20
SC 200J-Vietnamese Rev. 07/20/07 Thông Tin Quan Trng Dành Cho Người Nuôi Dưỡng Bn Tóm Lược Các Điu LChp Thun ca Tiu Bang SPhc VGia Đình Và TrEm (Department of Family and Children’s Services) 373 West Julian Street San Jose, CA 95110-2335

Thông Tin Quan Trọng - sccgov.org · Đối với đa số trường hợp trẻ bị ... này đe dọa đến tinh thần, ... Số điện thoại để liên lạc với người

  • Upload
    vanlien

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SC 200J-Vietnamese

Rev. 07/20/07

Thông Tin Quan Trọng

Dành Cho Người Nuôi Dưỡng

Bản Tóm Lược Các Điều Lệ Chấp Thuận của Tiểu Bang

Sở Phục Vụ Gia Đình Và Trẻ Em

(Department of Family and Children’s Services) 373 West Julian Street

San Jose, CA 95110-2335

Kính Gởi Người Nuôi Dưỡng, Khi đứa trẻ được đưa ra khỏi gia đình của em, chúng tôi tìm kiếm những thân nhân khác để giúp chăm sóc, an ủi và nuôi nấng em. Những thân nhân có cùng quá trình và kinh nghiệm có thể cung ứng môi trường quen thuộc nhất cho trẻ. Đây là những hoàn cảnh bất thường, và chúng tôi cố gắng tìm một kế hoạch tốt đẹp nhất cho trẻ. Đối với đa số trường hợp trẻ bị đưa ra khỏi gia đình, Tòa Án Thiếu Niên sẽ quyết định về đứa trẻ. Điều nầy có nghĩa là đứa trẻ trở thành “Con Trực Thuộc Tòa Án”. Để có thể cung ứng mái ấm gia đình cho trẻ này, quý vị cần hội đủ một số điều kiện của tiểu bang và liên bang. Tài liệu này cung cấp những điều kiện nói trên. Quý vị cần đọc kỹ tài liệu vì quý vị sẽ phải hội đủ những điều kiện này. Một phần trong tiến trình hướng dẫn và huấn luyện cần thiết để phê chuẩn cho quý vị nuôi trẻ, chuyên viên xã hội hoặc một nhân viên khác của Sở Phục Vụ Gia Đình và Trẻ Em sẽ cùng xem xét tài liệu này với quý vị. Quý vị có thể nêu bất cứ câu hỏi nào hoặc những quan tâm với chuyên viên xã hội ngay lúc đó hay bất cứ lúc nào sau đó nếu đứa trẻ được về ở với quý vị. Một số ngoại lệ về chỗ ở (xem trang 8) có thể được chấp thuận nếu Sở Phục Vụ Gia Đình và Trẻ Em phê chuẩn một Kế Hoạch Dự Khuyết. Nếu có điều thắc mắc, hoặc khó khăn nào xin cho chuyên viên xã hội biết để họ có thể giúp quý vị giải quyết. Chúng tôi có trợ giúp tài chánh và y tế để đáp ứng nhu cầu căn bản cho đứa trẻ. Đứa trẻ cũng có thể được trợ giúp bởi những nguồn tài chánh khác khi có nhu cầu đặc biệt. Ở phần cuối của tập sách này có một số trang hữu dụng cho quý vị. Quý vị có thể ghi tên và điện thoại nơi trang “Dữ Kiện Quan Trọng về Hồ Sơ Đứa Trẻ”. Trang “Những Nơi Quan Trọng Cần Liên Lạc” bao gồm một số cơ quan cung cấp dịch vụ chính và khoảng trống cho quý vị ghi tên và số điện thoại của những cơ quan đang giúp đỡ trẻ. Những trang chót của tập sách này dành cho quý vị viết những ghi chú riêng. Chúng tôi cảm ơn quý vị đã cho chúng tôi cơ hội làm việc với quí vị để tìm nơi ăn chốn ở cho trẻ em. Kính Thư.

Tập sách này gồm các thông tin dưới đây:

1. Tiêu chuẩn tổng quát cho người nuôi dưỡng 1

2. Sưu tra lý lịch hình sự và ngược đãi trẻ em 1

3. Kế Hoạch Khẩn Cấp 1

4. Quy định về việc báo cáo 1

Bắt buộc phải báo cáo trường hợp trẻ bị ngược đãi và bỏ bê 2

Những trường hợp nguy hại cho trẻ em 3

Những thay đổi 3

Vắng mặt 3

5. Hồ sơ của trẻ em 4

6. Quyền cá nhân của trẻ em 4

7. Giáo huấn 4

8. Điện thoại 4

9. Di chuyển 5

10. Vấn đề ăn uống 5

11. Trách nhiệm khi nuôi dưỡng và giám soát 5

12. Sinh hoạt 5

13. Nhà ở 6

Phòng ngủ 6

Giường ngủ 6

Tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh nhà ở 7

Hồ bơi và các bể chứa nước 7

Các tiêu chuẩn an toàn và điều lệ khác 8

14. Nơi sinh hoạt ngoài trời 9

15. Nơi chứa đồ 9

16. Lệnh tòa 9

17. Kế hoạch cho tương lai của trẻ 10

18. Vai trò của chuyên viên xã hội 10

19. Thủ tục khiếu nại 10

Trang dành cho người nuôi dưỡng ghi chú

Thông tin quan trọng về hồ sơ của trẻ 12

Các số điện thoại và hồ sơ của trẻ 13

Ghi chú 16

1

1. Những Tiêu Chuẩn Tổng Quát Cho Người Nuôi Dưỡng Khả năng chăm sóc và giám sát tùy theo từng dạng trẻ được nhận nuôi dưỡng

bao gồm cả khả năng cảm thông với trẻ. Hiểu biết về luật lệ, quy định và khả năng tuân hành. Khả năng giữ sổ sách về tài chánh và các vấn đề khác. Hoàn tất lớp hướng dẫn do cơ quan cấp giấy phép tổ chức. Khả năng và thiện chí thi hành án lệnh của tòa án thiếu nhi, kể cả các chỉ thị

đặc biệt liên quan đến việc thăm viếng giữa trẻ và cha mẹ. Được đào tạo, huấn luyện, hoặc có kinh nghiệm về các lãnh vực có liên quan

đến các tiêu chuẩn trên. Nếu có khó khăn hoặc vấn đề gì, xin thảo luận với chuyên viên xã hội của quý vị vì vẫn có ngoại lệ cho nhiều quy định mô tả trong tập sách này.

2. Sưu Tra Lý Lịch Hình Sự Và Ngược Đãi Trẻ

Tất cả các người nuôi dưỡng và người lớn sống cùng nhà hoặc có liên hệ mật thiết với trẻ đều được xét duyệt hồ sơ hình sự địa phương, tiểu bang, liên bang kể cả việc sưu tra dấu tay và sưu tra ngược đãi trẻ trong hồ sơ địa phương và tiểu bang. Người có hồ sơ hình sự và ngược đãi trẻ không nhất thiết gặp trở ngại trong việc được chấp thuận nuôi trẻ. Giám Đốc Sở Phục Vụ Gia Đình Và Trẻ Em có thể cho “ Miễn Trừ” để người nuôi dưỡng có thể cung cấp nơi ở cho đứa trẻ.

.

3. Kế Hoạch Khẩn Cấp

Mỗi người nuôi dưỡng phải ghi những số điện thoại khẩn cấp ở các nơi dễ thấy, thảo luận các trường hợp khẩn cấp với trẻ, và cho thực tập những tình huống khẩn cấp mỗi 6 tháng và lúc mới nhận trẻ về nhà.

4. Quy Định Về Việc Báo Cáo

Người nuôi dưỡng phải báo cáo những điều sau đây cho chuyên viên xã hội của trẻ (hoặc cấp trên của chuyên viên xã hội nếu người nầy vắng mặt):

2

Cưỡng bách Báo Cáo Trường Hợp Trẻ Bị Ngược Đãi Và Bỏ Bê Thân nhân và những người không thân thích của các gia đình được Sở Phục Vụ

Gia Đình Và Trẻ Em chọn giao gởi trẻ phải báo cáo ngay mọi trường hợp trẻ thật sự bị ngược đãi và bỏ bê, cũng như những trường hợp nghi ngờ trẻ bị ngược đãi và bỏ bê.

Người chăm sóc trẻ phải lập tức gọi điện thoại báo cáo. Nếu quý vị cư ngụ tại Quận Hạt Santa Clara, xin gọi Trung Tâm Nhận Báo Cáo Trẻ Bị Ngược Đãi Và Bỏ Bê. Trung Tâm nhận điện thoại 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Xin gọi một trong những số điện thoại dưới đây:

North County (415) 493-1186 Central County (408) 299-2071 South County (408) 683-0601

Nếu quý vị không cư ngụ tại Quận Hạt Santa Clara, xin gọi (411) để có số điện thoại của Trung Tâm Nhận Báo Cáo Trẻ Bị Ngược Đãi Và Bỏ Bê tại địa phương của quý vị.

Nếu trẻ đang gặp nguy hiểm, xin gọi 911 để liên lạc với cảnh sát địa phương trước khi gọi Trung Tâm Nhận Báo Cáo Trẻ. Khi quý vị báo cáo, nhớ yêu cầu nhân viên nhận điện thoại gởi cho quý vị mẫu đơn “ Báo Cáo Tình Nghi Trẻ Bị Ngược Đãi “.Khi quý vị nhận mẫu đơn này, lập tức điền đầy đủ và gởi cho Trung Tâm Nhận Báo Cáo Trẻ Bị Ngược Đãi Và Bỏ Bê của địa phương. Nếu quý vị gọi báo cáo với Trung Tâm Nhận Báo Cáo tại Quận Hạt Santa Clara, xin gởi mẫu báo cáo trên cho:

Child Abuse and Neglect Center Department of Family and Children’s Services 373 West Julian Street, 2nd Floor San Jose, CA 95110-2335

Ngay sau khi gọi Trung Tâm, quý vị phải gọi chuyên viên xã hội của trẻ để thông báo. Nếu không liên lạc được với chuyên viên xã hội của trẻ, quý vị phải thông báo với cấp trên của người này. Chuyên viên xã hội sẽ cung cấp cho quý vị tập tài liệu “Trẻ Em Bị Ngược Đãi” do Bộ Tư Pháp tiểu bang California biên soạn. Tập tài liệu này giải thích chi tiết về trách nhiệm phải báo cáo

Những Trường Hợp Nguy Hại Cho Trẻ Em

Tử vong của trẻ em vì bất cứ lý do nào. Bất cứ thương tích nào của trẻ cần được điều trị. Bất cứ tình huống bất thường nào hoặc sự vắng mặt của trẻ nếu việc

này đe dọa đến tinh thần, thể chất hoặc sự an toàn của trẻ. Hoài nghi trẻ bị lạm dụng về thể chất hoặc tinh thần.

3

Những bệnh truyền nhiễm do nhân viên y tế báo cho người nuôi dưỡng.

Đầu độc. Trường hợp có tai biến xảy ra. Hỏa hoạn hoặc những vụ nổ xảy ra tại nơi cư trú

Những Thay Đổi

Mọi thay đổi về nơi cư trú hoặc địa chỉ thư tín của người nuôi dưỡng trẻ

phải được báo cáo trong vòng 48 tiếng. Mọi thay đổi về thành viên trong gia đình phải được báo cáo trong vòng 10

ngày (không kể cuối tuần và ngày lễ) kể cả việc bổ túc thêm người trong gia đình.

Phải thông báo ngay và xin sưu tra lý lịch cho bất cứ người nào mới dọn đến nhà quý vị.

Vắng Mặt

Khi có dự định vắng nhà từ 48 giờ trở lên, người nuôi dưỡng trẻ phải thông báo bằng thư hoặc điện thoại cho chuyên viên xã hội (hoặc cấp trên của chuyên viên xã hội nếu chuyên viên xã hội vắng mặt) những điều sau đây:

Ngày dự định vắng nhà. Trẻ sẽ đi cùng với người nuôi dưỡng trẻ hoặc ở lại nhà. Số điện thoại để liên lạc với người nuôi dưỡng trẻ. Tên, địa chỉ và điện thoại của người nuôi dưỡng thay thế đã được chấp

thuận. .

5. Hồ Sơ Trẻ Em Người nuôi dưỡng phải giữ tại nhà một hồ sơ riêng biệt, đầy đủ và cập nhật cho

mỗi trẻ em nhận nuôi dưỡng, kể cả bản thỏa thuận cập nhật nhận nuôi dưỡng trẻ với tên, ngày sanh và ngày nhận nuôi dưỡng, học bạ, hồ sơ bệnh lý / nha khoa và bản kế hoạch bảo dưỡng cho từng trẻ em.

Hồ sơ cũng phải có giấy thỏa thuận cho phép người nuôi dưỡng trẻ lo về vấn đề y

tế và nha khoa khẩn cấp cũng như định kỳ.

Phải lưu giữ hồ sơ về những lần đi khám sức khỏe, khám răng, khám thần kinh, kể cả tên bác sĩ và các cơ quan y tế khác và những ngày đi khám. Chuyên viên xã hội sẽ đưa cho quý vị “ Sổ Sức Khỏe và Học Vấn” để quý vị ghi lại các dữ kiện về y tế và về sự phát triển của trẻ kể cả những giấy tờ ghi chép của nhân viên y tế sau buổi khám bệnh.

Mọi dữ kiện và hồ sơ liên quan đến trẻ đều phải bảo mật.

4

6. Quyền Lợi Cá Nhân Của Trẻ Quyền lợi cá nhân của trẻ phải được người nuôi dưỡng bảo vệ. Các quyền lợi này bao gồm các tiện nghi an toàn, không bị trừng phạt về thể chất, được tự do tín ngưỡng, không bị nhốt trong phòng, không bị xiềng giữ, không bị bắt uống thuốc trừ khi có toa bác sĩ và nhiều quyền khác. Những quyền này được mô tả chi tiết trong tập “Quyền Cá Nhân Của Trẻ” được cung cấp cho trẻ và người chăm sóc. Chuyên viên xã hội sẽ cho quý vị biết thêm về quyền cá nhân của trẻ.

7. Giáo Huấn Mọi hình thức kỷ luật vi phạm đến quyền cá nhân của trẻ đều bị nghiêm cấm. Điều này bao gồm mọi hình thức kỷ luật về thể xác hoặc bất kỳ hình thức nào khác.

8. Điện Thoại

Mọi gia đình nuôi dưỡng trẻ đều phải có điện thoại nhà trừ khi có một đường dây điện thoại khác được chấp thuận trên giấy tờ.

9. Di Chuyển

Người nuôi dưỡng phải bảo đảm mọi xe cộ dùng để chuyên chở trẻ do họ nuôi dưỡng. Xe cộ phải ở trong điều kiện sử dụng tốt, và người lái xe phải tuân theo luật lệ hiện hành.

10. Vấn Đề Ăn Uống

Người nuôi dưỡng phải bảo đảm cung cấp ít nhất 3 bữa ăn bổ dưỡng mỗi ngày, đúng theo tiêu chuẩn ăn uống của mỗi trẻ. Khi ăn tại nhà, trẻ phải ăn chung với gia đình. Trẻ dưới 7 tháng phải được bồng khi bú bình.

11. Trách Nhiệm Khi Nuôi Dưỡng Và Kiểm Soát

Người nuôi dưỡng trẻ phải chăm sóc và kiểm soát trẻ em theo nhu cầu của đứa trẻ.

Người nuôi dưỡng trẻ phải cung cấp những dịch vụ ghi rõ trong bản kế hoạch bảo dưỡng của mỗi trẻ.

Người nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm phải bảo đảm việc chăm sóc và kiểm soát con của cha / mẹ vị thành niên họ nhận nuôi dưỡng, và phải trực tiếp chăm sóc và kiểm soát đứa trẻ khi cha / mẹ vị thành niên này không có nhà.

Nếu phải giao đứa trẻ này cho một người lớn khác, quý vị có trách nhiệm phải xác định người này có thể chăm sóc và kiểm soát đứa trẻ một cách an toàn và thích đáng. Nếu người lớn khác chăm sóc đứa trẻ một hay hai ngày trở lên,

5

hoặc chăm sóc đứa trẻ thường xuyên (ví dụ trong lúc quý vị đi làm hoặc vắng nhà thường xuyên vào cuối tuần), hãy cho chuyên viên xã hội biết. Chuyên viên xã hội sẽ cho sưu tra lý lịch hình sự và ngược đãi trẻ em của người lớn này.

12. Sinh Hoạt

Người nuôi dưỡng trẻ sẽ tạo cơ hội và khuyến khích trẻ tham dự các nhóm thể thao, giải trí, sinh hoạt gia đình, các chương trình đặc biệt, và các sinh hoạt về đời sống hàng ngày.

13. Nhà Ở

(Vài quy định dưới đây có thể có ngoại lệ)

Phòng Ngủ

Sự sắp xếp phòng ngủ trong nhà, ít nhất, phải theo các quy định dưới đây cho mỗi người trong nhà kể cả người lớn: Nhiều nhất là 2 trẻ ở chung một phòng. Trẻ khác phái không được ở chung phòng trừ khi cả hai dưới 5 tuổi. Phòng dùng cho mục đích khác không được dùng làm phòng ngủ. Ví dụ:

phòng khách, hành lang, cầu thang, những căn gác hay tầng hầm chưa hoàn chỉnh, nhà xe, nhà kho hoặc những phòng cất rời tương tự.

Phòng ngủ không được dùng làm lối đi chung thông qua phòng khác.

Trừ trẻ sơ sinh, những trẻ khác không được ở chung phòng ngủ với người

lớn.

Trong phòng ngủ có người lớn và trẻ sơ sinh ở chung, không được có nhiều hơn hai người lớn và hai trẻ sơ sinh.

Nếu hai trẻ ở chung một phòng và một trẻ được 18 tuổi, chúng có thể tiếp tục

ở chung nếu vẫn hợp nhau và được Sở Xã Hội cho phép.

Mỗi phòng ngủ phải có tủ quần áo rời hoặc liền tường thuận tiện cho trẻ cất quần áo và đồ dung cá nhân.

Giường Ngủ

Người nuôi dưỡng phải cung cấp cho mỗi trẻ một chiếc giường riêng có nệm, khăn trải giường, chăn, gối sạch sẽ tiện nghi và còn tốt.

Khăn trải giường phải được thay ít nhất mỗi tuần, hoặc thường xuyên hơn nếu cần, để bảo đảm chăn giường luôn sạch sẽ cho trẻ em.

6

Giường phải được sắp xếp sao cho có lối đi lại dễ dàng.

Người nuôi dưỡng phải cung cấp cho mỗi trẻ sơ sinh giường, nôi an toàn và chắc chắn thích hợp với tuổi và tầm cỡ của trẻ.

Không được sử dụng giường hơn 2 tầng.

Giường tầng trên phải có thành chắn để trẻ khỏi té.

Trẻ em dưới năm tuổi hay trẻ không tự leo lên leo xuống một mình không

được cho ngủ ở tầng trên.

Tiêu Chuẩn An Toàn Và Vệ Sinh Nhà Ở

Nhà ở luôn luôn sạch, an toàn, vệ sinh và trong điều kiện tốt để bảo đảm sự an toàn và sức khỏe cho trẻ em. Người nuôi dưỡng phải có biện pháp để giữ nhà không bị ruồi, muỗi và sâu bọ.

Trong và ngoài nhà, tất cả các lối đi, cầu thang, đường dốc, đường vòng, cổng

và các chỗ khác có thể có nguy hiểm phải được giữ trống trải để dễ đi lại.

Người nuôi dưỡng nhận nuôi trẻ tàn tật phải có những sắp xếp đặc biệt bao

gồm việc sửa lại nhà cửa, sân để bảo vệ, che chở cho trẻ và giúp trẻ tự lực phát huy tối đa khả năng.

Những dụng cụ, các tiện nghi thích ứng phải được cung cấp cho trẻ nếu cần.

Người nuôi dưỡng phải giữ ít nhất một bồn cầu, bồn rửa mặt và bồn tắm,

trong tình trạng an toàn, sạch sẽ và sử dụng tốt.

Hồ Bơi Và Các Bể Chứa Nước

Luật lệ sau đây được áp dụng cho nhà có hồ bơi (hoặc các “bể chứa nước” khác như bồn tắm nước nóng, hồ cá v.v…) mà có trẻ dưới 10 tuổi hoặc trẻ bị khiếm tật, hoặc trẻ cần sự chăm sóc và trông coi đặc biệt.

Hồ tắm phải được phủ kín hoặc rào lại để trẻ không đến gần nước được. Tấm phủ hồ tắm phải chịu được sức nặng của người lớn, phải được đặt trên hồ và phải khóa lại khi hồ không được sử dụng. Cánh cổng của hồ phải được mở kéo ra ngoài, tự động đóng lại và có chốt cài

tự động được gắn không quá 6 inches tính từ chóp cổng. Hàng rào phải cao ít nhất 5 feet và không được cản trở tầm nhìn vào hồ.

7

Với những hồ có kiến trúc cao hơn mặt đất, thang lên xuống phải được cất đi

khi không xử dụng hồ. Tất cả hồ chìm và hồ nổi mà không xả được nước sau mỗi lần sử dụng đều

phải có hệ thống bơm và lọc còn tốt.

Người lớn phải thường trực kiểm soát khi trẻ tắm hồ hoặc dùng bể chứa nước. Người này phải biết bơi để khi cần có thể cứu trẻ.

Nếu cần giúp đỡ về tài chánh để che hoặc làm hàng rào bể nước (như hồ bơi, hồ cá hoặc suối) quý vị hãy liên lạc với chuyên viên xã hội. Chúng tôi có thể có ngân quỹ để giúp quý vị.

Các Tiêu Chuẩn Và Điều Lệ An Toàn

Người nuôi dưỡng phải luôn duy trì nhiệt độ trong nhà thích hợp với trẻ. Người nuôi dưỡng phải bảo đảm an toàn cho trẻ nếu nhà có lò sưởi, máy sưởi

không có nắp đậy và lò đun bằng củi.

Người nuôi dưỡng phải cung cấp ánh sáng đầy đủ cho tất cả các phòng cùng

các khu vực khác trong nhà để đảm bảo tiện nghi và an toàn cho tất cả mọi người trong nhà.

Nước nóng ở các vòi phải có nhiệt độ an toàn.

Rác phải đổ hoặc chứa ở những nơi không thể để có mùi, gây phiền nhiễu

hoặc truyền nhiễm bệnh tật, hoặc trở thành nơi sinh sản hoặc nguồn thức ăn cho côn trùng, chuột bọ.

Các thùng chứa rác phải có nắp đậy kín, còn tốt, không bị thủng, chuột bọ

không vào được, và phải được giữ sạch sẽ.

Thùng rác, kể cả các thùng nhỏ dùng để chứa đồ rửa nát cần phải đổ ít nhất một tuần một lần hoặc thường xuyên hơn nếu cần. Mỗi thùng rác nhỏ phải để ở nơi tiện xử dụng, có chỗ thông nước để rửa sạch khi cần.

Nhà của người nuôi dưỡng phải có máy báo động khói còn tốt được gắn ở

hành lang phòng ngủ, hoặc bên ngoài khu này, để người ngủ trong phòng có thể nghe rõ khi có báo động.

14. Nơi Sinh Hoạt Ngoài Trời

Người nuôi dưỡng phải tạo điều kiện cho trẻ có sân chơi hoặc nơi sinh hoạt ngoài trời không gây nguy hiểm cho mạng sống và sức khỏe.

8

15. Nơi Chứa Đồ Thuốc men, những chất khử trùng, thuốc chùi rửa, thuốc độc, vũ khí và các vật

dụng nguy hiểm phải được cất giữ ở nơi trẻ không lấy được. Nơi cất giữ súng đạn và các vũ khí nguy hiểm khác phải được khóa hoặc dùng ổ

khóa cò súng hoặc phải tháo bộ phận cò mổ ra khỏi súng. Bộ phận cò mổ phải được giữ và khóa riêng biệt với nơi cất súng. Đạn phải được giữ và khóa riêng biệt với nơi cất súng..

16. Lệnh Tòa

Toà Án Thiếu Nhi sẽ cho ra án lệnh riêng biệt về vấn đề thăm viếng của cha / mẹ, anh chị em hoặc ông bà, hoặc về vấn đề trẻ chữa bệnh v..v…Điều quan trọng là quý vị phải thi hành đúng lệnh tòa. Chuyên viên xã hội sẽ giải thích về các lệnh này cho quý vị. Quý vị phải hiểu rõ từng lệnh tòa vì nó liên quan đến trách nhiệm của quý vị.

17. Kế Hoạch Cho Tương Lai Của Trẻ

Mục tiêu của Sở Xã Hội là đoàn tụ trẻ với cha me khi có thể được. Nếu trẻ không được đoàn tụ với gia đình sau mười hai (12) tháng (sáu tháng nếu trẻ dưới ba tuổi), luật đòi phải có kế hoạch dài hạn cho trẻ được làm con nuôi, được giám hộ, hoặc được nuôi dài hạn. Quý vị có thể lựa chọn giữa việc cung cấp hoặc giúp tìm cho trẻ một chỗ ở dài hạn.

18. Vai Trò Của Chuyên Viên Xã Hội Chuyên viên xã hội là:

Người giữ hồ sơ của trẻ và gia đình. Người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho trẻ.

Người chịu trách nhiệm giúp đỡ cha / mẹ, trẻ và người nuôi dưỡng của trẻ hoàn

thành mỹ mãn mục tiêu của kế hoạch đề ra trong hồ sơ.

9

Người chịu trách nhiệm bảo đảm các lệnh tòa được tuân hành.

Người chịu trách nhiệm sắp xếp và theo dõi các dịch vụ cung cấp cho trẻ. Là mối liên lạc giữa cơ quan và Tòa Án.

19. Thủ Tục Khiếu Nại

Thủ tục khiếu nại khi Sở Phục Vụ Gia Đình và Trẻ Em từ chối không chấp thuận đơn xin làm người nuôi dưỡng của quý vị.

Trong vòng 30 ngày kể từ buổi ra tòa về việc lưu giữ trẻ hoặc quyết định giao trẻ cho ai nuôi dưỡng (tùy theo việc nào xảy ra trước), Sở Phục Vụ Gia Đình và Trẻ Em phải bắt đầu thẩm định để chấp thuận xem ông bà, cô chú, bác, anh chị em trưởng thành của trẻ, ai là người được giữ nuôi trẻ. Nếu có ai trong số các thân nhân này bị bác đơn, người đó có quyền nộp đơn xin khiếu nại. Những thân nhân khác và những người không thân thích không có quyền xin thẩm định để được chấp thuận nuôi trẻ, tuy nhiên, nếu họ đã được thẩm định nhưng không được chấp thuận, họ vẫn có quyền xin khiếu nại. Nếu quý vị không được chấp thuận là người nuôi dưỡng với tư cách là thân nhân hoặc người không thân thích trong đại gia đình, và muốn khiếu nại, quý vị phải làm đơn khiếu nại gởi đến chuyên viên xã hội hoặc cấp trên của chuyên viên xã hội trong vòng mười (10) ngày kể từ khi biết đơn mình bị từ chối. Quý vị sẽ được cung cấp bản sao về các luật lệ của thủ tục xin khiếu nại. Sở Xã Hội sẽ trình bày các dữ kiện với viên chức cứu xét khiếu nại. Người này sẽ quyết định xem quý vị có được chấp thuận là thân nhân hoặc người không thân thích trong đại gia đình hay không. Được chấp thuận là người chăm sóc trẻ là bước cần thiết để được giữ trẻ, nhưng điều này không bảo đảm là trẻ sẽ được giao cho quý vị nuôi. Quyết định đó tùy thuộc vào cha / mẹ, người giám hộ theo án tòa, và Sở Xã Hội cho những trường hợp tình nguyện nuôi trẻ, và tùy thuộc vào Tòa Án Thiếu Nhi cho những trẻ đặt dưới sự trông nom của Tòa. Thủ tục khiếu nại kế hoạch đem trẻ ra khỏi nhà của Sở Xã Hội Sở Xã Hội phải thông báo cho quý vị 7 ngày trước khi đem đứa trẻ ra khỏi nhà trừ khi: Đứa trẻ bị nguy hiểm về thể xác hoặc tinh thần, Lệnh tòa đem trẻ ra khỏi nhà, Cha mẹ hay người giám hộ yêu cầu đem trẻ ra khỏi nhà (chỉ áp dụng cho trường

hợp tự ý yêu cầu đem trẻ ra khỏi nhà mình)

10

Quý vị ký giấy xin miễn thông báo trước 7 ngày, hoặc Đem trẻ từ chỗ ở tạm thời đến gia đình nhận trẻ làm con nuôi. Ngoại trừ quý vị ở một trong những trường hợp kể trên, quý vị có quyền xin khiếu nại nếu quý vị không đồng ý với kế hoạch đem trẻ ra khỏi nhà của Sở Xã Hội.Quý vị phải viết đơn khiếu nại gởi đến chuyên viên xã hội hoặc cấp trên của họ ít nhất 2 ngày trước ngày dự định đưa trẻ ra khỏi nhà. Quý vị sẽ được cung cấp bản sao về các luật lệ của thủ tục xin khiếu nại. Sở Xã Hội sẽ trình bày các dữ kiện với viên chức cứu xét khiếu nại, người mà sẽ quyết định đưa trẻ ra khỏi nhà hay không.Đứa trẻ vẫn ở trong nhà của quý vị cho đến khi có quyết định của nhân viên này. Nếu quý vị muốn đưa trẻ ra khỏi nhà, quý vị phải báo cho chuyên viên xã hội biết ít nhất trước 7 ngày trừ khi quý vị và Sở Xã Hội đồng ý phải cần cho trẻ ra khỏi nhà sớm hơn.

11

NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ HỒ SƠ CỦA TRẺ

Tên và số điện thoại của chuyên viên xã hội của trẻ: _________________________________________________________

Tên và số điện thoại của cấp trên của chuyên viên xã hội: _________________________________________________________

(Nếu quý vị không biết ai là chuyên viên xã hội của mình, quý vị có thể đến Phòng Dịch Vụ Gia Đình và Trẻ Em (Department of Family and Children’s Services) tại 373 West Julian Street ở San Jose hoặc gọi văn phòng ở số (408) 501-6300. Tiếp viên sẽ đưa cho quý vị tên và số điện thoại của chuyên viên xã hội. Để liên lạc được với chuyên viên xã hội hoặc để báo cáo trẻ bị ngược đãi và bỏ bê bất cứ lúc nào, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, xin gọi Trung Tâm Báo Cáo Trẻ Bị Ngược Đãi Và Bỏ Bê ở một trong các số điện thoại sau đây (nếu chuyên viên xã hội của trẻ vắng mặt, một chuyên viên xã hội khác sẽ giúp đỡ quý vị)

North County (415) 493-1186 Central County (408) 299-2071 South County (408) 683-0601

Tòa Án Thiếu Nhi Quận Hạt Santa Clara ở tại: (Xin chọn một dưới đây)

115 Terraine St. 12425 Monterey Rd. San Jose, CA 95113 San Martin, Ca 95046 Vị Thẩm Phán xét xử hồ sơ của trẻ là ___________________________ Hồ sơ của trẻ được xét xử tại phòng xử số _______

(Nếu quý vị quên số phòng xử hoặc tên vị Thẩm Phán, xin gọi chuyên viên xã hội của trẻ) Tên và số điện thoại của Luật Sư của trẻ là:

_________________________________________________________

12

NHỮNG NƠI LIÊN LẠC QUAN TRỌNG

Department of Family and Children’s Services Main office 373 West Julian St. San Jose, CA 95110-2335

(408) 501-6300

Child Abuse and Neglect Center (408) 299-2071 Receiving, Assessment & Intake Center 725 E. Santa Clara St. San Jose, CA 95112

(408) 792-1850

Family Resource Centers (Continued on the next page)

Gilroy Family Resource Center 379 Tompkins Ct. Gilroy, CA 95020

(408) 758-3440

Asian Pacific Family Resource Center 591 N. King Rd. Suite 3 San Jose, CA 95113

(408) 793-8800

Ujirani Family Resource Center 591 N. King Rd., Suite 3 San Jose, CA 95133

(408) 793-8800

Nuestra Casa Family Resource Center 591 N. King Rd., Suite 3 San Jose, CA 95133

(408) 793-8800

13

NHỮNG NƠI LIÊN LẠC QUAN TRỌNG (TIẾP THEO)

Visitation Centers

Kindred Souls Visitation Center 2625 Zanker Rd., Suite 200 San Jose, CA 95134

(408) 283-6151 X315

Community Solutions 6980 Chestnut St. Gilroy, CA 95020

(408) 842-7138

Chamberlain’s 8352 Church St., Suite C Gilroy, CA 95020 Kinship Resource Center 1908 Senter Rd. Suite 50 San Jose, CA 95110

(408) 848-6511 (408) 200-0980

Ombudsman Program Office of Human Relations 2310 North First Street First Floor, Suite 104 San Jose, CA 95131-1011 [email protected]

Văn phòng trợ giúp đưa giải pháp nhằm giải quyết các khiếu nại liên quan Sở Phục Vụ Gia Đình và Trẻ Em.

(408) 792-2313

Xin dùng những chỗ trống dưới đây hoặc trang kế để viết xuống những tên, số điện thoại, những cơ quan hoặcnhững người quan trọng liên quan đến

gia đình và quý vị

14

Xin dùng những chỗ trống dưới đây hoặc trang kế để viết xuống những tên, số điện thoại, những cơ quan hoặc những người quan trọng liên quan đến

gia đình và quý vị

15

GHI CHÚ

16

GHI CHÚ

SC 200J-Vietnamese.doc

Thông Tin Quan Trọng (Important Information for Caregivers) – Rev. 07/20/07

GHI CHÚ

17