19
KHOA KINH TẾ BỘ MÔN THUẾ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ: XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU 0

thuế trong thương mại quốc tế

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: thuế trong thương mại quốc tế

KHOA KINH TẾ

BỘ MÔN THUẾ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ:

XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU

0

Nha Trang, tháng 11 năm 2012

Page 2: thuế trong thương mại quốc tế

DANH SÁCH NHÓM 2

1. PHẠM PHƯƠNG MAI

2. NGUYỄN THỊ TÂM

3. NGUYỄN THỊ QUYẾT

4. HOÀNG THỊ LUYẾN

5. LÊ NGUYỄN HỒNG MY

6. NGUYỄN THỊ HIỀN

7. PHẠM THỊ KIỀU MY

8. TRẦN PHÚ THÀNH

1

Page 3: thuế trong thương mại quốc tế

I. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU

1. Khái niệm

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

2. Đặc điểm của thuế Xuất – Nhập khẩu

Theo nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP quy đỊnh chi tiết thi hành một số điều cỦa luật thuế xuất - nhập khẩu:

2.1 Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định này:

2.1.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.1.2 Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

2.1.3. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2 Đối tượng không chịu thuế

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

2.2.1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các

2

Page 4: thuế trong thương mại quốc tế

tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

2.2.3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

2.2.4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

2.3 Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế

2.3.1. Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, bao gồm:

a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

c. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2.3.2. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:

a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;

c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

II. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU.

1. Căn cứ tính thuế Xuất – Nhập khẩu

1.1 Đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đốiTrong trường hợp hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế XNK là số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá. Trong đó, số lượng hàng hoá XNK làm căn cứ tính thuế là số lượng

3

Page 5: thuế trong thương mại quốc tế

từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối.

1.2 Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm.

Căn cứ tính thuế XNK là: số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%)

Trong đó:

* Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu , nhập khẩu.

Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan .

* Trị giá tính thuế: được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng theo quy định đối với từng trường hợp sau đây:

+ Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng.

 + Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF.

+ Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.

+ Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.

4

Page 6: thuế trong thương mại quốc tế

* Thuế suất:

- Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

- Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường

2. Xác định trị giá tính thuế

2.1 Nguyên tắc xác định trị giá tính thuế

2.1.1 Trị giá tính thuế nhằm mục đích tính thuế được xác định theo trình tự các phương pháp của WTO ( Hiệp định Xác định trị giá)

2.1.2 Trị giá tính thuế phục vụ mục đích thống kê được xác định theo nguyên tắc sau:

Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê là trị giá tính thuế.

Đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:

Đối với hàng hoá nhập khẩu, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.

Đối với hàng hoá xuất khẩu, Là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Trường hợp không có hợp đồng mua bán hàng hóa, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá khai báo của người khai hải quan

2.2 Phương pháp xác định trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu

- Gồm 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế xuất, nhập khẩu:

Phương pháp 1 cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.

Phương pháp 2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

5

Page 7: thuế trong thương mại quốc tế

Phương pháp 3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.

Phương pháp 4. Phương pháp trị giá khấu trừ. Phương pháp 5. Phương pháp trị giá tính toán. Phương pháp 6. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế.

2.2.1 Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch.

Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ.

Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch. Trị giá giao dịch là tổng số tiền người mua đã thực trả hay sẽ phải trả, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã cộng thêm và/hoặc trừ ra một số khoản điều chỉnh.

Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:K1. Giá mua ghi trên hoá đơn:

Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế, với điều kiện việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và có số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khoản giảm giá này ra khỏi giá hoá đơn và các chứng từ đó phải nộp cùng với tờ khai hải quan.K2. Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm: Tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá;

K3. Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ.         

Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch: Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau

khi nhập khẩu, Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các

khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế;

Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.

6

Page 8: thuế trong thương mại quốc tế

Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Các khoản điều chỉnh

a. Các khoản phải cộng:

Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới; Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu; Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.

b. Các khoản phải trừ:

Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm: chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;

Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu; Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua

hàng nhập khẩu Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận

chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu;

Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu,

c. Các loại giảm giá bao gồm:

- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá;- Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán;- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán;- Các loại giảm giá khác phù hợp với tập quán và thông lệ thương mại quốc tế

2.2.2 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt

“Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều kiện chọn hàng hoá nhập khẩu giống hệt:

Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;

7

Page 9: thuế trong thương mại quốc tế

Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;

Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.

* Lưu ý:

Nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

Khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.

2.2.3 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

“Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều kiện áp dụng

Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;

b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;

c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.

* Lưu ý:

Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu tương tự.

Khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.

8

Page 10: thuế trong thương mại quốc tế

2.2.4 Phương pháp trị giá khấu trừ

Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.

Nguyên tắc xác định Giá bán hàng hoá NK trên thị trường Việt Nam:

Giá bán hàng hoá NK là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế của hàng hoá NK cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế của hàng hoá NK giống hệt hay hàng hoá NK tương tự còn nguyên trạng như khi NK được bán trên thị trường trong nước để xác định giá bán thực tế;

Người NK và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt; Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá; Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi

NK, nhưng không chậm quá 90 ngày sau ngày NK lô hàng đó.

Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi NK:

Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị trường nội địa;

Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu;

Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu; Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.

* Lưu ý:

Số liệu phục vụ cho tính toán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu cung cấp. Việc khấu trừ khoản lợi nhuận và chi phí chung phải dựa trên cơ sở các số liệu

khách quan và định lượng được. Phải được ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán phù hợp với quy định của

pháp luật về kế toán.

2.2.5 Phương pháp trị giá tính toán

Phương pháp trị giá tính toán bao gồm các khoản sau:

a. Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:

9

Page 11: thuế trong thương mại quốc tế

Các chi phí; Trị giá của các hàng hoá hay dịch vụ, nếu những hàng hoá hay dịch vụ đó do

người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp để sử dụng cho quá trình sản xuất hàng nhập khẩu.

b. Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu;c. Các chi phí điều chỉnh.

*Lưu ý:

Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam.

2.2.6 Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế

Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế và phải dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

3 Phương pháp tính thuế xuất – nhập khẩu.

3.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối Việc xác định tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối được tính theo công thức sau:Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan x mức thuế quy định trên một đơn vị hàng hóa.

Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%):Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế xuất theo tỉ lệ % được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ hải quan, trị giá tính thuế, thuế xuất từng mặt hàng và được tính thao công thức

Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan x trị giá tính thuế x thuế suất của từng mặt hàng.

10

Page 12: thuế trong thương mại quốc tế

Trong đó lưu ý Thuế suất Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho

một số mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Thuế suất đối với hàng nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao

gồm: Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:

a. Thuế suất ưu đãi: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam, danh sách nước và nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ công thương công bố.

Thuế xuất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

Người nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật và xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi

VD:

b. Thuế suất ưu đãi đặc biệt : Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các quyết định của bộ trưởng bộ tài chính, được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 47/2007/TT-BTC ngày 07/05/2007

VD:

c. Thuế suất thông thường: Áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc hoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế xuất thong thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi)

Thuế suất thông thường= thuế suất ưu đãi x 150%

VD:

III. THỰC TRẠNG CHUNG

1. Lợi ích của thuế xuất nhập khẩu:

11

Page 13: thuế trong thương mại quốc tế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách

Thuế là nguồn thu quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng kinh tế định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thuế là công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế bền vững.

Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế

Thuế ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Lúc nền kinh tế quá thịnh thì việc gia tăng thuế có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng nhu cầu làm giảm phát triển của nền kinh tế.

Dựa vào công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy đầu tư, khuyến khích xuất khẩu.

Nội dung điều tiết của thuế gồn hai mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh - một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khích tiêu dùng.

Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất.

Bằng việc giảm thuế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng.

Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vào đầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Thuế góp phần bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.

Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất ở các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội.

Người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. Thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường

12

Page 14: thuế trong thương mại quốc tế

người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn). Tuy nhiên phải để người có thu nhập cao chính đáng được hưởng thành quả lao động của mình thì mới khuyến khích họ phát triển sản xuất kinh doanh , tránh lạm thu để đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội.

Phải có những biện pháp chống thất thu về thuế đối với đối tượng nộp thuế, về căn cứ tính thuế, tổ chức quản lý thu thuế, chế độ miễn giảm thuế, kiểm tra, xử lí nghiêm minh đối với vi phạm trốn thuế.

13