14
Tóm tắt báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ, 2009-2012 NGHIÊN CỨU CÁC BIÊN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SẢN XUẤT CỦA TRÂU 1 . PGS.TS.Đinh Văn Cải 2 Tóm tắt Đề tài thực hiện từ năm 2009-2012, từ số liệu điều tra đã hình thành 7 thí nghiệm nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khối lượng trâu đực giống thấp 402- 460kg, rất hiếm trâu đực có ngoại hình và thể trạng tốt. Khoảng cách lứa đẻ ở trâu cái sinh sản trung bình 20,45 tháng và tuổi đẻ lứa đầu ở trâu cái tơ trung bình 45,34 tháng. Khối lượng của nghé tại các mốc 6 tháng 12; 24 và 36 tháng tuổi tương ứng là 117,9 kg; 183,3 kg; 274,3 kg và 340,5 kg. Thời điểm phối giống tốt nhất cho trâu cái nội động dục tự nhiên là từ 18-24 giờ kể từ khi phát hiện trâu cái có dấu hiệu động dục và sau 6-9 giờ phối lặp lại lần 2, kỹ thuật này đạt tỷ lệ trâu có chửa từ 60,87 đến 66,67% qua 2 chu kì phối giống. Trâu cái nội đáp ứng tốt với hormone gây động dục đồng loạt, tỷ lệ trâu động dục đạt từ 69,17-73,79%, thời gian xuất hiện động dục tập trung vào ngày thứ 4 sau xử lí. Tỷ lệ trâu có chửa qua 2 chu kì phối đạt từ 49,17 - 64,08% trên số trâu xử lí. Chương trình xử lí kết hợp hormone GnRH+ PGF + Oestrogen +TAI hoặc sử dụng kết hợp CIDR+ GnRH+ PGF2α +TAI cho kết quả tốt hơn về tỷ lệ trâu có chửa, đơn giản về kỹ thuật, rất phù hợp cho chương trình phối giống nhân tạo trâu tập trung vào thời điểm chủ động trong năm. Sử dụng liều kép prostaglandin F2α cách nhau 10 ngày cho kết quả tốt trong điều trị trâu cái chậm sinh do thể vàng tồn lưu, tỷ lệ trâu động dục sau điều trị đạt 71,12%. Phối bắt buộc cho trâu vào ngày thứ 14-15 sau điều trị, tỷ lệ trâu có chửa đạt 54,9% so với trâu được phối và đạt 39% so với trâu được điều trị. Nghé nội sinh ra từ đực chọn lọc có khối lượng lúc 6 tháng và 12 tháng tuổi cao hơn tương ứng là 7,2% và 9,3%, tăng trọng từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cao hơn 10% so với nghé nội sinh ra từ đực đại trà chưa được chọn lọc. Nghé con được bổ sung thức ăn đầy đủ trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi có khối lượng cao hơn từ 10-10,2%, tăng trọng cao hơn 11,4% so với nhóm nuôi theo truyền thống. Trâu mẹ được bổ sung thức ăn trong giai đoạn nuôi con, kết hợp với kĩ thuật phát hiện động dục đã rút ngắn khoảng cách lứa đẻ 50 ngày, còn 15,2 tháng/lứa. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tăng trọng của nghé lai F1 Murrah đạt trên 600 gam/ngày giai đoạn bú sữa (0 -6 tháng tuổi) và gần 500 gam/ngày giai đoạn 7-12 tháng tuổi để đạt khối lượng 145 kg vào lúc 6 tháng tuổi và 233 kg vào lúc 12 tháng tuổi. So với nghé nội cùng tuổi, cùng điều kiện nuôi dưỡng, khối lượng nghé lai F1 cao hơn 20,5%. Từ khóa: Động dục đồng loạt, Đực chọn lọc, nghé lai F1 Murrah, trâu nội. 1. Đặt vấn đề Thịt trâu, thịt bò thuộc vào nhóm thịt đỏ, ngày càng được đánh giá cao trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. So với thịt bò, thịt trâu nhiều nạc, ít mỡ và lượng cholesterol ít hơn. Thực ra thịt bò tiêu thụ trên thị trường từ lâu nay, trong số đó gần một nửa là thịt trâu. Người tiêu dùng hiện nay không quan tâm nhiều đến sự khác biệt giữa thịt trâu và thịt bò. Gần đây trong siêu thị, nhà hàng có bán thịt trâu, có nhiều cửa hàng “đặc sản” thịt trâu, điều này chứng tỏ giá trị của thịt trâu đã được người tiêu dùng nước ta chấp nhận. Con trâu ở nước ta đang chuyển dần từ mục đích cày kéo sang sản xuất thịt. Thị trường thịt trâu ngày một rộng mở. Tuy vậy khả năng sản suất thịt của trâu nội còn rất khiêm tốn, do sinh trưởng chậm, thành thục muộn, đẻ thưa, tầm vóc nhỏ, tỷ lệ các phần thịt có giá trị thấp hơn so với bò lai Sind. Một điều đáng quan ngại là tầm vóc và khối lượng cơ thể của trâu nội ngày càng nhỏ đi. Số liệu năm 1996 so với năm 1964 cho 1 Đề tài cấp Bộ NN-PTNT, 2009-2012”Nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu” 2 PGS.TS. Đinh Văn Cải. Chủ nhiệm đề tài, tel: 0903 730 420. Email: [email protected]. Tham gia nghiên cứu: ThS. Đậu Văn Hải, ThS. Nguyễn Thị Thu Hồng, TS. Nguyễn Hữu Trà, ThS. Nguyễn Đức Chuyên, Hàn Quốc Vương, TS. Phan Văn Kiểm, Lưu Công Hòa, ThS. Thái Khắc Thanh, Hoàng Khắc Hải, ThS. Tống Văn Giáp.

Tóm tắt báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ, 2009-2012 Tom tat de tai TRÂU- 2013.pdf · Trâu cái nội có hoạt động sinh sản bình thường sử dụng trong

Embed Size (px)

Citation preview

Tóm tắt báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ, 2009-2012

NGHIÊN CỨU CÁC BIÊN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO KHẢ NĂNG

SINH SẢN VÀ SẢN XUẤT CỦA TRÂU1.

PGS.TS.Đinh Văn Cải2

Tóm tắt

Đề tài thực hiện từ năm 2009-2012, từ số liệu điều tra đã hình thành 7 thí nghiệm nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật

nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khối lượng trâu đực giống thấp 402-

460kg, rất hiếm trâu đực có ngoại hình và thể trạng tốt. Khoảng cách lứa đẻ ở trâu cái sinh sản trung bình 20,45

tháng và tuổi đẻ lứa đầu ở trâu cái tơ trung bình 45,34 tháng. Khối lượng của nghé tại các mốc 6 tháng 12; 24 và 36

tháng tuổi tương ứng là 117,9 kg; 183,3 kg; 274,3 kg và 340,5 kg. Thời điểm phối giống tốt nhất cho trâu cái nội

động dục tự nhiên là từ 18-24 giờ kể từ khi phát hiện trâu cái có dấu hiệu động dục và sau 6-9 giờ phối lặp lại lần 2,

kỹ thuật này đạt tỷ lệ trâu có chửa từ 60,87 đến 66,67% qua 2 chu kì phối giống. Trâu cái nội đáp ứng tốt với

hormone gây động dục đồng loạt, tỷ lệ trâu động dục đạt từ 69,17-73,79%, thời gian xuất hiện động dục tập trung

vào ngày thứ 4 sau xử lí. Tỷ lệ trâu có chửa qua 2 chu kì phối đạt từ 49,17- 64,08% trên số trâu xử lí. Chương trình

xử lí kết hợp hormone GnRH+ PGF2α+ Oestrogen +TAI hoặc sử dụng kết hợp CIDR+ GnRH+ PGF2α +TAI cho kết

quả tốt hơn về tỷ lệ trâu có chửa, đơn giản về kỹ thuật, rất phù hợp cho chương trình phối giống nhân tạo trâu tập

trung vào thời điểm chủ động trong năm. Sử dụng liều kép prostaglandin F2α cách nhau 10 ngày cho kết quả tốt

trong điều trị trâu cái chậm sinh do thể vàng tồn lưu, tỷ lệ trâu động dục sau điều trị đạt 71,12%. Phối bắt buộc cho

trâu vào ngày thứ 14-15 sau điều trị, tỷ lệ trâu có chửa đạt 54,9% so với trâu được phối và đạt 39% so với trâu được

điều trị. Nghé nội sinh ra từ đực chọn lọc có khối lượng lúc 6 tháng và 12 tháng tuổi cao hơn tương ứng là 7,2% và

9,3%, tăng trọng từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cao hơn 10% so với nghé nội sinh ra từ đực đại trà chưa được chọn

lọc. Nghé con được bổ sung thức ăn đầy đủ trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi có khối lượng cao hơn từ 10-10,2%, tăng

trọng cao hơn 11,4% so với nhóm nuôi theo truyền thống. Trâu mẹ được bổ sung thức ăn trong giai đoạn nuôi con,

kết hợp với kĩ thuật phát hiện động dục đã rút ngắn khoảng cách lứa đẻ 50 ngày, còn 15,2 tháng/lứa. Trong điều kiện

nuôi dưỡng tốt, tăng trọng của nghé lai F1 Murrah đạt trên 600 gam/ngày giai đoạn bú sữa (0-6 tháng tuổi) và gần

500 gam/ngày giai đoạn 7-12 tháng tuổi để đạt khối lượng 145 kg vào lúc 6 tháng tuổi và 233 kg vào lúc 12 tháng

tuổi. So với nghé nội cùng tuổi, cùng điều kiện nuôi dưỡng, khối lượng nghé lai F1 cao hơn 20,5%.

Từ khóa: Động dục đồng loạt, Đực chọn lọc, nghé lai F1 Murrah, trâu nội.

1. Đặt vấn đề

Thịt trâu, thịt bò thuộc vào nhóm thịt đỏ, ngày càng được đánh giá cao trên thị trường và được

người tiêu dùng ưa chuộng. So với thịt bò, thịt trâu nhiều nạc, ít mỡ và lượng cholesterol ít hơn.

Thực ra thịt bò tiêu thụ trên thị trường từ lâu nay, trong số đó có gần một nửa là thịt trâu. Người

tiêu dùng hiện nay không quan tâm nhiều đến sự khác biệt giữa thịt trâu và thịt bò. Gần đây trong

siêu thị, nhà hàng có bán thịt trâu, có nhiều cửa hàng “đặc sản” thịt trâu, điều này chứng tỏ giá trị

của thịt trâu đã được người tiêu dùng nước ta chấp nhận. Con trâu ở nước ta đang chuyển dần từ

mục đích cày kéo sang sản xuất thịt. Thị trường thịt trâu ngày một rộng mở. Tuy vậy khả năng

sản suất thịt của trâu nội còn rất khiêm tốn, do sinh trưởng chậm, thành thục muộn, đẻ thưa, tầm

vóc nhỏ, tỷ lệ các phần thịt có giá trị thấp hơn so với bò lai Sind. Một điều đáng quan ngại là tầm

vóc và khối lượng cơ thể của trâu nội ngày càng nhỏ đi. Số liệu năm 1996 so với năm 1964 cho

1 Đề tài cấp Bộ NN-PTNT, 2009-2012”Nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất

của trâu” 2 PGS.TS. Đinh Văn Cải. Chủ nhiệm đề tài, tel: 0903 730 420. Email: [email protected].

Tham gia nghiên cứu: ThS. Đậu Văn Hải, ThS. Nguyễn Thị Thu Hồng, TS. Nguyễn Hữu Trà, ThS. Nguyễn Đức

Chuyên, Hàn Quốc Vương, TS. Phan Văn Kiểm, Lưu Công Hòa, ThS. Thái Khắc Thanh, Hoàng Khắc Hải, ThS.

Tống Văn Giáp.

thấy con đực trung bình giảm 106kg và trâu cái giảm 64,7 kg. Trước đây đực giống có khối

lượng 600 kg rất phổ biến, ngày nay đực giống trên 500 kg rất ít. Từ năm 2000 đến nay Bộ đã có

một số đề tài, dự án đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trâu. Đề tài 2002-2005 của TS. Mai Văn

Sánh, đề tài “Chọn lọc nhân thuần nâng cao năng suất và chất lượng trâu nội” năm 2006-2010

của mai Văn Sánh và Trịnh Văn Trung, dự án giống trâu của Viện Chăn nuôi 2007-2010, kết quả

cho thấy con trâu còn nhiều tiềm năng để phát triển nếu được đầu tư đúng. Bài viết này trình bày

tóm tắt kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp Bộ năm 2009-2012 “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật

nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu”.

2. Nội dung, nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu.

Nội dung, Phương pháp:

tiến hành tại 18 xã của 6 huyện thuộc 3 tỉnh Thái Nguyên,

Nghệ An và Bình Phước từ tháng 4 đến tháng 10/2009. Khảo sát chi tiết số liệu kĩ thuật trên tổng

số 1501 con, trong đó 769 trâu cái sinh sản, 620 trâu tơ dưới 3 năm tuổi và 112 trâu đực giống.

Để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu cái đề tài đã tiến hành đồng thời 3 giải pháp

kỹ thuật: 1/ Tuyển chọn trâu đực giống tốt, có khối lượng lớn giao cho hộ chăn nuôi chỉ với mục

đích truyền giống, không phải cày kéo. Trâu đực chọn lọc khối lượng lớn sẽ cải thiện tăng trưởng

và khối lượng của nghé con. Kỹ thuật phát hiện động dục được cán bộ kỹ thuật của đề tài tập

huấn. Người nuôi trâu cái mang trâu cái động dục đến cho trâu đực phối giống mà không phải trả

tiền. Kỹ thuật này góp phần cải thiện chỉ tiêu sinh sản trâu mẹ, rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. 2/

Phối tinh nhân tạo cho trâu nội bằng tinh Murrah, tạo con lai F1 cho năng suất thịt cao hơn trâu

nội. Phối tinh nhân tạo được thực hiện trên trâu cái động dục tự nhiên và thông qua kỹ thuật sử

dụng hormone gây động dục đồng loạt. 3/ Điều trị trâu cái chậm sinh có nguyên nhân từ thể vàng

tồn lưu bằng PGF2α, sau điều trị trâu cái được phối giống nhân tạo bằng tinh Murrah tạo con lai

F1. Kỹ thuật này giúp nâng cao tỷ lệ đẻ của đàn trâu nội đồng thời tạo con lai F1 Murrah. Các

giải pháp kỹ thuật trên được thực hiện thông qua 7 thí nghiệm khoa học, tại 3 mô hình chăn nuôi

của 3 tỉnh. Phương pháp thí nghiệm của 7 thí nghiệm sẽ được mô tả tóm tắt ở phần kết quả và

thảo luận.

Nguyên vật liệu: Trâu đực nội trong đề tài này được sử dụng như nguồn gen tốt để cải tiến di

truyền đàn con. Đực giống được tuyển chọn từ các địa phương, có ngoại hình đẹp, tính hiền.

Khối lượng lúc 3-4 năm tuổi đạt từ 530-550 kg.

Tinh trâu Murrah sử dụng trong thí nghiệm gồm 2 nguồn: Nguồn từ đực giống thuần Murrah

nuôi giữ tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, Viện Chăn nuôi (Thái

Nguyên). Tinh dưới dạng cọng rạ 0,25ml, hoạt lực sau khi giải đông đạt trên 40%, tinh sử dụng

ngay trong năm kể từ ngày sản xuất. Nguồn từ đực giống thuần Murrah nhập từ Ấn Độ. Tổng số

1000 liều tinh được sản xuất từ 3 trâu đực giống đạt yêu cầu giống quốc gia của Ấn Độ. Loại

cọng rạ, liều 0,25 ml, sản xuất năm 2010, kiểm tra hoạt lực sau khi giải đông đạt trên 50%.

Tên thương mại của một số hormone sinh dục sử dụng trong các thí nghiệm: Lutalyse và

Cloprostenol chứa Prostaglandine F2α; CIDR chứa progesterone, do Công ty Pfizer Animal

Health (Bỉ) sản xuất. Fertagyl chứa GnRH, do Công ty Intervet International B.V sản xuất.

Oestrogen do Xí nghiệp Dược và vật tư thú y sản xuất.

Trâu cái nội có hoạt động sinh sản bình thường sử dụng trong thí nghiệm xác định thời điểm và

hiệu quả phối giống nhân tạo, thí nghiệm gây động dục đồng loạt. Trâu cái chậm sinh do thể

vàng tồn lưu sử dụng trong thí nghiệm điều trị chậm sinh. Nghé nội sinh ra từ đực chọn lọc, nghé

lai F1 Murrah và mẹ của chúng được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá sinh trưởng theo mức

nuôi dưỡng khác nhau.

3. Kết quả và thảo luận

3.1/ Khả năng sinh sản, năng suất chăn nuôi trâu tại vùng điều tra.

Khối lượng trung bình của trâu đực giống ở Bình Phước 460 kg, Nghệ An 450 kg và Thái

Nguyên 402 kg. Khối lượng trâu cái sinh sản của 3 tỉnh tương ứng là 458,6 kg; 407,2 kg và

329,4 kg. Số liệu từ 566 con trâu cái tơ cho thấy, tuổi đẻ lứa đầu trung bình 45,34 tháng, suy ra

tuổi phối giống đậu thai lần đầu vào lúc trâu tơ gần 3 năm tuổi. Có 13,43% số trâu tơ đẻ lứa đầu

trước 36 tháng tuổi, 52,65% trâu đẻ lứa đầu trong độ tuổi 36-48 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu trung

bình của trâu Nghệ An là 42,4 tháng, sớm hơn so với 2 tỉnh Bình Phước (48,5 tháng) và Thái

Nguyên (47,1 tháng). Khoảng cách lứa đẻ trung bình của trâu cái sinh sản là 20,45 tháng (n=

657). Ngắn nhất là trâu Nghệ An, 17,3 tháng, dài nhất là trâu Thái Nguyên 23,9 tháng, trâu Bình

Phước 21,4 tháng (Bảng 1). Khoảng cách lứa đẻ nhỏ hơn hoặc bằng 15 tháng, từ 16- 18 tháng,

18- 24 tháng và nhóm trên 24 tháng chiếm tỷ lệ tương ứng là 16,44%; 29,53; 30,44% và 23,59%

tổng số lứa đẻ điều tra. Số liệu này cho thấy 45,97% trâu cái mắn đẻ, có nhịp đẻ 3 năm 2 nghé,

30,44% trâu cái có nhịp đẻ 2 năm một nghé và có 23,59% trâu đẻ thưa trên 2 năm một nghé.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu của trâu đực giống, trâu cái sinh sản tại 3 tỉnh điều tra

Chỉ tiêu Đơn

vị An Nguyên

Tổng/Trung

bình

Trâu đực giống n 50 12 50 112

Khối lượng kg 453 459,8 402,3 431,1

Trâu cái sinh sản n 249 270 250 769

Khối lượng Kg 407,2 458,6 329,4 399,9

Tuổi đẻ lứa đầu trâu tơ n 68 229 269 566

Trung bình Tháng 48,52 42,4 47,1 45,34

Khoảng cách lứa đẻ n 187 266 204 657

Trung bình Tháng 21,12 17,3 23,9 20,45

Tăng trọng trung bình của nghé tơ (tính chung đực và cái) giai đoạn bú sữa 0-6; 7-12; 13-24 và

25-36 tháng tuổi tương ứng là 518,7; 357,0; 248,6 và 181,0 gam/ngày. Khối lượng tại các mốc 6;

12; 24 và 36 tháng tuổi tương ứng là 117,9 kg; 183,3 kg; 274,3 kg và 340,5 kg. Bảng 2 trình bày

khối lượng nghé phân theo đực cái, giai đoạn tuổi tại các tỉnh điều tra. Tại Nghệ An 71,05% số

nghé được bổ sung thêm thức ăn giai đoạn 0-6 tháng tuổi, chỉ tiêu này ở Thái Nguyên là 5,66%

và Bình Phước là 0%. Trung bình chỉ có 34,31% số nghé được bổ sung thêm thức ăn trong giai

đoạn từ 7 đến 12 tháng tuổi. Nhìn chung nghé nuôi ít bệnh do người dân ý thức được tiêm phòng

và tảy giun sán cho nghé ở các giai đoạn tuổi. Tỷ lệ nghé được tiêm phòng các bệnh truyền

nhiễm rất cao 77-100%. Thái Nguyên tập cày cho nghé sớm, ngay từ trước 2 năm tuổi đã có 74%

nghé được tập cày kéo. Trong khi Nghệ An tập cày kéo cho nghé sau 2 năm tuổi. Bình Phước

nghé trước 3 năm tuổi vẫn chưa tập kéo cày.

ĐVT Trung bình

Cái đực

- n 29 18 15 13 44 11 88 42

g/ngày 518,4 561,4 505,0 542,2 508,2 489,5 511,0 536,6

kg 117,7 126,7 114,4 121,2 114,0 111,6 115,5 121,2

- n 46 27 21 18 34 23 101 68

g/ngày 403,7 413,8 405,3 391,2 257,9 272,4 355,0 360,0

kg 191,5 202,5 188,6 192,8 161,2 161,4 180,5 187,1

- N 29 18 15 4 27 22 71 44

g/ngày 217,7 236,7 220,2 259,8 280,3 281,5 242,0 261,2

Kg 271,0 288,8 269,2 287,9 263,8 264,4 269,1 282,7

- n 44 9 11 11 22 11 77 31

g/ngày 191,6 207,4 152,2 193,6 160,0 177,8 177,0 192,0

Kg 341,0 364,5 340,1 358,8 322,3 329,5 333,8 352,9

Nguyên nhân dẫn đến khối lượng trâu đực giống thấp là do mục đích nuôi trâu đực của nông dân.

Người chăn nuôi nuôi trâu đực để kéo cày, không có chủ ý nuôi giữ trâu đực để truyền giống.

Chỉ có một số ít hộ có đàn trâu cái với số lượng lớn mới giữ trâu đực cho mục đích truyền giống

cho đàn cái của mình. Họ chỉ giữ lại những con đực hiền như trâu cái vì lí do dễ nuôi. Những

trâu đực lớn nhanh, to con không được giữ làm giống mà được bán sớm trước khi chúng thành

thục về tính. Những trâu đực có tính hăng thường khó nuôi, khó điều khiển khi cày kéo cũng

được bán đi sớm. Hầu như tất cả trâu đực giống đều tham gia công việc cày kéo với mức độ khác

nhau. Người chăn nuôi trâu đực giống không được lợi ích từ người chăn nuôi trâu cái khi trâu

đực phối giống. Chính quyền địa phương cũng không có chính sách ưu đãi nào cho người chăn

nuôi đực giống. Không có một chương trình chọn lọc quản lí trâu đực giống nào được thực hiện

ở địa phương trừ khi có đề tài, dự án cấp Bộ.

Tỷ lệ trâu cái đẻ thưa, trâu tơ đẻ muộn có nguyên nhân đầu tiên từ đực giống. Các nguyên nhân

tiếp theo là kỹ thuật phát hiện trâu cái lên giống, bệnh đường sinh sản, lao tác nặng do cày kéo,

dinh dưỡng kém tuy không phải là nguyên nhân chính nhưng góp phần quan trọng làm giảm khả

năng sinh sản của trâu cái. Có vùng nhiều trâu đực giống như Nghệ An, Thái Nguyên nhưng tỷ lệ

sinh đẻ của trâu vẫn thấp là do thiếu sự tiếp xúc đầy đủ giữa trâu đực giống và trâu cái. Người

nuôi trâu đực chủ động tránh cho trâu đực phối giống vì ảnh hưởng đến khả năng cày kéo. Khi

bãi chăn thả ngày càng thu hẹp, người nuôi giữ trâu đực giống để cày kéo thường chăn dắt và

quản lí rất chặt trâu đực, cơ hội để trâu cái động dục gặp trâu đực giống đúng thời điểm phối

giống, đúng khi trâu đực sung sức thật hiếm hoi.

3.2 Nghiên cứu kỹ thuật gây động dục đồng loạt trên trâu cái trong phối giống nhân tạo

Hai thí nghiệm (thí nghiệm 1 và 2) gây động dục đồng loạt ,với 5 chương trình sử dụng kết hợp

các loại hormone khác nhau, thực hiện trên 203 trâu cái từ năm 2010-2011. Trâu cái động dục

sau xử lí được phối giống nhân tạo bằng tinh Murrah nhập từ Ấn Độ để tạo con lai F1.

Thí nghiệm 1 Thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011. Tổng số 120 trâu cái, có lịch sử sinh

sản bình thường, sau khi đẻ 90-150 ngày chưa mang thai, thể trạng tốt, được phân đều vào 3

nhóm, sử dụng 3 chương trình hormone như sau: Nhóm 1 (n=40) đặt CIDR ngày 0 và rút CIDR

ngày 10, theo dõi động dục và phối giống đến hết ngày 11; Nhóm 2 (n=40) đặt CIDR và tiêm 2

ml fertagyl (GnRH) ngày 0, ngày 7 rút CIDR và tiêm 2ml cloprostenol (PGF2α), theo dõi động

dục và phối giống đến hết ngày 11; Nhóm 3 (n=40) đặt CIDR và tiêm 2ml fertagyl ngày 0, ngày

7 rút CIDR và tiêm 2ml cloprostenol, sau 48 giờ tiêm thêm 2ml fertagyl, phối bắt buộc (TAI) sau

16 giờ kể từ khi tiêm fertagyl lần 2.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ trâu động dục ở nhóm 1; 2 và 3 lần lượt là 57,5%; 75% và

75%, trung bình 69,17% (82/120). Tỷ lệ trâu có chửa sau lần phối tinh đầu so với số trâu được

phối tương ứng là 56,52%; 55,17%; 40,0%, trung bình 48,91% (Bảng 3). Tỷ lệ trâu có chửa qua

2 lần phối trên số trâu xử lý lần lượt là 40% (16/40); 50% (20/40) và 55,75% (23/40) tương ứng,

trung bình đạt 49,17%, cao nhất ở nhóm 3 (Bảng 4).

Bảng 3. Tỷ lệ động dục và có chửa của trâu sau lần phối tinh đầu ở các nhóm được sử lý bởi các

chương trình hormone khác nhau.

Nhóm n Động

dục /xử lí

Tỷ lệ

động dục

Phối

giống

chửa

Tỷ lệ

có chửa

(1) CIDR (progesteron) 40 23/40 57,50 23 13/23 56,52

(2) CIDR+ GnRH+ PGF2α 40 30/40 75,00 29 16/29 55,17

(3) CIDR+GnRH+ PGF2α+

GnRH +TAI

40 30/40 75,00 40 16/40 40,00

Tổng/trung bình 120 83/120 69,17 92 45/92 48,91

Bảng 4. Tỷ lệ trâu có chửa từ chu kì 2 và tổng số trâu có chửa sau 2 lần phối trên số trâu được

xử lí ở 3 nhóm trâu thí nghiệm.

Nhóm Phối ở

Chu kì 2

Có chửa

lần phối 2

Tỷ lệ

(%)

Có chửa từ 2

lần phối/tổng

Tỷ lệ (%)

(1) CIDR (progesteron) 8 3/8 37,50 16/40 40,0

(2) CIDR+ GnRH+PGF2α 11 4/11 36,36 20/40 50,0

(3) CIDR+GnRH+ PGF2α +

GnRH +TAI

21 7/21 33,33 23/40 55,7

Tổng/tr bình 40 14/40 35,00 59/120 49,17

Kết quả này chứng tỏ trâu cái nội đáp ứng tốt với chương trình sử lý hormone gây động dục và

rụng trứng đồng loạt. Sử dụng kết hợp CIDR+ GnRH+ PGF2 cho kết quả tốt hơn sử dụng riêng

rẽ CIDR. Tỷ lệ động dục trung bình đạt 69,17% và thời gian xuất hiện động dục tập trung vào 40

giờ sau xử lý. Tỷ lệ trâu có chửa bằng phối giống nhận tạo sau hai lần phối đạt 49,17% so với số

trâu được xử lí. Sử dụng kết hợp CIDR với GnRH+PGF2+GnRH và phối bắt buộc sau khi tiêm

GnRH 16 giờ, tỷ lệ trâu cái có chửa cao nhất, đạt 57,5% so với trâu được xử lí. Kỹ thuật này sẽ

giải quyết được khó khăn về phát hiện động dục trong phối giống nhân tạo cho trâu trong điều

kiện chăn nuôi phân tán.

Thí nghiệm 2. Thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8/2011. Tổng số 103 trâu được phân đồng đều vào

3 nhóm, mỗi nhóm sử dụng một chương trình hormone khác nhau. Nhóm 1 (n= 35), ngày 0 tiêm

fertagyl (8 giờ sáng), ngày 7 tiêm lutalyse (8 giờ sáng), ngày 9 tiêm fertagyl lần 2 (4 giờ chiều),

ngày 10 phối bắt buộc (TAI) cho tất cả trâu vào lúc 8 giờ sáng, tương ứng với 16 giờ sau khi

tiêm Fertagyl lần 2. Nhóm 2 (n= 35), ngày 0 tiêm fertagyl (8 giờ sáng), ngày 7 tiêm futalyse (8

giờ sáng), ngày 8 tiêm oestrogen (8 giờ sáng), ngày 10 phối bắt buộc (TAI) cho tất cả trâu vào

lúc 8 giờ sáng, tương ứng với 24 giờ sau khi tiêm oestrogen.

Nhóm 3 (n= 33), lặp lại chương trình hormone như nhóm 2 của thí nghiện trước. Ngày 0 đặt

CIDR và tiêm 1 liều fertagyl vào lúc đặt CIDR, ngày 7 rút CIDR và tiêm một liều cloprostenol.

Theo dõi lên giống và phối cho trâu động dục đến hết ngày thứ 11.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ động dục trung bình của 3 nhóm trâu thí nghiệm đạt 73,79%.

Tỷ lệ đậu thai lần phối đầu của trâu ở lô 1 là 40% (14/35) và 45,71% (16/35) ở lô 2, thấp hơn so

với 56% (14/25) ở lô 3 chỉ phối trên trâu động dục (Bảng 5). Tuy nhiên sự sai khác không có ý

nghĩa thống kê (P= 0,470). Tỷ lệ có chửa của trâu lô 1 và lô 2 áp dụng kĩ thuật TAI trong thí

nghiệm của chúng tôi tương đương với 42,9% của Chaikhun và ctv, (2010) trên trâu Thái Lan

cùng áp dụng quy trình Ovsynch +TAI, cao hơn so với 30,3-36% của Gianluca và ctv (2003) trên

trâu của Ý, nhưng thấp hơn so với 50%-56% của Gupta và cs (2008) trên trâu Murrah.

Bảng 5. Tỷ lệ động dục và có chửa của trâu sau lần phối tinh đầu ở các nhóm được sử lý bởi các

chương trình hormone khác nhau.

Lô thí nghiệm Số trâu

xử lí

Trâu động dục/trâu

xử lí

Trâu có chửa từ

phối chu kì

đầu/trâu phối

n con % con %

1/ GnRH+ PGF2α+ GnRH +TAI 35 23/35 65,71 14/35 40,00

2/ GnRH+ PGF2α+ Oestrogen +TAI 35 28/35 80,00 16/35 45,71

3/ CIDR+ GnRH+ PGF2α 33 25/33 75,76 14/25 56,00

Tổng/ trung bình 103 76/103 73,79 44/95 46,31

Tổng số 43 trâu không có chửa sau phối lần 1 đã động dục và được phối giống lại ở chu kì sau.

Trong số đó có 22 trâu có chửa. Tỷ lệ đậu thai trung bình ở cả 3 lô là 51,16% (22/43) và không

có sự khác biệt giữa các lô (P=0,908). Sau hai chu kì phối có 66 con có chửa so với 103 con

được xử lí hormone, đạt tỷ lệ 64,08% (Bảng 6). Lô 1 và 2 áp dụng kĩ thuật TAI có tỷ lệ trâu có

chửa cao hơn (65,71 và 68,57%) so với lô 3 (57,57) chỉ phối trên trâu động dục. Tuy vậy sự sai

khác này vẫn không có ý nghĩa thống kê (P=0,621).

Bảng 6. Tỷ lệ trâu có chửa từ chu kì 2 và tổng số trâu có chửa sau 2 chu kì so với trâu được xử lí

ở 3 nhóm trâu thí nghiệm.

Lô thí nghiệm

Số trâu

phối lại ở

chu kì 2

Trâu có chửa từ

phối chu kì 2/trâu

phối

Trâu có chửa từ

phối ở cả 2 chu kì/

trâu xử lí

n con % con %

1/ GnRH+ PGF2α+ GnRH +TAI 17 9/17 52,94 23/35 65,71

2/ GnRH+ PGF2α+ Oestrogen +TAI 15 8/15 53,33 24/35 68,57

3/ CIDR+ GnRH+ PGF2α 11 5/11 45,45 19/33 57,57

Tổng/ trung bình 43 22/43 51,16 66/103 64,08

Kết quả thí nghiệm chứng tỏ trâu cái nội đáp ứng tốt với hormone gây động dục đồng loạt, tỷ lệ

trâu động dục đạt 73,79%, thời gian xuất hiện động dục sau xử lí 38,8 giờ. Tỷ lệ trâu có chửa qua

2 chu kì phối 68,57% trên số trâu xử lí.

Cả 3 chương trình đều cho kết quả tốt xét về tỷ lệ trâu động dục và có chửa. Chương trình xử lí

kết hợp hormone GnRH+ PGF2α+ Oestrogen và cố định thời điểm phối 24 giờ sau khi xử lí cho

kết quả tốt nhất cần được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Chương trình này đơn giản về kỹ

thuật, không cần phát hiện trâu động dục, rất phù hợp cho chương trình phối giống nhân tạo trâu

tập trung vào thời điểm chủ động trong năm.

3.3 Điều trị bệnh chậm sinh cho trâu cái do thể vàng tồn lưu.

Hai thí nghiệm (thí nghiệm 3 và 4) điều trị chậm sinh cho tổng số 187 trâu cái có thể vàng tồn

lưu bằng PGF2α với 3 chương trình khác nhau. Thí nghiệm 3 (n=96) tiến hành vào vụ đông xuân

(2010-2011), thí nghiệm 4 (n=91) lặp lại thí nghiệm 3 nhưng vào vụ hè thu (2011). Ba chương

trình hormone chung cho cả 2 thí nghiệm như sau: Nhóm 1, ngày 1-5 theo dõi để phối giống cho

trâu động dục bình thường. Ngày 5 tiêm 2ml cloprostenol cho trâu không động dục và chưa phối

giống. Từ ngày 6-10 phát hiện động dục và phối giống. Nhóm 2, tiêm 2 liều 2ml cloprostenol

cho tất cả trâu cách nhau 10 ngày (ngày 1 và ngày 11). Ngày 14 và ngày 15 phối bắt buộc (TAI)

cho tất cả trâu. Nhóm 3, tiêm 2 liều cloprostenol (2ml/con) như lô 2. Tiêm cloprostenol ngày 1,

ngày 3-5 phát hiện động dục và phối giống. Ngày 11 tiêm lần 2 cloprostenol cho những con

không động dục. Phát hiện động dục và phối giống trong những ngày tiếp theo. Sử dụng tinh

Murrah nhập từ Ấn Độ để phối.

Kết quả thí nghiệm 3 cho thấy, trong số 96 trâu được được xử lý, có 50 con động dục ngay ở chu

kỳ đầu tiên, tỷ lệ động dục trung bình của 3 nhóm trâu thí nghiệm là (50/96) 52,08% (Bảng 7).

Tỷ lệ này cao nhất là lô 2 (56,25%), kế đến là lô 1 (53,13%) và thấp nhất là ở lô 3 (46,88%), tuy

nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trong số 46 trâu cái đã được xử lý

nhưng chưa động dục ở chu kỳ 1, có 18 con có biểu hiện động dục ở chu kỳ tiếp theo (chu kỳ 2),

tỷ lệ động dục ở chu kì 2 trung bình là (18/46) 39,13%. Tỷ lệ động dục của trâu cái ở các lô thí

nghiệm biến động từ 26,67% (lô 1) đến 47,06% (lô 3), sự sai khác này không có ý nghĩa thống

kê (P> 0,05). Qua 2 chu kì liên tiếp, trong số 96 trâu sử lý có 68 con có dấu hiệu động dục được

ghi nhận. Tỷ lệ trâu động dục qua 2 chu kỳ trung bình là 70,83% (68/96). Tỷ lệ động dục của

trâu cái ở lô 2 (75,0%) và lô 3 (71,88%) tiêm 2 liều cloprostenol, cao hơn lô 1 (65,63%) chỉ tiêm

1 liều cloprostenol, tuy nhiên sự sai khác chưa có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).

Bảng 7. Kết quả động dục của trâu sau xử lý hai chu kỳ ở 3 lô thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm

1

Nhóm

2

Nhóm

3

Cộng/

Tr. bình

P

Số trâu được xử lý con 32 32 32 96

Số trâu động dục sau xử lý-chu kỳ 1 con 17 18 15 50

Tỷ lệ trâu động dục chu kỳ 1 % 53,13 56,25 46,88 52,08 0,747

Số trâu được xử lý nhưng không động

dục ở chu kỳ 1

con 15 14 17 46

Số trâu chưa động dục ở chu kỳ 1 động

dục ở chu kỳ sau-chu kỳ 2

con 4 6 8 18

Tỷ lệ trâu động dục ở chu kỳ 2 % 26,67 42,86 47,06 39,13 0,470

Tổng số trâu động dục cả 2 chu kỳ con 21 24 23 68

Tỷ lệ động dục của trâu ở 2 chu kì % 65,63 75,00 71,88 70,83 0,703

Tỷ lệ trâu có chửa ở chu kì sau 72,22%, cao hơn so với chu kì đầu, P= 0,001. Số trâu có chửa

của lô 2 và 3 sử dụng liều kép cloprostenol cách nhau 10 ngày cao hơn so với lô 1 chỉ sử dụng

liều đơn cloprostenol. Tuy nhiên sự sai khác chưa có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ có chửa của trâu phối lần đầu qua 2 chu kì phối ở các lô thí nghiệm 1; 2 và 3 so với số trâu

xử lí tương ứng là 25% (8/32); 37,5% (12/32) và 34,4 (11/32) trung bình 32,3% (Bảng 8).

Không có sự sai khác thống kê về tỷ lệ trâu động dục, trâu có chửa giữa các lô thí nghiệm trong

cùng một chu kì.

Bảng 8. Kết quả phối giống có chửa của trâu sau xử lý hai chu kỳ ở 3 lô thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm

1

Nhóm

2

Nhóm

3

Cộng/

Tr. bình

P

Số trâu được phối giống chu kỳ 1 Con 17 32 15 64

Số trâu có chửa phối ở chu kỳ 1 (con) Con 5 7 6 18

Tỷ lệ trâu có chửa phối ở chu kỳ 1 % 29,41 21,88 40,00 28,13 0,432

Số trâu được phối giống ở chu kỳ 2 Con 4 6 8 18

Số trâu có chửa từ chu kỳ 2 Con 3 5 5 13

Tỷ lệ trâu có chửa ở chu kỳ 2 % 75,00 83,33 62,50 72,22 0,683

Tổng số trâu xử lí Con 32 32 32 96

Tổng số trâu có chửa từ 2 chu kỳ con 8 12 11 31

Tỷ lệ có chửa lần phối đầu từ 2 chu kì % 25,0 37,5 34,4 32,3 0,538

Tương tự kết quả thí nghiệm 4 cũng cho thấy, tỷ lệ trâu cái động dục sau xử lí đạt trên 71,43%

qua 2 chu kì liên tiếp (tương đương với 70,83% ở thí nghiệm 3). Tỷ lệ trâu có chửa lần phối đầu

của hai chu kỳ so với trâu xử lí đạt trung bình 46,15% (cao hơn so với 32,3% ở thí nghiệm 3). Sử

dụng chương trình tiêm hai liều 2ml cloprostenol vào ngày thứ 1 và ngày thứ 11 và phối bắt buộc

cho trâu vào ngày thứ 14 và 15 cho kết quả trâu có chửa qua 2 chu kì (22/41) 53,66% cao hơn so

với chương trình chỉ sử dụng một liều 2ml choprostenol (10/20) 50% và chỉ phối trên trâu động

dục (10/30) 33,33%.

Kết quả từ 2 thí nghiệm ttrên chứng tỏ sử dụng prostaglandin F2α là một kỹ thuật tốt để điều trị

trâu cái chậm sinh do thể vàng tồn lưu. Sử dụng liều kép prostaglandin cách nhau 10 ngày và

phối bắt buộc cho trâu vào ngày thứ 14-15 cho kết quả có chửa từ 32,3% đến 53,66%, tương

đương với phối trên trâu động dục.

3.4 Kỹ thuật phối giống nhân tạo cho trâu cái động dục tự nhiên

Lai tạo nghé F1 Murrah là con đường nhanh nhất để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất của

trâu địa phương. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất là trâu đực thuần Murrah không dễ dàng phối giống

trực tiếp với trâu cái nội. Phối giống nhân tạo bằng tinh trâu Murrah là giải pháp khả thi nhất để

tạo con lai. Nghiên cứu kỹ thuật phối tinh nhân tạo cho trâu cái động dục tự nhiên được tiến hành

từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2010 trên 107 trâu cái, nuôi trong các nông hộ tại Bỉm Sơn, Thanh

Hóa (n= 40), Thanh Chương và Tân Kỳ, Nghệ An (n= 40) và Bình Sơn, Thái Nguyên (n= 27).

Trâu cái có tình trạng sinh sản bình thường, phát hiện trâu cái động dục tự nhiên bằng kinh

nghiệm của chủ hộ. Trâu thí nghiệm được phối ngẫu nhiên trong khoảng thời gian từ 12-32 giờ

kể từ khi phát hiện trâu cái động dục. Phối tinh cho trâu bằng tinh Murrah do Trung tâm

NC&PTCN miền núi (Thái Nguyên) sản xuất, loại cọng rạ 0,25 ml. Sau 6 giờ kể từ khi phối lần

1, những trâu cái còn biểu hiện động dục rõ được phối lặp lại liều thứ 2, khoảng cách giữa 2 lần

phối dao động từ 9-13 giờ. Xác định trâu cái có chửa bằng khám thai qua trực tràng sau khi phối

80-90 ngày.

Kết quả cho thấy tỷ lệ trâu có chửa trung bình từ 3 lần phối là 34,84% (5/155), suy ra hệ số phối

đậu hay số lần phối để đậu thai ở trâu là 2,87 (100/34,84). Số liệu này ở bò khoảng 2,0-2,5,

chứng tỏ hiệu quả phối giống nhân tạo trên trâu thấp hơn so với bò (Bảng 9).

Bảng 9. Tỷ lệ có chửa qua các lần phối và hệ số phối đậu

Chỉ tiêu ĐVT Số trâu được

phối

Số trâu

Có chửa

Tỷ lệ (%)

Có chửa

Phối lần 1 (Chu kì 1) Con 107 35/107 32,71

Phối lần 2 (Chu kì 2) Con 41 17/41 41,46

Phối lần 3 (Chu kì 3) con 7 2/7 28,57

Cộng/trung bình Lần phối 155 54 34,84

Tỷ lệ trâu có chửa của các nhóm có thời gian từ khi phát hiện động dục đến phối 12-18 giờ; 18-

24 giờ và 24-32 giờ tương ứng là (11/29) 37,93%; (28/46) 60,87%; (15/32) 46,87% (P= 0,137).

Tỷ lệ có chửa (qua 3 lần phối) trung bình của 3 nhóm đạt 50,46% (Bảng 10). Đối với trâu nội,

đây là kết quả rất khả quan. Phối liều đơn tỷ lệ có chửa (34/71) 47,89% thấp hơn so với (20/36)

55,56% khi phối kép 2 liều tinh (P= 0,453). Phối kép cho trâu 2 lần cách nhau 6-9 giờ tỷ lệ trâu

có chửa (14/27) 66,67 % cao hơn so với (6/9) 51,85% khi phối kép cách nhau 10-13 giờ (P=

0,439). Phối liều kép đã được áp dụng rộng rãi trong phối giống cho bò sữa. Thời gian phối lặp

theo quy tắc sáng- chiều và chiều nay - sáng hôm sau. Quy tắc này chưa có số liệu khoa học chứng

minh trên trâu nội. Cần nghiên cứu thêm.

Bảng 10. Ảnh hưởng của thời điểm phối giống, số liều tinh phối đến tỷ lệ có chửa của trâu.

Chỉ tiêu ĐVT Số con

phối

Số con có

chửa/phối

Tỷ lệ chửa

(%)

Thời điểm phối: 12- 18 giờ Con 29 11/29 37,93

Thời điểm phối: 18- 24 giờ Con 46 28/46 60,87

Thời điểm phối: 24-32 giờ Con 32 15/32 46,87

Tổng/trung bình con 107 54/107 50,46

Phối liều đơn (1 liều/chu kì) Con 71 34/71 47,89

Phối kép (2 liều/chu kì) Con 36 20/36 55,56

Phối kép cách nhau 6- 9 giờ con 9 6/9 66,67

Phối kép cách nhau 10- 13 giờ con 27 14/27 51,85

Cộng con 107 54/107 50,46

Như vậy trong điều kiện chăn nuôi nhỏ nông hộ, người chăn nuôi không phát hiện đúng thời

điểm bắt đầu trâu cái động dục thì có thể áp dụng kỹ thuật phối giống cho trâu cái trong khoảng

thời gian từ 18-24 giờ kể từ khi phát hiện trâu cái có dấu hiệu động dục và sau 6-9 giờ phối lặp

lại lần 2 cho trâu còn biểu hiện động dục rõ sau khi phối lần 1 để đạt tỷ lệ có chửa cao.

3.5 Khả năng sinh trưởng của nghé lai F1 Murrah trong điều kiện chăn nuôi nông hộ.

Tổng số 97 cặp trâu mẹ và nghé lai F1 từ sơ sinh đến cai sữa được sử dụng trong một thí nghiệm

nuôi dưỡng thiết kế theo kiểu 2 yếu tố: (i) Khối lượng của trâu mẹ phân làm 2 nhóm: nhóm trung

bình (n= 50 ) khối lượng trung bình 374,3 kg và nhóm lớn (n= 47) có khối lượng trung bình

410,9 kg. (ii) Lượng thức ăn bổ sung thực tế cho trâu mẹ (quy ra chất khô) trong 6 tháng nuôi

con phân thành 3 mức: mức thấp (n=28) trung bình 83,1kg; mức trung bình (n= 34) trung bình

166,7 kg và mức cao (n=35) trung bình 211,6 kg (Bảng 11). So với nhu cầu của trâu mẹ nuôi con

lượng thức ăn bổ sung tương ứng đạt 5,47% , 10,81% và 13,64% . Tăng trọng trung bình của

nghé lai F1 sinh ra từ nhóm trâu mẹ có khối lượng trung bình là 574 gam, thấp hơn so với 603

gam của nhóm trâu mẹ khối lượng lớn. Sai khác có ý nghĩa thống kê (P= 0,018). Như vậy khối

lượng của trâu mẹ có ảnh hưởng đến tăng trọng của nghé giai đoạn bú sữa.

Bảng 11. Lượng thức ăn bổ sung thực tế, khối lượng trâu mẹ và nghé lai F1 ở các nhóm thí

nghiệm

Đơn

vị

tính

Mức bổ sung thức ăn Khối lượng trâu mẹ

Thấp Trung bình Cao Trung bình Lớn

Số trâu/nghé trong nhóm n 28 34 35 50 47

Khối lượng trâu mẹ kg 384,5 392,8 397,3 374,3 410,9

Thức ăn bổ sung cho mẹ kg 83,1 166,7 211,6 152,8 165,1

Thức ăn bổ sung cho con kg 14,5 35,2 48,7 32,3 36

Khối lượng sơ sinh Kg 29,15 30,7 31,6 29,9 31,3

Khối lượng 3 tháng tuổi Kg 90,9 96,4 103,2 95,1 99,6

Khối lượng 6 tháng tuổi Kg 126,8 137,4 146,3 134,4 141

Tăng trọng 0-6 tháng tuổi gam 537 586 630 574 603

Tăng trọng trung bình của nghé lai ở 3 mức bổ sung thức ăn: thấp, trung bình và cao tương ứng

là 537; 586 và 630 gam/ngày. Sự sai khác rất có ý nghĩa thống kê (P= 0,005). Không thấy sự

tương tác giữa khối lượng trâu mẹ với mức bổ sung thức ăn cho trâu mẹ và nghé con (P= 0,744).

Chi phí thức ăn bổ sung cho trâu mẹ và nghé con ở nhóm bổ sung trung bình và bổ sung cao, tính

cho 1kg khối lượng tăng thêm, so với nhóm bổ sung thấp, dao động từ 38,5-54,8 ngàn đ/kg, chỉ

bằng khoảng một nửa so với giá thị trường nghé F1 cai sữa (khoảng 100 ngàn đ/kg).

Giai đoạn sau cai sữa, 56 nghé phân vào 3 nhóm theo 3 mức bổ sung thức ăn khác nhau, tính

theo tổng chất khô thức ăn, cho một con, cho cả giai đoạn từ 7-12 tháng tuổi: mức thấp (n=17)

đạt 40,6 kg; mức trung bình (n=22) đạt 122,1 kg và mức cao (n=17) đạt 167,4 kg (Bảng 12).

Bảng 12. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nghé lai F1 sau cai sữa đến 12 tháng tuổi với 3 mức

bổ sung thức ăn khác nhau.

Chỉ tiêu ĐVT (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao

Số nghé trong nhóm n 17 22 17

Thức ăn bổ sung Kg DM 40,6 122,1 167,4

Tăng trọng 7-12 tháng tuổi gam 363,4 415,5 493,4

Khối lượng 12 tháng tuổi kg 194,1 215,1 235,3

Chi phí thức ăn bổ sung 1000 đ 148,2 392,3 631,2

KL tăng so với (1) kg 0 19,4 33,9

Chi phí TABS tăng so với (1) 1000đ 0 244,12 483,03

Chi phí TA cho 1kg KL tăng 1000 đ 0 12,57 14,25

Giai đoạn 7- 12 tháng tuổi, tăng trọng của nhóm nghé lai F1 ở mức bổ sung thức ăn thấp đạt

363,4 gam; mức trung bình đạt 415,5 và mức cao đạt 493,4 gam/ngày. Sự sai khác có ý nghĩa

thống kê (P< 0,0001), trung bình của 3 nhóm đạt 423,3 gam/ngày.

Tại thời điểm 6 tháng tuổi, nghé lai F1 có chỉ số tròn mình là 122, chỉ số dài thân là 94. Chỉ số

này tại 12 tháng tuổi tương ứng là 129 và 97. Dựa vào chỉ số tròn mình và chỉ số dài thân cho

thấy, lúc 6 tháng tuổi nghé F1 nhìn dài mình hơn và lúc 12 tháng tuổi nhìn tròn mình hơn so với

nghé nội cùng tuổi.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tăng trọng của nghé lai F1 Murrah

đạt trên 600 gam/ngày giai đoạn bú sữa (0-6 tháng tuổi) và gần 500 gam/ngày giai đoạn 7-12

tháng tuổi để đạt khối lượng 145 kg vào lúc 6 tháng tuổi và 235 kg vào lúc 12 tháng tuổi. So với

nghé nội cùng tuổi, cùng điều kiện nuôi dưỡng, khối lượng nghé lai F1 cao hơn 20,5%.

3.6 Ảnh hưởng của đực chọn lọc và bổ sung thức ăn đến sinh sản của trâu mẹ và sinh trưởng

của nghé con

Để đánh giá ảnh hưởng của đực chọn lọc và bổ sung thức ăn cho trâu mẹ và nghé con đến sinh

sản của trâu mẹ và sinh trưởng của nghé con, một thí nghiệm đã được tiến hành trên 270 cặp trâu

mẹ và nghé con phân làm 3 nhóm. Nhóm 1 (n=60) trâu mẹ phối với đực đại trà, nghé sinh ra

nuôi theo phương pháp truyền thống. Nhóm 2 (n=90) trâu mẹ phối với đực chọn lọc, nghé sinh ra

nuôi như nhóm 1. Nhóm 3 (n=120) trâu mẹ phối với đực chọn lọc và nghé sinh ra được bổ sung

thức ăn nhiều hơn, theo yêu cầu thí nghiệm.

Bảng 13. Khối lượng và tăng trọng của nghé

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Số nghé theo dõi n 60 90 120

Khối lượng nghé sơ sinh kg 22,5a 23,8

a 24,7

b

Khối lượng nghé 6 tháng kg 105,0a 112,6

b 123,8

c

Khối lượng nghé 12 tháng tuổi kg 162,1a 177,2

b 195,3

c

Tăng trọng nghé giai đoạn 0-6 tháng tuổi gam/ngày 454a 488

a 545

b

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi gam/ngày 313a 355

a 393

b

Giai đoạn 0-12 tháng tuổi gam/ngày 383a 421

a 469

b

Khối lượng sơ sinh không có sự sai khác nhau nhiều giữa các lô. Nghé sinh ra từ đực chọn lọc

(lô 2 đạt 23,8kg, và lô 3 là 24,7kg) cao hơn từ 6-10% so với nghé sinh ra từ đực đại trà (lô 1 là

22,5kg). Khối lượng nghé 6 tháng tuổi trung bình cả 3 tỉnh cho thấy, trong cùng phương thức

nuôi theo truyền thống, nghé con sinh ra từ đực chọn lọc (lô 2) đạt 112,6kg, cao hơn so với 105

kg của nghé sinh ra từ đực địa phương (lô 1), cao hơn 7,2% (P= 0,023); Nghé của lô 3 sinh ra từ

đực chọn lọc, khi được bổ sung thức ăn đầy đủ khối lượng đạt 123,8kg, cao hơn nghé của lô 2

được bổ sung thức ăn ít hơn, cao hơn khoảng 10% (P= 0,015). Tăng trọng nghé từ 0-6 tháng tuổi,

lô 2 đạt 488 gam/ngày cao hơn 454 gam/ngày của lô 1(P= 0,053); lô 3 đạt 545 gam/ngày, cao

hơn so với lô 2 (P= 0,021). Khối lượng nghé 12 tháng tuổi ở lô 2 đạt 172,2kg, so với lô 1

162,1kg, cao hơn 9,3% (P= 0,038); nghé lô 3 đạt 195,3kg, cao hơn lô 2 là 10,2% (P= 0,006)

Tăng trọng nghé tính cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi lô 1 đạt 383 gam/ngày, lô 2

đạt 421 gam/ngày, so với lô 1 cao hơn 10 % (P=0,050); nghé lô 3 đạt 469 gam, so với nghé lô 2

cao hơn 11,4% (P= 0,008). Hiệu quả bổ sung thức ăn thể hiện ở khối lượng gia tăng và chi phí

cho 1kg khối lượng nghé lô 3 so với lô 2. Khối lượng nghé gia tăng ở lô 3 cao hơn trung bình

10kg (16,5 kg so với 6,1kg). Đơn giá trung bình cho 1kg nghé tăng thêm là 47,4 ngàn đồng giai

đoạn 0-6 tháng tuổi và 36,3 ngàn đồng cho giai đoạn 7-12 tháng tuổi (Bảng 14).

Bảng 14. Hiệu quả bổ sung thức đến chi phí thức ăn bổ sung cho 1kg khối lượng tăng của nghé

và khoảng cách lứa đẻ của trâu mẹ.

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

1/ Giai đoạn nghé 0-6 tháng tuổi n 60 90 120

Thức ăn bổ sung cho nghé con Kg DM 14,8 23,2 42,3

Thức ăn bổ sung cho trâu mẹ Kg DM 29,1 31,8 119,1

Tổng chi phí thức ăn cho mẹ và con 1000đ 235,9 273,4 934,2

Tổng chi tăng hơn so với lô 1 1000đ 0 37,5 698,2

Tăng khối lượng của nghé kg 82,6 88,7 99,1

Tăng hơn so với lô1 kg 0 6,1 16,5

Chi phí cho 1kg khối lượng tăng hơn 1000 đ 0 10,2 47,4

2/ Giai đoạn nghé sau cai sữa (7-12 tháng) n 60 90 120

Thức ăn bổ sung cho nghé Kg DM 43,4 49,1 150,8

Chi phí thức ăn bổ sung 1000 đ 172,8 189,9 586,6

Chi phí tăng so với lô 1 1000đ 0,0 17,1 413,8

Khối lượng tăng (7 -12 tháng tuổi) kg 57,7 64,5 70,6

Tăng khối lượng so với lô 1 kg 0,0 6,8 12,8

Chi phí cho 1kg khối lượng tăng thêm 1000 đ 0,0 7,4 36,3

3/ Hao mòn cơ thể mẹ sau 3 tháng kg 27,5 22,5 18,6

Thới gian có chửa lại sau đẻ ngày 186,3 168,6 136,0

Khoảng cách lứa đẻ ngày 516,4a

498,5b

465,9c

KCLĐ so sánh với lô 1 ngày 0,0 -17,5 -50,5

Trâu mẹ thuộc nhóm được bổ sung thức ăn có khối lượng cơ thể bị hao mòn ít hơn (18,6 kg so

với 22,5 kg). Khoảng cách từ khi đẻ đến có chửa lại của trâu mẹ nhóm 3 do bổ sung thức ăn và

kết hợp với chủ động phát hiện trâu động dục, phối giống kịp thời cũng được rút ngắn hơn (136

ngày so với 186,5 ngày), khoảng cách lứa đẻ trung bình vì vậy rút ngắn được 50,5 ngày so với

nhóm 1, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P= 0,027).

4 Kết luận

Khối lượng trâu đực giống từ 402-460kg, rất hiếm trâu đực có ngoại hình và thể trạng tốt. Trâu

cái không được tiếp xúc đầy đủ với đực giống là một trong những nguyên nhân tỷ lệ đẻ thấp,

khoảng cách lứa đẻ ở trâu cái sinh sản kéo dài (trung bình 20,45 tháng) và tuổi đẻ lứa đầu muộn

ở trâu cái tơ (trung bình 45,34 tháng). Khối lượng và tăng trọng của nghé khá cao so với kết quả

điều tra trước đây, tại các mốc 6 tháng 12; 24 và 36 tháng tuổi tương ứng là 117,9 kg; 183,3 kg;

274,3 kg và 340,5 kg. Lí do là người chăn nuôi đã quan tâm đầu tư thức ăn cho trâu mẹ và nghé

con.

Lai tạo trâu F1 Murrah bằng kỹ thuật phối giống nhân tạo cho trâu cái động dục tự nhiên và gây

động dục đồng loạt nhờ sự hỗ trợ của hormone sinh dục là hoàn toàn khả thi.

Khi phối giống nhân tạo cho trâu cái động dục tự nhiên, trong điều kiện không phát hiện đúng

thời điểm bắt đầu trâu cái động dục thì thời điểm phối giống tốt nhất cho trâu cái là trong khoảng

thời gian từ 18-24 giờ kể từ khi phát hiện trâu cái có dấu hiệu động dục và sau 6-9 giờ phối lặp

lại lần 2 cho trâu còn biểu hiện động dục rõ, kỹ thuật này cho tỷ lệ có chửa đạt từ 60,87 đến

66,67%.

Trâu cái nội đáp ứng tốt với hormone gây động dục đồng loạt, tỷ lệ trâu động dục đạt từ 69,17-

73,97%, thời gian xuất hiện động dục tập trung vào ngày thứ 4 sau xử lí. Tỷ lệ trâu có chửa qua 2

chu kì phối đạt từ 49,17- 64,08% trên số trâu xử lí. Chương trình xử lí kết hợp hormone GnRH+

PGF2α+ Oestrogen hoặc sử dụng kết hợp CIDR+ GnRH+ PGF2α và cố định thời điểm phối sau

khi xử lí (TAI) cho kết quả tốt hơn về tỷ lệ trâu có chửa, đơn giản về kỹ thuật, rất phù hợp cho

chương trình phối giống nhân tạo trâu.

Nghé nội sinh ra từ đực chọn lọc có khối lượng lúc 6 tháng và 12 tháng tuổi cao hơn tương ứng

là 7,2% và 9,3%, tăng trọng từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cao hơn 10% so với nghé nội sinh ra từ

đực đại trà chưa được chọn lọc. Nghé con được bổ sung thức ăn đầy đủ trong giai đoạn 0-6 tháng

tuổi khối lượng nghé 6 tháng tuổi cao hơn từ 10-10,2%, tăng trọng bình quân giai đoạn từ sơ sinh

đến 12 tháng tuổi cao hơn 11,4% so với nhóm nuôi theo truyền thống (ít được bổ sung thêm thức

ăn). Trâu mẹ được bổ sung thức ăn trong giai đoạn nuôi con, kết hợp với kĩ thuật phát hiện động

dục của người chăn nuôi đã rút ngắn khoảng cách lứa đẻ của trâu xuống 50 ngày, còn 15,2

tháng/lứa. Bổ sung thức ăn cho trâu mẹ và nghé con đã cho hiệu quả kinh tế cao do tăng khối

lượng nghé, rút ngắn khoảng cách lứa đẻ của trâu mẹ và chi phí thức ăn bổ sung cho 1kg khối

lượng tăng (36-47 ngàn đ/kg) chỉ bằng một nửa so với giá thị trường.

Sử dụng liều kép prostaglandin F2α cách nhau 10 ngày cho kết quả tốt trong điều trị trâu cái

chậm sinh. Tỷ lệ trâu động dục sau điều trị đạt 71,12%. Phối bắt buộc cho trâu sau điều trị vào

ngày thứ 14-15 tỷ lệ trâu có chửa đạt 54,9% so với trâu được phối và đạt 39% so với trâu được

điều trị.

Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tăng trọng của nghé lai F1 Murrah đạt trên 600 gam/ngày giai

đoạn bú sữa (0-6 tháng tuổi) và gần 500 gam/ngày giai đoạn 6-12 tháng tuổi để đạt khối lượng

145 kg vào lúc 6 tháng tuổi và 233 kg vào lúc 12 tháng tuổi. So với nghé nội cùng tuổi, cùng

điều kiện nuôi dưỡng, khối lượng nghé lai cao hơn 20,5%.

Đề nghị

- Cho áp dụng trong sản xuất chương trình sử dụng hormone GnRH+ PGF2α+ Oestrogen hoặc

sử dụng kết hợp CIDR+ GnRH+ PGF2α để gây động dục đồng loạt và cố định thời điểm

phối sau khi xử lí (TAI) không cần phát hiện trâu cái động dục.

- Cho áp dụng trong sản xuất chương trình sử dụng liều kép prostaglandin cách nhau 10 ngày

(ngày 1 và ngày 11) và phối bắt buộc cho trâu vào ngày thứ 14-15 để điều trị chậm sinh cho

trâu cái có thể vàng tồn lưu.

Tài liệu tham khảo

1. Chaikhun T, Tharasanit T, Rattanatep J, De Rensis F and Techakumphu M (2010). Fertility of swamp

buffalo following the synchronization of ovulation by the sequential administration of GnRH and PGF2α

combined with fixed – timed artificial insemination. Theriogenology 74:1371-1376.

2. Đinh Văn Cải và ctv (2013). Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng

sinh sản và sản xuất của trâu”. Tháng 5-2013.

3. Gianluca Neglia, Bianca Gasparrini, Rossella Di Palo, Clemente De Rosa, Luigi Zicarelli,

Giuseppe Campanile (2003). Comparison of pregnancy rates with two estrus synchronization protocols in

Italian Mediterranean Buffalo cows. Theriogenology, 60 (1): 125-133

4. Gupta J, Laxmi A, Vir Singh O and Ashutosh (2008). A comparative study on evaluation of three

synchronization protocols at field level in both cattle and buffaloes. Livstock Reseach for Rural

Development 20(11). http://www.Irrd.org/Irrd20/11/gupt20175.htm.

5. Mai Văn Sánh và cs (2007). Báo cáo tổng kết đề tài trâu giai đoạn 2002-2005.

SUMMARY

STUDY ON TECHNICAL METHODS TO IMPROVE

REPRODUCTIVE PERFORMANCE OF LOCAL BUFFALOES

Dinh Van Cai; Dau Van Hai, Nguyen Thi Thu Hong, Nguyen Huu Tra, Nguyen Duc Chuyen,

Han Quoc Vuong, Phan Van Kiem, Luu Cong Hoa, Thai Khac Thanh, Hoang Khac Hai, Tong

Van Giap.

The study was carried out from 2009 to 2012, after analyzed the data from a survey, seven experiments were

conducted to improve reproduction and growth performance of buffaloes. The results showed that body weight of a

buffalo bull ranged 402 – 466 kg. There was very few buffalo bulls with good conformation and body condition.

Average calving interval of buffalo females was 20.45 months and average age at first calving was 45.34 months.

Average body weight of a young buffalo at 6, 12, 24 and 36 month of age was 117.9, 183.3, 274.3 and 340.5 kg,

respectively.

The best insemination time for local buffalo female, which was naturally on heat, was 18-24 hours after the first on

heat signs were observed. The repeated service should be done at 6-9 hours after the first service. This insemination

protocol resulted in the pregnancy rate from 60.87 – 66.67% after 2 cycles. Local buffaloes well responded to

hormones in heat synchronization treatment. After hormone treated, 69.17 – 73.79% of treated buffalo was on heat.

Most of treat buffaloes were on heat at day 4th

after treatment. The pregnant rate after 2 insemination cycles was

49.17 – 64.08% of the treated animals. The hormone programs GnRH+ PGF2α+ Oestrogen +TAI or CIDR+ GnRH+

PGF2α +TAI resulted in good pregnant rate. The advantages of these hormone program are simple in technique and

easy in manipulating the artificial insemination period in a year.

Treating PGF2α 2 times with 10 days interval showed good result in treatment of remaining corpus luteum. Data

showed that 77.12% treated animal was on heat after treatment. Applying artificial insemination at 14-15 days after

hormone treatment resulted in pregnant rate of 54.9% (out of inseminated animal) and 39% (out of treated animal).

The body weight at 6 and 12 month old of young buffaloes from selected buffalo bull was higher 7.2 and 9.3%,

respectively as compared to that of young buffaloes non selected buffalo bull. Similarly, average daily gain of young

buffaloes from selected buffalo bull was also 10% higher. From 0-6 month old, young buffaloes in feed

supplemented group was 10% higher in body weight and 11.4% higher in average daily gain as compared to that of

non supplemented group (traditional feeding program). Supplementing feed to lactating buffaloes in combination of

heat detection technique reduced 50 days of calving interval (this meant calving interval was only 15.2 months). In

good feeding condition, average daily gain of young F1 Murrah buffaloes in sucking period (0-6 months) and period

of 7-12 months was 600 and 500 g/d, respectively. Body weight of F1 Murrah buffaloes was 145 and 223 kg at the

age of 6 and 12 months, respectively. In the same nutrition and feeding condition, at young age, body weight of F1

Murrah was 20.5% higher as compared to that of local buffaloes.

Key Word: Estrus synchronization, F1 Murrah, Seleced bull, local buffaloes.