8
BẢN TIN FAO VIỆT NAM - PHÁT HÀNH ĐẶC BIỆT HỖ TRỢ KHẨN CẤP VỀ HẠN HÁN Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 F AO Việt Nam đang tích cực đáp ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ giải quyết nạn hạn hán nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử hơn 90 năm qua. Hiện tượng El Niño 2015/16 đã khiến nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía nam Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ và Tây Nguyên rơi vào tình trạng khẩn cấp. Từ giữa năm 2015, 52 trong số 63 tỉnh thành – chiếm hơn 83% số tỉnh thành trong cả nước – phải chịu ảnh hưởng của hạn hán, trong đó tính đến tháng 7/2016 đã có 18 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề. Đỉnh điểm đến giữa tháng 4 đã có khoảng 1,75 triệu người bị mất thu nhập do tác động của hạn hán đến ngành nông nghiệp (con số này hiện nay có thể lên tới 2 triệu), 1,1 triệu người cần hỗ trợ lương thực và ước tính thiệt hại kinh tế lên đến 671 triệu USD và sẽ còn tăng. Đã có tới 659.245 ha (lúa, rau, cây ăn quả, cây lâu năm và cây con) đã bị thiệt hại, 6.529 gia súc và gia cầm bị chết, 68.810 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng. Nhiều cộng đồng dễ bị thương tổn phải chịu mất mùa nghiêm trọng với 60-90% cây trồng ở các tỉnh chịu hạn đã bị ảnh hưởng. Để ứng phó với tình trạng khẩn cấp chưa từng có này, vào giữa tháng 3/2016, Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu quốc tế hỗ trợ, bao gồm cả FAO, giải quyết tình hình khẩn cấp về hạn hán và xâm nhập mặn. Do tính chất nghiêm trọng và quy mô đặc biệt của tình trạng khẩn cấp này, đây là lần đầu tiên Chính phủ kêu gọi hỗ trợ quốc tế kể từ sau trận lũ lịch sử năm 1999 gây ảnh hưởng đến bảy tỉnh Trung bộ. Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, Ông Jong-Ha Bae, cho biết”: “Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo ứng phó với thảm họa này và FAO cam kết sẽ sử dụng mọi lợi thế so sánh chiến lược của mình để giúp cho những cộng đồng đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán và cần được hỗ trợ khẩn cấp.” Vào tháng 5 vừa qua, FAO đã tổ chức một đoàn đánh giá chuyên sâu tới 54 thôn để xem xét nhu cầu về nông nghiệp, an ninh lương thực và sinh kế của các khu vực Tây Nguyên (Đắc Lắc và Gia Lai), Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre và Kiến Giang) và Nam Trung Bộ (Bình Thuận và Ninh Thuận) đang bị thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra. Sau khi phân tích số liệu thu thập được về nhu cầu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và biện pháp can thiệp ở một số ngành, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, an ninh lương thực và sinh kế, đoàn đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng cho Nhóm công tác của FAO trong Chương trình phối hợp giữa Liên hợp quốc và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hỗ trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Với hỗ trợ từ Quỹ ứng phó khẩn cấp trung tâm của Liên hợp quốc, từ tháng 8 này FAO sẽ phân phát giống và phân bón cho các hộ bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Cà Mau, Gia Lai, Kiên Giang và Ninh Thuận để giúp họ khôi phục sản xuất và cải thiện an ninh lương thực. FAO cũng đang xây dựng chỉ số hạn hán thí điểm ở Ninh Thuận để tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm phục vụ cho ngành nông nghiệp, FAO ỨNG PHÓ NHANH VỚI HẠN HÁN NGHIÊM TRỌNG Ở VIỆT NAM Nguyen Song Ha, Trợ lý Đại diện FAO (Chương trình) tại Việt Nam đang phỏng vấn người dân bị ảnh hưởng của hạn hán ©FAO Xem trang tiếp theo... © Rockin'Rita

Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

BẢN TINFAO VIỆT NAM - PHÁT HÀNH ĐẶC BIỆT HỖ TRỢ KHẨN CẤP VỀ HẠN HÁN

Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016

FAO Việt Nam đang tích cực đáp ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ giải quyết nạn hạn hán nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử hơn 90 năm qua.

Hiện tượng El Niño 2015/16 đã khiến nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía nam Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ và Tây Nguyên rơi vào tình trạng khẩn cấp. Từ giữa năm 2015, 52 trong số 63 tỉnh thành – chiếm hơn 83% số tỉnh thành trong cả nước – phải chịu ảnh hưởng của hạn hán, trong đó tính đến tháng 7/2016 đã có 18 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề. Đỉnh điểm đến giữa tháng 4 đã có khoảng 1,75 triệu người bị mất thu nhập do tác động của hạn hán đến ngành nông nghiệp (con số này hiện nay có thể lên tới 2 triệu), 1,1 triệu người cần hỗ trợ lương thực và ước tính thiệt hại kinh tế lên đến 671 triệu USD và sẽ còn tăng. Đã có tới 659.245 ha (lúa, rau, cây ăn quả, cây lâu năm và cây con) đã bị thiệt hại, 6.529 gia súc và gia cầm bị chết, 68.810 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.

Nhiều cộng đồng dễ bị thương tổn phải chịu mất mùa nghiêm trọng với 60-90% cây trồng ở các tỉnh chịu hạn đã bị ảnh hưởng.

Để ứng phó với tình trạng khẩn cấp chưa từng có này, vào giữa tháng 3/2016, Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu quốc tế hỗ trợ, bao gồm cả FAO, giải quyết tình hình khẩn cấp về hạn hán và xâm nhập mặn. Do tính chất nghiêm trọng và quy mô đặc biệt của tình trạng khẩn cấp này, đây là lần đầu tiên Chính phủ kêu gọi hỗ trợ quốc tế kể từ sau trận lũ lịch sử năm 1999 gây ảnh hưởng đến bảy tỉnh Trung bộ.Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, Ông Jong-Ha Bae, cho biết”: “Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo ứng phó với thảm họa này và FAO cam kết sẽ sử dụng mọi lợi thế so sánh chiến lược của mình để giúp cho những cộng đồng đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán và cần được hỗ trợ khẩn cấp.” Vào tháng 5 vừa qua, FAO đã tổ chức một đoàn đánh giá

chuyên sâu tới 54 thôn để xem xét nhu cầu về nông nghiệp, an ninh lương thực và sinh kế của các khu vực Tây Nguyên (Đắc Lắc và Gia Lai), Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre và Kiến Giang) và Nam Trung Bộ (Bình Thuận và Ninh Thuận) đang bị thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra. Sau khi phân tích số liệu thu thập được về nhu cầu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và biện pháp can thiệp ở một số ngành, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, an ninh lương thực và sinh kế, đoàn đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng cho Nhóm công tác của FAO trong Chương trình phối hợp giữa Liên hợp quốc và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hỗ trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.

Với hỗ trợ từ Quỹ ứng phó khẩn cấp trung tâm của Liên hợp quốc, từ tháng 8 này FAO sẽ phân phát giống và phân bón cho các hộ bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Cà Mau, Gia Lai, Kiên Giang và Ninh Thuận để giúp họ khôi phục sản xuất và cải thiện an ninh lương thực. FAO cũng đang xây dựng chỉ số hạn hán thí điểm ở Ninh Thuận để tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm phục vụ cho ngành nông nghiệp,

FAO ỨNG PHÓ NHANH VỚI HẠN HÁN NGHIÊM TRỌNG Ở VIỆT NAM

Nguyen Song Ha, Trợ lý Đại diện FAO (Chương trình) tại Việt Nam đang phỏng vấn người dân bị ảnh hưởng của hạn hán ©FAO

Xem trang tiếp theo...

© Rockin'Rita

Page 2: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

và cũng đang chuẩn bị dự án bổ sung đàn gia súc, chăm sóc thú y, và tập huấn về an toàn sinh học cho 54 thôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán.

Mức độ nghiêm trọng của đợt hạn hán này và hành động ứng phó của FAO đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế khi FAO tháp tùng Phó Tổng thư ký LHQ, Ông Jan Elisson, đến thăm Tỉnh Bến Tre, là tỉnh chịu ảnh hưởng của hạn hán vào tháng 5 vừa qua. Ở đây, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp cho nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và việc sử dụng chuyên môn kỹ thuật của FAO để giảm nhẹ tác động lâu dài của biến đổi khí hậu.

Gần đây, lượng mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã tăng lên đáng kể, giúp giảm bớt khó khăn cho người dân, sản xuất và hệ sinh thái ở các vùng này.Tuy nhiên, tác động đối với các hộ bị ảnh hưởng vẫn còn dai dẳng, đặc biệt là thu nhập, nước sản xuất, nguồn lực khác và độ màu mỡ của đất bị giảm đi, trong khi nợ và nguy cơ suy dinh dưỡng tăng lên. Những nông dân đã trồng lại lúa và cây trồng khác hiện đang trong giai đoạn hết sức khó khăn cho tới thời điểm thu hoạch, bắt đầu từ tháng 10.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương (NCMF), từ tháng 9 trở đi hiện tượng El Nino có thể tới 75% sẽ chuyển sang La Nina, như vậy có thể sẽ gây ra mưa lớn và lũ cho các vùng đã bị hạn. Do đó, FAO phải chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ mùa màng cho nông dân vì đến giờ họ đã bị thiệt hại rất nhiều tài sản, rơi vào cảnh nợ nần và phụ thuộc vào hỗ trợ từ bên ngoài, cũng như tiếp tục hỗ trợ họ khôi phục an ninh lương thực, sản xuất và chống chịu với các cú sốc sẽ xảy ra.

“FAO sẽ tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo sao cho các cộng đồng nông thôn ở Việt Nam, đặc biệt là những cộng đồng dễ bị thương tổn nhất, sẵn sàng hơn trong việc ứng phó với những thảm họa như vậy, và chống chịu tốt hơn hơn trước những thách thức có liên quan đến biến đổi khí hậu hiện nay”, ông Jong-Ha Bae khẳng định.

Người phụ nữ đang trữ nước vào thùng chứa. ©FAO

©FA

O

Page 3: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

Hạn hán ảnh

hưởng tới người dân

Vào thời điểm này hàng năm, anh Chamale Cup và gia đình ở tỉnh Ninh Thuận (là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam) thường bận làm đất để

chờ mưa đến sẽ gieo trồng.

Tuy nhiên, trận hạn hán kéo dài chưa từng có trong lịch sử trên 90 năm qua ở Việt Nam đã khiến gia đình anh và hơn 1,75 triệu người ở 18 tỉnh của Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ mất kế sinh nhai.

Với anh Chamale, đợt hạn hán này đồng nghĩa với vụ lúa thứ hai liên tục bị mất mùa, trong khi gia đình anh mất 2 con bò, nửa đàn dê và gà.

Khi được một đoàn đánh giá của FAO phỏng vấn (là đoàn đánh giá thứ hai vừa kết thúc chuyến công tác ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và hiện đang trong tình trạng khẩn cấp do hiện tượng El Nino 2015/16), anh cho biết gia đình anh buộc phải vay mượn để sống qua ngày.

“Nếu chúng tôi không trả được nợ, chúng tôi sẽ mất nửa diện tích đất có tưới mà chúng tôi đã đem cầm cố để vay nợ”, người đàn ông dân tộc Ray Lay cho biết. Anh cũng thừa nhận có thể phải di cư đến thành phố nào gần đó để làm phụ hồ nếu đợt hạn hán này còn tiếp tục kéo dài.

Ở miền Nam, đồng bằng sông Mekong, chị Nguyễn Thị Đàm, nông dân 49 tuổi (trong ảnh), cũng đang phải đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn.

Vào tháng 10 năm ngoái, chị vất vả nuôi 40 con vịt và thả 240.000 con tôm giống trên diện tích sản xuất 2,6 ha. Tuy nhiên, đoàn đánh giá của FAO nhận thấy trận hán vừa rồi đã quét sạch lứa tôm và làm chết 28 con vịt trong vòng 1

tháng do mực nước triều và độ mặn ở Đồng bằng sông Mekong tăng cao.

“Cuộc sống ngày càng khó khăn vì đến nước chúng tôi cũng không có để dùng hàng ngày” chị Nguyễn cho biết.

Những suy nghĩ trên về chi phí nhân lực của trận hạn hán này cho thấy mức độ ngày càng tổn thương của những người vốn được coi là ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Đợt đánh giá chuyên sâu do FAO chủ trì được thực hiện ở 54 thôn, phối hợp với Chương trình Lương thực Thế giới, Tổ chức Phụ nữ của Liên hợp quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong quá trình làm việc, Đoàn đã xem xét nhu cầu về sinh kế, nông nghiệp và an ninh lương thực của người dân tại khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Mekong và Nam Trung Bộ.

Bà Nguyễn Thị Đạm trên mảnh đất bị khô hạn của mình ©FAO

©FA

O

Xem trang tiếp theo...

Page 4: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

40% số hộ được hỏi cho biết đã nhận được hỗ trợ từ ít nhất một nguồn để bù đắp cho thiệt hại do hạn hán gây ra, trong đó chủ yếu là từ Chính quyền và các nhóm từ thiện.

Đoàn đánh giá đặc biệt nêu rõ những người thường được coi là ít chịu ảnh hưởng của hạn hán giờ đây lại ngày càng dễ bị tổn thương hơn, vì khả năng hộ gia đình đối phó với hạn hán chủ yếu phụ thuộc vào quyền sở hữu vốn và nguồn tài chính. Trong số những hộ chưa được hỗ trợ từ bên ngoài, những hộ làm nông nghiệp quy mô nhỏ là những hộ dễ bị tổn thương nhất. Với nguồn vốn nhân lực và nguồn lực kỹ thuật hạn chế, những hộ nghèo phải cầm cố cả đất hoặc vay mượn tiền mặt để mua vật tư nông nghiệp. Mất mùa và không có thu nhập trong hai vụ vừa qua đã khiến họ lâm vào tình trạng cùng cực, ít có khả năng đối phó.

FAO và các đối tác đang phối hợp tìm cách hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất để khôi phục sinh kế và tăng cường an ninh lương thực. Tuy nhiên, hiện tượng La Nina chắc chắn sẽ xảy ra trong vài tháng tới và có thể sẽ phá hỏng thành quả đạt được và đẩy các cộng đồng bị ảnh hưởng vào tình trạng phải trông chờ vào viện trợ nhân đạo nếu như không giải quyết được các thách thức trung hạn và dài hạn do biến đổi khí hậu gây ra, cũng như tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng về lâu dài.

1

3

2

4 1. Thảo luận nhóm giữa các nam nông dân ở Đồng bắng Sông Cửu Long

2. Mảnh đất khô cằn trong thời kỳ hạn hán.

3. Nông dân kiểm tra nước nhiễm mặn trong hồ ao.

4. FAO tổ chức liên đoàn đánh giá về hạn hán cùng Tổng cục Hỗ trợ Nhân đạo và Bảo vệ Dân sự EU và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em

©FA

FAO

©FAO

©FA

O

Page 5: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

FAO Việt Nam đồng khai trương một sáng kiến mới nhằm giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách hỗ trợ ngành nông nghiệp xây dựng các

Kế hoạch Thích ứng Quốc gia (NAP).

Sáng kiến này là một phần trong Chương trình Lồng ghép Nông nghiệp vào Kế hoạch Thích ứng Quốc gia, được Chính phủ Đức tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam và sáu nước khác tăng cường năng lực ứng phó theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, FAO và UNDP sẽ giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan chủ quản liên quan khác sắp xếp ưu tiên và thực hiện các chiến lược thích ứng. Các chiến lược này sẽ làm lợi cho các cộng đồng địa phương tùy thuộc vào mô hình sinh kế của họ, là làm nông, lâm hay ngư nghiệp.

Chương trình hỗ trợ ba năm này sẽ giúp tìm ra các lỗ hổng chính sách và cơ hội lồng ghép những yêu cầu chủ yếu về khả năng thích ứng của các phương án sinh kế dựa trên nông nghiệp vào trong các quá trình lập kế hoạch và dự trù ngân sách của các ngành và các nhóm liên ngành. Mục đích là xác định và thiết kế nên những hệ thống có khả năng dự báo nguy cơ tốt hơn, theo dõi những mất mát, thiệt hại không tránh khỏi, bao gồm cả các cơ chế bảo hiểm và chia sẻ nguy cơ. Với một khoản dự phòng mất mát và thiệt hại, các cộng đồng dễ bị thương tổn sẽ có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ bên ngoài để có thể tái thiết và phục hồi.

Hội thảo khởi động sáng kiến không chỉ nhằm thảo luận những hành động quan trọng nhất sẽ được thực hiện trong khuôn khổ chương trình, mà còn bàn về các nỗ lực cần có để giải quyết vấn đề tác nhân và tác động của biến đổi khí hậu cũng như đảm bảo phát triển bền vững và công bằng. Tham dự Hội thảo có các cán bộ đại diện cho FAO, UNDP, Bộ Nông Nghiệp và PTNT và các bộ ngành liên quan, cùng các tổ chức quốc tế và các cơ quan liên quan khác.

©FAO

FAO hỗ trợ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp nhờ cải tiến trong trồng lúa

FAO tiếp tục hỗ trợ tăng cường năng lực cho Việt Nam để đất nước có thể tiếp thu và áp dụng các phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu.

Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam Ông Jong-Ha Bae vừa hoàn thành chuyến thăm hiện trường đem lại nhiều ấn tượng với hệ thống đo lường-báo cáo-thẩm định (MRV) thí điểm giàu sáng tạo dành cho các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) trong trồng lúa và với các bếp khí hóa cải tiến tại xã Phú Lương tỉnh Thái Bình. Dự án này được thực hiện từ tháng 2/2016, là một nội dung hợp tác giữa FAO với Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE) thuộc khuôn khổ Dự án “”Tăng cường tính sẵn sàng cho các hành động NAMA: Xây dựng Năng lực cho các Hệ thống Lương thực và Năng lượng Tổng hợp tại Việt Nam” khởi động năm 2013 với hỗ trợ của FAO,Bộ NNPTNT và Ban quản lý dự án NAMA.

Để tham gia dự án nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nhận được hỗ trợ tái chính cũng như kỹ thuật, điều cần thiết là phải có hệ thống

MRV để có thể thu được lợi ích từ việc giảm phát thải khí nhà kính. Các hệ thống MRV giúp đánh giá tiềm năng giảm phát thải KNK trên quy mô từ quốc gia đến làng xã.

Hệ thống MRV thí điểm được chọn cho điều kiện sản xuất của Thái Bình là Hệ thống Thâm canh Lúa Cải tiến (SRI) được triển khai trên cánh đồng 10ha, kết hợp với bếp khí hóa cải tiến và than sinh học tạo ra từ phụ phẩm của lúa và cây trồng khác.

Dự án đã góp phẩm giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, giảm bón phân vô cơ trong trồng lúa, cũng như tăng năng suất cây trồng để phát triển nông nghiệp bền vững và cải tiến các hệ thống canh tác trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

©FAO

Page 6: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

FAO Viet Nam - Trung tâm Phòng chống Khẩn cấp các bệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD)

Khai Canh táC hiệu quả và nâng Cao thu nhập Cho nông dân tây BắC việt nam

Thông tin về trang web Trung tâm Phòng chống Khẩn

cấp các bệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD) thuộc tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã khai trương trang web mới. Trang web này sẽ là diễn đàn thông tin về các vấn đề thú y nhằm cung cấp các thông tin về dịch bệnh động vật xuyên biên giới cũng như các thông tin cập nhật của ECTAD tới độc giả.

Các đặc điểm chính của trang web này là gì?1.Những câu chuyện thực tế

a. Những câu chuyện thú vị từ thực địab. Thông cáo báo chíc. Các bài viết chuyên sâud. Các phóng sự ảnh về các chuyến đi thực tế thú vị, các hội thảo, hội nghị tại Việt Nam.

2.Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh a. Các ổ dịch gần đây gây lây nhiễm từ động vật sang tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.b. Các kết quả giám sát từ các chương trình của FAO, ECTAD và các chương trình khác của Cục Thú y, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ chức Y tế Thế giới.

3.Các xuất bản phẩm 1. Các tài liệu kỹ thuật của FAO (Các hướng dẫn, ấn phẩm và báo cáo đã được xuất bản)2. Các tài liệu truyền thông cho công chúng (các tờ thông tin, áp phích thông tin và các bản tin)3. Trang web cung cấp các thông tin phục vụ các đối tượng khác nhau: đối tác chính phủ, nhà tài trợ, cơ quan

phát triển, nhà báo, các nhà nghiên cứu và công chúng.

4.Các sự kiện sẽ diễn ra 1. Các sự kiện và hoạt động sắp diễn ra của FAO ECTAD Việt Nam.

Thông tin về chương trình của ECTAD Việt Nam Chương trình của Trung tâm Phòng chống Khẩn cấp các bệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD) thuộc FAO Việt Nam được bắt đầu sớm, từ năm 2006 để hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự lây lan và lưu hành dai dẳng của cúm gia cầm độc lực cao (HPAI H5N1). Khi tình hình khẩn cấp tạm lắng, chương trình của ECTAD Việt Nam chuyển sang đáp ứng các lĩnh vực rộng hơn về thú y, chăn nuôi và an toàn thực phẩm theo chuyển đổi ưu tiên của chính phủ. Chương trình phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh được mở rộng sang việc đáp ứng cả các dịch bện quan trọng khác trong đó có bệnh dại, bệnh lở mồm long móng (FMD), hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS), dịch tả heo (CSF) và các vi rút cúm A khác như H7N9 và H5N6. Gần đây nhất, FAO đang hỗ trợ vấn đề Một Sức khỏe xử lí mối tương quan sức khỏe con người, động vật và sinh thái với sự phối hợp liên ngành và đa lĩnh vực.

©FAO

FAO ECTAD Viet Nam http://www.fao.org/in-action/ectad-vietnam

Page 7: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

Ngày 28/6/2016 tại Hà Nội, một hội thảo khởi động dự án hỗ trợ của FAO đã được tổ chức nhằm tăng cường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam thông qua việc áp dụng các chỉ số Hợp tác Phát triển Năng lượng Sinh học Toàn cầu (GBEP).

FAO là một trong số các cơ quan đối tác sáng lập ra GBEP, một sáng kiến quốc tế ra đời năm 2006 và đã xây dựng được một bộ chỉ số dựa trên cơ sở khoa học, rất mạnh về mặt kỹ thuật, và rất thích hợp, có tác dụng cung cấp thông tin hiệu quả cho các nhà hoạch định chính sách và các nhóm lợi ích liên quan tại những nước đang cố gắng phát triển các ngành năng lượng sinh học nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia họ.

Để đảm bảo rằng các chỉ số này sẽ là công cụ thiết thực hỗ trợ hoạch định chính sách theo hướng phát triển năng lượng sinh học bền vững, Dự án GCP/GLO/554/GER (BMU) “Xây dựng năng lực tăng cường năng lượng sinh học bền vững thông qua sử dụng các chỉ số GBEP” của FAO đã được khai trương ngảy 28/6/2016. Với tài trợ của Chính phủ Đức, dự án sẽ được Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật của FAO trong vòng hai năm.

Thông qua việc sử dụng các chỉ số năng lượng sinh học bền vững của GBEP, dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho Việt Nam để theo dõi tác động đối với môi trường và kinh tế-xã hội của việc sản xuất và sử dụng năng lượng sinh học, nhất là đóng góp thực tế cho việc giảm phát thải khí nhà kính bằng cách thay thế nhiên liệu hóa thạch và sinh khối truyền thống trong khi khai thác các lợi ích kinh tế-xã hội song hành với việc này. Ngoài ra, dự án sẽ góp phần củng cố năng lực thích ứng với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cho Việt Nam, vì sẽ tạo cơ sở cho việc quy hoạch và quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên, trong đó có đất, nước, và việc sử dụng đất đai.

Vùng Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Sơn La, được thiên nhiên ưu đãi với các đặc điểm tự nhiên cho phép trồng rau quả đúng mùa và trái mùa quanh năm nhờ

có nhiều hình thái khí hậu khác nhau và chất đất riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều nông dân tại đây chỉ tập trung trồng lúa, ngô và sắn, khiến họ thu được ít lợi ích kinh tế và địa phương này trở thành một trong số những địa phương có tỷ lệ nghèo cao nhất trong khu vực.

Nhận thấy vùng rất giàu tiềm năng cải thiện an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho nông dân, FAO Việt Nam đã cùng UNIDO Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, và Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức hội thảo 2 ngày “Tổ chức nông dân và liên kết thị trường trong chuỗi giá trị cho sản xuất rau quả an toàn ở vùng Tây Bắc” tại Mộc Châu, Sơn La, với mục đích tạo diễn đàn cho các nhóm lợi ích liên quan thảo luận, cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho các bước cải thiện tiếp theo.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, bàn thảo ý tưởng, và phân tích tìm ra giải pháp và

đường hướng cho các bước thay đổi, chỉnh sửa chính về cơ chế, chính sách nhằm định hướng cho chiến lược dài hạn phát triển vùng sản xuất rau quả an toàn.

Trong khuôn khổ Chương trình Chung của LHQ Hỗ trợ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôm Mới, với quan điểm tăng cường lợi ích chung và xúc tiến hợp tác giữa tất cả các bên trong giai đoạn mới của Chương trình Mục tiêu Quốc gia, FAO, UNIDO và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Australia đã cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La ký kết một Biên bản Ghi nhớ tại hội thảo để ghi nhận cam kết chung giữa các bên và hỗ trợ cho chính quyền Trung ương và các tỉnh trên địa bàn. Biên bản Ghi nhớ này sẽ là cơ sở giúp khai thác cơ hội xây dựng các hoạt động chung nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng và năng lực cung ứng của các ngành hàng nông nghiệp chủ chốt, trong đó có rau tươi và hoa quả, bằng cách áp dụng công nghệ phù hợp suốt dọc chuỗi giá trị và củng cố năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp và nhóm nông dân của tỉnh Sơn La.

Canh tác hiệu quả và nâng cao thu nhập cho nông dân Tây Bắc Việt Nam

©FA

O

©FAO

FAO GIÚP VIỆT NAM

TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

B Ề N V Ữ N G

Page 8: Tháng 11/2015 - Tháng 7/2016 BẢN TIN - FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations in Viet NamNo 304 Kim Ma Road, Ba Dinh District, Ha Noi, Viet NamWebsite: http://www.fao.org/vietnam - Email: [email protected]: (84 4) 38600100 Fax: (84 4) 37265520

Quyền sử dụng rừng bền vững và an toàn cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ở Việt Nam là một trong số những

điều kiện cần thiết giúp cải thiện thu nhập và phát triển bền vững sinh kế. Do quyền sử dụng yếu và có tranh chấp thường dẫn đến xung đột, việc cần thiết là phải tăng cường các hệ thống quyền sử dụng rừng ở nông thôn nếu muốn các cộng đồng phụ thuộc rừng được hưởng lợi từ rừng và các hoạt động lâm nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, FAO đã xây dựng bộ hướng dẫn tự nguyện, ‘Hướng dẫn tự nguyện về

Quản trị nhà nước đối với sở hữu đất đai, ngư nghiệp và rừng’, nhằm tăng cường quản trị quyền sử dụng đất, tài nguyên thủy sản và rừng. Mục tiêu chính của Bộ hướng dẫn là xác định và công nhận chủ sở hữu hợp pháp của các nguồn tài nguyên đó và bảo vệ quyền lợi cho họ.

Tham khảo nguyên tắc của bộ hướng dẫn tự nguyện, tháng 9/2014, Chương trình Hợp tác Kỹ thuật (TCP) của FAO triển khai Dự án “Tăng cường Quyền sử dụng rừng để phát triển bền vững sinh kế và tạo nguồn thu nhập” tại Việt Nam. Dự án cũng đang được thực hiện thí điểm tại Campuchia và Nepal.

Tiếp theo buổi tọa đàm chính sách lần thứ nhất tổ chức năm 2015 giữa Chính phủ và các bên liên quan để thảo luận về quyền sử dụng đất rừng và mối liên hệ với sinh kế và thu nhập tại các nước thực hiện thí điểm dự án TCP, buổi tọa đàm lần thứ hai đã được tổ chức ngày 11/4/2016 tại Hà Nội nhằm xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể hơn, hoạch định các chiến lược thực hiện, và làm rõ vai trò cũng như trách nhiệm của từng bên liên quan. Kế hoạch hành động sẽ đảm bảo cam kết của các bên liên quan về việc tiếp tục tìm ra những lỗ hổng chính sách và năng lực có liên quan đến quyền sử dụng đất rừng và sinh kế ở nông thôn.

HOẠT ĐỘNG CẦU NỐI CỦA DỰ ÁN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN RỪNG QUỐC GIA (NFA)

FAO tiếp tục tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam bằng việc triển khai hoạt động cầu nối cho Dự án Đánh giá Tài nguyên Rừng quốc gia (NFA) vào ngày 22/4/2016 tại Hà Nội.

Giai đoạn 1 của Dự án, nằm trong khuôn khổ Chương trình toàn cầu về “Quản lý Rừng Bền vững trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu” của FAO, vừa được hoàn thành và các hoạt động cầu nối có nhiều tiềm năng giúp có thêm tài trợ giai đoạn 2 cho chu kỳ Đánh giá Tài nguyên rừng Quốc gia tiếp theo của Việt Nam. Hoạt động cầu nối này được khởi động tại Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, cơ quan đối

tác thực hiện Dự án. Mục tiêu tổng thể của dự án cầu nối là xúc tiến và duy trì những kết quả đạt được trong giai đoạn 1 của Dự án NFA, chuẩn bị cho việc thực hiện NFI trong giai đoạn 2016-2020 và đồng thời đẩy mạnh xây dựng năng lực thực thi chức năng và nhiệm vụcủa Viện.

©FA

O

©FA

O

Tăng cường quyền sử dụng rừng để phát triển bền vững sinh kế và tạo nguồn thu nhập

C0331o/1/07.16