1
3 Thứ hai, ngày 15 tháng 5 năm 2017 M ột trong những thành tích nổi bật của thiếu nhi Thái Bình trong làm theo lời Bác Hồ dạy là việc thực hiện tốt theo tiêu chí chương trình “Luyện rèn tri thức - Vững bước tương lai” do Hội đồng Đội tỉnh triển khai. Các phong trào: hoa điểm tốt, vở sạch chữ đẹp, vượt khó học tốt, các câu lạc bộ môn học, câu lạc bộ sở thích... đã được xây dựng ở tất cả các liên đội. 100% chi đội đã thành lập và duy trì các nhóm “Đôi bạn cùng tiến”, “Bạn giúp bạn”, phân công các bạn học khá, giỏi giúp đỡ các bạn có học lực trung bình, yếu, cùng nhau đi lên trong học tập. Các mô hình, phong trào mới luôn được triển khai trong năm học, thu hút đông đảo thiếu niên, nhi đồng tham gia, trong đó có phong trào học tập ngoại ngữ. Em Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình) cho biết: Em rất khâm phục khả năng tự học ngoại ngữ của Bác Hồ. Vốn ngoại ngữ của Bác không phải tự nhiên mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. Từ đó em gắng sức học tập thật tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Chị Phan Thị Ngân Phương, Phó Bí thư Huyện đoàn Vũ Thư cho biết: Phong trào thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy được phát động rộng khắp và thu hút đông đảo học sinh tham gia đã góp phần khích lệ rất lớn, tạo sự say mê học tập và ý thức phấn đấu của các em. Nhờ có sự hướng dẫn của các thầy cô phụ trách đội mà thiếu niên, nhi đồng biết giữ gìn vệ sinh môi N hững năm qua, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phát huy hiệu quả nghề công tác xã hội (CTXH) trong việc tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ CTXH, phát triển mạng lưới cộng tác viên, qua đó góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội tại nhiều địa phương trong tỉnh. Chị Trần Thị Nhâm ở thôn Nhật Tân, xã Tân Hòa (Vũ Thư) là một trong nhiều người khuyết tật được Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội hỗ trợ sinh kế để phát triển sản xuất. Qua mạng lưới cộng tác viên CTXH tại địa phương, biết chị và chồng chị đều bị khuyết tật, cuộc sống của gia đình với hai con nhỏ gặp nhiều khó khăn. Tháng 6/2015, qua khảo sát và nắm rõ nhu cầu sản xuất của gia đình, chị được Trung tâm hỗ trợ máy may công nghiệp để phục vụ nghề may mà chị đang làm tại gia đình. Chị Nhâm chia sẻ: Với hoàn cảnh cả hai vợ chồng đều khuyết tật, lại phải nuôi con nhỏ nên gia đình không có điều kiện để mua máy móc mới, phải dùng máy cũ nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Rất may, nhờ mạng lưới cộng tác viên tại địa phương gia đình tôi được Trung tâm hỗ trợ máy may công nghiệp nên công việc thuận lợi hơn rất nhiều, nhờ đó thu nhập hàng tháng cũng khá hơn, giúp tôi có điều kiện chăm lo cho gia đình, các con được học hành đầy đủ. Một trong những hoạt động hiệu quả của Trung tâm trong thời gian qua là đã tập trung phát triển công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH. Năm 2013, sau khi được UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ CTXH, Trung tâm đã tổ chức rà soát, thống kê số cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH đang hoạt động, công tác tại các cơ sở bảo trợ xã hội và các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, từ đó lập kế hoạch phát triển mạng lưới, đào tạo, bồi dưỡng T hời gian qua, việc thu, chi chưa đúng quy định tại một số trường học đã trở thành chủ đề nóng mà nhiều cử tri và nhân dân quan tâm, bức xúc, kiến nghị. Do vậy, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Đông Hưng đã tổ chức giám sát chuyên đề về công tác quản lý tài chính tại một số trường học trên địa bàn huyện để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời. Đông Hưng có 44 trường mầm non, 44 trường tiểu học, 34 trường THCS, 44 trung tâm học tập cộng đồng. Đồng chí Đặng Ngọc Tân, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cho biết: Qua giám sát và khảo sát thực tế tại một số trường học, báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, việc thực hiện quy định các khoản thu, mức thu và quản lý, sử dụng trong các cơ sở giáo dục công lập đã được các trường thực hiện theo nguyên tắc quản lý ngân sách và các quy định hiện hành của nhà nước. Các khoản thu được sự thống nhất của phụ huynh, Thu hiền sự chấp nhận của chính quyền địa phương, mức thu không vượt quá trần quy định. Hiệu trưởng các trường đã thống kê chi tiết bằng văn bản và thực hiện công khai theo quy định. Các trường thu các khoản theo Quyết định số 2814 của UBND tỉnh quy định các khoản thu, mức thu và quản lý, sử dụng trong các cơ sở giáo dục công lập, gồm: các khoản thu theo quy định (học phí, lệ phí thi nghề phổ thông), các khoản thu, chi hộ (tiền phục vụ bán trú với cấp học mầm non, thu bảo hiểm y tế) và 7 khoản thu thỏa thuận. Các trường cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quá trình thực hiện có sự kiểm tra, giám sát của ban thanh tra nhân dân nhà trường. Cô giáo Nhâm Minh Tứ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Hoàng cho biết: Hàng năm, ngay sau khi nhận được quyết định giao dự toán thu, chi và hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tiến hành xây dựng dự toán thu, chi đúng hướng dẫn, đúng nhiệm vụ, bảo đảm dân chủ, công khai, đúng luật; thực hiện nghiêm túc các khoản thu thỏa thuận theo Quyết định số 2814 của UBND tỉnh và quy trình thu thỏa thuận của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên phụ huynh rất yên tâm. Vấn đề nằm ở chỗ, các trường tuy đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ song quy chế của một số trường còn có nhiều nội dung bổ sung, điều chỉnh hàng năm; chưa thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về thực hiện các bước quy trình thu thỏa thuận như văn bản trình chính quyền địa phương thường chỉ có khoản thu, không có khoản chi; báo cáo quyết toán, công khai tài chính chưa thể hiện hết phần thu, chi từ nguồn xã hội hóa… Đặc biệt, vẫn còn tình trạng nhờ giáo viên chủ nhiệm lớp lập phiếu thu và trực tiếp thu một số khoản thu như quỹ phụ huynh, bảo hiểm y tế, quỹ đội… nên dễ gây hiểu nhầm trong phụ huynh học sinh. Theo ông Phí Trọng Quang, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trên chủ yếu là do quy mô lớp học ở một số cơ sở giáo dục chưa đồng đều (nơi đông, nơi ít học sinh) ảnh hưởng đến cơ cấu chi ngân sách. Một số nơi, cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp huy động các nguồn lực xã hội hóa cho giáo dục; mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội ở một số nơi chưa chặt chẽ, chưa phát huy hiệu quả. Đặc biệt, công tác quản lý tài chính của một số hiệu trưởng, đồng thời là chủ tài khoản còn hạn chế; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của kế toán chưa đáp ứng yêu cầu. Để công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục luôn minh bạch, hiệu quả, đúng luật, tránh lạm thu, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tổ chức hoạt động nuôi, dạy đạt chất lượng cao, hầu hết các trường đều kiến nghị điều chỉnh, cân đối một số khoản thu cho phù hợp với điều kiện thực tế; HĐND huyện ban hành nghị quyết chuyên đề quy định chính sách tài chính riêng cho các trường THCS chất lượng cao và các trường THCS liên xã. Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cũng thống nhất với quan điểm của các trường, đồng thời kiến nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, các trường làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thu, chi các khoản đóng góp tới các đối tượng liên quan; có giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại, tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu đúng nguyên tắc: đúng mục đích, công khai, quyết toán đúng quy định của pháp luật. Các ngành liên quan tiếp tục hướng dẫn các trường thực hiện thu, chi đúng quy định, phát huy hiệu quả; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, tránh tình trạng lạm thu; kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm trong thu, chi tài chính. Quản lý tài chính trường học ở Đông hưng Cần công khai, minh bạch để chống lạm thu Giờ học ngoài trời của cô và trò Trường Mầm non Đông Dương. Nhờ được hỗ trợ máy may công nghiệp, thu nhập của chị Trần Thị Nhâm ổn định hơn trước. Công trình măng non “Bồn hoa em chăm” được triển khai tại các liên đội trong toàn tỉnh. nguyễn Cường nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm CTXH. Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 17 lớp tập huấn cho gần 1.500 cộng tác viên với hoạt động chính là tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ các đối tượng yếu thế lập hồ sơ để hưởng chính sách của nhà nước; tổ chức rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đời sống của đối tượng yếu thế để kịp thời hỗ trợ. Bên cạnh đó, các cộng tác viên còn vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ, giúp đỡ các đối tượng khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo được khám chữa bệnh miễn phí. Ngoài ra, hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH cũng được triển khai rộng khắp tại các địa phương thông qua tổng đài tư vấn của Trung tâm, giúp nhiều đối tượng được hỗ trợ giải quyết kịp thời những khúc mắc trong cuộc sống. Trong 3 năm (2014 - 2016), Trung tâm đã tiếp nhận và giải đáp cho 395 trường hợp qua tổng đài với các nội dung liên quan đến khủng hoảng tâm lý, các vấn đề xã hội và các chính sách; tư vấn trực tiếp tại cộng đồng cho 250 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 150 cha, mẹ (người nuôi dưỡng) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 1.000 đối tượng yếu thế và gia đình nuôi dưỡng về các chính sách có liên quan. Đặc biệt, Trung tâm đã tư vấn, kết nối với các cơ quan chức năng hỗ trợ đối với trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị bạo hành, hỗ trợ dinh dưỡng, học tập cho 60 trẻ em mồ côi, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ dễ bị tổn thương, nhờ đó nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ kinh phí giúp đỡ. Tuy nhiên, để nghề CTXH được triển khai một cách có hệ thống, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề và nhu cầu của xã hội ngay tại các địa phương, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, theo ông Phạm Đình Lễ, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề CTXH bởi từ trước đến nay rất nhiều người, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng chưa hiểu rõ tầm quan trọng về lĩnh vực CTXH. Từ những kết quả bước đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ CTXH tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội có thể khẳng định nghề CTXH đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Phát huy hiệu quả nghề công tác xã hội Người cao tuổi dưỡng lão tự nguyện tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội. trường thông qua các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn quả trong khuôn viên nhà trường, xây dựng lớp học thân thiện, thùng rác thân thiện, góc thư viện xanh... Các em đã biết nhặt từng mẩu vỏ kẹo, chiếc lá rơi ở sân, bồn hoa... bỏ vào thùng rác, giữ gìn sân trường sạch, đẹp. Làm theo lời Bác Hồ dạy không chỉ dừng lại ở việc học tập, tu dưỡng đạo đức tốt mà còn hướng các em đến các hoạt động xã hội, dạy các em biết yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống. Phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Áo lụa tặng bà”... được các liên đội duy trì và đẩy mạnh thông qua các hoạt động: nhận chăm sóc các khu di tích lịch sử, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình thương binh, thân nhân liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng. Với phong trào kế hoạch nhỏ, các em tích cực tham gia thu gom giấy vụn, thu gom vỏ chai để gây quỹ đội, tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Rất nhiều em học sinh đã tích cực xây dựng quỹ vì bạn nghèo, hũ gạo tình thương, áo ấm vùng cao... Các hoạt động này góp phần giáo dục tinh thần tương thân, tương ái và giúp các em có thêm động lực trong cuộc sống, chịu khó vươn lên học tốt. Cô giáo Lê Thị Thanh Hoàn, Tổng phụ trách Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) cho biết: Năm học 2016 - 2017, các em đã ủng hộ gần 600 cuốn sách cho các bạn học sinh vùng cao và các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Liên đội đã thu được hơn 6 triệu đồng từ phong trào kế hoạch nhỏ, cùng với cán bộ, giáo viên, phụ huynh, các em học sinh đã tham gia tặng 50 suất quà (tổng trị giá hơn 7 triệu đồng) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn... Em Nguyễn Đức Hưng, học sinh Trường Tiểu học An Vinh (Quỳnh Phụ) là một trong những tấm gương vượt khó học giỏi được các thầy cô giáo, học sinh yêu mến. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, cả bố và mẹ em đều mắc bệnh nặng nhưng 5 năm liền Hưng đều là học sinh giỏi toàn diện cấp trường, học sinh năng khiếu môn toán, tiếng việt và tiếng anh cấp huyện. Không những vậy, em còn là đội trưởng đội nghi thức, phụ trách sao giỏi của Liên đội. Hưng cho biết: Em học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy từ lớp 1 nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa. Khi được kết nạp vào Đội rồi em mới hiểu rõ và nỗ lực hơn trong thực hiện theo lời dạy của Bác. Đến nay em đã làm được nhiều việc đúng với 5 điều Bác Hồ dạy. Hiện nay, trong tỉnh đang triển khai nhiều mô hình cho thiếu nhi như học kỳ trong quân đội, hành trình về nguồn, các câu lạc bộ kỹ năng sống... đồng thời tiếp tục tổ chức các chương trình giáo dục truyền thống, phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động các em tham gia giữ gìn vệ sinh trường học, bảo vệ môi trường xung quanh... Đây là những hoạt động trang bị kỹ năng sống để các em tự tin bước vào đời, cùng với việc tiếp thu tri thức để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. thiếu nhi thái Bình Thi đua làm theo lời Bác Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, những năm qua, đội viên, thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh đã ra sức thi đua, rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Xuân Phương Các em đội viên Trường Tiểu học Tân Phong (Vũ Thư) mổ lợn đất tình thương để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Thi đua làm theo lời Bác Phát huy hiệu quả nghề công tác

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thi đua làm theo lời Bác Phát huy hiệu quả nghề công tác

3Thứ hai, ngày 15 tháng 5 năm 2017

Một trong những thành tích nổi bật của thiếu nhi Thái Bình trong làm

theo lời Bác Hồ dạy là việc thực hiện tốt theo tiêu chí chương trình “Luyện rèn tri thức - Vững bước tương lai” do Hội đồng Đội tỉnh triển khai. Các phong trào: hoa điểm tốt, vở sạch chữ đẹp, vượt khó học tốt, các câu lạc bộ môn học, câu lạc bộ sở thích... đã được xây dựng ở tất cả các liên đội. 100% chi đội đã thành lập và duy trì các nhóm “Đôi bạn cùng tiến”, “Bạn giúp bạn”, phân công các bạn học khá, giỏi giúp đỡ các bạn có học lực trung bình, yếu, cùng nhau đi lên trong học tập. Các mô hình, phong trào mới luôn được triển khai trong năm học, thu hút đông đảo thiếu niên, nhi đồng tham gia, trong đó có phong trào học tập ngoại ngữ. Em Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình) cho biết: Em rất khâm phục khả năng tự học ngoại ngữ của Bác Hồ. Vốn ngoại ngữ của Bác không phải tự nhiên mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. Từ đó em gắng sức học tập thật tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Chị Phan Thị Ngân Phương, Phó Bí thư Huyện đoàn Vũ Thư cho biết: Phong trào thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy được phát động rộng khắp và thu hút đông đảo học sinh tham gia đã góp phần khích lệ rất lớn, tạo sự say mê học tập và ý thức phấn đấu của các em. Nhờ có sự hướng dẫn của các thầy cô phụ trách đội mà thiếu niên, nhi đồng biết giữ gìn vệ sinh môi

Những năm qua, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội (Sở Lao

động - Thương binh và Xã hội) đã phát huy hiệu quả nghề công tác xã hội (CTXH) trong việc tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ CTXH, phát triển mạng lưới cộng tác viên, qua đó góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Chị Trần Thị Nhâm ở thôn Nhật Tân, xã Tân Hòa (Vũ Thư) là một trong nhiều người khuyết tật được Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội hỗ trợ sinh kế để phát triển sản xuất. Qua mạng lưới cộng tác viên CTXH tại địa phương, biết chị và chồng chị đều bị khuyết tật, cuộc sống của gia đình với hai con nhỏ gặp nhiều khó khăn. Tháng 6/2015, qua khảo sát và nắm rõ nhu cầu sản xuất của gia đình, chị được Trung tâm hỗ trợ máy may công nghiệp để phục vụ nghề may mà chị đang làm tại gia đình. Chị Nhâm chia sẻ: Với hoàn cảnh cả hai vợ chồng đều khuyết tật, lại phải nuôi con nhỏ nên gia đình không có điều kiện để mua máy móc mới, phải dùng máy cũ nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Rất may, nhờ mạng lưới cộng tác viên tại địa phương gia đình tôi được Trung tâm hỗ trợ máy may công nghiệp nên công việc thuận lợi hơn rất nhiều, nhờ đó thu nhập hàng tháng cũng khá hơn, giúp tôi có điều kiện chăm lo cho gia đình, các con được học hành đầy đủ.

Một trong những hoạt động hiệu quả của Trung tâm trong thời gian qua là đã tập trung phát triển công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH. Năm 2013, sau khi được UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ CTXH, Trung tâm đã tổ chức rà soát, thống kê số cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH đang hoạt động, công tác tại các cơ sở bảo trợ xã hội và các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, từ đó lập kế hoạch phát triển mạng lưới, đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian qua, việc thu, chi chưa đúng quy định tại một số trường học đã trở

thành chủ đề nóng mà nhiều cử tri và nhân dân quan tâm, bức xúc, kiến nghị. Do vậy, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Đông Hưng đã tổ chức giám sát chuyên đề về công tác quản lý tài chính tại một số trường học trên địa bàn huyện để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.

Đông Hưng có 44 trường mầm non, 44 trường tiểu học, 34 trường THCS, 44 trung tâm học tập cộng đồng. Đồng chí Đặng Ngọc Tân, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cho biết: Qua giám sát và khảo sát thực tế tại một số trường học, báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, việc thực hiện quy định các khoản thu, mức thu và quản lý, sử dụng trong các cơ sở giáo dục công lập đã được các trường thực hiện theo nguyên tắc quản lý ngân sách và các quy định hiện hành của nhà nước. Các khoản thu được sự thống nhất của phụ huynh, Thu hiền

sự chấp nhận của chính quyền địa phương, mức thu không vượt quá trần quy định. Hiệu trưởng các trường đã thống kê chi tiết bằng văn bản và thực hiện công khai theo quy định. Các trường thu các khoản theo Quyết định số 2814 của UBND tỉnh quy định các khoản thu, mức thu và quản lý, sử dụng trong các cơ sở giáo dục công lập, gồm: các khoản thu theo quy định (học phí, lệ phí thi nghề phổ thông), các khoản thu, chi hộ (tiền phục vụ bán trú với cấp học mầm non, thu bảo hiểm y tế) và 7 khoản thu thỏa thuận. Các trường cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quá trình thực hiện có sự kiểm tra, giám sát của ban thanh tra nhân dân nhà trường. Cô giáo Nhâm Minh Tứ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Hoàng cho biết: Hàng năm, ngay sau khi nhận được quyết định giao dự toán thu, chi và hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tiến hành xây dựng dự toán thu, chi đúng hướng

dẫn, đúng nhiệm vụ, bảo đảm dân chủ, công khai, đúng luật; thực hiện nghiêm túc các khoản thu thỏa thuận theo Quyết định số 2814 của UBND tỉnh và quy trình thu thỏa thuận của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên phụ huynh rất yên tâm.

Vấn đề nằm ở chỗ, các trường tuy đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ song quy chế của một số trường còn có nhiều nội dung bổ sung, điều chỉnh hàng năm; chưa thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về thực hiện các bước quy trình thu thỏa thuận như văn bản trình chính quyền địa phương thường chỉ có khoản thu, không có khoản chi; báo cáo quyết toán, công khai tài chính chưa thể hiện hết phần thu, chi từ nguồn xã hội hóa… Đặc biệt, vẫn còn tình trạng nhờ giáo viên chủ nhiệm lớp lập phiếu thu và trực tiếp thu một số khoản thu như quỹ phụ huynh, bảo hiểm y tế, quỹ đội… nên dễ gây hiểu nhầm trong phụ huynh học sinh. Theo ông Phí Trọng Quang, Trưởng phòng Giáo dục

và Đào tạo huyện, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trên chủ yếu là do quy mô lớp học ở một số cơ sở giáo dục chưa đồng đều (nơi đông, nơi ít học sinh) ảnh hưởng đến cơ cấu chi ngân sách. Một số nơi, cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp huy động các nguồn lực xã hội hóa cho giáo dục; mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội ở một số nơi chưa chặt chẽ, chưa phát huy hiệu quả. Đặc biệt, công tác quản lý tài chính của một số hiệu trưởng, đồng thời là chủ tài khoản còn hạn chế; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của kế toán chưa đáp ứng yêu cầu.

Để công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục luôn minh bạch, hiệu quả, đúng luật, tránh lạm thu, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tổ chức hoạt động nuôi, dạy đạt chất lượng cao, hầu hết các trường đều kiến nghị điều chỉnh, cân đối một số khoản thu cho phù hợp với điều kiện thực tế; HĐND huyện ban hành nghị

quyết chuyên đề quy định chính sách tài chính riêng cho các trường THCS chất lượng cao và các trường THCS liên xã. Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cũng thống nhất với quan điểm của các trường, đồng thời kiến nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, các trường làm tốt hơn nữa công tác tuyên

truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thu, chi các khoản đóng góp tới các đối tượng liên quan; có giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại, tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu đúng nguyên tắc: đúng mục đích, công khai, quyết toán đúng quy định của pháp luật.

Các ngành liên quan tiếp tục hướng dẫn các trường thực hiện thu, chi đúng quy định, phát huy hiệu quả; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, tránh tình trạng lạm thu; kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm trong thu, chi tài chính.

Quản lý tài chính trường học ở Đông hưng

Cần công khai, minh bạch để chống lạm thu

Giờ học ngoài trời của cô và trò Trường Mầm non Đông Dương.

Nhờ được hỗ trợ máy may công nghiệp, thu nhập của chị Trần Thị Nhâm ổn định hơn trước.

Công trình măng non “Bồn hoa em chăm” được triển khai tại các liên đội trong toàn tỉnh. nguyễn Cường

nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm CTXH. Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 17 lớp tập huấn cho gần 1.500 cộng tác viên với hoạt động chính là tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ các đối tượng yếu thế lập hồ sơ để hưởng chính sách của nhà nước; tổ chức rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đời sống của đối tượng yếu thế để kịp thời hỗ trợ. Bên cạnh đó, các cộng tác viên còn vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ, giúp đỡ các đối tượng khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo được khám chữa bệnh miễn phí.

Ngoài ra, hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH cũng được triển khai rộng khắp tại các địa phương thông qua tổng đài tư vấn của Trung tâm, giúp nhiều đối tượng được hỗ trợ giải quyết kịp thời những khúc mắc trong cuộc sống. Trong 3 năm (2014 - 2016), Trung tâm đã tiếp nhận và giải đáp cho 395 trường hợp qua tổng đài với các nội dung liên quan đến khủng hoảng tâm lý, các vấn đề xã hội và các chính sách; tư vấn trực tiếp tại cộng đồng cho 250 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 150 cha, mẹ (người nuôi dưỡng) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 1.000 đối tượng yếu thế và gia

đình nuôi dưỡng về các chính sách có liên quan. Đặc biệt, Trung tâm đã tư vấn, kết nối với các cơ quan chức năng hỗ trợ đối với trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị bạo hành, hỗ trợ dinh dưỡng, học tập cho 60 trẻ em mồ côi, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ dễ bị tổn thương, nhờ đó nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ kinh phí giúp đỡ.

Tuy nhiên, để nghề CTXH được triển khai một cách có hệ thống, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề và nhu cầu của xã hội ngay tại các địa phương, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, theo ông Phạm Đình Lễ, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề CTXH bởi từ trước đến nay rất nhiều người, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng chưa hiểu rõ tầm quan trọng về lĩnh vực CTXH. Từ những kết quả bước đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ CTXH tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội có thể khẳng định nghề CTXH đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Phát huy hiệu quả nghề công tác xã hội

Người cao tuổi dưỡng lão tự nguyện tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội.

trường thông qua các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn quả trong khuôn viên nhà trường, xây dựng lớp học thân thiện, thùng rác thân thiện, góc thư viện xanh... Các em đã biết nhặt từng mẩu vỏ kẹo, chiếc lá rơi ở sân, bồn hoa... bỏ vào thùng rác, giữ gìn sân trường sạch, đẹp.

Làm theo lời Bác Hồ dạy không chỉ dừng lại ở việc học tập, tu dưỡng đạo đức tốt mà còn hướng các em đến các hoạt động xã hội, dạy các em biết yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống. Phong trào “Uống

nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Áo lụa tặng bà”... được các liên đội duy trì và đẩy mạnh thông qua các hoạt động: nhận chăm sóc các khu di tích lịch sử, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình thương binh, thân nhân liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng. Với phong trào kế hoạch nhỏ, các em tích cực tham gia thu gom giấy vụn, thu gom vỏ chai để gây quỹ đội, tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Rất nhiều em học sinh đã tích cực xây dựng quỹ vì bạn nghèo, hũ gạo tình thương, áo

ấm vùng cao... Các hoạt động này góp phần giáo dục tinh thần tương thân, tương ái và giúp các em có thêm động lực trong cuộc sống, chịu khó vươn lên học tốt. Cô giáo Lê Thị Thanh Hoàn, Tổng phụ trách Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) cho biết: Năm học 2016 - 2017, các em đã ủng hộ gần 600 cuốn sách cho các bạn học sinh vùng cao và các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Liên đội đã thu được hơn 6 triệu đồng từ phong trào kế hoạch nhỏ, cùng với cán bộ, giáo viên, phụ huynh, các em học sinh đã tham gia tặng 50 suất quà (tổng trị giá hơn 7 triệu đồng) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn... Em Nguyễn Đức Hưng, học sinh Trường Tiểu học An Vinh (Quỳnh Phụ) là một trong những tấm gương vượt khó học giỏi được các thầy cô giáo, học sinh yêu mến. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, cả bố và mẹ em đều mắc bệnh nặng nhưng 5 năm liền Hưng đều là học sinh giỏi toàn diện cấp trường, học sinh năng khiếu môn toán, tiếng việt và tiếng anh cấp huyện. Không những vậy, em còn là đội trưởng đội nghi thức, phụ trách sao giỏi của Liên đội. Hưng cho biết: Em học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy từ lớp 1 nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa. Khi được kết nạp vào Đội rồi em mới hiểu rõ và nỗ lực hơn trong thực hiện theo lời dạy của Bác. Đến nay em đã làm được nhiều việc đúng với 5 điều Bác Hồ dạy.

Hiện nay, trong tỉnh đang triển khai nhiều mô hình cho thiếu nhi như học kỳ trong quân đội, hành trình về nguồn, các câu lạc bộ kỹ năng sống... đồng thời tiếp tục tổ chức các chương trình giáo dục truyền thống, phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động các em tham gia giữ gìn vệ sinh trường học, bảo vệ môi trường xung quanh... Đây là những hoạt động trang bị kỹ năng sống để các em tự tin bước vào đời, cùng với việc tiếp thu tri thức để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

thiếu nhi thái Bình

Thi đua làm theo lời BácThực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, những năm qua, đội viên, thiếu

niên, nhi đồng toàn tỉnh đã ra sức thi đua, rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Xuân Phương

Các em đội viên Trường Tiểu học Tân Phong (Vũ Thư) mổ lợn đất tình thương để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.