221
[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016 Bài 1 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1) Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội a) Bối cảnh Nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức ba con số. b) Diễn biến - Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979, đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp. - Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế : + Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội. + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c) Thành tựu - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đầy lùi và kiềm chế ở mức một con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyến biến rõ nét. - Đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo. 2) Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực a) Bối cảnh - Toàn cầu hoá cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt. - Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ đầu năm 1995. - Nước ta đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7 - 1995. - Nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. b) Thành tựu - Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI). - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực... - Đẩy mạnh ngoại thương, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng. 1

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Bài 1VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN1) Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội

a) Bối cảnhNền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì

luôn ở mức ba con số. b) Diễn biến- Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979, đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp. - Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế :+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.c) Thành tựu - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đầy lùi và

kiềm chế ở mức một con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyến biến rõ nét. - Đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo.

2) Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vựca) Bối cảnh- Toàn cầu hoá cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế

nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt.- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ đầu năm 1995.- Nước ta đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7 - 1995. - Nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006.b) Thành tựu - Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu

vực...- Đẩy mạnh ngoại thương, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng.

3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.- Phát triển nền văn hoá mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Lĩnh vực được tiến hành đổi mới đầu tiên là :

a. Công nghiệp.b. Nông nghiệp.c. Dịch vụ.d. Tiểu thủ công nghiệp.

Câu 2. Thành tựu to lớn về mặt xã hội mà công cuộc Đổi mới ở nước ta đạt được là :a. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

1

Page 2: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.c. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.d. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Câu 3. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm :a. 2000.b. 2002.c. 2004.d. 2006.

Câu 4. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một trong những động lực chủ yếu làm cho sản phẩm kinh tế nước ta ngày càng có chất lượng hơn là :

a. Nguồn vốn bên ngoài dồi dào.b. Nhiều công nghệ hiện đại do bên ngoài đưa vào trong nước.c. Nền kinh tế ở thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển.d. Thị trường bên ngoài ngày càng được mở rộng.

Câu 5. Thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới là : a. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét.b. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật.c. Đẩy mạnh ngoại thương.d. Thu hút được nhiều nguồn vốn FDI.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới ? a. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.b. Chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh.c. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.d. Có tình trạng khủng hoảng kéo dài.

Câu 7. Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là :a. Bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.b. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).c. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).d. Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 8. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt ở :a. Tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp giảm.b. Hội nhập kinh tế được đẩy mạnh.c. Một số mặt hàng được xuất khẩu lớn.d. Các vùng chuyên canh nông nghiệp được phát triển.

Câu 9. Những đổi mới kinh tế của đất nước ta bắt đầu từ lĩnh vực :a. Công nghiệp.b. Nông nghiệp.c. Dịch vụ.d. Giao thông vận tải.

Câu 10. Công cuộc Đổi mới của nước ta thực sự bắt đầu từ năm :a. 1985.b. 1986.c. 1987.d. 1988.

Câu 11. Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực :a. Nông nghiệp.b. Công nghiệp và xây dựng.c. Dịch vụ.

2

Page 3: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

d. Công nghiệp và Dịch vụ.Câu 12. Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ?

a. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.b. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.c. Công cuộc xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.d. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.

2. Đáp án Câu 1. b ; Câu 2. d ; Câu 3. d ; Câu 4. c ; Câu 5. a ; Câu 6. c ; Câu 7. c ; Câu 8. d ; Câu 9. b ; Câu 10.

b ; Câu 11. b ; Câu 12. cBÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Vị trí địa lí: - Nằm ở rìa phía đông của bán cầu trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương. - Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế quan trọng. - Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới. 2. Phạm vi lãnh thổ:- Hệ tọa độ trên đất liền:Điểm cực Kinh, vĩ

tuyếnĐịa giới hành chính

Bắc 23°23'B Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà GiangNam 8°34'B Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà MauTây 102°09'Đ Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện BiênĐông 109°24'Đ Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa- Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ. - Nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió mùa châu Á. - Nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, thuận lợi cho việc thống nhất quản lí đất nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác. - Phạm vi lãnh thổ bao gồm:a. Vùng đất: - Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta (S: 331.212 km²). - Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi, trong đó đường biên giới chung với: + Phía Bắc giáp Trung Quốc dài (hơn 1400km). + Phía Tây giáp Lào (gần 2100km). + Phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km). Đường biên giới được xác định theo các dạng địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sống núi, đường chia nước, khe, sông, suối, ... Giao thông với các nước thông qua nhiều cửa khẩu tương đối thuận lợi. b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km². Đường bờ biển dài 3260km chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Có 29/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.Các bộ phận hợp thành vùng biển gồm: - Vùng nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở (Nối các đảo ngoài cùng gọi là đường cơ sở).- Lãnh hải: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở là 12 hải lí (1 hải lí = 1852m). - Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền các nước ven biển (bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư …) vùng này cách lãnh hải 12 hải lí (cách đường cơ sở 24 hải lí). - Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay của nước ngoài vẫn đi lại theo Công ước quốc tế về đi lại. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

3

Page 4: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. - Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.c. Vùng trời: Khoảng không gian, không giới hạn bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất liền được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo. 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí:a. Ý nghĩa tự nhiên:- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. - Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt.- Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. - Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú. - Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. - Vị trí và hình thể (dài hẹp ngang) tạo nên sự phân hoá đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền. b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng:- Về kinh tế: + Tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. + Góp phần khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển...- Về văn hoá – xã hội: + Tạo thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. + Góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm sản xuất… - Về chính trị và quốc phòng: + Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.+ Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. c. Khó khăn:- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh...) thường xuyên xảy ra gây tổn thất lớn đến sản xuất và đời sống. - Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược quan trọng ở nước ta. - Đặt nước ta vào thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thi trường thế giới.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:A. 3600km. B. 4600km. C. 4360km. D. 3460kmCâu 2. Vùng biển Đông giáp với bao nhiêu quốc gia?A. 7. B. 8. C. 9. D. 10Câu 3. Lãnh thổ nước ta trải dài :

A. Trên 12º vĩ. B. Gần 15º vĩ. C. Gần 17º vĩ. D. Gần 18º vĩ.Câu 4. Nội thuỷ là :

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 5. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.A. Cầu Treo. B. Xà Xía. C. Mộc Bài. D. Lào Cai.

Câu 6. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :

4

Page 5: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí. B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Câu 7. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu :A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 8. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 9. Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.A. Hải Phòng. B. Cửa Lò. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang

Câu 10. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ :A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

Câu 11. Quần đảo Trường Sa thuộc : A. Tỉnh Khánh Hoà . B. Thành phố Đà Nẵng.C. Tỉnh Quảng Ngãi. D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 12. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là :A. Gió mậu dịch. B. Gió mùa. C. Gió phơn. D. Gió địa phương.

Câu 13. Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc :A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.C. Phát triển các ngành kinh tế biển.D. Tất cả các thuận lợi trên.

Câu 14. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây ?A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên.B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.D. Tất cả các ý trên.

Câu 15. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước :A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.D. Tất cả các ý trên.

Câu 16. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta :A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa,

hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê

Công với các nước có liên quan.D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái

Bình Dương.Câu 17. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :

A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.

Câu 18. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức :A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên biển.C. Tài nguyên rừng. D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 19. Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của :

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.

5

Page 6: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.Câu 20. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía :

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan. B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.C. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin. D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.

Câu 21. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với :A. Trung Quốc và Lào. B. Lào và Cam-pu-chia.C. Cam-pu-chia và Trung Quốc. D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Câu 22. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải :

A. Đường ô tô và đường sắt. B. Đường biển và đường sắt.C. Đường hàng không và đường biển. D. Đường ô tô và đường biển.

Câu 23. Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh nào của nước ta?A. Cà Mau B. Kiên Giang. C. Bạc Liêu. D. Sóc Trăng Câu 24. Đường biên giới trên biển giới hạn từ:A. Móng Cái đến Hà Tiên. B. Lạng Sơn đến Đất MũiC. Móng Cái đến Cà Mau. D. Móng Cái đến Bạc Liêu C. ĐÁP ÁN1. B 2. B 3. C 4. B 5. A 6. C 7. A8. D 9. C 10. D 11. A 12. A 13. B 14. A15. C 16. B 17. A 18. B 19. A 20. C 21. C22. C 23. B 24. ABÀI 5,6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚIA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Đặc điểm chung của địa hình: a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 - 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%. - Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng:- Cấu trúc: (2 hướng chính)+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam. - Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng. d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: Thông qua các hoạt động kinh tế: Các công trình thủy lợi, thủy điện, đắp đê…làm biến đổi các dạng địa hình.2. Các khu vực địa hình: a. Khu vực đồi núi: * Địa hình núi: 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.Vùng Vị trí Đặc điểm chínhĐông Bắc - Nằm ở tả ngạn sông

Hồng.- Hướng vòng cung- Hướng nghiêng chung: Thấp dần từ TB xuống ĐN- Chủ yếu là đồi núi thấp. Gồm 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc, Đông.- Thung lũng: sông Cầu, Thương, Lục Nam.

Tây Bắc - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Địa hình cao nhất nước, hướng TB, ĐN.- Có 3 dãi địa hình:+ Phía Đông: dãi núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipang cao 3143m).+ Phía Tây: núi dọc biên giới với Lào (Pu đen đinh và Pu Sam Sao)+ Ở giữa: là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi rộng lớn (Sơn La, Lai Châu)

Trường Sơn Bắc

-Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

- Hướng địa hình: TB – ĐN.- Các dãy núi chạy song song và so le nhau.

6

Page 7: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Thấp, hẹp ngang và nâng cao 2 đầuTrường Sơn Nam

-Từ dãy Bạch Mã trở vào.

- Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông, Tây của Tây Trường Sơn.+ Địa hình núi ở phía Đông với những đỉnh cao trên 2000m (Ngọc Linh) nghiêng dần về phía Đông.+ Cao nguyên badan tương đối bằng phẳng (Lâm Viên, Di Linh, Play Ku,...) bán bình nguyên xen đồi phía Tây.

* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. - Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. - Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miền Trung): Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. b. Khu vực đồng bằng: * Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Giống nhau: + Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. + Đất màu mỡ, thuận lợi để phát triển nông nghiệp...- Khác nhau:Yếu tố so sánh Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyên nhân hình thành

Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ.

Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.

Diện tích 15.000 km² >40.000 km²

Địa hình Cao ở rìa phía Tây – TB thấp dần về phía Biển, bị chia cắt thành nhiều ô

Thấp và khá bằng phẳng, cao trung bình 2m.

Hệ thống đê/kênh rạch

Có hệ thống đê ngăn lũ Có hệ thống kênh rạch chằng chịt

Sự bồi đắp phù sa

Vùng trong đê không được bồi phù sa hằng năm, chỉ có vùng ngoài đê.

Được bồi đắp phù sa hằng năm.

Tác động của thủy triều

Ít chịu tác động của thủy triều. Chịu tác động mạnh của thủy triều.

* Đồng bằng ven biển (Miền Trung): - Diện tích 15.000 km². Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. - Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Thích hợp trồng cây công nghiệp hằng năm: lạc, mía,...- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,...3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội: a. Khu vực đồi núi: * Thế mạnh (thuận lợi): - Khoáng sản: Nguồn gốc nội sinh, ngoại sinh là cơ sở để phát triển công nghiệp. - Rừng: Giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm. - Đất đai: Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. - Thủy điện: Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, Đồng Nai, Xê Xan…).- Du lịch: Với khí hậu mát mẽ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghĩ mát nổi tiếng như: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn…

7

Page 8: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

* Hạn chế: - Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. - Thiên tai: + Lũ quét, xói mòn, sạt lở đất, sương muối, rét hại… + Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. b. Khu vực đồng bằng: * Thế mạnh (thuận lợi): + Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là lúa.+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản. + Có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. * Hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán...B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa. D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 2. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam. B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở. D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 3. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho : A. Địa hình nước ta ít hiểm trở. B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 4. Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì :A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 5. Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :A. Độ cao trên 1 000 m. B. Độ cao trên 2 000 m.C. Độ cao trên 2 400 m. D. Độ cao thay đổi theo miền.

Câu 6. Địa hình đồi núi đã làm cho :A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Câu 7. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 8. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 9. Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là :A. Nhiệt đới ẩm thường xanh. B. Á nhiệt đới.C. Ôn đới. D. Á nhiệt đới trên núi.

Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông. B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Câu 11. Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta :A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ.B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 12. Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì :

8

Page 9: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.

Câu 13. Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là :A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C.B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C.C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C.D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C.

Câu 14. Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là :A. Nước ta là nước nhiều đồi núi. B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm. D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 15. Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Câu 16. Phạm vi giới hạn của vùng nui Đông Bắc là:A. Nằm ở Đồng bằng sông Hồng B. Nằm ở tả ngạn sông Hồng C. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. D. Nằm ở tả ngạn sông CảCâu 17. Đồng bằng sông Hồng ngập lụt do yếu tố sau đây?A. Mưa bão trên diện rộng. B. Vùng trong đê không được bồi đắp phù saC. Mức độ đô thị hoá cao nhất cả nước. D. Tất cả các ý trên.C. ĐÁP ÁN1. D 2. B 3. C 4. B 5. C 6. C 7. C8. A 9. A 10. B 11. D 12. B 13. B 14. A15. C 16. B 17. DBÀI 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂNA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái quát về biển Đông:- Một vùng biển rộng (3,477 triệu km² - Thứ 2 ở Thái Bình Dương). - Là biển tương đối kín. - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín được thể hiện qua các yếu tố hải văn và sinh vật biển. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam: a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%. Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông, làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hạ.b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: - Địa hình ven biển: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,… - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, rừng trên các đảo, nước lợ,...c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan,...có trữ lượng lớn.- Tài nguyên hải sản: tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới: giàu thành phần loài (hơn 200 loài cá, 100 loài tôm, vài chục loài mực, các rạn san hô,...) năng suất sinh học cao (Đặc biệt vùng ven bờ). d. Thiên tai:- Bão lớn (3 - 4 cơn), mưa to, sóng lừng, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển (dải bờ biển Trung Bộ). - Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung => hoang mạc hoá đất đai. => Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên biển, bảo vệ vùng ven biển và phòng tránh thiên tai là vấn đề hệ trọng trong khai thác phát triển kinh tế biển ở nước ta.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :

A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan.Câu 2. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :

A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung BộCâu 3. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :

9

Page 10: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

Câu 4. Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là :A. Xâm thực. B. Mài mòn. C. Bồi tụ. D. Xâm thực - bồi tụ.

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là :A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 6. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là :A. Móng Cái. B. Hà Tiên. C. Rạch Giá. D. Cà Mau.

Câu 7. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là :A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 8. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) :A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Bình Thuận.

Câu 9. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :A. Của Lò (Nghệ An). B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). D. Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 10.Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là :A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là :A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng.C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 12. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là :A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Câu 13.Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở :A. Nhiệt độ nước biển. D. Dòng hải lưu.C. Thành phần loài sinh vầt biển. D. Cả ba ý trên.

Câu 14.Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì :A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

Câu 15.Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực :A. Sinh vật. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Cảnh quan ven biển.

Câu 16. Độ mặn trung bình của nước biển Đông là:A. 33 – 35% B. 31 – 33% C. 34 – 35% D. 35 – 37%C. ĐÁP ÁN1. B 2. D 3. D 4.D 5. A 6. B 7. D8. C 9. C 10. D 11. C 12. A 13. D 14. B15. C 16. ABÀI 9, 10. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙAA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:a.Tính chất nhiệt đới:* Biểu hiện:- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.- Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C (Vượt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới), trừ vùng núi cao.- Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.* Nguyên nhân: Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:

10

Page 11: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

* Biểu hiện:- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió. 3500 - 4000mm.- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn lôn dương.* Nguyên nhân: Do các khối khí khi di chuyển qua biển được tăng độ ẩm.c. Gió mùa:* Gió mùa mùa Đông (gió mùa Đông Bắc)- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến IV năm sau.- Nguồn gốc: áp cao Ấn Độ Dương- Hướng gió: Đông Bắc- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở ra- Đặc điểm:+ Nửa đầu mùa Đông: lạnh, khô, không mưa+ Nửa cuối mùa Đông: lạnh, ẩm có mưa phùn.Riêng từ Đã Nẵng trở vào, gió Tín Phong Bắc bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cho vùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.* Gió mùa mùa Hạ (gió mùa Tây Nam)- Thời gian hoạt động: từ tháng V đến X- Nguồn gốc: cao áp Xi – bia.- Hướng gió: Tây Nam- Phạm vi: trên cả nước- Đặc điểm:+ Đầu mùa Hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam bộ, Tây Nguyên, riêng ven biển của Trung Bộ và phần phía Nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.+ Giữa và cuối mùa Hạ: Gió Tín Phong ở Bán cầu Nam di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn và liên tục cho Nam bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển của Trung Bộ và phần phía Nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.Gió này cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả hai miền Nam Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.* Hệ quả:- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều.- Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung có sự đối lập 2 mùa mưa và khô.2. Các thành phần tự nhiên khác:a. Địa hình:* Biểu hiện:- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:+ Bề mặt địa hình bị chia cắt, nhiều nới đất trơ sỏi đá.+ Vùng núi có nhiều hang động, thung lũng khô.+ Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu...- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.* Nguyên nhân:- Nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn, vẫn chuyển diễn ra mạnh mẽ.- Bề mặt địa hình có dốc lớn, ham thạch dễ bị phong hóa.b. Sông ngòi:* Biểu hiện:- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (có 2360 sông dài trên 10km, dọc bờ biển trung bình 20km có một cửa sông đổ ra biển).- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (khoảng 200 triệu tấn/năm).- Chế độ nước theo mùa và thất thường.* Nguyên nhân:- Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên lượng dòng chảy lớn, đồng thời nhận được một lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.- Hệ số bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

11

Page 12: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Do mưa theo mùa nên lượng dòng chảy theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.c. Đất: Quá trình feralít là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta.* Nguyên nhân:- Do mưa nhiều nên các chất Ca++, Mg++ bị rửa trôi mạnh mẽ làm đất chua đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo nên đất feralít đỏ vàng.- Quá trình phong hoá xảy ra mạnh mẽ tạo sự phân huỷ mạnh mẽ trong đất.d. Sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa là cảnh quan chủ yếu, có sự xuất hiện của các thành phần á nhiệt đới và ôn đới núi cao.* Nguyên nhân:- Do Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc nên có bức xạ mặt Trời, độ ẩm phong phú.- Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao.3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.- Thuận lợi: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hóa theo mùa tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông - lâm kết hợp...- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định.* Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:- Thuận lợi: Phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch,… và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.- Khó khăn:+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng,... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là :

A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB. B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 2. Mưa phùn là loại mưa :A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Câu 4. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Câu 5. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ. C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước.

Câu 7. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

12

Page 13: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. Rừng gió mùa thường xanh.

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá. D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.Câu 9. Đây là nhiệt độ trung bình năm của lần lượt các địa điểm : Lũng Cú, Bỉm Sơn, Hà Tiên, Vạn Ninh, Nghi Xuân.

A. 21,3ºC ; 23,5ºC ; 24ºC ; 25,9ºC ; 26,9ºC. B. 21,3ºC ; 26,9ºC ; 25,9ºC ; 23,5ºC ; 24ºC.C. 26,9ºC ; 25,9ºC ; 24ºC ; 23,5ºC ; 21,3ºC. D. 21,3ºC ; 23,5ºC ; 26,9ºC ; 25,9ºC ; 24ºC.

Câu 10.Đất phe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì :A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan. D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

Câu 11.Gió phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ có nguồn gốc từ :A. Cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam. B. Cao áp ở nam Ấn Độ Dương.C. Cao áp ở Trung Bộ châu Á (Cao áp Iran). D. Cao áp cận chí tuyến ở nam Thái Bình Dương.

Câu 12.Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là :A. Gió mùa hoạt động ở cuối mùa hạ.B. Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9.C. Gió mùa xuất phát từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam.D. Tất cả các loại gió mùa trên.

Câu 13.Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng :A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Cả nước.

Câu 14. Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.

Câu 15.So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là :A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.

D. Tất cả các ý trên.Câu 16. Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là:A. Từ tháng 4 – tháng 10. B. Từ tháng 5 – tháng 10.C. Từ tháng 4 – tháng 11 năm sau. D. Từ tháng 11 – 4 năm sau Câu 17. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là:A. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêmC. Sự hạ khí áp đột ngộtD. Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương Câu 18. Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối:A. Giảm dần từ Bắc vào Nam. B. Tăng dần từ Bắc vào NamC. Chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam. D. Tăng, giảm tùy lúc.C. ĐÁP ÁN1. C 2. D 3. C 4. B 5. C 6. B 7. D8. A 9. D 10. C 11. C 12. D 13. D 14. B15. D 16. B 17. A 18. ABÀI 11. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNGA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam: a. Phần lãnh thổ phía Bắc: (từ dãy Bạch Mã trở ra)- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.- Nhiệt độ trung bình: 20°C – 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (10°C – 12°C). Số tháng lạnh dưới 20°C là 3 tháng.- Sự phân hóa theo mùa: mùa đông – mùa hạ- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.b. Phần lãnh thổ phía Nam: (từ dãy Bạch Mã trở vào)- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.- Nhiệt độ trung bình: trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (3°C – 4°C). Không có tháng nào dưới 20°C.- Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.2. Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây

13

Page 14: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

a. Vùng biển và thềm lục địa:- Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở biển.+ Thềm lục địa phía Bắc, Nam: đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven bờ. + Thềm lục địa Trung Bộ: thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâu. b. Vùng đồng bằng ven biển:- Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông. + ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ: mở rộng, bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa nông, rộng.+ ĐB ven biển Trung Bộ: hẹp ngang bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Thiên nhiên khắc nghiệt, giàu tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế biển. c. Vùng đồi núi: thiên nhiên phân hoá vùng đồi núi rất phức tạp chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao: a. Đai nhiệt đới gió mùa:- Ở miền Bắc: Độ cao trung bình dưới 600 – 700m, miền Nam độ cao 900 – 1000m.- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt. + Mùa hạ nóng: nhiệt độ tháng >25°C. + Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.- Thổ nhưỡng: + Đất đồng bằng: chiếm 24% diện tích. + Đất vùng đồi núi thấp: 60% diện tích, chủ yếu đất feralít. - Sinh vật: + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: - Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 - 1000m đến độ cao 2600m. - Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. - Từ trên 1600 - 1700m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. c. Đai ôn đới gió mùa trên núi: - Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). - Khí hậu: Tính chất ôn đới, nhiệt độ < 15°C. - Đất: Chủ yếu mùn thô. - Thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam.4. Các miền địa lí tự nhiêna. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ- Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng Bắc Bộ.- Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.+ Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).+ Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.- Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.- Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.- Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…* Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…* Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ- Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.- Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.

14

Page 15: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.- Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.- Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện- Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.- Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….* Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.* Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.- Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.- Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.- Sông ngòi: 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.- Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.- Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.* Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế.* Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng Nam bộ, thiếu nước vào mùa khô.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng :

A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.Câu 2. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :

A. Sông Gâm. B. Đông Triều. C. Ngân Sơn. D. Bắc SơnCâu 3. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc.

A. Tây bắc - đông nam. B. Đông bắc - tây nam. C. Bắc - nam. D. Tây - đông.Câu 4. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :

A. Plây-cu. B. Mơ Nông. C. Đắc Lắc. D. Di Linh.Câu 5. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình :

A. Đồng bằng. B. Các bậc thềm phù sa cổ. C. Các cao nguyên. D. Các bán bình nguyên.Câu 6. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là:

A. Có địa hình thấp và bằng phẳng. B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông. D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

Câu 7. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng :

A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.Câu 8. Dãy Bạch Mã là :

A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam.B. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.C. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển.

Câu 9. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.

Câu 10.Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do :

15

Page 16: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

A. Thường xuyên bị lũ lụt. B. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.C. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt. D. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.

Câu 11.Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :A. Vùng núi Trường Sơn Nam. B. Vùng núi Tây Bắc.C. Vùng núi Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Đông Bắc.

Câu 12.Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 13.Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là :A. Đắc Lắc. B. Lâm Viên. C. Plây-cu. D. Di Linh.

Câu 14.Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm :A. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội. B. Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m.C. Có cấu trúc vòng cung. D. Chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 15.Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :A. Sông Hồng và sông Đà. B. Sông Đà và Sông Mã.C. Sông Hồng và sông Cả. D. Sông Hồng và sông Mã.

Câu 16. Biên độ nhiệt trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam:A. Phía Bắc cao hơn phía Nam. B. Phía Bắc thấp hơn phía NamC. Phía Bắc cao hoặc thấp tùy vào khí hậu. D. Tất cả đều sai.Câu 17. Nhiệt độ trung bình của Đai ôn đới gió mùa trên núi là:A. Thấp hơn 15°C. B. 15°C. C. Lớn hơn 15°C. D. Luôn lớn hơn 15°CCâu 18. “Nhiệt độ trung bình năm luôn cao hơn 21ºC, biên độ nhiệt năm dưới 9ºC”. Đó là đặc điểm khí hậu của :

A. Lạng Sơn. B. Hà Nội. C. Vinh. D. Nha Trang.Câu 19. Đây là biên độ nhiệt hằng năm của Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh.

A. 3,2ºC ; 4,1ºC ; 9,3ºC ; 11,9ºC. B. 11,9ºC ; 9,3ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC.C. 9,3ºC ; 11,9ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC. D. 4,1ºC ; 3,2ºC ; 11,9ºC ; 9,3ºC.

Câu 20. Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :A. Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ.B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Câu 21. Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.A. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.B. Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.C. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo.D. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.

Câu 22. Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì :A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

Câu 23. Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì : A. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.B. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.C. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.D. Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu.

Câu 24. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là :A. Độ vĩ. B. Độ lục địa.C. Địa hình. D. Mạng lưới sông ngòi.

Câu 25. Đây là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên.A. Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông. B. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn.C. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập. D. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.

Câu 26. Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là :A. Đèo Ngang. B. Dãy Bạch Mã. C. Đèo Hải Vân. D. Dãy Hoành Sơn.

Câu 27. Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do :A. Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.B. Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí Xích đạo (Em).

16

Page 17: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan (TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm).D. Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí Xích đạo (Em).

Câu 28. Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất nông nghiệp :A. Nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, lũ bão, ngập úng, hạn hán và sâu bệnh.B. Có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.C. Phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.D. Phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Câu 29.Nhiễu động về thời tiết ở nước ta thường xảy ra vào :A. Mùa đông ở miền Bắc và mùa khô ở Tây Nguyên.B. Nửa đầu mùa hè ở Bắc Trung Bộ. C. Thời gian chuyển mùa.D. Nửa sau mùa hè đối với cả vùng Duyên hải miền Trung.

Câu 30.Từ vĩ độ 160B trở vào nam, do tính chất khá ổn định về thời tiết và khí hậu, việc bố trí cây trồng thích hợp là : A. Các loại cây trồng phù hợp với từng loại đất. B. Cây ngắn ngày ở những vùng có mùa khô kéo dài.

C. Cây trồng thích hợp với một mùa mưa cường độ cao.D. Các loại cây ưa nhiệt của vùng nhiệt đới gió mùa.C. ĐÁP ÁN1. C 2. A 3. A 4. B 5. D 6. C 7. D8. C 9. D 10. D 11. B 12. D 13. A 14. B15. C 16. A 17. A 18. D 19. B 20. D 21. A22. C 23. C 24. C 25. B 26. B 27. A 28. A29. C 30. A

17

Page 18: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

BÀI 14. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật:a. Tài nguyên rừng* Hiện trạng:- Rừng của nước ta đang được phục hồi.+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.+ Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)àhiện nay có xu hướng tăng trở lại.- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).- Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.* Nguyên nhân: - Khai thác rừng bừa bãi. - Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi… - Du canh du cư. - Hậu quả chiến tranh.* Các biện pháp bảo vệ: - Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. - Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. - Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010. * Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. - Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái… - Về môi trường: chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu…b. Đa dạng sinh học: * Sự đa dạng sinh học ở nước ta:- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.+ Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đó có 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng.+ Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.+ Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài có nguy cơ tuyệt chủng.* Nguyên nhân:- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút.* Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (đến năm 2007 đã có 30 vườn quốc gia được thành lập).- Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.- Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản...2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đấta. Hiện trạng sử dụng đất- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.b. Suy thoái tài nguyên đất- Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn.- Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).c. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất- Đối với đất vùng đồi núi:

18

Page 19: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng.+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.- Đối với đất nông nghiệp:+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.+  Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên kháca. Tài nguyên nước:* Tình hình sử dụng:- Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơi khai thác nước ngầm quá mức.- Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô.- Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt..* Biện pháp bảo vệ:- Xây các công trình thuỷ lợi để cấp nước, thoát nước…- Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc.- Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.- Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.- Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường.b. Tài nguyên khoáng sản* Tình hình sử dụng:Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lý khai thác, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường làm khai thác bừa bãi, không quy hoạch…* Biện pháp bảo vệ:- Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản.- Xử lý các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm.c. Tài nguyên du lịch* Tình hình sử dụng:Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.* Biện pháp bảo vệ:Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng.

A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 2. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là : A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 3. Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc :A. Thành phố Hải Phòng. B. Thành phố Hồ Chí Minh. C. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Tỉnh Cà Mau.

Câu 4. Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là :A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.B. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.D. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Câu 5. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là :A. Đất phèn. B. Đất mặn. C. Đất xám bạc màu. D. Đất than bùn, glây hoá.

Câu 6. Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào :A. Tháng 8 - 1991. B. Tháng 1 - 1994. C. Tháng 12 - 2003. D. Tháng 4 - 2007.

19

Page 20: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là :A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 8. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm. (Đơn vị : triệu ha)

Năm 1943 1975 1983 1990 1999 2003Tổng diện tích rừng 14,3 9,6 7,2 9,2 10,9 12,1Rừng tự nhiên 14,3 9,5 6,8 8,4 9,4 10,0Rừng trồng 0,0 0,1 0,4 0,8 1,5 2,1

Nhận định đúng nhất là :A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.

Câu 9. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.

Câu 10.Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học :A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 11.Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta :A. Chiến tranh (bom đạn, chất độc hóa học).B. Khai thác không theo một chiến lược nhất định.C. Công nghệ khai thác lạc hậu. D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 12.Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là :A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan. B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ.C. Vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ. D. Vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An).

Câu 13. Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở :A. Ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ. B. Ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên.C. Ở thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc). D. Ở Mường Xén (Nghệ An).

Câu 14.Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :A. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ. B. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.C. Giao đất giao rừng cho nông dân. D. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.

Câu 15.Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải :A. Duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay. B. Nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.C. Đạt độ che phủ rừng lên trên 50% D. Nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 60% - 70%.

C. ĐÁP ÁN1. B 2. B 3. B 4. B 5. A 6. B 7. B8. C 9. D 10. B 11. B 12. A 13. B 14. C15. D

20

Page 21: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

BÀI 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAIA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Bảo vệ môi trườngCó 2 vấn đề quan trọng nhất:- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:+ Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão lụt, hạn hán…Ví dụ: Phá rừng làm đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…- Tình trạng ô nhiễm môi trường:+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.+ Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.+ Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp.2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chốnga. Bão* Hoạt động của bão ở Việt Nam- Thời gian từ tháng VI, kết thúc tháng XI, nhất là các tháng IX, X.- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung bộ, riêng Nam bộ ít chịu ảnh hưởng.- Trung bình mỗi năm có 8 trận bão.* Hậu quả của bão- Mưa lớn trên diện rộng, ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, công trình giao thông,...- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.* Biện pháp phòng chống bão- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão- Thông báo tàu thuyền kịp trở về đất liền.- Củng cố đê kè ven biển, sơ tán dân khi có bão mạnh.- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.2. Ngập lụt, lũ quét và hạn hánCác thiên tai Ngập lụt Lũ quét Hạn hánNơi hay xảy ra ĐBSH và ĐBSCL, hạ

lưu các sông ở miền Trun

Xảy ra đột ngột ở miền núi

Nhiều địa phương

Thời gian hoạt động

Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), riêng ở Duyên hải miền Trung từ 9 đến 12

Tháng 06-10 ở MBTháng 10-12 ở MT

Mùa khô (từ tháng 11- 4)

Hậu quả Phá hủy mùa màng, tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường,..

Thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân,...

Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt,...

Nguyên nhân - Địa hình thấp- Mưa nhiều, tập

- Địa hình dốc- Mưa nhiều, tập

- Mưa ít- Cân bằng ẩm <0

21

Page 22: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

trung theo mùa- Ảnh hưởng của thủy triều

trung theo mùa- Rừng bị chặt phá

Biện pháp phòng chống

Xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi...

- Trồng rừng, quản lí và sử dụng đất đai hợp lí.- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.- Quy hoạch điểm dân cư

- Trồng rừng- Xây dựng hệ thống thủy lợi- Trồng cây chịu hạn.

3. Các thiên tai khác- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất,...- Các loại thiên tai khác: lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm, rét hại,...=> Ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất và đời sống.4. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi truờng Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường có mục tiêu là đảm bảo cho sự bảo vệ đi đôi với việc phát triển bề vững. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện 5 nhiệm vụ sau: - Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen và các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại. - Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống của con người.- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :

A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.

Câu 2. Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là : A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.B. Cực Nam Trung Bộ.C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là :A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 4. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta :A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 5. Đây là hiện tượng thường đi liền với bão :A. Sóng thần. B. Động đất. C. Lũ lụt. D. Ngập úng.

Câu 6. So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra :A. Nhiều hơn. B. Ít hơn. C. Trễ hơn. D. Sớm hơn.

Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là :A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.C. Có lượng mưa lớn nhất nước. D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Câu 8. Ở Nam Bộ :A. Không có bão.

B. Ít chịu ảnh hưởng của bão.C. Bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm.D. Bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.

22

Page 23: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Câu 9. Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào :A. Tháng 7. B. Tháng 8. C. Tháng 9. D. Tháng 10.

Câu 10. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là :A. Từ tháng 6 đến tháng 10. B. Từ tháng 8 đến tháng 10.C. Từ tháng 10 đến tháng 11. D. Từ tháng 10 đến tháng 12.

Câu 11. Gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian :A. Nửa đầu mùa hè. B. Cuối mùa hè.C. Đầu mùa thu - đông. D. Cuối mùa xuân đầu mùa hè.

Câu 12. Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng là :A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc.

Câu 13. Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh :A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu.

Câu 14. Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian :A. Vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.B. Vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12. C. Vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11. D. Vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8 đến tháng 12.

Câu 15. Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian :A. Từ tháng 5 đến tháng 9. B. Từ tháng 6 đến tháng 10.C. Từ tháng 7 đến tháng 11. D. Từ tháng 4 đến tháng 8.

Câu 16. Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.C. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc.

Câu 17. Vùng nào dưới đây ở nước ta hầu như không xảy ra động đất ?A. Ven biển Nam Trung Bộ. B. Vùng Nam Bộ.C. Vùng Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 18. Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là :A. Vùng Tây Bắc. B. Vùng Đông Bắc.C. Vùng Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là:

A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn. B. Xây dựng các hồ chứa nước.C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Câu 20. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là :

A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

C. ĐÁP ÁN1. C 2. B 3. A 4. D 5. C 6. C 7. D8. B 9.C 10. B 11. A 12. B 13. A 14. B15. B 16. A 17. B 18. A 19. A 20. B

BÀI 15. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc* Đông dân:- Dân số đông:hơn 84 triệu người (năm 2006), đứng thứ 3 ĐNA, thứ 13 thế giới. - Tác động: + Thuận lợi:• Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. • Mỗi năm tăng 1 triệu người, lực lượng lao động bổ sung nhiều.+ Khó khăn: Gây khó khăn cho phát triển KT, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. * Nhiều thành phần dân tộc:

23

Page 24: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người. - Có 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.- Tác động:+ Thuận lợi:• Tạo sự đoàn kết trong lao động, sản xuất và chiến đấu• Tạo sự đa dạng về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán,...+ Khó khăn:• Phần lớn trình độ dân trí của các dân tộc ít người còn thấp, chưa có kinh nghiệm sản xuất,...• Bất đồng ngôn ngữ...2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻa. Dân số còn tăng nhanh- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. - Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có giảm nhưng vẫn còn chậm, mỗi năm nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người.b. Cơ cấu dân số trẻ- Dân số nước ta thuộc loại trẻ.- Mặc dù cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có xu hướng già đí nhưng tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động vẫn còn cao.3. Tác dộng của đặc điểm dân số đối vời sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trườnga. Thuận lợi:- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.b. Khó khăn:- Đối với phát triển kinh tế:+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.- Đối với phát triển xã hội:+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.- Đối với tài nguyên môi trường:+ Sự suy giảm các TNTN.+ Ô nhiễm môi trường.+ Không gian cư trú chật hẹp.4. Sự phân bố dân cư không đềuMật độ dân số nước ta là 254 người/km² (2006), dân cư phân bố không đều.a. Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi- Đồng bằng chiếm 25% nhưng lại tập trung 75% dân số, mật độ cao. Đồng bằng sông Hồng mật độ là 1.225 người/km², gấp 5 lần mật độ cả nước.* Nguyên nhân: Do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, đất, nước, lịch sử hình thành...), nền kinh tế phát triển nhanh, CNH – HĐH diễn ra mạnh mẽ hơn ở miền núi.- Trung du và miền núi chiếm 75% nhưng chỉ tập trung 25% dân số, mật độ thấp. Tây Ngyên 89 người/km², Tây Bắc 69 người/km².* Nguyên nhân: Địa hình hiểm trở, khó khăn di chuyển,...trong khi vùng này lại tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của cả nước.b. Không đều giữa thành thị và nông thôn:- Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn (năm 2005 là 73,1%, năm 2009 là 70,4%) có xu hướng giảm.* Nguyên nhân: vì nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, phương tiện còn lạc hậu, cần phải sử dụng nhiều lao động.- Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng (năm 2005 là 26,9%, năm 2009 là 29,6%).* Nguyên nhân: đây là sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình CNH – HĐH đất nước.c. Không đều trong nội bộ từng vùng:- Giữa ĐBSH và ĐBSCL

24

Page 25: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Giữa TB và ĐBd. Hậu quả của việc dân cư phân bố không đều- Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu;- Khai thác tài nguyên ở những nới ít lao động sẽ gặp nhiều khó khăn- Các vấn đề khác: môi trường, xã hội,...5. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. - Đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và nông thôn. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Từ đầu thế kỉ đến nay, thời kì nước ta tỉ lệ tăng dân lớn nhất là:A. 1931 - 1960. B. 1965 - 1975. C. 1979 - 1989. D. 1989 - 2005.Câu 2. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là : A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. Câu 3. Năm 2005, dân số nước ta là 83 triệu, tỉ lệ tăng dân là 1,3%. Nếu tỉ lệ này không đổi thì dân số nước ta đạt 166 triệu vào năm: A. 2069. B. 2059. C. 2050. D. 2133. Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là :A. Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao. B. Dưới tuổi lao động chiếm 33,1% dân số. C. Trên tuổi lao động chỉ chiếm 7,6% dân số. D. Lực lượng lao động chiến 59,3% dân số.Câu 5. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố: A. Điều kiện tự nhiên. B. Trình độ phát triển kinh tế. C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 6. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ:A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. C. Gánh nặng phụ thuộc lớn. D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân. Câu 7. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do: A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn. Câu 8. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là: A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Cực Nam Trung Bộ. Câu 9. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm: A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này. B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số. D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về dân số nước ta thời kì 1901 - 2005. (Đơn vị : triệu người)Năm 1901 1921 1956 1960 1985 1989 1999 2005Dân số 13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 80,3

Nhận định đúng nhất là: A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh. B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất. C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm. D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất. Câu 11. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do:A. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ. B. Cấu trúc dân số trẻ. C. Dân số đông. D. Tất cả các câu trên

25

Page 26: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Câu 12. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến: A. Việc phát triển giáo dục và y tế. B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. C. Vấn đề giải quyết việc làm. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.Câu 13. Để thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cần quan tâm trước hết đến:A. Các vùng nông thôn và các bộ phận của dân cư. B. Các vùng nông nghiệp lúa nước độc canh, năng suất thấp. C. Vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, biên giới hải đảo. D. Tất cả các câu trên. Câu 14. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng:A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư. Câu 15. Gia tăng dân số được tính bằng: A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.Câu 16. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ :A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.B. Có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện.C. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.D. Tất cả các câu trên.Câu 17. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì :A. Từ 1943 đến 1954. B. Từ 1954 đến 1960.C. Từ 1960 đến 1970. D. Từ 1970 đến 1975.Câu 18. Năm 2005, dân số nước ta khoảng 81,0 triệu người, gia tăng dân số tự nhiên là 1,35%, sự gia tăng cơ học không đáng kể. Thời gian tăng dân số gấp đôi sẽ là :A. Khoảng 15 năm. B. Khoảng 25 năm.C. Khoảng 52 năm. D. Khoảng 64 năm.Câu 19. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta là :A. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi. B. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi.C. Từ 30 tuổi đến 35 tuổi. D. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi.Câu 20. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do :A. Loài người định cư khá sớm.B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

C. ĐÁP ÁN1. B 2. C 3. B 4. C 5. D 6. A 7. B8. B 9. B 10. B 11. C 12. B 13. A 14. B15. A 16. C 17. B 18. C 19. B 20. B

BÀI 16. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀMA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Nguồn lao độnga. Đặc điểm- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh+ Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (chiếm 51,2% tổng số dân).+ Mỗi năm, nước ta có hơn 1 triệu lao động bổ sung.b. Chất lượng- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua nhiều thế hệ.- Chất lượng lao động ngày càng được tăng lên nhờ những thàng tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.

26

Page 27: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, chủ yếu ở vùng đồng bằng, thiếu tác phong công nghiệp, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu...2. Cơ cấu lao động: a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: (2005)- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất: 57,3%. - Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 18,2% - Lao động trong ngành dịch vụ chiếm 24,5% - Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm. b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:- Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. - Có sự thay đổi giữa thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước với chiều hướng tăng dần khu vực ngoài Nhà nước, giảm dần khu vực Nhà nước nhưng còn chậm. - Phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCNc. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:- Phần lớn lao động ở nông thôn, chiếm 75% (năm 2005) - Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. - Năng suất lao động có tăng nhưng vẫn còn thấp so với thế giới. Phần lớn lao động có thu nhập thấp. Quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng triệt để.3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làma. Vấn đề việc làmViệc làm là vấn đề kinh tế, xã hội gay gắt nhất ở nước ta giai đoạn hiện nay:- Năm 2005, trung bình cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% lao động thiếu việc làm- Mỗi năm Nhà nước phải giải quyết cho gần 1 triệu lao động trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chủ yếu ở đồng bằng, trong khi đó ở trung du miền núi vẫn thiếu lao động.- Không giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ gây lãng phí nguồn lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội,...b. Hướng giải quyết việc làm- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, nhất là phải chú ý đến các ngành dịch vụ.- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo.- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.B. CÂU HỔI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì :A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Câu 2. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ :A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.Câu 3. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn :A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân. Câu 4. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì :A. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn.B. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn.C. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.

27

Page 28: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

D. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn. Câu 5. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì :A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.Câu 6. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ :A. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.B. Thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.C. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.D. Việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.Câu 7. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng có tác dụng :A. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.B. Gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.C. Tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.D. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi. Câu 8. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất là :A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.Câu 9. Đây là khu vực chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta.A. Ngư nghiệp. B. Xây dựng.C. Quốc doanh. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.Câu 10. Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là :A. Nông, lâm nghiệp. B. Thuỷ sản.C. Công nghiệp. D. Xây dựng.Câu 11. Năm 2003, chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng số lao động của cả nước là khu vực :A. Công nghiệp, xây dựng. B. Nông, lâm, ngư.C. Dịch vụ. D. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Câu 12. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ :A. Có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao.B. Khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm.C. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ.D. Giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn.Câu 13. Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ :A. Đại học và trên đại học. B. Cao đẳng.C. Công nhân kĩ thuật. D. Trung cấp.Câu 14. Phân công lao động xã hội của nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do :A. Năng suất lao động thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.B. Còn lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng.C. Cơ chế quản lí còn bất cập. D. Tất cả các câu trên.Câu 15. Hướng giải quyết việc làm hữu hiệu nhất ở nước ta hiện nay là :A. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng lãnh thổ.B. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn.C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.D. Tất cả các câu trên.Câu 16. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng :A. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.B. Giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.C. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.D. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.Câu 17. Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ ở nước ta, thì phương hướng trước tiên là :A. Lập các cơ sở, các trung tâm giới thiệu việc làm.B. Mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống.C. Có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí ngay từ bậc phổ thông.D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

28

Page 29: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Câu 18. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là :A. Xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động.B. Xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông.C. Xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, kĩ thuật tiên tiến, cần nhiều lao động.D. Xuất khẩu lao động.Câu 19. Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là :A. Khôi phục phát triển các ngành nghề thủ công.B. Tiến hành thâm canh, tăng vụ.C. Phát triển kinh tế hộ gia đình. D. Tất cả đều đúng.Câu 20. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do :A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.C. Luật đầu tư thông thoáng.D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

C. ĐÁP ÁN

1. B 2. C 3. D 4. D 5.D 6. D 7. B8. B 9. D 10.A 11. A 12. B 13. C 14. A15. A 16. D 17. C 18. C 19. A 20. A

BÀI 18. ĐÔ THỊ HÓAA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Đặc điểm của đô thị hóaa. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp* Quá trình đô thị hoá chậm: - Thế kỉ thứ III trước Công Nguyên đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).- Thế kỉ VI: thành Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, ĐN, Phố Hiến. - Thời Pháp thuộc: đô thị quy mô nhỏ. Chức năng hành chính, quân sự. - Từ 1945 - 1954: quá trình Đô thị hóa diễn ra chậm. –- Từ 1954 - 1975: + Miền Nam: phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ. + Miền Bắc: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. - Từ 1975 đến nay: đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực. * Trình độ đô thị hóa thấp: - Quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế. - Tỉ lệ dân đô thị thấp. - Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. b. Tỉ lệ dân thành thị tăng: - Từ 19,5% (Năm 1990) tăng lên 26,9% (Năm 2005). - Còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. c. Phân bố đô thị giữa các vùng:- Năm 2006 cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã, 597 thị trấn. - Phân bố không đều giữa các vùng. + Vùng TD & MN BB có nhiều đô thị nhất gấp 3,3 lần ĐNB nơi có ít đô thị nhất.+ Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị. - Chất lượng đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. 2. Mạng lưới đô thị: * Căn cứ vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. Năm 2006 cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã và 597 thị trấn. - Loại đặc biệt: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. * Căn cứ vào cấp quản lí. - Đô thị trực thuộc TW: 5 đô thị (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ)

29

Page 30: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Đô thị trực thuộc tỉnh.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hộia. Tích cực:- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và các địa phương trong cả nước. - Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. b. Tiêu cực: Nảy sinh nhiều vấn đề:- Ô nhiễm môi trường phát sinh dịch bệnh.- Trật tự an toàn xã hội, nhà ở, việc làm,...4. Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa- Chú ý phát triển mạng lưới đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng. - Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn. - Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ và quy mô dân số lao động của đô thị, số lao động của đô thị với sự phát triển KT-XH của đô thị trong tương lai. - Có kế hoạch phát triển cân đối giữa KT-XH đô thị với kết cấu hạ tầng đô thị. - Quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị để vừa đảm bảo môi trường xã hội đô thị làng mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Đây là biểu hiện cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp.A. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt.B. Không có một đô thị nào có trên 10 triệu dân.C. Dân thành thị mới chiếm có 27% dân số.D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng. Câu 2. Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nayA. Đồng bằng sông Hồng.B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.C. Đông Nam Bộ.D. Duyên hải miền Trung.Câu 3. Đây là một đô thị loại 3 ở nước ta :A. Cần Thơ. B. Nam Định. C. Hải Phòng. D. Hải Dương.Câu 4. Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta.A. Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn.B. Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị.C. Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai. D. Phát triển các đô thị theo hướng mở rộng vành đai Câu 5. Đây là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta :A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.B. Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.Câu 6. Đây là một nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triểnkinh tế :A. Có quy mô, diện tích và dân số không lớn.B. Phân bố tản mạn về không gian địa lí.C. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.D. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.Câu 7. Hiện tượng đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì :A. Pháp thuộc. B. 1954 - 1975. C.1975-1986. D. 1986 đến nay Câu 8. Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm:A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.Câu 9. Đây là những đô thị được hình thành ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975 :A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hải Dương, Thái Bình.

30

Page 31: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. Hải Phòng, Vinh. D. Thái Nguyên, Việt Trì.Câu 10. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là :A. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.D. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.Câu 11. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là vùng :A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.Câu 12. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị thấp nhất xếp theo thứ tự là vùng :A. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.B. Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long.C. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc, Tây Nguyên.D. Đông Bắc, Tây Nguyên.Câu 13. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất là vùng :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.Câu 14. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là những tỉnh, thành phố :A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.B. Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.C. Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ.Câu 15. Mạng lưới các thành phố, thị xã, thị trấn dày đặc nhất của nước ta tập trung ở :A. Vùng Đông Nam Bộ. B. Vùng Tây Nguyên.C. Vùng Đồng bằng sông Hồng. D. Vùng Duyên hải miền Trung

C. ĐÁP ÁN

1. C 2. B 3. D 4. A 5. B 6. C 7. D8. B 9. D 10. C 11. A 12. A 13. B 14. C15. C

BÀI 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: * Xu hướng chung: - Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp). - Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP (41% - 2005). - Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn định. => Phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. * Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành - Khu vực I: + Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp: từ 83,4% (1990) xuống 71,5% (2005) + Tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản: từ 8,7% xuống 24,4%. + Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. - Khu vực II: + Chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. + Đa dạng hoá sản phẩm. - Khu vực III: + Tăng trưởng lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị. + Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. => Các ngành kinh tế đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn phù hợp với xu thế hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.

31

Page 32: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:* Các thành phần kinh tế:- Kinh tế Nhà nước. - Kinh tế ngoài Nhà nước. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. * Xu hướng chuyển dịch: - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn và tỉ trọng có xu hướng giảm.- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. * Ý nghĩa: Phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế (ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL), vùng chuyên canh cây công nghiệp (TN, ĐNB, TD & MNBB), khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,... - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. Đây là những vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư phát triển, có tác dụng quan trọng chiến lược, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là :A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.B. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành.D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu.Câu 2. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm:A. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.C. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.D. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.Câu 3. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịchtheo hướng:A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.C. Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III.D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III không đổi. Câu 4. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng :A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.Câu 5. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I :A. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.B. Các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp. Câu 6. Đây là một tỉnh quan trọng của Đồng bằng sông Hồng nhưng không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ :A. Hà Tây. B. Nam Định. ..C. Hải Dương. D. Vĩnh Phúc.Câu 7. Thành tựu kinh tế lớn nhất trong thời gian qua của nước ta là :A. Phát triển nông nghiệp. B. Phát triển công nghiệp.C. Tăng nhanh ngành dịch vụ. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng.Câu 8. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhấtlà :

32

Page 33: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

A. Trồng cây lương thực. B. Trồng cây công nghiệp.C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. D. Các dịch vụ nông nghiệp.Câu 9. Sự tăng trưởng GDP của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm :

A. Tăng trưởng không ổn định. B. Tăng trưởng rất ổn định.C. Tăng liên tục với tốc độ cao. D. Tăng liên tục nhưng tốc độ chậm.Câu 10. Hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ có cùng một đặc điểm là :

A. Bao chiếm cả một vùng kinh tế.B. Có số lượng các tỉnh thành bằng nhau.C. Lấy 2 vùng kinh tế làm cơ bản có cộng thêm 1 tỉnh của vùng khác.D. Có quy mô về dân số và diện tích bằng nhau.Câu 11. Dựa vào bảng số

liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị: %)

Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là :A. Hình cột ghép. B. Hình tròn.C. Miền. D. Cột chồng.Câu 12. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế).Nhận định đúng là:\ A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng.B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng.C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng.D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng.Câu 13. Thành tựu có ý nghĩa nhất của nước ta trong thời kì Đổi mới là :A. Công nghiệp phát triển mạnh. B. Phát triển nông ghiệp với việc sản xuất lương thực.C. Sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi.D. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp để xuất khẩu.Câu 14. Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là :A. Tăng trưởng không ổn định. B. Tăng trưởng với tốc độ chậm.C. Tăng trưởng không đều giữa các ngành.D. Tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng.Câu 15. Từ 1990 đến nay, giai đoạn nước ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất là :A. 1990 - 1992. B. 1994 - 1995. C. 1997 - 1998. D. Hiện nay.C. ĐÁP ÁN

1. D 2. D 3. D 4. D 5. B 6. B 7. A8. A 9. C 10. C 11. C 12. B 13. B 14. D15. B

33

Ngành 1990 1995 2000 2002

Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7

Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1

Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2

Thành phần 1995 2000 2005

Kinh tế Nhà nước 40,2 38,5 37,4

Kinh tế tập thể 10,1 8,6 7,2

Kinh tế cá thể 36,0 32,3 32,9

Kinh tế tư nhân 7,4 7,3 8,2

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 14,3

Page 34: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

BÀI 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (bài này không quan trọng )A. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Nền nông nghiệp nhiệt đớia. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.* Thuận lợi:- Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.- Có thể áp dụng các phương thức canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ…- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. - Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. + Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. + Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản. * Hạn chế:- Tính bấp bênh của NN nhiệt đới.- Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.- Tính mùa vụ khắc khe trong SX NN.b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với việc đưa vào các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.- Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. - Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, càphê, cao su, hoa quả, …) là một hướng đi quan trọng để phát huy thế mạnh của một nền nông nghiệp nhiệt đới: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị cao.2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới- Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.Tiêu chí NN cổ truyền NN hàng hóaQuy mô Nhỏ, manh mún Lớn, tập trung caoPhương thức canh tác

- Trình độ kĩ thuật lạc hậu- Sản xuất nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ

- Tăng cường sử dụng máy móc, kĩ thuật tiên tiến- Chuyên môn hóa thể hiện rõ

Hiệu quả Năng suất lao động thấp, hiệu quả thấp

Năng suất lao động cao, hiệu quả cao

Tiêu thụ sản phẩm

Tự cung, tự cấp, ít quan tâm đến thị trường

Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa

Phân bố Tập trung ở các vùng còn khó khăn

Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện :A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.Câu 2. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của

34

Page 35: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

nước ta.A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.Câu 3. Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào :A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.B. Hoạt động công nghiệp.C. Hoạt động dịch vụ.D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ.Câu 4. Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiệnnay là :A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.C. Kinh tế hộ gia đình.D. Kinh tế trang trại.Câu 5. Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuấthàng hoá là :A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.C. Kinh tế hộ gia đình.D. Kinh tế trang trại.Câu 6. Đây là biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyềnsang nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay :A. Nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá.B. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến.C. Từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 10 triệu” hiện nay.D. Mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển.Câu 7. Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thểhiện:A. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.Câu 8. Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là :A. Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.B. Thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.C. Mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ. D. Mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậuCâu 9. Đây là tác động của việc đa dạng hoá kinh tế ở nông thôn.A. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.B. Khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động.C. Đáp ứng tốt hơn những điều kiện của thị trường.D. Tất cả các tác động trên.Câu 10. Dựa vào bảng số liệu : Cơ cấu kinh tế hộ nông thôn năm 2003.

Nông - lâm -thuỷ sản

Côngnghiệp - xâydựng

Dịch vụ

Cơ cấu hộ nông thôn theongành sản xuất chính 81,1 5,9 13,0

Cơ cấu nguồn thu từ hoạtđộng của hộ nông thôn 76,1 9,8 14,1

Nhận định đúng nhất là :

35

Page 36: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

A. Khu vực I là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.B. Khu vực II là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.C. Khu vực III là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.D. Nông thôn nước ta được công nghiệp hoá mạnh mẽ, hoạt động công nghiệp đang lấn át các ngành khác.Câu 11. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở :A. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.B. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.C. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.D. Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.Câu 12. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền.A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.C. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.Câu 13. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ :A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

C. ĐÁP ÁN

1. A 2. B 3. A 4. C 5. D 6. C 7. D8. C 9. D 10. B 11. B 12. B 13. C

BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆPA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Ngành trồng trọt: chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.a.Sản xuất lương thực.- Vai trò : + Đảm bảo an ninh lương thực.+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi+ Là nguồn hàng xuất khẩu.+ Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.- Điều kiện phát triển:+ Điều kiện tự nhiên ( đất, nước, khí hậu ...) cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.+ Khó khăn: thiên tai (bão lụt, hạn hán), sâu bệnh,... - Tình hình sản xuất:+ Diện tích: tăng mạnh ( năm 1980 ->2005 từ 5,6 ->7,3 triệu ha)+ Năng suất :tăng mạnh (hiện nay khoảng 49 tạ/ha) do áp dụng thâm canh nông nghiệp, sử dụng các giống mới + Sản lượng lúa tăng mạnh (hiện nay trên dưới 36 triệu tấn).+ Bình quân lương thực : hơn 470 kg/năm+ Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới , khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.+ Đồng bằng sông Cửu Long : vùng sản xuất lương thực lớn nhất (> 50% diện tích và > 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực>1.000 kg/người/năm)+ Đồng bằng sông Hồng :vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai , năng suất lúa cao nhất cả nước.* Giải thích:- Đường lối chính sách nhà nước thúc đẩy NN phát triển.- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ,đưa giống mới có năng suất cao vào SX,áp dụng KHKT tiên tiến.- Đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật,thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu…

36

Page 37: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.b. Sản xuất cây thực phẩm. (Giảm tải kiến thức)- Rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, nhất là ven các thành phố lớn .- Diện tích trồng rau cả nước >500 nghìn ha, nhất là ở ĐBSH và ĐBSCL- Diện tích đậu >200 nghìn ha, nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả* Điều kiện:- Thuận lợi :+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng nhiệt, ẩm lớn.+ Nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây CN.+ Nguồn lao động dồi dào, mạng lưới các cơ sở chế biến ngày càng phát triển.+ Nhu cầu thị trường rất lớn, chính sách PT của nhà nước.- Khó khăn :+ Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt...+ Thị trường thế giới biến động, sản phẩm của ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.* Vai trò của sản xuất cây công nghiệp:- Giá trị SX cây CN lâu năm chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị SX cây CN.- Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, giá trị cao.- Việc hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn, góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.-Thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở những vùng còn nhiều khó khăn, hạn chế du canh, du cư.* Hiện trạng: Chủ yếu cây công nghiệp nhiệt đới và một số cây cận nhiệt. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2,5 triệu ha ( cây lâu năm> 1,6 triệu ha - 65%).- Cây công nghiệp lâu năm: Đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, điều và hồ tiêu.+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ , Tây Bắc (cà phê chè) .+ Cao su: Đông Nam Bộ,Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.+ Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung.+ Điều: Đông Nam Bộ.+ Dừa: ĐBSCL, duyên hải Nam Trung Bộ.+ Chè: trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ( nhất là tỉnh Lâm Đồng).- Cây công nghiệp hằng năm:+ Mía: đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.+ Lạc : đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, Đông Nam Bộ, Đắk Lắk.+ Đậu tương : trung du và miền núi Bắc Bộ, Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.+ Đay:đồng bằng sông Hồng,+ Cói : ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.- Cây ăn quả:Vùng cây ăn quả lớn nhất: ĐB sông Cửu Long , Đông Nam Bộ, trung du Bắc Bộ. Các loại cây: chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dừa…2. Ngành chăn nuôi.a. Tình hình:- Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng khá vững chắc.- Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị XS.b. Điều kiện thuận lợi- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt ( hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp).- Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.- Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.- Người dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ rộng lớn…c. Khó khăn:- Giống gia súc, gia cầm cho suất thấp vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao .- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm. Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.d. Tình hình chăn nuôi:

37

Page 38: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

* Chăn nuôi lợn và gia cầm: cung cấp thịt chủ yếu.- Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại.- Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, > 250 triệu con (năm 2003), nhưng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đã giảm (2005 là 220 triệu con)- Nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.* Chăn nuôi gia súc ăn cỏ :chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên. (Giảm tải kiến thức)- Đàn trâu ổn định 2,9 triệu con (nhất là trung du và miền núi Bắc Bộ - > ½ đàn trâu cả nước và Bắc Trung Bộ), - Đàn bò tăng mạnh: 2005 là 5,5 triệu con ( nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ) bò sữa (khoảng 50 ngàn con) phát triển khá mạnh ở ven Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội...- Dê, cừu tăng mạnh (540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1.314 nghìn con, năm 2005)B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Đây là một trong những đặc điểm chủ yếu của sản xuất lương thực nước ta trong thời gian qua :A. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng lúa.B. Sản lượng lúa tăng nhanh nhờ mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh nhất là đẩy mạnh thâm canh.C. Sản lượng lương thực tăng nhanh nhờ hoa màu đã trở thành cây hàng hoá chiếm trên 20% sản lượng lương thực.D. Nước ta đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất trên 4,5 triệu tấn.

Câu 2. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôinước ta trong thời gian qua là :A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.Câu 3. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn thịt của nước ta là :A. Thịt trâu. B. Thịt bò.C. Thịt lợn. D. Thịt gia cầm.Câu 4. Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây côngnghiệp ngắn ngày nhờ :A. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo.B. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.C. Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.D. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.Câu 5. Loại cây công nghiệp dài ngày mới trồng nhưng đang phát triển mạnh ở Tây Bắc là :A. Cao su. B. Chè. C. Cà phê chè. D. Bông.Câu 6. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.Câu 7. Ở nước ta trong thời gian qua, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn câycông nghiệp hằng năm cho nên :A. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp mất cân đối trầm trọng.B. Sản phẩm cây công nghiệp hằng năm không đáp ứng được yêu cầu.C. Cây công nghiệp hằng năm có vai trò không đáng kể trong nông nghiệp.D. Sự phân bố trong sản xuất cây công nghiệp có nhiều thay đổi.Câu 8. Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm vì :A. Điều kiện khí hậu không thích hợp cho trâu phát triển.B. Nhu cầu sức kéo giảm và dân ta ít có tập quán ăn thịt trâu.C. Nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi bò.D. Đàn trâu bị chết nhiều do dịch lở mồm long móng.Câu 9. Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích chè lớn nhất là :A. Lâm Đồng. A B. Đắc Lắc. C. Đắc Nông. D. Gia Lai.Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 - 2002. (Nghìn ha)

38

Page 39: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

NămHằng năm Lâu năm

1975 210,1 172,8

1980 371,7 256,0

1985 600,7 470,3

1990 542,0 657,3

1995 716,7 902, 3

2000 778,1 1451,3

2002 845,8 1491,5

Nhận định đúng nhất là :A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm.B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn.C. Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn.D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục. Câu 11. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng :A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt.C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực. Câu 12. Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là :A. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp.B. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp hằng năm, giảm tỉ trọng ngành trồng cây ăn quả.C. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm.D. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa.Câu 13. Nhân tố quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp nước ta là :A. Khí hậu và nguồn nước. B. Lực lượng lao động.C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật. D. Hệ thống đất trồng.Câu 14. Sử dụng hợp lí đất đai hiện nay cần có biện pháp chuyển dịch :AA. Từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng.B. Từ đất hoang hóa sang đất lâm nghiệp.C. Từ đất lâm nghiệp sang nông nghiệp.D. Từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư.Câu 15. Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là :A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước. B. Hệ thống cây trồng và vật nuôi.C. Lực lượng lao động.D. Hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng. Câu 16. Đất nông nghiệp của nước ta bao gồm :A. Đất trồng cây hằng năm, cây lâu năm, đất đồng cỏ và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.B. Đất trồng cây hằng năm, đất vườn tạp, cây lâu năm, đồng cỏ và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.C. Đất trồng lúa, cây công nghiệp, đất lâm nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.D. Đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.Câu 17. Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải :A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa.B. Khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.D. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.Câu 18. Đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp nước ta là :A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước. B. Cây trồng, vật nuôi.

39

Page 40: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Tất cả 3 câu trên.Câu 19. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là :A. Hiệu quả kinh tế thấp. B. Đồng cỏ hẹp.C. Nhu cầu về sức kéo giảm. D. Không thích hợp với khí hậu.Câu 20. Vùng có nguồn thức ăn rất dồi dào, nhưng số đầu lợn lại rất thấp là :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.C. Duyên hải miền Trung. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.C. ĐÁP ÁN

1. B 2. C 3. C 4. D 5. C 6. A 7. D8. B 9. A 10. D 11. A 12. A 13. D 14. B15. B 16. B 17. C 18. B 19. C 20. B

BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TH ỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Ngành thủy sản a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản * Thuận lợi: - Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. - Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài ... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản (hải sâm, bào ngư ...)- Có 4 ngư trường trọng điểm: + Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), + Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu,+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) + Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. - Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. - Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giát trị kinh tế ... - Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ. - Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. - Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. - Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. - Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng. - Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây. - Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. * Khó khăn: - Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi. - Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới. - Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu. - Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. - Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảmb. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản* Phát triển mạnh trong những năm gần đây: - Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm. - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản. * Khai thác thuỷ sản: - Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn.

40

Page 41: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau (riêng 4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước). * Nuôi trồng thủy sản: - Nuôi tôm: + Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, ...) và tôm càng xanh phát triển mạnh. + Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. + Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải. + Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%). - Nuôi cá nước ngọt:+ Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (nổi bật là An Giang) + Tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 triệu tấn, riêng.2. Ngành lâm nghiệpa. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái: Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. b. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều: (Giảm tải kiến thức) - Tổng diện tích của rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ 4,0%. Đến năm 1983, diện tích rừng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ 22,0%. Đến 2006, nhờ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ 39,0%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút. * Rừng được chia thành 3 loại: - Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, bao gồm: các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay, các dải rừng chắn sóng. - Rừng đặc dụng: các vườn quốc gia (Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Nam Cát Tiên ..), các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hóa – lịch sử – môi trường. - Rừng sản xuất (khoảng 5,4 triệu ha): rừng tre nứa, rừng lấy gỗ, củi ... c. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản. * Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa ..., rừng phòng hộ. Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. * Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: - Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. - Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. - Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai). - Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại :A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng.C. Rừng khoanh nuôi. D. Rừng sản xuất.Câu 2. Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng :A. An Giang. B. Đồng Tháp.C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Cà Mau.Câu 3. Nghề nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng rất phát triển ở tỉnh :A. Đồng Tháp. B. Cà Mau. C. Kiên Giang. D. An Giang.Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005.

41

Page 42: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

(Đơn vị : nghìn tấn)

Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2005

Sản lượng 890,6 1584,4 2250,5 3432,8

Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1995,4

Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1437,4

Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. Câu 5. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì :A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.Câu 6. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồnlợi thuỷ sản :A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.C. Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.Câu 7. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biểncho nên :A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp.B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá.Câu 8. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là :A. Tạo sự đa dạng sinh học. B. Điều hoà nguồn nước của các sông.C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.Câu 9. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là :A. Quảng Ninh - Hải Phòng. B. Hoàng Sa - Trường Sa.C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. D. KG - CMCâu 10. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.Câu 11. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là :A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng.C. Rừng sản xuất. D. Rừng trồng.Câu 12. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh :A. Lâm Đồng. B. Đồng Nai. C. Ninh Bình. D. Thừa Thiên - Huế. Câu 13. Việc trồng rừng của nước ta có đặc điểm:A. Rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất trong các loại rừng.B. Mỗi năm trồng được gần 0,2 triệu ha.C. Rừng trồng không bù đắp được cho rừng bị phá.D. Tất cả các đặc điểm trên.Câu 14. Diện tích mặt nước nôi trồng thủy sản của Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2005 là:A. 680.000 ha. B. 670.000 ha. C. 780.000 ha. D. 868.000 haCâu 15. Nhà Nước chú trọng đánh bắt xa bờ vì:A. Nguồn lợi thùy sản ngày càng cạn kiệtB. Ô nhiễm môi trường ven biển ngày càng trầm trọng C. Nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dânD. Tất cả ý trên đều đúng.

42

Page 43: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. ĐÁP ÁN1. B 2. D 3. D 4. D 5. B 6. C 7. B8. B 9. D 10. C 11. A 12. C 13. B 14. A15. D

BÀI 25. TỔ CHƯC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆPA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Các vùng nông nghiệp của nước taa. Trung du và miền núi Bắc Bộ* Điều kiện sinh thái NN- Núi, cao nguyên, đồi thấp.- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.* Điều kiện Kinh tế – xã hội- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm SX lâm nghiệp, trồng cây CN.- Ở vùng trung du có các cơ sở CN chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.- Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.* Trình độ thâm canh- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp ; SX theo kiểu quảng anh, đầu tư ít lao động và vật tư NN.- Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.* Chuyên môn hóa SX- Các cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới : chè, trẩu, sở, hồi…- Đậu tương, lạc, thuốc lá.- Cây ăn quả, cây dược liệu.- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).b. Đồng bằng sông Hồng* Điều kiện sinh thái NN- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.- Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.- Có mùa đông lạnh.* Điều kiện Kinh tế – xã hội- Mật độ dân số cao nhất cả nước.- Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.- Mạng lưới đô thị dày đặc ; các thành phố lớn tập trung CN chế biến.- Qúa trình đô thị hóa và CNH đang được đẩy mạnh.* Trình độ thâm canh- Nhìn chung trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.- Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.* Chuyên môn hóa SX- Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả.- Đay, cói.- Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.c. Bắc Trung Bộ* Điều kiện sinh thái NN- Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.- Đất phù sa, đất feralit (có cả đất bazan).- Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.* Điều kiện Kinh tế – xã hội- Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên.- Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dãi ven biển. Có một số cơ sở CN chế biến.* Trình độ thâm canh- Trình độ thâm canh tương đối thấp. NN sử dụng nhiều lao động.* Chuyên môn hóa SX- Các cây CN hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…).- Cây CN lâu năm (cà phê, cao su).

43

Page 44: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.đ. Duyên hải Nam Trung Bộ* Điều kiện sinh thái NN- Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ.- Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.- Dễ bị hạn hán về mùa khô.* Điều kiện Kinh tế – xã hội- Có nhiều thành phố, thị xã dọc ven biển.- Điều kiện GTVT thuận lợi.* Trình độ thâm canh- Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư NN.* Chuyên môn hóa SX- Các cây CN hàng năm (mía, thuốc lá).- Cây CN lâu năm (dừa).e. Tây Nguyên* Điều kiện sinh thái NN- Các cao nguyên bazan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.- Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.* Điều kiện Kinh tế – xã hội- Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành NN kiểu cổ truyền.- Có các nông trường đất rộng.- CN chế biến còn yếu.- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.* Trình độ thâm canh- Ở khu vực NN cổ truyền, quảng canh là chính.- Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên.* Chuyên môn hóa SX- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.- Bò thịt và bò sữa. g. Đông Nam Bộ* Điều kiện sinh thái NN- Các vùng đất bazan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.- Thiếu nước về mùa khô.* Điều kiện Kinh tế – xã hội- Các thành phố lớn, nằm trong vùng KT trọng điểm phía Nam.- Tập trung nhiều cơ sở CN chế biến.- Điều kiện GTVT thuận lợi.* Trình độ thâm canh- Trình độ thâm canh cao. SX hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư NN.* Chuyên môn hóa SX- Các cây CN lâu năm (cao su, cà phê, điều).- Cây CN ngắn ngày (đậu tương, mía).- Nuôi trồng thủy sản.- Bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm.h. Đồng bằng sông Cửu Long* Điều kiện sinh thái NN- Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn.- Vịnh biển nông, ngư trường rộng.- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.* Điều kiện Kinh tế – xã hội- Có thị trường rộng lớn là vùng ĐNB.- Điều kiện GTVT thuận lợi, lao động dồi dào.- Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở CN chế biến.* Trình độ thâm canh- Trình độ thâm canh cao. SX hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư NN.* Chuyên môn hóa SX- Lúa, lúa có chất lượng cao.- Cây CN ngắn ngày (mía, đay, cói).

44

Page 45: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Cây ăn quả nhiệt đới.- Thủy sản (đặc biệt là tôm).- Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).2. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta: (xem qua)a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn. - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp. Đa dạng hoá kinh tế nông thôn. b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá:- Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình. - Các loại hình trang trại: nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, cây hàng năm, lâu năm.+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi tăng nhanh nhất. + Trang trại cây hàng năm, lâu năm và lâm nghiệp có xu hướng giảm về cơ cấu.- Số lượng trang trại phân bố không đều giữa các vùng: Đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng trang trại lớn nhất cả nước và tăng nhanh nhất.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là:A. Bò sữa. B. Cây công nghiệp ngắn ngàyC. Cây công nghiệp dài ngày. D. Gia cầmCâu 2. Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là :A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.Câu 3. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung duvà miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là :A. Trình độ thâm canh.B. Điều kiện về địa hình.C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.D. Truyền thống sản xuất của dân cư.Câu 4. Đây là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sôngHồng và Đồng bằng sông Cửu Long :A. Địa hình. B. Đất đai. C. Khí hậu. D. Nguồn nước.Câu 5. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằngsông Cửu Long thể hiện xu hướng :A. Tăng cường tình trạng độc canh.B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất. Câu 6. Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động :A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.B. Giảm bớt tình trạng độc canh.C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.Câu 7. Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung.C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.Câu 8. Ở nước ta hiện nay, vùng có hai khu vực sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canhđối lập nhau rõ nhất là :A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ.C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng.Câu 9. Đây là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.A. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.B. Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.C. Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.D. Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.Câu 10. Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là :A. Cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.B. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.

45

Page 46: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.D. Đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.Câu 11. Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao và đang tăng lên ở Đồng bằng sông Hồng là :A. Lúa gạo. B. Lợn. C. Đay. D. Đậu tương.Câu 12. Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao và đang tăng mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là :A. Lợn. B. Gia cầm. C. Dừa. D. Thuỷ sản.Câu 13. Loại sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Hồng và khá cao ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Đồng bằng sông Hồng đang đi xuống, Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đi lên là :A. Lúa gạo. B. Lợn. C. Đay. D. Mía.Câu 14. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động :A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.B. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.D. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.Câu 15. Đây là điểm khác nhau trong sản xuất đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.A. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.B. Cả hai đều là những vùng chuyên canh đậu tương có mức độ tập trung số 1 của cả nước.C. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.D. Đông Nam Bộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng chửng lại.C. ĐÁP ÁN

1. C. 2. D 3. C 4. C 5. B 6. C. 7. D8. A. 9. B. 10. A. 11. B 12.B. 13.C 14.C 15.B

BÀI 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆPA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác;công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau.- Hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm: là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt:+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.- Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới+ Đẩy mạnh các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ2. Cơ cấu CN theo lãnh thổa. Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội toả theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.

46

Page 47: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, xi-măng, điện.- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu ,khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,...tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.- Duyên hải miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện,..Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.* Sự phân hóa trên là kết quả tác động của nhiều yếu tố: vị trí địa lý, TNTN, nguồn lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, thu hút đầu tư nước ngoài.- Khu vực TD-MN còn hạn chế là do thiếu đồng bộ các nhân tố trên, nhất là GTVT kém phát triển.* Những vùng có giá trị công nghiệp lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCLĐNB chiếm 55,6% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần KT- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.- Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.- Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Công nghiệp điện tử thuộc nhóm ngành :A. Công nghiệp năng lượng.B. Công nghiệp vật liệu.C. Công nghiệp sản xuất công cụ lao động.D. Công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng.Câu 2. Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp :A. Năng lượng. B. Vật liệu.C. Sản xuất công cụ lao động. D. Chế biến và hàng tiêu dùng.Câu 3. Đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.A. Hoá chất - phân bón - cao su. B. Luyện kim.C. Chế biến gỗ và lâm sản. D. Sành - sứ - thuỷ tinh.Câu 4. Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là :A. Vật liệu xây dựng và cơ khí. B. Hoá chất và vật liệu xây dựng.C. Cơ khí và luyện kim. D. Dệt may, xi măng và hoá chất.Câu 5. Khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp củanước ta là :A. Quốc doanh. B. Tập thể.C. Tư nhân và cá thể. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.Câu 6. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.Câu 7. Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.A. Thanh Hoá. B. Vinh. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang.Câu 8. Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệpnước ta.A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.B. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.C. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.D. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.Câu 9. Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểmcủa nước ta hiện nay :A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển.B. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác.D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

47

Page 48: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Câu 10. Công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên do:A. Vùng này thưa dân. B. Trình độ phát triển kinh tế thấpC. Địa hình khó khăn, hạn chế GTVT. D. Tất cả các ý trênCâu 11. Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về:A. Luyện kim, cơ khí. B. Dệt may, vật liệu xây dựng.C. Năng lượng. D. Hoá chất, giấy.Câu 12. Công nghiệp hoá dầu nằm trong nhóm ngành :A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp vật liệu.C. Công nghiệp sản xuất công cụ. D. Công nghiệp nhẹ.Câu 13. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là :A. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.C. Điện năng.D. Khai thác và chế biến dầu khí.Câu 14. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện ở :A. Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.B. Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.C. Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất nước.D. Là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.Câu 15. Trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp nhóm B được chú trọng phát triển vì :A. Có nhu cầu sản phẩm rất lớn. B. Phục vụ xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ.C. Tạo điều kiện tích luỹ vốn.D. Có điều kiện thuận lợi hơn và đáp ứng được yêu cầu.

C. ĐÁP ÁN

1. C 2. B 3. A 4. B 5. D 6. C 7. C8. D 9. D 10. D 11. D 12. B 13. C 14. C15. D

BÀI 27. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂMA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hậu quả kinh tế cao, tác đọng mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.1. Công nghiệp năng lượnga. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:* Công nghiệp khai thác than:- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng than cả nước, ngoài ra còn có than mỡ ở Thái Nguyên, than nâu ở ĐBSH, than bùn ở Cà Mau…- Than được khai thức dưới hình thức lộ thiên và hầm lò. Năm 2005, sản lượng than đạt 34,1 triệu tấn, tiêu thụ trong và ngoài nước.* Công nghiệp khai thác dầu khí- Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa: bể trầm tích s.Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai, với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.- Năm 1986, bắt đầu khai thác đến năm 2005, sản lượng dầu đạt 18,5 triệu tấn. (Năm 2009, đưa vào họat động nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi).- Khí đốt còn được đưa vào phục vụ cho các ngành công nghiệp điện lực, sản xuất phân bón như: nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm Phú Mỹ, Cà Mau.b. Công nghiệp điện lực:* Tình hình phát triển và cơ cấu:- Đến nay, sản lượng điện tăng rất nhanh đạt 52,1 tỷ kwh (2005), trong đó nhiệt điện cung cấp 70% sản lượng điện.

48

Page 49: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Đường dây 500 kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm (tp.HCM) đưa vào hoạt động.* Thủy điện:- Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).- Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (1900 MW), Yaly (700MW), Trị An (400 MW)…- Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (340 MW)* Nhiệt điện:- Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…- Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.- Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1 và 2 (trên 1000 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (450 MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4100 MW), Cà Mau 1, 2 (1500 MW)…2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: có nhiều tiềm năng phát triển: nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú; thị trường tiêu thụ lớn…a. Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt- Công nghiệp xay xát phát triển mạnh, sản lượng gạo, ngô xay xát,.. phân bố tập trung tp.HCM, HN, ĐBSH, ĐBSCL.- Công nghiệp đường mía,..phân bố tập trung ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT…- Công nghiệp chế biến cafe, chè, thuốc lá phát triển mạnh: chế biến chè chủ yếu ở TD-MN BB, Tây Nguyên; chế biến cafe chủ yếu ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB.- Công nghiệp rượu, bia, nước giải khát phát triển nhanh, tập trung nhất ở tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…b. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:- Chưa phát triển mạnh do cơ sở nguyên liệu cho ngành còn hạn chế.- Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở một số đô thị lớn. - Thịt và sản phẩm từ thịt: Hà Nội, tp.Hồ Chí Minh.c. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản:- Nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Cát Hải (HP), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). - Chế biến tôm, cá và một số sản phẩm khác: tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước,B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM * CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Câu 1. Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là :A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn.C. Đồng bằng sông Hồng. D. Cà Mau.Câu 2. Đường dây 500 KV nối :A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hoà Bình - Phú Lâm.C. Lạng Sơn - Cà Mau. D. Hoà Bình - Cà Mau.Câu 3. Nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là :A. Phú Mỹ. B. Phả Lại. C. Hiệp Phước. D. Hoà Bình.Câu 4. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệtđiện ở miền Nam.A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. Câu 5. Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đang được xây dựng ở Nghệ An là :A. A Vương. B. Bản Mai. C. Cần Đơn. D. Đại Ninh.Câu 6. Đây là đặc điểm của ngành dầu khí của nước ta :A. Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ.B. Trên 95% sản lượng được dùng để xuất khẩu thô.C. Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX.D. Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hoá dầu.Câu 7. Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích :A. Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.

49

Page 50: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

B. Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.C. Kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.D. Đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Câu 8. Nguồn dầu khí của nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu từ :A. Bể trầm tích Trung Bộ. B. Bể trầm tích Cửu Long.C. Bể trầm tích Nam Côn Sơn. D. Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.Câu 9. Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta có đặc điểm :A. Là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.B. Có liên quan, tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác.C. Ra đời sớm nhất trong các ngành công nghiệp.D. Tất cả các đặc điểm trên.Câu 10. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là :A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.B. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.C. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.D. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.Câu 11. Trữ lượng quặng bôxít lớn nhất nước ta tập trung ở :A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.B. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.D. Tây Nguyên.Câu 12. Dầu mỏ, khí đốt có tiềm năng và triển vọng lớn của nước ta tập trung ở :A. Bể trầm tích sông Hồng. B. Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.C. Bể trầm tích Cửu Long. D. Bể trầm tích Nam Côn Sơn.Câu 13. Dựa vào đặc điểm, tính chất tự nhiên và mục đích sử dụng có thể phân chia tài nguyên thiên nhiên theo :A. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.B. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên có thể phục hồi lại được.C. Tài nguyên không bị hao kiệt.D. Tài nguyên bị hao kiệt, nhưng có thể phục hồi được.Câu 14. Xét theo công dụng, thì khoáng sản phi kim loại như apatit, pirit, foforit là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành :A. Công nghiệp hoá chất, phân bón.B. Công nghiệp sản xuất vật liệu.C. Dùng làm chất trợ dung cho một số ngành công nghiệp nặng.D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.Câu 15. Loại khoáng sản thuận lợi trong khai thác và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta là :A. Than đá. B. Vật liệu xây dựng.C. Quặng sắt và crôm D. Quặng thiếc và titan ở ven biển.Câu 16. Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là :A. Dầu - khí và than nâu. B. Quặng bôxit.C. Quặng thiếc và titan. D. Quặng sắt và crôm.Câu 17. So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta :A. Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng, hạn chế về tiềm năng.B. Phong phú về thể loại, đa dạng về loại hình, rất khó khăn trong khai thác.C. Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí.D. Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt. Câu 18. Khoáng sản kim loại đen ở nước ta bao gồm :A. Quặng titan, crôm, sắt, mangan. B. Quặng sắt, bôxít, niken, mangan.C. Quặng crôm, titan, apatit, bôxit. D. Quặng bôxit, mangan, titan, sắt.Câu 19. Khoáng sản phi kim loại của nước ta bao gồm :A. Quặng photphorit, apatit, pyrit, sét xi măng, cao lanh, cát thủy tinh, đá quý.B. Quặng pyrit, sét xi măng, photphorit, bôxit, apatit, than đá, mangan.C. Quặng apatit, pyrit, đá vôi, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh.D. Quặng pyrit, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh, titan.Câu 20. Đây là 2 nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.A. Hoà Bình, Tuyên Quang. B. Thác Bà, Sơn La.

50

Page 51: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. Đại Thị, Sơn La. D. Bản Vẽ, Na Hang.ĐÁP ÁN1. C 2. B 3. C 4. B 5. B 6. B7. A 8. B 9. B 10. C 11. D 12. D13. B 14. A 15. B 16. B 17. A 18. A19. A 20. C* CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG – LÂM - THỦY SẢNCâu 1. Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở :A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ.C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.Câu 2. Thành phố Hồ Chí Minh có ngành xay xát phát triển nhờ :A. Có cơ sở hạ tầng phát triển. B. Gần vùng nguyên liệu.C. Có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu. D. Có truyền thống lâu đời.Câu 3. Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.Câu 4. Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi.A. Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt.B. Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế.C. Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường.D. Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu. Câu 5. Vùng trồng và chế biến thuốc lá hàng đầu của nước ta hiện nay là :A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.C. Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.Câu 6. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nướcta hiện nay là :A. Có thị trường xuất khẩu rộng mở. B. Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.D. Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước. Câu 7. Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3phân ngành.A. Công dụng của sản phẩm.B. Đặc điểm sản xuất.C. Nguồn nguyên liệu.D. Phân bố sản xuất.Câu 8. Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm :A. Muối. B. Nước mắm. C. Chè. D. Đồ hộp.Câu 9. Cà Ná là nơi sản xuất muối nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh :A. Nam Định. B. Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận. D. Kiên Giang.Câu 10. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì :A. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.B. Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.C. Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu.D. Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật.Câu 11. Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất ở nước ta.A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. B. Chế biến chè, thuốc lá.C. Chế biến hải sản. D. Xay xát.Câu 12. Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta.A. Cát Hải (Hải Phòng), Nam Ô ( Đà Nẵng), Tuy Hoà (Phú Yên).B. Phú Quốc ( Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa – VT)C. Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).D. Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hoà), Tuy Hoà (Phú Yên). Câu 13. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì :A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển.

51

Page 52: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.C. Có liên quan, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác.D. Tất cả các lí do trên.Câu 14. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có ngành chế biến sữa phát triển vì :A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào. B. Có thị trường tiêu thụ lớn.C. Có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất. D. Tất cả các lí do trên.Câu 15. Vùng công nghiệp sản xuất đường mía phát triển nhất nước ta là :A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.ĐÁP ÁN1. D 2. C 3. C 4. D 5. D 6. C7. C 8. A 9. C 10. B 11. D 12. C13. A 14. D 15. A* NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM Câu 1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố :A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.B. Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật.C. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.D. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.Câu 2. Hai nhân tố chính làm cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trở thành ngànhtrọng điểm của nước ta là :A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.B. Có thế mạnh lâu dài để phát triển và có tác động đến sự phát triển các ngành khác.C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.D. Có thế mạnh lâu dài để phát triển và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.Câu 3. Cơ sở công nghiệp đánh dấu sự ra đời của công nghiệp dệt nước ta là :A. Nhà máy dệt Đông Xuân Hà Nội. B. Nhà máy dệt Nam Định.C. Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội. D. Nhà máy dệt kim Hà Nội.Câu 4. Công nghiệp dệt thường tập trung ở các thành phố lớn vì :A. Thuận lợi để nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm sang các nước.B. Thường có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.C. Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.D. Có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, thu hút được đầu tư nước ngoài.Câu 5. Tân Mai là tên một nhà máy giấy lớn của tỉnh :A. Phú Thọ. B. Đồng Nai. C. Hà Tây. D. Bình Dương.Câu 6. Đây không phải là một phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.A. Công nghiệp dệt - may. B. Công nghiệp sành - sứ - thuỷ tinh.C . Công nghiệp sản xuất giấy. D. Công nghiệp sản xuất đồ nhựa.Câu 7. Vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp dệt - may nhất của nước ta hiện nay là :A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Hồng.Câu 8. Hai phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường gây ô nhiễm môitrường nên ít được phân bố gần các thành phố lớn là :A. In và văn phòng phẩm. B. Dệt nhuộm.C. Sản xuất giấy và thuộc da. D. Sành - sứ - thuỷ tinh.Câu 9. Khó khăn lớn nhất của ngành dệt của chúng ta hiện nay là :A. Thiếu nguyên liệu. B. Chất lượng lao động chưa đảm bảo.C. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường. D. Việc chậm đổi mới trang thiết bị.Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thời kì 2000 - 2005.Sản phẩm 2000 2002 2003 2004 2005Thủy tinh (nghìn tấn) 113 114 146 154 158Giấy bìa (nghìn tấn) 408 489 687 809 901Quần áo (triệu cái) 337 489 727 923 1011Vải lụa (triệu m2) 356 469 496 501 503Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?A. Thuỷ tinh và vải lụa là 2 ngành tăng chậm nhất, chỉ độ 1,4 lần.B. Quần áo may sẵn là ngành phát triển nhanh nhất, gấp 3 lần.

52

Page 53: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục.D. Giai đoạn 2003 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2002.Câu 11. Hiệu quả về mặt xã hội khi phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là :A. Sử dụng lao động nữ, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó.B. Giải quyết việc làm.C. Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh.D. Sử dụng ít điện năng, không gây ô nhiễm môi trường.Câu 12. Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là :A. Nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ.B. Thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước.C. Trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều.D. Nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng đầy đủ.Câu 13. Điểm khác nhau giữa công nghiệp dệt và công nghiệp may của chúng ta hiện nay là :A. Công nghiệp dệt là ngành truyền thống, công nghiệp may là ngành mới ra đời.B. Công nghiệp dệt phát triển chậm và hiệu quả không cao bằng ngành may.C. Công nghiệp dệt thường gắn với vùng nguyên liệu, công nghiệp may gắn với thị trường.D. Công nghiệp may phân bố rộng rãi hơn công nghiệp dệt.Câu 14. Vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất của ngành công nghiệp may của nước ta là :A. Nguyên liệu. B. Lao động.C. Thị trường. D. Máy móc thiết bị.Câu 15. Đây là đặc điểm chung của hai nhà máy giấy Bãi Bằng và Tân Mai :A. Có quy mô lớn nhất nước ta. B. Liên doanh với nước ngoài.C. Chưa khai thác hết công suất. D. Tất cả các đặc điểm trên.ĐÁP ÁN1. C 2. A 3. B 4. B 5. B 6. D7. A 8. C 9. D 10. D 11. B 12.B13.B 14. C 15. DBÀI 28. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sx công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả kinh tế cao.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệpa. Điểm công nghiệp- Đồng nhất với 1 điểm dân cư- Gồm từ 1-2 xí nghiệp nằm gần khu nguyên nhiên liệu CN or ngliệu nông sản- Không có mlhệ với các xí nghiệp khác.- Điểm CN ở nước ta: nhà máy mì, đường,…b. Khu công nghiệp- Có ranh giới địa lý xác định, có VTĐL thuận lợi.- Chuyên SX CN và thực hiện các dịch vụ hổ trợ SX CN.- Không có dân cư sinh sống.- Phân bố không đều: tập trung ở ĐNB,ĐBSH,DHMN các vung khác hạn chế.c. Trung tâm công nghiệp- Gần với đô thị vừa và lớn có VTĐL thuận lợi.- Bao gồm KCN, điểm CN, và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về SX và KT.- Có các xí nghiệp hạt nhân, xí nghiệp bổ trợ- Phân loai:+ Dụa vào phân công lao động gồm: TTCN quốc gia,vung, địa phương.+ Dựa vào giá trị SX gồm : TTCN rất lớn, lớn, trung bình.d. Vùng công nghiệp- Nước ta được chia thành 6 vùng công nghiệp chính:+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh). + Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. + Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

53

Page 54: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng. + Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hình thức công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư:A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp C. Trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp Câu 2. Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung.C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.Câu 3. Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp :A. Số 3. B. Số 4. C. Số 5. D. Số 6.Câu 4. Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung.A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn. Câu 5. Việt Trì là một trung tâm công nghiệp :A. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.B. Có quy mô rất nhỏ, chỉ có ý nghĩa địa phương.C. Có quy mô trung bình có ý nghĩa vùng.D. Không phải là một trung tâm công nghiệp, chỉ là một điểm công nghiệp. Câu 6. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :A. Quy mô và chức năng của các trung tâm.B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.C. Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.D. Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.Câu 7. Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Côngnghiệp :A. Hà Tĩnh. B. Thừa Thiên - Huế. C. Đà Nẵng. D. Ninh Thuận.Câu 8. Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?A. Quy Nhơn. B. Tĩnh Túc. C. Bắc Giang. D. Hạ Long.

Câu 9. Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ?A. Khu chế xuất. B. Khu công nghệ cao.C. Khu công nghiệp tập trung. D. Khu kinh tế mở.Câu 10. Đây là các khu công nghiệp tập trung của nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam :A. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.B. Tân Thuận, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Đồ Sơn.C. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.D. Đồ Sơn, Chân Mây, Hoà Khánh, Nhơn Hội, Tân Thuận. Câu 11. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :A. Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.C. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.D. Tất cả các ý trên.Câu 12. Khu công nghiệp tập trung ở nước ta ra đời vào thời kì :A. Từ năm 1960 ở miền Bắc. B. Từ sau 1975, khi đất nước đã thống nhất.C. Từ sau Đổi mới nền kinh tế - xã hội.D. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX.Câu 13. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là :A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ.D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định.Câu 14. Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công

54

Page 55: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

nghiệp ở nước ta.A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước.D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.Câu 15. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trẻ tuổi nhất của nước ta là :A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp.C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp.

C. ĐÁP ÁN1. A 2. C 3. C 4. B 5. C 6. C7. A 8. B 9. D 10. D 11. D 12. D13. A 14. A 15. B

BÀI 30. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH GTVT VÀ TTLLA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Giao thông vận tảiNhững điều kiện phát triển GTVT nước ta:* Vị trí địa lí:- Nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á.- Gần tuyến hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.- Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.- Vị trí trung chuyển của các tuyến hàng không quốc tế.- Vị trí này cho phép nước ta phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không trong nước và quốc tế.* Điều kiện tự nhiên:- Địa hình:+ Địa hình kéo dài theo chiều Bắc Nam.+ Hướng núi và hướng sông của miền Bắc và Miền Trung.+ Tuy nhiên nước ta ¾ là đồi núi, cao nguyên, lại bị chia cắt mạnh nên việc xây dựng GTVT gặp nhiều khó khăn.- Khí hậu:+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, giao thông có thể hoạt động suốt 12 tháng.+ Mùa mưa bão giao thông gặp nhiều khó khăn.- Thủy văn :+ Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và mạng lưới kênh rạch chằng chịch.+ Bờ biển nước ta nhiều đoạn khúc khỉu tạo nên nhiều vịnh kín và nhiều cửa sông lớn là điều kiện xây dựng các cảng nước sâu (Cái Lanh, Dung Quất, Cam Ranh, . . .).+ Chế độ nước theo mùa gây khó khăn cho GTVT.* Điều kiện kinh tế – Xã hội :- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển của ngành giao thông.- Nền kinh tế nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu GTVT phải đi trước một bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.- Cơ sở vật chất:+ Nước ta đã xây dựng được một mạng lưới giao thông rộng khắc và đa dạng.+ Nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, xây dựng nhiều tuyến giao thông huyết mật.+ Nhiều xí nghiệp cơ khí giao thông sản xuất các phương tiện giao thông hiện đại+ Đội ngũ công nhân ngành giao thông trình độ cao ngày càng nhiều.- Đường lối chính sách: Ưu tiên phát triển GTVT, đổi mới cơ chế, Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng mạng lưới giao thông. a. Đường ô tô:- Mạng lưới đường bộ ngày càng hiện đại hóa, cơ bản đã phủ kín các vùng. Tổng chiều dài 181421km, mật độ trung bình 0,55 km/km2.- Tuyến đường chính:+ Quốc lộ 1A dài 2300km (từ cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn đến Năm Căn, Cà Mau) là tuyến đường xương sống của nước ta.+ Quốc lộ 14 dài 890 km từ Quảng Trị đến Bình Phước.+ Các Quốc lộ theo hướng Đông – Tây: 2, 3, 4, 5, 6, 20, 22, …

55

Page 56: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Tuyến đường Hồ Chí Minh dài trên 3000 km, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội dải đất phía Tây của đất nước.b. Đường sắt:- Đặc điểm:+ Tổng chiều dài là 3143,7km. Trong đó có 2630 km đường chính, gồm 6 tuyến.+ Đường sắt Thống Nhất. (Hà Nội – Thành phố HCM) dài 1726 km.+ Các tuyến khác: Hà Nội – Hải Phòng 102 km, Hà Nội – Lào Cai 293 km, Hà Nội – Thái Nguyên 75 km, …- Trước 1991 còn chậm phát triển, chất lượng phục vụ hạn chế. Nay được nâng cấp hiện đại hóa.c. Đường sông:- Điều kiện phát triển:+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.+ Có nhiều sông lớn.+ Hạn chế: Nhiều thiên tai, phân hóa mực nước sông theo mùa.- Tuyến đường chính:+ Sử dụng 11000km vào mục đích giao thông.+ Tập trung:● Hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình.● Hệ thống sông Mêkông – sông Đồng Nai.● Một số sông lớn ở miền Trung.d. Đường biển:- Điều kiện phát triển:+ Đường bờ biển dài 3260km.+ Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.- Cả nước có 73 cảng biển lớn nhỏ.- Tuyến đường chính: Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh: 1500km.- Các hải cảng và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất, Sài Gòn, ..e. Đường hàng không:- Tình hình phát triển:+ Ngành non trẻ, phát triển nhanh.+ Đến năm 2007 có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.- Tuyến bay: Hà Nội – TP HCM – Đà Nẳng và đến 16 tỉnh và thành phố trong nước cũng như nhiều nơi trên thế giới.đ. Đường ống:- Ngày càng phát triển – vận chuyển dầu khí.- Tuyến đường ống B12 (Bãi Cháy – Hạ Long) tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Các tuyến đường dẫn khí ở thềm lục địa phía Nam vào đất liền.- Với 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 570 km đường ống dẫn khí…2. Thông tin liên lạca. Bưu chính* Hiện trạng phát triển:- Đặc điểm nổi bật có tính phục vụ cao.- Có hơn 300 bưu cục, 18 nghìn điểm, 8 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã.- Hạn chế:+ Mạng lưói phân bố chưa hợp lí.+ Công nghệ lạc hậu.+ Quy trình nghiệp vụ thủ công.+ Thiếu lao động có trình độ.* Xu hướng phát triển:- Cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá.- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.b. Viễn thông* Đặc điểm:- Tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc.+ Trước đổi mới: lạc hậu, nghèo nàn.+ Nay: Tăng trưởng cao: 30%/năm. Có 13,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân.

56

Page 57: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Chú trọng đầu tư công nghệ mới, hiện đại.* Mạng lưới Viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:+ Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định, di động.+ Mạng phi thoại: fax, báo điện tử…+ Mạng truyền dẫn: Sợi cáp quang, sóng viba, …B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam.A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây.Câu 2. Đây là hai thành phố được nối với nhau bằng đường sắt.A. Hải Phòng - Hạ Long. B. Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh.C. Đà Lạt - Đà Nẵng. D. Hà Nội - Thái Nguyên.Câu 3. Đây là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta.A. Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực.B. Hơn một nửa đã được trải nhựa.C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng.D. Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam.Câu 4. Đường quốc lộ 1A không đi qua thành phố này :A. Cần Thơ. B. Việt Trì. C. Thanh Hoá. D. Biên Hoà.Câu 5. Hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường sông của nước ta là :A. Chỉ phát triển chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.B. Bị hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.C. Lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển ít, phân tán.D. Sông ngòi có nhiều ghềnh thác, chảy chủ yếu theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 6. Từ Bắc vào Nam, đường quốc lộ 1A đi qua lần lượt các tỉnh thành :A. Hà Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Cần Thơ, An Giang.B. Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ.C. Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, Cần Thơ.D. Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đồng Nai.Câu 7. Đây là phương thức truyền dẫn cổ điển, hiện nay được thay thế bằng các phương thức tiên tiến hơn.A. Viba. B. Cáp quang. C. Viễn thông quốc tế. D. Dây trần.Câu 8. Dựa vào bảng số liệu sau đây về khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phântheo loại hình vận tải. (Đơn vị: nghìn tấn)

NămLoại hình 1990 1995 2000 2005

Đường ô tô 54 640 92 255 141 139 212 263

Đường sắt 2 341 4 515 6 258 8 838

Đường sông 27 071 28 466 43 015 62 984

Đường biển 4 358 7 306 15 552 33 118

Nhận định nào chưa chính xác ?A. Đường sông là ngành có tỉ trọng lớn thứ hai nhưng là ngành tăng chậm nhất.B. Đường biển là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi.C. Đường ô tô là ngành có tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong các loại hình.D. Đường sắt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất vì cơ sở vật chất còn nghèo và lạc hậu.Câu 9. Đây là một cảng sông nhưng lại được xem như một cảng biển.A. Sài Gòn. B. Vũng Tàu. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng.Câu 10. Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á là :A. Đường bộ. B. Đường sông.C. Đường biển. D. Đường hàng không.Câu 11. Tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là :A. Đường sắt Thống Nhất. B. Quốc lộ 1A.C. Đường biển. D. Tuyến Bắc - Nam.Câu 12. Hướng chuyên môn hóa vận tải hàng hóa và hành khách của giao thông vận tải

57

Page 58: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

đường thủy nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng :A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu LongCâu 13. Năm 2002, khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta cao nhất xếp theo thứ tự là :A. Vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển.B. Vận tải đường bộ, đường sông, đường sắt.C. Vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường sông.D. Vận tải đường sông, đường biển, đường bộ, đường sắt.Câu 14. Trong các loại hình vận tải, thì giao thông vận tải đường bộ (ô tô) ở nước ta :A. Có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.B. Chiếm ưu thế cả về khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển.C. Phát triển không ổn định.D. Có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao nhất.Câu 15. Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là :A. Đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không.B. Đường sắt, đường sông, đường hàng không.C. Đường sông, đường hàng không, đường biển. D. Đường biển. Câu 16. Các cảng lớn của nước ta xếp theo thứ tự từ Nam ra Bắc là :A. Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ.B. Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Cái Lân, Hải Phòng.C. Trà Nóc, Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Hải Phòng, Cái Lân.D. Cam Ranh, Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây, Vũng Áng, Nghi Sơn.Câu 17. Sân bay đang hoạt động ở Bắc Trung Bộ là :A. Huế, Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát.B. Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Chu Lai.C. Phú Bài, Chu Lai, Vinh. D. Vinh, Phú Bài.Câu 18. Sân bay nội địa đang hoạt động ở Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ bắc vào nam là :A. Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.B. Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.C. Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.D. Phù Cát, Đông Tác, Nha Trang, Cam Ranh.Câu 19. Về điện thoại quốc tế, hiện nay nước ta có các cửa chính để liên lạc trực tiếp là :A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương.Câu 20. Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin :A. Cấp quốc gia. B. Cấp vùng. C. Cấp tỉnh (thành phố). D. Quốc tế.

C. ĐÁP ÁN1. B 2. D 3. C 4. B 5. B 6. B7. D 8. C 9. A 10. C 11. D 12. D13. B 14. B 15. D 16. C 17. D 18. C19. B 20. DBÀI 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI , DU LỊCH A. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Thương mạia. Vai trò:- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Với các nhà sản xuất, có tác dụng đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. - Với người tiêu dùng có vai trò trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội.- Có vai trò điều tiết sản xuất. - Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới. - Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

58

Page 59: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.b. Nội thương:* Tình hình phát triển:- Sau khi thống nhất đất nước đến nay, đã hình thành thị trường thống nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.* Cơ cấu theo thành phần kinh tế:- Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2005 theo thành phần kinh tế: khu vực ngoài Nhà nước chiếm 83,3%, khu vực Nhà nước chiếm 12,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,8%.c. Ngoại thương* Tình hình:- Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.- Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.- Năm 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.* Xuất khẩu:- XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.- Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: hàng CN nặng và khoáng sản, hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, hàng nông ,lâm, thuỷ sản.- Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.* Hạn chế: hàng gia công vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (90-95% hàng dệt may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đ/v da giày).* Nhập khẩu:- Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005, nhập siêu- Các mặt hàng NK: tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, nguyên liệu…- Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.2. Du lịcha. Tài nguyên du lịch* Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.- Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng…- Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.- Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng) Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.- Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.* Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm di tích, lễ hội, tài nguyên khác…- Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.- Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa quốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương…- Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch.b. Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu:* Tình hình phát triển* Sự phân hóa lãnh thổ:- Nước ta chia làm 3 vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, BTB, NTB và Nam Bộ.- Tập trung ở 2 tam giác tăng trưởng du lịch: HN-HP-QN, tp.HCM-Nha Trang-Đà Lạt.- Các trung tâm du lịch quốc gia: Hà Nội, tp.HCM, Huế, Đà Nẵng,...* Phát triển du lịch bền vững:- Là mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành du lịch =>bền vững về KT, XH, tài nguyên-môi trường.

59

Page 60: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Cần có nhiều giải pháp đồng bộ như: tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên-môi trường gắn với lợi ích cộng đồng, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, giáo dục-đào tạo về du lịch.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1. Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là :A. Nhà nước. B. Tập thể.C. Tư nhân, cá thể. D. Nước ngoài.Câu 2. Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới.A. Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê.B. Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá.C. Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên.D. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.Câu 3. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :A. Lương thực, thực phẩm. B. Nguyên, nhiên vật liệu.C. Máy móc thiết bị. D. Hàng tiêu dùng.Câu 4. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36 978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác ?A. Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD.B. Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD. C. Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%.D. Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%.Câu 5. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là :A. Hàng may mặc. B. Hàng thuỷ sản. C. Gạo. D. Dầu thô.Câu 6. Đây là những hạn chế của hàng chế biến để xuất khẩu nước ta.A. Tỉ trọng hàng gia công còn lớn. B. Giá thành sản phẩm còn cao.C. Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập. D. Tất cả các nhược điểm trên.Câu 7. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là :A. Các nước ASEAN. B. Các nước EU. C. Hoa Kì. D. Trung Quốc.Câu 8. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào :A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất.C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.Câu 9. Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực :A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì1990 - 2005. (Đơn vị : %)

NămLoại 1990 1992 1995 2000 2005

Xuất khẩu 45,6 50,4 40,1 49,6 46,7

Nhập khẩu 54,4 49,6 59,9 50,4 53,3

Nhận định đúng nhất là :A. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.B. Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao hơn xuất khẩu.C. Tình trạng nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng.D. Năm 2005, nhập siêu lớn do các nhà đầu tư nhập máy móc thiết bị nhiều. Câu 11. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm :A. Thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu.B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất.C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. D. Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất.Câu 12. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là :A. Khoáng sản.

B. Hàng công nghiệp nặng.C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công.D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản.

60

Page 61: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Câu 13. Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III.B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới.C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương.D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống.Câu 14. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta.(Đơn vị : %)

NămNhóm hàng 1995 1999 2000 2002 2005

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 29,0 29,0

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công 28,5 36,8 33,8 41,0 44,0

Hàng nông, lâm, thuỷ sản 46,2 31,9 29,0 30,0 27,0

Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng tỉ trọng do sản lượng và giá dầu thô tăng.B. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công tăng nhanh nhờ đẩy mạnh công nghiệp hoá.C. Hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm do giảm bớt việc xuất các nông sản thô mà chuyển qua chế biến.D. Giai đoạn 1995 - 2000 có sự tiến bộ hơn so với giai đoạn 2000 - 2005.Câu 15. Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là :A. Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu).B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.C. Du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác. D. Tất cả các ý trên.

C. ĐÁP ÁN1. C 2. A 3. B 4. A 5. D 6. D7. A 8. C 9. C 10. C 11. B 12. C13. C 14. D 15. A

\

§Þa lÝ c¸c vïng kinh tÕĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ

Bài 32

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH

Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNa. Kiến thức

1. Khỏi quỏt chung- Gồm cỏc tỉnh :

61

Page 62: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Tõy Bắc : Điện Biờn, Lai Chõu, Sơn La, Hoà Bỡnh ;

+ Đụng Bắc : Lào Cai, Yờn Bỏi, Phỳ Thọ, Hà Giang, Tuyờn Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thỏi Nguyờn, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Cú diện tớch lớn nhất nước ta (trờn 101 nghỡn km2), dõn số 12 triệu người (năm 2006).

- Cú vị trớ địa lớ đặc biệt, mạng lưới giao thụng vận tải được đầu tư, nõng cấp, nờn ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với cỏc vựng khỏc trong nước và xõy dựng nền kinh tế mở.

- Cú tài nguyờn thiờn nhiờn đa dạng, cú khả năng đa dạng hoỏ cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về cụng nghiệp khai thỏc và chế biến khoỏng sản, thuỷ điện, nền nụng nghiệp nhiệt đới.

- Thưa dõn.

+ Cú nhiều dõn tộc ớt người.

+ Vựng căn cứ địa cỏch mạng, vựng cú Điện Biờn Phủ lịch sử.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật đó cú nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất kĩ thuật tập trung nhiều hơn ở trung du.

2. Khai thỏc, chế biến khoỏng sản và thuỷ điện- Vựng giàu tài nguyờn khoỏng sản bậc nhất nước ta. Cỏc khoỏng sản chớnh : than, sắt, thiếc, chỡ - kẽm,

đồng, apatit, pyrit, đỏ vụi và sột làm xi măng, gạch ngúi, gạch chịu lửa... Tờn và nơi phõn bố của cỏc mỏ khoỏng sản.

- Trữ năng thuỷ điện ở cỏc sụng suối khỏ lớn. + Hệ thống sụng Hồng (11 nghỡn MW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riờng sụng Đà gần 6

nghỡn MW. + Nguồn thuỷ năng lớn này đang được khai thỏc. Cỏc nhà mỏy thủy điện và cụng suất.

3. Trồng và chế biến cõy cụng nghiệp, cõy dược liệu, rau quả cận nhiệt và ụn đới

- Cú phần lớn diện tớch là đất feralit trờn đỏ phiến, đỏ vụi và cỏc đỏ mẹ khỏc, ngoài ra cũn cú đất phự sa cổ (ở trung du). Đất phự sa cú ở dọc cỏc thung lũng sụng và cỏc cỏnh đồng ở miền nỳi như Than Uyờn, Nghĩa Lộ, Điện Biờn, Trựng Khỏnh...

- Cú khớ hậu nhiệt đới ẩm, giú mựa, cú mựa đụng lạnh, lại chịu ảnh hưởng sõu sắc của điều kiện địa hỡnh vựng nỳi.

- Khú khăn : + Rột đậm, rột hại, sương muối và tỡnh trạng thiếu nước về mựa đụng.+ Mạng lưới cỏc cơ sở cụng nghiệp chế biến nụng sản (nguyờn liệu cõy cụng nghiệp) chưa cõn xứng với thế

mạnh của vựng.- Đẩy mạnh sản xuất cõy cụng nghiệp và cõy đặc sản cho phộp phỏt triển nền nụng nghiệp hàng húa cú hiệu

quả cao và cú tỏc dụng hạn chế nạ du canh, du cư trong vựng.

4. Chăn nuụi gia sỳc - Cú nhiều đồng cỏ.

- Cỏc vật nuụi (trõu, bũ).

- Một số hạn chế (vận chuyển sản phẩm, đồng cỏ).

- Phỏt triển đàn lợn trong vựng.

5. Kinh tế biểnVựng biển Quảng Ninh :

- Phỏt triển mạnh đỏnh bắt , nhất là đỏnh bắt xa bờ và nuụi trồng thuỷ sản.

- Phỏt triển du lịch biển - đảo.

62

Page 63: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Đang xõy dựng và nõng cấp cảng Cỏi Lõn, tạo đà cho sự hỡnh thành khu cụng nghiệp Cỏi Lõn...

b. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ của vựng, nhận xột và giải thớch sự phõn bố một số ngành sản xuất nổi bật.

- Vẽ và phõn tớch biểu đồ, số liệu thống kờ liờn quan đến kinh tế của vựng Trung du và miền nỳi Bắc Bộ.

- Điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam : Hoà Bỡnh, Thỏi Nguyờn, Điện Biờn.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Hóy chứng minhh nhận định : Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú vị trớ địa lớ đặc biệt, lại cú mạng lưới giao thụng vận tải đang được đầu tư, nõng cấp, nờn ngày càng thuận lợi cho việc giao thụng với cỏc vựng khỏc trong cả nước và xõy dựng nền kinh tế mở.

Cõu 2. Dựa vào bản đồ Địa lớ tự nhiờn Việt Nam hoặc Atlat Địa lớ Việt Nam), hóy kể tờn cỏc loại khoỏng sản chủ yếu và tờn cỏc mỏ chớnh ở Trung du và miền nỳi Bắc Bộ

Cõu 3. Tại sao núi việc phỏt huy cỏc thế mạnh của Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chớnh trị, xó hội sõu sắc ?

Cõu 4. Hóy phõn tớch khả năng và hiện trạng phỏt triển cõy cụng nghiệp và cõy đặc sản trong vựng.

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè

Đề kiểm tra 15 phỳt

Đề 1. Hóy phõn tớch khả năng và hiện trạng phỏt triển chăn nuụi gia sỳc lớn của vựng Trung du và miền nỳi Bắc Bộ.

Đề 2. a) Hóy xỏc định trờn bản đồ cỏc mỏ lớn trong vựng và phõn tớch những thuận lợi và khú khăn trong việc khai thỏc thế mạnh về tài nguyờn khoỏng sản của vựng.

b) Hóy xỏc định trờn bản đồ cỏc trung tõm cụng nghiệp quan trọng của vựng.

Phõn tớch khả năng và hiện trạng phỏt triển cõy cụng nghiệp và cõy đặc sản ở vựng Trung su và miền nỳi Bắc Bộ.

Đề 3. Phõn tớch khả năng và hiện trạng phỏt triển cõy cụng nghiệp và cõy đặc sản ở vựng Trung su và miền nỳi Bắc Bộ.

Đề 4. Khoanh trũn chữ cỏi đầu ý em cho là đỳng nhất trong mỗi cõu sau :Cõu 1. Thế mạnh nào sauu đõy khụng phải của Vựng Trung du và Miền nỳi phớa Bắc ?

a. Phỏt triển kinh tế biển và du lịch.

b. Phỏt triển chăn nuụi trõu, bũ, ngựa, dờ, lợn.

c. Trồng cõy cụng nghiệp dài ngày điển hỡnh cho vựng nhiệt đới.

d. Khai thỏc, chế biến khoỏng sản và thuỷ điện.

Cõu 2. Nguyờn nhõn chủ yếu là cho tài nguyờn rừng của Trung du và miền nỳi phớa Bắc bị suy thoỏi là do :a. Lượng mưa ngày càng giảm sỳt.b. Khớ hậu toàn cầu núng lờn.c. Độ dốc địa hỡnh lớn.d. Nạn du canh, du cư.

Cõu 3. Khoỏng sản nào sau đõy khụng tập trung ở Trung du và miền nỳi Bắc Bộ ?a. Sắt.b. Đồng.c. Bụxit.d. Pyrit.

63

Page 64: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Cõu 4. Khú khăn lớn nhất trong việc khai thỏc khoỏng sản ở Trung du và miền nỳi Bắc Bộ là :a. Khoỏng sản phõn bố rải rỏc.b. Địa hỡnh dốc, giao thụng khú khăn.c. Khớ hậu diễn biến thất thường.d. Đũi hỏi chi phớ đầu tư lớn và cụng nghệ cao.

Cõu 5. So với trữ năng thuỷ điện của cả nước, hệ thống sụng Hồng chiếm hơn :a. 1/3.b. 2/3.c. 1/2.d. 3/4.

Cõu 6. Cỏc nhà mỏy thuỷ điện đó và đang xõy dựng ở Trung du và miền nỳi phớa Bắc là :a. Hoà Bỡnh, Thỏc Bà, Sơn La.b. Hoà Bỡnh, Thỏc Bà, Trị An.c. Đa Nhim, Thỏc Bà, Sơn La.d. Hoà Bỡnh, Trị An, Sơn La.

Cõu 7. Điểm cần lưu ý trong việc xõy dựng cỏc nhà mỏy thuỷ điện ở Trung du và miền nỳi Bắc Bộ về mặt mụi trường là :

a. Hạn chế việc khai phỏ tự nhiờn.b. Đảm bảo khụng ụ nhiễm mụii trường.c. Tớnh toỏn đến những thay đổi của tự nhiờn.d. Bảo vệ và tụn tạo vẻ đẹp của tự nhiờn.

Cõu 8. Thế mạnh đặc biệt của vựng Trung du và miền nỳi Bắc Bộ để phỏt triển cỏc cõy cụng nghiệp cú nguồn gốc cận nhiệt và ụn đới bắt nguồn từ :

a. Đất feralit trờn đỏ vụi cú diện tớch rộng.b. Cỏc cao nguyờn tương đối bằng phẳng.c. Khớ hậu nhiệt đới ẩm, giú mựa, cú một mựa đụng lạnh.d. Cú nhiều giống cõy cụng nghiệp tốt.

Cõu 9. Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú thế mạnh rất nổi bật về :a. Năng lượng.

b. Hoỏ chất phõn bún.

c. Luyện kim đen.

d. Luyện kim màu.

Cõu 10. Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú thế mạnh đặc sắc về :a. Cõy cụng nghiệp cận nhiệt và ụn đới.

b. Chăn nuụi gia sỳc lớn.

c. Du lịch sinh thỏi.

d. Cõu a + b đỳng.

Cõu 11. Cõy cụng nghiệp chủ lực của Trung du và miền nỳi Bắc Bộ là :a. Cà phờ.b. Đậu tương.c. Chố.d. Thuốc lỏ.

Cõu 12. Đàn lợn của Trung du và miền nỳi phớa Bắc phỏt triển chủ yếu dựa vào :

a. Sự phong phỳ của thức ăn trong rừng.

b. Nguồn lỳa gạo và phụ phẩm của nú.

64

Page 65: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

c. Sự phong phỳ của hoa màu lương thực.

d. Sản phẩm phụ của chế biến thuỷ sản.

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. Chứng minh nhận định : Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú vị trớ địa lớ đặc biệt, lại cú mạng lưới giao thụng vận tải đang được đầu tư, nõng cấp, nờn ngày càng thuận lợi cho việc giao thụng với cỏc vựng khỏc trong cả nước và xõy dựng nền kinh tế mở.

- Vị trớ địa lớ của Trung du và miền nỳi Bắc Bộ : nằm về phớa Bắc nước ta, giỏp Trrung Quốc, Lào, kề vựng kinh tế Đồng bằng sụng Hồng, giỏp vựng kinh tế Bắc Trung Bộ và giỏp Biển Đụng.

Cựng với sự phỏt triển của hệ thống giao thụng vận tải và sự thụng thương qua cỏc cỏc cửa khẩu, Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú mối quan hệ mật thiết với cỏc tỉnh phớa nam Trung Quốc, cú khả năng giao lưu với nước ngoài bằng đường biển (qua cỏc cảng ở Quảng Ninh).

- Nằm kề bờn vựng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nờn Trung du và miền nỳi Bắc Bộ chịu tỏc động lan toả ngày càng lớn của vựng này.

Cõu 2. Cỏc loại khoỏng sản chủ yếu và tờn cỏc mỏ chớnh ở Trung du và miền nỳi Bắc Bộ

Khoỏng sản Tờn mỏThan Quảng NinhĐồng - niken Sơn LaĐất hiếm Lai ChõuSắt Yờn BỏiThiếc, bụxit Cao BằngKẽm - chỡ Chợ Điền (Bắc Kạn)Đồng, vàng Lào CaiThiếc Tĩnh Tỳc (Cao Bằng)Apatit Lào Cai

Cõu 3. Việc phỏt huy cỏc thế mạnh của Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chớnh trị, xó hội sõu sắc

- í nghĩa kinh tế lớn : Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thỏc một phần. Việc phỏt huy cỏc thế mạnh của vựng sẽ gúp phần nõng cao vị thế của vựng trong nền kinh tế cả nước và đúng gúp quan trọng vào sự phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng, tạo ra cơ cấu kinh tế của vựng ngày càng hoàn thiện hơn.

- í nghĩa chớnh trị, xó hội : đõy là vựng cú nhiều dõn tộc ớt người, đồng bào cỏc dõn tộc đó đúng gúp rất lớn cho sự nghiệp xõy dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiờn, trong vựng vẫn cũn nhiều xó nghốo, huyện nghốo.

Cõu 4. Phõn tớch khả năng và hiện trạng phỏt triển cõy cụng nghiệp và cõy đặc sản trong vựng.

- Cú phần lớn diện tớch là đất feralit trờn đỏ phiến, đỏ vụi và cỏc đỏ mẹ khỏc, ngoài ra cũn cú đất phự sa cổ (ở trung du). Đất phự sa cú ở dọc cỏc thung lũng sụng và cỏc cỏnh đồng ở miền nỳi như Than Uyờn, Nghĩa Lộ, Điện Biờn, Trựng Khỏnh...

- Cú khớ hậu nhiệt đới ẩm, giú mựa, cú mựa đụng lạnh, lại chịu ảnh hưởng sõu sắc của điều kiện địa hỡnh vựng nỳi. Nhờ vậy, Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú thế mạnh đặc biệt để phỏt triển cỏc cõy cụng nghiệp cú nguồn gốc cận nhiệt và ụn đới. Đõy là vựng chố lớn nhất cả nước, với cỏc loại chố thơm ngon nổi tiếng ở Phỳ Thọ, Thỏi Nguyờn, Yờn Bỏi, Hà Giang, Sơn La....

+ Cỏc vựng nỳi giỏp biờn giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trờn vựng nỳi cao Hoàng Liờn Sơn cú điều kiện khớ hậu rất thuận lợi cho trồng cỏc cõy thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng,, hồi, thảo quả...), cỏc cõy ăn quả (mận, đào, lờ). Ở Sa Pa cú thể trồng rau ụn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

65

Page 66: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Khả năng mở rộng diện tớch và nõng cao năng suất cõy cụng nghiệp, cõy đặc sản cũn rất lớn, nhưng khú khăn lớn là :

+ Rột đậm, rột hại, sương muối và tỡnh trạng thiếu nước về mựa đụng.

+ Mạng lưới cỏc cơ sở cụng nghiệp chế biến nụng sản (nguyờn liệu cõy cụng nghiệp) chưa cõn xứng với thế mạnh của vựng.

- Đẩy mạnh sản xuất cõy cụng nghiệp và cõy đặc sản cho phộp phỏt triển nền nụng nghiệp hàng húa cú hiệu quả cao và cú tỏc dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vựng.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kiểm tra theo chuẩn

Đề 1. Phõn tớch khả năng và hiện trạng phỏt triển chăn nuụi gia sỳc lớn của vựng Trung du và miền nỳi Bắc Bộ.

- Cú nhiều đồng cỏ, chủ yếu trờn cỏc cao nguyờn ở độ cao 600 - 700 m, phỏt triển chăn nuụi trõu, bũ (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dờ. Bũ sữa được nuụi tập trung ở cao nguyờn Mộc Chõu (Sơn La). Trõu, bũ thịt được nuụi rộng rói, nhất là trõu. Đàn trõu chiếm 3/5 đàn trõu cả nước, đàn bũ bằng 16% đàn bũ cả nước (2005).

- Hiện nay, những khú khăn trong cụng tỏc vận chuyển cỏc sản phẩm chăn nuụi tới vựng tiờu thụ (đồng bằng và đụ thị) làm hạn chế việc phỏt triển chăn nuụi gia sỳc lớn của vựng. Thờm vào đú, cỏc đồng cỏ cũng cần đ ược cải tạo, nõng cao năng suất.

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuụi nhiều hơn, nờn đàn lợn trong vựng tăng nhanh (chiếm 21% đàn lợn cả nước).

Đề 2. a) Cỏc mỏ lớn trong vựng và những thuận lợi và khú khăn trong việc khai thỏc thế mạnh về tài nguyờn khoỏng sản của vựng.

- Cỏc mỏ lớn : than ở Quảng Ninh, mỏ quặng đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Chõu), mỏ sắt ở Yờn Bỏi, thiếc và bụxit ở Cao Bằng, kẽm - chỡ ở Chợ Điền (Bắc Kạn), đồng - vàng (Lào Cai). thiếc Tĩnh Tỳc (Cao Bằng), apatit (Lào Cai).

- Thuận lợi : Tài nguyờn khoỏng sản phong phỳ nhất nước ta (tạo ra lợi thế của vựng về cỏc ngành cụng nghiệp khai thỏc, chế biến khoỏng sản, từ đú tạo ra cơ cấu ngành cụng nghiệp nặng).

- Khú khăn : việc khai thỏc đa số cỏc mỏ đồi hỏi phải cú phương tiện hiện đại, chi phớ cao, lao động lành nghề. Về điểm nayg, Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú nhiều hạn chế.

b) Cỏc trung tõm cụng nghiệp quan trọng của vựng.

- Trung tõm cụng nghiệp quan trọng : Thỏi Nguyờn, Việt Trỡ, Hạ Long, Lạng Sơn.

Đề 3. Phõn tớch khả năng và hiện trạng phỏt triển cõy cụng nghiệp và cõy đặc sản ở vựng Trung su và miền nỳi Bắc Bộ.

- Cú phần lớn diện tớch là đất feralit trờn đỏ phiến, đỏ vụi và cỏc đỏ mẹ khỏc, ngoài ra cũn cú đất phự sa cổ (ở trung du). Đất phự sa cú ở dọc cỏc thung lũng sụng và cỏc cỏnh đồng ở miền nỳi như Than Uyờn, Nghĩa Lộ, Điện Biờn, Trựng Khỏnh...

- Cú khớ hậu nhiệt đới ẩm, giú mựa, cú mựa đụng lạnh, lại chịu ảnh hưởng sõu sắc của điều kiện địa hỡnh vựng nỳi.

+ Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú thế mạnh đặc biệt để phỏt triển cỏc cõy cụng nghiệp cú nguồn gốc cận nhiệt và ụn đới. Đõy là vựng chố lớn nhất cả nước.

+ Cỏc vựng nỳi giỏp biờn giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trờn vựng nỳi cao Hoàng Liờn Sơn cú điều kiện khớ hậu rất thuận lợi cho trồng cỏc cõy thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng,, hồi, thảo quả...), cỏc cõy ăn quả (mận, đào, lờ). Ở Sa Pa cú thể trồng rau ụn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

- Khú khăn :

+ Rột đậm, rột hại, sương muối và tỡnh trạng thiếu nước về mựa đụng.

66

Page 67: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Mạng lưới cỏc cơ sở cụng nghiệp chế biến nụng sản (nguyờn liệu cõy cụng nghiệp) chưa cõn xứng với thế mạnh của vựng.

Đề 4. Cõu 1. c ; Cõu 2. d ; Cõu 3. c ; Cõu 4. d ; Cõu 5. a ; Cõu 6. a ; Cõu 7. c ; Cõu 8. c ; Cõu 9. a ; Cõu 10. d ; Cõu 11. c ; Cõu 12. c

Bài 33

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SễNG HỒNG

I. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Cỏc thế mạnh chủ yếu của vựng- Vị trớ địa lớ

+ Gồm 11 tỉnh, thành phố với diện tớch gần 1,5 nghỡn km2 và số dõn (năm 2006) 18,2 triệu người.

+ Nằm trong vựng kinh tế trọng điểm, giỏp cỏc vựng Trung du miền nỳi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giỏp Biển Đụng.

- Tài nguyờn thiờn nhiờn

+ Đất nụng nghiệp chiếm 57,9% diện tớch đồng bằng, trong đú đất phự sa màu mỡ 70%.

+ Tài nguyờn nước phong phỳ (nước mặt, nước dưới đất, nước núng, nước khoỏng).

+ Đường bờ biển dài 400 km. Hầu hết vựng bờ biển cú điều kiện để làm muối và nuụi trồng thủy sản. Biển giàu hải sản, cú khả năng phỏt triển giao thụng vận tải biển và du lịch.

+ Khoỏng sản : đỏ vụi, sột, cao lanh; ngoài ra cú than nõu và tiềm năng về khớ đốt.

- Điều kiện kinh tế - xó hội

+ Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phỳ. + Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với cỏc vựng trong cả nước. Mạng lưới giao thụng phỏt triển

mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo. + Cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối tốt.+ Thị trường tiờu thụ rộng.+ Cú lịch sử khai thỏc lónh thổ.

2. Cỏc hạn chế chủ yếu của vựng

- Số dõn đụng nhất cả nước, mật độ dõn số cao.

- Chịu ảnh hưởng của những tai biến thiờn nhiờn ( bóo, lũ lụt, hạn hỏn...).

- Một số loại tài nguyờn (đất, nước mặt,...) bị xuống cấp. Là vựng thiếu nguyờn liệu cho việc phỏt triển cụng nghiệp..

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũn chậm.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và cỏc định hướng chớnha) Thực trạng- Tỉ trọng giỏ trị sản xuất của nụng, lõm, ngư nghiệp giảm nhanh, cụng nghiệp - xõy dựng và dịch vụ tăng.- Cơ cấu kinh tế theo ngành đó cú sự chuyển dịch theo chiều hướng tớch cực.; tuy nhiờn, cũn chậm. b) Cỏc định hướng chớnh

67

Page 68: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nụng - lõm - ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (cụng nghiệp - xõy dựng) và khu vực III (dịch vụ) trờn cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết cỏc vấn đề xó hội và mụi trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành cú sự khỏc nhau, nhưng trọng tõm là phỏt triển và hiện đại hoỏ cụng nghiệp chế biến, cỏc ngành cụng nghiệp khỏc và dịch vụ gắn với yờu cầu phỏt triển nền nụng nghiệp hàng hoỏ.

+ Đối với khu vực I : giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuụi và thuỷ sản. Riờng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cõy lương thực và tăng dần tỉ trọng của cõy cụng nghiệp, cõy thực phẩm, cõy ăn quả.

+ Đối với khu vực II : quỏ trỡnh chuyển dịch lại gắn với việc hỡnh thành cỏc ngành cụng nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xõy dựng, ngành cơ khớ - kĩ thuật điện - điện tử).

+ Đối với khu vực III : du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai, du lịch sẽ cú vị trớ xứng đỏng trong nền kinh tế của vựng. Cỏc dịch vụ khỏc như tài chớnh, ngõn hàng, giỏo dục - đào tạo... cũng phỏt triển mạnh.b. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ, nhận xột và giải thớch sự phõn bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vựng Đồng bằng sụng Hồng.

- Phõn tớch số liệu thống kờ, biểu đồ để nhận biết sự thay đổi trong dõn số, cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sụng Hồng.

- Điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam : Hà Nội, Hải Dương, Hải phũng, Nam Định, Thỏi Bỡnh.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Hóy kể tờn 11 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc Đồng bằng sụng Hồng.

Cõu 2. Dựa vào sơ đồ SGK, hóy trỡnh bày cỏc thế mạnh của Đồng bằng sụng Hồng.

Cõu 3. Hóy phõn tớch sức ộp về dõn số đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội ở Đồng bằng sụng Hồng.

Cõu 4. Cỏc hạn chế đó ảnh hưởng như thế nào đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội ở Đồng bằng sụng Hồng ?

Cõu 5. Dựa vào biểu đồ SGK, hóy nhận xột về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sụng Hồng.

Cõu 6. Tại sao phải cú sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sụng Hồng ?

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè

Đề kiểm tra 15 phỳt

Đề 1. Phõn tớch những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sụng Hồng.

Đề 2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sụng Hồng diễn ra như thế nào ? Nờu những định hướng chớnh trong tương lai.

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. Tờn 11 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc Đồng bằng sụng Hồng : Vĩnh Phỳc, Hà Tõy, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yờn, Hà Nam, Nam Định, Thỏi Bỡnh, Ninh Bỡnh, thành phố Hà Nội và Hải Phũng.

Cõu 2. Cỏc thế mạnh của Đồng bằng sụng Hồng.

- Vị trớ địa lớ của đồng bằng sụng Hồng cú nhiều thuận lợi cho việc phỏt triển kinh tế - xó hội. Về mặt tự nhiờn, ĐBSH nằm ở vị trớ chuyển tiếp giữa Trung du và miền nỳi Bắc Bộ với Biển Đụng rộng lớn. Về mặt kinh

68

Page 69: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

tế, ĐBSH liền kề với vựng cú tiềm năng khoỏng sản và thuỷ điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tõm Bắc Bộ, gần như bao trọn vựng kinh tế trọng điểm phớa Bắc, vựng này giống như chiếc cầu nối giữa Đụng Bắc, Tõy Bắc với vựng Bắc Trung Bộ và Biển Đụng. Vỡ thế, việc giao lưu giữa ĐBSH với cỏc vựng khỏc trong cả nước và với cỏc nước trong khu vực và trờn thế giới trở nờn rừ ràng.

- Về tài nguyờn thiờn nhiờn, Đồng bằng sụng Hồng cú những thế mạnh riờng, tiờu biểu cho vựng đồng bằng chõu thổ.

+ Đất là tài nguyờn quan trọng hàng đầu. Sụng Hồng cú hàm lượng cỏt bựn lớn nhất trong số cỏc sụng ở nước ta. Hằng năm, cỏc cửa sụng trong vựng gúp phần lấn ra biển hàng trăm ha đất mới. Đất của đồng bằng nhỡn chung màu mỡ, thuận lợi cho việc phỏt triển nụng nghiệp. Đõy là một trong những lớ do quan trọng khiến tir lệ diện tớch đất đó được sử dụng của vựng rất cao (gần 82,5% diện tớch đất tự nhiờn), cao hơn nhiều so với mức bỡnh quõn của cả nước (50 - 56%) và của cỏc vựng khỏc như Đồng bằng sụng Cửu Long (hơn 78,7%) hay Đụng Nam Bộ (75,7%).

+ Với sự hiện diện của hệ thống sụng Hồng và sụng Thỏi Bỡnh, tài nguyờn nước ở ĐBSH rất phong phỳ. Ngoài nước trờn mặt, cũn cú nguồn nước dưới đất ; nước núng và nước khoỏng.

+ Với đường bờ biển dài trờn 400 km từ Hải Phũng tới Ninh Bỡnh, ngoài thuận lợi về thuỷ sản (đỏnh bắt và nuụi trồng), vựng này cũn cú điều kiện phỏt triển giao thụng và du lịch biển.

+ Đồng bằng sụng Hồng cú một vài loại khoỏng sản. Cú giỏ trị nhất là đỏ vụi, sột cao lanh, than nõu và tiềm năng về khớ tự nhiờn.

- Về mặt kinh tế - xó hội

+ Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phỳ. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở cỏc đụ thị.

+ Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với cỏc vựng trong cả nước. Mạng lưới giao thụng phỏt triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho cỏc ngành kinh tế đó được hỡnh thành và ngày càng hoàn thiện.

+ Là nơi tập trung nhiều di tớch, lễ hội, cỏc làng nghề truyền thống.

+ Mạng lưới đụ thị tương đối phỏt triển và dày đặc. Đú cũng đồng thời là cỏc trung tõm kinh tế (chủ yếu là cụng nghiệp) của vựng, tuy với quy mụ khỏc nhau. Hai trung tõm kinh tế - xó hội vào loại lớn nhất cả nước : Hà Nội, Hải Phũng.

Cõu 3. Sức ộp về dõn số đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội ở Đồng bằng sụng Hồng.

- Số dõn đụng, kết cấu dõn số trẻ, gõy khú khăn cho việc giải quyết việc làm, đặc biệt ở khu vực thành thị.

- Số dõn đụng, mật độ cao, bỡnh quõn diện tớch đất nụng nghiệp trờn đầu người thấp. Ngoài ra, cũn tạo sức ộp trong việc khai thỏc cỏc tài nguyờn khỏc vốn cú hạn, từ đú dẫn đến những khú khăn về kinh tế.

- Tuy sản xuất phỏt triển, nhưng do số dõn đụng nờn sản lượng bỡnh quõn đầu người của cỏc sản phẩm sản xuất ra trong vựng khụng cao so với nhiều vựng khỏc (vớ dụ, sản lượng lương thực đầu người).

Cõu 4. - Số dõn đụng đó gõy sức ộp đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội ở ĐBSH. Trong điều kiện nền kinh tế cũn chậm phỏt triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đó trở thành vấn đề nan giải.

- Cỏc tai biến thiờn nhiờn (bóo, lũ lụt, hạn hỏn,...) gõy tỏc hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nụng nghiệp) và đời sống.

- Một số tài nguyờn (như đất, nước trờn mặt...) bị xuống cấp do khai thỏc quỏ mức gõy khú khăn cho việc nõng cao năng suất cõy trồng và vật nuụi.

- Vựng thiếu nguyờn liệu. Phần lớn nguyờn liệu phải đưa từ vựng khỏc đến, nờn chi phớ lớn, giỏ thành sản phẩm cao,....

Cõu 5. Nhận xột về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sụng Hồng.

69

Page 70: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Tỉ trọng giỏ trị sản xuất của nụng, lõm, ngư nghiệp giảm, cụng nghiệp - xõy dựng tăng, dịch vụ cú nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nụng, lõm, ngư chiếm 21,0% ; cụng nghiệp -xõy dựng chiếm 41% ; dịch vụ chiếm 38,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đó cú sự chuyển dịch theo chiều hướng tớch cực (xu thế chung là giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng tỉ trọng của khu vực II và III) ; tuy nhiờn, cũn chậm.

Cõu 6. Phải cú sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sụng Hồng, vỡ :

- Trước hết là để khai thỏc cỏc thế mạnh vốn cú của vựng về vị trớ địa lớ, về tự nhiờn, kinh tế - xó hội, cũng như cỏc nguồn lực từ bờn ngoài.

- Tiếp đến, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tớch cực đó và đang là xu thế tất yếu của cả nước núi chung và của cả vựng núi riờng.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kiểm tra theo chuẩn

Đề 1. Hướng dẫn : Phõn tớch cỏc thế mạnh và hạn chế của ĐBSH về vị trớ địa lớ, điều kiện tự nhiờn, điều kiện kinh tế - xó hội (xem cõu 2, phần III) ; cỏc nguồn lực bờn ngoài (khoa học, kĩ thuật và cụng nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lớ sản xuất và kinh doanh) thụng qua con đường đầu tư phỏt triển, liờn kết, liờn doanh,... tỏc động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH.

Đề 2. - Thực trạng

+ Tỉ trọng giỏ trị sản xuất của nụng, lõm, ngư nghiệp giảm, cụng nghiệp - xõy dựng tăng, dịch vụ cú nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nụng, lõm, ngư chiếm 21,0% ; cụng nghiệp -xõy dựng chiếm 41% ; dịch vụ chiếm 38,0%.

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành đó cú sự chuyển dịch theo chiều hướng tớch cực ; tuy nhiờn, cũn chậm.

- Cỏc định hướng chớnh

+ Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nụng - lõm - ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (cụng nghiệp - xõy dựng) và khu vực III (dịch vụ) trờn cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết cỏc vấn đề xó hội và mụi trường.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành cú sự khỏc nhau, nhưng trọng tõm là phỏt triển và hiện đại hoỏ cụng nghiệp chế biến, cỏc ngành cụng nghiệp khỏc và dịch vụ gắn với yờu cầu phỏt triển nền nụng nghiệp hàng hoỏ.

Đối với khu vực I : giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuụi và thuỷ sản. Riờng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cõy lương thực và tăng dần tỉ trọng của cõy cụng nghiệp, cõy thực phẩm, cõy ăn quả.

Đối với khu vực II : quỏ trỡnh chuyển dịch lại gắn với việc hỡnh thành cỏc ngành cụng nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xõy dựng, ngành cơ khớ - kĩ thuật điện - điện tử).

Đối với khu vực III : du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai, du lịch sẽ cú vị trớ xứng đỏng trong nền kinh tế của vựng. Cỏc dịch vụ khỏc như tài chớnh, ngõn hàng, giỏo dục - đào tạo... cũng phỏt triển mạnh.

Bài 34

THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ

VỚI VIỆC SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SễNG HỒNG

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

70

Page 71: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

a. Kiến thức

- Củng cố kiến thức trong bài 33 (Vấn đề chuyeern dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sụng Hồng).

- Hiểu rừ được sức ộp nặng nề về dõn số ở Đồng bằng sụng Hồng.

- Nắm vững mối quan hệ giữa dõn số với sản xuất lương thực và tỡm ả hướng giải quyết.

b. Kĩ năng

- Xử lớ và phõn tớch được số liệu theo yờu cầu của cõu hỏi để rỳt ra những nhậ xột cần thiết.

- Biết giải thớch cú cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa dõn số và sản xuất lương thực ở Đồng bằng sụng Hồng.

- Tập đề xuất hướng giải quyết một cỏch định tớnh trờn cơ sở vốn kiến thức đó cú.

II. GỢI í NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Tớnh tốc độ tăng trưởng và so sỏnh

- Cỏch tớnh : Dựa vào bảng số liệu đó cho để tớnh. Thụng thường phải lấy năm đầu tiờn của bảng số liệu là 100, sau đú lấy năm tiếp theo so sỏnh với năm đầu tiờn.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VỀ DÂN SỐ VÀ CÂY LƯƠNG THỰC

CỦA ĐỒNG BẰNG SễNG HỒNG VÀ CỦA CẢ NƯỚC (%)

Cỏc chỉ sốĐồng bằngsụng Hồng Cả nước

1995 2005 1995 2005Dõn số 100,0 117,7 100,0 115,4Diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt 100,0 94,8 100,0 114,5Sản lượng lương thực cú hạt 100,0 122,1 100,0 151,6Bỡnh quõn lương thực cú hạt/người 100,0 109,4 100,0 131,4

- Đồng bằng sụng Hồng so với cả nước

+ Dõn số : tăng nhanh hơn.

+ Diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt : tăng chậm hơn.

+ Sản lượng lương thực cú hạt : tăng chậm hơn.

+ Bỡnh quõn lương thực cú hạt/người : tăng chậm hơn.

2. Tớnh tỉ trọng và nhận xột

- Tớnh tỉ trọng của Đồng bằng sụng Hồng so với cả nước theo cỏc chỉ số

TỈ TRỌNG CỦA ĐỒNG BẰNG SễNG HỒNG SO VỚI CẢ NƯỚC (%)

Cỏc chỉ số 1995 2005Dõn số 22,4 21,7Diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt 17,6 14,6Sản lượng lương thực cú hạt 20,4 16,5Bỡnh quõn lương thực cú hạt/người 91,2 75,9

- Nhận xột

+ Tỉ trọng của dõn số, diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt, sản lượng lương thực cú hạt, bỡnh quõn lương thực cú hạt đầu người của Đồng bằng sụng Hồng so với cả nước năm 2005 giảm so với năm 1995.

+ Trong khi dõn số cú tỉ trọng giảm chậm hơn, thỡ cỏc chỉ số diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt, sản lượng lương thực cú hạt, bỡnh quõn lương thực cú hạt đầu người giảm nhanh hơn.

71

Page 72: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

3. Phõn tớch và giải thớch mối quan hệ giữa dõn số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sụng Hồng

a) Phõn tớch

- Dõn số tăng nhanh, nhưng diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt, sản lượng lương thực cú hạt, bỡnh quõn lương thực cú hạt đầu người tăng chậm hơn nhiều so với cả nước.

- Tỉ trọng của dõn số, diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt, sản lượng lương thực cú hạt, bỡnh quõn lương thực cú hạt đầu người của Đồng bằng sụng Hồng so với cả nước năm 2005 giảm so với năm 1995. Tuy nhiờn, trong khi dõn số cú tỉ trọng giảm chậm hơn, thỡ cỏc chỉ số diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt, sản lượng lương thực cú hạt, bỡnh quõn lương thực cú hạt đầu người giảm nhanh hơn.

b) Giải thớch

- Dõn số là tỏc nhõn quan trọng hàng đầu tạo sức ộp lờn sản xuất lương thực ở Đồng bằng sụng Hồng. Trong điều kiện diện tớch đất nụng nghiệp bỡnh quõn đầu người thấp nhất cả nước, khả năng mở rộng hầu như khụng cũn, năng suất cõy trồng khụng thể vượt qua giới hạn sinh học thỡ diện tớch gieo trồng cõy lương thực cú hạt khụng thể tăng nhanh so với cả nước, sản lượng cũng khụng thể tăng nhanh và sản lượng lương thực cú hạt bỡnh quõn đầu người giảm.

- Ngoài ra, do sự mở mang đất thổ cư và đất chuyờn dựng từ đất nụng nghiệp, nờn diện tớch gieo trồng cõy lương thực bị giảm sỳt, từ đú dẫn đến giảm sản lượng và bỡnh quõn lương thực theo đầu người. Cỏc thiờn tai thường xảy ra ở Đồng bằng sụng Hồng như : bóo, lũ lụt, hạn hỏn.... cũng là một trong những yếu tố làm giảm năng suất cõy lương thực cú hạt, từ đú làm giảm sản lượng và bỡnh quõn lương thực cú hạt theo đầu người.

c) Đề xuất phương ỏn giải quyết

- Giảm tỉ lệ gia tăng dõn số.

- Tăng cường thõm canh, tăng vụ,.... để tăng sản lượng lương thực.

- Cú quy hoạch sử dụng đất nụng nghiệp một cỏch hợp lớ.

- Phõn bố lại dõn cư và lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bài 35

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở BẮC TRUNG BỘ

I. CHẨUN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Khỏi quỏt chung- Gồm cỏc tỉnh : Thanh Hoỏ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bỡnh, Quảng Trị, Thừa Thiờn - Huế).

- Diện tớch : 51,5 nghỡn km2, số dõn 10,6 triệu người (năm 2006).

- Khớ hậu (cũn chịu ảnh hưởng của giú mựa Đụng Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh của giú phơn Tõy Nam về mựa hạ). Cú nhiều hạn hỏn, bóo, lũ.

- Tài nguyờn (khoỏng sản, rừng, tài nguyờn du lịch).

- Cỏc hệ thống sụng Cả, Mó cú giỏ trị lớn về thủy lợi, giao thụng thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

- Cỏc đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ cú đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh lớn hơn cả.

- Diện tớch vựng gũ đồi tương đối lớn, cú khả năng phỏt triển kinh tế vườn rừng, chăn nuụi gia sỳc lớn.

72

Page 73: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Dọc ven biển cú khả năng phỏt triển đỏnh bắt và nuụi trồng thủy sản.

- Kinh tế - xó hội : mức sống của dõn cư cũn thấp, hậu quả chiến tranh cũn để lại nhiều, cơ sở hạ tầng cũn nghốo.

2. Hỡnh thành cơ cấu nụng, lõm, ngư nghiệp

- í nghĩa đối với sự hỡnh thành cơ cấu kinh tế chung của vựng (gúp phần tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liờn hoàn trong phỏt triển cơ cấu kinh tế theo khụng gian, phỏt huy thế mạnh nụng - lõm - ngư nghiệp để gúp phần vào cụng nghiệp húa).

a) Khai thỏc thế mạnh về lõm nghiệp

- Diện tớch rừng chiếm khoảng 20% diện tớch rừng cả nước. Độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tõy Nguyờn.- Trong rừng cú nhiều loại gỗ quý (tỏu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lỏt hoa, trầm hương...), nhiều lõm sản,

chim, thỳ cú giỏ trị. - Hiện nay, rừng giàu chỉ cũn tập trung chủ yếu ở vựng sõu giỏp biờn giới Việt - Lào. - Rừng sản xuất chiếm khoảng 34% diện tớch, cũn khoảng 50% diện tớch là rừng phũng hộ và 16% là rừng

đặc dụng.- Hàng loạt lõm trường hoạt động chăm lo việc khai thỏc đi đụi với tu bổ và bảo vệ rừng. - Việc bảo vệ và phỏt triển vốn rừng giỳp bảo vệ mụi trường sống của động vật hoang dó, giữ gỡn nguồn gen của cỏc

loài động thực vật quý hiếm, cũn cú tỏc dụng điều hoà nguồn nước, hạn chế tỏc hại của cỏc cơn lũ đột ngột trờn cỏc sụng ngắn và dốc.

- Việc trồng rừng ven biển cú tỏc dụng chắn giú, bóo và ngăn khụng cho cỏt bay, cỏt chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.

b) Khai thỏc tổng hợp cỏc thế mạnh về nụng nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

- Vựng đồi trước nỳi cú thế mạnh về chăn nuụi đại gia sỳc (trõu, bũ).- Đất badan (diện tớch tuy khụng lớn, nhưng khỏ màu mỡ) là nơi hỡnh thành một số vựng chuyờn canh cõy

cụng nghiệp lõu năm (cà phờ, cao su, hồ tiờu, chố).- Trờn cỏc đồng bằng, phần lớn là đất cỏt pha, thuận lợi cho phỏt triển cõy cụng nghiệp hàng năm (lạc, mớa,

thuốc lỏ,...), đó hỡnh thành một số vựng chuyờn canh cõy cụng nghiệp hàng năm và cỏc vựng lỳa thõm canh.c) Đẩy mạnh phỏt triển ngư nghiệp

- Cỏc tỉnh đều cú khả năng phỏt triển nghề cỏ biển. Tuy nhiờn, tàu thuyền cú cụng suất nhỏ, đỏnh bắt ven bờ là chớnh.

- Hiện nay, việc nuụii thủy sản nước lợ, nước mặn đang được phỏt triển khỏ mạnh.3. Hỡnh thành cơ cấu cụng nghiệp và phỏt triển cơ sở hạ tầng giao thụng vận tải

a) Phỏt triển cỏc ngành cụng nghiệp trọng điểm và cỏc trung tõm cụng nghiệp chuyờn mụn hoỏ

- Cụng nghiệp phỏt triển dựa trờn một số tài nguyờn khoỏng sản cú trữ lượng lớn, nguồn nguyờn liệu của nụng - lõm - thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.

- Cú một số nhà mỏy xi măng lớn (Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai), nhà mỏy thủy điện (Bản Vẽ, Cửa Đạt, Rào Quỏn.

- Cỏc trung tõm cụng nghiệp : Thanh Hoỏ - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

b) Xõy dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thụng vận tải

- Mạng lưới giao thụng chủ yếu gồm đường QL 1A, đường sắt Bắc - Nam, cỏc tuyến đường ngang số 7, 8, 9, đường Hồ Chớ Minh.

- Hàng loạt cửa khẩu mở ra.

- Một số cảng nước sõu đang được đầu tư xõy dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chõn Mõy) gắn liền với sự hỡnh thành cỏc khu kinh tế cảng biển.

73

Page 74: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Cỏc sõn bay Phỳ Bài, Vinh đang được nõng cấp.

b. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ của vựng, nhận xột và giải thớch sự phõn bố một số ngành kinh tế đặc trưng của vựng.

- Phõn tớch số liệu thống kờ, biểu đồ để thấy được tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế của vựng.

- Điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam : Thanh Hoỏ, Vinh, Huế.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Hóy xỏc định cỏc ngành cụng nghiệp chủ yếu của cỏc trung tõm cụng nghiệp Thanh Hoỏ, Vinh, Huế.

Cõu 2. Tại sao việc phỏt triển cơ sở hạ tầng giao thụng vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hỡnh thành cơ cấu kinh tế của vựng ?

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè

Đề 1. Hóy phõn tớch những thuận lợi và khú khăn trong việc phỏt triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.

Đề 2. Tại sao núi việc phỏt triển cơ cấu nụng, lõm, ngư nghiệp gúp phần phỏt triển bền vững ở Bắc Trung Bộ ?

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. Cỏc ngành cụng nghiệp chủ yếu của cỏc trung tõm cụng nghiệp Thanh Hoỏ, Vinh, Huế.

- Thanh Hoỏ : cơ khớ, chế biến nụng sản; sản xuất giấy, xenlulụ.

- Vinh : cơ khớ, chế biến nụng sản, sản xuất vật liệu xõy dựng.

- Huế : cơ khớ, chế biến nụng sản; dệt, may.

Cõu 2. Việc phỏt triển cơ sở hạ tầng giao thụng vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hỡnh thành cơ cấu kinh tế của vựng, vỡ :

Việc phỏt triển cơ sở hạ tầng giao thụng vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng, tạo thế mở cửa nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng sự phõn cụng lao động theo lónh thổ, từ đú tạo bước ngoặt quan trọng trong hỡnh thành cơ cấu kinh tế của vựng.

- Dự ỏn đường Hồ Chớ Minh hoàn thành sẽ thỳc đẩy sự phỏt triển kinh tế của cỏc huyện phớa tõy, phõn bố lại dõn cư, mạng lưới đụ thị mới sẽ mọc lờn.

- Cựng với phỏt triển giao thụng Đụng - Tõy, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để phỏt triển giao thương với cỏc nước lỏng giềng, trong đú Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng, gắn với khu thương mại - kinh tế Lao Bảo.

- Quốc lộ 1A được nõng cấp, hiện đại hoỏ, đặc biệt là việc làm đường hầm ụ tụ qua Hoành Sơn, Hải Võn làm tăng đỏng kể khả năng vận chuyển Bắc - Nam trờn tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo nờn sức hỳt lớn cho cỏc luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng.

- Một số cảng nước sõu đang được đầu tư xõy dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng ỏng, Chõn Mõy) và gắn liền với sự hỡnh thành cỏc khu kinh tế cảng biển.

- Cỏc sõn bay Phỳ Bài, Vinh được nõng cấp giỳp tăng cường thu hỳt khỏch du lịch.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kiểm tra theo chuẩn

Đề 1. Phõn tớch những thuận lợi và khú khăn trong việc phỏt triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.

- Vị trớ địa lớ

+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sụng Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sụng Hồng trong quỏ trỡnh phỏt triển.

74

Page 75: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Bắc Trung Bộ với một số cảng biển và cỏc tuyến đường bộ chạy theo hướng đụng - tõy mở mối giao lưu với Lào và Đụng Bắc Thỏi Lan, tạo điều kiện thuận lợi để phỏt triển kinh tế mở.

- Điều kiện tự nhiờn

+ Địa hỡnh : Cỏc đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ cú đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh lớn hơn cả. Diện tớch vựng gũ đồi tương đối lớn, cú khả năng phỏt triển kinh tế vườn rừng, chăn nuụi gia sỳc lớn. Dọc ven biển cú khả năng phỏt triển đỏnh bắt và nuụi trồng thủy sản.

+ Khớ hậu : Cũn chịu ảnh hưởng của giú mựa Đụng Bắc, đặc biệt là ở Thanh Húa và một phần Nghệ An. Chịu ảnh hưởng mạnh của giú phơn Tõy Nam về mựa hạ với thời tiết núng, khụ. Cú nhiều hạn hỏn, bóo, lũ.

+ Cỏc hệ thống sụng Cả, Mó cú giỏ trị lớn về thủy lợi, giao thụng thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Tài nguyờn : Khoỏng sản : crụmit, thiếc, sắt, đỏ vụi, sột làm xi măng, đỏ quý. Rừng cú diện tớch tương đối khỏ, độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tõy Nguyờn. Tài nguyờn du lịch : cỏc bói tắm nổi tiếng (Sầm Sơn, Cửa Lũ, Thiờn Cầm, Thuận An), di sản thiờn nhiờn thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản văn húa thế giới Cố đụ Huế, Nhó nhạc cung đỡnh triều Nguyễn.

- Điều kiện kinh tế - xó hội :

+ Mức sống của dõn cư cũn thấp.

+ Hậu quả chiến tranh cũn để lại nhiều.

+ Cơ sở hạ tầng cũn nghốo, việc thu hỳt cỏc dự ỏn đõu tư nước ngoài cũn hạn chế.

Đề 2. Việc phỏt triển cơ cấu nụng, lõm, ngư nghiệp gúp phần phỏt triển bền vững ở Bắc Trung Bộ, vỡ :

- Việc phỏt triển lõm nghiệp vừa cho phộp khai thỏc thế mạnh về tài nguyờn rừng (khai thỏc rừng), vừa cho phộp bảo vệ tài nguyờn đất, điều hoà chế độ nước của cỏc sụng miền Trung ngắn và dốc, vốn cú thuỷ chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuụi, bảo vệ rừng).

- Việc phỏt triển cỏc mụ hỡnh nụng - lõm kết hợp ở vựng trung du khụng những giỳp sử dụng hợp lớ tài nguyờn, mà cũn tạo ra thu nhập cho nhõn dõn, phỏt triển cỏc cơ sở kinh tế vựng trung du.

- Việc phỏt triển rừng ngập mặn, rừng chắn giú, chắn cỏt tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cỏt bay, cỏt chảy, vừa tạo mụi trường cho cỏc loài thuỷ sinh và nuụi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

Bài 36

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở DUYấN HẢI NAM TRUNG BỘ

I. CHUẨN KIESN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Khỏi quỏt chung

- Gồm : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngói, Bỡnh Định, Phỳ Yờn, Khỏnh Hũa, Ninh Thuận, Bỡnh Thuận.

- Diện tớch gần 44,4 nghỡn km2, số dõn gần 8,9 triệu người (năm 2006).

- Cú 2 quần đảo xa bờ : Hoàng Sa (huyện đảo thuộc TP Đà Nẵng), Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khỏnh Hũa).

- Tự nhiờn (hỡnh dỏng lónh thổ, khớ hậu, sụng với thủy chế theo mựa, tiềm năng đỏnh bắt và nuụi trồng thủy sản, rừng, đồng bằng, khoỏng sản).

75

Page 76: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Về kinh tế - xó hội : Trong chiến tranh, chịu tổn thất lớn về người và của ; cú nhiều dõn tộc ớt người ; cú một chuỗi đụ thị tương đối lớn ; cú cỏc di sản văn húa thế giới.

2. Phỏt triển tổng hợp kinh tế biển

a) Về nghề cỏ

- Biển nhiều tụm, cỏ và cỏc hải sản khỏc. Tỉnh nào cũng cú bói tụm, bói cỏ, lớn nhất là cỏc tỉnh cực Nam Trung Bộ.

- Sản lượng thủy sản năm 2005 vượt 624 nghỡn tấn, riờng sản lượng cỏ biển là 420 nghỡn tấn, trong đú cú nhiều loại cỏ quý như cỏ thu, ngừ, trớch, nục, hồng, phốn, nhiều loại tụm. mực...

- Bờ biển cú nhiều vụng, đầm phỏ thuận lợi co nuụi trồng thủy sản.- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phỳ.b) Về du lịch biển

- Cú nhiều bói biển nổi tiếng : Mỹ Khờ (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngói), Quy Nhơn (Bỡnh Định), Nha Trang (Khỏnh Hũa), Cà Nỏ (Ninh Thuận), mũi Nộ (Bỡnh Thuận)...

- Việc phỏt triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khỏc nhau.

c) Về dịch vụ hàng hải

- Cú nhiều địa điểm để xõy dựng cảng nước sõu. - Hiện tại cú một số cảng tổng hợp lớn do TW quản lớ : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Đang xõy dựng cảng

nước sõu Dung Quất.d) Về khai thỏc khoỏng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối mỏ

- Hiện nay đó tiến hành khai thỏc cỏc mỏ dầu khớ ở phớa đụng quần đảo Phỳ Quý (Bỡnh Thuận).- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Cỏc vựng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Nỏ, Sa Huỳnh...

3. Phỏt triển cụng nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Đó hỡnh thành một chuỗi cỏc trung tõm cụng nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

- Cụng nghiệp chủ yếu là cơ khớ, chế biến nụng - lõm - thủy sản và sản xuất hàng tiờu dựng.- Vấn đề cụng nghiệp năng lượng (điện) được giải quyết theo hướng sử dụng điện lưới quốc gia qua đường

dõy 500 kV, xõy dựng một số nhà mỏy thủy điện quy mụ trung bỡnh như sụng Hinh (Phỳ Yờn), Vĩnh Sơn (Bỡnh Định), tương đối lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bỡnh Thuận), A Vương (Quảng Nam.

- Vựng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được chỳ trọng đầu tư, đặc biệt với việc xõy dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, cụng nghiệp của vựng sẽ cú bước phỏt triển rừ nột trong những thập kỉ tới.

- Việc phỏt triển cơ sở hạ tầng giao thụng vận tải (nõng cấp quốc lội 1A và đường sắt Thống Nhất, khụi phục và hiện đại hệ thống sõn bay của vựng, phỏt triển cỏc tuyến đường ngang, xõy dựng cỏc cảng nước sõu) tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vựng và sự phõn cụng lao động mới.b. Kĩ năng

- Sử dụng Atlat Địa lớ Việt Nam để trỡnh bày về hiện trạng và sự phõn bố cỏc ngành kinh tế ở Duyờn hải Nam Trung Bộ.

- Sử dụng tổng hợp cỏc nguồn tư liệu : bản đồ, số liệu thống kờ để so sỏnh sự phỏt triển ngành thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyờn hải Nam Trung Bộ.

- Điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam : Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Hóy xỏc định trờn bản đồ Hành chớnh Việt Nam vị trớ địa lớ và phạm vi lónh thổ của vựng Duyờn hải Nam Trung Bộ. Điều này cú ảnh hưởng thế nào đến sự phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng ?

Cõu 2. Việc phỏt triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyờn hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào ?

76

Page 77: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Cõu 3. Hóy xỏc định trờn bản đồ Giao thụng vận tải cỏc tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, cỏc cảng và sõn bay ở Duyờn hải Nam Trung Bộ.

Cõu 4. Dựa vào cỏc lược đồ về cỏc trung tõm cụng nghiệp ở Việt Nam và lược đồ cỏc tỉnh duyờn hải miền Trung, hóy phõn tớch cỏc nguồn tài nguyờn để phỏt triển cụng nghiệp, hiện trạng phỏt triển và phõn bố cụng nghiệp trong vựng.

Cõu 5. Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thụng vận tải cú ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hỡnh thành cơ cấu kinh tế của vựng ?

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè

Đề 1. Hóy phõn tớch những thuận lợi và khú khăn trong phỏt triển kinh tế ở Duyờn hải Nam Trung Bộ.

Đề 2. a) Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vựng được giải quyết bằng cỏch nào ? Khả năng giải quyết vấn đề này ?

b) Khoanh trũn chữ cỏi đầu ý em cho là đỳng nhất của mỗi cõu sau :

b.1. Điểm nào sau đõy khụng đỳng với Duyờn hải Nam Trung Bộ ?

a. Tất cả cỏc tỉnh trong vựng đều giỏp biển.

b. Vựng cú cỏc đồng bằng rộng lớn ven biển.

c. Vựng cú vựng biển rộng lớn phớa đụng.

d. Ở phớa tõy của vựng cú đồi nỳi thấp.

b.2. Một trong những đặc điểm khớ hậu của Duyờn hải Nam Trung Bộ là :

a. Cũn chịu ảnh hưởng của giú mựa Đụng Bắc về mựa đụng.

b. Cú hiện tượng giú phơn Tõy Nam làm cho thời tiết nhiều ngày khụ núng.

c. Mựa khụ và mựa mưa phõn hoỏ rừ rệt, sõu sắc.

d. Cõu b + c đỳng.

b.3. Nơi hạn hỏn kộo dài nhất ở Duyờn hải Nam Trung Bộ là :

a. Ninh Thuận, Bỡnh Thuận.

b. Ninh Thuận, Phỳ Yờn.

c. Bỡnh Thuận, Quảng Nam.

d. Phỳ Yờn, Quảng Nam.

b.4. Điểm nổi bật của tự nhiờn vựng Duyờn hải Nam Trung Bộ là :

a. Lónh thổ hẹp ngang, cú mưa về thu đụng và mựa khụ kộo dài.

b. Lónh thổ hẹp, nằm ở sườn đụng Trường Sơn, giỏp biển.

c. Lónh thổ kộo dài theo chiều Bắc - Nam, giỏp biển.

d. Lónh thổ hẹp, bị chia cắt bởi cỏc dóy nỳi đõm ngang ra biển.

b.5. Tài nguyờn khoỏng sản cú giỏ trị ở Duyờn hải Nam Trung Bộ là :

a. Vật liệu xõy dựng, vàng, than đỏ.

b. Vật liệu xõy dựng, cỏt làm thuỷ tinh, vàng.

c. Cỏt làm thuỷ tinh, vàng, bụxit.

d. Vàng, vật liệu xõy dựng, crụmit.

77

Page 78: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. - Duyờn hải Nam Trung Bộ kề liền Đụng Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đụng Nam Bộ trong quỏ trỡnh phỏt triển.

- Cú vựng biển rộng lớn với cỏc cảng nước sõu, kớn giú ; cú sõn bay quốc tế Đà Nẵng ; cú cỏc tuyến đường bộ chạy theo hướng đụng - tõy mở mối giao lưu với Tõy Nguyờn, và xa hơn tới Căm-pu-chia và Thỏi Lan.

Cõu 2. Việc phỏt triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyờn hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn :

- Về nghề cỏ biển

+ Biển nhiều tụm, cỏ và cỏc hải sản khỏc. Tỉnh nào cũng cú bói tụm, bói cỏ, lớn nhất là cỏc tỉnh cực Nam Trung Bộ.

+ Bờ biển cú nhiều vụng, đầm phỏ thuận lợi cho nuụi trồng thủy sản.

+ Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phỳ.

- Về du lịch biển : cú nhiều bói biển nổi tiếng : Mỹ Khờ (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngói), Quy Nhơn (Bỡnh Định), Nha Trang (Khỏnh Hũa), Cà Nỏ (Ninh Thuận), mũi Nộ (Bỡnh Thuận)...

- Về dịch vụ hàng hải : cú nhiều địa điểm để xõy dựng cảng nước sõu.

- Về khai thỏc khoỏng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối mỏ : hiện nay đó tiến hành khai thỏc cỏc mỏ dầu khớ ở phớa đụng quần đảo Phỳ Quý (Bỡnh Thuận). Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi.

Cõu 3. - Cỏc tuyến đường bộ chủ yếu : quốc lộ 1A, đường Hồ Chớ Minh, đường 24, 25, 26, 27, 28, 19.

- Cỏc tuyến đường sắt chủ yếu : đường sắt Bắc - Nam.

- Cỏc cảng biển : Đà Nẵng, Kỡ Hà (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bỡnh Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khỏnh Hoà).

- Cỏc sõn bay : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Cam Ranh.

Cõu 4. Phõn tớch cỏc nguồn tài nguyờn để phỏt triển cụng nghiệp, hiện trạng phỏt triển và phõn bố cụng nghiệp trong vựng.

- Tài nguyờn khoỏng sản : vật liệu xõy dựng, đặc biệt cỏt làm thủy tinh (Khỏnh Hũa), vàng Bồng Miờu (Quảng Nam), dầu khớ (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ). Vựng rất hạn chế về tài nguyờn nhiờn liệu, năng lượng.

- Cụng nghiệp chủ yếu là cơ khớ, chế biến nụng - lõm - thủy sản và sản xuất hàng tiờu dựng. Trong vựng cú một số nhà mỏy thủy điện quy mụ trung bỡnh như sụng Hinh (Phỳ Yờn), Vĩnh Sơn (Bỡnh Định), tương đối lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bỡnh Thuận), A Vương (Quảng Nam).

- Đó hỡnh thành một chuỗi cỏc trung tõm cụng nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xõy dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.

Cõu 5. Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thụng vận tải cú ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hỡnh thành cơ cấu kinh tế của vựng, vỡ :

Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thụng vận tải đang tạo thế mở cửa nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng sự phõn cụng lao động theo lónh thổ, từ đú tạo bước ngoặt quan trọng trong hỡnh thành cơ cấu kinh tế của vựng.

- Hiện đại hoỏ và phỏt triển cỏc tuyến giao thụng Bắc - Nam (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, dự ỏn đường Hồ Chớ Minh), trong đú cú cỏc dự ỏn làm hầm đường bộ qua đốo Ngang, hầm đường bộ qua đốo Hải Võn, đường tranhs đốo Cự Mụng.

- Đi đụi với việc trờn là việc mở cỏc cảng biển, đặc biệt cỏc cảng nước sõu.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kiểm tra theo chuẩn

Đề 1. Những thuận lợi và khú khăn trong phỏt triển kinh tế ở Duyờn hải Nam Trung Bộ.

78

Page 79: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Vị trớ địa lớ

+ Kề liền Đụng Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đụng Nam Bộ trong quỏ trỡnh phỏt triển.

+ Cú vựng biển rộng lớn với cỏc cảng nước sõu, kớn giú ; cú sõn bay quốc tế Đà Nẵng ; cú cỏc tuyến đường bộ chạy theo hướng đụng - tõy mở mối giao lưu với Tõy Nguyờn, và xa hơn tới Căm-pu-chia và Thỏi Lan.

- Tự nhiờn

+ Cỏc nhỏnh nỳi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyờn hải thành cỏc đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nờn hàng loạt cỏc bỏn đảo, cỏc vũng vịnh và nhiều bói biển đẹp.

+ Khớ hậu : mưa về thu đụng, cú hiện tượng phơn về mựa hạ. Mựa mưa cú lũ lụt. Về mựa khụ, hạn hỏn kộo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bỡnh Thuận.

+ Cỏc dũng sụng cú lũ lờn nhanh, nhưng về mựa khụ rất cạn.

+ Cú nhiều tiềm năng to lớn về phỏt triển đỏnh bắt và nuụi trồng hải sản.

+ Khoỏng sản : vật liệu xõy dựng, đặc biệt cỏt làm thủy tinh (Khỏnh Hũa), vàng Bồng Miờu (Quảng Nam), dầu khớ (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ).

+ Độ che phủ rừng 38,9%, trong đú 97% là rừng gỗ, cú nhiều loại gỗ, chim và thỳ quý.

+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cỏt pha và đất cỏt là chớnh, cú đồng bằng Tuy Hũa (Phỳ Yờn) màu mỡ.

+ Cỏc vựng gũ đồi thuận lợi cho chăn nuụi bũ, dờ, cừu.

- Về kinh tế - xó hội

+ Trong chiến tranh, chịu tổn thất lớn về người và của.

+ Cú nhiều dõn tộc ớt người.

+ Cú một chuỗi đụ thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

Đề 2. a) - Cỏch giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm trong vựng

+ Đẩy mạnh thõm canh lỳa, xỏc định cơ cấu sản xuất theo lónh thổ và cơ cấu mựa vụ thớch hợp để vừa đảm bảo được sản xuất vừa trỏnh được thiờn tai.

+ Đẩy mạnh trao đổi cỏc sản phẩm mà vựng cú thế mạnh để đổi lấy lương thực từ cỏc vựng Đồng bằng sụng Hồng và Đồng bằng sụng Cửu Long.

+ Tăng thờm khẩu phần cỏ và cỏc thuỷ sản khỏc trong cơ cấu bữa ăn.

- Khả năng giải quyết rất rộng rói, bắt nguồn từ vựng cú một số đồng bằng, trong đú cú đồng bằng Tuy Hũa (Phỳ Yờn) màu mỡ để trồng cõy lương thực ; cỏc ngành kinh tế biển phỏt triển, đặc biệt nghề cỏ biển....

b) b.1. b ; b.2. d ; b.3. a ; b.4. a ; b.5. b

Bài 37

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH

Ở TÂY NGUYấN

I. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Khỏi quỏt chung- Gồm cỏc tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nụng và Lõm Đồng.

79

Page 80: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Diện tớch tự nhiờn gần 54,7 nghỡn km2, số dõn gần 4,9 triệu người (năm 2006).

- Vị trớ địa lớ.

- Đất đai, tài nguyờn khớ hậu và rừng, khoỏng sản, trữ năng thuỷ điện.

- Là vựng thưa dõn nhất nước ta, là địa bàn cư trỳ của nhiều dõn tộc ớt người với truyền thống văn hoỏ độc đỏo.

- Điều kiện kinh tế - xó hội cũn nhiều khú khăn : thiếu lao động lành nghề, cỏn bộ khoa học kĩ thuật ; mức sống của nhõn dõn cũn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết cũn cao ; cơ sở hạ tầng cũn thiếu thốn nhiều; cụng nghiệp trong vựng mới trong giai đoạn hỡnh thành, với cỏc trung tõm cụng nghiệp nhỏ và điểm cụng nghiệp.

2. Phỏt triển cõy cụng nghiệp lõu năm - Đất badan và khớ hậu cận xớch đạo rất phự hợp với việc trồng cỏc cõy cụng nghiệp lõu năm . + Đất badan cú tầng phong hoỏ sõu, giàu chất dinh dưỡng, phõn bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn

thuận lợi cho việc thành lập cỏc nụng trường và vựng chuyờn canh quy mụ lớn.+ Khớ hậu cú tớnh chất cận xớch đạo với một mựa mưa và một mựa khụ kộo dài (cú khi 4 - 5 thỏng). + Do ảnh hưởng của độ cao, nờn cú thể trồng cả cõy cú nguồn gốc cận nhiệt đới (chố) khỏ thuận lợi.- Cà phờ : cõy cụng nghiệp quan trọng số một của Tõy Nguyờn. Diện tớch hơn 468,8 nghỡn ha, chiếm 4/5

diện tớch cà phờ cả nước. Đăk Lăk là tỉnh cú diện tớch cà phờ lớn nhất.- Chố được trồng chủ yếu trờn cỏc cao nguyờn ở Lõm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lõm Đồng hiện nay là tỉnh

cú diện tớch trồng chố lớn nhất cả nước.- Cao su : Tõy Nguyờn là vựng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đụng Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh

Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.- Bờn cạnh cỏc nụng trường quốc doanh trồng tập trung, ở Tõy Nguyờn hiện nay cũn phỏt triển rộng rói cỏc

mụ hỡnh kinh tế vườn trồng cà phờ, hồ tiờu...- Việc nõng cao hiệu quả kinh tế - xó hội của sản xuất cõy cụng nghiệp ở Tõy Nguyờn đũi hỏi nhiều giải phỏp,

trong đú phải kể đến :+ Hoàn thiện quy hoạch cỏc vựng chuyờn canh cõy cụng nghiệp ; mở rộng diện tớch cõy cụng nghiệp cú kế

hoạch và cú cơ sở khoa học, đi đụi với việc bảo vệ rừng và phỏt triển thuỷ lợi.+ Đa dạng hoỏ cơ cấu cõy cụng nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiờu thụ sản phẩm, vừa sử dụng

hợp lớ tài nguyờn.+ Đẩy mạnh khõu chế biến cỏc sản phẩm cõy cụng nghiệp và xuất khẩu.

3. Khai thỏc và chế biến lõm sản- Vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tớch lónh thổ.- Cũn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thỳ quý (voi, bũ tút, gấu...). Vào đầu

thập kỉ 90, rừng chiếm tới 36% diện tớch đất cú rừng và 52% sản lượng gỗ cú thể khai thỏc của cả nước.- Sản lượng gỗ khai thỏc hiện nay khoảng 200 - 300 nghỡn m3/năm. Phần lớn gỗ khai thỏc được đem xuất ra

ngoài vựng dưới dạng gỗ trũn chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế.- Vấn đề đặt ra :+ Phải ngăn chặn nạn phỏ rừng. + Khai thỏc rừng hợp lớ đi đụi với khoanh nuụi, trồng rừng mới. + Cụng tỏc giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh. + Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ trũn.

4. Khai thỏc thuỷ năng kết hợp thuỷ lợi- Tài nguyờn nước của cỏc hệ thống sụng Xờ Xan, Xrờ Pụk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng cú hiệu

quả hơn. Hàng loạt cụng trỡnh thuỷ điện lớn đó và đnag được xõy dựng.- Cụng trỡnh thuỷ điện Y-a-ly (720 MW) trờn sụng Xờ Xan được khỏnh thành vào thỏng 4 năm 2002. Bốn nhà

mỏy thuỷ điện khỏc được xõy dựng ngay những năm sau đú là Xờ Xan 3, Xờ Xan 3A, Xờ Xan 4 (ở phớa hạ lưu của thuỷ điện Y-a-ly) và Plõy Krụng (thượng lưu của Y-a-ly).

80

Page 81: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Trờn dũng sụng Xrờ Pụk, 6 bậc thang thuỷ điện đó được quy hoạch, với tổng cụng suất lắp mỏy trờn 600 MW, trong đú lớn nhất là thuỷ điện Buụn Kuụp (280 MW) khởi cụng thỏng 12 năm 2003 ; thuỷ điện Buụn Tua Srah (85 MW), khởi cụng vào cuối năm 2004 ; thuỷ điện Xrờ Pụk 3 (137 MW), thuỷ điện Xrờ Pụk 4 (33 MW), thuỷ điện Đức Xuyờn (58 MW). Thuỷ điện Đrõy Hơ-linh đó được mở rộng lờn 28 MW.

- Trờn hệ thống sụng Đồng Nai, cỏc cụng trỡnh thuỷ điện Đại Ninh (300 MW) đang được xõy dựng, Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xõy dựng.

- Cỏc cụng trỡnh thuỷ điện tạo điều kiện cho cỏc ngành cụng nghiệp của vựng phỏt triển. Đồng thời, cỏc hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mựa khụ và cú thể khai thỏc cho mục đớch du lịch, nuụi trồng thuỷ sản.b. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ, giới hạn của Tõy Nguyờn ; nhận xột và giải thớch sự phõn bố một số ngành sản xuất nổi bật.

- Phõn tớch số liệu thống kờ, biểu đồ kinh tế của Tõy Nguyờn.

- Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đó học, so sỏnh được sự khỏc nhau về trồng cõy cụng nghiệp lõu năm và chăn nuụi gia sỳc lớn giữa Trung du và miền nỳi Bắc Bộ với Tõy Nguyờn (so sỏnh và giải thớch sự khỏc nhau).

- Điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam : Plõy Ku, Buụn Ma Thuột, Đà Lạt.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Đọc bản đồ Hành chớnh Việt Nam và bản đồ Địa lớ tự nhiờn Việt Nam, hóy phõn tớch đặc điểm vị trớ địa lớ của Tõy Nguyờn.

Cõu 2. Đọc Atlat Địa lớ Việt Nam, hóy xỏc định cỏc vựng đất badan và đối chiếu với cỏc vựng phõn bố cõy cụng nghiệp ở Tõy Nguyờn.

Cõu 3. Điều kiện tự nhiờn và kinh tế - xó hội cú thuận lợi và khú khăn gỡ đối với sự phỏt triển kinh tế ở Tõy Nguyờn ?

Cõu 4. Tại sao trong khai thỏc rừng ở Tõy Nguyờn, cần hết sức chỳ trọng khai thỏc đi đụi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng ?

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè THEO CHUẨN

Đề 1. Hóy trỡnh bày cỏc điều kiện (tự nhiờn, kinh tế - xó hội) đối với sự phỏt triển cõy cà phờ ở Tõy Nguyờn. Nờu cỏc khu vực chuyờn canh cà phờ và cỏc biện phỏp để cú thể phỏt triển ổn định cõy cà phờ ở vựng này.

Đề 2. Hóy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tõy Nguyờn đang được phỏt huy và điều này sẽ là động lực cho sự phỏt triển kinh tế - xó hội cua vựng.

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. - Tõy Nguyờn là vựng duy nhất khụng giỏp biển. Giỏp Duyờn hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đụng Nam Bộ, giỏp Hạ Lào và Đụng Bắc Cam-pu-chia.

- Về mặt kinh tế, Tõy Nguyờn cú mối quan hệ chặt chẽ với Đụng Nam Bộ, với Duyờn hải Nam Trung Bộ (cỏc tuyến đường Đụng - Tõy với cỏc cảng biển là lối thụng ra biển của Tõy Nguyờn). Trong quan hệ với vựng ba biờn giới Hạ Lào và Đụng Bắc Căm-pu-chia, Tõy Nguyờn cú ý nghĩa rất quan trọng về quốc phũng.

Cõu 2. Cỏc vựng đất badan cũng là nơi phõn bố cõy cụng nghiệp ở Tõy Nguyờn : cỏc cao nguyờn Plõy Ku, Gia Lai, Đăk Lăk.....với cỏc cõy cụng nghiệp lõu năm : cao su, cà phờ, hồ tiờu,...

Cõu 3. - Điều kiện tự nhiờn

+ Đất badan màu mỡ, tài nguyờn khớ hậu và rừng đa dạng, tạo nhiều tiềm năng to lớn về nụng, lõm nghiệp.

81

Page 82: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Tài nguyờn rừng giàu cú : Vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tớch lónh thổ. Cũn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thỳ quý (voi, bũ tút, gấu...). Vào đầu thập kỉ 90, rừng chiếm tới 36% diện tớch đất cú rừng và 52% sản lượng gỗ cú thể khai thỏc của cả nước.

+ Khoỏng sản : bụxit (trữ lượng hàng tỉ tấn).

+ Trữ năng thuỷ điện khỏ, trờn cỏc sụng Xờ Xan, Xrờ Pụk và thượng nguồn sụng Đồng Nai.

+ Khú khăn : mựa khụ kộo dài.

- Điều kiện kinh tế - xó hội

+ Là vựng thưa dõn nhất nước ta, là địa bàn cư trỳ của nhiều dõn tộc ớt người với truyền thống văn hoỏ độc đỏo.

+ Khú khăn : thiếu lao động lành nghề, cỏn bộ khoa học kĩ thuật ; mức sống của nhõn dõn cũn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết cũn cao ; cơ sở hạ tầng cũn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thụng, cỏc cơ sở dịch vụ y tế, giỏo dục, dịch vụ kĩ thuật ; cụng nghiệp trong vựng mới trong giai đoạn hỡnh thành, với cỏc trung tõm cụng nghiệp nhỏ và điểm cụng nghiệp.

Cõu 4. Trong khai thỏc rừng ở Tõy Nguyờn, cần hết sức chỳ trọng khai thỏc đi đụi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng, vỡ ở Tõy Nguyờn trong những năm gần đõy :

- Tỡnh trạng rừng bị phỏ và bị chỏy diễn ra, làm thiệt hại hàng nghỡn ha mỗi năm.

- Trong quỏ trỡnh khai thỏc, một phần đỏng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kiểm tả theo chuẩn

Đề 1. Cỏc điều kiện (tự nhiờn, kinh tế - xó hội) đối với sự phỏt triển cõy cà phờ ở Tõy Nguyờn. Nờu cỏc khu vực chuyờn canh cà phờ và cỏc biện phỏp để cú thể phỏt triển ổn định cõy cà phờ ở vựng này.

- Đất badan và khớ hậu cận xớch đạo rất phự hợp với việc trồng cõy cà phờ.

+ Đất badan cú tầng phong hoỏ sõu, giàu chất dinh dưỡng, phõn bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập cỏc nụng trường và vựng chuyờn canh quy mụ lớn.

+ Khớ hậu cú tớnh chất cận xớch đạo với một mựa mưa và một mựa khụ kộo dài (cú khi 4 - 5 thỏng). Mựa khụ kộo dài tuy thiếu nước, nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

- Cỏc cơ sở chế biến cà phờ được phỏt triển rộng rói. Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu cà phờ lớn. Nhà nước cú chớnh sỏch phỏt triển cõy cà phờ.

- Khú khăn : mựa khụ sõu sắc, kộo dài ; thiếu lao động cú chuyờn mụn, kĩ thuật ; cơ sở hạ tầng cũn yếu ; cụng nghiệp chế biến cũn nhỏ bộ.

- Cỏc khu vực chuyờn canh cà phờ : Xếp theo thứ tự về diện tớch và sản lượng cà phờ nhõn (năm 2005) : Đăk Lăk, Lõm Đồng, Kon Tum, Đăk Nụng, Gia Lai.

- Biện phỏp để cú thể phỏt triển ổn định cõy cà phờ ở vựng này :

+ Hoàn thiện quy hoạch cỏc vựng chuyờn canh cõy cà phờ.

+ Kết hợp với cụng nghiệp chế biến.

+ Đa dạng hoỏ cõy trồng (cõn đối giữa diện tớch cõy cà phờ vối và cõy cà phờ chố).

+ Đảm bảo đầu ra cho người sản xuất (đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ nụng sản khi giỏ nụng sản xuống thấp,...).

Đề 2. Chứng minh thế mạnh về thuỷ điện của Tõy Nguyờn đang được phỏt huy và điều này sẽ là động lực cho sự phỏt triển kinh tế - xó hội cua vựng.

- Tài nguyờn nước của cỏc hệ thống sụng Xờ Xan, Xrờ Pụk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng cú hiệu quả hơn. Hàng loạt cụng trỡnh thuỷ điện lớn đó và đang được xõy dựng.

82

Page 83: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Cụng trỡnh thuỷ điện Y-a-ly (720 MW) trờn sụng Xờ Xan được khỏnh thành vào thỏng 4 năm 2002. Bốn nhà mỏy thuỷ điện khỏc được xõy dựng ngay những năm sau đú là Xờ Xan 3, Xờ Xan 3A, Xờ Xan 4 (ở phớa hạ lưu của thuỷ điện Yaly) và Plõy Krụng (thượng lưu của Y-a-ly).

- Trờn dũng sụng Xrờ Pụk, 6 bậc thang thuỷ điện đó được quy hoạch, với tổng cụng suất lắp mỏy trờn 600 MW, trong đú lớn nhất là thuỷ điện Buụn Kuụp (280 MW) khởi cụng thỏng 12 năm 2003 ; thuỷ điện Buụn Tua Srah (85 MW), khởi cụng vào cuối năm 2004 ; thuỷ điện Xrờ Pụk 3 (137 MW), thuỷ điện Xrờ Pụk 4 (33 MW), thuỷ điện Đức Xuyờn (58 MW). Thuỷ điện Đrõy Hơ-linh đó được mở rộng lờn 28 MW.

- Trờn hệ thống sụng Đồng Nai, trước đõy cú cụng trỡnh thuỷ điện Đa Nhim (160 MW). Hiện nay, cỏc cụng trỡnh Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xõy dựng.

- Cỏc cụng trỡnh thuỷ điện tạo điều kiện cho cỏc ngành cụng nghiệp của vựng phỏt triển, trong đú cú khai thỏc và chế biến bột nhụm từ nguồn bụxit (cần rất nhiều điện). Đồng thời, cỏc hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mựa khụ và cú thể khai thỏc cho mục đớch du lịch, nuụi trồng thuỷ sản.

Bài 38

THỰC HÀNH : SO SÁNH HAI VÙNG TÂY NGUYấN, TRUNG DU

VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỀ TRỒNG CÂY CễNG NGHIỆP LÂU NĂM

VÀ CHĂN NUễI GIA SÚC LỚN

I. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

- Củng cố kiến thức đó học về hai vựng Tõy Nguyờn, Trung du và miền nỳi Bắc Bộ.

b. Kĩ năng

- Rốn luyện kĩ năng tớnh toỏn số liệu, vẽ biểu đồ.

- Rốn luyện kĩ năng phõn tớch số liệu để rỳt ra cỏc nhận xột cần thiết.

II. GỢI í VỀ NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Bài tập 1

a) Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu đó cho ở SGK

Hướng dẫn :

- Về nguyờn tắc, cú thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc trũn cú kớch thước khỏc nhau. Tuy nhiờn, do sự chờnh lệch lớn về quy mụ diện tớch cõy cụng nghiệp lõu năm giữa cả nước với Trung du và miền nỳi Bắc Bộ, nờn vẽ biểu đồ trũn là thớch hợp hơn cả.. Biểu đồ trũn phản ỏnh cơ cấu tốt hơn biểu đồ cột chồng.

- Xử lớ số liệu : chuyển bảng số liệu tuyệt đối đó cho ở SGK thành bảng số liệu tương đối thể hiện cơ cấu diện tớch gieo trồng cõy cụng nghiệp lõu năm (%) của cả nước, Trung du và miền nỳi Bắc Bộ, Tõy Nguyờn.

- Xỏc định bỏn kớnh của mỗi vũng trũn : xỏc định tỉ số so sỏnh R bằng căn bậc hai của tỉ số so sỏnh tổng giỏ trị tạo nờn kớch thước biểu đồ và lập bảng. Chỳ ý : nờn lấy biểu đồ cú kớch thước nhỏ nhất làm chuẩn (giỏ trị so sỏnh = 1,00).

- Vẽ biểu đồ : ba hỡnh trũn cú kớch thước khỏc nhau ứng với Cả nước, Trung du và miền nỳi Bắc Bộ, Tõy Nguyờn. Chỳ ý : cú bảng chỳ giải và tờn biểu đồ.

b) Nhận xột và giải thớch về những sự giống nhau và khỏc nhau trong sản xuất cõy cụng nghiệp lõu năm giữa hai vựng.

Hướng dẫn :

83

Page 84: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Cú thể kẻ bảng so sỏnh cho trực quan.

- Nhận xột về quy mụ sản xuất, cỏc loại sản phẩm chớnh và tỉ trọng của chỳng trong cơ cấu. (Chỳ ý rằng diện tớch cõy cà phờ mấy năm gần đõy cú phỏt triển ở Sơn La, nhưng tỉ trọng trong tổng diện tớch cõy cụng nghiệp của vựng là khụng đỏng kể).

- Giải thớch về điều kiện sản xuất (chỳ ý về điều kiện đất trồng, khớ hậu).

2. Bài tập 2

a) Tớnh tỉ trọng của đàn trõu và đàn bũ của Trung du và miền nỳi Bắc Bộ, Tõy Nguyờn trong tổng đàn trõu bũ của cả nước.

- Cỏch tớnh : Lấy số liệu của mỗi vựng về trõu, bũ chia tương ứng cho số liệu của cả nước. Lập bảng Tỉ trọng đàn trõu và bũ của Trung du và miền nỳi Bắc Bộ, Tõy Nguyờn trong tổng đàn trõu bũ của cả nước (%).

- Cho biết :

+ Điều kiện đồng cỏ ở cả hai vựng.

+ Chứng minh bằng số liệu đó tớnh ở bảng.

+ Điều kiện khớ hậu (Trung du và miền nỳi Bắc Bộ cú khớ hậu ẩm, cú mựa đụng lạnh ; Tõy Nguyờn cú khớ hậu núng, cú mựa khụ).

Bài 39

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU

Ở ĐễNG NAM BỘ

I. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Khỏi quỏt chung- Gồm Thành phố Hồ Chớ Minh và cỏc tỉnh Bỡnh Dương, Bỡnh Phước, Tõy Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng

Tàu.

- Diện tớch 23,6 nghỡn km2, dõn số 12 triệu người (năm 2006).

- Vựng cú nền kinh tế hàng hoỏ sớm phỏt triển, cơ cấu kinh tế cụng nghiệp, nụng nghiệp và dịch vụ phỏt triển hơn so với cỏc vựng khỏc trong cả nước.

- Đụng Nam Bộ đang sử dụng cú hiệu quả tài nguyờn, nền kinh tế cú tốc độ tăng trưởng cao.

- Vấn đề khai thỏc lónh thổ theo chiều sõu.2. Cỏc thế mạnh và hạn chế của vựng

a) Vị trớ địa lớ

- Giỏp Tõy Nguyờn, Duyờn hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sụng Cửu Long, Căm-pu-chia, cú vựng biển rộng. Vị trớ địa lớ rất thuận lợi cho sự phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng, nhất là trong điều kiện cú mạng lưới giao thụng vận tải hiện đại.

b) Điều kiện tự nhiờn và tài nguyờn thiờn nhiờn

- Đất

+ Cỏc vựng đất badan khỏ màu mỡ chiếm tới 40% diện tớch đất của vựng.

84

Page 85: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Đất xỏm bạc màu trờn phự sa cổ phõn bố thành vựng lớn ở cỏc tỉnh Tõy Ninh và Bỡnh Dương. Đất phự sa cổ tuy nghốo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoỏt nước tốt.

- Khớ hậu cận xớch đạo tạo điều kiện phỏt triển cỏc cõy cụng nghiệp lõu năm (cao su, cà phờ, điều, hồ tiờu), cõy ăn quả và cả cõy cụng nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mớa, thuốc lỏ...) trờn quy mụ lớn.

- Nằm gần cỏc ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bỡnh Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiờn Giang. Cú điều kiện lớ tưởng để xõy dựng cỏc cảng cỏ. Ven biển cú rừng ngập mặn, thuận lợi để nuụi trồng thuỷ sản nước lợ.

- Tài nguyờn rừng

+ Cung cấp gỗ dõn dụng và gỗ củi cho TP Hồ Chớ Minh và Đồng bằng sụng Cửu Long, nguồn nguyờn liệu giấy cho Liờn hiệp giấy Đồng Nai.

+ Cú Vườn quốc gia (VQG) Cỏt Tiờn (Đồng Nai) nổi tiếng cũn bảo tồn được nhiều loài thỳ quý, VQG Bự Gia Mập (Bỡnh Phước), VQG Lũ Gũ - Xa Mỏt (Tõy Ninh) và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chớ Minh).

- Tài nguyờn khoỏng sản nổi bật là dầu khớ trờn vựng thềm lục địa. Ngoài ra cú sột và cao lanh.

- Hệ thống sụng Đồng Nai cú tiềm năng thuỷ điện lớn.

- Khú khăn : mựa khụ kộo dài, cú khi tới 4 thỏng (từ cuối thỏng 11 đến hết thỏng 4).

c) Điều kiện kinh tế - xó hội

- Là địa bàn thu hỳt mạnh lực lượng lao động cú chuyờn mụn cao. Thành phố Hồ Chớ Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tớch và dõn số, đồng thời cũng là trung tõm cụng nghiệp, giao thụng vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Là địa bàn cú sự tớch tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hỳt đầu tư trong nước và quốc tế.

- Cú cơ sở hạ tầng phỏt triển tốt, đặc biệt về giao thụng vận tải và thụng tin liờn lạc.

3. Khai thỏc lónh thổ theo chiều sõua) Trong cụng nghiệp

- Trong cơ cấu cụng nghiệp của cả nước, vựng chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Cơ sở năng lượng của vựng đó từng bước được giải quyết nhờ phỏt triển nguồn điện và mạng lưới điện.

+ Một số nhà mỏy thuỷ điện được xõy dựng trờn hệ thống sụng Đồng Nai : Trị An trờn sụng Đồng Nai (400 MW), Thỏc Mơ (150 MW) trờn sụng Bộ, Cần Đơn (ở hạ du của nhà mỏy thuỷ điện Thỏc Mơ).

+ Cỏc nhà mỏy điện tuục bin khớ sử dụng khớ thiờn nhiờn được xõy dựng và mở rộng : Trung tõm điện lực Phỳ Mĩ (cỏc nhà mỏy Phỳ Mĩ 1, Phỳ Mĩ 2, Phỳ Mĩ 3 và Phỳ Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức.....

+ Một số nhà mỏy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho cỏc khu chế xuất được đầu tư xõy dựng.

+ Đường dõy cao ỏp 500 kV Hoà Bỡnh - Phỳ Lõm (TP Hồ Chớ Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994. Cỏc trạm biến ỏp 500 kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xõy dựng như tuyến Phỳ Mĩ - Nhà Bố, Nhà Bố - Phỳ Lõm...

- Sự phỏt triển cụng nghiệp của vựng khụngg tỏch rời với xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.

- Cần phải luụn luụn quan tõm vấn đề mụi trường; phỏt triển cụng nghiệp trỏnh làm tổn hại dến du lịch.

b) Trong khu vực dịch vụ

- Cỏc ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vựng.

- Cỏc hoạt động dịch vụ ngày càng phỏt triển đa dạng : thương mại, ngõn hàng, tớn dụng, thụng tin, hàng hải, du lịch ...

- Vựng dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phỏt triển cú hiệu quả cỏc ngành dịch vụ.

85

Page 86: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

c) Trong nụng, lõm nghiệp

- Vấn đề thuỷ lợi cú ý nghĩa hàng đầu. Nhiều cụng trỡnh thuỷ lợi đó được xõy dựng : Dầu Tiếng trờn thượng lưu sụng Sài Gũn (tỉnh Tõy Ninh), dự ỏn thuỷ lợi Phước Hoà ...

- Việc thay đổi cơ cấu cõy trồng đang nõng cao hơn vị trớ của vựng như là vựng chuyờn canh cõy cụng nghiệp lớn của cả nước. Sản lượng cao su của vựng khụng ngừng tăng lờn. Vựng đang trở thành vựng sản xuất chủ yếu cà phờ, hồ tiờu, điều. Cõy mớa và đậu tương chiếm vị trớ hàng đầu trong cỏc cõy cụng nghiệp ngắn ngày.

- Cần bảo vệ vốn rừng trờn vựng thượng lưu của cỏc sụng, cứu cỏc vựng rừng ngập mặn. Cỏc vườn quốc gia cần được bảo vệ nghiờm ngặt.

d) Trong phỏt triển tổng hợp kinh tế biển

- Vựng biển và bờ biển cú nhiều điều kiện thuận lợi để phỏt triển tổng hợp kinh tế biển : khai thỏc tài nguyờn sinh vật biển, khai thỏc khoỏng sản vựng thềm lục địa, du lịch biển và giao thụng vận tải biển.

- Việc khai thỏc dầu khớ với quy mụ ngày càng lớn đó tỏc động mạnh đến sự phỏt triển của vựng.

- Việc phỏt triển cụng nghiệp lọc, hoỏ dầu và cỏc ngành dịch vụ khai thỏc dầu khớ thỳc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phõn hoỏ lónh thổ của vựng.

- Cần đặc biệt chỳ ý giải quyết vấn đề ụ nhiễm mụi trường trong quỏ trỡnh khai thỏc, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

e) Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam

- Gồm TP Hồ Chớ Minh, Bỡnh Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tõy Ninh, Bỡnh Phước, Long An và Tiền Giang

- Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam thực sự gúp phần quan trọng tạo ra nhịp độ tăng trưởng mới của vựng và của cả nước.

b. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ địa lớ, giới hạn và nhận xột, giải thớch sự phõn bố một số ngành kinh tế tiờu biểu của Đụng Nam Bộ.

- Phõn tớch biểu đồ, số liệu thống kờ về vựng Đụng Nam Bộ để nhận biết vấn đề kinh tế của vựng.

- Điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam : Biờn Hoà, TP. Hồ Chớ Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Hóy xỏc định trờn bản đồ Hành chớnh Việt Nam vị trớ địa lớ và phạm vi lónh thổ của vựng Đụng Nam Bộ. Nờu bật những thuận lợi về vị trớ địa lớ trong phỏt triển nền kinh tế mở của vựng.

Cõu 2. Hóy nờu những nhõn tố giỳp Đụng Nam Bộ tiếp tục giữ vị trớ dẫn đầu trong phõn cụng lao động giữa cỏc vựng trong nước.

Cõu 3. Việc thu hỳt đầu tư nước ngoài cú vai trũ như thế nào đối với sự phỏt triển cụng nghiệp theo chiều sõu ?

Cõu 4. Chứng minh rằng việc xõy dựng cỏc cụng trỡnh thuỷ lợi cú ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lớ tài nguyờn nụng nghiệp của vựng.

Cõu 5. Hóy trỡnh bày một số phương hướng chớnh để khai thỏc lónh thổ theo chiều sõu trong cụng nghiệp của vựng.

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè

Đề 1. Hóy nờu cỏc thế mạnh của vựng Đụng Nam Bộ trong việc phỏt triển tổng hợp nền kinh tế.

Đề 2. Lấy vớ dụ chứng minh rằng sự phỏt triển tổng hợp kinh tế biển cú thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế vựng. Thử nờu một số phương hướng khai thỏc tổng hợp tài nguyờn biển và thềm lục địa.

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

86

Page 87: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. Vị trớ địa lớ và phạm vi lónh thổ của vựng Đụng Nam Bộ. Nờu bật những thuận lợi về vị trớ địa lớ trong phỏt triển nền kinh tế mở của vựng.

- Đụng Nam Bộ giỏp Tõy Nguyờn, Duyờn hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sụng Cửu Long, Căm-pu-chia, cú vựng biển rộng.

- Trong điều kiện giao thụng vận tải ngày càng hiện đại, vị trớ địa lớ đú đó cho phộp Đụng Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vựng cung cấp nguyờn liệu, năng lượng cũng như vựng tiờu thụ sản phẩm.

Cõu 2. Những nhõn tố giỳp Đụng Nam Bộ tiếp tục giữ vị trớ dẫn đầu trong phõn cụng lao động giữa cỏc vựng trong nước.

- Đụng Nam Bộ là địa bàn thu hỳt mạnh lực lượng lao động cú chuyờn mụn cao. Sự phỏt triển kinh tế năng động của vựng càng tạo điều kiện cho vựng cú được nguồn tài nguyờn chất xỏm lớn. Thành phố Hồ Chớ Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tớch và dõn số, đồng thời cũng là trung tõm cụng nghiệp, giao thụng vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Là địa bàn cú sự tớch tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hỳt đầu tư trong nước và quốc tế.

- Cú cơ sở hạ tầng phỏt triển tốt, đặc biệt về giao thụng vận tải và thụng tin liờn lạc.

Cõu 3. Việc thu hỳt đầu tư nước ngoài cú vai trũ đối với sự phỏt triển cụng nghiệp theo chiều sõu

Khai thỏc lónh thổ theo chiều sõu là việc nõng cao hiệu quả khai thỏc lónh thổ trờn cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học cụng nghệ nhằm khai thỏc tốt nhất cỏc nguồn lực tự nhiờn và kinh tế - xó hội, để vừa tăn thu nhập quốc dõn, vừa bảo vệ mụi trường và sử dụng hợp lớ tài nguyờn. Việc thu hỳt đầu tư nước ngoài cho phộp tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư, khoa học cụng nghệ, khoa học quản lớ,... để thực hiện cú hiệu quả việc khai thỏc lónh thổ theo chiều sõu.

Cõu 4. Chứng minh việc xõy dựng cỏc cụng trỡnh thuỷ lợi cú ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lớ tài nguyờn nụng nghiệp của vựng.

- Đụng Nam Bộ cú một mựa khụ kộo dài và sõu sắc. Đồng thời cũng cú nhiều vựng thấp dọc sụng Đồng Nai, sụng La Ngà bị ỳng ngập trong mựa mưa. Do vậy, vấn đề thuỷ lợi cú ý nghĩa hàng đầu.

- Nhiều cụng trỡnh thuỷ lợi đó được xõy dựng : Cụng trỡnh thuỷ lợi Dầu Tiếng trờn thượng lưu sụng Sài Gũn (tỉnh Tõy Ninh) là cụng trỡnh thuỷ lợi lớn nhất nước ta. Dự ỏn thuỷ lợi Phước Hoà được thực thi để chia một phần nước sụng Bộ cho sụng Sài Gũn và sụng Vàm Cỏ Tõy, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

- Nhờ giải quyết nước tưới cho cỏc vựng khụ hạn về mựa khụ và tiờu nước cho cỏc vựng thấp dọc sụng Đồng Nai và sụng La Ngà, diện tớch đất trồng trọt tăng lờn, hệ số sử dụng đất trồng hằng năm cũng tăng và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vựng cũng khỏ hơn.

Cõu 5. Trỡnh bày một số phương hướng chớnh để khai thỏc lónh thổ theo chiều sõu trong cụng nghiệp của vựng.

- Giải quyết vấn đề về cơ sở năng lượng : Cơ sở năng lượng của vựng đó từng bước được giải quyết nhờ phỏt triển nguồn điện và mạng lưới điện.

+ Một số nhà mỏy thuỷ điện được xõy dựng trờn hệ thống sụng Đồng Nai. Cỏc nhà mỏy điện tuục bin khớ sử dụng khớ thiờn nhiờn được xõy dựng và mở rộng. Một số nhà mỏy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho cỏc khu chế xuất được đầu tư xõy dựng.

+ Đường dõy cao ỏp 500 kV Hoà Bỡnh - Phỳ Lõm (TP Hồ Chớ Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994. Cỏc trạm biến ỏp 500 kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xõy dựng như tuyến Phỳ Mĩ - Nhà Bố, Nhà Bố - Phỳ Lõm...

- Gắn sự phỏt triển cụng nghiệp của vựng với xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.

- Cần phải luụn luụn quan tõm vấn đề mụi trường; phỏt triển cụng nghiệp trỏnh làm tổn hại dến du lịch.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kiểm tra theo chuẩn

87

Page 88: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Đề 1. Cỏc thế mạnh của vựng Đụng Nam Bộ trong việc phỏt triển tổng hợp nền kinh tế.

a) Vị trớ địa lớ

- Đụng Nam Bộ giỏp Tõy Nguyờn, Duyờn hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sụng Cửu Long, Căm-pu-chia, cú vựng biển rộng.

- Trong điều kiện giao thụng vận tải ngày càng hiện đại, vị trớ địa lớ đú đó cho phộp Đụng Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vựng cung cấp nguyờn liệu, năng lượng cũng như vựng tiờu thụ sản phẩm.

b) Điều kiện tự nhiờn và tài nguyờn thiờn nhiờn

- Đất : Cỏc vựng đất badan khỏ màu mỡ chiếm tới 40% diện tớch đất của vựng nối tiếp với miền đất badan của Tõy Nguyờn và cực Nam Trung Bộ. Đất xỏm bạc màu trờn phự sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chỳt ớt, phõn bố thành vựng lớn ở cỏc tỉnh Tõy Ninh và Bỡnh Dương. Đất phự sa cổ tuy nghốo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoỏt nước tốt.

- Khớ hậu cận xớch đạo tạo điều kiện phỏt triển cỏc cõy cụng nghiệp lõu năm (cao su, cà phờ, điều, hồ tiờu), cõy ăn quả và cả cõy cụng nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mớa, thuốc lỏ...) trờn quy mụ lớn.

- Nằm gần cỏc ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bỡnh Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiờn Giang. Cú điều kiện lớ tưởng để xõy dựng cỏc cảng cỏ. Ven biển cú rừng ngập mặn, thuận lợi để nuụi trồng thuỷ sản nước lợ.

- Tài nguyờn rừng : Cung cấp gỗ dõn dụng và gỗ củi cho TP Hồ Chớ Minh và Đồng bằng sụng Cửu Long, nguồn nguyờn liệu giấy cho Liờn hiệp giấy Đồng Nai. Cú Vườn quốc gia (VQG) Cỏt Tiờn (Đồng Nai) nổi tiếng cũn bảo tồn được nhiều loài thỳ quý, VQG Bự Gia Mập (Bỡnh Phước), VQG Lũ Gũ - Xa Mỏt (Tõy Ninh) và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chớ Minh).

- Tài nguyờn khoỏng sản nổi bật là dầu khớ trờn vựng thềm lục địa. Ngoài ra cú sột cho cụng nghiệp vật liệu xõy dựng và cao lanh cho cụng nghiệp gốm, sứ.

- Hệ thống sụng Đồng Nai cú tiềm năng thuỷ điện lớn.

- Khú khăn : mựa khụ kộo dài, cú khi tới 4 thỏng.

c) Điều kiện kinh tế - xó hội

- Là địa bàn thu hỳt mạnh lực lượng lao động cú chuyờn mụn cao. Thành phố Hồ Chớ Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tớch và dõn số, đồng thời cũng là trung tõm cụng nghiệp, giao thụng vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Là địa bàn cú sự tớch tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hỳt đầu tư trong nước và quốc tế.

- Cú cơ sở hạ tầng phỏt triển tốt, đặc biệt về giao thụng vận tải và thụng tin liờn lạc.

Đề 2. - Trước đõy, Đụng Nam Bộ đó phỏt triển mạnh khai thỏc tài nguyờn sinh vật biển, du lịch biển và giao thụng vận tải biển. Việc phỏt hiện dầu khớ ở vựng thềm lục địa Nam Biển Đụng của nước ta và việc khai thỏc dầu khớ (từ năm 1986) với quy mụ ngày càng lớn, cú sự hợp tỏc đầu tư của nhiều nước, đó tỏc động mạnh đến sự phỏt triển của vựng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vũng Tàu là nơi nghỉ mỏt lớ tưởng cho vựng Nam Bộ và cả nước, nay cũn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thỏc dầu khớ. Việc phỏt triển cụng nghiệp lọc, hoỏ dầu và cỏc ngành dịch vụ khai thỏc dầu khớ thỳc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phõn hoỏ lónh thổ của vựng Đụngg Nam Bộ.

- Một số phương hướng :

+ Đẩy mạnh việc khai thỏc tài ngyờn sinh vật biển, khai thỏc khoỏng sản vựng thềm lục địa, du lịch biển và giao thụng vận tải biển.

+ Xõy dựng cỏc tổ hợp sản xuất khớ - điện - đạm, phỏt triển cụng nghiệp lọc, hoỏ dầu và cỏc ngành dịch vụ khai thỏc dầu khớ

+ Cần đặc biệt chỳ ý giải quyết vấn đề ụ nhiễm mụi trường trong quỏ trỡnh khai thỏc, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

88

Page 89: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Bài 40

THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH

TèNH HèNH PHÁT TRIỂN CễNG NGHIỆP Ở ĐễNG NAM BỘ

I. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

- Củng cố kiến thức đó học về vựng Đụng Nam Bộ.

b. Kĩ năng

- Rốn luyện kĩ năng phõn tớch, xử lớ số liệu để rỳt ra cỏc nhận xột theo yờu cầu cho trước

- Rốn luyện kĩ năng viết bỏo cỏo ngắn.

II. GỢI í NỘI DUNG THỰC HÀNH

Bài tập 1

Dựa vào bảng số liệu (SGK) và cỏc tài liệu do HS sưu tầm và GV cung cấp, hóy viết một bỏo cỏo ngắn về sự phỏt triển của cụng nghiệp dầu khớ ở vựng Đụng Nam Bộ :

- Tiềm năng dầu khớ của vựng.

- Sự phỏt triển của cụng nghiệp dầu khớ.

- Tỏc động của cụng nghiệp dầu khớ đến sự phỏt triển kinh tế ở Đụng Nam Bộ.

* Thụng tin về cỏc khu vực phỏt triển dầu khớ chủ yếu ở Việt Nam

- Bồn trũng Cửu Long : Hiện cú 4 mỏ dầu khớ đang hoạt động, đú là Hồng Ngọc, Rạng Đụng, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng cựng với hàng loạt cỏc phỏt hiện dầu khớ ở cỏc vựng lõn cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đụng, BA Vỡ, Bà Đen, Cam, Vải thiều, hỡnh thành khu vực sản xuất dầu và khớ đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.

- Thềm lục địa Tõy Nam : Ngoài mỏ Bunga - Kekwa, Cỏi Nước đang hoạt động, cỏc mỏ khỏc như Bunga - Orkid, Raya - Seroja nằm trong khu vực phỏt triển chung với Ma-lai-xi-a, cỏc phỏt hiện dầu khớ gần đõy như Ngọc Hiển, Phỳ Tõn, Cỏi Nước, U Minh, Khỏnh Mĩ (Lụ 46/51), Kim Long (Lụ B)... đang bước vào giai đoạn phỏt triển.

- Bồn trũng Nam Cụn Sơn :Ngoài mỏ Đại Hựng, mỏ khớ Lan Tõy - Lan Đỏ (Lụ 06-1) đang khai thỏc, cỏc mỏ khỏc như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lụ 05.2, 3), Rồng Đụi (Lụ 11.2), Cỏ Chũ (Lụ 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thỏc.

- Bồn trũng sụng Hồng : Ngoài mỏ khớ Tiền Hải đang hoạt động, cỏc mỏ khỏc như mỏ khớ sụng Trà Lớ, cỏc phỏt hiện dầu khớ ở B-10 ở đồng bằng sụng Hồng, Hồng Long, 70 km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiờn cứu khả thi về việc tỡm kiếm thăm dũ tự lực nhúm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xỏc định trữ lượng, khai thỏc và vận chuyển vào bờ phục vụ phỏt triển kinh tế khu vực đồng bằng sụng Hồng.

* Thụng tin về sử dụng dầu khớ :

- Chế biến dầu khớ : làm khớ hoỏ lỏng, phõn bún.

- Cụng nghiệp sản xuất điện từ khớ hỗn hợp.

* Chỳ ý : cú thể tỡm thờm tài liệu ở cỏc trang Website :

http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?pẩm=category&catid=0804;

http://www.petrovietnam.com.vn?Modules/PVWebBrowser.asp

Bài tập 2

89

Page 90: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

1) Xử lớ số liệu

BẢNG 1. CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CễNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

CỦA CẢ NƯỚC VÀ VÙNG ĐễNG NAM BỘ NĂM 1995 VÀ NĂM 2005 (%)

1995 2005Cả nước- Tổng số 100,0 100,0- Cụng nghiệp Nhà nước 50,3 33,9- Cụng nghiệp ngoài Nhà nước 24,6 28,8- Khu vực cú vốn đầu tư nước ngoài 25,1 37,3Đụng Nam Bộ- Tổng số 100,0 100,0- Cụng nghiệp Nhà nước 38,8 24,1- Cụng nghiệp ngoài Nhà nước 19,7 23,4- Khu vực cú vốn đầu tư nước ngoài 41,5 52,5

BẢNG 2. TỈ TRỌNG CỦA VÙNG ĐễNG NAM BỘ TRONG CễNG NGHIỆP CẢ NƯỚC

VÀ TRONG TỪNG THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 1995 VÀ NĂM 2005 (%)

Đụng Nam Bộ 1995 2005- Tổng số 48,9 47,9- Cụng nghiệp Nhà nước 37,7 34,1- Cụng nghiệp ngoài Nhà nước 39,1 38,9- Khu vực cú vốn đầu tư nước ngoài 80,8 67,5

2) Nhận xột

Hướng dẫn :

- Làm rừ vai trũ của cỏc khu vực (Nhà nước, ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài) trong sự phỏt triển cụng nghiệp ở Đụng Nam Bộ.

- Bảng 2 cho thấy rừ vai trũ của Đụng Nam Bộ trong cơ cấu cụng nghiệp cả nước (núi chung và từng thành phần kinh tế núi riờng).

Bài 41

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIấN

Ở ĐỒNG BẰNG SễNG CỬU LONG

I. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Cỏc bộ phận hợp thành Đồng bằng sụng Cửu Long- Đồng bằng sụng Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, diện tớch hơn 40 nghỡn km2, số dõn (năm 2006) hơn 17,4

triệu người.

- Là đồng bằng chõu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tỏc động trực tiếp của sụng Tiền, sụng Hậu (thượng và hạ chõu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tỏc động đú.

+ Phần thượng chõu thổ : tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mựa mưa. Phần lớn bề mặt ở đõy cú nhiều vựng trũng rộng lớn.

90

Page 91: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Phần hạ chõu thổ : thấp hơn, thường xuyờn chịu tỏc động của thuỷ triều và súng biển.

+ Phần đất cũn lại tuy nằm ngoài phạm vi tỏc động trực tiếp của sụng, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phự sa sụng (như đồng bằng Cà Mau).

2. Cỏc thế mạnh và hạn chế chủ yếua) Thế mạnh

- Đất phự sa : cú 3 nhúm chớnh

+ Nhúm đất phự sa ngọt : diện tớch 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tớch tự nhiờn của đồng bằng), phõn bố thành một dải dọc sụng Tiền, sụng Hậu.

+ Nhúm đất phốn cú diện tớch lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41% diện tớch tự nhiờn của đồng bằng), phõn bố tập trung ở Đồng Thỏp Mười, Tứ giỏc Long Xuyờn và vựng trũng trung tõm bỏn đảo Cà Mau.

+ Nhúm đất mặn với gần 75 vạn ha (19% diện tớch tự nhiờn của đồng bằng) phõn bố thành vành đai ven Biển Đụng và vịnh Thỏi Lan.

- Khớ hậu : thể hiện rừ rệt tớnh chất cận xớch đạo. Tổng số giờ nắng trung bỡnh năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bỡnh năm 25 - 27°C. Lượng mưa lớn (1300 - 2000mm), tập trung vào cỏc thỏng mựa mưa (từ thỏng 5 đến thỏng 11).

- Mạng lưới sụng ngũi, kờnh rạch chằng chịt cắt xẻ chõu thổ thành những ụ vuụng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thụng, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật : thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liờu...) và rừng tràm (Kiờn Giang, Đồng Thỏp). Về động vật, cú giỏ trị hơn cả là cỏ và chim.

- Tài nguyờn biển : hết sức phong phỳ với hàng trăm bói cỏ, bói tụm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuụi trồng thuỷ sản.

- Cỏc loại khoỏng sản chủ yếu : đỏ vụi (Hà Tiờn, Kiờn Lương) và than bựn (U Minh, tứ giỏc Long Xuyờn...).

b) Hạn chế

- Mựa khụ kộo dài từ thỏng 12 đến thỏng 4 năm sau.

- Phần lớn diện tớch của đồng bằng là đất phốn, đất mặn.

- Tài nguyờn khoỏng sản hạn chế.

3. Sử dụng hợp lớ và cải tạo tự nhiờn ở Đồng bằng sụng Cửu Long- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mựa khụ ở Đồng bằng sụng Cửu Long (để đối phú với sự khụ

hạn làm bốc phốn, bốc mặn trong đất; để rửa phốn....).

- Cần phải duy trỡ và bảo vệ nguồn tài nguyờn rừng.

- Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cõy cụng nghiệp, cõy ăn quả cú giỏ trị cao, kết hợp với nuụi trồng thuỷ sản và phỏt triển cụng nghiệp chế biến.

- Ở vựng biển, hướng chớnh trong việc khai thỏc kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nờn một thể kinh tế liờn hoàn.

- Trong đời sống, cần chủ động sống chung với lũ bằng cỏc biện phỏp khỏc nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thỏc cỏc nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

b. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ của Đồng ằng sụng Cửu Long ; nhận xột và giải thớch sự phõn bú của sản xuất lương thực, tực phẩm trong vựng.

- Phõn tớch biểu đồ, số liệu thống kờ để hiểu sự phỏt triển kinh tế của Đồng bằng sụng Cửu Long.

- Điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam : Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyờn, Vĩnh Long.

91

Page 92: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Hóy kể tờn 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sụng Cửu Long.

- Long An, Tiền Giang, Đồng Thỏp, An Giang, Kiờn Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Súc Trăng, Bạc Liờu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Hậu Giang.

Cõu 2. Tài nguyờn đất ở Đồng bằng sụng Cửu Long cú thuận lợi và khú khăn như thế nào đối với việc phỏt triển nụng nghiệp ?

Cõu 3. Tại sao Đồng bằng sụng Cửu Long là vựa lỳa lớn nhất cả nước ?

Cõu 4. Dựa vào hỡnh 41.2 SGK, hóy so sỏnh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sụng Cửu Long với đồng bằng sụng Hồng.

Cõu 5. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lớ và cải tạo tự nhiờn ở Đồng bằng sụng Cửu Long ?

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè

Đề kiểm tra 15 phỳt

Đề 1. Phõn tớch cỏc thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiờn và ảnh hưởng của nú đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội ở Đồng bằng sụng Cửu Long.

Đề 2. a) Để sử dụng hợp lớ và cải tạo tự nhiờn ở Đồng bằng sụng Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào ? Tại sao ?

b) Khoanh trũn vào chữ cỏi đầu ý em chọn là đỳng nhất của mỗi cõu sau :

b.1. Lónh thổ Đồng bằng sụng Cửu Long gồm :

a. Phần đất nằm trong phạm vi tỏc động của sụng Tiền và sụng Hậu và bỏn đảo Cà Mau.

b. Phần đất nằm trong phạm vi tỏc động của sụng Tiền và sụng Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tỏc động đú.

c. Phần đất nằm trong phạm vi tỏc động của sụng Tiền và sụng Hậu và dải đất ven biển.

d. Phần đất nằm trong phạm vi tỏc động của sụng Tiền và sụng Hậu và phần đất cao phớa bắc sỏt rỡa Đụng Nam Bộ.

b.2. Cỏc thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sụng Cửu Long là :

a. Đất, khớ hậu, nguồn nước, khoỏng sản.

b. Đất, khớ hậu, nguồn nước, sinh vật.

c. Đất, khớ hậu, tài nguyờn biển, khoỏng sản.

a. Đất, rừng, nguồn nước, khoỏng sản.

b.3. Trở ngại chớnh của Đồng bằng sụng Cửu Long là :

a. Thiếu nước vào mựa khụ dẫn đến đất bị nhiễm phốn, nhiễm mặn trờn diện rộng.

b. Tài nguyờn khoỏng sản hạn chế, gõy trở ngại cho việc phỏt triển kinh tế - xó hội.

c. Rừng bị chỏy vào mựa khụ và bị phỏ để khẩn hoang và nuụi trồng thuỷ sản.

d. Lũ gõy ngập lụt trờn diện rộng với thời gian kộo dài, gõy nhiều tiờu cực đối với hoạt động kinh tế - xó hội.

b.4. Loại đất chiếm diện tớch lớn nhất ở Đồng bằng sụng Cửu Long là :

a. Đất mặn.

b. Đất phự sa ngọt.

c. Đất phốn.

92

Page 93: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

d. Đất khỏc.

b.5. Khú khăn của đất đai ở Đồng bằng sụng Cửu Long đối với việc phỏt triển nụng nghiệp là :

a. Phần lớn diện tớch của đồng bằng là đất phốn, đất mặn.

b. Đất phự sa ngọt phõn bố rải rỏc, phõn tỏn khắp đồng bằng.

c. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quỏ chặt, khú thoỏt nước.

d. Cõu a + c đỳng.

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. Tờn 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sụng Cửu Long : Long An, Tiền Giang, Đồng Thỏp, An Giang, Kiờn Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Súc Trăng, Bạc Liờu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Hậu Giang.

Cõu 2. - Thuận lợi :

+ Diện tớch đất phự sa lớn.

+ Đất phự sa ngọt 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tớch đồng bằng), rất màu mỡ.

- Khú khăn

+ Phần lớn diện tớch của đồng bằng là đất phốn, đất mặn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là cỏc nguyờn tố vi lượng hoặc đất quỏ chặt, khú thoỏt nước.

Cõu 3. Đồng bằng sụng Cửu Long là vựa lỳa lớn nhất cả nước, vỡ :

- Đất phự sa chiếm diện tớch rộng để hỡnh thành vựng lỳa chuyờn canh quy mụ lớn.

- Khớ hậu thể hiện tớnh chất cận xớch đạo : tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định ; lượng mưa lớn, thớch hợp với cõy lỳa nước.

- Mạng lưới sụng ngũi, kờnh rạch chằng chịt mang nước đến khắp nơi trong đồng bằng.

Cõu 4. So sỏnh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sụng Cửu Long với đồng bằng sụng Hồng.

- Đất nụng nghiệp : ĐBSCL (63,4%) lớn hơn ĐBSH (51,2%).

- Cỏc loại đất khỏc : ĐBSH lớn hơn ĐBSCL, trong đú :

+ ở ĐBSH cú diện tớch đất ở và diện tớch đất chuyờn dựng cú tỉ trọng lớn, cũn diện tớch đất lõm nghiệp và đất chưa sử dụng, sụng suối cú tỉ trọng nhỏ.

+ ở ĐBSCL, ngược lại, tỉ trọng diện tớch đất chưa sử dụng, sụng suối lớn; diện tớch đất ở và đất chuyờn dựng cú tỉ trọng bộ.

Cõu 5. Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lớ và cải tạo tự nhiờn ở Đồng bằng sụng Cửu Long, vỡ :

- Đồng bằng sụng Cửu Long cú vai trũ đặc biệt trong chiến lược phỏt triển kinh tế - xó hội nước ta.

- Để phỏt huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn cú của đồng bằng.

- Mụi trường và tài nguyờn của Đồng bằng sụng Cửu Long đang đứng trước sự suy thoỏi (Một trong những dẫn chứng là : việc phỏ rừng để khẩn hoang và nuụi trồng thuỷ sản cộng thờm với chỏy rừng vào mựa khụ làm cho tài nguyờn thiờn nhiờn suy giảm, mụi trường bị suy thoỏi).

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kiểm tra theo chuẩn

Đề 1. - Cỏc thế mạnh chủ yếu

93

Page 94: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Đất : diện tớch rộng, đặc biệt là 1,2 triệu đất phự sa ngọt dọc sụng Tiền, sụng Hậu. Cựng với cỏc loại đất phự sa khỏc (đất phốn, đất mặn), đất đai ở Đồng bằng sụng Cửu Long là một thế mạnh quan trọng hàng đầu để phỏt triển trờn quy mụ lớn sản xuất cõy hàng năm, đặc biệt là cõy lỳa.

+ Khớ hậu : thể hiện rừ rệt tớnh chất cận xớch đạo. Tổng số giờ nắng trung bỡnh năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bỡnh năm 25 - 27°C. Lượng mưa lớn (1300 - 2000mm), tập trung vào cỏc thỏng mựa mưa (từ thỏng 5 đến thỏng 11). Với khớ hậu như vậy, hoạt động sản xuất diễn ra liờn tục quanh năm.

+ Mạng lưới sụng ngũi, kờnh rạch chằng chịt cắt xẻ chõu thổ thành những ụ vuụng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thụng, sản xuất và sinh hoạt.

+ Sinh vật : thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liờu...) và rừng tràm (Kiờn Giang, Đồng Thỏp). Về động vật, cú giỏ trị hơn cả là cỏ và chim. Tài nguyờn biển : hết sức phong phỳ với hàng trăm bói cỏ, bói tụm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuụi trồng thuỷ sản.

b) Hạn chế

- Mựa khụ kộo dài từ thỏng 12 đến thỏng 4 năm sau. Trong mựa khụ, nước mặn xõm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.

- Phần lớn diện tớch của đồng bằng là đất phốn, đất mặn. Cựng với sự thiếu nước trong mựa khụ, điều đú làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khú khăn.

- Tài nguyờn khoỏng sản hạn chế, gõy trở ngại cho việc phỏt triển kinh tế - xó hội của đồng bằng.

Đề 2. a) - Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mựa khụ. Vỡ thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phốn, mặn và nước mặn theo sụng, rạch tràn vào làm tăng diện tớch đất phốn, đất mặn. Cú thể xem nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mựa khụ ở Đồng bằng sụng Cửu Long (để đối phú với sự khụ hạn làm bốc phốn, bốc mặn trong đất; để rửa phốn....).

- Hạn chế tỏc hại của lũ trong mựa mưa. Lũ lớn gõy ngập lụt trờn diện tớch rộng với thời gian kộo dài cú tỏc động tiờu cực đối với cỏc hoạt động kinh tế - xó hội. Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như : bổ sung lớp phự sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng.....

b) b.1. b ; b.2. b ; b.3. a ; b.4. c ; b.5. d

Bài 42

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHềNG

Ở BIỂN ĐễNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

I. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Vựng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyờna) Nước ta cú vựng biển rộng lớn, bao gồm : nội thuỷ, lónh hải, vựng tiếp giỏp lónh hải, vựng đặc quyền về

kinh tế, vựng thềm lục địa.

b) Nước ta cú điều kiện phỏt triển tổng hợp kinh tế biển

- Nguồn lợi sinh vật

+ Sinh vật biển giàu cú, nhất là giàu thành phần loài. Cú nhiều loài cú giỏ trị kinh tế cao. Cú những loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt.

+ Ngoài nguồn lợi cỏ, tụm, cua mực... , biển nước ta cũn cú nhiều đặc sản khỏc như đồi mồi, vớch, hải sõm, bào ngư, sũ huyết... Cú nhiều loài chim biển; tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu cú giỏ trị cao.

- Tài nguyờn khoỏng, dầu mỏ và khớ đốt

94

Page 95: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Dọc bờ biển cú nhiều vựng cú điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. + Vựng biển cú nhiều sa khoỏng cú trữ lượng cụng nghiệp : oxyt titan, cỏt trắng (nguyờn liệu quý để làm thuỷ

tinh, pha lờ).+ Vựng thềm lục địa cú cỏc tớch tụ dầu, khớ, với nhiều mỏ tiếp tục được phỏt hiện, thăm dũ và khai thỏc.- Biển và ven biển nước ta cú điều kiện phỏt triển giao thụng vận tải biển.+ Nước ta nằm gần cỏc tuyến hàng hải quốc tế trờn Biển Đụng. + Dọc bờ biển lại cú nhiều vụng biển kớn thuận lợi cho xõy dựng cỏc cảng nước sõu. Nhiều cửa sụng cũng

thuận lợi cho xõy dựng cảng.- Nước ta cú nhiều điều kiện thuận lợi để phỏt triển du lịch biển - đảo. + Suốt từ Bắc vào Nam cú nhiều bói tắm rộng, phong cảnh đẹp, khớ hậu tốt thuận lợi cho phỏt triển du lịch

và an dưỡng. + Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước cú thể phỏt triển.+ Du lịch biển - đảo đang là loại hỡnh du lịch thu hỳt nhiều du khỏch.

2. Cỏc đảo và quần đảo cú ý nghĩa chiến lược trong phỏt triển kinh tế và bảo vệ an ninh vựng biển

a) Thuộc vựng biển nước ta cú khoảng 3000 hũn đảo lớn nhỏ

- Những đảo đụng dõn và những đảo cụm lại thành quần đảo (tờn đảo, quần đảo).

- í nghĩa của cỏc đảo và quần đảo đối với nước ta.

- í nghĩa của việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với cỏc đảo và quần đảo.

b) Cỏc huyện đảo (Tờn 9 huyện đảo và tỉnh trực thuộc)

3. Khai thỏc tổng hợp cỏc tài nguyờn vựng biển và hải đảoa) Tại sao phải khai thỏc tổng hợp- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ cú khai thỏc tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ

mụi trường.- Mụi trường biển là khụng chia cắt được. Một vựng biển bị ụ nhiễm sẽ gõy thiệt hại cho cả vựng bờ biển, cho

cỏc vựng nước và đảo xung quanh.- Mụi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nú, khụng giống như trờn đất liền, lại do cú diện tớch nhỏ,

nờn rất nhạy cảm trước tỏc động của con người. b) Khai thỏc tài nguyờn sinh vật biển và hải đảo- Cần trỏnh khai thỏc quỏ mức nguồn lợi ven bờ, cỏc đối tượng đỏnh bắt cú giỏ trị kinh tế cao, cấm khụng sử

dụng cỏc phương tiện đỏnh bắt cú tớnh chất huỷ diệt nguồn lợi.- Việc phỏt triển đỏnh bắt xa bờ giỳp khai thỏc tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời giỳp bảo vệ vựng trời,

vựng biển và vựng thềm lục địa của nước ta.c) Khai thỏc tài nguyờn khoỏng sản- Nghề làm muối phỏt triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyờn hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản

xuất muối cụng nghiệp đó được tiến hành và đem lại năng suất cao.- Việc thăm dũ và khai thỏc dầu khớ trờn vựng thềm lục địa đó được đẩy mạnh.d) Phỏt triển du lịch biển- Cỏc trung tõm du lịch biển đó được nõng cấp, nhiều bói biển mới được đưa vào khai thỏc. - Đỏng chỳ ý là cỏc khu du lịch Hạ Long - Cỏt Bà - Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phũng), Sầm Sơn (Thanh Húa),

Cửa Lũ (Nghệ An), Nha Trang (Khỏnh Hũa), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)....e) Giao thụng vận tải biển- Hàng loạt hải cảng hàng hoỏ lớn đó được cải tạo, nõng cấp (cụm cảng Sài Gũn, cụm cảng Hải Phũng, cụm

cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....). - Một số cảng nước sõu đó được xõy dựng (cảng Cỏi Lõn, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu...). - Hàng loạt cảng nhỏ hơn đó được xõy dựng. Hầu hết cỏc tỉnh ven biển đều cú cảng.

95

Page 96: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Cỏc tuyến vận tải hàng hoỏ và hành khỏch thường xuyờn đó nối liền cỏc đảo với đất liền.4. Tăng cường hợp tỏc với cỏc nước lỏng giềng trong giải quyết cỏc vấn đề về biển và thềm lục địa

- Biển Đụng là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước lỏng giềng, nờn cần tăng cường việc đối thoại, hợp tỏc giữa Việt Nam và cỏc nước cú liờn quan.

- Mỗi cụng dõn Việt Nam đều cú bổn phận bảo vệ vựng biển và hải đảo của đất nước, cho hụm nay và cho cỏc thế hệ mai sau.b Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ, phạm vi lónh hải của vựng biển Việt Nam, cỏc đảo và quần đảo chớnh của nước ta.

- Điền trờn bản đồ khung cỏc đảo lớn của Việt Nam (điền và ghi đỳng trờn lược đồ Việt Nam cỏc đảo : Phỳ Quốc, Cụn Đảo, Cỏt Bà, Bạch Long Vĩ, Cỏi Bầu, Phỳ Quốc, Lớ Sơn), cỏc quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Dựa vào kiến thức đó học ở Bài 2, hóy xỏc định trờn bản đồ vựng nội thuỷ của nước ta. Tại sao kinh tế biển cú vai trũ ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta ?

Cõu 2. Hóy kể tờn cỏc ngư trường trọng điểm của nước ta và xỏc định cỏc ngư trường này trờn bản đồ Nụng nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lớ Việt Nam).

Cõu 3. a) Hóy xỏc định trờn bản đồ Cụng nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lớ Việt Nam) 4 mỏ dầu thuộc vựng trũng Cửu Long.

b) Hóy xỏc định trờn bản đồ Tự nhiờn Việt Nam cỏc đảo và quần đảo : cỏc đảo Cỏi Bầu, Cỏt Bà, Lý Sơn, Phỳ Quý, Phỳ Quốc ; quần đảo gồm cỏc đảo Võn Đồn, Cụ Tụ, Cỏt Bà ; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Cụn Đảo (cũn gọi là quần đảo Cụn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.

c) Hóy xỏc định trờn bản đồ Hành chớnh Việt Nam cỏc huyện đảo :

Cõu 4. Dựa vào kiến thức đó học, hóy xỏc định một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phỏt triển mạnh kinh tế biển.

III. TỰ KIỂM TRA ĐỊNH Kè VÀ THƯỜNG XUYấN THEO CHUẨN

Đề 1. a) Tại sao núi : Sự phỏt triển kinh tế - xó hội cỏc huyện đảo cú ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phỏt triển kinh tế - xó hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai.

b) Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hũn đảo, dự nhỏ, lại cú ý nghĩa rất lớn ?

Đề 2. Hóy chọn và phõn tớch một khớa cạnh của việc khai thỏc tổng hợp cỏc tài nguyờn biển mà em cho là tiờu biểu.

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. - Vựng nội thuỷ ở trờn bản đồ là vựng nước tiếp giỏp với đất liền, ở phớa trong đường cơ sở. (Chỳ ý kớ hiệu đường cơ sở trờn bản đồ để xỏc định vựng nội thuỷ).

- Nước ta đang trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việc giao lưu, hợp tỏc về kinh tế ngày càng lớn, trong đú sự cú mặt của kinh tế biển cú ý nghĩa rất quan trọng.

Cõu 2. Tờn cỏc ngư trường trọng điểm của nước ta và vị trớ ở trờn bản đồ Nụng nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lớ Việt Nam).

- Ngư trường Cà Mau - Kiờn Giang (ngư trường vịnh Thỏi Lan).

- Ngư trường Ninh Thuận - Bỡnh Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Ngư trường Hải Phũng - Quảng Ninh (ngư trươmngf vịnh Bắc Bộ).

- Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

96

Page 97: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Cõu 3. a) 4 mỏ dầu thuộc vựng trũng Cửu Long : Hồng Ngọc, Rạng Đụng, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng.

b) Cỏc đảo và quần đảo : cỏc đảo Cỏi Bầu, Cỏt Bà, Lý Sơn, Phỳ Quý, Phỳ Quốc ; quần đảo gồm cỏc đảo Võn Đồn, Cụ Tụ, Cỏt Bà ; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Cụn Đảo (cũn gọi là quần đảo Cụn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.

c) Cỏc huyện đảo :

- Huyện đảo Võn Đồn và huyện đảo Cụ Tụ (tỉnh Quảng Ninh).

- Huyện đảo Cỏt Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phũng).

- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)

- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng).

- Huyện đảo Lớ Sơn (tỉnh Quảng Ngói).

- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khỏnh Hoà).

- Huyện đảo Phỳ Quý (tỉnh Bỡnh Thuận).

- Huyện đảo Cụn Đảo (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

- Huyện đảo Kiờn Hải và huyện đảo Phỳ Quốc (tỉnh Kiờn Giang).

Cõu 4. Một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phỏt triển mạnh kinh tế biển.

- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh nổi bật về phỏt triển tổng hợp kinh tế biển (khai thỏc hải sản, khai thỏc dầu khớ, du lịch biển, giao thụng vận tải biển).

- Tỉnh Quảng Ninh : khai thỏc và nuụi trồng thuỷ sản, du lịch biển, giao thụng vận tải biển.

- Thành phố Hải Phũng : khai thỏc và nuụi trồng thuỷ sản, du lịch biển - đảo, giao thụng vận tải biển.

- Thành phố Đà Nẵng : giao thụng vận tải biển, du lịch biển.

- Khỏnh Hoà, đặc biệt là thành phố Nha Trang : du lịch biển, giao thụng vận tải biển, khai thỏc và nuụi trồng thuỷ sản.

- Bỡnh Thuận, Cà Mau là những tỉnh cú ngành đỏnh cỏ biển phỏt triển mạnh.

- Kiờn Giang : đỏnh cỏ biển, du lịch biển - đảo.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn kiểm tra theo chuẩn

Đề 1. a) Sự phỏt triển kinh tế - xó hội cỏc huyện đảo cú ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phỏt triển kinh tế - xó hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai, vỡ :

- Cỏc huyện đảo là nơi nghề cỏ và đỏnh bắt thuỷ sản phỏt triển, tập trung đụng ngư dõn, cũng là những căn cứ bảo vệ trật tự, an ninh trờn cỏc vựng biển và bờ biển của nước ta.

- Cỏc huyện đảo tạo thành hệ thống tiền tiờu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thỏc cú hiệu quả cỏc nguồn lợi vựng biển, hải đảo và thềm lục địa.

b) Việc giữ vững chủ quyền của một hũn đảo, dự nhỏ, lại cú ý nghĩa rất lớn, vỡ :

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với cỏc đảo và quần đảo cú ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vựng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Đề 2. Vớ dụ, chọn khớa cạnh Phỏt triển du lịch biển

- Điều kiện phỏt triển

+ Dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển cú khoảng 125 bói tắm lớn nhỏ, trong đú cú nhiều bói dài tới 15 - 18 km. Cú nhiều bói biển đẹp nổi tiếng như Mĩ Khờ (Đà Nẵng), Nha Trang (Khỏnh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)....

97

Page 98: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Thuộc vựng biển nước ta cú khoảng 3000 hũn đảo lớn nhỏ, trong đú cú nhiều đảo gần bờ cú giỏ trị cao về du lịch như : Phỳ Quốc, Cụn Đảo, Cỏt Bà,...

+ Vịnh Hạ Long là di sản thiờn nhiờn thế giới hấp dẫn khỏch du lịch trong và ngoài nước.

+ Cỏc điều kiện khỏc : khớ hậu, tài nguyờn hải sản, bản sắc văn hoỏ của cư dõn vựng biển,... cú nhiều thuận lợi cho du lịch, nghỉ dưỡng.

- Hiện trạng phỏt triển

+ Cỏc trung tõm du lịch biển đó được nõng cấp, nhiều bói biển mới được đưa vào khai thỏc.

+ Đỏng chỳ ý là cỏc khu du lịch Hạ Long - Cỏt Bà - Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phũng), Sầm Sơn (Thanh Hoỏ), Cửa Lũ (Nghệ An), Nha Trang (Khỏnh Hoà),, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)....

98

Page 99: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Bài 43

CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

a. Kiến thức

1. Đặc điểm- Vựng kinh tế trọng điểm là vựng hội tụ đầy đủ nhất cỏc điều kiện phỏt triển và cú ý nghĩa quyết định đối với

nền kinh tế cả nước.

- Một số đặc điểm chủ yếu của vựng kinh tế trọng điểm (phạm vi, thế mạnh và tiềm lực kinh tế, tỉ trọng GDP, khả năng thu hỳt cỏc ngành mới).

2. Quỏ trỡnh hỡnh thành và thực trạng phỏt triểna) Quỏ trỡnh hỡnh thành

- Thời gian hỡnh thành và phạm vi lónh thổ cỏc vựng kinh tế trọng điểm của nước ta (đầu thập niờn 90 của thế kỉ XX, sau năm 2000).

b) Thực trạng phỏt triển kinh tế

- Ba vựng kinh tế trọng điểm chiếm tới 66,9% GDP của cả nước (năm 2005), trong đú : vựng Phớa Nam 42,7%, vựng Phớa Bắc 18,9%, vựng Miền Trung 5,3%.

- Tốc độ tăng trưởng trung bỡnh năm giai đoạn 2001 - 2005 của ba vựng đều vượt mức trung bỡnh của cả nước và đạt 11,7%.

- Kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 64,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.- Cơ cấu GDP : ưu thế thuộc về khu vực II (cụng nghiệp - xõy dựng) và khu vực

III (dịch vụ). 3. Đặc điểm của ba vựng kinh tế trọng điểm

a) Vựng kinh tế trọng điểm phớa Bắc

- Diện tớch gần 15,3 nghỡn km2, số dõn hơn 13,7 triệu người năm 2006, gồm 8 tỉnh, thành phố chủ yếu thuộc đồng bằng sụng Hồng.

- Hội tụ tương đối đầy đủ cỏc thế mạnh để phỏt triển kinh tế - xó hội.

+ Vị trớ địa lớ của vựng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.

+ Hà Nội là thủ đụ, đồng thời cũng là trung tõm chớnh trị, kinh tế, văn hoỏ thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thụng huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ núi chung với cụm cảng Hải Phũng - Cỏi Lõn.

+ Cú nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Cú lịch sử khai thỏc lõu đời nhất nước ta với nền văn minh lỳa nước.

+ Cỏc ngành cụng nghiệp phỏt triển rất sớm và nhiều ngành cú ý nghĩa toàn quốc.

+ Cỏc ngành dịch vụ, du lịch cú nhiều điều kiện để phỏt triển.

- Để vựng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cú vị thế xứng đỏng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liờn quan đến cỏc ngành kinh tế.

+ Về cụng nghiệp : đẩy mạnh cỏc ngành cụng nghiệp trọng điểm, nhanh chúng phỏt triển cỏc ngành cú hàm lượng kĩ thuật cao, khụng gõy ụ nhiễm mụi trường, tạo ra sản phẩm cú sức cạnh tranh trờn thị trường đồng thời với việc phỏt triển cỏc khu cụng nghiệp tập trung.

+ Về dịch vụ : chỳ trọng đến thương mại và cỏc hoạt động dịch vụ khỏc, nhất là du lịch.

99

Page 100: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Về nụng nghiệp : cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoỏ cú chất lượng cao.

b) Vựng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Diện tớch gần 28 nghỡn km2, số dõn 6,3 triệu người năm 2006, gồm 5 tỉnh, thành phố, từ Thừa Thiờn - Huế đến Bỡnh Định.

- Trong vựng cú nhiều thế mạnh để phỏt triển kinh tế.

+ Vị trớ chuyển tiếp giữa cỏc vựng phớa bắc và phớa nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất; cú cỏc sõn bay Đà Nẵng, Phỳ Bài, Chu Lai và là cửa ngừ quan trọng thụng ra biển của cỏc tỉnh Tõy Nguyờn và Nam Lào, thuận lợi cho phỏt triển kinh tế và giao lưu hàng húa.

+ Thế mạnh về khai thỏc tổng hợp tài nguyờn biển, khoỏng sản, rừng để phỏt triển dịch vụ du lịch, nuụi trồng thuỷ sản, cụng nghiệp chế biến nụng - lõm - thuỷ sản và một số ngành khỏc nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ.

- Trờn lónh thổ của vựng hiện nay đang triển khai những dự ỏn lớn cú tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hỡnh thành cỏc ngành cụng nghiệp trọng điểm, phỏt triển cỏc vựng chuyờn sản xuất hàng hoỏ nụng nghiệp, thuỷ sản và cỏc ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

c) Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam

- Diện tớch gần 30,6 nghỡn km2, số dõn 15,2 triệu người (năm 2006), bao gồm 7 tỉnh và thành phố chủ yếu thuộc Đụng Nam Bộ.

- Đõy là khu vực bản lề giữa Tõy Nguyờn, Duyờn hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sụng Cửu Long, tập trung đầy đủ cỏc thế mạnh về tự nhiờn, kinh tế- xó hội.

+ Tài nguyờn thiờn nhiờn nổi trội hàng đầu là cỏc mỏ dầu khớ ở thềm lục địa.

+ Dõn cư đụng, nguồn lao động dồi dào, cú chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và cú trỡnh độ phỏt triển kinh tế cao nhất so với cỏc vựng khỏc trong cả nước.

- Trong những năm tới, cụng nghiệp vẫn sẽ là động lực của vựng với cỏc ngành cụng nghiệp cơ bản, cụng nghiệp trọng điểm, cụng nghệ cao và hỡnh thành hàng loạt khu cụng nghiệp tập trung để thu hỳt đầu tư ở trong và ngoài nước.

- Cựng với cụng nghiệp, cỏc ngành thương mại, tớn dụng, ngõn hàng, du lịch, được tiếp tục đẩy mạnh.

b. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xỏc định vị trớ, giới hạn của cỏc vựng kinh tế trọng điểm ở Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ ; nhận biết và giải thớch được sự phỏt triển của cỏc vựng kinh tế trọng điểm.

- Vẽ và phõn tớch biểu đồ, số liệu thống kờ về cỏc vựng kinh tế trọng điểm.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN

Cõu 1. Căn cứ vào số liệu của bảng thống kờ ở SGK, hóy phõn tớch thực trạng phỏt triển kinh tế của cỏc vựng kinh tế trọng điểm.

Cõu 2. Trỡnh bày cỏc thế mạnh đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Cõu 3. Trỡnh bày cỏc thế mạnh để phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Cõu 4. Hóy trỡnh bày cỏc thế mạnh đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng kinh tế trọng điểm Nam Bộ.

Cõu 5. a) Tại sao nước ta phải hỡnh thành cỏc vựng kinh tế trọng điểm ?

b) Trỡnh bày quỏ trỡnh hỡnh thành và phạm vi lónh thổ của cỏc vựng kinh tế trọng điểm

100

Page 101: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

III. TỰ KIỂM TRA THƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè THEO CHUẨN

Đề 1. Hóy so sỏnh thế mạnh phỏt triển của ba vựng kinh tế trọng điểm.

Đề 2. Hóy so sỏnh thực trạng phỏt triển của ba vựng kinh tế trọng điểm.

IV. GỢI í TRẢ LỜI VÀ LỜI GIẢI

1. Trả lời và lời giải phần II và hướng dẫn tự học theo chuẩn

Cõu 1. Thực trạng phỏt triển kinh tế của cỏc vựng kinh tế trọng điểm.

- Vựng kinh tế trọng điểm phớa Bắc

+ Tốc độ tăng trưởng 11,2%, sau VKTTĐPN, cao hơn VKTTĐMT.

+ Mức đúng gúp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về cụng nghiệp - xõy dựng (42,2%) ; nụng - lõm - ngư chiếm tỉ trọng cũn cao (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm 27,0%.

- Vựng kinh tế trọng điểm miền Trung

+ Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vựng phớa Bắc và phớa Nam (10,7%), nhưng khụng chờnh lệch lắm so với hai vựng.

+ Mức đúng gúp cho GDP cả nước cũn nhỏ (5,3%), thấp hơn rất nhiều so với hai vựng kia.

+ Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ (38,4%), sau đú đến cụng nghiệp - xõy dựng (36,6%) ; nụng - lõm - ngư chiếm tỉ trọng cũn lớn (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%).

- Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam

+ Đứng đầu trong ba vựng về tốc độ tăng trưởng (11,9%), nhưng khụng chờnh lệch lắm so với hai vựng cũn lại.

+ Mức đúng gúp cho GDP cả nước là 42,7%, cao hơn rất nhiều so với hai vựng cũn lại.

+ Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về cụng nghiệp - xõy dựng (59,0%) ; nụng - lõm - ngư chiếm tỉ trọng nhỏ (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vựng cũn lại (35,3%).

Cõu 2. Cỏc thế mạnh đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Vị trớ địa lớ của vựng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Cú Hà Nội là thủ đụ, đồng thời cũng là trung tõm chớnh trị, kinh tế, văn hoỏ thuộc loại lớn nhất của cả nước. Vựng làà đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế....

- Thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật : hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thụng huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ núi chung với cụm cảng Hải Phũng - Cỏi Lõn ; cú cảng biển lớn Hải Phũng, cảng nước sõu Cỏi Lõn, sõn bay quốc tế Nội Bài. Hệ thống thụng tin liờn lạc tương đối khỏ....

- Cú nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Đó hỡnh thành hệ thống đụ thị hạt nhõn, tập trung cỏc cơ sở đào tạo và nghiờn cứu khoa học, trỡnh độ dõn trớ và mức sống của dõn cư tương đối cao.

- Cú lịch sử khai thỏc lõu đời nhất nước ta với nền văn minh lỳa nước.

- Cỏc ngành cụng nghiệp phỏt triển rất sớm và nhiều ngành cú ý nghĩa toàn quốc nhờ cỏc lợi thế về gần nguồn nguyờn liệu,, nhiờn liệu, khoỏng sản, về nguồn lao động và thị trường tiờu thụ..

101

Page 102: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Cỏc ngành dịch vụ, du lịch cú nhiều điều kiện để phỏt triển dựa trờn cỏc thế mạnh vốn cú của vựng (tài nguyờn du lịch tự nhiờn, nhõn văn giàu cú và đa dạng, cú vịnh Hạ Long là di sản thiờn nhiờn thế giới, cú đội ngũ lao động chuyờn mụn kĩ thuật cao, thị trường rộng...)

Cõu 3. Cỏc thế mạnh để phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Vị trớ chuyển tiếp giữa cỏc vựng phớa Bắc và phớa Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất; cú cỏc sõn bay Đà Nẵng, Phỳ Bài, Chu Lai và là cửa ngừ quan trọng thụng ra biển của cỏc tỉnh Tõy Nguyờn và Nam Lào, thuận lợi cho phỏt triển kinh tế và giao lưu hàng húa.

+ Thế mạnh về khai thỏc tổng hợp tài nguyờn biển, khoỏng sản, rừng để phỏt triển dịch vụ du lịch, nuụi trồng thuỷ sản, cụng nghiệp chế biến nụng - lõm - thuỷ sản và một số ngành khỏc nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ.

- Trờn lónh thổ của vựng hiện nay đang triển khai những dự ỏn lớn cú tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hỡnh thành cỏc ngành cụng nghiệp trọng điểm, phỏt triển cỏc vựng chuyờn sản xuất hàng hoỏ nụng nghiệp, thuỷ sản và cỏc ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

Cõu 4. Cỏc thế mạnh đối với việc phỏt triển kinh tế - xó hội của vựng kinh tế trọng điểm Nam Bộ.

- Đõy là khu vực bản lề giữa Tõy Nguyờn, Duyờn hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sụng Cửu Long, tập trung đầy đủ cỏc thế mạnh về tự nhiờn, kinh tế- xó hội.

- Tài nguyờn thiờn nhiờn nổi trội hàng đầu là cỏc mỏ dầu khớ ở thềm lục địa.

- Dõn cư đụng, nguồn lao động dồi dào, cú chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và cú trỡnh độ phỏt triển kinh tế cao nhất so với cỏc vựng khỏc trong cả nước.

Cõu 5. a) Nước ta phải hỡnh thành cỏc vựng kinh tế trọng điểm, vỡ :

Cỏc vựng kinh tế trọng điểm là động lực thỳc đẩy sự phỏt triển kinh tế - xó hội đất nước (hội tụ đầy đủ cỏc thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn cỏc nhà đầu tư ; tạo ra tốc độ phỏt triển nhanh cho cả nước và cú thể hỗ trợ cho cỏc vựng khỏc ; thu hỳt cỏc ngành mới về cụng nghiệp và dịch vụ để từ đú nhõn rộng ra toàn quốc).

b) Quỏ trỡnh hỡnh thành và phạm vi lónh thổ của cỏc vựng kinh tế trọng điểm

- Đầu thập niờn 90 của thế kỉ XX

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Bắc : gồm cỏc tỉnh/thành phố Hà Nội, Hưng Yờn, Hải Dương, Hải Phũng, Quảng Ninh.

+ Vựng kinh tế trọng điểm miền Trung : gồm cỏc tỉnh/thành phố Thừa Thiờn Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngói.

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam : gồm cỏc tỉnh/thành phố TP. Hồ Chớ Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bỡnh Dương.

- Sau năm 2000

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Bắc : thờm 3 tỉnh Hà Tõy, Vĩnh Phỳc, Bắc Ninh.

+ Vựng kinh tế trọng điểm miền Trung : thờm tỉnh Bỡnh Định.

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam : thờm 4 tỉnh Bỡnh Phước, Tõy Ninh, Long An, Tiền Giang.

2. Đỏp ỏn, lời giải và hướng dẫn tự kểm tra theo chuẩn

Đề 1. So sỏnh thế mạnh phỏt triển của ba vựng kinh tế trọng điểm.

a. Thế mạnh

102

Page 103: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Điểm tương tự nhau : So với cỏc vựng khỏc trong cả nước, ba vựng đều cú những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sõn bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế). ở đõy đó hỡnh thành hệ thống đụ thị hạt nhõn, tập trung cỏc cơ sở đào tạo và nghiờn cứu khoa học, trỡnh độ dõn trớ và mức sống của dõn cư tương đối cao. Đặc biệt, cỏc vựng trọng điểm kinh tế là nơi tập trung cỏc đụ thị lớn nhất nước ta như Hà Nội, TP Hồ Chớ Minh, Hải Phũng, Đà Nẵng, Vũng Tàu... và đồng thời là cỏc trung tõm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

- Điểm khỏc nhau nổi bật :

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Bắc : Vị trớ địa lớ của vựng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Cú Hà Nội là thủ đụ, đồng thời cũng là trung tõm chớnh trị, kinh tế, văn hoỏ thuộc loại lớn nhất của cả nước. Cú nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Cú lịch sử khai thỏc lõu đời nhất nước ta với nền văn minh lỳa nước.

+ Vựng kinh tế trọng điểm miền Trung : Vị trớ chuyển tiếp giữa cỏc vựng phớa Bắc và phớa Nam và là cửa ngừ quan trọng thụng ra biển của cỏc tỉnh Tõy Nguyờn và Nam Lào. Cú thế mạnh về khai thỏc tổng hợp tài nguyờn biển, khoỏng sản, rừng để phỏt triển dịch vụ du lịch, nuụi trồng thuỷ sản, cụng nghiệp chế biến nụng - lõm - thuỷ sản.

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam : Là khu vực bản lề giữa Tõy Nguyờn, Duyờn hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sụng Cửu Long. Tài nguyờn thiờn nhiờn nổi trội hàng đầu là cỏc mỏ dầu khớ ở thềm lục địa. Dõn cư đụng, nguồn lao động dồi dào, cú chất lượng. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và cú trỡnh độ phỏt triển kinh tế cao nhất so với cỏc vựng khỏc trong cả nước.

Đề 2. So sỏnh thực trạng phỏt triển của ba vựng kinh tế trọng điểm.

- Tương tự nhau : Cả ba vựng đều cú tốc độ tăng trưởng khỏ cao, mức đúng gúp vào GDP cả nước cao. Là địa bàn tập trung phần lớn cỏc khu cụng nghiệp và cỏc ngành cụng nghiệp chủ chốt của cả nước. Đúng gúp 64,5% giỏ trị kim ngạch xuất khẩu và tu hỳt phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta, đặc biệt là VKTTĐ phớa Bắc và VKTTĐ phớa Nam.

- Khỏc nhau

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Bắc : Tốc độ tăng trưởng 11,2%, sau VKTTĐPN, cao hơn VKTTĐMT. Mức đúng gúp cho GDP cả nước là 18,9%. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về cụng nghiệp - xõy dựng (42,2%) ; nụng - lõm - ngư chiếm tỉ trọng cũn cao (12,6%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm 27,0%.

+ Vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam : Đứng đầu trong ba vựng về tốc độ tăng trưởng (11,9%), nhưng khụng chờnh lệch lắm so với hai vựng cũn lại. Mức đúng gúp cho GDP cả nước là 42,7%, cao hơn rất nhiều so với hai vựng cũn lại. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về cụng nghiệp - xõy dựng (59,0%) ; nụng - lõm - ngư chiếm tỉ trọng nhỏ (7,8%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vựng cũn lại (35,3%).

- Vựng kinh tế trọng điểm miền Trung : Tốc độ tăng trưởng chậm hơn hai vựng phớa Bắc và phớa Nam (10,7%), nhưng khụng chờnh lệch lắm so với hai vựng. Mức đúng gúp cho GDP cả nước cũn nhỏ (5,3%), thấp hơn rất nhiều so với hai vựng kia. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ (38,4%), sau đú đến cụng nghiệp - xõy dựng (36,6%) ; nụng - lõm - ngư chiếm tỉ trọng cũn lớn (25,0%). Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,2%).

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (45 PHÚT) KẾT HỢP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM

A. Phần tự luận (6 điểm)

Cõu 1 (3 điểm)

Trỡnh bày về cụng nghiệp khai thỏc dầu khớ nước ta. Kể tờn cỏc nhà mỏy điện ở nước ta hiện nay sử dụng nhiờn liệu là khớ tự nhiờn.

Cõu 2 (3 điểm)

Cho bảng số liệu sau :

103

Page 104: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÀ PHấ TÂY NGUYấN VÀ CẢ NƯỚC

1985 1990 1995 2000 2005

Cả nước (nghỡn ha) 44,7 119,3 186,4 561,9 497,4Tõy Nguyờn- nghỡn ha 7,8 38,3 147,3 468,6 445,4- % so với cả nước 17,4 32,2 79,0 83,4 89,5

a) Hóy vẽ biểu đồ cột biểu hiện tỡnh hỡnh tăng diện tớch cà phờ Tõy Nguyờn qua cỏc năm so với cả nước.

b) Tại sao cõy cà phờ được phỏt triển mạnh ở Tõy Nguyờn ? Nờu tờn tỉnh trồng nhiều cà phờ nhất ở Tõy Nguyờn.

B. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

1. Sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước là biểu hiện của sự phự hợp với

A. quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ.B. xu thế chuyển dịch lao động của cỏc nước trờn thế giới.C. quỏ trỡnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo kinh tế thị trường.D. quỏ trỡnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

2. Nhà mỏy thuỷ điện cú cụng suất lớn nhất hiện nay là :

A. Hoà Bỡnh.B. Sơn La.

C. Y-a-li.d. Thỏc Bà.

3. Quốc lộ nào sau đõy khụng nằm ở vựng Bắc Trung Bộ ?

A. QL 6.B. QL 7.

C. QL 8.D. QL 9.

4. Loại khoỏng sản giàu cú nhất ở Tõy Nguyờn là

A. quặng sắt,B. vàng.

C. bụxitD. Thiếc.

5. Tài nguyờn khoỏng sản nổi bật của vựng Đụng Nam Bộ là :

A. than nõu.

B. dầu khớ.

C. đất sột.

D. bụxit.

6. Nước ta cú đường bờ biển dài (km) :

A. 3260.B. 3270.

C. 3280.D. 3290.

7. Trong cơ cấu cỏc nhúm tuổi của tổng số dõn nước ta, xếp thứ tự từ cao xuống thấp là

A. dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động.

B. trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động.

C. ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động.

D. trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động.

8. Nhỡn chung, bóo thường đổ bộ vào nước ta trong khoảng thời gian từ thỏng:

104

Page 105: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

A. VII - XI.B. VI - XII.

C. V - X.D. VI - XI.

9. Khối khớ chớ tuyến vịnh Ben-gan (TBg) là một khối khớ núng ẩm. Nhưng khi thổi vào duyờn hải miền Trung nước ta lại gõy thời tiết khụ núng, vỡ khối khớ này

A. đó trỳt mưa hết ở đồng bằng Nam Bộ và Tõy Nguyờn.B. sau khi vượt dóy Trường Sơn đó trở nờn khụ, núng.C. thổi qua một chặng đường dài đó bị biến tớnh.D. Cõu A + B đỳng.

10. Hướng chuyển dịch cơ cấu cụng nghiệp theo ngành ở nước ta là:

A. giảm tỉ trọng cỏc sản phẩm cú chất lượng cao.

B. tăng tỉ trọng cỏc loại sản phẩm cú chất lượng thấp và trung bỡnh.

C. giảm tỉ trọng cụng nghiệp chế biến.

D. giảm tỉ trọng cụng nghiệp khai khoỏng.

11. Vị trớ của vựng Trung du và miền nỳi Bắc Bộ trong phõn cụng lao động theo lónh thổ giữa cỏc vựng được nõng cao rất nhiều nhờ vào việc:

A. khai thỏc khoỏng sản.

B. phỏt triển thuỷ điện.

C. phỏt triển nền nụng nghiệp nhiệt đới cú sản phẩm cận nhiệt và ụn đới.

D. phỏt triển chăn nuụi gia sỳc.

12. Sự phõn bố cỏc cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào:

A. nguồn nguyờn liệu và thị trường tiờu thụ

B. thị trường tiờu thụ và chớnh sỏch phỏt triển.

C. nguồn lao động cú nhiều kinh nghiệm và thị trường tiờu thụ.

D. nguồn nguyờn liệu và lao động cú trỡnh độ cao.

13. Cỏc dóy nỳi vựng Đụng Bắc cú hướng chủ yếu là :

A. Tõy Bắc - Đụng Nam.

B. vũng cung.

C. Bắc - Nam.

D. Đụng Bắc - Tõy Nam.

14. Thuỷ chế theo mựa là hệ quả của chế độ:

A. nhiệt ẩm.B. mưa mựa.

C. giú mựa.D. Cõu A + C đỳng.

15. Ngành khụng thuộc vào cụng nghiệp năng lượng là:

A. đầu khớ.B. than.

C. điện tử.D. điện.

16. Cụm cụng nghiệp Nam Định - Ninh Bỡnh - Thanh Hoỏ nổi bật với cỏc ngành chuyờn mụn hoỏ:

A. thuỷ điện, vật liệu xõy dựng.

105

Page 106: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

B. dệt, xi măng, điện.

C. phõn hoỏ học, vật liệu xõy dựng.

D. luyện kim, cơ khớ.

Đỏp ỏn

A. Phần tự luận (6 điểm)

Cõu 1 (3 điểm)

a) Cụng nghiệp khai thỏc dầu, khớ

- Dầu khớ của nước ta tập trung ở cỏc bể trầm tớch chứa dầu ngoài thềm lục địa.

+ Bể trầm tớch sụng Hồng đang trong giai đoạn thăm dũ, tỡm kiếm ; đó khai thỏc mỏ khớ quy mụ nhỏ ở Tiền Hải (Thỏi Bỡnh).

+ Cỏc bể trầm tớch Trung Bộ nằm ở phớa đụng Huế, Đà Nẵng, Phỳ Yờn, Khỏnh Hoà với diện tớch nhỏ, tiềm năng hạn chế.

+ Bể trầm tớch Cửu Long cú trữ lượng khỏ lớn với một số mỏ đó và đang được khai thỏc (Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đụng, Hồng Ngọc).

+ Bể trầm tớch Nam Cụn Sơn cú trữ lượng vào loại lớn nhất và cú ưu thế về khớ ; ngoài mỏ Đại Hựng đang khai thỏc cũn cú một số mỏ đó được phỏt hiện.

+ Bể trầm tớch Thổ Chu - Mó Lai cú diện tớch nhỏ, trữ lượng khụng lớn.

- Trữ lượng : khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khớ đồng hành.

- Khai thỏc dầu khớ là ngành cụng nghiệp mới hỡnh thành từ năm 1986, sản lượng dầu mỏ tăng liờn tục và đạt hơn 18,5 triệu tấn (năm 2005).

+ Khớ đốt đang được khai thỏc phục vụ cho cỏc nhà mỏy điện.

- Cụng nghiệp lọc, hoỏ dầu chuẩn bị ra đời với Nhà mỏy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngói) với cụng suất 6,5 triệu tấn/ năm.

b) Cỏc nhà mỏy điện ở nước ta hiện nay sử dụng nhiờn liệu là khớ tự nhiờn : Phỳ Mĩ (1, 2, 3, 4 - 4164 MW) ; Bà Rịa (411 MW), Cà Mau.

Cõu 2 (3 điểm)

a) Vẽ biểu đồ

106

Page 107: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Biểu đồ biểu hiện tỡnh hỡnh tăng diện tớch cà phờ Tõy Nguyờn qua cỏc năm so với cả nước.

b) Tõy Nguyờn cú điều kiện thuận lợi cho phỏt triển cõy cà phờ

- Đất badan cú tầng phong hoỏ sõu, giàu chất dinh dưỡng, phõn bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập cỏc nụng trường và vựng chuyờn canh quy mụ lớn.

- Khớ hậu cú tớnh chất cận xớch đạo với một mựa mưa và một mựa khụ kộo dài (cú khi 4 - 5 thỏng). Mựa khụ tuy cú khú khăn cho sản xuất, nhưng là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

- Cà phờ là cõy cụng nghiệp quan trọng số một của Tõy Nguyờn. Diện tớch chiếm 4/5 diện tớch cà phờ cả nước. Đăk Lăk là tỉnh cú diện tớch cà phờ lớn nhất.B. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

2A, 3A, 4C, 5B, 6A, 7B, 8A, 9B, 10D, 11D, 12A, 13B, 14B, 15C, 16B.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kè II

Cõu 1 (3,5 điểm)

Cho bảng số liệu sau đõy :

BèNH QUÂN SẢN LƯỢNG LÚA THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SễNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SễNG CỬU LONG THỜI Kè 1985 - 2005 ( ĐƠN VỊ : KG/NGƯỜI ).

Vựng Năm1985 1990 1995 2000

Đồng bằng sụng Hồng 223 260 321 387Đồng bằng sụng Cửu Long 503 694 760 1020a) Vẽ biểu đồ hỡnh cột so sỏnh bỡnh quõn sản lượng lỳa theo đầu

người của đồng bằng sụng Hồng và đồng bằng sụng Cửu Long trong thời kỡ 1985 - 2000.

b) Nhận xột bỡnh quõn sản lượng lỳa theo đầu người của hai vựng trong thời kỡ kể trờn.

c) Giải thớch vỡ sao bỡnh quõn sản lượng lỳa theo đầu người ở đồng bằng sụng Cửu Long luụn cao hơn so với đồng bằng sụng Hồng.

Cõu 2 (3 điểm)

Hóy trỡnh bày cỏc thế mạnh về tài nguyờn thiờn nhiờn ở Đụng Nam Bộ.

Cõu 3 (3 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lớ Việt Nam, kể tờn và vị trớ của cỏc nhà mỏy thủy điện ở Tõy Nguyờn.

b) Nờu ý nghĩa của việc xõy dựng cỏc cụng trỡnh thủy điện ở Tõy Nguyờn.

107

Page 108: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Đỏp ỏn

Cõu 1 (3,5 điểm)

a) Vẽ biểu đồ

Yờu cầu: Đảm bảo tớnh chớnh xỏc, rừ ràng.

b) Nhận xột

- Bỡnh quõn sản lượng lỳa theo đầu người của đồng bằng sụng Hồng và đồng bằng sụng Cửu Long đều tăng.

- Đồng bằng sụng Hồng tăng 154 kg/người (gần 1,7 lần ), đồng bằng sụng Cửu Long tăng 517 kg/người (2 lần ).

c) Giải thớch

- Đồng bằng sụng Cửu Long là đồng bằng chõu thổ rộng lớn nhất nước ta và cú diện tớch đất trồng lỳa lớn nhất trong cỏc vựng. Đất phự sa đợc bồi đắp hàng năm rất màu mỡ. Khớ hậu cận xớch đạo núng quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, ớt thiờn tai. Hệ thống sụng ngũi, kờnh rạch dày đặc thuận lợi cho việc sản xuất lỳa.

- Số dõn của đồng bằng sụng Cửu Long chưa đụng, mật độ dõn số của đồng bằng sụng Cửu Long chỉ bằng 1/3 so với đồng bằng sụng Hồng.

- Diện tớch tự nhiờn và diện tớch đất trồng lỳa của đồng bằng sụng Hồng gần bằng 1/3 so với đồng bằng sụng Cửu Long. Khớ hậu, thời tiết diễn biến bất thường, hay cú thiờn tai.

- Đồng bằng sụng Hồng lại chịu sức ộp của vấn đề dõn số ( dõn số đụng, mật độ cao, gia tăng dõn số cũn nhanh ).

Cõu 2 (3 điểm)

Hóy trỡnh bày cỏc thế mạnh về tài nguyờn thiờn nhiờn ở Đụng Nam Bộ.

- Đất

+ Cỏc vựng đất badan khỏ màu mỡ chiếm tới 40% diện tớch đất của vựng nối tiếp với miền đất badan của Tõy Nguyờn và cực Nam Trung Bộ.

+ Đất xỏm bạc màu trờn phự sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chỳt ớt, phõn bố thành vựng lớn ở cỏc tỉnh Tõy Ninh và Bỡnh Dương. Đất phự sa cổ tuy nghốo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoỏt nước tốt.

- Khớ hậu cận xớch đạo tạo điều kiện phỏt triển cỏc cõy cụng nghiệp lõu năm (cao su, cà phờ, điều, hồ tiờu), cõy ăn quả và cả cõy cụng nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mớa, thuốc lỏ...) trờn quy mụ lớn.

- Nằm gần cỏc ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bỡnh Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiờn Giang. Cú điều kiện lớ tưởng để xõy dựng cỏc cảng cỏ. Ven biển cú rừng ngập mặn, thuận lợi để nuụi trồng thuỷ sản nước lợ.

- Tài nguyờn rừng

+ Cung cấp gỗ dõn dụng và gỗ củi cho TP Hồ Chớ Minh và Đồng bằng sụng Cửu Long, nguồn nguyờn liệu giấy cho Liờn hiệp giấy Đồng Nai.

+ Cú Vườn quốc gia (VQG) Cỏt Tiờn (Đồng Nai) nổi tiếng cũn bảo tồn được nhiều loài thỳ quý, VQG Bự Gia Mập (Bỡnh Phước), VQG Lũ Gũ - Xa Mỏt (Tõy Ninh) và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chớ Minh).

- Tài nguyờn khoỏng sản nổi bật là dầu khớ trờn vựng thềm lục địa. Ngoài ra cú sột cho cụng nghiệp vật liệu xõy dựng và cao lanh cho cụng nghiệp gốm, sứ.

- Hệ thống sụng Đồng Nai cú tiềm năng thuỷ điện lớn.

- Khú khăn : mựa khụ kộo dài, cú khi tới 4 thỏng (từ cuối thỏng 11 đến hết thỏng 4).

Cõu 3 (3 điểm)

a) Tờn và vị trớ của cỏc nhà mỏy thủy điện ở Tõy Nguyờn.

108

Page 109: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Y-a-ly (720 MW) trờn sụng Xờ Xan. Bốn nhà mỏy thuỷ điện khỏc là Xờ Xan 3, Xờ Xan 3A, Xờ Xan 4 (ở phớa hạ lưu của thuỷ điện Yaly) và Plõy Krụng (thượng lưu của Y-a-ly).

- Trờn dũng sụng Xrờ Pụk, 6 bậc thang thuỷ điện đó được quy hoạch, với tổng cụng suất lắp mỏy trờn 600 MW, trong đú lớn nhất là thuỷ điện Buụn Kuụp (280 MW), thuỷ điện Buụn Tua Srah (85 MW), thuỷ điện Xrờ Pụk 3 (137 MW), thuỷ điện Xrờ Pụk 4 (33 MW), thuỷ điện Đức Xuyờn (58 MW). Thuỷ điện Đrõy Hơ-linh đó được mở rộng lờn 28 MW.

- Trờn hệ thống sụng Đồng Nai, cỏc cụng trỡnh thuỷ điện Đa Nhim (160 MW), Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xõy dựng.

b) í nghĩa của việc xõy dựng cỏc cụng trỡnh thủy điện ở Tõy Nguyờn

- Tạo điều kiện cho cỏc ngành cụng nghiệp của vựng phỏt triển, trong đú cú khai thỏc và chế biến bột nhụm từ nguồn bụxit.

- Cỏc hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mựa khụ và cú thể khai thỏc cho mục đớch du lịch, nuụi trồng thuỷ sản.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - ĐỀ SỐ 1

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Cõu I (3,0 điểm)

1. Nờu ý nghĩa về mặt tự nhiờn của vị trớ địa lớ nước ta.

2. Cho bảng số liệu :

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHểM TUỔI Ở NƯỚC TA NĂM 1999 VÀ NĂM 2005

(Đơn vị : %)Năm

Độ tuổi 1999 2005

Từ 0 – 14 tuổi 33,5 27,0

Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0

Từ 60 tuổi trở lờn 8,1 9,0

Hóy nhận xột sự biến chuyển cơ cấu dõn số phõn theo nhúm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 - 2005.

Cõu II (2,0 điểm)

1. Trỡnh bày tỡnh hỡnh sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua.

2. Kể tờn cỏc vựng du lịch, cỏc trung tõm du lịch lớn nhất và quan trọng ở nước ta.

Cõu III. (3,0 điểm)

1. Phõn tớch những thuận lợi trong việc phỏt triển lõm nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

2. Trỡnh bày những hạn chế về mặt tự nhiờn đối với việc phỏt triển nụng nghiệp ở Đồng bằng sụng Cửu Long.

3. Dựa vào kiến thức đó học và Atlỏt Địa lớ Việt Nam (trang 18), hóy nờu cỏc dẫn chứng để chứng minh rằng nước ta đang khai thỏc thế mạnh của biển về giao thụng vận tải.

PHẦN RIấNG (2,0 điểm). Thớ sinh học chương trỡnh nào chỉ được làm một cõu dành cho chương trỡnh đú.

109

Page 110: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Cõu IV.a. Theo chương trỡnh cơ bản (2,0 điểm)

1. Nờu cỏc thế mạnh về tài nguyờn thiờn nhiờn của khu vực đồi nỳi nước ta.

2. Trỡnh bày về cụng nghiệp khai thỏc dầu khớ ở nước ta.

Cõu IV.b. Theo chương trỡnh nõng cao (2,0 điểm)

1. Nờu những nguyờn nhõn ngập lụt ở cỏc đồng bằng nước ta.

2. Phõn tớch vấn đề sử dụng đất ở Đồng bằng sụng Hồng.

Đỏp ỏn

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Thớ sinh làm theo cỏch riờng nhưng đỏp ứng được yờu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm như Đỏp ỏn và thang điểm quy định.

2. Đỏp ỏn chỉ nờu những ý khỏi quỏt. Thớ sinh phải cỳ diễn giải, lập luận,... thỡ mới cho điểm như Đỏp ỏn và thang điểm. Nếu thớ sinh chỉ nờu ý khỏi quỏt mà khụng diễn giải hoặc chỉ nờu cỏc ý thành phần mà khụng cỳ sự khỏi quỏt thỡ chỉ cho tối đa 75% số điểm của ý hoặc cőu đú.

3. Việc chi tiết húa điểm số so với biểu điểm (nếu cú) phải đảm bảo khụng sai lệch so với Đỏp ỏn và thang điểm và phải được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm trũn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm trũn thành 0,5; lẻ 0,75 làm trũn thành 1,0 điểm).

B. ĐÁP ẤN VÀ THANG ĐIỂM

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Cừu I(3,0 đ)

1. Nờu ý nghĩa về mặt tự nhiờn của vị trớ địa lớ nước ta 2,00- Quy định đặc điểm cơ bản của thiờn nhiờn nước ta là mang tớnh chất nhiệt đới ẩm giú mựa. Làm cho thiờn nhiờn nước ta chịu ảnh hưởng sơu sắc của biển.- Cỳ tài nguyờn khoỏng sản và tài nguyờn sinh vật phong phỳ.- Tạo nờn sự phơn hoỏ đa dạng của tự nhiờn, hỡnh thành cỏc vựng tự nhiờn.- Nằm trong vựng cỳ nhiều thiờn tai, cần cỳ cỏc biện phỏp phũng chống tớch cực và chủ động.2. Nhận xột sự biến chuyển cơ cấu dơn số phơn theo nhúm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 - 2005

1,00

- Cơ cấu chuyển biến theo hướng : nhúm tuổi 0 – 14 giảm, nhúm 15 - 59 tuổi tăng, nhúm trờn 60 tuổi tăng.- Cơ cấu biến chuyển theo hướng dơn số đang già.

Cừu II 1. Tỡnh hỡnh sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua 1,00

110

Page 111: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

(2,0 đ) - Diện tớch gieo trồng, năng suất, sản lượng và bỡnh quừn lương thực theo đầu người tăng (dẫn chứng)- Cỏc vựng sản xuất lương thực lớn ở nước ta (Đồng bằng sụng Hồng, Đồng bằng sụng Cửu Long).2. Cỏc vựng du lịch, cỏc trung từm du lịch lớn nhất và quan trọng ở nước ta 1,00- Ba vựng du lịch : Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.- Cỏc trung tơm du lịch lớn nhất : Hà Nội, TP. Hồ Chớ Minh, Huế - Đà Nẵng. Cỏc trung từm du lịch quan trọng : Hạ Long, Hải Phũng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...

Cừu III(2,0 đ)

1. Phừn tớch những thuận lợi trong việc khai thỏc cỏc thế mạnh lừm nghiệp ở Bắc Trung Bộ

1,00

- Diện tớch rừng cũn nhiều (gần 2,5 triệu ha), độ che phủ rừng khỏ cao (gần 48%).- Trong rừng cỳ nhiều loại gỗ quý.- Cơ cấu diện tớch cỏc loại rừng đa dạng .- Cỏc thuận lợi khỏc.2. Trỡnh bày những hạn chế về mặt tự nhiờn đối với việc phỏt triển nụng nghiệp ở Đồng bằng sụng Cửu Long

1,00

- Mựa khụ kộo dài, nước mặn xơm nhập vào đất liền.- Diện tớch đất phốn và đất mặn rộng.- Việc cải tạo đất gặp khú khăn do thiếu nước trong mựa khụ.- Một số hạn chế khỏc.3. Cỏc dẫn chứng chứng minh rằng nước ta đang khai thỏc thế mạnh của biển về giao thụng vận tải

1,00

- Hàng loạt hải cảng đú được xơy dựng, cải tạo, trong đú cú nhiều cảng nước sơu (dẫn chứng).- Cỏc tuyến vận tải trong nước và quốc tế đú được hỡnh thành và phỏt triển (dẫn chứng).

PHẦN RIấNG (2,0 điểm)

Cừu IV.a

(3,0 đ)

1. Nờu cỏc thế mạnh về tài nguyờn thiờn nhiờn của khu vực đồi nỳi nước ta

1,00

- Khoỏng sản đa dạng và phong phỳ.- Rừng giàu về thành phần loài, đất thớch hợp cho việc trồng cỏc cơy cụng nghiệp, cơy ăn quả và cơy lương thực.- Nguồn thuỷ năng giàu cỳ.- Tài nguyờn du lịch phong phỳ.2. Trỡnh bày về cụng nghiệp khai thỏc dầu khớ ở nước ta 1,00- Trữ lượng lớn, tập trung ở cỏc bể trầm tớch.

111

Page 112: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Sản lượng tăng nhanh.- Đú hỡnh thành cụng nghiệp lọc - hoỏ dầu.- Đú khai thỏc khớ phục vụ sản xuất điện và phơn đạm.

Cừu IV.b

(3,0 đ)

1. Nờu những nguyờn nhơn ngập lụt ở cỏc đồng bằng nước ta 1,00- Đồng bằng sụng Hồng : do diện mưa búo rộng, lũ tập trung trong cỏc hệ thống sụng lớn, nhiều ụ trũng, và cỏc nguyờn nhừn khỏc.

0,5

- Đồng bằng sụng Cửu Long : do đặc điểm vị trớ và địa hỡnh. 0,25- Duyờn hải Trung Bộ : do mưa búo lớn, nước biển dơng và lũ nguồn về. 0,252. Phőn tớch vấn đề sử dụng đất ở Đồng bằng sụng Hồng 1,00- Diện tớch đất nụng nghiệp hạn chế, bỡnh quừn đất nụng nghiệp trờn đầu người thấp .

0,25

- Khả năng mở rộng diện tớch đất nụng nghiệp hạn chế. 0,25- Hiện trạng sử dụng đất nụng nghiệp (thơm canh, chuyển đổi cơ cấu mựa vụ, mở rộng diện tớch cơy ăn quả, việc đẩy mạnh nuụi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ...)

0,5

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - ĐỀ SỐ 2

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Cừu I. (2,0 điểm)

1. Phừn tớch sự khỏc nhau về khớ hậu giữa miền Bắc và miền Nam.

2. Giải thớch vỡ sao dừn số của nước ta hiện nay tăng vẫn cũn nhanh.

Cừu II. (3,0 điểm)

1. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang cú những chuyển biến tớch cực trong những năm gần đơy.

2. Dựa vào điều kiện tự nhiờn và tài nguyờn thiờn nhiờn, húy giải thớch tại sao cụng nghiệp điện lực lại trở thành ngành cụng nghiệp trọng điểm của nước ta.

Cừu III. (3,0 điểm)

1. Vẽ lược đồ Việt Nam (chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi).

2. Điền vào lược đồ đú vẽ cỏc nội dung sau đőy :

a) Cỏc nhà mỏy nhiệt điện : Phả Lại, Uụng Bớ, Phỳ Mĩ, Cà Mau.

b) Cỏc cảng biển : Hải Phũng, Cửa Lũ, Đà Nẵng, Vũng Tàu.

c) Cỏc cửa khẩu : Hữu Nghị, Cầu Treo, Lao Bảo, Mộc Bài.

PHẦN RIấNG (2,0 điểm). Thớ sinh chỉ được làm một trong hai cơu (cơu IV.a hoặc cơu IV.b)

Cơu IV.a. Theo chương trỡnh cơ bản (2,0 điểm)

112

Page 113: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Phơn tớch cỏc thế mạnh về tự nhiờn để phỏt triển kinh tế của Đụng Nam Bộ.

Cơu IV.b. Theo chương trỡnh nừng cao (2,0 điểm)

Phơn tớch khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sụng Cửu Long.

Đỏp ỏn

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

Bản Hướng dẫn cú 03 trang

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Thớ sinh làm theo cỏch riờng nhưng đỏp ứng được yờu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn chấm quy định.

2. Đỏp ỏn chỉ nờu những ý khỏi quỏt. Thớ sinh phải cỳ diễn giải, lập luận thỡ mới cho điểm như Hướng dẫn. Nếu thớ sinh chỉ nờu ý khỏi quỏt mà khụng diễn giải hoặc chỉ nờu cỏc ý thành phần mà khụng cỳ sự khỏi quỏt thỡ chỉ cho tối đa 75% số điểm.

3. Việc chi tiết húa điểm số so với biểu điểm (nếu cú) phải đảm bảo khụng sai lệch so với Hướng dẫn chấm và phải được thống nhất trong Ban chấm thi.

B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Cừu I(2,0 đ)

1. Phừn tớch sự khỏc nhau về khớ hậu giữa miền Bắc và miền Nam 1,0 đ- Miền Bắc (từ dúy Bạch Mú trở ra) : khớ hậu nhiệt đới ẩm giú mựa cú mựa đụng lạnh.

+ Nhiệt độ trung bỡnh năm (số liệu).+ Chịu ảnh hưởng của giú mựa đụng bắc. Trong năm cú mựa đụng lạnh với

2 - 3 thỏng nhiệt độ trung bỡnh < 180C, thể hiện rừ ở trung du, miền nỳi phớa Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

+ Biờn độ nhiệt độ trung bỡnh năm lớn.- Miền Nam (từ dúy Bạch Mú trở vào) : khớ hậu cận xớch đạo giú mựa.

+ Nền nhiệt độ thiờn về khớ hậu xớch đạo, quanh năm núng, nhiệt độ trung bỡnh năm trờn 250C và khụng cú thỏng nào nhiệt độ dưới 200C.

+ Khớ hậu giú mựa thể hiện ở sự phơn chia thành hai mựa mưa và khụ, đặc biệt rừ từ vĩ độ 140B trở vào.

+ Biờn độ nhiệt độ trung bỡnh năm nhỏ.2. Giải thớch vỡ sao dừn số của nước ta hiện nay tăng vẫn cũn nhanh 1,0 đ- Dơn số nước ta là 84 156 nghỡn người (2006), đứng thứ ba trong khu vực

113

Page 114: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Đụng Nam Á và đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vựng lúnh thổ trờn thế giới.- Dơn số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đú dẫn đến hiện tượng bựng nổ dơn số.- Dơn số nước ta thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ đụng.- Quy mụ dơn số lớn, nờn tuy gia tăng tự nhiờn cú giảm nhưng dơn số hiện nay vẫn tăng nhanh.

Cừu II(3,0 đ)

1. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang cú những chuyển biến tớch cực trong những năm gần đơy

1,5 đ

a) Xuất khẩu- Kim ngạch xuất khẩu tăng liờn tục (dẫn chứng).- Cỏc măt hàng xuất khẩu ngày càng phong phỳ (dẫn chứng).- Thị trường xuất khẩu lớn (nờu và phơn tớch)b) Nhập khẩu- Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh (dẫn chứng).- Cỏc mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (kể tờn)- Cỏc thị trường nhập khẩu chủ yếu.

2. Dựa vào điều kiện tự nhiờn và tài nguyờn thiờn nhiờn, húy giải thớch tại sao cụng nghiệp điện lực lại trở thành ngành cụng nghiệp trọng điểm của nước ta

1,5 đ

- Việc sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào than, dầu (nhập), khớ tự nhiờn và nguồn thuỷ năng dồi dào. CN điện lực là ngành cú nhiều thế mạnh lơu dài về mặt tự nhiờn.- Than (cỏc loại, trữ lượng, phơn bố) và ý nghĩa đối với nhiệt điện.- Khớ (phừn bố, khai thỏc và sử dụng cho nhiệt điện).- Thuỷ năng (tiềm năng và phơn bố).- Tài nguyờn năng lượng khỏc (năng lượng mặt trời, sức giú, thuỷ triều,...) dồi dào.

Cừu III(3,0 đ)

1. Vẽ lược đồ Việt NamYờu cầu :- Chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi.- Tương đối chớnh xỏc về hỡnh dạng.- Cú quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1,5 đ

2. Điền vào lược đồ đú vẽ cỏc nội dung :a) Cỏc nhà mỏy nhiệt điện : Phả Lại, Uụng Bớ, Phỳ Mĩ, Cà Mau.b) Cỏc cảng biển : Hải Phũng, Cửa Lũ, Đà Nẵng, Vũng Tàu.c) Cỏc cửa khẩu : Hữu Nghị, Cầu Treo, Lao Bảo, Mộc Bài.

Yờu cầu :

1,5 đ

114

Page 115: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Điền đỳng vị trớ cỏc đối tượng ở trờn lược đồ.- Cỳ kớ hiệu phừn biệt rừ cỏc loại đối tượng.

PHẦN RIấNG (2,0 điểm)

Cőu IV.a (2,0 đ)

Phơn tớch cỏc thế mạnh về tự nhiờn để phỏt triển kinh tế của Đụng Nam Bộ

2,0 đ

a) Nờu khỏi quỏt về Đụng Nam Bộ. 0,25b) Thế mạnh về tự nhiờn 1,75

- Đất (cỏc loại, quy mụ, chất lượng) và giỏ trị đối với phỏt triển kinh tế.- Khớ hậu (nờu đặc điểm và ý nghĩa đối với phỏt triển kinh tế).- Cỏc ngư trường lớn và cỏc thế mạnh để phỏt triển đỏnh bắt, nuụi trồng thuỷ sản). Cỏc điều kiện để xơy dựng cảng cỏ, điều kiện thuận lợi cho nuụi trồng thuỷ sản.- Tài nguyờn rừng.- Tài nguyờn khoỏng sản.- Tiềm năng thuỷ điện.- Cỏc thế mạnh khỏc (địa hỡnh, nước khoỏng,...).

Cőu IV.b (2,0 đ)

Phơn tớch khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sụng Cửu Long

2,0 đ

a) Khả năng- Cú vựng biển rộng, đường bờ biển dài, trữ lượng hải sản lớn (dẫn chứng).

1,0

1,0

- Nhiều cửa sụng, luồng lạch và vựng búi triều rộng, sụng ngũi, kờnh rạch (dẫn chứng và phừn tớch ý nghĩa đối với nuụi trồng thuỷ sản).- Một số điều kiện tự nhiờn thuận lợi cho phỏt triển ngành chăn nuụi, nhất là lợn và gia cầm (nguồn thức ăn tự nhiờn, mặt nước,...) và trồng cơy thực phẩm.- Người dơn cú truyền thống chăn nuụi và đỏnh bắt, nuụi trồng thuỷ sản.b) Thực trạng- Là vựng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước ta, đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt. Sản lượng thuỷ sản lớn (dẫn chứng). Cỏc tỉnh cú sản lương đỏnh bắt và nuụi trồng thuỷ sản lớn nhất.- Phỏt triển mạnh tụm, cỏ nuụi. Cỏ, tụm đụng lạnh trở thành mặt hàng được ưa chuộng trờn thị trường trong nước và quốc tế.- Cỏc sản phẩm chăn nuụi khỏc (lợn, bũ, vịt).- Vấn đề tài nguyờn mụi trường do phỏt triển sản xuất thực phẩm gừy ra.

vÊn ®Ò khai th¸c thÕ m¹nh ë trung du vµ miÒn nói b¾c bé

115

Page 116: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. Kh¸i qu¸t chung

- Gåm c¸c tØnh :

+ T©y B¾c : §iÖn Biªn, Lai Ch©u, S¬n La, Hoµ B×nh ;

+ §«ng B¾c : Lµo Cai, Yªn B¸i, Phó Thä, Hµ Giang, Tuyªn Quang, Cao B»ng, L¹ng S¬n, B¾c K¹n, Th¸i Nguyªn, B¾c Giang vµ Qu¶ng Ninh.

- Cã diÖn tÝch lín nhÊt níc ta (trªn 101 ngh×n km2), d©n sè 12 triÖu ngêi (n¨m 2006).

- Cã vÞ trÝ ®Þa lÝ ®Æc biÖt, m¹ng líi giao th«ng vËn t¶i ®îc ®Çu t, n©ng cÊp, nªn ngµy cµng thuËn lîi cho viÖc giao lu víi c¸c vïng kh¸c trong níc vµ x©y dùng nÒn kinh tÕ më.

- Cã tµi nguyªn thiªn nhiªn ®a d¹ng, cã kh¶ n¨ng ®a d¹ng ho¸ c¬ cÊu kinh tÕ, víi nh÷ng thÕ m¹nh vÒ c«ng nghiÖp khai th¸c vµ chÕ biÕn kho¸ng s¶n, thuû ®iÖn, nÒn n«ng nghiÖp nhiÖt ®íi.

-ha d©n.

Cã nhiÒu d©n téc Ýt ngêi.

+ Vïng c¨n cø ®Þa c¸ch m¹ng, vïng cã §iÖn Biªn Phñ lÞch sö.

-C¬ së vËt chÊt kÜ thuËt ®· cã nhiÒu tiÕn bé. C¬ së vËt chÊt kÜ thuËt tËp trung nhiÒu h¬n ë trung du.

2. Khai th¸c, chÕ biÕn kho¸ng s¶n vµ thuû ®iÖn- Vïng giµu tµi nguyªn kho¸ng s¶n bËc nhÊt níc ta. C¸c kho¸ng s¶n chÝnh : than, s¾t, thiÕc, ch× - kÏm, ®ång,

apatit, pyrit, ®¸ v«i vµ sÐt lµm xi m¨ng, g¹ch ngãi, g¹ch chÞu löa... Tªn vµ n¬i ph©n bè cña c¸c má kho¸ng s¶n.- Tr÷ n¨ng thuû ®iÖn ë c¸c s«ng suèi kh¸ lín. + HÖ thèng s«ng Hång (11 ngh×n MW) chiÕm h¬n 1/3 tr÷ n¨ng thuû ®iÖn cña c¶ níc. Riªng s«ng §µ gÇn 6

ngh×n MW. + Nguån thuû n¨ng lín nµy ®ang ®îc khai th¸c. C¸c nhµ m¸y thñy ®iÖn vµ c«ng suÊt.

3. Trång vµ chÕ biÕn c©y c«ng nghiÖp, c©y dîc liÖu, rau qu¶ cËn nhiÖt vµ «n ®íi

- Cã phÇn lín diÖn tÝch lµ ®Êt feralit trªn ®¸ phiÕn, ®¸ v«i vµ c¸c ®¸ mÑ kh¸c, ngoµi ra cßn cã ®Êt phï sa cæ (ë trung du). §Êt phï sa cã ë däc c¸c thung lòng s«ng vµ c¸c c¸nh ®ång ë miÒn nói nh Than Uyªn, NghÜa Lé, §iÖn Biªn, Trïng Kh¸nh...

- Cã khÝ hËu nhiÖt ®íi Èm, giã mïa, cã mïa ®«ng l¹nh, l¹i chÞu ¶nh h ëng s©u s¾c cña ®iÒu kiÖn ®Þa h×nh vïng nói.

- Khã kh¨n : + RÐt ®Ëm, rÐt h¹i, s¬ng muèi vµ t×nh tr¹ng thiÕu níc vÒ mïa ®«ng.+ M¹ng líi c¸c c¬ së c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng s¶n (nguyªn liÖu c©y c«ng nghiÖp) ch a c©n xøng víi thÕ

m¹nh cña vïng.- §Èy m¹nh s¶n xuÊt c©y c«ng nghiÖp vµ c©y ®Æc s¶n cho phÐp ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp hµng hãa cã

hiÖu qu¶ cao vµ cã t¸c dông h¹n chÕ n¹ du canh, du c trong vïng.

4. Ch¨n nu«i gia sóc - Cã nhiÒu ®ång cá.

- C¸c vËt nu«i (tr©u, bß).

- Mét sè h¹n chÕ (vËn chuyÓn s¶n phÈm, ®ång cá).

- Ph¸t triÓn ®µn lîn trong vïng.

5. Kinh tÕ biÓn

116

Page 117: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Vïng biÓn Qu¶ng Ninh :

- Ph¸t triÓn m¹nh ®¸nh b¾t , nhÊt lµ ®¸nh b¾t xa bê vµ nu«i trång thuû s¶n.

- Ph¸t triÓn du lÞch biÓn - ®¶o.

- §ang x©y dùng vµ n©ng cÊp c¶ng C¸i L©n, t¹o ®µ cho sù h×nh thµnh khu c«ng nghiÖp C¸i L©n...

b. KÜ n¨ng- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ cña vïng, nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù ph©n bè mét sè ngµnh s¶n xuÊt næi

bËt.

- VÏ vµ ph©n tÝch biÓu ®å, sè liÖu thèng kª liªn quan ®Õn kinh tÕ cña vïng Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé.

- §iÒn vµ ghi ®óng trªn lîc ®å ViÖt Nam : Hoµ B×nh, Th¸i Nguyªn, §iÖn Biªn.

II. c©u hái, bµi tËp theo chuÈnC©u 1. H·y chøng minhh nhËn ®Þnh : Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã vÞ trÝ ®Þa lÝ ®Æc biÖt, l¹i cã m¹ng l íi giao th«ng vËn t¶i ®ang ®îc ®Çu t, n©ng cÊp, nªn ngµy cµng thuËn lîi cho viÖc giao th«ng víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ n íc vµ x©y dùng nÒn kinh tÕ më.

C©u 2. Dùa vµo b¶n ®å §Þa lÝ tù nhiªn ViÖt Nam hoÆc Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam), h·y kÓ tªn c¸c lo¹i kho¸ng s¶n chñ yÕu vµ tªn c¸c má chÝnh ë Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé

C©u 3. T¹i sao nãi viÖc ph¸t huy c¸c thÕ m¹nh cña Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã ý nghÜa kinh tÕ lín, ý nghÜa chÝnh trÞ, x· héi s©u s¾c ?

C©u 4. H·y ph©n tÝch kh¶ n¨ng vµ hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp vµ c©y ®Æc s¶n trong vïng.

III. Tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k×§Ò kiÓm tra 15 phót

§Ò 1. H·y ph©n tÝch kh¶ n¨ng vµ hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn ch¨n nu«i gia sóc lín cña vïng Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé.

§Ò 2. a) H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å c¸c má lín trong vïng vµ ph©n tÝch nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong viÖc khai th¸c thÕ m¹nh vÒ tµi nguyªn kho¸ng s¶n cña vïng.

b) H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å c¸c trung t©m c«ng nghiÖp quan träng cña vïng.

Ph©n tÝch kh¶ n¨ng vµ hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp vµ c©y ®Æc s¶n ë vïng Trung su vµ miÒn nói B¾c Bé.

§Ò 3. Ph©n tÝch kh¶ n¨ng vµ hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp vµ c©y ®Æc s¶n ë vïng Trung su vµ miÒn nói B¾c Bé.

§Ò 4. Khoanh trßn ch÷ c¸i ®Çu ý em cho lµ ®óng nhÊt trong mçi c©u sau :C©u 1. ThÕ m¹nh nµo sauu ®©y kh«ng ph¶i cña Vïng Trung du vµ MiÒn nói phÝa B¾c ?

a. Ph¸t triÓn kinh tÕ biÓn vµ du lÞch.

b. Ph¸t triÓn ch¨n nu«i tr©u, bß, ngùa, dª, lîn.

c. Trång c©y c«ng nghiÖp dµi ngµy ®iÓn h×nh cho vïng nhiÖt ®íi.

d. Khai th¸c, chÕ biÕn kho¸ng s¶n vµ thuû ®iÖn.

C©u 2. Nguyªn nh©n chñ yÕu lµ cho tµi nguyªn rõng cña Trung du vµ miÒn nói phÝa B¾c bÞ suy tho¸i lµ do :a. Lîng ma ngµy cµng gi¶m sót.b. KhÝ hËu toµn cÇu nãng lªn.c. §é dèc ®Þa h×nh lín.d. N¹n du canh, du c.

C©u 3. Kho¸ng s¶n nµo sau ®©y kh«ng tËp trung ë Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé ?

117

Page 118: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

a. S¾t.b. §ång.c. B«xit.d. Pyrit.

C©u 4. Khã kh¨n lín nhÊt trong viÖc khai th¸c kho¸ng s¶n ë Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé lµ :a. Kho¸ng s¶n ph©n bè r¶i r¸c.b. §Þa h×nh dèc, giao th«ng khã kh¨n.c. KhÝ hËu diÔn biÕn thÊt thêng.d. §ßi hái chi phÝ ®Çu t lín vµ c«ng nghÖ cao.

C©u 5. So víi tr÷ n¨ng thuû ®iÖn cña c¶ níc, hÖ thèng s«ng Hång chiÕm h¬n :a. 1/3.b. 2/3.c. 1/2.d. 3/4.

C©u 6. C¸c nhµ m¸y thuû ®iÖn ®· vµ ®ang x©y dùng ë Trung du vµ miÒn nói phÝa B¾c lµ :a. Hoµ B×nh, Th¸c Bµ, S¬n La.b. Hoµ B×nh, Th¸c Bµ, TrÞ An.c. §a Nhim, Th¸c Bµ, S¬n La.d. Hoµ B×nh, TrÞ An, S¬n La.

C©u 7. §iÓm cÇn lu ý trong viÖc x©y dùng c¸c nhµ m¸y thuû ®iÖn ë Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé vÒ mÆt m«i tr -êng lµ :

a. H¹n chÕ viÖc khai ph¸ tù nhiªn.b. §¶m b¶o kh«ng « nhiÔm m«ii trêng.c. TÝnh to¸n ®Õn nh÷ng thay ®æi cña tù nhiªn.d. B¶o vÖ vµ t«n t¹o vÎ ®Ñp cña tù nhiªn.

C©u 8. ThÕ m¹nh ®Æc biÖt cña vïng Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé ®Ó ph¸t triÓn c¸c c©y c«ng nghiÖp cã nguån gèc cËn nhiÖt vµ «n ®íi b¾t nguån tõ :

a. §Êt feralit trªn ®¸ v«i cã diÖn tÝch réng.b. C¸c cao nguyªn t¬ng ®èi b»ng ph¼ng.c. KhÝ hËu nhiÖt ®íi Èm, giã mïa, cã mét mïa ®«ng l¹nh.d. Cã nhiÒu gièng c©y c«ng nghiÖp tèt.

C©u 9. Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã thÕ m¹nh rÊt næi bËt vÒ :a. N¨ng lîng.

b. Ho¸ chÊt ph©n bãn.

c. LuyÖn kim ®en.

d. LuyÖn kim mµu.

C©u 10. Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã thÕ m¹nh ®Æc s¾c vÒ :a. C©y c«ng nghiÖp cËn nhiÖt vµ «n ®íi.

b. Ch¨n nu«i gia sóc lín.

c. Du lÞch sinh th¸i.

d. C©u a + b ®óng.

C©u 11. C©y c«ng nghiÖp chñ lùc cña Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé lµ :a. Cµ phª.b. §Ëu t¬ng.c. ChÌ.d. Thuèc l¸.

118

Page 119: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C©u 12. §µn lîn cña Trung du vµ miÒn nói phÝa B¾c ph¸t triÓn chñ yÕu dùa vµo :

a. Sù phong phó cña thøc ¨n trong rõng.

b. Nguån lóa g¹o vµ phô phÈm cña nã.

c. Sù phong phó cña hoa mµu l¬ng thùc.

d. S¶n phÈm phô cña chÕ biÕn thuû s¶n.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. Chøng minh nhËn ®Þnh : Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã vÞ trÝ ®Þa lÝ ®Æc biÖt, l¹i cã m¹ng l íi giao th«ng vËn t¶i ®ang ®îc ®Çu t, n©ng cÊp, nªn ngµy cµng thuËn lîi cho viÖc giao th«ng víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ níc vµ x©y dùng nÒn kinh tÕ më.

- VÞ trÝ ®Þa lÝ cña Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé : n»m vÒ phÝa B¾c níc ta, gi¸p Trrung Quèc, Lµo, kÒ vïng kinh tÕ §ång b»ng s«ng Hång, gi¸p vïng kinh tÕ B¾c Trung Bé vµ gi¸p BiÓn §«ng.

Cïng víi sù ph¸t triÓn cña hÖ thèng giao th«ng vËn t¶i vµ sù th«ng th¬ng qua c¸c c¸c cöa khÈu, Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã mèi quan hÖ mËt thiÕt víi c¸c tØnh phÝa nam Trung Quèc, cã kh¶ n¨ng giao l u víi níc ngoµi b»ng ®êng biÓn (qua c¸c c¶ng ë Qu¶ng Ninh).

- N»m kÒ bªn vïng kinh tÕ träng ®iÓm B¾c Bé, nªn Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé chÞu t¸c ®éng lan to¶ ngµy cµng lín cña vïng nµy.

C©u 2. C¸c lo¹i kho¸ng s¶n chñ yÕu vµ tªn c¸c má chÝnh ë Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé

Kho¸ng s¶n Tªn máThan Qu¶ng Ninh§ång -niken S¬n La§Êt hiÕm Lai Ch©uS¾t Yªn B¸iThiÕc, b«xit Cao B»ngKÏm - ch× Chî §iÒn (B¾c K¹n)§ång, vµng Lµo CaiThiÕc TÜnh Tóc (Cao B»ng)Apatit Lµo Cai

C©u 3. ViÖc ph¸t huy c¸c thÕ m¹nh cña Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã ý nghÜa kinh tÕ lín, ý nghÜa chÝnh trÞ, x· héi s©u s¾c

- ý nghÜa kinh tÕ lín : Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã tiÒm n¨ng lín, nh ng míi ®îc khai th¸c mét phÇn. ViÖc ph¸t huy c¸c thÕ m¹nh cña vïng sÏ gãp phÇn n©ng cao vÞ thÕ cña vïng trong nÒn kinh tÕ c¶ níc vµ ®ãng gãp quan träng vµo sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng, t¹o ra c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng ngµy cµng hoµn thiÖn h¬n.

- ý nghÜa chÝnh trÞ, x· héi : ®©y lµ vïng cã nhiÒu d©n téc Ýt ngêi, ®ång bµo c¸c d©n téc ®· ®ãng gãp rÊt lín cho sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ Quèc. Tuy nhiªn, trong vïng vÉn cßn nhiÒu x· nghÌo, huyÖn nghÌo.

C©u 4. Ph©n tÝch kh¶ n¨ng vµ hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp vµ c©y ®Æc s¶n trong vïng.

- Cã phÇn lín diÖn tÝch lµ ®Êt feralit trªn ®¸ phiÕn, ®¸ v«i vµ c¸c ®¸ mÑ kh¸c, ngoµi ra cßn cã ®Êt phï sa cæ (ë trung du). §Êt phï sa cã ë däc c¸c thung lòng s«ng vµ c¸c c¸nh ®ång ë miÒn nói nh Than Uyªn, NghÜa Lé, §iÖn Biªn, Trïng Kh¸nh...

- Cã khÝ hËu nhiÖt ®íi Èm, giã mïa, cã mïa ®«ng l¹nh, l¹i chÞu ¶nh h ëng s©u s¾c cña ®iÒu kiÖn ®Þa h×nh vïng nói. Nhê vËy, Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã thÕ m¹nh ®Æc biÖt ®Ó ph¸t triÓn c¸c c©y c«ng nghiÖp cã nguån gèc cËn nhiÖt vµ «n ®íi. §©y lµ vïng chÌ lín nhÊt c¶ níc, víi c¸c lo¹i chÌ th¬m ngon næi tiÕng ë Phó Thä, Th¸i Nguyªn, Yªn B¸i, Hµ Giang, S¬n La....

119

Page 120: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ C¸c vïng nói gi¸p biªn giíi Cao B»ng, L¹ng S¬n, trªn vïng nói cao Hoµng Liªn S¬n cã ®iÒu kiÖn khÝ hËu rÊt thuËn lîi cho trång c¸c c©y thuèc quý (tam thÊt, ®¬ng quy, ®ç träng,, håi, th¶o qu¶...), c¸c c©y ¨n qu¶ (mËn, ®µo, lª). ë Sa Pa cã thÓ trång rau «n ®íi vµ s¶n xuÊt h¹t gièng quanh n¨m, trång hoa xuÊt khÈu.

+ Kh¶ n¨ng më réng diÖn tÝch vµ n©ng cao n¨ng suÊt c©y c«ng nghiÖp, c©y ®Æc s¶n cßn rÊt lín, nhng khã kh¨n lín lµ :

+ RÐt ®Ëm, rÐt h¹i, s¬ng muèi vµ t×nh tr¹ng thiÕu níc vÒ mïa ®«ng.

+ M¹ng líi c¸c c¬ së c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng s¶n (nguyªn liÖu c©y c«ng nghiÖp) ch a c©n xøng víi thÕ m¹nh cña vïng.

- §Èy m¹nh s¶n xuÊt c©y c«ng nghiÖp vµ c©y ®Æc s¶n cho phÐp ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp hµng hãa cã hiÖu qu¶ cao vµ cã t¸c dông h¹n chÕ n¹n du canh, du c trong vïng.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kiÓm tra theo chuÈn

§Ò 1. Ph©n tÝch kh¶ n¨ng vµ hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn ch¨n nu«i gia sóc lín cña vïng Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé.

- Cã nhiÒu ®ång cá, chñ yÕu trªn c¸c cao nguyªn ë ®é cao 600 - 700 m, ph¸t triÓn ch¨n nu«i tr©u, bß (lÊy thÞt vµ lÊy s÷a), ngùa, dª. Bß s÷a ®îc nu«i tËp trung ë cao nguyªn Méc Ch©u (S¬n La). Tr©u, bß thÞt ®îc nu«i réng r·i, nhÊt lµ tr©u. §µn tr©u chiÕm 3/5 ®µn tr©u c¶ níc, ®µn bß b»ng 16% ®µn bß c¶ níc (2005).

- HiÖn nay, nh÷ng khã kh¨n trong c«ng t¸c vËn chuyÓn c¸c s¶n phÈm ch¨n nu«i tíi vïng tiªu thô (®ång b»ng vµ ®« thÞ) lµm h¹n chÕ viÖc ph¸t triÓn ch¨n nu«i gia sóc lín cña vïng. Thªm vµo ®ã, c¸c ®ång cá còng cÇn ®îc c¶i t¹o, n©ng cao n¨ng suÊt.

- Hoa mµu l¬ng thùc dµnh cho ch¨n nu«i nhiÒu h¬n, nªn ®µn lîn trong vïng t¨ng nhanh (chiÕm 21% ®µn lîn c¶ níc).

§Ò 2. a) C¸c má lín trong vïng vµ nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong viÖc khai th¸c thÕ m¹nh vÒ tµi nguyªn kho¸ng s¶n cña vïng.

- C¸c má lín : than ë Qu¶ng Ninh, má quÆng ®ång -niken (S¬n La), ®Êt hiÕm (Lai Ch©u), má s¾t ë Yªn B¸i, thiÕc vµ b«xit ë Cao B»ng, kÏm - ch× ë Chî §iÒn (B¾c K¹n), ®ång -vµng (Lµo Cai). thiÕc TÜnh Tóc (Cao B»ng), apatit (Lµo Cai).

- ThuËn lîi : Tµi nguyªn kho¸ng s¶n phong phó nhÊt níc ta (t¹o ra lîi thÕ cña vïng vÒ c¸c ngµnh c«ng nghiÖp khai th¸c, chÕ biÕn kho¸ng s¶n, tõ ®ã t¹o ra c¬ cÊu ngµnh c«ng nghiÖp nÆng).

- Khã kh¨n : viÖc khai th¸c ®a sè c¸c má ®åi hái ph¶i cã ph ¬ng tiÖn hiÖn ®¹i, chi phÝ cao, lao ®éng lµnh nghÒ. VÒ ®iÓm nayg, Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã nhiÒu h¹n chÕ.

b) C¸c trung t©m c«ng nghiÖp quan träng cña vïng.

- Trung t©m c«ng nghiÖp quan träng : Th¸i Nguyªn, ViÖt Tr×, H¹ Long, L¹ng S¬n.

§Ò 3. Ph©n tÝch kh¶ n¨ng vµ hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp vµ c©y ®Æc s¶n ë vïng Trung su vµ miÒn nói B¾c Bé.

- Cã phÇn lín diÖn tÝch lµ ®Êt feralit trªn ®¸ phiÕn, ®¸ v«i vµ c¸c ®¸ mÑ kh¸c, ngoµi ra cßn cã ®Êt phï sa cæ (ë trung du). §Êt phï sa cã ë däc c¸c thung lòng s«ng vµ c¸c c¸nh ®ång ë miÒn nói nh Than Uyªn, NghÜa Lé, §iÖn Biªn, Trïng Kh¸nh...

- Cã khÝ hËu nhiÖt ®íi Èm, giã mïa, cã mïa ®«ng l¹nh, l¹i chÞu ¶nh h ëng s©u s¾c cña ®iÒu kiÖn ®Þa h×nh vïng nói.

+ Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã thÕ m¹nh ®Æc biÖt ®Ó ph¸t triÓn c¸c c©y c«ng nghiÖp cã nguån gèc cËn nhiÖt vµ «n ®íi. §©y lµ vïng chÌ lín nhÊt c¶ níc.

+ C¸c vïng nói gi¸p biªn giíi Cao B»ng, L¹ng S¬n, trªn vïng nói cao Hoµng Liªn S¬n cã ®iÒu kiÖn khÝ hËu rÊt thuËn lîi cho trång c¸c c©y thuèc quý (tam thÊt, ®¬ng quy, ®ç träng,, håi, th¶o qu¶...), c¸c c©y ¨n qu¶ (mËn, ®µo, lª). ë Sa Pa cã thÓ trång rau «n ®íi vµ s¶n xuÊt h¹t gièng quanh n¨m, trång hoa xuÊt khÈu.

120

Page 121: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Khã kh¨n :

+ RÐt ®Ëm, rÐt h¹i, s¬ng muèi vµ t×nh tr¹ng thiÕu níc vÒ mïa ®«ng.

+ M¹ng líi c¸c c¬ së c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng s¶n (nguyªn liÖu c©y c«ng nghiÖp) ch a c©n xøng víi thÕ m¹nh cña vïng.

§Ò 4. C©u 1. c ; C©u 2. d ; C©u 3. c ; C©u 4. d ; C©u 5. a ; C©u 6. a ; C©u 7. c ; C©u 8. c ; C©u 9. a ; C©u 10. d ; C©u 11. c ; C©u 12. c

Bµi 33

vÊn ®Ò chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë ®ång b»ng s«ng hång

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. C¸c thÕ m¹nh chñ yÕu cña vïng

- VÞ trÝ ®Þa lÝ

+ Gåm 11 tØnh, thµnh phè víi diÖn tÝch gÇn 1,5 ngh×n km2 vµ sè d©n (n¨m 2006) 18,2 triÖu ngêi.

+ N»m trong vïng kinh tÕ träng ®iÓm, gi¸p c¸c vïng Trung du miÒn nói B¾c Bé, B¾c Trung Bé vµ gi̧ p BiÓn §«ng.

- Tµi nguyªn thiªn nhiªn

+ §Êt n«ng nghiÖp chiÕm 57,9% diÖn tÝch ®ång b»ng, trong ®ã ®Êt phï sa mµu mì 70%.

+ Tµi nguyªn níc phong phó (níc mÆt, níc díi ®Êt, níc nãng, níc kho¸ng).

+ §êng bê biÓn dµi 400 km. HÇu hÕt vïng bê biÓn cã ®iÒu kiÖn ®Ó lµm muèi vµ nu«i trång thñy s¶n. BiÓn giµu h¶i s¶n, cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn giao th«ng vËn t¶i biÓn vµ du lÞch.

+ Kho¸ng s¶n : ®¸ v«i, sÐt, cao lanh; ngoµi ra cã than n©u vµ tiÒm n¨ng vÒ khÝ ®èt.

- §iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi

+ Nguån lao ®éng dåi dµo víi truyÒn thèng vµ kinh nghiÖm s¶n xuÊt phong phó.

+ C¬ së h¹ tÇng vµo lo¹i tèt nhÊt so víi c¸c vïng trong c¶ n íc. M¹ng líi giao th«ng ph¸t triÓn m¹nh vµ kh¶ n¨ng cung cÊp ®iÖn, níc ®îc ®¶m b¶o.

+ C¬ së vËt chÊt - kÜ thuËt t¬ng ®èi tèt.+ ThÞ trêng tiªu thô réng.+ Cã lÞch sö khai th¸c l·nh thæ.

2. C¸c h¹n chÕ chñ yÕu cña vïng

- Sè d©n ®«ng nhÊt c¶ níc, mËt ®é d©n sè cao.

- ChÞu ¶nh hëng cña nh÷ng tai biÕn thiªn nhiªn ( b·o, lò lôt, h¹n h¸n...).

- Mét sè lo¹i tµi nguyªn (®Êt, níc mÆt,...) bÞ xuèng cÊp. Lµ vïng thiÕu nguyªn liÖu cho viÖc ph¸t triÓn c«ng nghiÖp..

- ViÖc chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ cßn chËm.

3. ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh vµ c¸c ®Þnh híng chÝnha) Thùc tr¹ng

121

Page 122: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- TØ träng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña n«ng, l©m, ng nghiÖp gi¶m nhanh, c«ng nghiÖp - x©y dùng vµ dÞch vô t¨ng.- C¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ®· cã sù chuyÓn dÞch theo chiÒu híng tÝch cùc.; tuy nhiªn, cßn chËm. b) C¸c ®Þnh híng chÝnh

- Xu híng chung lµ ph¶i tiÕp tôc gi¶m tØ träng cña khu vùc I (n«ng l©m ng nghiÖp) vµ t¨ng nhanh tØ träng cña khu vùc II (c«ng nghiÖp x©y dùng) vµ khu vùc III (dÞch vô) trªn c¬ së ®¶m b¶o t¨ng trëng kinh tÕ víi tèc ®é nhanh, hiÖu qu¶ cao g¾n víi viÖc gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò x· héi vµ m«i trêng.

- ViÖc chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ trong néi bé tõng ngµnh cã sù kh¸c nhau, nhng träng t©m lµ ph¸t triÓn vµ hiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghiÖp chÕ biÕn, c¸c ngµnh c«ng nghiÖp kh¸c vµ dÞch vô g¾n víi yªu cÇu ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp hµng ho¸.

+ §èi víi khu vùc I : gi¶m tØ träng cña ngµnh trång trät, t¨ng tØ träng cña ngµnh ch¨n nu«i vµ thuû s¶n. Riªng trong ngµnh trång trät l¹i gi¶m tØ träng cña c©y l¬ng thùc vµ t¨ng dÇn tØ träng cña c©y c«ng nghiÖp, c©y thùc phÈm, c©y ¨n qu¶.

+ §èi víi khu vùc II : qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch l¹i g¾n víi viÖc h×nh thµnh c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm (chÕ biÕn l¬ng thùc - thùc phÈm, ngµnh dÖt - may vµ da giµy, ngµnh s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng, ngµnh c¬ khÝ - kÜ thuËt ®iÖn - ®iÖn tö).

+ §èi víi khu vùc III : du lÞch lµ mét ngµnh tiÒm n¨ng; trong t¬ng lai, du lÞch sÏ cã vÞ trÝ xøng ®¸ng trong nÒn kinh tÕ cña vïng. C¸c dÞch vô kh¸c nh tµi chÝnh, ng©n hµng, gi¸o dôc - ®µo t¹o... còng ph¸t triÓn m¹nh.b. KÜ n¨ng

- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ, nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù ph©n bè cña mét sè ngµnh s¶n xuÊt ®Æc tr ng cña vïng §ång b»ng s«ng Hång.

- Ph©n tÝch sè liÖu thèng kª, biÓu ®å ®Ó nhËn biÕt sù thay ®æi trong d©n sè, c¬ cÊu kinh tÕ ë §ång b»ng s«ng Hång.

- §iÒn vµ ghi ®óng trªn lîc ®å ViÖt Nam : Hµ Néi, H¶i D¬ng, H¶i phßng, Nam §Þnh, Th¸i B×nh.

II. c©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. H·y kÓ tªn 11 tØnh, thµnh phè (t¬ng ®¬ng cÊp tØnh) thuéc §ång b»ng s«ng Hång.

C©u 2. Dùa vµo s¬ ®å SGK, h·y tr×nh bµy c¸c thÕ m¹nh cña §ång b»ng s«ng Hång.

C©u 3. H·y ph©n tÝch søc Ðp vÒ d©n sè ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë §ång b»ng s«ng Hång.

C©u 4. C¸c h¹n chÕ ®· ¶nh hëng nh thÕ nµo ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë §ång b»ng s«ng Hång ?

C©u 5. Dùa vµo biÓu ®å SGK, h·y nhËn xÐt vÒ sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë §ång b»ng s«ng Hång.

C©u 6. T¹i sao ph¶i cã sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë §ång b»ng s«ng Hång ?

Iii. tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k×§Ò kiÓm tra 15 phót

§Ò 1. Ph©n tÝch nh÷ng nguån lùc ¶nh hëng ®Õn sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ ë §ång b»ng s«ng Hång.

§Ò 2. Sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë §ång b»ng s«ng Hång diÔn ra nh thÕ nµo ? Nªu nh÷ng ®Þnh h-íng chÝnh trong t¬ng lai.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. Tªn 11 tØnh, thµnh phè (t¬ng ®¬ng cÊp tØnh) thuéc §ång b»ng s«ng Hång : VÜnh Phóc, Hµ T©y, B¾c Ninh, H¶i D¬ng, Hng Yªn, Hµ Nam, Nam §Þnh, Th¸i B×nh, Ninh B×nh, thµnh phè Hµ Néi vµ H¶i Phßng.

122

Page 123: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C©u 2. C¸c thÕ m¹nh cña §ång b»ng s«ng Hång.

- VÞ trÝ ®Þa lÝ cña ®ång b»ng s«ng Hång cã nhiÒu thuËn lîi cho viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi. VÒ mÆt tù nhiªn, §BSH n»m ë vÞ trÝ chuyÓn tiÕp gi÷a Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé víi BiÓn §«ng réng lín. VÒ mÆt kinh tÕ, §BSH liÒn kÒ víi vïng cã tiÒm n¨ng kho¸ng s¶n vµ thuû ®iÖn lín nhÊt n íc ta. N»m ë trung t©m B¾c Bé, gÇn nh bao trän vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa B¾c, vïng nµy gièng nh chiÕc cÇu nèi gi÷a §«ng B¾c, T©y B¾c víi vïng B¾c Trung Bé vµ BiÓn §«ng. V× thÕ, viÖc giao lu gi÷a §BSH víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ níc vµ víi c¸c níc trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi trë nªn râ rµng.

- VÒ tµi nguyªn thiªn nhiªn, §ång b»ng s«ng Hång cã nh÷ng thÕ m¹nh riªng, tiªu biÓu cho vïng ®ång b»ng ch©u thæ.

+ §Êt lµ tµi nguyªn quan träng hµng ®Çu. S«ng Hång cã hµm l îng c¸t bïn lín nhÊt trong sè c¸c s«ng ë níc ta. H»ng n¨m, c¸c cöa s«ng trong vïng gãp phÇn lÊn ra biÓn hµng tr¨m ha ®Êt míi. §Êt cña ®ång b»ng nh×n chung mµu mì, thuËn lîi cho viÖc ph¸t triÓn n«ng nghiÖp. §©y lµ mét trong nh÷ng lÝ do quan träng khiÕn tir lÖ diÖn tÝch ®Êt ®· ®îc sö dông cña vïng rÊt cao (gÇn 82,5% diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn), cao h¬n nhiÒu so víi møc b×nh qu©n cña c¶ níc (50 - 56%) vµ cña c¸c vïng kh¸c nh §ång b»ng s«ng Cöu Long (h¬n 78,7%) hay §«ng Nam Bé (75,7%).

+ Víi sù hiÖn diÖn cña hÖ thèng s«ng Hång vµ s«ng Th¸i B×nh, tµi nguyªn n íc ë §BSH rÊt phong phó. Ngoµi níc trªn mÆt, cßn cã nguån níc díi ®Êt ; níc nãng vµ níc kho¸ng.

+ Víi ®êng bê biÓn dµi trªn 400 km tõ H¶i Phßng tíi Ninh B×nh, ngoµi thuËn lîi vÒ thuû s¶n (®¸nh b¾t vµ nu«i trång), vïng nµy cßn cã ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn giao th«ng vµ du lÞch biÓn.

+ §ång b»ng s«ng Hång cã mét vµi lo¹i kho¸ng s¶n. Cã gi¸ trÞ nhÊt lµ ®¸ v«i, sÐt cao lanh, than n©u vµ tiÒm n¨ng vÒ khÝ tù nhiªn.

- VÒ mÆt kinh tÕ - x· héi

+ Nguån lao ®éng dåi dµo víi truyÒn thèng vµ kinh nghiÖm s¶n xuÊt phong phó. ChÊt l îng lao ®éng ®øng hµng ®Çu c¶ níc vµ tËp trung phÇn lín ë c¸c ®« thÞ.

+ C¬ së h¹ tÇng vµo lo¹i tèt nhÊt so víi c¸c vïng trong c¶ níc. M¹ng líi giao th«ng ph¸t triÓn m¹nh vµ kh¶ n¨ng cung cÊp ®iÖn, níc ®îc ®¶m b¶o.

+ C¬ së vËt chÊt - kÜ thuËt cho c¸c ngµnh kinh tÕ ®· ®îc h×nh thµnh vµ ngµy cµng hoµn thiÖn.

+ Lµ n¬i tËp trung nhiÒu di tÝch, lÔ héi, c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng.

+ M¹ng líi ®« thÞ t¬ng ®èi ph¸t triÓn vµ dµy ®Æc. §ã còng ®ång thêi lµ c¸c trung t©m kinh tÕ (chñ yÕu lµ c«ng nghiÖp) cña vïng, tuy víi quy m« kh¸c nhau. Hai trung t©m kinh tÕ - x· héi vµo lo¹i lín nhÊt c¶ n íc : Hµ Néi, H¶i Phßng.

C©u 3. Søc Ðp vÒ d©n sè ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë §ång b»ng s«ng Hång.

- Sè d©n ®«ng, kÕt cÊu d©n sè trÎ, g©y khã kh¨n cho viÖc gi¶i quyÕt viÖc lµm, ®Æc biÖt ë khu vùc thµnh thÞ.

- Sè d©n ®«ng, mËt ®é cao, b×nh qu©n diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp trªn ®Çu ng êi thÊp. Ngoµi ra, cßn t¹o søc Ðp trong viÖc khai th¸c c¸c tµi nguyªn kh¸c vèn cã h¹n, tõ ®ã dÉn ®Õn nh÷ng khã kh¨n vÒ kinh tÕ.

- Tuy s¶n xuÊt ph¸t triÓn, nhng do sè d©n ®«ng nªn s¶n lîng b×nh qu©n ®Çu ngêi cña c¸c s¶n phÈm s¶n xuÊt ra trong vïng kh«ng cao so víi nhiÒu vïng kh¸c (vÝ dô, s¶n l îng l¬ng thùc ®Çu ngêi).

C©u 4. - Sè d©n ®«ng ®· g©y søc Ðp ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë §BSH. Trong ®iÒu kiÖn nÒn kinh tÕ cßn chËm ph¸t triÓn, viÖc lµm, nhÊt lµ ë khu vùc thµnh thÞ ®· trë thµnh vÊn ®Ò nan gi¶i.

- C¸c tai biÕn thiªn nhiªn (b·o, lò lôt, h¹n h¸n,...) g©y t¸c h¹i nhiÒu mÆt ®Õn s¶n xuÊt (®Æc biÖt lµ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp) vµ ®êi sèng.

- Mét sè tµi nguyªn (nh ®Êt, níc trªn mÆt...) bÞ xuèng cÊp do khai th¸c qu¸ møc g©y khã kh¨n cho viÖc n©ng cao n¨ng suÊt c©y trång vµ vËt nu«i.

123

Page 124: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Vïng thiÕu nguyªn liÖu. PhÇn lín nguyªn liÖu ph¶i ®a tõ vïng kh¸c ®Õn, nªn chi phÝ lín, gi¸ thµnh s¶n phÈm cao,....

C©u 5. NhËn xÐt vÒ sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë §ång b»ng s«ng Hång.

- TØ träng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña n«ng, l©m, ng nghiÖp gi¶m, c«ng nghiÖp - x©y dùng t¨ng, dÞch vô cã nhiÒu biÕn chuyÓn. N¨m 2005, trong c¬ cÊu kinh tÕ, ngµnh n«ng, l©m, ng chiÕm 21,0% ; c«ng nghiÖp -x©y dùng chiÕm 41% ; dÞch vô chiÕm 38,0%.

- C¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ®· cã sù chuyÓn dÞch theo chiÒu híng tÝch cùc (xu thÕ chung lµ gi¶m tØ träng cña khu vùc I vµ t¨ng tØ träng cña khu vùc II vµ III) ; tuy nhiªn, cßn chËm.

C©u 6. Ph¶i cã sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë §ång b»ng s«ng Hång, v× :

- Tríc hÕt lµ ®Ó khai th¸c c¸c thÕ m¹nh vèn cã cña vïng vÒ vÞ trÝ ®Þa lÝ, vÒ tù nhiªn, kinh tÕ - x· héi, còng nh c¸c nguån lùc tõ bªn ngoµi.

- TiÕp ®Õn, viÖc chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo híng tÝch cùc ®· vµ ®ang lµ xu thÕ tÊt yÕu cña c¶ níc nãi chung vµ cña c¶ vïng nãi riªng.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kiÓm tra theo chuÈn

§Ò 1. Híng dÉn : Ph©n tÝch c¸c thÕ m¹nh vµ h¹n chÕ cña §BSH vÒ vÞ trÝ ®Þa lÝ, ®iÒu kiÖn tù nhiªn, ®iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi (xem c©u 2, phÇn III) ; c¸c nguån lùc bªn ngoµi (khoa häc, kÜ thuËt vµ c«ng nghÖ, nguån vèn, kinh nghiÖm vÒ tæ chøc vµ qu¶n lÝ s¶n xuÊt vµ kinh doanh) th«ng qua con ®êng ®Çu t ph¸t triÓn, liªn kÕt, liªn doanh,... t¸c ®éng ®Õn chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ ë §BSH.

§Ò 2. - Thùc tr¹ng

+ TØ träng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cña n«ng, l©m, ng nghiÖp gi¶m, c«ng nghiÖp - x©y dùng t¨ng, dÞch vô cã nhiÒu biÕn chuyÓn. N¨m 2005, trong c¬ cÊu kinh tÕ, ngµnh n«ng, l©m, ng chiÕm 21,0% ; c«ng nghiÖp -x©y dùng chiÕm 41% ; dÞch vô chiÕm 38,0%.

+ C¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ®· cã sù chuyÓn dÞch theo chiÒu híng tÝch cùc ; tuy nhiªn, cßn chËm.

- C¸c ®Þnh híng chÝnh

+ Xu híng chung lµ ph¶i tiÕp tôc gi¶m tØ träng cña khu vùc I (n«ng - l©m - ng nghiÖp) vµ t¨ng nhanh tØ träng cña khu vùc II (c«ng nghiÖp - x©y dùng) vµ khu vùc III (dÞch vô) trªn c¬ së ®¶m b¶o t¨ng trëng kinh tÕ víi tèc ®é nhanh, hiÖu qu¶ cao g¾n víi viÖc gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò x· héi vµ m«i trêng.

ViÖc chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ trong néi bé tõng ngµnh cã sù kh¸c nhau, nh ng träng t©m lµ ph¸t triÓn vµ hiÖn ®¹i ho¸ c«ng nghiÖp chÕ biÕn, c¸c ngµnh c«ng nghiÖp kh¸c vµ dÞch vô g¾n víi yªu cÇu ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp hµng ho¸.

§èi víi khu vùc I : gi¶m tØ träng cña ngµnh trång trät, t¨ng tØ träng cña ngµnh ch¨n nu«i vµ thuû s¶n. Riªng trong ngµnh trång trät l¹i gi¶m tØ träng cña c©y l¬ng thùc vµ t¨ng dÇn tØ träng cña c©y c«ng nghiÖp, c©y thùc phÈm, c©y ¨n qu¶.

§èi víi khu vùc II : qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch l¹i g¾n víi viÖc h×nh thµnh c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm (chÕ biÕn l¬ng thùc - thùc phÈm, ngµnh dÖt - may vµ da giµy, ngµnh s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng, ngµnh c¬ khÝ - kÜ thuËt ®iÖn - ®iÖn tö).

§èi víi khu vùc III : du lÞch lµ mét ngµnh tiÒm n¨ng; trong t¬ng lai, du lÞch sÏ cã vÞ trÝ xøng ®¸ng trong nÒn kinh tÕ cña vïng. C¸c dÞch vô kh¸c nh tµi chÝnh, ng©n hµng, gi¸o dôc - ®µo t¹o... còng ph¸t triÓn m¹nh.

Bµi 34

Thùc hµnh : Ph©n tÝch mèi quan hÖ gi÷a d©n sè

124

Page 125: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

víi viÖc s¶n xuÊt l¬ng thùc ë ®ång b»ng s«ng Hång

I. chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨nga. KiÕn thøc

- Cñng cè kiÕn thøc trong bµi 33 (VÊn ®Ò chuyeern dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë §ång b»ng s«ng Hång).

- HiÓu râ ®îc søc Ðp nÆng nÒ vÒ d©n sè ë §ång b»ng s«ng Hång.

- N¾m v÷ng mèi quan hÖ gi÷a d©n sè víi s¶n xuÊt l¬ng thùc vµ t×m ¶ híng gi¶i quyÕt.

b. KÜ n¨ng- Xö lÝ vµ ph©n tÝch ®îc sè liÖu theo yªu cÇu cña c©u hái ®Ó rót ra nh÷ng nhË xÐt cÇn thiÕt.

- BiÕt gi¶i thÝch cã c¬ së khoa häc vÒ mèi quan hÖ gi÷a d©n sè vµ s¶n xuÊt l¬ng thùc ë §ång b»ng s«ng Hång.

- TËp ®Ò xuÊt híng gi¶i quyÕt mét c¸ch ®Þnh tÝnh trªn c¬ së vèn kiÕn thøc ®· cã.

II. gîi ý néi dung thùc hµnh 1. TÝnh tèc ®é t¨ng trëng vµ so s¸nh

- C¸ch tÝnh : Dùa vµo b¶ng sè liÖu ®· cho ®Ó tÝnh. Th«ng thêng ph¶i lÊy n¨m ®Çu tiªn cña b¶ng sè liÖu lµ 100, sau ®ã lÊy n¨m tiÕp theo so s¸nh víi n¨m ®Çu tiªn.

Tèc ®é t¨ng trëng vÒ d©n sè vµ c©y l¬ng thùccña ®ång b»ng s«ng Hång vµ cña c¶ níc (%)

C¸c chØ sè§ång b»ngs«ng Hång C¶ níc

1995 2005 1995 2005D©n sè 100,0 117,7 100,0 115,4DiÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t 100,0 94,8 100,0 114,5S¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t 100,0 122,1 100,0 151,6B×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t/ngêi 100,0 109,4 100,0 131,4

- §ång b»ng s«ng Hång so víi c¶ níc

+ D©n sè : t¨ng nhanh h¬n.

+ DiÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t : t¨ng chËm h¬n.

+ S¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t : t¨ng chËm h¬n.

+ B×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t/ngêi : t¨ng chËm h¬n.

2. TÝnh tØ träng vµ nhËn xÐt

- TÝnh tØ träng cña §ång b»ng s«ng Hång so víi c¶ níc theo c¸c chØ sè

TØ träng cña §ång b»ng s«ng Hång so víi c¶ níc (%)

C¸c chØ sè 1995 2005D©n sè 22,4 21,7DiÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t 17,6 14,6S¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t 20,4 16,5B×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t/ngêi 91,2 75,9

- NhËn xÐt

125

Page 126: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ TØ träng cña d©n sè, diÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t, s¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t, b×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t ®Çu ngêi cña §ång b»ng s«ng Hång so víi c¶ níc n¨m 2005 gi¶m so víi n¨m 1995.

+ Trong khi d©n sè cã tØ träng gi¶m chËm h¬n, th× c¸c chØ sè diÖn tÝch gieo trång c©y l ¬ng thùc cã h¹t, s¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t, b×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t ®Çu ngêi gi¶m nhanh h¬n.

3. Ph©n tÝch vµ gi¶i thÝch mèi quan hÖ gi÷a d©n sè víi viÖc s¶n xuÊt l¬ng thùc ë §ång b»ng s«ng Hång

a) Ph©n tÝch

- D©n sè t¨ng nhanh, nhng diÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t, s¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t, b×nh qu©n l-¬ng thùc cã h¹t ®Çu ngêi t¨ng chËm h¬n nhiÒu so víi c¶ níc.

- TØ träng cña d©n sè, diÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t, s¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t, b×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t ®Çu ngêi cña §ång b»ng s«ng Hång so víi c¶ níc n¨m 2005 gi¶m so víi n¨m 1995. Tuy nhiªn, trong khi d©n sè cã tØ träng gi¶m chËm h¬n, th× c¸c chØ sè diÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t, s¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t, b×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t ®Çu ngêi gi¶m nhanh h¬n.

b) Gi¶i thÝch

- D©n sè lµ t¸c nh©n quan träng hµng ®Çu t¹o søc Ðp lªn s¶n xuÊt l¬ng thùc ë §ång b»ng s«ng Hång. Trong ®iÒu kiÖn diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp b×nh qu©n ®Çu ngêi thÊp nhÊt c¶ níc, kh¶ n¨ng më réng hÇu nh kh«ng cßn, n¨ng suÊt c©y trång kh«ng thÓ vît qua giíi h¹n sinh häc th× diÖn tÝch gieo trång c©y l¬ng thùc cã h¹t kh«ng thÓ t¨ng nhanh so víi c¶ níc, s¶n lîng còng kh«ng thÓ t¨ng nhanh vµ s¶n lîng l¬ng thùc cã h¹t b×nh qu©n ®Çu ngêi gi¶m.

- Ngoµi ra, do sù më mang ®Êt thæ c vµ ®Êt chuyªn dïng tõ ®Êt n«ng nghiÖp, nªn diÖn tÝch gieo trång c©y l-¬ng thùc bÞ gi¶m sót, tõ ®ã dÉn ®Õn gi¶m s¶n l îng vµ b×nh qu©n l¬ng thùc theo ®Çu ngêi. C¸c thiªn tai thêng x¶y ra ë §ång b»ng s«ng Hång nh : b·o, lò lôt, h¹n h¸n.... còng lµ mét trong nh÷ng yÕu tè lµm gi¶m n¨ng suÊt c©y l ¬ng thùc cã h¹t, tõ ®ã lµm gi¶m s¶n lîng vµ b×nh qu©n l¬ng thùc cã h¹t theo ®Çu ngêi.

c) §Ò xuÊt ph¬ng ¸n gi¶i quyÕt

- Gi¶m tØ lÖ gia t¨ng d©n sè.

- T¨ng cêng th©m canh, t¨ng vô,.... ®Ó t¨ng s¶n lîng l¬ng thùc.

- Cã quy ho¹ch sö dông ®Êt n«ng nghiÖp mét c¸ch hîp lÝ.

- Ph©n bè l¹i d©n c vµ lao ®éng.

- ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ.

Bµi 35

vÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë b¾c trung bé

I. chÈun kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. Kh¸i qu¸t chung

- Gåm c¸c tØnh : Thanh Ho¸, NghÖ An, Hµ TÜnh, Qu¶ng B×nh, Qu¶ng TrÞ, Thõa Thiªn - HuÕ).

- DiÖn tÝch : 51,5 ngh×n km2, sè d©n 10,6 triÖu ngêi (n¨m 2006).

- KhÝ hËu (cßn chÞu ¶nh hëng cña giã mïa §«ng B¾c, chÞu ¶nh hëng m¹nh cña giã ph¬n T©y Nam vÒ mïa h¹). Cã nhiÒu h¹n h¸n, b·o, lò.

- Tµi nguyªn (kho¸ng s¶n, rõng, tµi nguyªn du lÞch).

126

Page 127: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- C¸c hÖ thèng s«ng C¶, M· cã gi¸ trÞ lín vÒ thñy lîi, giao th«ng thñy (ë h¹ lu) vµ tiÒm n¨ng thñy ®iÖn.

- C¸c ®ång b»ng nhá hÑp, chØ cã ®ång b»ng Thanh - NghÖ - TÜnh lín h¬n c¶.

- DiÖn tÝch vïng gß ®åi t¬ng ®èi lín, cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn kinh tÕ vên rõng, ch¨n nu«i gia sóc lín.

- Däc ven biÓn cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ®¸nh b¾t vµ nu«i trång thñy s¶n.

- Kinh tÕ - x· héi : møc sèng cña d©n c cßn thÊp, hËu qu¶ chiÕn tranh cßn ®Ó l¹i nhiÒu, c¬ së h¹ tÇng cßn nghÌo.

2. H×nh thµnh c¬ cÊu n«ng, l©m, ng nghiÖp

- ý nghÜa ®èi víi sù h×nh thµnh c¬ cÊu kinh tÕ chung cña vïng (gãp phÇn t¹o ra c¬ cÊu ngµnh, t¹o thÕ liªn hoµn trong ph¸t triÓn c¬ cÊu kinh tÕ theo kh«ng gian, ph¸t huy thÕ m¹nh n«ng - l©m - ng nghiÖp ®Ó gãp phÇn vµo c«ng nghiÖp hãa).

a) Khai th¸c thÕ m¹nh vÒ l©m nghiÖp

- DiÖn tÝch rõng chiÕm kho¶ng 20% diÖn tÝch rõng c¶ níc. §é che phñ rõng chØ ®øng sau T©y Nguyªn.- Trong rõng cã nhiÒu lo¹i gç quý (t¸u, lim, sÕn, kiÒn kiÒn, s¨ng lÎ, l¸t hoa, trÇm h ¬ng...), nhiÒu l©m s¶n, chim,

thó cã gi¸ trÞ. - HiÖn nay, rõng giµu chØ cßn tËp trung chñ yÕu ë vïng s©u gi¸p biªn giíi ViÖt - Lµo. - Rõng s¶n xuÊt chiÕm kho¶ng 34% diÖn tÝch, cßn kho¶ng 50% diÖn tÝch lµ rõng phßng hé vµ 16% lµ rõng

®Æc dông.- Hµng lo¹t l©m trêng ho¹t ®éng ch¨m lo viÖc khai th¸c ®i ®«i víi tu bæ vµ b¶o vÖ rõng. - ViÖc b¶o vÖ vµ ph¸t triÓn vèn rõng gióp b¶o vÖ m«i trêng sèng cña ®éng vËt hoang d·, gi÷ g×n nguån gen cña c¸c loµi

®éng thùc vËt quý hiÕm, cßn cã t¸c dông ®iÒu hoµ nguån níc, h¹n chÕ t¸c h¹i cña c¸c c¬n lò ®ét ngét trªn c¸c s«ng ng¾n vµ dèc. - ViÖc trång rõng ven biÓn cã t¸c dông ch¾n giã, b·o vµ ng¨n kh«ng cho c¸t bay, c¸t ch¶y, lÊn ruéng ®ång, lµng

m¹c.b) Khai th¸c tæng hîp c¸c thÕ m¹nh vÒ n«ng nghiÖp cña trung du, ®ång b»ng vµ ven biÓn

- Vïng ®åi tríc nói cã thÕ m¹nh vÒ ch¨n nu«i ®¹i gia sóc (tr©u, bß).- §Êt badan (diÖn tÝch tuy kh«ng lín, nhng kh¸ mµu mì) lµ n¬i h×nh thµnh mét sè vïng chuyªn canh c©y c«ng

nghiÖp l©u n¨m (cµ phª, cao su, hå tiªu, chÌ).- Trªn c¸c ®ång b»ng, phÇn lín lµ ®Êt c¸t pha, thuËn lîi cho ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp hµng n¨m (l¹c, mÝa,

thuèc l¸,...), ®· h×nh thµnh mét sè vïng chuyªn canh c©y c«ng nghiÖp hµng n¨m vµ c¸c vïng lóa th©m canh.c) §Èy m¹nh ph¸t triÓn ng nghiÖp

- C¸c tØnh ®Òu cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn nghÒ c¸ biÓn. Tuy nhiªn, tµu thuyÒn cã c«ng suÊt nhá, ®¸nh b¾t ven bê lµ chÝnh.

- HiÖn nay, viÖc nu«ii thñy s¶n níc lî, níc mÆn ®ang ®îc ph¸t triÓn kh¸ m¹nh.3. H×nh thµnh c¬ cÊu c«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i

a) Ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm vµ c¸c trung t©m c«ng nghiÖp chuyªn m«n ho¸

- C«ng nghiÖp ph¸t triÓn dùa trªn mét sè tµi nguyªn kho¸ng s¶n cã tr÷ l îng lín, nguån nguyªn liÖu cña n«ng - l©m - thñy s¶n vµ nguån lao ®éng dåi dµo, t¬ng ®èi rÎ.

- Cã mét sè nhµ m¸y xi m¨ng lín (BØm S¬n, Nghi S¬n, Hoµng Mai), nhµ m¸y thñy ®iÖn (B¶n VÏ, Cöa §¹t, Rµo Qu¸n.

- C¸c trung t©m c«ng nghiÖp : Thanh Ho¸ -BØm S¬n, Vinh, HuÕ).

b) X©y dùng c¬ së h¹ tÇng tríc hÕt lµ giao th«ng vËn t¶i

- M¹ng líi giao th«ng chñ yÕu gåm ®êng QL 1A, ®êng s¾t B¾c - Nam, c¸c tuyÕn ®êng ngang sè 7, 8, 9, ®êng Hå ChÝ Minh.

- Hµng lo¹t cöa khÈu më ra.

127

Page 128: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Mét sè c¶ng níc s©u ®ang ®îc ®Çu t x©y dùng, hoµn thiÖn (Nghi S¬n, Vòng ¸ng, Ch©n M©y) g¾n liÒn víi sù h×nh thµnh c¸c khu kinh tÕ c¶ng biÓn.

- C¸c s©n bay Phó Bµi, Vinh ®ang ®îc n©ng cÊp.

b. KÜ n¨ng- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ cña vïng, nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù ph©n bè mét sè ngµnh kinh tÕ ®Æc

trng cña vïng.

- Ph©n tÝch sè liÖu thèng kª, biÓu ®å ®Ó thÊy ®îc t×nh h×nh ph¸t triÓn kinh tÕ cña vïng.

- §iÒn vµ ghi ®óng trªn lîc ®å ViÖt Nam : Thanh Ho¸, Vinh, HuÕ.

ii. C©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. H·y x¸c ®Þnh c¸c ngµnh c«ng nghiÖp chñ yÕu cña c¸c trung t©m c«ng nghiÖp Thanh Ho¸, Vinh, HuÕ.

C©u 2. T¹i sao viÖc ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i sÏ t¹o bíc ngoÆt quan träng trong h×nh thµnh c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng ?

iii. tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k×§Ò 1. H·y ph©n tÝch nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ ë B¾c Trung Bé.

§Ò 2. T¹i sao nãi viÖc ph¸t triÓn c¬ cÊu n«ng, l©m, ng nghiÖp gãp phÇn ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë B¾c Trung Bé ?

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. C¸c ngµnh c«ng nghiÖp chñ yÕu cña c¸c trung t©m c«ng nghiÖp Thanh Ho¸, Vinh, HuÕ.

- Thanh Ho¸ : c¬ khÝ, chÕ biÕn n«ng s¶n; s¶n xuÊt giÊy, xenlul«.

- Vinh : c¬ khÝ, chÕ biÕn n«ng s¶n, s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng.

- HuÕ : c¬ khÝ, chÕ biÕn n«ng s¶n; dÖt, may.

C©u 2. ViÖc ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i sÏ t¹o b íc ngoÆt quan träng trong h×nh thµnh c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng, v× :

ViÖc ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i ®ang t¹o ra nh÷ng thay ®æi lín trong sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng, t¹o thÕ më cöa nÒn kinh tÕ vµ lµm thay ®æi quan träng sù ph©n c«ng lao ®éng theo l·nh thæ, tõ ®ã t¹o bíc ngoÆt quan träng trong h×nh thµnh c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng.

- Dù ¸n ®êng Hå ChÝ Minh hoµn thµnh sÏ thóc ®Èy sù ph¸t triÓn kinh tÕ cña c¸c huyÖn phÝa t©y, ph©n bè l¹i d©n c, m¹ng líi ®« thÞ míi sÏ mäc lªn.

- Cïng víi ph¸t triÓn giao th«ng §«ng - T©y, hµng lo¹t cöa khÈu ®îc më ra ®Ó ph¸t triÓn giao th¬ng víi c¸c níc l¸ng giÒng, trong ®ã Lao B¶o lµ cöa khÈu quèc tÕ quan träng, g¾n víi khu th¬ng m¹i - kinh tÕ Lao B¶o.

- Quèc lé 1A ®îc n©ng cÊp, hiÖn ®¹i ho¸, ®Æc biÖt lµ viÖc lµm ®êng hÇm « t« qua Hoµnh S¬n, H¶i V©n lµm t¨ng ®¸ng kÓ kh¶ n¨ng vËn chuyÓn B¾c - Nam trªn tuyÕn ®êng huyÕt m¹ch nµy, ®ång thêi sÏ t¹o nªn søc hót lín cho c¸c luång vËn t¶i theo quèc lé 9 tíi c¶ng §µ N½ng.

- Mét sè c¶ng níc s©u ®ang ®îc ®Çu t x©y dùng, hoµn thiÖn (Nghi S¬n, Vòng ¸ng, Ch©n M©y) vµ g¾n liÒn víi sù h×nh thµnh c¸c khu kinh tÕ c¶ng biÓn.

- C¸c s©n bay Phó Bµi, Vinh ®îc n©ng cÊp gióp t¨ng cêng thu hót kh¸ch du lÞch.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kiÓm tra theo chuÈn

§Ò 1. Ph©n tÝch nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ ë B¾c Trung Bé.

- VÞ trÝ ®Þa lÝ

128

Page 129: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ B¾c Trung Bé liÒn kÒ §ång b»ng s«ng Hång, chÞu ¶nh hëng m¹nh mÏ cña §ång b»ng s«ng Hång trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn.

+ B¾c Trung Bé víi mét sè c¶ng biÓn vµ c¸c tuyÕn ®êng bé ch¹y theo híng ®«ng - t©y më mèi giao lu víi Lµo vµ §«ng B¾c Th¸i Lan, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ më.

- §iÒu kiÖn tù nhiªn

+ §Þa h×nh : C¸c ®ång b»ng nhá hÑp, chØ cã ®ång b»ng Thanh - NghÖ - TÜnh lín h¬n c¶. DiÖn tÝch vïng gß ®åi t¬ng ®èi lín, cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn kinh tÕ vên rõng, ch¨n nu«i gia sóc lín. Däc ven biÓn cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ®¸nh b¾t vµ nu«i trång thñy s¶n.

+ KhÝ hËu : Cßn chÞu ¶nh hëng cña giã mïa §«ng B¾c, ®Æc biÖt lµ ë Thanh Hãa vµ mét phÇn NghÖ An. ChÞu ¶nh hëng m¹nh cña giã ph¬n T©y Nam vÒ mïa h¹ víi thêi tiÕt nãng, kh«. Cã nhiÒu h¹n h¸n, b·o, lò.

+ C¸c hÖ thèng s«ng C¶, M· cã gi¸ trÞ lín vÒ thñy lîi, giao th«ng thñy (ë h¹ lu) vµ tiÒm n¨ng thñy ®iÖn.

+ Tµi nguyªn : Kho¸ng s¶n : cr«mit, thiÕc, s¾t, ®¸ v«i, sÐt lµm xi m¨ng, ®¸ quý. Rõng cã diÖn tÝch t ¬ng ®èi kh¸, ®é che phñ rõng chØ ®øng sau T©y Nguyªn. Tµi nguyªn du lÞch : c¸c b·i t¾m næi tiÕng (SÇm S¬n, Cöa Lß, Thiªn CÇm, ThuËn An), di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi Phong Nha - KÎ Bµng, di s¶n v¨n hãa thÕ giíi Cè ®« HuÕ, Nh· nh¹c cung ®×nh triÒu NguyÔn.

- §iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi :

+ Møc sèng cña d©n c cßn thÊp.

+ HËu qu¶ chiÕn tranh cßn ®Ó l¹i nhiÒu.

+ C¬ së h¹ tÇng cßn nghÌo, viÖc thu hót c¸c dù ¸n ®©u t níc ngoµi cßn h¹n chÕ.

§Ò 2. ViÖc ph¸t triÓn c¬ cÊu n«ng, l©m, ng nghiÖp gãp phÇn ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë B¾c Trung Bé, v× :

- ViÖc ph¸t triÓn l©m nghiÖp võa cho phÐp khai th¸c thÕ m¹nh vÒ tµi nguyªn rõng (khai th¸c rõng), võa cho phÐp b¶o vÖ tµi nguyªn ®Êt, ®iÒu hoµ chÕ ®é níc cña c¸c s«ng miÒn Trung ng¾n vµ dèc, vèn cã thuû chÕ rÊt thÊt thêng (nhê trång rõng, khoanh nu«i, b¶o vÖ rõng).

- ViÖc ph¸t triÓn c¸c m« h×nh n«ng - l©m kÕt hîp ë vïng trung du kh«ng nh÷ng gióp sö dông hîp lÝ tµi nguyªn, mµ cßn t¹o ra thu nhËp cho nh©n d©n, ph¸t triÓn c¸c c¬ së kinh tÕ vïng trung du.

- ViÖc ph¸t triÓn rõng ngËp mÆn, rõng ch¾n giã, ch¾n c¸t t¹o ®iÒu kiÖn b¶o vÖ bê biÓn, ng¨n chÆn n¹n c¸t bay, c¸t ch¶y, võa t¹o m«i trêng cho c¸c loµi thuû sinh vµ nu«i trång thuû s¶n níc lî, níc mÆn.

Bµi 36

vÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë duyªn h¶i nam trung bé

I. chuÈn kiesn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. Kh¸i qu¸t chung

- Gåm : §µ N½ng, Qu¶ng Nam, Qu¶ng Ng·i, B×nh §Þnh, Phó Yªn, Kh¸nh Hßa, Ninh ThuËn, B×nh ThuËn.

- DiÖn tÝch gÇn 44,4 ngh×n km2, sè d©n gÇn 8,9 triÖu ngêi (n¨m 2006).

- Cã 2 quÇn ®¶o xa bê : Hoµng Sa (huyÖn ®¶o thuéc TP §µ N½ng), Trêng Sa (huyÖn ®¶o thuéc tØnh Kh¸nh Hßa).

129

Page 130: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Tù nhiªn (h×nh d¸ng l·nh thæ, khÝ hËu, s«ng víi thñy chÕ theo mïa, tiÒm n¨ng ®¸nh b¾t vµ nu«i trång thñy s¶n, rõng, ®ång b»ng, kho¸ng s¶n).

- VÒ kinh tÕ - x· héi : Trong chiÕn tranh, chÞu tæn thÊt lín vÒ ngêi vµ cña ; cã nhiÒu d©n téc Ýt ngêi ; cã mét chuçi ®« thÞ t¬ng ®èi lín ; cã c¸c di s¶n v¨n hãa thÕ giíi.

2. Ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn

a) VÒ nghÒ c¸

- BiÓn nhiÒu t«m, c¸ vµ c¸c h¶i s¶n kh¸c. TØnh nµo còng cã b·i t«m, b·i c¸, lín nhÊt lµ c¸c tØnh cùc Nam Trung Bé.

- S¶n lîng thñy s¶n n¨m 2005 vît 624 ngh×n tÊn, riªng s¶n lîng c¸ biÓn lµ 420 ngh×n tÊn, trong ®ã cã nhiÒu lo¹i c¸ quý nh c¸ thu, ngõ, trÝch, nôc, hång, phÌn, nhiÒu lo¹i t«m. mùc...

- Bê biÓn cã nhiÒu vông, ®Çm ph¸ thuËn lîi co nu«i trång thñy s¶n.- Ho¹t ®éng chÕ biÕn h¶i s¶n ngµy cµng ®a d¹ng, phong phó.b) VÒ du lÞch biÓn

- Cã nhiÒu b·i biÓn næi tiÕng : Mü Khª (§µ N½ng), Sa Huúnh (Qu¶ng Ng·i), Quy Nh¬n (B×nh §Þnh), Nha Trang (Kh¸nh Hßa), Cµ N¸ (Ninh ThuËn), mòi NÐ (B×nh ThuËn)...

- ViÖc ph¸t triÓn du lÞch biÓn g¾n liÒn víi du lÞch ®¶o vµ hµng lo¹t ho¹t ®éng du lÞch nghØ d ìng, thÓ thao kh¸c nhau.

c) VÒ dÞch vô hµng h¶i

- Cã nhiÒu ®Þa ®iÓm ®Ó x©y dùng c¶ng níc s©u. - HiÖn t¹i cã mét sè c¶ng tæng hîp lín do TW qu¶n lÝ : §µ N½ng, Quy Nh¬n, Nha Trang. §ang x©y dùng c¶ng

níc s©u Dung QuÊt.d) VÒ khai th¸c kho¸ng s¶n ë thÒm lôc ®Þa vµ s¶n xuÊt muèi má

- HiÖn nay ®· tiÕn hµnh khai th¸c c¸c má dÇu khÝ ë phÝa ®«ng quÇn ®¶o Phó Quý (B×nh ThuËn).- ViÖc s¶n xuÊt muèi còng rÊt thuËn lîi. C¸c vïng s¶n xuÊt muèi næi tiÕng lµ Cµ N¸, Sa Huúnh...

3. Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp vµ c¬ së h¹ tÇng

- §· h×nh thµnh mét chuçi c¸c trung t©m c«ng nghiÖp, lín nhÊt lµ §µ N½ng, tiÕp ®Õn lµ Nha Trang, Quy Nh¬n, Phan ThiÕt.

- C«ng nghiÖp chñ yÕu lµ c¬ khÝ, chÕ biÕn n«ng - l©m - thñy s¶n vµ s¶n xuÊt hµng tiªu dïng.- VÊn ®Ò c«ng nghiÖp n¨ng lîng (®iÖn) ®îc gi¶i quyÕt theo híng sö dông ®iÖn líi quèc gia qua ®êng d©y 500

kV, x©y dùng mét sè nhµ m¸y thñy ®iÖn quy m« trung b×nh nh s«ng Hinh (Phó Yªn), VÜnh S¬n (B×nh §Þnh), t¬ng ®èi lín nh Hµm ThuËn - §a Mi (B×nh ThuËn), A V¬ng (Qu¶ng Nam.

- Vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung ®ang ®îc chó träng ®Çu t, ®Æc biÖt víi viÖc x©y dùng khu kinh tÕ më Chu Lai, khu kinh tÕ Dung QuÊt, c«ng nghiÖp cña vïng sÏ cã bíc ph¸t triÓn râ nÐt trong nh÷ng thËp kØ tíi.

- ViÖc ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i (n©ng cÊp quèc léi 1A vµ ®êng s¾t Thèng NhÊt, kh«i phôc vµ hiÖn ®¹i hÖ thèng s©n bay cña vïng, ph¸t triÓn c¸c tuyÕn ®êng ngang, x©y dùng c¸c c¶ng níc s©u) t¹o ra thÕ më cöa h¬n n÷a cho vïng vµ sù ph©n c«ng lao ®éng míi.b. KÜ n¨ng

- Sö dông Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam ®Ó tr×nh bµy vÒ hiÖn tr¹ng vµ sù ph©n bè c¸c ngµnh kinh tÕ ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé.

- Sö dông tæng hîp c¸c nguån t liÖu : b¶n ®å, sè liÖu thèng kª ®Ó so s¸nh sù ph¸t triÓn ngµnh thñy s¶n ë B¾c Trung Bé vµ Duyªn h¶i Nam Trung Bé.

- §iÒn vµ ghi ®óng trªn lîc ®å ViÖt Nam : §µ N½ng, Nha Trang, Quy Nh¬n.

II. c©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å Hµnh chÝnh ViÖt Nam vÞ trÝ ®Þa lÝ vµ ph¹m vi l·nh thæ cña vïng Duyªn h¶i Nam Trung Bé. §iÒu nµy cã ¶nh hëng thÕ nµo ®Õn sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng ?

130

Page 131: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C©u 2. ViÖc ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé so víi B¾c Trung Bé thuËn lîi h¬n nh thÕ nµo ?

C©u 3. H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å Giao th«ng vËn t¶i c¸c tuyÕn ®êng bé, ®êng s¾t chñ yÕu, c¸c c¶ng vµ s©n bay ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé.

C©u 4. Dùa vµo c¸c lîc ®å vÒ c¸c trung t©m c«ng nghiÖp ë ViÖt Nam vµ l îc ®å c¸c tØnh duyªn h¶i miÒn Trung, h·y ph©n tÝch c¸c nguån tµi nguyªn ®Ó ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn vµ ph©n bè c«ng nghiÖp trong vïng.

C©u 5. T¹i sao viÖc t¨ng cêng kÕt cÊu h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i cã ý nghÜa ®Æc biÖt quan träng trong h×nh thµnh c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng ?

iii. tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k×§Ò 1. H·y ph©n tÝch nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong ph¸t triÓn kinh tÕ ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé.

§Ò 2. a) VÊn ®Ò l¬ng thùc, thùc phÈm trong vïng ®îc gi¶i quyÕt b»ng c¸ch nµo ? Kh¶ n¨ng gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nµy ?

b) Khoanh trßn ch÷ c¸i ®Çu ý em cho lµ ®óng nhÊt cña mçi c©u sau :

b.1. §iÓm nµo sau ®©y kh«ng ®óng víi Duyªn h¶i Nam Trung Bé ?

a. TÊt c¶ c¸c tØnh trong vïng ®Òu gi¸p biÓn.

b. Vïng cã c¸c ®ång b»ng réng lín ven biÓn.

c. Vïng cã vïng biÓn réng lín phÝa ®«ng.

d. ë phÝa t©y cña vïng cã ®åi nói thÊp.

b.2. Mét trong nh÷ng ®Æc ®iÓm khÝ hËu cña Duyªn h¶i Nam Trung Bé lµ :

a. Cßn chÞu ¶nh hëng cña giã mïa §«ng B¾c vÒ mïa ®«ng.

b. Cã hiÖn tîng giã ph¬n T©y Nam lµm cho thêi tiÕt nhiÒu ngµy kh« nãng.

c. Mïa kh« vµ mïa ma ph©n ho¸ râ rÖt, s©u s¾c.

d. C©u b + c ®óng.

b.3. N¬i h¹n h¸n kÐo dµi nhÊt ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé lµ :

a. Ninh ThuËn, B×nh ThuËn.

b. Ninh ThuËn, Phó Yªn.

c. B×nh ThuËn, Qu¶ng Nam.

d. Phó Yªn, Qu¶ng Nam.

b.4. §iÓm næi bËt cña tù nhiªn vïng Duyªn h¶i Nam Trung Bé lµ :

a. L·nh thæ hÑp ngang, cã ma vÒ thu ®«ng vµ mïa kh« kÐo dµi.

b. L·nh thæ hÑp, n»m ë sên ®«ng Trêng S¬n, gi¸p biÓn.

c. L·nh thæ kÐo dµi theo chiÒu B¾c - Nam, gi¸p biÓn.

d. L·nh thæ hÑp, bÞ chia c¾t bëi c¸c d·y nói ®©m ngang ra biÓn.

b.5. Tµi nguyªn kho¸ng s¶n cã gi¸ trÞ ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé lµ :

a. VËt liÖu x©y dùng, vµng, than ®¸.

b. VËt liÖu x©y dùng, c¸t lµm thuû tinh, vµng.

c. C¸t lµm thuû tinh, vµng, b«xit.

131

Page 132: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

d. Vµng, vËt liÖu x©y dùng, cr«mit.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. - Duyªn h¶i Nam Trung Bé kÒ liÒn §«ng Nam Bé, chÞu ¶nh hëng m¹nh mÏ cña §«ng Nam Bé trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn.

- Cã vïng biÓn réng lín víi c¸c c¶ng níc s©u, kÝn giã ; cã s©n bay quèc tÕ §µ N½ng ; cã c¸c tuyÕn ® êng bé ch¹y theo híng ®«ng - t©y më mèi giao lu víi T©y Nguyªn, vµ xa h¬n tíi C¨m-pu-chia vµ Th¸i Lan.

C©u 2. ViÖc ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé so víi B¾c Trung Bé thuËn lîi h¬n :

- VÒ nghÒ c¸ biÓn

+ BiÓn nhiÒu t«m, c¸ vµ c¸c h¶i s¶n kh¸c. TØnh nµo còng cã b·i t«m, b·i c¸, lín nhÊt lµ c¸c tØnh cùc Nam Trung Bé.

+ Bê biÓn cã nhiÒu vông, ®Çm ph¸ thuËn lîi cho nu«i trång thñy s¶n.

+ Ho¹t ®éng chÕ biÕn h¶i s¶n ngµy cµng ®a d¹ng, phong phó.

- VÒ du lÞch biÓn : cã nhiÒu b·i biÓn næi tiÕng : Mü Khª (§µ N½ng), Sa Huúnh (Qu¶ng Ng·i), Quy Nh¬n (B×nh §Þnh), Nha Trang (Kh¸nh Hßa), Cµ N¸ (Ninh ThuËn), mòi NÐ (B×nh ThuËn)...

- VÒ dÞch vô hµng h¶i : cã nhiÒu ®Þa ®iÓm ®Ó x©y dùng c¶ng níc s©u.

- VÒ khai th¸c kho¸ng s¶n ë thÒm lôc ®Þa vµ s¶n xuÊt muèi má : hiÖn nay ®· tiÕn hµnh khai th¸c c¸c má dÇu khÝ ë phÝa ®«ng quÇn ®¶o Phó Quý (B×nh ThuËn). ViÖc s¶n xuÊt muèi còng rÊt thuËn lîi.

C©u 3. - C¸c tuyÕn ®êng bé chñ yÕu : quèc lé 1A, ®êng Hå ChÝ Minh, ®êng 24, 25, 26, 27, 28, 19.

- C¸c tuyÕn ®êng s¾t chñ yÕu : ®êng s¾t B¾c - Nam.

- C¸c c¶ng biÓn : §µ N½ng, K× Hµ (Qu¶ng Nam), Quy Nh¬n (B×nh §Þnh), Nha Trang, Cam Ranh (Kh¸nh Hoµ).

- C¸c s©n bay : §µ N½ng, Quy Nh¬n, Tuy Hoµ, Cam Ranh.

C©u 4. Ph©n tÝch c¸c nguån tµi nguyªn ®Ó ph¸t triÓn c«ng nghiÖp, hiÖn tr¹ng ph¸t triÓn vµ ph©n bè c«ng nghiÖp trong vïng.

- Tµi nguyªn kho¸ng s¶n : vËt liÖu x©y dùng, ®Æc biÖt c¸t lµm thñy tinh (Kh¸nh Hßa), vµng Bång Miªu (Qu¶ng Nam), dÇu khÝ (thÒm lôc ®Þa ë Cùc Nam Trung Bé). Vïng rÊt h¹n chÕ vÒ tµi nguyªn nhiªn liÖu, n¨ng lîng.

- C«ng nghiÖp chñ yÕu lµ c¬ khÝ, chÕ biÕn n«ng - l©m - thñy s¶n vµ s¶n xuÊt hµng tiªu dïng. Trong vïng cã mét sè nhµ m¸y thñy ®iÖn quy m« trung b×nh nh s«ng Hinh (Phó Yªn), VÜnh S¬n (B×nh §Þnh), t¬ng ®èi lín nh Hµm ThuËn - §a Mi (B×nh ThuËn), A V¬ng (Qu¶ng Nam).

- §· h×nh thµnh mét chuçi c¸c trung t©m c«ng nghiÖp, lín nhÊt lµ §µ N½ng, tiÕp ®Õn lµ Nha Trang, Quy Nh¬n, Phan ThiÕt. HiÖn nay ®ang ®Çu t x©y dùng khu kinh tÕ më Chu Lai, khu kinh tÕ Dung QuÊt.

C©u 5. ViÖc t¨ng cêng kÕt cÊu h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i cã ý nghÜa ®Æc biÖt quan träng trong h×nh thµnh c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng, v× :

ViÖc t¨ng cêng kÕt cÊu h¹ tÇng giao th«ng vËn t¶i ®ang t¹o thÕ më cöa nÒn kinh tÕ vµ lµm thay ®æi quan träng sù ph©n c«ng lao ®éng theo l·nh thæ, tõ ®ã t¹o bíc ngoÆt quan träng trong h×nh thµnh c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng.

- HiÖn ®¹i ho¸ vµ ph¸t triÓn c¸c tuyÕn giao th«ng B¾c - Nam (quèc lé 1A, ®êng s¾t Thèng NhÊt, dù ¸n ®êng Hå ChÝ Minh), trong ®ã cã c¸c dù ¸n lµm hÇm ®êng bé qua ®Ìo Ngang, hÇm ®êng bé qua ®Ìo H¶i V©n, ®êng tranhs ®Ìo Cï M«ng.

- §i ®«i víi viÖc trªn lµ viÖc më c¸c c¶ng biÓn, ®Æc biÖt c¸c c¶ng níc s©u.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kiÓm tra theo chuÈn

132

Page 133: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

§Ò 1. Nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong ph¸t triÓn kinh tÕ ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé.

- VÞ trÝ ®Þa lÝ

+ KÒ liÒn §«ng Nam Bé, chÞu ¶nh hëng m¹nh mÏ cña §«ng Nam Bé trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn.

+ Cã vïng biÓn réng lín víi c¸c c¶ng níc s©u, kÝn giã ; cã s©n bay quèc tÕ §µ N½ng ; cã c¸c tuyÕn ®êng bé ch¹y theo híng ®«ng - t©y më mèi giao lu víi T©y Nguyªn, vµ xa h¬n tíi C¨m-pu-chia vµ Th¸i Lan.

- Tù nhiªn

+ C¸c nh¸nh nói ¨n ngang ra biÓn chia nhá phÇn duyªn h¶i thµnh c¸c ®ång b»ng nhá hÑp, t¹o nªn hµng lo¹t c¸c b¸n ®¶o, c¸c vòng vÞnh vµ nhiÒu b·i biÓn ®Ñp.

+ KhÝ hËu : ma vÒ thu ®«ng, cã hiÖn tîng ph¬n vÒ mïa h¹. Mïa ma cã lò lôt. VÒ mïa kh«, h¹n h¸n kÐo dµi, ®Æc biÖt ë Ninh ThuËn vµ B×nh ThuËn.

+ C¸c dßng s«ng cã lò lªn nhanh, nhng vÒ mïa kh« rÊt c¹n.

+ Cã nhiÒu tiÒm n¨ng to lín vÒ ph¸t triÓn ®¸nh b¾t vµ nu«i trång h¶i s¶n.

+ Kho¸ng s¶n : vËt liÖu x©y dùng, ®Æc biÖt c¸t lµm thñy tinh (Kh¸nh Hßa), vµng Bång Miªu (Qu¶ng Nam), dÇu khÝ (thÒm lôc ®Þa ë Cùc Nam Trung Bé).

+ §é che phñ rõng 38,9%, trong ®ã 97% lµ rõng gç, cã nhiÒu lo¹i gç, chim vµ thó quý.

+ §ång b»ng nhá hÑp, ®Êt c¸t pha vµ ®Êt c¸t lµ chÝnh, cã ®ång b»ng Tuy Hßa (Phó Yªn) mµu mì.

+ C¸c vïng gß ®åi thuËn lîi cho ch¨n nu«i bß, dª, cõu.

- VÒ kinh tÕ - x· héi

+ Trong chiÕn tranh, chÞu tæn thÊt lín vÒ ngêi vµ cña.

+ Cã nhiÒu d©n téc Ýt ngêi.

+ Cã mét chuçi ®« thÞ t¬ng ®èi lín nh §µ N½ng, Quy Nh¬n, Nha Trang, Phan ThiÕt.

§Ò 2. a) - C¸ch gi¶i quyÕt vÊn ®Ò l¬ng thùc, thùc phÈm trong vïng

+ §Èy m¹nh th©m canh lóa, x¸c ®Þnh c¬ cÊu s¶n xuÊt theo l·nh thæ vµ c¬ cÊu mïa vô thÝch hîp ®Ó võa ®¶m b¶o ®îc s¶n xuÊt võa tr¸nh ®îc thiªn tai.

+ §Èy m¹nh trao ®æi c¸c s¶n phÈm mµ vïng cã thÕ m¹nh ®Ó ®æi lÊy l¬ng thùc tõ c¸c vïng §ång b»ng s«ng Hång vµ §ång b»ng s«ng Cöu Long.

+ T¨ng thªm khÈu phÇn c¸ vµ c¸c thuû s¶n kh¸c trong c¬ cÊu b÷a ¨n.

- Kh¶ n¨ng gi¶i quyÕt rÊt réng r·i, b¾t nguån tõ vïng cã mét sè ®ång b»ng, trong ®ã cã ®ång b»ng Tuy Hßa (Phó Yªn) mµu mì ®Ó trång c©y l¬ng thùc ; c¸c ngµnh kinh tÕ biÓn ph¸t triÓn, ®Æc biÖt nghÒ c¸ biÓn....

b) b.1. b ; b.2. d ; b.3. a ; b.4. a ; b.5. b

Bµi 37

vÊn ®Ò khai th¸c thÕ m¹nh ë t©y nguyªn

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. Kh¸i qu¸t chung

133

Page 134: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Gåm c¸c tØnh : Kon Tum, Gia Lai, §¾k L¾k, §¾k N«ng vµ L©m §ång.

- DiÖn tÝch tù nhiªn gÇn 54,7 ngh×n km2, sè d©n gÇn 4,9 triÖu ngêi (n¨m 2006).

- VÞ trÝ ®Þa lÝ.

- §Êt ®ai, tµi nguyªn khÝ hËu vµ rõng, kho¸ng s¶n, tr÷ n¨ng thuû ®iÖn.

- Lµ vïng tha d©n nhÊt níc ta, lµ ®Þa bµn c tró cña nhiÒu d©n téc Ýt ngêi víi truyÒn thèng v¨n ho¸ ®éc ®¸o.

- §iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi cßn nhiÒu khã kh¨n : thiÕu lao ®éng lµnh nghÒ, c¸n bé khoa häc kÜ thuËt ; møc sèng cña nh©n d©n cßn thÊp, tØ lÖ cha biÕt ®äc biÕt viÕt cßn cao ; c¬ së h¹ tÇng cßn thiÕu thèn nhiÒu; c«ng nghiÖp trong vïng míi trong giai ®o¹n h×nh thµnh, víi c¸c trung t©m c«ng nghiÖp nhá vµ ®iÓm c«ng nghiÖp.

2. Ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m - §Êt badan vµ khÝ hËu cËn xÝch ®¹o rÊt phï hîp víi viÖc trång c¸c c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m . + §Êt badan cã tÇng phong ho¸ s©u, giµu chÊt dinh dìng, ph©n bè tËp trung víi nh÷ng mÆt b»ng réng lín

thuËn lîi cho viÖc thµnh lËp c¸c n«ng trêng vµ vïng chuyªn canh quy m« lín.+ KhÝ hËu cã tÝnh chÊt cËn xÝch ®¹o víi mét mïa ma vµ mét mïa kh« kÐo dµi (cã khi 4 - 5 th¸ng). + Do ¶nh hëng cña ®é cao, nªn cã thÓ trång c¶ c©y cã nguån gèc cËn nhiÖt ®íi (chÌ) kh¸ thuËn lîi.- Cµ phª : c©y c«ng nghiÖp quan träng sè mét cña T©y Nguyªn. DiÖn tÝch h¬n 468,8 ngh×n ha, chiÕm 4/5

diÖn tÝch cµ phª c¶ níc. §¨k L¨k lµ tØnh cã diÖn tÝch cµ phª lín nhÊt.- ChÌ ®îc trång chñ yÕu trªn c¸c cao nguyªn ë L©m §ång vµ mét phÇn ë Gia Lai. L©m §ång hiÖn nay lµ tØnh cã

diÖn tÝch trång chÌ lín nhÊt c¶ níc.- Cao su : T©y Nguyªn lµ vïng trång cao su lín thø hai, sau §«ng Nam Bé. Cao su ®îc trång chñ yÕu ë tØnh Gia

Lai vµ tØnh §¾k L¾k.- Bªn c¹nh c¸c n«ng trêng quèc doanh trång tËp trung, ë T©y Nguyªn hiÖn nay cßn ph¸t triÓn réng r·i c¸c m«

h×nh kinh tÕ vên trång cµ phª, hå tiªu...- ViÖc n©ng cao hiÖu qu¶ kinh tÕ - x· héi cña s¶n xuÊt c©y c«ng nghiÖp ë T©y Nguyªn ®ßi hái nhiÒu gi¶i

ph¸p, trong ®ã ph¶i kÓ ®Õn :+ Hoµn thiÖn quy ho¹ch c¸c vïng chuyªn canh c©y c«ng nghiÖp ; më réng diÖn tÝch c©y c«ng nghiÖp cã kÕ

ho¹ch vµ cã c¬ së khoa häc, ®i ®«i víi viÖc b¶o vÖ rõng vµ ph¸t triÓn thuû lîi.+ §a d¹ng ho¸ c¬ cÊu c©y c«ng nghiÖp, ®Ó võa h¹n chÕ nh÷ng rñi ro trong tiªu thô s¶n phÈm, võa sö dông hîp

lÝ tµi nguyªn.+ §Èy m¹nh kh©u chÕ biÕn c¸c s¶n phÈm c©y c«ng nghiÖp vµ xuÊt khÈu.

3. Khai th¸c vµ chÕ biÕn l©m s¶n- Vµo ®Çu thËp kØ 90, rõng che phñ 60% diÖn tÝch l·nh thæ.- Cßn nhiÒu rõng gç quý (cÈm lai, gô mËt, nghiÕn, tr¾c, sÕn), nhiÒu chim, thó quý (voi, bß tãt, gÊu...). Vµo

®Çu thËp kØ 90, rõng chiÕm tíi 36% diÖn tÝch ®Êt cã rõng vµ 52% s¶n lîng gç cã thÓ khai th¸c cña c¶ níc.- S¶n lîng gç khai th¸c hiÖn nay kho¶ng 200 - 300 ngh×n m3/n¨m. PhÇn lín gç khai th¸c ®îc ®em xuÊt ra ngoµi

vïng díi d¹ng gç trßn cha qua chÕ biÕn hoÆc míi qua s¬ chÕ.- VÊn ®Ò ®Æt ra :+ Ph¶i ng¨n chÆn n¹n ph¸ rõng. + Khai th¸c rõng hîp lÝ ®i ®«i víi khoanh nu«i, trång rõng míi. + C«ng t¸c giao ®Êt giao rõng cÇn ®îc ®Èy m¹nh. + §Èy m¹nh viÖc chÕ biÕn gç t¹i ®Þa ph¬ng, h¹n chÕ xuÊt khÈu gç trßn.

4. Khai th¸c thuû n¨ng kÕt hîp thuû lîi- Tµi nguyªn níc cña c¸c hÖ thèng s«ng Xª Xan, Xrª P«k, §ång Nai... ®ang ®îc sö dông ngµy cµng cã hiÖu qu¶

h¬n. Hµng lo¹t c«ng tr×nh thuû ®iÖn lín ®· vµ ®nag ®îc x©y dùng.- C«ng tr×nh thuû ®iÖn Y-a-ly (720 MW) trªn s«ng Xª Xan ®îc kh¸nh thµnh vµo th¸ng 4 n¨m 2002. Bèn nhµ m¸y

thuû ®iÖn kh¸c ®îc x©y dùng ngay nh÷ng n¨m sau ®ã lµ Xª Xan 3, Xª Xan 3A, Xª Xan 4 (ë phÝa h¹ l u cña thuû ®iÖn Y-a-ly) vµ Pl©y Kr«ng (thîng lu cña Y-a-ly).

134

Page 135: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Trªn dßng s«ng Xrª P«k, 6 bËc thang thuû ®iÖn ®· ®îc quy ho¹ch, víi tæng c«ng suÊt l¾p m¸y trªn 600 MW, trong ®ã lín nhÊt lµ thuû ®iÖn Bu«n Ku«p (280 MW) khëi c«ng th¸ng 12 n¨m 2003 ; thuû ®iÖn Bu«n Tua Srah (85 MW), khëi c«ng vµo cuèi n¨m 2004 ; thuû ®iÖn Xrª P«k 3 (137 MW), thuû ®iÖn Xrª P«k 4 (33 MW), thuû ®iÖn §øc Xuyªn (58 MW). Thuû ®iÖn §r©y H¬-linh ®· ®îc më réng lªn 28 MW.

- Trªn hÖ thèng s«ng §ång Nai, c¸c c«ng tr×nh thuû ®iÖn §¹i Ninh (300 MW) ®ang ® îc x©y dùng, §ång Nai 3 (180 MW), §ång Nai 4 (340 MW) ®ang ®îc x©y dùng.

- C¸c c«ng tr×nh thuû ®iÖn t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c ngµnh c«ng nghiÖp cña vïng ph¸t triÓn. §ång thêi, c¸c hå thuû ®iÖn ®em l¹i nguån níc tíi quan träng trong mïa kh« vµ cã thÓ khai th¸c cho môc ®Ých du lÞch, nu«i trång thuû s¶n.b. KÜ n¨ng

- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ, giíi h¹n cña T©y Nguyªn ; nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù ph©n bè mét sè ngµnh s¶n xuÊt næi bËt.

- Ph©n tÝch sè liÖu thèng kª, biÓu ®å kinh tÕ cña T©y Nguyªn.

- Dùa vµo b¶ng sè liÖu vµ kiÕn thøc ®· häc, so s¸nh ®îc sù kh¸c nhau vÒ trång c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m vµ ch¨n nu«i gia sóc lín gi÷a Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé víi T©y Nguyªn (so s¸nh vµ gi¶i thÝch sù kh¸c nhau).

- §iÒn vµ ghi ®óng trªn lîc ®å ViÖt Nam : Pl©y Ku, Bu«n Ma Thuét, §µ L¹t.

II. c©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. §äc b¶n ®å Hµnh chÝnh ViÖt Nam vµ b¶n ®å §Þa lÝ tù nhiªn ViÖt Nam, h·y ph©n tÝch ®Æc ®iÓm vÞ trÝ ®Þa lÝ cña T©y Nguyªn.

C©u 2. §äc Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam, h·y x¸c ®Þnh c¸c vïng ®Êt badan vµ ®èi chiÕu víi c¸c vïng ph©n bè c©y c«ng nghiÖp ë T©y Nguyªn.

C©u 3. §iÒu kiÖn tù nhiªn vµ kinh tÕ - x· héi cã thuËn lîi vµ khã kh¨n g× ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ ë T©y Nguyªn ?

C©u 4. T¹i sao trong khai th¸c rõng ë T©y Nguyªn, cÇn hÕt søc chó träng khai th¸c ®i ®«i víi tu bæ vµ b¶o vÖ vèn rõng ?

III. Tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k× theo chuÈn§Ò 1. H·y tr×nh bµy c¸c ®iÒu kiÖn (tù nhiªn, kinh tÕ - x· héi) ®èi víi sù ph¸t triÓn c©y cµ phª ë T©y Nguyªn. Nªu c¸c khu vùc chuyªn canh cµ phª vµ c¸c biÖn ph¸p ®Ó cã thÓ ph¸t triÓn æn ®Þnh c©y cµ phª ë vïng nµy.

§Ò 2. H·y chøng minh r»ng thÕ m¹nh vÒ thuû ®iÖn cña T©y Nguyªn ®ang ®îc ph¸t huy vµ ®iÒu nµy sÏ lµ ®éng lùc cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cua vïng.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. - T©y Nguyªn lµ vïng duy nhÊt kh«ng gi¸p biÓn. Gi¸p Duyªn h¶i Nam Trung Bé, liÒn kÒ víi §«ng Nam Bé, gi¸p H¹ Lµo vµ §«ng B¾c Cam-pu-chia.

- VÒ mÆt kinh tÕ, T©y Nguyªn cã mèi quan hÖ chÆt chÏ víi §«ng Nam Bé, víi Duyªn h¶i Nam Trung Bé (c¸c tuyÕn ®êng §«ng - T©y víi c¸c c¶ng biÓn lµ lèi th«ng ra biÓn cña T©y Nguyªn). Trong quan hÖ víi vïng ba biªn giíi H¹ Lµo vµ §«ng B¾c C¨m-pu-chia, T©y Nguyªn cã ý nghÜa rÊt quan träng vÒ quèc phßng.

C©u 2. C¸c vïng ®Êt badan còng lµ n¬i ph©n bè c©y c«ng nghiÖp ë T©y Nguyªn : c¸c cao nguyªn Pl©y Ku, Gia Lai, §¨k L¨k.....víi c¸c c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m : cao su, cµ phª, hå tiªu,...

C©u 3. - §iÒu kiÖn tù nhiªn

+ §Êt badan mµu mì, tµi nguyªn khÝ hËu vµ rõng ®a d¹ng, t¹o nhiÒu tiÒm n¨ng to lín vÒ n«ng, l©m nghiÖp.

+ Tµi nguyªn rõng giµu cã : Vµo ®Çu thËp kØ 90, rõng che phñ 60% diÖn tÝch l·nh thæ. Cßn nhiÒu rõng gç quý (cÈm lai, gô mËt, nghiÕn, tr¾c, sÕn), nhiÒu chim, thó quý (voi, bß tãt, gÊu...). Vµo ®Çu thËp kØ 90, rõng chiÕm tíi 36% diÖn tÝch ®Êt cã rõng vµ 52% s¶n lîng gç cã thÓ khai th¸c cña c¶ níc.

135

Page 136: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ Kho¸ng s¶n : b«xit (tr÷ lîng hµng tØ tÊn).

+ Tr÷ n¨ng thuû ®iÖn kh¸, trªn c¸c s«ng Xª Xan, Xrª P«k vµ thîng nguån s«ng §ång Nai.

+ Khã kh¨n : mïa kh« kÐo dµi.

- §iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi

+ Lµ vïng tha d©n nhÊt níc ta, lµ ®Þa bµn c tró cña nhiÒu d©n téc Ýt ngêi víi truyÒn thèng v¨n ho¸ ®éc ®¸o.

+ Khã kh¨n : thiÕu lao ®éng lµnh nghÒ, c¸n bé khoa häc kÜ thuËt ; møc sèng cña nh©n d©n cßn thÊp, tØ lÖ cha biÕt ®äc biÕt viÕt cßn cao ; c¬ së h¹ tÇng cßn thiÕu thèn nhiÒu, tr íc hÕt lµ m¹ng líi ®êng giao th«ng, c¸c c¬ së dÞch vô y tÕ, gi¸o dôc, dÞch vô kÜ thuËt ; c«ng nghiÖp trong vïng míi trong giai ®o¹n h×nh thµnh, víi c¸c trung t©m c«ng nghiÖp nhá vµ ®iÓm c«ng nghiÖp.

C©u 4. Trong khai th¸c rõng ë T©y Nguyªn, cÇn hÕt søc chó träng khai th¸c ®i ®«i víi tu bæ vµ b¶o vÖ vèn rõng, v× ë T©y Nguyªn trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y :

- T×nh tr¹ng rõng bÞ ph¸ vµ bÞ ch¸y diÔn ra, lµm thiÖt h¹i hµng ngh×n ha mçi n¨m.

- Trong qu¸ tr×nh khai th¸c, mét phÇn ®¸ng kÓ gç cµnh, ngän cha ®îc tËn thu.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kiÓm t¶ theo chuÈn

§Ò 1. C¸c ®iÒu kiÖn (tù nhiªn, kinh tÕ - x· héi) ®èi víi sù ph¸t triÓn c©y cµ phª ë T©y Nguyªn. Nªu c¸c khu vùc chuyªn canh cµ phª vµ c¸c biÖn ph¸p ®Ó cã thÓ ph¸t triÓn æn ®Þnh c©y cµ phª ë vïng nµy.

- §Êt badan vµ khÝ hËu cËn xÝch ®¹o rÊt phï hîp víi viÖc trång c©y cµ phª.

+ §Êt badan cã tÇng phong ho¸ s©u, giµu chÊt dinh dìng, ph©n bè tËp trung víi nh÷ng mÆt b»ng réng lín thuËn lîi cho viÖc thµnh lËp c¸c n«ng trêng vµ vïng chuyªn canh quy m« lín.

+ KhÝ hËu cã tÝnh chÊt cËn xÝch ®¹o víi mét mïa ma vµ mét mïa kh« kÐo dµi (cã khi 4 - 5 th¸ng). Mïa kh« kÐo dµi tuy thiÕu níc, nhng l¹i lµ ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¬i sÊy, b¶o qu¶n s¶n phÈm.

- C¸c c¬ së chÕ biÕn cµ phª ®îc ph¸t triÓn réng r·i. ThÞ trêng trong vµ ngoµi níc më réng, ®Æc biÖt nhu cÇu xuÊt khÈu cµ phª lín. Nhµ níc cã chÝnh s¸ch ph¸t triÓn c©y cµ phª.

- Khã kh¨n : mïa kh« s©u s¾c, kÐo dµi ; thiÕu lao ®éng cã chuyªn m«n, kÜ thuËt ; c¬ së h¹ tÇng cßn yÕu ; c«ng nghiÖp chÕ biÕn cßn nhá bÐ.

- C¸c khu vùc chuyªn canh cµ phª : XÕp theo thø tù vÒ diÖn tÝch vµ s¶n lîng cµ phª nh©n (n¨m 2005) : §¨k L¨k, L©m §ång, Kon Tum, §¨k N«ng, Gia Lai.

- BiÖn ph¸p ®Ó cã thÓ ph¸t triÓn æn ®Þnh c©y cµ phª ë vïng nµy :

+ Hoµn thiÖn quy ho¹ch c¸c vïng chuyªn canh c©y cµ phª.

+ KÕt hîp víi c«ng nghiÖp chÕ biÕn.

+ §a d¹ng ho¸ c©y trång (c©n ®èi gi÷a diÖn tÝch c©y cµ phª vèi vµ c©y cµ phª chÌ).

+ §¶m b¶o ®Çu ra cho ngêi s¶n xuÊt (®Èy m¹nh xuÊt khÈu, b¶o hé n«ng s¶n khi gi¸ n«ng s¶n xuèng thÊp,...).

§Ò 2. Chøng minh thÕ m¹nh vÒ thuû ®iÖn cña T©y Nguyªn ®ang ®îc ph¸t huy vµ ®iÒu nµy sÏ lµ ®éng lùc cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cua vïng.

- Tµi nguyªn níc cña c¸c hÖ thèng s«ng Xª Xan, Xrª P«k, §ång Nai... ®ang ®îc sö dông ngµy cµng cã hiÖu qu¶ h¬n. Hµng lo¹t c«ng tr×nh thuû ®iÖn lín ®· vµ ®ang ®îc x©y dùng.

- C«ng tr×nh thuû ®iÖn Y-a-ly (720 MW) trªn s«ng Xª Xan ®îc kh¸nh thµnh vµo th¸ng 4 n¨m 2002. Bèn nhµ m¸y thuû ®iÖn kh¸c ®îc x©y dùng ngay nh÷ng n¨m sau ®ã lµ Xª Xan 3, Xª Xan 3A, Xª Xan 4 (ë phÝa h¹ l u cña thuû ®iÖn Yaly) vµ Pl©y Kr«ng (thîng lu cña Y-a-ly).

- Trªn dßng s«ng Xrª P«k, 6 bËc thang thuû ®iÖn ®· ®îc quy ho¹ch, víi tæng c«ng suÊt l¾p m¸y trªn 600 MW, trong ®ã lín nhÊt lµ thuû ®iÖn Bu«n Ku«p (280 MW) khëi c«ng th¸ng 12 n¨m 2003 ; thuû ®iÖn Bu«n Tua Srah (85

136

Page 137: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

MW), khëi c«ng vµo cuèi n¨m 2004 ; thuû ®iÖn Xrª P«k 3 (137 MW), thuû ®iÖn Xrª P«k 4 (33 MW), thuû ®iÖn §øc Xuyªn (58 MW). Thuû ®iÖn §r©y H¬-linh ®· ®îc më réng lªn 28 MW.

- Trªn hÖ thèng s«ng §ång Nai, tríc ®©y cã c«ng tr×nh thuû ®iÖn §a Nhim (160 MW). HiÖn nay, c¸c c«ng tr×nh §¹i Ninh (300 MW), §ång Nai 3 (180 MW), §ång Nai 4 (340 MW) ®ang ®îc x©y dùng.

- C¸c c«ng tr×nh thuû ®iÖn t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c ngµnh c«ng nghiÖp cña vïng ph¸t triÓn, trong ®ã cã khai th¸c vµ chÕ biÕn bét nh«m tõ nguån b«xit (cÇn rÊt nhiÒu ®iÖn). §ång thêi, c¸c hå thuû ®iÖn ®em l¹i nguån níc tíi quan träng trong mïa kh« vµ cã thÓ khai th¸c cho môc ®Ých du lÞch, nu«i trång thuû s¶n.

Bµi 38

thùc hµnh : so s¸nh hai vïng t©y nguyªn, trung duvµ miÒn nói b¾c bé vÒ trång c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m

vµ ch¨n nu«i gia sóc lín

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc

- Cñng cè kiÕn thøc ®· häc vÒ hai vïng T©y Nguyªn, Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé.

b. KÜ n¨ng- RÌn luyÖn kÜ n¨ng tÝnh to¸n sè liÖu, vÏ biÓu ®å.

- RÌn luyÖn kÜ n¨ng ph©n tÝch sè liÖu ®Ó rót ra c¸c nhËn xÐt cÇn thiÕt.

II. Gîi ý vÒ néi dung thùc hµnh1. Bµi tËp 1

a) VÏ biÓu ®å theo b¶ng sè liÖu ®· cho ë SGK

Híng dÉn :

- VÒ nguyªn t¾c, cã thÓ vÏ biÓu ®å cét chång hoÆc trßn cã kÝch thíc kh¸c nhau. Tuy nhiªn, do sù chªnh lÖch lín vÒ quy m« diÖn tÝch c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m gi÷a c¶ níc víi Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, nªn vÏ biÓu ®å trßn lµ thÝch hîp h¬n c¶.. BiÓu ®å trßn ph¶n ¸nh c¬ cÊu tèt h¬n biÓu ®å cét chång.

- Xö lÝ sè liÖu : chuyÓn b¶ng sè liÖu tuyÖt ®èi ®· cho ë SGK thµnh b¶ng sè liÖu t¬ng ®èi thÓ hiÖn c¬ cÊu diÖn tÝch gieo trång c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m (%) cña c¶ níc, Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, T©y Nguyªn.

- X¸c ®Þnh b¸n kÝnh cña mçi vßng trßn : x¸c ®Þnh tØ sè so s¸nh R b»ng c¨n bËc hai cña tØ sè so s¸nh tæng gi¸ trÞ t¹o nªn kÝch thíc biÓu ®å vµ lËp b¶ng. Chó ý : nªn lÊy biÓu ®å cã kÝch thíc nhá nhÊt lµm chuÈn (gi¸ trÞ so s¸nh = 1,00).

- VÏ biÓu ®å : ba h×nh trßn cã kÝch thíc kh¸c nhau øng víi C¶ níc, Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, T©y Nguyªn. Chó ý : cã b¶ng chó gi¶i vµ tªn biÓu ®å.

b) NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch vÒ nh÷ng sù gièng nhau vµ kh¸c nhau trong s¶n xuÊt c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m gi÷a hai vïng.

Híng dÉn :

- Cã thÓ kÎ b¶ng so s¸nh cho trùc quan.

- NhËn xÐt vÒ quy m« s¶n xuÊt, c¸c lo¹i s¶n phÈm chÝnh vµ tØ träng cña chóng trong c¬ cÊu. (Chó ý r»ng diÖn tÝch c©y cµ phª mÊy n¨m gÇn ®©y cã ph¸t triÓn ë S¬n La, nhng tØ träng trong tæng diÖn tÝch c©y c«ng nghiÖp cña vïng lµ kh«ng ®¸ng kÓ).

137

Page 138: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Gi¶i thÝch vÒ ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt (chó ý vÒ ®iÒu kiÖn ®Êt trång, khÝ hËu).

2. Bµi tËp 2

a) TÝnh tØ träng cña ®µn tr©u vµ ®µn bß cña Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, T©y Nguyªn trong tæng ®µn tr©u bß cña c¶ níc.

- C¸ch tÝnh : LÊy sè liÖu cña mçi vïng vÒ tr©u, bß chia t¬ng øng cho sè liÖu cña c¶ níc. LËp b¶ng TØ träng ®µn tr©u vµ bß cña Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, T©y Nguyªn trong tæng ®µn tr©u bß cña c¶ níc (%).

- Cho biÕt :

+ §iÒu kiÖn ®ång cá ë c¶ hai vïng.

+ Chøng minh b»ng sè liÖu ®· tÝnh ë b¶ng.

+ §iÒu kiÖn khÝ hËu (Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé cã khÝ hËu Èm, cã mïa ®«ng l¹nh ; T©y Nguyªn cã khÝ hËu nãng, cã mïa kh«).

Bµi 39

vÊn ®Ò khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©u ë §«ng Nam Bé

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. Kh¸i qu¸t chung

- Gåm Thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ c¸c tØnh B×nh D¬ng, B×nh Phíc, T©y Ninh, §ång Nai vµ Bµ RÞa -Vòng Tµu.

- DiÖn tÝch 23,6 ngh×n km2, d©n sè 12 triÖu ngêi (n¨m 2006).

- Vïng cã nÒn kinh tÕ hµng ho¸ sím ph¸t triÓn, c¬ cÊu kinh tÕ c«ng nghiÖp, n«ng nghiÖp vµ dÞch vô ph¸t triÓn h¬n so víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ níc.

- §«ng Nam Bé ®ang sö dông cã hiÖu qu¶ tµi nguyªn, nÒn kinh tÕ cã tèc ®é t¨ng trëng cao.

- VÊn ®Ò khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©u.2. C¸c thÕ m¹nh vµ h¹n chÕ cña vïng

a) VÞ trÝ ®Þa lÝ

- Gi¸p T©y Nguyªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé, §ång b»ng s«ng Cöu Long, C¨m-pu-chia, cã vïng biÓn réng. VÞ trÝ ®Þa lÝ rÊt thuËn lîi cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ -x· héi cña vïng, nhÊt lµ trong ®iÒu kiÖn cã m¹ng l íi giao th«ng vËn t¶i hiÖn ®¹i.

b) §iÒu kiÖn tù nhiªn vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn

- §Êt

+ C¸c vïng ®Êt badan kh¸ mµu mì chiÕm tíi 40% diÖn tÝch ®Êt cña vïng.

+ §Êt x¸m b¹c mµu trªn phï sa cæ ph©n bè thµnh vïng lín ë c¸c tØnh T©y Ninh vµ B×nh D ¬ng. §Êt phï sa cæ tuy nghÌo dinh dìng h¬n ®Êt badan, nhng tho¸t níc tèt.

- KhÝ hËu cËn xÝch ®¹o t¹o ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn c¸c c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m (cao su, cµ phª, ®iÒu, hå tiªu), c©y ¨n qu¶ vµ c¶ c©y c«ng nghiÖp ng¾n ngµy (®Ëu t¬ng, mÝa, thuèc l¸...) trªn quy m« lín.

138

Page 139: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- N»m gÇn c¸c ng trêng lín lµ ng trêng Ninh ThuËn - B×nh ThuËn -Bµ RÞa -Vòng Tµu vµ ng trêng Cµ Mau -Kiªn Giang. Cã ®iÒu kiÖn lÝ tëng ®Ó x©y dùng c¸c c¶ng c¸. Ven biÓn cã rõng ngËp mÆn, thuËn lîi ®Ó nu«i trång thuû s¶n níc lî.

- Tµi nguyªn rõng

+ Cung cÊp gç d©n dông vµ gç cñi cho TP Hå ChÝ Minh vµ §ång b»ng s«ng Cöu Long, nguån nguyªn liÖu giÊy cho Liªn hiÖp giÊy §ång Nai.

+ Cã Vên quèc gia (VQG) C¸t Tiªn (§ång Nai) næi tiÕng cßn b¶o tån ®îc nhiÒu loµi thó quý, VQG Bï Gia MËp (B×nh Phíc), VQG Lß Gß -Xa M¸t (T©y Ninh) vµ Khu dù tr÷ sinh quyÓn CÇn Giê (TP Hå ChÝ Minh).

- Tµi nguyªn kho¸ng s¶n næi bËt lµ dÇu khÝ trªn vïng thÒm lôc ®Þa. Ngoµi ra cã sÐt vµ cao lanh.

- HÖ thèng s«ng §ång Nai cã tiÒm n¨ng thuû ®iÖn lín.

- Khã kh¨n : mïa kh« kÐo dµi, cã khi tíi 4 th¸ng (tõ cuèi th¸ng 11 ®Õn hÕt th¸ng 4).

c) §iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi

- Lµ ®Þa bµn thu hót m¹nh lùc lîng lao ®éng cã chuyªn m«n cao. Thµnh phè Hå ChÝ Minh lµ thµnh phè lín nhÊt c¶ níc vÒ diÖn tÝch vµ d©n sè, ®ång thêi còng lµ trung t©m c«ng nghiÖp, giao th«ng vËn t¶i vµ dÞch vô lín nhÊt c¶ níc.

- Lµ ®Þa bµn cã sù tÝch tô lín vÒ vèn vµ kÜ thuËt, l¹i tiÕp tôc thu hót ®Çu t trong níc vµ quèc tÕ.

- Cã c¬ së h¹ tÇng ph¸t triÓn tèt, ®Æc biÖt vÒ giao th«ng vËn t¶i vµ th«ng tin liªn l¹c.

3. Khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©ua) Trong c«ng nghiÖp

- Trong c¬ cÊu c«ng nghiÖp cña c¶ níc, vïng chiÕm tØ träng cao nhÊt.

- C¬ së n¨ng lîng cña vïng ®· tõng bíc ®îc gi¶i quyÕt nhê ph¸t triÓn nguån ®iÖn vµ m¹ng líi ®iÖn.

+ Mét sè nhµ m¸y thuû ®iÖn ®îc x©y dùng trªn hÖ thèng s«ng §ång Nai : TrÞ An trªn s«ng §ång Nai (400 MW), Th¸c M¬ (150 MW) trªn s«ng BÐ, CÇn §¬n (ë h¹ du cña nhµ m¸y thuû ®iÖn Th¸c M¬).

+ C¸c nhµ m¸y ®iÖn tu«c bin khÝ sö dông khÝ thiªn nhiªn ®îc x©y dùng vµ më réng : Trung t©m ®iÖn lùc Phó MÜ (c¸c nhµ m¸y Phó MÜ 1, Phó MÜ 2, Phó MÜ 3 vµ Phó MÜ 4), Bµ RÞa, Thñ §øc.....

+ Mét sè nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn ch¹y b»ng dÇu phôc vô cho c¸c khu chÕ xuÊt ®îc ®Çu t x©y dùng.

+ §êng d©y cao ¸p 500 kV Hoµ B×nh - Phó L©m (TP Hå ChÝ Minh) ® îc ®a vµo vËn hµnh tõ gi÷a n¨m 1994. C¸c tr¹m biÕn ¸p 500 kV vµ mét sè m¹ch 500 kV ®îc tiÕp tôc x©y dùng nh tuyÕn Phó MÜ - Nhµ BÌ, Nhµ BÌ - Phó L©m...

- Sù ph¸t triÓn c«ng nghiÖp cña vïng kh«ngg t¸ch rêi víi xu thÕ më réng quan hÖ ®Çu t víi níc ngoµi.

- CÇn ph¶i lu«n lu«n quan t©m vÊn ®Ò m«i trêng; ph¸t triÓn c«ng nghiÖp tr¸nh lµm tæn h¹i dÕn du lÞch.

b) Trong khu vùc dÞch vô

- C¸c ngµnh dÞch vô chiÕm tØ träng ngµy cµng cao trong c¬ cÊu kinh tÕ cña vïng.

- C¸c ho¹t ®éng dÞch vô ngµy cµng ph¸t triÓn ®a d¹ng : th¬ng m¹i, ng©n hµng, tÝn dông, th«ng tin, hµng h¶i, du lÞch ...

- Vïng dÉn ®Çu c¶ níc vÒ sù t¨ng nhanh vµ ph¸t triÓn cã hiÖu qu¶ c¸c ngµnh dÞch vô.

c) Trong n«ng, l©m nghiÖp

- VÊn ®Ò thuû lîi cã ý nghÜa hµng ®Çu. NhiÒu c«ng tr×nh thuû lîi ®· ® îc x©y dùng : DÇu TiÕng trªn th-îng lu s«ng Sµi Gßn (tØnh T©y Ninh), dù ¸n thuû lîi Phíc Hoµ ...

139

Page 140: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- ViÖc thay ®æi c¬ cÊu c©y trång ®ang n©ng cao h¬n vÞ trÝ cña vïng nh lµ vïng chuyªn canh c©y c«ng nghiÖp lín cña c¶ níc. S¶n lîng cao su cña vïng kh«ng ngõng t¨ng lªn. Vïng ®ang trë thµnh vïng s¶n xuÊt chñ yÕu cµ phª, hå tiªu, ®iÒu. C©y mÝa vµ ®Ëu t¬ng chiÕm vÞ trÝ hµng ®Çu trong c¸c c©y c«ng nghiÖp ng¾n ngµy.

- CÇn b¶o vÖ vèn rõng trªn vïng thîng lu cña c¸c s«ng, cøu c¸c vïng rõng ngËp mÆn. C¸c vên quèc gia cÇn ®îc b¶o vÖ nghiªm ngÆt.

d) Trong ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn

- Vïng biÓn vµ bê biÓn cã nhiÒu ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn : khai th¸c tµi nguyªn sinh vËt biÓn, khai th¸c kho¸ng s¶n vïng thÒm lôc ®Þa, du lÞch biÓn vµ giao th«ng vËn t¶i biÓn.

- ViÖc khai th¸c dÇu khÝ víi quy m« ngµy cµng lín ®· t¸c ®éng m¹nh ®Õn sù ph¸t triÓn cña vïng.

- ViÖc ph¸t triÓn c«ng nghiÖp läc, ho¸ dÇu vµ c¸c ngµnh dÞch vô khai th¸c dÇu khÝ thóc ®Èy sù thay ®æi m¹nh mÏ vÒ c¬ cÊu kinh tÕ vµ sù ph©n ho¸ l·nh thæ cña vïng.

- CÇn ®Æc biÖt chó ý gi¶i quyÕt vÊn ®Ò « nhiÔm m«i trêng trong qu¸ tr×nh khai th¸c, vËn chuyÓn vµ chÕ biÕn dÇu má.

e) Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam

- Gåm TP Hå ChÝ Minh, B×nh D¬ng,§ång Nai, Bµ RÞa - Vòng Tµu, T©y Ninh, B×nh Phíc, Long An vµ TiÒn Giang

- Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam thùc sù gãp phÇn quan träng t¹o ra nhÞp ®é t¨ng tr ëng míi cña vïng vµ cña c¶ níc.

b. KÜ n¨ng- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ ®Þa lÝ, giíi h¹n vµ nhËn xÐt, gi¶i thÝch sù ph©n bè mét sè ngµnh kinh tÕ

tiªu biÓu cña §«ng Nam Bé.

- Ph©n tÝch biÓu ®å, sè liÖu thèng kª vÒ vïng §«ng Nam Bé ®Ó nhËn biÕt vÊn ®Ò kinh tÕ cña vïng.

- §iÒn vµ ghi ®óng trªn lîc ®å ViÖt Nam : Biªn Hoµ, TP. Hå ChÝ Minh, Vòng Tµu, Thñ DÇu Mét.

II. c©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å Hµnh chÝnh ViÖt Nam vÞ trÝ ®Þa lÝ vµ ph¹m vi l·nh thæ cña vïng §«ng Nam Bé. Nªu bËt nh÷ng thuËn lîi vÒ vÞ trÝ ®Þa lÝ trong ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ më cña vïng.

C©u 2. H·y nªu nh÷ng nh©n tè gióp §«ng Nam Bé tiÕp tôc gi÷ vÞ trÝ dÉn ®Çu trong ph©n c«ng lao ®éng gi÷a c¸c vïng trong níc.

C©u 3. ViÖc thu hót ®Çu t níc ngoµi cã vai trß nh thÕ nµo ®èi víi sù ph¸t triÓn c«ng nghiÖp theo chiÒu s©u ?

C©u 4. Chøng minh r»ng viÖc x©y dùng c¸c c«ng tr×nh thuû lîi cã ý nghÜa hµng ®Çu trong viÖc sö dông hîp lÝ tµi nguyªn n«ng nghiÖp cña vïng.

C©u 5. H·y tr×nh bµy mét sè ph¬ng híng chÝnh ®Ó khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©u trong c«ng nghiÖp cña vïng.

Iii. tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k×§Ò 1. H·y nªu c¸c thÕ m¹nh cña vïng §«ng Nam Bé trong viÖc ph¸t triÓn tæng hîp nÒn kinh tÕ.

§Ò 2. LÊy vÝ dô chøng minh r»ng sù ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn cã thÓ lµm thay ®æi m¹nh mÏ bé mÆt kinh tÕ vïng. Thö nªu mét sè ph¬ng híng khai th¸c tæng hîp tµi nguyªn biÓn vµ thÒm lôc ®Þa.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. VÞ trÝ ®Þa lÝ vµ ph¹m vi l·nh thæ cña vïng §«ng Nam Bé. Nªu bËt nh÷ng thuËn lîi vÒ vÞ trÝ ®Þa lÝ trong ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ më cña vïng.

140

Page 141: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- §«ng Nam Bé gi¸p T©y Nguyªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé, §ång b»ng s«ng Cöu Long, C¨m-pu-chia, cã vïng biÓn réng.

- Trong ®iÒu kiÖn giao th«ng vËn t¶i ngµy cµng hiÖn ®¹i, vÞ trÝ ®Þa lÝ ®ã ®· cho phÐp §«ng Nam Bé më réng giao lu trong vµ ngoµi níc, më réng vïng cung cÊp nguyªn liÖu, n¨ng lîng còng nh vïng tiªu thô s¶n phÈm.

C©u 2. Nh÷ng nh©n tè gióp §«ng Nam Bé tiÕp tôc gi÷ vÞ trÝ dÉn ®Çu trong ph©n c«ng lao ®éng gi÷a c¸c vïng trong níc.

- §«ng Nam Bé lµ ®Þa bµn thu hót m¹nh lùc lîng lao ®éng cã chuyªn m«n cao. Sù ph¸t triÓn kinh tÕ n¨ng ®éng cña vïng cµng t¹o ®iÒu kiÖn cho vïng cã ®îc nguån tµi nguyªn chÊt x¸m lín. Thµnh phè Hå ChÝ Minh lµ thµnh phè lín nhÊt c¶ níc vÒ diÖn tÝch vµ d©n sè, ®ång thêi còng lµ trung t©m c«ng nghiÖp, giao th«ng vËn t¶i vµ dÞch vô lín nhÊt c¶ níc.

- Lµ ®Þa bµn cã sù tÝch tô lín vÒ vèn vµ kÜ thuËt, l¹i tiÕp tôc thu hót ®Çu t trong níc vµ quèc tÕ.

- Cã c¬ së h¹ tÇng ph¸t triÓn tèt, ®Æc biÖt vÒ giao th«ng vËn t¶i vµ th«ng tin liªn l¹c.

C©u 3. ViÖc thu hót ®Çu t níc ngoµi cã vai trß ®èi víi sù ph¸t triÓn c«ng nghiÖp theo chiÒu s©u

Khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©u lµ viÖc n©ng cao hiÖu qu¶ khai th¸c l·nh thæ trªn c¬ së ®Èy m¹nh ®Çu t vèn, khoa häc c«ng nghÖ nh»m khai th¸c tèt nhÊt c¸c nguån lùc tù nhiªn vµ kinh tÕ - x· héi, ®Ó võa t¨n thu nhËp quèc d©n, võa b¶o vÖ m«i trêng vµ sö dông hîp lÝ tµi nguyªn. ViÖc thu hót ®Çu t níc ngoµi cho phÐp t¨ng cêng m¹nh mÏ h¬n vèn ®Çu t, khoa häc c«ng nghÖ, khoa häc qu¶n lÝ,... ®Ó thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ viÖc khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©u.

C©u 4. Chøng minh viÖc x©y dùng c¸c c«ng tr×nh thuû lîi cã ý nghÜa hµng ®Çu trong viÖc sö dông hîp lÝ tµi nguyªn n«ng nghiÖp cña vïng.

- §«ng Nam Bé cã mét mïa kh« kÐo dµi vµ s©u s¾c. §ång thêi còng cã nhiÒu vïng thÊp däc s«ng §ång Nai, s«ng La Ngµ bÞ óng ngËp trong mïa ma. Do vËy, vÊn ®Ò thuû lîi cã ý nghÜa hµng ®Çu.

- NhiÒu c«ng tr×nh thuû lîi ®· ®îc x©y dùng : C«ng tr×nh thuû lîi DÇu TiÕng trªn thîng lu s«ng Sµi Gßn (tØnh T©y Ninh) lµ c«ng tr×nh thuû lîi lín nhÊt níc ta. Dù ¸n thuû lîi Phíc Hoµ ®îc thùc thi ®Ó chia mét phÇn níc s«ng BÐ cho s«ng Sµi Gßn vµ s«ng Vµm Cá T©y, cung cÊp níc s¹ch cho sinh ho¹t vµ s¶n xuÊt.

- Nhê gi¶i quyÕt níc tíi cho c¸c vïng kh« h¹n vÒ mïa kh« vµ tiªu níc cho c¸c vïng thÊp däc s«ng §ång Nai vµ s«ng La Ngµ, diÖn tÝch ®Êt trång trät t¨ng lªn, hÖ sè sö dông ®Êt trång h»ng n¨m còng t¨ng vµ kh¶ n¨ng ®¶m b¶o l ¬ng thùc, thùc phÈm cña vïng còng kh¸ h¬n.

C©u 5. Tr×nh bµy mét sè ph¬ng híng chÝnh ®Ó khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©u trong c«ng nghiÖp cña vïng.

- Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò vÒ c¬ së n¨ng lîng : C¬ së n¨ng lîng cña vïng ®· tõng bíc ®îc gi¶i quyÕt nhê ph¸t triÓn nguån ®iÖn vµ m¹ng líi ®iÖn.

+ Mét sè nhµ m¸y thuû ®iÖn ®îc x©y dùng trªn hÖ thèng s«ng §ång Nai. C¸c nhµ m¸y ®iÖn tu«c bin khÝ sö dông khÝ thiªn nhiªn ®îc x©y dùng vµ më réng. Mét sè nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn ch¹y b»ng dÇu phôc vô cho c¸c khu chÕ xuÊt ®îc ®Çu t x©y dùng.

+ §êng d©y cao ¸p 500 kV Hoµ B×nh - Phó L©m (TP Hå ChÝ Minh) ® îc ®a vµo vËn hµnh tõ gi÷a n¨m 1994. C¸c tr¹m biÕn ¸p 500 kV vµ mét sè m¹ch 500 kV ®îc tiÕp tôc x©y dùng nh tuyÕn Phó MÜ - Nhµ BÌ, Nhµ BÌ - Phó L©m...

- G¾n sù ph¸t triÓn c«ng nghiÖp cña vïng víi xu thÕ më réng quan hÖ ®Çu t víi níc ngoµi.

- CÇn ph¶i lu«n lu«n quan t©m vÊn ®Ò m«i trêng; ph¸t triÓn c«ng nghiÖp tr¸nh lµm tæn h¹i dÕn du lÞch.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kiÓm tra theo chuÈn

§Ò 1. C¸c thÕ m¹nh cña vïng §«ng Nam Bé trong viÖc ph¸t triÓn tæng hîp nÒn kinh tÕ.

a) VÞ trÝ ®Þa lÝ

- §«ng Nam Bé gi¸p T©y Nguyªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé, §ång b»ng s«ng Cöu Long, C¨m-pu-chia, cã vïng biÓn réng.

141

Page 142: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Trong ®iÒu kiÖn giao th«ng vËn t¶i ngµy cµng hiÖn ®¹i, vÞ trÝ ®Þa lÝ ®ã ®· cho phÐp §«ng Nam Bé më réng giao lu trong vµ ngoµi níc, më réng vïng cung cÊp nguyªn liÖu, n¨ng lîng còng nh vïng tiªu thô s¶n phÈm.

b) §iÒu kiÖn tù nhiªn vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn

- §Êt : C¸c vïng ®Êt badan kh¸ mµu mì chiÕm tíi 40% diÖn tÝch ®Êt cña vïng nèi tiÕp víi miÒn ®Êt badan cña T©y Nguyªn vµ cùc Nam Trung Bé. §Êt x¸m b¹c mµu trªn phï sa cæ chiÕm tØ lÖ nhá h¬n chót Ýt, ph©n bè thµnh vïng lín ë c¸c tØnh T©y Ninh vµ B×nh D¬ng. §Êt phï sa cæ tuy nghÌo dinh dìng h¬n ®Êt badan, nhng tho¸t níc tèt.

- KhÝ hËu cËn xÝch ®¹o t¹o ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn c¸c c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m (cao su, cµ phª, ®iÒu, hå tiªu), c©y ¨n qu¶ vµ c¶ c©y c«ng nghiÖp ng¾n ngµy (®Ëu t¬ng, mÝa, thuèc l¸...) trªn quy m« lín.

- N»m gÇn c¸c ng trêng lín lµ ng trêng Ninh ThuËn - B×nh ThuËn -Bµ RÞa -Vòng Tµu vµ ng trêng Cµ Mau -Kiªn Giang. Cã ®iÒu kiÖn lÝ tëng ®Ó x©y dùng c¸c c¶ng c¸. Ven biÓn cã rõng ngËp mÆn, thuËn lîi ®Ó nu«i trång thuû s¶n níc lî.

- Tµi nguyªn rõng : Cung cÊp gç d©n dông vµ gç cñi cho TP Hå ChÝ Minh vµ §ång b»ng s«ng Cöu Long, nguån nguyªn liÖu giÊy cho Liªn hiÖp giÊy §ång Nai. Cã Vên quèc gia (VQG) C¸t Tiªn (§ång Nai) næi tiÕng cßn b¶o tån ®îc nhiÒu loµi thó quý, VQG Bï Gia MËp (B×nh Phíc), VQG Lß Gß -Xa M¸t (T©y Ninh) vµ Khu dù tr÷ sinh quyÓn CÇn Giê (TP Hå ChÝ Minh).

- Tµi nguyªn kho¸ng s¶n næi bËt lµ dÇu khÝ trªn vïng thÒm lôc ®Þa. Ngoµi ra cã sÐt cho c«ng nghiÖp vËt liÖu x©y dùng vµ cao lanh cho c«ng nghiÖp gèm, sø.

- HÖ thèng s«ng §ång Nai cã tiÒm n¨ng thuû ®iÖn lín.

- Khã kh¨n : mïa kh« kÐo dµi, cã khi tíi 4 th¸ng.

c) §iÒu kiÖn kinh tÕ - x· héi

- Lµ ®Þa bµn thu hót m¹nh lùc lîng lao ®éng cã chuyªn m«n cao. Thµnh phè Hå ChÝ Minh lµ thµnh phè lín nhÊt c¶ níc vÒ diÖn tÝch vµ d©n sè, ®ång thêi còng lµ trung t©m c«ng nghiÖp, giao th«ng vËn t¶i vµ dÞch vô lín nhÊt c¶ níc.

- Lµ ®Þa bµn cã sù tÝch tô lín vÒ vèn vµ kÜ thuËt, l¹i tiÕp tôc thu hót ®Çu t trong níc vµ quèc tÕ.

- Cã c¬ së h¹ tÇng ph¸t triÓn tèt, ®Æc biÖt vÒ giao th«ng vËn t¶i vµ th«ng tin liªn l¹c.

§Ò 2. - Tríc ®©y, §«ng Nam Bé ®· ph¸t triÓn m¹nh khai th¸c tµi nguyªn sinh vËt biÓn, du lÞch biÓn vµ giao th«ng vËn t¶i biÓn. ViÖc ph¸t hiÖn dÇu khÝ ë vïng thÒm lôc ®Þa Nam BiÓn §«ng cña n íc ta vµ viÖc khai th¸c dÇu khÝ (tõ n¨m 1986) víi quy m« ngµy cµng lín, cã sù hîp t¸c ®Çu t cña nhiÒu níc, ®· t¸c ®éng m¹nh ®Õn sù ph¸t triÓn cña vïng, nhÊt lµ ë tØnh Bµ RÞa - Vòng Tµu. Vòng Tµu lµ n¬i nghØ m¸t lÝ t ëng cho vïng Nam Bé vµ c¶ níc, nay cßn lµ c¬ së dÞch vô lín vÒ khai th¸c dÇu khÝ. ViÖc ph¸t triÓn c«ng nghiÖp läc, ho¸ dÇu vµ c¸c ngµnh dÞch vô khai th¸c dÇu khÝ thóc ®Èy sù thay ®æi m¹nh mÏ vÒ c¬ cÊu kinh tÕ vµ sù ph©n ho¸ l·nh thæ cña vïng §«ngg Nam Bé.

- Mét sè ph¬ng híng :

+ §Èy m¹nh viÖc khai th¸c tµi ngyªn sinh vËt biÓn, khai th¸c kho¸ng s¶n vïng thÒm lôc ®Þa, du lÞch biÓn vµ giao th«ng vËn t¶i biÓn.

+ X©y dùng c¸c tæ hîp s¶n xuÊt khÝ - ®iÖn - ®¹m, ph¸t triÓn c«ng nghiÖp läc, ho¸ dÇu vµ c¸c ngµnh dÞch vô khai th¸c dÇu khÝ

+ CÇn ®Æc biÖt chó ý gi¶i quyÕt vÊn ®Ò « nhiÔm m«i trêng trong qu¸ tr×nh khai th¸c, vËn chuyÓn vµ chÕ biÕn dÇu má.

Bµi 40

thùc hµnh : ph©n tÝch vµ gi¶i thÝcht×nh h×nh ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë §«ng Nam Bé

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng

142

Page 143: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

a. KiÕn thøc- Cñng cè kiÕn thøc ®· häc vÒ vïng §«ng Nam Bé.

b. KÜ n¨ng- RÌn luyÖn kÜ n¨ng ph©n tÝch, xö lÝ sè liÖu ®Ó rót ra c¸c nhËn xÐt theo yªu cÇu cho tríc

- RÌn luyÖn kÜ n¨ng viÕt b¸o c¸o ng¾n.

II. gîi ý néi dung thùc hµnhBµi tËp 1

Dùa vµo b¶ng sè liÖu (SGK) vµ c¸c tµi liÖu do HS su tÇm vµ GV cung cÊp, h·y viÕt mét b¸o c¸o ng¾n vÒ sù ph¸t triÓn cña c«ng nghiÖp dÇu khÝ ë vïng §«ng Nam Bé :

- TiÒm n¨ng dÇu khÝ cña vïng.

- Sù ph¸t triÓn cña c«ng nghiÖp dÇu khÝ.

- T¸c ®éng cña c«ng nghiÖp dÇu khÝ ®Õn sù ph¸t triÓn kinh tÕ ë §«ng Nam Bé.

* Th«ng tin vÒ c¸c khu vùc ph¸t triÓn dÇu khÝ chñ yÕu ë ViÖt Nam

- Bån tròng Cöu Long : HiÖn cã 4 má dÇu khÝ ®ang ho¹t ®éng, ®ã lµ Hång Ngäc, R¹ng §«ng, B¹ch Hæ vµ Rång, Stö §en - S tö Vµng cïng víi hµng lo¹t c¸c ph¸t hiÖn dÇu khÝ ë c¸c vïng l©n cËn nh Kim C¬ng, B¹ch Ngäc, Lôc Ngäc, Ph-¬ng §«ng, BA V×, Bµ §en, Cam, V¶i thiÒu, h×nh thµnh khu vùc s¶n xuÊt dÇu vµ khÝ ®ång hµnh chñ yÕu cña PETROVIETNAM hiÖn nay.

- ThÒm lôc ®Þa T©y Nam : Ngoµi má Bunga - Kekwa, C¸i Níc ®ang ho¹t ®éng, c¸c má kh¸c nh Bunga - Orkid, Raya - Seroja n»m trong khu vùc ph¸t triÓn chung víi Ma-lai-xi-a, c¸c ph¸t hiÖn dÇu khÝ gÇn ®©y nh Ngäc HiÓn, Phó T©n, C¸i Níc, U Minh, Kh¸nh MÜ (L« 46/51), Kim Long (L« B)... ®ang bíc vµo giai ®o¹n ph¸t triÓn.

- Bån tròng Nam C«n S¬n :Ngoµi má §¹i Hïng, má khÝ Lan T©y - Lan §á (L« 06-1) ®ang khai th¸c, c¸c má kh¸c nh H¶i Th¹ch, Méc Tinh (L« 05.2, 3), Rång §«i (L« 11.2), C¸ Chß (L« 11.1) ®ang trong giai ®o¹n chuÈn bÞ khai th¸c.

- Bån tròng s«ng Hång : Ngoµi má khÝ TiÒn H¶i ®ang ho¹t ®éng, c¸c má kh¸c nh má khÝ s«ng Trµ LÝ, c¸c ph¸t hiÖn dÇu khÝ ë B-10 ë ®ång b»ng s«ng Hång, Hång Long, 70 km ngoµi kh¬i bê biÓn TiÒn H¶i ®ang ® îc thÈm lîng. PIDC ®ang chuÈn bÞ nghiªn cøu kh¶ thi vÒ viÖc t×m kiÕm th¨m dß tù lùc nhãm cÊu t¹o H¶i Long bao gåm 4 cÊu t¹o lµ Hång Long, B¹ch Long, Hoµng Long vµ H¾c Long ®Ó x¸c ®Þnh tr÷ l îng, khai th¸c vµ vËn chuyÓn vµo bê phôc vô ph¸t triÓn kinh tÕ khu vùc ®ång b»ng s«ng Hång.

* Th«ng tin vÒ sö dông dÇu khÝ :

- ChÕ biÕn dÇu khÝ : lµm khÝ ho¸ láng, ph©n bãn.

- C«ng nghiÖp s¶n xuÊt ®iÖn tõ khÝ hçn hîp.

* Chó ý : cã thÓ t×m thªm tµi liÖu ë c¸c trang Website :

http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?pÈm=category&catid=0804;

http://www.petrovietnam.com.vn?Modules/PVWebBrowser.asp

Bµi tËp 2

1) Xö lÝ sè liÖu

B¶ng 1. C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt c«ng nghiÖp ph©n theo thµnh phÇn kinh tÕcña c¶ níc vµ vïng §«ng Nam Bé n¨m 1995 vµ n¨m 2005 (%)

1995 2005C¶ níc- Tæng sè 100,0 100,0

143

Page 144: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- C«ng nghiÖp Nhµ níc 50,3 33,9- C«ng nghiÖp ngoµi Nhµ níc 24,6 28,8- Khu vùc cã vèn ®Çu t níc ngoµi 25,1 37,3§«ng Nam Bé- Tæng sè 100,0 100,0- C«ng nghiÖp Nhµ níc 38,8 24,1- C«ng nghiÖp ngoµi Nhµ níc 19,7 23,4- Khu vùc cã vèn ®Çu t níc ngoµi 41,5 52,5

B¶ng 2. tØ träng cña vïng §«ng Nam Bé trong c«ng nghiÖp c¶ nícvµ trong tõng thµnh phÇn kinh tÕ n¨m 1995 vµ n¨m 2005 (%)

§«ng Nam Bé 1995 2005- Tæng sè 48,9 47,9- C«ng nghiÖp Nhµ níc 37,7 34,1- C«ng nghiÖp ngoµi Nhµ níc 39,1 38,9- Khu vùc cã vèn ®Çu t níc ngoµi 80,8 67,5

2) NhËn xÐt

Híng dÉn :

- Lµm râ vai trß cña c¸c khu vùc (Nhµ níc, ngoµi Nhµ níc vµ ®Çu t níc ngoµi) trong sù ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë §«ng Nam Bé.

- B¶ng 2 cho thÊy râ vai trß cña §«ng Nam Bé trong c¬ cÊu c«ng nghiÖp c¶ n íc (nãi chung vµ tõng thµnh phÇn kinh tÕ nãi riªng).

Bµi 41

vÊn ®Ò sö dông hîp lÝ vµ c¶i t¹o tù nhiªn ë ®ång b»ng s«ng cöu long

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. C¸c bé phËn hîp thµnh §ång b»ng s«ng Cöu Long

- §ång b»ng s«ng Cöu Long gåm 13 tØnh, thµnh phè, diÖn tÝch h¬n 40 ngh×n km 2, sè d©n (n¨m 2006) h¬n 17,4 triÖu ngêi.

- Lµ ®ång b»ng ch©u thæ lín nhÊt níc ta, bao gåm phÇn ®Êt n»m trong ph¹m vi t¸c ®éng trùc tiÕp cña s«ng TiÒn, s«ng HËu (thîng vµ h¹ ch©u thæ) vµ phÇn ®Êt n»m ngoµi ph¹m vi t¸c ®éng ®ã.

+ PhÇn thîng ch©u thæ : t¬ng ®èi cao (2 - 4m so víi mùc níc biÓn), nhng vÉn bÞ ngËp níc vµo mïa ma. PhÇn lín bÒ mÆt ë ®©y cã nhiÒu vïng tròng réng lín.

+ PhÇn h¹ ch©u thæ : thÊp h¬n, thêng xuyªn chÞu t¸c ®éng cña thuû triÒu vµ sãng biÓn.

+ PhÇn ®Êt cßn l¹i tuy n»m ngoµi ph¹m vi t¸c ®éng trùc tiÕp cña s«ng, nhng vÉn ®îc cÊu t¹o bëi phï sa s«ng (nh ®ång b»ng Cµ Mau).

2. C¸c thÕ m¹nh vµ h¹n chÕ chñ yÕua) ThÕ m¹nh

144

Page 145: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- §Êt phï sa : cã 3 nhãm chÝnh

+ Nhãm ®Êt phï sa ngät : diÖn tÝch 1,2 triÖu ha (chiÕm h¬n 30% diÖn tÝch tù nhiªn cña ®ång b»ng), ph©n bè thµnh mét d¶i däc s«ng TiÒn, s«ng HËu.

+ Nhãm ®Êt phÌn cã diÖn tÝch lín nhÊt víi h¬n 1,6 triÖu ha (41% diÖn tÝch tù nhiªn cña ®ång b»ng), ph©n bè tËp trung ë §ång Th¸p Mêi, Tø gi¸c Long Xuyªn vµ vïng tròng trung t©m b¸n ®¶o Cµ Mau.

+ Nhãm ®Êt mÆn víi gÇn 75 v¹n ha (19% diÖn tÝch tù nhiªn cña ®ång b»ng) ph©n bè thµnh vµnh ®ai ven BiÓn §«ng vµ vÞnh Th¸i Lan.

- KhÝ hËu : thÓ hiÖn râ rÖt tÝnh chÊt cËn xÝch ®¹o. Tæng sè giê n¾ng trung b×nh n¨m lµ 2200 - 2700 giê. ChÕ ®é nhiÖt cao, æn ®Þnh víi nhiÖt ®é trung b×nh n¨m 25 - 27°C. Lîng ma lín (1300 - 2000mm), tËp trung vµo c¸c th¸ng mïa ma (tõ th¸ng 5 ®Õn th¸ng 11).

- M¹ng líi s«ng ngßi, kªnh r¹ch ch»ng chÞt c¾t xÎ ch©u thæ thµnh nh÷ng « vu«ng, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho giao th«ng, s¶n xuÊt vµ sinh ho¹t.

- Sinh vËt : th¶m thùc vËt gåm hai thµnh phÇn chñ yÕu lµ rõng ngËp mÆn (Cµ Mau, B¹c Liªu...) vµ rõng trµm (Kiªn Giang, §ång Th¸p). VÒ ®éng vËt, cã gi¸ trÞ h¬n c¶ lµ c¸ vµ chim.

- Tµi nguyªn biÓn : hÕt søc phong phó víi hµng tr¨m b·i c¸, b·i t«m vµ h¬n nöa triÖu ha mÆt n íc nu«i trång thuû s¶n.

- C¸c lo¹i kho¸ng s¶n chñ yÕu : ®¸ v«i (Hµ Tiªn, Kiªn L¬ng) vµ than bïn (U Minh, tø gi¸c Long Xuyªn...).

b) H¹n chÕ

- Mïa kh« kÐo dµi tõ th¸ng 12 ®Õn th¸ng 4 n¨m sau.

- PhÇn lín diÖn tÝch cña ®ång b»ng lµ ®Êt phÌn, ®Êt mÆn.

- Tµi nguyªn kho¸ng s¶n h¹n chÕ.

3. Sö dông hîp lÝ vµ c¶i t¹o tù nhiªn ë §ång b»ng s«ng Cöu Long- Níc ngät lµ vÊn ®Ò quan träng hµng ®Çu vµo mïa kh« ë §ång b»ng s«ng Cöu Long (®Ó ®èi phã víi sù kh« h¹n

lµm bèc phÌn, bèc mÆn trong ®Êt; ®Ó röa phÌn....).

- CÇn ph¶i duy tr× vµ b¶o vÖ nguån tµi nguyªn rõng.

- CÇn chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ, ®Èy m¹nh trång c©y c«ng nghiÖp, c©y ¨n qu¶ cã gi¸ trÞ cao, kÕt hîp víi nu«i trång thuû s¶n vµ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp chÕ biÕn.

- ë vïng biÓn, híng chÝnh trong viÖc khai th¸c kinh tÕ lµ kÕt hîp mÆt biÓn víi ®¶o, quÇn ®¶o vµ ®Êt liÒn ®Ó t¹o nªn mét thÓ kinh tÕ liªn hoµn.

- Trong ®êi sèng, cÇn chñ ®éng sèng chung víi lò b»ng c¸c biÖn ph¸p kh¸c nhau víi sù hç trî cña Nhµ n íc, ®ång thêi khai th¸c c¸c nguån lîi vÒ kinh tÕ do lò hµng n¨m ®em l¹i.

b. KÜ n¨ng- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ cña §ång »ng s«ng Cöu Long ; nhËn xÐt vµ gi¶i thÝch sù ph©n bã cña s¶n

xuÊt l¬ng thùc, tùc phÈm trong vïng.

- Ph©n tÝch biÓu ®å, sè liÖu thèng kª ®Ó hiÓu sù ph¸t triÓn kinh tÕ cña §ång b»ng s«ng Cöu Long.

- §iÒn vµ ghi ®óng trªn lîc ®å ViÖt Nam : CÇn Th¬, Cµ Mau, Long Xuyªn, VÜnh Long.

II. c©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. H·y kÓ tªn 13 tØnh, thµnh phè (t¬ng ®¬ng cÊp tØnh) ë §ång b»ng s«ng Cöu Long.

- Long An, TiÒn Giang, §ång Th¸p, An Giang, Kiªn Giang, BÕn Tre, VÜnh Long, Trµ Vinh, Sãc Tr¨ng, B¹c Liªu, Cµ Mau, TP CÇn Th¬, HËu Giang.

145

Page 146: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C©u 2. Tµi nguyªn ®Êt ë §ång b»ng s«ng Cöu Long cã thuËn lîi vµ khã kh¨n nh thÕ nµo ®èi víi viÖc ph¸t triÓn n«ng nghiÖp ?

C©u 3. T¹i sao §ång b»ng s«ng Cöu Long lµ vùa lóa lín nhÊt c¶ níc ?

C©u 4. Dùa vµo h×nh 41.2 SGK, h·y so s¸nh c¬ cÊu sö dông ®Êt gi÷a §ång b»ng s«ng Cöu Long víi ®ång b»ng s«ng Hång.

C©u 5. T¹i sao ph¶i ®Æt vÊn ®Ò sö dông hîp lÝ vµ c¶i t¹o tù nhiªn ë §ång b»ng s«ng Cöu Long ?

III. Tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k×§Ò kiÓm tra 15 phót

§Ò 1. Ph©n tÝch c¸c thÕ m¹nh vµ h¹n chÕ vÒ mÆt tù nhiªn vµ ¶nh hëng cña nã ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë §ång b»ng s«ng Cöu Long.

§Ò 2. a) §Ó sö dông hîp lÝ vµ c¶i t¹o tù nhiªn ë §ång b»ng s«ng Cöu Long, cÇn ph¶i gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò chñ yÕu nµo ? T¹i sao ?

b) Khoanh trßn vµo ch÷ c¸i ®Çu ý em chän lµ ®óng nhÊt cña mçi c©u sau :

b.1. L·nh thæ §ång b»ng s«ng Cöu Long gåm :

a. PhÇn ®Êt n»m trong ph¹m vi t¸c ®éng cña s«ng TiÒn vµ s«ng HËu vµ b¸n ®¶o Cµ Mau.

b. PhÇn ®Êt n»m trong ph¹m vi t¸c ®éng cña s«ng TiÒn vµ s«ng HËu vµ phÇn ®Êt n»m ngoµi ph¹m vi t¸c ®éng ®ã.

c. PhÇn ®Êt n»m trong ph¹m vi t¸c ®éng cña s«ng TiÒn vµ s«ng HËu vµ d¶i ®Êt ven biÓn.

d. PhÇn ®Êt n»m trong ph¹m vi t¸c ®éng cña s«ng TiÒn vµ s«ng HËu vµ phÇn ®Êt cao phÝa b¾c s¸t r×a §«ng Nam Bé.

b.2. C¸c thÕ m¹nh chñ yÕu cña §ång b»ng s«ng Cöu Long lµ :

a. §Êt, khÝ hËu, nguån níc, kho¸ng s¶n.

b. §Êt, khÝ hËu, nguån níc, sinh vËt.

c. §Êt, khÝ hËu, tµi nguyªn biÓn, kho¸ng s¶n.

a. §Êt, rõng, nguån níc, kho¸ng s¶n.

b.3. Trë ng¹i chÝnh cña §ång b»ng s«ng Cöu Long lµ :

a. ThiÕu níc vµo mïa kh« dÉn ®Õn ®Êt bÞ nhiÔm phÌn, nhiÔm mÆn trªn diÖn réng.

b. Tµi nguyªn kho¸ng s¶n h¹n chÕ, g©y trë ng¹i cho viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi.

c. Rõng bÞ ch¸y vµo mïa kh« vµ bÞ ph¸ ®Ó khÈn hoang vµ nu«i trång thuû s¶n.

d. Lò g©y ngËp lôt trªn diÖn réng víi thêi gian kÐo dµi, g©y nhiÒu tiªu cùc ®èi víi ho¹t ®éng kinh tÕ - x· héi.

b.4. Lo¹i ®Êt chiÕm diÖn tÝch lín nhÊt ë §ång b»ng s«ng Cöu Long lµ :

a. §Êt mÆn.

b. §Êt phï sa ngät.

c. §Êt phÌn.

d. §Êt kh¸c.

b.5. Khã kh¨n cña ®Êt ®ai ë §ång b»ng s«ng Cöu Long ®èi víi viÖc ph¸t triÓn n«ng nghiÖp lµ :

a. PhÇn lín diÖn tÝch cña ®ång b»ng lµ ®Êt phÌn, ®Êt mÆn.

146

Page 147: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

b. §Êt phï sa ngät ph©n bè r¶i r¸c, ph©n t¸n kh¾p ®ång b»ng.

c. Mét vµi lo¹i ®Êt thiÕu dinh dìng hoÆc ®Êt qu¸ chÆt, khã tho¸t níc.

d. C©u a + c ®óng.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. Tªn 13 tØnh, thµnh phè (t¬ng ®¬ng cÊp tØnh) ë §ång b»ng s«ng Cöu Long : Long An, TiÒn Giang, §ång Th¸p, An Giang, Kiªn Giang, BÕn Tre, VÜnh Long, Trµ Vinh, Sãc Tr¨ng, B¹c Liªu, Cµ Mau, TP CÇn Th¬, HËu Giang.

C©u 2. - ThuËn lîi :

+ DiÖn tÝch ®Êt phï sa lín.

+ §Êt phï sa ngät 1,2 triÖu ha (chiÕm 30% diÖn tÝch ®ång b»ng), rÊt mµu mì.

- Khã kh¨n

+ PhÇn lín diÖn tÝch cña ®ång b»ng lµ ®Êt phÌn, ®Êt mÆn.

+ Mét vµi lo¹i ®Êt thiÕu dinh dìng, ®Æc biÖt lµ c¸c nguyªn tè vi lîng hoÆc ®Êt qu¸ chÆt, khã tho¸t níc.

C©u 3. §ång b»ng s«ng Cöu Long lµ vùa lóa lín nhÊt c¶ níc, v× :

- §Êt phï sa chiÕm diÖn tÝch réng ®Ó h×nh thµnh vïng lóa chuyªn canh quy m« lín.

- KhÝ hËu thÓ hiÖn tÝnh chÊt cËn xÝch ®¹o : tæng sè giê n¾ng cao, chÕ ®é nhiÖt cao, æn ®Þnh ; l îng ma lín, thÝch hîp víi c©y lóa níc.

- M¹ng líi s«ng ngßi, kªnh r¹ch ch»ng chÞt mang níc ®Õn kh¾p n¬i trong ®ång b»ng.

C©u 4. So s¸nh c¬ cÊu sö dông ®Êt gi÷a §ång b»ng s«ng Cöu Long víi ®ång b»ng s«ng Hång.

- §Êt n«ng nghiÖp : §BSCL (63,4%) lín h¬n §BSH (51,2%).

- C¸c lo¹i ®Êt kh¸c : §BSH lín h¬n §BSCL, trong ®ã :

+ ë §BSH cã diÖn tÝch ®Êt ë vµ diÖn tÝch ®Êt chuyªn dïng cã tØ träng lín, cßn diÖn tÝch ®Êt l©m nghiÖp vµ ®Êt cha sö dông, s«ng suèi cã tØ träng nhá.

+ ë §BSCL, ngîc l¹i, tØ träng diÖn tÝch ®Êt cha sö dông, s«ng suèi lín; diÖn tÝch ®Êt ë vµ ®Êt chuyªn dïng cã tØ träng bÐ.

C©u 5. Ph¶i ®Æt vÊn ®Ò sö dông hîp lÝ vµ c¶i t¹o tù nhiªn ë §ång b»ng s«ng Cöu Long, v× :

- §ång b»ng s«ng Cöu Long cã vai trß ®Æc biÖt trong chiÕn lîc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi níc ta.

- §Ó ph¸t huy nh÷ng thÕ m¹nh vµ kh¾c phôc nh÷ng h¹n chÕ vèn cã cña ®ång b»ng.

- M«i trêng vµ tµi nguyªn cña §ång b»ng s«ng Cöu Long ®ang ®øng tríc sù suy tho¸i (Mét trong nh÷ng dÉn chøng lµ : viÖc ph¸ rõng ®Ó khÈn hoang vµ nu«i trång thuû s¶n céng thªm víi ch¸y rõng vµo mïa kh« lµm cho tµi nguyªn thiªn nhiªn suy gi¶m, m«i trêng bÞ suy tho¸i).

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kiÓm tra theo chuÈn

§Ò 1. - C¸c thÕ m¹nh chñ yÕu

+ §Êt : diÖn tÝch réng, ®Æc biÖt lµ 1,2 triÖu ®Êt phï sa ngät däc s«ng TiÒn, s«ng HËu. Cïng víi c¸c lo¹i ®Êt phï sa kh¸c (®Êt phÌn, ®Êt mÆn), ®Êt ®ai ë §ång b»ng s«ng Cöu Long lµ mét thÕ m¹nh quan träng hµng ®Çu ®Ó ph¸t triÓn trªn quy m« lín s¶n xuÊt c©y hµng n¨m, ®Æc biÖt lµ c©y lóa.

+ KhÝ hËu : thÓ hiÖn râ rÖt tÝnh chÊt cËn xÝch ®¹o. Tæng sè giê n¾ng trung b×nh n¨m lµ 2200 - 2700 giê. ChÕ ®é nhiÖt cao, æn ®Þnh víi nhiÖt ®é trung b×nh n¨m 25 - 27°C. Lîng ma lín (1300 - 2000mm), tËp trung vµo c¸c th¸ng mïa ma (tõ th¸ng 5 ®Õn th¸ng 11). Víi khÝ hËu nh vËy, ho¹t ®éng s¶n xuÊt diÔn ra liªn tôc quanh n¨m.

147

Page 148: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ M¹ng líi s«ng ngßi, kªnh r¹ch ch»ng chÞt c¾t xÎ ch©u thæ thµnh nh÷ng « vu«ng, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho giao th«ng, s¶n xuÊt vµ sinh ho¹t.

+ Sinh vËt : th¶m thùc vËt gåm hai thµnh phÇn chñ yÕu lµ rõng ngËp mÆn (Cµ Mau, B¹c Liªu...) vµ rõng trµm (Kiªn Giang, §ång Th¸p). VÒ ®éng vËt, cã gi¸ trÞ h¬n c¶ lµ c¸ vµ chim. Tµi nguyªn biÓn : hÕt søc phong phó víi hµng tr¨m b·i c¸, b·i t«m vµ h¬n nöa triÖu ha mÆt níc nu«i trång thuû s¶n.

b) H¹n chÕ

- Mïa kh« kÐo dµi tõ th¸ng 12 ®Õn th¸ng 4 n¨m sau. Trong mïa kh«, níc mÆn x©m nhËp vµo ®Êt liÒn, lµm t¨ng ®é chua vµ chua mÆn trong ®Êt.

- PhÇn lín diÖn tÝch cña ®ång b»ng lµ ®Êt phÌn, ®Êt mÆn. Cïng víi sù thiÕu n íc trong mïa kh«, ®iÒu ®ã lµm cho viÖc sö dông vµ c¶i t¹o ®Êt gÆp nhiÒu khã kh¨n.

- Tµi nguyªn kho¸ng s¶n h¹n chÕ, g©y trë ng¹i cho viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®ång b»ng.

§Ò 2. a) - Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò níc ngät trong mïa kh«. V× thiÕu níc dÉn ®Õn hËu qu¶ bèc phÌn, mÆn vµ níc mÆn theo s«ng, r¹ch trµn vµo lµm t¨ng diÖn tÝch ®Êt phÌn, ®Êt mÆn. Cã thÓ xem níc ngät lµ vÊn ®Ò quan träng hµng ®Çu vµo mïa kh« ë §ång b»ng s«ng Cöu Long (®Ó ®èi phã víi sù kh« h¹n lµm bèc phÌn, bèc mÆn trong ®Êt; ®Ó röa phÌn....).

- H¹n chÕ t¸c h¹i cña lò trong mïa ma. Lò lín g©y ngËp lôt trªn diÖn tÝch réng víi thêi gian kÐo dµi cã t¸c ®éng tiªu cùc ®èi víi c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ - x· héi. Ngîc l¹i, lò nhá lµm tæn h¹i ®Õn nguån lîi kinh tÕ do lò hµng n¨m mang l¹i nh : bæ sung líp phï sa, nguån thuû s¶n níc ngät, vÖ sinh ®ång ruéng.....

b) b.1. b ; b.2. b ; b.3. a ; b.4. c ; b.5. d

Bµi 42

vÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ, an ninh, quèc phßng ë biÓn ®«ng vµ c¸c ®¶o, quÇn ®¶o

I. chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. Vïng biÓn vµ thÒm lôc ®Þa cña níc ta giµu tµi nguyªn

a) Níc ta cã vïng biÓn réng lín, bao gåm : néi thuû, l·nh h¶i, vïng tiÕp gi¸p l·nh h¶i, vïng ®Æc quyÒn vÒ kinh tÕ, vïng thÒm lôc ®Þa.

b) Níc ta cã ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn

- Nguån lîi sinh vËt

+ Sinh vËt biÓn giµu cã, nhÊt lµ giµu thµnh phÇn loµi. Cã nhiÒu loµi cã gi¸ trÞ kinh tÕ cao. Cã nh÷ng loµi quý hiÕm, cÇn ph¶i b¶o vÖ ®Æc biÖt.

+ Ngoµi nguån lîi c¸, t«m, cua mùc... , biÓn níc ta cßn cã nhiÒu ®Æc s¶n kh¸c nh ®åi måi, vÝch, h¶i s©m, bµo ng, sß huyÕt... Cã nhiÒu loµi chim biÓn; tæ yÕn (yÕn sµo) lµ mÆt hµng xuÊt khÈu cã gi¸ trÞ cao.

- Tµi nguyªn kho¸ng, dÇu má vµ khÝ ®èt + Däc bê biÓn cã nhiÒu vïng cã ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó s¶n xuÊt muèi. + Vïng biÓn cã nhiÒu sa kho¸ng cã tr÷ lîng c«ng nghiÖp : oxyt titan, c¸t tr¾ng (nguyªn liÖu quý ®Ó lµm thuû

tinh, pha lª).+ Vïng thÒm lôc ®Þa cã c¸c tÝch tô dÇu, khÝ, víi nhiÒu má tiÕp tôc ®îc ph¸t hiÖn, th¨m dß vµ khai th¸c.- BiÓn vµ ven biÓn níc ta cã ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn giao th«ng vËn t¶i biÓn.+ Níc ta n»m gÇn c¸c tuyÕn hµng h¶i quèc tÕ trªn BiÓn §«ng. + Däc bê biÓn l¹i cã nhiÒu vông biÓn kÝn thuËn lîi cho x©y dùng c¸c c¶ng níc s©u. NhiÒu cöa s«ng còng

thuËn lîi cho x©y dùng c¶ng.

148

Page 149: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Níc ta cã nhiÒu ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn du lÞch biÓn - ®¶o. + Suèt tõ B¾c vµo Nam cã nhiÒu b·i t¾m réng, phong c¶nh ®Ñp, khÝ hËu tèt thuËn lîi cho ph¸t triÓn du lÞch

vµ an dìng. + NhiÒu ho¹t ®éng du lÞch thÓ thao díi níc cã thÓ ph¸t triÓn.+ Du lÞch biÓn - ®¶o ®ang lµ lo¹i h×nh du lÞch thu hót nhiÒu du kh¸ch.

2. C¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o cã ý nghÜa chiÕn lîc trong ph¸t triÓn kinh tÕ vµ b¶o vÖ an ninh vïng biÓn

a) Thuéc vïng biÓn níc ta cã kho¶ng 3000 hßn ®¶o lín nhá

- Nh÷ng ®¶o ®«ng d©n vµ nh÷ng ®¶o côm l¹i thµnh quÇn ®¶o (tªn ®¶o, quÇn ®¶o).

- ý nghÜa cña c¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o ®èi víi níc ta.

- ý nghÜa cña viÖc kh¼ng ®Þnh chñ quyÒn cña níc ta ®èi víi c¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o.

b) C¸c huyÖn ®¶o (Tªn 9 huyÖn ®¶o vµ tØnh trùc thuéc)

3. Khai th¸c tæng hîp c¸c tµi nguyªn vïng biÓn vµ h¶i ®¶oa) T¹i sao ph¶i khai th¸c tæng hîp- Ho¹t ®éng kinh tÕ biÓn rÊt ®a d¹ng. ChØ cã khai th¸c tæng hîp míi ®em l¹i hiÖu qu¶ kinh tÕ cao vµ b¶o vÖ

m«i trêng.- M«i trêng biÓn lµ kh«ng chia c¾t ®îc. Mét vïng biÓn bÞ « nhiÔm sÏ g©y thiÖt h¹i cho c¶ vïng bê biÓn, cho

c¸c vïng níc vµ ®¶o xung quanh.- M«i trêng ®¶o, do sù biÖt lËp nhÊt ®Þnh cña nã, kh«ng gièng nh trªn ®Êt liÒn, l¹i do cã diÖn tÝch nhá, nªn

rÊt nh¹y c¶m tríc t¸c ®éng cña con ngêi. b) Khai th¸c tµi nguyªn sinh vËt biÓn vµ h¶i ®¶o- CÇn tr¸nh khai th¸c qu¸ møc nguån lîi ven bê, c¸c ®èi tîng ®¸nh b¾t cã gi¸ trÞ kinh tÕ cao, cÊm kh«ng sö dông

c¸c ph¬ng tiÖn ®¸nh b¾t cã tÝnh chÊt huû diÖt nguån lîi.- ViÖc ph¸t triÓn ®¸nh b¾t xa bê gióp khai th¸c tèt h¬n nguån lîi h¶i s¶n, ®ång thêi gióp b¶o vÖ vïng trêi, vïng

biÓn vµ vïng thÒm lôc ®Þa cña níc ta.c) Khai th¸c tµi nguyªn kho¸ng s¶n- NghÒ lµm muèi ph¸t triÓn m¹nh ë nhiÒu ®Þa ph¬ng, nhÊt lµ ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé. HiÖn nay, viÖc s¶n

xuÊt muèi c«ng nghiÖp ®· ®îc tiÕn hµnh vµ ®em l¹i n¨ng suÊt cao.- ViÖc th¨m dß vµ khai th¸c dÇu khÝ trªn vïng thÒm lôc ®Þa ®· ®îc ®Èy m¹nh.d) Ph¸t triÓn du lÞch biÓn- C¸c trung t©m du lÞch biÓn ®· ®îc n©ng cÊp, nhiÒu b·i biÓn míi ®îc ®a vµo khai th¸c. - §¸ng chó ý lµ c¸c khu du lÞch H¹ Long - C¸t Bµ - §å S¬n (ë Qu¶ng Ninh vµ H¶i Phßng), SÇm S¬n (Thanh Hãa),

Cöa Lß (NghÖ An), Nha Trang (Kh¸nh Hßa), Vòng Tµu (Bµ RÞa - Vòng Tµu)....e) Giao th«ng vËn t¶i biÓn- Hµng lo¹t h¶i c¶ng hµng ho¸ lín ®· ®îc c¶i t¹o, n©ng cÊp (côm c¶ng Sµi Gßn, côm c¶ng H¶i Phßng, côm c¶ng

Qu¶ng Ninh, côm c¶ng §µ N½ng....). - Mét sè c¶ng níc s©u ®· ®îc x©y dùng (c¶ng C¸i L©n, Nghi S¬n, Vòng ¸ng, Dung QuÊt, Vòng Tµu...). - Hµng lo¹t c¶ng nhá h¬n ®· ®îc x©y dùng. HÇu hÕt c¸c tØnh ven biÓn ®Òu cã c¶ng.- C¸c tuyÕn vËn t¶i hµng ho¸ vµ hµnh kh¸ch thêng xuyªn ®· nèi liÒn c¸c ®¶o víi ®Êt liÒn.

4. T¨ng cêng hîp t¸c víi c¸c níc l¸ng giÒng trong gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò vÒ biÓn vµ thÒm lôc ®Þa

- BiÓn §«ng lµ biÓn chung gi÷a ViÖt Nam vµ nhiÒu níc l¸ng giÒng, nªn cÇn t¨ng cêng viÖc ®èi tho¹i, hîp t¸c gi÷a ViÖt Nam vµ c¸c níc cã liªn quan.

- Mçi c«ng d©n ViÖt Nam ®Òu cã bæn phËn b¶o vÖ vïng biÓn vµ h¶i ®¶o cña ®Êt n íc, cho h«m nay vµ cho c¸c thÕ hÖ mai sau.b KÜ n¨ng

149

Page 150: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ, ph¹m vi l·nh h¶i cña vïng biÓn ViÖt Nam, c¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o chÝnh cña níc ta.

- §iÒn trªn b¶n ®å khung c¸c ®¶o lín cña ViÖt Nam (®iÒn vµ ghi ®óng trªn l îc ®å ViÖt Nam c¸c ®¶o : Phó Quèc, C«n §¶o, C¸t Bµ, B¹ch Long VÜ, C¸i BÇu, Phó Quèc, LÝ S¬n), c¸c quÇn ®¶o : Hoµng Sa, Trêng Sa.

II. C©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. Dùa vµo kiÕn thøc ®· häc ë Bµi 2, h·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å vïng néi thuû cña n íc ta. T¹i sao kinh tÕ biÓn cã vai trß ngµy cµng cao trong nÒn kinh tÕ cña níc ta ?

C©u 2. H·y kÓ tªn c¸c ng trêng träng ®iÓm cña níc ta vµ x¸c ®Þnh c¸c ng trêng nµy trªn b¶n ®å N«ng nghiÖp chung (hoÆc Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam).

C©u 3. a) H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å C«ng nghiÖp chung (hoÆc Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam) 4 má dÇu thuéc vïng tròng Cöu Long.

b) H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å Tù nhiªn ViÖt Nam c¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o : c¸c ®¶o C¸i BÇu, C¸t Bµ, Lý S¬n, Phó Quý, Phó Quèc ; quÇn ®¶o gåm c¸c ®¶o V©n §ån, C« T«, C¸t Bµ ; quÇn ®¶o Hoµng Sa, quÇn ®¶o Tr êng Sa, quÇn ®¶o C«n §¶o (cßn gäi lµ quÇn ®¶o C«n S¬n), quÇn ®¶o Nam Du, quÇn ®¶o Thæ Chu.

c) H·y x¸c ®Þnh trªn b¶n ®å Hµnh chÝnh ViÖt Nam c¸c huyÖn ®¶o :

C©u 4. Dùa vµo kiÕn thøc ®· häc, h·y x¸c ®Þnh mét sè tØnh, thµnh phè ë níc ta ®ang ph¸t triÓn m¹nh kinh tÕ biÓn.

III. tù kiÓm tra ®Þnh k× vµ thêng xuyªn theo chuÈn§Ò 1. a) T¹i sao nãi : Sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi c¸c huyÖn ®¶o cã ý nghÜa chiÕn l îc hÕt søc to lín ®èi víi sù nghiÖp ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña níc ta hiÖn t¹i còng nh t¬ng lai.

b) T¹i sao viÖc gi÷ v÷ng chñ quyÒn cña mét hßn ®¶o, dï nhá, l¹i cã ý nghÜa rÊt lín ?

§Ò 2. H·y chän vµ ph©n tÝch mét khÝa c¹nh cña viÖc khai th¸c tæng hîp c¸c tµi nguyªn biÓn mµ em cho lµ tiªu biÓu.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. - Vïng néi thuû ë trªn b¶n ®å lµ vïng níc tiÕp gi¸p víi ®Êt liÒn, ë phÝa trong ®êng c¬ së. (Chó ý kÝ hiÖu ®êng c¬ së trªn b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vïng néi thuû).

- Níc ta ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ. ViÖc giao lu, hîp t¸c vÒ kinh tÕ ngµy cµng lín, trong ®ã sù cã mÆt cña kinh tÕ biÓn cã ý nghÜa rÊt quan träng.

C©u 2. Tªn c¸c ng trêng träng ®iÓm cña níc ta vµ vÞ trÝ ë trªn b¶n ®å N«ng nghiÖp chung (hoÆc Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam).

- Ng trêng Cµ Mau - Kiªn Giang (ng trêng vÞnh Th¸i Lan).

- Ng trêng Ninh ThuËn - B×nh ThuËn - Bµ RÞa - Vòng Tµu.

- Ng trêng H¶i Phßng - Qu¶ng Ninh (ng tr¬mngf vÞnh B¾c Bé).

- Ng trêng quÇn ®¶o Hoµng Sa, quÇn ®¶o Trêng Sa.

C©u 3. a) 4 má dÇu thuéc vïng tròng Cöu Long : Hång Ngäc, R¹ng §«ng, B¹ch Hæ vµ Rång, S tö §en - S tö Vµng.

b) C¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o : c¸c ®¶o C¸i BÇu, C¸t Bµ, Lý S¬n, Phó Quý, Phó Quèc ; quÇn ®¶o gåm c¸c ®¶o V©n §ån, C« T«, C¸t Bµ ; quÇn ®¶o Hoµng Sa, quÇn ®¶o Trêng Sa, quÇn ®¶o C«n §¶o (cßn gäi lµ quÇn ®¶o C«n S¬n), quÇn ®¶o Nam Du, quÇn ®¶o Thæ Chu.

c) C¸c huyÖn ®¶o :

- HuyÖn ®¶o V©n §ån vµ huyÖn ®¶o C« T« (tØnh Qu¶ng Ninh).

- HuyÖn ®¶o C¸t H¶i vµ huyÖn ®¶o B¹ch Long VÜ (thµnh phè H¶i Phßng).

150

Page 151: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- HuyÖn ®¶o Cån Cá (tØnh Qu¶ng TrÞ)

- HuyÖn ®¶o Hoµng Sa (thµnh phè §µ N½ng).

- HuyÖn ®¶o LÝ S¬n (tØnh Qu¶ng Ng·i).

- HuyÖn ®¶o Trêng Sa (tØnh Kh¸nh Hoµ).

- HuyÖn ®¶o Phó Quý (tØnh B×nh ThuËn).

- HuyÖn ®¶o C«n §¶o (tØnh Bµ RÞa Vòng Tµu).

- HuyÖn ®¶o Kiªn H¶i vµ huyÖn ®¶o Phó Quèc (tØnh Kiªn Giang).

C©u 4. Mét sè tØnh, thµnh phè ë níc ta ®ang ph¸t triÓn m¹nh kinh tÕ biÓn.

- TØnh Bµ RÞa - Vòng Tµu lµ tØnh næi bËt vÒ ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn (khai th¸c h¶i s¶n, khai th¸c dÇu khÝ, du lÞch biÓn, giao th«ng vËn t¶i biÓn).

- TØnh Qu¶ng Ninh : khai th¸c vµ nu«i trång thuû s¶n, du lÞch biÓn, giao th«ng vËn t¶i biÓn.

- Thµnh phè H¶i Phßng : khai th¸c vµ nu«i trång thuû s¶n, du lÞch biÓn - ®¶o, giao th«ng vËn t¶i biÓn.

- Thµnh phè §µ N½ng : giao th«ng vËn t¶i biÓn, du lÞch biÓn.

- Kh¸nh Hoµ, ®Æc biÖt lµ thµnh phè Nha Trang : du lÞch biÓn, giao th«ng vËn t¶i biÓn, khai th¸c vµ nu«i trång thuû s¶n.

- B×nh ThuËn, Cµ Mau lµ nh÷ng tØnh cã ngµnh ®¸nh c¸ biÓn ph¸t triÓn m¹nh.

- Kiªn Giang : ®¸nh c¸ biÓn, du lÞch biÓn - ®¶o.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn kiÓm tra theo chuÈn

§Ò 1. a) Sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi c¸c huyÖn ®¶o cã ý nghÜa chiÕn lîc hÕt søc to lín ®èi víi sù nghiÖp ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña níc ta hiÖn t¹i còng nh t¬ng lai, v× :

- C¸c huyÖn ®¶o lµ n¬i nghÒ c¸ vµ ®¸nh b¾t thuû s¶n ph¸t triÓn, tËp trung ®«ng ng d©n, còng lµ nh÷ng c¨n cø b¶o vÖ trËt tù, an ninh trªn c¸c vïng biÓn vµ bê biÓn cña níc ta.

- C¸c huyÖn ®¶o t¹o thµnh hÖ thèng tiÒn tiªu b¶o vÖ ®Êt liÒn, hÖ thèng c¨n cø ®Ó n íc ta tiÕn ra biÓn vµ ®¹i d-¬ng khai th¸c cã hiÖu qu¶ c¸c nguån lîi vïng biÓn, h¶i ®¶o vµ thÒm lôc ®Þa.

b) ViÖc gi÷ v÷ng chñ quyÒn cña mét hßn ®¶o, dï nhá, l¹i cã ý nghÜa rÊt lín, v× :

- ViÖc kh¼ng ®Þnh chñ quyÒn cña níc ta ®èi víi c¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o cã ý nghÜa lµ c¬ së ®Ó kh¼ng ®Þnh chñ quyÒn cña níc ta ®èi víi vïng biÓn vµ thÒm lôc ®Þa quanh ®¶o.

§Ò 2. VÝ dô, chän khÝa c¹nh Ph¸t triÓn du lÞch biÓn

- §iÒu kiÖn ph¸t triÓn

+ Däc chiÒu dµi 3260 km ®êng bê biÓn cã kho¶ng 125 b·i t¾m lín nhá, trong ®ã cã nhiÒu b·i dµi tíi 15 - 18 km. Cã nhiÒu b·i biÓn ®Ñp næi tiÕng nh MÜ Khª (§µ N½ng), Nha Trang (Kh¸nh Hoµ), Vòng Tµu (Bµ RÞa - Vòng Tµu)....

+ Thuéc vïng biÓn níc ta cã kho¶ng 3000 hßn ®¶o lín nhá, trong ®ã cã nhiÒu ®¶o gÇn bê cã gi¸ trÞ cao vÒ du lÞch nh : Phó Quèc, C«n §¶o, C¸t Bµ,...

+ VÞnh H¹ Long lµ di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi hÊp dÉn kh¸ch du lÞch trong vµ ngoµi níc.

+ C¸c ®iÒu kiÖn kh¸c : khÝ hËu, tµi nguyªn h¶i s¶n, b¶n s¾c v¨n ho¸ cña c d©n vïng biÓn,... cã nhiÒu thuËn lîi cho du lÞch, nghØ dìng.

- HiÖn tr¹ng ph¸t triÓn

+ C¸c trung t©m du lÞch biÓn ®· ®îc n©ng cÊp, nhiÒu b·i biÓn míi ®îc ®a vµo khai th¸c.

151

Page 152: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ §¸ng chó ý lµ c¸c khu du lÞch H¹ Long - C¸t Bµ - §å S¬n (ë Qu¶ng Ninh vµ H¶i Phßng), SÇm S¬n (Thanh Ho¸), Cöa Lß (NghÖ An), Nha Trang (Kh¸nh Hoµ),, Vòng Tµu (Bµ RÞa - Vòng Tµu)....

152

Page 153: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Bµi 43

c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm

I. chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨nga. KiÕn thøc1. §Æc ®iÓm

- Vïng kinh tÕ träng ®iÓm lµ vïng héi tô ®Çy ®ñ nhÊt c¸c ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn vµ cã ý nghÜa quyÕt ®Þnh ®èi víi nÒn kinh tÕ c¶ níc.

- Mét sè ®Æc ®iÓm chñ yÕu cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm (ph¹m vi, thÕ m¹nh vµ tiÒm lùc kinh tÕ, tØ träng GDP, kh¶ n¨ng thu hót c¸c ngµnh míi).

2. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ thùc tr¹ng ph¸t triÓna) Qu¸ tr×nh h×nh thµnh

- Thêi gian h×nh thµnh vµ ph¹m vi l·nh thæ c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm cña n íc ta (®Çu thËp niªn 90 cña thÕ kØ XX, sau n¨m 2000).

b) Thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ

- Ba vïng kinh tÕ träng ®iÓm chiÕm tíi 66,9% GDP cña c¶ n íc (n¨m 2005), trong ®ã : vïng PhÝa Nam 42,7%, vïng PhÝa B¾c 18,9%, vïng MiÒn Trung 5,3%.

- Tèc ®é t¨ng trëng trung b×nh n¨m giai ®o¹n 2001 - 2005 cña ba vïng ®Òu vît møc trung b×nh cña c¶ níc vµ ®¹t 11,7%.

- Kim ng¹ch xuÊt khÈu chiÕm tíi 64,5% tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu cña c¶ níc.- C¬ cÊu GDP : u thÕ thuéc vÒ khu vùc II (c«ng nghiÖp - x©y dùng) vµ khu

vùc III (dÞch vô). 3. §Æc ®iÓm cña ba vïng kinh tÕ träng ®iÓm

a) Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa B¾c

- DiÖn tÝch gÇn 15,3 ngh×n km2, sè d©n h¬n 13,7 triÖu ngêi n¨m 2006, gåm 8 tØnh, thµnh phè chñ yÕu thuéc ®ång b»ng s«ng Hång.

- Héi tô t¬ng ®èi ®Çy ®ñ c¸c thÕ m¹nh ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi.

+ VÞ trÝ ®Þa lÝ cña vïng thuËn lîi cho viÖc giao lu trong níc vµ quèc tÕ.

+ Hµ Néi lµ thñ ®«, ®ång thêi còng lµ trung t©m chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n ho¸ thuéc lo¹i lín nhÊt cña c¶ níc.

+ Hai quèc lé 5 vµ 18 lµ hai tuyÕn giao th«ng huyÕt m¹ch g¾n kÕt c¶ B¾c Bé nãi chung víi côm c¶ng H¶i Phßng - C¸i L©n.

+ Cã nguån lao ®éng víi sè lîng lín, chÊt lîng vµo lo¹i hµng ®Çu cña c¶ níc.

+ Cã lÞch sö khai th¸c l©u ®êi nhÊt níc ta víi nÒn v¨n minh lóa níc.

+ C¸c ngµnh c«ng nghiÖp ph¸t triÓn rÊt sím vµ nhiÒu ngµnh cã ý nghÜa toµn quèc.

+ C¸c ngµnh dÞch vô, du lÞch cã nhiÒu ®iÒu kiÖn ®Ó ph¸t triÓn.

- §Ó vïng kinh tÕ träng ®iÓm B¾c Bé cã vÞ thÕ xøng ®¸ng h¬n trong nÒn kinh tÕ cña c¶ níc, cÇn ph¶i tËp trung gi¶i quyÕt mét sè vÊn ®Ò chñ yÕu liªn quan ®Õn c¸c ngµnh kinh tÕ.

+ VÒ c«ng nghiÖp : ®Èy m¹nh c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm, nhanh chãng ph¸t triÓn c¸c ngµnh cã hµm l -îng kÜ thuËt cao, kh«ng g©y « nhiÔm m«i trêng, t¹o ra s¶n phÈm cã søc c¹nh tranh trªn thÞ trêng ®ång thêi víi viÖc ph¸t triÓn c¸c khu c«ng nghiÖp tËp trung.

+ VÒ dÞch vô : chó träng ®Õn th¬ng m¹i vµ c¸c ho¹t ®éng dÞch vô kh¸c, nhÊt lµ du lÞch.

153

Page 154: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

+ VÒ n«ng nghiÖp : cÇn chuyÓn dÞch c¬ cÊu ngµnh theo híng s¶n xuÊt hµng ho¸ cã chÊt lîng cao.

b) Vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung

- DiÖn tÝch gÇn 28 ngh×n km2, sè d©n 6,3 triÖu ngêi n¨m 2006, gåm 5 tØnh, thµnh phè, tõ Thõa Thiªn - HuÕ ®Õn B×nh §Þnh.

- Trong vïng cã nhiÒu thÕ m¹nh ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ.

+ VÞ trÝ chuyÓn tiÕp gi÷a c¸c vïng phÝa b¾c vµ phÝa nam qua quèc lé 1A vµ tuyÕn ® êng s¾t Thèng NhÊt; cã c¸c s©n bay §µ N½ng, Phó Bµi, Chu Lai vµ lµ cöa ngâ quan träng th«ng ra biÓn cña c¸c tØnh T©y Nguyªn vµ Nam Lµo, thuËn lîi cho ph¸t triÓn kinh tÕ vµ giao lu hµng hãa.

+ ThÕ m¹nh vÒ khai th¸c tæng hîp tµi nguyªn biÓn, kho¸ng s¶n, rõng ®Ó ph¸t triÓn dÞch vô du lÞch, nu«i trång thuû s¶n, c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng - l©m - thuû s¶n vµ mét sè ngµnh kh¸c nh»m chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ theo híng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸.

- Trªn l·nh thæ cña vïng hiÖn nay ®ang triÓn khai nh÷ng dù ¸n lín cã tÇm cì quèc gia. Trong t¬ng lai sÏ h×nh thµnh c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm, ph¸t triÓn c¸c vïng chuyªn s¶n xuÊt hµng ho¸ n«ng nghiÖp, thuû s¶n vµ c¸c ngµnh th¬ng m¹i, dÞch vô du lÞch.

c) Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam

- DiÖn tÝch gÇn 30,6 ngh×n km2, sè d©n 15,2 triÖu ngêi (n¨m 2006), bao gåm 7 tØnh vµ thµnh phè chñ yÕu thuéc §«ng Nam Bé.

- §©y lµ khu vùc b¶n lÒ gi÷a T©y Nguyªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé víi §ång b»ng s«ng Cöu Long, tËp trung ®Çy ®ñ c¸c thÕ m¹nh vÒ tù nhiªn, kinh tÕ- x· héi.

+ Tµi nguyªn thiªn nhiªn næi tréi hµng ®Çu lµ c¸c má dÇu khÝ ë thÒm lôc ®Þa.

+ D©n c ®«ng, nguån lao ®éng dåi dµo, cã chÊt lîng.

+ C¬ së h¹ tÇng, c¬ së vËt chÊt kÜ thuËt t¬ng ®èi tèt vµ ®ång bé.

+ TËp trung tiÒm lùc kinh tÕ m¹nh nhÊt vµ cã tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ cao nhÊt so víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ níc.

- Trong nh÷ng n¨m tíi, c«ng nghiÖp vÉn sÏ lµ ®éng lùc cña vïng víi c¸c ngµnh c«ng nghiÖp c¬ b¶n, c«ng nghiÖp träng ®iÓm, c«ng nghÖ cao vµ h×nh thµnh hµng lo¹t khu c«ng nghiÖp tËp trung ®Ó thu hót ®Çu t ë trong vµ ngoµi níc.

- Cïng víi c«ng nghiÖp, c¸c ngµnh th¬ng m¹i, tÝn dông, ng©n hµng, du lÞch, ®îc tiÕp tôc ®Èy m¹nh.

b. KÜ n¨ng- Sö dông b¶n ®å ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ, giíi h¹n cña c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm ë B¾c Bé, miÒn Trung vµ Nam

Bé ; nhËn biÕt vµ gi¶i thÝch ®îc sù ph¸t triÓn cña c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

- VÏ vµ ph©n tÝch biÓu ®å, sè liÖu thèng kª vÒ c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

II. c©u hái vµ bµi tËp theo chuÈnC©u 1. C¨n cø vµo sè liÖu cña b¶ng thèng kª ë SGK, h·y ph©n tÝch thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ cña c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

C©u 2. Tr×nh bµy c¸c thÕ m¹nh ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm B¾c Bé.

C©u 3. Tr×nh bµy c¸c thÕ m¹nh ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung.

C©u 4. H·y tr×nh bµy c¸c thÕ m¹nh ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm Nam Bé.

C©u 5. a) T¹i sao níc ta ph¶i h×nh thµnh c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm ?

b) Tr×nh bµy qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¹m vi l·nh thæ cña c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm

154

Page 155: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

III. Tù kiÓm tra thêng xuyªn vµ ®Þnh k× theo chuÈn§Ò 1. H·y so s¸nh thÕ m¹nh ph¸t triÓn cña ba vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

§Ò 2. H·y so s¸nh thùc tr¹ng ph¸t triÓn cña ba vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

IV. Gîi ý tr¶ lêi vµ lêi gi¶i1. Tr¶ lêi vµ lêi gi¶i phÇn II vµ híng dÉn tù häc theo chuÈn

C©u 1. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ cña c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

- Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa B¾c

+ Tèc ®é t¨ng trëng 11,2%, sau VKTT§PN, cao h¬n VKTT§MT.

+ Møc ®ãng gãp cho GDP c¶ níc lµ 18,9%.

+ Trong c¬ cÊu theo ngµnh, tØ träng lín nhÊt thuéc vÒ c«ng nghiÖp - x©y dùng (42,2%) ; n«ng - l©m - ng chiÕm tØ träng cßn cao (12,6%).

+ Kim ng¹ch xuÊt khÈu so víi c¶ níc chiÕm 27,0%.

- Vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung

+ Tèc ®é t¨ng trëng chËm h¬n hai vïng phÝa B¾c vµ phÝa Nam (10,7%), nhng kh«ng chªnh lÖch l¾m so víi hai vïng.

+ Møc ®ãng gãp cho GDP c¶ níc cßn nhá (5,3%), thÊp h¬n rÊt nhiÒu so víi hai vïng kia.

+ Trong c¬ cÊu theo ngµnh, tØ träng lín nhÊt thuéc vÒ dÞch vô (38,4%), sau ®ã ®Õn c«ng nghiÖp - x©y dùng (36,6%) ; n«ng - l©m - ng chiÕm tØ träng cßn lín (25,0%).

+ Kim ng¹ch xuÊt khÈu so víi c¶ níc chiÕm tØ lÖ rÊt nhá (2,2%).

- Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam

+ §øng ®Çu trong ba vïng vÒ tèc ®é t¨ng trëng (11,9%), nhng kh«ng chªnh lÖch l¾m so víi hai vïng cßn l¹i.

+ Møc ®ãng gãp cho GDP c¶ níc lµ 42,7%, cao h¬n rÊt nhiÒu so víi hai vïng cßn l¹i.

+ Trong c¬ cÊu theo ngµnh, tØ träng lín nhÊt thuéc vÒ c«ng nghiÖp - x©y dùng (59,0%) ; n«ng - l©m - ng chiÕm tØ träng nhá (7,8%).

+ Kim ng¹ch xuÊt khÈu so víi c¶ níc chiÕm tØ lÖ cao so víi hai vïng cßn l¹i (35,3%).

C©u 2. C¸c thÕ m¹nh ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm B¾c Bé.

- VÞ trÝ ®Þa lÝ cña vïng thuËn lîi cho viÖc giao lu trong níc vµ quèc tÕ. Cã Hµ Néi lµ thñ ®«, ®ång thêi còng lµ trung t©m chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n ho¸ thuéc lo¹i lín nhÊt cña c¶ níc. Vïng lµµ ®Çu mèi giao lu kinh tÕ quan träng trong níc vµ quèc tÕ....

- ThuËn lîi vÒ c¬ së h¹ tÇng vµ c¬ së vËt chÊt - kÜ thuËt : hai quèc lé 5 vµ 18 lµ hai tuyÕn giao th«ng huyÕt m¹ch g¾n kÕt c¶ B¾c Bé nãi chung víi côm c¶ng H¶i Phßng - C¸i L©n ; cã c¶ng biÓn lín H¶i Phßng, c¶ng n íc s©u C¸i L©n, s©n bay quèc tÕ Néi Bµi. HÖ thèng th«ng tin liªn l¹c t¬ng ®èi kh¸....

- Cã nguån lao ®éng víi sè lîng lín, chÊt lîng vµo lo¹i hµng ®Çu cña c¶ níc. §· h×nh thµnh hÖ thèng ®« thÞ h¹t nh©n, tËp trung c¸c c¬ së ®µo t¹o vµ nghiªn cøu khoa häc, tr×nh ®é d©n trÝ vµ møc sèng cña d©n c t¬ng ®èi cao.

- Cã lÞch sö khai th¸c l©u ®êi nhÊt níc ta víi nÒn v¨n minh lóa níc.

- C¸c ngµnh c«ng nghiÖp ph¸t triÓn rÊt sím vµ nhiÒu ngµnh cã ý nghÜa toµn quèc nhê c¸c lîi thÕ vÒ gÇn nguån nguyªn liÖu,, nhiªn liÖu, kho¸ng s¶n, vÒ nguån lao ®éng vµ thÞ trêng tiªu thô..

- C¸c ngµnh dÞch vô, du lÞch cã nhiÒu ®iÒu kiÖn ®Ó ph¸t triÓn dùa trªn c¸c thÕ m¹nh vèn cã cña vïng (tµi nguyªn du lÞch tù nhiªn, nh©n v¨n giµu cã vµ ®a d¹ng, cã vÞnh H¹ Long lµ di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi, cã ®éi ngò lao ®éng chuyªn m«n kÜ thuËt cao, thÞ trêng réng...)

155

Page 156: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C©u 3. C¸c thÕ m¹nh ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung.

+ VÞ trÝ chuyÓn tiÕp gi÷a c¸c vïng phÝa B¾c vµ phÝa Nam qua quèc lé 1A vµ tuyÕn ®êng s¾t Thèng NhÊt; cã c¸c s©n bay §µ N½ng, Phó Bµi, Chu Lai vµ lµ cöa ngâ quan träng th«ng ra biÓn cña c¸c tØnh T©y Nguyªn vµ Nam Lµo, thuËn lîi cho ph¸t triÓn kinh tÕ vµ giao lu hµng hãa.

+ ThÕ m¹nh vÒ khai th¸c tæng hîp tµi nguyªn biÓn, kho¸ng s¶n, rõng ®Ó ph¸t triÓn dÞch vô du lÞch, nu«i trång thuû s¶n, c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng - l©m - thuû s¶n vµ mét sè ngµnh kh¸c nh»m chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ theo híng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸.

- Trªn l·nh thæ cña vïng hiÖn nay ®ang triÓn khai nh÷ng dù ¸n lín cã tÇm cì quèc gia. Trong t¬ng lai sÏ h×nh thµnh c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm, ph¸t triÓn c¸c vïng chuyªn s¶n xuÊt hµng ho¸ n«ng nghiÖp, thuû s¶n vµ c¸c ngµnh th¬ng m¹i, dÞch vô du lÞch.

C©u 4. C¸c thÕ m¹nh ®èi víi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm Nam Bé.

- §©y lµ khu vùc b¶n lÒ gi÷a T©y Nguyªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé víi §ång b»ng s«ng Cöu Long, tËp trung ®Çy ®ñ c¸c thÕ m¹nh vÒ tù nhiªn, kinh tÕ- x· héi.

- Tµi nguyªn thiªn nhiªn næi tréi hµng ®Çu lµ c¸c má dÇu khÝ ë thÒm lôc ®Þa.

- D©n c ®«ng, nguån lao ®éng dåi dµo, cã chÊt lîng.

- C¬ së h¹ tÇng, c¬ së vËt chÊt kÜ thuËt t¬ng ®èi tèt vµ ®ång bé.

- TËp trung tiÒm lùc kinh tÕ m¹nh nhÊt vµ cã tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ cao nhÊt so víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ níc.

C©u 5. a) Níc ta ph¶i h×nh thµnh c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm, v× :

C¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm lµ ®éng lùc thóc ®Èy sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ®Êt n íc (héi tô ®Çy ®ñ c¸c thÕ m¹nh, tËp trung tiÒm lùc kinh tÕ vµ hÊp dÉn c¸c nhµ ®Çu t ; t¹o ra tèc ®é ph¸t triÓn nhanh cho c¶ níc vµ cã thÓ hç trî cho c¸c vïng kh¸c ; thu hót c¸c ngµnh míi vÒ c«ng nghiÖp vµ dÞch vô ®Ó tõ ®ã nh©n réng ra toµn quèc).

b) Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¹m vi l·nh thæ cña c¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm

- §Çu thËp niªn 90 cña thÕ kØ XX

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa B¾c : gåm c¸c tØnh/thµnh phè Hµ Néi, Hng Yªn, H¶i D¬ng, H¶i Phßng, Qu¶ng Ninh.

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung : gåm c¸c tØnh/thµnh phè Thõa Thiªn HuÕ, §µ N½ng, Qu¶ng Nam, Qu¶ng Ng·i.

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam : gåm c¸c tØnh/thµnh phè TP. Hå ChÝ Minh, §ång Nai, Bµ RÞa - Vòng Tµu, B×nh D¬ng.

- Sau n¨m 2000

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa B¾c : thªm 3 tØnh Hµ T©y, VÜnh Phóc, B¾c Ninh.

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung : thªm tØnh B×nh §Þnh.

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam : thªm 4 tØnh B×nh Phíc, T©y Ninh, Long An, TiÒn Giang.

2. §¸p ¸n, lêi gi¶i vµ híng dÉn tù kÓm tra theo chuÈn

§Ò 1. So s¸nh thÕ m¹nh ph¸t triÓn cña ba vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

a. ThÕ m¹nh

- §iÓm t¬ng tù nhau : So víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ níc, ba vïng ®Òu cã nh÷ng thuËn lîi vÒ c¬ së h¹ tÇng, c¬ së vËt chÊt - kÜ thuËt (c¶ng biÓn, s©n bay, ®Çu mèi giao lu kinh tÕ quan träng trong níc vµ quèc tÕ). ë ®©y ®· h×nh thµnh hÖ thèng ®« thÞ h¹t nh©n, tËp trung c¸c c¬ së ®µo t¹o vµ nghiªn cøu khoa häc, tr×nh ®é d©n trÝ vµ møc sèng cña d©n c t¬ng ®èi cao. §Æc biÖt, c¸c vïng träng ®iÓm kinh tÕ lµ n¬i tËp trung c¸c ®« thÞ lín nhÊt n íc ta nh Hµ Néi,

156

Page 157: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

TP Hå ChÝ Minh, H¶i Phßng, §µ N½ng, Vòng Tµu... vµ ®ång thêi lµ c¸c trung t©m kinh tÕ, th ¬ng m¹i, khoa häc - kÜ thuËt hµng ®Çu cña ®Êt níc.

- §iÓm kh¸c nhau næi bËt :

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa B¾c : VÞ trÝ ®Þa lÝ cña vïng thuËn lîi cho viÖc giao l u trong níc vµ quèc tÕ. Cã Hµ Néi lµ thñ ®«, ®ång thêi còng lµ trung t©m chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n ho¸ thuéc lo¹i lín nhÊt cña c¶ n íc. Cã nguån lao ®éng víi sè lîng lín, chÊt lîng vµo lo¹i hµng ®Çu cña c¶ níc. Cã lÞch sö khai th¸c l©u ®êi nhÊt níc ta víi nÒn v¨n minh lóa níc.

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung : VÞ trÝ chuyÓn tiÕp gi÷a c¸c vïng phÝa B¾c vµ phÝa Nam vµ lµ cöa ngâ quan träng th«ng ra biÓn cña c¸c tØnh T©y Nguyªn vµ Nam Lµo. Cã thÕ m¹nh vÒ khai th¸c tæng hîp tµi nguyªn biÓn, kho¸ng s¶n, rõng ®Ó ph¸t triÓn dÞch vô du lÞch, nu«i trång thuû s¶n, c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng - l©m - thuû s¶n.

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam : Lµ khu vùc b¶n lÒ gi÷a T©y Nguyªn, Duyªn h¶i Nam Trung Bé víi §ång b»ng s«ng Cöu Long. Tµi nguyªn thiªn nhiªn næi tréi hµng ®Çu lµ c¸c má dÇu khÝ ë thÒm lôc ®Þa. D©n c ®«ng, nguån lao ®éng dåi dµo, cã chÊt lîng. C¬ së h¹ tÇng, c¬ së vËt chÊt kÜ thuËt t¬ng ®èi tèt vµ ®ång bé. TËp trung tiÒm lùc kinh tÕ m¹nh nhÊt vµ cã tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ cao nhÊt so víi c¸c vïng kh¸c trong c¶ níc.

§Ò 2. So s¸nh thùc tr¹ng ph¸t triÓn cña ba vïng kinh tÕ träng ®iÓm.

- T¬ng tù nhau : C¶ ba vïng ®Òu cã tèc ®é t¨ng trëng kh¸ cao, møc ®ãng gãp vµo GDP c¶ níc cao. Lµ ®Þa bµn tËp trung phÇn lín c¸c khu c«ng nghiÖp vµ c¸c ngµnh c«ng nghiÖp chñ chèt cña c¶ níc. §ãng gãp 64,5% gi¸ trÞ kim ng¹ch xuÊt khÈu vµ tu hót phÇn lín sè vèn ®Çu t trùc tiÕp cña níc ngoµi (FDI) vµo níc ta, ®Æc biÖt lµ VKTT§ phÝa B¾c vµ VKTT§ phÝa Nam.

- Kh¸c nhau

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa B¾c : Tèc ®é t¨ng trëng 11,2%, sau VKTT§PN, cao h¬n VKTT§MT. Møc ®ãng gãp cho GDP c¶ níc lµ 18,9%. Trong c¬ cÊu theo ngµnh, tØ träng lín nhÊt thuéc vÒ c«ng nghiÖp - x©y dùng (42,2%) ; n«ng - l©m - ng chiÕm tØ träng cßn cao (12,6%). Kim ng¹ch xuÊt khÈu so víi c¶ níc chiÕm 27,0%.

+ Vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam : §øng ®Çu trong ba vïng vÒ tèc ®é t¨ng trëng (11,9%), nhng kh«ng chªnh lÖch l¾m so víi hai vïng cßn l¹i. Møc ®ãng gãp cho GDP c¶ níc lµ 42,7%, cao h¬n rÊt nhiÒu so víi hai vïng cßn l¹i. Trong c¬ cÊu theo ngµnh, tØ träng lín nhÊt thuéc vÒ c«ng nghiÖp - x©y dùng (59,0%) ; n«ng - l©m - ng chiÕm tØ träng nhá (7,8%). Kim ng¹ch xuÊt khÈu so víi c¶ níc chiÕm tØ lÖ cao so víi hai vïng cßn l¹i (35,3%).

- Vïng kinh tÕ träng ®iÓm miÒn Trung : Tèc ®é t¨ng trëng chËm h¬n hai vïng phÝa B¾c vµ phÝa Nam (10,7%), nhng kh«ng chªnh lÖch l¾m so víi hai vïng. Møc ®ãng gãp cho GDP c¶ n íc cßn nhá (5,3%), thÊp h¬n rÊt nhiÒu so víi hai vïng kia. Trong c¬ cÊu theo ngµnh, tØ träng lín nhÊt thuéc vÒ dÞch vô (38,4%), sau ®ã ®Õn c«ng nghiÖp - x©y dùng (36,6%) ; n«ng - l©m - ng chiÕm tØ träng cßn lín (25,0%). Kim ng¹ch xuÊt khÈu so víi c¶ níc chiÕm tØ lÖ rÊt nhá (2,2%).

§Ò kiÓm tra 1 tiÕt (45 phót) kÕt hîp tù luËn vµ tr¾c nghiÖmA. PhÇn tù luËn (6 ®iÓm)

C©u 1 (3 ®iÓm)

Tr×nh bµy vÒ c«ng nghiÖp khai th¸c dÇu khÝ níc ta. KÓ tªn c¸c nhµ m¸y ®iÖn ë níc ta hiÖn nay sö dông nhiªn liÖu lµ khÝ tù nhiªn.

C©u 2 (3 ®iÓm)

Cho b¶ng sè liÖu sau :

DiÖn tÝch gieo trång cµ phª T©y Nguyªn vµ c¶ níc

1985 1990 1995 2000 2005C¶ níc (ngh×n ha) 44,7 119,3 186,4 561,9 497,4

157

Page 158: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

T©y Nguyªn- ngh×n ha 7,8 38,3 147,3 468,6 445,4- % so víi c¶ níc 17,4 32,2 79,0 83,4 89,5

a) H·y vÏ biÓu ®å cét biÓu hiÖn t×nh h×nh t¨ng diÖn tÝch cµ phª T©y Nguyªn qua c¸c n¨m so víi c¶ níc.

b) T¹i sao c©y cµ phª ®îc ph¸t triÓn m¹nh ë T©y Nguyªn ? Nªu tªn tØnh trång nhiÒu cµ phª nhÊt ë T©y Nguyªn.

B. PhÇn tr¾c nghiÖm (4 ®iÓm)

1. Sù chuyÓn dÞch lao ®éng tõ khu vùc Nhµ níc sang khu vùc ngoµi Nhµ níc lµ biÓu hiÖn cña sù phï hîp víi

A. qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸.B. xu thÕ chuyÓn dÞch lao ®éng cña c¸c níc trªn thÕ giíi.C. qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ theo kinh tÕ thÞ trêng.D. qu¸ tr×nh héi nhËp kinh tÕ toµn cÇu.

2. Nhµ m¸y thuû ®iÖn cã c«ng suÊt lín nhÊt hiÖn nay lµ :

A. Hoµ B×nh.B. S¬n La.

C. Y-a-li.d. Th¸c Bµ.

3. Quèc lé nµo sau ®©y kh«ng n»m ë vïng B¾c Trung Bé ?

A. QL 6.B. QL 7.

C. QL 8.D. QL 9.

4. Lo¹i kho¸ng s¶n giµu cã nhÊt ë T©y Nguyªn lµ

A. quÆng s¾t,B. vµng.

C. b«xitD. ThiÕc.

5. Tµi nguyªn kho¸ng s¶n næi bËt cña vïng §«ng Nam Bé lµ :

A. than n©u.

B. dÇu khÝ.

C. ®Êt sÐt.

D. b«xit.

6. Níc ta cã ®êng bê biÓn dµi (km) :

A. 3260.B. 3270.

C. 3280.D. 3290.

7. Trong c¬ cÊu c¸c nhãm tuæi cña tæng sè d©n níc ta, xÕp thø tù tõ cao xuèng thÊp lµ

A. díi ®é tuæi lao ®éng, trong ®é tuæi lao ®éng, ngoµi ®é tuæi lao ®éng.

B. trong ®é tuæi lao ®éng, díi ®é tuæi lao ®éng, ngoµi ®é tuæi lao ®éng.

C. ngoµi ®é tuæi lao ®éng, trong ®é tuæi lao ®éng, díi ®é tuæi lao ®éng.

D. trong ®é tuæi lao ®éng, ngoµi ®é tuæi lao ®éng, díi ®é tuæi lao ®éng.

8. Nh×n chung, b·o thêng ®æ bé vµo níc ta trong kho¶ng thêi gian tõ th¸ng:

A. VII - XI.B. VI - XII.

C. V - X.D. VI - XI.

158

Page 159: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

9. Khèi khÝ chÝ tuyÕn vÞnh Ben-gan (TBg) lµ mét khèi khÝ nãng Èm. Nhng khi thæi vµo duyªn h¶i miÒn Trung níc ta l¹i g©y thêi tiÕt kh« nãng, v× khèi khÝ nµy

A. ®· trót ma hÕt ë ®ång b»ng Nam Bé vµ T©y Nguyªn.B. sau khi vît d·y Trêng S¬n ®· trë nªn kh«, nãng.C. thæi qua mét chÆng ®êng dµi ®· bÞ biÕn tÝnh.D. C©u A + B ®óng.

10. Híng chuyÓn dÞch c¬ cÊu c«ng nghiÖp theo ngµnh ë níc ta lµ:

A. gi¶m tØ träng c¸c s¶n phÈm cã chÊt lîng cao.

B. t¨ng tØ träng c¸c lo¹i s¶n phÈm cã chÊt lîng thÊp vµ trung b×nh.

C. gi¶m tØ träng c«ng nghiÖp chÕ biÕn.

D. gi¶m tØ träng c«ng nghiÖp khai kho¸ng.

11. VÞ trÝ cña vïng Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé trong ph©n c«ng lao ®éng theo l·nh thæ gi÷a c¸c vïng ®îc n©ng cao rÊt nhiÒu nhê vµo viÖc:

A. khai th¸c kho¸ng s¶n.

B. ph¸t triÓn thuû ®iÖn.

C. ph¸t triÓn nÒn n«ng nghiÖp nhiÖt ®íi cã s¶n phÈm cËn nhiÖt vµ «n ®íi.

D. ph¸t triÓn ch¨n nu«i gia sóc.

12. Sù ph©n bè c¸c c¬ së chÕ biÕn l¬ng thùc, thùc phÈm phô thuéc chñ yÕu vµo:

A. nguån nguyªn liÖu vµ thÞ trêng tiªu thô

B. thÞ trêng tiªu thô vµ chÝnh s¸ch ph¸t triÓn.

C. nguån lao ®éng cã nhiÒu kinh nghiÖm vµ thÞ trêng tiªu thô.

D. nguån nguyªn liÖu vµ lao ®éng cã tr×nh ®é cao.

13. C¸c d·y nói vïng §«ng B¾c cã híng chñ yÕu lµ :

A. T©y B¾c - §«ng Nam.

B. vßng cung.

C. B¾c - Nam.

D. §«ng B¾c - T©y Nam.

14. Thuû chÕ theo mïa lµ hÖ qu¶ cña chÕ ®é:

A. nhiÖt Èm.B. ma mïa.

C. giã mïa.D. C©u A + C ®óng.

15. Ngµnh kh«ng thuéc vµo c«ng nghiÖp n¨ng lîng lµ:

A. ®Çu khÝ.B. than.

C. ®iÖn tö.D. ®iÖn.

16. Côm c«ng nghiÖp Nam §Þnh - Ninh B×nh - Thanh Ho¸ næi bËt víi c¸c ngµnh chuyªn m«n ho¸:

A. thuû ®iÖn, vËt liÖu x©y dùng.

B. dÖt, xi m¨ng, ®iÖn.

159

Page 160: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C. ph©n ho¸ häc, vËt liÖu x©y dùng.

D. luyÖn kim, c¬ khÝ.

§¸p ¸n

A. PhÇn tù luËn (6 ®iÓm)

C©u 1 (3 ®iÓm)

a) C«ng nghiÖp khai th¸c dÇu, khÝ

- DÇu khÝ cña níc ta tËp trung ë c¸c bÓ trÇm tÝch chøa dÇu ngoµi thÒm lôc ®Þa.

+ BÓ trÇm tÝch s«ng Hång ®ang trong giai ®o¹n th¨m dß, t×m kiÕm ; ®· khai th¸c má khÝ quy m« nhá ë TiÒn H¶i (Th¸i B×nh).

+ C¸c bÓ trÇm tÝch Trung Bé n»m ë phÝa ®«ng HuÕ, §µ N½ng, Phó Yªn, Kh¸nh Hoµ víi diÖn tÝch nhá, tiÒm n¨ng h¹n chÕ.

+ BÓ trÇm tÝch Cöu Long cã tr÷ lîng kh¸ lín víi mét sè má ®· vµ ®ang ®îc khai th¸c (B¹ch Hæ, Rång, R¹ng §«ng, Hång Ngäc).

+ BÓ trÇm tÝch Nam C«n S¬n cã tr÷ lîng vµo lo¹i lín nhÊt vµ cã u thÕ vÒ khÝ ; ngoµi má §¹i Hïng ®ang khai th¸c cßn cã mét sè má ®· ®îc ph¸t hiÖn.

+ BÓ trÇm tÝch Thæ Chu - M· Lai cã diÖn tÝch nhá, tr÷ lîng kh«ng lín.

- Tr÷ lîng : kho¶ng vµi tØ tÊn dÇu má vµ hµng tr¨m tØ m3 khÝ ®ång hµnh.

- Khai th¸c dÇu khÝ lµ ngµnh c«ng nghiÖp míi h×nh thµnh tõ n¨m 1986, s¶n lîng dÇu má t¨ng liªn tôc vµ ®¹t h¬n 18,5 triÖu tÊn (n¨m 2005).

+ KhÝ ®èt ®ang ®îc khai th¸c phôc vô cho c¸c nhµ m¸y ®iÖn.

- C«ng nghiÖp läc, ho¸ dÇu chuÈn bÞ ra ®êi víi Nhµ m¸y läc dÇu Dung QuÊt (Qu¶ng Ng·i) víi c«ng suÊt 6,5 triÖu tÊn/ n¨m.

b) C¸c nhµ m¸y ®iÖn ë níc ta hiÖn nay sö dông nhiªn liÖu lµ khÝ tù nhiªn : Phó MÜ (1, 2, 3, 4 - 4164 MW) ; Bµ RÞa (411 MW), Cµ Mau.

C©u 2 (3 ®iÓm)

a) VÏ biÓu ®å

160

Page 161: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

BiÓu ®å biÓu hiÖn t×nh h×nh t¨ng diÖn tÝch cµ phª T©y Nguyªn qua c¸c n¨m so víi c¶ níc.

b) T©y Nguyªn cã ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho ph¸t triÓn c©y cµ phª

- §Êt badan cã tÇng phong ho¸ s©u, giµu chÊt dinh dìng, ph©n bè tËp trung víi nh÷ng mÆt b»ng réng lín thuËn lîi cho viÖc thµnh lËp c¸c n«ng trêng vµ vïng chuyªn canh quy m« lín.

- KhÝ hËu cã tÝnh chÊt cËn xÝch ®¹o víi mét mïa ma vµ mét mïa kh« kÐo dµi (cã khi 4 - 5 th¸ng). Mïa kh« tuy cã khã kh¨n cho s¶n xuÊt, nhng lµ ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¬i sÊy, b¶o qu¶n s¶n phÈm.

- Cµ phª lµ c©y c«ng nghiÖp quan träng sè mét cña T©y Nguyªn. DiÖn tÝch chiÕm 4/5 diÖn tÝch cµ phª c¶ níc. §¨k L¨k lµ tØnh cã diÖn tÝch cµ phª lín nhÊt.B. PhÇn tr¾c nghiÖm (4 ®iÓm)

2A, 3A, 4C, 5B, 6A, 7B, 8A, 9B, 10D, 11D, 12A, 13B, 14B, 15C, 16B.

§Ò kiÓm tra häc k× IIC©u 1 (3,5 ®iÓm)

Cho b¶ng sè liÖu sau ®©y :

B×nh qu©n s¶n lîng lóa theo ®Çu ngêi ë ®ång b»ng s«ng Hång vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long thêi k× 1985 - 2005 ( ®¬n vÞ : kg/ngêi ).

Vïng N¨m1985 1990 1995 2000

§ång b»ng s«ng Hång 223 260 321 387§ång b»ng s«ng Cöu Long 503 694 760 1020a) VÏ biÓu ®å h×nh cét so s¸nh b×nh qu©n s¶n lîng lóa theo ®Çu

ngêi cña ®ång b»ng s«ng Hång vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long trong thêi k× 1985 - 2000.

b) NhËn xÐt b×nh qu©n s¶n lîng lóa theo ®Çu ngêi cña hai vïng trong thêi k× kÓ trªn.

c) Gi¶i thÝch v× sao b×nh qu©n s¶n lîng lóa theo ®Çu ngêi ë ®ång b»ng s«ng Cöu Long lu«n cao h¬n so víi ®ång b»ng s«ng Hång.

C©u 2 (3 ®iÓm)

H·y tr×nh bµy c¸c thÕ m¹nh vÒ tµi nguyªn thiªn nhiªn ë §«ng Nam Bé.

C©u 3 (3 ®iÓm)

a) Dùa vµo Atlat §Þa lÝ ViÖt Nam, kÓ tªn vµ vÞ trÝ cña c¸c nhµ m¸y thñy ®iÖn ë T©y Nguyªn.

b) Nªu ý nghÜa cña viÖc x©y dùng c¸c c«ng tr×nh thñy ®iÖn ë T©y Nguyªn.

§¸p ¸n

161

Page 162: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C©u 1 (3,5 ®iÓm)

a) VÏ biÓu ®å

Yªu cÇu: §¶m b¶o tÝnh chÝnh x¸c, râ rµng.

b) NhËn xÐt

- B×nh qu©n s¶n lîng lóa theo ®Çu ngêi cña ®ång b»ng s«ng Hång vµ ®ång b»ng s«ng Cöu Long ®Òu t¨ng.

- §ång b»ng s«ng Hång t¨ng 154 kg/ngêi (gÇn 1,7 lÇn ), ®ång b»ng s«ng Cöu Long t¨ng 517 kg/ngêi (2 lÇn ).

c) Gi¶i thÝch

- §ång b»ng s«ng Cöu Long lµ ®ång b»ng ch©u thæ réng lín nhÊt níc ta vµ cã diÖn tÝch ®Êt trång lóa lín nhÊt trong c¸c vïng. §Êt phï sa ®îc båi ®¾p hµng n¨m rÊt mµu mì. KhÝ hËu cËn xÝch ®¹o nãng quanh n¨m, nguån nhiÖt Èm dåi dµo, Ýt thiªn tai. HÖ thèng s«ng ngßi, kªnh r¹ch dµy ®Æc thuËn lîi cho viÖc s¶n xuÊt lóa.

- Sè d©n cña ®ång b»ng s«ng Cöu Long cha ®«ng, mËt ®é d©n sè cña ®ång b»ng s«ng Cöu Long chØ b»ng 1/3 so víi ®ång b»ng s«ng Hång.

- DiÖn tÝch tù nhiªn vµ diÖn tÝch ®Êt trång lóa cña ®ång b»ng s«ng Hång gÇn b»ng 1/3 so víi ®ång b»ng s«ng Cöu Long. KhÝ hËu, thêi tiÕt diÔn biÕn bÊt thêng, hay cã thiªn tai.

- §ång b»ng s«ng Hång l¹i chÞu søc Ðp cña vÊn ®Ò d©n sè ( d©n sè ®«ng, mËt ®é cao, gia t¨ng d©n sè cßn nhanh ).

C©u 2 (3 ®iÓm)

H·y tr×nh bµy c¸c thÕ m¹nh vÒ tµi nguyªn thiªn nhiªn ë §«ng Nam Bé.

- §Êt

+ C¸c vïng ®Êt badan kh¸ mµu mì chiÕm tíi 40% diÖn tÝch ®Êt cña vïng nèi tiÕp víi miÒn ®Êt badan cña T©y Nguyªn vµ cùc Nam Trung Bé.

+ §Êt x¸m b¹c mµu trªn phï sa cæ chiÕm tØ lÖ nhá h¬n chót Ýt, ph©n bè thµnh vïng lín ë c¸c tØnh T©y Ninh vµ B×nh D¬ng. §Êt phï sa cæ tuy nghÌo dinh dìng h¬n ®Êt badan, nhng tho¸t níc tèt.

- KhÝ hËu cËn xÝch ®¹o t¹o ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn c¸c c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m (cao su, cµ phª, ®iÒu, hå tiªu), c©y ¨n qu¶ vµ c¶ c©y c«ng nghiÖp ng¾n ngµy (®Ëu t¬ng, mÝa, thuèc l¸...) trªn quy m« lín.

- N»m gÇn c¸c ng trêng lín lµ ng trêng Ninh ThuËn - B×nh ThuËn -Bµ RÞa -Vòng Tµu vµ ng trêng Cµ Mau -Kiªn Giang. Cã ®iÒu kiÖn lÝ tëng ®Ó x©y dùng c¸c c¶ng c¸. Ven biÓn cã rõng ngËp mÆn, thuËn lîi ®Ó nu«i trång thuû s¶n níc lî.

- Tµi nguyªn rõng

+ Cung cÊp gç d©n dông vµ gç cñi cho TP Hå ChÝ Minh vµ §ång b»ng s«ng Cöu Long, nguån nguyªn liÖu giÊy cho Liªn hiÖp giÊy §ång Nai.

+ Cã Vên quèc gia (VQG) C¸t Tiªn (§ång Nai) næi tiÕng cßn b¶o tån ®îc nhiÒu loµi thó quý, VQG Bï Gia MËp (B×nh Phíc), VQG Lß Gß -Xa M¸t (T©y Ninh) vµ Khu dù tr÷ sinh quyÓn CÇn Giê (TP Hå ChÝ Minh).

- Tµi nguyªn kho¸ng s¶n næi bËt lµ dÇu khÝ trªn vïng thÒm lôc ®Þa. Ngoµi ra cã sÐt cho c«ng nghiÖp vËt liÖu x©y dùng vµ cao lanh cho c«ng nghiÖp gèm, sø.

- HÖ thèng s«ng §ång Nai cã tiÒm n¨ng thuû ®iÖn lín.

- Khã kh¨n : mïa kh« kÐo dµi, cã khi tíi 4 th¸ng (tõ cuèi th¸ng 11 ®Õn hÕt th¸ng 4).

C©u 3 (3 ®iÓm)

a) Tªn vµ vÞ trÝ cña c¸c nhµ m¸y thñy ®iÖn ë T©y Nguyªn.

162

Page 163: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Y-a-ly (720 MW) trªn s«ng Xª Xan. Bèn nhµ m¸y thuû ®iÖn kh¸c lµ Xª Xan 3, Xª Xan 3A, Xª Xan 4 (ë phÝa h¹ l u cña thuû ®iÖn Yaly) vµ Pl©y Kr«ng (thîng lu cña Y-a-ly).

- Trªn dßng s«ng Xrª P«k, 6 bËc thang thuû ®iÖn ®· ®îc quy ho¹ch, víi tæng c«ng suÊt l¾p m¸y trªn 600 MW, trong ®ã lín nhÊt lµ thuû ®iÖn Bu«n Ku«p (280 MW), thuû ®iÖn Bu«n Tua Srah (85 MW), thuû ®iÖn Xrª P«k 3 (137 MW), thuû ®iÖn Xrª P«k 4 (33 MW), thuû ®iÖn §øc Xuyªn (58 MW). Thuû ®iÖn §r©y H¬-linh ®· ®îc më réng lªn 28 MW.

- Trªn hÖ thèng s«ng §ång Nai, c¸c c«ng tr×nh thuû ®iÖn §a Nhim (160 MW), §¹i Ninh (300 MW), §ång Nai 3 (180 MW), §ång Nai 4 (340 MW) ®ang ®îc x©y dùng.

b) ý nghÜa cña viÖc x©y dùng c¸c c«ng tr×nh thñy ®iÖn ë T©y Nguyªn

- T¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c ngµnh c«ng nghiÖp cña vïng ph¸t triÓn, trong ®ã cã khai th¸c vµ chÕ biÕn bét nh«m tõ nguån b«xit.

- C¸c hå thuû ®iÖn ®em l¹i nguån níc tíi quan träng trong mïa kh« vµ cã thÓ khai th¸c cho môc ®Ých du lÞch, nu«i trång thuû s¶n.

§Ò KIÓM TRA CUèI N¡M - ®Ò sè 1

PhÇn chung cho tÊt c¶ thÝ sinh

C©u I (3,0 ®iÓm)

1. Nªu ý nghÜa vÒ mÆt tù nhiªn cña vÞ trÝ ®Þa lÝ níc ta.

2. Cho b¶ng sè liÖu :

C¥ CÊU D¢N Sè THEO NHãM TUæI ë N¦íC TA N¡M 1999 Vµ N¡M 2005(§¬n vÞ : %)

N¨m§é tuæi 1999 2005

Tõ 0 – 14 tuæi 33,5 27,0

Tõ 15 ®Õn 59 tuæi 58,4 64,0

Tõ 60 tuæi trë lªn 8,1 9,0

H·y nhËn xÐt sù biÕn chuyÓn c¬ cÊu d©n sè ph©n theo nhãm tuæi ë níc ta giai ®o¹n 1999 - 2005.

C©u II (2,0 ®iÓm)

1. Tr×nh bµy t×nh h×nh s¶n xuÊt l¬ng thùc ë níc ta trong nh÷ng n¨m qua.

2. KÓ tªn c¸c vïng du lÞch, c¸c trung t©m du lÞch lín nhÊt vµ quan träng ë níc ta.

C©u III. (3,0 ®iÓm)

1. Ph©n tÝch nh÷ng thuËn lîi trong viÖc ph¸t triÓn l©m nghiÖp ë B¾c Trung Bé.

2. Tr×nh bµy nh÷ng h¹n chÕ vÒ mÆt tù nhiªn ®èi víi viÖc ph¸t triÓn n«ng nghiÖp ë §ång b»ng s«ng Cöu Long.

3. Dùa vµo kiÕn thøc ®· häc vµ Atl¸t §Þa lÝ ViÖt Nam (trang 18), h·y nªu c¸c dÉn chøng ®Ó chøng minh r»ng níc ta ®ang khai th¸c thÕ m¹nh cña biÓn vÒ giao th«ng vËn t¶i.

PhÇn riªng (2,0 ®iÓm). ThÝ sinh häc ch¬ng tr×nh nµo chØ ®îc lµm mét c©u dµnh cho ch¬ng tr×nh ®ã.

163

Page 164: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

C©u IV.a. Theo ch¬ng tr×nh c¬ b¶n (2,0 ®iÓm)

1. Nªu c¸c thÕ m¹nh vÒ tµi nguyªn thiªn nhiªn cña khu vùc ®åi nói níc ta.

2. Tr×nh bµy vÒ c«ng nghiÖp khai th¸c dÇu khÝ ë níc ta.

C©u IV.b. Theo ch¬ng tr×nh n©ng cao (2,0 ®iÓm)

1. Nªu nh÷ng nguyªn nh©n ngËp lôt ë c¸c ®ång b»ng níc ta.

2. Ph©n tÝch vÊn ®Ò sö dông ®Êt ë §ång b»ng s«ng Hång.

§¸p ¸n

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Thí sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm như Đáp án và thang điểm quy định.

2. Đáp án chỉ nêu những ý khái quát. Thí sinh phải có diễn giải, lập luận,... thì mới cho điểm như Đáp án và thang điểm. Nếu thí sinh chỉ nêu ý khái quát mà không diễn giải hoặc chỉ nêu các ý thành phần mà không có sự khái quát thì chỉ cho tối đa 75% số điểm của ý hoặc câu đó.

3. Việc chi tiết hóa điểm số so với biểu điểm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so với Đáp án và thang điểm và phải được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).

B. ĐÁP ẤN VÀ THANG ĐIỂM

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I(3,0 đ)

1. Nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí nước ta 2,00- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.- Có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú.- Tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên, hình thành các vùng tự nhiên.- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai, cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.2. Nhận xét sự biến chuyển cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 - 2005

1,00

- Cơ cấu chuyển biến theo hướng : nhóm tuổi 0 – 14 giảm, nhóm 15 - 59 tuổi tăng, nhóm trên 60 tuổi tăng.- Cơ cấu biến chuyển theo hướng dân số đang già.

Câu II 1. Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua 1,00

164

Page 165: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

(2,0 đ) - Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người tăng (dẫn chứng)- Các vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long).2. Các vùng du lịch, các trung tâm du lịch lớn nhất và quan trọng ở nước ta 1,00- Ba vùng du lịch : Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.- Các trung tâm du lịch lớn nhất : Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. Các trung tâm du lịch quan trọng : Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...

Câu III(2,0 đ)

1. Phân tích những thuận lợi trong việc khai thác các thế mạnh lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ

1,00

- Diện tích rừng còn nhiều (gần 2,5 triệu ha), độ che phủ rừng khá cao (gần 48%).- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý.- Cơ cấu diện tích các loại rừng đa dạng .- Các thuận lợi khác.2. Trình bày những hạn chế về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

1,00

- Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập vào đất liền.- Diện tích đất phèn và đất mặn rộng.- Việc cải tạo đất gặp khó khăn do thiếu nước trong mùa khô.- Một số hạn chế khác.3. Các dẫn chứng chứng minh rằng nước ta đang khai thác thế mạnh của biển về giao thông vận tải

1,00

- Hàng loạt hải cảng đã được xây dựng, cải tạo, trong đó có nhiều cảng nước sâu (dẫn chứng).- Các tuyến vận tải trong nước và quốc tế đã được hình thành và phát triển (dẫn chứng).

PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Câu IV.a

(3,0 đ)

1. Nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi nước ta 1,00- Khoáng sản đa dạng và phong phú.- Rừng giàu về thành phần loài, đất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực.- Nguồn thuỷ năng giàu có.- Tài nguyên du lịch phong phú.2. Trình bày về công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta 1,00- Trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích.- Sản lượng tăng nhanh.

165

Page 166: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Đã hình thành công nghiệp lọc - hoá dầu.- Đã khai thác khí phục vụ sản xuất điện và phân đạm.

Câu IV.b

(3,0 đ)

1. Nêu những nguyên nhân ngập lụt ở các đồng bằng nước ta 1,00- Đồng bằng sông Hồng : do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, nhiều ô trũng, và các nguyên nhân khác.

0,5

- Đồng bằng sông Cửu Long : do đặc điểm vị trí và địa hình. 0,25- Duyên hải Trung Bộ : do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. 0,252. Phân tích vấn đề sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng 1,00- Diện tích đất nông nghiệp hạn chế, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp .

0,25

- Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp hạn chế. 0,25- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp (thâm canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích cây ăn quả, việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ...)

0,5

§Ò kiÓm tra cuèi n¨m - ®Ò sè 2

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm)

1. Phân tích sự khác nhau về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.

2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh.

Câu II. (3,0 điểm)

1. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

2. Dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hãy giải thích tại sao công nghiệp điện lực lại trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

Câu III. (3,0 điểm)

1. Vẽ lược đồ Việt Nam (chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi).

2. Điền vào lược đồ đã vẽ các nội dung sau đây :

a) Các nhà máy nhiệt điện : Phả Lại, Uông Bí, Phú Mĩ, Cà Mau.

b) Các cảng biển : Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Vũng Tàu.

c) Các cửa khẩu : Hữu Nghị, Cầu Treo, Lao Bảo, Mộc Bài.

PHẦN RIÊNG (2,0 điểm). Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình cơ bản (2,0 điểm)

166

Page 167: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm)

Phân tích khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

§¸p ¸n

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

Bản Hướng dẫn có 03 trang

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Thí sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn chấm quy định.

2. Đáp án chỉ nêu những ý khái quát. Thí sinh phải có diễn giải, lập luận thì mới cho điểm như Hướng dẫn. Nếu thí sinh chỉ nêu ý khái quát mà không diễn giải hoặc chỉ nêu các ý thành phần mà không có sự khái quát thì chỉ cho tối đa 75% số điểm.

3. Việc chi tiết hóa điểm số so với biểu điểm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so với Hướng dẫn chấm và phải được thống nhất trong Ban chấm thi.

B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I(2,0 đ)

1. Phân tích sự khác nhau về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam 1,0 đ- Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) : khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Nhiệt độ trung bình năm (số liệu).+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Trong năm có mùa đông lạnh với

2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình < 180C, thể hiện rõ ở trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.- Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) : khí hậu cận xích đạo gió mùa.

+ Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.

+ Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 140B trở vào.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh 1,0 đ- Dân số nước ta là 84 156 nghìn người (2006), đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên

167

Page 168: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

thế giới.- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ đông.- Quy mô dân số lớn, nên tuy gia tăng tự nhiên có giảm nhưng dân số hiện nay vẫn tăng nhanh.

Câu II(3,0 đ)

1. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây

1,5 đ

a) Xuất khẩu- Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục (dẫn chứng).- Các măt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú (dẫn chứng).- Thị trường xuất khẩu lớn (nêu và phân tích)b) Nhập khẩu- Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh (dẫn chứng).- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (kể tên)- Các thị trường nhập khẩu chủ yếu.

2. Dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hãy giải thích tại sao công nghiệp điện lực lại trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta

1,5 đ

- Việc sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào than, dầu (nhập), khí tự nhiên và nguồn thuỷ năng dồi dào. CN điện lực là ngành có nhiều thế mạnh lâu dài về mặt tự nhiên.- Than (các loại, trữ lượng, phân bố) và ý nghĩa đối với nhiệt điện.- Khí (phân bố, khai thác và sử dụng cho nhiệt điện).- Thuỷ năng (tiềm năng và phân bố).- Tài nguyên năng lượng khác (năng lượng mặt trời, sức gió, thuỷ triều,...) dồi dào.

Câu III(3,0 đ)

1. Vẽ lược đồ Việt NamYêu cầu :- Chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi.- Tương đối chính xác về hình dạng.- Có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1,5 đ

2. Điền vào lược đồ đã vẽ các nội dung :a) Các nhà máy nhiệt điện : Phả Lại, Uông Bí, Phú Mĩ, Cà Mau.b) Các cảng biển : Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Vũng Tàu.c) Các cửa khẩu : Hữu Nghị, Cầu Treo, Lao Bảo, Mộc Bài.

Yêu cầu :- Điền đúng vị trí các đối tượng ở trên lược đồ.

1,5 đ

168

Page 169: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

- Có kí hiệu phân biệt rõ các loại đối tượng.

PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Câu IV.a (2,0 đ)

Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ 2,0 đ

a) Nêu khái quát về Đông Nam Bộ. 0,25b) Thế mạnh về tự nhiên 1,75

- Đất (các loại, quy mô, chất lượng) và giá trị đối với phát triển kinh tế.- Khí hậu (nêu đặc điểm và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế).- Các ngư trường lớn và các thế mạnh để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản). Các điều kiện để xây dựng cảng cá, điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.- Tài nguyên rừng.- Tài nguyên khoáng sản.- Tiềm năng thuỷ điện.- Các thế mạnh khác (địa hình, nước khoáng,...).

Câu IV.b (2,0 đ)

Phân tích khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long

2,0 đ

a) Khả năng- Có vùng biển rộng, đường bờ biển dài, trữ lượng hải sản lớn (dẫn chứng).

1,0

1,0

- Nhiều cửa sông, luồng lạch và vùng bãi triều rộng, sông ngòi, kênh rạch (dẫn chứng và phân tích ý nghĩa đối với nuôi trồng thuỷ sản).- Một số điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi, nhất là lợn và gia cầm (nguồn thức ăn tự nhiên, mặt nước,...) và trồng cây thực phẩm.- Người dân có truyền thống chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.b) Thực trạng- Là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước ta, đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt. Sản lượng thuỷ sản lớn (dẫn chứng). Các tỉnh có sản lương đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất.- Phát triển mạnh tôm, cá nuôi. Cá, tôm đông lạnh trở thành mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.- Các sản phẩm chăn nuôi khác (lợn, bò, vịt).- Vấn đề tài nguyên môi trường do phát triển sản xuất thực phẩm gây ra.

169

Page 170: [TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12hoanghoatham.edu.vn/files/vanban/20170417140409_tai_lieu... · Web viewLà phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy

[TÀI LIỆU ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 2016

170