12
| Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014 Tài liu này gii thích những thay đổi chính trong phiên bn v2.0 sửa đổi năm 2015 của Bquy tc 4C, tóm tt quá trình sửa đổi, bao gm stham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan, đồng thi mô tmc tiêu sửa đổi theo quy định ca Hội đồng 4C. Tài liệu cũng bao gồm mt phlc mô tchi tiết các thay đổi trong tng nguyên tc.

Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

  • Upload
    lekhue

  • View
    228

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

Tài liệu này giải thích những thay đổi chính trong phiên bản v2.0 sửa đổi năm 2015 của Bộ quy tắc

4C, tóm tắt quá trình sửa đổi, bao gồm sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan, đồng thời

mô tả mục tiêu sửa đổi theo quy định của Hội đồng 4C. Tài liệu cũng bao gồm một phụ lục mô tả chi

tiết các thay đổi trong từng nguyên tắc.

Page 2: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

Nội dung 1. Giới thiệu .......................................................................................................................................3

2. Tóm tắt các thay đổi ...................................................................................................................3

2.1Tập trung vào “Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” ........................................3

2.2 Thay đổi để hỗ trợ nhiều hơn cho các nông hộ quy mô nhỏ lẻ .......................................4

2.3 Thay đổi phương pháp tiếp cận đối với thuốc BVTV ........................................................4

2.4 Gộp các tài liệu và các yêu cầu vào một tài liệu ................................................................5

3. Quy trình sửa đổi ........................................................................................................................6

3.1 Tóm tắt ......................................................................................................................................6

3.2 Các mốc thời gian ...................................................................................................................7

3.3 Nghiên cứu đánh giá nhu cầu ...............................................................................................7

3.4 Các mục tiêu và các lĩnh vực tập trung sửa đổi được thống nhất (như được Hội đồng phê duyệt trong tháng 7, 2013) .........................................................................................7

3.5 Các bên liên quan ...................................................................................................................8

Vòng thứ 1 – Bản thảo 1 (tháng 3-5 năm 2014, 72 ngày) .......................................................8

Vòng thứ 2 – Bản thảo 2 (tháng 10 năm 2014, 30 ngày) ........................................................8

Tóm tắt sự tham gia của các bên liên quan: .............................................................................8

Ý kiến góp ý chung ........................................................................................................................8

Ý kiến góp ý thuốc BVTV ..............................................................................................................8

Ý kiến góp ý quá trình thực hiện Bộ quy tắc và hoạt động kiểm tra xác nhận .....................9

Ý kiến góp ý “Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” ................................................9

Hướng dẫn giải thích ....................................................................................................................9

Phụ lục: Mô tả chi tiết về những thay đổi chính trong phiên bản v2.0 .............................. 10

Cấu trúc: ....................................................................................................................................... 10

Các điều khoản kinh tế về “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” ...................... 10

Tập trung vào các nông hộ quy mô nhỏ lẻ: một phương pháp tiếp cận khác trong việc nhận ra các hạn chế: .................................................................................................................. 10

Danh mục thuốc BVTV .............................................................................................................. 10

Những thay đổi khác trong phương diện kinh tế: .................................................................. 11

Những thay đổi khác trong phương diện xã hội: ................................................................... 11

Những thay đổi khác trong phương diện môi trường: .......................................................... 11

Những thay đổi khác trong các thực hành không được chấp nhận (UAP): ...................... 12

Page 3: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

1. Giới thiệu Hiệp hội 4C là diễn đàn cà phê bền vững đa thành phần hoạt động nhằm mục đích nâng cao điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của các hoạt động sản xuất, chế biến cà phê để xây dựng một ngành cà phê bền vững cho các thế hệ tương lai. Để đạt được sứ mệnh này của mình, Hiệp hội 4C có ba chức năng:

Thiết lập, duy trì và vận hành Bộ quy tắc 4C, một tiêu chuẩn khởi điểm xác định cơ sở chung

toàn cầu và giúp các đối tác trong chuỗi cung ứng cà phê tham gia vào hành trình hướng tới

sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.

Tích cực khuyến khích và hợp tác với các tiêu chuẩn, sáng kiến bền vững khác trên thị

trường để tăng cung cầu cà phê được chứng nhận.

Cung cấp một diễn đàn mở, năng động với sự tham gia của các thành viên và đối tác từ cả

các ngành công và các ngành tư cùng nhau hợp tác phi cạnh tranh nhằm giải quyết các vấn

đề đe doạ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê.

Mục tiêu sau cùng của Hiệp hội 4C là tất cả các nông hộ trồng cà phê trên toàn thế giới (toàn bộ sản lượng cà phê) sẽ đạt được mức phát triển bền vững cơ bản về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đạt được thay đổi cơ bản này, tất cả các bên liên quan trong ngành cà phê đều phải tham gia và hợp tác chặt chẽ cùng nhau. Hiệp hội 4C giúp họ chia sẻ nguồn lực và xây dựng mối quan hệ dài hạn bằng việc cung cấp công cụ và cơ chế như Bộ quy tắc và Quy tắc tham gia.

2. Tóm tắt các thay đổi Các thay đổi được tóm tắt theo 4 nội dung dưới đây:

2.1Tập trung vào “Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” Các nông hộ trồng cà phê muốn tăng lợi nhuận/ coi “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” là trọng tâm của cuộc thảo luận. Trong suốt quá trình sửa đổi đều nhấn mạnh Bộ quy tắc sửa đổi sẽ là công cụ góp phần tăng tính kinh doanh hơn một hoạt động trồng cà phê đơn thuần, nhờ đó giúp nâng cao mức sống của các nông hộ. Trong đó bổ sung một nguyên tắc mới và điều chỉnh lại hai nguyên tắc cũ theo hướng “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh”.

Nội dung thay đổi Tại sao cần thay đổi?

Nguyên tắc 1.1. Nguyên tắc mới nhằm nâng cao nhận thức của các nông hộ về các thực hành tăng lợi nhuận và năng suất dài hạn.

Để nâng cao nhận thức của các nông hộ về nhu cầu có nhiều lợi nhuận hơn, trong một số trường hợp bằng cách tăng năng suất, còn trong một số trường hợp năng suất đã cao rồi thì phải duy trì trong dài hạn. Nâng cao nhận thức về lợi nhuận – các thực hành duy trì một chu kỳ, các nông hộ có thể yêu cầu hoặc tìm kiếm các khoá tập huấn hiệu quả về nội dung này.

Nguyên tắc 1.2. Nâng cao năng lực và kỹ năng: Các Đối tác Kinh doanh được tập huấn các kỹ năng liên quan. Nguyên tắc này, trước đây nằm trong phương diện xã hội, được chuyển sang phương diện kinh tế.

Di chuyển nguyên tắc này từ phương diện xã hội sang phương diện kinh tế, và nhóm nó vào phần “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” để nhấn mạnh vai trò chính của nó trong việc hỗ trợ các Đối tác Kinh doanh thực hiện các thực hành nông nghiệp và quản lý tốt, giúp tăng năng suất và từ đó tăng thu nhập.

Nguyên tắc 1.3. Ghi chép và lưu giữ sổ sách: Tập trung vào các khoản thu chi chính từ cà phê. Các nông hộ quy mô nhỏ lẻ có nhiều thời gian hơn để ghi chép và Bộ

Biết được những khó khăn mà các nông hộ, đặc biệt các nông hộ quy mô nhỏ lẻ, gặp phải trong quá trình ghi chép và lưu giữ sổ sách. Thay đổi: chỉ yêu cầu ghi chép các khoản thu chi chính để theo dõi chi phí sản xuất và lợi nhuận. Nguyên tắc này cho phép

Page 4: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

phận quản lý có vai trò hỗ trợ cũng như tổ chức các khoá tập huấn liên quan.

có nhiều thời gian thực hiện hơn và tổ chức tập huấn cho các trường hợp chưa áp dụng hoạt động ghi chép và lưu giữ sổ sách.

2.2 Thay đổi để hỗ trợ nhiều hơn cho các nông hộ quy mô nhỏ lẻ Bộ quy tắc trước đây đã bao gồm các nông hộ quy mô nhỏ lẻ rồi, nhưng thứ tự nội dung của nó không phản ánh điều đó, nó không quy định các nguyên tắc áp dụng cho điều kiện của các nông hộ quy mô nhỏ lẻ cụ thể như thế nào. Trong phiên bản sửa đổi này, thứ tự nội dung đã được điều chỉnh và đề cập cụ thể đến các nông hộ quy mô nhỏ lẻ, do đó phù hợp hơn với đa số các nông hộ và giúp tài liệu dễ hiểu hơn.

Nội dung thay đổi Tại sao cần thay đổi?

Thứ tự các phương diện được sắp xếp lại: Bộ quy tắc sửa đổi bắt đầu với các nguyên tắc kinh tế và cụ thể với nhóm các nguyên tắc về “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh”. Trước đây, danh mục các thực hành không được chấp nhận và các nguyên tắc xã hội khởi đầu Bộ quy tắc. Các nguyên tắc trong phương diện xã hội giờ được sắp xếp theo sự liên quan của chúng đối với các nông hộ quy mô nhỏ lẻ.

Cần điều chỉnh cấu trúc và nội dung của Bộ quy tắc sao cho phù hợp với thực tế của các nông hộ sản xuất cà phê trên toàn thế giới, mà đa số là các nông hộ quy mô nhỏ lẻ. Ví dụ: nhiều nguyên tắc về quyền của người làm thuê không được áp dụng đối với các nông hộ quy mô nhỏ lẻ, những người không thuê người làm. Điều này không rõ ràng trong phiên bản Bộ quy tắc trước và khiến các nông hộ bối rối. Giờ đây điều này đã được làm rõ.

Một nhóm các nguyên tắc chính trong Bộ quy tắc ghi rõ cách chúng được áp dụng như thế nào đối với các nông hộ quy mô nhỏ lẻ. Các nguyên tắc về đa dạng sinh học, nước thải, an toàn vệ sinh lao động, sử dụng thuốc BVTV, bảo tồn đất, nguồn nước, ghi chép sổ sách và chất lượng.

Làm rõ cách các chỉ số trong một số nguyên tắc được áp dụng khác nhau đối với các nông hộ quy mô nhỏ lẻ có liên quan. Thay đổi phản ánh mối quan tâm của các nông hộ quy mô nhỏ lẻ một cách trực tiếp hơn và toàn diện hơn.

2.3 Thay đổi phương pháp tiếp cận đối với thuốc BVTV Bộ quy tắc đã chuyển từ chủ yếu tập trung vào các danh mục thuốc BVTV bị cấm sang các yêu cầu Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM). Bộ phận quản lý cũng được yêu cầu tham gia nhiều hơn và hiểu biết hơn về thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong Đơn vị 4C. Về rủi ro tiếp xúc với thuốc BVTV, Bộ quy tắc sửa đổi đã lập một mức bảo hộ tối thiểu được các nông hộ trong Đơn vị 4C tuân theo, thậm chí trong cả trường hợp các nông hộ không đủ khả năng để mua thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp cho người làm thuê. Do vậy, phương pháp tiếp cận là tăng cường kiến thức nội bộ về sử dụng thuốc BVTV, hướng dẫn thêm về quản lý sâu bệnh hại, quản lý danh mục thuốc BVTV phản ánh thực tế sản xuất cà phê, đồng thời đảm bảo các biện pháp giảm thiểu rủi ro được áp dụng.

Nội dung thay đổi Tại sao cần thay đổi?

Danh mục báo động đỏ được cấu trúc lại bằng cách chuyển một số loại thuốc BVTV sang Danh mục báo động vàng.

Nhìn chung, Danh mục thuốc BVTV 4C phản ánh các thực tế sản xuất cà phê tốt hơn so với phiên bản Bộ quy tắc trước đây. Những thuốc BVTV được di chuyển đáp ứng 3 điều kiện: Chúng ít độc hại nhất trong Danh mục báo

động đỏ; Đối với các nông hộ, chúng là những loại thuốc

BVTV cần thiết cho cây cà phê mà chưa có loại thay thế;

Các hệ thống tiêu chuẩn khác không cấm.

Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp: các biện pháp theo dõi, phòng ngừa và kiểm soát thay thế rõ ràng hơn.

Nhằm làm rõ và đảm bảo các bước quản lý sâu bệnh hại tổng hợp được thực hiện. Các yêu cầu trước đây chỉ đề cập xây dựng một kế hoạch quản

Page 5: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

lý sâu bệnh hại tổng hợp nhưng không hướng dẫn rõ ràng sẽ kỳ vọng những kết quả gì.

Bổ sung yêu cầu mới: Bộ phận quản lý được kỳ vọng nắm được hoạt động sử dụng thuốc BVTV trong Đơn vị 4C của mình. Hàng năm Bộ phận quản lý phải báo cáo tình trạng của hoạt động này. Bộ phận quản lý không nhất thiết phải làm tốt ngay từ đầu, mà từng bước nâng cao kiến thức cũng như vai trò quản lý hoạt động sử dụng thuốc BVTV trong Đơn vị mình.

Việc Bộ phận quản lý tham gia các khoá tập huấn sử dụng thuốc BVTV cho phép xây dựng nền tảng chung, từ đó có thể hình thành các thực hành tốt nhất trong Đơn vị 4C, hoặc tại cấp khu vực.

Giảm tiếp cận thuốc BVTV, giảm rủi ro ở mức thấp nhất, Bộ quy tắc sửa đổi quy định các biện pháp bảo hộ cá nhân đối với các đối tác kinh doanh trong tất cả các trường hợp. Trước đây, Bộ quy tắc yêu cầu thiết bị bảo hộ cá nhân, nhưng có nhiều trường hợp thiết bị bảo hộ cá nhân không được sử dụng thường xuyên.

Để đảm bảo điều kiện bảo hộ cơ bản đối với từng người trong tất cả các trường hợp ở mức màu vàng. Thậm chí khi các nông hộ không có đủ tiềm lực để đầu tư thiết bị bảo hộ cá nhân, các biện pháp giảm tiếp xúc và giảm thiểu rủi ro vẫn phải được áp dụng.

2.4 Gộp các tài liệu và các yêu cầu vào một tài liệu Quá trình sửa đổi đã gộp tất cả các yêu cầu áp dụng cho các Đơn vị 4C từ các tài liệu 4C khác vào Bộ quy tắc. Đồng thời, ngôn từ sử dụng trong Bộ quy tắc cũng được sửa đổi cụ thể hơn, rõ ràng hơn (và bổ sung một tài liệu mới – Giải thích các nguyên tắc của Bộ quy tắc).

Nội dung thay đổi Tại sao cần thay đổi?

Tổng hợp yêu cầu của các Đơn vị 4C từ các tài liệu khác nhau vào một tài liệu: Bộ quy tắc, các thực hành không được chấp nhận và danh mục thuốc BVTV đã được gộp vào một tài liệu. Trước đây chúng là ba tài liệu độc lập. Các yêu cầu trong Quy định Kiểm tra Xác nhận áp dụng cho các Đơn vị 4C được tóm tắt trong một phụ lục của Bộ quy tắc và việc cấm chất biến đổi gen (GMO) được xếp thành một thực hành không được chấp nhận.

Giúp Bộ quy tắc thực tế hơn và giúp các Đơn vị 4C dễ dàng sử dụng hơn.

Thay đổi ngôn từ: Ngôn từ của Bộ quy tắc được sửa đổi chính xác và cụ thể hơn, tránh các ngôn từ không rõ ràng. Ngoài ra, tài liệu mới “Giải thích các nguyên tắc của Bộ quy tắc” sẽ sớm ra mắt với hướng dẫn cụ thể cho từng nguyên tắc nhằm hỗ trợ cả người thực hiện và đánh giá viên.

Nâng cao tính toàn diện của Bộ quy tắc để tránh hiểu nhầm.

Page 6: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

3. Quy trình sửa đổi

3.1 Tóm tắt

Bộ quy tắc 4C là một tiêu chuẩn cơ sở và khởi điểm, phản ánh sự đồng thuận của các bên liên quan

về các mục tiêu phát triển bền vững mà toàn ngành cà phê cần đạt được theo thời gian.

Bộ quy tắc cần được sửa đổi định kỳ. Đợt sửa đổi lần này được bắt đầu với sự tăng trưởng nhanh

chóng của Hiệp hội 4C về số lượng thành viên, các Đơn vị 4C, các nông hộ áp dụng Bộ quy tắc và

lượng cung cầu cà phê tuân thủ 4C – các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, các báo cáo

của đánh giá viên bên ngoài về kết quả thực hiện của các Đơn vị 4C, và sự phát triển của các tiêu

chuẩn bền vững tự nguyện với vai trò ngày càng lớn hơn trên các thị trường toàn cầu.

Trong quý 2 năm 2013, một cuộc khảo sát đánh giá nhu cầu đã được thực hiện đối với những đơn vị

thành viên và những đơn vị phi thành viên của 4C nhằm xác định những nội dung cần sửa đổi của Bộ

quy tắc. Cuộc khảo sát này cho thấy mong muốn sửa đổi một số lĩnh vực chính, trong đó có Danh

mục thuốc BVTV, cụ thể là Danh mục báo động đỏ với các yêu cầu phải được đáp ứng trong vòng 3

năm sau khi nhận được Giấy phép 4C, và những đòi hỏi này khắt khe hơn so với các hệ thống tiêu

chuẩn khác. Hai lĩnh vực cần sửa đổi khác là những khó khăn trong việc tuân thủ quy tắc: tất cả các

nguyên tắc đỏ phải được chấm dứt trong vòng 3 năm kể từ đợt kiểm tra xác nhận đầu tiên, và nhu

cầu cần có hướng dẫn sử dụng Bộ quy tắc. Ngoài ra, cũng có nhu cầu về tăng năng suất và các thực

hành tốt mà giúp hoạt động canh tác cà phê là một hoạt động kinh doanh được rõ ràng hơn.

Ban kỹ thuật và một nhóm các chuyên gia bên ngoài đã tham gia quá trình sửa đổi. Ban kỹ thuật

được hình thành từ các thành viên thuộc 3 nhóm của Hiệp hội 4C. Các thành viên thuộc nhóm sản

xuất bao gồm: Bernardo van Raij – IAC (Brazil), sau này được thay thế bởi Cesar Augusto Candiano -

AGROECO (Brazil) và TS. Joseph Kimemia – CRF (Kenya). Các thành viên thuộc nhóm kinh doanh &

chế biến bao gồm: Jonathan Clark – Dakman (Việt Nam) và Juan Camilo Ramos - Racafe (Colombia).

Các thành viên thuộc nhóm xã hội dân sự bao gồm: Indira Moreno (được thay thế tạm thời bởi Lennie

van Dooren – Utz Certified), Michelle Deugd – Rainforest Alliance / SAN và John Schluter – Café

Africa người là Chủ tịch Ban kỹ thuật và là cố vấn cho Ban thư ký.

Trong quý 3, Ban kỹ thuật đã đề xuất cho Hội đồng mục đích cũng như nội dung sửa đổi Bộ quy tắc

và Hội đồng đã phê duyệt. Ban kỹ thuật và nhóm các chuyên gia đã chia thành các nhóm làm việc để

xác định các nội dung trọng tâm cần sửa đổi (thuốc BVTV, sản xuất cà phê là một hoạt động kinh

doanh, khái niệm Đơn vị 4C).

Bản thảo đầu tiên được Ban kỹ thuật phê duyệt ngày 27-28/11/2013 và được Hội đồng xác nhận ngày

12/12/2013. Bản thảo sau đó được gửi đi xin ý kiến tham vấn trong khoảng thời gian gần 2 tháng rưỡi

(từ 13/03 đến 23/05), với sự tham gia đóng góp ý kiến của hơn 300 đối tác, không những từ phía

những người thực hiện (các nông hộ trồng cà phê và các nhà kinh doanh hình thành các Đơn vị 4C),

mà còn từ nhiều lĩnh vực khác nhau như viện nghiên cứu, các công ty kiểm tra xác nhận, các tổ chức

xã hội dân sự, các hệ thống tiêu chuẩn khác và các cơ quan chính phủ. Quá trình tham vấn diễn ra

trực tuyến hoặc tương tác trực tiếp thông qua các hội thảo tham vấn các bên liên quan tại 7 quốc gia

sản xuất cà phê. Ngoài ra, các cuộc họp chủ yếu tập trung vào các nông hộ được tổ chức tại

Honduras và Việt Nam, nhằm đảm bảo ý kiến của họ được lắng nghe trực tiếp. Các cuộc họp và hội

thảo khác được tổ chức tại châu Âu để thu thập ý kiến đóng góp từ các tổ chức xã hội dân sự, người

mua và đơn vị kinh doanh.

Quy trình sửa đổi tuân theo Bộ quy tắc ISEAL về Thông lệ định chuẩn tốt bao gồm phạm vi tiếp cận

rộng nhằm đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan và thu được nhiều ý kiến góp ý nhất.

Sau vòng tham vấn thứ nhất, Ban kỹ thuật đã thu thập, phân tích các ý kiến góp ý và đưa vào bản

thảo thứ 2 để tiếp tục nghiên cứu. Các sửa đổi đề xuất cho danh mục thuốc BVTV yêu cầu cần

Page 7: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

nghiên cứu thêm và một số nguyên tắc của Bộ quy tắc đã được sửa đổi để đáp ứng thực tế của các

nông hộ quy mô nhỏ lẻ. Cũng dựa vào ý kiến góp ý thu thập từ đề xuất ban đầu, ngôn từ của Bộ quy

tắc đã được sửa đổi rõ ràng hơn. Các nguyên tắc ghi chép lưu giữ sổ sách và lợi nhuận-năng suất

được sửa đổi thêm lần nữa, thông qua ý kiến phản hồi nhận được về vấn đề này.

Bản thảo thứ 2 được Ban kỹ thuật phê duyệt và được Hội đồng xác nhận ngày 08/10/2014. Vòng

tham vấn thứ 2 giảm về quy mô và thời gian, nhưng vẫn bao gồm một số quốc gia. Một chiến lược bổ

sung đã được đưa ra, đó là bản thảo thứ hai được thử nghiệm tại hiện trường bằng việc tiến hành

một đợt đánh giá giả và kiểm tra tính khả thi (kiểm tra thực tiễn) cũng như khả năng kiểm tra xác nhận

của nó.

Dựa vào vòng tham vấn thứ 2, bản thảo thứ 3 được Ban kỹ thuật thảo luận và phê duyệt vào ngày

03/12/2014 và phiên bản cuối cùng chính thức được Hội đồng phê duyệt ngày 09/12/2014.

3.2 Các mốc thời gian

Đánh giá nhu cầu và rủi ro tháng 5-6, 2013

Xác định phạm vi (điều khoản tham chiếu) tháng 7, 2013

Tham vấn về phạm vi tháng 9-10, 2013

Vòng tham vấn thứ 1 tháng 3-5, 2014

Vòng tham vấn thứ 2 (thử nghiệm tại hiện trường) tháng 10, 2014

Phê duyệt phiên bản sửa đổi tháng 12, 2014

3.3 Nghiên cứu đánh giá nhu cầu

Để xác định những nội dung cần sửa đổi và để hiểu cách các thành viên 4C nhìn nhận những thay đổi

của Bộ quy tắc, nghiên cứu đánh giá nhu cầu đã được một đơn vị bên ngoài thực hiện. Nghiên cứu

bao gồm một cuộc khảo sát thành viên, một phân tích thông tin và kinh nghiệm thu thập được trong

những năm thực hiện và kiểm tra xác nhận Bộ quy tắc.

Nghiên cứu đánh giá nhu cầu diễn ra trong suốt quý 2 năm 2013. Dựa vào kết quả nghiên cứu và

phân tích của Ban thư ký 4C, ngày 20/06/2013 Hội đồng 4C đã đề xuất các mục tiêu dưới đây.

3.4 Các mục tiêu và các lĩnh vực tập trung sửa đổi được thống nhất (như được Hội đồng phê duyệt trong tháng 7, 2013)

3.4.1 Mục tiêu 1. Tạo điều kiện tiếp cận được nhiều nông hộ trồng cà phê hơn bằng việc duy trì đặc tính cơ

sở và tính bao hàm của Bộ quy tắc.

2. Giải quyết các vấn đề chính liên quan đến việc thực hiện nhằm góp phần tăng tác động

hiệu quả về các cộng đồng cà phê tham gia.

3. Đồng nhất với các hệ thống tiêu chuẩn bền vững khác trong ngành cà phê để trở thành

một Bộ quy tắc cơ sở với chức năng nâng cấp.

4. Có sự tham gia của đại diện các đối tác cà phê và đảm bảo một quy trình sửa đổi cho

phép Cơ chế định chuẩn 4C phù hợp với Bộ quy tắc ISEAL về Thông lệ định chuẩn tốt.

5. Làm rõ Bộ quy tắc về mặt ngôn từ, giải thích rõ ràng, các lĩnh vực chồng chéo và phương

pháp cải tiến liên tục.

6. Cải thiện phương pháp tiếp cận các thực hành nông nghiệp, chế biến và quản lý tốt nhằm

tăng cường “Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh”.

Page 8: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

3.4.2 Lĩnh vực tập trung • Sửa đổi các danh mục thuốc BVTV 4C (đỏ và vàng).

• Phương pháp tiếp cận “Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh”.

• Cải tiến hệ thống đèn giao thông.

• Đồng nhất với các hệ thống tiêu chuẩn khác (là một hệ thống cơ bản).

• Thảo luận lại khái niệm Đơn vị 4C và đánh giá các lựa chọn.

o Lưu ý: một nhóm các chuyên gia đưa ra các ý kiến sơ bộ về các mô hình thay thế

cho định nghĩa hiện tại về một Đơn vị 4C. Chúng đòi hỏi có nhiều bền lien quan

tham gia đóng góp ý kiến hơn.

3.5 Các bên liên quan

3.5.1 Các vòng tham vấn toàn cầu – cơ hội đóng góp ý kiến

Vòng thứ 1 – Bản thảo 1 (tháng 3-5 năm 2014, 72 ngày) • 15 hội thảo với 348 đại biểu của 8 quốc gia khác nhau trong 2,5 tháng: Honduras, Việt

Nam, Kenya, Brazil, Indonesia, Uganda, Colombia

• Hội thảo tham vấn các đối tác châu Âu diễn ra tại Thuỵ Sỹ.

• Khảo sát trực tuyến và tương tác trực tiếp.

Vòng thứ 2 – Bản thảo 2 (tháng 10 năm 2014, 30 ngày) • Hội thảo: Việt Nam, Indonesia, Brazil, Kenya và Uganda

• Họp: Peru (đơn vị chứng nhận) và El Salvador (hội phụ nữ)

• Thử nghiệm tại thực địa: Brazil, Uganda, Honduras và Việt Nam

Tóm tắt sự tham gia của các bên liên quan: Các tổ chức tham gia: các hội thảo vòng 1 – 172, các hội thảo vòng 2 – 149

Trong cả 2 vòng, có tổng số 244 tổ chức tham gia, trong đó:

o 113 Đơn vị 4C

o 35 thành viên không có Đơn vị 4C (đơn vị kinh doanh và tổ chức phi chính phủ)

o 96 đơn vị phi thành viên (các viện nghiên cứu, các đơn vị chứng nhận, các tổ chức

phát triển, các cơ quan chính phủ)

3.5.2 Tóm tắt các ý kiến góp ý

Ý kiến góp ý chung Các bên liên quan đánh giá cao cơ hội đóng góp ý kiến;

Có nhiều ý kiến góp ý thay đổi cơ cấu và tập trung vào “Sản xuất cà phê là một hoạt động

kinh doanh”;

Đòi hỏi có thêm hướng dẫn hoặc giải thích;

Nhấn mạnh vào việc giữ cho Bộ quy tắc có tính bao hàm;

Có nhiều đề xuất về danh mục thuốc BVTV.

Ý kiến góp ý thuốc BVTV Methyl Bromide – mối quan tâm về bên mua do luật pháp hiện hành ở một số quốc gia;

Danh mục báo động đỏ hiện tại bao gồm một số thuốc BVTV cần thiết cho hoạt động sản xuất

cà phê và chúng không thể được loại bỏ trong vòng 3 năm;

Danh mục hiện tại không phù hợp với các nông hộ: rất dài, rất kỹ thuật.

Page 9: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

Ý kiến góp ý quá trình thực hiện Bộ quy tắc và hoạt động kiểm tra xác nhận Hệ thống quản lý nội bộ (IMS), có mối quan tâm về việc nâng cấp. Ngôn từ và bằng chứng

cần rõ ràng hơn.

Thảo luận có cho phép hay không các chỉ số đỏ được kéo dài hơn 3 năm – Mối quan tâm

chung về mức độ tin cậy và tác động;

Cải tiến liên tục – các câu hỏi về tính hữu ích của bản tự đánh giá thường niên. Đề xuất tập

trung vào các nỗ lực cải tiến.

Ý kiến góp ý “Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” Tập trung vào các nông hộ quy mô nhỏ lẻ không chỉ bằng việc làm cho Bộ quy tắc gần gũi

hơn với thực tiễn các nông hộ quy mô nhỏ lẻ, mà còn bằng cách bổ sung và nhóm các

nguyên tắc đó lại với nhau, do vậy giúp dễ theo dõi hơn. Những nguyên tắc đó giúp nâng cao

nhận thức của các nông hộ về việc “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh”.

Bổ sung một nguyên tắc mới nâng cao nhận thức về lợi nhuận và năng suất.

Cấu trúc gần gũi hơn với thực tế của các nông hộ quy mô nhỏ lẻ vì Bộ quy tắc mở với các

nguyên tắc về năng suất và lợi nhuận, về nâng cao năng lực, kỹ năng, và về ghi chép lưu giữ

sổ sách. Sau đó điều chỉnh để cho phép các nông hộ quy mô nhỏ lẻ có thêm thời gian tham

gia cùng với hỗ trợ của Bộ phận quản lý.

Hướng dẫn giải thích Cần có hướng dẫn để giải thích các chỉ số của các nguyên tắc trong Bộ quy tắc. Đòi hỏi có

các khoá tập huấn cho cả đánh giá viên và người thực hiện. Mỗi tiêu chí, chỉ số nên xác định

bằng chứng vì nó phụ thuộc vào giải thích của đánh giá viên. Ví dụ, tài liệu nào cần được giữ

cho Hệ thống quản lý nội bộ? Cần hướng dẫn giải thích cho nội dung tài liệu được yêu cầu.

Cải tiến liên tục: “Đạt được mức trung bình màu vàng, loại bỏ các thực hành đỏ hiện có với số

thực hành màu xanh tương ứng là rất khó và phụ thuộc vào nguồn lực”. Tìm biện pháp cải

tiến liên tục khác. “Tại sao yêu cầu tiếp tục chuyển lên cấp độ cao hơn? Nó sẽ đạt yêu cầu

nếu đạt được một mức nhất định và duy trì mức đó”. Cho phép các đơn vị có nhiều thực hành

màu đỏ tham gia và từng bước giảm số thực hành đỏ. Các yêu cầu hiện hành rất nghiêm

ngặt. Giấy phép được giữ miễn là có cải tiến tích cực. Các kế hoạch cải tiến tập trung nhiều

hơn và kỳ vọng có nhiều tác động hơn, đặt nhiều trách nhiệm lên Bộ phận quản lý hơn, có

nhiều phân tích được thực hiện.

Nhìn chung, sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quá trình tham vấn cho thấy mối liên quan của Hiệp hội 4C trong ngành cà phê và mối quan tâm lớn trong việc thảo luận nội dung Bộ quy tắc cũng như cách Bộ quy tắc được thực hiện và kiểm tra xác nhận.

Page 10: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

Phụ lục: Mô tả chi tiết về những thay đổi chính trong phiên bản v2.0

Cấu trúc: Phù hợp với đa số các nông hộ trồng cà phê có quy mô trung bình và nhỏ:

thứ tự các nội dung được sắp xếp lại, bắt đầu với nguyên tắc kinh tế và nhấn mạnh “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” và đặt các thực hành không được chấp nhận sau các nguyên tắc.

Gộp 3 tài liệu: Bộ quy tắc, các thực hành không được chấp nhận và Danh mục thuốc BVTV.

Sắp xếp lại một số nguyên tắc. Ngôn từ chính xác và cụ thể hơn. Cấu trúc tài liệu dễ sử dụng hơn đối với các nông hộ quy mô nhỏ lẻ.

Các điều khoản kinh tế về “sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh” Ghi chép, lưu giữ sổ sách (1.3): tập trung vào các khoản thu chi từ cà phê và

Bộ phận quản lý có vai trò tổ chức tập huấn cho các nông hộ, đối tác kinh doanh khi họ gặp khó khăn trong việc ghi chép và lưu giữ sổ sách.

Lợi nhuận và năng suất dài hạn (1.1): nhận thức về các thực hành nâng cao lợi nhuận và năng suất. Các nông hộ biết tìm kiếm cái gì.

Tập trung vào các nông hộ quy mô nhỏ lẻ: một phương pháp tiếp cận khác trong việc nhận ra các hạn chế:

Ghi chép lưu giữ sổ sách (1.3): tập trung vào hiểu biết của các nông hộ về yêu cầu ghi chép lưu giữ sổ sách, có đưa ra thời gian cho hoạt động ghi chép thực tế.

Chất lượng (1.6): giới thiệu nhu cầu đối với các nông hộ quy mô nhỏ lẻ biết được cả thông số chất lượng.

Chương trình an toàn vệ sinh lao động (2.9): thay thế yêu cầu của chương trình đối với các biện pháp thực tế được thực hiện để xử lý rủi ro.

Bảo tồn đa dạng sinh học (3.1): tập trung vào nâng cao nhận thức của các nông hộ quy mô nhỏ lẻ về việc bảo tồn trong các trường hợp săn bắt / thu mua các loài động vật đang bị đe doạ.

Sử dụng thuốc BVTV (3.2): cho phép các nông hộ quy mô nhỏ lẻ không phải ghi chép, nhưng yêu cầu Bộ phận quản lý phải nắm được hoạt động sử dụng thuốc BVTV trong Đơn vị của mình.

Quản lý thuốc BVTV (3.3): khi sử dụng thuốc BVTV, các nông hộ quy mô nhỏ lẻ áp dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân, thậm chí khi họ không đủ khả năng đầu tư những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết.

Bảo tồn đất (3.4): hành động xói mòn hiện tại có thể được kiểm tra tại các nông hộ quy mô nhỏ lẻ mà không cần các kế hoạch được tài liệu hoá.

Nguồn nước (3.7): các hợp phần tập huấn sử dụng nước hiệu quả, tưới tiêu và chế biến ướt đang được xây dựng.

Danh mục thuốc BVTV Phương pháp tiếp cận mới đồng nhất danh mục thuốc BVTV của 4C với danh

mục thuốc BVTV của các tiêu chuẩn khác, như quy tắc loại bỏ trong 3 năm khiến danh mục của 4C có đòi hỏi khắt khe hơn các tiêu chuẩn bền vững tự nguyện khác.

Một Danh mục thuốc BVTV tập trung hơn – thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cà phê.

Danh mục giảm: tổng cộng xấp xỉ 150 loại, trong đó xấp xỉ 80 loại thuốc BVTV trong Danh mục báo động đỏ.

Một số thuốc BVTV cần thiết cho cà phê được chuyển từ Danh mục báo động đỏ sang Danh mục báo động vàng.

Với ít áp lực phải loại bỏ trong thời gian ngắn, Bộ phận quản lý tập trung vào tập huấn và báo cáo về tình trạng sử dụng thuốc BVTV tại Đơn vị của mình, để hiểu rõ hơn những khó khăn chính trong quản lý sâu bệnh hại.

Page 11: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

Báo cáo thường niên về tình trạng sử dụng thuốc BVTV không cần chính xác, nhưng kỳ vọng cải tiến năm này qua năm khác khi kiến thức của Bộ phận quản lý được nâng cao.

Ý định lập danh mục thuốc BVTV có độc tính cao mà vẫn được sử dụng để Hiệp hội 4C có thể có các hoạt động hỗ trợ phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong ngắn hạn và loại bỏ những thuốc BVTV này trong trung và dài hạn.

Những thay đổi khác trong phương diện kinh tế: Nguyên tắc điều kiện sống (Xã hội 7) được loại bỏ. Nhiều ý kiến kỳ vọng Bộ

phận quản lý có trách nhiệm nâng cao điều kiện sống của các Đối tác Kinh doanh và người làm thuê. Đây là một mục tiêu rất khó đạt được bởi một tổ chức mà tổ chức này chỉ là một trong số các tác nhân trong chuỗi cung ứng và hơn nữa đây là trách nhiệm của Nhà nước. Mục đích để cho phép Bộ phận quản lý tập trung hỗ trợ “Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh”.

Những thay đổi khác trong phương diện xã hội: Phân biệt đối xử (2.1): chính sách và quy trình được trao đổi trong Đơn vị 4C,

thay vì yêu cầu Đơn vị xây dựng. Quyền có tuổi thơ và được giáo dục (2.2): Trẻ em dưới độ tuổi 15 không

thuộc lực lượng lao động thường xuyên. Giờ làm việc (2.6): Các trường hợp cụ thể (ví dụ: bảo vệ) được cho phép làm

việc hơn 48 tiếng nếu luật pháp cho phép. Giới thiệu yêu cầu ít nhất nghỉ một ngày sau 6 ngày làm việc liên tục.

Lao động thời vụ và lao động công nhật (2.8): Giới thiệu yêu cầu thu nhập hàng ngày thấp nhất bằng mức lương tối thiểu trong khoảng thời gian làm việc tương đương.

An toàn lao động (2.9): Giới thiệu đánh giá rủi ro tại mức màu vàng, người làm thuê nhận thức các thực hành an toàn và các nông hộ quy mô nhỏ lẻ không cần một chương trình được ghi chép, mà thay vào đó họ biết rủi ro của họ và xử lý chung, bao gồm các biện pháp bảo hộ cá nhân.

Những thay đổi khác trong phương diện môi trường: Đa dạng sinh học (3.1): Bộ phận quản lý hiện nay cần xác định các lĩnh vực

nhạy cảm chính trong Đơn vị 4C, không có chương trình bảo tồn nào cần được xây dựng.

Sử dụng thuốc BVTV (3.2): Tham khảo các hoạt động Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp cụ thể được kỳ vọng thực hiện, như các nông hộ theo dõi mùa vụ của họ và biết được các biện pháp ngăn chặn/kiểm soát thay thế hoá chất.

Quản lý thuốc BVTV (3.3) Bổ sung: a) cần xác định các điểm chính trong quản lý thuốc BVTV; b) bảo hộ lao động cá nhân được cung cấp cho người làm thuê và các nông hộ quy mô nhỏ lẻ thực hiện các biện pháp bảo hộ; c) những người chưa qua tập huấn không được tiếp cận thuốc BVTV.

Phân bón (3.5): theo khuyến cáo kỹ thuật, lượng sử dụng phân bón được khuyến khích tăng ở những nơi chưa sử dụng để tăng năng suất, và giảm ở những nơi sử dụng dư thừa.

Chất hữu cơ (3.6): Đề cập rõ tái chế chất (thải) hữu cơ, làm rõ rằng nó là chất hữu cơ được tạo ra từ cây cà phê và đề xuất trả lại vỏ cà phê từ các cơ sở chế biến cho vườn cà phê nếu có thể.

Nguồn nước (3.7): Các nguồn nước cần được xác định và các biện pháp bảo tồn được triển khai. Bộ phận quản lý nắm được các nguồn nước và tập huấn cho các nông hộ quy mô nhỏ lẻ về cách tưới tiêu hiệu quả.

Nước thải (3.8): Cấm xả thải trực tiếp nước thải từ các cơ sở chế biến trung tập hoặc nước thải sinh hoạt từ người làm thuê vào nguồn nước. Cần có hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại các cơ sở chế biến ướt (xác định thực tế của các nông hộ quy mô nhỏ lẻ).

Rác thải (độc hại) (3.9): Cần tái sử dụng, tái chế rác thải hữu cơ rắn không độc hại.

Năng lượng (3.10): Tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo được gộp thành một nguyên tắc mà chỉ áp dụng cho các cơ sở chế biến trung tâm.

Page 12: Tóm tắt Bộ quy tắc 4C sửa đổi năm 2014

|

Những thay đổi khác trong các thực hành không được chấp nhận (UAP): Giống biến đổi gen (GMO) được chuyển từ Quy định Kiểm tra Xác nhận sang

một thực hành không được chấp nhận trong Bộ quy tắc. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (UAP 1) – đề cập rõ ràng 18 tuổi

là mốc. Giới hạn thời gian áp dụng được bổ sung cả trong UAP 4 (Thu hồi tài sản

cưỡng bức) và UAP 7 (Chặt phá rừng nguyên sinh hay khai thác tài nguyên thiên nhiên khác).

Một công ước quốc tế mới, Nghị định thư Montreal được bổ sung cho UAP 8 về các loại thuốc BVTV không được chấp nhận.