24
Nguồn: Viện NCPT TPHCM http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp? idcha=3442&cap=4&id=4515 Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam (phần 1) 1. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI. - FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Giai đoạn 1994 –1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội lên tới 30 – 31%, là mức cao nhất cho đến nay. Tỷ lệ này đã giảm dần và năm 2005, FDI thực hiện ước chiếm 16,3% trong tổng đầu tư xã hội.

Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Nguồn: Viện NCPT TPHCM http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3442&cap=4&id=4515

Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam (phần 1)

1. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư  rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI.

- FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế

Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Giai đoạn 1994 –1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội lên tới 30 – 31%, là mức cao nhất cho đến nay. Tỷ lệ này đã giảm dần và năm 2005, FDI thực hiện  ước chiếm  16,3% trong tổng đầu tư xã hội.

Trong suốt một thập kỷ qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,9% vào GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,4% của khu vực này năm 1994. Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả nước.

- FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu

FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng... Năm 2004, khu vực có vốn FDI đóng góp tới 35,68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, trong khi tỷ lệ này chỉ là 25,1% năm 1995. Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày... Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy

Page 2: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành trong suốt giai đoạn 1995 – 2003, trừ năm 2001. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này tuy cao, đạt 15,7% nhưng thấp hơn mức chung toàn ngành, chủ yếu do tốc độ tăng rất cao của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước (22,8%).

Trong một thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong khi đó năm 2004 con số này đã là 26,5 tỷ đô la, tăng gấp 13,5 lần so với năm 1991. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị xuất khẩu, từ 4% năm 1991 lên 54,6% năm 2004. Mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI không cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.

- FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực

Hiện tại, các dự án có vốn FDI tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 730 ngàn lao động, chỉ chiếm 1,5% tổng lao động có việc làm tại Việt Nam, so với tỷ trọng này năm 1996 là 0,7%. Điều đó cho thấy FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng cao. Đó cũng là một cách lý giải cho mức thu nhập trung bình của lao động trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dẫn các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.

Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về số lao động gián tiếp được tạo ra bởi khu vực FDI tại Việt Nam.

- FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô

Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Theo tính toán của Tổng cục thuế, năm 2002, khu vực FDI đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lần so với năm 1994. Tính riêng giai đoạn 1996-2002, khu vực này đóng góp vào ngân sách trung bình ở mức khoảng 6%. Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt động. Tuy nhiên, nếu tính cả thu từ dầu thô thì tỷ trọng này ước khoảng 20%.

Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Động thái của cán cân vốn trong thời kỳ 1994-2002 cho thấy có mối quan hệ khá rõ giữa số dư tài khoản vốn và dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam hàng năm.

Page 3: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam (phần 2)

2. Chính sách đối với đầu tư nước ngoài

Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam cải cách kinh tế và được thể chế hoá thông qua ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 5 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và gần đây nhất là năm 2005. Bảng 2.1 khái quát lại những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI qua các kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Trong điều 4 chương I của Luật Đầu tư 2005, Nhà nước đã khẳng định sẽ cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hơn thế nữa, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam.

BẢNG  1: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Lĩnh vực

Luật sửa đổi năm 1992 đến 1995

Luật sửa đổi năm 1996 đến hết 1999

Luật sửa đổi năm 2000 đến

2004

Luật sửa đổi năm 2005 đến

nay

Trình tự đăng

+ Dự án FDI được nhận giấy phép đầu tư trong vòng 45 ngày

+ Sau khi có giấy phép, DN FDI vẫn phải xin đăng ký hoạt động

+ DN FDI được lựa chọn loại hình đầu tư, tỷ lệ góp vốn, địa điểm đầu tư, đối tác đầu tư

+ DN xuất khẩu sản phẩm trên 80% được ưu tiên nhận giấy phép sớm.

+ Ban hành danh mục DN FDI được đăng ký kinh doanh, không cần xin giấy phép;

+ Bỏ chế độ thu phí đăng ký đầu tư FDI

+ Dự án có vốn đầu tư trong nước có vốn dưới 15 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.

+ Đối với các dự án có quy mô từ 15-300 tỷ đồng và không thuộc

Page 4: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

danh mục đầu tư có điều kiện phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu

Lĩnh vực đầu tư

+ Khuyến khích các dự án liên doanh với doanh nghiệp trong nước; hạn chế dự án 100% vốn nước ngoài

+ Khuyến khích DN FDI đầu tư vào những lĩnh vực định hướng xuất khẩu, công nghệ cao.

+ Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI cho giai đoạn 2001 – 2005

+ Mở rộng lĩnh vực cho phép FDI đầu tư xây dựng nhà ở

+ Đa dạng hoá hình thức đầu tư; được mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước.

+ Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.

Đất đai

+ Phía Việt Namchịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án có vốn FDI;

+ Dự án có vốn FDI được thuê đất để hoạt động, nhưng không được cho các doanh nghiệp khác thuê lại.

+ UBND địa phương tại điều kiện mặt bằng kinh doanh khi dự án được duyệt; DN thanh toán tiền giải phóng mặt bằng cho UBND

+ Được quyền cho thuê lại đất đã thuê tại các khu CN, khu chế xuất.

+ Được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất;

+ Trường hợp nhà đầu tư thuê lại đất của người sử dụng đất được Nhà nước giao đất thì nhà đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.

 

Tỷ giá, ngoại tệ

+ Các dự án FDI đầu tư hạ tầng và thay thế nhập khẩu

+ Dự án phải bảo đảm cân đối nhu cầu về ngoại tệ

+ Được mua ngoại tệ tại

+ Nhà đầu tư được mua ngoại

Page 5: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

được Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ;

+ Các DN FDI thuộc các lĩnh vực khác phải tự lo cân đối ngoại tệ; Nhà nước không chịu trách nhiệm về cân đối ngoại tệ đối với các dự án này

cho các hoạt động của mình;

+ Áp dụng tỷ lệ kết hối ngoại tệ do tác động khủng hoảng tài chính khu vực (80%), sau đó nới dần tỷ lệ này.

+ DN có thể mua ngoại tệ với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước

NHTM để đáp ứng nhu cầu giao dịch theo luật định;

+ Bãi bỏ yêu cầu chuẩn y khi nhượng vốn; giảm mức phí chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

+ Giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% xuống 50% đến 30% và 0%

tệ để đáp ứng cho giao dịch vốn và giao dịch khác theo luật định

+ Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải.

Xuất nhập khẩu

+ DN phải bảo đảm tỷ lệ xuất khẩu theo đã ghi trong giấy phép đầu tư

+ Sản phẩm của DN FDI không được bán ở thị trường Việt Namqua đại lý

+ DN FDI không được làm đại lý XNK

+ Bãi bỏ hoàn toàn việc duyệt kế hoạch xuất khẩu của DN FDI

+ Cải tiến thủ tục XNK hàng hoá đối với xét xuất xứ hàng hoá XNK

+ Thu hẹp lĩnh vực yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu 80% sản lượng;

+ DN FDI được tham gia dịch vụ đại lý XNK

+ Không bắt buộc nhà đầu tư xuất khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định hoặc  nhập khẩu với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.

Thuế + Áp dụng thuế ưu đãi cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt ưu tiên với mức thuế thu nhập 10% trong vòng 15 năm kể từ

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị , máy móc, vận tải chuyên dùng, nguyên liệu vật tư...

+ Miễn thuế nhập khẩu

+ Bãi bỏ quy định bắt buộc DN FDI trích quỹ dự phòng

+ Tiếp tục cải

+ Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ

Page 6: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

khi hoạt động;

+ Mức thuế thu nhập của DN 100% vốn nước ngoài không bao gồm phần bù trừ lợi nhuận của năm sau để bù lỗ cho các năm trước;

+ Không được tính vào chi phí sản xuất một số khoản chi nhất định;

+ Thuế nhập khẩu được áp với mức giá thấp trong khung giá do Bộ Tài chính quy định

đối với DN đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên trong 5 năm đầu hoạt động

+ DN xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để xuất khẩu sản phẩm

+ DN cung ứng sản phẩm đầu vào cho DN xuất khẩu cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trung gian với tỷ lệ tương ứng.

cách hệ thống thuế, từng bước thu hẹp khoảng cách về thuế giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

 

hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp

 

Bên cạnh diễn biến về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực có vốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong những năm qua còn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là:(i) sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI; (ii) chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam và (iii) những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.

Page 7: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam (phần 3)

3. Quy mô FDI

Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hơn 20 năm qua (1988 – 2007) là một khoảng thời gian đủ dài để đánh giá một cách khách quan, có căn cứ thực tế hoạt động FDI ở Việt Nam. Từ năm 1988 –2007, hoạt động FDI trải qua các trạng thái khác nhau:

Từ năm 1988 đến 1990: là 3 năm đầu triển khai Luật, được coi là một thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả đạt được không nhiều, FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Vào lúc này, ngoài việc có được Luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường khá tự do trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa có được kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như “một vùng đất mới” cần phải thận trọng trong hoạt động đầu tư.

Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 211 dự án với số vốn đăng ký là 1602.2 triệu USD và vốn pháp định 1279.7 triệu USD, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng (xem bảng 2.2).

BẢNG 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2006

Số dự án

Vốn đăng ký (triệu USD)Tổng số vốn thực

hiện (triệu USD)

Tổng số

Trong đó: Vốn pháp định

Tổng số

Chia ra

Nước ngoài góp

Việt Nam góp

Tổng số 7279 66244 30271 25285 4985 33315

1988 - 1990 211 1602.2 1279.7 1087.3 192.4  

1988 37 341.7 258.7 219 39.7  

1989 67 525.5 300.9 245 55.9  

1990 107 735 720.1 623.3 96.8  

1991- 1995 1409 17663 10759 8605.5 2153.5 6517.8

Page 8: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

1991 152 1291.5 1072.4 883.4 189 328.8

1992 196 2208.5 1599.3 1343.7 255.6 574.9

1993 274 3037.4 1842.5 1491.1 351.4 1017.5

1994 372 4188.4 2539.7 2030.3 509.4 2040.6

1995 415 6937.2 3705.1 2857 848.1 2556

1996-2000 1724 26259 10921.8 8714.5 2207.3 12944.8

1996 372 10164.1 3511.4 2906.3 605.1 2714

1997 349 5590.7 2649.1 2046 603.1 3115

1998 285 5099.9 2474.2 1939.9 534.3 2367.4

1999 327 2565.4 975.1 870.5 104.6 2334.9

2000 391 2838.9 1312 951.8 360.2 2413.5

2001-2005 3935 20720.2 7310.1 6878.1 432 13852.8

2001 555 3142.8 1708.6 1643 65.6 2450.5

2002 808 2998.8 1272 1191.4 80.6 2591

2003 791 3191.2 1138.9 1055.6 83.3 2650

2004 811 4547.6 1217.2 1112.6 104.6 2852.5

2005 970 6839.8 1973.4 1875.5 97.9 3308.8

2006 833 10201.3        

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Từ năm 1991 đến 1996 là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao nhất trong năm 20 năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện kinh tế – xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 thu hút được 17663 triệu USD vốn FDI đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao; Vốn đăng ký năm 1991 là 1291.5 triệu USD thì vốn đăng ký năm 1995 là 6937.2 triệu USD gấp 5,4 lần. Vốn thực hiện trong cả 5 năm (1991 – 1995) là 17663 triệu USD, chiếm khoảng 32% tổng đầu tư toàn xã hội. Đã có khoảng 20 vạn người làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn đoàn khách quốc tế đến Việt Nam tìm

Page 9: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi từng ngày ở Việt Nam.

Giai đoạn 1997 – 2000 là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Nếu như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20 vạn người trong 5 năm 1991 – 1995, thì trong 5 năm 1996 – 2000 chỉ có thêm 149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI.

Tình hình giảm sút FDI vào Việt Nam từ sau 1997 có nguyên nhân khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trước hết là xuất nhập khẩu, làm giảm rõ rệt lợi thế so sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương mại quốc tế.

Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận một hiện thực “đáng buồn” đối với Việt  Nam. Đó là khi cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực xảy ra, mặc dù nằm ngoài “tâm bão” nhưng Việt Nam lại là một trong những nước có FDI giảm sút mạnh nhất. Trong 5 nước trực tiếp xảy ra khủng hoảng kinh tế, chỉ có Indonesia, nước có cả bất ổn về chính trị là có tỷ lệ giảm FDI nhiều hơn Việt Nam. Còn Thái Lan, Philippin và Hàn Quốc sau khủng hoảng, FDI đều tăng hơn trước. Do vậy, tình hình giảm sút FDI trong những năm gần đây ở Việt Nam chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, nhất quán, cho đến việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, đã làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn trước.

Từ năm 2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Những dấu hiệu lạc quan có thể minh chứng cho xu hướng phục hồi dòng vốn FDI vào Việt Nam, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đến hết năm 2005, đã có 7279 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66,3 tỷ USD. Hết năm 2005 còn 6030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 65 tỷ USD (kể cả tăng vốn). Tính riêng năm 2006, số dự án cấp mới là 833 dự án , chỉ bằng 86,1% so với năm 2005, với số lượng vốn đăng ký cấp mới là 7839 triệu USD bằng 166.6% so với năm 2005. Số lượt dự án tăng vốn năm 2006 là 486 dự án với số vốn tăng thêm là 2362.3 triệu USD. Như vậy, so với năm 2005, số dự án cấp mới tuy có giảm đi nhưng số lượng vốn đăng ký cấp mới lại tăng lên, chứng tỏ xu hướng dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, đạt mức kỷ lục kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.

Kế hoạch năm 2007 đặt ra là thu hút hơn 12 tỷ USD. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến thời điểm tháng 4/2007 đã có 40 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 35 tỷ USD đang chuẩn bị vào Việt Nam. Điều đáng nói là những dự án đầu tư nước ngoài này đều có số vốn khổng lồ từ  1 tỷ USD trở lên, điều mà Việt Nam chưa bao giờ có kể từ khi thu hút được những dự án FDI đầu tiên năm 1987. Đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng

Page 10: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

vẫn là dự án xây dựng khu công nghệ kỹ thuật cao của Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) Đài Loan, với số vốn lên đến 5 tỷ USD ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Dự án thép với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3,75 tỷ USD tại Hà Tĩnh đang được nhà đầu tư như Posco - Hàn Quốc, Sunsteel - Đài Loan, Tata Steel và Essar (Ấn Độ), Bao Steel và Wuhan (Trung Quốc) quan tâm... Có thể nói, nếu như Việt Nam thu hút được một phần các dự án này thì đã hoàn thành mục tiêu thu hút hơn 12 tỷ năm nay.

- Cơ cấu FDI theo lĩnh vực

Trong cả giai đoạn 1988 – 2005, công nghiệp vẫn là ngành có tỷ trọng vốn FDI thực hiện cao nhất, đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 68,8% tổng vốn FDI thực hiện. Tiếp theo là ngành dịch vụ với 6,4 tỷ USD và chiếm  24,6% tổng vốn thực hiện cả nước. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp có tỷ trọng số vốn FDI thực hiện rất nhỏ, chỉ đạt 1,8 tỷ USD, tương ứng với 6,9% tổng vốn thực hiện.

Page 11: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam (phần 4)

BẢNG 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2006

(tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Chuyên ngành

Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện

Số lượng

Tỷ trọng

(%)

Số vốn

(tỷ USD)

Tỷ trọng

(%)

Số vốn

(tỷ USD)

Tỷ trọng

(%)

I

Công nghiệp 4,602 67.55 38.011 62.85 19.858 68.99

CN dầu khí 31 0.46 1.993 3.30 5.453 18.94

CN nhẹ 1933 28.37 9.702 16.04 3.484 12.11

CN nặng 2007 29.46 18.897 31.25 6.827 23.72

CN thực phẩm 275 4.04 3.252 5.38 1.959 6.80

Xây dựng 356 5.23 4.165 6.89 2.136 7.42

II

Nông, lâm nghiệp 831 12.20 3.884 6.42 1.915 6.65

Nông – lâm nghiệp 718 10.54 3.558 5.88 1.749 6.08

Thuỷ sản 113 1.66 0.326 0.54 0.166 0.58

III Dịch vụ 1380 20.26 18.578 30.72 7.010 24.36

Dịch vụ 594 8.72 1.157 2.51 0.377 1.31

GTVT – Bưu điện 186 2.73 3.373 5.58 0.721 2.50

Khách sạn – Du lịch 164 2.41 3.289 5.44 2.317 8.05

Tài chính – NH 64 0.94 0.840 1.39 0.730 2.54

Văn hoá - y tế – GD 226 3.32 0.980 1.62 0.382 1.33

XD khu đô thị mới 6 0.09 3.078 5.09 0.051 0.18

XD Văn phòng – Căn hộ

120 1.76 4.433 7.33 1.860 6.46

XD hạ tầng KCX - KCN

20 0.29 1.067 1.76 0.573 1.99

Page 12: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Tổng số 6813 100 60.474 100 28.783 100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Trong giai đoạn đầu thu hút FDI (1988-1990), vốn FDI thực hiện rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Đến giai đoạn 1991- 1996, cùng với việc tăng vốn đầu tư thu hút vào Việt Nam tăng thì vốn FDI thực hiện cũng tăng theo, trong giai đoạn này FDI thực hiện đã có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào ngành công nghiệp. Giai đoạn tiếp theo (1997-1999), vốn thực hiện tập trung vào ngành công nghiệp, đặc biệt là khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, thiết bị văn phòng, hàng điện tử. Các doanh nghiệp FDI chiếm tới 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Cơ cấu vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2005 chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng cả ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 69% tổng vốn thực hiện, dịch vụ chiếm 24,7% và nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 6,3% tổng vốn thực hiện cả nước.

Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn xét theo ngành kinh tế, tính đến hết năm 2005, ngành công nghiệp và xây dựng có nhiều dự án bị giải thể nhất và tỷ lệ vốn đầu tư bị giải thể cũng cao nhất, chiếm tới 43%. Trong đó, ngành công nghiệp là 570 dự án (chiếm 53% tổng số dự án cấp phép) với tổng số vốn đầu tư 5,4 tỷ USD (chiếm 43% tổng vốn đăng ký). Lĩnh vực dịch vụ có 54 dự án (chiếm tỷ lệ 5% tổng số dự án cấp giấy phép) với 10% tổng số vốn bị giải thể.

Còn về tình hình các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư phân theo ngành kinh tế, trong các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư thì ngành công nghiệp có nhiều dự án nhất với 102 dự án (chiếm 62% tổng số dự án chuyển đổi) và 68% tổng vốn đăng ký. Đứng sau công nghiệp là dịch vụ với 39 dự án chuyển đổi hình thức đầu tư, chiếm  24% số dự án và 24% trong tổng số vốn đầu tư chuyển đổi.

Tính đến tháng 4 năm  2007, vốn FDI đạt 2,86 tỷ USD, vượt cùng kỳ năm ngoái gần 1 tỷ USD. Trong số này, có tới 146 dự án công nghiệp với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, tiếp theo là lĩnh vực khách sạn, du lịch với số vốn gần 390 triệu USD đổ vào 8 dự án và thứ ba là dịch vụ, với 99 dự án trị giá 318 triệu USD.

-  Cơ cấu FDI theo hình thức

Trong giai đoạn đầu thu hút FDI vào Việt Nam (1988 – 1990), liên doanh vẫn là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam, tiếp đến là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế họ lựa chọn hình thức liên doanh để tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình.

Tính tới tháng 12 năm 2006,  hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm  đến 76,18% số dự án;  40,13% tổng vốn đầu tư thực hiện Tiếp theo là hình thức liên doanh; các hình thức đầu tư khác đã xuất hiện như  hình thức liên doanh kiểu công ty mẹ – con nhưng chiếm  tỷ trọng rất nhỏ. (xem bảng 2.4).

Page 13: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

BẢNG 4 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo HTĐT 1988 – 2006

(tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT Hình thức đầu tư Số dự ánTổng vốn đầu

tưĐầu tư thực

hiện

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số vốn

(Tỷ USD)

Tỷ trọng (%)

Số vốn

(tỷ USD)

Tỷ trọng (%)

1 100% vốn nước ngoài 5190 76.18 35.145 58.12 11.543 40.13

2 Liên doanh 1408 20.67 20.194 33.39 10.952 38.08

3 Hợp đồng hợp tác KD 198 2.91 4.320 7.14 5.967 20.74

4 Hợp đồng BOT, BT, BTO 4 0.06 0.440 0.73 0.071 0.25

5 Công ty cổ phần 12 0.18 0.275 0.46 0.215 0.75

6 Công ty mẹ - con 1 0.01 0.098 0.16 0.014 0.05

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Sở dĩ mà doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, hơn nữa, thực tế khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Từ đó các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp  mình bỏ vốn đầu tư.

- Cơ cấu FDI theo lãnh thổ

Trên địa phương, đến nay có 65 tỉnh thành trong cả nước đã có dự án FDI triển khai thực hiện. Cùng giống như tình hình thu hút FDI, vốn thực hiện chủ yếu được phân bổ tại các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi. Trong giai đoạn 1988-2005, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tổng vốn thực hiện cao nhất với 2057 dự án đầu tư chiếm 30.19% số dự án đầu tư trong cả nước, với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷ USD chiếm 23,40% ; vốn đầu tư thực hiện 6,37 tỷ USD chiếm 22,13%. Tiếp đến là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong giai đoạn đầu tiên thu hút FDI (1988 – 1990), FDI thực hiện chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố thuộc Nam Trung Bộ để thăm dò, khai thác dầu khí và ở Đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 1991 – 1999, FDI thực hiện phân bố không đồng đều giữa các địa phương. Trong đó các tỉnh, thành phố có FDI thực hiện nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà

Page 14: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Rịa – Vũng Tàu và Hải Phòng, chiếm 68% tổng vốn FDI thực hiện cả nước. Giai đoạn tiếp theo (2000 – 2005), vốn FDI thực hiện chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện kinh tế thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển. Tính đến hết năm 2005, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 50% tổng vốn thực hiện cả nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 28,7% tổng vốn thực hiện.

Về tình hình các dự án giải thể trước thời hạn, tính đến hết năm 2005, địa phương có số dự án buộc phải giải thể trước thời hạn lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 330 dự án và 3,23 triệu USD vốn đăng ký. Thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu với 55 dự án và vốn đăng ký là 1,42 triệu USD. Rõ ràng nơi tập trung nhiều dự án nhất cũng là nơi có nhiều dự án giải thể trước thời hạn nhất. Về các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư, số dự án chuyển đổi hình thức đầu tư những năm qua tập trung chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh chiếm 36% trong tổng số dự án bị giải thể, tiếp theo là Hà Nội với 11% tổng  số dự án bị giải thể.

Năm 2007, trong các địa phương thu hút được nhiều vốn FDI, Bà Rịa Vũng Tàu vươn lên vị trí thứ nhất, tiếp theo là Huế, Quảng Ngãi và Bình Dương. Điều này cho thấy 2 đầu tàu kinh tế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bị các tỉnh miền trung lấn lướt trong cuộc đua thu hút FDI năm nay.

Page 15: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam (phần 5)

- Cơ cấu FDI theo đối tác

Nhìn chung, ngày càng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư tại Việt  Nam. Tính đến hết năm 2005, có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt  Nam. Nhìn chung, trong cả giai đoạn từ 1988 – 2005, các nước châu Á vẫn là những đối tác đầu tư chủ yếu của Việt Nam, tỷ lệ dòng vốn từ châu Âu vẫn thấp và tăng chậm. Điều này đồng nghĩa với việc lượng vốn thu hút từ các nước sở hữu công nghệ nguồn còn rất thấp.

BẢNG 5: 10 nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam

STTI. Nước

Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện

Số lượng Tỷ trọng

(%)

Số vốn

(tỷ USD)

Tỷ trọng

(%)

Số vốn

(tỷ USD)

Tỷ trọng

(%)

1 Đài Loan 1550 22,75 8,112 13,41 2,972 10,33

2 Singapore 452 6,63 8,076 13,35 3,686 12,81

3 Hàn Quốc 1263 18,54 7,799 12,90 2,606 9,06

4 Nhật Bản 735 10,79 7,399 12,23 4,824 16,77

5 Hồng Kông 375 5,50 5,276 8,73 2,133 7,41

6 British Virgin 275 4,04 3,225 5,33 1,366 4,75

7 Hà Lan 74 1,09 2,365 3,91 2,029 7,06

8 Pháp 178 2,61 2,198 3,63 1,128 3,92

9 Hoa Kỳ 306 4,49 2,111 3,49 0,657 2,29

10 Malaysia 200 2,94 1,648 2,72 0,996 3,46

11 Các nước khác

1405 20,62 12,260 20,30 6,366 22,14

  Tổng cộng 6813 100 60,474 100 28,763 100

II. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Page 16: Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 1988-2006

Trong giai đoạn 1988 – 1996, FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ các nước châu Á. Các nước châu Á chiếm tới 71,7% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước ASEAN chiếm 24,8% tổng vốn FDI đăng ký. Năm nước châu Á là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông chiếm hơn 65% tổng số vốn đăng ký vào Việt Nam. Châu Âu chiếm 20,5% và châu Mỹ chiếm 7,8% vốn FDI đăng ký ở Việt Nam giai đoạn này (trong đó Mỹ chiếm tới 3,5% vốn FDI vào Việt Nam)

Đến giai đoạn 1997 – 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực nên cơ cấu vốn FDI theo chủ đầu tư của Việt Nam cũng có sự thay đổi. Vốn FDI đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam giảm rõ rệt, năm 1997 giảm 47,9% so với năm 1996, năm 1998 giảm 8,9%, năm 1999 giảm 63% so với năm trước. Trong khi đó vốn FDI từ các nước châu Âu lại tăng lên.

Giai đoạn 2000 – 2006 là giai đoạn phục hồi của nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Trong giai đoạn này, cơ cấu vốn FDI đăng ký theo đối tác cũng có nhiều thay đổi. Năm 2000, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ châu Âu, chiếm 36,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn FDI từ các nước ASEAN vẫn tiếp tục giảm sút, chiếm 2,4% tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên vốn từ các nước Đông Á vào Việt Nam lại tăng lên rõ rệt, chiếm tới 22,4% tổng vốn đăng ký. Năm 2001, vốn FDI từ các nước châu Âu, châu Mỹ và Đông á tiếp tục tăng mạnh, chiếm 44,5%; 4,6% và 28,7% tổng vốn đăng ký mới. Vốn FDI từ các nước ASEAN dần hồi phục, chiếm tới 13,7% tổng vốn đầu tư vào Việt nam. Trong 2 năm 2002 – 2003, vốn FDI từ châu Âu tiếp tục giảm xuống, còn 80 triệu USD năm 2002 và 73 triệu USD năm 2003 (so với mức gần 1.082 triệu năm 2001). Vốn FDI từ các nước ASEAN cũng giảm sút, nhưng khu vực Đông Á lại tích cực đầu tư vào Việt Nam, trở thành các chủ đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là 4 nước Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đến hết năm 2004, châu Á vẫn là các chủ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 67,8% tổng vốn đăng ký, châu Âu chiếm 11,2% tổng vốn đăng ký và châu Mỹ chiếm 8% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam.

Tính đến năm 2006, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông vẫn là 5 nước đứng đầu danh sách về đầu tư FDI vào Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, sau đó mới đến các nước châu Âu, châu Mỹ. Như vậy, tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Trong số các đối tác nước ngoài thì châu Âu và Hoa Kỳ đầu tư chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ.

Bốn tháng đầu năm 2007, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 84 dự án trị giá gần 600 triệu USD, tiếp theo là Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và Mỹ.Biên tập và tổng hợp từ nguồn CTNC của trường ĐNHT HN năm 2007