47
Nội, năm 2015 Hoàng Ngọc Hạnh – Trung tâm NVSP Tâm lý học sư phạm giao tiếp ứng xử sư phạm

Tâm lý họcsưphạm và giao - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/93463/upload/documents/tai_lieu_gui_hoc... · thức và phương pháp khác nhau. •Học (Theo

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Hà Nội, năm 2015Hoàng Ngọc Hạnh – Trung tâm NVSP

Tâm lý học sư phạm và

giao tiếp ứng xử sư phạm

Chủ đề 1. Tâm lýhọc giao tiếp trongsư phạm

Chủ đề 2. Tâm lýhọc sư phạm

A. Tâm lý học sư phạm

1. Đối tượng của tâm lý học sư phạm

Nghiên cứu những quy luật tâm lý của việc dạy

học và giáo dục. TLHSP nghiên cứu những vấn

đề cụ thể sau

+ Yếu tố tâm lý của việc điều khiển quá trình dạy

học

+ Nghiên cứu sự hình thành của quá trình nhận

thức

+ Xem xét những vấn đề về mối quan hệ giữa

nhà giáo dục và học sinh cũng như mối quan hệ

giữa học sinh với nhau.

+ Nghiên cứu phương pháp sư phạm (xây dựng

nội dung, phương pháp, chương trình) phù hợp

với lứa tuổi của người học.

2. Nhiệm vụ của tâm lý học sư phạm

- Rút ra những quy luật chung của sự phát triển

nhân cách theo lứa tuổi.

- Rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng

kỹ xảo trong quá trình giáo dục và dạy học,

những biến đổi tâm lý của học sinh do ảnh

hưởng của giáo dục và dạy học.

- Cung cấp những kết quả nghiên cứu để tổ

chức hợp lý quá trình sư phạm, góp phần nâng

cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và dạy

học

3.1. Hoạt động dạy

• Dạy (theo nghĩa rộng) là quá trình truyền đạt kinh nghiệm từ người này đến người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

• Dạy (theo nghĩa hẹp) là quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học.

• Dạy học là quá trình thực hiện các hành động học bằng hệ thống thao tác xác định thông qua những việc cụ thể sau: Đưa ra mục đích, yêu cầu, cung cấp các phương tiện, điều kiện để học sinh thực hiện hoạt động, vạch ra trình tự thực hiện các hoạt động

3. Các thành tố của hoạt động giáo dục

3.2. Hoạt động học

• Học ( theo nghĩa rộng): là quá trình thu thập kiến thức, rèn luyện kỹ năng bằng những cách thức và phương pháp khác nhau.

• Học (Theo nghĩa hẹp) là quá trình học sinh tự tổ chức, tự điều khiển mình lĩnh hội nội dung học tập.

• Mục đích của hoạt động học: Hình thành ở người học tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất đạo đức...làm thay đổi chính bản thân chủ thể.

• Đối tượng của hoạt động học là tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo

• Động cơ của hoạt động học là nhu cầu được

mỗi học sinh nhận thức.

• Nhiệm vụ của hoạt động học: Là các đơn vị

kiến thức và kỹ năng cụ thể mà người học phải đạt được.

Việc học tập của “người lớn” cũng có một số nét

đặc thù. Một số đặc điểm nhận biết “sự muốn

học” của người lớn :

- “Người lớn” muốn học khi họ nhận thức được

mục đích của việc học và nội dung học tập hữu

dụng đối với họ.

- “Người lớn” muốn học khi họ biết học cái đó

như thế nào hoặc được hướng dẫn, tạo điều

kiện cho họ trao đổi , tranh luận

4. Động cơ học tập của người học là người lớn

- Khi họ thấy “lợi ích” của môn/bài học

- Khi họ được học cách mà họ thấy thích thú và

phù hợp với “cách” nhận thức của lứa tuổi của

họ

- Khi có cơ hội để trao đổi về vấn đề liên quan

với kiến thức đã có với trải nghiệm cuộc sống th-

ường nhật (liên quan đến chủ đề học tập càng

tốt !)

- Khi họ nhận thức được mục đích của việc học và nội dung học tập hữu dụng đối với họ; dấu hiệu : Họ rất tập trung học và có thể nhận diện điều đó qua tư thế ngồi học và ánh mắt “hướng thiện” của họ

- Khi họ biết học cái đó như thế nào hoặc được hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ trao đổi , tranh luận; dấu hiệu: Họ rất hứng khởi học và có thể nhận diện điều đó qua tư thế ngồi học “hồ hởi” và ánh mắt “chứa trọn niềm vui/sáng láng” của họ.

• Khi họ được học cách mà họ thấy thích thú và phù

hợp với “cách” nhận thức của lứa tuổi của họ:Họ

rất chú ý vào những hoạt động mà thầy tạo ra trong

học tập và có thể nhận diện điều đó qua sự tham

gia tích cực của họ vào các hoạt động học tập và

họ hay đưa các tình huống trải nghiệm của mình để

trao đổi với thầy, với bạn.

• Khi họ thấy có cơ hội để trao đổi về vấn đề liên

quan với kiến thức đã có với trải nghiệm cuộc sống

thường nhật ; dấu hiệu họ hay đua ra các tình

huống thực tế để yêu cầu để tranh luận và giải đáp

- Người lớn không thích giải thích dài dòng

- Người lớn không thích áp đặt

- Người lớn thích liên hệ nội dung học tập với

những trải nghiệm liên quan

- Người lớn không thích học quá lâu, quá dài

5. Tâm lý của người học là người lớn

6.1. Lí thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov

14

6. Cơ sở tâm lý học của dạy học

• Với lí thuyết phản xạ có điều kiện, lần đầu tiên có thể

giải thích cơ chế của việc học tập một cách khách

quan: cơ chế Kích thích- Phản ứng.

15

THUYẾT HÀNH VI (BEHAVORISM)

Các lí thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học

tập vào các hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan

bằng thực nghiệm.

• Không quan tâm đến các quá trình tâm lí bên trong như

tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì không thể quan sát

khách quan được. Bộ não được coi là một hộp đen.

• Thuyết hành vi Skiner: Nhấn mạnh mối quan hệ giữa

hành vi và hệ quả của chúng (S-R-C).

Hộp đenKích thích Phản ứng

16

THUYẾT HÀNH VI (BEHAVORISM)Hộp Skinner

HỘP SKINNER

a. Đèn

b. Máng thức ăn

c. Đòn bẩy

d. Lưới điện

Thực nghiệm Skinner:

Khi chuột ấn vào đòn bẩy

thì nhận được thức ăn.

Sau một quá trình luyện

tập chuột hình thành phản

ứng ấn đòn bẩy để nhận

được thức ăn. Yếu tố gây

hưng phấn là thức ăn.

Khi thao tác đúng thì

được thưởng: Thức ăn.

Thao tác sai thì bị phạt:

Điện giật

17

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THUYẾT HÀNH VIPrinzipien des Behaviorismus

1) Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể

quan sát được.

2) Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các

bước học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể.

Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp

các bước học tập đơn giản.

3) Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của

người học, tức là sẽ sắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt

được hành vi mong muốn mà sẽ được đáp lại trực tiếp (khen

thưởng và công nhận).

4) Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình

học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức

những sai lầm.

18

ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT HÀNH VIAnwendung von Behaviorismus

HSGV đưa thông

tin đầu vàoGV quan sát đầu ra

Khen hay khiển trách

Hạn chế/ Phê phán:

• Quá trình học tập không chỉ do kích thích từ bên ngoài

mà còn là quá trình chủ động bên trong của chủ thể nhận

thức.

• Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn

giản không phản ánh hết được các mối quan hệ tổng

thể…

19

THUYẾT NHẬN THỨC (Cognitivism)

• Các lí thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức

bên trong với tư cách là một quá trình xử lí thông tin. Bộ

não xử lí các thông tin tương tự như một hệ thống kĩ thuật.

• Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, và có ảnh

hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các

thông tin bên ngoài, xử lí và đánh giá chúng, từ đó quyết

định các hành vi ứng xử.

• Trung tâm của các lí thuyết nhận thức là các hoạt động trớ

tuệ : xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và

các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết

các vấn đề và phát triển, hỡnh thành các ý tưởng mới.

20

• Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm

sinh mà hình thành qua kinh nghiệm

• Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn

có sự thay đổi đối với một người thì cần có tác động

phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.

• Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức:

tự đặt mục đích, xây dựng kế hoạch và thực hiện.

Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng

phấn, không cần kích thích từ bên ngoài.

THUYẾT NHẬN THỨC (tiếp)

HỌC SINH

(Quá trình nhận thức:

Phân tích - Tổng hợp

Khái quát hoá, Tái tạo…)

Thông

tin đầu vàoKết quả đầu ra

21

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THUYẾT NHẬN THỨC

1) Không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà quá trình

học tập và quá trình tư duy cũng là điều quan trọng.

2) Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập

thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư

duy.

3) Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các

vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính, mà thông qua

việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp.

22

4) Các PP học tập có vai trò quan quan trọng.

5) Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan

trọng , giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội.

6) Cần có sự cân bằng giữa những nội dung do giáo

viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực.

ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT NHẬN THỨC

Ứng dụng: Thuyết nhận thức được thừa nhận

và ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Đặc biệt là:

• Dạy học Giải quyết vấn đề

• Dạy học định hướng hành động

• Dạy học khám phá

• Làm việc nhóm

• Hạn chế : Việc dạy học nhằm phát triển tư duy,

giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi hỏi

nhiều thời gian và đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị

cũng như năng lực của giáo viên. Cấu trúc quá

trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên

chỉ mang tính giả thuyết. 24

B. Giao tiếp/ứng xử trong sư phạm

Giao tiếp trong sư phạm là quá trình traođổi những thông tin về khoa học, nghềnghiệp, tâm lý giữa các nhân cách tronghoạt động cùng nhau của người dạy vàngười học. Giao tiếp/ ứng xử sư phạm làsự tác động có tính giáo dục.

1. Một số kỹ năng liên quan đến yếu tố tâm lý trongnghiệp vụ sư phạm

1.1. Kỹ năng tạo hứng thú với buổi học

a. Hứng thú đầu giờ học: Nhằm giúp HV cắt bỏ, dừng, hoặc kết thúc nhanh những việc đangdang dở để hướng sự tập trung vào bài học.

b. Phương pháp tạo hứng thú

- Cho học viên xem vật thật, bức tranh, mô hình vàcác phương tiện liên quan đến bài học

- Kể câu chuyện ngắn, đọc thơ, đưa mẩu tin có liênquan

- Đưa ra một câu hỏi về chủ đề bài học mang tínhthách đố học viên một chút.

Hứng thú cao của giáo viên, thể hiện qua cử

chỉ, giọng nói, phong thái, nét mặt đầy hứng thú

là cách tốt nhất cho học sinh.

Tạo hứng thú học tập giúp học sinh thể hiện

thái độ, suy nghĩ bắt đầu khóa học hoặc bài

học.

1.2. Kỹ năng quan sát trong buổi học

a. Quan sát mức độ hứng thú của mỗi học viên và cả

lớp với bài học

b. Quan sát mức độ nhận thức, hiểu bài của mỗi học

viên trong lớp

c. Quan sát mức độ tham gia của mỗi học viên vào

các hoạt động học tập khác trong lớp

d. Mối quan hệ tình cảm, tinh thần hỗ trợ và hợp tác

giữa các học viên trong lớp

e. Mối quan hệ, sự tin tưởng của học viên với tập

huấn viên

f. Cá tính của mỗi học viên

g. Môi trường vật chất của lớp học

1.3. Kỹ năng đặt câu hỏi trong buổi học

a. Mục đích của việc đặt câu hỏi

- Hướng dẫn học viên phân tích một vấn đề

- Giúp gợi mở để học viên phân tích một vấn đề

- Hướng dẫn học viên rút ra bài học

- Hỗ trợ học viên liên hệ giữa bài học và thực tiễn

- Mời các học viên chia sẻ kinh nghiệm của họ

- Giúp HV xem lại, ôn lại bài học

- Đánh giá học viên xem họ hiểu thế nào về bài học

- Thu hút sự chú ý của học viên

b. Các loại câu hỏi

- Nên dùng câu hỏi mở bởi điều quan trọng là

mọi người nêu được ý kiến của mình

- Có thể dung cả hai loại câu hỏi bởi câu hỏi

đóng dung để khám phá cảm xúc của học viên

và câu hỏi mở tiếp tục giải thích bằng lý lẽ

những cảm nhận đó. VD: Bạn có thích…lý do

gì khiến bạn thích?

- Tránh câu hỏi dẫn dắt

VD: Các bạn có thấy rằng học viên của lớp học

đã trở nên gần gũi nhau hơn sau hoạt động vừa

rồi?

c. Đặc điểm của câu hỏi tốt

- Có mục đích hỏi rõ rng

- Ngắn gọn

- Một ý hỏi

- Từ ngữ hỏi phù hợp

- Phù hợp với chủ đề

d. Xử lý các câu trả lời

- Trả lời đúng: Khen ngợi, thừa nhận người trả

lời đã đúng

- Trả lời đúng một phần: Đầu tiên khẳng định

phần trả lời đúng rồi đề nghị những người khác

bổ sung/ cải tiến/ hoàn thiện những phần chưa

đúng

- Trả lời sai: Ghi nhận sự đóng góp của người đó, sau đó đề nghị người khác trả lời. Nếu cần làm rõthêm, thông báo với học viên bạn sẽ quay trở lại vớicâu trả lời đó sau. Tránh không phê bình người trảlời.

- Không trả lời: GV giữ bình tĩnh, không làm căngthẳng sau đó có những cách sau:

+ Hỏi một người khác

+ Dùng phương tiện hỗ trợ để làm rõ câu trả lời

+ Làm rõ lại khái niệm đó hoặc yêu cầu mọi ngườitìm kiếm câu trả lời trong các TLTK

1.4. Kỹ năng lắng nghe

a. Mục đích

Hiểu rõ và chính xác những diễn biến trong lớpđể có thể đáp ứng kịp thời và phù hợp với lớp.

b. Lắng nghe gì trong lớp tập huấn?

- Ngôn ngữ: Để nắm bắt thông tin

- Cảm xúc

- Động cơ và mong muốn của HV để đáp ứngmột cách tốt nhất nhu cầu của họ

c. Cách thức lắng nghe

- Giữ yên lặng

- Thể hiện bạn muốn nghe

- Tránh sự phân tán

- Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng

- Kiên nhẫn

- Giữ bình tĩnh

- Đặt câu hỏi

- Để những khoảng lặng

2. Một số đặc điểm giao tiếp sư phạm

•Giao tiếp sư phạm mang tính đồng

nghiệp giữa người dạy – người học. Đặc

điểm này làm giảm sự ngăn cách giữa

giảng viên và sinh viên.

•Hình thành tình cảm nghề nghiệp ở cả

người học và người dạy

• Tránh những tác động độc đoán, áp đặt trong giảng dạy-giáo dục.

• Lưu ý khi giao tiếp với người học ở ngoài khuôn viêngiảng đường/ phòng học.

• Giáo viên chỉ được dùng các biện pháp giáo dục bằngtình cảm để thuyết phục, vận động (cảm hoá) người học; không làm tổn thương người học dưới mọi hình thức, coitrọng nhân cách HS

• Phương tiện giao tiếp sư phạm là ngôn ngữ và phi ngônngữ. Ngôn ngữ gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, phi ngôn ngữ là cử chỉ, hành vi, phong thái, nét mặt, nụcười….

Có ba kiểu phong cách giao tiếp sư phạm thường thấy:

• (a) Phong cách độc đoán: giảng viên có phong cách nàythường không tuân thủ các nguyên tắc trên, vì thế các giảngviên này gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ vớisinh viên.

• (b) Phong cách tự do: thể hiện tính linh hoạt quá mức củagiảng viên trong giao tiếp với sinh viên, họ không làm chủđược diễn biến tâm lý của mình, họ tuy dễ dàng thiết lậpquan hệ với sinh viên nhưng cũng dễ bị “nhờn”, giảm sút uytín, giao tiếp không được điều khiển trọn vẹn;

• (c) Phong cách dân chủ: người có phong cách dân chủ làngười tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp sư phạm nói trên, họ thường dễ dàng thiết lập quan hệ tốt với sinh viên và đạthiệu quả cao trong hoạt động sư phạm.

3. Phong cách giao tiếp sư phạm

• Nguyên tắc giao tiếp khi trình bày nội dung bài học

• Tốc độ trình bày phù hợp, đủ để hiểu và đưa ra đượcphần cần chú ý.

- Nói chậm đủ để cả lớp tiếp thu. Phát âm rõ ràng.

- Điều chỉnh âm trong khi nói, nên có giọng nói diễn cảmhơn là nói đều đều.

- Nói chôi chảy, không thừa và ngập ngừng hoặc do dựvà có thêm thán từ “à”, “ừ”... Phong cách nói tự nhiên, không quá phụ thuộc vào nguyên bản bài đọc.

- Sử dụng công cụ trợ giúp giảng dạy thích hợp, hiệu quả(ví dụ: bảng, máy chiếu, các bản tin phân phát đi …)

4. Nguyên tắc giao tiếp trong sư phạm

- Diễn tả bằng cử chỉ, hành động, hoạt động. Đi

quanh lớp, không chỉ ngồi ở một bàn hoặc chú

tâm hết trên bục giảng.

- Thể hiện tính hài hước, tao không khí nhiệt tình

sôi nổi.

- Mô tả những kinh nghiệm có liên quan của cá

nhân. Cần chú ý về vấn đề được đưa ra. Biểu

lộ sự quan tâm đến môn học và giảng dạy.

- Nên mở rộng các ý khác nhau và các điểm

nhấn mạnh. Để sinh viên tự do điền câu hỏi gợiý của giảng viên, để suy nghĩ độc lập.

- Khuyến khích người học giao tiếp. Thể hiện sự

quan tâm của bạn đối với người học và các

quan điểm của người học.

- Nhạy cảm với sự tiến bộ của người học và

động cơ thúc đẩy việc học của họ.

- Chỉ ra các vấn đề liên quan đến chủ đề môn

học để sinh viên tìm hiểu thêm.

- Hành động khi sinh viên không hứng thú hoặc

có vấn đề quá khó. Tạo cho sinh viên cảm giác

luôn được đón tiếp nồng hậu –

- Cho sinh viên cơ hội trả lời các câu hỏi. Tiến

hành đưa ra các câu hỏi và thu lại câu trả lời

với sinh viên.

• Nguyên tắc đồng cảm

• Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp

• Nguyên tắc bảo đảm tính mô phạm

• Nguyên tắc thiện ý

• Nguyên tắc vô tư

Nguyên tắc giao tiếp liên quan đến đạo đức nghề

• a/Nguyên tắc đồng cảm

• Đồng cảm tức là trong giao tiếp phải biết đặt vị trí của

mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, biết chia sẻ niềm

vui, nỗi buồn của đối tượng giao tiếp, cùng rung cảm với

đối tượng giao tiếp nhằm tạo ra sự đồng pha với đối

tượng. Những biều hiện để nhận biết người giao tiếp

đang thực hiện nguyên tắc này đó là:

• GV biết đặt mình vào vị trí của người học để quan tâm,

tìm hiểu, năm vững hòan cảnh, điều kiện của mỗi người

học cụ thể trong lớp học

• Không giải quyết cứng nhắc, duy ý chí, áp dụng nội quy

một cách thuần tuý….

• Quan tâm phản hồi từ người học sau khi đưa ra những

tác động sư phạm nhằm điều chỉnh hoặc đề ra những tác

động tiếp theo có hiệu quả hơn

• b/Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp

• Biết phản ảnh các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành, trung thực…

• Biết lắng nghe, gợi ý, động viên

• Không có hành vi, ngôn ngữ xúc phạm đến người học

• Phương tiên giao tiếp phi ngôn ngữ luôn ở trạng thái cân bằng, chủ động, kiềm chế

• Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp

• c/Nguyên tắc bảo đảm tính mô phạm

• Mẫu mực trong ngôn ngữ, hành vi ứng

xử….Phù hợp với vị trí và đối tượng giao tiếp

• Khoan dung, đĩnh đạc

• Biết tạo ra uy tín trong giao tiếp

• Thuyền xuyên rèn luyện nhân cách

d/Nguyên tắc thiện ý trong giao tiếp

• Khi giao tiếp phải tỏ ra tin tưởng và tính đến khả năng giao tiếp của đối tượng

• Làm cho người học cảm thấy hấp dẫn, hứng thú trong giao tiếp

• Công bằng trong giao tiếp, động viên hợp lí

• Trong giao tiếp coi trọng tính “hướng thiện-hành thiện”, trong một số trường hợp có thể phải “tạm ứng niềm tin”. Niềm tin ởtính hướng thiện của con người

e/Nguyên tắc vô tư

• Khi giao tiếp sư phạm, giáo viên không vì lợi

ích của bản thân và “thiên lệch” trong giao tiếp

hoặc gây thiệt hại cho người học

• Không ghen tị với thành công của đối tượng

giao tiếp hay cười cợt, chế diễu sự thất bại của

người học

• Mục tiêu cao nhất của giao tiếp sư phạm là

mục tiêu giáo dục và hoạt động sư phạm