8
Câu12 : Phân tích và liên hệ thực tiễn việc thực hiện phương thức quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ thông qua hệ thống tổ chức bộ máy. Nội dung quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ thông qua hệ thống tổ chức bộ máy được xác định trên nguyên tắc nêu trong chỉ thị số 42-CT/TW của ban chấp hành TW khoá VIII. -Nhà nước phải quản lý tổ chức phi chính phủ bởi lẽ, trước đây đã có thời kỳ dài chúng ta cho rằng Nhà nước tổ chức thực hiện hầu như mọi việc trong xã hội từ ban hành luật pháp để quản lý việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, thực hiện và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, cho đến cung cấp mọi dịch vụ khác. Nhưng đến nhưng năm của thập kỳ 80, Nhà nước ta không thể ôm đồm tất cả mọi công việc vì tình trạng thâm hụt ngân sách quá nhiều còn các nguồn viện trợ thì hầu như không còn, hơn nữa việc xã hội hoá phân công việc của Nhà nước là để nâng cao dân chủ, nâng cao vai trò của nhân dân, tạo cơ hội để mọi người dân đóng góp tài năng, trí tuệ và mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển đất nước. Vì vậy ngoài việc quản lý bằng hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách, thì bộ máy Nhà nước cũng phải trực tiếp quản lý các tổ chức phi chính phủ dựa trên pháp luật và chính sách của đảng và Nhà nước. Cụ thể: +Nguyên tắc chung: tổ chức phi chính phủ hoạt động ở cấp nào, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền cấp đó, cấp uỷ đảng ở mỗi cấp phải chú trọng và chịu trách nhiệm tăng cường công tác lãnh đạo đối với tổ chức phi chính phủ ở cùng cấp thông qua việc định hướng hoạt động cho các tổ chức phi chính phủ. -Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở các cấp có trách nhiệm quản lý các hội theo luật định, tạo điều kiện đảm bảo cho hội hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả. -Việc quản lý cụ thể bằng hệ thống bộ máy. 1

to chuc phi chinh phu phan 3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: to chuc phi chinh phu phan 3

Câu12: Phân tích và liên hệ thực tiễn việc thực hiện phương thức quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ thông qua hệ thống tổ chức bộ máy.Nội dung quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ thông qua hệ thống tổ chức bộ máy được xác định trên nguyên tắc nêu trong chỉ thị số 42-CT/TW của ban chấp hành TW khoá VIII.-Nhà nước phải quản lý tổ chức phi chính phủ bởi lẽ, trước đây đã có thời kỳ dài chúng ta cho rằng Nhà nước tổ chức thực hiện hầu như mọi việc trong xã hội từ ban hành luật pháp để quản lý việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, thực hiện và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, cho đến cung cấp mọi dịch vụ khác. Nhưng đến nhưng năm của thập kỳ 80, Nhà nước ta không thể ôm đồm tất cả mọi công việc vì tình trạng thâm hụt ngân sách quá nhiều còn các nguồn viện trợ thì hầu như không còn, hơn nữa việc xã hội hoá phân công việc của Nhà nước là để nâng cao dân chủ, nâng cao vai trò của nhân dân, tạo cơ hội để mọi người dân đóng góp tài năng, trí tuệ và mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển đất nước.Vì vậy ngoài việc quản lý bằng hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách, thì bộ máy Nhà nước cũng phải trực tiếp quản lý các tổ chức phi chính phủ dựa trên pháp luật và chính sách của đảng và Nhà nước. Cụ thể:+Nguyên tắc chung: tổ chức phi chính phủ hoạt động ở cấp nào, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền cấp đó, cấp uỷ đảng ở mỗi cấp phải chú trọng và chịu trách nhiệm tăng cường công tác lãnh đạo đối với tổ chức phi chính phủ ở cùng cấp thông qua việc định hướng hoạt động cho các tổ chức phi chính phủ.-Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở các cấp có trách nhiệm quản lý các hội theo luật định, tạo điều kiện đảm bảo cho hội hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả.-Việc quản lý cụ thể bằng hệ thống bộ máy.+Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật quy định về tổ chức hoạt động và quản lý tổ chức phi chính phủ, quy định công tác quản lý về mặt Nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động.Nưng trên thực tế ở Việt Nam, thì quốc hội chưa ban hành 1 hệ thống luật nào để điều chỉnh vấn đề về tổ chức phi chính phủ, đây là mặt hạn chế của quản lý Nhà nước đối với vấn đề này.+Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn và quy định chi tiết những văn bản pháp luật của quốc hội ban hành.#Ban hành các văn bản quy định những chính sách ưu đãi và điều kiện hỗ trợ đảm bảo cho sự hoạt động của tổ chức phi chính phủ.#Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về mọi nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, điều phối giám sát, để đảm bảo sử dụng nguồn viện trợ đúng mục đích và có hiệu quả.#Chính phủ chỉ đạo các cơ quan của mình và các ngành các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo thẩm quyền do chính phủ phân công.+Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội phối hiựp chặt chẽ với các hội quần chúng nhất là hội cơ sở nhằm thực hiện tốt công tác vận động các đối tượng quần chúng.

1

Page 2: to chuc phi chinh phu phan 3

+Ban đối ngoại trung ương hướng dẫn các cấp uỷ và các tổ chức đảng về các quy chế quản lý đối với hội, thực hiện việc kiểm tra các hội đó.+Ban cán sự đảng, chính phủ chỉ đạo việc dự thảo luật về hội trình quốc hội thông qua.+Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành có trách nhiệm tổng kết đánh giá đúng thực trạng, tình hình tính chất và hoạt động của hội, hiệp hội từ TW đến địa phương để khẳng định được các kinh nghiệm tốt, những mặt còn yếu kém, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ.-Nội dung quản lý của bộ ngành chuyên môn: tập trung vào các việc:+Xem xét sự cần thiết về việc thành lập của tổ chức phi chính phủ có phạm vi hoạt động toàn quốc và nhiều tỉnh, có ý kiến với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để quyết định thành lập.+Cung cấp thông tin cần thiết về phương hướng quy hoạch kế hoạch, chương trình phát triển của ngành, tạo điều kiện để các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các chương trình phát triển nếu họ có điều kiện.+Phối hợp với bộ nội vụ hướng dẫn kiểm tra tổ chức phi chính phủ trong việc chấp hành pháp luật với các quy định quản lý Nhà nước của ngành của lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ hoạt động.+kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tổ chức phi chính phủ vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.+Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình tính chất và hoạt động tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực bộ quản lý phải báo cáo.-Ngoài ra còn giao nhiệm vụ cụ thể cho bộ, ngành:+Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ trưởng bộ tài chính, ngoại giao, bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ, chủ tịch hội liên hiệp hữu nghị Việt Nam, các bộ ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc thi hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.+Bộ tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc quản lý tài chính, điều phối, quản lý mọi khoản viện trợ mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài.+Bộ ngoại giao có nhiệm vụ phối hợp các cơ quan liên quan để tranh thủ viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, phối hợp gọi viện trợ khẩn cấp đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài.+UBND các cấp theo dõi và quản lý về mặt Nhà nước đối với tất cả các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ cơ sở vật chất, phương tiện cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn của mình, hướng hoạt động của tổ chức phi chính phủ này vào phong trào quần chúng.#UBND cấp xã chịu trách nhiệm xét duyệt các đơn xin lập các tổ chức phi chính phủ có tổ chức, hoạt động trong phạm vi xã, cấp giấy phép, thu hồi các giấy phép hoạt động các tổ chức này.#UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các văn phòng đại diện văn phòng dự án của tổ chức phi chính phủ.

2

Page 3: to chuc phi chinh phu phan 3

Câu14: Phân tích và liên hệ thực tiễn việc thực hiện phương thức quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ bằng phương pháp kiểm tra, tổng kết đánh giá.Ngoài các biện pháp quản lý Nhà nước bằng pháp luật, chính sách, bộ máy Nhà nước thì còn 1 biện pháp quản lý Nhà nước nữa là kiểm tra tổng kết, đánh giá các hoạt động của tổ chức phi chính phủ. Vì đây là các phương thức quan trọng để đảm bảo các phương pháp trên và thấy được các hiệu quả của các hoạt động của tổ chức.*Quản lý Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ bằng phương pháp kiểm tra:Khi nói tới quản lý thì không thể nói tới thanh tra và kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức phi chính phủ. Mà cụ thể là việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong việc đăng ký, cấp phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ, của các văn phòng đại diện, văn phòng dự án xem có đúng với trình tự thủ tục do pháp luật đề ra hay không. +Tiếp đó là thanh tra, kiểm tra mục đích hoạt động của tổ chức phi chính phủ xem có hoạt động đúng mục tiêu tôn chỉ đã đề ra khi mới thành lập tổ chức hay không.+Thanh tra kiểm tra về tài chính đối với các tổ chức phi chính phủ có liên quan tới ngân sách Nhà nước nói riêng và nguồn tài chính hầu hết các tổ chức phi chính phủ, ngoài ra còn kiểm tra việc chấp hành những quy định của chính phủ về việc nhận viện trợ nước ngoài hay cứu trợ khẩn cấp…-> Trên thực tế việc quản lý bằng phương pháp thanh tra, kiểm tra tới nay chưa thực hiện tốt, các phương thức kiểm tra mang nặng tính hình thức, qua loa, dựa trên báo cáo chủ quan của tổ chức phi chính phủ, ít kiểm tra sâu, cụ thể, việc kiểm tra điều lệ hoạt động cũng chưa được nghiêm túc, chưa đi sau vào kiểm tra tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ hoặc các lĩnh vực tài chính, cách thức tổ chức của tổ chức này.+Hoặc khi kiểm tra có phát hiện những vi phạm pháp luật nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt đề như đình chỉ hoạt động, thi hành kỷ luật của đối tượng có liên quan…mà chỉ là yêu cầu giải quyết nội bộ hoặc cảnh cáo khiến cho các tổ chức phi chính phủ không tôn trọng pháp luật cùng vi phạm sau hơn vào các lối đã mắc phải.+Hơn nữa việc chấp hành pháp luật của các tổ chức phi chính phủ chưa nghiêm chỉnh, nhiều khi vượt quá điều lệ của tổ chức đã đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, như hiện nay chủ yếu là tổ chức phi chính phủ được lập ra để làm dịch vụ cho tổ chức lấy kinh phí hoạt động, song đôi khi có phần tử xấu núp bóng dưới bóng tổ chức phi chính phủ để thu lợi nhuận chia cho cá nhân, lợi dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt còn có các tổ chức hoạt động rất ít, không hoạt động hoặc hoạt động trái mục đích.+Cho dù như vậy, nhưng trên thực tế chưa có tổ chức phi chính phủ nào hoạt động kém hiệu quả hay vi phạm pháp luật mà bị cơ quan Nhà nước tước giấy phép hoạt động.*Quản lý đối với tổ chức phi chính phủ bằng phương thức tổng kết đánh giá.

3

Page 4: to chuc phi chinh phu phan 3

-đây là 1 phương thức được Nhà nước sử dụng như 1 công cụ quản lý hàng năm để kiểm tra, đánh giá sự hoạt động của tổ chức phi chính phủ.-Biện pháp này là rất cần thiết đã chúng ta rút ra được các bài học quản lý, các kinh nghiệm cần thiết cho công tác quản lý sau này.-ở phương thức này chủ yếu đề cập tới các kết quả hiệu quả mà tổ chức phi chính phủ đã làm được và hiệu quả tích cực của nó đối với cá nhân hay đối với toàn xã hội.-> Trên thực tế tổ chức phi chính phủ hoạt động nhiều ở nước ta chỉ từ năm 1980 đến nay, vì vậy chúng ta đã đánh giá và tổng kết được nhiều kinh nghiệm và hiệu quả hoạt động của tổ chức phi chính phủ.Câu11: Phân tích quá trình phát triển tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là những tổ chức được thành lập ở ngoài Việt Nam, nhưng tham gia hoạt động cứu trợ và phát triển tại nước ta, trên cơ sở tự nguyện và không vì mục đích lợi nhuận.-Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam từ những năm 65 đến nay và liên tục phát triển và gắn với những giai đoạn lịch sử cụ thể của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.-Giai đoạn trước năm 1975: trong giai đoạn này có khoảng 65 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, trước 1965 miền bắc Việt Nam bị đánh bom dữ dội nên đã có nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động viện trợ cho nhân dân Việt Nam bị thiệt thời từ chiến tranh, đặc biệt là các nước phương Tây và 1 số tổ chức phi chính phủ đã bắt đầu gửi hàng loạt các chuyển hàng viện trợ cho những vùng bị đánh bom. Và cho tới năm 1975, số lượng các tổ chức phi chính phủ tăng lên khoảng 20-30 tổ chức viện trợ nhân đạo và cứu trợ cho những người có nhu cầu.-Từ năm 1975-1979.+Năm 1975 hầu hết các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đóng cửa văn phòng và rút hết các nhân viên người nước ngoài khi CHXHCN Việt Nam đảm nhận trách nhiệm về các hoạt động của tổ chức này.+Từ năm 1975-1979 1 số tổ chức phi chính phủ đã chuyển văn phòng sang Thái Lan, Lào, và tiếp tục viện trợ nhân đạo cứu trợ cho Việt Nam từ nước ngoài và đôi khi có các chuyến viếng thăm.+Đến cuối năm 1978 các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã dần trở lại hoạt động tại Việt Nam (khoảng 70) và số tiền viện trợ hàng năm lên khoảng 30 triệu USD. Những năm 1979 Mỹ thực hiện lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nên hầu hết các nhà tài trợ phương Tây (trừ Thuỷ điện) đã không còn viện trợ Việt Nam nữa, điều này làm giảm phần lớn số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài muốn vào Việt Nam.-Những năm 1980, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng quan hệ quốc tế, thực hiện chính sách đổi mới, phá vỡ sự bao vây cấm vận của Mỹ, chính sự thay đổi này đã tạo cơ hội mới cho các tổ chức phi chính phủ muốn vào Việt Nam và nhiều tổ chức đã cử đại diện quay trở lại Việt Nam.

4

Page 5: to chuc phi chinh phu phan 3

+Năm 1986 sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ nứôc mgoài tập trung vào cứu trợ nhân đạo. So với nhu cầu sự giúp đỡ này còn chưa đáp ứng được nhu cầu nhưng nó lại có 1 ý nghĩa tương thân tương ái vô cùng sâu sắc.+Năm 1989, ban điều phối viện trợ nhân đạo (PACCOM) thuộc hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được thành lập để làm đầu nối cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài liên hệ hoạt động . PACCOM là cầu nối giữa các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác Việt Nam, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức này, thu thập chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam,PACCOM cũng chịu trách nhiệm xử lý việc cấp giấy phép cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, những tổ chức này được yêu cầu đăng ký với uỷ ban công tác về tổ chức phi chính phủ thông qua PACCOM.-Những năm 1990: vào đầu những năm 90, chính phủ Việt Nam đã cho phép hàng loạt các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam, và số lượng này ngày 1 tăng, và trước đây việc viện trợ hay phạm vi hoạt động chủ yếu là ở các đô thị lớn, nhưng những năm gần đây đã phát triển ra các vùng nông thôn và miền núi.+Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng đa dạng như các chương trình và dự án họ triển khai tại nước ta và ngày càng phát triển tại nước ta.

5