14
Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 1 TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC (Áp dụng từ khoá 2017-2021) TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ Học kỳ Giảng viên biên soạn ĐCCT Tóm tắt nội dung học phần & điều kiện đăng ký học phần 1 4163093 Nhập môn Đông Phương học (Introduction to Oriental Studies) 2 I ThS. Lê Nguyễn Hải Vân Học phần gồm 03 chương với các nội dung liên quan đến kiến thức căn bản và tổng quan về phương Đông và Đông phương học như: Lịch sử hình thành và phát triển Đông phương học; Các khu vực văn hóa phương Đông; Những điểm khác biệt giữa văn hóa Đông-Tây; Các đặc trưng và hạn chế của văn hóa truyền thống phương Đông; Thành tựu tiêu biểu của văn hóa phương Đông và sự ảnh hưởng của nó ra khu vực và trên thế giới. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không 2 4163072 Kỹ năng mềm (Soft Skills) 2 ThS. Trần Thị Diệu Anh Học phần Kỹ năng mềm gồm 4 chương với các nội dung liên quan đến nhận biết và rèn luyện các kỹ năng mềm: Kỹ năng tự nhận thức bản thân, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không 3 4160043 Dân tộc học đại cương (Introduction to Ethnology) 2 PGS.TS. Dương Quốc Cường Học phần Dân tộc học đại cương cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các vấn đề về dân tộc học. Từ đó nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ và văn hóa, lãnh thổ tộc người và ý thức tự giác tộc người, đặc biệt là ý nghĩa và giá trị của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không 4 4161713 Lịch sử văn minh thế giới (History 2 II TS. Nguyễn Minh Phương Học phần Lịch sử văn minh thế giới là học phần kiến thức đại cương được giảng dạy cho một số chuyên ngành thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn. Với học phần này, sinh viên được cung cấp những thành tựu cơ bản của sự phát triển

TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

1

TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

(Áp dụng từ khoá 2017-2021)

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

Học kỳ

Giảng viên biên soạn ĐCCT

Tóm tắt nội dung học phần & điều kiện đăng ký học phần

1 4163093 Nhập môn Đông Phương học (Introduction to Oriental Studies)

2 I ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Học phần gồm 03 chương với các nội dung liên quan đến kiến thức căn bản và tổng quan về phương Đông và Đông phương học như: Lịch sử hình thành và phát triển Đông phương học; Các khu vực văn hóa phương Đông; Những điểm khác biệt giữa văn hóa Đông-Tây; Các đặc trưng và hạn chế của văn hóa truyền thống phương Đông; Thành tựu tiêu biểu của văn hóa phương Đông và sự ảnh hưởng của nó ra khu vực và trên thế giới. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

2 4163072 Kỹ năng mềm (Soft Skills)

2 ThS. Trần Thị Diệu Anh

Học phần Kỹ năng mềm gồm 4 chương với các nội dung liên quan đến nhận biết và rèn luyện các kỹ năng mềm: Kỹ năng tự nhận thức bản thân, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

3 4160043 Dân tộc học đại cương (Introduction to Ethnology)

2 PGS.TS. Dương Quốc Cường

Học phần Dân tộc học đại cương cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các vấn đề về dân tộc học. Từ đó nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ và văn hóa, lãnh thổ tộc người và ý thức tự giác tộc người, đặc biệt là ý nghĩa và giá trị của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

4 4161713 Lịch sử văn minh

thế giới (History 2 II TS. Nguyễn Minh

Phương Học phần Lịch sử văn minh thế giới là học phần kiến thức đại cương được giảng dạy cho một số chuyên ngành thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn. Với học phần này, sinh viên được cung cấp những thành tựu cơ bản của sự phát triển

Page 2: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

2

of World Civilizations)

văn minh nhân loại từ nền văn minh đầu tiên đến nay, đồng thời hình thành ở người học kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, thành tựu văn minh và các kỹ năng học tập khác tương ứng. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

5 4160093 Xã hội học đại cương (Introduction to Sociology)

2 ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và khái quát có hệ thống về tri thức xã hội học. Sau khi học xong chương trình, sinh viên có thể đi sâu nghiên cứu những chuyên ngành cụ thể, vận dụng tri thức xã hội học vào các lĩnh vực khoa học khác và hoạt động thực tiễn. Đồng thời, sinh viên có thể tự phân tích, đánh giá các hiện tượng, quy luật vận động, phát triển của xã hội từ đó tự đưa ra được những dự báo phù hợp. Sinh viên có thể sử dụng các phương pháp khảo sát, nghiên cứu đã học trong chương trình để tiến hành khảo sát trong các lĩnh vực chuyên ngành khác. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

6 4163133 Kinh tế học đại

cương (Economics Foundation)

2 III TS. Lê Bảo Học phần, Kinh tế học đại cương cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế học. Bao gồm: Giới thiệu khái quát về kinh tế học; Cung, cầu và giá cả thị trường; Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng; Lý thuyết sản xuất – chi phí; Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo; Tổng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế; Tiền tệ và chính sách tiền tệ; Thất nghiệp và lạm phát; Tổng cung - tổng cầu; Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

7 4160143 Thống kê xã hội

học (Social Statistics)

2 IV TS. Phạm Quang Tín

Học phần bao gồm 9 chương cung cấp cho người học các phương pháp hệ thống chỉ tiêu đo lường các vấn đề kinh tế - xã hội: Thống kê bảo hiểm và bảo trợ xã hội; thống kê hôn nhân và gia đình; thống kê giáo dục và đào tạo; thống kê văn hóa nghệ thuật; thống kê bảo vệ sức khỏe nhân dân; thống kê tiêu cực và tội phạm xã hội; thống kê mức sống vật chất của dân cư; thống kê dư luận xã hội. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

8 4160433 Văn bản hành chính

3 TS. Nguyễn Minh Phương

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về văn bản quản lý Nhà nước, quy trình soạn thảo chung và quy trình soạn thảo cụ thể cho các văn bản hành chính thông thường trong hoạt động quản lý của các cơ quan.

Page 3: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

3

(Administrative Documents)

Ngoài ra, học phần giới thiệu cho sinh viên các kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý Nhà nước và tạo điều kiện để sinh viên thực hành soạn thảo các văn bản hành chính thông thường. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

9 4163192 Tiếng Anh nâng cao (Advanced English)

4 PGS.TS. Lưu Qúy Khương

Học phần gồm các bài đọc hiểu, nghe hiểu về các vấn đề liên quan đến chuyên ngành quan hệ quốc tế, khu vực học, và nghiên cứu phát triển quốc tế. Mỗi bài học được thiết kế với đầy đủ các phần ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, nghe, nói, đọc, viết để nhằm mục đích vừa cung cấp kiến thức chuyên ngành vừa rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng Anh cho người học. Ngoài ra, người học sẽ được tham gia vào chuyến đi thực tế (dưới sự hướng dẫn và giám sát của giảng viên bộ môn) đến các bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá trong phạm vi thành phố Đà Nẵng để học tập và thu thập thông tin để hoàn thành bài tập cá nhân và bài tập nhóm. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Các học phần Kỹ năng tiếng Anh A2, B1

10 4160103 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Research Methods)

2 PGS.TS. Lưu Quý Khương

Học phần cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản liên quan đến khoa học và nghiên cứu khoa học, các thao tác logic trong nghiên cứu khoa học làm tiền đề để xây dựng đề cương nghiên cứu, một công đoạn quan trọng trong quá trình phát triển 1 đề tài NCKH. Học phần cũng trang bị cho người học những kiến thức cần thiết để tiến hành một NCKH bao gồm việc xây dựng khung lý thuyết, viết tổng quan nghiên cứu, thiết kế các công cụ để thu thập dữ liệu, các bước tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả, cuối cùng là thuyết trình để bảo về đề tài trước hội đồng nghiệm thu các cấp. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

11 4163172 Khu vực học đại cương (Introduction to Area Studies)

2 ThS. Trần Thị Ngọc Hoa

Khu vực học là một bộ môn khoa học liên ngành nghiên cứu các vùng lãnđôh thổ bên ngoài biên giới quốc gia trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị và văn hoa trong quan hệ với hoàn cảnh không gian địa lý, nhằm tăng cường nhận thức của con người về tính đa dạng của thế giới, thúc dẩy hợp tác quốc tế vì lợi ích quốc gia. Học phần Khu vực học đại cương cung cấp các kiến thức nền tảng về mặt phương pháp luận của Khu vực học, từ đó vận dụng để đi vào phân tích các đặc điểm chính trị xã hội của các khu vực quan trọng trên thế giới bao gồm Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu, Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh.

Page 4: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

4

Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

12 4163222 Biên dịch tiếng

Anh (English Translation)

2 V PGS.TS. Lưu Quý Khương

Học phần này được trình bày trong 07 bài, tập trung vào các chủ đề: ngôn ngữ-văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh doanh, du lịch, y tế, môi trường. Mỗi bài gồm có 04 phần chính: Bài khóa hướng dẫn việc biên dịch (Text for Guided Translation), Các lưu ý khi biên dịch (Translation Notes), Từ vựng (Vocabulary), Thực hành (Practice). Ngoài ra, còn có phần Đọc thêm (Further Readings) nhằm cung cấp cho sinh viên các trang web và các đường link về tài liệu tham khảo liên quan để sinh viên cập nhật kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng thực hành biên dịch. Các diễn ngôn viết hướng dẫn việc biên dịch (Text for Guided Translation), có nội dung thiết thực, sát với chủ đề của toàn bài. Các lưu ý khi biên dịch (Translation Notes) tập trung hướng dẫn cách dịch các cấu trúc ngữ pháp thường gặp cũng như các điểm ngữ pháp đặc thù của tiếng Anh. Phần từ vựng (Vocabulary) bao gồm các dạng bài tập từ vựng liên quan đến chủ đề của bài học. Phần thực hành (Practice) là các bài tập biên dịch Anh-Việt và Việt-Anh với độ dài và độ khó tăng dần. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Các học phần Kỹ năng tiếng A2, và B1

13 4163453 Lịch sử và văn hóa khu vực Đông Bắc Á (History and Culture of Northeast Asia)

3 ThS. Hoàng Lê Trà My

Học phần tập trung tìm hiểu các vấn đề mang tính tổng quát của khu vực Đông Bắc Á, cụ thể các quốc gia: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc. Học phần gồm 3 chương. Chương 1 trình bày các vấn đề tổng quan về: các khái niệm liên quan đến môn học và phương pháp nghiên cứu; đặc điểm tự nhiên và cư dân; đặc trưng văn hóa; và quá trình giao thoa lan tỏa văn hóa tại Đông Bắc Á. Những kiến thức tổng quan này là nền tảng để tiếp thu các kiến thức trong các chương tiếp theo. Chương 2 tìm hiểu khái quát về lịch sử khu vực Đông Bắc Á nói chung: mối quan hệ giao thoa giữa các quốc gia trong khu vực qua từng thời kì lịch sử. Chương 3 nghiên cứu bối cảnh, cơ sở và quá trình hình thành, một vài nét văn hoá đặc trưng của từng quốc gia khu vực Đông Bắc Á, cũng như thảo luận về các vấn đề đương đại trong thế kỷ 21. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 5: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

5

14 4162213 Lịch sử và văn hóa Trung Quốc (Chinese History and Culture)

2 ThS. Hoàng Lê Trà My

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền lịch sử & văn hóa lâu đời, có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nước khu vực Đông Á. Nội dung học phần này được chia ra làm 5 bài, bao gồm các nội dung về không gian lịch sử và văn hóa Trung Quốc, khái quát về lịch sử Trung Quốc, khái quát tiến trình phát triển của văn hóa Trung Quốc, văn hóa tinh thần và vật chất của Trung Quốc. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

15 4162333 Các tư tưởng và tôn giáo phương Đông (Oriental Thoughts and Religions)

3 PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh

Học phần gồm 8 chương (Phần Tư tưởng: 3 chương, phần Tôn giáo: 5 chương) nhằm: - Cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về lịch sử tư tưởng phương Đông, như tư tưởng Trung Quốc (Nho gia, Lão gia, Mặc gia, …), Ấn Độ (Bà la môn và Hin đu giáo, A rập) và Việt Nam (Nho giáo, Phật giáo, …); - Cung cấp những lý thuyết, quan điểm, lịch sử về tôn giáo học và tôn giáo phương Đông, trong đó chủ yếu nghiên cứu sâu về các tôn giáo chính tại 5 quốc gia: tôn giáo Ấn Độ, tôn giáo Trung Hoa, tôn giáo Ba Tư (Iran), tôn giáo Nhật Bản và tôn giáo Việt Nam. Từ các kiến thức cung cấp cho sinh viên, giáo trình khẳng định và nhấn mạnh vai trò của tư tưởng và tôn giáo tại các quốc gia phương Đông trên trong cuộc sống, chính trị, văn hóa, đặc biệt vai trò của tôn giáo trong các cuộc xung đột sắc tộc. Học phần tiên quyết: Nhập môn Đông phương học, Lịch sử văn minh phương Đông Học phần học trước: Không

16 4161543 Văn hóa bản địa miền Trung (Indigenous Culture of the Central Viet Nam)

2 ThS. Đỗ Khánh Y Thư

Học phần đề cập đến những kiến thức chung về văn hóa vùng và văn hóa bản địa, cụ thể là những đặc điểm văn hóa bản địa miền Trung, được biểu hiện ở những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại đây. Qua những giờ học lý thuyết và tham quan thực tế tại một số di tích, bảo tàng tại Quảng Nam – Đà Nẵng, học phần sẽ giúp người học hiểu được những điều kiện tự nhiên và lịch sử đặc thù đã tạo nên bản sắc riêng trong văn hóa bản địa miền Trung, đặc biệt là tiểu vùng văn hóa xứ Quảng – nơi người học được trực tiếp trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa bản địa miền Trung. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 6: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

6

17 4160033 Các tổ chức quốc tế (International Organizations)

2 ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần, gồm 9 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát và chuyên sâu về một số tổ chức quốc tế đương đại: Các khái niệm, nguyên nhân ra đời, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, và vai trò của nó trong đời sống chính trị - xã hội quốc tế đương đại. Đồng thời nêu những nét chính về quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, qua đó tìm ra những giải pháp để tiếp tục phát triển mối quan hệ này lên tiến trình hội nhập khu vực và hợp tác quốc tế. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

18 4163232 Báo chí truyền thông đại cương (Introduction to Journalism and Communication)

2 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Học phần cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về truyền thông và quy trình truyền thông; về các phương tiện, hình thức hoạt động và lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Học phần cũng bao gồm các nội dung về những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, các loại hình báo chí, chắc năng, hiệu quả, mối quan hệ giữa đạo đức báo chí và pháp luật, tính sáng tạo của lao động báo chí để làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí – truyền thông. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

19 4163483 Lịch sử và văn hóa các nước Đông Nam Á (Southeast Asian History and Culture)

3 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Lịch sử và văn hóa Đông Nam Á là một học phần có phạm vi kiến thức vô cùng rộng lớn. Với thời lượng 45 tiết cho 03 tín chỉ, học phần chỉ tập trung tìm hiểu các vấn đề mang tính tổng quan của khu vực Đông Nam Á. Học phần gồm 3 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1 giới thiệu khái quát về địa lý, cư dân và xã hội Đông Nam Á. Chương 2 giới thiệu tổng quan về tiến trình lịch sử Đông Nam Á và các vấn đề lịch sử nổi bật. Chương 3 giới thiệu tổng quan về đặc trưng văn hóa Đông Nam Á và một số giá trị văn hóa nổi bật. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

20 4163513 Thể chế chính trị

các nước Đông Bắc Á (Political Institutions of Northeast Asian nations)

2 VI ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về cấu trúc, vị trí, vai trò, bản chất và các loại hình thể chế chính trị Đông Bắc Á; nắm được cơ sở pháp lý của các thể chế chính trị, hiểu về hệ thống các thể chế chính trị và một số thể chế chính trị tiêu biểu cũng như sự chế định, cách thức duy trì tổ chức và hoạt động của các thể chế chính trị. Trên cơ sở đó giúp cho sinh viên mở rộng việc nghiên cứu, tìm hiểu của mình về các vấn đề khác liên quan đến thể chế chính trị.

Page 7: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

7

Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử và văn hóa khu vực Đông Bắc Á

21 4162343 Lịch sử và văn hóa Hàn Quốc (Korean History and Culture)

2 ThS. Trần Thị Ngọc Hoa

Học phần gồm 3 chương với các nội dung liên quan đến kiến thức căn bản và tổng quan về lịch sử và văn hóa Hàn Quốc. - Chương 1 giới thiệu khái quát về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, cư dân, tín ngưỡng và tôn giáo. - Chương 2 tập trung vào tiến trình lịch sử Hàn Quốc từ thời cổ đại đến hiện đại. - Chương 3 phân tích các đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc và đề cập đến một số nét văn hóa tiêu biểu của đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Hàn Quốc. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

22 4161103 Phiên dịch tiếng Anh (English Interpreting)

3 ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần này gồm 06 bài học và 01 bài ôn tập. Đối với ba bài lý thuyết đầu tiên, mỗi bài gồm 02 phần: lý thuyết và thực hành. Ba bài còn lại là các dạng bài tập thực hành phiên dịch nhằm luyện các kỹ năng ghi nhớ và ghi chép khi phiên dịch. Bài cuối cùng là bài ôn tập. Phần thực hành tập trung vào các chủ đề quen thuộc và các vấn đề được quan tâm trong các lĩnh vực: văn hóa, du lịch, môi trường, y tế, giáo dục, dân số, nghèo đói. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Các học phần Kỹ năng tiếng A2, B1

23 4162303 Lịch sử và văn hóa Nhật Bản (History and Culture of Japan)

2 ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Học phần gồm 3 chương với các nội dung liên quan đến kiến thức căn bản và tổng quan về lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Chương 1 giới thiệu khái quát về môi trường tự nhiên và cư dân, môi trường văn hóa và xã hội của Nhật Bản. Chương 2 tập trung vào tiến trình lịch sử Nhật Bản từ thời nguyên thủy đến hiện đại. Chương 3 phân tích các đặc trưng của văn hóa xã hội Nhật Bản theo cấu trúc văn hóa 3 thành phần: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Nhập môn Đông phương học

24 4163473 Ngoại giao văn hóa (Cultural Diplomacy)

2 ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về ngoại giao văn hóa cũng như một số khái niệm cơ bản của ngoại giao văn hóa. Học phần sẽ tập trung phân tích những quan điểm lý thuyết chủ yếu về phương thức triển khai ngoại giao văn hóa. Học phần cũng thảo luận và phân tích ngoại giao văn hóa từ góc độ là công cụ xây dựng và phát triển hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản lợi ích quốc gia. Một

Page 8: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

8

số nội dung chính được cung cấp cho sinh viên sẽ bao gồm những phương thức thực hiện ngoại giao văn hóa, một số vấn đề còn hạn chế, và một số trường hợp cụ thể các quốc gia đã thực hiện ngoại giao văn hóa thành công trên quốc tế cũng như khu vực. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

25 4163523 Nghiệp vụ quản trị văn phòng (Office administrative skills)

2 TS. Nguyễn Minh Phương

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về nghiệp vụ về công tác quản trị văn phòng như: phẩm chất và kỹ năng của người làm công tác văn phòng, kỹ năng soạn thảo văn bản, xây dựng chương trình, kế hoạch; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp; tổ chức hội nghị, tổ chức các chuyến đi công tác. Ngoài ra học phần cũng giới thiệu cho sinh viên kiến thức tổng quan về công sở, về một số vấn đề của văn hóa công sở. Qua đó sinh viên biết cách ứng xử và tích lũy các kỹ năng cần thiết để có thể ứng dụng vào thực tế công việc. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

26 4163543 Thể chế chính trị các nước Đông Nam Á (Political Institutions of Southeast Asian nations)

2 ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy

Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về cấu trúc, vị trí, vai trò, bản chất và các loại hình thể chế chính trị Đông Nam Á; nắm được cơ sở pháp lý của các thể chế chính trị, hiểu về hệ thống các thể chế chính trị và một số thể chế chính trị tiêu biểu cũng như sự chế định, cách thức duy trì tổ chức và hoạt động của các thể chế chính trị. Trên cơ sở đó giúp cho sinh viên mở rộng việc nghiên cứu, tìm hiểu của mình về các vấn đề khác liên quan đến thể chế chính trị. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử và văn hóa khu vực Đông Nam Á

27 4163553 Luật pháp cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Law)

2 ThS. Trần Thị Ngọc Sương

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản và các kiến thức pháp lí chuyên ngành về ASEAN, Cộng đồng ASEAN và pháp luật Cộng đồng ASEAN theo các nhóm vấn đề chính như sau: Khái quát về ASEAN, Cộng đồng ASEAN và pháp luật Cộng đồng ASEAN, Luật Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, Luật Cộng đồng kinh tế ASEAN, Luật Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN, Các vấn đề pháp lí cơ bản về hợp tác ngoại khối của ASEAN, Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, Việc thực hiện nghĩa vụ thành viên ASEAN của Việt Nam. Học phần tiên quyết: Pháp luật đại cương Học phần học trước: Không

Page 9: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

9

28 4163563 Lịch sử và văn hóa khu vực Nam Á (History and Culture of South Asian nations)

2 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Lịch sử và văn hóa Nam Á là một học phần có phạm vi kiến thức vô cùng rộng lớn. Với thời lượng 45 tiết cho 03 tín chỉ, học phần chỉ tập trung tìm hiểu các vấn đề mang tính tổng quan của khu vực Nam Á, đồng thời đi sâu vào một số vấn đề cụ thể của Ấn Độ - quốc gia đóng vai trò then chốt trong lịch sử và văn hóa tại khu vực này. Học phần gồm 3 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1 giới thiệu khái quát về địa lý, cư dân và xã hội Nam Á. Chương 2 giới thiệu tổng quan về tiến trình lịch sử Nam Á và các vấn đề lịch sử nổi bật. Chương 3 giới thiệu tổng quan về đặc trưng văn hóa Nam Á và một số giá trị văn hóa nổi bật. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

29 4162243 Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ (Vietnam - India Relations)

2 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Học phần bắt đầu với việc khái quát về Ấn Độ, chính sách ngoại giao của Ấn Độ và quan hệ Việt – Ấn trong các giai đoạn lịch sử. Tiếp theo, học phần tập trung tìm hiểu bối cảnh thế giới cùng bối cảnh khu vực trong thế kỷ 21 và những tác động của bối cảnh này đến mối quan hệ Việt - Ấn. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á cũng được phân tích để giúp người học có một cách nhìn khái quát hơn về sự tương tác lâu đời về văn hóa và mối quan hệ gắn bó về mặt lợi ích trong thời kỳ hiện đại giữa Ấn Độ và các nước ASEAN. Cuối cùng, một số vấn đề chính yếu trong quan hệ Việt – Ấn như: quan hệ chính trị - ngoại giao, hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa Việt – Ấn, ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Ấn Độ đối với Việt Nam, quan hệ đối tác chiến lược Việt – Ấn, …sẽ được đánh giá trong mối tương quan với bối cảnh chung đã phân tích ở các chương trước. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

30 4160562 Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc (Vietnam-China Relations)

2 ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh

Học phần “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc” được chia thành 5 chương cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về Trung Quốc nói chung và đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Người học sẽ được giới thiệu về lịch sử Trung Quốc, quan hệ lịch sử với Việt Nam qua các thời kì, vai trò vị trí cuả Trung Quốc trên trường quốc tế. Ngoài ra, học phần còn đề cập đến mới quan hệ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tồn tại trong quan hệ Việt Trung Việt Nam khi Trung Quốc là hai nước láng giềng, có những mối quan hệ hữu nghị và gần đây quan hệ giữa hai bên có những vấn đề căng thẳng, đặc biệt về việc Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải của Việt Nam. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 10: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

10

31 4162273 Nghiệp vụ du lịch (Tourism Operational Skill)

2 ThS. Nguyễn Hoài Chân

Nội dung học phần bao gồm 09 chương đề cập đến những vấn đề cơ bản và thường xuyên gặp phải khi tác nghiệp trong ngành du lịch như nghiệp vụ hướng dẫn, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, xuất nhập cảnh, giải quyết phàn nàn và tranh chấp. Nội dung học phần chú trọng đến việc trang bị kỹ năng giải quyết công việc thực tế. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Cơ sở văn hóa Việt Nam

32 4163282 Giao tiếp liên văn hóa (Interculture communication)

2 ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần gồm 06 chương, cung cấp cho người học kiến thức về tầm quan trọng của văn hóa trong cuộc sống hàng ngày và cách thức giao tiếp liên văn hóa. Học phần này giúp người học thích ứng với sự đa dạng trong giao tiếp với các nền văn hóa khác nhau, nhằm tăng cường năng lực giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế, văn hóa trong thế kỷ XXI. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hóa Việt Nam

33 4163573 Quan hệ quốc tế ở

khu vực Đông Bắc Á (International Relations in Northeast Asia)

2 VII ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Học phần này cung cấp cho sinh viên một số lý thuyết chủ yếu trong nghiên cứu QHQT khu vực Đông Bắc Á. Học phần sẽ giới thiệu cho sinh viên những thách thức về chính trị, kinh tế, và xã hội các các chủ thể chính trong khu vực đang đối mặt từ các quan điểm tiếp cận khác nhau. Ngoài ra học phần cũng cung cấp những quan điểm khác nhau nhắm lý giải xu thế hợp tác và cạnh tranh trong khu vực cũng như giải thích một số vấn đề chính trong QHQT giữa các chủ thể trong khu vực và sự can thiệp của các cường quốc thế giới, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính sách an ninh của Nhật Bản từ sau Chiến tranh lạnh, vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài Loan và vấn đề an ninh khu vực. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử và văn hóa khu vực Đông Bắc Á

34 4163603 Quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á (International Relations in Southeast Asia)

2 ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Học phần này cung cấp cho sinh viên một số lý thuyết chủ yếu trong nghiên cứu QHQT khu vực Đông Nam Á. Học phần sẽ giới thiệu cho sinh viên những thách thức về chính trị, kinh tế, và xã hội các các chủ thể chính trong khu vực đang đối mặt từ các quan điểm tiếp cận khác nhau. Ngoài ra học phần cũng cung cấp những quan điểm khác nhau nhằm lý giải xu thế hợp tác và cạnh tranh trong khu vực cũng như giải thích một số vấn đề chính trong QHQT khu vực và sự can thiệp của các cường quốc thế giới, bao gồm vai trò của ASEAN, mâu thuẫn

Page 11: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

11

giữa các quốc gia trong khu vực, vai trò của các nước lớn đối với phát triển và an ninh khu vực, một số vấn đề an ninh phi truyền thống trong khu vực. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử và văn hóa các nước Đông Nam Á

35 4163273 Nghiệp vụ công tác đối ngoại (Foreign affairs operation skills)

2 ThS. Lê Quang Phúc

Học phần, gồm 4 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; kiến thức tổng quan về lễ tân ngoại giao – một bộ phận cấu thành quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đối ngoại của một Nhà nước và xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước đó. Người học cũng sẽ được giới thiệu về các nội dung nghiệp vụ đối ngoại chuyên môn, tìm hiểu cụ thể các công tác chuyên môn của hoạt động đối ngoại. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

36 4160483 Quan hệ công chúng (Public Relations)

2 ThS. Trần Thị Diệu Anh

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về sự ra đời của ngành quan hệ công chúng, khái niệm hoạt động quan hệ công chúng và những khác biệt giữa hoạt đông quan hệ công chúng với hoạt động quảng cáo, tiếp thị, dân vận, tuyên truyền. Sinh viện được giới thiệu thực tế và thủ thuật của việc ứng dụng các hoạt động quan hệ công chúng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, phát triển cộng đồng; các kỹ năng cần có để có thể triển khai các hoạt động quan hệ công chúng được hiệu quả; các quy định pháp lý đối với hoạt động này. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng kiến thức để lập kế hoạch tổ chức các hoạt động PR và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực PR. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

37 4160403 Luật biển quốc tế (International Law of the Sea)

2 ThS. Trần Thị Ngọc Sương

Tập trung vào nhiều vấn đề pháp lý khác nhau của Luật biển quốc tế: -Quá trình hình thành và phát triển của luật biển quốc tế. -Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Quốc gia: Nội thuỷ, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa. -Quy chế pháp lý của các vùng biển dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế: Biển cả và đáy đại dương. -Các quy định quốc tế về đảo, quốc gia quần đảo. -Cơ chế giải quyết tranh chấp về biển, về phân định biển và thực tiễn phân định biển và giải quyết tranh chấp biển của Việt Nam với các nước/các bên liên quan.

Page 12: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

12

-Các khía cạnh pháp lý của vụ kiện Philippines – Trung Quốc và phán quyết của Tòa PCA và các phương thức pháp lý áp dụng đối với yêu sách/hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông. -Các quy định, chính sách của Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng và hợp tác trong các vùng biển của mình. Học phần tiên quyết: Pháp luật đại cương Học phần học trước: Không

38 4163312 Thực tế (Fieldtrip)

2 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Học phần này cung cấp cho người học cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động thực địa theo lịch trình được xây dựng trước. Trước chuyến đi, người học tham dự 06 giờ lý thuyết tại lớp để được hướng dẫn về quy trình đi thực tế, phân chia nhóm, làm việc với giảng viên hướng dẫn về các nội dung được phân công. Trong hành trình thực tế, người học tham quan một số di tích, danh thắng vào giao lưu học thuật với hai cơ sở giáo dục đại học theo lịch trình (01 tuần). Mỗi nhóm thuyết minh về một di tích, di sản đã được phân công để các nhóm khác đánh giá. Sau chuyến đi, người học hoàn thiện và nộp các báo cáo nhóm, báo cáo cá nhân và tham gia một buổi tổng kết chuyến đi. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

39

4162333 Một số vấn đề tôn giáo đương đại (Some contemparary religious issues)

2 PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh

Học phần gồm 5 chương nhằm: - Cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về các vấn đề tôn giáo đương đại: sự hình thành, phát triển và vai trò của các tôn giáo đương đại của các dân tộc; - Cung cấp cho người học sự hiểu biết về sự thành công nổi bật của tôn giáo ít trí tuệ nhất và nhiều xúc cảm nhất ở thế kỷ XX; tính đa nguyên và ngày càng dựa trên sự lựa chọn của tôn giáo hiện đại; những trận chiến tôn giáo mới; và mối quan hệ yêu ghét lẫn lộn giữa tôn giáo và tính hiện đại. Trên cơ sở các kiến thức được trang bị, giáo trình nhấn mạnh vai trò của các tôn giáo đương đại tại các quốc gia trên trong cuộc sống, chính trị, văn hóa, đặc biệt vai trò của tôn giáo trong các cuộc xung đột sắc tộc. Học phần tiên quyết: Lịch sử văn minh thế giới Học phần học trước: Không

40 4163583 Quan hệ Việt Nam – ASEAN (Viet Nam -ASEAN Relations)

2 ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Học phần, gồm 4 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về ASEAN nói chung và quan hệ Việt Nam-ASEAN, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Học phần sẽ cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN cũng như

Page 13: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

13

những hoạt động và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN. Ngoài ra học phần còn tập trung phân tích những thời cơ và thách thức của quan hệ Việt Nam-ASEAN trong tương lai. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử và văn hóa khu vực Đông Nam Á

41 4160573 Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản (Viet Nam – Japan Relations)

2 ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Học phần khái quát về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, vị trí của Nhật Bản trong chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam và ngược lại. Quan hệ Việt – Nhật trong các giai đoạn lịch sử, tập trung chủ yếu vào hai giai đoạn trước và sau thập niên 90 thế kỉ XX. Một số lĩnh vực hợp tác nổi bật trong quan hệ Việt – Nhật như: chính trị - đối ngoại, kinh tế - thương mại, văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo, ...sẽ chiếm phần lớn thời lượng của học phần. Một số đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hai nước cũng như những đề xuất nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hai nước cũng sẽ được giới thiệu trong chương trình học. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

42 4162353 Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc (Viet Nam – South Korea Relations)

2 ThS. Trần Thị Ngọc Hoa

Học phần khái quát về Hàn Quốc và vị trí của Hàn Quốc trong chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Quan hệ Việt – Hàn trong các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay là trọng tâm của học phần. Một số vấn đề chính yếu trong quan hệ Việt – Hàn như: quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư, giao lưu văn hóa Việt – Hàn, ảnh hưởng của văn hóa Hàn trong đời sống người Việt đương đại, hợp tác lao động Việt – Hàn, quan hệ hôn nhân và gia đình đa văn hóa Việt – Hàn, quan hệ đối tác chiến lược Việt – Hàn, …sẽ chiếm phần lớn thời lượng của học phần. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

43 4163342 Tiếng Anh tổng

hợp (Advanced Professional English)

3 VIII ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết) theo thể thức (format) VSTEP. Đồng thời, học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng viết bài luận (đến 250 từ), sơ yếu lý lịch (CV), thư xin việc (cover letter), kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc) để chuẩn bị tốt hơn cho người học khi tham gia vào thị trường lao động. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Các học phần Kỹ năng tiếng A2, B1, Tiếng Anh nâng cao

Page 14: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

14