7
TÌNH YÊU TRONG STHI N ĐỘ TRN THPHƯƠNG LÝ Tình yêu trong thế gii ca sthi n Độ tìm kiếm tâm hn con người, tâm hn choa và tâm hn vũ tr. Mi sthi là mt thánh kinh, đồng thi li là thiên tình sthm đẫm cht nhân văn vi mt vđẹp quyến rũ và gi cm vô song. Tìm hiu vvn đề tình yêu trong sthi n Độ (da trên hai tác phm tiêu biu “Mahabharata” và “Ramayana), chúng tôi la chn phân tích các phương din chính: ý nghĩa ca đề tài tình yêu, cách xây dng hthng nhân vt, không gian, thi gian nghthut trong sliên kết vi đề tài tình yêu. 1. n Độ đất nước luôn vinh danh tình yêu trong mt nim hoan lc vô biên. Điu kdiu xslàm cái nôi ca tôn giáo này li là src rhoa trái và hương sc tình ái, li là biu hin sâu sc shp thgia cm quan tôn giáo thiêng liêng và khát vng yêu thương mãnh lit. Văn hc n Độ, chính vì vy, là mt stng hp ca triết hc tư bin xen ln vi các cm xúc trtình, ca chnghĩa khhnh xen ln vi chnghĩa tính dc, ca svn động vũ trhoà quyn vào nhp sng con người trn thế. Hiu mt cách cth, đó là schuyn ti nhng khát vng ca con người được gii thoát bng nhng suy tưởng sâu xa mang tính cht thn bí, cùng vi mt nim ham sng mãnh lit đối vi thế gii trn tc. Như là shoà điu vi thiên nhiên kvĩ và ddi, như mt cách gii quyết vi chnghĩa khc k, tình yêu vì thế được biu hin vô cùng đam mê, cung nhit và trthành chđề chính ca các thiên sthi n Độ đầy mê hoc. Trong “Ramayana”, “tình yêu gia Rama và Sita được đưa lên đỉnh cao tuyt mvà cũng chu trm luân trong hthm hn su” (5, Tr.124). Trong “Mahabharata”, tình yêu thhin mi quan hca nàng Draupadi vi năm anh em nhà Pandava trên nhng cơ sgn bó khác nhau. Đúng nghĩa tình vchng, phi kđến quan hca nàng đối vi Arjuna. Trong quan hvi Yuhisthira, nàng ging mt thntn ty ngưỡng mktrên. Đặc bit nàng gn bó vi Bhisma vphương din ý thc trthù. Cp nhân vt Bhisma - Draupadi là biu tượng hn nhiên, vô tư vkhát vng cp thiết ca cng đồng đòi hi công lí phi được thc hin. Có thnói, trong các sthi n Độ tình yêu đã được nâng lên thành mt đề tài chói sáng và gi cm; thhin nhun nhsgn kết gia nim vui sng cùng nhc cm trn thế vi tư tưởng hiến dâng không biết mi cho nim khao khát được siêu thoát vào vũ trmênh mông ca con người n Độ.

Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

TÌNH YÊU TRONG SỬ THI ẤN ĐỘ

TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ Tình yêu trong thế giới của sử thi Ấn Độ tìm kiếm tâm hồn con người, tâm hồn cỏ hoa và tâm hồn vũ trụ. Mỗi sử thi là một thánh kinh, đồng thời lại là thiên tình sử thấm đẫm chất nhân văn với một vẻ đẹp quyến rũ và gợi cảm vô song. Tìm hiểu về vấn đề tình yêu trong sử thi Ấn Độ (dựa trên hai tác phẩm tiêu biểu “Mahabharata” và “Ramayana”), chúng tôi lựa chọn phân tích các phương diện chính: ý nghĩa của đề tài tình yêu, cách xây dựng hệ thống nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật trong sự liên kết với đề tài tình yêu.

1. Ấn Độ là đất nước luôn vinh danh tình yêu trong một niềm hoan lạc vô biên.

Điều kỳ diệu ở xứ sở làm cái nôi của tôn giáo này lại là sự rực rỡ hoa trái và hương sắc tình ái, lại là biểu hiện sâu sắc sự hợp thể giữa cảm quan tôn giáo thiêng liêng và khát vọng yêu thương mãnh liệt. Văn học Ấn Độ, chính vì vậy, là một sự tổng hợp của triết học tư biện xen lẫn với các cảm xúc trữ tình, của chủ nghĩa khổ hạnh xen lẫn với chủ nghĩa tính dục, của sự vận động vũ trụ hoà quyện vào nhịp sống con người trần thế. Hiểu một cách cụ thể, đó là sự chuyển tải những khát vọng của con người được giải thoát bằng những suy tưởng sâu xa mang tính chất thần bí, cùng với một niềm ham sống mãnh liệt đối với thế giới trần tục.

Như là sự hoà điệu với thiên nhiên kỳ vĩ và dữ dội, như một cách giải quyết với chủ nghĩa khắc kỷ, tình yêu vì thế được biểu hiện vô cùng đam mê, cuồng nhiệt và trở thành chủ đề chính của các thiên sử thi Ấn Độ đầy mê hoặc.

Trong “Ramayana”, “tình yêu giữa Rama và Sita được đưa lên đỉnh cao tuyệt mỹ và cũng chịu trầm luân trong hố thẳm hận sầu” (5, Tr.124). Trong “Mahabharata”, tình yêu thể hiện ở mối quan hệ của nàng Draupadi với năm anh em nhà Pandava trên những cơ sở gắn bó khác nhau. Đúng nghĩa tình vợ chồng, phải kể đến quan hệ của nàng đối với Arjuna. Trong quan hệ với Yuhisthira, nàng giống một thứ nữ tận tụy ngưỡng mộ kẻ trên. Đặc biệt nàng gắn bó với Bhisma về phương diện ý thức trả thù. Cặp nhân vật Bhisma - Draupadi là biểu tượng hồn nhiên, vô tư về khát vọng cấp thiết của cộng đồng đòi hỏi công lí phải được thực hiện.

Có thể nói, trong các sử thi Ấn Độ tình yêu đã được nâng lên thành một đề tài chói sáng và gợi cảm; thể hiện nhuần nhị sự gắn kết giữa niềm vui sống cùng nhục cảm trần thế với tư tưởng hiến dâng không biết mỏi cho niềm khao khát được siêu thoát vào vũ trụ mênh mông của con người Ấn Độ.

Page 2: Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

46 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự liên kết với đề tài tình yêu.

Nếu sử thi Homero tập trung miêu tả nhân vật với chiến thuật “nắm lấy khúc giữa” thì sử thi Ấn Độ ngược lại, thể hiện toàn bộ cuộc đời người anh hùng từ khi họ sinh ra đến lúc đạt tới cõi cuối cùng của tâm linh. Người anh hùng luôn nghiệm sinh bốn giai đoạn cơ bản của đời người theo quan niệm Hinđu giáo:

Brahmacharya (Thời kỳ độc thân, học tập, tu dưỡng để thu lượm tri thức)

Grahasthya (Làm chủ gia đình, hưởng hạnh phúc ái ân và tích luỹ của cải)

Vanaprastha (Từ bỏ gia đình, vào rừng tu luyện khổ hạnh)

Sanyasa (Từ bỏ hoàn toàn thế giới và đạt đến thế giới tâm linh)

Qua 4 giai đoạn cơ bản đó, người anh hùng sử thi đã đạt được 4 mục tiêu cơ bản của con người:

Dharma (bổn phận đạo lý)

Artha (của cải)

Kama (tình yêu)

Moksha (giải thoát)

Thật sự nhân bản khi nhân vật anh hùng trong sử thi Ấn Độ - đặc biệt là hoàng tử Rama trong sử thi “Ramayana” - thừa nhận khao khát tình yêu trong thế giới thực tại. Hơn một lần, Rama từng nói với Laskamana (người em trai của chàng) về khát vọng tình yêu:

"Laskamana ơi, anh không thể sống thêm nữa một khi mà không có người đẹp - mắt bông sen, ham mê giống hoa sen” (3, Tr.8).

"Giá bây giờ, anh tìm ra Sita rồi cùng nhau ở trên bờ hồ Pampa thì thôi, anh chẳng khao khát gì Ayodhia hoặc cõi trời... Anh sẽ chỉ sung sướng nếu tìm ra nàng Sita. Chỉ lúc đó anh mới muốn sống thôi em ạ” (3, Tr. 9).

"Đối với anh, cảm thấy được sống với Gianiki trên cõi trần thế này như thế là đủ, chẳng cần gì hơn” (4, Tr.13).

Nếu người anh hùng Hy Lạp trong sử thi Iliad ước vọng nguyệt quế của vinh quang chiến thắng, thì những người anh hùng sử thi Ấn Độ, bên cạnh khao khát công quả tôn giáo, vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng về tình anh em, tình yêu trần thế.

Khi khảo sát các sử thi dưới phương diện tìm hiểu đề tài tình yêu, chúng tôi nhận thấy người anh hùng có mối quan hệ chặt chẽ với người phụ nữ. Người phụ nữ xuất hiện như là hiện thân của những vẻ đẹp kỳ diệu. Họ là đoá sen làm nền khắc hoạ thêm vẻ đẹp của các anh hùng, được thể hiện trên nhiều bình diện cuộc sống, từ tình yêu đến

Page 3: Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

TÌNH YÊU TRONG SỬ THI ẤN ĐỘ 47

chiến tranh. Điều đặc biệt của riêng sử thi Ấn Độ đó là người phụ nữ không bị xem như một thành phần vật chất mà họ là một thực thể tinh thần sống động. Người anh hùng lý tưởng sử thi Ấn Độ luôn biết lắng nghe, thấu hiểu trong tiếng nói của người phụ nữ những khát vọng sâu xa, cơ bản nhất của đời người. Thế giới tinh thần người phụ nữ cùng những nét đẹp thuần khiết của họ được miêu tả sống động, được khúc xạ qua phản ứng tinh thần của chính những nhân vật anh hùng trong sử thi. Có thể khẳng định "chưa có một bộ sử thi cổ đại nào khác tương xứng về vấn đề này và chưa có bộ sử thi nào mà chúng ta lại dùng khái niệm tình yêu để chỉ mối quan hệ của người phụ nữ với người anh hùng mà không đắn đo như trong sử thi Ấn Độ” (6, Tr. 32).

Trong thế đối sánh để làm nổi bật vẻ đẹp của người anh hùng lý tưởng, người phụ nữ luôn hiện lên như những gì hoàn hảo. Khi nhận xét về nhân vật Draupadi (vợ của năm anh em nhà Pandava) trong “Mahabharata”, Jean-Claude Carrière đã khẳng định đó là vẻ đẹp của lửa. Ở Draupadi, sử thi không nhấn mạnh vào các nét hấp dẫn giới tính của một mỹ quan thấm đẫm nhục cảm về phụ nữ (như Sita trong “Ramayana” “đôi môi san hô”, “bộ ngực tròn thơm như trái chín”, “đùi êm như vòi voi”, “những cánh tay ôm riết như dây leo”…), Draupadi là vẻ đẹp của lửa - “Một gam màu nóng, dữ dội thay sự dịu dàng bằng ánh rực rỡ và hơn cả quyến rũ, đó là sức chế ngự” (7, Tr.101).

Còn khi nhận xét về Sita (nhân vật nữ trong “Ramayana”), một nhà nghiên cứu văn học đã từng ca ngợi “trí tưởng tượng sáng tạo của người Hinđu không hình dung nhân vật nào cao nhã hơn và thiêng liêng hơn nàng Sita. Văn chương nhân loại chưa từng sản sinh một lý tưởng nào cao hơn về tình yêu nữ tính, sự thật nữ tính và lòng tận tâm nữ tính” (8, Tr140).

Sáng tạo được những nhân vật nữ như thế, sử thi Ấn Độ thực sự là những tác phẩm thiên tài tràn ngập cái đẹp người phụ nữ - hiện thân sáng ngời tâm hồn Ấn Độ - “không đánh đập người phụ nữ dù bằng một cành hoa” (Ngạn ngữ Ấn Độ).

Trong trái tim người anh hùng sử thi Ấn Độ, họ là tình yêu, là đại diện của những kỷ niệm trong sáng, là đối tượng để được chở che.

Khi Draupadi bị Duasanna sỉ nhục, Bhisma tức giận cao độ “trái tim ứ tràn của chàng trút ra một tiếng gầm thịnh nộ khiến các bức tường phải rung chuyển” rồi chàng hét to lời nguyền khủng khiếp “Ta thề sẽ không bao giờ về nơi cư ngụ mà trời ban cho tổ tiên ta, nếu ta không xé nát ngực và uống máu thằng Duasanna tội lỗi” (1, Tr.154).

Khi Rama biết Sita ở lều một mình, chàng vội vàng quay về “bắt đầu loạng choạng, vấp ngã trên đường”, “vội vã đi nhanh vì hết sức nóng lòng” (2, Tr.331).

Page 4: Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

48 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004

Biết Sita yêu dấu đã bị bắt, Rama tìm kiếm khắp nơi, trong lòng chàng “nỗi đau khổ mênh mông như đại dương”, chàng thấy “cả bầu trời hiện ra đang héo hon vì tình”

(2, Tr.334). Và trong phút mê man trong cô đơn, tuyệt vọng, Sita hiện lên rực rỡ với mắt cánh sen càng khiến chàng hoàng tử tài ba trở thành người tình cuồng nhiệt, không ngần ngại thừa nhận “mỗi một chi tiết, mỗi một nét trên khuôn mặt nàng dường như đều có sức tấn công và quật ngã tôi - kẻ mà cũng đã từng định đoạt sinh mệnh của bầy quỷ, giờ đây phải chịu lệ thuộc vào một kẻ chỉ cần bật chiếc cung bằng mía và những mũi tên bằng hoa” (2).

Không chỉ dừng lại đó, Rama còn mang trong mình tâm hồn đa cảm, tinh tế và khả năng sống cuộc đời người khác như chính cuộc đời mình:

"người mà anh yêu dấu(...) với nước da như vàng, đôi mắt như cánh sen sẽ chết mất trong mùa xuân ấy” (3, Tr.7).

"nàng con gái có đôi mắt bông sen làm sao có thể sống được khi nghe tiếng hót của loài Chakravaka sống có đôi có lứa. Nhìn đồi núi, nhìn sông ta đâu có sung sướng gì khi vắng nàng" (3, Tr.72).

Sự cảm thông, nỗi đau đó biểu lộ tình yêu nồng cháy của Rama; đồng thời hé mở nét trẻ trung, lung linh của nền văn hoá Ấn Độ vốn trầm tư trong những suy tưởng, mang tính chất tâm linh thuần khiết. Qua những hình tượng phụ nữ cao cả thể hiện nguyên lý nữ tính của vũ trụ, các sử thi đã trình bày khát vọng về một nhân cách anh hùng toàn vẹn phải duy trì hài hoà: âm - dương, yêu chuộng hoà bình, sẵn sàng dốc sức cho chiến tranh chính nghĩa, đòi hỏi công lý và bảo vệ cái đẹp.

Chính tình yêu đã biến những người anh hùng Ksatrya thành những anh hùng nghệ sĩ biết nâng đỡ, bảo vệ cái đẹp, đưa cái đẹp lên ngôi, tiếp nối truyền thống văn hoá Ấn Độ- đất nước tôn trọng phụ nữ.

3. Không gian - thời gian nghệ thuật trong sự liên kết với đề tài tình yêu.

Tiêu biểu cho việc miêu tả thời gian không gian nghệ thuật để khắc họa tâm lý nhân vật trong tình yêu phải kể đến sử thi “Ramayana”.

a. Thời gian nghệ thuật:

Trong sử thi này, Vamiki đã sử dụng phạm trù hồi tưởng như là một yếu tố của thời gian nghệ thuật. Trong “Ramayana”, những kỷ niệm cũ đầy ngọt ngào thơ mộng với Sita hiện lên thông qua hồi tưởng của Rama. Khi mất Sita, Rama thường quay lại quá khứ, với những hồi ức của lòng mình. Thời gian như là người bạn đường của khổ đau. Nhân vật của “Ramayana” nhìn thấy thời gian trôi đi một cách tàn nhẫn, khiến lòng

Page 5: Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

TÌNH YÊU TRONG SỬ THI ẤN ĐỘ 49

đau đớn hơn. Họ suy ngẫm về thời gian với niềm thương tiếc, với nỗi khổ đau “Nếu như mùa xuân cũng tới nơi mà nàng hiện đang bị giam hãm, chắc nàng cũng âu sầu héo hon như anh vậy” (3, Tr.7). Mùa xuân vì thế càng thắp lửa trong lòng Rama “Ngọn gió nồm mát lạnh, thơm nức hương hoa mùa xuân chẳng khác gì lửa đốt”, khiến chàng “hao mòn, héo hắt đi vì nỗi vắng nàng như một ngọn lửa âm ỉ cháy” (3, Tr.6). Hình ảnh ngọn lửa trở thành một cơn khát khủng khiếp hành hạ Rama, cơn khát của tình yêu, xa cách âu lo và tuyệt vọng.

Trong “Ramayana”, chúng ta nhận ra sự cộng hưởng về cảm xúc trong tâm lý nhân vật nhờ sự soi chiếu lẫn nhau giữa thời gian quá khứ và hiện tại. Mỗi bước chuyển của thời gian là sự hoà cùng một nhịp với những vận động của tâm hồn nhân vật: mùa xuân sôi nổi nhớ thương rạo rực, mùa mưa tràn trề sức sống trên nỗi đợi chờ thụ động, im ắng và bất lực khiến tình yêu càng thêm da diết, khao khát được bứt phá.

Thời gian nghệ thuật trong sử thi vì thế là phạm trù quan trọng để diễn tả tâm lý nhân vật người tình một cách độc đáo trong sự gắn kết với đề tài tình yêu.

b. Không gian nghệ thuật:

Nguyễn Thị Mai Liên trong “Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong Ramayana” đã cho rằng có ba chiều không gian ở trong sử thi: bề rộng (thế giới trần gian), tầm cao (không gian bổn phận) và chiều sâu (không gian tình yêu)( 9 ). Gắn kết với không gian tình yêu là hình ảnh của thiên nhiên - một bộ phận đại diện thường xuyên, không thể thiếu trong đời sống của các nhân vật sử thi Ấn Độ. Với sử thi Ấn Độ, thiên nhiên là người bạn đường thiết thân giúp cho tâm hồn và tình cảm con người luôn luôn được trong sáng, có đủ sức vươn cao thoát khỏi dục vọng và vun đắp cho con người một tình yêu rộng lớn mênh mông như vũ trụ. Đối với người anh hùng, thiên nhiên là dấu chấm lặng đi sâu vào thế giới tâm hồn. Trong tình yêu, Rama hái nụ hoa Kêrêxa còn đọng sương mai cài lên mái tóc nàng Sita. Những nụ hoa như thể sinh mệnh quý báu, kết tinh của đất trời tuyệt đẹp kia là tặng vật rạng ngời nhất mà thiên nhiên giành cho tình yêu. Sắc đỏ mà chàng Rama mài từ đá núi chấm lên trán Sita là minh chứng hùng hồn cho sự khát khao hoà quyện giữa tôn giáo - tình yêu và tự nhiên.

Hơn thế nữa, thiên nhiên trong “Ramayana” còn có ý nghĩa sâu sắc khi nhân vật người tình xa cách, ngồi một mình nhớ thương, mong đợi, sầu muộn hay tức tối. Giữa nhân vật và thiên nhiên có một mối tương thông lặng thầm, hé mở thế giới tâm hồn nhân vật.

Có khi đó là thiên nhiên tương phản với cảnh ngộ nhân vật, khắc sâu tâm trạng trớ trêu đau xót của nhân vật. Ở chương “Hồ Pampa” mùa xuân hiện ra “gió đùa giỡn với

Page 6: Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

50 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004

lửa, chim từng đôi đang cùng bạn tình thủ thỉ trong niềm hoan lạc” yêu kiều, rực rỡ và nồng nàn là vậy nhưng không làm nảy nở niềm vui mà chỉ sắc nhọn thêm nỗi đau trong trái tim chàng Rama: “mùa xuân như lửa, đang thiêu đốt lòng anh đến là khổ. Hoa ashôka đỏ là than hồng, tiếng vo ve của đàn ong là tiếng lửa vèo vèo và lá màu đồng than là ngọn lửa! Những ý nghĩa về nàng thiêu đốt anh, gió mùa xuân không thể quạt cho anh mát dịu được”(3, Tr.6).

Rồi có khi những nhớ thương mãnh liệt trở thành ám ảnh tràn vào cảnh vật, khiến Rama nhìn vào đâu cũng thấy bóng hình người yêu “hãy chú ý mà xem, các hoa sen nom giống mắt Sita của anh và cơn gió hây hây từ rừng cây thổi đến bay theo hương sen khi đụng tới có khác gì hơi thở của nàng Sita!”( 2 ). Con người đã khám phá thế giới bên ngoài cũng là để thúc đẩy những khám phá đích thực của tâm hồn.

Thông qua tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật, tìm hiểu cách xây dựng các nhân vật sử thi trong sự gắn kết với đề tài tình yêu, chúng ta đã có thể thấy được phần nào khá trọn vẹn các phương diện tinh thần Ấn Độ.

4. Với “Mahabharata” và “Ramayana”, Ấn Độ đã cống hiến cho kho tàng thế giới một kiểu mẫu độc đáo của sử thi phương Đông. Hoà quyện giữa các yếu tố ngỡ như đối lập nhưng lại thống nhất biện chứng: thần linh và trần thế, thiêng liêng và nhục cảm, cùng một lối tư duy đặc biệt luôn hướng về cái phổ quát và đi vào chiêm nghiệm chiều sâu tâm hồn, người Ấn đã để lại cho nhân loại kho tàng sử thi khổng lồ được ca ngợi là các tuyệt tác, tiềm tàng giá trị nhân bản và nghệ thuật phong phú trong buổi ban sơ lịch sử loài người.

Sử thi Ấn Độ - Đó là vầng ánh sáng thuần khiết, cao siêu, huyền bí: “Từ đó hiện thân sừng sững một Ấn Độ đã đạt đến sự trưởng thành, chín chắn của tinh thần, xác lập những con đường tâm linh dẫn dắt người ta giác ngộ bổn phận của mình, nhận thức về ý nghĩa hành động chuyển từ bình diện trần thế sang bình diện vũ trụ dưới những tia sáng của mặt trời” (7, Tr.120). Mặt khác, sử thi Ấn Độ cũng tràn đầy sự sống, tình yêu và nồng nàn nhục cảm. Con người, thiên nhiên trong sử thi như trái cây chín ửng dưới bầu trời Ấn Độ, lúc nào cũng ngào ngạt hương thơm. Một hương thơm viên mãn, quyến rũ đầy mời mọc nhưng cũng rất kỳ bí.

Trong dòng chảy vô cùng linh động của cuộc sống, sự hiện hữu của tình yêu và khả năng phát hiện ra nó ở mỗi con người đã làm cho cuộc sống thế gian mới mẻ từng giây, từng phút. Tìm kiếm và thể hiện được những khát vọng của tình yêu, sử thi Ấn Độ cũng như những tác phẩm viết về tình yêu khác đã thực sự chạm đến sự kì diệu vĩnh hằng của đời sống con người.

Page 7: Tinh Yeu Trong Su Thi an Do

TÌNH YÊU TRONG SỬ THI ẤN ĐỘ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mahabharata, Văn học, Cao Huy Đỉnh, Phạm Thủy Ba dịch, NXB Giáo Dục, 1997.

[2] Ramayana, Văn học, Phạm Thủy Ba dịch, NXB Giáo Dục, 1988, ( Tập 1).

[3] Ramayana, Văn học, Phạm Thủy Ba dịch, NXB Giáo Dục, 1988, ( Tập 2).

[4] Ramayana, Văn học, Phạm Thủy Ba dịch, NXB Giáo Dục, 1988, ( Tập 3).

[5] Nhật Chiêu, Câu chuyện văn chương phương Đông, NXB Giáo Dục, 1998.

[6] Phạm Phương Chi, Chiến tranh trong sử thi Mahabharata, Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, 2002.

[7] Phan Thu Hiền, Thi pháp sử thi Mahabharata, NXB Giáo Dục, 1997.

[8] Lin Yutang (Lâm Ngữ Đường), The window of China and Indian, Modern library, 1968.

[9] Nguyễn Thị Mai Liên, Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana, Tạp chí Văn học số 3, 1998.

[10] Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Tìm hiểu một vài nét đặc sắc trong bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật Ramayana trong sử thi Ramayana, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, 2001.

SUMMARY LOVE IN INDIAN EPIC

TRAN THI PHUONG LY

Love in Indian epic is to discover the soul of human being, plants and space. Each epic can be a holly bible, it is also a love story of being fully immersed in humanity with an attractive beauty and peerless charm. In order to study on the theme of love in Indian epic (based on two typical works “Mahabharata” and “Ramayana”), we focus on analyzing some main aspects: the significance of love theme, the method of creating the artistic of characters, space and time in association with the love theme.