56
SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 1 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Tại khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm từ nấm của Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), các sản phẩm từ nấm Bạch hương khá đa dạng như: trà nấm, nấm sấy khô, nấm thái lát, nấm Bạch Hương tươi…đó nguồn dược liệu quý, là sản phẩm của quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng nấm thực phẩm Bạch hương phát hiện ở Thăm khu thực nghiệm gieo trồng cây giống mật nhân tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DIỆU LINH Việc chuyển đổi kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành những sản phẩm có thể thương mại hóa luôn là bài toán khó. Do đó, đã có một số kết quả nghiên cứu không áp dụng được trong thực tiễn. Để hạn chế thực trạng, trên đồng thời biến kết quả các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ thành sản phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng, thiết thực đưa khoa học vào ứng dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng cuộc sống, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tuyển chọn kỹ từ khi lập hồ sơ, thủ tục, thuyết minh đề tài. Nhờ đó, đã có nhiều nhiệm vụ sau nghiệm thu, bàn giao đã có các sản phẩm thương mại hóa. Vườn Quốc gia Cát Tiên” với quy trình thực hiện các nội dung nghiên cứu chặt chẽ, khoa học và giàu tâm huyết của Thạc sĩ Phạm Ngọc Dương (Vườn quốc gia Cát Tiên) và nhóm cộng sự. Để đạt được những kết quả mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra đồng thời có thể thương mại hóa được kết quả nghiên cứu ngay sau khi hoàn tất, nhóm thực hiện của Thạc sĩ Phạm Ngọc Dương đã thực hiện nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi trồng nấm bạch hương chặt chẽ theo các bước: điều tra tuyển chọn các chủng nấm tự nhiên; nghiên cứu chọn môi trường nhân giống và nuôi trồng phù hợp; nghiên cứu các điều kiện độ ẩm, ánh sáng trong giai đoạn tưới đón nấm và hình thành quả thể; nghiên cứu khả năng nuôi trồng trên các loại giá thể khác nhau (thân cây, mùn

THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 1

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Tại khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm từ nấm của Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), các sản phẩm từ nấm Bạch hương khá đa dạng như: trà nấm, nấm sấy khô, nấm thái lát, nấm Bạch Hương tươi…đó là nguồn dược liệu quý, là sản phẩm của quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng nấm thực phẩm Bạch hương phát hiện ở

Thăm khu thực nghiệm gieo trồng cây giống mật nhân tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai

THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CÔNG NGHỆ

DIỆU LINHViệc chuyển đổi kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành những sản phẩm có thể thương mại hóa luôn là bài toán khó. Do đó, đã có một số kết quả nghiên cứu không áp dụng được trong thực tiễn. Để hạn chế thực trạng, trên đồng thời biến kết quả các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ thành sản phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng, thiết thực đưa khoa học vào ứng dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng cuộc sống, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tuyển chọn kỹ từ khi lập hồ sơ, thủ tục, thuyết minh đề tài. Nhờ đó, đã có nhiều nhiệm vụ sau nghiệm thu, bàn giao đã có các sản phẩm thương mại hóa.

Vườn Quốc gia Cát Tiên” với quy trình thực hiện các nội dung nghiên cứu chặt chẽ, khoa học và giàu tâm huyết của Thạc sĩ Phạm Ngọc Dương (Vườn quốc gia Cát Tiên) và nhóm cộng sự.

Để đạt được những kết quả mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra đồng thời có thể thương mại hóa được kết quả nghiên cứu ngay sau khi hoàn tất, nhóm thực hiện của Thạc sĩ Phạm Ngọc Dương đã thực

hiện nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi trồng nấm bạch hương chặt chẽ theo các bước: điều tra tuyển chọn các chủng nấm tự nhiên; nghiên cứu chọn môi trường nhân giống và nuôi trồng phù hợp; nghiên cứu các điều kiện độ ẩm, ánh sáng trong giai đoạn tưới đón nấm và hình thành quả thể; nghiên cứu khả năng nuôi trồng trên các loại giá thể khác nhau (thân cây, mùn

Page 2: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

2 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Rượu mật nhân - một trong những sản phẩm đặc trưng của Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai

cưa…); ghi nhận các bệnh nấm trong quá trình nuôi trồng đề xuất hướng khắc phục; phân lập tuyển chọn giống nấm; phân tích đánh giá di truyền và phân tích gen. Hoàn tất quá trình này, nhóm nghiên cứu đề tài đã thuần hóa và tuyển chọn dòng thành công chủng giống thương mại. Điểm ưu của chủng giống thương mại mà nhóm nghiên cứu thực hiện được có khoảng nhiệt độ nuôi trồng (đến 36oC ) trong khi các chủng giống khác trên thị trường chỉ chịu nhiệt từ 30 đến 33oC, chính đặc điểm này đã giúp giảm chi phí đầu tư cho quá trình thương mại hóa sản phẩm nấm khi không phải đầu tư hệ thống điều hòa nhiệt độ trong điều kiện khí hậu tại Đồng Nai mà vẫn đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm.

Với những ưu điểm của chủng nấm bạch hương, mà nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào xây dựng mô hình nuôi trồng nấm thử nghiệm và bước đầu thương mại hóa kết quả nghiên cứu với quy mô ban đầu từ 2.000 đến 5.000 bịch nấm và bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt từ giữa năm 2020. Thạc sĩ Phạm Ngọc Dương cho biết, trung bình mỗi ngày, chúng tôi thu hoạch trên dưới 30kg nấm, với giá bán tại vườn là 90 ngàn đồng/kg. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm với các dòng sản phẩm khác như nấm sấy khô (9 kg nấm tươi cho ra thành phẩm 1 kg nấm sấy khô), trà nấm, kết hợp với các loại quả để tạo vị ngọt cho trà mà vẫn không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nấm.

Đối với đề tài nghiên cứu về cây mật nhân – cây thuốc có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau

nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa tứ thời cảm mạo, chữa được chứng thống kinh, chứng đau tức ngực do khí ứ không thông… Nhằm điều tra hiện trạng, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và xây dựng quy trình ươm tạo giống mật nhân, làm tiền đề cung cấp nguyên liệu cây mật nhân cho ngành dược phẩm, y học cổ truyền và ngành công nghiệp dược theo hướng bền vững, Đề tài nghiên cứu về cây mật nhân do TS. Nguyễn Hoàng Hảo, Phó Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai làm chủ nhiệm vừa được Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu kết quả sau 2 năm thực hiện. Đề tài cũng đã xây dựng thành công quy trình gieo tạo cây mật nhân bằng phương pháp hữu tính và vô tính, ươm tạo thành công hơn 2.500 cây con mật nhân, đó là cơ sở để cung cấp cây giống mật nhân cho người dân trên địa bàn.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài cũng đã phỏng vấn 32 hộ dân, đa số người dân đều phần nào hiểu biết về công dụng mật nhân, họ đã thu hái mật nhân phục vụ cho nhu cầu của gia đình

và bán lẻ. Do vậy, người dân nơi đây mong muốn được hỗ trợ về kỹ thuật cũng như kinh phí để thực hiện các mô hình trồng cây Mật nhân để tăng thêm thu nhập. Đó là cơ sở quan trọng để có thể thương mại hóa kết quả của đề tài nghiên cứu.

Với những công dụng của mật nhân, thời gian qua Khu Bảo tồn đã phát triển một số sản phẩm liên quan đến mật nhân. Trong đó, đặc biệt nhất là rượu mật nhân được thị trường đón nhận khá tích cực. Theo định hướng của nhóm thực hiện Đề tài, sau khi hoàn tất nghiệm thu và được bàn giao kết quả, đơn vị thực hiện sẽ phối hợp để nhân rộng mô hình, đẩy mạnh thương mại hóa nguồn cây giống mật nhân cũng như nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm từ dòng cây quý này.

Ngoài ra, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cũng thực hiện nghiệm thu, bàn giao kết quả đề tài nghiên cứu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho nấm mèo Long Khánh, Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học và nhân nuôi sinh sản để phát triển chim công lục trong điều

Page 3: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 3

Với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng

Sản phẩm từ đề tài nghiên cứu về nấm Bạch hương tại Vườn Quốc gia Cát tiên được thương mại hóa

kiện bán hoang dã có kết hợp nuôi nhốt tại Vườn Quốc gia Cát Tiên… Đó là những đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao, hướng đến mục tiêu thương mại hóa, nâng

cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, trong năm 2020, Sở tiếp tục triển khai một số đề tài nghiên cứu mà sau khi nghiệm thu, sản phẩm của đề tài có khả năng thương mại hóa cao như:

“Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván sàn composite bằng phế phụ phẩm sau chế biến gỗ”; “Nghiên cứu xử lý rác thải nhựa làm nguyên liệu phối trộn bê tông trong xây dựng thân thiện với môi trường”; “Nghiên cứu xây dựng mô hình xác định sản lượng năng lượng mặt trời và chế tạo hệ thống giám sát, phát hiện, chẩn đoán lỗi dàn pin quang điện dựa trên nền tảng IoT”…

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, từ kết quả sản phẩm của các đề tài, chúng tôi mong muốn đơn vị chủ trì tiếp tục ứng dụng và phát huy thành quả của quá trình nghiên cứu, tiếp tục mở rộng và thương mại hóa sản phẩm, đưa kết quả của nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn.

D.L

Page 4: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

4 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Hình thành các vùng sản xuấtLãnh đạo phòng Kinh tế

huyện Trảng Bom cho biết, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện có khoảng 23 ngàn ha trong đó đất trồng cây hàng năm khoảng 9 ngàn ha và hơn 14 ngàn ha trồng cây lâu năm. Các loại cây trồng thế mạnh hiện nay của huyện là chuối, bưởi, thanh long, tiêu, điều, cà phê… Giai đoạn 2016-2020, song song vói việc đầu tư nguồn lực làm thay đổi bộ mặt đời sống khu vực nông thôn, huyện đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô hàng hóa lớn, bền vững.

Theo đó, địa phương quan tâm thu hút đầu tư các dự án cánh đồng lớn, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Đến nay, toàn huyện có 2 dự án xây dựng cánh đồng lớn và chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm cây điều và cây ca cao tại xã An Viễn đã được UBND tỉnh phê duyệt. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng đã hình thành 12 chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm chăn nuôi và cây trồng. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, địa phương đã hình thành nhiều vùng sản xuất quy mô lớn như: cây chuối (ở các xã Thanh Bình, Sông Thao, Bàu Hàm), điều (ở các xã An Viễn, Trung Hòa, Tây Hòa), bưởi (xã Bàu Hàm), tiêu (xã Sông Thao), ca cao (các xã An Viễn, Trung Hòa), chăn nuôi gà, heo (2 xã Cây Gáo, Thanh Bình). Hiện giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện duy trì mức tăng bình quân hơn 4%/năm.

Ngoài ra, hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của địa phương được đẩy mạnh. Nổi

Cây caocao được trồng tại Trảng Bom phát triển và cho năng suất cao

Huyện Trảng Bom:

Phát triển nền nông nghiệptheo hướng đô thị hóa

XUÂN ANMặc dù là huyện có cơ cấu kinh tế mạnh về công nghiệp - dịch vụ, song thời gian qua, với chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, huyện Trảng Bom đã quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

bật như dự án “Xây dựng mô hình điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây cà phê và điều ở huyện Trảng Bom”, dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu theo chuẩn GlobalGAP và liên kết từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”, dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi da xanh theo hướng VietGAP và liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại huyện Trảng Bom”…

Thông qua các dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từng bước nâng cao nhận thức, trình độ canh tác của nông dân theo hướng thực hành sản xuất tốt, sản xuất hữu cơ. Quá trình tham gia các dự án này, người dân có cơ hội tiếp cận các quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP để vừa tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa góp phần bảo vệ môi trường; hạn chế tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ từ đó cải thiện dinh dưỡng cho đất, hạn chế xói mòn, bạc màu…

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong sản xuất nông nghiệp của huyện Trảng Bom là giá cả nông sản làm ra không ổn định, thị trường tiêu thụ các loại nông sản như tiêu, điều, cà phê… còn bấp bênh khiến nông dân có xu hướng thu hẹp diện tích sản xuất. Hoạt động kết nối, liên kết với doanh nghiệp thu mua chế biến, vấn đề xây dựng cánh đồng lớn chưa đạt kết quả cao. Nông dân sản xuất manh mún, không thực hiện theo quy trình sản xuất sạch như ban đầu đề ra khiến cho giá trị sản xuất nông nghiệp phát triển chưa ổn định và bền vững.

Page 5: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 5

Thiếu quy trình sản xuất hữu cơ trong nông nghiệpÔng Nguyễn Văn Sơn, Chủ

tịch Hội Nông dân huyện Trảng Bom cho hay, bên cạnh các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà huyện phối hợp với Sở KH&CN, và các đơn vị nghiên cứu thực hiện, thì hiện nay, người dân cũng chủ động tìm hiểu, xây dựng nhiều mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Điển hình như mô hình nuôi lươn không bùn tại xã An Viễn, hiện thu hút 49 hộ dân tham gia. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, giá cả và đầu ra lươn thương phẩm ổn định vì có HTX Bình Minh (huyện Củ Chi, TPHCM) nhận bao tiêu. Tuy nhiên, nông dân gặp khó về nguồn giống chất lượng đảm bảo và cả nguồn thức ăn. “Thức ăn của lươn chủ yếu là trùn quế, nhưng hiện nay, trên địa bàn không đủ số lượng cung cấp cho người dân nuôi lươn. Ngoài ra, mô hình nuôi lươn không bùn cần lượng nước lớn vì phải thay rửa liên tục. Các hộ dân nuôi lươn hiện rất cần được hỗ trợ chuyển giao kĩ thuật nhân giống, kỹ thuật nuôi trùn quế để chủ động cung cấp nguồn giống và thức ăn trước nhu cầu tăng cao. Đặc biệt là công nghệ nuôi lươn không bùn bằng kỹ thuật tuần hoàn nước nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí”, Chủ tịch Hội Nông dân huyện nói.

Không chỉ nuôi lươn, những năm gần đây, phát triển nông nghiệp theo định hướng đô thị, nông dân Trảng Bom cũng xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị gắn với nông nghiệp thông minh như: mô hình nuôi đông trùng hạ thảo, mô hình trồng rau thủy canh, mô hình nuôi bò cao sản… Vấn đề chính là nguồn giống cây, con đảm bảo chất lượng. Dù trên địa bàn huyện có rất nhiều cơ sở cung cấp cây, con giống nhưng hầu hết là giống cây, con trôi nổi, không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng. Đồng thời huyện vẫn chưa xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất sạch và chưa xác định được đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, nên sản xuất nông nghiệp vẫn “loay hoay”, chưa có mô hình thực sự tạo đột phá, mang lại hiệu quả rõ nét, ông Nguyễn Văn Sơn cho biết thêm.

Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Thanh Bình (huyện Trảng Bom) cho rằng, cái khó nhất của hàng hóa nông sản địa phương khi xuất khẩu vào thị trường chính ngạch là hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm với các chỉ tiêu nghiêm nghặt về vi sinh, tồn dư hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông sản. Trong quá trình HTX Thanh Bình chào hàng ra nước ngoài, họ đều yêu cầu cao về các chỉ tiêu vi sinh tồn dư trong nông sản và công khai

quy trình chăm sóc, nuôi trồng. Thế nhưng thực tế, nhiều nông sản của nông dân có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt quá cao so với quy định an toàn nước sở tại nên sản phẩm buộc phải quay về cung cấp cho thị trường trong nước hoặc Trung Quốc, khiến giá cả tụt giảm. Sắp tới, Trung Quốc cũng ban hành nhiều chính sách quản lý gắt hơn nên nông sản không đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh, lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá lớn trong sản phẩm sẽ rất khó tiêu thụ. Vì vậy, các nhà khoa học cũng như chính quyền địa phương cần định hướng hỗ trợ nông dân kiến thức ứng dụng sản xuất theo hướng hữu cơ nếu muốn đưa nông sản vào các thị trường khó tính. Ngoài ra, các đơn vị làm thương mại trên địa bàn huyện hiện nay như HTX Thanh Bình đang rất cần hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật tái chế chất thải trong sản xuất thành phân hữu cơ, để quay lại phục vụ cho hoạt động trồng trọt nhằm giảm thải ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Cũng mong muốn được chuyển giao kỹ thuật trồng trọt theo hướng hữu cơ, ông Đường Minh Giang, HTX Nông nghiệp dịch vụ An Viễn bày tỏ, năng suất mô hình trồng xen canh ca cao trong vườn điều của HTX đạt thu nhập tăng cao gấp 2 - 3 lần so với vườn

Mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê trên địa bàn huyện Trảng Bom

Page 6: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

6 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

điều trồng thuần. Mô hình xen canh còn giúp nông dân tiết kiệm công lao động, chi phí đầu tư, vì khi bón phân, tưới nước cho ca cao cũng là đang chăm sóc cho cây điều nên năng suất điều tăng cao. Tuy nhiên, để hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, tạo ra sản phẩm an toàn, các thành viên HTX cũng như nông dân trong vùng trồng điều cần hỗ trợ là kỹ thuật tạo chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại, tạo nguồn phân bón hữu cơ để chăm sóc, xử lý phòng, chống bệnh cho cây…

Xây dựng các mô hình phù hợpTS. Trần Văn Lợt, trường

đại học Nông lâm TPHCM cho rằng, “rào cản” lớn nhất hiện nay trong việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp là nông dân còn thiếu thông tin, địa phương thiếu cơ chế kết nối với nhà khoa học cũng như đơn vị nghiên cứu. “Các đơn vị nghiên cứu có

sẵn mô hình ứng dụng nhưng không biết chuyển giao cho ai vì không rõ địa phương có nhu cầu gì, trong khi nông dân cần mô hình kỹ thuật thì lại không biết tìm ai để hỏi. Do đó, để giải quyết vấn đề này, chính quyền huyện Trảng Bom và Sở KH&CN cần tạo điều kiện cho các HTX, bà con nông dân có nhu cầu kết nối thông tin với đơn vị. Trường sẵn sàng hỗ trợ chuyển giao các mô hình mà địa phương đang cần hoặc địa phương có thể chủ động đặt hàng trực tiếp với các nhà nghiên cứu”, TS. Trần Văn Lợt khẳng định.

Còn theo chia sẻ của TS. Vũ Mạnh Hà, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp và phát triển bền vững, sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay đang là xu hướng chung của cả nước. Chính phủ cũng đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Do đó, địa phương nên phối hợp cùng các trung tâm, đơn vị nghiên cứu, xây dựng mô hình

sản xuất phù hợp. Và Trung tâm có thể hỗ trợ chuyển giao cho huyện một trong những quy trình sản xuất hữu cơ của Mỹ cho năng suất hiệu quả cao hơn, phù hợp với nhiều loại cây trồng trên địa bàn mà Trung tâm hiện đang sở hữu.

Ông Trần Lâm Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, muốn phát triển và nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, thì phải tạo ra giá trị cho nông sản của từng địa phương trong tỉnh. Trong đó, nông dân và các HTX khi có nhu cầu mua nguồn giống đảm bảo chất lượng, cần yêu cầu cơ sở cung cấp xuất trình giấy tờ chứng nhận đầy đủ; ngoài ra lựa chọn các loại phân bón phù hợp; không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón vô cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Tỉnh cũng đang khẩn trương rà soát, xây dựng các chương trình tổng kết cây trồng, vật nuôi chủ lực

Trồng xen cây caccao trong vườn điều ở hộ gia đình ông Phạm Thành Lập, ấp An Bình, xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom

Page 7: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 7

ỨNG DỤNG KH&CN VÀOSẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPỞ HUYỆN THỐNG NHẤT

N.LÊTrước những kiến nghị và khó khăn trong quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện Thống Nhất tại hội nghị “Liên kết viện, trường, trung tâm, chuyên gia nghiên cứu hỗ trợ địa phương đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp”, bà Nguyễn Thị Hoàng, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, Sở ghi nhận các đề xuất của địa phương cũng như ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, qua đó sẽ từng bước hỗ trợ huyện tháo gỡ khó khăn trong các đề tài, dự án nghiên cứu về nông nghiệp; đồng thời kết nối địa phương với các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học để tìm ra các mô hình ứng dụng phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất trong ngành nông nghiệp, đời sống người nông dân.

Chưa tạo ra thương hiệu nông sảnÔng Nguyễn Hữu Tài, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn huyện Thống Nhất cho biết, huyện có diện tích sản xuất đất nông nghiệp khoảng gần 18 ngàn ha (trong đó có 5 ngàn ha trồng cây cao su); trồng các loại cây hàng năm và lâu năm như: tiêu, điều, chôm chôm, bưởi, mít, mãng cầu xiêm, thanh long, chuối, rau màu, hoa…

Giai đoạn 2016-2020, huyện đã thực hiện 2 dự án chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, gồm: dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững đạt chuẩn GlobalGAP tại huyện Thống Nhất” và dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình tiên tiến sản xuất chôm chôm đạt tiêu chuẩn VietGAP và liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại huyện Thống Nhất”. Thông qua các dự án, người nông dân được hướng dẫn và tham gia vào quy trình sản xuất nông nghiệp sạch trên cây tiêu, chôm chôm theo chuẩn VietGAP tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi trường từ việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, hiệu quả; cải thiện dinh dưỡng đất, nâng cao năng suất cây trồng… Đến nay, huyện Thống Nhất đã hình thành nhiều chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bước đầu đạt hiệu quả tốt. Việc tổ chức sản xuất theo chuỗi góp phần cắt giảm chi phí, quản lý được chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo hài hòa lợi ích của các đối tác trong chuỗi giá trị, lợi ích ngành nông nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Tài cho biết thêm, hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trên địa bàn huyện là khá cao vì hầu hết, nông dân sử dụng giống mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới nước,

để có giải pháp phát triển cụ thể.

Ông Đoàn Xuân Trường, Trưởng phòng Kinh tế huyện Trảng Bom mong muốn các viện, trường, trung tâm nghiên cứu hỗ trợ chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho địa phương; Sở KH&CN hỗ trợ thực hiện 2 dự án trong nông nghiệp: “Xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng thương phẩm (Monopterus albus) chất lượng cao tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” và “Xây dựng mô hình ứng dụng KHCN phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trảng Bom”. Theo ông Trường, việc thực hiện 2 dự án này sẽ góp phần hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, dịch vụ - hàng hóa nông nghiệp đô thị; đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái vườn trên địa bàn huyện.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, thời gian qua, huyện Trảng Bom là một trong những địa phương có nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Điều đó thể hiện qua số lượng triển khai các đề tài/dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tăng cường vai trò kết nối địa phương với các chuyên gia, nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh để từng bước tháo rỡ khó khăn trong sản xuất, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp huyện Trảng Bom. Đồng thời tuyển chọn những nhiệm đề xuất nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của huyện để đưa vào thực hiện trong năm 2021.

X.A

Page 8: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

8 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

bón phân tiết kiệm trong quá trình chăm sóc. Tuy nhiên, nông dân vẫn còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thủ công, manh mún; tỷ lệ cơ giới hóa trong chăm sóc, bảo quản chưa cao; chất lượng nông sản làm ra không đồng đều do diện tích canh tác của hộ dân nhỏ, phương thức canh tác không thống nhất; khả năng liên kết giữa các hộ dân với nhau cũng như giữa hộ dân với doanh nghiệp còn yếu và thiếu… khiến cho giá trị nông sản làm ra chưa cao, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, không ổn định.

Còn theo ông Trần Quang Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thống Nhất, địa phương có thế mạnh về đất đỏ bazan và đất đỏ trên đá lộ đầu nên các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng là hồ tiêu, chuối, chôm chôm. Tuy nhiên, khó khăn của nông dân là tìm nguồn giống đảm bảo, chất lượng vì hiện nay chủ yếu nông dân phải xuống tận các tỉnh miền Tây mua giống, rất dễ gặp giống cây, con trôi nổi, kém chất lượng. Bên cạnh đó, mặc dù huyện có các cơ sở chế biến nông sản, song quy mô nhỏ lẻ, công nghệ hiện đại còn thiếu và yếu. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất sạch với quy trình thống nhất, cụ thể nhằm đưa tới nông dân ứng dụng vẫn chưa có. Huyện cũng rất cần tỉnh và các sở, ngành hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như rau cần, chuối… Dù có ưu thế là chợ đầu mối nông sản Dầu Giây nhưng khó khăn trong khâu chế biến, bảo quản, thu hoạch vì nông dân vẫn thực hiện sản xuất manh mún, truyền thống khiến cho giá trị nông sản làm ra trên địa bàn huyện chưa cao, khó tiêu thụ, ông Tuấn cho biết thêm.

Trao giấy chứng nhận VietGAP sản phẩm chôm chôm cho nông dân trên địa bàn huyện Thống Nhất

Ông Lương Hồng Việt, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Thống Nhất cũng bày tỏ, giá cả và thị trường tiêu thụ bấp bênh, chưa có sự phân khúc rõ ràng về giá cả giữa hàng sản xuất theo quy chuẩn VietGAP và không theo quy chuẩn kỹ thuật làm cho nông dân không mặn mà thực hiện. Trong khi nếu theo đuổi quy trình thực hành nông nghiệp tốt, nông dân phải đầu tư thời gian, tiền bạc, chi phí gia tăng nhưng giá không có sự khác biệt với sản xuất truyền thống. Cũng theo ông Lương Hồng Việt, đối với lĩnh vực chăn nuôi, hiện toàn huyện có khoảng 600 trang trại với trên 200 ngàn con heo. Ngành chăn nuôi của huyện hoạt động tương đối ổn định nhưng vấn đề hết sức quan trọng là xử lý môi trường, chất thải sau chăn nuôi, hiện nay huyện vẫn còn khá “lúng túng”.

Ông Nguyễn Đình Cương, Phó chủ tịch UBND huyện Thống Nhất thừa nhận, mặc dù từng được đánh giá là “thủ phủ” chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai, huyện Thống Nhất cũng là địa phương có nhiều thế

mạnh về trồng trọt, nhưng hiện nay hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp của huyện đang gặp không ít khó khăn: vấn đề xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa cao; nông sản tiêu thụ bấp bênh, giá cả không ổn định. Đến nay, huyện Thống Nhất vẫn chưa tạo ra được thương hiệu nông sản trong sản xuất nông nghiệp.

Cũng theo ông Nguyễn Đình Cương, dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện nhỏ nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chủ đạo với sự tham gia của hơn 80% người dân nông thôn trên địa bàn. Để thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, tiếp tục xác định nông nghiệp là 1 trong 3 mục tiêu trọng tâm, đột phá, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 4,5%/năm. Huyện Thống Nhất rất cần hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các

Page 9: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 9

Quang cảnh hội nghị liên kết viện, trường, trung tâm nghiên cứu, chuyên gia nghiên cứu tại huyện Thống Nhất

chính sách, mô hình ứng dụng phù hợp để chuyển giao cho nông dân, thúc đẩy hoạt động kinh tế lĩnh vực nông nghiệp phát triển tương xứng với thế mạnh hiện có.

Hướng tới nền sản xuất nông nông nghiệp an toànChia sẻ tại hội nghị, ThS Trần

Thị Hà, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ và Trưng bày sản phẩm, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cho rằng, huyện Thống Nhất có khá nhiều sản phẩm nông nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm để khai thác, bên cạnh đưa nông sản thô ra thị trường sau thu hoạch, địa phương có thể phối hợp cùng nông dân nâng cao giá trị khai thác sản phẩm từ nông nghiệp thông qua các giải pháp công nghệ. Ví dụ: từ rau cần có thể chế biến thành bột rau cần, hay trích ly hoạt chất tạo sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chế biến thành nước ép; từ sầu riêng tận dụng vỏ chế biến than hoạt tính, chế

biến sầu riêng thành các món ăn, sầu riêng sấy, thậm chí trích ly thành phần trong trái sầu riêng làm thuốc chữa bệnh…

TS. Đỗ Chiêm Tài, trường đại học Quốc tế Hồng Bàng nhấn mạnh, để thúc đẩy ngành nông nghiệp tạo bước đột phá, giải quyết căn cơ bài toán “được mùa mất giá”, huyện Thống Nhất cần xây dựng chuỗi cung ứng, phát triển chuỗi giá trị trên các cây trồng/vật nuôi chủ lực, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định cho hoạt động chế biến, từ đó mới khiến gia tăng giá trị nông sản và tạo dựng đầu ra ổn định cho người nông dân.

Đặc biệt, với thế mạnh về ngành chăn nuôi sẵn có, TS Đỗ Tiến Dung, trường đại học Nông Lâm TPHCM khẳng định, huyện Thống Nhất cần có tầm nhìn vĩ mô trong quá trình triển khai các chính sách phát triển đàn lợn đó là xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trước diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh như hiện nay, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Để xây dựng vùng

an toàn dịch bệnh thành công, huyện cần chú trọng các yếu tố như: xác định vị trí phù hợp (cự ly vành đai giao thông để kiểm soát chặt chẽ quy mô, quy trình chăn nuôi trong người dân); đồng thời thay đổi chuỗi cung ứng thịt – tiêu thụ - sinh hoạt; tái cơ cấu lại toàn bộ trang trại trong khu vực; và đặc biệt phải chú ý an toàn sinh học, vùng đệm trong tái đàn heo…

Không chỉ nhấn mạnh việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi, trồng trọt nhằm giảm chi phí đầu tư, gia tăng hiệu quả kinh tế, các chuyên gia, nhà khoa học còn cho rằng, huyện Thống Nhất cần chú trọng giải pháp ứng dụng xử lý chất thải, bảo vệ tốt môi trường; nhất là tập trung đầu tư nâng cấp chợ đầu mối nông sản Dầu Giây cũng như các vấn đề lựa chọn giống cây, con chất lượng; hỗ trợ nông dân đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật thực hành nông nghiệp tốt vào chăn nuôi, trồng trọt.

N.L

Page 10: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

10 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Ứng dụng kỹ thuật siêu âm hỗ trợ trích ly FlavonoidCây hoàn ngọc trắng (hoàn

ngọc âm) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), chi Xuân Hoa (Pseuderanthemum) có tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk, là cây thuốc dân gian. Hiện cây được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để làm thuốc. Flavonoid được nghiên cứu là hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn cao và được tìm thấy nhiều trong các bộ phận của cây hoàn ngọc trắng, đặc biệt chứa nhiều trong lá cây.

Tác giả Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long cho biết, Flavonoid được trích ly bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp ngâm trích truyền thống dễ thực hiện, đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian và hàm lượng flavonoid thấp. Các phương pháp trích hiện đại như sử dụng hỗ trợ vi sóng, enzyme, lưu chất siêu tới hạn có ưu điểm thời gian trích nhanh, hàm lượng flavonoid cao nhưng thiết bị lại đắt tiền. Trong khi đó, phương pháp trích ly có hỗ trợ siêu âm đang được sử dụng phổ biến với ưu điểm giá thành thiết bị tương đối thấp, thời gian trích ly ngắn, hàm lượng trích ly cao, sản phẩm sau khi trích ly có chất lượng tốt và thiết bị dễ sử dụng. Do đó, nhóm tác giả đã ứng dụng phương pháp trích ly hỗ trợ siêu âm với dung môi không độc hại như etanol nhằm thu nhận flavonid từ lá cây hoàn ngọc trắng.

Ưu điểm của phương pháp trích ly này là: cơ chế của sóng siêu âm giúp làm tăng khả năng trích ly bằng cách tạo áp lực lớn tác động đến tế bào

Ứng dụng kỹ thuật siêu âmhỗ trợ trích ly Flavonoid từ lácây hoàn ngọc trắng

L.HƯƠNGVới mong muốn thu nhận Flavonoid từ lá cây hoàn ngọc trắng đảm bảo nhanh, hàm lượng trích được cao, chất lượng tốt, đồng thời sử dụng sản phẩm trích ly được để thử nghiệm chữa bệnh trên cá, nhóm tác giả Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long và Nguyễn Hữu Hiếu, khoa Kỹ thuật hóa học và Môi trường, trường Đại học Lạc Hồng đã thực hiện đề tài “Ứng dụng kỹ thuật siêu âm hỗ trợ trích ly Flavonoid từ lá cây hoàn ngọc trắng Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk và khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh trên cá”.

Quy trình trích ly được mô tả theo sơ đồ sau:

vật liệu, phá vỡ thành tế bào của vật liệu giúp quá trình hòa tan chất vào dung môi được dễ dàng. Thời gian trích ly khi sử dụng sóng siêu âm được rút ngắn so với phương pháp trích ly truyền thống, do đó không ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của các hợp chất cần trích. “Sự thành

công của đề tài là tối ưu hóa được điều kiện trích ly để thu được cao trích ly có hàm lượng hoạt chất flavonoid cao hơn so với các phương pháp trích ly truyền thống” - anh Long khẳng định.

Cao trích Flavonoid có khả năng kháng khuẩn gây bệnh trên cáVới sản phẩm cao trích thu

được, nhóm tác giả đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên 2 vi khuẩn S.agalactiae và E.ictaluri gây bệnh trên cá. Đây là 2 vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm trên cá nước ngọt, tỷ lệ cá chết cao khi nhiễm bệnh.

Streptococcus agalactiae (S. agalactiae) là vi khuẩn Gram dương, hình cầu, phân chia tế bào theo trục dọc thành chuỗi. Cá bị nhiễm trùng loại vi khuẩn này dễ dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh của cá dẫn đến tử vong tỷ lệ từ 30 đến 50 %. Còn Edwardsiella ictaluri (E. ictaluri) là vi khuẩn Gram âm, hình que, kích thước 1×2-

Page 11: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 11

3 μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện. E. ictaluri gây bệnh trên cá da trơn với tốc độ nhiễm bệnh và bệnh phát triển rất nhanh.

Anh Long cho hay, giải pháp đang phổ biến hiện nay để phòng trị bệnh do 2 vi khuẩn này gây ra là sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất vẫn còn bộc lộ

nhiều bất cập, gây nên hiện tượng kháng kháng sinh ở các loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, dẫn đến hiệu quả chữa trị không có hoặc rất thấp. Ngoài ra, việc tích lũy kháng sinh trong động vật thủy sản có thể gây hại cho môi trường và cho người tiêu thụ.

Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn trên 2

vi khuẩn S.agalactiae và E.ictaluri trên cơ sở so sánh đối chứng với ampicillin cho thấy cao trích có khả năng kháng cao đối với 2 vi khuẩn này. Cụ thể, với ampicillin 100 μg/mL, cao trích 100 μg/mL cho đường kính vòng kháng khuẩn S.agalactiae rộng gấp 2 lần; đường kính vòng kháng khuẩn E.ictaluri rộng gấp ba lần.

Có thể nói, giải pháp đã thực hiện thành công việc khảo sát, tối ưu hóa quá trình trích ly và tạo thành chế phẩm có hàm lượng flavonoid cao, không chứa dung môi độc hại, thân thiện với môi trường, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh cho cá mà không cần dùng kháng sinh.

L.H

Cây hoàn ngọc trắng

Trích ly dưới sự hỗ trợ của sóng siêu âm

Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn của cao trích Flavonoid

Page 12: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

12 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Được triển khai thực hiện từ tháng 11/2018, do ThS. Bùi Xuân Thống và ThS. Đỗ Thị Hải Yến làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phối hợp giữa Đoàn ĐBQH tỉnh và Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai trong quá trình tiếp xúc cử tri, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa 2 đơn vị này.

Theo ThS Bùi Xuân Thống, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Chủ nhiệm Đề tài cho biết, những thành quả đạt được từ hoạt động phối hợp tiếp công dân giữa Đoàn ĐBQH tỉnh và Hội Luật gia được cử tri đánh giá cao. Sau khi được các luật gia hướng dẫn, giải thích về các hoạt động đúng pháp luật của các cơ quan nhà nước, cử tri đã từ bỏ, rút lại các đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc gửi đơn theo đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan có thẩm quyền, hay đề nghị các cơ quan chức năng tuân thủ các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri. Tuy nhiên hoạt động phối hợp tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH và Hội Luật gia vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Chưa xây dựng được quy chế phối hợp, phạm vi phối hợp chưa toàn diện để có thể lắng nghe đầy đủ những phản ánh của cử tri, việc phân loại đơn thư, giám sát, đốc thúc việc trả lời

Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử triTHẢO QUẾ

Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh vừa tổ chức đánh gia, sơ kết Đề tài “Hoạt động phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai trong quá trình tiếp xúc cử tri - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài đóng góp nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri.

đơn thư của cử tri chưa tuân thủ thời hạn do luật định…Chính vì vậy, việc thực hiện Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa hai cơ quan, bên cạnh đó nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phân loại đơn thư, giám sát, theo dõi, đốc thúc trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

Sau hơn 18 tháng triển khai thực hiện, nhóm thực hiện Đề tài đã hoàn tất các nội dung nghiên cứu theo tiến độ hợp đồng bao gồm: Nghiên cứu cơ sở lý luận (gồm 8 chuyên đề), Thực trạng hoạt động phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai trong quá trình tiếp xúc cử tri hiện nay (gồm 3 chuyên đề); Phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả

hoạt động phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai trong quá trình tiếp xúc cử tri (gồm 7 chuyên đề) và Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả xử lý đơn thư của cử tri trong và sau quá trình tiếp xúc cử tri. Đặc biệt, 2 sản phẩm KHCN của đề tài là Quy chế phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai trong quá trình tiếp xúc cử tri và Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đơn thư hiện đã được Đoàn ĐBQH tỉnh triển khai ứng dụng vào thực tiễn.

Đề tài đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Hội Luật gia tỉnh trong quá trình tiếp xúc cử tri, theo đó, kiến nghị Quốc hội cần quy định rõ hơn và tăng

ThS Bùi Xuân Thống, Chủ nhiệm đề tài tiếp thu ý kiến của thành viên Hội đồng

Page 13: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 13

Hội đồng khoa học sơ kết thực hiện Đề tài

cường trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri, bảo đảm cơ chế thuận lợi để Đại biểu Quốc hội thực hiện tốt trách nhiệm tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử; Kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội thực hiện quy định về tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú. Tổ chức thường xuyên việc bồi dưỡng kỹ năng, kinh nghiệm tiếp xúc cử tri cho đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cơ quan phối hợp, cơ quan

phục vụ nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội tỉnh.

Các thành viên Hội đồng cũng đánh giá cao tính ứng dụng thực tiễn của đề tài, đặc biệt đề tài đã đề xuất được các nhóm giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai trong quá trình tiếp xúc cử tri.

Theo PGS.TS Huỳnh Thị

Gấm, Ủy viên phản biện cho rằng sản phẩm khoa học của đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra và thiết thực phục vụ cho thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri tại địa phương. Còn ThS. Võ Hoàng Khai đánh giá cao sản phẩm của Đề tài nghiên cứu, đặc biệt phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đơn thư được xây dựng phù hợp với xu thế hiện đại, hoạt động trên nền tảng Web thuận lợi trong quá trình vận hành. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần lưu ý thêm về vấn đề sao lưu dữ liệu và bảo mật an ninh thông tin.

Để đề tài sớm hoàn tất, bàn giao cho đơn vị thụ hưởng, ông Đoàn Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ lưu ý Ban chủ nhiệm đề tài cần tập trung chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo tổng kết để Đề tài sớm được nghiệm thu đưa vào ứng dụng thực tiễn tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và Hội Luật gia tỉnh trong hoạt động tiếp xúc cử tri tại địa phương.

T.Q

PGS.TS Vũ Đức Trung nhận xét kết quả thực hiện Đề tài nghiên cứu

Page 14: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

14 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Khí phóng xạ RadonTHS. NGUYỄN THỊ HẠNH

Vấn đề khí phóng xạ trong môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe rất được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quan tâm. Trung tâm Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã thực hiện một số nghiên cứu về phông phóng xạ môi trường, nồng độ phóng xạ Radon trong không khí, nhằm giảm ảnh hưởng của phóng xạ tự nhiên đến sức khỏe của dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.

Tổ chức UNSCEAR đã thống kê và chỉ ra rằng, radon chiếm 50% liều chiếu có nguồn gốc tự nhiên, đồng nghĩa với việc radon là chất phóng xạ tự nhiên nguy hiểm nhất đối với con người. Phơi nhiễm Radon không gây ra bệnh cấp tính, không có biểu hiện kích ứng cũng như dấu hiệu nào để cảnh báo sớm nguy cơ gây bệnh. Dù phơi nhiễm radon ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây bệnh.

CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI RADON?

BÀI CUỐISự thay đổi nồng độ Radon

trong các môi trườngTrong đất: Nồng độ Radon

trong đất thay đổi đặc biệt theo gradient theo phương thẳng đứng và thời gian, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và các đặc điểm nội tại của đất như là độ thẩm thấu, độ xốp, kích cỡ các hạt, độ ẩm và các yếu tố khác.

Tại nơi tiếp xúc đất và không khí: Lượng Radon chuyển vào không khí phụ thuộc vào nồng độ Radon trong đất và điều kiện thời tiết, tăng theo độ ẩm của đất và giảm với sự tăng lên của áp suất khí quyển.

Trong các tòa nhà: Radon chủ yếu sinh ra từ nền đất tiếp xúc với các tòa nhà và đôi khi từ vật liệu xây dựng. Nồng độ Radon trong nhà thay đổi đáng kể theo thời gian và không gian vì các lý do khác nhau bao gồm: Đặc điểm của tòa nhà, như loại tầng hầm (có hộp kỹ thuật, có hầm chứa, sàn đất, v.v...), số tầng, đường nối giữa các tầng (đường ống, cầu thang, v.v...); Hàm lượng radium và kết cấu của nền đất tiếp xúc với các tấm xây dựng và tường; Gradient áp suất đang giảm/đang tăng từ bên ngoài vào bên trong; Tốc độ cấp khí ngoài trời phụ thuộc vào mức độ thông gió, mức độ thẩm thấu của tòa nhà và lối sống của người ở trong nhà. Nồng độ hoạt động Radon trong tòa nhà thường cao hơn

trong không khí bên ngoài vì tốc độ lưu thông khí thấp hơn.

Các quy định về đảm bảo an toàn khi tiếp xúc khí Radon

TCVN 7889:2008 quy định các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà: mức phấn đấu cho các loại nhà là (< 60 Bq.m-3), mức khuyến cáo cho nhà xây mới (< 100 Bq.m-3) cho nhà ở hiện hữu (< 200 Bq.m-3). Trên 200 Bq.m-3 cần đưa ra các hành động cần thiết nhằm giảm thiểu nồng độ khí Radon. Sau khi đã áp dụng tất cả các giải pháp giảm thiểu, nồng độ khí Radon tự nhiên trung bình năm trong nhà vẫn ở mức hành động thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng của ngôi nhà.

Kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ đối với nhân viên làm việc trong môi trường có nồng độ khí Radon cao được quy định tại Điều 25 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN như sau: Người sử dụng lao động phải

áp dụng các biện pháp kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ đối với nhân viên làm việc trong điều kiện môi trường khi nồng độ khí Radon tại nơi làm việc vượt quá mức 1000 Bq.m-3 không khí như quy định đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ. Tùy theo điều kiện cụ thể, phải áp dụng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu nồng độ khí Radon trong môi trường làm việc như tăng cường thông khí, pha loãng không khí trong khu vực làm việc với không khí ngoài trời, làm sạch không khí bằng cách sử dụng than hoạt tính hoặc các phương pháp thích hợp khác.

Làm thế nào để giảm nồng độ Radon trong nhà?

Các mức radon thay đổi rất khác nhau từ nhà này sang nhà khác, thậm chí ở cùng một khu dân cư. Sở dĩ như vậy là vì nồng độ khí Radon trong một tòa nhà tùy thuộc vào một vài yếu

Page 15: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 15

Sơ đồ tổng quát cho quá trình phơi nhiễm Radon

tố: mùa, khí hậu, địa chất của khu vực, thiết kế kiến trúc căn nhà và sự lưu thông không khí trong nhà. Nồng độ khí Radon thường có khuynh hướng tập trung cao ở những nơi thấp nhất trong tòa nhà như các tầng hầm, tầng trệt... Cách duy nhất để biết nồng độ Radon trong nhà là tiến hành đo đạc cụ thể. Vì không có mức tối thiểu nồng độ Radon nào được xem là vô hại, nên một vài biện pháp thông thường để giảm tích tụ Radon trong nhà nên được tiến hành thường xuyên như thông gió, tăng cường đối lưu cưỡng bức.

Mặc dù theo kết quả khảo sát ở Đồng Nai hiện chưa phát hiện ra dị thường phóng xạ radon, tuy nhiên về lâu dài để đảm bảo an toàn sức khỏe của dân chúng, có một vài việc có thể làm để giảm thiểu đáng kể các mức Radon trong nhà:

- Tăng cường thông gió trong không gian dưới nền nhà: vì hầu

như phần lớn Radon trong một ngôi nhà có nồng độ Radon cao đều phát ra từ nền nhà. Do đó có thể sử dụng một máy bơm không khí nhỏ để hút Radon từ bên dưới những tảng bê-tông

ra ngoài trước khi khí này xâm nhập vào nhà hoặc tòa nhà.

- Tăng cường đối lưu không khí, sử dụng các biện pháp thông gió cưỡng bức, mở các ô thông gió trên các bức tường,... cho phép sự chuyển dịch không khí tự nhiên được dễ dàng

- Sử dụng các máy lọc không khí

- Lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng nhằm giảm lượng Radon tích tụ trong nước trước khi sử dụng

- Bịt kín các vết nứt trên sàn nhà hoặc trên tường để ngăn ngừa

- Hạn chế thời gian tiếp xúc với sàn nhà hoặc tầng hầm

Đối với các nhà xây mới, cần lưu ý lựa chọn kiến trúc thông thoáng cho ngôi nhà, hạn chế sử dụng vật liệu xây dựng có nguồn gốc granite sẽ cho hàm lượng Radon cao, tránh xây dựng trên nền địa chất có cường độ phóng xạ cao như: trên nền đá magma, trên các dị thường sa khoáng ven biển (ilmenit, titan...), trên các đứt gãy địa chất,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Đinh Duy Khánh, Nguyễn Trung Kiên, Đoàn Hùng Minh (2014), Xây dựng cơ sở dữ liệu về phông

phóng xạ tại huyện Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Đề tài khoa học công nghệ mã số DTT2012-07-1F.

[2]. Nguyễn Thị Hạnh, Đoàn Hùng Minh (2020), Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số nồng độ khí radon trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai. Đề tài khoa học công nghệ mã số DTT2015-08-F.

[3]. TCVN 7889:2008, “Nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà - mức quy định và yêu cầu chung về phương pháp đo”

[4]. TCVN 10759-8:2016 - Đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường - không khí: Radon-222 - Phần 8: Phương pháp luận về khảo sát sơ bộ và khảo sát bổ sung trong các tòa nhà.

[5]. Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng.

[6]. Cross, F. T., 1992, Ed. Indoor Radon and Lung Cancer: Reality or Myth. Twenty-ninth Hanford Symposium on Heath and the Environment", Batelle Press, Columbus

[7]. EPA (June 2003), EPA Assessement of risks from Radon in homes, EPA 402-R-03-003, Office of Radiation and Indoor Air - United States Environmental Protection Agency, Washington DC

[8]. ICRP_65 Protection against Radon-222 at home and at work[9]. World Health Organization. WHO Handbook on indoor radon. A public health perspective. WHO,

Geneva, 2009[10]. UNSCEAR (2006), Report: Effects of ionizing radiation (AnnexE - Sources-to-effects assessment

for radon in homes and workplaces) United Nations Publication, New York, 2008.

Page 16: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

16 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Mô hình xoài ghép của Dự án

Ghép chuyển đổi thành công giống xoài chất lượng cao ở quy mô sản xuấtXoài là một trong những loại

cây chủ lực của huyện Vĩnh Cửu với diện tích gần 3 ngàn ha, trồng tập trung chủ yếu ở 5 xã gồm: Mã Đà, Phú Lý, Hiếu Liêm, Vĩnh An và Trị An. Giống xoài Bưởi là giống xoài được trồng nhiều nhất trên địa bàn, tuy nhiên đây là giống xoài có giá thấp nên một số nhà vườn đã chặt bỏ để trồng mới các giống xoài khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, có những vườn xoài đang trong độ tuổi sinh trưởng phát triển tốt (7-10 năm tuổi). Việc trồng lại mất nhiều thời gian và chi phí nên việc phổ biến, tư vấn cho bà con nông dân trồng xoài Bưởi ở địa phương áp dụng kỹ thuật để chuyển đổi giống xoài cho hiệu quả kinh tế thấp sang giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn là rất cần thiết. Do đó, UBND huyện Vĩnh Cửu phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ triển khai thực hiện Dự án.

Thạc sĩ Phạm Thị Mười, chủ nhiệm Dự án cho biết, được thực hiện từ năm 2017, đến nay, Dự án đã hoàn thành các mục

tiêu đề ra, trong đó đã xây dựng được mô hình thâm canh ghép chuyển đổi xoài chất lượng cao và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho xoài với diện tích 10 ha. Lợi nhuận của mô hình tăng từ 100,21% đến 104,37% so với đối chứng cây trồng mới năm thứ 3.

Cũng theo chủ nhiệm Dự án, nếu chặt đi trồng mới thì phải mất 5 năm sau mới cho thu

hoạch, nhưng thực hiện ghép chuyển đổi chỉ 1 năm sau đã cho thu hoạch với sản lượng cao gấp 2-3 lần.

Là một trong những hộ tham gia Dự án, anh Trần Đình Hân (ấp 3, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) cho biết: “Trước đây trồng xoài Bưởi - một giống xoài năng suất không cao, giá trị kinh tế thấp (giá bán vào mùa chỉ tầm 2000 - 3000 đồng/kg). Khi tham gia Dự án, được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách ghép giống xoài mới, tôi đã chuyển đổi 1ha trồng xoài Bưởi sang ghép giống xoài Đài Loan. Kết quả chỉ sau ghép 1 năm đã cho thu hoạch khoảng 6 tấn. Năng suất và giá thành của giống xoài này cao gấp 3 lần so với giống xoài cũ”.

Theo PGS.TS Trịnh Xuân Vũ, thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ, ở Vĩnh Cửu xưa giờ nông dân trồng xoài bưởi từ hạt nên có rễ cọc ăn sâu vào đất rất bền vững nhưng năng suất, chất lượng thấp, không đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Hiện nay, thị trường đòi hỏi các sản phẩm chất lượng hơn. Tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương tiến hành ghép chuyển đổi. Thay vì đốn bỏ trồng mới đòi hỏi thời gian rất lâu và nhiều kinh phí thì

Ghép chuyển đổi nhanh sang giốngchất lượng cao cho xoài huyện Vĩnh Cửu

L.HƯƠNGNhằm rút ngắn thời gian, chi phí trong thực hiện chuyển đổi giống xoài chất lượng thấp sang giống xoài chất lượng cao, UBND huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh ghép chuyển đổi nhanh sang giống xoài chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP cho xoài ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”. Sau 3 năm triển khai thực hiện, Dự án đã ghép chuyển đổi thành công ở quy mô sản xuất cho giống xoài ở địa phương và 10ha xoài thuộc Tổ hợp tác xoài Phú Lý - Mã Đà đã được cấp chứng nhận VietGAP.

Page 17: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 17

người dân có thể cưa bỏ phần trên của cây xoài Bưởi và ghép vào đó những giống xoài tốt hơn thì đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trên thực tế đi tham quan các vườn của hộ nông dân tham gia Dự án cho thấy tất cả các cây xoài ghép đều rất tốt, thu nhập của người nông dân tăng gấp 3. Điều đó cho thấy Dự án đã thực sự đem lại hiệu quả và được người dân công nhận.

Duy trì và nhân rộng Dự ánThạc sĩ Phạm Thị Mười cho

hay, hiện Tổ hợp tác xoài Phú Lý – Mã Đà đã được cấp chứng nhận VietGAP. Dự án cũng đã biên soạn được sổ tay “Quy trình kỹ thuật ghép chuyển đổi giống

nhanh cho vườn xoài Bưởi ở huyện Vĩnh Cửu” có thể chuyển giao cho nhà vườn có nhu cầu. Quy trình được biên soạn rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, có nhiều hình ảnh minh họa. Đồng thời, Dự án còn thực hiện video về hướng dẫn kỹ thuật một kiểu ghép được sử dụng trong ghép chuyển đổi giống nhanh cho xoài Bưởi ở Vĩnh Cửu giúp nhà vườn dễ dàng học hỏi, áp dụng.

Ngoài ra, Dự án còn đào tạo về phương pháp ghép chuyển đổi giống nhanh và kỹ thuật chăm sóc cây xoài sau ghép theo tiêu chuẩn VietGAP cho 10 kỹ thuật viên làm nòng cốt để triển khai nhân rộng sản xuất xoài theo VietGAP tại địa phương. Đồng thời tập huấn chuyển giao kỹ

thuật ghép chuyển đổi giống nhanh trên cây xoài, kỹ thuật chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại cho cây xoài sau ghép cho 160 người dân địa phương.

Qua quá trình tham gia thực hiện dự án, nhà vườn đã ý thức cao trong việc tuân theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm an toàn.

Anh Nguyễn Văn Khải, người thực hiện 1ha ghép chuyển đổi sang giống xoài Đài Loan ở xã Mã Đà chia sẻ, làm theo VietGAP giúp học hỏi thêm được nhiều kỹ thuật canh tác, chăm sóc đảm bảo sản phẩm an toàn như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học thảo mộc, thu gom và xử lý đúng quy trình vỏ bao bì, chai lọ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Sử dụng cân đối phân vô cơ, tăng cường phân hữu cơ giúp cải thiện dinh dưỡng đất, cân bằng hệ sinh thái trong đất, tăng độ phì nhiêu cho đất”

“Người nông dân chúng tôi rất phấn khởi khi được hướng dẫn thực hiện sản xuất theo VietGAP, vừa giúp nâng cao chất lượng nông sản, tiêu thụ dễ dàng hơn, lại có thể hướng đến xuất khẩu” – anh Khải nói.

Chủ nhiệm Dự án cho biết thêm, Dự án đã xây dựng 10 mô hình (gồm 5 hộ ở xã Phú Lý, 5 hộ ở xã Mã Đà với diện tích mỗi hộ 1ha) ghép 3 loại xoài gồm: xoài Đài Loan, xoài Cát Hòa Lộc và xoài Úc. Tất cả 3 giống xoài ghép này đều cho hiệu quả kinh tế tương đương. Thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương chọn ra giống có hiệu quả và thích hợp nhất để nhân rộng.

L.H

Mô hình ghép chuyển đổi xoài thành công của hộ nông dân tại xã Mã Đà,huyện Vĩnh Cửu

Ngày 15-9, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá sơ kết dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh ghép chuyển đổi nhanh sang giống xoài chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP cho xoài ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” do Thạc sĩ Phạm Thị Mười (Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ) làm chủ nhiệm. Hội đồng khoa học đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Dự án, đồng thời góp ý cho nhóm thực hiện Dự án cần hoàn thiện sổ tay kỹ thuật và chọn được giống xoài ưu việt nhất để nhân rộng tại địa phương.

Page 18: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

18 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Ngày 15 - 9, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị “Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT”. Gần 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh.

Tăng cường quản lý và thực hiện tiết kiệm năng lượngHiện nay, với tốc độ phát

triển kinh tế nhanh chóng, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về sử dụng năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các quốc gia khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như: than đá, dầu khí…đang dần cạn kiệt và gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của an ninh năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55NQ/TW về định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều đột phá về phát triển năng lượng quốc gia; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam…

Tại Đồng Nai, theo ông Trần Minh Đạt, Trưởng phòng Kỹ thuật và Quản lý năng lượng (Sở Công thương), tổng lượng điện năm 2019 của tỉnh Đồng Nai là 13,88 tỷ kWh; sản lượng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chiếm khoảng 90%, còn lại là các dạng năng lượng khác như: gas, khí hóa lỏng, than, dầu… Tuy nhiên, qua công tác khảo sát thực tế, việc sử dụng năng lượng ở một số doanh nghiệp và hộ gia đình vẫn còn nhiều lãng phí. Nguyên nhân là do các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm còn sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, gây lãng phí nguồn năng lượng; hộ gia đình chưa có ý thức tiết kiệm điện.

Hướng đến quản lý năng lượnghiệu quả và bền vững

THANH CẢNHThời gian qua, với việc đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng trên nền tảng IoT (Internet of Things) đã giúp quá trình sản xuất, truyền tải và sử dụng năng lượng ngày càng hiệu quả và bền vững hơn, qua đó hướng tới quản lý năng lượng xanh trong tương lai.

“Việc tăng cường áp dụng các giải pháp năng lượng tái tạo kết hợp quản lý trên nền tảng công nghệ IoT là rất cần thiết, không chỉ giúp tiết kiệm

điện mà còn góp phần tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Trần Minh Đạt chia sẻ.

Thực hiện công tác quản lý và triển khai hoạt động tiết kiệm năng lượng, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đoàn Tấn Đạt cho biết, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản số 6561/UBND-KTN ngày 10/6/2020 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện tiết kiệm điện giai đoạn năm 2020-2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Khoa

Ông Hồ Văn Thịnh, Trưởng phòng Marketing (Công ty Schneider Electric Việt Nam), trình bày giải pháp Ecostruxure mà công ty đang thực hiện, giúp doanh nghiệp nâng cao quản lý và cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Page 19: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 19

học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng để phổ biến và áp dụng rộng rãi trong nhân dân. Riêng trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện Quyết định 837 về “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

tiên tiến, bảo hỗ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập”, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ cho 06 doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, giúp doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Để cụ thể hóa các chủ trương, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị “Ứng dụng các

giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT” nhằm phổ biến, tuyên truyền và giới thiệu các cơ sở pháp lý; đồng thời tạo điều kiện để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên và nhân dân trao đổi về các giải pháp mới, công nghệ cao trong lĩnh vực năng lượng, phương pháp tổ chức quản lý, sử dụng năng lượng thông minh.

Quản lý năng lượng thông minhNghiên cứu áp dụng các giải

pháp năng lượng thay thế để đạt được mức tiêu thụ ít năng lượng hơn và giảm chi phí vận hành là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới. Mạng lưới vạn vật kết nối IoT cho phép các đối tượng vật lý được kết nối với nhau thông qua kết nối Internet đồng thời truyền dữ liệu qua Internet đến các đám mây cung cấp một dịch vụ “thông tin hơn” cho mọi người dùng. IoT đã và đang tham gia vào quá trình cách mạng hóa các ngành công nghiệp và các

Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị “Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh trên nền tảng IoT”

Các đại biểu tham quan mô hình sử dụng pin năng lượng mặt trời bên lề hội nghị

Page 20: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

20 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

lĩnh vực khác nhau của xã hội, trong đó bao gồm cả sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh.

Theo ông Hồ Văn Thịnh, Trưởng phòng Marketing (Công ty Schneider Electric Việt Nam), giải pháp IoT là giải pháp mang tính toàn cầu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Với giải pháp Ecostruxure mà Công ty Schneider Electric Việt Nam đang thực hiện đã giúp cho việc nâng cao quản lý và cao hiệu quả sử dụng năng lượng của khách hàng. Cơ chế hoạt động của giải pháp này là dựa trên nền tảng IoT, có nghĩa là tất cả các thiết bị sẽ kết nối với nhau, từ đó sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá, đo lường, giám sát…cho hệ thống điện của khách hành; đồng thời đưa ra những khuyến cáo, khuyến nghị để đảm bảo “hệ thống sức khỏe lưới điện” của doanh nghiệp luôn luôn được vận hành ổn định và hiệu quả.

“Tại Việt Nam, giải pháp này đã được ứng dụng rộng rãi tại một số doanh nghiệp lớn, tập

đoàn nước ngoài như: Pessi, Cocacola hay các tập đoàn trong nước cũng đang tâm như Vinamik và một số doanh nghiệp khác”, ông Thịnh chia sẻ.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp cung cấp các giải pháp công nghệ trên nền tảng IoT, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Sự phát triển của IoT đã cách mạng hóa các hệ thống quản lý năng lượng để sử dụng năng lượng thích hợp. IoT được coi là đóng vai trò nòng cốt trong việc biến các hệ thống quản lý năng lượng này thông minh hơn trong tương lai sắp tới. Mỗi thiết bị có thể được kết nối với một mạng và nhiều thông tin

có thể thu thập từ các thiết bị được kết nối này.

Ông Bùi Việt Phương, Trưởng bộ phận Marketing năng lượng mặt trời (Công ty TNHH Kỹ thuật Đạt) cho biết, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống năng lượng mặt trời đang dần phổ biến. Với điều kiện thời tiết nắng nóng quanh năm và nhiều khu công nghiệp, Đồng Nai có nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực năng lượng mặt trời. Với nhiều giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh sẽ góp phần tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp và người dân.

T.C

Ban tổ chức chụp hình lưu niệm với các đơn vị tham gia trình bày tại hội nghị

Các cảm biến, thiết bị và phân tích dữ liệu được hỗ trợ IoT đem trí thông minh đến cho thiết bị cũng như mang lại thông tin chuyên sâu hữu dụng, giúp các công ty năng lượng quản lý tài sản một cách linh hoạt, giảm chi phí bảo trì và truyền tải, đồng thời cải thiện an toàn cho người lao động. Những máy tính công nghiệp cùng với các thành phần phần mềm có khả năng tương thích, bảo mật và nâng cấp đang tiếp sức để thúc đẩy phát triển năng lượng thông minh.

Page 21: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 21

NGHIÊN CỨU - PHÁT HIỆN MỚI

Các nhà khoa học vừa nghĩ ra một kỹ thuật mới để biến chai nhựa thành một dạng vật liệu siêu tụ điện

Ky thuât upcycling biên chai nhưa thanh vât liêu siêu tu điênSiêu tụ điện có tiềm năng đáng

kinh ngạc xét về khía cạnh lưu trữ năng lượng, với khả năng nạp và xả gần như tức thời là một trong những điểm “ăn tiền” nhất. Nếu những thành phần quan trọng cho các thiết bị thế hệ tiếp theo này đến từ các nguồn bền vững, chúng càng làm tăng sức hấp dẫn và các nhà khoa học tại Đại học California, Riverside (UCR), Hoa Kỳ đang hiện thực hóa khả năng này dưới dạng một loại vật liệu nano được làm từ rác thải nhựa được tái chế sáng tạo.

Bước đột phá đến từ một nhóm kỹ sư dẫn đầu bởi Cengiz Ozkan, người trong nhiều năm đã nghiên cứu các vật liệu kích thước nano mới có thể giúp làm cho siêu tụ điện trở thành tùy chọn khả thi cho việc lưu trữ năng lượng. Trước đây, Ozkan và các cộng sự

đã đạt được những tiến bộ đầy hứa hẹn liên quan đến mọi thứ, từ graphene đến chai thủy tinh, nhưng khám phá mới nhất của nhóm tập trung vào một trong những vấn đề nhức nhối nhất về môi trường mà chúng ta phải đối mặt: rác thải nhựa.

Nhóm bắt đầu với các mảnh chai nhựa PET. Chúng được hòa tan trong dung môi và được biến thành các sợi cực nhỏ bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là kỹ thuật quay điện, sau đó các sợi này được chuyển đổi thành carbon trong lò nung. Kế tiếp, vật liệu được trộn với một chất kết dính và chất dẫn điện trước khi được kết hợp thành tụ điện 2 lớp có hình dạng giống viên pin đồng xu. Thử nghiệm vật liệu điện cực mới trong cơ cấu này cho thấy nó vận hành như một bộ phận hoạt động hoàn hảo của một

siêu tụ điện.“Tại UCR, chúng tôi đã thực hiện

những bước đầu tiên hướng tới việc tái chế chất thải nhựa thành một thiết bị lưu trữ năng lượng sạc. Chúng tôi tin rằng công trình này có ưu thế về môi trường và kinh tế và cách tiếp cận của chúng tôi có thể mang lại cơ hội cho nghiên cứu và phát triển trong tương lai”, nghiên cứu sinh tiến sĩ, đồng tác giả Arash Mirjalili cho biết

Trong khi siêu tụ điện sạc nhanh hơn pin lithium, chúng lại không tích trữ được nhiều năng lượng. Do vậy, ngoài việc siêu tụ điện có thể cho phép xe điện cũng như điện thoại hay laptop sạc đầy trong vài phút thay vì hàng giờ, vẫn còn có chỗ để kiến trúc lưu trữ năng lượng này được sử dụng rộng rãi ngày nay.

HA (UCR)

Page 22: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

22 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Quy trinh in mơi biên giây thương thanh bê măt tương tac

Một tờ giấy hoặc bìa các tông bình thường không thể chống thấm, tương tác hay thu năng lượng nhưng một công nghệ in sáng tạo mới được phát triển tại Đại học Purdue, Hoa Kỳ có thể hiện thực hóa tất cả các chức năng trên. Các nhà nghiên cứu đã trình diễn kỹ thuật này bằng cách biến một trang vở thành máy phát nhạc và họ khẳng định công nghệ có khả năng nâng quy mô để sử dụng với các quy trình in lớn hơn cho nhiều mục đích thiết thực hơn.

Theo tác giả nghiên cứu, đây là lần đầu tiên một thiết bị điện tử bằng giấy tự cung cấp năng lượng được trình diễn. “Chúng tôi đã phát triển một phương pháp giúp giấy đẩy nước, dầu và bụi bằng cách phủ lên giấy các phân tử flo hóa. Lớp phủ đẩy mọi thứ này cho phép chúng tôi in nhiều

Các nhà nghiên cứu trình diên công nghệ mới băng cách biến một tờ giấy thành một bàn phím có khả năng truyền dữ liệu không dây

Tăng tuôi tho pin lithium-ion băng lơp phu cưc âm mơi

Mặc dù có những tiến bộ dường như bất tận trong thiết kế pin thử nghiệm, pin lithium-ion truyền thống vẫn đang là sản phẩm dẫn đầu. Mặc dù vậy, còn có rất nhiều yếu tố khác để cải tiến và giờ đây các nhà nghiên cứu đã xác định được một lớp phủ cực âm mới có thể khiến chúng trở nên an toàn hơn và sử dụng được lâu hơn.

Dù được sử dụng rất phổ biến, pin lithium-ion được biết vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Một trong số đó là cực âm pin này có thể tạo ôxy quá mức, gây phản ứng với chất điện phân. Phản ứng này tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt cực âm, làm giảm lượng điện năng có thể truyền qua giữa 2 thành phần, do đó làm giảm hiệu năng tổng thể của pin.

Để khắc phục vấn đề, cực âm trong hầu hết các pin lithium-ion có lớp phủ đặc biệt để giảm tác động. Thật không may, lớp phủ đó lại làm chậm tốc độ ion lithium vào và ra, làm giảm hiệu suất. Thêm vào đó, vì lớp phủ không phủ hết toàn bộ bề mặt nên sự xuống cấp vẫn có thể xảy ra khi pin hoạt động ở nhiệt độ hoặc điện áp cao hơn.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, Mỹ và Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) đã xem xét các lớp phủ thay thế nhằm giúp pin duy trì được lâu hơn.

Nhóm nghiên cứu tìm ra một loại pôlyme dẫn điện có tên là PEDOT. Họ nhận thấy chất này bảo vệ cực âm trong khi vẫn cho phép các ion và electron lithium đi qua. Và vì nó được phủ từ dạng khí bằng cách sử dụng kỹ thuật lắng đọng hơi hóa học ôxy hóa nên nó bao phủ từng hạt riêng rẽ của cực âm. Nhờ đó, nó bao phủ toàn diện hơn nhiều so với các lớp phủ thông thường vốn chỉ phủ được một phần.

Lớp phủ mới có thể tăng điện áp vận hành của pin lên 4,6 V từ 4.2 V của pin lithium-ion hiện có. Nhóm nghiên cứu nói rằng điều này sẽ giảm chi phí cho gói pin và kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị.

LH (PTNQG Argonne)

Lớp phủ mới có tên PEDOT se bao phủ từng hạt của cực âm, kéo dài tuổi thọ sử dụng của pin lithium-ion

Page 23: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 23

lớp vi mạch lên giấy mà không bị lem mực từ lớp này qua lớp khác”.

Lấy lớp phủ đẩy mọi thứ làm điểm khởi đầu, các nhà nghiên cứu có thể tích hợp cảm biến áp suất dọc lên giấy. Việc này không chỉ cho phép giấy trở thành bề mặt tương tác cho nhiều ứng dụng khác nhau mà nó còn có thể thu năng lượng từ hoạt động của người dùng thông qua lực ma sát họ tạo ra trên thiết bị. Năng lượng này có thể sử dụng để cấp điện cho truyền Bluetooth không dây.

Nhóm nghiên cứu đã trình diễn công nghệ mới bằng cách biến nó thành một bàn phím có khả năng truyền dữ liệu không dây và thậm chí ấn tượng hơn là một chiếc máy phát nhạc. Nhạc cụ dựa trên giấy này có thể phản hồi với các cử chỉ chạm và vuốt để tăng giảm âm lượng, đồng thời còn có các nút in trên giấy để tắt tiếng và chuyển bài hát.

Điều quan trọng là nhóm nghiên cứu cho biết chi phí in các thiết bị này rất rẻ, chỉ dưới 0,25 USD cho mỗi thiết bị và công nghệ cũng tương thích với các quy trình in điển hình. Điều này có nghĩa là nó có thể dễ dàng điều chỉnh để biến những thứ như thùng các tông thành bao bì thông minh chẳng hạn.

Cũng theo Martinez, ông hình dung công nghệ này sẽ cho phép người dùng tương tác với bao bì thực phẩm để xác định xem thực phẩm có an toàn để tiêu thụ hay không hoặc cho phép người mua hàng ký nhận gói hàng giao tận nhà bằng cách quẹt ngón tay lên hộp để xác minh mình là chủ sở hữu của kiện hàng.

SK (Đai hoc Purdue)

NHÂN VẬT - SỰ KIỆN

Nam Bộ kháng chiến vàbản hùng ca “Ta đi theo tiếngkêu sơn hà nguy biến”

TS.VŨ TRUNG KIÊN"Mùa thu rồi ngày hăm baTa đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến.Rền khắp trời lời hoan hôDân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiềnĐó là những lời ca hào hùng trong bài hát Nam Bộ kháng chiến

của nhạc sĩ nghiệp dư Tạ Thanh Sơn. Cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược lần thứ 2 chính thức bắt đầu từ ngày 23-9-1945. Có nghĩa nhân dân Miền Nam được hưởng những ngày hòa bình, độc lập vô cùng ngắn ngủi, chỉ đúng 21 ngày, “Miền Nam đi trước về sau” (Tố Hữu).

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ được thành lập do Trần Văn Giàu làm chủ tịch. Ủ ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ tuyên bố mình là bộ phận phía Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau gần 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp, mặc dù trước đó đã thất bại và thúc thủ trước phát xít Nhật nhưng vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược lại nước ta một lần nữa. Đêm 22-8-1945, Ủy viện Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ (thuộc chính phủ De Gaulle) là Jean Cédile nhảy dù xuống gần Biên Hòa và bị nông dân bắt giữ giao cho quân đội Nhật và sau đó được thả ra. Ngày 27-8-1945, Cédile gặp Trần Văn Giàu đề nghị tương lai chính trị của Việt Nam. Trong cuộc họp này, Trần Văn Giàu yêu cầu điều kiện tiên quyết là Pháp trước hết phải công nhận nền độc lập của Việt Nam rồi mới bàn tới quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, nhân dân Nam bộ đã nhất tề nổi dậy kháng chiến chống Pháp

Ảnh:

LIỆ

U

Page 24: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

24 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Chỉ đúng 3 tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thực dân Pháp dưới sự hậu thuẫn của quân Anh đã quay trở lại xâm lược đất nước ta. Hơn sáu nghìn quân Pháp còn lại ở Sài Gòn dưới sự hà hơi, tiếp sức của 10 nghìn quân Anh đã gây hấn ở Sài Gòn. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam Bộ họp khẩn cấp và kêu gọi toàn dân kiên quyết kháng chiến. Ngay chiều 23-9-1945, thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến, cả Sài Gòn đình công, bất hợp tác với Pháp. Các công sở, hãng buôn đóng cửa, chợ không họp, các ụ chiến đấu hình thành khắp nơi trong thành phố. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ nhất tề đứng dậy, tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn rung động cả nước. Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam, Đổng lý ngự tiền Bộ Tư pháp Chính phủ Trần Trọng Kim có mặt tại Sài Gòn những ngày ấy đã viết trong hồi ký: “Lửa đỏ rực trời…Không đèn, không nước. Sài Gòn bị bao vây”. Ủy ban Kháng chiến ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên chống quân xâm lược. Ngày 24-9-1945, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu nhân dân cả nước dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Ngày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam Bộ khẳng định quyết tâm kháng chiến của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta; đồng thời chỉ rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Cả Sài Gòn tản cư dù người Pháp kêu gọi mọi người bình tĩnh và ở lại. Thanh niên khắp nơi ở Nam Bộ nô nức tòng quân, các đoàn quân Nam tiến ùn ùn vào Nam với quyết tâm cùng đồng bào Nam Bộ giữ nền độc lập non trẻ.

Chỉ bằng mã tấu, gậy tầm vông và tấm lòng quả cảm, những người dân Nam Bộ thành đồng đã nhất tề đứng lên dũng cảm chiến đấu với kẻ thù. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những ngày đầu ở Nam Bộ đã đánh đòn đầu tiên và mạnh mẽ vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, tiêu hao sinh lực địch, kìm chân địch trong thành phố và các thị xã trong một thời gian, góp phần giữ vững chính quyền non trẻ của nhân dân. Tháng 2-1946, thay mặt Chính phủ và đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: Thành đồng Tổ quốc.

Nam Bộ kháng chiến là bản hùng ca bất hủ. Đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ xứng danh Thành đồng Tổ quốc mà Bác Hồ trao tặng. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam đã cùng nhân dân cả nước lập nên những chiến công chói lọi. Và, Nam Bộ kháng chiến là bản hùng ca mở đầu cho những chiến công ấy.

Hệ thống hỗ trợ trồng cây có bầuMáy trồng cây có bầu của

nhóm tác giả Nguyễn Duy Hưng, Trịnh Quốc Đạt (trường THPT Phú Ngọc, huyện Định Quán) là sản phẩm giúp những người nông dân tích hợp nhiều chức năng, tối ưu hóa được công việc trồng cây có bầu. Đây là giải pháp đạt giải Ba trong Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đồng Nai năm 2019.

Sản phẩm thực hiện tất cả các công đoạn trồng cây gồm: khoan hố, đo độ sâu hố, bỏ phân bón lót, đưa cây xuống hố, gom và lấp đất, camera và màn hình hiển thị khoảng cách, hình ảnh của cây trồng giúp người điều khiển máy kéo di chuyển đến vị trí trồng cây tiếp theo chính xác và tiếp tục khoan hố trồng cây, đồng thời quan sát được cây vừa trồng có đạt yêu cầu hay không.

Sản phẩm được làm từ những nguyên vật liệu: ống nhựa PVC, thép hộp, bánh xe máy, hộp giảm tốc, mũi khoan, sắt ống đặc, pin năng lượng mặt trời, công tắc, bộ chuyển đổi, Fomex, ắc quy 12VDC, camera và màn hình hiển thị khoảng cách cây trồng, phễu….

Em Nguyễn Duy Hưng cho biết, sản phẩm sử dụng máy kéo Shibuara S1500 hỗ trợ khoan hố trồng cây và di chuyển hệ thống. Trước khi sử dụng, bình ắc quy được tích điện từ pin năng lượng mặt trời hoặc có thể sử dụng nguồn điện 220V, cắm dắc nối với bộ nguồn, điều chỉnh thiết bị đo độ sâu hố trồng cây trước khi trồng. Khi làm việc, người điều khiển máy kéo thực hiện khoan hố trồng cây bằng cách hạ cần điều khiển mũi khoan đào hố. Khi mũi khoan đến độ sâu yêu cầu, công tắc hành trình sẽ đóng lại, còi hoạt động báo hiệu độ sâu đạt yêu cầu để nhấc

Nhân dân Nam Bộ cắm chông, tạo vật cản ngăn chặn quân Pháp

Ảnh:

LIỆ

U

Page 25: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 25

mũi khoan lên. Sau đó, người hỗ trợ trồng cây có thể bỏ phân bón lót và lấy cây giống đưa vào bộ phận chuyển cây. Khi cây đã vào hố trồng, người hỗ trợ trồng cây sẽ nhấn công tắc kích hoạt cho người điều khiển máy kéo di chuyển tới vị trí tiếp theo.

Trong thời gian di chuyển, bộ phận lấp đất thực hiện công việc gom và nén đất hoàn thành công việc trồng cây. Người điều khiển máy kéo quan sát hình ảnh từ màn hình của camera để di chuyển đến vị trí cây trồng tiếp theo được chính xác, đồng thời quan sát được cây vừa trồng có đạt yêu cầu hay không.

Máy chẻ thân cây khoai mìTrảng Bom là địa phương có

nhiều gia đình trồng nấm mèo.

Để có những meo giống tốt, quyết định đến chất lượng nấm mèo, người nuôi trồng phải mất nhiều thời gian và công sức để chẻ thân cây khoai mì thành que nhỏ - một nguyên liệu quan trọng để làm meo giống cho nấm mèo.

Thấu hiểu được nỗi vất vả khó nhọc của người thân và bà con xung quanh trong việc dùng dao chẻ cây mì thành que nhỏ, em Nguyễn Đình Nguyên – học sinh trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom đã đề xuất ý tưởng sáng chế dụng cụ chẻ cây khoai mì thành que và được người thân ủng hộ, tìm tòi sáng chế thành công.

Sau hơn 1 năm mày mò, chỉnh sửa nhiều lần, dụng cụ chẻ thân cây khoai mì đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng

từ nửa năm nay, trở thành một công cụ hữu hiệu đối với những người nông dân địa phương. Bàn chẻ gồm bộ phận truyền động; bộ phận tạo lực ép; lưỡi cưa và bộ phận khung máy bảo vệ lưỡi cưa. Để tạo ra dụng cụ này, em Nguyễn Đình Nguyên đã đưa ra ý tưởng, cùng với người chú của mình là anh Hồ Nhật Tiến nghiên cứu, tìm tòi, chế tạo.

Ngoài mô hình bàn chẻ cây mì thành que, em Nguyễn Đình Nguyên và anh Hồ Nhật Tiến còn sáng chế mô hình máy gọt vỏ cây mì giúp gọt sạch vỏ ra khỏi thân cây một cách nhanh chóng và (máy cắt cây mì) mô hình máy cắt

cây mì để cắt thân cây mì thành từng đoạn ngắn đều nhau. Cả 3 mô hình đều được nối với nguồn điện và bật công tắc trước khi sử dụng nên đảm bảo an toàn cũng như dễ bảo dưỡng, đảm bảo độ bền của các máy. Các mô hình này đã đạt giải nhất cấp huyện trong Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên tỉnh Đồng Nai năm 2020. Riêng dụng cụ chẻ cây khoai mì thành que đã đạt giải Nhất ở Cuộc thi cấp tỉnh năm 2020.

Với kích thước nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, chi phí không quá cao (khoảng 5 triệu đồng) mà năng suất lao động tăng nên các mô hình này nhanh chóng được các hộ gia đình trên địa bàn học hỏi và đưa vào sử dụng.

N.Y

THANH THIẾU NIÊN VỚI NHỮNG SÁNG TẠOHỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

NGỌC YẾNCuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đồng Nai đã chứng minh sức sáng tạo không giới hạn ở mọi lứa tuổi với nhiều sản phẩm trí tuệ và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Trong đó, các em học sinh đã có những sáng tạo, giải pháp hữu ích góp phần hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Máy chẻ thân cây khoai mì được nhiều người dân địa phương sử dụng

Page 26: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

26 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

TRAO ĐỔI

Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lầnÔ nhiễm rác thải nhựa đang

trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng, sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ny-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Để tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ny-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút...); không sử dụng băng

rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị và các sự kiện khác; tuyên truyền cho người lao động biết và thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa, được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm; không cấp phép cho các cơ sở nhập khẩu phế liệu chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại phế

liệu; mở rộng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, quảng bá, tiêu dùng các sản phẩm nhựa, túi ny-lông được gắn nhãn xanh; nhân rộng các mô hình giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa, túi ny-lông tại các địa điểm, khu du lịch.

Chính phủ sẽ hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi ny-lông khó phân hủy kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt; mở rộng đối tượng chịu thuế và

Đồng Nai chung tay cùng cả nước giảm thiểu chất thải nhựa. Trong ảnh: Các đơn vị trong ngành Y tế Đồng Nai ký kết triển khai giảm thiểu chất thải nhựa

Cam kết và hành động mạnh mẽ đểgiảm thiểu chất thải nhựa nhằm chung tay

bảo vệ môi trườngLÊ VĂN

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Với những cam kết và hành động mạnh mẽ, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, qua đó chung tay bảo vệ môi trường.

Page 27: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 27

Nhận thức được vai trò trong giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu, Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa để bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương. Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Canada, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chống chất thải nhựa trên toàn quốc, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải nhựa.

tăng mức thuế đối với túi ny-lông, bao bì và sản phẩm nhựa khó phân hủy.

Sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường để thay thếÔ nhiễm rác thải nhựa, trong

đó có túi ny-lông đang là yếu tố gây thảm họa môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, mặc cho những cảnh bảo đó, rác thải nhựa và túi ny-lông hiện vẫn là sản phẩm được sử dụng phổ biến hằng ngày, đặc biệt là túi ny-lông. Việc nghiên cứu các sản phẩm thay thế đang được tập trung thực hiện.

Chính vì vậy, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thay thế nhựa trong sản xuất, kinh doanh như: vật liệu nhựa phân hủy ở trong nước biển, vật liệu nhựa sinh học (bio plastic), ứng dụng công nghệ dùng xenlulo, thay thế vật liệu nhựa bằng giấy; thúc đẩy, hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến tái chế và

xử lý chất thải nhựa; thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nhựa…

Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu hạn chế sử dụng rác thải nhựa, tiến tới ngưng sử dụng túi ny-lông, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni-lông, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin plastics).

Đặc biệt, về lâu dài giải pháp quan trọng nhất vẫn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa; hình thành ý thức, thói quen của người dân về giảm thiểu, phân loại chất thải nhựa; phát hiện, phổ biến và trao giải thưởng môi trường đối với các mô hình, giải pháp, sáng kiến về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa…

L.V

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Trong ảnh: Một cuộc họp tại Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai không sử dụng nước uống đóng chai mà sử dụng ly thủy tinh để uống trà

Page 28: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

28 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Sử dụng nguyên vật liệu tại chỗTừ vị trí một “ông lớn” trong

ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, những năm 2000, Công ty Cargill Việt Nam (TP.Biên Hòa) lấn sân sang lĩnh vực chế biến nông sản. Thời kỳ đầu, công ty sử dụng nguồn nguyên liệu (đậu nành, ca cao, cà phê) nhập từ các nước châu Phi, Bắc Mỹ. Về sau, công ty hợp tác với nông dân trong nước để phát triển các dự án trồng cây ca cao, đậu nành. Công ty hỗ trợ kỹ thuật, cây giống, phân bón và bao tiêu đầu ra cho nông dân với mức giá tốt. Theo chia sẻ của công ty, sự hợp tác này không chỉ đem lại lợi ích cho người nông dân, phát triển bền vững ngành nông nghiệp mà còn giúp công ty thu mua được nguồn nguyên liệu chất lượng tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, giá thành.

Liên quan đến chiến lược sản xuất sạch, phát triển bền vững, công ty này đặt mục tiêu giảm 30% khí thải nhà kính từ các chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm phát sinh chất thải đồng thời thu hồi và tái chế các loại bao bì; hỗ trợ nông dân tiết kiệm nước tưới, sản xuất và chăn nuôi an toàn, hiệu quả. Bà Ruth Kimmelshue, Giám đốc Phát triển bền vững của Cargill, cho biết: “Cargill tiếp tục có những hành động quyết liệt nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, có đổi mới dây chuyền và công nghệ để

tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các phụ phẩm từ công nghiệp chế biến nông sản làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; hợp tác và giúp những người nông dân phát triển ngành nông nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng tới khí hậu, tái sinh đất đai và cải thiện khả năng sử dụng nguồn tài nguyên nước”.

Đi vào hoạt động từ năm 2007, Công ty CP Dệt Texhong (thuộc Tập đoàn Texhong Trung Quốc) đang có sự thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh. Bà Châu Bá Cầm, Tổng giám đốc công ty cho biết, sản phẩm chủ yếu của công ty là sợi dẻo, sợi đốt tre dùng trong ngành dệt may, da giày. Sản lượng trung bình mỗi năm công ty sản xuất khoảng 450 ngàn cọc sợi các loại, tương đương khoảng

300 ngàn tấn, chiếm 40% sản lượng sợi cả nước. Để thực hiện chiến lược phát triển lâu dài, phấn đấu trở thành DN dệt sợi hàng đầu trong nước, công ty đã và đang liên kết với các DN, nhà cung ứng nguyên vật liệu trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, tăng khả năng cạnh tranh và hưởng các ưu đãi về thị trường tiêu thụ, thuế quan liên quan đến nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Cùng với đó là phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nhiều DN thuộc các ngành dệt may, da giày, gỗ, cơ khí khác cũng đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nguyên liệu có nguồn gốc trong nước. Đây vừa là cơ hội cho người nông dân, DN cung ứng sản phẩm vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị liên

Sản xuất sợi tại Công ty CP Dệt Texhong (H.Nhơn Trạch)

Doanh nghiệp tiên phong sản xuất sạchHOÀNG LỘC

Nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã và đang chủ động cải tiến trang thiết bị, sử dụng nguyên vật liệu, nhân lực theo hướng tiết kiệm, bền vững. Đây vừa là chủ trương của tỉnh vừa là mục tiêu giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN.

Page 29: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 29

kết toàn cầu vừa giúp các “ông lớn” chủ động được nguồn nguyên liệu, giảm chi phí giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.

Đưa công nghệ vào sản xuấtĐồng Nai cũng đã có hơn

10 năm triển khai và áp dụng chiến lược này trong sản xuất công nghiệp, nhằm hướng đến một nền công nghiệp “xanh” trong tương lai và không thể phủ nhận, tỉnh đang là một trong những địa phương đi đầu cả nước về bảo vệ môi trường, kể cả việc áp dụng những chính sách cứng rắn trong thu hút đầu tư. Hiện tỉnh đang tiếp tục triển khai Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp với các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ DN đổi mới và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng hạ kỹ thuật phục vụ sản xuất sạch; Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo Sở Công thương, việc hỗ trợ DN áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng đã được triển khai nhiều năm nay và đem lại hiệu quả tích cực trong sản xuất. Điển hình là: Công ty CP Bao bì Biên Hòa, Công ty CP Công nghiệp Tung Kuang; Công ty TNHH Meiwa

May mặc tại Công ty CP Đồng Tiến (TP.Biên Hòa)

Việt Nam, Công ty TNHH Xây dựng và trang trí nội thất số 7, Công ty TNHH Phi Dung, Công ty CP Sơn Đồng Nai, Công ty TNHH Nam Long, Công ty TNHH Hóa keo Kỹ thuật. Tính sơ bộ trong 5 năm qua, các DN đã tiết kiệm được trên 2,8 triệu kWh điện/năm; khoảng 312 tấn dầu/năm; hàng trăm tấn gas và giảm gần 2,8 ngàn tấn CO₂ phát thải ra môi trường.

Bên cạnh việc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, Sở Công thương, Sở Khoa học công nghệ cũng khuyến khích và hỗ trợ các DN lắp đặt, sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời mái nhà cho sản xuất công nghiệp và bán lại cho ngành điện. Hỗ trợ các DN ngành dệt may ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất, nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải... góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hằng năm, sở có kế hoạch hỗ trợ từ 3-5 DN thay đổi công nghệ sản xuất và áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn.

Trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Công thương đặt mục tiêu: giảm 5-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất (dệt may, đồ uống, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy; 5-10 DN áp dụng hình thức sản xuất và tiêu dùng bền vững; 50% các khu, cụm công nghiệp được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Theo bà Châu Bá Cầm, Tổng giám đốc Công ty CP Dệt Texhong, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất không chỉ nâng cao chất lượng cho sản phẩm, tiết giảm tối đa lao

động, chi phí về mặt bằng, nhà xưởng, mà còn bố trí quản lý một cách khoa học, đặc biệt giải quyết được điểm yếu của ngành dệt nhuộm về môi trường nhờ triệt tiêu được lượng lớn khí thải, nước thải và chất thải rắn. Ngoài ra, công nghệ mới còn giúp DN rút ngắn phần lớn thời gian sản xuất, nhờ đó bắt kịp với xu hướng của thị trường, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm... Do đó DN đang và sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Việc thay đổi máy móc, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ để tiết giảm các chi phí là tất yếu và DN nào cũng muốn thực hiện. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian, kinh phí, nguồn nhân lực và hạ tầng cho sản xuất sạch. Do vậy, nhiều DN mong muốn có quy chuẩn về sản xuất sạch, hoàn thiện hạ tầng về kỹ thuật, pháp lý để yên tâm đầu tư sản xuất sạch.

Ông Lê Văn Danh, Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho rằng, từ năm 2006, UBND tỉnh đã ban hành quy định trong thu hút đầu tư các dự án vào Đồng Nai là phải có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Những dự án ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm cao đều bị từ chối. Hiện nay, tỉnh đang khuyến khích các DN hoạt động lâu năm đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm hạn chế tác động môi trường nước, không khí; liên kết với các DN trong nước thu mua nguyên vật liệu, phát triển công nghiệp phụ trợ; ưu tiên thu hút các DN sử dụng công nghệ cao, DN có lịch sử chấp hành tốt quy định về môi trường.

H.L

Page 30: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

30 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Hỗ trợ HTX tiếp cận và mở rộng thị trườngXúc tiến thương mại giữ vai

trò quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các mối liên doanh, liên kết, giúp các HTX trên địa bàn tỉnh từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tạo thêm việc làm cho thành viên và người lao động. Giai đoạn 2016-2020, thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, Đồng Nai đã hỗ trợ các HTX tiếp cận, mở rộng thị trường. Trong 5 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ cho 40 lượt HTX, doanh nghiệp tham gia các đợt hội chợ triển lãm trong tỉnh và hỗ trợ 336 lượt HTX/doanh nghiệp có sản phẩm mục tiêu tham gia hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt, các sở, ngành liên quan đã phối hợp các đơn vị tổ chức 4 cuộc hội nghị, liên kết giao thương Đồng Nai - Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đăk Lăk nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng tiêu thụ nông sản thực phẩm rau quả an toàn vào hệ thống chợ đầu mối, siêu thị và kênh phân phối truyền thống; hỗ trợ xây dựng 15 website cho 15 HTX trên địa bàn, qua đó giúp người nông dân, HTX ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Dự án thí điểm mô hình “Doanh nghiệp - HTX - Nông dân” áp dụng đối với sản phẩm ca cao được triển khai thực hiện thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã đưa sản phẩm tham gia xúc tiến thương mại, góp phần giải quyết việc làm cho bà con nông dân trong lúc nông nhàn có thêm thu nhập. Qua đó, người dân thấy được hiệu quả của việc tham gia HTX.

Bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định- một trong số ít HTX của Đồng Nai trở thành chủ đầu tư dự án cánh đồng lớn, chia sẻ, “Thời gian qua, tôi luôn tích cực tham gia các hội nghị, hội chợ cũng như các chương trình xúc

tiến, quảng bá cho nông sản. Đây là cơ hội để HTX tìm được đối tác xuất khẩu trái cây tươi”. Nhờ đó, HTX đã có đối tác bao tiêu sản phẩm xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc. Đơn vị đang làm việc với một số đối tác là doanh nghiệp của Thái Lan, Hàn Quốc để bàn việc hợp tác xuất khẩu nông sản đi nhiều nước khác.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Đồng Nai (Sở Công thương) cho biết, thời gian tới, Đồng Nai sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện các chương trình, hội nghị kết nối giao thương giữa các tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với

Sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm trong sản xuất

HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ TỪNG BƯỚC NÂNG CAOHIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

BẢO KHÁNHThực hiện phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020, thời gian qua, Đồng Nai đã thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, trong đó vấn đề hỗ trợ hợp tác xã (HTX) mở rộng thị trường cũng như đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được đặc biệt quan tâm.

Page 31: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 31

chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây, các hệ thống siêu thị trong tỉnh và các địa phương trên cả nước.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mớiTrong những năm qua, các

sở, ngành, chuyên môn đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ HTX ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, trong đó đã hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng. Cụ thể, đã hỗ trợ 900 triệu đồng xây dựng và áp dụng VietGAP; hỗ trợ 23 HTX, tổ hợp tác bảo hộ sở hữu trí tuệ; hỗ trợ 1 đơn vị nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ và tiết kiệm năng lượng.

Giám đốc HTX Xoài Suối Lớn cho hay, nhờ xây dựng được vùng chuyên canh xoài sạch, được cấp chứng nhận GlobalGAP, có website quảng bá sản phẩm nên thương hiệu xoài Suối Lớn được thị trường biết tiếng từ nhiều năm nay. Gần đây, HTX Xoài Suối lớn còn được cấp mã số vùng trồng đã mở ra cơ hội rất lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

Các HTX đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, cây, con, giống; hỗ trợ xây dựng đề án sản xuất thử sản phẩm mới (nấm mèo); ứng dụng khoa học kỹ thuật mới (lò sấy nông sản, hệ thống tưới phun và lưới chống côn trùng…); hỗ trợ và hướng dẫn các HTX tham gia thực hiện chương trình chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm cho các HTX.

Hiện toàn tỉnh có 132 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của 67 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến; 52 HTX và 18 tổ hợp tác tham gia. Trong đó có 85 chuỗi liên kết trong lĩnh vực trồng trọt với quy mô hơn 12.700 ha với chủ yếu là các chuỗi cây ăn quả (37 chuỗi), 7 chuỗi cây lương thực, 21 chuỗi cây công nghiệp, 7 chuỗi rau, 13 chuỗi dược liệu và các loại cây trồng khác. Trong 85 chuỗi này, có 16 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lĩnh vực trồng trọt được UBND tỉnh phê duyệt và hưởng chính sách theo Quyết định 162/2013 của Thủ tướng do 12 doanh nghiệp và 18 HTX tham gia với tổng diện tích được duyệt hơn 5 ngàn ha.

Có 28 chuỗi liên kết trong lĩnh vực chăn nuôi với quy mô 1,2 triệu quả trứng/năm và hơn 388 ngàn tấn. Trong đó có 12 chuỗi chăn nuôi heo, 8 chuỗi gia cầm, 4 chuỗi trứng, 3 sản phẩm chế biến từ thịt heo và 1 sản phẩm chế biến từ sữa bò.

Ngoài ra còn có 4 chuỗi thủy sản và 15 chuỗi chợ an toàn thực phẩm. Từ đó đã giúp cho nông dân ổn định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có tính chất bền vững, lâu dài, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia dự án.

Trong Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Nai đã nêu rõ, năm 2021, Đồng Nai sẽ đẩy mạnh việc hỗ trợ các HTX xây dựng và thực hiện mô hình liên kết chuỗi ở các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo điều kiện hỗ trợ cho HTX chăn nuôi liên kết với các HTX, doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các đơn vị tiêu thụ; hỗ trợ HTX mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp tác, sáp nhập thành HTX quy mô lớn; tập trung xây dựng một số mô hình điển hình tiên tiến, hiện đại để tạo điều kiện cho việc phổ biến, nhân rộng.

B.K

Hỗ trợ HTX tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Page 32: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

32 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Mặt hàng heo, gà vẫn nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh khi bước vào hội nhập. Trước những thách thức mới, ngành chăn nuôi Đồng Nai tiếp tục tập trung phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại.

Đối mặt nhiều thách thứcNgành chăn nuôi hiện đang

đối mặt với nhiều khó khăn vì rủi ro dịch bệnh, đặc biệt người chăn nuôi heo hiện vẫn rất cẩn trọng tái đàn, tăng đàn vì e ngại dịch tả heo châu Phi có thể tái phát.

Phó chủ tịch UBND huyện Thống Nhất Nguyễn Đình Cương cho biết, hiện tổng đàn heo của huyện chỉ còn khoảng 160 ngàn con, chưa bằng 30% so với tổng đàn khi xảy ra dịch tả heo châu Phi. Khó khăn không nhỏ trong việc tái đàn hiện nay là đàn giống giảm quá mạnh và không dễ phục hồi trong một sớm một chiều. Người chăn nuôi nhỏ lẻ hiện không đủ điều kiện và cũng không còn nguồn vốn để tái đàn. Chỉ một vài trang trại quy mô vừa và nhỏ tái đàn nhưng cũng vẫn đếm trên đầu ngón tay vì tình hình tái phát dịch tả heo châu Phi còn rất phức tạp.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đạo, chủ trại heo ở xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu) chia sẻ, nuôi heo hiện nay như đánh bạc mà người nuôi không cầm chắc phần thắng. Do giá heo giống tăng quá cao, nguồn vốn để tái

đàn hay đầu tư một trại chăn nuôi mới tăng gấp đôi, gấp ba so với trước đây. Thực tế, một số chủ trại trắng tay khi vừa tái đàn, heo bất ngờ chết hàng loạt vì tái phát dịch tả heo châu Phi.

Thời gian qua, giá heo hơi luôn đứng ở mức cao vì nguồn cung thấp hơn cầu. Chính phủ và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm hạ nhiệt giá thịt heo. Ngoài việc hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn thì có giải pháp tăng nhập khẩu nguồn thịt heo đông lạnh, nhất là gần đây, nhập khẩu heo sống từ Thái Lan đã bắt đầu có tác động lên thị trường. Việc giá heo hơi tăng quá cao như hiện nay là bất lợi rất lớn với ngành chăn nuôi trong nước. Vì giá cao là nguyên nhân khiến sức tiêu thụ mặt hàng này chậm lại. Đây

cũng là cơ hội cho thịt heo đông lạnh và gần đây là heo sống từ Thái Lan nhập khẩu tăng mạnh vào thị trường Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, các loại gia cầm, tiêu biểu là gà công nghiệp nhiều đợt rớt giá, có thời điểm giảm kỷ lục chỉ còn hơn 10 ngàn đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Tình hình tiêu thụ của nhiều sản phẩm chăn nuôi đều gặp khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid - 19, áp lực cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng lớn khi thịt nhập từ các nước không ngừng tăng nhanh.

Liên kết chăn nuôi an toànGiai đoạn hội nhập đòi hỏi

ngành chăn nuôi phải cạnh tranh bằng lợi thế chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ

Đồng Nai khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô lớn. Trong ảnh: Trang trại Hoa Phượng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu)

Phát triển chăn nuôi trong hội nhậpBÌNH NGUYÊN

Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước khi thuộc tốp đầu về tổng đàn gia súc, gia cầm. Trong giai đoạn thị trường heo hơi sốt giá do thiếu nguồn cung, Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc tăng đàn, tái đàn góp phần ổn định thị trường thịt heo. Sau dịch tả heo châu Phi, tình hình tái đàn, tăng đàn heo của Đồng Nai cũng cao hơn mức trung bình toàn quốc.

Page 33: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 33

Tuy gặp nhiều khó khăn, nhất là bị thiệt hại nặng nề do dịch tả heo châu Phi, năm 2019, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Đồng Nai đạt gần 41,8 ngàn tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản phẩm chăn nuôi vẫn đạt hơn 21,3 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành. Tính đến nay, tổng đàn heo của Đồng Nai đạt hơn 2,1 triệu con, giảm hơn 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã tăng hàng trăm ngàn con so với thời điểm tổng đàn heo giảm mạnh do thiệt hại bởi dịch tả heo châu Phi.

cao. Ngành chăn nuôi phải đầu tư cải thiện năng suất, xây dựng chuỗi sản phẩm không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu. Hoàn thiện chuỗi sản phẩm chăn nuôi từ sản xuất đến bàn ăn theo hệ thống khép kín từ sản xuất, giết mổ, chế biến đến khâu tiêu thụ… Trong đó, việc xây dựng thương hiệu cho chuỗi sản phẩm chăn nuôi cũng cần được đầu tư đúng mức, đặc biệt đối với các sản phẩm được chứng nhận VietGAHP để có đầu ra thật sự bền vững bằng uy tín, chất lượng.

Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn bị thiệt hại nặng nề do dịch tả heo châu Phi, lại yếu thế cạnh tranh với chăn nuôi công nghiệp nên đang mất dần vị trí khi bước vào hội nhập. Tuy nhiên, người chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn Đồng Nai vẫn nỗ lực tìm cách tồn tại và phát triển chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi hộ gia đình cùng bắt tay xây dựng chuỗi liên kết theo hướng an toàn để phát triển bền vững hơn.

Đồng Nai có thuận lợi không nhỏ là tỉnh đã hình thành được 3 vùng thực hành chăn nuôi an toàn (GAHP) với hàng trăm hộ chăn nuôi tham gia. Trong

đó, có 49 tổ hợp tác với 654 hộ đã được dự án hỗ trợ đánh giá, cấp chứng nhận VietGAHP...Giai đoạn dịch bệnh, nhiều thành viên trong các tổ hợp tác này đã nghỉ chăn nuôi nhưng nhiều hộ vẫn giữ nghề, tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất an toàn để vẫn tồn tại được trong giai đoạn khó khăn.

Tuy nhiên, định hướng trong thời gian tới, ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp với quy mô lớn, đạt chuẩn an toàn. Cụ thể, với đàn heo và gà, chăn nuôi trang trại hiện đều chiếm hơn 90% tổng đàn. Tính đến hết năm 2019, Đồng Nai duy trì khoảng 18,6% sản lượng heo, 27% sản lượng gà đạt tiêu chuẩn VietGAHP có mặt trên thị trường.

Lợi thế lớn nhất của Đồng Nai là vẫn còn tổng đàn heo nái, trong đó có đàn giống cụ kỵ cao hơn so với nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nguồn giống này chủ yếu do các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lớn đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, bài bản. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn về nguồn giống để khôi phục ngành chăn nuôi heo sau giai đoạn khó khăn.

Ông Trần Tiến, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa) cho biết, hiện doanh nghiệp đang có nhiều trang trại nuôi heo nái tại miền Nam hoạt động ổn định. C.P cũng đang cơ cấu lại hoạt động chăn nuôi, ưu tiên phát triển mô hình trang trại cách xa khu dân cư, kiểm soát dịch bệnh tốt. Doanh nghiệp rất chú trọng xây dựng đội ngũ kỹ thuật, bác sĩ thú y đến tận trang trại hỗ trợ cho các trại nuôi gia công cho C.P về quy trình phòng, chống dịch tả heo châu Phi khi có nhu cầu tái đàn heo.

Đánh giá về xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm, ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho rằng, chăn nuôi gà công nghiệp lúc này đã qua giai đoạn chạy theo phong trào. Hiện đa số các trại nuôi đều được đầu tư theo chuẩn công nghiệp hiện đại, tham gia chuỗi liên kết hoặc nuôi gia công cho các doanh nghiệp lớn.

B.N

Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi. Trong ảnh: Hộ chăn nuôi giăng lưới bao quanh từng ô chuồng heo để cách ly vật nuôi khỏi các tác nhân làm lây dịch tả heo châu Phi

Page 34: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

34 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hành chính; bổ sung, xử lý kỹ thuật, thông tin tài liệu; quản lý tài liệu và bạn đọc, thì việc thúc đẩy các hoạt động cung cấp thông tin trực tuyến, đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc, tạo ra các sản phẩm tuyên truyền hấp dẫn, kích thích thị hiếu của bạn đọc, là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong tình hình hiện nay.

Các sản phẩm và hình thức thông tin đã và đang thực hiện Trước đây, công tác thông

tin tuyên truyền và giới thiệu sách tại Thư viện tỉnh Đồng Nai được thực hiện với các hình thức như: Giới thiệu ngắn gọn nội dung của từng cuốn sách rồi đăng trên website Thư viện tỉnh Đồng Nai; Đóng tập trên chất liệu giấy thông thường và treo lên bảng thông tin hoạt động và thông tin chuyên đề tại thư viện (tuyên truyền trực quan); Tổ chức biên đạo những tiết mục giới thiệu sách mang tính chất biểu diễn trên sân khấu. Phần lớn những tiết mục giới thiệu sách này chỉ được tổ chức lồng ghép vào những chương trình phối hợp như giao lưu tác giả - tác phẩm, ngày hội sách, hay những chương trình kỷ niệm những

ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc; Triển lãm hình ảnh, trưng bày sách báo tại thư viện hoặc các địa điểm phối hợp tổ chức nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh nhà.

Về ưu điểm, các hình thức tuyên truyền này dễ thực hiện, bạn đọc đến thư viện dễ dàng nhìn thấy, chạm vào và tận mắt thưởng thức những sản phẩm mà thư viện muốn tuyên

Đổi mới và mở rộng hình thức phục vụ bạn đọc bằngcông nghệ thông tin tại Thư viện tỉnh Đồng Nai

Ngày nay, chính sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), đã tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Làm thế nào để sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành đến với bạn đọc một cách hiệu quả nhất luôn là niềm trăn trở của những người làm công tác thư viện. Trước những thách thức của công nghệ số, bạn đọc số, ngành Thư viện tỉnh Đồng Nai cũng đã có nhiều đổi mới về hình thức phục vụ bạn đọc.

ĐINH THỊ NHÀIThư viên tỉnh Đồng Nai

Nhiều video giới thiệu sách của Thư viện tỉnh Đồng Nai được đăng tải trên kênh “Cùng bạn đọc sách”

Kênh Youtube của Thư viện tỉnh Đồng Nai

Page 35: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 35

truyền. Hơn nữa, sản phẩm tạo ra khá sinh động, là những cuốn sách, những hình ảnh thật, người giới thiệu và giọng kể chuyện cũng thật, sân khấu minh họa sắc màu khá hấp dẫn, nên việc các hình thức tuyên truyền này trong những năm qua cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý quan tâm của bạn đọc.

Do thực hiện trong thời gian dài nên hinh thức trên cũng trở đơn điệu, dễ gây nhàm chán, khô khan và không gây ra hiệu ứng lan tỏa rộng trong bạn đọc. Thực tế, giới thiệu sách trên sân khấu cần phải có cán bộ phụ trách có năng khiếu đọc lời giới thiệu sách diễn cảm, học thuộc bài và tự tin giới thiệu trước đám đông, cộng thêm phần đầu tư sân khấu hóa,… Hình thức giới thiệu sách này mất nhiều thời gian cho công tác biên đạo, tập đi tập lại, phải tập trung nhiều nhân lực cho việc hoàn thiện một tiết mục giới thiệu sách, mà sản phẩm tạo ra lại giới hạn về số lượng những tiết mục và những cuốn sách cần giới thiệu (mỗi tiết mục là 1 tác phẩm) và lượng người xem cũng chỉ giới hạn ở góc độ tại các hội thi hoặc các buổi

tuyên truyền lễ kỷ niệm đó mà thôi, không có sự lan tỏa mạnh trong cộng đồng. Vả lại, người xem muốn xem hoặc nghe lại nội dung cuốn sách trên cũng khó mà tìm lại được…

Nhìn chung, việc tuyên truyền giới thiệu sách theo hình thức trên mang tính truyền thống, chưa có sự sáng tạo, chưa thu hút được nhiều sự chú ý cũng như quan tâm tìm đọc nhiều thể loại sách của đông đảo bạn đọc, số lượng tên sách được tuyên truyền quá ít so với kho tài liệu của thư viện, dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chưa cao.

Triển khai và thực hiện các sản phẩm thông tin mớiTrong tình hình hiện nay, khi

ngành khoa học công nghệ đang nở rộ, việc ra đời các thiết bị công nghệ thông minh đã lấn át dần sách giấy. Vì vậy, việc người đọc không có thói quen hoặc ngại đến thư viện tìm đọc sách là điều mà thư viện đặc biệt quan tâm. Trong khi đó, tổng số tài liệu trong Thư viện tỉnh tính đến nay đã lên đến hơn 400.000 bản, bao gồm nhiều thể loại sách đa dạng và

phong phú về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Không những vậy, mà hàng năm thư viện bổ sung gần 20.000 bản sách mới và sách tặng, do đó việc tuyên truyền và giới thiệu sách đến bạn đọc cần phải được đẩy mạnh thường xuyên. Nhất là khi xã hội ngày càng xuất hiện nhiều các kênh để giải trí, thì việc đọc sách bằng cách cầm một cuốn sách lên đối với nhiều người không còn phù hợp nữa.

Để tiếp tục lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, cần có sự thay đổi hướng tiếp cận, trong đó có việc mang đến cho độc giả những video giới thiệu sách, đọc sách, các hoạt động tuyên truyền... giúp độc giả có những thông tin ngắn gọn để lựa chọn sách mà không phải đến thư viện đang là sự lựa chọn đối với số đông bạn đọc hiện nay.

Sau một thời gian dài tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người đọc, cán bộ viên chức Thư viện tỉnh Đồng Nai nhận thấy, cần có sự đổi mới hơn nữa về các sản phẩm và hình thức tuyên truyền, nhằm làm phong phú hơn công tác thông tin, đồng thời làm tăng lượng bạn đọc đến thư viện tham quan, sử dụng các tiện ích tại thư viện, cũng như quan tâm truy cập vào nguồn tài nguyên trên website của Thư viện tỉnh.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới và làm phong phú hơn sản phẩm và hình thức tuyên truyền, thông qua việc sử dụng công nghệ phần mềm chuyên dụng để phối hợp, lồng ghép những hình ảnh, đoạn clip hoạt động, file ghi âm lời giới thiệu, lời kể chuyện, xen lẫn những đoạn nhạc phù hợp,… tạo thành những thước phim giới thiệu những cuốn sách, những

Thư viện tỉnh Đồng Nai phục vụ "Xe sách thông minh" tại Trường Cao đẳng Công nghệ Đồng Nai nhân Ngày Sách Việt Nam năm 2018

Page 36: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

36 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

tin hoạt động của thư viện có dung lượng ngắn mang nhiều nội dung thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Công tác này được bắt đầu triển khai và thực hiện vào đầu năm 2020, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi có sự xuất hiện của đại dịch Covid -19, các chỉ thị, văn bản, thông báo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh,… lần lượt được đưa vào thực hiện cách ly, giãn cách xã hội. Trong tình hình ấy, công tác tuyên truyền thực tuyến của Thư viện tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện thường xuyên và liên tục hơn.

Để tạo ra sản phẩm thông tin để đăng tải trực tuyến trên website và trang mạng xã hội, thì vấn đề đầu tiên là phải chọn lọc sách (có thể cũ hoặc mới nhưng phải có giá trị cao về mặt văn hóa, nghệ thuật và thẩm mỹ) và chủ đề hoạt động sao cho các tài liệu được giới thiệu phải thực sự có giá trị và chủ đề được chọn phải được quan tâm và mang tính thời sự. Tiêu chí đặt ra là phải tôn trọng bạn đọc (người nghe, người xem), làm sao để đông đảo bạn đọc đón nhận những sản phẩm thông tin này với tâm lý yêu thích và quan tâm.

Từ những thông tin đã chọn lọc, viết thành bài giới thiệu hoàn chỉnh, được thu âm lại lời kể hay giọng đọc của cán bộ phụ trách theo nội dung đã soạn sẵn; chọn lọc những hình ảnh phù hợp. Dùng phần mềm chuyên dụng lồng ghép file ghi âm vào những hình ảnh minh họa, có thể thêm vào những đoạn clip ngắn, đoạn nhạc hay những hình tượng biểu tượng phù hợp... Sản phẩm cuối cùng sẽ là một video thông tin, giới thiệu sách có dung lượng ngắn khoảng 5-7 phút, được chắt lọc giới thiệu từ sách hoặc từ

những sự kiện của thư viện được tổ chức rất sinh động, phong phú, đa dạng nhờ những hiệu ứng thông minh từ các phần mềm công nghệ...

Với phương pháp tạo sản phẩm thông tin mới này, bạn đọc có thể đọc và tìm hiểu được nhiều cuốn sách hay, bổ ích, ý nghĩa, bổ sung được nhiều kiến thức hơn vào bộ sưu tầm sách của mình mà đôi khi không có điều kiện hay thời gian để tìm đọc. Hơn nữa, những đoạn video giới thiệu sách trên có thể dùng nhiều tại những dịp giao lưu, giới thiệu tác giả - tác phẩm, ngày hội sách và văn hóa đọc, các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, cũng như các đợt phục vụ sách lưu động ở các trạm sách, đặc biệt là phục vụ ở vùng sâu vùng xa mà không cảm thấy nhàm chán hay khô khan cho người xem, người nghe.

Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác thông tin tuyên truyền, tạo ra những sản phẩm tuyên truyền mới đã giúp Thư viện tỉnh tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho việc dàn dựng một tiết mục giới thiệu sách. Mặt khác, khi tiếp cận với các

sản phẩm này, bạn đọc sẽ được nghe nhiều giọng đọc, giọng kể khác nhau, với nhiều hình ảnh sinh động, phong phú,… dễ dàng gây sự chú ý cho bạn đọc, nhanh chóng được nhiều lượt bạn đọc tiếp nhận và tìm đọc. Đồng thời, người đọc sẽ được giới thiệu nhiều hơn những tác phẩm hay, phù hợp với nhu cầu, độ tuổi, từ đó góp phần tạo ra hiệu ứng lan tỏa phong trào đọc sách trong quần chúng nhân dân.

Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọcViệc tạo kênh cung cấp

thông tin khác, ngoài trang website là việc mà Thư viện Đồng Nai đã và đang triển khai thực hiện.

Theo số liệu thống kê năm 2019 (https://vnetwork.vn/news/cac-so-lieu-thong-ke-internet-viet-nam-2019), tỷ lệ người dùng internet hàng ngày ở Việt Nam là 94% và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet, dùng 2 giờ 32 phút để dùng mạng

Một tiết học ngoại khóa của học sinh tại Thư viện tỉnh Đồng Nai năm 2019

Page 37: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 37

xã hội... Cũng theo Báo cáo từ Social Media Stats, vào tháng 5/2019, Việt Nam có 57.43% cư dân sử dụng Facebook, 13% người dùng Twitter, 12.81% sử dụng Youtube,… và con số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới...

Thực tế đã chứng minh, tính thân thiện, gần gũi của các mạng xã hội sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người dùng tin (bạn đọc) - hoặc nhóm thành viên tham gia khi vừa có thể tìm hiểu thông tin, vừa có thể chia sẻ cảm nghĩ và hoạt động tìm hiểu thông tin, vừa có thể chia sẻ cảm nghĩ và hoạt động của cá nhân, khi đó hiệu quả tham gia và hưởng ứng sẽ rất tích cực và được lan rộng hơn. Hơn nữa, cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền sẽ dễ tương tác, tạo môi trường thân thiện, kết nối giữa thư viện với bạn đọc lâu dài, điều mà các trang website chưa làm được.

Do đó, Thư viện tỉnh đã thiết lập trang Fanpage và Youtube với tên THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG NAI, để thực hiện đăng tải những sản phẩm thông tin của thư viện. Cùng với việc tăng cường thực hiện các video,

đoạn phim giới thiệu sách với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, Thư viện tỉnh còn tích cực kết nối và tham gia Kênh youtube Cùng bạn đọc sách của Vụ Thư viện Việt Nam; Đọc sách cùng con cũng như các trang Fanpage: Câu lạc bộ em yêu sách; Giới thiệu sách hay; Cộng đồng yêu khoa học, khoa học quanh ta; các trường học; thư viện các tỉnh, thành các địa phương khác trong cả nước... nhằm chia sẻ, đăng tải hồi đáp kịp thời cho bạn đọc khi bạn có nhu cầu về những cuốn sách mà mình giới thiệu, từ đó giúp người dùng tin ở khắp mọi nơi biết đến sản phẩm thông tin của thư viện tỉnh và tỏ thái độ thân thiện, yêu thích, chia sẻ và duy trì nhiều hơn với việc đọc sách...

Hiệu quả bước đầuSau gần một năm ứng dụng

CNTT vào công tác đổi mới sản phẩm thông tin tuyên truyền, bước đầu nhận thấy số lượng bạn đọc thích đến thư viện đọc sách, mượn sách, hay thích nghe và xem những cuốn sách được giới thiệu thông qua những đoạn phim mà trang mạng xã hội hay trang website

của thư viện đăng tải tăng lên đáng kể. Trong 9 tháng đầu năm 2020, Thư viện tỉnh đã cấp 9.544 thẻ; phục vụ 219.825 lượt độc giả; lưu hành 674.081 lượt sách - báo.

Với việc đổi mới và mở rộng hình thức phục vụ bạn đọc bằng ứng dụng công nghệ thông tin, thời gian qua, mặc dù mới thành lập kênh youtube và trang facebook, nhưng đã thu hút được khá lượt bạn đọc quan tâm chú ý. Thậm chí, có nhiều bạn đọc liên hệ với thư viện để mượn tài liệu đó thông qua việc nghe, xem giới thiệu trên trang xã hội của đơn vị. Với cách tuyên truyền này, Thư viện tỉnh Đồng Nai đã khai thác được nhiều hơn tài liệu quý có trong kho, người đọc ở khắp nơi cũng có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm hiểu thêm nhiều cuốn sách mà mình chưa có cơ hội biết đến hoặc chưa có điều kiện đến thư viện mượn đọc. Thêm điểm ưu nữa là trên trang mạng xã hội, thông tin sẽ được lan tỏa nhiều hơn khi một bạn đọc thích thú với bài giới thiệu đó, chia sẻ về trang cá nhân của mình, như thế hiệu ứng sẽ là cấp số nhân… phong trào yêu thích đọc sách sẽ được tuyên truyền lan tỏa, nội dung tuyên truyền cũng sẽ được truyền tải đi xa, văn hóa đọc sẽ luôn được gìn giữ và trân trọng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành - Giám đốc Thư viện tỉnh: “Việc thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì phong trào đọc sách trong tình hình hiện nay, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, ngoài việc tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc, thư viện cũng tăng cường giới thiệu sách trên website thư viện. Đặc biệt, Thư viện tỉnh tìm kiếm những cuốn sách hay, đọc và viết giới thiệu, thu âm, dựng thành clip hoàn

Nhà văn Nguyên Thái Hải tặng quà giao lưu học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Long Bình Tân tại Ngày Hội sách tỉnh Đồng Nai năm 2019

Page 38: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

38 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

chỉnh để đăng tải lên mạng xã hội. Cách làm này hy vọng không những nuôi dưỡng thói quen đọc sách của bạn đọc mà còn giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về kỹ năng đọc sách cho trẻ tại nhà”.

Qua thời gian ngắn thực hiện, những thông tin giới thiệu sách trên các trang mạng xã hội được người đọc đánh giá cao về sự sáng tạo và đổi mới về mặt thẩm mỹ cũng như giá trị thông tin được tuyên truyền thể hiện bằng những lượt xem, bình luận, phản hồi cũng như những biểu hiện cảm xúc như yêu, thích.

Đơn cử, một độc giả quen thuộc Phan Thị Như Quỳnh - công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: “Mặc dù các video do Thư viện tỉnh thực hiện chưa thật chuyên nghiệp, song bằng giọng đọc truyền cảm, ấm áp của chính những nhân viên thư viện; nội dung các cuốn sách được biên tập cô đọng, súc tích cùng hình ảnh minh họa bắt mắt, nhiều clip đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo độc giả”.

Hay một trang facebook cá nhân có tên Nguyễn Trang cho hay: “Với lời giới thiệu thật hay, dịu dàng, đầm ấm xen lẫn những hình ảnh minh họa được lồng ghép phù hợp với câu chuyện kể, giúp người nghe dễ hòa mình vào câu chuyện, mang lại nhiều xúc cảm thay vì bạn đọc cứ nhìn chăm chú vào lời giới thiệu nhỏ li ti trên màn hình các thiết bị thông minh, dễ gây nhàm chán, mỏi mắt, nhất là những câu chuyện dài, ko mang lại cảm xúc cho người đọc”.

Cùng với sự đổi mới này, đã giúp Thư viện tỉnh tiết kiệm được nhiều thời gian, kinh

phí và nhân lực. Đồng thời, số lượng sách báo được giới thiệu sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, hình thức này có thể áp dụng rộng rãi đối với tất cả các thể loại sách - báo, ở tất cả thư viện trường học và hệ thống thư viện công cộng trong cả nước.

Định hướng cho tương laiTăng cường phục vụ sách

online, khuyến khích bạn đọc tra cứu tài liệu qua thư viện số. Thực hiện liên kết với các thư viện bạn trong khu vực, nhằm trao đổi thông tin, tài liệu số, mượn tài liệu liên thư viện một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống máy chủ, sao, lưu, đăng tải tài liệu thuận tiện. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, tài liệu số.

Xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị như phòng ghi cách âm; máy quay phim; máy scan hình ảnh sách hiện đại và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có thể đảm nhận nhiệm vụ tốt.

Tiếp tục đổi mới hình thức thông tin, phục vụ bạn đọc bằng cách thực hiện nhiều hơn các sản phẩm thông tin đa dạng, phong phú, chất lượng, chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu dùng tin của bạn đọc.

Tăng tường sử dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền, đăng tải, chia sẻ tài liệu được giới thiệu. Thực hiện chương trình giới thiệu sách bằng cách quay trực tiếp - livetream. Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, thư viện tỉnh sẽ thực hiện giới thiệu sách thông qua các clip theo yêu cầu người xem, người nghe.

Bên cạnh việc tích cực thông tin, tuyên truyền, phổ biến đến bạn đọc và mọi tầng lớp nhân dân, Thư viện tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác phục vụ tại thư viện, ngoài thư viện thông qua việc thực hiện luân chuyển sách, đưa sách xuống cơ sở, phục vụ nhiều hơn những chuyến xe sách thông minh đến các điểm, trường học vùng sâu vùng xa. Tổ chức nhiều sự kiện nhằm quảng bá

Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Long Bình Tân thích thú với gian hàng đổi sách tại Ngày Hội sách tỉnh Đồng Nai năm 2019

Page 39: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 39

văn hóa đọc và đưa sách đến gần hơn với người đọc.

Nhận định trong thời gian tới, bà Hoàng Thị Hồng - Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Đồng Nai cho biết: “Trong thời đại hiện nay, công nghệ 4.0 đã tác động mạnh đến hệ thống thư viện công cộng Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, đa phần người đọc đều sử dụng các thiết bị thông minh có kết nối internet, vì vậy xu hướng chung của các thư viện hiện nay là có rất ít bạn đọc đến thư viện, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh do virut Corona gây ra. Do đó, trong thời gian tới, Thư viện Đồng Nai đã, đang và sẽ tìm hướng đi mới cho công tác thư viện, bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thông tin một cách chuyên nghiệp hơn, xây dựng nhiều dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu người đọc ở cấp độ cao hơn mang lại sự hài lòng cho cộng đồng người đọc. Bên cạnh đó, thiết lập, liên kết các trang mạng xã hội nhằm chia sẻ, kết nối, lan tỏa văn hóa đọc sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để mang lại hiệu quả tốt nhất”

Với kết quả bước đầu đạt được, Thư viện tỉnh Đồng Nai trong tương lai sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác hoạt động thư viện của mình. Tiếp tục thực hiện thông tin tuyên truyền, giới thiệu nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú của nhân loại đến bạn đọc một cách thường xuyên và liên tục, nhằm góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, xứng đáng là hệ thống thư viện công cộng của tỉnh, là trung tâm thông tin tin cậy và thân thiện với mọi người.

Đ.T.N

Đẩy mạnh cải cách hành chínhtrong hoạt động giữ gìn an ninh trật tự

TRẦN DANHVừa qua Công an tỉnh đã chính thức ký kết với Công ty VNG để xây dựng hệ thống các trang zalo của các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh và công an tất cả các đơn vị, địa phương. Đó là một trong những hoạt động tiêu biểu đưa ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự.

Cải cách hành chính từ tỉnh đến cơ sởLà một trong những địa phương đã và đang có nhiều cải tiến

nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan, thời gian vừa qua Công an TP.Biên Hòa đã rất chú trọng đến vấn đề này.

Trung tá Nguyễn Văn Võ, Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.Biên Hòa cho biết, hiện đơn vị đang tiếp nhận và giải quyết một số thủ tục hành chính như: cấp giấy CMND, sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cho người dân trên địa bàn thành phố. Thực hiện các chỉ đạo của cấp trên, thời gian vừa qua đội đã có nhiều nổ lực trong các mặt công tác để thực hiện công tác cải cách hành chính.

Với rất nhiều giải pháp đến nay các thủ tục liên quan đã được cải cách rất nhiều, qua đó đã rút ngăn thời gian giải quyết từ tháng xuống tuần và ngày. Những nổ lực đó đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và giảm áp lực cho lực lượng công an làm nhiệm vụ.

Đang làm thủ tục nhập khẩu tại bộ phận tiếp dân của Công an TP.Biên Hòa, chị Lâm Thị Hương (ngụ KP.4, phường An Hòa, TP.Biên Hòa) cho biết, qua một vài hướng dẫn của cán bộ tiếp dân chị đã

Cán bộ Công an phường Tân Hiệp (TP.Biên Hòa) hướng dẫn cho người dân truy cập vào các trang zalo

Page 40: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

40 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

nắm được các thủ tục cần làm. Theo chị Hương mằc dù chị chưa rành về sử dụng công nghệ nhưng với những hướng dẫn của cán bộ tiếp dân mọi thao tác cũng không quá khó.

Trong thời gian vừa qua, Công an TP.Biên Hòa đã nỗ lực tìm các giải pháp nhằm thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp người dân dễ dàng tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan. Công an TP.Biên Hòa cũng đã ban hành 14 văn bản góp ý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống, cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Ngoài ra lực lượng công an cũng đã rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, chấn chỉnh công tác triển khai thực hiện tại các bộ phận.

Kết quả các thủ tục hành chính đã được rút ngắn, đơn giản hơn rất nhiều như: cấp CMND rút ngắn không qua 7 ngày; giải quyết thủ tục hổ khẩu không quá 3 ngày; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện không quá 3 ngày… (trước đó từ 15 đến 30 ngày).

Trong khi đó tại các đơn vị, địa phương công tác cải cách hành chính cũng đã được triển khai có hiệu quả.

Đại tá Cao Hữu Nguyên, Trưởng Công an H.Nhơn Trạch cho biết, nhằm nỗ lực cải cách các thủ tục hành chính, lãnh đạo công an huyện cũng đã quán triệt các chỉ đạo đến các đội nghiệp vụ và công an các địa phương. Trong đó chú trọng việc thực hiện các khâu giải quyết thủ tục hành chính như: đăng ký xe, xử phạt vi phạm hành chính, làm CMND, hộ khẩu.

Đặc biệt gần đây thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh, công an huyện đang triển khai và phổ biến các trang zalo đến với mọi người dân. Theo đại tá Cao

Hữu Nguyên, với sự “vào cuộc” của công nghệ như hiện nay việc cập nhật thông tin, thủ tục hành chính cho người dân rất dễ dàng và thuận tiện. Ngược lại người dân cũng nhanh chóng nắm bắt các quy định của pháp luật khi tham gia làm các thủ tục hành chính. Nhất là trên các nội dung: Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cấp phát chứng minh nhân dân (CMND) tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, bộ phận một cửa các cấp, phát trả kết quả giải quyết qua đường bưu điện…Công an tỉnh cũng đã kiến nghị, đề xuất đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của công an như: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ cho cán bộ chiến sĩ, nhất là lực lượng trực tiếp tiếp nhận và xử lý công việc hàng ngày của người dân, góp phần tạo hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân đẹp trong mắt mọi người dân.

Tạo chuyển biến trên các mặt công tácVới rất nhiều nỗ lực và thực

hiện đồng bộ các giải pháp, thời

gian vừa qua công tác cải cách hành chính của Công an tỉnh đã và đang có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân. Đặc biệt là việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động hành chính như: đăng ký hộ khẩu, CMND, thẻ căn cước công dân; thủ tục xuất nhập cảnh; các thủ tục đăng ký kinh doanh, phòng cháy chữa cháy; thủ tục đăng ký các phương tiện giao thông….đã và đang tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người dân.

Trong đó vấn đề được người dân quan tâm nhất chính là thời gian giải quyết các thủ tục đã được rút ngắn rất nhiều. Bên cạnh đó các dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ đăng ký, chuyển phát trả kết quả…cũng đã được cơ quan công an phối hợp với hệ thống bưu điện để chuyển đến tận tay mỗi người dân.

Trung tá Chu Đức Kiên, Đội trưởng đội Đăng ký quản lý vũ khí, vật liệu nổ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và con dấu - Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh cho biết, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, thời gian vừa qua đơn vị cũng đã nỗ lực triển khai các giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Công an tỉnh ký kết với các đơn vị liên quan để triển khai các trang zalo

Page 41: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 41

Theo Phòng PC06 Công an tỉnh hiện thời gian giải quyết các thủ tục hành chính được rút ngắn. Cụ thể: thủ tục làm con dấu (làm mới, cấp đổi, cấp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu: không quá 3 ngày; cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: không quá 5 ngày, cấp đổi lại không quá 3 ngày; cấp giấy phép mua vũ khí thô sơ, không quá 5 ngày; cấp mới, đổi lại giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao không quá 10 ngày; xác nhận số CMND 9 số, cấp lại CMND 12 số, cấp mới, cấp đổi CMND 9 số không quá 2 ngày; cấp lại CMND 9 số không quá 6 ngày; cấp mới, cấp lại giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ, dưới 50 giấy không quá 5 ngày, trên 50 giấy không quá 10 ngày; cấp giấy xác nhận đăng ký vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ không quá 5 ngày; cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ không quá 3 ngày.

Ngoài những giải pháp trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các thủ tục hành chính, thời gian gần đây giải pháp áp dụng công nghệ cũng đã được triển khai. Trong đó các thông tin, thủ tục đã liên tục được cập nhật, đăng tải trên các kênh thông tin như: website Công an tỉnh, trang zalo…Đây thực sự là những kênh giúp cho lực lượng công an cung cấp thông tin đến người dân một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Theo trung tá Kiên, hiện số lượng người dân sử dụng điện thoại thông minh chiếm tỷ lệ rất lớn. Chính vì vậy việc khai thác và tận dụng nền tảng này để cung cấp thông tin đến người dân là một giải pháp hữu hiệu.

Theo báo cáo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an tỉnh, thời gian vừa thực hiện kế hoạch của lãnh đạo Công an tỉnh về triển khai công tác cải cách hành chính, đơn vị đã chủ động tham mưu cho Ban giám đốc triển khai các đề án, giải pháp để nhằm thực hiện. Trong đó Phòng PC06 đã duy trì thực hiện cơ chế một cửa trên các lĩnh vực phụ trách như: cấp CMND, giấy chứng nhận đủ điều kiện về

ANTT, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và con dấu.

Theo báo cáo của Phòng PC06, trong 6 tháng đầu năm 2020 đơn vị đã thực hiện kiểm tra đột xuất 12 lần tại các bộ phận. Qua công tác kiểm tra cho thấy các bộ phận cũng như các thủ tục đã được các cán bộ tiếp dân triển khai đúng quy định. Kết quả Phòng PC06 đã tiếp nhận giải quyết hơn 918 ngàn hồ sơ cấp CMND (cấp mất, cấp đổi và cấp mới liên hoàn). Tổ chức giải quyết thủ tục hành chính ngày thứ 7 đã tiếp nhận hơn 4.500 trường hợp, trả CMND qua đường bưu điện hơn 2.300 trường hợp. Ngoài ra đơn vị cũng thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh trên 3 lĩnh vực: 178 con dấu; 1.169 giấy phép sử dụng vũ khí, vật liệu nổ…; 15 giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT.

Trong khi đó tại Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an tỉnh, các hoạt động đăng ký, chuyển đổi các phương tiện giao thông; công tác quản lý, xử phạt các vi phạm hành chính về lĩnh vực trận tự ATGT cũng được đơn giản hóa các thủ tục.

Trung tá Trần Trọng Thủy, Phó

trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết, thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công an, Ban giám đốc Công an tỉnh về công tác cải cách hành chính trên một số lĩnh vực đăng ký, xử lý vi phạm đơn vị đã tổ chức triển khai đến từng bộ phận. Trong đó các thủ tục đã và đang được triển khai có hiệu quả nhất là việc giải quyết sang tên các phương tiện đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều đời chủ. Theo đó các phương tiện nếu không xác định được chủ cũ thì chỉ cần có cam kết việc mua bán hợp pháp là có thể đăng ký được. Bên cạnh đó thủ tục đổi biển số từ trắng sang vàng cho các phương tiện kinh doanh cũng được thực hiện nhanh gọn. Nếu như trước đây việc đổi biển số phải mất đến 48 giờ thì nay chỉ mất 2 phút là mọi thủ tục sẽ thực hiện xong.

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2020, Công an tỉnh đã triển khai xây dựng 182 trang zalo của Công an tỉnh và công an tất cả các địa phương để phục vụ công tác cải cách hành chính trong lực lượng công an.

Theo đại tá Vũ Hồng Văn, Giám đốc Công an tỉnh, mục tiêu của việc triển khai đồng bộ, toàn diện các trang zalo của Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương là nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, công dân trên lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về an ninh trật tự của Công an tỉnh, qua đó, nhằm tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý nhà nước về ANTT, qua đó nhằm phục vụ có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

T.D

Page 42: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

42 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồngTheo UBND huyện Vĩnh Cửu,

trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển theo đúng định hướng, sản xuất theo quy mô hàng hóa, chính quyền địa phương đã tập trung hỗ trợ và khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh các loại hoa màu, bắp, đậu với các vụ sản xuất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, cơ cấu cây trồng được tập trung chuyển đổi sang những loại cây chủ lực, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tự nhiên của địa phương, qua đó đã hình thành vùng sản xuất lớn như: vùng trồng xoài trên diện tích hơn 3.000 ha; cây bưởi 1.169 ha; cam, quýt gần 400 ha…Hiện nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 200ha đất trồng lúa, trồng tràm, trồng mì kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, mang lại giá trị kinh tế cao.

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao như: mô hình trồng cam tại các xã Phú Lý, Mã Đà cho thu nhập bình quân 900 triệu đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm; mô

Vĩnh Cửu có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây bưởi,mang lại giá trị kinh tế cao

hình trồng quýt đường cho thu nhập 900 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng/ha; mô hình trồng lan cho thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng/ha; mô hình trồng rau an toàn mang lại thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha…

Ông Nguyễn Thành Tuấn, nông dân trồng bưởi VietGAP tại xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu cho hay, vườn bưởi nhà ông được trồng theo hướng hữu cơ, áp dụng các quy trình sản xuất sạch, an toàn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên đã đảm bảo được chất lượng, yên tâm về đầu ra.

Theo các nhà vườn trồng bưởi ở đây, hiệu quả của cây bưởi cao gấp nhiều lần so với các cây trồng khác, vì vậy huyện Vĩnh Cửu quy hoạch chuyển đổi các cây trồng khác sang bưởi, không chỉ nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn tính đến phục vụ du lịch sinh thái.

Để phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững, huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng được 02 vùng sản xuất cây chủ lực theo tiêu chuẩn VietGAP, đó là sản phẩm bưởi tại xã Tân Bình với diện tích 21 ha, gồm 45 hộ tham gia, sản lượng

Ưu tiên lựa chọn cây trồng chủ lực,có lợi thế cạnh tranh

THANH CẢNHVới nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp, thời gian qua huyện Vĩnh Cửu đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; đồng thời hỗ trợ và khuyến khích nông dân mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trên các cây trồng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Page 43: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 43

Nông dân xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP

240 tấn/năm và sản phẩm xoài tại xã Phú Lý với tổng diện tích 32,45 ha, có 18 hộ tham gia với sản lượng 640 tấn xoài/năm. Hiện huyện đã phê duyệt kế hoạch thực hiện thêm 30 ha bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Bình Lợi.

Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu Phạm Minh Phước cho biết, nhờ phát triển nông nghiệp theo đúng định hướng, nên đến nay giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 141,2 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng theo từng năm,

đạt 60,3 triệu đồng/người/năm (2018), tăng lên 64,6 triệu đồng/người/năm (2019)…

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các cây trồng chủ lựcVới mục tiêu nâng cao

hiệu quả sản xuất, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp chủ lực, thời gian qua huyện Vĩnh Cửu đã triển khai khá hiệu quả Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Huyện đã tập trung hỗ trợ nông dân xây dựng và

nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp điểm trên các cây trồng chủ lực như: bưởi, xoài, rau nhà lưới…Trong đó, mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần tăng năng suất cây trồng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến nay, toàn huyện đã có trên 1.548 ha áp dụng mô hình này.

Bên cạnh đó, các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại cũng tập trung ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, xử lý ra hoa trái vụ, rải vụ trên các loại cây trồng để đảm bảo cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường theo mùa khác nhau trong năm, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Riêng với cây bưởi là cây trồng có lợi thế cạnh tranh của huyện, để giúp người trồng bưởi chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo an toàn sinh học trái cây, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ trồng trồng và chăm sóc cây bưởi cho nông dân.

Ngoài ra, đối với các khu vực trồng lúa trọng điểm như Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân, Tân An, UBND huyện đã hỗ trợ nông dân xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao với quy mô khoảng 1.300 ha trên cơ sở áp dụng đồng bộ tiến bộ về khoa học kỹ thuật như: giống, quy trình sản xuất, thu hoạch…qua đó đã giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

T.C

Theo UBND huyện, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, trong đó chú ý, phát triển mở rộng các mô hình kinh tế hiệu quả; hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung, đáp ứng yêu cầu 5 có: có giá trị cao; có khả năng cạnh tranh; có thị trường tiêu thu theo chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; có hiệu quả cao và có thương hiệu.

Page 44: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

44 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Bảng 1. Tóm tắt các mối nguy hiểm tương đối của bức xa chiếu ngoài

LÊ VƯƠNG QUANGTừ những năm 30, Uỷ ban quốc tế về bảo vệ bức xạ (ICRP) đã khuyến cáo rằng mọi tiếp xúc với bức xạ vượt quá giới hạn phông bình thường nên giữ ở mức độ càng thấp càng tốt. Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay nước Việt Nam chúng ta vẫn may mắn chưa có sự cố bức xạ hạt nhân nào lớn dẫn đến tổn thương do nghiêm trọng cho con người.

An toàn bức xạ trong y tếHiệu ứng sinh học của bức xạ lên cơ thể con người sẽ làm tổn thương các bộ phận trong cơ thể khi suất liều chiếu xạ lớn hơn giá trị ngưỡng, lúc này sẽ gây các tổn thương về hệ thống tạo máu, cơ quan sinh dục, da, mắt, đường ruột.. hoặc xác suất xuất hiện các hiệu ứng tăng khi liều xạ tăng, sẽ gây ung thư bạch cầu, xương, phổi, tuyến giáp và các hiệu ứng di truyền. Để hạn chế các hiệu ứng sinh học lên cơ thể, chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp bảo vệ chống chiếu xạ ngoài.

* Các mối nguy hiểm do chiếu xạ ngoài

Mối nguy hiểm chiếu ngoài tăng lên khi bức xạ từ một nguồn bên ngoài cơ thể đâm xuyên cơ thể và gây ra liều bức xạ ion hóa. Chiếu xạ kiểu ngoài có thể từ tia gamma hoặc tia X, neutron, hạt alpha hoặc beta, tuy nhiên không phải tất cả chúng đều có mối nguy hiểm chiếu ngoài; chúng phụ thuộc vào loại và năng lượng của bức xạ.

BÀI 2 BẢO VỆ CHỐNG CHIẾU XẠ NGOÀI

Hình 1: Khả năng đâm xuyên của các loai bức xa

Các hạt Alpha và Bêta, các  tia gamma, tia X và các hạt nơtron là các loại bức xạ khác nhau, khả năng đâm xuyên qua vật chất khác nhau:

Hạt alpha: có khoảng chạy rất ngắn trong không khí (vài cm) và khả năng đâm xuyên kém, chúng ta có thể dùng 1 tờ giấy cũng có thể ngăn được hạt alpha nên bản thân nó cũng không thể xuyên

qua da chúng ta. Do khả năng đâm xuyên kém nên hạt alpha thường không được xem là một mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài đối với cơ thể. Tuy nhiên, đối với chiếu trong thì nó là mối nguy hiểm lớn.

Hạt Beta: khả năng đâm xuyên phụ thuộc vào năng lượng, có khả năng đâm xuyên lớn hơn hạt alpha, tuy nhiên nó cũng không được xem như là mối nguy hiểm chiếu xạ ngoài với các bộ phận cơ thể (trừ mắt). Chúng ta có thể dùng gỗ, nhôm để chặn hạt beta.

Tia gamma và tia X: là sóng điện từ có bước sóng ngắn, khả năng đâm xuyên rất mạnh. Là mối nguy hiểm chiếu xạ ngoài lớn đối với cơ thể.

Hạt nơtron: Có khả năng đâm xuyên cao, truyền năng lượng rất lớn cho cơ thể khi chúng tương tác với các mô cơ thể. Là mối nguy hiểm khi chiếu ngoài

* Bảo vệ chống chiếu xạ ngoàiĐể bảo vệ chống chiếu ngoài,

chúng ta cần áp dụng nguyên lý Alara; theo nguyên lý chúng ta có 3 biện pháp kỹ thuật chống bức xạ chiếu ngoài

Thời gianThời gian tiếp xúc với nguồn

phóng xạ tỷ lệ thuận với liều bức xạ nhận được theo công thức: D = I x t

Trong đó: D là liều nhận được (mSv); I là suất liều (mSv/h); t là thời gian bị chiếu xạ (h).

Giảm thời gian chiếu xạ sẽ giảm được liều bức xạ cơ thể chúng ta phải nhận. Suất liều bức xạ tại nơi làm việc phải được khống chế tương ứng với khoảng thời gian làm việc để thoả mãn yêu cầu về liều nhận được hàng năm.

Việc rút ngắn thời gian làm việc cũng đồng nghĩa với việc thao tác quy trình bị rút ngắn lại. Điều này có thể gây sự cố, tai nạn. Do đó việc lập kế hoạch, quy trình và huấn luyện trước khi bắt đầu một công việc là yêu cầu cần thiết để làm giảm thời gian làm việc trong khu vực có bức xạ.

Loại bức xạ Mối nguy hiểm tương đối Các hạt alpha KhôngCác hạt bêta Không đáng kể với nội tạngCác tia gamma Nghiêm trọngCác tia X Nghiêm trọngCác nơtron Nghiêm trọng

Page 45: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 45

Khoảng cáchSuất liều bức xạ sẽ giảm đi khi

chúng ta tăng khoảng cách với nguồn, sự suy giảm này tuân theo quy luật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách theo công thức:

I1/I2 = r22/r1

2

Trong đó: I1 là suất liều tại khoảng cách r1; I2 là suất liều tại khoảng cách r2.

Chúng ta còn có công thức R x d2 = k; trong đó: R là xuất liều; d là khoảng cách tới nguồn phát; k là hằng số.

Với các công thức tính toán trên chúng ta có thể xác định: nếu bạn gấp đôi khoảng cách đến nguồn phát thì lượng tia xạ sẽ giảm đi 4 lần.

Việc duy trì khoảng cách nhất định đối với nguồn bức xạ là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo suất liều nằm trong giá trị cho phép, đảm bảo các nguyên tắc an toàn bức xạ. Vì vậy, phải luôn thiết lập khoảng cách an toàn xung quanh nguồn bức xạ bằng cách tạo các

Hình 2: suất liều giảm khi tăng khoảng cách với nguồn

rào chắn, lắp đặt thiết bị cảnh báo, chỉ dẫn,… và không bao giờ được dùng tay trần để cầm nắm trực tiếp các nguồn bức xạ, vì giá trị suất liều tại bề mặt nguồn sẽ là cao nhất so với các vị trí khác.

Che chắnBức xạ khi lan truyền trong môi

trường vật chất sẽ bị suy giảm do tương tác với vật chất. Sự suy giảm đó tuân theo quy luật hàm mũ:

I = I0 e-µx

Trong đó: I0 và I là cường độ chùm tia bức xạ trước và sau khi đi qua vật chất che chắn, x là bề dày vật liệu che chắn và µ là hệ số hấp thụ, đặc trưng cho vật liệu che chắn và năng lượng bức xạ.

Số lượng vật liệu che chắn được chọn phù hợp theo các yếu tố:

Hình 3: áo chì, yếm chì che tuyến giáp, găng tay chì

- Loại và năng lượng bức xạ.- Cường độ bức xạ của nguồn.- Suất liều yêu cầu sau khi che

chắn.Việc che chắn được thực hiện

với các phòng chiếu chụp ảnh phóng xạ, các kho chứa nguồn,… khi làm việc ngoài hiện trường, cần lợi dụng các yếu tố địa hình, địa thế kết hợp với vật liệu che chắn để làm giảm suất liều bức xạ.

Các nhân viên tham gia vận hành thiết bị bức xạ, làm việc trong các khu vực có bức xạ cần phải được trang bị các phương tiện che chắn, bảo hộ cá nhân như áo giáp chì, găng tay chì, kính chì,…

* Các biện pháp kiểm soát hành chính đối với chiếu xạ ngoài

Nếu chúng ta chống bức xạ chiếu ngoài bằng 3 biện pháp kỹ thuật là thời gian, khoảng cách và che chắn, thì các biện pháp kiểm soát hành chính là cách đề phòng bức xạ chiếu ngoài lên cơ thể quá liều.

Bảng 2: áo chì càng dày thì càng giảm được suất liều bức xa

Điện áp bóng phát tia X (kVp)

Cường độ tia x giảm (%)Chì dày: 0.25 mm Chì dày: 0.35 mm Chì dày: 0. 5 mm

50 99.4 99.8 >99.980 91.8 94.8 97.3100 82.1 87.6 92.6150 58.3 72.9 82.4

Hình 4: vùng giám sát tai Đào tao Viện Nghiên cứu Hat nhân Đà Lat

Page 46: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

46 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Căn cứ vào yêu cầu về kiểm soát và mức độ nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài, tuỳ thuộc vào giá trị suất liều bức xạ mà chia vùng làm việc ra làm 3 vùng: vùng kiểm soát, vùng giám sát và vùng không phân loại.

Vùng kiểm soát là nơi đòi hỏi cần phải có các biện pháp bảo vệ an toàn riêng và các phương án bảo vệ an toàn dự phòng, để kiểm soát chiếu xạ thông thường và ngăn chặn hoặc hạn chế chiếu xạ tiềm tàng.

Vùng giám sát là nơi các điều kiện chiếu xạ nghề nghiệp được duy trì nhưng không cần các biện pháp bảo vệ riêng.

Vùng không phân loai là vùng không đòi hỏi phương pháp bảo vệ và sự chiếu xạ nghề nghiệp không cần xem xét.

Có thể giả thiết thời gian làm việc của công nhân bức xạ 8 h/ngày, 1 tuần làm việc 5 ngày, 1 năm làm việc 50 tuần, như vậy 1 năm làm việc khoảng 2000h. Nếu ta phân vùng kiểm soát bằng hệ số chiếm cứ là 0,2 nghĩa là người công nhân mất 0,2 x 2000 h = 400 h làm việc trong môi trường bức xạ.

Có thể phân loại vùng kiểm soát bằng cách khác khi không biết hệ số chiếm cứ. Chúng ta sẽ thiết lập suất liều cực đại cho phép tại vị trí làm việc sao cho với giá trị suất liều đó, sự có mặt của nhân viên bức xạ trong cả 2000 h/năm có giá trị liều tích lũy vẫn không vượt quá 20 mSv/năm.

20.000 µSv/năm : 2000 h/năm = 10 µSv/h

Như vậy nếu phân vùng kiểm soát ở suất liều nhỏ hơn hoặc

Bảng 3. Giá trị suất liều để phân vùng kiểm soát

Phân loại vùng Liều hàng năm tiềm tàng (mSv)

Suất liều phân vùng làm việc

Vùng kiểm soát > 6 > 15 µSv/hVùng Giám sát 1-6 2,5 – 15 µSv/hVùng không phân loại <1 <2,5 µSv/h

bằng 10 µSv/h thì nhân viên bức xạ làm việc 2000 h/năm có giá trị liều tích lũy vẫn không vượt quá 20 mSv/năm.

Chỉ nhân viên bức xạ mới được đi vào vùng kiểm soát và phải được trang bị thiết bị đo liều thích hợp và sử dụng liều kế cá nhân.

Các biển bảo, dấu hiệu cảnh báo bức xa phải được đặt tại các vị trí có nguồn bức xạ. Biên giới của vùng kiểm soát và vùng giám sát phải được thiết lập và có hướng dẫn, cảnh báo bức xạ.

Các nội quy, quy định được ban hành để giảm thiểu khả năng có người lạ vào vùng kiểm soát, bắt buộc nhân viên thao tác, vận hành đúng quy định. Ngoài ra còn kết hợp thưởng, phạt để giữ kỷ luật và việc thực thi các nội quy.

Kiểm soát vật lý: sử dụng khoá liên động để hạn chế hoặc ngăn cản việc xâm nhập vào vùng nguy hiểm. Khoá liên động không cho phép nguồn bức xạ mở khi cửa vẫn mở, đồng thời không cho phép mở cửa khi nguồn đang hoạt động; sử dụng tay máy điều khiển từ xa; sử dụng bộ đặt thời gian trước trong trường hợp sử

dụng thiết bị X-quang.* Một số giải pháp an toàn bức

xạ trong X-quang chẩn đoán y tếTối ưu hoá an toàn bức xạ trong

từng phép chụp X-quang, yêu cầu đặt ra là nhân viên vận hành máy phải lựa chọn những giá trị tối ưu để đảm bảo ảnh đạt yêu cầu về chẩn đoán và giảm được liều chiếu cho bệnh nhân xuống mức thấp nhất, cụ thể như:

- Trong mọi trường hợp, nhân viên vận hành máy phải điều

chỉnh độ hội tụ của bóng phát tia không được vượt ra ngoài diện tích hiệu dụng của bộ phận thu nhận ảnh (máy kỹ thuật số) hoặc hộp đựng phim X-quang.

- Trong từng phép chụp, nhân viên vận hành máy phải điều chỉnh điện áp và thời gian phát tia phù hợp theo hướng dẫn kỹ thuật của máy; đối với trường hợp máy cũ, chúng ta cần có những thử nghiệm để xác định giá trị điện áp tối ưu cho từng phép chụp. Tuy nhiên cần xem xét thời gian phát tia nhỏ nhất là vài phần trăm giây, lớn nhất là 10 giây. Khi chụp người già, trẻ em hoặc chụp những phần nội tạng chuyển động như dạ dày, tim phổi… ta cần dùng thời gian chụp ngắn để tránh trường hợp hình ảnh bị mờ do chuyển động của nội tạng.

- Phải điều chỉnh khoảng cách từ tiêu điểm bóng phát tia đến phim tối ưu nhất có thể trong từng phép chụp. Khoảng cách thường dùng để chụp cho mọi bộ phận cơ thể là 100cm, trừ chụp ngực khoảng cách tiêu điểm bóng phát tia đến phim thường dùng là 180cm.

- Trước khi chụp X-quang, nhân viên vận hành máy phải kiểm tra bộ xử lý phim để tối ưu việc rửa phim, tránh tình trạng phim không được xử lý tốt làm hình ảnh không được rõ nét.

- Nhân viên vận hành máy phải trang bị các tấm cản xạ (chiều dày ≥ 0,5 mm) để có thể che chắn những bộ phận cơ thể liền kề của bệnh nhân khỏi chùm tia sơ cấp (hình 6); số lượng phim X-quang hoặc số lần chụp X-quang trong một lần chụp phải hạn chế ở mức cần thiết tối thiểu, đáp ứng các thông tin theo yêu cầu chẩn đoán; kỹ thuật viên X-quang phải quan sát bệnh nhân trong suốt quá trình chụp X-quang để đảm bảo phép chụp đạt tốt nhất có thể.

- Trong phép chiếu X-quang cần phải lưu ý rằng, các giá trị thông số kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng

Page 47: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 47

lớn tới liều bức xạ bệnh nhân, nên trong từng phép chiếu phải đặt khoảng thời gian tối thiểu thích hợp, cần chọn cách chiếu gián đoạn trong những khoảng thời gian ngắn, vì thời gian chiếu sẽ tỷ lệ thuận liều bức xạ hấp thụ vào cơ thể bệnh nhân. Các phương pháp chiếu tia X liên quan đến phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai là cần phải tránh (cần phải dán thông báo về việc mang thai ở các nơi dễ nhìn thấy trong khu vực chụp X-quang), trừ trường hợp có chỉ định lâm sàng bắt buộc. Cần chú ý kiểm tra bộ kiểm soát tự động chế độ phát tia AEC hoặc công tắc điều khiển phát tia dạng bấm và giữ trước khi tiến hành chiếu X-quang (hình 5).

- Chụp X-quang cho phụ nữ mang thai và trẻ em cần phải cẩn trọng trong từng phép chụp. Khi phụ nữ mang thai được chỉ định tiến hành chụp tia X không liên quan đến vùng bụng hoặc xương chậu thì phải điều chỉnh chùm tia sơ cấp chuẩn trực thẳng vào vùng cần chụp, tại các góc chiếu mà chùm tia sơ cấp có thể ảnh hưởng đến vùng bụng, vùng xương chậu phải được che chắn cẩn thận bằng tạp dề hoặc bằng tấm cản xạ thích hợp (hình 6). Khi chụp X-quang trẻ em cần phải thẩm tra tại chỗ tình trạng của trẻ trước khi quyết định chụp thêm hay không; các phép chiếu X-quang chỉ được sử dụng khi xác nhận lâm sàng là phép chụp X-quang không thể

cung cấp thông tin đạt yêu cầu. Đối với em gái trong tuổi trưởng thành, khi chụp X-quang cần áp dụng như đối với phụ nữ có khả năng mang thai. Đối với kỹ thuật tia X gây bức xạ cao như máy CT-Scanner, DSA, chiếu X-quang thì phải có luận chứng lâm sàng thực tiễn rõ ràng và xác đáng mới được tiến hành chụp cho phụ nữ và trẻ em.

- Quản lý hồ sơ bệnh nhân chụp X-quang, cần phải chi tiết và rõ ràng. Mỗi phép chụp X-quang đều phải ghi vào hồ sơ y tế của bệnh nhân và hồ sơ riêng của cơ sở X-quang; mỗi hồ sơ bao gồm ngày, tháng, nhận dạng bệnh nhân, giới tính, ngày sinh hoặc tuổi. Điều này sẽ cho giúp cơ sở bức xạ đánh giá

Hình 5. Kiểm tra công tắc điều khiển dang bấm và giữ trước khi tiến hành chiếu X-quang

Hình 6. Chùm tia sơ cấp chuẩn trực thẳng vào vùng cần chụp, che chắn vùng xương chậu và bộ phận sinh dục đối với phụ nữ mang thai

Page 48: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

48 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

được các liều bức xạ quá khứ đã ghi trong hồ sơ bệnh nhân để có thể ứng phó sự cố bức xạ.

- Đối với cơ sở bức xạ y tế, hồ sơ quản lý an toàn bức xạ phải được lập, cập nhật và theo dõi thường xuyên theo Điều 17, Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc kiểm soát và đảm bảo an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng, cụ thể bao gồm:

+ Hồ sơ về thiết bị; + Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc; hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định:

kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ (định kỳ một năm một lần đối với thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng; kiểm định sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị), tài liệu bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm xạ và các tài liệu khác có liên quan;

+ Hồ sơ sự cố an toàn bức xạ trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;

+ Hồ sơ đào tạo nhân viên bức xạ;+ Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả

khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên; hồ sơ phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ khi nhân viên không còn làm công việc bức xạ.

+ Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên: hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu; hồ sơ phải phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ khi nhân viên không còn làm công việc bức xạ.

+ Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Về thực hiện các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài và kiểm soát chiếu xạ. Cơ sở bức xạ y tế phải xây dựng bảng nội qui và quy trình vận hành máy theo Điều12; đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên theo Điều 14; kiểm xạ khu vực làm việc theo Điều 15; trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân theo Điều 17; kiểm tra giám sát nội bộ theo Điều 19; kiểm soát chiếu xạ y tế và công chúng theo Điều 20, 21 của Thông tư liên tịch số 13/2014/TT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

- Cơ sở bức xạ y tế phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tuỳ theo điều kiện làm việc thực tế của cơ sở mình. Tuy nhiên cần phải xác định các tình huống thường xảy ra sự cố an toàn bức xạ nhất trong y tế, bao gồm: Khi phòng đang ở vị trí chụp chiếu, có người lạ xâm nhập vào khu vực làm việc hoặc các biện pháp tránh người không có phận sự vào khu vực chụp X-quang; Kết quả liều kế nhân viên vượt quá giới hạn cho phép; Nhân viên vận hành đặt nhầm chế độ chiếu chụp; Thiết bị, bị hỏng gây ra chiếu chụp không đúng phải chiếu, chụp lại…. Trong kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cần quy định rõ về việc điều tra đánh giá và theo dõi tình trạng sức khoẻ của người bệnh khi chụp X-quang, đối với nhân viên y tế khi bị quá liều; quy định báo cáo, lập và lưu giữ hồ sơ sự cố an toàn bức xạ. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cơ sở phải được Sở Khoa học và Công nghệ xác nhận trước khi áp dụng vào cơ sở.

L.V.Q

Nhiều mô hình hiệu quảTừ một ấp còn nhiều khó

khăn năm 2012, đến nay, ấp Suối Son 2, xã Phú Vinh, H.Định Quán trở thành ấp văn hóa tiêu biểu với 100% hộ dân có đời sống từ trung bình khá trở lên; 100% các tuyến đường nội đồng trong ấp đều được bê tông hóa theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, có 3 tuyến đường kiểu mẫu sáng, xanh, sạch, đẹp. Trong đó, toàn bộ hệ thống chiếu sáng các tuyến đường đều do 100% sức dân đóng góp...

Có được kết quả này phải kể đến vai trò của trưởng ban công tác mặt trận ấp Nguyễn Minh Vương, một tấm gương tiêu biểu về “dân vận khéo” được Huyện ủy Định Quán đề nghị tỉnh biểu dương khen thưởng. Suốt 8 năm làm trưởng ban công tác mặt trận, ông Vương thấu hiểu từng hoàn cảnh hộ dân, đi từng nhà để tuyên truyền, vận động. “Đối với khu vực có hơn 80% đồng bào dân tộc, việc tuyên truyền, vận động phải cụ thể, chi tiết, cầm tay chỉ việc. Khi người dân hiểu, đồng thuận thì việc khó đến đâu cũng thành công”, ông Vương nói.

Mô hình “Cả hệ thống chính trị cùng làm dân vận khéo” tại xã Phước An, H.Nhơn Trạch. Mô hình này huy động được sức mạnh toàn dân, đưa Phước An về đích nông thôn mới nâng cao cuối năm 2019.

Theo thường trực Đảng ủy xã Phước An Hồ Văn Hải, hiệu quả rõ nhất từ “dân vận khéo” chính là huy động sức mạnh toàn dân thực hiện các công trình giao thông nông thôn. “44 tuyến đường giao thông nông thôn các ấp với tổng chiều dài hơn 10km đã hoàn thành. Trong đó, trên 600 bóng đèn thắp sáng ở

Page 49: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 49

các ấp đều do sức mạnh từ sự đồng thuận của dân mà thành”, ông Hồ Văn Hải nhấn mạnh.

“Các tôn giáo đồng hành cùng công tác khuyến học, khuyến tài hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn” là mô hình “dân vận khéo” tiêu biểu của xã Bảo Quang, TP.Long Khánh. Mô hình nhen nhóm từ những năm trước và chính thức được

thành lập tháng 3-2019 đến nay đã nhận sự ủng hộ đóng góp của các thành viên với số tiền 57 triệu đồng và 600 cuốn tập trắng. Đã tổ chức trao tặng 4 xe đạp, 20 suất học bổng, 300 cuốn tập trắng cho sinh viên, học sinh và 8 phần quà cho giáo viên, công nhân viên trường học, tổng trị giá hơn 24 triệu đồng…

Khéo vận động nhân dân tham gia củng cố hệ thống chính trị cơ sở được các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện hiệu quả. “Dân vận khéo” rõ nhất ở lĩnh vực này chính là đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển…

Tiếp tục đẩy mạnh “dân vận khéo”Phó trưởng ban thường trực

Ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Kim Chung cho hay, kết quả phong trào thi đua “dân vận khéo” là tiền đề quan trọng để thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện. “Bởi sức mạnh của dân, sự đồng thuận của dân là động lực to lớn trong việc hoàn thành các phong trào thi đua yêu nước, các mục tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn”, đồng chí Phạm Thị Kim Chung nhấn mạnh.

Thực tế trong thời gian qua, nhờ sự đồng thuận từ sức mạnh của nhân dân, Đồng Nai đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; hoàn thành xây dựng nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo. Cũng từ sự đồng thuận của dân, bộ mặt nông thôn mới, những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa

Sức mạnh từ thi đua “dân vận khéo”NGUYỆT HÀ

Phong trào thi đua “dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở triển khai hiệu quả trên các lĩnh vực đời sống.

Qua đó, tạo sức mạnh to lớn, sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn.

Giai đoạn 2015-2020, công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân được quan tâm làm tốt. Trong đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tổ chức 4 cuộc đối thoại; hơn 200 lượt đối thoại của lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành với nhân dân, doanh nghiệp; trên 100 hội nghị đối thoại cấp huyện và hơn 855 hội nghị đối thoại cấp xã…góp phần tiếp nhận nhiều ý kiến hay của các tầng lớp nhân dân vào củng cố xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh…

Cắt băng khánh thành cầu nghĩa tình quân dân ở Thanh Sơn, Định Quán

Page 50: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

50 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Nhiệm kỳ qua, kinh tế của tỉnh tăng trưởng ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân mỗi năm khoảng 8,12%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 124 triệu đồng/người, tương đương khoảng 5,3 ngàn USD; hộ nghèo giảm mạnh theo tiêu chí đa chiều. Đồng Nai là một trong hai tỉnh đầu tiên cả nước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới…những thành quả này có đóng góp tích cực từ phong trào thi đua “dân vận khéo”, tạo sức mạnh, sự đồng thuận vào mục tiêu phát triển.

trong tỉnh đã thay da đổi thịt. Đời sống người dân được nâng lên mọi mặt, người dân phát huy quyền làm chủ thực sự theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

Trung tá Nguyễn Tống Quế, Chính trị viên, Ban CHQS H.Định Quán cho hay, từ “dân vận khéo”, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện đã cùng toàn dân vận động xây dựng 22 cây cầu tình nghĩa quân dân thay cho cầu khỉ, 32 căn nhà tình nghĩa quân dân. Qua đó, bà con các vùng thường hay bị lũ, nước sông dâng cao như Ngọc Định, La Ngà, Thanh Sơn không còn lo ngập lụt. Đồng thời góp phần củng cố mối đoàn kết quân dân trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Lài, ấp 5 xã Ngọc Định, H.Định Quán cho hay, nhờ có cây cầu bê tông do bộ đội và các cấp hỗ trợ, người dân ấp 5 không còn phải thấp thỏm mỗi khi sông nước dâng trào. Con em của dân đi học yên tâm vì không còn sợ đuối nước…

Từ hiệu quả của “dân vận khéo” mà nhiệm kỳ 2015-2020, H.Long Thành đã giảm hộ nghèo dưới 0,1% theo tiêu chí đa chiều, giảm sâu tới 44% so mục tiêu nghị quyết. Đây là tiền đề để Long Thành huy động sức mạnh nhân dân vào mục tiêu đưa huyện đạt các tiêu chí của thị xã vào năm 2025.

Theo đồng chí Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Kim Chung, triển khai thực hiện thi đua “dân vận khéo” cấp ủy, chính quyền các cấp còn gắn với việc đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia. Qua đó, tác động

tích cực trong đời sống xã hội, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn.

Từ thi đua “dân vận khéo” đã tiếp tục đổi mới các hình thức tập hợp quần chúng vào tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này. Nhờ vậy, giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã phát triển mới được trên 700 ngàn đoàn viên, hội viên, nâng tỷ lệ tập hợp các tổ chức đảm bảo yêu cầu nghị quyết. Trong đó, đoàn viên, hội viên sinh hoạt thường xuyên đạt hơn 83%...

Dự thảo mục tiêu phát triển của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, chủ động khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, không ngừng nâng

cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân…Phấn đấu đưa Đồng Nai trở thành tỉnh hiện đại, phát triển toàn diện…

Để thực hiện đạt các mục tiêu này, Đảng bộ tỉnh xác định nhiều nội dung, giải pháp thiết thực. Trong đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận nói chung và đẩy mạnh phong trào thi đua “dân vận khéo”, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân; đổi mới hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể; phát huy dân chủ, kỷ cương và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một giải pháp quan trọng trong quá trình xây dựng Đồng Nai thành tỉnh hiện đại, phát triển toàn diện.

N.H

Tuyến đường kiểu mẫu từ sức mạnh dân vận khéo ở Phước An, H.Nhơn Trạch

Page 51: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 51

Khởi nghiệp bằng tiếng cườiCùng tham gia vào một buổi

luyện tập Yoga cười online qua Zoom, sau những ngỡ ngàng vì phải cố bắt chước theo chị Yến những tiếng “hô hô ha ha..” gượng gạo, thì chỉ 15 phút sau, tất cả học viên đã làm theo một cách thuần thục và bắt đầu cảm nhận được những luồng cảm xúc tích cực, nhẹ nhàng trong trí não, suy nghĩ. Chị Yến cho biết, khó nhất chính là kêu gọi được mọi người cùng tham gia và duy trì thói quen theo đuổi việc luyện tập vì hầu hết đều không tin rằng chỉ với những động tác đơn giản “hoho haha” mà đem lại hiệu quả to lớn cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi người tập nhận ra giá trị của việc luyện tập thì chính họ là những người kết nối thêm thành viên tham gia tập luyện như vợ, chồng, con cái, bố mẹ, bạn bè...

Gọi chị là “Người gieo tiếng cười” bởi công việc hằng ngày của chị Mai Hải Yến là kết nối với mọi người và kêu gọi cùng tham gia luyện tập Yoga cười để có sức khỏe tinh thần tốt nhất cho cuộc sống. Trên Facebook cá nhân, chị gọi mình “Én” giống như cánh chim én mang mùa xuân và niềm vui trong cuộc đời. Chị cho biết, để chăm sóc sức khỏe cho bản thân, từ nhiều năm nay, chị đã lựa chọn Yoga là bộ môn thể dục và có hẳn bằng huấn luyện

Các thế hệ trong gia đình chị Mai Hải Yến cùng luyện tập Yoga cười

Người “gieo” tiếng cười từ YogaTHANH AN

Ở tuổi 44, chị Mai Hải Yến, phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa bỗng tìm thấy niềm đam mê, khát khao cống hiến giá trị tích cực tới cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với tiếng cười từ Yoga. Chị Yến đang cùng đồng sự hướng tới xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe bằng liệu pháp bấm huyệt truyền thống kết hợp tập luyện Yoga cười.

viên quốc tế. Tình cờ phát hiện trong bộ môn này có phần luyện tập Yoga cười, rất tốt cho sức khỏe tinh thần nên chị quyết định tìm hiểu và mong muốn sẽ giới thiệu rộng rãi tới nhiều người trong cộng đồng. Đó cũng là lí do mà chị quyết định dồn tâm huyết, tiền bạc tích cóp để thành lập và mở câu lạc bộ luyện “cười” với tên gọi - Câu lạc bộ Yoga Cười Yhaho.

Không may mắn, Câu lạc bộ Yoga Cười Yhaho của chị Yến mở cửa đợt đầu năm 2020, trúng ngay đợt đầu dịch bệnh Covid-19 nên chưa thể hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu luyện tập của bạn bè, người thân, trong mùa dịch bệnh, các công cụ như Facbook, Youtube, Zalo, Zoom… được chị Yến khai

thác triệt để nhằm cung cấp đa dạng kênh tiếp cận luyện tập tới người có nhu cầu. Mỗi ngày, chị Yến đều đặn cung cấp và thông báo lịch học, luyện tập để mọi người nắm thông tin.

Chị Mai Hải Yến cho biết, một bài tập Yoga cười luôn có 4 bước, đó là: khởi động, tập khí, luyện cười và thiền. Bài tập cười đầu tiên bắt đầu bằng cách vỗ tay, hít thở và các hành động như trẻ con vui đùa. Các bài tập tiếp theo là khuyến khích cười to hơn, cười hết sức lấy hơi từ bụng xen kẽ với hơi thở sâu, duy trì hành động vui đùa, tương tác ánh mắt để trở thành tiếng cười thực sự. Cụ thể, bài tập Yoga cười đều bắt đầu bằng động tác vỗ tay, vì bàn tay có rất nhiều huyệt

Page 52: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

52 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

đạo, khi chạm vào nhau khí huyết sẽ lưu thông, tinh thần thoải mái, mọi người sẽ cởi mở hơn, dễ cười hơn (chuyển động tạo cảm động). Theo thuyết Yoga cười, mọi người cười như trẻ con, từ thân sang trí và cười một cách tự nhiên, bẩm sinh. Khi cười phải kết hợp với nhịp thở (hít thở là gốc sự sống, cười là sự thoải mái về tinh thần). Hít một hơi thật dài, rồi dừng một chút, sau đó cười thật lâu, hơi cúi người xuống, rồi lại ngửa người lên để hất hết khí dư có hại trong người ra. Làm 5 -10 phút các động tác này, mỗi ngày vài lần sẽ thay đổi sinh hóa trong cơ thể, tạo Endorphine (chất tạo hưng phấn) giúp con người vui vẻ.

Nhiều ích lợi cho sức khỏe tinh thần Yoga cười có tác dụng chữa

các bệnh tinh thần rất tốt vì tác động đến não bộ con người. “Điều đặc biệt là não chúng ta không phân biệt được giữa cười thật và cười giả. Do đó khi chúng ta luyện tập một cách kiên trì, lặp đi lặp lại hành động “hohohaha” từ trong suy nghĩ, vô thức sẽ tiếp nhập tín hiệu và chuyển thành hành động là chúng ta cười thật. Khi trí não tiếp nhận những tín hiệu tích cực, não sẽ tiết ra các chất có tác dụng kích thích sản sinh năng lượng, giảm stress. Yoga cười được giả lập như bài tập cho cơ thể qua trao đổi ánh mắt và vui đùa như trẻ thơ. Lợi ích của Yoga cười dựa trên nền tảng các bài tập thở của yoga kết hợp với động tác cười giúp mang lại lượng oxi nhiều hơn cho não bộ và cơ thể giúp con người tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh”, chị Mai Hải Yến giải thích.

Yoga cười giống Yoga thường ở chỗ đều sử dụng

ngôn ngữ cơ thể nhưng Yoga cười chú trọng vào việc giải tỏa stress, đây chính là điểm khác biệt của loại hình này. Yoga cười không phải là bài tập phải vất vả vận động đến toát mồ hôi, mà là những bài tập trong chính suy nghĩ của bạn. Chỉ cần nghĩ bạn sẽ làm được và quan trọng nhất là kiên trì đến cùng để thực hiện điều mình muốn: đó chính là cười. Tiếng cười sẽ đến với bạn một cách tự nhiên. Thường xuyên tập luyện Yoga cười sẽ mang lại tinh thần thoải mái thông qua cơ chế giải phóng hocmon hạnh phúc, tăng cường hệ miễn dịch, giúp quá trình chữa bệnh diễn ra mau chóng hơn. Yoga cười đem lại lợi ích sức khỏe cho mọi đối tượng, mọi độ tuổi: với trẻ em, tăng cường khả năng sáng tạo, quản lý cảm xúc; người lớn đi làm thì giải tỏa street, căng thẳng; độ tuổi trung niên giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ…

Theo chị Mai Hải Yến, cuộc sống hiện đại, mỗi ngày, chúng ta đều đối mặt với hàng trăm vấn đề căng thẳng, lo âu. Đời sống tinh thần hầu như bị bỏ ngỏ nên việc tìm kiếm giải

pháp trị liệu mà không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc ngày càng được mọi người quan tâm. Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh hạn chế ra đường, và các mối quan hệ xã hội như hiện nay thì Yoga cười là một trong những liệu pháp giải tỏa căng thẳng, chăm sóc sức khỏe gia đình. Buổi tối hoặc sáng mai, cả gia đình quây quần thực hiện những tràng cười sảng khoái, mọi năng lượng tiêu cực sẽ tan biến, thay thế bằng những điều tích cực, ấm áp, hạnh phúc. Đó cũng là lí do mà chị Yến thành lập nhiều câu lạc bộ Yoga cười ở Biên Hòa, Trảng Bom và mở rộng phát triển trên các kênh Online.

Với mong muốn chia sẻ những giá trị từ Yoga cười làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, mỗi người sống tích cực và làm việc hiệu quả, kết hợp với kinh nghiệm hơn 20 năm làm công đoàn, chị Mai Hải Yến cùng với cộng sự xây dựng các gói dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp có đông người lao động, các biện pháp giải tỏa căng thẳng giữa giờ làm cho nhân viên, công nhân. Ngoài ra, chị còn phối hợp cùng với chồng mở trung tâm trị liệu kết hợp giữa bấm huyệt và Yoga cười nhằm chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà không cần hoặc giảm thiểu các can thiệp từ Tây y. Hiện tại ngoài các câu lạc bộ luyện tập tại Biên Hòa, Trảng Bom có hơn 100 học viên tham gia mỗi điểm (nhưng phải dừng hoạt động vì quy định hạn chế tụ tập đông người do dịch bệnh) thì các buổi luyện tập tại nhà của chị Yến trên kênh Online cũng thu hút khá đông gia đình, học viên các độ tuổi luyện tập hàng ngày.

T.A

Yoga cười là môn thể dục bắt nguồn từ Ấn Độ do ông Madan Kataria, bác sĩ y khoa ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, sáng lập từ năm 1995. Hiện nay toàn thế giới có hơn 8,000 câu lạc bộ tại 70 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Mỹ, Hungary, Nhật Bản, Hàn Quốc... Môn Yoga cười du nhập vào Việt Nam từ năm 2007, đến nay đã có nhiều câu lạc bộ lớn và các nhóm tập trên khắp tỉnh, thành trong cả nước.

Page 53: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 53

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Đối với động vật nói chung và với heo nói riêng, đường truyền lây các mầm bệnh chủ yếu do những con đường sau: Sự tiếp xúc trực tiếp giữa heo với nhau, tinh dịch, con người, phương tiện vận chuyển, thức ăn và nước uống, phân và chất độn chuồng, động vật khác (chim, chuột, heo hoang dã, thú cưng, ve…), đường không khí. Một số giải pháp có thể áp dụng chung cho tất cả hệ thống chăn nuôi và tất cả các bệnh, nhưng nhiều giải pháp an toàn sinh học thực tế cần phải được điều chỉnh đối với từng bệnh và đặc biệt là đối với từng hệ thống chăn nuôi. Có 3 giải pháp cơ bản của an toàn sinh học đó là cách ly, vệ sinh (làm sạch, tẩy rửa) và khử trùng.

1. Cách lyCách ly là giải pháp đầu tiên

và quan trọng nhất của an toàn sinh học và là giải pháp hiệu quả nhất để đạt được mức độ an toàn sinh học cần thiết, khi mầm bệnh không xâm nhập thì sẽ không xảy ra dịch bệnh. Cách ly không chỉ áp dụng đối với vật nuôi mà còn đối với cả con người và các vật liệu có thể mang mầm bệnh và từ đó có thể lây nhiễm đến vật nuôi. Cách ly bao gồm cả những giải pháp như thay đổi quần áo, giày dép khi qua các khu vực hàng rào cách ly (như cổng trại, phòng vệ sinh…) và hạn chế các phương tiện vận chuyển vào trại. Cách ly liên quan hầu hết các giải pháp an toàn sinh học từ cổng trang trại cho đến chuồng nuôi riêng lẻ.

2. Vệ sinhGiải pháp hiệu quả thứ hai trong

an toàn sinh học là vệ sinh (làm sạch, tẩy rửa). Phần lớn sự ô nhiễm

mầm bệnh trên các đối tượng vật lý được chứa trong phân, nước tiểu hoặc dịch tiết bám trên bề mặt, do đó việc vệ sinh sẽ loại bỏ được hầu hết mầm bệnh ô nhiễm. Bất kỳ vật liệu nào phải đi qua hàng rào cách ly (theo một trong hai hướng vào hoặc ra) đều phải được làm sạch hoàn toàn. Đối với các phương tiện lớn như xe tải, máy kéo cần các máy rửa có áp lực cao (từ 108 - 128 atmosphere). Thực hiện vệ sinh hiệu quả đối với những vật liệu phức tạp là rất khó khăn do đó cách ly vẫn là giải pháp đạt hiệu quả cao nhất.

3. Khử trùngGiải pháp thứ 3 trong an toàn

sinh học là khử trùng. Theo OIE (2008), khử trùng là việc áp dụng các biện pháp sau khi đã vệ sinh sạch sẽ nhằm tiêu diệt các mầm bệnh truyền nhiễm hoặc mầm bệnh ký sinh trùng (bao gồm cả các mầm bệnh lây truyền giữa người và động vật) đối với các cơ sở vật chất (chuồng trại, nhà xưởng…), các phương tiện và các đối tượng khác nhau (dụng cụ, quần áo, giày dép, trang thiết bị…) có thể đã bị ô nhiễm trực

tiếp hoặc gián tiếp mầm bệnh.Khử trùng là biện pháp rất

quan trọng khi được thực hiện một cách nhất quán và chính xác, nhưng chỉ nên được coi là bước cuối cùng trong khâu an toàn sinh học và chỉ được áp dụng sau khi đã thực hiện vệ sinh hiệu quả và toàn diện. Hóa chất khử trùng có thể không có sẵn đối với những khu vực chăn nuôi vùng sâu, vùng xa hoặc quy mô chăn nuôi nhỏ, vì vậy giải pháp này gặp phải những cản trở nhất định. Tuy nhiên, ngay cả những khu vực/trang trại có sẵn, hóa chất khử trùng cũng chưa chắc đã được sử dụng đúng phương pháp. Chất khử trùng không có tác dụng nếu bụi bẩn quá nhiều hoặc thời gian tiếp xúc không đảm bảo hiệu quả khử trùng. Ngoài ra, nhiều chất khử trùng bị bất hoạt bởi các chất hữu cơ trong phân hoặc vật liệu khác. Do đó, mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng khử trùng có thể được coi là kém hiệu quả nhất trong 3 giải pháp chính của an toàn sinh học.

MV (Nguồn: khuyennong.lamdong.gov.vn)

Ba giải pháp cơ bản về an toàn sinh họcNền tảng của các giải pháp an toàn sinh học bắt nguồn từ các kiến thức về dịch tễ học như thời gian bài tiết mầm bệnh ở động vật bị nhiễm bệnh, các tuyến bài tiết chính, sự tồn tại của mầm bệnh trong môi trường, các con đường lây nhiễm.

Ảnh

min

h ho

a

Page 54: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

54 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

* Triệu chứng:Sự nhiễm bệnh xảy ra thường

thì do vết thương trên cây hoặc vết nứt của vỏ hay vùng kéo dài của đỉnh rễ. Khi cây có triệu chứng bị nhiễm bệnh thì nấm bệnh đã xâm nhập trước đó, phát triển kéo theo hiện tượng xì mủ.

Bệnh thường phát sinh ở phần gốc thân. Vết bệnh lúc đầu là nhứng đốm biến màu hơi mọng nước trên vỏ thân, sau lớn dần, vỏ chuyển màu vàng nứt ra, từ đó chảy nhựa màu nâu vàng. Lúc đầu ướt, sau khô cứng lại, vỏ cây bong tróc ra. Lâu ngày, phần gỗ phía trong vết bệnh cũng bị khô đen. Vết bệnh có thể phát sinh trên cả cành. Cây bệnh có bộ rễ ngắn, ít rễ tơ, rễ rất dễ bị tuột vỏ.

Cây bị bệnh nặng sinh trưởng kém, lá vàng, gân chính của lá có màu vàng đậm hơn và rụng; cành bị khô, cả cây cũng có thể khô chết.

Nấm cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất, vết bệnh mới hơi tròn màu xanh tối, sau đó lan rộng ra bên ngoài vỏ và sau bên trong trái, chỉ thấy một bên trái bị thối hoặc thối từ đáy trái lan lên, trời ẩm có lớp nấm màu trắng trên vết thối. Trái bị bệnh có mùi chua và rụng sớm.

* Điều kiện bệnh phát sinh, phát triển:

Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa. Nấm nhiễm vào gốc qua vết thương ở gốc, cổ rễ. Nấm

có thể tồn tại trong đất và lây lan rất nhanh qua rễ hoặc nhờ nước mưa.

Điều kiện nóng ẩm, những bào tử tạo ra trên quả bệnh có thể lây lan lên tán cây cao hơn.

Đất bị úng nước hay thừa ẩm cũng làm cho bệnh phát triển mạnh hơn.

* Quản lý bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra trên vườn cây có múi:

Để quản lý bệnh Phytophthora sp. trên vườn cây có múi, cần hết sức lưu ý: Nếu vườn mới chuẩn bị trồng thì tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về canh tác, xây dựng bờ trồng theo hướng ánh sáng mặt trời, độ cao của bờ phải đạt chuẩn, không để rễ cây phát triển chạm mức nước thủy cấp trong những năm về sau.

Khử trùng đất hay các hố trồng bằng vôi, sử dụng phân hữu cơ ngay khi đặt cây vào hố trồng. Chọn giống hoặc gốc ghép ít bị nhiễm bệnh. Nếu vườn đã

trồng sẵn thì hàng năm bón thêm phân chuồng trộn với nấm Trichoderma.

Không ghép gần gốc, chỗ ghép phải cao hơn cổ rễ gốc ghép 40-50 mm, khi trồng không đặt sâu. Đắp gốc, không tủ cỏ gần gốc cây.

Để phòng bệnh trong mùa mưa, bón phân hữu cơ loại mục trộn với nấm Trichoderma 2kg/gốc, xới nhẹ đất rải hỗn hợp lên nơi rễ con mọc. Có thể bón theo gốc quanh tán khi vườn cây giao tán để hạn chế sự đứt rễ. Đầu và cuối mùa mưa quét thuốc gốc đồng ở thân cây và các cành to.

Luôn vệ sinh vườn vì các tàn dư từ trái cây hay lá rụng dễ lưu tồn mầm bệnh. Cắt tỉa bỏ các cành quá thấp, gần mặt đất, tránh gây vết thương cho cây. Khai thông vườn bằng các mương nhỏ, không cho nước ứ đọng, trồng một số loài cỏ dại để tạo mặt đất tơi xốp, thông khí, mát vườn, chống xói mòn đất mặt và là nơi thu hút thiên địch trú ngụ. Hạn chế các loại côn trùng từ đất lên cây như: mối, ve sầu…vì chúng dễ dàng mang mầm bệnh từ đất lên. Nếu là cây lâu năm, cây cao, cần mang dép trước khi vào vườn và bỏ dép khi trèo cây, tránh sự lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp. Phát hiện cây bị bệnh cần phòng trị sớm bằng các loại dầu sinh học, dầu khoáng hay các loại thuốc hóa học đặc trị như: Aliette, Ridimil - Mancozeb…).

L.H (tổng hợp)

Quản lý bệnh do nấm Phytophthora sp.trên vườn cây có múiBệnh do nấm Phytophthora sp. là bệnh gây hại nghiêm trọng đối với cây có múi (cam, quýt, bưởi). Nấm Phytophthora sp. phát sinh từ đất và thường gây hại nặng ở vùng tưới tiêu chủ động, có lượng mưa nhiều hay mực thủy cấp cao. Nấm bệnh tấn công vườn ươm sẽ làm chết cây con, ở vườn mới trồng thì bị thối gốc, xì mủ và thối rễ. Ở những vườn trồng lâu năm thì cây bị thối gốc, xì mủ, thối rễ hoàn toàn và thối nâu.

Ảnh

min

h ho

a

Page 55: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

SỐ 9-2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 55

TIN HOẠT ĐỘNG

Ngày 15-9, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai được thành lập từ năm 2003. Hội hiện có 20 ngàn hội viên cá nhân là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, 1 tập thể hội viên.

Trong nhiệm 2014-2019, Hội đã tổ chức thực hiện phong phú, sáng tạo các nhiệm vụ như: lồng tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội đã tiếp nhận và giải quyết được 100 vụ khiếu nại của người tiêu dùng. Các lĩnh vực được người tiêu dùng khiếu nại nhiều như: điện - điện tử; lương thực - thực phẩm; hàng hóa tiêu dùng; dịch vụ; ô tô - xe máy; vật liệu xây dựng; hóa-mỹ phẩm.

Trong nhiệm kỳ mới (2020-2025), Hội tiếp tục củng cố tổ

Tâp huân chuyển giao Văn phòng điên tử phiên bản Plus

Sáng ngày 15-9, Trung tâm KH&CN phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn chuyển giao, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản I-OFFICE Plus cho đại diện các phòng, ban và trung tâm trực thuộc Sở Y tế.

So với phiên bản cũ I-OFFICE, trong đợt nâng cấp này, sẽ thay đổi công nghệ và bổ sung thêm các tính năng mới như: Bộ công cụ hỗ trợ tích hợp chữ ký số theo quy định tại NĐ 30/2020/NĐ-CP; Module lưu trữ hồ sơ điện tử được xây dựng dựa trên quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BNV và hướng dẫn số 1278/SNV-VTLT của Sở Nội vụ Tỉnh Đồng Nai và một số chức năng khác (Quản lý giờ công, quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng, quản lý xe công, phòng họp...)

Đại diện lãnh đạo Sở Y tế cho biết, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng văn bản điện tử, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, việc nâng cấp Văn phòng điện tử của Sở thành 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 triển khai trong khối quản lý nhà nước của Sở (gồm Ban giám đốc, bộ phận văn thư, trưởng phó phòng và chuyên viên); giai đoạn 2 là các đơn vị trực thuộc (Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị còn lại). Dự kiến thời gian chạy thử nghiệm trong tháng 9 và đầu tháng 10 sẽ đưa vào vận hành chính thức trên toàn Sở.

Được biết, sau khi tập huấn và chuyển giao thành công I-OFFICE Plus cho Sở Y tế, Trung tâm KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp triển khai nâng cấp cho các đơn vị còn lại trong tỉnh hiện đang còn sử dụng phần mềm quản lý văn bản I-Office phiên bản cũ.

Đỗ Quyên

Tâp huân nâng cao nghiêp vu cho can bộquản lý thuộc hê thống mạng thông tin khoa hocva công nghê huyên Nhơn Trạch

Đại hội Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai

chức, tập trung công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng; thực hiện tốt công tác tư vấn và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng và tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.

Tại đại hội, các đại biểu đã bầu ra Ban chấp hành Hội gồm 16 thành viên, Ban Thường vụ 6 thành viên. Ông Phạm Gia Hải, Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai khoá III tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội khoá IV, nhiệm kỳ 2020-2025.

H.M

Ngày 14-9, tại Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Khoa học và Công nghệ đã tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuộc hệ thống mạng thông tin khoa học và công nghệ huyện Nhơn Trạch.

Lớp tập huấn nhằm trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trang tin điện tử của địa phương để đáp ứng công tác quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của hệ hệ thống mạng thông tin khoa học và công nghệ đảm bảo hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới nâng cao năm 2020 trong lĩnh

vực khoa học và công nghệ.Lớp tập huấn đã tập trung

hướng dẫn các nội dung như: ban hành quyết định thành lập Ban biên tập và Quy chế hoạt động của website xã; hướng dẫn kỹ năng viết tin, bài, biên tập và cập nhật thông tin lên website xã; giới thiệu sử dụng phần mềm I-Office…

Ngoài ra, các cán bộ tập huấn sẽ được giải đáp các thắc mắc thường gặp trong quá trình quản lý, hoạt động của xã, thị trấn và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

L.H

Page 56: THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG …

56 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 9-2020

Sáng ngày 28/8/2020, Khối thi đua số 12 (bao gồm các Sở: Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với UBND huyện Cẩm Mỹ, Tổng công ty Tín nghĩa tổ chức trao nhà tình thương cho gia đình ông Phan Xuân Ý, 60 tuổi tại ấp 1, xã Xuân Quế.

Ngôi nhà được xây mới hoàn toàn, có diện tích sử dụng 48,5m2. Tổng trị giá xây dựng là 115 triệu đồng, trong đó Khối thi đua số 12 và Tổng công ty Tín nghĩa hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình đóng góp 40 triệu đồng, các nhà hảo tâm trên địa bàn xã Xuân Quế ủng hộ 25 triệu đồng.

Tại buổi trao nhà tình thương, UBND xã Xuân Quế đã trao quyết định cấp nhà cho gia đình thuộc diện khó khăn về nhà ở. Theo đó, gia đình ông Phan Xuân Ý được quyền sử dụng, tu sửa, thừa kế và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Trước đó, do tuổi cao, thu nhập không ổn định nên gia đình ông Phan Xuân Ý sinh sống trong nhà cũ đã dột nát cất trên mảnh đất mượn từ hàng xóm. Theo lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện

Cẩm Mỹ, năm 2020, huyện đặt ra chỉ tiêu vận động, xây dựng 26 căn nhà tình thương hỗ trợ cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, đến nay đã thực hiện xây dựng và trao tặng 20 căn nhà cho người nghèo.

* Sáng ngày 11/9/2020, tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh, Khối thi đua 12 đã tổ chức Hội thao chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Hội thao thu hút hơn 120 VĐV thuộc Khối thi đua 12 về tham dự.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Hoàng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng Khối thi đua 12 nhấn mạnh: Hội thao Khối thi đua 12 là dịp để cán

bộ công chức trong khối thể hiện sự gắn bó, đoàn kết, giao lưu học hỏi, là sân chơi thể chất bổ ích tạo động lực thúc đẩy hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. Tất cả trên tinh thần "Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Hội thao của Khối thi đua 12 năm nay thi đấu 4 môn, gồm: kéo co; đua nghe ngo; bóng đá nam và thi nấu ăn. Sau 1 buổi thi đấu sôi nổi, với tinh thần giao lưu và học hỏi, Hội thao đã khép lại với giải nhất toàn đoàn thuộc về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; giải nhì Sở Y tế; giải ba Sở Khoa học và Công nghệ.

Đỗ Quyên - Thanh Cảnh

Sáng ngày 7-9, trong buổi họp giao ban đầu tuần, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Thị Hoàng đã trao Quyết định khen thưởng danh hiệu “Điển hình trong tháng” tháng 8/2020 cho ông Mai Lý Huỳnh, Chuyên viên Phòng Thông tin khoa học và công nghệ - Trung tâm Khoa học và Công nghệ (Trung tâm TKC) vì đã có nhiều thành tích trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở.

Ông Mai Lý Huỳnh ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, còn có thành tích trong việc xây dựng và thiết kế trang Fanpage Trung tâm TKC; Nghiên cứu & thử nghiệm các mẫu Fanpage phù hợp với hoạt động của Trung tâm TKC; Thiết kế hình ảnh, dịch thuật đặc trưng cho các dịch vụ của Trung tâm TKC; Xây dựng bố cục bài đăng cập nhật hoạt động của Trung tâm TKC trên trang Fanpage, phân quyền cho cách thành viên tham gia quản lý Fanpae; Xây dựng kênh YouTube của Trung tâm TKC, nơi sẽ cập nhật

các video tin tức hoạt động, đề tài, dự án và cơ sở dữ liệu do Trung tâm TKC xây dựng và tổng hợp trong tương lai; Tiếp tục nghiên cứu kỹ năng chỉnh sửa và dựng phim, hỗ trợ thiết kế đồ họa cho bộ phận xây dựng của Phòng; Liên hệ tham khảo giá chạy quảng cáo Facebook với nhà cấp dịch vụ để chuẩn bị đề xuất Ban giám đốc về chương trình quảng bá mới; Hoàn thành nhiệm vụ cập nhật thông tin, video Tiếng Anh trên website 148 xã, phường, thị trấn; website Khởi nghiệp Đồng Nai... Thanh Cảnh

Khen thưởng gương điển hình tháng 8/2020

Khối thi đua 12 tổ chức các hoạt động cộng đồng

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyên Thị Hoàng, Khối trưởng Khốithi đua 12 trao cờ lưu niệm cho các đội tham dự hội thao.