67
UBND THÀNH PHỐ HỘI AN PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN Số: /BC- VHTT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hội An, ngày 10 tháng 11 năm 2016 TỔNG HỢP Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 01/11 đến ngày 10/11/2016 Từ ngày 01/11 đến ngày 10/11/2016 các báo đã có hơn 40 tin bài viết về Hội An, được Ban Biên tập đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một số tin bài nổi bật: 1.TIN TỨC NỔI BẬT: *Hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm thông tin đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 1/11 Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (gọi tắt là Trung tâm GreenViet) vừa ký thỏa thuận hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An. Nội dung hợp tác giữa 2 đơn vị là tăng cường hỗ trợ nhau trong việc xây dựng, thực hiện và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục về bảo tồn sinh học. Trung tâm GreenViet chính thức được thành lập vào ngày 4.10.2012 theo quyết định của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.Đà Nẵng, có nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến giá trị của đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu, giúp cộng đồng hình thành lối sống thân thiện với thiên nhiên. Đỗ Huấn *Hai dự án do JICA tài trợ có nhiều khả quan thông tin đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 2/11

TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

UBND THÀNH PHỐ HỘI ANPHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Số: /BC-VHTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hội An, ngày 10 tháng 11 năm 2016

TỔNG HỢPThông tin Hội An trên báo chí từ ngày 01/11 đến ngày 10/11/2016

Từ ngày 01/11 đến ngày 10/11/2016 các báo đã có hơn 40 tin bài viết về Hội An, được Ban Biên tập đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một số tin bài nổi bật:

1.TIN TỨC NỔI BẬT:*Hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm thông tin đăng trên

Báo Quảng Nam online số ra ngày 1/11Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và Trung tâm Bảo tồn đa

dạng sinh học Nước Việt Xanh (gọi tắt là Trung tâm GreenViet) vừa ký thỏa thuận hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An. Nội dung hợp tác giữa 2 đơn vị là tăng cường hỗ trợ nhau trong việc xây dựng, thực hiện và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục về bảo tồn sinh học.

Trung tâm GreenViet chính thức được thành lập vào ngày 4.10.2012 theo quyết định của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.Đà Nẵng, có nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến giá trị của đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu, giúp cộng đồng hình thành lối sống thân thiện với thiên nhiên.

Đỗ Huấn*Hai dự án do JICA tài trợ có nhiều khả quan thông tin đăng trên Báo

Quảng Nam online số ra ngày 2/11Ngày 1.11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam có buổi làm

việc với đoàn đại diện của tổ chức JICA (Nhật Bản) do ông Fumio Kato làm Trưởng đoàn.

Ông Hoàng Châu Sinh - Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam đã thông tin về tiến độ 2 dự án do JICA tài trợ triển khai từ tháng 3.2016 tại Quảng Nam là “Phát triển kênh bán hàng thông qua liên kết giữa các địa phương với sản phẩm và du lịch” và “Mở rộng sản xuất rau an toàn và phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống”. Cụ thể, về hợp phần hỗ trợ HTX rau sạch Mỹ Hưng (thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, Thăng Bình), trong chuyến làm việc hồi tháng 7.2016, phía JICA đã đồng ý hỗ trợ hệ thống tưới cho 5,5ha rau VietGAP, vườn ươm cây giống, thiết lập cửa hàng phân phối rau sạch tại Đà Nẵng. Trong khi đó, việc thiết lập cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Làng lụa Hội An và nhà số 35 Nguyễn Thái Học (TP.Hội An) đã được chuyên gia của JICA sang tư vấn thiết kế vào tháng 7 năm nay. Hiện JICA đang khảo sát, nghiên cứu khả năng hỗ trợ cụ thể để phát triển cửa hàng ở 2 phương diện trưng bày quảng bá tinh hoa làng nghề Quảng Nam và

Page 2: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

tổ chức dịch vụ bán hàng lưu niệm cho du khách. Trong tháng 11 tới, phía JICA sẽ hỗ trợ Quảng Nam chuyến khảo sát thực tế tại Nhật Bản.

Xuân Thọ* Bảo hiểm VietinBank bồi thường 127 triệu đồng cho khách hàng tại

Hội An thông tin đăng trên trang Đầu tư Chứng khoán số ra ngày 3/11Bảo hiểm VietinBank (VBI) phối hợp với VietinBank chi nhánh Hội An

(tỉnh Quảng Nam) vừa chi trả 127 triệu đồng tiền bồi thường bảo hiểm sức khỏe cho gia đình của khách hàng Trần Thị Nở (trú tại Hội An).

Năm 2015, bà Trần Thị Nở tham gia dịch vụ bảo hiểm sức khỏe VBI Care. Không lâu sau đó, do lâm bệnh nặng nên bà đã không may qua đời. Ngay sau khi nhận được thông tin này, Bảo hiểm VietinBank Chi nhánh Đà Nẵng đã nhanh chóng phối hợp với VietinBank Hội An hướng dẫn gia đình hoàn thiện hồ sơ để được chi trả bồi thường bảo hiểm theo đúng quy định.

Tại lễ trao bồi thường, đại diện gia đình khách hàng Trần Thị Nở đã gửi lời cảm ơn đến Bảo hiểm VietinBank Chi nhánh Đà Nẵng và VietinBank Hội An đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ trong lúc gia đình gặp khó khăn.

Được biết, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe VBI Care có quyền lợi bảo hiểm cho tai nạn lên đến 2 tỷ đồng, quyền lợi nội trú lên đến 400 triệu đồng, quyền lợi thai sản lên đến 100 triệu đồng, quyền lợi bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo lên đến 100 triệu đồng, không yêu cầu khám sức khỏe trước khi đăng ký, bảo lãnh viện phí tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc.

Kim Lan* Khai mạc 'Gặp gỡ mùa thu' ở Hội An thông tin đăng trên Báo Đại đoàn

kết số ra ngày 9/11Ngày 8/11, sự kiện Gặp gỡ mùa thu đã khai mạc tại phố cổ Hội An (Quảng

Nam) với 3 lớp học: Đạo diễn, Diễn xuất và Sản xuất phim kinh phí thấp.Lớp học Sản xuất phim kinh phí thấp do 2 nhà làm phim người Indonesia -

đạo diễn Joko Anwar và nhà sản xuất Tia Hasibuan - phụ trách. Lớp học quy tụ hơn 10 người là những học viên các năm trước của Gặp gỡ Mùa thu và đang có dự án phim dài đầu tay.

Lớp học Diễn xuất cho chuyên gia người Hàn Quốc - nữ diễn viên Lydia Park - giảng dạy. Lớp có 19 học viên, trong đó có nhiều gương mặt quen thuộc từng tham gia các phim điện ảnh lớn như Thùy Anh (phim Đập cánh giữa không trung), Thanh Tú (phim Dịu dàng), Kim Nhã (phim 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy), Linh Sơn (phim Hot boy nổi loạn) hay Lê Công Hoàng (phim Cha và con và…).

Lớp Đạo diễn do đạo diễn Trần Anh Hùng phụ trách, có 12 học viên, là những đạo diễn trẻ được tuyển chọn và từng có những phim ngắn gây được ấn tượng với Ban Giám tuyển của Gặp gỡ Mùa thu 2016.    

C.Thành* Đề xuất phát triển sản xuất nước uống lá rừng Cù Lao Chàm thông tin

đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 10/11;

UBND TP.Hội An vừa có cuộc làm việc, tiếp nhận kết quả nghiên cứu, điều tra phục vụ phát triển sản xuất nước uống lá rừng Cù Lao Chàm thuộc dự án “Đa dạng hóa sinh kế dựa vào du lịch di sản ở các làng nông, ngư nghiệp” tại Cù

2

Page 3: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Lao Chàm. Báo cáo kết quả do ông Ando Katsuhiro - điều phối viên dự án và đại diện Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam (gọi tắt là VIRI) thực hiện.

Với phương pháp kết hợp khảo sát, điều tra và phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ quản lý, người dân xã đảo Tân Hiệp, Viện VIRI đã đề xuất các giải pháp để tạo ra đặc sản nước uống lá rừng Cù Lao Chàm đạt chất lượng, làm món quà lưu niệm cho du khách trong và ngoài nước trong tương lai. Quy trình thực hiện được đề xuất là thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh trà lá rừng, kiểm nghiệm thành phần và công bố kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, đầu tư máy móc và cải tiến quy trình chế biến, đăng ký chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu tập thể, thiết lập logo nhãn mác, tài liệu truyền thông, đăng ký nhãn hiệu, mã số mã vạch, tổ chức quảng bá và mạng lưới kinh doanh… Từ nghiên cứu thực tiễn và phân tích chi phí các khâu trong quy trình sản xuất, nhóm nghiên cứu đề xuất cơ cấu giá khoảng 10.000 đồng/túi (khoảng 100g).

Đỗ Huấn

2. NHỮNG BÔNG HOA NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT:* Câu chuyện khuyến học thông tin đăng trên Báo Quảng Nam online số

ra ngày 1/11Những năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài ở Quế Sơn và Hội An

đạt nhiều kết quả, góp phần tiếp sức cho nhiều thế hệ học trò vươn lên trong học tập.

Người trẻ làm khuyến họcCLB khuyến học Cẩm An TP. Hội An ra đời từ CLB khuyến học làng An

Bàng, được thành lập năm 2007 với 9 thành viên là những sinh viên ở khối An Tân và An Bàng đã ra trường và có việc làm ổn định. Với mong muốn khuyến khích, động viên các em học sinh của quê hương An Bàng nỗ lực phấn đấu học tập, các bạn đã cùng nhau thành lập CLB khuyến học. Anh Lê Tấn Trung - Chủ nhiệm CLB cho biết: “Thời gian đầu, mỗi năm thành viên CLB đóng góp tiền để mua quà tặng cho học sinh giỏi của 2 khối An Bàng và An Tân. Qua thời gian hoạt động, thấy sự ủng hộ của bà con nhân dân và kết quả học tập tích cực của các em, chúng tôi đã kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Đến nay, CLB đã có 47 thành viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực”.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, đến năm 2014, CLB khuyến học làng An Bàng mở rộng hoạt động ra toàn phường Cẩm An với tên gọi mới là CLB khuyến học Cẩm An. Từ thời điểm đó đến năm 2015, CLB đã huy động được số tiền 230 triệu đồng, cấp phát 460 suất quà, 154 suất học bổng và 4 chiếc xe đạp. Đầu tháng 7 năm nay, CLB cũng đã tổ chức tuyên dương 480 học sinh sinh viên, tặng 480 suất quà, 95 suất học bổng và 19 chiếc xe đạp. Toàn bộ kinh phí 183 triệu đồng do CLB khuyến học vận động được từ người dân trong và ngoài địa phương, quỹ của thành viên CLB. Hàng năm, ngoài việc tổ chức phát thưởng và trao học bổng, CLB còn hỗ trợ đột xuất nhiều suất quà và học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, đồng

3

Page 4: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

thời hỗ trợ các chi hội khuyến học khối phố tổ chức nhiều lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh và thanh thiếu niên.

Hiện nay, tại TP. Hội An, ngoài phường Cẩm An, các xã, phường gồm Cẩm Nam, Cẩm Kim và Cửa Đại đã thành lập mô hình CLB khuyến học. “Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp của CLB khuyến học phường Cẩm An đối với công tác khuyến học khuyến tài tại địa phương. Phương thức hoạt động của CLB rất tốt, tạo được hiệu ứng xã hội tích cực. Thời gian tới các xã, phường khác sẽ tiếp tục học tập kinh nghiệm để xây dựng mô hình này ” - bà Nguyễn Thị Đờn - Chủ tịch Hội khuyến học TP.Hội An nhấn mạnh.

Duy Thái – Phan Sơn

*Nữ sinh viên mê làm từ thiện bài viết đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 3/11

Luôn tâm niệm rằng giúp đỡ người khác sẽ tạo niềm vui cho mình, cô sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - Đỗ Thị Minh Hiếu (ở phường Cẩm Nam, TP.Hội An) đã vận động gần cả trăm triệu đồng để giúp đỡ cho những hoàn cảnh bất hạnh.

Chúng tôi gặp Hiếu trong một dịp nhóm từ thiện của Hiếu bán trà chanh gây Quỹ từ thiện trên một con đường ở Hội An. Thoảng nhìn, không ai nghĩ một người trẻ như Hiếu có thể tự tay vận động được số tiền cả trăm triệu đồng để chia sẻ với những cảnh đời ngặt nghèo.

Nhớ lại ngày đầu bỡ ngỡ khi lên ý tưởng thực hiện những việc làm thiện nguyện, Hiếu chia sẻ: "Cơ duyên đến với tôi trong tháng 7 vừa rồi khi cùng bạn bè đến thăm trẻ mồ côi tại chùa Quang Châu (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng). Tại đây, gặp những đứa trẻ thiếu tình thương của cha mẹ nên tôi viết những dòng tâm sự trên trang mạng xã hội cá nhân của mình và được nhiều bạn bè chia sẻ. Sau đó, rất nhiều người trong số này đã gửi tiền, lương thực cũng như áo quần giúp đỡ các em".

Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ quyên góp của bạn bè, nhà hảo tâm, Hiếu cùng một số bạn mua gạo, dầu ăn, quần áo cùng nhiều nhu yếu phẩm khác đến trao tặng cho các em ở chùa Quang Châu. "Thấy các em vui thì tôi cũng hạnh phúc lắm! Từ việc làm này, tôi cũng tạo được niềm tin trong nhiều người và bắt đầu lên ý tưởng vận động quyên góp để giúp đỡ nhiều hơn những mảnh đời không may mắn khác" - Hiếu nói.

Sau đó, nhóm từ thiện bán trà chanh, bút bi của Hiếu tiếp tục gây quỹ giúp đỡ một người bạn học là Nguyễn Văn Kỳ (phường Cẩm Nam, TP.Hội An) đang nguy kịch vì tai nạn giao thông, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Hiếu cho biết tính đến nay nhóm đã vận động quyên góp được gần 30 triệu đồng và sắp tới sẽ đem trao cho Kỳ. Riêng bản thân Hiếu, thông qua trang mạng xã hội của mình đã quyên góp được hơn 79 triệu đồng để chuyển cho gia đình Kỳ.

Nói về Kỳ, Hiếu luôn nhấn mạnh đến nghị lực phi thường của người bạn mình. Kỳ là một học sinh khá ở Trường THPT Nguyễn Trãi. Tuy nhiên vì gia đình quá khó khăn nên khi chuẩn bị vào kỳ thi đại học vừa qua, Kỳ đã bỏ ngang để đi làm thuê phụ giúp ba mẹ và kiếm tiền nuôi hai em ăn học.

Mới đây, không may trong một lần đi giao đá lạnh cho một quán cà phê ở Hội An, Kỳ va chạm với một xe tải và bị thương rất nặng phải nhập viện. Số tiền

4

Page 5: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

làm công nhân ít ỏi của ba mẹ Kỳ không thấm vào đâu so với việc khám chữa bệnh, nên Hiếu đã lên kế hoạch quyên góp giúp đỡ bạn.

"Hiện Kỳ đang hôn mê sâu và phải tách họp sọ ra nuôi dưỡng riêng nên không biết khi nào mới hồi phục lại được. Nhóm từ thiện của chúng tôi dự định sẽ tổ chức một đêm văn nghệ gây quỹ để giúp đỡ Kỳ. Hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng hơn nữa để giúp đỡ bạn ấy" - Hiếu chia sẻ.

Về những dự định trong thời gian tới, Hiếu cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện những chuyến từ thiện cùng bạn bè đến với những hoàn cảnh khó khăn. Và sẽ không ngừng phát động những chương trình gây quỹ từ những nhà hảo tâm trên khắp cả nước để giúp đỡ cho nhiều người không may mắn khác.

"Cuộc đời còn nhiều lắm những bất hạnh, mình hãy sống như những đóa hoa góp hương sắc cho đời. Tuổi trẻ còn nhiệt huyết, và mong muốn ngày càng làm được nhiều chuyện ý nghĩa hơn nữa. Làm việc thiện không mong người khác nhớ đến mình, chỉ mong họ vui là mình thấy hạnh phúc lắm rồi" - Hiếu tâm niệm.

Thu Thảo

*Gã giang hồ hoàn lương đi làm từ thiện trả nợ đời bài viết đăng trên Báo Thanh niên số ra ngày 3/11

Có một quá khứ tội lỗi, phải trả giá bằng 4 năm tù, khi trở lại cộng đồng chàng trai trẻ Lê Phú Lâm (30 tuổi, ở khối phố Tân Mỹ, phường Cẩm An, TP Hội An, Quảng Nam) đã chọn việc làm ý nghĩa để “trả nợ đời”.

Hơn 2 năm nay, đều đặn vào 5 giờ sáng thứ 3 hàng tuần, nhóm “nồi cháo từ thiện - tùy tâm” do anh Lê Phú Lâm, chàng thanh niên từng một thời lầm lỡ giờ “gác kiếm”, lập nên, mang cháo vào chia sẻ, phát miễn phí cho các bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Hội An. Họ thoắt đến với từng người bệnh rồi lặng lẽ ra về khi các thùng cháo đã hết sạch.

Có mặt tại địa điểm phát cháo quen thuộc, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh chàng thanh niên với dáng người nhỏ nhắn xăm trổ đầy mình đang cần mẫn múc từng bát cháo cho bệnh nhân lẫn người nhà của họ. Công việc này trở nên ý nghĩa khi biết rằng, nó như một món quà mà người cựu tù làm để trả nợ cho những tháng ngày lầm lỗi khi vướng vào vòng lao lý.

Gặp và nói chuyện với Lâm, vẻ mặt hung dữ và lì lợm của gã giang hồ khét tiếng một thời không còn nữa. Thay vào đó là hình ảnh chàng thanh niên với nụ cười hiền hậu. Lâm bảo, quá khứ lầm lỡ, như con ngựa bất kham, lại không có người chỉ đường dẫn lối để trở về nẻo thiện nên cứ thế trượt dài trong những sai lầm của tuổi trẻ, anh vẫn còn nhớ như in về khoảng thời gian đen tối ấy.

Đang học lớp 9, Lâm bỏ giữa chừng, với bản tính ngông cuồng, cộng thêm cuộc sống gia đình nghèo khó, thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ, Lâm theo những thanh niên địa phương sống lang thang, rồi trộm vặt, những lúc thiếu tiền ăn chơi thì cướp giật.

Sau nhiều lần trót lọt, Lâm cùng nhóm bạn tổ chức những cuộc trộm cắp quy mô lớn hơn, mở rộng hoạt động bảo kê các nhà hàng, khách sạn, quán bar và cả đòi nợ thuê. Và cứ thế Lâm đã nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt của nhiều người khi biến mình thành một tay “giang hồ máu lạnh”.

5

Page 6: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Cuối cùng, Lâm sa lưới pháp luật như vốn dĩ phải thế. Năm 2009, Lâm bị bắt và bị kết án 4 năm tù vì tội “cưỡng đoạt tài sản”.

“Cái thời ấy mình không nghĩ được nhiều, cứ sống phiêu bạt vậy thôi. Có lần đi cướp giật túi xách của người đi đường rồi bị công an bắt. Mà lúc ấy cũng máu liều lắm, không biết sợ là gì. Nhưng rồi những tháng ngày ở trong tù nhìn hình ảnh cha mẹ vào thăm con mà không dám công khai vì sợ người đời chê trách. Nhìn những giọt nước mắt của mẹ cứ chảy dài trên má thì mình thấy hối hận vô cùng”, Lâm tâm sự.

Sau 4 năm bị giam trong tù, năm 2012, Lâm được trả tự do. Nhớ lại cái ngày mới ra khỏi trại, anh không khỏi nghẹn nghào: "Lúc ấy mừng lắm, khoảng thời gian gần được về với gia đình, mình ngồi tính từng ngày, từng giờ. Thế nhưng niềm vui không được bao lâu thì vợ lại mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối nên phải nhập viện".

“Lúc này một tay là hai đứa nhỏ, tay kia phải chạy vay mượn tiền đi chăm vợ bệnh. Ngày tháng đó với tôi là cả một sự mệt mỏi khốn cùng, vì gia đình thì nghèo, lại mang tiếng tù tội nên muốn vay mượn gì cũng khó. Nhưng rồi nhờ người thân và bạn bè giúp đỡ nên khó khăn ấy cũng dần trôi qua và rồi vợ tôi cũng xuất viện”, anh Lâm cho biết.

Bằng quyết tâm làm lại cuộc đời, kiếm tiền nuôi vợ và hai con nhỏ, Lâm lao vào công việc và nhận làm tất cả việc gì có thể miễn là có người chịu thuê mướn. Rồi dần dần anh cũng xin được một công việc đàng hoàng, trở thành tài xế taxi. Cũng từ đây, cuộc sống gia đình anh bớt khổ hơn.

Quan niệm về việc làm của mình, anh chia sẻ: "Giờ có nhiều nơi và nhiều người làm việc thiện bằng số tiền rất lớn, nhưng mình không có được như họ thì mình làm những việc nhỏ hơn, miễn sao giúp được cho những người nghèo khổ phần nào thì hay phần đó. Ngày trước đã làm sai nhiều thứ khiến vợ con và gia đình đau lòng rồi nên giờ chỉ mong làm một cái gì đó ý nghĩa để cảm ơn cuộc đời".

Tuổi trẻ ai cũng có sai lầm và thời gian để sửa sai cũng rất dài, quan trọng là cái tâm con người phải hướng thiện và quyết tâm hướng về nẻo thiện.

“Dù việc làm của mình không lớn lao nhưng thấy những nụ cười hiền từ của bệnh nhân cũng như người nhà của họ khi nhận những bát cháo và bịch sữa từ tay mình, tự nhiên trong lòng mình cảm thấy ấm áp hẳn. Những bát cháo ấy như làm nguôi phần nào đó quá khứ tội lỗi của mình, giúp mình nhận ra rằng cuộc đời này còn có nhiều điều ý nghĩa hơn thế. Mình sẽ cố gắng duy trì việc làm thiện nguyện này đến khi nào không còn sức khỏe để làm mới thôi”, Lâm tâm sự.

Cầm bát cháo nóng hổi trên tay, bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa (50 tuổi) nói: “Những người dân nghèo như chúng tôi cảm ơn những bát cháo của chú Lâm rất nhiều. Tuy việc làm nhỏ nhưng nó lại chứa đựng một ý nghĩa nhân văn và tình người lớn”.

Bây giờ, đối với nhiều người ở bệnh viện và khu vực lân cận dường như đã quá quen với hình ảnh một thanh niên nhân hậu luôn mang đến cho người dân nghèo khổ ở đây những bát cháo thơm ngon vào mỗi sáng thứ Ba hàng tuần. Còn câu chuyện về “gã giang hồ” ngày xưa dường như không còn nữa, có chăng là trong những câu chuyện về một chặng đường đi về nẻo thiện của chàng trai trẻ với trái tim ấm áp dành cho những con người nghèo khổ.

6

Page 7: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Mạnh Cường3. VẤN ĐỀ - THỜI LUẬN

* Xoay quanh vấn đề thu hồi đất Trường Đại học Phan Châu Trinh và nỗi boăn khoăn của sinh viên khi nhà trường chưa xây địa điểm mới là tâm điểm được nhiều báo quan tâm đăng tin, bài như:

*Sinh viên lo lắng vì trường bị thu hồi đất, chưa biết đi về đâu bài viết đăng trên Báo Thanh niên số ra ngày 1/11,

Đó là tâm trạng của hàng trăm sinh viên đang theo học tại 8 ngành học bậc Cao đẳng, Đại học tại Trường ĐH Phan Châu Trinh (Hội An, Quảng Nam) khi thời gian yêu cầu bàn giao đất thuê của trường đã gần kề hạn.

Hạn giao đất chỉ còn… 1 thángTrên thực tế, những công văn, quyết định thu hồi đất của Trường ĐH Phan

Châu Trinh đã có từ nhiều năm nay. Theo đó, cơ sở vật chất của Trường ĐH Phan Châu Trinh được đặt trên khoảnh đất 3,2 ha, nằm tại số 2 đường Trần Hưng Đạo, TP.Hội An. Mảnh đất này trước đây thuộc Trường Quân sự tỉnh Quảng Nam, sau đó trường này dời đến địa điểm khác, bàn giao đất cho TP.Hội An.

Năm 2004, lãnh đạo TP.Hội An quyết định cho Trường ĐH Phan Châu Trinh mượn làm cơ sở ban đầu trong thời gian hình thành trường, với thời hạn là 5 năm. Nhưng đến năm 2010, lãnh đạo ĐH Phan Châu Trinh lại xin cho được gia hạn thêm 5 năm nữa để hoàn thành mọi bước phát triển của nhà trường.

Cùng với việc cho gia hạn, UBND tỉnh năm 2005 thực tế đã chấp nhận cho Trường ĐH Phan Châu Trinh đầu tư 34 ha tại khu vực Đồng Muối (thôn Võng Nhi, Cẩm Thanh), nhưng dự án ì ạch không triển khai, sau đó dự án kết thúc.Và kết thúc thời hạn vào năm 2015, Trường ĐH Phan Châu Trinh lại tiếp tục xin… gia hạn tiếp.

Trước sự dây dưa và không có động thái tìm kiếm, xây dựng, chuyển đổi cơ sở mới của Trường ĐH Phan Châu Trinh, tại cuộc họp hồi đầu tháng 7.2016 với ĐH Phan Châu Trinh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu đã thống nhất với đề nghị của UBND TP.Hội An về việc không gia hạn thời gian thuê đất tại số 2 Trần Hưng Đạo đối với trường này, và yêu cầu trường phải di dời cơ sở vật chất kỹ thuật, và bàn giao mặt bằng trước ngày 1.12.2016.

Cũng tại cuộc họp này, lãnh đạo TP.Hội An cũng đề nghị nhà trường nên xem xét lại kế hoạch tuyển sinh năm học 2016-2017 để không ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên, nhưng lãnh đạo trường vẫn tổ chức tuyển sinh.

Và trước thời hạn gần kề, sinh viên nhà trường vẫn chưa hề nhận được thông báo sẽ học tập tại đâu, cơ sở nào và phải học tập ở đâu nên hầu hết sinh viên đều tỏ ra lo lắng. Sinh viên H.N theo học tại K16 của trường chia sẻ, em và gia đình hết sức âu lo vì không biết liệu năm học 2016-2017 có bị gián đoạn hay không, và nếu có thì gián đoạn bao lâu? Chưa kể việc chọn Trường ĐH Phan Châu Trinh bởi cơ sở ở gần nhà, ngay Hội An, nên nếu trường chuyển vào Tam Kỳ (Quảng Nam) hoặc Đà Nẵng thì sẽ hết sức khó khăn cho gia đình vì phải tốn thêm tiền thuê trọ.

Không có gì phải lo!Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị

Trường ĐH Phan Châu Trinh. Ông Sơn cho hay, sáng 1.11, Ban giám hiệu trường cùng Hội đồng quản trị đã họp bàn giải pháp về việc thu hồi đất này. Ông Sơn cho

7

Page 8: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

hay, trường đã gửi công văn đến UBND TP.Hội An, xin với lãnh đạo TP này có thể cho sinh viên học tạm tại những phòng học có sẵn của trường kéo dài thêm một thời gian nữa. “Sinh viên không có gì phải lo cả. Nhà trường sẽ lo liệu mọi việc thật ổn thỏa”, ông Sơn nói.

Tuy nhiên, qua trao đổi với Thanh Niên vào trưa 1.11, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP.Hội An, khẳng định quyết định kiên quyết thu hồi đất của Trường ĐH Phan Châu Trinh là không thay đổi.

“Trường cũng đã có công văn yêu cầu cho mượn tạm những phòng học để sinh viên có cơ sở vật chất học tập đến hết năm học 2016-2017, nhưng lãnh đạo TP.Hội An cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã trả lời kiên quyết là không được. Thời hạn cho thuê hơn 10 năm là không hề nhỏ, cũng tình cảm rồi và chúng tôi cũng thông báo thời gian dài để trường tìm kiếm cơ sở thay thế. Chính bản thân trường phải tính chuyện xây dựng trường. Và TP cũng phải thu hồi đất để làm quảng trường TP theo đúng quy hoạch, không thể để kéo dài mãi được!”, ông Dũng cho hay.

Ông Dũng nói thêm, UBND TP.Hội An cũng tạo điều kiện cho trường di chuyển xuống khu vực Cẩm Thanh để xây dựng. “UBND TP đã thống nhất giao 15 ha tại khu vực Cẩm Thanh cho trường. Việc đầu tư xây dựng là của nhà trường, TP.Hội An đã hỗ trợ mọi điều kiện tốt nhất cho trường!”, ông Dũng khẳng định.

Về việc không nhận được sự chấp thuận của UBND TP.Hội An lẫn lãnh đạo tỉnh, ông Trần Ngọc Sơn cho biết: “Cơ sở vật chất, phòng học tại Hội An không thiếu, có thể mượn để cho sinh viên học, đảm bảo chương trình học của 700 sinh viên trường sẽ được học hành trọn vẹn. Không có chuyện sinh viên sẽ chuyển sang học tại địa phương khác hay trường khác. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tha thiết mong lãnh đạo UBND TP.Hội An gia hạn thêm, vì đến khoảng giữa tháng 6 đến tháng 9.2017, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng cơ sở mới tại khu vực Cẩm Thanh mà UBND TP.Hội An đã bố trí!”.

Diệu Hiền

* Trường ĐH Phan Châu Trinh xin gia hạn thời gian bàn giao mặt bằng bài viết đăng trên Báo Giáo dục –Thời đại số ra ngày 3/11

UBND tỉnh Quảng Nam bắt buộc Trường ĐH Phan Châu Trinh phải di dời cơ sở vật chất kỹ thuật và bàn giao mặt bằng tại địa chỉ số 2 đường Trần Hưng Đạo (TP Hội An) trước ngày 1/12/2016. 

Trường ĐH Phan Châu Trinh có nguyện vọng xin gia hạn thêm một thời gian nữa, nhưng phía chính quyền địa phương cho biết sẽ kiên quyết thu hồi đất.

Hơn 700 SV của 8 ngành học bậc CĐ, ĐH của Trường ĐH Phan Châu Trinh đến thời điểm này vẫn chưa được thông báo về việc thay đổi địa điểm học, trong khi còn chưa đến một tháng nữa là đến thời hạn phải bàn giao mặt bằng.

Hết hạn thì xin gia hạnNăm 2004, chính quyền TP Hội An (Quảng Nam) cho Trường ĐH Phan

Châu Trinh mượn khoảnh đất với diện tích 3,2 ha tại địa chỉ số 2, đường Trần Hưng Đạo, TP Hội An. Đây vốn là địa điểm của Trường Quân sự tỉnh Quảng Nam đã di dời đến địa điểm khác và bàn giao đất lại cho TP Hội An. Thời điểm này, Hội An dự định xây dựng Quảng trường tại đây. Thời hạn UBND Hội An

8

Page 9: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

cho Trường ĐH Phan Châu Trinh mượn đất để làm cơ sở ban đầu trong thời gian hình thành trường là 5 năm.

Hết thời hạn 5 năm, lãnh đạo Trường ĐH Phan Châu Trinh xin được gia hạn thêm 5 năm nữa, tức là đến năm 2015 để hoàn thành mọi bước phát tiển của nhà trường do chưa có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở mới. Năm 2015, đến thời điểm hết gia hạn, lãnh đạo Trường ĐH Phan Châu Trinh lại tiếp tục xin được gia hạn tiếp.

Trước việc liên tục xin gia hạn và không có động thái đầu tư xây dựng cơ sở mới của Trường ĐH Phan Châu Trinh, tại cuộc họp vào đầu tháng 7/2016, ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - đã thống nhất với đề nghị của UBND TP Hội An về việc không gia hạn thời gian thuê đất tại số 2 Trần Hưng Đạo đối với trường này, và yêu cầu trường phải di dời cơ sở vật chất kỹ thuật và bàn giao mặt bằng trước ngày 1/12/2016.

Trước đó, vào khoảng năm 2007, UBND tỉnh Quảng Nam đã chấp thuận cho Trường ĐH Phan Châu Trinh đầu tư xây dựng cơ sở mới tại khu vực Đồng Muối (xã Cẩm Thanh) với diện tích đất 34ha. Nhưng dự án này đến nay vẫn chưa được khởi động.

Chưa thống nhất được phương án di dờiTrường ĐH Phan Châu Trinh đã gửi công văn đến UBND TP Hội An xin

được bàn giao một phần trong tổng số diện tích 3,2 ha đất, phần còn lại kéo dài thêm một thời gian khoảng một năm nữa để cho SV tiếp tục được học tạm tại những phòng học đã có sẵn của trường.

Tuy nhiên, theo như ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND TP Hội An thì chủ trương cũng như thời điểm thu hồi đất của Trường ĐH Phan Châu Trinh là không thay đổi.

“Đúng là Trường có đề nghị cho mượn tạm những phòng học để SV có thể học tập đến hết năm học 2016 – 2017 nhưng lãnh đạo TP Hội An cũng như lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã trả lời là không được. Thời hạn cho thuê hơn 10 cũng là quá dài và chúng tôi cũng đã thông báo trước để trường chủ động tìm kiếm cơ sở thay thế. Trường ĐH Phan Châu Trinh cũng phải tính đến chuyện xây dựng trường, TP Hội An cũng phải thu hồi đất để xây dựng quảng trường theo đúng như quy hoạch” – ông Dũng khẳng định.

Trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Sơn – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh cũng khẳng định, SV không phải lo gì cả, nhà trường sẽ lo liệu mọi việc thật ổn thỏa.

“Cơ sở vật chất, phòng học tại Hội An không thiếu, có thể thuê mướn để đảm bảo chương trình học của 700 SV sẽ không bị gián đoạn” – ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, sẽ không có chuyện SV chuyển sang học tại địa phương khác hay trường khác.“Tuy nhiên, nhà trường cũng tha thiết mong lãnh đạo UBND TP Hội An gia hạn thêm, vì đến khoảng giữa tháng 6 đến tháng 9.2017, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng cơ sở mới tại khu đất mà UBND TP Hội An đã bố trí ở Cẩm Thanh”.

Hà Nguyên - Hiền Lương

*Trường bị thu hồi đất nhưng vẫn đảm bảo việc học cho sinh viên bài viết đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam số ra ngày 6/11

9

Page 10: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Phan Châu Trinh (Hội An) với Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam ngày 5/11.

Theo ông Sơn, sau khi UBND TP.Hội An có yêu cầu thu hồi diện tích gần 4ha mà nhà trường đang thuê thì lãnh đạo trường đã liên hệ với nhiều đơn vị tại Hội An để tìm hướng giải quyết.

Hiện trường này đã trình phương án lên UBND và tỉnh ủy Quảng Nam xem xét theo hướng sẽ trả lại một phần mặt bằng phía trước cho đơn vị thi công. Còn khoảng 1,5 ha đất trống phía sau sẽ được xây dựng các phòng học tạm cho sinh viên.

“Quá trình học tạm này chỉ diễn ra khoảng hơn một năm. Đến tháng 6/2017 thì Trường sẽ khởi công xây dựng trường học tại một địa điểm khác ở phường Cẩm Thanh (Hội An), một năm sau thì hoàn thành” ông Sơn nói.

Năm học 2016, Trường Đại học Phan Châu Trinh tuyển sinh được hơn 100 sinh viên. Hiện toàn trường có 15 lớp với hơn 700 người.

Ông Sơn cho rằng, đối với các trường đại học, cao đẳng khác thì số lượng sinh viên lên đến hàng ngàn người mới khó giải quyết. Còn trường chỉ có vài trăm sinh viên nên việc bố trí phòng học cũng đơn giản hơn.

“Khó khăn nhất là việc di chuyển hết toàn bộ các trang thiết bị, tài sản của nhà trường đến nơi khác. Vì  không tìm được chỗ chứa. Chúng tôi cũng mong cơ quan chức năng tạo điều kiện cho nhà trường giải quyết vướng mắc này” ông Sơn cho hay.

Nếu như phương án “mượn” lại 1,5 ha không được chấp thuận thì Trường cũng đã liên hệ với một số trường học xung quanh như: Trường Trung cấp điện lực miền Trung, Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung, TrườngTHPT Trần Quý Cáp… để thuê phòng học cho sinh viên.

“Đối với sinh viên đang theo học tại trường sẽ không có ảnh hưởng gì. Bảo đảm việc dạy và học vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi đã trực tiếp làm việc với sinh viên và giáo viên để ổn định tình hình” ông Sơn nói thêm.

Liên quan đến việc nhà Trường đang nợ hơn 300 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội của cán bộ, giáo viên, ông Sơn cho biết, sẽ giải quyết dứt điểm trong tháng 12 này.

“Mặc dù nguồn thu của trường thấp hơn thời gian trước nhưng Hội đồng quản trị đã thống nhất đảm bảo nguồn vốn đầu tư. Nhà trường vẫn trả lương đầy đủ cho cán bộ, giáo viên” ông Sơn nói.

Đối với số sinh viên đang ở trong ký túc xá nhà trường sẽ phải chuyển ra ngoài thuê trọ trong thời gian đến.

Theo tìm hiểu, nguyện vọng của nhiều giáo viên, sinh viên trong trường lúc này là mong chính quyền địa phương tạo thuận lợi cho việc dạy và học diễn ra bình thường. Sau khi hoàn thành việc xây dựng trường mới thì sẽ di chuyển toàn bộ, trả hết mặt bằng.

“Nếu nhà trường khó khăn thì việc học của chúng em cũng sẽ có nguy cơ đứt ghánh giữa đường. Tụi em chỉ mong được học bình thường để lấy bằng tốt nghiệp, ra trường kiếm việc làm” Huỳnh Thị Ngọc A. (sinh viên năm 3, khoa Quản trị kinh doanh) chia sẽ.

10

Page 11: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Trước đó, như Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã đưa tin, năm 2005, Trường Đại học Phan Châu Trinh được UBND TP.Hội An cho mượn diện tích hơn 4,8 ha để xây dựng Trường.

Hết thời hạn cho mượn, chính quyền yêu cầu trả đất nhưng Trường có đơn xin tỉnh Quảng Nam gia hạn đến tháng 12-2015 vì lý do chưa có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở mới và được tỉnh chấp nhận nhận.

Sau nhiều lần dây dưa, UBND TP.Hội An đã ra “tối hậu thư” buộc nhà trường giao đất trước ngày 1/12 khiến nhiều sinh viên, giáo viên lo lắng Trường sẽ bị giải thể, sinh viên không nhận được bằng.

An Nguyên4. HỘI AN MÙA MƯA LỤT:

* Trong những ngày gần đây, mưa lớn, nước tăng nhanh và thủy điện xả

lũ là nỗi lo chung của người dân tỉnh Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng là nội dung mà các báo đăng tin, bài:

*Hội An: Dân lo lắng lũ về trong đêm bài viết đăng trên Báo Pháp luật số ra ngày 2/11

Theo ghi nhận của chúng tôi, đến 18 giờ ngày 2-11, do một số thủy điện ở thượng nguồn xả nước cùng lượng mưa lớn của vài ngày qua đã khiến mực nước sông Hoài dâng lên cao.

Nhiều người dân sống ở khu vực lân cận rất lo lắng trước tình trạng có thể lũ sẽ về trong đêm. Tính đến thời điểm hiện nay, mực nước tại một số tuyến đường đã lên đến 0,5 m, ngập bánh xe.

Đặc biệt, tuyến đường Bạch Đằng bị ngập nặng hàng kilômét. Mực nước lũ tại khu vực chân cầu Cá Chép bắc qua sông Hoài đang ngấp nghé và có thể sẽ bị ngập cầu trong tối nay nếu nước tiếp tục lên.

Các thủy điện ở Quảng Nam xả nước từ đêm qua đến sáng nay đã khiến nhiều vùng hạ du bị ngập, trong đó nhiều tuyến đường ven sông Hoài ở phố cổ Hội An bị ngập lụt và có khả năng tiếp tục ngập sâu trong tối nay.

Do toàn bộ tuyến đường Bạch Đằng bị ngập nước nên nhiều cửa hiệu, nhà hàng, quán ăn, quầy lưu niệm… phục vụ khách du lịch đều đã tiến hành dọn đồ đạc, chuyển lên khu vực cao để tránh nước lũ.

Bà Lê Thị Hồng lo lắng nói: "Gia đình rất sợ lũ về trong đêm sẽ không kịp trở tay nên trong chiều nay đã lo dọn dẹp một số quầy hàng lưu niệm chuyển vào nhà phía trong cho cao ráo, khỏi bị nước làm hỏng. Hầu hết người dân ở đây rất lo lắng".

Nước lũ cũng đang dâng lên mép tuyến đường dẫn vào di tích Chùa Cầu. Nhiều du khách tham quan phố cổ Hội An cảm thấy rất lo lắng. Lực lượng dân phòng của TP Hội An nhanh chóng kiểm tra, đề phòng người dân vào các khu vực nguy hiểm có khả năng nước dâng cao.

Do mực nước đang dâng lên ở sông Hoài, trong cuối giờ chiều nay, Đội Phát thanh lưu động của TP cũng đã nhanh chóng thông tin về tình hình lũ lụt để người dân đề phòng. Theo đó, yêu cầu tàu thuyền không được ra khơi, người dân không được vận chuyển qua các khu vực nước lớn để đề phòng nguy hiểm đến tính mạng.

11

Page 12: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Ông Nguyễn Long, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Hội An, cho biết hiện mực nước tại sông Hoài đang dâng cao, mực nước sông Thu Bồn đang lên cao do tình trạng xả nước thủy điện ở vùng thượng nguồn. 

Huy Trường

*Trang Người tiêu dùng: “TP.Hội An ngập trong biển nước” (3/11), trang Phụ nữ.news “ Khách Tây lội nước lụt ở phố cổ Hội An”(3/11), *Nước sông dâng cao, Hội An có nơi ngập sâu hơn nửa mét bài viết đăng trên Báo công an nhân dân số ra ngày 3/11,

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa trên diện rộng cùng với việc thủy điện xả nước đã khiến cho mực nước trên các sông ở Quảng Nam tăng cao làm cho nhiều nơi bị ngập nặng. Riêng tại TP Hội An, mực nước sông Hoài đã tăng khá cao khiến cho đường Bạch Đằng bị ngập sâu hơn nửa mét.

Đến thời điểm 3h chiều 2-11, nhiều tuyến đường dọc bờ sông Hoài như: Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Tiểu La... nước đã bắt đầu tràn lên đường. Khu vực chợ Hội An cũng bị nước lũ dâng gây ngập lênh láng.

Ngay từ trưa 2-11, nhiều người dân, chủ nhà hàng, quầy lưu niệm… trong phố cổ Hội An đã khẩn trương di dời đồ đạc lên vị trí cao hơn để phòng nước lớn. 

Tại khu vực chùa Cầu, nước sông đã tràn sát mép đường dẫn vào chùa Cầu và có khả năng nước sẽ tràn lên đường vào tối cùng ngày, các tuyến phố đi bộ như Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Hoàng, khu Vườn tượng Hội An sẽ cũng bị ngập trong tối nay.

Ông Nguyễn Long - Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP. Hội An cho biết, hiện mực nước tại sông Hoài đang dâng cao thêm do mực nước sông Thu Bồn đang lên. 

Dự kiến trong tối nay và sáng mai 3-10, nếu các thủy điện tiếp tục xả lũ về hạ lưu thì nhiều khu vực trong phố cổ Hội An sẽ bị ngập sâu trên 1m. Nhất là các nhà cửa, cơ sở kinh doanh nằm dọc tuyến đường Bạch Đằng, Lê Lợi… sẽ bị nặng.Không chỉ ở TP. Hội An, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều bị ngập nặng, nhiều nơi bị chia cắt trong lũ.

Tại xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, do mực nước sông Côn tăng cao gây ngập úng hàng chục hecta hoa màu ven sông của người dân. Khu vực cầu Thái Sơn nối liền thôn Mậu Lâm với thôn Thái Sơn, Chấn Sơn bị ngập nặng gây chia cắt khu vực này.

Do giao thông bị chia cắt tại nhiều tuyến đường, người dân phải dùng ghe, xe bò để đèo người và phương tiện để có thể tiếp tục di chuyển tiếp. Nước lớn cũng khiến cho nhiều phương tiện đang lưu thông thì bị chết máy giữa chừng.Nhiều khu vực trũng thấp ven sông Vu Gia tại xã Đại Đồng, Đại Quang cũng bị nước dâng gây ngập úng gây thiệt hại nhiều diện tích hoa màu đang vào vụ. Do mưa to, nước sông dâng cao nên nhiều trường học tại khu vực ven sông Vu Gia của huyện Đại Lộc đã cho học sinh được nghỉ học.

Ngày 2-11, tại nhiều địa phương phía Bắc tỉnh Quảng Nam trời đã ngớt mưa, lượng nước sông bắt đầu rút dần. Tuy nhiên sau khi thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ vào chiều cùng ngày, dự kiến mực nước sông sẽ tăng trở lại.

Hà Ngọc12

Page 13: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

* Ghe thuyền vào phố cổ Hội An ngày ngập nước( trang Zing.vn 6/11), Hội An giữamùa ngập lụt: Ghe thuyền lên phố đón khách thông tin đăng trên trang I hay số ra ngày 6/11 :

Phố cổ Hội An (Quảng Nam) vốn nổi tiếng với vẻ đẹp hoài cổ nay lênh láng nước giữa mùa lũ. Nhưng du khách vẫn có cách trải nghiệm của riêng mình.

Trong những ngày qua, nước dòng sông Hoài chảy qua phố cổ Hội An dâng cao do lượng nước từ các nhà máy thủy điện xả lũ ở thượng nguồn đổ về. Nước lũ dâng cao khiến dòng sông đầy thơ mộng của xứ Quảng vốn trong xanh nay đổi sang một màu vàng khác lạ.

Lũ tràn qua Hội An tưởng chừng sẽ khiến điểm du lịch nổi tiếng này trở nên hiu quạnh, thế nhưng, sắc màu mới của con nước lớn trên dòng sông Hoài vô tình lại tạo nên một kiểu phối màu khá hài hòa với những dãy nhà mộc mạc hay mái ngói cổ kính nơi đây.

Những con phố hàng ngày trải dài cho du khách rảo bước nay trở thành dòng sông nhỏ luồn lách qua từng dãy nhà. Chính bởi điều này lại tạo nên một trải nghiệm thú vị dành cho nhiều du khách, đặc biệt là các du khách nước ngoài, dù thực tế ngập lụt ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và hoạt động kinh doanh của người dân địa phương.

Tuệ Minh

* Mê mẩn với mắm thính đặc sản của Hội An bài viết đăng trên Báo Dân trí số ra ngày 5/11

Mắm thính là món ăn truyền thống của người dân Hội An, từ lâu đã trở thành niềm nhớ thương của mỗi người con xa xứ và là thức quà chứa đựng bao kỷ niệm dành cho những người đến thăm “Venice của Việt Nam”.

Để làm mắm thính, người dân Hội An chọn các loại cá de, cá chuồn, cá nục bởi các loại cá này thịt săn chắc, tươi, ngon và rất rẻ. Quy trình làm mắm cũng không hề đơn giản, đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Sau khi được làm sạch, cá sẽ được đem ủ với muối. Cứ bỏ một lớp cá vào hũ thì rắc một lớp muối mỏng, cẩn thận hơn người ta còn dùng nẹp tre để chần cá. Đem hũ cá đã đậy kín phơi vài nắng, khi cá dậy mùi thì chắt cạn nước. Khâu tiếp theo là trộn cá với thính. Thính là thứ bột được giã nhỏ từ bắp rang hoặc gạo rang.Vớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ, sau đó dùng lá dông phơi khô đậy kín cùng mo cau, thắng nước đường đen hòa chung với nước mắm đổ lên.

Cá được tiếp tục ủ thêm vài ngày. Sau một thời gian ủ và phơi nắng, cá sẽ có mùi thơm đậm đà và có màu nâu vàng rất đẹp. Đó cũng là lúc mắm chín tới. Cá cơm, cá de từ khi mới làm đến lúc sử dụng được thường mất hai tháng. Riêng cá chuồn, cá nục, cá trích phải đợi đến ba tháng mới có thể thưởng thức.Từ mắm thính, có thể chế biến thành các món ngon làm “mê mệt” nhiều người. Chỉ cần gắp vài con thính, đem chưng với cơm hay kho cùng thịt ba chỉ, một ít ớt quả, tiêu, nén là đã thành một bữa ăn ngon miệng.

Những ai đã “trót” yêu mắm thính không thể bỏ qua món cá thính rang với lá nén. Chỉ cần khử dầu phộng, cho cá thính vào, đợi cá thấm dầu rồi lật đều hai mặt và thêm lá nén là mùi thơm sẽ ngay lập tức lan tỏa khắp các ngõ ngách.Từ mắm thính có thể cải biên thành món mắm dưa. Chọn loại dưa hường, rửa sạch,

13

Page 14: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

bổ đôi, cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác, ướp muối rồi đem trộn với mắm thính. Thành phẩm sẽ là món mắm dưa đặc biệt. Mới đầu chưa quen, thực khách thường có cảm giác gợn gợn. Nhưng sau khi thưởng thức, chắc chắn ai cũng sẽ muốn ăn thêm nữa.

Hiện nay, nghề làm mắm thính của cư dân vùng cửa biển Hội An được Trung tâm bảo tồn di sản Hội An đưa vào danh sách nghề truyền thống và chọn

làm điểm tham quan của tour sinh thái làng quê. Dù rất giản dị, mộc mạc, nhưng mắm thính vẫn trở thành món đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước của Hội An.

Hoàng Ngọc

*Trắng đêm săn lộc trời mùa lũ bài viết đăng trên trang Ngày nay số ra ngày 4/11

Nước lũ đổ về hạ du là lúc người dân ở Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) kéo nhau ra sông Đế Võng soi đèn săn đặc sản cá lệch. Trắng đêm, có người kiếm được tiền triệu.

Chiều muộn 2/11, nước lũ đổ về đỏ quạnh sông Đế Võng. Trời vừa nhá nhem tối, anh Trần Kim Quý (37 tuổi, phường Cửa Đại) vội gọi nhiều người tháo dây neo thuyền ra dưới chân cầu Phước Trạch. "Chắc chắn sẽ nhiều cá lệch", tiếng nhiều người kháo nhau về loài sản vật nổi tiếng.

Dụng cụ đi săn cá chỉ với chiếc đèn pin đội đầu và một chiếc vợt dài. Nhẹ mái chèo ra giữa dòng sông khi nước lũ, anh Quý soi đèn trên mặt nước, hai tay cầm sẵn chiếc vợt rồi nhoài người vớt lấy những con cá lệch nổi trên mặt nước.

Biết lũ về đã có cá lệch, chỉ một lát sau, gần 50 chiếc thuyền cùng kéo đến. Không phải phân chia "địa bàn", mỗi người tự chọn một khu vực để soi đèn bắt cá. Chốc chốc, họ lại dọi đèn lên những con cá lệch to vừa bắt được để khoe với những người xung quanh.

"Lệch chỉ đến khi nước lũ cuốn theo đất đỏ từ đầu nguồn đổ về hạ du, cá bị cay mắt phải nổi lên mặt nước, người dân chúng tôi mới dễ dàng vớt được. Nó chỉ có vào mùa lũ, như lộc trời vậy", anh Quý nói với vẻ phấn khích.

Nghe và nhìn qua tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng nhanh tay, nhanh mắt bắt những con cá vừa nổi lên mặt nước đã mất dấu. "Cá nổi nhưng còn lanh lắm. Dùng vợt phải vớt đón đầu mới bắt được, chứ vớt vào giữa hay phần đuôi là nó chạy mất", anh Lê Quang Hùng (45 tuổi) nói khi đôi mắt không rời khỏi mặt nước sóng sánh. 

Không phải đến giờ người dân Hội An mới bắt đầu săn cá lệch mùa lũ. Khoảng 50 năm trước, người trong vùng phát hiện cá lệch nổi lên khi lũ về. Vớt những con cá thân hình trơn láng, thon dài tựa con lươn về, họ tuốt sạch nhớt và chế biến nhiều món, từ thái thành khúc nấu canh chua, cuộn tròn đặt vào nồi kho mặn, đến băm nướng xả ớt, ăn rất ngon. 

Anh Quý đi săn lộc trời đã được 10 năm. Có đêm anh bắt được 10 kg cá lệch. Cả nhà ăn không hết, anh đem bán. Nhưng giá cá trước đây chỉ khoảng 40 đến 50 nghìn đồng một kg. Nhiều người mua cá về chế biến món nhậu, đông khách ăn, nên cá lệch bỗng nhiên có giá. 

"Bây giờ bán tại Hội An lệch có giá 280.000 đồng/kg. Có đợt lũ lớn mỗi người có thể kiếm vài triệu đồng một đêm", anh Quý nói. Vớt được con cá lệch huyết màu đỏ au, người đàn ông mừng ra mặt: "Loại này ăn bổ lắm, giá bán 450

14

Page 15: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

nghìn đồng mỗi kg, nhưng lâu lâu mới bắt được một vài con nên chắc sẽ để cho vợ con kho ăn".

12h đêm, những ánh đèn vẫn lấp loáng giữa dòng sông. Họ kháo nhau xem người nào bắt được nhiều cá lệch. Đôi mắt dù muốn díu lại, nhưng anh Hùng vẫn chưa chịu chèo thuyền về khi "chiến tích" mới được hơn 3 kg cá. Vài năm trước, anh là người đầu tiên bắt được 15 kg cá lệch chỉ trong một buổi tối.

"Lũ năm nay chưa lớn, nên cá ít. Thường thì có thể bắt lệch từ 1 đến 2 tối, nhưng cũng hên xui theo con nước", anh Hùng nói và cho biết cá lệch ở sông Đế Võng chỉ to bằng ngon tay người lớn, nên để bắt được vài kg mỗi tối không đơn giản. Ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa..., cá lệch có kích cỡ to hơn và giá cũng cao hơn nhiều, khi trở thành đặc sản với món gỏi cá, nức tiếng nhất là vùng Nga Sơn. 

3h sáng, những người đi săn lệch thưa dần. Anh Quý là một trong số người cuối cùng quyết định chèo thuyền về nghỉ, dù mới được chừng 2 kg cá. "Lộc trời cho bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Chúng tôi không mong lũ lớn để bắt được nhiều cá đâu, vì khi đó nhiều người khổ", anh Quý nói.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với gió đông trên cao, từ ngày 2 đến 4/11 ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa to. Tổng lượng mưa phổ biến 100-200 mm. Tại Quảng Nam, chiều 2/11 nhiều thủy điện xả lũ khiến nhiều vùng hạ du bị ngập. Tại Hội An, nước lũ trên các sông ở mức báo động 2. Tuyến đường đi bộ Bạch Đằng và một số đường khác bị ngập, nơi sâu nhất chừng 50cm.

Theo Vnexpress*Hội An: Cấm các hoạt động du lịch khi có lũ bài viết đăng trên Báo

Quảng Nam online số ra ngày 3/11;

Ghi nhận lúc 8 giờ sáng nay (3.11), nước lũ trên sông Thu Bồn tại TP.Hội An đang ở mức dưới báo động 2. Từ chiều 2.11, tuyến đường Bạch Đằng ven Sông Hoài cùng một số tuyến đường khác trong khu vực phố cổ đã bị ngập do nhiều thủy điện ở thượng nguồn đồng loạt xả lũ. Cho đến 21 giờ đêm, điểm ngập sâu nhất tại Hội An là tuyến đường Bạch Đằng, ngập sâu trên nửa mét.

Ngay từ chiều hôm trước, chính quyền thành phố đã thông báo việc nhiều thủy điện dự kiến tiếp tục xả lũ, đề nghị người dân chủ động sơ tán tài sản, đồng thời không được vận tải khách trên sông.

Thông qua hệ thống loa phát thanh của Đài Truyền thanh – truyền hình thành phố và xe thông tin lưu động, chính quyền Hội An đã khuyến cáo khách du lịch hạn chế đến những đoạn đường bị ngập và thông báo cho người dân đề phòng khả năng nước lũ dâng cao trong đêm. Do có nhiều đoàn khách thuê thuyền đi ngắm Sông Hoài khi nước đang dâng cao nên từ trưa ngày 2.11, ngành chức năng Hội An đã cấm tàu thuyền hoạt động, khai thác du lịch trên địa bàn.

Còn tại Cù Lao Chàm, hiện gió đang cấp 6 cấp 7, tất cả tàu thuyền khai thác trên biển đều được huy động vào âu thuyền trú đậu an toàn. Ban Quản lý Du lịch  Cù Lao Chàm cũng đã thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động du lịch dịch vụ  biết để chủ động phương án thay đổi thời gian hoặc hủy chương trình tour khi thời tiết xấu.

Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố kiêm Phó ban Chỉ huy PCLB&TKCN Hội An cho biết, do các hồ chứa thủy điện đầu nguồn thông

15

Page 16: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

báo xả lũ nên mực nước trên sông Thu Bồn lên mức báo động 2. Dù tình hình ngập lụt tại Hội An không nghiêm trọng nhưng chính quyền địa phương đã yêu cầu tất cả 13 xã, phường và cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, trường học thực hiện nghiêm các phương án phòng chống. Đặc biệt, cần phải có phương án chủ động đối với tuyến đường thủy nội địa Hội An - Cù Lao Chàm.  “Đến thời điểm hiện tại Hội An đang chịu đợt không khí lạnh và đợt mưa tương đối lớn, dự báo từ ngày 1 đến ngày 5.11, khả năng có thể xảy ra lũ trên sông Thu Bồn. Dự báo là báo động 2 nhưng tinh thần của thành phố và Ban Chỉ huy PCLB là phải chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các phương án của mình. Bên cạnh đó, về giao thông đi lại, đặc biệt là giao thông thủy, tuyến Hội An – Cù Lao Chàm không an toàn khi gió cấp 4, cấp 5 trở lên. Như vậy, đã chỉ đạo Đồn Biên phòng đóng cửa, không cho phép cập bến, xuất bến đối với tuyến Cửa Đại – Cù Lao Chàm” - Ông Nguyễn Thế Hùng cho biết.

Quốc Hải

*Mặc dù, nước lũ dâng cao, nhưng khách du lịch vẫn thích được trải nghiệm, và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi phố Hội là nội dung được cập nhật qua một số bài viết của các báo:

* Du khách Tây thích thú khi phố cổ Hội An ngập nước lũ( Báo Gia đình .net.vn, 3/11), *Khách du lịch đi thuyền trên đường phố Hội An do lụt, bài viết đăng trên Báo Tổ quốc số ra ngày 4/11

Do mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ, nước lũ dâng cao ở sông Hoài, tràn lên các con đường trong phố cổ Hội An, Quảng Nam.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, đêm qua tới 1 giờ ngày sáng nay, 3/11, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến đến Ninh Thuận có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 20-80mm, riêng Tuy Hoà 86mm, Sơn Hòa 100mm.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ ổn định sau suy yếu kết hợp với gió đông trên cao nên từ nay đến hết ngày 4/11 ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Tổng lượng mưa ở khu vực này phổ biến từ 50-100mm, riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên 100-250mm, có nơi trên 250mm.Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 6-8 độ Vĩ Bắc nên các tỉnh Nam Bộ có mưa, mưa vừa và rải rác có dông. Tổng lượng mưa trong 24 giờ tới (tính đến 19 giờ ngày 3/11) dự báo phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 50mm.

Tại Quảng Nam, từ chiều qua, mực nước sông Hoài dâng cao do nước từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều tuyến phố cổ Hội An và huyện Nông Sơn ngập nước. Nhiều khách du lịch đã phải đi thuyền trên đường ven sông Hoài trong phố cổ Hội An.

Theo báo Quảng Nam, từ trưa hôm qua, toàn bộ tuyến đường Bạch Đằng kéo dài hơn 1km nhanh chóng chìm trong biển nước, nhiều đoạn mực nước đo được lên đến 0,5 – 0,7m.

Sau khi vượt tuyến đường ven bờ kè, nước sông tiếp tục dâng cao và lấn sâu vào khu vực chợ Hội An. Riêng đườngTiểu La bên hông chợ nước ngập sâu chừng 0,3m.

16

Page 17: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Trong khi đó, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, lũ trên các sông ở Quảng Nam, từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai tiếp tục lên; các sông ở Hà Tĩnh đến Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum tiếp tục xuống.

Trưa chiều hôm nay, dự báo mực nước trên các sông Vu Gia tại Ái Nghĩa lên mức 8,1m, trên BĐ2 0,1m; Sông Trà Khúc tại Trà Khúc ở mức 3,5m, ở mức BĐ1…

Trung tâm cho hay, tình trạng ngập lụt tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Đức Thọ (Hà Tĩnh); Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, Lệ Thủy (Quảng Bình); Cam Lộ (Quảng Trị) tiếp tục giảm dần.

Nhưng nguy cơ cao sẽ xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Gia Lai, Kon Tum. Đặc biệt là các huyện Tây Giang, Đại Lộc (Quảng Nam); Sơn Tây, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Quy Nhơn (Bình Định); An Khê, Ayunpa, Manggiang, Phú Thiện, IaPa (Gia Lai); Sông Cầu, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy Hòa (Phú Yên).

Trung tâm lưu ý cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa trên địa bàn các tỉnh trên, đặc biệt là các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Gia Lai./.

Thái Tùng

*Hội An ngập nước vẫn hút khách: Ông Nguyễn Sự lý giải bài viết đăng trên Báo Đất Việt số ra ngày 7/11

"Phải biết tận dụng điều kiện tự nhiên để tạo ra giá trị mới cho chính bản thân mình, bắt tự nhiên phục vụ con người".

Đó là những chia sẻ đầy tâm huyết của ông Nguyễn Sự - nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, về vấn đề phát triển du lịch nhờ ngập lụt.

Nương tựa vào thiên nhiênPV:- Vừa qua, do bị ảnh hưởng bởi mưa lớn nên dòng sông Hoài nước lớn,

làm ngập hết tuyến đường Bạch Đằng, thế nhưng, Hội An đã biến nó thành đặc sản du lịch, bằng cách cho du khách thuê ghe đi dọc theo con sông Hoài để ngắm cảnh.

Khác với các thành phố khác, Hội An vẫn làm du lịch được dù mưa lũ, ông đánh giá như thế nào về cách làm du lịch của thành phố này? Vì sao Hội An lại có thể biến mưa lũ thành đặc sản du lịch thu hút được du khách như vậy?

Ông Nguyễn Sự: - Về mặt địa lý tự nhiên, Hội An là khu vực, là địa phương cuối của dòng sông Thu Bồn, có Cửa Đại giáp với Biển Đông, do đó, khi trời mưa, nước lớn và gây lụt ở Hội An là việc thường xuyên xảy ra.

Có những năm, xuất hiện hàng chục cơn lụt lớn nhỏ và việc tuyến đường Bạch Đằng bị ngập cũng là chuyện thường xuyên. Cũng vì thế, người dân Hội An đã quá quen với việc này, nên bản thân họ chủ động để thích nghi với tự nhiên.

Trong những năm gần đây, khi du lịch Hội An phát triển, mỗi khi nước lớn lên, hai bên đường Bạch Đằng bị ngập lại là điều thích thú với du khách, thấy như vậy, người dân có tổ chức đi ghe để du khách tham quan Hội An ở một góc khác, một phố cổ Hội An trong nước.

17

Page 18: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Còn thực ra ý tưởng trên đã có từ lâu, trên chục năm, khi đó tôi còn đang công tác, sau trận lụt lớn năm 1999, Hội An thấy du khách vô cùng thích thú với việc này, nên xuất phát từ nhu cầu, sự cần thiết và mong muốn của du khách nên Hội An đã tổ chức.

Về phía chính quyền chưa tổ chức cụ thể được, vì nó còn liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn. Tất nhiên, chúng tôi vẫn khuyến cáo cho người dân, nước lớn quá thì không được cho du khách đi nữa vì sợ tai nạn xảy ra. Bên cạnh đó, không cho thuyền đi qua sông, đi qua các con đường nước cạn, vừa an toàn, vừa tạo điều kiện cho du khách.

Đây chính là sự năng động của người dân nơi đây, vốn dĩ Hội An là thành phố du lịch thì phải biết tận dụng tự nhiên để giải quyết bài toán kinh tế, nghĩa là mình phải biết tận dụng điều kiện tự nhiên để tạo ra giá trị cho chính bản thân mình, bắt tự nhiên phục vụ con người.

Lâu nay không chỉ vấn đề lụt mà Hội An đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên, những cánh đồng lúa, những kênh rạch, để làm ra tiền bằng chính giá trị của tài nguyên đó. Nước lớn ngập đường phố cũng là giá trị của tự nhiên tạo ra trong thời điểm này, thì người Hội An biết nhìn ra giá trị của nó, tạo ra giá trị mới cho du khách.

Chỉ với một yêu cầu nguồn nước phải vô cùng sạch sẽ thì mới giải quyết được vấn đề này; tôn trọng, nương tựa vào tự nhiên để sống, biến nó thành giá trị thực sự trong cuộc sống.

Một điều khác, tôi cũng xin nói rõ, những ngày vừa qua thực ra Hội An chưa lụt, việc ngập lên đường Bạch Đằng là chuyện thường xuyên khi sông Hoài nước lớn.

Bình thường lụt thì dòng nước sẽ mang bèo, mang phù sa về, phải giải quyết vấn đề môi trường, giải quyết vấn đề nông nghiệp cho nhân dân, năm nay mới chỉ là nước lớn. Còn nếu lụt thì nước còn phải ngập cả đường Trần Phú, mấy năm nay Hội An chưa có lụt.

PV:- Điều đáng nói, thực tế các nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia đều rất giỏi trong việc biến nghịch cảnh thành điều kiện làm du lịch.Năm 2013, khi du lịch Thái Lan gặp khó do suy thoái kinh tế toàn cầu, biến động chính trị của đất nước, họ đã thực hiện một chuỗi chiến lược để vực dậy ngành du lịch. Điểm nhấn chính trong dự án này là một video kéo dài hơn năm phút mang cái tên rất kỳ lạ "Tôi ghét Thái Lan", để trấn an du khách.

Thậm chí khi biểu tình xảy ra quá nhiều, các quan chức Thái Lan còn tuyên bố đưa thiết quân luật vào danh sách các “đặc sản” du lịch của nước này, bảo toàn cho du khách. Trong khi đó, tại VN chỉ có Hội An làm được điều này? Vì sao ạ?Ông Nguyễn Sự: - Hiện nay, tư duy về cách làm du lịch của chúng ta vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề, nghĩa là, khi bản thân du khách đến vùng đất nào, địa phương nào, đất nước nào, họ luôn mong muốn tìm giá trị của chính nơi họ đến, các giá trị văn hóa, thiên nhiên ban tặng, một giá trị khác với đất nước họ.

Tức là làm du lịch còn có nhiệm vụ gửi thông điệp về con người đến với toàn thế giới, còn bây giờ chúng ta đangcó xu thế tạo ra sản phẩm, phục vụ nhu cầu thị hiếu của du khách, đó là vấn đề ngược. Vì du khách đến đây họ tìm giá trị họ không có, giá trị đích thực ở chúng ta, chứ không phải phục vụ những nhu cầu mà nước họ cũng có.

18

Page 19: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Phố cổ Hội An là sản phẩm du lịch mới, nhưng mang giá trị của Hội An, lồng đèn Hội An không tinh xảo bằng lồng đèn Huế, không đẹp bằng lồng đèn Hà Nội, nhưng lồng đèn Hội An có thể đi ra thế giới, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động vì lồng đèn Hội An gắn liền với phố cổ Hội An, nó mang linh hồn và giá trị của Hội An.

Theo Đất Việt5. BẢO TỒN DI SẢN:

*Khó vực dậy làng nghề bài viết đăng trên Báo Người Lao Động số ra ngày 9/11

Dù rất nỗ lực để vực dậy nhưng thực tế, nhiều làng nghề từng vang bóng một thời ở tỉnh Quảng Nam đang dần tàn lụi

Phát triển làng nghề gắn với du lịch là giải pháp khá phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay để tỉnh Quảng Nam vực dậy các làng nghề đang bên bờ vực thẳm. Tuy nhiên, việc đầu tư không đúng trọng tâm, trọng điểm cộng với cách triển khai thiếu đồng bộ đã không mang lại hiệu quả dù chi ra khá nhiều tiền.

Làng nghề dần mai mộtVới kỳ vọng vực dậy làng nghề, từ năm 2000, tỉnh Quảng Nam đã thành

lập đề án đưa làng nghề vào khai thác du lịch với hàng loạt kế hoạch. Tháng 4-2015, UBND tỉnh tiếp tục ban hành đề án phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí 85 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh thực hiện cuối tháng 9 vừa qua cho thấy bức tranh làng nghề xứ Quảng khá ảm đạm.

Trong 31 làng nghề được tỉnh công nhận có 3 làng nghề không còn tồn tại. Trong 29 làng nghề còn lại có rất ít làng nghề mà người làm nghề có mức thu nhập trung bình từ 3 triệu đồng/tháng trở lên, có một số làng nghề chỉ cho thu nhập 500.000 đồng/người/tháng. Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam đã sử dụng rất nhiều từ ngữ như “rất khó khăn”, “hoạt động cầm chừng”, “không ổn định”, “có nguy cơ mai một”, “dần mai một”… để diễn tả thực trạng của các làng nghề.

Viễn cảnh du khách nườm nượp đến tham quan và mua sản phẩm, lao động địa phương được giải quyết công ăn việc làm như kỳ vọng của các đề án đã không trở thành hiện thực. Các nghệ nhân lão làng lần lượt qua đời, không có người thay thế; sản phẩm bị làm giả, lai tạp, không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc, sản xuất đình trệ. Các hộ làm nghề lâu đời bắt đầu bán máy móc, công cụ sản xuất hoặc nếu làm nghề thì cũng bắt đầu rẽ những con đường khác, biến thể sản phẩm và tự mày mò tìm đường tiêu thụ.

Dù được đầu tư khá mạnh nhưng trong các làng nghề vang bóng một thời như mộc Kim Bồng, lụa Mã Châu, đúc đồng Phước Kiều, gốm Thanh Hà…, chỉ có mộc Kim Bồng và gốm Thanh Hà (đều ở Hội An) được đưa vào lộ trình tour, tuyến du lịch. Riêng đúc đồng Phước Kiều (thị xã Điện Bàn), làng nghề dệt vải tơ lụa Mã Châu (huyện Duy Xuyên) và nhiều làng nghề khác phải gác lại ước mơ sống nhờ du lịch vì không thể vực dậy.

19

Page 20: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Để không theo “vết xe đổ”Theo nghệ nhân ở các làng nghề, sở dĩ thời gian qua dù được đầu tư hàng tỉ

đồng nhưng các làng nghề vẫn không được khôi phục và phát triển là bởi sự đầu tư không đúng trọng tâm, trọng điểm, không xem xét các làng nghề cần gì mà chỉ thực hiện theo ý chủ quan của chính quyền. Lãng phí cũng bắt nguồn từ đây từ cách thức xây dựng và hoạt động của các nhà truyền thống làng nghề đến việc mua sắm máy móc, trang thiết bị trong khi không nắm về thực trạng hoạt động của làng nghề. Hậu quả là hầu hết nhà truyền thống làng nghề đều cửa đóng then cài quanh năm. Điển hình như làng đúc đồng Phước Kiều, cách đây hơn 10 năm, làng nhận kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng thì địa phương đã chi khoảng 80% để xây nhà trưng bày. Xây xong thì đóng cửa đến bây giờ.

Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, cho biết kết quả khảo sát do sở thực hiện vừa qua đã chỉ ra hàng loạt khó khăn, tồn tại khiến làng nghề ngày càng bị thu hẹp. Sở cũng đã đưa ra hàng loạt giải pháp trong thời gian tới như thực hiện quy hoạch làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với các điểm, tuyến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, lao động, có các cơ chế ưu đãi trong vay vốn phát triển nghề…

Tiếp tục… họp để bàn cách tháo gỡ!Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết để tránh tình trạng đi theo “vết xe đổ” như trước đó, tỉnh đã giao cho Sở NN-PTNT tổ chức hội nghị để bàn giải pháp phát triển làng nghề vào cuối tháng 11 này. Hội nghị sẽ mời đại diện địa phương có làng nghề, các sở - ban ngành và đại diện các làng nghề để lắng nghe ý kiến của những người trong cuộc mới có thể đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển làng nghề trong thời gian tới.

Trần Hường* Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề xư Quảng: Thiếu sưc hút bài viết

đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 10/11;

Nhà trưng bày Tinh hoa sản phẩm làng nghề Quảng Nam (số 35 Nguyễn Thái Học, TP.Hội An) được hình thành với kỳ vọng quảng bá thương hiệu, kết nối du khách, hướng đến thúc đẩy các làng nghề phát triển. Qua hơn một năm hoạt động, hiệu quả bước đầu đã có, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Kết nối khách hàngChính thức đi vào hoạt động từ tháng 4.2015, Nhà trưng bày Tinh hoa sản

phẩm làng nghề Quảng Nam trở thành nơi giới thiệu, trưng bày sản phẩm đặc trưng của 16 cơ sở, làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh. Như tơ lụa Mã Châu (Duy Xuyên); gỗ mỹ nghệ Nguyễn Văn Tiếp, gốm Lê Đức Hạ, đúc đồng Dương Ngọc Thắng (Điện Bàn); mây tre Núi Thành; trầm hương Trung Phước (Nông Sơn); tiêu Tiên Phước; chiếu cói Hiệp Đức; thổ cẩm Đhrôồng (Đông Giang)…, với hơn 200 sản phẩm được trưng bày thường xuyên. Khách tham quan nhà trưng bày ngoài chọn mua tại chỗ còn được giới thiệu nguồn gốc cũng như quy trình tạo ra sản phẩm. Nếu khách có nhu cầu được trải nghiệm thực tế, nhân viên nhà trưng bày sẽ liên hệ giới thiệu để trực tiếp kết nối doanh nghiệp,

20

Page 21: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

làng nghề. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có 50 - 80 khách tham quan và mua sản phẩm tại nhà trưng bày. Đặc biệt, thông qua sự giới thiệu của nhà trưng bày, một số làng nghề đã tiếp cận và nhận được những đơn hàng lớn từ khách, như lụa Mã Châu, gốm Sông Hoài, gỗ mỹ nghệ Nam Trân…

Theo ông Trần Hữu Phương - Giám đốc Hợp tác xã Tơ lụa Mã Châu, kiêm Tổ trưởng nhà trưng bày, đây là một mô hình khá hiệu quả, đã giúp giới thiệu làng nghề xứ Quảng với du khách, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Năm 2016, Hợp tác xã Tơ lụa Mã Châu đã đầu tư nâng năng suất hoạt động lên gấp 2 lần nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. “Trước đây người ta đâu biết lụa Mã Châu là cái gì, vì mình bán hàng thô cho các làng nghề khác và nó được khoác lên một thương hiệu mới. Còn bây giờ có nhà trưng bày, khách về Quảng Nam đã biết được lụa Mã Châu, hiểu hơn về các sản phẩm hàng hóa của làng nên chúng tôi đã có nhiều cơ hội kết nối với đối tác” - ông Phương chia sẻ.

Có thể nói, nhà trưng bày là bức tranh thu nhỏ một số làng nghề xứ Quảng, trong đó mỗi sản phẩm mang biểu tượng văn hóa đại diện cho một vùng đất, một cộng đồng, được gìn giữ lưu truyền qua bao đời. Thông qua các sản phẩm, du khách hiểu hơn về các giá trị văn hóa, tâm linh, những tinh hoa làng nghề xứ Quảng. Đồng thời còn có thể cảm nhận được đời sống sinh hoạt, thành quả lao động, sự sáng tạo không mệt mỏi của nhiều thế hệ, cộng đồng các dân tộc anh em tại mỗi làng nghề, từ đồng bằng, ven biển đến miền núi cao… Tuy vậy, quá trình hoạt động của nhà trưng bày thời gian qua cũng đã bộc lộ những bất cập khiến nhiều doanh nghiệp tham gia trở nên hết mặn mà.

Chưa như ky vọngDù hiện nay tại nhà trưng bày có 16 cơ sở, làng nghề tham gia ký gửi hàng

hóa nhưng hầu như số lượng không nhiều và mẫu mã cũng đơn giản. Thậm chí, nhiều sản phẩm ký gửi đã bị phủ bụi, xuống cấp do lâu ngày ít được quan tâm. Ông Dương Ngọc Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Làng đúc đồng Phước Kiều cho rằng, cách quản lý mô hình vẫn chưa thể thu hút sự mặn mà của doanh nghiệp, làng nghề tham gia. Từ ngày nhà trưng bày khai trương, doanh nghiệp ông Thắng đã ký gửi hàng, nhưng hơn một năm qua vẫn không thấy có tín hiệu gì, kể cả bán hàng và kết nối với khách. Ông Thắng cho biết, điều này khiến ông chán nản, dự định cuối năm nay sẽ mang hàng về. Còn theo bà Vũ Thị Oanh - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Sông Trà Nga Sơn Sáu Oanh (Hiệp Đức), hiệu quả từ việc ký gửi sản phẩm tại nhà trưng bày rất ít, hơn một năm ký gửi, hàng của Hợp tác xã Sông Trà mới bán được vài triệu đồng nhưng cũng phải nhắc nhở nhân viên nhà trưng bày mới gửi lên…

Mặt khác, nhiều sản phẩm hàng hóa tại nhà trưng bày mẫu mã cũng bình thường nên khó có thể nói đại diện cho “tinh hoa” của các cơ sở, làng nghề xứ Quảng. Cùng với đó, do thiếu sự quan tâm chăm chút của nhân viên nơi đây nên không ít sản phẩm đã bị mốc cũ, bụi bặm phủ bám, trông rất thảm hại. Chưa kể, hiện tại nhà trưng bày rất bất tiện do diện tích nhỏ hẹp, chật chội, hàng hóa mới chỉ được trưng bày ở phần diện tích bên ngoài, phần trên gác vẫn là nơi ở của học sinh từ Cù Lao Chàm vào trọ học, gian giữa và phía sau là nơi nấu ăn của học sinh… nên rất mất vệ sinh và bất tiện. Bà Ngô Thị Thiên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ (đơn vị quản lý nhà trưng bày) cho rằng, sản phẩm không đa dạng, không đáp ứng nhu cầu của khách, rồi mẫu

21

Page 22: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

mã sản phẩm, đầu tư trưng bày cũng hạn chế nên khó khăn vẫn còn nhiều. “Nhiệm vụ chính của nhà trưng bày là giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác khách hàng, chứ không phải kinh doanh. Sắp tới dự án JICA (Nhật Bản) sẽ giúp thiết kế lại nhà trưng bày để nơi đây vừa trưng bày vừa bán sản phẩm được” - bà Thiên cho biết.

Có thể thấy, tuy vấn đề kinh doanh không đặt nặng nhưng lại là yếu tố quyết định cho hoạt động của nhà trưng bày. Bởi, hàng hóa doanh nghiệp, làng nghề ký gửi bán ra sẽ được trích lại phần trăm cho nhà trưng bày và các nhân viên làm việc nơi đây để chi phí những phát sinh trong quá trình hoạt động. Bình quân một tháng nhà trưng bày bán được 30 triệu đồng, số tiền trích lại khoảng 3 triệu cũng chỉ tạm đủ cho các chi tiêu tại chỗ nên khó kích thích nhân viên nhiệt tình, nhất là với các sản phẩm chiết khấu thấp hoặc giá trị bán không cao.

Ông Nguyễn Hữu Phương cho hay đã đề xuất UBND tỉnh tính toán lại việc bàn giao ngôi nhà số 35 Nguyễn Thái Học sao cho hợp lý, chứ với tình trạng như khu nhà trọ hiện nay thì khó có thể trưng bày sản phẩm làng nghề được. “Nếu nói trưng bày đúng nghĩa thì chỉ riêng một mình Hợp tác xã Mã Châu cũng cần một diện tích gấp 4 lần nhà trưng bày hiện tại, trong khi đó mình lại có đến 16 doanh nghiệp, làng nghề cùng trưng bày thì sản phẩm chắc chắn chỉ tượng trưng nên sẽ không đầy đủ chủng loại. Do đó nhà trưng bày chỉ gói gọn ở chỗ giới thiệu sản phẩm tượng trưng, còn ai có nhu cầu tận mắt chứng kiến các sản phẩm làng nghề Quảng Nam hay cần thông tin gì thì nhân viên nhà trưng bày sẽ cung cấp hoặc dẫn đến tận nơi, chứ ở đây mà đặt vấn đề kinh doanh thì chưa hiệu quả” - ông Phương nói.

Vĩnh Lộc

* Chút thâm trầm nơi phố cổ bài viết đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 5/11

Giữa một rừng bảng hiệu đã được “đồng phục hóa”, sự tồn tại của những tấm bảng hiệu nhuốm màu thời gian, khiêm nhường và khác biệt đã lặng lẽ góp thêm chút thâm trầm, xưa cũ cho không gian phố cổ Hội An.

Nhuốm màu thời gianCùng với hàng trăm tấm bảng hiệu được thiết kế mới, hiện đại, gần giống

nhau về kích thước, hình dáng và màu sắc, trên các tuyến phố ở khu vực trung tâm phố cổ Hội An như Trần Phú, Lê Lợi, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học..., hiện có nhiều cửa hàng, ki-ốt vẫn còn giữ lại những tấm bảng hiệu cũ với tuổi đời hàng mấy chục năm. Trong khi những bảng hiệu mới hầu hết được làm bằng gỗ chạm nổi thì những tấm bảng hiệu cũ được làm bởi các chất liệu, kiểu dáng khác nhau, được tạo mẫu, kẻ vẽ hoàn toàn thủ công. Có những bảng hiệu được làm bằng xi măng đắp nổi trực tiếp lên tường nhà, như cửa hiệu Hòa Xuân, xưởng xà phòng Savonnerie, nhà in Nam Ngãi... Có những bảng hiệu được làm bằng sắt hàn, thép gò định hình, như hiệu ảnh danh tiếng của anh em ông Huỳnh Sỏ, Huỳnh Sau hay hiệu giày và vali Đồng Lợi. Có những bảng hiệu được kẻ, vẽ bằng sơn trên nền gỗ hoặc tôn phẳng, như hiệu buôn Huệ Dân, nhà thuốc An Thái, đại lý nhà thuốc Nhị Thiên Đường...

Theo một số người “trải đời cùng Hội An”, hầu hết những bảng hiệu cũ nói trên đều đã có tuổi bằng một đời người hoặc hơn; những cái “trẻ” hơn thì chí ít

22

Page 23: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

cũng đã trên 40 năm, vì chúng đều được dựng lên từ trước năm 1975 và giữ nguyên đến tận bây giờ. Như bảng hiệu của hãng rượu Sica của người Pháp hiện nằm trong một con hẻm ở đường Lê Lợi; hay bảng hiệu của hãng xà phòng Savonnerie - một thương hiệu nổi tiếng của nền kỹ thương Việt Nam đầu thế kỷ 20, hiện nằm trên đường Nguyễn Thái Học... Hoặc như tấm bảng bằng gỗ với dòng chữ “Bổn hiệu đại lý cao đơn hườn tán của nhà thuốc Nhị thiên đường ở Chợ Lớn”, được viết bằng chữ Hán và Việt, treo ở một nhà thuốc Bắc trên đường Nguyễn Thái Học, nghe đâu cũng đã trên dưới 80 năm. Còn tại ngôi nhà số 150 Trần Phú, ngay trước cửa là tấm bảng đã phai màu với dòng chữ “An Thái - Ông Thầy Tải - 100 Cường Để, Hội An”. Cùng với “kiểu chữ đặc trưng của một thời”, dòng địa chỉ bên dưới cũng góp phần xác định tuổi tác của nó, bởi trước năm 1975, đường Trần Phú của Hội An ngày nay có tên là Cường Để... Một trường hợp khác là bảng hiệu của hiệu giày và vali Đồng Lợi danh tiếng một thời. Theo cụ bà Nguyễn Thị Cả, 87 tuổi, khi bà về làm dâu nhà họ Bùi (chồng bà là cụ ông Bùi Quý Ngọc) năm 17 tuổi thì đã thấy nhà chồng có cửa hiệu Đồng Lợi rồi. Riêng cái chữ “Đồng Lợi” được tạo dáng chân phương bằng thép gò và được gắn lửng trước mảng tường mặt tiền nhà, thì được dựng lên cách đây chừng 60 năm...

Lưu giữ ký ứcSuốt mấy chục năm qua, hầu hết tấm bảng hiệu cũ ở Hội An như đã kể

không hề hoặc rất ít được sửa chữa, thành ra dấu vết thời gian càng ngày càng hiện rõ. Và, sự sửa chữa, nếu có, thì chủ yếu là sơn phết lại trên nền nét tạo hình nguyên bản. Theo ông Huỳnh Nam Sinh, con trai của ông chủ hiệu ảnh Huỳnh Sỏ danh tiếng, trải qua mấy bận sửa nhà rồi thay đổi ngành nghề dịch vụ, ông vẫn giữ nguyên tên hiệu cũ cùng với chữ “Huỳnh Sỏ” được gò bằng thép, không có dấu. Ông Sinh tâm sự: “Nói riêng về nghề ảnh, cái chữ “Huỳnh Sỏ” kia không chỉ là kỷ niệm của riêng gia đình tôi mà còn của Hội An nữa. Thành ra, bỏ không đành, mà chính xác là tôi không dám bỏ...”. Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Ngại, truyền nhân đời thứ 3 của nhà thuốc An Thái, cho biết, ông vẫn giữ lại bảng hiệu cũ của gia đình vì đó là một phần di sản quý giá. “Theo lời cha tôi thì tấm gỗ dùng để viết tên hiệu thuốc là do chính tay ông nội tôi làm, cách đây khoảng 100 năm. Nó là di sản truyền đời của gia đình tôi” - ông Ngại nói.

Có một điều khá thú vị là, khi “cơn lốc” dịch vụ phục vụ du lịch tràn vào phố cổ, nhiều gia đình là người Hội An gốc đã chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc sang nhượng, cho người khác thuê mặt bằng để làm ăn, song những tấm bảng hiệu cũ vẫn được giữ lại. Như tấm bảng hiệu của tiệm sửa chữa radio Đồng Tuyến suốt từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay vẫn giữ nguyên, dù nó từng biến thành quán chè, tiệm tạp hóa, rồi dịch vụ bán hàng lưu niệm như hiện nay. Tương tự, dù đã trở thành tiệm vải hay điểm dịch vụ du lịch nhưng bảng hiệu các một số cửa hiệu như Đồng Lợi, Huệ Dân, Minh Đức đường, nhà in Nam Ngãi... vẫn còn nguyên. Một trong những chủ nhân mới, kinh doanh ngành nghề mới tại những cửa hiệu cũ này cho biết, họ không xóa bỏ hay che lấp những dấu tích cũ vì đấy chính là điểm nhấn thú vị cho nơi buôn bán của mình. Một chút cũ càng, xa vắng, thâm trầm xem ra rất hợp và cũng rất cần cho việc làm ăn giữa lòng phố cổ...

Bảo Anh

23

Page 24: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

6. HỘI AN TRONG VÒNG TAY BÈ BẠN:

* Cô gái “9X” trên các diễn đàn tơ lụa quốc tế bài viết đăng trên Báo Công an Đà Nẵng số ra ngày 6/11

Một ngày đầu tháng 11/2016, trong không gian phòng trưng bày các sản phẩm tơ lụa thuộc Tập đoàn Hoi An Silk Group (Hội An, Quảng Nam), bên tách trà hoa hồng thoảng hương thơm, chúng tôi có một cuộc trò chuyện thú vị với Đỗ Khải Ly, Giám đốc truyền thông của Hoi An Silk Group, một cô gái “9x” khá nổi bật ở xứ Quảng vừa trở về từ Diễn đàn tơ lụa thế giới lần thứ 2.

Lắng nghe những câu chuyện của Đỗ Khải Ly, chúng tôi hiểu thêm tơ lụa và cả những câu chuyện của một cô gái trẻ trên các hội thảo, diễn đàn quốc tế.

Đưa lụa Việt ra thế giớiLà gương mặt đại diện, phát ngôn chính thức cho cả Tập đoàn Hoi An Silk

Group, Đỗ Khải Ly được biết đến với hình ảnh một cô gái dịu dàng, tươi trẻ của lứa tuổi “9x”, đặc biệt là không khi nào tách rời với chiếc khăn lụa hoặc váy lụa. Cô cho rằng, cũng giống như uống trà, người mặc lụa phải hiểu biết và tinh tế, phải có kiến thức nhất định mới hiểu hết được giá trị của sản phẩm. Đó là sản phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử của cả một thời đại. Khi con đường tơ lụa đang trong thời kỳ hoàng kim, Hội An gần như được tiếp xúc và trao đổi với tất cả tinh hoa tơ lụa trên thế giới. Một chiếc khăn lụa khoác nhẹ trên người thôi đủ cho thấy vẻ tao nhã, quý phái, tinh tế của người sử dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều đáng tiếc là hầu hết mọi người đều nghĩ, lụa là mặt hàng dành cho khách du lịch, một phần bởi giá thành khá cao so với các loại vải có thành phần hóa học…

Tốt nghiệp hai trường đại học, Đỗ Khải Ly thực sự là một cô gái tài năng và giàu sức sáng tạo, khi có những đóng góp lớn giúp cho Tập đoàn Hoi An Silk Group trở thành đại diện duy nhất ở Việt Nam nằm trong nhóm các thành viên sáng lập của Hiệp hội tơ lụa thế giới. Tháng 10-2016, Đỗ Khải Ly đại diện cho Hoi An Silk Group, doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam tham gia Diễn đàn tơ lụa thế giới được tổ chức lần thứ hai tại Hàng Châu và Tô Châu (Trung Quốc). Đến với diễn đàn lần này, cô đã thực sự thu hút được sự chú ý của các thành viên trong Hiệp hội bởi bài tham luận có sức thuyết phục rất lớn mang tên: “Xây dựng một thương hiệu thời trang với sự cống hiến của các nhà thiết kế trẻ.”. Bài tham luận được Hiệp hội tơ lụa thế giới đánh giá rất cao ngay từ khi Đỗ Khải Ly gửi cho họ bản đề cương sơ bộ và lập tức được xếp vào nhóm các phát biểu tham luận của các chuyên gia, nhà thiết kế hàng đầu thế giới. Có được sự ủng hộ đó chính là nhờ Khải Ly nắm bắt được tình hình, sự chuyển động của thị trường thời trang Việt Nam, điều mà các nhà thiết kế, đầu tư trên thế giới đang quan tâm.

Ở Diễn đàn tơ lụa thế giới, Hoi An Silk Group đã rất thành công trong việc kêu gọi các nhà thiết kế trẻ, họ tạo ra được nhiều sản phẩm ứng dụng trên lụa mang tính thường nhật, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. “Khác với thị trường Việt Nam, lụa tơ tằm ở Trung Quốc cực kỳ phổ biến. Không chỉ khăn, áo, váy, mà ngay cả các đồ dùng nội thất như gối, ga đệm, rèm cửa cũng lấy lụa làm chất liệu để sử dụng. Lụa ở Trung Quốc giá cả cực kỳ đắt đỏ, thế nhưng người ta vẫn ưa chuộng, vì họ tin rằng, một sản phẩm được bán ra với mức giá cao nghĩa là những người làm nên sản phẩm đó đang được trả công một cách xứng đáng. Y thức góp phần làm giàu cho quốc gia thậm chí còn cao

24

Page 25: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

hơn ý thức làm đẹp”. Cũng theo Đỗ Khải Ly, lụa tơ tằm không chỉ là một sản phẩm vải vóc đơn thuần, mà mua tơ lụa chính là mua sức lao động, sức sáng tạo, sự tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt trong giai đoạn thiết kế và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.

Người trẻ luôn được mong chờDiễn giả Đỗ Khải Ly, một cô gái ở tuổi 23 mang cả một nét đẹp văn hóa

của dân tộc ra diễn đàn thế giới để quảng bá và tìm kiếm cơ hội phát triển thương hiệu thì hẳn sẽ có những câu chuyện thú vị liên quan đến tuổi tác. Đỗ Khải Ly kể, một lần, khi tham dự Hội thảo, cô đã cố tình làm cho mình trông già đi bằng cách thay đổi phong cách ăn mặc và kiểu tóc. Sau đó, Khải Ly đã được những người tham dự Hội thảo khuyên rằng, hãy giữ đúng phong cách yêu thích của mình, trẻ trung, phù hợp với lứa tuổi. Người trẻ vẫn luôn được coi trọng ở những diễn đàn quốc tế, bởi vì đó mới là người kế nghiệp, đó mới là tương lai. Người trẻ luôn được mong chờ.  Đỗ Khải Ly cũng vô cùng tự hào khi nói: “Tôi thật sự biết ơn “sếp” của tôi, ông Lê Thái Vũ, Giám đốc Làng lụa Hội An, một người luôn hoan nghênh, đặt niềm tin vào những người trẻ tuổi nhưng có phong thái làm việc chuyên nghiệp. Thật ra, ông luôn đứng sau những chuyến công tác, những bài tham luận của tôi, không hề lộ diện nhưng bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ”.

Chính bởi môi trường làm việc chuyên nghiệp, tài năng và sự sáng tạo được coi trọng hơn là vấn đề tuổi tác, thế nên Đỗ Khải Ly đã có cho mình những bước đi vững chắc trên con đường quảng bá lụa Việt ra thế giới. Những bài tham luận của cô thường được đánh giá rất cao, xếp vào nhóm các phát biểu tham luận của các chuyên gia tơ lụa hàng đầu trên thế giới như Italia, Pháp, thậm chí còn được in vào sách giảng dạy chính thức ở Trung Quốc. Có lần, tại một Diễn đàn quốc tế, Đỗ Khải Ly mạnh dạn đặt câu hỏi: “Quý vị có tin rằng những người 20 tuổi như tôi sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp tơ lụa cả thế giới hay không?”. Cô đã không nhận được câu trả lời ngay khi ấy. Mà thay vào đó, một buổi trình diễn thời trang được tổ chức với màn chào đầu là sự xuất hiện của tất cả các nhà thiết kế tuổi đời không quá 25. Tổng thư ký Hiệp hội tơ lụa thế giới nói với Đỗ Khải Ly rằng: “Đó chính là câu trả lời của chúng tôi”!

Phương Dung

* Có một Hội An cổ kính trong lòng thủ đô London bài viết đăng trên Báo Thông tấn xã Việt Nam số ra ngày 9/11

Việt Nam đã tập trung quảng bá các loại hình đặc sắc như: khám phá văn hóa, biển đảo, du lịch mạo hiểm, du thuyền, nghệ thuật ẩm thực… trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế tại thủ đô London, Vương quốc Anh (WTM London 2016), từ ngày 7-9/11.

Đây là những nội dung mà đoàn công tác của Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng các doanh nghiệp lĩnh vực lữ hành vừa tham gia tại một trong những hội chợ du lịch lớn và chuyên nghiệp nhất thế giới được tổ chức thường niên tại London.

Phố cổ Hội An giữa lòng LondonRộng 102 m2, gian hàng Việt Nam tham dự WTM London 2016 tái hiện

hình ảnh cổ kính của phố cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới. Theo đại diện đoàn công tác cho biết, gian hàng đã gây ấn tượng mạnh với các đối tác và khách thăm

25

Page 26: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

quan. Tổng cục Du lịch cũng đã tranh thủ tổ chức nhiều chương trình đặc sắc như: cập nhật về tình hình du lịch Việt Nam, phát ấn phẩm, tặng quà lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật…

Bởi đây là một trong những hội chợ du lịch lớn và chuyên nghiệp nhất thế giới được tổ chức thường niên tại London, là nơi gặp gỡ, trao đổi và hợp tác dành cho ngành du lịch các nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng...

Năm nay, hội chợ thu hút hơn 21.216 đại diện của ngành thương mại du lịch đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, khoảng 2.768 phóng viên báo chí, hơn 9.126 khách hàng quốc tế.

Việt Nam những năm gần đây được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện hàng đầu thế giới, và đang ngày càng chứng tỏ sức hút với con số tăng trưởng qua mỗi năm. Lượng khách quốc tế đến trong 10 tháng 2016 ước đạt 8.077.397 lượt, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2015. Con số này được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong hai tháng cuối năm.

Không chỉ có những cái tên nổi bật: Hà Nội, Hạ Long, Sa Pa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc… từng lọt vào bảng xếp hạng danh giá của các webite du lịch danh tiếng thế giới, Việt Nam còn tự hào sở hữu nhiều di sản thiên nhiên, nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng nghệ thuật ẩm thực phong phú, xứng với tên gọi “nhà bếp của thế giới.”

Chính vì có những lợi thế đó nên thời gian qua các đoàn công tác của Tổng cục Du lịch cũng rất tích cực tham gia các hội chợ du lịch quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút đối tác và đầu tư nước ngoài.

Đồng hành cùng Tổng cục du lịch tại WTM London 2016 còn có sự tham gia tích cực của nhiều thương hiệu du lịch lớn tại Việt Nam như: công ty du lịch Vietravel, Sở Du lịch Hà Nội, Vinpearl, Mường Thanh, Hồ Tràm, Veranda, Vietnamtourism, Hanoi Redtours, Đông Dương, Di Sản Việt, Viễn Đông, Hưng Anh, du thuyền Pelican, du thuyền 5 sao Tuần Châu, công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng 3TC…

… Và nỗ lực quảng bá Việt Nam ra “biển lớn”Trong khuôn khổ hội chợ, ngày hôm qua (8/11), Tổng cục Du lịch đã ra mắt

website www.vietnamtourism.vn – trang thông tin điện tử chính thức của ngành nhằm phục vụ cho các chiến dịch quảng bá quốc gia.

Lấy cảm hứng từ slogan “Vietnam Timeless Charm,” website khơi gợi cho du khách những cảm nhận về Việt Nam qua các giác quan đồng thời cung cấp thông tin điểm đến, visa, thời tiết, số điện thoại khẩn cấp, đăng tải các bài viết của blogger, nhiếp ảnh gia, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng như: Anthony Bourdain, Ryan Deboodt, Greg Norman chia sẻ về trải nghiệm trải dài ba miền tại Việt Nam.

Ông Trần Trọng Kiên, đại diện đơn vị xây dựng website mới này cho biết, giao diện mới của trang web theo hướng mở, hướng tới các thị trường quốc tế, thân thiện với người dùng, dễ dàng tương thích với các thiết bị điện tử cầm tay và các hệ điều hành như IOS, Android…

Để tối ưu tốc độ truy cập và khả năng tiếp cận cho các thị trường quốc tế, trang web sẽ được đặt máy chủ tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

26

Page 27: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Việc ra mắt website mới là một trong những hành động thiết thực của chiến dịch e-marketing do Tổng cục Du lịch phối hợp với Hội đồng tư vấn du lịch triển khai. Trong đó, Tổng cục đóng vai trò định hướng và phê duyệt nội dung; Hội đồng tư vấn và huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam hình thành một quỹ cho chương trình e-marketing, bao gồm xây dựng trang web.

Website mới với nhiều tính năng tiện lợi và thông tin tiện ích được kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 10 triệu lượt view/năm. Hiện trang web ra mắt phiên bản tiếng Anh, nhưng trong thời gian tới sẽ triển khai phiên bản tiếng Trung, Nhật, Hàn…/.

Xuân Mai

7. DU LỊCH – TRẢI NGHIỆM*"Điều tiết" không gian du lịch ở Hội An bài viết đăng trên Báo Quảng

Nam online số ra ngày 2/11;

Cùng là những tuyến đường chính trong khu phố cổ Hội An nhưng thời gian qua, ở nhiều địa điểm thường rất thưa vắng người qua lại, trong khi một số nơi lại quá tải do lượng khách đến tham quan, đi lại quá đông. Hiện TP. Hội An đang triển khai các biện pháp để “điều tiết” không gian du lịch trong phố cổ.

Chờ khách…Trong văn phòng booking có diện tích khoảng 12m2 thuê tại nhà số 10

đường Nguyễn Thái Học (TP.Hội An), lâu nay anh Nguyễn Hữu Hội đã kê sẵn một chiếc ghế gỗ xếp. Hàng ngày, lượng khách đến quầy rất ít nên những khi ngồi đợi quá lâu, lúc mỏi lưng, anh lại “nằm chờ” khách tại quầy. Đã 3 năm nay, hoạt động dịch vụ du lịch trong văn phòng của anh thường xuyên ở trạng thái ít khách như thế. Anh cho biết, do số lượng giao dịch không đáng kể nên so với số tiền thuê địa điểm (7 triệu đồng/ tháng), anh thường thua lỗ. Trước đây từng có hơn 12 năm gắn bó với công việc này tại một địa chỉ khác, tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm và có lòng yêu nghề nên anh Hội chưa muốn bỏ cuộc, rút lui. Dù ít khách, nhiều tháng lỗ tiền thuê mặt bằng nhưng anh vẫn cố gắng duy trì để chờ đợi cơ hội kinh doanh tốt hơn, bởi không dễ thuê được địa điểm mới trong khu phố cổ.

Anh Hội chia sẻ: “Ban ngày thì cũng có khách lai rai nhưng tối lại đoạn dưới này rất vắng. Đêm phố cổ cũng vậy, có những hộ kinh doanh buôn bán đóng cửa nghỉ sớm. Trên kia 11 giờ vẫn còn đông như hội. Theo tôi thì nên kéo giãn không gian du lịch, không gian phố đi bộ xuống luôn khúc dưới này”.

Đúng như mô tả của anh Hội, ở xung quanh các điểm đến chính như Chùa Cầu, chợ đêm Nguyễn Hoàng, hội quán Quảng Đông…, du khách tập trung rất đông. Ngoài tham quan mua sắm, tại đây mọi người có thể tham gia, trải nghiệm các hoạt động thả hoa đăng, hô hát bài chòi, đi ghe thuyền trên sông hoặc thưởng thức ẩm thực xung quanh 2 đầu cầu An Hội.

Vì vậy, ở những địa điểm này, vào những ngày lễ tết hoặc định kỳ “đêm phố cổ”, đêm cuối tuần, lượng khách đông nghịt đến mức quá tải. Và để đảm bảo giao thông cho người đi bộ, năm nay, thành phố đã phải quy định khung giờ cho xe xích lô đi vào phố, giảm áp lực cho những địa điểm đông người và quy định cụ thể số lượng người đi qua Chùa Cầu… Thế nhưng, vào các buổi tối, ở nhiều địa

27

Page 28: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

điểm, người đi bộ vẫn phải chen chân mới có lối đi. Riêng cầu An Hội thì vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải. Các nhà hàng, quầy lưu niệm, quần áo, booking trong khu vực này thường xuyên có khách ra vào thăm thú, mua sắm nên sự nhộn nhịp gần như tương phản với khu vực phía đông khu phố cổ. Hàng ngày ở các đoạn đầu 3 tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú và Nguyễn Thái Học thường rất ít khách qua lại, chủ yếu là những người lưu trú tại một số khách sạn, homestay ở các khu vực Cẩm Nam, Cẩm Châu đi bộ qua. Hoặc có chăng cũng là khách ngồi trên các xe xích lô, đi thăm chợ Hội An, rồi sau đó vòng về các điểm đến chính ở phía tây phố cổ.

Triển khai nhiều giải phápCũng là một di tích nằm trong các ô vé tham quan của thành phố nhưng so

với các hội quán Quảng Đông, Phước Kiến thì trong những năm gần đây, lượng khách đến tham quan chùa Ông có phần giảm sút, đó là chưa kể các địa điểm khác như Minh Hương tụy tiên đường gần đó hay Hội quán Triều Châu ở đường Nguyễn Duy Hiệu. Ông Lê Huyễn, thủ từ chùa Ông cho biết: “Mười năm trước, lượng khách du lịch đến với Hội An rất đông, đặc biệt là khu vực chợ Hội An. Sau khi phát triển khu phố An Hội thì xe cộ đổ về trên đó, xe không còn đậu dưới đây nữa nên lượng khách ít. Trên đó đổ xuống thì tới Chùa Cầu, tới Hội quán Phước Kiến là cùng, còn xuống chỗ chùa Ông thì ít khách, còn Hội quán Triều Châu thì hầu như không có khách. Mà hội quán Triều Châu cũng là một di tích, một điểm du lịch”.

Nhận thấy hiện trạng “lệch” không gian du lịch trong khu phố cổ, thời gian gần đây, TP.Hội An đã tính đến các biện pháp điều chỉnh. Từ việc xây dựng phương án mở rộng không gian phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ tại một số khu vực quanh chợ Hội An; lựa chọn, sắp xếp, bổ sung thêm các hoạt động, loại hình du lịch, dịch vụ, vui chơi, giải trí, ẩm thực cho khu vực phía đông khu phố cổ… thì TP.Hội An cũng vừa đầu tư 3,2 tỷ đồng thi công bãi đỗ xe số 8, đường Hoàng Diệu để phục vụ nhu cầu gửi xe khi mở rộng không gian phố đi bộ, bao quanh các tuyến đường thuộc chợ Hội An và làm điểm trung chuyển khách từ các bãi xe vành đai khu phố cổ.

Từ đây, du khách có thể tản bộ theo nhiều tuyến đường để tham quan tổng thể cảnh quan, nhịp sống đời thường trong khu phố cổ và cũng giảm áp lực cho các điểm đến chính ở vùng phía tây. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Trần Vũ - Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Hội An: “Qua khảo sát và kiểm đếm thông thường, thành phố cũng thấy rằng vào những ngày cao điểm có thể có từ 70 đến 100 xe 45 chỗ vào các bãi đậu xe nội thị, chưa kể các loại xe nhỏ. Vì vậy thành phố đã tính đến việc xây dựng hai bãi đỗ xe ở các cửa ngõ vào Hội An, cách xa trung tâm là ở phường Thanh Hà và khu vực trung tâm để đón tiếp du khách kết hợp với bãi giữ xe tại phường Tân An (khu vực Xí nghiệp Cấp thoát nước Hội An cũ) để cho các xe lớn đậu đỗ. Từ đó, trung chuyển khách vào phố cổ một cách hợp lý”.

Như vậy, việc “gỡ lệch” không gian du lịch trong khu phố cổ Hội An đã và đang được thành phố tính đến. Điều đó không chỉ tạo sự hài hòa, kéo giãn cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch mà quan trọng hơn là giúp du khách có thể tìm hiểu toàn diện hơn về phố cổ Hội An. Qua đó góp phần giảm bớt áp lực về mật độ người đi lại, ra vào và đảm bảo an ninh trật tự…

28

Page 29: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Lê Hiền

*Hành trình khám phá ẩm thực Hội An bài viết đăng trên Báo Thông tấn xã Việt Nam số ra ngày 7/11

Phố cổ Hội An đẹp như một bức tranh mộc mạc, nên thơ, đây là nơi mà bạn

có thể tạm quên đi được cuộc sống ồn ào, lắm bon chen ngoài kia, cảm nhận được

cảm giác “sống chậm” nơi phố cổ, nhẹ nhàng, yên bình biết mấy.

Phố cổ Hội An không phải là cái tên xa lạ với bất kì du khách trong và

ngoài nước, chỉ cần một lần đặt chân đến đây, bạn sẽ dễ bị quyễn rũ, cuốn hút bởi

không khí cổ xưa, êm đềm, nét đặc trưng riêng và không bị ảnh hưởng bởi sự đô

thị hóa. 

Ẩm thực ở đây chân phương, làm từ những thứ giản dị gần gũi như chính

những con người sinh sống trên mảnh đất này vậy. Ấy thế mà cái vị đậm đà của

từng món ăn lại không kém đâu, đặc biệt không nơi nào tìm được một hương vị

giống thế. Về rồi còn nhớ mãi vị cay xé lưỡi của món ốc Cố Đô, cái mặn mà được

nêm khéo léo trong bát bún mắm người Đà Nẵng và một buổi chiều gần giông

bão, ngồi ở một quán trên đất cổ Hội An, ăn chè bắp, uống trà sen rồi ngắm phố

sắp lên đèn.

1. Bánh mì Phượng:Hội An có rất nhiều tiệm bánh mỳ khác cũng rất ngon nhưng nếu bạn đã 1

lần đặt chân đến đây thì nên thử qua “Bánh mì cô Phượng” nổi tiếng ở đây. Bánh

mì ngon nức tiếng thế giới, với vỏ bánh giòn, nước sốt quán tự làm hết sức đặc

biệt và phần rau ăn kèm vô cùng phong phú, có cả rau thơm “riêng biệt” của Hội

An nữa đó.

2. Xí mà phủĐi Hội An mà không ăn xí mà phủ thì quả là một điều đáng tiếc. Xí mà phủ

hay còn gọi là chè mè đen với nguyên liệu chính là những hạt mè đen vô cùng

thơm ngon và bùi bùi, độ ngọt trong chè rất ít nên các bạn nữ đừng lo nó sẽ gây

béo nhé. Trời lạnh mà ăn chè mè đen thì thật là ấm lòng đúng không, nên nếu có

đi Hội An xin bạn hãy đừng đi vội, hãy tới quán chè hàng rong đối diện 04

Nguyễn Trường Tộ mà nhâm nhi một chút chè nóng rồi hẵn lên đường nhé.

3. Mót Hội An - Trà thảo mộc chanh sả

29

Page 30: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Lần đầu tiên mình uống món này và bị "yêu" ngay và luôn, vì nó quá rẻ, chỉ

10k mà ngon không thể tưởng được ấy. Trà thanh nhẹ, không ngọt lắm, nghe

thoang thoảng hương chanh, thảo mộc và nhẹ nhẹ của sả. Mình thích cách phục

vụ của anh chủ quán ở đây, tuy có chút "õng ẹo" nhưng anh ấy khá nhiệt tình, hay

cười, biết mình từ Sài Gòn nên anh giới thiệu về Hội An cực nhiệt tình luôn. Nếu

bạn có dịp đi thăm Hội An, nên ghé thử món này nhé, dạo quanh phố cổ với ly trà

mát này thì không chê được đâu.

4. Cao lầu Hội An:Thật không khó để kiếm 1 quán cao lầu ngay phố cổ nhưng không phải mùi

vị của mỗi quán đều giống nhau. Mình đến Hội An lần đầu tiên năm 2014, lần đầu

tiên thưởng thức món này mình đã khá bất ngờ, cực kì thích thú vì quá ngon, khác

hẳn những gì mình tưởng tượng qua và đến tận giờ, mình vẫn còn tìm kiếm hương

vị ấy ở Sài Gòn nhưng lại tự buồn vì dù ăn rất nhiều nhưng không đâu giống

nguyên bản “cao lầu” Hội An cả.

Sợi mì dai, khác cọng mì Quảng, đặc biệt là nước dùng, đậm đà, vị hơi lạ,

thit tẩm ướp rất vừa miệng và thơm nức mùi vị đặc trưng. Nếu có dịp đi Hội An,

bạn nên thưởng thức món ăn nổi tiếng này, giá chỉ tầm 20.000 - 25.000/ tô thôi

nhưng đảm bảo no căng bụng luôn ấy. Thật ra có khá nhiều quán chuyên món này

xung quanh phố cổ nhưng nếu bạn muốn thưởng thức 1 tô cao lầu “chuẩn”, theo

lời của 1 bạn Quảng Nam giới thiệu thì nên thử qua cao lầu cô Hồng nhé, quán

ngồi bên ngoài ven sông, xung quanh có các hàng quán nhỏ như thịt nướng, bánh

đúc, bánh hỏi...yên tâm là xung quanh chỉ có duy nhất 1 tiệm cao lầu ven sông

thôi.Team Lozi

* Đẹp bình yên những vòng quay xích lô phố cổ Hội An bài viết đăng trên trangVietQ.vn số ra ngày 8/11

Hình ảnh những chiếc xích lô thong dong trên phố góp phần tạo nên bức tranh du lịch đầy sinh động của đô thị cổ Hội An.

Đối với mỗi người dân và du khách khi đến với Hội An, hình ảnh chiếc xích lô từ lâu đã trở nên thân quen và gần gũi. Xích lô gắn liền với cuộc sống và là phương tiện giúp khách du lịch khám phá phố cổ.

Hình ảnh người đạp xích lô chầm chậm quay những vòng xe đều đặn chở khách tham quan dạo khắp mọi ngõ ngách phố cổ không biết tự khi nào đã trở nên quen thuộc đến thế. Người đạp xe với tấm lưng đầm đìa mồ hôi nhưng miệng thì lúc nào cũng vui vẻ nói cười, còn vị khách luôn tỏ ra thích thú với những điều được nghe, được nhìn thấy.

30

Page 31: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Cứ chầm chậm, bình lặng mà không hề ồn ào, vội vã, người xích lô lần lượt kể cho du khách nghe những câu chuyện về phố cổ, giới thiệu về vẻ đẹp văn hóa con người Hội An hay cả câu chuyện về chính công việc mà họ đang làm – một công việc âm thầm vất vả nhưng đầy ý nghĩa. Vì thế, những người đạp xích lô nơi đây cũng chính là những hướng dẫn viên du lịch không chuyên, những tư liệu sống về lịch sử, góp phần gìn giữ hồn văn hóa cho phố cổ, là cầu nối đặc biệt quan trọng cho du khách khi đến với Hội An.

Phần đông du khách quốc tế khi đến đây đều tỏ ra thích thú với tour "dạo phố cổ cùng xích lô" để chiêm ngưỡng di sản thế giới nằm bên bờ sông Hoài này. 

Nghề xích lô bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1999, khi Hội An được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Ngồi trên những chiếc xích lô để cảm nhận hơi thở nhẹ nhàng của phố cổ, để lắng nghe những giai điệu bình yên trên con đường xưa, để thu vào tầm mắt vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà mái ngói rêu phong và để thấy mình yêu và gắn bó với Hội An biết bao.

Từ khi thành phố có chủ trương đô thị không có tiếng động cơ xe máy, xích lô đã trở thành phương tiện chủ yếu để đưa đón du khách tham quan. Giá vé cho một chuyến xích lô tham quan phố Hội hiện nay là 100.000 đồng một lượt.

Giờ đây khi đến với phố Hội sông Hoài, du khách không chỉ ấn tượng với những ngôi nhà mái ngói rêu phong hàng trăm năm tuổi, lễ hội hoa đăng đèn lồng rực rỡ... mà họ còn đặc biệt lưu giữ trong trí nhớ về hình ảnh những chiếc xích lô chịu thương chịu khó, thong dong khắp ngõ phố nơi đây.  

Trần Huyền

*Kem ống Hội An 5.000 đồng hút khách Hà Nội bài viết đăng trên trang Zing.vn số ra ngày 8/11

Xuất hiện tại thủ đô được vài tháng nay, món kem ống Hội An chủ yếu được bán trên những thùng xe đẩy, thu hút sự tò mò thưởng thức của giới trẻ.

Các xe kem ống di động xuất hiện nhiều trên các tuyến phố cổ ở Hà Nội như Chợ Gạo, Đào Duy Từ, Hàng Đường, trước cửa trung tâm thương mại Tràng Tiền hay khu vực chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Khách của hàng quà xuất xứ từ Hội An (Quảng Nam) này chủ yếu là các cô gái trẻ.

Một chiếc xe chở kem ống trên đường phố Hà Nội với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, màu sắc nổi bật dễ gây chú ý.

Thùng đựng kem có thể chứa được 100 cây, với các vị bạc hà, chocolate, sầu riêng, khoai môn, dâu và sữa dừa... Dưới đáy thùng là một lớp đá, muối để làm đông kem và giữ nhiệt.

Nguyên liệu hoàn toàn được làm thủ công, pha chế sẵn đổ vào từng ống trụ dài bằng inox hoặc nhôm.

Những chiếc kem ống này có giá từ 5.000-7.000 đồng. Nguyễn Diệu My, sinh viên Trường Cao đẳng Y Hà Nội, nhận xét kem ngon và nhiều vị. Mỗi lần lên phố đi bộ vào cuối tuần, cô luôn ăn đủ vị.

Giới trẻ tìm đến với món kem lạ lẫm này kẻ thì tò mò, người lại ăn theo phong trào. Phần lớn các thực khách thích vị ngọt, mặn riêng biệt của loại kem đến từ miền Trung.

Bà Loan (82 tuổi) chủ của xe kem Mickey cho biết trước đó con dâu bà đã 31

Page 32: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

vào Hội An để học cách pha chế loại kem này. Trung bình một ngày, bà bán được khoảng hai xe kem. Do tuổi cao, bà không di chuyển nhiều mà thường đứng tại một con phố để bán. Có ngày bà bán được khoảng 1.000 cây kem. "Loại kem này ở Hà Nội chưa có nhiều. Những xe kem ống trên phố cổ Hà Nội đa số đều là người nhà tôi làm”, bà tiết lộ.

Nguyễn Vân Ngọc*10 địa chỉ du lịch trăng mật ở Hội An có giá phải chăng mà phòng vẫn

đẹp bài viết đăng trên trang Family số ra ngày 10/11Tất cả các resort, khách sạn, homestay Hội An dưới đây đều rất đẹp và giá

trung bình chỉ ở mức 1 đến 2 triệu/ đêm mà thôi.1. Hội An Beach Resort Hội An Beach Resort nằm giữa dòng Đế Vọng lãng mạn và Bãi Biển Cửa

Đại nổi tiếng với những phòng xây theo kiểu villa và nhà Việt cổ. Các phòng có không khí yên bình và tuyệt vời với tivi, tủ lạnh, bồn tắm nóng lạnh, ban công ngắm cảnh, cung cấp miễn phí Wi-fi tất cả các phòng, két sắt, dịch vụ du lịch, thu đổi ngoại tệ, cho thuê xe…

Đến đây, không có gì hấp dẫn hơn là thưởng thức ẩm thực dân tộc Việt tại nhà hàng của khu nghỉ mát. Bên cạnh những món ăn tuyệt vời như cháo lươn xanh, bánh tổ, bánh bột lọc, mì quảng, cá chuồn... bạn du sẽ được thưởng thức điệu múa với âm nhạc truyền thống được biểu diễn bởi các nghệ sĩ địa phương.Nếu bạn là người thích khám phá những di sản phi vật thể hay tìm hiểu trải nghiệm với thiên nhiên, Hội An Beach Resort có những dịch vụ đặt tour tham quan Hội An, Cù Lao Chàm, Mỹ Sơn, các làng nghề truỳên thống, suối Tiên, khe Lim... 

2. Hội An Ancient House Village Resort & SpaResort này bao gồm 56 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế với không gian

xanh đan quyện bởi nhiều loại cây xanh của vùng khí hậu nhiệt đới. Tất cả phòng ngủ được trang bị hoàn hảo và tiện nghi, có không gian thoáng mát, thơ mộng đồng thời từ ban công của từng căn phòng, bạn có ngắm khu vườn của resort hoặc tận hưởng những làn gió nhẹ từ sông Đò êm đêm và cánh đồng lúa xanh ngát bao quanh...

Hệ thống nhà hàng này được thiết kế theo kiến trúc mở với tầm nhìn hướng khu vườn và hồ bơi với thực đơn đa dạng các món ăn mang đậm nét truyền thống Việt Nam và các món Á - Âu. Bên cạnh ở đây còn có quầy bar và sân chơi rộng rãi, nơi bạn có thể tổ chức những sinh hoạt tập thể, hay những bất ngờ nhỏ bất ngờ.

3. Êmm Hội AnĐược thiết kế theo lối kiến trúc pha lẫn giữa Pháp và Việt, Êmm nổi bật

giữa lòng phố cổ Hội An với hai màu sắc chủ đạo vàng và xanh lá trên nền trắng. Đặc biệt khách sạn này có khuôn viên lớn với cây xanh được trồng khắp nơi và bể bơi rộng nên không gian rất thoáng đãng.

Về phòng ốc, Êmm có 92 phòng, các phòng đều đầy đủ tiện nghi và có điểm nhấn bắt mắt từ tông màu xanh. Thêm vào đó trong khách sạn đều có tầm nhìn ra hồ bơi, khu vườn xanh mát hay con đường nhộn nhịp của phố cổ. Một điểm cộng nữa của khách sạn này là có khu nhà hàng và quán bar riêng, rất tiện

32

Page 33: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

cho những người muốn tận hưởng trọn vẹn tiện nghi trong kì nghỉ mà không phải di chuyển nhiều.

4. Maison VyMaison Vy có lẽ là một trong những khách sạn được ưa thích nhất ở Hội

An mùa hè 2016 bởi không gian quá đáng yêu với những chi tiết trang trí mang tính chất hoài cổ mà vẫn hiện đại, đủ đầy. Chưa kể khoảng sân nằm giữa 2 khu nhà với những chiếc bàn nhỏ và ghế gỗ kiểu xưa của khách sạn này cũng rất độc đáo và đáng yêu.

Không chỉ xinh mà Maison còn có vị trí cực thuận tiện khi cách Hội quán Triều Châu 700m, cách Hội quán Hải Nam 800m và cách trung tâm thành phố chừng 1,5km. Mỗi phòng ở khách sạn này đều được trang trí đầy phong cách với những goc trang trí màu trung tính. Một số phòng nhìn ra khu vườn, hồ bơi hoặc thành phố nên vô cùng thú vị để trải nghiệm chuyến trăng mật.

5. Green Boutique VillaCách Bãi biển Cửa Đại 3,1 km, Green Boutique Villa là một khu biệt thự

xinh đẹp và xanh mướt một màu của cây cỏ. Khu sân vườn của Boutique rất đẹp với những chiếc ghế dài, chiếc ô dừa hay xích đu được xếp đặt khéo léo cho các du khách tận hưởng một không gian yên bình, đẹp đẽ và trong lành.

Phòng ốc thoáng đãng, bể bơi được bố trí trung tâm của khu villa và kết hợp cùng với quầy bar khiến kì nghỉ ở boutique này thực sự đáng giá đến xu. Mức giá của boutique này cũng rất dễ chịu, chỉ khoảng từ 600 đến 800k/ đêm, quá lý tưởng cho gia đình bạn trong chuyến du lịch trải nghiệm phố cổ Hội An của mình.

6. Vĩnh Hưng Library HotelVĩnh Hưng Library là một khách sạn có tiếng tại Hội An nhờ nằm ở vị trí

rất trung tâm. Với thiết kế độc đáo, là sự kết hợp của những bức tranh màu sắc và giá sách gỗ mang hơi hướng vintage, khách sạn này được bình chọn là một trong những Boutique được yêu thích nhất tại Hội An.

Trong phòng riêng, bạn sẽ cảm thấy rất thích và ấn tượng với cách phối đồ trong căn phòng. Những mảng tường gạch với họa tiết tinh tế kết hợp với đồ gỗ rất mộc khiến cho không gian trở nên ấm áp và tinh tế. 

7. Cozy Hội An Boutique VillasLuôn nằm trong Top những Boutique được du khách bình chọn nhiều nhất,

Cozy Hội An Boutique Villas là sự kết hợp của nét sang trọng, hiện đại và vẻ cổ kính của những ngôi nhà cổ tại Hội An.

Mái ngói, tường trắng cùng những bức tranh gốm độc đáo mang đến cho Cozy Hội An Boutique một không gian đẹp và ấm cúng. Bạn có thể nhận ra nét độc đáo rất riêng của Hội An trong cách trang trí phòng ngủ với những chiếc đèn lồng vải nhiều màu sắc.

Khu hồ bơi ở đây không quá rộng nhưng sạch sẽ, background đẹp nên được đánh giá rất cao, hầu như du khách nghỉ ở đây đều có những bức ảnh chụp tại hồ bơi. Giá phòng của khách sạn này có phần cao hơn một số lựa chọn bên trên với mức trung bình khoảng 2 triệu, nhưng nếu canh được deal, bạn sẽ kiếm được phòng với mức giá chỉ 900k/ đêm mà thôi.

8. Heron House, Hội An33

Page 34: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Dịch vụ nghỉ dưỡng ở Hội An nhiều, sẵn, đẹp và giá hợp lý đến nỗi đa phần du khách không đưa homestay lên lựa chọn số 1 của mình khi đến nơi này. Nhưng homestay đẹp như Heron House lại là chuyện khác. Homestay Heron tọa lạc yên bình giữa vùng quê yên bình của Hội An, nơi có những đồng lúa xanh bát ngát và không khí trong lành và cũng khá gần với biển Cửa Đại.

Khi bước chân vào homestay này, nhiều người đã phải thốt lên rằng nơi đây "đẹp như mộng" giữa lòng Hội An. Quả thực Heron đẹp thật, phong cách kiến trúc Việt Nam truyền thống, từ nền gạch hoa cho tới những chiếc ghế gỗ tựa lưng khiến nơi này thật yên bình. Điểm đáng lưu ý ở homestay này là không gian rất rộng rãi, mỗi phòng khoảng 65m2 với đầy đủ tiện nghi. Các khu vực bếp phòng ăn vừa hiện đại, vừa gần gũi tạo cho bạn cảm giác như ở nhà - nhưng đẹp và chất hơn.

Không những thế ở đây còn có cả vườn cây, hồ bơi và thêm vào đó là homestay này siêu gần biển để giải quyết nhu cầu đi biển của bạn bất cứ lúc nào. Có lẽ vì lý do này mà dù giá không rẻ nhưng Heron luôn trong tình trạng full phòng, đặc biệt là dịp cuối tuần.

9. Red Flower Cottage HomestayRed Flower Cottage gây ấn tượng với du khách bởi khoảng vườn xanh

mướt được gia chủ khéo léo xếp đặt những bộ bàn ghế nghỉ ngơi, uống nước xinh xắn. Dưới ánh nắng chói chang của vùng miền miền Trung nhưng bạn sẽ vẫn cảm thấy thoáng mát, dịu nắng dưới tán cây xanh trong khu vườn nhỏ của homestay. Phòng ốc đầy đủ tiện nghi, giúp bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau khi đã thỏa thích tắm biển hay đi dạo trên bãi cát trắng.

Dù chỉ có 5 phòng ngủ xinh xắn nhưng với lợi thế chỉ cách bãi biển 2 phút đi bộ, homestay nhỏ xinh này chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những vị khách khó tính nhất. Các phòng nghỉ tại Red Flower đều được lợp mái tranh, tạo kiến trúc gần gũi với thiên nhiên hơn nhưng phòng ốc tiện nghi lại rất hiện đại và tinh tế.

Red Flower Cottage có khu bếp chung với đầy đủ các đồ dung bếp núc. Bạn có thể thỏa thích mua hải sản tươi sống tại khu chợ và tự chế biến tại đây để có những bữa ăn ngon lành, vệ sinh và tiết kiệm cho cả gia đình. 

10. An Bàng Garden HomestayCách bãi biển An Bàng khoảng 3 phút đi bộ, An Bàng Garden Homestay

như một ngôi nhà nhỏ giữa một khoảng vườn xinh xắn, tươi mát và thoáng đãng. Ở đây, bạn chỉ có một lựa chọn cho loại phòng duy nhất, đó là phòng ngủ hướng vườn. Nhưng vì mặt trước ngôi nhà rất thoáng nên hướng vườn này cũng khiến cho phòng ngủ lúc nào cũng tràn ngập ánh nắng, gió mát và hương thơm thoang thoảng của cây cỏ.

Phòng ngủ của homestay này rất đơn giản, tiện nghi và hiện đại. Không quá cầu kỳ trong việc trang trí, An Bàng Garden Homestay vẫn khiến cho du khách cảm thấy hài lòng bởi cách sắp đặt các vật dụng, các góc ngồi thư giãn hết sức hợp lý và tinh tế.

Những khoảng không gian chung được gia chủ tận dụng triệt để, vừa là nơi du khách nghỉ ngơi, uống nước, vừa là góc trang trí làm đẹp thêm cho homestay. Bạn có thể thấy những chiếc ghế nằm, những bộ bàn uống nước được đặt ở rất nhiều nơi trong homestay. Chính vì thế, bạn có thể thỏa thích ngồi trò chuyện, thư

34

Page 35: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

giãn với nhau và tận hưởng bầu không khí trong lành cùng khung cảnh xanh mát, đáng yêu của homestay này.

An Bàng Garden Homestay phục vụ bạn ăn sáng, và các dịch vụ giặt là, dọn phòng chuyên nghiệp như những khách sạn, resort khác. Ngoài ra, bạn sẽ được thưởng thức bữa sáng theo phong cách rất “dân dã”, một bữa sáng giữa vườn, dưới mái tranh mát mẻ, trong một không gian bình yên và trong lành đến tuyệt vời. Nghỉ ngơi trong một ngôi nhà có khu vườn xinh xắn, gần ngay biển, bạn sẽ có một kỳ nghỉ dễ chịu, thoải mái và đáng nhớ tại vùng biển tuyệt đẹp An Bàng.

Theo Kiu/Trí thưc trẻ8. MÔI TRƯỜNG – ĐÔ THỊ

*Hội An nỗ lực thôi, chưa đủ! Bài viết đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 1/11

Hội An là đô thị nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, hoạt động về đường thủy nội địa (ĐTNĐ) ở địa phương diễn ra vô cùng nhộn nhịp để vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như du khách. Những năm về trước, ai muốn đi từ trung tâm đô thị Hội An đến các xã Cẩm Kim, Tân Hiệp và vùng đông Duy Xuyên đều thông qua 4 bến khách ngang sông và tuyến ĐTNĐ quốc gia Cửa Đại - Cù Lao Chàm. Thường ngày, lượng khách sử dụng tuyến Hội An - Cẩm Kim luôn có khoảng 6.000 lượt, Cửa Đại - Cù Lao Chàm hơn 3.000 lượt, các tuyến Cẩm Thanh - Duy Nghĩa (Duy Xuyên) và Cửa Đại - Duy Hải (Duy Xuyên) có trên 1.000 người bước lên đò.

Để kiểm soát tình hình, thành phố với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, đồn biên phòng thường xuyên tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh tuần tra xử lý hành vi vi phạm để giáo dục và răn đe đối tượng coi thường kỷ cương. Địa phương còn phân rõ trách nhiệm cụ thể từng cơ quan, đơn vị trong giám sát đảm bảo điều kiện an toàn của phương tiện trước khi cho xuất bến. Chuyển biến rõ nét là kết quả qua 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, hình ảnh người đi đò vui vẻ, thoải mái khi mặc áo phao không còn chuyện lạ, đặc biệt là trên tuyến ĐTNĐ quốc gia Cửa Đại - Cù Lao Chàm. Có lần, Giám đốc Ban Quản lý bến thủy nội địa Hội An - ông Lê Anh Truyền bày tỏ, sự tự giác chấp hành pháp luật từ phía nhân dân và du khách khi sử dụng ĐTNĐ chứng tỏ hoạt động tuyên truyền đi đôi áp dụng chế tài trong thời gian dài đã “mưa dầm thấm lâu”.

Gần đây, cầu Cửa Đại và cầu dân sinh Cẩm Kim đưa vào khai thác nên góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết cần sử dụng hạ tầng đường bộ, hoạt động các bến khách ngang sông. Song, lưu lượng đi lại ĐTNĐ thuộc địa bàn thành phố tuy giảm chỗ này lại “nóng” nhiều địa điểm khác. Điểm mặt có thể thấy du lịch ra đảo Cù Lao Chàm và khai thác du lịch sinh thái tại Cẩm Thanh, Cẩm Kim đang ngày càng phát triển đã kéo theo nhu cầu gia tăng sử dụng phương tiện bằng đường thủy. Ở bờ Cửa Đại, bến đang quá tải về cả cơ sở vật chất lẫn phương tiện phục vụ do lưu lượng khách muốn đi ra Cù Lao Chàm tham quan Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày càng nhiều. Doanh nghiệp tham gia khai thác rất dễ “lách” để chở cho nhiều người; thiếu thời gian bảo trì, kiểm tra độ an toàn kỹ thuật, phòng chống cháy nổ của thuyền hay ca nô cao tốc do xoay vòng quá nhanh. Khâu kiểm soát từ phía 2 đầu bến chỉ đúng, chứ chưa đủ. Lực lượng chức năng cần phải tăng

35

Page 36: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

cường kiểm tra ngay ở khoảng giữa tuyến ĐTNĐ, như vậy mới kiểm soát rốt ráo tình hình chung. Bên cạnh đó, nguy cơ tai nạn tiềm ẩn trên các kênh rạch tại Cẩm Thanh, Cẩm Kim. Phương tiện thô sơ, nhất là thúng chai đang đưa vào phục vụ du khách lại rất sơ sài trang bị thiết bị an toàn… Điều đó cho thấy Hội An có nhiều việc để làm, bởi nỗ lực thôi còn chưa đủ, khi thực tế tai nạn ĐTNĐ tại một số địa phương trên cả nước thời gian qua gây hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng.

Sáu Còi

*Bãi biển ở Hội An sạt lở nghiêm trọng( Báo Xây dựng, 3/11) Sóng lớn tàn phá bờ biển Hội An( Báo Giao thông(3/11), Bãi biển Cửa Đại tan hoang do biển xâm thực bài viết đăng trên Báo Thanh niên số ra ngày 3/11

Do liên tục có sóng lớn, bãi biển Cửa Đại (Quảng Nam) tiếp tục sạt lở tan hoang, gây thiệt hại lớn cho nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển.

Chiều 3.11, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã cũng các ngành chức năng đến kiểm tra tình hình và chỉ đạo chính quyền địa phương khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở tại bãi biển Cửa Đại (TP.Hội An).

Có mặt tại bãi biển Khu nghỉ dưỡng Palm Garden, nhiều người trong đoàn kiểm tra đã ngỡ ngàng trước cảnh tan hoang và xâm thực dữ dội từ biển.

Dải bờ biển kéo dài hàng trăm mét đã bị sóng đánh tan tành; hàng loạt công trình phục vụ du lịch của khu nghỉ dưỡng bị sóng biển cuốn phăng, nền móng sụp đổ gây nên cảnh tượng tan hoang.

Đại diện Khu nghỉ dưỡng này cho biết, biển động dữ dội trong những ngày gần đây đã gây nên hiện tượng xâm thực bờ biển khoảng 5 m.

Để bảo vệ Khu nghỉ dưỡng, lãnh đạo Palm Garden đã thuê hàng chục công nhân về gia cố và tiến hành kè khẩn cấp.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, từ sau bão số 7 đến nay biển động liên tục và xuất hiện gió lớn đã khiến đoạn kè mềm trước Hội An Beach resort bị sụt lún tại 4 điểm. Do đó, TP đã khẩn trương làm đê mềm để ngăn không cho sóng vượt qua và kéo cát ra ngoài. Hiện vị trí này đã ổn. Tuy nhiên, khoảng 400 m bãi biển về phía bắc (đoạn chay qua khách sạn Palm Garden) đang bị sạt lở khoảng 300 m, sóng biển xâm thực vào bờ biển có đoạn đến 15 m.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tiếp tục thực hiện dự án xây kè 60 tỉ đồng, trong thời gian tới đơn vị thi công sẽ tạo bãi khẩn cấp, đồng thời địa phương sẽ phối hợp với cộng động doanh nghiệp đang đầu tư vào bãi biển Cửa Đại tiếp tục các giải pháp khẩn cấp. Với phương án phối hợp này, ông Thu kỳ vọng sẽ tạo được chiều dài bờ kè để giữ bãi biển trong khi chờ các giải pháp căn cơ hơn.

Theo ông Thu, 20 tỉ đồng đầu tiên tỉnh đã chuyển về địa phương để triển khai dự án; 40 tỉ đồng tiếp theo, tỉnh đã triển khai nhưng do hồ sơ, thủ tục chưa xong. Hiện chỉ còn 300 m bờ biển nữa trên tổng số 1,6 km thì dự án sẽ  kết thúc.Ông Thu cho biết thêm, trong thời gian tới, một đơn vị nước ngoài sẽ hỗ trợ địa phương khảo sát các thông số sạt lở và có các nghiên cứu cụ thể để trình các bộ, ngành T.Ư.  

Hoàng Sơn

36

Page 37: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

*Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chỉ đạo “nóng” tại khu vực sạt lở biển Cửa Đại bài viết đăng trên Báo Công an nhân dân số ra ngày 3/11

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ và gió mùa Đông Bắc, những cột sóng cao từ 1,5-2m liên tục đánh vào bờ biển Cửa Đại, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam khiến tình trạng sạt lở bờ biển thêm trầm trọng. Chiều 3-11, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã đi khảo sát thực tế tại khu vực sạt lở và có những chỉ đạo “nóng”.Theo quan sát của phóng viên Báo CAND, bờ biển Cửa Đại đã bị sạt lở, ăn sâu vào đất liền. Nhiều hàng dừa, chòi hàng quán đã nằm chỏng chơ dưới nước biển, một số mảng bê tông lớn của khu nghỉ dưỡng bị sóng đánh tan hoang.

Bên bờ biển mỗi lúc một sạt lở, công nhân vẫn cặm cụi cho cát vào bao tải để làm “bờ kè cát” tạm thời, ngăn chặn nước biển đánh vào bờ gây sạt lở.

Trong chiều 3-11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã thị sát khu vực sạt lở bờ biển Cửa Đại.Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết tính tới thời điểm này, bờ biển Cửa Đại đã sạt lở đến 1.300m, làm ảnh hưởng lớn đến 12 hộ kinh doanh nhà hàng, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn. Riêng trong 1 tháng trở lại đây, tình trạng sạt lở có diễn biến phức tạp, bờ biển tiếp tục sạt lở hơn 400m về phía Bắc với chiều sâu sạt lở khoảng 20m. Trong ảnh là hàng loạt căn chòi của khu nghỉ dưỡng Parm Garden sắp bị sóng lớn "nuốt chửng" ra biển.

Để giải quyết tình thế nạn sạt lở bờ biển Cửa Đại, các bao tải cát được sử dụng để ngăn cản sóng biển đánh mạnh vào bờ.

Ông Đinh Văn Thu kiểm tra tình trạng sạt lở quanh khu vực nhà hàng của bà Nguyễn Thị Chiên, chủ một nhà hàng ở phường Cửa Đại, TP Hội An. Theo bà Chiên, chỉ trong 3 ngày đêm, biển Cửa Đại sạt lở sâu vào đất liền hơn 5m. Trước đây, quán của bà Chiên cách mực nước biển vài chục mét nhưng hiện đứng trước nguy cơ bị sóng cuốn trôi ra biển.

Tại đợt kiểm tra thực tế các địa điểm sạt lở bờ biển Cửa Đại, ông Đinh Văn Thu chỉ đạo TP Hội An cùng các sở, ngành khẩn trương thực hiện phương án kè để ngăn chặn tình trạng sạt lở. Trước mắt là tiếp tục triển khai Dự án kè bờ tạo bãi khẩn cấp đối với đoạn đã được phê duyệt; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp để xã hội hóa công tác kè khẩn cấp để giữ bờ và chờ các giải pháp căn cơ hơn. “Dự án này có tổng kinh phí 60 tỷ đồng. Trong đó, 20 tỷ Trung ương hỗ trợ và tỉnh đã chuyển về cho địa phương triển khai, 40 tỷ tiếp theo hiện nay đã giải ngân hơn 30 tỷ rồi. Tuy nhiên, giải pháp về kỹ thuật và hồ sơ thì chưa xong cho nên việc thanh toán cho nhà thầu chưa xong. Hiện giai đoạn này còn 300m nữa là kết thúc dự án. Trên thực tế công trường đã thi công gần hết 2 phần 3 công việc”, ông Thu nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, bày tỏ sự lo lắng trước nạn sạt lở bờ biển Cửa Đại với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu. Ông Sự cho rằng nếu không khẩn cấp ngăn chặn tình trạng sạt lở, không lâu nữa biển Cửa Đại có nguy cơ hoàn toàn biến mất.

Ngọc Thi

*TP. Hội An (Quảng Nam): Sạt lở nghiêm trọng bờ biển Cửa Đại bài viết đăng trên Báo Lao động số ra ngày 5/11

37

Page 38: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Vài năm qua, bờ biển Cửa Đại (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) liên tiếp bị sạt lở nghiêm trọng trong mỗi mùa mưa bão. Việc sạt lở có nguy cơ nuốt hàng loạt khu nghỉ mát 5 sao dọc bờ biển Cửa Đại dài gần 10km này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch. Trong khi, chưa có giải pháp đồng bộ thì những nhà hàng, khách sạn ven bờ biển tự cứu mình gây ra sự xáo trộn, dẫn đến nguy cơ sạt lở cao hơn.

Biển xâm thực… đến 10 métĐợt không khí lạnh tăng cường cùng triều cường dâng cao vừa qua đã gây

mưa lớn trên diện rộng các tỉnh miền Trung. Riêng trên địa bàn TP. Hội An, không khí lạnh đã gây ngập lụt trên diện rộng. Trên biển, sóng biển mạnh cấp 5-6 nhưng cũng đang tàn phá hàng trăm mét bờ biển Cửa Đại - Hội An. Từ khu vực bãi tắm Cửa Đại lên đến UBND phường Cửa Đại đã có hàng trăm mét bờ biển bị sóng lớn cuốn phăng, nhiều công trình do người dân xây dựng cũng bị trôi ra biển. Tại nhiều nhà hàng của người dân, có nơi sóng lớn ăn sâu vào đất liền trên 5 mét xô ngã nhiều hàng dừa, tuyến kè chắn sóng. Những ngày này, dọc tuyến biển Cửa Đại, chính quyền địa phương cùng chủ các nhà hàng ven biển đã huy động tối đa nhân lực sử dụng sức người, vận chuyển hàng ngàn bao cát nhằm gia cố nhiều tuyến bờ kè. Ông Tạ Sen (69 tuổi, phường Cửa Đại, chủ nhà hàng Sen) cho biết, ông tham gia tích cực cùng lực lượng xung kích địa phương tiến hành kè chắn bờ biển. “Mới chỉ không khí lạnh thôi mà biển đã sạt lở kinh hoàng. Cạnh nhà hàng tôi thôi, có nơi sóng biển “ăn” sâu trên 10 mét. Nhiều tuyến bờ kè dù được gia cố cẩn thận nhưng cũng “tả tơi” trong vòng một đêm trước những đợt sóng dữ liên tục “ngoạm” vào bờ” - ông Sen kể.

Gần đó, hàng chục nhân viên tại Resort Golden Sand Hội An cũng được huy động bảo vệ gần 700 mét bờ biển trong khu vực của resort này. Đại diện Resort Golden Sand Hội An cho biết, trước tình trạng bờ biển sạt lở diễn ra phức tạp, trong khi chờ đợi ngành chức năng có một giải pháp đồng bộ thì đơn vị này đã tự lên kế hoạch đầu tư chuỗi bờ kè với kinh phí rất lớn nhưng tình trạng xâm thực của biển vẫn tái diễn chưa có hồi kết. “Hoạt động kinh doanh của chúng tôi bị ảnh hưởng lớn do các bãi biển dài trước đây đã không còn. Mỗi năm, tình trạng xói lở lại tiếp tục mạnh thêm, gây tiềm ẩn nguy cơ “cuốn bay” các công trình của resort ven biển. Những khu nhà nghỉ dưỡng được chúng tôi đầu tư ven biển luôn trong tình cảnh ế ẩm vì sóng to, gió lớn đánh thẳng vào đây. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh sớm tìm được phương án nào đó “cứu” đường bờ biển này nếu không biển Cửa Đại có thể bị xóa sổ trong tương lai” - vị đại diện này cho biết.

Loay hoay tìm giải phápDọc bờ biển Cửa Đại đã có nhiều khu du lịch, nghỉ mát 5 sao, trị giá hàng

trăm tỉ đồng, được xây trong nhiều năm qua. Trong số này hiện có một khu du lịch xây dựng khá hoàn chỉnh đã gần như bỏ hoang, do tình trạng sạt lở gây ra. Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều hội thảo tìm một phương án chống sạt lở bờ biển Cửa Đại. Các chuyên gia thống nhất dùng phương án kè mềm chắn sóng chống biển xâm thực. Những túi địa kỹ thuật được bơm cát vào, có trọng lượng khoảng 300 tấn, chiều dài 20m, cao 5m và được đặt liền nhau cách bờ biển khoảng 50 - 100 mét. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì mỗi túi đựng cát chỉ có tuổi thọ trên dưới 5 năm.

38

Page 39: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Theo ông Nguyễn Sinh - Chủ tịch UBND phường Cửa Đại (TP. Hội An), thực trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại đã diễn ra từ năm 2003 đến nay. Mỗi năm, sóng biển gây xói lở từ 10-15m, ăn sâu vào đất liền năm sau nhiều hơn năm trước. Tình trạng này gây xáo trộn đến cuộc sống của người dân và các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn. Riêng trong năm 2014, tại các bãi tắm dọc bờ biển từ mép hàng dừa cuối cùng ra biển có chiều dài bình quân 70m nhưng đến nay thì đã tan hoang do xói lở.

Ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, biện pháp trước mắt của địa phương để chống tình trạng sạt lở là ngành chức năng sẽ tiếp tục thực hiện dự án xây kè với số tiền khoảng 60 tỉ đồng. “20 tỉ đồng đầu tiên tỉnh đã chuyển về địa phương để triển khai dự án, 40 tỉ đồng tiếp theo, tỉnh đã triển khai nhưng do hồ sơ, thủ tục chưa xong. Hiện chỉ còn 300 mét bờ biển nữa trên tổng số 1,6km được kè thì dự án sẽ kết thúc. Và trong thời gian tới, đã có một đơn vị nước ngoài sẽ hỗ trợ địa phương khảo sát các thông số sạt lở và có các nghiên cứu cụ thể để trình các bộ, ngành T.Ư” - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết.

Hữu Long

*Quảng Nam: Cấp 25 tỷ đồng cho Hội An kè bờ, tạo bãi bảo vệ bờ biển Cửa Đại thông tin đăng trên Báo Lao động số ra ngày 8/11

Dù không có bão lớn, nhưng từ ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thời gian gần đây, bờ biển Cửa Đại (TP. Hội An) sạt lở theo hướng Tây Bắc ngày càng trầm trọng và lan rộng. Thậm chí, bờ biển Cẩm An cũng đã bị ảnh hưởng bởi hiện tượng sạt lở lan rộng này. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu đã trực tiếp thị sát kiểm tra thực tế tại bờ biển Cửa Đại trong chiều ngày 3.11. Sau chuyến thị sát, ông Đinh Văn Thu đã ký ban hành quyết định hỗ trợ 25 tỷ đồng cho thành phố Hội An khẩn cấp kè bờ, tạo bãi. Riêng về giải pháp đồng bộ, vẫn phải chờ...

Ngày 8.11, Ông Nguyễn Văn Dũng- Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam vừa đồng ý tiếp tục hỗ trợ cho Hội An 25 tỷ đồng để kè bờ, tạo bãi khẩn cấp nhằm bảo vệ bờ biển Cửa Đại trước nguy cơ sạt lở lan rộng, ăn sâu và diễn biến rất phức tạp.

Quyết định Số: 3911 /QĐ-UBND của tỉnh Quảng Nam nêu rõ, Cấp kinh phí cho UBND thành phố Hội An, số tiền: 25.000.000.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng), từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh để khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bổ sung), sạt lở bờ biển và mưa, lũ để thanh toán khối lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình Kè khẩn cấp chống xâm thực bờ biển Cửa Đại (đoạn từ khách sạn Victoria về hướng Tây Bắc). UBND thành phố Hội An chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, khẩn trương chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và thực hiện thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.

Như báo Lao Động đã liên tục thông  tin về tình hình sạt lở nghiêm trọng tại biển Cửa Đại, thành phố Hội An những năm gần đây diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng.

Trong chuyến kiểm tra mới đây, ông Đinh Văn Thu- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, trước mắt là phải kè bờ, tạo bãi bảo vệ bờ biển Cửa

39

Page 40: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Đại và chờ giải pháp đồng bộ. Bên cạnh đó, kêu gọi các doanh nghiệp xã hội hóa một bước trong việc kè bờ, tạo bãi nhằm cứu biển Cửa Đại.

Cũng trong chuyến thị sát này, chính quyền Hội An đã kiến nghị về vấn đề hút cát, nạo vét tại khu vực bồi lấp tại luồng đường biển Cửa Đại- Cù Lao Chàm và lấy nguồn cát này tạo bãi tại khu vực bờ biển Cửa Đại hiện đang sạt lở. Bên cạnh đó, cho phép doanh nghiệp cùng thực hiện lấy cát khu vực này bảo vệ các resort, khách sạn khu vực đang sạt lở tại biển Cửa Đại.

Phước Bình

*Hội An tiếp tục phun hóa chất diệt muỗi, phòng chống sốt xuất huyết thông tin đăng trên Báo Quảng Nam online số ra ngày 9/11;

Trước tình hình diễn biến khá phức tạp của bệnh sốt xuất huyết trong thời điểm thời tiết mưa nhiều gây ẩm thấp như những ngày qua, ngành y tế TP.Hội An đang tiếp tục triển khai phun hóa chất diệt muỗi tại một số xã phường trọng điểm.Theo đó, tất cả các hộ dân, cơ quan, trường học, công ty, xí nghiệp, cơ sở du lịch dịch vụ đóng chân trên địa bàn các địa phương đều được phun hóa chất diệt muỗi.

Cùng với biện pháp này, 13 xã, phường cũng đã yêu cầu các khối phố vận động nhân dân chặt phát cây xanh, bụi rậm và loại bỏ nước thải ứ đọng lâu ngày trong các chum vại xung quanh nhà để ngăn muỗi sinh sản, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng dân cư. Được biết, tính đến cuối tháng 9 năm nay, toàn thành phố có 263 ca mắc sốt xuất huyết, cao hơn các năm trước. Trong đó trọng điểm là 3 địa phương Cẩm Hà, Thanh Hà và phường Cửa Đại.

Lê Hiền

9. AN NINH – TRẬT TỰ*Xuất hiện hiện tượng khách nước ngoài lừa tiền tại phố cổ Hội An( Báo

Người đưa tin,3/11),Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo của khách Tây, bài viết đăng trên Báo Người Lao động số ra ngày 1/11,

Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP Hội An, Quảng Nam xuất hiện 2 đối tượng người nước ngoài lừa đảo, theo phản ánh của người dân là “thôi miên” cướp tài sản, lừa lấy hàng chục triệu đồng.

Phương thức thủ đoạn của 2 đối tượng này là vào các quầy tạp hóa hỏi mua hàng giá trị thấp như một chai nước uống, hộp kem đánh răng, gạo... nhưng lại đưa tờ tiền 500 nghìn đồng để yêu cầu thối lại. Các đối tượng tỏ vẻ không biết tiếng Việt, giơ tay ra dấu, lại gần và chỉ vào túi xách hoặc ngăn để tiền của các chủ cửa hàng rồi sau đó nhanh tay “hô biến” số tiền của chủ cửa hàng.

Chị Nguyễn Thị Mai, chủ tiệm bán gạo phường Cẩm Châu kể: “Lúc đó khoảng 11 giờ trưa, 2 đối tượng Tây, một người ngồi trên ô tô, một người trực tiếp vào ra dấu mua một ký gạo. Sau đó, đối tượng đưa tôi tờ 500 nghìn đồng và yêu cầu thối lại. Tiếp đến, đối tượng tiến lại gần chỉ vào túi xách đựng tiền tôi đang đeo và bảo mở ra.

Sau đó, đối tượng chỉ vào các các tờ tiền mệnh giá 200 và 500 nghìn đồng rồi “xí lô xí là” lấy xấp tiền ra sau đó đưa lại tôi. Sau khi đối tượng lên ô tô rời khỏi tiệm, tôi ngờ ngợ và lục lại túi xách kiểm tra thì thấy đã mất 6,5 triệu đồng

40

Page 41: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

tiền mệnh giá 500 nghìn đồng. Chúng không lấy hết mà chừa lại 2 tờ tiền 500 nghìn đồng”.

Không những lừa các quầy hàng, tạp hóa, người bán buôn ở chợ trong nội thị thành phố, 2 đối tượng này còn đến các quầy tạp hóa vùng ngoại ô. “Sáng đó, 2 khách Tây vào mua một chai nước suối trị giá 10 nghìn đồng nhưng đưa tờ tiền 500 nghìn đồng. Khi thối tiền, người khách từ chối không nhận. Vì không hiểu ý khách, tôi tiếp tục đưa hai tờ 100 nghìn nhưng khách đẩy tay về phía tôi.

Sau một lúc không hiểu thế nào tôi lại cầm một cục tiền đưa thẳng cho họ. Đến lúc sực tỉnh, kiểm tra phát hiện mất 15 triệu đồng, chỉ còn lại khoảng hơn 2 triệu đồng” - chị Huỳnh Thị Kim Hiệp kể. Sau khi xảy ra việc, chị đã làm đơn trình báo sự việc đến Công an xã Cẩm Kim, sau đó vụ việc được chuyển lên cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hội An.

Cũng với phương thức thủ đoạn tương tự, 2 người này đã đến làm “ảo thuật” một số tiểu thương ở chợ Bà Lê, phường Cẩm Châu, một tiệm tạp hóa trên địa bàn phường Cửa Đại. Tuy nhiên, khi 2 người này đang thực hiện lừa tiền thì bị người dân phát hiện đuổi theo nhưng họ đã chạy thoát. Trong các trường hợp kể trên, chỉ duy nhất bà Nguyễn Thị Xuân Lê, chủ tiệm tạp hóa Xuân Lê, phường Cẩm Châu không bị bọn chúng lừa.

“Tây thường rất lịch sự, mình bán hàng và thối tiền thì họ đứng xa sau đó mới lại lấy tiền thối. Còn 2 đối tượng này rất khác thường, một tên vờ coi hàng, sau đó mua hàng rồi áp sát ngăn để tiền ra dấu, tiền thừa thối lại đủ họ cũng lắc đầu mà chỉ vào các tờ tiền mệnh giá lớn.... Tuy nhiên tôi cũng không hiểu sao lúc bán hàng có con gái đứng cạnh bên đã có dấu hiệu không làm chủ được bản thân nên đã vào giường nằm. Với dấu hiệu bất thường như vậy nên tôi đã cảnh giác, dứt khoát không bán hàng” - bà Lê chia sẻ.

Sau khi trích xuất camera tại quầy hàng tạp hóa Xuân Lê, nhiều nạn nhân khẳng định 2 đối tượng Tây là thủ phạm gây ra các vụ trộm tiền trên địa bàn. Hiện cơ quan Công an TP Hội An đã tiếp nhận nhiều đơn trình báo từ người dân và phối hợp cùng các lực lượng điều tra vụ việc.

Như Ý*Hội An báo động tệ nạn ma túy, bài viết đăng trên Báo Quảng Nam

online số ra ngày 7/11viếtTình hình sử dụng trái phép các chất gây nghiện trong thanh niên và các

loại tội phạm, vi phạm pháp luật do tệ nạn ma túy gây ra ngày càng tăng là thực trạng đáng báo động ở Hội An hiện nay.

Theo báo cáo, 9 tháng qua Công an thành phố đã bắt và xử lý 140 vụ với 177 đối tượng vi phạm có cả mua bán, tàng trữ nhưng chủ yếu vẫn là số vụ và số đối tượng vi phạm sử dụng trái phép chất ma túy. Trừ xã đảo Tân Hiệp, cả 12 xã, phường đều có người sử dụng đã và đang nghiện dùng chất kích thích nguy hiểm này với 107 đối tượng, tăng hơn 30 đối tượng so với năm ngoái. Đáng báo động và bất an hơn khi đa số đối tượng vi phạm là thanh niên, có tuổi đời còn rất trẻ và chất sử dụng trái phép cũng đa dạng, độc hại hơn, phức tạp hơn. Thượng tá Trần Dũng - Phó trưởng Công an thành phố cho biết: “Phần lớn hiện nay đang sử dụng “hàng cỏ” nhưng chưa xử lý được vụ nào. “Hàng cỏ” ở Hội An cũng như trên cả nước có rất nhiều loại, như cỏ Mỹ, Canada, Thái Lan, Malaysia, thậm chí có cả cỏ Việt Nam”.

41

Page 42: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Báo chí 1-10_11.doc · Web viewVớt cá ra để khô nước mới trộn thính và chờ cá cứng lại cho vào hũ,

Không chỉ có các loại “hàng cỏ” du nhập từ “tứ xứ”, không rõ ràng mà hiện nay còn xuất hiện thêm các mặt hàng trá hình chứa chất ma túy có liều lượng cực mạnh, gây tác hại khó lường như ma túy đá, “tem giấy”… Đáng chú ý là vì lợi nhuận và những thủ đoạn phá hoại, bọn tội phạm đã tìm mọi cách, dùng đủ “chiêu trò” để đưa các loại hàng này đến gần hơn với người sử dụng, trong đó đối tượng mà bọn chúng nhắm đến là thanh niên và học sinh. Cũng theo Thượng tá Dũng, tình trạng này đang là vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay vì việc sử dụng trái phép chất gây nghiện thường kéo theo hành vi phạm tội hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác. Một số vụ trộm cắp, cướp giật xảy ra trên địa bàn từ thành phố đến tận khu dân cư khi bị phát hiện thời gian qua phần đông đều do các đối tượng này gây ra.

Các vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả đáng tiếc cho những người dân và du khách cũng do các đối tượng sử dụng chất ma túy ở trạng thái mất kiểm soát, không làm chủ được lý trí gây ra, làm ảnh hưởng đến an nguy xã hội và giảm uy tín thương hiệu Hội An - thành phố văn hóa và du lịch. Được biết, trong 107 đối tượng vi phạm ở 12 xã, phường  hiện có đến 94 đối tượng chưa được chính quyền và cộng đồng quản lý chặt chẽ, đồng bộ. Rõ ràng, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy đã đến mức báo động khẩn cấp. Nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ lây lan và tác động ngày càng phức tạp, không lường hết được. Theo ông Kiều Cư - Bí thư Thành ủy Hội An, Tỉnh ủy vừa qua cũng đã có nghị quyết về công tác này. “Phải tăng cường hoạt động của các mô hình phòng ngừa, cảm hóa, giáo dục tại địa bàn dân cư. Các địa phương, các đoàn thể, các ngành liên quan phối hợp đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Qua đó góp phần giữ vững hình ảnh Hội An thanh bình trong mắt người dân và du khách” - Bí thư Thành ủy Kiều Cư yêu cầu.

Đỗ Huấn

Nơi nhận:- Sở VH, TT và DL- Sở TT và TT- Các đ/c ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy;- Uỷ viên BCH Đảng bộ thành phố;- Các Ban xây dựng Đảng Thành ủy;- VP Thành ủy;- VP HĐND-UBND thành phố;- Thường trực HĐND thành phố;- Ban KTXH, Ban Pháp chế HĐND thành phố;- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị;- Các phòng, ban, đoàn thể;- UBND các xã, phường;- Lưu VP.

42