14
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- --- TRẦN HỒNG ĐỨC THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2004

THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15097/1/V_L2_00530.pdfBởi vì, những tư tưởng và học thuyết

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--- ---

TRẦN HỒNG ĐỨC

THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ Ý NGHĨA

CỦA NÓ

ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP

QUYỀN XHCN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2004

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--- ---

TRẦN HỒNG ĐỨC

THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ Ý NGHĨA

CỦA NÓ

ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XHCN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH : CNDVBC VÀ CNDVLS

MÃ SỐ : 5. 01. 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN : TS. ĐỖ MINH CƯƠNG

CƠ QUAN CÔNG TÁC : VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC. BAN TỔ CHỨC

TRUNG ƢƠNG

HÀ NỘI - 2004

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình

nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Những tài

liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn

chân thực và có xuất xứ rõ ràng. Nếu có điều gì

sai trái, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà nội, ngày 15 tháng 12 năm 2004

Tác giả:

Trần Hồng Đức

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 01

1. Tính cấp thiết của đề tài 01

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 02

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 03

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn 04

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 04

6. Những đóng góp của luận văn 04

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 04

8. Kết cấu của luận văn 04

PHẦN NỘI DUNG 05

CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG THUYẾT PHÁP TRỊ

CỦA HÀN PHI TỬ

05

1.1. Lƣợc sử hình thành trƣờng phái Pháp trị 05

1.2. Những tƣ tƣởng cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử 15

Kết luận chương 1 36

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRONG THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI

TỬ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN

XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

38

2.1. Một số giá trị rút ra trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và những vấn

đề cấp bách trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt

Nam hiện nay

38

2.2. Một số khuyến nghị mang tính định hƣớng góp phần xây dựng Nhà

nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

53

Kết luận chương 2 67

PHẦN KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 15 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được

nhiều thành tựu quan trọng. Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực của đời

sống xã hội, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị XHCN, xây dựng và hoàn

thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhận thức rõ yêu cầu

đó, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nhà nước ta là công

cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp

quyền của dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự

phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp

luật” [9, 131-132].

Trong quá trình kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu

quả hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa có chọn lọc những

tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trò đặc biệt

quan trọng. Bởi vì, những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở

phương Đông và phương Tây, đều là sản phẩm của trí tuệ con người, đã

được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử. Chúng có giá trị nhất định trong

việc giúp chúng ta tìm ra những giải pháp hữu hiệu để xây dựng và hoàn

thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong đó, thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, một trong những tư tưởng chính

trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại, đã để lại nhiều kinh

nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp

luật của nhà nước.

Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên

cứu thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp thiết. Đó là lý do tác giả

chọn đề tài: “Thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay” làm công

trình nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong hơn mười năm trở lại đây, thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước

nói chung, quá trình cải cách hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà

nước, tăng cường pháp chế XHCN nói riêng, đã và đang đặt ra những vấn đề

cấp bách, đòi hỏi các nhà khoa học phải giải đáp. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều

công trình khoa học nghiên cứu về nhà nước và quản lý nhà nước trong nền

kinh tế thị trường, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN, về

cải cách bộ máy hành chính nhà nước,…

Tuy nhiên, việc nghiên cứu và kế thừa tinh hoa di sản tư tưởng và học

thuyết chính trị - xã hội của nhân loại trong quá trình xây dựng và hoàn thiện

Nhà nước pháp quyền XHCN còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nhà khoa học

mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng vấn đề cụ thể theo hai hướng chính:

+ Hướng nghiên cứu tập trung vào quá trình cải cách nhà nước:

Nguyễn Duy Gia - Đoàn Trọng Truyến - Trần Ngọc Hiên (1993): Kỷ yếu hội

thảo về nội dung và phương thức tổ chức hoạt động quản lý của bộ máy nhà

nước (Đề tài KX.05.08, Học viện Hành chính quốc gia, NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội); Nguyễn Văn Niên (1996): Xây dựng Nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội); Nguyễn Văn Thảo chủ biên (1997): Về Nhà nước pháp quyền XHCN

Việt Nam (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội); Đào Trí Úc chủ biên (1997): Đại

hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về

nhà nước và pháp luật (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội); Phùng Văn Tửu

(1999): Xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật của dân, do dân và vì

dân ở Việt Nam (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội); …

+ Hướng nghiên cứu hoặc dịch thuật tập trung vào nội dung các tư

tưởng chính trị - xã hội: Nguyễn Hiến Lê (1991): Khổng Tử (NXB Văn hóa,

Hà Nội); Nguyễn Hiến Lê (1994): Lão Tử - Đạo đức kinh (NXB Văn hóa, Hà

Nội); Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi (1994): Hàn Phi Tử (NXB Văn hóa thông

tin, Hà Nội); Nguyễn Hiến Lê (1995): Mặc học (NXB Văn hóa, Hà Nội); Vũ

Khiêu (1995): Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo (NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội); Ngô Tất Tố (1997): Lão Tử (NXB TP Hồ Chí Minh); Đinh Văn Mậu

(1997): Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý (NXB TP Hồ Chí Minh);

Dương Xuân Ngọc chủ biên (2001): Lịch sử tư tưởng chính trị (NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội); Phan Ngọc dịch (2001): Hàn Phi Tử (NXB Văn học,

Hà Nội);…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đã làm sáng những vấn

đề hoặc về quá trình cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam trong

thời kỳ đổi mới; hoặc về những tư tưởng chính trị, pháp lý trên thế giới trong

lịch sử. Do vậy, việc kế thừa hai hướng nghiên cứu trên sẽ mang lại những ý

nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn nhất định cho việc xây dựng Nhà nước pháp

quyền ở Việt Nam hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Luận văn có mục đích nghiên cứu những nội dung cơ bản trong thuyết

Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Trình bày những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử.

- Làm sáng tỏ giá trị lịch sử của thuyết Pháp trị đối với việc xây dựng và

hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử

(một học thuyết chính trị – xã hội nổi bật trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ

đại) thông qua bộ Hàn Phi Tử.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống những quan

điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những

quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nhà nước.

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích – tổng hợp, hệ thống – cấu

trúc, lôgic – lịch sử,… trong quá trình giải quyết các vấn đề nêu ra.

6. Những đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần khái quát những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp

trị nói chung, của Hàn Phi Tử nói riêng.

Từ đó, luận văn đánh giá và nêu ra một số giá trị của thuyết Pháp trị đối

với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả đạt được trong luận văn là sự bổ sung cho quá trình

nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị, xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại.

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu triết học

và các ngành khoa học khác trong phạm vi có liên quan tới đề tài.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu. Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được chia làm 2 chương, 4 tiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000): Việt Nam Văn hóa sử cương. NXB Hội Nhà văn. Hà

Nội.

2. Đỗ Minh Cương – Nguyễn Thị Doan – Phương Kỳ Sơn (1996): Các học

thuyết quản lý. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

3. Đỗ Minh Cương (1998): Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công

nghệ. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

4. Đỗ Minh Cương (2001): Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh . NXB

Chính trị quốc gia. Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VI. NXB Sự thật. Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VII. NXB Sự thật. Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997): Văn kiện Hội nghi lần thứ ba BCHTƯ khóa

VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

10. Nguyễn Duy Gia - Đoàn Trọng Truyến - Trần Ngọc Hiên (1993): Kỷ yếu hội

thảo về nội dung và phương thức tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Đề

tài KX.05.08. Học viện Hành chính quốc gia. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà

Nội.

11. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên) (2001): Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành

chính ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

12. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994): Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam. Phần 3: Xây

dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

13. Hội thảo khoa học Việt Nam – Trung Quốc (2001): Chủ nghĩa xã hội: kinh

nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc. NXB Chính trị quốc gia.

Hà Nội.

14. Cao Xuân Huy (1995): Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham

chiếu. NXB Văn học. Hà Nội.

15. Vũ Khiêu (1995): Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo. NXB Khoa học xã hội.

Hà Nội.

16. Vũ Khiêu (1997): Nho giáo và phát triển ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội.

Hà Nội.

17. Đinh Xuân Lâm (1998): Đại cương lịch sử Việt Nam. Tập 2. NXB Giáo dục.

Hà Nội.

18. Nguyễn Hiến Lê (1991): Khổng Tử. NXB Văn hóa. Hà Nội.

19. Nguyễn Hiến Lê (1994): Lão Tử - Đạo đức kinh. NXB Văn hóa. Hà Nội.

20. Nguyễn Hiến Lê (1995): Mặc học. NXB Văn hóa. Hà Nội.

21. Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi (1994): Hàn Phi Tử. NXB Văn hóa thông tin. Hà

Nội.

22. Phan Huy Lê (1991): Lịch sử Việt Nam. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

23. Ngô Sĩ Liên (1993): Đại Việt sử ký toàn thư. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

Tập 1.

24. Đinh Văn Mậu (chủ biên) (2002): Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

NXB Đồng Nai.

25. Hồ Chí Minh toàn tập (2000): CD – ROM, Công trình chào mừng Đại hội lần

thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 1. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 4. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

28. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 7. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội

29. Hồ Chí Minh (2000): Bàn về nhà nước và pháp luật. NXB Chính trị quốc gia.

Hà Nội.

30. Phan Ngọc (1998): Bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin. Hà

Nội.

31. Phan Ngọc (dịch) (2001): Hàn Phi Tử. NXB Văn học. Hà Nội.

32. Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (2001): Lịch sử tư tưởng chính trị. NXB Chính

trị quốc gia. Hà Nội.

33. Nguyễn Thế Nghĩa (chủ biên) (1999): Đại cương lịch sử các tư tưởng và học

thuyết chính trị trên thế giới. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Niên (1996): Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam – Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

35. Nguyễn Hồng Phong (1998): Văn hóa chính trị Việt Nam: Truyền thống và

hiện đại. NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội.

36. Thang Văn Phúc (2001): Cải cách hành chính nhà nước: Thực trạng, nguyên

nhân và giải pháp. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

37. Vũ Thị Phụng (1997): Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam. NXB Đại

học quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

38. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1992): Hiến pháp nước CHXHCN Việt

Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) . NXB Chính trị quốc gia. Hà

Nội.

39. Phạm Quỳnh (2000): Bách gia chư tử giản thuật. NXB Văn hóa thông tin. Hà

Nội.

40. Nguyễn Xuân Tế (1999): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và

pháp luật. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

41. Phan Đăng Thanh (1998): Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp

quyền trong lịch sử Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. TP Hồ Chí Minh.

42. Nguyễn Văn Thảo (chủ biên) (1997): Về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt

Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

43. Tư Mã Thiên (1997): Sử ký (2 tập). NXB Văn học. Hà Nội.

44. Nguyễn Đăng Thục (1991): Lịch sử triết học Phương Đông (trọn bộ 5 tập).

NXB TP Hồ Chí Minh.

45. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993): Lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tập 1. NXB

Khoa học xã hội. Hà Nội.

46. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1997): Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn

giáo đối với con người Việt Nam hiện nay. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

47. Lương Duy Thứ (chủ biên) (1998): Đại cương Văn hóa Phương Đông. NXB

Giáo dục. Hà Nội.

48. Ngô Đức Tính (chủ biên) (2001): Giới thiệu các tác phẩm của C.Mác,

P.Ănghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền nhà

nước. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

49. Ngô Tất Tố (1997): Lão Tử. NXB TP Hồ Chí Minh.

50. Đinh Gia Trinh (1968): Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam.

Tập 1: Thời đại trước phong kiến và thời đại phong kiến (từ nguồn gốc tới thế

kỷ XIX). NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.

51. Phùng Văn Tửu (1999): Xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật của

dân, do dân và vì dân ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

52. Đào Trí Úc (chủ biên) (1997): Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam và

những vấn đề cấp bách của khoa học về nhà nước và pháp luật. NXB Khoa

học xã hội. Hà Nội.

53. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (1998): Lịch sử triết học. NXB Chính trị quốc

gia. Hà Nội.

54. Konrat N (1996): Phương Đông và phương Tây. NXB Giáo dục. Hà Nội.

55. Waldermar (2002): Nhà nước pháp quyền. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.