32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC LIỆU ----- ------ TIỂU LUẬN Đề tài : TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU TRẠCH TẢ Họ và tên : Đinh Trọng Đức Lớp : BH8 SHSV : 1206009

Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tieu luan Trach ta

Citation preview

Page 1: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘIBỘ MÔN DƯỢC LIỆU

----- ------

TIỂU LUẬN

Đề tài: TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU TRẠCH TẢ

Họ và tên : Đinh Trọng Đức

Lớp : BH8

SHSV : 1206009

HÀ NỘI, NĂM 2013

Page 2: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................3PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................4

1) Giới thiệu họ Trạch tả Alismataceae........................................................42) Giới thiệu cây Trạch tả Alisma plantago aquatica L................................53) Mô tả cây..................................................................................................54) Phân bố.....................................................................................................65) Nuôi trồng.................................................................................................66) Thu hái, chế biến.......................................................................................77) Đặc điểm dược liệu, bào chế.....................................................................7

PHẦN 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC - CHIẾT TÁCH..................................91) Các dẫn chất triterpenoid..........................................................................92) Tinh bột và các thành phần khác............................................................14

PHẦN 3: TÁC DỤNG DƯỢC LÝ - CÔNG DỤNG.......................................151) Tác dụng dược lý....................................................................................152) Tính vị, quy kinh.....................................................................................153) Công dụng, chủ trị..................................................................................164) Kiêng kỵ..................................................................................................165) Đơn thuốc kinh nghiệm..........................................................................166) Tác dụng khác.........................................................................................18

KẾT LUẬN........................................................................................................20TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21

Page 3: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

MỞ ĐẦU

Trong kho tàng thuốc Y học cổ truyền, Trạch tả được coi là dược liệu tự

nhiên quý, có giá trị lớn trong chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Trạch

tả có tên khoa học là Alisma plantago aquatica L., thuộc họ Trạch tả

(Alismataceae). Không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều nước, cả châu Á lẫn châu

Âu, đã có nhiều nghiên cứu về Trạch tả rất đáng chú ý. Cùng với nhu cầu to lớn

về thuốc chữa bệnh mang nguồn gốc thảo dược và sự phát triển không ngừng

của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được thành phần

hóa học và hoạt tính sinh học của các chất được chiết xuất từ cây Trạch tả. Xuất

phát từ các điểm trên, với các tài liệu sưu tầm được, em xin đưa ra một bài đóng

góp tổng quan về các nghiên cứu đối với cây Trạch tả gồm các phần chủ yếu:

- Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

- Thành phần hóa học – Chiết tách

- Tác dụng dược lý, công dụng

Bài viết được tổng hợp dựa trên sự tìm hiểu của cá nhân về các tài liệu đã

được công bố trên nhiều sách báo, tạp chí và tài liệu internet trong nước cũng

như nước ngoài. Do đó, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Em rất mong được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn để hoàn thiện bài

viết này!

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH83

Page 4: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1) Giới thiệu họ Trạch tả Alismataceae [12]

Họ Trạch tả, danh pháp khoa học: Alismataceae, là một họ thực vật có

hoa, bao gồm khoảng 11-15 chi và khoảng 85-95 loài. Họ này phân bố rộng

khắp thế giới, với lượng lớn các loài trong khu vực ôn đới của Bắc bán cầu.

Phần lớn các loài là cây thân thảo sống thủy sinh trong các ao hồ và đầm lầy.

Mô tả: Phần lớn các loài trong họ là các cây lâu năm, nhưng một số loài

có thể là cây một năm hay cây lâu năm, phụ thuộc vào các điều kiện về nước -

chúng là cây lâu năm khi có đủ nước thường xuyên nhưng lại là cây một năm

khi các điều kiện thời tiết có tính phân mùa rõ rệt, nhưng luôn luôn có ngoại lệ.

Thân của chúng giống như thân hành hoặc có thân bò. Các cây non và các lá

chìm dưới mặt nước thông thường có dạng thẳng, trong khi các cây trưởng thành

hay lá mọc trên mặt nước có thể có dạng thẳng hay hình trứng hoặc hình mũi

tên. Phần lớn các loài có cuống lá dễ nhận thấy với phần gốc lá có màng bao

(vỏ).

Cụm hoa của chúng thường là hoa phức với các vòng xoắn hay tạo nhánh, mặc

dù ở một số loài là dạng hoa tán hay ở một số loài khác là dạng các bông hoa

riêng biệt. Hoa của chúng cân đối và hoặc là đơn tính hoặc là lưỡng tính. Ba đài

hoa thông thường còn tồn tại trên quả. Ba cánh hoa, thường là dễ thấy và có màu

trắng, hồng, tía, đôi khi có màu vàng hay các đốm tía. Các cánh hoa ít khi tồn tại

quá một ngày. Trong các chi Burnatia và Wiesnaria thì các cánh hoa nhỏ và đôi

khi không có ở các hoa cái. Nhị hoa là bội số của 3 (3, 6, 9 hoặc nhiều hơn). Bầu

nhụy to, bao gồm bội số của 3 các lá noãn tự do trong một vòng xoắn hoặc trong

đầu cụm. Mỗi lá noãn chứa 1 (-2) noãn ngược.

Quả là dạng đầu quả hạch nhỏ (ngoại trừ chi Damasonium). Các hạt không có

nội nhũ và có phôi dạng xếp nếp hay cong.

Các chi:

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH84

Page 5: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Alisma

Baldellia

Burnatia (bao gồm cả Rautanenia)

Butomopsis (bao gồm cả Tenagocharis)

Caldesia

Damasonium (bao gồm cả Actinocarpus)

Echinodorus (bao gồm cả Albidella, Helanthium)

Hydrocleys (bao gồm cả Ostenia)

Limnocharis

Limnophyton

Luronium

Machaerocarpus

Ranalisma

Sagittaria (bao gồm cả Lophiocarpus, Lophotocarpus)

Wiesneria

Alismaticarpum †

Sagisma †

Trồng và sử dụng: Một vài loài, chủ yếu thuộc chi rau mác (Sagittaria),

có thân rễ ăn được, được trồng làm thức ăn cho cả người lẫn các loài động vật

khác ở miền nam và miền đông châu Á. Chúng cũng được người da đỏ Bắc Mỹ

ăn. Phần lớn có giá trị như là thực phẩm cho cuộc sống hoang dã. Một số loài

khác được trồng làm cây cảnh trong ao hồ hay vườn lầy lội hoặc các bể cảnh.

2) Giới thiệu cây Trạch tả Alisma plantago aquatica L.[9,10]

Tên thường gọi: Trạch tả

Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L.. Thuộc chi Alisma. Thuộc Họ:

Trạch tả (Alismataceae).

Tên gọi khác: Thuỷ trạch, Nhĩ trạch, Thuỷ đề, Trạch chi.

3) Mô tả cây [3,10]

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH85

Page 6: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Cây thảo cao 0,6 – 1m. Lá mọc thành cụm ở gốc. Phiến lá hình trứng đỉnh

nhọn. Hoa hợp thành tán, đều, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa màu

trắng, 6 nhị, nhiều lá noãn xếp rời nhau xếp xoắn ốc. Quả phức. Thân rễ trắng

hình cầu hay hình con quay.

Hình 1- Một vài hình ảnh về Trạch tả

4) Phân bố [4,9,10]

Trạch tả mọc hoang ở nơi có nước mọc nông ở miền núi phía Bắc như: Cao

Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu… Ngoài ra có trồng bằng hạt ở nhiều nơi

như Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng, Nam Hà. Ở các nước khác cũng Trạch tả cũng

mọc hoang và được trồng như Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Hungari.

5) Nuôi trồng [1]

Trạch tả rất thích hợp với các chân ruộng trũng, hẩu, nhiều mùn trong vụ

đông sau khi thu hoạch lúa mùa xong.

Chăm sóc cây con: cần làm giàn che hoặc cắm các cành cây hai bên mép

luống để che nắng cho cây con. Giàn nên làm cao 1 m, ban ngày phủ rơm rạ, khi

cây đã cao 10 cm trở lên có thể bỏ giàn che. Sau khi đã hơi se, phải tưới nước,

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH86

Page 7: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

tưới thường xuyên vào buổi chiều, tưới xong phải tiêu nước ngay nhưng đảm

bảo mặt luống luôn giữ được ẩm, không bị nứt nẻ. Trong giai đoạn mới nảy

mầm nếu có mưa to, có thể đưa thêm nước vào ruộng để bảo vệ cây. Khi cây cao

từ 3 cm trở lên cần thường xuyên giữ mức nước trong ruộng khoảng 3 cm nhưng

để ngập cây.

Chăm sóc cây đã trồng ra ruộng: Bón thúc thường xuyên. Mực nước khi

cấy là 3-7 cm, sau đó cần giữ nước trong ruộng thường xuyên để làm mềm bùn.

Khi sắp thu hoạch, tiêu hết nước cho ruộng khô, dễ thu hoạch. Trong quá trình

chăm sóc phải tỉa hoa và nhánh phụ, hoa phải tỉa cả cuống, nhánh phụ phải ngắt

sát gốc. Nếu không tỉa hoa, đánh nhánh phụ củ trạch tả sẽ xù xì khó chế biến,

chất lượng củ không cao.

6) Thu hái, chế biến [1,10]

Mỗi năm thu hoạch hai vụ, vụ tháng 6 và vụ tháng 12.

Khi cây héo lá là có thể thu hoạch được, thu non quá hoặc già quá thì chất

lượng củ sẽ không cao. Khi thu hoạch, một tay cầm dao xắn đất xung quanh củ,

một tay nhổ cây, giũ đất, cắt bỏ lá. Chú ý giữ lại những nhánh non ở củ để khi

sấy củ không bị chảy nhựa đen lõm đầu củ, giảm phẩm chất. Túm các lá non ở

đầu củ bó thành bó nhỏ, treo lên phơi nắng. Khi ít nắng, củ lâu khô, phải sấy.

Khi sấy nên dùng lửa nhỏ (lửa to làm củ bị vàng, phẩm chất kém) chú ý phải đảo

lửa thường xuyên. Sấy xong, cho củ vào thùng quay (thùng có 2 đầu nhỏ giữa

phình to), quay cho củ cọ sát vào nhau, rễ con và vỏ khô tróc hết, củ trạch tả trở

nên nhẵn bóng và có màu vàng trắng là được.

7) Đặc điểm dược liệu, bào chế [3,10,11]

Vị thuốc Trạch tả còn gọi Thủy tả, Hộc tả, (Bản Kinh), Mang vu, Cập tả

(Biệt Lục), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa

Hán Dược Khảo), Như ý thái (Bản Thảo Cương Mục).

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH87

Page 8: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Dược liệu dạng bột màu trắng ngà mùi hơi thơm, vị hơi ngọt. Soi kính

hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột hình trứng hay hình cầu, có hạt kép 2 – 3. Có

mảnh mô mềm gồm tế bào tròn chứa tinh bột. Bột còn có chứa các mảnh mạch.

Bào chế:

Trạch tả: Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô.

Diêm Trạch tả: Phun đều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm (cứ 50kg

Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho đến khi mặt

ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH88

Page 9: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

PHẦN 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC - CHIẾT TÁCH

1) Các dẫn chất triterpenoid

a. Trong một nghiên cứu với sự hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và

Italia đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của các hợp chất từ dịch

chiết methanol của rễ cây Trạch tả ở Việt Nam [2]:

Alismoxide (1)

(+)2,6-bis-(4’-hydroxy-3’-methoxy-phenyl)-3,7-dioxabicyclo[3.3.0]octan

((+)pinoresinol,2)

Octadeca-9,12-dienoic acid (3)

CH3(CH2)-CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7-COOH

Methyl ester của octadeca-9,12-dienoic acid (4)

CH3(CH2)-CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7-COOCH3

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH89

Page 10: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Alisol A (5)

Alisol A acetate (6)

Alisol G (7)

Phương pháp chiết tách: Bột khô (rễ cây) Trạch tả được ngâm chiết bằng

methanol ba lần. Các dịch chiết được loại dung môi dưới áp suất giảm thu được

dịch cô methanol. Dịch cô này được hòa tan vào nước cất và chiết lần lượt bằng

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH810

Page 11: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

các dung môi khác nhau. Sau đó tiếp tục sử dụng các phương pháp sắc ký để

phân lập các hợp chất.

Sơ đồ 1- Sơ đồ chiết tách từ rễ Trạch tả

b. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản được công bố vào năm 1988

trên Phytochemistry [6,7]:

Một glucoside phytosterol acyl hóa với axit stearic đã được phân lập từ

dịch chiết methanol từ thân rễ Trạch tả, và cấu trúc của nó đã được xác định là

sitosterol-3-O-6-stearoyl-beta-D-glucopyranoside (8) bởi các phương pháp biến

đổi hóa học và dữ liệu quang phổ.

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH811

Bột khô

Trạch tả

Dịch chiếtNgâm chiết bằng methanol Áp suất giảm Dịch cô

methanol

Dịch hoà

tan

Chiết dung môi khác nhau

Loại dung môi

Dịch cô

cloroform

7 hợp chất Sắc ký cột

3 lần Loại dung môi

Hoà tan vào nước

Page 12: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

R1: H; R2: O=C(CH2)16=Me

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH812

Page 13: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Các triterpenoid từ thân rễ Trạch tả dung dung môi chiết methanol:

16β-methoxyalisol B monoacetate (9)

R1: H, Ac; R2: Me

16β-hydroxyalisol B monoacetate (10)

R1: H; R2: H

R1: Ac; R2: Ac

Alisol B monoacetate (11)

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH813

Page 14: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Alisol C monoacetate (12)

OAcHO

O

H

O

O

c. Vào năm 1997, trong một nghiên cứu về khả năng chống dị ứng của các

hợp chất chiết từ rễ thân Trạch tả [8], Yoshikawa và các cộng sự đã tìm ra được

6 hợp chất theo quy trình sau:

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH814

Thân rễ

Trạch tả

Chiết với methanol

Dịch chiết

methanol

EtOAc/H2O

Phần dịch

nước

Phần dịch

EtOAc

Page 15: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Sơ đồ 2 – Sơ đồ chiết tách phân lập

Trong đó:

Alisol A

Alisol A monoacetate

(13): Alisol B

Alisol B monoacetate

(14): Alismol

Alismoxide

2) Tinh bột và các thành phần khác

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH815

Sắc ký cột (silicagel)

5 6 13 11 14 1

Page 16: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Thân và rễ có chứa: tinh bột chiếm 23%, tinh dầu, chất nhựa, protid

[3,10].

Các thành hữu cơ khác trong thân và rễ: tricosan, acid stearic, glycerin-1-

stearate, daucosterol-6’-O-stearate, emodin, alizexol A, các sunfoorientalol [2].

Cụm hoa có chứa nhiều phytohormon [2].

Iod 6,1 mg/kg; Mn chiếm 1,2% [10].

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH816

Page 17: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

PHẦN 3: TÁC DỤNG DƯỢC LÝ - CÔNG DỤNG

1) Tác dụng dược lý [3,4,8,11,12]

Tiêm kali nitrat cho thỏ để gây viêm thận đưa đến hiện tượng ứ đọng urê

và cholesterin trong máu sau đó tiêm thuốc trạch tả. Kết quả là lượng urê và

cholesterin ở trong máu giảm xuống.

Cho người mạnh khoẻ, uống nước sắc Trạch tả, thấy lượng nước tiểu,

lượng urê và lượng natri clorua bài tiết đều tăng.

Thí nghiệm trên chuột, phát hiện các thành phần terpen trong thân rễ

Trạch tả khô có khả năng chống dị ứng trên da.

Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả

đều có tác dụng hạ lipid huyết thanh rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức

năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ.

Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ. Cồn chiết xuất phần

Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng giãn mạch vành rõ. Thuốc còn có tác

dụng chống đông máu.

Có tài liệu nghiên cứu bước đầu cho thấy nước sắc trạch tả có tác dụng hạ

đường huyết.

Độc tính của Trạch tả: LD50 của liều uống đối với chuột cống là 4g/kg.

2) Tính vị , quy kinh [11]

Tính vị

Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).

Vị mặn, không độc (Biệt Lục).

Vị ngọt, khí bình (Y Học Khải Nguyên).

Quy kinh

Vào kinh thủ Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm (Thang Dịch

Bản Thảo).

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH817

Page 18: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Vào kinh túc Thái dương Bàng quang, túc Thiếu âm Thận (Bản Thảo

Diễn Nghĩa Bổ Di).

Vào kinh Bàng quang, Thận, Tam tiêu, Tiểu trường (Lôi Công Bào Trích

Luận).

Vào kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (Dược Phẩm Hóa

Nghĩa).

3) Công dụng, chủ trị [11]

Bổ hư tổn ngũ tạng, trừ ngũ tạng bỉ mãn,khởi âm khí, chỉ tiết tinh, tiêu

khát, lâm lịch, trục thủy đình trệ ở  bàng quang, tam tiêu (Biệt Lục).

Chủ Thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở Bàng quang, tuyên

thông thủy đạo (Dược Tính Luận).

Trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút, thông tiểu

trường, chỉ di lịch, niệu huyết, thôi sinh, sinh đẻ khó, bổ huyết hải, làm cho có

con (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

4) Kiêng kỵ [11]

Sợ Hải cáp, Văn cáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

Lâm khát, thủy thủng, Thận hư: không nên dùng (Y Học Nhập Môn).

Không có thấp nhiệt, Thận hư, tinh thoát: không dùng (Lâm Sàng Thường

Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Can Thận hư nhiệt mà không thuộc thấp, không thuộc thủy ẩm: không

dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

5) Đơn thuốc kinh nghiệm [3,11]

Trị thủy ẩm ở vùng vị, dưới tâm, sinh ra hoa mắt, mê muội: Bạch truật 

80g, Trạch tả 200g, Sắc uống (Trạch Tả Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ: Bạch

long cốt 40g,

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH818

Page 19: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu 40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g. Tán nhỏ.

Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ Cục

phương).

Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón, tiểu 

ít: Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh. Đều 30g.

Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ

Cục phương).

Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều: Bạch truật, Mẫu lệ, Phục linh, Sinh

khương, Trạch tả. Sắc uống (Trạch Tả Thang – Ngoại Đài Bí Yếu).

Trị tiểu không thông: Trạch tả, Xa tiền thảo, Trư linh, Thạch vi đều 12g,

Xuyên mộc thông 8g, Bạch mao căn 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng

Trung Dược Thủ Sách).

Trị thận viêm cấp, tiểu ít, phù thũng thể dương tính: Trạch tả, Trư linh,

Phục linh, Xa tiền tử đều 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược

Thủ Sách).

Trị Thận viêm mạn, chóng mặt: Trạch tả, Bạch truật đều 12g, Cúc hoa

16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị cước khí, táo bón, tiểu bí, phiền muộn: Trạch tả, Xích linh, Chỉ xác,

Mộc thông, Binh lang, Khiên ngưu. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống

12g với nước sắc Gừng và Hành (Trạch Tả Tán - Lâm Sàng Thường Dụng

Trung Dược Thủ Sách).

Trị tiêu chảy do thủy thấp, bụng sôi, bụng không đau: Bạch truật 12g,

Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g, Trạch tả 12g, Sa nhân 4g, Thần khúc

12g, Mạch nha 12g. Sắc uống (Tiết Tả Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung

Dược Thủ Sách).

Trị đình ẩm trong dạ dầy, tiêu chảy, tiểu ít: Trạch tả 20g, Bạch truật 8g,

sắc uống (Trạch Tả Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH819

Page 20: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

Trị ruột viêm cấp: Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 12g, Bạch đầu

ông 20g, Xa tiền tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ

Sách).

Trị Lipid huyết cao: dùng Trạch Tả Hoàn (mỗi viên chứa 3g thuốc sống),

ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca

Lipit huyết cao trong đó có 44 ca Cholesterol cao, lượng bình quân 258,0mg%

xuống còn bình quân 235,2mg%, 103 ca Triglycerid tăng, từ bình quân 337,7mg

% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg%, trong đó số hạ

thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp

trên 50% (Bệnh Viện Trung Sơn trực thuộc Viện Y Học số I Thượng Hải, Trung

Hoa Y Học Tạp Chí 1976, 11: 693).

Trị chóng mặt: dùng Trạch Tả Thang:Trạch tả 30-60g, Bạch truật 10-15g.

Sắc uống ngày một thang. Theo dõi 55 ca, uống từ 1-9 thang, có tùy chứng gia

vị thêm. Kết quả đều khỏi (Dương Phúc Thành, Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1988,

6: 14)

Chữa thuỷ thũng: Trạch tả 40g, Bạch truật 40g, tán nhỏ, mỗi lần uống 10

– 12g. Dùng nước sắc phục linh để chiêu thuốc.

Phục linh Trạch tả thang: Trạch tả 6g, Phục linh 6g, Bạch truật 4g, Cam

thảo 2g, Quế chi 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Cũng chữa bệnh thuỷ thũng.

6) Tác dụng khác [11]

Uống Trạch tả nhiều quá thành ra chứng mắt đau (Biển Thước).

Mắt thuộc bàng quang và thủy, vì thấm lợi thái quá cho nên nước khô đi

mà hỏa thịnh nên gây ra đau mắt (Đan Khê Tâm Pháp).

Trạch tả bẩm thụ táo khí của đất, khí mùa đông của trời để sinh. Trong bài

Ngũ Linh Tán dùng nó vì nó vận hành được thấp, Bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn

dùng nó để dẫn vào Thận. Trong thuốc bổ, Địa hoàng phải kèm với Trạch tả để

tả Thận, tức là tả thấp hỏa trong thận thì bổ mới đắc lực. Cho nên người xưa khi

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH820

Page 21: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

dùng thuốc bổ phải kèm có cả tả tà, đó là khéo ở chỗ khơi ra rồi hợp lại, nếu chỉ

bổ mà không tả thì có cái hại thắng lệch một bên, chỉ có đối chứng hư thoát thì

lực bổ phải mạnh, không thể một chút chậm trễ được (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Phàm những chứng bệnh thủy thủng thì Trạch tả là 1 loại linh đơn (Trung

Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Xét ra Trạch tả tính lạnh, đối với các chứng trong Thận và Bàng quang hư

hàn, không thể chứa chịu để dần dần tiêu ra. Uống Trạch tả tính nó rút nước

xuống quá thì tinh cũng phải do đó mà chảy theo. Nếu đã có chứng hư hàn ở hạ

tiêu rồi thì không nên dùng. nếu thấy thấp khí bốc lên gây nên mắt đau là do

nóng quá, tinh thủy tiết ra. Uống Trạch tả làm thanh giải, tiêu xuống thì khỏi

sưng ngay mà tinh cũng cầm cố lại, vì vậy, bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng

Trạch tả để làm tiêu chất xấu làm hại Bàng quang và cũng có ý giúp cho những

chất chậm tiêu của Địa hoàng dễ được tiêu nhanh khỏi đọng lại bên trong gây

nên đầy trướng. Có người vì sợ mà bỏ Trạch tả đi, thiết tưởng đó không phải là

ý hay, chẳng qua chỉ vì sợ mà mất cả ý hay của phép dùng thuốc vậy. Đôi khi

uống bài Lục Vị  Địa Hoàng Hoàn mà thấy đầy, đó cũng là vì không có vị Trạch

tả. Còn như ông Biển Thước nói rằng do dùng nhiều Trạch tả quá làm tiêu hao

hết nước gây nên mắt khô mà sinh đau, thì ông chỉ nói là đừng dùng nhiều chứ 

không nói rằng không nên dùng hẳn đâu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bài Bát Vị Hoàn của Trương Trọng Cảnh dùng Trạch tả là vì tiểu không

thông nên mới đưa vào. Về sau, Bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn dùng Trạch tả là

để có thể tả Thận, khiến cho bổ mà không thiên thắng thì Địa hoàng mới không

đầy trệ, sức bổ Thận càng mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Trạch tả có công dụng tả Tướng hỏa vì tướng hỏa vọng động nên gây ra di

tinh, có Trạch tả thanh giải thì tinh tự giữ lại được (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH821

Page 22: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

KẾT LUẬN

Thông qua việc tìm hiểu các tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về

Trạch tả, chúng ta có thể thấy rằng:

1. Trạch tả là một loại dược liệu quý, thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên

cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của các thành phần chiết

xuất. Đặc biệt chú ý tới thành phần triterpenoids và tinh bột, bên cạnh đó còn có

một số thành phần hữu cơ và vô cơ khác. Đồng thời có hướng ứng dụng trong

điều trị dược học với các hướng như dùng làm thuốc thông tiểu, lợi tiểu, bảo vệ

chức năng gan, hạ cholesterol và lipid máu, chống dị ứng.

2. Dược liệu trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, vì thế cần được bảo

tồn và phát triển hợp lý.

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH822

Page 23: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Mạnh Dũng. “Kỹ thuật trồng cây Trạch tả”. Ấn phẩm điện tử Nông

thôn đổi mới, số 18, năm 2006.

2. Phạm Văn Kiện, Phạm Hải Yến, Trần Thu Hương, Châu Văn Minh,

Alessandra Braca. “Nghiên cứu thành phần hóa học cây Trạch tả Alisma

plantago-aquatica L.”. Tạp chí Dược học, số 8, năm 2006. Trang 7-10.

3. Đỗ Tất Lợi. “Cây Trạch Tả”. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà

xuất bản Y học, năm 2004. Trang 217.

4. Ngô Văn Thu. “Bài giảng Dược liệu”. Tập I. Trường Đại học Dược Hà Nội,

năm 2011.

Tiếng Anh

5. Chau Van Minh, Pham Van Kien, Pham Hai Yen, Tran Thu Huong,

Alessandra Braca. “Protostane-type triterpenes from the Rhizomes of Alisma

plantago-aquatica”. Hội nghị khoa học lần thứ 20 – Đại học Bách khoa Hà Nội,

phân ban Công nghệ Hóa hữu cơ, năm 2006.

6. Geng Pei-Wu, Yoshiyasu Fukuyama, Wang Rei, Bao Jinxian, Kazuyuki

Nakagawa. “An acylated sitosterol glucoside from Alisma plantago-aquatica”.

Phytochemistry, Vol. 27, No. 6, pp. 1895-1896, 1988.

7. Geng Pei-Wu, Yoshiyasu Fukuyama, Wang Rei, Bao Jinxian, Kazuyuki

Nakagawa. “Triterpenes from the Rhizomes of Alisma plantag-aquatica”.

Phytochemistry, Vol. 27, No. 4, pp. 1161-1164, 1988.

8. Michinori Kubo, Hideaki Matsuda, Norimichi Tomohiro, Masayuki

Yoshikawa. “Studies on Alismatis Rhizoma. I. Anti-allergic Effects of Methanol

Extract and Six Terpene Component from Alismatis Rhizoma”. Biol Pharm

Bull, 20(5), 511-516, 1997.

Tài liệu từ Internet

9. http://www.caythuocquy.info.vn

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH823

Page 24: Tiểu luận Trạch tả hoàn chỉnh

Chuyên đề Dược Liệu

10.http://www.duoclieu.org

11.http://www.yduoctinhhoa.com

12.http://www.wikipedia.org

Sinh viên: Đinh Trọng Đức – BH824