128
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn INTERNATIONAL UNION FOR CONSERVATION OF NATURE UNDEF The United Nations Democracy Fund Cánh đồng cỏ năn được phục hồi ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim - mùa khô 2006@MWBP

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn

INTERNATIONAL UNION FOR CONSERVATION OF NATURE

UNDEF The United NationsDemocracy Fund

Cánh đồng cỏ năn được phục hồi ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim - mùa khô 2006@MWBP

Page 2: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN, Quỹ Dân chủ Liên Hợp Quốc, hay Viện Nghiên cứu Quyền con người (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ hay khu vực, hoặc thẩm quyền, hoặc quan điểm về phân định ranh giới hay biên giới của các quốc gia, lãnh thổ hay khu vực đó.

Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của IUCN, Quỹ Dân chủ Liên Hợp Quốc, hay Viện Nghiên cứu Quyền con người (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh).

Đây là tài liệu tập huấn cho các giảng viên trường chính trị về tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường được thực hiện trong năm 2011 và 2012. Tài liệu này được hoàn thiện trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội vào quản trị nhà nước về môi trường” do IUCN triển khai. IUCN và nhân viên của IUCN không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót nào trong quá trình

dịch sang các ngôn ngữ khác dựa vào những thông tin được cung cấp trong tài liệu tập huấn.

Ấn phẩm này là một phần kết quả trong dự án do Tổ chức Luật Phát triển Quốc tế (IDLO) và Quỹ dân chủ Liên Hợp Quốc (UNDEF) tài trợ.

Cơ quan xuất bản: IUCN Việt Nam.

Bản quyền: © 2012 Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái bản ấn phẩm này vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền, với điều kiện phải trích dẫn nguồn đầy đủ. Nghiêm cấm tái bản ấn phẩm này để bán lại hoặc vì các mục đích thương mại khác mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền.

Trích dẫn: Viện Nghiên cứu Quyền con người (2012). Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường. Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội vào quản trị nhà nước về môi trường, Hà Nội, Việt Nam: IUCN. 114 trang.

ISBN: 978-2-8317-1504-9

Ảnh bìa: IUCN Việt Nam

Dàn trang: Công ty CP in La Bàn

Cơ quan xuất bản: Văn phòng IUCN Việt Nam

Số đăng ký xuất bản: 1261-2012/CXB/03-81/TN

In 2.500 khổ A4 tại Công ty CP in La Bàn

Cơ quan tài trợ: Quỹ dân chủ Liên Hợp Quốc (UNDEF)

Nơi cung cấp: IUCN

Văn phòng tại Việt Nam

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Tầng 1, nhà 2A, Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc

298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

IPO Box 60

ĐT: ++844-37261575/6

Fax: ++844-37261561

E-mail: [email protected]

Web: www.iucn.org/vietnam

Page 3: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

UNDEF The United NationsDemocracy Fund

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trườngTài liệu Tập huấn

Chủ biên

TS. NGUYỄN ĐỨC THÙY

Nhóm tác giả (theo thứ tự ABC)

TS. ĐẶNG DŨNG CHÍPGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊNTS. HOÀNG VĂN NGHĨAPGS.TS. NGUYỄN THANH TUẤNTS. NGUYỄN ĐỨC THÙYTS. NGUYỄN DUY SƠNTS. VÕ THANH SƠN

Ban biên tập TS. NGUYỄN ĐỨC THÙYPGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊN

Page 4: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ
Page 5: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

MỤC LỤC

Chuyên đề 1: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 1

I. Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển bền vững ở Việt Nam 3 II. Những thách thức về tài nguyên, môi trường và sự tác động của suy thoái

tài nguyên, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay 8 III.Nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong giải quyết những vấn đề tài nguyên và môi

trường theo hướng bền vững 19

Chuyên đề 2 : MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 24

I. Mối quan hệ giữa môi trường và quyền con người 26 II. Nguyên tắc và các quyền con người về môi trường 33 III. Cách tiếp cận Quyền con người trong Bảo vệ Môi trường 36

Chuyên đề 3: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 41

I. Pháp luật quốc tế về Quyền con người đối với Môi trường 43 II. Pháp luật Việt Nam về Quyền con người có liên quan tới Môi trường 53

Chuyên đề 4: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁM SÁT, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 66

I. Tổng quan về các tổ chức xã hội (TCXH) ở Việt Nam 68 II. Vai trò của các TCXH trong giám sát bảo vệ môi trường 77 III.Tăng cường vai trò và sự tham gia của các TCXH trong GSBVMT 91

Chuyên đề 5: BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN, QUYỀN THAM GIA VÀ TIẾP CẬN TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 99

I. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam 101 II. Bảo đảm quyền tham gia của người dân vào các hoạt động BVMT ở Việt Nam 104 III.Bảo đảm quyền tiếp cận tư pháp trong các vấn đề về môi trường ở Việt Nam 107

Page 6: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ
Page 7: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Tập tài liệu này, nhóm tác giả xin chân thành cám ơn sự cộng tác, giúp đỡ và hỗ trợ của cán bộ, chuyên gia của Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc tế tại Việt Nam (IUCN), đặc biệt phải kể đến ông Jake Brunner (Điều phối viên Chương trình), bà Nguyễn Thùy Anh (Cán bộ Truyền thông), bà Lê Thị Thanh Thủy (Trợ lý Chương trình) đã có nhiều ý kiến góp ý về nội dung và kỹ thuật trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện Tài liệu.

Nhóm tác giả cũng xin chân thành cám ơn sự cộng tác của bà Partricia Parkinson, Chuyên gia tư vấn pháp luật môi trường của Tổ chức Phát triển Luật Quốc tế (IDLO) thuộc Trung tâm Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Australia, ông Vaclav Prusa, Cán bộ Giám sát và Đánh giá Dự án của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); một số chuyên gia, nhà quản lý thuộc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV); Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE); Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (IESD); Viện Tư vấn và Phát triển (CODE); Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); Viện Kinh tế - Sinh thái (ECO-ECO); Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR).

Cuối cùng, nhóm tác giả xin chân thành cám ơn các đại biểu đại diện cho một số cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương và địa phương có liên quan tới công tác bảo vệ môi trường; đại biểu đại diện cho một số Viện, Khoa có liên quan của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Khu vực và một số trường Chính trị tỉnh, thành phố đã tham dự và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Tập tài liệu tại bốn khóa tập huấn thí điểm “Tiếp cận Quyền con người trong Bảo vệ Môi trường” được tổ chức tại Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng và Cần Thơ trong năm 2010 và 2011.

Page 8: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu ÁASIAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ÁBOD5 Lượng oxy hòa tan mà các quá trình sinh học phân hủy chất hữu cơ sử dụng trong 5 ngày.BTTN Bảo tồn thiên nhiênBVMT Bảo vệ môi trườngBVTV Bảo vệ thực vậtCECR Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồngCOD Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơCODE Viện Tư vấn & Phát triểnCTNS Chương trình Nghị sựDDT Là một loại hóa chất có công dụng diệt trừ sâu bọDO Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảoĐDSH Đa dạng Sinh họcĐBSCL Đồng bằng sông Cửu LongĐMC Đánh giá Môi trường Chiến lượcĐNB Đông Nam BộĐVHG Động vật hoang dãĐSQ Đại sứ quánĐTM Đánh giá Tác động Môi trườngECO-ECO Viện Kinh tế Sinh tháiENV Trung tâm Giáo dục Thiên nhiênEITI Sáng kiến quốc tế về thúc đẩy minh bạch trong ngành khoáng sảnEU Liên minh Châu ÂuGSBVMT Giám sát bảo vệ môi trườngHIV/AIDS - HIV là vi - rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vongHCM Hồ Chí MinhIUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tếKCN Khu công nghiệp

Page 9: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

KHCN Khoa học công nghệKTXH Kinh tế xã hộiLHQ Liên Hợp QuốcMPI Bộ Kế hoạch và Đầu tưNN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thônNGO Tổ chức phi chính phủPanNature Trung tâm Con người và Thiên nhiênPTBV Phát triển bền vữngQCVN Quy chuẩn Việt NamTAI Sáng kiến về quyền tiếp cận môi trườngTCCP Tiêu chuẩn cho phépTCVN Tiêu chuẩn Việt NamTCTT Tiếp cận thông tinTCXH Tổ chức xã hộiTNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhUBND Ủy ban nhân dânUNEP Chương trình Môi trường LHQVASS Viện Khoa học Xã hội Việt NamVCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVPO Tổ chức tư nhân tự nguyệnVQG Vườn quốc giaVRN Mạng lưới Sông ngòi Việt NamVUSTA Liên hiệp các Tổ chức Khoa học và Kỹ thuậtWARECOD Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước WCED Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triểnWHO Tổ Chức Y tế thế giới WCS Chiến lược Bảo tồn thế giới

Page 10: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ
Page 11: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

LỜI GIỚI THIỆU

Bảo vệ môi trường (BVMT) và quyền sống trong môi trường trong lành đang là vấn đề lớn không chỉ thách thức đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển. Ở Việt Nam, kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các dự án đầu tư, đã tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, nhờ đó kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhưng cũng kéo theo đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường.

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường, tuy nhiên việc thực thi chính sách, pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân chính đó là nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về vấn đề BVMT còn nhiều hạn chế, chưa hiểu sâu sắc về tác động nguy hại của suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay đang tác động trực tiếp tới việc hưởng thụ các quyền con người, trước hết đó là quyền được sống trong môi trường trong lành.

Nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và quyền con người, được sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam (IUCN) và Quỹ Dân chủ của Liên Hợp Quốc (UNDEF), Viện Nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng tài liệu tập huấn “Tiếp cận Quyền con người trong BVMT”.

Tài liệu được xây dựng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội về tầm quan trọng của sự gắn kết giữa BVMT với bảo vệ quyền con người; qua đó nâng cao kỹ năng và khả năng lồng ghép quyền con người trong hoạch định chính sách, pháp luật về môi trường, tiếp cận quyền con người trong BVMT.

Tài liệu này được xây dựng gồm các chuyên đề sau đây:

Chuyên đề 1. Môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam

Chuyên đề này nhằm cung cấp cho người học nhận thấy được bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường và những thách thức của môi trường ở Việt Nam hiện nay; thấy được tác động của suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường đến cuộc sống, sức khỏe của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời thấy được những nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Chuyên đề 2. Mối quan hệ giữa môi trường và quyền con người

Chuyên đề này nhằm cung cấp cho người học nhận biết được mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và quyền con người. Thấy được vấn đề môi trường chính là vấn đề của quyền con người. Do vậy, bảo vệ tốt môi trường sẽ là điều kiện để thực hiện quyền con người và ngược lại thực hiện tốt các quyền con người sẽ có tác động tốt đến BVMT. Vì vậy, cần có hướng tiếp cận lồng ghép quyền con người trong BVMT.

Page 12: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

Chuyên đề 3. Pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con người đối với môi trường

Chuyên đề này được xây dựng nhằm cung cấp cho người học biết được những nội dung, tiêu chuẩn quốc tế và các quy định pháp luật quốc gia về các quyền con người có liên quan/tác động bởi môi trường; thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc thực thi các công ước, điều ước quốc tế về môi trường và quyền con người; nhận thấy được những khó khăn, thách thức trong việc thực thi chính sách, pháp luật có liên quan giữa BVMT và quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Chuyên đề 4. Vai trò của các tổ chức xã hội trong giám sát BVMT

Chuyên đề này nhằm cung cấp cho người học thấy được trách nhiệm BVMT không chỉ thuộc các cơ quan nhà nước, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó thấy được vai trò và tầm quan trọng ngày càng gia tăng của các tổ chức xã hội bao gồm các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; các đoàn thể quần chúng và cộng đồng đang đóng góp tích cực và có hiệu quả trong việc giám sát, thực thi chính sách, pháp luật về BVMT ở Việt Nam hiện nay.

Chuyên đề 5. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia và tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam

Chuyên đề này nhằm cũng cấp cho người học thấy được tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về môi trường; quyền tham gia của người dân trong giám sát BVMT, trong hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan về môi trường; đồng thời hiểu được quy trình, thủ tục trong khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Ba quyền này được xếp là ba trụ cột trong hệ thống các quyền có liên quan tới bảo vệ quyền con người về môi trường. Thực hiện tốt ba quyền này, sẽ có hiệu quả tích cực đến việc BVMT nói chung.

VIỆN NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜITháng 11-2011

Page 13: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

1

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Chuyên đề 1

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

MỤC TIÊU BÀI GIẢNGSau khi kết thúc chuyên đề này, các học viên có thể:

1. Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường với phát triển bền vững

2. Biết được thực trạng suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường và sự tác động của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.

3. Nhận thức được nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề tài nguyên và môi trường, thực hiện các chương trình quốc gia có liên quan để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

THÔNG ĐIỆP 1. Phát triển bền vững trong kinh tế, xã hội và môi trường là xu thế chung và là yêu cầu cấp

thiết của thế giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2. BVMT là một trong những nhiệm vụ sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, là cơ sở cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị - xã hội và hợp tác quốc tế.

3. Những thách thức lớn về môi trường ở Việt Nam, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, không khí đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, sức khỏe, cuộc sống của người dân ở cả nông thôn và thành phố.

4. Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập trong việc áp dụng và thực thi trên thực tiễn.

Page 14: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

2

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

NỘI DUNG CƠ BẢN

I. Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển bền vững ở Việt Nam

1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc phát triển bền vững

2. Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)

II. Những thách thức về tài nguyên, môi trường và sự tác động của suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay

1. Mất rừng và nguyên nhân suy thoái rừng

2. Suy thoái đất đai và mất đất nông nghiệp

3. Ô nhiễm không khí ở khu đô thị và khu công nghiệp

4. Ô nhiễm do chất thải rắn

5. Thiếu nước và ô nhiễm nước

6. Tác động của suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường

III. Nỗ lực của Chính phủ trong giải quyết những vấn đề tài nguyên và môi trường

1. Xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật đồng bộ để giải quyết những vấn đề tài nguyên và môi trường

2. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan để phục hồi tài nguyên

Page 15: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

3

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

A. PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi:

1. Anh/chị hãy cho một số ví dụ về những thảm họa ô nhiễm môi trường lớn ở Việt Nam hiện nay?

2. Anh/chị hãy cho biết những nguyên nhân chính của suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở nước ta?

3. Theo anh/chị môi trường có tác động/ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay?

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển bền vững ở Việt Nam

1. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc phát triển bền vững

Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” (World Conservation Strategy) do IUCN đề xuất (1980). Mục tiêu tổng thể của chiến lược là “đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our Common Future), Uỷ ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) lần đầu tiên đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV là “sự phát triển đáp ứng đuợc nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn các nhu cầu của chính họ”. Định nghĩa của WCED về PTBV được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio - 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg - 2002: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và BVMT”.

Nói một cách khái quát, PTBV là sự phát triển hài hoà về cả ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người không những cho thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ mai sau.

Phát triển bền vững không chỉ là vấn đề BVMT: Phát triển bền vững có nghĩa là cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan tới đời sống của nhân loại là kinh tế, xã hội và môi trường phải được tổng hòa, kết hợp, lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các chính sách, cơ chế, công cụ và qua quá trình thực hiện chính sách.

Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà: Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai.

Hay nói một cách khác: Muốn phát triển bền vững thì phải đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội, nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) Cải thiện môi trường, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Page 16: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

4

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Hình 1. Mô hình phát triển bền vững

BVMT là cơ sở có tính quyết định cho mô hình phát triển bền vững, một nhiệm vụ quan trọng cấp thiết. Con người luôn cần có môi trường sống tức là không gian sống, bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có tác động trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường cho ta không khí để thở, đất để xây dựng, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoáng sản cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Với các chức năng của mình, môi trường có vai trò nền tảng quyết định đối với cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trên trái đất. Sự suy thoái tài nguyên, ô nhiễm và thảm họa môi trường ngày nay tác động tiêu cực trực tiếp đến sản xuất và đời sống của hàng triệu người, hạn chế, thậm chí gây tổn thất lớn về kinh tế, đồng thời kéo theo nhiều thiên tai, dịch bệnh, sự bất ổn định xã hội... Chính vì vậy, cân bằng giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế với yêu cầu BVMT là cơ sở đầu tiên để bảo đảm phát triển bền vững. Đó là yêu cầu cấp thiết của phát triển bền vững, cũng là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay ở nước ta.

Nguyên tắc phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm PTBV; coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại; đồng thuận thông qua Tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về PTBV và CTNS 21 về xác định các hành động cho sự PTBV của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21.

Mục tiêu của phát triển bền vững

Phát triển bền vững không chỉ là một chiến lược, một lối sống, một quan niệm đạo đức mà là một quá trình hoà nhập sự phát triển mọi mặt của con người, xã hội loài người với thiên nhiên. Tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2000, các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ/PTBV cũng đã đạt đuợc sự nhất

Page 17: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

5

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

trí với 8 mục tiêu sẽ đuợc thực hiện vào trước năm 2015 là: i) Xoá tình trạng nghèo đói cùng cực; ii) Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; iii) Khuyến khích bình đẳng giới và nâng cao địa vị của phụ nữ; iv) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; v) Nâng cao sức khoẻ sinh sản; vi) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; viii) Bảo đảm bền vững về môi truờng; và ix) Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển.

2. Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)

Việt Nam đã sớm tham gia vào tiến trình chung của thế giới trong việc xây dựng Chương trình nghị sự 21 (CTNS 21). Năm 1992, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro (Braxin) đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường và phát triển, CTNS 21 toàn cầu, cam kết xây dựng Chiến lược PTBV quốc gia và CTNS 21 địa phương. Năm 2004, Việt Nam đã phê chuẩn Chiến lược quốc gia về BVMT đến 2010 và định hướng đến 2020. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều cam kết quốc tế nhằm BVMT và phát triển xã hội, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/TTg về “Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)”. Nội dung của Quyết định này bao gồm mục tiêu dài hạn, những nguyên tắc, những lĩnh vực ưu tiên, những định hướng về chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện PTBV ở Việt Nam.

Hội đồng PTBV quốc gia cũng đã được thành lập theo Quyết định số 1032/QĐ-TTg ngày 27/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ và sau đó chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng đã được điều chỉnh theo Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 24/2/2009.

a) Những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc trong PTBV của Việt Nam

CTNS 21 của Việt Nam là khung chiến lược để xây dựng các chương trình hành động. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển của Việt Nam dưới góc độ bền vững, CTNS đã đưa ra những nguyên tắc PTBV, mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, các lĩnh vực hoạt động ưu tiên, phương tiện và giải pháp nhằm đạt được sự PTBV trong thế kỷ 21.

Quan điểm phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 được Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT”; “Phát triển Kinh tế - Xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.

Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (năm 2011) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội và Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2011- 2020, trong đó xác định quan điểm “phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược”, “phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững”. Phát triển kinh tế được coi là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phải phát triển bền vững về kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển bền vững là cơ sở

Page 18: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

6

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội(1).

Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT.

Mục tiêu cụ thể BVMT trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 được ghi rõ là cải thiện chất lượng môi trường:

- Đến 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%;

- Hầu hết dân cư được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh;

- Các cơ sở kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải, 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh cũ đạt tiêu chuẩn về môi trường;

- Các đô thị loại 4 trở lên, các khu chế xuất, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung;

- 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn;

- Cải thiện và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm nặng;

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng.

b) Tám nguyên tắc chính cho phát triển bền vững của Việt Nam

- Con người là trung tâm của phát triển bền vững;

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới;

- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển;

- Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại đối với cuộc sống của thế hệ tương lai;

- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, thúc đẩy phát triển nhanh mạnh và bền vững đất nước;

- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân;

- Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước;

1Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà

Nội - 2011, trang 98,99

Page 19: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

7

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT với bảo đảm quốc phòng, trật tự và an ninh xã hội.

c) Các lĩnh vực ưu tiên

5 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế bao gồm:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường;

- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa và gần gũi với thiên nhiên;

- Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”;

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất theo yêu cầu của thị trường, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đồng thời vẫn bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên như: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học;

- PTBV vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương PTBV.

5 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển xã hội bao gồm:

- Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và BVMT;

- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, và BVMT;

- Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm PTBV các đô thị, phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và BVMT bền vững ở các địa phương;

- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước;

- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

9 lĩnh vực ưu tiên trong sử dụng tài nguyên & BVMT bao gồm:

- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;

- BVMT nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước;

- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản;

Page 20: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

8

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- BVMT biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển;

- Bảo vệ và phát triển rừng;

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp;

- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại;

- Bảo tồn đa dạng sinh học;

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai.

II. Những thách thức về tài nguyên, môi trường và sự tác động của suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay

1. Mất rừng

Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất của đất nước ta. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giữ chức năng sinh thái quan trọng như tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, bảo đảm sự chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên trái đất, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất và bờ biển, sụt lở đất đá, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm, làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.

Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút nhanh chóng và chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Trước đây, toàn bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng toàn quốc đã giảm đáng kể, từ năm 1943 có khoảng 43% diện tích rừng tự nhiên, thì đến năm 1992 chỉ còn 27,7%. Trong những năm gần đây, tổng diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, nhưng phần lớn diện tích tăng lên là rừng trồng. Diện tích rừng cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều...) tăng nhanh chóng, làm cho độ che phủ rừng liên tục tăng lên, từ 27,8% ở năm 1990 đến 39,1% vào năm 2009 (xem biểu đồ). Tuy nhiên, diện tích rừng nguyên sinh – rừng nhiều tầng (thường là từ 3-7 tầng) giảm sút nghiêm trọng; diện tích rừng trồng – rừng một tầng, rừng nhân tạo tăng cao, với tốc độ gia tăng trung bình từ năm 1990 đến 2009 cao gấp 13 lần rừng tự nhiên.

Page 21: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

9

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Theo số liệu thống kê, mặc dù độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Trong tổng số 12,3 triệu ha rừng, rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha phân bố rải rác, chiếm 8% tổng diện tích rừng, trong khi các nước trong khu vực là 50%. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên hiện nay thuộc loại rừng nghèo có trữ lượng gỗ dưới 100 m3/ha, như rừng khộp ở Tây Nguyên. Rừng non mới được phục hồi chưa ổn định, chất lượng cây gỗ và tính ĐDSH chưa cao. Rừng trồng có cấu trúc đơn điệu, tính ĐDSH thấp. Những khu rừng tự nhiên ít bị tác động, rừng nguyên sinh có giá trị cao về ĐDSH tập trung chủ yếu ở các khu rừng phòng hộ và khu bảo tồn(2).

2. Suy thoái đất đai và mất đất nông nghiệp

a) Thực trạng tài nguyên đất đai và thoái hóa đất

Việt Nam có gần 25 triệu ha đất dốc (76% diện tích đất tự nhiên) với nhiều hạn chế cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 12,5 triệu ha đất xấu và trên 50% diện tích đồng bằng là “đất có vấn đề”, bao gồm 0,82 triệu ha đất phèn, 0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu đất ngập mặn, 0,47 ha đất lầy úng, 8,5 triệu ha đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi núi. Các loại đất có nhiều hạn chế nói trên chiếm 14,13 triệu ha hay 42,8% đất tự nhiên cả nước.

Thoái hóa đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng đất rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi cân bằng sinh thái đã bị phá vỡ nghiêm trọng do không có rừng che phủ. Mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa trên quy mô diện tích hàng triệu ha vùng đồng bằng cũng là nguyên nhân chủ yếu làm ngừng trệ khả năng sản xuất của đất. Tại nhiều vùng, sự suy thoái đất còn kéo theo cả suy thoái về hệ thực vật, động vật, môi trường địa phương và đồng thời làm cho diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống đến mức báo động. Ngoài ra, sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn tại Tây Bắc và miền Trung với tốc độ ngày càng gia tăng.

Sa mạc hóa ở Việt Nam cũng khá nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở các dải cát hẹp trải dọc theo bờ biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng, đặc biệt ở các vùng có thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm thấp, như ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Tác động của việc thoái hóa đất và giảm diện tích đất canh tác làm cho nước ta đang đứng trước những thử thách lớn phải giải quyết nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường đất, nhằm bảo đảm sự an toàn lương thực và sự tồn tại của cả dân tộc với gần 100 triệu dân vào những năm 2010.

b) Chuyển đổi sử dụng đất góp phần làm tăng suy thoái đất đai

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai hàng năm, 5 năm và 10 năm là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nguồn tài nguyên đất, tạo điều kiện cho vùng nông thôn thành lập các mô hình kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời góp phần khôi phục bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, diễn biến sử dụng đất còn nhiều bất cập, đặc biệt trong phát triển các khu công nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng và phát triển sân gôn.

2Nguồn: Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010

Page 22: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

10

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Phát triển các khu công nghiệp

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, các khu công nghiệp đã phát triển nhanh chóng ở Việt Nam trong suốt hàng thập kỷ qua, đem lại lợi ích lớn cho đất nước, nhưng sự phát triển này cũng kéo theo nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Theo quy hoạch, thì đến năm 2010 cả nước sẽ có 443 KCN, với diện tích khoảng 61.485 ha (MPI, 2005a). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, vì số KCN có diện tích cho thuê dưới 50% chiếm đến 55% tổng số KCN; số chưa cho thuê chiếm 19,3%(3). Hơn nữa, với chính sách khuyến khích đầu tư, tất cả các tỉnh đều thành lập những khu công nghiệp, nhiều khi tỷ lệ lấp đầy thấp gây lãng phí lớn về quỹ đất đai. Để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, các khu công nghiệp có xu thế nằm gần quốc lộ, tỉnh lộ, đồng thời cũng là những nơi bằng phẳng, là nguyên nhân làm mất một diện tích lớn đất nông nghiệp, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng, và đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng đất nông nghiệp bị phân mảnh bị kẹt giữa các khu công nghiệp cũng không canh tác hiệu quả vì hệ thống thủy lợi cũng bị cắt sẻ.

- Thực tiễn phát triển và sử dụng đất lâm nghiệp

Trong gần 20 năm qua, Chính phủ đã nỗ lực rất lớn trong việc phục hồi và bảo vệ rừng. Từ những năm 1990 đến 2005, khoảng 2 triệu ha rừng được trồng mới (0,56 triệu ha trong khuôn khổ Chương trình 327/556 (giai đoạn 1993 - 1997), 1,55 triệu ha trong khuôn khổ Chương trình 661/5 triệu ha rừng (1998 - 2010), khoanh nuôi tái sinh 2 triệu ha rừng với mục tiêu là đến 2010 nâng độ che phủ của rừng lên 43% (MPI, 2005b).

Tuy nhiên, mới đây, nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất rừng, Bộ NN&PTNT đã có chủ trương chuyển đổi 100.000 ha rừng nghèo kiệt ở vùng Tây Nguyên thành rừng cao su trong giai đoạn 2007 - 2010, riêng tỉnh Gia Lai là 51.000 ha, với mục đích góp phần phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất đặc thù này, đặc biệt là nâng cao đời sống cho vùng đồng bào khó khăn với vốn đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng(4). Do chưa có những hướng dẫn cụ thể nên trên thực tế chính sách này của Chính phủ cũng gây ra nhiều vấn đề bất cập, và nhiều khu rừng tốt có thể cũng bị phá hủy. Hơn nữa, việc phát triển cà phê mạnh mẽ ở Tây Nguyên đòi hỏi một lượng nước tưới cho mùa khô, làm suy giảm lượng nước ngầm ở đây. Nếu kế hoạch chuyển đổi một diện tích lớn rừng tự nhiên, mà chủ yếu là rừng khộp, là loại rừng thích nghi với điều kiện khô hạn 6 tháng mùa khô, thành rừng cao su thì tình trạng suy kiệt nước ngầm của vùng này chắc chắn sẽ trầm trọng hơn.

- Xây dựng các sân gôn cho hoạt động du lịch và phát triển kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2008, hiện cả nước có 141 sân gôn ở 39 tỉnh, với 49.268 ha đất, trong đó có 2.625 ha là đất lúa đã bị trưng dụng, chuyển đổi mục đích. Nếu như trong suốt 16 năm, Thủ tướng chỉ cấp phép cho 34 dự án sân gôn thì chưa đầy hai năm (2006 - 2008), các địa phương sau khi phân cấp đã cấp phép cho 104 dự án, tập trung nhiều nhất ở Nam Trung bộ (27 sân), đồng bằng Bắc bộ (25 sân).

Sự phát triển mạnh mẽ các khu sân gôn đã gây ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội. Về khía cạnh môi trường, việc duy trì hoạt động của sân gôn cần dùng đến một lượng hóa chất khá lớn khoảng 1,5 tấn/năm, (gấp ba lần sử dụng cho nông nghiệp) để trừ sâu bệnh, nấm mốc cho các thảm cỏ và tiêu thụ mỗi ngày 10.000m3 nước cho sân gôn 36 lỗ là nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nước cho các thủy vực và sử dụng thái quá tài nguyên nước. Về mặt xã hội, việc chuyển đổi hàng ngàn

3MPI, 2005a: trang 51.4Theo Báo Lao động Online ngày 09/08/2008 và Báo Tuổi Trẻ Online ngày 09/05/2008.

Page 23: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

11

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

ha đất nông nghiệp và lâm nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa, cho việc xây dựng các dự án sân gôn cũng làm cho nhiều nông dân mất đất sản xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp ở những nơi thực hiện dự án.

c) Suy giảm diện tích đất nông nghiệp

Ở Việt Nam, tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên, nhưng thời gian gần đây diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa, đã giảm đi nhanh chóng với mức độ đáng lo ngại. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm 361.935 ha (bình quân mỗi năm giảm gần 51.705 ha), trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã giảm 257.413 ha (71,1% diện tích giảm). Diện tích đất nông nghiệp giảm đi này chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, đường giao thông, sân gôn và các cơ sở hạ tầng khác.

Một thách thức khác là diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159 trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới. Năm 1940, đất canh tác bình quân/người ở nước ta là 0,2 ha, năm 1960 là 0,16 ha, năm 1970 là 0,13 ha, năm 1992 là 0,11 ha và năm 2000 là 0,10 ha, và còn tiếp tục giảm xuống do dân số còn tăng. Trong mấy năm gần đây, trung bình hàng năm có khoảng 72.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi sử dụng. Do đó, dù năng suất lúa tăng bình quân hơn 2%/năm, nhưng sản lượng lúa tăng không đáng kể, ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh lương thực.

Vì vậy, để ngăn chặn sự suy giảm diện tích nông nghiệp, Bộ NN & PTNT đã có kiến nghị bằng mọi giá phải duy trì được 3,5 triệu ha trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực.

3. Ô nhiễm không khí ở khu đô thị và khu công nghiệp

Trong vài chục năm vừa qua, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng với tăng trưởng GDP trung bình khoảng 7% và hiện nay Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, với trên 1000 USD/người vào năm 2009. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh với khoảng 22% dân số đô thị. Tuy nhiên, dân số đô thị ngày càng nhiều, công nghiệp ngày càng phát triển thì chất thải ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đặc biệt là ô nhiễm không khí.

Các nguồn gây ô nhiễm chính đối với không khí đô thị bao gồm hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động xây dựng, trong đó ô nhiễm do giao thông chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Xét các nguồn thải gây ô nhiễm không khí trên toàn quốc (bao gồm đô thị và khu vực khác) ước tính cho thấy hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO2 95% lượng khí dễ bay hơi (các hợp chất hữu cơ bay hơi - VOC), trong khi đó các hoạt động công nghiệp đóng góp chính khí SO2. Đối với NO2, giao thông và công nghiệp có tỷ lệ đóng góp tương đương nhau.

Trong các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp cũ, bao gồm cả các khu tiểu thủ công nghiệp và làng nghề (thường được xây dựng trước năm 1975), thường là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, ít có thiết bị xử lý khí thải độc hại nên là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không khí hiện nay. Các ngành công nghiệp mới, phần lớn phân bố ở trong các khu công nghiệp, tuy được cung cấp các trang thiết bị xử lý chất thải, nhưng với nguồn thải lớn và tập trung nên quản lý môi trường các khu công nghiệp không tốt sẽ tác động xấu đến môi trường của các khu dân cư xung quanh. Thứ tự các ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm không khí là: nhiệt điện, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất, công nghiệp phân bón, luyện kim, giấy, đường, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.

Page 24: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

12

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Các hoạt động giao thông vận tải, chủ yếu do các loại xe máy và ô tô, đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở các đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Nạn tắc nghẽn giao thông trong những năm gần đây ở các đô thị này cũng làm cho ô nhiễm không khí trong đô thị trở nên trầm trọng hơn.

Các hoạt động xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường sá diễn ra rất mạnh mẽ ở khắp nơi, đặc biệt là ở các khu đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh. Kết quả đo lường thực tế cho thấy khoảng 60 - 70% lượng bụi trong không khí đô thị là bụi sinh ra từ hoạt động xây dựng.

Mức ô nhiễm về bụi và các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, vượt tiêu chuẩn cho phép đến 2-3 lần.

4. Ô nhiễm do chất thải rắn

Chất thải rắn được sinh ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đời sống của con người, từ 0,8 đến 1,2 kg/người/ngày ở đô thị lớn, 0,5 - 0,7 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn được tạo ra, 80% trong số đó là từ các hộ gia đình, nhà hàng, chợ và khu thương mại. 12.8 triệu tấn chất thải rắn trong nước, trong đó 6.9 triệu tấn từ các khu vực thành thị được thải ra mỗi năm. Tổng chất thải rắn từ các khu công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn mỗi năm. Khoảng 160.000 tấn (chiếm khoảng 1% tổng số) mỗi năm là chất thải rắn nguy hại. 77% lượng chất thải rắn ở các khu đô thị Việt Nam không được xử lý đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Nhiều bãi rác và bãi đổ phế thải hiện được coi là mối nguy hiểm về tác động môi trường cho người dân xung quanh. Chỉ 17 trong số 91 bãi đổ rác tại các đô thị Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Môi trường công nghiệp, nhất là ở các khu công nghiệp cũ, các ngành hóa chất, luyện kim, xi măng, chế biến đang bị ô nhiễm do chất thải rắn, nước thải, khí thải và các chất thải nguy hại chưa được xử lý theo đúng quy định. Các cơ sở công nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu (chỉ có khoảng 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ). Khoảng 90% cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lý nước thải. Hiện nay, đã hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhưng chỉ có khoảng 1/3 trong số đó đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và rất ít khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Trong khi đó, việc thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp và vùng nông thôn vẫn đang còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu, với tỷ lệ thu gom tăng từ 40- 67% lên đến 70 - 75% (ở các thành phố lớn), khoảng 20 - 35 % (ở đô thị nhỏ), trung bình khoảng 55% (toàn quốc). Ở nông thôn, tỉ lệ thu gom chất thải rắn ước đạt 10 -15%. Lượng chất thải rắn dự báo sẽ tăng lên nhiều trong tương lai. Đến năm 2010, dự báo dân số đô thị sẽ là khoảng 30 triệu hoặc cao hơn, sản xuất và tiêu thụ cũng sẽ tăng đáng kể. Tỷ lệ thu hồi chất thải rắn có khả năng tái chế khoảng 13 - 20%, trong đó khoảng 1,5 - 5% tổng lượng chất thải hữu cơ được chuyển hoá thành phân vi sinh. Hiện nay có 32/61 đô thị trong cả nước có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô thị đã khởi công xây dựng.

5. Thiếu nước và ô nhiễm nước

a) Thực trạng tài nguyên nước

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000 km². Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy

Page 25: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

13

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

của các sông trên thế giới. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km³, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, hệ thống sông Hồng 126,5 km³ (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 35,3 km³ (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng 9 km³ (1%), các sông còn lại là 94,5 km³ (11,1%)(5).

Ngoài hệ thống sông, Việt Nam có khoảng 3.600 hồ chứa với kích thước khác nhau, trong đó chưa đến 15% là các hồ cỡ vừa và lớn. Ngoài ra Việt Nam có rất nhiều hồ tự nhiên, một trong những hồ lớn phải kể đến là Ba Bể.

Tài nguyên nước ngầm của Việt Nam khá dồi dào với tổng trữ lượng tiềm năng khai thác được ước tính 60 tỷ m³ mỗi năm, nhưng dao động từ mức rất nhiều ở vùng ĐBSCL đến khá khan hiếm ở Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, tính chung cho cả nước chỉ chưa đầy 5% tổng trữ lượng được khai thác.

Tài nguyên nước mặt và nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, tài nguyên nước ở Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng.

b) Suy kiệt nguồn nước

Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng hơn 830-840 tỷ m³, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài(6). Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của BĐKH.

Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai.

Do ảnh hưởng của BĐKH, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng mưa đang có xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán hoặc úng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất thường của các nguồn tài nguyên nước phản ánh thực tế Việt Nam đã và đang đứng trước nguy cơ thiếu nước về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây nhiều thiệt hại về người và của trên nhiều vùng.

c) Ô nhiễm nguồn nước

Môi trường nước hiện nay bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là theo các lưu vực sông và ở các khu đô thị, khu công nghiệp.

5Nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên Nước (Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010)6Theo http://www.nature.org.vn/vn/tai-lieu/RBOs_Power_and_Challenge_VN.pdf

Page 26: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

14

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Ô nhiễm theo lưu vực sông

Nước mặt ở tất cả các lưu vực sông không thỏa mãn tiêu chuẩn nước uống vì bị ô nhiễm hữu cơ. Hàm lượng bình quân BOD5 vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam loại A ở hầu hết các sông, lớn hơn từ 1,2 đến 2 lần so với tiêu chuẩn. Các sông có giá trị hàm lượng này cao là Trà Khúc, Gianh, Đồng Nai, Hồng - Thái Bình và Cửu Long (gấp 2–3 lần tiêu chuẩn) còn các sông Kone, Srê Pốk và Ba có hàm lượng này thấp. Cũng có một số điểm nóng như tiểu lưu vực sông Nhuệ - Đáy và đoạn sông Sài Gòn chảy qua các khu dân cư, nơi có hàm lượng BOD5 gấp 12,5 lần tiêu chuẩn loại A. Ô nhiễm hữu cơ nói chung ở trong phạm vi của tiêu chuẩn loại B (trừ các điểm nóng) (ADB, 2009).

Chất hữu cơ và Chất rắn lơ lửng (SS) là những nguồn ô nhiễm chính trong nhiều sông. Tuy nhiên, nếu nói về các chất ô nhiễm cần quan tâm thì một số hoá chất và kim loại nặng từ hoạt động công nghiệp, khai khoáng là hết sức quan trọng vì tác động của chúng tới sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Liên quan đến các chất độc hại còn có phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp. Bốn trong số 10 tỉnh có sự ô nhiễm nước lớn nhất thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Ba lưu vực sông có vấn đề ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đã được quan tâm đặc biệt là lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy và Đồng Nai. Mức độ ô nhiễm nước tại các nhánh sông vùng hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai là cao nhất trong cả nước. Sông Thị Vải ô nhiễm nặng nhất trong lưu vực, với đoạn sông “chết” dài hơn 10km.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy cũng bị ô nhiễm nặng tại nhiều nơi. Ngay cả trong mùa mưa, các chỉ tiêu BOD5, DO, NH4+, và coliform không đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN loại B. Đối với lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng SS, BOD5 và COD vượt TCVN (loại A) nhiều lần, nước sông có chứa các hợp chất hữu cơ và dầu mỡ. Nhiều nơi khác trong tiểu lưu vực sông này cũng bị ô nhiễm, đặc biệt là bởi chất hữu cơ (ADB, 2009).

- Ô nhiễm nước ở các khu đô thị

Mỗi năm ước tính khoảng 15 triệu m3 chất thải rắn được thải ra – khoảng 80% đến từ các hộ gia đình, nhà hàng, chợ và các khu vực thương mại. 77% lượng chất thải rắn tại các khu đô thị Việt Nam được xử lý không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Chỉ 17 trong số 91 bãi thải ở các khu đô thị Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh (ADB, 2009). Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2006, các tỉnh thành bị ô nhiễm môi trường nước nhiều nhất được sắp xếp theo thứ tự sau: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Nhiều cơ sở sản xuất và cơ sở y tế lớn không xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.

Đối với thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải lên tới 300.000 - 400.000 m³/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m³/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời (Bản tin VOV online). Những thành phố khác

Page 27: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

15

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép.

Ô nhiễm nước mặt, đặc biệt là nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là hầu hết nước thải đô thị và công nghiệp chưa được xử lý, thải thẳng vào ao hồ, sông ngòi. Mới chỉ 3% nước thải đô thị được xử lý, 100% đô thị không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chỉ có khoảng 20/82 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Phần lớn các sông ngòi chảy qua khu vực đô thị và công nghiệp chỉ đạt tiêu chuẩn nước loại B (trước năm 1975 rất nhiều sông còn đạt tiêu chuẩn loại A). Sông ngòi nằm trong đô thị, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…bị ô nhiễm nặng hơn, nhiều sông ngòi, kênh rạch đã bốc mùi hôi thối, hay trở thành sông chết.

- Ô nhiễm nước ở khu công nghiệp và làng nghề

Đến năm 2010, các hoạt động công nghiệp dự báo sẽ đóng góp 45% cho GDP toàn quốc. Năm 2007, có 154 cơ sở công nghiệp (không tính các khu và các cụm công nghiệp của các tỉnh và địa phương) trong đó 97 cơ sở công nghiệp ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, Đồng Nai và hệ thống lưu vực sông Đồng Nai.

Gần một nửa tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp là ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, 25% ở lưu vực sông Đồng Nai, 7% ở hệ thống sông Đồng Nai và 10% ở lưu vực sông Cửu Long. Mặc dù trên toàn quốc có 154 khu công nghiệp và các khu chế xuất nhưng chỉ có 43 nhà máy xử lý nước thải tập trung. Khoảng một nửa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nằm ngoài các khu công nghiệp, có rất ít hoặc không có hệ thống xử lý nước thải. Năm 2006, ước tính có 2.803 doanh nghiệp công nghiệp trên phạm vi toàn quốc xả ra trên 155 triệu m3 nước thải mỗi năm tương đương 850.000 m³/ngày. Lượng nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý trên toàn Việt Nam tương đương với lượng nước trong 340 bể bơi Olympic.

Các làng nghề đã có sự phát triển ấn tượng, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, nơi tập trung 60% làng nghề trên cả nước. Năm 2002, ước tính cả nước có trên 2.000 làng nghề, với khoảng 40.500 doanh nghiệp, trong đó khoảng 80% là kinh doanh hộ gia đình có 1 đến 3 nhân công.

Làng nghề là nơi ẩn chứa các rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp và ô nhiễm cao. Hầu hết các hộ gia đình trong làng đều sử dụng nhà và vườn làm nơi sản xuất và xả trực tiếp chất thải vào môi trường xung quanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp không chỉ nước mặt mà cả nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước uống của các làng. Ô nhiễm nguồn nước từ các làng nghề là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và ngày càng gia tăng (ADB, 2009).

- Ô nhiễm nước ở vùng nông thôn

Ở Việt Nam, dân số nông thôn chiếm khoảng gần 76% dân số toàn quốc và sinh sống trên một diện tích rộng lớn với 90% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước.

Vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều bất cập, đặc biệt là nước sạch cho sinh hoạt, sử dụng hoá chất trong nông nghiệp và thu gom, sử dụng phân gia súc. Tập quán sinh hoạt không hợp vệ sinh của nhiều nhóm dân cư là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Vệ sinh phân, rác thải cần được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá sự đổi mới “làng xã trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam”.

Page 28: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

16

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng ở nông thôn Việt Nam còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.

Chính vì vậy, ở vùng nông thôn, việc mở rộng mạng lưới cấp nước và vệ sinh là một nội dung quan trọng trong công cuộc chống đói nghèo. Với người nghèo ở nông thôn Việt Nam, được tiếp cận nước sạch và vệ sinh là cả một vấn đề. Năm 2005, có trên 60 triệu dân sinh sống ở nông thôn. Trong số 20% người nghèo nhất, chỉ có 22% được dùng nước sạch so với 78% của 20% những người giàu nhất. Về vệ sinh, trong số 20% số người nghèo nhất chỉ có 2% được tiếp cận điều kiện vệ sinh so với tỉ lệ 20% ở người giàu.

Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh nông thôn toàn quốc (theo tiêu chuẩn truyền thống của Bộ NN&PTNT) ước tính đạt xấp xỉ 66% và tỉ lệ nhà vệ sinh đạt yêu cầu là 50%; khoảng 70% các trường học, nhà trẻ và mẫu giáo đạt tiêu chuẩn; 58% trạm y tế xã và 17% chợ nông thôn được sử dụng nước sạch và có nhà vệ sinh đạt yêu cầu. Tuy nhiên, nếu theo tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế thì chỉ khoảng 25% dân số nông thôn được dùng nước sạch tại nhà và tỉ lệ được tiếp cận điều kiện vệ sinh còn thấp hơn. Nói cách khác, đến cuối năm 2006 khoảng 21 triệu người sống ở nông thôn không được sử dụng nước “hợp vệ sinh” và 42 triệu người không được dùng “nước sạch” (ADB, 2009).

6. Tác động của suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường

a) Tác động của suy thoái tài nguyên lên sinh kế của người dân

Mối liên quan giữa suy thoái tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng lên cuộc sống của người dân tộc miền núi, đã được nhiều nghiên cứu xem xét và đánh giá. Hiện nay, ước tính hơn 24 triệu người trong cộng đồng 54 dân tộc khác nhau sống ở vùng miền núi, chiếm ¾ diện tích tự nhiên và cũng là nơi còn lưu giữ hệ sinh thái rừng phong phú. Cuộc sống của hầu hết những người dân tộc miền núi phụ thuộc vào đất đai để canh tác nông nghiệp, thậm chí cả bằng phương thức canh tác nương rẫy, phụ thuộc vào sản phẩm rừng như gỗ, tre nứa để làm nhà, củi để đun nấu, phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng để duy trì nguồn nước sinh hoạt, phụ thuộc vào môi trường rừng để tiến hành những văn hóa truyền thống của mình. Khi rừng bị suy thoái và mất đi, kèm theo đó là đất đai bị suy thoái, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, và kết quả là cuộc sống của họ bị đe dọa. Đấy cũng là một trong những lý do chính mà hàng ngàn người dân tộc thiểu số (Tày, H’Mông...) đã di cư tự do vào vùng Tây Nguyên để sinh sống khi tài nguyên đất đai và rừng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị suy thoái kiệt quệ vào những năm thập niên 90 của thế kỷ trước. Một nghịch lý nữa là những vùng miền núi còn giữ được những hệ sinh thái rừng quý giá lại là những nơi có tỷ lệ nghèo đói cao nhất.

b) Tác động của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe của cộng đồng

Chất lượng của môi trường, trong đó có môi trường đất, nước và không khí, có tác động rất lớn đến sức khỏe của con người không những bởi điều kiện tự nhiên mà còn bởi điều kiện kinh tế - xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội. Mỗi điều kiện và hiện tượng của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động đến sức khỏe. Có sức khỏe tức là có sự thích ứng của cơ thể với môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu hiện sự không thích ứng. Như vậy, sức khỏe là một tiêu chuẩn của sự thích ứng của cơ thể con người và cũng là một tiêu chuẩn của môi trường. Trạng thái sức khỏe của một cá nhân, của cộng đồng phản

Page 29: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

17

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

ánh phần nào hiện trạng chất lượng nước, không khí, thức ăn, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt. Khi môi trường bị ô nhiễm, tức là không khí, đất, nước trong môi trường sống của chúng ta ẩn chứa những chất độc nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chất nguy hiểm là những chất khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ thế cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường dẫn đến trạng thái bệnh lý của các cơ quan, hệ thống và toàn bộ cơ thể.

Từ những năm đầu của thập niên 50, trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu về những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan tới ô nhiễm môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 triệu bệnh mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường(7).

- Tác hại của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây bệnh ung thư, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Các nhóm cộng đồng dân cư chịu tác động lớn nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em, những người lao động ngoài trời…

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc là bệnh viên phổi; viêm họng và viêm amidan cấp; viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí (8).

- Tác hại của ô nhiễm nguồn nước

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động.

Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình nhất là bị tiêu chảy cấp. Ngoài ra, có nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư…

- Tác hại của ô nhiễm đất và chất thải rắn

Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Do bón dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và phốt pho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra phù dưỡng – ô nhiễm cho các nguồn nước. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (N03) hoặc Nitrit (N02) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thủy sinh. Đặc biệt gây hại cho sức khỏe con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat với hai khả năng sau: Gây nên hội chứng trẻ xanh (Methaemoglobinamia – tắc nghẽn vận chuyển ôxy trong cơ thể trẻ em) và ung thư dạ dầy ở người lớn.

7Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 20108Xem tại: http://www.nature.org.vn/vn/tai-lieu/RBOs_Power_and_Challenge_VN.pdf

Page 30: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

18

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

c) Tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD trong ước tính 76 tỷ USD của GDP trong năm 2008. Cũng theo đánh giá của WB, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.

- Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật

Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm…Theo kết quả điều tra tại Phú Thọ và Nam Định, ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đên sức khỏe trung bình trên đầu người mỗi năm là 295.000 đồng(9). Còn theo kết quả điều tra tính đến tháng 12/2010, tổng chi phí khám chữa bệnh đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ việc vì ốm đau đối với người lớn và chi phí nghỉ việc để chăm sóc trẻ em cũng như người lớn bị mắc bệnh đường hô hấp (chưa tính đến thiệt hại chết non do ô nhiễm không khí) đối với dân cư nội thành Hà Nội là 1.538 đồng/người/ngày, đối với dân cư nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 729 đồng/người/ngày(10). Từ số liệu này, có thể quy đổi tổng thiệt hại về kinh tế do mắc các bệnh đường hô hấp ở Hà Nội (tính với 2,5 triệu dân nội thành) là 66,83 triệu đô la Mỹ/năm và ở thành phố Hồ Chí Minh (tính 5,6 triệu dân nội thành) là 70,96 triệu đô la Mỹ/năm.

- Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến thủy sản và nông nghiệp

Ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại đối với ngành thủy sản; ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, đất gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và cây trồng. Theo số liệu thống kê, sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt nuôi cá bè trên sông) đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước mặt. Ví dụ, các vụ cá bè chết hàng loạt vào những năm 2008 và 2010 tại Đồng Nai và trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy trong những năm gần đây.

Nước mặt sông hồ, kênh mương là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động nông nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm gây ra những tác động không nhỏ tới hoạt động nông nghiệp tại các khu vực nông thôn.

Khí thải tại các khu vực sản xuất công nghiệp đặc biệt tại các cơ sở công nghiệp nhỏ, làng nghề ở khu vực nông thôn, chưa qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại như C02, Nox, SO2…cũng gây thiệt hại tới năng suất cây trồng và kinh tế(11).

Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng tới hoạt động du lịch; thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường và góp phần tăng nguy cơ phát sinh xung đột môi trường.

9Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng” (Cục BVMT

(2007), Báo cáo môi trường quốc gia năm 201010Kết quả điều tra của Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổng thể ảnh hưởng sức khỏe và thiệt hại kinh tế do ô nhiễm

không khí đô thị” , Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010.11Nguồn: Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010

Page 31: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

19

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

III. Nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong giải quyết những vấn đề tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững

1. Xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật đồng bộ để giải quyết những vấn đề tài nguyên và môi trường

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng để định hướng cho công tác BVMT nói chung cũng như sự phát triển của hệ thống pháp luật về BVMT nói riêng, như Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1998) và Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2004). Hệ thống pháp luật về BVMT đang từng bước được hoàn thiện theo hướng tiếp cận với các mục tiêu của phát triển bền vững.

Năm 1993, Luật BVMT đã được Quốc hội thông qua, trở thành đạo luật đầu tiên trong hệ thống pháp luật nước ta về BVMT. Kể từ thời điểm này, công tác BVMT đã có những bước chuyển biến quan trọng. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT đã được thành lập và phát triển tới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hàng loạt các văn bản pháp luật về BVMT đã được ban hành thể hiện sự quan tâm, chú trọng của Đảng và Nhà nước tới công tác này trong quá trình thực hiện phát triển bền vững, như Nghị định Hướng dẫn Thi hành Luật BVMT (1994), sửa đổi (2004); Nghị định về xử lý Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực Môi trường (1996, sau thay thế vào năm 2004); Nghị định về Bảo tồn và Phát triển Bền vững các vùng đất ngập nước (2003); Nghị định về phí BVMT đối với Nước thải (2003); Nghị định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã (2002); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc gia kiểm soát Ô nhiễm Môi trường đến năm 2010 (2005).

- Luật Tài nguyên Nước được Quốc hội thông qua vào năm 1998 và có hiệu lực từ 1/1999. Điểm đặc biệt của Luật Tài nguyên Nước là cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước mang tính liên ngành, và phối hợp thông qua việc thành lập Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước ở cấp quốc gia và các Ban quản lý và quy hoạch lưu vực ở cấp địa phương.

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (2003); Quyết định ban hành Định hướng Chiến lược phát triển Bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) (2004), và Quyết định ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về BVMT (2005).

- Năm 2005, Luật BVMT sửa đổi đã được Quốc hội thông qua nhằm luật hoá các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về BVMT và phát triển bền vững (như bổ sung thêm việc thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực; quy định rõ ràng và chi tiết việc phân công, phân nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước về môi trường theo hướng tăng cường trách nhiệm cho các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp; Chi tiết hóa các điều luật nhằm dễ áp dụng trong quản lý và BVMT trong thực tiễn).

- Liên quan đến lĩnh vực tài nguyên sinh học và đa dạng sinh học, nhiều văn bản pháp lý đã được biên soạn và ban hành.

Page 32: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

20

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam (BAP) được soạn thảo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 12 năm 1995. BAP được xây dựng trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế Đa dạng sinh học vào năm 1993 và được Quốc hội thông qua năm 1994. Kể từ khi ban hành đến nay, BAP là văn bản có tính pháp lý và là kim chỉ nam cho hành động của Việt Nam trong việc bảo vệ đa dạng sinh học ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, các ngành và các đoàn thể.

- Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng được Quốc hội thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2005. Đây là một đạo luật quan trọng, thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật này đã bổ sung, điều chỉnh và thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 1991.

- Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 5/2/2007, theo đó, đến năm 2020, sẽ thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.

- Năm 2008, Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông qua, và có hiệu lực từ tháng 7/2009, với 8 chương, 78 điều. Bộ luật được đánh giá là đầy đủ và thống nhất về đa dạng sinh học như các quy định về hệ sinh thái, bảo tồn - phát triển bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền.

2. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan để phục hồi tài nguyên, BVMT.

a) Bảo vệ rừng và phục hồi đất đai

- Chương trình 327 (1993-1997) với mục đích phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khai thác bãi bồi ven biển, nuôi trồng thủy sản... bằng biện pháp trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng...Quyết định 556 (1995) bổ sung 327 về tạo mới rừng phòng hộ và đặc dụng (từ năm 1995). Chương trình đã đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng cho phát triển và bảo vệ rừng để bảo vệ 6,79 triệu ha rừng, khoanh nuôi tái sinh gần 1 triệu ha, trồng 560.000 ha.

- Chương trình 661/5 triệu ha rừng (1998-2010): Mục tiêu là đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ rừng hiện có và trồng mới, đưa tỷ lệ che phủ của rừng lên 43% (cụ thể trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (1 triệu trồng mới), khoanh nuôi tái sinh 1 triệu ha, trồng 3 triệu ha rừng sản xuất). 5.900 tỷ đồng (1998-2005) đã chi để trồng mới 1,55 triệu ha rừng (63% kế hoạch), có 0,77 triệu ha rừng sản xuất (26% kế hoạch) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006).

- Nghị định 02 (1994), Nghị định 196 (1999) về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp nhằm mục đích sử dụng hiệu quả đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, bảo đảm mỗi mảnh đất, khoảng rừng có chủ quản lý cụ thể. Năm 2002, 12,8 triệu ha đã giao (70,4% diện tích lâm nghiệp), trong đó doanh nghiệp Nhà nước là 4,5 triệu ha, hộ gia đình, tập thể là 4,8 triệu, còn lại là các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

b) Phát triển nông thôn gắn với bảo vệ rừng

Một trong những chính sách kinh tế lớn, góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc là chương trình định canh, định cư được triển khai từ năm 1968 để giảm áp lực canh tác nương rẫy lên rừng.

Page 33: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

21

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Nghị quyết 38/CP (1968) về cuộc vận động định canh, định cư cho đồng bào dân tộc, với mục đích chuyển đồng bào dân tộc còn du canh, du cư sang định canh định cư. Cuộc vận động này thực hiện trong 40 năm ở miền Bắc và hơn 30 năm ở miền Nam. Nghị quyết 22/TW (1989) tiếp tục công tác định canh, định cư gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Trong khoảng 10 năm gần đây, công tác định canh, định cư thường gắn với các chương trình phát triển kinh tế cho các xã khó khăn (135), xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ miền núi (134), Chương trình trồng rừng (327/661) và các chương trình kinh tế - xã hội khác.

c) Xóa đói giảm nghèo

Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội này bao gồm các chương trình xóa đói giảm nghèo 135, 134 và Chương trình giảm nghèo bền vững cho 62 huyện trong toàn quốc.

- Chương trình 135, hay còn gọi là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thực hiện theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo hai giai đoạn.

Chương trình 135 giai đoạn 1 (1997-2006) và giai đoạn 2 (2006-2010) có mục tiêu phát triển sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, phát triển cơ sở hạ tầng cho 1.870 xã đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 1 có nguồn kinh phí khoảng 10 nghìn tỷ đồng và Giai đoạn 2 với khoảng 12 nghìn tỷ đồng, đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 37 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

- Chương trình 134, hay còn gọi là Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, được thực hiện từ năm 2004. Sau 4 năm triển khai, chương trình đã hỗ trợ gần 380.000 nhà ở, hỗ trợ đất ở được hơn 1.500 ha cho gần 72.000 hộ, hỗ trợ đất sản xuất cho hơn 83.500 hộ với gần 30.000 ha(12).

- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, các dân tộc thiểu số ở 62 huyện nghèo trong cả nước với 4 nhóm biện pháp chính: (i) Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập (bao gồm cả đưa người lao động ở huyện nghèo đi lao động ở nước ngoài); (ii) Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; (iii) Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác; và (iv) Đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả cấp thôn/bản, xã, huyện.

d) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn nhằm bảo tồn đa dạng sinh học

Nước ta đã xây dựng được một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên được gọi chung là rừng đặc dụng và chia ra làm ba hạng chính: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo vệ cảnh quan. Tính đến năm 2005, đã có 128 khu rừng đặc dụng được thành lập với diện tích trên 2,5 triệu ha, chiếm khoảng 7,6% diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 30 vườn quốc gia, 59 khu bảo tồn thiên nhiên và 39 khu bảo vệ cảnh quan.

12Nguồn: Ủy ban Dân tộc, http://www.ubnd.gov.vn.

Page 34: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

22

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

C. PHẦN THẢO LUẬN NHÓM

Hiện trạng môi trường khu công nghiệp (KCN)

Nước thải: Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loạt nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m³ nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn nước tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông: Đồng Nai, Cầu và Nhuệ - Đáy.

Khí thải: Ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Vấn đề ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số khu công nghiệp có xuất hiện CO, SO2 và No2.

- Bệnh do ô nhiễm không khí: Bệnh phổi silic do ô nhiễm công nghiệp là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít thở SiO2 hoặc silic tự do. Đặc điểm của bệnh là hiện tượng xơ hóa phổi lan tỏa. Hiện nay, trên thế giới, bệnh phổi silic chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic trong các ngành nghề có tiếp xúc với bụi silic từ 21 đến 54% (theo đánh giá của WHO) so với tổng số mắc bệnh nghề nghiệp.

Nguồn: Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2009: Môi trường Khu công nghiệp Việt Nam

Thảo luận:

Nhóm 1. Thảo luận về thực trạng và nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường; trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay?

Nhóm 2. Thảo luận về những tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người? Liên hệ thực tiễn những tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng ở địa phương, nơi anh/chị sinh sống và đưa ra các giải pháp khắc phục?

Nhóm 3. Thảo luận về những tác động của ô nhiễm môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia? Liên hệ thực tiễn sự tác động của ô nhiễm môi trường đối với sự phát triển bền vững ở địa phương nơi anh/chị sinh sống? Và tìm các giải pháp khắc phục bảo đảm sự phát triển bền vững cho địa phương?

D. ĐÀO SÂU (Thảo luận cả lớp)

Những giải pháp ưu tiên nào nên được áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay?

Page 35: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

23

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADB, 2009. Báo cáo cuối cùng của Dự án đánh giá ngành nước TA 4903-VIE. 199 trang.

2. Báo cáo tổng kết chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT” Mã số KHCN 07, tháng 12 năm 2001.

3. Bộ NN&PTNT, 2002. Chiến lược phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia.

4. Bộ NN&PTNT, 2005. Báo cáo ngành Lâm nghiệp 2005. 181 trang

5. Bộ NN&PTNT, 2006. Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Môi trường không khí đô thị Việt Nam. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010. Hà Nội

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Đánh giá giữa kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010 về mối quan hệ giữa vấn đề đói nghèo và môi trường. Dự thảo báo cáo tham vấn tháng 12 năm 2008. 50 trang.

8. Cục BVMT, 2002. Báo cáo hiện trạng môi trường.

9. Phạm Ngọc Đăng, 2003. Ô nhiễm môi trường không khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

10. FAO, 2001. State of World’s forest. Rome.

11. MPI (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 2005a. Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội. 81 trang.

12. MPI (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 2005b. Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Lao Động – Xã Hội. 133 trang.

13. Ngân hàng thế giới, 2003. Báo cáo diễn biến môi trường 2003: Môi trường nước. 74 trang.

14. Trương Quang Học (chủ biên), Phạm Thị Minh Thi, Võ Thanh Sơn, 2006. Phát triển bền vững : lý thuyết và khái niệm. Tài liệu giảng dạy dùng cho Chương trình cao học : Môi trường trong phát triển bền vững. Dự án Vie01/021. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 115 trang.

15. Võ Quý, Võ Thanh Sơn, 2008. Phát triển bền vững với những vấn đề môi trường tòan cầu và Việt Nam. Bài giảng cho khóa Bồi dưỡng sau đại học “Tiếp cận sinh thái học trong Quản lý Tài nguyên thiên nhiên và Phát triển bền vững”. CRES, ĐHQG Hà Nôi; 150 trang.

16. Võ Quý và Võ Thanh Sơn, 2009. Những thách thức về môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học: Tài liệu hội thảo tập huấn. NXB Nông nghiệp: 154-183 trang.

17. Trịnh Thị Thanh, 2004. Sức khỏe môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 296 trang.

Page 36: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

24

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Chuyên đề 2

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ QUYỀN CON NGƯỜI

MỤC TIÊU BÀI HỌCSau khi kết thúc bài học này, các học viên có thể:

1. Nhận thức được mối quan hệ giữa môi trường với quyền con người.

2. Hiểu được nội dung các nguyên tắc và các quyền bị tác động bởi môi trường.

3. Hiểu được cách tiếp cận quyền con người trong BVMT.

THÔNG ĐIỆP 1. Môi trường và quyền con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

2. BVMT là điều kiện để thực hiện quyền con người và thực hiện tốt các quyền con người sẽ tác động tốt đến BVMT.

3. Tiếp cận quyền con người trong BVMT là cách tiếp cận có hiệu quả trong xây dựng chính sách, giám sát BVMT hiện nay.

Page 37: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

25

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

NỘI DUNG CƠ BẢN

I. Mối quan hệ giữa môi trường và quyền con người 1. Khái niệm và các đặc điểm của quyền con người

2. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về quan hệ giữa môi trường, sức khỏe, và quyền con người

3. Sự tương tác giữa môi trường và quyền con người

II. Nội dung nguyên tắc và các quyền con người về môi trường

1. Các nguyên tắc quyền con người về môi trường

2. Các quyền con người đối với môi trường

3. Trách nhiệm và nghĩa vụ

4. Những lưu ý đặc biệt

III. Cách tiếp cận quyền con người trong BVMT

1. Huy động và sử dụng các quyền hiện có

2. Giải thích lại các quyền hiện có

3. Xây dựng các chuẩn mức mới về quyền con người đối với môi trường

Page 38: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

26

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

A. PHẦN KHỞI ĐỘNGCâu hỏi:

1. Hãy nêu và liệt kê một số quyền và tự do cơ bản của con người được quy định trong Hiến pháp, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế?2. Theo anh/chị, các quyền được liệt kê trên, có những quyền nào liên quan tới môi trường? Tại sao?3. Theo anh/chị, việc bảo vệ tốt các quyền này sẽ có tác động như thế nào đối với việc BVMT?

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. Mối quan hệ giữa môi trường và quyền con người

1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của quyền con người

Do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, chế độ chính trị, giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc, nên cách tiếp cận về quyền con người có sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Vì thế, khái niệm nhân quyền còn có nhiều cách hiểu khác nhau và đến nay chưa có một định nghĩa chính thức thế nào là quyền con người đúng cho mỗi quốc gia, dân tộc.

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10/12/1948 và hai công ước năm 1966(13) tạo thành Bộ luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, cả ba văn kiện này cũng không đưa ra một định nghĩa chính thức thế nào là quyền con người, và thay vào đó là liệt kê một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người và trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên là tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền và tự do cơ bản đó.

Tuy nhiên, dù còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng quyền con người có thể hiểu một cách đơn giản nhất, đó là những đặc quyền tự nhiên mà mỗi người khi sinh ra đều có, không phân biệt về độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, địa vị xã hội, ngôn ngữ, chính kiến, dân tộc, sắc tộc, giới tính...Các quyền và tự do của con người được ghi nhận và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.

Từ định nghĩa nêu trên, có thể khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của quyền con người như sau:

- Quyền con người mang giá trị phổ biến

Quyền con người là phổ cập cho tất cả mọi người. Mọi người không phân biệt về nguồn gốc dân tộc, sắc tộc, chủng tộc, địa vị xã hội, giới tính, ngôn ngữ, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp…đều có địa vị bình đẳng như nhau trong việc hưởng thụ và được tôn trọng quyền và các tự do cơ bản. Hiện nay, đặc tính phổ biến của Quyền con người là nền tảng của luật nhân quyền quốc tế, được thiết lập trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, và được tái khẳng định trong một loạt các tuyên ngôn, công ước và các nghị quyết có liên quan của Liên Hợp Quốc.

- Quyền con người là không thể chuyển nhượng

Quyền con người là không thể chuyển nhượng vì nó bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người; gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân do đó không thể bị tước đi, ngoại trừ trong những hoàn cảnh và trường hợp đặc biệt và phải tuân theo một chu trình pháp lý cụ thể. Ví dụ: quyền tự do của

13Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị; Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa,

được Đại Hội đồng thông qua năm 1966

Page 39: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

27

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

cá nhân là không thể bị hạn chế, ngoại trừ có những căn cứ pháp lý chứng minh rằng họ có hành vi phạm tội và việc áp dụng các biện pháp hạn chế, hay tước tự do của một người phải tuân theo một quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định.

- Các quyền con người có tính phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt

Tất cả các quyền con người có tính phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt dù đó là quyền dân sự, chính trị như quyền sống, bình đẳng trước pháp luật và tự do bày tỏ ý kiến; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa như quyền lao động, an ninh xã hội, bảo hiểm, quyền giáo dục hay các quyền tập thể như quyền phát triển và tự quyết là không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và có quan hệ qua lại. Việc làm tổn hại, hay tước bỏ một quyền cụ thể nào đó của con người sẽ ảnh hưởng tới việc hưởng thụ các quyền khác. Do vậy, các quyền con người cần phải được coi trọng như nhau. Theo đó, không được coi loại quyền này là quan trọng hơn loại quyền khác. Vì thực tế khách quan là các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá là một thể thống nhất bắt nguồn từ tính trọn vẹn của con người, thể hiện các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con người trên cả hai phương diện thể chất và tinh thần. Thiếu một trong các loại quyền đó, con người đều không thể sống, phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách.

- Quyền con người mang giá trị văn hóa, lịch sử, và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội

Các quyền con người mang tính phổ biến, nhưng sự bảo đảm các quyền đó không thể tách rời hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc và khu vực. Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động đã tái khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ biến, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ qua lại. Cộng đồng quốc tế phải bảo đảm các quyền con người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng, bình đẳng và coi trọng như nhau. Các quốc gia, không phân biệt hệ thống chính trị, kinh tế, văn hoá, trong khi thực hiện nghĩa vụ đề cao và bảo vệ tất cả các quyền con người và các tự do cơ bản, phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau (14)“.

2. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về quan hệ giữa môi trường và quyền con người

Môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe và quyền con người, nhất là quyền được sống trong một môi trường trong lành. Đây là chủ đề đã và đang được cả cộng đồng thế giới và mỗi quốc gia quan tâm. Sự gắn kết giữa BVMT với bảo vệ sức khỏe và bảo vệ quyền con người đã được đặt ra ngay từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ trước.

Năm 1972 Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị về môi trường của loài người và đã tuyên bố rằng: “Cả hai khía cạnh, môi trường tự nhiên và nhân tạo của con người đều cần thiết cho an sinh xã hội và tác động đến chính việc hưởng thụ những quyền cơ bản của con người - quyền được sống”(15).

Trong bản Tuyên bố Stockholm về Môi trường của loài người(16), Nguyên tắc 1 đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con người và BVMT, tuyên bố rằng: “Con người có các quyền cơ bản về tự

14Hội nghị thế giới về Nhân quyền thông qua tại Viên (Áo) đã thông qua Tuyên bố Viên và Chương trình Hành

động năm 199315 Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường của loài người được tổ chức từ ngày 5 -16/6/1972, tại Stockholm,

Thụy Điển16http://www.unep.org/Documents.Multilingual/Default.asp?DocumentID=97&ArticleID=1503&l=en

Page 40: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

28

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

do, bình đẳng và điều kiện sống đầy đủ, trong môi trường có chất lượng tốt, cho phép con người có cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và có nhân phẩm. Nguyên tắc cũng chỉ ra trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường vì cuộc sống của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

Gần 20 năm sau, trong Nghị quyết số 45/94 ngày 14/12/1990 về nhu cầu bảo đảm môi trường lành mạnh cho hạnh phúc của các cá nhân, Đại Hội đồng LHQ tái nhắc lại ngôn ngữ trong Tuyên bố Stockholm , rằng tất cả các cá nhân nên sống trong một môi trường được bảo đảm tối thiểu cho sức khỏe và hạnh phúc của họ. Nghị quyết nhắc lại và đề cao những nỗ lực bảo đảm môi trường tốt hơn.

Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil đã đưa ra công thức liên kết giữa quyền con người và BVMT trong một số thuật ngữ có tính thủ tục. Nguyên tắc 10 tuyên bố(17):

Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, do các cơ quan công quyền lưu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội được tham gia trong quá trình ban hành các quyết định. Các quốc gia sẽ phải tạo điều kiện, tăng cường nhận thức và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong việc phổ biến thông tin rộng rãi. Cơ hội tiếp cận một cách hiệu quả với tư pháp và các thủ tục hành chính, bao gồm cả việc bồi thường và đền bù thiệt hại phải được bảo đảm”.

Quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia và quyền được đền bù thiệt hại liên quan đến các điều kiện về môi trường đã được quy định trong Tuyên bố Rio. Bên cạnh Nguyên tắc 10, Tuyên bố còn bao gồm các quy định về sự tham gia của các thành phần dân cư khác nhau, như phụ nữ (Nguyên tắc 20), thanh niên (Nguyên tắc 21), người bản xứ và cộng đồng địa phương (Nguyên tắc 22). Sự tham gia của công chúng cũng được nhấn mạnh trong trong chương trình nghị sự (CTNS) 21. Lời nói đầu khẳng định:

Một trong những điều kiện tiên quyết cơ bản để đạt tới sự phát triển bền vững là sự tham gia rộng rãi của công chúng trong việc ban hành quyết định. Hơn thế, trong bối cảnh đặc biệt hơn về môi trường và phát triển, cần thiết phải có những hình thức tham gia mới. Điều này cần có sự tham gia của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức để đánh giá tác động môi trường cũng như quá trình xác định và ra các quyết định chính sách có khả năng ảnh hưởng đến các cộng đồng trong khu vực họ sinh sống. Các cá nhân, các nhóm và các tổ chức cần được tiếp cận với các thông tin môi trường và phát triển do các cơ quan chính phủ cung cấp. Những thông tin này cho biết các sản phẩm và các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và các biện pháp để BVMT(18).

Chương trình nghị sự 21 cũng kêu gọi các chính phủ và các nhà lập pháp thiết lập các thủ tục hành chính và tư pháp để lập lại các quy định và chỉnh sửa các hành động tác động đến môi trường, trái pháp luật hoặc vi phạm các quyền theo luật, và tạo cơ hội tiếp cận cho cá nhân, các nhóm và các tổ chức với những lợi ích pháp lý được công nhận. Phần III Chương 23 xác định các nhóm chính mà sự tham gia của họ là cần thiết, đó là phụ nữ, thanh niên, người bản xứ và dân cư địa phương, các tổ

17http://www.unep.org/Documents.Multilingual/Default.asp?DocumentID=78&ArticleID=116318Hiến chương Châu Âu về Môi trường và sức khỏe, được hội nghị thứ nhất các Bộ trưởng Môi trường và Sức

khỏe của các Quốc gia thành viên Khu vực Châu Âu của Tổ chức Thương mại thế giới thông qua ngày 8 tháng 12

năm 1989.

Page 41: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

29

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

chức phi chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, các doanh nhân và công nhân các ngành công nghiệp, các nhà khoa học và nông dân. CTNS cũng khuyến khích các chính phủ nên hoạch định chính sách tạo điều kiện trao đổi thông tin trực tiếp giữa chính phủ và công chúng trong các vấn đề về môi trường, theo gợi ý của Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) quá trình này là một cơ chế tiềm năng cho sự tham gia của công chúng.

Trong thập kỷ qua, kể từ khi bắt đầu chuẩn bị các công việc cho Hội nghị Rio, các điều ước khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực nhân quyền và môi trường đã được ký kết và có các quy định cụ thể về các quyền, như được quy định trong Nguyên tắc 10.

Năm 1998, Công ước (Châu Âu) về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề môi trường được thông qua ngày 25/6/1998. Đây là công ước khu vực đầu tiên có liên quan về quyền con người với môi trường. Trong lời mở đầu, Công ước nhắc lại một số văn kiện được ban hành trước đó, và thừa nhận: “BVMT một cách thích đáng là thiết yếu cho hạnh phúc của nhân loại và việc hưởng thụ các quyền con người cơ bản, bao gồm quyền được sống(19)”, và “cũng thừa nhận rằng tất cả mọi người có quyền được sống trong một môi trường tốt cho sức khỏe và hạnh phúc của bản thân, và có nghĩa vụ thực hiện độc lập hoặc hợp tác với người khác trong việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai(20)”.

Trong quyết định 2001/111 Ủy ban Nhân quyền đã đề nghị Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) xem xét tổ chức một nhóm chuyên gia để “xem xét và đánh giá những tiến bộ đã đạt được kể từ khi Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người liên quan tới các vấn đề về môi trường và khuôn khổ CTNS 21(21)”.

3. Sự tương tác giữa môi trường và quyền con người

Mối quan hệ qua lại giữa môi trường và quyền con người có thể được khái quát trên ba phương diện chính sau đây:

3.1 Môi trường là quyền con người

Sau thảm họa Chiến tranh thế giới lần thứ II (1945), Liên Hợp Quốc ra đời, khẳng định các quyền con người trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc, coi việc tôn trọng quyền và các tự do cơ bản của con người là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Ba năm sau, Đại Hội đồng LHQ đã thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, quy định một loạt các quyền và tự do cơ bản. Chính từ đây, khái niệm quyền con người và sự bảo hộ quốc tế đối với các quyền và tự do cơ bản của con người chính thức được đặt trên nền tảng Hiến chương LHQ và luật quốc tế hiện đại. Liên Hợp Quốc đã soạn thảo và thông qua một loạt các tuyên bố, công ước quốc tế về quyền con người, và chính thức bổ sung vào công pháp quốc tế ngành luật quốc tế về quyền con người.

19Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 10

– 2007, trang 3520NT21Hội thảo đã được tổ chức tại Giơ-ne-vơ vào ngày 16 tháng 1 năm 2002 với sự tham dự của đại diện các chính

phủ, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế. Báo cáo của Hội thảo đã được xây dựng trên tinh thần các bình luận

của các Quốc gia và đã đệ trình lên Ủy ban Nhân quyền tại phiên họp lần thứ 48 (E/CN.4/2002/109).

Page 42: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

30

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Trong khi đó, quyền về môi trường, tiếp cận quyền trong BVMT mới được thừa nhận từ những năm 70 của thế kỷ trước. Tuyên bố Stockholm năm 1972 đã tạo ra bước ngoặt đầu tiên, đánh dấu cách tiếp cận có sự liên kết giữa bảo vệ quyền con người với vấn đề BVMT. Đây là hai vấn đề tưởng chừng có sự cách biệt trong hoạch định chính sách công, nhưng thực ra chúng có mối quan hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Sự gắn kết giữa môi trường và quyền con người được thể hiện khá rõ đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền như: quyền được sống; sự toàn vẹn thân thể của mỗi cá nhân, của đời sống mỗi gia đình; quyền đối với sức khỏe, thịnh vượng và phát triển của mỗi cá nhân, cũng như nhóm và cộng đồng xã hội…Tất cả các quyền này đều phụ thuộc vào môi trường sống, môi trường tự nhiên xung quanh con người. Đây được xác định là cơ sở quan trọng cho cuộc sống của tất cả mọi cá nhân, mọi cộng đồng xã hội.

Sự suy kiệt tài nguyên và sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đã tác động to lớn và trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống nói chung của mỗi con người. Chính vì thế, quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm sức khỏe môi trường ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Đó là cơ sở, nền tảng thiết yếu để hiện thực hóa quyền con người. Vì vậy, yêu cầu BVMT sống gắn bó chặt chẽ với yêu cầu bảo vệ quyền con người. Ô nhiễm môi trường, sự hủy hoại môi trường đều trực tiếp tác động đến chất lượng cuộc sống, hưởng thụ quyền con người.

- Quyền sống sẽ không thể được bảo đảm nếu nguồn không khí bị ô nhiễm. Theo ước tính của WHO, có khoảng 2,4 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí.

- Quyền về sức khỏe, quyền này liên quan chặt chẽ với quyền sống, thường xuyên bị vi phạm do ô nhiễm không khí, đất đai, và nước.

- Quyền về nước, mặc dù chưa được pháp điển hóa trong các điều ước quốc tế, tiếp cận nước sạch thường xuyên được trích dẫn và được chấp nhận là quyền con người. Đó là quyền có nước sạch và vệ sinh. Quyền này có liên quan chặt chẽ với quyền sống và sức khỏe.

- Quyền về thực phẩm, vì sự phá vỡ môi trường, môi trường ô nhiễm, dẫn tới thực phẩm không an toàn.

- Quyền phát triển, phát triển bền vững thừa nhận sự tăng trưởng kinh tế nhưng kèm theo đó là sự phá hủy môi trường thì sẽ không thể có sự tiến bộ xã hội lâu dài.

- Quyền đối với tài sản, khi mực nước biển dâng cao, nhiều người sống trên đất liền hoặc các hải đảo, tài sản của họ sẽ bị mất.

- Quyền đối với nhà ở, sự xuống cấp của môi trường sẽ đẩy cá nhân, cộng đồng hoặc họ sẽ bị cưỡng bức di dời tới những nơi điều kiện sống không bảo đảm về sức khỏe và an toàn.

- Quyền thông tin và quyền tham gia, những quyền này là quyền thủ tục, công chúng nhận được thông tin từ chính phủ và nghĩa vụ của chính phủ là cung cấp thông tin cho công chúng.

- Quyền làm việc, kiếm kế sinh nhai, phá hủy môi trường đồng nghĩa với sự tước đi quyền làm việc của nhiều người. Chẳng hạn, ô nhiễm môi trường đối với các sông, mương, đẩy những người đánh bắt cá đến phá sản…

- Quyền văn hóa, gia đình và quyền của người bản địa, tuyên ngôn về quyền của người bản địa chính thức công nhận việc bảo tồn và BVMT và nguồn tài nguyên thiên nhiên là quyền con người.

- Quyền phụ nữ và trẻ em, phụ nữ và trẻ em bị tác động nhiều hơn so với nam giới khi môi trường bị xuống cấp. Bởi hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, trẻ em thường dễ bị tổn thương với độc tố, vi khuẩn và nhiễm khuẩn.

Page 43: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

31

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Chỉ với những ví dụ đơn giản nêu trên cũng đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và quyền con người. Chính vì vậy, cần khẳng định môi trường chính là quyền con người, BVMT chính là bảo vệ quyền con người. Tất cả mọi người đều có quyền có môi trường không gây hại đối với sức khỏe, sự thịnh vượng và môi trường trong sạch, vì lợi ích của thế hệ hiện nay và mai sau. Cách tiếp cận quyền trong BVMT sẽ nâng cao khả năng phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị cơ bản của xã hội. Điều này, sẽ nâng cao nhận thức chung của cộng đồng, xã hội về quyền và nghĩa vụ, do vậy nhận thức về BVMT sẽ ngày càng được nâng lên.

3.2 BVMT là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa quyền con người

Nếu môi trường không được bảo đảm, các quyền con người không thể được thực hiện tốt, vì môi trường có liên quan và tác động trực tiếp tới hưởng thụ nhân quyền của mỗi cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường của con người là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống con người, điều kiện tiên quyết bảo đảm nhân phẩm và giá trị của con người, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi xem xét mối quan hệ giữa BVMT với bảo vệ quyền con người, do BVMT và quyền con người dựa trên những giá trị xã hội, biện pháp khác nhau, nên thường xuất hiện một câu hỏi gây tranh luận. Đó là, liệu mục đích của BVMT có nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người hay không?

Mặc dù cả luật nhân quyền và luật về môi trường đều tìm kiếm để đạt được chất lượng cuộc sống bền vững cao nhất cho nhân loại, các mục tiêu của chúng có thể xung đột với nhau. “Mối quan tâm thiết yếu của luật nhân quyền là bảo vệ các cá nhân đang tồn tại và cộng đồng. Trong khi đó, mục tiêu của luật môi trường là để duy trì cuộc sống toàn cầu bằng việc cân bằng các nhu cầu của thế hệ hiện tại với nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Shelton: 1991).

Cộng đồng quốc tế thừa nhận BVMT hiện nay là điều kiện tiên quyết cho bảo vệ quyền con người. Các hoạt động của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu và chính sự ô nhiễm này gây tác hại đối với con người. Do vậy quyền sống của con người bị ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày do ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai…

- Theo Chương trình môi trường của LHQ (UNEP), sự khai thác quá mức nguồn nước đầu nguồn và hệ thống nước ngầm, sự ô nhiễm nguồn nước tại các sông, suối, ao hồ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp ở nhiều nước không qua xử lý, đặc biệt là những nước đang phát triển đã và đang ngày càng tăng sức ép đối mặt với sự thiếu nước nghiêm trọng. Điều này xẩy ra không chỉ ảnh hưởng tới sự sống của con người, mà việc thiếu điều kiện tiếp cận nước sạch là mầm mống của dịch bệnh, đặc biệt tác động đến đời sống của những người dễ bị tổn thương trong xã hội (người nghèo, dân tộc, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ, trẻ em…).

- Cũng theo UNEP, hơn 70% bề mặt đất của trái đất có thể bị tác động do ảnh hưởng của các con đường, hầm mỏ, thành phố và sự phát triển cơ sở hạ tầng trong khoảng 30 năm tới, trừ khi có hành động khẩn cấp từ các chính phủ được đưa ra.

- Sự tàn phá rừng đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nước đang phát triển dẫn tới hạn hán, lũ lụt…

Page 44: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

32

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Trước thực trạng đó, trong phạm trù khái niệm BVMT sinh thái, để hiện thực hóa quyền con người, luật nhân quyền quốc tế đặt trách nhiệm, nghĩa vụ lên vai nhà nước, nghĩa là nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người về môi trường.

Nhà nước có nghĩa vụ đầu tiên trong việc thúc đẩy, bảo tồn và nâng cao chất lượng môi trường, thông qua các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa việc khai thác một cách không bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, các dự án hợp tác có ảnh hưởng xấu đến môi trường, tác hại đến sức khỏe cộng đồng.

Chẳng hạn để bảo đảm quyền sống, nhà nước có nghĩa vụ chủ động áp dụng các biện pháp từng bước tăng tuổi thọ của công dân, thông qua các biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền sống trong môi trường sức khỏe và an toàn; môi trường làm việc tối thiểu…nhà nước có biện pháp bảo đảm các quyền được quy định trong công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được thực hiện trên thực tế, bao gồm cả cơ chế về nghĩa vụ báo cáo của quốc gia theo các quy định của công ước.

Nhà nước thông qua một loạt các biện pháp về luật pháp, chính sách, tư pháp và hành chính nhằm từng bước ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gây tổn hại đến môi trường.

3.3 Bảo vệ và thực hiện tốt quyền con người là thiết yếu để có các chính sách tốt về môi trường

Việc bảo đảm thực hiện các quyền con người có ý nghĩa quan trọng để có chính sách tốt về BVMT. Trong lĩnh vực môi trường, nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn cho rằng, để có được các chính sách tốt về môi trường, bảo đảm các quyền con người cơ bản được thực hiện, trước hết cần bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia của dân chúng trong việc ban hành các quyết định về môi trường và tiếp cận tư pháp liên quan tới môi trường. Các quyền này được gọi là quyền về thủ tục (Procedural rights).

Thực tiễn cho thấy, tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và tiếp cận tư pháp có tác động rất lớn đến việc hiện thực hóa các quyền về môi trường. Các quyền này để giúp cho công dân đóng vai trò tích cực, chủ động hơn đối với các quyết định, chính sách của nhà nước có liên quan tới môi trường; thực hiện dân chủ hóa đối với các quyết định, chính sách về môi trường, đưa cá nhân và các nhóm tư nhân, những người thường xuyên chịu tác động và ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường tham gia xây dựng và giám sát chính sách, qua đó hạn chế các sai sót trước khi ban hành chính sách; bảo đảm sự cân bằng giữa các lợi ích có liên quan tới môi trường – phát triển bền vững với nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc thực hiện các quyền có tính chất thủ tục là quan trọng để có được các chính sách tốt về môi trường và qua đó sẽ tạo ra môi trường bảo đảm sức khỏe, bảo vệ lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng, bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong xã hội, như trẻ em, phụ nữ, người nghèo, dân tộc thiểu số…

- Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin môi trường: Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, công khai các dữ liệu và các thông tin một cách xác thực liên quan tới các hoạt động, thực tiễn hay các dự án có tác động trực tiếp, gián tiếp, có nguy cơ tiềm ẩn gây hại đến môi trường. Các thông tin này, không chỉ về sự ô nhiễm mà còn bao gồm cả những chỉ báo chắc chắn sẽ có gây hại tới môi trường, kể cả việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; sự xói mòn đất, hay các tác động có thể xẩy ra bất thường như thảm họa động đất, sóng thần…

- Bảo đảm quyền tham gia của công chúng trong việc ban hành các quyết định về môi trường: Các quyết định có liên quan tới môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe cộng đồng dân cư, trước hết là những người sinh sống xung quanh. Vì vậy, sự tham gia của

Page 45: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

33

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

dân chúng, có tiếng nói của dân chúng sẽ làm cho các quyết định, chính sách về môi trường trước khi ban hành giảm thiểu sai sót và được sự ủng hộ của dân chúng. Có tiếng nói đồng thuận thì dân chúng dễ dàng tiếp nhận và thực hiện chính sách. Thực tiễn ở Việt Nam, do thiếu thông tin, hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác nên nhiều khi quyết định của chính quyền đối với các dự án đầu tư là hợp lý, công ty đã đi vào sản xuất kinh doanh, đánh giá tác động môi trường bảo đảm, nhưng dân chúng vẫn kiên quyết kiến nghị chính quyền phải cho công ty, nhà máy di dời đi nơi khác. Điều này làm thiệt hại cho cả nhà nước và do-anh nghiệp. Chính vì vậy, bảo đảm sự tham gia của dân chúng là rất quan trọng đối với các quyết định, chính sách của chính phủ có liên quan tới vấn đề môi trường.

Theo Tuyên bố Rio, sự tham gia của dân chúng bao gồm cả các quy định về sự tham gia của các thành phần dân cư khác nhau, như phụ nữ (Nguyên tắc 20), thanh niên (Nguyên tắc 21), người bản xứ và cộng đồng địa phương (Nguyên tắc 22). Sự tham gia của công chúng cũng được nhấn mạnh trong CTNS 21 và khẳng định là: Một trong những điều kiện tiên quyết cơ bản để đạt được sự phát triển bền vững là sự tham gia rộng rãi của công chúng trong việc ban hành quyết định.

Công ước về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra các quyết định và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề về môi trường năm 1998 quy định: các quốc gia thành viên phải bảo đảm công chúng có liên quan sẽ được thông báo công khai, hoặc thông báo cho từng cá nhân một cách phù hợp trong quá trình ra quyết định về môi trường một cách đầy đủ, kịp thời và hiệu quả (Điều 6); sự tham gia của công chúng trong các kế hoạch, các chương trình và chính sách liên quan đến môi trường (Điều 7); sự tham gia của công chúng trong quá trình chuẩn bị điều chỉnh các luật hoặc các văn bản quy phạm có tính ràng buộc pháp lý có thể áp dụng chung (Điều 8).

- Quyền tiếp cận tư pháp (TCTP): Quyền tiếp cận tư pháp là thủ tục quan trọng giúp công dân tìm kiếm sự hỗ trợ của luật pháp khi quyền tiếp cận của họ bị từ chối hay trong trường hợp quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm và cụ thể có thiệt hại do tác động của môi trường gây ra. Việc thực hiện quyền TCTP của công chúng rất quan trọng vì nó giúp cho công chúng được quyền có tiếng nói của mình trong quá trình xử lý các vi phạm hoặc đền bù thiệt hại về môi trường.

- Công dân có thể tiến hành khiếu kiện vì thiếu các thông tin môi trường (quyền TCTT bị từ chối), hoặc TCTP của cộng đồng trong trường hợp bị từ chối tham gia (quyền tham gia bị từ chối); tiếp cận tòa án, yêu cầu đền bù thiệt hại môi trường.

II. Nguyên tắc và các quyền con người về môi trường

Vào tháng 5 năm 1994, một nhóm các chuyên gia về nhân quyền và luật môi trường quốc tế đã họp ba ngày tại Giơ-ne-vơ, và đã đưa ra một bản dự thảo Tuyên ngôn các nguyên tắc về quyền con người và môi trường. Dự thảo Tuyên ngôn liệt kê một cách toàn diện về các thành phần thiết yếu của quyền con người đối với môi trường. Đây sẽ là văn kiện pháp lý quan trọng nhất thiết lập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người với môi trường, và phản ánh sự phát triển hướng tới công nhận quốc tế đối với quyền về môi trường.

Dự thảo Tuyên ngôn gồm 27 điểm, 5 phần. Lời nói đầu nhấn mạnh quyền tự quyết và quyền phát triển, và sự gắn kết giữa môi trường và quyền con người. Khẳng định “Sự vi phạm quyền con người dẫn tới sự xuống cấp của môi trường và sự xuống cấp của môi trường dẫn tới vi phạm quyền con người”.

Page 46: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

34

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

1. Các nguyên tắc quyền con người về môi trường

Phần I của Dự thảo Tuyên ngôn, đưa ra những khái nhiệm chung và xác định các nguyên tắc về quyền con người đối với môi trường như sau.

- Nguyên tắc 1. Các quyền con người, môi trường sinh thái, phát triển bền vững và hòa bình là phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt.

- Nguyên tắc 2: Mọi người có quyền đối với môi trường an toàn, sức khỏe và môi trường sinh thái.

- Nguyên tắc 3: Quyền không phân biệt đối xử liên quan tới các hành động và quyết định có tác động tới môi trường.

- Nguyên tắc 4: Bảo đảm tính công bằng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại và mai sau.

2. Các quyền con người đối với môi trường

a) Các quyền cơ bản (Phần II)

- Quyền của mọi người được sống trong môi trường không bị ô nhiễm, không có suy thoái môi trường và không bị tác động bởi các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hoặc đe dọa cuộc sống, sức khỏe, sinh kế, an sinh xã hội và phát triển bền vững trong phạm vi của một quốc gia hay xuyên biên giới các nước.

- Quyền được bảo vệ và bảo tồn không khí, đất trồng, nước, biển, thực vật, động vật, các quy trình thiết yếu và những khu vực cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

- Quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường, không bị ảnh hưởng bởi các thảm hoạ môi trường.

- Quyền có thực phẩm, nước sạch vệ sinh, an toàn.

- Quyền có môi trường lao động bảo đảm sức khỏe và an toàn.

- Quyền nhà ở tối thiểu, đất đai, điều kiện sống an toàn, sức khỏe và môi trường sinh thái tốt.

- Quyền không bị trục xuất khỏi nhà ở, đất đai vì mục đích hay là kết quả của những quyết định hay hành động ảnh hưởng tới môi trường, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lợi ích của toàn xã hội.

- Quyền được tham gia một cách hiệu quả trong việc ban hành các quyết định liên quan tới việc trục xuất di dời, hay tái định cư; có đủ thời gian bảo đảm việc khôi phục, đền bù một cách hiệu quả hay thích hợp và có đủ chỗ ở hay đất đai.

- Quyền được trợ giúp liên quan tới thảm họa tự nhiên hay thảm họa do con người gây ra.

- Quyền được hưởng lợi một cách công bằng từ việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Quyền của các dân tộc bản địa được kiểm soát đất đai, lãnh thổ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì bản sắc lối sống của họ. Gồm cả quyền an ninh trong việc hưởng thụ các phương tiện sinh tồn.

Page 47: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

35

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

b) Các quyền thủ tục (Procedural rights) (Phần III)

- Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trường.

- Quyền giữ, bày tỏ quan điểm và tuyên truyền những ý tưởng và thông tin liên quan tới môi trường.

- Quyền được giáo dục về nhân quyền và môi trường.

- Quyền được tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong lập kế hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trường và phát triển. Quyền này bao gồm quyền đánh giá tác động về môi trường, phát triển và hậu quả quyền con người đối với các đề xuất hành động.

- Quyền tham gia hội họp một cách tự do và hòa bình với người khác với mục đích BVMT.

- Quyền được bồi thường và đền bù thiệt hại một cách hiệu quả liên quan tới môi trường.

3. Trách nhiệm và nghĩa vụ (Phần IV)

- Tất cả mọi người, cá nhân và tập thể có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

- Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền sống trong môi trường an toàn, khỏe mạnh và bảo đảm phương kế sinh nhai.

- Những biện pháp này nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại của môi trường, bảo đảm đền bù tối thiểu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và sẽ có nghĩa vụ về:

+ Thu thập và phổ biến thông tin liên quan tới môi trường;

+ Đánh giá trước, kiểm soát, cấp giấy phép, ban hành quy định hay ngăn cấm các hoạt động và những nguồn gây hại tới môi trường;

+ Bảo đảm sự tham gia của công chúng vào việc ban hành các quyết định có liên quan;

+ Khôi phục và đền bù thiệt hại theo thủ tục tư pháp và hành chính đối với những thiệt hại do môi trường gây ra;

+ Giám sát, quản lý và chia sẻ một cách công bằng nguồn tài nguyên tự nhiên;

+ Có biện pháp xử lý các chất thải gây hại;

+ Trong khi thực hiện nghĩa vụ về BVMT, phát triển bền vững và tôn trọng nhân quyền, có biện pháp bảo đảm hợp tác liên quốc gia;

+ Bảo đảm các tổ chức quốc gia và các cơ quan giám sát thực hiện các quyền và nghĩa vụ nêu trong bản Tuyên ngôn này.

4. Những lưu ý đặc biệt (Phần V)

- Lưu ý quan tâm tới những người và những nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người bản địa, người nhập cư và người nghèo.

- Các quyền nêu trong Tuyên ngôn này, chỉ có thể bị hạn chế theo luật và là cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng, sức khỏe và các quyền, tự do cơ bản của những người khác.

Page 48: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

36

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

III. Cách tiếp cận Quyền con người trong Bảo vệ Môi trường

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách tiếp cận quyền trong BVMT. Tiếp cận quyền trong BVMT cho phép nâng cao chất lượng sống của tất cả mọi người và con người trở thành trung tâm trong việc ban hành các chính sách. Michael Anderson(22), gợi ý ba cách tiếp cận: Thứ nhất, huy động và sử dụng các quyền đang có để đạt được mục đích môi trường; thứ hai, giải thích lại các quyền hiện có, tính đến cả các mối quan tâm về môi trường và thứ ba là tạo ra các quyền mới bao hàm đủ các đặc tính của môi trường.

1. Huy động và sử dụng các quyền hiện có

Đó là các quyền về dân sự, chính trị; quyền kinh tế xã hội và văn hóa; quyền tự quyết. Các quyền này đã được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cung cấp khuôn khổ pháp lý và đạo đức bảo đảm quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tham gia vào công việc nhà nước, xã hội; quyền tự do hiệp hội, hội họp và lập hội; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bồi thường và đền bù thiệt hại. Sự bảo đảm này là điều kiện tiên quyết để huy động sự tham gia của mọi người trong BVMT.

Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cung cấp khuôn khổ pháp lý BVMT thông qua việc thiết lập các chuẩn mực cho sự thịnh vượng chung của cá nhân và tập thể gồm bảo đảm pháp lý đối với các quyền về sức khỏe, quyền của tất cả mọi người được quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quyền có điều kiện sống tối thiểu của cá nhân và gia đình…

Một số quyền kinh tế, xã hội và văn hóa(23)

- Quyền lao động, việc làm

- Quyền nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí

- Quyền hưởng mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình

- Quyền về thực phẩm

- Quyền chăm sóc sức khỏe

- Quyền hưởng an sinh xã hội, bảo hiểm

- Quyền về nhà ở

- Quyền học tập

- Quyền được hưởng thụ văn hóa

- Quyền thành lập và gia nhập công đoàn

22Tác giả cuốn sách: “Human Rights Approaches to Environmental Protection”, NXB Đại học tổng hợp Oxford,

Vương Quốc Anh, năm 1996, tái bản năm 2003”…

http://books.google.com.vn/books?id=eZ8UoLz3JcwC&dq=Human+Rights+Approaches+to+Environmental+Protec

tion&printsec=frontcover&source=bn&hl=vi&ei=35XCS6GHGo6OkQXKitjdBQ&sa=X&oi=book_result&ct=result&resn

um=4&ved=0CBoQ6AEwAw#v=onepage&q&f=false.

23Xem Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và

Văn hóa năm 1966.

Page 49: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

37

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Quyền tập thể, như quyền tự quyết được quy định tại điều 1 chung của hai công ước năm 1966, cũng đóng góp vào việc BVMT…

“Vì lợi ích của mình, các dân tộc có quyền tự do định đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế, quốc tế, mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc.”

2. Giải thích lại các quyền hiện có

Nhiều nhà hoạt động môi trường và quyền con người hiện nay cho rằng, huy động và sử dụng các quyền hiện có là chưa đủ để BVMT, do vậy các quyền hiện có nhất định phải được giải thích lại trong bối cảnh có sự liên quan tới các vấn đề môi trường.

Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, họ đã giải thích lại các quyền hiện có. Ví dụ: Tòa án ở Ấn Độ đã có một tiến bộ đáng kể trong việc giải thích lại các quyền hiện có, trong đó bao hàm cả các quy tắc liên quan đến BVMT. Theo đó, tòa án Ấn Độ đã giải thích rằng, quyền sống của con người không chỉ là sự tồn tại, mà bao hàm cả quyền được sống trong môi trường sức khỏe không bị ô nhiễm và một môi trường có sự cân bằng về hệ sinh thái, được nhà nước bảo vệ.

Hiện nay ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ các công ước nhân quyền khu vực đều cung cấp các bảo đảm cụ thể để bảo vệ quyền sức khỏe môi trường; công nhận tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng liên quan tới các quyết định về môi trường. Có khoảng 60 nước trên thế giới đã công nhận trong Hiến pháp về quyền sức khỏe môi trường. Ví dụ: Hiến pháp Nam Phi quy định: Mọi người có quyền có môi trường không gây hại tới sức khỏe và sự thịnh vượng của con người; quyền có môi trường được bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau(24).

Nhiều nước khác công nhận quyền tiếp cận thông tin và tìm kiếm các bồi thường thiệt hại do môi trường gây ra. Ví dụ: Hiến pháp Liên Bang Nga thừa nhận, quyền môi trường tối thiểu bao gồm tiếp cận thông tin chính xác và đền bù do gây hại tới sức khỏe con người hay tài sản do vi phạm môi trường(25).

Bảo vệ bằng hiến pháp đối với các quyền môi trường là cơ hội để mọi người dân tác động/hay gây ảnh hưởng đến chính phủ đối với việc ban hành các quyết định có liên quan tới hoặc tác động xấu đến cuộc sống cộng đồng và môi trường tự nhiên xung quanh.

Hiến chương Châu Phi năm 1981, văn kiện nhân quyền đầu tiên đã công nhận quyền của tất cả mọi người có môi trường tối thiểu, nhằm thỏa mãn với sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng, xã hội. Tổ chức Hợp tác và phát triển Châu Âu (OECD) đã quy định “môi trường tối thiểu” nên được thừa nhận là quyền con người cơ bản. Ủy ban kinh tế của LHQ về Châu Âu (UNEEC) đã dự thảo Hiến chương về các quyền và nghĩa vụ về môi trường, nhằm khẳng định các nguyên tắc cơ bản trong đó mọi người có quyền môi trường tối thiểu cho sức khỏe và thịnh vượng.

24Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi, 1996, điều 2425Hiến pháp Liên Bang Nga 1993, Điều 42

Page 50: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

38

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

3. Xây dựng các chuẩn mức với về quyền con người đối với môi trường

Tiếp cận này liên quan tới việc công nhận và thực hiện quyền con người về môi trường trong bối cảnh phát triển bền vững và chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền với việc bảo tồn, bảo vệ và khôi phục môi trường.

Việc tạo ra các quyền mới, đòi hỏi cộng đồng quốc tế cùng nhau hợp tác và xây dựng các chuẩn mực quốc tế chung để ứng phó với sự thách thức ngày càng gia tăng đối với môi trường và phát triển. Các quyền mới chứa đựng các quy tắc và tiêu chuẩn chung về BVMT và phát triển bền vững, theo đó ngày càng được bổ sung các nội dung mới, dựa trên sự phát triển và tác động của môi trường.

Sự thách thức ngày càng gia tăng giữa môi trường và phát triển, chẳng hạn như môi trường và dân số, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh con người, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an toàn về hạt nhân…Đây là những thách thức lớn mà nhân loại đã, đang và sẽ phải đối mặt.

- Các dự án và các hoạt động làm suy thoái môi trường một cách có ý thức và cố ý thường dẫn tới vi phạm và hủy hoại các quyền con người (các dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng đập nước…);

- Các dự án và các hoạt động được thực hiện thông qua một quá trình mà có sự vi phạm quyền tham gia của dân chúng, vi phạm tính minh bạch và tính trách nhiệm thường phải trả giá đắt về môi trường (khai thác không bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phá rừng nhiệt đới…);

- Các dự án và các hoạt động cố gắng bảo vệ và phục hồi môi trường được thực hiện để giúp môi trường trong đó con người được bảo đảm an toàn và cuộc sống, sẽ thúc đẩy hiện thực hóa quyền con người;

- Các dự án và các hoạt động được thực hiện thông qua một quá trình mà ở đó có sự tôn trọng quyền con người bao gồm cả quyền tham gia sẽ tạo ra một môi trường thân thiện.

Page 51: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

39

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

C. THẢO LUẬN NHÓM

Môi trường và tác động của nó đến sức khoẻ con người

1. Chuyện “xóm ung thư” ở Nghệ An: Các ngành đã vào cuộc như thế nào?

Thời gian gần đây, sau chuyện “làng ung thư” ở xã Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ dư luận lại nhắc đến chuyện “xóm ung thư” thuộc xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống đã đến Đồng Thành tìm hiểu thực hư.

Nước bị ô nhiễm nặng

Xã Đồng Thành là xã miền núi phía Tây của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, với 7.500 nhân khẩu. Theo số liệu của trạm y tế xã tính đến ngày 22/12/2005 số người mắc ung thư là 29 người, trong đó số người bị ung thư gan là 15 người, ung thư phổi là 7 người, ung thư vú là 5 người... tập trung chủ yếu tại hai xóm Hồng Kỳ và Vũ Kỳ. Từ năm 2002, UBND xã đã có Tờ trình số 08/TT-UB do Chủ tịch xã Nguyễn Khắc Công ký gửi các ban, ngành trong tỉnh Nghệ An báo cáo về số người tử vong do nghi là ung thư. Ngay sau khi nhận được tờ trình của UBND xã Đồng Thành, UBND tỉnh Nghệ An đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng về tìm hiểu, điều tra. Bước đầu các ban, ngành Nghệ An đã có kết luận, nguồn nước và đất ở hai xóm Hồng Kỳ và Vũ Kỳ bị ô nhiễm nặng. Người dân của hai xóm này chủ yếu là dùng nguồn nước giếng đào, với độ sâu 7m. Tại gia đình anh Phan Thanh Hoành, giếng nước có độ sâu là 7m, nhìn bằng mắt thường thấy nước trong veo, nhưng khi đưa lên mũi mùi nồng rất khó chịu. Anh Hoành cho biết, những hôm trời mưa, nước có màu vàng, mùi nồng nồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguồn nước của hai xóm Hồng Kỳ và Vũ Kỳ bị ô nhiễm nặng là do trước đây có đơn vị đã dùng hóa chất DDT và 666 để diệt sâu bọ. Khi đơn vị này rút đi, các hóa chất này không được xử lý kỹ đã thẩm thấu vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề cho gần 1.400 dân của hai xóm Hồng Kỳ và Vũ Kỳ. Và có thể là nguyên nhân khiến nhiều người dân nơi đây mắc bệnh ung thư. Khi hỏi người dân của hai xóm, chúng tôi được biết, dân ở đây còn nghèo, biết nơi mình sống nước bị ô nhiễm nặng nhưng không đủ tiền xây bể chứa nước mưa, nên đành chấp nhận sống chung với ô nhiễm...

2. Điều tra nguyên nhân xuất hiện “làng ung thư”

Tại diễn đàn sức khỏe môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế tổ chức ngày 25.10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên xác nhận: “Hiện cả nước đã xuất hiện một số “làng ung thư” tại Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Tây, Nghệ An..., là biểu hiện đáng lo ngại và nguy cơ tiềm ẩn liên quan giữa sức khỏe và môi trường”.

Theo các chuyên gia, hằng năm cả nước có gần 200.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ung thư ngày càng gia tăng do môi trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng. Điều tra ban đầu tại khu vực xã Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ) cho thấy, nhiều chỉ tiêu các chất gây hại: asen, amoniac, mangan vượt quá mức cho phép, môi trường đất bị nhiễm kim loại nặng: đồng, chì, kẽm.

Trong thời gian 1991-2005, toàn xã Thạch Sơn có 106 người bị ung thư. Số người chết do ung thư chiếm tỷ lệ 34,86% tổng số tử vong. Có 9 gia đình mà cả vợ và chồng đều chết do ung thư; 7 gia đình có bố mẹ và con đều chết do ung thư. Hiện tại, Bộ Y tế đang thực hiện một điều tra về nguyên nhân xuất hiện các “làng ung thư “.

Nguồn: Theo Thanh Niên

Page 52: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

40

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Thảo luận:

Đề nghị mỗi nhóm hãy xác định:

1. Có mối liên quan nào giữa vấn đề môi trường với quyền con người nêu trong các bài báo? Nếu có, anh/chị hãy nêu những mối liên hệ đó và xác định những quyền nào của người dân đang bị vi phạm?

2. Theo anh/chị, những chủ thể nào là những người trực tiếp vi phạm các quyền của người dân được nêu trong bài báo?

3. Nêu những nguyên nhân dẫn tới sự vi phạm các quyền của cá nhân, công dân, và cộng đồng dân cư?

4. Nếu các quyền của người dân bị vi phạm và là người sống trong khu vực đó anh/chị sẽ làm gì để bảo vệ các quyền của mình?

D. ĐÀO SÂU (Thảo luận cả lớp)

1. Theo anh/chị, cách tiếp cận quyền trong BVMT có phải là một trong những giải pháp tốt để BVMT ở nước ta không? Vì sao?

2. Từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, theo anh/chị, sử dụng quyền con người để BVMT liệu có gặp những khó khăn, trở ngại gì không? Nếu có tại sao?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Viện Nghiên cứu Quyền con người, Các văn kiện quốc tế và Luật của một số nước về tiếp cận thông tin, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội – 2007

2. Viện Nghiên cứu Quyền con người, Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên Hợp Quốc về quyền con người, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội – 2008

Tài liệu nước ngoài

1. Cơ quan Cao ủy LHQ về Quyền con người, Quyền con người và Môi trường

http://www2.ohchr.org/english/issues/environment/environ/index.htm

2. Liên Hợp Quốc, Văn phòng cơ quan Cao ủy LHQ về Quyền con người và Tổ chức Y tế thế giới, Tài liệu tham khảo số 35 (Factsheet 35), quyền về nước

3. Michael R. Anderson,Alan E. Boyle “Human Rights Approaches to Environmental Protection”, NXB Đại học Tổng hợp Oxford, Vương Quốc Anh, năm 1996, tái bản năm 2003

4. TS. A. Karim Ahmed, Hội đồng Quỹ Quốc gia về Môi trường toàn cầu và Sức khỏe của trẻ em, “BVMT, Sức khỏe và Quyền con người”, tháng 4 năm 2003

http://www.centerforabetterlife.com/eng/reports_studies/pdf/EnvProtection_PubHealth.pdf?-session=user_pref:42F947591175503936jkol161962

5. TS Philippe Cullet, Trung tâm Nghiên cứu Luật môi trường Quốc tế, “Định nghĩa Quyền môi trường trong bối cảnh Quyền con người”.

Http://www.ielrc.org/content/a9502.pdf

Page 53: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

41

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Chuyên đề 3

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON

NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU CỦA BÀI GIẢNG

Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể:

1. Nhận thức được các chuẩn mực quốc tế về quyền con người đối với môi trường;

2. Hiểu được các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con người đối với môi trường.

3. Nhận biết được những thiếu hụt trong các quy định của pháp luật Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

THÔNG ĐIỆP

1. Các văn kiện quốc tế về quyền con người có liên quan tới môi trường là cơ sở pháp lý để bảo vệ cuộc sống an toàn và môi trường sống lành mạnh của mỗi con người.

2. Nhiều chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người đối với môi trường đã được ban hành, nhưng tính khả thi trên thực tế còn yếu.

3. Những bất cập lớn về mặt chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền con người có liên quan tới môi trường cần được nhận diện và sớm khắc phục.

Page 54: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

42

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

NỘI DUNG CƠ BẢN

I. Pháp luật quốc tế về quyền con người đối với môi trường

1. Khái quát pháp luật quốc tế về quyền con người đối với môi trường

2. Các quy định quốc tế về quyền con người đối với môi trường

3. Trách nhiệm quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người đối với môi trường

II. Pháp luật Việt Nam về quyền con người đối với môi trường

1. Khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền con người có liên quan tới môi trường

2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con người có liên quan tới môi trường

3. Những vấn đề đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật về quyền con người đối với môi trường ở Việt Nam hiện nay

Page 55: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

43

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

A. PHẦN KHỞI ĐỘNGCâu hỏi:

Anh/chị hãy lấy một số ví dụ có liên quan về quyền con người đối với môi trường? Và theo anh/chị, những quyền này đang được bảo đảm trên thực tế ở Việt Nam như thế nào?

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. Pháp luật quốc tế về quyền con người đối với môi trường

1. Khái quát pháp luật quốc tế về quyền con người đối với môi trường

Kể từ khi ra đời cho đến nay, với nỗ lực chung trong duy trì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ quyền con người và môi trường, Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế đã thông qua hàng loạt văn kiện nhân quyền, trong đó đã có sự gắn kết giữa môi trường và quyền con người.

a) Các văn kiện quốc tế về quyền con người có liên quan tới môi trường

i) Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Đây là văn kiện quốc tế, được thừa nhận như là luật tập quán quốc tế, đề cập một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Tuyên ngôn thừa nhận các quyền cơ bản của con người, từ quyền sống đến chuẩn mực sống thích đáng cho sức khoẻ và sự thịnh vượng, trong đó có quyền về thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ...

ii) Các Công ước Giơ-ne-vơ năm 1949 và các nghị định thư bổ sung. Công ước Giơ-ne-vơ ngày 12 tháng 8 năm 1949 về đối xử với tù binh (Công ước III) và Công ước về bảo vệ dân thường trong chiến tranh (Công ước IV), được đại diện toàn quyền các Chính phủ tại Hội nghị ngoại giao họp tại Giơ-ne-vơ thông qua cùng với hai nghị định thư bổ sung sau đó, gồm Nghị định thư I (1977) và Nghị định thư II (1977). Trong đó, đã có nhiều quy định liên quan tới bảo vệ quyền của tù binh và thường dân được tiếp cận thực phẩm an toàn, vệ sinh và nước sạch.

iii) Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế xã hội và văn hoá năm 1966. Cả hai Công ước này được Đại Hội đồng LHQ thông qua năm 1966, cùng với Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 tạo thành Bộ luật nhân quyền quốc tế. Hai công ước này quy định và bảo đảm một loạt các quyền con người trên lĩnh vực dân sự, chính trị, trong đó bảo vệ quyền sống, tự do, bình đẳng, nhân phẩm, quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, trong đó bảo vệ quyền về sức khoẻ, vệ sinh, thực phẩm và tiếp cận nước sạch...

iv) Tuyên ngôn về quyền phát triển năm 1986 khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến và không thể chuyển nhượng, là bộ phận thiết yếu của quyền con người, vì vậy các quốc gia cam kết áp dụng các biện pháp cần thiết để hiện thực hoá quyền phát triển và bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản. Giải thích quy định này, Đại Hội đồng đã làm rõ và tái khẳng định trong Nghị quyết 54/175 rằng: “quyền thực phẩm và nước sạch là các quyền con người cơ bản và thúc đẩy các quyền này là yêu cầu đạo đức bắt buộc cho cả các chính phủ và cả cộng đồng quốc tế(26)”

26 Điều I (10) Tuyên bố Viên về Chương trình Hành động, thông qua tại Hội nghị thế giới về Nhân quyền năm 1993

Page 56: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

44

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

v) Các công ước nhân quyền cơ bản khác: Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965; Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989; Công ước bảo vệ quyền của các công nhân nhập cư và các thành viên gia đình họ năm 1990 và Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006. Đây là các văn kiện nhân quyền cơ bản do LHQ thông qua. Nội dung của các văn kiện này, đều có những điều khoản liên quan tới bảo vệ quyền con người đối với môi trường, như quyền sống, quyền sức khoẻ, quyền thực phẩm...

b) Các văn kiện quốc tế về môi trường có liên quan tới quyền con người

i) Tuyên bố Stockholm năm 1972. Đây là văn kiện về môi trường đầu tiên thừa nhận môi trường là quyền con người. Nguyên tắc 1 thừa nhận con người có quyền tự do cơ bản, bình đẳng và các điều kiện sống thích đáng. Một môi trường bình đẳng cho phép cuộc sống trong nhân phẩm và sự thịnh vượng, và mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ và không ngừng cải thiện môi trường cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Và Nguyên tắc 2 cũng thừa nhận rằng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm không khí, nước, đất, thực vật và động vật nhất định phải được bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ không chỉ hiện tại, mà còn thế hệ tương lai.

ii) Kế hoạch hành động Mar del Plata(27). Văn kiện này thừa nhận nước là một quyền con người, tuyên bố rằng tất cả mọi người có quyền tiếp cận bình đẳng về nước uống đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Kết quả đầu tiêu của Hội nghị này là phát động Thập kỷ quốc tế về vệ sinh và cung cấp nước uống (1980 - 1990) cùng với khẩu hiệu “Nước và vệ sinh cho tất cả mọi người”.

iii) Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về trẻ em năm 1990. Trong kế hoạch hành động, kêu gọi sự hợp tác cấp độ quốc gia và quốc tế, phấn đấu nhằm đạt được ở tất cả các nước, sự tiếp cận toàn cầu với nước uống sạch và các phương tiện vệ sinh vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em đến năm 2000.

iv) Tuyên bố Dublin năm 1992. Nguyên tắc 4 của Hội nghị về nước vì sự phát triển bền vững năm 1992 đã tái khẳng định quyền con người đối với nước. Quyền cơ bản của tất cả mọi người là được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh, với giá hợp lý.

v) Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển và Chương trình nghị sự 21 thông qua tại Hội nghị của LHQ về môi trường và phát triển năm 1992. Đây là Hội nghị thế giới lần thứ hai về môi trường và phát triển. Hội nghị này đã tiếp tục tái khẳng định môi trường là quyền con người, đã thông qua các nguyên tắc thủ tục gắn kết môi trường với quyền con người.

vi) Các văn kiện quốc tế khác: Bên cạch các các văn kiện nêu trên, cộng đồng quốc tế đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế khác như Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển năm 1994; Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội 1995; Hội nghị quốc tế về nước và phát triển bền vững năm 1998; Tuyên bố La Hay cấp bộ trưởng về an ninh nước trong thế kỷ 21; Nghị quyết 2002/6 của Tiểu ban LHQ về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, hiện thực hoá quyền về nước uống năm 2002; Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002,... Các hội nghị này đều tái khẳng định việc gắn kết giữa bảo vệ BVMT với bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền sống, quyền sức khỏe, quyền tiếp cận nước...

27Kế hoạch Hành động này được thông qua tại Hội nghị về Nước của LHQ được tổ chức tại Mar Del Plata năm 1977

Page 57: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

45

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Cùng với các văn kiện quốc tế toàn cầu, còn có nhiều văn kiện khu vực đã được thông qua gắn kết môi trường với quyền con người như Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981; Nghị định thư bổ sung Công ước Châu Mỹ về quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá (nghị định thư Sal Salvado 1998); Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em năm 1990; Nghị định thư về nước và sức khoẻ bổ sung Công ước về sử dụng các nguồn nước dọc biên giới quốc gia và các hồ, kênh quốc tế, Uỷ ban Châu Âu về LHQ (ECE) năm 1990...

2. Nội dung các quy định quốc tế về quyền con người đối với môi trường

2.1 Các quyền cơ bản

a) Quyền sống

Theo các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, quyền sống là quyền cơ bản, tối cao và thiết yếu nhất của con người, không được phép vi phạm trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí cả trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa đến vận mệnh quốc gia, dân tộc thì Nhà nước vẫn phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền sống của mọi cá nhân.

Quyền sống được quy định và bảo đảm trong một loạt các văn kiện nhân quyền quốc tế. Đáng chú ý nhất là trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.

Để bảo vệ quyền sống vốn có, một trong những việc cần làm là, các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần nhận thức sâu sắc rằng chiến tranh và các hành động bạo lực trên diện rộng là nguyên nhân trực tiếp cướp đi sinh mệnh của hàng nghìn người vô tội mỗi năm. Vì vậy, cần ngăn ngừa và hạn chế chiến tranh; chống lại hành động tước đoạt tùy tiện mạng sống của con người trong phạm vi mỗi quốc gia; ngăn chặn việc cưỡng bức mất tích và hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình(28). Đồng thời cấm việc sử dụng các loại vũ khí giết người hàng loạt. Việc sản xuất, thử nghiệm, tàng trữ, triển khai và sử dụng vũ khí hạt nhân phải bị ngăn cấm và coi là tội ác chống lại loài người.

Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự suy giảm và ảnh hưởng của môi trường, sinh thái, thay đổi khí hậu tác động tiêu cực đến quyền sống của con người, nội hàm khái niệm quyền sống đã được mở rộng và phát triển, đó là quyền được sống trong môi trường trong lành. Công ước về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề về môi trường năm 1998 là văn kiện quốc tế khu vực đầu tiên thừa nhận quyền của mọi người được sống trong môi trường trong lành. Trong lời mở đầu, Công ước nhắc lại một số văn kiện được ban hành trước đó, và thừa nhận: “BVMT một cách thích đáng là thiết yếu cho hạnh phúc của nhân loại và việc hưởng thụ các quyền con người cơ bản, bao gồm quyền được sống(29)”, và “cũng thừa nhận rằng tất cả mọi người có quyền được sống trong một môi trường cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của bản thân, và có nghĩa vụ cả về phương diện cá nhân và tập thể, phải bảo vệ và thúc đẩy môi trường cho lợi ích các thế hệ hiện tại và tương lai(30)”.

28 Chú ý theo Luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia không bị bắt buộc xóa bỏ hình phạt tử hình, mà phải có

nghĩa vụ hạn chế việc áp dụng. Chỉ sử dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất. 29Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin, Nhà xuất bản Công an Nhân dân,

tháng 10 – 2007, trang 3530NT

Page 58: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

46

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

b) Quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng

Điều 11 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định: Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mỗi người được có mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình, bao gồm quyền có lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở thích đáng và được cải thiện không ngừng điều kiện sống.

Theo Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, quyền có lương thực, thực phẩm tối thiểu nghĩa là tất cả mọi người, dù là nam hay nữ, người lớn hay trẻ em, độc lập hay cùng với cá nhân khác trong cộng đồng, bất kỳ lúc nào cũng phải được cung cấp hoặc có đủ tiền để mua được một lượng lương thực, thực phẩm tối thiểu (the right to adequate food). Quyền này không nên được giải thích theo nghĩa hẹp với nghĩa có một lượng tối thiểu về năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng nào đó, mà bảo đảm các thực phẩm là an toàn, không chứa các chất độc hại (free from adverse substances). Các quốc gia có nghĩa vụ phải thực thi những biện pháp quan trọng cần thiết để giảm thiểu và xóa bỏ nạn đói như quy định tại khoản 2 Điều 11, thậm chí cả trong những thời điểm xảy ra những thảm họa tự nhiên hoặc thảm họa khác(31).

- Khái niệm thích đáng/tối thiểu được xác định bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, khí hậu, sinh thái phổ biến và các điều kiện khác. Theo Ủy ban, quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng hàm ý nguồn cung sẵn có về lương thực, thực phẩm xét cả về số lượng và chất lượng đủ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của các cá nhân. Lương thực, thực phẩm đó không độc hại và chấp nhận được trong từng nền văn hóa nhất định.

- Khái niệm sẵn có (availability) đề cập đến những khả năng được cung cấp hoặc tự lực được nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm từ các hoạt động canh tác, hoặc được tiếp cận với các hệ thống phân phối mà đưa lương thực, thực phẩm từ những nơi sản xuất đến những nơi có nhu cầu.

- Có thể tiếp cận (accessibility) bao hàm cả hai nghĩa, có thể tiếp cận trên phương diện vật chất (physical accessibility) và tiếp cận trên phương diện kinh tế (economic accessibility).

Trên phương diện vật chất hàm ý tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được với lương thực, thực phẩm ở mức thích đáng, bao gồm cả nhóm những người dễ bị tổn thương trong xã hội.

Trên phương diện kinh tế hàm ý các chi phí về tài chính để tất cả mọi cá nhân, gia đình đều có thể mua được lương thực, thực phẩm đáp ứng các nhu cầu cơ bản, nhất là đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

- Không gây độc hại (free from adverse substance): đặt ra những yêu cầu về an toàn lương thực, thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa kể cả từ phía nhà nước và tư nhân nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh do nạn làm giả, hoặc vệ sinh môi trường kém hoặc do thực hiện không đúng quy trình trong các công đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất lương thực, thực phẩm. Cũng cần phải thận trọng trong việc xác định, phòng tránh hoặc loại bỏ các độc tố phát sinh một cách tự nhiên trong lương thực, thực phẩm.

31Bình luận chung số 12, quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng, Điều 11

Page 59: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

47

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

c) Quyền đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể

Sức khỏe là một quyền con người cơ bản, không thể thiếu được để thực hiện các quyền khác. Tất cả mọi người có quyền có được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể để sống một cuộc sống có nhân phẩm.

Quyền về sức khỏe được quy định trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người, trong Điều 25, (K1) Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 và Điều 12, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.

Ngoài ra, quyền về sức khỏe còn được ghi nhận trong Điều 5 (e) (iv) Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Điều 11 (1, f ) và Điều 12 Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Điều 24 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989.

Quyền về sức khỏe liên quan mật thiết và phụ thuộc vào việc thực hiện và hiện thực hóa các quyền con người cơ bản khác đã được quy định trong Bộ luật nhân quyền quốc tế, bao gồm quyền có lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, nhân phẩm, quyền sống, không bị phân biệt đối xử, bình đẳng, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền về tự do lập hội, hội họp và đi lại. Những quyền này và tự do cơ bản khác cấu thành quyền về sức khỏe.

Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là trạng thái hoàn bị về thể chất, tinh thần và hạnh phúc xã hội, và không đơn thuần nói về bệnh tật hay sự ốm đau(32)”.

Ủy ban quyền kinh tế, xã hội và văn hóa giải thích nội dung quyền về sức khỏe như sau:

- Quyền về sức khỏe không chỉ được hiểu như là quyền được khỏe mạnh (right to be healthy), mà bao gồm cả những tự do (freedoms) và những đặc ân/cho phép (entitlements). Tự do bao gồm quyền tự chủ về sức khỏe và thân thể, kể cả tự do về tình dục và sinh sản, quyền tự do không bị can thiệp, chẳng hạn như không bị tra tấn, nhục hình, không bị sử dụng trong nghiên cứu và thí nghiệm khoa học mà không được sự đồng ý. Ngược lại, các quyền bao gồm quyền bình đẳng về cơ hội tiếp cận với hệ thống bảo vệ sức khỏe để có thể đạt được sức khỏe cao nhất có thể.

- Khái niệm “đạt được sức khỏe cao nhất có thể”, đề cập đến cả những tiền đề sinh học và kinh tế - xã hội của mỗi cá nhân và những nguồn lực sẵn có của các quốc gia. Những yếu tố về gen, về tiền sử xấu về sức khỏe, hay lối sống không lành mạnh...nằm ngoài nghĩa vụ của Nhà nước. Do vậy, quyền về sức khỏe phải được hiểu là quyền thụ hưởng những tiện nghi, hàng hóa, dịch vụ và điều kiện cần thiết cho việc đạt được mức độ sức khỏe cao nhất có thể.

- Điều 12 (1) của Công ước “mức độ sức khỏe thể chất và tinh thần cao nhất có thể đạt được” không giới hạn ở quyền được chăm sóc sức khỏe đơn thuần. Ngược lại, quyền về sức khỏe như được diễn đạt trong Điều 12 (K2) cho thấy quyền này bao quát một phạm vi rộng những yếu tố kinh tế, xã hội mà thúc đẩy những điều kiện giúp mọi người có thể có một cuộc sống khỏe mạnh, và mở rộng đến những nhân tố nền tảng quyết định đến sức khỏe của một con người, như lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng, nhà ở, tiếp cận với nước sạch, điều kiện vệ sinh thích hợp, điều kiện làm việc an toàn, hợp vệ sinh và môi trường có lợi cho sức khỏe.

32Điều lệ của Tổ chức Y tế thế giới 1948

Page 60: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

48

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Vì vậy, Ủy ban giải thích: Quyền được chăm sóc sức khoẻ, được quy định tại điều 12.1, là một quyền tổng hợp, mở rộng không chỉ liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ đúng thời điểm và thích hợp, mà còn phản ánh cả những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khoẻ như tiếp cận nước sạch và nước uống, điều kiện vệ sinh đủ tiêu chuẩn, cung cấp đủ lương thực an toàn, dinh dưỡng và nhà ở, điều kiện môi trường và lao động lành mạnh, tiếp cận giáo dục, và thông tin liên quan đến sức khoẻ bao gồm cả về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản. Một khía cạnh quan trọng khác nữa là sự tham gia của dân chúng vào quá trình ra quyết định liên quan đến sức khoẻ ở cấp cộng đồng, quốc gia và quốc tế.

Việc áp dụng và thực hiện quyền sức khỏe phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia, song phải bảo đảm các nguyên tắc :

- Bảo đảm tính sẵn có (availability): Các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế công, các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như các chương trình y tế cần phải sẵn sàng và đủ về số lượng. Những yếu tố quyết định nền tảng bảo đảm quyền sức khỏe đó là bảo đảm nước sạch và nước có thể dùng để uống được; cơ sở vệ sinh đủ điều kiện cho phép; bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở liên quan đến chăm sóc sức khỏe,...

- Bảo đảm tính có thể tiếp cận được (accessibility): Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa dịch vụ phải có thể tiếp cận được với mọi người và không có sự phân biệt đối xử.

- Bảo đảm tính có thể chấp nhận được (acceptability): Tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hàng hóa, dịch vụ phải tôn trọng đạo đức y tế, phù hợp với văn hóa của cá nhân và cộng đồng.

- Bảo đảm chất lượng (quality): Các cơ sở chăm sóc sức khỏe bảo đảm chất lượng tốt, hàng hóa dịch vụ phù hợp về mặt khoa học, y học. Các loại thuốc được phê duyệt, trong thời hạn sử dụng, thiết bị y tế tốt, nước an toàn và có thể uống được, điều kiện vệ sinh thích đáng.

Cải thiện tất cả các yếu tố trong vệ sinh môi trường và điều kiện vệ sinh ở nơi làm việc theo quy định tại Điều 12 (2)(b). Ngoài các biện pháp phòng ngừa các bệnh và tai nạn nghề nghiệp, yêu cầu phải bảo đảm nguồn cung cấp nước an toàn, có thể uống được và điều kiện vệ sinh cơ bản. Phòng chống và giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại như chất phóng xạ, các hóa chất có hại hoặc những điều kiện môi trường có hại khác mà trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sức khỏe con người(33).

d) Quyền tiếp cận với nước

Quyền tiếp cận nước bảo đảm rằng mọi người có thể tiếp cận với nguồn cung cấp nước một cách đầy đủ, an toàn, có thể chấp nhận và chi trả được cho cuộc sống của cá nhân và gia đình. Được cấp nước sạch một cách thích đáng là điều kiện cần thiết để chống lại nguy cơ tử vong do việc nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nước và cung cấp nước cho việc tiêu thụ, nấu nướng, cũng như cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân và các hộ gia đình.

Quyền tiếp cận với nước được quy định trong hàng loạt các văn kiện quốc tế về quyền con người. Điều 5 (2) Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 , Điều 24 (2) Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989,... và trong nhiều điều ước quốc tế khác như các điều 20, 26, 29 và 46 của Công ước Giơ-ne-vơ năm 1949 về bảo vệ dân thường trong chiến tranh; các Điều 54

33Bình luận chung số 14 quyền về sức khỏe

Page 61: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

49

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

và 55 Nghị định thư bổ sung năm 1977; các Điều 5 và 14 trong Nghị định thư bổ sung II năm 1977; trong Lời mở đầu Chương trình Hành động về nước thông qua tại Hội nghị của LHQ; Chương trình nghị sự 21, các đoạn 18-47, Báo cáo của Hội nghị LHQ về môi trường và phát triển; Tuyên bố Dublin về nước và phát triển bền vững, Hội nghị quốc tế về nước và môi trường...

Các quốc gia thành viên phải thực hiện đầy đủ quyền này, và phải thực hiện các biện pháp thích hợp: chống bệnh tật và nạn suy dinh dưỡng, lồng ghép trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẳng hạn như có tính đến nguy cơ ô nhiễm môi trường thông qua việc áp dụng các công nghệ sẵn có và cung cấp thức ăn đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng và nước uống sạch.

Nội dung tiêu chuẩn về quyền tiếp cận với nước:

- Quyền tiếp cận với nước gồm cả tự do và sự cho phép. Các quyền tự do gồm: Tự do tiếp cận các nguồn nước hiện có; không bị can thiệp vào việc tiếp cận với các nguồn cung cấp nước. Ví dụ như không bị tùy tiện cắt hoặc làm ô nhiễm các nguồn nước. Sự cho phép bao gồm: quyền được tiếp cận với hệ thống cung cấp nước và quản lý cung cấp; cơ hội ngang nhau cho những người dân được hưởng quyền tiếp cận với nước.

- Theo Điều 11, khoản 1 và 12 của Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các yếu tố của quyền tiếp cận nước phải phù hợp với nhân phẩm, cuộc sống và sức khỏe con người. Do vậy, quyền tiếp cận nước không nên hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ đề cập đến việc được cung cấp đầy đủ về số lượng thể tích và kỹ thuật, ngược lại quyền này hàm ý là nước phải được coi như là một dạng hàng hóa xã hội và văn hóa chứ không đơn thuần là một loại hàng hóa kinh tế. Cách thức hưởng thụ quyền tiếp cận với nước cũng phải mang tính bền vững nhằm bảo đảm có thể dành nguồn nước cho các thế hệ tương lai(34).

Ủy ban quyền kinh tế, xã hội cho rằng, khả năng cung cấp nước cho người dân là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, tuy nhiên những tiêu chuẩn sau đây cần phải được áp dụng:

- Bảo đảm tính sẵn có: Việc cung cấp nước cho người dân phải liên tục và đủ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân và mỗi gia đình(35). Những nhu cầu này, trước hết bao gồm nước uống, nước dùng để vệ sinh cá nhân, giặt quần áo, nấu ăn, và vệ sinh cho gia đình(36). Lượng nước cung cấp cho mỗi người phải phù hợp với các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.

- Bảo đảm chất lượng: Nước dùng cho mỗi cá nhân và gia đình phải an toàn, không chứa các vi chất, hợp chất hóa học nguy hiểm đến sức khỏe con người. Hơn nữa, nước dùng cho cá nhân và gia đình phải có màu, mùi, vị chấp nhận được.

- Có thể tiếp cận: Mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, theo pháp luật của quốc gia thành viên, đều có thể tiếp cận với nước, các điều kiện và dịch vụ về nước. Tính có thể tiếp cận có bốn khía cạnh giao nhau:

+ Tiếp cận trực tiếp: Nước và các điều kiện, dịch vụ về nước phải bảo đảm tính an toàn cho mọi nhóm dân cư. Nước đầy đủ, an toàn và chấp nhận được phải được đưa đến từng hộ gia

34Xem Bình luận chung số 15, Quyền tiếp cận với nước, Điều 11 và 12.35 Liên tục nghĩa là: sự điều chỉnh việc cung cấp nước đầy đủ cho mục đích sử dụng cá nhân và gia đình.36 Trong tình huống này, “uống” nghĩa là nước được tiêu thụ thông qua thức uống và dùng để chế biến thực

phẩm, thức ăn. “Hệ thống vệ sinh” là hệ thống dùng để phân hủy chất thải của con người.

Page 62: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

50

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

đình, trường học, công sở và các cơ sở khác(37). Tất cả các phương tiện và dịch vụ về nước phải đủ về số lượng, chấp nhận được về văn hoá, và phù hợp với các yêu cầu về giới tính, tuổi tác và sự riêng tư. An ninh cơ học không nên bị đe doạ trong quá trình tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ về nước.

+ Tiếp cận kinh tế: Nước, các điều kiện và dịch vụ về nước, cần phải trong khả năng chi trả của mọi người. Các chi phí và giá cả trực tiếp, gián tiếp liên quan đến nước an toàn phải ở mức chi trả được và không được làm tổn hại hay đe doạ đến việc hưởng thụ các quyền khác được ghi nhận trong Công ước.

+ Tính không phân biệt: Nước và các điều kiện và dịch vụ về nước cần phải tiếp cận được đối với tất cả mọi người, bao gồm cả các nhóm dễ tổn thương và ngoài lề xã hội, xét cả trên phương diện thực tế và theo pháp luật, không có sự phân biệt dựa trên bất cứ cơ sở nào(38).

+ Tiếp cận thông tin: Cách tiếp cận bao gồm quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin liên quan đến các vấn đề về nước.

2.2 Các quyền về thủ tục

a) Quyền tiếp cận thông tin về môi trường

Quyền tiếp cận thông tin (TCTT) là một trong 3 quyền cơ bản được nhắc đến trong Nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio-92 và được khẳng định lại tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Johanesburg năm 2002. Có bảo đảm được quyền TCTT của công chúng thì Nhà nước mới huy động được sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong BVMT, mà sự tham gia của công chúng là một trong những yếu tố quyết định thành công của công tác BVMT và PTBV đất nước.

Nguyên tắc 10 đã nêu tầm quan trọng của các quyền của công chúng tiếp cận thông tin về môi trường, tham gia vào các quyết định về môi trường và tiếp cận tư pháp. Năm 2002, các nước trên thế giới đã tái khẳng định cam kết thực hiện nguyên tắc này tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg.

Năm 1998, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư về “Môi trường cho Châu Âu” diễn ra tại thành phố Aarhus, Công ước về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận tư pháp về các vấn đề môi trường (Công ước Aarhus) đã được ký kết với sự tham gia của 39 nước và Cộng đồng Châu Âu(39). Mục tiêu của Công ước là “góp phần vào việc bảo vệ quyền của mọi người thuộc các thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong một môi trường thích hợp với sức khoẻ và phúc lợi của họ”.

37 Xem thêm Bình luận chung số 4 (1991), khoản 8 (b), Bình luận chung số 13 (1999), khoản 6 (a) và Bình luận

chung số 14 (2000), khoản 8 (a) và (b). Hộ gia đình gồm những người sống thường xuyên hoặc bán thường

xuyên, hay ở những nơi không ổn định. 38 Xem Bình luận chung số 15.39Công ước này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2001. Đó được coi như là một sự đáp ứng có tính chất

cơ sở về vấn đề tiếp cận thông tin môi trường.

Page 63: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

51

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Tiếp cận thông tin về môi trường được quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Công ước, theo đó:

(a) Quyền của công chúng được yêu cầu cung cấp thông tin mà các cơ quan có thẩm quyền nắm giữ (bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải cung cấp thông tin).

(b) Sự bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền thu thập, sắp xếp, xử lý và chủ động phổ biến thông tin. Hai yếu tố này đều là cơ bản và bổ sung cho nhau trong một chế độ thông tin có hiệu quả.

Về mặt thụ động, theo Công ước, các cơ quan có thẩm quyền cần phải đáp ứng yêu cầu về thông tin môi trường trong phạm vi một tháng (hai tháng đối với những trường hợp đặc biệt), kể từ khi có yêu cầu và không được bắt người có yêu cầu phải giải thích về sự cần thiết về thông tin đó. Hiển nhiên, có những trường hợp mà theo quy định, thông tin có thể không được cung cấp, thí dụ như thông tin được yêu cầu không có, yêu cầu đưa ra quá tổng quát, thông tin đó được bảo vệ do bí mật thương mại và quyền sở hữu trí tuệ... Các cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu trả tiền cung cấp thông tin nhưng phải trên cơ sở hợp lý.

Về mặt chủ động, các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm thu thập và cập nhập thông tin để thông tin đó được minh bạch và có thể tiếp cận được; chủ động phổ biến một số loại thông tin nào đó, ví dụ như công bố các báo cáo về hiện trạng môi trường (khoảng cách giữa các lần công bố không được quá 4 năm). Trong trường hợp có sự đe dọa sắp xảy ra về sức khoẻ hay môi trường (sau một sự cố hạt nhân hay hoá học chẳng hạn), việc cung cấp thông tin cần phải được thực hiện ngay lập tức.

b) Quyền tham gia

Nguyên tắc 10 được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển năm 1992 nhấn mạnh: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp”.

Chương trình nghị sự 21 cũng kêu gọi các chính phủ và các nhà lập pháp thiết lập các thủ tục hành chính và tư pháp để khôi phục pháp luật và chỉnh sửa các hành động tác động đến môi trường, trái pháp luật hoặc vi phạm các quyền theo luật; cung cấp quyền tiếp cận đối với cá nhân, các nhóm và các tổ chức với lợi ích pháp lý được công nhận.

Điều 6 khoản 2 Công ước Aarhus quy định sự tham gia của công chúng trong các quyết định về từng hoạt động môi trường cụ thể. Khoản 3 quy định cụ thể về các thủ tục tham gia của công chúng sẽ bao gồm một khung thời gian hợp lý cho các giai đoạn khác nhau, để công chúng chuẩn bị và tham gia một cách hiệu quả trong suốt quá trình ra các quyết định về môi trường.

Điều 7 Công ước Aarhus quy định về sự tham gia của công chúng trong các kế hoạch, các chương trình và các chính sách liên quan đến môi trường. Điều 8 quy định về sự tham gia của công chúng trong quá trình chuẩn bị điều chỉnh các luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật có tính ràng buộc pháp lý có thể áp dụng chung.

c) Quyền tiếp cận tư pháp

Quyền tiếp cận tư pháp được nêu trong Nguyên tắc 13 của Tuyên bố Rio-92. Theo đó, các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho những nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường khác. Các quốc gia cũng cần hợp tác một cách khẩn trương và kiên quyết hơn để phát triển luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường về những tác hại môi trường

Page 64: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

52

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

do những hoạt động trong phạm vi quyền hạn hay kiểm soát của họ gây ra cho những vùng ngoài phạm vi quyền hạn của họ.

Điều 9 Công ước Aarhus quy định: Các quốc gia phải bảo đảm bất kỳ cá nhân nào xem xét yêu cầu của mình về thông tin được quy định tại Điều 4 đã bị bỏ qua, bị từ chối phi lý một phần hoặc toàn bộ, không được trả lời đầy đủ, hoặc trường hợp không được giải quyết theo các quy định của điều khoản đó, có thể tiếp cận với các thủ tục xem xét lại trước khi tòa án hay cơ quan độc lập được thành lập theo luật để giải quyết. Các quyết định cuối cùng của cơ quan độc lập sẽ ràng buộc cơ quan công quyền nắm giữ thông tin.

3. Trách nhiệm quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người đối với môi trường

Với tư cách là một bên ký kết các điều ước quốc tế về quyền con người và các điều ước quốc tế về môi trường, các quốc gia thành viên có trách nhiệm chính trị, đạo đức và pháp lý để hiện thực hoá các quyền này. Các nghĩa vụ này bao gồm các nghĩa vụ pháp lý chung và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

a) Nghĩa vụ pháp lý chung

Chuyển hoá các quy định quốc tế vào luật pháp quốc gia: Thực hiện mọi biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp và các biện pháp khác để bảo đảm các cam kết quốc tế được thực thi đầy đủ trên thực tế. Các biện pháp khác được nói tới ở đây là nhà nước phải xây dựng các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm thực hiện các cam kết của mình.

Trong lĩnh vực bảo đảm các quyền đối với môi trường, nghĩa vụ pháp lý chung của nhà nước, được thể hiện cụ thể ở từng quyền và từng cấp độ khác nhau. Có nghĩa vụ đòi hỏi phải thực hiện ngay tức thì và có những nghĩa vụ thực hiện dần dần.

Ví dụ: Khi thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe cao nhất ở mức có thể. Quyền này sẽ phải được thực hiện ngay mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào (Điều 2(2)) và nghĩa vụ thực hiện các biện pháp (Điều 2(1)) hướng tới hiện thực hóa triệt để Điều 12. Những biện pháp này phải chi tiết, cụ thể và nhắm tới việc hiện thực hóa triệt để quyền về sức khỏe.

Hay nghĩa vụ pháp lý chung của nhà nước trong việc thực hiện quyền tiếp cận nước. Mặc dù quyền này, trong quá trình thực hiện phụ thuộc vào nguồn lực của từng nước, nhưng theo quy định của Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện ngay như bảo đảm thực hiện quyền này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, dựa trên bất kỳ lý do nào (Điều 2(2)) và nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện (Điều 11(1)) và (Điều 12 (2)). Những biện pháp này phải thực sự cụ thể và hướng tới mục tiêu thực hiện đầy đủ quyền tiếp cận nước.

b) Các nghĩa vụ pháp lý cụ thể

- Nghĩa vụ tôn trọng: Nghĩa vụ tôn trọng yêu cầu các quốc gia thành viên không được can thiệp một cách trực tiếp hay gián tiếp vào việc hưởng thụ các quyền con người về môi trường.

Ví dụ: Tôn trọng quyền tiếp cận nước, Nhà nước không được tham gia vào bất cứ một hành động nào để ngăn cản hoặc hạn chế quyền được tiếp cận bình đẳng về nước, không can thiệp tùy tiện vào cơ chế phân phối nước theo phong tục hay truyền thống; không cắt giảm việc cung cấp hay làm ô nhiễm nước một cách bất hợp pháp như việc xả thải của các doanh nghiệp nhà nước, việc sử dụng và thử vũ khí làm ô nhiễm nguồn nước; không hạn chế sự tiếp cận hoặc có hành động hủy hoại nguồn nước, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng về nước như một biện pháp trừng phạt trong các cuộc xung đột vũ trang...

Page 65: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

53

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Nghĩa vụ bảo vệ: Nghĩa vụ này đòi hỏi nhà nước phải ngăn chặn và trừng trị thích đáng đối với bất cứ ai có hành vi vi phạm các quyền con người; ngăn chặn kịp thời đối với bất kỳ ai có hành vi can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đến việc hưởng thụ các quyền con người về môi trường.

Ví dụ: Nghĩa vụ của Nhà nước trong bảo vệ quyền tiếp cận với nước phải có những biện pháp pháp lý, hành chính, thậm chí cả hình sự để xử lý hành vi của cá nhân, nhóm, các công ty, tập đoàn...có các hành vi: làm ô nhiễm nguồn nước; từ chối quyền bình đẳng trong tiếp cận với nước sạch; vi phạm quyền của cá nhân được tiếp cận với nước. Ở những nơi có hệ thống dẫn nước, bể chứa nước, sông, giếng... do các chủ thể nhà nước hoặc tư nhân điều hành và kiểm soát, thì các quốc gia phải ngăn chặn việc gây tổn hại đến các nguyên tắc tiếp cận bình đẳng, có thể chấp nhận được và có thể tiếp cận với nguồn nước một cách đầy đủ, an toàn.

- Nghĩa vụ thực hiện, nghĩa vụ này đòi hỏi Nhà nước phải từng bước xây dựng chương trình, chính sách để từng bước hiện thực hóa các quyền con người về môi trường.

Ví dụ: Để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận nước, Nhà nước phải thực hiện các biện pháp chủ động như xây dựng chiến lược và chương trình toàn diện để bảo đảm đủ nguồn cung cấp nước sạch không chỉ cho các thế hệ hiện tại mà cả tương lai.

- Giảm thiểu sự cạn kiệt các nguồn nước do việc khai thác quá mức, lãng phí hay xây dựng các con đập; xóa bỏ sự ô nhiễm các lưu vực sông và hệ sinh thái liên quan đến nước do các tạp chất như phóng xạ, các hóa chất độc hại và chất thải của con người; điều chỉnh các nguồn dự trữ nước; bảo đảm những thành tựu phát triển không đánh đổi bằng sự thiếu hụt các nguồn nước sạch; giảm thất thoát nước trong quá trình phân phối; có cơ chế ứng phó với những tình huống khẩn cấp,...

Với những nghĩa vụ thực hiện khác, nhà nước chủ động đầu tư trang thiết bị cung cấp nước; giáo dục mọi người về quyền bình đẳng trong tiếp cận nước; hỗ trợ các cá nhân và cộng đồng để tiếp cận với nước, cung cấp nước cho cá nhân hay nhóm nhất định vì những lý do nằm ngoài sự kiểm soát của họ, không có khả năng chi trả cho các dịch vụ về nước; bảo đảm khả năng chi trả của mọi người, áp dụng và sử dụng các công nghệ, kỹ thuật cung cấp nước có chi phí thấp; có chính sách cung cấp miễn phí, giá rẻ và phù hợp...

II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN TỚI MÔI TRƯỜNG

1. Khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền con người đối với môi trường

Ở Việt Nam, nhận thức tầm quan trọng của vấn đề môi trường, và hệ sinh thái, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới BVMT và quyền con người. Trước hết, phải kể đến Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp đó là Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cùng với các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác, nhiều văn bản chuyên biệt liên quan tới BVMT, tài nguyên thiên nhiên đã được thông qua.

Page 66: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

54

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

a) Các văn bản pháp luật chuyên biệt về môi trường có liên quan tới quyền con người:

- Luật BVMT năm 2005: Đây là đạo luật quan trọng nhất về BVMT. Luật này quy định về hoạt động BVMT; chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong BVMT. Điều đáng chú ý, các tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, BVMT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, BVMT biển, nước sông và các nguồn nước, quản lý chất thải, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường...các quyền con người liên quan tới tiếp cận thông tin về môi trường: quyền khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại về môi trường đã được quy định trong Luật này.

- Luật Tài nguyên nước năm 1998(40): Luật quy định nước là tài nguyên, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng đã được quy định cụ thể trong Luật này.

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008: Luật này quy định về bả o tồ n và phá t triể n bề n vữ ng đa dạng sinh học; quyề n và nghĩ a vụ củ a tổ chứ c, hộ gia đì nh, cá nhân trong bả o tồ n và phá t triể n bề n vữ ng đa dạ ng sinh họ c.

- Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008: Luật này quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó. Chế độ thông tin, cung cấp thông tin cho công chúng về nhà máy điện hạt nhân, về tình trạng an toàn của nhà máy điện hạt nhân cho nhân dân địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân; thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân đã được luật quy định theo nguyên tắc bảo đảm kịp thời, trung thực cho người dân xung quanh. Luật cũng quy định về ứng phó sự cố, bồi thường thiệt hại về bức xạ, hạt nhân.

- Luật Khoáng sản năm 2010: Luật này quy định việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các quy định liên quan tới BVMT, sử dụng đất, nước đã đã được quy định trong luật này.

Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành một loạt các luật liên quan khác như Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản, Luật dầu khí, Luật thuế BVMT, Luật thuế tài nguyên, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật du lịch, Luật di sản văn hóa....

b) Các văn bản có các quy định về quyền con người liên quan tới môi trường

- Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Chương V, Hiến pháp quy định một loạt các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; có nghĩa vụ vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, quyền tự do về ngôn luận, báo chí, quyền được thông tin, quyền khiếu nại, tố cáo...

40Luật này đang được tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và dự kiến trình Quốc hội thông qua trong nhiệm

kỳ Quốc hội Khóa 13.

Page 67: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

55

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Bên cạnh các quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã có các quy định về bảo đảm quyền con người có liên quan tới môi trường, hệ sinh thái như Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật khám, chữa bệnh; Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật an toàn thực phẩm; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật dược...

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cũng đã ban hành hàng trăm văn bản dưới luật, cụ thể hóa văn bản luật, đồng thời lồng ghép BVMT vào các chương trình kinh tế – xã hội. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thông qua nhiều chiến lược như: Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (năm 2002); Chiến lược BVMT quốc gia (năm 2003) và Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam hay còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (năm 2004); Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020...

Tuy vậy, Việt Nam đang phải đối mặt những thách thức nghiêm trọng liên quan đến các vấn đề tài nguyên và môi trường. Việc khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất, nước, khoáng sản, thủy sản,...đã làm cạn kiệt, suy thoái các tài nguyên này, đồng thời tác hại tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới việc hưởng thụ các quyền con người. Mặc dù đã ngăn chặn được một phần, nhưng ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, có nơi có lúc đến mức trầm trọng.

2. Nội dung các quy định của pháp luật của Việt Nam về quyền con người có liên quan tới môi trường

2.1 Các quyền cơ bản

a) Quyền sống và được sống trong môi trường trong lành

Quyền sống là quyền cơ bản và quan trọng của mỗi cá nhân, công dân được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành riêng chương 12 quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người với hình phạt nghiêm khắc, có thể lên tới tử hình.

Tuy vậy, nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền sống của cá nhân, một điều dễ nhận thấy, nội hàm khái niệm quyền sống vẫn được hiểu theo nghĩa hẹp. Đó là không bị xâm phạm về tính mạng, thân thể, chưa phải theo nghĩa rộng như quyền được sống trong môi trường trong lành.

Mặc dù chưa có quy định cụ thể của pháp luật, hay sự giải thích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khái niệm quyền được sống. Trên thực tế, quyền được sống trong môi trường trong lành đã được pháp luật bảo vệ thông qua một loạt các đạo luật, hoặc các văn bản dưới luật liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường ở Việt Nam.

Điều 10 Luật BVMT năm 2005 quy định hệ thống tiêu chuẩn về môi trường quốc gia bao gồm: tiêu chuẩn môi trường xung quanh như (môi trường đất, môi trường nước mặt và dưới mặt đất, môi trường nước biển, không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn, về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng) và tiêu chuẩn chất thải như (nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt; về khí thải công nghiệp, khí thải từ

Page 68: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

56

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải; khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng; về chất thải nguy hại; về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng).

Các Điều 11, 12 Luật BVMT quy định về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải. Ngoài các quy định của Luật BVMT, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành một loạt tiêu chuẩn Việt Nam liên quan tới chất lượng không khí như: QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 10:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 05:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 24:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; TCVN 5939 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; TCVN 5939:2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; TCVN 5940:2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

b) Quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường

Cũng như bảo đảm quyền sống trong môi trường trong lành, hiện nay chưa có quy định của pháp luật về bảo đảm quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường. Tuy nhiên, quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe đã được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận.

Điều 61 Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí. Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.

Năm 1989, Quốc hội ban hành Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo đó, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Điều 1 quy định:

(1) Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.

(2) Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.

Chương 2 quy định vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh. Các điều từ 6 đến 18 quy định về cụ thể về giáo dục vệ sinh; vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu; vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân; vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất; vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt; vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; vệ sinh trong xây dựng; vệ sinh trong trường học và nhà trẻ; vệ sinh trong lao động; vệ sinh nơi công cộng; vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt; phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch; kiểm dịch.

Liên quan tới vệ sinh phòng bệnh, Điều 62 Luật khám, chữa bệnh năm 2009 cũng quy định trách nhiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại các

Page 69: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

57

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xử lý các chất thải y tế theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường (Điều 63).

Để bảo vệ nâng cao sức khỏe con người, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 cũng quy định về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục quốc dân; vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt; vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác; vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh trong xây dựng; Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt. Các quy định khác liên quan về chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch và các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người.

c) Quyền về thực phẩm an toàn

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Đây là một trong những quyền quan trọng, liên quan mật thiết đến quyền được sống và quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường. Bảo đảm quyền về thực phẩm an toàn. Quốc hội đã ban hành Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm…

Đối với người tiêu dùng thực phẩm, Điều 9 quy định quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm như sau:

Về quyền của người tiêu dùng thực phẩm

(a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;

(b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;

(c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

(d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

(đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

Về nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

(a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;

(b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

(c) Tuân thủ quy định của pháp luật về BVMT trong quá trình sử dụng thực phẩm.

Cùng với việc bảo đảm bằng luật đối với quyền về an toàn thực phẩm, Nhà nước cũng đã thiết lập

Page 70: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

58

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

một loạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan tới an toàn thực phẩm trong lĩnh vực liên quan(41). Năm 2006, Quốc hội cũng đã ban hành Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trong đó có hoạt động đánh giá về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa cũng đã được ban hành năm 2007…

d) Quyền về nước

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Năm 1998, lần đầu tiên Luật tài nguyên nước được Quốc hội thông qua. Luật khẳng định: nước là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành một loạt các nghị định cụ thể hóa các quy định của Luật tài nguyên nước. Các văn bản này bao gồm: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/7/2004 quy định việc cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/3/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 về phí BVMT nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí BVMT với nước thải.

Năm 2000, Thủ tưởng Chính phủ đã ra Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Mục tiêu phấn đấu:

- Đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.

- Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

e) Quyền có môi trường lao động bảo đảm sức khỏe và an toàn

Bộ luật lao động đã dành một chương riêng quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

K1 Điều 95 quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về BVMT.

41Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản; Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản

phẩm sữa; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thuốc thú y.

Page 71: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

59

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Điều 97 quy định: Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.

2.2 Các quyền về thủ tục

a) Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trường (xem thêm chuyên đề 5)

Điều 69, quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; Có quyền được thông tin; Có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Luật BVMT năm 2005 quy định cụ thể về trách nhiệm công bố thông tin môi trường. Theo Điều 103, Luật BVMT 2005, các tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình cho cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh. Các tổ chức không thuộc đối tượng trên có nghĩa vụ báo cáo thông tin về môi trường cho cơ quan chuyên môn về BVMT cấp huyện, hoặc cán bộ phụ trách BVMT cấp xã nơi tổ chức hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết. Đối với các cơ quan chuyên môn về BVMT các cấp (được tổ chức theo Điều 123 Luật BVMT 2005) có trách nhiệm báo cáo thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

b) Quyền được giáo dục nhân quyền và môi trường

Hiến pháp năm 1992, Luật giáo dục và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng quy định công dân có quyền giáo dục, học tập. Mặc dù không quy định cụ thể về giáo dục môi trường và quyền con người. Tuy nhiên, trên thực tế, giáo dục môi trường nâng cao ý thức BVMT đã được triển khai và đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Tương tự, giáo dục quyền con người cũng được lồng ghép với giáo dục công dân và đưa vào chương trình giáo dục phổ thông.

c) Quyền được tham gia một cách tích cực, tự do, và có ý nghĩa trong lập kế hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trường và phát triển (xem thêm chuyên đề 5)

Quyền này bao gồm quyền đánh giá tác động trước về môi trường, phát triển, và hậu quả tác động của quyền con người đối với các đề xuất hành động.

Điều 53, Hiến pháp năm 1992, quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường, nếu Luật BVMT 1993 chưa đề cập đầy đủ đến sự tham gia (bắt buộc) của cộng đồng, thì Luật BVMT 2005 và tiếp đó là Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất rõ ràng, chặt chẽ các điều khoản này. Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên & Môi trường liên tục ký kết các nghị quyết liên tịch với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đoàn Thanh niên Việt Nam và nhiều tổ chức phi chính phủ khác về các nội dung liên quan đến việc tham gia của cộng đồng trong BVMT.

Thực hiện chủ trương dân chủ từ cơ sở, các cấp chính quyền và các đoàn thể quần chúng không ngừng lồng ghép các nội dung BVMT vào các nội dung dân chủ từ cơ sở như xây dựng tiêu chuẩn

Page 72: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

60

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

thi đua, tiêu chuẩn làng xã, khu phố văn hoá, tiêu chuẩn đơn vị, địa phương tiên tiến. Đây không những là cam kết của Nhà nước mà đã biến thành cam kết của người dân, của cộng đồng về việc cùng tham gia BVMT. Vấn đề xã hội hoá BVMT, vấn đề thực hiện nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong hoạt động BVMT đã là nguyên nhân thành công của nhiều mô hình cộng đồng tham gia BVMT ở Việt Nam.

d) Quyền tham gia hội họp một cách tự do và hòa bình với người khác với mục đích BVMT

Điều 69, quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

e) Quyền được khiếu nại, tố cáo, bồi thường và đền bù thiệt hại một cách hiệu quả liên quan tới môi trường (Xem thêm chuyên đề 5)

Điều 74, quy định: Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

Ngoài ra quyền khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại về môi trường còn được quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác, như Luật Tài nguyên nước, Luật BVMT…

Ví dụ: Điều 128 Luật BVMT, đã quy định rõ về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về môi trường:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT sau: (a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố về môi trường; (b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân; (c) Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật BVMT 2005.

3. Những vấn đề đặt ra trong việc thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người có liên quan tới môi trường ở Việt Nam hiện nay

Trong quá trình mở cửa, hội nhập, Nhà nước Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc BVMT; tích cực, chủ động hoàn thiện pháp luật, xây dựng đồng bộ các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm tạo sự phát triển bền vững, trong đó luôn nhấn mạnh mục tiêu BVMT. Việt Nam cũng được sự giúp đỡ hiệu quả của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân trong việc bảo đảm quyền con người và môi trường. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong BVMT - một kinh nghiệm quốc tế, được xem như công cụ tiến bộ trong BVMT cũng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Sự trợ giúp về nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế nói trên đã giúp nâng cao nhận thức của xã hội, năng lực của các cấp. Trên thực tế, nhiều vấn đề về môi trường và phát triển, môi trường và quyền được bảo đảm sức khoẻ của mọi người dân đã được thực hiện thành công ở Việt Nam.

Page 73: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

61

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, cả trong pháp luật cũng như trong thực thi pháp luật.

- Thứ nhất, đã xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT và quyền con người. Tuy nhiên quá trình thực thi lại nẩy sinh nhiều vướng mắc. Đó là có sự chồng chéo, không rõ ràng, chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh, từ hệ thống tổ chức quản lý môi trường đến việc triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và BVMT, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Thứ hai, hiệu quả thực thi các công cụ quản lý môi trường chưa cao. Đó là công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT chưa đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án chiến lược, quy hoạch đã bỏ qua việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. Hoặc có đánh giá, nhưng lại chưa mang lại hiệu quả mong muốn do các yêu cầu BVMT đưa ra đã không được triển khai trên thực tế.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT đã thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản lý môi trường. Tuy nhiên, công tác này ở các cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do yếu và thiếu một đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành về môi trường. Hiện nay mới chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (1 thanh tra môi trường quản lý 1.400 doanh nghiệp(42));

Công cụ thông tin, cung cấp thông tin về môi trường, việc công khai, cập nhật và công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức và thường xuyên. Chưa thực thi đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước phải công khai và công bố thông tin, bảo đảm quyền được biết của công dân về môi trường.

Hiệu quả thực thi của các công cụ kinh tế được áp dụng chưa cao; Phí BVMT đối với nước thải thu được chưa nhiều, việc triển khai còn nhiều vướng mắc. Phí BVMT đối với chất thải rắn hầu như chưa triển khai, đặc biệt chế tài xử phạt và đền bù thiệt hại đối với những vi phạm pháp luật về BVMT chưa nghiêm, còn nhiều lỗ hổng.

- Thứ ba, vai trò của cộng đồng, bảo đảm quyền tham của người dân trong giám sát, bảo vệ môi trưởng chưa được huy động đầy đủ.

Theo phương pháp quyền tiếp cận thông tin về môi trường, cần có sự tham gia của cộng đồng trong giám sát bảo vệ môi tường. Tuy nhiên, trên thực tế các quan điểm chủ trương chưa thật sâu sát với tình hình cụ thể của các hoạt động BVMT, nhất là đối với địa bàn dân cư khác nhau. Hoạt động BVMT của cộng đồng còn quá yếu và rất hình thức, và thường không được đánh giá đúng mức. Kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường tháng 10 năm 2010, trên 90% người dân được hỏi cho rằng họ có quá ít thông tin về môi trường và cho rằng đó là thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương(43).

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, cùng với hàng loạt chương trình, biện pháp đang thực hiện, cần đẩy mạnh các hoạt động dưới đây nhằm sử dụng tốt nhất phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong BVMT.

42 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 201043 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010

Page 74: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

62

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT, dựa trên hướng tiếp cận quyền con người.

Rà soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống, chính sách pháp luật trong công tác quản lý môi trường, từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật. Trước mắt, nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật BVMT năm 2005 theo hướng mở rộng hơn về phạm vi điều chỉnh; bổ sung các quy định mới và làm rõ hơn các quy định liên quan tới việc công khai, công bố thông tin về môi trường, việc huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân trong giám sát BVMT, tham gia xây dựng chính sách pháp luật có liên quan tới môi trường.

Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật BVMT, Bộ luật dân sự về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường; xem xét, sửa đổi bổ sung quy định Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và ban hành nghị định về ĐMC, ĐTM, cam kết BVMT và quy hoạch môi trường.

Rà soát, bổ sung và xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Xây dựng, ban hành các quy chuẩn cho một số lĩnh vực sản xuất đặc thù và sản xuất làng nghề.

Sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước trong đó cần đặc biệt chú trọng việc định tiếp cận nước là quyền con người cơ bản. Quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Xử lý nghiêm mọi hành vi làm ô nhiễm nguồn nước.

+ Tăng cường và nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về BVMT.

+ Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thẩm định Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đặc biệt ở cấp địa phương thông qua việc đào tạo, tập huấn và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc;

+ Tăng thẩm quyền cưỡng chế cho cơ quan quản lý đối với việc thực thi các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và cam kết BVMT;

+ Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong BVMT;

+ Đẩy mạnh hoạt động thông tin, cung cấp thông tin, công khai thông tin và báo cáo về môi trường;

+ Hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả áp dụng, thực thi các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường;

+ Tăng cường đầu tư tài chính, xây dựng nguồn lực đủ mạnh cho BVMT;

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng và đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT.

Page 75: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

63

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

C. THẢO LUẬN NHÓM

Gần 60.000 dân Hà Nam phập phồng lo thiếu nước

Do nguồn nước gầm bị nhiễm mặn, không thể khai thác, nên gần 60.000 dân của thị xã Phủ Lý, Hà Nam chỉ còn trông chờ vào nguồn nước duy nhất từ hai nhà máy số 1 và 2, khai thác nước từ sông Nhuệ - Đáy. Tuy nhiên vào mùa cạn, hai sông này bị ô nhiễm nghiêm trọng, các nhà máy phải ngưng hoạt động.

Theo Công ty cấp nước Hà Nam, do nước sông Đáy bị ô nhiễm, thị xã Phủ Lý thiếu nước sinh hoạt từ năm 2001 và tình trạng này ngày càng trầm trọng. Nhà máy nước số 1 nằm tại xã Phù Vân (cách ngã ba Sông Nhuệ - Đáy khoảng 400 m về phía thượng lưu) với công suất 10.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước số 2 nằm tại xã Thanh Sơn (cách nhà máy số 1 khoảng 4km) với công suất 15.000 m3/ngày đêm đã phải ngừng hoạt động trong những đợt ô nhiễm nghiêm trọng.

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006, Bộ NN&PTNT

Thảo luận:

Nhóm 1: Anh/chị hãy phân tích các cấp độ nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch của người dân? Từ thực trạng tiếp cận nước nêu trên, hãy xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có liên quan và khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận nước ở nước ta hiện nay.

Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Báo cáo giám sát cho biết, hiện nay mỗi năm nước ta sản xuất 11,5 triệu tấn rau các loại, nhưng diện tích đủ điều kiện để trồng rau an toàn mới chỉ đạt 8,5% diện tích rau cả nước, diện tích trồng cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%. Ở một số thành phố lớn như TP.HCM cũng chỉ kiểm soát được 20 – 30% nhu cầu rau xanh của thành phố.

Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau, quả tại các chợ đầu mối, các siêu thị, các vùng sản xuất tại TP Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh lân cận trong năm 2008 cho thấy, trong 412 mẫu rau các loại được kiểm tra phát hiện 48 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn tối đa cho phép (chiếm 11,65%), 1 mẫu có dư lượng thuốc BVTV cấm sử dụng Endosunfal (chiếm 0,2%); Trong 99 mẫu quả được kiểm tra có 15 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn tối đa cho phép (chiếm 15,15%). Theo báo cáo của 22 tỉnh, thành, với 11.716 mẫu kiểm tra thì tồn dư hóa chất trong rau quả năm 2008 chiếm 7,08%, và đây là mức cao nhất trong 4 năm gần đây.

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng gia súc, gia cầm giết mổ được kiểm soát mới đạt 58,1%. Số lượng cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn ngày càng giảm, cụ thể là giai đoạn 2004 – 2006 có 61,8% cơ sở giết mổ đạt yêu cầu nhưng đến giai đoạn 2007 – 2008 thì số cơ sở đạt tiêu chuẩn giảm xuống còn 51,8%. Báo cáo giám sát cũng cho biết, một số hoóc môn tăng trưởng như Salbutamol và Clenbuterol là chất cấm sử dụng do có ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng vẫn còn tồn dư trong thịt. Năm 2008, số mẫu thịt và sản phẩm thịt tươi sống có tồn dư hóa chất chiếm tới 11,08%, là mức cao nhất trong 5 năm gần đây.

Page 76: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

64

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Việc quản lý nhập khẩu thực phẩm qua đường tiểu ngạch, phát hiện, phòng chống buôn lậu chưa được kiểm soát chặt chẽ. Qua khảo sát thực tế tại một số cửa khẩu, đoàn giám sát cho biết, tình trạng chung là trang thiết bị phục vụ kiểm nghiệm còn thiếu và lạc hậu, thiếu các phương tiện kiểm tra cơ động, thiết bị kiểm tra nhanh. Việc kiểm tra chủ yếu dựa vào cảm quan.

Nguồn: Báo Thanh niên

Thanh Hóa: Ngộ độc thức ăn tập thể, hàng trăm công nhân nhập viện(CAO) Chiều 12-3, sau bữa ăn trưa, hàng loạt công nhân tại Công ty giầy Hong Fu, trụ sở tại Khu đô thị công nghiệp Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phải nhập viện với các biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy mất nước.

Chiều cùng ngày, nguyên nhân nhập viện của các công nhân được xác định là do bị ngộ độc thực phẩm. Do số lượng bệnh nhân đông và nhập viện cùng lúc nên bệnh viện Đa khoa Hợp Lực phải sử dụng cả tiền sảnh của tầng 1 đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện làm chỗ điều trị. Một số khác phải chuyển đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Một số ít công nhân có biểu hiện nhẹ, sau khi được khám và cấp phát thuốc đã có thể xuất viện. Con số chính xác về người bị nạn hiện chưa được thống kê nhưng ước tính có khoảng hơn 200 người phải nhập viện với các triệu chứng co giật, buồn nôn, đau bụng, tức ngực. Các công nhân đang được điều trị tại bệnh viện cho biết, sau khi ăn cơm do công ty mang tới cấp phát thì họ bị như trên.

Được biết, Công ty giày Hong Fu không có nhà ăn tại công ty mà thuê một nhà hàng (có địa chỉ tại Thị trấn Tào Xuyên – Hoằng Hóa) nấu cơm hằng ngày rồi chở bằng ô tô vào phát cho công nhân.

Nguồn: Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 3 năm 2011, http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&p=&id=248779

Thảo luận:

Nhóm 2: Anh/chị hãy phân tích các cấp độ nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền tiếp cận thực phẩm an toàn? Từ thực trạng ngộ độc thực phẩm nêu trên, hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan và khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thực phẩm an toàn.

D. ĐÀO SÂU (Thảo luận cả lớp)Những thiếu hụt/bất cập trong chính sách, pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với môi trường. Nguyên nhân và các giải pháp khắc phục?

Page 77: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

65

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2005

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010

7. Liên Hợp Quốc, Văn phòng cơ quan Cao ủy LHQ về quyền con người và Tổ chức Y tế thế giới, Tài liệu tham khảo số 35 (Factsheet 35), quyền về nước

8. Viện nghiên cứu quyền con người, Các văn kiện quốc tế và Luật của một số nước về tiếp cận thông tin, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội – 2007

9. Viện nghiên cứu quyền con người, Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên Hợp Quốc về quyền con người, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội – 2008

Page 78: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

66

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Chuyên đề 4

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁM SÁT, BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU BÀI GIẢNGSau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể:

1. Hiểu được vị trí, vai trò và chức năng của các tổ chức xã hội (TCXH) trong việc giám sát và BVMT ở nước ta hiện nay.

2. Biết được một số kinh nghiệm và thực tiễn tốt về vai trò và hiệu quả của các tổ chức xã hội trong việc giám sát và BVMT ở Việt Nam hiện nay.

THÔNG ĐIỆP1. Các TCXH có vai trò quan trọng trong việc giám sát và BVMT (GSBVMT) thông qua các hoạt động tư vấn chính sách, truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức.

2. Sự tham gia của các TCXH vào hoạt động giám sát, BVMT là quyền và nghĩa vụ được quy định bằng luật. Nhà nước có nghĩa vụ đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các TCXH vào GSBVMT.

3. Các TCXH là cầu nối cho sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân vào GSBVMT.

4. Những hoạt động của các TCXH có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả và tác động tích cực tới việc GSBVMT.

Page 79: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

67

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

NỘI DUNG CƠ BẢN

I. Tổng quan về các Tổ chức xã hội (TCXH) ở Việt Nam

1.1. Tổng quan về các TCXH

1.1.1. Khái niệm Tổ chức Xã hội 1.1.2. Đặc trưng1.1.3. Chức năng

1.2. Sự hình thành và phát triển của các TCXH ở Việt Nam

1.2.1 . Lịch sử phát triển của TCXH ở Việt Nam1.2.2. Tổ chức xã hội và các loại hình TCXH ở Việt Nam1.2.3. Địa vị pháp lý của tổ chức xã hội1.2.4. Vai trò của các TCXH

II. Vai trò của TCXH trong giám sát và BVMT1. Vai trò phát hiện, tố giác2. Vai trò phản biện xã hội (về luật, chính sách, dự án, chương trình liên quan đến môi trường)3. Vai trò vận động và tư vấn chính sách4. Vai trò tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát, BVMT5. Vai trò giáo dục, phổ biến, tuyên truyền

III. Tăng cường sự tham gia của các TCXH trong GSBVMT 1. Thực trạng2. Cơ hội và ưu thế của các TCXH trong GSBVMT3. Thách thức và hạn chế của các TCXH trong GSBVMT4. Tăng cường sự tham gia của các TCXH trong GSBVMT

Page 80: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

68

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

A. PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi:Vì sao tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường chưa giải quyết tốt?

Vì sao các cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương không thể giải quyết triệt để vấn đề BVMT?

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. Tổng quan về các tổ chức xã hội (TCXH) ở Việt Nam

1.1. Tổng quan về các TCXH

1.1.1. Khái niệm

Tổ chức xã hội (TCXH) là khái niệm dùng để chỉ bất cứ tổ chức nào trong xã hội (nghĩa rộng) hay một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó (nghĩa hẹp).

Tổ chức xã hội chính là nhân dân ở trong xã hội với tính cách là một hệ thống được tổ chức bằng một khuôn mẫu đặc trưng của các quan hệ (xã hội)(44).

TCXH ở Việt Nam thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau: tổ chức quần chúng, tổ chức đoàn thể nhân dân, tổ chức nhân dân và tổ chức cộng đồng, hội và hội có tính chất đặc thù(45),....

Tuy nhiên, dấu hiệu cốt lõi của TCXH là tập hợp của những cá nhân và nhóm xã hội dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và phi lợi nhuận(46).

Quan niệm được cộng đồng quốc tế thừa nhận tương đối phổ biến đó là xem TCXH là một ‘mảng’ (arena) của đời sống xã hội, theo đó bao hàm những đặc trưng về tính độc lập khỏi các thiết chế chính trị và kinh tế, phi lợi nhuận và là tập hợp hoàn toàn mang tính tự nguyện của những công dân(47). TCXH về thực chất là “một mảng các hành động tập thể tự nguyện xoay xung quanh các giá trị, mục tiêu, lợi ích chung…, thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, hiệp hội, nghiệp đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các nhóm vận động, tư vấn” . TCHX là lĩnh vực ở bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm đạt được các lợi ích chung(48).

TCXH là tập hợp của những công dân hoặc quan hệ công dân bên ngoài khu vực nhà nước và thị trường. Đó là một tập hợp của các tổ chức, là sự liên kết của những công dân với tính cách là cá nhân và nhóm người nhất định, bao gồm các tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội tự nguyện của công dân, các tổ chức cộng đồng cư dân và các nhóm lợi ích hoặc các phong trào được tổ chức bởi sự

44 Cambrigde University: Cambridge English Dictionary, http://www.cam.ac.uk 45 Xem Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Quyết định 68/2010/QĐ-TTg, http://www.vietlaw.gov.vn 46 Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận ‘xã hội dân sự’ (civil society) cũng như trong các văn bản chính thức

của Đảng và Nhà nước, nội hàm và đặc trưng của nó được xác định là tương đồng với khái niệm các khái niệm

như ‘tổ chức quần chúng’, ‘đoàn thể nhân dân’, ‘tổ chức nhân dân’ hay ‘TCXH’ nói chung. 47 London School of Economics, What is civil society?

http://www.lse.ac.uk/collections/CCS/what_is_civil_society.htm (accessed 12.03.10) 48 Theo Civicus (Hiệp hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội Dân sự), http://www.civicus.org

Page 81: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

69

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

tự nguyện của công dân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận,… Những tổ chức này ngày nay còn được gọi là “khu vực thứ ba” hay mảng liên kết thứ ba của xã hội (third arena) trong mối quan hệ với nhà nước (mảng liên kết thứ nhất) và thị trường (mảng liên kết thứ hai). Kết cấu của xã hội hiện đại ngày nay bên cạnh nhà nước và thị trường, không thể thiếu yếu tố thứ ba - một dạng liên kết, một hình thức tổ chức xã hội mà không hẳn là một thiết chế chính trị (nhà nước) hay thiết chế dựa trên lợi ích kinh tế và lợi nhuận (thị trường). Hiển nhiên, nó phải là một dạng thức trung gian của nhà nước và công dân, giúp công dân có thể đối thoại nhằm bảo đảm được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có sự xung đột với lực lượng thị trường và với chính những đại diện của mình trong liên kết chính trị (tức nhà nước).

Xã hội càng phát triển cùng với một cấu trúc kinh tế thị trường phát triển tất yếu sẽ dẫn đến những yêu cầu của công dân về sự liên hiệp dưới những cộng đồng phi chính trị và phi lợi nhuận. Cùng với bản chất đặc thù của nhà nước và thị trường là những nhân tố tối quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển, sự xuất hiện của “mảng liên kết thứ ba” (các tổ chức xã hội) là sự bổ sung và bù đắp vào những mảng liên kết và chức năng của xã hội mà “mảng liên kết thứ nhất” và “mảng liên kết thứ hai” không bao giờ có thể thay thế được.

1.1.2. Đặc trưng

Theo những nội hàm được phân tích và chỉ ra ở trên, các tổ chức xã hội(49) trên thế giới nói chung có bốn đặc trưng cơ bản:

a) Độc lập về tài chính, phi chính trị, không đại diện cho bất cứ một kết cấu chính trị, quan điểm nhà nước nào.

b) Phi lợi nhuận (phi lợi ích kinh tế), theo đuổi mục tiêu phúc lợi cộng đồng và dịch vụ xã hội.

c) Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản (bao gồm tự quản lý, điều hành, độc lập về tài chính, không lệ thuộc vào ngân sách của chính phủ hay bất cứ đảng phái chính trị nào,...).

d) Là liên kết xã hội hoàn toàn mang tính tự nguyện của các thành viên (công dân).

Tuy nhiên, một số học giả, chẳng hạn Lester Salamon (1990)(50) xác định 5 đặc trưng cơ bản sau đây của các TCXH:

(1) Nằm ngoài nhà nước và thị trường.

(2) Được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện.

(3) Tự quản.

(4) Tự chủ và độc lập về tài chính.

(5) Phi lợi nhuận.

49 Tức là khái niệm các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations) theo cách hiểu phổ quát hiện nay của

cộng đồng quốc tế 50 “Civil Society” in Comparative Perspective by Lester M. Salamon, Helmut K. Anheier, and Associates. Xem

Shang Ye, China’s Emerging Civil Society, http://www.brookings.edu/papers/2003/08china_ye.aspx (truy cập

25.10.2010)

Page 82: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

70

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc thù của quá trình hình thành và phát triển của các TCHX ở Việt Nam, các tổ chức xã hội thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai thường khó đạt được đầy đủ cả 5 tiêu chí này. Ngay cả thế hệ thứ ba có thể đáp ứng được 5 tiêu chí này nhưng dường như đặc trưng thứ 3 còn khá lỏng lẻo và khó khăn.

Sự khác nhau trong việc xác định và cách hiểu về các TCXH ở mỗi quốc gia đôi khi tùy thuộc vào chính mức độ dày mỏng của những đặc trưng trên. Chẳng hạn, ở những quốc gia phát triển và có truyền thống dân chủ lâu đời như Bắc Âu và một số nước Tây Âu và Bắc Mỹ, đặc trưng về tính độc lập được tôn trọng, bảo đảm và thực thi hiệu quả. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay, đặc trưng này được thực hiện còn tương đối hạn chế.

1.1.3. Chức năng

Với tính cách là một tiểu cấu trúc của hệ thống xã hội, tuy khác nhau về trình độ phát triển, các TCXH có năm chức năng sau đây:

- Là cầu nối các công dân, cá nhân với nhà nước.

- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân với doanh nghiệp và nhà nước.

- Tham gia hoạch định và phối hợp với nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Tư vấn, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và giám sát việc thực thi pháp luật và chính sách.

- Phát huy tính năng động, tích cực và chủ động của các cộng đồng dân cư và tất cả mọi cá nhân trong các hoạt động của mọi mặt đời sống xã hội, bao gồm cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, BVMT, xoá đói giảm nghèo,…

1.2. Sự hình thành và phát triển các tổ chức xã hội ở Việt Nam

Mặc dù nội hàm của tổ chức xã hội có từ trong lịch sử phát triển của xã hội truyền thống Việt Nam, sự hình thành và phát triển của TCXH ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

1.2.1. Lịch sử phát triển của TCXH ở Việt Nam

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra cho thấy TCXH ở Việt Nam đã hình thành và phát triển trải qua 3 thế hệ.

- Thế hệ thứ nhất có nguồn gốc từ kết cấu xã hội truyền thống Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đó là “tổ chức xã hội truyền thống” xuất hiện tại các làng bản mà điển hình là các phường, hội(51). Hình thức TCXH truyền thống này vẫn còn tồn tại ở các vùng nông thôn, chẳng hạn như các loại hình tổ chức dựa trên huyết thống (gia tộc) và theo nguồn gốc và địa bàn cư trú (đồng hương, xóm, làng), theo nghề nghiệp (phường, hội, chẳng hạn: phường gốm, phường mộc, phường chèo, phường tuồng, phường Quan họ,...), theo sở thích, thú vui, như: hội văn phả (các nhà Nho trong làng không ra làm quan), hội bô lão (các cụ ở trong làng), hội đồng môn (cùng học), hội đồng niên (cùng tuổi), hội tổ tôm, hội chơi chim,...

51 Ở Trung Quốc gọi là tổ chức xã hội dân gian

Page 83: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

71

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Hình thức thứ hai của TCXH, hay còn gọi là thế hệ thứ hai là các tổ chức chính trị - xã hội, và tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Về bản chất, thế hệ thứ hai là bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính trị, họ là thành viên của các tổ chức như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội nhà văn, hội nhà báo, hội luật gia,… (trước năm 90 trở về trước);

- Thế hệ thứ ba của TCXH là tập hợp của những người tự nguyện có cùng mục đích và lý tưởng hành động, dường như không có sự liên hệ với các tổ chức chính trị - xã hội nào trước đó (ra đời trong những năm gần đây, chủ yếu từ những năm 1990 trở lại đây). Thế hệ thứ ba của các TCXH ở Việt Nam có nhiều nét tương đồng với xu hướng hình thành và phát triển của các tổ chức tư nhân tự nguyện (VPOs_voluntary private organizations), các tổ chức xã hội dân sự (civil society organizations) vốn đang phổ biến ở nhiều nước phát triển hiện nay. Lực lượng tham gia của các thế hệ cũng rất khác nhau cả về lứa tuổi và trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của hội. Trường hợp PanNature, CODE và ENV được nghiên cứu ở các hộp dưới đây là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của thế hệ thứ ba - là những TCXH đã và đang đóng góp tích cực vào GSBVMT ở Việt Nam hiện nay.

Những điểm mạnh (52) của TCXH thuộc thế hệ thứ ba đó là:

1. Được thành lập hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.

2. Tính độc lập, tự chủ và tự quản cao.

3. Làm chủ truyền thông (bản tin, tạp chí, các trang mạng,...).

4. Tính chuyên nghiệp và sự trưởng thành cao(53)

5. Tham gia tích cực vào hoạt động vận động, tư vấn chính sách(54) và giáo dục, truyền thông liên quan đến môi trường.

Tổ chức xã hội thế hệ thứ ba ở Việt Nam thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tên gọi được thừa nhận rộng rãi nhất đó là tổ chức dựa vào cộng đồng (community-based organiza-tions), đoàn thể nhân dân hay tổ chức nhân dân.

Các TCXH xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Là một quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Á Đông và phương thức sản xuất châu Á, nơi mà nền sản xuất nông nghiệp lúa nước đã nối kết cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội cùng hành động vì mục tiêu chung xuất hiện trước khi các Nhà nước phong kiến ra đời. Hình thức liên kết của công dân bên ngoài khu vực nhà nước và cộng đồng chính trị của người Việt cổ đó là các phường, hội (hội đồng hương, hội đồng môn, hội phường, hội

52 Điểm mạnh và cơ hội, cũng như điểm yếu và thách thức của các TCXH được phân tích chi tiết ở phần IV trong

bài viết này 53 Tính chuyên nghiệp và trưởng thành còn thể hiện ở chỗ các NGO đã tạo lập được mối quan hệ tin cậy với các

cơ quan, tổ chức hữu quan 54 Các NGO như CODE và PanNature đã và đang góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính minh bạch, trách

nhiệm giải trình của quá trình hoạch định, thực thi chính sách về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mối

quan hệ và uy tín cá nhân tạo ra sự tin tưởng và thân thiện trong những vấn đề nhạy cảm. Chẳng hạn, trường

hợp Bô - xite Tây Nguyên của CODE và PanNature tham gia.

Page 84: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

72

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

(cùng sản xuất và trao đổi hàng hóa tiểu thủ),… Những hình thức liên kết này hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, tự quản lý, phi lợi nhuận xuất hiện phổ biến và trở thành đặc trưng của xã hội Việt Nam truyền thống. Những liên kết này chính là những hình thức ban đầu của các tổ chức xã hội theo cách nói hiện đại và rõ ràng xuất hiện trước khi sự thịnh hành của khái niệm ấy ở châu Âu vào thế kỷ XVI-XVII. Các tổ chức này đã ngày càng phát triển và điều chỉnh cách ứng xử và hành vi của con người trước môi trường tự nhiên và xã hội, đóng vai trò to lớn trong việc giúp Nhà nước phong kiến tập quyền thực thi hiệu quả các chính sách và pháp luật của mình, trong quản lý và điều hành xã hội.

Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy sự tồn tại và phát triển của các hình thức liên kết phi chính trị luôn song hành, bổ sung và hỗ trợ cho hình thức liên kết chính thống - hình thức chính trị và Nhà nước - là bộ phận quan trọng, không thể thiếu được của thiết chế xã hội nói chung (mà ở đó thiết chế chính trị - tức Nhà nước là trung tâm)(55). Những tổ chức truyền thống này, mà phần nhiều trong số họ, ngày nay vẫn song hành cùng sự phát triển của xã hội, chẳng hạn như: các hội về sản xuất và trao đổi hàng hóa (phường đồng, phường bạc, phường vàng, phường lụa, phường mộc,..), hội chơi chim, hội đồng môn (những người cùng học, cùng thầy), hội đồng hương (những người cùng làng), hội các liền anh, liền chị (hội Quan họ),…Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực đời sống xã hội, số lượng các tổ chức xã hội ngày càng được hình thành và mở rộng không ngừng. Tuy nhiên, “hội” hay “TCXH” với tính cách là một phạm trù pháp lý, một chủ thể mang đầy đủ tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, chỉ khi nó được tập hợp, kết cấu thành một tổ chức với điều lệ, tôn chỉ mục đích hoạt động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được công nhận. Hiện nay, ở Việt Nam có tới hàng chục nghìn hội được công nhận và hoạt động cấu thành bộ phận chủ yếu của hệ thống các TCXH, trong đó bao gồm các TCXH hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ và giám sát môi trường.

Sự hình thành và phát triển của tổ chức xã hội bắt nguồn từ bản chất cố hữu của phương thức tổ chức xã hội của con người và từ đặc tính Nhà nước không thể quản lý và thực hiện thay cho công dân của mình tất cả mọi khía cạnh đời sống - xã hội của con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe các nhóm xã hội dễ bị tổn thương (như trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người sống chung với HIV/AIDS,…), không một Nhà nước nào đủ nguồn lực để giải quyết triệt để, hiệu quả công tác ấy mà thay vào đó là sự chung tay của các hình thức thiết chế khác của xã hội vốn luôn được xem là phần không thể tách rời của hệ thống xã hội ấy. Đó là các hội bảo vệ trẻ em, tổ chức phẫu thuật nụ cười cho trẻ thơ, hội khuyến học, hội người khuyết tật, hội những người đồng đẳng,…

Các TCXH ở Việt Nam hiện hữu dưới hai hình thức, đó là các tổ chức có thành viên và các tổ chức không thành viên. Các tổ chức có thành viên bao gồm: các đoàn thể quần chúng, các tổ chức hội, liên hiệp hội, liên đoàn, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức/nhóm tại cộng đồng. Các tổ chức không có thành viên bao gồm: các tổ chức nghiên cứu, khoa học, phát triển, tư vấn, đào tạo, xóa đói giảm nghèo, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ phát triển, các công ty phi lợi nhuận, các tổ chức tín ngưỡng, các nhóm không đăng ký tư cách pháp nhân, và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài(56).

55 Ở Trung Quốc, các học giả gọi những cộng đồng tương tự như vậy là xã hội dân gian và đồng nhất chúng với

XHDS. Xem thêm, Phùng Thị Huệ-Phạm Ngọc Thạch, Xã hội công dân ở Trung Quốc: Môi trường hình thành và

chính sách, Tạp chí Triết học số 7 (194), tháng 7/2007, pp.25-33 56 Nguyễn Thị Bích Điệp, Tổng quan về Khung pháp lý cho các Tổ chức Xã hội Dân sự, Hội thảo KH PPWG, Hà Nội,

5-2007

Page 85: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

73

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

1.2.2. Tổ chức xã hội và các loại hình TCXH ở Việt Nam

1.2.2.1. Các loại hình TCXH ở Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, TCXH hiểu theo nghĩa rộng bao hàm tất cả các tổ chức hợp thành xã hội và trong xã hội. Với ý nghĩa đó, TCXH ở Việt Nam trước hết bao gồm (1) tổ chức chính trị, (2) tổ chức chính trị - xã hội, (3) tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, 4) tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và, (5) tổ chức xã hội (57).

Với nghĩa rộng, TCXH là một bộ phận của kết cấu và hệ thống xã hội Việt Nam hiện đại, bao gồm những hình thức tổ chức sau đây: (1) Tổ chức chính trị (Đảng, Nhà nước); (2) Tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…); (3) Tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp (Hội Luật gia, Hội Nhà Báo, Hội Nhà Văn,…); (4) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam…;(5) Tổ chức kinh tế: Liên minh hợp tác xã Việt Nam,…; (6) Tổ chức xã hội (hay còn gọi là tổ chức cộng đồng, đoàn thể nhân dân): gồm hàng loạt các tổ chức (dưới tên hội, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, quỹ,… tư nhân, tự chủ và tự quản) đăng ký trực thuộc thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,...

Nhưng theo nghĩa hẹp, TCXH dùng chỉ một hình thức liên kết giữa các cá nhân và nhóm xã hội không dựa trên bất cứ mối liên kết chính trị nào mà dựa trên mối liên kết dân sự giữa họ - mối liên kết giữa những thành viên tự nguyện, tự quản thành các tổ chức của các cộng đồng, đoàn thể nhân dân. Đây chính là các tổ chức của các cộng đồng, đoàn thể nhân dân.

1.2.2.2. Khái niệm và đặc trưng của TCXH ở Việt Nam

Theo quan niệm phổ biến của cộng đồng quốc tế hiện nay, TCXH(58) là một mảng các hành động tập thể, tự nguyện xoay xung quanh các giá trị, mục tiêu và lợi ích chung; là lĩnh vực ở bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường, nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm đạt được các lợi ích chung.

Như vậy, TCXH theo nghĩa hẹp đó chính là tập hợp của các hình thức phi nhà nước và phi chính trị, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, tổ chức tự quản, cộng đồng, hội nghề nghiệp và từ thiện.

Theo quy định của Nghị định 45/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, TCXH được hiểu ở đây là các hình thức tổ chức của hội, hội liên hiệp, câu lạc bộ hay những hình thức tổ chức tự nguyện, tự quản khác của cộng đồng không nằm trong hình thức tổ chức chính trị - xã hội chính thống như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCSHCM, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các Tổ chức giáo hội.

Nghị định này định nghĩa “Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có

57 Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định Hội có tính

chất đặc thù, http://www.vietlaw.gov.vn 58 Cộng đồng quốc tế sử dụng khái niệm ‘xã hội dân sự’ (civil society) hay ‘TCXHDS’ (civil society organizations)

có ý nghĩa tương đương như khái niệm ‘TCXH’ ở Việt Nam. See http://www.civicus.org

Page 86: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

74

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan” (Điều 2 (1)). Quy định này chỉ ra hội được hiểu ở đây là hình thức tổ chức phi chính trị và phi nhà nước, hay chính là một hình thức của TCXH.

Như vậy, đặc trưng cơ bản của TCXH ở Việt Nam đó là: 1) là tổ chức tự nguyện của công dân, 2) hoạt động vì một mục tiêu chung, 3) không vụ lợi, 4) hỗ trợ lẫn nhau và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, 5) được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 20/12/2010) của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định Hội có tính chất đặc thù, tổ chức xã hội ở đây được hiểu chính là một hình thức thứ 5 của các hội có tính chất đặc thù (bao gồm: 1) tổ chức chính trị - xã hội, 2) tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, 3) tổ chức xã hội - nghề nghiệp, 4) tổ chức kinh tế và 5) tổ chức xã hội.

Quyết định 68 này trong khi xác định những đặc trưng cơ bản của TCXH đặc thù đã bổ sung thêm đặc điểm của TCXH nói chung. Đó là: a) tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, b) là hội của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động.

Như vậy, từ những đặc trưng được nêu trong Nghị định 45 và Quyết định 68, có thể khái quát dưới đây một số loại hình TCXH điển hình ở Việt Nam hiện nay, đó là:

(1). Các tổ chức quần chúng (như hội người cao tuổi, hội đồng hương, hội những người chơi cờ, hội thơ,...).

(2). Các tổ chức về chăm sóc y tế, đặc biệt là các TCXH liên quan đến quyền sức khỏe của người sống chung với HIV/AIDS.

(3). Các tổ chức từ thiện, nhất là các tổ chức bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em nghèo,… như Save Children Việt Nam, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam,...

(4). Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo và phát triển cộng đồng, duy trì, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa (bao gồm các tổ chức về thúc đẩy sự tham gia của các nhóm dân tộc thiểu số,…).

(5). Các tổ chức về thúc đẩy và bảo vệ phụ nữ, quyền phụ nữ, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình,…

(6). Các tổ chức về trợ giúp pháp lý, tư vấn và vận động chính sách (để tăng cường nhịp cầu đối thoại giữa công dân với nhà nước và giữa công dân với doanh nghiệp).

(7). Các tổ chức về giám sát, BVMT và phát triển bền vững (gồm các hội, hiệp hội, viện nghiên cứu, tổ chức tự nguyện,…chuyên về bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã, rừng, nước, khoáng sản, hệ thống hồ, sông ngòi).

1.2.2.3. Địa vị pháp lý của tổ chức xã hội

Mặc dù chưa có luật về hội, địa vị pháp lý của TCXH đã từ rất sớm được xác lập bằng các nguyên tắc hiến định và luật định. Thực tế ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hiến pháp 1946, quyền lập hội đã được ghi nhận và bảo đảm. Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày

Page 87: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

75

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

20 tháng 5 năm 1957 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định về quyền lập hội của công dân. Điều 69 của Hiến pháp 1992 quy định, mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin, quyền lập hội, hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật. Như vậy, quyền lập hội là một quyền cơ bản của công dân. Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có những điều khoản liên quan đến hình thức và cơ chế hoạt động của hội. Nghị định 88/2003/NĐ - CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ đã quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, theo đó có những quy định về chức năng, vai trò, thẩm quyền của hội. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung và thay thế bằng Nghị định 45/2010/NĐ - CP có hiệu lực từ 1/7/2010 theo đó xác lập quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực của hội. Quyết định số 68/2010/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù tiếp tục củng cố địa vị pháp lý của các TCXH thông qua quy định về chức năng và đặc trưng của TCXH đặc thù-với tính cách là một hình thức của TCXH nói chung.

Như vậy, địa vị pháp lý của TCXH bắt nguồn từ địa vị pháp lý của công dân được xác định bằng những nguyên tắc hiến định và luật định. Đặc biệt nguyên tắc này là sự cụ thể hóa hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra/giám sát” của Đảng và Nhà nước. Thông thường dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước và của hệ thống chính trị thông qua cơ chế gián tiếp là: ủy thác quyền lực của mình cho những đại diện đó chính là bộ máy Nhà nước và thông qua cơ chế trực tiếp là: tự tập hợp nhau lại thành các tổ chức tự quản, tự trị và tự nguyện. Do vậy sự ra đời các TCXH là vô cùng cần thiết và là kênh thông tin tất yếu, là yêu cầu chính đáng của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực của mình vốn không thể và không bao giờ ủy thác được hết vào các cơ quan công quyền đại diện cho mình. Sự ra đời của TCXH là tất yếu như thế, đặc biệt nó là quá trình tất yếu trong mọi mặt của đời sống xã hội, càng là tất yếu và cần thiết hơn trong việc BVMT-một trong những thành tố quan trọng nhất của sự phát triển bền vững(59). Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là Nghị quyết 97/2007 - CP về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với sự tham gia của nhân dân vào mọi quá trình lập kế hoạch, chương trình, thực thi và giám sát những vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương. Điều này bao gồm hoạt động BVMT vốn dĩ được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị của bộ máy chính quyền địa phương. Trên tinh thần của quy chế này, Điều 105 của Luật BVMT đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc thực hiện cơ chế dân chủ trong GSBVMT. Cơ chế này chỉ ra sự tham gia của người dân vào quá trình GSBVMT.

Luật BVMT được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (QH 52/2005/QH11) thông qua ngày 29/11/2005 quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc BVMT (Điều 1). Đặc biệt, Điều 54 của Luật này xác lập quyền lập hội trong bảo vệ, giám sát môi trường của cộng đồng và người dân. Các hội này chính là các tổ chức tự quản về BVMT (hay nói cách khác là các tổ chức xã hội trong việc BVMT). Điều 54 (1) quy định, “Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về BVMT nơi mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau đây […] d) Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về BVMT, tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường”(60). Luật cũng quy định rằng các hình thức tổ chức tự quản về BVMT này được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng chịu trách nhiệm và chính quyền phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền này của các tổ chức tự quản và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ thực hiện hoạt động BVMT hiệu quả (khoản 2,3, Điều 1 của Luật BVMT).

59 PTBV gồm các yếu tố: tăng trưởng kinh tế, công bằng Xã hội, Phát triển Văn hóa, Phát triển con người và BVMT

60 Luật BVMT (QH52/2005/QH11), http://www.vietlaw.gov.vn/

Page 88: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

76

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Luật BVMT đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT (Điều 105), theo đó yêu cầu người dân có quyền được tiếp cận với mọi thông tin liên quan đến tình trạng vi phạm BVMT ở địa phương. Quy định này là cơ sở pháp lý để người dân và tổ chức cộng đồng địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả vấn đề BVMT. Luật cũng tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân thành lập các quỹ BVMT (Điều 115).

Thuật ngữ “tổ chức tự quản về BVMT” ở trong Luật này đã được sử dụng với nội hàm chính là các tổ chức xã hội, như được liệt kê trong phần trên, bao gồm các cộng đồng tự quản của người dân ở địa phương hay các cá nhân, nhóm người có chung một mục tiêu BVMT và tự tập hợp nhau lại thành tổ chức dựa trên nguyên tắc tự nguyện và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội trong việc GSBVMT cũng được quy định tại điều 124 của Luật BVMT, theo đó các cá nhân, tổ chức và cộng đồng có quyền được thành lập các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực GSBVMT.

1.2.2.4. Vai trò của các TCXH

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, tổ chức quần chúng và các hội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm 1990, trong Nghị quyết số 8B-NQ/ HNTW (khoá VI), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Trong giai đoạn mới, cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật”. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện - nhân đạo…” (61).

Những quan điểm định hướng đúng đắn của Đảng đã được thể chế hóa thành pháp luật và chính sách của Nhà nước. Trong vòng hơn một thập kỷ, sự phát triển mạnh mẽ các TCXH ở Việt Nam đã tăng lên không ngừng cả về số lượng và chất lượng(62).

Ngoài các hội, tổ chức phi chính phủ được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, còn có các hội quần chúng, tổ chức cộng đồng có tính truyền thống hoặc do người dân tự nguyện thành lập, không có tư cách pháp nhân (hay còn gọi là hội không chính thức), như tổ, nhóm tự quản, hội đồng hương… và các câu lạc bộ.

Các TCXH bao gồm các tổ chức tự nguyện (hay còn gọi là các tổ chức dựa vào cộng đồng - commu - nity-based organizations) - một hình thức liên kết giữa những cá nhân và cộng đồng dân cư trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và hoạt động vì mục đích, lợi ích chung của cộng đồng. Hình thức tổ chức này ngày càng phát triển và thịnh hành ở Việt Nam, vốn có nguồn gốc sâu xa từ xã hội cộng

61 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001,

tr.130 – 131 62 Tính đến tháng 6 – 2005, đã có 320 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, hơn 2.150 hội có phạm vi hoạt động

tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hàng chục vạn hội, tổ chức cộng đồng tự quản, tổ hoà giải có

phạm vi hoạt động tại các quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, thôn, làng, ấp, bản… Đồng thời, hiện có khoảng 600 tổ

chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam, trong đó có gần 350 tổ chức có chương trình, dự án đối

tác với Việt Nam. Nhiều tổ chức đang đề nghị Chính phủ Việt Nam cho lập các văn phòng đại diện, văn phòng dự

án…

Page 89: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

77

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

đồng làng xã Việt Nam. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam, có tới 140.000 các tổ chức dựa vào cộng đồng, 3.000 các tổ chức hợp tác, trong số đó có 200 tổ chức từ thiện và 1000 tổ chức phi chính phủ địa phương được đăng ký(63).

II. Vai trò của các TCXH trong giám sát bảo vệ môi trường

1. Vai trò phát hiện, tố giác

Vai trò của các tổ chức xã hội trong phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật về môi trường được quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia. Với tư cách là những cộng đồng tự quản ở địa phương mà thành viên của họ đều là lực lượng nhân dân, các TCXH đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và giám sát môi trường. Các TCXH có vai trò phát hiện những sai phạm của việc thực thi pháp luật về BVMT. Họ cũng hoàn toàn có quyền tố giác những vi phạm về BVMT mà các tổ chức sản xuất, kinh doanh gây ra. Cùng với vai trò tố giác của các TCXH là vai trò hành động tập thể để cải thiện tình hình, chẳng hạn việc đệ đơn kiện một cách tập thể, thay mặt cho một nhóm xã hội (chẳng hạn như phụ nữ, trẻ em, người già) hay một cộng đồng, dân cư, lên chính quyền địa phương hay tòa án về những sự vi phạm nghiêm trọng đối với môi trường. Các tổ chức cộng đồng ở địa phương đã và đang làm tốt vai trò này, chẳng hạn như qua vụ việc điển hình Tung-Kuang và Ve-dan. TCXH như ENV (xem dưới đây) đã đóng vai trò tích cực trong việc phát hiện, tố giác các sai phạm BVMT.

Nghiên cứu trường hợp 1

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) là một tổ chức xã hội chuyên về giáo dục BVMT và động vật hoang dã được thành lập năm 2002 với 30 nhân viên, và có 3 văn phòng (Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). ENV có 3 phòng chức năng: giáo dục - tuyên truyền; bảo vệ động vật hoang dã; tư vấn và vận động chính sách. Hoạt động trên 2 mảng chính: giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường góp phần bảo vệ động vật hoang dã.

Mục đích của ENV là 1) Nâng cao nhận thức của cộng đồng, công chúng đối với việc sử dụng động vật hoang dã; 2) Hỗ trợ các cơ quan chức năng, tăng cường bảo vệ động vật; 3) Tham vấn với các nhà hoạch định chính sách về bảo tồn động vật hoang dã, để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động GSBVM.

63 Gita Sabharwal & Than Thi Thien Huong (2005), Civil Society in Vietnam (Xã hội dân sự ở Việt Nam), CIVICUS,

7/2005

Page 90: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

78

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Các hoạt động chính: 1) Giám sát: thông qua mạng lưới các tình nguyện viên (hơn 2000 thành viên ở 30 tỉnh, thành) đã được thành lập. Hầu hết trong số họ đã được tập huấn về kỹ năng giám sát và tham gia vào các chương trình giám sát tập trung. Họ cũng chính là những người kiểm tra giám sát thông tin mà người dân cung cấp (thông qua mạng lưới tình nguyện viên); 2) Điều tra, báo cáo và cung cấp các thông tin cho các cơ quan chức năng, hoàn toàn bảo mật; tổ chức hội thảo liên ngành; 3) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng thông qua mạng lưới kết nối và tình nguyện viên (TNV): nhằm khuyến khích cộng đồng vào hoạt động BVMT (thông qua bảo vệ động vật hoang dã), nâng cao nhận thức cộng đồng và tiến tới sự tham gia của chính họ vào hoạt động BVMT. Sự tham gia của cộng đồng đã mang lại những kết quả tích cực cho BVMT. Chẳng hạn, nhờ có sự phát hiện của cộng đồng, 7 con khỉ và vượn đã được chuyển giao ở Huế (trong đó có 5 con do TVN chuyển thông tin). Phân cấp sao đối với các tình nguyện viên (từ 1-5 sao), hội thảo thường niên dành cho TNV xuất sắc, với phần thưởng nhỏ như “chiếc máy ảnh”,..; 4) Chiến lược truyền thông: truyền tải các thông điệp đến cộng đồng, chẳng hạn: thông điệp bảo vệ động vật hoang dã (phim kêu gọi 30 giây trên đài truyền hình, chương trình 13 phút hàng tháng trên đài tiếng nói).

Thành tích nổi bật trong phát hiện và tố giác vi phạm pháp luật môi trường:

- Từ năm 2005, thành lập đường dây nóng giúp mọi người cung cấp thông tin, là một cơ chế dễ dàng để người dân cung cấp thông tin hơn là các cơ quan chức năng. Với đường dây nóng này, ENV đã phát hiện và tố giác được hơn 3300 vụ việc vi phạm. ENV thực hiện những chức năng tương tự như các cơ quan thực thi pháp luật như điều tra, tố giác, cảnh cáo với các mức độ nghiêm trọng tăng dần, gửi đến hạt kiểm lâm, UBND Tỉnh,…

- Chiến dịch Chợ Đồng Xuân (năm 2005 - 2006), nơi bán những động vật hoang dã (như chim rừng, rùa, khỉ,....): bước đầu tuyên truyền, giáo dục, sau đó giám sát, làm việc với Ban Quản lý chợ, thông qua hình thức thuyết phục tuyên truyền và cam kết giữa thương nhân và chủ chợ; cuối cùng là giám sát (1 tuần, 3 lần cho đến nay 2-3 tháng/lần).

- Góp phần chấm dứt tình trạng công khai nuôi giữ gấu, chích, bán trái phép mật gấu ở Quảng Ninh (gọi là “Du lịch trại Gấu ở Quảng Ninh”). Đây là chương trình thực hiện trong gần 4 năm, phối hợp với các cơ quan chức năng (hạt kiểm lâm địa phương), làm việc với đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân (UBKHCNMT của Quốc hội) và Cục Cảnh sát Môi trường để xử lý trực tiếp.

- Các con gấu đã được gắn chíp (từ thời điểm năm 2005), 27 con gấu con đã được bảo vệ và quản lý theo chương trình này. Thành công của các chương trình là thu hút sự quan tâm tham gia giám sát của công luận. Với sự đóng góp của ENV thông qua “vận động hành lang” từ kinh nghiệm của Trại Gấu ở Quảng Ninh, Tổng cục Du lịch đã có công văn gửi tất cả các công ty lữ hành ở Việt Nam không được phép đưa khách du lịch đến thăm quan trại gấu. Đây được xem như là một biện pháp ngăn ngừa tích cực tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.

Page 91: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

79

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Vụ bán đấu giá 2,77 kg cao hổ cốt ở Thanh Hóa: trường hợp tịch thu con hổ chết để nấu cao, UBND tỉnh có kế hoạch đem bán đấu giá số cao này. Với sự can thiệp của EVN, nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và hủy phiên bán đấu giá này.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng: là một trong những hoạt động quan trọng của ENV. Các chương trình triển lãm công cộng và nói chuyện tại các trường đại học. Hiện tại có tới 92.000 người đã tự nguyện cam kết không sử dụng động vật hoang dã.

2. Vai trò phản biện xã hội

Các tổ chức xã hội, về khía cạnh quản lý Nhà nước, đó là một bộ phận không tách rời của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mặc dù không phải mang đặc trưng là các tổ chức chính trị (trong số thành viên của Mặt trận tổ quốc có hội phụ nữ, hội thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân,..), các TCXH đều có vai trò phản biện xã hội liên quan đến các dự án luật, hoạch định chính sách, kế hoạch, chương trình liên quan đến sự phát triển KT-XH nói chung và BVMT nói riêng.

Luật BVMT đã quy định mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát, phát hiện, tố cáo, khởi kiện đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống và sức khỏe của người dân. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân đều có quyền được đối thoại với chính quyền các cấp về vấn đề BVMT (Điều 105 (2)). Quyền này cũng chỉ ra thuộc tính được tranh luận về những vấn đề xoay quanh BVMT. Trong những năm qua, nhiều dự án liên quan đến xây sân gôn, biệt thự cao cấp, nhà cao ốc ở công viên ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã phải dừng lại vì sự tham gia phản biện mạnh mẽ của các tổ chức xã hội và cộng đồng. Các TCXH đã đóng góp tích cực vào các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như liên quan đến môi trường nói riêng. Chẳng hạn CODE và PanNature, cùng với nhiều tổ chức khác như Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), được xem là những TCXH đi đầu trong vai trò phản biện chính sách.

Nghiên cứu trường hợp 2

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam & dự án Tam Đảo II

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường, được thành lập theo Quyết định số 299/CT ngày 23/11/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với mục đích tập hợp và huy động cá nhân và tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, góp phần vào sự phát triển lâu bền của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và BVMT khu vực và thế giới.

Một trong các hoạt động trọng tâm của Hội là phản biện xã hội về môi trường, đặc biệt đối với các vấn đề môi trường bức xúc. Phản biện ý tưởng dự án “Tam Đảo II” là một ví dụ được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. “Tam Đảo II” là ý tưởng quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái tại 300 ha rừng lùn trên tổng diện tích từ 500 đến 600 ha khu Tam Đảo II, thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, do công ty TNHH Vietnam Partner LLC và Belt Collin Hawaii. đề xuất bao gồm một loạt các công trình như villa, khách sạn, nhà nghỉ, sòng bạc, chuồng ngựa, đường mới mở, cáp treo, v.v.

Page 92: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

80

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Nhận thấy việc tiến hành dự án “Tam Đảo II” chắc chắn sẽ gây ra những tác động xấu đến toàn bộ diện tích còn lại của vườn quốc gia, đến các hệ sinh thái, các loài, các nguồn gen, trong đó có hệ sinh thái đất ngập nước trên núi cao duy nhất của Việt Nam, Hội đã lên tiếng nhằm mục đích ngăn chặn việc thực thi dự án này.

Ngày 23/11/2006, Hội đã gửi Công văn đầu tiên số 241/HMTg cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), và Bộ Xây dựng. Hội cũng tổ chức một đoàn công tác gồm 15 chuyên gia tới làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 10/12/2006 nhằm phản biện kết quả của hai nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của dự án do UBND tỉnh hợp đồng với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện, đồng thời khuyến cáo tỉnh không nên dựa vào kết quả của hai nghiên cứu này vì chúng quá đơn giản, mang tính minh họa dựa trên những lập luận không chính xác, thời gian quan trắc quá ngắn ngủi và thậm chí có khả năng xác định sai khu vực điều tra.

Ngày 25/4/2007, Văn phòng Chính phủ đã phản hồi qua Công văn số 2213/VPCP - NN (về việc kiểm tra ngăn chặn việc tác động làm thay đổi điều kiện tự nhiên của khu bảo vệ ng-hiêm ngặt vườn quốc gia Tam Đảo), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “Giao Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ TN&MT kiểm tra thực tế việc chuẩn bị và triển khai Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 tại vườn quốc gia Tam Đảo, báo cáo đề xuất biện pháp xử lý lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/5/2007”.

Ngày 17/5/2007, Hội lại có Công văn thứ hai gửi Văn phòng chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, cùng với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên với nội dung chính Phản đối dự án Tam Đảo II.

Ngày 25/9/2007 tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội, 85 khách mời đã đến dự cuộc Hội thảo các vấn đề môi trường liên quan đến ý tưởng Dự án “Tam Đảo 2” do Hội tổ chức với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) để nghe các báo cáo tổng quan về vườn quốc gia Tam Đảo, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề môi trường liên quan đến ý tưởng Dự án Tam Đảo II, và đồng thuận về các tác hại trước mắt và lâu dài liên quan đến đa dạng sinh học, môi trường, các vấn đề văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, và vi phạm pháp luật hiện hành.

Công tác phản biện của Hội đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới truyền thông. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội, 24 cơ quan truyền thông đã đăng tin, bài, bình luận về “Tam Đảo II” như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội, Báo Nhân dân, Báo Lao động, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Khoa học và Đời sống, mạng Thanh tra Chính phủ, mạng Việt Nam Net, mạng Bộ Tài nguyên và Môi trường, v.v.

Ngày 2/10/2007, Hội đã gửi công văn số 203/HMTg lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan không tiếp tục theo đuổi ý tưởng Dự án Tam Đảo II. Đến nay dự án “Tam Đảo II” đã không được thực hiện(64).

64 Nguồn: Asia Foundation (2008), Khảo sát nhu cầu đào tạo của các TCXH: Sự phát triển tổ chức và huy

động sự tham gia của cộng đồng XHDS ở VN, tr.25

Page 93: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

81

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Nghiên cứu trường hợp 3

Viện Môi trường và Phát triển Bền vững với Dự thảo Luật Du lịch

Viện Môi trường và Phát triển Bền vững được thành lập năm 1995 là một cơ sở khoa học và công nghệ trực thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam với 3 nhiệm vụ: (i) tiến hành các hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu triển khai; (ii) tư vấn khoa học và công nghệ về môi trường và phát triển bền vững; và (iii) làm phản biện xã hội các chương trình, dự án phát triển của nhà nước và các doanh nghiệp.

Được sự đồng ý của Tổng cục Du lịch, từ tháng 10/2004 đến tháng 8/2005 Viện Môi trường và Phát triển Bền vững đã thực hiện dự án phản biện xã hội: “Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình soạn thảo Luật Du lịch của Việt Nam”. Các hoạt động của dự án đều có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của Vụ Pháp chế, Tổng cục Du lịch và các Sở Thương mại Du lịch của các địa phương nơi tiến hành tham vấn ý kiến.

Ngày 18 tháng 12 năm 2004, Viện đã tổ chức Hội thảo “Góp ý kiến xây dựng Luật Du lịch” vào bản dự thảo số VI với hơn 50 đại biểu tham dự, thu thập được rất nhiều ý kiến đóng góp cụ thể cho việc xây dựng Luật Du lịch, tập trung vào vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và đảm bảo phát triển bền vững.

Từ tháng 1/2005 đến tháng 5/2005, Viện đã tổ chức 4 cuộc hội thảo cấp tỉnh và thành phố (Ninh Bình, Quảng Bình, Hồ Chí Minh và Tiền Giang) và các cuộc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp ở 5 xã, là các địa phương đã và đang có các hoạt động du lịch ở các tỉnh Ninh Bình, Quảng Bình và Tiền Giang, được thực hiện theo Dự thảo VII/5, xem xét chủ yếu khía cạnh tài nguyên - môi trường du lịch và phát triển bền vững. Đối tượng tham dự các hội thảo và đợt khảo sát, phỏng vấn bao gồm các nhà quản lý ở trung ương và địa phương, các nhà khoa học có liên quan đến tài nguyên và môi trường du lịch, các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch cũng như cộng đồng tham gia gián tiếp.

Sau mỗi đợt hội thảo và khảo sát, các ý kiến đóng góp được các chuyên gia của Viện tổng hợp thành văn bản và gửi tới Vụ Pháp chế (Ban soạn thảo). Báo cáo tổng kết toàn bộ ý kiến đóng góp cuối cùng cũng đã được gửi tới Tổng cục Du lịch, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu Khoa học – Văn phòng Quốc hội, và Đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Bình và Ninh Bình. Một số ý kiến đóng góp đã được tiếp thu, ngày 11/6/2005 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI, Luật Du lịch đã được ban hành(65) .

3. Vai trò vận động và tư vấn chính sách

Vai trò tư vấn, khuyến nghị của các TCXH được xác lập trong các quy định tại Điều 19, 116 (d) của Luật BVMT theo đó các tổ chức, cá nhân đều được khuyến khích thúc đẩy phát triển dịch vụ BVMT với chức năng bao gồm tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường(66).

65 Nguồn: Asia Foundation (2008), Khảo sát nhu cầu đào tạo của các TCXH: Sự phát triển tổ chức và huy

động sự tham gia của cộng đồng XHDS ở VN, trang 26-27 66 Luật BVMT (QH52/2005/QH11), http://www.vietlaw.gov.vn/

Page 94: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

82

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Với vai trò là một kênh thông tin quan trọng của cơ chế dân chủ trong BVMT, các TCXH không chỉ phản ánh đơn thuần về những vi phạm đối với pháp luật BVMT mà còn đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho việc xử lý và giải quyết các vấn đề ấy. Thông qua các TCXH mà người dân có thể bày tỏ trực tiếp sự đóng góp ý kiến của mình vào việc đưa ra những quyết định chính trị, chính sách, chương trình và kế hoạch về BVMT ở địa phương và cấp quốc gia. Các TCXH như CODE, PanNature (được nghiên cứu ở dưới đây) cho thấy vai trò và hiệu quả của TCXH trong việc vận động và tư vấn chính sách liên quan đến GSBVMT.

Nghiên cứu trường hợp 4

Viện Tư vấn phát triển

Viện Tư vấn Phát triển (CODE) là đơn vị khoa học công nghệ, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn phát triển, phân tích và vận động chính sách trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hội nhập Quốc tế ở Việt Nam và các quốc gia lưu vực Mê - kông. CODE là tổ chức tiên phong chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận động chính sách ở Việt Nam. Tôn chỉ của CODE là giúp làm cầu nối giữa người dân, cộng đồng với các cấp chính quyền, doanh nghiệp và thị trường liên quan đến quá trình hoạch định và thực thi chính sách và pháp luật nói chung và bảo vệ, giám sát môi trường nói riêng. Mục tiêu của CODE là nghiên cứu về hoạt động của các NGO trong quản lý, BVMT, nghiên cứu, tư vấn, đánh giá phát triển bền vững. CODE góp phần vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát chính sách của nhà nước, hài hòa giữa môi trường, xã hội và kinh tế, cân bằng lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Các hoạt động của CODE bao gồm:

1. Tham gia vào chương trình Bô-xít Tây Nguyên

Trong hoạt động vận động, tư vấn chính sách và giám sát BVMT, CODE đã tham gia tích cực vào dự án Bô - xit Tây Nguyên từ giai đoạn khởi đầu của dự án cho đến nay. Từ tháng 7-11/2007, CODE tham gia vào việc tiến hành các nghiên cứu nhằm đánh giá nhanh vấn đề xã hội trong chương trình Bô-xít Tây Nguyên. CODE phối hợp và làm việc chặt chẽ với nhà hoạch định chính sách và pháp luật cũng như các cấp có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương. Tháng 10/2007, CODE đã phối hợp với UBND Tỉnh Đắc Nông (địa phương có dự án sẽ được triển khai) tổ chức tọa đàm khoa học với sự tham dự của các nhà lãnh đạo, quản lý địa phương, các nhà khoa học và các tổ chức xã hội liên quan đến giám sát, BVMT. Tháng 10/2008, CODE đồng tổ chức hội thảo khoa học với Tỉnh Đắc Nông, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của trên 160 đại biểu, bao gồm đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo và quản lý ở địa phương, các nhà khoa học, tổ chức xã hội và giới truyền thông. Hội thảo đã tạo ra nhịp cầu kết nối giữa các nhà khoa học, tổ chức xã hội với các cấp chính quyền và nhà hoạch định, thực thi chính sách liên quan đến vấn đề Bô-xít Tây Nguyên nói riêng và giám sát, BVMT nói chung. Sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết về Bô-xít Tây Nguyên (24/4/2009), CODE tiếp tục tham gia tích cực đóng góp ý kiến, tư vấn và phản biện để thực hiện tốt kết luận quan trọng này.

Page 95: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

83

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Trong quá trình hoạt động của mình CODE cung cấp các luận cứ khoa học và đưa ra những khuyến nghị, theo đó đề nghị Chính phủ cần có đánh giá môi trường chiến lược; làm thí điểm từ một đến hai nhà máy trước khi tiến hành đồng loạt để đánh giá tác động đầy đủ đến sinh kế và môi trường; điều chỉnh lại quy hoạch; hoàn thổ lại đất đai sau khi khai thác,… Những đề xuất của CODE đã tác động và ảnh hưởng đến các quyết sách của Đảng và Nhà nước. Cụ thể trong việc nghiên cứu, đánh giá về tác động đối với môi trường trong việc khai thác bô-xít Tây Nguyên, khoáng sản nói chung. Nhiều nghiên cứu của CODE cũng như những khuyến nghị đã được các nhà lập pháp và hoạch định chính sách xem xét và kế thừa. CODE cũng đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho quá trình dự thảo và ban hành luật khoáng sản sửa đổi, bổ sung. Cùng với PanNature, CODE đã đệ trình lên Quốc hội bố bản khuyến nghị về tư vấn chính sách.

Phương châm hoạt động của CODE hướng tới mục tiêu nghiên cứu, tư vấn và vận động chính sách một cách chuyên nghiệp. Hoạt động của CODE luôn hướng tới mục tiêu góp phần giúp Đảng và Nhà nước tạo ra những quyết sách mới phù hợp hơn (chẳng hạn đó là Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Quyết định Thủ tướng,..). Các hoạt động tổ chức nghiên cứu thực địa, khảo sát, giám sát, vận động và tư vấn cho hoạch định chính sách về môi trường chiến lược của CODE trong thời gian qua liên quan đến dự án Bô-xít Tây Nguyên có những đóng góp to lớn và hết sức ý nghĩa. Cuốn sách chuyên khảo khoa học “Khai thác Bô-xít và PTBV ở Tây Nguyên” do CODE tiến hành cung cấp góc nhìn đa chiều về Tây Nguyên; cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách ở Trung ương và địa phương. Có thể nói, CODE là cơ quan đầu tiên tư vấn trong vấn đề Bô-xít Tây Nguyên và là một trong những tổ chức xã hội đóng vai trò hiệu quả trong hoạt động giám sát, BVMT, phản biện, vận động và tư vấn chính sách liên quan đến BVMT ở Việt Nam trong thời gian qua.

2. Trong việc xây dựng Luật Khoáng sản

CODE đã tham gia tích cực vào việc xây dựng Luật Khoáng sản thông qua việc cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn về những vấn đề liên quan tác động của khai thác khoáng sản đối với sinh kế của người dân, quản trị khoáng sản, minh bạch và phát triển bền vững. Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo, hội nghị và gửi báo cáo, kiến nghị, CODE đã đóng góp quan trọng vào việc trở thành một kênh thông tin tin cậy cho các nhà lập pháp trong quá trình xây dựng Luật này.

CODE tiến hành lựa chọn 3 địa bàn nghiên cứu điển hình: khai thác than ở Quảng Ninh; khai thác Titan ở ven biển miền Trung, khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên vào tháng 5/2010, tổ chức hội thảo tham vấn cấp quốc gia cùng với VUSTA về chủ đề “Tài nguyên khoáng sản và PTBV ở Việt Nam” nhằm đưa ra những kiến nghị cho Quốc hội bàn thảo về dự luật khoáng sản; đóng góp cho những dự luật ấy bằng những kinh nghiệm của CODE. CODE thực hiện nghiên cứu nền tảng về việc thực hiện Sáng kiến Quốc tế về thúc đẩy Sáng kiến Minh bạch trong Ngành khoáng sản (EITI) ở Việt Nam, sau đó tổ chức hội thảo tham vấn để công bố nghiên cứu này với sự tham gia của VCCI. Đồng thời CODE phối hợp với PanNature tổ chức hội thảo tham vấn chính sách trong khoáng sản. Các kết quả nghiên cứu của CODE là tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng chính sách và luật của Quốc hội, chẳng hạn dự thảo Luật Khoáng sản, dự thảo Luật Tài nguyên Nước,…

Page 96: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

84

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

3. Triển khai về minh bạch trong công nghiệp khai khoáng và đối thoại phòng chống tham nhũng

CODE tham gia tích cực vào Sáng kiến quốc tế về thúc đẩy minh bạch trong ngành khoáng sản (EITI). Đây là một diễn đàn minh bạch hóa và quản trị về khoáng sản toàn cầu, cho đến nay đã có sự tham gia của 35 nước trên toàn thế giới. Hoạt động của CODE góp phần giúp Việt Nam tìm hiểu và tham gia thực thi sáng kiến này.

Nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước và địa phương và các cơ quan hữu quan về BVMT, CODE cũng đã và đang tích cực tham gia vào đối thoại phòng chống tham nhũng năm 2011 trong lĩnh vực khai thác khoáng sản do ĐSQ Thụy Điển phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức. CODE đóng góp vào việc phân tích và đề xuất kiến nghị, giải pháp liên quan đến thực trạng ngành khoáng sản và khả năng tham gia sáng kiến EITI của Việt Nam thông qua các hoạt động như thế này.

Tôn chỉ hoạt động của CODE là hướng tới phát triển bền vững. Những nghiên cứu về khoáng sản của CODE đã đóng góp tích cực vào việc phát hiện, giám sát và BVMT. Qua các hoạt động của mình, CODE đã phát hiện ra sự thiếu đồng bộ trong việc phát triển vùng, đánh giá tổng thể giữa các ngành. Chẳng hạn, đó là sự phối hợp giữa các tỉnh, các địa phương; vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển vùng; vấn đề quản lý nguồn nước, đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản,… CODE phối hợp với VUSTA, Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), xây dựng chương trình phát triển Tây Nguyên (chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước), “Chương trình Tây Nguyên 3” do Viện KHCN chủ nhiệm với sự tham gia của VUSTA và VASS.

Nghiên cứu trường hợp 5

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

PanNature là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập chí nh thứ c năm 2006, hoạt động nhằ m BVMT, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. PanNature bắ t đầ u hì nh thà nh từ cuố i năm 2004 khi mộ t số người hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên có cùng ý tưởng muốn thành lập một tổ chức phi chính phủ do chính người Việt Nam quản lý và điều hành.

PanNature thuộc thế hệ TCXH thứ ba vớ i tầm nhìn là góp phần xây dựng Việt Nam thà nh một xã hội bền vững và thân thiện với môi trường, tất cả mọi người có cuộc sống phồn vinh và hài hòa với thiên nhiên, những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng hợp lý, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước cho hôm nay và mai sau.

Sứ mệnh của PanNature là nhằm BVMT, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. Chiế n lượ c hoạ t độ ng củ a PanNature giai đoạ n 2011-2015 hướ ng đế n tăng cườ ng tí nh minh bạ ch và quả n trị tố t hơn trong lĩ nh vự c tà i nguyên thiên nhiên ở Việ t Nam vớ i cá c mụ c tiêu cụ thể như sau:

Page 97: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

85

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

1. Thú c đẩ y quả n trị tố t tà i nguyên nhiên nhiên.

2. Nâng cao nhậ n thứ c xã hộ i về môi trườ ng.

3. Tăng cườ ng sự tham gia và minh bạ ch củ a quá trì nh xây dự ng, thự c hiệ n chí nh sá ch công về tà i nguyên, môi trườ ng.

4. Hợ p tá c, phá t triể n mạ ng lướ i ở khu vự c Mê-kông và ASEAN và phá t triể n năng lự c củ a tổ chứ c.

Vớ i mỗ i mụ c tiêu trên, PanNature đã xây dự ng cá c nhó m chiế n lượ c thự c thi ưu tiên dự a trên cá c chương trì nh chuyên trá ch về : (i) quả n trị tà i nguyên thiên nhiên qua dự á n hiệ n trườ ng; (ii) giá o dụ c và tư vấ n đà o tạ o môi trườ ng; (iii) truyề n thông và bá o chí môi trườ ng; và (iv) nghiên cứ u và vậ n độ ng chí nh sá ch môi trườ ng.

Mộ t số chương trì nh mà PanNature đã và đang thực hiện:

1) Xây dự ng cá c mô hì nh quả n trị tà i nguyên thiên nhiên tạ i hiện trường

Từ năm 2008 PanNature đã triể n khai cá c dự á n thí điểm xây dự ng mô hình tổ chứ c cộ ng đồ ng như là thiế t chế xã hộ i dân sự đị a phương để hỗ trợ quả n lý hiệ u quả cá c khu bả o tồ n thiên nhiên. Ví dụ như thiế t lậ p Ban phá t triể n cộ ng đồ ng cấ p xã cho dự á n Tiế p cậ n thị trườ ng cá c sả n phẩ m nông-lâm sả n cho cá c cộ ng đồ ng dân tộ c vù ng đệ m Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò (Hò a Bì nh); hay thí điể m thà nh lậ p cá c tổ chứ c cộ ng đồ ng tạ i thôn bả n để phố i hợ p cù ng Ban quả n lý khu BTTN và chí nh quyề n đị a phương cùng tham gia quả n lý ; bả o vệ rừ ng đặ c dụ ng tạ i cá c KBT Ngọ c Sơn - Ngổ Luông (Hò a Bì nh), Mù Cang Chả i (Yên Bá i) và Khau Ca (Hà Giang). Đây là nhữ ng sá ng kiế n quả n trị mớ i, lầ n đầ u tiên thí điể m tạ i Việ t Nam, và phù hợ p vớ i đị nh hướ ng phá t triể n chí nh sá ch đồ ng quả n lý rừ ng đặ c dụ ng củ a Việ t Nam trong giai đoạ n 2011-2015.

2) Nâng cao năng lực cho đối tác địa phương

Hoạt động này nhằm thúc đẩy việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cán bộ và tổ chức địa phương. Chương trình tập huấn và nâng cao năng lực của PanNature bao gồm các khóa tập huấn cho cán bộ truyền thông, các tập huấn viên, cán bộ bảo tồn và cán bộ khuyến nông khuyến lâm; phát triển kỹ năng; đào tạo thông qua công việc; cung cấp các cơ hội thực tập và trao đổi công việc; cung cấp các chương trình học bổng cho sinh viên; hỗ trợ phát triển tổ chức cho các tổ chức tổ chức xã hội.

3) Mạng lưới – Đối tác

Mục tiêu là hỗ trợ sự phát triển của tổ chức xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, giám sát môi trường và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

PanNature tăng cường liên kết và chia sẻ giữa những người dân Việt Nam quan tâm đến môi trường. PanNature chủ trương xây dựng một mạng lưới liên kết những người có cùng mối quan tâm đến BVMT và bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt chú trọng vào lớp trẻ và các tổ chức xã hội; hỗ trợ vật chất cho các nhóm bảo tồn trong nước, thông qua thiết lập một cơ chế quỹ nhỏ để hỗ trợ các nhóm và tổ chức xã hội địa phương phát triển về tổ chức, thực hiện các dự án can thiệp tại địa phương và các sáng kiến về BVMT.

Page 98: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

86

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Hiện nay PanNature đang triển khai xây dựng các nhóm tham gia bảo vệ rừng đặc dụng ở cấp thôn bản (thực chất là xây dựng các NGO ở cộng đồng) tại Hòa Bình, Mù Cang Chải (Hà Giang), Yên Bái... PanNature là một trường hợp điển hình về việc xây dựng năng lực và kết nối các TCXH trong lĩnh vực GSBVMT.

PanNature tham gia tích cực vào các hoạt động GSBVMT, tăng cường năng lực GSBVMT của các NGO ở địa phương và xây dựng mạng lưới kết nối nhằm bảo vệ hiệu quả các khu bảo tồn ở Việt Nam.

4) Tham vấn chính sách

Mục tiêu là góp phần thay đổi cơ chế, chính sách phục vụ mục tiêu bảo tồn thiên nhiên tốt hơn.

Thông qua các kết quả nghiên cứu và các dự án, PanNature sẽ đề xuất những mô hình tham khảo và những gợi ý về công tác hoạch định và quản lý phát triển bền vững lên các nhà hoạch định chính sách ở các cấp chính quyền.

Trong việc tư vấn, vận động chính sách, PanNature mở rộng tạo không gian và cơ hội cho các nhà chính trị, hoạch định chính sách và pháp luật cũng như các nhà khoa học ngồi lại với nhau để tăng cường sự tham gia vào tư vấn chính sách.

PanNature chú trọng vào đánh giá tác động môi trường như ảnh hưởng của các dự án xây đập trên dòng Mê-kông, thủy sản, điện,.. Những nghiên cứu của PanNature cũng chỉ ra sự bất cập và chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý môi trường. Chẳng hạn, hiện nay Bộ Luật hình sự chưa điều chỉnh đến các tổ chức mà chỉ là cá nhân liên quan đến những vi phạm về môi trường. Vì vậy, trong trường hợp bị vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người dân khó đạt được sự bồi thường thích đáng. Trong khi pháp luật quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý đối với việc BVMT, xử lý ô nhiễm, tính minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền, việc GS-BVMT vẫn thiếu hiệu quả nếu không có sự tham gia của các TCXH. Vì vậy, PanNature đã tích cực đóng vai trò là một kênh đối thoại giữa doanh nghiệp, nhà nước và người dân. PanNature chú trọng đến việc đưa vấn đề ô nhiễm nói riêng, GSBVMT nói chung vào truyền thông báo chí, phỏng vấn các chuyên gia, tập huấn cho các phóng viên báo chí, các chuyên gia môi trường (MT) và pháp luật MT,... PanNature đang phối hợp với các chuyên gia về Luật MT ở Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá quyền khiếu kiện của người dân trong các vụ vi phạm về pháp luật MT, công bố báo cáo hẹp và công bố báo chí,...

Trong lĩnh vực tăng cường năng lực quản trị tài nguyên, PanNature giúp tăng cường năng lực quản trị tài nguyên của nhà nước và giúp người dân, cộng đồng tham gia hiệu quả vào quá trình GSBVMT. Những nghiên cứu, đánh giá chiến lược của PanNature, cùng với những báo cáo khuyến nghị, tham vấn và vận động chính sách, đều được gửi đến Quốc hội và có sẵn đến trên các website của Chính phủ. Bên cạnh đó, PanNature phối hợp chặt chẽ với các TCXH khác, chẳng hạn với CODE, đưa sáng kiến EITI vào trong hệ thống quản trị tài nguyên ở Việt Nam, thúc đẩy Việt Nam tham gia vào tổ chức Theo dõi Thuế Tài nguyên thế giới (Resources Revenue Watch).

Page 99: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

87

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

5) Nghiên cứu – Giáo dục

Hoạt động này nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về các vấn đề môi trường, bao gồm các hoạt động như các chương trình nghiên cứu ứng dụng, giáo dục môi trường trải nghiệm.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, PanNature quan tâm đến tác động của khai thác khoáng sản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nghèo đói, tác động môi trường ở Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá về việc khai thác khoáng sản và giảm nghèo ở Yên Bái, Tây Nguyên (Gia Lai); nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược,… Những nghiên cứu của PanNature cho thấy khai thác khoáng sản không có mối quan hệ gì với giảm nghèo ở vùng ấy. Đồng thời chỉ ra những hạn chế của quản trị tài nguyên và quá trình xây dựng, thực hiện các dự án liên quan đến khoáng sản. Chẳng hạn, các nhà đầu tư và chính quyền đã không đánh giá đúng mức về tác động của khai thác than và khoáng sản đối với việc xóa đói giảm nghèo, vì tác động môi trường của nó quá lớn, trong khi đó, chi phí môi trường không lấy từ nguồn thu từ khai thác khoáng sản…

6) Truyền thông – Xuất bản

Nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề bảo tồn thiên nhiên.

PanNature phát triển và xuất bản các loại ấn phẩm khác nhau, bao gồm các loại hình như sách tham khảo, sách bỏ túi, tờ rơi, áp phích quảng cáo, tài liệu hướng dẫn về thiên nhiên môi trường, động thực vật hoang dã, giáo dục và truyền thông môi trường, vận động chính sách môi trường, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

PanNature tuyên truyền những kiến thức về môi trường, chia sẻ thông tin và góp phần thúc đẩy công lý môi trường thông qua truyền thông trực tuyến đặc biệt là Internet, với mạng www.ThienNhien.Net trực tuyến, trong năm 2010 đã có 800.000 lượt truy cập website này.

PanNature phối hợp chặt chẽ với các hãng thông tấn và các đài truyền hình Trung ương và địa phương để nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững thông qua các bộ phim khoa học và giáo dục.

4. Vai trò tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát BVMT

Vai trò giám sát của các TCXH trong BVMT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các TCXH. Pháp luật Việt Nam quy định quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát BVMT, đặc biệt là các tổ chức xã hội ở cấp độ địa phương. Cũng giống như những TCXH nói chung, các TCXH về BVMT với tính cách là lực lượng cộng đồng, nhân dân, đóng vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến BVMT của chính quyền và các tổ chức, sản xuất kinh doanh hay của toàn xã hội.

Luật BVMT quy định về trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án (Điều 23 (1)), theo đó cần phải niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp BVMT để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát(67) . Như vậy, ở đây vai trò của cộng

67 Luật BVMT (QH52/2005/QH11), http://www.vietlaw.gov.vn/

Page 100: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

88

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

đồng dân cư trong kiểm tra, giám sát là hết sức quan trọng và là yêu cầu bắt buộc ngay từ khâu thẩm định dự án có tác động đến môi trường, chứ không chỉ là trong quá trình thực hiện hay kết thúc dự án.

Các TCXH như Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR), ENV, PanNature,… đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của các TCXH trong việc tăng cường sự tham gia mạnh mẽ và sâu rộng của cộng đồng dân cư, các chủ thể nghĩa vụ có liên quan (như chính quyền, doanh nghiệp) vào GSBVMT.

Nghiên cứu trường hợp 6

Viện Kinh tế Sinh thái (ECO-ECO)

ECO-ECO, thành lập năm 1990, là một tổ chức nghiên cứu, tập hợp của các nhà khoa học (ban đầu trực thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước - nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vào năm 1993. Viện có 19 thành viên sáng lập và 12 thành viên hoạt động, 10 cộng tác viên, 10 nhà khoa học quốc tế là thành viên danh dự.

Năm 1995, Viện Kinh tế Sinh thái trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc Tế - IUCN, Liên hiệp phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế - IFOAM (năm 1996) và đối tác của Tổ chức Công giáo vì sự Phát triển và chống Đói nghèo - CCFD (năm 1996). Từ năm 1995, Viện xuất bản Tạp chí Kinh tế Sinh thái xuất bản định kỳ, được phát hành rộng rãi trong cả nước (đến nay đã xuất bản được 33 số). Viện có các chức năng chủ yếu đó là 1) nghiên cứu khoa học; 2) nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua tập huấn, đào tạo, giáo dục và truyền thông; 3) tư vấn chính sách liên quan đến BVGSMT; 4) xây dựng và triển khai các mô hình PTBV, GSBVMT có sự tham gia của cộng đồng.

Các lĩnh vực hoạt động của ECO-ECO bao gồm:

1) Xây dựng làng sinh thái: ECO-ECO đã xây dựng được 16 làng sinh thái tại 3 hệ sinh thái nhạy cảm: đồi trọc, cồn cát và vùng ngập nước thuộc 14 tỉnh thành thuộc phạm vi miền Bắc và Bắc Trung Bộ, với sự tham gia của hàng nghìn hộ dân trực tiếp vào việc giám sát, BVMT. Chẳng hạn, làng kinh tế sinh thái trên vùng cát hoang mạc tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (với tài trợ của SIDA, IUCN, Ban Biên giới chính phủ), với sự tham gia của 200 hộ dân thuộc 3 thôn tham gia. Mô hình này được đánh giá cao và được địa phương nhân rộng.

2) Xây dựng mô hình bảo tồn: 5 mô hình bảo tồn (cây thuốc nam, lâm sản ngoài gỗ và cây gỗ quý) tại 6 điểm hiện trường: bảo tồn cây thuốc nam tại xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, xã Tuấn Đạo và xã Bồng Am huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, bảo tồn nguồn gen cây gỗ quý tại VQG Ba Vì – Hà Tây (cũ), tái lập 30 ha rừng nhiệt đới, tôn tạo cảnh quan đền Gióng, huyện Sóc Sơn – Hà Nội.

3) Tập huấn, nâng cao nhận thức và kỹ năng: Mở các lớp đào tạo tuyên truyền viên, người thực hiện dự án về các kiến thức, kỹ năng. Chẳng hạn, kỹ thuật nông lâm kết hợp, kỹ năng lập kế hoạch kinh tế hộ, kỹ năng lập kế hoạch phát triển thôn bản có sự tham gia, lập kế hoạch vi mô, kỹ năng truyền thông, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng giám sát, xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và sa mạc hóa,...

Page 101: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

89

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

4) Đào tạo, tư vấn: phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu đào tạo nghiên cứu sinh (Thạc sỹ, tiến sỹ) các chuyên ngành Nông, Lâm, Môi trường,.. tiến hành tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp ở các địa phương về các phương pháp tiếp cận, quản lý vùng và quản lý tài nguyên trong các cộng đồng; tham gia hội đồng thẩm định các dự án quan trọng của Nhà nước, các chương trình kinh tế – xã hội và chuyên gia tư vấn cho một số dự án quốc tế, xây dựng Luật Đa dạng sinh học, BVMT,...

5) Nghiên cứu: tham gia các đề tài nghiên cứu Nhà nước, chẳng hạn, đề tài KT03 nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn (xây dựng Làng sinh thái vùng cát Triệu Vân, huyện Triệu Phong – Quảng Trị) và một số đề tài do VUSTA và các Sở KHCN bảo trợ,…

6) Truyền thông: Qua kênh Tạp chí Kinh tế Sinh thái, trang web, và một số ấn phẩm, áp phích, hội thảo, hội nghị,...

Hoạt động xây dựng làng sinh thái của ECO-ECO cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các TCXH trong việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội vào công tác BVGSMT. Sự tham gia rộng rãi của các các cấp chính quyền, đoàn thể (như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội người cao tuổi) và cộng đồng địa phương là hết sức rõ rệt trong hoạt động xây dựng làng sinh thái và mô hình bảo tồn. Chẳng hạn, ECO-ECO đang tiến hành hoạt động “xây dựng một mô hình đánh giá tiềm năng của TCXH đối với BVMT và phát triển bền vững” trong khuôn khổ dự án “Cải thiện môi trường và nông nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn và Lào Cai” với sự tham gia của Hội người cao tuổi.

Nghiên cứu trường hợp 7

Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR)

CECR là một tổ chức tự nguyện, phi lợi nhuận và dựa vào cộng đồng, được thành lập năm 2009, có chức năng và nhiệm vụ là nghiên cứu, tư vấn, giáo dục tuyên truyền về BVMT. CECR chuyên về BVMT thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực quản trị môi trường và kết nối sự tham gia rộng rãi của công chúng và các TCXH vào GSB-VMT và phát triển bền vững ở Việt Nam.

CECR đã tham gia xây dựng thông tin nền về ao hồ của sáu quận nội thành Hà Nội (xuất bản tập tài liệu này nhân kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội) với tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU) và Đại sứ quán Cộng hòa Séc; xây dựng giáo trình 16 modules, tổng quan về môi trường, hệ thống pháp luật Việt Nam về môi trường, tác động môi trường đối với các dự án xây dựng nhà, khu đô thị,…cho các công ty và chủ thầu các dự án.

Các hoạt động đã và đang được thực hiện của CECR:

- Xây dựng thông tin nền về ao hồ của sáu quận nội thành Hà Nội, với sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư ở Hà Nội. Dự án thí điểm này sẽ kỳ vọng được nhân rộng cho mô hình quản lý ao, hồ và GSBVMT trên phạm vi cả nước (năm 2010).

Page 102: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

90

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Công bố sách “Thông tin nền về ao hồ Hà Nội” với sự tham dự của hơn 400 đại biểu, gồm đại diện các cấp chính quyền, TCXH, cộng đồng, 4 hãng truyền hình và 40 tờ báo (năm 2010).

- Xây dựng dự án về “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong việc bảo vệ ao, hồ Hà Nội”.

- Xây dựng mạng lưới cộng đồng về quản lý ao, hồ và BVMT ở Hà Nội và cả nước.

- Xây dựng và triển khai Website cung cấp và chia sẻ thông tin nền về ao hồ và BVGSMT.

- Nghiên cứu lựa chọn tại 10 phường (gồm cả hồ Đền Lừ và Hữu Tiệp) đưa vào các sáng kiến môi trường để giữ gìn hồ và xây dựng các nhà văn hóa phường thành nơi cộng đồng tham gia các khóa học luật về môi trường và pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở, giúp cho các phường xây dựng kế hoạch quản lý môi trường.

- Xây dựng các cơ chế giám sát, chẳng hạn huy động sự tham gia của học sinh và hội phụ nữ, đoàn thanh niên vào hoạt động quản lý môi trường ở địa phương; xây dựng một mạng lưới các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân tham gia vào BVMT (gồm một mạng lưới và website).

- Nâng cao nhận thức và trình độ, kỹ năng GSBVMT cho các cán bộ địa phương và cộng đồng thông qua đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị,…

- Tăng cường sự giám sát thông qua điều phối và triển khai giám sát dựa vào cộng đồng.

Các hoạt động của CERC đã cho thấy vai trò quan trọng của các TCXH trong huy động sự tham gia của người dân và cộng đồng vào hoạt động GSBVMT cũng như hiệu quả thiết thực của các hoạt động này. Hoạt động xây dựng mạng lưới dựa trên cộng đồng và minh bạch hóa thông tin trong việc quản lý ao hồ ở Hà Nội có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu rộng đối với tăng cường sự tham gia của người dân và các TCXH vào việc GSBVMT.

5. Vai trò giáo dục, phổ biến, tuyên truyền

Các TCXH có một vai trò quan trọng trong việc tham gia giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật BVMT. Luật BVMT tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức và cá nhân tham gia vào BVMT nói chung và giáo dục, phổ biến, tuyên truyền về BVMT nói riêng (Điều 5 (2)). Luật này cũng quy định Nhà nước cần phải ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho BVMT, đồng thời khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực BVMT (Điều 107 (3)). Giáo dục chính thức trong hệ thống công lập của Nhà nước do Nhà nước thực hiện là hết sức quan trọng và tất yếu. Tuy nhiên, việc phổ biến, tuyên truyền và giáo dục lâu dài và phổ thông cho mọi tầng lớp xã hội nói chung và các tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nói riêng không thể thiếu vai trò của các TCXH.

Vai trò và nhiệm vụ của các TCXH trong lĩnh vực BVMT còn được tái khẳng định trong những điều lệ về hội của các TCXH này. Chẳng hạn, Điều 4 của Điều lệ Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (một tổ chức xã hội thành viên của Liên hiệp các Hội KHKT, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã khẳng định Hội có nhiệm vụ “tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường (BVTNMT) trong nhân dân, góp phần đưa nội dung BVTNMT vào chương trình giảng dạy trong các trường học”; “thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám

Page 103: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

91

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

định xã hội cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh”, và “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên”(68). Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của hầu hết các TCXH liên quan đến BVMT. Chẳng hạn, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên của Việt Nam (EVN)(69) đã thể hiện vai trò tích cực của một TCXH và góp phần đáng kể vào việc phát hiện, tố giác những sai phạm về luật BVMT và góp phần giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi BVMT (xem hộp 1).

III. Tăng cường vai trò và sự tham gia của các TCXH trong GSBVMT

1. Thực trạng của các TCXH trong GSBVMT

Kể từ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, rất nhiều TCXH đã được hình thành và hoạt động trên lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. Họ đã góp phần đáng kể vào chung sức cùng Nhà nước (khu vực công) GSBVMT. Tuy nhiên, do chưa có một khung pháp lý đồng bộ và một cơ chế thực thi hiệu quả nên sự tham gia của các TCXH và vai trò của họ trong công tác BVMT còn có nhiều hạn chế. Vì vậy, các TCXH ở Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực BVMT chưa thực sự tạo thành thế và lực có sức mạnh góp phần hỗ trợ chính phủ quản lý, bảo vệ, giám sát môi trường, đặc biệt là chưa mang lại những tác động hiệu quả từ hoạt động vận động chính sách, tư vấn, phản biện,...đối với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cấp trung ương và địa phương có tác động đến môi trường. Trong khi đó, sự vi phạm về pháp luật BVMT diễn ra hàng ngày và thường xuyên, với cấp độ hết sức nghiêm trọng(70).

Một trong những khó khăn hiện nay của các TCXH trong bảo vệ, giám sát môi trường đó là nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và ban, ngành địa phương, thậm chí của xã hội nói chung, về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các TCXH. Thêm vào đó là sự liên kết và mối quan hệ tương tác giữa các TCXH trong cùng lĩnh vực BVMT còn hết sức rời rạc, thiếu hệ thống và thiếu cơ chế điều phối, hợp tác nên hiệu quả của các TCXH trong BVMT còn rất hạn chế. Ở cấp độ địa phương, chẳng hạn ở thành phố Hồ Chí Minh, có tới hàng chục TCXH hoạt động trên lĩnh vực GSBVMT, nhưng chưa bao giờ các TCXH này đưa ra một báo cáo hay khuyến nghị chung đệ trình chính quyền về tình trạng ô nhiễm môi trường và các sai phạm thực thi pháp luật môi trường của các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ địa phương(71). Mặc dù đông về số lượng, chất lượng của các tổ chức này đặc biệt là năng lực, phẩm chất và kỹ năng vận động chính sách và phản biện các dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến tác động môi trường còn rất hạn chế.

2. Cơ hội và ưu thế của các TCXH trong GSBVMT

Nghiên cứu về các TCXH trong lĩnh vực GSBVMT (như ENV, CODE, Panature, CECR, ECO-ECO,…) đã chỉ ra cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của họ trong hoạt động GSBVMT.

68 Hội bảo vệ Thiện nhiên và Môi trường Việt Nam, Điều lệ Hội, http://www.vacne.org.vn/default.

aspx?menuid=22 (accessed 12.04.2010) 69 Hội bảo vệ Thiện nhiên và Môi trường Việt Nam, Điều lệ Hội, http://www.vacne.org.vn/default.

aspx?menuid=22 (accessed 12.04.2010) 70 Lao động, Nghị trường nóng bỏng vì kênh Ba Bò, http://www.laodong.com.vn/Home/Nghi-truong-nong-bong-

vi-kenh-Ba-Bo/20087/97592.laodong (accessed 12.04.2010) 71 Xem Sài Gòn Giải Phóng, Thiếu phối hợp, sông Đồng Nai sẽ “chết”, http://www.sggp.org.vn/phattrienben-

vung/2009/9/203743/ ; Lao động, Chẳng dòng sông, kênh rạch nào thoát ô nhiễm, http://www.laodong.com.vn/

Home/Chang-dong-song-kenh-rach-nao-thoat-o-nhiem/200910/159560.laodong (accessed 12.04.2010)

Page 104: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

92

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

2.1. Cơ hội

Các TCXH hoạt động trên lĩnh vực GSBVMT có thuận lợi hết sức lớn đó là vấn đề môi trường và PTBV đang là chủ đề nóng bỏng, bức xúc và đặc biệt quan tâm của cộng đồng, được ủng hộ mạnh mẽ từ lãnh đạo các cấp tới người dân. Về mặt tổ chức, các TCXH cơ bản độc lập, mang tính tự chủ (về tài chính và nguồn nhân lực), tự quản rất cao (vì thế có tiếng nói độc lập với chính phủ và doanh nghiệp), có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý. Về mô hình hoạt động, các TCXH có mối liên kết chặt chẽ với người dân, cộng đồng, các đối tác tài trợ; là nhịp cầu hòa giải và điều phối giữa chính phủ, lực lượng thị trường và người dân.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và thể hiện cam kết chính trị cao đối với phát triển bền vững, BVMT và bảo đảm các quyền con người. Nhu cầu chia sẻ thông tin, bày tỏ bức xúc, mối quan tâm về vấn đề GSBVMT của người dân và cộng đồng là hết sức cấp thiết. Cùng với các cơ quan nhà nước, các TCXH đóng vai trò là một kênh và cầu nối quan trọng giúp người dân thực hiện GSB-VMT. Đồng thời, chính các TCXH giúp các các cơ quan nhà nước tăng cường năng lực thực thi pháp luật về BVMT và bảo đảm quyền tham gia của người dân vào GSBVMT.

2.2. Ưu thế

Nhìn chung, các TCXH có thế mạnh là 1) tiếp cận từ cơ sở, gắn chặt với người dân, cộng đồng (mạng lưới cộng tác viên sâu rộng trên toàn quốc như ENV); 2) nghiên cứu độc lập, phản biện, tư vấn và vận động chính sách (CODE, PanNature, ENV, CERC, ECO-ECO,…)(72) ; 3) thông tin, truyền thông và giáo dục về môi trường(73) ; 4) Mạng lưới kết nối (Networking).

Thông qua mạng lưới kết nối, các TCXH cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và chia sẻ thông tin,…đặc biệt nó trở thành một diễn đàn thống nhất và điều phối chung mọi hoạt động của các NGO trên một lĩnh vực cụ thể. Mạng lưới các TCXH liên quan đến GSBVMT bắt đầu được hình thành và mở rộng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực quản trị rừng, hiện nay cả nước có 25 NGO làm việc trong lĩnh vực rừng trong số 87 NGO làm về môi trường, bên cạnh đó Hội Khoa học Lâm Nghiệp hiện có chi hội ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Hội Lâm Nghiệp đều có những đóng góp hiệu quả vào việc quản lý rừng và tài nguyên rừng, chẳng hạn việc phản biện chính sách, các dự án xây dựng đường cao tốc vừa qua, đã buộc các bên phải xây dựng một chiếc cầu bắc qua rừng Cúc Phương.

Cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước và hệ thống chính quyền từ trung ương xuống địa phương chưa thực sự hiệu quả, yếu và thiếu, đặc biệt chưa sâu xát với tình hình thực tiễn và minh bạch. Trong khi đó, điểm mạnh của các TCXH là có được một cơ chế chia sẻ thông tin rất tốt giữa họ.

72 Dự báo tác động và ảnh hưởng của các dự án khai thác khoáng sản, phát triển kinh tế-xã hội,… đối với sinh

kế, môi trường và PTBV của người dân; dự đoán các chính sách mà Nhà nước sẽ làm trong hiện tại và 5 năm tiếp

theo, vì vậy cần có thông tin nền. Chẳng hạn, thông qua các hoạt động nghiên cứu tác động môi trường đối với

khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện,… các TCXH cần dự đoán được xu hướng sửa đổi và điều chỉnh luật,

chính sách để từ đó đưa ra những giải pháp vận động, tư vấn hiệu quả 73 Chẳng hạn ENV có 50 nhà báo là cộng tác viên, hầu hết các TCXH trên lĩnh vực này đều có websites, bản tin,

tạp chí hay trang tin điện tử làm công cụ hữu hiệu cho các hoạt động giáo dục, tuyên truyền

Page 105: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

93

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Ở những quốc gia phát triển, thành viên nòng cốt của các TCXH không chỉ bao gồm các cộng đồng dân cư địa phương, các tổ chức tự nguyện hay tổ chức xã hội nói chung, mà còn là các nhà trí thức, chuyên gia khoa học độc lập. Chính sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình tư vấn, phản biện chính sách làm gia tăng chất lượng của sự tham gia và khẳng định địa vị của các TCXH trong một hệ thống xã hội, nhất là trong công tác GSBVMT. Các viện nghiên cứu độc lập ngày nay là một phần không thể thiếu được hợp thành TCXH, trong đó có khá nhiều viện nghiên cứu chuyên về lĩnh vực môi trường tham gia tích cực vào hoạt động phản biện, tư vấn và vận động chính sách chẳng hạn như CODE và Viện Môi trường và Phát triển bền vững,…(được chỉ ra ở các hộp trên đây).

3. Thách thức và hạn chế của các TCXH trong GSBVMT

3.1. Thách thức

Các TCXH, đặc biệt ở địa phương và hoạt động trong một số lĩnh vực nhạy cảm (như các dự án liên quan đến an ninh quốc gia, dự án ảnh hưởng đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm) thường phải đối mặt với những thách thức do rào cản về thể chế, khung chính sách và sự không thiện chí của các cấp lãnh đạo. Chẳng hạn, do chưa có luật về tiếp cận thông tin, các TCXH không dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết cho hoạt động GSBVMT. Hơn nữa, các TCXH này cũng đương đầu với những rủi ro tiềm tàng nếu không tuân thủ quy định của địa phương. Nhiều TCXH chia sẻ rằng nếu họ đi quá giới hạn sẽ bị “thổi còi”. Đồng thời, họ cũng luôn phải đối mặt với rủi ro tiềm tàng đó là đương đầu với nhóm tội phạm, tình trạng tham nhũng, cửa quyền và thái độ bất hợp tác của một bộ phận cán bộ quản lý địa phương. Trong quản trị tài nguyên môi trường, có những hành vi thỏa hiệp và bao che, sự cấu kết chặt chẽ về lợi ích giữa doanh nghiệp và một số đại diện chính quyền trong các dự án tác động đến môi trường và PTBV.

Hơn nữa, các TCXH còn đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám khi phải cạnh tranh với thị trường lao động sử dụng những chuyên gia có trình độ, tâm huyết và thuộc về thế hệ thứ ba của TCXH. Một thách thức khác đó là đội ngũ nhân sự của các TCXH hiện nay vẫn chưa đáp ứng được công tác vận động, tư vấn chính sách, đặc biệt liên quan đến những chủ đề nhạy cảm, phức tạp và rộng lớn. Đồng thời chưa có sự kết nối và thống nhất chặt chẽ giữa các TCXH trong cả nước nói chung cũng như trong lĩnh vực GSBVMT nói riêng.

3.2. Hạn chế

- Hạn chế lớn nhất của các TCXH hiện nay là nguồn lực và năng lực thực hiện các hoạt động, chương trình. Do sự thiếu hụt và không bền vững về nguồn lực và tài chính, nhiều TCXH tỏ ra không hiệu quả trong việc thực hiện các chương trình, dự án và hoạt động.

- Về tổng thể, tiếng nói của các TCXH chưa thực sự có trọng lượng, sự ảnh hưởng còn hạn chế. Đôi khi do không có nguồn kinh phí tự chủ, hay nguồn lực hạn chế nên tiếng nói và sự tác động đến quá trình chính sách và GSBVMT của các TCXH còn hạn chế, không có vị thế trong việc tham gia vào những vấn đề, dự án lớn liên quan đến môi trường. Cùng với việc chưa có một tổ chức hay liên minh thống nhất của các TCXH, kể cả trong lĩnh vực GSBVMT, là sự liên kết lỏng lẻo giữa các NGO. Vì vậy các TCXH chưa tạo ra một tiếng nói thống nhất và có ảnh hưởng đối với các vấn đề lớn liên quan đến môi trường và PTBV.

- Khung pháp luật, chính sách chưa đồng bộ và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các TCXH nói chung, cũng như liên quan đến các TCXH trong GSBVMT nói riêng, đã ảnh hưởng đến sức

Page 106: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

94

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

mạnh của TCXH. Chẳng hạn, chưa có luật tiếp cận thông tin, luật về hội,… Về khung chính sách, chưa có chính sách miễn thuế cho các NGO,…Đồng thời, có sự bất cập về thể chế quản lý(74).

- Các TCXH chưa thực sự được tham gia sâu rộng vào toàn bộ quá trình hoạch định và thực thi chính sách, cũng như giám sát việc thực thi ấy. Sự tham gia của họ vào quá trình chính sách chưa trở thành cơ chế rõ rệt và chưa mang tính chế tài và thực thi cao. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là một tiền đề quan trọng của nhà nước pháp quyền, của quản trị hiệu quả và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân. Điều này vô cùng quan trọng trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Chỉ bằng việc được tham gia mạnh mẽ vào quá trình ấy, người dân và cộng đồng nói chung (trong đó có TCXH) mới góp phần hiệu quả vào GSBVMT. Cơ chế tham gia của TCXH vào quá trình chính sách còn chưa hoàn thiện và nhiều bất cập. Chẳng hạn, việc tham gia của các TCXH vào các dự án nhạy cảm (như dự án Bô-xít Tây Nguyên) còn rất hạn chế, trong khi đó đối với các dự án khác (như các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê-kông) sự tham gia của các TCXH đã mang lại hiệu quả to lớn (chẳng hạn, trường hợp của Mạng Lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), WARECOD, …) đã minh chứng điều ấy.

- Các TCXH chưa thực sự chú trọng đến việc đầu tư cho các nghiên cứu độc lập đối với những dự án, chương trình lớn tác động đến môi trường để làm luận cứ khoa học vững chắc cho tư vấn, vận động chính sách.

- Các TCXH Việt Nam chưa có cơ sở, nền tảng hỗ trợ bền vững cho các hoạt động, chẳng hạn sự tham gia và đóng góp của các hội viên và các nhà tài trợ(75).

- Tính chuyên môn và chuyên nghiệp của các TCXH vẫn còn tương đối yếu. Hầu hết các NGO vẫn chủ yếu là bán độc lập (quasi-independent) hay chưa phải là thực thể đầy đủ của một TCXH. Điều này gồm nhiều nguyên nhân, trong đó có những rào cản về khung chính sách và pháp luật cũng như điều kiện và nguồn lực (chẳng hạn về tài chính, nguồn nhân lực,...còn hạn chế).

- Còn thiếu và yếu các TCXH ở địa phương (cấp cơ sở) hoạt động trong lĩnh vực GSBVMT.

4. Một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của các TCXH trong GSBVMT

Để tăng cường vai trò và sự tham gia hiệu quả của các TCXH trong GSBVMT, một số biện pháp sau đây cần tiếp tục được cải thiện và đẩy mạnh:

- Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp luật và chính sách về việc lập hội để một mặt tăng cường sự quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của các TCXH; mặt khác trao quyền để từ đó các TCXH phát huy hiệu quả vào hoạt động cung cấp các dịch vụ xã hội từ thiện, phát triển cộng đồng; tăng cường vai trò giám sát cộng đồng đối với các hoạt động thực thi pháp luật và chính sách của các cấp chính quyền cũng như chủ thể kinh tế ở địa phương,... đặc biệt trong việc GSBVMT.

74 Chẳng hạn, việc quản lý hồ do rất nhiều chủ thể khác nhau và thường không phải do chính quyền địa phương

quản lý. Điều này tạo ra những cản trở cho hoạt động GSBV hồ hiệu quả 75 Ở nước ta hiện nay, có rất ít hội có khoản ngân sách bền vững từ các hội viên, trong khi đó đây là điều phổ

biến ở các quốc gia phát triển (chẳng hạn, tổ chức Birdlife của Anh có tới 1 triệu hội viên, với khoản đóng góp

tương đối lớn và vì vậy họ có lợi thế, tiếng nói rất lớn và hoàn toàn độc lập)

Page 107: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

95

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Thứ hai, các TCXH cần tập trung vào tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa lĩnh vực ưu tiên, quan tâm của mình (Chẳng hạn: khoáng sản (CODE), thiên nhiên (PanNature), nước (WARECOD), sông ngòi (VNR), ao hồ (CECR), động vật hoang dã (ENV),…Đây chính là nền tảng để tạo lập được vị trí và vai trò trong GSBVMT; cần đẩy mạnh các hình thức hoạt động giám sát BVMT thông qua hội thảo, hội nghị tham vấn, điều tra, phát hiện, tố giác, chia sẻ thông tin, đệ trình báo cáo và khuyến nghị lên các cơ quan chức năng có liên quan,…Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường vai trò của TCXH trong GSBVMT.

- Thứ ba, các TCXH muốn hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực vận động và tư vấn chính sách cần xây dựng được mối quan hệ tin tưởng, xây dựng và hợp tác chặt chẽ với những chủ thể hoạch định và thực thi chính sách, bao gồm các tổ chức và cá nhân đại diện cho nhà nước. Các TCXH cần xây dựng các hoạt động, chương trình gắn liền với quá trình hoạch định chính sách của các cấp chính quyền, địa phương. Đồng thời, cần kiểm tra lại cách thức thực hiện dự án, tập trung chủ yếu vào những ưu tiên và vấn đề then chốt.

- Thứ tư, các cấp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý chức năng ở Trung ương cần khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các TCXH ở cấp cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực BVMT, xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng,... Nhà nước cần tăng cường sự tham gia của các TCXH vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách nói chung và trong lĩnh vực GSBVMT nói riêng. Nhiều NGO đang thực hiện các chương trình minh bạch hóa ngành khoáng sản, như CODE và PanNature,..

- Thứ năm, vai trò của các nhà khoa học là hết sức quan trọng trong việc đưa ra những chứng cứ thuyết phục để các NGO có thể đóng góp hiệu quả vào các hoạt động GSBVMT. Vì vậy, các TCXH cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu độc lập để cung cấp luận cứ khoa học vững chắc, thuyết phục cho hoạt động tư vấn chính sách liên quan đến môi trường. Đồng thời, nhà nước cần có cơ chế khuyến khích để tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học trong TCXH và các viện nghiên cứu độc lập(76).

- Thứ sáu, các TCXH hoạt động trên lĩnh vực GSBVMT cần tập hợp, liên kết và thống nhất dưới một tổ chức điều hành chung để tăng cường tính hiệu quả và sức mạnh của mình; đồng thời giữa các TCXH cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin sâu rộng liên quan đến hoạt động GSBVMT.

- Thứ bảy, tăng cường giáo dục, truyền thông về pháp luật BVMT, quyền về môi trường cho các nhà chính trị, lãnh đạo, cán bộ hoạch định, thực thi chính sách, TCXH, đoàn thể và cộng đồng cũng như từng người dân. Cần xây dựng bộ tài liệu giảng dạy lồng ghép môi trường, pháp luật về môi trường, quyền con người dùng cho việc giáo dục, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức và hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến môi trường. Tăng cường chú trọng tập huấn, đào tạo đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên hiểu biết về môi trường và quyền môi trường. Đây là điều rất quan trọng để cải thiện nhận thức và hành động về GSBVMT cho toàn xã hội.

76 Chẳng hạn, trường hợp Đập Na-Hang ở Tuyên Quang đã có sự tham gia của các TCXH trong nước và quốc tế,

đặc biệt các viện nghiên cứu và trường đại học,... Kết quả là những nghiên cứu và luận cứ của họ đã làm thay

đổi quyết định của chính quyền Tuyên Quang di chuyển việc xây đập lên 2km, tương tự như trường hợp của

CODE, PanNature, WARECOD, ECO-ECO,….

Page 108: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

96

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

C. THẢO LUẬN NHÓM

Dòng Sông Thị Vải là một nhánh của Sông Đồng Nai chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh, là một nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm ngàn hộ dân ở vùng trung và hạ lưu thuộc ngoại vi thành phố. Nhiều năm qua, nhà máy liên doanh VeDan đã tiến hành việc thải nước thải độc hại chưa qua xử lý trực tiếp xuống dòng sông(77).

Hậu quả là dòng sông trở nên bị ô nhiễm nghiêm trọng và được ví như dòng sông ‘chết’. Mức độ ô nhiễm đáng báo động đã làm tổn hại ghê ghớm đến sức khỏe, việc nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp của bà con. Hàng trăm nghìn người dân đã bị ảnh hưởng tới sức khỏe và thiệt hại vật chất. Các con số thống kê chưa đầy đủ của các cơ quan chuyên môn đã chỉ ra rằng mức độ độc hại của dòng sông đã là nguyên nhân trực tiếp của những căn bệnh như đường ruột, hô hấp và hậu quả lâu dài có thể dẫn tới ung thư và nhiều căn bệnh nan y khác đối với những người dân sử dụng nguồn nước này.

Sự việc chỉ được đưa ra trước công luận và các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc sau khi có sự tố giác và khiếu kiện tập thể, lâu dài và bền bỉ của người dân sống dọc con sông (vốn là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng ô nhiễm này), bao gồm cư dân của Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu. Sự việc đã cho thấy sự thiếu trách nhiệm và thái độ bất chấp những quy định pháp luật về môi trường đã là hậu quả nghiêm trọng dẫn tới tình trạng ô nhiễm này; đồng thời cũng cho thấy sự thiếu hụt một cơ chế giám sát và bảo vệ hiệu quả cũng như việc thực thi pháp luật về BVMT của các cấp, các ngành từ trung ương xuống địa phương. Với việc bao che và chậm trễ xử lý, dư luận đặt câu hỏi vì sao chính quyền không sớm vào cuộc và giải quyết triệt để tình trạng này? Phải chăng là cơ chế giám sát, chế tài, xử lý chưa đủ mạnh hay sức ép của người dân và các tổ chức xã hội chưa lớn? Hiển nhiên, bài học từ sự việc Sông Thị Vải cho thấy việc bảo vệ và giám sát môi trường không chỉ thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước mà điều quan trọng hơn sự tham gia tích cực và hiệu quả của các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân.

Thảo luận:

Nhóm 1: Phân tích và làm rõ những tổ chức cộng đồng tự quản có vai trò đại diện cho lợi ích của người dân trong việc can thiệp vào giám sát và BVMT?Nhóm 2: Trong tình huống này, vì sao các cấp chính quyền địa phương lại không thể thực thi hiệu quả và triệt để công tác giám sát, BVMT? Nhóm 3: Sự tham gia của các tổ chức xã hội như cộng đồng dân cư như thế nào qua vụ việc này?

D. ĐÀO SÂU (Thảo luận cả lớp)

1. Theo anh/chị, các tổ chức tổ chức xã hội ở địa phương đã tham gia như thế nào vào việc giám sát và BVMT ở nước ta hiện nay?2. Theo anh/chị, nên chăng Nhà nước cần sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật hiện nay liên quan đến các tổ chức xã hội để củng cố vai trò và tăng thẩm quyền của họ trong việc giám sát và BVMT?

77 Theo các nhà khoa học, mỗi ngày Vedan xả 5.000m3 nước thải thô/ngày xuống dòng sông, xem http://www.

vnn.vn/khoahoc/2008/09/803589/ (accessed 12.03.2010)

Page 109: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

97

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Ngọc Dinh, Tình hình và đặc điểm của xã hội dân sự ở Việt Nam – Những mặt tích cực và các vấn đề cần hoàn thiện, tr 129-130, trong Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc, Vũ Duy Phú chủ biên, Viện những vấn đề phát triển, NXB Tri Thức - 2008.

2. Trần Ngọc Hiên, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nước ta, Tạp chí Cộng sản điện tử ,http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=4&news_ID=8534515

3. Luật BVMT (QH52/2005/QH11), http://www.vietlaw.gov.vn/

4. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, Bạch Tân Sinh, Nguyễn Thanh Tùng (2003), Xã hội dân sự ở Việt Nam, Hà Nội: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội.

5. Phùng Thị Huệ-Phạm Ngọc Thạch, Xã hội công dân ở Trung Quốc: Môi trường hình thành và chính sách, Tạp chí Triết học số 7 (194), tháng 7/2007, pp.25-33

6. Nguyễn Thị Bích Điệp, Tổng quan về khung pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự, Hội thảo KH PPWG, Hà Nội, 5-2007;

7. Nguyễn Khắc Mai (1996), Vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng ở nước ta, NXB Lao động.

8. Nguyễn Viết Vượng (1994), Các đoàn thể nhân dân trong kinh tế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Phan Xuân Sơn (2003), Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay, NXB CTQG;

10. Thang Văn Phúc (Chủ biên) (2002), Vai trò của các hội trong Đổi Mới và Phát triển đất nước, NXB CTQG.

11. Trần Minh Vy (2002), Một số quy định pháp luật về quản lý, tổ chức, hoạt động của các hội, đoàn thể xã hội, NXB Lao Động.

12. Trịnh Duy Luân (2002), Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn qua các ý kiến người dân, Tạp chí Xã hội học, Số 1/2002.

Page 110: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

98

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Tài liệu tiếng Anh

1. Asia Foundation, ‘Private Partnerships’, The Asia Foundation Working Paper Series No. 3 (http://www.asiafoundation.org/pdf/WorkPap3.pdf)

2. Allen C. Choate, Legal Aid in China, working paper, 2000, The Asia Foundation, http://www.plenet.org.uk/data/fi les/legal-aid-in-china-paper-asia-foundation-312.pdf

3. Irene Norlund, Dang Ngoc Dinh, et.al (2006), Civicus Civil Society Index Shortened Assess-ment Tool CSI-SAT Vietnam: The Emerging Civil Society An Initial Assessment of Civil Society in Vietnam, CIVICUS Civil Society Index Report for Vietnam.

4. Lester M. Salamon, Helmut K. Anheier, Regina List, Stefan Toepler, S. Wojciech Sokolowski and Associates (2003). Global Civil Society. Dimensions of the Nonprofi t Sector. Baltimore, MD: Johns Hopkins Center for Civil Society Studies.

5. Pasuk Phongpaichit, Development, Civil Society and NGO, http://www.pioneer.netserv.chu-la.ac.th/~ppasuk/devtcivsocNGO.doc

6. Salamon, Lester M., Helmut K. Anheier, and Associates. 1999. “Civil Society in Comparative Perspective” in Global Civil Society: Dimensions of the Nonprofi t Sector, Lester Salamon, Helmut K. Anheier, et al., eds. Baltimore: Center for Civil Society Studies (http://www.jhu.edu/~ccss/pubs/books/gcs/pdf/chapter1.pdf )

7. Salamon, Lester. 2002. The State of Nonprofi t America, Washington D.C.: Brookings Institu-tion Press

8. Sidel, Mark. (1995) The Emergence of a Nonprofi t Sector and Philanthropy in the Socialist Republic of Vietnam.

9. Wischermann, Joerg, Bui The Cuong and Nguyen Quang Vinh. (2002a) The Relationship be-tween Societal Organisations and Governmental Organisations in Vietnam - Selected Find-ings of an Empirical Survey. http://www.fu-berlin.de/polchina/current_research.htm.

Page 111: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

99

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Chuyên đề 5

BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN, QUYỀN THAM GIA VÀ

TIẾP CẬN TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

MỤC TIÊU BÀI GIẢNGSau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể:

1. Hiểu được khuôn khổ pháp lý cũng như tầm quan trọng của quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia và tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực môi trường ở nước ta.

2. Bước đầu phân tích những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong việc bảo đảm các quyền này ở nước ta trong những năm qua.

3. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và pháp luật, tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế trong việc bảo đảm các quyền nói trên, thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững ở Việt Nam.

THÔNG ĐIỆP 1. Tăng cường giáo dục về các quyền con người và môi trường sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công tác BVMT trong thực tế cuộc sống.

2. Hiệu quả công tác BVMT trước hết phụ thuộc vào quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia tích cực của người dân và tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực môi trường.

3. Khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường hiện nay là công việc chung của nhiều ngành, nhiều đoàn thể, nhưng trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan có thẩm quyền.

Page 112: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

100

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

NỘI DUNG CƠ BẢN

I. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam

1. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thu thập, xử lý, thống kê và lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.

2. Thực hiện nguyên tắc công khai thông tin về môi trường.3. Xác lập nghĩa vụ cung cấp, công bố thông tin về môi trường.4. Hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thông tin của công chúng.

II. Bảo đảm quyền tham gia của người dân vào các hoạt động BVMT ở Việt Nam

1. Tham gia dưới hình thức được hỏi ý kiến về các quyết định liên quan đến môi trường. 2. Tham gia dưới hình thức tham gia hoặc gửi yêu cầu, kiến nghị đối với các quyết định liên

quan đến môi trường.3. Tham gia dưới hình thức đối thoại về môi trường.4. Tham gia dưới hình thức kiểm tra, giám sát các hoạt động BVMT.5. Tham gia dưới hình thức tự quản và phát triển các dịch vụ BVMT.

III. Bảo đảm quyền tiếp cận tư pháp trong các vấn đề môi trường ở Việt Nam

1. Tiếp cận tư pháp trong trường hợp quyền tiếp cận thông tin về môi trường bị từ chối hoặc bị vi phạm

2. Tiếp cận tư pháp trong trường hợp quyền tham gia vào hoạt động BVMT bị từ chối hoặc bị vi phạm

3. Tiếp cận tư pháp trong trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

Page 113: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

101

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

A. PHẦN KHỞI ĐỘNGCâu hỏi:

1. Trên địa bàn anh/chị cư trú có nhà máy/khu công nghiệp nào không? Nếu có anh/chị cho biết nhà máy/khu công nghiệp đó có gây ô nhiễm môi trường không?

2. Anh/chị cho biết, nhà máy đó có công khai thông tin về các tác động môi trường của nhà máy/khu công nghiệp đó trước khi xây dựng nhà máy/khu công nghiệp….? Nếu có anh/chị biết được thông tin đó từ nguồn nào?

3. Nếu có sự ô nhiễm do nhà máy/khu công nghiệp đó gây ra, tác động đến sức khỏe cộng đồng dân cư và chính gia đình nhà mình, anh/chị sẽ làm gì để bảo vệ các quyền của mình?

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam

Là một quyền cơ bản của công dân, quyền tiếp cận thông tin có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và bảo đảm các quyền cơ bản khác về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, quyền tiếp cận thông tin đã được ghi nhận tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992: Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí, có quyền được thông tin... theo quy định của pháp luật. Từ đó cho đến nay, quyền này tiếp tục được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Luật Báo chí (1989; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999); Luật Xuất bản (2004), Luật Kiểm toán (2005); Luật Phòng, chống tham nhũng (2005) v.v.. Chẳng hạn, Điều 32, khoản 1, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Hoặc Điều 4, Luật Báo chí đã quy định mọi công dân có quyền:

- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt tình hình đất nước và thế giới.

- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo, gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.

Riêng trong lĩnh vực môi trường, lần đầu tiên quyền tiếp cận thông tin về lĩnh vực này mới chỉ được ghi nhận một cách ngắn gọn tại Điều 10, Luật BVMT năm 1993, theo đó: Các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường, xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết. Tuy nhiên, đến khi Luật BVMT năm 2005 (Luật BVMT 2005) được ban hành, quyền tiếp cận thông tin về môi trường đã được đề cập một cách chi tiết hơn trong nhiều điều khoản, theo đó quyền này được hiểu là: Quyền của mọi công dân theo quy định của pháp luật có khả năng nhận và sử dụng được những thông tin về môi trường do các cơ quan có thẩm quyền nắm giữ. Tại Chương X - Quan trắc và thông tin về môi trường, đã có các quy định: thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường (Điều 102); công bố, cung cấp thông tin về môi trường (Điều 103); công khai thông tin, dữ liệu về môi trường (Điều 104) và thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT (Điều 105). Ngoài ra, quyền tiếp cận thông tin về môi trường còn được đề cập tại một số điều khoản liên quan đến: Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, và trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động

Page 114: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

102

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

môi trường v.v.. Hoặc các Điều 67, 68, 71, Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Những điều khoản pháp luật nói trên đã thiết lập khuôn khổ pháp lý của quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở nước ta, bao gồm:

1. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thu thập, xử lý, thống kê, lưu trữ thông tin về môi trường

Đối tượng trực tiếp mà quyền tiếp cận thông tin về môi trường hướng đến là những thông tin về môi trường do cơ quan có thẩm quyền nắm giữ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên là những thông tin này phải được thu thập, xử lý một cách thường xuyên, định kỳ và thống kê, lưu trữ dưới những hình thức thích hợp cho khả năng tiếp cận của công chúng. Luật BVMT 2005 đã có những quy định cụ thể về nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế trong việc xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết BVMT; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo hiện trạng môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia... Nội dung các báo cáo này chứa đựng những thông tin hữu ích về hiện trạng môi trường, nguyên nhân và những nhân tố tác động lên môi trường và sức khỏe con người như: Hiện trạng môi trường khu đô thị, dân cư tập trung, khu kinh doanh, dịch vụ, làng nghề; các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; những vấn đề môi trường bức xúc... Mặt khác, Luật BVMT 2005 cũng quy định rõ nghĩa vụ pháp lý trong việc thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin về môi trường (Điều 102):

(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở Trung ương để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia.

(2) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nghĩa vụ thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

(3) Ủy ban nhân dân các cấp có nghĩa vụ thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương.

(4) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về các chất thải từ hoạt động của mình.

Trong một số nghiên cứu của Sáng kiến về Quyền Tiếp cận Môi trường (TAI) hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam đã xây dựng các hệ thống thu thập thông tin tương đối thường xuyên, toàn diện về các lĩnh vực môi trường. Các nghiên cứu điển hình về các dự án đầu tư bằng vốn ODA trong lĩnh vực cải thiện vệ sinh môi trường đã cho thấy, điểm mạnh của các cơ quan nhà nước là đã thu thập thông tin liên quan một cách toàn diện, thường xuyên và kịp thời. Điều này không những hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý nhà nước về môi trường mà còn tạo tiền đề vật chất thuận lợi cho việc bảo đảm có chất lượng quyền tiếp cận thông tin về môi trường của các tầng lớp nhân dân.

2. Thực hiện nguyên tắc công khai thông tin về môi trường

Đặc trưng tính phổ biến của quyền con người đòi hỏi tiêu chuẩn cơ bản của quyền tiếp cận thông tin là thông tin phải được công khai càng sớm, càng tốt, dưới hình thức thích hợp về ngôn ngữ, hình ảnh, tư liệu, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu nhận và sử dụng thông tin của công chúng. Chính vì vậy, Luật tiếp cận thông tin của các nước đều có các quy định thể hiện rõ nguyên tắc công khai thông tin. Ở nước ta, Luật BVMT 2005 bước đầu đã có những quy định phù hợp. Chẳng hạn Điều 104 - Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường đã ghi rõ:

Page 115: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

103

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

(1) Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật của Nhà nước phải được công khai; a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; b) Cam kết BVMT đã đăng ký; c) Danh sách, thông tin và các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường; d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; e) Quy hoạch, thu gom, tái chế, xử lý chất thải; f ) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.

(2) Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp cận thông tin.

(3) Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.

Ngoài ra, nguyên tắc công khai thông tin còn được quy định trong các Điều 7, 105, Luật BVMT 2005; Điều 67, Luật Đa dạng sinh học 2008; Điều 36, 38 Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT năm 2009. Theo đánh giá của (TAI) thì luật pháp Việt Nam đã hỗ trợ và tạo thuận lợi bước đầu trên một phạm vi rộng việc công chúng được tiếp cận toàn diện, đầy đủ các thông tin về môi trường, thúc đẩy tính công khai, minh bạch. Ưu điểm lớn là các thông tin này được cung cấp hầu như miễn phí cho công chúng. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình được đánh giá cao trong hỗ trợ tiếp cận thông tin về môi trường. Kế đến là các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội.

3. Nghĩa vụ công bố và cung cấp thông tin về môi trường

Phù hợp với nguyên tắc thực hiện quyền con người và những đặc thù trong lĩnh vực môi trường, Luật BVMT 2005 và một số văn bản khác đã có những quy định về nghĩa vụ công bố và cung cấp thông tin về môi trường của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức kinh tế. Theo Điều 103, Luật BVMT 2005, các tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường trong phạm vi quản lý của mình cho cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh. Các tổ chức không thuộc đối tượng trên có nghĩa vụ báo cáo thông tin về môi trường cho cơ quan chuyên môn về BVMT cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách BVMT cấp xã nơi tổ chức hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết. Đối với các cơ quan chuyên môn về BVMT các cấp (được tổ chức theo Điều 123 Luật BVMT 2005) có trách nhiệm báo cáo thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

4. Hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thông tin của công chúng

Liên quan đến năng lực tiếp cận thông tin, Luật BVMT 2005 đã có những quy định nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho BVMT. Pháp luật về môi trường phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực về BVMT, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn lực về BVMT. Ngoài ra, còn có một số quy định mang tính hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật, tài chính và năng lực thể chế cho quyền tiếp cận thông tin như: Phát triển khoa học, công nghệ về BVMT, phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường, nguồn tài chính và ngân sách nhà nước cho BVMT v.v..

Page 116: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

104

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Một số phân tích trên cho thấy, ở Việt Nam quyền tiếp cận thông tin về môi trường của người dân đã được quy định rõ ràng về mặt pháp lý, tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế và trên thực tế đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều loại thông tin về môi trường đã được các cơ quan có thẩm quyền công bố công khai, định kỳ và chi phí không phải là một yếu tố cản trở quá trình tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cả về nhận thức, pháp luật và thể chế hoạt động của các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc thực hiện có hiệu quả quyền này. Một số quy định pháp luật hiện nay còn chung chung khó vận dụng để ràng buộc trách nhiệm. Các khái niệm chủ thể có quyền tiếp cận thông tin, khái niệm công bố, cung cấp thông tin vẫn chưa xác định rõ về mặt nội hàm. Trình tự thủ tục, thời gian cho việc công khai hóa các loại thông tin về môi trường cũng chưa được quy định cụ thể. Các hình thức tiếp cận thông tin, kênh thông tin, hình thức lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường chưa được đề cập một cách chuyên sâu phù hợp với nguyên tắc thuận lợi trong tiếp cận thông tin của công chúng. Một số nhóm người trong xã hội nhất là nhóm người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm chú ý đúng mức về hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho sự tiếp cận thông tin v.v.. Vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng thêm nhiều quy định cụ thể, rõ ràng hơn để hỗ trợ quyền tiếp cận thông tin về môi trường của các tầng lớp nhân dân ở các vùng miền trong cả nước.

II. Bảo đảm quyền tham gia của người dân vào các hoạt động BVMT ở Việt Nam

Quyền tham gia của người dân vào các hoạt động BVMT có thể được hiểu một cách khái quát là: Quyền của mọi công dân theo quy định của pháp luật có khả năng tác động đến quá trình ra quyết định, thực hiện và giám sát các hoạt động BVMT. Ở Việt Nam, luật pháp, chính sách và chiến lược BVMT đều xác định rõ nguyên tắc: BVMT là sự nghiệp của toàn dân, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Vì vậy, đã có nhiều điều khoản pháp luật quy định rõ quyền này của người dân nhằm bảo đảm sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động BVMT ở nước ta. Tuy nhiên, đây là một khái niệm rộng, nên chúng ta cần xem xét cụ thể từng cấp độ trong quá trình thực hiện quyền tham gia của công chúng vào quá trình xây dựng, thực hiện chính sách, luật pháp và các quyết định, dự án về môi trường theo quy định của pháp luật.

1. Tham gia dưới hình thức được hỏi ý kiến về các quyết định liên quan đến môi trường

Khoản 8, Điều 20 Luật BVMT 2005 quy định: Ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án phải là một nội dung bắt buộc của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các ý kiến không tán thành đối với giải pháp BVMT hoặc không tán thành đặt dự án tại địa phương phải được nêu rõ trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra, tại Điều 1 khoản 4 Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 01-8-2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT (Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) đã quy định về lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và đại diện cộng đồng dân cư trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn đại diện cho cộng đồng dân cư tham gia ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn.

(2) Chủ dự án gửi văn bản thông báo về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường và giải pháp BVMT của dự án và đề nghị Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường nơi thực hiện dự án tham gia ý kiến.

Page 117: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

105

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

(3) Trong thời hạn mười lăm ngày (15) làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết.

Trong thực tế triển khai một số dự án như dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh, Thừa Thiên - Huế; hoặc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Vườn Quốc gia Cúc Phương, nghiên cứu của TAI cho thấy luật pháp Việt Nam đã hỗ trợ tích cực cho sự tham gia ý kiến của người dân, của các tổ chức chính trị - xã hội, các sở ban, ngành, các nhà khoa học. Vì vậy, trước những ý kiến phản hồi, sức ép của dư luận, chủ dự án xây dựng khách sạn đồi Vọng Cảnh đã phải chấp nhận những thay đổi về vị trí và kiến trúc theo hướng có lợi cho cảnh quan môi trường. Hoặc Bộ Giao thông vận tải cũng đã phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động về môi trường ở Vườn Quốc gia Cúc Phương(78).

2. Tham gia dưới hình thức chuyên gia hoặc gửi yêu cầu, kiến nghị đối với các quyết định liên quan về môi trường

Theo quy định tại Điều 17 về thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và Điều 21 về thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Luật BVMT 2005, thì hoạt động thẩm định hai loại báo cáo này phải bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án. Mặt khác mọi tổ chức cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về BVMT đến cơ quan tổ chức hội đồng thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án. Hội đồng và cơ quan này có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định. Trong một số nghiên cứu điển hình của TAI thì sự tham gia của công chúng vào việc soạn thảo Luật BVMT sửa đổi và hoạch định chiến lược BVMT quốc gia đã cho thấy nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã được mời tham gia soạn thảo, thẩm định. Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã có đóng góp xứng đáng vào quá trình xây dựng này.

3. Tham gia dưới hình thức đối thoại về môi trường

Đối thoại về môi trường là hình thức tham gia trực tiếp, bình đẳng của người dân vào quá trình giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong các vấn đề về môi trường. Hình thức tham gia này phù hợp với quá trình thực hiện dân chủ cơ sở trong công tác BVMT ở nước ta hiện nay. Vì vậy, Điều 105, Luật BVMT 2005 đã có quy định khá chi tiết và cụ thể về vấn đề này:

(1). Trong trường hợp sau đây phải tổ chức đối thoại về môi trường

a. Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại.

b. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT các cấp.

c. Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan.

(2). Trách nhiệm giải trình, đối thoại về môi trường được quy định như sau:

a. Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại các vấn đề cần giải thích và đối thoại.

b. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu cần phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại.

78 Báo cáo nghiên cứu TAI

Page 118: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

106

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

c. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về BVMT yêu cầu đối thoại thì các bên liên quan thực hiện quy định của cơ quan đã yêu cầu.

d. Kết quả đối thoại phải ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về BVMT, bồi thường thiệt hại về môi trường.

Có thể nói, đây là quy định tiến bộ của hệ thống pháp luật nước ta, phù hợp với đặc thù của quá trình tham gia của người dân vào sự nghiệp BVMT trong tình hình hiện nay.

4. Tham gia dưới hình thức kiểm tra, giám sát các hoạt động BVMT

Theo quy định tại Điều 124, Luật BVMT 2005, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quyền kiểm tra, giám sát của các tầng lớp nhân dân, Điều 128 đã quy định rõ về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về môi trường:

(1) Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

(2) Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT sau:

a. Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố về môi trường.

b. Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.

c. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật BVMT 2005.

5. Tham gia dưới hình thức tự quản và phát triển các dịch vụ BVMT

Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân hình thành các mô hình tự quản nhằm xây dựng thôn, bản, phum, sóc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường; xây dựng nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ những hủ tục có hại cho môi trường; khuyến khích đóng góp kiến thức, công sức, tài chính và phát triển các dịch vụ BVMT. Theo quy định tại Điều 117, Luật BVMT 2005, Nhà nước sẽ sử dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vay vốn, miễn giảm thuế, phí cho việc phát triển các hoạt động như: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải; di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc xử lý chất thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo v.v..

Một số trình bày ở trên cho thấy, luật pháp Việt Nam đã có những quy định tiến bộ, hỗ trợ tích cực quyền được tham gia của người dân dưới nhiều hình thức khác nhau vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật và các quyết định dự án về môi trường. Tuy nhiên quá trình tổ chức thực hiện đã cho thấy còn một số hạn chế, bất cập liên quan đến cơ chế, thời gian và những nỗ lực cần thiết của các cơ quan nhà nước. Thông thường thời gian giành cho việc lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân là quá ngắn, quy trình lấy ý kiến chưa hợp lý, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa thu hút được đông đảo mọi người tham gia. Hiện nay hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền vẫn thiếu minh bạch về trách nhiệm tiếp thu, giải trình và phản hồi các ý kiến đóng góp. Các cơ

Page 119: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

107

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

quan nhà nước chưa thực sự nỗ lực trong việc nâng cao năng lực tham gia của người dân. Nguồn lực tài chính, kỹ thuật và các tài liệu cần thiết cho quá trình này vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng v.v..

III. Bảo đảm quyền tiếp cận tư pháp trong các vấn đề về môi trường ở Việt NamTiếp cận tư pháp là: Quyền của mọi công dân có khả năng nhận được sự hỗ trợ của luật pháp và thể chế trong trường hợp quyền và lợi ích của họ bị từ chối hoặc bị xâm phạm một cách trái phép. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp về môi trường đang diễn ra hết sức phức tạp thì việc bảo đảm quyền tiếp cận tư pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về BVMT. Tuy nhiên đây là vấn đề còn khá mới mẻ trong lĩnh vực BVMT ở nước ta, nên việc đi sâu nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị là rất cần thiết.

Cơ sở pháp lý chung nhất cho quyền tiếp cận tư pháp đã được Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định. Theo Điều 74, Hiến pháp năm 1992: Mọi hành vi vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp năm 1992, Điều 9, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã công nhận:

(1) Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

(2) Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu các cơ quan tổ chức có thẩm quyền:

a. Công nhận quyền dân sự của mình.

b. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm.

c. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

d. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

đ. Buộc bồi thường thiệt hại.

Phù hợp với những quy định chung này, Điều 128, Luật BVMT 2005 đã công nhận mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án về các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, quyền tiếp cận tư pháp trong vấn đề môi trường là quyền cơ bản của công dân đã được pháp luật bảo vệ.

1. Tiếp cận tư pháp trong trường hợp quyền tiếp cận thông tin về môi trường bị từ chối hoặc bị vi phạm

Tiếp cận thông tin về môi trường là một quyền mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên việc sử dụng quyền này của các công dân, pháp nhân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, pháp luật về môi trường đến nay vẫn chỉ có những quy định chung nhất, vì vậy theo nghiên cứu của TAI cho đến thời gian gần đây ở nước ta vẫn chưa có trường hợp nào công chúng kiện cơ quan quản lý nhà nước do bị từ chối quyền tiếp cận thông tin về môi trường. Trường hợp người dân địa phương khiếu kiện công ty đóng gói thuốc bảo vệ thực vật Việt Thắng (Bắc Giang) thì việc khiếu kiện này

Page 120: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

108

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

không phải nhằm vào hành vi từ chối hoặc vi phạm quyền tiếp cận thông tin, mà là hành vi gây ô nhiễm môi trường của công ty. Vụ việc này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý mà không cần phải đưa ra tòa án(79).

Căn cứ vào những quy định của Luật BVMT 2005 và một số văn bản pháp luật có liên quan, cá nhân, tổ chức có thể sử dụng quyền tiếp cận tư pháp để bảo vệ quyền tiếp cận thông tin về môi trường của mình trong trường hợp bị từ chối hoặc vi phạm. Chẳng hạn, đối với những hành vi vi phạm: Nghĩa vụ công bố thông tin của các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (khoản 2, Điều 103); nghĩa vụ công bố những thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của các cơ quan chuyên môn về môi trường (khoản 3, Điều 103); nghĩa vụ công khai thông tin, dữ liệu về môi trường (khoản 1, 2, 3 Điều 104). Vận dụng Điều 128, cá nhân, tổ chức đều có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa khi có căn cứ cho rằng đã có những hành vi vi phạm các quy định nêu trên của Luật BVMT 2005. Cũng theo quy định của Luật này, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 121, 122). Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai, hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà khiếu nại chưa được giải quyết thì họ có quyền khởi kiện ra tòa án giải quyết (Điều 2, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 2006). Tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn về pháp lý, thể chế và năng lực của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm trên thực tế quyền tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực này. Luật pháp mới chỉ có quy định chung về nguyên tắc quyền tiếp cận thông tin nhưng chưa có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục như: cách thức yêu cầu được cung cấp thông tin của cá nhân, tổ chức; hoặc thế nào là từ chối cung cấp thông tin hợp lệ và không hợp lệ, thời gian nào phải công khai các loại thông tin đã sở hữu v.v.. Mặt khác tổ chức, bộ máy, con người trong các cơ quan hành chính, tư pháp vẫn chưa sẵn sàng cho việc giải quyết các loại vụ việc này. Vì vậy, trong thời gian tới nhằm bảo đảm tốt hơn việc tiếp cận tư pháp của các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện quyền tiếp cận thông tin về môi trường, Nhà nước cần khẩn trương ban hành thêm một số văn bản hướng dẫn cụ thể và chuyên sâu. Đồng thời tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng năng lực tổ chức có khả năng xử lý, giải quyết những khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án trong trường hợp quyền tiếp cận thông tin bị từ chối hoặc bị xâm phạm.

2. Tiếp cận tư pháp trong trường hợp quyền tham gia vào hoạt động BVMT bị từ chối hoặc bị vi phạm

Như đã trình bày ở phần trên, quyền tham gia vào hoạt động BVMT tồn tại dưới các hình thức: hỏi ý kiến, chuyên gia tư vấn, thẩm định, đưa ra các kiến nghị, yêu cầu đối thoại, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật về BVMT, xây dựng các hình thức tự quản và phát triển dịch vụ BVMT.

Mặc dù đến thời gian gần đây vẫn chưa có vụ kiện nào liên quan đến việc từ chối quyền tham gia vào hoạt động BVMT, song không phải vì thiếu cơ sở pháp lý, thể chế hành chính và tư pháp cho những khiếu kiện, khiếu nại như vậy. Đối với những hành vi vi phạm quy định về lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 1 khoản 4 Nghị định số 21/2008 NĐ-CP); vi phạm quy định về tổ chức đối thoại về môi trường (Điều 105); hoặc vi phạm quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường (Điều 128)) và một số quy định khác, thì cá nhân tổ chức hoàn toàn có quyền khiếu nại, hoặc khởi kiện ra tòa khi có căn cứ cho rằng đã có những hành vi vi phạm các quy định nói trên của pháp luật

79 Báo cáo nghiên cứu TAI

Page 121: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

109

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

về BVMT. Chẳng hạn Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn có quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp chủ dự án đầu tư trên địa bàn có hành vi không gửi văn bản yêu cầu tham gia ý kiến vào quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hoặc mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp yêu cầu đối thoại của họ bị từ chối v.v..

Các trình tự, thủ tục của quá trình này phải tuân thủ pháp luật về khiếu nại tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan. Ngay trong trường hợp quyền khiếu nại, tố cáo bị vi phạm, pháp luật cũng đã quy định: Người giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

(1) Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

(2) Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo.

(3) Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

(4) Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

(5) Ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo trái pháp luật.

(6) Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

(7) Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo, bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo...

(Điều 96 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2006).

Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng quyền tiếp cận tư pháp trong các trường hợp vi phạm các quy định nêu trên còn nhiều hạn chế. Ngoài nguyên nhân nhận thức về quyền con người nói chung và một số quyền con người trong lĩnh vực BVMT của công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và cơ quan nhà nước còn có những bất cập, thì pháp luật còn thiếu các quy định chi tiết, cụ thể; chế tài chưa đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm các cơ quan có thẩm quyền thực hiện có hiệu quả quy trình lấy ý kiến, tổ chức đối thoại, xử lý và trả lời trước nhân dân. Mặt khác, cũng tương tự như một số quyền khác của con người, nhất là các quyền khá trừu tượng, khó có thể “cân đong, đo đếm” được, các cơ quan hành chính, tư pháp thiếu những nỗ lực cần thiết, đội ngũ cán bộ thiếu được đào tạo chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn và giải quyết những vụ việc liên quan đến tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực BVMT.

3. Tiếp cận tư pháp trong trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

Trong những năm gần đây, nhiều tranh chấp liên quan đến đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường đã trở thành một vấn đề xã hội bức xúc. Thực tế cho thấy, chủ thể gây thiệt hại thường là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Còn người bị thiệt hại là các cá nhân và cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực bị ô nhiễm. Đã có nhiều cách thức đưa ra để giải quyết vấn đề này và phần lớn mới chỉ dừng lại ở cơ chế thỏa thuận, hòa giải giữa các bên mà chưa giải quyết được dứt điểm các vụ việc. Điển hình là trường hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn Vê-đan (Đồng Nai) như các phương tiện thông tin đã nêu ra trong thời gian gần đây. Vấn đề đặt ra là cơ sở pháp lý nào để các tổ chức và cá nhân tiến hành đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nước ta hiện nay.

Page 122: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

110

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Phù hợp với quy định tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 307 quy định:

1) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần.

2) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Điều 605 Bộ luật này và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP đã quy định: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường, phương thức bồi thường, miễn là không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường (người khởi kiện có quyền khởi kiện lại).

Về căn cứ pháp lý để tiến hành đòi quyền bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường, theo quy định tại Điều 604, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau:

- Phải có thiệt hại xảy ra. Trong lĩnh vực môi trường bao gồm hai loại thiệt hại, đó là: a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và b) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra (Điều 130, Luật BVMT 2005). Những tranh chấp trong lĩnh vực môi trường thời gian qua chủ yếu tập trung vào loại thiệt hại tại mục (b). Việc xác định loại thiệt hại này cũng đã được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.

Một là, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Hai là, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc, người thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí cho người chăm sóc người bị hại.

Ba là, thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Chi phí cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Hành vi gây thiệt hại vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực môi trường đó là hành vi trái với những quy định của pháp luật về môi trường do các chủ thể có năng lực thực hiện, làm ô nhiễm, suy thoái môi trường và làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân, tổ chức. Chẳng hạn các vi phạm quy định về quản lý chất thải, chất thải nguy hại. Hoặc vi phạm các quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu v.v.. Điều 7, Luật BVMT 2005 đã quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm:

Page 123: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

111

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về BVMT.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí, phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.

9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch, vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động BVMT.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

14. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động BVMT, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về BVMT theo quy định của pháp luật.

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành động gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Trong lĩnh vực môi trường mối quan hệ này diễn ra khá phức tạp, vì hành vi gây thiệt hại không xâm phạm trực tiếp tính mạng, tài sản, sức khỏe của các công dân. Hơn nữa thiệt hại khó có thể nhận biết được ngay và trong quá trình này còn có thể có sự tham gia của nhiều nhân tố khác như biến đối khí hậu, hiểm họa của thiên nhiên v.v.. Vấn đề này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong việc thu thập thông tin, quan trắc và phát triển khoa học, công nghệ mới có thể phục vụ cho việc chứng minh được mối quan hệ này.

Page 124: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

112

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

- Phải có lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Yếu tố lỗi cố ý hoặc vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 308, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 03/2006/NQ-HĐTP, theo đó lỗi cố ý là trường hợp một chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trường hợp một chủ thể không thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại cho người khác, mặc dù phải biết trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Riêng trong lĩnh vực môi trường, Điều 624, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: cá nhân, pháp nhân và các cơ sở khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Như vậy, xuất phát từ đặc thù của công tác BVMT, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác không được loại trừ ngay cả trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi.

Theo quy định của Luật BVMT 2005, tranh chấp về môi trường bao gồm: a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm BVMT trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; b) Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra. Việc giải quyết những tranh chấp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng. Vì vậy, nó phải được giải quyết theo các thủ tục tố tụng dân sự và thuộc thẩm quyền của tòa án.

Như vậy, nhìn nhận một cách khái quát yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường là một quyền cơ bản của con người. Công dân có căn cứ pháp lý để tiến hành khởi kiện tại tòa về các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường trong thực tiễn còn rất nhiều vướng mắc, khó xử lý.

Theo nghiên cứu của đề tài khoa học: Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam - Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện thuộc Trung tâm con người và thiên nhiên (2009), thì quá trình giải quyết những vụ việc này đang còn nhiều bất cập về: 1) Quy định về quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại; 2) Quy định về thời hiệu khởi kiện; 3) Quy định về nghĩa vụ chứng minh; 4) Quy định về cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, trên cơ sở phân tích những quy định về quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, đề tài đã cho rằng, do chưa có quy định cụ thể về quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên nên pháp luật chưa có sự gắn kết giữa quyền khởi kiện của Nhà nước, của các tổ chức đại diện lợi ích công cộng bị xâm hại với quyền khởi kiện của các tổ chức, cá nhân bị xâm hại, dẫn đến tổ chức, cá nhân bị thiệt hại thường rơi vào tình trạng “đơn thương, độc mã” trong việc thực hiện quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong khi họ hoàn toàn có thể được pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng của mình thông qua việc pháp luật bảo vệ lợi ích công cộng. Hoặc liên quan đến cách thức bồi thường thiệt hại như đã được quy định tại Điều 133, Luật BVMT 2005, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau: 1) Tự thỏa thuận của các bên; 2) Yêu cầu trọng tài giải quyết; 3) Khởi kiện tại tòa.

Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở chỗ, việc đòi bồi thường thiệt hại nếu không thể thương lượng được thì người bị thiệt hại yêu cầu trọng tài nào giải quyết vụ việc, trong khi trọng tài thương mại khó có thể áp dụng cho trường hợp này. Vướng mắc cũng có thể phát sinh khi xác định thẩm quyền của tòa án. Quy định về thẩm quyền của tòa án theo đối tượng tranh chấp hoặc phạm vi lãnh thổ chỉ được xem là phù hợp với những tranh chấp có tính chất đơn giản, phạm vi hẹp, giá trị không lớn. Còn những tranh chấp về môi trường có tính chất phức tạp hơn, giá trị lớn, liên quan đến nhiều

Page 125: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

113

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

nhóm đối tượng sinh sống tại nhiều địa phương, thì thẩm quyền tòa án giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ hoặc nơi xảy ra sự việc thiệt hại đã tỏ ra không phù hợp(80) v.v.. Rõ ràng, trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm khắc phục, hướng đến những quy định, thủ tục minh bạch, hỗ trợ tích cực mọi công dân trong quá trình tìm kiếm sự giúp đỡ của pháp luật và thể chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong lĩnh vực BVMT.

C. THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1. Quyền tiếp cận thông tin môi trường

Từ các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật, anh/chị hãy thảo luận và nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam hiện nay? Lấy một số ví dụ thực tiễn minh họa?

Nhóm 2. Quyền tham gia

Từ các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật, anh/chị hãy thảo luận và nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo đảm quyền tham gia của người dân vào các hoạt động giám sát, BVMT ở Việt Nam hiện nay? Lấy một số ví dụ thực tiễn minh họa?

Nhóm 3. Quyền tiếp cận tư pháp

Thảo luận và trình bày các bước trong quy trình khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường theo pháp luật Việt Nam?

D. ĐÀO SÂU (thảo luận cả lớp)

Anh/chị hãy cho biết những khó khăn, vướng mắc chính trong các vụ đòi bồi thường thiệt hại về môi trường tại nhiều địa phương ở nước ta hiện nay là gì? Nguyên nhân và các giải pháp khắc phục?

80 Xem: Website: www.nature.org.vn

Page 126: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

114

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật BVMT năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

2. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31-12-2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT.

3. Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Lao động - Xã hội, 2007.

4. Vũ Thu Hạnh, Trần Anh Tuấn: Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam - cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện, Trung tâm con người và thiên nhiên, Website: www.nature.org.vn.

5. Sổ tay Thẩm phán, http://www.toaan.gov.vn.

6. Viện Nghiên cứu quyền con người: Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.

7. Vụ Công tác lập pháp: Những vấn đề cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004.

Page 127: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ
Page 128: Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn · Quốc gia Hồ Chí Minh) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ

116

Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường

Tầng 1, nhà 2AKhu ngoại giao đoàn Vạn Phúc298 Kim Mã, Ba Đình Hà Nội, Việt NamĐT: +844-37261575/6Fax: +844-37261561E-mail: [email protected]: www.iucn.org/vietnam

Đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên@Trần Minh Phượng