16
* Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2017), ngày 1/9 Thành ủy Đà Lạt đã tổ chức lễ trao Huy hiệu 70, 60, 55, 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng và trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giai đoạn 2012 - 2016. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy và lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt. Dịp này, có 89 đảng viên thuộc Đảng bộ thành phố Đà Lạt được trao Huy hiệu Đảng. Trong đó, có 2 đảng viên được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng; 1 đảng viên được trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; 2 đảng viên được trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng; 24 đảng viên được trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng;... Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng XEM TIẾP TRANG 2 TRANG 7 TRANG 5 Nhập nhằng nguồn gốc trái cây ngoại TRANG 12 Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch TRANG 15 THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG: Vi phạm giảm, nhưng chưa ngăn chặn triệt để TRANG 13 Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Luật Thanh niên BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4868 + 4869 - THỨ HAI NGÀY 4/9/2017 TRANG 9 Đón chào năm học mới. Ảnh: V. Báu Một mai có còn tiếng chiêng… TRANG 7 TRANG 10 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay ko, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu” BỨC THƯ BÁC GỬI HỌC SINH TRONG NGÀY KHAI TRƯỜNG VÀO THÁNG 9/1945 Bí thư Tỉnh ủy trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Ảnh: D.Danh Đã 72 năm từ ngày lá cờ Cách mạng Tháng Tám phần phật tung bay trong mùa thu lịch sử nhưng những câu chuyện, những kí ức vẫn không phai trong nhiều người. Trao Huy hiệu Đảng đợt 2/9 Màu cờ kỷ niệm CHÀO MỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018 Tiếp tục phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện Xây dựng nông thôn mới dưới góc nhìn vận động của tổ chức chính trị - xã hội Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua nhằm từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống nhân dân. Để góp phần làm nên thành công đó, phải kể tới vai trò vận động, tuyên truyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. TRANG 16 KỶ NIỆM 72 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Tiếp tục phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản ...baolamdong.vn/upload/others/201709/25432_BLD_ngay_4.9.2017.pdf · K’Long phải sinh hoạt ghép

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

* Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2017), ngày 1/9 Thành ủy Đà Lạt đã tổ chức lễ trao Huy hiệu 70, 60, 55, 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng và trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giai đoạn 2012 - 2016. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng

của Tỉnh ủy và lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt.

Dịp này, có 89 đảng viên thuộc Đảng bộ thành phố Đà Lạt được trao Huy hiệu Đảng. Trong đó, có 2 đảng viên được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng; 1 đảng viên được trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; 2 đảng viên được trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng; 24 đảng viên được trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng;...

Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng

XEM TIẾP TRANG 2

TRANG 7

TRANG 5Nhập nhằng nguồn gốc

trái cây ngoại

TRANG 12Bảo vệ môi trường

trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

TRANG 15THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG: Vi phạm giảm, nhưng chưa

ngăn chặn triệt để

TRANG 13Hiệu quả sau 10 năm

thực hiện Luật Thanh niên

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4868 + 4869 - THỨ HAI NGÀY 4/9/2017

TRANG 9Đón chào năm học mới. Ảnh: V. Báu

Một mai có còn tiếng chiêng…

TRANG 7

TRANG 10

NHỚ LỜI BÁC DẠY

“Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay ko, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”

BỨC THƯ BÁC GỬI HỌC SINH TRONG NGÀY KHAI TRƯỜNG VÀO THÁNG 9/1945

Bí thư Tỉnh ủy trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Ảnh: D.Danh

Đã 72 năm từ ngày lá cờ Cách mạng Tháng Tám

phần phật tung bay trong mùa thu lịch sử nhưng những câu chuyện, những kí ức vẫn không phai trong nhiều người.

Trao Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Màu cờ kỷ niệm

CHÀO MỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018

Tiếp tục phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện

Xây dựng nông thôn mới dưới góc nhìn vận động của tổ chức chính trị - xã hộiXây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua nhằm từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống nhân dân. Để góp phần làm nên thành công đó, phải kể tới vai trò vận động, tuyên truyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

TRANG 16

KỶ NIỆM 72 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

2 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

15 năm không có các tổ chức đoàn thểÔng Phạm Văn Tuấn - Bí thư Đảng ủy

xã Đạ Pal, người có mặt ở vùng đất này từ những ngày đầu nói: “Gần 30 năm trước, vùng đất Tôn K’Long đã được một nhóm người đồng bào dân tộc bản địa, chủ yếu là người Châu Mạ chọn làm nơi sinh sống. Đến năm 2000, huyện Đạ Tẻh đã chọn Tôn K’Long là địa điểm để triển khai Dự án định canh, định cư nhằm chuyển một số diện tích đất rừng nghèo kiệt sang đất sản xuất cho bà con thiếu đất”. Thời điểm đó, 250 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất thuộc một số địa phương trong huyện được đưa đến định cư ở vùng này với 300 ha đất sản xuất. Khi mới thành lập, thôn chỉ chỉ có ông K’Beo - Trưởng thôn Tôn K’Long A và ông K’Bia - Trưởng thôn Tôn K’Long B. Mỗi thôn có một công an viên. Những ngày đầu lên định canh, định cư ở Tôn K’Long bà con còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều người đã bỏ đất, bán đất… để trở về chỗ ở cũ. “Sự không ổn định của dân cư cũng như việc chưa tìm ra được “mặt gửi vàng”, nên suốt 15 năm Tôn K’Long không có các tổ chức đoàn thể”, ông Phạm Văn Tuấn nói.

Đến thời điểm này, cuộc sống của người dân ở Tôn K’Long đã cơ bản ổn định. Hai thôn có khoảng gần 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có 60 hộ sống cố định tại chỗ.

Tôn K’ Long cách trung tâm xã Đạ Pal hơn 10 km. Mùa nắng đường khô, bụi đỏ đóng thành lớp dày ngập cả lốp xe. Đá cuội lởm chởm dày đặc trên mặt đường khiến hành trình vượt dốc vào Tôn K’Long càng thêm gian nan. Mùa mưa, những tay lái giỏi người bản địa cũng phải mất cả 2 tiếng đồng hồ mới có thể vượt qua. Và tất nhiên, những người khách nơi xa sẽ khó vào thôn nếu không có sự trợ giúp của người bản địa và những chiếc xe “chuyên dụng”. Đường vào thôn khó khăn là vậy, nhưng vì không có các tổ chức đoàn thể nên các tổ công tác của xã do bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch xã thay nhau dẫn đầu liên tục đi vào và nắm tình hình thôn.

Nỗ lực xây dựng tổ chức cơ sở đảngCũng theo lời vị Bí thư Đảng ủy xã Đạ

Pal: “Quá trình người dân định canh định cư tại Tôn K’ Long có nhiều vấn đề nảy sinh như: tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua, bán đất sai quy định, nạn học sinh bỏ học, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa tốt… Để kịp thời nắm bắt và giải quyết vấn đề này, xã Đạ Pal đã có nhiều nỗ lực để thành lập khung chính quyền

Nỗ lực xóa chi bộ ghép ở Tôn K’LongTôn K’Long thuộc xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh là một trong hai địa phương trong tỉnh còn chi bộ sinh hoạt ghép. Việc Chi bộ Tôn K’Long phải sinh hoạt ghép đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự lãnh đạo của Đảng đối với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bởi vậy, nhiệm vụ cần làm ngay của huyện Đạ Tẻh nói chung cũng như xã Đạ Pal và các thôn ở Tôn K’Long nói riêng là nỗ lực xóa chi bộ ghép.

tại đây. Sau nhiều cố gắng, năm 2015, các tổ chức đoàn thể thôn dần được hình thành. Tiếp đó nhiệm vụ gấp rút phải thành lập chi bộ cơ sở để lãnh đạo bộ máy chính quyền. Tháng 4/2016 chi bộ sinh hoạt ghép của 2 thôn Tôn K’Long A và Tôn K’Long B được thành lập với 3 đảng viên”.

Tôn K’Long không có đảng viên tại chỗ nên 3 đảng viên đầu tiên của chi bộ sinh hoạt ghép đều là đảng viên ở những nơi khác. Đó là đảng viên Chu Quang Tuấn - cán bộ địa chính xã Đạ Pal về cắm chốt, là thầy giáo Nguyễn Xuân Lâm - giáo viên phân hiệu Trường Tiểu học và THCS Xuân Thành đóng chân trên địa bàn Tôn K’ Long và chị K’ Thẻo - đảng viên của thị trấn chuyển lên đây để sản xuất. Sau khi có sự phân công của nhà trường, thầy Lâm chuyển công tác, song có đảng viên K’Kiểm cũng là người dân lên đây sản xuất nên chi bộ vẫn giữ con số 3 đảng viên.

“Đó là một trong những tín hiệu mừng của Đạ Pal cũng như Tôn K’Long bởi có sự lãnh đạo sát sao của Đảng. Nhờ vậy, việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thôn đã thuận lợi hơn”, ông Phạm Văn Tuấn khẳng định.

Chị Ka Thẻo, Bí thư Chi bộ thôn Tôn K’Long cho biết: “Chi bộ còn mới nhưng vẫn cố gắng thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao phó. Những nhiệm vụ trước mắt mà Chi bộ phải thực hiện là chỉ đạo các đoàn thể chính trị, xã hội tăng cường vận động người dân không phá rừng làm rẫy và cho con em đến trường, ngăn chặn tình trạng bỏ học”.

Vì chi bộ còn sinh hoạt ghép nên các đảng viên gặp nhiều khó khăn trong công tác hội họp. Đặc thù dân cư sống rải rác trên hai thôn nên công tác tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn, các đảng viên chủ yếu thực hiện công tác nắm bắt tình hình và tuyên truyền miệng tới người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Đồng chí Nguyễn Văn Tuyên - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Đạ Tẻh nói thêm: “Để có được chi bộ sinh hoạt ghép ở Tôn K’Long là nỗ lực rất lớn của xã và huyện. Huyện đã có nhiều nỗ lực, hỗ trợ, tạo điều kiện hết sức để đồng hành cùng Đạ Pal trong việc gây dựng, phát triển tổ chức đảng ở Tôn K’Long. Sau khi tổ chức đảng được thành lập, nhiệm vụ tiếp theo là phấn đấu đến cuối 2018 Tôn K’Long không còn chi bộ sinh hoạt ghép. Huyện ủy Đạ Tẻh đã sử dụng phương án, đề nghị nhà trường tăng cường giáo viên là đảng viên vào giảng dạy tại phân trường trong thôn. Cùng với đó, Đảng ủy xã Đạ Pal đã chỉ đạo cho Chi bộ tại Tôn K’Long nỗ lực tạo nguồn kết nạp đảng viên. Hiện đã có nguồn là người DTTS tại chỗ được đào tạo hướng tới xây dựng và phát triển chi bộ bền vững”.

Trước khi chia tay chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Đạ Pal Phạm Văn Tuấn cũng khẳng định chắc nịch: Cuối năm 2018 Tôn K’ Long chắc chắn sẽ xóa được chi bộ ghép.

NGỌC NGÀ

Sôi nổi góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)Ngày 1/9, tại thành phố Đà Lạt, Bộ

NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) với sự chủ trì của Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng... các tỉnh, thành phố phía Nam.

Sau báo cáo của Phó Tổng cục trưởng

Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi về Tổng quan Dự thảo Luật này, 14 đại biểu với hàng chục nội dung rất sát với thực tiễn đã được đặt ra tại Hội nghị để cùng thảo luận. Luật BV&PTR (sửa đổi) được phân tích, góp ý lần này là bản dự thảo thứ 6 được Văn phòng Quốc hội gửi tới 63 Đoàn đại biểu Quốc hội vào ngày 22/8/2017. Dự thảo Luật có 12 chương với 111 điều, so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 nhiều hơn 23 điều, tăng 4 chương.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn đánh giá cao tinh thần

tham gia tập trung cao về trí tuệ, nhiệt tình và có chất lượng của các đại biểu. Ông cũng tiếp tục trao đổi, phân tích mở rộng để làm rõ hơn một số khái niệm thể hiện tại Dự thảo Luật; đồng thời lý giải một số ý kiến được các đại biểu nêu ra. Thứ trưởng cũng đề nghị các đại biểu tiếp tục gửi những ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật BV&PTR (sửa đổi) đến Tổng cục Lâm nghiệp trước ngày 15/9 để tổng hợp thành văn bản góp ý chính thức và chuyển đến cơ quan chức năng trình Quốc hội vào cuối tháng 9 tới.

M.ĐẠO

Người dân Tôn K’Long thu hoạch điều. Ảnh: H.Sang

... 23 đảng viên được trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng; 8 đảng viên được trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và 29 đảng viên được trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Tại buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã trao tặng bằng khen cho 27 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn TP Đà Lạt.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Lạt đã chúc mừng 89 đảng viên được nhận huy hiệu đợt này. Đồng thời, Bí thư Thành ủy Đà Lạt nhấn mạnh: “Trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên là sự ghi nhận quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện lâu dài của các đảng viên; là sự tôn vinh của Đảng đối với công lao đóng góp của các đồng chí cho Đảng và cho nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc…”.

* Sáng 1/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu 45, 40, 30 năm tuổi Đảng cho 7 đảng viên thuộc Đảng bộ khối, bao gồm: 1 đảng viên 45 năm tuổi Đảng, 1 đảng viên 40 năm tuổi Đảng và 5 đảng viên 30 năm tuổi Đảng.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Duy Hùng - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã gửi lời chúc mừng tới các đồng chí được nhận Huy hiệu 45, 40, 30 năm tuổi Đảng thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh: “Huy hiệu Đảng mà các đồng chí vinh dự đón nhận hôm nay chính là phần thưởng cao quý của Đảng đối với công lao của các đồng chí đã đóng góp vào sự nghiệp chung của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn đánh giá cao và trân trọng những cống hiến của các đồng chí và tin rằng với thành tích, kinh nghiệm của mình các đồng chí sẽ là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo; đồng thời mong muốn các đảng viên tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh nói riêng và Đảng bộ tỉnh nói chung.

* Huyện ủy Di Linh vừa long trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho 52 đảng viên từ 30 đến 70 tuổi Đảng. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Cử (sinh hoạt tại Đảng bộ xã Gia Hiệp) là đảng viên duy nhất trong đợt này và cũng là đảng viên đầu tiên của Đảng bộ huyện Di Linh được trao Huy hiệu 70 tuổi Đảng; 1 đảng viên được trao Huy hiệu 60 tuổi Đảng; 6 đảng viên được trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng; 8 đảng viên được trao Huy hiệu 50 tuổi Đảng; 8 đảng viên được trao Huy hiệu 45 tuổi Đảng; 11 đảng viên được trao Huy hiệu 40 tuổi Đảng và 17 đảng viên được trao Huy hiệu 30 tuổi Đảng.

Như vậy, tính từ trước đến nay, Đảng bộ huyện Di Linh đã có 889 đảng viên được trao Huy hiệu Đảng. Trong đó, 70 tuổi Đảng có 1, 65 tuổi Đảng có 12; 60 tuổi Đảng có 5; 55 tuổi Đảng có 34; 50 tuổi Đảng có 94; 45 tuổi Đảng có 144; 40 tuổi Đảng có 228 và 30 tuổi Đảng có 371 đảng viên.

D.DANH - N.NGÀ - X.LONG

Trao Huy hiệu Đảng... TIẾP TRANG 1

3 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm Xuân PhongTrong hơn 30 năm hình thành và phát triển huyện Đạ Tẻh, cây dâu con tằm gắn bó với người dân trên vùng kinh tế mới (KTM) này như một mối duyên. Riêng thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal đa số là người Nam Định sinh sống; trong “hành trang” đi xây dựng quê hương mới họ chẳng mang theo gì ngoài cái nghề của tổ tiên cũng lắm trật trầy này…

Gian nan nghề “Ăn cơm đứng”Nặng tình với nghề truyền thống của cố

hương nên trong suốt thời gian đi xây dựng KTM, trong những năm đầu lập nghiệp dù lắm khó khăn bởi giá kén tằm lên xuống bấp bênh, “đầu ra” bế tắc và bị tư thương ép giá…; song, người dân thôn Xuân Phong vẫn “thủy chung” dặn nhau giữ lấy nghề truyền thống!

Bởi vậy, nhân dân thôn Xuân Phong ngoài sản xuất lúa, trồng khoai, sắn, cây ăn quả, chăn nuôi…, thì trồng dâu nuôi tằm vẫn được bà con gìn giữ và chỉ xem là nghề phụ, chủ yếu tận dụng thời gian lúc nông nhàn. Những năm gần đây, nhờ được tiếp cận với các tài liệu mới, được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng dâu - nuôi tằm; được chính quyền xã Đạ Pal khuyến cáo, nhân dân thôn Xuân Phong nói riêng, nông dân các thôn khác của xã Đạ Pal đã mạnh dạn đầu tư nghề trồng dâu, nuôi tằm theo hướng mới và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, người dân đã thay dần giống dâu cũ để trồng giống dâu lai mới ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Cách nuôi tằm cũng được người dân chuyển đổi từ nuôi trên nong sang nuôi dưới sàn nhà, bắt kén bằng né tre sang né gỗ công nghệ cao. Nhờ đó, chất lượng và giá trị kén tằm được nâng lên rõ rệt…

Thôn Xuân Phong được xem là “chiếc nôi” của nghề trồng dâu nuôi tằm của xã Đạ Pal và của cả huyện Đạ Tẻh. Hiện nay, toàn thôn có 73 hộ với 253 nhân khẩu; trong đó có tới 69 hộ chuyên trồng dâu nuôi tằm (chiếm 95%). Diện tích cây dâu cũng dần tăng lên; những năm trước chỉ có 21 ha dâu, đến nay toàn thôn nâng lên 107 ha đất trồng dâu (chủ yếu giống dâu lai) với hệ thống tưới tự động.

Cùng với việc phát triển cây dâu, con tằm và nghề tằm tang dần dần tìm được “đầu ra” đem lại thu nhập khá cho nhân dân trong xã Đạ Pal nói chung và thôn Xuân Phong nói riêng, chính quyền xã Đạ Pal chỉ đạo Hội nông dân vận động nông dân hình thành mô hình làm kinh tế mới bằng việc thành lập các Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm, Tổ hợp tác trồng điều… Toàn xã Đạ Pal có 9 tổ hợp tác trồng dâu nôi tằm thu hút hàng trăm hộ tham gia; riêng thôn Xuân Phong có tới 2 tổ và 1 tổ trồng điều.

Cái nghề “ăn cơm đứng” với những gian nan, khốn khó, trật trầy mấy chục năm qua lùi dần vào quá khứ để những nương dâu xanh mướt cứ nối dài trên những sườn đồi, ven suối ngọt lịm phù sa và xôn xao những mùa tằm nhả tơ, xây kén…

Làng nghề truyền thốngKhi đã khôi phục được nghề truyền thống với

quy mô, diện tích và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất đem lại thu nhập cao và ổn định, người dân thôn Xuân Phong bàn nhau phát triển thành làng nghề. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, sự hỗ trợ của chính quyền và các ban, ngành trong xã; nhân dân thông Xuân Phong đã phát huy tinh thần cấu kết cộng đồng, “hợp

lực” để giúp nhau làm giàu. Và, “Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Xuân Phong” đã ra đời. Ban Chủ nhiệm gồm 03 lão nông lớn tuổi, giàu kinh nghiệm và có uy tín được nhân dân tín nhiệm giao phụ trách làng nghề.

Sau hơn 3 năm hoạt động có hiệu quả, tìm được hướng đi đúng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn; thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân, được chính quyền xã Đạ Pal và huyện Đạ Tẻh đề nghị và được Sở NN- PTNT tỉnh thẩm định, ngày 4/1/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định “Công nhận làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh đạt tiêu chí làng nghề”.

Ông Phạm Xuân Thịnh (nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đạ Pal, Bí thư Chi bộ - Chủ nhiệm làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Xuân Phong) rất phấn khởi cho biết, khi được công nhận làng nghề, bà con nhân dân thôn Xuân Phong được hưởng các chính sách ưu tiên hỗ trợ về kinh phí, tín dụng, thương mại, KH-CN và đào tạo nhân lực… Nhờ đó, nghề trồng dâu nuôi tằm của thôn phát triển khá mạnh. Riêng hộ gia đình ông Thịnh đã đầu tư hệ thống tưới tự động cho vườn dâu; mạnh dạn chuyển đổi, mở rộng thêm diện tích trồng dâu lai và trang bị né gỗ. Với diện tích hơn 5 sào dâu lai, mỗi tháng gia đình ông có thể nuôi khoảng 3 lứa tằm với sản lượng kén thu được từ 180 - 200 kg; tiền bán kén dao động từ 120 đến 150.000 đồng/kg, đem về mức thu nhập bình quân mỗi tháng cho gia đình ông trên dưới 90 triệu đồng.

Ông Thịnh cho biết thêm: “Không chỉ được hỗ trợ vốn để đầu tư sản xuất, người dân ở làng nghề truyền thống Xuân Phong còn được hỗ trợ để tìm nguồn tiêu thụ kén khá ổn định, tránh bị ép giá như những năm trước. Đây là

vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất đã giúp đời sống của nhân dân làng nghề thôn Xuân Phong thoát nghèo và giàu lên…”. Nói đoạn, vị Chủ nhiệm ngừng lại bấm đốt ngón tay nhẩm tính: số hộ nghèo trong thôn giảm đáng kể, năm 2015 cả thôn có 10 hộ nghèo, đến nay chỉ còn 2 hộ (do không có lao động). Nhiều gia đình vào thời điểm tằm ăn cao đã phải thuê nhiều lao động giúp việc và trả công cũng rất khá, góp phần giải quyết sức lao động tại chỗ cho địa phương.

Hiện nay, trong làng nghề thôn Xuân Phong xuất hiện nhiều hộ gia đình giàu lên nhờ nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm như: hộ gia đình ông Vũ Ngọc Quang, hộ ông Nguyễn Văn Quân… trung bình mỗi năm thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng…

Để minh chứng cho sự đổi thay về đời sống kinh tế của nhân dân ở một thôn nhỏ - một làng nghề truyền thống đã đi lên từ những năm tháng khó khăn, để hôm nay trở thành “điểm sáng” đáng tự hào của cả xã Đạ Pal và huyện Đạ Tẻh, ông Phạm Xuân Thịnh đã đưa chúng tôi đến thăm một số gia đình có thu nhập cao từ nghề trồng dâu nuôi tằm trong thôn. Quả thật, nhiều hộ gia đình đã đầu tư khá bài bản từ khâu chọn giống, áp dụng kỹ thuật mới trong việc trồng dâu lai bằng công nghệ tưới nước tự động; không sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào (đảm bảo lá dâu sạch); cho đến cách xây dựng khu vực nuôi tằm được cách ly tránh con tằm bị nhiễm bệnh….

Rời làng nghề truyền thống thôn Xuân Phong giữa trưa hè tháng bảy rực nắng, dọc hai bên đường nội xã bạt ngàn những vườn dâu xanh tít tắp. Một làn gió lướt qua làm những cành dâu chao nghiêng, tôi nghe như tiếng tằm ăn rỗi lao xao từ xa vọng lại…

DƯƠNG THANH HỒNG

Người dân làng nghề thôn Xuân Phong chăm chút những nong tằm. Ảnh: T.D.H

Có 9 ngân hàng giải ngân nguồn vốn VnSAT

Theo Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam BIDV, đến nay có 9 ngân hàng bán lẻ

tham gia giải ngân nguồn vốn chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT. Cụ thể là: Ngân hàng nông nghiệp Agribank, Ngân

hàng hợp tác xã Coopbank, Ngân hàng kỹ thương Việt Nam Techcombank, Ngân hàng

Việt Nam Thịnh Vượng VPbank, Ngân hàng Phương Đông OCB, Ngân hàng An Bình ABbank, Ngân hàng Bưu điện Liên

Việt LienvietpostBank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong TienphongBank, Ngân hàng Sài

Gòn Hà Nội SHB. Tổng hạn mức đã cấp cho các ngân hàng bán lẻ 1.150 tỷ đồng với

cả 2 hợp phần lúa gạo và cà phê.Tại Lâm Đồng, có 6 ngân hàng bán

lẻ (với 39 chi nhánh, phòng giao dịch) tham gia dự án VnSAT là: Agribank,

Coopbank, Techcombank, VPbank, SHB, LienvietPostBank. Các đơn vị đang tích cực

cho nông dân vùng quy hoạch phát triển cà phê của tỉnh vay vốn để tái canh cà phê

bằng nguồn vốn tín dụng của dự án VnSAT, với mức lãi suất thấp dưới 7%/năm. Nhiều

hộ nông dân đã vay được tiền từ nguồn vốn này để cải tạo, trẻ hóa vườn cà phê.

BÍCH HIỀN

Tập huấn sản xuất cà phê bền vững Trong năm nay, Dự án chuyển đổi nông

nghiệp bền vững (VnSAT) Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Chi cục

Trồng trọt - Bảo vệ thực vật của tỉnh tổ chức trên 100 lớp khuyến nông về sản xuất cà phê bền vững; bao gồm các lớp đào tạo giảng viên (TOT) cho cán bộ khuyến nông các huyện, xã, và các lớp học hiện trường (FFS) cho hộ nông dân ở các địa phương. Các lớp học TOT bồi dưỡng cho học viên

về phương pháp, kỹ năng khuyến nông, nâng cao năng lực khuyến nông viên các

cấp, phương pháp tổ chức các lớp FFS tại cơ sở. Các lớp FFS trực tiếp phổ biến kiến

thức và trao đổi kinh nghiệm với các hộ nông dân ngay tại địa phương. Tại đây, các

học viên được cập nhật những thông tin mới về kỹ thuật sản xuất, tái canh cà phê

bền vững, phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật tưới nước, chăm sóc, thu hoạch; trao đổi những kinh nghiệm sản xuất tại gia đình, địa phương, về đất đai, giống cây trồng,

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Phương pháp tập huấn là lấy học viên làm trung tâm, phát huy sự tham gia tích cực, tăng

cường sự tương tác, thực hành đồng ruộng và trao đổi kinh nghiệm.

BÍCH HIỀN

Bảo Lâm chủ động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư giảm nghèo nhanh, bền vữngVăn phòng UBND huyện Bảo Lâm cho

biết, do nguồn vốn của Chương trình “Giảm nghèo nhanh, bền vững” chưa được cấp có thẩm quyền phân bổ kịp thời, nên 7 tháng đầu năm 2017, UBND huyện Bảo Lâm đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình như: Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, Giao khoán QLBV rừng, Chương trình xây dựng nông thôn mới, vay vốn từ

các chương trình của Ngân hàng CSXH… để thực hiện công tác giảm nghèo tại các địa phương nằm trong chương trình “Giảm nghèo nhanh, bền vững” của quốc gia.

Theo đó, huyện đã triển khai hỗ trợ men vi sinh ủ vỏ cà phê cho 240 hộ nghèo tại các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Nam, B’Lá, với kinh phí 155,736 triệu đồng; ủng hộ công cụ nuôi tằm cho các hộ nghèo ở

hai xã Lộc Tân, Lộc Đức, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn cho các xã trên 50 triệu đồng; hỗ trợ trên 1 tỷ đồng để các địa phương duy tu sửa chữa đường GTNT…

Kết quả, 7 tháng qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bảo Lâm giảm khoảng 0,8%, trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS giảm khoảng 1,3%.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Mỗi năm sản xuất 45 triệu viên gạch không nung tại Đà Lạt

Công ty TNHH Xây dựng Thành An (Phường 4, Đà Lạt) vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư

dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung cung cấp cho thị trường Đà Lạt và các vùng

phụ cận. Dự án được thực hiện trên 26 thửa đất,

thuộc tờ bản đồ số 27, Phường 7, Đà Lạt với tổng diện tích gần 8.100 m². Trong đó 950 m² diện tích xây dựng các công trình có mái che;

gần 7.150 m² diện tích đất công trình, sân bãi, đường giao thông, trồng cây xanh. Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án 20 tỷ đồng, thời

gian hoạt động 10 năm, đạt công suất mỗi năm 45 triệu viên gạch không nung.

Tiến độ thực hiện dự án từ nay đến cuối năm 2017, Công ty TNHH Xây dựng Thành An hoàn thành các thủ tục đầu tư, triển khai xây dựng nhà máy theo giấy phép, đánh giá

tác động môi trường, mua sắm trang thiết bị… Dự kiến trong quí 1/2018, dự án chính

thức đi vào hoạt động.VŨ VĂN

4 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Những đổi thayHầu hết các vùng nông thôn trong

huyện Bảo Lâm đều có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chiếm gần 30% dân số toàn huyện. Cùng với đó, là cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa nông thôn còn nhiều thiếu thốn, chưa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao... nên gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện chủ trương “tam nông” - nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhất là xây dựng NTM.

Thế nhưng sau 7 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM đến nay, nhờ được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn Bảo Lâm đã có sự chuyển mình rõ rệt, đổi mới toàn diện so với trước. Rõ nét nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… không ngừng được đầu tư xây dựng từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện. Bà con các dân tộc đã nhận thức rõ hơn mục đích, ý nghĩa trong xây dựng NTM, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, từ đó tích cực góp công, góp của, cùng chung tay xây dựng NTM.

Ông Trương Hoài Minh, Phó Chủ

Nông thôn Bảo Lâm chuyển mìnhBảo Lâm đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2019 trở thành huyện nông thôn mới (NTM) và sau 7 năm thực hiện chương trình này đã có 8/13 xã đạt chuẩn NTM cùng với 2 xã phấn đấu về đích vào cuối năm nay. Tất cả cho thấy, các vùng nông thôn ở Bảo Lâm đang thay da, đổi thịt và chuyển mình mạnh mẽ thông qua Chương trình xây dựng NTM.

tịch UBND huyện Bảo Lâm, nhìn nhận: “NTM như một “cuộc cách mạng” đã đưa diện mạo nông thôn của huyện nhà thay đổi một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được cải thiện, nâng cao. Có thể khẳng định, từ trước tới nay, NTM là một trong những chương trình hợp lòng dân, mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và huy động được tối đa sự đóng góp, tham gia hưởng ứng của đông đảo nhân dân. Nhờ vậy, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện đã đạt 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều của địa phương năm 2016 chỉ còn dưới 5%. Cũng từ kinh tế ngày càng phát triển, nên người dân đã quan tâm, đầu tư cho con cái học hành đạt kết quả tốt...”.

Hướng tới tương lai tươi sáng Theo lộ trình đề ra, huyện Bảo

Lâm đã và đang phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2019. Hiện, toàn huyện có 8/13 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, xã Lộc An đang tập trung xây dựng xã văn hóa NTM kiểu mẫu. Đồng thời phấn đấu trong năm 2017 có thêm 2 xã là Lộc Tân và Lộc Nam đạt chuẩn NTM và 3 xã còn lại là Lộc Bắc, Lộc Bảo và Lộc Lâm đạt từ 15 tiêu

chí trở lên.Xác định người dân là chủ thể

hưởng lợi của Chương trình xây dựng NTM, huyện Bảo Lâm đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay góp sức. Qua 7 năm thực hiện, người dân huyện Bảo Lâm đã đóng góp hơn 40 tỷ đồng, hiến hàng chục ha đất và đóng góp hơn 3.000 ngày công lao động để xây dựng NTM. Đến hiện tại, Bảo Lâm đã xây mới, nâng cấp “nhựa hóa”, “bê tông hóa” được hơn 300 km đường giao thông nông thôn các loại; xây mới, nâng cấp được 10 công trình thủy lợi, hơn 40 km kênh mương và đào được hơn 150 ao hồ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các trạm y tế cũng được đầu tư xây mới, nâng

cấp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Đặc biệt, hầu hết các trường học trên địa bàn đều được xây mới, nâng cấp theo hướng hiện đại, văn minh; 4 nhà văn hóa xã và 40 hội trường thôn được đầu tư xây mới...

Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Bảo Lâm đã và đang chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp hàng hóa. Xác định cà phê và chè là 2 loại cây trồng chủ lực nên huyện đã không ngừng chuyển đổi, cải tạo đưa vào trồng các loại giống có năng suất chất lượng cao. Đến nay, địa phương đã chuyển đổi và ghép cải tạo được hơn 16.000 ha/27.300 ha cà phê cho năng suất đạt hơn 4,5 tấn/ha; chuyển đổi, trồng mới các

giống chè chất lượng cao được hơn 6.000/13.200 ha. Ngoài ra, huyện còn khuyến khích người dân trồng xen bơ, sầu riêng và mắc ca... trong vườn cà phê để nâng cao thu nhập. Đến nay, Bảo Lâm đã xây dựng được 5 HTX, 10 tổ hợp tác, hàng trăm tổ, đội liên kết sản xuất nông nghiệp và hơn 70 trang trại trồng trọt, chăn nuôi...

Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, khẳng định: “Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 và những năm tiếp theo của huyện là “nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng NTM”. Trên cơ sở này, huyện sẽ chỉ đạo các xã đạt chuẩn thì tiếp tục giữ vững, nâng chất các tiêu chí; các xã chưa đạt thì cố gắng, nỗ lực, phấn đấu từng ngày để hoàn thành các tiêu chí. Đồng thời, cùng với việc tập trung mọi nguồn lực đầu tư theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, huyện tiếp tục phấn đấu đạt 80% người dân dùng nước hợp vệ sinh; trên 85% người dân tham gia BHYT; nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn lên 90%, phổ cập giáo dục bậc trung học đạt 92,3%... để phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2019 theo lộ trình đã được đề ra”.

Có thể khẳng định, Chương trình NTM như một “liều xúc tác” đối với người dân thêm phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bảo Lâm, từ đó quyết tâm góp phần mình vào mục tiêu xây dựng nông thôn huyện nhà ngày càng văn minh, hiện đại.

KHÁNH PHÚC

Tình cờ gặp và trò chuyện với ông Trần Ngọc Năm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Loan,

huyện Đức Trọng, mới biết ông là con em của những gia đình Hà Nam Ninh đi kinh tế mới ở vùng Loan hồi những năm bảy mấy tám mươi của thế kỷ trước. Ồ, thế không phải chỉ có vùng KTM Lán Tranh - Tân Hà của người Hà Nội ở Lâm Đồng sao? Ông Năm bảo không. Những năm sau giải phóng, đất đai chật hẹp, tỉnh Hà Nam Ninh lúc đó cũng có chủ trương giãn dân đi KTM. Gọi là Hà Nam Ninh theo địa giới hành chính lúc đó chứ người dân đi KTM đều thuộc hai huyện Hải Hậu và Trực Ninh của tỉnh Nam Định hiện giờ. Trước đó, vào tháng 2/1979, một đoàn thanh niên xung phong vào trước chuẩn bị cơ sở cho cư dân đi sau. Gia đình ông Năm là một trong mười mấy hộ đặt chân tới Ninh Loan đầu tiên, lúc đó còn là xã Loan thuộc huyện Đơn Dương. Đó là những ngày cuối năm 1979. Và sau đợt đi của gia đình ông Trần Ngọc Năm, từ cuối năm 1979 tới hết năm 1980, có xấp xỉ 300 gia đình thuộc Hà Nam Ninh di chuyển vào Ninh Loan sinh sống, tạo nên một vùng đất có diện mạo như hôm nay.

Gia đình ông Phạm Văn Sinh, bà

Phạm Thị Oanh, thôn Hải Ninh, xã Ninh Loan là một trong những gia đình đi KTM từ năm 1980. Những ký ức từ thuở ấy vẫn ngập tràn trong bà, khi ấy còn là một cô gái đương tuổi xuân thì. Bà Oanh bảo, khác hẳn với quê hương Nam Định bằng phẳng của bà, Ninh Loan lúc ấy đất đai toàn trên gò là rừng, dưới sình lầy mọc đầy lau sậy, cỏ tranh. Mỗi nhà được chia một khoảng đất nhỏ để làm cái nhà gỗ, mái lợp tranh, lợp tôn, cộng thêm một năm lương thực. Muỗi, vắt, thú rừng ngập Ninh Loan,

ai ai cũng bị sốt rét, sốt đến mức đi bộ cũng thấy trời nghiêng đất ngả, sốt tới mức rụng tóc, trọc hết cả đầu. Ban đêm, những tiếng thú rừng kêu vang vùng đất mà với người dân đồng bằng, nó như vùng “rừng thiêng núi thẳm”. Nhiều người nản và đã quay ngược lại quê cũ hoặc tìm tới nơi khác, nhưng vẫn còn nhiều gia đình kiên trì ở lại. Và những người nông dân đồng bằng sông Hồng bắt đầu bắt tay vào khai hoang. Những vùng đất trũng, bà con nhổ hết tranh, sậy, diệt từng cộng mầm cỏ để gieo xuống hạt

lúa, hạt bắp. Rồi từ từ, cỏ chịu thua người, những màu xanh của bắp, lúa, mì thay dần, lấn dần đất sình lầy. Người Ninh Loan thoát dần khỏi sốt rét, khỏi cái đói. Và năm 1990, Ninh Loan học trồng loài cây công nghiệp cà phê. Thực sự đời sống của cư dân Ninh Loan đã chuyển sang một bước mới, vững vàng hơn, ấm no hơn và trong tương lai không xa, sẽ giàu có hơn.

Chị Vũ Thị Ngọc Điệp, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Loan, con em một gia đình KTM Hải Hậu khoe với tôi những thành tích của quê hương mình.

Ninh Loan hiện giờ có 1.400 hộ, đời sống nói chung đều ổn định, chỉ còn 28 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,86%.

Toàn xã có xấp xỉ 3 ngàn ha cà phê, 200 ha lúa và 200 ha hoa màu các loại. Điện, đường, trường, trạm đều có đủ, nhà cửa khang trang. Xã đã đạt chuẩn NTM vào năm 2014, một dấu mốc quan trọng có được từ sự hỗ trợ của Nhà nước và sự cố gắng rất nhiều của bà con trong xã. Chị Điệp chia sẻ, thực sự Ninh

Loan chuyển mình, đời sống vươn lên khoảng 5-7 năm gần đây do Nhà nước hỗ trợ và nhân dân chủ động phấn đấu. Còn trước đó, do địa bàn ở khá xa, đi lại còn khó khăn nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều vất vả. Bây giờ, không chỉ trồng cà phê, trồng lúa nước, người Ninh Loan bắt đầu phát triển cây rau công nghệ cao. Những lớp nhà kính đã bắt đầu hiện diện giữa màu xanh của bạt ngàn cà phê. Chị Điệp tâm sự: “Lâm Đồng có hai vùng KTM, khu Nam Ban của người Hà Nội và Ninh Loan của Nam Định nhưng Ninh Loan chúng em thì ít người biết vì xa quá. Người Nam Định đã tạo nên vùng đất Ninh Loan hôm nay, xứng đáng với mồ hôi công sức những người đi trước”.

Ninh Loan hôm nay thay da đổi thịt, đường sá đi lại thông thoáng, nhà cửa khang trang, khác hẳn Ninh Loan một thuở xa xôi, khó khăn trong ký ức rất nhiều người. Xa quê cũ hàng ngàn cây số, người Ninh Loan giữ lại những dấu vết tên làng, tên xóm tại quê mới. Những Nam Hải, Ninh Thái, Hải Ninh..., tên làng xưa xã xưa trở thành tên gọi thôn xóm hôm nay. Những người đi mở đất mang theo trong mình nỗi nhớ, tình yêu và hơn hết, họ đã mang theo ý chí vượt khó, lòng chăm chỉ lao động, xây dựng nên một Ninh Loan đẹp, trù phú giữa cao nguyên Lâm Viên.

DIỆP QUỲNH

Năng suất cà phê và chè huyện Bảo Lâm ngày càng được nâng cao nhờ NTM. Ảnh: K.P

Chuyện cũ và mới ở Ninh LoanNinh Loan, một trong các xã vùng Loan như hàng trăm xã vùng xa khác, nhưng nếu có gì đặc biệt là bởi còn đó ký ức của những người đi mở đất, cùng câu chuyện về sự vươn lên đổi thay cuộc sống nơi đây.

Trồng cà chua trong nhà kính ở Ninh Loan. Ảnh: D.Q

5 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Giải ngân hơn 950 tỷ đồng tái canh cà phê

Tính đến ngày 31/7/2017, trong vòng 4 năm triển khai chương trình, các chi nhánh

của Agribank trên địa bàn Lâm Đồng đã tích cực đẩy mạnh đầu tư tín dụng tái canh, cải

tạo giống cà phê trên địa bàn Lâm Đồng đã giải ngân tổng

số tiền hơn 950 tỷ đồng (từ 17/5/2013 đến 31/12/2013:

127 tỷ đồng, năm 2014: 260 tỷ đồng, năm 2015: 330 tỷ đồng,

năm 2016: 152 tỷ đồng và 7 tháng năm 2017: 81 tỷ đồng)

cho 5.515 khách hàng với tổng diện tích là 9.005 ha. Trong đó đầu tư 166 tỷ đồng cho 1.040 khách hàng để trồng tái canh

1.350 ha; 784 tỷ đồng cho 4.470 khách hàng để ghép cải tạo 7.655 ha. Tổng dư nợ cho

vay tái canh cà phê của các chi nhánh Agribank trên địa bàn

đến 31/7/2017 là 508 tỷ đồng với 4.502 khách hàng còn dư nợ, chiếm hơn 75% tổng dư

nợ cho vay tái canh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên, tập trung ở những vùng sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh như Bảo

Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng. P.LÊ

Doanh nghiệp Lâm Đồng khảo sát thị trường tại Quảng Ninh, Hải Phòng

Trong 2 ngày 30-31/8 vừa qua, Trung tâm xúc tiến Đầu

tư, Thương mại, Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp Lâm Đồng

đã làm việc cùng Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh và sở

Công thương TP Hạ Long.Các doanh nghiệp tham gia

chủ yếu với các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Đà Lạt,

Lâm Đồng như: Trà atiso, cà phê, rau sạch, nông sản sấy… nhằm tìm kiếm thị trường tại

các tỉnh phía Bắc. Tại buổi làm việc với các sở

công thương các địa phương, các doanh nghiệp Lâm Đồng

đã được giới thiệu về tiềm năng thị trường trước khi khảo

sát thực tế và nhu cầu rất lớn các sản phẩm Lâm Đồng tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Đồng thời, thông qua sự chủ trì của Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Lâm Đồng và các sở công thương, các doanh nghiệp Lâm Đồng đã gặp trực tiếp các nhà phân

phối, các doanh nghiệp tại Quảng Ninh và Hạ Long để

giới thiệu sản phẩm và trao đổi cách thức hợp tác.

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Giám đốc phụ trách Trung

tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Lâm Đồng cũng cho biết: Đây là hoạt động hết sức thiết thực vì không chỉ hỗ

trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mà qua sự kết hợp

của các đơn vị quản lý nhà nước sự hợp tác của các doanh nghiệp

cũng đảm bảo an toàn, chuyên nghiệp hơn. D.THƯƠNG

Điều đáng lưu tâm, nhiều loại trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được hoán đổi sang trái

cây Việt Nam hoặc các nước khác vì chênh lệch giá cao, tâm lý mua hàng từ người tiêu dùng.

Khó kiểm tra xuất xứTại khu vực chợ Đà Lạt, chợ tạm

ấp Ánh Sáng (Phường 1), chợ Phan Chu Trinh, Chi Lăng (Phường 9) sáng ngày 30/8, các tiểu thương tại đây cho biết có bán đủ loại trái cây có nguồn gốc từ nhiều nước như: cam, cherry Mỹ, táo Fuji Nhật Bản, quýt, kiwi Thái Lan, ổi, nho, bưởi Việt Nam… Tuy nhiên, khi khách hàng yêu cầu chứng minh nguồn gốc các loại trái cây, phần lớn các tiểu thương đều tỏ ra lúng túng, giải thích qua loa hàng được nhập về nguyên thùng, đặt hàng từ các bạn hàng uy tín dưới TP Hồ Chí Minh.

Tại chợ Đà Lạt sáng sớm cùng ngày, chúng tôi quan sát sạp trái cây N.Q nhập hơn 7 thùng trái cây nhưng bên ngoài vỏ hộp lớn được đưa từ xe tải xuống lại là “made in China”.

Một công nhân vận chuyển hàng cho sạp trái cây trên giải thích: lê, nho, táo, trái cherry là từ Trung Quốc nhưng khi bán thì để lộn xộn, dán tem hàng các nước khác bán dễ tiêu thụ hơn.

Dễ nhận thấy nhất là khi hàng còn đóng nguyên bao nguyên kiện mới về chợ, việc phân biệt hàng ngoại nhập ở đâu với các loại khác không mấy khó khăn, nhưng khi hàng về sạp, một số tiểu thương đã gỡ các dải băng keo có ghi xuất xứ hàng trên vỏ hộp và bọc trái cây.

Còn tại một số tiệm trái cây lớn trên đường Trần Phú, Bà Triệu, khu trước cổng Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng… chúng tôi đều rất ít thấy bóng dáng của trái cây Trung Quốc. Gần như tất cả trái cây ở đây đều

được giới thiệu là hàng nhập khẩu Mỹ, Thái, Nhật, Việt Nam. Điều đặc biệt là để tạo thêm lòng tin từ người mua, rất nhiều cửa hàng đều dán các loại tem truy xuất nguồn gốc trái cây thông dụng như táo, cam, kiwi, dưa... Thế nhưng, chính các tiểu thương lại rất mù mờ, không biết kiểm tra các mã vạch, truy xuất nguồn gốc trái cây bằng cách nào.

Để kiểm tra các tem được dán trên các loại trái cây trên, tại sạp trái cây chợ Phan Chu Trinh, chúng tôi đã dùng phần mềm chuyên kiểm tra trái cây icheck và Seach PLU, phần mềm MDZ dùng cho các điện thoại chạy hệ điều hành Android nhưng đều không ra kết quả. Một tiểu thương chia sẻ với chúng tôi, chủ yếu người mua tin tưởng chọn các loại trái cây nhìn bắt mắt, cuống còn tươi, không bị thâm, dập hay chọn theo kinh nghiệm hàng Mỹ, Nhật có nguồn gốc an toàn hơn hàng Việt Nam, Trung Quốc. Đồng thời, cũng có nhiều người chỉ tin tưởng mua các loại trái cây Việt Nam do dễ nhận biết và giá cả phù hợp túi tiền hơn. Riêng các các loại tem được dán vào trái cây chỉ là “cái mác” để người mua yên tâm hơn, rất khó để truy được nguồn gốc và chính bản thân chủ sạp cũng mù mờ thông tin.

Nghi ngạihàng kém chất lượngTheo một số tiểu thương, thời

điểm này, mùa trái cây ở miền Nam đổ về vẫn còn dồi dào thì trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan về cũng đa dạng chủng loại. Nhiều nhất là mặt hàng táo, lê, cam, quýt, đào, cả các loại trái đắt đỏ như kiwi, cherry, một số lượng nhỏ dâu tây… được nhập về các chợ đầu mối tại TP Hồ Chí Minh, sau đó được đưa lên Lâm Đồng. Ngoài trái cây ra còn có tỏi, hành tím, hành tây, khoai tây, cà rốt… đưa về TP Đà Lạt và các huyện trên địa bàn tỉnh khá nhiều. Trong đó, ở các cửa hàng lớn, siêu thị có nhiều mặt hàng nông sản, trái cây ngoại từ nhiều nước nhập chính ngạch đảm bảo về chất lượng nhưng giá khá cao so với các cửa hàng bán lẻ, chủ yếu nhập trái cây qua từ đường tiểu ngạch, không phải đóng nhiều loại thuế.

Hiện giá trái cây Trung Quốc, Việt Nam thường rẻ hơn đáng kể so với sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác. Như táo Mỹ bán 80.000-150.000 đồng/kg, hàng Trung Quốc cao nhất chỉ 70.000 đồng/kg. Còn nho Mỹ từ 135.000-200.000 đồng/kg, trong khi hàng Trung Quốc, Việt Nam chỉ từ 60.000-80.000 đồng/

kg. Các loại lê, quýt, đào cũng cách nhau 20.000-50.000 đồng/kg so với hàng ngoại nhập khác. Một tiểu thương buôn trái cây tại chợ Đà Lạt tiết lộ, việc chênh lệch lớn giữa hai mức giá là nguyên nhân khiến các mặt hàng trái cây Trung Quốc được nhiều người buôn bán hoán đổi sang các mặt hàng của các nước khác.

Nhiều người mua cũng cho biết, trường hợp nghi ngại về chất lượng nguồn gốc trái cây cũng không có cách nào biết được chính xác, ngoài việc tinh ý lựa chọn, tự trang bị kỹ năng mua hàng. “Tôi ví dụ măng cụt Thái Lan nếu mua đúng mùa sẽ mềm, ngọt nhưng măng cụt dự trữ cuối mùa rất cứng và chai, không thể ăn được. Khi chọn nếu bóp ngoài vỏ thấy cứng, chai thì không nên mua. Tương tự, với các loại nho Mỹ, nho New Zealand không nên mua trái nho cuống khô dù được giảm giá vì hàm lượng vitamin không còn. Còn truy xuất nguồn gốc thì thú thật chúng tôi không rõ” - một người dân có kinh nghiệm mua trái cây chia sẻ.

Ban quản lý Chợ Đà Lạt cho biết, hiện mỗi ngày tiểu thương tại chợ nhập khoảng 1 tấn trái cây từ khắp nơi đổ về, một tháng đạt từ 30-35 tấn. Các loại trái cây chủ yếu là lê, táo, nho, cam Trung Quốc, hàng Thái Lan và Việt Nam. Riêng các chợ lẻ, các cửa hàng bày bán rải rác trên địa bàn không thể thống kê được. Trước nhập nhằng của không ít loại trái cây ngập ngoại trên thị trường hiện nay, lãnh đạo Sở Công thương Lâm Đồng cho biết, lực lượng quản lý thị trường đơn vị đang tăng cường tần suất kiểm tra đối với tất cả các loại trái cây, nông sản nhập khẩu, nhất là các mặt hàng nhập lậu không theo đường chính ngạch, không có xuất xứ nguồn gốc trên bao bì. Tất cả các loại trái cây nhập khẩu khi bày bán trên thị trường đều phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu ghi cam Mỹ, táo Fuji Nhật Bản... nhưng thực tế là hàng nhập từ Trung Quốc thì được xem là hành vi gian lận thương mại.

C.THÀNH

Nhập nhằng nguồn gốc trái cây ngoạiNhiều loại trái cây bày bán tại chợ, cửa hàng trên địa bàn TP Đà Lạt được giới thiệu có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản, New Zealand… Tuy nhiên, người dân gần như không thể phân biệt cũng như kiểm tra nguồn gốc hàng chục loại trái cây ngoại nhập.

Khách hàng khó khăn để nhận biết nguồn gốc các loại trái câyđa dạng trên thị trường hiện nay. Ảnh: C.T

Mới đây, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã tổ chức lễ ra mắt xã nông thôn mới (NTM) và xã đạt chuẩn văn hóa NTM. Đây là xã thứ 2 của huyện kể từ đầu năm 2017 đến nay hoàn thành Chương trình xây dựng xã NTM.

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay, xã Đinh Lạc đã huy động trên 272,1 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước hơn 8,6 tỷ đồng, vốn tín dụng trên 260,1 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 3,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn và phát triển sản xuất...

Theo đó, hạ tầng cơ sở như đường giao thông nông thôn, cơ sở văn hóa được đầu tư xây mới, nâng

cấp đồng bộ đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh hoạt, vui chơi và nâng cao dân trí tại địa phương... Mặt khác, kinh tế nông nghiệp cũng được chuyển dịch đúng hướng, xã đã chuyển đổi một số diện tích trồng lúa vụ 2 sang trồng bắp; nhiều mô hình sản xuất, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao. Toàn xã đã có 5 tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững, chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi heo VietGAP. Nếu năm 2011, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 18 triệu đồng/người/năm, đến năm 2016 đạt 31 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 13,4% xuống còn 6,91%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

NDONG BRỪM

Ra mắt xã nông thôn mới Đinh Lạc

Ông Nguyễn Canh - Bí thư Huyện ủy trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho xã Đinh Lạc.

6 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Hiện nay, toàn tỉnh có 68,35% người dân tham gia BHYT, còn khoảng 31,65% dân số chưa tham gia BHYT,

chỉ tiêu của tỉnh đến cuối năm 2017 phấn đấu đạt 77,8% người dân tham gia BHYT.

Theo bà Hồ Thu Nguyệt - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Hội xác định công tác đảm bảo an sinh xã hội nói chung và BHYT nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp Hội trong toàn tỉnh. Với hệ thống tổ chức từ tỉnh xuống tận cơ sở có 1.638 chi hội, 3.588 tổ hội và trên 160 ngàn hội viên, để góp phần nâng cao tỉ lệ người dân tham gia BHYT, đặc biệt là hội viên phụ nữ trong tỉnh, Hội LHPN tỉnh và Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2015 - 2020 nhằm tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa hai ngành trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT hướng tới mục tiêu chung là thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Nội dung phối hợp bao gồm: Công tác thông

tin, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết đơn thư về BHXH, BHYT; bồi dưỡng nghiệp vụ, báo cáo, trao đổi thông tin…

Thực hiện quy chế phối hợp, hàng năm các cấp hội phụ nữ trong tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động liên quan đến BHXH, BHYT đến cán bộ, hội viên phụ nữ, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp Hội về tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia BHYT. Công tác vận động phụ nữ tham gia BHXH, BHYT bằng nhiều hình thức như: Tập huấn, hội thảo, tuyên truyền, đối thoại, hội thi, nhận làm đại lý thu BHYT cho hội viên phụ nữ… góp phần làm cho cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu rõ hơn về tính ưu việt của chính sách BHYT, lợi ích thiết thực khi tham gia BHYT để người dân tích cực tham gia.

Từ chương trình phối hợp này, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã phối hợp tổ chức được 43 lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề

về BHXH, BHYT. Các cuộc tuyên truyền được tổ chức dưới hình thức lồng ghép nội dung tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT vào trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các chi, tổ hội tại cộng đồng đã thu hút hơn 140 ngàn lượt cán bộ, hội viên phụ nữ. Xây dựng được 15 mô hình “Vận động hội viên phụ nữ tiết kiệm mua BHYT” tại các huyện như Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên… Thành lập được 10 đại lý thu BHYT tại 10/12 huyện, thành phố do Hội Phụ nữ đứng ra quản lý. Từ những hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc tham gia BHYT và vận động người thân tham gia BHYT. Đến nay, tỉ lệ hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh tham gia BHYT đạt trên 60%, trong đó, nổi bật là hội viên phụ nữ huyện Đạ Huoai tham gia BHYT trên 70%.

Trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động tăng tỉ lệ hội viên toàn tỉnh tham gia BHYT, Hội LHPN tỉnh tăng cường chương trình phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH, BHYT giúp cho đông đảo hội viên phụ nữ tiếp cận thông tin rõ ràng, cụ thể

Khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộcĐạ Tẻh hiện có gần 2.800 hộ với trên 21.450

nhân khẩu là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trên địa bàn, chiếm 41,6% dân số toàn huyện, trong đó dân tộc gốc Tây Nguyên có 890 hộ với trên 3.440 khẩu, chiếm khoảng 6% dân số.

Bao đời nay, một số phong tục, tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào vùng đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên. Chẳng hạn tục thách cưới bằng chóe, chiêng, trâu; tình trạng tảo hôn; kết hôn cận huyết thống với con cô, con cậu; tục ở rể nếu khi kết hôn không có đồ sính lễ; tục phạt vạ, mang con ngoài giá thú bị làng phạt...

Cùng đó tồn tại rất nhiều các tệ mê tín dị đoan như ốm đau không đi viện mà mời thầy cúng; tin bùa ngải, ma lai, thần rừng, thần núi, thần nước, thần lửa… Trong sinh đẻ, khi phụ nữ sinh con, người mẹ phải ăn nằm ở gần bếp trong thời gian một tuần và người lạ không được vào nhà. Nhiều cộng đồng nuôi gia súc, gia cầm ngay dưới sàn nhà ở gây mất vệ sinh.

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, Ban Dân vận Huyện ủy Đạ Tẻh từ tháng 8/2008 đã cùng Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể huyện, các tổ chức cơ sở đảng tiến hành khảo sát các phong tục, tập quán lạc hậu đang tồn tại trong vùng đồng bào DTTS, trong đó có cộng đồng đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên. Sau đó cùng phối hợp tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhất là trong vùng đồng bào DTTS, từng bước xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, coi đây là việc làm cấp thiết và lâu dài.

Việc quan trọng nhất là phát triển kinh tế vùng DTTS. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của Đạ Tẻh có nhiều chương trình chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để người dân có cuộc sống ổn định. Huyện hằng năm thường xuyên cử các đoàn công tác xã hội vào vùng DTTS, tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí. Đạ Tẻh cũng chú trọng triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS;

ĐẠ TẺH: Xóa bỏ tập tục lạc hậu trong buôn làngTừ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay Đạ Tẻh đã cơ bản xóa bỏ được các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới trong các cộng đồng đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên.

hỗ trợ giống, vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, từng bước thay đổi nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu. Đồng thời, địa phương thực hiện tốt chương trình hỗ trợ làm nhà ở, cấp đất sản xuất cho bà con. Những nỗ lực này đã từng bước làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS, đến nay nhiều hộ gia đình đã biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao đời sống.

Các đoàn thể như Huyện Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tăng cường công tác kết nghĩa giữa các chi đoàn trực thuộc; các chi hội mạnh với chi hội yếu, các chi hội thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc để hỗ trợ khi cần…

Huyện Đoàn đã tổ chức gần 120 lớp với trên 1.700 lượt đoàn viên tham gia, xây dựng 23 tủ sách “Bác Hồ với thiếu nhi” với trên 500 đầu sách; tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cà phê, cao su, chè… cho hơn 1.000 lượt đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào DTTS. Hội Nông dân các cấp trong huyện đã tổ chức trên 150 buổi tuyên truyền cùng các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi trong vùng đồng bào DTTS với gần 7.700 lượt người tham gia. Hội

Phụ nữ huyện thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền về phòng chống “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS” với hàng nghìn lượt người tham gia.

Ban Dân vận Huyện ủy còn phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong huyện tổ chức công tác dân vận ở các buôn, huy động gần 800 lượt người tham gia giúp đỡ bà con như đào hố trồng cao su, làm cỏ vườn cao su, trồng tre tầm vông; tổ chức các đợt khám bệnh. Các cấp chính quyền trong huyện cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cơ sở trong vùng đồng bào DTTS, vận động bà con chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu.

Những thay đổi Qua gần 10 năm cùng vào cuộc, đến nay về

cơ bản các phong tục, tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên trên địa bàn Đạ Tẻh đã có bước chuyển biến tích cực, hầu như không còn tồn tại nếu không nói là cơ bản đã được xóa bỏ.

Khảo sát của ngành chức năng huyện gần đây cho thấy việc tang ma cúng tế với tục để

người chết dài ngày nay đã giảm xuống rõ rệt; không còn hiện tượng chia tài sản cho người chết, không còn cảnh tổ chức ăn uống linh đình trong thời gian đám tang. Các tệ mê tín dị đoan chỉ còn xảy ra một vài trường hợp trong vùng sâu, vùng xa; khi ốm đau bà con đã không mời thầy cúng đến bắt ma, yểm bùa ngải mà biết cách đưa người bệnh đến trạm xá, bệnh viện để chữa trị.

Trong cưới xin, dù trên địa bàn vẫn còn một vài trường hợp chưa đủ tuổi do có thai sớm, không kịp thời phát hiện bắt buộc phải cho tổ chức cưới, tuy nhiên hiện tượng tảo hôn cơ bản hầu như không còn; tình trạng thách cưới chỉ còn mang tính hình thức, thay vào đó là tổ chức đám cưới theo nếp sống mới. Từ năm 2008 đến nay, toàn huyện có 75 trường hợp kết hôn sớm, trong đó có 25 trường hợp là người DTTS gốc Tây Nguyên; trong năm 2015, toàn huyện có 11 vụ tảo hôn, trong đó 5 vụ là người DTTS; đến năm 2016 vừa qua giảm còn 7 vụ, trong đó chỉ có 3 vụ là người DTTS.

Có thể nói công tác vận động của huyện đã mang lại những kết quả tích cực nhất định trong thay đổi lối sống của bà con đồng bào DTTS. Chẳng hạn, với cộng đồng người DTTS phía bắc vào Đạ Tẻh lập nghiệp, tập quán nuôi gia súc, gia cầm dưới sàn nhà nay đã giảm rõ rệt. Người Tày, người Nùng nay đã biết làm chuồng, trại chăn nuôi riêng biệt cách xa nhà để giữ vệ sinh.

Còn với cộng đồng người Mạ gốc Tây Nguyên trên địa bàn trước đây thường tổ chức lễ hiến sinh vào những dịp vui mừng như cưới hỏi, sinh đẻ, về nhà mới, kết nghĩa anh em, ốm đau, dịch bệnh, tang gia, thiên tai hạn hán… nhưng đến nay hầu như không còn. Đặc biệt không còn duy trì lễ hội đâm trâu để tạ thần linh gây tốn kém về kinh tế...

Cộng đồng đồng bào DTTS nói chung, trong đó có bà con gốc Tây Nguyên trên địa bàn Đạ Tẻh hôm nay đã có những thay đổi đầy tích cực. Hầu hết bà con đã có ý thức vận động nhau cùng xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới ở các thôn, buôn nơi mình sinh sống.

HỒNG LOAN - GIA KHÁNH

Vận động hội viên phụ nữ tham gia BHYTToàn tỉnh đã xây dựng được 15 mô hình “Vận động hội viên phụ nữ tiết kiệm mua BHYT” tại các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên…; Thành lập được 10 đại lý thu BHYT tại 10/12 huyện, thành phố do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) đứng ra quản lý. Đến nay, tỉ lệ hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh tham gia BHYT đạt trên 60%, trong đó, nổi bật là hội viên phụ nữ huyện Đạ Huoai tham gia BHYT trên 70%.

để tự nguyện tham gia BHYT hộ gia đình, góp phần vào thực hiện thành công lộ trình bao phủ BHYT toàn dân đến năm 2020.

Nhân rộng mô hình “Vận động hội viên phụ nữ tiết kiệm mua BHYT”, xây dựng hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT do Hội Phụ nữ thực hiện đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Đẩy mạnh việc phát huy vai trò của cán bộ, hội viên phụ nữ vận động các thành viên trong hộ gia đình tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình kết hợp giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia; đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Đồng thời, tập trung các nguồn lực của 2 ngành thúc đẩy việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt tập trung cho những địa phương có tỷ lệ dân số tham gia BHYT còn thấp. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đối thoại chính sách BHXH, BHYT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT gắn với nội dung tuyên truyền các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ tại các địa phương nhằm thúc đẩy việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT... AN NHIÊN

Một buổi tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của Hội Phụ nữ huyện Đạ Tẻh trong vùng đồng bào DTTS. Ảnh: G.K

7 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

mỗi lần đi tập hợp các thành viên lại nghe loáng thoáng câu hỏi “đi đánh cồng chiêng vậy có được gì không?”.

“Cái thời đội chiêng và đội xoang cùng đi thi, đi biểu diễn ở ngoài huyện và các xã bạn vui biết bao nhiêu. Chỉ cách đây vài năm thôi, mỗi dịp lễ, tết thì già có, trẻ có cùng tham gia biểu diễn và cổ vũ. Có lần ông ấy (ông K’Tư) đang bị đau ruột thừa nhưng vẫn cố gắng hết sức để biểu diễn cho xong bài. Thi xong thì hai vợ chồng lập tức bắt xe ra Bảo Lộc cho ông ấy nhập viện mà không kịp chờ công bố kết quả. Rồi sau đó cả đội đem bằng khen vào bệnh viện báo tin giành giải nhất, dù có đang đau nhưng ai cũng vui mừng”, bà Ka Them, vợ ông tiếp lời chồng.

Sau khóa học, đội cồng chiêng đã có quy định mỗi tháng tập trung “ôn bài” vào một ngày chủ nhật trong tháng. Những tưởng đơn giản, ấy vậy mà cũng không thể thực hiện được. Đến nay chỉ còn khoảng 12 người

thường xuyên tham gia tập luyện, gặp gỡ. Dù cũng đạt được nhiều thành tích nhưng năm ngoái, vì không còn đủ người tập luyện mà đội cồng chiêng Thôn 15 cũng đã không góp mặt trong cuộc thi cồng chiêng truyền thống do huyện tổ chức.

Trong số 4 người đến tập ngày hôm ấy, có em K’Thình (17 tuổi), người trẻ nhất còn cùng với cha anh đi biểu diễn cồng chiêng. Em chỉ cười và trả lời đơn giản rằng mỗi tiếng chiêng vang lên, em thấy mình thích. Và mỗi lần biểu diễn, là mỗi lần em hồi hộp bởi không biết có “nhớ bài” để mà đánh cho đúng, cho hay hay không, vây thôi. Nhìn cách em căng thẳng trong mỗi lần đưa tay đánh chiêng, cảm thấy ở em một sự học hỏi nghiêm túc. Tiếc là thế hệ của K’Thình, không còn mấy ai mặn mà.

Chia tay đội cồng chiêng, trong chúng tôi vẫn in hằn câu hỏi của bà Ka Them: “Tre già thì sẽ có măng mọc, còn ngọn lửa thì đâu có cách nào cháy mãi được đâu. Nếu như không có người duy trì thì văn hóa, thì truyền thống người dân tộc mình sẽ đi về đâu?”. HỒNG THẮM

Bước lên thềm căn nhà nhỏ, chúng tôi - những vị khách từ phương xa nghe từng

tiếng chiêng vang lên đứt đoạn, ngay sau đó là cảm giác vô cùng thích thú khi ngắm nhìn những đứa trẻ lên ba, lên năm ngồi cạnh ông đùa nghịch với bộ chiêng sáu đang được bày ra giữa nhà. Trái ngược với cảm xúc ấy là hình ảnh ông K’Mành (72 tuổi) ngồi trên chiếc xe lăn nhìn ra ngoài màn đêm giữa trời mưa, buông tiếng thở dài: “Hôm nay chắc cũng không đủ người đến tập”.

Trong khi ngồi đợi các thành viên khác đến để tập lại bài cho buổi biểu diễn sắp tới, ông K’Mành lắc đầu bảo rằng ông tiếc lắm những ngày xưa khi cả đội cồng chiêng ở độ tuổi ông cùng ăn, cùng tập luyện hăng say, đám trẻ ngày nay làm sao sánh kịp. Dành hơn hai phần ba cuộc đời gắn bó với tiếng cồng chiêng, ông là người trực tiếp “đứng lớp” dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ cách đây

Một mai có còn tiếng chiêng…

3 năm. Khi còn là già làng, ông đã hào hứng triệu tâp đội biểu diễu, cùng đoàn đi tham gia khắp các liên hoan lớn nhỏ. Căn nhà nhỏ của ông cũng là địa điểm mọi người lui tới tập luyện. Đến khi ngã bệnh, không còn đủ sức khỏe thì ông luôn ôm nỗi niềm không biết mai này khi mình mất đi, ai trong số những người trẻ trong thôn còn giữ đươc tiếng chiêng truyền thống của người K’Ho.

Ông K’Tư, Đội trưởng đội cồng chiêng Thôn 15 cho biết, lớp học cấp giấy chứng nhận về cồng chiêng được mở từ năm 2014, với 30 thành viên, trong đó có phân nửa là những thanh niên trong độ tuổi từ 14 - 20 tuổi. Khi có thông báo mở lớp, chỉ nhìn vào số lượng người đăng ký học, ông và các nghệ nhân đã có hy vọng về sự lớn mạnh của đội chiêng sau này. Thế mà chỉ sau vài năm, những đứa trẻ lớn lên, mối lo mưu sinh hằng ngày dường như đã lấy mất đi niềm say mê tiếng chiêng

của cha ông.“Bọn trẻ bây giờ phải đi làm thuê,

làm việc gia đình, không có nhiều thời gian để tập luyện biểu diễn cồng chiêng nữa. Đến cái chữ học trên trường, ghi chép cẩn thận như vậy mà không đọc lại còn quên nói gì đến cồng chiêng. Học cái này làm sao mà ghi chép được, phải tự ghi nhớ trong đầu từng điệu, từng nhịp; không tập luyện thường xuyên thì làm sao nhớ nổi, làm sao đánh hay được”, già K’Tư buồn bã.

Cũng như những nghệ nhân trong làng, già K’Tư gắn bó với tiếng chiêng khi còn là chàng thanh niên tuổi đôi mươi. Khi đó những lễ hội truyền thống trong làng còn nhiều, ông K’Tư cũng từ đó mà đam mê từng nhịp điệu cồng chiêng và nuôi trong mình ước mơ gìn giữ truyền thống cha ông, sau này truyền dạy cho con cái. Ông bảo, là người đứng đầu phụ trách đội cồng chiêng hiện tại, ông đã phải ái ngại biết bao khi

Dù được đào tạo bài bản bởi những nghệ nhân nhưng những người trẻ thuộc đội cồng chiêng ở Thôn 15, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm dường như chẳng còn mặn mà với âm thanh đặc trưng, đại diện cho văn hóa truyền thống của cha ông.

Thời gian qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tích cực vận động thành viên, nhân dân tích cực tham

gia thực hiện các nội dung cụ thể thông qua phong trào do Trung ương MTTQVN phát động. Điển hình như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”… Đặc biệt, từ năm 2016, MTTQ đã tập trung vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với 5 nhóm nội dung cụ thể, thiết thực góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, tích cực tham gia phát triển kinh tế, ổn định đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng” đã được thể hiện rõ nét trong công tác vận động như: Vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, thực hiện quy hoạch, chỉnh trang khu dân cư, hiến đất, góp công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn; vận động, hướng dẫn các gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; vận động người thân ở xa quê đóng góp xây dựng quê hương...

Ngoài ra, Mặt trận các cấp còn tham gia vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ các công trình văn hóa lịch sử. Tích cực vận động xây dựng xã hội học tập, vận

Xây dựng nông thôn mới dưới góc nhìn vận động của tổ chức chính trị - xã hộiXây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua nhằm từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống nhân dân. Để góp phần làm nên thành công đó, phải kể tới vai trò vận động, tuyên truyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

động nhân dân tham gia mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các gia đình chính sách, người có công, mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi giúp đỡ người già neo đơn không nơi nương tựa…

Mặt trận các cấp và các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc vận động bà con giáo dân, tín đồ tham gia bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Các hoạt động trên đã góp phần tích cực giúp địa phương hoàn thành tiêu chí thứ

tự quản”… Phụ nữ với mô hình “5 không, 3 sạch” rất phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới như vận động hội viên phụ nữ xây dựng gia đình: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba, không có trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em bỏ học. Thực hiện 3 sạch gồm: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ, hướng đến xây dựng gia đình và cộng đồng ấm no, hạnh phúc, văn minh. Hội viên cựu chiến binh phát huy vai trò gương mẫu xây dựng đời sống văn hóa mới, hướng dẫn thế hệ trẻ phát huy truyền thống anh hùng, nối tiếp cha anh trong sự nghiệp cách mạng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Trong giai đoạn mới hiện nay, để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy trách nhiệm, nghiên cứu, vận dụng trong lãnh đạo, quản lý tại đơn vị mình cho phù hợp. Người đứng đầu cấp ủy cần phát huy vai trò nêu gương, xác định mục tiêu cụ thể trong xây dựng nông thôn mới phù hợp với phạm vi lãnh đạo của mình theo các mốc thời gian, có cam kết trách nhiệm chính trị với cấp trên và nhân dân về kết quả thực hiện mục tiêu đó. Theo đó, người đứng đầu cần phải phát huy tính năng động, sáng tạo, quyết liệt tìm kiếm các giải pháp để đạt mục tiêu đề ra. Phân công trách nhiệm mỗi người đứng đầu phụ trách một mảng công việc hay địa bàn cụ thể, lấy hiệu quả thực hiện công việc làm thước đo đánh giá năng lực cán bộ, đây cũng được coi là cơ sở để đánh giá, xếp loại cán bộ hàng năm hay cả nhiệm kỳ. NGUYỆT THU

17 trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Các hoạt động khác như vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước của cộng đồng, sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, không vi phạm trật tự an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm; phát huy vai trò của tổ hòa giải, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ gia đình, thôn xóm, tạo không khí hòa thuận, đoàn kết tại khu dân cư... đã góp phần giúp địa phương, tỉnh hoàn thành tiêu chí thứ 19 trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Mặt trận còn tham gia vận động toàn dân đoàn kết phát huy dân chủ,

Hội viên Hội Nông dân xã Tà Nung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa đồng tiền cho thu nhập cao và ổn định. Ảnh: N.Thu

tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Tổ chức Công đoàn các cấp đã tích cực vận động đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, người lao động hăng hái thực hiện tốt các chủ trương về phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Hội Nông dân các cấp đã vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nông dân thoát nghèo bền vững, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS khó khăn bằng các phương thức liên kết “4 nhà”, tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Xây dựng tổ chức Hội nông dân thực sự là trung tâm và nòng cốt của phong trào nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, các tổ chức chính trị, xã hội khác như Cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cũng phát huy vai trò tích cực trong vận động hội viên, đoàn viên tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động chuyên môn của tổ chức mình. Đoàn Thanh niên vận động đoàn viên tham gia hỗ trợ thanh niên chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, tham quan học hỏi mô hình sản xuất tiêu biểu, tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Vận động đoàn viên tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn qua các mô hình như “Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường”, “Tuyến đường thanh niên

8 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Giải ngân hơn 18,7 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa hồ đập

Năm 2017, Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi

được giao nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng 7 dự án vốn XDCB với tổng vốn là 45,6

tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương 30 tỷ đồng xây dựng

hồ chứa Đạ Lây và vốn ngân sách tỉnh 15,6 tỷ đồng, đầu tư xây dựng hệ thống kênh

N3, N5, ĐN9, ĐN10, ĐN12, ĐN14, NN4, NN5, NN7 hồ

chứa nước Đạ Tẻh; sửa chữa các trạm bơm: Phước Cát 1,

Phù Mỹ, Đức Phổ (Cát Tiên); nạo vét thác Bảo Đại (hồ

Tuyền Lâm). Được biết, từ đầu năm đến ngày 17/8, đã

giải ngân 18,769 tỷ đồng, đạt 41,16% kế hoạch.

Trong những tháng còn lại của năm, Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi sẽ chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công theo kế hoạch và

hợp đồng đã ký, phấn đấu đến cuối năm giải ngân hoàn

thành 100% kế hoạch vốn năm 2017.

HOÀNG YÊN

Di Linh triển khai dạy tiếng Anh cho học sinh

Huyện Di Linh hiện có 31 trường tiểu học và 22 trường

trung học cơ sở do cấp huyện quản lý. Trong những năm

gần đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã triển khai

dạy ngoại ngữ (tiếng Anh) cho học sinh theo Đề án và theo tự

chọn. Đối với việc dạy tiếng Anh theo Đề án, bước đầu,

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tại 17 trường THCS theo chương trình 4 tiết/tuần. Ngoài ra, trong huyện còn có

16 trường (THCS và tiểu học) dạy tiếng Anh tự chọn, với 2

- 3 tiết học/ 1 tuần; 11 trường tiểu học triển khai cho học

sinh lớp 1 và lớp 2 làm quen tiếng Anh.

Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Di Linh, trong năm học 2017 - 2018, huyện

tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho giáo viên. Giải pháp mà Phòng

Giáo dục và Đào tạo huyện đặt ra là bồi dưỡng, chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ giáo viên

dạy ngoại ngữ; tạo mọi điều kiện thuận lợi để 100% giáo

viên giảng dạy tiếng Anh các trường THCS và tiểu học được bồi dưỡng kiến thức để chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo

yêu cầu. Phòng Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các

trường tiếp tục triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ giai

đoạn từ nay đến năm 2020. Được biết, trong huyện hiện có

4 trường THCS giảng dạy thí điểm tiếng Anh mở rộng, với

13 lớp và 480 học sinh.XUÂN LONG

Sau khi Luật Dân quân tự vệ (DQTV) có hiệu lực thi hành, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với các cơ

quan, tổ chức tham mưu cho Tỉnh ủy lãnh, chỉ đạo thực hiện luật rộng khắp đến tận các cơ quan, tổ chức, lực lượng, các thôn, buôn, tổ dân phố trong toàn tỉnh. Để Luật DQTV thực sự đi sâu vào đời sống, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật DQTV. Trên có sở đó, Luật đã được tổ chức tập huấn cho 409 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh; 857 báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp; 1.621 lượt cán bộ thuộc cấp huyện, xã. Lâm Đồng là địa phương làm tốt công tác tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về dân quân tự vệ và công tác dân quân tự vệ là đơn vị làm điểm cho Quân khu 7.

Chất lượng DQTV ngày càng được nâng cao. Số lượng đảng viên trong lực lượng tăng từ 3.099 người năm 2010 lên tới 4.858 người năm 2017. Đặc biệt hiện nay, 100% Ban CHQS cấp xã có chi bộ, 65,99% Chi bộ có chi ủy. Đó là sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị, địa phương. Ông Trần Duy Hùng - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy nói: “Công tác phát triển Đảng trong lực lượng DQTV được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, số lượng đảng viên của Chi bộ quân sự ở một số xã, phường, thị trấn còn ít. Cơ cấu đảng viên trong chi bộ quân sự một số nơi thành phần chưa đúng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Công tác tham mưu cho cấp ủy địa phương tạo nguồn phát triển đảng viên trong lực lượng DQTV, dự bị động viên còn hạn chế. Bởi vậy, để thực hiện tốt công tác phát triển Đảng trong DQTV trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên cần có kế hoạch thực hiện tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên. Phấn đấu hàng năm các chi bộ quân sự có quần chúng được kết nạp vào Đảng là dân quân thường trực và lực lượng DBĐV. Xây dựng chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ quân sự có đủ phẩm chất, năng lực hoạt động hiệu quả; giữ vững chi bộ có cấp ủy, phấn đấu tới 2020 có 100% chi bộ quân sự cấp xã có cấp ủy”.

8 năm triển khai Luật Dân quân tự vệSuốt tám năm qua kể từ khi ra đời Luật Dân quân tự vệ (DQTV), lực lượng này đã được tổ chức rộng khắp ở các thôn, buôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức và hoạt động ngày càng có hiệu quả, xứng đáng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở.

Thời gian qua, từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cơ quan, tổ chức các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh đã tổ chức xây dựng dân quân tự vệ đúng quy định của pháp luật. Sắp xếp đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự đủ 4 đồng chí; trong đó, có 43 xã loại 1, loại 2, xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh bố trí 2 chỉ huy phó. Ban chỉ huy quân sự cấp xã đã được trang bị vũ khí quân dụng. 11/12 đơn vị cấp huyện đã tổ chức mua công cụ hỗ trợ cho dân quân cơ động hoạt động với số tiền 4,6 tỷ đồng.

Từ khi thực hiện Luật DQTV năm 2009, hoạt động của DQTV trong tỉnh đã từng bước đi vào hiệu quả, nền nếp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này ngày càng được nâng lên. Cụ thể, việc tập huấn, huấn luyện DQTV được các địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật, quân số tập huấn đạt trên 95%, quân số huấn luyện đạt trên 90%. 194 xã, phường, thị trấn được tổ chức diễn tập chiến đấu trị an, 34 xã, phường, thị trấn được diễn tập chiến đấu phòng thủ, góp phần nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của DQTV.

Bà Huỳnh Thị Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết: “Từ năm 2009 đến 2017, huyện đã tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ cho 21 lượt xã, thị trấn với 808 lượt người tham gia. Huyện đã mua

công cụ hỗ trợ cho lực lượng dân quân cơ động cấp huyện, cấp xã trị giá hơn 1,3 tỷ đồng”.

Tám năm không phải là một chặng đường ngắn, nhưng trong công tác triển khai thực hiện Luật DQTV trên địa bàn tỉnh vẫn còn cho thấy nhiều vấn đề cần giải quyết. Cụ thể, những hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyên truyền, phổ biến luật, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của DQTV trong thực hiện nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa DQTV với các lực lượng liên quan chưa hiệu quả nhất là trong các lĩnh vực như bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và phòng chống cháy rừng nhất là trên các địa bàn giáp ranh. Năng lực trình độ, chế độ chính sách cũng như cơ sở vật chất của lực lượng DQTV ở cơ sở còn hạn chế nên chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của lực lượng này trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết thực hiện Luật DQTV năm 2009, đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Sự phát triển của lực lượng DQTV đã góp phần giữ bình yên cho các địa phương, không xuất hiện các điểm nóng nổi cộm về ANTT. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Luật DQTV vẫn còn những vấn đề tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Theo đó, Phó

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm yêu cầu lực lượng DQTV tỉnh Lâm Đồng cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo Đảng trong lực lượng DQTV, dự bị động viên trong tình hình mới. Có nhiều đổi mới nhằm chuyển biến căn bản, toàn diện về nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về công tác DQTV. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức cũng như tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của lực lượng DQTV. Chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện lực lượng DQTV phù hợp với nhiệm vụ cũng như tình hình địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương cần chỉ đạo quyết liệt hoạt động của DQTV với các lực lượng khác nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác khoáng sản… Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Địa phương nào để xảy ra các tình trạng trên thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

HOÀNG MY

Hiện trên toàn tỉnh có 344 đầu mối DQTV. Trong đó, có 147 Ban chỉ huy quân sự cấp xã, 61 Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, 136 đơn vị tự vệ nơi chưa tổ chức Ban chỉ huy quân sự. Đến nay, tổng số DQTV của tỉnh 21.833, đạt 1,69% dân số.

Lực lượng DQTV làm công tác dân vận.

Ảnh: Hữu Túc

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đồng ý ủng hộ ý tưởng đầu tư dự án “Vườn sách Đà Lạt” của Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (TP Hồ Chí Minh). Theo đó, Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam sẽ đầu tư kinh phí xây dựng “Vườn sách” tại Đà Lạt nhằm tạo nên một không gian đọc sách đặc biệt. Sách sẽ được treo trên giàn, đặt trên kệ trong không gian xanh của hoa, cỏ, thiên nhiên Đà Lạt, phục vụ cộng đồng đọc sách. Tri thức và cái đẹp sẽ được tôn vinh

Đà Lạt sẽ có “Vườn sách”giữa một vườn nghệ thuật sắp đặt, hài hòa giữa hoa và sách. UBND tỉnh hoan nghênh Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam có ý tưởng hay và đề nghị doanh nghiệp tiếp tục hoàn chỉnh dự án, chọn địa điểm thích hợp vừa thu hút công chúng bạn đọc, vừa phù hợp với quy hoạch của Đà Lạt để triển khai xây dựng.

QUỲNH UYỂN

Cần nhiều không gian đọc sách cho thanh thiếu nhi.

9 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcXác định con người là nhân tố

hàng đầu để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT nên ngành Giáo dục Lâm Đồng luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) các cấp. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, Giám đốc Sở GDĐT Đàm Thị Kinh nhấn mạnh: Cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, người có tài, có tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục, qua đó, mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt cũng yêu cầu ngành Giáo dục phải tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD ngang tầm nhiệm vụ.

Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành Giáo dục tập trung trong năm học 2017 - 2018. Trên cơ sở đó, ngành sẽ tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ. Thực hiện tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với nhà giáo và CBQLGD đảm bảo đúng quy định, đúng vị trí việc làm và yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đồng thời, sẽ giải quyết tình

CHÀO MỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018

Tiếp tục phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản, toàn diệnTiếp tục phát triển theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện, đảm bảo các yếu tố: chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng trong năm học 2017 - 2018.

trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và giáo viên không đủ tiêu chuẩn. Đảm bảo đến năm 2020, đội ngũ nhà giáo các cấp học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp của địa phương.

Bên cạnh đó, để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho giáo dục, ngành sẽ tích cực tham mưu UBND tỉnh có các chính sách ưu đãi, tôn vinh, biểu dương đối với những nhà giáo tiêu biểu, có đóng góp tích cực hoặc có thành tích đột xuất trong ngành giáo dục. Mặt khác, thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, đặc biệt là đội ngũ

đang công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Song song với đó là nâng cao năng lực lãnh đạo của CBQLGD các cấp. Tiếp tục quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, QLGD chủ chốt ở các cấp, các trường để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phong phú, có chất lượng tốt. Thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chủ chốt các cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT, các cơ sở ở địa phương và giữa các địa phương, đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, triển khai bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD các cấp.

Đổi mới trong dạy và họcCũng như đội ngũ nhà giáo và

CBQLGD, để đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT thì học sinh đóng vai trò quan trọng. Do vậy, ngành Giáo dục chú trọng vào việc giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Để làm được điều này, ngành Giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản

lý giáo dục bằng cách triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó là phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng đồng bộ, hiện đại và đảm bảo an toàn thông tin mạng; khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng e-learning của ngành phục vụ nhu cầu tự học của học sinh và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học; nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành.

Đồng thời, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thí điểm áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá trẻ mầm non, học sinh, sinh viên; tham mưu tăng cường thu hút hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua, ngành Giáo dục Lâm Đồng đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn, cũng như triển khai mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin, với phương châm “dạy thực chất - học thực chất”. Chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy - học từng bước được nâng lên theo hướng toàn diện. Tin rằng, với sự chủ động, ngành Giáo dục Lâm Đồng tiếp tục gặt hái nhiều thắng lợi trong năm học mới 2017 - 2018. VIỆT HÙNG

Niềm vui của học sinh DTTS huyện Lạc Dương trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Việt Hùng

“Quân sư” các giải thi học sinh giỏi

Hướng dẫn học sinh đoạt giải KHKT quốc tếLà giáo viên dạy môn Tin học ở

Trường THPT Chuyên Bảo Lộc từ năm học 2014 - 2015, từ đó đến nay, cô Trương Nguyễn Nha Trang liên tục hướng dẫn học sinh tham gia và đoạt giải các cuộc thi quốc gia, quốc tế. Đặc biệt, trong năm học 2016 - 2017 vừa qua, cô Trang là người trực tiếp hướng dẫn đề tài KHKT cho em Trần Thị Anh Thư - giải nhất Cuộc thi KHKT cấp tỉnh, giải nhất Cuộc thi KHKT toàn quốc, giải tư Cuộc thi KHKT quốc tế Intel ISEF năm 2017 được tổ chức tại Hoa Kỳ.

Với nhiệt huyết của một nhà giáo, cô Trang cho biết cô từng giảng dạy tại các môi trường sư phạm khác nhau và nhận thấy có sự phân hóa về trình độ khá lớn giữa học sinh chuyên và đại trà, thậm chí giữa những học sinh trong cùng một lớp.

Công tác tại những ngôi trường “cốt cán” về giáo dục mũi nhọn, là giáo viên trực tiếp hướng dẫn học sinh tham dự và “gặt hái” được nhiều giải tại các cuộc thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật (KHKT)…, họ là những nhà giáo tiêu biểu của ngành Giáo dục Lâm Đồng trong năm học 2016 - 2017.

Vì vậy, phương pháp giáo dục cần phải được chú trọng sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, vừa đảm bảo thực hiện đúng tiến độ chương trình, vừa kích thích sự say mê với môn học.

“Tin học là môn học giúp cho học sinh có thể hòa nhập với sự phát

triển như vũ bão của thế giới công nghệ số. Do đó, bản thân tôi luôn chú trọng việc cập nhật kịp thời để bắt kịp với xu hướng phát triển của công nghệ như công nghệ cảm biến, ứng dụng game vào giáo dục, công nghệ thực tế ảo… Tôi luôn luôn học hỏi, tìm tòi nâng cao nghiệp

vụ chuyên môn; đồng thời tìm hiểu nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin trong nước và trên thế giới, qua đó, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn”, cô Trang chia sẻ.

Ở trường, cô Trang cũng là người chủ động, tích cực tham gia các phong trào thi đua do nhà trường, Sở GDĐT và các đơn vị khác phối hợp tổ chức. Đặc biệt, cô luôn là “nòng cốt” tham gia tổ chức các hoạt động về lĩnh vực Tin học trong nhà trường để học sinh có sân chơi bổ ích về công nghệ như: “Ngày hội công nghệ thông tin”, “Thắp lửa đam mê khoa học công nghệ”, “Bắn tên lửa nước”, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hướng dẫn thi KHKT...

3 năm liền giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Bảo Lộc, cô liên tục hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế, đặc biệt là cuộc thi KHKT. Học sinh của cô đoạt nhiều giải qua các cuộc thi như: 1 giải tư, 2 giải đặc biệt Cuộc thi KHKT quốc tế năm học 2016 - 2017; giải khuyến khích Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; giải nhất, nhì, ba Cuộc thi KHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia; giải nhất khối THPT Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới Vòng Quốc gia; giải khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp quốc gia; Huy chương Đồng Kỳ thi học sinh giỏi Hội thi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ; Huy chương Vàng, Huy chương Đồng Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4; giải nhì, ba Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới cấp tỉnh; giải nhất, nhì, ba Cuộc thi Tin học trẻ cấp tỉnh; giải nhất Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh… TIẾP TRANG 10

Cô Trương Nguyễn Nha Trang.Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn.

10 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Tướng Lê Nam Phong: Tôi trưởng thành từ Cách mạng Tháng Tám

Tôi gặp tướng Lê Nam Phong khi ông 90 tuổi, ở TP HCM, nghe ông kể về những kỷ niệm mùa thu năm 1945 với nhiều xúc cảm. Hỏi ông, lí do nào khiến anh nông dân Lê Hoàng Thống (tên thật của tướng Phong) đi theo cách mạng? Ông hóm hỉnh đáp, thú thực là nhà tôi nghèo, nghèo tới mức hiếm khi biết cảm giác no bụng. Đi theo cách mạng vừa được ăn no hơn ở nhà, vừa được đánh giặc, sống có lí tưởng nên không riêng gì tôi, nhiều nông dân đã đi “làm” cách mạng.

Trước đó, cậu bé Thống tuổi 12, 13 thường xuyên nhịn đói, tay bồng em, lân la quanh những lớp học trường làng để học lỏm. Điều kiện thiếu thốn nhưng chỉ vài tháng cậu đã đọc thông viết thạo, biết tính toán cộng trừ nhân chia khiến nhiều người trong làng nể phục “học mót mà giỏi”.

Tổng khởi nghĩa, cậu bé Thống người gầy nhom vì thiếu ăn, chưa đủ tuổi nhập ngũ vẫn hăng hái lén bỏ đá vào túi quần để ăn gian trọng lượng dự đợt tuyển quân vào Vệ quốc đoàn. Không trúng tuyển, cậu ngồi khóc vì xấu hổ với bạn bè và gia đình. Đến lần thứ hai tuyển quân, lượng đá được tăng thêm gấp đôi trước đó, Thống may mắn được ông Khiếng (tức đồng chí Lê Nam Thắng, sau này là Thiếu tướng) và đồng chí Nguyễn Cận (sau này là Đại tá) tiếp nhận, cho vào làm liên lạc Trung đoàn 57. Thống cũng được cử đi học khóa quân sự đầu tiên của tỉnh (tháng 8 năm 1945) do Việt Minh - Trung đoàn 57 mở ở huyện Thanh Chương, cách nhà (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) hơn 100 km.

Lê Hoàng Thống được bổ sung vào lực lượng tự vệ thành Vinh, trong biên chế của đại đội Hồng Sơn sau khóa huấn luyện ở Thanh Chương. “Nhớ lúc đi chân đất, quần cộc vào thành phố Vinh học quân sự, trong bộ quân phục Vệ quốc đoàn, tôi trở thành anh bộ đội Cụ Hồ oai phong dũng mãnh. Niềm vinh dự đó làm tôi hân hoan, vui sướng và cũng là nguồn cổ vũ, khích lệ động viên tôi hoàn thành

nhiệm vụ do cán bộ và ban chỉ huy giao cho. Được sự khích lệ của cấp chỉ huy, tôi sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì, dù khó khăn, nặng nhọc” - trong hồi kí của tướng Lê Nam Phong có viết về kỉ niệm này.

Cho tới bây giờ, ở tuổi 90, tướng Lê Nam Phong vẫn nhớ lại những tháng ngày tuổi trẻ sôi nổi, hăng say ấy. Đêm đông rét lạnh, phải lấy bì gai làm chăn, đồng đội vẫn tự trào với nhau bằng những câu thơ rất vui:

Anh em du kích thành Vinh Đêm nằm chăn “Mỹ” rung rinh cái đùi Nửa đêm thức dậy, hùi hùi Tưởng rằng chăn Mỹ? Úi giời bì gai!”Những ngày đầu vào Vệ quốc đoàn, mải mê

hoạt động, lại do xa xôi cách trở, Lê Hoàng Thống không biết ngày cha mình mất ở quê, anh luôn mang nỗi buồn về điều này sau nhiều năm. Về sau, dù cấp trên cho phép nghỉ 1 ngày, anh cũng tranh thủ vừa đi vừa chạy bộ về thăm mẹ ở Quỳnh Lưu. Quãng đường 60 - 70 km khá xa mà anh vẫn luôn có mặt đúng thời gian cho phép.

“Nhờ nỗ lực phấn đấu, sau khi gia nhập Vệ quốc đoàn, trước khi ra Việt Bắc, tôi được kết nạp Đảng ở chùa Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Tôi nghĩ mình đi theo cách mạng là đã hết khổ rồi, cái tên Hoàng Thống (thống trong từ thống khổ) bố mẹ đặt không phù hợp nên đổi tên mới cho đẹp. Ban đầu, tôi chọn tên Hồng Phong có nghĩa là ngọn gió đỏ - gió Cách mạng. Nhưng nhiều bạn bè bảo tên trùng với lãnh tụ của Đảng - đồng chí Lê Hồng Phong, bị giặc sát hại năm 1942. Tôi liền đổi chữ Hồng ra chữ Nam, vì nghe vậy cũng… sợ. Nam Phong là gió Nam - thứ gió mát lành nhất của quê tôi” - Tướng Lê Nam Phong giải thích ý nghĩa tên của mình.

Những ngày có phong trào Tổng khởi nghĩa đã hun đúc cho tướng Lê Nam Phong những ý thức, ý chí đầu tiên về quyết tâm làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và quân đội giao phó. Từ một thanh niên nông dân đi theo lá cờ cách mạng, thành liên lạc viên của Việt Minh cho đến khi được gia nhập vệ quốc, là chặng đường vô cùng quan trọng trong cuộc đời một vị tướng nổi tiếng sau này. Ở giai đoạn ấy, ông được các bậc cha chú và lớp đàn

anh động viên, giáo dục để một lòng một dạ tin yêu, gắn bó và sẵn sàng hy sinh trên con đường cách mạng đã chọn.

Giáo sư Nguyễn Huy Dung: Màu cờ luôn xúc động với tôi

Trong gia đình chúng tôi, chị Minh Khai và chị Minh Thái từ rất sớm đã giúp mẹ buôn bán ngược xuôi từ Bắc vào Nam, Nam ra Bắc. Đó cũng là mặt thuận lợi để các chị sớm giác ngộ cách mạng, hiểu biết nhiều về đường sá, cuộc sống và sớm dấn thân hoạt động.

Chị Minh Khai là nữ bí thư đầu tiên của Sài Gòn, là người chỉ đạo Nam Kỳ Khởi Nghĩa cả khi chị bị sa cơ vào tay giặc. Khi giặc đưa chị về Khám Lớn Sài Gòn và tra tấn hết sức dã man, chị vẫn tiếp tục vận động anh chị em đấu tranh. Còn sống là còn chiến đấu. Có lúc, sau những trận đòn tra tấn, chị dùng máu viết lên tường xà lim những câu thơ đầy bản lĩnh và khí chất người chiến sỹ cộng sản: Dù đánh, dù treo, càng cương quyết/ dù kềm, dù kẹp chẳng sai lời/ hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ, triệt để thực hành chết mới thôi…

Tuy bị giam hãm trong nhà tù nhưng Nguyễn Thị Minh Khai với cương vị là Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, là Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ nên chị vẫn tìm mọi cách để liên lạc với bên ngoài, tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Tuy nhiên, sau đó, khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, chị Minh Khai cùng các đồng chí bị tòa án thực dân xử tử hình ở Hóc Môn. Trước lúc hy sinh chị còn tước vải quần áo nhà tù, đan một chiếc áo gối gửi về tặng mẹ bày tỏ chút lòng hiếu kính đối với mẹ. Chị ngã xuống khi mới 31 tuổi. Trước khi ra pháp trường, chị đã nhắn nhủ cùng đồng bào, đồng chí: Vững chí bền gan ai hỡi ai/ Kiên tâm giữ dạ mới anh tài/ Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ/ Con đường cách mạng vẫn chông gai.

Năm 1941 chị Minh Khai của tôi hy sinh ở Sài Gòn. Đó là chặng đường đầy những đớn đau tang tóc trong gia đình chúng tôi.

Bố tôi, là một thư kí làm việc ở ga xe lửa Vinh. Ông không chịu được cú sốc về cái chết

Màu cờ kỷ niệmĐã 72 năm từ ngày lá cờ Cách mạng Tháng Tám phần phật tung bay trong mùa thu lịch sử nhưng những câu chuyện, những kí ức vẫn không phai trong nhiều người.

của con gái cả mà ông rất mực yêu thương nên gần như trở thành người khác sau khi con chết. Lúc ấy, ông không xin đưa được xác con về quê an táng, một mình, đầu đội mũ, chân đi giày, tay vịn tay nải túi xách lên tàu quay về Vinh. Tuy nhiên, đến khúc Nam Trung Bộ - quãng Bình Định, Phú Yên bây giờ, đổi tàu, ông theo đoàn người đi xuống tàu không mang theo gì bên mình cả. Khi ông về đến nhà là chân đất, đầu trần, người xác xơ tơi tả và lâm vào bạo bệnh. 9 tháng sau đó, bố tôi mất. Ba ngày sau khi bố mất, đến lượt chị Minh Thái bị bắt giam Hỏa Lò. Chị Minh Thái cũng viết thơ lên bức tường nhà ngục Hỏa Lò và hy sinh ở trong nhà ngục với tấm lòng kiên trung.

Anh Lê Hồng Phong - chồng chị Minh Khai cũng bị tù đày ở Côn Đảo. Tinh thần bất diệt của anh vẫn được nhiều bè bạn, đồng chí nhắc tới, kể lại với gia đình chúng tôi sau khi anh hy sinh. Biết anh là thủ lĩnh phong trào cách mạng, kẻ thù luôn tìm cách khuất phục anh. Thuyết phục bằng lời nói không xong, có lần anh đang ăn cơm, chúng dùng gậy đánh mạnh vào đầu anh khiến máu đổ ròng ròng xuống mặt. Anh vẫn bình thản ngồi bưng bát cơm ăn tiếp. Kẻ thù run sợ hỏi: “Tại sao tao đánh mày như thế mà mày vẫn thản nhiên ngồi ăn, mày không biết đau à?”. Anh quắc mắt, nhìn thẳng mặt kẻ thù, bình tĩnh đáp: “Chúng mày nói: Ngày nào chúng mày không đánh được chúng tao chảy máu thì chúng mày cảm thấy ăn không ngon. Vậy chúng tao cũng cần ăn để có máu đối phó với chúng mày. Đấy là tất cả lý do. Rất giản dị! Chúng mày cứ tiếp tục đi!”.

Nói xong anh tiếp tục cầm bát cơm chan máu ăn. Tinh thần bất diệt của anh Lê Hồng Phong khiến nhiều đồng chí đánh giá: “Gươm giáo của kẻ thù có thể chặt đứt gang, thép nhưng nó sẽ oằn mình đi khi chặt phải dũng khí của người cộng sản”. Tinh thần ấy cũng góp phần lớn vào tinh thần đấu tranh chung trong nhà tù Côn Đảo. Sau nhiều lần bị tra tấn man rợ, bị kiết lỵ nặng không được thuốc thang, anh Lê Hồng Phong hy sinh năm 1942, ở tuổi 40. Lịch sử ghi lại lời chào bất hủ của anh: “Tới phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.

Mẹ tôi, một tay buôn bán lo toan chính mọi việc trong gia đình, sau nhiều mất mát, tang thương bà vẫn luôn động viên những đứa con của mình phải biết sống hiên ngang, xứng đáng với các anh chị đã hy sinh của mình. Năm 1945, mấy anh em chúng tôi khi ấy còn nhỏ (tôi 14 tuổi) theo nhau đi học võ dân tộc để có sức khỏe, khả năng tham gia đánh giặc khi lớn lên.

Từ những ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, cho tới tận bây giờ tôi vẫn luôn có những cảm xúc đặc biệt khi nhìn màu lá cờ đỏ. Trong đó hẳn nhiên có màu máu của những anh chị em tôi đã hy sinh vì một ngày mai tươi sáng, vì như anh Lê Hồng Phong nói: “Tới phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.

VÕ THU HƯƠNG

Tướng Lê Nam Phong. Giáo sư Nguyễn Huy Dung.

...Liên tục có học sinh đoạt giải quốc gia Hơn 17 năm giảng dạy môn Tin học thì có

đến 14 năm thầy Nguyễn Ngọc Tuấn - giáo viên Trường THPT Chuyên Thăng Long (Đà Lạt) tham gia bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, và năm nào môn học này cũng đều đặn “rinh” được giải về.

Là tổ trưởng bộ môn Tin học của Trường THPT Chuyên Thăng Long, vừa tham gia bồi

dưỡng đội tuyển học sinh giỏi nên thầy Tuấn phải dành nhiều thời gian cả ngoài giờ lên lớp để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nhiệm vụ. Thầy cũng là giáo viên luôn đi đầu trong việc có các giải pháp hiệu quả trong triển khai phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và các nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Để học sinh say mê với môn Tin học, thầy Tuấn đã dày công đầu tư cho bộ môn này suốt nhiều năm liền. Từ sự tâm huyết, trăn trở với

môn học này mà thầy Tuấn miệt mài nghiên cứu cũng như dành thời gian, công sức tìm tòi những kiến thức mới nhất để truyền đạt cho học sinh. Thầy để ý phát hiện những học sinh có tố chất từ khi mới vào trường, rồi kiên trì bồi dưỡng, ngày ngày truyền “ngọn lửa” từ chính mình sang cho các em.

Môn Tin học dần trở thành thế mạnh của học sinh Lâm Đồng khi tham dự các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đó cũng là môn luôn nằm trong “top” những giải cao nhất. Những

năm gần đây, môn Tin học luôn góp mặt vào “bảng vàng” các môn thi học sinh giỏi quốc gia của tỉnh. Năm nào thầy Tuấn cũng có học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, năm sau số lượng và chất lượng giải đều cao hơn năm trước như: năm học 2014 - 2015 có 3 giải, gồm 2 giải ba và 1 giải khuyến khích; năm học 2015 - 2016 có 4 giải, gồm 2 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích; năm học 2016 - 2017 có 6 giải, gồm 2 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích… TUẤN HƯƠNG

“Quân sư” các giải thi... TIẾP TRANG 9

11 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Vài suy nghĩ sau khi đọc Hồi ký “ĐI THEO CON ĐƯỜNG Đà CHỌN”Đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 72 năm Ngày thành lập Lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam (19-8-1945/19-8-2017), Nhà Xuất bản Công an Nhân dân vừa cho ra mắt cuốn Hồi ký “Đi theo con đường đã chọn” của ông Bùi Đức Tân - sĩ quan công an, cán bộ lão thành cách mạng do nhà báo Nguyễn Mậu Siệc thực hiện.

Ông Bùi Đức Tân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê Quảng Ngãi, giàu truyền

thống cách mạng. Vào những năm đầu thập niên bốn mươi của thế kỷ trước, vừa bước sang tuổi thanh niên, bạn bè cùng lớp với ông đều rất mơ hồ trước thời cuộc mù mờ, rối ren lúc bấy giờ. Trong khi đang hoang mang giữa ngã ba đường, Bùi Đức Tân tìm gặp cha để hỏi ý kiến. Cụ thân sinh đã chân tình khuyên con trai: “Nếu con muốn thoát ly để hoạt động chính trị thì nên theo con đường Cụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn. Bởi vì, Cụ Nguyễn Ái Quốc là người yêu nước nhất và cũng là người đầu tiên quyết chí ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Khi đã có đủ điều kiện ông trở về lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, đánh đuổi bọn thực dân đế quốc, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình đấy, con ạ!”. Với lời khuyên chân thành, đầy thuyết phục của cha mình, Bùi Đức Tân càng nung nấu thêm tinh thần, ý chí và quyết tâm đi làm cách mạng để cứu nước, cứu nhà. Giữa năm 1942, ông Tân được cấp trên phân công phụ trách Tổ phó Tổ công tác, trực tiếp tuyên truyền, phát triển hội viên và vận động nhân dân quyên góp tiền của ủng hộ cách mạng. Đồng thời, gia nhập Đội du kích Ba Tơ, trực tiếp tham gia xây dựng các lực lượng vũ trang, tạo cơ sở để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, cuối năm 1945, tổ chức đồng ý cho ông được thoát ly để gia nhập vào đơn vị cảnh sát thuộc Ty Công an tỉnh Quảng Ngãi. Đầu năm 1947, Bùi Đức Tân được điều động sang công tác biệt phái ở Đội cảnh sát bảo vệ Cơ quan ấn loát tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước.

Kể từ lúc ấy, Bùi Đức Tân đã chính thức “Đi theo con đường đã chọn”cho đến hôm nay, khi đã hơn 96 tuổi đời ông vẫn rất tự hào về quãng đời hơn 70 năm đi theo Cách mạng và xem đó là những năm tháng có ý nghĩa nhất và đáng sống nhất trên cõi đời này. Vì thế, trong nội dung Lời cám ơn mở đầu cuốn hồi ký ông đã bộc bạch tâm sự: “Mặc dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng tôi vẫn cố gắng hoàn thành cuốn Hồi ký “Đi theo con đường đã chọn” nhằm tri ân những đồng chí, đồng đội đã từng nằm gai nếm mật, cùng chiến đấu dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù trong suốt hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Tôi cảm thấy mình còn mang nợ rất nhiều với biết bao đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh vì

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả đồng bào, đồng chí đã từng cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của cách mạng giao cho. Thông qua cuốn hồi ký này, tôi mong muốn tất cả con cháu trong nhà, cũng như các thế hệ trẻ mai sau đừng bao giờ lãng quên sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ để giành lại độc lập, hòa bình cho dân tộc và nhân dân ta”.

Có thể nói rằng, cuốn Hồi ký “Đi theo con đường đã chọn” của Bùi Đức Tân là bức chân dung tự họa của một sĩ quan công an đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ cái nôi văn hóa gia đình như Lời nói đầu của Nhà Xuất bản Công an Nhân dân đã khẳng định: “Trong gần bốn mươi năm công tác trong ngành Công an Nhân dân, khi được phân công bất cứ công việc gì, tham gia chiến đấu ở bất kỳ chiến trường nào, dù gian khổ, ác liệt đến đâu đồng chí Bùi Đức Tân vẫn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp xứng đáng vào thành tích của lực lượng Công an Lâm Đồng nói riêng và trang sử vẻ vang của Công an Nhân dân nói chung”.

Hơn 200 trang sách, với lối kể chuyện giản dị, chân thành, nhà báo Nguyễn Mậu Siệc đã biết chọn lọc chi tiết, sự kiện để ghi lại một cách trung thực, sinh động nên đã

làm cho những chi tiết ấy có dịp sống lại trong Hồi ký “Đi theo con đường đã chọn”. Đồng thời, khôn khéo dẫn dắt người đọc đi dần từ những trang đời đến những trang viết. Toàn bộ cuốn sách có IX chương, mỗi chương đề cập đến mỗi chặng đường, mỗi nhiệm vụ hay công việc khác nhau, nhưng đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau nên khi đọc đến trang cuối cùng, người đọc đều nhận ra được những phẩm chất đáng quý của người sĩ quan công an, một cán bộ lão thành cách mạng rất trung thành với cách mạng với nhân dân; có lối sống trong sạch, giản dị, liêm khiết đến cuối đời; luôn vững vàng một niềm tin vào thắng lợi tất yếu của sự nghiệp đổi mới với mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh nhất định sẽ thành công. Chính từ những niềm tin sắt son ấy, ngày càng trở thành động lực giúp đồng chí Bùi Đức Tân luôn rèn luyện, tu dưỡng giữ gìn phẩm chất cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh, luôn được đồng chí, đồng đội và nhân dân ở khu dân cư quý mến và tin cậy.

Đọc hết IX chương cuốn Hồi ký “Đi theo con đường đã chọn”, dù tác giả miêu tả về quê hương, gia đình hay đồng đội của ông Bùi Đức Tân… đều là những trang viết chan chứa nghĩa tình quê hương, đồng đội sống chết có nhau trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt nhưng tràn đầy tình nghĩa và tính nhân văn sâu sắc.

Bỏ qua những tiểu tiết còn hạn chế, cuốn Hồi ký “Đi theo con đường đã chọn” là một trong những tác phẩm hồi ký đáng trân trọng. Ngoài những chi tiết, sự kiện và con người được miêu tả đều thể hiện rõ tính trung thực, đúng mức độ về ông Bùi Đức Tân, luôn đề cao vai trò và tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các cán bộ, chiến sĩ của mình như các đồng chí Nguyễn Văn Trúc, Đoàn Đức Ngọc, Trần Văn Quy và các đồng chí Vỹ, Sơn, Mẫn, Chiến, K Chai… Đặc biệt, có hai đồng chí trong đơn vị của ông là Nguyễn Văn Trúc (Mười Trúc), Trung đội trưởng an ninh vũ trang và Đoàn Đức Ngọc, Đội trưởng đội trinh sát đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực Lượng vũ trang nhân dân. Điều đáng ghi nhận ở tập hồi ký này, tác giả đã ghi lại một cách khách quan, vô tư, chừng mực, không có biểu hiện đề cao người này, hạ thấp người kia nên người đọc càng có cảm tình hơn với ông Bùi Đức Tân - nhân vật chính của cuốn sách.

PHẠM THÚY AN

Đêm hội mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam 2017

Tối 31/8, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Lâm Đồng đã phối hợp cùng

Hội Âm nhạc TP.Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Lâm Đồng tổ chức đêm hội hát

mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam với sự tham dự của PGS.TS.nhạc sĩ Đỗ Hồng

Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; đồng chí Trần Văn Hiệp - Trưởng Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo ban, ngành trong tỉnh; các nhạc

sĩ Tôn Thất Lập, GS.nhạc sĩ Thế Bảo, nhạc sĩ Thế Hiển cùng các nhạc sĩ, ca sĩ,

vũ công, các văn nghệ sĩ đến từ TP.Hồ Chí Minh và Lâm Đồng và các khán giả

yêu nhạc là học viên Trường Chính trị Lâm Đồng.

PGS.TS.nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và TS.nhà thơ Phạm Quốc Ca - Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng đã nhấn mạnh ý nghĩa

của Ngày Âm nhạc Việt Nam: Ngày 3/9/1960 Bác Hồ đã chỉ huy dàn nhạc hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” chào mừng 15 năm đất nước

độc lập và Đại hội Đảng lần thứ III tại Vườn Bách Thảo (Hà Nội). Năm 2010,

ngày 3/9 được chọn làm Ngày Âm nhạc Việt Nam. Chi hội Âm nhạc thuộc Hội VHNT Lâm Đồng hiện có 35 hội viên,

trong đó 14 nhạc sĩ là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Những năm qua các nhạc

sĩ, ca sĩ Lâm Đồng đã có nhiều thành tích xuất sắc trong sáng tác và biểu diễn, nhiều tác phẩm được công chúng đón nhận, đoạt được giải thưởng cao trong các liên hoan,

hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. Mỗi năm, Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng dàn dựng hàng chục chương trình nghệ thuật

biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị và đi lưu diễn phục vụ đồng bào nhân dân

các dân tộc vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Đồng chí Trần Văn Hiệp - Trưởng Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng đã khẳng định: Nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

đã luôn đồng hành cùng dân tộc, thôi thúc cả một thế hệ chiến đấu và làm nên chiến thắng trong suốt 2 cuộc trường chinh giữ

nước. Hôm nay, âm nhạc tiếp tục phát huy những giá trị động viên toàn Đảng, toàn

dân không ngừng lao động, học tập, sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm nên

những thắng lợi trong thời kỳ mới.Hơn 18 tiết mục giao lưu Âm nhạc giữa

Chi hội âm nhạc (Hội VHNT Lâm Đồng) và Chi hội 6 (Hội Âm nhạc TP.Hồ Chí

Minh) đã diễn ra đậm chất nghệ thuật với những tài năng sáng tác, biểu diễn, giới

thiệu nhiều ca khúc mới sáng tác của các nhạc sĩ của 2 tỉnh, thành do các nghệ sĩ

Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng, các nhạc sĩ, ca sĩ TP.Hồ Chí Minh và học viên

Trường Chính trị Lâm Đồng biểu diễn. QUỲNH UYỂN

Tiết mục Mưa Đà Lạt (Cao Nguyên). Ảnh Q.U

Câu lạc bộ thơ - Nhà Văn hóa Lao động Lâm Đồng Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2017 - 2019Câu lạc bộ (CLB) thơ - Nhà Văn hóa Lao

động (NVHLĐ) tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2017 - 2019. Về dự đại hội có các ông Thanh Dương Hồng - Trưởng Phòng Văn hóa văn nghệ - thể thao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Trần Đức Hải - Giám đốc NVHLĐ tỉnh Lâm Đồng; ông Hà Hữu Nết- Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng và hơn 100 hội viên câu lạc bộ thơ về dự.

Đọc báo cáo văn kiện tại đại hội, bà Lê Thị Hoàng Mai - nguyên Chủ nhiệm CLB thơ nêu rõ: CLB thơ Lâm Đồng được thành lập theo quyết định của Trung tâm Văn hóa

thông tin (cũ) Lâm Đồng vào tháng 8/1998, nhưng vẫn duy trì hoạt động cho đến nay. Thời điểm đó, địa điểm sinh hoạt, sáng tác thơ ca của các hội viên CLB thơ còn hạn hẹp. Đến nay, nhờ có sự hỗ trợ của Giám đốc NVHLĐ tỉnh Lâm Đồng, địa điểm CLB thơ được mở rộng cho các hội viên sinh hoạt, sáng tác. Theo Quyết định số 31/QĐ - NVHLĐ ngày 28/9/2016 của Nhà Văn hóa lao động về việc thành lập và bổ nhiệm Ban Chủ nhiệm CLB thơ của NVHLĐ Lâm Đồng, trên cơ sở đó, CLB thơ đã đi vào hoạt động có quy định sinh hoạt thường kỳ, giao lưu với các CLB thơ trong và ngoài tỉnh,

đồng thời có quy chế phát triển và kết nạp hội viên mới (đóng hội phí). Nhân dịp đó, các hội viên của câu lạc bộ cũng trình bày những bài thơ và những bản nhạc hay để chào mừng đại hội và chào mừng kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9.

Đại hội đã tiến hành bầu cử Ban Chủ nhiệm CLB thơ mới tỉnh Lâm Đồng gồm bà Lê Thị Hoàng Mai - Chủ nhiệm CLB thơ, bà Quách Thị Long và ông Vũ Thuyết - Phó Chủ nhiệm CLB thơ Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa và bà Nguyễn Thị Thanh Toàn làm ủy viên.

TRUNG DŨNG - H.N.MINH

12 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịchÔ nhiễm môi trường (MT) là

sự thay đổi tính chất của MT, vi phạm tiêu chuẩn MT, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần vượt quá mức cho phép. Lĩnh vực VH, TT & DL, đặc biệt là các hoạt động du lịch, tổ chức hội thảo, bảo vệ và phát huy giá trị di tích là các đối tượng dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với những áp lực của ô nhiễm MT.

TS Vũ Mạnh Lương, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và MT, Bộ VH, TT và DL thừa nhận: “Thực trạng ô nhiễm MT trong hoạt động du lịch cũng như trong tổ chức lễ hội và quản lý bảo tồn, phát huy giá trị di tích ở nước ta trong thời gian qua đã có rất nhiều những quan ngại từ các cấp quản lý cũng như trong dư luận xã hội”.

Ô nhiễm MT không chỉ ảnh hưởng đến bản thân những lĩnh vực đó mà còn để lại những ấn tượng không tốt cho du khách, ảnh hưởng không nhỏ đến sức hút của ngành du lịch và giá trị di sản văn hóa.

Những năm gần đây, nhiệm vụ bảo vệ MT được quan tâm nhiều hơn, nhưng thực tế vẫn không ít khu, điểm du lịch thường xuyên xuất hiện chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, chưa xử lý triệt để. Vì vậy luôn tiềm ẩn ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý, nhất là những khu vực hạ lưu của sông, suối, hồ, bãi biển... Một thực trạng khác, đó là hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các khu, điểm du lịch không được xây dựng hoặc chưa quan tâm đúng mức. Tình trạng các cơ sở du lịch và dịch vụ còn thiếu đầu tư cần thiết dẫn đến tác động không nhỏ đến MT do chất thải, nước thải. Đối với các di tích danh thắng, hệ thống thu gom rác thải, nước thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ MT. Vẫn còn rất nhiều điểm di tích danh thắng dân cư vẫn ở lân cận, thậm chí sinh sống cả trong vùng lõi của di tích như 2 Di tích kiến trúc quốc gia ở Đà Lạt là

Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịchBảo vệ môi trường (BVMT) thực chất là bảo vệ độ tinh khiết của không khí, đất, nước, thực phẩm... nhằm bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người như một thực thể sinh học. Vì vậy, những lĩnh vực về văn hóa, thể thao và du lịch (VH, TT&DL) có ảnh hưởng rất lớn trong công tác BVMT cũng như hoạt động của cộng đồng.

Trường Cao đẳng sư phạm và Nhà ga xe lửa...Vấn đề ô nhiễm MT do đó luôn tác động không nhỏ đối với ngành du lịch nói chung, khách tham quan nói riêng.

Đối với các lễ hội VH, TT, vấn đề ô nhiễm MT từ những dịp tổ chức đang là câu chuyện đau đầu đối với nhiều người. Có nhiều nguyên nhân: công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức đối với người trực tiếp tham gia chưa đủ tác động tích cực; nhà tổ chức và cơ quan chức năng, đơn vị quản lý chưa thực hiện nghiêm trong kiểm tra, giám sát và xử lý; hệ thống thu gom, xử lý cục bộ chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo MT...

Môi trường thân thiện mang lại giá trịkinh tế - xã hộiTrước hết, cần nâng cao nhận

thức về bảo vệ MT trong cả cộng đồng, từ cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, kinh doanh, nhà tổ chức các hoạt động về VH, TT & DL, đến những người tham gia, sử dụng trực tiếp các hoạt động này. Công tác bảo vệ MT rất cần triển khai thường xuyên và đồng bộ, từ đội ngũ làm công tác VH, TT & DL đến kênh thông tin truyền thông đại chúng. Cần đưa tiêu chuẩn thi đua xét tặng danh hiệu thân thiện MT

đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực VH, TT & DL. Cùng đó, tăng cường triển khai kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm theo các chế tài của nhà nước như Luật Bảo vệ MT, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khoáng sản...; và mới đây là Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”. Tại Luật Du lịch năm 2005, Điều 5 cũng ghi rõ về nguyên tắc phát triển du lịch: “Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và MT; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch”. Tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa cơ chế, chính sách về bảo vệ MT, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ MT, tăng cường các nguồn lực cho công tác bảo vệ MT là những giải pháp hết sức thiết thực và trọng tâm.

Đã đến lúc và rất cần thiết như cách đặt vấn đề của ThS Hoàng Ngọc Huy, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở VH, TT và DL Lâm Đồng: “Để công tác bảo vệ MT được thực hiện có hiệu quả thì việc

lập kế hoạch hoặc lồng ghép nội dung bảo vệ MT trong kế hoạch tổ chức các hoạt động VH, TT & DL theo quy định pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan là yêu cầu quan trọng, cần được thực hiện một cách thường xuyên và cụ thể”. Vấn đề là đội ngũ thực hiện công tác này, cần thực chất, nghiêm túc và tính hiệu quả luôn luôn được đặt ra. Theo đó, ngành VH, TT và DL cần phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng như TN&MT, Cảnh sát Môi trường, địa phương giám sát và thường xuyên hậu kiểm. Kịp thời có những hình thức khen thưởng những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt; phê bình, xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm, công bố rộng rãi trên phương tiện truyền thông...

Chúng tôi cũng tán đồng cách hiểu của ThS Lê Thị Duyên, Chi cục Bảo vệ MT, Sở TN&MT Lâm Đồng về nguyên tắc bảo vệ MT trong các hoạt động VH, TT & DL là “trách nhiệm của toàn xã hội”. Bao gồm, chủ thể liên quan trực tiếp đến các hoạt động này, các cơ quan quản lý nhà nước như VH, TT và DL, TN&MT... và chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể cùng người dân...

ĐẠO PHAN

Rác thải bừa bãi sau hoạt động văn hóa tại Quảng trường Lâm Viên đầu năm 2017. Ảnh: Đ.P

Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước R’Lôm (xã Tu Tra, Đơn Dương) vừa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Đơn Dương làm chủ dự án.

Theo đó, trước khi xây dựng, chủ dự án niêm yết công khai kế

hoạch quản lý môi trường hồ nước R’Lôm tại UBND xã Tu Tra. Đồng thời thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thi công và vận hành dự án. Đó là giảm thiểu tối đa xói mòn đất trong xây dựng; tuyệt đối không sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên

liệu, hóa chất và vật liệu khác đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường; báo cáo diễn biến môi trường mỗi năm một lần về Sở Tài nguyên và Môi trường...

Được biết, dự án nâng cấp hồ

chứa nước R’Lôm đạt công suất hơn 1,7 triệu mét khối, tổng diện tích lưu vực 554 ha. Các hạng mục xây dựng gồm: cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ và cống lấy nước); hơn 10 km kênh dẫn nước; gần 1,5 km cải tạo tuyến đường hiện hữu.

V.VIỆT

Công khai quản lý tác động môi trường dự án hồ R’Lôm

Bảo Lâm giảm43 vụ vi phạmQLBV - PT rừng

Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lâm cho biết, 7 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn huyện xảy ra 86 vụ vi phạm Luật Quản lý bảo vệ - Phát triển (QLBV-PT) rừng, giảm 43 vụ so với cùng kỳ. Trong đó, phá rừng trái phép 18 vụ, khai thác rừng trái phép 45 vụ, vận chuyển lâm sản trái phép 17 vụ; mua bán, cất giấu, kinh doanh, chế biến lâm sản trái phép 6 vụ. Sau khi tiến hành lập biên bản vi phạm, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở, các ngành chức năng của huyện xử lý phạt hành chính 76 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng và chuyển cơ quan chức năng xử lý hình sự 5 vụ.

Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với các đơn vị chủ rừng tiến hành giải tỏa 18,5 ha đất rừng bị lấn chiếm trái phép để tổ chức trồng lại rừng và tiến hành giao khoán QLBV rừng theo chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng hơn 55.184 ha cho 3.128 hộ dân và 92 tập thể, trong đó có 2.808 hộ đồng bào DTTS với tổng số tiền đã chi trả gần 5 tỷ đồng.

H.K.G

ĐÀ LẠT:Mỗi năm chi gần47 tỷ đồng vệ sinhmôi trường

Thành phố Đà Lạt cho biết, đã duyệt chi 46,97 tỷ đồng để đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố trong năm 2017 này.

Trong số này, tiền dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn dự kiến thu đạt 15,3 tỷ đồng, số còn lại được cân đối từ nguồn ngân sách nhà nước.

Trong chi phí đảm bảo vệ sinh môi trường của Đà Lạt, nhiều nhất là chi cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác do Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt thực hiện với trên 30,6 tỷ đồng; kế đến là chi cho việc xử lý rác thải của Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh trên 10,5 tỷ đồng; chi phí phục vụ thu tiền dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các hộ dân trên địa bàn khoảng 3,8 tỷ đồng; chi cho việc vớt rác, vận chuyển rác quanh hồ Xuân Hương, tuần tra cấm câu cá, xử lý tảo lam, chăm sóc hoa tại đập cầu Ông Đạo do Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt 1,18 tỷ đồng. Ngoài ra còn chi cho Hội thi “Xanh, sạch, đẹp” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Lạt chủ trì 400 triệu đồng; chi cho Ban Quản lý chợ Đà Lạt thu gom rác thải tại chợ 168 triệu đồng; chi cho công tác quản lý phân tích chất lượng môi trường của Phòng Tài nguyên Môi trường Đà Lạt 200 triệu đồng.

VT

13 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Theo báo cáo chuyên đề của Tỉnh ủy, trong 10 năm qua, các cấp, các ngành và địa

phương triển khai nghiêm túc thực hiện Luật Thanh niên 2005 và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Công tác phối hợp giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong việc thực hiện các nội dung của Luật Thanh niên được triển khai đồng bộ; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đối với thanh niên, tạo điều kiện phát huy vai trò thanh niên đối với gia đình và xã hội.

Qua đó, đã tổ chức hơn 300 buổi học tập, nghiên cứu quán triệt Luật Thanh niên; thành lập 25 đội tuyên truyền thanh niên và hơn 50 câu lạc bộ pháp luật trẻ với hơn 800 thành viên. Bên cạnh đó, các cơ sở đoàn đã tổ chức 250 buổi tuyên truyền và tuyên truyên lồng ghép Luật Thanh niên với các nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh.

Những kết quả thực hiện các quy định của bộ luật này trên thực tế nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên Lâm Đồng trên các mặt giáo dục, hoạt động khoa học công nghệ, lao động, bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí…

Cụ thể, tỉnh đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, khó khăn; con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình liệt sỹ có công với cách mạng; hỗ trợ vay vốn cho sinh viên và nhận bảo trợ cho hàng

Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Luật Thanh niênBên cạnh đảm bảo cho thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập, lao động, việc nâng cao các hoạt động xã hội với tinh thần “tự nguyện, xung kích, sáng tạo” đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương. Đó là đánh giá của Tỉnh ủy sau 10 năm thi hành Luật Thanh niên 2005 trên địa bàn Lâm Đồng.

trăm em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Bên cạnh đó, các ngành đã phối hợp với nhiều tổ chức, doanh nghiệp trao học bổng cho các thanh niên nghèo vượt khó học giỏi như học bổng Vừ A Dính, học bổng Nghĩa tình Trường Sơn hay Ngăn dòng bỏ học, Quỹ Kotex… Và chỉ tính riêng trong 4 năm vừa qua đã thực hiện 3 công trình thanh niên bao gồm: Dự án hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước uống trực tiếp của Trường Tiểu học Liêng Srônh, phần mềm quản lý đoàn viên tỉnh Lâm Đồng,

chuyển giao thư viện điện tử khoa học công nghệ, cùng đó là việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong học tập, sản xuất, bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý, trong 10 năm qua, tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng và địa phương giải quyết việc làm cho hơn 313.844 lao động, trong đó đối tượng lao động thanh niên chiếm khoảng 70% trong tổng số đối tượng đã được giải quyết việc làm.

Ngoài ra, hơn 1.700 đoàn viên, thanh niên được tham gia các lớp tư vấn, hỗ trợ, định hướng việc làm. Đặc biệt, hiện đang duy trì hoạt động 52 câu lạc bộ, đội, nhóm giúp nhau khởi nghiệp, lập nghiệp; xây dựng mới 11 tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên và 96 mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên.

Hàng năm vận động 100% thanh niên trong độ tuổi tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự và đảm bảo 100% thanh niên trúng tuyển lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó, hàng năm Tỉnh Đoàn đã phối hợp, tổ chức triển khai cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham

Động viên thanh niên lên đường nhập ngũ. Ảnh: Phan Nhân

Chị Ka Nhộp: Nữ bí thư chi bộ trẻSau khi tốt nghiệp ngành Lâm

sinh Trường Đại học Đà Lạt, chị Ka Nhộp (sinh năm 1986) về công tác tại UBND xã Bảo Thuận (huyện Di Linh). Năm 2014, chị được kết nạp vào Đảng; sau đó, được giao nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bảo Thuận, Phó Chủ tịch UBMTTQVN xã Bảo Thuận. Đến tháng 9 năm 2015, chị được giao thêm nhiệm vụ Bí thư Chi bộ thôn K’Rọt Dờng.

Tuổi còn rất trẻ, mọi công việc được giao, chị Ka Nhộp đều cố gắng phấn đấu hoàn thành. Riêng với vai trò Bí thư Chi bộ thôn K’Rọt Dờng, chị cùng với các đảng viên trong Chi bộ, Ban Nhân dân, Ban công tác Mặt trận và các già làng, người có uy tín trong thôn triển khai tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, xây dựng K’Rọt Dờng trở thành một thôn tiêu biểu của xã Bảo Thuận.

Thôn K’Rọt Dờng hiện chỉ còn 3,72% hộ nghèo (theo tiêu chí mới), số hộ giàu và khá chiếm tỷ lệ 22%.

Gương sáng ở buôn làng

Nhờ có bước chuyển biến về nhiều mặt, hiện nay, thôn K’Rọt Dờng được xã Bảo Thuận chọn làm điểm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Ông K’Nhân: Hơn 31 năm làm trưởng thônLiên tục từ năm 1986 đến nay,

ông K’Nhân (ở thôn Nausri, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc) được chính quyền địa phương và bà con tín nhiệm giao làm trưởng thôn. Và cũng chừng ấy thời gian,

ông liên tục được bầu làm đại biểu HĐND xã Lộc Nga.

Hơn 31 năm qua, ông K’Nhân rất năng nổ, nhiệt tình trong tất cả các công việc của thôn. Để công việc đem lại hiệu quả, trước hết, bản thân ông và gia đình luôn gương mẫu trong mọi mặt, từ sinh hoạt gia đình, vận động con cháu học tập đến lao động sản xuất. Ông đã tích cực đóng góp công sức để xây dựng thôn Nausri ngày càng đổi mới.

Trong những năm gần đây, nhờ

triển khai tốt các phong trào thi đua, thôn Nausri đã trở thành một khu dân cư tiêu biểu về an ninh chính trị trong vùng đồng bào DTTS của thành phố Bảo Lộc. Thôn Nausri đã được các cấp, các ngành tặng nhiều bằng khen và giấy khen.

Ông Mo Ock Brai: Chỉ sinh 2 con để nuôi dạy cho tốtÔng Mo Ock Brai (người dân

tộc K’Ho, ở Tổ dân phố Di Linh

Thượng 2, thị trấn Di Linh) chia sẻ: “Khi mới lập gia đình, vợ chồng tôi đã xác định chỉ sinh 2 con để nuôi dạy cho tốt”. Suy nghĩ đó đã thành hiện thực, vợ chồng ông chỉ sinh 2 con (1 con trai và 1 con gái). Nguồn thu nhập chỉ từ 6 sào cà phê và làm thêm một số công việc khác, vợ chồng ông cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình và lo cho các con học hành thành đạt. Theo ông Mo Ock Brai, muốn con mình học giỏi thì ngoài việc các con phải tự lo, bố mẹ cũng phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, nhắc nhở và định hướng cho con từ lúc còn nhỏ. Điều mà vợ chồng ông cảm thấy toại nguyện, là hiện nay đứa con trai đã tốt nghiệp đại học và con gái đã tốt nghiệp cao đẳng. Cũng chính nhờ sinh ít con, ông Mo Ock Brai có thời gian để tham gia các phong trào và công tác xã hội tại địa phương. Trong nhiều năm, ông làm Trưởng thôn Di Linh Thượng 2 (xã Gung Ré), nay là Tổ trưởng Tổ dân phố Di Linh Thượng 2 (thị trấn Di Linh). XUÂN LONG

Chị Ka Nhộp. Ông K’Nhân. Ông Mo Ock Brai.

gia các phong trào, nhất là cuộc vận động thanh niên xây dựng văn minh đô thị, văn minh công sở, văn hóa trường học, văn hóa giao thông… và khuyến khích nghiên cứu, tìm hiểu học tập, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời mở rộng các thiết chế văn hóa, thể thao thu hút đông đảo thanh niên. Qua đó, toàn tỉnh đã tổ chức trên 300 giải thi đấu thể thao cấp tỉnh thu hút trên 5.000 vận động viên tham gia và trên 9.000 đoàn viên, thanh niên cũng như nhân dân đến cổ vũ; hình thành 239 đội văn nghệ cồng chiêng, hơn 617 đội văn nghệ quần chúng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa nhân dân…

Cũng trong thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các chương trình, dự án nhằm giúp đỡ, hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số qua các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vay vốn, giải quyết việc làm, bồi dưỡng các thanh niên dân tộc thiểu số ưu tú để tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo. Từ đó đã có 83 thanh niên, học sinh là người dân tộc thiểu số được cử tuyển, 251 lao động tham gia xuất khẩu lao động và hàng năm có 350 lao động được tư vấn giới thiệu làm việc tại các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng Chương trình vay vốn giải quyết việc làm sau 5 năm triển khai, toàn tỉnh đã có 2.200 lao động dân tộc thiểu số được tạo việc làm mới.

Với kết quả đạt được nêu trên, theo đánh giá của Tỉnh ủy, việc triển khai Luật Thanh niên sau 10 năm có hiệu lực đã đảm bảo cho thanh niên trên địa bàn tỉnh thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong học tập, lao động, tham gia các hoạt động công nghệ, bảo vệ môi trường, tạo cho thanh niên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.

KHẢI NHIÊN

14 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Gần một năm qua, từ tháng 10 năm 2016 đến nay, về lĩnh vực phòng chống vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tỉnh đã chỉ đạo các ngành có liên quan, truy quét, giải tỏa tình hình khai thác thiếc trái phép tại khu vực Núi Cao thuộc TK 142, 143 xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Kết quả, đã phát hiện 2 điểm khai thác trái phép gồm 29 đối tượng tham gia khai thác, tháo dỡ 12 chòi bạt và nổ mìn lấp các hầm để ngăn chặn các đối tượng tiếp tục khai thác. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã phát hiện, lập biên bản 836 vụ vi phạm lâm luật, giảm 15,88% so cùng kỳ, giảm 26,45% diện tích rừng bị thiệt hại. Đã xử lý 756 vụ, trong đó xử lý hành chính 726 vụ, chuyển 30 vụ sang cơ quan chức năng xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Về lĩnh vực phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong tình hình mới. Chỉ tính riêng đợt trước và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu, đã phát hiện và xử lý trên 1.629 vụ kinh doanh hàng lậu, gian lận thương mại có quy mô nhỏ lẻ. Cơ quan chức năng tiến hành xử lý 1.248 vụ, xử phạt hành chính trên 5 tỷ đồng, tiến hành thu giữ, tiêu hủy hàng hóa trị giá trên 1,5 tỷ đồng theo quy định của pháp luật.

Về công tác thanh tra, đã phát hiện và chuyển hồ sơ 3 vụ liên quan đến tham nhũng với tổng số tiền sai phạm trên 835 triệu đồng, hiện đã chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh tiếp tục xử lý.

UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành nắm sát tình hình, vận động quần chúng, tham mưu chính quyền tổ chức tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, phòng ngừa không để những vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương thực hiện Đề án “xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”. Toàn tỉnh hiện có 28/147 xã, phường không có tệ nạn ma túy.

Theo thống kê, hiện có khoảng

Phòng chống tội phạm - những vấn đề đặt raBáo cáo với đoàn khảo sát Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vào trung tuần tháng 8/2017, đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng nhận định: Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Trong đó, tập trung thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phòng chống tội phạm.

1.155 người bị bệnh lý tâm thần và 106 người sử dụng ma túy tổng hợp có biểu hiện “ngáo đá” đang sinh sống tại gia đình và cộng đồng.

Về hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh cũng được kiềm chế do công tác phòng chống tệ nạn mại dâm được đôn đốc thường xuyên. Có 13 đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2015. Qua đó, đã vận động được 122 người đi cai nghiện tự nguyện, tư vấn cho hàng trăm lượt người qua đường dây nóng hoặc tư vấn trực tiếp qua kênh truyền thông tại các tổ chức, trường học.

Các biện pháp ngăn ngừa vi phạm pháp luật chủ yếu là nâng cao giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với tầng lớp thanh niên. Cơ quan Công an phối hợp với Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn Đà Lạt và các trường học, phường, xã tổ chức tuyên truyền cho hơn 11 ngàn đoàn viên, thanh niên về tác hại của ma túy, về công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy, về các thủ đoạn của tội phạm ma túy nhằm cung cấp kiến thức căn bản cho học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên, tạo sức “đề kháng” giúp các em thanh thiếu niên không bị dụ dỗ, lôi kéo. Các ngành đoàn thể tại tổ dân phố đã phối hợp thực hiện cảm hóa giáo dục cho 135/254 thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.

Cũng theo tổng hợp của cơ quan

chức năng, toàn tỉnh không có trường hợp vi phạm nào về hành vi bao che, tiếp tay cho tội phạm và các đối tượng vi phạm pháp luật.

Trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo phòng chống tội phạm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm cho rằng: Một phần hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn nhiều bất cập, chồng chéo; tình hình người nghiện ma túy tổng hợp trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng, số đối tượng nghiện ngoài xã hội khó kiểm soát chính là nguyên nhân phát sinh tội phạm và các tệ nạn xã hội. Mặt khác, công tác quản lý lập hồ sơ đưa đối tượng nghiện vào cơ sở cai nghiện vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập; lực lượng làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật tại một số nơi, một số lĩnh vực còn thiếu, trình độ năng lực còn hạn chế, bố trí công việc chưa hợp lý, không đúng chuyên môn nghiệp vụ… khiến cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn toàn tỉnh chưa được như mong muốn.

Trao đổi thẳng thắn với đoàn khảo sát Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về tồn tại, hạn chế và khó khăn, nhiều đại biểu ngành Công an, Tư pháp, khối nội chính của tỉnh cũng cho rằng, nguyên nhân do một số cơ chế, chính sách pháp luật chưa được bổ sung hoàn thiện, chưa sát với thực tế, trong khi việc bổ sung chưa kịp

thời làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Nhất là bất cập trong việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc tại các Trung tâm cai nghiện theo quy định tại Luật xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định 221, 136 còn gặp nhiều khó khăn, chưa giải quyết được trong quá trình thực hiện.

Công tác phối hợp triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mua bán người trái phép… còn rất hạn chế, nhất là công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện tại cấp cơ sở. Vai trò, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở trong triển khai thực hiện phòng chống tội phạm chưa cao, chưa nắm bắt thường xuyên, sâu sát. Mặt khác, do một bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan, thiếu ý thức cảnh giác, chưa nâng cao ý thức bảo quản tài sản nên phần nào cũng đã tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động.

Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều loại hình dịch vụ viễn thông, Internet rất khó kiểm soát, khó quản lý. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như bán hàng đa cấp, kinh doanh trò chơi điện tử máy bắn cá, quản lý dịch vụ mạo hiểm, quản lý cư trú người nước ngoài… còn để sơ hở, thiếu sót tạo kẽ hở cho các đối tượng vi phạm pháp luật hoạt động, gây thất thoát tài sản, kinh tế của nhân dân. HÀ NGUYỆT

Xã hội hóa camera an ninh giúp phát hiện, phòng chống tội phạm tại khu dân cư. Ảnh: Hà Nguyệt

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Trại giam Đại Bình thuộc Tổng cục VIII Bộ Công an (Lộc Thành - Bảo Lâm), Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cùng Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) đã phối hợp tổ chức Giao lưu Thắp sáng ước mơ hoàn lương với chủ đề “Khát vọng ngày trở về”. Tham dự chương trình có hơn 300 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đến từ các đơn vị Đoàn trực thuộc: Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc, Hội Thầy thuốc trẻ, Đoàn Thanh niên Sở VH-TT-DL, cán bộ, chiến sĩ Trại giam Đại Bình, cùng hơn 1.200 phạm nhân đang thi hành án phạt tù tại trại giam.

Cuộc giao lưu đã diễn ra sôi nổi giữa ĐVTN, cán bộ quản giáo và phạm nhân với rất nhiều hoạt động: giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian, sinh hoạt cộng đồng, thi đấu bóng chuyền, giao lưu với thanh niên đã hoàn lương trở về làm ăn chân chính, khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho hơn 200 phạm nhân, tặng quà cho phạm nhân có thành tích cải tạo tốt.

Chương trình giao lưu đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của xã hội, của tổ chức Hội LHTN Việt Nam tỉnh và ngành văn hóa đối với những người lầm lỡ, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên lầm đường lạc lối đang chịu hình phạt cải tạo giam giữ tại đây. Động viên khuyến khích các phạm nhân tích cực lao động, học tập, rèn luyện, cải tạo tốt để sớm hoàn lương trở về đoàn tụ với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng. Qua đó, tổ chức Hội LHTN huy động nhiều nguồn lực xã hội tăng cường hơn nữa công tác giáo dục ĐVTN sống hướng thiện; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống trong thế hệ trẻ để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần giảm tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. THÁI AN

Giao lưu Thắp sáng ước mơ hoàn lương “Khát vọng ngày trở về”

Xét xử lưu động đối tượng tàng trữ và buôn bán ma túy tại N’Thol Hạ

Lê Ngọc Toan bị tuyên án chung thân.

Ngày 31/8/2017, tại xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy” đối với bị cáo Lê Ngọc Toan, sinh năm 1964, trú thôn Bon Rơn, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng. Phiên tòa thu hút đông đảo người dân trên địa bàn quan tâm theo dõi.

Theo cáo trạng, vào lúc 19 giờ ngày 1/5/2017, tại thôn Bon Rơn,

xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, Phòng PC47 phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt quả tang Lê Ngọc Toan mang 0,1296 gam heroin trên người và cất giấu 397gam ma túy tổng hợp dạng đá tại nơi ở. Toan khai nhận heroin mua với giá 700.000 đồng để sử dụng, còn số ma túy đá mua 200 triệu đồng mang về Lâm Đồng bán lại kiếm lời.

Trong quá trình điều tra Toan còn khai thêm trước đó vào ngày

20/4/2017, Toan xuống TP Hồ Chí Minh mua 100 gam ma túy đá với giá 45.000.000 đồng về bán lại cho 2 đối tượng ở Lâm Đồng. Tại phiên tòa, Toan thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Trên cơ sở xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên án “chung thân” đối với Lê Ngọc Toan về tội “mua bán trái phép chất ma túy” và 1 năm tù về tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”, tổng hợp mức hình phạt là “chung thân”. TQT

15 THỨ HAI 4 - 9 - 2017

Vi phạm giảm sâu Thông tin từ Phòng Thanh tra-Pháp chế,

Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng: Trong tháng 8/2017, toàn tỉnh phát hiện, lập biên bản 91 vụ vi phạm Luật BV&PTR, diện tích THDPR 68.818 m2, LSTH 238,075 m3; trong đó, vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng 36 vụ (chiếm 40%), vi phạm quy định về phát triển rừng 14 vụ (15%), vi phạm quy định về quản lý lâm sản 41 vụ (45%). Đáng buồn là so với tháng 7/2017, số vụ tiếp tục tăng lên 4 vụ; tuy nhiên, diện tích THDPR giảm được 79.103 m2 (53%). So sánh tháng 8/2016, số vụ vi phạm giảm 59 vụ (bằng 39%), diện tích THDPR giảm 103.080 m2 (60%), LSTH giảm 266,232 m3 (53%). Đây là những con số rất đáng ghi nhận về sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn, bản ở Lâm Đồng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị quản lý, BV&PTR. Cũng theo Phòng Thanh tra - Pháp chế, đã có 66 vụ vi phạm được xử lý, trong đó xử lý hành chính 64 vụ và 2 vụ chuyển xử lý hình sự. Theo đó, 29 phương tiện, dụng cụ tịch thu qua xử lý vi phạm cùng 164,283 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại. Tổng số tiền thu nộp ngân sách hơn 806 triệu đồng.

Bên cạnh đó, thời gian qua, nhìn chung các dự án thuê đất thuê rừng đã ngày càng phát huy tính xã hội hóa về BV&PTR cũng như đất lâm nghiệp. Trong lĩnh vực này, đáng ghi nhận nhất là việc thu hút đầu tư và giải quyết việc làm, nâng cao, cải thiện đời sống người dân khu vực nông thôn miền núi sống gần rừng, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.

Đạt được kết quả giảm sâu về các hành vi vi phạm Luật BV&PTR nêu trên, những yếu tố cần được phát huy là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành; việc triển khai đồng bộ các giải pháp, từ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân đến giao khoán BVR. Bên cạnh đó, công tác tuần tra, kiểm tra rừng thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt tại những khu vực trọng điểm, vùng giáp ranh...

Nhưng chưa ngăn chặntriệt đểTheo đánh giá nghiêm túc của Thường

trực Ban chỉ đạo về Kế hoạch BV&PTR tỉnh Nguyễn Khang Thiên, những nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại và hạn chế có cả khách quan và chủ quan. Ông Thiên cho rằng, công tác kiểm tra, xử lý hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp chưa hiệu quả; việc giải tỏa thu hồi để tổ chức trồng rừng không kịp thời dẫn đến đất lâm nghiệp dễ bị tái lấn chiếm. Bên cạnh đó, các đối tượng vi phạm vẫn hoạt động tinh vi,

phức tạp, manh động gây không ít khó khăn, trở ngại trong triển khai nhiệm vụ truy bắt và xử lý.

Mặt khác, mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng thẳng thắn mà nói, sự phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm - chủ rừng - chính quyền địa phương cấp xã; giữa kiểm lâm và công an ở một số nơi chưa thực sự đạt hiệu quả, còn hoạt động theo vụ việc. Căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng, đặc biệt là Chỉ thị số 30/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát huy năng lực lãnh đạo của Đảng và sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị, Quy chế phối hợp giữa kiểm lâm và công an, rõ ràng vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục chấn chỉnh và khắc phục quyết liệt hơn.

Theo ông Thiên, “Việc phối hợp điều tra, xác minh, truy tìm để xử lý các “đầu nậu”, chủ đường dây mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép của các lực lượng chức năng chưa triệt để nên các hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra phức tạp”.

Một thực tế khác cũng chưa chuyển biến mạnh là một số chủ rừng, nhất là các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để thực hiện dự án đầu tư còn buông lỏng trong công tác BVR và PCCCR, chưa tổ chức lực lượng đủ

Mới đây, trong phiên sơ thẩm, xét xử lưu động tại Trụ sở UBND thị trấn Nam Ban, HĐXX TAND huyện Lâm Hà đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lê Toàn (29 tuổi, ngụ thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà) 6 năm tù về tội cướp tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, khoảng 15 giờ ngày 7/4, Toàn đi taxi từ Đà Lạt về Nam Ban. Khi xe

đến khu vực chợ Thăng Long (thị trấn Nam Ban), Toàn trông thấy bà Lê Thị Hường - mẹ ruột của Toàn - đang đứng cùng bố dượng. Toàn xuống xe rồi dùng búa khống chế, buộc bà Hường phải lên taxi đi cùng Toàn quay trở lại Đà Lạt. Trên đường quay trở lại Đà Lạt, Toàn tiếp tục uy hiếp bà Hường rồi chiếm đoạt hơn 20 triệu đồng. Trước đó, khoảng 23 giờ ngày 13/9/2016, Toàn còn lợi dụng sự quen

biết để chiếm đoạt 1 chiếc xe máy, trị giá gần 12,5 triệu đồng, của bị hại Lê Ngọc Lam Anh.

Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo là trái với luân thường đạo lý, xâm phạm đến tài sản của người khác, nên căn cứ theo Khoản 1 Điều 133 và Điểm 1 Khoản 1 Điều 140 Bộ Luật Hình sự để tuyên phạt bị cáo Toàn mức án như nêu ở trên.

TRỊNH CHU

THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG:

Vi phạm giảm, nhưng chưa ngăn chặn triệt để

mạnh để thực hiện việc ngăn chặn, đẩy lùi dần, tiến tới xóa bỏ triệt để các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trên lâm phần được thuê. Tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Thời gian qua, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh đã tác động thực sự về việc thẩm định và xử lý đến các chủ rừng vi phạm. Đến nay, sau thu hồi, toàn tỉnh còn 395 dự án thuộc 328 doanh nghiệp đang đầu tư triển khai với tổng diện tích 57.057 ha. Vấn đề tiếp tục đặt ra là, ngoài triển khai đúng tiến độ, bố trí lực lượng tuần tra, quản lý BVR, chủ doanh nghiệp cần phối kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tại địa phương một cách kịp thời, thường xuyên hết sức quan trọng.

Để tiếp tục giữ vững mức độ giảm sâu về các hành vi vi phạm Luật BV&PTR trong những tháng còn lại năm 2017, ngoài khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại nêu trên, rất cần tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị 13 của Ban Bí thư và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như 622, 38, 49, 44 cũng như các văn bản của tỉnh Lâm Đồng... “Có thực hiện đồng bộ các giải pháp, chương trình, dự án về quản lý BVR, PCCCR; phấn đấu giảm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng cả về số vụ và diện tích thiệt hại thì mới thực hiện được mục tiêu chung năm 2017 là giảm được 20% số vụ vi phạm Luật BV&PTR và giảm ít nhất 50% diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra so với năm 2016”, ông Nguyễn Khang Thiên nhấn mạnh.

MINH ĐẠO

8 tháng đầu năm 2017, tổng số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) 721 vụ, diện tích thiệt hại do phá rừng (THDPR) 65,6778 ha, lâm sản thiệt hại (LSTH) 2.805,482 m3. So cùng kỳ năm 2016, số vụ vi phạm giảm 279 vụ (28%); diện tích THDPR giảm 31,4543 ha (32%), LSTH giảm 502,308 m3 (15%). Tuy nhiên, “tình hình vi phạm pháp luật BV&PTR trên địa bàn vẫn còn diễn ra mà chưa được ngăn chặn triệt để...”, Chi cục trưởng Kiểm lâm Nguyễn Khang Thiên cho biết.

Bài học buông lỏng trong quản lý, bảo vệ rừng ở Bảo Lâm vẫn luôn là sự cảnh báo đối với bất kỳ lâm phần nào.Ảnh: M.Đ

Khống chế mẹ ruột để cướp tài sản lãnh án 6 năm tù

Cung ứng 510 mặt hàng tân dượccho Bệnh viện II Lâm Đồng

Bệnh viện II Lâm Đồng vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt dự toán mua sắm

và kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng 510 mặt hàng tân dược năm 2017-2018.

Theo đó, với tổng dự toán hơn 71 tỷ đồng từ nguồn thu dịch vụ khám, chữa bệnh,

Bệnh viện II Lâm Đồng làm chủ đầu tư tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước từ nay đến hết tháng 9/2017, thời gian thực hiện

hợp đồng đối với nhà thầu được chọn cung ứng tân dược trong vòng 12 tháng theo đơn

giá cố định. Cụ thể 1 gói thầu với 6 loại thuốc tân

dược được cung ứng cho Bệnh viện II Lâm Đồng trong thời gian trên gồm: 84 mặt hàng

thuốc nhóm 1 (gần 16,7 tỷ đồng); 108 mặt hàng thuốc nhóm 2 (hơn 14 tỷ đồng); 217 mặt hàng thuốc nhóm 3 (hơn 22 tỷ đồng);

21 mặt hàng thuốc nhóm 4 (hơn 7,8 tỷ đồng); 78 mặt hàng thuốc nhóm 5 (hơn 9,7 tỷ đồng) và 2 mặt hàng thuốc biệt dược gốc

hoặc tương đương (hơn 980 triệu đồng). M.KHẢI

Gỗ Thông đỏ nhà Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộĐại Ninh là hợp pháp

Liên quan đến vụ việc cất giữ gỗ tại nhà ông Nguyễn Văn Nhẫn, Trưởng ban QLR

PH Đại Ninh, ngày 21/8/2017, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã đề nghị giám định chủng loại

gỗ để phục vụ công tác điều tra, xác minh xử lý vụ vi phạm theo quy định và gửi cùng

các mẫu gỗ (Trong đó có cả 2 mẫu gỗ bị khai thác trái phép tại tiểu khu 277A và 277B) đến

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Ngày 30/8/2017, Hạt Kiểm lâm Đức

Trọng nhận được kết quả giám định chủng các mẫu gỗ tại tiểu khu 277A, 277B và kết quả giám định 6 mẫu gỗ được lấy từ gỗ cất

giữ tại nhà ông Nguyễn Văn Nhẫn đang được niêm phong tại Hạt Kiểm lâm Đức

Trọng của Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Việt Nam, kết quả giám định những loại gỗ trên

có tên Việt Nam là Thông đỏ nam, nhóm IA trong danh mục động, thực vật rừng nguy

cấp quý hiếm.Qua công tác điều tra, căn cứ hồ sơ liên quan đến lâm sản hợp pháp của Công ty TNHH Bình Dương do ông Thái Quang

Bình làm giám đốc (do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng bán tài sản tịch thu, sung công quỹ Nhà nước theo Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000290 ngày 8/2/2012 kèm

theo bảng kê lâm sản, chủng loài gỗ Thông đỏ nam, nhóm IA, tổng khối lượng: 10,333

m3), nhận thấy số gỗ Thông đỏ nam theo hồ sơ này và số gỗ Thông đỏ nam cất giữ

tại nhà ông Nguyễn Văn Nhẫn (4 lóng và 2 hộp có tổng khối lượng là 0,290 m3) tương

đồng về quy cách và chủng loại (loài Thông đỏ nam). Tuy nhiên, quá trình bán, sử dụng, cho, tặng số gỗ trên từ Công ty TNHH Bình

Dương cho ông Nhẫn, ông Thái Quang Bình không thực hiện ghi chép sổ nhật ký

nhập, xuất lâm sản theo quy định. Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã lập biên

bản vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Bình Dương (đại diện là ông Thái

Quang Bình, Giám đốc công ty) về hành vi: Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý

rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản. Nội dung cụ thể Công ty TNHH Bình Dương

đã không ghi chép vào sổ nhật ký theo dõi xuất, nhập lâm sản khi xuất cho ông Nhẫn

theo quy định. Ông Thái Quang Bình đã thừa nhận hành vi vi phạm và ký vào biên

bản vi phạm hành chính. H.YÊN

THỨ HAI 4 - 9 - 201716

Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng

Đó là chủ đề triển lãm ảnh nghệ thuật ngoài trời, do Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng phối hợp với nhóm nhiếp ảnh không chuyên Đà Lạt cho ra mắt công chúng từ ngày 2/9 đến hết ngày 9/9, tại khuôn viên Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (số 1 Yersin, TP Đà Lạt).

Triển lãm lần này, nhóm nhiếp ảnh không chuyên Đà Lạt (Amateur Dalat), gồm các thành viên Đặng Văn An, Võ Trang, Thanh Thúy, Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn Trọng Bảo Toàn đã “trình làng” cùng người dân địa phương và du khách yêu thích ảnh nghệ thuật 40 tác phẩm cỏ hồng (in trên chất liệu giấy Semi glossy pro, ép lamina, khổ 50x75cm - 50x130cm). Tất cả đều là những khoảnh khắc “cỏ hồng phiêu sương” đầy ấn tượng, được chọn lọc từ hàng ngàn bức ảnh mà anh em nhóm Amateur Dalat dày công thực hiện trong suốt những năm qua.

Theo Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nguyễn Vũ Hoàng, ngoài ý nghĩa chào mừng Lễ 2/9, mục đích của triển lãm lần này là nhằm gửi đến người thưởng lãm ảnh cùng du khách thông điệp “Hãy trân trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên”.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, đây còn là sự kiện khai mở của chương

trình “Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt 2017”, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức - một sự kiện văn hóa du lịch mới lạ, mở đầu cho chuỗi hoạt động hướng tới Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII, được tổ chức tại TP Đà Lạt vào cuối năm nay.

Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt 2017, cũng là sản phẩm du lịch mới, nhằm giới thiệu sản phẩm thiên nhiên tươi đẹp, giới thiệu loài cỏ hồng đầy quyến rũ của Đà Lạt, mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp cuối năm. Nó mang ý nghĩa đưa các hoạt động du lịch dã ngoại còn mang tính tự phát vào tổ chức, tạo điều kiện tốt nhất để du khách tham quan, trải nghiệm; đồng thời thể nghiệm mô hình du lịch gắn với thiên nhiên.

Tin, ảnh THỤY TRANGHình 1: Màu nắng ( Ảnh:Thanh Thúy)Hình 2: Hừng đông (Ảnh: Võ Trang) Hình 3: Nhóm tác giả Hình 4: Nắng ban mai (Ảnh :Đặng

Văn An)

Công bố 15 chương trình Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017Với chủ đề “Hoa Đà Lạt -

Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 23 - 27/12/2017. Theo đó, BTC đã công bố 15 chương trình hoạt động chính của lễ hội gồm: Không gian hoa, Lễ khai mạc, Đêm hội rượu vang và chương trình nghệ thuật “Thương về miền đất lạnh”, Tuần lễ thời trang Áo dài - Lụa, Chương trình nghệ thuật thời trang “Duyên dáng Việt Nam”, Đêm hội “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giới thiệu nông sản rau, hoa, chè, cà phê, ca cao, mắc ca... của Đà Lạt -

Lâm Đồng, Triển lãm hoa - cây cảnh quốc tế, Phiên chợ rau - hoa,

Hội chợ thương mại, du lịch, Phố đặc sản Đà Lạt, Đêm hội Tơ - Trà,

Triển lãm hương Trà - sắc Tơ, Hội thảo quy hoạch phát triển thành phố Đà Lạt, Hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Lâm Đồng, Chương trình hòa nhạc kết hợp bế mạc Festival Hoa.

Bên cạnh 15 chương trình hoạt động chính, còn có 14 chương trình hưởng ứng do các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện. Có thể kể: Không gian thư pháp, hội họa, nhiếp ảnh về hoa và vườn sách; Triển lãm ảnh nghệ thuật miền Trung - Tây Nguyên; Tuần phim chào mừng Festival Hoa; Giải Golf; Hội thi cắm hoa; Hội thi trang trí, diễu hành xe đạp

hoa; Đua Patin; Biểu diễn khinh khí cầu; Tour du lịch trải nghiệm “Phiêu du xứ B’Lao”; Hội thi hái chè; Phố trà; Ngày hội dân vũ “Nhịp điệu thành phố trẻ”; Liên hoan văn nghệ “Bay cao tiếng hát B’Lao”; Triển lãm ảnh nghệ thuật “Bảo Lộc ngày mới”.

Kinh phí thực hiện các chương trình hoạt động chủ yếu được xã hội hóa qua vận động tài trợ. Do kết hợp cả hội Hoa và hội Trà nên không gian Festival diễn ra ở 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. Ngay từ bây giờ công tác chuẩn bị Festival Hoa đã được tiến hành.

QUỲNH UYỂN

1 2

3

4

GIAÙ5.000ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Festival Hoa Đà Lạt luôn là sự kiện được mong chờ. Ảnh: Q.U