20

TÁI CHẾ GIẤY GIÚP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGanbinhvietnam.com/userfiles/TaiCheGiay.pdf · có thể làm giảm được sức ép phải chuyển đổi những cánh rừng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Tái chế giấy cũng có bề dày lịch sử tương đươngvới giấy: tờ giấy đầu tiên của nhân loại chính làmột “sản phẩm tái chế”! Thứ giấy này đã ra đờitừ phát minh của ông Thái Luân đời Hán vàonăm 105 SCN. Ông đã dùng lưới đánh cá cũrách và vỏ cây để làm ra tờ giấy nhẹ hơn nhiềuso với các thẻ tre bó lại và rẻ hơn nhiều so vớitơ lụa – nhờ đó giấy mau chóng trở nên phổthông trong dân chúng, người sáng chế ra nóđược nhà vua tặng thưởng.

Các công ty giấy ngày càng nhận thức được lợiích kinh tế và môi trường của việc tái chế. Tớinay đã có khoảng 87% trong hơn 520 nhà máygiấy và giấy bìa trên thế giới sử dụng giấy phếthải được thu hồi để làm nguyên liệu sản xuất. ỞMỹ, giấy chiếm đến 2/3 lượng bao bì được thuhồi để tái chế - nhiều hơn tất cả các thứ thủytinh, nhựa, kim loại gộp lại. Giấy thu hồi cungcấp đến 40% xơ sợi dùng để sản xuất giấy và

giấy bìa trên toàn nước Mỹ. Hơn 50% nhu cầucủa ngành công nghiệp giấy Mỹ được đáp ứngbởi giấy phế liệu với gần 200 nhà máy chỉ sửdụng duy nhất một nguyên liệu là giấy tái chế.Cho đến đầu thế kỷ 21, công nghiệp giấy thế giớiđã đặt ra đích đến là sử dụng giấy thu hồi vớilượng tăng nhanh gấp đôi so với sử dụng bột gỗ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận và ủnghộ ích lợi to lớn của công nghệ tái chế, và ở nhiềuquốc gia, chính quyền các cấp cùng các tổ chức,các nhóm hoạt động bảo vệ môi trường… đã thựchiện nhiều chương trình, chính sách để giúp côngnghệ tái chế phát huy tối đa ích lợi của mình. Mỗikhi sử dụng một sản phẩm giấy tái chế, chúng tacó thể khẳng định mình đã làm được một điềutốt đẹp cho môi trường và số lượng người tiêudùng các sản phẩm tái chế càng tăng cao thìcàng đáng khích lệ. Những câu vấn đáp cụ thểdưới đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn vì sao tái chế giấyđược chọn là giải pháp đúng đắn cho môi trường.

Tái chế giấy có giúp bảo tồn cây xanh không?Tái chế giúp giảm được lượng cây phải đốn hạ đểlàm giấy, giảm được nhu cầu về gỗ nói chung.Nhưng quan trọng hơn cả là tái chế giấy giúp cứuđược những cánh rừng. Bằng cách dùng nguyênliệu là giấy đã qua sử dụng thay vì cây rừng, táichế làm giảm được cường độ của việc quản lýrừng cần phải có để thỏa mãn nhu cầu sản xuấtgiấy, cũng như giảm được áp lực của việc chuyểnđổi những cánh rừng tự nhiên và những khu vựcnhạy cảm về mặt sinh thái như các vùng ngậpmặn - thành rừng trồng cây. Tái chế giấy khôngchỉ làm bớt đi được số cây rừng bị đốn hạ mà

TÁI CHẾ GIẤY GIÚP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

• Tái chế giấy giúp bảo vệ rừng, do làm giảm đi nhucầu về khai thác gỗ.

• Tái chế giấy bảo vệ các nguồn tài nguyên thiênnhiên và làm giảm bớt sự ô nhiễm mà môi trườngphải gánh chịu vì nguyên liệu xơ sợi đã được chếbiến rồi.

• Tái chế giấy giảm lượng rác thải phải đem đi chônlấp, giúp làm giảm áp lực về các bãi chứa và chônlấp rác/lò đốt, vì nó lấy nguyên liệu từ các loại giấyđã qua sử dụng trong dòng rác thải ra mỗi ngày.

2

ngay cả so với việc sản xuất giấy từ cây trồngtrong các vùng nguyên liệu giấy thì tác động môitrường cũng được giảm nhẹ do những phươngpháp tiến bộ mà ngành công nghệ này đã và đangsử dụng. Do vậy, tái chế giấy giúp duy trì đượcmột dải giá trị rộng lớn do hệ sinh thái rừng manglại cho hành tinh, bao gồm nước sạch, các quầnthể sinh vật hoang dã và tính đa dạng sinh học.

Một điều cần được nhấn mạnh nữa là việc trồngcây gây rừng không hoàn toàn giống với bảo vệrừng. Nhu cầu trồng rừng để làm giấy đã thúcđẩy tốc độ chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừngtrồng cây nguyên liệu. Thế nhưng nỗ lực trồngrừng để lấy gỗ dùng vào sản xuất giấy – bao gồmcả gỗ làm củi đốt và gỗ để lấy xơ sợi – sẽ gây nênnhững xáo trộn cho nguồn nước, cho tính đadạng sinh học, cho các quần thể động thực vậttự nhiên và cho tính nhất quán của hệ sinh tháirừng. Rõ ràng là dù cho có giải quyết được tốtnhu cầu về gỗ chăng nữa thì việc trồng rừng cũngkhông thể sánh được với rừng tự nhiên. Việctrồng và thu hoạch cây xanh cũng làm suy cạnmột nguồn tài nguyên không thể tái tạo – đó làrừng tự nhiên. Do vậy dù cho có lập luận được làmình giúp tái tạo số lượng gỗ dùng cho sản xuấtgiấy thì việc trồng rừng làm nguyên liệu giấy cũngkhông thể nào phục hồi được nhiều giá trị sinhthái của rừng tự nhiên. Bằng cách mở rộngnguồn xơ sợi để sản xuất giấy, công nghệ tái chếcó thể làm giảm được sức ép phải chuyển đổinhững cánh rừng tự nhiên còn lại của nhân loạithành rừng trồng cây thương phẩm.

Có phải cây mới trồng hấp thu nhiềucarbon hơn cây lâu năm?Nếu quan tâm tới việc thay đổi khí hậu, chúngta sẽ phải chọn cây lâu năm hơn là cây mớitrồng. Trong khi cây mới trồng có thể hấp thu

carbon rất nhanh thì cây lâu năm lại lưu giữđược nhiều carbon hơn vì vậy giúp làm giảmđược sự tích tụ các loại khí gây nên hiệu ứngnhà kính trong không khí. Hơn nữa, mỗi lần bịđốn hạ để làm giấy, cây xanh sẽ phóng thíchra nhiều carbon mà chúng đã lưu giữ. Bằngcách làm giảm nhu cầu về nguyên liệu xơ sợilấy từ cây rừng, tái chế giấy có thể làm giảmtần suất đốn hạ cây xanh và làm gia tăng tổnglượng carbon lưu trữ trong các cánh rừng; đồngthời cũng giúp lưu giữ lại lượng carbon tronggiấy khi tái sử dụng chúng nhiều lần thay vìđưa đi chôn lấp làm sinh ra khí methane CH4 –một trong những loại khí nhà kính.

Chuyển sang sản xuất giấy bằng côngnghệ tái chế làm giảm thiểu việc phóngthích khí nhà kính như thế nào?Những ích lợi cho môi trường của công nghệ táichế là rất rõ ngay cả khi nó sử dụng năng lượnghóa thạch. Ở các bãi chôn lấp rác, nơi tận cùng

Nói chung làm ra giấy từ giấyđã sử dụng là một quá trình“sạch” hơn và hiệu quả hơnlàm ra giấy từ cây, vì đa phầncác công đoạn phân tách vàtẩy trắng đã được thực hiệnrồi. Như vậy cũng có nghĩa làviệc sản xuất này sẽ sử dụngít năng lượng, ít hóa chất vànước sạch hơn, cũng như xảra môi trường ít nước thải vàkhí thải độc hại hơn.

3

của 80% lượng giấy thải của nhân loại, việcphân hủy chúng sẽ sản sinh ra khí methane CH4

là loại khí có khả năng bẫy nhiệt 21 lần nhiềuhơn so với carbon dioxide CO2. Tái chế giấy giúpgiảm được lượng giấy tham gia vào dòng rácthải, trực tiếp giảm được lượng giấy phải đưa đichôn lấp. Do vậy bất kỳ sự gia tăng lượng khínhà kính nào xảy ra trong quá trình sản xuất giấytái chế vẫn có thể bù trừ được bằng lượng khínhà kính mà nó đã làm giảm đi ngay tại các bãichôn rác.

Chuyển sang sản xuất giấy bằng cách táichế còn giúp giảm được những tác độngmôi trường nào khác?Bên cạnh việc sử dụng ít năng lượng hơn vàthải ra ít khí nhà kính hơn, tái chế giấy còn làmgiảm được ô nhiễm không khí do nitrogenoxide (gây ra khói mù) và hàm lượng bụi (gâyra các vấn đề về đường hô hấp). Nó cũng làmgiảm được khối lượng và làm gia tăng chấtlượng của nước thải ra từ nhà máy giấy.

Tại sao phải quan tâm tới nước thải ra từnhà máy?Các thông số đo đạc về nước thải rất có ýnghĩa đối với môi trường, vì nó thể hiện trướchết là lượng nước sạch đã được dùng cho sảnxuất, và kế đến là các tác động môi trường doviệc thải nước gây ra. Lượng nước to lớn conngười lấy đi và thải trở lại sông suối đã gây nênnhiều tác động sinh thái nghiêm trọng, và diễnbiến càng xấu đi ngay cả trong các mùa khôráo hay trong lúc hạn hán. Thậm chí nước đãđược xử lý cũng vẫn còn chứa đựng những yếutố ô nhiễm liên quan tới quá trình sản xuất,chế biến. Các nghiên cứu so sánh trên từngphương diện đã cho thấy nhìn chung thì sảnxuất giấy nguyên thủy phải dùng nhiều nước

sạch hơn và lượng nước thải cũng cao hơn vàgây ô nhiễm nặng nề hơn so với tái chế giấy.

Thế còn bùn công nghiệp của các nhàmáy giấy tái chế?Quả thực là so với sản xuất giấy nguyên thủy thìcác nhà máy tái chế giấy thải ra nhiều chất thảirắn hơn, chủ yếu là dưới dạng bùn công nghiệp.Tuy nhiên sự vượt trội này có thể được cân bằngđáng kể nhờ việc nó đã làm giảm được lượng chấtthải rắn tham gia vào dòng rác thải. Tương tự nhưvậy là khối lượng mực, các chất phủ mặt cùngcác chất độn tồn tại trong bùn công nghiệp đi ratừ nhà máy tái chế giấy ắt hẳn đã đi thẳng vàolòng đất nếu như giấy bị mang ra bãi chôn lấpthay vì được đem đi tái chế. Lập luận sau cùng là,các nhà tái chế đã và đang nỗ lực tìm kiếm nhữngphương cách tốt nhất để tận dụng những thànhphần có trong bùn thải do tái chế giấy, hoặc táisử dụng chúng một lần nữa qua các hợp đồngcung cấp chất độn cho lò nung clinker của cácnhà máy sản xuất xi măng chẳng hạn. Điều nàychắc chắn không thể thực hiện được nếu nhưgiấy đã bị chở thẳng tới bãi rác hay tới lò đốt rác.

Tái chế giấy có nghĩa là có ítgiấy trở thành rác và đi vào bãichôn lấp hoặc lò đốt rác hơn.Như vậy nước và không khí sẽ ítbị ô nhiễm hơn, cũng như sẽ cóít khí nhà kính thải ra môitrường hơn so với khi giấy bịphân hủy ở các bãi chôn lấp rác.

4

Chúng ta không có đủ chỗ chôn rác haysao mà phải tái chế giấy?Những ích lợi môi trường của tái chế còn mởrộng ra cho cả việc tiết kiệm chỗ chôn rác vốnđã và đang là vấn nạn ở nhiều nơi trên thế giới.Bên cạnh việc giúp giảm thiểu các tác độngmôi trường “cao độ” trong các cánh rừng vànơi nhà máy, thì tái chế giấy – với nguồn cungcấp nguyên liệu lúc nào cũng có sẵn là xơ sợitái chế – đã giúp bảo tồn được gỗ rừng cùngnhững tài nguyên khác của rừng, làm giảmđược nhiều tác động môi trường đáng quanngại (sử dụng năng lượng, ô nhiễm môi trườngkhí và nước, xử lý chất thải rắn) và còn gópphần làm giảm lượng rác đi vào các bãi chônlấp. Như vậy tái chế giấy giúp giảm được việcphóng thích khí methane cùng nhiều tác nhânô nhiễm khác, cũng như giúp giảm bớt áp lựctìm kiếm các bãi chôn lấp mới – là nơi mà quátrình phóng thích khí độc lại diễn ra.

Cứ mỗi lần giấy được tách ra khỏi dòng rác thảiđể đem đi tái chế thì đã có một lượng chất thảirắn được giảm đi một cách trực tiếp. Hãy thửnghĩ xem – nếu ta viết lên một mảnh giấy, sauđó gôm (tẩy) đi rồi dùng lại trước khi vứt bỏ nóthì rõ ràng ta đã làm giảm được lượng rác thảiđi phân nửa so với khi dùng hai tờ giấy và đembỏ cả hai. Thế thì, cũng tương tự như vậy, vớimột tờ giấy tái chế ngay cả đến khi ra bãi rácthì việc tái chế nó cũng vẫn làm giảm được tổnglượng rác phải đem chôn.

Không thể phủ nhận được làcác tác động môi trường củaviệc làm giấy cũng khá phứctạp, nhưng kết luận căn bản lạivô cùng đơn giản: giấy tái chếtốt cho môi trường hơn giấynguyên thủy. Thực hiện 3R(reduce-reuse-recycle) đối vớigiấy – tức giảm lượng tiêu thụ,tăng cường tái sử dụng, và đẩymạnh tái chế giấy với tần suấtcao nhất - là cách tốt nhất màchúng ta có thể làm cho môitrường sống của mình.

Tại sao quá trình phóng thích khí methanenơi các bãi chôn rác lại là yếu tố tác độngmôi trường đáng quan ngại?Methane CH4 có khả năng bẫy nhiệt cao gấp21 lần so với khí carbon dioxide CO2 nên cũngđược coi là một loại khí gây hiệu ứng nhà kínhvà là một trong những thủ phạm của hiệntượng thay đổi khí hậu toàn cầu. Cục Bảo vệMôi trường (Environmental Protection AgencyEPA) của Mỹ đã định vị được các bãi chôn rácchính là nguồn phóng thích methane vàokhông khí, đồng thời cũng đã xác định rằngchính việc phân hủy giấy nơi các bãi rác này lànguồn cung cấp khí methane đáng kể nhất.

5

Thu gom và chuyên chởGiấy thải được thu gom và đóng thành từng bành,lèn chặt và được chở tới nhà máy giấy - nơi nó sẽđược tái chế thành một loại giấy mới.

Lưu kho Những chủng loại giấy thải khác nhau – nhưgiấy báo và giấy thùng carton cũ - sẽ đượcchứa trong những kho riêng, vì các nhà máygiấy sử dụng những loại giấy thu hồi khác nhauđể sản xuất ra các loại giấy tái chế khác nhau.Khi nhà máy cần đến, công nhân sẽ dùng xenâng để đưa giấy thu hồi từ kho bãi đến nhậpvào băng chuyền.

GIẤY ĐƯỢC TÁI CHẾ NHƯ THẾ NÀO?

Hình thành từ nhà máy tái chế giấy đầu tiên ởPhiladelphia (Mỹ) vào năm 1690, đến nay côngnghệ tái chế giấy vẫn đang tăng trưởng bền vữngvà còn tiếp tục mở rộng. Nhiều loại giấy cung cấpcho công nghiệp bao bì, giấy vệ sinh, giấy báo…được làm hoàn toàn hay một phần từ nguyên liệugiấy thu hồi. Nền công nghiệp thu hồi tổ chức thugom giấy thải, lọc lựa và phân loại thành nhữngloại khác nhau; rồi đóng kiện, ép lại thành nhữngkhối vuông lớn (ép bành) để dễ vận chuyển và lưukho, để rồi sau đó những bành giấy thu hồi này sẽtham gia vào quy trình tái sinh xơ sợi, giúp conngười giải quyết được bài toán cân đối giữa nhucầu sử dụng giấy đang ngày càng tăng với áp lựcbảo vệ môi trường.

Tuyển lựaĐể tái chế giấy thành công thì giấy thu hồi phảisạch và được phân loại theo những loại riêng biệt.Giấy dùng làm nguyên liệu không được lẫn tạpchất và chất bẩn, như thức ăn thừa, nhựa, kimloại, và nhiều thứ khác… vì chúng gây khó khăncho việc tái chế giấy. Giấy lẫn quá nhiều chất bẩn,tạp chất không thể tái chế được thì phải đem chếbiến thành phân bón, hoặc đốt để tận thu nhiệtlượng, hay đem chôn.

Tuyển lựa giấy thải bằng thiết bị xoay tròn.

6

Tái tạo bột giấy và sàngGiấy được băng chuyền đưa tới một bể chứa lớngọi là bể đánh bột, có chứa nước và hóa chất. Bểđánh bột sẽ cắt giấy thu hồi thành những mảnhnhỏ. Việc đun nóng hỗn hợp sẽ khiến giấy mauchóng bị cắt nát thành những sợi cellulose (thànhphần chính cấu thành thực vật) gọi là xơ sợi. Giấycũ được thu hồi sẽ bị đánh tơi, trở thành một hỗnhợp quánh dẻo gọi là bột. Bột được đẩy tới nhữngchiếc sàng có những lỗ và rãnh đủ hình dạng vàkích thước; ở đó những mẩu tạp chất nhỏ nhưnylon hay băng keo sẽ bị giữ lại. Quá trình nàyđược gọi là sàng.

Tẩy sạchBột sẽ được làm sạch trong những ống hình nón nhờchuyển động lắc, qua đó các tạp chất nặng như kimkẹp, đinh ghim… sẽ bị đánh văng khỏi nón và rơixuống đáy ống. Tạp chất nhẹ bị gom vào giữa nón vàsẽ được loại ra. Quá trình này có tên là nghiền.

Tẩy mựcCó khi bột phải trải qua một quá trình “giặt giũ” cótên là tẩy mực để loại bỏ chất mực in và băng dính(gồm các loại keo dán và băng keo). Người làmgiấy thường kết hợp hai quá trình tẩy mực gọi là xảnước trong đó những phần tử mực in nhỏ sẽ đượcxả bỏ đi theo nước và tuyển nổi để loại nhữngphần tử lớn hơn và băng dính các thứ ra cùng vớicác bong bóng khí. Trong quá trình tẩy mực tuyểnnổi, bột được trữ trong những bồn lớn gọi là hệtuyển nổi, ở đó không khí và những hóa chất giốngnhư xà bông gọi là chất hoạt động bề mặt đượcsục vào trong bột. Chất hoạt động bề mặt sẽ táchmực in và băng dính ra khỏi bột, đẩy chúng lên bềmặt hỗn hợp nhờ các bọt khí. Những bong bóngkhí chứa mực in tạo thành lớp bọt tăm sủi bên trênvà sẽ được loại đi, để lại một lượng bột “sạch sẽ”bên dưới.

Nghiền, tẩy màu và làm trắngTrong quá trình nghiền, bột sẽ được nhồi đập để làmcho xơ sợi được bong lên, trở nên lý tưởng cho việcxeo giấy. Nếu trong bột có nhiều bó xơ sợi lớn, quátrình nghiền sẽ phân tách chúng để cho tơi và rời ra.Nếu trong giấy loại có màu thì hóa chất tẩy màu sẽgiúp loại bỏ chúng. Sau đó, nếu cần sản xuất giấytrắng thì bột sẽ phải được tẩy trắng với hydrogenperoxide, chlorine dioxide hay oxygen để trở nêntrắng và sáng hơn. Nếu sản xuất loại giấy màu nâuđể dùng trong công nghiệp (như giấy carton làmthùng) thì không cần công đoạn tẩy trắng này.

Xeo giấyĐến đây thì ta đã có được loại bột sẵn sàng choquá trình xeo giấy. Loại xơ sợi đã qua tái chế cóthể được sử dụng riêng mình nó, hoặc được trộnchung với những xơ sợi từ gỗ (gọi là xơ sợi nguyênsinh) để tăng độ mịn hoặc độ bền chắc.

Bột được đem trộn với nước và hóa chất để đạt tớihỗn hợp 99,5% nước. Hỗn hợp bột nước này đivào một thùng kim loại thật lớn được đặt ở vị tríbắt đầu của máy xeo giấy – gọi là thùng đầu; rồisẽ được phun liên tục lên một giàn lưới chuyểnđộng rất nhanh qua máy xeo. Trên giàn lưới đó,nước sẽ bắt đầu thoát ra khỏi bột, và các xơ sợi táichế sẽ mau chóng quánh lại, tạo thành một tờ

7

giấy ướt sũng nước. Tờ giấy này sẽ di chuyển thậtnhanh qua một loạt những trục ép có bọc bạt (haycòn gọi là chăn/ mền) giúp vắt nước ra được nhiềuhơn. Tờ giấy ướt khi nãy – bây giờ trông đã giốngtờ giấy bình thường hơn – sẽ được cho qua mộtloạt những trục lăn bằng kim loại đã được sấynóng để làm cho khô đi. Nếu muốn tráng phủ gìđó lên giấy thì hỗn hợp tráng phủ sẽ được đưa vàocuối chu trình, hoặc trong một quy trình khác saukhi giấy đã được xeo (được làm) xong. Việc trángphủ là nhằm mục đích để cho tờ giấy có bề mặtbóng mịn, dễ in.

Sau cùng, tờ giấy thành phẩm sẽ được cuộn vàomột trục lăn thật lớn và rời khỏi máy xeo. Trục cuốnnày có thể rộng tới 9-10 m và nặng gần 20 tấn!Cuộn giấy thành phẩm có thể được cắt ra thànhnhững cuộn nhỏ hơn hoặc thành nhiều tờ, để chởtới những nhà máy mà ở đó chúng sẽ được in ấn,hoặc được gia công thành các sản phẩm nhưphong bì, túi giấy hay thùng hộp…

Có phải toàn bộ giấy thu hồi đều tái chế được?Quá trình tái chế thực sự chỉ sử dụng được nhiềunhất là 80% lượng giấy thu hồi được. Rất nhiềuthứ chứa trong các bành giấy thu hồi lại khôngphải là giấy. Những thứ rác thải như dây nhợ, kimkẹp, đinh ghim và nhựa… đều phải bị loại ra trongkhi đánh bột, làm sạch và sàng; và rốt cuộc chúngcũng phải được chở tới các bãi chôn lấp giống nhưrác thải ra từ các hộ gia đình.

Giấy tái chế thường chứa những xơ sợi vốn dĩ đã trởnên quá nhỏ để được tái chế thành giấy. Thứ giấy táichế mà chúng ta đang sử dụng có thể có chứanhững xơ sợi đã được tái chế một, hai, thậm chínhiều lần rồi! Xơ sợi nguyên sinh từ gỗ chỉ có thể táichế được từ 5-7 lần, bởi vì chúng sẽ trở nên quángắn và giòn để làm thành tờ giấy mới.

Giấy tái chế còn chứa nhiều thành phần kháckhông phải là xơ sợi để làm giấy. Quan sát một tờtạp chí ta sẽ thấy những trang giấy in chứa rấtnhiều mực. Và nếu tờ giấy có vẻ sáng bóng thì chắcchắn nó đã được tráng phủ với đất sét hay nhữngvật liệu khác. Trong quyển tạp chí còn có thể chứanhững loại keo dính nào đó để ghép các trang vàovới nhau. Như vậy trong tờ giấy thu hồi có chứa nàolà mực in, chất tráng phủ, và keo dính… cần phảiloại bỏ trước khi tái chế.

Loại bỏ mực khỏi giấy như thế nào?Như đã nêu trên, mực in và keo dính đã được giữ lạitrong các bọt tăm tạo thành trong quá trình khửmực tuyển nổi. Một khi những thứ này được thu lạithì đa phần nước cũng được loại ra và được đưa vàotái sử dụng trong nhà máy. Trong những gì còn lại –với khoảng 30-50% nước – vẫn có những xơ sợi rấtnhỏ đã bị đẩy ra khỏi bột trong quá trình khử mực.

Thứ vật liệu này có thể đem đốt để tận thu nănglượng, làm compost hay đưa ra bãi rác. Hoặc cũngcó thể để dùng làm gạch hay bê tông. Phươngpháp được chọn để xử lý chất thải rắn phụ thuộcvào thành phần vật liệu thải. Đối với một xưởngkhử mực chẳng hạn, cứ mỗi 100.000 lbs (tươngđương 45.000 ký) giấy thu hồi khô được cho vàobồn khuấy bột sẽ cho ra 35.000 lbs (tức khoảng15.000 ký) hỗn hợp khô gồm xơ sợi nhuyễn nátcùng với keo dính và mực in.

8

Có thể làm được những gì từ giấy thu hồi?Đa phần giấy thu hồi được dùng để tái chế thànhgiấy và giấy bìa. Cũng có một số ngoại lệ trong đógiấy thu hồi được tái chế thành loại giấy tương tự,hoặc với chất lượng thấp hơn, với loại giấy banđầu. Chẳng hạn như những thùng carton cũ đượcdùng để sản xuất giấy làm thùng carton mới. Giấyin viết thu hồi có thể tái chế thành giấy mới dùngđể photocopy.

Người ta còn dùng giấy thu hồi để làm thành nhiềuloại sản phẩm khác nữa. Bột giấy tái chế có thểđem đúc khuôn làm khay đựng trứng hoặc trái cây.Giấy thu hồi có thể dùng làm thùng đựng sơn,nhiên liệu, làm vách tường hay trần nhà, và cả máinhà. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 100.000 tấn giấyđã cắt vụn được dùng lót ổ cho vật nuôi.

Những giấy nào có thể tái chế được?Hầu như tất cả các loại giấy sử dụng trong gia đìnhđều có thể tái chế được – từ giấy báo, tạp chí, giấythùng carton, giấy văn phòng phẩm, cho đến thưtừ trao đổi qua bưu điện, những quyển cataloguehoặc thiệp mừng, giấy gói… Điều quan trọng lànhững loại giấy này phải được để tách biệt với ráchoặc những đồ phế thải khác, hoặc với những loạigiấy độc hại không thể đưa đi tái chế được.

Có thể đạt được tỷ lệ tái chế 100% không?Một số sản phẩm giấy thì không thể thu gomđược và/hoặc không tái chế được. Trong số này cóthể kể giấy vấn thuốc lá, giấy dán tường, giấy vệsinh… – chúng chiếm khoảng 15-20% tổng lượnggiấy sử dụng. Hơn nữa, sẽ khó đạt tính kinh tếhay thân thiện với môi trường nếu thu hồi và táichế tất cả mọi thứ mà trên lý thuyết là có thể, dobởi điều này sẽ đòi hỏi phí tổn vận chuyển rất lớn.

Giấy có thể được tái chế đến bao nhiêu lần?Tùy theo loại mà giấy có thể tái chế được từ 4-6 lần.

Trong sản xuất giấy, có thể chỉ sử dụng duy nhấtmột loại nguyên liệu là giấy thu hồi không?Về căn bản thì tất cả các loại giấy đều có thểđược sản xuất chỉ với giấy thu hồi. Nhưng do bởingười ta không thể tái chế giấy được mãi nên hệthống sản xuất vẫn cần đến một lượng nhất địnhxơ sợi nguyên thủy.

Có thể trộn lẫn xơ sợi nguyên thủy với xơ sợitái chế không?Chắc chắn là có, và điều này đã được thực hiện ởnhiều nơi. Rõ ràng là, có những loại giấy có thểđược sản xuất với chỉ một loại xơ sợi tái chế hoặcnguyên thủy, nhưng cũng vẫn có thể dùng hai loạinguyên liệu này một lúc.

Những nguồn giấy thu hồi là từ đâu?Nguồn giấy thu hồi lớn nhất hình thành từ hoạtđộng sản xuất và kinh doanh (chiếm 52%). Nguồngiấy này cũng bao gồm cả những hao hụt tronggia công sản phẩm giấy (như những mẩu rẻo, vụnthải ra khi gia công) và lượng giấy báo và tạp chíkhông bán được. 10% khác là từ các văn phòng,số còn lại từ các hộ gia đình.

9

Giấy đã qua sử dụng được thu gom như thế nào?Cách thu gom giấy thu hồi tùy thuộc vào nguồn xuấtxứ của chúng. Đối với những nguồn thương mại vàđại công nghiệp thì lượng giấy đã sử dụng quá lớnnên cần phải có hệ thống, thiết bị thu gom thích hợp.Còn đối với hộ gia đình, giấy đã định đưa đi tái chếcần phải được phân chia ra – tức là phải để tách khỏinhững thứ rác thải khác. Ở một số quốc gia, nhữngvật liệu có thể tái chế được như giấy và nhựa thườngđược thu gom cùng với nhau. Một số nước khác thìcho thu gom giấy báo cũ và tạp chí riêng biệt với khithu gom giấy thùng, giấy bao bì… Ở nước ta, có thểgọi “đội quân ve chai” là những chiến sĩ tái chế trungkiên nhất khi họ miệt mài ngày nắng cũng như mưa,lặn lội khắp các hang cùng ngõ hẻm để thu mua, đôikhi moi lượm, nhặt nhạnh những thứ có thể tái chếđược trong rác thải và đồ phế thải của các hộ giađình. Từ đây, sách báo và tạp chí cũ, những thùngcarton, hộp bánh kẹo, thuốc tây… được chở tới cácvựa phế liệu, để tỏa đến các nhà máy tái chế giấytrên toàn quốc. Vì chưa được tổ chức một cách bàibản và chuyên nghiệp nên họ – đội quân ve chai vàcác vựa thu mua phế liệu – đã vô tình để lại trongchúng ta một hình ảnh nhếch nhác, đôi khi cả cảmgiác phiền toái, mà không hề hiểu được sự đóng gópto lớn của họ đối với môi trường và cả nền kinh tế.

Nếu không có nỗ lực của ngành công nghiệp táichế giấy của thế giới thì một lượng vô cùng lớn cácloại giấy mà con người không còn muốn sử dụng– dưới những dạng như các mẩu rẻo cắt ra củacác xí nghiệp in, các cơ sở sản xuất sản phẩmdùng giấy…; hoặc số lượng các ấn phẩm dư thừakhông tiêu thụ được; hay báo cũ, thùng hộp cũcủa các hộ gia đình – sẽ kết thúc vòng đời củachúng nơi bãi rác. Và những chủ nhân công nghiệpcủa các loại giấy không còn muốn được sử dụngnày sẽ phải tốn tiền để đem chúng đi đổ. Thế lànhững thứ có giá trị lại vô tình bị con người đối xửnhư là “rác”, là “đồ phế thải”, và tới một mức độnào đó chúng có thể góp phần vào các “vấn nạn”trong những bài toán về môi trường mà con ngườiphải đau đầu xử lý!

Toàn cầu hóa gia tăng và tốc độtăng trưởng nhanh chóng của việcsản xuất giấy và giấy bìa chủ yếuở các quốc gia đang phát triển đãcó tác động lớn lên trào lưu táichế giấy và giấy bìa. Khối lượngtrao đổi mậu dịch hàng năm trênthế giới đã vượt quá con số 160triệu tấn, và đến năm 2010 nhucầu xơ sợi tái chế đã được các tổchức uy tín xác định là sẽ vượt quá200 triệu tấn. Đây là một trongnhững bằng chứng đắt giá cho thấycông nghiệp tái chế đã và đanggóp phần tích cực vào việc tạo rasản phẩm mới thay vì rác thải.

10

TÁI CHẾ GIẤY ĐÓ… ĐÂY…

Bức tranh toàn cầu của công nghệ tái chế giấykhá đơn giản: lượng thặng dư giấy thu hồi từ cácnước công nghiệp phát triển ở Tây Âu và BắcMỹ, Nhật, và trong chừng mực nào đó là Úc,được xuất đi cung ứng cho các nền kinh tế mớinổi và đang phát triển – trong đó Trung Quốc vàkhu vực Đông Á là điểm đến chính. Trong số đó,với dòng gia tăng lượng giấy thu hồi nhập khẩudịch chuyển từ Đông Nam sang Tây Nam ChâuÁ, Ấn Độ đang kỳ vọng sẽ trở thành cường quốcnhập khẩu giấy thu hồi lớn thứ nhì sau TrungQuốc, mặc dù mức tăng không ấn tượng bằng.

Cũng cần chú ý là, Công ước Basel của LiênHiệp quốc đã ban hành những đạo luật gắt gaonghiêm cấm việc vận chuyển rác giữa các quốcgia, trong khi Trung Quốc thì cấm nhập khẩurác. Thế nhưng, hằng năm đất nước này vẫnhoan hỉ đón nhận nhiều triệu tấn giấy thu hồitừ Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật cùng những nơikhác để cung cấp cho nền sản xuất nội địa.

Những số liệu cụ thể ở một vài nơi trên thế giớiđược nêu dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn cậncảnh chính xác về ngành công nghiệp tái chếvốn rất hữu ích nên đã hình thành, tồn tại vàphát triển một cách tất nhiên như và do chínhsự hiện diện của con người trên trái đất này.

Lượng giao dịch ròng Lượng sử dụng

Nguồn: European Declaration Progress 2006

triệu tấn

70

55,9%56,9%

59,4%62,4%

63,4%

66,0%

Tỷ lệ tái chế

Mục tiêu

60

50

40

30

20

10

0

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2010

-10

1. Ở Châu Âu: Tỷ lệ tái chế giấy ở Châu Âu năm 2000 là45%, trong năm 2006 họ đã thu hồi tái chếđược 58,2 triệu tấn giấy đã qua sử dụng, đạttỷ lệ tái chế 63,4%; trong đó người dân vàcông nghệ tái chế ở Đức rất tự hào với con số70-80% lượng giấy và giấy bìa đã sử dụngđược thu hồi và tái chế. Với thực tế tỷ lệ táichế đạt được trong năm 2007 là 64,5% vàđích nhắm là 66% vào năm 2010, Châu Âuđược coi là nhà quán quân về tái chế giấy,vượt qua Châu Mỹ và Châu Á. Tổng lượng giấythu hồi và được chở đến các nhà máy giấy táichế là 60,1 triệu tấn, tăng 7,6 triệu tấn (tức 14,4%) so với năm 2004 – là năm khởiđiểm để tính mức phấn đấu hoàn thành chỉtiêu như đã nêu trong Tuyên ngôn Tái chế Giấycủa Châu Âu công bố năm 2006.

11

Trong năm 2005, lượng nguyên liệu có được từcác loại xơ sợi tái chế đã ngang bằng với lượngxơ sợi nguyên thủy; và cho tới năm 2010, mộtkhi tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế đạt tới66% thì cứ mỗi giây trôi qua sẽ có 2.000 kggiấy được tái chế ở lục địa này.(Nguồn: Hiệp Hội Giấy Thu Hồi Châu Âu (ERPA);

http://www.waste-management-world.com).

Các nước thuộc Liên Minh Công nghiệp GiấyChâu Âu (Confederation of European PaperIndustry CEPI, bao gồm 15 nước thành viên EUvà thêm Cộng hòa Czech, Hungary, Na Uy, BaLan, Slovakia và Thụy Sĩ):

1991

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

38

40

42

44

46

48

50

52

54

56

%triệu tấn Lượng giấy thu hồi

SỰ GIA TĂNG LƯỢNG GIẤY THU HỒI

VÀ TỶ LỆ TÁI CHẾ CỦA CÁC NƯỚC CEPI (1991-2006)

Tỷ lệ tái chế

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

2. Bắc Mỹ:Vùng đất “hợp chủng” đầy năng động ở Bắc Mỹđã có nhà máy tái chế giấy từ thế kỷ 15 và đãsớm đưa tái chế giấy thành một trong nhữnghoạt động sôi nổi nhất của nền kinh tế. Nếuvào năm 1993, lượng giấy và giấy bìa thu hồiđược ở đất nước vốn là cái nôi của công nghệtái chế giấy này là 36 triệu tấn, với tỷ lệ thu hồilà 38,7%, thì trong năm 2007 họ đã thu hồiđược 54,3 triệu tấn, đạt tỷ lệ tái chế 56%. Đâylà con số rất ấn tượng vì nếu chia bình quânđầu người thì trong năm mỗi người dân sốngtrên đất Mỹ đã thu gom được 360 pounds(tương đương 163 kg giấy). Người Mỹ đang kỳvọng đến năm 2012 sẽ thu hồi được 60%lượng giấy đã sử dụng. Còn Canada chỉ trong 5 năm từ 2002 đến 2007 cũng đã nhanhchóng nâng tỷ lệ tái chế giấy từ 33% lên 58%.

Cho đến nay, lượng giấy thu hồi ở Mỹ đã đápứng được hơn 50% nhu cầu nguyên liệu chotrên 200 nhà máy giấy, tức gần 80% tổng sốnhà máy trên cả nước. Trong số đó có 95%giấy thu hồi được dùng để làm ra các sảnphẩm giấy mới, phần còn lại được đưa vào cácứng dụng khác, như sản xuất vật liệu xây dựng.Nhu cầu tiêu thụ giấy vụn trong nội địa và cảxuất khẩu đều đang tăng mạnh – chủ yếu xuấtsang Trung Quốc và một số nước Châu Á – nêncông nghiệp thu gom giấy ở xứ này vẫn đangtăng tốc, dù trong mấy tháng giữa năm 2008có lúc cũng chựng lại do giá vận chuyển tăngcao theo giá nhiên liệu và do các yếu tố khủnghoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế.(Nguồn: http://www.paperrecycles.org)

12

3. Nhật Bản:Người Nhật từ lâu đã biết tới hoạt động tái chếgiấy qua các tiếng rao: “Ai… báo cũ đổi lấy giấyvệ sinh… đ…â…y!” khắp các hang cùng ngõhẻm. Cho tới đầu thập niên 70, những ngườihành nghề đổi giấy vệ sinh lấy giấy báo cũ vềcung cấp cho các hãng xeo giấy hoạt động vẫnrất rôm rả, nhộn nhịp. Rồi khi nền kinh tế Nhậtthăng hoa, trở thành điểm đến hấp dẫn với cácnguồn đầu tư nước ngoài thì bột giấy lại trở nênrẻ bèo do nguồn nhập khẩu ổn định, trong khigiá nhân công tăng cao khiến việc thuê ngườiđi rao đổi giấy không còn kinh tế nữa. Trong cáchộ gia đình, báo cũ chất chồng, phủ đầy bụi…Hoạt động mua bán giấy báo cũ và tái chế do

Lượng thu hồi Tỷ lệ thu hồi

19931994

19951996

19971998

19992000

20012002

20032004

20052007

2006

12

24

36

48

60

12

24

36

48

60

Lượ

ng t

hu h

ồi (

triệ

u tấ

n)

Tỷ lệ thu hồi (%

)

Mục tiêu 2012 - 60%

THU HỒI GIẤY VÀ GIẤY BÌA Ở MỸđó tàn lụi dần, và chỉ như hồi sinh trở lại vàothập niên 90 – khi bắt đầu dấy lên các mốiquan tâm về môi trường. Năm 1995, nền côngnghệ tiên tiến của đất nước mặt trời mọc nàyđã đề ra chỉ tiêu đạt tỷ lệ tái chế 56% vào năm2000 nhưng thực tế họ đã đạt được con số chỉtiêu này sớm hơn một năm.

Mỗi ngày, người dân xứ Phù Tang cần vứt đi 54 triệu tờ báo – trên 93% trong số này đượcđưa trở lại cho đại lý phát chuyển báo tới hộ dântheo một mạng lưới thống nhất. Giờ đây mộtphần lớn trong số lượng khổng lồ các tờ báo cũđã lại trở nên có giá: các công ty làm báo bịbuộc phải tổ chức thu hồi lại báo cũ. NhữngHiệp hội Công dân và các Hiệp hội Nhà Giáo vàPhụ huynh Học sinh đang thành lập những kênhthu gom báo cũ riêng của họ và dịch vụ đổi báocũ lấy giấy vệ sinh đang phát triển cho thấy dấuhiệu tích cực của tái chế hồi sinh.

4. Trung Quốc: Từ năm 1999-2007, lượng giấy phế liệu đượcnhập về Trung Quốc tăng gần gấp bảy lần - từ3,1 triệu tấn năm 1996 lên đến gần 20 triệutấn trong năm 2007. Lượng giấy thu hồi nhậpkhẩu này đã cùng với lượng thu hồi nội địa tăngđều hàng năm nhanh chóng trở thành lực lượngchủ đạo trong sự phát triển của công nghiệpgiấy và bột giấy nước này khi chúng cung cấptới gần 70% nhu cầu xơ sợi. Năm 2007 ngànhcông nghiệp tái chế giấy đứng đầu Châu Á nàyđã thu hồi được 27,7 triệu tấn; tăng 22,3% sovới năm 2006; đạt tỷ lệ thu hồi 55%. Năm2008 họ dự trù nhập khẩu 24 triệu tấn giấythải và thu hồi 22 triệu tấn giấy nội địa để làmngồn cung xơ sợi thứ cấp sử dụng chủ yếu sảnxuất thùng carton cung cấp cho công nghiệpđiện tử, may mặc, thực phẩm, đồ gia dụng…xuất khẩu.

13

NHU CẦU GIẤY THU HỒI Ở TRUNG QUỐCtriệu tấn

Nguồn: RISI

90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 0810%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45Lượng nhập khẩuLượng thu hồi nội �ịaTỷ lệ thu hồi (cột bên phải)

Nguồn: RISI

SO SÁNH TỶ LỆ THU HỒI GIẤY

90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 0820%

30%

40%

50%

60%

70%

80%Nhật BảnTây ÂuMỹTrung Quốc

Tập đoàn Cửu Long (Nine DragonsHoldings Ltd) chuyên sản xuất giấybìa carton làm bao bì từ nguyên liệugiấy thu hồi, với vị nữ chủ nhân –người sáng lập kiêm chủ tịch Hộiđồng Quản trị bà Cheung Yan đãđược tạp chí Forbes xếp hạng 11trong số 400 người giàu nhất TrungQuốc năm 2007. Vị “tỷ phú ve chai”đã sớm nhận thấy ích lợi to lớn nhiềumặt của tái chế giấy ngay từ nhữngngày còn hàn vi, chuyên sinh sốngbằng nghề ve chai, đồng nát. Thời cơvà bản lĩnh đã cho phép bà làm nênnhững bước phát triển ngoạn mụccho Nine Dragons, đến năm 2007đã được xếp hạng thứ 82 trong sốtop 100 nhà sản xuất giấy thế giới.Nếu nền kinh tế thế giới trong đó cóphần lục địa đông dân này mauchóng phục hồi sau cơn bão tàichính đầu thu 2008 vừa qua, tậpđoàn này sẽ có cơ hội thực hiện kếhoạch nâng tổng sản lượng giấy bìalàm bao bì lên 10 triệu tấn/năm vàonăm 2010, để trở thành nhà sảnxuất giấy bìa lớn nhất thế giới. (Nguồn: chinapaperonline;

http://www.forest-trends.org)

14

0

500

2004

2.370

1.275 1.475 1.800

941 946 1.390

40% 43% 46%

2.535

3.100

2005p 2008e

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

Nhu cầu (1.000 tấn)

Thu gomnội �ịa

Nhập khẩu

Nhập khẩu

Giấy báo cũ14%

Những loại khác

6%

Thùng carton cũ63%

Giấy tạp18%

Thu gomnội �ịa

Tỷ lệ thu hồi

Phát triển ~7%

LƯỢNG TIÊU THỤ GIẤY THU HỒI Ở CHÂU ÁSẼ TĂNG TRƯỞNG NHANH SO VỚI THẾ GIỚI

90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 0815

25

35

45

55

65

75

85

95triệu tấn

Tây ÂuChâu Á

Bắc Mỹ

5. Thái Lan

6. Việt Nam:Ở Việt Nam, lượng giấy thu hồi được còn khá khiêmtốn, chỉ đạt 545.000 tấn năm 2006 và 695.000 tấntrong năm 2007, tỷ lệ tái chế chỉ trên dưới 30%.Điều này một phần là do chúng ta chưa có đượcchủ trương chính sách khuyến khích của nhà nướcthông qua các chương trình thu gom rác tại nguồnvà/hoặc các quy định thích hợp đối với hoạt độngthu mua phế liệu nói chung và giấy nói riêng; phầnkhác là do chưa được các doanh nghiệp tổ chứcbài bản. Tuy nhiên, lượng giấy thu hồi nhập khẩunăm 2007 đã tăng gấp đôi so với 2006; cùng lànsóng đầu tư sản xuất tái chế giấy từ cả các nhà đầutư nước ngoài lẫn trong nước đã cung cấp bằngchứng rõ nét về một hoạt động kinh tế có hướngphát triển tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.(Nguồn: VPPA, RISI)

(Nguồn: Hiệp Hội Giấy và Bột giấy Thái Lan)

15

Một thách thức lớn đối với Công nghiệp Tái chếlà quản lý chất lượng của giấy thải, giấy thu hồi.Chất lượng này càng được tăng cao thì hiệuquả sử dụng chúng càng lớn, do đó nâng caotính phát triển bền vững và tính cạnh tranh chongành. Ở các nước phát triển, đi kèm với nhậnthức của chính quyền các cấp và cộng đồngđối với ích lợi nhiều mặt của tái chế là các quyđịnh pháp lý rõ ràng, chặt chẽ mà không gâykhó khăn cho hoạt động tái chế và sự tham giacủa đông đảo dân chúng, các tổ chức… vàocác chương trình phân loại rác tại nguồn.

Nhiều bộ tiêu chuẩn đã được đặt ra, giúp chohoạt động thu mua, trao đổi mua bán và sảnxuất phế liệu nói chung và giấy thu hồi nói riêngluôn có được cơ sở pháp lý vững chắc. Qua đóchính quyền vẫn có thể khuyến khích công

nghệ tái chế phát triển, mà vẫn bảo đảm quảnlý sát sao loại vật liệu “rất gần với rác thải” này.Trong bộ tiêu chuẩn giấy thu hồi ở các nước,mỗi loại giấy được cho mã riêng, kèm theo làmô tả chi tiết về loại giấy đó với hàm lượng %cụ thể của những tạp chất “không phù hợp”và tạp chất bị “cấm tuyệt đối”, cùng các điềukiện giao dịch cho cả hai bên mua bán.

Ở Châu Âu, trong các hạng mục tiêu chuẩn thìgiấy tái chế được cho là một nguồn nguyên liệuthứ cấp quan trọng, chứ không phải là rác. Nềncông nghệ tái chế châu lục này đã nhấn mạnh ýphản đối không chấp nhận từ “giấy rác” hay “giấythải”. Và ngành công nghiệp tái chế Châu Âu cònđặt ra tham vọng quản lý thật chuyên nghiệp đốivới các nguồn giấy thu hồi để góp phần đáng kểvào tính cạnh tranh và phát triển bền vững của

QUỐC GIA

Mỹ

Châu Âu

Úc

Việt Nam

TÊN BỘ TIÊU CHUẨNGIẤY THU HỒI

Paper Stock

European list of StandardGrades of Recovered paper

and Board

Australian Recovered PaperSpecifications (AuRPS)

TCVN 5946:2007

CƠ QUAN BAN HÀNH

Viện Công nghệ Tái chế Phế liệu (ISRI)

Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN); Hiệp hội Tái

chế Giấy Châu Âu (ERPA)

Hội đồng các nhà Tái chế Úc(ACOR)

Bộ Khoa học & Công nghệ

SỐ CHỦNG LOẠI GIẤY THU HỒI ĐƯỢC GHI NHẬN

51, thêm 35 loại đặc biệt

57

58

49

GIẤY PHẾ THẢI, GIẤY THU HỒI KHÔNG PHẢI LÀ RÁCCÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ LÀ CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

16

chuỗi giá trị của vật liệu giấy. Tuyên cáo Châu Âu vềTái chế Giấy được công bố năm 2006 nhằm tập trungvào các chương trình hành động phối hợp giữa nhiềuban ngành liên quan và có tính tới việc ưu tiên cho:

• Hạn chế rác thải: Trong năm 2007 dựa trên sựcông khai ủng hộ của các thành viên ERPA, BộHướng dẫn về Rác thải của EU đã giới thiệu hướngdẫn cách thu gom riêng biệt các loại rác và đến năm 2015 sẽ trở thành pháp lệnh đối với tất cả cácquốc gia thành viên.

• Nâng cao chất lượng giấy thu hồi để có thể táichế được: một hệ thống theo dõi đường đi của giấythu hồi trong chuỗi giá trị sẽ được thiết lập – có tênlà Hệ thống Truy căn Giấy Thu hồi (RecoveredPaper Identification System). Mục tiêu của hệ thốnglà nhằm theo dõi được nguồn gốc của giấy thu hồi,qua đó bảo đảm an toàn cho các sản phẩm giấy táichế. Đây là một động thái quan trọng để cải tiếnchất lượng giấy thu hồi cũng như giúp đưa nguyênliệu thô có chất lượng có thể kiểm soát được đến vớicác nhà máy tái chế; giúp họ có được sản phẩmgiấy chất lượng cao. Hệ thống này khác hẳn hợpđồng ký kết giữa đôi bên nhà cung cấp với nhà táichế - thường rất khác biệt nhau giữa các công ty vàcác quốc gia. Hệ thống sẽ sử dụng một bộ mã đồngnhất trên toàn Châu Âu, qua đó nguồn gốc cũngnhư chất lượng từng bành giấy thu hồi đều được thểhiện rõ. Đây là một đóng góp của các nhà thu hồivà tái chế giấy cho cuộc chiến chống lại cách làmăn gian dối của một số hãng tàu đã lợi dụng uy tíncủa hoạt động tái chế để vận chuyển trái phép phế

liệu cấm. Nhờ có Hệ thống Truy căn Giấy Thu hồi,các nhà cầm quyền địa phương có thể phân biệtđược những chuyến hàng giấy thu hồi hợp pháp vớinhững chuyến hàng phi pháp, vận chuyển rác thảihoặc phế liệu nguy hại.

Chương trình được đề xuất tiến hành triển khai chotoàn EU, với yêu cầu mỗi thành viên trong chuỗithu hồi tái chế giấy phải có được thông tin từ nhàcung cấp về bành giấy – từ lúc bắt đầu được thugom, đóng bành, cho tới lúc đến dây chuyền đểđược tái chế thành bột làm giấy.

“Tái chế đã trở thành một bộ phậnkhông ngừng lớn mạnh trongngành sản xuất giấy và tự nó đã làmột ngành công nghiệp to lớn liênkết trực tiếp và gián tiếp tới mộtbộ phận không nhỏ các ngànhkhác trong nền kinh tế Châu Âu –vốn đang được mệnh danh là ‘nềnkinh tế tái chế’. Tái chế giúp hỗ trợsự nghiệp phát triển bền vững vàlâu dài của Châu Âu, thúc đẩy tăngtrưởng và giải quyết việc làm”. (Tuyên cáo Châu Âu về Tái chế Giấy

lần thứ II – European Declaration on

Recycling Paper, 2006-2010).

17

Một số Thuật ngữ

Băng dính, băng keo (stickies): là các loạibăng keo có trong giấy thu hồi do quá trìnhlưu hành sử dụng của chúng, là “đối thủđáng sợ số một” của công nghệ tái chế giấydo tính chất khó khăn trong quá trình xử lýđể sản xuất giấy từ giấy thu hồi.

Bột giấy (pulp): là nguyên liệu để sản xuấtgiấy có được do quá trình xử lý cơ học và/hoặchóa học các xơ sợi cellulose từ nguyên liệugỗ hay tre nứa hoặc từ giấy thu hồi.

Bột bán hóa (semi-chemical pulp): là bộtgiấy được sản xuất bằng cách xử lý hóa chấtsau khi đã xử lý cơ học.

Cellulose: là một hợp chất cao phân tử,dạng sợi, là thành phần cấu tạo chủ yếu chocác vách tế bào thực vật.

Công nghệ tái chế giấy (paper recyclingindustry): là công nghệ sản xuất giấy và giấybìa carton từ vật liệu là các loại giấy thu hồi;là xu hướng tích cực giúp giảm thiểu khaithác rừng cũng như giảm lượng tiêu thụnăng lượng hóa thạch, giảm phát thải gây ônhiễm môi trường…

Định lượng (Grammage, basis weight): làtrọng lượng tính bằng gram của một tờ giấyhay bìa có diện tích 1m2.

Độ chịu bục (bursting strength): là khả năngchịu đựng của giấy khi bị tác động một lực thủytĩnh tăng dần vào một điểm bất kỳ trên mộtmặt của tờ giấy cho tới khi nó rách bục ra.

Độ ẩm (moisture content): là lượng hơi ẩmhay nước có trong một tờ giấy, được tínhbằng phần trăm. Thường giấy có độ ẩm 7-8% (±2%) là đạt yêu cầu.

Giấy carton sóng lớp giữa (corrugatedpaperboard): giấy bìa sau khi đã được épdợn sóng, để làm các lớp giữa cho các thùngcarton đựng hàng. Bên ngoài là một hoặchai lớp giấy carton lớp mặt.

Giấy carton lớp mặt (testliner): sản phẩmchính của công nghệ tái chế giấy làm bao bì,phủ bên ngoài lớp giấy carton sóng lớp giữa,vừa để tăng độ thẩm mỹ và hỗ trợ in ấn quảngcáo, vừa tăng độ chịu lực cho thùng bao bì.

Giấy chạy sóng (corrugating paperboard):sản phẩm giấy từ công nghệ tái chế, sử dụngnguyên liệu là giấy thu hồi, giấy thải các loạiđể làm ra loại giấy bìa cung cấp cho các nhàmáy sản xuất bao bì. Tại đây giấy bìa sẽ đượcđem ép sóng thành giấy carton sóng lớp giữa(corrugated paperboard), để làm tăng khảnăng chịu lực cho thùng bao bì, bảo vệ sảnphẩm chứa bên trong.

Giấy thu hồi (recovered paper): là cụm từđược dùng để chỉ các loại giấy thải (wastepaper) được thu hồi từ dòng rác thải. Tuy từ“giấy thải” vẫn còn được dùng phổ biến,nhưng công nghệ tái chế vẫn luôn muốnnhấn mạnh rằng đây là nguồn nguyên liệuthứ cấp – secondary materials (để phân biệtvới nguồn nguyên liệu nguyên thủy – virgin

materials, từ các loại xơ sợi gốc thực vật…)chứ không phải là rác thải.

Hỗn hợp chế tạo giấy (stock): là bột giấy(pulp) sau khi đã được xử lý bằng cácphương pháp cơ học (đánh tơi, nghiền mịn)và/hoặc hóa học (gia keo, gia hồ, nhuộmmàu…), sẵn sàng cho công đoạn sản xuấtgiấy thành phẩm.

Nguyên liệu nguyên thủy; xơ sợi nguyênthủy (virgin materials, virgin fibres): lànguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật – cósẵn trong thiên nhiên hay do con người trồngnên. Có ba nguồn nguyên liệu nguyên thủy:từ các cây thân mộc (bao gồm họ lá kim vàhọ lá bản), từ các loại tre nứa, cây luồng, vàtừ nhóm cây thân thảo.

Nguyên liệu thứ cấp; xơ sợi thứ cấp(secondary materials, secondary fibres):là loại nguyên liệu hay xơ sợi có được do xử lýcác loại giấy vụn, giấy thải (gọi chung là giấythu hồi) để sản xuất giấy, giấy bìa các loại.

Tỉ lệ thu hồi/ thu gom (recovery rate,collection rate): là một thông số chỉ mứcđộ thu hồi và bằng với phần trăm giấy tiêu

thụ biểu kiến thu thập được dưới dạng giấythải so với tổng lượng tiêu thụ. Như vậy, mộtđất nước tiêu thụ 5 triệu tấn giấy trong mộtnăm, và thu gom lại được 2 triệu tấn giấy thảisẽ có tỉ lệ thu hồi của năm đó là 40% (2/5).

Tỉ lệ sử dụng (utilization rate) - tỷ lệ sửdụng giấy thu hồi: là phần trăm giấy thảiđược tiêu thụ trong tổng sản phẩm giấy củamột quốc gia.

Tỷ lệ tái chế (recycling rate): tỷ lệ giấy thuhồi được sử dụng so với tổng lượng giấy màmột quốc gia tiêu thụ hàng năm.

Xơ sợi (fibre): là cấu trúc cellulose dạng sợimảnh, là thành phần cấu tạo chính của thựcvật, giúp tăng độ bền chặt. Đối với côngnghệ sản xuất giấy, một khi được phân táchvà xử lý thích hợp, xơ sợi là thành phần chínhtrong bột giấy (pulp) hay hỗn hợp chế tạogiấy (stock) sẽ giúp định hình tờ giấy…

Các loại giấy thu hồi: OCC (Old Corrugated Container): giấy thùngcarton cũ. Công nghệ tái chế giấy ở Châu Áphân biệt các loại OCC theo xuất xứ: AOCC(American OCC), EOCC (European OCC)…

MIXED: giấy thu hồi hỗn hợp, bao gồm giấybáo, giấy vụn đủ loại…

BBC (Box Board Cutting): giấy rìa, giấyrẻo… thu được từ quá trình sản xuất hộpgiấy (không có carton lớp sóng).

18