59
BTHUSN ----------------- HƯỚNG DN QUY HOCH PHÁT TRIN NUÔI TRNG THUSN MN LBN VNG CP TNH (Ban hành kèm theo Quyết định s447/QĐ-BTS ngày 3/4/2007 ca Btrưởng BThusn)

HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

BỘ THUỶ SẢN -----------------

HƯỚNG DẪN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN MẶN LỢ BỀN VỮNG CẤP TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 447/QĐ-BTS ngày 3/4/2007

của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

Page 2: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTS Bộ Thuỷ sản CSDL Cơ sở dữ liệu DT Diện tích GAP Good Aquaculture Practice GDP Tổng thu nhập quốc nội KNXK Kim ngạch xuất khẩu LĐ Lao động NTTS Nuôi trồng thuỷ sản SL Sản lượng UBND Uỷ ban Nhân dân

Page 3: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

ii

MỤC LỤC PHẦN I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG........................................................................................................................1 PHẦN II. CHUẨN BỊ QUY HOẠCH .................................................................................................................2 1. Xây dựng đề cương dự án quy hoạch và dự toán kinh phí ..........................................................................2

1.1. Xây dựng đề cương .....................................................................................................................................2 1.2. Xây dựng dự toán kinh phí..........................................................................................................................2

1.3. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí ....................................................................................................3 2. Thống nhất biểu mẫu điều tra và kế hoạch triển khai thực hiện dự án quy hoạch ..................................3

2.1. Chuẩn bị biểu mẫu điều tra .........................................................................................................................3 2.2. Xây dựng và triển khai kế hoạch ................................................................................................................4

3. Điều tra, thu thập dữ liệu và xây dựng báo cáo chuyên đề .........................................................................4 3.1. Điều tra, thu thập dữ liệu.............................................................................................................................4 3.2. Xây dựng báo cáo chuyên đề ......................................................................................................................4

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ vùng quy hoạch..........................................................................................9 4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu ...............................................................................................................................9 4.2 Xây dựng hồ sơ vùng quy hoạch ................................................................................................................9 PHẦN III. XÂY DỰNG QUY HOẠCH............................................................................................................10 1. Luận chứng quan điểm và mục tiêu phát triển ...........................................................................................10

1.1 Xây dựng quan điểm phát triển..................................................................................................................10 1.2. Xây dựng định hướng phát triển ...............................................................................................................10 1.3. Xác định mục tiêu quy hoạch....................................................................................................................11

2. Xây dựng phương án quy hoạch....................................................................................................................11 2.1. Các phương án quy hoạch.........................................................................................................................11 2.2. Thiết kế quy hoạch theo phương án chọn.................................................................................................11 2.3. Đánh giá sơ bộ hiệu quả quy hoạch ..........................................................................................................12

3. Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch ..............................................................................................12 4. Lập bản đồ cho vùng quy hoạch....................................................................................................................14 5. Soạn thảo báo cáo quy hoạch.........................................................................................................................15 6. Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch ....................................................................................................15

6.1. Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo quy hoạch ..............................................................................................15 6.2. Thẩm định quy hoạch................................................................................................................................15

PHẦN IV. THỰC HIỆN QUY HOẠCH ..........................................................................................................17 1. Tổ chức thực hiện quy hoạch.........................................................................................................................17 2. Giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch ..........................................................................................17 3. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch ...................................................................................................................18 CÁC PHỤ LỤC ..................................................................................................................................................20 Phụ lục I.1 Giải thích thuật ngữ ......................................................................................................................21 Phụ lục II.1 Nội dung đề cương dự án quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ bền vững......22 Phụ lục II.2 Nội dung thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản vùng

quy hoạch ................................................................................................................................26 Phụ lục II.3 Các dữ liệu về điều kiện kinh tế-xã hội liên quan tới phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ

bền vững ..................................................................................................................................28 Phụ lục II.4 Các dữ liệu về cơ sở hạ tầng và dịch vụ liên quan tới phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ

bền vững ..................................................................................................................................30 Phụ lục II.5 Các dữ liệu về hiện trạng sản xuất kinh doanh NTTS mặn, lợ ...............................................33 Phụ lục II.6 Các dữ liệu về thể chế-chính sách liên quan tới phát triển NTTS mặn, lợ ............................35 Phụ lục II.7 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu và xác định địa bàn điều tra ...................................36 Phụ lục II.8 Nội dung dự toán kinh phí quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ bền vững...........................37 Phụ lục II.9 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá tình trạng môi trường vùng quy hoạch phát triển NTTS

..................................................................................................................................................39 Phụ lục II.10 Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng .....................................................................41 Phụ lục II.11 Giới thiệu một số phần mềm dự báo .......................................................................................43 Phụ lục II.12 Nội dung hồ sơ vùng quy hoạch ...............................................................................................44 Phụ lục III.1 Các quy định cho hệ thống bản đồ quy hoạch NTTS mặn, lợ ..............................................47

Page 4: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

iii

Phụ lục III.2 Mẫu báo cáo quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ .................................................................49 Phụ lục IV.1 Một số tiêu chí, chỉ số, biểu mẫu đánh giá mức độ thực hiện của quy hoạch phát triển

NTTS mặn, lợ ........................................................................................................................51 Phụ lục IV.2 Một số trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và cộng đồng trong giám sát đánh giá tiến

trình thực hiện quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ .........................................................54

Page 5: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1

Phần I

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

1. Mục đích

Tài liệu hướng dẫn này nhằm thống nhất và cụ thể hoá (nhấn mạnh đến khía cạnh kỹ thuật) nội dung, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ bền vững cấp tỉnh.

2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có chức năng tư vấn, xây dựng, thẩm định, thực thi, giám sát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản cấp tỉnh và cơ quan quản lý có liên quan trên phạm vi cả nước.

Áp dụng trước hết cho công tác quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở vùng sinh thái nước mặn và lợ, cấp tỉnh; ngoài ra có thể tham khảo áp dụng cho cả vùng sinh thái nước ngọt, nội địa.

3. Giải thích thuật ngữ

(Xem phụ lục I.1. Giải thích thuật ngữ)

Page 6: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

2

Phần II

CHUẨN BỊ QUY HOẠCH

1. Xây dựng đề cương dự án quy hoạch và dự toán kinh phí

1.1. Xây dựng đề cương

Yêu cầu chung:

- Đề cương dự án quy hoạch cần nêu rõ sự cần thiết; xác định các căn cứ pháp lý, phạm vi (địa lý và vấn đề), mục tiêu và nội dung/nhiệm vụ dự án quy hoạch; lựa chọn phương pháp tiến hành (cách tiếp cận, phương pháp kỹ thuật sẽ áp dụng), tổ chức thực hiện dự án (bao gồm các thành viên tham gia), tiến độ thực hiện và sản phẩm giao nộp (nêu rõ số lượng, chất lượng và quy cách sản phẩm). (Xem phụ lục II.1. Nội dung đề cương dự án quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ bền vững).

- Xác định đúng các dữ liệu cần thu thập, phương pháp và địa điểm điều tra, thu thập dữ liệu là rất quan trọng. Vì đó là thông tin đầu vào cho quy hoạch và là cơ sở để xây dựng dự toán kinh phí và kế hoạch thực hiện dự án.

- Đề cương thường do đơn vị tư vấn quy hoạch xây dựng; còn đơn vị chủ đầu tư/đơn vị tiếp nhận quy hoạch cung cấp hoặc phối hợp chuẩn bị thông tin, tư liệu ban đầu.

Các việc phải làm:

- Thu thập và đánh giá tổng quan các văn bản pháp lý liên quan đến việc xây dựng dự án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và tài liệu về tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở vùng quy hoạch.

- Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết (kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng đất, công nghệ nuôi trồng, cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản, thể chế chính sách…) và các địa điểm quan trọng cần chú ý khi quy hoạch.

- Trao đổi các vấn đề cơ bản cần giải quyết của dự án quy hoạch với các nhà ra quyết định, các chủ đầu tư dự án (các Sở, Ban, Ngành liên quan); thảo luận sơ bộ về các mục tiêu dự án quy hoạch và quy hoạch, các chỉ số đánh giá của quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản...

- Xác định các vấn đề và dữ liệu cần thu thập, như: điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi truờng, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, thể chế và chính sách; theo thời gian cần số liệu hiện trạng và dự báo; theo tính chất sẵn có cần dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; theo tính chất cần dữ liệu định tính và định lượng. (Xem các phụ lục II.2, II.3, II.4, II.5, II.6, II.7).

- Thống nhất phương pháp và địa bàn điều tra, thu thập dữ liệu,... Các công việc này tiến hành trong nội bộ những người xây dựng đề cương

- Xác định các bên liên quan (cơ quan tư vấn, các sở, ban, ngành, cộng đồng địa phương, các tổ chức nghiên cứu khoa học-công nghệ liên quan) và khả năng tham gia của họ trong quá trình quy hoạch.

- Tổng hợp và viết đề cương dự án: theo mẫu chung (Xem phụ lục II.1. Nội dung đề cương dự án quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ bền vững).

1.2. Xây dựng dự toán kinh phí

Page 7: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

3

Yêu cầu chung:

- Cần nêu rõ các căn cứ xây dựng dự toán kinh phí, quy định hiện hành về đơn giá và tiến hành dự toán các khoản chi theo đúng nội dung và khối lượng công việc ghi trong đề cương. (Xem phụ lục II.8. Nội dung dự toán kinh phí quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ bền vững).

- Công việc xây dựng dự toán kinh phí thường do đơn vị tư vấn quy hoạch tiến hành trên cơ sở trao đổi với đơn vị chủ đầu tư.

Các việc phải làm:

- Thu thập và nghiên cứu kỹ các văn bản quy định về chế độ tài chính hiện hành đối với các dự án quy hoạch.

- Nghiên cứu kỹ nội dung và hoạt động cụ thể, phương pháp thực hiện từng nội dung/hoạt động, các địa điểm cần khảo sát...đã được xác định trong đề cương dự án.

- Xây dựng dự toán kinh phí theo nội dung/ hoạt động trên phần mềm Excel để đảm bảo tính chính xác và tiết kiệm thời gian.

1.3. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí

- Đơn vị chủ đầu tư sẽ gửi đề cương và dự toán kinh phí sau khi chuẩn bị xong sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến hoặc thẩm định.

- Đơn vị chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện đề cương kèm dự toán kinh phí và gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và giao nhiệm vụ cho đơn vị chủ đầu tư.

2. Thống nhất biểu mẫu điều tra và kế hoạch triển khai thực hiện dự án quy hoạch

2.1. Chuẩn bị biểu mẫu điều tra

Yêu cầu chung:

- Các biểu mẫu điều tra phải đáp ứng tối đa nội dung, yêu cầu về dữ liệu phục vụ xây dựng quy hoạch, phù hợp với thực tế, đảm bảo độ chính xác và có tính khả thi cao.

- Biểu mẫu điều tra có thể là bảng hỏi cấu trúc, biểu mẫu thống kê hoặc nội dung cần lấy ý kiến.

Các việc phải làm:

- Nghiên cứu kỹ nội dung các thông tin/dữ liệu cần thu thập theo đề cương được duyệt.

- Phân loại thông tin cần thu thập

- Đánh giá sát thực khả năng cung cấp thông tin của địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan.

- Xây dựng biểu mẫu điều tra.

Trong xây dựng biểu mẫu điều tra cần chú ý chuẩn hoá biểu mẫu điều tra, gồm:

- Lựa chọn nội dung cần thu thập, thiết thực, phù hợp tình hình thực tế và trình độ người trả lời, thuận lợi cho việc xử lý thông tin.

- Lựa chọn ngôn từ dễ hiểu, dễ trả lời, không gây nhầm lẫn cho người trả lời.

- Xây dựng cấu trúc bảng hỏi khoa học (xắp xếp câu hỏi hợp lý, bám sát nội dung thông tin cần thu thập), sử dụng đúng thuật ngữ chuyên môn (có thể chú giải cho rõ nghĩa),

Page 8: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

4

phù hợp với thực tế để tránh gây khó khăn, nhầm lẫn cho người hỏi, người trả lời, người xử lý biểu mẫu và nhập dữ liệu.

- Tổ chức hội thảo thống nhất hệ thống biểu mẫu điều tra

- Sau đó tổ chức tập huấn điều tra, thu thập dữ liệu: cụ thể hoá nội dung và phương pháp điều tra thu thập dữ liệu cho các thành viên tham gia xây dựng quy hoạch.

- Tiến hành điều tra thử tại một địa bàn.

- Hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh biểu mẫu và các phương pháp điều tra thu thập dữ liệu áp dụng cho điều tra chính thức.

2.2. Xây dựng và triển khai kế hoạch Yêu cầu chung:

- Xây dựng kế hoạch triển khai dự án quy hoạch là một khâu quan trọng đảm bảo cho dự án thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, sát với dự toán kinh phí.

- Kế hoạch triển khai, bao gồm: kế hoạch về công việc, biểu đồ tiến độ thi công dự án, bố trí hợp lý nhân lực đảm bảo chất lượng công việc và theo đúng tiến độ, thời gian thực hiện; xác định quy cách sản phẩm giao nộp, kinh phí.

- Phân công các đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm, và dự kiến các hợp đồng giao việc.

Các việc phải làm:

- Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể về công việc, nhân lực, kinh phí, thời gian trên cơ sở nội dung đề cương và dự toán kinh phí được duyệt.

- Hội thảo góp ý, hoàn thiện, thống nhất kế hoạch triển khai.

- Xây dựng đề cương chi tiết cho các nội dung công việc.

- Thực hiện ký hợp đồng giao việc theo nội dung đề cương chi tiết, bao gồm phụ lục các hoạt động, kinh phí, thời gian).

3. Điều tra, thu thập dữ liệu và xây dựng báo cáo chuyên đề

3.1. Điều tra, thu thập dữ liệu

- Hoạt động thu thập dữ liệu có thể đã được tiến hành thử ngay từ bước xây dựng đề cương dự án quy hoạch và tiếp tục được tiến hành trong quá trình điều tra thực địa để bổ sung đầy đủ các dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng quy hoạch (Chi tiết xem các phụ lục II.2, II.3, II.4, II.5, II.6, II.7).

- Nội dung, phương pháp, địa điểm, đối tượng, thời gian thu thập dữ liệu và điều tra thực địa đã được xác định sơ bộ ở bước trên và được giới thiệu chi tiết trong.

- Cần nói rõ mục đích và tác dụng của việc cung cấp thông tin cho đối tượng trả lời.

- Không thể xác định hết các dữ liệu cần thu thập trên giấy, do đó trong quá trình thu thập dữ liệu và điều tra thực địa luôn phải chú ý quan sát, lắng nghe, ghi chép tỷ mỷ mọi vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo quy hoạch.

- Cần tìm hiểu nguyên nhân sai khác trong quá trình điều tra, chú ý kiểm tra/xác minh tính chính xác của các số liệu được cung cấp khi tiến hành phỏng vấn, điều tra.

- Cần chú ý giữ thái độ đúng mực, tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở trong khi thu thập dữ liệu đối với mọi đối tượng để có thể khai thác tối đa các thông tin cần thu thập.

3.2. Xây dựng báo cáo chuyên đề

Page 9: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

5

- Báo cáo chuyên đề đòi hỏi phải đánh giá sâu theo chuyên môn, rất quan trọng để thấy được tình trạng, tiềm năng...của các nhóm vấn đề liên quan đến vùng quy hoạch.

- Mỗi chuyên đề cần có phương pháp khảo sát, đánh giá khác nhau và thường do các cơ quan/nhóm chuyên gia chuyên ngành thực hiện thông qua hợp đồng giao việc của Cơ quan chủ trì.

- Kèm theo mỗi báo cáo chuyên đề thường có các sơ đồ, bản đồ minh họa mà phương pháp xây dựng nó được đề cập ở phần sau.

Nội dung điều tra, thu thập dữ liệu theo từng báo cáo chuyên đề dưới đây:

(1) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Để đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên liên quan

đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, nhà quy hoạch cần thu thập và đánh giá tổng quan các loại thông tin sau đây:

- Vị trí địa lý: những đặc điểm thuận lợi và khó khăn đối với việc giao lưu, vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá/sản phẩm thuỷ sản; các hoạt động trao đổi, tiếp cận thông tin và công nghệ tiên tiến đối với các tỉnh khác và các nước khác.

- Địa hình vùng quy hoạch: Liên quan đến việc phân bổ không gian hoạt động và đối tượng nuôi trồng thuỷ sản, như: Cao trình, độ dốc, xu hướng các bậc địa hình.

- Đặc điểm khí hậu-thuỷ văn vùng quy hoạch: Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa, nhiệt độ và lượng bức xạ, chế độ mưa, chế độ thuỷ văn, hải văn

- Các loại tài nguyên liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản, như: Tài nguyên đất (diện tích, chất lượng, các nhóm/loại đất chính, diện tích đất tiềm năng/có khả năng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản), tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm, trữ lượng, chất lượng, phân bố, lưu lượng), tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản (đa dạng sinh học và hệ sinh thái thuỷ sinh, cơ sở thức ăn và nguồn giống tự nhiên, động vật đáy, các khu hệ cá nước lợ, nước mặn, giáp xác,...Đặc biệt, cần xác định các giống loài động thực vật thuỷ sản có phân bố tự nhiên trong vùng, đặc biệt lưu ý các loài có sản lượng lớn, có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, các giống loài thuỷ sản được nhập về nuôi và có triển vọng.

- Đánh giá chung về các thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh đối với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng quy hoạch.

(2) Điều kiện kinh tế-xã hội vùng quy hoạch

Các điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần đánh giá khái quát là:

- Tình hình dân số (số dân và tỷ lệ tăng dân số),

- Lao động và số lao động (lưu ý đến lao động nông lâm ngư nói chung và lao động nuôi trồng thuỷ sản nói riêng); chất lượng lao động, trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật, đặc điểm đào tạo của lao động (chú ý đến lao động ngư nghiệp nói chung và lao động nuôi trồng thuỷ sản nói riêng). Lưu ý đến trình độ kỹ thuật nuôi của người nuôi, như: tham gia bao nhiêu lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, tiếp cận thông tin kỹ thuật nuôi, thị trường và tiêu thụ sản phẩm bằng cách nào... để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực.

- Tình hình việc làm (tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ có việc làm, chất lượng việc làm...).

- Cơ cấu GDP và vốn đầu tư: cần thống kê số liệu về GDP và vốn đầu tư của địa phương trong 5 năm; phân tích xu hướng bằng các hàm và các công thức toán học trên phần mềm Microsoft Excel.

Page 10: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

6

- Cơ cấu sử dụng đất: Phân tích mối liên quan giữa đất sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản với các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp… để đưa ra các định hướng điều chỉnh việc sử dụng đất phù hợp giữa các ngành trong phần xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Các vấn đề xã hội khác, gồm: Giáo dục-đào tạo, y tế và an ninh trật tự, nghèo đối và mức sống, vấn đề giới...

- Đánh giá chung: cần đánh giá chung về các thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế- xã hội có ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

(3) Đánh giá hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản Đánh giá hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản bao gồm:

- Hiện trạng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ của địa phương quy hoạch: Diện tích nuôi, sản lượng nuôi, công nghệ nuôi theo loại hình mặt nước và theo đối tượng nuôi và năng suất nuôi theo phương thức nuôi và đối tượng nuôi trong giai đoạn 05 năm tính đến thời điểm xây dựng quy hoạch,

- Dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản: gồm các đánh giá về hiện trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và sử dụng con giống của các đối tượng nuôi trong nuôi trồng thuỷ sản và các dịch vụ thức ăn, hoá chất thú y về số lượng trại giống, sản lượng giống, nhu cầu giống của nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ địa phương, khả năng đáp ứng và tiêu thụ giống (lượng giống xuất và lượng giống nhập), hệ thống kinh doanh giống, công tác kiểm dịch và quản lý chất lượng giống, tình hình sử dụng giống của người nuôi, dịch vụ về thức ăn và hoá chất thú y. Trên cơ sở đó, đánh giá xu hướng phát triển và các hạn chế của các loại hình dịch vụ này, các nguyên nhân thành công và thất bại trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Chế biến và tiêu thụ sản phẩm của nuôi trồng thuỷ sản thông qua phân tích hệ thống chợ cá, nậu vựa, cơ sở chế biến thuỷ sản-kênh tiêu thụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, về số lượng, quy mô, phân bố, phương thức và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nuôi trồng thuỷ sản.

- Hình thức tổ chức và quản lý sản xuất nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương: Cần đánh giá theo hộ gia đình cá thể, trang trại hoặc doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, vừa và nhỏ; hoặc các doanh nghiệp quốc doanh và các nông, lâm ngư trường, hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản; hoặc các hình thức liên kết sản xuất khác như các câu lạc bộ, tổ hợp tác,.. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức và quản lý sản xuất này, thống kê số lượng của mỗi hình thức tổ chức sản xuất (nếu có số liệu).

- Tình hình áp dụng khoa học-công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản: Thống kê và đánh giá các kết quả nghiên cứu và tiến bộ về khoa học công nghệ đã được ứng dụng và triển khai trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương như: Công nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi mặn lợ; công nghệ chế biến thức ăn; tình hình sử dụng các thiết bị trong ao, đầm nuôi như máy quạt nước, sục khí...Đồng thời đánh giá hiệu quả các đối tượng nuôi mới được đưa vào sản xuất như rô phi đơn tính, cá biển, nhuyễn thể...Đánh giá về các hoạt động chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu từ các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản ra sản xuất. Có thể liệt kê thêm các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản đóng trên địa bàn (nếu có) để thấy được ảnh hưởng của các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đối với sản xuất nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương. Cuối cùng, cần đánh giá các khó khăn, tồn tại và các cản trở trong công tác áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi trồng thuỷ sản.

Page 11: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

7

- Công tác khuyến ngư trong nuôi trồng thuỷ sản: Các hoạt động tập huấn kỹ thuật, các mô hình trình diễn, các hỗ trợ kỹ thuật của khuyến ngư cho người nuôi, các tài liệu khuyến ngư, các chương trình chuyển giao công nghệ và giới thiệu đối tượng nuôi mới, nguồn nhân lực và năng lực của cán bộ, các cơ quan khuyến ngư ở các cấp quản lý tỉnh, huyện, xã tại địa phương. Các hạn chế và trở ngại trong công tác khuyến ngư.

- Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản: Mô tả, thống kê và đánh giá các hạng mục cơ sở hạ tầng cần thiết như: Hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi;hệ thống phao, tiêu neo đậu lồng bè trên biển, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt chú trọng đến hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản (hệ thống kênh tiêu, kênh cấp cấp 1, 2, 3 và các hệ thống thoát nước).

- Hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản điển hình: Mô hình nuôi tôm sú thâm canh, mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, mô hình nuôi nhuyễn thể, mô hình nuôi cá lồng biển, mô hình nuôi cá nước mặn trong ao...Từ đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi, cần xác định các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn hay giá cả thị trường) có tác động lớn nhất đến hiệu quả kinh tế và đưa ra các giải pháp can thiệp thích hợp. Đồng thời, đánh giá mức độ ổn định về mặt kinh tế của các mô hình nuôi đối với các yếu tố biến động này (chi tiết xem phụ lục II.3.Các dữ liệu về điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng tới phát triển NTTS mặn, lợ bền vững).

(4) Hiện trạng môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản

- Đánh giá tổng quan các vấn đề môi trường xung quanh đang và sẽ tác động đến hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản, như: vấn đề môi trường từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư...quanh vùng quy hoạch, chất lượng các kênh cấp nước cho vùng quy hoạch nuôi (các chỉ tiêu lý hóa học, sinh học).

- Kiểm kê và đánh giá các hệ sinh thái quan trọng và các giá trị bảo tồn trong vùng quy hoạch (rừng ngập mặn, các vùng đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển, các khu bảo tồn đang có…) về kiểu loại, quy mô phân bố, tầm quan trọng về mặt sinh thái-môi trường, tình trạng sử dụng, mức độ suy thoái... để lồng ghép các cân nhắc môi trường vào tổ chức không gian phát triển vùng quy hoạch cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững (chi tiết giới thiệu ở phần sau).

- Kiểm kê và đánh giá các vấn đề môi trường nẩy sinh từ chính hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh, như: dư lượng thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và các hóa phẩm khác trong môi trường ao đầm nuôi thủy sản...Đặc biệt vấn đề đánh giá mức độ xử lý chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản thông qua: kết quả phân tích chất lượng nước thải, tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn, bùn thải, rác thải sinh hoạt trong vùng nuôi thuỷ sản, hệ thống ao lắng để xử lý nước cấp và nước thải của các ao đầm nuôi.

Chi tiết về đánh giá hiện trạng môi trường, xem phụ lục II.9. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường.

- Thống kê, đánh giá nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các hiện tượng dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (thường thống kê trong 05 năm), cũng như đánh giá tính hiệu quả của các đáp ứng quản lý đã có ở vùng quy hoạch (hoạt động quan trắc-cảnh báo môi trường và dịch bệnh, các giải pháp phòng chống bệnh đã áp dụng...).

- Đánh giá sức tải môi trường vùng quy hoạch (nếu có thể) để xác định lượng chất thải từ các nguồn thải trong và ngoài vùng quy hoạch, và ngưỡng chịu tải của vùng quy hoạch để bảo đảm nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

Page 12: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

8

- Đánh giá chi phí-lợi ích mở rộng của phương án quy hoạch (nếu có thể) dựa trên việc lượng giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của phương án. Kết quả tính toán sẽ là một trong những cơ sở lựa chọn phương án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản bền vững (Chi tiết xem phụ lục II.10. Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng).

(5) Đánh giá thể chế-chính sách liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản

Thống kê, đánh giá tình hình triển khai và thực thi các chủ trương, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản ở cấp Trung ương (Chính phủ và ngành thuỷ sản) và địa phương. Cụ thể:

- Cần đánh giá việc vận dụng và tác động của các chính sách quốc gia đối với phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa phương/vùng quy hoạch như thế nào. Những văn bản chính sách nào được địa phương ban hành để triển khai và thực thi hiệu quả các chính sách của Trung ương ở địa phương.

Thí dụ như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngành thuỷ sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gần nhất, Chiến lược phát triển ngành và các chiến lược có liên quan (phát triển bền vững, môi trường...), các Chương trình trọng điểm ngành có liên quan được Chính phủ hoặc Bộ chủ quản phê duyệt (Chương trình: nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu thuỷ sản, phát triển giống thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản...); các văn bản pháp luật và chính sách quốc gia liên quan (luật, nghị định, Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ...).

- Đánh giá xem các chủ trương, chính sách, quy hoạch và chương trình của địa phương (Tỉnh uỷ, UBND) liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã được triển khai như thế nào và có đạt được mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản bền vững không. Những vấn đề còn tồn tại và những rào cản trong quá trình thực thi các chính sách này cũng như mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững nói riêng và toàn ngành thủy sản ở địa phương nói chung. Trên cơ sở đó xác định những chính sách liên quan nào còn thiếu, chưa được ban hành hoặc chậm được ban hành và triển khai vào thực tế của địa phương.

- Đánh giá hệ thống tổ chức quản lý hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương, như: vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan công quyền các cấp trong tỉnh, mức độ tham gia của người dân địa phương, mô hình tổ chức sản xuất (HTX, Tổ hợp tác...), vai trò của các tổ chức dịch vụ (kể cả nậu vựa...). Xem xét mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị trong tổ chức về mặt cơ chế điều hành, phối kết hợp, về quyền hạn và trách nhiệm đối với phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững...

(6) Dự báo một số điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản

- Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản và các dự báo về dân số, lao động, mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản bình quân đầu người (của địa phương, quốc gia và thế giới), các thành tựu khoa học-công nghệ và các yếu tố xã hội khác để tiến hành dự báo một số điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Nội dung dự báo chủ yếu là: Nhu cầu thị trường (nội địa và xuất khẩu), nhu cầu và trình độ lao động, thành tựu khoa học-công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, dự báo về xu hướng biến đổi nguồn lợi và môi trường sinh thái.

- Định mức lao động được sử dụng theo đơn vị diện tích cho các mô hình công nghệ nuôi chủ yếu (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến) để làm cơ sở cho việc tính toán số lượng lao động mà các phương án phát triển nuôi trồng thuỷ sản có thể tạo ra cho địa phương (thường sử dụng đơn vị tính là số lượng lao động/ha nuôi/vụ nuôi).

Page 13: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

9

- Nên sử dụng các phần mềm dự báo phổ biến để tiến hành dự báo một cách khoa học (tham khảo phụ lục số II.11. Giới thiệu một số phần mềm dự báo).

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ vùng quy hoạch

4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu

- Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) là tiến hành hệ thống hóa các dữ liệu thu thập được để tiện sử dụng trong phân tích, đánh giá, dự báo các điều kiện ảnh hưởng tới phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Cơ sở dữ llệu còn dùng để cập nhật sử dụng tiếp cho giai đoạn thực hiện và điều chỉnh quy hoạch…

- Cơ sở dữ liệu thường được tổ chức theo 3 dạng: (1) văn bản, (2) báo cáo số liệu và (3) bản đồ. Mỗi dạng có phương pháp tổ chức CSDL và các phần mềm máy tính chuyên dụng.

Bảng 1. Phương pháp tổ chức CSDL và phần mềm máy tính chuyên dụng

STT Dạng cơ sở dữ liệu Phương pháp tổ chức CSDL và phần mềm máy tính chuyên dụng

1 Văn bản Cây thư mục hoặc ACCESS

2 Báo cáo số liệu Cây thư mục và EXCEL, SPSS, ACCESS

3 Bản đồ Cây thư mục và GIS hoặc MAPINFOR

- Tiện dụng nhất là lưu giữ số liệu trong phần mềm ACCESS để dễ dàng kết xuất (chuyển) thông tin ra các phần mềm khác để phục vụ cho việc phân tích. Tuy nhiên đơn giản và dễ hiểu nhất lại là lưu giữ số liệu trong EXCEL.

- Sử dụng cây thư mục để lập một thư viện nhỏ cho tất cả tài liệu, giúp cho việc xác định một cách nhanh chóng tài liệu đó liên quan đến nội dung nào.

4.2. Xây dựng hồ sơ vùng quy hoạch

- Hồ sơ vùng quy hoạch thực chất là một báo cáo tổng quan về vùng quy hoạch, được xây dựng trên cơ sở thông tin từ các báo cáo chuyên đề và cơ sở dữ liệu của vùng quy hoạch, kể cả các sơ đồ/bản đồ các hợp phần đơn tính (Xem phụ lục II.12. Nội dung hồ sơ vùng quy hoạch).

- Trong hồ sơ vùng quy hoạch, ngoài việc mô tả ngắn gọn, rõ ràng các đặc trưng/ lợi thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng, cần có đánh giá chung về hiện trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và mức độ bền vững của hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương; những thành công cần phát huy, cần mở rộng và những tồn tại, thách thức cần được giải quyết tiếp trong phần quy hoạch.

- Trong hồ sơ vùng quy hoạch cũng cần nêu rõ các thuận lợi và khó khăn khi phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Dựa vào các thông tin và sơ đồ/bản đồ các hợp phần đơn tính đã có, tiến hành lập bản đồ hiện trạng vùng quy hoạch (thể hiện các nội dung liên quan đến hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, các địa điểm mô trường nhậy cảm,...) mà phương pháp thành lập và các quy định về bản đồ được giới thiệu ở nội dung 4, phần III: Lập bản đồ cho vùng quy hoạch và Phụ lục III.1. Các quy định cho hệ thống bản đồ quy hoạch NTTS mặn, lợ.

Page 14: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

10

Phần III

XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Luận chứng quan điểm và mục tiêu phát triển

1.1 Xây dựng quan điểm phát triển

- Các quan điểm thể hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và người dân về kết quả và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong giai đoạn quy hoạch.

- Các quan điểm phải phù hợp với các chính sách lớn của Trung ương và địa phương liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời thể hiện các tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt mà bản quy hoạch sẽ được xây dựng và thực hiện. Vì vậy, các quan điểm phát triển sẽ được xây dựng rất cô đọng và thể hiện được tư tưởng chủ đạo của quy hoạch, như: "công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nuôi trồng thuỷ sản", "phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với thị trường", "nuôi trồng thuỷ sản bền vững", “phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm”, “đưa nuôi trồng thuỷ sản trở thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá lớn, tập trung”, “phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu”, "phát triển nuôi trồng thuỷ sản phục vụ xoá đói giảm nghèo",... Đồng thời, việc xây dựng các quan điểm phát triển cũng cần phải cân nhắc đến xu thế hội nhập kinh tế thế giới trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO.

1.2. Xây dựng định hướng phát triển

Định hướng phát triển là con đường hướng tới tương lai và phương cách đi tới để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển trong một thời khoảng nhất định (thường sau thời điểm quy hoạch 5-10 năm hoặc xa hơn). Bởi vậy, định hướng phát triển ít nhiều mang tính kỹ thuật và cụ thể hơn so với quan điểm phát triển.

Ví dụ: "phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên tất cả các loại hình mặt nước lợ, mặn", "tăng cường đầu tư chiều sâu cho nuôi trồng thuỷ sản", "đẩy mạnh nuôi thâm canh", "phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức sản xuất hàng hoá", "phát triển giống và cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản”, “đưa nuôi trồng thuỷ sản trở thành nghề sản xuất hàng hoá lớn”, “đồng thời chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản cấp cộng đồng gắn với sinh kế người dân địa phương”,...

Page 15: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

11

1.3. Xác định mục tiêu quy hoạch

Mục tiêu quy hoạch bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu tổng quát: thể hiện bức tranh chung về phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại cuối thời điểm dự định quy hoạch. Ví dụ: “phát triển nuôi trồng thuỷ sản vào năm 2015 ở quy mô hàng hoá", "thu được hiệu quả cao", "bền vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trường", "tăng kim ngạch xuất khẩu" và "xoá đói giảm nghèo"...

- Mục tiêu cụ thể: bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như chỉ tiêu diện tích nuôi, sản lượng nuôi, kim ngạch xuất khẩu, chỉ tiêu giá trị sản xuất, lao động, giá trị lao động, tốc độ phát triển trong giai đoạn quy hoạch...(không nên dùng các từ như khoảng x%...để mô tả chỉ tiêu, mà phải đưa ra hoặc con số cụ thể, hoặc mô tả bằng một vài từ “bán định lượng” trong trường hợp không có cách nào định lượng được).

Lưu ý chung: Không ít nhà quy hoạch, lập kế hoạch và chủ dự án nhầm lẫn giữa: mục tiêu và quan điểm hay định hướng, và định hướng trùng với mục tiêu tổng quát...

2. Xây dựng phương án quy hoạch

2.1. Các phương án quy hoạch

Từ quan điểm, định hướng, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể của quy hoạch, trên cơ sở các kết quả giới thiệu trong hồ sơ vùng quy hoạch và bản đồ hiện trạng (và tiềm năng) nuôi trồng thuỷ sản, tiến hành xác định các phương án /kịch bản quy hoạch (thường đưa ra 2-3 phương án để lựa chọn), bao gồm cả vốn đầu tư, các chương trình/dự án đầu tư, đánh giá hiệu quả quy hoạch. Sau đó luận chứng để chọn phương án tối ưu nhất, có tính khả thi và thiết kế quy hoạch theo phương án chọn.

2.2. Thiết kế quy hoạch theo phương án chọn

Yêu cầu chung:

Thiết kế quy hoạch theo phương án chọn là việc tổ chức không gian cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong vùng quy hoạch theo các tiêu chí cơ bản sau:

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo loại hình mặt nước, theo công nghệ nuôi và theo đối tượng nuôi,

- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo loại hình mặt nước, theo công nghệ nuôi và theo đối tượng nuôi,

- Công nghệ và năng suất nuôi theo đối tượng nuôi,

- Cân nhắc các vấn đề liên ngành và các yếu tố liên quan đến tính bền vững.

- Bố trí các khu vực nuôi tập trung trong vùng quy hoạch.

Tổ chức không gian như vậy nhằm trả lời một số câu hỏi chủ đạo của quy hoạch: quy hoạch nuôi con gì, ở đâu, diện tích bao nhiêu, sử dụng công nghệ nuôi nào, sản lượng bao nhiêu và có bền vững không để đạt được các chỉ tiêu cụ thể đã đề ra.

Các việc cần làm:

- Khi bố trí không gian của quy hoạch, phải căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng quy hoạch (và bản đồ hiện trạng vùng quy hoạch), như: điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thuỷ sản và kinh tế-xã hội, hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, các dự báo, quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển.

Page 16: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

12

- Dựa vào kết quả kiểm kê, phân tích, đánh giá hiện trạng và một số dự báo trước đó về các hệ sinh thái và các địa điểm nhạy cảm môi trường (như các hệ sinh thái, habitat tự nhiên quan trọng, các tác động môi trường tiềm ẩn, các điểm nóng ô nhiễm, các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có...), cần bố trí khu nuôi trồng thuỷ sản và đối tượng nuôi không trùng vào các địa điểm cần “kiêng kỵ” như vậy. Trường hợp có thể tận dụng một vài hệ sinh thái cho mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ sản, thì cần cân nhắc lựa chọn các đối tượng nuôi và công nghệ nuôi thích ứng (như công nghệ nuôi thân thiện với môi trường, nuôi sạch...).

- Khi thiết kế khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung, cần cân nhắc đến sức tải môi trường của vùng quy hoạch (nếu đã ước tính được sức tải môi trường) để giảm thiểu nguy cơ tự ô nhiễm và suy thoái các hệ sinh thái.

- Cân nhắc xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp ở cấp cộng đồng để khuyến khích người nghèo tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương, đảm bảo mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

- Xây dựng các chương trình và dự án đầu tư trọng điểm, dự toán vốn đầu tư, nguồn vốn và đưa ra sơ đồ phân kỳ đầu tư và lộ trình thực hiện. Các chương trình và dự án đầu tư này sẽ tạo ra yếu tố “đòn bẩy” trong quá trình triển khai quy hoạch.

- Xây dựng, khái toán kinh phí và đưa các dự án giám sát và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch vào danh mục dự án ưu tiên đầu tư của báo cáo quy hoạch.

- Xác định các nguồn vốn khác nhau, như: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay (tín dụng trung hạn và dài hạn), vốn nước ngoài, vốn huy động từ dân...và sơ đồ phân kỳ đầu tư các nguồn vốn.

- Thành lập bản đồ quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản toàn vùng quy hoạch theo tỷ lệ quy định và thể hiện các nội dung cơ bản của quy hoạch dưới dạng các thông tin không gian (Chi tiết xem nội dung 4, phần III: Lập bản đồ cho vùng quy hoạch và Phụ lục III.1. Các quy định cho hệ thống bản đồ quy hoạch NTTS mặn, lợ).

2.3. Đánh giá sơ bộ hiệu quả quy hoạch

- Cần thực hiện việc đánh giá sơ bộ hiệu quả chung (về mặt kinh tế, xã hội và môi trường) của quy hoạch theo phương án chọn và một số dự án đầu tư trọng điểm đề xuất trong quy hoạch.

- Việc đánh giá chi tiết hiệu quả quy hoạch sẽ được tiến hành sau trong khi thực hiện quy hoạch, thường vào thời điểm đánh giá giữa kỳ dựa vào kết quả triển khai dự án giám sát tình hình thực hiện quy hoạch đã nói trên. Hướng dẫn chi tiết hoạt động giám sát và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sẽ được giới thiệu ở phần sau.

3. Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch

Mục đích, yêu cầu chung:

- Xây dựng các giải pháp để triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản và để trả lời câu hỏi: Cần làm những gì để có thể triển khai được phương án chọn của quy hoạch.

- Đây là nội dung quan trọng không thể thiếu trong báo cáo quy hoạch, để quy hoạch có tính khả thi và không bị “treo” sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Page 17: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

13

- Các nhóm giải pháp trên nên được xắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, đồng thời phải thể hiện được yêu cầu giải quyết cụ thể các vấn đề có liên quan (tránh chung chung, đặt vào báo cáo nào cùng được).

Các nhóm giải pháp thường xây dựng:

- Giải pháp chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản,

- Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản,

- Giải pháp khoa học-công nghệ và khuyến ngư,

- Giải pháp dịch vụ giống và thức ăn

- Giải pháp thị trường,

- Giải pháp vốn đầu tư,

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế,

- Giải pháp cơ sở hạ tầng và môi trường (bao gồm cả thủy lợi cho nuôi trồng thuỷ sản),

- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.

Page 18: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

14

4. Lập bản đồ cho vùng quy hoạch

Yêu cầu chung:

- Đối với một vùng quy hoạch, tối thiểu có 02 loại bản đồ cần phải được thành lập-bản đồ hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và bản đồ quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Nếu có điều kiện thì thành lập các bản đồ chuyên đề (các hợp phần đơn tính) cùng tỷ lệ với 02 bản đồ trên và theo các nội dung đã nói ở phần I. Trong trường hợp này có thể xây dựng một tập Atlas riêng cho vùng quy hoạch.

- Công tác bản đồ phải tuân thủ các nguyên tắc trong quy trình/quy phạm quốc gia (về tỷ lệ bản đồ, về xây dựng chú giải, về sử dụng ký hiệu mầu hay đen trắng...).

Các việc cần làm:

- Chuẩn bị bản đồ nền (nền giấy hoặc nền số hoá) theo tỷ lệ xác định. Sử dụng bản đồ mới nhất do Cơ quan đồ bản Nhà nước ban hành. Bản đồ nền phải có đầy đủ các lớp thông tin cơ bản, như: địa giới hành chính, hệ thống thuỷ văn, hệ thống giao thông, địa hình đất liền/biển, điểm địa vật độc lập và các điểm dân cư. Bản đồ nền dùng để thể hiện các thông tin không gian liên quan đến hiện trạng, tiềm năng và nội dung quy hoạch của phương án chọn.

- Thu thập các sơ đồ, bản đồ quy hoạch của các ngành khác hoặc các hợp phần đơn tính (địa hình, môi trường, hệ sinh thái, khu bảo tồn...) đã có liên quan tới mục đích và vùng quy hoạch (thường được xác định ngay trong đề cương dự án quy hoạch đã đề cập ở phần II, mục 01).

- Xây dựng các bản đồ chuyên đề: không bắt buộc, nên tuỳ thuộc khả năng tài chính của địa phương mà lựa chọn loại bản đồ chuyên đề nào cần thiết. Bản đồ chuyên đề (hợp phần đơn tính) thể hiện kết quả điều tra, nghiên cứu, phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn và bản đồ quy hoạch của các ngành.

- Thành lập bản đồ hiện trạng vùng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản. Thể hiện trên bản đồ nền (cùng tỷ lệ) mối quan hệ không gian của các thông tin về: hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản, tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tình trạng môi trường và hệ sinh thái/habitat, các địa điểm nhậy cảm về sinh thái, môi trường...

- Thành lập bản đồ quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản dựa trên cơ sở bản đồ hiện trạng vùng quy hoạch (cùng tỷ lệ) và kết quả thiết kế quy hoạch theo phương án chọn. Thể hiện trên bản đồ nền cùng tỷ lệ kết quả bố trí không gian quy hoạch cho các khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung, các chỉ tiêu, các vùng sinh thái thích nghi đối với các nhóm loài thuỷ sản nuôi, các đối tượng nuôi theo vùng, bố trí phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi, dự kiến hệ thống thuỷ lợi cho nuôi thuỷ sản (thuỷ ngư) và các nội dung quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản khác.

Lưu ý chung:

- Cần xây dựng thống nhất (trước khi bắt tay vào lập bản đồ) bản Chú giải bản đồ (tỷ lệ tương ứng) cho 02 loại bản đồ nói trên.

- Khi khảo sát ngoài hiện trường vùng quy hoạch thường sử dụng bản đồ (bản copy) có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập; nếu có điều kiện nên tiến hành giải đoán ảnh vệ tinh/không ảnh trong phòng trước khi khảo sát hiện trường.

- 02 tờ bản đồ chính (hiện trạng và quy hoạch) phải viết báo cáo thuyết minh kèm theo và tổ chức thẩm định/nghiệm thu do dự án quy hoạch tổ chức.

Page 19: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

15

- Chi tiết về tỷ lệ bản đồ và các kỹ thuật liên quan đến bản đồ,...xem phụ lục III.1. Các quy định cho hệ thống bản đồ quy hoạch NTTS mặn, lợ.

5. Soạn thảo báo cáo quy hoạch

- Hệ thống báo cáo quy hoạch bao gồm: các báo cáo chuyên đề (như đã đề cập ở phần trên), báo cáo thuyết minh 02 bản đồ, hồ sơ vùng quy hoạch, báo cáo quy hoạch và tóm tắt báo cáo quy hoạch.

- Báo cáo quy hoạch (tổng hợp) được xây dựng dựa trên các báo cáo chuyên đề, thuyết minh bản đồ và hồ sơ vùng quy hoạch. Mẫu báo cáo quy hoạch/tổng hợp theo được trình bày ở phụ lục III.2. Mẫu báo cáo quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ bền vững cấp tỉnh.

- Dự thảo hệ thống báo cáo quy hoạch phải được các thành viên tham gia thực hiện dự án quy hoạch đóng góp ý kiến và thống nhất sửa chữa.

6. Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch

6.1. Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo quy hoạch

- Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định quy hoạch, Cơ quan tư vấn nên tổ chức một hội thảo tham kiến diện rộng về dự thảo Báo cáo quy hoạch nói trên.

- Thành phần chủ yếu tham gia hội thảo góp ý kiến gồm: các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan; các hội, hiệp hội và tổ chức quần chúng-xã hội, như: Hội Nghề cá tỉnh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,…, đại diện cộng đồng; các cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu và trường (nếu có) đóng trên địa bàn; đại diện cộng đồng vùng quy hoạch; một số chuyên gia.

- Hoàn chỉnh dự thảo báo cáo quy hoạch.

6.2. Thẩm định quy hoạch

- Dự thảo báo cáo quy hoạch sau khi hoàn chỉnh được Cơ quan tư vấn có Công văn giải trình và giao nộp (kèm theo thuyết minh 02 bản đồ, hồ sơ vùng quy hoạch và tóm tắt báo cáo quy hoạch, 02 bản đồ hiện trạng và quy hoạch) cho Cơ quan chủ đầu tư (theo Quyết định giao chủ đầu tư dự án quy hoạch của UBND tỉnh) để tổ chức thẩm định.

- Số lượng sản phẩm giao nộp của dự án quy hoạch theo yêu cầu của Cơ quan chủ đầu tư và UBND tỉnh (đã ghi trong hợp đồng tư vấn xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản...ký giữa Cơ quan chủ đầu tư và Cơ quan tư vấn).

- Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp tỉnh do UBND tỉnh ra quyết định thành lập trên cơ sở ý kiến tư vấn bằng văn bản của cơ quan chủ đầu tư (và Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Lưu ý chung:

- Đại diện cơ quan tư vấn, cơ quan chủ đầu tư, các cơ quan/ cá nhân trực tiếp tham gia thực hiện dự án quy hoạch không được mời vào trong Hội đồng thẩm định.

- Sau thẩm định, căn cứ vào kết luận của hội đồng, cơ quan thực hiện dự án quy hoạch sẽ tiếp tục sửa chữa và gửi lại Cơ quan chủ đầu tư (UBND tỉnh) kèm theo Dự thảo Tờ trình UBND tỉnh về việc xin phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản...và Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh v/v phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản...

6.3. Trình và phê duyệt quy hoạch

- Sau khi tiếp nhận lại toàn bộ hồ sơ quy hoạch đã được Cơ quan tư vấn và Ban chủ nhiệm dự án chỉnh sửa, Cơ quan chủ đầu tư/ Sở Kế hoạch và Đầu tư cần đối chiếu với kết luận của Hội đồng thẩm định và mức độ chỉnh sửa quy hoạch.

Page 20: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

16

- Trong quá trình thẩm định và trước khi UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, phải lấy ý kiến đóng góp cho quy hoạch của Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản).

- Cơ quan chủ đầu tư/ Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chính thức trình lên UBND tỉnh các văn bản liên quan đến phê duyệt quy hoạch: Báo cáo quy hoạch, Dự thảo Tờ trình UBND tỉnh v/v xin phê duyệt quy hoạch..., Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh v/v phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản..., Bản giải trình tiếp thu và sửa chữa quy hoạch theo các góp ý của các ban, ngành trong tỉnh liên quan

- Dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch và các văn bản nói trên, UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt quy hoạch.

- Căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh, Ban chủ nhiệm dự án quy hoạch phối hợp với Cơ quan tư vấn quy hoạch và các ban, ngành của tỉnh để tổ chức thanh quyết toán đề tài.

Page 21: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

17

Phần IV

THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Công bố quy hoạch:

- Công bố và phổ biến quy hoạch trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, xuống tận cộng đồng...

- Xác định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai các biện pháp để thực hiện quy hoạch.

- Tổ chức và huy động các nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Yêu cầu chung:

- Đảm bảo các bên hữu quan đều hiểu rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong thực hiện các nội dung quy hoạch.

- Đảm bảo nguồn vốn ngân sách, tín dụng hàng năm được cấp đủ và đúng kỳ hạn theo yêu cầu của quy hoạch.

- Thực hiện các nội dung quy hoạch kịp thời và hiệu quả.

Biện pháp triển khai:

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch cấp tỉnh (UBND tỉnh ra quyết định). Các thành viên trong Ban Chỉ đạo gồm: một lãnh đạo Sở Thuỷ sản làm trưởng ban, 02 phó ban nên là chuyên viên của UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, từ 3-4 thành viên là chuyên viên về kỹ thuật, tài chính, kinh tế-xã hội.

- Xây dựng quy chế hoạt động, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ đạo

- Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo: phổ biến nội dung quy hoạch tới các ban, ngành, cán bộ, cộng đồng liên quan; xây dựng và xin phê duyệt của UBND tỉnh về kế hoạch (tài chính, nhân sự, địa bàn) triển khai các bước tiếp theo để thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu của quy hoạch, giám sát đánh giá và rà soát điều chỉnh quy hoạch thông qua tổ chức họp, hội thảo lấy ý kiến nhất trí của các bên liên quan.

- Tài chính là một trong các bất cập chính và yếu tố hàng đầu để thực hiện kịp thời và hiệu quả quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, do đó Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tư vấn cho UBND tỉnh về kế hoạch, các khoản ngân sách và vốn tín dụng cần thiết cho các hoạt động trong năm tài chính.

- Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo việc thông báo cho cộng đồng thuộc địa bàn triển khai quy hoạch về các hoạt động dự kiến có ảnh hưởng đến họ trước khi triển khai các hoạt động.

- Tại các địa bàn triển khai quy hoạch ở cấp xã nên hình thành Ban chỉ đạo triển khai quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản cấp xã. Bao gồm từ 3-4 thành viên, có 1 lãnh đạo xã là trưởng ban, chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin, chỉ đạo triển khai và phản hồi thông tin thực hiện các kế hoạch từ Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đưa xuống.

- UBND tỉnh, sau khi đã phê duyệt kế hoạch nội dung công việc và tài chính cho thực hiện quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, có trách nhiệm thông báo, chỉ đạo cho các cơ quan hữu quan phối hợp thực hiện đồng bộ từng phần việc cụ thể, đặc biệt đảm bảo đủ nguồn vốn ngân sách và tín dụng để thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

2. Giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch

Page 22: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

18

Nội dung:

- Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số, hệ thống biểu mẫu đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu. (Xem phụ lục IV.1. Một số tiêu chí, chỉ số, biểu mẫu đánh giá mức độ thành công của các chỉ tiêu quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ).

- Phân công trách nhiệm giám sát và đánh giá các tiêu chí, chỉ số cho các cơ quan hữu quan. (Xem phụ lục IV.2. Một số trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và cộng đồng trong giám sát đánh giá tiến trình thực hiện quy hoạch phát triển NTTS mặn, lợ).

- Theo dõi và đánh giá các tiêu chí/chỉ số đo mức độ thành công của các mục tiêu và chỉ tiêu

- Phát hiện và thực hiện các giải pháp hợp lý trong trường hợp các tiêu chí/chỉ số không đúng với nội dung quy hoạch.

Yêu cầu:

- Bộ tiêu chí/chỉ số, biểu mẫu có khả năng thực hiện, phản ánh được các hoạt động thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch.

- Trách nhiệm giám sát và đánh giá được phân công rõ ràng và được thực thi hiệu quả.

- Các giải pháp đưa ra kịp thời phục vụ tốt tiến trình thực hiện quy hoạch

Biện pháp triển khai:

- Xây dựng bộ tiêu chí/chỉ số, hệ thống biểu mẫu đánh giá mức độ thành công của các mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch: Trên cơ sở nội dung quy hoạch, khả năng (nhân lực, kinh phí hoạt động, thời gian) thực tế các cơ quan chức năng liên quan đến quy hoạch của địa phương.

- Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn và xác định các tiêu chí/chỉ số, hệ thống biểu mẫu để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch thông qua tổ chức hội thảo, thu thập ý kiến của các chuyên gia (có thể mời chuyên gia tư vấn cùng tham gia xây dựng bộ tiêu chí/chỉ số, hệ thống biểu mẫu đánh giá).

- Phân công trách nhiệm: tư vấn cho UBND tỉnh ra các quyết định phân công trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan cùng tham gia giám sát và đánh giá tiến trình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản. Các cơ quan chính tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch là: Sở Thuỷ sản, Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng địa chính huyện/xã và các tổ chức/người dân tham gia hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

- Hoạt động giám sát, đánh giá: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phải tổ chức giám sát 6 tháng/lần và thường xuyên thông tin phản hồi trong quá trình thực hiện quy hoạch từ các cơ quan hữu quan và người dân, đồng thời báo cáo về Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 15 của tháng cuối quý II và IV để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Nếu phát hiện thấy các tiêu chí, chỉ số vượt ra ngoài mục tiêu, chỉ tiêu của quy hoạch phải có trách nhiệm báo cáo cụ thể UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan, chỉ đạo làm rõ nguyên nhân và tìm ra các giải pháp để điều chỉnh.

3. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch

Yêu cầu chung:

- Định kỳ (5 năm/lần) rà soát toàn bộ và cụ thể từng mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch. Nếu cần thay đổi phải điều chỉnh lại các mục tiêu/chỉ tiêu và nội dung quy hoạch thay thế.

- Các mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung quy hoạch thay thế phải phù hợp với thực tế thay đổi trong quá trình thực hiện quy hoạch (theo kết quả giám sát và đánh giá) và góp

Page 23: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

19

phần giải quyết kịp thời các tác động xấu về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi thực hiện quy hoạch.

Các việc cần làm:

- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xây dựng kế hoạch rà soát và điều chỉnh quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo Sở Thuỷ sản tổ chức rà soát và điều chỉnh quy hoạch.

- Việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch cũng phải được tiến hành theo trình tự như khi xây dựng quy hoạch, nhưng tập trung vào các vấn đề địa phương cần rà soát, điều chỉnh (qua theo dõi, giám sát), tránh xây dựng lại quy hoạch. Đặc biệt là phải tìm ra nguyên nhân gây nên các vấn đề cần điều chỉnh.

Lưu ý chung:

Gần cuối của kỳ thực hiện quy hoạch, nên bắt đầu khởi xướng lập quy hoạch cho thời kỳ tiếp theo, đảm bảo quy hoạch luôn đi trước một bước và cung cấp cơ sở và định hướng cho các kế hoạch hàng năm và trung hạn.

Page 24: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

20

CÁC PHỤ LỤC

Page 25: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

21

PHỤ LỤC I.1

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Trong tài liệu hướng dẫn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ: là thuật ngữ bao hàm tất cả các hình thức nuôi động vật và trồng thực vật thuỷ sinh trong các môi trường nước lợ và nước mặn (như biển, đại dương...).

2. Nuôi trồng thuỷ sản bền vững: Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) bền vững là khái niệm để chỉ các hoạt động nuôi trồng mang lại phúc lợi kinh tế cho con người, có tác động tốt về mặt xã hội và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lợi tự nhiên. Trong phát triển NTTS bền vững, môi trường và nguồn lợi thủy sản được sử dụng hợp lý, không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ người tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản nuôi trên toàn thế giới.

3. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ (Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ).

4. Quy hoạch tổng thể phát triển NTTS mặn, lợ cấp tỉnh: là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển NTTS mặn, lợ và phân bố không gian các hoạt động NTTS mặn, lợ hợp lý trong phạm vi một tỉnh trong một thời gian xác định (thông thường là 10 năm).

5. Sức tải môi trường (carrying capacity): là số lượng tối đa các sinh vật (mật độ), hoặc số lượng tối đa các hoạt động (như số lượng ao, đầm, lồng bè…) mà một khu vực nào đó có thể mang tải; hoặc tổng sản lượng tối đa của một khu vực có thể sản xuất ra mà lượng chất thải phát sinh từ chính các hoạt động như vậy không vượt quá sức chống chịu của môi trường tại khu vực đó (nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng môi trường).

6. Phương án quy hoạch/Kịch bản quy hoạch: là các phương án lựa chọn do nhà quy hoạch tiên lượng trên cơ sở tổng hợp các tư liệu (nguồn đã có và khảo sát mới), xu thế phát triển về môi trường, nguồn lợi và nguồn lực, về kinh tế - xã hội để đề xuất các phương án quy hoạch lựa chọn thích hợp cho các mốc thời gian theo các giai đoạn 5, 10 năm.

7. Hồ sơ vùng quy hoạch: còn gọi là báo cáo tổng quan vùng quy hoạch, được xây dựng dựa trên các báo cáo chuyên đề và cơ sở dữ liệu vùng quy hoạch. Hồ sơ gồm: (1) những mô tả, đánh giá khái quát các yếu tố phát triển, hiện trạng phát triển NTTS mặn, lợ; các điểm mạnh, điểm yếu, các vấn đề nổi cộm cần giải quyết để đảm bảo mục tiêu phát triển NTTS bền vững và các dự báo phát triển...; (2) các bản đồ có liên quan.

8. Đất nuôi trồng thuỷ sản: là đất có mặt nước nội địa (gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch); đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.

Page 26: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

22

PHỤ LỤC II.1

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN MẶN, LỢ BỀN VỮNG

1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch

- Vai trò của nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh

- Tình hình thực hiện quy hoạch NTTS mặn lợ tỉnh

- Yêu cầu phát triển và sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng dự án quy hoạch

- Các Quyết định của Chính phủ

- Các chương trình phát triển của Bộ, ngành

- Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh

- Quyết định của UBND tỉnh

3. Mục tiêu của dự án quy hoạch (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể)

4. Phạm vi quy hoạch (phạm vi địa lý và phạm vi vấn đề)

5. Nhiệm vụ và nội dung dự án quy hoạch

5.1. Kiểm kê, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển

5.1.1 Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản

- Đặc điểm địa hình và hình thái địa hình vùng quy hoạch

- Đặc điểm thời tiết, khí hậu

- Đặc điểm thổ nhưỡng, chất lượng nước

- Vấn đề môi trường vùng nuôi (môi trường sinh thái thuỷ vực, chất lượng nước và đất, chất lượng hệ sinh thái, các khu bảo tồn thiên nhiên trong vùng quy hoạch, các nguồn thải có thể tác động đến NTTS, ...).

- Đánh giá tiềm năng phát triển NTTS trong vùng quy hoạch (diện tích mặt nước, nguồn lợi thuỷ sinh vật, nguồn giống thuỷ sản, tính thích nghi...)

- Phân tuyến và phân vùng NTTS

5.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng tới phát triển NTTS

- Cơ cấu GDP và vốn đầu tư (chú ý cho NTTS mặn lợ)

- Dân số, lao động, việc làm và chất lượng lao động

- Cơ cấu sử dụng đất và các chính sách đất đai

- Cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng

- Vấn đề an ninh lương thực ảnh hưởng đến phát triển NTTS

- Vấn đề đói nghèo và sinh kế

- Giới và công bằng xã hội liên quan tới NTTS.

5.1.3 Đánh giá thực trạng hoạt động NTTS

Page 27: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

23

* Hiện trạng sản xuất

- Hiện trạng sử dụng đất và mặt nước vào NTTS

- Đối tượng, công nghệ, năng suất, sản lượng

- Lao động NTTS

- Hiệu quả kinh tế một số mô hình nuôi đặc thù của vùng

* Hiện trạng cơ sở hạ tầng cho NTTS

* Hiện trạng dịch vụ cho NTTS

- Sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản nuôi

- Sản xuất và cung cấp thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản

- Chế biến và tiêu thụ sản phẩm NTTS

* Hiện trạng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý NTTS

- Tổ chức sản xuất

- Tổ chức quản lý

* Công tác khuyến ngư và khoa học công nghệ

* Hiện trạng môi trường-sinh thái và dịch bệnh trong NTTS

- Đánh giá tác động môi trường các vùng nuôi trọng điểm

- Đánh giá chi phí lợi ích mở rộng trong NTTS

- Đánh giá khả năng bền vững của ngư trại

- Tác động của phát triển NTTS tới môi trường sinh thái và ngược lại

* Thể chế và chính sách ảnh hưởng tới NTTS

5.2 Dự báo các điều kiện phát triển

- Dự báo tác động của sự phát triển thủy sản ảnh hưởng đến an ninh lương thực

- Tầm nhìn phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng và cả nước.

- Thị trường

- Lao động

- Tiến bộ khoa học, công nghệ

- Nguồn lợi, môi trường và sinh thái.

5.3 Xây dựng quan điểm, các định hướng và mục tiêu quy hoạch

- Quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản

- Các định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản

- Các chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản:

• Diện tích nuôi

• Sản lượng nuôi

• Giá trị sản xuất

• Giá trị xuất khẩu

• Lao động tham gia NTTS

Page 28: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

24

5.4 Phương án quy hoạch

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước sang NTTS

- Phát triển NTTS theo tuyến và theo vùng

- Phát triển NTTS theo đối tượng

- Phát triển NTTS theo loại hình

- Nhu cầu giống

- Nhu cầu thức ăn

- Nhu cầu lao động

5.5 Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư

5.6 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển và hiệu quả của quy hoạch

5.7 Các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, mặt nước sang NTTS

- Khuyến khích đầu tư phát triển NTTS

- Dịch vụ cho NTTS (sản xuất và dịch vụ giống, thức ăn, thuốc và hoá chất, thị trường tiêu thụ, chế biến sản phẩm)

- Khoa học và công nghệ, khuyến ngư và phát triển nguồn nhân lực trong NTTS

- Cơ sở hạ tầng

- Tổ chức và quản lý sản xuất

5.8 Kết luận và kiến nghị

6. Phương pháp và tổ chức thực hiện xây dựng quy hoạch

6.1 Phương pháp xây dựng quy hoạch

- Kế thừa

- Điều tra bổ sung

- Đánh giá có sự tham gia của người dân

- Phân tích, xử lý xây dựng cơ sở dữ liệu

- Phương pháp liên ngành, phối hợp các bên liên quan

- Chuyên gia, chuyên khảo

- Dự báo

- Phương pháp bản đồ và ứng dụng GIS

- Tổng hợp viết báo cáo

- …

6.2 Tổ chức thực hiện

- Chuẩn bị thực hiện xây dựng quy hoạch

- Thu thập, phân tích dữ liệu thứ cấp

- Điều tra khảo sát thực địa

- Xây dựng các báo cáo chuyên đề

Page 29: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

25

- Xây dựng báo cáo tổng hợp và tóm tắt

- Xây dựng bản đồ hiện trạng và quy hoạch

- Tổ chức các hội thảo, thẩm định, xét duyệt quy hoạch và thanh quyết toán.

6.3 Cơ quan thực hiện

6.4 Cơ quan phối hợp

7. Tiến độ thực hiện

8. Sản phẩm của dự án

9. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện

Chi tiết xem phụ lục Dự toán kinh phí

…, ngày tháng năm

Cơ quan chủ đầu tư Cơ quan tư vấn

Page 30: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

26

PHỤ LỤC II.2

NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ

TIỀM NĂNG NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÙNG QUY HOẠCH

Phần I: Điều kiện tự nhiên

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng.

1. Vị trí địa lý

Cần đánh giá vị trí địa lý của khu vực quy hoạch có những đặc điểm thuận lợi và khó khăn gì cho việc giao lưu, vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá/sản phẩm NTTS cũng như các hoạt động trao đổi, tiếp cận thông tin và công nghệ tiên tiến đối với các tỉnh khác và các nước khác.

2. Địa hình

Cần đánh giá tổng quát điều kiện địa hình của khu vực quy hoạch có liên quan đến việc phân bổ không gian các hoạt động NTTS cũng như đối tượng NTTS về:

- Cao trình

- Độ dốc

- Xu hướng địa hình.

3. Đặc điểm khí hậu

Cần đánh giá tổng quát về đặc điểm khí hậu của khu vực quy hoạch có ảnh hưởng đến các hoạt động NTTS như:

- Chế độ gió và hướng gió chủ đạo theo mùa,

- Nhiệt độ,

- Chế độ mưa,

- Chế độ thuỷ văn, hải văn

4. Các loại tài nguyên

Cần đánh giá một số loại tài nguyên chủ yếu có liên quan đến phát triển NTTS như:

a. Tài nguyên đất (diện tích, chất lượng, các nhóm/loại đất chính, diện tích đất tiềm năng/có khả năng cho phát triển NTTS). Trong đó, chú trọng các tài nguyên các vùng sinh thái sau:

- Vùng sinh thái nước ngọt bị nhiễm mặn có tiềm năng cho phát triển NTTS mặn, lợ (sông, hồ tự nhiên, ruộng trũng, hồ chứa, kênh rạch bị nhiễm mặn),

- Vùng sinh thái cửa sông ven biển (đất ngập nước, rừng ngập mặn, bãi triều ven biển, bãi bồi cửa sông),

- Vùng sinh thái nước mặn (vùng biển ven bờ, các vùng bảo tồn biển, rạn san hô, thảm cỏ biến....).

b. Tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm, trữ lượng, chất lượng, phân bố, lưu lượng).

Page 31: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

27

5. Đánh giá chung

Đánh giá chung về các thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh đối với việc phát triển NTTS của vùng quy hoạch.

Phần II: Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản

Nội dung đánh giá nguồn lợi thuỷ sản bao gồm: các loại và sự phong phú của động, thực vật phù du, động vật đáy, các khu hệ cá nước lợ, nước mặn, giáp xác, thân mềm,... Đặc biệt, cần xác định các giống loài động thực vật thuỷ sản có phân bố tự nhiên trong vùng, lưu ý các loài có sản lượng lớn, có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, các giống loài thuỷ sản được nhập về nuôi và có triển vọng trên các hệ sinh thái lợ và mặn. Cụ thể:

1. Đặc điểm thuỷ sinh vật

- Động vật phù du

- Thực vật phù du

- Động vật đáy

- Động vật giáp xác

- Động vật thân mềm

2. Nguồn lợi thuỷ sản

- Nguồn lợi hải sản (cá nổi, cá đáy)

- Nguồn lợi thuỷ sản (nước ngọt)

Page 32: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

28

PHỤ LỤC II.3

CÁC DỮ LIỆU VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI LIÊN QUAN TỚI

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN MẶN, LỢ BỀN VỮNG

1. Vai trò, vị trí của NTTS mặn, lợ trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh

1) Đóng góp GDP của NTTS nói chung và mặn, lợ nói riêng vào GDP ngành thuỷ sản và GDP của tỉnh

2) Đóng góp của NTTS nói chung và mặn, lợ nói riêng vào vấn đề giải quyết việc làm

3) Đóng góp của NTTS nói chung và mặn, lợ nói riêng vào vấn đề cung cấp thực phẩm thuỷ sản

4) Đóng góp của NTTS nói chung và mặn, lợ nói riêng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5) Đóng góp của NTTS nói chung và mặn, lợ nói riêng vào cán cân thương mại và kim ngạch xuất khẩu.

6) Đóng góp của NTTS nói chung và mặn, lợ nói riêng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

7) Đóng góp của NTTS nói chung và mặn, lợ nói riêng vào các khoản phải thu của tỉnh (chủ yếu là thuế và các khoản phải thu).

2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội liên quan tới phát triển NTTS mặn, lợ bền vững

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội chung

1) Cơ cấu sử dụng đất

Chú ý các vấn đề: Diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất NTTS, mối liên quan trong đảm bảo an ninh lương thực.

2) Cơ cấu vốn đầu tư

Chú ý đánh giá mối tương quan giữa GDP và vốn đầu tư của các ngành kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

3) Cơ cấu dân số và lao động

Chú ý tới dân số và sự phân bố, cơ cấu lao động, chất lượng lao động

4) Giáo dục và y tế

5) Phát triển của các thành phần kinh tế

6) Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất

2.2. Thực trạng kinh tế-xã hội hộ gia đình NTTS ảnh hưởng tới NTTS mặn, lợ

1) Nhân khẩu học của hộ gia đình NTTS

2) Thu nhập bình quân/người

3) Giá trị tài sản tự có

4) Cơ cấu vốn đầu tư cho NTTS (tự có, vay)

Page 33: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

29

5) Trình độ kỹ thuật NTTS

6) Quan hệ thị trường và giá cả trong hoạt động NTTS (đầu vào, đầu ra)

7) Hiệu quả kinh tế của 1 ha NTTS cho các loại hình, phương thức và đối tượng nuôi chính, so sánh với hiệu quả sản xuất/ha của nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp. Bao gồm các nội dung:

- Đầu tư tài sản cố định - Chi phí sản xuất: Chi phí cố định và chi phí biến đổi - Doanh thu, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn - Lao động sử dụng, thu nhập bình quân/lao động/năm - Giá trị sản lượng/ha

3. Vị trí của NTTS mặn, lợ trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh

1) Cơ cấu sử dụng đất

2) Cơ cấu vốn đầu tư

3) Đóng góp giá trị xuất khẩu

4) Sử dụng lao động

5) An ninh thực phẩm

6) Chuyển đổi cơ cấu sản xuất

7) Hội nhập kinh tế quốc tế

8) Xoá đói giảm nghèo

Page 34: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

30

PHỤ LỤC II.4

CÁC DỮ LIỆU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN TỚI PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN MẶN LỢ BỀN VỮNG

1. Cơ sở hạ tầng

1.1 Cơ sở hạ tầng chung

a- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống giao thông đường thuỷ, hệ thống giao thông đường sắt, hệ thống giao thông đường không,

b- Hệ thống cung cấp điện

c- Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống cấp, thoát nước chính của vùng phục vụ NTTS, hệ thống cấp, thoát nước chính cho từng tiểu vùng NTTS

d- Hệ thống thông tin liên lạc trong vùng NTTS

e- Hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản

1.2 Cơ sở hạ tầng nội vùng NTTS

a- Hệ thống giao thông đường bộ phục vụ các vùng NTTS

b- Hệ thống điện lưới phục vụ các vùng NTTS

c- Hệ thống thuỷ lợi nội đồng của các vùng NTTS tập trung (bao gồm hệ thống kênh mương cấp và thoát, hệ thống ao chứa, ao lắng và hệ thống xử lý chất thải…).

2. Cơ sở dịch vụ

2.1 Hiện trạng sản xuất và cung ứng giống

a) Hệ thống sản xuất hiện có

- Năng lực sản xuất: số lượng trại, công nghệ áp dụng, phân loại trại sản xuất giống cá nước ngọt, nước mặn, lợ (tôm: sú, càng xanh, chân trắng), cua, nhuyên thể ..., công suất thiết kế, địa điểm tập trung.

- Công suất sản xuất thực tế: số lượng giống sản xuất thực tế theo từng nhóm loài.

- Khả năng đáp ứng hiện nay.

- Lượng giống phải nhập từ bên ngoài.

- Các đánh giá sơ bộ về hệ thống sản xuất hiện có, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trong các trại giống, công nghệ áp dụng, nguồn giống bố mẹ, năng lực kỹ thuật của lao động, hiệu quả sản xuất, xác định các nhu cầu cải tiến.

b) Hệ thống phân phối giống

- Các nguồn cung ứng giống trong và ngoài tỉnh,

- Các kênh cung ứng, các nhóm nào chi phối họat động cung ứng giống, hệ thống đó có hiệu quả không, có gì bất cập hay không.

2.2 Hiện trạng sản xuất và cung ứng thức ăn

a) Hệ thống sản xuất hiện có

Page 35: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

31

- Năng lực sản xuất: số lượng cơ sở, công nghệ áp dụng, phân loại cơ sở sản xuất thức ăn cho thuỷ sản nước ngọt, nước mặn, lợ (tôm, cá), công suất thiết kế, địa điểm tập trung.

- Công suất sản xuất thực tế: sản lượng thức ăn sản xuất thực tế theo từng nhóm loài thuỷ sản nuôi.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay

- Lượng thức ăn phải nhập từ bên ngoài

- Các đánh giá sơ bộ về hệ thống sản xuất hiện có, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, công nghệ áp dụng, nguồn nguyên liệu, năng lực kỹ thuật của lao động, hiệu quả sản xuất, xác định các nhu cầu cải tiến.

b) Hệ thống kênh phân phối thức ăn

- Các nguồn cung ứng thức ăn trong và ngoài tỉnh,

- Các kênh cung ứng (đại lý cấp 1, cấp 2), các nhóm nào chi phối họat động cung ứng thức ăn, hệ thống đó có hiệu quả không, có gì bất cập hay không.

2.3 Hiện trạng sản xuất và cung ứng hoá chất và thuốc thú y thuỷ sản

a) Hệ thống sản xuất hiện có

- Hiện trạng sử dụng (danh mục các loại thuốc, hóa chất nào đang sử dụng phổ biến ở địa phương), nhận xét về thực trạng sử dụng (hiểu biết của người dân, kỹ thuật sử dụng...)

- Năng lực sản xuất: số lượng cơ sở, công nghệ áp dụng, công suất thiết kế, địa điểm tập trung.

- Công suất sản xuất thực tế: sản lượng thuốc, hoá chất sản xuất thực tế.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay

- Lượng thuốc, hoá chất phải nhập từ bên ngoài

- Các đánh giá sơ bộ về hệ thống sản xuất hiện có, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, công nghệ áp dụng, nguồn nguyên liệu, năng lực kỹ thuật của lao động, hiệu quả sản xuất, xác định các nhu cầu cải tiến.

b) Hệ thống phân phối thuốc, hoá chất

- Các nguồn cung ứng thuốc, hoá chất trong và ngoài tỉnh,

- Các kênh cung ứng, các nhóm nào chi phối họat động cung ứng, hệ thống đó có hiệu quả không, có gì bất cập hay không.

2.4 Hệ thống chế biến

- Năng lực chế biến thuỷ sản: Số lượng cơ sở chế biến, công suất, chủng loại (chế biến đông lạnh, phối chế, khô, làm mắm,...)

- Khả năng thu hút nguyên liệu

- Hiệu quả sản xuất

- Phương án phát triển

2.5 Hệ thống tiêu thụ sản phẩm

- Các mặt hàng và kênh tiêu thụ sản phẩm

- Các thị trường tiêu thụ sản phẩm

Page 36: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

32

- Hệ thống chợ/chợ cá/chợ đầu mối thuỷ sản

2.6 Hệ thống kiểm dịch, vệ sinh, thú ý và chất lượng sản phẩm thuỷ sản

- Cơ cấu hệ thống kiểm dịch, vệ sinh thú y và chất lượng sản phẩm thuỷ sản.

- Vận hành của hệ thống (nhân lực, trình độ, trang thiết bị), thuận lợi và khó khăn đang gặp phải.

Page 37: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

33

PHỤ LỤC II.5

CÁC DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH NTTS MẶN, LỢ

1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ

1.1. Diện tích và số lượng lồng nuôi theo loại hình mặt nước, hình thức nuôi, phương thức, đối tượng nuôi

- Diện tích nuôi (trong đó nêu rõ về diện tích chuyển đổi) - Số lượng lồng, quy mô lồng nuôi và vị trí các lồng nuôi

1.2. Đối tượng nuôi - Các đối tượng nuôi truyền thống - Các đối tượng nuôi có giá trị xuất khẩu

1.3. Mùa vụ nuôi

Mùa vụ nuôi theo đối tượng và theo hình thức nuôi

1.4. Năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất

- Năng suất nuôi: theo hình thức, đối tượng, phương thức nuôi - Sản lượng nuôi: tổng sản lượng nuôi, sản lượng nuôi theo loại hình mặt nước, đối

tượng và hình thức nuôi - Giá trị sản xuất: tổng giá trị sản lượng nuôi, giá trị nuôi theo đối tượng

1.5. Lao động trong NTTS

- Số lượng lao động tham gia vào NTTS - Chất lượng/trình độ lao động

1.6. Tổ chức sản xuất và quản lý hoạt động NTTS

- Tổ chức sản xuất: các mô hình nuôi theo thành phần kinh tế, theo hình thức tổ chức sản xuất, các ưu điểm và nhược điểm, mô hình chiếm ưu thế.

- Tổ chức quản lý hành chính và quản lý ngành: cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các bất cập cần cải tiến.

1.7. Áp dụng khoa học-công nghệ và công tác khuyến ngư trong NTTS

1.7.1 Áp dụng khoa học công nghệ:

- Công nghệ nuôi, công nghệ sản xuất giống - Công nghệ chế biến thức ăn tại chỗ - Tình hình sử dụng các thiết bị trong ao nuôi (máy quạt nước, sục khí...) - Các khó khăn, tồn tại và các cản trở trong công tác áp dụng tiến bộ khoa học công

nghệ vào NTTS - Công nghệ phân tích thị trường, cảnh báo dịch bệnh và môi trường

1.7.2 Công tác khuyến ngư:

- Các hoạt động tập huấn kỹ thuật - Các mô hình trình diễn - Các hỗ trợ kỹ thuật của khuyến ngư cho người nuôi - Các tài liệu khuyến ngư - Các chương trình chuyển giao công nghệ và giới thiệu đối tượng nuôi mới. - Năng lực các cơ quan hoạt động khuyến ngư: tổ chức bộ máy, năng lực của cán bộ,

trang thiết bị.

Page 38: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

34

- Các hạn chế và trở ngại trong công tác khuyến ngư.

2. Hiện trạng về môi trường và dịch bệnh 2.1. HiÖn tr¹ng m«i tr−êng

2.1.1 HiÖn tr¹ng m«i tr−êng n−íc

- ChÊt l−îng n−íc (chØ tiªu thuû lý, thuû ho¸, thuû sinh t¹i mét sè vïng träng ®iÓm) - Nh÷ng vÊn ®Ò m«i tr−êng c¸c l−u vùc s«ng (cÊp vïng, cÊp quèc gia, cÊp quèc tÕ) - Nh÷ng t¸c ®éng cña m«i tr−êng n−íc ®Õn ho¹t ®éng NTTS

2.1.2 HiÖn tr¹ng m«i tr−êng ®Êt

- ChÊt l−îng ®Êt (chØ tiªu lý, ho¸, sinh t¹i mét sè vïng träng ®iÓm) - HiÖn t−îng nhiÔm phÌn, nhiÔm mÆn… - Nh÷ng t¸c ®éng cña m«i tr−êng ®Êt ®Õn ho¹t ®éng NTTS

2.1.3 Nh÷ng t¸c ®éng m«i tr−êng cña ho¹t ®éng NTTS

- T¸c ®éng ®Õn chÊt l−îng n−íc cÊp, t×nh tr¹ng xö lý n−íc th¶i tõ ho¹t ®éng NTTS - NhiÔm phÌn, nhiÔm mÆn vµ ¶nh h−ëng ®Õn chÊt l−îng/sèl−îng n−íc ngÇm ngät/

n−íc sinh ho¹t…do NTTS - T×nh tr¹ng thu gom vµ xö lý chÊt th¶i r¾n, r¸c th¶i sinh ho¹t, bïn th¶i tõ ho¹t ®éng

NTTS - Nh÷ng t¸c ®éng m«i tr−êng do viÖc më réng diÖn tÝch NTTS (thu hÑp diÖn tÝch c¸c

hÖ sinh th¸i nh− rõng ngËp mÆn, mÊt n¬i c− tró tù nhiªn cña loµi, mÊt ®a d¹ng sinh häc, mÊt c¸c khu b¶o tån thiªn nhiªn, v¨n ho¸...)

- VÊn ®Ò hoµn thæ vµ hoµn nguyªn m«i tr−êng khi c¸c ao ®Çm (dù ¸n) NTTS kh«ng thµnh c«ng (ph¶i chuyÓn môc ®Ých sö dông)

2.1.4 Nh÷ng vÊn ®Ò m«i tr−êng kh¸c cña cña vïng

- HiÖn t−îng thêi tiÕt bÊt th−êng (lò lôt, b·o…) - Xãi lë bê biÓn. - Suy tho¸i hÖ sinh th¸i (rõng ngËp mÆn, r¹n san h«, ®Êt ngËp n−íc…)

2.2 DÞch bÖnh trong nu«i trång thuû s¶n

- T×nh h×nh dÞch bÖnh, nh÷ng bÖnh th−êng gÆp. - Nguyªn nh©n g©y ra dÞch bÖnh, c¸ch phßng tr¸nh vµ trÞ bÖnh

2.3. Xu h−íng biÕn ®æi m«i tr−êng

Page 39: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

35

PHỤ LỤC II.6

CÁC DỮ LIỆU VỀ THỂ CHẾ-CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI PHÁT TRIỂN NTTS MẶN, LỢ

1. Các văn bản thể chế-chính sách của các cấp

1.1. Các thể chế-chính sách của Trung ương - Các cơ chế chính sách sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất - Các cơ chế chính sách về tín dụng, về thuế và về vốn đầu tư -...

1.2. Các thể chế-chính sách của Bộ, ngành - Các chiến lược phát triển - Các chương trình phát triển - Các quy hoạch phát triển

1.3. Các thể chế-chính sách của địa phương - Nghị quyết tỉnh Đảng bộ - Các quy hoạch phát triển - Chính sách sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất - Các chính sách về tín dụng, về thuế, về vốn đầu tư - Các chính sách về khoa học-công nghệ, về công tác khuyến ngư - Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực

2. Các vướng mắc khi thực hiện chính sách - Bộ máy, nguồn nhân lực - Mức độ phù hợp và tuân thủ của thể chế-chính sách - Các văn bản hướng dẫn và chế tài - Các điều kiện về tài chính

3. Các tác động của thể chế-chính sách đến sự phát triển NTTS - Kết quả thúc đẩy phát triển NTTS - Các hạn chế kìm hãm sự phát triển của NTTS - Tương quan giữa chính sách với một số chương trình phát triển NTTS

Page 40: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

36

PHỤ LỤC II.7

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, THU THẬP DỮ LIỆU VÀ

XÁC ĐỊNH ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA

1. Một số phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu

Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu đúng sẽ đảm bảo chất lượng thông tin, dữ liệu đầu vào và tiết kiệm thời gian, kinh phí thực hiện. Để lựa chọn đúng phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu (phù hợp và tiết kiệm) cần thực hiện các công việc sau:

- Nghiên cứu kỹ nội dung đề cương, lập danh mục các dữ liệu cần thu thập.

- Phân loại dữ liệu cần thu thập: theo tính chất sẵn có của dữ liệu (nguồn sơ cấp và thứ cấp); theo tính chất dữ liệu (định tính hay định lượng).

- Tìm hiểu và xác định khả năng thực tế cung cấp dữ liệu của các đơn vị và cá nhân liên quan.

- Lựa chọn phương pháp thích hợp để thu thập từng loại dữ liệu

Các phương pháp thường được sử dụng trong điều tra, thu thập dữ liệu gồm:

a) Dữ liệu thứ cấp (là các dữ liệu đã có sẵn): được thu thập bằng cách mượn hoặc hợp đồng chuyển giao, trường hợp những số liệu phải tập hợp theo biểu mẫu thì cần thuê cán bộ tổng hợp lại.

b) Dữ liệu sơ cấp (tài liệu gốc) là những dữ liệu thu được nhờ trực tiếp điều tra tại thời điểm nghiên cứu. Đối với các dữ liệu định tính, nên sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của người dân, phỏng vấn trực tiếp theo định hướng, phỏng vấn sâu. Đối với các dữ liệu định lượng, nên sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi cấu trúc.

Nên kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu định tính và định lượng trong thu thập dữ liệu sơ cấp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng thông tin, kinh phí và thời gian.

2. Xác định địa bàn cần điều tra, khảo sát

Địa bàn cần điều tra, khảo sát thường là những vùng nuôi tập trung, những vùng đang có các mâu thuẫn (sử dụng đất, hệ thống thuỷ lợi…), có các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường nảy sinh; những vùng có khả năng lớn nhưng chưa phát triển; những vùng có định hướng chuyển đổi cơ cấu sang NTTS mặn, lợ.

Để lựa chọn được đúng các địa bàn điều tra, khảo sát cần thực hiện một số việc sau:

- Nghiên cứu kỹ tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tổng quan phát triển NTTS tỉnh.

- Trao đổi, thu thập ý kiến của lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Thuỷ sản, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động- Thương binh-Xã hội, Du lịch, Giao thông vận tải…và các chuyên gia NTTS.

- Lựa chọn địa bàn điều tra, khảo sát dựa trên cơ sở kinh phí thực hiện, kết hợp với các vấn đề đã phát hiện ở hai bước trên.

Page 41: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

37

PHỤ LỤC II.8

NỘI DUNG DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

NTTS MẶN, LỢ BỀN VỮNG

1. Các căn cứ pháp lý xây dựng dự toán

- Các Nghị định của Chính phủ liên quan - Các thông tư, thông tư liên tịch của Bộ và các Bộ liên quan - Các quyết định của Bộ, ngành liên quan

2. Nội dung dự toán kinh phí

TT Nội dung Thành

tiền (1000 đ)

Tỷ lệ (%)

I Chi phí cho công tác chuẩn bị xây dựng quy hoạch 1 Lập đề cương (thu thập tư liệu, phân tích xử lý, viết đề cương)

Chi phí thu thập dữ liệu Chi phí phân tích xử lý dữ liệu và viết đề cương

2 Hội thảo xét duyệt đề cương Chủ tịch hội đồng xét duyệt Người trình bày Thư ký Thành viên hội đồng Đại biểu tham dự Thuê hội trường, máy chiếu Nước cho hội thảo Người phục vụ hội thảo

3 Chuẩn bị quy hoạch Xây dựng biểu mẫu điều tra Điều tra thử Hoàn chỉnh biểu mẫu Hội thảo thông qua biểu mẫu và xây dựng, thông qua kế hoạch thực hiện Chủ trì Người trình bày Thư ký Đại biểu tham dự Thuê hội trường, máy chiếu Nước cho hội thảo Người phục vụ hội thảo

II Chi phí điều tra, thu thập số liệu để nghiên cứu xây dựng quy hoạch 1 Chi phí thu thập tài liệu thứ cấp

Chi phí tổng hợp dữ liệu Chi phí dịch vụ kỹ thuật (mua bản đồ và các tài liệu, phô tô tài liệu,…)

2 Chi phí điều tra, khảo sát Công tác phí

Chi phí dịch vụ kỹ thuật (phô tô biểu mẫu, trả công hộ gia đình, doanh nghiệp, …)

Thuê phương tiện giao thông 3 Chi phí xây dựng cơ sở dữ liệu

Phân tích, xử lý dữ liệu (bao gồm cả phân tích mẫu môi trường) Hệ thống hoá cơ sở dữ liệu

III Chi phí thiết kế quy hoạch

1 Chi phí kiểm kê, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển (các báo cáo chuyên đề)

Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản Đánh giá điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến phát triển NTTS Đánh giá thực trạng NTTS

2 Chi phí tính toán, dự báo một số điều kiện phát triển

Page 42: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

38

TT Nội dung Thành

tiền (1000 đ)

Tỷ lệ (%)

3 Xây dựng quan điểm, các định hướng và mục tiêu quy hoạch 4 Phương án quy hoạch 5 Xây dựng các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư 6 Nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả quy hoạch 7 Chi phí nghiên cứu các giải pháp quy hoạch

IV Chi phí xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt 1 Báo cáo tổng hợp 2 Báo cáo tóm tắt

V Chi phí xây dựng bản đồ, biểu bảng (hiện trạng và quy hoạch) Chỉnh biên bản đồ đã có liên quan đến quy hoạch Xây dựng bản đồ nền số hoá Thành lập bản đồ hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản Thành lập bản đồ quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản VI Chi phí thẩm định, xét duyệt và chi khác

1 Hội nghị, hội thảo nội bộ Chủ trì Người trình bày Thư ký Đại biểu tham dự Thuê hội trường, máy chiếu Nước cho hội thảo Người phục vụ hội thảo Trả công chuyên gia đọc góp ý Phô tô, in ấn phục vụ hội thảo

2 Hội thảo nghiệm thu cấp cơ sở Chủ tịch hội đồng xét duyệt Người trình bày Thư ký Thành viên hội đồng Đại biểu tham dự Thuê hội trường, máy chiếu Nước cho hội thảo Người phục vụ hội thảo Trả công chuyên gia đọc góp ý Phô tô, in ấn phục vụ hội thảo

Chi phí cho cơ quan tư vấn dự hội thảo (công tác phí, phương tiện giao thông)

3 Chi phí thẩm định, nghiệm thu cấp tỉnh Chủ tịch hội đồng xét duyệt Người trình bày Thư ký Thành viên hội đồng Đại biểu tham dự Thuê hội trường, máy chiếu Nước cho hội thảo Người phục vụ hội thảo Trả công chuyên gia đọc góp ý Phô tô, in ấn phục vụ hội thảo

Chi phí cho cơ quan tư vấn dự hội thảo (công tác phí, phương tiện giao thông)

4 Chi khác (văn phòng phẩm, trang bị kỹ thuật, bảo hộ lao động...) 5 Chi phí quản lý dự án 6 Kinh phí dự phòng

Tổng cộng

Page 43: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

39

PHỤ LỤC II.9

CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÙNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS

1. Các chỉ tiêu môi trường cần thu thập và phân tích

a- Môi trường nước

Các chỉ tiêu phân tích thường là: nhiệt độ, độ pH, độ muối, độ đục, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), ôxy hoà tan (DO), nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD), Nitơ tổng số (Nt), Phôtpho tổng số (Pt), kim loại nặng (Pb, Zn, Cu, As, Cd, Hg), hóa chất bảo vệ thực vật, động vật phù du, động vật phù du…

Kết quả phân tích sẽ được tổng hợp và so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5943-1995…) và tiêu chuẩn ngành.

Lưu ý: Dựa vào kết quả đánh giá tổng quan đặc trưng môi trường của từng vùng quy hoạch để lựa chọn các chỉ tiêu phân tíchcho thích hợp.

b- Môi trường đất (đất và trầm tích)

Các chỉ tiêu phân tích thường là: độ pH, Nitơ tổng số (Nt), Phôtpho tổng số (Pt), Coliform, Mn, tổng các chất hữu cơ dạng rắn (ORS), tổng sulfide, Fe2+

Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn môi trường đất cho NTTS, nên kết quả phân tích thường được so với tiêu chuẩn của một số nước trên thế giới.

c- Môi trường sinh thái

Các vấn đề chính cần thu thập thông tin là: hệ sinh thái (kiểu loại, quy mô, phân bố và vai trò...), khu bảo tồn thiên nhiên (quy mô, phân bố, chức năng...), đa dạng sinh học cấp loài, habitat, nguồn lợi thuỷ sản...

2. Khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích bổ sung

- Sau khi đã thu thập thông tin môi trường thứ cấp vùng quy hoạch, sẽ tổ chức khảo sát và lấy mẫu môi trường bổ sung ngoài hiện trường. Có thể đo đạc ngay tại hiện trường bằng máy tự ghi/hiện số hoặc lấy mẫu về phân tích trong phòng thí nghiệm.

- Các trạm thu mẫu đại diện nên đặt ở ”điểm nút” của các nguồn cấp nước chính vào vùng/tiểu vùng nuôi (như các sông, hồ chứa, kênh dẫn nước), ở kênh thoát nước thải từ vùng/tiểu vùng NTTS ra môi trường xung quanh và trong vùng nuôi tập trung .

- Tại mỗi trạm, tiến hành thu mẫu môi trường (nước, đất, trầm tích) theo các hướng dẫn/quy phạm lấy mẫu chuyên ngành của bộ Tài nguyên và Môi trường. Thu mẫu thuỷ hoá bao gồm các mẫu đa lượng (mẫu hữu cơ) và mẫu vi lượng (mẫu kim loại nặng). Mẫu nước được đựng trong bình nhựa trung tính và được cố định bằng hoá chất; thu mẫu thủy sinh vật theo phương pháp chuẩn trong các hướng dẫn chuyên ngành.

- Riêng ở vùng cửa sông hoặc biển ven bờ, có thể phải lấy mẫu theo con nước thuỷ triều và theo tầng, và phải đo điều kiện thuỷ động lực để hiểu về khả năng lan truyền/tự làm sạch của môi trường nước.

- Lượng mẫu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng quy hoạch, vào kết quả đánh giá thông tin nguồn thứ cấp, vào mục đích và kinh phí của dự án quy hoạch.

- Sau khi thu các mẫu đất và nước, các mẫu này sẽ được phân tích trong các phòng thí nghiệm. Phương pháp sử lý và phân tích mẫu sẽ phải tuân thủ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 5943-1995)...

3. Điều tra xã hội học và đánh giá nhanh môi trường

Page 44: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

40

- Trong quá trình khảo sát và lấy mẫu sẽ kết hợp điều tra bằng phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp về các vấn đề môi trường và kiến thức/văn hóa bản địa của mỗi khu vực. Qua đó đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Kiểm kê kỹ lưỡng các hệ sinh thái, các khu bảo tồn thiên nhiên trong và xung quanh khu vực quy hoạch; lập danh sách các hệ sinh thái đó và các khu bảo tồn; phân tích vai trò và chức năng của chúng đối với môi trường và đối với các ngành kinh tế như du lịch, thủy sản, nông nghiệp...(kết hợp phương pháp lập bản đồ có sự tham gia của người dân địa phương).

- Kết hợp với các kết quả giải đoán ảnh vệ tinh (nếu có điều kiện), các thông tin thu thập được và kết quả phân tích đã xử lý sẽ biểu diễn trên bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu. Căn cứ vào đó viết báo cáo môi trường vùng quy hoạch NTTS.

- Báo cáo môi trường vùng quy hoạch thường gồm các nội dung chính sau:

1. Thực trạng môi trường nước (hiện trạng và xu thế)

• Chất lượng nước (chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh ) • Các vấn đề môi trường của các lưu vực sông có liên quan đến vùng quy hoạch

(Chú ý phân tích những tác động từ môi trường xung quanh đến hoạt động NTTS, như tác động của chất lượng nguồn nước cấp cho vùng NTTS)

2. Thực trạng môi trường đất

• Chất lượng đất (chỉ tiêu lý, hoá, sinh tại một số vùng trọng điểm) • Hiện tượng nhiễm phèn, nhiễm mặn…

(Chú ý phân tích những tác động từ môi trường đất đến hoạt động NTTS)

3. Những tác động môi trường từ hoạt động NTTS

• Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, bùn thải từ hoạt động NTTS.

• Tác động của nước thải từ hoạt động NTTS đến môi trường chung quanh và môi trường đầm nuôi (thối đầm, biến đổi mầu nước, ô nhiễm...).

• Tác động của NTTS đến chất lượng đất, nước ngầm ngọt/nước sinh hoạt trong vùng và lân cận.

• Tác động môi trường do việc mở rộng diện tích NTTS (mất đa dạng sinh học, thu hẹp diện tích các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, nơi cư trú tự nhiên, vi phạm đến khu bảo tồn thiện nhiên...)

• Khả năng hoàn thổ/hoàn nguyên môi trường khi các ao, đầm (dự án) NTTS không thành công.

4. Những vấn đề môi trường khác của của vùng:

• Hiện tượng thời tiết bất thường (lũ lụt, bão…) • Xói lở bờ biển • Suy thoái hệ sinh thái (rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển,…) và suy giảm nguồn lợi

thuỷ sản và nguồn giống tự nhiên.

Lưu ý: Cần phân tích hiện trạng, xu thế, nguyên nhân và những tác động môi trường của NTTS và tới hoạt động NTTS.

Page 45: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

41

PHỤ LỤC II.10

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ-LỢI ÍCH MỞ RỘNG

Phân tích chi phí-lợi ích là một phương pháp đánh giá dự án rất có hiệu quả về mặt kinh tế môi trường. Phương pháp này còn được áp dụng trong đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khi tính tới các chi phí, lợi ích do dự án mang lại cho môi trường. Trong trường hợp như vậy, phương pháp này được gọi là phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng.

Khi áp dụng phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của các mô hình NTTS, các chi phí-lợi ích được liệt kê, chẳng hạn:

- Chi phí đầu tư ban đầu, vốn cố định.

- Chi phí sản xuất, vốn lưu động.

- Chi phí về môi trường (chi phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải, bùn thải, hoàn thổ/hoàn nguyên môi trường…)

- Doanh thu do bán sản phẩm...

- Hiệu qủa về mặt xã hội (giải quyết công ăn việc làm, tạo sinh kế, ổn định xã hội…)

- Hiệu quả về mặt môi trường (hấp thụ và đồng hóa chất ô nhiễm…)

Các chi phí-lợi ích này được tính/ quy đổi thành tiền cho từng năm trong suốt tuổi thọ của ao/đầm nuôi. Trong tính toán chi phí-lợi ích, người ta tính tới chiết khấu đồng tiền nghĩa là đồng tiền thu được trong tương lai sẽ chịu mức chiết khấu so với thời điểm hiện tại. Thời điểm hiện tại ở đây cũng mang tính tương đối, thường được chọn là thời gian bắt đầu xây dựng ao/đầm nuôi hoặc thời gian bắt đầu nuôi trồng thủy sản.

Phân tích chi phí-lợi ích phải được tính toán trong quá trình quy hoạch. Nó giúp cho các nhà ra quyết định có thêm cơ sở để tính toán xem có nên thực hiện dự án hay không, lựa chọn những mô hình nào để phát triển. Đây là phương pháp có thể giúp so sánh hiệu quả của các mô hình nuôi có thể thay thế nhau trên cùng một địa bàn hoặc các phương án thực thi các mô hình nuôi khác nhau.

Các đại lượng thường được sử dụng trong phân tích chi phí-lợi ích gồm:

1. Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value).

NPV= ∑ ∑= =

⎥⎦

⎤⎢⎣

⎡+

+−+

n

t

n

tt

tt r

CC

rBt

1 10 )1()1(

(1)

Trong đó:

Bt: Lợi ích năm thứ t (bao gồm lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường) Ct: Chi phí năm thứ t (bao gồm chi phí về kinh tế, xã hội và môi trường) Co: Chi phí ban đầu r: Hệ số chiết khấu (còn gọi là chiết giảm) t: Thời gian (năm) n: Tuổi thọ dự án (tuổi thọ của ao nuôi).

Như vậy NPV chính là giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất). Thường đối với ao/đầm nuôi bắt đầu thực thi thì những năm đầu NPV mang dấu âm (nghĩa là chi phí lớn hơn lợi nhuận), đến lúc nào đó sẽ bằng 0 và sau đó mang dấu dương.

Page 46: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

42

Dùng giá trị NPV để so sánh các mô hình nuôi phải chú ý tới mức vốn đầu tư ban đầu, vì nhiều khi NPV của hai mô hình nuôi như nhau nhưng vốn đầu tư ban đầu lại khác nhau. Nếu chỉ xét khía cạnh kinh tế thì phải ưu tiên phương án có mức đầu tư ban đầu ít.

2. Hệ số hoàn vốn nội tại (Internal Return Rate): K

Hệ số này được tính theo công thức:

∑ ∑= =

⎥⎦

⎤⎢⎣

⎡+

+−+

n

t

n

tt

tt K

CC

KBt

1 10 )1()1(

= 0 (2)

Dự án có hệ số K lớn thường được quyết định thực hiện. Người ta thường so sánh giá trị K với mức lãi vay vốn ngân hàng để ước tính hiệu quả kinh tế mang lại. Vì vậy, mô hình nào có giá trị K lớn sẽ được lựa chọn.

3. Tỷ suất lợi ích chi phí B/C.

B/C = ∑ ∑= =

⎥⎦

⎤⎢⎣

⎡+

++

n

t

n

tt

tt r

CC

rBt

1 10 )1(

/)1(

(3)

Theo thời gian tại thời điểm có B/C = 1, lợi nhuận tích luỹ đã bằng chi phí tích luỹ. Sau đó tỷ số này sẽ lớn hơn 1 và tăng nhưng thường tiến dần tới một giá trị giới hạn nào đó.

Việc sử dụng các đặc trưng trên một cách riêng biệt chưa có thể trả lời mô hình nuôi nào hoặc phương án nào có lợi ích kinh tế cao. Vì vậy, thường sử dụng kết hợp chúng với nhau.

Sử dụng phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng, tổng hợp, so sánh các đại lượng NPV, B/C và K để đưa ra các kịch bản về hiệu quả kinh tế môi trường của các mô hình nuôi. Kết quả tính toán cho những mô hình nuôi cụ thể trong một vùng sẽ cho thấy bức tranh về hiệu quả kinh tế môi trường của các mô hình nuôi. Đó là căn cứ khoa học để các nhà lập quy hoạch quyết định ưu tiên phát triển mô hình nào.

Page 47: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

43

PHỤ LỤC II.11

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM DỰ BÁO

Trong xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển thủy sản nên sử dụng một số phần mềm nhằm phục vụ cho việc dự báo các phương án lựa chọn. Hiện nay, trên thị trường có một số phần mềm dự báo phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau, như: phần mềm PowerCivil, MEYDAG. L.G.V System, Stella, SPSS, Eview, Onbalance. Các phần mềm trên có thể là cơ sở cho việc lựa chọn, phân tích, dự báo sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có ngành thuỷ sản. Dưới đây xin giới thiệu một số phần mềm có thể áp dụng trong quy hoạch phát triển NTTS (tuỳ theo điều kiện của từng địa phương hoặc thuê chuyên gia):

Phần mềm giải pháp PowerCivil: Đây là phần mềm chuyên dùng để thiết kế chi tiết hạ tầng kỹ thuật trong các quy hoạch hoặc các khu vực dự án đầu tư. PowerCivil tích hợp bộ công cụ liên ngành đáp ứng các công việc từ khảo sát đến thiết kế chi tiết, và cuối cùng là xây dựng các mô hình dự báo. PowerCivil kết hợp các chức năng về khảo sát, thiết kế hình học (COGO), mô hình hóa địa hình số, thiết kế độ dốc địa hình, thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước. Với công nghệ thiết kế trên môi trường 3D tiên tiến, phần mềm PowerCivil có thể sử dụng trong các loại hình dự án như: Thiết kế đập, cửa sông, thiết kế mạng lưới kênh mương, hệ thống cấp thoát nước và đường xá. Phần mềm này hỗ trợ một quy trình làm việc liên tục từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc dự án, và gia tăng khả năng giao tiếp dữ liệu trong một dự án. Thêm vào đó, PowerCivil làm việc chặt chẽ với các phần mềm của Bentley cho quản lý, giám sát, thẩm định dữ liệu khảo sát, xử lý dữ liệu của các máy định vị vệ tinh (GPS). Đây là phần mềm có các tính năng có thể áp dụng cho lĩnh vực quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhất là lĩnh vực thiết kế các vùng nuôi chuyên canh, nuôi kết hợp với nông nghiệp và thủy lợi.

Phần mềm mô hình Stella: là mô hình nghiên cứu, dự báo cho nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường, xã hội. Đặc biệt, mô hình có khả năng dự báo về môi trường sinh thái. Việc sử dụng phần mềm Stella trong công tác dự báo có thể giúp giảm thiểu thời gian và tài chính cho công tác điều tra môi trường và có thể dự báo được xu thế của môi trường trong thời gian ngắn...

Phần mềm SPSS for Windown, ACCESS, EXCEL và phần mềm Eview: Đây là những phần mềm chuyên về phân tích, xử lý số liệu và xây dựng mô hình dự báo phát triển kinh tế-xã hội. Với phiên bản 12.0, SPSS có khả năng hỗ trợ thiết lập và xây dựng mô hình dự báo cho phát triển ngành thuỷ sản nói chung và lĩnh vực NTTS nói riêng.

Phần mềm Onbalance: Là một phần mềm được sử dụng dựa trên cơ sở phân tích các quyết định một cách hệ thống (Multi Criteria Decision Analysis-MCDA) và được nhiều tổ chức trên thế giới ứng dụng. Đây là phần mềm mạnh về đưa ra các phương án, kịch bản phát triển và so sánh các kịch bản với nhau trong quy hoạch, để từ đó lựa chọn các phương án khả thi nhất.

Page 48: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

44

PHỤ LỤC II.12

NỘI DUNG HỒ SƠ VÙNG QUY HOẠCH

A. Tổng quan vùng quy hoạch 1. Đánh giá các yếu tố cơ bản tác động đến phát triển NTTS

Bao gồm hai nội dung chính: điều kiện tự nhiên và tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản; điều kiện kinh tế-xã hội có ảnh hưởng đến phát triển NTTS.

Kết thúc phần này cần có đánh giá chung về các thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội có ảnh hưởng lên phát triển NTTS.

2. Đánh giá hiện trạng phát triển NTTS

2.1. Hiện trạng sản xuất NTTS

Đánh giá tổng quát hiện trạng sản xuất NTTS mặn lợ của địa phương quy hoạch về các nội dung: Diện tích nuôi, sản lượng nuôi, công nghệ nuôi, năng suất nuôi theo phương thức nuôi và đối tượng nuôi trong giai đoạn 05 năm tính đến thời điểm xây dựng quy hoạch.

Trên cơ sở đó, đánh giá xu hướng phát triển và các nguyên nhân thành công và thất bại của sự phát triển NTTS.

2.2. Dịch vụ cho NTTS

Bao gồm các đánh giá về hiện trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và sử dụng con giống của các đối tượng nuôi trong NTTS và các dịch vụ thức ăn, hoá chất thú y.

Trên cơ sở đó, đánh giá xu hướng phát triển và các hạn chế của các loại hình dịch vụ này.

2.3. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Cần đánh giá tổng quan về hệ thống tiêu thụ sản phẩm của NTTS thông qua phân tích hệ thống chợ cá, nậu vựa, cơ sở chế biến thuỷ sản (kênh tiêu thụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa) về số lượng, quy mô, phân bố và phương thức tiêu thụ, thị trường tiêu thụ các sản phẩm của NTTS.

2.4. Đánh giá lao động trong NTTS

Cần thống kê tổng số lao động tham gia NTTS ở địa phương vùng quy hoạch. Đánh giá chất lượng lực lượng lao động này, đặc biệt lưu ý đến trình độ kỹ thuật nuôi của người nuôi.

2.5. Đánh giá các hình thức tổ chức và quản lý sản xuất NTTS ở địa phương

Cần đánh giá các hoạt động sản xuất NTTS ở địa phương được tổ chức và quản lý theo hình thức nào: hộ gia đình cá thể, trang trại, hoặc doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp quốc doanh và các nông, lâm ngư trường, hợp tác xã NTTS hoặc các hình thức liên kết sản xuất khác như các câu lạc bộ, tổ hợp tác,...Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức và quản lý sản xuất này, thống kê số lượng của mỗi hình thức tổ chức sản xuất (nếu có số liệu).

2.6. Tình hình áp dụng khoa học-công nghệ trong NTTS

Thống kê và đánh giá các kết quả nghiên cứu và tiến bộ về khoa học-công nghệ đã được ứng dụng và triển khai trong NTTS tại địa phương. Đồng thời thống kê và đánh giá

Page 49: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

45

hiệu quả các đối tượng nuôi mới được đưa vào sản xuất, như: rô phi đơn tính, cá biển, nhuyễn thể...

Đánh giá về các hoạt động chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu từ các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản ra sản xuất. Có thể liệt kê thêm các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản đóng trên địa bàn (nếu có) để thấy được ảnh hưởng của các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đối với sản xuất NTTS tại địa phương.

Cuối cùng, cần đánh giá các khó khăn, tồn tại và các cản trở trong công tác áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào NTTS.

2.7. Công tác khuyến ngư

Mô tả hoạt động khuyến ngư và tổ chức công tác khuyến ngư ở địa phương và trong vùng quy hoạch. Đánh giá và đề xúât giải pháp.

2.8. Tình trạng môi trường sinh thái và dịch bệnh trong NTTS

Đánh giá tổng quan về: hiện trạng môi trường sinh thái chung của địa phương và môi trường trong các vùng NTTS, đánh giá các tác động NTTS ảnh hưởng lên môi trường, đánh giá các tác động do ô nhiễm của môi trường từ bên ngoài đến NTTS, kiểm kê và đánh giá các hệ sinh thái đặc trưng, quan trọng có trong vùng quy hoạch, thống kê và đánh giá nguyên nhân cũng như mức độ thiệt hại của các hiện tượng dịch bệnh trong NTTS trong giai đoạn nghiên cứu (thường là thống kê trong 05 năm). Đồng thời, mô tả và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường và phòng trừ dịch bệnh của vùng quy hoạch.

2.9. Hiệu quả kinh tế một số mô hình NTTS điển hình

Thống kê và đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình NTTS điển hình của vùng quy hoạch. Từ đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi, cần xác định các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn hay giá cả thị trường) có tác động lớn nhất đến hiệu quả kinh tế và đưa ra các giải pháp can thiệp thích hợp. Đồng thời, đánh giá mức độ bền vững về mặt kinh tế của các mô hình nuôi đối với các yếu tố biến động này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế-môi trường của một số mô hình nuôi điển hình. Tính toán này dựa trên việc lượng giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của từng mô hình. Kết quả tính toán sẽ cho thấy tính bền vững của từng mô hình và là cơ sở để quyết định nên mở rộng và phát triển hoặc cần xóa bỏ mô hình nào.

2.10. Cơ sở hạ tầng NTTS

Mô tả, thống kê và đánh giá các hạng mục cơ sở hạ tầng cần thiết cho NTTS, trong đó, đặc biệt chú trọng đến hệ thống thuỷ lợi phục vụ NTTS (cần chú ý đánh giá các công trình thuỷ sản thiết yếu phục vụ NTTS như hệ thống kênh tiêu, kênh cấp cấp 1, 2, 3 và các hệ thống thoát nước khác).

2.11. Thể chế, chính sách liên quan đến NTTS

Thống kê, đánh giá hiệu quả thực thi của các chính sách chủ yếu có liên quan đến NTTS ở cả hai cấp TW và địa phương. Đánh giá hệ thống tổ chức Nhà nước ở địa phương trong quản lý NTTS (UBND tỉnh, huyện và xã, các sở, ban ngành có liên quan ở các cấp).

2.12. Đánh giá chung

Kết thúc phần “Kiểm kê, đánh giá hiện trạng phát triển NTTS”, cần có đánh giá chung về hiện trạng sản xuất NTTS tại địa phương, hiệu quả kinh tế và mức độ bền vững của hoạt động phát triển, những thành công cần phát huy và mở rộng, và những tồn tại, thách thức cần được giải quyết tiếp trong phần quy hoạch trong tương lai của giai đoạn quy hoạch.

Page 50: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

46

3. Dự báo một số điều kiện cơ bản cho phát triển NTTS

Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển NTTS và các dự báo về dân số, lao động, mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản bình quân đầu người (của địa phương, quốc gia và thị trường thế giới), các thành tựu phát triển khoa học-công nghệ và các yếu tố xã hội khác để xây dựng dự báo một số điều kiện cơ bản cho phát triển NTTS. Bao gồm các dự báo về:

- Nhu cầu thị trường (nội địa và xuất khẩu), - Nhu cầu và trình độ lao động, - Phát triển khoa học-công nghệ trong lĩnh vực NTTS, - Dự báo về xu hướng biến đổi nguồn lợi và môi trường sinh thái.

Nên sử dụng các phần mềm dự báo phổ biến để xây dựng các dự báo một cách khoa học.

B. Các bản đồ liên quan

Bao gồm các sơ đồ, bản đồ hiện trạng và quy hoạch của ngành thuỷ sản và các ngành khác hoặc các hợp phần đơn tính (địa hình, môi trường, hệ sinh thái, khu bảo tồn...) đã có, liên quan tới mục đích và vùng quy hoạch.

Page 51: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

47

PHỤ LỤC III.1

CÁC QUY ĐỊNH CHO HỆ THỐNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH NTTS MẶN, LỢ

1. Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 (gọi tắt là VN-2000) được áp dụng thống nhất để xây dựng hệ thống toạ độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên dùng khác.

2. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng và quy hoạch NTTS cấp tỉnh được yêu cầu như sau (dựa trên Thông tư số 30/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai):

Diện tích tự nhiên dưới 125.000 ha thì tỷ lệ bản đồ là 1:25.000,

Diện tích tự nhiên từ 125.000 ha đến 750.000 ha thì tỷ lệ bản đồ là 1:50.000,

Diện tích tự nhiên trên 750.000 ha thì tỷ lệ bản đồ là 1:100.000,

3. Với yêu cầu về tỷ lệ bản đồ trên, việc lựa chọn tỷ lệ cho các bản đồ chuyên đề khác hoặc trong trường hợp không có bản đồ nền có tỷ lệ phù hợp các yêu cầu trên thì xác định tỷ lệ bản đồ trong hệ thống bản đồ quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ở cấp tỉnh cần phải dựa trên nhiều yếu tố sau:

- Ý nghĩa của bản đồ.

- Kích thước và hình dạng của lãnh thổ cần thành lập bản đồ.

- Đặc điểm và kích thước của các đối tượng/ nội dung bản đồ.

- Độ chính xác của nội dung chuyên môn.

- Tỷ lệ của các bản đồ tài liệu và bản đồ nền.

- Thời gian và tài chính

- Đảm bảo tính thống nhất, kế thừa với những quy định về dãy tỷ lệ của các bản đồ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ví dụ hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hành chính quốc gia.

4. Các loại bản đồ được sử dụng hoặc thành lập mới trong quá trình quy hoạch phải dựa trên bản đồ nền do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và cung cấp, các thông tin từ các bản đồ nền được gọi là cơ sở địa lý.

5. Nội dung chuyên môn và các chỉ tiêu thể hiện trên bản đồ phải phù hợp với nội dung và chỉ tiêu của công tác quy hoạch NTTS ở cấp tỉnh. Đảm bảo căn cứ khoa học trong quá trình xây dựng các nội dung chuyên môn của bản đồ:

- Thiết lập các chỉ tiêu chuyên ngành trên bản đồ.

- Bảo toàn độ chính xác về vị trí không gian của đối tượng trên bản đồ và các thuộc tính của các đối tượng đó.

6. Đảm bảo tính thống nhất về thời điểm, nguồn gốc, tính pháp lý, tính cập nhật và tính chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để thành lập bản đồ.

7. Đảm bảo tính thống nhất về hệ thống địa danh sử dụng trong bản đồ theo Nghị định số 12/2002 NĐ-CP

Page 52: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

48

8. Các bản đồ trong hệ thống bản đồ quy hoạch NTTS cấp tỉnh phải được tổng hợp và biên tập từ hệ thống bản đồ quy hoạch NTTS các huyện.

9. Sử dụng các ký hiệu, màu sắc, mã số, phương pháp trình bày các yếu tố nội dung chuyên môn phải tuân thủ và phù hợp với các quy định kỹ thuật hiện hành của ngành đo đạc bản đồ và những chuyên ngành khác. Các ký hiệu này phải sử dụng một cách thống nhất cho các bản đồ cùng loại, tỷ lệ.

10. Về tên gọi bản đồ hiện trạng và quy hoạch:

- Bản đồ hiện trạng NTTS mặn, lợ tỉnh…, năm 20…..

- Bản đồ quy hoạch NTTS mặn, lợ tỉnh…, giai đoạn 20…- 20….

11. Việc thẩm định hệ thống bản đồ quy hoạch NTTS phải được tiến hành khi thẩm định quy hoạch. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ giúp tỉnh/huyện thẩm định về chuyên môn bản đồ.

Khi chưa có sự thống nhất, các bản đồ nên được xây dựng bằng cách sử dụng các phần mềm biên tập bản đồ (MapInfo, ArcView) và lưu trữ dạng số để thuận tiện cho công việc nhập, chỉnh lý, biên tập, quản lý và in ấn bản đồ.

Page 53: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

49

PHỤ LỤC III.2

MẪU BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS MẶN, LỢ

MỞ ĐẦU Phần I. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NTTS Chương I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN 1 Điều kiện tự nhiên 2 Đặc điểm nguồn lợi thuỷ sinh vật và thuỷ sản Chương II: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 1 Dân số, lao động và việc làm 2 Cơ cấu GDP và vốn đầu tư 3 Cơ cấu sử dụng đất 4 Vấn đề bảo đảm an ninh lương thực 5 Các vấn đề về xã hội khác Phần II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NTTS 1 Hiện trạng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản 2 Dịch vụ cho NTTS 3 Lao động trong NTTS 4 Tổ chức và quản lý sản xuất NTTS 5 Hiện trạng áp dụng khoa học công nghệ 6 Công tác khuyến ngư 7 Hiện trạng môi trường sinh thái và dịch bệnh trong NTTS 8 Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình nuôi 9 Cơ sở hạ tầng NTTS 10 Thể chế chính sách liên quan đến phát triển NTTS 11 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất NTTS Phần III. DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 1 Dự báo về Thị trường 2 Dự báo tác động của phát triển thủy sản đến an ninh lương thực 3 Dự báo về tiến bộ khoa học, công nghệ 4 Dự báo về môi trường và sinh thái Phần IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS 1 Định hướng chiến lược phát triển NTTS đến 2020 2 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quy hoạch đến 2015 3 Quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất theo phương án chọn (phương án 1) 4 Nhu cầu về dịch vụ giống và thức ăn cho NTTS 5 Khái toán nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả Phần V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất 2 Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch

Page 54: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

50

3 Giải pháp khoa học và công nghệ 4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 5 Giải pháp về môi trường 6 Hậu cần dịch vụ cho NTTS 7 Giải pháp về thị trường 8 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 9 Khuyến ngư 10 Giải pháp quản lý sản xuất 11 Hệ thống chính sách Phần VI: CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 1 Chương trình phát triển NTTS 2 Chương trình phát triển giống NTTS 3. Chương trình phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC

Page 55: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

51

PHỤ LỤC IV.1

MỘT SỐ TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ, BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN

CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS MẶN, LỢ

Biểu được thiết kế để ghi chép theo từng giai đoạn thời gian nhất định, có thể là hàng tháng, quý... tuỳ theo quy mô cũng như yêu cầu giám sát đánh giá của từng dự án cụ thể. Biểu sẽ bao gồm đầy đủ các hạng mục, tiêu chí, chỉ số cần giám sát và đánh giá định kỳ đã được xác định từ trước. Các kết quả đánh giá cũng nên được trình bày theo kiểu cho điểm. Thang điểm có thể sử dụng các mức độ: rất tốt ≥ 90 điểm, tốt ≥ 70 điểm, khá ≥ 60 điểm, trung bình ≥ 50 điểm, chưa đạt <50 điểm và nên có phần ghi chú chi tiết kèm theo để ghi rõ nguyên nhân hoặc các sự kiện, hiện tượng đặc biệt cần lưu ý (Xem biểu mẫu ở trang tiếp sau).

Với bảng ghi kết quả giám sát và đánh giá như vậy, các nhà quản lý sẽ dễ dàng định kỳ nắm được tình hình, tiến độ thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh. Các vấn đề còn bất cập, các phát sinh ngoài ý muốn...cũng sẽ được kịp thời giải quyết để quy hoạch có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Trên cơ sở các đánh giá định kỳ theo tháng, quý, hàng năm cần xây dựng bảng tổng hợp đánh giá cho thời kỳ 5 năm để có cơ sở thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch (Xem biểu trang tiếp sau).

Page 56: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

52

BIỂU MẪU GIÁM SÁT CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN QUY HOẠCH NTTS

Thời điểm đánh giá: Đơn vị thực hiện đánh giá:

TT

Hạng mục

Đơn vị tính Mục tiêu

Kết quả thực hiện

Kết quả đánh giá Ghi chú

1 Giá trị sản lượng NTTS Trong đó: GTSL cho xuất khẩu 2 Kim ngạch xuất khẩu Trong đó: KNXK từ NTTS 3 Thu hút lao động Lao động trực tiếp NTTS Lao động phục vụ NTTS 4 Hiệu quả kinh tế (cho từng phương

thức nuôi và một số đối tượng nuôi chính/1 đơn vị diện tích sản xuất)

Doanh thu Thu nhập/lao động NTTS Lợi nhuận 5 Mức độ giải ngân Vốn ngân sách Vốn tín dụng Vốn tự có Vốn khác 6 Tác động môi trường

- Nguyên nhân - Những khó khăn cần giải quyết - Những chỉ tiêu cần điều chỉnh

Page 57: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

53

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO CHỈ TIÊU

TRONG THỰC HIỆN QUY HOẠCH NTTS THỜI KỲ 5 NĂM

Stt Hạng mục/Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Giá trị sản lượng NTTS Trong đó:

GTSL cho xuất khẩu

2 Kim ngạch xuất khẩu Trong đó:

KNXK từ NTTS

3 Thu hút lao động Lao động trực tiếp NTTS

Lao động phục vụ NTTS

4 Hiệu quả kinh tế (cho từng phương thức nuôi và một số đối tượng nuôi chính/1 đơn vị diện tích sản xuất)

Doanh thu Thu nhập/lao động NTTS

Lợi nhuận 5 Mức độ giải ngân Vốn Ngân sách Vốn tín dụng Vốn tự có Vốn khác 6 Tác động môi trường

- Nguyên nhân - Những khó khăn cần giải quyết - Những chỉ tiêu cần điều chỉnh

Page 58: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

54

PHỤ LỤC IV.2

MỘT SỐ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN NTTS MẶN, LỢ

1. Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch NTTS cấp tỉnh

- Chỉ đạo xây dựng và thông qua (UBND tình phê duyệt) kế hoạch, quy chế hoạt động, nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện giám sát, đánh giá thường xuyên và định kỳ tình hình thực hiện quy hoạch.

- Tư vấn cho UBND tỉnh ra các quyết định phân công trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan cùng tham gia giám sát và đánh giá tiến trình thực hiện quy hoạch NTTS.

- Tiếp nhận và tổ chức xử lý thông tin phản hồi để tư vấn cho Sở Thuỷ sản và UBND tỉnh thống nhất ra các quyết định quản lý.

- Chuyển tải các quyết định quản lý tới Ban Chỉ đạo cấp xã và các Sở, Ban, ngành liên quan.

- Thông báo kết quả giám sát đánh giá cho Sở Thuỷ sản, các Sở, Ban, ngành liên quan và các UBND huyện, Ban Chỉ đạo cấp xã.

2. Sở Thuỷ sản

- Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh.

- Điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo trong thực hiện chức năng giám sát đánh giá tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo trong các hoạt động giám sát, đánh giá

3. Các Sở, Ban, ngành liên quan (Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính…)

- Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh

- Tham gia Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch NTTS cấp tỉnh

- Phối hợp với Sở Thuỷ sản thực hiện tư vấn giám sát, đánh giá các lĩnh vực liên quan cho UBND tỉnh.

4. Chính quyền, các phòng ban chức năng cấp huyện, xã (các phòng địa chính, kinh tế, tài chính huyện/xã…)

- Thực hiện các quyết định của UBND và các Sở, Ban, ngành chức năng cấp tỉnh.

- Hình thành Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch NTTS cấp xã.

- Phối hợp với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch.

- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo cấp xã thực hiện nhiệm vụ.

5. Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch NTTS cấp xã

- Chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh

- Tiếp nhận các thông tin liên quan đến thực hiện quy hoạch. Chuyển tải thông tin tới: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cộng đồng tham gia hoạt động NTTS.

Page 59: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

55

- Thông báo kết quả giám sát, đánh giá cho UBND xã và các Ban, ngành liên quan trên địa bàn xã.

6. Các cộng đồng (tổ chức/người dân) tham gia hoạt động NTTS

- Tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá

- Cung cấp thông tin xác thực khi được yêu cầu

- Phản ánh cho Ban Chỉ đạo cấp xã các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch.

7. UBND tỉnh

- Chỉ đạo trực tiếp Ban chỉ đạo, các Sở, Ban, ngành trong thực hiện chức năng giám sát đánh giá, tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Phê duyệt các quyết định quản lý có liên quan