25
E:\Nhiem ky 2015 - 2020\Van ban di\Bao cao\2019\504-BCBDVTU.doc TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP BAN DÂN VẬN * Số 504-BC/BDVTU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đồng Tháp, ngày 12 tháng 11 năm 2019 BÁO CÁO kết quả nghiên cứu Đề tài “tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về mô hình Hội quán” ----- I- TÌNH HÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 1. Căn cứ - Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ 7, ngày 20 tháng 4 năm 2017 giao Ban Dân vận Tỉnh uỷ tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá tình hình của việc hình thành và hoạt động các hội quán trên địa bàn Tỉnh. - Công văn số 508-CV/TU ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo phát triển mô hình Hội quán trên địa bàn Tỉnh. - Kế hoạch số 101-KH/TU, ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. - Thông báo số 94-TB/BDVTU ngày 08 tháng 5 năm 2019 của Ban Dân vận Tỉnh uỷ thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan tại cuộc họp ngày 25 tháng 4 năm 2019 bàn nội dung kế hoạch thực hiện nghiên cứu đề tài Hội quán. - Chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong chuyến về thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp tháng 4 năm 2018 “Hội quán nông dân là sáng kiến mới của Đồng Tháp, mong Tỉnh tiếp tục thực hiện, mở rộng dần và có tổng kết, đánh giá để có thể trở thành chủ trương chung của cả nước”. 2. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài - Nhằm làm rõ hơn kết quả việc cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững; thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp.

TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

E:\Nhiem ky 2015 - 2020\Van ban di\Bao cao\2019\504-BCBDVTU.doc

TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP

BAN DÂN VẬN

*

Số 504-BC/BDVTU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đồng Tháp, ngày 12 tháng 11 năm 2019

BÁO CÁO kết quả nghiên cứu Đề tài “tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận

về mô hình Hội quán”

-----

I- TÌNH HÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

1. Căn cứ

- Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ

Tỉnh lần thứ 7, ngày 20 tháng 4 năm 2017 giao Ban Dân vận Tỉnh uỷ tiến hành

khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá tình hình của việc hình thành và hoạt động

các hội quán trên địa bàn Tỉnh.

- Công văn số 508-CV/TU ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Ban Thường vụ

Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo phát triển mô hình Hội quán trên địa bàn Tỉnh.

- Kế hoạch số 101-KH/TU, ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Ban Thường vụ

Tỉnh uỷ về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.

- Thông báo số 94-TB/BDVTU ngày 08 tháng 5 năm 2019 của Ban Dân vận

Tỉnh uỷ thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan tại

cuộc họp ngày 25 tháng 4 năm 2019 bàn nội dung kế hoạch thực hiện nghiên cứu

đề tài Hội quán.

- Chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong

chuyến về thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp tháng 4 năm 2018 “Hội quán nông

dân là sáng kiến mới của Đồng Tháp, mong Tỉnh tiếp tục thực hiện, mở rộng dần

và có tổng kết, đánh giá để có thể trở thành chủ trương chung của cả nước”.

2. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

- Nhằm làm rõ hơn kết quả việc cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội đại

biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và

công tác giảm nghèo bền vững; thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp

đến năm 2020; tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm

việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp.

Page 2: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

2

- Hoạt động của Hội quán đòi hỏi cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, tổng

kết mô hình, đưa ra những đánh giá chính xác, củng cố và phát triển mô hình hiệu

quả và khái quát lên thành những đóng góp cho lý luận về phát triển kinh tế - xã

hội trong giai đoạn hiện nay.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao

hiệu quả hoạt động và phát triển mô hình Hội quán trong thời gian tới, đáp ứng kịp

thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá khách quan sự ra đời và những đóng góp của mô hình Hội quán

cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Làm rõ nhận thức và dư luận xã hội về sự hình thành và phát triển của mô

hình Hội quán.

- Đề xuất những giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc nhân rộng và nâng

cao chất lượng hoạt động mô hình Hội quán.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành và kết quả hoạt động của Hội quán.

- Phạm vi nghiên cứu: tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về mô hình Hội quán.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức khảo sát thực tế các Hội quán trong toàn Tỉnh.

Mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn một xã, phường, thị trấn có mô hình Hội quán

để tiến hành nghiên cứu.

- Tổ chức nghiên cứu xã hội học, phỏng vấn trực tiếp.

- Tổ chức 12 cuộc hội thảo cấp cơ sở.

- Tổ chức 03 cuộc hội thảo cấp huyện.

- Tổ chức hội thảo cấp Tỉnh: Do Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân Tỉnh chủ trì; tham gia hội thảo có Ban Dân vận Trung ương; Ban công

tác phía Nam Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các học viện, viện,

các trường đại học trong và ngoài tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân Tỉnh, các

cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ; các sở, ngành có liên quan; Mặt trận Tổ

quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thường trực các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ;

Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; ban dân vận các huyện uỷ, thị uỷ,

thành uỷ; thường trực đảng uỷ các xã, phường, thị trấn có mô hình Hội quán; chủ

nhiệm Hội quán (mỗi huyện mời đại diện đảng uỷ 02 xã, phường, thị trấn và đại

diện 02 chủ nhiệm Hội quán).

Page 3: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

3

II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN

1. Cơ sở hình thành Hội quán

- Từ yêu cầu phải liên kết: để thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp với

mục tiêu là “Hợp tác, liên kết, thị trường”; “Giảm chi phí, tăng chất lượng, đa

dạng chế biến”.

- Từ yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: xây dựng người nông dân

có đủ khả năng tiếp cận, áp dụng và làm chủ khoa học công nghệ để “Tri thức hóa”

cho người dân.

- Liên kết 4 nhà: để giải quyết mối quan hệ hài hoà giữa nhà nước, thị trường

và xã hội trong chuỗi liên kết.

- Xuất phát từ truyền thống đoàn kết của dân tộc: chia sẻ những hoạt động để

duy trì và phát triển văn hóa cộng đồng (thăm hỏi, giúp đỡ nhau trong lúc hiếu, hỷ,

ốm đau, tự giải quyết các vấn đề mâu thuẫn tại nơi cư trú,…).

- Tăng cường liên kết, khắc phục những hạn chế của các hợp tác xã kiểu cũ,

tạo tiền đề để tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác, Hội quán hỗ trợ cho hợp tác xã

hoạt động hiệu quả hơn.

- Đưa hình ảnh của Đảng đến gần dân hơn, thông qua Hội quán công tác phối

hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là

các chương trình trọng tâm của Tỉnh thuận lợi hơn.

2. Về xây dựng tổ chức Hội quán

Từ mô hình “Canh Tân Hội quán” đầu tiên ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành

được thành lập vào ngày 03 tháng 7 năm 2016 với 105 hội viên, đến nay toàn Tỉnh

được 85 hội quán, có 17 hợp tác xã được thành lập từ mô hình; với 4.850/457 (nữ)

thành viên, ban chủ nhiệm có 520/39 nữ; có 3.429 hội viên nông dân, 289 hội viên

phụ nữ, 148 đoàn viên thanh niên, 1.050 đảng viên, 128 doanh nghiệp, 04 nhà khoa

học và 274 tôn giáo, 70 văn nghệ sĩ. Về loại hình hoạt động, có 10 Hội quán chăn

nuôi; 04 Hội quán trồng cây có múi; 50 Hội quán sản xuất nông nghiệp, rau, màu,

làm vườn; 02 kinh doanh buôn bán; 02 kinh doanh nhà trọ; 07 Hội quán trồng hoa

kiểng; 01 Hội quán chuyên sản xuất bột và các sản phẩm làm từ bột; 01 Hội quán

sản xuất sản phẩm từ tre; 02 Hội quán sản xuất khô, mắm; 01 Hội quán văn nghệ

sĩ; 05 Hội quán tham gia hoạt động du lịch Homestay,…

Nhìn chung, các Hội quán trên địa bàn tỉnh đa dạng ngành nghề, lĩnh vực,…

góp phần xây dựng hình ảnh người dân Đồng Tháp năng động, sáng tạo, tự chủ, tự

quản, liên kết để cùng phát triển.

Page 4: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

4

Kết quả nghiên cứu xã hội học, có 84% người được hỏi đánh giá sự ra đời của

Hội quán là do nhu cầu của người dân; 80% đánh giá người dân tham gia sản xuất,

kinh doanh trong mô hình Hội quán hiệu quả hơn bên ngoài Hội quán và 81,7%

cũng cho rằng việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho

người dân có tham gia Hội quán tốt hơn so với không tham gia Hội quán. Người

dân hiểu rằng khi liên kết chi phí sản xuất sẽ giảm; điều kiện tiếp cận các nguồn

vốn tốt hơn; sản phẩm làm ra sẽ đồng đều về kỹ thuật và chất lượng. Từ đó có 75%

người dân được hỏi rất muốn tham gia Hội quán.

3. Công tác lãnh đạo, phối hợp xây dựng Hội quán của các cơ quan

- Đối với cấp uỷ: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động

các Hội quán đã có và phát triển thêm Hội quán ở những nơi có đủ điều kiện; chỉ

đạo chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

thường xuyên tham dự hoạt động của Hội quán để kịp thời giải quyết những khó

khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, tạo điều kiện để các Hội quán hoạt động có

hiệu quả. Kết quả điều tra xã hội học, có 97,7% cán bộ, công chức của cấp uỷ,

chính quyền, đoàn thể ở cơ sở đánh giá sự ra đời của Hội quán là cần thiết.

- Đối với chính quyền: chỉ đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ nâng cao hiệu

quả các buổi sinh hoạt, tập huấn, hướng dẫn khả năng sử dụng công nghệ thông

tin, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phối hợp các chuyên gia,

nhà khoa học,… cung cấp thông tin về thị trường, hỗ trợ quảng bá sản phẩm Hội

quán qua các hội chợ xúc tiến thương mại và vận động hỗ trợ máy vi tính, đường

truyền cáp quang, tivi, máy chiếu, máy kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,

máy đo độ PH. Hỗ trợ công nghệ thông tin giúp Hội quán kết nối tốt với lãnh đạo

tỉnh, chuyển tải thông tin nhanh chóng và kịp thời; đã tổ chức 08 cuộc tuyên truyền

cấp tỉnh, hỗ trợ tư vấn thành lập hợp tác xã; kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp

với các Hội quán.

- Đối với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội: tích cực tuyên

truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân về ý nghĩa, mục đích của việc

thành lập Hội quán; tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ thành viên Hội quán liên kết

sản xuất theo chuỗi giá trị; lồng ghép nội dung sinh hoạt của Mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức chính trị - xã hội vào sinh hoạt Hội quán; phối hợp với các ngành

chuyên môn hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, khuyến nông, cung cấp thông tin thị trường

và các dịch vụ tư vấn khác, thường xuyên theo dõi nắm tình hình để kịp thời tháo

gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền và phân công cán bộ tham

gia hỗ trợ các Hội quán.

Page 5: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

5

- Đối với các sở, ngành liên quan: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ ban hành Công

văn số 1012 - CV/BTGTU ngày 13 tháng 02 năm 2018 đề nghị ban tuyên giáo

các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ hỗ trợ các Hội quán tạo email; hướng dẫn chủ

nhiệm cập nhật bản tin phục vụ sinh hoạt; cung cấp bản tin sinh hoạt. Ngoài ra,

Ban Dân vận Huyện uỷ Cao Lãnh phối hợp Ban Tuyên giáo Huyện uỷ xây dựng

đề cương bồi dưỡng kiến thức mô hình Hội quán cho cán bộ, đảng viên và nhân

dân, lồng ghép vào nội dung giảng dạy, tập huấn tại Trung tâm bồi dưỡng chính

trị cấp huyện,…

Các ngành có liên quan hỗ trợ các Hội quán xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho

các sản phẩm đặc thù như: Xoài Cao Lãnh, Xoài Cát chu Cao Lãnh, Chanh Cao

Lãnh, Nhãn Châu Thành, Hoa kiểng Sa Đéc, Quýt hồng Lai Vung, Kiệu Hội An

Đông, Khoai môn Mỹ An Hưng,… hỗ trợ kết nối internet đăng ký tài khoản cập

vào địa chỉ giao thương trên trang Web dongthapxanh.vn để giúp các Hội quán có

thể đăng tải và tìm thông tin giao thương mua bán, kết nối với các doanh nghiệp

liên kết tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản của Hội quán.

4. Hiệu quả hoạt động của Hội quán

4.1. Tình hình sinh hoạt

Các Hội quán đều xây dựng quy chế sinh hoạt định kỳ mỗi tháng ít nhất một

lần (tuỳ theo quy chế của mỗi hội quán); việc tổ chức sinh hoạt cơ bản đúng theo lệ

kỳ; trong buổi sinh hoạt có lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, các ngành có liên quan

tham dự; không gian sinh hoạt đa dạng; thời gian sinh hoạt rất linh hoạt, tùy theo

điều kiện, các thành viên tự thỏa thuận, không ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống

người dân.

Nội dung sinh hoạt của các Hội quán rất phong phú, các thành viên bàn luận,

trao đổi cách làm mới, hiệu quả, xem phim tư liệu, nghe các nhà khoa học, doanh

nghiệp chia sẻ về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và liên kết tiêu thụ

hàng nông sản; bàn chuyện nhà, chuyện làng xóm,… phục vụ cho lợi ích của chính

các thành viên; nội dung cơ bản gắn với nhu cầu của người dân, tạo sự đồng thuận

cao, có từ 60% đến 70% hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên.

4.2. Phát huy tính sáng tạo, chủ động vai trò chủ thể của người dân trong

thực hiện các chương trình, đề án trọng tâm của Tỉnh

Hoạt động Hội quán hướng vào các chương trình, đề án trọng tâm của Tỉnh,

như: xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển du lịch,… tham

gia tổ chức lại sản xuất các ngành hàng theo hướng giảm giá thành, từng bước sản

Page 6: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

6

xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ, áp dụng các tiến

bộ khoa học và kỹ thuật nâng cao chất lượng, giá trị nông sản. Từ đó xuất hiện các

mô hình sản xuất hiệu quả như: mô hình cánh đồng lúa lý tưởng, xã Mỹ Đông,

huyện Tháp Mười; mô hình trồng lúa hữu cơ, rau thuỷ canh, nấm rơm, nấm bào

ngư, chăn nuôi gà thảo dược, gà an toàn sinh học, heo rừng, vịt nuôi gọ xã Mỹ

Thọ, huyện Cao Lãnh; sản xuất xoài rải vụ, chanh, ổi, cam xoàn, rau sạch, nuôi cá

sặc rằn an toàn thuộc Dự án VnSAT, xã Tân Nghĩa, Gáo Giồng và Phương Thịnh,

huyện Cao Lãnh,... dự án giúp nông dân giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật,

lượng phân bón sử dụng giảm 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, giảm chi phí

sản xuất từ 600 - 1.500 đồng/kg (tùy từng loại nông sản).

Hội quán Làng hoa Sa Đéc, trồng hoa kiểng trong nhà màng kết hợp hệ thống

tưới phun; mô hình ghép, ươm cây giống trong nhà lưới của Hợp tác xã nông

nghiệp Tân Bình; Tâm Quê Hội quán sản xuất xoài theo quy trình hữu cơ sinh học

bán với giá cao, mỗi 1ha lãi 120 triệu đồng; Hội quán Nhân Tâm tham gia mô hình

sản xuất theo yêu cầu đối tác tiêu thụ của Công ty VinEco; cá điêu hồng Bình

Thạnh, huyện Cao Lãnh được chứng nhận nhãn hiệu “Cá Điêu hồng Bình Thạnh”;

Hưng Thạnh và Thanh Tân Hội quán sản xuất quýt đường, cam, nhãn theo tiêu

chuẩn VietGAP và GlobalGAP; Nhơn Tâm Hội quán sản xuất kiệu theo quy trình

hữu cơ sinh học,… đã góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông

nghiệp của Tỉnh.

4.3. Về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

- Thông qua hoạt động Hội quán đã phát huy tinh thần hợp tác, liên kết sản

xuất và tiêu thụ nông sản của các thành viên. Điển hình, Hội quán trồng nhãn và

thanh long huyện Châu Thành đã liên kết với Công ty VINA T&T xuất khẩu nhãn

sang thị trường Mỹ, giá bán từ 30.000đ - 40.000đ/kg; Công ty Thành Vũ và Công

ty Vạn Phát liên kết tiêu thụ thanh long với giá cả ổn định, hợp lý, tạo đầu ra luôn

ổn định và nâng cao thu nhập cho thành viên hội quán. Đến nay, các giống nhãn

được người dân lai tạo, trồng trên diện tích 300 ha, trong đó có 200 ha được trồng

theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời có những vụ nhãn trái mùa, với thương hiệu

“Nhãn Châu Thành” đã được đăng ký bản quyền.

- Hội quán chanh huyện Cao Lãnh có 42 hội viên tham gia với diện tích 412

ha (trong đó có 27,3 ha đạt tiêu chuẩn VietGap) đã liên kết với Công ty VINECO

và Công ty Viet Dela tiêu thụ chanh với giá ổn định; Minh Tân Hội quán, xã Mỹ

Hội phối hợp với công ty TNHH Long Uyên sản xuất theo quy trình VietGap, liên

kết sản xuất và tiêu thụ 894,5 tấn xoài, chanh, ổi, cam xoàn, góp phần tăng thu

Page 7: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

7

nhập cho nông dân khoảng 22,1 tỷ đồng. Ngoài ra, còn liên kết với Công ty

TNHHMTV Hiếu Nhân, Tập Đoàn Lộc Trời và Công ty TNHH Dịch vụ KTNN

Đồng Tháp Mười sản xuất gắn với tiêu thụ được 9.208,9 ha lúa cho thành viên,…

- Đồng Tâm Hội quán thành phố Cao Lãnh phối hợp với Viện cây ăn quả

miền Nam triển khai 42 ha sản xuất xoài đủ điều kiện xuất khẩu sang 03 nước (Mỹ,

Malaysia, Trung Quốc); bên cạnh đó, các Hội quán còn liên kết với Công ty phân

bón hữu cơ vi sinh Hiệp Thắng cung cấp thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho

thành viên trước 04 tháng không tính lãi, được 36,7 ha xoài rãi vụ,… Duy Tân Hội

quán xã Hoà An cùng với Tổ hợp tác xoài Hòa Long ký hợp đồng với Công ty

TNHH Long Uyên tiêu thụ 400 tấn năm 2017; Tâm Quê, Tân Tâm, Đồng Tâm,

Thuận Tân, Duy Tân, Tổ hợp tác Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Hòa An,

Phường 6, Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh thực hiện liên kết tiêu thụ xoài hàng

năm, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Kim Nhung, Đồng Tháp xây dựng nhà máy xử

lý nông sản sau thu hoạch và đã xuất khẩu xoài qua các nước Nga, Úc, Hàn Quốc,

Nhật, Trung Quốc, Singapore,...

- Thành Tâm Hội quán, huyện Lai Vung ký kết hợp đồng cung cấp quýt

đường và cam xoàn cho Công ty VinEco với giá tăng từ 15 - 25%; còn ký kết hợp

đồng mua bán quýt đường với công ty VinEco thuộc tập đoàn Vingroup và phối

hợp các ngành chức năng tổ chức triển khai tập huấn VietGAP trên cây có múi, đã

được Công ty tư vấn NHO thẩm định và đánh giá đạt theo yêu cầu.

- Nghĩa Nhân Hội quán, huyện Tân Hồng liên kết với Công ty Lương thực

Đồng Tháp tiêu thụ lúa cho thành viên, khoảng 300 - 500ha/vụ; Công ty Lương

thực Đồng Tháp còn hỗ trợ Hội quán khâu chế biến thành phẩm gạo mang thương

hiệu. Tân Bình Hội quán, huyện Lấp Vò và Tân Dân Hội quán, huyện Thanh Bình

liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa giống với Tập Đoàn Lộc Trời được 300ha, Công ty

CP Giống cây trồng Đồng Tháp 33ha và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long với

diện tích hơn 200ha. Tính đến nay, các Hội quán đã liên kết tiêu thụ gần 47.335 ha,

chiếm 11,67% diện tích lúa xuống giống toàn tỉnh là 405.596 ha, với 78 doanh

nghiệp tham gia liên kết, giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4

triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống.

- Bên cạnh đó, các Hội quán còn liên kết với Trường Cán bộ quản lý nông

nghiệp và Phát triển nông thôn II bố trí trưng bày giới thiệu các sản phẩm trong

khuôn viên trường như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt Lai Vung, sản

phẩm từ bột Sa Đéc,...

Page 8: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

8

4.4. Thay đổi tư duy “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”

Đã dần xuất hiện tư duy lớn cho mô hình kinh tế tập thể; nhiều mô hình sản

xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã ra đời: mô hình sản xuất rau an toàn

của Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú Đông; sản xuất xoài theo tiêu chuẩn

VietGAP và GlobalGAP của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương; mô hình trồng dưa lê,

dưa lưới trong nhà màng, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt từ công nghệ Israel của

Công ty TNHH MTV Nông trại sinh thái Đồng Tháp,… diện tích trồng cây ăn trái

ước trên 27.100 ha; diện tích trồng hoa kiểng đạt 2.200 ha, người trồng đạt lợi

nhuận cao (lãi từ 170 - 500 triệu đồng/ha/năm). Ngoài ra, việc áp dụng cơ giới

hoá, khoa học kỹ thuật giúp hạ giá thành sản xuất lúa từ 300 - 600 đồng/kg.

4.5. Xây dựng người nông dân có đủ khả năng tiếp cận, áp dụng và làm

chủ khoa học công nghệ

Các ngành đã hỗ trợ gần 70 máy tính; 35 wifi; 25 tivi/máy chiếu; 90 điện

thoại thông minh; xây dựng website; có 26 Hội quán cơ bản đáp ứng điều kiện

thiết bị để kết nối hội nghị trực tuyến; các viện, trường thực hiện xây dựng quy

trình canh tác nhãn Edor và nhãn xuồng cơm vàng tại huyện Châu Thành; áp dụng

sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho Xoài Cát thành phố Cao Lãnh; chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất chanh đạt chứng nhận VietGAP

huyện Cao Lãnh và Châu Thành; nâng cao năng suất và chất lượng của xoài rải vụ

ở huyện Cao Lãnh; nghiên cứu các giải pháp phòng trị sâu bệnh hại trên một số

loài hoa kiểng chính xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc,…

Ngoài ra, các Hội quán còn được tiếp cận với các công ty: Công ty Sorimachi

Việt Nam là đơn vị chuyên sản xuất thiết kế các phần mềm kế toán, bán hàng, tính

lương, kế toán nông nghiệp, facefarm; Công ty TNHH Nông nghiệp và thực phẩm

Nhà Bè giới thiệu sản phẩm Béc tưới phun mưa S2000, súng tưới bán kính lớn

Ducar phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp; Công ty Cổ phần Komtek cung cấp

dịch vụ tư vấn công nghệ, phát triển thị trường công nghệ; Công ty DMM

Technologies cung cấp dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao; Công ty CM

Engineering Việt Nam cung cấp các giải pháp hệ thống cho nông nghiệp thông

minh, thuỷ sản thông minh, phần mềm quản lý doanh nghiệp từ xa... Qua đó, giúp

người nông dân có đủ khả năng tiếp cận, áp dụng và làm chủ khoa học công nghệ.

4.6. Tạo ra mô hình mới, cách làm hay trong sản xuất, kinh doanh từ cơ sở

Đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay như: mô hình “Cây cam vườn

tôi” của Đông Tân Hội quán, xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, đến nay đã

Page 9: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

9

bán được 40 cây, với số tiền là 400 triệu đồng. Mô hình “Cây xoài nhà tôi” xã Mỹ

Xương, huyện Cao Lãnh, đã bán được 340 cây xoài (cát Hòa Lộc và cát Chu, giá

từ 2,5 đến 4,5 triệu đồng/cây), với tổng số tiền thu được gần 1,4 tỷ đồng, với mỗi

cây xoài nhà vườn có lợi nhuận ít nhất 10%. Mô hình "Ruộng nhà mình" của Hợp

tác xã Thuận Tiến kết hợp với các doanh nghiệp để sản xuất và kinh doanh sản

phẩm gạo tối ưu giá tại thị trường Hà Nội; mô hình “Canh tác lúa thông minh” của

Thuận Tâm Hội quán, xã Mỹ Đông phối hợp cùng Công ty Rynan Smart Fertilizers

thực hiện thí điểm diện tích 7,6 ha/5 hộ, trung bình tiết kiệm được 50% chi phí,

tăng hơn 10% năng suất, hiện nhân rộng diện tích lên 60 ha và được Công ty Chơn

Chín ký kết hợp đồng bao tiêu đầu vụ; mô hình “Xoài kiểng” của ông Lê Phước

Tánh, thành viên Thuận Tân Hội quán, xoài kiểng cành nhánh dáng trực và xoài

kiểng thế, với giá bán dao động từ 2,5 - 3 triệu đồng/chậu,…

4.7. Phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã

Đã thành lập được 17 hợp tác xã và nhiều tổ hợp tác từ mô hình Hội quán.

Điển hình: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Bình Hàng Tây có 351 thành viên,

vốn góp 1 tỷ đồng, HTX xã Mỹ Hội có 272 thành viên, vốn góp 559 triệu đồng,

HTX Mỹ Hiệp có 364 thành viên, vốn góp 659 triệu đồng, HTX xoài Mỹ Xương,

Cao Lãnh, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng Bình Thạnh, Hợp tác xã

Dịch vụ nông nghiệp Thuận Tiến Gáo Giồng, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ

chanh Bình Thạnh; Hợp tác xã nông sản an toàn An Hòa, xã An Nhơn, có 122

thành viên, vốn điều lệ là 01 tỷ đồng; HTX Thanh long Hội quán, xã Phú Hựu, có

36 thành viên, vốn điều lệ là 100 triệu đồng; Hợp tác xã sản xuất Dịch vụ nông

nghiệp Hòa An, xã Hòa Tân, có 56 thành viên, vốn điều lệ là 57 triệu đồng; Hợp

tác xã nông sản Thành Nguyên, xã Tân Bình, có 33 thành viên, vốn điều lệ là 150

triệu đồng,…

Nhìn chung, các hợp tác xã đã góp phần lớn trong việc tiêu thụ nông sản cho

thành viên, như: Hợp tác xã xoài Mỹ Xương xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ,

Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, năm 2019, ước giá trị sản xuất ngành hàng xoài đạt

1.900 tỷ đồng (tăng 6,5% so với năm 2018, tương đương 270 tỷ đồng); Hợp tác xã

Chanh Bình Thạnh đã bán được sản phẩm vào hệ thống siêu thị Vincom, VinMart

của Tập đoàn Vingroup với sản lượng bình quân là 2 tấn/tuần; Hợp tác xã quýt

đường và cam xoàn của Thành Tâm Hội quán đã ký hợp đồng bán cho VinEco;

Hợp tác xã nông sản an toàn An Hòa liên kết với Công ty Việt Đức thu mua nhãn

của thành viên để tiêu thụ ở 03 chợ đầu mối tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bình

Điền, Thủ Đức, Hóc Môn), bình quân mỗi tháng khoảng 50 tấn và Công ty TNHH

Page 10: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

10

TMDV xuất nhập khẩu T&T khoảng 15 tấn xuất khẩu sang thị trường Mỹ; HTX

Thanh long Hội quán, xã Phú Hựu đã bán 200 tấn thanh long cho Công ty Thạch

Võ,… Ngoài ra, các hợp tác xã còn cung cấp vật tư đầu vào cho thành viên Hội

quán thấp hơn từ 5 đến 10% tuỳ từng mặt hàng,…

Bên cạnh các hợp tác xã, các tổ hợp tác cũng liên kết tiêu thụ nông sản cho

thành viên Hội quán: Tổ hợp tác xoài Hoà Long của Duy Tân Hội quán ký hợp

đồng cung cấp cho công ty TNHH Long Uyên khoảng 400 tấn xoài/năm; Tổ hợp

tác ổi xã Mỹ Hiệp liên kết với Tập Đoàn VinGroup tiêu thụ 108,6 tấn, với giá

7.000 đ/kg; Tổ hợp tác sản xuất cam xoàn xã Phong Mỹ liên kết với công ty

TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên tiêu thụ 3 tấn, giá bán 22.000 - 25.000

đồng/kg,…

4.8. Về tham gia liên kết phát triển du lịch

Hiện toàn tỉnh có trên 10 Hội quán liên kết làm du lịch, như: Thuận Tân Hội

quán, xã Tân Thuận Tây kết hợp du lịch với các dịch vụ trải nghiệm, Homestay tại

chỗ thành lập mới Tổ dịch vụ nấu ăn phục vụ cho du khách có nhu cầu, từ đó tạo

điều kiện tăng thêm thu nhập cho các thành viên trong Tổ dịch vụ (04 triệu

đồng/tháng), đón tiếp trên 20 đoàn khách trong và ngoài nước (trong đó có 01

đoàn người Mỹ). Đông Tân Hội quán, xã Tân Thuận Đông qua 2 năm triển khai

thực hiện, có 2 thành viên Hội quán đã đầu tư trên 800 triệu đồng xây dựng cơ sở

vật chất, cải tạo cảnh quan phục vụ khách du lịch. Tính đến nay đã đón và phục vụ

khoảng 25.000 lượt khách (trong đó có khoảng 3.000 khách quốc tế).

Hội quán Làng hoa đã phát triển được 3 điểm tham quan (vườn hoa kiểng Hai

Cao, cơ sở vui chơi giải trí Happy land Hùng Thy, điểm tham quan đài ngắm hoa -

vườn hoa kiểng Ngọc Lan) và 2 cơ sở Homestay (Ngôi nhà Hoa Ếch, Ngôi nhà Tre

- Phong Levent), khách du lịch có thể trải nghiệm nhiều loại hình dịch vụ cùng ăn,

cùng ở với dân, cho đến khám phá cách trồng hoa kiểng của cư dân bản địa. Hội

quán Làng bột Tân Phú Đông là điểm tham quan mới thu hút nhiều du khách đến

trải nghiệm, thưởng thức nhiều loại bánh dân gian được chế biến từ bột gạo Sa Đéc

phục vụ khách hàng tuần. Năm 2018, lượng khách du lịch đến thành phố Sa Đéc

đạt 1.079.746 lượt, trong đó khách quốc tế là 40.786 lượt.

Hội quán Du lịch Tràm Chim, huyện Tam Nông có 1 nhà hàng và 3 quầy tum,

có thể phục vụ cùng lúc 300 khách. Đặc biệt Homestay Tư Cá Linh thành viên Hội

quán đầu tư hơn 1 tỷ đồng, với ngôi nhà có thể tiếp khoảng 50 khách. Trong khuôn

viên 4 ha đất khép kín trồng lúa, sen kết hợp nuôi cá các loại, khách đến đây dễ

Page 11: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

11

dàng thưởng thức các món đặc trưng miền Tây sông nước như: Canh chua cá lóc,

cá linh với bông súng, bông điên điển, cá rô đồng kho tô, cá lóc nướng trui gói lá

sen non, lẩu lươn, lẩu cá đồng. Homestay Sáu Lế, trồng các loại dừa, chuối, mãng

cầu, ổi, đu đủ bên cạnh hệ thống ao, mương trồng sen, súng và thả các loại cá,...

Du khách tự hái và thưởng thức, cùng nông dân bắt ếch, đặt lờ, tát mương bắt cá,

đặt trúm bắt lươn, dỡ chà bắt chuột đồng,…

Ngoài ra, còn có các điểm tham quan khác: Vườn quýt hồng, cam xoàn Lai

Vung đã đón tiếp và phục vụ hơn 75.000 lượt khách, tổng thu đạt khoảng 24 tỷ

đồng; vườn xoài Mỹ Xương; vườn sầu riêng Mỹ Nữ, xã Bình Hàng Tây, vườn trái

cây Minh Phát xã Mỹ Long; vườn táo Út Nhàn, xã Tân Nghĩa, vườn trái cây Út

Thành chủ nhiệm Phong Tân Hội quán, huyện Cao Lãnh,… đã tiếp đón 54.755

lượt khách đến tham quan, trong đó có 1.640 lượt khách quốc tế.

4.9. Vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Ngoài trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, Hội quán còn

tham gia huy động nguồn lực xã hội để xây dựng nông thôn mới: Đồng Tâm Hội

quán, xã Tịnh Thới vận động xây 02 cầu bê tông, xây 02 nhà tình thương tổng trị

giá 573 triệu đồng; Thuận Tân Hội quán xã Tân Thuận Tây đã vận động nhân dân

hiến đất và vật kiến trúc thực hiện tuyến đường đal tổ 5, ấp Tân Dân chiều dài

400m, kinh phí đầu tư 90 triệu, sư thầy Thích Thiện Xuân đã ủng hộ Hội quán hơn

03 tỷ đồng để xây một cây cầu và đoạn đường nhựa 220m; Canh Tân Hội quán, xã

An Nhơn, huyện Châu Thành vận động nhân dân tham gia xây dựng gần 7.000m

và nâng cấp 1.000m đường nông thôn, xây 05 cây cầu, với số tiền trên 02 tỷ đồng;

Ban chủ nhiệm Nông Tân Hội quán, huyện Thanh Bình tham gia vận động giải

phóng mặt bằng, hiến đất, vật kiến trúc; thành viên một số Hội quán còn vận động

nông dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật để làm đẹp cảnh quang và môi

trường sống,… giúp cho nhiều xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

trước thời hạn.

4.10. Góp phần bảo đảm an sinh xã hội hướng tới phát triển bền vững

Hội quán còn tham gia với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội,

chính quyền thực hiện công tác giảm nghèo, các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia

sẻ rủi ro đối với những người yếu thế, những đối tượng đặc thù trong thực hiện các

chính sách an sinh xã hội. Đã vận động cất được 988 căn nhà tình thương tổng trị

giá 64,2 tỷ đồng; vận động trên 500 nghìn suất quà tổng trị giá 7,5 tỷ đồng; 13.069

suất học bổng tổng trị giá 4,7 tỷ đồng; 2.578 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo,

Page 12: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

12

cấp xe lăn, xe lắc cho 1.675 người nghèo, người tàn tật trị giá 1,935 tỷ đồng; góp

vốn tương trợ theo định kỳ sinh hoạt, mỗi kỳ có từ 02 đến 05 thành viên nhận vốn

vay phát triển kinh tế gia đình,… giúp cho nhiều hộ gia đình có việc làm ổn định,

vươn lên thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,…

4.11. Góp phần ổn định chính trị ở cơ sở

Thanh Tân Hội quán, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò trong các lần sinh

hoạt phối hợp với lực lượng công an lồng ghép chương trình kể những câu chuyện,

thủ đoạn tội phạm thực tế bẻ khoá như thế nào để cho thành viên biết được cảnh

giác; kiến nghị đề xuất nhằm làm hạn chế tệ nạn đá gà, cách phòng ngừa tội phạm

trên địa bàn, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản, có 5 lần tố giác tội phạm cướp giật

ở Bình Dương về địa phương lẫn trốn. Thanh Tâm Hội quán, xã Mỹ Xương, huyện

Cao Lãnh tuyên truyền vận động bà con nâng cao tinh thần cảnh giác phòng chống

tội phạm, tệ nạn xã hội, nhắc nhở các gia đình có con, cháu càng quấy, chạy xe

lạng lách, đánh võng,… ý thức, trách nhiệm của người dân được nâng lên, trong

phòng ngừa tội phạm, chấp hành pháp luật, mỗi người có ý thức tự phòng, tự quản,

tự bảo vệ trong gia đình; hạn chế vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội,... góp phần ổn

định chính trị ở cơ sở.

4.12. Dân chủ ở cơ sở được phát huy, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Thông qua hoạt động Hội quán vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị - xã hội được phát huy, góp phần khắc phục được một số hạn chế trong

thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một vài địa phương, như: các chương trình, đề

án, kế hoạch có liên hoan đến người dân, nhất là các thủ tục hành chính, công khai

cho nhân dân biết 11 nội dung phải công khai theo quy định của Pháp lệnh 34,…

Thông qua các kỳ sinh hoạt Hội quán đã phát huy vai trò "Dân biết, dân bàn, dân

làm và dân kiểm tra”; những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp được

cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm mở rộng dân chủ để nhân dân tham gia bàn

bạc, thảo luận và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi

cơ quan có thẩm quyền quyết định được triển khai, lấy ý kiến đóng góp thông qua

các buổi sinh hoạt Hội quán,... từng bước phát huy quyền làm chủ của người dân;

dân chủ ở cơ sở được phát huy, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

III- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG HỘI QUÁN

1. Nhận thức về Hội quán

1.1. Hội quán là không gian mở là thiết chế tự nguyện của cộng đồng dân cư

Page 13: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

13

Hội quán là không gian mở, tất cả các đối tượng, không phân biệt độ tuổi, tôn

giáo, trình độ đều có thể tham gia sinh hoạt một cách tự nguyện; để trao đổi, kinh

nghiệm, các kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật thông tin thị trường, tiêu thụ

nông sản thời hội nhập; chia sẻ “Chuyện xóm, chuyện nhà, chuyện làm ăn”, hỗ trợ

nhau trong sản xuất, kinh doanh,… Tổ chức đơn giản, không biên chế, ngân sách

Nhà nước, không hình thành pháp nhân, tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai,

minh bạch, có người đứng đầu làm đầu mối thông tin giữa các thành viên; không

gian sinh hoạt đa dạng; thời gian sinh hoạt rất linh hoạt, tùy theo điều kiện, các

thành viên tự thỏa thuận, không ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân;

nội dung, hình thức sinh hoạt cơ bản gắn với nhu cầu của người dân,…

1.2. Hội quán là thiết chế đa chức năng (văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị)

- Về văn hoá: tham gia sinh hoạt Hội quán, đã tạo cho mọi người có thái độ

ứng xử, cư xử hoà nhã, thân thiện hơn, xây dựng tình đoàn kết, tạo mối quan hệ

gắn bó; những việc chung của cộng đồng được đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ,

cùng nhau đề xuất giải pháp thực hiện, tự nguyện đóng góp, tự chịu trách nhiệm và

cùng nhau thụ hưởng những thành quả đóng góp,…

- Về xã hội: người dân có thể tự đứng lên làm chủ xóm làng, tự quản, tham

gia vào quản trị địa phương, không còn chay ỳ, ỷ lại, trông chờ vào cấp uỷ, chính

quyền; mỗi người tham gia vào chuyện làng, chuyện xóm; vận động giúp đỡ lẫn

nhau, tương thân tương ái, tự giúp nhau trước khi cần tới cấp cao hơn.

- Về kinh tế: không phải mọi lợi ích đều là hữu hình, như: cái nón bảo hiểm,

chiếc áo, cái bao thư hay món quà khuyến mãi,... cho mỗi lần dự sinh hoạt Hội

quán, mà lợi ích từ tinh thần đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, sự cho đi và nhận lại;

lợi ích của mỗi người đều gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích của người này gắn với

lợi ích người kia, họ hiểu rằng họ tự lo cho chính họ, là quyền lợi và nghĩa vụ, chia

sẻ kiến thức giúp người khác chính là tự giúp mình,…

- Về chính trị: người dân có thể tự hoà giải, giải quyết những mâu thuẫn, xung

đột, tranh chấp nội bộ; tự giữ gìn an ninh trật tự, chia sẻ, giảm bớt gánh nặng cho

cấp uỷ, chính quyền, các ngành, công an, quân sự địa phương,… tạo sự ổn định

chính trị, trật tự xã hội, sự yên dân, nhân dân tin tưởng vào môi trường sống, yên

tâm lao động sản xuất, làm giàu trong khuôn khổ pháp luật cho phép,…

1.3. Hội quán là thiết chế đa thành phần

Thành viên Hội quán, gồm: nông dân, cấp uỷ, chính quyền, cán bộ hưu trí,

đảng viên, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tôn giáo, doanh nghiệp,

Page 14: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

14

nhà khoa học, các chuyên gia, văn nghệ sĩ,… cùng tham gia sinh hoạt trong một

không gian cộng đồng, cùng nhau định hướng kế hoạch phát triển cộng động, phát

triển sản xuất, kinh doanh, chia sẻ công việc chung,… trong không gian đó, người

dân nhận thấy họ được đồng đẳng, bình đẳng, được tôn trọng, được nói, trình bày ý

kiến, không phải là người bị mệnh lệnh, áp đặt từ trên xuống. Từ đó, người dân

không còn thờ ơ với chính quyền; có khi chính quyền nhận được các ý kiến tâm

huyết từ người dân và chính người dân là người làm thay đổi tại cộng đồng dân cư.

1.4. Giải quyết mối quan hệ hài hoà của nhà nước, thị trường, xã hội

Nhà nước, có sức mạnh của nhà nước, nhưng nhà nước cũng có những bất

lợi. Thứ nhất, nhà nước ít người, tư duy, suy nghĩ có khi không bằng các nhà

doanh nghiệp; hai là, tính mệnh lệnh, quan liêu, hành chính, hội, họp nhiều; ba là,

bao giờ cũng đi chậm hơn xã hội, chậm hơn các doanh nghiệp.

Thị trường, có thất bại của thị trường; thứ nhất, vì lợi nhuận mà con người

có thể làm tổn hại đến môi trường, đến cộng đồng; thứ hai, vì lợi ích mà con người

tạo ra lợi ích nhóm, cấu kết giữa doanh nghiệp với nhà nước để điều chỉnh thể chế

có lợi cho doanh nghiệp.

Xã hội, luôn năng động, mạnh mẽ, nhưng cũng có thất bại của xã hội, thứ

nhất, xã hội là đám đông, càng đông không có tổ chức thì dễ dẫn đến hổn loạn,

giẫm lên nhau và cũng vì lợi ích mà họ có thể loại trừ lẫn nhau; thứ hai, chạy theo

tâm lý đám đông,...

Để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, trước hết,

chính là giải quyết mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội và doanh nghiệp nhằm tạo

môi trường tăng trưởng, bảo đảm lợi ích không chỉ của doanh nghiệp mà còn của

xã hội. Hội quán là mô hình tự quản của xã hội vừa hỗ trợ, vừa giám sát cả thị

trường lẫn nhà nước trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và giải quyết mối

quan hệ hài hoà. Cụ thể:

Một là, thông qua các hoạt động Hội quán, ý kiến của người dân buộc các doanh

nghiệp phải điều chỉnh hành vi cả trong sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.

Hai là, Hội quán gián tiếp tác động đến nhà nước để hình thành các quy định

điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp cũng như thực hiện giám sát quá trình hoạt

động, phản biện các chiến lược và chương trình phát triển của các doanh nghiệp.

Ba là, tạo sự liên kết, trao đổi thông tin, thực hiện tự quản, bảo vệ những

người nông dân yếu thế,...

Page 15: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

15

Bốn là, thông qua Hội quán xây dựng các tổ hợp tác thực hiện cung cấp các

dịch vụ xã hội phi lợi nhuận.

Năm là, thực hiện vai trò hỗ trợ nhà nước và hỗ trợ thị trường, như: nắm

thông tin thị trường, phản ánh cho nhà nước xử lý, hoặc hỗ trợ nhà nước, điều

chỉnh thị trường... Vậy, Hội quán tham gia giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước,

thị trường và xã hội chính là ở những giá trị đó.

1.5. Tiến tới sự quản trị địa phương

Quản trị địa phương không chỉ thuộc về bộ máy chính quyền, còn thuộc về cả

cộng đồng nói chung và những tương tác giữa cộng đồng với các cơ quan công

quyền địa phương. Hội quán đã làm thay đổi nhận thức về nội dung, phương thức

lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền theo hướng dần trao quyền tự quyết cho

người dân, tạo cho người dân có ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội;

tham gia “Cùng xây, cùng quản, cùng hưởng”; cùng tham gia các hoạt động vì

cộng đồng, an sinh xã hội, tương thân, tương ái, không thờ ơ, trông chờ, ỷ lại,...

Tham gia quản lý cùng với Nhà nước, đóng góp ý kiến thực tiễn để chính quyền có

căn cứ ban hành các chính sách phù hợp, lòng tin của người dân với chính quyền

được tăng lên, dần gắn kết cuộc sống của họ với vận mệnh của địa phương,…

1.6. Hội quán khác với các tổ chức tương tự (khác với Hội nông dân, Câu

lạc bộ nhà nông, Hợp tác xã)

Hội nông dân, tập hợp hội viên nông dân cùng sinh hoạt chi, tổ hội nông

dân,… Câu lạc bộ nhà nông, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật nhà nông,

sản xuất kinh doanh,… Hợp tác xã, là một pháp chế kinh doanh, có tài khoản, con

dấu riêng, tìm kiếm lợi nhuận nhanh, trao đổi, chia sẻ việc sản xuất kinh doanh, ít

tham gia xây dựng tình làng, nghĩa xóm, xây dựng nông thôn mới,…

Hội quán, không có hệ thống quản lý dọc, hội viên là một lực lượng xã hội,

nhưng có khi không là hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội,… Hội quán là

một thiết chế, không gian cộng đồng để tập hợp những người có cùng hoặc khác

ngành nghề, tất cả các thành phần vì nhiều lý do, về độ tuổi hoặc có thể các tổ chức

hội, đoàn thể không đáp ứng được yêu cầu của họ, do đó họ không thích tham gia

sinh hoạt trong các tổ chức đó. Vì vậy, Hội quán là không gian để họ tham gia trao

đổi, chia sẻ chuyện xóm, làng, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, thị trường, chăn

nuôi, trồng trọt,… Bởi vì, những thành viên tham gia Hội quán dù có kinh doanh

buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt những cây, con khác nhau, thì Hội quán giúp cho

họ tìm kiếm thị trường, giảm chi phí sản xuất,… xây dựng văn hoá cộng đồng

trước khi chia sẻ việc sản xuất, kinh doanh, là tiền đề để thành lập hợp tác xã.

Page 16: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

16

1.7. Hội quán tham gia xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp

Xây dựng nông thôn mới, không chỉ là xây dựng cây cầu, con đường, ngôi

trường, trụ sở uỷ ban, nhà văn hoá,… xây dựng nông thôn mới, là “xây dựng tính

hợp tác, tinh thần sáng tạo, năng động của người dân”. Tái cơ cấu nông nghiệp,

được tóm tắt trong 6 vấn đề: "Hợp tác, liên kết, thị trường" và "Giảm chi phí, tăng

chất lượng, chế biến tinh"…

Hội quán, là không gian để liên kết giữa người dân với người dân, người dân

với nhà khoa học và người dân với doanh nghiệp; xây dựng tính hợp tác, tinh thần

sáng tạo, năng động của người dân, để họ bớt đi sự so đo, tính toán, đố kỵ, hẹp hòi,

cạnh tranh với nhau,… Đó chính là giá trị bền vững và giá trị đó sẽ tạo ra nguồn

lực lớn hơn; từ nguồn lực đó bổ sung, hỗ trợ cho việc xây dựng nông thôn mới;

con đường, cây cầu, trụ sở, nhà văn hoá,… trước sau chúng ta sẽ xây dựng được,

nhưng xây dựng tinh thần hợp tác, liên kết, năng động của người dân là rất khó

khăn và thực tế Hội quán đã làm được điều đó.

Vì vậy, giữa xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp có quan hệ

hữu cơ với nhau. Xây dựng nông thôn mới, là xây dựng tinh thần người dân, xây

dựng vừa cái vô hình, vừa cái hữu hình, nhưng nó sẽ chuyển hoá thành sức mạnh

hữu hình để tái cơ cấu nông nghiệp, khi tái cơ cấu nông nghiệp thành công, thì

nguồn lực từ tái cơ cấu nông nghiệp sẽ hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tốt hơn, bền

vững hơn,… Hội quán tham gia xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp

là ở giá trị đó.

1.8. Hội quán góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở

Hội quán được xem là mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực xây dựng hệ

thống chính trị ở cơ sở; mô hình hoạt động theo hướng sát dân, gần dân, trọng dân,

lắng nghe ý kiến của nhân dân và có trách nhiệm với nhân dân; kịp thời đưa chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, từ đó tăng

cường lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Mô hình đã trở thành chỗ

dựa, phát huy được tiếng nói của nhân dân; góp ý, phản biện và giám sát các chủ

trương, chương trình, kế hoạch của địa phương,… có thể xem Hội quán là một gợi

mở, tham khảo việc sắp xếp, sáp nhập các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức

hội trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục

đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu

lực, hiệu quả"…

2. Hội quán với công tác vận động nhân dân

Page 17: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

17

2.1. Góp phần làm rõ hơn việc đưa hình ảnh của Đảng đến gần dân

Sinh hoạt Hội quán, lãnh đạo địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức

chính trị - xã hội, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Tỉnh, huyện, các chuyên gia, nhà

khoa học từ các viện, trường đại học trong và ngoài tỉnh tham gia trên tinh thần tự

nguyện, giúp người dân kịp thời nắm bắt chủ trương, chính sách, pháp luật của

Đảng, Nhà nước đối với từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; chuyển giao công

nghệ, hỗ trợ kỹ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên bám sát thực

tiễn, không ngừng học hỏi, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng

lực, uy tín trong công tác và các ý kiến phản hồi từ các ban chủ nhiệm Hội quán

giúp các cấp uỷ, chính quyền đánh giá đúng năng lực, uy tín của từng cán bộ, đảng

viên, phát hiện cán bộ có triển vọng để bồi dưỡng, bổ sung vào nguồn cán bộ kế

cận; sàng lọc, sắp xếp cán bộ đúng năng lực, sở trường công tác,… góp phần thực

hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ

cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang

tầm nhiệm vụ.

2.2. Đa dạng hoá hình thức tập hợp nhân dân

Tính chất Hội quán phù hợp với nhu cầu của nhân dân (từ tên gọi, cách thức

tổ chức, sinh hoạt) nên đã tạo sự đồng thuận cao; từ đó, tập hợp được đa dạng

thành phần tham gia, đã làm thay đổi phương thức tập hợp nhân dân, theo hướng

trao quyền quyết định cho người dân, khơi gợi phát huy dân chủ, tạo động lực mới

cho phát triển nông thôn bền vững. Sự đa dạng của Hội quán đã góp phần khắc

phục sự rập khuôn về thành phần, nội dung chỉ đạo máy móc; là không gian chia

sẻ, thành viên trước gợi ý cho thành viên sau, cứ thế các Hội quán ngày càng tập

hợp được nhiều người dân tham gia, có Hội quán lúc mới thành lập chỉ có khoảng

30 đến 50 thành viên, nhưng giờ đã có tới 100 đến 150 thành viên,… Qua nghiên

cứu xã hội học có 75% người được hỏi rất muốn tham gia Hội quán.

2.3. Nâng cao hiệu quả trong phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ

chức chính trị - xã hội

Trong các buổi sinh hoạt Hội quán, ban chủ nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ

quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương lồng ghép tuyên truyền, thông tin

các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lồng ghép nội dung

sinh hoạt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vào sinh hoạt Hội

quán, nội dung ngắn gọn, có trọng tâm như: xây dựng nông thôn mới, đô thị văn

minh, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển du lịch, đưa lao động đi làm việc có thời

Page 18: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

18

hạn ở nước ngoài, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, tình hình an ninh

trật tự,... Từ đó, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có sự thống nhất

nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, thiết thực với các đối tượng tiếp nhận

thông tin ở từng địa phương,... góp phần nâng cao hiệu quả trong phối hợp giữa

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

2.4. Chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho đoàn viên, hội

viên và người dân

Tham gia Hội quán, hội viên được tập huấn, hướng dẫn, tiếp cận quy trình sản

xuất sạch, hiệu quả cao; giới thiệu các mô hình mới; hướng dẫn kết nối nông sản ra

thị trường bằng công nghệ số, tiêu thụ sản phẩm; liên kết cung cấp dịch vụ đầu vào

với giá hợp lý, chất lượng; hỗ trợ phát triển mô hình du lịch cộng đồng, các hoạt

động khởi nghiệp trên lĩnh vực bảo quản, chế biến, đóng gói bao bì, xây dựng nhãn

hiệu, thương hiệu làm đa dạng hóa sản phẩm,… từ đó, giúp cho người dân có điều

kiện sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài ra, thành viên Hội quán còn

được giới thiệu tiếp cận với các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông

thôn, giải quyết việc làm, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và

các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội. Theo kết quả khảo sát, có 81,7% người được

hỏi cho rằng việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người

dân có tham gia mô hình Hội quán tốt hơn người dân không tham gia Hội quán.

2.5. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Thông qua Hội quán Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục

đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với các hoạt động của Hội quán theo

hướng sát địa bàn, sát dân, khắc phục hành chính hoá trong tổ chức và hoạt động;

có thêm một kênh thông tin để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nắm

chắc tình hình cơ sở tham mưu cấp uỷ giải quyết kịp thời những bức xúc của nhân

dân; tham gia với Hội quán để nâng cao chất lượng sinh hoạt, đa dạng hoá các mô

hình tập hợp nhân dân; mạnh dạn đăng ký đảm nhận các công trình phần việc, các

chương trình trọng tâm của địa phương; thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa

chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội theo cơ chế đặt

hàng; khắc phục “bệnh” quan liêu, xa dân đến thái độ làm việc năng động, sáng

tạo, gắn bó mật thiết với nhân dân,…

2.6. Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng

Hội quán là nơi để cấp uỷ, chính quyền và các sở, ngành truyền tải các chủ

trương đến tận nhà, tận ngõ xóm và từ đó lan toả ra cộng đồng dân cư. Thông qua

Page 19: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

19

các buổi sinh hoạt đội ngũ cán bộ, các chuyên gia, chuyên ngành trên từng lĩnh vực

trực tiếp trao đổi, chia sẻ với người dân, giới thiệu, chuyển tải các chủ trương,

chính sách mới về đề án tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát

triển du lịch, lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; về kỹ thuật sản

xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chế biến, trồng trọt; phương

pháp kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng, liên kết với các doanh nghiệp bao

tiêu sản phẩm,… Đây là một trong những kênh để thông tin, tuyên truyền chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đến nhân dân được kịp thời, đầy

đủ, hiệu quả hơn.

3. Hội quán với phát triển kinh tế

Thể hiện được vai trò là trung tâm kết nối cộng đồng trong việc chuyển đổi

phương thức sản xuất, chú trọng tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản

phẩm, sản xuất theo nhu cầu của thị trường; thay đổi dần quy trình sản xuất truyền

thống, hàng hóa sản xuất không thương hiệu, gia tăng giá trị từng mặt hàng, ngành

hàng; xây dựng quy hoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp phân phối,

chế biến với các nhà sản xuất, hộ nông dân,… từ đó xuất hiện các mô hình sản xuất

hiệu quả, hướng vào các chương trình, đề án trọng tâm của Tỉnh,…

4. Hội quán với văn hoá - xã hội

4.1. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được cải thiện

Nhiều địa phương thông qua các Hội quán đã triển khai công tác khuyến

nông, khuyến công và nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào

sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo

nghề; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; các ngành nghề truyền thống,

phát triển dịch vụ ở nông thôn với các sản phẩm có thương hiệu được quan tâm

khôi phục,… góp phần tăng thu nhập cho người dân, làm cho đời sống vật chất của

người dân từng bước được cải thiện. Ngoài ra, quan tâm xây dựng các thiết chế văn

hóa, xây dựng lối sống văn hóa, tình nghĩa, có ý thức làm chủ, trách nhiệm với

cộng đồng, xã hội; biết kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

của dân tộc; chống hủ tục lạc hậu, xây dựng tình làng nghĩa xóm thân thiện,…

4.2. Xây dựng tinh thần tự chủ, tự quản, tự quyết tại cộng đồng dân cư

Người dân từng bước cùng nhau phát huy nội lực, khắc phục tư tưởng trông

chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền; chính quyền chỉ là “cầu nối” để

thành viên Hội quán trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn về

kỹ thuật, quản trị sản xuất; mọi hoạt động sản xuất, ký kết đầu vào đầu ra sản

Page 20: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

20

phẩm, cách thức vận hành Hội quán,… người dân tự chủ, tự quyết, chủ động thực

hiện, từng bước phát huy tính gắn kết, kích hoạt sự đổi mới, sáng tạo, phát huy tính

cởi mở, tính tự nguyện, tự chủ, khắc phục tính e dè, bảo thủ; hình thành niềm tin

trong việc phát huy dân chủ, phát triển cộng đồng, xây dựng tinh thần tự chủ, tự

quản, tự quyết tại cộng đồng dân cư.

5. Hội quán với an ninh, quốc phòng

5.1. Thay đổi thiết chế dân cư theo mô hình tự quản, tự nguyện

Hội quán là nơi trao đổi, thảo luận, để thống nhất những giải pháp giải quyết

các vấn đề chung của xã hội, về xây dựng tình làng, nghĩa xóm; thay đổi dần quan

điểm, cách sống trong giải quyết vấn đề cộng đồng, xác định chuyện chung của xã

hội là chuyện chung của từng người, từng gia đình, mọi người đều có trách nhiệm

tham gia thực hiện, như: về hoà giải cơ sở, giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp

nội bộ, duy trì trật tự ở địa phương, tạo sự ổn định chính trị - xã hội, sự yên dân, để

cho người dân tin tưởng vào môi trường sống, yên tâm lao động sản xuất, làm giàu

trong khuôn khổ pháp luật,… qua khảo sát có 76,7% người dân đánh giá từ khi có

hội quán công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa phương tốt hơn.

5.2. Xây dựng tình làng nghĩa xóm, quy ước nội bộ cộng đồng

Phạm vi trao đổi trong Hội quán không chỉ thuần túy mang tính chia sẻ kinh

nghiệm sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp, mà còn có những sẻ chia về tình làng,

nghĩa xóm, những gia đình có đời sống khó khăn để cùng nghĩ cách giúp nhau

thoát nghèo, giúp đỡ nhau trong lúc ốm đau, hoạn nạn; mọi mâu thuẫn, tranh chấp

trong gia đình, ở khóm, ấp trước hết phải giải quyết bằng con đường hòa giải; quy

ước việc ứng xử trong gia đình, trong cộng đồng dân cư để bảo đảm gia đình đoàn

kết, hạnh phúc, làng xóm hòa thuận, bền vững; các gia đình phải giữ vệ sinh nhà ở,

nơi công cộng, mỗi gia đình phải có ý thức thu gom rác vào nơi quy định, phải có

trách nhiệm đóng góp quỹ vệ sinh môi trường, nghiêm cấm các tệ nạn nghiện hút,

mại dâm, cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan,… dần những điều đó trở thành quy ước

nội bộ cộng đồng, xây dựng tình làng nghĩa xóm.

6. Hội quán với chính trị

6.1. Thay đổi phương châm, phương thức, mục tiêu công tác dân vận trong

tình hình mới

Thời gian qua công tác dân vận tập trung chủ yếu giải quyết vì người nghèo,

vận động cất nhà tình thương, bảo hiểm, học bổng, quà tết, cứu trợ lũ lụt, hỗ trợ

cho vay vốn,… từ khi Hội quán ra đời, mục tiêu công tác dân vận được làm rõ hơn

Page 21: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

21

không chỉ vì người nghèo, mục tiêu công tác dân vận được xác định là “Dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hoạt động của Hội quán đã giúp cho

người dân từng bước khắc phục tư tưởng thụ động, trông chờ; người dân tự bàn, tự

quyết, tự chịu trách nhiệm, tự lo cho chính mình và hợp tác để cùng phát triển,... đã

mở ra một hướng đi mới trong công tác dân vận, phù hợp với tình hình kinh tế - xã

hội ở nông thôn, tạo lập môi trường nông thôn văn minh, an toàn, chủ động, tự giác

và thật sự đáp ứng nguyện vọng của nông dân, đáp ứng mục tiêu quan trọng của

công tác dân vận là cùng nhau làm giàu hợp pháp.

6.2. Đổi mới cách tiếp cận người dân

Thông qua Hội quán giúp người dân có thể trực tiếp trao đổi với các đồng chí

lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành hoặc gửi ý kiến phản ánh, những

kiến nghị qua địa chỉ email, điện thoại trao đổi trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo,

các chuyên gia, các nhà khoa học,… những việc khó khăn, vướng mắc của người

dân sẽ được trao đổi, chia sẻ, giải quyết ngay hoặc ngày hôm sau. Hội quán chính

là nơi giúp cho cấp uỷ, chính quyền đổi mới trong cách tiếp cận người dân, xóa

dần cảm giác về khoảng cách, mỗi khi phải trình bày các ý kiến, kiến nghị với cấp

uỷ, chính quyền; giữa người dân với cấp uỷ, chính quyền được gần gũi, thân thiện,

gắn bó nhiều hơn,…

6.3. Khắc phục hành chính hóa trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức chính trị - xã hội

Hội quán là sự tự nguyện tham gia của người dân, không biên chế, không

ngân sách Nhà nước, không ai đòi hỏi thù lao, phụ cấp; hoạt động đơn thuần là

hướng đến sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con, không theo kiểu "trên bảo,

dưới nghe", "thuyết giáo" dài dòng, nặng nề hình thức, “hành chính hóa”, chỉ đạo

“chung chung, hình thức, áp đặt”,… chỉ vận động, khuyến khích những “hạt nhân”

tích cực làm nòng cốt cho Hội quán. Từ kết quả hoạt động của Hội quán đã giúp

cán bộ, đảng viên nhận diện rõ hơn những bất cập của nền hành chính vận hành

bằng các mệnh lệnh một chiều, lập kế hoạch từ trên xuống,... Hội quán chỉ ra

hướng khắc phục hành chính hoá trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ

chức chính trị - xã hội, nhất là việc đổi mới nội dung hoạt động đáp ứng nguyện

vọng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

6.4. Thông qua hình ảnh đảng viên là thành viên Hội quán, cấp uỷ, chính

quyền các đoàn thể với hội quán, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước trực tiếp với người dân, góp phần đẩy mạnh thực hiện các

chương trình, đề án trọng tâm của Tỉnh

Page 22: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

22

Tại mỗi kỳ sinh hoạt Hội quán có cán bộ, đảng viên từ các sở, ngành tỉnh,

huyện, xã đến tham dự, với 1.050 đảng viên là thành viên, chiếm tỷ lệ 21,64%; 179

đảng viên là chủ nhiệm Hội quán, chiếm tỷ lệ 34,42%, thông qua hình ảnh đảng

viên là thành viên Hội quán, cấp uỷ, chính quyền các tổ chức chính trị - xã hội với

Hội quán, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

được phổ biến đến người dân kịp thời. Đưa hình ảnh của Đảng đến gần dân hơn;

từng bước xây dựng được ý thức trách nhiệm và tính tự nguyện, tự giác trong việc

tham gia thực hiện các công trình, phần việc của cộng đồng dân cư có tính lan tỏa,

đẩy mạnh xã hội hóa cầu, đường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; tham

gia phát triển sản phẩm du lịch, liên kết xây dựng du lịch cộng đồng; liên kết sản

xuất; khởi sự lập nghiệp; quảng bá thương hiệu, hình ảnh Đồng Tháp; vận động

con em tham tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,…

6.5. Thay đổi nhận thức của người nông dân theo hướng “Tự lực, liên kết,

chăm chỉ, tiết kiệm”

Hội quán được thành lập trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự

lực của người dân, là một thiết chế đa chức năng mới ở nông thôn; đã làm thay đổi

nhận thức của người dân, theo hướng “Tự lực, liên kết, chăm chỉ, tiết kiệm”; không

còn thụ động, trông chờ; làm chuyển biến nhận thức của người dân trong việc

chuyển đổi cách làm mới mang lại hiệu quả cao tại cộng đồng dân cư; tự lực thực

hiện các công trình phần việc tại cộng đồng như: xây dựng nông thôn mới, giữ gìn

an ninh trật tự, hỗ trợ giảm nghèo, xử lý môi trường, những công trình hạ tầng

nông thôn,… được người dân bàn luận và thực hiện hoặc "Chính quyền cung cấp

vật tư, người dân thực hiện"; qua Hội quán đã giúp người dân phát huy tinh thần

đoàn kết, kích hoạt sự đổi mới, sáng tạo từ cơ sở,…

7. Những khó khăn, hạn chế

- Nhận thức về Hội quán còn có ý kiến khác nhau; một số ít Hội quán được

thành lập khi các điều kiện chưa bảo đảm.

- Sự hỗ trợ của các cấp uỷ, chính quyền, các ngành liên quan ở một số địa

phương có lúc chưa được đồng bộ; chưa theo sát mục tiêu đề ra của Hội quán.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội một số địa phương chưa

thường xuyên tham gia sinh hoạt Hội quán; chưa kịp thời phản ánh những khó

khăn vướng mắc của Hội quán với cấp uỷ; một số đảng viên là thành viên Hội

quán chưa phát huy hết vai trò tiên phong của đảng viên.

Page 23: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

23

- Một số Hội quán hội viên tham gia sinh hoạt chưa đều; nội dung sinh hoạt

chưa phong phú, chưa cập nhật thông tin về biến động thị trường, ứng dụng khoa

học, kỹ thuật, công nghệ thông tin vào sản xuất; các hoạt động liên kết trong một

số Hội quán còn gặp khó khăn; gặp khó trong tìm kiếm thị trường.

- Một số thành viên hội quán còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp uỷ,

chính quyền về vay vốn, cây, con giống; định hướng nuôi trồng và tìm đầu ra cho

sản phẩm. Một số Hội quán tổ chức nhiều ngành nghề nên việc lựa chọn nội dung

sinh hoạt còn lúng túng.

- Thiếu thông tin giữa Hội quán và doanh nghiệp. Trang website

dongthapxanh.com.vn chỉ giới thiệu tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ nhiệm Hội

quán, ít đề cập đến thông tin cụ thể về sản xuất, từ đó thiếu sự gắn kết chặt chẽ

giữa các bên.

- Vai trò dẫn dắt, điều hành của một số ban chủ nhiệm chưa thể hiện được vai

trò thủ lĩnh, chưa mang lại niềm tin cho thành viên; thiếu kỹ năng công nghệ thông

tin, chưa khai thác sử dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo) để giới thiệu sản phẩm.

8. Những kinh nghiệm bước đầu

- Xây dựng và phát triển mô hình Hội quán phải có sự quyết tâm thống nhất

trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, sự nỗ lực của hệ thống chính

trị; công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia có sự tập trung, thể hiện

được tinh thần, trách nhiệm.

- Các cấp uỷ tập trung lãnh đạo thống nhất nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Hội quán là "3 không", "3 tự", "3 cùng" (không bộ máy, không ngân sách, không

cơ sở vật chất; tự nguyện, tự quản, tự quyết định công việc của Hội quán; cùng

nghĩ, cùng làm, cùng hưởng).

- Chính quyền các cấp hỗ trợ mời các nhà khoa học; định hướng nội dung

sinh hoạt; hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu; chọn địa bàn, chọn ngành nghề phù hợp

để thành lập Hội quán và xây dựng nòng cốt để thành lập ban vận động.

- Các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

thường xuyên tham gia sinh hoạt Hội quán, nắm tâm tư, nguyện vọng và những

phản ánh của thành viên, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

- Ban chủ nhiệm Hội quán phải là những người thực sự có tâm huyết, uy tín,

thật sự là thủ lĩnh nông dân để tập hợp, dẫn dắt và duy trì Hội quán; khai thác, sử

dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ sinh hoạt.

Page 24: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

24

IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

* Kiến nghị, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kết luận lãnh đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng

chỉ đạo về nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của mô hình Hội quán. Trong

đó tập trung các nội dung sau:

1. Các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo rà soát

nắm lại tình hình hoạt động các Hội quán, có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt

động đối với Hội quán yếu, kém; phát triển thêm Hội quán ở những nơi có đủ điều

kiện, đến cuối năm 2020 mỗi xã, phường, thị trấn đều có Hội quán hoạt động gắn

với ngành nghề của người dân trên địa bàn. Chỉ đạo chính quyền quan tâm, hỗ trợ,

tạo điều kiện và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để các Hội quán

hoạt động có hiệu quả. Lãnh đạo, phân công cán bộ, đảng viên phát huy vai trò nòng

cốt trong theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động và tham dự sinh hoạt Hội quán.

2. Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân Tỉnh lãnh đạo Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ

đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ tập huấn kỹ năng, hướng dẫn khai thác, sử dụng

công nghệ thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp

thông tin về thị trường cho ban chủ nhiệm Hội quán. Làm cầu nối giữa Hội quán

với các chuyên gia, nhà khoa học để giới thiệu, triển khai các chuyên đề gắn với

lĩnh vực hoạt động của Hội quán; phối hợp liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm của

Hội quán, nhất là liên kết giữa các Hội quán với nhau, để nâng cao chuỗi giá trị

hàng hoá. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị có đủ

điều kiện thành lập hợp tác xã trên nền Hội quán.

3. Các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn đoàn viên, hội viên tích cực tham

gia làm nòng cốt trong xây dựng và tổ chức hoạt động của Hội quán. Phối hợp

tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thay đổi nhận thức, vươn lên trong cuộc

sống theo phương châm “Tự lực - hợp tác - chăm chỉ - tiết kiệm”.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiếp tục hỗ trợ biên soạn các bản tin chuyên đề

phục vụ các buổi sinh hoạt Hội quán. Phối hợp định hướng nội dung hỗ trợ cho

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động các tầng

lớp nhân dân thông qua mô hình Hội quán.

5. Trường Chính trị Tỉnh chủ trì nghiên cứu, biên soạn nội dung hoạt động

của mô hình Hội quán đưa vào chương trình tập huấn, giảng dạy của đơn vị và

Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố cho cán bộ, đảng viên,

đoàn viên, hội viên.

Page 25: TỈNH UỶ ĐỒNG THÁPtinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf... · II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN 1. Cơ sở hình thành Hội quán - Từ yêu cầu

25

6. Giao Đảng đoàn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh lãnh đạo Ban

Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh trực tiếp theo dõi tổ chức và

hoạt động của Hội quán. Hướng dẫn nội dung, quy chế hoạt động và thành lập Hội

quán theo quy định của Nhà nước.

(kèm theo dự thảo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ).

Nơi nhận: - Ban Dân vận Trung ương, “Để báo cáo”

- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ,

- Mặt trận Tổ quốc Tỉnh,

- Các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh,

- Ban Thường vụ huyện, thị, thành uỷ,

- Ban Dân vận huyện, thị, thành uỷ,

- Lãnh đạo Ban,

- Lưu Ban Dân vận Tỉnh uỷ.

TRƯỞNG BAN

(đã ký)

Lê Thành Công