35
Tài sn giàu, thu nhp nghèo? Nhng thành phn cơ bn đảm bo thu nhp hưu trí cho lc lượng dân sđang già hóa Châu Á Độ ngũ chuyên gia đầu tư giàu năng lc Phát huy ư u th ế nh ngun l c htr toàn c u 04/2013

Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

Tài sản giàu, thu nhập nghèo? Những thành phần cơ bản đảm bảo thu nhập hưu trí cho lực lượng dân số đang già hóa ở Châu Á

Độ ngũ

chuyên gia

đầu tư giàu

năng lực

Phát huy ưu

thế nhờ

nguồn lực hỗ

trợ toàn cầu

04/2013

Page 2: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

2

Mục lục

Lời nói đầu..................................................................................................................................................... 3

Tổng quan........................................................................................................................................................4

Vòng đời của các khoản tiết kiệm: Những mô hình thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu trong thời kỳ hưu trí…..................5

Những thành phần chủ chốt trong việc đảm bảo thu nhập hưu trí ở Châu Á...........................................................7

Thu nhập và tài sản của hộ gia đình Mỹ: Điểm chuẩn để so sánh……………....................................................11

Sơ lược về việc đảm bảo thu nhập hưu trí:

Hồng Kông............................................................................................................................................12

Nhật Bản.................................................................................................................................................14

Singapore .................................................................................................................................................16

Hàn Quốc ..................................................................................................................................................18

Đài Loan......................................................................................................................................................20

Triển vọng ...........................................................................................................................................................22

Phụ lục ...............................................................................................................................................................24

Giải thích thuật ngữ

Lợi tức dân số Khi dân số bùng nổ trong độ tuổi lao động, tạo ra thu nhập lớn hơn chi tiêu, khoản chênh lệch này làm tăng tiết kiệm, đầu tư và nhìn chung thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế.

Tài sản tài chính Bao gồm tài khoản tiền gửi ngân hàng của cá nhân hộ gia đình, đóng góp vào quỹ hưu trí, bảo hiểm

nhân thọ, tài sản quỹ tương hỗ, chứng khoán và những tài sản tài chính khác nắm giữ bởi hộ gia đình.

Chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập

Thước đo tài sản tài chính hộ gia đình của một nền kinh tế trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Chi tiêu xã hội của Chính Phủ

Phần GDP của một quốc gia hay lãnh thổ phân bổ cho chi phí an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội

Tài sản hộ gia đình Bao gồm tài sản tài chính cộng với giá trị của tài sản hiện hữu như bất động sản.

Rủi ro trường thọ Rủi ro khi một người nghỉ hưu sống lâu hơn nguồn thu nhập họ có được để tài trợ cuộc sống Tỷ lệ người già phụ thuộc Số người già trên 100 người trưởng thành trong độ tuổi lao động.

Đường trượt xuống của thu nhập hưu trí

Thu nhập hộ gia đình giảm xuống không ngừng khi độ tuổi trung bình của hộ gia đình tăng lên

Bảo đảm thu nhập hưu trí

là có đủ tài sản để để duy trì một cuộc sống tiện nghi theo tiêu chuẩn trong suốt những năm tháng nghỉ hưu của một cá nhân, bất kể thời gian ấy là bao lâu.

Page 3: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

3

Lời nói đầu của ngài Michael Dommermuth, Chủ tịch, Bộ phận quản lý tài sản quốc tế, Manulife Asset Management

Khi nói về việc chuẩn bị tài chính cho nghỉ hưu, người ta thường chú trọng tích lũy của cải trong hàng thập kỷ cho đến giai đoạn những năm tuổi vàng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng tập trung vào giai đoạn tái tích lũy bằng cách cẩn thận lên kế hoạch để tạo ra thu nhập trong suốt thời gian nghỉ hưu cũng có tầm quan trọng như thế.

Trong báo cáo này, ấn bản thứ ba nằm trong chuỗi nghiên cứu về Sự già hóa dân số ở Châu Á của Manulife Asset Management, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về sự đảm bảo thu nhập hưu trí cho các hộ gia đình ở châu Á. Chúng tôi định nghĩa đảm bảo thu nhập hưu trí là có đủ tài sản để để duy trì một cuộc sống tiện nghi theo tiêu chuẩn trong suốt những năm tháng nghỉ hưu của một cá nhân, bất kể thời gian ấy là bao lâu.

Michael Dommermuth

Trong báo cáo đầu tiên của chúng tôi về Sự già hóa dân số ở Châu Á, với chủ đề Gia tăng tiết kiệm: Sự thay đổi trong tài trợ hưu trí ở các quốc gia ASEAN với dân số đang già hóa, chúng tôi nhấn mạnh một thực tế rằng, trái với suy nghĩ thông thường, ngay cả khu vực ASEAN vốn được coi là nơi có lực lượng dân số trẻ cũng đang già đi nhanh chóng. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá những tác động của phát hiện này cho các chính phủ, các cá nhân và các nhà đầu tư. Trong báo cáo thứ hai của chúng tôi, với chủ đề Tài trợ cho những năm vàng: Các yếu tố tài chính và kinh tế ảnh hưởng đến dự phòng hưu trí chuẩn bị cho sự già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á, chúng tôi tập trung vào sự tương tác phức tạp của các yếu tố bao gồm tài sản, chế độ tiền lương hưu, cơ cấu dân số và xu hướng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á trong việc hình thành quỹ lương hưu cho lực lượng dân số đang già đi của họ. Các báo cáo này có thể được tải về tại www.manulifeam.com / agingasia

Trong báo cáo này, chúng tôi khảo sát các thành phần quan trọng của thu nhập theo quan điểm của người châu Á để đánh giá mức độ đảm bảo thu nhập hưu trí tại các nền kinh tế giàu có nhất trong khu vực bao gồm: Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Chúng tôi phát hiện ra rằng của cải tích lũy của các hộ gia đình và cách huy động hiệu quả nguồn của cải này nhằm tạo ra thu nhập là một phần quan trọng của việc đảm bảo thu nhập hưu trí. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đánh giá cao sự đóng góp từ các nguồn thu nhập khác như tiền lương, tiền công, chi tiêu xã hội của chính phủ, trợ cấp hưu trí và hỗ trợ từ phía gia đình.

Chuỗi nghiên cứu này với chúng tôi mà nói, là công việc thể hiện tình yêu thương. Tập đoàn Manulife đã giúp đỡ các cá nhân và gia đình trên khắp Châu Á chuẩn bị cho tương lai tài chính của họ trong hơn 100 năm qua. Trong thời gian này, chúng tôi ngày càng nhận thức được sự cần thiết của việc nghĩ trước các giải pháp thu nhập tương lai - giúp làm giảm bớt căng thẳng tài chính trong thời kỳ biến động hay những thời điểm như chuyển đổi từ người tham gia lực lượng lao động sang thời kỳ nghỉ hưu.

Với một quá trình hoạt động lâu dài với tư cách là nhà quản lý năng động trong lĩnh vực thu nhập cố định, các giải pháp đầu tư phân bổ tài sản và nguồn vốn, Manulife Asset Management cam kết giúp đỡ các hộ gia đình chuẩn bị cho những năm tháng nghỉ hưu của mình bằng cách phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng của tiền tiết kiệm được đầu tư và đồng thời quản lý một cách thận trọng sự suy giảm tài sản của bạn những năm cuối đời.

Page 4: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

4

Tổng quan

Nhìn chung, Châu Á được đánh giá là có tỷ lệ tiết kiệm cao, được đo lường bằng chỉ số tổng tiết kiệm quốc gia cũng như của các hộ gia đình. Tuy nhiên, như phân tích mà Manulife Asset Management đã đưa ra, chỉ duy nhất tích lũy của cải thì không đủ để đảm bảo thu nhập cho thời kỳ nghỉ hưu. Điều này thực sự quan trọng bởi báo cáo thứ hai của chúng tôi trong chuỗi nghiên cứu Sự già hóa dân số ở Châu Á đã đưa ra kết luận Châu Á đang dần trải nghiệm sự chuyển dịch trách nhiệm từ nhà nước sang các cá nhân trong việc tạo quỹ hưu trí.

Hầu hết chính phủ các nước trong khu vực đều xây dựng hệ thống lương hưu chính thức, song rất nhiều trong số đó lại chỉ thực hiện chi trả trợ cấp theo hình thức thanh toán một lần khá khiêm tốn thay vì thực hiện trợ cấp hàng năm trong suốt đời. Việc thiếu những khoản trợ cấp hàng năm tới suốt đời đẩy những người hưu trí vào rủi ro trường thọ - rằng họ sẽ sống lâu hơn nguồn thu nhập của mình. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các cá nhân trong việc huy động của cải tích lũy của gia đình họ để tạo ra một khoản thu nhập bền vững trong suốt thời kỳ nghỉ hưu.

Bên cạnh những phân tích về nguồn thu nhập hộ gia đình, đặc biệt là những hộ cao tuổi, chúng tôi còn thực hiện quan sát kỹ lưỡng những bảng cân đối kế toán với nỗ lực nhằm xác định tại sao thu nhập phát sinh từ của cải của hộ gia đình lại thấp một cách tương đối ở hầu hết các nước Châu Á. Thu nhập thấp từ tài sản và sự chiếm ưu thế của các khoản tiền gửi ngân hàng lợi tức thấp đưa chúng tôi tới một kết mà không tuân theo bất cứ trực giác và phán đoán nào là: Hầu hết hững hộ gia đình cao tuổi tại năm quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu, đều có Tài sản giàu nhưng thu nhập lại nghèo. Sự thật đáng ngạc nhiên này là thách thức chính đối với lực lượng dân số đang già đi tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này, đồng thời làm phức tạp tiến trình theo đuổi sự đảm bảo thu nhập hưu trí trong khu vực. Chúng tôi kết luận rằng Châu Á cần phải trải qua một cuộc chuyển đổi trong cách thức mà của cải hộ gia đình được sử dụng và phải thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn bởi các nền kinh tế trong khu vực có lực lượng dân số đang già đi nhanh chóng hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phương Tây phát triển trước họ. Dân số già đi với tốc độ chậm hơn tại các xã hội phương Tây cho họ sự xa xỉ là quyền điều chỉnh dần dần thị trường tài chính, chính phủ và các thể chế tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của sự gia tăng dân số già trong khi vẫn cho phép các hộ gia đình điều chỉnh việc sử dụng của cải cá nhân của họ. Châu Á lại không có được cùng sự xa xỉ ấy.

Page 5: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

5

Vòng đời của các khoản tiết kiệm: Những mô hình về thu nhập, tiết kiệm và chi tiêu trong thời kỳ hưu trí

Biểu 1: Chỉ số tài sản tài chính của hộ gia đình trên thu nhập

Vòng đời tiết kiệm xác định đặc điểm của hầu hết các nền kinh tế. Vòng đời tiết kiệm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phân bổ cơ cấu dân số, phát sinh khi dân số bùng nổ dịch chuyển từ độ tuổi lao động sang độ tuổ nghỉ hưu). Khi mà những thành viên của việcdân số bùng nổ nằm trong độ tuổi lao động chính, thì tổng thu nhập tạo ra sẽ lớn hơn tiêu dùng. Khoản chênh lệch này làm gia tăng tiết kiệm, đầu tư, và nhìn chung thúc đẩy gia tăng hoạt động của nền kinh tế.

Năm nền kinh tế được nghiên nghiên cứu trong báo cáo này bao gồm Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đều đang có nhiều thuận lợi trong phân bổ cơ cấu dân số và tích lũy được đáng kể tài sản hộ gia đình. Chúng tôi đã chọn 5 quốc gia và lãnh thổ này bởi thông thường chúng tôi giả định rằng lượng của cải được tích lũy đó sẽ giúp hộ gia đình chuyển dịch thuận lợi từ những năm tháng lao động sang thời kỳ nghỉ hưu với mức đảm bảo thu nhập cao.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những hộ gia đình giàu có ở những nền kinh tế châu Á tương đối phát triển lại đang nghỉ hưu với một mức thu nhập tương đối thấp. Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên và đặt ra nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa tài sản hộ gia đình và việc đảm bảo về thu nhập khi nghỉ hưu.

Theo quan điểm của chúng tôi, Mỹ là một lựa chọn phù hợp để làm thước đo đánh giá sự tác động lẫn nhau giữa tài sản hộ gia đình và đảm bảo thu nhập. Những dữ liệu đáng tin cậy về các thói quen trong thu nhập, tiết kiệm và chi tiêu của Mỹ luôn sẵn có và Mỹ đã xây dựng một hệ thống tinh vi nhằm huy động của cải tích lũy của hộ gia đình để cung cấp một mức độ đảm bảo tương đối cao cho thu nhập hưu trí.

Sự so sánh của chúng tôi một lần nữa được khẳng định bởi thực tế là một vài trong số những nền kinh tế chúng tôi đang nghiên cứu có chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập tương đương hoặc thậm chí cao hơn của Mỹ. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng Đài Loan là nền kinh tế giàu nhất trong khu vực với chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập là 4.7, lớn hơn chỉ số tại Mỹ là 3.0. Chỉ số của Hồng Kông và Nhật Bản tương tự như của Mỹ. Trong khi đó, Singapore và Hàn Quốc xếp sau Mỹ - Mặc dù Hàn Quốc theo sau Mỹ khá xa, chỉ số tài sản hộ gia đình tương đối cao vẫn đảm bảo sự góp mặt của Hàn Quốc trong báo cáo này.

Đài Loan Nhật Bản Hồng Kông Singapore Hàn Quốc Mỹ

Nguồn: Tính toán của Manulife Asset Management dựa vào dữ liệu dòng ngân quỹ và bảng cân đối chi tiêu của hộ gia đình của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (Đài Loan) OECD, Ngân hàng Hàn Quốc, Cục thống kê Singapore, Hiệp hội quỹ đầu tư Hồng Công, Văn phòng tại Hồng Kông của công ty Bảo hiểm, Cerulli, Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông. Toàn bộ dữ liệu của năm 2011, ngoại trừ dữ liệu Đài Loan là năm 2010.

Đường trượt xuống của thu nhập hưu trí

Tuy nhiên, mức tích lũy tài sản hộ gia đình không phải là yếu tố duy nhất xác định tình trạng tài chính khỏe mạnh trong thời kỳ hưu trí, mà là, mức độ tái tạo thu nhập của hộ gia đình từ của cải của họ để bổ sung thêm từ các nguồn thu nhập khác. Những người nghỉ hưu ở hầu hết các nền kinh tế đều tuân theo theo đường trượt xuống của thu nhập: khi tuổi tác tăng lên, thu nhập của hộ gia đình giảm. Đặc biệt, thu nhập của hộ gia đình có xu hướng trở nên thấp một cách đáng kể ở mức tuổi già nhất so với những hộ mới bước vào khoảng thời gian nghỉ hưu. Tốc độ và sự khắc nghiệt của sự sụt giảm thu nhập của các hộ cao tuổi là chỉ số phản ảnh sự căng thẳng tài chính trong các hộ đó.

Biểu 2: Đường trượt xuống của thu nhập hộ gia đình Mỹ

55-59 60-64 65-69 70-74 75+

Tuổi của

Page 6: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

6

chủ hộ

Nguồn: Cục điều tra dân số Mỹ, 2012

Page 7: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

7

Quả thực, sự bền vững và ổn định của thu nhập khi bước vào tuổi già là cơ sở để chúng tôi đánh giá về mức bảo đảm thu nhập hưu trí của từng nền kinh tế riêng biệt. Như chúng tôi đã đề cập, mặc dù Mỹ có một chương trình hưu trí phát triển tiên tiến, những hộ gia đình cao tuổi ở Mỹ thậm chí cũng phải trải qua một sự sụt giảm đáng kể trong thu nhập có quan hệ mật thiết với độ tuổi. Những nền kinh tế không có chương trình phát triển tiên tiến như thế sẽ phải đương đầu với rủi ro sụt giảm khốc liệt hơn. Có lẽ, bởi tầm quan trọng của nó, chúng tôi điều tra nghiên cứu về mối đe dọa tới tính bền vững của thu nhập trong khoảng thời gian hưu trí chẳng hạn như cắt giảm sự phụ thuộc của người già vào sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, điều đã từng là một sự bảo vệ đối với sự đảm bảo thu nhập hưu trí ở các nước Châu Á.

Khái quát các nguồn thu nhập hưu

Sự đảm bảo thu nhập hưu trí bao gồm phần nội dung của báo cáo này phân tích về các điều kiện đảm bảo thu nhập ảnh hưởng đến các đối tượng người già trong năm nền kinh tế đối tượng. Mỗi phần bao gồm một biểu đồ dạng radar nhằm chỉ ra mức thu nhập tương đối mà những người nghỉ hưu của nền kinh tế đó có được trong năm loại: 1) lương và tiền công; 2) chi tiêu xã hội chính phủ; 3) phúc lợi lương hưu; 4) hỗ trợ gia đình ; và 5) của cải hộ gia đình.

Các biểu đồ radar chỉ ra đáng kể các cấp độ của năm nguồn thu nhập trong mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến nhau (tức là năm nền kinh tế được nghiên cứu trong báo cáo này). Điều quan trọng cần lưu ý là các bảng xếp hạng không cho thấy mức độ thực tế của thu nhập được tạo ra bởi một nguồn lực nhất định. Thay vào đó, biểu đồ cho biết số tiền tương đối của mỗi nguồn thu nhập có sẵn cho các hộ gia đình trong nền kinh tế - và vì vậy, một mức độ cao

Tiền lương & tiền công

20

15

10 Tài sản hộ gia đình 5

Chi tiêu xã hội

của chính phủ

0

Hỗ trợ từ

gia đình

Lương

hưu

Đáng chú ý, các biểu đồ radar đo mức độ của nguồn thu nhập có sẵn cho các hộ gia đình trong mỗi nền kinh tế so với năm quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đã nghiên cứu trong báo cáo này - nguồn thu nhập thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình Mỹ không được phản ánh trong sự so sánh này.

Page 8: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

8

Những thành phần chủ chốt trong việc đảm bảo thu nhập hưu trí ở Châu Á

Phân tích của chúng tôi chỉ ra 5 thành phần của thu nhập hưu trí phổ biến tại các nền kinh tế Châu Á giàu có:

■ Tiền lương, tiền công

■ Chi tiêu cho hoạt động xã hội của chính phủ

■ Trợ cấp hưu

■ Hỗ trợ từ phía gia đình

■ Thu nhập tăng lên từ của cải tích lũy của hộ gia đình.

Việc hiểu được nguồn thu nhập trước khi chúng ta có thể đánh giá về mức đảm bảo thu nhập hưu trí tại một quốc gia và vùng lãnh thổ riêng biệt là rất quan trọng.

Tiền lương và tiền công

Khái niệm về nghỉ hưu được biết tới rộng rãi tại các nền kinh tế tiên tiến và giàu nhất thế giới, còn lại chỉ là một khát vọng xa xôi với cácquốc gia và vùng lãnh thổ nghèo. Kết quả là- khái quát rộng rãi thì- tỷ lệ người lao động cao tuổi ở các quốc gia đang phát triển cao hơn các quốc gia phát triển.Tỷ lệ lao động cao tuổi ở châu Á có xu hướng cao hơn đáng kể so với ở Mỹ, được cho là do tính chất đang phát triển của các nền kinh tế trong khu vực và do thực tế là chế độ lương hưu trong khu vực có xu hướng kém phát triển và không phải là tài trợ tốt như tại các nền kinh tế phát triển. Khác biệt đáng kể trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giải thích phần lớn sự phân hóa trong thu nhập gia đình người cao tuổi trong khu vực. Tuy vậy, vẫn có một số nền kinh tế phát triển nhất và giàu nhất thế giới duy trì tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động ở mức cao vì những lý do ngoài mục đích tài chính,

chẳng hạn như văn hóa và lối sống. Ví dụ, mặc dù có thu nhập hộ gia đình tương đối cao, Nhật Bản đã nâng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn tuổi lên. Tỷ lệ này vẫn khá ổn định theo thời gian, khiến chúng tôi tin rằng mô hình này phát sinh cả từ những xem xét về văn hóa cũng như nhu cầu kinh tế.

Chúng tôi cũng lưu ý rằng tỷ lệ thành phần tham gia lao động đôi khi bị ảnh hưởng bởi quy định của về tuổi nghỉ hưu bắt buộc và độ tuổi được hưởng hưu trí. Ví dụ, tại Malaysia, cho đến gần đây tuổi nghỉ hưu chính thức là 55, và trở thànhquốc gia có có độ tuổi hưu trí trẻ nhất trong khu vực.

Đài Loan và Hồng Kông có tỷ lệ lực lượng lao động người cao tuổi thấp nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu, nhưng chúng tôi cho rằng tỷ lệ này thấp vì những lý do khác nhau. Người cao tuổi của Đài Loan có đủ khả năng để nghỉ hưu ở độ tuổi tương đối trẻ vì họ đã tích lũy được nhiều của cải hơn, tương quan so với thu nhập, hơn bất kỳ nền kinh tế tiên tiến khác ở châu Á. Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sự sụt giảm mạnh về lực lượng lao động lớn tuổi ở Hồng Kông, đặc biệt là ở nữ giới, có liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu thấp do Chính phủ đề ra.1

Biểu 3: Lực lượng lao động người cao tuổi

Hàn Quốc Nhật Bản Singapore Đài Loan Hồng Kông Mỹ

Ghi chú: Người cao tuổi chỉ những cá nhân trên 65 tuổi. Nguồn: Ước tính của tổ chức lao động thế giới năm 2012, Cục thống kê quốc gia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Đài Loan).

Chi tiêu xã hội của chính phủ

Thông thường, chi tiêu phúc lợi xã hội ở các quốc gia và lãnh thổ ở Châu Á thấp hơn ở Mỹ. Nguyên nhân là do Chính phủ quan ngại tới tính bền vững của các chương trình xã hội này một khi chúng được đem vào thực thi, cũng như việc sẽ cắt xén nguồn sống của lực lượng lao động thông qua việc gia tăng sự phụ thuộc.

Page 9: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

9

1. Ng, Winnie. “Xem xét chế độ nghỉ hưu người cao tuổi.” Nhật Báo Trung Quốc, 17/08/2010.

Page 10: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

10

Trong bối cảnh đó, đại diện cho chi tiêu xã hội của chính phủ Châu Á và Phương Tây là phần GDP phân bổ cho chi phí an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi, không bao gồm chi cho giáo dục. Mặc dù việc đưa chi phí chăm sóc sức khỏe vào đã gây tranh cãi, nhưng chúng tôi tin rằng làm như vậy là phù hợp vì đôi khi chi phí chăm sóc sức khỏe phát sinh rất lớn gắn liền với việc già hóa dân số. Trong năm nền kinh tế được nghiên cứu, chi tiêu xã hội ở Đài Loan và Nhật Bản bắt kịp với mức chi tiêu xã hội của Mỹ. Tuy nhiên chi tiêu xã hội ở Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc chỉ là một phần nhỏ của Mỹ mà thôi.

Chi tiêu của Chính phủ các nước Châu Á vào phúc lợi xã hội nhìn chung tăng song song với xu hướng già hóa dân số2. Trong bối cảnh đó, tại khu vực nổi lên hai xu hướng khác nhau về cách thức chính phủ chi tiêu phúc lợi bao gồm cả hỗ trợ cho người cao tuổi. Nhật Bản và Đài Loan đã và đang đi theo mô hình chi tiêu phúc lợi xã hội của Phương Tây. Đài Loan nói riêng dường như đang vận động rất tích cực theo xu thế này: Tốc độ tăng trưởng chi tiêu phúc lợi xã hội gần như gấp đôi tốc độ tăng GDP trong hơn một thập kỷ qua. Mặt khác ở Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc, sự tham gia của chính phủ lại thấp hơn như truyền thống. Điều đó có nghĩa trách nhiệm đối với việc đảm bảo thu nhập hưu trí bị đẩy vào các cá nhân hơn là Chính phủ của ba nền kinh tế đó.

Biểu 4: Chi tiêu của chính phủ vào an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi (%GDP)

Lương hưu

Báo cáo thứ hai của chúng tôi về tình trạng dân số đang già hóa ở Châu Á chỉ ra rằng lương hưu được tài trợ bởi chính phủ các nước Châu Á nhìn chung không chi trả đầy đủ được cho toàn bộ dân số như ở Mỹ. Báo cáo cũng xác định được những thách thức liên quan tới việc thanh toán trợ cấp lương hưu một lần thay vì chi trả trợ cấp hàng năm tới suốt đời. Một yếu tố quan trọng cần xem xét liên quan tới việc thanh toán trợ cấp một lần đó là rủi ro trường thọ; khi số năm hưu trí trung bình tại các quốc gia và vùng lãnh thổ chúng tôi đang nghiên cứu tăng lên do độ tuổi nghỉ hưu tương đối thấp và tuổi thọ được nâng lên.Trong khi trợ cấp hàng năm là ngày trở thành lựa chọn cho một số người nghỉ hưu, đa số người nhận trợ cấp hưu trí tiếp tục chọn nhận tiền một lần – điều này có nghĩa nhìn chung trợ cấp hưu trí là một thành phần trong bảng cân đối thu chi của gia đình, nhưng không nhất thiết phải là dòng thu nhập định kỳ

Chúng tôi xác định được một số thách thức quan trọng khác xung quanh quỹ lương hưu ở khu vực châu Á. Chúng tôi đặc biệt lưu ý tới mức dự trữ ở châu Á tương đối thấp so với Mỹ. Tuy điều này một phần do cơ chế lương hưu còn tương đối non trẻ nhưng như chúng tôi đã phân tích, nó cũng phản ánh mức chi trả trợ cấp cho dân số thấp hơn.

Singapore là nền kinh tế duy nhất trong khu vực với quỹ lương hưu có thể so sánh với Mỹ - Quỹ lương hưu trung ương (CPF) nắm giữ tương đương 67% GDP trong khi tổng dự trữ lương hưu của Mỹ tương đương 78% GDP. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Quỹ hưu của Singapore được đánh giá cao hơn thực tế trong việc tạo ra thu nhập hưu trí vì tiền trong quỹ CPF có thể được rút ra để tài trợ mua tài sản hoặc trang trải chi phí chăm sóc sức khỏe.

Do đó, các hộ gia đình người cao tuổi ở tất cả các nước châu Á và vùng lãnh thổ chúng tôi nghiên cứu được khuyến khích đáng kể trong việc huy động tài sản tích lũy của gia đình họ nhằm tạo ra nguồn thu nhập thay thế thu nhập hưu trí.

Nhật Bản Đài Loan Hồng Kông Hàn Quốc Singapore Mỹ Nguồn: Báo cáo về các chỉ số chính năm 2012 của Ngân hàng phát triển Châu Á. Dữ liệu của Hàn Quốc và Mỹ năm 2011; Dữ liệu của Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan năm 2010

2. Dựa trên phân tích của Manulife Asset Management về các chỉ số chính năm 2012 theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á.

Page 11: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

11

Biểu 5: Quỹ lương hưu (% GDP)

68%

43%

33%

13%

5%

78%

Tuy nhiên, mạng lưới hỗ trợ gia đình này bị áp lực nghiêm trọng bởi những thay đổi cơ bản trong nhân khẩu học và chuẩn mực văn hóa. Tỷ lệ sinh giảm ở châu Á có nghĩa là các hộ gia đình đang trở nên nhỏ hơn, bị đô thị hóa và tỷ lệ ly hôn gia tăng nhanh chóng đã làm phân mảnh gia đình6. Tương tự như vậy, hỗ trợ tài chính gia đình đã giảm cùng với giảm tái định cư, đặc biệt là ở Bắc Á7. Xu hướng này rất rõ khi ngày càng nhiều người cao tuổi có ít niềm tin rằng họ có thể phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ gia đình như một nguồn thu nhập hưu trí trong suốt những năm nghỉ hưu của họ. 8

Singapore Nhật Bản Hồng Kông Đài Loan Hàn Quốc Mỹ

Nguồn: Tính toán của Manulife Asset Management dựa vào dữ liệu dòng ngân quỹ và bảng cân đối chi tiêu của hộ gia đình của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (Đài Loan) OECD, Ngân hàng Hàn Quốc, Cục thống kê Singapore, Hiệp hội quỹ đầu tư Hồng Công, Văn phòng tại Hồng Kông của công ty Bảo hiểm, Cerulli, Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông. Toàn bộ dữ liệu của năm 2011, ngoại trừ dữ liệu Đài Loan là năm 2010.

Hỗ trợ từ phía gia đình

Một đặc tính nổi bật của một Châu Á đang già đi là truyền thống hỗ trợ tài chính giữa các thế hệ, theo đó thì con cháu thường là phía có hỗ trợ tài chính cho cha mẹ của họ.

Cơ sở dữ liệu tài khoản chuyển khoản quốc gia, một nguồn thông tin được thiết kế để theo dõi chuyển khoản giữa các thế hệ trong gia đình ở một quốc gia, cho thấy các hộ gia đình người cao tuổi Mỹ chu cấp cho con cái mình nhiều hơn họ nhận được - một sự tương phản sắc nét với châu Á nhất9. Chúng tôi tin rằng đây vừa là kết quả của sự khác biệt văn hóa và thay đổi trong cấu trúc gia đình vừa là do thực tế là các hộ gia đình đã nghỉ hưu nhất ở Mỹ chỉ đơn giản là không yêu cầu hỗ trợ từ phía gia đình bởi hệ thống hưu trí vững chắc của quốc gia đã loại trừ nhu cầu cho những khoản hỗ trợ như thế..

Biểu 6: Hỗ trợ từ gia đình cho những hộ người cao tuổi (% chi tiêu hộ gia đình)

50%

40% 40%

13%

1%

-7% Đây là một thành phần phức tạp trong việc đảm bảo thu nhập hưu trí, bởi có nhiều cơ chế hỗ trợ, bao gồm cả chăm sóc cho và chuyển khoản giữa các thế hệ (có thể đến từ cha mẹ hoặc gửi về cho cha mẹ), và bởi vì nó không được ghi chép lại. Những gì chúng ta biết chỉ là hỗ trợ tài chính từ gia đình rất quan trọng trong một số nền kinh tế. Ví dụ, 40-45% hộ gia đình người cao tuổi ở Hàn Quốc nhận được sự hỗ trợ như vậy, chuyển khoản cá nhân chiếm 18% thu nhập của người cao tuổi ở Đài Loan4, và 77% ở Singapre nhận hỗ trợ của con cái họ5.

Singapore Hồng Kông Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản Mỹ

Lưu ý: Người già là những cá nhân 65 tuổi hoặc già hơn Nguồn: Dữ liệu Các tài khoản chuyển khoản quốc gia, Ngân hàng Phát triển Châu Á Vòng đời Kinh tế và Các hệ thống hỗ trợ tại Châu Á, Manulife Asset Management dự tính.

3. Kim, Hisam. "Chuyển giao giữa các thế hệ và Đảm bảo cho Dân số già ở Hàn Quốc." Kết quả kinh tế của việc thay đổi nhân khẩu học tại Đông Á Eds: Takatoshi Ito và Andrew K Rose. Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Tập 19, 2010

4. Manulife Asset Management tính toán dựa trên Khảo sát của Đài Loan về Thu nhập và chi tiêu hộ gia đình năm 2011

Page 12: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

12

5. Chính phủ Singapore. Tình trạng người già tại Singapore Phát hành lần 2: Việc làm và Thu nhập và Tài sản, 2008/2009. 6. Menon, Jayan và Melendez Nakamura, Anna. Già hóa dân số ở Châu Á" Xu hướng, Tác động và Biện pháp. Ngân

hàng Phát triển Châu Á Seri Văn kiện Làm việc về hội nhập kinh tế khu vực, số 25 năm 2009 7. Ogawa, Naohiro. Thay đổi chuyển giao giữa các thế hệ và Già hóa dân số nhanh ở Nhật Bản. Viện Nghiên cứu Dân số,

Đại học Nibon, 2009 Kim, Hisam. "Chuyển giao giữa các thế hệ và Đảm bảo cho Dân số già ở Hàn Quốc." Kết quả kinh tế của việc thay đổi nhân khẩu học tại Đông Á Eds: Takatoshi Ito và Andrew K Rose. Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia. Tập 19, 2010.

8. Kwon, Huck-ju. Chuyển giao thu nhập cho người già tại Đông Á Kiểm tra các giá trị Châu Á. TÌNH HUỐNG/27. Trung tâm Phân tích loại trừ xã hội, Trường Kinh tế học Luân Đôn, 1999

9. Dữ liệu Các tài khoản chuyển khoản quốc gia, truy cập vào tháng 7 năm 2011

Page 13: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

13

Của cải hộ gia đình

Điều tra nghiên cứu của chúng tôi về bảng thu chi của các gia đình ở châu Á so với Mỹ cho thấy tài sản gia đình được đưa vào sử dụng mang lại thu nhập từ đầu tư rất thấp. Bảng cân đối thu chi gia đình ở Mỹ chỉ ra rằng rất nhiều chủ hộ đã tự lập danh mục đầu tư cá nhân vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và chứng khoán ngoài lương hưu, bảo hiểm nhân thọ và tài sản tiền gửi ngân hàng của họ. Những khoản đầu tư tài chính này không chỉ được thiết kế nhằm tạo vốn, mà trong nhiều trường hợp tạo ra mức thu nhập đáng kể, điều đó đặc biệt quan trọng đối với các hộ gia đình đã nghỉ hưu. Ngược lại, chúng tôi thấy bảng cân đối chi tiêu của các hộ gia đình châu Á nghiêng nhiều về đầu tư bất động sản và tiền gửi ngân hàng. Tại Singapore, ví dụ, nhà thuộc sở hữu để ở và nhà cho thuê cũng như tiền gửi ngân hàng chiếm khoảng 69% tổng tài sản hộ gia đình so với chỉ có 36% trong các gia đình ở Mỹ10. Ở Nhật Bản, chúng tôi ước tính tài sản phi tài chính (trong đó phần đáng kể là bất động sản) và tài khoản tiền gửi ngân hàng chiếm tới 74% tài sản gia đình - nhiều hơn gấp đôi mức của Mỹ. Trong khi không có thông tin so sánh được công khai ở Hồng Kông, ước tính của chúng tôi cho thấy rằng bất động sản và tiền gửi ngân hàng chiếm ít nhất 78% tổng tài sản hộ gia đình ở nước này.

Do đó, đầu tư vào tài sản có một tác động vô cùng lớn tới việc đảm bảo thu nhập khi nghỉ hưu trong khu vực. Thách thức chính nảy sinh từ thực tế rằng các hộ gia đình Châu Á có mức thu nhập từ đầu tư tài sản thấp hơn rất nhiều so với các gia đình ở Mỹ.

Tương tự, việc đầu tư quá nhiều vào các tài khoản ngân hàng cũng rất phổ biến trong khu vực – con số này thường gấp đôi, thậm chí gấp ba các gia đình ở Mỹ. Tuy việc nắm giữ đáng kể các tài khoản tiền gửi ngân hàng giúp giảm biến động theo chu kỳ tài chính toàn cầu nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, việc nắm giữ tài khoản ngân hang cũng đã đặt gánh nặng rất lớn lên các hộ gia đình châu Á bởi lãi suất huy động trong khu vực đã giảm mạnh do điều kiện thanh khoản cao nảy sinh từ những chính sách tài khóa được điều tiết. Căng thẳng này đang gia tăng tại thời điểm mà khu vực này đang phải đối mặt với tính trạng dân số già hóa rất nhanh chóng và đang cần thu nhập nhất.

Biểu 7: Tài sản tài chính trên tổng tài sản hộ gia đình Biểu 8: Các thành phần hợp thành tài sản tài chính của hộ gia đình

64%

58%

55%

50%

68%

100

%

80

%

60%

40%

23% 20%

0%

Hồng Kông Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Singapore Mỹ

Đài Loan Nhật Bản Hồng Kông Singapore Hàn Quốc Mỹ

Gửi ngân hàng BH nhân thọ Quỹ hưu Quỹ tương hỗ Khác

Nguồn: Thông tin của Hàn Quốc từ báo cáo toàn cầu Wealth 2012 từ nghiên cứu của Credit suisse, Thông tin của Singapore, Mỹ và Đài Loan từ dữ liệu dòng ngân quỹ của

Ngân hàng Trung Ương và Bảng cân đối chi tiêu các hộ gia đình, Thống kê về Hồng Kông là ước tính của Manulife Asset Management dựa trên cơ sở định giá tài sản và cổ phiếu nhà của Hồng Kông cùng với dữ liệu của ngân hàng trung ương, thông tin

Page 14: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

14

Nhật Bản được lấy từ Cục Thống kê Nhật Bản. Toàn bộ dữ liệu của năm 2011, ngoài Dữ liệu của Đài loan là năm 2010

Nguồn: Tính toán của Manulife Asset Management dựa vào dữ liệu dòng ngân quỹ và bảng cân đối chi tiêu của hộ gia đình của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (Đài Loan) OECD, Ngân hàng Hàn Quốc, Cục thống kê Singapore, Hiệp hội quỹ đầu tư Hồng Công, Văn phòng tại Hồng Kông của công ty Bảo hiểm, Cerulli, Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông. Toàn bộ dữ liệu của năm 2011, ngoại trừ dữ liệu Lương hưu của Hàn Quốc và dữ liệu Bảo Hiểm và dữ liệu Đài Loan là năm 2010

10. Tính toán của Manulife Asset Management dựa trên dữ liệu trong bảng cân đối thu chi hộ gia đình của Singapore được cung cấp bởi cơ quan quản lý tiền tệ Singapore và dữ liệu trong bảng cân đối thu chi hộ gia đình của Mỹ được cung cấp bởi Cục dự trữ liên bang Mỹ

Page 15: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

15

Thu nhập và tài sản của hộ gia đình Mỹ: Điểm chuẩn để so sánh

Chúng tôi bắt đầu phân tích về đảm bảo thu nhập hưu trí bằng cách nghiên cứu các thành phần thu nhập hộ gia đình Mỹ và bảng cân đối thu chi của họ làm thước đo để so sánh với các hộ gia đình châu Á. Mỹ không phải là một chuẩn mực hoàn hảo, đặc biệt bởi vì thị trường vốn phức tạp của quốc gia này đã dành các hộ gia đình hưu trí cơ hội lập kế hoạch tài chính mà hầu như có ở châu Á. Tuy nhiên, Mỹ là một ví dụ điển hình về cách thức thu nhập các hộ gia đình có thể được huy động nhằm mang lại sự đảm bảo thu nhập hưu trí.

Biểu 9: Thành phần cấu tạo tài sản tài chính của hộ gia đình Mỹ

Chuyển tiền thuần của chính phủ 11%

Thu nhập từ tài sản đầu tư 13%

Thu nhập từ cho thuê 4%

Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ - nơi xem xét tổng hợp thu nhập cá nhân trên cả nước, thu nhập hộ gia đình Mỹ được tạo ra từ năm nguồn chính: việc làm chính thức (63%); chuyển thanh toán- chi tiêu của chính phủ (11%), tài sản tài chính (13%), việc làm tự do (9%) và thu nhập từ cho thuê (4%, điều chỉnh giảm để phản ánh khấu hao vốn) 11.

Nguồn: Phòng thương mại, Cục phân tích kinh tế Mỹ Thu nhập cá nhân và cách thức sử dụng thu nhập, 2012.

.

Các thành phần trên cho thấy các hộ gia đình Mỹ thường ít phụ thuộc vào thu nhập việc làm chính thức hơn so với các gia đình trong năm quốc gia châu Á và vùng lãnh thổ mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

Số liệu tổng hợp thu nhập hộ gia đình Mỹ được nghiên cứu ở trên đại diện cho thu nhập trung bình giữa các nhóm tuổi. Khi xem xét các hộ gia đình người cao tuổi nói riêng, chúng tôi thấy rằng thành phần của thu nhập có xu hướng nghiêng về thu nhập từ tài sản và các khoản chuyển tiền (chi tiêu xã hội của chính phủ). Tuy nhiên, điểm mấu chốt là các hộ gia đình Mỹ tạo ra phần lớn thu nhập không phải từ việc làm, thu nhập này làm tăng đáng kể khả năng đảm bảo thu nhập hưu trí của họ- và nhìn chung, các hộ gia đình người cao tuổi ở Mỹ có mức thu nhập tương đối cao so với trước khi nghỉ hưu12.

Trong khi tuổi nghỉ hưu chính thức cho các mục tiêu an sinh xã hội là 65, số lượng những người đi làm trên 60 tuổi giảm mạnh. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình có chủ hộ ở độ tuổi 60-64 chỉ bằng khoảng 82% so với những gia đình mà chủ hộ ở độ tuổi 55-59. Thu nhập giảm xuống mạnh khi độ tuổi của chủ hộ tăng từ mốc này, một phần vì quy mô hộ gia đình cũng nhỏ lại khi độ tuổi tăng lên. Nếu mức sụt giảm thu nhập được tính căn cứ trên số lượng người trong mỗi hộ gia đình, ta thấy tốc độ giảm này sẽ chậm hơn nhiều. Quy mô hộ gia đình nhỏ lại khi độ tuổi tăng cao đơn giản vì người ta già và chết đi13. . Các chương trình xã hội và tài sản tích lũy tài trợ người hưu trí ở Mỹ

Những con số này cho thấy, về mặt tổng thể, hộ gia đình Mỹ đã đạt được một sự đảm bảo cao về thu nhập hưu trí. Điều này một phần nhờ nền tảng được tạo ra bởi hệ thống an sinh xã hội,chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế, một phần nhờ vào việc nhiều hộ gia đình Mỹ đã biết cách huy động tài sản tích lũy của họ.

Trong khi một số nền kinh tế ở châu Á và Bắc Á nói riêng, đã đạt được mức giàu có (đánh giá dựa trên thu nhập) tương đương hoặc cao hơn so với các hộ gia đình Mỹ, mức thu nhập của họ khi nghỉ việc lại thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi kết luận rằng tuy sự tích lũy của cải ở mức độ cao là nền tảng cơ sở cho việc đảm bảo thu nhập hưu trí nói chung mà các hộ gia đình Mỹ được hưởng, nhưng yếu tố góp phần quan trọng then chốt là cách thức sử dụng nguồn của cải đó - đặc biệt là cách đầu tư của cải tích lũy để tạo ra thu nhập hưu trí.

Năm 2012, các hộ gia đình Mỹ có tổng tài sản vào khoảng 76 nghìn tỷ USD, chỉ có 32% trong số đó phát sinh từ tài sản phi tài chính như bất động sản. Còn lại 68% tài sản đã được đầu tư vào các công cụ tài chính, phần lớn các công cụ tài chính này đã tạo ra thu nhập. Khá khác biệt với các gia đình châu Á của họ, chỉ có 12% của cải hộ gia đình Mỹ được cất trữ trong tài khoản ngân hàng. Thay vào đó, hơn một phần tư tài sản của gia đình được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ tương hỗ, phần còn lại tham gia dưới hình thức dự phòng cho khoản lương hưu14.

11. Dữ liệu vào tháng 11/ 2012 12. Dựa trên phân tích của Manulife Asset Management: Phòng thương mại , Cục Phân tích kinh tế Mỹ, Thu nhập cá

nhân và cách thức sử dụng thu nhập, 2012. 13. Trích dẫn trước đó 14. Dựa trên phân tích của Manulife Asset Management: Dữ liệu của cục dự trữ liên bang Mỹ về bảng cân đối chi tiêu

của hộ gia đình Mỹ

Page 16: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

16

Hồ sơ về đảm bảo thu nhập hưu trí của Hồng Kông

Hồ sơ về tuổi dân số

20 0 5 20 50 E

Độ tuổi trung bình

% dân số trên 65 tuổi

Tỷ lệ người già phụ thuộc

38,9 52,1

12,0% 32.7%

16,4 58,2

Chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập

Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho Hưu trí†

Chúng tôi ước tính tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình ở Hồng Kông gấp 3 lần GDP

Thuận lợi nhất

Đảm bảo thu nhập hưu trí

Tiền lương tiền công

Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lương hưu

Hỗ trợ từ gia đình

Tài sản hộ gia đình

Lực lượng lao động người cao tuổi thấp và giảm dần làm giảm thu nhập của người cao tuổi

Mức chi tiêu của chính phủ tương đối thấp so với GDP; Chương trình an sinh xã hội chỉ được tạo ra ở mức đủ sống

Quỹ lương hưu chiếm 32.6% GDP là mức khiêm tốn, số dư quỹ trung bình nhỏ và trợ cấp hưu được trả một lần.

Hỗ trợ tài chính từ gia đình bị giảm sút do sự thay đổi rất lớn trong cấu trúc gia đình

Bảng cân đối thu chi nghiêng nhiều về bất động sản và khoản tiền gửi ngân hàng với lãi suất thấp

Ghi chú: † Xem phụ lục chi tiết Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho hưu trí của Manulife Asset Management.

Xét về mọi mặt, các hộ gia đình ở Hồng Kông rất giàu có. Với chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập là 3,0, Hồng Kông giàu xấp xỉ bằng Mỹ. Dù giàu có tương đối như vậy, mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình người cao tuổi ở Hồng Kông lại chỉ bằng 22% mức thu nhập trung bình của tất cả các hộ gia đình trong vùng lãnh thổ. Một phần nguyên nhân là do mức thu nhập từ tài sản hộ gia đình ở Hồng Kông nhìn chung thấp. Điều tra dân số ở Hồng Kông năm 2011 chỉ ra rằng 85,7% tổng

thu nhập hộ gia đình được mang lại từ việc làm chính (so với 63,8% ở Mỹ), còn lại 14,3% phát sinh từ thu nhập bằng tiền khác (bao gồm khoản chi chuyển tiền từ chính phủ và thu nhập từ tài sản hộ gia đình. Tuy điều này thể hiện sự cải thiện so với các năm trước- điều tra dân số năm 2001 cho thấy 88,1% thu nhập hộ gia đình có được từ việc làm chính- sự cải thiện này được phát sinh từ một thực tế rất đơn giản là dân số Hồng Kông đang già hóa rất nhanh chóng và lực lượng người hưu trí đang tăng lên.16

15. Tính toán của Manulife Asset Management dựa vào tài liệu “Phân bổ thu nhập hộ gia đình Hồng Kông 2011, Cục thống kê và điều tra dân số Hồng Kông”

16. Phân bổ thu nhập hộ gia đình Hồng Kông 2011, Khu vực quảng lý đặc biệt Hồng Kông, Cục thống kê và điều tra dân số Hồng Kông

Page 17: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

17

Khoản lương hưu chi trả một lần khiến người cao tuổi có thu nhập thấp

Hình 10: Khái quát các nguồn thu nhập hưu của Hồng Kông

Lương & Tiền công 20

Có lẽ điều thực sự gây ngạc nhiên là các hộ gia đình mà thu nhậpchủ yếu phụ thuộc vào các thu nhập khác bao gồm khoản chi trả của Chính phủ và thu nhập từ tài sản, lại đang nằm ở đáy của tổng thu nhập đạt được một cách không tương xứng. Vì những cá nhân sống dựa chủ yếu vào các nguồn thu nhập không phải từ tiền công, hầu như là người cao tuổi, mặc dù điều tra dân số Hồng Kông cho thấy một thực trạng rõ ràng là tuy các hộ gia đình tích lũy nhiều của cải nhưng phần lớn các hộ lại đang nghỉ hưu với thu nhập thấp.

Tài sản hộ gia đình 5 0

Hỗ trợ gia đình

Chi tiêu xã hội

công

Lương hưu

Thu nhập trung bình của hộ gia đình người cao tuổi ở Hồng Kông bằng 47% mức thu nhập trung bình của tất cả các hộ và đã giảm đều đặn từ 51% năm 200117. Rất nhiều yếu tố đã tạo ra xu hướng thay đổi đáng ngạc nhiên này, trong đó có nguyên nhân do tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm mạnh ở độ tuổi khá trẻ -50 tuổi. Theo tổ chức lao động quốc tế, chỉ có 21% nam giới Hồng Kông ở độ tuổi 65 đến 69 và chỉ 5% ở độ tuổi trên 7018 còn tham gia lực lượng lao động. Tuy rằng có những nền kinh tế phát triển có tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động thấp hơn nhưng thực trạng của Hồng Kông gây ngạc nhiên vì thu nhập bình quân hộ gia đình cao tuổi ở Hồng Kông thấp. Một trong những nguyên nhân chủ đạo khiến các hộ gia đình người cao tuổi ở Hồng Kông có thu nhập thấp là do cơ chế lương hưu – Quỹ Dự trữ hưu bổng bắt buộc (MPF) và Sắc lệnh thực hiện hưu trí nghề nghiệp- đang thực hiện chi trả trợ cấp hưu một lần thay vì chi trả trợ cấp hàng năm tới suốt đời. Hơn nữa, số dư trung bình của tài khoản Quỹ dự trữ hưu bổng bắt buộc MPF lại tương đối nhỏ, chỉ khoảng 20.000 USD. Hệ quả là, thu nhập của người cao tuổi thường không được tài trợ bởi những khoản chi trả trợ cấp hưu đều đặn, thường xuyên. Thêm vào đó, đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Hồng Kông khá khiêm tốn, chỉ trả khoảng 1.100 đô la Hồng Kông một tháng cho một người (khoảng 136 USD).

Bảng cân đối chi tiêu hộ gia đình nghiêng về các khoản tiền gửi

Hồng Kông không đưa ra báo cáo bảng cân đối chi tiêu hộ gia đình cũng không công bố thống kê về tài khoản tiền gửi ngân hàng của các hộ gia đình. Tuy nhiên chúng tôi thu thập được bảng cân đối chi tiêu ước tính dựa trên: Tổng giá trị tài khoản tiền gửi ngân hàng 7,6 nghìn tỷ đô la Hồng Kông vào cuối năm 2011 (rất nhiều cơ sở nhận tiền gửi đã cho chúng tôi biết, những tài khoản cá nhân chiếm tới 45-50% tổng giá trị khoản tiền gửi này), dữ liệu tiền lương hưu (vd, quỹ lương hưu), hoạt động trên thị trường chứng khoán của các hộ gia đình, và ước tính về cổ phần nắm giữ trong các quỹ tương hỗ

Lưu ý: Sơ đồ theo mô hình radar này mô tả mức độ các nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở mỗi nền kinh tế trong năm nước Châu Á và vùng lãnh thổ nghiên cứu - sơ đồ không đưa ra mức thu nhập thực tế dựa trên nguồn dữ liệu được cung cấp.

Bảng cân đối chi tiêu ước tính của chúng tôi cho thấy tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn chiếm khoảng 60% tổng tài sản tài chính của Hồng Kông, làm lu mờ các tài sản khác như tài khoản MPF, quỹ tương hỗ và quỹ bảo hiểm. Mặc dù các hộ gia đình Hồng Kông thường mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD, lãi suất tiền gửi đã hạ đáng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra và những tài sản này mang lại lợi nhuận rất thấp cho các hộ gia đình người cao tuổi.

Liên quan tới quỹ lương hưu, tuy MPF và ORSO chỉ chiếm 32,6% GDP Hồng Kông. Tuy tỷ lệ này là thấp theo tiêu chuẩn của OECD, quỹ hưu được bù đắp bởi quỹ bảo hiểm nhân thọ cao, chiếm tới 44% GDP.

Nhìn chung, bảng cân đối chi tiêu hộ gia đình ước tính của chúng tôi cho thấy rằng tài sản hộ gia đình ở Hồng Kông không được huy động hiệu quả nhằm tối ưu hóa thu nhập hưu trí. Hệ quả là rất nhiều hộ gia đình ở Hồng Kông đang phụ thuộc vào chi tiêu thâm hụt tài bằng cách rút dần các khoản tiền gửi ngân hàng. Mối đe dọa của cách tiếp cận này với thu nhập hưu trí là các cá nhân sẽ tiêu hết các khoản tiết kiệm của họ để sinh sống, đặc biệt trong bối cảnh Hồng Kông có lực lượng người cao tuổi tham gia lao động thấp và xu hướng tăng tuổi thọ, dẫn đến kéo dài thời gian hưu trí.

Page 18: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

18

17. Tính toán của Manulife Asset Management dựa vào tài liệu “Phân bổ thu nhập hộ gia đình Hồng Kông 2011, Cục thống kê và

điều tra dân số Hồng Kông 18. Tổ chức lao động thế giới. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo tuổi và giới tính.

Page 19: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

19

Hồ sơ về đảm bảo thu nhập hưu trí của Nhật Bản

20 0 5 2050 E

Hồ sơ về tuổi dân số

Độ tuổi trung bình

% dân số trên 65 tuổi

Tỷ lệ người già phụ thuộc

42,9 54,9

19,8% 37,7%

29,8 73,8

Chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập

Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho Hưu trí†

Tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản bằng 3.2 lần GDP

Thuận lợi nhất

Đảm bảo thu nhập hưu trí

Tiền lương tiền công

Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lương hưu

Hỗ trợ từ gia đình

Tài sản hộ gia đình

Lực lượng lao động người cao tuổi là nam giới có tỷ lệ cao ổn định, tài trợ thu nhập cho những năm hưu trí đầu tiên, tuy nhiên sau đó lại sụt giảm ở độ tuổi cao hơn.

Mức chi tiêu của chính phủ cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi gần với mức của Mỹ

Nhật Bản có cơ chế lương hưu phát triển nhất trong khu vực tuy nhiên lại thực hiện thanh toán một lần thay vì trợ cấp hàng năm tới suốt đời.

Hộ gia đình người cao tuổi ở Nhật chu cấp cho con cháu của họ nhiều gần bằng mức họ nhận.

Vô cùng thách thức bởi hầu hết tài sản được đầu tư vào bất động sản và tài khoản ngân hàng trong môi trường lãi suất bằng không

Ghi chú: † Xem phụ lục chi tiết Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho hưu trí của Manulife Asset Management.

Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất trên thế giới và xét trên nhiều góc độ, đang ở đỉnh điểm của cuộc cách mạng già hóa dân số mà hầu hết các nước Châu Á khác đang tiến nhanh vào. Nhật Bản là một quốc gia giàu có trên mọi phương diện, có khối lượng tài sản hộ gia đình đứng đầu, chỉ số tài sản bình quân trên đầu người cao nhất và chỉ xếp thứ hai sau Đài Loan về chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập. Nhật Bản cũng có một cơ chế tiền lương hưu vững chắc với tổng quỹ lương hưu chỉ đứng thứ hai sau mức dự trữ của Mỹ. Nhật Bản là một trong những nước có mức đảm bảo thu nhập hưu trí cao nhất trong những nền kinh tế Châu Á mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu và là nước có đường trượt xuống của thu nhập hưu trí ổn định hơn trong năm nền kinh tế, dù vậy, người cao tuổi Nhật Bản vẫn chịu sự sụt giảm nhanh về thu nhập. .

Lực lượng lao động người cao tuổi cao

Một trong những nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình người cao tuổi ở Nhật Bản đến từ việctiếp tục tham gia lực lượng lao động: 50% nam giới ở độ tuổi trên 60 và 30% nam giới trên 70 tiếp tục làm việc 19. Lực lượng người cao tuổi là nam giới tham gia thị trường lao động cao một phần phản ánh quy phạm văn hóa mang tính lịch sử, nhưng cũng đồng thời chịu sự định hướng của nhu cầu kinh tế bởi lực lượng lao động năng động của quốc gia đã và đang giảm đi. Phụ nữ Nhật Bản có tuổi thọ dự tính cao hơn nhiều so với nam giới, tuy vậy, nam giới mới là trụ cột chủ yếu trong gia đình.

19. Tính toán của Manulife Asset Management dựa trên các thống kê của Chính phủ Nhật Bản.

Page 20: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

20

Đường trượt xuống thu nhập cho các hộ gia đình người cao tuổi ở Nhật là một trong nhưng đường trượt xuống thu nhập tốt nhất trong khu vực cũng như so với các hộ gia đình người cao tuổi ở Mỹ. Nhưng người Nhật Bản ở độ tuổi sáu mươi và bảy mươi vẫn thuộc lực lượng lao động có thu nhập bằng với khoảng 80% và 62% mức thu nhập trước khi nghỉ hưu (nghĩa là, các hộ gia

đình có độ tuổi từ 50-59), tương ứng20Mức thu nhập này tương đối cao khiến các hộ gia người cao tuổi ở Nhật Bản tiết kiệm ở mức cao.

Hình11: Nguồn thu nhập hưu trí ở Nhật Bản

Lương&tiền công 20.0

15.0

10.0

Tuy nhiên, tình hình có phần ít lạc quan hơn khi xem xét tổng thể các hộ gia đình người cao tuổi, cho dù họ có làm việc hay không. Tóm lại, các hộ gia đình người cao tuổi ở độ tuổi 60-69 có thu nhập tương đương 68% mức thu nhập trung bình trước khi nghỉ hưu và mức con số này giảm xuống 51% đối với những hộ gia đình ở độ tuổi 70 hoặc trên 70. Việc chuyển lương hưu của nhà nước chiếm 70% thu nhập hộ gia đình người cao tuổi, với chi 6% xuất phát từ tài sản gia đình – thấp hơn rất nhiều

mức thu nhập ở Mỹ21

Tài sản của gia đình

Trợ cấp dành cho gia đình

5.0

0.0

Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lương hưu

Trợ cấp cho gia đình suy giảm Một yếu tố khác ảnh hưởng đến bảo đảm thu nhập hưu trí ở Nhật Bản là truyền thống lâu đời, đó là các thế hệ già và trẻ cùng chung sống với nhau – việc cùng chung sống ở Nhật Bản nghiêng về những phụ nữ lớn tuổi cần hỗ trợ tài chình sau khi chồng họ qua đời. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng này trong việc bảo đảm thu nhập hưu trí đang giảm xuống nhanh chóng. Năm 1989, 54% phụ nữ cao tuổi sống với con cái đã kết hôn, nhưng đến năm 2004 con số này giảm xuống còn

28%22. Góa phụ cao tuổi ở Nhật Bản ngày càng có xu hướng sống một mình và do đó phải trải qua tình trạng căng thẳng nhất về tài chính.

Hỗ trợ tài chính của gia đình dành cho những người cao tuổi vân là một phần quan trọng trong việc bảo đảm thu nhập hưu trí ở Nhật Bản, nhưng, giống như việc cùng chung sống với con cái, yếu tố này đa giảm trong một vài thập kỷ qua. Các nghiên cứu của Chính phủ chỉ ra rằng năm 1981 có 35% hộ gia đình người cao tuổi nhận được hỗ trợ tài chính từ con cái đã trưởng thành. Tuy nhiên, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 11% vào năm 2005 –

vẫn còn cao so với các hộ gia đình ở Hoa Kỳ23. Tóm lại, những thay đổi này có nghĩa là người cao tuổi ở Nhật Bản ngày càng độc lập về mặt tài chính khi nghỉ hưu.

Lưu ý: Sơ đồ theo mô hình radar này mô tả các mức nguồn thu nhập đối với các hộ gia đình ở mỗi nền kinh tế trong năm nước Châu Á và các khu vực nghiên cứu trong báo cáo này - sơ đồ không đưa ra mức thu nhập thực tế.

Thu nhập thấp đối với tài sản của gia đình

Một nghịch lý là người cao tuổi Nhật Bản đang phải đối mặt đó là thu nhập từ khoản tiền tiết kiệm rất lớn của họ lại quá ít. Nhìn chung, các hộ gia đình đang làm việc ở Nhật Bản nhận được dưới 2.3% thu nhập của họ từ tài sản của gia đình và con số này vẫn thấp

so với chỉ số 6% của hộ gia đình cao tuổi24. Bảng cân đối kế toán điển hình của các hộ gia đình Nhật Bản giải thích nhiều điều. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng hơn 70% tài sản của gia đình dưới dạng tiền gửi và bất động sản, cụ thể là việc không tạo ra thu

nhập nhà ở do chủ sở hữu sử dụng25.

Điều này không thay đổi nhiều đối với những người lớn tuổi, những người chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ tài sản dưới dạng tiền gửi có thời hạn và không có thời hạn tại các tổ chức tài chính. Các quỹ chung, cổ phiếu và chứng khoán chiếm một phần nhỏ hơn trong tài sản tài chính của hộ gia đình ở Nhật Bản so với các nền kinh tế Châu Á phát triển khác, và nhỏ hơn rất nhiều so với Mỹ. Tình trạng nghiêng nhiều về nắm giữ tài sản tài chính bằng tiền gửi đang là thử thách lớn trong bối cảnh môi trường lãi suất bằng không đang kéo dài ở Nhật Bản.

20. Như trên 21. Tính toán của Công ty Quản lý Tài sản Manulife dựa trên Báo cáo Phúc lợi, Lao động và Sức khỏe Hàng năm của Bộ Y tế, Lao động

và Phúc lợi năm 2010-2011. 22. Murozumi, Masako và Shikata, Masato. Cấu trúc Thu nhập của Hộ gia đình người cao tuổi và Tỉ lệ Đói nghèo Tương đối ở Nhật Bản

theo Quan điểm So sánh Quốc tế. 23. Tài liệu Nghiên cứu Thu nhập của Luxembourg. Tài liệu Số 483, Tháng 6 Năm 2008. 24. Ogawa, Naohiro. Thay đổi Chuyển giao giưa các thế hệ và Dân số già hóa nhanh ở Nhật Bản. Viện Nghiên cứu Dân số, Đại học

Nihon, 2009.

Page 21: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

21

25. Tính toán của Công ty Quản lý Tài sản Manulife dựa trên Báo cáo Phúc lợi, Lao động và Sức khỏe Hàng năm của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi năm 2010-2011.

Page 22: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

22

Hồ sơ về đảm bảo thu nhập hưu trí của Singapore

20 0 5 20 50 E

Hồ sơ về tuổi dân số

Độ tuổi trung bình

% dân số trên 65 tuổi

Tỷ lệ người già phụ thuộc

37,5 51,4

8,5% 32,8%

11,8 58,6

Chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập

Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho Hưu trí†

Tổng tài sản tài chính của hộ gia đình ở Singapore bằng 2,3 lần GDP, thấp hơn ở Mỹ, nhưng phần lời tài sản hộ gia đình lại trong bất động sản là nhà ở

Thuận lợi

Đảm bảo thu nhập hưu trí

Tiền lương tiền công

Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lương hưu

Hỗ trợ từ gia đình

Tài sản hộ gia đình

Tỷ lệ lực lượng lao động là người cao tuổi ở Singapore là 18,5%, tương tự ở Mỹ

Singapore là một trong những nước có chi tiêu vào hoạt động an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi thấp nhất trong khu vực

Quỹ dự phòng trung ương của Singapore là một hệ thống rất phát triển và tinh vi. Quỹ lương hưu chiếm 68% GDP, cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc đảm bảo hưu trí. Tuy nhiên quỹ này cũng bị cắt xén để chi tiêu vào công tác chăm sóc sức khỏe và nhà ở

Khoảng 8% người cao tuổi sống một mình và 17% người cao tuổi sống duy nhất với bạn đời của họ. Singapore là trường hợp điển hình nhất trong khu vực về tập quán nhiều thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà và hỗ trợ từ gia đình là một khía cạnh sống còn đảm bảo thu nhập hưu trí.

Thu nhập thấp từ tài sản hộ gia đình có nguyên nhân từ cách mà tài sản đó được sử dụng.

Ghi chú: † Xem phụ lục chi tiết Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho hưu trí của Manulife Asset Management.

Singapore là nước có dân số già nhất trong khu vực Đông Nam Á, và tình trạng già hóa vẫn đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Theo sách trắng của Chính phủ xuất bản tháng 1 năm 2013, lực lượng lao động là công dân Singapore sẽ bắt đầu giảm vào đầu năm 2020 và quy mô dân số Singapore sẽ giảm vào năm 202526. Nhìn chung Singapore là một quốc gia giàu có, với tài sản hộ gia đình trên đầu người khoảng 205.000 USD27, tuy vậy, mức độ giàu có này không có nghĩa là mức đảm bảo thu nhập hưu trí cao.

Thực tế, chỉ thiểu số người dân Singapore tạo ra thu nhập đáng kể từ tài sản tích lũy của họ khi về già28. Một phần nguyên nhân được cho là do sự tập trung tài sản quốc gia, nhưng một phần cũng vì phần lớn tài sản hộ gia đình nằm trong bất động sản vốn không mang lại thu nhập, phần còn lại thì được đầu tư vào tài khoản ngân hàng mang lại lợi tức thấp.

26. Chính phủ Singapore. Một dân số bền vững cho một Singapore năng động, 01/ 2013. 27. Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore. 28. Chính phủ Singapore. Một dân số bền vững cho một Singapore năng động, 01/ 2013.

Page 23: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

23

Chính phủ nỗ lực huy động tài sản bất động sản

Khoảng 60% tài sản hộ gia đình ở Singapore bị đóng băng trong các nguồn vốn đầu tư liên quan tới bất động sản29. Lao động nước ngoài cư trú ở Singapore, xét về khía cạnh nào đó, đã xây dựng nên giá trị bất động sản và khu đất có tiềm năng phát triển cao của nước này làm tăng thêm nhân tố đầu cơ đối với nhà ở, dẫn đến giá bất động sản tương đối đắt.

Hình 12: Khái quát các nguồn thu nhập hưu của Singapore

Lương & Tiền công 20,0

15,0

10,0

Chính phủ Singapore nhận thấy rằng đa số tài sản của người dân không thể thanh khoản được và chính phủ vẫn đang nỗ lực giúp đỡ công dân thanh khoản tài sản bất động sản của họ bằng cách khuyến khích phát triển thị trường thế chấp đối lưu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có rất ít bằng chứng cho thấy người dân Singapore hiểu rõ về cách gây quỹ hưu mới này.

Tài sản hộ gia đình

Hỗ trợ gia đình

5,0

0,0

Chi tiêu xã hội công

Lương hưu

Người dân Singapore chủ yếu nhận được mức thu nhập thấp từ tài sản hộ gia đình, cũng giống như người dân Hồng Kông, ngày càng phải gánh trách nhiệm an toàn tài chính khi nghỉ hưu. Chi tiêu chính phủ vào các lĩnh vực an ninh xã hội, chăm sóc sức khỏe và quỹ phúc lợi ở Singapore chỉ khoảng 1,7% GDP - bằng 1/10 so với Mỹ - và chỉ thay đổi rất ít trong thập kỷ vừa qua. Xét thực tế này, mức chi tiêu này thậm chí còn thấp hơn cả Hồng Kông, nước này chi một khoản nhỏ 4,6% GDP cho phúc lợi xã hội.

Dự trữ lương hưu thấp hơn nhu cầu

Hệ thống lương hưu CPF của Singapore dường như rất ưu đãi cho đối tượng nghỉ hưu của nước này, với tổng dự trữ lương hưu khoảng 67,5% GDP - gấp đôi so với Hồng Kông. Tuy nhiên, vì quỹ dự trữ này cũng có thể được sử dụng cho chi phí chăm sóc sức khỏe và mua nhà ở nên con số thực sự của quỹ thu nhập hưu thấp đáng kể so với các con số đề xuất ban đầu. Ngoài ra, như thực tế tại hầu hết các nước Châu Á, lương hưu thường được trả trọn gói một lần.

Trong khi Chính phủ nhận ra rằng cách chi trả lương hưu trọn gói có thể làm giảm an toàn thu nhập và đã đề xuất việc chi trả lương hưu đến cuối đời thì một số nhỏ người dân Singapore đã lợi dụng hình thức này để mua bảo hiểm trọn đời. Đối với những người nhận thanh toán trọn gói, gần 60% toàn bộ hoặc một phần số thu nhập này trở thành tiền gửi ngân hàng, trong khi đó 45% khác dùng ít nhất một phần thu nhập này để trả chi phí thường xuyên. Rất ít trong số thu nhập đó được chuyển sang đảm bảo thu nhập hưu30.

Lưu ý: Sơ đồ theo mô hình radar này mô tả các mức nguồn thu nhập đối với các hộ gia đình ở mỗi nền kinh tế trong năm nước Châu Á và các khu vực nghiên cứu trong báo cáo này - sơ đồ không đưa ra mức thu nhập thực tế.

Hỗ trợ gia đình- trụ cột an toàn về thu nhập

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng an toàn về thu nhập hưu trí cho người già ở Singapore chủ yếu dựa vào hỗ trợ tài chính gia đình. Một phần là vì Singapore có tỷ lệ chung sống nhiều thế hệ lớn nhất trong các nền kinh tế phát triển - chỉ khoảng 8% người già ở Singapore sống một mình và 17% chỉ sống với bạn đời31. Tương tự, gần 80% người già Singapore nhận hỗ trợ tài chính từ con cái họ, cũng thuộc mức cao nhất trong khu vực này. Ngoài ra, khi tuổi tăng lên và những người lớn tuổi đi theo đường giảm thu nhập hưu trí thì tỷ lệ nhận hỗ trợ tài chính từ con cái tăng lên. Ví dụ, theo báo cáo 55% người già có độ tuổi từ 65 đến 75 nhận sự hỗ trợ tài chính này, tăng lên 65% đối với những người từ 75 tuổi trở lên (tính đến năm 2005)32.

Tuy nhiên, hình thức hỗ trợ quan trọng này đang bị đe dọa do giảm quy mô hộ gia đình, tỷ lệ người già phụ thuộc tăng lên và tỷ lệ sinh sản giảm. Vào năm 1995, theo báo cáo 84% người già nhận hỗ trợ tài chính từ con cái, nhưng tỷ lệ này giảm xuống 77% vào năm 2005. Sự giảm sút đáng kể về hỗ trợ gia đình này diễn ra vào thời điểm tỷ lệ người già Singapore có xu hướng gia tăng và con số nghỉ hưu mới kỷ lục vẫn đang gia tăng trong dân số mỗi năm33.

29. Tính toán của Manulife Asset Management dựa trên thống kê của Chính phủ Singapore 30. Chính phủ Singapore. Tình trạng người già tại Singapore Phát hành lần 2: Việc làm và Thu nhập và Tài sản, 2008/2009. 31. Chính phủ Singapore. Tình trạng người già tại Singapore Phát hành lần 3: Thịnh vượng xã hội tương lai, 2008/2009. 32. Chính phủ Singapore. Tình trạng người già tại Singapore Phát hành lần 2: Việc làm và Thu nhập và Tài sản, 2008/2009. 33. Cùng đoạn

Page 24: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

24

Hồ sơ về đảm bảo thu nhập hưu trí của Hàn Quốc

20 0 5 2050 E

Hồ sơ về tuổi dân số

Độ tuổi trung bình

% dân số trên 65 tuổi

Tỷ lệ người già phụ thuộc

35,1 54,9

9,4% 35,1%

13,1 64,5

Chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập

Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho Hưu trí†

Tổng tài sản tài chính của hộ gia đình ở Hàn Quốc bằng 1,9 lần GDP, nhưng bị cắn xén mạnh bởi công nợ hộ gia đình ở mức cao

Thách thức

Đảm bảo thu nhập hưu trí

Tiền lương tiền công

Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lương hưu

Hỗ trợ từ gia đình

Tài sản hộ gia đình

Tỷ lệ lực lượng lao động người cao tuổi ở Hàn Quốc cao nhất trong 5 nền kinh tế được nghiên cứu

Chi tiêu của chính phủ cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi thấp.

Quỹ lương hưu rất nhỏ so với GDP và việc xem xét tư cách nhận hưu khắt khe đã làm giảm giá trị của các khoản trợ cấp hưu

Mặc dù vẫn rất quan trọng, nhưng việc phụ thuộc vào thu nhập từ con cái trưởng thành chuyển cho cha mẹ đã và đang giảm đi nhiều

0.5% thu nhập hộ gia đình được tạo ra từ tài sản của hộ gia đình.

Ghi chú: † Xem phụ lục chi tiết Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho hưu trí của Manulife Asset Management.

Trong năm nền kinh tế phát triển của Châu Á được đề cập trong báo cáo này, có lẽ Hàn Quốc được coi là gặp nhiều thách thức nhất trong việc đảm bảo thu nhập hưu trí cho lực lượng dân số là người cao tuổi. Thực tế, theo một nghiên cứu năm 2009, 32% người Hàn Quốc ở độ tuổi 60, trên 60 sống trong cảnh bần hàn, một trong những tỷ lệ cao nhất giữa các quốc gia thuộc OECD34. Chúng tôi nhận thấy sự kết hợp của rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi ở Hàn Quốc. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là chính sách của chính phủ Hàn Quốc mặc định rằng cá nhân các hộ gia đình đóng góp vào việc đảm bảo thu nhập hưu trí của họ, nhưng người dân nói chung lại chưa tích lũy được đủ tài sản để làm điều đó. .

Ví dụ, Chính phủ Hàn quốc chi 2,5% GDP xấp xỉ ¼ mức chi của Mỹ vào an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi. Tương tự như Singapore, Hồng Kông, mức chi tiêu này thể hiện rằng, nguồn trợ cấp chỉ chủ yếu dành cho những người nghèo khổ nhất của những nền kinh tế đó.

.

34. Lee, J. và Lee, Y. “Chuyển giao cá nhân và Đảm bảo thu nhập cho người già tại Hàn Quốc", Báo Già hóa dân số và Chính sách xã hội,

Page 25: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

25

2009.

Page 26: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

26

Tỉ lệ nợ cao làm sụt giảm tài sản gia đình

Trong khi các hộ gia đình ở Singapore và HongKong đã phản ứng lại chính sách của Chính phủ bằng cách tích lũy mức tài sản lớn, thì Hàn Quốc đạt được mức tài sản tài chính thấp nhất trong số năm nền kinh tế:

Hình 13: Tổng quan nguồn thu nhập hưu trí của Hàn Quốc

Lương & Tiền công 20

15

10

tỉ lệ tài sản tài chính so với GDP là 186%. Lãi suất và tỉ lệ tích trữ thấp đã góp phần vào tỉ lệ nợ của hộ gia đình tăng cao, chiếm khoảng 50% tài sản tài chính. Tỉ lệ nợ này làm sụt giảm tỉ lệ tiết kiệm và tăng độ phụ thuộc của hộ gia đình với lãi suất trong khi làm giảm một nửa giá trị của tài sản tài chính của hộ gia đình. Mặc dù thấp so với tiêu chuẩn của các nước phát triển, Hàn Quốc vẫn có tỉ lệ tài sản lớn hơn so với các nền kinh tế đang phát triển của Châu Á.

Tài sản hộ gia đình 5

0

Hỗ trợ gia đình

Chi tiêu xã hội công

Lương hưu

Bất kể điều này, thu nhập của hộ gia đình xuất phát từ tài sản chỉ bằng 0.5% – thấp hơn nhiều so với Mỹ và hầu hết

các nền kinh tế phát triển khác35.

Tỉ lệ trợ cấp tăng và tăng trưởng kinh tế giảm

Những thách thức này đến vào thời điểm khó khăn của Hàn Quốc. Chu kỳ sống của quốc gia này cho biết nó đang ở gần với đáy của sự phân bổ cơ cấu dân số. Tỉ lệ phụ thuộc của người cao tuổi ở Hàn Quốc tăng từ 13 người trong tổng số 100 người lao động năm 2005 lên 64,5 người năm 2050. Cùng với xu hướng cơ cấu dân số, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đang giảm xuống từ giai đoạn tăng trưởng mạnh và khả năng của hộ gia đình trong việc tích lũy tài sản ngày càng hạn chế. Trong khi lương hưu là nguồn cung phổ biến nhất trong việc đảm bảo thu nhập hưu trí, dự trữ lương hưu của Hàn Quốc là một trong năm tỉ lệ dự trữ thấp nhất trong số năm nền kinh tế được nghiên cứu và các tiêu chí nghiêm ngặt cho hệ thống lương hưu quốc gia có nghĩa là hầu hết các hộ gia đình cao tuổi không xuất phát hoàn toàn từ trợ cấp.

Trong lịch sử, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào trợ cấp của gia đình như là phương tiện chính bù đắp cho trợ cấp lương hưu thấp và chi tiêu của Chính phù dành cho người cao tuổi. Tuy nhiên, mô hình xã hội này đang chịu áp lực lớn. Theo nghiên cứu của RAND về tình trạng đói nghèo của người cao tuổi ở Hàn Quốc, năm 1980, 76% người Hàn Quốc trong độ tuổi 60 và hơn 60 phụ thuộc vào trợ cấp tài chính của gia đình như là nguồn thu nhập chính, nhưng

tỉ lệ đó đã giảm xuống 31% vào năm 200336.

Lưu ý: Sơ đồ theo mô hình radar này mô tả các mức nguồn thu nhập đối với các hộ gia đình ở mỗi nền kinh tế trong năm nước Châu Á và các khu vực nghiên cứu trong báo cáo này - sơ đồ không đưa ra mức thu nhập thực tế.

Tỉ lệ tham gia vào lực lượng lao động của người cao tuổi cao

Đáp lại những cơn gió ngược này, người Hàn Quốc có xu hướng tham gia vào lực lượng lao động lâu hơn ở bốn nền kinh tế còn lại. Tỉ lệ tham gia vào lực lượng lao động của người cao tuổi Hàn Quốc gần bằng 30%, bằng khoảng năm lần so với Hồng Kông và thậm chí cao hơn của Nhật Bản. Chúng tôi cho rằng tỉ lệ tham gia vào lực lượng lao động vẫn ở mức cao, nhưng không đủ để giải quyết các thách thức về bảo đảm thu nhập hưu trí mà dân số của quốc gia này đang phải đối mặt. Ngược lại với xu thế này, tỉ lệ phụ thuộc của người cao tuổi tăng cao và dân số trong độ tuổi lao động giảm xuống đang cản trợ khả năng tài chính của Chính phủ nhằm tăng chi tiêu vào trợ cấp cho người cao tuổi.

35. Tính toán của Công ty Quản lý Tài sản Manulifexuất phát trừ Khảo sát Thống kê của Hàn Quốc về Thu nhập và Chi tiêu của Hộ gia đình.

36. Lee, Jinkook và Phillips, Drystan. Thu nhập và Tình trạng Đói nghèo của Người cao tuổi Hàn Quốc: Đóng góp Tương đối và Mối quan hệ Giữa sự Chuyển giao giưa Gia đình và Chính phủ. Tài liệu Nghiên cứu về Lao động và Dân số của RAND. Tháng 4 Năm 2011.

Page 27: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

27

Hồ sơ về đảm bảo thu nhập hưu trí của Đài Loan

20 0 5 2050 E

Hồ sơ về tuổi dân số

Độ tuổi trung bình

% dân số trên 65 tuổi

Tỷ lệ người già phụ thuộc

37,0 55,6

9,7% 36,5%

13,6 67,6

Chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập

Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho Hưu trí†

Tổng tài sản tài chính hộ gia đình ở Đài loan bằng 4,7 lần GDP cao nhất ở Châu Á

Thuận lợi nhất

Đảm bảo thu nhập hưu trí

Tiền lương tiền công

Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lương hưu

Hỗ trợ từ gia đình

Tài sản hộ gia đình

Lực lượng lao động người cao tuổi thấp và đang giảm dần, một phần được bù đắp bởi thu nhập từ công việc tự do

Đài Loan là một trong những nước có chi tiêu của chính phủ vào các hoạt động an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi so với GDP cao nhất ở Châu Á, tương đương với mức chi tiêu của Mỹ

Quỹ lương hưu khiêm tốn được bù đắp bởi tài sản hộ gia đình tích lũy ở mức cao.

Theo nguồn dữ liệu của dự án National Transfer Account thanh toán chuyển khoản cá nhân chiếm 40% chi phí tiêu dùng của các hộ người cao tuổi

Đài Loan có bảng cân đối chi tiêu ngày càng phức tạp và mức thu nhập cao nhất trên tài sản trong năm nước được nghiên cứu nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ

Ghi chú: † Xem phụ lục chi tiết Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho hưu trí của Manulife Asset Management.

Hồ sơ về tình trạng già hóa dân số của Đài Loan tương tự Nhật Bản ở một vài khía cạnh. Dân số Đài Loan sẽ bắt đầu giảm trong 12 năm tới, lực lượng dân số là nam giới sẽ giảm nhanh hơn một chút so với nữ giới. Cũng giống như Nhật Bản, người Đài Loan tích lũy được một khối tài sản gia đình đáng kể trong suốt thời kỳ kinh tế bùng nổ được tạo ra nhờ lợi tức dân số- trên thực tế, chỉ số tài sản tài chính trên thu nhập của Đài Loan cao nhất trong khu vực. Tương tự như Nhật Bản, Đài Loan đối mặt với việc gia tăng quy mô của lực lượng dân số già tại thời điểm lãi suất cực kỳ thấp, đã giới hạn phạm vi những hộ gia đình người cao tuổi có thể huy động tài sản tích lũy của họ. Thu nhập của các hộ gia đình người cao tuổi ở Đài

Loan chỉ bằng khoảng 50% so với thu nhập của họ trước khi nghỉ hưu, nhưng chỉ khoảng 40% nếu không tính đến hỗ trợ từ người thân trong gia đình.37

Lực lượng lao động là người cao tuổi thấp và giảm dần

Xấp xỉ một phần ba hộ gia đình người cao tuổi ở Đài Loan có thu nhập hưu trí từ tiếp tục làm công việc chính thức hoặc làm việc tự do, chủ yếu là làm việc tự do. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy số người cao tuổi là nam giới tham gia lực lượng lao động giảm dần38.

37. Thống kê quốc gia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Đài Loan). Báo cáo điều tra về thu nhập và chi tiêu ở khu vực Đài Loan. 38. Hung, Wen Shai. “Ước tính về lực lượng lao động ở tuổi trung niên và cao tuổi ở Đài Loan.” Web Journal of Chinese Management

Page 28: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

28

Review. Vol. 6, số. 2, 04/2003.

Page 29: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

29

Biểu 14: Tổng quan nguồn thu nhập hưu trí của Đài Loan

Lương & Tiền công

20.0

15,0

10,0

Tuy một số người cho rằng lực lượng lao động người cao tuổi là nữ giới tăng được cho là nguyên nhân khiến lực lượng lao động nam giới giảm, có khả năng điều này bị tác động lớn hơn từ việc đưa vào thực hiện hệ thống lương hưu mới. Khoảng 26% thu nhập hộ gia đình người cao tuổi phát sinh từ chi trả của Chính phủ và khu vực tư nhân (ví dụ lương hưu và an sinh xã hội)39. Đài Loan tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động được đóng bảo hiểm từ 60 lên 65 tuổi năm 2008 nhằm giải quyết áp lực căng thẳng của tình trạng già hóa dân số lên hoạt động kinh tế. Việc thay đổi này là một yếu tố khiến chúng tôi kỳ vọng rằng tiền lương và tiền công sẽ trở nên quan trọng hơn với người cao tuổi ở Đài Loan

Các sản phẩm đầu tư thay thế cho tiền gửi ngân hàng

Tài sản hộ gia đình

Hỗ trợ gia đình

5,0

0,0

Chi tiêu xã hội công

Lương hưu

Cấu tạo của bảng cân đối thu chi hộ gia đình của Nhật Bản và Đài Loan khác nhau. Trong khi tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn chiếm hơn 50% giá trị tổng tài sản tài chính của người Nhật, ở Đài Loan, các khoản này chỉ chiếm khoảng 40% và đang giảm đi. Các hộ gia đình Đài Loan đang chuyển một phần lớn tài sản tài chính của họ vào bảo hiểm nhân thọ, được họ xem là một công cụ tích lũy tiết kiệm và hiện giờ chiếm khoảng 16 % tài sản tài chính hộ gia đình. Quỹ lương hưu cũng đang tăng trưởng nhưng với tốc độ khiêm tốn hơn so với việc chuyển đổi từ tài khoản tiền gửi ngân hàng sang bảo hiểm nhân thọ40.

Cùng một môi trường lãi suất thấp như Nhật Bản nhưng thu nhập từ tài sản tích lũy của hộ gia đình người cao tuổi ở Đài Loan lại cao hơn. Chúng tôi ước tính rằng 13% thu nhập của các hộ gia đình cao tuổi ở Đài Loan là có nguồn từ tài sản41. Tuy rằng tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ, nhưng cao hơn nhiều lần so với Nhật và có thể là mức thu nhập từ tài sản cao nhất trong khu vực.

Hỗ trợ từ phía gia đình cạnh tranh với thu nhập từ lương hưu Người cao tuổi chung sống cùng với con cái đã trưởng thành của họ là một khía cạnh rất quan trọng của vấn đề đảm bảo thu nhập hưu trí cho người cao tuổi Đài Loan- thậm chí có thể quan trọng hơn ở Nhật. Tuy nhiên, giống như Nhật Bản, việc cùng chung sống như thế đang biến mất dần. Từ năm 1986 tới năm 2005, tỷ lệ người cao tuổi Đài Loan sống cùng với con cháu họ giảm từ 70% xuống 60%42

Lưu ý: Sơ đồ theo mô hình radar này mô tả các mức nguồn thu

nhập đối với các hộ gia đình ở mỗi nền kinh tế trong năm nước

Châu Á và các khu vực nghiên cứu trong báo cáo này - sơ đồ

không đưa ra mức thu nhập thực tế.

Việc cùng chung sống và mối gắn kết mạnh mẽ giữa các thế hệ trong gia đình người Đài Loan cũng đóng góp cho thu nhập của người cao tuổi: hỗ trợ tài chính từ gia đình chiếm khoảng 17% thu nhập hộ gia đình người cao tuổi, khiến nguồn hỗ trợ này trở nên quan trọng tương tự như lương hưu43. Do việc cùng sống chung giảm đi và lương hưu tăng lên như nguồn thay thế, chúng tôi cho rằng yếu tố quan trọng đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi sẽ giảm đi theo thời gian.

39. Thống kê quốc gia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Đài Loan). Báo cáo điều tra về thu nhập và chi tiêu ở khu vực Đài Loan, 2011. 40. Căn cứ trên phân tích của Manulife Asset Management về bảng cân đối thu chi hộ gia đình được cung cấp bởi Ngân hàng Trung Ương

Trung Quốc (Đài Loan). 41. Thống kê quốc gia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Đài Loan). Báo cáo điều tra về thu nhập và chi tiêu ở khu vực Đài Loan, 2011. 42. Tung, An-Chi và Lai, Mun Sim. Living Arrangements and Support for the Elderly in Taiwan. Academia Sinica, Taiwan, và Monash

Page 30: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

30

University Sunway Campus. 43. Tính toán của Manulife Asset Management calculations dựa trên số liệu thống kê của Chính phủ Đài Loan (Trung Quốc).

Page 31: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

31

Triển vọng

Mặc cho những thách thức nảy sinh từ tình trạng già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhìn chung đều có triển vọng tươi sáng. Chúng tôi tin rằng chính phủ của các nước này đều nhận thức sâu sắc về những thách thức nảy sinh từ tình trạng già hóa dân số đang diễn ra trên đất nước của họ và đang từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo thu nhập hưu trí. Tuy chúng tôi sử dụng Mỹ như là thước đo chuẩn mực, chúng tôi không khuyến nghị áp dụng mô hình của Mỹ vào các nước ở Châu Á. Tuy vậy, việc so sánh cũng phác thảo những hướng đi tiềm năng có thể áp dụng bởi chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và cá nhân đang nỗ lực làm việc nhằm hình thành những chiến lược thu nhập hưu trí hiệu quả.

Châu Á không phải là một khối đồng nhất và mỗi quốc gia gặp phải những thách thức rất riêng. Tuy vậy, phân tích của chúng tôi đã chỉ ra một số các thách thức chung mà chính phủ và dân cư trong khu vực phải đương đầu. Tiếp theo là tổng quan về phương thức tăng cường đảm bảo thu nhập hưu trí tại các nền kinh tế mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

1. Phân bổ lại tài sản hộ gia đình

Bảng cân đối chi tiêu hiện tại của các hộ gia đình có lẽ đang cản trở việc đảm bảo thu nhập hưu trí. Bằng chứng là tất cả cá hộ gia đình người cao tuổi ở tất cả những nền kinh tế mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đều có thu nhập từ tài sản tích lũy tương đối thấp hơn các hộ ở Mỹ. Nguyên nhân một phần do thị trường vốn ở Châu Á hẹp hơn khiến việc lựa chọn đầu tư của các hộ gia đình bị giới hạn. Nhưng cũng có thể do quan điểm văn hóa lâu đời đánh giá bất động sản và tiền gửi ngân hàng cao hơn các công cụ tài chính khác vốn có thể mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc đảm bảo thu nhập hưu trí.

Theo quan điểm của chúng tôi, một khối lượng tài sản lớn ở Châu Á cần được giao nhiệm vụ hay định hướng lại nhằm mang lại kết quả năng suất hơn. Chúng tôi ước tính rằng năm nền kinh tế mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là nơi tích lũy 24 nghìn tỷ USD giá trị tài sản tài chính hộ gia đình, trong đó gần 13 nghìn tỷ USD đang được đầu tư vào những tài khoản ngân hàng lãi suất thấp. Chỉ cần phân bổ lại 10% giá trị của những khoản tiền gửi ngân hàng đó vào những khoản đầu tư hiệu quả hơn, sinh ra nhiều lợi nhuận hơn cũng sẽ huy động được thêm 1,3 nghìn tỷ USD vốn hộ gia đình trở thành nguồn thu nhập trọng trọng yếu của thu nhập hộ gia đình.

Nhiều chính phủ đã nhận thức được vấn đề này và đang từng bước huy động bảng cân đối chi tiêu hộ gia đình sao cho hiệu quả hơn, ví dụ như nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường thế chấp đối lưu nhằm tiền tệ hóa gia trị tài sản nhà ở. Tuy định hướng này từng bước đã thấy ở Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn quốc và Đài Loan. Ngoại trừ Hàn Quốc có thể là một ngoại lệ, những chương trình này bị gây trở ngại rất lớn bởi ở các quốc gia này tồn tại sự ưu ái mạnh mẽ mang tính văn hóa dành cho việc sở hữu bất động sản

Một định hướng hứa hẹn hơn là huy động khoản tiền gửi ngân hàng lãi suất thấp vào các công cụ tài chính tạo ra mức lợi tức cao hơn, như các quỹ mang lại thu nhập cố định và các quỹ mang lại thu nhập khác, giảm thiểu sự biến động thông qua sự tương quan giữa các loại tài sản. Một bước phát triển quan trọng kể khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tấn công là sự gia tăng đột biến của việc mua bán những quỹ đó ở hầu hết các thị trường Châu Á mà Manulife Asset Management có hoạt động.Không nghi ngờ trong khi một phần nguyên nhân là từ việc rút tài sản về nơi an toàn, chúng tôi tin rằng việc tăng trưởng này cũng bị ảnh hưởng bởinhững xu hướng muôn thuở, đặc biệt liên quan tới khát khao tìm kiếm thu nhập ở các hộ gia đình Châu Á.

2. Tái cơ cấu các khoản trợ cấp hưu trí

Một bộ phận khác có thể tiến hành thay đổi là tăng cường củng cố cơ chế tiền lương hưu trong khu vực. Hầu hết cơ chế lương hưu tại các nước và vùng lãnh thổ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đều thực hiện chi trả trợ cấp một lần. Điều đó làm nảy sinh rủi ro tiềm tàng rằng người nhận sẽ có khả năng tiêu hết tài sản tích lũy của họ hoặc khoản trợ cấp hưu một lần này có thể được sử dụng vào những mục đích khác thay vì đẩy mạnh bảo đảm thu nhập hưu trí (ví dụ như dùng cho các chi tiêu hiện tại).

Tuy các chính phủ các nước trong khu vực đang tỏ ra sẵn sàng áp dụng cơ chế chi trả trợ cấp hàng năm tới suốt đời, thì chính người nhận thu nhập ở đây dường như lại ưa thích việc chi trả một lần hơn. Tình trạng này có thể được giải quyết bằng đề xướng các giải pháp giáo dục phối hợp cả công và tư. Tuy vậy, việc tăng cường áp dụng chi trả trợ cấp hàng năm cũng mang tới nhiều thách thức. Kinh nghiệm của chúng tôi khi tham gia hoạt động như một nhà đầu tư năng động trên thị trường trái phiếu Châu Á cho thấy rất nhiều thị trường không có đủ chiều sâu và tính thanh khoản để áp dụng rộng rãi cơ chế chi trả trợ cấp hàng năm.

Page 32: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

32

3. Kéo dài thời gian nhận tiền lương, tiền công

Độ tuổi nghỉ hưu chính thức ở Châu Á tương đối thấp. Mặc dù đối với những người trong độ tuổi lao động, thảo luận về việc thay đổi tuổi nghỉ hưu là một vấn đề gây tranh cãi, độ tuổi nghỉ hưu chính thức tương đối thấp:

■ Có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động tại thời điểm lực lượng lao động đang giảm sút.

■ Nảy sinh rủi ro trường thọ bởi nghỉ hưu sớm hơn sẽ kéo dài khoảng thời gian hưu trí mà người già phải sống thụ thuộc vào tài sản hộ gia đình để có thu nhập

■ Làm căng thẳng các nguồn tài chính, giảm tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Có những dấu hiệu cho thấy chính phủ trong khu vực đã nhận thức được những yếu tố này và đang xem xét cách giải quyết vấn đề độ tuổi nghỉ hưu thấp. .

4. Tăng cường hỗ trợ từ gia đình

Hỗ trợ tài chính từ phía người thân trong gia đình là một đặc trưng văn hóa ở hầu hết các nước Châu Á, đóng góp đáng kể trong việc giảm tải căng thẳng tài chính cho Chính phủ đối với lực lượng dân số trong độ tuổi nghỉ hưu, đồng thời vẫn bảo vệ được các cá nhân trên cả nước. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ tài chính từ phía người thân trong gia đình tại các quốc gia và vùng lãnh thổ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đang gặp thách thức bởi những thay đổi sâu rộng đang làm lung lay cấu trúc gia đình truyền thống trong khu vực và nhìn chung làm giảm lượng tiền lưu chuyển giữa các thế hệ trong gia đình. Đây là một vấn đề nghiêm trọng trong bối cảnh hầu hết chính phủ các nước trong khu vực vẫn còn chi tiêu xã hội ở mức thấp. Một số quốc gia như Singapore, đã nhận ra tầm quan trọng của điều này và đang tiến hành các bước để gìn giữ việc hỗ trợ tài chính từ phía gia đình, ví dụ như điều chỉnh chính sách thuế. Những giải pháp năng động của Singapore trong việc bảo vệ thành phần thiết yếu của thu nhập hưu trí có thể được coi là một mô hình cho các nước Châu Á khác học tập.

5. Bổ sung vào chi tiêu xã hội của chính phủ bằng kế hoạch hưu trí tư nhân

Các chương trình phúc lợi xã hội là một thành phần quan trọng của thu nhập hưu trí, đặc biệt đối với những người có mức thu nhập thấp hơn. Tuy vậy, Báo cáo thứ hai của chúng tôi trong chuỗi báo cáo về tình trạng già hóa dân số ở Châu Á chỉ ra rằng các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á đang trải qua sự chuyển dịch về trách nhiệm đối với quỹ lương hưu từ chính phủ sang các cá nhân.

Do đó, việc các cá nhân phân bổ tài sản hộ gia đình của họ theo những cách thức có thể tái tạo ra dòng thu nhập trong thời gian hưu trí để bổ sung vào các khoản trợ cấp xã hội nhận được ngày càng trở nên quan trọng. Chính phủ trong khu vực có thể từng bước giáo dục cho dân cư của họ thói quen lập kế hoạch hưu trí tư nhân và chỉ cho họ những cách thức sẵn có nhằm huy động những khoản tiết kiệm cách hiệu quả và bền vững.

Page 33: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

33

Phụ lục

Chỉ số đánh giá Mức độ chuẩn bị cho Hưu trí của Tập đoàn Manulife Asset Management là một chỉ số chuyên môn nhằm xác định những điều kiện tài chính và kinh tế vĩ mô tối quan trọng ảnh hưởng đến khả năng của mỗi nền kinh tế trong việc chuẩn bị cho tình trạng già hóa dân số. Chỉ số này được thiết kế nhằm mô tả hiện trạng cách thức các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á xem xét phân loại các yếu tố chúng tôi cho là ảnh hưởng quan trọng tới quỹ lương hưu như nhân khẩu học, tài chính, kinh tế và xã hội.

Thành phần tài chính

Chỉ số tài chính xem xét các yếu tố quan trọng như khối lượng tài sản tài chính của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, tỷ suất năng lực trả nợ, thu nhập bình quân, tỷ suất trái phiếu chính phủ bị mất khả năng thanh toán, tài sản hưu thuần. Chỉ số tài chính cố gắng định lượng cho những điều kiện ảnh hưởng tới khả năng của chính phủ trong việc chi trả trợ cấp cho lực lượng hưu trí tiềm tàng và khả năng của các cá nhân trong việc chịu trách nhiệm đóng góp vào quỹ hưu trí cho chính họ. Thành phần tài chính chiếm tới 70% tổng thể bộ chỉ số đánh giá Mức độ chuẩn bị cho Hưu trí của Manulife Asset Management. .

Thành phần kinh tế Vĩ mô

Duy nhất các yếu tố tài chính đơn thuần không làm nên câu chuyện. Chỉ số đánh giá Mức độ chuẩn bị cho Hưu trí của Tập đoàn Manulife Asset Management đồng thời tính đến các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ có ảnh hưởng tới cả các nhà nước và các cá nhân trong những năm sắp tới. Các nhà kinh tế của chúng tôi đã khám phá vai trò chủa các chỉ số phụ trợ, tổng tiết kiệm quốc gia, chỉ số tăng trưởng GDP trên đầu người dự đoán- cùng nhau tạo lên 30% còn lại trong tổng thể bộ chỉ số của chúng tôi.

Phân loại về các mức độ chuẩn bị cho hưu trí

Bộ chỉ số phân loại các quốc gia được nghiên cứu thành 3 mức độ về sự chuẩn bị cho hưu trí:

■ Có điều kiện thuận lợi nhất: Những quốc gia được xem là có điều kiện thuận lợi nhất bao gồm Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản, ba nước điển hình có khối lượng tài sản tài chính lớn, nhà nước tài trợ lương hưu ở mức cao và thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, các nước này cũng nằm trong số các nước phải đối mặt với hồ sơ dân số khắc nghiệt và triển vọng tăng trưởng kinh tế đang chậm dần.

■ Có điều kiện thuận lợi: Các quốc gia được xem có điều kiện tương đối thuận lợi bao gồm Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan. Ngoại trừ Singapore, những quốc gia này đều có khối lượng tài sản tài chính thấp và nhà nước tài trợ lương hưu ở mức thấp hơn nhưng lại có tỷ lệ tiết kiệm cao, tăng trưởng kinh tế bền vững và hồ sơ nhân khẩu tương đối khả quan.

■ Gặp nhiều thách thức: Các quốc gia gặp nhiều thách thức bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines. Ngoại trừ Hàn Quốc, các quốc gia còn lại nhìn chung có nguồn lương hưu tài trợ bởi chính phủ thấp, tích lũy tài sản tài chính thấp nhất và thị trường tài chính ở mức sơ đẳng. Mặt khác, các nước này lại có tỷ lệ thu nhập và tiết kiệm tăng và hồ sơ dân số tương đối thuận lợi. Điều tạo ra sự khác biệt giữa Hàn Quốc và các nước còn lại là Hàn Quốc phải đối mặt với cùng lúc hai thách thức: tình trạng già hóa dân số diễn ra mạnh mẽ và chỉ số hỗ trợ người cao tuổi giảm nhanh. Tuy vậy, Hàn Quốc có điều kiện thuận lợi là tài sản tài chính và mức tiết kiệm cao

Để tìm hiểu thêm thông tin, mời xem trang web www.manulifeam.com/ agingasia.

Page 34: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

34

Văn phòng trên toàn cầu Bắc Mỹ

Toronto Manulife Asset Management Limited 200 Bloor Street East, Toronto, Ontario M4W 1E5 Canada ĐT: (416) 852 2204

Boston Manulife Asset Management (US) LLC 101 Huntington Avenue Boston, MA 02199 United States ĐT: (617) 375 1500

Châu Âu

Luân Đôn Manulife Asset Management (Europe) Limited 10 King William Street London, EC4N 7TW England, U.K. ĐT: (020) 7256 3500

Châu Á

Hồng Kông Manulife Asset Management (Asia) 47/F, The Lee Gardens 33 Hysan Avenue Causeway Bay, Hong Kong ĐT: (852) 2910 2600

Tokyo Manulife Asset Management (Japan) Limited 15/F Marunouchi Trust Tower North Building, 1-8-1 Marunouchi, Chiyoda-ku, Tokyo, Japan 100-0005 ĐT: (81) 3 6267 1940

Indonesia PT Manulife Aset Manajemen Indonesia 31/F Sampoerna Strategic Square, South Tower, Jalan Sudirman Kav. 45-46 Jakarta 12930, Indonesia ĐT: (6221) 2555 7788

Malaysia Manulife Asset Management Services Berhad 13/Floor, Menara Manulife, 6 Jalan Gelenggang, Damansara Heights, 50490 Kuala Lumpur, Malaysia ĐT: (603) 2719 9228

Singapore Manulife Asset Management (Singapore) Pte. Ltd. 1 Kim Seng Promenade #11-07/08 Great World City, West Tower Singapore 237994 ĐT: (65) 6501 5411

Đài Loan Manulife Asset Management (Taiwan) Co., Ltd. 9F, No.89, Sungren Road, Taipei 11073 Taiwan, R.O.C. ĐT: (886) 2 2757 5615

Thái Lan Công ty TNHH Manulife Asset Management (Thái Lan). 6/F Manulife Place 364/30 Sri Ayudhaya Road, Rajthevi Bangkok 10400, Tailand ĐT: (66) 2246 7650

ViệtNam Công ty TNHH Manulife Asset Management (Việt Nam) 4/F Manulife Plaza, 75 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT: (848) 5416 6777

Phủ nhận về trách nhiệm

Manulife Asset Management là phân nhánh kinh doanh chuyên về quản lý tài sản/quỹ đầu tư của tập đoàn Manulife Financial. Các chi nhánh và công ty trực thuộc Manulife Asset Mangement hiện cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ đầu tư và khách hàng cá nhân các giải pháp quản lý đầu tư toàn diện tại các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Tập đoàn đầu tư chuyên nghiệp quản lý đầy đủ các loại tài sản bao gồm quỹ, thu nhập cố định và các khoản đầu tư thay thế như dầu, ga, bất động sản, gỗ, đất nông nghiệp cũng như chiến lược phân bổ tài sản. Manulife Asset management có văn phòng đầu tư tại Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Hồng Kông và khắp Châu Á. Thông tin chi tiết về Manulife Asset management có tại website: www.manulifeam.com. Manulife Asset management, Manulife và thiết kế trang này là thương hiệu của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ The Manufacturers Life Insurance Company được công ty và các chi nhánh bao gồm cả Tổng công ty Tài chính Manulife (Manulife financial Corporation) sử dụng.

Tài liệu này được sử dụng riêng cho những người được phép nhận tài liệu này theo pháp luật áp dụng hiện hành và các quy định nằm trong phạm vi quyền hạn liên quan. Tài liệu này và các ý kiến được đưa ra trong tài liệu là của Tập đoàn Manulife Asset Management tại ngày viết và có thể thay đổi. Các thông tin và/hoặc phân tích trong tài liệu này được thu thập, biên soạn và khởi tạo từ các nguồn được chúng tôi cho là đáng tin cậy nhưng Tập đoàn Manulife Asset Management không là đại diện cho tính chính xác, đúng đắn, hữu ích hay đầy đủ của chúng, và không có nghĩa vụ đối với bất cứ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng những nguồn thông tin và/hoặc phân tích có trong tài liệu này. Các thông tin về nắm giữ danh mục đầu tư, phân bổ tài sản, chiến lược đầu tư đa quốc gia là các thông tin có tính lịch sử và không phải là chỉ dẫn cho sự cấu thành của danh mục trong tương lai. Danh mục này sẽ thay đổi. Tập đoàn Manulife Asset Management, các chi nhánh cũng như các giám đốc, viên chức, nhân viên của Manulife sẽ không chịu nghĩa vụ hay trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất trực tiếp hay gián tiếp hay những thiệt hại hoặc bất kỳ hậu quả nào khác của bất kỳ một cá nhân nào hành động hay không hành động dựa trên những thông tin có trong tài liệu này.

Thông tin trong tài liệu này có thể chứa đựng các dự đoán hay những phát biểu tiên lượng liên quan tới các sự kiện trong tương lai, các mục tiêu, các quy tắc quản trị hay những kỳ vọng khác và chỉ có hiệu lực hiện hành tại ngày được chỉ báo. Không có bất kỳ một sự đảm bảo rằng những sự kiện như thế sẽ xảy ra và rất có thể sẽ khác biệt lớn so với những dự đoán được đưa ra ở đây. Thông tin trong tài liệu này bao gồm các phát biểu liên quan tới xu hướng thị trường tài chính, được căn cứ trên những điều kiện của thị trường hiện tại, mà những điều kiện này sẽ thay đổi bất thường và có thể được thay thế bởi những sự kiện diễn ra tiếp theo trên thị trường hay bởi những nguyên nhân khác. Tài liệu này được soạn thảo với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin, không nhằm cấu thành lên một thư giới thiệu, hay một tư vấn chuyên nghiệp, một sự đề nghị, một lời mời từ phía hay thay mặt cho Tập đoàn Manulife Asset Management tới bất kỳ người nào nhằm mục đích bán hay mua bất cứ cổ phiếu nào. Tài liệu này không được xem là một thư giới thiệu, chào hàng, một lời mời hiện tại cũng như trong quá khứ nhằm mua hay bán bất kỳ một sản phẩm đầu tư nào hay chấp thuận bất kỳ một chiến lược đầu tư nào. Không có thông tin nào trong tài liệu này cấu thành một lời tư vấn về đầu tư, pháp luật, kế toán hay thuế. Tài liệu này cũng không làm đại diện phát ngôn rằng bất kỳ một khoản đầu tư hay chiến lược nào là phù hợp đối với tình trạng cá nhân của bạn, hoặc cấu thành một khuyến nghị cá nhân nào dành cho bạn. Thành tựu của quá khứ không phải là

Page 35: Tài s n giàu, thu nh p nghèo? Nh ng thành ơ ưmanulifeam.com.vn/resources/Items/1316/Tai san giau, thu nhap ngheo... · và gia ình trên kh !p Châu Á chu n b # cho t ươ

một chỉ dẫn cho kết quả trong tương lai.

Bí mật và quyền sở hữu thông tin- Vui lòng lưu ý rằng tài liệu này không được sao chép lại, phân phối, lưu hành, truyền bá, phổ biến, xuất bản hay công bố một phần hay toàn bộ dưới bất kỳ hình thức nào cho bất cứ một bên thứ ba nào mà không có sự cho phép của Tập đoàn Manulife Asset Management.

MAM-13/008AR1