối tượng tàn tật vay phát triển kinh tế hộ gia đình với lãi suất 1%/tháng.

Khó khăn cuả Hội là thành lập từ lâu nhưng Hội không có văn phòng, không có con dấu riêng. Văn bản của Hội gửi đi phải xin dấu treo của UBND Phường. Mặc dù Hội có phân chia ra các chức danh nhưng không có phụ cấp, hội viên không đóng hội phí.

42

Các địa phương có nhiều cách làm để huy động thêm nguồn lực cho công tác bảo trợ xã hội

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần I - Tổng q

uan về nghèo đ

ô thị

43

HỘP 13. Hỗ trợ gạo cho hộ nghèo của mạnh thường quân tại Phường 6 Với mục tiêu chung tay góp sức vì người nghèo, UBND phường 6 đã tiến hành vận động sự ủng hộ của nhiều mạnh thường quân. Tháng 7/2010 được sự hỗ trợ của nhà tài trợ N.V.S, UBND phường đã phát 300 suất gạo, mỗi suất 20 Kg cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường.

Danh sách nhận quà được các tổ trưởng tổ dân phố rà soát bao gồm cả hộ thường trú và hộ nhập cư (trong đó ưu tiên cho hộ thường trú trước) gửi về phường. Để đảm bảo sự công bằng và chính xác, nhà tài trợ đồng thời rà soát thực tế tại địa bàn các hộ nằm trong danh sách nhận quà. Gạo được nhà tài trợ phối hợp cùng doanh nghiệp H.H..(chuyên cung ứng gạo nằm tại phường 6) vận chuyển đến trụ sở UBND phường. Các hộ khi đến nhận quà đều phải mang theo phiếu tặng quà của nhà tài trợ, với những trường hợp không thể trực tiếp đến nhận quà, nhà tài trợ ủy quyền cho lãnh đạo phường 6 phát quà cho người dân.

44

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

45

PHẦN 2. CÁC NHÓM XÃ HỘI ĐẶC THÙ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Tính dễ bị tổn thương là một đặc trưng chủ đạo của nghèo đô thị, liên quan đến các nhóm xã hội đặc thù. Đợt theo dõi nghèo đô thị vòng 3 năm 2010 tiếp tục cập nhật diễn biến sinh kế và đời sống của một số nhóm xã hội đặc thù tại các điểm quan trắc, gồm nhóm công nhân nhập cư (khu vực chính thức) và nhóm lao động tự do (khu vực phi chính thức) như người buôn bán nhỏ, chạy xe ôm và xích lô.

2.1 Nhóm công nhân nhập cư

2.1.1 Đặc điểm nhóm

Đặc điểm nhân khẩu cơ bản của nhóm công nhân nhập cư trong mẫu khảo sát năm 2010 không khác nhiều so với mẫu khảo sát năm 2009 và 2008. Trong số 180 công nhân trả lời phỏng vấn, có gần hai phần ba là nữ giới. Hình 4 cho thấy, hầu hết công nhân nhập cư còn trẻ, trong độ tuổi 18-30, có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS (cấp 2) trở lên, đến từ các khu vực nông thôn, nguồn thu nhập chính của gia đình họ ở quê là sản xuất nông nghiệp. Số công nhân thuộc diện hộ nghèo ở quê chiếm tỷ lệ nhỏ (16%).

Xuất xứ của công nhân khác nhau khá rõ giữa 3 điểm quan trắc. Tại Kim Chung (Hà Nội), công nhân chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc và một số ít từ các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đổ ra; công nhân tại Lãm Hà (Hải Phòng) chủ yếu đến từ các huyện ngoại thành và một số ít từ các tỉnh lân cận; còn công nhân tại Phường 6 (Gò Vấp) chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây Nam bộ và Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đổ vào.

Tại Kim Chung (Hà Nội), có một số công nhân quê ở phía Bắc, các năm trước vào Nam tìm việc nhưng năm 2010 đã quay trở lại phía Bắc để làm việc, với hai lý do chính được đưa ra là: sống trong Nam chi phí cao (mặc dù thu nhập cũng cao hơn), và muốn ra Bắc làm gần nhà để có điều kiện về thăm bố mẹ hoặc chăm sóc gia đình.

Trong mẫu khảo sát năm 2010, lần đầu tiên xuất hiện 5 công nhân người DTTS tại Kim Chung (Hà Nội), số còn lại là người Kinh. Thực tế tại Kim Chung, từ 2 năm nay đã có khá đông công nhân nhập cư là người DTTS, ước tính chiếm khoảng 10%, chủ yếu là người Mường, Nùng, Tày, Thái... đến từ các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Đây là một xu hướng mới nổi, làm tăng thêm sự đa dạng về văn hóa, lối sống trong nhóm công nhân nhập cư tại các đô thị.

Có khoảng một phần ba công nhân trong mẫu khảo sát năm 2010 đã lập gia đình, so với tỷ lệ khoảng một phần tư công nhân đã lập gia đình trong mẫu khảo sát năm 2008 và 2009. Số liệu này gợi ý rằng, số lượng gia đình công nhân nhâp cư (có thể ở cùng con nhỏ) tại các khu vực ngoại vi đô thị hóa đang tăng lên, có thể làm thay đổi đặc trưng nghèo tại các địa bàn này trong thời gian tới.

Gần một phần ba công nhân trong mẫu khảo sát năm 2010 làm việc tại doanh nghiệp hiện tại dưới 1 năm. Trên một phần ba công nhân chuyển đến doanh nghiệp hiện tại từ một doanh nghiệp khác; tỷ lệ này trong mẫu khảo sát năm 2010 cao gấp đôi so với các năm 2008-2009. Số liệu này gợi ý rằng tỷ lệ công nhân nhập cư thường xuyên chuyển chỗ làm khá cao, phù hợp với xu hướng công nhân ngày càng nhạy cảm với thu nhập và điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sau giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua.

Đặc điểm nhân khẩu của công nhân nhập cư năm 2010 không khác nhiều so với các năm 2009 và 2008

Một số công nhân chuyển từ Nam ra Bắc làm việc

Số công nhân nhập cư là DTTS đang tăng lên

Số công nhân nhập cư đã lập gia đình cũng đang tăng lên

Xu hướng công nhân chuyển chỗ làm nhanh

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

46

HÌNH 4. Đặc điểm của nhóm công nhân nhập cư, 2010

0 20 40 60 80 100

Ngu

ồn th

u nh

ập c

hính

của

gia

đình

ở q

<18

18-30

>30

Độc thân

Đã lập gia đình

Ly thân

Không đi học/ chưa tốt nghiệp TH

Tiều học

THCS

THPT

THPT và đã qua trường dạy nghề, CNKT

Trung cấp

Cao đẳng/Đại học

Nông thôn

Thành thị

Sản xuất nông nghiệp

Kinh doanh dịch vụ hộ gia đình

Làm thuê trong nông nghiệp

Công việc được trả lương khác

Từ tiền gửi về nhà

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Tuổi

Tình

trạn

ghô

n nh

ânB

ậc h

ọc c

ao n

hất

Khu

vực

sinh

sốn

g

Gia

đìn

h ở

quê

thuộ

cdi

ện

%

Nữ

Nam

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 7-8/2010

Đa số công nhân nhập cư tìm kiếm việc làm tại doanh nghiệp thông qua người thân, bạn bè giới thiệu. Tỷ lệ công nhân tìm kiếm việc làm qua các kênh dịch vụ giới thiệu/môi giới việc làm thấp không đáng kể (Bảng 12). Các đặc điểm này vẫn thể hiện tầm quan trọng của mạng lưới xã hội phí chính thức trong việc di chuyển lao động tại Việt Nam. Riêng tại Kim Chung (Hà Nội), một tỷ lệ khá lớn công nhân tìm kiếm thông tin việc làm thông qua các thông báo tuyển người được treo/dán tại cổng nhà máy trong Khu công nghiệp Thăng Long.

Công nhân dựa vào mạng lưới phi chính thức để tìm kiếm việc làm

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

47

BẢNG 12. Kênh thông tin về chỗ làm hiện tại (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

Người thân/ bạn bè đang làm việc tại đó giới thiệu

- 72 65 48 58 67 47 65 73 48 65 68

Nhờ bạn bè/họ hàng có quen biết với doanh nghiệp giúp đỡ

- 2 2 8 17 0 7 25 8 8 14 3

Qua thông báo tuyển người trên các phương tiện thông tin đại chúng

- 17 17 12 13 13 2 8 13 7 13 14

Qua thông báo tuyển người treo/dán tại cổng nhà máy

- 48 45 10 10 18 47 20 3 28 26 22

Qua cơ quan/dịch vụ giới thiệu/môi giới việc làm

- 2 2 3 2 0 0 0 2 2 1 1

Người của DN về quê/nơi làm việc trước tuyển

- 2 5 8 3 2 0 0 0 4 2 2

Không biết/không nhớ

- 0 0 10 0 0 0 0 0 5 0 0

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009 và tháng 7-8/2010

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

48

2.1.2 Điều kiện sống và làm việc

Phần lớn công nhân nhập cư đều thuê trọ ở gần doanh nghiệp. Diện tích phòng trọ 2-4 người ở chung thường có diện tích 8-12m2, mái lợp fibro, nhà vệ sinh khép kín hoặc dùng chung tùy theo giá thuê phòng ở từng địa bàn. Tại Kim Chung (Hà Nội) và Lãm Hà (Hải Phòng), giá phòng trọ vào thời điểm tháng 8/2010 đã tăng từ 50.000 - 100.000 đồng/phòng/tháng so với cùng thời điểm năm 2009. Tại Phường 6 (Gò Vấp) giá phòng trọ trong năm qua tăng mạnh hơn, khoảng 100.000 - 150.000 đồng/phòng/tháng. Lạm phát chung và nhu cầu thuê phòng của công nhân tăng mạnh sau khủng hoảng là nguyên nhân chính khiến giá thuê phòng tăng. Tại Phường 6 giá thuê phòng tăng mạnh còn do nguồn cung phòng trọ chững lại, vì đã hết đất trống, và một số chủ nhà sau khi tích lũy được số tiền đáng kể từ dịch vụ phòng trọ nay phá bỏ một số phòng trọ để xây nhà tầng kiên cố.

Điều kiện sống của công nhân nhập cư tại các điểm quan trắc trong năm 2010 đang từng bước được cải thiện nhờ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, xây ký túc xá cho công nhân. Đã có sự phối kết hợp tốt hơn giữa tổ dân phố, công an khu vực, đội bảo vệ dân phố trong công tác củng cố an ninh trật tự tại các địa bàn đông người nhập cư. Bảng 13 cho thấy, tỷ lệ công nhân phàn nàn về các khía cạnh ”nguồn nước sinh hoạt kém”, ”nguồn điện kém”, ”an ninh trật tự kém” và ”tệ nạn xã hội” tại thời điểm khảo sát tháng 8/2010 đã giảm nhiều so với 1 năm trước đó.

Tuy nhiên, tại các điểm quan trắc còn một số khía cạnh về điều kiện sống của công nhân nhập cư chưa được cải thiện đáng kể. ”Diện tích nhà ở chật chội” vẫn là vấn đề nổi cộm nhất, được công nhân nhập cư tại cả 3 điểm quan trắc phàn nàn nhiều nhất. Tiếp đó, vấn đề ”xa nơi vui chơi giải trí” cũng được công nhân nhập cư tại cả 3 điểm quan trắc ưu tiên cao (Bảng 13). Riêng ý kiến của công nhân về vấn đề ”môi trường ô nhiễm/kém vệ sinh” có diễn biến rất khác nhau tại 3 điểm quan trắc. Tại Kim Chung, tỷ lệ công nhân phàn nàn về vệ sinh môi trường trong năm 2010 còn ở mức rất cao, dù đã giảm so với năm trước. Ý kiến này cũng phù hợp với thực trạng thoát nước mặt và thoát nước thải còn rất kém tại Kim Chung mà cả người bản xứ và người nhập cư đang phải chịu. Tại Lãm Hà, tỷ lệ công nhân phàn nàn về vệ sinh môi trường tăng mạnh, phù hợp với thực trạng năm 2010 xuất hiện dòng nước thải cực kỳ ô nhiễm từ một số nhà máy chế biến gần khu dân cư. Ngược lại, tại Phường 6 sang năm 2010 rất ít công nhân phàn nàn về vệ sinh môi trường, liên quan đến việc chính quyền địa phương đã và đang thực hiện một loạt dự án kè bờ, nạo vét sông Vàm Thuật (các năm trước rất ô nhiễm), mở rộng lòng đường hẻm, lắp nước sạch đến từng nhà, cải thiện dịch vụ thu gom rác...

BẢNG 13. Những vấn đề tồn tại về nơi ở (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

Diện tích nhà ở chật chội

- 52 45 13 40 52 17 58 65 15 50 54

Nhà ở lụp xụp, tạm bợ

- 12 2 0 17 25 2 7 2 1 12 9

Nguồn nước sinh hoạt kém

- 48 27 12 13 20 23 55 12 18 39 19

Nhà bếp, điều kiện nấu ăn kém

- 15 7 5 23 22 0 8 3 3 16 11

Giá phòng trọ tăng mạnh trong năm 2010

Điều kiện sống của công nhân nhập cư đã được cải thiện

Công nhân còn phàn nàn về diện tích hẹp và chất lượng không bảo đảm, xa nơi vui chơi giải trí...

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

49

Nhà tắm/nhà vệ sinh kém

- 25 28 8 18 22 3 13 0 6 19 17

An ninh trật tự kém - 33 25 8 8 2 5 10 2 7 17 9

Tệ nạn xã hội - 52 17 5 8 2 7 7 10 6 22 9

Nguồn điện kém - 28 5 8 5 8 0 0 0 4 11 4

Đường đi lại khó khăn

- 35 33 3 18 17 18 23 2 11 26 17

Môi trường ô nhiễm/kém vệ sinh

- 80 52 0 8 20 40 25 0 20 38 24

Xa chợ/xa cửa hàng - 3 8 2 2 0 3 2 3 3 2 4

Xa nơi vui chơi giải trí - 42 53 5 33 27 7 17 8 6 31 30

Quan hệ với hàng xóm không tốt

- 7 2 0 2 0 0 2 5 0 3 2

Chính quyền ĐF ít quan tâm

- 27 12 5 7 8 0 13 5 3 16 8

Vấn đề khác - 3 0 0 2 0 0 5 0 0 3 0

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009 và tháng 7-8/2010

Khi xem xét từ góc độ giới, có sự khác nhau đáng kể trong những băn khoăn, lo ngại về điều kiện sống giữa nhóm công nhân nam và nhóm công nhân nữ tại từng điểm quan trắc. Tại Phường 6, nữ công nhân lo lắng nhiều hơn nam công nhân về hầu hết các khía cạnh của điều kiện sống, nhất là về diện tích nhà ở chật chội, tệ nạn xã hội, xa nơi vui chơi giải trí. Ngược lại, tại Lãm Hà, nam công nhân lại lo lắng nhiều hơn nữ công nhân về hầu hết các khía cạnh, nhất là về nhà ở tạm bợ, nhà bếp/nhà vệ sinh kém. Còn tại Kim Chung, công nhân nữ thường lo lắng nhiều hơn về điều kiện nhà vệ sinh, an ninh trật tự và tệ nạn xã hội; còn công nhân nam thường lo lắng nhiều hơn về nguồn nước sinh hoạt và nhà bếp/điều kiện nấu ăn kém.

Tại xã Kim Chung (Hà Nội) từ cuối năm 2009, nhiều khu nhà ký túc xá (KTX) 5-7 tầng đã đi vào hoạt động theo hình thức doanh nghiệp bao thầu để cho công nhân thuê với giá rẻ hơn khoảng 30-50% so với thuê phòng trọ bên ngoài. Công nhân sống trong KTX khá hài lòng về phòng ở khang trang sạch sẽ, có bếp và nhà vệ sinh riêng, một số đồ dùng trong phòng (quạt, bàn ghế, phích nước) và kể cả máy giặt/tivi cho từng tầng được công ty trang bị, an ninh cá nhân đảm bảo hơn do có bảo vệ trực 24/24... Tuy nhiên một số công nhân cảm thấy bất tiện khi sống trong KTX, vì qui định tiếp khách và giờ giấc khá cứng nhắc (không được tiếp khách trong phòng, đến đúng giờ KTX đóng cửa); một số đồ dùng bị hỏng chậm được sửa chữa, phòng ở đông người (thường là 8 người ở một phòng có 4 giường tầng)... Thực tế tại Kim Chung, KTX thường được các công nhân mới nhất là nữ giới lựa chọn, còn đa số công nhân đã làm lâu trên 2-3 năm vẫn chọn thuê phòng trọ bên ngoài cho đỡ gò bó.

Ý kiến về điều kiện sống giữa nam và nữ công nhân không đồng nhất tại 3 điểm quan trắc

Ký túc xá cho công nhân đi vào hoạt động với nhiều tiện lợi, tuy nhiên một số công nhân cảm thấy gò bó

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

50

Công nhân nhập cư ở Kim Chung chia sẻ về những thuận tiện và bất tiện của KTX như sau:

--- “Ở trong này không mất tiền nhà, không mất nhiều tiền điện nước, an ninh tốt hơn, tối đến có bảo vệ đi tuần tra. Có phòng ăn riêng, mình với một em nấu ăn chung với nhau. Còn ở ngoài thì mất tiền nhà, an ninh không tốt lắm, dễ mất xe. Chủ yếu là con gái ở, con trai thích ở ngoài hơn” (N.T.N, công nhân nhập cư xã Kim Chung).

--- “Em thấy nơi ở cũng rộng rãi, thoải mái nhưng chỉ có điều là một số thiết bị không được tốt, các thiết bị cần dùng cho hàng ngày thì hỏng mà lại chưa được sửa” (L.T.D, công nhân nhập cư xã Kim Chung)

--- “Cùng phòng có người làm sáng có người làm tối, phòng lúc nào cũng ồn nên khó ngủ lắm. Người nhà đến thăm thì chỉ dược tiếp ở dưới tầng 1, không được lên trên phòng” (nhóm công nhân thôn Bầu, xã Kim Chung)

Tương tự như các vòng khảo sát trước, vòng khảo sát năm 2010 vẫn ghi nhận những hạn chế của công nhân nhập cư trong việc tham gia các hoạt động của tổ dân phố, tham gia vui chơi giải trí lành mạnh, tiếp cận thông tin thời sự và kiến thức xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nghèo về văn hóa, thông tin” trong nhóm công nhân nhập cư, như do phải làm việc theo ca kíp, thường xuyên làm thêm giờ, tối về muộn mệt mỏi muốn nghỉ ngơi, trong khi đó nhà trọ lại ở xa trung tâm, thiếu tivi, thiếu xe máy, thiếu tiền... Tại các điểm quan trắc còn ít các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, phổ biến kiến thức và kỹ năng sống hướng đến nhóm công nhân nhập cư. Nhưng ngay cả khi các đoàn thể địa phương như Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động phổ biến thông tin, giao lưu theo nhóm/câu lạc bộ thì việc huy động sự tham gia của công nhân nhập cư cũng gặp nhiều khó khăn.

Mối quan hệ xã hội gần gũi nhất của công nhân nhập cư là đồng hương, bạn trọ. Công nhân ở cùng xóm trọ, cùng xã ở quê thường quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt tại Kim Chung, nhóm công nhân DTTS (Tày, Thái, Mường...) giữ mối quan hệ đồng hương rất khăng khít, họ thường tìm cách ở chung cùng xóm trọ, đi làm cùng nhau. Người dân bản xứ nhận xét nhóm dân tộc thiểu số mấy tháng đầu ra thành phố làm việc còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau đó cũng bắt nhịp nhanh.

--- “Anh em ai thiếu cái gì thì giúp đỡ nhau. Cho nhau vay 1-2 triệu, sau có thì trả. Ốm đau cũng vay mượn nhau. Đi làm không có xe cộ, chung nhau đi làm cùng. Biết vanh vách kinh tế nhà nó có gì nên sống yên tâm hơn... Ai về quê, lên báo lại là gia đình ở quê vẫn khỏe nên rất mừng. Các anh em cùng làng/xã, nhưng làm ở công ty khác thì cuối tuần lại đến chơi” (anh Đ.Q.H, người dân tộc Mường quê ở Hòa Bình, công nhân ở xã Kim Chung)

Về mặt điều kiện làm việc, Bảng 14 cho thấy, công nhân nhập cư ở cả 3 điểm quan trắc băn khoăn, lo lắng nhiều nhất về ”ảnh hưởng bất lợi về nhiệt độ, hơi hóa chất, khói bụi, ánh sáng, tiếng ồn” và ”công việc nhàm chán/căng thẳng/không có điều kiện vui chơi giải trí”. Đây cũng là những bất lợi cố hữu của công nhân nhập cư làm việc trong các ngành sử dụng nhiều lao động không cần tay nghề cao như da giày, dệt may, lắp ráp điện tử...

So sánh giữa nhóm nam và nữ công nhân cho thấy, nhóm nữ công nhân được phỏng vấn thường phàn nàn nhiều hơn nhóm nam công nhân về hầu hết các khia cạnh điều kiện làm việc. Nhóm nữ công nhân đặc biệt quan tâm đến những bất lợi về ”ngày làm việc quá dài”, và ”điều kiện vệ sinh cá nhân/nhà vệ sinh còn hạn chế” tại nơi làm việc. Nữ công nhân tại Kim Chung (Hà Nội) và Phường 6 (Gò Vấp) cũng quan tâm hơn đến khó khăn ”thiếu thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động/người sử dụng lao động”.

Công nhân nhập cư ít có điều kiện giải trí lành mạnh, tiếp cận thông tin thời sự và kiến thức xã hội

Công nhân chủ yếu dựa vào các quan hệ đồng hương, bạn trọ

Công nhân nữ quan tâm hơn đến thời gian làm việc và điều kiện vệ sinh cá nhân tại nơi làm việc

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

51

BẢNG 14. Những vấn đề tồn tại về điều kiện làm việc (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

Quá đông công nhân so với không gian làm việc

- 48 24 0 7 7 2 2 23 1 19 18

Ảnh hưởng bất lợi về nhiệt độ, hơi hóa chất, khói bụi, ánh sáng, tiếng ồn

- 73 68 7 42 43 25 65 53 16 60 55

Trang thiết bị, nhà xưởng còn chưa đảm bảo an toàn

- 17 25 3 13 17 15 32 10 9 21 17

Nước uống không đủ/không hợp vệ sinh

- 7 7 0 8 15 5 17 15 3 11 12

Điều kiện vệ sinh cá nhân (tắm, rửa)/nhà vệ sinh còn hạn chế

- 15 29 5 8 12 7 23 5 6 16 15

Ngày làm việc quá dài

- 50 24 3 18 10 17 12 25 10 27 20

Công việc nhàm chán/căng thẳng/không có điều kiện vui chơi giải trí

- 45 32 7 8 22 20 18 13 13 24 22

Thiếu thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động/người sử dụng lao động

- 35 15 3 5 18 12 30 20 8 23 18

Khác - 5 0 2 0 0 5 13 0 3 6 1

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009, tháng 7-8/2010

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

52

Hầu hết doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước có tổ chức phòng khám y tế tại nhà máy. Đa số công nhân nhập cư, nhất là công nhân nữ, cho biết họ “thỉnh thoảng” sử dụng dịch vụ y tế trong nhà máy để thăm khám các bệnh thông thường. Phòng khám y tế tại nhà máy chỉ cho thuốc thông thường, nên thường không được công nhân đánh giá cao. Nhóm công nhân nhập cư ở Phường 6 (Gò Vấp) chia sẻ “công ty cũng có trạm y tế, nhưng chỉ khám cảm sốt bình thường. Xuống chỉ cho thuốc giảm đau, khi đau đầu hay đau bụng cũng một viên đó”.

Bên cạnh những khó khăn “truyền thống” nêu trên, các doanh nghiệp và công nhân nhập cư tại các điểm quan trắc còn đối mặt với khó khăn “mất điện thường xuyên” trong năm 2010 do nguồn thủy điện suy giảm vì tình trạng nắng hạn kéo dài trên cả nước. Một số doanh nghiệp thỏa thuận với công nhân về chuyển đổi thời gian làm việc để không phải trả thêm lương khi yêu cầu họ làm ngoài giờ hay vào chủ nhật để bù thời gian mất điện. Ngoài ra, các nhà trọ thường bị cắt điện về đêm khiến công nhân khó ngủ, ảnh hưởng năng suất lao động trong ngày làm việc hôm sau.

--- ”Trước đây cũng cúp điện nhưng ít lắm, chỉ mất khoảng 1 ngày trong 1 tháng thôi. Nhưng bây giờ cúp điện thường phải hơn 2 ngày/tuần vào thứ tư và thứ bảy. Chủ nhật phải đi làm đến tận 6h. Cho nên chúng em ghét cúp điện lắm. Cúp điện phải đi làm chủ nhật, không gặp gỡ bạn bè được. Cúp điện phải làm chủ nhật nhưng vẫn giữ nguyên lương, không được tăng vì họ bảo làm bù cho thứ tư“ (N.T.T, công nhân nhập cư tại phường 6, quận Gò Vấp)

2.1.3 Dễ bị tổn thương trong quan hệ lao động

Bảng 15 cho thấy, việc ký kết hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ phúc lợi như BHXH, BHYT, nghỉ phép, nghỉ ốm của nhóm công nhân nhập cư với các doanh nghiệp vẫn được thực hiện tốt tại Kim Chung (Hà Nội) - là nơi tập trung đông các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong Khu công nghiệp Thăng Long. Tại Phường 6 (Gò Vấp), việc ký kết hợp đồng lao động trong năm 2010 dường như đã cải thiện so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân trong mẫu khảo sát tại 2 địa bàn Lãm Hà (Hải Phòng) và Phường 6 (Gò Vấp) được hưởng các chế độ BHXH và BHYT chưa cao. Tại Lãm Hà (Hải Phòng), tỷ lệ công nhân trong mẫu khảo sát năm 2010 có đóng BHXH và BHYT thậm chí còn giảm mạnh so với mẫu khảo sát năm 2009. Nhiều công nhân nhập cư chưa nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ gắn với bảo hiểm, hoặc không muốn đóng bảo hiểm do không xác định làm việc lâu dài tại các doanh nghiệp. Ví dụ, cán bộ Liên đoàn Lao động quận Kiến An (Hải Phòng) cho biết, đầu năm 2010 có hơn 400 trong tổng số 2200 công nhân của một công ty liên doanh đóng trên địa bàn quận đã viết đơn xin không tham gia BHXH.

BẢNG 15. Hợp đồng lao động và chế độ được hưởng tại doanh nghiệp (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

Loại hợp đồng lao động

Không thời hạn

- 7 20 33 40 55 20 23 25 27 23 33

Có thời hạn (1-3 năm)

- 85 62 62 30 25 33 8 40 48 41 42

Phòng khám trong nhà máy chỉ cho thuốc các bệnh thông thường

Mất điện thường xuyên là khó khăn mới nảy sinh trong năm 2010

Tỷ lệ công nhân đóng BHXH, BHYT chưa cao bắt nguồn từ cả doanh nghiệp và nhận thức của công nhân

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

53

Ngắn hạn (dưới 1 năm)

- 8 15 3 5 2 5 35 27 4 16 14

Không ký hợp đồng

- 0 3 0 25 17 38 32 7 19 19 9

Khác - 0 0 2 0 2 3 2 2 3 6 1

Chế độ xã hội cơ bản

Bảo hiểm xã hội

- 98 88 93 60 33 58 65 63 76 74 62

Bảo hiểm y tế

- 85 92 90 73 40 52 45 40 71 68 57

Nghỉ phép - 97 90 92 42 45 55 47 67 73 62 67

Nghỉ ốm - 98 97 98 43 72 35 67 65 67 69 78

Nghỉ thai sản

- 38 15 40 20 13 30 23 27 35 27 18

Khác - 7 0 2 2 3 0 8 8 1 6 9

Các khoản trợ cấp, tiền thưởng

Tiền ăn trưa, ăn giữa ca

- 67 53 88 53 45 73 53 22 81 58 40

Tiền thưởng dịp lễ, Tết

- 92 91 88 47 68 83 68 82 86 69 80

Hỗ trợ tiền thuê nhà

- 48 62 25 8 3 5 10 3 15 22 23

Hỗ trợ tiền đi lại

- 53 81 15 10 7 0 18 0 8 27 29

Hỗ trợ tiền quần áo

- 30 0 63 32 7 38 10 10 51 24 6

Khoản khác - 0 0 2 0 2 0 2 0 1 6 1

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009 và tháng 7-8/2010

Khảo sát nhanh tác động xã hội của khủng hoảng tài chính thế giới trong khuôn khổ theo dõi nghèo đô thị này đã được thực hiện trong vòng hơn 1 năm từ tháng 4/2009 đến tháng 6/2010 tại các điểm quan trắc (mỗi quí 1 lần)16. Đến vòng khảo sát cuối cùng tháng 6/2010 tình hình sản xuất của hầu hết doanh nghiệp khảo sát đã hồi phục so

16 Báo cáo “Đánh giá nhanh tác động của khủng hoảng tài chính đến các nhóm xã hội tại Việt Nam - vòng 4, tháng 7/2010”, do ActionAid và Oxfam

phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện.

Thiếu công nhân và cường độ lao động cao khá phố biến

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

54

với trước khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng đến hết năm, một số doanh nghiệp đã phải từ chối đơn hàng vì không còn khả năng đáp ứng. Tình trạng thiếu công nhân đi kèm với cường độ lao động cao trong các ngành giày da, may mặc, lắp ráp điện tử đang diễn ra khá phổ biến. Tại một số công ty giày da ở Hải Phòng, công nhân thường phải làm 12 tiếng/ngày để kịp đơn hàng.

Quá trình theo dõi tác động xã hội của khủng hoảng tài chính thế giới cho thấy rõ tính dễ bị tổn thương cao của lao động nhập cư trong các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động tay nghề thấp. Luân chuyển lao động trong các ngành may mặc, da giày và lắp ráp điện tử đã xảy ra từ trước cuộc khủng hoảng; nhưng hiện tượng này trở nên trầm trọng hơn sau khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều công nhân nhận thức về tương lai bất ổn, độ rủi ro cao khi làm việc trong các ngành này, khiến họ càng có tâm lý làm việc ngắn hạn, sẵn sàng chuyển sang nơi làm mới có thu nhập trước mắt cao hơn (dù chỉ cao hơn một chút) mà ít quan tâm đến các lợi ích dài hạn như các loại bảo hiểm. Qua khảo sát, một số doanh nghiệp da giày và may mặc ở Hải Phòng và TP.HCM đã phải bỏ không dây chuyền vì thiếu công nhân, dù đơn hàng không thiếu.

--- “Có nhiều công ty cùng lúc tuyển nên có nhiều cơ hội lựa chọn, có người thấy lương ở chỗ khác cao hơn thì nhảy việc. Đa số công ty ở đây của Nhật, quản lý giống nhau, yêu cầu đòi hỏi tương đối giống nhau, nên dễ nhảy việc. Do nhu cầu tuyển nhiều cũng dễ cho công nhân mới đến xin việc” (N. T. N. B. công nhân nhập cư xã Kim Chung, Hà Nội).

--- ”Với trang thiết bị của nhà máy, nếu có đủ 1000 lao động thì có thể làm được 1.200.000 đôi giày/ năm. Năm nay chỉ còn có gần 500 lao động thì chỉ có thể làm được 500 - 600 nghìn đôi, không thể nhận nhiều hàng hơn vì thiếu lao động. Bây giờ có mấy dây chuyền phải bỏ trống.” (lãnh đạo một công ty da giày tại Hải Phòng)

--- “Công ty có 6 dây chuyền may đã trang bị đủ máy móc nhưng nay chỉ có 3 dây chuyền hoạt động vì không tuyển được công nhân.” (lãnh đạo một công ty may tại Gò Vấp, TP.HCM)

Cơ cấu lao động nhập cư có sự thay đổi sau khủng hoảng. Một số doanh nghiệp tăng cường tuyển nam công nhân để giải quyết thiếu hụt lao động khi khó tuyển lao động nữ. Tại Hải Phòng, tỷ lệ nam công nhân trong một số doanh nghiệp giày da, may mặc lớn được khảo sát ở thời điểm tháng 6/2010 chiếm khoảng 20%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5-10% thời gian trước khủng hoảng. Một số doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động là người DTTS, dù phải chấp nhận tỷ lệ bỏ việc cao trong nhóm công nhân DTTS ngay trong những ngày đầu, tháng đầu tuyển dụng.

Khủng hoảng cũng tạo thêm lực cản cho các nỗ lực tuân thủ pháp luật về lao động của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đối phó với biến động lao động thường xuyên bằng cách tuyển lao động thời vụ dưới ba tháng, tránh nghĩa vụ đóng góp bảo hiểm xã hội, y tế hay thất nghiệp cho người lao động. Sự xuất hiện của các xưởng vệ tinh hoặc cơ sở gia công phi chính thức tại các huyện ngoại thành Hải Phòng và các tỉnh lân cận, nhằm đáp ứng đơn hàng đang tăng lên trong các doanh nghiệp lớn về giày da và may mặc tại đây, cũng tạo ra những hệ luỵ bất lợi về đảm bảo các điều kiện làm việc và chế độ an sinh cho người lao động địa phương.

Những vấn đề tranh chấp lao động trong nhiều năm qua chủ yếu vẫn liên quan đến lương, giờ làm việc, bữa ăn và điều kiện làm việc. Trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, một số nguyên nhân xung đột trên tiếp tục bộc lộ ở mức độ gay gắt hơn. Đơn hàng tăng, nhưng đơn giá gia công bị giảm sau khủng hoảng, dẫn đến các doanh nghiệp phải tăng ca tăng giờ nhiều nhưng khó gia tăng phúc lợi ở mức công nhân mong muốn. Lương thấp và giờ làm việc quá tải vẫn là lý do chính của một số cuộc đình công sau khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng càng củng cố thêm tâm lý làm việc ngắn hạn, chuyển việc nhanh của công nhân nhập cư

Tỷ lệ công nhân nam và công nhân người DTTS tăng lên tại một số doanh nghiệp giày da, may mặc

Một số doanh nghiệp có xu hướng tránh các nghĩa vụ về phúc lợi xã hội của công nhân

Tranh chấp lao động tiếp tục diễn ra sau khủng hoảng

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

55

2.1.4 Dễ bị tổn thương về Thu nhập và Chi tiêu

Mức lương tối thiểu của công nhân trong các doanh nghiệp đã được điều chỉnh tăng lên trong năm 2010 theo qui định của Chính phủ (Nghị định 97/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và Nghị định 28/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2010). Sau khủng hoảng tài chính, công nhân nhập cư tại các điểm quan trắc đã có việc đều và thường xuyên phải tăng ca tăng giờ. Hai yếu tố này dẫn đến thu nhập của đa số công nhân nhập cư đã tăng lên trong năm 2010 so với năm 2009, với mức tăng bình quân từ 150.000 - 200.000 đồng/tháng.

Hình 5 cho thấy, hơn một nửa số công nhân nhập cư được phỏng vấn cho biết thu nhập bình quân tháng của họ trong năm 2010 đã tăng so với cùng kỳ năm 2009, với mức tăng phổ biến là dưới 10%. Tỷ lệ công nhân nhập cư cho biết có thu nhập bình quân tháng giảm trong năm 2010 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2009.

HÌNH 5. Thay đổi thu nhập bình quân tháng so với 12 tháng trước (%)

42.5

14.2

26.7

7.5

0 03.3

59

11.6

2.9 1.2

10.4

2.3

37.1

44

0 04

3.3

12.1

0.6 2.30.6

12

0

10

20

30

40

50

60

70

Vẫn giữnguyên

Tăngdưới10%

Tăng từ10-20%

Tăng từ20-30%

Tăng từ30-50%

Tăngtrên 50%

Giảm Khác

2008

2009

2010

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 7-8/2010

Tuy nhiên, một số công nhân nhập cư cho biết có những tháng thu nhập của họ bị giảm đột xuất trong 12 tháng qua. Có khoảng một phần năm công nhân nhập cư trong mẫu khảo sát năm 2010 cho biết thu nhập của họ bị giảm đột xuất với mức giảm khoảng 15 - 20% so với bình thường, trong thời gian khoảng 3 tháng. Đặc biệt tỷ lệ công nhân nữ (trong các doanh nghiệp may mặc, da giày) tại Hải Phòng bị giảm đột xuất thu nhập cao hơn hẳn so với so với 2 địa bàn còn lại (Bảng 16).

BẢNG 16. Thu nhập giảm sút đột xuất trong 12 tháng qua, 2010 (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Tỷ lệ công nhân có thu nhập giảm 18 14 27 54 4 20 18 26

Số tháng công nhân có thu nhập giảm 2 3 3 3 3 3 3 3

Các lý do giảm thu nhập

Nhà máy thiếu việc làm 0 29 44 21 100 38 42 28

Bị ốm 100 43 0 0 0 63 17 28

Thu nhập của đa số công nhân tăng trong năm 2010...

... tuy nhiên, thu nhập của một số công nhân bị giảm đột xuất...

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

56

Chuyển việc 0 14 0 0 0 13 0 7

Mất điện 0 14 57 92 0 0 40 44

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 7-8/2010

Các lý do chính khiến thu nhập của công nhân nhập cư giảm đột xuất là nhà máy bị mất điện (Hải Phòng), thiếu việc làm (Gò Vấp) hoặc bản thân công nhân bị ốm (Hà Nội). Đáng lưu ý là tình trạng mất điện lưới liên tục vào thời điểm tháng 5-6/2010 đã làm xáo trộn lịch sản xuất của nhiều doanh nghiệp may mặc, giày da ở Hải Phòng. Mất điện lưới buộc công ty phải chạy máy phát để đáp ứng đơn hàng gấp với chi phí có khi tăng gấp ba lần chi phí sử dụng điện lưới17. Khi thiếu điện doanh nghiệp khó huy động công nhân làm thêm buổi tối hay đêm mỗi khi có điện và có khả năng nhỡ đơn hàng.

Tổng chi tiêu bình quân trong 1 tháng của công nhân nhập cư trong trong mẫu khảo sát tăng dần trong 3 năm qua, năm 2010 là 2.180.000 đồng, tăng khoảng 17% so với năm 2009 và tăng khoảng 30% so với năm 2008 theo giá hiện hành. Hình 6 so sánh cơ cấu chi tiêu bình quân trong 1 tháng của công nhân qua 3 vòng khảo sát. Chi cho ăn uống vẫn chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu của công nhân nhập cư. Riêng tỷ lệ chi cho tiền thuê nhà đã tăng lên, chiếm 17% tổng chi tiêu hàng tháng trong năm 2010 so với 14% năm 2009 và 12% năm 2008.

HÌNH 6. Cơ cấu chi tiêu trung bình trong 1 tháng (%)

Cơ cấu chi tiêu năm 2008

Thuê nhà12%

Ăn uống30%

Gửi về gia đình14%

Chi khác7%

Vui chơi/ giải trí

3%

Đi lại5%

Quần áo5%

Chi phí hiếu hỉ

8%

Mua sắm cá nhân4%

Tiết kiệm cho bản thân

12%

Cơ cấu chi tiêu năm 2009

Thuê nhà14%

Ăn uống31%

Quần áo6%

Vui chơi/ giải trí

4%

Chi phí hiếu hỉ

7%

Mua sắm cá nhân4%

Gửi về gia đình14%

Chi khác4%

Đi lại7%

Tiết kiệm cho bản thân

9%

Cơ cấu chi tiêu năm 2010

Thuê nhà17%

Ăn uống30%

Quần áo4%

Gửi về gia đình13%

Chi khác5%

Chi phí hiếu hỉ

7%

Đi lại6%

Vui chơi/ giải trí

4%

Mua sắm cá nhân4%

Tiết kiệm cho bản thân

10%

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009 và tháng 7-8/2010

17 Một doanh nghiệp giày da lớn tại Hải Phòng có khoảng 1000 công nhân đã tốn chi phí từ 20-25 triệu đồng/ngày cho chi phí tiền dầu chạy máy phát.

Doanh nghiệp thường phải trả tiền trước cho nhà cung cấp mới được chuyển dầu về phục vụ máy phát cho sản xuất, tạo thêm khó khăn về nguồn vốn lưu

động.

... do mất điện, thiếu việc làm hoặc đau ốm

Chi cho ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, chi cho tiền thuê nhà tăng lên trong năm 2010

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

57

Khi so sánh cơ cấu chi tiêu của công nhân nhập cư giữa 3 điểm quan trắc cho thấy, công nhân ở Gò Vấp chi tiêu nhiều hơn cho tiền thuê nhà, công nhân ở Hài Phòng chi tiêu nhiều hơn cho ăn uống, và công nhân ở Hà Nội để dành tiết kiệm cho bản thân và gửi về gia đình nhiều hơn. Xét dưới lăng kính giới, nhóm công nhân nam chi tiêu nhiều hơn công nhân nữ các khoản ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí, hiếu hỉ; ngược lại nhóm công nhân nữ chi tiêu nhiều hơn công nhân nam ở các khoản quần áo, mua sắm cá nhân. Nhóm nữ công nhân cũng có khoản tiết kiệm cho bản thân nhiều hơn nhóm nam công nhân. Những đặc điểm chi tiêu giữa công nhân nam và nữ trong năm 2010 cũng không khác các năm 2009 và 2008.

2.1.5 Khó khăn của một số nhóm công nhân đặc thù

Bên cạnh những khó khăn chung, một số nhóm công nhân đặc thù còn có những khó khăn riêng, gồm nhóm có gia đình, con nhỏ; nhóm vừa học vừa làm; nhóm dân tộc thiểu số và nhóm gia đình ở quê thuộc diện nghèo.

Nhóm có gia đình, con nhỏ phải chi phí nhiều khoản hơn so với công nhân độc thân. Phòng trọ thường chật chội, nên các cặp vợ chồng công nhân có con nhỏ và người nhà lên trông con giúp thường gặp khó khăn về điều kiện ăn ở. Mức thu nhập của nữ công nhân có con nhỏ thường giảm và cơ hội thăng tiến bị chững lại trong ít nhất hai năm sau khi có con, do chỉ làm giờ hành chính, không tăng ca. Hiệu suất làm việc của nữ công nhân sau khi sinh đẻ cũng giảm đáng kể do vừa bận việc chăm sóc gia đình, sức khỏe giảm khó theo kịp tần suất làm việc cao.

Thiếu nơi gửi con là một khó khăn lớn đối với các cặp vợ chồng có con nhỏ. Với con nhỏ 1-3 tuổi, những gia đình không có người nhà trông con giúp thường phải thuê người ở quê lên trông con hoặc gửi con vào các nhóm trẻ gia đình. Chi phí cho việc trông trẻ khá cao, khoảng 800 - 900.000 đồng/tháng. Với con nhỏ 4-5 tuổi, xin học ở các trường mẫu giáo công lập đối với con em công nhân nhập cư không dễ dàng. Mặc dù không có sự phân biệt giữa trẻ bản xứ và trẻ nhập cư, nhưng do các lớp mẫu giáo đã quá tải nên khi xét tuyển, nhà trường vẫn ưu tiên trẻ em có hộ khẩu thường trú.

Gửi con nhỏ về quê cho ông bà trông là một giải pháp của nhiều cặp vợ chồng công nhân trẻ. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), ước tính khoảng 50% cặp vợ chồng gửi con về quê sau khi đã cai sữa cho con. Mỗi cặp vợ chồng sẽ gửi về quê một khoản tiền (700.000 - 1.000.000 đồng/tháng) để lo cho con, ngoài ra còn phát sinh các chi phí liên lạc, về quê thăm con. Do phải xa con nhỏ nên nhiều công nhân nữ cũng gặp khó khăn về tâm lý. Chính vì những khó khăn nêu trên, xu hướng để con nhỏ ở lại cùng với bố mẹ đang tăng lên trong nhóm các cặp vợ chồng công nhân nhập cư.

--- “Trước bà lên chăm con cho hai vợ chồng, nhưng sau, bà về thì gửi con cho bà chăm. Hàng tháng phải gửi về 1 - 1.5 triệu/tháng, điện thoại của hai vợ chồng mỗi tháng cũng mất tới 200.000đ vì phải gọi thăm hỏi sức khỏe con. Sống xa con nhớ con lắm, tốn tiền điện thoại nhiều hơn. Sữa cũng phải mua ở đây, mối tháng một hộp với giá 78.000đ. Con ốm phải xin nghỉ để về. Hàng tháng phải về quê chăm và thăm con 3 - 4 lần do cháu hay ốm, đi lại vì thế cũng tốn kém” (H. T. H. công nhân nhập cư tại xã Kim Chung, Hà Nội)

--- “Có nhiều công nhân gửi con về nhưng chưa được 1 tuần, nhớ quá, đã phải đón lên. Gửi con về là bắt buộc phải gửi thôi chứ chả ai muốn gửi về. Cũng vì không có điều kiện về thời gian để chăm sóc con hoặc không có điều kiện về tài chính, ông bà thì không lên trông. Mấy ngày đầu tiên không làm được, cứ ‘thút thít’, con ở nhà không có sữa bú, mẹ trên này thì sữa căng” (nhóm công nhân nhập cư tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, Hà Nội).

Nữ công nhân chi nhiều hơn cho quần áo, mua sắm cá nhân, và tiết kiệm cho bản thân nhiều hơn nam công nhân

Vợ chồng công nhân có con nhỏ khó khăn về điều kiện ăn ở, giảm cơ hội tăng thu nhậpChi phí trông gửi con nhỏ khá cao

Xu hướng vợ chồng công nhân để con nhỏ ở cùng đang tăng lên

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

58

Nhóm công nhân vừa học vừa làm thường xác định việc học là cơ hội để họ chuyển nghề cho đỡ vất vả. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), nhiều công nhân trẻ đăng ký học tại trường Trung cấp Kỹ thuật Bắc Thăng Long và được nhà trường tạo điều kiện sắp xếp linh hoạt về chương trình và thời gian giảng dạy. Trong năm học 2010 - 2011, toàn trường có 5.236 học sinh, trong đó có 87% là công nhân vừa học vừa làm. Nhiều công nhân sau khi học tập tại trường có cơ hội được giới thiệu việc làm tại các công ty với mức lương ổn định hoặc có khả năng tìm việc làm mới với thu nhập tốt hơn.

Công nhân vừa học vừa làm gặp nhiều khó khăn hơn các bạn khác, đặc biệt là quỹ thời gian hạn hẹp khi phải phân chia giữa đi làm, đi học và nghỉ ngơi. Ngoài việc phải đảm bảo thời gian làm việc tại nhà máy, họ còn phải dành thời gian học trên lớp và ôn bài ở nhà, do đó rất thiếu thời gian giải trí và chăm sóc bản thân. Chi phí cho việc học cũng không nhỏ.

--- “Hiện tại em đang học ở trung cấp Bắc Thăng Long chuyên ngành du lịch. Trường cho đăng ký lớp theo ca, nếu làm sáng thì học tối và ngược lại. Do không muốn dựa vào bố mẹ, em vừa đi làm vừa đi học, kiếm tiền trả tiền học. Có đợt em phải làm 12 giờ/ngày cả tháng nhưng phải bố trí thời gian và phải cố gắng thôi. Sau này, học xong em sẽ nghỉ, chắc chắn em không làm công nhân cả đời đâu ạ” (N. T. N. công nhân nhập cư ở xã Kim Chung, Hà Nội)

Nhóm công nhân dân tộc thiểu số tập trung tại Kim Chung (Hà Nội), có xuất xứ từ các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Thời gian đầu do chưa quen với môi trường làm việc công nghiệp và lối sống ở nhà trọ nên họ thường gặp khó khăn. Nhiều công nhân người dân tộc thiểu số tìm việc đi làm thêm ngoài công việc chính ở các khu công nghiệp, nên thời gian nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu với cộng đồng rất hạn chế.

--- “Công việc tại xưởng chỉ đến khoảng 4-5 giờ là tan ca nhưng chúng nó [nhóm DTTS] toàn kiếm việc để làm thêm đến tận 10 giờ tối mới thấy lục đục kéo nhau về, ăn uống qua loa rồi đi ngủ, sáng sớm đã lại thấy đi rồi” (N.V.T, chủ nhà trọ tại xã Kim Chung, Hà Nội)

--- “Trong line của em cũng có một số người dân tộc thiểu số nhưng họ mất nhiều thời gian để làm quen với môi trường, công việc nên nâng lương chậm hơn người khác” (D.V.H, công nhân nhập cư tại xã Kim Chung, Hà Nội)

Nhóm công nhân có gia đình ở quê thuộc diện nghèo thường phải lo gửi tiền về giúp đỡ gia đình hơn các công nhân khác. Trong mẫu khảo sát năm 2010, có 16% công nhân gia đình ở quê thuộc hộ nghèo; trong số đó gần ba phần tư có gửi tiền về nhà cho gia đình trong 12 tháng qua; trong khi đó trong nhóm công nhân có gia đình ở quê thuộc diện không nghèo chỉ có gần một nửa gửi tiền về gia đình. Việc gửi tiền về quê khiến những công nhân này phải chi tiêu tiết kiệm hơn, ít đầu tư cho bản thân.

2.1.6 Phương án chống đỡ

Sau giai đoạn khủng hoảng, lượng công nhân nhập cư lên thành phố tiếp tục tăng trong năm 2010. Việc làm và thu nhập nhìn chung đã ổn định hơn, tuy nhiên nhiều công nhân nhập cư gặp khó khăn do chi phí cuộc sống ở đô thị tăng cao và có những tháng bị giảm thu nhập đột xuất (ví dụ do nhà máy mất điện hoặc bị ốm)

Bảng 17 cho thấy, biện pháp đối phó của công nhân nhập cư khi gặp khó khăn là ưu tiên cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu như mua sắm quần áo (69%), đi chơi/giải trí (63%) và tiết kiệm cho bản thân (48%); tiếp đến là giảm các khoản khác như chi tiêu cho ăn uống hàng ngày (41%), mua sắm cá nhân khác (27%)...

Nhóm công nhân vừa học vừa làm phải san sẻ thời gian và chi phí cho việc học nên rất vất vả

Nhóm công nhân DTTS bỡ ngỡ thời gian đầu, sau đó làm quen nhanh

Nhóm công nhân có gia đình ở quê phải lo tiền gửi về quê nên chi tiêu tiết kiệm hơn

Khi bị giảm thu nhập đột xuất, công nhân thường ưu tiên cắt giảm các khoản chi không thiết yếu

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

59

BẢNG 17. Cách đối phó của công nhân nhập cư với khó khăn (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

Giảm tiền thuê nhà

- 7 2 17 3 18 5 13 5 10 8 8

Giảm khoản tiết kiệm cho bản thân

- 50 42 21 35 53 29 47 50 26 44 48

Giảm các khoản mua sắm quần áo

- 67 65 79 52 85 63 80 58 69 66 69

Giảm chi phí đi chơi/ giải trí

- 48 60 69 40 67 73 82 63 71 57 63

Giảm chi phí hiếu hỉ

- 22 12 33 3 35 22 17 18 27 14 22

Giảm mức chi tiêu cho ăn uống hàng ngày

- 73 38 33 35 57 64 68 28 52 59 41

Giảm mua sắm cá nhân khác

- 57 28 67 40 33 31 42 20 46 46 27

Giảm tiền gửi về nhà

- 27 13 29 58 35 21 2 25 25 29 21

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009 và tháng 7-8/2010

Các khoản chi tiêu ít được lựa chọn cắt giảm gồm chi phí hiếu hỷ và tiền gửi về nhà. Đặc biệt, tiền thuê nhà trọ gần như là một chi phí bắt buộc nên rất ít người giảm khoản chi phí này (do muốn ở gần nơi làm việc, do đã quen với nơi ở trọ không muốn thay đổi...). Giữa nam công nhân và nữ công nhân không có khác biệt đáng kể về thứ tự ưu tiên cắt giảm các loại chi phí.

Bảng 18 cho thấy, có khoảng trên một nửa số công nhân trong mẫu khảo sát năm 2010 có tiền tiết kiệm hàng tháng sau khi trừ chi phí. Có khoảng gần một nửa công nhân có gửi tiền về nhà trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, khoảng một phần năm số công nhân nhập cư đã giảm gửi tiền về nhà trong 12 tháng qua. So sánh giữa nam công nhân và nữ công nhân cho thấy, tỷ lệ nam công nhân phải giảm tiền gửi về nhà (27%) cao hơn chút ít so với nữ công nhân (18%).

Tại Kim Chung (Hà Nội), tỷ lệ công nhân trong mẫu khảo sát năm 2010 có tiền tiết kiệm hàng tháng và có tiền gửi về nhà trong 12 tháng qua dường như khả quan hơn nhiều so với mẫu khảo sát năm 2009 và so với 2 địa bàn còn lại.

Tiền thuê trọ, chi phí hiếu hỷ và tiền gửi về nhà ít đuợc lựa chọn cắt giảm nhất

Tỷ lệ công nhân tại Kim Chung có tiền tiết kiệm và tiền gửi về nhà tương đối khả quan trong năm 2010

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

60

BẢNG 18. Tiền tiết kiệm và gửi về nhà trong 12 tháng qua (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

Có tiền tiết kiệm hàng tháng (sau khi trừ chi phi)

- 58 80 60 63 60 58 41 32 59 55 57

Có gửi tiền về nhà trong 12 tháng qua

- 43 72 63 58 48 55 33 25 59 45 48

Giảm số tiền gửi về nhà

- 27 13 29 58 35 21 2 25 25 29 21

Mức độ giảm tiền gửi về nhà năm 2010 so với 2009

Giảm ít (< 25 ) - 58 75 46 66 68 74 0 67 65 62 69

Giảm tương đối

(25-50)- 0 13 15 14 9 4 0 7 8 9 9

Giảm mạnh (>

50)- 0 13 15 0 0 0 100 0 5 2 2

Tạm thời không

gửi tiền về nhà

nữa

- 42 0 23 20 23 22 0 27 23 27 20

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009, tháng 7-8/2010

Trong bối cảnh chi phí cuộc sống ở đô thị tăng cao, một số nữ công nhân nhập cư còn nhờ người nhà mua và gửi một số loại lương thực, thực phẩm (như gạo, lạc, cá khô...) từ quê lên nơi ở trọ để giảm chi phí. Một số khác tìm việc làm thêm bên ngoài để có thêm thu nhập, như nữ có thể xin phụ việc bán quán, nam đi làm phụ hồ...

--- “Mình tiết kiệm hết sức, gửi mua gạo từ quê giá khoảng 8.000 đồng/kg, cộng thêm 20.000 - 30.000 đồng tiền gửi xe khách, tổng cộng khoảng 8.500 đồng/kg, còn mua gạo ở đây phải mất 11.000 đồng/kg” (N.T.M, công nhân nhập cư tại phường 6, quận Gò Vấp)

Một số công nhân trước đây làm việc trong các khu công nghiệp phía Nam nay có xu hướng chuyển ra Bắc với mong muốn ở gần nhà và giảm mức chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên việc làm tại các khu công nghiệp phía Bắc (như tại KCN Thăng Long) thường đòi hỏi phải tốt nghiệp trung học cơ sở hay trung học phổ thông. Do đó môi trường làm việc rất đa dạng ở trong Nam vẫn thu hút sự quan tâm của người lao động học vấn thấp.

Nhờ vào quê và làm thêm việc bên ngoài là 2 cách chống đỡ khó khăn của công nhân

Chuyển từ Nam ra Bắc làm việc để giảm chi phí cũng là 1 cách chống đỡ khó khăn

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

61

--- “Cũng có xin việc ở Hà Nội, cũng có công ty tuyển làm thử 3 tháng, nhưng xin việc phải mất tiền. Lương được 1,9 triệu đồng 1 tháng, mà tiền phòng trọ cũng nhiều. Miền Bắc đòi hỏi phải có bằng cấp và mất tiền nữa. Mà ai cũng muốn học lên nhưng giờ học quá muộn rồi. Nếu không làm công nhân thì về nhà làm ruộng” (nhóm công nhân nhập cư tại phường 6, quận Gò Vấp)

--- “Em không có bằng cấp một, ra Bắc xin việc đòi hỏi bằng cấp kinh lắm, mình muốn ra cũng không được. Trong này chỉ đòi hỏi tay nghề, sức khỏe. Nếu có tay nghề thì mình đứng máy, không có tay nghề thì mình đứng phụ” (N.T.T, công nhân nhập cư tại phường 6, quận Gò Vấp)

Phương án xấu nhất với công nhân nhập cư khi gặp khó khăn là về quê làm ruộng, Tuy nhiên qua khảo sát tại 3 điểm quan trắc hiện nay ít người chọn phương án này trừ khi gặp trường hợp bất đắc dĩ như đã lớn tuổi (trên 40 tuổi), phải về quê lập gia đình và sinh con, bố mẹ người thân ốm phải về chăm sóc...

--- “Về quê làm ruộng ư, bây giờ làm gì có ruộng mà làm. Không những thế mà tôi cũng như công nhân ở đây lâu không làm ruộng lại đâm ra ngại. Mà làm ruộng thì thu được bao nhiêu...” (N.T.A, công nhân nhập cư tại xã Kim Chung, Hà Nội)

--- “Đã vào đây rồi thì ít người muốn về lắm vì về nhà hầu như chỉ làm ruộng. Như em đây, bố mất từ năm em học lớp 11, mẹ phải nuôi mấy chị em. Giờ em về quê thì lại phải làm ruộng, không có tiền. Em ở đây dù sao cũng có chút ít tiền gửi về phụ mẹ nuôi em ăn học” (N.T.V, công nhân nhập cư tại phường 6, Gò Vấp)

2.1.7 Kế hoạch và nguyện vọng của công nhân nhập cư

Bảng 19 cho thấy, nguyện vọng chủ yếu của nhóm công nhân nhập cư đang làm việc trong các doanh nghiệp tại 3 điểm khảo sát là được cung cấp thêm các kiến thức về chăm sóc sức khỏe (57%), nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề (51%), cải thiện chỗ ở, vệ sinh môi trường (47%), hiểu biết phát luật, quyền và nghĩa vụ (46%). Thực tế trong năm 2010 nhiều công nhân cho biết họ đã có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức phòng chống HIV/AIDS, kiến thức về chăm sóc sức khỏe nhờ tham gia tại các CLB thanh niên khu vực nhà trọ (Lãm Hà, Hải Phòng), CLB vượt khó của công nhân (Phường 6, Gò Vấp), Nhóm công nhân nhập cư (Kim Chung, Hà Nội)...

BẢNG 19. Mong muốn được giúp đỡ (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010

Đăng ký cư trú thuận lợi hơn

- 12 13 25 5 15 17 50 58 21 22 29

Cải thiện chỗ ở, vệ sinh môi trường

- 72 65 33 60 57 55 63 20 44 65 47

Cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy

- 60 57 72 37 38 37 42 30 54 46 42

Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề

- 55 48 85 70 53 30 77 50 58 67 51

Về quê làm ruộng chỉ là phương án bất đắc dĩ cuối cùng

Công nhân nhập cư muốn được giúp đỡ về kỹ năng sống, tay nghề, và điều kiện ăn ở

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

62

Hiểu biết về pháp luật, quyền và nghĩa vụ

- 68 62 67 60 45 47 80 30 57 69 46

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe

- 80 73 63 78 58 47 92 38 55 83 57

Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS

- 58 52 63 87 50 28 62 18 46 69 40

Nâng cao vai trò của Công đoàn

- 45 49 63 47 38 12 47 32 38 46 40

Hoạt động tương hỗ, tổ nhóm trong công nhân

- 22 35 67 13 32 20 40 5 43 25 24

Những giúp đỡ khác

- 0 0 0 0 3 0 0 2 0 0 6

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 6-7/2008, tháng 7/2009 và tháng 7-8/2010

So sánh mong muốn được giúp đỡ của công nhân nam và nữ cho thấy, nhóm nữ công nhân mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn về các kiến thức chăm sóc sức khỏe, hiều biết về pháp luật, quyền và nghĩa vụ, nâng cao vai trò của Công đoàn, hoạt động tổ nhóm công nhân. Trong khi nhóm nam công nhân lại mong muốn được hỗ trợ về đăng ký cư trú, cải thiện chỗ ở, vệ sinh môi trường, nâng cao trình độ, tay nghề chuyên môn (Hình 7).

HÌNH 7. Mong muốn được giúp đỡ xét theo góc độ giới, 2010 (%)

0

10

20

30

40

50

60

70

Đăng kýcư trú

thuận lợihơn

Cải thiệnchỗ ở, vệsinh môitrường

Cải thiệnđiều kiệnlàm việctrong nhà

máy

Nâng caotrình độchuyên

môn, taynghề

Hiểu biếtvề pháp

luật,quyền vànghĩa vụ

Kiến thứcvề chămsóc sức

khỏe

Kiến thứcvề phòng

chốngHIV/AIDS

Nâng caovai trò

của Côngđoàn

Hoạtđộng

tương hỗ,tổ nhóm

trongcôngnhân

Nhữnggiúp đỡ

khác

%

Nam

Nữ

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 7-8/2010

Khi được hỏi “Bạn có ý định làm công việc hiện tại (tại doanh nghiệp) trong bao lâu nữa ?”, có 60% công nhân trong mẫu khảo sát 2010 cho biết “chưa tính được“ - tương đương với tỷ lệ công nhân trả lời câu hỏi tương tự trong năm 2009. Có 9% công nhân cho biết đang có ý định chuyển sang việc khác hoặc sang doanh nghiệp - cao hơn so với tỷ lệ 4% trả lời câu hỏi tương tự trong năm 2009 (Bảng 20).

Nữ công nhân quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe và vai trò của Công đoàn so với nam công nhân

Tỷ lệ công nhân muốn làm việc lâu dài tại doanh nghiệp không cao

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

63

BẢNG 20. Dự tính của công nhân về công việc trong tương lai, 2010 (%)

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

Tiếp tục làm việc này ít hơn 6 tháng 7 2 2 3

Tiếp tục làm việc này từ 6 đến 12 tháng 3 2 2 2

Tiếp tục làm việc này từ 1 đến 3 năm 15 10 23 16

Tiếp tục làm việc này trên 3 năm 12 5 10 9

Chưa tính được, cứ làm tiếp rồi tùy tình hình xem thế nào 52 67 62 60

Đang có ý định chuyến sang việc khác hoặc sang doanh nghiệp khác 12 15 2 9

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 7-8/2010

Nhóm công nhân nữ nhập cư thường có nguy cơ mất việc khi tuổi đời trên 40. Do sức khỏe ngày càng kém, nữ công nhân lớn tuổi có thể tự phải nghỉ việc (mặc dù công ty không đuổi việc), do không cạnh tranh được về sản lượng trong dây chuyền sản xuất so với lớp trẻ mới vào làm. Phần lớn nhóm công nhân nhập cư nữ không xác định làm lâu dài với loại công việc trong các doanh nghiệp giày da,may mặc, lắp ráp điện tử. Nhóm công nhân khi đã trên 30 tuổi thường tính chuyện tích cóp tiền vốn để mở buôn bán/ kinh doanh dịch vụ nhỏ; một số khác có hướng đổi sang các công việc lao công, dọn dẹp vệ sinh hoặc về quê làm ăn lâu dài. Một số công nhân trẻ cố gắng vừa đi học, vừa đi làm với hy vọng có cơ hội chuyển nghề với khả năng ổn định và thu nhập cao hơn.

--- “Giờ thì khu công nghiệp còn mới, nhưng chục năm tới, cứ đà tuyển công nhân trẻ, khỏe thế này thì công nhân nữ lớn tuổi, khoảng 30 - 40 tuổi, sẽ tự phải nghỉ vì không thể cạnh tranh nổi bọn trẻ” (nhóm cán bộ xã Kim Chung, Hà Nội)

--- “Làm lâu năm quen việc rồi nên không muốn rời đi, nhưng cũng không xác định làm lâu dài, về quê làm ruộng khó khăn lắm nên định sau này sẽ xin sang làm vệ sinh” (nhóm công nhân nhập cư tại xã Kim Chung, Hà Nội)

2.1.8 Vai trò của công đoànBảng 21 cho thấy, chỉ có 49% số công nhân nhập cư được hỏi trong năm 2010 tham gia công đoàn trong các doanh nghiệp. Tỷ lệ công nhân nữ tham gia công đoàn nhiều hơn công nhân nam (nữ 54%, nam 41%). Tỉ lệ công nhân tham gia công đoàn trong mẫu khảo sát 2010 (49%) thấp hơn so với năm 2009 (60%) do có sự giảm mạnh việc tham gia công đoàn trong các công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, giữa các loại hình doanh nghiệp thì công ty tư nhân vẫn là nơi có ít công nhân tham gia công đoàn nhất. Nhiều công nhân ở các doanh nghiệp tư nhân cho biết công ty của họ vẫn chưa có đại diện công đoàn18 để giúp họ giải quyết những xung đột, chuyển tải kiến nghị, hay đại diện quyền thương thảo của họ.

18 Trong khi đó, theo qui định pháp luật lao động của Việt Nam, bất cứ doanh nghiệp nào có từ năm lao động trở lên đều phải thành lập công đoàn hay

có cán bộ công đoàn tạm thời trong sáu tháng hoạt động đầu tiên.

Nữ công nhân phải tính đến phương án làm việc khác khi đã lớn tuổi

Rất nhiều công nhân không tham gia Công đoàn, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

64

BẢNG 21. Tỷ lệ tham gia công đoàn theo loại hình doanh nghiệp, 2010 (%)

Loại hình doanh nghiệp

Trung bìnhNhà nước Tư nhân Công ty 100% vốn

nước ngoài Công ty liên doanh

Có 95 31 54 47 49

Không 5 69 46 53 51

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 7-8/2010

Những công nhân nhập cư được phỏng vấn không tham gia công đoàn nêu lên các lý do chính là: không biết cách tham gia (35%), không thuộc diện được tham gia (28%), không có tổ chức công đoàn (19%), không thích và thấy không cần thiết (19%). Có thể lý giải, số công nhân nhập cư mới được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp còn có ít thông tin về Công đoàn.

Với những công nhân nhập cư đang là thành viên công đoàn tại nơi làm việc, 63% người được hỏi cho biết “có ích lợi”, 27% nhận thấy “bình thường” và 10% “chưa thấy ích lợi gì cụ thể khi tham gia công đoàn” (Bảng 22). Tỷ lệ 63% công nhân trong mẫu khảo sát năm 2010 thấy có ích lợi khi tham gia công đoàn đã tăng lên so với tỷ lệ 46% công nhân trong mẫu khảo sát năm 2009 có cùng câu trả lời.

BẢNG 22. Ích lợi khi tham gia hoạt động Công đoàn, 2010

Kim Chung(Hà Nội)

Lãm Hà(Hải Phòng)

Phường 6(Gò Vấp) Trung bình

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Có ích lợi 57 61 50 67 100 59 68 61

Bình thường 29 21 42 33 0 36 25 28

Chưa thấy ích lợi gì cụ thể 14 18 8 0 0 5 7 12

Nguồn: Phỏng vấn công nhân nhập cư, tháng 7-8/2010

Đáng lưu ý, một số công nhân được phỏng vấn cho biết họ không tin tưởng nhiều vào khả năng đại diện của Công đoàn do các cán bộ này cũng thuộc thành phần lãnh đạo công ty hay chưa đủ khả năng đại diện hoặc tiếng nói thiếu thuyết phục. Vai trò của công đoàn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vẫn tập trung vào những hoạt động động viên tinh thần, chưa thực sự giải quyết được những vấn đề cốt lõi trong quan hệ lao động. Hầu như không có công nhân nào được phỏng vấn đưa ra một ví dụ về khả năng đại diện hay đàm phán của công đoàn giúp họ giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh. Thậm chí, một số công nhân còn không biết đây là chức năng chính của tổ chức công đoàn.

2.2 Nhóm buôn bán nhỏ

2.2.1 Đặc điểm nhóm, điều kiện sống và hành nghề

Nhóm buôn bán nhỏ gồm những người bán hàng cố định và những người bán hàng rong. Hầu hết người làm nghề buôn bán nhỏ là nữ giới, đa số từ 30 - 55 tuổi, đã có gia đình. Buôn bán nhỏ (“chạy chợ”) là lựa chọn phổ biến của phụ nữ trong các gia đình

Khoảng 2/3 công nhân khảo sát thấy tham gia Công đoàn “có ích lợi”

Còn một bộ phận công nhân chưa tin vào vai trò của Công đoàn giúp họ khi gặp khó khăn

Làm nghề buôn bán nhỏ thường là phụ nữ đứng tuổi đã có gia đình

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

65

nghèo và cận nghèo do nghề này dễ làm và cần ít vốn (có thể chỉ cần vài trăm nghìn đồng). Đặc điểm này không có gì khác so với các vòng khảo sát trước đó.

Năm 2010, số lượng người nhập cư làm nghề buôn bán nhỏ đã tăng lên đáng kể so với năm 2009 tại cả 3 điểm quan trắc, dẫn đến tính cạnh tranh trong nghề tăng. Người nhập cư đến từ các vùng nông thôn thường lựa chọn vào thành phố làm nghề buôn bán nhỏ như một giải pháp phân công hợp lý lao động hộ gia đình để tăng thêm thu nhập ngoài nông nghiệp. Tại các điểm quan trắc, một tỷ lệ khá lớn người làm nghề buôn bán nhỏ là người nhập cư, bao gồm cả người từ các địa bàn lân cận đi về trong ngày và những người ngoại tỉnh đến tạm trú. Tại phường 6 (Gò Vấp) và xã Kim Chung (Hà Nội), ước tính đến 70% người buôn bán nhỏ là người nhập cư. Con số này tại phường Lãm Hà (Hải Phòng) là khoảng 50%.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào cuối năm 2008 đến giữa năm 2009, tình hình kinh doanh của nhóm buôn bán nhỏ phục vụ công nhân nhập cư trên địa bàn xã Kim Chung (Hà Nội) đã hồi phục. Số công nhân nhập cư tăng mạnh sau khủng hoảng, kéo theo số buôn bán nhỏ cũng tăng lên theo. Người từ nơi khác đến tập trung buôn bán tại Kim Chung nhiều hơn trước, chủ yếu là phụ nữ trung niên.

--- “Trước đây buôn bán kinh doanh ế hơn kể từ mớ rau trở đi. Nay thì hàng gì cũng bán được rồi, thậm chí bán còn hơn năm ngoái chứ vì người đến thôn tăng hơn. Hàng quán trong thôn cũng tăng hơn. Như hàng rau năm ngoái chỉ có mươi hàng, bán cũng chỉ được khoảng 10 mớ rau thì bây giờ phải bán hơn 30 mớ, mà số lượng hàng cũng tăng lên 25-30 hàng; trước chỉ có khỏang 3-4 hàng thịt nay có khi hơn 10 hàng rồi. Nhiều người từ nơi khác đến đây bán. Bán hàng chủ yếu là dân làng mình hoặc dân làng khác, toàn chị tầm trung tuổi chứ không phải công nhân đâu” (nhóm cán bộ thôn Nhuế, xã Kim Chung, Hà Nội)

Tại Lãm Hà (Hải Phòng) nhiều hộ gia đình tại các huyện lân cận như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng... vào thành phố làm nghề buôn bán nhỏ, dù vất vả nhưng thu nhập vẫn hơn làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, một số công nhân do thiếu việc làm trong thời khủng hoảng đã chuyển sang làm nghề buôn bán nhỏ, nay không quay trở lại các xí nghiệp nữa mà tiếp tục gắn bó với nghề này.

--- “Trước đây em làm giày da nhưng năm vừa rồi không có việc phải ra đây bán rau. Giờ không muốn quay lại công ty nữa vì quen bán ở đây rồi. Bán hàng vừa có đồng ra đồng vào vừa có thời gian chăm sóc cho con khi ốm đau” (N.T.T, bán rau, phường Lãm Hà, Hải Phòng)

Rất đông người buôn bán nhỏ tại Phường 6 (Gò Vấp) xuất thân từ các tỉnh miền Trung. Thiên tai dồn dập, thời tiết bất lợi càng tạo thêm lực đẩy cho các dòng di cư. Do cơn bão số 9 và cơn bão số 11 cuối năm 2009 ảnh hưởng xấu đến đời sống, trong năm 2010 có thêm nhiều người miền Trung di cư vào TP.HCM để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Buôn bán nhỏ là một lựa chọn phổ biến của họ.

Phụ nữ ở tỉnh xa về thành phố làm nghề buôn bán nhỏ ít khi đi một mình, mà thường đi cả 2 vợ chồng. Những người mới đến thường để con cái ở quê, còn những người đã ở thành phố lâu (từ 3 năm trở lên) thường mang theo con cái. Người nhập cư buôn bán nhỏ phải lo tiền thuê nhà trọ, tiền điện nước hàng tháng với mức tăng giá liên tục trong 12 tháng qua. Giá thuê phòng trọ năm 2010 đã tăng trung bình 100 - 200.000 đồng/phòng so với năm 2009 tại cả 3 điểm quan trắc, mặc dù nhóm buôn bán nhỏ thường chấp nhận ở tại những khu nhà trọ giá rẻ, điều kiện vệ sinh môi trường và an ninh trật tư không đảm bảo (Hộp 14).

Số người nhập cư làm ngề buôn bán nhỏ tăng lên trong năm 2010

Buôn bán nhỏ phục vụ công nhân nhập cư cũng tăng lên sau khủng hoảng

Một số công nhân cũng chuyển hẳn sang buôn bán nhỏ

Thiên tai ở miền Trung tạo thêm lực đẩy cho dòng di cư vào Nam làm buôn bán nhỏ

Người buôn bán nhỏ thường đến thành phố cả 2 vợ chồng, nên chi phí cuộc sống cao hơn

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

66

--- “Chi phí tiền điện, tiền nước tăng gấp 1,5 lần so với năm ngoái. Giá điện, giá nước tính theo chỉ số gây rất nhiều khó khăn cho những người phải đi thuê nhà như bọn chị” (nhóm buôn bán nhỏ phường Lãm Hà, Hải Phòng)

--- “Điều kiện an ninh trật tự tại đây chưa tốt. Nhiều khi ngủ không yên tâm, để đồ sơ ý là mất ngay do bị kẻ trộm vào lấy” (N.T.H, bán hoa quả phường Lãm Hà, Hải Phòng)

HỘP 14. Hộ nhập cư bán trái cây tại Phường 6

Chị Đ.T.C, quê ở Quảng Ngãi vào TP.HCM từ năm 1990. Hiện chị đang ở cùng chồng và 3 người con trai tại phường 6 quận Gò Vấp. Chị bán xe đẩy trái cây, chồng chị làm phụ hồ, con trai lớn đang đi làm công nhân, con trai thứ hai đang học nghề sửa xe, con trai út đang học tại trường THCS An Nhơn. Công việc hàng ngày của chị bắt đầu từ 5h sáng, ra chợ gần nhà lấy trái cây các loại, sau đó về chuẩn bị xe trái cây, đến 9h đẩy xe đi bán cả ngày tại các tuyến đường trong quận Gò Vấp.

Hiện gia đình chị đang thuê phòng trọ diện tích 12 m2. Đồ đạc trong nhà đều đã cũ, giá trị thấp gồm 1 ti vi, 1 xe máy, 1 xe đạp và 1 xe đẩy trái cây. Chị bán trái cây và chồng làm phụ hồ mỗi người cũng có thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, công việc không ổn định, khi nào trời mưa gió chị bán được ít hàng còn chồng cũng không đi làm được.

Gia đình chị sinh hoạt rất tằn tiện. Tiền thuê phòng trọ đã là 1,2 triệu đồng/tháng, điện nước khoảng 170.000 đồng/tháng. Hàng ngày, chị đi chợ mua thức ăn cho gia đình 5 người hết 50.000 - 60.000 đồng, chưa kể tiền gạo, dầu ăn, nước mắm... Chị cho biết “không có để dành, chi tiêu cho sinh họat hàng ngày hết rồi”.

Thời gian làm việc của người buôn bán nhỏ rất vất vả. Những người bán hàng hoa quả hoặc đồ ăn thường bắt đầu từ 4-5h sáng đi lấy hàng hoặc dọn hàng bán đến tầm 12h -13h trưa, chiều bắt đầu bán hàng từ 2-3h chiều đến 7-8 h tối. Do vậy, việc quan tâm đến con cái hay tham gia các hoạt động xã hội, giải trí của họ rất hạn chế.

--- “Sáng đi từ 4h sáng lấy hoa quả tận Long Biên rồi về đi bán luôn, tối về mệt cũng không có thời gian mà ngó đến con cái” (N.V.T, bán hoa quả rong tại xã Kim Chung, Hà Nội)

--- “Ngồi ngoài chợ cả ngày, nhiều lúc có muốn đi đâu cũng không dám đi. Đi chơi vừa sợ mất tiền lại vừa sợ không có gì mà ăn” (nhóm buôn bán nhỏ chợ Bầu, Kim Chung, Hà Nội)

2.2.2 Tính dễ bị tổn thương, biện pháp chống đỡ

Giá cả hàng hóa tăng trong những tháng đầu năm 2010 gây nhiều bất lợi cho những người buôn bán nhỏ. Các nhóm buôn bản nhỏ được phỏng vấn cho biết, chi phí bỏ ra để mua nhiều loại mặt hàng trong năm 2010 đã tăng 30 - 50% so với năm 2009. Thu nhập của nhiều người buôn bán nhỏ bị giảm xuống do chi phí đầu vào tăng trong khi đó giá bán ra tăng không tương xứng. Giá dịch vụ ăn uống tăng khiến nhiều người dân giảm chi tiêu bên ngoài, đặc biệt là cư dân đô thị nghèo và công nhân nhập cư - những đối tượng khách hàng chủ yếu của nhóm buôn bán nhỏ. Lượng khách ăn hàng quán giảm hẳn, việc kinh doanh của các quán nhỏ dọc đường vì vậy mà cũng giảm doanh thu (Hộp 15).

--- “Trước đây mỗi ngày mất 700.000 đồng thì bây giờ phải bỏ ra 1 triệu mới mua được lượng hàng như vậy” (nhóm buôn bán nhỏ chợ Bầu, xã Kim Chung, Hà Nội)

Người buôn bán nhỏ thường phải dậy rất sớm đi lấy hàng

Giá vốn đầu vào tăng cao trong khi giá bán đầu ra tăng không tuơng xứng, gây khó khăn cho người buôn bán nhỏ

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

67

--- “Năm nay giá nguyên liệu đầu vào tăng gấp đôi, bán sản phẩm nhích lên mà cũng không bù lại được. Trước nấu một yến xôi bán buổi sáng là hết, giờ nấu 7 - 8 kg bán cả ngày vẫn ế. Giá các sản phẩm cứ tăng lên rồi giữ giá mà không giảm” (P.T.T bán xôi chè, phường Lãm Hà, Hải Phòng)

--- “So với năm 2009 thì năm nay tệ hơn. Lượng hàng bán không được như năm ngoái, giá bán cao hơn mà gia vị cùng bánh tráng cũng đắt hơn. Nói chung giá cả vật chất tăng thì cái gì cũng tăng theo. Thực tế thu nhập so với năm 2009 là tệ hơn. Mức chi tiêu thì tăng lên. Đi chợ ngày trước mua được nhiều, hàng khoảng 300.000 đồng là lời được khoảng 100.000 -150.000 đồng, còn bây giờ thì lời được 50.000 - 70.000 đồng” (D.T.E, bán bánh tráng trộn, phường 6, Gò Vấp)

--- “Buôn bán năm nay so với năm ngoái có khó khăn hơn, lượng khách ăn uống ngoài đường giảm hẳn. Phần lớn là nấu ăn ở nhà, từ khi khủng hoảng kinh tế người dân làm ăn khó khăn nên buôn bán cũng khó khăn hơn” (T.Q.T, bán hủ tiếu, phường 6, Gò Vấp)

HỘP 15. Hộ nhập cư bán trứng vịt lộn tại phường Lãm Hà

Chị N.T.H sinh năm 1978, quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), hiện đang sống cùng chồng và 2 con nhỏ. Chị mới vào thành phố bán trứng vịt lộn buổi sáng tại đầu chợ Lãm Hà từ năm 2008. Công việc của chị bắt đầu từ 4h sáng chuẩn bị bếp nấu trứng, gia vị, rau..., bán hàng từ 5h đến 9h30 sáng thì về.

--- “Ở quê không có ruộng, chỉ có ít ruộng thì bố mẹ và đứa em làm. Do cuộc sống ở quê quá khó khăn nên hai vợ chông phải ra ngoài này để làm ăn”

Hiện nay hai vợ chồng chị đang thuê nhà tại tổ 13 phường Lãm Hà, giá thuê nhà là 450.000 đồng/tháng và tiền điện nước là 150.000 đồng/tháng. Thu nhập của gia đình trông vào lương công nhân cơ khí của chồng là chính (1.800.000 đồng/tháng), còn thu nhập bán trứng vịt lộn của chị chỉ đủ chi phí cho sinh hoạt hàng ngày.

Năm 2010 chị gặp nhiều khó khăn trong việc bán hàng do giá trứng vịt lộn tăng. Do phải bán với giá cao hơn nên số người đến ăn trứng tại quán của chị đã giảm xuống. Năm 2009, mỗi buổi sáng chị bán được khoảng 50 - 60 quả trứng, thu nhập được khoảng 50.000 - 60.000 đồng. Năm 2010 mỗi buổi sáng chị chỉ bán được 30 - 40 quả trứng với thu nhập khoảng 30.000 - 40.000 đồng. Do thu nhập giảm nên chị phải cắt giảm các khoản chi phí trong gia đình, kể cả các khoản chi phí ăn uống, vui chơi của con.

--- “Năm nay bán khó hơn năm ngoái, giá cả cái gì cũng tăng, rau ngải cứu, gia vị cũng tăng. Trứng lộn thì từ 1.500 đồng/quả tăng lên 3.000 đồng/quả, có khi là 3.500 đồng/quả. Nên giờ phải bán lên tới 5000 đồng/quả, số lượng người ăn mỗi buổi giảm hơn so với năm trước khoảng 15 người nên thu nhập giảm...”

Những khó khăn về địa điểm buôn bán cũng ảnh hưởng bất lợi đến nhóm buôn bán nhỏ. Tại xã Kim Chung (Hà Nội), tháng 3/2010, UBND xã đã giải tỏa khu chợ tạm thôn Bầu ngoài mặt đường, di chuyển các hộ buôn bán vào một khu đất trống bên trong thôn. Chuyển vị trí chợ khiến việc kinh doanh của nhiều hộ gia đình khó khăn hơn vì mất đi khách quen. Một số hộ phải tốn thêm tiền thuê mặt bằng nhà dân ngoài chợ. Một số khác trước bán cố định nay phải chuyển sang bán lưu động vất vả hơn.

--- “Trước đây công nhân đi làm về tiện đường là mua luôn, có nhiều khách quen rồi. Mấy tháng đầu ra đây [chợ mới] hầu như ngồi không vì không có khách” ... “Trước đây một ngày bán được 4 phần thì về đây chỉ bán được 1 phần. Trước có 5-6 người vẫn bán được mà bây giờ có 3 hàng vẫn không bán được. Trước bán được 1 tạ rau lãi được khoảng 100.000 đồng/ngày, giờ thì chỉ bán được khoảng 30-40 kg rau mà lãi được khoảng 30-40.000 đồng/ngày (nhóm buôn bán nhỏ chợ Bầu, xã Kim Chung, Hà Nội)

Địa điểm bán hàng bấp bênh là nỗi lo của người buôn bán nhỏ

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

68 68

--- “Trước đây chỉ cần đứng bán một chỗ nhưng hiện nay phải chạy khắp cả làng, bán chạy rong thì may ra mới hết hàng” (N.V.T, bán hoa quả rong tại xã Kim Chung, Hà Nội)

Hiện nay các thành phố lớn đang tăng cường quản lý đô thị. Nhiều qui định được ban hành để lập lại trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tình trạng buôn bán kinh doanh trên vỉa hè, lấn chiếm lòng lề đường. Những qui định này cũng gây khó khăn cho nhóm buôn bán nhỏ. Người bán hàng rong thường bị đuổi, đôi khi bị tịch thu dụng cụ đồ nghề khi đứng bán ở những nơi bị cấm; tuy nhiên vì mưu sinh nên họ vẫn tìm cách đi bán hàng kể cả chấp nhận nguy cơ bị đuổi, bị phạt.

--- “Nhiều khi công an đến, chạy không kịp bị phạt. Lần đầu tha thứ, lần hai bị phạt 50.000 đồng, lần 3 thì phạt thu xe, thu đồ luôn. Họ thu bàn ghế thì mua cái khác, chứ nộp phạt còn nhiều tiền hơn” (nhóm buôn bán nhỏ phường 6, Gò Vấp)

--- “Thường đứng bán ở gần trường sau giờ tan học hoặc bán dạo. Đi bán có bị đuổi, bị công an phạt do cản trở giao thông, thường phạt tại chỗ 50.000 đồng. Sai là sai do mình, mình chịu nộp phạt thôi, do mình đứng dưới lòng đường. Nhưng mà đứng ở lòng đường mới bán được” (N.T.L, bán đồ chơi dạo phường 6, Gò Vấp)

Trong bối cảnh ngày càng nhiều người làm nghề buôn bán nhỏ khiến áp lực cạnh tranh tăng, giải pháp chống đỡ của nhóm buôn bán nhỏ chủ yếu là tăng thời gian bán hàng, đa dạng hóa sản phẩm và thường xuyên thay đổi vị trí bán hàng. Tại Kim Chung (Hà Nội), một số hộ nghèo bản xứ nhà tận dụng đất ruộng để trồng rau và tự mang đi bán lẻ ở chợ để tiết kiệm chi phí so với đi lấy hàng ở các chợ đầu mối.

Tại Lãm Hà (Hải Phòng), những người làm nghề buôn bán nhỏ đã tập trung thành các nhóm nhỏ để “chơi họ”, đây là một hình thức tiết kiệm khá hiệu quả của nhóm buôn bán nhỏ để giúp đỡ nhau (Hộp 16).

HỘP 16. “Chơi họ” - một hình thức tiết kiệm giúp đỡ nhau của nhóm buôn bán nhỏ tại Lãm Hà

Tại phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng), có khoảng 90% những người làm nghề buôn bán nhỏ tham gia chơi họ. Những người chơi họ thường tập trung thành nhóm 10-20 người có mối quen biết với nhau, goi là một “Bát”. Người tham gia đóng tiền theo kỳ 10 ngày hoặc 1 tháng. Với nhóm hộ khó khăn, hộ nghèo thường tham gia ở mức 10.000 - 30.000 đồng/ngày, với nhóm hộ khá tham gia theo mức từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Vòng chơi họ ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 1 năm. Trong nhóm sẽ có một người được cử ra làm “Cái”, là người được mọi người trong nhóm tin tưởng. Người làm “Cái” có trách nhiệm đi thu tiền và giữ tiền của mọi người. Trong nhóm nếu ai có nhu cầu cấp thiết sẽ được rút trước. Người rút đầu tiên sẽ phải trừ lại 10% tổng số tiền nhận để giao cho người rút tiền cuối cùng.

--- “90% người đi chợ chơi họ, cả chợ có vài chục bát. Mình cũng chơi 30 ngàn 1 ngày. Chơi họ thuận lợi trong việc tiết kiệm. Chơi họ cũng là hình thức tương trợ, giúp đỡ nhau. Nhờ có chơi họ nên ai gặp khó khăn, có nhu cầu về tiền sẽ được đáp ứng nhanh” (N.T.L, bán cá khô phường Lãm Hà)

Làm thêm các việc khác cũng là cách chống đỡ khá phổ biến của những người buôn bán nhỏ. Tại Phường 6 (Gò Vấp), một số người thu mua ve chai đi làm thêm việc dọn dẹp nhà cửa hoặc dọn vệ sinh ở các công ty, trung bình mỗi lần đi dọn được khoảng 50.000 - 100.000 đồng. Công việc thu dọn vệ sinh này thường có nhiều nhất vào những dịp gần Tết. Một số học sinh con nhà nghèo tranh thủ thời gian nghỉ hè đi bán vé số để có thêm thu nhập cho gia đình. Trẻ em đi bán vé số chủ yếu là người nhập cư.

--- “Đi thu mua ve chai, nhiều khi người ta còn thuê dọn nhà, thường dọn nhiều vào dịp Tết. Ngày nào có dọn nhà thì được khoảng 100.000 đồng, bình thường thì được khoảng 40.000 - 50.000 đồng” (P.T.T, thu mua ve chai phường 6, Gò Vấp)

Người buôn bán nhỏ sợ nhất là các qui định về quản lý đô thị

Giải pháp chống đỡ khó khăn phổ biến là tăng thời gian bán, đa dạng sản phẩm và thay đổi vị trí bán hàng

“Chơi họ” là một cách tiết kiệm phổ biến trong nhóm buôn bán nhỏ

Người buôn bán nhỏ tranh thủ làm thêm các việc khác, kể cả trẻ em phải lao động sớm

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

69

--- “Bán vé số mỗi ngày được 50 tờ, lãi được khoảng 50.000 đồng, đưa cho mẹ đi chợ. Mỗi lần đi từ 5h tối đến 7h, đi loanh quanh khu vực. Nghỉ hè đi bán vé số, phụ giúp mẹ làm việc nhà” (em T.T.T.H 13 tuổi, phường 6, Gò Vấp)

Trên địa bàn phường Lãm Hà, phường 6 có một số tổ vay vốn như: tổ tín dụng tiết kiệm HPN, tổ vay vốn AAV, tổ vay vốn CVN... Một số người làm nghề buôn bán nhỏ cũng vay vốn thông qua các nhóm này với số tiền vay trung bình 3 - 5 triệu đồng. Tuy nhiên đối tượng tiếp cận vẫn chủ yếu là người có hộ khẩu thường trú. Nguyên nhân được nêu ra là người nhập cư hay di chuyển, độ rủi ro thu hồi vốn cao hơn so với người thường trú gây nên tâm lý e ngại trong việc cho vay.

Hầu hết những người buôn bán nhỏ đều không tham gia BHYT tự nguyện do không có điều kiện kinh tế. Khi có bệnh họ chủ yếu tự mua thuốc tại các hiệu thuốc tư nhân để điều trị.

--- “Không mua BHYT vì không có tiền, chỉ mua cho con thôi. Cũng may trời cho sức khỏe nên không mấy khi ốm đau, cảm sốt thì ra hiệu thuốc mua thuốc uống” (nhóm buôn bán nhỏ chợ Bầu, xã Kim Chung, Hà Nội)

2.3 Nhóm chạy xe ôm

2.3.1 Đặc điểm nhóm, điều kiện sống và hành nghề

“Xe ôm” là loại hình dịch vụ vận chuyển bằng xe máy đặc trưng ở Việt Nam. Chạy xe ôm là lựa chọn phổ biến của những người nghèo đô thị gặp khó khăn trong các công việc khác, do nghề này dễ làm và cần ít vốn. Những người chạy xe ôm, gồm cả người bản xứ và người nhập cư, hầu hết là nam giới, đa số đã đứng tuổi (30 tuổi trở lên) và đã có gia đình.

Người nhập cư chạy xe ôm chiếm khoảng 20-30% đội ngũ xe ôm hành nghề tại các điểm quan trắc. Họ thường đi theo cả gia đình, chồng chạy xe ôm còn vợ buôn bán nhỏ hoặc làm công nhân. Hộ gia đình nhập cư làm nghề xe ôm thường thuê phòng trọ giá rẻ (nhà dãy, công trình vệ sinh dùng chung, giá từ 300.000-400.000 đồng/tháng). Những hộ đã chuyển đến thành phố từ 3 năm trở lên có thể mang theo con còn hộ mới nhập cư thường gửi con tại quê

Năm 2010, số người chạy xe ôm tại các điểm quan trắc tiếp tục tăng lên so với năm 2009. Một số người chưa tìm được việc ổn định, trong thời gian nhàn rỗi đi làm nghề xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Tại Kim Chung (Hà Nội), có thêm một số người từ các xã lân cận tham gia vào đội ngũ làm xe ôm để kiếm thêm thu nhập, mặc dù gia đình họ vẫn sản xuất nông nghiệp. Tại Lãm Hà (Hải Phòng) và Phường 6 (Gò Vấp), một số người chạy xích lô nay chuyển sang xe ôm do nghề xích lô ngày càng ít việc (Hộp 17). Một số thanh niên trong độ tuổi 25-30 trước làm công nhân nay chuyển sang chạy xe ôm do công ty ít việc hoặc không chịu được áp lực tăng ca tăng giờ tại các xí nghiệp, muốn chủ động về thời gian để chăm sóc vợ con. Còn tại Phường 6 (Gò Vấp), một số người trung niên chạy xe 3 bánh và một số thanh niên làm nghề tự do, phụ hồ trước đây nay chuyển đổi sang chạy xe ôm.

--- “Từ năm ngoái đến năm nay chỉ riêng bến xe buýt hai bên đường đã tăng từ 20 người lên 30 người, chủ yếu từ các xã lân cận ” (nhóm xe ôm xã Kim Chung, Hà Nội)

--- “Trước đây em làm công nhân nhà máy giấy ở quận Hồng Bàng nhưng phải làm 12 giờ /ngày, làm cả ca đêm, gò bó về thời gian. Con nhỏ không có người đưa đi học, vợ bận bán hàng không có người giúp việc nhà. Làm nghề xe ôm tự do thoải mái hơn, có thời gian đưa con đi học” (N.H.T, xe ôm phường Lãm Hà, Hải Phòng)

Người buôn bán nhỏ có thể vay vốn của các đoàn thể, tuy nhiên người nhập cư khó được vay

Làm nghề xe ôm thường là nam giới đứng tuổi đã có gia đình

Người nhập cư chạy xe ôm thường đi cả 2 vợ chồng (vợ buốn bán nhỏ)

Số lượng người chạy xe ôm tăng lên trong năm 2010

Người buôn bán nhỏ ít quan tâm đến mua thẻ BHYT

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

70

HỘP 17. Người bản xứ nghèo làm nghề xe ôm

Chú N.V.C, 67 tuổi, thường trú tại tổ 25 phường 6 (Gò Vấp, TP.HCM) là một hộ nghèo từ nhiều năm nay của phường. Vợ chú bị bệnh từ 2 năm nay phải nằm một chỗ, chi phí khám chữa bệnh cũng là một gánh nặng với gia đình. Các con chú dù đã đi làm nhưng do không có trình độ, chỉ có khả năng xin làm công việc phổ thông nên không giúp đỡ được nhiều. Sau khi chạy xích lô gần 30 năm, đến năm 2008, chú dùng tiền tích cóp của gia đình và vay thêm 3 triệu từ quỹ Giảm nghèo của phường để chuyển sang nghề xe ôm cho đỡ vất vả.

--- “Nhà có 8 đứa con, 2 đứa làm giày da, 2 đứa làm phu hồ, 2 đứa con gái làm thêu ở nhà còn 2 đứa chưa làm được gì. Các con đi làm cũng không giúp gì được nhiều, đi làm giày da thì lương được 1,2 triệu, làm phụ hồ thì làm 1-2 ngày có khi lại nghỉ 1 tuần”

Thu nhập từ nghề xe ôm cũng sút giảm so với những năm trước do ngày càng ít người đi xe ôm. Giá chạy xe không tăng, trong khi chi phí sinh hoạt tăng khiến cuộc sống của gia đình chú vẫn khó khăn..

--- “Chạy xe có ngày được 30-40.000 đồng, nhiều thì được 70.000 đồng. Xe ôm bây giờ không chạy được vì xe buýt nhiều quá, xe buýt có 3.000 đồng nên có cần gấp thì họ mới đi xe ôm. Giá xăng dầu lên mà mình không lên được đồng nào. Tiền kiếm được ít, mua đậu hũ ăn là chính, lâu lâu mới mua thịt cá. Không có tiền thì mua 2-3 quả trứng về luộc trộn mắm 5-6 người ăn”

Khi được hỏi về dự định sắp tới, chú cho biết do không có vốn và lớn tuổi nên đành chấp nhận tiếp tục làm nghề xe ôm mặc dù thu nhập không ổn định.

Những người lớn tuổi, gia đình khó khăn chạy xe ôm thường không nghĩ đến việc chuyển sang làm các công việc khác. Những thanh niên trẻ thường coi xe ôm là nghề tạm thời, nhưng do không có vốn nên cơ hội chuyển sang làm các công việc khác cũng khó khăn.

--- “Chuyển nghề khó, mình già rồi không đi làm được việc khác, lại không có vốn nên vẫn phải chạy xe ôm. Mặc dù sống trên đường cũng phiêu lưu nhưng biết làm thế nào. Nhờ trúng số mới có thể đổi đời được thôi” (T.V.Đ, xe ôm phường 6, Gò Vấp)

--- “Nếu có tiền thì mở quán bán hàng hoặc học lái xe. Muốn làm nghề sửa xe máy nhưng nhiều vốn quá” (nhóm xe ôm phường 6, Gò Vấp)

Phần lớn người chạy xe ôm được phỏng vấn tại các điểm quan trắc cho biết thu nhập của họ trong năm 2010 giảm so với năm 2009. Thu nhập bình quân của nghề xe ôm hiện tại trong khoảng 2-2,5 triệu đồng/tháng (giảm khoảng 500.000-1 triệu đồng/tháng so với năm ngoái). Đời sống của họ gặp nhiều khó khăn do chi phí cuộc sống tăng. Người nhập cư chạy xe ôm còn tốn thêm tiền thuê nhà, tiền điện nước cao, chi phí tốn kém cho con ăn học ở thành phố (Hộp 18).

Người lớn tuổi, gia đình khó khăn thường gắn bó với nghề xe ôm

Thu nhập xe ôm năm 2010 giảm đi so với 2009, đời sống khó khăn hơn

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

71

HỘP 18. Người nhập cư làm nghề xe ôm

Hai vợ chồng anh N.V.Q quê xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng đến phường Lãm Hà lập nghiệp từ năm 1998. Anh làm nghề lái xe ôm, vợ anh bán quán nước giải khát. Gia đình anh có 2 con, con gái lớn học lớp 11, con gái thứ hai học lớp 4. Hiện tại gia đình anh đang thuê một phòng nhỏ 15 m2 với giá 500.000 đồng/tháng, tiền điện nước khoảng 150.000 đồng/tháng.

Năm 2010, thu nhập từ xe ôm của anh giảm đi do người đi xe ít. Vợ anh bán quán nước cũng gặp khó khăn do có nhiều người cùng bán. Con cái đi học tốn kém cùng với chi phí sinh hoạt tăng khiến cho cuộc sống của gia đình rất vất vả.

--- “Những năm trước đây thuận lợi hơn do chưa có nhiều xe buýt, taxi. Giờ càng ngày càng khó khăn, trước đây thu nhập bình quân từ 100.000 - 150.000 đồng/ngày, giờ chỉ được 50.000 - 70.000 đồng/ngày. Vợ bán nước giải khát thu nhập khoảng 70.000 - 80.000 ngàn/ngày, giờ cũng khó khăn do đông người bán. Hai đứa con đi học phải đóng nhiều tiền. Đứa lớn mỗi kỳ phải đóng 3 triệu, và 150.000 đồng/tháng tiền học thêm. Đứa nhỏ đầu năm đóng trên 2 triệu, học phí và tiền ăn bán trú mỗi tháng là 500.000 đồng”

Để khắc phục khó khăn, anh phải đi làm xe ôm cả buổi tối. Tuy nhiên làm buổi tối cũng gặp rất nhiều rủi ro và nguy hiểm. Bên cạnh đó gia đình anh cũng phải vay mượn thêm anh em họ hàng, nhất là thời điểm các con anh phải đóng tiền học.

--- “Hiện nay ngày phải đi làm 3 ca, làm cả buổi tối. Buổi tối lượng khách đông hơn ban ngày do ít người đi làm xe ôm buổi tối, 10 người chỉ có 2 - 3 người làm. Nhưng làm buổi tối hay gặp nguy hiểm như bị cướp, quỵt tiền, gặp bọn nghiện...”

2.3.2 Tính dễ bị tổn thương, biện pháp chống đỡNăm 2010, nhóm xe ôm tiếp tục chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi như: (i) lượng người làm nghề xe ôm ngày càng tăng gây ra cạnh tranh khách hàng; (ii) số lượng xe buýt, taxi nhiều với giá cạnh tranh; (iii) giá cả sinh hoạt tăng cao; (iv) thời tiết bất thường; (v) mức xử phạt vi phạm giao thông cao tại các thành phố lớn. Trong thời gian khủng hoảng tài chính cuối 2008-đầu 2009, thu nhập của những người làm nghề xe ôm gần các Khu công nghiệp (điển hình tại xã Kim Chung - Hà Nội) bị giảm mạnh do công nhân về quê nhiều và giảm đi xe để tiết kiệm. Hiện nay sau khủng khoảng lượng công nhân làm việc tại các công ty đã tăng mạnh, nhưng thu nhập xe ôm cũng không cải thiện. Lý do chính là có thêm nhiều người chạy xe ôm khiến tính cạnh tranh trong nghề tăng, và do nhóm công nhân cũng có nhiều lựa chọn về phương tiên giao thông hơn trước.

Lượng xe taxi và xe buýt tăng lên tại các thành phố gây khó khăn trực tiếp đến nhóm xe ôm. Do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nên người dân đô thị cũng dành ưu tiên cho các dịch vụ đi lại tiện lợi và có độ an toàn cao hơn. Vào những thời điểm mùa mưa, xe ôm hầu như không có khách do người dân chuyển hết sang đi taxi hoặc xe buýt.

--- “Càng ngày càng khó khăn hơn, giờ mọi người đi taxi, xe buýt là chủ yếu. Làm xe ôm thì không ai bỏ mà còn tăng lên. Năm ngoái ngày làm được 100.000 - 120.000 đồng, năm nay ngày chỉ được 70.000 - 80.000 đồng” (nhóm xe ôm phường Lãm Hà, Hải Phòng)

Thu nhập xe ôm giảm do cạnh tranh trong nghề và cạnh tranh của các phương tiện khác tăng

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

72

--- “Năm nay chạy xe ôm ế lắm, vì xe buýt ra nhiều quá. Vật giá leo thang, người ta chọn đi xe buýt. Xăng dầu lên giá mà mình không dám tăng giá. Có ngày chạy được 100.000 đồng, có ngày không chạy được đồng nào. Nhiều khi phải chạy phá giá để có tiền, mình không chạy thì người khác cũng chạy. Có ngày ngồi mười mấy tiếng mà không có khách” (nhóm xe ôm phường 6, Gò Vấp)

Giá cả sinh hoạt tăng trong những tháng đầu năm 2010 gây nhiều khó khăn cho người nghèo đô thị, trong đó có nhóm xe ôm. Mặc dù giá xăng dầu năm 2010 đã giảm so với năm 2009 nhưng vẫn còn cao với người chạy xe ôm. Để khắc phục khó khăn, nhiều người chạy xe ôm phải cắt giảm chi phí tiêu và tăng thời gian làm thêm vào buổi tối.

--- “Trước đây chạy một ngày được 40.000-50.000 đồng là sống ngon rồi. Bây giờ chạy 100.000 đồng mà không sống được. Ra ăn 1 tô hủ tiếu là hết 15.000 đồng rồi. Nếu trước đây mua 20.000 tiền thịt thì nay vẫn mua với số tiền ấy nhưng số lượng sẽ giảm đi” (nhóm xe ôm phường 6, Gò Vấp)

Xử phạt hành chính đối với việc chở khách, đón trả khách sai quy định cũng là một rủi ro với người chạy xe ôm. Mức xử phạt của cảnh sát giao thông tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đối với một số vi phạm đã tăng 200% từ giữa năm 2010 19. Hầu hết người chạy xe ôm đều cố gắng tuân thủ các quy định để tránh bị xử phạt; tuy nhiên một số trường hợp họ phải chấp nhận vi phạm để có được thu nhập.

--- “Giờ không dám chở ba nữa vì bị phạt nặng quá. Chạy xe ôm mắt lúc nào cũng phải quan sát công an, bị phạt phải xin. Có lần bị phạt chở ba, không có mũ bảo hiểm, bị phạt 300.000 đồng, mấy ngày sau coi như là chạy không. Do thấy chạy được, mà người ta lại muốn đi ba cho tiết kiệm, mình tham nên không để ý công an” (nhóm xe ôm phường 6, Gò Vấp)

Những rủi ro khó lường trước như bị tai nạn, bị quỵt tiền xe, bị cướp xe vẫn được những người chạy xe ôm nhắc đến. Để phòng tránh, họ thường thận trọng với các khách hàng có nghi ngờ và hạn chế chở khách vào buổi tối muộn hoặc đến các địa điểm vắng vẻ.

--- “Mình chở nó ra bến xe, cho nó mượn điện thoại rồi nó cầm cả điện thoại chạy, mình không biết làm gì, chả nhẽ bỏ xe đó đuổi theo. Có khi nó ngồi sau xe, nó móc ví phía sau mà mình không biết, mất gần 1 triệu đồng.” (nhóm xe ôm xã Kim Chung, Hà Nội)

--- “ Có khi va quệt vào xe người ta, phải đền, có khi mất 500.000 - 700.000 đồng. Rồi nhiều khi chở tới chỗ, nó chạy mất, mình không thu được tiền. Đi đến nơi nói không có tiền, chả lẽ mình lại uýnh nó, phải chịu thôi.” (nhóm xe ôm phường 6, Gò Vấp)

Do phải đứng cả ngày ngoài trời bụi bặm và ô nhiễm nên sức khỏe của những người chạy xe ôm bị ảnh hưởng. Tuy nhiên hầu như không có ai tham gia mua thẻ BHYT tự nguyện, với lý do chính được đưa ra là không có tiền mua thẻ và e ngại về chất lượng khám bệnh bằng thẻ BHYT.

--- “Bảo hiểm xe không có tiền mua chứ nói gì đến mua BHYT. Khám theo BHYT chất lượng không được tốt, xin chuyển BHYT từ viện này sang viện khác là khó.” (nhóm xe ôm phường 6, Gò Vấp)

Phần lớn những người chạy xe ôm tại các điểm quan trắc đã cùng tương trợ lẫn nhau để chống đỡ khó khăn. Tại phường Lãm Hà (Hải Phòng và Phường 6 (Gò Vấp) những người chạy xe ôm đã hình thành các “tổ xe ôm tự quản”, điển hình như tổ xe ôm Bệnh viện Nhi Đức - Lãm Hà (Hải Phòng), tổ xe ôm chợ An Nhơn - phường 6 (Gò Vấp). Những người trong tổ thường giúp đỡ nhau bằng cách người đông khách nhường cho người không có khách đi, không tranh giành khách ở những khu vực của người khác.

19 Nghị định 34/1010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2010 (thay thế NĐ 146/2007/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ.

Chạy thêm giờ và cắt giảm chi tiêu là 2 phương án chống đỡ khó khăn phổ biến

Người xe ômthường lo bị phạt vi phạm giao thông,...

... lo bị tai nạn, lo bị khách quỵt tiền,...

... và lo sức khỏe ngày càng kém đi. Tuy nhiên họ thường không mua BHYT

Tham gia tổ xe ôm tự quản là cách tương trợ lẫn nhau giữa những người xe ôm

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

73

Các thành viên trong tổ xe ôm tự quản còn đóng quỹ để động viên thăm hỏi nhau khi gặp rủi ro, ốm đau... Những hoạt động này giúp tăng tính đoàn kết trong tổ, công việc và thu nhập nhờ đó ổn định hơn (Hộp 19). Tại Kim Chung (Hà Nội), những người chạy xe ôm không hình thành tổ tự quản, nhưng có sự thỏa thuận với nhau một số quy ước như không giành khách, không phá giá...

--- “Anh em chạy xe ôm đều khổ nên cũng giúp đỡ nhau. Nếu mình chưa chạy được cuốc nào mà họ chạy được 2-3 cuốc thì họ cũng nhường cho mình. Mình đến hẻm nào mà có anh em đứng đó rồi thì có khách cũng không được bắt” (N.V.C, 67 tuổi, xe ôm, phường 6, Gò Vấp)

HỘP 19. Tổ nhóm xe ôm tự quản tại Hải Phòng

Từ năm 1993 tại cổng bệnh viện Nhi Đức (Hải Phòng) có một tổ nhóm xe ôm được thành lập mang tính tự phát có tên gọi “tổ nhóm xe ôm tự quản”. Tổ nhóm này có 12 người sống tại địa phương và đã có thâm niên nhiều năm trong nghề xe ôm.

Cách thức hoạt động của tổ đó là chia đều các lượt vận chuyển cho nhau hàng ngày để đảm bảo ai cũng có thu nhập. Do ở vị trí khá thuận lợi nên thu nhập của các thành viên trong nhóm khá ổn định, đạt bình quân 100 - 150.000 đồng/người/ngày. Các thành viên trong tổ xem ôm tự quản còn vận động nhau đóng quỹ tổ để thăm hỏi nhau khi có thành viên trong tổ gặp ốm đau, rủi ro... Nhờ thành lập tổ tự quản nên các thành viên trong tổ có thu nhập ổn định hơn và có sự gắn bó, giúp đỡ nhau trong công việc được nâng cao hơn.

--- “Tổ xe đã thành lập từ năm 1993, do anh em tự đứng lên thành lập, tự dàn xếp với nhau trong việc chạy xe đảm bảo trong ngày ai cũng có lượt chạy. Xa hay gần, nhiều hay ít do là may mắn của mình. Người tham gia tổ xe đều là người ở nhà gần đó, làm lâu năm nên những người làm xe ôm từ nơi khác không vào khu vực của tổ được. Hàng tháng mỗi người đóng quỹ tổ xe ôm là 15.000 đồng để thăm hỏi, động viên nhau khi ốm đau”

Một số người nhập cư làm nghề xe ôm tại phường Lãm Hà (Hải Phòng) còn tham gia “chơi họ” với anh em họ hàng hoặc những người cùng quê. Đây cũng là một hình thức tiết kiệm - tín dụng vi mô phi chính thức mà người nghèo nhập cư có thể dựa vào.

--- “Hai vợ chồng có chơi họ với những người anh em, họ hàng. Số người tham gia chơi họ là 14 người, mỗi tháng đóng 600 ngàn, mỗi vòng kéo dài trong 1 năm. Khi nào mình cần thì mình lấy ra trước đề sử dụng. Nhà mình thường lấy đầu năm hoặc cuối năm để đóng học cho con. Nếu đến dịp đóng cho con mà chưa đến lượt lấy thì phải vay mượn anh em. Đến khi nào rút tiền chơi họ thì trả lại” (N.V.Q, xe ôm phường Lãm Hà, Hải Phòng)

2.4 Nhóm xích lô

Xích lô là nhóm đặc thù chỉ được khảo sát tại phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng), do có sự sinh sống tập trung của nhóm này tại một điểm quan trắc nghèo đô thị.

2.4.1 Đặc điểm nhóm, điều kiện sống và hành nghềNgười làm nghề xích lô sống tập trung tại tổ dân phố 14 (tổ dân phố 30 cũ), trình độ văn hóa hạn chế và không có tay nghề gì khác. Công việc chính của nhóm xích lô là chở phế thải và vật liệu xây dựng. Họ thường đứng chờ việc tập trung thành nhóm tại

“Chơi họ” cũng là một cách tiết kiệm và giúp nhau

Người chạy xích lô chủ yếu phục vụ các công trình xây dựng

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

74

“chợ xích lô” (địa điểm gần cổng trường Cao đẳng Y - Hải Phòng). Hiện nay việc liên lạc giữa chủ thầu và người làm nghề xích lô thuận lợi hơn do nhiều người đã có điện thoại di động, có thể liên lạc trực tiếp với chủ thầu và đến thẳng các công trình xây dựng.

Năm 2010 số lượng xích lô tại tổ dân phố 14 tiếp tục giảm (các năm trước có trên 50 nhà chạy xích lô, năm 2009 còn 30 nhà, sang năm 2010 chỉ còn gần 20 nhà). Lý do là một số nam giới đã chuyển sang chạy xe tải nhỏ hoặc làm các công việc khác như bảo vệ, xe ôm... Trước đây đa số gia đình có cả vợ và chồng cùng chạy xích lô, nay số phụ nữ chạy xích lô đông hơn nam giới (bà con thường gọi đùa các chị chạy xích lô là “đội quân tóc dài” của tổ dân phố).

Hầu hết người chạy xích lô có đời sống khó khăn, nhưng không được xếp vào diện hộ nghèo do chuẩn nghèo hiện tại của Hải Phòng quá thấp. Thu nhập nghề xích lô bình quân được 70 - 100.000 đồng/ngày. Mùa nhiều việc thì có việc làm trong khoảng 20 - 25 ngày/tháng; còn mùa ít việc thường chỉ có việc làm trong khoảng 10 - 15 ngày/tháng. Do thu nhập thấp nên nhóm xích lô gặp nhiều khó khăn trong việc trang trải các chi phí sinh hoạt gia đình và học hành của con cái (Hộp 20).

--- “Trước đây hai vợ chồng làm nghề đạp xích lô nuôi 3 con. Thu nhập từ nghề xích lô từ 50 - 70.000 đồng/ngày, cao mới được 100 ngàn. Làm nặng mà chi phí cho nước non, ăn uống hết nên chẳng còn được bao nhiêu. Những năm gần đây xích lô còn bị cấm vào trong thành phố, lo nơm nớp, nhiều hôm bị thu xích lô mất 50 - 70.000 đồng, nhiều hôm mất hàng trăm ” (anh Đ.V.C, tổ 14, phường Lãm Hà)

--- “Trẻ con đi học thường phải nộp tiền chậm hơn so với những gia đình khác, khi nộp tiền chậm cũng phải xin khất với cô giáo” (nhóm xích lô tổ 14, phường Lãm Hà)

HỘP 20. Cuộc sống vất vả của một phụ nữ làm nghề xích lô

Chị N.T.C - 43 tuổi, sống tại tổ dân phố 14, phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng) đã có thâm niên làm nghề xích lô được 10 năm. Trước đây hai vợ chồng chị ở huyện Kiến Thụy, sau chuyển đến Lãm Hà mua đất làm nhà và cùng làm nghề xích lô. Chị có 2 người con gái, người con lớn đã lập gia đình, người con thứ hai đã nghỉ học khi học xong tiểu học.

Năm 2010, chạy xích lô khó khăn hơn do công việc ít, bãi đổ phế thải xây dựng ở xa. Thu nhập của hai vợ chồng chị giảm mạnh, đời sống gặp nhiều khó khăn. Ngôi nhà tạm vẫn chưa có điều kiện sửa chữa. Ăn uống cũng phải tằn tiện vì chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Hiện nay hai vợ chồng chị cũng chưa biết làm nghề gì khác ngoài nghề xích lô này. Nhưng chị nghĩ tương lai cũng sẽ phải chuyển nghề do thu nhập của nghề xích lô ngày càng giảm.

--- “Năm nay hết chỗ đổ, phải chi phần cho ô tô một nửa. Trước đây mỗi ngày trung bình 1 người có thể làm đi được 5 chuyến, được 25.000 - 30.000 đồng/chuyến. Năm nay chỉ được 2 - 3 chuyến, có ngày chỉ được 1 chuyến”

--- “Nhà làm từ năm 1997 giờ vẫn chưa sửa được, nhà dột lắm. Chi tiêu ngày càng tăng, giờ ăn uống hết 80.000 - 100.000 đồng/ngày, tiền nước là 80.000 đồng/tháng, tiền điện là 140.000 đồng/tháng nên không có tiền tiết kiệm”

--- “Xích lô chắc phải chuyển sang nghề khác, như ngồi chợ kiếm một hai chục. Trong tổ có 5 người chuyển sang xe ô tô tải, ô tô họ làm đỡ hơn. Bao giờ cấm hẳn xích lô mình mới chuyển sang buôn bán”

2.4.2 Tính dễ bị tổn thương, biện pháp chống đỡNghề xích lô ở tổ dân phố 14 có tính mùa vụ do phụ thuộc vào thời tiết và các công

Số lượng xích lô tiếp tục giảm trong năm 2010, hiện tại đa số là phụ nữ chạy xích lô

Người chạy xích lô đời sống khó khăn, nhưng không được xếp vào diện hộ nghèo

Xích lô làm theo mùa vụ, mùa ít việc thì làm thêm các việc lao động phổ thông khác

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần II - Các nhóm

xã hội đặc thù d

ễ bị tổn thương

75

trình xây dựng trên địa bàn. Thời gian có nhiều việc nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10. Những tháng còn lại lượng công việc ít hơn, nhóm xích lô thường làm thêm một số công việc khác như thợ hồ, quét vôi...

--- “Chỉ làm được từ tháng 2 đến tháng 4 là có việc, từ tháng 5 đến tháng 7 là ít việc, từ tháng 8 đến 10 là có việc, tháng 11 đến tháng 1 năm sau là không có việc. Việc có không đều, thu nhập cũng không đều” (nhóm xích lô tổ 14, phường Lãm Hà)

Sang năm 2010 lượng công việc của nhóm xích lô đã giảm khoảng 30-50% so với các năm trước, do phần lớn các chủ đầu tư công trình xây dựng đã chuyển sang thuê xe tải nhỏ có nhiều ưu thế hơn về khối lượng và thời gian vận chuyển. Hiện nay nhóm xích lô chủ yếu tìm việc vận chuyển trong các ngõ nhỏ và sâu mà xe tải không thể vào được.

Thiếu địa điểm đổ phế thải xây dựng là một khó khăn của nhóm xích lô. Những địa điểm đổ phế thải gần trung tâm thành phố hiện nay đã bị cấm, nhóm xích lô thường phải đi đổ phế thải ở những nơi xa, cách thành phố 4-5 km. Họ tìm cách liên kết với xe tải nhỏ: xích lô chở phế thải từ trong ngõ nhỏ ra đường rồi bốc tiếp lên xe tải chở đi. Cả xích lô và xe tải đều bị cấm vào nội thành từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, do đó họ thường làm “chui”, chủ yếu tranh thủ vào giờ nghỉ trưa.

--- “Giờ vật liệu xây dựng phải đổ đúng chỗ, nếu đổ không đúng chỗ là bị thu cả xe. Chỗ đổ đất hiện nay rất xa nên phải liên kết với ô tô tải nhỏ, cứ 10 xe xích lô thì mới đủ một ô tô. Đi từ sáng nhưng thực tế chỉ làm được 1 - 2 tiếng buổi trưa. Đầu giờ chiều thì không làm được do công an đuổi, chúng em lại phải về” (nhóm xích lô tổ 14, phường Lãm Hà)

Hiện nay, phần lớn những người làm nghề xích lô tại tổ 14 là phụ nữ do một số nam giới đã chuyển sang các công việc khác. Do công việc nặng nhọc, phải làm việc vào cả buổi trưa nên sức khỏe của các chị xích lô bị ảnh hưởng xấu.

--- “Hiện nay trong tổ có khoảng 11-12 người phụ nữ đi đạp xích lô. Cao điểm phải gần 30 người. Nhiều nhà chồng chuyển sang học nghề lái xe, hoặc đi làm các công việc khác như bảo vệ, bốc vác, nhà hàng...” (N.V.C tổ trưởng tổ dân phố 14, phường Lãm Hà)

--- “Toàn làm giữa trưa nắng, thời điểm nắng gắt nhất vẫn đứng xúc đất, cát như thường nhưng đêm về mới thấy mệt” (nhóm xích lô tổ 14, phường Lãm Hà)

Một xu hướng mới nổi lên tại tổ dân phố 14 là đã có 5 hộ chạy xích lô nay chuyển sang chạy xe tải nhỏ. Chạy xe tải có việc làm đều hơn, thu nhập tốt hơn so với chạy xích lô. Xe tải nhỏ có thể liên kết với nhóm xích lô khi chở hàng (ví dụ: xích lô chở phế thải xây dựng từ trong ngõ sâu rồi chuyển lên xe tải đi đổ ở ngoài thành phố). Tuy nhiên, tiền đầu tư xe tải khá lớn, chi phí hoạt động cao. Các hộ xích lô chuyển sang xe tải đang chịu áp lực lớn về tiền bạc để trang trải các khoản tiền lãi vay, tiền xăng dầu, sửa chữa, tiền nộp phạt vi phạm giao thông... (Hộp 21).

Công việc xích lô giảm do các chủ công trình chuyển sang thuê xe tải nhỏXích lô phải lo địa điểm đổ phế thải xa thành phố

Phần lớn nam giới chạy xích lô nay đã chuyển làm việc khác

Một số người tự lo vốn chuyển sang lái xe tải nhỏ

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n II

- C

ác n

hóm

hội đ

ặc th

ù d

ễ b

ị tổn

thươ

ng

76

HỘP 21. Khó khăn đối với hộ chuyển đổi từ xích lô sang ô tô tải nhỏ

Hai vợ chồng anh Đ.V.C, 50 tuổi sống tại tổ dân phố số 14, phường Lãm Hà đã có trên 10 năm làm nghề đạp xích lô. Do công việc xích lô ngày càng giảm, nên vào tháng 7 năm 2009 vợ chồng anh đã mạnh dạn mua ô tô tải nhỏ để làm ăn. Anh mua ô tô 9,9 tấn hết 180 triệu đồng, trong đó 40 triệu là tiền vốn của gia đình, 100 triệu nhờ anh em ở quê Vĩnh Bảo vay Ngân hàng với lãi suất 1,25%/tháng và 40 triệu anh vay ngoài với lãi suất 5%/tháng.

Lượng công việc và thu nhập của anh đã tốt hơn từ khi có ô tô. Tuy nhiên chi phí mua xăng, bảo dưỡng sửa chữa xe rất lớn. Hiện nay số ô tô tải nhỏ tăng mạnh nên cạnh tranh công việc rất nhiều. Do quy định của Thành phố cấm ô tô có trọng tải trên 1 tấn chạy từ 7h sáng đến 7h tối nên những người chạy xe tải chở vật liệu như anh gặp rất nhiều khó khăn. Khi chuyên chở trong nội thành anh còn bị phạt nhiều lần do vị phạm luật giao thông. Sau khi trừ các chi phí anh chỉ còn khoảng 3 - 3.5 triệu/ tháng vừa đủ để trả nợ tiền lãi.

--- “Lái ô tô thu nhập cao hơn xích lô nhưng giờ làm vất vả lắm, do ô tô bây giờ cũng nhiều nên chẳng có việc mấy. Tháng chỉ được khoảng 17 - 20 ngày là có việc đều. Mỗi ngày thu được khoảng 500.000 đồng, chưa tính tiền xăng dầu. Đổ xăng dầu mỗi ngày từ 100 - 200.000 đồng ”

--- “Năm nay công an phạt nhiều quá, từ đầu năm tới giờ bị phạt tới 30 biên bản, cả lỗi nặng lẫn lỗi nhẹ. Có khi 1 tuần dính 3 biên bản phạt, trung bình là 300.000 đồng/biên bản. Khi bị phạt thì mất tiền công, mất tiền xăng, không có thu nhập”

Lo lắng lớn nhất hiện nay của gia đình anh là không trả được nợ gốc, số tiền làm ra hàng tháng chỉ đủ trả tiền lãi chứ không có tiết kiệm. Nguyện vọng của anh là được vay vốn ngân hàng tại địa phương để trả nợ tiền vay bên ngoài do phải chịu lãi suất quá cao.

--- “Giờ chỉ biết trông vào chạy xe hàng ngày để trả nợ. Không biết đến khi nào mới trả nổi tiền gốc. Mong nhất là Nhà nước cho vay thêm vốn để trả nợ ngoài, giảm tiền lãi hàng tháng”

Nhóm xích lô không liên kết với nhau thành tổ nhóm với quy chế cụ thể. Nhưng do quen biết nhau từ lâu, cùng đứng chờ việc với nhau nên những người chạy xích lô thường rủ nhau làm chung khi có việc. Các gia đình chạy xích lô ở gần nhau trong cùng tổ dân phố cũng thường giúp đỡ nhau trong các công việc hàng ngày.

Phần lớn hộ đạp xích lô đất đai chưa có sổ đỏ nên không thế chấp vay vốn ngân hàng được, họ cũng không nằm trong nhóm hộ nghèo để được vay vốn tín chấp của NHCSXH. Khi cần tiền nhóm xích lô thường dựa vào người thân trong gia đình giúp đỡ (cho mượn, hoặc vay giúp từ ngân hàng).

Tương tự như năm 2009, trong năm 2010 nhóm xích lô hầu như không mua thẻ BHYT tự nguyện (trừ số trẻ dưới 6 tuổi được cấp miễn phí thẻ BHYT, và học sinh đi học thường được vận động mua BHYT tại trường). Khi đau ốm nhóm xích lô vẫn mua thuốc ở ngoài, nếu bệnh nặng thì vào bệnh viện theo chế độ dịch vụ không có thẻ BHYT.

Người chạy xích lô thường chia việc cho nhau cùng làm, hàng xóm giúp đỡ nhauKhó vay vốn ngân hàng do chưa có sổ đỏ, không thuộc hộ nghèo

Nhóm xích lô hầu như không mua thẻ BHYT tự nguyện

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

THỊ TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

THA

M G

IAP

hần III - Kết luận: H

ướng đ

ến giảm

nghèo đ

ô thị bền vững

77

PHẦN 3. KẾT LUẬN:

HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Sáng kiến theo dõi nghèo đô thị này nhằm cung cấp thông tin bổ sung cho các số liệu thống kê hiện có về nghèo, thông qua tìm hiểu những khó khăn, bất lợi của nhóm nghèo bản xứ và nhóm nghèo nhập cư. Một số nhóm xã hội đặc thù như công nhân nhập cư, người bán hàng rong, chạy xe ôm, xích lô được lựa chọn khảo sát nhằm thể hiện tính đa dạng của nghèo đô thị.

Nghèo có tính chất đa chiều, gồm các tiêu chí thu nhập (chi tiêu) và phi thu nhập. Theo chuẩn nghèo thu nhập, tỷ lệ nghèo đô thị ở Việt Nam còn rất thấp, đã đi vào “lõi” nên khó giảm thêm. Tuy nhiên, nếu xét đến các tiêu chí phi thu nhập thì nghèo đô thị sẽ trầm trọng hơn nhiều. Đo lường nghèo đa chiều sẽ giúp xác định đầy đủ hơn đối tượng cần trợ giúp và phát triển các chính sách phù hợp với các đối tượng này tốt hơn để giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, người nhập cư dưới dạng tạm trú thường không được xét đến trong rà soát nghèo hàng năm. Trong bối cảnh các dòng di cư nông thôn - thành thị tiếp tục tăng, các nỗ lực giảm nghèo đô thị cần tính đến cả 2 nhóm nghèo bản xứ và nghèo nhập cư. Giữa 2 nhóm này có những bất lợi chung, như hạn chế tiếp cận dịch vụ công và môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn. Nhóm nghèo bản xứ có những bất lợi đặc thù về thiếu nguồn nhân lực, thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế và thiếu vốn xã hội. Nhóm nghèo nhập cư lại có bất lợi đặc thù về chi phí cuộc sống cao ở đô thị, việc làm bấp bênh, rủi ro thường trực và thiếu hòa nhập xã hội.

Chuẩn nghèo mới của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, cùng với các hướng dẫn điều tra xác định hộ nghèo quan tâm hơn đến nghèo nhập cư, hy vọng sẽ cho một bức tranh nghèo đô thị chuẩn xác hơn.

Trong năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã lắng dịu, các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu đã phục hồi sản xuất. Nhu cầu tuyển dụng lao động cao ở đô thị, cộng thêm những khó khăn cố hữu do thiên tai, dịch bệnh... ở nông thôn, dẫn đến dòng người di cư nông thôn - thành thị tiếp tục tăng. Đã xuất hiện một số xu hướng mới trong số công nhân nhập cư, như gia tăng các cặp vợ chồng có con nhỏ (thay vì gửi về quê như trước), gia tăng người nhập cư thuộc các nhóm DTTS. Những nhóm nhập cư mới này có thể sẽ có thể làm thay đổi đặc trưng và tăng thêm sự đa dạng của nghèo đô thị trong thời gian tới.

Các nhóm xã hội đặc thù tại khu vực đô thị có những bất lợi và dễ bị tổn thương riêng của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến nhiều công nhân nhập cư nhận thức về tương lai bất ổn, độ rủi ro cao khi làm việc trong các ngành thâm dụng lao động, khiến họ có tâm lý luân chuyển chỗ làm nhanh chóng. Các nhóm làm việc trong khu vực phi chính thức như buôn bán nhỏ, xe ôm, xích lô có thu nhập bấp bênh do nhiều yếu tố, như thời tiết thất thường, giá cả biến động, cạnh tranh ngày càng cao trong ngành hàng, và còn do các qui định về quản lý đô thị.

Tóm lại, các nhóm nghèo đô thị rất đa dạng, người nghèo đô thị rất dễ bị tổn thương. Cùng với tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam, tình trạng nghèo đô thị - bao gồm cả nghèo bản xứ và nghèo nhập cư - cần được quan tâm hơn nữa trong việc thiết kế và thực hiện chính sách hướng đến giảm nghèo đô thị bền vững, đóng góp vào tiến trình giảm nghèo toàn diện của Việt Nam ở cả khu vực nông thôn và thành thị trong giai đoạn tới.

Một số gợi ý thảo luận chính sách hướng tới giảm nghèo đô thị bền vững được rút ra từ đợt khảo sát vòng 3 năm 2010 như sau:

78

THE

O D

ÕI N

GH

ÈO

ĐÔ

TH

Ị TH

EO

PH

ƯƠ

NG

PH

ÁP

NG

TH

AM

GIA

Phầ

n III

- K

ết lu

ận: H

ướng

đến

giả

m n

ghè

o đ

ô th

ị bền

vữn

g

1. Thiết kế các công cụ đo lường nghèo đa chiều ở khu vực đô thị (cùng với khu vực nông thôn). Đã đến lúc cần tính đến các yếu tố phi thu nhập/chi tiêu để xác định đúng mức độ trầm trọng của nghèo đô thị, xác định các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế và dễ bị tổn thương, từ đó có sự phân bổ ngân sách thích đáng và xây dựng các chính sách giảm nghèo đô thị phù hợp với từng đối tượng. Các công cụ đo lường nghèo đa chiều sẽ phức tạp hơn so với cách đo lường nghèo đơn chiều theo thu nhập/chi tiêu hiện nay; tuy nhiên, sự phức tạp về kỹ thuật hoàn toàn có thể giải quyết. Các tiêu chí phi thu nhập liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn sinh kế, điều kiện sống, vốn xã hội và tiếp cận dịch vụ công (đặc biệt tiếp cận giáo dục, y tế) như nêu trong báo cáo này cần được chú trọng.

2. Xác định người nhập cư là một bộ phận cấu thành của bất cứ chương trình, chính sách giảm nghèo đô thị nào. Đây là bước đi cần thiết nhằm tách rời việc cung cấp các dịch vụ công với việc có hộ khẩu thường trú hay không, từ đó thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của người nhập cư. Cần nghiêm túc thực hiện qui trình điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 của Bộ LĐ-TBXH theo chuẩn nghèo mới, trong đó bao gồm cả những hộ nhập cư trên 6 tháng không kể tình trạng hộ khẩu và tình trạng cư trú. Bước tiếp theo cần rà soát và thiết kế mới các chính sách hỗ trợ đối với người nhập cư, trong đó quan tâm đến chính sách giảm chi phi cuộc sống tại đô thị (nhà ở, điện, nước, giáo dục...), chính sách quản lý đô thị hài hòa và giảm thiểu mâu thuẫn với sinh kế của người nhập cư.

3. Xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện ở khu vực đô thị. Hệ thống an sinh xã hội cần hướng đến các nhóm đặc thù mang các tiêu chí nghèo đa chiều (không nhất thiết thuộc diện nghèo đơn chiều theo thu nhập/chi tiêu) và người nhập cư, như nêu ở hai khuyến nghị trên. Cần mở rộng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên theo NĐ67/CP đến toàn bộ nhóm ”nghèo lõi” (nghèo tuyệt đối) ở khu vực đô thị, giúp họ đảm bảo một cuộc sống tối thiểu. Xem xét lại chính sách hỗ trợ 50% chi phí mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo.

4. Tăng ngân sách đầu tư tại các ”ổ cụm” nghèo, các địa bàn chuyển đổi có đông người nhập cư. Thiết kế một chương trình đầu tư đồng bộ nhằm giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng tại các ổ cụm nghèo, trong đó chú trọng thoát nước và vệ sinh môi trường. Phân bổ ngân sách chi đầu tư và ngân sách chi thường xuyên cho các địa bàn chuyển đổi, ở các vùng ngoại vi đô thị hóa cần xác định theo qui mô tổng dân số bao gồm cả người bản xứ và người nhập cư, nhằm giải quyết sự quá tải của các dịch vụ giáo dục, y tế, thu gom rác thải...

5. Thiết kế một đề án đào tạo nghề cho lao động đô thị. Đề án này cần có qui mô, phạm vi ở một mức độ tương xứng với Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Chính phủ phê duyệt. Quan trọng hơn, cần khảo sát thực tế để thiết kế các chính sách hỗ trợ học nghề hiệu quả, dễ tiếp cận với lao động đô thị, như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề cho công nhân, chính sách hỗ trợ các hình thức vừa học vừa làm gắn với các cơ sở ngành nghề dân doanh đa dạng tại đô thị (không nhất thiết chỉ gắn với các ”trung tâm dạy nghề” của các quận huyện và thành phố).

6. Chú trọng tăng cường vốn xã hội của cả người bản xứ và người nhập cư trong các nỗ lực giảm nghèo đô thị. Chương trình hoạt động của chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhà tài trợ nên chú trọng nâng cao vai trò của phường và tổ dân phố trong việc tổ chức các hoạt động dân sinh trên địa bàn theo phương châm ”Nhà nước và nhân dân cùng làm”; đồng thời thúc đẩy sự chia sẻ, tự giúp và hòa nhập của người nhập cư, có thể bắt đầu từ các mối quan hệ xã hội phi chính thức như nhóm đồng hương, nhóm bạn trọ.

Giấy phép XB số: 171-2010/CXB/122-01/VHTT

THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊTHEO PHƯƠNG PHÁPCÙNG THAM GIA

TH

EO

I NG

O Đ

Ô T

HỊ T

HE

O P

ƠN

G P

P C

ÙN

G T

HA

M G

IA

Báo cáo Tổng hợp Vòng 3 năm 2010Tháng 11 năm 2010

Oxfam Anh22 Lê Đại Hành

Hà Nội

Việt Nam

ĐT: 04 - 3945 4362

Fax: 04 - 3945 4365

Email: [email protected]

Oxfam Hồng Kông22 Lê Đại Hành

Hà Nội

Việt Nam

ĐT: 04 - 3945 4406

Fax: 04 - 3945 4405

Email: [email protected]

ActionAid VietnamTầng 5, tòa nhà HEAC

14 - 16 Hàm Long, Hà Nội

Việt Nam

ĐT: 04 - 3943 9866

Fax: 04 - 3943 9872

Email: [email protected]

©OXFAM-1110/HAKI

Báo cáo Tổng

hợp V

òng 3 năm 2010