68
I. Ngành ô tô 1.2. Chuỗi cung ứng của tập đoàn Toyota Dưới đây là hình ảnh mô phỏng chuỗi cung ứng toàn cầu của Toyota. Gồm thượng nguồn, trung nguồn , hạ nguồn. - Thượng nguồn: gồm các hoạt động thu mua nguyên liệu ( qua các nhà cung ứng các cấp) - Trung nguồn gồm hoạt động : Sản xuất linh kiện quan trọng. - Hạ nguồn gồm các hoạt động: Thiết kế, nghiên cứu chế tạo ,lắp ráp, bán hàng, maketing , phân phối. Do đặc thù đỏi hỏi độ chính xác , công nghệ kỹ thuật cao của ngành và để tối ưu hóa lợi nhuận của mình mà Toyota có mặt ở cả thượng nguồn , trung nguồn và hạ nguồn nhưng mức độ và cách thức tham gia ở mỗi nơi là khác nhau. 1.2.1 Thượng nguồn: - Nguyên vật liệu: Với khoảng 20000 các loại linh kiện và thiết bị khác nhau ngành công nghiệp ô tô sử dụng một số lượng lớn các nguyên vật liệu để tạo ra một chiếc xe , bao gồm cả sắt, nhôm, thép nhựa, thủy tinh , cao su , sản phẩm dầu mỏ , đồng, thép và nhiều loại khác . . Vì vậy, h iện tại Toyota dựa vào các nhà cung cấp bên ngoài cho hầu hết các bộ phận và thiết bị cho các loại xe của mình.

Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

I. Ngành ô tô

1.2. Chuỗi cung ứng của tập đoàn Toyota

Dưới đây là hình ảnh mô phỏng chuỗi cung ứng toàn cầu của Toyota. Gồm thượng nguồn, trung nguồn , hạ nguồn.

- Thượng nguồn: gồm các hoạt động thu mua nguyên liệu ( qua các nhà cung ứng các cấp)

- Trung nguồn gồm hoạt động : Sản xuất linh kiện quan trọng.- Hạ nguồn gồm các hoạt động: Thiết kế, nghiên cứu chế tạo ,lắp ráp, bán

hàng, maketing , phân phối. Do đặc thù đỏi hỏi độ chính xác , công nghệ kỹ thuật cao của ngành

và để tối ưu hóa lợi nhuận của mình mà Toyota có mặt ở cả thượng nguồn , trung nguồn và hạ nguồn nhưng mức độ và cách thức tham gia ở mỗi nơi là khác nhau.

1.2.1 Thượng nguồn:

- Nguyên vật liệu: Với khoảng 20000 các loại linh kiện và thiết bị khác nhau ngành công nghiệp ô tô sử dụng một số lượng lớn các nguyên vật liệu để tạo ra một chiếc xe , bao gồm cả sắt, nhôm, thép nhựa, thủy tinh , cao su , sản phẩm dầu mỏ , đồng, thép và nhiều loại khác .. Vì vậy, hiện tại Toyota dựa vào các nhà cung cấp bên ngoài cho hầu hết các bộ phận và thiết bị cho các loại xe của mình.

Hệ thống các nhà cung ứng của Toyota được chia theo các cấp cao nhất là cấp 1 , cấp 2 , cấp 3… cuối cùng là nhà cung cấp nguyên vật liệu thô.

Điều này giúp Toyota có thể dễ dàng theo dõi và quản lý hoạt động cung cấp của các nhà ứng hơn vì các nhà cung ứng cấp trên muốn hoàn thành tốt công việc của mình thì phải theo dõi đôn đốc hoạt động của nhà cung ứng cấp dưới. Cứ như vậy , sẽ tạo ra một sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà cung ứng.

Hệ thống các nhà cung ứng hoạt động theo nguyên tắc : nhà cung ứng cấp dưới sẽ cung cấp các loại nguyên liệu đơn giản cho các nhà cung ứng cấp trên để tạo ra các thiết bị đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Hay nói cách khác

Page 2: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

nguyên liệu sản phẩm của của cấp dưới sẽ là nguyên liệu cho cấp trên. Mức độ phức tạp của nguyên liệu sẽ quy định cấp của nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng.

Toyota nhập nguyên vật liệu từ phía nhà cung cấp nhưng không nhập trực tiếp mà đưa cho họ thông số kỹ thuật của từng bộ phận và yêu cầu họ sản xuất. Họ sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà Toyota đưa ra về quy trình công nghệ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

Toyota có khoảng 398 nhà cung cấp ở 67 nước trên phạm vi toàn thế giới Họ thành lập ra 2 tổ chức Kyohokai và Eihokai các nhà hợp tác phát triển với Toyota. Kyohokai: gồm các nhà cung cấp các bộ phận cho Toyota với 206 công ty thành viên. Eihokai gồm các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ hậu cần với 105 thành viên .Hai nhóm này được thành lập vào tháng 12/1943, sáu năm sau khi Toyota được thành lập

Toyota cũng tham gia vào khâu thượng nguồn ở vai trò là thành viên trong cơ cấu tổ chức của các nhà cung ứng. Với một số thiết bị Toyota ký hợp đồng mua ngoài còn một số loại quan trọng hơn Toyota sẽ hợp tác với các nhà cung ứng khác, tiến hành đầu tư liên doanh.

Do yêu cầu cao về công nghệ và quản lý đối với các bộ phận ở cấp này

Do mục đích tối đa hóa lợi nhuận.Vd: Tổng công ty Toyota Boshoku là một nhà cung cấp lớn của Toyota chuyên cung cấp ghế, thảm sản, kính chống sáng, bộ phận chống va chạm… cho xe của hang. Toyota có trên 50% cổ phần tại công ty này.

1.2 Trung nguồn:Hoạt động trong phần này là sản xuất các bộ phận quan trọng, có yêu cầu về

công nghệ kỹ thuật cao,có tính bí quyết mang lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp: trục xe, trục lái, động cơ, hộp số, bộ chuyền xúc tác giảm khí thải,…

Page 3: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Do đặc thù về yêu cầu công nghệ mà các bộ phận này phải được đặt tại các nước có cơ sở và khả năng phát triển kỹ thuật cao.

Trong số 52 nhà máy khắp thế giới thì Toyota có 24 nhà máy sản xuất phân bố chủ yếu ở các khu vực và các nước có trình độ công nghệ tiên tiến.

Ví dụ: Tại Mỹ trong tổng số 8 nhà máy của mình thì Toyota có 5 nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng chiếm tỷ lệ 62,5% trong tổng số nhà máy của Toyota tại đây.

Tại Châu Âu Toyota có 7 nhà máy sản xuất trong số 9 nhà máy tại khu vực này ,chiếm 77,8 %

Tại Philipin số lượng này là 1 trong tổng số 3 nhà máy chiếm 33,3 %.Các bộ phận này không những để phục vụ cho các nhà máy lắp ráp tại khu

vực đó mà sẽ còn xuất khẩu sang các thị trường khác cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lắp ráp trên toàn cầu.

1.2.3 Hạ nguồn:

- Nghiên cứu – Phát triển ( R&D)Đây là một khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho Toyota,có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp đòi hỏi sáng tạo và công nghệ cao như ngành ô tô.Khâu này gồm 2 hoạt động chính: thiết kế và nghiên cứu phát triển.

+ Thiết kế:

Là hoạt động đầu tiên trong quá trình nghiên cứu phát triển. Nó đòi hỏi người thực hiện hoạt động này không những cần các kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực thiết kế mà cần phải nắm rõ về cấu trúc chức năng các bộ phận trong xe , để có thể có những mẫu thiết kế đẹp mắt về hình thức và khả thi khi sản xuất thử nghiệm.

Page 4: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Các thiết kế khác nhau là một trong các yếu tố để tạo ra các mẫu khác nhau trong một dòng xe , và giá trị của những chiếc xe này cũng không giống nhau.

Ví dụ: dòng xe tải:

Xe Tacoma: $18,125

Xe Tundra : $26,200

+ Nguyên cứu - phát triển

2013, Toyota có tất cả 13 trung tâm R& D trên toàn thế giới phân bố tại Nhât Bản, Trung Quốc , Đức , Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương.

Hoạt đông của các trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D) mang lại giá trị gia tăng lớn cho ngành ô tô và cho Toyota, giúp Toyota liên tục cải tiến công nghệ cũ và phát triển kỹ thuật và công nghệ mới, giúp cho các sản phẩm mới đáp ứng được các xu thế thị trường trong tương lai, và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

VD: TMG là trung tâm nghiên cứu phát triển và thử nghiệm kỹ thuật, công nghệ hiệu suất cao của Toyota đặt tại Cologne (Đức).

Hàng năm Toyota đều đầu tư lớn cho hoạt động nghiên cứu phát triển.Đặc biệt trong năm 2012 mức chi cho hoạt động này tăng 6,77% so với năm 2011. Cao hơn hăn mức tăng 0,69% của năm 2011 đối với 2010. Điều này cũng cho thấy mức độ đầu tư vào phát triển và nghiên cứu sản phẩm của Toyota đang được hãng rất chú trọng.

- Lắp ráp:

Toyota xây dựng các nhà máy lắp ráp trên toàn cầu chứ không kí hợp đồng thuê các công ty lắp ráp nhằm để việc quản lý chất lượng được tối ưu nhất.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2013, Toyota tiến hành kinh doanh trên toàn thế giới với 28 nhà máy lắp ráp ở nước ngoài tại 27 quốc gia và khu vực. 

Page 5: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Các nhà máy lắp ráp thường được Toyota đặt tại các nước các khu vực có lao động dồi dào , giá nhân công rẻ để tận dụng lợi thế so sánh của các quốc gia này

Cụ thể: Tại Việt Nam 2 nhà máy của Toyota là Toyota Auto Works Co, Ltd (TAW) và Toyota Motor Việt Nam Công ty TNHH (TMV) đều là nhà máy lắp ráp.

Toyota áp dụng là hệ thống sản xuất tinh gọn trong tất cả các khâu sản xuất của mình. Sản xuất tinh gọn là loại bỏ hoàn toàn việc lãng phí trong tất cả các khía cạnh của sản xuất nhằm đạt tới hiệu quả tối đa.

- Phân phối , bán hàng:

Tại Nhật BanÔ tô mạng lưới phân phối của Toyota bán hàng là lớn nhất tại Nhật Bản.

Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2009 , mạng lưới này bao gồm 290 đại lý sử dụng khoảng 40.000 nhân viên bán hàng và hoạt động hơn 4.800 cửa hàng bán hàng và dịch vụ.

Các kênh bán hàng tại Nhật: 4 kênh chính:Toyota Store Toyopet Store Toyota Corolla Store Netz Store

Các kênh này đã xuất hiện ở Nhật từ những năm 1960, đến nay đây vẫn là những kênh phân phối bán hàng hiệu quả của Toyota tại Nhật.

-

+ Trên thế giơi:

Tính đến 2009 xe Toyota được bán trên thị trường thông qua khoảng 170 nhà phân phối trong khoảng 170 quốc gia và khu vực. Thông qua các nhà phân phối, Toyota duy trì mạng lưới đại lý.

Thị phần chính của Toyota là Nhật bản và Mỹ. Đây là hai thị trường tiềm năng vì người dân các nước này rất chuộng sử dụng xe ô tô

2. Quan trị nhà cung ứng

Page 6: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Hiện tại Toyota dựa vào các nhà cung cấp bên ngoài cho hầu hết các bộ phận và vật liệu . . Các nhà cung cấp, Toyota tìm kiếm những là công ty có đủ khả năng và trách nhiệm để trở thành đối tác tích cực của hãng. Toyota luôn tìm kiếm các nhà cung cấp có khả năng cạnh tranh hàng đầu thế giới về chất lượng , chi phí ,giao hàng, và khả năng công nghệ 

2.1. Tiêu chuẩn đối vơi nhà cung ứng

- Chất lượng gắn liền vơi công nghệ Đối với Toyota ,chất lượng là điều cần thiết để sự hài lòng của khách hàng. Sản phẩm bị lỗi dẫn đến khiếu nại và mất niềm tin từ phía khách hàng điều này gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho hãng.Toyota mua hàng nghìn linh kiện của hàng trăm nhà cung ứng trên thế giới nên là rất khó khăn để tiến hành kiểm tra chi tiết cho từng loại.

Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của các linh kiện Toyota dựa trên năng lực về công nghệ , quy trình sản xuất ,lắp ráp của các nhà cung ứng ,từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Toyota duy trì nguyên tắc hiệp hội, xem các nhà cung cấp như các đối tác làm ăn. Hằng năm , Toyota để tổ chức các buổi họp với tổ chức nhà cung ứng để thông báo về chính sách mua bộ phận ,linh kiện, nguyên liệu.

Toyota đòi hỏi ở các nhà cung cấp khá tỉ mỉ và gắt gao về mặt chất lượng cũng như các thông số kỹ thuật.Cácnhàcungcấp trong ngành  xe hơi đều cho rằng Toyota là khách hàng tốt nhất của họ đồng thời cũng khó tính nhất.  Toyota đặt ra các tiêu chuẩn rất cao về sự tuyệt hảo và kỳ vọng mọi đối tác đều vươn tới những chuẩn mực đó.

Phòng mua bán vật tư của Toyota có những chuyên gia về hệ thống sản 

xuât Toyota và chất lượng của riêng nó để giao dịch với các nhà cung cấp.

- Giá ca Toyota áp dụng hình thức giá ràng buộc.

Hầu hết các nhà cung ứng sẽ được Toyota cung cấp nguyên liệu chính ( là sản

phẩm của các nhà cung cứng ở cấp trước đó) ,sau đấy họ sẽ sản xuất để tạo ra sản

phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Như vậy, các nhà cung ứng hầu như chỉ phải

Page 7: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

nhập ngoài thêm một số loại nguyên liệu nhỏ, và chủ yếu dụng quy trình công nghệ

của mình để sản xuất.

Mức độ hiện đại trong dây chuyền, công nghệ sản xuất của NCU đều đã được

Toyota đánh giá trước khi kí hợp đồng.

Toyota hiểu rõ cấu trúc chi phí của các nhà cung ứng nên nó chỉ chấp nhận mức

giá có liên quan đến chi phí cung ứng mà ở đó nhà cung ứng vẫn có lợi nhuận.

Nếu nhà cung cấp đưa ra giá rẻ Toyota cũng không dễ dàng chấp nhận khi chưa

xác nhận rằng giá như vậy là dựa trên chi phí thực tế.

Các nhà cung ứng sau khi được ký hợp đồng vẫn phải luôn nỗ lực không ngừng tiết

kiệm chi phí - nhà cung cấp cần phải phấn đấu để liên tục để giảm thiểu chi phí

Hợp đồng với các nhà cung cấp thường có thời hạn trong thời gian dài. Đây cũng

là một đặc trưng đối với loại hợp đồng áp dụng hình thức giá rang buộc.

- Giao hàng:

Giao hàng đúng hạn là điều kiện tiên quyết.

Do quá trình cung ứng và sản xuất hiện theo quy trình vòng khép kín nên việc giao hàng kịp thời cho các bộ phận sản xuất là vô cùng quan trọng. Nếu một nhà cung ứng giao hàng chậm thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của rất nhiều khâu khác.Đồng thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của Toyota.Nên điều đầu tiên Toyota yêu cầu nhà cung cấp là: Phải giao hàng đúng hạn, trong số tiền yêu cầu.

Tính linh hoạt trong sản xuất và giao hàng 

Khi khách hàng có vị thay đổi liên tục ,có thể một nhà máy ở Việt Nam đặt hàng nhưng sau đó tổng công ty yêu cầu nhà cung ứng chuyển lô hàng đó sang bên nhà máy Trung Quốc để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất gia tăng đột biến thì đòi hỏi các nhà cung ứng phải xử lý được tình huống , giao hàng đúng hạn cho bên Trung Quốc..

- Công nghệ:

Page 8: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Được doanh nghiệp thể hiện thông qua những tiến bộ trong việc phát triển sản phẩm và kỹ thuật sản xuất. Công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm cạnh tranh tốt hơn.

- Kha năng cai tiến liên tục, công nghệ quy trình/ san phẩm,

. Đối với Toyota yêu cầu này là bắt buộc để phù hợp với cách thức làm việc

của Toyota thúc đẩy sự thịnh vượng lâu dài cho cả hai bên và đảm bảo chất lượng

lý tưởng cho khách hàng.

Với mỗi nhà cung cấp , Toyota đều nghiên cứu và đưa ra mẫu hợp đồng

riêng biệt. Trong tất cả các hợp đồng với các nhà cung cấp trên thế giới , Toyota

luôn có những điều khoản về các quy tắc cơ bản của kiểm soát chất lượng, cách

giải quyết và xử phạt theo sau khi hàng bị lỗi …nhằm kiểm soát chặt chẽ chất

lượng sản phẩm được mua về.

Ngoài ra Toyota còn xem xét các yếu tố khác như:Khả năng tài chính của nhà cung cấpCác dịch vụ và hỗ trợToyota muốn hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu, tiềm lực tài chính mạnh sẽ giúp nhà cung cấp được Toyota đánh giá cao hơn khi hãng tuyển chọn nhà cung ứng chính thức.

- Đối với các nhà cung cấp đã trở thành nhà cung ứng của Toyota ,Toyota vẫn

đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các nhà cung ứng có khả năng cải tiến

liên tục, chất lượng , giá thành tốt nhất

2009 Tsubaki Automotive Europe  đã nhận được 2 giấy chứng nhận

công nhận.của TOYOTA. với sự công nhận về chất lượng và chi phí

hàng đầu thế giới .Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi để công ty này phát

triển thêm nhiều đối tác mới.

2.2. Nguyên tắc khi hợp tác:

Nguyên tắc "hợp tác ổn định lâu dài"

Page 9: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Toyota coi trọng hết sức mình để mối quan hệ kinh doanh ổn định,lâu dài với

sự tin tưởng lẫn nhau

(Mất khoảng từ 3-5 năm để Toyota đánh giá 1 nhà cung ứng mới trước khi kí

kết hợp đồng với họ nên Toyota không dễ dàng thiết lập một giao dịch mới với

các nhà cung cấp khác dù cho lúc đó họ đưa ra những chính sách hấp dẫn.)

Trong ngành ô tô Nhật Bản, Toyota có những mối quan hệ mật thiết nhất với các cung cấp,. Toyota lâu nay vẫn duy trì kiểu quan hệ này ngay cả khi các đối thủ toàn cầu như Ford và General Motors (GM) phải cắt giảm số lượng các nhà cung cấp để giảm chi phí.

Hợp tác phát triển:

Toyota luôn muốn có nhiều đối tác nên nó sẵn sàng hỗ trợ cho các nhà cung cấp

nào đáp ứng được yêu cầu

Toyota cam kết giúp đỡ các nhà cung ứng tăng khả năng cạnh tranh trong thị

trường xe hơi.

Toyota gửi các chuyên gia cũng như phương tiện hỗ trợ khác nhau đến nhà

cung ứng để hỗ trợ việc cải thiện hệ thống quản lý như:

o Tổ chức các khóa đào tạo và hướng dẫn kiểm soát mục tiêu

o Hỗ trợ thực hiện quá trình cải tiến liên tục.

o Hỗ trợ về hệ thống quản lý môi trường.

Hàng năm Toyota tổ chức 1 buổi hội nghị với các nhà cung cấp của mình để

đưa ra các chính sách mua mới và trao giải thưởng ,cấp giấy chứng nhận cho

các nhà cung ứng có những cải tiến về chất lượng sản phẩm giá thành tốt

nhất.

Theo nghiên cứu 2008 của tập đoàn Planning Perspectives Inc là một công

ty hàng đầu về các hoạt động khảo sát và nghiên cứu có trụ sở tại

Birmingham Mỹ.

Page 10: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Toyota là công ty đứng đầu về chỉ số quan hệ với các nhà cung cấp trên thị

trường. Điều này thể hiện mối quan hệ bền chặt và sự hợp tác tốt đẹp của

Toyota với các nhà cung ứng của mình

2.3 .Đánh giá hoạt động quan lý nhà cung ứng của Toyota.

- Ưu điểm :

+ Lợi thế của Toyota :

Do nhiều nhà cung cấp muốn hợp tác với hãng nên Toyota có khả năng “mặc

cả” cao trong việc đàm phán và lựa chọn nhà cung cấp.

Có khả năng tăng hoặc ép giá đối với các nhà cung ứng hiện tại

Đồng yen mất giá giúp làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và thu lợi nhuận cao nhờ các hoạt động kinh doanh xe của Toyota ở nước ngoài song lại khiến cho chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô đối với các hãng cung ứng tăng lên.Toyota có kế hoạch yêu cầu các hãng cung ứng phải giảm chi phí xuống thêm chưa đầy 1% từ tháng 4-9/2014 so với mức yêu cầu trước đó là khoảng 1,5% 

- Nhược điểm Thời hạn hợp đồng quá dài trong khi giá cả thị trường biến động mạnh dễ gây ra rủi ro cho Toyota .Rủi ro khi hiệp hội các nhà cung ứng tập hợp lại đòi tăng giá.

II. Ngành đóng tàu

Page 11: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

III. APPLE

Có thể thấy trong tổng số 8 giai đoạn sản xuất chính, thì Mỹ đã có mặt trong 3 giai đoạn

mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Đó là thiết kế sản phẩm, marketing và dịch vụ khách

hàng.

Page 12: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Sở dĩ, có sự phân phối này là do Mỹ lợi thế so sánh hơn hẳn trong những hoạt động sản xuất trên. Nhưng những công đoạn khác, lợi thế so sánh lại thuộc về quốc gia khác.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) được thực hiện tại Đức, nguyên vật liệu rẻ và chất lượng nhập từ Canada. Thu mua phụ tùng do Hàn Quốc tiến hành. Nhật Bản là chuyên gia trong lĩnh vực phân phối. Do chỉ cung cấp một số những linh kiện của Iphone, cũng như chỉ đóng góp phần giá trị gia tăng khá nhỏ nên Hà Quốc và Nhật Bản chỉ đứng ở giữa chuỗi của Apple, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản lại đứng đầu trong chuỗi giá trị của các sản phẩm Samsung hay Sony. Và cuối cùng, với nguồn nhân công, lao động dồi dào giá rẻ, Trung Quốc là nơi để thực hiện công đoạn lắp ráp, trước khi chuyển về Mỹ.

Giá trị gia tăng thu được là ít nhất trong số 6 quốc gia lớn chính tham gia chuỗi sản xuất iPhone. Thực chất, Trung Quốc chỉ chiếm 7 USD trong tổng giá 500 USD của 1 chiếc iPhone 3G. Dĩ nhiên, nước thu được nhiều giá trị gia tăng nhất vẫn là Mỹ. Các nhà sản xuất Mỹ đóng góp 331 USD, tương đương 66% tổng giá trị của 1 chiếc điện thoại iPhone.

IV. MAY MẶC- DA GIÀY:

Thượng nguồn Trung nguồn Hạ nguồn

1.2.1. Thượng nguồn

- Thiết kế

Khâu thiết kế quyết định mức giá mục tiêu, đối tượng mục tiêu và tính năng sản phẩm.

Khâu thiết kế cũng tạo kiểu dáng sản phẩm, lựa chọn chất liệu, màu sắc và cuối cùng là

sản xuất “gói công nghệ” hoàn chỉnh – đơn đặt hàng với các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu cắt

may…để gửi cho các nhà thầu phụ trong các nhà máy ở châu Âu và châu Á.

Tái chế

S n xu tả ấMarketing

Bán hàng

Phân ph iố

Thi t bế ị

Nguyên v t li uậ ệ

Thi t kế ế

Page 13: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Khâu thiết kế thường được thực hiện ở trụ sở chính của Nike tại Mỹ cùng một số công ty

thiết kế đơn lẻ ở Anh và Ý.

- Nguyên vật liệu

Các nguyên liệu thô để sản xuất một đôi giày bao gồm từ sợi tự nhiên như cotton và da

đến vật liệu tổng hợp kỹ thuật như polyester, nylon, cao su, da tổng hợp và ethylene vinyl

acetate (EVA)

Các nguyên liệu này được cung cấp từ 900 nhà cung cấp độc lập trên khắp thế

giới. Nike không nhập trực tiếp nguyên vật liệu sẵn có từ các nhà cung cấp này mà yêu

cầu họ sản xuất theo đơn đặt hàng, các thông số kỹ thuật của Nike.

Các nhà cung cấp thường tập trung ở các nước gần nguồn nguyên liệu và có nhà

máy sản xuất xuất giầy Nike, tiêu biểu như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia…

- Thiết bị

Nike có khoảng 10.000 nhà cung cấp trên toàn cầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ

không liên quan trực tiếp đến sản phẩm. Trong số đó, khoảng 300 nhà cung cấp chiếm

80% tổng chi phí - hơn $ 85.000.000.

1.2.2. Trung nguồn

Tính đến tháng 11 năm 2013, Nike ký kết hợp đồng sản xuất tại 765 nhà máy tại 43 quốc

gia với lượng công nhân lên tới 1,005,134 người. Các công ty này theo yêu cầu về số

lượng, chất lượng sản phẩm cũng như các yêu cầu về quá trình quản lý, sản xuất, điều

kiện an toàn lao động…của Nike. Bên cạnh sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có

để sản xuất thì còn được cung cấp một số bộ phận và lớp đế giày Nike-Air bởi công ty

Nike.

Nike thuê ngoài sản xuất lớp đế giày Nike - Air tại công ty Nike In houseManufacturing

tại Beaverton, Oregon; St. Charles, Missouri và Công ty Thể thao Suzhou tại Trung

Quốc.

Page 14: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Với 3 loại công ty hợp đồng, Nike hiện đang sử dụng chính 2 loại đó là: “Inline and local

factory” và “Inline factory”. Ngoài ra, Nike kí kết thỏa thuận sản xuất với một số công ty

độc lập (kiểu Local Factory) tại Argentina, Brazil, India, và Mexico để sản xuất sản phẩm

chủ yếu để cung cấp trong các nước này.

Các nhà máy sản xuất của Nike tập trung tại các thị trường mới nổi như Châu Á: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Banglades, Indonesia, Sri Lanka, Pakistan…và Châu Mỹ Latinh: Brazil, Mexico…

1.2.3. Hạ nguồn

- Phân phối

Những sản phẩm hoàn thành được vậnchuyển đến 17 trung tâm phân phối khổng

lồ của Nike trên thế giới. Từ các trung tâm phân phối này, theo nhu cầu hay từ các đơn

đặt hàng được đặt trước 5-6 tháng theo chính sách đặt hàng trước, một khối lượng lớn sản

phẩm Nike sẽ được xuất khẩu trực tiếp đến hơn 679 cửa hàng bán lẻ các loại trên toàn thế

giới và từ đó đến tay người tiêu dùng.

Hiện nay, Nike sở hữu 17 trung tâm phân phối trong đó có 3 trung tâm phân phối tại Mỹ:

2 trung tâm tại Memphis, Tennessee và 1 tại Wilsonville, Oregon; 14 trung tâm phân

phối còn lại phân bố tại một số nơi trên thế giới, trong đó 2 nơi lớn nhất đặt tại thành phố

Tomisato, Nhật Bản và tại thành phố Laakdal, Bỉ.

Các trung tâm phân phối có vai trò như một trung tâm Logistics và hơn cả thế. Ngoài việc

tiếp nhận và quản lý các đơn đặt hàng do công ty Nike cung cấp, các trung tâm phân phối

hoặc đảm nhận luôn vai trò Logistics hoặc liên kết với các công ty Logistics và vận tải

lớn như UPS, Maersk. Từ đó, những sản phẩm của Nike được phân phối đến mọi nơi trên

thế giới.

- Bán hàng

Hiện nay, Nike trực tiếp bán hàng thông qua nhiều hệ thống các cửa hàng khác nhau như:

Factory Outlet Store

Nike Town

Page 15: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Nike Retail Store

Nike Clearance Store

Nike Employee-only Store

Nike.com

Bên cạnh đó, Nike cũng có thể đưa các sản phẩm của mình đến các đại lý, trung tâm

thương mại chuyên phân phối các sản phẩm thể thao để bán cho người tiêu dùng.

- Marketing

Các hoạt động xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo được Nike lên kế hoạch

tại trụ sở chính, sau đó sẽ xây dựng các chương trình cụ thể tới từng thị trường riêng của

mình. Ở từng thị trường, Nike có thể thuê ngoài các công ty hỗ trợ hoạt động truyền

thông. Ví dụ như tại thị trường Tây Ban Nha, Nike thuê ngoài các công ty Iruna

Serigrafia S.L, Frama Y Sago S.L…

- Tái chế

Các sản phẩm của Nike sau khi được sử dụng sẽ được thu lại để tái chế thông qua

chương trình Nike Reuse-A-Shoe có mặt tại hơn 350 cửa hàng bán lẻ của Nike. Khách

hàng sẽ đem các sản phẩm cũ đến gửi tại cửa hàng bán lẻ của Nike. Các sản phẩm nếu

còn tốt sẽ được quyên góp từ thiện cho các tổ chức như Goodwill, Oxfam, and Boys &

Girls Club. Các sản phẩm khác sẽ được nghiền và tái chế thành nguyên liệu thô để sản

xuất các sản phẩm khác của Nike hay chế tạo các vật dụng khác.

Cấu phần Nơi thực hiện – Công ty thực hiện Giá trị

Thượng

nguồn

Thiết kếChủ yếu ở Nike - Mỹ, ngoài ra còn có

Anh, Ý…

9.29%

Nguyên vật liệu

900 nhà cung cấp trên toàn thế giới, tập

trung tại Trung Quốc, Đài Loan,

Malaysia…

12.86%

Thiết bị10000 nhà cung cấp thiết bị trên toàn thế

giới

4.28%

Trung Sản xuất Tập trung chủ yếu tại: 3.93%

Page 16: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

nguồn

- Châu Á: Trung Quốc, Việt Nam,

Campuchia, Ấn Độ, Banglades, Indonesia,

Sri Lanka, Pakistan…

- Châu Mỹ Latinh: Brazil, Mexico…

Hạ nguồn

Phân phối17 trung tâm phân phối trên thế giới với 4

trung tâm lớn: 2 ở Mỹ, 1 ở Nhật, 1 ở Bỉ.

7.5%

Bán hàngChủ yếu phân phối qua mạng lưới cửa

hang Nike trên khắp thế giới

49.28%

MarketingChủ yếu ở Nike - Mỹ, ngoài ra còn có Ý,

Anh, Tây Ban Nha…

12.86%

Việt Nam đang tham gia hai cấu phần trong chuỗi cung ứng giầy thể thao Nike, đó là công đoạn gia công sản phẩm và bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Cấu phần gia công san phẩm

Trong chuỗi cung ứng của Nike, hầu hết các nhà máy sản xuất giầy thể thao đều đặt tại Việt Nam. Có 29 nhà máy sản xuất giầy thể thao Nike trên tổng số 66 nhà máy sản xuất sản phẩm các loại của Nike ở Việt Nam. Các nhà máy này thu hút 239011 lao động, trong đó có 80% là công nhân nữ. Độ tuổi trung bình của người lao động là 31 tuổi và có 3.1% là công nhân ngụ cư.

Trong các loại nhà máy Inline, Local, Inline and Local như đã trình bày ở Chương 1, các nhà máy ở Việt Nam thuộc loại Inline. Ngoài xuất khẩu các mặt hàng sang một số khu vực lân cận và các nơi trên thế giới, những sản phẩm có thể được phân phối tới các cửa hàng bán lẻ tại quốc gia của công ty hợp đồng. Sản phẩm cung cấp trong nước của công ty hợp đồng hầu như không cần kiểm soát số liệu về tồn kho và giao dịch, trong khi những sản phẩm xuất khẩu sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt.

Hàng năm, khoảng 158 triệu đôi giày mang thương hiệu Nike và Converse của Tập đoàn Nike được xuất khẩu từ Việt Nam đi khắp thế giới. Số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm tới 41% sản lượng của hãng.

Các công ty hợp đồng này sau khi hoàn thành sản xuất sản phấm sẽ phân phối tới các cửa hàng bán lẻ ủy quyền trong vùng và vận chuyển tới trung tâm phân phối Nike như ở

Page 17: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Trung Quốc. Hoặc Nike vận chuyển từ trung tâm phân phối này, sản phẩm sẽ được chuyến đến các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam hoặc được xuất khẩu đến các trung tâm phân phối khác trên thế giới theo yêu cầu của Nike.

2.1.2. Cấu phần bán lẻ

Các sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được xuất khẩu đến các trung tâm phân phối trên thế giới của Nike. Sau đó, các sản phẩm này một lần nữa lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam bởi các cửa hàng bán lẻ ủy quyền của Nike tại Việt Nam.

=>LÝ DO VI T NAM THAM GIA VÀO CÁC C U PH N HI N NAY TRONG CHU IỆ Ấ Ầ Ệ Ỗ CUNG NG GI Y TH THAO NIKEỨ Ầ Ể

Ngu n lao đ ng d i dào và chí phí lao đ ng th pồ ộ ồ ộ ấ

Năm 2013 vừa qua, dân số nước ta chính thức cán mốc 90 triệu người với tỉ lệ tăng là

2%/năm, trong đó có khoảng 40 triệu người đang ở độ tuổi lao động. Giá nhân công ở

nước ta xếp vào một trong những nước trẻ nhất thế giới, với chi phí lao động khoảng 3.2

USD/1 giờ lao động (3.76 USD/1 giờ lao động ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh)

trong khi ở Nhật Bản là 65.78-85.36 USD/1 giờ lao động và hay Trung Quốc, nước được

coi là xưởng sản xuất của thế giới, là khoảng 4-7.9 USD/1 giờ lao động.

Chi phí nhân công giá rẻ và nguồn lực lao động dồi dào chính là lý do quan trọng nhất khiến Nike thâm nhập Outcourcing ở thị trường Việt Nam. Ngoài ra, người Việt Nam luôn được ca ngợi về đức tính cần cù, sáng tạo và khả năng thích ứng, tiếp cận nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ cao.

- Môi trường chính trị và xã hội ổn định

Một trong những yếu tố mà Nike không thể không đề cập đến, là yếu tố liên quan gián

tiếp đến sản xuất. Sự ổn định về mặt chính trị sẽ giúp cho mối quan hệ hai bên được thực

hiện. Việc tìm hiểu và tuân thủ những quy định về pháp lý trở thành tiêu chí buộc các

doanh nghiệp phải thực hiện khi thâm nhập Outsourcing vào thị trường quốc tế. Chúng ta

có thể khẳng định rằng Việt Nam là một nước có sự ổn định chính trị hàng đầu thế giới.

Thêm vào đó, với những cam kết và nỗ lực của Chính phủ trong việc chống tham nhũng

càng củng có thêm niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế. Cùng với xu hướng mở cửa hội

Page 18: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

nhập nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, đặc

biệt là thành viên của khối ASEAN, WTO…hệ thống pháp lý, hàng rào hạn ngạch thuế

quan của Việt Nam đã và đang tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp thâm

nhập đầu tư.

- Vị trí địa lý thuận lợi

Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Châu Á là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế

cao và năng động. Vị trí của Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ

các nước: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nước Nam Á, Trung

Đông và Châu Phi...Ven biển Việt Nam có nhiều cảng sâu, khí hậu tốt, ít bão và sương

mù, tàu bè nước ngoài có thể cập bến an toàn quanh năm. Việt Nam còn nằm trên trục

đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc qua Campuchia, Thái Lan,

Pakistan, Ấn Độ,... Về vận tải hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí trung

tâm của các thủ đô và thành phố trong vùng nên việc đi lại và vận chuyển rất thuận lợi.

Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải đầy đủ đảm bảo

tốt cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Đặc biệt, việc vận chuyển nguyên

liệu từ nước cung cấp phần lớn nguyên vật liệu thô cho Nike là Trung Quốc trở nên dễ

dàng và tiết kiệm chi phí hơn.

- Các điều kiện về môi trường chưa được siết chặt

Không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà ở khắp nơi trên thế giới, môi trường đang trở

thành vấn đề nổi cộm. Nhưng ở Việt Nam vấn đề này chưa thực sự được quan tâm một

cách đúng mức, cũng như các quy định về môi trường còn chưa đầy đủ. Mặc dù hiện nay,

ở Việt Nam có tới hơn 500 TCVN, nhưng việc sử dụng hầu như mới chỉ được đề cập

trong một vài năm gần đây, chưa có tác dụng ép buộc các doanh nghiệp trong việc bảo vệ

môi trường sinh thái và điều kiện làm việc của người lao động. Trong khi đó, các nước

như Hàn Quốc và Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt những quy định về ô nhiễm môi

trường. Thời gian gần đây, Chính phủ Trung Quốc ngày càng chịu sức ép phải tiến hành

các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhiều khu vực khắp đất nước chìm trong

Page 19: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

khói bụi dày đặc, đặc biệt độc hại đối với phổi, cao gấp 40 lần giới hạn của Tổ chức Y tế

thế giới. Bởi vậy, chính phủ Trung Quốc đang có xu hướng chỉ cho phép đầu tư nước

ngoài có chọn lọc và hạn chế các ngành có khả năng ô nhiễm cao.

- Khả năng đàm phán của người lao động chưa cao

Bản thân người lao động làm trong các nhà máy gia công của Nike đều có trình độ

học vấn chưa cao. Do đó họ chưa hiểu hết Luật lao động và những quyền lợi mà họ có

thể được hưởng. Khi cảm thấy mức lương quá thấp hay các điều kiện đãi ngộ quá ít ỏi, họ

chỉ có thể tiến hành các cuộc biểu tình lẻ tẻ. Các tổ chức công đoàn và hiệp hội bảo vệ

người lao động ở Việt Nam chưa hoạt động mạnh, chưa tạo được sự liên kết giữa người

lao động các doanh nghiệp và do đó, họ chưa thể giành được quyền lợi về cho mình.

*Lý do các doanh nghiệp Việt Nam tham gia gia công

- Giải quyết vân đề việc làm

Hiện nay vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại Việt

Nam. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, số ng thất nghiệp của Việt NAm 2013 là 2.2 %

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của

người dân, giảm mức tăng trưởng kinh tế và còn có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội. Bởi

vậy, các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam vẫn chấp nhận các công việc với mức

lương không cao để duy trì cuộc sống và giải quyết tình trạng thất nghiệp này.

- Chât lượng nguôn lao động con han chế

Hiện chỉ có 13.4% dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (thành thị:

25.4%, nông thôn: 8%). Trong nhóm dân số 25 tuổi trở lên thì chỉ có 18.9% có trình độ

học vấn bậc trung và chưa đầy 5.5% có trình độ học vấn bậc cao. Tỷ lệ này thấp hơn

nhiều các nước trong khu vực.

Trên các bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng nguồn lao động của thế giới, Việt Nam

luôn xếp ở thứ hạng thấp.

Page 20: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Điều đó cho thấy rằng năng lực, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam còn nhiều hạn

chế…Lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay đa phần là lao động phổ thông, lao

động thủ công, đơn giản, năng suất và giá trị gia tăng thấp, lao động kỹ thuật chuyên môn

về ngành da giày lại thiếu hụt, chưa được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản cho lĩnh vực

này.

- Ngành công nghiệp phụ trợ ngành giày dép chưa phát triển

Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) nhỏ hơn

tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp ngành giày dép. Cùng với các doanh nghiệp

trong ngành CNHT đa phần có quy mô lao động và tài sản nhỏ, năng lực công nghệ hạn

chế.

Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành CNHT sản xuất các loại đế giày, vải các loại

(dùng cho giày vải), keo dán phụ liệu khác…. Riêng các loại nguyện mũ gia (da, giả da,

da nhân tạo, da tráng PU…), hóa chất nhuộm, vải sợi thông mình…chỉ mới sản xuất

trong nước một sản lượng rất thấp. Việc sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày

cũng chỉ đáp ứng rất ít nhu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ nội địa hóa chỉ chiếm khoảng

40%, trong khi nguyên phụ liệu chiếm 75% giá thành của sản phẩm. Điều đó chứng tỏ

CNHT ngành giày dép của Việt Nam vẫn chưa đủ sức cung cấp nguyên phụ liệu cho các

doanh nghiệp công nghiệp chính, buộc họ phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ nước ngoài,

phần lớn là được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Kết luận

_ Việt Nam không thể tham gia vào khâu thượng nguồn của quá trình sản xuất giày dép

vì không đủ nguồn lực để tham gia:

+ Nguồn sản xuất nguyên vật liệu hạn chế, chủ yếu là sản xuất các nguyên vật liệu đơn

giản, kết tinh khoa học, kỹ thuật ít

+ Năng lực lao động còn kém, chưa có khả năng thiết kế được sản phẩm chất lượng

Page 21: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

_ Việt Nam không thể tham gia vào khâu hạ nguồn của ngành giày dép vì:

+ Doanh nghiệp không đủ vốn, năng lực để đảm nhận khâu marketing, phân phối

+ Sức mua của thị trường Việt Nam là nhỏ so với các nước trên thế giới

_ Việt Nam tham gia vào hoạt động gia công bởi có các năng lực phù hợp với cấu phần

này và để giải quyết vấn đề việc làm.

V. DẦU MỎ

Chuỗi hoạt động của ngành công nghiệp dầu mỏ bao gồm:

o Khâu thượng nguồn

o Khâu trung nguồn

o Khâu hạ nguồn.

Khâu thượng nguồn: bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu

khí. Khâu này sử dụng tổng hợp tri thức và công nhệ của các chuyên ngành như địa chất,

địa vật lý, địa khoáng, khoáng sản, khoan khai thác,,,

Khâu trung nguồn : bao gồm các hoạt đông lọc dầu thành các sản phẩm: xăng

dầu và các sản phẩm khác.

Khâu hạ nguồn : bao gồm các hoạt động phân phối cung cấp sản phẩm tới tay

người tiêu dùng.

Thượng nguồn ngành dầu mỏ:

Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí là hoạt động có nhiều rùi ro mang tính

mạo hiểm kinh tế: trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, rủi ro cao trước hết phụ

thuộc vào điều kiến địa chất.

Page 22: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Xác suất thành công trung bình trong tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thế giới hiện nay rất

thấp, chỉ khoảng 10% (Việt Nam là 20%). Lợi nhuận từ tìm kiếm chỉ từ 10%-20%, nhưng

rủi ro phải chịu là 100%. Ngoài những rủi ro về địa chất ảnh hưởng đến xác suất phát

hiện mỏ, rủi ro về kỹ thuật cũng rất lớn. Việc xây dựng và vận hành các đề án dầu khí

luôn đi đôi với nguy cơ cháy nổ làm tổn hại người, của và gây ô nhiễm môi trường sinh

thái. Các chi phí cho những rủi ro này khoa mà tưởng tưởng được.

Trung nguồn ngành dầu mỏ:

o Trung nguồn trong chuỗi cung ứng dầu mỏ là giai đoạn chế biến dầu thô thành các

thành phẩm như xăng, dầu, khí đốt…..Các quốc gia tham gia vào công đoạn này thường

tạo ra nhiều giá trị, thu được lợi nhuận cao vì thế mà trở nên giàu có và phát triển.

o Thực tế đã có nhiều quốc gia thịnh vượng nhờ dầu mỏ. Dầu biển Bắc là bệ phóng

cho hệ thống phúc lợi xã hội của Anh và Na Uy; nhờ dầu mỏ mà các nước Oman và

Brunei đi từ nghèo khó đến phồn vinh chỉ sau một thế hệ.

Hạ nguồn ngành dầu mỏ:

1/ Các sản phẩm sau quá trình lọc hóa dầu

Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất:

dầu hỏa

diezen

xăng nhiên liệu

Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm

của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường...

Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu.

2/ Mạng lưới vận chuyển dầu toàn cầu

Mỗi ngày, khoảng 80 triệu thùng dầu được vận chuyển từ các mỏ dầu trên thế giới,

chuyển đến nhà máy lọc dầu tại nhiều quốc gia, và phân phối tới các trạm xăng của người

tiêu dùng và các sản phẩm khác. Tàu chở dầu và đường ống vận chuyển phần lớn lượng

Page 23: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

dầu thô từ nơi khai thác, qua nơi sản xuất và sang các quốc gia tiêu thụ. Xe lửa, xe tải xử

lý phần còn lại. Xe tải thường là bước cuối cùng của phân phối, vận chuyển sản phẩm từ

xăng dầu nhiên liệu máy bay phản lực đến dầu nóng từ nhà máy lọc dầu tới khách hàng.

2.1. Vận chuyển bằng đường ống

2.2. Vận chuyển dầu bằng tàu

I. Sự cần thiết khi tham gia vào chuỗi dầu mỏ quốc tế đối với các nước đang phát

triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Chuỗi cung ứng trong ngành dầu mỏ quốc tế

Trong thực tế, chuỗi cung ứng trong ngành dầu mỏ rất phức tạp với rất nhiều khâu nhỏ.

Do đó việc tối đa hóa hiệu quả chuỗi cung ứng sẽ mang lại hiệu quả cao và cắt giảm một

lượng chi phí đáng kể.

Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng trên vừa là khách hàng sử dụng sản phẩm đầu ra của

khâu trước đó và vừa là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho khâu tiếp theo. Mỗi khâu

gồm nhiều hoạt động khác nhau. Khâu tìm kiếm, thăm dò gồm các hoạt động khảo sát địa

chấn, địa vật lý, địa chất và tạo ra giá trị thông qua phân tích tài liệu địa chấn, xác định

các cấu tạo triển vọng. Hoạt động phát triển khai thác trở thành khách hàng của hoạt động

tìm kiếm thăm dò, gồm xây dựng giàn khoan, khoan giếng, và các cơ sở vật chất kỹ thuật

khác. Khâu lọc hóa dầu sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu thô có được từ khâu khai thác

và sau nhiều công đoạn sản xuất phức hợp đầu ra của khâu lọc hóa dầu lại là đầu vào cho

khâu tiếp thị. Khâu tiếp thị gồm quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, phân phối xăng dầu và

các sản phẩm lọc dầu khác, trong khi người trực tiếp sử dụng sản phẩm này mới thực sự

là khách hàng cuối cùng.

Page 24: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng có thể do một hoặc nhiều đơn vị đảm nhiệm. Tuy nhiên,

quản trị một chuỗi cung ứng tốt cần đảm bảo mỗi công ty/tổ chức trong chuỗi cung ứng

phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể đáp ứng nhanh chóng, chính xác các

nguyên liệu, hàng hóa mà khách hàng của mỗi khâu cần đến, tránh các vấn đề phát sinh

với các nhà cung cấp và giảm rủi ro về sự chênh lệch cung – cầu mà công ty phải đối mặt

trong quá trình hoạt động. Đối với các công ty dầu mỏ, thường các giao dịch có giá trị rất

lớn, lợi nhuận cận biên có thể tăng mạnh nếu quản lý tốt khoản tiền mua trong toàn bộ

chuỗi cung ứng.

Chính vì vậy nếu các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển tham gia vào chuỗi

dầu mỏ quốc tế, họ có thể giành được một khoản doanh thu lớn từ các khoản chi phí có

thể đã mất đi trong chuỗi cung ứng trên. Đối với cả các nước không có nguồn dầu mỏ tự

nhiên thì họ vẫn có thể tham gia được chuỗi dầu mỏ quốc tế.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG DẦU MỎ TOÀN

CẦU CỦA VIỆT NAM

I.1 Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dầu mỏ toàn cầu

I.1.1 Giai đoạn thượng nguồn.

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu mỏ được tiến hành từ những năm 60 của thế kỉ 20 trên

toàn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Việt Nam được vào danh sách các nước xuất khẩu

dầu thô từ năm 1991. Việt Nam có trữ lượng dầu mỏ lớn ở thềm lục địa phía nam, trong

đá móng granit nứt nẻ tại mỏ dầu Bạch Hổ.

Theo thống kê, sản lượng khai thác của Việt Nam đang ở mức 319.500 thùng một ngày

( Nguồn: Factbook, 2007). Sản lượng đa số các loại dầu Việt Nam đang giảm mạnh, nhất

là các dầu thô khai thác từ trước như Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Sư tử Vàng…

Với tình hình trữ lượng như hiện nay và khả năng khai thác của nước ta thì trong vòn 15

năm nữa lượng dầu khai thác sẽ cạn kiệt.

Page 25: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

- Thăm dò và khai mỏ được tiến hành chủ yếu bởi tập đoàn dầu khí quốc gia Việt

Nam Petrovietnam, liên doanh với công ty của Nga Vietxovpetro.

Ứng dụng công nghệ mơi trong thăm dò và khai thác dầu khí

  Tại thời điểm này, ngành dầu khí Việt Nam đã và đang tiếp nhận chuyển giao, áp

dụng và làm chủ hàng loạt công nghệ hiện đại nhất của thế giới vào các lĩnh vực tìm

kiếm, thăm dò khai thác và chế biến dầu khí

Thăm do và khai thác dầu khí bằng công nghệ tiên tiến :

Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, ngành dầu khí Việt Nam đang sử

dụng nhiều công nghệ hiện đại, kể cả các ứng dụng mới nhất của công nghệ tin học, Hàng

loạt các phần mềm chuyên dụng, tiên tiến của thế giới đã được đưa vào sử dụng thông

qua mua bản quyền hoặc hợp tác liên doanh, liên kết cùng có lợi như: phần mềm xử lý tài

liệu địa chấn ProMax, minh giải địa chấn của GeoQuest và Landmark, mô phỏng mỏ của

GeoQuest (Eclipse), của CMG (IMEX, GEM, STARS), phần mềm cho khoan Drilling

Office;

Công nghệ điều khiển tự động trong khoan và khai thác cũng được áp dụng rộng rãi Công

nghệ sinh học và hóa học đã và đang được áp dụng để nâng cao hệ số thu hồi dầu ở các

mỏ như: Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng... Trong phân tích thí nghiệm

phục vụ tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, công nghệ tin học đã nhanh chóng được

sử dụng làm tăng độ chính xác của kết quả, tiết kiệm thời gian phân tích ở tất cả các loại

mẫu: cổ sinh, thạch học, địa hóa, cơ lý đá...

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về

KHCN với nhiều tổ chức, các đối tác và công ty dầu khí nước ngoài.Tập đoàn Dầu khí

quốc gia Việt Nam cũng là thành viên tích cực của nhiều tổ chức hợp tác quốc tế song

phương và đa phương như CCOP, ASCOPE, Hội địa chất dầu khí quốc tế... Thông qua

quan hệ hợp tác quốc tế, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được chuyển giao vào Việt

Page 26: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Nam và theo đó đã đào tạo được một lực lượng cán bộ nghiên cứu KHCN có trình độ

cao, đồng thời tiết kiệm được chi phí trong khai thác và chế biến dầu khí

Tuy nhiên để sử dụng được các công nghệ đó chúng ta phải thuê các kĩ sư ở nước ngoài

do đó ta bị phụ thuộc cả về mặt công nghệ và nhân lực. Trong quá trình khai thác do kĩ

năng quản lý của ta còn kém nên lượng dầu bị hao phí cao.

I.1.2 Việt Nam tham gia vào trung nguồn ngành dầu mỏ

Việt Nam có rất nhiều điều kiện để tham gia vào việc sản xuất và chế biến dầu mỏ

Thứ nhât là về nguồn nguyên liệu. Việt Nam có một nguồn nguyên là dầu thô, hàng năm

xuất khẩu trữ lượng lớn . Vùng biển Đông của Việt Nam được coi là một trong năm bồn

trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới với trữ lượng khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi và trữ

lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn.

Thứ hai, Việt Nam đã triển khai xây dựng hai nhà máy lọc dầu đó là nhà máy lọc dầu

Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất có công suất

chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/ năm. Dự kiến trong giai đoạn 2012 – 2015 khu kinh tế

Dung Quất tập trung sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực trong đó

trọng điểm là phát triển các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất đồng thời mở rộng

Nhà máy lộc dầu Dung Quất lên 10 triệu tấn/ năm tương đương 148.000 thùng/ngày..

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với công suất dự kiến là 200.000 thùng/ ngày, khoảng 10

triệu tấn/ năm với các sản phẩm chính là xăng A92, A95, A98, Dầu hoả, dầu Diesel,

nhiên liệu phản lực...đủ khả năng cung cấp Dầu cho thị trường trong nước.

Thứ ba, đó chính là chính sách của chính phủ. Trước thực trạng hiện nay là các mỏ đầu

của nước ta đang dần dần cạn kiệt, mặt khác không tìm ra được mỏ mới. Theo các chuyên

gia đánh giá thì chỉ đến năm 2015, từ một nước xuất khẩu về nhiên liên, khí đốt, chúng ta

sẽ phải đi nhập khẩu nguồn nguyên liệu này. Trong khi đó nhu cầu về các sản phẩm của

ngành dầu mỏ lại tăng cao.. Mặt khác, xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu thành

phẩm khiến chúng ta lãng phí tài nguyên và không thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy

chính phủ rất ưu tiên cho ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ. Đây là chủ trương đã có từ

Page 27: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

rất lâu của Nhà nước ta. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất để xây dựng và phát triển 2

nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất và Nghi Sơn như giải phóng mặt bằng, hưởng các chế độ

ưu tiên, ưu đãi … cho dự án.

Việt Nam đang tham gia vào trung nguồn ngành dầu mỏ từ năm 2009 tuy nhiên cần phải

nâng cao năng lực về nhân lực, kĩ thuật để hoạt động hiệu quả hơn.

I.1.3 Tiềm năng hạ nguồn

Khâu hạ nguồn trong ngành dầu mỏ bao gồm các hoạt động: tàng trữ, vận chuyển, xử lý,

chế biến lọc dầu, hóa dầu, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dầu khí

Đánh giá khả năng phát triển ha nguôn tai Việt Nam:

+ Nguôn vốn : Hạ nguồn ngành dầu khí là giai đoạn tạo ra nhiều giá trị nhất trong ngành

dầu khí, điều đó cũng đồng nghĩa với việc là để đầu tư phát triển hạ nguồn của ngành dầu

mỏ cần 1 nguồn vốn rất lớn. Để phát triển các lĩnh vực của ngành dầu khí đòi hỏi một

lượng vốn đầu tư rất lớn mà nguồn đầu tư trong nước mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu

phát triển ngành. Theo dự kiến nguồn vốn trong nước có thể huy động được chỉ đáp ứng

khoảng 47% tổng nhu cầu bao gồm có vốn đầu tư mở rộng của Tập đoàn dầu khí Việt

Nam, vốn vay tín dụng trong và ngoài nước, có thể cả nguồn viện trợ từ Ngân sách Nhà

nước. Như vậy có thể thấy khả năng huy động nguồn trong nước còn rất hạn chế. Bơi vậy

vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết là làm sao kêu gọi được các công ty nước ngoài đầu

tư vào ngành dầu khí Việt Nam.

+ Trình độ khoa học công nghệ: Là một ngành công nghệ đặc biệt, công nghiệp dầu khí

có những đặc điểm công nghệ kỹ thuật đặc thù, không những đòi hỏi vốn đầu tư lớn,

ngành còn cần những kỹ thuật công nghệ cao, thường xuyên thay đổi cung như phương

thức và kinh nghiệm quản lý độc đáo. Bên cạnh đó kiến thức chuyên môn của đội ngũ

cán bộ kỹ thuật cũng như trình độ tổ chức của đội ngũ cán bộ quản lý cũng phải đạt được

ở mức độ cao. Chỉ có vậy mới đảm bảo tiến hang vào giám sát được các hoạt động một

cách hợp lý và trôi chảy. Tuy vậy, như đã đề cập ở trên, ngành dầu khí còn quá mới mẻ,

do đó việc quản lý giám sát, điều hành các hoạt động dầu khí còn thiếu nhiều kinh

nghiệm, mặt khác các phương tiện máy móc thiết bị hiện đại chúng ta hầu như chưa có do

Page 28: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

thiếu vốn. Tất cả những yêu cầu và khả năng hiện có cho thấy cần phải có sự đầu tư trợ

giúp từ bên ngoài về kỹ thuật công nghệ, đào tạo cán bộ…các thiết bị máy móc cho hệ

thống ống dẫn và máy móc phục vụ cho giai đoạn khác, dây chuyền sản xuất và thiết bị

kiểm tra sản phẩm của giai đoạn chế biến.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA CÓ HIỆU QUẢ CHUỖI DẦU

MỎ TOÀN CẦU

Ngành dầu mỏ của chúng ta đang nằm ở khâu thượng nguồn ( đang khai thác dầu thô) và

trung nguồn( lọc dầu, chế biến các sản phẩm từ các thành phần trong dầu thô như đồ

nhựa, nến, mỹ phẩm).

I.1 Tham gia vào thượng nguồn

Dầu mỏ và khí thiên nhiên là tài nguyên quý hiếm, không tái tạo, là nguồn năng lượng và

nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Sau hơn 30 năm xây dựng

và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mà công tác thăm dò khai thác dầu khí là một

trong các hoạt động quan trọng nhất đã có những bước tiến vượt bậc, nhất là từ khi Đảng

và Nhà nước ta có chính sách mở cửa, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Nhà

nước ban hành, Ngành Dầu khí đã thu hút được hàng chục công ty dầu khí thế giới đầu tư

vào thăm dò ở hầu hết các bể trầm tích Đệ tam có triển vọng dầu khí của Việt Nam với số

vốn đầu tư cho thăm dò khai thác trên 7 tỷ USD, đã phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới, sản

lượng khai thác dầu khí tăng nhanh, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, góp phần đưa

đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, đóng góp một tỷ

phần lớn cho GDP nước nhà và không ngừng tăng lên, đưa Việt Nam vào danh sách các

nước sản xuất dầu khí trên thế giới và đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về khai thác dầu thô.

Tuy nhiên, do độ rủi ro cao, nguồn vốn lớn trong tìm kiếm-thăm dò dầu khí mà nền kinh

tế Việt Nam chưa đủ sức gánh chịu, còn phải dựa vào đầu tư nước ngoài nên mức độ

thăm dò không đồng đều, mới chỉ tập trung chủ yếu ở vùng nước nông đến 200m với

tổng diện tích các lô đã ký hợp đồng mới chiếm khoảng 1/3 diện tích thềm lục địa. Mặt

khác, cần phối hợp với các nhà thầu nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ mới để

tăng khả năng thu hồi dầu tại các mỏ đang khai thác. Điều này có ý nghĩa kinh tế rất lớn

trong tương lai khi mà các mỏ dầu khí khai thác ngày càng cạn kiệt và việc phát hiện các

Page 29: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

mỏ nhỏ ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến.

Vì vậy, trong thời gian tới để đảm bảo gia tăng trữ lượng, duy trì khai thác ổn định lâu dài

đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước luôn là thách thức lớn

đối với Ngành Dầu khí VN

I.2 Tham gia vào trung nguồn

Việt Nam có rất nhiều điều kiện tham gia vào trung nguồn của ngành dầu mỏ. Nguồn tài

nguyên dầu mỏ của chúng ta với trữ lượng chiếm tỷ trọng rất đáng kể so với khu vực,

nguồn vốn đầu tư về công nghệ, máy móc, trang thiết bị… cho các nhà máy lọc dầu cũng

đang được chú tầm bởi chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. Vẫn biết rằng lọc dầu là

một ngành  kinh tế - kỹ thuật có lợi nhuận thấp nhưng xét trên vị thế chiến lược cũng như

hiệu quả tổng hợp của nó trong công cuộc  phát triển kinh tế - xã hội dài hạn  nhất là

trong giai đoạn ta phải tăng tốc  để rút ngắn khoảng cách  tụt hậu  giữa nước ta và các

nước khác và đề phòng các rủi ro, bất trắc trong tương lai, Chính Phủ cũng như các cấp

quản lý chắc chắn sẽ  quan tâm nhiều hơn nữa đến sự nghiệp lọc dầu, tập hợp trí tuệ rộng

rãi để có những giải pháp thiết thực  giúp  nhanh chóng phát triển ngành này tương xứng

với yêu cầu của thời đại.

Kết Luận: Việt Nam nên tập trung tất cả các nguồn lực của mình vào khâu trung

nguồn của chuổi cung ứng dầu mỏ Quốc tế, nên chỉ dừng lại ở mức lọc dầu bởi các ngành

phụ trợ chưa phát triển, chưa thể tự cung cấp máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp lọc

hóa dầu được. Bên cạnh đó, ngành lọc hóa dầu cũng cần được đào tạo nhiều hơn nữa để

tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

VI. NÔNG SẢN- CÀ PHÊ

1.1. Chuỗi giá trị của hàng nông san:

Page 30: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Về cơ bản sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu cũng giống

như sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hoá khác. Tuy nhiên, do

những đặc thù riêng của sản xuất hàng hoá nông sản từ khâu canh tác trên trồng trọt tới

chế biến và tiêu thụ mà chuỗi giá trị hàng nông sản có những đặc thù và tính chất riêng.

Sơ đồ

1.2.

hình

chuỗi

giá

trị gia

tăng

đối vơi hàng nông san

Trong sơ đồ, giá trị gia tăng lớn nhất có được ở khâu phân phối và marketing, tiếp

theo đó là khâu R&D và chế biến, khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất là khâu trồng

trọt.

Mô hình này đã phần nào giải thích được vì sao các tập đoàn kinh doanh hoạt động

trên phạm vi toàn cầu thường tập trung nhiều vào các hoạt động phân phối và marketing,

nghiên cứu giống và quy trình sản xuất rồi chuyển giao cho các nước chậm phát triển và

đang phát triển để trồng trọt. Ngay cả các doanh nghiệp FDI khi đầu tư ra nước ngoài

cũng không phải là họ làm tất cả các khâu trong chuỗi mà họ chỉ làm các khâu có lợi

nhất, có giá trị gia tăng cao nhất chứ không làm toàn bộ chuỗi. Theo đó, công ty mẹ chỉ

làm các khâu nghiên cứu, triển khai, phân phối và phát triển thương hiệu - là khâu có giá

trị gia tăng cao, khâu trồng trọt thì họ để cho các Công ty thành viên của họ ở nước ngoài

đảm nhiệm.

Page 31: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Ví dụ: Hãng Nestle tập trung vào nghiên cứu giống, phân bón và quy trình trồng trọt cà

phê, quy trình chế biến, đóng gói và phân phối cà phê, sau đó chuyển giao cho các công

ty thành viên đầu tư sang nước ngoài để trồng trọt và chế biến. Khi đầu tư ra nước ngoài,

họ cũng chỉ tập trung cho khâu chế biến, khâu trồng trọt thường chuyển giao cho các chủ

trang trại hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.2. Chuỗi giá trị của mặt hàng cà phê:

Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu có thể mô tả là chuỗi gồm hàng loạt các hoạt động tạo ra

và hình thành lên giá trị của cà phê từ khâu trồng, chăm sóc thu hoạch cà phê nhân, chế

biến thô, chế biến sâu và phân phối, tiêu thụ cà phê trên thị trường toàn cầu với sự tham

gia của tất cả các bên liên quan từ người nông dân trồng cà phê tới các công ty chế biến,

công ty thương mại và phân phối sản phẩm cà phê tới người tiêu dùng.

Sơ đồ 1.3. Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Theo sơ đồ chuỗi giá trị này thì ngành cà phê có thể được mô tả như sau:

- Đầu tiên, từ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng cà phê: đất trồng, khí

hậu... và giống cây cà phê hình thành nên việc trồng cà phê trong chuỗi ngành công

nghiệp cà phê;

Đ t tr ng, gi ngấ ồ ố cây

Tr ng tr tồ ọ Ch bi nế ế

Th ng m iươ ạPhân ph i, bán lố ẻ

Page 32: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

- Nông dân tham gia khâu trồng cà phê bao gồm chăm sóc và thu hoạch cà phê. Sau

đó đem về sơ chế cà phê sau khi thu hái bằng các phương pháp xử lý khô hoặc ướt. Trong

khâu này, người nông dân sẽ nhận được một mức thu nhập thông qua việc bán cà phê hạt;

- Ở khâu chế biến, hạt cà phê lại được các nhà thu gom, chế biến trong nước thu

mua và tiếp tục được chế biến bằng phương pháp chế biến khô hoặc ướt. Trong khâu này,

các nhà thu gom và sơ chế sẽ nhận được một phần lợi nhuận từ hoạt động thu gom và sơ

chế hạt cà phê;

- Ở khâu thương mại, cà phê một phần được phân phối, bán lẻ trong nước, còn lại

được nhà xuất khẩu thu mua và bán cho các nhà nhập khẩu bên thị trường tiêu thụ.Trong

khâu này, các nhà xuất khẩu sẽ nhận được phần lợi nhuận từ việc bán cà phê cho các nhà

nhập khẩu với giá cao hơn;

- Trong hoạt động phân phối, cà phê sau khi được các nhà nhập khẩu mua về và tiếp

tục chế biến, rang xay sâu hơn; sau đó bán cho các nhà phân phối bán buôn. Trong khâu

này, các nhà rang xay cà phê sẽ thu được phần lợi nhuận từ việc bán cà phê với giá cao

hơn cho các nhà bán buôn;

- Cuối cùng, các nhà rang xay, các nhà bán buôn sẽ bán cà phê cho các nhà bán với

mức giá bán lẻ cho công chúng tiêu dùng hoặc cho cho các nhà hàng, quán bar hay quán

cà phê…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA

NGÀNH CAFE VIỆT NAM

2.1. Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành cà phê VN

2.1.1. Tham gia của sản xuât cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Việt Nam là nước có sản lượng cà phê sản xuất hàng năm đứng thứ hai thế giới, sau

Bra-xin và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối).

Page 33: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Năm 2013, tỷ trọng trong cơ cấu nguồn cung cà phê thế giới, VN chiếm 15%, đứng thứ 2

sau Brazil chiếm 32%.

Có thể thấy rằng, trong khâu sản xuất, cà phê của Việt Nam đã có vị trí cao trong

chuỗi giá trị sản xuất cà phê toàn cầu

VN có điều kiện tự nhiên (diện tích đất trồng rộng lớn, khí hậu thuận lợi), giống cà phê

mang lại sản lượng cao, nguồn nhân công dồi dào, kinh nghiệm chăm sóc lâu năm…là cơ

sở cho sự tham gia nhiều vào khâu sản xuất cà phê trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.

2.1.2. Tham gia vào khâu thu gom và chế biến

Hoạt động thu gom và chế biến cà phê ở Việt Nam chủ yếu là thu gom rồi sơ chế cà

phê nhân.

- Chế biến tại hộ - chủ yếu là phơi khô:

Sản phẩm cà phê tươi sau khi thu hoạch thường được phơi khô tại hộ gia đình. Tình hình

chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm thấp, chất lượng không đồng đều. Đây là

phương pháp dễ làm, giá thành thấp. Theo kết quả điều tra có tới trên 90% hộ là phơi khô

hoặc bán quả tươi.

Ở Việt Nam, trong phạm vi các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, máy móc thiết

bị phục vụ chế biến được trang bị rất sơ sài, chủ yếu cà phê được phơi ở các sân. Trong

khi đó, diện tích sân phơi lại thiếu nên cà phê sau thu hoạch có khi được đổ đống hoặc

phơi quá dày, không đảm bảo việc làm khô và sơ chế cà phê trong vòng 24 giờ sau thu

hái. Trình độ nhân lực cho chế biến ở khu vực này rất thấp, chủ yếu chỉ làm theo kinh

nghiệm.

- Chế biến tại các doanh nghiệp - Chủ yếu là chế biến khô:

Đối với cà phê nhân xuất khẩu, việc chế biến sau thu hoạch còn ở mức giản đơn, công

nghệ chủ yếu chỉ là sấy bổ sung, phân loại, đấu trộn và đánh bóng hạt. Số cà phê nhân

được đánh bóng không nhiều, chiếm khoảng 6- 7% lượng cà phê xuất khẩu.

Page 34: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

- Về công nghệ chế biến

Công nghiệp chế biến mới phát triển ở mức độ thấp, vì vốn đầu tư lớn, trong khi điều

kiện tài chính của các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế. Về công nghệ chế biến, hầu hết

công nghệ của các nhà máy chỉ là sơ chế cà phê nhân, công nghệ cho chế biến cà phê chất

lượng cao và cà phê xuất khẩu còn khá ít. Chất lượng đầu vào thấp cũng là một yếu tố,

chỉ có 20% đạt yêu cầu.

Tuy nhiên điểm yếu về công nghệ chỉ là một phần, Việt Nam cũng có thể tiếp cận

được với công nghệ hiện đại. Vấn đề lớn nhất ở đây là sản phẩm cà phê chế biến sâu của

Việt Nam chưa tìm được thị trường tiêu thụ, phần lớn hiện nay là phải tự bán. Hơn nữa,

từ trước đến nay, các hãng nước ngoài chỉ mua cà phê chế biến thô của VN để về chế

biến nhằm thu được nhiều lợi nhuận. VN khó có thể thoát khỏi các mối quan hệ trong

thương mại này.

Hiện nay, cả nước chế biến được khoảng gần 10% sản lượng cà phê thu hoạch hằng năm,

bao gồm cả chế biến rang xay và chế biến sâu (cà phê hòa tan). Các nhà đầu tư ở lĩnh vực

công nghiệp chế biến sâu có thương hiệu trong nước như Vinacafe, Trung Nguyên, nước

ngoài có Nescafe. Các sản phẩm rang xay có thương hiệu như: Thu Hà (Gia Lai), Đắc Hà

(Kon Tum), Vinacafe, Trung Nguyên...

Kết luận: Nhìn chung, sự tham gia của Việt Nam trong khâu rang xay và chế biến cà phê

còn rất hạn chế với giá trị gia tăng thấp. Hoạt động chế biến sâu để nâng cao giá trị gia

tăng cho cà phê còn rất thấp, công suất chế biến cà phê hòa tan và rang xay mới chỉ

chiếm chưa đầy 10% sản lượng cà phê cả nước.

2.1.3. Tham gia vào khâu thương mai

- Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu:

Theo Tồng cục Hải quan, mùa vụ 2012/2013, VN xuất khẩu 1,43 triệu tấn gồm cà

phê nhân xanh và cà phê đã xay xát, hòa tan với tổng kim ngạch xuất khẩu là 3 tỷ USD,

giảm 11% cả về lượng và giá trị so với mùa vụ 2011/2012.

Page 35: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

- Xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo thị trường:

Cà phê Việt Nam chủ yếu dành cho xuất khẩu (trên 90% tổng sản lượng). Cà phê Việt

Nam đã xuất khẩu đến trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mùa vụ 2012/2013, VN đã xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới trong đó 8 nước đứng

đầu chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hoa kỳ là thị trường nhập khẩu

cà phê lớn nhất VN, thứ hai là Đức, Tây Ban Nha.

Bên cạnh, một số nước sản xuất cà phê khác cũng nhập khẩu cà phê Robusta của Việt

Nam để chế biến cà phê hoà tan do cà phê Việt Nam có giá thành cạnh tranh hơn, trong

đó phải kể đến Thái Lan, In-đô-nê-si-a và Ấn Độ.

- Xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo chủng loại sản phẩm:

Các chủng loại cà phê xuất khẩu chủ yếu theo phân loại của Hải Quan bao gồm hai

dòng chính là cà phê đã rang và cà phê chưa rang. Trong mỗi dòng còn bao gồm thêm hai

nhánh nhỏ hơn là cà phê chưa khử cafein và đã khử cafein.

Xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là cà phê chưa rang, chưa khử cafein

(090111). Giá trị xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử cafein chiếm tới 98% tổng giá trị

xuất khẩu toàn ngành cà phê. Giá trị xuất khẩu cà phê chưa rang, đã khử cafein chỉ chiếm

0,64% (năm 2012).

. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 51% mỗi năm. Các sản phẩm cà

phê chế biến sâu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,3% tổng dung lượng thị trường thế giới, đứng

thứ 36 trong số các quốc gia xuất khẩu loại hàng hoá này.

- Giá xuất khẩu

Page 36: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

Tăng trưởng bình quân giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 là

5,7%/năm. Giá xuất khẩu đã tăng từ bình quân 1.191 USD/tấn năm 2001 lên 1.472

USD/tấn năm 2005 và đạt 1.640 USD/tấn năm 2010.

Giá cà phê VN rất thấp trong so sánh với các nước có nguồn cung cà phê lớn trên thế

giới, thấp hơn cả giá cà phê trung bình của thế giới, tốc độ tăng giá chậm.

Thực tế nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ chất lượng cà phê của Việt Nam không

đảm bảo do do thiếu kỹ năng chế biến, phát triển cà phê chưa theo quy hoạch, thiếu khả

năng tiếp cận kiến thức kỹ thuật, thị trường và tài chính dẫn đến khả năng cạnh tranh của

ngành bị hạn chế; các chính sách về thuế quan của nước nhập khẩu làm giảm tính cạnh

tranh của cà phê VN. Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đã chỉ ra 75% cà phê Việt Nam

không đạt chuẩn CQP (Coffee Quanlity-Improbement Program).

Kết luận: Sự tham gia của VN vào khâu xuất khẩu, thương mại còn hạn chế. Khối lượng

xuất khẩu có sự tăng lên, song giá cà phê lại có xu hướng giảm dần, chủng loại cà phê

chế biến xuất khẩu còn thô sơ, chủ yếu là loại cà phê có giá trị thấp, không có khả năng

cạnh tranh.

VN cũng đang có những sáng tạo về các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như cà phê

chồn, tuy nhiên nó chỉ đem đến một dòng sản phẩm hữu hạn, đòi hỏi phải có kinh nghiệm

trong sản xuất, chế biến, tìm kiếm được thị trường tiêu thụ, tăng cường đầu tư cho các

thương hiệu cà phê trong nước.

VN chưa có khả năng tham gia vào khâu phân phối, bán lẻ, marketing- cấu phần có giá trị

gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay, VN chỉ có cà phê Trung Nguyên

tham gia vào cấu phần này, tuy nhiên, hiệu quả không cao, gặp phải nhiều sự cạnh tranh

lớn từ các hãng nước ngoài lâu năm. Tuy nhiên, đây cũng là những bước đi đầu cho

ngành công nghiệp cà phê VN tiến sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, nâng

cao giá trị gia tăng cho cà phê VN trên thị trường cà phê thế giới.

2.2. Đánh giá sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành cà phê VN

Page 37: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

2.2.1. Đánh giá chung

Nhìn chung, mặt hàng cà phê của Việt Nam mới chỉ tham gia vào được các khâu có

giá trị gia tăng thấp, như: trồng trọt, thu gom, sơ chế và xuất khẩu cà phê nhân thô, đây là

những khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê. Ở những

khâu có giá trị gia tăng cao như: nghiên cứu và triển khai, rang xay - chế biến, phân phối

(bán lẻ trực tiếp trong và ngoài nước) và marketing chúng ta vẫn chưa tham gia được,

hoặc mức độ tham gia còn rất thấp. Chính vì vậy, giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê

Việt Nam còn rất thấp. Đòi hỏi chúng ta phải có định hướng tăng cường khả năng tham

gia vào các khâu này nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong

thời gian tới.

2.2.2. Nguyên nhân của việc ngành cà phê VN tham gia chưa có hiệu quả trong chuỗi

giá trị ngành cà phê toàn cầu

(1) Trong khâu sản xuất

- Thứ nhất, người trồng cà phê còn thiếu thông tin và khả năng đáp ứng các quy

định sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn cà phê Việt Nam và thế giới, thiếu thông tin đáng tin

cậy về thị trường buôn bán cà phê hữu cơ.

- Thứ hai, chất lượng cà phê của Việt Nam chưa cao. Ngoài những nguyên nhân bắt

nguồn từ yếu tố diễn biến bất thường của thời tiết, sự thoái hoá của nguồn tài nguyên đất,

sự nóng vội của người nông dân trong quá trình canh tác... còn có một yếu tố rất quan

trọng, đó là sự lạc hậu và thiếu đồng bộ trong quy trình khai thác, bảo quản và chế biến

các sản phẩm từ mặt hàng cà phê.

Thứ tư, tình trạng diện tích cà phê ngày càng già cỗi nhưng chậm được cải thiện đã ảnh

hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cà phê. Nguyên nhân chính là do thâm canh

quá mức và khai thác vườn cây cao độ (trong giai đoạn cà phê được giá vừa qua); mật độ

cây quá lớn trong khi cây che bóng không đảm bảo khiến vườn cây bị tác động mạnh của

Page 38: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

thời tiết. Ngoài ra, việc đầu tư về giống, kỹ thuật và chất đất không phù hợp với cây cà

phê cũng là nguyên nhân làm giảm sản lượng.

- Thứ năm, cà phê là ngành hàng có tính chất thương mại hoá cao nhưng quy mô

sản xuất quá nhỏ lẻ. Hiện có trên 500.000 hộ dân trồng cà phê nhưng 90% trong số đó có

diện tích dưới 1 ha. Quy mô nhỏ lẻ đã cản trở việc áp dụng các quy tắc thực hành sản

xuất cà phê bền vững.

- Thứ sáu, trong một thời gian dài, sản xuất cà phê của Việt Nam chú trọng quá

nhiều vào thâm canh để có năng suất cao. Hậu quả của việc thâm canh quá mức như vậy

khiến vườn cây nhanh xuống cấp, sâu bệnh gia tăng, đất trồng nhanh thoái hóa, chi phí và

giá thành tăng cao…

- Thứ bảy, việc thu hái quả xanh khiến năng suất và chất lượng cà phê bị giảm sút

do thu hái từ đầu vụ dễ gặp mưa, áp lực phơi sấy, chế biến dồn dập nên làm giảm chất

lượng. Tập quán thu hái quả xanh không những gây thiệt hại về tài chính cho người dân,

do bị thương lái ép giá mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cà phê xuất

khẩu của Việt Nam.

- Thứ tám, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hầu như chưa thực hiện đầy đủ Quyết

định 80 của Chính phủ về ký kết, tiêu thụ cà phê với hộ nông dân thông qua hợp đồng.

Việc thu mua cà phê nguyên liệu từ hộ nông dân chủ yếu thông qua mạng lưới các đại lý

thu mua, thương lái (mua xô) nên nhiều nông dân không mặn mà với việc nâng cao chất

lượng.

- Thứ chín, hình thức sản xuất nông hộ thiếu sự liên kết với nhau như hiện nay đang

là những khó khăn rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn cà phê nguyên liệu cho

rang xay, chế biến cà phê (các loại cà phê đặc sản trong đó có cà phê hữu cơ…), đồng

thời cũng gây khó khăn trong việc giám sát chất lượng cà phê.

(2) Trong khâu thu mua và chế biến

Page 39: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

- Thứ nhất, hệ thống thu mua, tiêu thụ cà phê chưa hoàn chỉnh và thiếu bền vững.

Hệ thống thu mua cà phê có khá nhiều cấp trung gian. Nông dân hiện nay chủ yếu bán cà

phê qua các đại lý thu mua. Các đại lý này bán lại cho các đại lý cấp cao hơn, sau đó cà

phê mới tới được với các nhà máy chế biến hay đơn vị xuất khẩu. Từ đó, cà phê còn qua

tay các thương gia nước ngoài và cuối cùng mới tới với các nhà rang xay hay các sàn

giao dịch.

- Thứ hai, vấn đề thu gom và chế biến còn chưa được thực hiện theo đúng trình tự

kỹ thuật khiến chất lượng cà phê chưa đảm bảo đạt mức cao.

- Thứ ba, việc nhập khẩu các thiết bị chế biến từ nước ngoài có công suất cao và sản

phẩm tốt nhưng giá bán cao, đòi hỏi thời gian khấu hao lâu.

- Thứ tư, công nghệ chế biến cà phê của Việt Nam còn lạc hậu so với các nước

trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các máy móc sản xuất trong nước chưa đáp ứng

được nhu cầu thị trường mặc dù giá rẻ chỉ bằng 1/5 đến 1/3 giá nhập ngoại, tốn nước, khó

xử lý sau khi chế biến và nhiều khâu đòi hỏi lao động thay thế.

- Thứ năm, hầu hết người trồng cà phê, đại lý và doanh nghiệp đều ít nhiều tham gia

chế biến sản phẩm bằng nhiều loại công nghệ khác nhau, khiến cho sản phẩm cà phê sau

thu hoạch không đồng đều, chất lượng không cao và giá khó có thể phản ánh đúng hàm

lượng chế biến của sản phẩm. Trong khí đó, ở nhiều nước khác như In-đô-nê-xi-a, khâu

chế biến chỉ tập trung ở các doanh nghiệp lớn.

- Thứ sau, quá trình sơ chế phân tán, trên 80% sản lượng chế biến tại các hộ nhỏ lẻ,

trong đó 50% hộ thiếu sân phơi và 80% hộ không có máy sấy, phải phụ thuộc vào thời

tiết. Số lượng máy sấy chủ yếu là sản xuất trong nước nên công nghệ không cao, còn máy

nhập khẩu thì số lượng rất ít do giá thành cao. So với yêu cầu về chất lượng xuất khẩu thì

năng lực sơ chế này chỉ đạt 20%, khâu tinh chế đạt 40%, công nghệ sấy chất lượng cao

chỉ đạt 20%.

Page 40: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

- Thứ bảy, hệ thống tổ chức thu mua cà phê cũng như quan hệ phân chia lợi nhuận

trong chuỗi giá trị cà phê trên thị trường nội địa còn chưa vận hành tốt, chưa khuyến

khích được người sản xuất cải thiện công nghệ sau thu hoạch và nâng cao chất lượng

trong khâu rang xay, chế biến.

- Thứ tám, mặc dù là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới nhưng số lượng các

đơn vị, doanh nghiệp thu mua, chế biến nguồn nguyên liệu này của Việt Nam được coi là

mạnh lại rất hạn chế (26/146 doanh nghiệp).

- Thứ chín, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu rang xay, chế biến cà phê

của Việt Nam còn chưa được quan tâm đúng mức.

(3) Trong khâu thương mại (xuất khẩu và phân phối bán lẻ)

- Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê của Việt Nam vẫn còn

nhiều hạn chế. Sau 20 năm phát triển mang tính bùng nổ, tuy đã được thế giới thừa nhận

là “cường quốc cà phê” nhưng Việt Nam mới chỉ là cường quốc sản xuất và bán cà phê

hạt, chỉ được chia phần giá trị gia tăng rất hạn chế trong chuỗi giá trị. Mặc dù cà phê Việt

Nam đã có mặt trên toàn thế giới nhưng dường như người tiêu dùng trên thế giới vẫn

chưa biết rằng họ hằng ngày vẫn đang dùng cà phê hiệu Nestle, Maxell, Folger... Bên

cạnh đó, việc duy trì, phát triển và bảo vệ thương hiệu cà phê hiện nay đang gặp phải

những khó khăn (chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng bị ăn cắp thương hiệu hay bị

các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm cà phê ở thị trường nước ngoài. Ví dụ:

Cà phê Trung Nguyên ở một số Bang của Hoa Kỳ hay cà phê Tây Nguyên ở Trung

Quốc).

- Thứ hai, giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam còn rất thấp so với khu vực và thế

giới, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng về giá xuất khẩu trong suốt hơn 10 năm qua là rất thấp

(thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê chính). Tính chung trong 10 năm gần đây,

giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng trên dưới 50% giá bình quân của thế giới.

Page 41: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

- Thứ ba, chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu vẫn là điểm yếu nhất làm giảm uy

tín cũng như giá của cà phê nước ta trên thị trường quốc tế. Sản phẩm xuất khẩu chỉ dựa

trên một số tiêu chí đơn giản về phần trăm hạt đen vỡ, tạp chất và thuỷ phần. Cà phê của

Việt Nam luôn bị phàn nàn về chất lượng xấu, có lúc bị thải loại đến 60%, giá bị giảm

100 - 200 USD/tấn, có lúc lên đến 600 USD/tấn tại London. Mặc dù việc áp dụng TCVN

4193:2005 là tự nguyện, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam không muốn áp

dụng hệ thống các tiêu chuẩn hiện hành; doanh nghiệp nước ngoài mua cà phê của Việt

Nam cũng không muốn áp dụng tiêu chuẩn này. Có rất nhiều bất cập giữa tiêu chuẩn cà

phê Việt Nam so với tiêu chuẩn ISO 10470:2004 của Tổ chức xuất khẩu cà phê Quốc tế.

Rõ nét nhất là cách tính tiêu chuẩn cà phê dựa trên số lỗi mà Việt Nam đang áp dụng so

với cách tính tiêu chuẩn theo khối lượng.

- Thứ tư,các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham

gia thương mại cà phê thế giới. Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam ở trong thế yếu hơn

so với các thương gia nước ngoài. Các thương gia nước ngoài với tiềm lực tài chính

mạnh, thu gom cà phê từ các nhà xuất khẩu nhỏ trong nước và trở thành các đầu mối xuất

khẩu chính, là người trực tiếp giao dịch trên các sàn giao dịch cà phê và đàm phán với

các nhà rang xay thế giới.

- Thứ năm, cà phê Việt Nam chưa tham gia được vào công đoạn cao hơn trong

chuỗi giá trị cà phê. Do chưa có khả năng phát triển công nghiệp chế biến cũng như phát

triển hệ thống phân phối toàn cầu, Việt Nam chưa tham gia được vào các công đoạn

mang lại giá trị gia tăng cao của chuỗi giá trị. Có thể thấy, tuy cà phê Việt Nam được

đánh giá cao về các chỉ số lợi thế so sánh (yếu tố địa lý, khả năng đáp ứng nhu cầu thị

trường thế giới của sản phẩm...) nhưng lại ở vị trí thấp đối với các chỉ số năng lực cạnh

tranh như khả năng đa dạng hoá sản phẩm và thị trường.

- Thứ sáu, vai trò của các doanh nghiệp (lãnh đạo chuỗi) trong việc quyết định thị

trường chưa có. Các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam đã có những vai trò nhất định

trong việc sản xuất nhưng chưa phải là những người định giá. Là nước sản xuất cà phê

Page 42: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

lớn trên thế giới nhưng giá cà phê của Việt Nam lại phụ thuộc vào những nhà tiêu thụ lớn

(các nhà rang xay) trên thế giới. Các doanh nghiệp trong ngành cà phê cũng chủ yếu sử

dụng những nghiệp vụ buôn bán truyền thống, chưa có những hình thức thương mại tiên

tiến như tham gia vào thị trường giao sau. Mặc dù chúng ta đã có Trung tâm Giao dịch

Cà phê Buôn Mê Thuột, nhưng thật sự vai trò của nó vẫn còn rất hạn chế.

- Thứ bảy, một số phân khúc thị trường cà phê của Việt Nam đang bị mất thị phần.

Phân khúc thị trường sôi động nhất hiện nay là cà phê đã rang chưa khử cafein (090121)

với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm của thế giới đạt tới 19% mỗi năm trong giai

đoạn 2005 - 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam

trong cùng giai đoạn chỉ đạt 18% và giá trị chỉ vào khoảng 8 triệu USD mỗi năm, có

nghĩa là Việt Nam đang đánh mất dần thị phần trên phân khúc thị trường đầy hứa hẹn

này. Tương tự như vậy với các mặt hàng cà phê chưa rang, đã khử cafein (090122) và

(090190). Tốc độ tăng trưởng nhu cầu của thế giới giai đoạn 2005 - 2009 tương ứng đạt

17% và 14% nhưng tốc độ gia tăng xuất khẩu của Việt Nam thậm chí ở mức âm tương

ứng là 9% và 6%

- Cuối cùng, thiếu vốn là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc

khắc phục những điểm yếu của ngành trong khi phát triển công nghiệp chế biến và đặc

biệt là phát triển hệ thống phân phối đòi hỏi phải đầu tư lớn.

-

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG

CHO CAFE VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Dưới đây là một vài biện pháp nhóm tham khảo được qua các tài liệu, ví dụ như:

3.1. Giai pháp nâng cao giá trị gia tăng trong R&D:

Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; Nghiên cứu

xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê, làm cơ sở cho việc chuyển giao kỹ thuật

và áp dụng trong trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến cà phê cho từng vùng, từng địa

Page 43: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

phương; Triển khai và sớm ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến công đối

với lĩnh vực trồng và chế biến cà phê, nhất là khâu sơ chế cho các hộ dân; Xây dựng, ban

hành chính sách, cơ chế kế hoạch nhằm thu hút và thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các nhà

quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, các nhà doanh nghiệp với nhà sản xuất, xây dựng các

vùng sản xuất cà phê sinh thái bền vững; Tăng cường nguồn vốn ngân sách cải tạo, nâng

cấp và đầu tư mới các trung tâm nhân giống vùng và trạm giống khu vực; Giao cho các

cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học thực hiện các đề tài giải quyết vấn đề bức xúc

trong sản xuất và xây dựng bộ tài liệu về quản lý cây cà phê tổng hợp và đẩy mạnh sản

xuất cà phê theo hướng bền vững; Triển khai các biện pháp nghiên cứu khoa học công

nghệ, phát triển sản phẩm mới, khắc phục tình trạng chất lượng sản phẩm thấp, không

đồng đều và giá thành cao;…

3.2. Giai pháp nâng cao giá trị gia tăng trong khâu san xuất:

Tăng cường công tác rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành cà phê; Tiếp

tục đổi mới cơ chế, chính sách cho ngành cà phê phát triển; Tăng cường công tác khuyến

nông (khuyến nông nhà nước và khuyến nông doanh nghiệp); Thực thi chính sách tạm trữ

cà phê; Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng; Thực hiện quy trình trồng cà phê hợp lý

nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về

điều kiện địa lý, sinh thái các vùng; Đa dạng hoá sản xuất cả ở vùng chuyên canh cà phê

lẫn vùng sẽ chuyển dịch và cơ cấu lại sản xuất.

3.3. Giai pháp nâng cao giá trị gia tăng trong khâu thu gom và chế biến:

Tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hoạt động thu gom và chế

biến cà phê; Quản lý khâu thu hoạch cà phê xanh thông qua việc nâng cao nhận thức cho

nông dân; Tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ

sở dịch vụ cà phê; Tổ chức lại các mô hình chế biến cà phê nhân để tạo thế chủ động

tham gia của cà phê Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu; Đầu tư thiết bị và công

nghệ cho công đoạn phơi sấy và chế biến để nâng cao chất lượng cà phê; Tập trung nâng

Page 44: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến để tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị;

Đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và

xuất khẩu; Phát triển và hệ thống hoá công cụ bảo hiểm rủi ro giá cho ngành hàng cà phê.

3.4. Giai pháp nâng cao giá trị gia tăng trong khâu tiêu thụ (xuất khẩu và phân phối

bán lẻ):

Tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường năng lực cung cấp

thông tin thị trường; Phát triển thị trường và sản phẩm; Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà

phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế.

3.5. Giai pháp nâng cao giá trị gia tăng trong khâu marketing và phát triển thương

hiệu:

(1) Giải pháp marketing

- Đối với Nhà nước: Tổ chức và tăng cường quản lý đối với hệ thống bán lẻ; Xây

dựng cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp quốc doanh và dân doanh cùng tham gia

cạnh tranh trong hoạt động cung ứng  để mặt hàng cà phê; Tạo cơ chế, chính sách để các

doanh nghiệp bán lẻ cà phê trong nước có đất đai, có vốn để mở rộng chuỗi bán lẻ theo

quy hoạch; Ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Tăng cường đầu tư cho hoạt động

xúc tiến thương mại.

- Đối với các doanh nghiệp: Hoàn thiện phương thức quản lý trong hệ thống nhượng

quyền thương mại đối với mặt hàng cà phê; Cân đối giữa hai yếu tố: giá trị, quyền lợi vật

chất trước mắt và những giá trị mang tính tinh thần, tính cộng đồng và có tầm nhìn xa;

Tăng cường hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường nội địa.

(2) Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu

- Những giải pháp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước: Tiếp tục hoàn thiện các

qui định pháp lý đối với việc xây dựng thương hiệu; Cung cấp thông tin, hỗ trợ về tư vấn,

Page 45: Thực Tế Chuỗi Cung Ứng Quốc Tế

đào tạo cho doanh nghiệp; Xây dựng nên những doanh nghiệp, thương gia lớn chuyên

xuất khẩu cà phê.

- Những giải pháp từ phía doanh nghiệp: Trước hết, doanh nghiệp phải có ý thức tạo

ra một sản phẩm chất lượng đủ tốt; Có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong

toàn thể doanh nghiệp; Lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lý và hình thành chiến lược

tổng thể cho xây dựng thương hiệu; Lựa chọn mô hình và chiến lược thương hiệu đóng

vai trò rất quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu;

Cần đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và ngoài nước (nếu có ý định xuất khẩu),…