12
Tiu lun Lut kinh doanh Giảng viên hướng dn: Trn ThThúy Hng I/ Nhng vấn đề chung vcông ty TNHH MTV 1. Lch shình thành loi hình công ty TNHH - Trên thế giới: Mô hình công ty TNHH ra đời sau hình thc công ty cphn và muộn hơn nhiều so vi các loại hình công ty đối nhân. Các công ty theo mô hình ca công ty TNHH chthc sxut hin cui thế kXIX và phát trin mnh thế kXX. Nhiu nhà nghiên cu cho rng mô hình công ty TNHH xut hiện như một sn phm ca hoạt động lập pháp khi mà người Đức đã “sáng tạo” ra mô hình Gesellschaft mit beschränkter Haftung GmbH theo một đạo lut vcông ty vào năm 1892. Sự xut hin ca mô hình công ty TNHH có lsthích hp cho kinh doanh quy mô va và nh. Mô hình công ty này va có yếu tquan hnhân thân gia các thành viên như công ty đối nhân, vừa có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhim hu hn của thành viên như công ty cổ phn. Vì thế, mô hình này dường như được ưa chuộng tt ccác nước. Tlcác công ty TNHH trong tng scác công ty thường chiếm rt cao. Ví d: Anh vào tháng 3 năm 2001 có tới 99% trong tng s1,5 triu công ty nước này là công ty TNHH; Vào cui tháng 6 năm 2002, ở Úc có ti 98,3% trong tng s1,248 triu các công ty là công ty TNHH. - Ti Vit Nam: Pháp luật công ty Châu Âu đã được người Pháp đem đến Vit Nam vào cui thế kXIX và nửa đầu thế kXX, vì thế chng có gì ngc nhiên khi mà người pháp lut công ty ca Việt Nam đã bị ảnh hưởng ln bi mô hình lut công ty Châu Âu. Các hình thức công ty như trong luật thương mi của Pháp đã xuất hin trong các blut thi Pháp thuộc như Dân luật thi hành ti các tòa án Nam Bc K1931 và Bluật thương mại Trung K1942. Hai bluật này đều có quy định vcác mô hình công ty, được gi là hi hay công ty mà chúng ta thy ngày nay trong luật đinh Việt Nam. Nhng quy định ca Bluật thương mại Trung Kvn tiếp tục được áp dng ti min Nam Việt Nam cho đến khi Bluật thương mi Sài Gòn 1972 có hiu lc áp dng. Trong Bluật thương mại Sài Gòn 1972, mô hình công ty TNHH (hội TNHH) cũng tiếp tục được ghi nhn bên cnh các hình thc công ty khác. 2. Định nghĩa công ty TNHH MTV - Theo điều 63 Lut Doanh nghip 2005 thì công ty TNHH MTV được định nghĩa như sau: “Công ty TNHH MTV là doanh nghip do mt tchc hoc

Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

I/ Những vấn đề chung về công ty TNHH MTV

1. Lịch sử hình thành loại hình công ty TNHH

- Trên thế giới: Mô hình công ty TNHH ra đời sau hình thức công ty cổ phần

và muộn hơn nhiều so với các loại hình công ty đối nhân. Các công ty theo

mô hình của công ty TNHH chỉ thực sự xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX và phát

triển mạnh ở thế kỷ XX. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mô hình công ty

TNHH xuất hiện như một sản phẩm của hoạt động lập pháp khi mà người

Đức đã “sáng tạo” ra mô hình Gesellschaft mit beschränkter Haftung –

GmbH theo một đạo luật về công ty vào năm 1892. Sự xuất hiện của mô

hình công ty TNHH có lẽ sẽ thích hợp cho kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ.

Mô hình công ty này vừa có yếu tố quan hệ nhân thân giữa các thành viên

như công ty đối nhân, vừa có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm hữu

hạn của thành viên như công ty cổ phần. Vì thế, mô hình này dường như

được ưa chuộng ở tất cả các nước. Tỷ lệ các công ty TNHH trong tổng số

các công ty thường chiếm rất cao. Ví dụ: Ở Anh vào tháng 3 năm 2001 có tới

99% trong tổng số 1,5 triệu công ty ở nước này là công ty TNHH; Vào cuối

tháng 6 năm 2002, ở Úc có tới 98,3% trong tổng số 1,248 triệu các công ty

là công ty TNHH.

- Tại Việt Nam: Pháp luật công ty Châu Âu đã được người Pháp đem đến Việt

Nam vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, vì thế chẳng có gì ngạc

nhiên khi mà người pháp luật công ty của Việt Nam đã bị ảnh hưởng lớn bởi

mô hình luật công ty Châu Âu. Các hình thức công ty như trong luật thương

mại của Pháp đã xuất hiện trong các bộ luật thời Pháp thuộc như Dân luật thi

hành tại các tòa án Nam Bắc Kỳ 1931 và Bộ luật thương mại Trung Kỳ

1942. Hai bộ luật này đều có quy định về các mô hình công ty, được gọi là

hội hay công ty mà chúng ta thấy ngày nay trong luật đinh Việt Nam. Những

quy định của Bộ luật thương mại Trung Kỳ vẫn tiếp tục được áp dụng tại

miền Nam Việt Nam cho đến khi Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972 có hiệu

lực áp dụng. Trong Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972, mô hình công ty

TNHH (hội TNHH) cũng tiếp tục được ghi nhận bên cạnh các hình thức

công ty khác.

2. Định nghĩa công ty TNHH MTV

- Theo điều 63 Luật Doanh nghiệp 2005 thì công ty TNHH MTV được định

nghĩa như sau: “Công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc

Page 2: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty

chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong

phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. Vì đây là công ty TNHH nên chủ sở

hữu cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã góp vào công ty, vì

thế cũng có thể gọi công ty TNHH MTV là loại hình công ty đối vốn.

- Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

Điều này được giải thích như sau: Một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ

chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của pháp nhân mà luật dành cho phá

nhân, cụ thể theo điều 84 Bộ luật Dân sự thì: Một tổ chức có tư cách pháp

nhân phải có đầy đủ những yếu tố sau:

+ Được thành lập hợp pháp;

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng

tài sản độc lập đó;

+ Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

3. Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH MTV

- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh

doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.

Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với

các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

- Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các

khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn

cam kết góp vào doanh nghiệp

Ví dụ như: Ông A có số vốn là 1.000 triệu đồng và số tài sản riêng là 200

triệu đồng thì nếu ông A thành lập công ty TNHH MTV thì ông này chỉ

chịu trách nhiệm (mọi tổn thất của công ty) trên số vốn 1.000 triệu đồng

mà ông này đã góp vào công ty.

- Công ty TNHH MTV không được quyền phát hành cổ phần ra công chúng

để tăng vốn điều lệ. Đối với công ty TNHH MTV là tổ chức doanh nghiệp

do cá nhân làm chủ sở hữu thì tự chịu trách nhiệm bằng các khoản nợ và tài

sản của công ty bằng vốn điều lệ.

- Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty

phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn một thành

viên” hay viết tắt là “TNHH MTV”.

Page 3: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

II/ Quyền hạn, nghĩa vụ và hạn chế của công ty TNHH MTV

1. Quyền hạn

- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh

doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được

Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất,

cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

- Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh

doanh và khả năng cạnh tranh.

- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy

định.

- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo

quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp

luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác,

đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài

chính khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về

lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác

cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu

chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

- Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ

báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh

Page 4: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát

hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì

phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã

hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh

lam thắng cảnh.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Hạn chế

- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một

phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp

rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác

thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác

của công ty.

- Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân

khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn

hai thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.

- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán

đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác.

III/ Điều kiện thành lập công ty TNHH MTV

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập

và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo điều 13 Luật doanh nghiệp 2005.

- Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh

nghiệp tại Việt Nam:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử

dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi

riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

Page 5: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng

trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân

dân Việt Nam;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn

sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền

để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc

bị mất năng lực hành vi dân sự;

Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề

kinh doanh;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

IV/ Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH MTV

1. Chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập công ty TNHH

Để thành lập công ty TNHH, khách hàng cần chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho

việc thành lập công ty như:

- Chuẩn bị trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;

- Vốn thành lập công ty: Việc lựa chọn vốn điều lệ của công ty là việc rất quan

trọng. Vốn điều lệ của công ty là số vốn do các thành viên đóng góp, Công Ty

Luật sẽ tư vấn cho khách hàng mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô và phương

án phát triển kinh doanh của công ty TNHH, cơ cấu góp vốn và tỷ lệ phân chia

quyền và lợi ích giữa các cổ đông công ty.

Page 6: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại

diện theo pháp Luật của công ty, chức danh người đại diện là giám đốc (tổng

giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo phương án kinh doanh và tham chiếu

theo theo quy định của Pháp luật về đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục

đăng ký thành lập công ty.

- Đặt tên công ty: Tên công ty có rất nhiều ý nghĩa, lên lựa chọn đặt tên Công ty

ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tiêu chí đầu tiên khi đăng ký kinh doanh là tên

Công ty không trùng với các công ty đã thành lập trước đó (trên địa bàn tỉnh,

thành phố).

- Khách hàng chuẩn bị chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có công

chứng của người đại diện theo pháp luật, thành viên/cổ đông để thực hiện đăng

ký kinh doanh.

2. Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH cho cơ quan có thẩm quyền

- Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc Thành lập công ty TNHH, bước tiếp

theo là tiến hành việc soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh (

Sở kế hoạch và đầu tư):

- Khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký Thành lập công ty TNHH, hồ sơ bao

gồm:

+ Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu (tên công ty TNHH; địa chỉ trụ sở chính;

ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện nếu

có…)

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách cổ đông sáng lập.

- Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Khắc dấu

Khắc dấu là công việc quan trọng sau khi khách hàng nhận được Giấy chứng nhận

ĐKKD. Nhận được Đăng ký kinh doanh, khách hàng sẽ phải đến cơ quan công an

(Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an cấp tỉnh) để xin

cấp phép khắc dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu. Hồ sơ khắc dấu gồm: Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh; chứng minh thư của người đến khắc dấu.

4. Đăng báo

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, khách hàng

phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp

Page 7: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

về các nội dung sau: Tên công ty TNHH; địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH;

mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ; nơi đăng ký kinh doanh.

5. Đăng ký mã số thuế

- Đăng ký mã số thuế là công việc cuối cùng mà khách hàng phải làm để đưa công

ty TNHH đi vào hoạt động. Khách hàng đến Cục thuế cấp tỉnh xin mẫu hồ sơ đăng

ký mã số thuế, làm hồ sơ và nộp tại Cục thuế. Cục thuế có trách nhiệm cấp Giấy

chứng nhận mã số thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số

thuế.

- Quy trình Thành lập công ty TNHH gồm 5 bước, khách hàng có thể tham khảo và trực tiếp

tiến hành đăng ký thành lập công ty TNHH tại cơ quan có thẩm quyền hoặc liên hệ với Công

Ty Luật để được cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty TNHH trọn gói tốt nhất. Dịch vụ

tư vấn Thành lập công ty TNHH của Công Ty Luật sẽ đại diện khách hàng soạn hồ sơ và nộp

hồ sơ cho cơ quan Nhà nước vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành

chính. Công Ty Luật luôn mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho khách hàng.

V/ Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV

Chủ sở hữu

Tổ chức

Cá nhân

Bổ nhiệm nhiều người

Bổ nhiệm một người

Hội đồng thành viên

Giám đốc

Kiểm soát viên

Chủ tịch công ty

Giám đốc

Kiểm soát viên Chủ tịch công ty

Giám đốc hoặc Tổng

giám đốc

Page 8: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là

tổ chức

- Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với

nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo

quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền

phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Doanh

nghiệp.

- Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi

nào.

- Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ

cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc

Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm

tất cả người đại diện theo uỷ quyền.

- Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì

người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của

công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát

viên.

- Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng

mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác

làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ

công ty.

* Hội đồng thành viên

- Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các

quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu

công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật

này và pháp luật có liên quan.

- Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên

đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và

pháp luật có liên quan.

- Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ, quyền và

nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 49 và

các quy định khác có liên quan của Luật này.

- Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định

tại Điều 50 của Luật này.

* Chủ tịch công ty

- Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ

của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa

Page 9: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc

thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật này và pháp

luật có liên quan.

- Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối

với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp

luật có liên quan.

- Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu

công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường

hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

* Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc

Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh

doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm

trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các

quyền và nhiệm vụ của mình.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây:

Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công

ty;

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của

công ty;

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ

các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch

công ty;

Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty;

Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

Tuyển dụng lao động;

Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Page 10: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý

doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện

theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty;

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh

doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu

chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

* Kiểm soát viên

- Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không

quá ba năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công

ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

- Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:

Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ

tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền

chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;

Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá

công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty

hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm

định;

Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức

quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết

định của chủ sở hữu công ty.

- Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở

chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành

viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có

nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về

quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm

soát viên.

- Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý

doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ

tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp

bổ nhiệm Kiểm soát viên;

Page 11: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm

toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh

doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều

lệ công ty.

* Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc

Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

- Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám

đốc và Kiểm soát viên có các nghĩa vụ sau đây:

Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong

việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng,

tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu

công ty;

Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Không sử dụng

thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ

và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân

khác;

Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp

mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp

chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của

công ty;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty

không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

* Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên

- Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và lợi

ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Chủ sở hữu công ty quyết định mức thù lao, lương và lợi ích khác của thành viên

Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên. Thù lao, tiền lương và

lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí

kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có

liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của

công ty.

2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty,

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty.

Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp

Page 12: Tiểu luận Luật kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị ... · PDF fileTiểu luận Luật kinh doanh ... phạm vi số vốn điều lệ của công ty”

Tiểu luận Luật kinh doanh – Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hằng

luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc

Tổng giám đốc.

- Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công

ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

VI/ Ưu, nhược điểm của công ty TNHH MTV

1. Ưu điểm

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công

ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ

chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào

công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và đây là ưu điểm hơn hẳn nếu so

sánh với doanh nghiệp tư nhân.

2. Nhược điểm

- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không

có quyền phát hành cổ phiếu.

- Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm

chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ

phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty

TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.