33
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ CAO HỌC NGÔN NGỮ HỌC KHOÁ 2010 – 2012 ... ... BÁO CÁO HỘI THẢO KHOA HỌC TRẺ NĂM 2012 TÊN ĐỀ TÀI So sánh đối chiếu tiếng lóng trên mạng của giới trẻ Việt Nam và Mỹ về mặt cấu tạo và sử dụng GVHD : TS. Trần Thị Ngọc Lang SVTH : Võ Anh Tú Dương Văn Thanh MSHV : 0305031127 0305031124 LỚP : Cao học Ngôn ngữ 2011 – Đợt 1

tieng Long Doi Chieu Anh Viet

Embed Size (px)

DESCRIPTION

This is the great document for anyone who wants to find a reference to their study in english and vietnamese

Citation preview

Page 1: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮCAO HỌC NGÔN NGỮ HỌC

KHOÁ 2010 – 2012... ...

BÁO CÁO HỘI THẢO KHOA HỌC TRẺ NĂM 2012

TÊN ĐỀ TÀISo sánh đối chiếu tiếng lóng trên mạng của giới trẻ

Việt Nam và Mỹ về mặt cấu tạo và sử dụng

GVHD : TS. Trần Thị Ngọc LangSVTH : Võ Anh Tú

Dương Văn ThanhMSHV : 0305031127

0305031124LỚP : Cao học Ngôn ngữ 2011 – Đợt 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012

Page 2: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

Mục Lục

Tóm tắt.............................................................................................................................2

1 Đặt Vấn đề................................................................................................................3

2 Giải quyết vấn đề......................................................................................................4

2.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4

2.2 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4

2.3 Khái niệm từ lóng..............................................................................................5

2.4 Đối chiếu từ lóng tiếng Việt và tiếng Anh (ở Mỹ) về mặt cấu tạo....................5

2.4.1 Cấu tạo từ lóng trong tiếng Việt................................................................5

2.4.2 Cấu tạo từ lóng trong tiếng Anh (ở Mỹ)....................................................8

2.4.3 Nhận xét...................................................................................................15

2.5 Đối chiếu từ lóng tiếng Việt và tiếng Anh (ở Mỹ) về mặt mục đích sử dụng.15

2.5.1 Tiêu chí phân loại mục đích sử dụng tiếng lóng trên mạng.....................15

2.5.2 Phân loại mục đích sử dụng tiếng lóng trên mạng...................................16

2.5.2.1 Đùa vui – mỉa mai....................................................................................16

2.5.2.2 Biểu cảm (tích cực – tiêu cực).................................................................16

2.5.2.3 Nói Tránh.................................................................................................17

2.5.2.4 Giữ bí mật – rút gọn.................................................................................17

2.5.3 Nhận xét...................................................................................................17

3 Kết luận...................................................................................................................18

Tài liệu tham khảo..........................................................................................................19

1

Page 3: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

So sánh đối chiếu tiếng lóng trên mạng của giới trẻ Việt Nam và Mỹ về mặt cấu tạo và sử dụng

Comparison and Contrasting of Online Slang Used by Vietnamese and American Youth in Terms of Structure and Usage

Tóm tắt

Đề tài này sẽ thông qua việc so sánh đối chiếu cách sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ ở một số bình diện như ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa. Song song đó, đề tài cũng cố gắng làm rõ và phân loại mục đích sử dụng của các từ lóng dựa trên các tình huống và bối cảnh sử dụng những từ lóng đó.

Nội dụng của báo cáo sẽ gồm ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. Phần đặt vấn đề sẽ trình bày các lý do tiến hành đề tài nghiên cứu này. Trong phần giải quyết vấn đề, báo cáo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các khái niệm về tiếng lóng, đối chiếu từ lóng tiếng Việt và tiếng Anh (ở Mỹ) về mặt cấu tạo, đối chiếu từ lóng tiếng Việt và tiếng Anh (ở Mỹ) về mặt mục đích sử dụng. Phần kết luận của báo cáo sẽ trình bày các kết quả và nhận xét về vấn đề được nghiên cứu.

Abstract

This research is conducted to find out the similarities and differences between Vietnamese and English slang that the youth use in online communication in the aspects of phonetics and semantics through comparison and contrasting. Meanwhile, the research also focuses on clarifying and categorizing the usage purposes of slang words based on the situations and context of using them. The contents of this include

The contents of the research include three parts which are introduction, discussion and findings, and conclusion. The introduction part presents the reasons leading to this research. In discussion and findings part, the research states methodology, research scope, slang concepts, Vietnamese and American English slang comparison in terms of structure, and Vietnamese and American English slang comparison in terms of usage purpose. The conclusion of the research states the results and reviews of the matter studied.

2

Page 4: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

1 Đặt Vấn đề

Trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, sự kết nối và chia sẻ thông tin giữa

người và người hoặc các nhóm người trong xã hội với nhau diễn ra nhanh chóng và

mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phương ngữ xã

hội biến đổi, phát triển và lan tỏa nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ của tiếng lóng

hiện đại là một trong những hệ quả của sự biến đổi ấy.

Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và thú vị được ngôn ngữ học

xã hội chú ý nghiên cứu từ khá lâu. Những ý kiến và thái độ về tiếng lóng cũng có sự

khác nhau. Có thể quy thành hai quan điểm. Một quan điểm cho tiếng lóng là ngôn ngữ

của những phần tử hạ lưu, của xã hội đen làm vẩn đục sự trong sáng của ngôn ngữ

chuẩn. Quan điểm thứ hai xem tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ bình thường,

một sản phẩm văn hóa tất yếu của một xã hội hiện đại, phức tạp. Thực ra, tiếng lóng

thường xuất hiện khi có nhiều tầng lớp xã hội hay những nơi có nhiều dân nhập cư -

nguồn gốc của nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nó được xem như “mật khẩu chung” của

các nội dung thông tin đã được “mã hoá” giữa những đối tượng cùng một nhóm xã hội.

Tóm lại, dù muốn hay không thì tiếng lóng vẫn là một thực tế ngôn ngữ không thể

tránh được trong đời sống xã hội; nó phản ánh những đặc trưng văn hóa – xã hội của

các tầng lớp trong xã hội.

Trong những năm gần đây, xu hướng giới trẻ Việt Nam dùng tiếng lóng trên

mạng ngày càng trở nên thịnh hành. So với tiếng lóng của các nhóm xã hội khác, tiếng

lóng mà giới trẻ Việt Nam sử dụng trên mạng có những đặc trưng riêng, thường mang

sắc thái trẻ trung, vui nhộn, dí dỏm và thông minh. Ở Mỹ, tiếng lóng cũng được giới trẻ

sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày đến mức nó trở nên phổ biến trên các

phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng (Internet). Với mối quan

tâm đó, bài viết này sẽ tập trung xoay quanh đề tài «So sánh đối chiếu tiếng lóng trên

mạng của giới trẻ Việt nam và Mỹ về mặt cấu tạo và sử dụng ».

Đề tài này sẽ thông qua việc so sánh đối chiếu cách sử dụng tiếng lóng (giao

tiếp) của giới trẻ trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra sự giống và khác nhau giữa

hai ngôn ngữ ở một số bình diện, đồng thời góp một phần nào đó giúp những người

3

Page 5: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

quan tâm đến tiếng Anh cũng như tiếng Việt có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về một loại

hình ngôn ngữ tuy đã xuất hiện rất lâu nhưng không ngừng biến đổi và ngày càng phổ

biến trong đại bộ phận giới trẻ hiện nay.

2 Giải quyết vấn đề

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu thông qua việc tham khảo tài liệu,

phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan để giải quyết vấn đề mà đề tài này đặt ra.

Cụ thể như sau:

- Thông tin tư liệu khoa học làm khung lý thuyết được thu thập từ các kết quả của

những tài liệu nghiên cứu trước đây.

- Việc phân tích tổng hợp so sánh đối chiếu được dựa trên các đoạn hội thoại, thảo

luận hằng ngày hay trên các kênh thông tin trực tuyến (trang mạng xã hội, diễn đàn,

nhật ký cá nhân, chat …) mà giới trẻ Việt Nam và Mỹ yêu thích.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Mọi tầng lớp xã hội đều có thể có những từ ngữ riêng (nhiều hay ít), được sử

dụng riêng, nhằm giữ bí mật riêng hoặc vui đùa riêng. Ví dụ: lĩnh vực thương mại có

những từ như chặt đẹp, chém, mánh mung, v.v.; giới sinh viên – học sinh thì có những

từ lóng như: quay bài (sử dụng gian lận tài liệu trong kì thi), thọt (bài làm bị phê bình),

nghía (nhìn trộm bài), Xoay (xoay sở làm bài hoặc trả lời câu hỏi), v.v..

Tiếng lóng trên mạng cũng là một bộ phận góp phần làm nên diện mạo của tiếng

lóng nói chung hiện nay. Việc sử dụng tiếng lóng trên mạng là một hiện tượng khá thú

vị bởi vì môi trường mạng là nơi trao đổi, giao lưu của các thành phần, nhóm xã hội,

đặc biệt là giới trẻ – những người có khả năng tiếp cận và tiếp thu nhanh công nghệ.

Việc trao đổi giao lưu của các nhóm xã hội qua mạng làm cho tiếng lóng trên mạng trở

nên nhanh chóng phổ biến, đa dạng và muôn màu muôn vẻ. Vì thế, việc đề cập hết tất

cả vấn đề liên quan đến tiếng lóng trên mạng là rất khó thực hiện.

Do một số hạn chế nhất định nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu tiếng lóng

trên mạng được sử dụng ở khía cạnh chức năng của mạng xã hội, đó là chức năng thể

hiện và chia sẽ quan điểm, ý kiến của cá nhân, nhóm trong cộng động mạng.

4

Page 6: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

2.3 Khái niệm từ lóng

Tiếng lóng (Anh: slang; Pháp: argot; Hán: lý ngữ) được Từ điển tiếng Việt của

Viện Ngôn ngữ học (1992) định nghĩa: "Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng

lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà

thôi".

Còn theo tài liệu An Introduction to English Slang của Elisa Mattiello (2008),

tiếng lóng được định nghĩa theo hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất là xã hội học: tiếng

lóng là một phương tiện xã hội để xác nhận và gắn kết nhóm. Quan điểm thứ hai là

định nghĩa của các từ điển: Tiếng lóng là cách nói được dùng hạn chế trong các nhóm

nhỏ xã hội; nó có tính chất tạm thời, không theo thông tục, thân mật và mới mẻ.

Như vậy, những từ ngữ được xem là từ lóng trong nghiên cứu này được xét theo

góc độ giới hạn trong những nhóm xã hội và từ lóng được tạo ra có nghĩa khác với

cách hiểu của những từ tiêu chuẩn thông thường.

2.4 Đối chiếu từ lóng tiếng Việt và tiếng Anh (ở Mỹ) về mặt cấu tạo

2.4.1 Cấu tạo từ lóng trong tiếng Việt

- Sử dụng từ ngữ có sẵn: Dùng nguyên những từ ngữ có sẵn nhưng biến đổi nghĩa

theo quan hệ liên tưởng ẩn dụ (giữa nghĩa gốc phổ thông và nghĩa lóng có điểm

tương đồng, hoặc biến nghĩa hoàn toàn) chẳng hạn như một số từ lóng sau đây:

o Tự kỷ: chỉ sự cô lập với mọi người xung quanh, sự ngốc nghếch dễ thương,

hoặc chỉ biết đến bản thân mình.

o Nhũn não/ bại não: chỉ sự ngu ngốc.

o Máu: chỉ sự hào hứng, hăng hái.

o Tự sướng: chỉ kiểu tự chụp ảnh chính mình của giới trẻ

o Khó đỡ: hết ý kiến

o Chém gió: chỉ sự khoát lát, ba hoa

o Vô đối: không có đối thủ, xuất sắc

o Đặt gạch: chỉ việc đăng ký chờ đến lượt. Xuất phát từ chuyện thời bao cấp khi

xếp hàng mua thực phẩm thì đặt gạch ghi tên người.

5

Page 7: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

o Ném gạch/ đá: chỉ sự chỉ trích từ phía dư luận.

o Dìm hàng: nói xấu hoặc không đúng sự thật để hạ uy tín của ai đó.

o Vãi đái/ hàng/ lúa/ hà/ luyện: nghĩa ban đầu là bổ nghĩa cho từ "sợ" (sợ vãi

đái), nhưng dần dần chuyển nghĩa với hàm ý nhiều, tràn trề và có thể bổ nghĩa

cho rất nhiều từ khác. Thường được kết hợp theo công thức vãi+x; yếu tố x

thường là những từ xấu hoặc tên những nhân vật gây tai tiếng hoặc ảnh

hưởng xấu đến xã hội.

o Gà: chi người mới, người có trình độ kém hoặc mới vào nghề

o Thuốc: bị lừa hoặc bị ăn cắp

o Bưởi: cách xưng hô đối với người gặp rắc rối đáng với tội gây ra

o Thơm: hấp dẫn.

o Lộ hàng: để lộ ra những vùng nhạy cảm trên cơ thể.

V.v..

- Thêm hoặc bớt từ tố: Các từ tố thường là hình vị không độc lập, có sẵn trong từ

ngữ. Các từ lóng cấu tạo bởi cách sử dụng từ tố sẽ có hiện tượng thu hẹp nghĩa

hoặc biến nghĩa chút ít chẳng hạn như những từ dưới đây:

o Ti tỉ: có tài sản tiền tỉ, chỉ sự giàu có.

o Tắc tị: muốn nói nhưng bất chợt không nghĩ được gì.

o Phỉnh: lừa phỉnh.

o Kênh: kênh kiệu.

o Chảnh: chảnh chọe.

V.v..

- Biến âm một từ có sẵn: Nghĩa của từ bị biến âm có thể được giữ nguyên hoặc thu

hẹp nghĩa. Ví dụ: mịa (mẹ), chít (chết), đệt/ đệch (địt), pó tay (bó tay), hem

(không), hok (hông), bít (biết), hum ni (hôm nay), mìn (mình), wé (quá), thía (thế),

en (ăn), thik (thích), lè (là), cóa (có), zì zậy (gì vậy/ vì vậy), nhè (nhà), kím (kiếm),

nhìu (nhiều), mí (mấy), v.v..

6

Page 8: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

- Mượn tiếng nước ngoài: Tiếng nước ngoài có thể được giữ nguyên cách viết/nói

hoặc được phiên âm lại. Nghĩa của từ được mượn có thể được giữ nguyên hoặc mở

rộng nghĩa. Ví dụ:

o Bro: có nghĩa là người anh em, dùng để xưng hô trong các diễn đàn.

o Hot boy/ girl: các bạn nam/ nữ có ngoại hình hấp dẫn và được nhiều người

mến mộ.

o Die: chết.

o Teen: độ tuổi từ 11 – 19.

o Noob/rook/newbie: những người mới chơi, trình độ kém.

o Ku te (cute): xinh xắn.

o Xì tai (style): phong cách.

o Cạc (card): thẻ.

o Phen: danh từ tiếng lóng chỉ người nghiện loại ma túy có tên Piponphen

V.v..

- Viết tắt: Các từ hoặc cụm từ được viết tắt bằng các chữ cái đầu tiên với mục đích

giữ bí mật hoặc làm giảm đi tính thô tục. Ví dụ:

o GATO: Ghen ăn tức ở.

o 4C/ CCCC: Các cô các chú.

o KG: khoái gáy.

o ACE: anh chị em.

o COCC: con ông cháu cha.

o BKAV: Là 1 cụm từ , dùng để miêu tả 1 hành vi của người mà mình không

thích , viết đầy đủ là "bốc cứt ăn vã”. Từ này được giới tin học sử dụng nhiều

vì nó có tên giống một phần mềm diệt virus.

V.v..

- Quy ước nghĩa cho một âm bất kỳ: Từ lóng được tạo mới bởi quy ước của các

nhóm xã hội. Ví dụ:

o I tờ: chỉ người không biết chữ hoặc ít học.

7

Page 9: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

o Tồ: chỉ sự ngốc nghếch, ngờ nghệch của ai đó.

o Cạch: chừa, không dám làm lại một chuyện nào đó nữa. Ví dụ: xin cạch đàn

ông.

o Dạt: bỏ nhà đi hoang.

o Tẫn: đánh.

o Phèo: giống như từ “bèo” dùng để chỉ sự không tốt, sự kém cỏi.

o Phắn/xoắn: chạy thật nhanh ra khỏi tầm mắt.

o Hạch: dùng để chỉ sự tồi tệ của sự vật, sự việc. Ví dụ:như hạch.

o Lầy: tác phong xuề xòa.

o Tè le: lung tung.

V.v..

- Chơi chữ: Từ lóng được dạng này có thể cấu tạo theo hướng âm (đồng âm, nói

lái), theo hướng nghĩa (đồng nghĩa, trái nghĩa, liên nghĩa, v.v.), hoặc kết hợp cả

hai. Từ lóng cấu tạo theo cách chơi chữ có nghĩa được giữ nguyên hoặc biết đổi

chút ít so với từ gốc. Ví dụ:

o Ảo tung chảo: cách đánh lừa thị giác rất đặc sắc.

o Tè le hột me: rối rắm, lung tung.

o Thùy link: từ này xuất hiện sau vụ tai tiếng Vàng Anh (thùy linh). Vì từ "link"

trong tiếng anh và "linh" trong tiếng việt phát âm giống nhau nên thay vì nói

"link" để chỉ đường dẫn website thì đôi khi dùng "thùy link" để mang tính trêu

đùa. Tuy nhiên, từ này chỉ xuất hiện một thời gian khi sự kiện này còn nóng.

Hiện tại rất ít người sử dụng.

o Tượng sứ: tự sướng.

o Hấp diêm: hiếp dâm.

o Mười hả bảy: mày hả bưởi.

o Bật mí – bí mật – bị mất.

V.v..

2.4.2 Cấu tạo từ lóng trong tiếng Anh (ở Mỹ)

8

Page 10: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

- Ghép từ (Compounding): 2 hình vị tự do được ghép lại với nhau để tạo ra từ lóng.

Các hình vị tự do này có thể viết dính liền nhau, tách rời ra hoặc cách nhau bằng

gạch nối. Sự kết hợp giữa các từ loại (verbs–động từ, nouns–danh từ, pronouns–

đại từ, adverbs–trạng từ, adjectives–tính tứ, prepositions–giới từ, conjunctions–liên

từ, và interjections–thán từ) cũng rất đa dạng. Ví dụ:

o She-mail: thư của nữ giới gửi qua internet.

o She-man: người phụ nữ trông giống đàn ông.

o Get-go: lúc ban đầu.

o Made-face: mặt đang cáu giận.

o Thick-cut: có những đặc điểm của người con gái đã lớn.

o Oops-sama: người nói liên tục không ngắt nghỉ.

V.v..

- Thêm tiền tố (Prefixation): Số lượng từ lóng có cấu tạo tiền tố không nhiều trong

tiếng Anh. Các tiền tố thường gặp gồm có de-, re-, super-, un-, under- (tiếng Anh

tiêu chuẩn), schm-/shm (tiếng Anh khẩu ngữ, tiền tố này chỉ có tác dụng tạo sự

khó hiểu). Từ lóng được tạo từ phương thức cấu tạo này cũng như các phương thức

biến hình khác bên dưới đều có những nghĩa mới, mang tính khẩu ngữ và khác với

các nghĩa truyền thống được liệt kê trong từ điển xét về cả từ gốc ban đầu (nghĩa

đã bị thay đổi) lẫn từ lóng mới tạo ra. Ví dụ:

o De- (lấy ra khỏi)+ bowel (ruột) Debowel: moi ruột.

o De- (lấy ra khỏi)+ bag (túi) Debag: cởi quần.

o Re- (làm lại việc gì đó) + up (giới từ dùng với từ “sign up” với nghĩa là đăng

ký) Re-up: đang ký lại quân dịch.

o Sch- (không có nghĩa, chỉ tạo sự khó hiểu)+ moon Schmoon: mặt trăng.

o Schm- (không có nghĩa, chỉ tạo sự khó hiểu)+child Schmild: đứa trẻ.

o Super- (siêu) + cool (tuyệt) Supercool: siêu cực kỳ.

o Un (không) + together (cùng nhau) Untogether: không hợp tác tốt.

9

Page 11: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

o Under (dưới) + employed (được thuê) Underemployed: không phát huy

được sở trường trong công việc.

V.v..

- Thêm hậu tố (Suffixation): Cách cấu tạo thêm hậu tố được dùng nhiều hơn so với

phương thức thêm tiền tố. Tuy nhiên, như đã nói ở phương thức thêm tiền tố, việc

phân biệt giữa từ lóng dạng này với các từ tiêu chuẩn có cùng hậu tố là tương đối

phức tạp; chúng ta cần phải nhận diện xem từ có hậu tố đó (từ gốc ban đầu lẫn từ

lóng được tạo ra) có phải là từ mới và hình thành theo cách khác với thông thường

không (nghĩa không giống với nghĩa của hậu tố tiêu chuẩn). Ví Dụ:

o Scam (trò lừa đảo) + -er (người thực hiện một hành động nào đó)

scammer: kẻ lừa đảo trên mạng.

o Flop (ngã mạnh)+ -aroo (không có nghĩa, chỉ mang tính chất đùa vui)

flopperoo: sự thất bại.

o Stink (bóc mùi) + -aroo (không có nghĩa, chỉ mang tính chất đùa vui)

stinkeroo: kẻ bốc mùi.

o Nosh (bửa ăn nhẹ)+ -ery (nơi kinh doanh) Noshery: Tiệm ăn/bửa ăn.

o Nut (điên) + -ery (nơi kinh doanh) nuttery: bệnh viện tâm thần.

o Bimbo (người phụ nữ hấp dẫn nhưng không thông mình) + -ette (làm từ khác

có nghĩa là “nữ”, hoặc mang nghĩa rỗng khi kết hợp với từ đã có nghĩa là

“nữ”): người phụ nữ đẹp nhưng không thông minh.

o Eye (mắt) + -ful (tràn đầy) eyeful: đẹp mắt.

o Hand (bàn tay liên tưởng đến 5 ngón) + -ful (tràn đầy) handful: án tù 5

năm.

o Weird (kỳ dị) + -o (thể hiện sự cảm thán và nhấn mạnh nghĩa của từ)

Weirdo: kẻ lập dị.

V.v..

- Kết hợp cuối từ (Final combining forms): Phía sau của một từ ban đầu được gắn

với một phần của từ khác để tạo ra từ lóng. Ví Dụ:

10

Page 12: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

o Delicious -alicious: babelicious/babe-alicious (tính từ: cô gái hấp dẫn),

bootylicious (tính từ: cái mông hấp dẫn), cũng như loạt từ khác như

doglicious, goodylicious, groovalicious, v.v..

o Hamburger burger: cheerfulburger, nothingburger, psychoburger, v.v..

o Festival -fest: gabfest (tụ tập nói chuyện, slug-fest (trận đấu nảy lửa), v.v..

o Dullsville (tên 1 thị trấn tưởng tượng, thị trấn này rất buồn chán) ville:

endsville, niggerville, v.v..

- Thêm trung tố (Infixation): Là hiện tượng một từ tố chen vào giữa một từ để tạo

ra từ lóng. Các trung tố dùng để cấu tạo từ lóng thường là những từ dùng để thể

hiện cảm xúc đầy phấn khích như -bally-, -bloody, -fuckin-, -blooming-, -blessed-.

Giữa trung tố và liên tố có sự phân biệt lẫn nhau, theo Lê Đình Tư & Vũ Ngọc

Cân. Nhập môn ngôn ngữ học, là hình vị được đặt xen vào giữa căn tố, ví dụ như

từ knouch (cái nút) của tiếng Khơme chẳng hạn, vốn được tạo ra bằng cách đặt

chêm trung tố -n- vào giữa căn tố kouch (buộc); là yếu tố dùng để nối các căn tố

với nhau nhằm tạo ra từ mới, ví dụ như liên tố -o- trong parovoz (đầu máy hơi

nước) của tiếng Nga, hay speedometer (đồng hồ tốc độ) của tiếng Anh.

Ví Dụ:

o Fantastic fan-fuckin-tastic.

o Perhaps per-bloody-haps.

o Absolutely abso-bally-lutely/ abso-blooming-lutely.

V.v..

- Chuyển từ loại (Conversion): Từ loại của một từ bị chuyển đổi thành một từ loại

khác nhưng hình thức của từ gốc không biến đổi (không biến hình). Ví Dụ:

o Các từ loại khác chuyển thành động từ : bottle (chai đóng chai), chicken (kẻ

hèn nhát tỏ ra hèn nhát), chin (cái cằm nói chuyện), coke (co-ca-in

hút ma túy), dope (dopin sử dụng dopin), fag (thuốc lá hút thuốc), funk

(nỗi sợ hãi sợ hãi), graft (công việc làm việc vất vả), fully (hoàn toàn

11

Page 13: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

gọi ra xét xử), special (đặc biệt công tác trong vai trò phóng viên đặc biệt),

off (tắt—trạng từ giết), v.v..

o Các từ loại khác chuyển thành danh từ : grind/lay (nghiền/bày ra hành động

quan hệ tình dục), clean-up (dọn dẹp thành công về tài chính), cut out

(chen vào người trung gian), mad (điên cơn giận), grey (xám người

da trắng), queer (đồng tính người đồng tính), v.v..

- Biến đổi phần cuối của từ (Back formation): là hiện tượng biến đổi lịch đại ở

phần cuối của từ theo hướng đơn giản hóa chẳng hạn như trường hợp của từ

peddler/ peddlar (1377) peddle (1532). Ví dụ: Baby-snatcher baby-snach,

pea-brained pea-brain, yiddish yid, hokum hoke, gricer grice, hooker

hook, dreary drear, grotty grot, grunny grunge, v.v..

- Láy từ (Reduplicatives): phương thức cấu tạo này có những kiểu láy sau: láy

nguyên âm, láy vần điệu, láy kết hợp với từ cùng vần điệu, láy lập từ hoàn toàn. Ví

dụ:

o Láy nguyên âm : chat-chit, ding-dong, nig-nog, jim-jams, zig-zag, tick-tack,

v.v..

o Láy vần điệu : fuzzy-wuzzy, agry-bargy, arty-farty, easie-peasie, tootsie-

wootsie, killer-diller, heebie-jeebie, hotsy-totsy, ricky-ticky, v.v..

o Láy kết hợp với từ cùng vần điệu : funny bunny, mellow yellow, popa stopa,

razzle dazzle, chill pill, gang bang, cop shop, v.v..

o Láy lập từ hoàn toàn : bling-bling (trang sứ lòe loẹt), haba-haba (thể hiện sự

hết mình đồng ý), jig-jig (quan hệ tình dục), pip-pip (tạm biệt), woop-woop,

mau-mau (nói nhái theo), yo-yo (kẻ khờ khạo), v.v..

- Viết tắt chữ cái đầu (Acronyms and initialisms): Các từ hoặc cụm từ được viết tắt

bằng các chữ cái đầu tiên với mục đích giữ bí mật hoặc làm giảm đi tính thô tục.

Ví dụ: LOL (Laughing Out Loud), BRB (Be Right Back), TTYL (Talk To You

Later), BFN (Bye For Now), BR Best Regards, BTW (By The Way), L8R (Later),

OMG (Oh My Gosh), THX (Thanks!), YW (You're Welcome), IOYK (If Only You

Knew), SBS (Step By Step), FCFS (First Come First Served), LBNL (Last But Not

12

Page 14: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

Least), FTTB (For The Time Being), ITYS (I Told You So), HMIHY (How May I

Help You?), JBH (Just Being Honest), SFLR (Sorry For Late Reply), PONR (Point

Of No Return), PAYG (Pay As You Go), NNTR (No Need To Reply), FAQ

(Frequently Asked Question), FYI (For Your Information), WTF (What The Fuck),

v.v..

- Trộn từ (Bending): là phương thức tạo thành từ mới bằng cách kết trộn cả hai từ

lại về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Ví dụ:

o G ob (cục đờm) + blob (giọt nước) = glob (một bãi chất lỏng hoặc nhờn).

o Revu e (kịch thời sự đả kích) + musical (nhạc kịch) = revusical (thể loại kịch

kết hợp cả hai hình thức trên).

o Kid (con nít) + video (phim) = kidvid (chương trình truyền hình cho trẻ em).

o Gay (đồng tính) + radar (ra đa) = gaydar (khả năng nhận diện người có

khuynh hướng đồng tính giống mình).

o Sex (tình dục) + sensational (nhạy cảm) = sexational (gợi tình).

o Sex (tình dục) + escapade (sự phóng túng) = sexcapade (quan hệ tình dục bừa

bãi).

V.v..

- Rút gọn từ (Clipping): Là hiện tượng rút gọn một phần ở phía trước, phía cuối

hoặc hai bên của từ. Hiện rút gọn này thường được dùng ở các nhóm xã hội khác

nhau. Ví dụ:

o Fraternity frat (dùng trong giới sinh viên).

o Proctor/proggins prog (dùng trong giới sinh viên).

o Pectoral muscles pec (dùng trong giới tập thể hình).

o Post-mortem post (dùng trong giới buôn bán thuốc).

o Prop property (dùng trong giới tội phạm).

o Umpire ump (dùng trong giới chơi bóng chày).

o Scorpion scorp (dùng trong quân đội).

o Scramble scram (dùng trong quân đội).

13

Page 15: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

V.v..

- Rút gọn theo vần (Elliptic rhyming slang): Là hiện tượng rút gọn một từ hoặc

cụm từ cố định thành một từ có nghĩa giống với từ có cùng vần với điệu với bộ

phận bị rút gọn chẳng hạn như trường hợp cụm từ “apples and pears” (táo và lê)

sau khi được rút gọn thành “apple” lại có nghĩa lóng là “cầu thang”. Vì từ pear

[peə(r)] và stair [steə(r)] cùng vần với nhau nên nghĩa của từ “stair” được gắn vào

từ đã được rút gọn “apple”. Ví dụ:

o Barnet fair (fair vần với hair “tóc”) barnet (cái đầu).

o Boat-race (race vần với face “mặt”) boat (gương mặt).

o Brass nail (nail vần với tail) brass (gái bán hoa).

o China plate (plate vần với mate) china (bạn).

o Twist-and-twirl (twirl vần với girl) twist (cô gái).

o Richard the third (third vần với bird) richard (đàn bà, con gái).

o Turtle-dove (dove vần với glove) turtle (găng tay).

o Tod sloan (sloan vần với own) tod (làm chủ), v.v..

- Đảo ngược từ (Reversed form): là phương thức đảo ngược trật tự các chữ cái của

từ để tạo từ mới chẳng hạn như live evil. Ví dụ:

o Boy (cậu con trai) yob (thanh niên quá khích).

o Penny (tiền xu) ynnep (tiền).

o Seven (bảy) neves (án tù bảy năm).

o Four (bốn) rouf (bốn đồng).

V.v..

- Biến thể ngữ âm (Variation): từ lóng được tạo ra từ những biến thể về chính tả

của từ. Các biến thể này được tạo ra do sự tương đồng về âm, dùng sai nghĩa của

từ, hoán vị ngữ âm, phát âm chữ cái đầu tiên của từ, thay thế và mở rộng. Ví dụ:

o Tương đồng về âm : glitterati (sao nổi trong làng giải trí) mô phỏng (glitter và

literati), Randlord (chủ vùng đất land) mô phỏng landlord, humongous (cực kỳ

lớn) mô phỏng hugeous và monstrous, v.v..

14

Page 16: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

o Dùng sai nghĩa của từ : basket (cái giỏ) lẫn lộn với bastard (tên khốn)

basket (tên khốn), jumble (mớ lộn xộn) lẫn lộn với John Bull (biệt danh được

người da đen dùng gọi người da trắng) jumbo (người da trắng), v.v..

o Hoán vị ngữ âm (hoán đổi vị trí của âm vị) : rass arse, goy yok, v.v..

o Phát âm chữ cái đầu tiên của từ : guy gee (tiếng Anh chữ “g” phát âm như

“gee”), kilo key (chữ “k” phát âm như “key”), v.v..

o Thay thế (thay thế một bộ phận ngữ âm trong từ để tạo nghĩa mới): Canada

Canuck (người Canada gốc Pháp), graft grift (mánh mung), v.v..

o Mở rộng (gắn thêm âm ở cuối từ nhưng không làm đổi nghĩa như hậu tố) : free

freebie, no nope, yes yep, v.v..

- Tạo từ mới (Word manufacture/fanciful formation): là phương thức tạo từ không

dựa trên cơ sở hình thái học (tự sáng tạo). Ví dụ: whang-doodle (việc không rõ

ràng), lallapaloosa (cái gì đó vượt trội), skeezicks (vô tích sự), spondulicks (tiền

mặt), whifflow (thiết bị máy móc không rõ tên), v.v..

2.4.3 Nhận xét

Như nhiều tài liệu đã khẳng định, tiếng lóng là dạng ngôn ngữ ký sinh. Vì thế,

hệ thống cấu trúc của một ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đối với tiếng lóng của ngôn

ngữ đó. Do tiếng Việt và tiếng Anh là hai loại hình ngôn ngữ khác nhau (không biến

hình và biến hình) nên quá trình hình thành từ lóng giữa hai ngôn ngữ này cũng có sự

khác nhau. Tiếng việt là ngôn ngữ đơn lập và không biến đổi hình thái nên tiếng lóng

Việt cũng mang những đặc điểm của tiếng Việt. Những cách cấu tạo của tiếng lóng

Việt chủ yếu diễn ra trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa. Trong khi đó, tiếng Anh lại

ngôn ngữ biến hình nên cấu tạo từ lóng trong tiếng Anh chủ yếu tập trung vào bình

diện từ vựng – ngữ pháp.

Tuy nhiên, trong sự khác biệt đó, tiếng lóng trong tiếng Việt và tiếng Anh cũng

có những sự tương đồng đáng chú ý. Điểm đáng chú ý đầu tiên đó là tiếng lóng lệ

thuộc ngôn ngữ toàn dân. Do có sự lệ thuộc đó, đa phần từ lóng đều có nguồn gốc từ

những từ ngữ sẵn có trong ngôn ngữ toàn dân. Điểm đáng chú ý thứ hai là các từ lóng

đều được thể hiện ở những hình thức khó hiểu với nghĩa tương đối khác biệt so với

15

Page 17: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

những từ ban đầu. Điểm cuối cùng là tiếng lóng trong cả hai ngôn ngữ đều những cách

chơi chữ khá thú vị xét cả về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa.

2.5 Đối chiếu từ lóng tiếng Việt và tiếng Anh (ở Mỹ) về mặt mục đích sử dụng

2.5.1 Tiêu chí phân loại mục đích sử dụng tiếng lóng trên mạng

Như phạm vi nghiên cứu mà đề tài này đã đề cập ở trước, vấn đề được tập trung

trong đề tài này là tiếng lóng được sử dụng dưới góc độ chức năng thể hiện và chia sẻ

quan điểm, ý kiến của cá nhân, nhóm trong cộng động mạng. Vì thế, tiêu chí phân loại

mục đích sử dụng tiếng lóng trên mạng sẽ tập trung vào phạm vi này.

Dù là tiếng Việt hay tiếng Anh, khi chia sẻ những suy nghĩ và tình cảm của

mình qua các trang mạng xã hội, diễn đàn, nhật ký điện tử các nhân, chat, v.v., các cư

dân mạng cũng đều phải thông quá trình giao tiếp. Vì thế, mục đích sử dụng tiếng lóng

trên mạng giữa tiếng Việt và tiếng Anh đều phục vụ cho quá trình giao tiếp và chúng

giống nhau ở hai ngôn ngữ. Mục đích sử dụng tiếng lóng có thể phân thành một số

phạm vi thường gặp sau: đùa vui – mỉa mai, biểu cảm (tích cực hoặc tiêu cực), nói

tránh, giữ bí mật – rút gọn.

2.5.2 Phân loại mục đích sử dụng tiếng lóng trên mạng

Trong phần này, tác giả xin cố gắng phân loại mục đích sử dụng những từ lóng

tiếng Việt và tiếng Anh (ở Mỹ) được dùng phổ biến bởi giới trẻ trong cộng đồng mạng.

Một số từ lóng được phân loại ở đây cũng đã được đề cập trong phần đối chiếu về cấu

tạo từ lóng ở trên. Mục đích sử dụng của một từ có thể sẽ khác nhau khi đặt vào những

tình huống khác nhau.

2.5.2.1 Đùa vui – mỉa mai

Cư dân mạng dựa trên ngôn ngữ sẵn có để tạo ra những từ mới bằng nhiều thủ

pháp khác nhau nhằm tạo sự hài hước trong quá trình giao lưu và chia sẻ ý kiến cá

nhân ở trên mạng. Ví dụ: Chém gió (khoát lát, ba hoa), Ảo tung chảo (cách đánh lừa

thị giác rất đặc sắc), Xì tai (style – phong cách), Bít (biết), v.v.

Ngoài ra, các từ ngữ này đôi khi gắn với một sự kiện xã hội nào đó. Việc sử

dụng những từ lóng như vậy còn thể hiện sự mỉa mai. Ví dụ: thùy link với nghĩa là

đường dẫn (link) (từ này xuất hiện sau vụ tai tiếng Vàng Anh (thùy linh). Vì từ "link"

16

Page 18: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

trong tiếng anh và "linh" trong tiếng việt phát âm giống nhau nên thay vì nói "link" để

chỉ đường dẫn website thì đôi khi dùng "thùy link" để mang tính trêu đùa); Romney

money với nghĩa người có nhiều tiền hơn người có mức sống bình thường nhưng lại trả

thuế ít hơn những người khác (từ này xuất hiện từ những tai tiếng trong quá trình tranh

cử tổng thống của Mitt Romney ở Mỹ), v.v.

2.5.2.2 Biểu cảm (tích cực – tiêu cực)

Biểu cảm là chức năng thường gặp của tiếng lóng. Các vấn đề trong cuộc sống

cá nhân và các sự kiện xã hội là những tác nhân kích thích việc sử dụng tiếng lóng để

thể hiện cảm xúc. Việc sử dụng tiếng lóng để thể hiện thái độ, cảm xúc diễn ra theo

hướng tích cực hoặc tiêu cực. Các thái độ, cảm xúc được thể hiện có thể là sự kinh

ngạc với ý tích cực như quá đỉnh, hay vãi, vô đối, fan-fuckin-tastic (quá tuyệt vời),

babelicious (tính từ: cô gái hấp dẫn), bootylicious (tính từ: cái mông hấp dẫn), v.v.

hoặc tiêu cực như vãi chưởng, mày hả bưởi, per-bloody-haps (rất có thể), Chicken (tỏ

ra hèn nhát), Pea-brain (đần độn), v.v.. Các từ lóng được dùng để biểu cảm tích cực và

tiêu cực vừa nêu còn mang ý khen, chê.

2.5.2.3 Nói Tránh

Hiện tượng nói tránh thường rơi vào những tình huống sử dụng từ ngữ có tính

chất tiêu cực như thô tục, xúc phạm, v.v. Trong những tình huống này, người nói hoặc

viết không muốn nói trực tiếp, vì thế họ thường sử dụng những từ ngữ với hình thức

khác hoặc viết tắt từ đó. Ví dụ: đậu xanh rau má (một câu chửi thề), Brass (gái bán

hoa), OMFG, WTF, v.v.

2.5.2.4 Giữ bí mật – rút gọn

Trong giao tiếp giữa các nhóm xã hội trên mạng, các thành viên thường sử dụng

những từ lạ (mượn từ tiếng nước ngoài hoặc tự tạo ra), viết tắt, làm những từ sẵn có trở

nên khó hiểu. Ngoài ra, việc trao đổi và chia sẻ trên mạng chủ yếu sử dụng chữ viết, vì

thế để rút ngắn thời gian, cư dân mạng thường viết tắt các từ. Ví dụ: ACE (anh chị em),

bro (có nghĩa là người anh em), GATO (ghen ăn tức ở), schmild (đứa trẻ), schmoon

(mặt trăng), noshery (bữa ăn), nuttery (bệnh viện tâm thần), stinkeroo (kẻ bốc mùi)

2.5.3 Nhận xét

17

Page 19: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

Dù là tiếng Anh hay tiếng Việt thì tiếng lóng cũng là một loại ngôn ngữ và chức

năng của ngôn ngữ chính là giao tiếp. Mục đích giao tiếp qua mạng bằng tiếng lóng của

cả hai ngôn ngữ đều như nhau. Một điểm đáng chú ý khác của tiếng lóng trên mạng là

nhiều từ lóng trên mạng có thời gian tồn tại không dài vì chúng gắn liền với một sự

kiện xã hội nào đó có tính chất nhất thời. Khi sự kiện xã hội đó lắng dịu lại thì từ lóng

đi theo sự kiện đó dần bị lãng quên và mất theo.

Tuy nhiên, do sự khác biệt về lối suy nghĩ và văn hóa, tiếng lóng ở cả hai ngôn

ngữ cũng có những đặc thù riêng. Sự khác biệt trong cách diễn đạt hoặc đùa vui là một

trong những biểu hiện đó. Số lượng từ lóng mà giới trẻ Mỹ sử nhiều hơn so với giới trẻ

Việt Nam vì Mỹ là nước đa chủng tộc với nhiều cộng động xã hội. Do từ lóng mà giới

trẻ Mỹ sử dụng trên mạng phức tạp và đa dạng nên rất nhiều từ lóng bản thân người

bản ngữ đôi khi cũng không thể hiểu được.

3 Kết luận

Sự phân nhóm trong xã hội là một hiện tượng xã hội không tránh khỏi. Vì thế,

tiếng lóng xuất hiện ở các nhóm xã hội khác nhau cũng là điều đương nhiên. Tiếng

lóng sử dụng trên mạng cũng như vậy. Ở ngôn ngữ nào cũng vậy, tiếng lóng trên mạng

không những có những đặc điểm thông thường của tiếng lóng như đã định nghĩa ở trên

mà nó còn có những đặc điểm riêng của nó.

Với sự phát triển vũ bão của ngành công nghệ thông tin và truyền thông, sự giao

lưu giữa người và người ngày nay dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì thế, những từ lóng của

nhóm xã hội này sẽ dễ dàng lan sang những nhóm khác và sự phổ biến của tiếng lóng

diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nếu trước đây có những từ lóng phải mất năm

mươi năm để phổ biến thì bây giờ chỉ cần vài ngày.

Tiếng lóng trên mạng nói riêng cũng như tiếng lóng nói chung được sử dụng

như một trào lưu của xã hội. Nó phản ánh những tư duy ngôn ngữ và văn hóa về những

vấn đề xã hội thường ngày. Tiếng lóng trên mạng mang trong nó tính thời sự và thời

đại. Do tiếng lóng được sử dụng theo trào lưu nên nó xuất hiện nhanh và biến mất cũng

nhanh. Vì thế, những lo sợ tiếng cho rằng lóng trên mạng sẽ làm ảnh hưởng đến sự

trong sáng của tiếng Việt không ở mức nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Việc

18

Page 20: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

sử dụng tiếng lóng trên mạng chỉ diễn ra ở trên mạng và tiếng lóng trên mạng trong lời

ăn tiếng nói ngày cũng được sử dụng với nhận thức thận trọng và chọn lọc tùy đối

tượng và tình huống.

Có thể xem tiếng lóng là một phần văn học truyền miệng của nền văn hóa. Nó

sẽ được tiếp nhận hoặc bị đào thải theo quy luật xã hội. Chúng ta không thể ngăn cản

sự xuất hiện và phát triển của tiếng lóng. Điều chúng ta cần làm là xem nó như là một

bộ phận của ngôn ngữ, văn hóa, và xã hội và sử dụng nó theo những hướng tích cực và

làm phong phú cho ngôn ngữ.

19

Page 21: tieng Long Doi Chieu Anh Viet

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Ngọc Lang, 2005. Một số vấn đề về phương ngữ xã hội. Nhà xuất

bản Khoa học Xã hội.

2. Hoàng Thị Châu, 2004. Phương ngữ học tiếng Việt. Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội.

3. Trần Thị Ngọc Lang, 1995. Phương ngữ nam bộ. Nhà xuất bản Khoa học Xã

hội.

4. Hoàng Phê, 1992. Từ điển tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học.

5. Elisa Mattiello, 2008. An Introduction to English Slang: A Description of its

Morphology, Semantics and Sociology. Polimetrica, International Scientific

Publisher.

6. Trang chuyên ngôn ngữ học.

http://ngnnghc.wordpress.com/tag/lien-t%E1%BB%91/

7. Từ điển tiếng lóng Việt Nam.

http://74.220.215.231/~tudienti/

8. The Online Slang Dictionary (American, English, and Urban slang).

http://onlineslangdictionary.com/

9. Internet Slang Dictionary & Translator.

http://www.noslang.com/dictionary/

10.Urban Dictionary.

http://www.urbandictionary.com/

20