8
* Chiều 26/9, Đoàn công tác của Quốc hội do Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - UVBCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng khóa 14; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh 9 tháng đầu năm. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,2%. Lâm Đồng là địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đứng đầu cả nước với trên 50 ngàn ha, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt trên 150 triệu đồng/ha... Dấu ấn từ một ngôi trường vùng ven TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Giải bài toán thuốc bảo vệ thực vật TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Đổi thay ở Hang Hớt TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4885 - THỨ TƯ NGÀY 27/9/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Sáp nhập điểm trường - Hướng đi tất yếu TRANG 5 TRANG 7 Quản lý bảo vệ rừng trồng Thông 3 lá ở Bảo Lâm. Ảnh: M.Đạo Đẩy mạnh sáng kiến cải tiến kỹ thuật TRANG 3 TRANG 2 TRANG 5 Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức. (NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957. T.8, TR.391) Đoàn công tác của Quốc hội tặng bức ảnh Bác Hồ cho tỉnh Lâm Đồng. Sau 3 năm triển khai Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Quy chế giám sát và phản biện xã hội và Quy định về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các ngành chức năng tiến hành nhiều hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Hội được các điều kiện cần và đủ Đẩy mạnh hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân TRANG 4 Món quà nhỏ - ý nghĩa lớn Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Từ thiện xã hội Tấm lòng Vàng (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Liên đoàn Lao động tỉnh đã lần lượt tổ chức trao bồn chứa nước cho công nhân viên chức, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các địa phương bị thiệt hại bởi hạn hán năm 2016. Đây thực sự là món quà thiết thực, ý nghĩa giúp công nhân viên chức, lao động khắc phục khó khăn trước mắt. Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc với tỉnh Lâm Đồng XEM TIẾP TRANG 2 DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG:

DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

* Chiều 26/9, Đoàn công tác của Quốc hội do Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - UVBCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng khóa 14; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND

tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh 9 tháng đầu năm. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,2%. Lâm Đồng là địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đứng đầu cả nước với trên 50 ngàn ha, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt trên 150 triệu đồng/ha...

Dấu ấn từ một ngôi trường vùng ven

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCGiải bài toán

thuốc bảo vệ thực vậtTRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTĐổi thay ở Hang Hớt

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4885 - THỨ TƯ NGÀY 27/9/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘISáp nhập điểm trường -

Hướng đi tất yếu TRANG 5

TRANG 7Quản lý bảo vệ rừng trồng Thông 3 lá ở Bảo Lâm. Ảnh: M.Đạo

Đẩy mạnh sáng kiến cải tiến kỹ thuật

TRANG 3

TRANG 2 TRANG 5

Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.

(NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP

CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957. T.8, TR.391)

Đoàn công tác của Quốc hội tặng bức ảnh Bác Hồ cho tỉnh Lâm Đồng.

Sau 3 năm triển khai Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Quy chế giám sát và

phản biện xã hội và Quy định về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các ngành chức năng tiến hành nhiều hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Hội được các điều kiện cần và đủ

Đẩy mạnh hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân

TRANG 4

Món quà nhỏ - ý nghĩa lớnTừ nguồn kinh phí hỗ trợ của

Quỹ Từ thiện xã hội Tấm lòng Vàng (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Liên đoàn Lao động tỉnh đã lần lượt tổ chức trao bồn chứa nước cho công nhân viên chức, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các địa phương bị thiệt hại bởi hạn hán năm 2016. Đây thực sự là món quà thiết thực, ý nghĩa giúp công nhân viên chức, lao động khắc phục khó khăn trước mắt.

Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc với tỉnh Lâm Đồng

XEM TIẾP TRANG 2

DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG:

Page 2: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

2 THỨ TƯ 27 - 9 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tăng cường phối hợp trong giám sátĐể triển khai có hiệu quả Quyết định

217, 218 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành 6 văn bản chỉ đạo triển khai công tác này. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế, quy định trên có sự phối hợp triển khai thực hiện giữa các tổ chức, đơn vị, ngành khá chặt chẽ và đồng bộ. Trên cơ sở đó, hàng năm, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phối hợp chặt chẽ với HĐND, UBND cùng cấp trong việc xây dựng chương trình giám sát, phản biện xã hội trước khi trình cấp ủy phê duyệt. Đồng thời, thường xuyên phối hợp, hỗ trợ giữa các đoàn thể trong việc triển khai hoạt động giám sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm tiếp thu những ý kiến của các tầng lớp nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Theo báo cáo của MTTQ Việt Nam tỉnh, trong 3 năm qua, Mặt trận đã chủ trì giám sát 7 chuyên đề như: Thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công; thực hiện khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và thôn, tổ dân phố; chính sách hỗ trợ sản xuất tại các xã nghèo theo chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững đến năm 2015... Ngoài ra, MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng, HĐND tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các sở, ngành liên quan tiến hành 52 cuộc giám sát trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cùng với MTTQ tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã thực hiện nhiều cuộc giám sát liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức 6 chuyên đề kiểm tra, giám sát về đoàn vụ; công tác quy hoạch cán bộ chuẩn bị cho Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2017-2022… Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức giám sát các chuyên đề về trách nhiệm của bộ, ngành, UBND các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước, công tác cán bộ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Đẩy mạnh hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dânSau 3 năm triển khai Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Quy chế giám sát và phản biện xã hội và Quy định về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các ngành chức năng tiến hành nhiều hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần cùng với công tác kiểm tra, thanh tra của Đảng, Nhà nước, giám sát của Đoàn ĐBQH, HĐND trên địa bàn, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, thực hiện tốt chức năng đại diện cho lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Cùng với hoạt động giám sát, công tác phản biện xã hội được MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tiến hành có hiệu quả. Theo đó, MTTQ tỉnh đã tiến hành góp ý ở 65 dự thảo văn bản với nhiều nội dung. Hoạt động này đã nâng cao tính chủ động, ý thức, trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh; quy tụ và phát huy lực lượng trí thức, chuyên gia trên các lĩnh vực tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, kiến nghị, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện dự thảo văn bản của địa phương.

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn Việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây

dựng chính quyền được MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh quan tâm thực hiện nghiêm túc, nhất là tham gia góp ý vào

dự thảo các văn kiện đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020. Hoạt động đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân là một trong những hoạt động được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng sôi nổi. Năm 2016, MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu các DTTS.

Đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng cho rằng: “Việc đối thoại trực tiếp giữa bà con DTTS với người đứng đầu nhằm phát huy tính dân chủ trong nhân dân. Đây là hoạt động vừa giám sát vừa đề xuất kiến nghị. Những vấn đề đặt ra trong đối thoại liên quan đến đầu tư trong vùng đồng bào DTTS, là những vấn đề nóng được bà con quan tâm. Đối thoại này được xác định là kênh thông tin chính thống trực tiếp từ cơ sở. Đồng thời, đây cũng là dịp làm thay đổi suy nghĩ đã hình thành từ lâu trong bà con về vấn đề sắp xếp công việc sau đào tạo, xây dựng NTM, gìn giữ văn hóa… Và, điểm đến của đối thoại chính là sự chuyển biến tích cực sau đó”.

Đầu năm 2017, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức diễn đàn đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên. Hội

Nông dân tỉnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh đối thoại với nông dân. Hoạt động này cũng được tổ chức sôi nổi tại các địa phương. Huyện Đơn Dương tổ chức 2 cuộc đối thoại trực tiếp về giải pháp giữ vững và nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; phấn đấu xây dựng đạt huyện nông thôn mới vào năm 2020; huyện Đạ Tẻh tổ chức 4 Hội nghị đối thoại trực tiếp về các nội dung: triển khai chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ANTT, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên Cựu chiến binh… Hoạt động này đã góp phần củng cố vững chắc hơn niềm tin của nhân dân vào Đảng.

Ông Điểu K’ Bên - một người dân huyện Cát Tiên nói: Việc bà con được trao đổi, kiến nghị trực tiếp tới lãnh đạo tỉnh là mong muốn lâu nay của bà con. Điều này giúp cho lãnh đạo tỉnh biết được những vấn đề ở vùng sâu, vùng xa nhất để có các chính sách hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho bà con.

Bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực lớn của MTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng thẳng thắn chỉ rõ: Hoạt động của MTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra; nội dung, phương thức hoạt động chậm đổi mới, ở một số nơi vẫn mang tính hình thức; tỷ lệ tập hợp quần chúng còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn mờ nhạt, lúng túng, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh. Bởi vậy Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ mới. Trong đó nêu rõ việc phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị. Theo đó, cấp ủy các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế, quy định. Công tác phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội với HĐND, UBND phải chặt chẽ, đồng bộ. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phải chủ động, nhạy bén, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phải thể hiện rõ vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Chú trọng tập hợp phát huy vai trò của nhân dân, đảm bảo các hoạt động phải thể hiện rõ tính nhân dân, tính xã hội. HOÀNG MY

Người dân đóng góp ý kiến tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu các DTTS. Ảnh: Hoàng My

... Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,19%.

Lâm Đồng cũng là tỉnh phát triển về du lịch. Lượng khách du lịch đến với Lâm Đồng tăng 12% so với cùng kỳ. Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, Lâm Đồng hiện có 1 huyện và 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tình hình an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng cũng có nhiều hoạt động hiệu quả, lắng nghe ý kiến của nhân dân thông qua các đợt tiếp xúc cử tri góp phần đưa tiếng nói của nhân dân Lâm Đồng đến với Quốc hội.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao những nỗ lực của Lâm Đồng trong phát triển kinh

tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng như xây dựng nông thôn mới của Lâm Đồng là những thành tích đáng khích lệ. Đồng chí nhấn mạnh, thời gian tới tỉnh cần tiếp tục quán triệt thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, địa phương, đảm bảo quốc phòng - an ninh để tạo môi trường thuận lợi an toàn cho nhân dân chăm lo phát triển kinh tế. Đoàn ĐBQH tỉnh cần chú trọng làm tốt công tác tiếp dân và thực hiện vai trò giám sát để góp phần thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, nhiệm vụ của Trung ương và địa phương.

* Tiếp đó, Đoàn công tác của Quốc hội đã tới thăm và làm việc với Học viện Lục quân. Theo báo cáo của Học viện, năm học 2016-2017, Học viện đã công nhận tốt nghiệp cho

1.356 học viên đào tạo cán bộ chỉ huy, tham mưu cấp trung, sư đoàn và tương đương, 56 thạc sĩ, 17 tiến sĩ; hơn 1.340 học viên trong nước và quốc tế đang được đào tạo tại Học viện. Ngoài ra, Học viện cũng đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, duy trì nền nếp chính quy, kỷ luật; xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại; xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch, vững mạnh, vững mạnh toàn diện.

Sau khi nghe lãnh đạo Học viện báo cáo tình hình của Học viện thời gian qua, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ ghi nhận, biểu dương những kết quả mà Học viện đã đạt được. Đồng thời, Đại tướng cũng cho rằng, chất lượng và sức mạnh chiến đấu của quân đội ta có tốt hay không phụ thuộc lớn vào công tác đào tạo

của các nhà trường, trong đó có Học viện Lục quân. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Học viện cần quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục, đào tạo. Thực hiện chặt chẽ công tác tuyển chọn đầu vào. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, tin học, phổ biến kinh nghiệm, diễn tập, luyện tập cho học viên. Đặc biệt, cần tập trung bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ khoa học và năng lực sư phạm chất lượng cao. Triệt để chống bệnh thành tích trong giáo dục, đào tạo. Tăng cường năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đóng quân. N.NGÀ

Phó Chủ tịch Quốc hội... TIẾP TRANG 1

Page 3: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

3 THỨ TƯ 27 - 9 - 2017KINH TẾ

Doanh nghiệp giảm, sản lượng tăngTheo Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh

Lâm Đồng, giai đoạn 2012 - 2017, số doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh thương phẩm trên địa bàn từ 18 giảm xuống còn 12. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này gồm các “sự thiếu” về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, chưa lấy sản xuất cá nước lạnh thương phẩm làm mục tiêu chính của doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thường xuyên yếu kém.

Cụ thể, một số doanh nghiệp trang trại tự thiết kế đầu tư xây dựng hạ tầng không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, nên khi đưa vào khai thác sử dụng (nuôi cá tầm, cá hồi) bộc lộ nhiều yếu điểm về lưu tốc dòng chảy, hệ thống cấp thoát nước… rất khó khắc phục, trong khi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên ngành thủy sản ở những doanh nghiệp này vẫn luôn thiếu hụt. Hơn nữa, trước mức đầu tư sản xuất mỗi hecta cá nước lạnh lên đến 7-15 tỷ đồng/ha, không ít doanh nghiệp thường xuyên đối mặt nhiều khó khăn, vướng mắc trong huy động vốn, tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi, khiến nhiều dự

án phải kéo dài tiến độ thực hiện.Đối ngược lại, nhóm doanh nghiệp G7

tỷ lệ 85%, tiêu thụ ở thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Liên kết chuỗi các doanh nghiệp đầu tàu“Căn cứ vào dự báo giá cả thị trường và

khả năng đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm của từng doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt sản lượng 2.000 tấn (1.950 tấn cá tầm, 50 tấn cá hồi) vào năm 2022. Đây cũng là mục tiêu cụ thể hóa các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nghề nuôi cá nước lạnh trở thành sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng, phục vụ nhu cầu thực phẩm cao cấp trong nước và xuất khẩu…”, Hiệp hội nhận định.

Theo đó, từ sản lượng cá nước lạnh ước cả năm 2017 đạt 1.000 tấn nêu trên, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tăng dần sản lượng hàng năm từ 150 tấn đến 300 tấn, nhằm nâng tổng sản lượng đạt 2.000 tấn vào năm 2022. Tương ứng với điều chỉnh cơ cấu trang trại theo hướng tăng diện tích nuôi cá tầm nước suối chảy lên 120 ha, cá hồi 10 ha và 90 ha cá tầm lồng bè. Trong đó chỉ tiêu năng suất cá tầm suối trong bể xây có mái che đạt 21 tấn/ha; cá tầm nuôi trên hồ chứa đạt 25kg/m3 lồng bè...

Sáng tạo mọi lúc, mọi nơi Theo ông Lê Việt Quang, Chủ tịch Hội

đồng Sáng kiến Công ty Nhôm Lâm Đồng, nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của tất cả cán bộ, công nhân viên trong công ty, hễ ai có ý tưởng sáng tạo đều có thể đăng ký ý tưởng với Hội đồng Sáng kiến bằng phiếu đăng ký ý tưởng sáng tạo bất cứ thời gian nào. Theo đó, định kỳ hàng tháng hoặc hàng kỳ, Hội đồng Sáng kiến Công ty tổ chức cho các tác giả trình bày các ý tưởng sáng tạo. Trên cơ sở ý tưởng sáng tạo của tác giả, Hội đồng Sáng kiến góp ý, phân tích sơ bộ hiệu quả (nếu sáng kiến đó được áp dụng), rồi hướng dẫn tác giả hoàn thiện ý tưởng thêm. Từ đó, Hội đồng Sáng kiến Công ty mới quyết định phê duyệt ý tưởng và giao cho các phòng, ban hỗ trợ tác giả ý tưởng sáng tạo hoàn thiện phương án để triển khai thực hiện.

Chính nhờ sự cởi mở trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát động và tổ chức triển khai thực hiện của Tổng Giám đốc và Hội đồng Sáng kiến, bằng việc đổi mới phương thức, lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc làm trọng tâm, đã tạo điều kiện để cán bộ, công nhân viên trong Công ty phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cũng như tiếp thu và sử dụng hiệu quả những tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào thực tiễn công việc hàng ngày. Nhờ vậy, số lượng sáng kiến hợp lý hóa sản xuất hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Chỉ tính riêng trong năm 2016, đã có 166 sáng kiến được đề nghị công nhận. Trong đó, 82 sáng kiến đăng ký vào 6 tháng đầu năm và 84 sáng kiến đăng ký vào 6 tháng cuối năm 2016. Tổng số sáng kiến được công nhận và đưa vào áp dụng trong thực tiễn là 83 sáng kiến, góp phần tiết kiệm được hơn 14 tỷ đồng. Số tiền mà Hội đồng Sáng kiến Công ty đã chi trả cho các tác giả sáng kiến trên 200 triệu đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2017, đã có 88 sáng kiến được đăng

ký. Trong đó, 59 sáng kiến được phê duyệt và 26 sáng kiến được công nhận và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Hội đồng Sáng kiến cũng đã trích 64 triệu đồng để chi trả cho các tác giả sáng kiến.

Sáng kiến nhiều, hiệu quả cao Sản xuất alumin là ngành sản xuất mới. Đây

cũng là ngành công nghiệp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Do đó, trong quá trình vận hành, chắc chắn khó tránh khỏi những trục trặc kỹ thuật, mà việc thất thoát alumin theo bùn đỏ bơm thải ra hồ bùn đỏ là một điển hình.

Để tránh tình trạng thất thoát alumin, nhanh chóng khôi phục lưu trình vận hành lại sản xuất, ổn định các chỉ tiêu kỹ thuật, giảm các tiêu hao vật tư cần thiết, như: xút, hơi, chất trợ lắng, nước...; đồng thời, không gây áp lực cho các hồ bùn đỏ, các tác giả đã cải tiến hệ thống bơm tuần hoàn đơn lẻ dòng đáy từng bồn lắng rửa, tiến hành thay đổi lưu trình công

nghệ bơm nối tiếp giữa các bồn lắng rửa ra hồ bùn đỏ theo thiết kế thành bơm tuần hoàn dòng đáy của từng bồn lắng rửa, không bơm thải ra hồ bùn đỏ khi dừng sản xuất alumin. Thực hiện phương pháp bơm tuần hoàn dòng đáy các bồn lắng rửa, các tác giả lắp đặt thêm đường ống cấp dòng đáy của từng bồn vào đỉnh của chính bồn đó. Trên hệ thống có đấu nối với bơm dòng đáy của từng bồn bùn đỏ và có các van đóng mở điều tiết, định hướng dòng bơm tuần hoàn. Với giải pháp bơm tuần hoàn lượng bùn trong bồn của từng bồn, lượng vật chất trong các bồn ở công đoạn lắng rửa được bảo toàn, không phải bơm bùn đỏ ra hồ bùn đỏ, gây mất mát kiềm và Al2O3. Các chỉ tiêu công nghệ khác không thay đổi, không xảy ra hiện tượng lắng đóng bám của từng bồn bùn đỏ và có các van đóng ở đáy bồn và đường ống, không phải cấp nước rửa điền đầy các bồn rửa trước khi vận hành lại lưu trình sản xuất. Giải pháp sáng kiến này đã đem lại hiệu

quả giảm lượng kiềm, Al2O3 mất mát khi bơm thải ra hồ bùn đỏ trong thời gian dừng sản xuất alumin. Giá trị mà giải pháp trên mang lại, giúp Công ty tiết kiệm được hơn 3,9 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, trong sản xuất, lợi ích sáng kiến đem lại góp phần giảm tiêu hao xút từ 68 kg/tấn alumin (năm 2016), giảm còn 35,5 kg/tấn alumin (năm 2017). Qua đó, giá thành mỗi tấn alumin sẽ giảm khoảng 100 ngàn đồng.

Trong quá trình vận hành, các tác giả còn cải tiến, lắp đặt thêm các hệ thống dẫn mầm thô từ các máy lọc đĩa sang bồn kết tinh tiếp theo để vừa cung cấp đủ lượng mầm thô cần thiết cho sản xuất của khu vực kết tinh vừa cung cấp đầy đủ nước cái cho khu cô đặc, mà vẫn không cần giảm tải sản xuất trong thời gian dừng từng bồn kết tinh số 4 hoặc bồn kết tinh số 5 để làm vệ sinh, hay sửa chữa. Cụ thể, các tác giả đã lắp đặt thêm hệ thống đường ống dẫn mầm thô từ máy lọc đĩa A về bồn kết tinh số 5, thay vì chỉ dẫn về 1 bồn kết tinh số 4 như thiết kế, và lắp đặt thêm hệ thống đường ống dẫn mầm thô từ máy lọc đĩa B về bồn kết tinh số 6, thay vì chỉ dẫn về 1 bồn kết tinh số 5 như thiết kế. Như vậy, 2 máy lọc đĩa có thể luôn luôn hoạt động, cung cấp đầy đủ mầm thô cho 2 bồn kết tinh, cũng như cân bằng tốt mức lỏng cho toàn nhà máy khi tách ly 1 bồn kết tinh số 4 hoặc số 5 ra làm vệ sinh, hoặc sửa chữa định kỳ. Sáng kiến này đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty gần 400 triệu đồng/năm.

Cải tiến hệ thống hoạt động của các máy lọc đĩa khu kết tinh từ mô hình kết nối 2 bồn kết tinh sang 3 bồn kết tinh và cải tiến hệ thống bơm tuần hoàn đơn lẻ dòng đáy từng bồn lắng rửa khi dừng sản xuất alumin là 2 trong số rất nhiều sáng kiến đã đem lại hiệu quả lớn trong hoạt động sản xuất của Công ty Nhôm Lâm Đồng. Công ty đăng ký 2 sáng kiến này tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng (2016-2017) và giành được giải ba. Sau đó, 2 sáng kiến cải tạo kỹ thuật của Công ty đã được tỉnh Lâm Đồng chọn gửi tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016-2017).

TRỊNH CHU

Đẩy mạnh sáng kiến cải tiến kỹ thuậtSáng kiến cải tiến kỹ thuật là để nâng cao hiệu suất lao động, hợp lý hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho người lao động... Đây chính là điểm sáng mà Công ty Nhôm Lâm Đồng đã làm được trong thời gian qua.

Kiểm tra sản phẩm quặng tinh. Ảnh: T.C

Để đạt 2.000 tấn cá nước lạnh trong 5 năm tớiNghề nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi) Lâm Đồng đã và đang vượt qua nhiều khó khăn, hạn chế, phấn đấu đến năm 2022 với các giải pháp đồng bộ về nguồn giống, kỹ thuật thả nuôi gắn với quảng bá, xúc tiến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nhằm đạt sản lượng mỗi năm từ 2.000 tấn trở lên.

Cá nước lạnh đang trở thành sản phẩm đặc thùcủa Đà Lạt và các vùng phụ cận. Ảnh: V.V

XEM TIẾP TRANG 8

(nhóm doanh nghiệp quy mô lớn) còn lại đã không ngừng nỗ lực đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao trong thiết kế, xây dựng hạ tầng thủy sản cá nước lạnh đưa vào sản xuất đạt năng suất và chất lượng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt với việc áp dụng mở rộng quy trình công nghiệp nuôi cá tầm nước suối chảy trong bể xây mật độ dày, nhóm doanh nghiệp G7 Lâm Đồng đã thường xuyên thu hoạch sản phẩm đặc thù, cung cấp ổn định đến hệ thống siêu thị, nhà hàng cao cấp trong cả nước, khẳng định giá trị thương hiệu “cá tầm suối Đà Lạt”.

Kết quả trong 6 năm qua, sản lượng cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi) ở Lâm Đồng liên tục tăng từ 335 tấn năm 2012 tăng lên 385 tấn, 500 tấn và 600 tấn lần lượt các năm 2013, 2014 và 2015. Đến năm 2016 và ước năm 2017 tiếp tục tăng lên 800 tấn và 1.000 tấn. Như vậy nghề nuôi cá nước lạnh trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2012-2017, số doanh nghiệp giảm xuống còn 1/3. Nhưng sản lượng tăng lên gấp 3 lần. Trong đó sản lượng cá tầm nuôi bằng nước suối chảy giá trị cao của doanh nghiệp G7 chiếm

Page 4: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

4 THỨ TƯ 27 - 9 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Anh Phạm Ngọc Đông (Công nhân Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Đam Rông) là một trong số 40 CNVCLĐ

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Đam Rông vừa được nhận bồn nước do LĐLĐ tỉnh trao tặng. Anh xúc động cho biết: “Tôi làm công nhân, vợ ở nhà buôn bán lặt vặt, thêm 2 đứa con, đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ mới sinh được 4 tháng nên cuộc sống gia đình lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Gia đình tôi cũng chưa có nhà để ở mà phải ở nhà thuê, đến cái bồn đựng nước sinh hoạt cũng không có, phải đựng tạm vào thùng phuy nhỏ nên nhận được món quà này, vợ chồng tôi thấy xúc động lắm!”.

Ngoài trường hợp của anh Đông, các trường hợp được nhận quà hôm đó đều có hoàn cảnh thật sự khó khăn. Quà cho mỗi người là 1 bồn nước có sức chứa 500 lít, trị giá 1 triệu đồng.

Anh Dương Tất Phong - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Đam Rông cho biết: “Trên địa bàn huyện Đam Rông hiện có gần 1.900 đoàn viên, CNVCLĐ. Với số lượng được phân bổ 40 bồn nước, chúng tôi đã rà roát rất kỹ từ cơ sở, để phân bổ cho hợp lý vì phần lớn CNVCLĐ đều còn trẻ, từ nơi khác đến, nhất là những CNVCLĐ hợp đồng thời vụ, ngoài biên chế, cuộc sống vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, với người lao động đang xoay trở khó khăn trong tình trạng thiếu nước sạch thì phương tiện chứa nước được gửi đến từ Quỹ Tấm lòng Vàng của Tổng LĐLĐ chính là sự sẻ chia kịp thời và thiết thực nhất”.

Ngoài Đam Rông, các địa phương khác như Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên đều là những địa bàn bị hạn hán nặng nề trong năm 2016. Bước sang mùa khô năm nay, cư dân các địa phương lại tiếp tục chống chọi với hạn hán. Theo Ban Chính sách và Pháp luật (LĐLĐ tỉnh), 200 bồn nước được hỗ trợ từ Quỹ Từ thiện xã hội Tấm lòng Vàng của Tổng LĐLĐ

Món quà nhỏ - ý nghĩa lớnTừ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Từ thiện xã hội Tấm lòng Vàng (Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam), LĐLĐ tỉnh đã lần lượt tổ chức trao bồn chứa nước cho công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các địa phương bị thiệt hại bởi hạn hán năm 2016. Đây thực sự là món quà thiết thực, ý nghĩa giúp CNVCLĐ khắc phục khó khăn trước mắt.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh trao tặng bồn nước cho CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: T.V

Việt Nam cũng đã được LĐLĐ tỉnh phân bổ đều cho mỗi địa phương trên, với số lượng là 40 bồn/huyện.

Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Đạ Tẻh, anh Nguyễn Tất Quyết cũng cho hay, huyện Đạ Tẻh cũng vừa đón nhận 40 phần quà ý nghĩa này. “Sau khi có chủ trương từ LĐLĐ tỉnh, chúng tôi gửi văn bản về cơ sở, cơ sở tiến hành họp bình xét những hoàn cảnh thật sự khó khăn, ghi rõ vào văn bản và trình lên LĐLĐ huyện, từ đó chúng tôi tiếp tục họp lại để bình xét. Nói thật là chỉ tiêu chỉ được 40 trường hợp, trong khi số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì rất nhiều, cơ sở trình lên 70 trường hợp nên chúng tôi phải chọn kỹ để chọn lọc sát với chỉ tiêu đưa về. Và những trường hợp lần này được chọn là những trường hợp sinh sống trên các địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán năm 2016 như Tổ 9, Tổ 10 của thị trấn, xã Hương Lâm và xã Đạ Lây. Đây thật sự là một món quà

rất thiết thực đối với CNVCLĐ trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong sẽ có thêm nhiều chương trình ý nghĩa như vậy đến với CNVCLĐ!” - anh Nguyễn Tất Quyết chia sẻ.

Được biết, ngoài CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Lâm Đồng, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại 17 địa phương khác trong cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn vào năm 2016 như: Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau… cũng được Quỹ Từ thiện xã hội Tấm lòng Vàng (Tổng LĐLĐ Việt Nam) hỗ trợ bồn nước với tổng số tiền là 4,6 tỷ đồng. Tuy chưa thể giúp được hết những hộ nghèo trên địa bàn các tỉnh có đầy đủ dụng cụ chứa nước sạch, nhưng việc làm tình nghĩa này sẽ là món quà thiết thực chia sẻ khó khăn trước mắt, giúp bà con vùng hạn mặn có được dụng cụ chứa nước sạch, đảm bảo sinh hoạt hàng ngày.

THY VŨ

THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG:Đoạt giải nhất Hội thi Cán bộthư viện giỏi khu vực miên Nam

Vòng sơ khảo Hội thi Cán bộ thư viện giỏi khu vực miền Nam do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức đã diễn ra trong 3 ngày tại TP Cần Thơ với sự tham dự của 29 thư viện tỉnh, thành phố và thư viện các trường đại học, cao đăng phía Nam từ Huế trở vào.

Tham dự hội thi, đội tuyển Thư viện Lâm Đồng đã xuất sắc ở cả 3 nội dung: viết sáng kiến; thi kiến thức về văn bản quy phạm pháp luật và kỹ thuật nghiệp vụ thư viện; thi thực hành tuyên truyền giới thiệu sách và trả lời câu hỏi ứng xử. Bên cạnh 2 nội dung thi viết sáng kiến và kiến thức, với sự chuân bị dàn dựng công phu, Thư viện Lâm Đồng đã gây ấn tượng đặc biệt ở phần giới thiệu sách. Cuốn sách “Duyên nợ Đà Lạt” của nhà thơ Trần Ngọc Trác (nguyên Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng) đã được cán bộ Phạm Thị Yến giới thiệu sống động với màn hình chiếu video clip hỗ trợ. Cuốn sách dày 300 trang là những chân dung của những văn nghệ sĩ và chính khách có “duyên nợ” với Đà Lạt được tác giả viết nên từ sự trải nghiệm, từ những tư liệu quý về những con người đã từng một thời gắn bó với Đà Lạt, cống hiến cho Đà Lạt, góp sức mình làm nên “hình hài” Đà Lạt.

Phần dự thi của Thư viện Lâm Đồng được đánh giá cao và đã đoạt giải nhất, Thư viện Lâm Đồng trở thành một trong những đại diện xuất sắc nhất khu vực miền Nam tham dự vòng chung kết Hội thi Cán bộ thư viện giỏi toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Đà Năng vào đầu năm tới.

Hội thi là dịp để các cán bộ thư viện trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, phát huy sáng kiến, xử lý các tình huống trong quá trình hoạt động; đồng thời còn là dịp thể hiện tình yêu nghề, sự năng động, sáng tạo trong hành trình đưa sách đến người đọc. Q.U

Trao đổi kinh nghiệmliên kết sản xuất trongxây dựng nông thôn mới

Sáng 26/9, tại huyện Đạ Huoai, Ban Chỉ đạo Đề án 61 đã tổ chức tập huấn việc thực hiện Đề án 61 về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 (Kết luận số 61 của Ban Bí thư) và trao đổi kinh nghiệm về mô hình tổ liên kết sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Tham dự tập huấn có khoảng 100 đồng chí lãnh đạo các huyện, thành, xã, thị trấn; lãnh đạo Hội Nông dân và hội viên nông dân tiêu biểu trên địa bàn 6 huyện, thành phía Nam.

Tại buổi tập huấn đã giới thiệu những nội dung về các nghị quyết của Đảng, quyết định của Nhà nước về thực hiện Đề án 61, một số kết quả mà Đề án 61 đem lại, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về Đề án 61 và chương trình thực hiện Đề án 61 của Đảng Đoàn Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng. Cũng tại buổi tập huấn, lãnh đạo các đơn vị, các hội viên nông dân tiêu biểu cũng đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình tổ liên kết sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.

ĐÔNG ANH

Liên hoan “Giọng hát hay Đà Lạt” lần thứ V là một trong những hoạt động chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017 vừa được Trung tâm Văn hóa thể thao TP Đà Lạt phát động rộng rãi đến các bạn trẻ yêu ca hát.

Được tổ chức 2 năm một lần (bắt đầu từ 2009), đến nay liên hoan đã trở thành sân chơi âm nhạc uy tín, hội tụ được nhiều năng khiếu ca hát đua tài, trở thành “bệ đỡ” đầu tiên cho nhiều người yêu âm nhạc. Từ liên hoan, nhiều hạt nhân văn nghệ quần chúng đã trưởng thành đóng góp cho phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng của địa phương, nhiều người đã là những ca sĩ thành danh trong sự nghiệp ca hát trên sân khấu chuyên nghiệp.

Phát động Liên hoan Giọng hát hay Đà Lạt lần thứ V - 2017Khác với các liên hoan lần trước chỉ dành

cho những bạn trẻ yêu thích âm nhạc ở thành phố hoa và các huyện, thành ở Lâm Đồng, Liên hoan “Giọng hát hay Đà Lạt” lần thứ V - 2017 sẽ mở rộng dành cho công dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước có tuổi đời từ 16 - 36 tuổi, có giọng hát tốt. Bên cạnh các dòng nhạc cách mạng, nhạc dân gian, nhạc nhẹ, các thí sinh còn có thể hát nhạc trữ tình, nhạc thính phòng... Vòng sơ loại sẽ lựa chọn các thí sinh có năng khiếu vượt trội vào tham dự vòng bán kết. Những giọng hát xuất sắc nhất được chọn vào chung kết sẽ được ban tổ chức quan tâm tư vấn chuyên môn, được góp ý chọn bài hát phù hợp, hướng dẫn nâng

cao kỹ năng biểu diễn, thanh nhạc. Thí sinh tham dự liên hoan có thể đăng

ký theo 2 hình thức: đăng ký ghi danh trực tiếp tại Trung tâm triển lãm Hòa Bình (đối với thí sinh ở Đà Lạt), đăng ký online (đối với thí sinh cư trú tại các huyện trong tỉnh và các tỉnh - thành trong nước) trong tháng 10 bằng cách gửi thông tin: tên, tuổi, hình ảnh, bài dự thi là băng đĩa MV (music video) về hộp thư điện tử của BTC liên hoan: [email protected]. Đêm chung kết Liên hoan Giọng hát hay Đà Lạt lần V sẽ diễn ra dịp Festival Hoa Đà Lạt lần VII vào tháng 12/2017.

THÁI AN

Vì tầm nhìn phát triển thành phố Đà Lạt, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày lấy ý kiến của rộng rãi quần chúng nhân dân, cơ quan, tổ chức về Nhiệm vụ Đồ án quy hoạch chi tiết khu Trung tâm Hòa Bình (Đà Lạt).

Đồ án gồm 2 phần: Những căn cứ để lập đề án quy hoạch, nội dung nghiên cứu đề xuất quy hoạch khu Trung tâm Hòa Bình TP Đà Lạt. Đồ án đã thể hiện đầy đủ các nội dung về: lý do và sự cần thiết lập quy hoạch, mục tiêu và yêu cầu phát triển trong quy hoạch,

các căn cứ và văn bản pháp lý, các nguồn tài liệu và số liệu, định hướng quy hoạch, nhiệm vụ thiết kế đồ án, quy hoạch xây dựng, giải pháp giao thông và thiết kế phố đi bộ, bãi đỗ xe, giải pháp thiết kế đô thị, đề xuất cơ cấu phân khu chức năng... Trong đó, trọng tâm nhất là việc chuyển đổi chức năng rạp Hòa Bình thành Quảng trường Hoa, phát triển không gian ngắm, xây dựng khối công trình phức hợp (phía sau) theo hướng văn minh, hiện đại, kết nối không gian với cảnh quan đồi Dinh Tỉnh trưởng cũ.

Cùng với sự nghiên cứu Bản đồ phân khu Trung tâm Hòa Bình và tài liệu trưng bày tại Trung tâm triển lãm, quần chúng nhân dân có thể đóng góp ý kiến vào “Phiếu xin ý kiến” hoặc website: www.sxdlamdong.gov.vn với 5 câu hỏi đóng và những ý kiến gợi mở. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của nhân dân, cơ quan chức năng sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn các nội dung để bổ sung, hiệu chỉnh nhằm hoàn thiện Nhiệm vụ Đồ án quy hoạch đáp ứng yêu cầu và tầm nhìn phát triên.

QUỲNH UYỂN

Trưng bày lấy ý kiến nhân dân vê Nhiệm vụ Đồ án quy hoạch chi tiết khu Trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt* Quy hoach chuyên đôi chưc năng rap Hòa Binh thanh Quang trương Hoa

Page 5: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

5 THỨ TƯ 27 - 9 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Vượt qua khó khănTrường THCS Đại Lào được thành

lập vào năm 2012, tách từ Trường cấp 2, 3 Lê Thị Pha (xã Đại Lào). Lúc mới thành lập, Trường gặp vô vàn những khó khăn, thử thách. Trong đó, đặc biệt là chất lượng giáo viên và học sinh nhà trường ở mức thấp so với mặt bằng chung của TP Bảo Lộc. Mặc dù, trường được xây dựng khang trang, nhưng các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học còn nhiều thiếu thốn.

Cô Nguyễn Thị Quan, Hiệu trưởng Trường THCS Đại Lào cho biết: “Ngày đầu mới thành lập, toàn trường chỉ có hơn 6% giáo viên dạy giỏi cấp TP. Cùng với đó, tỷ lệ học sinh đạt học lực yếu, kém luôn ở mức cao (chiếm từ 4 - 5%). Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường xác định việc xây dựng môi trường học tập là yếu tố quyết định hàng đầu. Từ đó, Ban Giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể và tầm nhìn chiến lược để phát triển lâu dài. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc quán triệt tư tưởng chính trị và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn cho học sinh. Đặc biệt, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường luôn nỗ

Dấu ấn từ một ngôi trường vùng venTuy mới thành lập cách đây 5 năm, lại là ngôi trường vùng ven TP Bảo Lộc, nhưng Trường THCS Đại Lào (xã Đại Lào) luôn là đơn vị dẫn đầu TP về chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn.

lực phấn đấu để hoàn thành các tiêu chí trường chuân quốc gia”.

Hiện, Trường THCS Đại Lào được xây dựng khang trang 1 trệt, 2 lầu phục vụ cho hơn 460 học sinh và 40 cán bộ, giáo viên học tập, giảng dạy. Trường có 24 phòng học, 2 phòng Tin học, 1 phòng học Ngoại ngữ, 3 phòng Thí nghiệm và khu hiệu bộ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học. Sân trường cũng được lát gạch sạch đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngoại khóa. Hiện, 100% giáo viện đạt chuân, với 75% đạt trình độ trên chuân; trong đó, có tới hơn 33% giáo viên dạy giỏi cấp TP.

Với những cố gắng không ngừng nghỉ của thầy và trò, tháng 6/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1225/QĐ-UBND công nhận Trường THCS Đại Lào đạt chuân quốc gia. Cùng với đó, theo Quyết định 337/QĐ - SGDĐT ngày 21/4/2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng công nhận Trường THCS Đại Lào đạt tiêu chí giáo dục quốc gia cấp độ 3.

Thuộc nhóm trường dẫn đầu về chất lượngLà một trường vùng ven TP Bảo

Lộc, phần lớn học sinh là con em người dân làm nông nghiệp nên cuộc sống, điều kiện học tập của các

em còn gặp nhiều khó khăn. Thấu hiểu được điều đó, hàng năm, Nhà trường đều lên kế hoạch vận động kinh phí tạo điều kiện tốt để các em học sinh nghèo được đến trường. Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí, tặng quần áo, sách vở và xe đạp giúp các em có thêm điều kiện đến trường. Nhờ vậy, từ khi thành lập đến nay không có học sinh nào bỏ học. “Có được cơ sở vật chất hạ tầng khang trang như ngày hôm nay là nhờ sự đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và do nhà trường tiết kiệm chi tiêu. Suốt 5 năm qua, công tác xã hội hóa được đây mạnh giúp trường có kinh phí cải tạo, bổ sung thêm trang thiết bị dạy học. Tính đến nay, nhà trường đã vận động được hàng trăm triệu đồng từ công tác xã hội hóa giáo dục” - thầy Trần Văn Toàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Đối với công tác dạy học, những học sinh yếu, kém, giáo viên chia thành từng nhóm để phụ đạo thêm, yếu môn nào thì phụ đạo môn đó. Những học sinh khá, giỏi cũng được chia thành từng nhóm để bồi dưỡng nâng cao theo từng môn học. Nhà trường nghiêm cấm việc chạy đua thành tích, tăng cường kiểm tra, giám sát việc dạy thật, học thật, thi

thật. Vì thế, chất lượng giáo dục của trường luôn được duy trì bền vững, năm sau cao hơn năm trước và luôn là trường đứng vào tốp đầu các trường THCS trên địa bàn TP Bảo Lộc về chất lượng giáo dục. Đặc biệt, trong năm học 2016 - 2017 vừa qua, số học sinh có học lực khá, giỏi của trường đạt trên 57%, không có học sinh hạnh kiểm yếu; học sinh lên lớp thăng đạt gần 97%. Đối với công tác đào tạo mũi nhọn, trường có 15 học sinh giỏi cấp TP (13 giải văn hóa, 1 giải Toán qua mạng và 1 giải Tiếng Anh qua mạng); 9 học sinh giỏi cấp tỉnh (5 giải nhì và 4 giải khuyến khích).

Với những kết quả đạt được, 4 năm liền từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2016 - 2017, Trường THCS Đại Lào luôn đạt tập thể lao động xuất sắc và được UBND tỉnh tặng bằng khen, cờ thi đua. Bà Nguyễn Thị Thanh, cán bộ phụ trách thi đua - khen thưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bảo Lộc khăng định: “Tuy mới thành lập được 5 năm, Trường THCS Đại Lào luôn là “hạt nhân” quan trọng đi đầu trong bậc THCS của TP về chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn. Đây là kết quả xứng đáng, khăng định sự phấn đấu không ngừng nghỉ của tập thể thầy và trò Trường THCS Đại Lào. Thật sự đây là một ngôi trường rất đáng được biểu dương, ghi nhận để các trường học trên địa bàn học tập”.

KHÁNH PHÚC

Điều chỉnh quy mô, mạng lưới trường họcLâm Hà được thành lập năm

1987. Dân cư của huyện ngoài cư dân bản địa còn có một bộ phận di chuyển từ các tỉnh phía Bắc vào theo diện kinh tế mới. Bởi vậy sự gia tăng dân số của Lâm Hà diễn ra theo cả hai xu hướng: tự nhiên và cơ học. Ông Nguyễn Văn Sinh - Trưởng phòng Giáo dục huyện Lâm Hà cho biết: “Khi mới thành lập, toàn huyện có 31 trường học (9 trường mẫu giáo, 11 trường tiểu học, 9 trường THCS và 2 trường THPT) với hơn 9 ngàn học sinh. Từ khi thành lập huyện đến năm 2004 - 2005 là thời kỳ Lâm Hà có sự phát triển nhanh nhất về số lượng trường lớp, học sinh. Huyện phải xây dựng thêm nhiều điểm trường để đáp ứng nhu cầu của học sinh trong điều kiện dân số của huyện tăng nhanh và phân bố không đều, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa”. Đến cuối năm 2004, mạng lưới trường lớp đã phủ kín đến tận các thôn, buôn của huyện. “Lúc này, toàn huyện có 80 trường từ mầm non tới THCS với: 17 trường mầm non, 45 trường tiểu học và 18 trường THCS. Trong đó,

các trường bậc tiểu học và mầm non có nhiều điểm trường nhất. Cá biệt những trường có tới 8, 9 điểm trường như Mẫu giáo Đạ Đờn, Tân Thanh...” - Trưởng phòng Giáo dục huyện Lâm Hà cho biết thêm.

Giai đoạn 2005 - 2013 (sau khi tách 4 xã phía Bắc về huyện Đam Rông) là thời gian ngành Giáo dục Lâm Hà vừa phát triển vừa điều chỉnh quy mô mạng lưới trường lớp. Một số điểm trường bắt đầu được gom lại. Đến năm học 2012 - 2013, huyện còn 75 trường từ mầm non tới THCS. Tuy vậy số điểm trường vẫn còn nhiều. Cụ thể có 20 trường mầm non với 50 điểm trường, 35 trường tiểu học với 80 điểm trường, 20 trường THCS với 26 điểm trường.

Bởi vậy, khi thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong nhiều biện pháp được tiến hành, việc tiếp tục phát triển cũng như điều chỉnh quy mô về mạng lưới trường học vẫn được đây mạnh. Đến hết năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 79 trường. Lý giải về việc số trường học tăng lên so với năm 2013, ông Nguyễn Văn Sinh cho hay: “Dựa vào đặc điểm dân cư và địa hình nên một số

trường mầm non mới được thành lập như Sao Mai (Đạ Đờn), Sơn Ca (Liên Hà), Tân Mai (Tân Thanh)... Ngoài ra, các điểm trường cũng được gom lại thành các trường mới như điểm Trường Mầm non Thanh Trì, Tiền Lâm... được gom thành Trường Mẫu giáo Đông Thanh. Một số trường được sáp nhập như Trường Tiểu học Tân Văn 2 và Tân Văn 3, đưa điểm trường Văn Minh thuộc Trường Tiểu học Tân Văn 2 sáp nhập vào Tiểu học Tân Văn 1. Giải thể Trường Tiểu học Phú Sơn 1, Phú Sơn 2 để thành lập Trường Tiểu học Phú Sơn, giải thể phân trường THCS R’Teng và sáp nhập vào Trường Tiểu học R’Teng thành Trường Tiểu học và THCS R’Teng... Bởi vậy, số trường tăng lên nhưng số điểm trường giảm xuống, đặc biệt ở cấp tiểu học còn 34 điểm trường, cấp THCS còn 4 điểm trường”.

Sáp nhập điểm trường là xu thế tất yếu Đó là khăng định của ông Nguyễn

Đức Tài - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà. Bởi “Từ nguồn vốn của các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình

xây dựng trường đạt chuân quốc gia và sự hỗ trợ vốn từ Hà Nội nên các trường chính trên địa bàn được đầu tư khang trang hơn. Bên cạnh đó, đường sá đi lại thuận tiện, đời sống được nâng cao hơn nên tâm lý người dân đều muốn cho con cái ra trường chính học”.

Ông Nguyễn Đức Toàn - người dân thôn Hà Lâm, xã Liên Hà nói: “Trước đây, đường sá đi lại khó khăn nên có điểm trường ở thôn. Nay điểm trường gom ra trường chính ở Trường Tiểu học Lán Tranh. Mỗi ngày ít nhất 2 lần tôi chở con tới trường và từ trường về nhà. Mỗi lần đưa đón mất 30 phút nhưng đường sá được nâng cấp, phương tiện đi lại đã có nên tôi vẫn muốn cho con học ở trường chính hơn học ở điểm trường”.

Ngoài ra, việc có quá nhiều điểm trường trong thời điểm hiện tại gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý, lãng phí ngân sách nhà nước mà chất lượng giáo dục không được cải thiện. Bởi vậy “việc sáp nhập trường và gom điểm trường cũng góp phần thực hiện chương trình hành động và kế hoạch của huyện trong thực hiện Nghị quyết 39 -NQ/TW (2015) về tinh giản biên

chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” của Ban Bí thư” - Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà khăng định.

Thời gian tới, việc gom trường và điểm trường trên địa bàn huyện Lâm Hà vẫn tiếp tục thực hiện với mục tiêu “giảm tối đa các điểm trường”. Dự kiến đến năm 2020 Lâm Hà sẽ tiếp tục gom các điểm trường. Đồng thời sáp nhập một số trường gồm: Trường THCS Lý Tự Trọng và THCS Hòa Lạc, trường Tiểu học Đinh Văn 2 và Đinh Văn 4 (thị trấn Đinh Văn), Trường Tiểu học Tân Thanh 1 với Tiểu học Tân Thanh 3... Giải pháp huyện Lâm Hà đặt ra để thực hiện việc này là “Tiếp tục đầu tư các điểm trường chính bảo đảm tiêu chí trường đạt chuân quốc gia”, ông Nguyễn Đức Tài nói.

Việc sắp xếp mạng lưới trường học trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện thành công lộ trình quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020, cần tiến hành sắp xếp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của các xã, nhằm tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, giải quyết tốt vấn đề nhân sự để không ảnh hưởng đến tâm lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng giáo dục ở địa phương.

NGỌC NGÀ

Trường THCS Đại Lào nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: K.P

Sáp nhập điểm trường - Hướng đi tất yếuVấn đề quy hoạch mạng lưới trường lớp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, củng cố và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, từng bước tinh giản biên chế để giảm bớt chi ngân sách, sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học là vấn đề tất yếu. Bởi vậy, nhiều năm qua, huyện Lâm Hà đã từng bước tiến hành việc sáp nhập các điểm trường cũng như một số trường trong địa bàn huyện.

Page 6: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

6 THỨ TƯ 27 - 9 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Trong khi nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh trồng mắc ca tới 5-7 năm vẫn chưa có trái thì vườn mắc ca trồng

thuần nhà ông Phùng Xuân Thông dù mới 4 tuổi nhưng đã cho trái hai vụ. Ông Thông cho biết: “Ngay từ ban đầu, khi nhiều hộ bắt đầu trồng mắc ca, nguồn giống còn khá trôi nổi tôi đã xác định, cây này là cây lâu năm, phải tìm giống chất lượng, từ nguồn uy tín thì mới yên tâm. Vì vậy, tôi đã mua 400 cây giống tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Viện Eakmat) về trồng thuần trên đất vườn nhà. Và kết quả là chỉ 3 năm, có cây chỉ 2,5 năm là đã ra trái, tôi xác định vườn mắc ca nhà tôi đã thành công”.

Nhìn vườn mắc ca nhà ông Thông, có cây lớn, có cây còn nhỏ nhưng theo ông Thông cho biết, cây nào cũng đã cho thu hoạch, có cây đang đeo những chùm quả nặng, nhiều cây đang ra hoa vàng rực sẽ cho thu hoạch vào tháng 4 năm tới. Cây ra hoa kết trái không đồng nhất bởi một vườn mắc ca muốn cho trái phải

“Trồng mắc ca quan trọng nhất là chọn giống”Với hầu hết nông dân trồng mắc ca trên địa bàn Lâm Đồng, câu hỏi về cây có ra trái không đang là vấn đề lớn nhất. Thăm vườn mắc ca nhà ông Phùng Xuân Thông, thôn Hoàn Kiếm 3, xã Nam Hà, Lâm Hà, kinh nghiệm của ông Thông chính là khâu chọn giống. Với ông Thông, chọn giống là điểm mấu chốt giúp ông có thu nhập tốt từ loài cây còn khá mới mẻ với người nông dân như mắc ca.

trồng từ 4 giống trở lên do mắc ca thụ phấn chéo, đòi hỏi vườn phải phong phú về giống.

Ông Thông chia sẻ, vườn mắc ca của ông trồng thuần theo hướng cây lâm nghiệp, cây trồng khá thưa với tiêu chuẩn 7x7 m. Theo ông Thông, trồng thuần cây mắc ca sẽ phát triển khá to, trồng thưa gúp cây có điều kiện trưởng thành tốt nhất. Và khi cây còn nhỏ, chưa tạo tán rộng, ông Thông trồng cây đậu phộng trong

vườn mắc ca, vừa cho thêm thu hoạch, vừa góp phần cải tạo đất do đậu phộng có khả năng tích đạm cho “chân đất”. Hiện tại, dù vườn mắc ca của ông Thông còn non nhưng vụ vừa qua, ông cũng thu được 7 tạ hạt, chưa kể thu hoạch rải rác để ăn và biếu tặng bạn bè, bà con.

Ông Thông cung cấp: “Trồng mắc ca chọn giống chuẩn, cây ghép, trái nhiều không nói mà nhân rất to, chất lượng ngon. Hiện tại, tôi thu hoạch và bán cho Công ty Him Lam, Lâm Đồng với giá 85 ngàn đồng/kg hạt, có bao nhiêu cũng thu mua hết. Nói cho đúng trồng mắc ca khỏe hơn trồng cà phê, thu nhập cũng cao hơn”. Nói khỏe hơn trồng cà phê bởi cây mắc ca ít đòi hỏi chăm sóc hơn, việc bón phân, tưới nước nếu trồng thuần cũng chỉ 1-2 lần/năm, lượng phân, nước ít hơn cà phê. Còn nếu trồng xen trong vườn cà phê, chăm sóc cà phê thì mắc ca “ăn ké”. Thu hoạch lại càng nhàn do mắc ca có hai vụ chính tháng 4 và tháng 10, chỉ cần 1, 2 người nhà tự lên vườn, kiểm tra chùm đủ chín là thu hoạch, áp lực về người

làm không nặng như cây cà phê.Tuy đầu tư ít hơn, nhưng thu nhập khá hơn

cây cà phê, ông Thông đang trồng thêm một số diện tích mắc ca cũng với tiêu chí “giống chuẩn”. Theo ông Thông, cây mắc ca càng lớn càng có năng suất cao hơn, niên vụ 2018 trong vườn ông có thể có những cây đạt tới sản lượng 80 kg/cây, do đó thu nhập sẽ càng ngày càng tăng ổn định.

Ông Tạ Quang Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Hà chia sẻ, ông Phùng Xuân Thông là một nông dân giỏi, đồng thời là trưởng thôn Hoàn Kiếm 3 rất được bà con tin tưởng. Thành công của ông trong trồng mắc ca đã giúp bà con nông dân xung quanh học hỏi khá nhiều, về chọn nguồn giống tốt, về cách trồng và chăm sóc cây mắc ca. Vì vậy, dù trồng thuần hay trồng xen trong vườn cà phê, bà con hay tới thăm, học hỏi kinh nghiệm của ông Thông để áp dụng trong vườn nhà. Chính từ khâu chọn giống kỹ càng, các mô hình của xã dù do chính quyền tổ chức hay nông dân tự trồng đều có giống chuẩn nên không vườn nào xảy ra tình trạng cây 3-4 tuổi không có trái. Chọn giống chuẩn, chăm sóc tốt, cây mắc ca đang giúp gia đình ông Thông và nông dân xã Nam Hà có thêm một nguồn thu nhập bền vững.

DIỆP QUỲNH

Mặt trời ló rạng sưởi ấm mảnh đất Hang Hớt qua một đêm sương rừng và khí núi, một không khí mới, tràn đầy sức

sống trên con đường bê tông thênh thang của thôn vừa mới hoàn tất. Đã hết rồi cái cảnh bà con bì bõm trên những cung đường sình lầy mà thay vào đó là cảnh trẻ thơ tung tăng đến trường, người người, nhà nhà tích cực vào công cuộc lao động sản xuất, để không phải đói nghèo mãi trên chính mảnh đất cha ông mình để lại.

Ông Mơ Bon Ha Ba, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn phấn khởi cho biết, chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, đời sống của người dân thôn Hang Hớt đã thay đổi một cách rõ rệt: điện, đường, trường, trạm được Nhà nước đầu tư một cách bài bản. Và, nếu so sánh với những năm trước thì phải khẳng định rằng đó là sự “đổi đời”.

Những ngày cơ cực, du canh, du cư, sốt rét hành hạ là điều mà ông Mơ Bon Ha Ba cũng như bà con thôn Hang Hớt này muốn quên đi để định canh, định cư, ổn định cuộc sống. “So với nhiều địa phương khác trong huyện, cuộc sống của người dân thôn Hang Hớt còn nhiều khó khăn và vất vả, nhưng chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng”. Đó không phải là hy vọng mà là lời khẳng định chắc chắn của vị cán bộ thôn luôn sâu sát với từng người dân này. Sở dĩ, ông Mơ Bon Ha Ba khẳng định điều đó là vì trong những tháng đầu năm 2017, hệ thống đường giao thông trong thôn cơ bản đã được bê tông hóa, một số hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ xây dựng nhà ở, trường học được chỉnh trang, xây mới, hệ thống điện lưới được đầu tư một cách bài bản. Ngoài ra, các giống cây trồng, vật nuôi cũng được hỗ trợ đến tận tay bà con cùng với sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ làm công tác nông nghiệp.

Gia đình chị K’ Phết là một hộ dân khó khăn

Đổi thay ở Hang HớtRời xa những tháng ngày tăm tối, bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở thôn Hang Hớt (xã Mê Linh, huyện Lâm Hà) đang ra sức phấn đấu sản xuất, đẩy lùi những hủ tục lạc hậu, con em được đến trường học hành tử tế dưới ánh sáng soi đường của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của các cấp chính quyền…

thuộc dạng nhất nhì của cái thôn này, ngoài trông đợi vào một số ít cà phê thì không còn nguồn thu nào khác, ngay cả căn nhà che mưa che nắng cũng không thể là nơi dung thân lâu dài cho bốn mẹ con vì quá tồi tàn. Nhưng, niềm vui đã đến với người phụ nữ đơn thân này, khi được quan tâm đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa và hỗ trợ 100 cây giống mắc ca cùng phân bón. Chị K’Phết phấn khởi: “Nhờ ơn Đảng và Nhà nước mà mình mới có được ngày hôm nay. Bây giờ nhà có, cây giống có mình sẽ tích cực làm ăn để phát triển kinh tế, nuôi con cái cho thành người, không để khổ cực, lầm lũi như ba mẹ của chúng nữa”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lơ Mu Ha Pol - Bí thư Chi bộ thôn Hang Hớt vui mừng thông báo những kết quả nổi bật của địa phương: Hiện nay thôn có trên 287 ha trồng cà phê, là nguồn thu nhập chính của bà con. Một số hộ dân điển hình trong làm ăn kinh tế có thu nhập ổn định chừng 300 triệu đồng/năm, còn thu nhập chừng 50 triệu đến 80 triệu thì nhiều lắm. 50 triệu một năm đối với các nơi khác thì không phải là cao, nhưng đối với người dân thôn Hang Hớt quả là một kỳ tích, vì trước đây bà con phải chạy ăn từng bữa, thậm chí phải vào rừng để kiếm củ mài, củ mì lót dạ. Hiện, nông dân thôn chúng tôi đã biết tiếp cận và chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, điển hình như đã thực hiện tái canh cây cà phê, rồi đưa vào trồng dâu nuôi tằm đạt hiệu quả bước đầu trên diện tích 10 ha. Khởi điểm với nghề mới này chỉ vỏn vẹn 3 hộ dân, giờ thì 10 hộ, dự định thời gian tới sẽ có nhiều hộ dân tham gia nữa, diện mạo sản xuất sẽ có bước thay đổi rõ rệt. Ka Bình, Ha Li, Ha Thanh… là những hộ dân dám mạnh dạn với nghề trồng dâu nuôi tằm, tất cả họ đều cảm thấy vui sướng vì nguồn thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể, sắm sửa được nhiều vật dụng thiết yếu, đắt tiền để phục vụ cuộc sống. Ngoài ra, 6 ha rau, hoa phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang là một mô hình đáng để người dân học hỏi, đầu tư sản xuất trong thời gian tới.

Diện mạo nông thôn thay đổi là điều rõ ràng nhận thấy ở Hang Hớt, nhưng điều không đổi của bà con chính là tâm tư, tình cảm luôn một lòng với Đảng và Nhà nước, bởi giờ đây họ không tin, không nghe và không làm theo những lời xúi giục của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để hòng nói xấu Đảng và Nhà nước nữa. Đối với họ, những người con của núi rừng Nam Tây Nguyên thì chính Đảng và Nhà nước đã cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con em được đến trường chứ không phải những lời hứa suông của các thế lực thù địch. ĐỨC TÚ

Ông Thông trong vườn mắc ca. Ảnh: D.Q

Bà con thôn Hang Hớt bên những vườn cà phê trĩu quả, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.Ảnh: Đ.Tú

Thanh tra đột xuất nếu phát hiện dấu hiệu tham nhũng

Tiếp tục triển khai công tác kiểm tra kê khai tài sản và thu nhập của công chức, viên chức, UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo Thanh tra tỉnh, huyện và Thanh tra các sở, ban, ngành tăng cường nắm thông tin, kịp thời đề xuất các cuộc thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng.

Trong đó, tập trung thanh tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản công, thuế, chính sách đối với người có công, người nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Qua thanh tra nếu xác định dấu hiệu tội phạm tham nhũng phải kịp thời chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để tập trung điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo pháp luật, không để tình trạng tẩu tán tài sản. Riêng những trường hợp gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực cần cá thể hóa vai trò trách nhiệm để xử lý sau kết luận thanh tra… VŨ VĂN

Lạc Dương chiếm tỷ lệ cao hồ sơ hành chính trễ hạn

Theo UBND huyện Lạc Dương, trong thời gian gần đây, mặc dù hoạt động theo cơ chế một cửa, nhưng các cơ quan, đơn vị trực thuộc chưa quan tâm đúng mức việc chấp hành kỷ luật hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, dẫn đến tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính trễ hạn chiếm tỷ khá cao.

Theo đó, tỷ lệ hồ sơ hành chính trễ hạn chiếm 82,6% ở Phòng Tài nguyên - Môi trường; 43,5% Phòng Kinh tế - Hạ tầng và 40% Phòng Văn hóa - Thông tin. Bên cạnh đó, việc thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND huyện đối với các cơ quan, đơn vị, chính quyền xã, thị trấn còn chậm, thậm chí để tồn đọng kéo dài đến hàng chục nội dung công việc. Đáng kể trong tháng 8/2017, tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức ở huyện đi làm việc trễ giờ buổi sáng chiếm gần 26%.

Trước tồn tại trên, UBND huyện vừa tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND xã, thị trấn trong huyện kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. MẠC KHẢI

Page 7: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

VẤN ĐỀ BẠN ĐỌC QUAN TÂM DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG:

Hội được các điều kiện cần và đủGần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, có những nhìn nhận chưa đúng về dự án khai thác gần 750 ha rừng trồng Thông (RTT) 3 lá ở tỉnh Lâm Đồng. Để làm sáng tỏ nội dung này, PV Báo Lâm Đồng đã trực tiếp làm việc với ông Võ Danh Tuyên - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng.

7 THỨ TƯ 27 - 9 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Cầm tay chỉ việcTrong những năm gần đây, tình trạng nông

dân sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học cho cây trồng đang có xu hướng ngày càng tăng, hệ lụy là sự phát sinh, phát triển của dịch hại trên diện rộng trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, và gây mối nguy về an toàn thực phẩm. Mặc dù IPM (ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp) có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất, nhưng do chưa được quan tâm đúng mức nên việc duy trì ứng dụng IPM tại Lâm Đồng còn rất hạn chế, thiếu liên tục, thiếu gắn kết trong quy trình chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là từ 2006 đến nay.

Trước thực trạng đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã chú trọng nhân rộng diện tích áp dụng IPM bằng các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức nông dân về IPM, xây dựng quy trình IPM trên các loại cây trồng, xây dựng các mô hình quản lý dịch hại giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, nhân rộng IPM trong sản xuất đại trà. Năm 2016, Chi cục đã hoàn thiện 4 quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây chè, dâu tây, ớt ngọt, điều và tổ chức tập huấn, tuyên truyền 22 lớp cho 850

nông dân về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó 8 lớp IPM/điều; 10 lớp IPM/chè; 2 lớp IPM/dâu tây; 2 lớp IPM/ớt ngọt. Ngoài ra, Chi cục đã tổ chức in ấn, cấp phát 1.200 cuốn tài liệu quy trình PTTH sâu bệnh trên chè, dâu tây, ớt ngọt cho các huyện để tập huấn, chuyển giao cho nông dân trong năm 2017. Tổ chức thực hiện 5 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè, dâu tây, ớt ngọt, điều (quy mô 0,1 ha/dâu tây; 0,5 ha/chè, điều). Kết quả các mô hình có ứng dụng các biện pháp tổng hợp (vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng…) sử dụng bẫy dính, các chế phẩm sinh học bảo vệ thiên địch đã góp phần giảm số lần sử dụng thuốc BVTV từ 3 - 5 lần so với canh tác của nông dân. Tiếp tục năm 2017, đang triển khai 2 mô hình IPM chè, quy mô 1 ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc; 2 mô hình IPM trên bắp cải, quy mô 2 sào; 2 mô hình IPM khoai tây; đồng thời mở 15 lớp tập huấn về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên khoai tây, hành, bó xôi, bắp cải…

Bà Vũ Thị Thúy, Trưởng Phòng Bảo vệ thực vật cho biết: “Một trong những biện pháp chuyển tải được người dân đánh giá rất cao là

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đây thực chất là chương trình giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc BVTV trên cây trồng, song vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất. Với hình thức chuyển giao từ gần gũi nhất là cầm tay chỉ việc đã giúp nâng cao ý thức của người nông dân trên vấn đề phòng trừ dịch hại trên cây trồng”.

Thay đổi dần nhận thứcÔng Nguyễn Văn Bền, xã Ka Đô (Đơn

Dương) cho biết, tham gia chương trình IPM người nông dân chúng tôi đã được trang bị nhiều kiến thức về quản lý dịch hại cho cây trồng, đã thấy được vai trò, lợi ích của thiên địch, tác hại của việc lạm dụng thuốc, phân bón đến hệ sinh thái đồng ruộng, sức khỏe con người và chất lượng nông sản.

Thông qua chương trình tập huấn, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã lồng ghép tuyên truyền việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất bằng các giải pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đã giúp cho nội dung các buổi tập huấn thêm sinh động, cuốn hút người dân tham gia.

Giải bài toán thuốc bảo vệ thực vậtĐể giải bài toán giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc BVTV, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến khích người dân sử dụng biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, vật lý cơ giới trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất, đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Qua thực tế triên khai trên đồng ruộng, Chương trình IPM đã thật sự mang lại hiệu quả cao giúp người nông dân nhận thưc, thay đổi tư duy, cách làm theo phương pháp mới được tiếp cận, từ đó giúp giảm được chi phí sản xuất, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ tốt môi trường.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin, Lâm Đồng là một trong số ít địa phương thực hiện chương trình ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp thành công và phổ biến nhất. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 7.799 ha rau, 211 ha hoa, 89 ha atisô và dâu tây, 3.150 ha chè, 1.108 ha lúa, 23.250 ha cà phê… sử dụng các loại thuốc sinh học. Đặc biệt là việc nhân rộng đàn ong ký sinh sâu non sâu tơ từ năm 1997 đến nay trên cây bắp cải rất hiệu quả. Chính vì vậy, số lượng sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân giảm rất nhiều chỉ còn 3 - 4 lần/vụ, trong đó sử dụng ít nhất 2 - 3 lần phun thuốc trừ sâu sinh học. Tỷ lệ thuốc trừ sâu sinh học cũng tăng 3- 4 lần/vụ. Điều đó chứng tỏ ý thức của người dân trong việc hạn chế sử dụng thuốc BVTV ngày càng được nâng cao. HOÀNG YÊN

Những căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học? Liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát

triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, nông lâm nghiệp có Nghị quyết 30 ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ; Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ NN&PTNT. Đối với công ty lâm nghiệp ở Lâm Đồng, còn có Văn bản 2210/TTg-ĐMDN ngày 04/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng... Việc khai thác trắng rừng trồng Thông 3 lá giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ NN&PTNT; Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 5353/UBND-LN, ngày 16/8/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng và Văn bản số 1509/SNN-KH ngày 04/8/2017 của Sở NN&PTNT Lâm Đồng...

Tại Quyết định số 49/QĐ-TTg nêu trên, Quy chế quản lý rừng sản xuất quy định về khai thác và tận dụng, có nội dung: “chủ rừng quyết định về phương thức khai thác, độ tuổi khai thác để đảm bảo mục tiêu kinh doanh và hiệu quả kinh tế của rừng trồng”. Tại Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ NN&PTNT “Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020” ghi: 2 loài cây trồng rừng sản xuất, kinh doanh (SXKD) gỗ thì cây Thông 3 lá có chu kỳ kinh doanh trên 15 năm.

Ở Lâm Đồng, thời gian qua đã triển khai thực hiện quy trình tỉa thưa đối với RTT như sau: mật độ trồng 3.300 cây/ha; tỉa lần 1 (tuổi 7-9) còn 1.600 cây; lần 2 (11-13 tuổi) còn 800 cây và cuối cùng mới đến chặt trắng (tuổi từ 20-25).

Ông Võ Danh Tuyên cho rằng: “Thực tiễn RTT 3 lá có thời gian sinh trưởng và phát triên dài (trên 70 năm), thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất trước 25 tuổi, qua thời gian này sự tăng trưởng bắt đầu chậm lại. Do đó, đê đảm bảo tính hiệu quả trong trồng rừng kinh tế, chu kỳ kinh doanh gỗ lớn đối với RTT 3 lá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 25 năm là phù hợp nhất, cho hiệu quả cao nhất”.

Được biết, địa bàn Lâm Đồng hiện có 532.634 ha rừng, trong đó diện tích rừng trồng sản xuất Thông 3 lá là 56.198 ha; riêng loại từ 25 tuổi trở nên (tính đến năm 2020) là trên

UBND các huyện, các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Ban quản lý rừng (BQLR) liên quan. Chủ tịch Đoàn Văn Việt kết luận và chỉ đạo: Kế hoạch khai thác trắng RTT 3 lá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 đã được Sở NN&PTNT phối hợp các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, các BQLR trên địa bàn rà soát cụ thể về diện tích, tuổi rừng trồng, lộ trình khai thác, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và kế hoạch SXKD của các đơn vị chủ rừng.

Với tổng diện tích khai thác được phê duyệt nêu trên, trữ lượng gỗ đạt khoảng 103.440 m3. Nếu đơn giá 1,6 triệu đồng/m3, doanh thu gỗ tròn sẽ đạt hơn 165,5 tỷ đồng; bình quân 222 triệu đồng/ha. Trừ các khoản chi phí như khai thác, thiết kế, thẩm định, trồng lại rừng..., lợi nhuận trước thuế gần 53,4 tỷ đồng. Toàn bộ số gỗ tròn sau khai thác tuyệt đối không được bán, vận chuyển ra ngoài tỉnh; ưu tiên bán cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tại văn bản số 5353 nêu trên, UBND tỉnh chỉ đạo về quy trình khai thác trắng rừng trồng thực hiện theo Thông tư số 21/2016 của Bộ NN-PTNT, quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản... Cùng đó, yêu cầu 5 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp có diện tích được phê duyệt khai thác trắng (Đơn Dương, Tam Hiệp, Bảo Thuận, Di Linh và Bảo Lâm) trước khi thực hiện khai thác phải thông báo công khai kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng đó, khai thác tới đâu trồng rừng ngay tới đó, không tổ chức khai thác khi chưa chuẩn bị về giống và các điều kiện cần thiết để trồng lại rừng. Mặt khác, khai thác theo đám cục bộ, theo băng, không khai thác dàn trải; khai thác trước ngày 30/6 phải trồng lại ngay trong năm, khai thác sau 30/6 phải trồng rừng lại ngay trong vụ năm sau liền kề và hoàn thành trước ngày 30/8 năm đó. Rừng trồng sau khai thác phải thâm canh; giống có năng suất và chất lượng cao theo mục đích kinh doanh gỗ lớn, có hiệu quả kinh tế cao; phải được quản lý chặt chẽ; không chuyển đổi sang trồng các loại cây khác hoặc chuyển đổi sang mục đích khác...

Quản lý, bảo vệ rừng trồng Thông 3 lá ở Bảo Lâm. Ảnh: M.Đạo

4.451 ha. Theo phê duyệt của UBND tỉnh về kế hoạch khai thác trắng từ 2017-2020 với tổng diện tích 746,74 ha RTT 3 lá, độ tuổi từ 25 năm trở lên chỉ chiếm 16% và chiếm 1,33% (đối với tổng RTT nói chung). Đặc biệt, cần nhấn mạnh, giao cho 5 công ty lâm nghiệp là đơn vị chủ rừng khai thác theo hình thức cuốn chiếu, có phân kỳ cụ thể, rõ ràng tại một số tiểu khu trên địa bàn của 3 huyện: Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm. Hoàn toàn không khai thác Thông tại địa bàn thành phố Đà Lạt như thông tin phản ánh trên một số tờ báo!

Hiệu quả và những tác động ra sao?Căn cứ những cơ sở nêu trên, ngày 2/8/2017,

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đã chủ trì làm việc về chủ trương khai thác trắng RTT 3 lá; cùng tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S, lãnh đạo các sở, XEM TIẾP TRANG 8

Page 8: DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG TRỒNG THÔNG: Hội …baolamdong.vn/upload/others/201709/25712_Bao_Lam_Dong... · 2017-09-27 · DỰ ÁN KHAI THÁC GẦN 750 HA RỪNG

8 THỨ TƯ 27 - 9 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁOHiện nay, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) đang làm thủ tục đề nghị cấp có

thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 tập thể:

1. Nhân dân và cán bộ huyện Lâm Hà với thành tích xuất sắc về phát triển lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2012 - 2017.

2. Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng với thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2016 - 2017 và thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI).

Để đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn theo quy định, đề nghị nhân dân cho ý kiến về 2 trường hợp trên. Mọi ý kiến đóng góp gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (địa chỉ: Tầng 7, Trung tâm Hành chính, số 36 đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt hoặc email: [email protected]).

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Ninh ThuậnTHÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

1. Tài sản đấu giá: Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của hộ bà Lê Thị Thảo tọa lạc tại số 234 đường Yên Ninh, khu phố Khánh Hiệp, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Khách sạn Tư Hiền).

a) Thửa đất số 38b (nay được điều chỉnh là thửa đất 214), tờ bản đồ số 18. Diện tích 274 m2 (trong đó: 200 m2 là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh; 74 m2 là đất trồng cây hàng năm khác). Diện tích thực tế 337,3 m2.

b) Tài sản gắn liền trên đất: Nhà cấp 04 A và nhà cấp 02 A (Nhà cấp 04 A có diện tích sàn xây dựng 118,95 m2. Nhà cấp 02 A có tổng diện tích sàn xây dựng 643,5 m2).

2. Giá khởi điểm: 4.830.757.528 đồng. Tiền đặt trước: 966.000.000 đồng.

3. Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá: từ ngày 20/9/2017 đến ngày 10/10/2017 trong giờ làm việc tại Trung tâm. Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá: theo quy định tại Điều 38 Luật đấu giá tài sản.

4. Thời gian và địa điểm tổ chức đấu giá: vào lúc 14 giờ 30 ngày 12/10/2017 tại Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Ninh Thuận.

Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vui lòng liên hệ tại Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, số 94 đường 16/4, phường Mỹ Hải, TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Điện thoại: (0259).3838038 hoặc 0949232151 để được hướng dẫn chi tiết.

... Đồng thời chỉ tiêu sản xuất giống cá tầm và cá hồi trong 5 năm tới cũng đã được Hiệp hội thông qua: từ 1,8-2,1 triệu con/năm trong 3 năm đầu; từ 2,6-3,1 triệu con/năm trong 2 năm tiếp theo.

Để đạt chỉ tiêu 2.000 tấn cá nước lạnh năm 2022 trở đi, giải pháp đầu tiên tính đến tháng 9/2017, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng đã tổ chức cho 7 doanh nghiệp đầu tàu quy mô lớn (doanh nghiệp G7) cùng ký quỹ tại Ngân hàng NN & PTNT Lâm Đồng để thực hiện hợp đồng liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh cá nước lạnh trong 5 năm tới. Tùy theo năng lực của từng doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội phân công từng chức năng như: đầu tư trang trại nuôi cá tầm nước suối chảy theo hướng công nghiệp; khảo nghiệm, nhập mới và sản xuất giống cá tầm, cá hồi; xúc tiến thương mại, chủ động

thị trường tiêu thụ sản phẩm; hợp tác nhiều doanh nghiệp khác xây dựng nhà máy chế biến cá nước lạnh…

Bên cạnh đó, Hiệp hội chú trọng giải pháp tăng cường giám sát, kiểm tra đồng bộ quy trình sản xuất giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, môi trường và sản phẩm cá nước lạnh của từng doanh nghiệp trước khi đưa ra thị trường. Đặc biệt, Hiệp hội duy trì niêm yết rộng rãi tại nơi tiêu thụ về nguồn gốc giống, khu vực sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng… nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt với các sản phẩm cá nước lạnh nhập ngoại không rõ xuất xứ, nguồn gốc, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả cạnh tranh đối với sản phẩm “Cá nước lạnh Đà Lạt” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận nhãn hiệu bảo hộ độc quyền…

VĂN VIỆT

... UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch khai thác và trồng lại rừng nêu trên.

Với sự chỉ đạo chặt chẽ như trên, Phó Giám đốc Võ Doanh Tuyên khẳng định rằng: ngoài hiệu quả về kinh tế, chủ trương khai thác trắng RTT 3 lá ở Lâm Đồng (diện tích nhỏ hơn 50 ha/1 tiểu khu) việc khai thác này “chỉ ảnh hưởng đến môi trường cục bộ khu vực khai thác, không làm ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực”. Về mặt xã hội, ngoài đảm bảo nguồn nguyên liệu, tạo nhiều việc làm cho người lao động thông qua các hoạt động như khai thác, trồng rừng, chăm sóc quản lý bảo vệ, chế biến lâm sản... còn góp phần ổn định an ninh trật tự. Ông Tuyên cũng phân tích, tính toán kỹ các thông số về độ che phủ rừng nếu khai thác RTT 3 lá đến năm 2020 vẫn đảm bảo

đạt tỷ lệ 55% như chủ trương của tỉnh đề ra. Chủ trương khai thác trắng rừng trồng

SXKD ở Việt Nam đã triển khai thực hiện tại nhiều địa phương từ hàng chục năm nay. Đây là tư duy đúng về quy hoạch các loại rừng, đặc biệt đối với Thông 3 lá là rừng thứ sinh. Vấn đề là quan tâm đến các tiêu chí đảm bảo về phòng hộ, cảnh quan môi trường, hiệu quả phát triển kinh tế, giải quyết việc làm... UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện. Có thể hiểu, chủ trương khai thác trắng 746,74 ha RTT 3 lá trong 5 năm (2017-2020) với độ tuổi 25 năm trở lên (vượt cả tuổi của mà Bộ NN&PTNT cho phép) đã được tỉnh Lâm Đồng bàn thảo kỹ lưỡng, chỉ đạo chặt chẽ và đang theo sát!

MINH ĐẠO

Hội được các điều kiện... TIẾP TRANG 7

Để đạt 2.000 tấn... TIẾP TRANG 3

THÔNG BÁO CẤP GCNQSDĐHộ ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà được UBND huyện Đạ Tẻh

cấp GCNQSDĐ số AL 765426; cấp ngày 18/9/2008 thuộc thửa đất số 690 - tờ bản đồ số 03 - xã Mỹ Đức. Diện tích 773 m2 đất trồng cây lâu năm, thời hạn sử dụng đất tháng 10/2043.

Năm 2011, ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và vợ là bà Nguyễn Thị Đích, thường trú tại thôn 4 - xã Mỹ Đức - huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định. Ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã giao GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và bà Nguyễn Thị Đích. Ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã đi khỏi địa phương từ năm 2012 cho đến nay.

Hiện nay, ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà ở đâu liên hệ với UBND xã Mỹ Đức hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên mà ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà không liên hệ làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định và đồng thời không có ai tranh chấp, khiếu nại thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và vợ là bà Nguyễn Thị Đích theo quy định, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thêm 2 dự án nghiên cứu rau, hoa trong năm 2017Theo kết quả phê duyệt danh mục khoa

học công nghệ lần 3 năm 2017, tỉnh Lâm Đồng có 2 dự án nghiên cứu rau, hoa là nội địa hóa hệ thống điều khiển tự động nhà kính và phòng trừ bệnh xoăn lá virus trên cây cà chua các vùng trọng điểm.

Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng tuyển chọn đơn vị thực hiện 2 mô hình áp dụng hệ thống điều khiển tự động trong nhà kính rau, hoa, diện tích 1.000 m2/mô hình, nguyên vật liệu chủ động sản xuất trong nước. Kết quả, sẽ xây dựng bộ tiêu chuẩn nhà kính đồng bộ các thiết bị điều khiển về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ

ánh sáng… để chuyển giao rộng rãi cho nông dân.

Trường Đại học Đà Lạt phối hợp Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng xây dựng tại địa bàn huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương 2 vườn ươm giống cà chua sạch bệnh virus (500 m2/mô hình); 2 mô hình điểm quản lý tổng hợp bệnh cà chua xoăn lá virus (1.000 m2/mô hình). Từ đó hoàn thành quy trình sản xuất giống và canh tác cà chua kháng bệnh virus xoăn lá, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất.

MẠC KHẢI

Hình thành 100 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạoTừ nay đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng

phấn đấu hình thành 100 dự án và phát triển 10 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, qua đó phát huy tối đa sự đóng góp của các thành phần tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp cấp độ 2 (hệ sinh thái cơ bản) trên địa bàn.

Trong đó, có 2 nhóm đối tượng được hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thứ nhất, cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp (hoạt động không quá 5 năm đăng ký kinh doanh lần đầu) có khả năng khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô

hình mới đạt tăng trưởng nhanh. Thứ hai, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, truyền thông hiệu quả cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đồng thời tổ chức đào tạo từ 20 - 25 huấn luyện viên khởi nghiệp, mỗi lớp 6 huấn luyện viên. Trong thời gian 1 năm, các huấn luyện viên được đào tạo tại Viện Nghiên cứu, Trường Đại học với các nội dung chính về nâng cao nhận thức, kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về tiếp cận thị trường, quản trị doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ… VŨ VĂN