12
Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành là sự thể chế hoá đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta bằng pháp luật, trong đó Bộ luật hình sự đã dành chương XVI quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nhằm góp phần thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý nền kinh tế. Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm 29 điều (từ Điều 153 đến Điều 181) quy định về các tội khác nhau nhằm bảo vệ các quan hệ kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm phạm đến quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khỏa của người tiêu dùng, … được thể chế hoá trong những quy định pháp luật của Nhà nước. Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thực hiện có thể là hành động hoặc không hành động và đã gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành, lĩnh vực nhất định. Hậu quả có thể ở những mức độ rất khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) như: Làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung cầu, làm ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hoá trên đất nứơc ta. Thậm chí có những tội phạm còn làm cho người tiêu dùng thiệt hại không những cả về vật chất, sức khỏa mà có khi còn nguy hiểm tới tính mạng, … Đối với một số tội, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của các tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong một số tội, chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, tổ chức kinh tế. Mặt chủ quan của tội phạm: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đựơc thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội đều ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Chính sách hình sự và đừơng lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế : Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các quy định trong Chương XVI Bộ luật hình sự đã có sự phân định rõ mức độ nào thì coi là tội phạm và mức độ nào chưa phải là tội phạm, đồng thời để phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng,

Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếBộ luật hình sự năm 1999 được ban hành là sự thể chế hoá đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta

bằng pháp luật, trong đó Bộ luật hình sự đã dành chương XVI quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nhằm góp phần thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.

Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý nền kinh tế.

Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm 29 điều (từ Điều 153 đến Điều 181) quy định về các tội khác nhau nhằm bảo vệ các quan hệ kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm phạm đến quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khỏa của người tiêu dùng, … được thể chế hoá trong những quy định pháp luật của Nhà nước.

Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thực hiện có thể là hành động hoặc không hành động và đã gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành, lĩnh vực nhất định. Hậu quả có thể ở những mức độ rất khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) như: Làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung cầu, làm ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hoá trên đất nứơc ta. Thậm chí có những tội phạm còn làm cho người tiêu dùng thiệt hại không những cả về vật chất, sức khỏa mà có khi còn nguy hiểm tới tính mạng, … Đối với một số tội, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của các tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong một số tội, chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, tổ chức kinh tế.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đựơc thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội đều ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Chính sách hình sự và đừơng lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế :

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các quy định trong Chương XVI Bộ luật hình sự đã có sự phân định rõ mức độ nào thì coi là tội phạm và mức độ nào chưa phải là tội phạm, đồng thời để phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và quy định hình phạt phù hợp với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Đối với một số tội phạm gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lượng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 153, Điều 157); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), mức cao nhất của khung hình phạt quy định đến chung thân, tử hình.

Mặt khác, các tội này thường nhằm mục đích vụ lợi nên đối với người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, để tạo điều kiện và giáo dục họ trở thành người tốt, hình phạt chính chỉ áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, tuỳ theo hậu quả và mức độ thu lợi bất chính mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

PXTTháng 1-2007

Page 2: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

Tăng cường bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân trong các giai đoạn tố tụng

                                                                                          Thẩm phán Lại Văn Trình

                                                                          Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận 10 

                                                                                                     Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân là một trong những nội dung và cũng là mục đích của xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chăm lo đến con người, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện trong

thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, trong các hoạt động Nhà nước là những quan điểm cơ bản được thể hiện trong các văn

bản của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong những năm gần đây.

Hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là hoạt động xét xử là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền tự

do, dân chủ của công dân. Hoạt động tố tụng hình sự là nơi các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất,

và vì vậy là nơi quyền tự do dân chủ của công dân có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất. Thực tiễn tố tụng những năm qua cho thấy

rằng cũng còn nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những vi phạm các quyền công

dân , nhất là trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Những vi phạm đó xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất

cập, hạn chế của pháp luật, có nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng… Vì vậy, có thể nói, tăng cường việc bảo đảm

các quyền tự do dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự nói chung; trong xét xử vụ án hình sự ,nhất là việc áp dụng các

biện pháp ngăn chặn nói riêng, từ góc độ lập pháp cũng như áp dụng pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện

nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Theo quy định của BLTTHS thì Toà án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo

lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Qua nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, từ góc độ bảo vệ quyền tự do

dân chủ của công dân, chúng tôi thấy còn một số điểm hạn chế, bất cập như sau:

- Thứ nhất, theo chúng tôi có tình trạng quá lạm dụng biện pháp tạm giam. Tỷ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam chiếm tỷ lệ khá

cao. Căn cứ tạm giam chưa được thể hiện cụ thể. Nhìn chung trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị Viện kiểm sát phê

chuẩn quyết định tạm giam, đa số các trường hợp trong công văn yêu cầu đều ghi căn cứ chung chung như “để đảm bảo cho

công tác điều tra, xử lý”, “thấy rằng cần thiết phải tạm giam bị can, không để bị can trốn”, “không để bị can tiếp tục phạm tội”,

mà ít đưa ra được những căn cứ cụ thể. Cũng không loại trừ trường hợp Cơ quan điều tra sử dụng tạm giam như là biện pháp

nghiệp vụ để buộc bị can khai nhận tội. Mặc dù Điều 177 BLTTHS quy định sau khi nhận hồ sơ vụ án, Chánh án hoặc Phó

chánh án quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam, nhưng trên thực tế, sau khi thụ lý hồ sơ thông thường

Toà án tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mà Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã áp dụng; rất ít trường hợp Toà

án thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam đã áp dụng trước đó, có thể để cho thuận tiện tiến hành tố tụng, hoặc để đảm bảo

thuận lợi cho thi hành án phạt tù sau này, còn nếu không bị phạt tù thì chờ tuyên án trả tự cho bị cáo luôn.

Việc quá lạm dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nhiều khi gây nên sức ép tâm lý không đáng có đối với việc xét xử

của Toà án; nhất là sau khi có Nghị quyết số: 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc bồi thường thiệt hại cho những

người bị oan do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự; chẳng hạn:

Tình trạng tạm giam là một trong những nguyên nhân dẫn đến Toà án ngại tuyên vô tội khi xét xử mặc dù có đủ căn

cứ để làm điều đó. Do sợ bị đánh giá là quyết định bắt giam oan, sai cho nên Toà án thường không dám tuyên bị cáo vô tội, mà

thường trả hồ sơ để điều tra bổ sung để Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đình chỉ -Tạm giam nhiều cũng có thể là nguyên

nhân dẫn đến tỷ lệ người bị kết án bị phạt tù giam ở nước ta quá cao. Toà án rất hạn chế cho bị cáo bị tạm giam hưởng án treo

hoặc áp dụng các hình phạt khác không phải tù như cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo… mặc dù có đủ điều kiện theo

Page 3: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

quy định của BLHS; trong những trường hợp này Toà án thường xử phạt tù với thời hạn bằng thời hạn bị cáo đã bị tạm giam.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người bị kết án.

Việc quá lạm dụng biện pháp tạm giam cũng thể hiện trong trường hợp áp dụng khoản 2 Điều 228 BLTTHS bắt giam bị

cáo ngay sau khi tuyên án. Nhiều trường hợp Hội đồng xét xử quyết định bắt bị cáo tại ngoại bị xử phạt tù ngay sau khi tuyên

án chỉ với nhận định chung chung kiểu như “xét thấy bị cáo có thể trốn”, “xét thấy để đảm bảo thi hành án”… mà không có căn

cứ cụ thể;

- Thứ hai, BLTTHS quy định chưa rõ ràng, nên các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, Toà án nói riêng đang lúng túng

trong việc áp dụng thời hạn tạm giam trong trường hợp đồng phạm mà các bị can, bị cáo phạm tội thuộc các loại khác nhau,

cho nên thời hạn tố tụng cũng được quy định khác nhau. Thực tiễn hiện nay đi theo hướng thời hạn tố tụng nói chung, tạm giam

nói riêng được thực hiện theo tội nặng nhất trong vụ án đó. Ví dụ: hai bị can A và B đồng phạm cố ý gây thương tích cho người

khác với mức độ thương tật là 45%, B phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm; như vậy A bị truy cứu trách nhiệm hình

sự theo khoản 2 Điều 104 BLHS (tội nghiêm trọng), B bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 BLHS (tội rất

nghiêm trọng). Trong trường hợp này, thường thì cơ quan điều tra căn cứ vào Điều 120 BLTTHS, Toà án căn cứ vào khoản 2

Điều 176, Điều 177 BLTTHS để xác định thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với cả hai bị can trên cơ sở tội

mà B thực hiện (tức là tội rất nghiêm trọng). Như vậy, A chỉ phạm tội nghiêm trọng, nhưng lại phải bị áp dụng biện pháp cưỡng

chế tố tụng về tội rất nghiêm trọng. Điều này, theo chúng tôi là không hợp lý từ góc độ pháp chế cũng như bảo đảm quyền tự do

dân chủ của công dân. Chúng tôi rất nhất trí với hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là trong trường

hợp này “thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can

đó bị truy tố”;

- Thứ ba, các biện pháp ngăn chặn không giam giữ rất ít được áp dụng trên thực tế. Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có

giá trị để bảo đảm hầu như không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người Việt Nam.

Trong điều kiện tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay, khi một người vì lý do nào đó mà bị bắt, tạm giữ, tạm giam thì sẽ ảnh

hưởng lớn đến uy tín, danh dự, và vì vậy rất khó để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội. Vì

vậy, Theo chúng tôi việc quá lạm dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, giam giữ, tạm giam mà coi nhẹ các biện pháp ngăn chặn

khác sẽ gây ra không chỉ hậu quả pháp lý, mà cả hậu quả xã hội không có lợi; ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của

công dân, đến sự phát triển, tiến bộ của con người;

- Thứ tư, hầu như 100% bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bởi vì BLTTHS không quy định cụ thể các điều

kiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm về nội

dung, cho nên đa số những người tiến hành tố tụng, trong đó có Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán quan niệm rằng đã là bị

can, bị cáo trong vụ án hình sự thì phải bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nào đó. Vì vậy, khi khởi tố, bị can luôn bị áp dụng biện

pháp ngăn chặn. Sau khi thụ lý vụ án, Toà án không huỷ bỏ, mà chỉ giữ nguyên hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đã được áp

dụng bằng biện pháp ngăn chặn khác. Nhận thức như vậy là không đúng với tinh thần của BLTTHS. Nghị quyết số

04/2004/NQ-HĐTP ngày 05-11-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định

trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 cũng đã khẳng định rằng Chánh án hoặc Phó Chánh án có thể

quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam

người đó và cũng không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Như vậy, không nhất thiết đã là bị can, bị cáo trong vụ án

hình sự thì phải áp dụng biện pháp ngăn chặn.

-Một số giải pháp tăng cường việc bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân trong việc áp dụng các biện pháp

ngăn chặn ở giai đọan xét xử

+ Hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự

Page 4: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

Qua phân tích những vấn đề lý luận và nghiên cứu thực tiễn xét xử của các Toà án, chúng tôi thấy rằng việc tôn trọng và

bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự nói chung còn có những hạn chế là do những bất cập trong

các quy định của BLTTHS và hướng dẫn áp dụng thống nhất BLTTHS. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS có

liên quan và tăng cường hướng dẫn áp dụng các quy định của BLTTHS trong xét xử vụ án hình sự là một trong những giải

pháp quan trọng bảo đảm cho việc xét xử của Toà án chính xác, khách quan, là những điều kiện quan trọng để thực hiện việc

tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân.

* Hoàn thiện các quy định của BLTTHS:

- Sửa đổi các Điều 38, Điều 39, Điều 177 BLTTHS theo hướng giao cho Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà

thẩm quyền quyết định đối với biện pháp ngăn chặn tạm giam. Là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán là người

hiểu rõ hơn ai hết trường hợp nào cần áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo. Trên thực

tế, theo quy định của BLTTHS hiện nay thì việc quyết định áp dụng, huỷ bỏ, thay đổi biện pháp tạm giam của Chánh án, Phó

Chánh án cũng do Thẩm phán đề xuất. Mặt khác, giao cho Thẩm phán thẩm quyền này sẽ nâng cao trách nhiệm của Thẩm

phán trong chuẩn bị xét xử; tránh được tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy nhau trong việc quyết định áp dụng, huỷ bỏ hay thay đổi

biện pháp này và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Với các điều kiện bổ nhiệm được tiêu chuẩn hoá hiện nay (có trình độ đại

học luật, được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác pháp luật, đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị,

đạo đức.), Thẩm phán Toà án hoàn toàn có đủ điều kiện để giao cho thẩm quyền quyết định biện pháp ngăn chặn tạm giam.

- Sửa đổi khoản 1 Điều 88 BLTTHS về căn cứ áp dụng tạm giam theo hướng tạm giam chỉ có thể được áp dụng đối

với bị can, bị cáo nếu có căn cứ cụ thể khẳng định rằng họ có thể tiếp tục phạm tội, có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra,

truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Như vậy, để áp dụng biện pháp tạm giam, người có thẩm quyền phải có căn cứ cụ thể khẳng

định bị can, bị cáo có thể tiếp tục phạm tội, có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Với sửa

đổi như vậy, quy định của Điều 88 BLTTHS mới phù hợp với Điều 79 BLTTHS, tránh được sự tuỳ tiện trong áp dụng các biện

pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự nước ta;

- Sửa đổi đoạn 2 khoản 2 Điều 94 BLTTHS như sau: “Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn

thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế trong giai đoạn điều tra, truy tố phải do Viện kiểm sát quyết định”. Bởi vì, theo quy định của Điều

177 BLTTHS, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Toà án hoàn toàn có quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn

chặn, trong đó có các biện pháp ngăn chặn do Cơ quan điều tra áp dụng. Quy định của khoản 2 Điều 94 BLTTHS là trái với bản

chất sự việc và mâu thuẫn với Điều 177 BLTTHS;

- Nghiên cứu sửa đổi khoản 1 Điều 303 BLTTHS về căn cứ bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ

14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội theo hướng thu hẹp phạm vi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc này đối với

người chưa thành niên phạm tội, đáp ứng chính sách nhân đạo của Nhà nước ta và nguyên tắc coi trọng giáo dục, phòng ngừa

đối với người chưa thành niên phạm tội. Nghiên cứu Điều 12 BLHS và Điều 303 BLTTHS, chúng tôi thấy căn cứ áp dụng bắt,

tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội được quy định tại khoản 1 không có gì

khác với người đã thành niên; bởi vì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về

tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi đã phạm tội là có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong mọi trường hợp mà không có hạn chế gì. Trong khi đó, người chưa

thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, nhưng theo khoản 2 Điều 303

BLTTHS họ chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng

hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

* Tăng cường hướng dẫn áp dụng BLTTHS:

Page 5: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

Để bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, cùng với việc hoàn thiện BLTTHS để sửa đổi những quy định còn bất

cập, bổ sung những quy định mới nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng được chính xác, khách quan và thực hiện nhiệm vụ

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cần phải tăng cường việc hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của

BLTTHS của các cơ quan có thẩm quyền.

Theo chúng tôi, trước mắt các cơ quan có thẩm quyền cần tập trung hướng dẫn một số vấn đề sau đây:

- Hướng dẫn về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không giam giữ như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền

hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm nhaốm giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, Toà án nói riêng tăng cường áp

dụng các biện pháp này. Hiện nay trong thực tiễn có quan điểm sai lầm cho rằng đã là bị can, bị cáo trong một vụ án thì phải áp

dụng biện pháp ngăn chặn; quan niệm như vậy có đúng không cũng cần phải thống nhất. Cần hướng dẫn áp dụng thống nhất

Điều 93 BLTTHS về mức tiền phải đặt, thẩm quyền và thủ tục sung quỹ Nhà nước số tiền đặt để các Toà án có thể tăng cường

áp dụng biện pháp ngăn chặn này v.v…;

+ Nâng cao năng lực, trình độ, nhận thức của Thẩm phánm Hội thẩm.

Dù pháp luật có quy định cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức của người

áp dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt, trong BLTTHS nhiều quy định được áp dụng hay không lại tuỳ thuộc

vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền. Ví dụ: căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam theo điểm b khoản 1 Điều 88,

khoản 2 Điều 228 BLTTHS phụ thuộc vào đánh giá chủ quan (tuy nhiên trên cơ sở các tình tiết khách quan) về khả năng bỏ

trốn, khả năng tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo. Việc áp dụng các quy định pháp luật mang tính cưỡng chế cũng phụ thuộc

nhiều vào quan điểm, cách nhìn nhận của người có thẩm quyền áp dụng. Ví dụ: theo điểm a khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì

người nào phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng đều có căn cứ để tạm giam; nhưng việc có áp dụng bieọn pháp

tạm giam hay không trong từng trường hợp cụ thể lại phụ thuộc vào quan điểm (nghiêm khắc hay khoan hồng) của người có

thẩm quyền.

- Vì vậy, có thể nói tăng cường nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, Hội thẩm là giải pháp quan

trọng đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án đáp ứng yêu cầu tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân.

Theo chúng tôi, để thực hiện giải pháp này cần tiến hành các biện pháp sau đây:

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm các Toà án;

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, chính sách pháp luật, nhất là chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với

người phạm tội, quan điểm bảo vệ quyền con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho cán bộ Toà án các cấp;

+ Hoàn thiện chế độ trách nhiệm

Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trước công dân là giải pháp quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các quyền

tự do dân chủ của công dân. Nhà nước không chỉ có trách nhiệm trong việc ban hành pháp luật và duy trì để pháp luật về

quyền tự do dân chủ của công dân được thực hiện trên thực tế, mà còn xử lý các vi phạm pháp luật bằng các chế độ trách

nhiệm khác nhau. Vì vậy, việc hoàn thiện chế độ trách nhiệm của người tiến hành tố tụng cũng là giải pháp cần thiết để bảo

đảm quyền tự do dân chủ của công dân trong xét xử vụ án hình sự nói chung, trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói tiêng.

- Trước hết cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ

của công dân trong hoạt động tư pháp. Theo chúng tôi, cần bổ sung vào Chương XXII BLHS một điều luật quy định tội thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp; bởi vì, trong BLHS mới chỉ có tội thiếu trách nhiệm để người bị

giam, giữ trốn (Điều 301); còn nếu áp dụng Điều 285 BLHS để xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm đó thì không thật hợp lý.

- Hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp oan, sai. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc Uỷ ban Thường

vụ Quốc hội cần ban hành nghị quyết về bồi thường thiệt hại không chỉ trong trường hợp oan, mà cả trong trường hợp sai. Bởi

vì, trong thực tế có trường hợp tiến hành tố tụng sai có thể gây ra thiệt hại lớn hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn trường hợp

Page 6: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

bị oan. Hơn nữa, Điều 30 BLTTHS quy định bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền

tiến hành tố tụng gây là một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự;

- Hoàn thiện chế độ kỷ luật đối với hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự. Những

hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân chưa đến mức độ truy cứu

trách nhiệm hình sự thì tuỳ tính chất, mức độ phải được xử lý kỷ luật một cách hợp lý; phải được đánh giá để bãi miễn hoặc

không tái bổ nhiệm các chức danh chuyên môn. Đặc biệt là những người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

của hoạt động tư pháp, đã có những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do dân chủ của công dân thì không nên giao tiếp tục thực

hiện các nhiệm vụ tố tụng nặng nề đặt ra.                                           

Lại văn Trình, TAND quận 10 TPHCM

Giới hạn của việc kháng cáo: Hiểu và áp dụng như thế ?

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ sáu, 01/06/2007

Kháng cáo là quyền tố tụng hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn không những bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, mà còn thể hiện rõ việc thực hiện chế độ 2 cấp xét xử trong Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS).

Tuy nhiên, vấn đề giới hạn của việc kháng cáo chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nên trong thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau có thể ảnh hưởng đến quyền này của các đương sự.

Chúng tôi xin nêu tóm tắt một vụ án sau làm ví dụ điển hình: Nguyễn Thị B xin ly hôn Nguyễn Văn A. Tòa án cấp sơ thẩm đưa vụ án ra xét xử (có đầy đủ 3 mối quan hệ: hôn nhân, con chung, tài sản). Sau khi xét xử, bị đơn kháng cáo, kháng cáo trong hạn, đơn kháng cáo hợp lệ đúng theo quy định tại các điều 244, 245 BLTTDS.

Tuy nhiên, nội dung kháng cáo thì bị đơn đồng ý hoàn toàn với nội dung xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm về cả 3 mối quan hệ (đồng ý hoàn toàn với bản án sơ thẩm) nhưng yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại buộc nguyên đơn phải trả lại tiền cưới (tiền lễ vật nhà trai đưa cho nhà gái trước khi rước dâu theo phong tục tập quán của các dân tộc và địa phương) là 10.000.000đ.

Số tiền này trong đơn khởi kiện cũng như trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm bị đơn không yêu cầu và cũng không đề cập đến, nên Tòa án cũng không xem xét giải quyết trong vụ án.

Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử vụ án giải quyết như thế nào khi nhận được đơn kháng cáo này? Hiện có 3 quan điểm khác nhau chúng tôi xin nêu để bạn đọc cùng luận bàn.

Quan điểm thứ nhất, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn kháng cáo cho đương sự vì lý do đơn kháng cáo không hợp lệ. Cụ thể, theo quy định tại điểm C khoản 1 Điều 244 BLTTDS thì đương sự chỉ được kháng cáo phần nào hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm, đồng thời trong mẫu đơn kháng cáo, Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (NQ 05/2006/NQ-TĐTP), phần (5) của Mẫu này hướng dẫn ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp này, đương sự kháng cáo nội dung không được giải quyết trong vụ án và nhận định, quyết định trong bản án. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm cần căn cứ Điều 246 BLTTDS và Mục 4 Phần 1 NQ 05/2006/NQ-HĐTP trả lại đơn kháng cáo.

Quan điểm thứ hai cho rằng, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo của đương sự, vì yêu cầu kháng cáo của đương sự không thuộc giới hạn kháng cáo, tức kháng cáo của đương sự không nằm trong nội dung khởi kiện cũng như xét xử của Tòa án, nên cần giải thích cho đương sự rõ, đồng thời giải thích cho đương sự do yêu cầu này chưa được đề cập giải quyết nên đương sự có quyền khởi kiện thành một án khác.

Còn quan điểm thứ ba phân tích theo các nội dung sau:

+ Thực chất của kháng cáo là kháng cáo về phần tài sản của bản án sơ thẩm, phần này mặc dù chưa được giải quyết ở cấp sơ thẩm nhưng vẫn nằm trong quan hệ về tài sản giữa vợ chồng nên không thể xem là vượt quá phạm vi kháng cáo.

+ Do không xem thuộc trường hợp vượt quá phạm vi kháng cáo nên đơn kháng cáo hợp lệ theo các điều 243, 244, 245 BLTTDS.

+ Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xem xét tính hợp lệ của đơn kháng cáo (trong trường hợp này đã hợp lệ), còn việc xem xét chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo của đương sự thuộc thẩm quyền của cấp phúc thẩm.

Page 7: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

Từ phân tích theo các nội dung trên, quan điểm thứ ba cho rằng cấp sơ thẩm nên chấp nhận đơn kháng cáo cho đương sự nộp tạm ứng án phí phúc thẩm, lập thủ tục gửi hồ sơ cho cấp phúc thẩm giải quyết.

Theo nhận thức chủ quan của bản thân chúng tôi thì việc hình thành nên ba quan điểm trên chỉ cho một nội dung kháng cáo có nguyên nhân từ việc BLTTDS không quy định nhưng theo NQ 05/2006/NQ-HĐTP quy định: “Nếu qua kiểm tra mà phát hiện thấy đơn kháng cáo là của người không có quyền kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn của việc kháng cáo thì trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn và ghi chú vào số nhận đơn về việc trả lại đơn”, nêu giới hạn của việc kháng cáo nhưng không giải thích cụ thể, do đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Mong bạn đọc cùng bàn luận, tìm ra cách giải quyết vừa chính xác về lý luận nhưng cũng thật phù hợp với thực tiễn áp dụng.

Nguồn: Nguyễn Đình Châu-Báo Pháp Luật Việt Nam

TỔNG HỢP HÌNH PHẠT THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 51

Tổng hợp hình phạt các bản án đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự. Khoản 3 Điều 51 quy định: “ Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này”.

Khoản 3 Điều 51 được hướng dẫn tại Thông tư số 02/TTLN ngày 20/12/1991 của TANDTC-VKSNDTC. Nhưng do Thông tư này đã được ban hành khá lâu, nhằm hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1991, bên cạnh đó Khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng không có sự hướng dẫn cụ thể, nên việc tổng hợp hình phạt trong thực tiễn đã không được thực hiện một cách thống nhất. Qua sách báo pháp lý đã đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình Tòa án thực hiện tổng hợp hình phạt. Qua thực tiễn tiến hành công tác này, chúng tôi xin đưa ra những ý kiến ban đầu qua đó góp phần làm cho công tác này được tiến hành có hiệu quả trong thực tế.

Vấn đề tổng hợp hình phạt được hướng dẫn tại Mục 5 Thông tư số 02, theo đó, trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp hình phạt. Nhưng được chia ra thành các trường hợp cụ thể như sau:

-         Trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một Toà án thì Chánh án Toà án đó ra Quyết định tổng hợp hình phạt.

-         Trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp quân khu) thì Chánh án Toà án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt.

-         Trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Toà án không cùng cấp thì Chánh án Toà án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp hình phạt, không phụ thuộc bản án của Toà án cấp cao hơn có trước hay có sau.

-         Trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án là của Tòa án nhân dân, có bản án là của Tòa án quân sự thì việc tổng hợp hình phạt cũng được thực hiện như trên.

-         Trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án là của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận, có bản án là của Toà án Việt Nam, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra Quyết định tổng hợp hình phạt.Trình tự ra Quyết định thi hành án và tổng hợp hình phạt được tiến hành như sau: Khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Chánh

án Toà án đã xử sơ thẩm sẽ ra quyết định thi hành án đối với hình phạt được tuyên trong bản án. Theo Điều 256 Bộ luật TTHS, thời hạn ra quyết định thi hành án là bảy ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Sau đó, trên cơ sở công văn của Tòa án xét xử trước hoặc của trại giam nơi người bị kết án chấp hành, Toà án ra bản án sau nếu là cùng cấp hoặc Toà án cấp cao hơn nếu là khác cấp sẽ ra quyết định tổng hợp hình phạt. Một điều kiện bắt buộc ở đây là các bản án đều phải có hiệu lực pháp luật thì mới cĩ thể tiến hnh tổng hợp hình phạt được. Do vậy, nếu l bản án, quyết định phúc thẩm, hoặc quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì có hiệu lực thi hành ngay, nhưng nếu là bản án, quyết định sơ thẩm thì cĩ hiệu lực php luật kể từ ngy hết thời hạn khng cáo, kháng nghị, tức là ngày tiếp theo sau thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, Tòa án xét xử sau cũng không biết rằng người này đã bị kết án trong một bản án trước, và Trại giam khi nhận bị án vào thi hành cũng không biết để có thể kiến nghị yêu cầu Tòa án tiến hành tổng hợp hình phạt. Điều này vô hình dung đã bỏ lọt tội phạm. Thiết nghĩ nên có một cơ quan thống nhất quản lý và có công văn yêu cầu Tòa án tổng hợp hình phạt trong trường hợp bị án bị xét xử bởi nhiều bản án. Nhưng cơ quan nào và tiến hành như thế nào thì vẫn còn bỏ ngõ ?

Có ý kiến cho rằng, khi tiến hành tổng hợp hình phạt Chánh án Tòa án có thẩm quyền tổng hợp hình phạt sẽ ra quyết định tổng hợp hình phạt mà không ra quyết định thi hành án đối với bản án của mình, đồng thời phải hủy quyết định thi hành án của các tòa án trước, nhằm triệt tiêu hiệu lực của các quyết định thi hành án này, tránh trường hợp một lúc có nhiều quyết định thi hành án và quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đồng thời có hiệu lực pháp luật. Đối với vấn đề này chúng tôi cho rằng như vậy là không hợp lý và sẽ làm phức tạp thêm vấn đề. Bởi lẽ, thứ nhất: Trong trường hợp Tòa án tiến hành tổng hợp hình phạt là tòa án cùng cấp, thì tòa án này không thể ra quyết định hủy bỏ quyết định thi hành án của tòa án khác. Thứ hai, không thể đánh đồng quyết định tổng hợp hình phạt và quyết định thi hành án. Khác với quyết định tổng hợp hình phạt có ý nghĩa để tổng hợp hình phạt của các bản án có hiệu lực, thì Quyết định thi hành án có ý nghĩa nhằm cụ thể hóa và là cơ sở để thi hành hình phạt được tuyên trong từng bản án. Điều này được quy định tại Điều 256 Bộ luật TTHS, khi bắt buộc chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm trong thời hạn bảy ngày phải ra quyết định thi hành án.

Page 8: Tìm hiểu về chính sách hình sự của Nhà nước ta

Có một câu hỏi đặt ra là sau khi tổng hợp hình phạt thì có phải ra quyết định thi hành án đối với hình phạt được tổng hợp hay không và Tòa án nào sẽ ra quyết định thi hành án này. Đối với vấn đề này, luật và các văn bản hường dẫn đã không có quy định cụ thể. Qua thực tiễn tiến hành họat động này, chúng tôi cho rằng không cần thiết phải ra thêm một quyết định thi hành án đối với hình phạt chung. Bởi vì như đã đề cập ở trên thì quyết định thi hành án chỉ được ra căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án, không được ra trên cơ sở quyết định tổng hợp hình phạt. Mặt khác, quyết định tổng hợp hình phạt tự bản thân nó đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để thi hành. Trong thực tiễn thì sau khi tiến hành tổng hợp hình phạt, quyết định tổng hợp hình phạt được gửi cho trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành án, và trại giam căn cứ vào đó để thực hiện. Đến nay cũng chưa phát sinh một vướng mắc nào trong họat động này.

Thêm một vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là trong trường hợp một người phải chấp hành hình phạt của nhiều bản án, mà một trong các bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, hoặc bị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng Tòa án xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử vụ án, hoặc Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ra Quyết định không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm có phải là Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt không nếu là xét xử sau cùng hoặc là tòa án cấp cao hơn. Thực tiễn thì trong trường hợp trên Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm không thực hiện tổng hợp hình phạt.

Chúng tôi đồng ý với việc thực hiện như trên. Bởi lẽ, nếu Tòa án xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử vụ án, hoặc Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ra Quyết định không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật thì bản án bị xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, khỏan 3 Điều 51 Bộ luật hình sự quy định chỉ tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp trên, Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm không ra bản án mà chỉ ra quyết định. Do vậy, Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm không có thẩm quyền tổng hợp hình phạt là hoàn tòan có cơ sở.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của chúng tôi về tổng hợp hình phạt theo Khỏan 3 Điều 51 Bộ luật hình sự. Mong rằng cùng với việc sửa đổi Bộ luật hình sự trong thời gian sắp tới, vấn đề này cũng sẽ được quy định đầy đủ và cụ thể hơn, làm cơ sở cho việc thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả vấn đề này trong thực tiễn./.

(Nguyễn Ngọc Hiếu, 07/01/2009)

Tòa Hình sự tổ chức hội thảo nội bộ Phân biệt tội “giết người” và “cố ý gây thương tích”

Ngày 02/06/2008, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi hội thảo trong nội bộ Tòa Hình sự về phân biệt giữa tội “Giết người” và tội “cố ý gây thương tích”.

Tòa Hình sự đã tập hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn việc xét xử các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người như: Nghị quyết 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1985; Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1996 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự; Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985; Công văn số 140/1998/KHXX ngày 11/12/1998 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985; và một số Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử các vụ án “giết người”, “cố ý gây thương tích”.Tại buổi hội thảo nhiều ý kiến đóng góp cho rằng giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích về mặt khách quan giống nhau, tuy nhiên khách thể của tội giết người là xâm hại tới quyền được sống của con người còn tội cố ý gây thương tích xâm hại đến sức khỏe của con người. Hành vi khách quan của tội giết người là những biểu hiện của người thực hiện hành vi ra bên ngòai thế giới khách quan có sự điều khiển của ý thức và ý chí và hành vi đó có khả năng gây ra cái chết. Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích là những biểu hiện của người thực hiện hành vi ra bên ngòai thế giới khách quan có sự điều khiển của ý thức và ý chí và hành vi đó có khả năng gây tổn hại sức khỏe cho người khác hoặc gây ra cái chết cho người khác nhưng nằm ngoài ý chí của người thực hiện hành vi. Vấn đề đặt ra tại buổi hội thảo, trong các trường hợp không xác định được ý chí của người thực hiện hành vi tước đoạt mạng sống của người khác nhưng lại có những hành vi dùng hung khí nguy hiểm tác động đến những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân như đầu, cổ, bụng… hậu quả nạn nhân chỉ bị thương tích thì xét xử về tội gì?. Nhiều ý kiến cho rằng phải đánh giá vụ án một cách toàn diện về tính chất nguy hiểm của hành vi, về phương thức thủ đoạn thực hiện, hung khí nguy hiểm đã được sử dụng, thái độ quyết liệt khi thực hiện, mâu thuẩn do bộc phát nhất thời hay có sự chuẩn bị trước…để chứng minh về ý chí tước đoạt mạng sống của nạn nhân thì mới có thể xác định tội giết người; trường hợp không xác định được ý chí của người thực hiện hành vi muốn tước đoạt tính mạng của nạn nhân thì hậu quả đến đâu xử đến đó. Thông qua hội thảo đã giúp cho các thẩm phán củng cố lại nhận thức khi xét xử các vụ án giết người, cố ý gây thương tích đồng thời cũng mong muốn Tòa án nhân dân tối cao có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về loại tội này.

(Hong Viet, 24/06/2008)