42

Kinh Khu Rừng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chỗ tỳ kheo nên cư trú trọn đời (dù đấy là khu rừng, làng mạc, thị trấn, quốc gia, hay gần một người nào) phải hội đủ hai điều kiện, tinh thần và vật chất. Về tinh thần, phải tăng trưởng niệm, định, tuệ (niệm chưa an trú được an trú; tâm chưa định tĩnh được định tĩnh; lậu hoặc chưa đoạn trừ được đoạn trừ khiến tỳ kheo được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách - tức chứng quả A la hán). Về vật chất, dễ kiếm bốn nhu yếu về ăn mặc ở bệnh. Nếu được cả hai, nên nương ở trọn đời. Nếu chỉ được điều kiện tinh thần, đời sống vật chất khó khăn, tỳ kheo cũng nên ở với ý niệm rằng mình xuất gia không phải để mưu cầu vật chất.Nếu ở nơi nào (khu rừng, làng mạc, ... hay gần người nào) mà tinh thần thiếu - không tăng trưởng niệm định tuệ - mặc dù vật chất đầy đủ, tỳ kheo nên bỏ đi chỗ khác sau khi nghĩ rằng xuất gia không để mưu cầu vật chất. Nếu ở nơi nào thiếu cả hai điều kiện, tỳ kheo nên bỏ đi ngay lập tức.

Citation preview

Page 2: Kinh Khu Rừng

Phương tiện và cứu

cánh giải thoát là hai

mối liên hệ mật thiết với

nhau. Cứu cánh chỉ có

một nhưng phương tiện

thì vô số. Chúng ta phải

lựa chọn thế nào, áp

dụng ra sao trên con

đường đi tìm cứu cánh

cho chính mình.

Page 3: Kinh Khu Rừng

Một bài giảng về những điều kiện nào

một tỳ-kheo nên tiếp tục sống tại một

khu rừng, trú xứ, quốc độ hay gần gũi

một người nào đó, và điều kiện nào nên

bỏ đi chỗ khác nơi khác để tu tập.

Page 4: Kinh Khu Rừng

• Lậu hoặc (āsava). Chữ āsava theo nghĩa ban sơ là một loại nước say do ủ lâu ngày mà thành.

- Nước say lấy từ bông như bông thốt nốt, gọi là pupphāsava.

- Nước say lấy từ quả trái cây như nho... gọi là phalāsava.

- Chất say lấy từ mật ong, gọi là madhuvāsava.\

- Chất say lấy từ mía, gọi là guḷāsava.

Page 5: Kinh Khu Rừng

• Lậu hoặc (āsava). Chữ āsava ở đây

có hai nghĩa là cặn bã hay sự rò rỉ.

Đức Phật dùng từ này để gọi tên

những thứ phiền não căn bản tạo nên

cuộc luân hồi.

Page 6: Kinh Khu Rừng

• Ví như nước từ trong lòng núi “thấm rịn” qua kẻ nứt của đá, hay “chảy rịn ra” từ kẻ nứt.

• Cũng vậy, những chất độc của tâm linh sẽ “thấm rịn” hoặc “chảy ra” từ “kẻ nứt” của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý khi tiếp xúc với các cảnh trần.

• Chữ āsava còn được dịch là “trầm luân”, hay “ngâm tẩm”.

• Tức là pháp này làm chúng sinh “chìm đắm trong luân hồi” (trầm luân), hay chúng sinh phải chịu “ngâm mình trong giòng nước luân hồi” (ngâm tẩm).

Page 7: Kinh Khu Rừng

• Ách phược (yogakkhema).

Yoga ở đây có nghĩa là sự

ràng buộc hay trói cột.

Vaṭṭasmiṃ satte yojentīti = yoga.

Pháp nào sẽ đem chúng sanh ràng buộc trong luân

hồi, gọi là ách phược.

Page 8: Kinh Khu Rừng

Ví như con bò phải mang cái ách vào cổ, nó

không được tự do đi đâu cũng được, nó phải đi

theo sự dẫn dắt của người chủ. Cũng vậy,

chúng sanh cứ mãi chịu luân hồi, không thể giải

thoát được cũng vì sự ràng buộc này.

Page 9: Kinh Khu Rừng

Để có ngoại duyên hỗ trợ thuận duyên

cho công phu giải thoát, hành giả cần

có quyết định đúng đắn về trú xứ và

người thân cận, đồng hành.

Và đức Phật đưa ra bốn trường hợp để

các vị đệ tử quyết định cho mình nên ở

nơi như thế nào và thân cận người ra

sao.

Page 10: Kinh Khu Rừng

Ở bất cứ trú xứ nào kể cả

một khu rừng hoang vắng

yên tĩnh nhưng nếu xét

thấy nơi đó tam học không

được phát triển và đời

sống vật chất khó khăn thì

vị ấy nên lập tức bỏ đi nơi

khác.

Tu không tiến + tứ sự

hiếm bỏ đi

Page 11: Kinh Khu Rừng

Tuy nhiên, ở những trú xứ nào, chẳng hạn như

một khu rừng mà sự tu tập tam học được thành

tựu dễ dàng, dù cho ở đó vật dụng có khó khăn

đến mấy đi nữa, vị Tỳ-khưu phải tự quán xét

như sau để có thể tiếp tục ở lại: “Ta sống đời sống phạm hạnh chỉ vì cứu cánh giải thoát vô thượng chứ không phải vì tài vật”.

Tu tiến + tứ sự hiếm ở lại

Page 12: Kinh Khu Rừng

Đối với các vị đồng trú,

dầu là bạn bè hay thầy

tổ, cho dù sự chung

sống với họ có đem lại

cho vị Tỳ-khưu một

niềm vui nào đó về tinh

thần hay sự giải thoát

về vật chất nhưng

không thể giúp nhau

phát triển về tam học

thì sự cộng trú này xem

ra vẫn là một lỗi lầm, vị

Tỳ-khưu cần phải ra đi

nơi khác.

Tu không tiến + tứ

dễ dàng bỏ đi

Page 13: Kinh Khu Rừng

Tu tiến + tứ sự dễ dàng ở lại

Ngược lại, khi sống với vị đồng trú nào đó mà

tam học bản thân được phát triển thì dù sự

chung sống này có gặp phải bao nhiêu thử

thách đi nữa, kể như một sự xua đuổi, vị Tỳ-

khưu cũng phải tìm cách ở lại.

Page 14: Kinh Khu Rừng

• Ba pháp cần tăng trưởng

• Bốn món vật dụng

• Ra đi và ở lại

• Phương tiện và cứu cánh

Page 15: Kinh Khu Rừng

Ba pháp cần tăng trưởng

1. Tăng thượng giới (Adhisīlasikkhā), sự học tập trau giồi giới hạnh chân chánh, làm nền tảng tăng tiến tâm định.

2. Tăng thượng tâm (Adhicittasikkhā), sự tu tập về tâm thiền kiên cố, làm nền tảng tăng tiến tuệ minh sát.

3. Tăng thượng tuệ (Adhipaññāsikkhā), sự tu tập phát triển trí tuệ thẩm sát thực tướng danh sắc để đạt đến tri kiến thanh tịnh, giác ngộ giải thoát.

Ba học pháp này gọi tóm tắt là Giới, Định, Tuệ, tức là Tam học.

Page 16: Kinh Khu Rừng

GIỚI

SĪLA

CHÁNH NGỮ

SAMMĀVĀCĀ

nói chân thật, nói hòa hợp, nói dịu ngọt, nói lợi ích

CHÁNH NGHIỆP

SAMMĀKAMMANTO

không sát sanh, không trộm cắp,

không tà dâm

CHÁNH MẠNG

SAMMĀ-ĀJĪVO

nuôi mạng chân chánh, không dùng

sở hành tà vạy để tạo sinh kế

Page 17: Kinh Khu Rừng

ĐỊNH

SAMĀDHI

CHÁNH TINH TẤN

SAMMĀVĀYĀMO

gắng sức dẹp bỏ ác pháp và trau dồi thiện pháp

CHÁNH NIỆM

SAMMĀSATI

ghi nhận biến động của danh

sắc

CHÁNH ĐỊNH

SAMMĀSAMĀDHI

tập trung vào đề mục thiền

Page 18: Kinh Khu Rừng

TUỆ

PAÑÑĀ

CHÁNH KIẾN

SAMMĀDIṬṬHI

trí tuệ thấy rõ tứ đế, hoặc thấy tam tướng

đối với ngũ uẩn

CHÁNH TƯ DUY

SAMMĀSAṄKAPPO

suy nghĩ ly dục, vô sân, bất hại

Page 19: Kinh Khu Rừng

Bốn món vật dụng

1. Y phục (Cīvara), gồm y ca-sa (Kāsāva), vải

mặc che thân.

2. Vật thực (Piṇḍapāta), gồm thức ăn và thức

uống nuôi sống thân mạng.

3. Sàng tọa (Senāsana), gồm chỗ nằm, chỗ

ngồi, luôn cả trú xứ, chỗ ngụ tránh mưa nắng.

4. Thuốc trị bệnh (Gilānapaccayabhesajja),

gồm các thứ thuốc uống, thuốc thoa.

Page 20: Kinh Khu Rừng

Y phục Ta thọ dụng y phục Để ngăn ngừa nóng lạnh

Hoặc xúc chạm muỗi mòng Gió sương và mưa nắng

Cùng rắn rít côn trùng Và chỉ để che thân

Tránh những điều hổ thẹn.

Page 21: Kinh Khu Rừng

Cīvara:Từ gọi chung chín loại y trang của tăng

ni Phật giáo theo Luật Tạng.

Chín loại y đó là: Tăng-già-lê (saṅghāṭi), thượng y hay y vai trái (uttarasanga), hạ y hay

y nội (antaravāsaka), y tắm mưa

(vassikasāṭika), y rịt ghẻ (kaṇḍupaticchādi), tọa cụ (nisīdana), khăn trải giường hay bọc

ghế (paccattharana), khăn lau gồm khăn tay

và khăn tắm nói chung (mukhapuñchana),

khăn lọc nước (parikkhāracoḷaka).

Page 22: Kinh Khu Rừng

Vật thực

Ta thọ dụng vật thực Không phải để vui đùa Không ham mê vô độ Không phải để trang sức Không tự làm đẹp mình Mà chỉ để thân này Được bảo trì mạnh khỏe Để tránh sự tổn thương Để trợ duyên phạm hạnh Cảm thọ cũ được trừ Thọ mới không sinh khởi Và sẽ không lầm lỗi Ta sống được an lành.

Page 23: Kinh Khu Rừng

Vật dùng đến hết ngọ: Yāvakālika, cơm, vật thực, bánh trái…

Vật dùng đến hết đêm: Yāmakālika, tám thứ nước dùng để giải khát trong buổi chiều tối như là: nước trái trâm, trái xoài, trái chuối, thanh trà…

Vật dùng trong bảy ngày: Sattāhakālika, năm thứ như bơ đặt, bơ tươi, đường, mật ong…

Vật dùng suốt đời: Yāvajīvika, rễ cây, củ, lá, bông, trái, vỏ thuộc loại dùng làm thuốc hoặc muối hay là một thứ thuốc nào theo cách cần dùng.

Page 24: Kinh Khu Rừng

Sàng tọa Ta thọ dụng liêu thất

Để ngăn ngừa nóng lạnh Hoặc xúc chạm muỗi mòng

Gió sương và mưa nắng Cùng rắn rít côn trùng Để giải trừ nguy hiểm

Do phong thổ tứ thời Và chỉ với mục đích Sống độc cư an tịnh

Page 25: Kinh Khu Rừng

Senāsana: Hán dịch là sàng tọa, nghĩa

đen là chỗ nằm ngồi nói chung. Nhưng

thuật ngữ này phải được hiểu là gồm

luôn cả nơi cư ngụ. Bởi tỳ-khưu xưa

phần lớn đều thường xuyên sống ngoài

rừng núi, vườn cây, nói chung là bên

ngoài phòng ốc, nên chỗ ngồi và chỗ

nằm thường chỉ là một. Và chỗ có thể

nằm ngồi cũng chính là trú xứ của vị đó

vậy.

Page 26: Kinh Khu Rừng

Thuốc trị bệnh Ta thọ dụng y dược

Dành cho người bệnh dùng

Để ngăn ngừa cảm thọ

Tàn hại đã phát sanh

Được hoàn toàn bình phục.

Page 27: Kinh Khu Rừng

Bhesajja: Thuốc trị bệnh nói chung. Ngoại

trừ các thứ được xem là dược phẩm đắt tiền

như (Luật kể rõ là mật ong, mật mía, bơ,

dầu), các thứ thuốc khác được làm từ rễ, vỏ

cây, lá cây đều có thể cất giữ lâu hơn bảy

ngày, thậm chí đến khi xài hết thì thôi.

Pāna: Chữ gọi chung một số loại nước uống

tỳ-khưu có thể dùng buổi chiều, như nước

cốt trái cây ép tươi.

Page 28: Kinh Khu Rừng

Ra đi và ở lại

Có thể tóm gọn bốn trường hợp, hai đi

và hai ở như sau:

• Tu không tiến, tứ sự hiếm đi;

• Tu không tiến, tứ sự dồi dào đi;

• Tu tiến, tứ sự hiếm ở;

• Tu tiến, tứ sự dồi dào ở.

Page 29: Kinh Khu Rừng

Tu không tiến, tứ sự hiếm đi

Page 30: Kinh Khu Rừng

Tu không tiến, tứ sự dồi dào đi

Page 31: Kinh Khu Rừng
Page 32: Kinh Khu Rừng

Tu tiến, tứ sự dồi dào ở

Page 33: Kinh Khu Rừng

Phương tiện và cứu cánh

Cứu cánh - Giải thoát là mục đích tối

thượng.

Phương tiện là các học pháp Phật là

không thể không có để đạt cứu cánh.

Các học pháp Phật này có thể thay

bằng các học pháp Phật khác nhưng

phải phù hợp.

Page 34: Kinh Khu Rừng

Trong kinh, với ví dụ của Như Lai, cứu cánh là gì ? Đó là:

- Các niệm chưa được an trú phải được an trú (tâm từ rối loạn phải được thành không rối loạn);

- Tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh (tâm từ chưa định phải được định) ;

- Các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ (phiền não chưa được đoạn trừ phải được đoạn trừ).

Page 35: Kinh Khu Rừng

Trong kinh, với ví dụ của Như Lai,

phương tiện là gì ?

Đó là: Khu rừng và bốn món vật dụng

như là: y phục, đồ ăn khất thực, sàng

tọa, dược phẩm trị bệnh.

Để có được sự yên ả, tĩnh mịch –

không bị khuấy động bởi những

chuyện, những âm thanh náo động

của đời thường.

Những nhu cầu thiết yếu của cuộc

sống.

Page 36: Kinh Khu Rừng

Với trường hợp một và hai: cứu cánh (mục

đích tối thượng) không đạt. Một khi cứu cánh

không đạt thì lập tức phải rời bỏ ngay

phương tiện đang sử dụng – cho dù với bất

cứ lý do gì.

Với trường hợp ba và bốn: cứu cánh (mục

đích tối thượng) đạt. Một khi cứu cánh đạt

thì phải giữ chặt phương tiện đang sử dụng

– cho dù với bất cứ trở ngại, khó khăn gì.

Page 37: Kinh Khu Rừng

Thật khó cho người học trò – khi không thể

có những tiến bộ gì hơn nếu như tiếp tục học

với người thầy của mình. Xử lý thế nào đây ?

Nếu ở lại, cả một đời thanh xuân, với trí tuệ

minh mẫn, tinh thần tinh anh, sức học mạnh

mẽ nhất … sẽ phải trôi đi … Những cơ hội tu

dưỡng khác rồi cũng sẽ phải bị lãng phí bỏ

qua …

Nếu bỏ đi … sao tránh khỏi sự thị phi …

Page 38: Kinh Khu Rừng

Như vậy, kinh Khu

Rừng trong bộ Kinh

Trung Bộ đề cập đến

hai khái niệm thiết

yếu và quan trọng, đó

là: Phương tiện và

cứu cánh.

Page 39: Kinh Khu Rừng

Ngoài ra, một ý nữa, đó là: Pháp Phật vốn dĩ là

muôn vàn pháp học Phật. Pháp Phật như cánh

rừng bạt ngàn, bao la – mỗi cây là một học

pháp Phật. Làm sao có thể nắm bắt được cả

một rừng cây? Để làm gì – trong khi chỉ cần

vài cây là đủ ?

Page 40: Kinh Khu Rừng

Cho nên, sau khi “dạo quanh, thăm quan” khu

rừng, hãy chọn lấy một chốn nhỏ bé phù hợp

để mà bắt đầu cuộc hành trình tu tập của

mình. Giả như đã có một chốn thanh tịnh, hà

có gì lại cứ phải (nghe lời ra, tán vào) nhảy

loăng quăng, hết chỗ này, đến chỗ nọ ?

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…

Page 41: Kinh Khu Rừng

Pháp môn tu, hay con đường, là yếu tố

quyết định sự thành tựu của công phu

tu tập phạm hạnh. Bên cạnh đó, trú xứ

tu hành và người bạn đồng tu cũng là

một trợ duyên quan trọng cho cuộc tu.

Vị hành giả phải lựa cho mình nơi tu tập

thích hợp, người bạn thân cận trợ giúp

cho mình tiến triển cho quá trình công

phu của mình.

Page 42: Kinh Khu Rừng