17
§¹I HäC QuèC GIA Hμ NéI KHOA SƢ PHẠM ------------ ĐẶNG THQUỲNH HƢƠNG DY HỌC KHÁI NIỆM SINH HỌC THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHN THC CA HC SINH Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HC BMÔN SINH HỌC Mã số : 60 14 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HC HÀ NỘI, 2008

TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

§¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI

KHOA SƢ PHẠM

------------

ĐẶNG THỊ QUỲNH HƢƠNG

DẠY HỌC KHÁI NIỆM SINH HỌC THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HÓA

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

BỘ MÔN SINH HỌC

Mã số : 60 14 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI, 2008

Page 2: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1) Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa

hoạt động nhận thức của HS trong trường phổ thông hiện nay.

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có những cuộc cải cách giáo

dục lớn, theo hướng tất cả vì con người, đào tạo những con người có khả năng học

tập suốt đời.

Cải cách giáo dục là một cuộc cách mạng toàn diện (về mục tiêu, chương trình,

phương pháp và hình thức tổ chức DH). Trong đó, đổi mới phương pháp DH đóng

vai trò quan trọng, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Đổi mới

PPDH theo hướng tích cực, theo quan điểm mới - lấy HS làm trung tâm, thực chất là:

+ Phát huy tính tích cực của HS, nhằm đào tạo ra những con người có năng lực

học tập suốt đời, phát triển toàn diện đóng góp vào sự tiến bộ xã hội.

+ Công nghệ hoá hoạt động DH.

+ Tăng cường DH nhân văn.

Trong tiến trình phát triển và hội nhập với thế giới, những xu hướng quan niệm

DH trên đã ảnh hưởng tích cực tới nền giáo dục nước nhà.

DH KN ở trường phổ thông cần giúp cho HS đạt được các yêu cầu sau:

+ Nắm vững nội hàm của KN, tức là nắm vững các dấu hiệu bản chất, các yêu

cầu cơ bản của KN.

+ Có khả năng nhận dạng KN (tức là có thể xác định đối tượng cho trước có

thuộc phạm vi một KN nào đó hay không) và có khả năng thể hiện KN (tức là biết tạo

ra đối tượng thuộc phạm vi một KN cho trước).

+ Phát biểu rõ ràng, chính xác định nghĩa của một số KN.

+ Xác định được vị trí, vai trò, ý nghĩa của KN vừa lĩnh hội trong một hệ thống

các KN đã có.

Page 3: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

+ Có thể vận dụng KN trong những tình huống cụ thể: trong phát triển kiến

thức, chứng minh định lý, hoạt động giải toán và ứng dụng vào thực tiễn.

Để đạt được các yêu cầu đó, GV cần thiết phải kích thích hoạt động nhận thức

của HS, bởi vì: “Chỉ có kích thích sự hoạt động nhận thức của chính HS và nâng cao

sự cố gắng của bản thân các em trong việc nắm vững kiến thức ở tất cả các giai đoạn

DH thì mới có thể cải thiện được kết quả học tập” [41, tr.35]. Trong quá trình lĩnh hội

KN Sinh học, việc kích thích hoạt động nhận thức của HS có vai trò quan trọng đối

với việc giúp HS nắm vững KN và có thể vận dụng KN trong những tình huống cụ

thể. Vì vậy, người GV cần thiết phải xác định các PPDH thích hợp để kích thích hoạt

động nhận thức của HS.

Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS là một trong những phương hướng

của cải cách giáo dục được triển khai trong DH ở trường phổ thông nước ta từ những

năm 1980. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự đổi mới về PPDH chưa

thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và có hiệu quả. PPDH được sử dụng phổ

biến vẫn là thuyết trình, giảng giải. Với các phương pháp DH này, năng lực tư duy

độc lập và sáng tạo của người học bị hạn chế, hiệu quả DH chưa cao, chưa đáp ứng

được mục tiêu đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

2) Xuất phát từ tầm quan trọng của DH KN Sinh học trong DH nói chung ở

trường phổ thông.

Hệ thống KN Sinh học là nền tảng của toàn bộ kiến thức Sinh học. Có thể coi

việc giúp HS nắm vững hệ thống KN Sinh học là khâu đầu tiên, là tiền đề để xây

dựng cho HS khả năng vận dụng vững chắc, có hiệu quả các kiến thức Sinh học. Quá

trình hình thành vững chắc cho HS hệ thống các KN Sinh học cũng là quá trình phát

triển các năng lực tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát

hóa...) và góp phần giáo dục thế giới quan khoa học cho HS. Ngoài ra, hoạt động

nhận thức KN Sinh học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân

cách HS: „„Sự hình thành KN đòi hỏi một hoạt động tư duy tích cực của bản thân HS,

một thái độ độc lập trong việc hiểu tài liệu nghiên cứu‟‟ [41, tr.25]. Do đó, có thể nói

DH KN Sinh học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo: „„Xây dựng những

Page 4: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức

khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác

phong công nghiệp...‟‟ [22, tr.28 - 29].

Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, có sự tích hợp kiến thức của nhiều

ngành khoa học. Vì vậy, dạy HS học có nhiều điều kiện để giúp hình thành và phát triển

năng lực trí tuệ và giáo dục thế giới quan khoa học cho HS.

3) Xuất phát từ cấu trúc chương trình Sinh học phổ thông

Khi phân tích chương trình Sinh học phổ thông ta thấy, các KN cơ bản được

hình thành theo một logic trong cấu trúc nội dung chương trình, đó là sự phát triển

đồng tâm của các KN. Hầu hết, các KN được hình thành ở lớp trên là sự phát triển

của các KN ở lớp dưới theo hướng mở rộng, nâng cao. Xét cả lộ trình phát triển của

các KN trong chương trình Sinh học phổ thông ta thấy, các KN được sắp xếp theo

đường đồng tâm, xoáy trôn ốc, có nghĩa là ở lớp dưới đã đề cập đến KN đó, nhưng

lên lớp trên chúng được đề cập đến ở mức cao hơn, cả về chiều rộng lẫn bề sâu.

Chính vì lẽ đó, nhiệm vụ của GV trong DH là phải chủ động nghiên cứu hệ thống các

KN từ đó lựa chọn sử dụng các phương pháp, biện pháp DH phù hợp. Đây là một

trong những yếu tố khoa học và sư phạm, tạo điều kiện cho việc tích cực hóa hoạt

động nhận thức của HS.

4) Xuất phát từ thực trạng dạy và học môn Sinh học hiện nay

Chất lượng kiến thức của HS phần lớn phụ thuộc vào việc nắm vững ý nghĩa

của mỗi KN, nắm được nội dung của từng định nghĩa KN Sinh học. Tuy nhiên, có

một tình trạng khá phổ biến là HS chỉ chú ý học thuộc lòng KN, mà coi nhẹ việc nắm

vững bản chất cốt lõi của KN. Điều đó làm cho HS lúng túng khi vận dụng vào các

bài tập, giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống.

Vì vậy, một yêu cầu quan trọng và cần thiết đối với các GV giảng dạy môn

Sinh học ở trường THPT là phải sử dụng phương pháp hình thành KN hiệu quả, giúp

HS sinh có hứng thú học tập, phát huy cao độ tiềm lực sẵn có để hình thành vững

chắc hệ thống KN và vận dụng hệ thống một cách chủ động vào học tập và giải quyết

vấn đề.

Page 5: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

Từ những lý do trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: Dạy học khái niệm

Sinh học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

2. Lịch sử nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học khái niệm trên thế giới

Vấn đề DH KN đã được nhiều tác giả ở các nước trên thế giới nghiên cứu,

song tập trung nhiều ở Liên Xô cũ, phải kể đến các tác giả như N.M. Veczilin,

V.M.Cocxunxcaia, X.A.Mokeeva, B.V.Vceviatski. Họ đều xem KN là thành phần cơ

bản trong việc nghiên cứu sự phát sinh, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trong quá trình DH KN, việc sử dụng các phương tiện, phương pháp tích cực như

phiếu học tập, tình huống có vấn đề sẽ giúp phát triển năng lực tư duy cho người học.

Tác giả A.N Miacova và Comixacop (1973), khi nghiên cứu “Phương pháp DH

Sinh học đại cương”, đã phát hiện và chia hệ thống KN Sinh học thành 3 nhóm cơ

bản: nhóm 1, gồm các KN sinh vật học đại cương (KN về tổ chức cơ thể, cấu tạo tế

bào, trao đổi chất và năng lượng, phát triển cá thể…); nhóm 2, gồm các KN nhận

thức luận (lịch sử các quan niệm về học thuyết khoa học…); nhóm 3, gồm các KN kỹ

thuật tổng hợp…

Gerhard Dietrich (1984) đã khẳng định các KN Sinh học được hình thành và

liên kết thành một hệ thống trong toàn bộ các bài, các chương và cấp học. Sự hình

thành KN có ý nghĩa đối với việc tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực của HS,

đồng thời KN được khắc sâu, mở rộng, chính xác hóa và liên hệ logic theo nhiều

hướng khác nhau. KN trong các mệnh đề là yếu tố cơ bản của mỗi tư duy logic.

2.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học khái niệm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề hình thành và phát triển KN cũng được nhiều tác giả quan

tâm. Trong cuốn “Hướng dẫn giảng dạy Sinh vật học đại cương”, Trần Bá Hoành và

Nguyễn Thức Tư (1968) đã định nghĩa và phân tích các KN cơ bản ở từng bài học

trong chương trình phổ thông.

Page 6: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

Vũ Lê (1968) đã bàn về sự phát triển của các KN trong chương trình Sinh vật

THCS và THPT. Tác giả đã phân tích sự phát triển của KN tế bào và KN trao đổi

chất.

Trong luận án tiến sĩ với đề tài: “Nâng cao chất lượng hình thành và phát triển

KN trong chương trình Sinh vật học đại cương lớp 9, 10 phổ thông”, Trần Bá Hoành

(1975) đã chỉ rõ vai trò của của vấn đề hình thành và phát triển KN, ông phân tích

được sự khác biệt giữa chương trình Sinh vật học đại cương với chương trình các lớp

dưới. Tác giả cũng đưa ra căn cứ lựa chọn, phân loại các KN trong chương trình Sinh

vật học đại cương từ đó đề ra phương pháp hình thành và phát triển các KN.

Phùng Huy Đổng (2002) khi nghiên cứu về sự hình thành KN Di truyền trong

QTDH Sinh học đã nhận định: GV cần phân tích kỹ nội dung bài học, tìm ra cấu trúc

logic của từng KN để giúp HS hiểu sâu sắc và khắc sâu dần kiến thức cơ bản. Khi đã

hình thành đầy đủ KN, GV còn phải giúp HS nắm chắc sự phát triển của từng KN.

Qua đó, HS biết cách phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các kiến thức đã

học.

Ở các ngành học khác như: Toán học, Vật lý, hóa học, Tâm Lý, Ngoại ngữ...,

vấn đề DH KN cũng được quan tâm và nghiên cứu ở các bậc học. Nguyễn Mạnh

Chung (2001) nghiên cứu vấn đề “Nâng cao hiệu quả DH KN Toán học bằng các

biện pháp sư phạm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ” đã đưa ra

hệ thống gồm 5 biện pháp sư phạm, các nguyên tắc và quy trình trong DH KN Toán

học ở bậc THPT. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập tới sự phát triển của các KN toán

học trong chương trình phổ thông.

Trong “Lý luận DH Sinh học”, Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (1998)

cũng nhấn mạnh việc DH KN Sinh học là vấn đề cốt lõi của nội dung DH Sinh học.

Các tác giả cho rằng, đó là con đường duy nhất để HS lĩnh hội kiến thức một cách sâu

sắc và toàn diện. Muốn vậy, GV phải nắm vững quá trình hình thành và phát triển các

KN ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi cấp học. Không những thế, người GV phải có một

kiến thức liên môn để từ đó có phương pháp DH phù hợp, tạo cho HS sự ham muốn,

Page 7: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

hứng thú tìm tòi, sáng tạo mà không gây cảm giác nhàm chán vì sự trùng lặp kiến

thức giữa các bậc học và các môn học.

Trong những năm gần đây, có một số đề tài nghiên cứu về DH các KN Sinh

học của từng phân môn như: Sinh thái học, Di truyền, Tiến hóa, Tế bào học… Đỗ Thị

Hà (2002) đã nghiên cứu đề tài “Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành các KN Sinh

thái học trong chương trình Sinh học 11 - THPT”. Tác giả sử dụng tiếp cận hệ thống

phân tích nội dung chương trình phần Sinh thái học, tổ chức DH từng từng KN trong

từng bài học nhằm phát huy tính chủ động lĩnh hội tri thức của HS [30]. Đào Thị

Minh Hải (2003) với đề tài nghiên cứu “Rèn luyện kỹ năng phân tích nội dung và

định nghĩa các KN cho HS trong giảng dạy chương III: Nguyên nhân và cơ chế Tiến

hóa – Sinh học 12 - THPT” đã phân tích được nội dung và định nghĩa được KN nhằm

giúp HS nắm được dấu hiệu bản chất của KN từ đó có thể dễ dàng vận dụng KN vào

giải quyết các vấn đề thực tiễn [32].

Ngoài các công trình kể trên, còn có nhiều công trình khác nghiên cứu về dạy

học khái niệm sinh học. Mai Thị Thanh Hòa (2004) nghiên cứu “Biện pháp phát triển

các KN cho HS trong DH chương II: Các quy luật di truyền”; Nguyễn Trung Thành

(2005) nghiên cứu việc “Sử dụng câu hỏi và bài tập để hình thành và phát triển KN

trong DH Sinh thái học lớp 11 - THPT”; Trần Thị Chinh đã tiến hành nghiên cứu đề

tài “Phân tích sự phát triển đồng tâm của các KN sinh thái làm cơ sở cho DH Sinh

thái học lớp 11 - THPT” [11]; Nguyễn Thị Thu Hà (2006) lại nghiên cứu về “Phân

tích sự phát triển đồng tâm của các KN tiến hóa làm cơ sở cho DH tiến hóa lớp 12 -

THPT”.

Nhìn chung, các nghiên cứu này tập trung vào việc xem xét sự phát triển các

KN thuộc các phân môn khác nhau. Từ đó đề xuất phương pháp, biện pháp phù hợp

với từng nội dung kiến thức: sử dụng câu hỏi, bài tập, vận dụng lý thuyết grap,

phương pháp sơ đồ hóa, sử dụng phiếu học tập... giúp việc hình thành KN đạt hiệu

quả cao. Hiện nay, chưa có tác giả nào tìm hiểu các hướng tiếp cận, các phương pháp

giúp quá trình DH KN Sinh học ở chương trình THPT nói chung đạt kết quả cao. Vì

Page 8: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Dạy học khái niệm Sinh học theo hướng tích

cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh".

3. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, xây dựng bản đồ khái niệm sinh học ở trường phổ thông làm cơ

sở cho việc hình thành và phát triển các khái niệm và đề xuất quy trình dạy học khái

niệm sinh học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh THPT,

nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Sự hình thành và phát triển các KN Sinh học theo hướng tích cực hóa hoạt

động nhận thức của HS ở trường THPT.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình DH môn Sinh học ở trường phổ thông.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Phân tích sự phát triển của KN sinh học theo tiếp cận các cấp độ tổ chức để

làm rõ các đặc trưng sống của sinh giới, cũng như việc vận dụng lý thuyết grap và lý

thuyết bản đồ khái niệm để xây dựng bản đồ KN Sinh học cùng với sự hỗ trợ của

phần mềm Cmap - tools sẽ giúp hình thành và phát triển các KN Sinh học theo hướng

tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết grap và lý thuyết bản đồ KN để vận dụng

vào xây dựng bản đồ KN Sinh học, tổng quan về tình hình nghiên cứu DH KN để đưa

ra những hướng tiếp cận giúp tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

- Nghiên cứu quy trình DH KN trong DH nói chung, từ đó vận dụng vào DH

KN theo hướng DH giải quyết vấn đề.

- Điều tra thực trạng dạy và học môn Sinh học nói chung, DH KN Sinh học nói

riêng ở một số trường THPT.

Page 9: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

- Xây dựng một số bản đồ KN về các đặc trưng sống của sinh giới trong

chương trình Sinh học ở bậc phổ thông.

- Phân tích sự phát triển của các KN Sinh học ở trường THPT theo tiếp cận cấu

trúc - hệ thống.

- Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình DH KN.

- Đề xuất bổ sung quy trình DH KN theo hướng phát huy tính tích cực hoạt

động nhận thức của người học.

- Thiết kế và tổ chức DH một số KN Sinh học khó theo tiếp cận hệ thống - cấu

trúc trong chương trình Sinh học THPT.

- Thực nghiệm sư phạm: Nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bản đồ KN

trong việc hình thành và phát triển KN ở trường THPT.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: tổng quan về lý

thuyết grap, bản đồ KN, vận dụng lý thuyết grap và bản đồ KN vào xây dựng bản đồ

KN Sinh học, cách định nghĩa KN, quy trình DH KN.

Nghiên cứu và phân tích nội dung, chương trình, SGK Sinh học ở trường phổ

thông, đặc biệt là bậc THPT.

7.2. Phương pháp điều tra sư phạm

+ Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu về: mức độ sử dụng các phương

pháp DH tích cực, việc phân tích sự phát triển các KN trong DH KN Sinh học của

GV ở trường THPT; thái độ, phương pháp và kết quả học tập môn Sinh học của HS ở

trường THPT.

+ Dự giờ và trao đổi trực tiếp với GV, tham khảo các ý kiến, giáo án của GV.

7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm dạy các KN Sinh học tại trường THPT để

đánh giá hiệu quả sư phạm của qui trình dạy học khái niệm mà luận văn đề xuất.

Page 10: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

7.4. Phương pháp thống kê toán học

Các số liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương

pháp Thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel.

8. Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý thuyết grap và bản đồ KN để vận dụng vào

xây dựng bản đồ KN Sinh học.

- Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình DH KN sinh

học.

- Giới thiệu công cụ tiện ích hỗ trợ xây dựng bản đồ KN (phần mềm Cmap -

tools).

- Đề xuất quy trình DH KN giúp nâng cao hiệu quả DH KN Sinh học.

- Xây dựng một số bản đồ KN về các đặc trưng của sinh giới trong chương

trình Sinh học bậc phổ thông. Trên cơ sở đó, thiết kế và tổ chức dạy học một số KN

Sinh học theo tiếp cận cấu trúc - hệ thống.

9. Cấu trúc của luận văn

Phần Mở đầu

Kết quả nghiên cứu: Phần này gồm 3 chương

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài.

Page 11: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Việt Anh (1983), Vận dụng phương pháp sơ đồ - grap vào dạy học Địa

lý các lớp 6 và 8 trường phổ thông cơ sở, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học sư

phạm – tâm lý, Hà Nội.

2. Anghen, F. (1995), Phép biện chứng của tự nhiên (Vũ Văn Điền, Trần Bình

Việt dịch), Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. Nguyễn Như Ất (1973), Những vấn đề cải cách giáo trình sinh học đại cương

trường phổ thông nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Luận án Phó Tiến sỹ khoa

học sư phạm, Matxcơva (Bản dịch tiếng Việt tóm tắt luận án).

4. Nguyễn Như Ất (2002), “Tìm hiểu chiến lược phát triển giáo dục 2001 –

2010”, Báo Giáo dục và thời đại, số 14 (381); 15 (382); 16 (383); 17 (384); 18

(385); 19 (386); 20 (387); 21 (388); 22 (389); 23 (390).

5. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học Sinh học (Phần

đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ (2006), Bài giảng về một số vấn đề về

phương pháp dạy học sinh học, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Bảo (1998), “Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích cực, tính

độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng”, Hội thảo khoa học “Đổi mới

giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học”, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, tr.140-151.

8. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình

dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (1997), Hóa Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

10. Nguyễn Hữu Chí (1996), “Suy nghĩ về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”,

Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (2), tr.7-8.

Page 12: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

11. Trần Thị Chinh (2006), Phân tích sự phát triển các khái niệm đồng tâm làm

cơ sở cho dạy học Sinh thái học lớp 11 – THPT, Luận Văn Thạc sỹ khoa học

giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

12. Nguyễn Phúc Chỉnh (2002), “Vận dụng grap để khắc phục tính hình thức

trong dạy học sinh học”, Tạp chí Giáo dục, (46), Tr35.

13. Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), “Sử dụng grap trong dạy học sinh học góp phần

phát triển tư duy hệ thống cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (89), Tr.28.

14. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp grap trong dạy học sinh học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Mạnh Chung (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học khái niệm toán học

bằng các biện pháp sư phạm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của

học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục, Viện Khoa học giáo dục.

16. Hoàng Chúng (1997), Grap và giải toán phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

17. Ngô Thu Dung (1995), “Về tính tích cực của học sinh tiểu học”, Tạp chí

Nghiên cứu giáo dục, (7), tr.15–16.

18. Phan Đức Duy (2008), “Bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học bậc THPT”,

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Dạy học sinh học ở trường phổ thông theo chương

trình và SGK mới”, Trường Đại học Vinh.

19. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm Lý học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Hồ Ngọc Đại (1985), Bài học là gì?, Nxb Giáo dục, Hà nội.

21. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành

Trung ương khoa VII, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

23. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 13: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

24. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ Chi,

Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty ( 2006), Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

25. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ Chi,

Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty ( 2006), Sinh học 10 – Sách giáo viên, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

26. Vương Tất Đạt (1992), Logic hình thức, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.

27. Phạm Văn Đồng (1994), “Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh,

một phương pháp vô cùng quý báu”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (12), tr.1-2.

28. Franz Emanuel Weinert (chủ biên) (1998), Sự phát triển nhận thức học tập và

giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Gerhard Dietrich (1984), Phương pháp dạy học sinh học, tập I, II, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

30. Đỗ Thị Hà (2002), Sử dụng cấu trúc hệ thống hình thành các khái niệm Sinh

thái học, Sinh học 11 THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại

học sư phạm Hà Nội.

31. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1997), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Đào Thị Minh Hải (2003), Rèn luyện kỹ năng phân tích nội dung và định

nghĩa các khái niệm cho học sinh trong dạy học chương III: nguyên nhân và

cơ chế tiến hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm

Hà Nội.

33. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2003), Từ

điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

34. Trần Bá Hoành (1971), “Dùng phương pháp test để điều tra nhận thức của học

sinh về một số khái niệm trong chương trình Sinh vật học đại cương lớp 9”,

Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (5), tr.21-27.

Page 14: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

35. Trần Bá Hoành (1995), “Bàn về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí

Thông tin Khoa học giáo dục, (49), tr.22-27

36. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Trần Bá Hoành (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học, Nxb Giáo

dục.

38. Trần Bá Hoành (Chủ biên), Trịnh Nguyên Giao (2007), Giáo trình đại cương

phương pháp dạy học Sinh học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

39. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (1997), Giáo trình giáo dục tiểu học, tập I, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

40. Đặng Thành Hưng (1994), Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh

trong giờ lên lớp, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Thế Hưng, Đặng Thị Quỳnh Hương (2006), “Sử dụng mô hình Toán

thống kê nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong dạy học Định

luật Menden”, Tạp chí Giáo dục, (140), Tr.30 - 31.

42. Nguyễn Thế Hưng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo khoa

để thiết kế bài giảng Sinh học”, Tạp chí Giáo dục (160), Tr 39 - 41.

43. Nguyễn Thế Hưng (2008): “Đổi mới hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh

giá nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy học Sinh

học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt về đổi mới chương

trình sách giáo khoa phổ thông, tháng 5), Tr. 36 - 37 và 35.

44. Nguyễn Thế Hưng (2008): “Nâng cao chất lượng dạy học một số kiến thức

khó môn Sinh học THPT”, Tạp chí Giáo dục, (192), Tr. 40 - 42.

45. Kharlamop, I.F. (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế

nào?, Tập I, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

46. Kharlamop, I.F. (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế

nào?, Tập II, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

Page 15: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

47. Trần Kiều (chủ biên) (1997), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS,

Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

48. Lecne, I. (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Nguyễn Thị Hồng Liên (2007), Biện pháp hình thành và phát triển các khái

niệm trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 – THPT, Luận văn thạc

sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

50. Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Thành Đạt, Trần Quý Thắng (2002), Chuyên

đề bồi dưỡng học sinh giỏi THPT môn Sinh học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

52. Piagie, G. (1986), Tâm lý học và giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

53. Phillips, W.D. –Chilton, I.I. (1999), Sinh học, Tập I + II, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

54. Nguyễn Ngọc Quang (1982), “Phương pháp grap và lý luận về bài toán hóa

học”, Nghiên cứu giáo dục, (2), Tr22.

55. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Bài giảng chuyên đề lý luận dạy học, Trường

quản lý cán bộ giáo dục Trung ương, Hà Nội.

56. Ro-den-tan M, I-u-din P (1986), Từ điển triết học. Nxb Sự thật, Hà Nội.

57. Robert, J.M. – Debra, J.P. – Jane, E.P. (2005), Các phương pháp dạy học hiệu

quả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

58. Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) (2003), Dạy học Sinh học ở trường THPT, tập

I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

59. Viện triết học (1972), Triết học và các khoa học cụ thể, Tập I, Nxb Khoa học

Xã hội.

60. Nguyễn Quang Vinh (Tổng chủ biên), Trần Kiên (Chủ biên), Nguyễn Văn

Khang (2002), Sinh học 7, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Page 16: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

61. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Cao Gia Núc, Trần Đăng Cát (2005),

Phương pháp dạy học môn Sinh học ở trường THCS, tập I, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

62. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Đức Thành

(2006), Thiết kế bài giảng sinh học 10 theo hướng đổi mới phương pháp dạy

học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

63. Nguyễn Quang Vinh (Tổng chủ biên), Hoàng Thị Sản (Chủ biên), Nguyễn

Phương Nga, Trịnh Thị Bích Ngọc (2007), Sinh học 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

64. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng (2007), Sinh

học 8, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

65. Nguyễn Quang Vinh (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Minh

Công, Mai Sỹ Tuấn (2007), Sinh học 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

66. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Ngô

Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2006), Sinh học 10 nâng

cao, Nxb Giáo dục, Hà nội.

67. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Ngô

Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2006), Sinh học 10 nâng

cao - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà nội.

68. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên) (2006), Sinh học 11

nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà nội.

69. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Luật Giáo dục, Nxb Tư

pháp, Hà Nội.

70. Xergeev, B. (1977), Sinh lý học giải trí, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

B. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

71. Beirute, L., & Mayorga, L. F. (2004). “Los mapas conceptuales herramienta

poderosa en la resoluciún alternativa de conflictos”, In A.J. Canas, J.D. Novak

& F.M. Gonzolez (Eds.), Concept maps: Theory, methodology, technology.

Page 17: TÓM TẮ ẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/15380/1/V_L0_02150.pdfBỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 10 ... HÀ NỘI, 2008. MỞ

Proceedings of the 1st international conference on concept mapping (Vol. I).

Pamplona, Spain: Universidad Pỳblica de Navarra.

72. David, R. S. (1992), Developmental Psychology Childhood and Adolescence

(Second Edition), N.Y.

73. Derbentseva, N., Safayeni, F. (2004), “Experiments on the effects of map

structure and concept quantification during concept map construction”, In A.J.

Canas, J.D. Novak & F.M. Gonzolez (Eds.), Concept maps: Theory,

methodology, technology. Proceedings of the 1st international conference on

concept mapping (Vol. I). Pamplona, Spain: Universidad Pỳblica de Navarra.

74. Gross, J.L., Yellen, J. (2001), Topological Graph Theory, New York, USA,

http://graphtheory.com

75. Novak, J.D., Canas, A.J. (2008), “The theory underlying Concept Maps and

how to construct and use them”, Institude for Human and Machine Cognition,

Pensacola FL, 32502.