24
Trong soá naøy: Trang Nhaân Quaû (Duõ Lan Leâ Anh Duõng) ...................................... 1 YÙ nghóa vaø taàm quan troïng cuûa Ñaïi leã Caàu an .................. 28 Thaát Chôn Nhôn Quaû (Hoài thöù hai) ................................... 33 Khoâng coá yù .......................................................................... 41 Moïi ñoùng goùp baøi vôû hoaëc yeåm trôï aán loaùt xin gôûi veà: THIEÂN-LYÙ BÖÛU-TOØA 12695 Sycamore Ave San Martin, CA 95046. USA Tel: (408) 683-0674 (Chi phieáu xin ñeà: Thieân Lyù Böûu Toøa)

THIEÂN-LYÙ BÖÛU-TOØA 12695 Sycamore Ave San Martin, CA ...tamgiaodongnguyen.com/BanTin/Nhung bai Giao ly Dai Dao 06.pdfTrồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trong soá naøy: Trang

Nhaân Quaû (Duõ Lan Leâ Anh Duõng) ...................................... 1

YÙ nghóa vaø taàm quan troïng cuûa Ñaïi leã Caàu an .................. 28

Thaát Chôn Nhôn Quaû (Hoài thöù hai) ................................... 33

Khoâng coá yù .......................................................................... 41

Moïi ñoùng goùp baøi vôû hoaëc yeåm trôï aán loaùt xin gôûi veà:

THIEÂN-LYÙ BÖÛU-TOØA 12695 Sycamore Ave

San Martin, CA 95046. USA Tel: (408) 683-0674

(Chi phieáu xin ñeà: Thieân Lyù Böûu Toøa)

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 1

NHÂN QUẢ 

因果 Dũ Lan LÊ ANH DŨNG 

 

LỜI MỞ 

Nhân 因  là nguyên nhân, nguyên do, cái duyên cớ (cause). 

Quả 果  là  cái  trái,  kết  quả,  hậu  quả,  hệ  quả  (fruit, result, outcome, effect, consequence). 

Nhân ví như  cái hột; quả  là bông  trái kết  thành  từ cái hột ấy. Sách Minh tâm bảo giám, chương Kế thiện, có câu: 

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. 

(Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu. 

種瓜得瓜,種豆得豆. 

Plant melons and get melons, sow beans and get beans.) 

Không ai gieo trồng hột chanh mà lại hái được cam, 

2 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

quýt. Nói gọn, gieo nhân nào thì gặt quả nấy (Whatever a man sows, that also shall he reap). 

Nhân  quả 因果  (karma;  causality:  the  principle  of  [or relationship between] cause and effect) là một luật căn bản mà người muốn  tầm Đạo nên hiểu biết rành rẽ rồi áp dụng vào đời sống hằng ngày mới mau  tu  tiến. Nhân quả  là  luật động và phản động  (action and reaction), vì mỗi  cái  động  thì  luôn  luôn  có  cái  phản  động  trả  lại; động và phản động không bao giờ rời nhau (Action and reaction are companions). 

Trong cuộc sống hàng ngày, luật nhân quả vẫn luôn diễn  ra quanh  ta, nhưng vì quen  thuộc quá,  ít khi  ta nhớ rằng đó là biểu hiện của nhân quả. Thí dụ: 

  ‐  Ăn  rau  thì  rửa  chén mau  sạch.  Ăn  thịt  heo  rửa chén cực hơn vì bị nhầy mỡ. 

‐ Ăn quá no thì mệt, nặng bụng. 

‐ Ăn quá mặn thì khát nước. 

‐  Uống  rượu  quá  độ  thì  nhức  đầu,  say  xỉn,  nôn mửa… 

Phản  động  (quả) nặng hay nhẹ, mạnh hay yếu  tùy thuộc vào tính chất của động (nhân). Thí dụ: 

‐ Dập  trái  banh  vào  tường  càng mạnh,  nó  dội  lại càng mạnh. 

‐ Trèo càng cao, té càng đau và nguy hiểm… 

Phản động (quả) mau hay chậm  tùy thuộc vào tính chất của động (nhân). Thí dụ: 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 3

‐ Cấy  lúa  tùy  theo giống,  sau ba hay  sáu  tháng  thì gặt được. Trồng xoài, sau vài năm mới có trái. 

Chính  vì  cái  quả  có  khi  đến  chậm,  người  đời  lầm tưởng  không  có  báo  ứng.  Để  sửa  sai  ngộ  nhận  này, sách Minh tâm bảo giám, chương Kế thiện, có câu: 

Làm  lành  thì có  lành  trả,  làm dữ  thì có dữ  trả; nếu như chưa trả là bởi chưa tới ngày giờ. 

(Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược hoàn bất báo thời thần vị đáo. 

善有善報, 惡有惡報, 若還不報, 時辰未到. 

Good deeds shall be returned with good rewards, and evil deeds shall be returned with evil rewards; if it is not the right time, no rewards will be given.) 

Vì luật nhân quả có lúc tác động rất chậm (quả cách xa nhân nhiều chục năm, thậm chí sau nhiều kiếp) nên ta khó hiểu được lý do những biến cố xảy ra cho ta, cứ ngỡ đó là ngẫu nhiên.  

Cụ Nguyễn Văn Minh là một trường hợp. Cụ Minh tu  ở  chi  bộ  Kiêm  Ái,  thuộc  Hội  Thông  thiên  học (Theosophy),  Sài Gòn.  Sau  1975, Cụ  sang  tu  học  ở Cơ quan Phổ  thông Giáo  lý Cao  Đài giáo Việt Nam, giữ trọng  trách  Văn  hóa  Vụ  trưởng  của  Cơ  quan.  Cụ  là người  tu  chân  chánh, một  đời gương mẫu  sáng ngời. Đức Mẹ ban  thánh danh cho Cụ  là Chơn Thiện Minh. Sau khi quy thiên (1980), Cụ đắc quả Thiện Minh Chơn Thánh (15‐02 Nhâm Tuất, 1982). 

4 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

 Đức Thiện Minh Chơn Thánh 

Trước lúc tạ thế, Cụ phải nhập viện cấp cứu và chịu đựng một  ca phẫu  thuật bụng  tại bệnh viện  Sài Gòn (quận 1). Sau khi hồi tỉnh, Cụ nằm suy gẫm mãi lý do khiến Cụ lại phải trả nghiệp thân đau đớn vào lúc tuổi già. Cuối cùng, Cụ chợt nhớ ra: 

Thuở  còn  trẻ, Cụ  đang  làm  việc  ở một  Bộ  tại  Sài Gòn. Có người quen muốn xin giấy phép mở  lò heo, nhưng  thủ  tục khó khăn, bèn nhờ Cụ “nói giúp giùm một  tiếng” với viên chức có  thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Lúc  ấy Cụ Minh  chỉ  đơn giản nghĩ  rằng người  ta hành nghề sinh nhai lương thiện, nên Cụ bằng lòng nói giúp. 

Thế  là  lò heo ấy ra đời, khiến cho hàng ngàn, hàng vạn con heo đã bị hóa kiếp. Cụ Minh không  trực  tiếp giết heo, nhưng mắc nợ một lời nói. Mấy chục năm trôi 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 5

qua, Cụ bình an tu hành tinh tấn, nhưng trước giờ trở về chầu Thầy Mẹ, luật nhân quả công bình đã khiến Cụ phải  trả  dứt một món  nợ  bình  sinh  trước  khi  được Thầy ban đạo quả Chơn Thánh. 

Nhân quả không chỉ có ở hành động cụ thể, mà còn có ở mọi biến đổi vô hình (không thấy được bằng mắt: invisible). Thí dụ:  tư  tưởng,  ý muốn  tuy  xảy  ra  trong tâm  nhưng  đều  gây  ra  những  rung  động  (vibrations) ảnh hưởng tới ngoại giới (môi trường bên ngoài: outer environment); những rung động này sẽ quay lại với chỗ xuất phát tức là con người đã nảy ra tư tưởng, ý muốn đó. 

Có lần Đức Quan Âm Như Lai dạy: 

Mắt phải ngó phải xem đúng lễ, Mắt tránh nhìn ô uế phàm thân… 

Hườn Cung Đàn, 29‐5 rạng 01‐6 Ất Tỵ (27‐6‐1965) 

Bây giờ đang thời @, ai cũng dễ dàng nhìn thấy trên internet  vô  vàn  hình  ảnh  thô  tục  phô  bày  thân  thể (sexy). Một bạn trẻ thắc mắc: “Nếu tôi xem các hình ảnh này thì có chết ai đâu mà sợ!” 

Trái với suy nghĩ của bạn đó, có “chết” đấy chứ! Các hình ảnh khêu gợi sẽ kích thích sự ham muốn của tuổi trẻ  đang  tuổi phát dục. Thế  rồi  từ  chỗ  đầu  óc  bị  ám ảnh, bạn trẻ sẽ đi tới hành vi cụ thể nhằm thỏa mãn tò mò không xa. Như thế cái nhân xấu (xem hình ảnh ô uế phàm  thân)  sẽ  đưa  tới  cái quả  xấu  là phạm giới,  trái luân lý, có thể còn tác hại sức khỏe nữa (nhiễm bệnh). 

Cái quả này được Đức Quan Âm Như Lai dạy rõ: 

6 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Dục tâm ắt phải loạn thần Xúi người lỡ bước sa chân lạc lầm. 

Hườn Cung Đàn, 29‐5 rạng 01‐6 Ất Tỵ (27‐6‐1965) 

Biết rằng luật nhân quả là quy luật khoa học, và lãnh hội rằng chỉ cần tư tưởng nảy sinh cũng tạo ra quả báo, thì  người  tu  càng  hiểu  vì  sao  trong Đạo  nhựt  thường hành  (1938), bài Giới  tư  tưởng kinh, Đức Lý Giáo Tông dạy người  tu phải sợ, chớ có  tư  tưởng xấu, bởi chúng không  tan  rã, mà  tụ  lại  trên  không  trung  (trung  giái 中界) để chờ cơ hội dội ngược về tác hại người đã nghĩ xấu: 

Trên trung giái đủ hình tư tưởng, Dưới phàm gian hay vướng kế tà. Cũng vì tư tưởng xấu xa, Gây nên tội lỗi khó qua lưới Trời. 

Điều này cho  thấy  luật Trời công bình và bất biến, không  ai  sửa  đổi  nó  được. Hiểu  theo  tinh  thần  khoa học  thì  luật  Trời  không  có  sự  ban  thưởng  hay  hành phạt, mà  chỉ  có  những  kết  quả  tốt  hay  hậu  quả  xấu quay  ngược  trở  lại  với  con  người  và  không  ai  tránh khỏi được. Luận ngữ chép lời Đức Khổng Tử dạy: 

Mắc tội với Trời thì không thể cúng vái ai để giải tội được. 

(Hoạch tội ư Thiên, vô sở đảo dã. 

獲罪於天,無所禱也. 

He who offends against Heaven has none to whom he can 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 7

pray.) 

Thật vậy, Hoạch tội ư Thiên là phạm luật nhân quả; vô sở  đảo  là  tất yếu  (inevitably),  ai  ai  cũng phải  chịu  luật này chi phối. 

Người  hiểu  Đạo,  biết  luật  nhân  quả  luôn  ghi  nhớ rằng: 

‐ Hiện  tại  ta  sống vui vẻ và hạnh phúc –  ấy  là kết quả do ta tuân theo luật nhân quả của Trời;  

‐ Ngược lại, nếu ta chịu đau buồn và tai họa – ấy là hậu quả những gì ta trót tạo gây trái với luật Trời. 

Người hiểu Đạo cũng biết rằng luật nhân quả không phải  là  luật báo  thù  trả oán. Nó chỉ  là  luật công bình nhằm  điều  chỉnh  những  hành  vi  của  con  người  cho đúng với luật Trời. 

Trong  vũ  trụ  bát  ngát  bao  la,  vô  biên  vô  tận,  con người và vạn vật  đều phải phục  tùng  luật nhân quả. Hiểu được luật nhân quả tức là cầm đạo quả của mình trong  tay, bởi việc  tu  tiến mau hay  chậm  chỉ  tùy nơi bản  thân mỗi người  cố gắng  tự  chủ nhằm  sửa  đổi  tư tưởng, ý muốn và việc  làm sao cho  luôn  luôn tốt đẹp, không bao giờ  chứa  đựng một mảy may  toan  tính  có lợi cho mình mà gây hại cho người. 

Cầu xin bài giảng nhỏ này có thể giúp ích cho nhau được một phần nào trên con đường chúng ta cùng chia sẻ học tu và hành đạo. 

Trân trọng, 

Lễ Vu lan Bính Tuất, 09‐8‐2006 

8 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

I. NHÂN QUẢ THEO KINH  ĐIỂN MỘT  SỐ TÔN GIÁO TRƯỚC TAM KỲ PHỔ ĐỘ 

Trước  Tam  Kỳ  Phổ  Độ,  kinh  sách  nhiều  tôn  giáo Đông Tây đã dạy về (luật) nhân quả. 

1. Đạo Nho 

Đức Khổng Tử dạy: 

Người  làm  lành, Trời  lấy phước  trả  cho họ, người làm chẳng lành, Trời lấy họa trả cho họ...  

(Vi thiện giả Thiên báo chi dĩ phúc, vi bất thiện giả Thiên báo chi dĩ họa... 

為善者天報之以福, 為不善者天報之以禍… 

Heaven shall reward blessings to doers of good deeds, and calamities to doers of evils…) 

Sang Tam Kỳ Phổ Độ, Ðại  thừa  chơn  giáo  (Sài Gòn 1950, tr. 204) dạy không khác: 

“Trời Đất  rất  công minh, hễ  làm  lành  thì  lành  trả, gây họa thì họa lai. (…) Hễ gieo giống ngọt thì quả ngọt hưởng nhờ, gieo giống chua thì quả chua nó đậu.” 

2. Đạo Lão 

Chương Cảm ứng của Đức Thái Thượng dạy  rằng: Họa phúc không có cửa, chỉ vì người ta mời nó tới; báo ứng lành dữ như bóng đi theo hình. 

(Thái  Thượng  Cảm  ứng  thiên  viết:  Họa  phúc  vô môn, duy nhân tự triệu; thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình. 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 9

太上感應篇曰:  禍福無門,  惟人自召;  善惡之報, 

如影隨形. 

Calamities and blessings never enter a door except when invited; good and evil rewards are like a shadow inseparable from its figure.) 

Sang Tam Kỳ Phổ Độ, ý này được Kinh Sám hối diễn lại như sau: 

Ðiều họa phước không hay tìm tới, Tại mình vời nên mới theo mình. Cũng như bóng nọ tùy hình, Dữ lành hai lẽ công bình thưởng răn. 

3. Đạo Phật 

Mở  đầu  kinh  Pháp  cú  (Dhammapada),  phẩm  Song yếu  (Yammaka Vagga)  là  hai  câu  kinh  song  song  như sau: 

(a) . . . Nếu nói hay làm với tâm ác, đau khổ vì thế sẽ theo  liền với ta như bánh xe  lăn theo chân con bò kéo xe. 

(If  one  speaks  or  acts with wicked mind,  thus  suffering follows him  just as  the wheel  follows  the hoof of a draught‐ox.) 

(b) … Nếu  nói  hay  làm  với  tâm  trong  sạch,  hạnh phúc vì thế sẽ theo liền với ta như bóng không bao giờ rời hình. 

(If  one  speaks  or  acts  with  pure  mind,  thus  happiness follows him just as his shadow never leaves him.) 

10 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Hình ảnh nhân quả nối  theo nhau như bánh xe  lăn theo chân con vật kéo xe được Đức Phật dạy ở câu (a), sang Tam Kỳ Phổ Độ, Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 198) nhắc lại bằng thơ như sau: 

Gieo giống chi mọc liền giống nấy, Cảm vật nào vật ấy ứng cho, Coi như trong cái xe bò, Bánh xe lăn trả kịp giò bước chưn. 

Bò ngừng lại bánh ngừng đứng lại, Chậm hay mau là tại nơi bò, Bánh xe nó chạy theo giò, Chạy không cũng tại con bò gây ra. 

Ví dụ nhân quả nối theo nhau như bóng theo hình, hình ngay bóng  thẳng, hình cong bóng cong như Đức Phật dạy ở câu (b), sang Tam Kỳ Phổ Độ, Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 196) nhắc lại bằng thơ như sau: 

Trả vay vay trả liền liền, Nhơn nào quả nấy, nghiệp duyên buộc mình. Bóng cong vạy tại hình cong vạy, Tội phước đi, qua lại không chừng… 

4. Đạo Thiên Chúa 

Trong “Thư gửi tín hữu Galát”, Thánh tông đồ Phao‐lô viết (chương 6, ba câu 7, 8 và 9): 

“… Thật vậy, ai gieo giống nào  thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu  quả  của  tính  xác  thịt,  là  sự  hư  nát. Còn  ai  theo Thần khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần khí, là sự sống đời đời. Khi làm điều thiện, chúng 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 11

ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng.” 

(Bản dịch hiện hành  của Nhóm Phiên dịch  các giờ kinh Phụng vụ) 

 … whatever a man sows,  this he will also reap. For  the one  who  sows  to  his  own  flesh  will  from  the  flesh  reap corruption, but the one who sows to the Spirit will from the Spirit reap eternal  life. Let us not  lose heart  in doing good, for in due time we will reap if we do not grow weary. 

(New American Standard Bible, Galatians 6: 7,8,9) 

5. Đạo Do Thái 

Kinh  thánh Cựu  ước,  sách Châm ngôn,  chương  19, câu 17: 

“Thương  xót  kẻ  khó  nghèo  là  cho Ðức  Chúa  vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng việc đã làm.” 

(Proverbs 19:17: He who is kind to the poor lends to the Lord, and he will reward him for what he has done.) 6. Đạo Hồi (Đạo Islam) 

Kinh Koran, chương 6, câu 132: 

Mọi  người  đều  được  ban  thưởng  tương  xứng  với việc họ  làm; và Trời không  làm ngơ  trước những việc họ làm. 

(And all have degrees according to what they do; and your Lord is not heedless of what they do.) 

Kinh Koran, chương 13, câu 29: 

Đối với ai  tin  tưởng và  làm  lành, chung cuộc họ sẽ 

12 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

hưởng quả lành. 

(As  for those who believe and do good, a good  final state shall be theirs and a goodly return.) 

7. Đạo Bà‐la‐môn (Ấn giáo, đạo Hindu) 

Theo kinh Phệ‐đà (Veda), nếu một người gieo giống lành họ sẽ gặt hái điều  lành; nếu gieo giống ác, họ sẽ gặt hái điều ác. 

(According to the Vedas,  if an  individual sows goodness, he or she will reap goodness; if one sows evil, he or she will reap evil.)  

(http://en.wikipedia.org/wiki/Karma_in_Hinduism) 

8. Bái hỏa giáo (Ba Tư giáo, Zoroastrianism) 

Jasna, XXX, 11: Những người hung dữ chịu đau khổ lâu  dài,  những  người  công  bình  sẽ  được  ban  hưởng trọng hậu và hưởng hạnh phúc. 

(http://www.thongthienhoc.com/  bài  “Nhân  quả” của Bạch Liên) 

Một vài dẫn chứng trên đủ cho thấy Đông Tây kim cổ trước Tam Kỳ Phổ Độ đều nói giống nhau về nhân quả. 

II. NHẬN THỨC VỀ LUẬT NHÂN QUẢ 

(Chỉ nêu bốn vấn đề cốt  tủy có  tính cách  thiết  thực cho cuộc đời tu hành.) 

1. Luật nhân quả thể hiện luật công bình (equality) của vũ trụ. 

Luật nhân quả là luật tự nhiên (natural). Thượng Đế 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 13

giữ  luật  nhân  quả  công  bình,  không  vì  thương  mà thưởng, không vì ghét mà phạt. Cái quả (thưởng phạt báo ứng) là do cái nhân cũ con người đã gieo trồng. Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 200) dạy: 

Nhơn nào quả nấy chẳng rời, Đòn cân công luật Phật Trời thưởng răn. 

Luật  nhân  quả  là  luật  tự  nhiên  (natural)  cũng  có nghĩa  nó  nằm  ngoài  ý  muốn  của  Trời.  Đức  Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy: 

“Hiện  tình  thế  sự ngày nay  đã diễn biến biết bao nhiêu tấn  tuồng  nhân  quả.  Đó  không  phải  do  sự  chấp  định  của Thầy, mà do luật định của Đạo.” 

Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 29‐12 Bính Ngọ (08‐02‐1967) 

Do  đó Đức Khổng Tử dạy: Hoạch  tội  ư Thiên, vô  sở đảo dã. 

Đức Quan Âm Bồ Tát dạy rất rõ ràng: 

“Tình thương bao la của Đấng Chí Tôn và lòng từ bi bao khắp của hàng chư Phật cũng không thể giải thoát giùm cho chư hiền những nhân quả chằng chịt ấy đâu. (…) Những gì con người hành động, những gì con người khổ đau, những gì con người than trách thuộc ngoài phạm vi đạo lý thì chính con người chịu lấy, chớ Phật Trời nào bênh vực để trái luật công bình, mặc dầu vẫn thông cảm những trạng thái của con người.” 

Thánh thất Bình Hòa, 08‐4 Canh Tuất (12‐5‐1970) 

2. Luật nhân quả nhất định phải diễn ra, đó là tính tất  yếu  (inevitability). Nhưng  thời  gian  diễn  ra  báo ứng có khác nhau. 

14 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

a. Nếu  nhân  và  quả  diễn  ra  ngay  trong một  kiếp sống thì đó là báo ứng nhãn tiền, cũng gọi là đương kiếp nhân quả 當劫因果 (present‐life cause and effect). 

Thí  dụ: Kẻ  trộm  cướp  khi  bị  bắt  thì  phải  chịu  án giam cầm, tù tội.  

b. Nếu nhân ở kiếp trước mà quả diễn ra trong kiếp này  thì đó  là báo ứng của kiếp  trước, cũng gọi  là  tiền kiếp  nhân  quả 前劫因果  (effect  from  previous‐life  cause). Trong Đạo  nhựt  thường  hành  (1938),  bài Giới  buồn  rầu nhân quả kinh, Đức Lý Giáo Tông dạy: 

Cũng vì nhiều kiếp con gây, Ngày nay mới chịu nỗi này chớ sao. . . . Xét ra muôn sự trần ai, Đều do tiền kiếp trả vay rõ ràng. 

Cái quả buộc phải trả trong kiếp này chứ không chờ sang kiếp sau còn gọi là quả (chín) muồi (ripe or mature karma). 

c. Nếu nhân trong kiếp này mà quả sẽ diễn ra trong kiếp sau thì đó là báo ứng chờ kiếp sau, cũng gọi là hậu kiếp nhân quả 後劫因果  (future‐life  effect). Đại  thừa  chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 202) dạy: 

Họa phước ấy không sai báo ứng, Muộn kiếp nầy, gieo chứng hậu lai. 

Do có  tiền kiếp nhân quả và hậu kiếp nhân quả mà  ta hiểu  thêm về  luân hồi 輪迴  (samsara), vì  luân hồi gắn 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 15

liền với nhân quả. Con người phải  chịu  tái  sinh 再生 (rebirth) để nhận cái quả của kiếp trước. 

Người  chưa học  đạo không  rõ hai  lẽ  tiền  kiếp nhân quả  và  hậu  kiếp  nhân  quả  nên  thường  trách  Trời  bất công, than thở tại sao mình ăn ở hiền lành mà cứ chịu tai  ương;  còn  kẻ  gian  ác  cớ  sao  vẫn  sống  khỏe phây phây. Kinh Sám hối giải thích: 

Người làm phước có khi mắc nạn, Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang, Ấy là nợ trước còn mang, Duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền. 

Hồi mới mở đạo Cao Đài, có vị tu hành mà khổ hoài, lòng ấm ức quá đã động điển tới Thiên Đình, do đó Ơn Trên an ủi: 

Ức lòng dễ tỏ đặng cùng ai, Hiền đức mà sao chịu khổ hoài! Lão nói tỏ tường cho đó hiểu, Cũng là vay trả luật xưa nay. Thánh ngôn hiệp tuyển (quyển 2, 1966, tr. 129) 

Người chưa học đạo không rõ hai lẽ b và c nên cũng không hiểu tại sao nhiều vị môn đồ của Đức Đại Tiên Ngô  Minh  Chiêu  (Chiếu  Minh  vô  vi)  tu  thiền  rất nghiêm túc, sau một thời gian bỗng nhiên phải chịu tai ương, hoạn nạn  rất  lớn. Thật  ra,  các vị  ấy nguyện  tu một kiếp  trở về Trời, quyết không  chịu  luân hồi; mà luật Trời  thì  công minh,  cho nên  các vị  ấy  đành phải chịu nhồi quả, trả cho sạch nợ cũ lẫn mới (kiếp trước và 

16 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

kiếp này). Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 198) dạy: 

Muốn mau thoát kiếp luân hồi, Kiếp nầy ráng chịu quả nhồi cho mau. 

Cái  quả  trả  nhồi  ấy  cũng  gọi  là  quả  tích  lũy (accumulated karma). 

3. Luật nhân quả cho  thấy mỗi người có  thể  là kẻ thù của chính mình 

Thông  thường  ai  cũng nghĩ kẻ  thù  của mình  là kẻ nào đó, kẻ khác (tha nhân). Nhưng các nhà đạo học cao thâm còn cảnh giới rằng mỗi người nếu không cẩn thận thì tự mình lại làm kẻ thù của chính mình. Điều này hoàn toàn chính xác.  

Hàng  ngày,  hàng  giây  phút mỗi  người  có  ba  cách gây ra nhân quả cho chính mình. Ba cách này Phật gọi là tam nghiệp 三業 (trividhà‐dvàra; three causes of karma), gồm có: thân, khẩu, ý 身口意 (deeds, words, thought).  

‐ Thân: hành vi, việc làm. 

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy: 

“Bất cứ một công việc dù to lớn hay nhỏ nhoi cũng đều là một tiến trình nối đuôi nhân quả.” 

Trúc Lâm Thiền Điện, 07‐4 Canh Tuất (11‐5‐1970) 

‐ Khẩu:  Lời  nói. Cổ  nhân  răn: Họa  tùng  khẩu  xuất 禍從口出 (Tai họa do miệng sinh ra). 

‐ Ý: Tư tưởng, ham muốn và tình cảm.  

Trong  Đạo  nhựt  thường  hành  (1938),  Đức  Lý  Giáo 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 17

Tông dạy về tác hại của ý như sau: 

Ý là ác nghiệt mọi điều, Trong đời vạn sự, ý nhiều tội hơn. Ý hay ganh ghét giận hờn, Răn lòng sửa ý, lý chơn mới tường. Những điều sâu hiểm ghét thương, Đều do ý ác tạo đường nghiệt căn. (Giới ý kinh) Cũng vì tư tưởng xấu xa, Gây nên tội lỗi khó qua lưới Trời. (Giới tư tưởng kinh) Dục tình, ái ố, mưu thầm, Sa mê danh lợi, tham dâm lụy trần. (Giới tâm kinh) 

Cái quả do  thân, khẩu, ý mà  chính  ta gây  tạo  cho bản  thân  trong  kiếp  này  được  gọi  là  quả  đương  tạo (karma in formation). 

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy về tam nghiệp: 

“Từ ngôn ngữ, hành động,  tư  tưởng cố  tránh được oan nghiệt,  sự  thưởng  phạt  đã  có  luật  nhân  quả  thừa  trừ  chí công vô  tư, các con đừng dại dột gây  thêm nhân,  tạo  thêm nghiệp nữa.” 

Cơ quan Phổ thông Giáo lý, 15‐01 Đinh Tỵ (04‐3‐1977) 

Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn cũng dạy. 

Xét tư tưởng đừng còn sai quấy, Xét việc làm vô kỷ vô công. 

18 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Xét lời hòa duyệt dung thông, Trong ba phạm một, tam công hỏng rồi. 

Cơ quan PTGL, 14‐8 Tân Dậu (11‐9‐1981) 

4. Nhân quả riêng và chung  

Sống  trên  thế  gian, do  nhân mình  gieo mỗi  người phải  chịu  quả  riêng. Quả  riêng  của một người gọi  là biệt nghiệp 別業 (individual karma). 

 Cá nhân sống  trong gia đình, xã hội, quốc gia,  thế giới còn phải chia sẻ hay gánh chịu một phần cái quả chung  của  các người khác  tác  động  đến  cá nhân. Cái quả  chung  của  nhiều  người  gọi  là  cộng  nghiệp 共業 (collective karma). 

Thời  hạ  ngươn  mạt  kiếp  là  lúc  quả  chung  (cộng nghiệp) đang báo ứng. Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy: 

“Các con có biết chăng luật nhân quả vẫn luôn luôn tiến hành trong thời kỳ hạ nguơn mạt kiếp, vạn linh sanh chúng đang  đắm  chìm  trong  lửa dục,  trong biển  khổ,  trong  tham vọng đỉnh chung, để rồi tất cả đều chịu sàng sảy đào thải.” 

Thiên Lý Đàn, 29‐12 rạng 01‐01 Canh Tuất (05‐02‐1970) 

Người chân tu, biết hồi hướng điển lành có thể giảm bớt nghiệp quả riêng và chung. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy: 

“Đành rằng cộng nghiệp nhưng tất cả đều làm lành lánh dữ, biết tránh sự sanh sát giết hại lẫn nhau, biết sợ luật điều vay  trả,  thì  cơ  bảo  tồn  được  luân  động  chở  che,  dù  cộng nghiệp cũng không đến nỗi vào cơ sàng sảy.” 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 19

Vĩnh Nguyên Tự, 03‐01 Giáp Dần (25‐01‐1974) 

Hiểu  luật cộng nghiệp, người  tu Tam Kỳ Phổ Độ ý thức  rằng  không phải mình  tu  riêng  cho mình,  được chăng hay chớ; mà mình còn  tu cho  thành  thật để  tác động vào cơ tiến hóa, phụ giúp công việc của Ơn Trên trong thời hạ ngươn. Đó cũng là ý nghĩa giản dị của sứ mạng đại thừa 大乘使命 (mahayanistic mission). 

III. HIỂU BIẾT NHÂN QUẢ ĐỂ  SỐNG  ĐẠO VỚI LUẬT NHÂN QUẢ 1. Không tạo ra nhân quả mới 

Một  cái  nhân  tạo  ra  cái  quả,  quả  này  tạo  ra  nhân mới,  rồi  nhân mới  lại  tạo  thêm  quả mới,  cứ  thế  nối nhau tiếp diễn mãi, thành ra luân hồi. Một người tu say mê  làm  công  quả  phước  thiện,  do  phước  báu  đó  sẽ luân hồi trở lại, sống kiếp sau sang giàu và quyền thế. Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 200) dạy: 

Biết lo bố đức thi ân, Luân hồi trở lại hưởng phần cao sang. 

Nhưng do sang giàu quyền thế, lại lạm dụng của cải và quyền lực để gây nên tội thì kiếp sau nữa phải quay lại thế gian trả quả. Vậy, có thể nói rằng cảnh giàu sang quyền thế ngầm chứa một bản án treo cho kiếp sau mà con người vì chưa tu nên không nhận thức. Bản án treo ấy được Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn dạy rất rõ: 

Ngoài phương tiện lợi danh đầy đủ, Trong gia đình hào phú kiêu sa, Với đời mở mặt người ta, 

20 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Với mình, xét lại đó là trái oan. Cơ Quan PTGL, 15‐6 Quý Sửu (14‐7‐1973) 

Cho nên nếu do phước  lành kiếp  trước mà hưởng sang giàu kiếp này thì người biết tu sẽ: 

‐ biết mượn của cải ấy để  làm từ thiện (như tỷ phú Bill Gates), 

‐  biết  ủng  hộ  các  chánh  pháp  được  hoằng  dương (như  ấn  tống  kinh  sách,  trợ  giúp  bậc  chân  tu  xuất gia...). 

Tuy nhiên, mỗi khi làm được công quả thì người tu phải  lập  tức cầu nguyện để hồi hướng phước  lành về cho người khác, cho chúng sinh. Đó cũng  là cách đoạn dứt nhân duyên hiện tại để tiêu trừ quả báo ở kiếp sau, và thoát khỏi luân hồi.  

Bài kệ hồi hướng sau khi tham thiền là một thí dụ: 

Công đức tọa thiền lớn biết bao, Phước lành hồi hướng đến nơi nao, Chúng sinh trầm nịch nguyền ra khỏi, Nhập được huyền môn ngộ đạo Cao… 

2. Kham nhẫn để chịu trả quả 

Hiểu  luật nhân quả  công bình, người  tu biết kham nhẫn 堪忍 chịu trả nợ cũ bằng cách chấp nhận nghịch cảnh. Những lúc quá sức chịu đựng, người tu cần cầu nguyện  và  siêng  làm  công  quả  để mau  giảm  nợ  cũ. Như vậy  không  được  than  thở, vì  còn  than  thở  thì  còn trốn nợ, và nợ cũ sẽ tăng gấp đôi. 

Thánh ngôn hiệp tuyển dạy:  

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 21

Nhiều nhân quả trước phải đền nay, Chẳng gỡ cho xong cứ nhắc hoài. Một tiếng than van thân cực nhọc, Một oan chẳng chịu muốn gây hai. 

(Quyển 2, Sài Gòn 1966, tr. 135) 

Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu cũng dạy. 

Biết rằng nghiệp quả do nhân, Sao còn phiền não giận mừng đau thương. 

Cơ quan PTGL, 14‐8 Bính Thìn (07‐9‐1976) 

Trong  Đạo  nhựt  thường  hành  (1938),  Đức  Lý  Giáo Tông  đã  thương  xót môn  sinh Cao  Đài phải  chịu  trả quả,  nên  ban  cho  bài  kinh  để  ta  cầu  nguyện  khi  cõi lòng quá đỗi đớn đau vì nhân quả trả vay: 

Giới buồn rầu nhân quả kinh Ở đời nhiều lối buồn rầu, Hiệp tan, hoạn nạn vì đâu dạt lình.1 Tử sanh, dời đổi, đao binh, Làm cho trí hóa cảm tình nhớ thương. Trong vòng luân chuyển âm dương, Trái oan trước tạo, rẽ đường sao đây? Cũng vì nhiều kiếp con gây, Ngày nay mới chịu nỗi này chớ sao. Nguyện cùng Bắc Đẩu, Nam Tào, Vui lòng lãnh chịu một màu trả xong. 

1 dạt lình: lênh đênh, trôi dạt. 

22 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Từ đây lòng dặn lấy lòng, Tạo nhơn tác phước, lánh vòng nghiệt căn. Cũng vì một lỗi hai lầm, Công Tào luật pháp cân cầm chẳng sai. Xét ra muôn sự trần ai, Đều do tiền kiếp trả vay rõ ràng. Biết rồi con chẳng buồn than, Dầu khi tai họa khốn nàn cũng cam. Dốc lòng làm chủ tánh phàm, Nợ xưa xin trả, phước đam thi hành. [đam: đem] Cầu Thầy độ tận quần sanh, Cho con trả quả tập tành tánh linh. 

3. Tạo duyên lành để can thiệp vào luật nhân quả 

Ngoài nhân quả còn có duyên. Duyên 緣  (pratyaya; conditions)  là những yếu  tố ở không gian và  thời gian giúp nhân  trở  thành  quả hoặc ngược  lại duyên ngăn cản, hoặc đình  trệ  luật nhân quả,  làm giảm sức mạnh của quả. 

Gieo  giống  trên  tảng  đá  thì  không  kết  quả.  Đó  là nghịch duyên (unfavourable condition). 

Gieo giống  trên đất màu mỡ và siêng chăm sóc  thì có kết quả tốt. Đó là thuận duyên (favourable condition). 

Đứa  trẻ  hỗn  láo  (nhân),  cha  nó  nọc  nó  ra  và  sắp đánh (quả gần tới) thì chợt có khách ghé chơi (duyên). Cha nó hoãn hình phạt, đợi khách về sẽ trị tội (duyên làm chậm quả). 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 23

Tuy  luật  nhân  quả  không  thiên  vị  ai,  nhưng  duy nhất trong Tam Kỳ Phổ Độ, do luật đại ân xá người tu có thể được giảm nhẹ quả báo của kiếp trước theo tỷ lệ bớt bảy còn ba. Thầy dạy: 

Con biết tu Thầy thu lại bớt, Tội đủ mười Thầy sớt còn ba… 

Như thế đại ân xá là cái duyên can thiệp (interfering condition) vào luật nhân quả. 

Ta không thể thay đổi nhân xấu trót tạo ở quá khứ, nhưng  ta có  thể  thay đổi cái quả ở hiện  tại bằng cách tạo ra duyên lành để cải thiện quả xấu, quả dữ. 

Tạo  duyên  lành  bằng  cách  TU.  Trong  Thánh  ngôn hiệp  tuyển, Thầy dạy  rằng  tu  là  con  đường  thong  dong cho người trần thoát ra vòng nhân quả: 

Giựt giành rốt cuộc cũng tay không, Nhân quả đeo mang tội chất chồng. Ví biết phép công cơ thưởng phạt, Đường tu sớm bước chí thong dong. 

(Quyển 2, Sài Gòn 1966, tr. 127) 

4. Ta tu còn có trách nhiệm phải dẫn dắt gia đình, con cháu mình cũng tu. 

Đại thừa chơn giáo (Sài Gòn 1950, tr. 202), Thầy dạy: 

Kìa biển hẹn non thề phải dứt, Dây buộc mình cắt đứt chớ vương. 

Nhưng ta trót lập gia đình, do nhân ấy mà có quả là vợ  (chồng) và con cháu. Nếu chỉ một mình  ta biết  tu, những người khác  trong gia đình không  tu,  ít nhất sẽ 

24 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

có hai  tác hại:  (a) hiện kiếp họ khảo  ta,  cản  trở  ta  tu hành;  (b) hậu kiếp họ  chịu quả báo,  ta dẫu  có về  cõi thượng e rằng cũng khó lòng thanh thản. 

Đức Đại Tiên Văn Duyệt dạy: 

“Người  cha  đạo  đức  sẽ  gieo  lên  hạt  giống  đạo  đức. Truyền  thống  đạo  đức  là một  điều kiện bảo  đảm  tương  lai vững  chắc. Cũng  có  lắm gia  đình  cha hành  đạo,  con  lại  sa đọa, theo thói hư tật xấu ngoài đời. Đó không phải tựa vào thuyết nhân quả để bào chữa cho hiện tại, mà do sự bất lực của người cha thiếu giáo huấn, từ gia đình đến xã hội quốc gia cũng không ngoài cái lý ăn trái bỏ hột mà thôi.” 

Ngọc Minh Đài, 10‐5 Canh Tuất (13‐6‐1970) 

Muốn  độ  cho  vợ  (chồng),  con  cháu mình  tu,  khó khăn hơn độ người ngoài. Vì hàng ngày họ kề cận bên ta,  thói  hư  tật  xấu  của  ta  họ  biết  hết,  ta  không  làm gương được thì làm sao bảo họ tu. Cho nên độ gia đình mình  tu  tức  là bản  thân  ta phải  tự  làm gương, chung quy phải độ mình tu hành chân thật trước hết. 

IV. SỐNG ĐẠO VƯỢT RA NGOÀI NHÂN QUẢ 

Hiểu  nhân  quả  để  áp  dụng mà  sống  đạo  với  luật nhân quả như nói trên (mục III) thật ra là khó, rất khó! Nhưng đấy vẫn chưa phải là tột bực của con đường tối thượng  thừa như Ơn Trên hằng  giáo huấn môn  sinh Cao Đài. 

Con  đường  tối  thượng  thừa  ấy  kết  hợp  ba  trong một: 

‐ dùng công quả bồi âm chất để giải trừ mọi ngăn trở 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 25

của nghiệp quả (karmic obstacles), 

‐ dùng công trình luyện kỷ để rèn tánh, 

‐ dùng công phu thiền định để rèn tâm, 

Khi ấy, người tu đạt tới tâm thanh tịnh và đoạn dứt mọi đường nhân quả tại thế gian. 

Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu dạy: 

Con ôi, học đạo hằng thường, Là tâm thanh tịnh dứt đường quả nhân. 

Cơ quan PTGL, 14‐8 Bính Thìn (07‐9‐1976) 

Dứt  bằng  cách  nào?  Ở  bậc  hành  thiện,  tu  đức,  ai cũng  sợ nhân quả, hiểu  rằng  làm  ác  là  tạo nhân quả xấu, đó là xiềng xích bằng sắt trói buộc mình. 

Không những sợ xiềng xích bằng sắt, người  tu còn phải  biết  sợ  thêm  xích  xiềng  bằng  vàng.  Thật  vậy, hành  thiện,  tu đức sẽ  tạo nhân quả  lành và nhân quả lành vẫn dẫn dắt về  luân hồi để hưởng phước báu ấy (như nói ở mục III, điểm 1 trên đây). 

Muốn  thoát  luôn  sợi xích vàng này  thì dù  đang  tu tam  công  (công  quả,  công  trình,  công  phu)  nhưng người  tu  thượng  thừa  cần  tập buông xả  luôn kết quả của ba công mà mình vừa tạo lập để không còn duyên buộc ràng nhân quả. Muốn thực hành và thực chứng lẽ cao siêu huyền diệu này, người  tu cần kiên  trì nghiền ngẫm  lời dạy của Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn: 

Con hiểu được chọn chân bỏ giả, Diệt thức tình lòng dạ sạch trong. 

26 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Vị lai nếu có nơi lòng, Ước mơ thành quả cũng vòng nghiệp thôi. Nghiệp lành dữ rốt rồi là nghiệp, Sắt hay vàng đều xích xiềng thân. Sao bằng tâm chí lâng lâng, Nhổ mầm tình thức, đoạn nhân tục phàm. 

Cơ quan PTGL, 14‐8 Tân Dậu (11‐9‐1981) 

Tóm lại, người tu hành vẫn còn nằm trong phạm vi giới hạn của việc gieo nhân lành để kết quả lành. Đó là bước khởi đầu cần thiết của mọi người tu. Nhưng môn đệ Đức Cao Đài còn được dạy hãy biết phấn đấu bước lên cao hơn và xa hơn nữa  là buông xả  luôn nhân  lành quả  lành  để vượt  ra ngoài vòng  trói buộc  của  cõi  tạm trần gian. Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh dạy: 

Gieo nhân kết quả hẳn rồi, Vượt ngoài nhân quả, bầu trời thênh thang. Rằng đời cõi tạm thế gian, Thì chi ta phải cưu mang nặng lòng. Lưới Trời chẳng lọt mảy lông. 

Cơ quan PTGL, 15‐4 Đinh Tỵ (01‐6‐1977) 

* * * * * 

LỜI KẾT 

Luật nhân quả  có  thể bàn  ra  trăm, ngàn  trang  chữ viết,  vì  kinh  sách  kim  cổ  Đông  Tây  và  thánh  ngôn thánh giáo Cao Đài dạy không sao kể xiết. Nhưng biết nhiều,  luận giỏi mà không  thực hành  cũng  chẳng  ích 

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 27

chi. Bài giảng hôm nay chắc chắn là thiếu sót, chỉ mong sao tạm nhấn mạnh được một đôi điều thiết thực, tâm huyết để bản  thân người giảng bài cũng như  toàn  thể quý  vị  hiện  diện  trong  giảng  đường  này  cùng  giật mình  sợ  hãi,  thấy  rằng  chúng  ta  đã  và  đang  sai  lầm trong vòng nhân quả do biết mà vẫn tạo hay do không biết mà trót tạo.  

May duyên  có  đạo Cao  Đài dìu  bước  ta  trở  lại,  ta hãy một  lòng noi  theo ánh sáng Kỳ Ba  để  thoát vòng nhân  quả,  như  lời  dạy  của  hai  vị  tiền  bối  Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt: 

Đường tăm tối muốn đi nhờ ánh đuốc, Cơn bão bùng chớ vượt biển cậy thuyền con. Dẫu có tài toan lấp biển dời non, Không đạo đức khó thoát vòng nhân quả. Hỡi ai đó chớ vay nhiều rồi phải trả, Trả rồi vay, vay trả mãi luân hồi. Có chi bằng thức tỉnh học đạo Trời, Cho thân thoát khổ, cho đời thoát tai. 

Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 14 rạng 15‐02 Đinh Mùi (24‐3‐1967) 

 

28 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

YÙ NGHÓA VAØ TAÀM QUAN TROÏNG

CUÛA ÑAÏI LEÃ CAÀU AN Vaøo cuoái naêm Quyù-Hôïi 1983, Ñöùc Phaät Di-Laëc coù giaùng cô taïi Thieân-Lyù Böûu-Toøa taû quyeån “Baûo-Phaùp Chôn-Kinh”, trong ñoù, Ngaøi coù giaûng veà hoïa dieät theá, nguyeân nhaân khai minh Ñaïi-Ñaïo, cuøng yù nghóa vaø taàm quan troïng cuûa Ñaïi leã Caàu an nhö sau:

“Khaép coõi ñaát nöôùc ñeàu hay gaây caûnh töông taøn töông saùt, ngöôøi chaúng bieát thöông ngöôøi, vaät khoâng loøng meán vaät, laâm nhaèm teä traïng möu dieät laãn nhau laøm cho tieáng khoùc thaûm reàn vang ruùng ñoäng tôùi coõi hö linh chaúng döùt.

Ñaõ haèng gaây cuoäc chaán ñoäng nôi coõi ñaát, laøm cho khí tieát thöôøng hoãn loaïn bieán sanh nhöõng trieäu chöùng kinh hoaøng, ñaát chuyeån trôøi long, cuoàng phong thuûy luït thöôøng bieåu hieän ôû khaép nôi coù khi tôùi möùc ñoä döõ doäi nhö hoûa dieäm. Vì khí haäu tröôïc aùc ñaõ maõn ñòa xung thieân, mòt mòt nhö khoùi un, laáp che caû baàu khoâng gian thanh tònh, laøm cho khí thanh hö khoâng theå phöôûng phaát tôùi ñöôïc haàu trôï taù döông sanh, coõi ñaát soáng chæ öng chòu vôùi khí haäu tröôïc aâm thuaàn, neân khoù theå gìn an baûo toàn thieän phuùc.

Neáu ñaõ thuaàn nhieãm khí haäu thieân, loøng ngöôøi caøng sanh meâ baát phaân thieän aùc, khoâng thaáy söï quaáy loãi nôi taùnh, naêng tö töôûng söï quaáy tham duïc voïng, khoâng öa ñieàu laønh, gheùt cheâ Ñaïo phaùp, baát nghóa, baát nhaân...”

“...ÑAÁNG CHÍ-TOÂN vì ñöùc haùo sanh voâ löôïng, khoâng theå maëc nhieân nhìn vaøo caûnh töôïng thoáng khoå bi ñaùt ôû coõi sanh linh haèng taùi dieãn.

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 29

Moät thuôû aáy, nôi Ñeàn Baïch-Ngoïc hoäi ñuû chö thieân, tam giaùo coâng ñoàng hoäi chaàu Ngoïc-Ñeá. Ñaáng Chí-Toân duøng ñaïi ngoân tuyeân phaùn raèng: “Theá cuoäc haäu maït tam nguôn nhaèm thôøi maït phaùp, nhôn sanh nhieàu toäi, chieán hoïa binh ñao, thieân tai ñòa aùch, cuoäc ñôøi tieâu dieät seõ ñeán vôùi nhôn sanh. Ta nay quyeát chuû quyeàn khai minh Chaùnh giaùo taän ñoä sanh linh, khoâng theå ñeå cho ñaïi hoïa dieät vong ñeán vôùi sanh linh moät laàn thöù ba nöõa.”

Giôø hoäi chaàu nôi Kim-Khuyeát ñoâng nhö haèng sa voâ soá keå. Khi aáy beøn coù moät vò Ñaïi-Haïnh Phaùp-Vöông-Töû böôùc ra thuû leã, vai höõu baøy ra, moät goái ñaët xuoáng, ñaïi ngoân trình taáu: “Boån taùnh ñöông nhieân ñaïi bi voâ löôïng; duy ñoäc ngaõ giaû, baát khaû duïng tu (Neáu chæ moät toâi coù loøng ñaïi-bi khoâng theå haønh troøn vieäc laønh). Nay nhôø ôn Ñaáng Ñaïi-Töø-Laønh ñaõ coâng phaùn giöõa ñeàn, Phaùp töû nguyeän tuøng duyeân hoùa ñoä, lai ñaùo traàn gian chòu kieáp khoå laøm ngöôøi, duøng Ñaïo phaùp Thaày Trôøi laøm phöông chaâm dìu ñoä chuùng sanh, nguyeän giaùc tha boán chuùng giaûi cöùu taùnh meâ, caàu Ñaïo voâ thöôïng laùnh khoûi hoïa dieät, neáu khoâng haønh troøn nguyeän, quyeát khoâng trôû veà ñaát Phaät.”

Ñaáng Chí-Toân vì caûm lôøi ñaïi-theä-nguyeän cuûa Ñaïi-Haïnh, Ngaøi beøn ñaïi ngoân phaùt lôøi ñaïi-theä-nguyeän: “Nay Ta vì nhôn sanh quyeát laäp Ñaïo cöùu theá, neáu Ñaïo khoâng thaønh, Ta nguyeän khoâng trôû laïi Ngoïc-Kinh!”

Hoaèng theä thaâm nhö haûi, ñöùc roäng ñaõ voâ bieân. Khi aáy nôi Linh Tieâu Ñeàn toaøn taát chö phaät, tieân, thaùnh vaø caùc trôøi, roàng ñoàng phaùt hieän haøo quang, voâ cuøng cöïc ngoû loøng taùn thaùn ñaïi coâng ñöùc töø bi voâ löôïng cuûa Ñaáng Chí-Toân cuøng Ñaïi-Haïnh Phaùp-Vöông-Töû. Boãng nhieân taïi nôi Ngoïc-Ñeàn ngaøn muoân thöù hoa ñoàng nôû moät löôït, khoe ñuû maøu saéc töôi saùng nhö haøo quang, muøi höông hoa bay thôm baùt ngaùt, muøi

30 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

höông chieân-ñaøn thôm khaép möôøi phöông, nhaïc trôøi troåi vang ñoäng, caùc chö thieân ñoàng maëc-tònh moät giôø ñeå taùn thaùn aân ñöùc voâ löôïng aáy. Sau khi thöôûng thöùc caùc ñieäu, trôû laïi hoäi-ñaøn coù haèng sa soá chö phaät, thaùnh, tieân cuõng ñoàng phaùt nguyeän ñaùo coõi traàn lao, chòu kieáp khoå laøm ngöôøi ñeå giuùp Thaày haønh thaâm ñaïi coâng-ñöùc, duïng Ñaïo Thaày Trôøi laøm phöông chaâm hoùa ñoä chuùng sanh khöû aùm hoài minh laùnh hoïa dieät, döïng cuoäc thaùi bình. Neáu khoâng troøn theä nguyeän quyeát khoâng ñaùo vò. Luùc baây giôø laïi cuõng haèng ngaøn thöù hoa ñuû maøu saéc ñoàng nôû heát moät löôït, muøi höông thôm baùt ngaùt khaép coõi, saùu ñieäu nhaïc laïi troåi leân vang ñoäng taùn thaùn coâng ñöùc voâ bieân voâ löôïng cuûa taát caû chö thieân voâ cuøng cöïc. Moät giôø sau, caùc ñieäu ñoàng eâm laëng. Ñaáng Chí-Toân kòp giôø coâng phaùn ñaïi-ngoân, truyeàn lònh khai thò ñaïi-toân-danh Ñaïo aáy laø: ÑAÏI-ÑAÏO TAM-KYØ PHOÅ-ÑOÄ, vaø Ñaïo danh Ngaøi laø CAO-ÑAØI, laáy hai chöõ CAO-ÑAØI ñeå laøm teân chaùnh cuûa caùi Ñaïo...

Ñoàng thôøi ñaêng danh nôi Kim-Ngoïc-Baûng, vaø Ngaøi giaûng danh raèng: “Moái Ñaïo Cao-Ñaøi ñöôïc thaønh danh ngaøy nay laø coù ñuû caû Tam giaùo. Heã Tam maø qui nhöùt thì thaønh Ñaïi, ôû trong Tam giaùo goàm coù Nguõ chi, Tam giaùo qui töùc coù Nguõ chi hieäp, seõ thaønh moät moái Ñaïo lôùn nhöùt.”

Khi aáy töø nôi Kim-Ngoïc-Baûng chieáu hieän haøo quang ñuû naêm saéc saùng choùi toû raïng voâ cuøng cöïc, caû thaûy ñoàng nhìn thaáy heát thaûy moïi vieãn töôïng ôû coõi theá giôùi Ta Baø töø 1 ñeán 100 naêm theá dieät, Ñaïo cöùu vôùt nhö theá naøo, ñôøi dieãn tieán theá naøo, khoå aùch döôøng bao, taát caû ñeàu bieán hieän khoâng sai moät maûy. Vaø töø 100 naêm tôùi 500 naêm, töø 500 naêm tôùi 5000 naêm, ñeàu bieåu hieän caû thaûy...”

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 31

“...Keå töø giai ñoaïn sau choùt, vaøo khoaûng 100 naêm ñeán nay, soá linh caên ñaõ tuaàn töï vaøo ñôøi hôn maáy möôi öùc, maõi ñeán baây giôø, soá ra ñi thì haèng haø, soá ñaùo hoài thì raûi raùc thöa thôùt nhö hoa muøa ñoâng! Chæ trong voøng ngaén nguûi 100 naêm maø bieát bao nhieâu vò ñaõ qua gaàn hai kieáp! Laïi bieát bao nhieâu vò coøn phaûi ôû nôi coõi voâ hình, ñaõ khoâng ñöôïc hoài vò, laïi cuõng chöa ñöôïc taùi kieáp ñeå tu tieáp, caùc hoàn sa ñoïa aáy nay phaûi chòu caûnh khoán ñoán bô vô! Vì sao? Cuõng vì khi sanh tieàn, kieáp tu khoâng giöõ troïn, laïi meâ traàn nhieãm tuïc sa ñoïa laøm chuùng sanh, luùc ñaõ hoaïi theå xa lìa xaùc tuïc, hoàn chòu caûnh aâm-ty, xeùt xem coâng quaû. Nay phaûi chôø ÑAÏI-HOÄI LONG-HOA phaùn xeùt, gaëp kyø sieâu ñoä môùi mong ñöôïc ñaùo hoài...”

Trong “Baûo-Phaùp Chôn-Kinh” ñeä thöù 5, coù noùi veà coâng ñöùc caàu sieâu vaø ban Thaùnh-lònh Caàu-An nhö sau:

“... Taát caû ñaïi hoäi Ñaïo, ñaïi tieåu linh caên ñaõ hoaøn thaønh moät coâng ñöùc voâ löôïng nôi Ñaïo-traøng, cuøng ñaúng chö thieän tín ñoàng ñöôïc gia aân teá phöôùc...Saéc chæ Long-Hoa ñaõ töù phöôùc cho toaøn taát coõi aâm hoàn ñöôïc sieâu caên thoï maïng, taém goäi cam-loà tònh-thuûy, thoaùt hoân traàm phuïc hoài chaùnh giaùc, ñoàng vaõng sanh Phaät quoác haèng haø sa soá öùc, chö hoàn ñoàng vaïn taï thaâm aân voâ löôïng nhö haûi.

Hoâm nay, treân laø Ñaáng Chí-Toân, Long-Hoa Hoäi-Thöôïng cuøng pheâ chuaån coâng ñöùc voâ löôïng nôi kyø sieâu ñaïi hoäi Ñaïo ñaõ thaønh töïu vieân maõn.

Nôi Thieân-Lyù Böûu-Toøa trung taâm Ñaïi hoäi Ñaïo ñaõ ñöôïc Ñöùc Ngoïc-Ñeá y chuaån lònh CAÀU-AN vaøo trung tuaàn thaäp ngoaït haï hoäi Giaùp-Tyù nieân, quy teà Ñaïi hoäi Ñaïo, hieäp theá chuùng thieát laäp CAÀU-AN ñeå hoaøn taát söù maïng kyø ba, toaøn taát hieän dieän phaûi ñoàng thaønh taâm nieäm caàu ñeå cöùu caùnh

32 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

ñaïi theá chuùng kyø maït haäu naày cho ñaëng chuyeån hoïa vi phöôùc, aâm sieâu döông thôùi, phong ñieàu voõ thuaän, quoác thaùi daân an. Chôù treã chaày vì thôøi cô caän ñaïi.

Ngoïc saéc pheâ truyeàn Ñaïi aân xaù kyø choùt! Hôõi toaøn taát caên linh! Nay ñaõ ñöôïc Long-Hoa chuyeån taùnh thì chôù cöôïng sanh nghi, haõy phaùt nguyeän giuïc tu chaùnh giaùc, tha ñoä vaø töï ñoä, vun boài Ñaïo phaùp, Ñaïo quaû caáp tieán vöôït maïnh ñöôïc song song vôùi cô ñôøi, vì Ñaïo phaùp voán lôïi sanh chi boån...”

“...Neáu moät daân toäc ñöôïc coù söù maïng Ñaïo töùc laø caùi voâ löôïng haïnh phuùc cho noøi gioáng cuûa [daân toäc] ñoù, ngaøn naêm, trieäu öùc naêm söû Ñaïo coøn truyeàn löu, haïnh phuùc laém thay ôn soi ñöôøng daãn loái, tuy nay chöa ñaït ngoä thaáy chuyeän nhö taàm thöôøng. Khi vaøo theá heä Ñaïo ôû thôøi vò lai khaån caàu caùi haïnh phuùc ñoù khoâng deã ñöôïc.”

“... Veà sau cöù haèng naêm vaøo Raèm thaùng 10 laø phaûi toå chöùc Leã Caàu-An chung ñeàu chi heát thaûy. Vaø haèng ngaøy, haèng thaùng keå töø sau ngaøy Ñaïi leã saép tôùi, nôi chuøa thaát am töï moãi ngaøy ñöôïc thoï trì moät baän [Kinh Saùm Hoái Caàu An] thì phöôùc ñaùo chaúng sai... Choã nôi naøo thi haønh thì choã ñoù ñöôïc aân phuùc, choã naøo khoâng chaáp nhaän, cöù tuøy hyû nôi dung taâm, Ta chæ giaûng kinh maø Ta khoâng buoäc luaät...

Ngaøy Ñaïi leã coù taùnh caùch neâu göông, tröïc tieáp nhaéc nhôû cho toaøn taát caùc toå chöùc Toân giaùo do ngöôøi Vieät-Nam quoác ñaïo thöùc taâm, thöùc trí, cöù do vaán leû ñoù maø truyeàn baù laãn nhau tu caàu laäp nguyeän saùm hoái aên naên, chí taâm quy maïng ñaûo caàu tinh taán giaûi hoïa chung cho theá giôùi trong töông lai ñaõ keà gaàn vaäy... Caùc thieän nam töû, thieän nöõ nhaân coù taâm thaønh caàu moä trì tuïng thöôøng hoaøi thì ñöôïc haï sanh quyù töû. Tuïng nieäm phaûi thaønh taâm, loøng töôûng vieäc laønh, aên chay boá thí, in Kinh tha ñoä thì haäu phöôùc vöõng beàn khoâng sai...”

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 33

THAÁT CHÔN NHÔN QUAÛ Dieãn giaû Laâm Xöông Quang

Hoài thöù hai

Khi ñoù Vöông Hieáu Lieâm ñem baûy boâng sen oâm trong loøng dôøi chôn xuoáng nuùi bò daây vaáp, giöït mình tænh sôï muoân vieäc ñeàu khoâng; thieät laø moät giaác chieâm bao, môû maét thaáy ôû taïi nhaø mình laïi thaáy con Thu Lan ñöùng moät beân. OÂng ho moät tieáng Thu Lan nghe möøng keâu: Cha tænh roài! Kinh ñoäng baø Chaâu Thò laät ñaät hoûi thaêm: Töôùng coâng tænh say roài chaêng?

Hieáu Lieâm gaät ñaàu noùi raèng: Vieäc raát kyø quaùi!

Baø noùi: Vieäc naøy taïi mình laøm meâ naøo coù chi kyø quaùi?

OÂng raèng: Toâi roõ raøng ñöa khaùch ra ñi, sao maø coøn naèm trong nhaø ñaây?

Chaâu Thò ñaùp raèng: Töôùng coâng thieät quaù! Böõa tröôùc oâng ñöa hai ngöôøi aên maøy hôn nöûa ngaøy khoâng veà, toâi sai ngöôøi ñi kieám maáy laàn khoâng thaáy trong loøng khoâng yeân, möôïn chuù Vöông Maäu cuøng con Ngoïc Khueâ chaïy kieám nöõa môùi thaáy oâng naèm treân caàu, caùch hôn hai chuïc daëm, meâ man baát tænh, laáy xe chôû oâng veà nguû ñeán böõa nay gaàn hai ngaøy roài. Xin oâng töø ñaây ñeán sau phaûi giöõ gìn boån phaän, röôïu phaûi ít uoáng. Nhöõng ngöôøi chaúng quen, oâng chôù khaù chôi bôøi, vì mình thoï töôùc trieàu ñình xoùm laøng ñeàu kænh. Neáu say söa naèm bôø buïi coøn gì theå dieän? Thaát choã oai nghi, bò thieân haï cheâ cöôøi maø hoå vôùi ngöôøi ñoàng baïn. Xin oâng töï hoái.

Hieáu Lieâm nghe baø noùi laät ñaät ngoài daäy taï ôn raèng: Nay toâi nghe lôøi baø khuyeân cuõng nhö thuoác hay maø cöùu ñaëng

34 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

ngöôøi heát bònh, toâi naøo chaúng daùm ghi loøng. Thieät böõa tröôùc toâi nghó hai ngöôøi baïn khoù chaéc laø hai vò thaàn tieân.

Baø noùi: Theá oâng chöa tænh! Hai ngöôøi aên maøy roõ raøng sao oâng laïi noùi thaàn tieân?

OÂng ñaùp: Bôûi nghe lôøi noùi cuûa ngöôøi, hoaëc vieäc laøm, xeùt haïnh neát, neân bieát chaéc laø thaàn tieân.

Baø hoûi: Y noùi ñieàu chi? Laøm nhöõng vieäc gì maø chaéc phaûi thaàn tieân?

OÂng lieàn nhaéc vieäc giuùp tieàn buoân baùn sanh lôïi, khoûi choã ñi xin ñaëng laøm aên thong thaû, hai ngöôøi cuõng khoâng chòu, maø laïi thuaät chuyeän con gaø vaø con haïc. Qua böõa sau ñöa coù ít böôùc maø coi laïi hôn maáy möôi daëm, ngaâm maáy baøi ca, cuøng cho uoáng röôïu, leân haùi boâng sen, chöøng trôû laïi vaáp daây teù xuoáng. Thuaät heát ñaàu ñuoâi cho baø nghe, v.v... Uoáng coù ba cheùn röôïu maø say heát maáy ngaøy nhö vaày chaúng phaûi thaàn tieân coù vieäc laï hay sao?

Baø raèng: Toâi thöôøng nghe ngöôøi noùi trong theá gian coù nhieàu ngöôøi chaúng toát, hoaëc laøm taø thuaät thaâu ñöôøng, môùi khôûi hôn maáy böôùc, maø xa caùch maáy möôi daëm! Laïi boû thuoác meâ trong röôïu, thaáy ngöôøi coù tieàn laøm boä ñaõi môøi mình uoáng meâ man ñaëng laáy tieàn baïc quaàn aùo cuûa ngöôøi. Nhö mình khoâng giöõ tröôùc thì sau aét phaûi bò hoïa.

Baø noùi roài, oâng xeùt nghó raèng: Taùnh yù ñaøn baø khoâng coù roäng, neáu bieän noùi hoaøi sôï gaây ra nhieàu chuyeän, thaø thuaän yù ñaëng rảnh vieäc mình. Lieàn tuøy theo lôøi baø, ñaùp raèng: Maáy lôøi cuûa baø thieät ñaùng vaøng ngoïc, toâi naøo daùm chaúng tuaân. Chaâu Thò nghe noùi lieàn trôû ra, roài oâng moät mình ngoài trong thö phoøng tö töôûng lôøi noùi cuûa oâng Kim Troïng cuøng Voâ Taâm Xöông chæ daïy, suy nghó vieäc ñoù maáy ngaøy.

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 35

Coù moät luùc noï ñöông nguû, nửa ñeâm thinh khoâng ngoài

tænh ngoä raèng: Kim Troïng 金重 hai chöõ hieäp laïi laø chöõ

“Chung” 鍾 , coøn Voâ Taâm Xöông 無心昌 khoâng coù hai

chaám [voâ taâm] ôû trong [chữ Xương] thaønh chöõ “Löõ” 呂, roõ

raøng “Chung, Löõ” hai oâng tieân [trong Baùt tieân] tôùi maø ñoä mình!

Toâi nay thieät khoâng duyeân phaän, baùu ñeå tröôùc maët maø boû qua, töôûng ñi xeùt laïi thaät chaúng sai, roõ raøng oâng Hôùn

Chung Ly 漢鍾離 vôùi oâng Löõ Ñoäng Taân 呂洞賓. Thaáy

mình laàm roài, than raèng: Tieác thay! Tieác thay! Laïi nhôù khi töø bieät oâng coù noùi maáy lôøi: “Hoäi kyø nguyeân baát vieãn, chæ taïi löôõng caù tam. Nhöng tuøng [toøng] ly xöù ngoä, kieàu bieân lieãu vaïn duyeân”.2

Nghóa chöõ “baát vieãn” laø chaúng xa, vieäc chæ veà gaàn. Chöõ “löôõng caù tam” nghóa laø 2 caùi 3, chaéc laø moàng 3 thaùng 3. Chöõ “ly xöù ngoä” nghóa laø choã lìa maø ñaëng gaëp, chaéc laø phaûi

2 Hoäi kyø nguyeân baát vieãn, 會期原不遠 (Gaëp kyø heïn voán khoâng xa) Chæ höõu löôõng caù tam, 只有兩個三 (Chæ coù 2 caùi 3) Nhöng toøng ly xöù ngoä, 仍從離處遇 (Nhaân khi rôøi queâ höông maø gaëp gôõ) Kieàu bieân lieãu vaïn duyeân. 橋邊了萬緣 (Beân caàu döùt muoân duyeân)

36 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

taàm choã khi mình ly bieät thì ñaëng gaëp. Chöõ “lieãu vaïn duyeân” nghóa laø roài heát muoân vieäc chaéc yù vaäy.

Hieáu Lieâm xeùt nghó ñaëng roài trong loøng vui möøng. Ngaøy thaùng nhö thoi ñöa, maùy quang aâm nhö teân baén, chaúng bao laâu heát muøa Ñoâng, roài Xuaân ñeán.

Coù baøi keä raèng:

Moät naêm khí töôïng moät naêm daøi, Muoân vieäc tranh ñua thieät raát sai, Treû nhoû nhi ñoàng mau leï lôùn, Coi roài laïi thaáy baïc ñaàu hoaøi.

OÂng Hieáu Lieâm ñôïi qua heát naêm roài ñeán ngaøy muøng 3 thaùng 3, leùn moät mình ra khoûi nhaø, y theo ñöôøng cuõ, ñi tôùi choã caàu, ñôïi hoài laâu chaúng thaáy hai oâng ñeán, ñöùng laïi caàu ngoù moâng lung, xaûy nghe sau löng coù ngöôøi keâu raèng: Hieáu Lieâm ñeán sôùm vaäy? OÂng nghe ngoù laïi thieät thaáy hai ngöôøi khi tröôùc roõ raøng, laät ñaät chaïy laïi naém tay aùo noùi raèng: Töø khi hai vò Ñaïi Tieân ñi roài ñeä töû töôûng nhôù troâng ñôïi khoâng queân. Voâ Taâm Xöông cuøng Kim Troïng nghe noùi ñi laïi ñaàu caàu ngoài. Hieáu Lieâm quì tröôùc thöa raèng: Ñeä töû thieät maét thòt thaân phaøm, chaúng bieát ñöôïc Tieân chôn haï giaùng, toâi thieät laàm loãi, xin caàu xaù toäi. Ngaøy nay ñaëng thaáy hai vò Ñaïi Tieân, thieät laø tam sanh höõu haïnh; caàu nguyeän chæ daïy choã ñöôøng meâ, ñaëng leân bôø giaùc ngoä, ñeä töû caùm ôn khoâng cuøng, xin thaày ñöøng boû. Noùi roài laïy hoaøi khoâng thoâi.

Hai oâng thaáy vaäy cöôøi lôùn, trong mieäng thaáy hôi kim quang chieáu saùng caûi ñoåi hình dung. OÂng beân taû bôùi hai ñaàu toùc, baän aùo daøi, mặt nhö taùo ñoû, maét saùng tôï sao, raâu daøi tôùi buïng, tay caàm quaït loâng. Beân höõu moät oâng bòt khaên cöûu löông, baän aùo baøo vaøng, maët troøn nhö traêng, maét saùng tôï ñeøn, raâu naêm choøm tôùi goái, tay caàm song kieám. Quaû thieät laø

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 37

Hôùn Chung Ly cuøng Thuaàn Döông Löõ Toå. Hieáu Lieâm laïy hoaøi chaúng daùm ngoù leân.

Löõ Toå noùi raèng: Ñôøi thöôïng coå loøng ngöôøi chôn thieät, phong tuïc thuaàn löông, trong vieäc hoïc Ñaïo tröôùc daïy pheùp thuaät ñaëng giöõ mình, sau môùi truyeàn huyeàn coâng tu döôõng.

Coøn ñôøi nay theá tuïc suy ñoài, loøng ngöôøi chaúng gioáng nhö xöa, baèng tröôùc truyeàn pheùp thuaät, aét phaûi trôû haïi mình. Neân tröôùc truyeàn huyeàn coâng tu döôõng, chaúng tranh pheùp thuaät thaân môùi ñaëng an, khoâng duøng bieán hoùa thì choã Ñaïo thaønh; heã Ñaïo thaønh thì muoân vieäc ñeàu thoâng, tuy chaúng caàu phaùp thuaät, maø phaùp thuaät ñaëng hieån. Thieät laø Ñaïo toaøn chôn.

OÂng giaûng daïy vieäc toaøn chôn dieäu lyù noùi raèng: Ñaây goïi toaøn chôn laø tröôùc sau troïn vieäc chôn, khoâng coù yù giaû. Ngöôøi ñôøi ai maø khoâng coù loøng chôn? Nhö ñaëng choã chôn maø khoâng giöõ ñeå noù ñoåi yù giaû nhaän laøm vieäc chôn thì ñoù chaúng phaûi laø chôn roài. Coøn ai maø chaúng coù yù chôn? Neáu nhö chaúng giöõ ñeå xen taïp vieäc doái thì maát choã chôn. Ai laïi khoâng coù tình chôn? Neáu chaúng giöõ ñeå noù tö nieäm, caùc vieäc nhieãm laäu thì sai maát choã chôn. Bôûi caùi Taâm, YÙ, Taùnh, khi ban ñaàu thieät chôn, vì taïi chaúng taäp söûa cheá, ñeå taùn keá bieán ñoåi vieäc huyeãn mò thì thaønh ra choã giaû, phaûi maát choã chôn. Ba vieäc aáy do taïi choã: Thieân Taùnh, Lyù Taùnh vaø Boån Taùnh, ba caùi taùnh aáy thöôøng hay beàn toát; heã coù phaùt ra thì taïi choã thieân löông laøm vieäc chi thöôøng thaáy töï nhieân nhö nguyeän.

Vì caùi loøng laø chuû caùi yù; tình laø khaùch cuûa yù. Heã loøng coù yù chôn, tình chôn, thì trong tình yù thaáy ñaëng loøng chôn do loøng phaùt ra yù thieät, do yù thieät môùi coù tình ngay thì maùy thieân cô hieän ñuû! Nhö vaäy maø ngöôøi chaúng chôn sao ñaëng?

38 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Vì taïi ngöôøi khoâng coù Taâm Chôn thì chaúng coù yù thieät, yù chaúng thieät, tình chaúng ngay, laøm chi cuõng khoù neân ñaëng.

Thöôøng thaáy ngöôøi hoïc Ñaïo, khi voïng nieäm töï daáy ñoäng, hay töôûng nhôù caùc vieäc: heã coù yù rieâng thì loøng chaúng ñaëng chôn. Coøn luùc tình thì duïc töôûng theo hoaøi, heã coù caùi nieäm thì loøng chaúng ñaëng thieät, choã ñoäng tònh cuõng ñeàu voïng, thì tö duïc chaúng döùt. Nhö vaäy laøm sao ñaëng thaønh? Vì taïi loøng chaúng chôn sanh moái nghi hoaëc, hoaëc troïn khoâng chôn yù, nöûa chôn nöûa giaû; ñöông khi vieäc chôn giaû laø trôøi ngöôøi töông tieáp, ngöôøi thuù hai ñöôøng, neân hö taïi ñoù, yù tình chaúng cho qua ñaëng, nhö möôøi maét xem, möôøi tay chæ. Cho neân ngöôøi hoïc Ñaïo phaûi coù 3 vieäc sôï, 4 vieäc bieát 3 vì vaäy maø nhaø toái chaúng khaù khinh.

Coøn nhö mình muoán nghieäm xeùt choã Ñaïo chôn, tröôùc phaûi hoûi caùi Tình, nhö Tình chôn thì khaù bieát Taâm YÙ cuõng ñoàng chôn; baèng nhö chöa ñaëng chôn, thì caùc vieäc ñeàu coøn giaû. Neân vieäc tu chôn phaûi laáy YÙ laøm tröôùc. Bôûi caùi YÙ noù hay thoâng hieåu caùc vieäc, töôûng ñaâu thì nhieãm ñoù, heã YÙ thaønh, Loøng thaønh, Tình thieät, thì töï nhieân chaéc ñaëng chôn thieät.

Coøn nhö muoán bieát vieäc chôn cuøng chaúng chôn, thì tröôùc xem lôøi noùi, baèng lôøi noùi khoâng chaéc thì chaúng phaûi loøng chôn. Xeùt vieäc laøm, nhö vieäc laøm chaúng tuaân laõnh caùc lôøi treân daïy, cöïc khoå khoâng cam, thì bieát yù chaúng phaûi thieät.

3 Ba vieäc sôï laø: sôï maïng Trôøi, sôï ngöôøi coù ñöùc, sôï lôøi Thaùnh nhôn. Coøn boán vieäc bieát laø: trôøi bieát, ñaát bieát, ngöôøi bieát, quæ thaàn bieát. Bôûi vaäy ngöôøi tu phaûi haèng sôï moät mình tuy choã khoâng ai, nhöng chaúng daùm laøm ñieàu quaáy vì tuy khoâng ngöôøi bieát nhöng trôøi ñaát quæ thaàn bieát. Laøm ñöôïc vaäy thì töï nhieân theå ñoàng trôøi ñaát. Ngöôøi khoâng tu cuõng vaäy.

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 39

Bôûi vaäy vieäc tu laø tu tröø caùi Taâm ngoaøi Taâm; caùi YÙ ngoaøi YÙ; Tình ngoaøi Tình; chaúng tham chaúng nhieãm, ñeàu boû ra ngoaøi, quyeát phaûi söûa beà trong laøm nhöùt. Ñöông khi khôûi muoán ñieàu chi, noùi quaáy vieäc chi, khoâng nhaèm leõ Ñaïo thì phaûi thaâu caùi chí Thieân löông, boû döùt Taâm phaøm, ñöøng cho nghi töôûng, hai loøng xen taïp tình yù chaúng cho roái loaïn (Thí nhö mình muoán laøm ruoäng, thì phaûi caøy böøa cho kyõ, coû ñaøo cho saïch goác thì töï nhieân khoâng sanh laïi). Nhö vaäy môùi goïi laø thieät, trong ngoaøi moät maûy khoâng giaû, goïi laø Toaøn Chôn.

Löõ Toå ñem leõ Toaøn Chôn daïy cho Hieáu Lieâm roài bieåu Hieáu Lieâm quì day maët höôùng Nam. Löõ Toå laáy tay xæ trong maët laàn thöù nhöùt cuõng khoâng coù saéc buoàn. Laàn thöù nhì xæ moät caùi maïnh cuõng ñeå yù töï nhieân. Qua laàn thöù ba, oâng xæ thieät maïnh khieán Hieáu Lieâm traät chôn teù ngöûa maø Hieáu Lieâm cuõng cöôøi, lieàn ñöùng daäy laïy, thöa raèng: Thaân khoù ñaëng sanh maø may sanh; Ñaïo khoù ñaëng gaëp maø may gaëp. Nay nhôø Trôøi môû hoäi, ñöôøng Huyønh Ñaïo ñaëng nghe, nhôø phuï maãu hieäp thaønh thaân, ôn troïng thaày cöùu maïng. Löõ Toå nghe noùi döùt lôøi, bieát Hieáu Lieâm thaáu ñaëng huyeàn cô, beøn chæ qua vieäc tu: Luyeän kỷ, truùc cô, an lö, laäp ñaûnh, theå döôïc4 höôøn ñôn, hoûa haàu, söu theâm,5 caùc vieäc coâng phu daïy ñuû. Vöông Hieáu Lieâm thoï giaùo tu haønh. Löõ Toå noùi raèng: Nhö troø ñaïo thaønh roài phaûi mau qua Sôn Ñoâng ñoä baûy vò

4 採藥 theå döôïc ñuùng ra laø: thaùi döôïc = haùi thuoác.

5 Söu theâm = 抽添 ñuùng ra laø: tröøu thieâm = noùi taét cuûa tröøu

dieân thieâm hoáng 抽鉛添汞. Vaän duïng hoûa haàu goïi laø tröøu thieâm. Pheùp naøy coøn goïi laø hoaøn tinh boå naõo, laøm sau pheùp khaûm ly giao caáu.

40 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

Thaát Chôn. Baûy vò ñoù khi tröôùc laø 7 caùi boâng sen vaøng ñöa cho troø ñoù! Löõ Toå daën doø xong roài cuøng Chung Toå söûa mình: Moät oâng caàm song kieám, moät oâng caàm quaït loâng, vuït moät caùi hoùa ra hai con haïc, hai vò lieàn côõi ñi maát.

Vöông Hieáu Lieâm ngoù theo treân khoâng trung, quì laïy roài trong loøng coøn tö töôûng hai tieân, laïi thaáy Vöông Maäu vôùi Ngoïc Khueâ chaïy tôùi noùi raèng: Toâi vaâng leänh baø ñeán kieám oâng, ñònh chaéc ôû ñaây, may quaù ñaëng gaëp, mau thænh oâng veà, sôï baø troâng ñôïi. Hieáu Lieâm theo veà, trong loøng thaàm nhôù lôøi Löõ Toå daïy Ñaïo, thaâu thuùc khoâng rôøi. Veà ñeán nhaø vaøo phoøng naèm nghæ.

Baø Chaâu Thò nghe noùi oâng veà, voâ hoûi thaêm, hoûi ñoâi ba laàn khoâng thaáy traû lôøi, döôøng nhö coù yù töôûng nhôù vieäc chi, baø thaáy vaäy khuyeân oâng raèng: Maáy laàn roài khoâng tieác thaân theå, cöù buoâng khôi ra ngoaøi, khieán cho toâi lo sôï, e coù ngaøy thaát hö phaåm haïnh. Hieáu Lieâm ñöông tö töôûng vieäc huyeàn coâng chaúng heà nghe tôùi. Baø laïi khuyeân noùi moät hoài laâu chöøng ñeán caâu thaát hö phaåm haïnh, oâng lieàn ñaùp theo: Thaát hö phaåm haïnh? Thaát hö phaåm haïnh? Baø nghe oâng noùi lôøi traùi lyù khoâng nhaèm, chaéc trong mình coù bònh neân chaúng hoûi nöõa, lieàn trôû ra. OÂng laïi trong loøng töôûng raèng: Nghó vieäc khieân trieàn coøn khuaáy roái nhö vaäy, tu sao ñaëng thaønh coâng? Khoù ñaëng lieãu Ñaïo! Neáu chaúng laäp pheùp ñoaïn döùt traàn duyeân naøy e troïn ñôøi khoù ñaëng giaûi thoaùt. Thaàm töôûng hoài laâu, tính ra moät keá: Heã thaáy ai tôùi thì trong mieäng laøm nhö noùi khoâng ra tieáng, vieäc nhaø ñeàu khoâng ngoù ngaøng tôùi nöõa, naèm taïi thô phoøng laøm nhö ngöôøi maát trí.

AÊn maëc khoâng caàn, ngô ngô nhö ngöôøi thaát voïng. Baø thaáy vaäy lo raàu chaúng xieát, moãi ngaøy hoûi thaêm maáy laàn, thaáy oâng bua lua ba la noùi nghe chaúng roõ, cöù ngaån ngô laéc

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 41

ñaàu; baø khoâng bieát laøm sao, lieàn sai Ngoïc Khueâ ñi thænh baïn höõu cuûa oâng ñaëng hoûi coi côù sao vaäy. Maáy ngöôøi baïn cuøng oâng thöôøng hay thöông meán tin caäy, coù vieäc thænh thì ñeán lieàn. Khi ñoù thaáy ngöôøi ñeán thô phoøng hoûi thaêm raèng: Hieáu Lieâm nay khaù bôùt chaêng? Hieáu Lieâm nghe hoûi laéc ñaàu laáy tay khoaùt, noùi nghe khoâng ñaëng. Maáy ngöôøi thaáy vaäy bieát laø coù beänh, maø chaúng hieåu beänh chi. Coù moät ngöôøi noùi: Toâi coi beänh cuûa oâng gioáng beänh truùng phong baát ngöõ, chaúng bieát phaûi khoâng? Xoùm beân ñoâng coù oâng Tröông Haûi Thanh laøm thuoác coù tieáng, vaäy thænh ñeán coi maïch thì bieát caên beänh. Chaâu Thò nghe noùi, sai Ngoïc Khueâ ñi thænh, hoài laâu thaày ñeán. Baïn höõu ñöùng daäy môøi thaày uoáng nöôùc roài thuaät laïi chöùng beänh cho thaày nghe, thænh thaày coi maïch. Luùc thaày coi maïch roài, bieát maïch khoâng beänh, maø cuõng y lôøi maáy oâng noùi raèng: Thieät quaû beänh truùng phong baát ngöõ, ñeå toâi hoát ít thang chaéc maïnh. Noùi roài lieàn bieân toa...

(Coøn tieáp) ____________

KHOÂNG COÁ YÙ (Truyeän nhaân quaû coù thaät taïi moät vuøng queâ ôû Myõ Luoâng, Vieät Nam, vaøo khoaûng thaäp nieân 1950’s. Trích trong "Luaän veà Nhaân Quaû" cuûa tyø kheo Thích Chôn Quang)

Tieáng la thaát thanh cuûa oâng Ba laøm ngöôøi trong laøng choaøng tænh trong khi gaø vöøa gaùy canh cuoái, maët trôøi coøn yeân nguû ôû cuoái trôøi.

- “Coù ai maát ñöùa con nhoû naøo khoâng? Toâi thaáy moät oâng giaø khaên ñoû baét moät ñöùa nhoû ñi veà höôùng Long Xuyeân.”

Daân laøng lao xao baøn baïc. Chôït coù hai vôï choàng chaïy ñeán nhaän raèng coù ñöùa con trai vaéng nhaø töø chieàu qua chöa

42 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

thaáy veà. Theo höôùng oâng Ba chæ, hoï nhôø nhieàu ngöôøi ñi tìm phuï. Duø ñaõ coá gaéng heát söùc, hình boùng ñöùa con trai yeâu daáu vaãn bieät tích. Hai vôï choàng ñau khoå kia ñaønh vónh vieãn maát ñöùa con trai...

Chuyeän ñoù chìm daàn vaøo queân laõng. Rieâng oâng Ba töø ñoù ñoåi tính hieàn laønh, ít noùi, veà nhaø laäp moät baøn thôø. Moãi khi aên côm oâng xôùi theâm moät cheùn côm ñeå leân baøn thôø vaø khaán vaùi laâm raâm. Baø Ba coù hoûi lieàn bò oâng gaït phaét ñi...

* * *

(Ngöôïc doøng thôøi gian:)

OÂng Ba coù troàng moät ñaùm mía. Ñeán muøa mía chín, luõ treû vaø heo cuûa haøng xoùm hay ñeán phaù phaùch. OÂng raát böïc mình vì phaûi canh giöõ. Moät hoâm oâng ñuoåi con heo ñang phaù mía vaø theo noù veà ñeán nhaø chuû cuûa noù. Khi ñöôïc oâng oân toàn keå söï phaù phaùch cuûa con heo, baø chuû ong oûng choái ngang vaø thaùch oâng coù ñaäp cheát con heo taïi choã baø môùi chòu nhaän heo mình coù phaù mía. OÂng ñuoái lyù vaø caêm giaän voâ cuøng, quyeát taâm baét con heo laøm tang chöùng ñeå maéng con muï ñoù moät traän. OÂng maøi caây xaø buùp (gioáng nhö caây giaùo löôõi nhoïn) caàm theo ñeå rình raäp. OÂng boø leát qua laïi trong ñaùm mía ñeán noåi hai khuyûu tay thaønh chai cöùng. Moät ngaøy kia, vieäc oâng mong ñôïi ñaõ tôùi. Khi trôøi vöøa suïp toái, oâng thaáy boùng “con heo” ñang soät soaït nôi haøng mía beân kia. OÂng roùn reùn boø laïi gaàn vaø phoùng maïnh caây xaø buùp. “Con heo” ngaõ laên ra keâu khoâng thaønh tieáng, chæ phaùt ra tieáng kheøn kheït. OÂng möøng rôõ chaïy voäi laïi vaø ... hôõi oâi, oâng thaát kinh hoàn vía! Con heo ñaâu khoâng thaáy maø chæ thaáy moät thaèng nhoû giaõy giuïa vôùi caây xaø buùp ghim ngay buïng. OÂng cuoáng cuoàng khoâng bieát tính sao, ruùt muõi xaø buùp ra laø ñoå ruoät lieàn, maø ñem ra laø ñi tuø chôù chaúng chôi. OÂng do döï maõi maø

Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ 43

khoâng bieát caùch naøo giaûi quyeát. Ñeán khi gaø gaùy canh tö thì thaèng beù thôû hôi cuoái cuøng, oâng ñaøo loã choân thaèng beù trong ñaùm mía, phi tang moïi daáu veát vaø veà laøng la leân ñoå thöøa cho oâng giaø khaên ñoû...

* * *

Töø ñoù oâng hoái haän voâ cuøng, moãi böõa aên ñeàu cuùng côm cho höông hoàn thaèng beù ñeå noùi leân söï voâ tình vaø aân haän cuûa mình. Khi phaûi ñi ñaâu vaéng oâng daën baø Ba cuùng cheùn côm khoâng ñeå giaùn ñoaïn böõa naøo. Thôøi gian thaém thoaùt ñaõ ba naêm, moät ñeâm oâng naèm moäng thaáy ñöùa beù ñeán goïi, oâng giaät mình môû maét, khoâng thaáy ñieàu gì, laïi nhaém maét nguû tieáp vaø bò goïi nhö vaäy ñeán ba laàn. Laàn choùt ñöùa beù laïi ñeán goïi vaø noùi:

- “Ba naêm qua toâi bieát roõ loøng oâng, khoâng phaûi oâng coá yù gieát toâi, neân toâi khoâng oaùn haän gì oâng caû. Toâi saép ñaàu thai laøm con cuûa gia ñình gaàn ñaây, caùch nhaø oâng saùu caên veà phía döôùi. Ngaøy mai oâng seõ nghe gia ñình ñoù sinh con, thì töùc laø toâi, döôùi buïng coøn daáu dao cuõ. Toâi baùo cho oâng bieát ñeå oâng ñöøng cuùng côm toâi nöõa.”

OÂng Ba giaät mình tænh giaác, moà hoâi ra nhö taém vaø thöùc maõi khoâng nguû laïi ñöôïc. Saùng ngaøy oâng nghe ngoùng vaø bieát coù gia ñình caùch nhaø oâng saùu caên vöøa sinh ñöùa con trai. Ñeán chieàu, oâng ñem quaø tôùi thaêm vaø ñeán taän buoàng vaïch buïng ñöùa beù xem quaû nhieân coù daáu theïo môø môø. Töø ñoù, oâng cöù ñeán vieáng thaêm ñöùa beù ñoù luoân. Moãi khi ñi chôï veà ngang thì khoâng keïo cuõng baùnh ñem cho thaèng beù. Moái thaâm tình cuûa oâng vaø thaèng beù ñaàm aám maõi. Cha meï thaèng beù maëc nhieân xem oâng nhö moät ngöôøi thaân thieát vaø nhôø oâng ñôõ ñaàu cho thaèng beù. Nieàm hoái haän bao nhieâu naêm ñöôïc ñeàn traû

44 Giaùo lyù Ñaïi Ñaïo, soá 06, chuû ñeà NHAÂN QUAÛ

trong töøng hoäp söõa, töøng chieác baùnh, töøng caùi naâng niu cuûa oâng daønh cho thaèng beù.

Baây giôø thì thaèng beù ñaõ ñöôïc taùm tuoåi roài. Moät hoâm oâng ñem quaø ñeán thaêm nhaèm luùc cha meï noù ñi vaéng. Ñöùa beù oâm oâng thöa: “OÂng thöông con quaù maø con khoâng bieát laøm sao traû hieáu cho oâng.”

OÂng Ba aâu yeám noùi:

- “Con muoán traû hieáu cho oâng haû? Kìa, coù traùi ñu ñuû chín ngoaøi caây kìa, con haùi ñaõi oâng ñi.”

Ñöùa beù möøng rôõ nhìn traùi ñu ñuû cao hôn taàm tay vôùi vaø baên khoaên khoâng bieát haùi caùch naøo. OÂng baûo noù laáy caây dao maùc ra maø chaët. Noù vaâng lôøi laáy caây dao maùc ra maø vaãn vôùi khoâng tôùi. OÂng Ba tôùi goác caây coõng noù leân vì oâng muoán noù töï tay haùi ñaõi oâng. Thaèng beù thích thuù cöôøi dang tay quô caây maùc ñöùt cuoáng traùi ñu ñuû. Nhöng khi traùi ñu ñuû rôùt tôùi ñaát thì löôõi maùc maát ñaø rôi xuoáng ghim saâu vaøo buïng oâng Ba. OÂng ngaõ laên ra keâu khoâng thaønh tieáng, chæ phaùt thaønh tieáng kheøn kheït maø thoâi. Dó nhieân oâng ñöôïc ñöa veà nhaø, chòu ñöïng tình traïng ñoù hôn moät ngaøy ñeâm vaø töø choái moïi söï chöõa trò. Qua moät ngaøy oâng boãng tænh taùo laï thöôøng vaø noùi trôû laïi ñöôïc. OÂng cho ngöôøi nhaø ñi tìm goïi hai vôï choàng maát ñöùa con hôn möôøi naêm tröôùc. Khi cha meï thaèng beù ñeán, tröôùc maët ñoâng ñuû con chaùu vaø moïi ngöôøi, oâng keå laïi caâu chuyeän ñaõ ñöôïc giöõ kín hôn möôøi naêm qua. OÂng daën gia ñình khoâng ñöôïc laøm khoù thaèng beù vaø cha meï noù vì ñaây laø nghieäp quaû maø oâng phaûi traû. OÂng baûo con chaùu laáy kinh Nhaân Quaû ñoïc cho oâng nghe. Sau ñoù oâng truùt hôi thôû cuoái cuøng.

Giôùi thieäu

QUYÕ PHÖÔÙC THIEÄN TLBT

Ñöùc Meï Voâ Cöïc Töø Toân daïy trong ñaøn cô ngaøy 18-9-1967 taïi thaùnh thaát Bình

Hoøa, Gia Ñònh:

“Con oâi! Voâ Cöïc Töø Toân khoâng ngöï treân ñaøi cao hoang vaéng tình thöông, maëc daàu coù ñaày ñuû veû vaøng son röïc rôõ. ÔÛ ñaâu coù aáu nhi ñau khoå laø coù Meï, ôû ñaâu coù lieãu boà baát haïnh laø coù Meï. Neáu caùc con laøm ñöôïc nhöõng vieäc ñoù laø Meï ñaõ ngöï trong taâm haèng cöùu roãi ñoù con.” Quyõ Phöôùc Thieän TLBT ñöôïc thaønh laäp nhaèm muïc ñích xoa dòu phaàn naøo nhöõng baát haïnh, ñau khoå cuûa caùc thöông pheá binh QLVNCH, caùc em thieáu nhi beänh taät, moà coâi, vaø caùc ngöôøi giaø yeáu taøn taät.

Caùc hoaït ñoäng cuûa Quyõ Phöôùc Thieän TLBT seõ ñöôïc ñaêng treân web site ñeå caùc aân nhaân tieän vieäc theo doõi.

www.phuocthien.net

* * * * *

Thö töø, baøi vôû, yeåm trôï taøi chaùnh xin gôûi veà:

THIEÂN-LYÙ BÖÛU-TOØA 12695 Sycamore Ave

San Martin, CA 95046. USA Tel: (408) 683-0674

(Chi phieáu xin ñeà: Thieân Lyù Böûu Toøa)

Neáu muoán thænh taäp san naøy, xin lieân laïc:

THIEÂN LYÙ BÖÛU TOØA 12695 Sycamore Ave.

San Martin, CA 95046 - USA Tel.: (408) 683-0674

hoaëc theo ñòa chæ ñieän thö treân website.

Caùc baøi Giaùo lyù ñaêng trong taäp san naøy vaø raát nhieàu Kinh saùch, Thaùnh ngoân, Thaùnh giaùo khaùc ñöôïc löu giöõ treân trang nhaø (website) cuûa Thieân-Lyù Böûu-Toøa ôû ñòa chæ:

www.thienlybuutoa.org

_________________________________________________

THIEÂN LYÙ BÖÛU TOØA 12695 Sycamore Ave. San Martin, CA 95046 – USA www.thienlybuutoa.org

www.phuocthien.net TO:

Non-Profit Org U.S. Postage

P A I D San Jose, CA

Permit No. 3189