71
BAN ĐIU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HI NGOI CHTRƯƠNG Chỉ Đạo: Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình: Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn Chủ Nhiệm: Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm & Uyên Phương Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu. TÒA SON 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019 Tel. 770-614-8315 [email protected] [email protected] Mi thăm ctthngd.net https://sndv.wordpress.com SỐ 3, PHÁT HÀNH THÁNG 7, NĂM 2015 Thánh Inhaxiô Loyola, Lễ Kính ngày 31 tháng 07, Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực nghiệm” Trong Chương Trình TTHNGĐ Chủ Đề: Gia Đình Sống Yêu Thương Gần Gũi Hôm Nay

Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

  

  

 

BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HẢI NGOẠI

CHỦ TRƯƠNG

Chỉ Đạo:

Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn

Chủ Nhiệm:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm &

Uyên Phương

Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến

Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu.

TÒA SOẠN 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019

Tel. 770-614-8315 [email protected]

[email protected] Mời thăm

ctthngd.net https://sndv.wordpress.com

SỐ 3, PHÁT HÀNH THÁNG 7, NĂM 2015

Thánh Inhaxiô Loyola, Lễ Kính ngày 31 tháng 07, Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực nghiệm”

Trong Chương Trình TTHNGĐ

Chủ Đề: Gia Đình Sống Yêu Thương Gần Gũi Hôm Nay

Page 2: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 2  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BBAANN ĐĐIIỀỀUU HHÀÀNNHH

TTRRUUNNGG ƯƯƠƠNNGG HHẢẢII NNGGOOẠẠII Vấn Nguyền:

Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn

Tổng Linh Nguyền:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Chủ Nguyền:

AC Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Điệp Ban Phó Nguyền:

Sydney, Úc Châu: AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến

Danmark, Âu Châu: AC Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Thay

Toronto, Canada: AC Michael Huỳnh Thanh Huy & Agnes Hạnh

Nhật Bản: AC Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Tâm

Orange, Miền Nam California: AC JB Nguyễn Văn Tuấn & Têrêsa Hương

San Jose, Miền Bắc California: AC Antôn Đoàn Ngọc Hoàn & Anna Thu Hằng

Houston, Miền Trung Nam Hoa Kỳ: AC Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Kim Nguyệt

Atlanta, Miền Đông Nam Hoa Kỳ: AC Luca Phạm Văn Kiên & Têrêsa Nga

Washington D.C., Miền Thủ Đô: AC Fx. Phạm Công Tự & Têrêsa Yến

Lowell, Đông Bắc Hoa Kỳ: AC Phaolô Phạm Duy Thông & Cecilia Diệu Tú

Detroit, Miền Trung Bắc Hoa Kỳ: AC Phanxicô Nguyễn Hữu Nam & Matta Chi

Ký Nguyền: AC Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Uyên Phương Quý Nguyền: AC Antôn Nguyễn Tường & Maria Thưởng  Trưởng Ban Song Nguyền: AC Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Thanh Thủy Trưởng Ban Liên Gia: AC Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Kim Chi Ban Truyền Thông và Tài Liệu: AC Đaminh Bùi Văn Bằng & Têrêsa Yến AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến AC Giuse Chu Quang Chàng & Anna Vân Điền

Nội Dung Trong Số Này:

Hình bìa: Thánh Inhaxiô Loyala ............................................... 1 Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại & Nội Dung .............. 2 Lời Ngỏ .................................................................................... 3 Tâm Thư Tổng Linh Nguyền ................................................... 4 TT Người Chúa Dùng: Gần gũi qua khoảng cách 728 năm ...... 6 Đặc Sủng “Hồn Tông Đồ Song Đôi” ....................................... 10 Đem tình yêu TT Chúa Giêsu Đến Cho Những Người Đau Khổ 12 Ba lễ Bổn Mạng của CTTTHNGĐ .......................................... 14 Vì sao tôi theo Đạo Công Giáo ................................................ 17 Cô bé nhặt hoa phượng ............................................................ 22 Mười vui .................................................................................... 24 Khóa 629 – Saint Paul, Minnesota ............................................ 25 Bài hát Gia Đình ....................................................................... 33 Bài hát Đá Nở Hoa 5 Cánh & Tại sao Trái Tim Chúa đề ở ngoài 34 Nóng tính như lửa – TT Chúa – Trái Tim không ngủ yên ....... 36 Cùng vui cười với Chúa ............................................................ 37 Biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn ..... 39 Bỏ rơi không thăm viếng cha mẹ già là một tội trọng ............... 42 Con cái là hồng ân của Chúa ..................................................... 46 Giáo Hội không bao giờ bỏ rơi ................................................. 49 Gương mặt và sự hiện diện của người cha trong gia đình ......... 52 Mọi người đều có trách nhiệm đối với các trẻ em ..................... 55 Người cha phải luôn luôn hiện diện trong gia đình ................... 58 Sứ mệnh và ơn gọi của người già ............................................. 61 Trẻ em là một món quà và sự giầu có lớn cho nhân loại và Giáo Hội 64 Sinh hoạt Liên Gia Las Vegas ................................................... 67 Khóa Căn Bản TTHNGĐ 630 tại Giáo Phận San Jose.............. 68 Khóa 631 – New Orleans: Gió Đã Đổi Chiều! .......................... 70

Page 3: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 3  

LỜI NGỎ

Hai số báo điện tử VÒNG TAY SONG NGUYỀN đầu tiên: số Ra Mắt tháng 3/2015 giới thiệu tổng quát về Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, và số 2 tháng 5/2015 với đôi nét hướng tới Đại Hội Thế Giới Các Gia Đình – Philadelphia 2015, đã được qúy bạn hữu khắp nơi hân hoan đón nhận và thuận tình nói lên sự ích lợi tốt đẹp cũng như nêu lên nhiều góp ý cụ thể để VTSN thực sự là một diễn đàn “thông tin nối kết phục vụ các gia đình”.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN số 3 tháng 7/2015 với chủ đề “Gia Đình Sống Yêu Thương Gần Gũi Hôm Nay” xin được nhắc lại mục đích của Chương Trình TTHNGĐ là “Yêu thương Gần gũi bằng

Việc làm” để cổ võ mọi thành viên gia đình cùng nhau nhắm tới, được Cha Sáng Lập là “người Chúa dùng” luôn ấp ủ nguyện ước suốt một đời liên lỉ phục vụ!

Trong khuôn khổ từ trước Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường tháng 9/2014, để chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình tháng 10/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lần lượt giảng giải nhiều việc thực hành xoay quanh đời sống gia đình giữa xã hội ngày nay.

Đặc biệt qua các buổi tiếp kiến khách hành hương thứ Tư hằng tuần vào các tháng đầu năm 2015, những lời nhắn nhủ đơn sơ của ĐTC liên quan tới cách sống “Gần gũi Yêu thương” giữa từng người thân yêu: cha mẹ, con cái, ông bà, trẻ em, người cao niên... VTSN số 3 xin phép ghi lại 9 bài huấn dụ liên hệ của ĐTC, do Linh Tiến Khải dịch thuật, đã được phổ biến trên Radio Vatican.

VTSN số 4 tháng 9/2015, dự kiến tiếp tục giới thiệu các đề tài về gia đình, cách riêng việc chuẩn bị ơn gọi sống đời hôn nhân, với chủ đề “Lối Vào Trăm Năm” theo huấn dụ gần đây của ĐTC cũng như huấn giáo của Hội Thánh.

Xin Thánh Inhaxiô, Thánh Têrêsa Hài Đồng cầu cho chúng con.

Xin Thánh Gia Thất chúc phúc lành cho chúng con.

SN Kiếm & Uyên Phương

Page 4: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 4  

Kính thưa quý Linh Nguyền và quý Song Nguyền thân mến.

Lại một lần nữa chúng ta nối kết trong vòng tay yêu thương của Chương Trình. Tôi xin được chào thăm và gửi đến tất cả sự bình an, niềm vui và ơn lành của Thánh Gia.

Chúng ta đã thực sự bước vào Mùa Hè và cũng là ‘Mùa Nghỉ’ của con em sau những tháng ngày một năm học tập trên ghế nhà trường. Nhìn lại hơn một tháng qua, có lẽ ai cũng cảm thấy tất bật và bận rộn với những tổ chức của các ngày lễ như: Ngày của Mẹ (Mother’s Day), Ngày Tôn Vinh Người Cha (Father’s Day), Lễ Tạ Ơn Ra Trường (Graduation’s Mass of Thanksgiving), Rước Lễ Lần Đầu (First Communion), Thêm Sức (Confirmation)… Tôi xin gợi lại những hình ảnh thân thương vui mừng của những ngày này để chia sẻ một vài tâm tình qua lá thư này.

Đang khi ráo riết chuẩn bị hướng tới Đại Hội Gia Đình Thế Giới cũng như ‘Hôi Ngộ Song Nguyền’ tại Philadelphia vào tháng Chín sắp tới, chúng ta: Ban Điều Hành Trung Ương, các điạ phương và những song nguyền tham dự Đại Hội Gia Đình đều nỗ lực vận động, cầu nguyện và hoàn tất những việc hành chánh trong tâm tình “Yêu Thương Gần Gũi Bằng Việc Làm”, chúng ta cũng có thể nhận ra được việc cử hành tất cả những ‘Ngày Lễ’ nêu trên là những việc làm rất gần gũi thân thương của cha mẹ dành cho con cái và của con cái dành cho cha mẹ.

Thêm vào đó, những việc làm đầy ắp tình yêu thương này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh các người làm Cha, làm Mẹ bằng những hình thức bên ngoài, nhưng còn là cơ hội mời gọi chúng ta duyệt lại để làm đúng những mối tương quan với ‘Ông Bà - Cha –Mẹ - Con - Cháu’ qua những chiều kích khác nhau.

- Trong tương quan ‘Thiên Chúa - Cha Mẹ’, những người làm cha mẹ như là những mắt xích nối kết truyền gieo sự sống đời này qua đời khác. Cha mẹ là dụng cụ Thiên Chúa đã quan phòng sắp đặt để sự sống được nối dài. Cha mẹ đã cộng tác vào công trình sáng tạo và hoàn thành sứ mệnh sinh dưỡng và giáo dục, một sứ vụ cao cả và nhiệm mầu. Cha mẹ luôn ý thức và tạ ơn Thiên Chúa vì được vinh dự cộng tác với Thiên Chúa trong công trình tạo dựng tuyệt vời này. Các con cái hãy tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn cha mẹ đã truyền cho con sự sống và cố gắng sống tâm tình là con hiếu thảo với cha mẹ.

Page 5: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 5  

- Trong tương quan ‘Chồng-Vợ ’, đời sống hôn nhân gia đình hôm nay bị rơi vào sự khủng hoảng do quan niệm xã hội về vai trò của phụ nữ, ly dị, tái hôn nên đã có nhiều gia đình, mẹ đóng hai vai và không cần bóng dáng đàn ông hoặc chỗ đứng của người cha trong gia đình, không còn là trụ và là nóc của mái ấm gia đình nữa. Các bà mẹ cũng cần tự vấn về vai trò của mình trong gia đình để đừng lấn át vai trò cột trụ của gia đình và đừng đánh mất đặc tính ‘mẹ’. Đồng thời các người cha cũng cần xem xét lại mình đã chu toàn trách nhiệm trụ cột gia đình này thế nào. - Trong tương quan ‘Cha Mẹ - Con’, người làm cha mẹ phải là ‘cha mẹ’ gương mẫu, biết chu toàn bổn phận, chăm lo và gầy dựng cho đời sống gia đình, yêu vợ-chồng và thương con. Vì vậy, các người làm cha và làm mẹ cũng cần thường xuyên tự vấn rằng mình đã sống đúng tư cách của một người cha hoặc mẹ Công Giáo hay chưa? Vì có rất nhiều người cha đã đang sa đà rơi vào nghiện ngập, bài bạc, hút sách, si tình, bỏ bê vợ con, ăn chơi trác táng và chỉ lo tìm thỏa mãn cuộc sống riêng tư. Cũng có những người mẹ không chu toàn bổn phận là mẹ và là vợ của mình trong gia đình. ĐTC Phanxicô trong bài huấn dụ mới đây khiến người làm cha mẹ phải suy nghĩ thật sâu: “Trong gia đình tất cả đều gắn liền với nhau. Vì thế mọi lời nói việc làm và thiếu sót của cha mẹ đều gây ra các thương tích trong tâm hồn con cái, và để lại các hậu qủa trầm trọng trong cuộc sống của chúng. Khi các người lớn mất lý trí, khi mỗi người chỉ nghĩ tới chính mình, khi cha mẹ làm cho nhau đau khổ, tâm hồn của trẻ em đau khổ rất nhiều, nó cảm thấy tuyệt vọng. Và chúng là các vết thương để lại dấu vết trong suốt cuộc đời”. Xin các gia đình trong suốt mùa hè này hãy dùng tất cả những cơ hội, thời giờ, và sinh hoạt trong gia đình để nối kết tất cả thành viên trong gia đình không chỉ là những buổi picnic, du ngoạn, nghỉ hè, mà còn với những hành động nhỏ bé thể hiện tấm lòng yêu thương gần gũi bằng các việc làm cụ thể giúp đỡ nhau bất cứ lúc nào, cách riêng gắn bó với nhau ngay trong những bữa cơm, giờ cầu nguyện gia đình, các thánh lễ. Ông bà - cha mẹ - con cháu cùng nhau sống yêu thương gần gũi như thế, tin chắc chúng ta làm tỏa sáng Tin Mừng Chúa Giêsu như ghi nhận và cũng là lời nhắn nhủ của ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: “Gia đình là một ‘trung tâm ánh sáng’, đem ngọn lửa hồng sưởi ấm và rọi sáng kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là một ‘trung tâm ánh sáng’, thế giới này sẽ là một đại gia đình, đầy ánh sáng, đầy hy vọng” (ĐHV 502). Nguyên xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Gia đình Thánh Giêsu-Maria-Giuse chúc lành cho chúng ta trong Mùa Hè này. Chúng ta hướng lòng về Đại Hội Gia Đình Thế Giới cũng như ‘Hôi Ngộ Song Nguyền’ tại Philadelphia. Hẹn gặp nhau tại Đại Hội Gia Đình vào tháng Chín sắp tới. Thân mến, Lm. Phanxicô Trần Quốc Tuấn Tổng Linh Nguyền Hải Ngoại

Page 6: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 6  

TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI Trong HỘI THÁNH:

hân thọt. Mù từ khi sinh. Lẻ loi èo ọt. Bị cha mẹ bỏ rơi. Các người cùng khổ ăn xin thấy vậy

mủi lòng, nên gần gũi đỡ đần, v.v… Tôi trào dâng tâm tình Gần Gũi khi đọc truyện này và xấu hổ vì Chúa dùng tôi nhưng tôi chưa dùng “hết sức, hết trí khôn” để sống sự Gần Gũi là căn bản “ID” của Chương Trình TTHNGĐ. Sự việc là trong một số báo U.S.Catholic, tương tự như số #3 Vòng Tay Song Nguyền đây, có bài viết về các nhân chứng cho việc khuyết tật không làm mất tình yêu thương phục vụ. Khởi đầu là truyện Chân Phước Margaret thành Castello. Chị sinh năm 1287, gần Florence nước Ý, tàng tật như trên. Cha mẹ thuộc hàng quý tộc đã bỏ rơi Margaret từ bé. Sau ông bà làm thêm một gian

phòng bên cạnh Nhà Nguyện hẻo lánh trong rừng để giấu em, không muốn ai trông thấy đứa con tàng tật. Ngày ngày em chỉ thấy người đầy tớ đem thức ăn và vị linh mục trao Mình Thánh Chúa cho em. Khi được 16 tuổi, ông bà đem Margaret đến Castello, mong có phép lạ chữa em lành mạnh. Không được như ý, ông bà bỏ rơi, để người con tật nguyền tự vật lộn kiếm ăn. Các người ăn xin khác giúp đỡ Chị bao nhiêu có thể. Tuy cùng quẫn, nhưng Margaret luôn nhã nhặn tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ. Lạ lùng là gian nan nhưng Margaret không tự ti ưu sầu, mà tươi vui, vững tin vào Chúa. Chẳng bao lâu, người khắp vùng đều quý mến, nhiều gia đình đón Chị tới ở. Còn Chị thì giúp làm các việc nhà và săn sóc trẻ em. Sau Chị gia

C

Page 7: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 7  

nhập Dòng Ba Đa-Minh, phục vụ bằng đời sống yêu thương gần gũi của mình. Margaret giúp đỡ trẻ em thật hiệu quả vì nàng rất gần gũi, biết trẻ em cần gì, như kinh nghiệm bản thân lúc Chị khi còn bé. Chị dễ gần gũi người khốn cùng nhờ kinh nghiệm cùng quẫn của mình. Rồi gần gũi người lao tù cách biệt vì Chị đã bị cách biệt như tù tội. Và Chị rất gần gũi người hấp hối vì sức khoẻ của Chị mong manh, qua đời lúc tuổi 33, trong sự mến phục của người trong vùng. Chị gần gũi cả cha mẹ đã bỏ rơi mình khi tha thứ cho các ngài về sự nhẫn tâm này. Hàng mấy trăm phép lạ đã xẩy ra khi cầu xin Chị phù trợ trước Nhan Thánh Chúa nhân từ thương xót. Đời sống ngay lành gần gũi của Margaret đã lưu truyền qua nhiều thế kỷ, để 422 năm sau, 1609, Chị được phong là

“Blessed”, Chân Phước. Thân xác mà cha mẹ Chị coi là xấu “ugly”, thì nay vốn còn, toả ra an bình trong Thánh Đường St. Domenico ở Castello, nước Ý. “Gần gũi” là chữ nòng cốt, căn bản, chữ xác định đặc tính hay Đoàn Sủng “ID” của Chương Trình TTHNGĐ. Nếu đời sống không biểu lộ ra sự gần gũi then chốt này, thì “yêu thương” trở thành viển vông, vợ chồng chỉ mơ mộng. Nên cần sống một cách cụ thể “yêu thương thế nào, bằng cách nào?” Còn sống là còn làm, nhưng có việc làm giúp thêm yêu thương, có việc làm phá huỷ yêu thương. Vậy chỉ đạt tới mục đích “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm” khi việc mình làm giúp Gẩn Gũi nhau, không đẩy nhau ra xa. Để như đụng chạm thấy sự “Gần Gũi” là khẩn thiết trong việc giữ gìn Tình Yêu vợ chồng, con cái, thì ngay từ những Khóa đầu, 1987, người Chúa dùng (nCd) thường đưa ra thí dụ này: Một cặp ra giữa

Page 8: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 8  

phòng, vợ đứng xa chồng khoảng mươi, hoặc mười hai bước, tay cầm cái ly, tượng trưng cho cà-phê. Chị nói giọng đầm ấm: “Mời anh xơi cà-phê”, nhưng hai người không được nhúc nhích chân, mà chỉ chuỗi tay thật dài, để vợ cố gắng trao ra, và chồng cố gắng nhận được cái ly. Nhưng thất bại vì hai người không gần nhau mà xa nhau quá. Lần II thì mỗi người xích lại gần HƠN 01 bước: vốn còn XA. Lần III Gần HƠN, và đạt tới mục đích của Việc Làm, là vợ trao được ly cà-phê (là phần vật chất trông thấy) với con tim chứa chan yêu thương (là phần tình cảm không trông thấy). Như vậy, “Gần Gũi” là khẩn thiết để từ gần gũi thể chất vươn tới Gẩn Gũi trong tấm lòng. Tuy nhiên, có người lạm dụng “hình thức” gần gũi bên ngoài, để đánh lừa, làm ra vẻ gần gũi bên trong, nhưng lòng nham hiểm, không yêu người, mà giết người vì ích kỷ, vì tiền, dục vọng, v.v… Như Giuđa dùng cái hôn để phản bội Tình Yêu của Đấng sẵn sàng chết vì thương yêu. Anh phản bội khi gần gũi chỉ vì 30 đồng bạc! Chân Phước Margaret thành Castello không trông thấy ai, nhưng lại gần gũi mọi người nhờ trái tim sáng ngời, biểu lộ “bằng việc làm” cụ thể của một người mù. Thể xác yếu đuối nhưng Đức Tin vững mạnh, sắt đá. Về phía những người sống gần Chân Phước, có người vừa sáng mắt vừa sáng lòng, nên mến phục và giúp đỡ vật chất cho Ngài, rồi cùng Ngài giúp đỡ tinh thần và tâm lý cho người đau yếu, sắp chết, tù tội.

Khoảng cách 728 năm (1287-2015) vừa dài vừa ngắn, vì nếu có Tình Yêu thì vô tận theo “Thiên Chúa là Tình Yêu”, mà Thiên Chúa thì vô tận, nên Tình Yêu phải vô tận, 728 năm còn ngắn. Trong yêu thương vô tận này, đặc tính của Chương Trình TTHNGĐ đòi hỏi phải bộc lộ tình yêu một cách hữu hình, vì nếu là người thì phải có xác, và trong xác hữu hình này mới có hồn, có tâm tình không trông thấy, vô hình. Nếu Chân Phước Margaret sống gần gũi thế nào, thì một song nguyền cũng cần sống gần gũi như thế. Sự gần gũi cụ thể này “phải” bộc lộ cho vợ nhìn thấy chồng làm, cho chồng nhìn thấy vợ làm, cho con nhìn thấy cha mẹ làm, cho khóa sinh nhìn thấy các cặp diễn giải làm, cho người đang chia sẻ khi Họp Liên Gia hoặc Họp Song Nguyền nhìn thấy bản thân mình làm, v.v... Làm, làm, làm! “Làm” thật khẩn thiết trong mục đích “Yêu thương Gần gũi bằng việc làm”. Trở lại việc “làm để vợ thấy, chồng thấy, con thấy, lại thấy ‘tận mắt’ sự gần gũi”: Nếu “thấy tận mắt” thì không thể ở xa, cách bức, mà phải ở gần. Vậy không thể chịu các Bí tính qua điện thoại hay email, vì những cách thức này xa cách, trong khi Tình Yêu cần “Việc Làm biểu lộ Gần Gũi”; gần tới mức Chúa ở trong mình khi Rước Lễ. Cả sáu sách Thủ Bản, như sách “Nền Tảng và Nội Dung của CT/TTHNGĐ” (trang 21, 66, 123, 399, 575,...), sách “Chỉ Nam” (trang 16-17, 142, 147, 181,...) đều nhấn mạnh tới “Gần

Page 9: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 9  

gũi bằng Việc Làm” một cách cụ thể. Việc cụ thể này “nói dễ làm khó”, nhưng nếu cương quyết làm, thì các tan vỡ hầu như đều hàn gắn được. Tại sao? Vì vợ chồng, con cái tản mát là do không muốn ở chung, mà muốn bỏ nhau, ly dị, xa nhau. Nay nhờ cầu nguyện, kiên nhẫn thực tập, học tập, nên từ trong tim muốn có cử chỉ gần gũi, tới mức ôm hôn nhau. Lúc đó vợ chồng, con cái đã trở lại hòa hợp thật hồn nhiên. Anh Tín đặt tay lên vai vợ là chị Thành, nhưng chị hất tay anh ra, lùi xa lại sau. Các anh chị trợ nguyền lập tức vây quanh thật gần, hát đi hát lại, trùng điệp câu “Thày yêu chúng con lời ai nói cho cùng. Thày yêu chúng con... Thày yêu chúng con lời ai nói cho cùng”... Anh Tín hai tay ôm lấy Thánh Giá, thều thào: “Lạy Chúa, con nhận mình sai lỗi... vì mê làm tiền,...

nên không gần gũi, mà đã xa cách vợ con đây,...” Một chị trợ nguyền trao giấy lau cho anh Tín, nhưng chị Thành lại cảm động cầm trước, chắc hẳn vì “ở đâu có hai, ba người cầu nguyện” (x. Mt. 18: 20) --lại cầu nguyện đúng phương pháp tâm lý thực nghiệm-- thì Chúa Thánh Thần dễ hoán cải “trái tim chai đá trở thành trái tim thịt mềm”! (x. Ezekiel 36: 26). Mấy năm liền, tuy anh chị Tín&Thành còn tín thác nơi Chúa, trung thành với nhau, nhưng ở với nhau lạnh lùng như bóng ma. Tâm tình xa cách, hờ hững, vì cả hai đều hay tranh cãi, người này đúng thì người kia sai, va chạm tự ái nhau. Đã xa lại càng xa cách thêm. Trong Thánh Lễ Hoà Giải chiều thứ Bẩy của Khóa, khi Tự Nói để Xả Cõi Lòng lúc Dâng Của Lễ “Không lỗi cũng Xin Lỗi để Chúa Vui, người Vui, mình vui”, anh chị Tín&Thành đã ôm nhau Choàng Tay Chữa Lành. Hai người đã trở lại “nên một” trong “Trời Mới, Đất Mới” (x. Rev. 21: 1) theo đặc tính “Yêu thương Gần Gũi bằng Việc Làm” trong Chương Trình. --Lạy Chân Phước Margaret thành Castello, --Xin cầu cho từng gia đình biết sống gần gũi và phục vụ Chúa qua tha nhân, bắt đầu từ người trong nhà.

Page 10: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

ĐẶC SỦNG “HỒN TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI” 

Cảm Nghiệm Đoàn Sủng CT/TTHNGĐ

SN Phạm Văn Quyết & Điệp ống đời Hôn Nhân nhiều năm, dần dà tôi được Chúa mở lòng để cảm nghiệm được đôi chút tính hệ trọng

của Ơn Gọi Gia Đình, cũng như ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Với tôi, Hôn Nhân là cửa ngõ mở vào thiên đường hạnh phúc, bằng cách tập sống yêu thương hôm nay trong cuộc sống hôn nhân của mình. CT/TTHNGĐ đã cụ thể hóa bằng Đoàn Sủng của mình, là “Yêu Thương Gần Gũi bằng Việc Làm”. Qua đó, hạnh phúc hay đau khổ, nhiều hoặc ít, phần lớn tùy thuộc vào chính cách cư xử gần gũi trong yêu thương, bằng việc làm cụ thể, giữa vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái. Bước vào hôn nhân, vợ chồng chúng tôi không được chuẩn bị để ý thức điểm căn bản này, mà đơn sơ nghĩ rằng, yêu thương nhau thì lấy nhau, tự khắc có hạnh phúc! Chính vì thế, Hôn Nhân của chúng tôi đã có lúc gặp khó khăn, tưởng chừng như hoàn toàn sụp đổ! Khi về chung sống với nhau, bản thân tôi nhân thấy, cơ hội để vợ chồng thêm yêu thương “Gần Gũi” thì ít, nhưng những cớ đẩy vợ chồng “xa nhau” lại nhiều. Thật vậy, trong sinh hoạt gia đình hàng ngày, vợ chồng thường bộc lộ rõ nét cá tính của mình trong cách ăn, cách nói, cách suy nghĩ, các sở thích… đến nếp sống tiềm ẩn từ thời ấu thơ. Nơi gia đình, mỗi người sống với tất cả con người thật của mình, và như thế, những khác ý nơi bạn đời, nhiều khi là những khác ý tốt, vẫn có thể trở thành những cái phải “chịu đựng” nhau!

Rồi đến những chuyện xẩy ra rất thông thường trong nhà, như lỡ tay làm bể cái ly, sơ ý làm đổ nước dơ trên thảm, bố lơ đễnh để con ngã sưng trán, hoặc mẹ vụng về de xe cọ cửa garage, và hàng trăm chuyện tương tự không kể hết; tuy không coi đồ vật trọng hơn bạn đời, nhưng cách phản ứng nóng nẩy thiếu tế nhị, rất dễ trở thành nguyên cớ đẩy vợ chồng ngày càng xa nhau. Kế đến, khi chưa có nhau, thì tha thiết tìm nhau. Đến khi có nhau rồi, cả hai cùng miệt mài đi tìm một thứ khác, để gọi là “Xây Dựng Gia Đình”! Tôi còn nhớ thời gian đầu mới đến định cư ở Mỹ. Vì thiếu thốn, cả hai chúng tôi đều lao vào công việc làm ăn. Lúc đầu chỉ bận vừa, sau bận hơn, rồi bận quá hầu như không còn giờ cho nhau và cho con cái. Thậm chí không có giờ cho chính mình và cho cả Chúa nữa! Càng những ngày lễ, lại càng bận tối mắt. Nhiều lần chạy xe ngang nhà thờ, tôi thấy lòng mình ray rứt làm sao! Từ sáng sớm đến đêm khuya, năm này qua năm khác, cả cuộc sống hầu như chỉ dành cho một điều duy nhất và chính yếu, đó là công việc. Mọi bổn phận đều bị coi nhẹ, thậm chí không quan tâm! Thêm vào đó, vì mệt mỏi, căng thẳng, chẳng mấy khi tôi có được những lời nói ngọt ngào với nhà tôi và các cháu. Cùng sống dưới một mái nhà, nhưng tâm hồn vợ chồng xa nhau. Con cái mồ côi cha mẹ, ngay khi chúng cùng sống trong một gia đình! Tất cả đều vô hồn, vô cảm!

S

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 - Trang 10

Page 11: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 11  

Tôi đang ra sức tưởng rằng “Xây dựng Gia đình”, nhưng thực chất của việc làm, đang “tàn phá gia đình” tôi. Sau thời gian miệt mài, chúng tôi có được chút tài sản. Nhìn lại, chút tài sản ấy đã phải mua bằng một giá quá đắt! Đắt chưa từng thấy! Tạ ơn Chúa đã gieo vào lòng tôi những ray rứt, những trăn trở đêm ngày trước sự việc để nhờ đó giúp tôi nhận ra đó là những thất bại rất lớn trong đời mình. Tôi cũng nghiệm ra giá trị rất tương đối, lại mong manh của vật chất. Riêng trong trường hợp này của chúng tôi, nó là nguyên nhân sâu xa, cội rễ làm vợ chồng, con cái chia lìa, tan nát, mà chính vì tôi lầm lẫn, mê muội gây nên. Tôi quyết tâm không “xét lại” điều mình đã quyết định, để biện hộ cho những nuối tiếc. Tôi chọn Gia Đình chứ không phải bất cừ điều gì khác. Đó là điều dứt khoát! Tâm trạng bất an, tinh thần sa sút, thân xác mệt mỏi. Hằng ngày trên đoạn đường dài một mình lái xe đến chỗ làm, sau những đêm mất ngủ triền miên. Tôi thao thức trong lo lắng tìm giải pháp. Nhưng tiếc thay, những giải pháp áy hầu hết đều nhằm áp đặt trên vợ con, trên người khác chứ không phải trên tôi. Nó tiếp tục dẫn đến thất bại khác và thêm căng thẳng. Đoàn Sủng “Yêu Thương Gần Gũi bằng Việc Làm”. Tôi thuộc lòng! Nhưng như miếng cá, miếng thịt đã khô cứng không thể thấm gia vị. Tôi cũng thế, những kiến thức nơi óc não đó, không mang lại ích lợi gì cho tôi. Nó ở ngoài trái tim tôi. Nó chưa thấm nhiễm vào xương tủy, vào lối sống của tôi! Bước khởi đầu của cuộc “cách mạng” bản thân khó biết bao! Tôi phải “ra khỏi” con người của tôi, để “đến” với vợ con, với người khác. Tự ái! Nó là cái nọc độc đáng sợ! Tôi tìm cách giảm bớt thời giờ cho công việc, để nhường cho gia đình, trong khi

chờ đợi một chuyển hướng mới. Tôi bắt đầu làm quen với công việc nhà, công việc của người nội trợ, với ý thức kín đáo nhưng rất rõ rệt trách nhiệm và “ơn gọi” của người chồng, người cha trong Gia Đình, Tôi làm mọi việc chỉ để mong đạt mục đích “Yêu Thương Gần Giũ”. Một trong những câu Cha Sáng Lập hay nói trong khóa, văng vẳng bên tai tôi: Trước mọi việc, hãy tự hỏi, việc làm này sẽ đem đến “Gần Gũi” hay “Xa cách”? Nếu “Gần Gũi”, tôi cương quyết làm! Nếu đưa đến “Xa Cách”, tôi nhất quyết không làm! Với thời gian, tôi tập áp dụng Đoàn Sủng của Chương Trình vào mọi nơi, mọi chỗ tôi có mặt. Từ công việc làm ăn, giao tiếp, đến việc Tông đồ… Khi thành công, lúc thất bại, Khi được như ý cũng như khi trái ý, tôi luôn mang tâm tình có Đấng đang nhìn tôi:

“Tôi tiến đi trước Thiên Nhan, trong miền đất của nhân sinh”

Bây giờ, với các con chúng tôi. Vì tâm thức khắc khoải, nên nhiều lần khi đang làm việc, bỗng hiện lên trong trí tôi, hình ảnh sân chơi sau nhà ngày nào, với những tiếng nô đùa hồn nhiên của tuổi thơ. Giờ đã hoàn toàn im tiếng! Tôi đi lại trước cửa các phòng, bóng dáng các con tôi đã thưa dần. Các cháu đang lần lượt lớn lên xa nhà, mang theo những kỷ niệm của gia đình thời ấu thơ, trong đó có nhưng “vết thương” tâm hồn, do thiếu sót bổn phận của bố! Lạy Chúa Giêsu, xế chiều cuộc đời của con đang đến. Xin ở lại với con, để nhắc nhở con biết tận dụng tất cả những gì Chúa cho, từ thời giờ, sức khỏe, hoàn cảnh cuộc sống… dù đã hơi muộn màng, để phục vụ gia đình, phục vụ anh em, trong môi trường Chúa đang đặt để, với tất cả tâm tình “Yêu Thương Gần Gũi bằng Việc Làm”, để ích lợi cho gia đình con, cho các gia đình và Sáng Danh Thiên Chúa. Amen.

Page 12: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 12  

Đem tình yêu thánh tâm Chúa Giêsu 1. Hằng ngày tôi đọc báo, xem truyền hình

và có nhiều tiếp xúc. Nhờ vậy tôi được biết là hiện nay những người đau khổ chiếm một số đáng kể. Trên thế giới họ đang là một vấn đề lớn. Tại Việt Nam họ đang là một tiếng gọi khẩn thiết.

2. Rất may là vấn đề lớn đó cũng như tiếng gọi khẩn thiết đó đã và đang đánh thức được nhiều lương tâm. Bác ái từ thiện được khơi dậy và thực hiện đều khắp dưới nhiều hình thức. Nhà nước làm, tôn giáo làm, đoàn thể làm, cá nhân làm.

3. Nhưng những đau khổ cũ chưa tan, thì những đau khổ mới lại bùng lên. Cảnh đó làm tôi rất buồn. Nhờ đức tin, lòng tôi càng buồn, thì càng gần lại bên Chúa Giêsu.

4. Trong thinh lặng âu yếm, Chúa Giêsu dạy tôi hãy nhìn vào trái tim Người, một trái tim đã bị lưỡi đòng đâm thâu qua. Người nhắc lại cho tôi nhớ lời xưa Người đã nói: “Cha chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10, 11). Trong giây lát, Người cho tôi hiểu: Dù làm việc thiện nào cho người đau khổ, tôi cũng hãy mang tình yêu của trái tim Chúa đến cho họ. Tôi xin vâng. Nhưng, làm thế nào để mang tình yêu của Trái Tim Chúa đến cho người đau khổ trong mọi việc tôi làm cho họ?

5. Thú thực là để thực hiện điều đó, tôi luôn phải nhờ đến ơn Chúa. Chúa ban ơn đó cho tôi, nhưng Người bảo tôi phải cầu nguyện, chiêm niệm.

Như thể ơn Chúa ban là rất cao quý, tôi phải có chút phần nào cộng tác vào đó, bằng sự mở lòng tôi ra một cách khiêm nhường, nghèo khó. Tôi nhận mình hèn yếu, nhưng vững tin vào tình yêu của Trái Tim Chúa đã hy sinh vì tôi và vì mọi người.

6. Dần dần, khi cầu nguyện như thế, tình yêu Trái Tim Chúa đã đi vào lòng tôi. Tình yêu ấy như làm cho lòng tôi, dù đang nặng nỗi đau buồn, lại nở ra hoa, một thứ hoa có yêu thương và vui mừng. Đúng như lời Kinh Thánh nói: “Hoa trái của Thánh Thần là bác ái và niềm vui” (Gl 5, 22).

7. Từ kinh nghiệm nội tâm trên đây, tôi có một cái nhìn riêng về tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu dành cho những người đau khổ. Tôi thấy tình yêu cao quý ấy có ba đặc điểm này: Yêu thương, hy sinh và vui vẻ phục vụ. Với cái nhìn đó, tôi dễ nhận ra những ai đến với tôi mà thực sự mang tình yêu của Trái Tim Chúa đến cho tôi. Với cái nhìn đó, tôi cũng dễ nhận ra khi tôi phục vụ, nhất là những người đau khổ, tôi có mang tình yêu của Thánh Tâm Chúa đến cho họ thực không?

8. Tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu có một dấu chỉ sống động và hùng hồn, đó là vết thương do bị lưỡi đòng đâm thâu qua. Với dấu chỉ đó, tôi hiểu thấm thía tình yêu luôn cần được minh chứng bằng hy sinh. Tình yêu không hy sinh là

Page 13: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 13  

tình yêu giả. Hy sinh không yêu thương là yêu thương thừa. Yêu thương thực bao giờ cũng đẹp nhờ biết hy sinh.

9. Nếu tôi yêu thương đoàn chiên của tôi, nhất là những người đau khổ, thì yêu thương của tôi cần phải được minh chứng bằng một dấu chỉ chắc chắn, đó là hy sinh. “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên” (Ga 10, 11). Hy sinh, mà các mục tử đã và đang làm gương cho tôi, gồm rất nhiều thứ xảy ra thường ngày. Hy sinh về thân xác thì dễ thấy. Hy sinh trong tâm hồn thì khó thấy, nhưng lại rất nhiều.

10. Một trong những hy sinh trong tâm hồn, mà tôi học được nơi các ngài là sự tỉnh thức, khi làm từ thiện bác ái, phục vụ người đau khổ. Tỉnh thức tránh sự phô trương. Các ngài nhớ lời Chúa phán: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy, khi bố thí, đừng cho khua chiêng đáng trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thật, Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi” (Mt 6,1-2). Tỉnh thức tránh sự lừa dối. Các ngài luôn rất minh bạch về tiền của dâng cúng. Thái độ minh bạch của các ngài làm tôi nhớ lại chuyện ông Khanania và vợ là Xaphira xưa đã gian lận, lừa dối các tông đồ trong việc dâng cúng của cải, và họ đã bị Chúa phạt chết tươi (x. Cv 5,1-11). Tỉnh thức tránh cho việc từ thiện khỏi bị lợi dụng để kết thành những nhóm lợi ích riêng (x. Ga 2,18-19).

Tỉnh thức tránh thiếu tế nhị trong việc làm từ thiện và phục vụ. Làm cho người đau khổ là làm cho chính Chúa Giêsu.

11. Dù tỉnh thức đến đâu, tôi vẫn thấy mình còn rất xa tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu, nên hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, tôi chỉ biết kêu cầu Chúa một lời vắn tắt này: Lạy Chúa, xin thương xót con. Tôi kêu cầu với lòng tin tuyệt đối.

12. Rồi, dù như bị đóng đinh vào thánh giá là bệnh tật, già yếu, tôi vẫn ra đi, đến những người đau khổ bằng nhiều cách có thể.

13. Cho dù thân phận mong manh, tôi vẫn mang đến cho họ chút tình yêu của Trái Tim Chúa. Tôi yêu thương họ, tôi hy sinh cho họ, tôi vui lòng được phục vụ họ. Và như vậy, tôi sẽ là của lễ, hiệp cùng của lễ Chúa Giêsu dâng chính mình trên thánh giá xưa. Kết quả là sẽ góp phần vào công việc cứu độ những người đau khổ, mà Chúa Giêsu thực hiện.

14. Trên đây là một chia sẻ rất chân thành. Nếu đó là một chứng từ nói lên kinh nghiệm về tình yêu của Trái Tim Chúa nơi một con người hèn yếu như tôi, thì thiết nghĩ đây là một đóng góp vào Tin Mừng cho tình hình phức tạp tại Quê Hương Việt Nam yêu dấu hôm nay.

Nói lên kinh nghiệm về tình yêu Thánh Tâm Chúa, chứ không nói về lý thuyết, đó là điều tôi mạo muội làm. Xin Chúa thương nhận và ban phép lành cho những ai quan tâm đến kinh nghiệm nhỏ bé của tôi, và cầu nguyện cho tôi. Hy vọng như thế đang là một niềm vui giúp tôi càng tin vào tình yêu thương xót Chúa. Xin hết lòng tạ ơn Chúa.Long Xuyên 4.6.2015

+ Gm. Gioan B Bùi Tuần

Page 14: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 14  

(Trích Sách CHỈ NAM – tái bản và tu sửa, 2015– từ trang 79, và trang 280)

1 Sinh Hoạt Hàng Năm Các Giáo Xứ hoặc các địa phương có sinh hoạt song nguyền vững mạnh là những nơi sinh hoạt đều đặn thường xuyên. Đồng thời cũng sinh hoạt đều đặn về nhiều việc xẩy ra mỗi năm một lần. Có nhiều việc ích lợi nên làm, tùy sáng kiến của các song nguyền và tùy Đấng Bản Quyền mỗi nơi. Dưới đây là những việc thường làm: Trước tiên là “Bổn Mạng”. Những nơi nhỏ, mọi việc đều thuộc về một Giáo Xứ hay một Cộng Đoàn, thì nên cùng với Giáo Xứ để tổ chức Lễ. Cố gắng có nội tâm bằng Xưng Tội, Rước Lễ. Sau Lễ thì các song nguyền nên mời Cha, quan khách, và Ban Mục Vụ cùng dự tiệc trà? tiệc thật?, v.v... Để ích lợi thì gợi ý như sau: ►Chính ngày Lễ Bổn Mạng, thì ở mỗi Giáo Xứ hoặc Cộng Đoàn, các song nguyền sẽ “Xin Lễ” Cha

Xứ hay Cha Quản Nhiệm (với tiền Lễ như xin Lễ Tạ Ơn, Lễ Cưới, Cầu Bằng An, v.v...). Thưa rõ “Ý Lễ” là Xin Ơn Bằng An cho các gia đình trong cả Giáo Xứ hay Cộng Đoàn, chứ không cho các song nguyền thôi. Sau Lễ thì nên làm như các nơi nhỏ ở trên, nghĩa là “mời Cha, quan khách, và Ban Mục Vụ cùng dự tiệc trà? tiệc thật?”, v.v... ►Còn Lễ Riêng của Chương Trình, thì thường tổ chức vào một ngày thuận tiện. Việc nội tâm và việc tổ chức bên ngoài, sẽ viết chi tiết ở dưới. **) Bổn Mạng Chính của Chương Trình, như ghi trong Nội Quy, trang 26, sách Hướng Dẫn, là Thánh Gia Thất, Chúa Giêsu, Thánh Mẫu Maria, Thánh Cả Giuse. Lễ Kính vào Chúa Nhật liền sau Lễ Giáng Sinh. Nhiều nơi mừng kính vào ngày khác, thuận tiện cho việc tổ chức. Hầu hết các nơi đều tích cực Mừng Kính Thánh Gia. Nhiều nơi có Tĩnh Tâm trước ngày Lễ. Trong Lễ thì mặc “đồng phục,” đeo Huy Hiệu, đi rước, Dâng Của Lễ, hát Lễ, v.v... Dịp này, nhiều nơi Kỷ Niệm Cưới 5, 10, 25, 30, 50 cho cả Giáo Xứ. Trang 336 sách Hướng Dẫn, quyển I, có mẫu nghi thức cho các vợ chồng và con cái trong Thánh Lễ, rất ích lợi và cảm động (có in lại trong Sách CHỈ NAM, từ trang 41). Tiệc Mừng thường sau Lễ. Cha Xứ, Đức Cha, và quan khách cùng dự với các song nguyền, v.v... Hầu hết diễn tiến tốt đẹp. Có nơi tốt đẹp “ngoài ước mơ,” tuy vài trường hợp xẩy ra ít ngờ, v.v... Xin Thánh Gia cho “mọi người nên một” (cf.Jn. 17: 11).

Page 15: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 15  

*) Bổn Mạng Thánh Nữ của Chương Trình là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu Tiến Sỹ Lễ Kính: 01 tháng 10. Có ghi Lễ này ở Thủ Bản Anh ngữ Activities in the Marriage-Family Enrichment Program, từ trang 206. Linh mục sáng lập (lmsl) đặt Chương Trình TTHNGĐ dưới sự bảo trợ của Thánh Nữ vì nhờ Ngài mà lmsl biết yêu thương hơn, tập khiêm nhường, biết Kinh Thánh, v.v... Đây là những điểm nòng cốt mà lmsl đã đặt làm nền tảng và nội dung cho Chương Trình TTHNGĐ. *) Bổn mạng Thánh Nam của Chương Trình là Thánh Inhaxiô Loyola, sáng lập Dòng Tên Chúa Giêsu Lễ Kính: 31 tháng 07. Nhờ đường lối Linh Thao của Ngài mà lmsl biết áp dụng Kinh Thánh một cách cụ thể, làm Nền Tảng cho mỗi Buổi trong Khóa, cho việc Họp Liên Gia, Họp Song Nguyền, cũng như làm nền tảng cho mọi hội họp và sinh hoạt của Chương Trình TTHNGĐ. **Tổng kết lại:

THÁNH GIA ngự giữa, là Bổn Mạng cao trọng nhất của Chương Trình TTHNGĐ.

Ngày 31 tháng 07: Kính Bổn mạng là Thánh Inhaxiô Loyola, hầu một bên Thánh Gia.

Ngày 01 tháng 10: Kính Bổn mạng là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, hầu một bên Thánh Gia.

Xin Thánh Nam và Thánh Nữ cầu bầu cùng Thánh Gia cho chúng ta được “Gần Gũi” Chúa và tha nhân qua “Khiêm Nhường”. Nối lại thành “Khiêm Gần” là đặc tính của tình Thương Yêu trong CT/TTHNGĐ.

**00** Xin Chương Trình TTHNGĐ ở MỖI NƠI trong QUÊ NHÀ và ở HẢI NGOẠI, đều tích cực MỪNG BỔN MẠNG là THÁNH INHAXIÔ LOYOLA ngày 31 tháng 07 này. Như đã chia sẻ, nhờ Ngài mà linh mục sáng lập ĐẶT KINH THÁNH làm NỀN TẢNG cho MỖI LẦN HỌP, và cho TỪNG BUỔI trong KHÓA. Vì Lòng Sùng Mộ của từng song nguyền, xin Thánh Inhaxiô Loyola cầu bầu cùng Thánh Gia cho chúng ta. Đôi Hàng về Thánh Inhaxiô Loyola và Việc Dùng Kinh Thánh trong Chương Trình TTHNGĐ

Page 16: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 16  

Thánh Inhaxiô sinh năm 1491 tại Loyola bên Tây Ban Nha (St. Ignatius of Loyola), thuộc gia đình quý tộc, sau là sỹ quan trong quân đội của phó vương thời đó. Năm 1521, trong một giao tranh ác liệt giữa Tây Ban Nha và nước Pháp, Ngài bị thương một chân, và chân kia bị gẫy, thật đau đớn và phải điều trị lâu. Trong thời gian dưỡng bệnh này, Ngài đọc nhiều sách, và phân biệt trong tâm tư mình: Nếu đọc sách nhân loại, yêu thương tự nhiên, thì tuy vui, nhưng sau lại cảm nghiệm sự buồn vắng, trống rỗng. Trái lại, nếu đọc sách đạo đức siêu nhiên thì sau đó cảm nghiệm sự bình an lâu dài. Từ cảm nghiệm

cá nhân cụ thể này, Ngài chuyển từ đời sống bên ngoài sang chìm ngợp đời sống bên trong. Khi bình phục, Ngài như ẩn tu, và viết sách Linh Thao, căn cứ trên Kinh Thánh để cảm nghiệm sống thân mật gần gũi với Chúa Cứu Thế qua từng đoạn, từng việc trong Kinh Thánh, nổi bật là Tân Ước. Vì vậy, Kinh Thánh là sức sống của Thánh Inhaxiô Loyola và của từng tu sỹ Dòng Tên từ ban đầu và cho tới nay, gần 500 năm sau,

cũng như cho cả Hội Thánh. Trong sách thủ bản “Nền Tảng và Nội Dung của Chương Trình TTHNGĐ”, trang 21, linh mục sáng lập viết “nền tảng của Chương Trình là Kinh Thánh theo đường lối Linh Thao của Thánh Inhaxiô. Vì nhấn mạnh

tới Ý Chí Thực Hành hơn là lý trí trừu tượng, nên Chương Trình nghiêng về học tập, học hành hơn là học hỏi, thay đổi tận trong lòng nhờ việc làm, hơn là thay đổi ý nghĩ suy luận đúng hay sai”.

Kinh do Thánh Inhaxiô Loyola Sáng Tác:

Lạy Chúa, xin Nhận Lấy Lạy Chúa, xin nhận lấy tất cả tự do, trí nhớ, trí hiểu, ý chí, và tất cả mọi điều con có cũng như sở hữu. Chúa cho con tất cả. Lạy Chúa, con trao lại Chúa tất cả. Tất cả là của Chúa, xin xếp đặt tất cả theo ý Chúa. Xin cho con Tình yêu và Ân sủng của Chúa, như vậy là đủ cho con. (Chu Quang Minh, S.J. dịch)

Take, Lord, and Receive Take, Lord, and receive all my liberty, my memory, my understanding, and my entire will, all that I have and possess. Thou hast given all to me. To Thee, O Lord, I return it. All is Thine, dispose of it wholly according to Thy will. Give me Thy love and Thy grace, for this is sufficient for me.

 

 

Page 17: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 17  

hững người quen thân tôi đều biết rằng tôi là người mới làm lễ quy y theo Đạo Phật cách đây khoảng

hơn 2 năm. Nói là theo Đạo Phật nhưng thật ra tôi yêu mến và cảm thấy gần gũi với Đức Quan Thế Âm Bồ Tác nhiều hơn và cũng nhờ vậy mà cuộc sống của tôi đã trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn những năm về trước, vì tôi cảm nhận được sự khác biệt giữa một cuộc sống có Đạo của ngày hôm nay và đời sống không có Đạo của ngày hôm qua.

Nhưng gần đây (cuối năm 2004) tôi và 2 đứa con tôi đã bắt đầu theo học chương trình giáo lý căn bản của Công Giáo tại Nhà Thờ Saint Jame Frances tại North York (Canada). Hai đứa con tôi, đứa con trai 17 tuổi và đứa con gái 14 tuổi đã được rửa tội hôm lễ Phục Sinh ngày 26/3/2005. Lý do tôi về Việt Nam rửa tội là vì dòng họ Nội Ngoại 2 bên nhà tôi từ bao đời nay, tôi là người đầu tiên theo đạo Công Giáo. Vì

thế tôi muốn nhân cơ hội nầy đưa cả nhà tôi ở đây về VN để giới thiệu cho gia đình 2 bên biết thêm về Thiên Chúa và ước nguyện rằng cơ hội nầy sẽ là ngọn lửa Thiêng soi sáng tất cả mỗi tấm lòng mọi người trong gia đình và là chiếc cầu nối liền giữa gia đình tôi cùng Thiên Chúa.

Có rất nhiều người đã hơi ngạc nhiên vì tôi chỉ trong một thời gian ngắn đã tin chắc chắn vào Thiên Chúa và việc theo Đạo “ào ạt” của mọi thành phần trong gia đình chúng tôi, nên đã hỏi tôi rằng “nguyên nhân nào đã khiến chúng tôi có một Đức Tin mãnh liệt và chắc chắn vào Thiên Chúa như vậy? Chúng tôi đã thấy gì và đã cảm nhận được gì nơi Thiên Chúa? Có phải chăng chúng tôi đã miệt mài đi tìm Chúa bấy lâu nay và ngày hôm nay chúng tôi đã tìm thấy Ngài hay là chính Ngài đã tìm gặp chúng tôi, những con chiên thất lạc tự bao đời”.

Đọc hồi nãy tới chừ mà chẳng nghe tôi nhắc tới chữ “chồng”, chắc các bạn nghĩ rằng tôi là “single mom” hả ? Không phải đâu, cũng may còn có một người chịu khó lấy tôi làm vợ nên tôi cũng có chồng như ai, nhưng khổ nỗi là khi lấy nhau thì ổng mạnh ù và 4 năm nay thì ổng bệnh triền miên đau khổ, bệnh té lên, té xuống, bệnh đến nỗi mà nhìn lên trời chẳng thấy trời, nhìn xuống đất không thấy đất, nhìn chung

N

Page 18: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 18  

quanh chẳng thấy ai và nhìn lại chồng mình cũng chỉ thấy có bệnh mà thôi. Đúng là bệnh đến độ không còn thấy trời trăng mây gió gì cả, mà đâu phải mấy cái bệnh tầm thường như đau đầu, sổ mũi mỗi mùa, mỗi năm vẫn thường xảy ra ở cái xứ lá phong nầy, mà là bệnh ung thư gan ngặt nghèo mà ai nghe tới cũng rùng mình rởn tóc gáy. Ai đã mang vào thân thì cơ hội sống được 5 năm chỉ có 5% mà thôi (theo cancer therapy guide xuất bản năm 2003). Nhưng cái khổ là chồng tôi đâu có phải chỉ bị ung thư gan 1 lần mà thôi đâu, chỉ trong vòng 3 năm rưỡi thôi, ổng đã bị bệnh ung thư gan tái phát đến 6 lần, tất cả là 9 cái khối u (tumors), cái lớn nhất là 13.5 cm và cái nhỏ nhất là 1.5 cm.

Bệnh ung thư gan của chồng tôi tái phát lần thứ 6 vào cuối tháng 10 năm 2004. Khối u lần này phát triển rất nhanh và kỳ lạ: trong vòng 6 ngày mà phải ra vào phòng cấp cứu đến 4 lần. Sau nhiều lần thử nghiệm và xét nghiệm thì các Bác Sĩ tại bệnh viện Princes Margaret tại Toronto đã báo cho chúng tôi biết là “sorry nothing we can do”.

Khi biết bệnh không còn cách chữa trị, họ chuyển chồng tôi qua một Bác sĩ khác để thí nghiệm một loại radiation mới ra, đang còn trong thời kỳ thí nghiệm ở giai đoạn 1 (phase 1 clinical), nhưng người Bác sĩ thực hiện cuộc thí nghiệm này đã đi vắng 3 ngày sau mới trở lại bệnh viện. Vì thế chúng tôi phải về nhà chờ đợi 3 ngày sau sẽ trở vào bệnh viện cho họ thử thuốc.

Sau khi về đến nhà thì có một người bạn đem đến tặng cho chồng tôi một chai nước

Thánh có hình Đức Mẹ Lộ Đức và có kể cho chúng tôi nghe sơ sơ về Đức Mẹ; và từ đó do một sự đánh động vô cùng mãnh liệt đã dẫn đưa chúng tôi đến một quyết định không suy nghĩ là đi Lourdes ở bên Pháp để cầu nguyện với Đức Mẹ Lộ Đức (vì nếu có suy nghĩ thì không thể đi được, và đi có thể sẽ chết trên đường đi). Chỉ có một ngày đi, một ngày ở và một ngày về.

Chúng tôi chỉ có một ngày ở với Đức Mẹ mà may mắn thay lại đúng vào ngày lễ lớn mổi năm chỉ tổ chức một lần của các người dân miền núi. Có 3 vị Hồng Y chủ lễ, hơn 100 Giám mục và Soeurs, khi chúng tôi lần mò ra tới hang đá (Grotto) nơi Đức Mẹ hiện ra thì người ta đã vây quanh và đầy nghẹt cả mọi nơi. Chúng tôi cố len lỏi một hồi mà chẳng tới đâu, quay đầu nhìn về hướng hang đá cũng không thể nhìn thấy tượng Đức Mẹ đâu cả. Trải qua bao nhiêu khó khăn muốn đến tận nơi để dâng lời cầu nguyện với Mẹ mà bây giờ đứng xa như vậy làm sao mà cầu nguyện với Mẹ được.

Tôi buồn và thất vọng vô cùng nên nhìn về phía hang đá mà khấn rằng “Lạy Mẹ, chồng con bệnh hoạn từ xa đến đây tìm Mẹ mà bây giờ đứng xa quá không nhìn thấy

Page 19: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 19  

Mẹ, xin Mẹ thương xót cho chồng con vào trong được không!”

Lạ lùng thay chưa đầy mấy phút sau thì bỗng một người đàn bà người Pháp đang giữ trật tự tại đó đến dắt chồng tôi vào bên trong và cho ngồi sau lưng các vị Giám mục và đối diện với tượng Đức Mẹ nơi hang đá. Khi chồng tôi vào được bên trong thì tôi vui mừng lắm. Nhưng mừng chưa xong thì lại lo lắng vô cùng, vì chồng tôi sức khoẻ rất yếu nếu có việc gì ai lo cho ảnh đây. Vì thế chẳng còn cách nào khác hơn là tiếp tục cầu nguyện.

Tôi lại tiếp tục thì thầm với Mẹ “Mẹ ơi, Mẹ cho con vào trong để con có thể nhìn thấy chồng con được không Mẹ”.

Chỉ vài phút sau thì lại có một người giữ trật tự dắt tôi vào bên trong khu Thánh Lễ có ghế ngồi đàng hoàng, tuy ở đây không gần chồng tôi lắm, nhưng nhìn từ xa tôi có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của chồng tôi. Được như vậy đã là may lắm rồi, vì trong khu Thánh Lễ chỉ ưu tiên cho những bệnh nhân đi xe lăn và những người bệnh nằm trên băng ca hoặc những ai có bổn

phận thi hành Thánh Lễ mà thôi. Vì số ghế chỉ có vài trăm mà số người lại đến mấy ngàn người.

Sau khi xảy ra những việc này tôi mới thấy thế nào là sự mầu nhiệm của sự cầu nguyện và ngay lúc này lòng tôi đã cảm thấy gần gũi với Đức Mẹ và Chúa hơn bao giờ hết.

Tối hôm đó ngày 7/11/2004 cũng là tối cuối cùng tại Lộ Đức (Lourdes), tôi cứ lang thang quanh khu nhà thờ cầu nguyện và suy niệm về sự mầu nhiệm của Đức Tin và lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tất cả những ai đang khốn khổ mà có lòng tin đến đây cầu xin cùng Mẹ và nhất là lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tôi ngày hôm nay.

Trời đã bắt đầu vào mùa Đông, mà Lourdes là miền núi nên vào ban đêm trời lạnh dữ lắm, nhất là vào lúc nửa đêm. Nhìn quanh khuôn viên nhà thờ rộng lớn bao la không còn một bóng người, nhìn lại hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra chỉ còn lại một bà cụ già đang quỳ gối, hai tay lần chuỗi mân côi, bà dùng hai đầu gối già nua quỳ trên sàn đá lạnh buốt và lê từng bước nặng nề, chậm rãi nhưng cương quyết van xin một điều gì đó vô cùng thành khẩn và tự tin.

Nhìn vào thái độ thành khẩn của bà cụ, cõi lòng tôi tự nhiên dâng lên một niềm tin mãnh liệt vô bờ bến và tôi tiến dần về phía hang đá dưới chân tượng Đức Mẹ, nơi chồng tôi đang cúi đầu, hai tay ôm lấy vách đá lòng sụt sùi dâng lời cầu nguyện. Tôi yên lặng một lát rồi đặt một tay lên vách đá và tay kia đặt trên đôi vai gầy guộc đang run run vì xúc động của chồng tôi, tôi vô

Page 20: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 20  

cùng đau khổ và xót xa cho số phận của chồng tôi, cõi lòng tôi bỗng vỡ ra từng mảnh, những dòng nước mắt từ trong linh hồn tôi tuôn ra. Tôi như chìm vào một không gian vô tận và tôi bắt đầu cầu nguyện, những lời cầu nguyện bây giờ không phải bằng trí óc hay con tim mà là những lời cầu nguyện từ trong linh hồn đang hòa tan vào trong nước mắt dâng lên Mẹ.

“Mẹ ơi! Chồng con đã bị bệnh quá ngặt nghèo, đã không còn cách chữa trị, chúng con đến đây để cầu xin với Mẹ và chỉ biết một lòng cậy trông vào Mẹ mà thôi, xin Mẹ vì lòng xót thương cầu bầu cùng Chúa Giêsu cứu lấy chồng con, CUỘC ĐỜI CÒN LẠI, CON NGUYỆN XIN THEO MẸ” và đây chính là lời nguyện ước giữa tôi và Thiên Chúa.

Đến nửa đêm trời trở nên lạnh hơn, chúng tôi tạ ơn Mẹ ra về. Trên đường về, chúng tôi ghé lại bên dòng suối mà năm xưa Đức Mẹ đã biến thành dòng nước Thánh và đã chữa lành biết bao bệnh nhân có đức tin đến đây cầu xin cùng Mẹ. Chồng tôi đứng lại, dâng lời cầu nguyện và uống nguyên một chai nước Thánh rồi đi thẳng một hơi về khách sạn mà không cần sự giúp đỡ của tôi, cái lưng cũng không còn khom khom như ngày hôm qua nữa. Tôi vô cùng kinh ngạc nhưng chẳng dám nói gì, cứ âm thầm quan sát mọi việc.

Thật đúng là “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”. (Lc 9:10)

Chiều hôm đó khi về tới nhà tại Mississauga, Ontario, Canada, chồng tôi đang loay hoay đem bức tượng Đức Mẹ đặt trên bàn thờ, còn tôi đang lăng xăng sửa soạn bữa ăn tối thì ngay lúc đó đứa con trai của tôi chạy xuống ôm lấy vai tôi mà hỏi rằng “Mẹ ơi khi nào con rửa tội”.

Tôi kinh ngạc vô cùng vì cả nhà tôi chưa có ai học Giáo Lý bao giờ và cũng chưa có ai nói với nó việc theo Đạo Công Giáo. Tôi hơi sững sờ một chút nhưng trong lòng rộn rã một niềm vui vì tôi biết rằng ơn Chúa đang đổ xuống nhà tôi.

Tôi quay lại và nói với con trai tôi rằng “Nếu con muốn được rửa tội để theo Chúa thì con phải đi học lớp Giáo Lý trước cái đã”.

Con tôi đồng ý và mấy hôm sau thì chúng tôi liên lạc với Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, nhờ sự nhiệt tình và lòng thương mến đến gia đình chúng tôi, Cha đã sắp xếp mọi thứ và mấy tuần sau thì cả gia đình chúng tôi theo học khóa Giáo Lý vừa qua và 2 đứa con của tôi đã nhận Bí tích Rửa tội vào đêm Lễ Vọng Phục Sinh ngày 26/3/2005.

Page 21: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 21  

Còn phần tôi như đã thưa ở trên, tôi phải “ráng” mà dời lại đến tháng 8 về Việt Nam rửa tội, mục đích là đem Tin Mừng về chia sẻ cùng gia đình hai bên và với ước nguyện rằng, nhân cơ hội này Chúa sẽ thương xót mà đánh động mổi tâm hồn trong gia đinh hai bên và ước mong một ngày nào đó, những tâm hồn nầy sẽ quay về với Chúa. Tôi xin bạn hãy cầu nguyện cho gia dình tôi thật nhiều để những lời nguyện ước của tôi sẽ trở thành sự thật...

Mấy tháng nay gia đình chúng tôi đang sống trong mầu nhiệm của Đức Tin và Hồng Ân của Thiên Chúa, qua hình ảnh Đức Mẹ và sự mầu nhiệm của biến cố này tôi đã thấy gì nơi Thiên Chúa? Và cuộc đời tôi biến đổi ra sao?

Viết đến đây tôi lại nhớ đến một người bạn trong “CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH” tuần vừa qua đã mời tôi đến dự một buổi họp mặt hàng tháng tại LIÊN GIA 12 và bài Thánh Kinh được chia sẻ hôm đó lại là bài dụ ngôn nói về “Nước Hằng Sống” và Chúa đã ví “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy”. (Mt 13:44)

Càng suy niệm tôi càng cảm thấy như đây là một lời nhắn nhủ mà Chúa đã dành riêng cho tôi, mà Mẹ là NGƯỜI đã âm thầm chỉ cho tôi kìa là Nước Hằng Sống và tôi phải làm gì để có được Nước Trời nầy đây! Lạy Chúa, con thật chẳng có gì xứng đáng để bán, để mua, con chỉ có cuộc đời còn lại

này và mỗi ngày trôi qua là một ngày con xin dâng lên Mẹ và Chúa.

Đến bây giờ thì bạn đã biết vì sao tôi theo Đạo Công Giáo rồi phải không?

Tôi kể lại câu chuyện này là để Vinh Danh và tạ ơn Đức Mẹ Lourdes, Người đã đưa tôi về với Chúa và cũng để cám ơn: Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, người đã hướng dẫn và dìu dắt tôi qua những đoạn đường, những khúc quanh của cuộc hành trình Đức Tin mà lòng tôi nhiều khi như mơ hồ lạc mất Chúa.

Cám ơn tất cả các anh chị em trong CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH và nhất là anh chị em trong LIÊN GIA 10 đã cầu nguyện cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Cám ơn Thầy Lân, Thầy Hoàng và Soeur Hà đã hướng dẫn gia đình tôi qua lớp Giáo Lý khóa 2004-2005 và tất cả quý vị trong ban Mục Vụ Cộng Đoàn Việt Nam ở North York, Canada.

Và xin đặc biệt, xin chân thành cám ơn mẹ đỡ đầu Theresa-Maria T. Hương và nhất là anh Toản, người đã chia sẻ buồn vui mỗi ngày với chúng tôi và cũng là người đã dìu dắt 2 chúng tôi trong suốt hành trình chuyến đi Lourdes đầy nước mắt hồng ân nầy.

Ngày 10 tháng 4-2015

Maria Nguyễn Thị Xuân

Page 22: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 22  

ùa hè 2015 đã về, và khi nói đến mùa Hè, không thể không nghĩ đến Hoa Phượng.

Trước cửa nhà xứ An Long, những nhành hoa phượng đỏ đang tỏa màu rực rỡ… Vào một buổi trưa hè oi ả, tôi đem bàn ghế nhỏ ra gốc cây còng già ngồi làm việc cho mát. Lúc ấy khoảng 14g. Một cô bé khoảng 8 - 9 tuổi đến tìm cha nó đang làm việc ở nhà thờ. Nó gặp tôi, gọi to: - Ông nội, thấy cha con đâu không? Cha nó gọi tôi là Bố, nhiều bạn trẻ ở đây cũng gọi như thế, nên nó gọi tôi là…ông nội. Tôi trả lời: - Cha con đang làm ở gần nhà xứ đó. - Dạ. Và thoáng chốc nó biến mất. Một lúc sau cô bé quay lại, tôi đang làm việc nên không để ý gì. Cô bé lại tung tăng chạy đi đâu đó. Rồi cô bé lại quay trở lại, lấy dép lót và ngồi xuống, bày ra mấy nhúm hoa phượng. Có những hoa đã nở, và nhiều hoa còn đang búp. - Con làm gì thế? - Dạ, con chơi.

Tôi nhìn cô bé xinh xắn, nó đang xa mẹ. Cha mẹ nó chia tay đã mấy năm nay, ngay khi hai người chỉ mới có đứa con gái đầu lòng, nghe nói mẹ nó đã có chồng khác. Nó đang sống với cha, nhưng vì cha nó bận công việc làm ăn, nên gởi nó cho người thân ở xa nhà cha nó hiện nay. Nên nó không có “mái ấm gia đình riêng bên cha mẹ” như bao trẻ khác. Tôi ngừng làm việc với cái Laptop nhỏ trên bàn, nhìn cô bé xem nó đang làm gì. Ngày xưa còn đi học, tuổi thơ ai cũng thích nhặt hoa phượng để chơi chung. Con trai thường lấy mấy cọng trong nhụy hoa có cái móc đầu nhụy để “đá gà”, con gái thích lấy cánh phượng làm bướm ngăn vào trang vở. Cô bé này không chơi hoa phượng đã nở, nó xé những búp hoa phượng ra gom lại thành một nhúm nhỏ. Ở dưới gốc cây còng già trên 40 tuổi này, lúc nào cũng mát vì bóng cây to và lúc nào cũng có gió. Lâu lâu một cơn gió mạnh ùa về, có lẽ đường gió đi vướng vào ngôi nhà thờ lớn chắn ngang, nên ngọn gió đôi khi trở thành như cơn lốc thật mạnh. Cô bé la to:

Ông nội, gió quá gió, bay hoa hết trơn nè, ông nội.

M

Page 23: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 23  

Ừa, con dời lại gần bàn, dưới chân ông nội nè, sẽ che bớt gió đấy.

Cô bé làm theo lời tôi bảo. Nó chơi kế sát bên tôi. Tôi vẫn làm việc riêng, thỉnh thoảng nhìn xuống nó. Tôi không để ý đến việc nó chơi mà chỉ tội nghiệp nó thiếu tình mẹ. Bất ngờ nó gọi tôi:

Ông nội, con “bướm con” nè, ông nội. Tôi nhìn xuống, thật bất ngờ, con bướm bé tí tẹo được làm từ những cánh hoa phượng còn đang búp chưa nở. Tôi thầm nghĩ: “Cô bé này khéo tay thiệt chớ!”.

Đẹp quá hén con! Con đẹp như con bướm này hông?

Dạ, con hổng biết. Cô bé lại chơi tiếp.

Ông nội, con bướm đang ở trong nhà. Cô bé xếp mấy nhụy hoa búp thành vòng tròn bao bọc con bướm nhỏ.

“Sao cô bé giàu tưởng tượng thế nhỉ? Mình phải chụp mấy bức hình “trò chơi tuổi thơ” của cô bé này mới được”. Nhưng để cô bé vẫn tự nhiên, tôi không nói ra điều ấy, tôi đứng dậy, về phòng lấy máy chụp hình.

Ông nội đi đâu vậy?

Ừa, ông nội vào nhà một tí, sẽ ra liền. Tôi trở ra với cái máy chụp hình nhỏ. Vẫn ngồi vào bàn làm việc bình thường. Tôi muốn “chụp lén” để giữ vẻ hồn nhiên của cô bé. Cô bé vẫn cắm cúi chơi…

Ông nội, con “bướm mẹ” nè, ông nội. Tôi nhìn xuống, một con bướm mới được làm, lớn hơn con bướm kia. Trời ơi, tội biệt cô bé quá… Trong tiềm thức, chắc nó nhớ mẹ lắm…

Giỏi quá. Con làm đẹp thế! Đẹp thiệt đó nhen…

Dường như nó không quan tâm tới lời khen của tôi lắm. Nó cúi xuống làm tiếp… Không bỏ lỡ cơ hội, tôi lấy máy chụp hình ghi lại những “tác phẩm” của cô bé… Nó bất ngờ nhìn lên:

Ông nội làm gì vậy? Không dấu nó được, tôi trả lời:

Ông nội chụp hình mấy con bướm của con đấy. Đẹp quá đi thôi… Con cứ chơi đi…

Nó lấy một chiếc hoa phượng nở, đưa lên cao phía trên con bướm lớn, và nói: - Con bướm mẹ ở ngoài nhà, đang đi ngoài trời, con che nắng cho con “bướm mẹ” nè, ông nội… Vì là một cô bé đang xa mẹ, thiếu tình mẹ… tôi vô cùng cảm động! Mời bạn xem những bức hình ghi lại những khoảnh khắc vui chơi của “cô bé nhặt hoa phượng”, những hình ảnh không hề dàn dựng của một cô bé thật dễ thương và chắc chắn sẽ đem lại cho các bạn nhiều điều suy nghĩ… MAI NHẬT THI

Page 24: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 24  

MƯƠI VUI

Một vui tôi được làm người, Sống trong trời đất cõi đời thênh thang.

Hai vui dòng giống Việt Nam,

Bốn ngàn năm rất gian nan hào hùng.

Ba từng phạm tội bất trung, Ngài thương nhận kẻ khốn cùng làm con.

Bốn thương nhân loại mỏi mòn,

Ngôi Lời nhập thể Chúa Con làm Người.

Năm vui Ngài gánh tội đời, Trên cây thánh giá gọi mời thương yêu.

Sáu vui Giáo Hội sớm chiều,

Dẫn tôi năm tháng đi theo đường lành.

Bảy vui giáo xứ đồng hành, Cộng đoàn chia sẻ lo toan đạo - đời.

Tám vui hội ngộ Song Nguyền,

Liên gia gặp gỡ thân tình trao nhau.

Chín vui ấm áp đời tôi, Có gia đình nhỏ là nơi đi về.

Mười vui cái chết gần kề,

Thiên đàng mở cửa … tôi về … quê tôi ...

Nhà Quê - Giuse 67 (Hướng về Năm Thánh Thương Xót)

 

Page 25: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 25  

ồng ân Thiên Chúa bao la... Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Ngàì…”

Với 38 cặp khóa viên tham dự khóa 629 vào cuối tuần 22-23 và 24 tháng 5 vừa qua tại trung tâm Christ the King, Buffalo, Minnesota.

Qua Hồng Ân Chúa cho, qua lòng yêu thương, quan tâm của cha Giuse Vũ Xuân Minh, quản nhiệm cộng đoàn công giáo Saint Adalbert, Minnesota, và qua bao vất vả, lo lắng của anh chị Nhứt Hương, anh chị Ninh Hoa suốt mấy tháng trời, cùng với anh chị em trong Trường Nội Dung thuộc giáo phận Orange, mà khóa 629 đạt được nhiều Ơn Ích ngoài sự mong ước của mọi người. Trợ nguyền, 15 cặp anh chị, sau những lần tập dợt chia sẻ, văn nghệ cùng sắp xếp thì giờ, hồi hộp, băn khoăn chờ ngày lên đường giúp khóa. 15 cặp anh chị chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm có anh chị Phép Ngọc, Phương Huệ, Hoàn Thoa, Trường Ngọc và con gái nhỏ Tori, Hoàng Mai,

“H

Page 26: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 26  

Hoàng Loan và Công Tâm. Khởi hành từ tối thứ Tư vào ngày 20 tháng 5, tới Saint Paul lúc nửa đêm. Đích thân cha Giuse Vũ Minh ra phi trường đón cùng với hai anh khóa viên làm tài xế, lái 3 xe chở 7 cặp về ngụ tại Giáo Xứ St. Adalbert của Cha. Tuy mệt nhọc lẫn lo lắng, nhưng khi được Cha Minh săn sóc quan tâm từng chai nước, từng chén cháo đêm, làm anh chị em cảm động vô cùng. Qua ngày hôm sau, 8 cặp còn lại gồm anh chị: Luận Huệ, Phong Lan, Hương Thủy, Dũng Huân, Chiệu Nguyệt, Lộc Lan, Phong Mai và anh Khanh (Trang) khởi hành từ tối thứ Năm và tới phi trường cũng nửa đêm, anh chị Nhứt Hương, Công Tâm

cùng với anh Khanh, đón về nhà anh chị Nhứt Hương ở cho tới ngày trở về Cali. Từ sáng thứ Năm cho tới chiều Chúa nhật, khóa 629 được nhiều tốt đẹp trôi chảy, cho dù là lần đầu tiên có khóa; ngoài sự hiện diện của 38 cặp phu thê làm điểm nóng cho khóa, phải kể đến sự hậu thuẫn to lớn và tràn đầy yêu thương dành cho CT/TTHNGĐ của Cha Giuse Vũ Xuân Minh, ngài không nề hà bất cứ việc gì liên quan đến khóa. Người viết còn nhớ: vào sáng thứ Sáu, có text hỏi Cha: Cha ơi, văn phòng Giáo Xứ của Cha có 2 cây đàn guitar cho nhóm chúng con mượn được không? Ngay sau đó, nhận được text Cha viết: Có, nhưng tôi phải đi mua giây đàn mới bây giờ!” Hành động này của Cha gây bao ấn tượng tốt đẹp và làm cho tinh thần trợ nguyền rất phấn khởi. Cạnh bên Cha là tinh thần dấn thân bất kể thời gian, tiền bạc, công sức là anh chị Nhứt Hương, tuy anh chị mới tham dự khóa vào năm 2013, khóa 552. Vì được lãnh nhận nhiều Ơn ích từ khóa, anh chị chia sẻ với Cha quản nhiệm Giuse Minh, và mong muốn nhiều gia đình cũng được lãnh nhận Ơn Ích như vậy. Cha và Con cùng mối tương quan, cùng niềm thao thức và ước muốn, quyết tâm thực hiện khóa đầu tiên tại Minnesota. Khởi sự bắt đầu từ đây, và khóa 629 đón nhận 38 cặp phu thê như là một món qùa Chúa tặng thêm cho Đại Gia Đình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình trên toàn thế giới, giơ tay đón nhận 38 cặp anh chị em vào trong vòng yêu thương. Đoàn sủng của

Page 27: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 27  

Chương Trình đã được thi hành: “Yêu thương Gần gũi bằng Việc làm” Từ chiều thứ Sáu, trong bầu khí tĩnh lặng của trung tâm, thời tiết ôn hòa, từng cặp và từng cặp anh chị khóa viên tới, các anh trợ nguyền mau mắn đón nhận hành lý dắt đưa tận vào phòng, các chị trợ nguyền tươi cười, cài bông hoa tươi thắm lên áo mỗi chị khóa viên, kèm theo những câu thăm hỏi chan chứa tình thương. Đến nỗi chưa gì mà đã có anh khóa viên phải thốt lên: “Tôi chưa bao giờ được đón tiếp chu đáo với tình cảm đậm đà như thế này.” Hay: “Vợ chồng chúng em hết sức cảm động, không ngờ các anh chị tận tụy lo cho từng li từng chút”. Và còn có anh nói lên: “Tôi tính là không đi, may đấy, không đi thì không được hưởng bầu khí ấm cúng thân tình này.’ Vào khóa từ chiều thứ Sáu, cứ nhìn vào ánh mắt, cứ nhìn vào hành động, cứ nhìn vào cách các anh chị lên xả cõi lòng mà Cha lẫn anh chị em trợ nguyền luôn thầm tạ ơn Chúa. Với bao bỡ ngỡ từ phòng ốc, khung cảnh, thời tiết và cả tình người chưa một lần gặp, chưa một lần quen biết trò

chuyện, hai vai trợ nguyền nửa dành cho chia sẻ về chủ đề mình trách nhiệm, nửa còn lại phụ trách công việc của các ban trong khóa, cùng với anh chị Nhứt Hương, anh chị Ninh Hoa nhất là cùng với Cha Giuse Minh. Cha tạm thời ngưng mọi việc của Giáo Xứ, của Cộng Đồng, sát cánh ngày, đêm với khóa viên trong phòng Song Nguyền, lắng nghe, quan sát và ghi chép tỉ mỉ từng diễn tiến của khóa, qua mỗi chia sẻ của từng cặp anh chị trong Trường Nội Dung. Anh chị Nhứt Hương thay phiên nhau, chị trong khóa cùng với chị Hoa lo công việc, anh Nhứt thời gian chia làm hai, nửa trên khóa, lo chạy việc, nửa còn lại về nhà nấu

Page 28: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 28  

cháo cá cho đêm thứ Sáu, cái đặc biệt của nồi cháo là anh Nhứt kiên nhẫn, tận tụy nấu từng nồi cháo nhỏ, bỏ vào nồi lớn, cứ thế cho đến khi nồi cháo lớn đầy. Anh bỏ lên xe, đợi sát giờ, lái xe gần một tiếng, mang nồi cháo cá nóng hổi, thơm lừng, chứa chan tình thương, cho khóa viên và trợ nguyền no bụng ấm lòng, khi đêm về khuya trong tiết trời lạnh lẽo, qúa tuyệt vời! Qua ngày thứ Bảy, anh ở nhà buổi sáng, ướp thịt, rồi chiều chạy vội vào khóa, cùng với chị lo bao công việc. Tới sáng Chúa nhật, anh lại hy sinh ở nhà để chiên hơn 100 cái chả giò! Sau đó tất tả chạy lên khóa cùng với khay chả gìò, vừa nóng vừa thơm, cho bữa tiệc Cana.

Anh chị xông xáo thu vén, dọn dẹp, để Thánh Lễ bế mạc xong, anh chị là người cuối cùng ra khỏi trung tâm. Thời gian để ngủ thì ít, công việc nhiều đè lên hai vai, vậy mà lúc nào anh chị cũng tươi cười, ân cần với mọi người. Anh chị thật phi thường, bỏ thì giờ, bỏ của, bỏ hết tâm hồn vào cho khóa học. Căn nhà gọn gàng đẹp đẽ của anh chị biến thành nhà trọ bất đắc dĩ, rất ấm cúng đầy tình người cho 10 cặp trợ nguyền cư ngụ trong suốt 5 ngày, đêm. Không những thế, anh chị chu đáo chuẩn bị kỹ càng mọi nhu cầu cần thiết cho tất cả mọi người. Đi từ bỡ ngỡ này đến ngạc nhiên khác, tuy mệt nhọc đấy, nhưng cứ nhìn vào tâm tình anh chị Nhứt Hương dành cho mà mọi nhọc mệt của 15 cặp trợ nguyền từ Cali đều tan biến! Từng giờ, từng ngày qua đi trong hồi hộp, lo âu, biến chuyển thành niềm vui chan hoà, khi nhìn ánh mắt rạng rỡ, cảnh tay trong tay, những nụ cười nở muộn trên môi của anh, của chị khóa viên, mà lòng bao trợ nguyền reo vui. Từng chủ đề trôi qua, với bao lắng nghe, ánh mắt chăm chú. Từng

Page 29: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 29  

chia sẻ trong giờ Xả Cõi Lòng, nước mắt đã tuôn chảy cho niềm u uẩn trôi đi. Đến giờ giải lao, các bữa ăn trưa, ăn tối, văn nghệ giúp vui do các anh chị Hương Thủy, Chiệu Nguyệt, Lộc Lan, làm các anh chị khóa viên cười tươi thêm, chuyện trò với nhau rộn ràng hơn. Cách hoà đồng của Cha Giuse Minh, bất ngờ tạo cho khóa viên - con chiên của Cha - reo hò vang dội, khi Cha cùng nhảy, cùng sát cánh với ban văn nghệ múa may hát hò. Tới màn diễn hoạt cảnh Người đàn bà ngoại tình bị ném đá, rất xuất sắc với vai diễn do anh chị Dũng Huân, Phong Lan, và toàn thể trợ nguyền góp phần. Vui đấy, buồn đấy, khóc đấy, rồi cười đấy, phải

chăng đó là đặc thù của mỗi khóa căn bản trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình! 38 cặp anh chị khóa viên là 76 tâm trạng khác nhau, 38 cặp anh chị khóa viên là 76 niềm vui, buồn khác nhau, cộng thêm 17 cặp anh chị trợ nguyền, vây chung quanh Cha Giuse Vũ Xuân Minh, trong 48 tiếng đồng hồ của khóa học, tất cả trở nên một gia đình gần gũi thân thương làm sao! Chỉ có Hồng Ân Chúa cho, chỉ có tình yêu thương anh chị em dành cho nhau, đoàn sủng của Chương Trình dần dần thấm nhuần trong lòng khóa viên, đậm đà thêm cho trợ nguyền. Hồng Ân Chúa luôn tuôn tràn từng giờ từng ngày cho các anh chị khóa viên, Ngài luôn đồng hành cạnh bên, có khi Ngài bế

Page 30: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 30  

anh hay chị trên tay để vượt qua những giây phút khó khăn nhất trong khóa học, vượt qua cái tôi để thành chúng tôi, vượt qua cái tự ái để trở thành cái chung và nhất là Ngài dắt tay các anh chị khóa viên cùng tới bến bờ bình an. Không những các anh chị khóa viên, mà ngay cả trợ nguyền chúng tôi cũng được Chúa giang tay ôm ấp, vỗ về. Khi công tác khó khăn, gặp trục trặc, trong một thân thể rã rời vì thiếu ngủ, lo lắng, vợ chồng đôi khi đã làm buồn lòng nhau, cho những câu nói gắt gỏng, những cử chỉ thiếu thân thiện, làm tổn thương người bạn đời của mình. Hay chỉ vì Chương Trình mà những ý kiến không thuận nhau, đưa đến bất hoà, đoàn sủng của Chương Trình luôn được triệt để

thi hành: “Khiêm nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi.” Thời gian từ từ trôi qua, kết thúc khóa học là Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời, trong bầu khí trang nghiêm đầy ân sủng của Thiên Chúa. 38 cặp phu thê môt lần nữa cạnh bên nhau, tay trong tay, lập lại Lời Thề hứa năm xưa, trước sự chứng giám của Cha chủ tế Giuse Vũ Xuân Minh, trong tiếng nhạc thánh thót du dương của ca đoàn và trong niềm hân hoan của tất cả anh chị em trợ nguyền vây quanh. Hồng Ân Chúa luôn tuôn tràn cho người công chính, nụ cười liên tục nở trên môi các cặp khóa viên xuống tới tận phòng Tiệc Cưới Cana. Chung quanh là cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời, bên cạnh hồ Buffalo thơ mộng, tiết trời se se lạnh, bầu khí thật ấm cúng, như một đàn ong vỡ tổ, căn phòng ngập tràn tiếng

Page 31: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 31  

cười, tiếng nói… Máy hình từ các cell phone bấm lia lịa, như cố thu lấy chút tình người cho vào máy làm kỷ niệm, mang vào cuộc đời làm niềm vui. Và cuối cùng, dù vui đấy, dù lưu luyến đấy, rồi cũng phải ngậm ngùi tạm chia tay, cho ngày hôm sau tái ngộ trong thánh lễ Tạ Ơn tại thánh đường St Adalbet vào lúc 6 giờ chiều. Tuy biết là sẽ được gặp nhau một lần nữa, nhưng chia tay cũng khó dứt liền, bịn rịn, quyến luyến làm nao lòng người vô cùng. Khi các anh chị khóa viên đã ra về, phần còn lại 16 cặp trợ nguyền bắt tay vào dọn dẹp thu xếp để trả lại sự tĩnh lặng cho trung tâm lúc 5 giờ chiều. Cha Giuse Vũ Minh cùng tất cả 15 cặp trợ nguyền Cali kéo nhau về nhà anh chị Nhứt Hương, thưởng thức món thịt do anh Nhứt

ưóp, nướng. Thơm và ngon không nguyên bởi vì gia vị mà chính là vì cái tâm, cái lòng anh chị bỏ vào trong đó, qua sự hy sinh thời giờ và tiền bạc. Chưa bao giờ vợ chồng người viết đi trợ nguyền được vui như vậy, hưởng sự gắn bó trợ nguyền với nhau mật thiết như vậy. Đã mệt, đã quá khuya thế mà có ai chịu đi ngủ đâu, còn ngồi trò truyện, còn ngồi tán dóc, còn ngồi sẻ chia cho tới tận 3 giờ sáng mới đành phải nói “Good night”. Sáng hôm sau tới Giáo Xứ, Cha Minh đãi ăn sáng bằng tô phở thơm nồng, ăn xong, phái đoàn theo Cha viếng thăm nhà thờ Chánh Toà, ngôi thánh đường nguy nga trên qủa đồi, đã đứng vững từ hơn 100 năm! Cha thật uyên bác, trong thánh

Page 32: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 32  

đường, đi tới đâu Cha dẫn giảng chi tiết mạch lạc, rõ ràng nhất, phục Cha hết sức, bộ óc Cha thật tuyệt vời! Cám ơn Cha, đoàn chúng con cám ơn Cha, nhờ đó mà sự hiểu biết được mở mang đôi chút. Sau 1 buổi đi chơi thăm viếng vài thắng cảnh đặc biệt của Minnesota, và Mall of America, đoàn chúng tôi trở về nhà xứ, tiếp đón các anh chị em Tân Khóa Viên tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn. Cha, Con cùng cảm động nghẹn ngào cám ơn nhau, trao nhau những bó hoa tươi thắm. Lễ xong, xuống hội trường, cùng nhau ăn, uống, tiếp tục truyện trò. Các anh chị Tân Khóa Viên lên chia sẻ tâm tình về hai ngày qua trong khóa, tiếng khóc cho ân hận, quyện với tiếng cười cho niềm vui trở lại. Thời giờ có hạn, tâm tình của các anh chị Tân Khóa Viên tạm ngưng cho phần chia Liên gia và hướng dẫn họp Liên gia do hai cặp anh chị Phép Ngọc, Dũng Huân đảm trách.

Cuối cùng một điều không muốn nhưng không thể tránh được: Giờ chia tay! Bây giờ mới thực sự là chia tay, một biệt ly không biết có ngày gặp lại hay không? Nước mắt lại rơi, bịn rịn quyến luyến làm chùn chân người đi lẫn người ở lại. Rồi giờ chia tay tới, Cha Con từ giã nhau, hy vọng cho lần sau được tái ngộ. Trước khi ra về, người viết thưa cùng Cha Giuse Vũ Minh rằng: “Cha ơi, con thấy con cho đi thì ít, mà sao nhận được nhiều thế!” Tạ ơn Chúa, cám ơn Cha, và cám ơn 38 cặp anh chị khóa viên khóa 629 đã cho cơ hội để mỗi cặp trợ nguyền chúng con mang về Cali, những kỷ niệm như là một món quà Chúa tặng cho cuộc hành trình tông đồ song đôi, nhờ biết thực hành đoàn sủng của Chương Trình: “Yêu thương Gần gũi bằng Việc làm.” Song Nguyền Công Tâm

Mt21:22

Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được.

Page 33: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 33  

Xem bài hát này xin bấm vào Link: https://youtu.be/neNYExMAsJs

Page 34: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 34  

Xem bài hát này xin bấm vào Link: https://youtu.be/Gc18oWJ3TZM

Page 35: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 35  

TẠI SAO TRÁI TIM CHÚA ĐỂ Ở NGOÀI Giảng lễ Thánh Tâm Chúa, cha chỉ vào tấm hình Chúa và hỏi thiếu nhi: Các con có biết tại sao trái tim Chúa lại để ở ngoài ngực thế kia?Một cánh tay nhanh nhảu giơ lên, cha xứ khen: Mời con, con là con nhà ai mà giỏi quá!

Bà mẹ ngồi cạnh hãnh diện nở nụ cười mãn nguyện. Thiếu nhi đứng lên dõng dạc trả lời: Thưa cha, trái tim Chúa bốc lửa ngùn ngụt thế kia nên phải để ra ngoài, chứ để ở bên trong lòng thì cháy hết cả tim gan phèo phổi ạ! Cả nhà thờ không nhịn được cười, còn bà mẹ thì không cười nổi!

Page 36: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 36  

NÓNG TÍNH NHƯ LỬA Cha xứ tới thăm nhà giáo dân, tình cờ vào đúng lúc ông chồng đang la mắng ầm ĩ các con. Cô vợ nhanh nhảu kể tội: Đấy, cha xem, nhà con tính cứ nóng như lửa vậy. Cha đưa mắt nhìn, ông chồng chống chế: Thưa cha, con nóng tính thế là giống Chúa Giêsu đấy! Cha xứ ngạc nhiên: Chúa là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, chứ Ngài có nóng tính đâu? Ông chồng lí sự: Thế cha không thuộc kinh cầu rồi. Vợ xen ngay vào giễu cợt: Kinh nào thế hả bố nó ơi! Chồng tự tin đọc luôn: “Trái tim Đức Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy”! - Đấy, Chúa còn bốc hỏa ngùn ngụt ấy chứ! Bà vợ cùng cha xứ trợn tròn mắt, há hốc miệng!!!???

THÁNH TÂM CHÚA – TRÁI TIM KHÔNG NGỦ YÊN Trong đời, trái tim phập phồng bơm máu đem sự sống; trái tim lúc lắc những nhịp đập yêu thương. Thế nên, trái tim diễn tả tình yêu và sự sống. Chả thế mà đám cưới nào cũng có đôi trái tim hồng kết duyên. Thế nên, trái tim cực thánh Chúa Giêsu là hình ảnh diễn tả rõ ràng và đúng nhất về Thiên Chúa tình yêu. Trái tim luôn nằm trong lồng ngực, nhưng hình tượng Thánh Tâm Chúa lại để lộ trái tim ra ngoài, lại còn có lửa cháy bừng bừng. Có anh tếu táo: “Trái tim Chúa lửa cháy cứ như là nướng khô mực vậy!” hihii. Trong khi người đời thì muốn giấu giếm những toan tính, những giận hờn sâu trong lòng dạ tâm can, thì Chúa lại lộ trái tim ra ngoài như muốn nói rằng: Ngài tuột cả ruột cả gan cho chúng ta; Ngài bộc lộ tất cả tấm lòng yêu thương cho chúng ta. Người đời hay nói “ngọn lửa tình yêu”, còn trái tim Chúa hơn thế nhiều, là cả lò lửa tình yêu như lời kinh: “Trái tim Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy”. Khi tôn thờ Thánh Tâm Chúa nhiều người được ơn này, ơn kia, nhưng ơn lớn nhất vẫn là: “Lạy trái tim Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con giống trái tim Chúa”. Trái tim nhỏ nhen, vô cảm của con người được uốn nắn trở nên trái tim của Chúa luôn thổn thức yêu thương - một trái tim không ngủ yên! Lm. Nguyễn Xuân Trường Houston, USA

Page 37: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 37  

CHÚA CÓ 5 NGÔI! Thiếu nhi bước vào phòng kiểm tra giáo lí. Cha xứ hỏi:

Có mấy Thiên Chúa?

Dạ! Một Chúa.

Chúa có mấy ngôi?

Dạ…! Dạ…!!!

Mấy ngôi? Thiếu nhi lúng túng nhìn ra ngoài cầu cứu. Sơ dạy giáo lí đưa bàn tay chắp ba ngón giữa lại, làm hiệu nhắc bài. Thiếu nhi hí hửng tự tin trả lời:

Thưa cha, Chúa có 5 ngôi: 3 ngôi đứng và 2 ngôi quì ạ!

Chúa Ba Ngôi ỚI GIỜI ƠI…! Ở nhà, bà nội lớn tuổi dân dã cứ nói Đức Chúa LỜI; mẹ thì quen miệng Đức Chúa

GIỜI (có lẽ mẹ hay kêu ới giời ơi!); bố thì chuẩn không cần chỉnh nói Đức Chúa TRỜI. Thằng bé thừa hưởng di sản của cả nhà! Lễ Chúa Ba Ngôi, cả nhà vui vẻ cùng nhau đi lễ. Khi giảng, cha hỏi: Các con thiếu nhi biết Chúa có mấy ngôi nhỉ? Thằng bé đứng phắt dạy nhanh nhẩu đáp: Thưa cha, Chúa có 3 Ngôi. Cha khen khích lệ: Con nhà ai mà giỏi quá! Giờ con kể tên 3 Ngôi xem nào? Thằng bé yên trí làu làu kể: Dạ, ngôi thứ nhất là Đức Chúa LỜI, ngôi thứ hai là Đức Chúa GIỜI, ngôi thứ ba là Đức Chúa TRỜI ạ. Cả nhà thờ cười. Mẹ thằng bé ngượng ngùng lại thốt lên: Ới giời ơi, con ơi là con…!

Chúa Ba Ngôi dự tòng Cha xứ hỏi 1 dự tòng chuẩn bị hôn nhân: Anh có tin các mầu nhiệm trong Đạo không? Anh trả lời chắc nịch: Ðiều gì con cũng tin, Cha khỏi hỏi.

Page 38: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 38  

Cha xứ đi vào chi tiết: Anh có tin mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi không? Vì quá háo hức cưới vợ, anh quảng đại quả quyết: Dạ, Ba Ngôi chứ đến 10 ngôi con cũng tin!!! … Có lẽ vì tin kiểu này nên mới có câu thơ ngân nga đó đây: “Cúi đầu lạy Chúa Ba Ngôi - Tôi lấy được vợ, tôi thôi nhà thờ!"

Chúa Ba Ngôi nhà dòng Ngày xưa, các thày dòng khổ tu nửa đêm cũng phải thức dạy đi đọc kinh. Dĩ nhiên, bước vào nhà nguyện thì phải nhúng tay vào bình nước phép rồi làm dấu thánh giá. Một hôm, chả biết có tay nào thích đùa dai, lại đem đổ mực vào bình nước phép. Thế là các thày nửa đêm mắt nhắm mắt mở, mặc áo dòng trắng tinh đi đọc kinh. Vào nhà nguyện thày nào cũng nhúng tay vào bình nước phép làm dấu thánh giá, chẳng ai để ý gì cả. Sáng hôm sau mới phát hiện ra: trên áo ông thì không có vết mực nào, ông khá hơn được một hai vết, chả ông nào đủ 3 vết cả! …. Các thày dòng còn làm dấu thánh giá qua loa thế thì chúng ta chắc cũng chả hơn gì các thày!

Chúa Ba Ngôi - tình yêu liên hệ Tại sao Thiên Chúa duy nhất lại có Ba Ngôi? Vì Thiên Chúa là tình yêu. Đã yêu thì luôn có Liên Hệ. Yêu là yêu ai, yêu cái gì. Không có liên hệ sẽ hoá thành cô đơn. Thế nên, Thiên Chúa là tình yêu thì không thể trơ trọi một mình, phải có liên hệ, phải có ngôi vị Cha-Con-ThánhThần.

Mối liên hệ gia đình giữa 3 người Cha-Mẹ-Con là hình bóng của Chúa Ba Ngôi. Cha yêu mẹ, mẹ yêu cha. Yêu nhau quá thì hoá đứa con. Đứa con làm cho tình yêu vô hình của cha mẹ trở thành hữu hình. Vì thế, cả cha mẹ nhìn thấy hình bóng của mình nơi đứa con như lời ca: “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta đều thương yêu nhau. Xa là nhớ gần nhau là là cười.” Ba người Cha-Mẹ-Con làm nên một tình yêu gia đình duy nhất. Như thế, tin Chúa Ba Ngôi là xin cho mỗi người tha thiết xây dựng những mối dây yêu thương; xin cho mỗi gia đình và cả gia đình nhân loại được sống hạnh phúc trong những mối liên hệ yêu thương; Và liên hệ yêu thương đẹp nhất là Chúa thương con, con mến Chúa và người người yêu thương nhau. Amen./. Lm. Nguyễn Xuân Trường Houston, USA

Page 39: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 39  

ần phải biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn trong sứ mệnh trao ban sự sống và

dưỡng dục con cái trong gia đình và ngoài xã hội. Một xã hội không có các bà mẹ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho sự dịu hiền, lòng tận tụy và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc tệ hại nhất. Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám vì những gì các chị em là trong gia đình và vì những gì các chị em trao ban cho Giáo Hội và cho thế giới.

*** Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về Giáo Hội và sẽ suy tư về Giáo Hội là mẹ, Mẹ Thánh Giáo

Hội chúng ta. Trong các ngày này phụng vụ Giáo Hội đặt để trước mắt chúng ta hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Chúa Giêsu. Ngày đầu năm là lễ Mẹ Thiên Chúa, theo sau là lễ Hiển Linh, kỷ niệm biến cố các Hiền Sĩ viếng thăm Chúa Cứu Thế. Thánh sử Mátthêu viết: “Vào nhà, họ trông thấy Con Trẻ với Maria Mẹ Người, họ phủ phục và thờ lậy Người” Mt 2,11). Đó là Mẹ sau khi đã sinh ra Người giới thiệu Người với thế giới. Mẹ ban Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ làm cho chúng ta trông thấy Chúa Giêsu. Trong gia đình có người mẹ. Mỗi một người đều mắc nợ bà mẹ sự sống và hầu như luôn luôn mắc nợ bà rất nhiều trong cuộc đời tiếp theo, trong việc đào tạo nhân bản và tinh thần của mình. Tuy rất được tán tụng trên bình diện biểu tượng – biết bao nhiêu bài thơ, biết bao nhiêu điều hay đẹp nói về người mẹ -, nhưng bà mẹ ít được lắng nghe và ít được trợ giúp trong cuộc sống thường ngày, ít được kính nể trong vai trò trung tâm của bà trong xã hội. Trái lại, thường khi người ta lợi dụng sự sẵn sàng của các bà mẹ hy sinh chính mình

C

Page 40: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 40  

cho con cái để “tiết kiệm” các chi phí xã hội.

Cũng xảy ra là trong cộng đoàn Kitô bà mẹ không luôn luôn được chú ý đúng mức cũng như ít được lắng nghe. Thế nhưng trong trung tâm cuộc sống của Giáo Hội có Mẹ Chúa Giêsu. Có lẽ các

bà mẹ, những người luôn luôn sẵn sàng đối với biết bao hy sinh cho con cái mình và không hiếm khi hy sinh cho những người khác nữa, cần phải được lắng nghe nhiều hơn. Cần phải hiểu biết nhiều hơn cuộc chiến đấu thường ngày của các bà để được hữu hiệu với công việc, và chú ý yêu thương trong gia đình. Cần phải hiểu biết nhiều hơn các bà khát vọng cái gì để diễn tả các hoa trái tốt đẹp nhất và đích thật nhất sự thoát ly của họ. Một bà mẹ có con luôn luôn có các vấn đề, luôn luôn có việc phải làm. Tôi nhớ trong nhà tôi chúng tôi có năm anh em, đứa thì làm cái này, đứa thì làm cái khác, và bà mẹ tội nghiệp đi từ đứa con này sang đứa con khác, nhưng bà sung sướng. Bà đã cho chúng tôi biết bao! Các bà mẹ là thuốc giải độc mạnh nhất chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa ích kỷ. Cá nhân “individuo” có nghiã là không thể chia ra được. Trái lại các bà mẹ “tự chia mình ra”, bắt đầu từ khi họ tiếp

nhận một đứa con để cho nó vào đời và làm cho nó lớn lên. Chính các bà mẹ thù ghét chiến tranh giết chết con của các bà. Biết bao nhiêu lần tôi đã nghĩ tới các bà mẹ, khi các bà nhận được thư: “Tôi xin nói cho bà biết rằng con bà đã ngã gục khi bảo vệ quê hương…” Các bà mẹ tội nghiệp! Một bà mẹ đau khổ biết bao! Chính các bà mẹ làm chứng cho vẻ đẹp của sự sống. Đức Tổng Giám mục Oscar Arnulfo Romero đã nói rằng các bà mẹ sống một “cuộc tử đạo hiền mẫu”. Trong bài giảng đám táng một linh mục bị các lữ đoàn ám sát chết ngài làm vang vọng lên các lời của Công Đồng Chung Vaticăng II và nói: “Tất cả chúng ta phải sẵn sàng chết cho đức tin, cả khi nếu Chúa không ban cho chúng ta cái vinh dự này đi nữa… Trao ban sự sống không chỉ có nghĩa là bị giết; trao ban sự sống, có tinh thần tử đạo là cho đi trong bổn phận, trong thinh lặng, trong lời cầu nguyện, trong việc liêm chính chu toàn bổn phận; trong sự thinh lặng của cuộc sống thường ngày; cho đi cuộc sống từng chút một. Vâng, như một bà mẹ không sợ hãi,

Page 41: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 41  

với sự đơn sơ của cuộc tử đạo hiền mẫu, thụ thai một người con trong cung lòng mình, cho con chào đời, cho con bú sữa, làm cho nó lớn lên và chăm nom nó với lòng trìu mến. Đó là trao ban sự sống. Đó là tử đạo”. Vâng, là mẹ không chỉ có nghĩa là cho một đứa con chào đời, nhưng cũng có nghĩa là một lựa chọn sự sống, lựa chọn trao ban sự sống. Một bà mẹ lựa chọn cái gì, đâu là sự lựa chọn của một bà mẹ? Lựa chọn cuộc sống của bà mẹ là lựa chọn trao ban sự sống. Và đó là điều cao cả, đó là điều xinh đẹp. Một xã hội không có các bà mẹ sẽ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho sự hiền dịu, lòng tận tụy và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc khó khăn nhất. Các bà mẹ thường thông truyền cả ý thức thực hành đạo sâu xa nữa: trong các lời kinh đầu tiên, trong các cử chỉ đầu tiên của lòng đạo đức mà một trẻ em học được, đã khắc ghi giá trị của niềm tin nơi sự sống của một con người. Đó là một sứ điệp mà các bà mẹ có đức tin biết truyền lại mà không giải thích nhiều: các lời giải

thích sẽ đến sau, nhưng mầm giống đức tin ở trong các lúc đầu tiên rất qúy báu đó. Không có các bà mẹ, thì sẽ không chỉ có các tín hữu mới, mà đức tin cũng sẽ mất đi phần lớn hơi ấm đơn sơ và sâu xa của nó nữa. Và Giáo Hội là mẹ, là mẹ chúng ta với tất cả những điều này. Chúng ta không mồ côi, chúng ta có một bà mẹ. Đức Bà, mẹ Giáo Hội và là mẹ chúng ta. Chúng ta không mồ côi, chúng ta là con cái của Giáo Hội, chúng ta là con cái của Đức Bà và chúng ta là con của các bà mẹ chúng ta. Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám ơn về những gì các chị em là trong gia đình, về những gì các chị em làm cho Giáo Hội và cho thế giới. Còn mẹ, hỡi Giáo Hội yêu dấu, xin cám ơn, xin cám ơn là mẹ. Và Mẹ, hỡi Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, xin cám ơn vì đã cho chúng con trông thấy Chúa Giêsu. Và xin cám ơn tất cả các bà mẹ hiện diện nơi đây: chúng ta hãy chào các bà bằng một tràng pháo tay! (ĐTC Phanxicô tiếp kiến 8.000 người, thứ Tư 7.1.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

 

Page 42: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 42  

iáo Hội luôn trân quý, yêu thương và biết ơn người

già là kho tàng khôn ngoan của xã hội. Bỏ rơi không săn sóc thăm viếng cha mẹ già là một tội trọng. Vô tâm, thờ ơ, khinh rẻ và gạt bỏ người già là một tội. Một xã hội không sự gần gũi, trong đó sự nhưng không và lòng yêu thương trìu mến không cần đáp trả đang biến mất, là một xã hội đồi bại.

*** Các người già bị bỏ rơi, và không phải chỉ bị bỏ rơi trong sự bấp bênh vật chất. Họ bị bỏ rơi trong sự bất lực ích kỷ chấp nhận các hạn hẹp của họ phản ánh các hạn hẹp của chúng ta, trong nhiều khó khăn mà ngày nay họ phải vượt thắng để sống còn trong một nền văn minh không cho phép họ tham gia, nói lên suy tư của họ, cũng

không là những người được quy chiếu theo mô hình tiêu thụ của chủ trương chỉ có người trẻ là ích lợi và có thể hưởng thụ. Trái lại đối với toàn xã hội, các người già này đáng lý ra phải là kho dự trữ khôn ngoan của dân tộc chúng ta. Người già là kho dự trữ khôn ngoan của dân tộc chúng ta. Chúng ta để cho lương tâm ngủ một cách dễ dàng biết bao khi không có tình yêu! Và xảy ra như vậy. Tôi còn nhớ khi viếng thăm các nhà dưỡng lão, tôi đã nói chuyện với ai đó và biết bao lần tôi đã nghe điều này: “Bác khỏe không? Con cái ra sao rồi?” “Tôi khỏe, tôi khỏe” “Bác có mấy con?” “Nhiều lắm”. “Chúng có tới thăm bác không?” “Có, có, luôn luôn, vâng chúng có đến, chúng có đến”. “Lần cuối cùng các con đến thăm bác là khi nào?” Và bà cụ già, tôi đặc biệt nhớ một bà cụ đã nói: “Ôi, vào lễ Giáng Sinh”.

G

Page 43: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 43  

Lúc đó chúng tôi đang ở trong tháng 8! Tám tháng không được con cái thăm viếng, bị bỏ rơi tám tháng! Điều này gọi là tội trọng, anh chị em hiểu không? Hồi còn bé bà nội tôi kể cho chúng tôi câu chuyện của một ông cụ già khi ăn làm bẩn tùm lum vì ông không thể đưa muỗng súp lên miệng một cách đúng đắn được. Người con, hay người cha gia đình, đã quyết định dời chỗ của cụ từ bàn ăn chung xuống cái bàn nhỏ trong nhà bếp, nơi không ai trông thấy vì ông ăn một mình. Và như thế ông khỏi bị mất mặt, khi có bạn bè tới dùng bữa trưa hay bữa tối. Ít ngày sau đó, ông về nhà và thấy đứa con nhỏ nhất của mình chơi với gỗ, cái búa và đinh. Nó đang làm cái gì đó. Ông hỏi: “Con đang làm gì đấy?” Nó trả lời: “Thưa cha con làm một cái bàn nhỏ”. “Một cái bàn nhỏ, tại sao?” “Để có nó khi ba trở thành già yếu, ba có thể ăn ở đấy”. Trẻ em có ý thức hơn chúng ta!

Nhờ các tiến bộ của y khoa sự sống con người “được kéo dài ra”, nhưng xã hội đã không “rộng mở ra” đối với sự sống. Số người già gia tăng, nhưng các xã hội chúng ta không được tổ chức đủ để dành chỗ cho họ, với lòng kính trọng đúng đắn và sự chú ý cụ thể đối với sự giòn mỏng và phẩm giá của họ. Cho tới khi nào chúng ta còn trẻ, chúng ta bị thúc đầy không biết tới tuổi già, làm như thể nó là một bệnh cần tránh xa. Nhưng rồi khi chúng ta già nua, đặc biệt khi chúng ta nghèo túng, đau yếu và cô đơn, chúng ta sống kinh nghiệm các thiếu sót của một xã hội được dự phóng trên sự hữu hiệu, và kết qủa là nó không biết tới người già. Nhưng người già là một sự giầu có, không thể không biết tới. Khi thăm viếng một nhà dưỡng lão, ĐTC Biển Đức XVI đã dùng các từ chìa khóa có tính cách ngôn sứ. Ngài nói: “Phẩm chất của một xã hội, tôi muốn nói của một nền văn minh, cũng được xét xử theo cách nó đối xử với người già và chỗ nó dành cho họ trong cuộc sống chung” (12-11-2012). Thật thế, sự chú ý tớí người già làm thành điểm khác biệt của một nền văn minh. Trong một nền văn minh có sự chú ý tới người cao niên không? Có chỗ cho người già không? Nền văn minh này sẽ tiến tới, nếu biết tôn trọng sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của người già. Trong một nền văn minh mà không có chỗ cho người già, họ bị gạt bỏ, bởi vì họ tạo ra các vấn đề, thì xã hội đó đem theo trong mình vi

Page 44: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 44  

rút của sự chết chóc. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tuyên bố như vậy. Bên Tây phương các nhà nghiên cứu trình bầy thế kỷ này như là thế kỷ của sự già nua: con cái giảm xuống, người già gia tăng. Sự mất quân bình này gọi hỏi chúng ta, còn hơn thế nữa nó là một thách đố lớn đối với xã hội hiện đại. Thế nhưng có một nền văn hóa lợi nhuận nào đó cố nhấn mạnh việc coi người già như một gánh nặng, một khối nặng vô ích. Chẳng những họ không sản xuất, mà còn là gánh nặng; và đâu là kết qủa của suy nghĩ như thế? Họ bị gạt bỏ. Thật là xấu, khi thấy người già bị gạt bỏ, nó là điều xấu, nó là tội. Người ta không dám công khai nói lên điều ấy, nhưng người ta làm. Có một cái gì hèn hạ trong thái độ này của nền văn hóa gạt bỏ. Nhưng chúng ta quen gạt bỏ con người rồi. Chúng ta muốn lấy đi nỗi sợ hãi gia tăng của sự yếu đuối và dễ bị tổn thương; nhưng khi

làm như vậy là chúng ta khiến gia tăng nơi người già nỗi âu lo bị chịu đựng và bị bỏ rơi. Trong truyền thống của Giáo Hội có một hành trang của sự khôn ngoan đã luôn luôn nâng đỡ một nền văn hóa gần gũi người già, một sự sẵn sàng tiếp đón yêu thương trìu mến và liên đới trong phần cuối của cuộc đời này. Truyền thống đó đâm rễ sâu trong Thánh Kinh, như các kiểu nói của sách Huấn Ca làm chứng: “Đừng bỏ qua chuyện các vị cao niên kể lại, vì chính các ngài đã học hỏi nơi tổ tiên mình; nhờ học với các ngài mà con có được sự hiểu biết, và khi cần, con biết đưa ra câu trả lời thích hợp” (Hc 8,9).

Page 45: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 45  

Giáo Hội không thể và không muốn thuận theo một tâm thức không chịu đựng, lại càng không thờ ơ và khinh rẻ đối với người già. Chúng ta phải thức tỉnh ý thức tập thể biết ơn, qúy trọng, hiếu khách khiến cho người già cảm thấy họ là thành phần sống dộng của cộng đoàn. Các người già là những người nam nữ, là cha mẹ đã đi trước chúng ta trên cùng con đường của chúng ta, trong nhà của chúng ta, trong cuộc chiến đấu thường ngày của chúng ta cho một đời sống xứng đáng hơn. Họ là những người nam nữ từ đó chúng ta đã nhận được rất nhiều, Người già không phải là một người xa lạ. Người già là chính chúng ta: trong ít lâu nữa, hay lâu sau này, nhưng không thể tránh được, cả khi chúng ta không nghĩ tới nó. Và nếu chúng ta không học đối xử tốt với ngưòi già,

thì người ta cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy. Tất cả người già chúng ta đều ít nhiều giòn mỏng. Tuy nhiên, một vài người đặc biệt yếu đuối, nhiều người cô đơn và bị ghi dấu bởi tật bệnh. Vài người tùy thuộc các chữa trị không thể thiếu và sự chú ý của người khác.Vì thế mà

chúng ta sẽ lui bước, bỏ rơi họ cho số phận của họ hay sao? Một xã hội không sự gần gũi, trong đó sự nhưng không và lòng yêu thương trìu mến không cần đáp trả, đang biến mất, là một xã hội đồi bại.

Trung thành với Lời Chúa, Giáo Hội không thể nhân nhượng với các suy đồi này. Một cộng đoàn Kitô trong đó sự gần gũi và nhưng không, không còn được coi là không thể thiếu, sẽ đánh mất đi linh hồn của nó. Nơi đâu không có lòng tôn kính người già, thì không có tương lai cho người trẻ. (ĐTC Phanxicô tiếp kiến 20.000 người, thứ Tư 4.3.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

 

Page 46: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 46  

on cái là hồng ân của Chúa, chứ không phải là một vấn đề sinh học truyền sinh, cũng không phải là

một trong các kiểu tự thực hiện chính mình, lại càng không phải là việc chiếm hữu của cha mẹ. Con cái là một ơn… Một xã hội hà tiện thế hệ, không yêu thích có con cái vây quanh, nhất là coi con cái như một nỗi lo âu, một gánh nặng, một liều lĩnh, là một xã hội trầm cảm, không có ký ức và không có tương lai.

***

“Con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông. Khi đó ngươi sẽ nhìn và sẽ rạng rỡ, tim ngươi sẽ hồi hộp và nở lớn” (Is 60,4-5a). Đây là một hình ảnh tuyệt vời của niềm hạnh phúc đạt được

trong cảnh gặp gỡ giữa cha mẹ và con cái, cùng tiến bước về một tương lai tự do và hòa bình, sau một thời gian thiếu thốn và chia cách. Thật thế, có một ràng buộc chặt chẽ giữa niềm hy vọng của một dân tộc và sự hài hòa giữa các thế hệ. Niềm vui của con cái khiến cho con tim của cha mẹ hồi hộp và rộng mở cho tương lai.

Con cái là niềm vui của gia đình và của xã hội. Chúng không phải là một vấn đề sinh học truyền sinh, cũng không phải là một trong biết bao kiểu tự thực hiện chính mình, lại càng không phải là một chiếm hữu của cha mẹ. Không, con cái là một ơn, chúng là một món qùa, hiểu chưa? Con cái là một ơn.

Mỗi người là duy nhất và không thể lập lại được; đồng thời nó cũng được gắn liền với nguồn gốc của mình một cách không thể nhầm lẫn được. Thật vậy, là con trai con gái theo chương trình của Thiên Chúa có nghĩa là mang theo trong mình ký ức và niềm hy vọng của một tình yêu đã thực hiện chính mình bằng cách thắp sáng lên sự sống của một con người khác, độc đáo và mới mẻ. Và đối với các cha mẹ mỗi một đứa con là chính nó, khác biệt.

Xin anh chị em cho phép tôi nhớ tới một kỷ niệm gia đình. Tôi còn nhớ mẹ tôi đã nói về chúng tôi là năm anh chị em: “Tôi có năm người con”, Khi người ta hỏi bà: “Bà thích đứa nào nhất?” Bà trả lời: “Tôi

C

Page 47: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 47  

có năm đứa con như năm ngón tay”. Bà chỉ các ngón tay và nói: “Nếu người ta đánh ngón này, nó làm tôi đau; nếu người ta đánh ngón kia, nó làm tôi đau. Cả năm ngón đều làm tôi đau. Tất cả chúng là con tôi, nhưng tất cả đều khác nhau như các ngón của bàn tay”. Gia đình tôi là như thế đấy! Các con khác nhau, nhưng tất cả là con.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: ta yêu một người con, bởi vì nó là con, chứ không phải vì nó đẹp, lành mạnh, tốt, không phải vì nó suy tư như tôi, hay nhập thể các ước mong của tôi. Một người con là một người con, một sư sống đã được sinh ra bởi chúng ta nhưng được chỉ định cho nó, cho thiện ích của nó, cho thiện ích của gia đình, của xã hội và của toàn nhân loại.

Từ đó cũng phát xuất ra sự sâu thẳm của kinh nghiệm nhân bản là con trai và con gái, cho phép chúng ta khám phá ra chiều kích nhưng không của tình yêu, không ngừng làm cho chúng ta ngạc nhiên. Đó là vẻ đẹp được yêu trước: trước khi làm đuợc bất cứ gì để xứng đáng điều ấy, trước khi biết nói hay biết nghĩ và cả trước khi chào đời nữa!

Biết bao nhiêu lần tôi thấy các bà mẹ ở công trường giơ bụng cho tôi coi và xin tôi chúc lành cho họ… các đứa trẻ này đã được yêu thương trước khi chúng vào đời. Đó là sự nhưng không, đó là tình yêu; chúng được yêu thương trước khi sinh ra, như tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng yêu chúng ta trước. Chúng được yêu trước: trước khi làm đuợc bất cứ gì để xứng đáng

điều ấy, trước khi biết nói hay biết nghĩ và cả trước khi chào đời nữa.

Là con cái là điều kiện nền tảng để nhận biết tình yêu của Thiên Chúa, là suối nguồn cuối cùng của phép lạ đích thật này.

Trong linh hồn của mỗi người con, cho dù có dễ bị tổn thương tới đâu, Thiên Chúa đặt để dấu ấn của tình yêu đó, là nền tảng phẩm giá cá nhân, một phẩm giá mà không có gì và không có ai sẽ có thể phá hủy được.

Ngày nay các người con xem ra khó tưởng tượng ra tương lai. Trong các bài giáo lý trước đây tôi đã nhấn mạnh rằng các người cha có lẽ đã thụt lùi một bước và con cái đã trở nên chắc chắn trong việc bước tới. Chúng ta có thể học tương quan tốt giữa các thế hệ từ Cha trên Trời, là Đấng để cho từng người trong chúng ta tự do, nhưng không bao giờ để chúng ta một mình. Và nếu chúng ta sai lầm, thì Người tiếp tục theo chúng ta với lòng kiên nhẫn mà không giảm thiểu tình yêu đối với chúng ta. Cha thiên quốc không lui bước; Ngài muốn rằng con cái Ngài can đảm và tiến bước.

Về phía mình con cái không được sợ dấn thân xây dựng một thế giới mới: chúng thật đúng, khi ước ao nó tốt lành hơn là thế giới chúng đã nhận lãnh. Nhưng điều này đươc làm mà không xấc láo, không yêu sách. Cần phải biết thừa nhận giá trị của con cái, và phải luôn luôn tôn kính cha mẹ.

Điều răn thứ tư xin con cái – và chúng ta tất cả là con cái – thờ kính cha mẹ (x, Xh 20,12). Điều răn này đến ngay sau các điều

Page 48: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 48  

răn liên quan tới Thiên Chúa. Qủa thế, nó chứa đựng một cái gì thánh thiêng, một cái gì nằm ở gốc rễ của mọi loại tôn trọng khác giữa con người. Và trong kiểu nói Kinh Thánh của điều răn thứ tư người ta còn thêm: “để cho ngươi được sống lâu trong đất Thiên Chúa ban cho ngươi”.

Mối dây nối kết mạnh mẽ giữa các thế hệ là bảo đảm cho tương lai, và bảo đảm của một lịch sử nhân bản thực sự. Một xã hội con cái không thờ kính cha mẹ là một xã hội không danh dự, bị chỉ định tràn đầy những người trẻ khô cằn và tham lam. Nhưng một xã hội hà tiện việc sinh sản, không yêu thích được vây quanh bởi con cái, nhất là coi chúng là một mối lo âu, một gánh nặng, một liều lĩnh, là một xã hội trầm cảm. Nếu một gia đình quảng đại có nhiều con cái bị coi như là một gánh nặng, thì có cái gì đó không ổn! Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao xã hội ở Âu châu này: đó là các xã hội trầm cảm, bởi vì chúng không muốn có con, không có con, mức sinh không tới một phần trăm. Tại sao vậy? Mỗi người hãy suy nghĩ và trả lời.

Việc sinh con cái phải có tinh thần trách nhiệm, như Thông điệp Humanae vitae của Chân phước Phaolô VI dậy, nhưng có nhiều con hơn không thể tự động trở thành một lựa chọn trách nhịệm. Sự sống trở thành trẻ trung và có được các năng lực bằng cách nhân nhiều lên: nó trở thành giầu có chứ không nghèo nàn đi! Con cái học lo lắng cho gia đình, trưởng thành trong việc chia sẻ các hy sinh của nó, lớn

lên trong việc đánh giá các ơn của nó. Kinh nghiệm tươi vui của tình huynh đệ linh hoạt lòng tôn trọng và việc chăm sóc cha mẹ, mà chúng ta phải biết ơn.

Biết bao anh chị em hiện diện ở đây có con cái và chúng ta tất cả là con. Chúng ta hãy làm một điều, hãy giữ một phút thinh lặng. Mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ tới con cái mình trong tim, nếu có con, hãy suy nghĩ trong thinh lặng. Và tất cả chúng ta nghĩ tới cha mẹ của chúng ta và cảm tạ Thiên Chúa vì ơn sự sống. Trong thinh lặng, ai có con cái thì nghĩ tới chúng, và chúng ta tất cả nghĩ tới cha mẹ mình. Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ của chúng ta và chúc lành cho con cái anh chị em…

Xin Chúa Giêsu là Con vĩnh cửu đã trở thành con trong thời gian, giúp chúng ta tìm ra con đường dãi toả một cách mới mẻ kinh nghiệm nhân bản là con đơn sơ và to lớn này. Trong việc nhân thế hệ nhiều lên có một mầu nhiệm phong phú sự sống của tất cả mọi nguời đến từ chính Thiên Chúa. Chúng ta phải tái khám ra nó, bằng cách thách thức thành kiến, và sống nó trong đức tin và trong sự tươi vui toàn thiện. Và tôi nói: thật là xinh đẹp biết bao, khi tôi đi ngang qua giữa anh chị em và trông thấy các người cha và người mẹ giơ con lên để được chúc lành; đây là một cử chỉ hầu như thiên linh. Xin cám ơn anh chị em vì làm như thế.

(ĐTC Phanxicô tiếp kiến 20.000 người, thứ Tư 11.2.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

Page 49: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 49  

Giáo Hội là mẹ không bao giờ bỏ rơi gia đình, cả khi nó bị ngã qụy, mang thương tích và bị hành nhục trong biết bao nhiêu cách thế đi nữa. Cả khi nó rơi vào tội lỗi hay xa rời Giáo Hội, Giáo Hội sẽ luôn luôn làm tất cả dể tìm săn sóc và chữa lành, và mời gọi gia đình hoán cải và hoà giải gia đình với Chúa.

*** Thật vậy, ngày 25 tháng 3 Giáo Hội long trọng cử hành lễ Truyền Tin, khai mào mầu nhiệm Nhập Thể. Tổng lãnh Thiên thần Gabriel viếng thăm thiếu nữ khiêm hạ thành Nagiarét và báo cho biết nàng sẽ thụ thai và sinh hạ Con Thiên Chúa. Với lời loan báo đó Chúa soi sáng và củng cố đức tin của Đức Maria, cũng như người sẽ làm với chồng nàng là ông Giuse, để cho Đức

Giêsu có thể sinh ra trong một gia đình nhân loại. Đây là điều rất hay đẹp: một cách sâu xa dường nào nó cho chúng ta thấy mầu nhiệm Nhập Thể như Thiên Chúa đã muốn, không chỉ bao gồm việc thụ thai trong lòng mẹ, nhưng cũng cho thấy việc tiếp đón trong một gia đình đích thật nữa. Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em chiêm ngắm vẻ đẹp của mối dây này, của sự chiếu cố của Thiên Chúa. Và chúng ta có thể cùng nhau làm nó bằng cách cùng nhau đọc Kinh Kính Mừng, là lời kinh trong phần đầu lấy lại các lời của Thiên Thần chào Đức Trinh Nữ. ĐTC và mọi người đã đọc Kinh Kính Mừng. Khiá cạnh thứ hai là trong ngày lễ Truyền Tin nhiều nước trên thế giới cử hành Ngày cho sự sống. Chính vì thế cách đây 20 năm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ký Thông điệp “Tin Mừng sự sống”. Để kỷ niệm biến cố này hôm nay tại quảng trường

ĐTC Phanxicô chúc lành cho một tín hữu hành hương trong buổi tiếp kiến chung - AFP

Page 50: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 50  

thánh Phêrô hiện diện nhiều thành viên các Phong trào bảo vệ sự sống. Trong Thông điệp Tin Mừng sự sống gia đình chiếm một chỗ trung tâm, trong nghĩa nó là cung lòng sự sống con người. Lời của vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi nhắc cho chúng ta nhớ rằng cặp vợ chồng được Thiên Chúa chúc phúc ngay từ đầu để làm thành một cộng đoàn tình yêu và sự sống, được giao phó cho sứ mệnh truyền sinh. Khi cử hành bí tích Hôn Phối, các cặp vợ chống Kitô tự khiến cho mình sẵn sàng vinh danh phước lành đó trong suốt cuộc đời, với ơn thánh của Chúa Kitô. Về phía mình, Giáo Hội long trọng dấn thân săn sóc gia đình nảy sinh từ đó, như là món qùa Thiên Chúa ban cho chính sự sống của nó, trong số phận tốt cũng như xấu: mối đây giữa Giáo Hội và gia đình là thánh thiêng và bất khả xâm phạm. Giáo Hội là mẹ không bao giờ bỏ rơi gia đình, cả khi nó bị ngã qụy, mang thương tích và bị hành nhục trong biết bao nhiêu cách thế đi nữa. Cả khi nó rơi vào tội lỗi hay xa rời Giáo Hội, Giáo Hội sẽ luôn luôn làm tất cả dể tìm săn sóc và chữa lành, và

mời gọi gia đình hoán cải và hoà giải gia đình với Chúa. Nếu đó là nhiệm vụ, thì rõ ràng là Giáo Hội cần biết bao nhiêu lời cầu nguyện để có thể chu toàn sứ mệnh này trong mọi thời đại. Một lời cầu nguyện tràn đầy tình yêu đối với gia đình và sự sống. Một lời cầu nguyện biết vui với người vui, đau khổ với người đau khổ. Vì thế cùng với các cộng sự viên của tôi, chúng tôi đã nghĩ tới việc hôm nay đề nghị canh tân lời cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình. Chúng ta hãy phát động dấn thân này cho tới tháng 10 tới đây, khi sẽ diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường dành cho gia đình. Tôi muốn rằng lời cầu nguyện này, cũng như toàn lộ trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục, được linh hoạt bởi lòng từ bi của Mục Tử Nhân Lành đối với đoàn chiên, một cách đặc biệt các người và các gia đình, mà vì nhiều lý do đang “mệt mỏi, kiệt sức, như chiên không có người chăn” (Mt 9,36) Như vậy, được ơn thánh Chúa nâng

Page 51: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 51  

đỡ và linh hoạt, Giáo Hội sẽ còn có thể dấn thân hơn và hiệp nhất hơn trong chứng tá sự thật và tình yêu của Thiên Chúa và của lòng thương xót Ngài đối với các gia đình trên thế giới, không loại trừ gia đình nào, bên trong cũng như bên ngoài ràn chiên. Tôi xin anh chị em đừng thiếu lời cầu nguyện của mình cho ý chỉ đó. Tất cả mọi người: Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, tất cả chúng ta đều được mời gọi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cần lời cầu nguyện chứ không cần các bép xép! Tôi mời cầu nguyện cả các người cảm thấy xa vắng hay không còn có thói quen cầu nguyện nữa. Lời cầu này cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình là thiện ích cho tất cả mọi người. Tôi biết là sáng nay đã được phát cho anh chị em một ảnh nhỏ, chắc hơi bị ướt một chút, mà anh chị em có trên tay. Tôi xin mời anh chị em giữ nó và đem nó theo trong mình, như thế trong các tháng tới anh chị em có thể năng đọc lời kinh này với sự nài nỉ thánh thiện,

như Chúa Giêsu đã xin chúng ta. Giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc lời cầu ấy: “Lậy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, nơi các Ngài chúng con chiêm ngưỡng ánh quang của tình yêu chân thật, chúng con hưóng lên các Ngài với lòng cậy tin. Ôi Thánh Gia Nagiarét, xin cũng hãy làm cho các gia đình của chúng con trở thành các nơi hiệp thông và các nhà tiệc ly cầu nguyện, các trường học Tin Mừng đích thực và các Giáo Hội tại gia nhỏ. Lậy Thánh Gia Nagiarét, xin đừng bao giờ có kinh nghiệm bạo lực, khép kín và chia rẽ trong gia đình nữa: ước chi ai đã bị tổn thương hay bị gương mù gương xấu mau chóng biết hòa giải và chữa lành. Lậy Thánh Gia Nagiarét, xin cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới có thể thức tỉnh nơi mọi người ý thức về tính cách thánh thiêng, bất khả xâm phạm của gia đình và vẻ đẹp của nó trong chương trình của Thiên Chúa. Lậy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, xin hãy lắng nghe và nhận lời van nài của chúng con. Amen”. (ĐTC Phanxicô tiếp kiến 30.000 người, thứ Tư 24.3.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

 

Page 52: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 52  

ự vắng bóng gương mặt của người

cha trong cuộc sống của trẻ em và

người trẻ tạo ra các thiếu sót và vết

thương có thể rất trầm trọng. Xưa kia trong

gia đình ngự trị khuynh hướng độc đoán,

hay đàn áp: cha mẹ coi con cái như đầy tớ.

Ngày nay xã hội xem ra là một xã hội mồ

côi không cha, vì người cha vắng bóng

trong cuộc sống của con cái.

***

Hôm nay chúng ta để cho mình được

hướng dẫn bởi từ “cha”. Đó là một từ Kitô

hữu chúng ta yêu thích hơn mọi từ khác,

bởi vì đó là tên mà Chúa Giêsu đã dậy

chúng ta gọi Thiên Chúa. Ý nghĩa của từ

này đã nhận được một sự sâu sắc mới

chính từ kiểu Chúa Giêsu dùng để hướng

về Thiên Chúa và biểu lộ tương quan đặc

biệt của Người với Thiên Chúa. Mầu

nhiệm sự thân tình của Thiên Chúa Cha,

Con và Thần Khí do Chúa Giêsu mạc khải,

là trung tâm đức tin Kitô của chúng ta.

Cha là một từ phổ quát ai cũng biết. Nó ám

chỉ một tương quan nền tảng mà thực tế cổ

xưa như lịch sử con người. Tuy nhiên,

ngày nay người ta đã đi tới chỗ khẳng định

rằng xã hội chúng ta là một “xã hội không

cha”. Nói cách khác, đặc biệt trong nền văn

hóa tây phương, gương mặt của người cha

một cách biểu tượng vắng bóng, bị biến

mất, bị lấy mất.

Ban đầu sự kiện được nhận thức như là

một sự giải phóng: giải phóng khỏi người

cha – chủ nhân, khỏi người cha như người

đại diện cho luật lệ, bị áp đặt từ bên ngoài,

khỏi người cha như kẻ kiểm soát hạnh

phúc của con cái và như là chướng ngại vật

của sự thoát ly và tự chủ của người trẻ.

Thật thế, đôi khi trong các gia đình của

chúng ta trong quá khứ đã ngự trị khuynh

hướng độc đoán, trong vài trường hợp cả

sự đàn áp nữa: cha mẹ đối xử với con cái

như đầy tớ, không tôn trọng các đòi hỏi cá

S

Page 53: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 53  

nhân sự trưởng thành của chúng; các người

cha không trợ giúp con cái bước đi trên con

đường của chúng trong tự do và lãnh các

trách nhiệm riêng để xây dựng tương lai

của chúng và của xã hội.

Và như thường xảy ra là người ta đi từ thái

cực này sang thái cực khác. Vấn đề của

chúng ta ngày nay xem ra không là sư hiện

diện xâm lấn của các người cha, nhưng là

sự vắng bóng, sự trốn tránh của người cha.

Đôi khi các người cha tập trung nơi chính

mình và việc hiện thực cá nhân mình tới độ

quên cả gia đình. Và họ để trẻ em và người

trẻ con cái họ một mình. Như là Giám mục

Buenos Aires tôi đã nhận ra cảm giác mồ

côi mà người trẻ ngày nay sống. Giờ đây

trong suy tư chung này về gia đình, tôi

muốn nói với tất cả mọi cộng đoàn Kitô

rằng chúng ta phải chú ý nhiều hơn nữa: Sự

vắng bóng gương mặt của người cha trong

cuộc sống của trẻ em và người trẻ tạo ra

các thiếu sót và vết thương có thể rất trầm

trọng.

Và qủa thế, các lệch lạc của trẻ em và

thanh thiếu niên một phần lớn có thể tìm ra

trong sự thiếu sót này, thiếu sót các gương

sống và các hướng dẫn uy tín trong cuộc

sống thường ngày của chúng. Ý thức về sự

mồ côi mà nhiều người trẻ sống sâu đậm

hơn là chúng ta tưởng nghĩ.

Chúng mồ côi trong gia đình, bởi vì các

người cha thường vắng mặt, không ở nhà,

cả trong thể lý nữa, nhưng nhất là bởi vì

khi ờ nhà, họ lại không hành xử như là cha,

họ không chu toàn nhiệm vụ giáo dục và

không trao ban cho con cái các nguyên tắc,

các giá trị, các luật sống mà chúng cần như

cơm bánh, với gương sống đi kèm lời nói

của họ. Phẩm chất giáo dục của sự hiện

diện của người cha lại càng cần thiết hơn

nữa, khi người cha bị bó buộc phải làm

việc xa nhà.

Page 54: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 54  

Đôi khi xem ra các người cha không biết rõ

phải chiếm chỗ nào trong gia đình và phải

giáo dục con cái ra sao. Và khi đó, trong sự

nghi ngờ họ vắng mặt, họ rút lui và lơ là

trách nhiệm của mình, có khi là trốn chạy

vào trong một tương quan “ngang hàng”

với con cái.

Nhưng xã hội dân sự, với các cơ cấu của

mình, cũng có trách nhiệm đối với người

trẻ, một trách nhiệm, mà đôi khi nó lơ là

hay thi hành dở. Thường khi xã hội cũng

để người trẻ mồ côi và không đề nghị với

họ một viễn tượng thật. Như thế giới trẻ bị

mồ côi không có các con đường chắn chắn

để đi, mồ côi không có các thầy dậy để tin

cậy, mồ côi các lý tưởng sưởi ấm con tim,

mồ côi các giá trị và các niềm hy vọng

nâng đỡ họ thường ngày. Họ được lấp đầy

bởi các thần tượng, nhưng người ta ăn cắp

trái tim của họ; họ bị đẩy tới chỗ mơ tưởng

các cuộc giải trí và lạc thú, nhưng người ta

không cho giới trẻ công việc làm; họ bị ảo

tưởng với thần tiền bạc và người ta khước

từ trao ban cho họ các điều phong phú thực

sự.

Do đó thật là tốt cho tất cả mọi người, cha

và con cái, nghe trở lại lời Chúa Giêsu đã

hứa với các môn đệ: “Thầy sẽ không để các

con mồ côi” (Ga 14,18). Thật vậy, chính

Ngài là Đường phải theo, là Thầy phải lắng

nghe, là niềm Hy vọng rằng thế giới có thể

thay đổi, tình yêu chiến thắng hận thù, có

thể có một tương lai của tình huynh đệ, hòa

bình cho tất cả mọi người.

Thứ Tư tới chúng ta sẽ tiếp tục đề tài này

bằng cách đưa ra ánh sáng vẻ đẹp của chức

làm cha và chức làm mẹ, vẻ đẹp và trách

nhiệm của việc làm cha mẹ.

(ĐTC Phanxicô tiếp kiến 8.000 người, thứ

Tư 28.1.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

 

 

 

Mt22:14 Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít. 

Page 55: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 55  

 

 

 

Mỗi một trẻ em bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, bị bỏ rơi, phải sống ăn mày trên đường phố và với mọi loại phương thế, không được đi học, không được săn sóc sức khỏe, là một tiếng kêu lên Thiên Chúa và tố cáo hệ thống mà người lớn chúng ta đã xây dựng. Chúng ta làm gì với các lời tuyên bố long trọng về quyền của con người và quyền của các trẻ em, nếu sau đó chúng ta trừng phạt chúng vì các sai lầm của người lớn? Đừng đổ trên đầu các trẻ em các lỗi lầm của chúng ta! Biết bao nhiêu trẻ em ngay từ đầu đã bị khước từ, bỏ rơi, ăn cắp tuổi thơ và tương lai. Có người, như để tự biện minh, lại còn dám nói rằng cho chúng chào đời đã là một sai lầm. Thật đáng xấu hổ! Chúng ta đừng đổ trên các trẻ em các lỗi lầm của chúng ta! Các trẻ em không bao giờ là “một sai lầm”.

Cái đói khát của các em không phải là một sai lầm, cũng như sự nghèo túng, giòn mỏng, bị bỏ rơi của các em không phải là một sai lầm; lại càng không phải là một sai lầm sự ngu dốt hay bất lực của các em. Nếu có, thì đó lại càng là các lý khiến cho chúng ta phải yêu thương các em với nhiều lòng quảng đại hơn. Chúng ta làm gì với các lời tuyên bố long trọng về quyền của con người và quyền của các trẻ em, nếu sau đó chúng ta trừng phạt chúng vì các sai lầm của người lớn? Những người có nhiệm vụ cai trị, giáo dục, nhưng tôi nói rằng tất cả mọi người lớn chúng ta, đều có trách nhiệm đối với các trẻ em và mỗi người phải làm tất cả những gì có thể để thay đổi tình trạng này. Bởi vì mỗi một trẻ em bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, bị bỏ rơi, phải sống ăn mày trên đường phố và với mọi loại phương thế, không được đi học, không được săn sóc sức khỏe, là một

ĐTC tiến lên khán đài trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 8-4-2015 - ANSA

Page 56: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 56  

tiếng kêu lên Thiên Chúa và tố cáo hệ thống mà người lớn chúng ta đã xây dựng. Và rất tiếc các trẻ em này là mồi của các kẻ tội phạm khai thác bóc lột các em cho các vụ buôn bán và thương mại bất xứng hay huấn luyện các em cho chiến tranh và bạo lực. Nhưng cả trong các nước giầu cũng có biết bao nhiêu trẻ em phải sống các thảm cảnh ghi đậm dấu vết trên các em một cách nặng nề, vì cuộc khủng hoảng gia đình, vì các trống rỗng giáo dục và các điều kiện sống nhiều khi vô nhân. Trong mọi trường hợp, đó là các tuổi thơ bị xúc phạm trên thân xác và trong tâm hồn. Nhưng không có trẻ em nào bị Thiên Chúa Cha trên Trời quên lãng. Không có giọt lệ nào của các em bị mất đi! Cũng như không có trách nhiệm nào, trách nhiệm xã hội của con người, của từng người trong chúng ta, và của các dân nước bị mất đi. Có một lần Chúa Giêsu đã quở trách các môn đệ, bởi vì các ông đuổi các trẻ em được cha mẹ chúng mang tới cho Ngài, để Ngài chúc lành cho chúng. Trình thuật phúc âm thật cảm động: “Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người

đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. Nhưng Đức Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng. Người đặt tay trên chúng rồi đi khỏi đó” (Mt 19,13-15). Thật đẹp biết bao sự tin tưởng này của các cha mẹ và câu trả lời của Chúa Giêsu! Tôi ước mong cho trang phúc âm này trở thành chuyện bình thường cho tất cả mọi trẻ em biết chừng nào! Có đúng thật là nhờ ơn Chúa, rất thường khi các trẻ em gặp khó khăn trầm trọng tìm được các cha mẹ phi thường, sẵn sàng với mọi hy sinh và mọi quảng đại. Nhưng không được để cho các cha mẹ này cô đơn một mình lo cho con cái họ. Chúng ta phải đồng hành với sự mệt nhọc của họ, và cũng cống hiến cho họ những giờ phút tươi vui chia sẻ và quên đi ưu phiền, để họ không chỉ bị bận tâm với nhịp sống chữa trị cho con. Trong mọi trường hợp, khi đó là trẻ em, thì không được nghe thấy các công thức bảo vệ loại hợp pháp bàn giấy như: “dù sao đi nữa, chúng tôi không phải là một tổ chức trợ giúp tài chánh”; hay “trong cuộc sống tư, mỗi người tự do làm điều

Page 57: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 57  

mình muốn”; hoặc “rất tiếc chúng tôi không thể làm gì được”. Rất thường khi các hậu quả của cuộc sống bị soi mòn bởi cảnh công việc làm bấp bênh và đồng lương ít ỏi, bởi các giờ giấc không thể chịu đựng nổi, vì các phương tiện di chuyển không hữu hiệu… cũng rơi trên đầu các trẻ em nữa. Nhưng trẻ em cũng phải trả giá cho các kết hiệp hôn nhân không trưởng thành và các vụ chia lìa vô trách nhiệm; chúng cũng chịu các hậu qủa nền văn hóa của các quyền chủ quan thái quá, và rồi chúng trở thành những đứa con sớm phát triển. Thường khi chúng bị thấm nhiễm bạo lực mà chúng không hủy bỏ được và dưới mắt người lớn chúng bị bó buộc phải quen với sự suy đồi ấy. Cũng như trong quá khứ, cả trong thời đại ngày nay nữa Giáo Hội dùng tình mẫu tử phục vụ trẻ em và gia đình chúng. Giáo Hội đem đến cho các cha mẹ và trẻ em của thế giới chúng ta phưóc lành của Thiên Chúa, sự dịu dàng hiền mẫu, lời quở trách nghiêm nghị và việc lên án cương quyết. Không đuợc đùa giỡn với các trẻ em!

Anh chị em hãy nghĩ xem: sẽ là một xã hội như thế nào, khi một xã hội quyết định, một lần cho luôn mãi, thiết lập nguyên tắc này: Có đúng thật là chúng tôi bất toàn và phạm nhiều lầm lỗi. Nhưng khi đó là việc các trẻ em chào đời, thì không có hy sinh nào của người lớn bị coi là quá mắc mỏ hay quá lớn lao, miễn là tránh cho một trẻ em nghĩ rằng nó là một sai lầm, nó không có giá trị gì và bị bỏ rơi cho các vết thương của cuộc sống và chuyên quyền của người lớn. Thật đẹp biết bao một xã hội như thế! Tôi nói với xã hội đó rằng các lỗi lầm vô số của nó được thứ tha rất nhiều. Thật thế, được thứ tha rất nhiều. Chúa phán xử cuộc sống chúng ta, khi nghe điều các thiên thần của các trẻ em tường trình với Ngài, các thiên thần “luôn trông thấy mặt Thiên Chúa Cha trên trời” (Mt 18,10). Chúng ta hãy luôn luôn tự hỏi: Các thiên thần của các trẻ em sẽ tường trình những gì về chúng ta với Thiên Chúa? (ĐTC Phanxicô tiếp kiến 30.000 người, thứ Tư 8.4.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

Page 58: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 58  

 

 

 

 

iều cần thiết đầu tiên là người cha phải luôn luôn hiện diện trong gia đình. Ước chi ông gần gũi vợ để

chia sẻ mọi sự vui buồn, mệt nhọc và hy vọng. Ước chi ông gần con cái trong sự lớn lên của chúng: khi chúng chơi đùa và khi chúng dấn thân, khi chúng vô tư và khi chúng lo lắng, khi chúng tự diễn tả và khi chúng nín lặng, khi chúng dám liều lĩnh và khi chúng sợ hãi, khi chúng đi sai một bước và khi chúng tìm lại đường đi. *** Lần trước chúng ta đã nói tới các người cha vắng mặt, lần này chúng ta nhìn khía cạnh tích cực. Cả thánh Giuse cũng đã bị cám dỗ bỏ Đức Maria, khi khám phá ra là Mẹ đã mang thai, nhưng thiên thần Chúa can thiệp và vén mở cho thánh nhân biết chương trình của Thiên Chúa và sứ mệnh là cha nuôi. Và thánh Giuse, người công chính,

“đã đón vợ về nhà mình” (Mt 1, 24) và trở thành cha của gia đình Nagiarét. Mỗi gia đình cần có người cha. Hôm nay chúng ta dừng lại trên giá trị vai trò của người cha, và tôi muốn khởi hành từ vài kiểu diễn tả trong sách Châm Ngôn, các lời mà một người cha nói với con mình: “Hỡi con, tâm trí con khôn ngoan, thì lòng dạ cha cũng vui sướng. Môi miệng con nói những lời chân thật, thì tâm hồn cha sẽ mừng rỡ hân hoan” (Cn 23,15-16). Không thể diễn tả tốt hơn sự hãnh diện và cảm động của một người cha thừa nhận đã thông truyền cho con trai điều thực sự quan trọng trong cuộc sống, hay một trái tim can đảm. Người cha này không nói: “Cha hãnh diện vì con, bởi con hoàn toàn giống cha, bởi vì con lập lại những điều cha nói và cha làm”. Không, ông không chỉ nói với con một điều gì thôi. Ông còn nói với con một cái

Đ

Page 59: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 59  

gì quan trọng hơn nhiều, mà chúng ta có thể giải thích như sau: “Cha sẽ hạnh phúc, mỗi lần thấy con hành động khôn ngoan, và cha sẽ cảm động, mỗi khi nghe con nói với sự thẳng thắn. Đó là điều cha đã muốn để lại cho con, để nó trở thành của con: đó là thái độ cảm nhận và hành động, ăn nói và phán xử khôn ngoan và ngay thẳng. Và để cho con được như vậy cha đã dậy con những điều con không biết, cha dã sửa chữa các lầm lỗi mà con không thấy. Cha đã làm cho con cảm nhận được lòng trìu mến sâu thẳm và kín đáo, mà có lẽ con đã không hoàn toàn thừa nhận khi con còn trẻ và không chắc chắn. Cha đã cho con một chứng tá của sự nghiêm ngặt và cứng rắn mà có lẽ con đã không hiểu, khi con đã chỉ muốn sự đồng loã và che chở. Chính cha đã là người đầu tiên phải thử thách sự khôn ngoan của mình và canh chừng trên các thái qủa của tình cảm và oán hờn, để mang gánh nặng của các hiểu lầm không thể tránh được và tìm ra các lời nói đúng đắn để làm cho mình được hiểu. Giờ đây cha cảm động, khi cha thấy con tìm sống như vậy với các con của con và với tất cả mọi người. Cha hạnh phúc và thỏa mãn”. Đó là điều mà một người cha khôn ngoan và trưởng thành nói với con mình. Một người cha biết rõ việc thông truyền gia tài này cho con mắc mỏ chừng nào: biết bao nhiêu sự gần gũi, biết bao nhiêu dịu hiền và biết bao nhiêu cứng rắn! Tuy nhiên ông nhận được biết bao an ủi và phần thưởng, khi các con vinh danh gia tài đó. Thật là một niềm vui chuộc lại mọi mệt

nhọc, cao vượt hơn mọi hiểu lầm và chữa lành mọi vết thương. Như thế, sự cần thiết đầu tiên là điều này: đó là người cha hãy luôn luôn hiện diện trong gia đình. Ước chi ông gần gũi vợ để chia sẻ mọi sự vui buồn, mệt nhọc và hy vọng. Ước chi ông gần con cái trong sự lớn lên của chúng: khi chúng chơi đùa và khi chúng dấn thân, khi chúng vô tư và khi chúng lo lắng, khi chúng tự diễn tả và khi chúng nín lặng, khi chúng dám liều lĩnh và khi chúng sợ hãi, khi chúng đi sai một bước và khi chúng tìm lại đường đi. Người cha hiện diện, luôn luôn hiện diện. Nói hiện diện không giống như nói kiểm soát. Bởi vì các người cha kiểm soát quá thì huỷ diệt con cái, không để cho chúng lớn lên. Phúc Âm nói với chúng ta mẫu gương của Người Cha ở trên Trời, Chúa Giêsu nói là Cha duy nhất, có thể gọi được là “Người Cha nhân hậu” (x. Mc 10,18). Tất cả đều biết dụ ngôn ngoại thường gọi là dụ ngôn “người con hoang đàng” hay đúng hơn “người cha thương xót” trong chương 15

Page 60: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 60  

Phúc Âm thánh Luca (x. 15,12-32). Biết bao nhiêu phẩm giá và hiền dịu trong việc chờ đợi của người cha đứng ở cửa nhà để chờ đứa con trở về! Các người cha phải kiên nhẫn. Biết bao lần có việc khác phải làm đang chờ; cầu nguyện, và chờ đợi với lòng kiên nhẫn, sự dịu hiền, độ lượng và thương xót. Một người cha tốt biết chờ đợi và tha thứ, từ tận cùng thẳm con tim. Chắc chắn rồi, ông cũng biết sửa dậy con với sự cứng rắn: ông không phải là người mềm yếu, hay đầu hàng và tình cảm. Người cha biết sửa dậy không làm mất phẩm giá cũng là người cha biết che chở không tiết kiệm sức lực của mình. Có một lần trong một cuộc họp hôn nhân tôi đã nghe một người cha nói: “Đôi khi con cũng phải đánh các con con một chút, nhưng không bao giờ đánh trên mặt để không làm mất phẩm giá của chúng”. Thật

đẹp biết bao. Ông ta có ý thức về phẩm giá. Ông phải phạt con, nhưng làm một cách đúng đắn và tiếp tục tiến bước. Như vậy, nếu có người nào đó có thể giải thích tường tận kinh “Lậy Cha chúng con”, Chúa Giêsu đã dậy, thì đó chính là người đã sống chức làm cha. Nếu không có ơn thánh đến từ Cha trên trời, thì các người cha sẽ mất can đảm và bỏ cuộc. Nhưng con cái cần tìm thấy một người cha chờ đợi chúng, khi chúng trở về từ các thất bại của chúng. Chúng sẽ làm tất cả để không thừa nhận cha và để đừng thấy ông, nhưng chúng cần ông, và sự kiện không tìm thấy cha mở ra trong chúng các vết thương khó mà chữa lành. Giáo Hội là mẹ chúng ta dấn thân nâng đỡ với tất cả sức lực của mình sự hiện diện nhân hậu quảng đại của các người cha trong các gia đình, bởi vì đối với các thế hệ mới họ là những người giữ gìn và trung gian không thể thay thế được của niềm tin nơi lòng tốt, công lý và sự chở che của Thiên Chúa, như thánh Giuse vậy. (ĐTC Phanxicô tiếp kiến 8.000 người, thứ Tư 4.2.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

 

 

Page 61: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 61  

 

 

 

 

 

Sứ mệnh và ơn gọi của người già là cầu nguyện, hát ca chúc tụng Thiên Chúa, khuyên nhủ, khích lệ, nâng đỡ các thế hệ trẻ. Sứ mệnh và ơn gọi của người già là cầu nguyện cho Giáo Hội, cho toàn thế giới và khuyên nhủ, khích lệ và nâng đỡ các thế hệ trẻ. Các ông bà nội ngoại làm thành một “ca đoàn” thường xuyên của một đền thánh tinh thần vĩ đại, nơi lời cầu nguyện khẩn nài và tiếng hát chúc tụng nâng đỡ cộng đoàn làm việc và tranh đấu trong cánh đồng cuộc sống. *** Trong bài huấn dụ ĐTC đã suy tư về giá trị và vai trò quan trọng của ngưởi già trong gia đình. ĐTC nói ngài làm điều này bằng cách tự đồng hóa mình với người già, vì ngài cũng thuộc lứa tuổi này. Nhắc lại kỷ niệm chuyến công du tại

Philippines ĐTC cho biết dân chúng đã gọi ngài là “ông nội Phanxicô”. Điều đầu tiên cần nhấn mạnh đó là có đúng là xã hội hướng tới chỗ gạt bỏ chúng ta thật, nhưng Chúa chắc chắn không gạt bỏ người già. Chúa mời gọi chúng ta theo Ngài trong mọi lứa tuổi cuộc sống và cả tuổi già cũng chứa đựng một ơn thánh và một sứ mệnh, một ơn gọi đích thật của Chúa. Chưa phải là lúc kéo chèo lên thuyền để nghỉ ngơi. Giai đoạn này của cuộc sống khác với các giai đoạn đi trước, chắc chắn rồi, nhưng chúng ta cũng phải “sáng tạo nó một chút”, bởi vì các xã hội của chúng ta không sẵn sàng trên bình diện tinh thần và luân lý để trao ban cho tuổi già giá trị tràn đầy của nó. Thật thế, xưa kia có thời giờ cho chính mình không là điều bình thường. Nhưng ngày nay nó lại càng không bình thường hơn nữa. Cả nền tu đức Kitô cũng đã hơi ngạc nhiên, và đây là việc đề ra các đường nét của một nền tu

ĐTC hôn trẻ em trong buổi tiếp kiến chung ngày 11-3-2015 - AP

Page 62: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 62  

đức người già. Nhưng cám ơn Chúa không thiếu các chứng tá của các thánh nam thánh nữ! Tôi đã rất bị đánh động bởi “Ngày quốc tế người già” chúng ta đã cử hành tại quảng trường thánh Phêrô này hồi năm ngoái: tôi đã lắng nghe lịch sử của các người già tiêu hao cuộc sống vì người khác. Đây là một suy tư cần tiếp tục trong môi trường giáo hội cũng như dân sự. Phúc Âm cống hiến cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp, cảm động và khích lệ. Đó là hình ảnh của ông Simeon và bà Anna, được nhắc tới trong Phúc Âm thời thơ ấu của Chúa Giêsu do thánh Luca biên soạn. Hai vị chắc chắn là người cao niên, cụ Simeon và bà Anna là người đã 84 tuổi. Phúc Âm nói rằng đã từ nhiều năm họ đợi chờ Chúa đến mỗi ngày, với lòng trung thành lớn lao. Họ đã muốn trông thấy Ngài ngày hôm đó, tiếp nhận các dấu chỉ, trực giác được lúc khởi đầu. Có lẽ họ cũng đã hơi cam chịu phải chết trước: tuy nhiên

sự chờ đợi lâu dài tiếp tục chiếm hữu suốt cuộc đời họ, họ đã không có dấn thân nào khác quan trọng hơn. Và thế là khi Maria và Giuse đến Đền Thờ để chu toàn các đòi buộc của Luật Lệ, ông Simeon và bà Anna được Thánh Thần linh hứng, hăng hái tiến lên (x. Lc 2, 27). Sức nặng của tuổi đời và sự chờ đợi biến mất trong chốc lát. Họ nhận ra Con Trẻ và khám phá ra một năng lực mới, cho một nhiệm vụ mới: là cảm tạ và làm chứng cho Dấu Chỉ đó của Thiên Chúa. Ông Simeon đã ứng khẩu một thánh thi rất hay đẹp diễn tả niềm vui (x. Lc 2,29-32) và bà Anna đã trở thành người đầu tiên rao giảng về Chúa Giêsu: “Bà nói về Con Trẻ với tất cả những ai trông đợi ơn cứu rỗi của Giêrusalem” (Lc 2,38). Các ông bà nội ngoại thân mến, các người già thân mến, chúng ta hãy bước theo hai cụ già ngoại thường này! Chúng ta cũng hãy trở thành các thi sĩ của lời cầu nguyện một chút: hãy ưa thích tìm các lời của chúng ta, chúng ta hãy lấy lại những gì mà Lời Chúa đạy chúng ta. Thật là một ơn trọng đại cho Giáo Hội lời cầu nguyện của các ông bà nội ngoại! Một tiêm chích lớn của sự khôn ngoan cả cho toàn xã hội loài người nữa; nhất là cho xã hội quá chộn rộn với công ăn việc làm, quá bận bịu, quá lo ra. Nhưng phải có ai đó hát ca chúc tụng các dấu chỉ của Thiên Chúa cho các xã hội ấy! Chúng ta hãy coi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lựa chọn sống quãng đời còn lại trong cầu nguyện và trong việc

Page 63: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 63  

lắng nghe Thiên Chúa! Một tín hữu lớn thuộc truyền thống chính thống thế kỷ trước là Olivier Clément đã nói: “Một nền văn minh nơi người ta không cầu nguyện nữa là một nền văn minh nơi tuổi già không còn ý nghĩa. Và đây là điều kinh khủng, trước hết chúng ta cần các người già cầu nguyện, bởi vì tuổi già được ban cho chúng ta là cho việc đó”. Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì các ơn lành đã nhận lãnh và làm đầy sự trống rỗng của sự vô ơn bao quanh. Chúng ta có thể cầu bầu cho các chờ mong của các thế hệ mới và trao ban phẩm giá cho ký ức và các hy sinh của các thế hệ đã qua. Chúng ta có thể nhắc nhớ cho người trẻ tham vọng biết rằng một cuộc sống không tình yêu thương là một cuộc sống khô cằn. Chúng ta có thể nói với những người trẻ sợ hãi rằng có thể chiến thắng nỗi lo lắng cho tương lai.

Chúng ta có thể dậy cho người trẻ quá si mê chính mình rằng có nhiều niềm vui trong việc cho đi hơn là nhận lãnh. Các ông bà nội ngoại làm thành một ca đoàn thường xuyên của một đền thánh tinh thần lớn lao, nơi lời cầu nguyện khẩn nài và tiếng hát chúc tụng nâng đỡ cộng đoàn làm việc và chiến đấu trong cánh đồng cuộc sống. Sau cùng lời cầu nguyện liên lỉ thanh tẩy con tim. Lời chúc tụng và khẩn nài lên Thiên Chúa ngăn ngừa sự chai cứng của con tim trong oán hận và ích kỷ. Thật xấu xa biết bao thái độ trơ trẽn của một người già đã đánh mất đi ý thức về chứng tá của mình, khinh rẻ giới trẻ và không thông truyền sự khôn ngoan của cuộc sống! Trái lại đẹp đẽ biết bao sự khích lệ mà người già thành công thông truyền cho người trẻ đang đi tìm ý nghĩa đức tin và cuộc sống! Đó thật là sứ mệnh của các ông bà nội ngoại, ơn gọi của người già. Các lời nói của ông bà nội ngoại có cái gì đặc biệt đối với người trẻ. Và họ biết điều ấy. Các lời mà bà nội tôi viết cho tôi trong ngày thụ phong linh mục của tôi, tôi vẫn còn luôn luôn đem theo trong sách thần vụ. Tôi mong ước biết bao nhiêu một Giáo Hội thách đố nền văn hóa gạt bỏ với niềm vui tràn bờ của một vòng tay ôm giữa người trẻ và người già. (ĐTC Phanxicô tiếp kiến 18.000 người, thứ Tư 11.3.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

 

Page 64: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 64  

 

 

 

 

 

rẻ em là một món quà và một sự giầu có lớn cho nhân loại và cho Giáo Hội. Chúng mang lại sự sống,

niềm vui và hy vọng và liên lỉ nhắc nhở cho chúng ta biết điều kiện cần thiết để được vào Nước Thiên Chúa: đó là không coi mình là tự đủ, nhưng cần sự trợ giúp, tình yêu và ơn tha thứ. Một Bé Trai Chạy Tới Ôm Đức Thánh Cha - ANSA Sau khi đã duyệt xét các gương mặt khác nhau trong gia đình: cha mẹ, con cái, anh chị em, ông bà nội ngoại, hôm nay chúng ta kết thúc loạt bài giáo lý với các trẻ em: trước hết trẻ em là một món quà lớn cho

toàn nhân loại. Đúng thật chúng là một món quà lớn cho nhân loại, nhưng cũng là những kẻ bị loại bỏ lớn, bởi vì người ta không để cho chúng được sinh ra; và lần tới tôi sẽ nói tớí vài vết thương rất tiếc làm cho tuổi thơ phải đau khổ. Tôi nhớ tới biết bao nhiêu trẻ em mà tôi đã gặp trong chuyến du hành mới đây của tôi tại Á châu: chúng tràn đấy sức sống, lòng hăng say, nhưng đàng khác rất tiếc tôi cũng trông thấy trong thế giới nhiều trẻ em sống trong các điều kiện không xứng đáng với con người… Thật thế, người ta có thể phán đoán một xã hội theo cách nó đối xử với các trẻ em, không phải chỉ trên bình diện luân lý, nhưng cả trên bình diện xã hội học nữa, xem nó có phải là một xã hội tự do hay một xã hội nô lệ các lợi lộc quốc tế. Trước hết các trẻ em nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong các năm đầu của cuộc sống chúng ta tất cả đều hoàn toàn tùy thuộc các săn sóc và lòng nhân từ của người khác. Và Con Thiên Chúa đã không quản ngại đi qua con đường này. Đó là mầu nhiệm mà chúng ta chiêm ngưỡng hằng năm vào lễ Giáng Sinh. Hang đá là hình ảnh thông truyền cho chúng ta thực tại này một cách đơn sơ và trực tiếp. Thật là lạ: Thiên Chúa không gặp khó khăn làm cho các trẻ em hiểu Ngài, và các trẻ

T

Page 65: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 65  

em không có vấn đề hiểu Thiên Chúa. Không phải vô tình mà trong Phúc Âm có vài lời rất đẹp và mạnh mẽ liên quan tới các “trẻ nhỏ”. Từ “trẻ nhỏ” ám chỉ tất cả những người tùy thuộc nơi người khác, và một cách đặc biệt các trẻ em. Thí dụ Chúa Giêsu nói: “Lậy Cha là Chúa trời đất, con tạ ơn Cha vì Cha đã dấu những điều này với những kẻ khôn ngoan và thông thái, nhưng lại mạc khải cho nhũng người bé nhỏ” (Mt 11,25). Lại nữa: “Các con hãy coi chừng đừng khinh rẻ một trong những kẻ bé mọn này, bởi vì Thầy bảo cho các con biết các thiên thần của chúng ở trên trời hằng xem thấy mặt Cha Thầy ở trên trời” (Mt 18,10). Như thế, các trẻ em tự chúng là một sự giầu có cho nhân loại và cả cho Giáo Hội nữa, bởi vì chúng liên lỉ nhắc cho chúng ta nhớ tới điều kiện cần thiết để được vào Nước của Thiên Chúa: đó là không tự coi mình là đủ, nhưng cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ. Và chúng ta tất cả đều cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ. Các trẻ em còn nhắc cho chúng ta một điều hay đẹp khác nữa: chúng nhắc cho chúng ta biết rằng chúng ta luôn luôn là con: cả khi một người trở thành người lớn, hay người già, cả khi có trở thành cha mẹ, chiếm một địa vị có trách nhiệm, thì bên dưói tất cả những thứ đó vẫn còn căn tính là con. Tất cả chúng ta đều là con. Và điều này luôn đưa chúng ta tới sự kiện chúng ta không tự ban sự sống cho chính mình mà nhận được

nó. Ơn lớn lao của sư sống là món qùa đầu tiên chúng ta nhận được. Đôi khi chúng ta sống mà quên đi điều này, làm như thể chúng ta là chủ nhân cuộc sống của mình, trái lại chúng ta tùy thuộc một cách triệt để. Trên thực tế đó là lý do của niềm vui lớn cảm thấy rằng trong mọi lứa tuổi của cuộc sống, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi điều kiện xã hội, chúng ta là con, và luôn là con. Đó là sứ điệp chính mà trẻ em trao ban cho chúng ta với sự hiện diện của chúng: chỉ với sự hiện diện chúng nhắc cho chúng ta nhớ rẳng tất cả chúng ta và từng người chúng ta là con. Nhưng có biết bao nhiêu món qùa, biết bao nhiêu phong phú mà các trẻ em đem đến cho nhân loại. Tôi chỉ xin nhắc đến vài điều thôi. Các trẻ em đem lại cho chúng ta kiểu nhìn thực tại với một cái nhìn tin tưởng và trong sáng. Trẻ em có một sự tin tưởng tự phát nơi cha mẹ; và có một lòng tin tưởng tự phát nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu, nơi Đức Mẹ. Đồng thời cái nhìn nội tâm của trẻ em trong sạch, chưa bị ô nhiễm bởi tính hiểm độc, hai mặt, bởi các cáu cặn của

Page 66: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 66  

cuộc sống làm chai cứng con tim. Chúng ta cũng biết rằng các trẻ em có tội tổ tông, chúng có các ích kỷ của chúng, nhưng chúng duy trì một sự trong trắng, một sự đơn sơ nội tâm. Các trẻ em không ngoại giao: chúng nói lên điều chúng cảm, chúng thấy một cách trực tiếp. Và biết bao nhiêu lần chúng khiến cho cha mẹ gặp khó khăn, khi chúng nói trước mặt các người khác: “Con không thích cái này, vì nó xấu”. Nhưng mà các trẻ em nói lên điều chúng trông thấy, chúng không phải là những người hai lòng, chúng chưa học cái khoa học hai mặt mà rất tiếc người lớn chúng ta đã học. Ngoài ra, trong sự đơn sơ nội tâm của chúng, các trẻ em còn đem theo với chúng khả năng nhận và cho đi sự âu yếm. Âu yếm là có một con tim “bằng thịt” chứ không phải “bằng đá” như Thánh Kinh nói (x. Ed 36,26). Sự âu yếm cũng là thơ văn: là “cảm thấy” các sự vật và các biến cố, không đối xử với chúng như đồ vật thuần tuý, chỉ để dùng chúng vì chúng phục vụ… Các trẻ em có khả năng cười và khóc: Vài đứa khi chúng ta bế chúng trên tay, chúng cười; vài đứa khác khi trông thấy tôi mặc áo trắng, chúng tin rằng tôi là bác sĩ đến chích ngừa cho chúng và chúng khóc… nhưng một cách tự phát! Các trẻ em là thế: chúng cười và khóc, là hai điều mà nơi chúng ta là người lớn thường bị “chặn đứng”, chúng ta không có khả năng… Biết bao nhiêu lần nụ cuời của chúng ta trở

thành một nụ cười bằng giấy, không có sự sống, một nụ cười không sống động, cả một nụ cười giả tạo, bằng rơm nữa. Các trẻ em cười một cách hồn nhiên và khóc một cách hồn nhiên. Điều này luôn luôn tùy thuộc con tim. Và thường khi con tim của chúng ta bị “chặn lại” và mất đi khả năng cười, khóc này. Và khi đó trẻ em có thể dậy cho chúng ta lại biết cười và biết khóc. Và chính chúng ta, chúng ta phải tự hỏi: tôi có cười một cách hồn nhiên không, với sự tươi mát, với tình yêu thương và nụ cuời của tôi có giả tạo không? Tôi có còn khóc không, hay tôi đã mất đi khả năng khóc rồi? Đó là hai câu hỏi rất nhân bản mà trẻ em dậy cho chúng ta. Vì tất cả những lý do đó Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ Ngài “trở nên như trẻ em, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (x. Mt 18,3; Mc 10,14). Anh chị em thân mến, các trẻ em đem lại sự sống, niềm vui và hy vọng, và cả các bất hạnh nữa. Dĩ nhiên, chúng cũng đem theo các lo lắng và đôi khi biết bao nhiêu vấn đề; nhưng một xã hội với các lo lắng này và các vấn đề này thì vẫn hơn là một xã hội buồn sầu và xám xịt vì không có trẻ em. Và khi chúng ta thấy rằng mức độ sinh của một xã hội chỉ tới gần một phần trăm thôi, chúng ta có thể nói rằng xã hội này buồn, xám xịt, bởi vì nó không có trẻ em. (ĐTC Phanxicô tiếp kiến 20.000 người, thứ Tư 18.3.2015 – Linh Tiến Khải dịch thuật)

 

 

Page 67: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 67  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 68: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 68  

Vào cuối tuần 26 – 28 tháng Sáu, 2015 vừa qua, Chương trình TTHNGĐ Giáo Phận San Jose

đã tổ chức Khóa Căn Bản tại San Damiano Retreat Center, Danville, California. Trung tâm

tĩnh tâm tọa lạc trên ngọn đồi rất thơ mộng và yên tĩnh, cách thành phố San Jose khoảng 45

miles về phía bắc.

Khóa 630 có sự tham dự của 35 cặp vợ chồng, đặc biệt 1 cặp đến từ Âu châu trong dịp du

lịch Hoa kỳ và 1 cặp đến từ bang Arizona. Cũng có khoảng 120 anh chị trợ nguyền tham dự

khóa, trong đó 37 cặp đã ghi danh ở lại trọn cuối tuần trên khóa. Song nguyền Long & Thoa

đã phụ trách việc phối hợp tổng quát cho Khóa 630 với sự cộng tác của rất đông các ban

ngành.

Ảnh chụp trước Lễ mãn Khóa 630 của 35 cặp khóa sinh với (trái qua phải, ngồi ghế)

Page 69: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 69  

Thày phó tế Thọ, Cha sáng lập, Cha linh nguyền, Cha Bảo (từ Việt nam)

Ngoài sự chia sẻ của các song nguyền trường nội dung, năm nay Khóa cũng được sự hướng

dẫn của Cha linh nguyền Phêrô Huỳnh Lợi và Cha sáng lập Phêrô Chu Quang Minh.

Qua hồng ân và lời cầu bầu của Thánh gia, các cặp khóa sinh đã chia sẻ và nhận được nhiều

ơn chữa lành, ngay cả trong nước mắt nhưng với vòng tay thông cảm, yêu thương.

Các trợ nguyền cho Khóa 630 TTHNGĐ

GP San Jose

Các trợ nguyền đang viết Hoa thiêng

Khóa 630

Anh chị Chủ nguyền CTTTHNGĐ GP

San Jose & Cha sáng lập

Các trợ nguyền đang tập hát cho Thánh

lễ mãn khóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban Truyền Thông CTTTHNGĐ – GPSJ

Page 70: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 70  

KHÓA631–NEWORLEANS:

hóa TTHNGĐ thứ 631, vừa được

tổ chức cuối tuần qua, tại Giáo Xứ

Maria Nữ Vương Việt Nam, thuộc

thành phố New Orleans, đã diễn ra trong bầu

khí thật phấn khởi, vui tươi. Buổi khai mạc

chiều thứ Sáu (24/6) với 11 cặp khóa viên và

sự hiện diện của Cha Chánh Xứ Đôminicô

Nguyễn Văn Nghiêm, Cha TLN TƯ/HN

Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, Cha Giuse

Nguyễn Văn Lập, Anh chị Chủ Nguyền

TƯ/HN Phạm Văn Quyết & Điệp, và bốn cặp

Trường Nội Dung TƯ/HN: Phạm Văn Kiên &

Nga, Quang Anh & Thanh Thủy, Trần Xuân

Phúc & Thu và Nguyễn Hữu Trứ & Thiên

Hương. Hiện diện trong buổi khai mạc này có

nhị vị Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ Địa

Phương và đông đảo quý anh chị trợ nguyền

địa phương và vùng phụ cận.

Chương Trình hiện diện tại đây từ 21

năm trước, qua Khóa 49, ngày 18-20/11/1994,

do Cha Sở Đaminh Mai Thanh Lương (nay là

Giám mục phụ tá Gp Orange) đã mời Cha

sáng lập hướng dẫn toàn khóa với 32 cặp tham

dự. Những năm tiếp theo là các khóa 57, 73,

83, 144...

K

Page 71: Thánh Inhaxiô Loyola, L Vị hứng khởi dùng Kinh Thánh “thực ... · AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 3 – THÁNG 7-2015 Trang 71  

Nói tới New Orleans, hầu như không ai quên

được trận cuồng phong Katrina năm nào, đã

tàn phá thành phố này khủng khiếp. Mặc dầu

đã nhiều năm, nhưng cơn bão vẫn còn để lại

nhiều vết tích trong thành phố, nhất là trong

lòng người dân chất phác ở đây.

CT/TTHNGĐ New Orleans bị ảnh

hưởng không ít bởi trận bão này, và tiếp theo

nhiều “trận bão” đau thương khác nữa. Nhờ

Ơn Chúa và sự nâng đỡ đặc biệt của quý cha

xứ, sự kiên tâm bền chí của anh chị chủ

nguyền Châu & Tố Mai cùng quý anh chị

Song nguyền tại đây, đến nay gió đã đổi chiều,

có phần thuận lợi cho việc tái phát triển

Chương Trình tại đây.

Sau nhiều năm gặp thử thách, hy vọng

khóa 631 này, sẽ là bước chuyển hướng mới

cho Chương Trình tại New Orleans.

Giây phút kết thúc khóa học thật cảm

động làm sao, với những vòng tay lưu luyến:

Gặp nhau đây, rồi chia tay,

Ngày vàng như đã vuột qua trong phút giây

Gặp nhau đây, rồi chia tay,

Tình còn lưu luyến, hẹn mai ta xum vầy!

Bánh xe cứ nhanh nhanh như vô cảm, vùn vụt

đem chúng tôi rời khỏi New Orleans, nhưng

tâm hồn tôi vẫn cứ ở lại với Khóa! Phút chia

tay anh chị em, tôi cố gắng nhưng không sao

nén được cơn xúc động!

“Hồng ân Thiên Chúa bao la... Muôn ngàn đời

Chúa vẫn trọn tình thương”

Song Nguyền Quyết-Điệp ghi nhận.