53
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THÚY HẰNG NGUYÊN LÍ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2010 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2016

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

  • Upload
    lecong

  • View
    218

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ THÚY HẰNG

NGUYÊN LÍ ĐỐI THOẠI

TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2010

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

2. PGS. TS BÙI THANH TRUYỀN

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước

họp tại

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Page 3: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐÃ CÔNG BỐ

I. Bài báo

1. Lê Thị Thúy Hằng (2013), “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết SBC là săn bắt

chuột của Hồ Anh Thái nhìn từ lí thuyết đối thoại”, Kỉ yếu Hội thảo

khoa học Yếu tố kì ảo và huyền thoại trong văn học, Trường Đại học

Khoa học, Đại học Huế.

2. Lê Thị Thúy Hằng (2014), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – nhìn từ lí

thuyết đối thoại” (Khảo sát qua tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà), Tạp chí

Khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, (số 2),

tr.26-36.

3. Lê Thị Thúy Hằng (2015), “Tính đối thoại nhìn từ bình diện nhân vật

trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986”, Tạp chí Khoa học & Giáo dục,

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, (số 1), tr.54-63.

4. Lê Thị Thúy Hằng (2015), “Đối thoại trên tinh thần nhận thức lại giá trị

hoàn kết trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986”, Hội thảo khoa học Ngữ

văn 2015 Văn học Việt Nam: Bản sắc và hội nhập, Viện Văn học, Hà

Nội.

5. Lê Thị Thúy Hằng (2016), “Đối thoại trong đời sống thể loại tiểu thuyết

Việt Nam sau 1986”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, (số 1), tr.41-51.

6. Lê Thị Thúy Hằng (2016), “Tính đối thoại trong giọng điệu tiểu thuyết

Việt Nam sau 1986”, Hội thảo khoa học quốc gia, in trong Thế hệ nhà

văn sau 1975 – diện mạo và thành tựu, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Lê Thị Thúy Hằng (2016), “Diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Việt

Nam sau 1986”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Đà Nẵng, (số 1), tr.28-36.

II. Đề tài nghiên cứu khoa học

8. Lê Thị Thúy Hằng (2012), Tư duy đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt

Hà, Đề tài khoa học cấp Trường, năm 2012 – 2013.

Page 4: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1. Nguyên lí đối thoại manh nha từ rất lâu trong đời sống cũng như

nghệ thuật. Mặc dù mức độ không nhiều nhưng chúng ta bắt gặp trong

đối thoại Socrate, những phản ứng lại trào lưu, chủ nghĩa nghệ thuật

phương Tây… Song, với tư cách là một lí thuyết văn học, phải đến

Mikhail Bakhtin, tinh thần đối thoại mới trở nên tự giác, riết róng.

2. Căn nguyên làm nên ma lực của M. Bakhtin nằm ở hệ hình tư duy

dựa trên nền tảng triết học nhân bản liên chủ thể. Triết học liên chủ thể

của ông xem đối thoại là phạm trù nền. Đối thoại là bản chất của ý thức,

bản chất của tư duy con người. Phát triển tinh thần này, khi nghiên cứu

khoa học văn học, nhà nghiên cứu đặc biệt chú tâm đến tính đối thoại ở

thể loại tiểu thuyết. Cuộc “vượt biên” lí thuyết đối thoại Bakhtin xuất

hiện trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986.

3. Không khí dân chủ của Đại hội VI (1986) giúp cho văn học Việt

Nam phát triển trên tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật.

Tiểu thuyết được dịp tỏ rõ chức năng hàng đầu, sứ mệnh của mình là xét

lại, nhận thức lại, đánh giá lại tất cả. Tinh thần nhận thức lại tạo tiền đề

cho tiếng nói đa thanh, đa âm sắc, đa giọng điệu. Những nhà văn tiêu

biểu luôn thể hiện ý thức nhận thức lại thông qua đối thoại: Phạm Thị

Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Thuận,

Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Việt Hà, Đỗ

Phấn… Mỗi tác phẩm là cuộc đối thoại của tác giả với tư tưởng thời đại

và tạo điều kiện cho những tư tưởng này đối thoại với nhau.

4. Vận dụng lí thuyết đối thoại của M. Bakhtin, đề tài Nguyên lí đối

thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 của luận án hướng

đến soi chiếu, khám phá những giá trị cách tân tiểu thuyết Việt Nam thời

kì đổi mới trên tinh thần nhận thức lại. Ý thức rời xa khỏi lối mòn là dấu

hiệu khởi động cho cuộc hành trình đưa tiểu thuyết Việt Nam thoát khỏi

Page 5: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

2

mô thức truyền thống để bước vào quỹ đạo chung của văn chương thế

giới. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án vận dụng lí thuyết đối thoại (chủ yếu của M. Bakhtin) nhằm

khám phá nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên

bình diện ý thức nghệ thuật và cách thức tổ chức trần thuật.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu từ

1986 đến 2010. Trong đó, chúng tôi tập trung vào những tác phẩm được

dư luận, giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao về đối thoại so với các

sáng tác ở giai đoạn trước.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của luận án là nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn

1986 đến 2010 tập trung trên hai bình diện chính: đối thoại trên bình diện

ý thức nghệ thuật và cách thức tổ chức trần thuật.

4. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lí thuyết

Luận án vận dụng lí thuyết đối thoại (người khởi nguồn là M.

Bakhtin) vào trường hợp tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống

- Phương pháp so sánh đồng đại - lịch đại.

5. Đóng góp của luận án

Thứ nhất, luận án là sự nỗ lực hệ thống lại những tri thức về lí thuyết

đối thoại ở các cấp độ khác nhau. Lí thuyết chủ yếu của M. Bakhtin - nhà

lập thuyết đầu tiên có công cải tạo mối quan hệ giữa người - người bằng

đối thoại. Các cấp độ đối thoại trong tư tưởng triết học - mỹ học, tư duy

văn hóa, tư duy nghệ thuật đóng vai trò bổ trợ quan trọng của cơ sở lí

Page 6: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

3

thuyết và là những gợi ý hữu ích cho việc phân tích đặc trưng nguyên lí

đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986.

Thứ hai, luận án tìm hiểu những đặc trưng lí thuyết đối thoại trong

trường hợp cụ thể của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Trên cơ sở đó,

người viết khảo sát các bình diện đối thoại có tính lặp lại thường xuyên,

trở thành nguyên lí trong tiểu thuyết. Việc ứng dụng lí thuyết đối thoại sẽ

gợi ra những góc nhìn gợi mở, tương tác đa chiều đối với thể loại văn

chương chưa hoàn kết này.

Thứ ba, luận án nghiên cứu nguyên lí đối thoại trên bình diện ý thức

nghệ thuật và tổ chức trần thuật nhằm khẳng định sự đổi mới và đóng

góp của thể loại tiểu thuyết đối với nền văn học Việt Nam.

6. Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung

của luận án được triển khai trong 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Lí thuyết đối thoại và sự xuất hiện nguyên lí đối thoại

trong văn học Việt Nam từ 1986 đến 2010

Chương 3. Đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010

trên bình diện ý thức nghệ thuật

Chương 4. Đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010

trên bình diện tổ chức trần thuật

NỘI DUNG

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết đối thoại

1.1.1. Khái lược diễn trình nghiên cứu lí thuyết đối thoại trên thế giới

Trên thế giới, luận về đối thoại, khởi nguyên của nó bắt nguồn từ

Socrate (khoảng 470 - 399 trước Công nguyên). Song, thời cổ đại, đối

thoại Socrate là một thể loại văn học được ghi chép lại bởi Plato (khoảng

428 - 348 trước Công nguyên). Thời hiện đại, những năm 20 của thế kỷ

XX, M. Bakhtin trở lại với vấn đề đối thoại không phải trên phương diện

Page 7: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

4

thể loại mà là đặc trưng của thi pháp thể loại. Ông đã nêu bật tính đa

thanh, phức điệu, nguyên tắc phức điệu trong tiểu thuyết. Đa thanh, phức

điệu cũng chính là tính đối thoại trong nội tại lời nói của con người.

Giới thiệu và diễn giải thành công nhất trên cơ sở nắm bắt sâu sắc lí

thuyết đối thoại là J. Kristeva với tính liên văn bản. Todorov cũng phát

triển mạch tư duy của Bakhtin và ứng dụng vào lí luận, phê bình văn học.

Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến người sáng tạo ra văn bản. Sau quan

niệm cái chết của tác giả (R. Barthes), nhà giải cấu trúc Derrida nhận ra

tác phẩm văn học không phải hình thức ngôn ngữ đặc trưng mà là hình

thức đọc đặc trưng.

Như vậy, lí thuyết đối thoại được gắn với tên tuổi của M. Bakhtin

những năm đầu thế kỷ XX. Đến cuối thế kỷ XX, và đầu thế kỷ XXI, nó

đã phát triển, tiếp biến theo những hướng đi khác nhau: từ đặc điểm thi

pháp thể loại chuyển sang lí thuyết tiếp nhận.

1.1.2. Tình hình tiếp nhận và nghiên cứu lí thuyết đối thoại ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong khả năng tư liệu, chúng tôi xem người đặt vấn đề lí

thuyết đối thoại đầu tiên trên tinh thần của Bakhtin là Trần Đình Sử với

bài viết “M. Bakhtin và thi pháp của Dostoievski”, in trên Tạp chí Văn

nghệ quân đội năm 1985. Tuy nhiên, người đầu tiên tiếp xúc và có công

trình dịch thuật, giới thiệu dài hơi, sâu sắc quan niệm Bakhtin là Phạm

Vĩnh Cư qua Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (1992). Tiếp đó, Những vấn

đề thi pháp Dostoievski (1993) do Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương

Trí Nhàn dịch chứng tỏ tư duy khoa học văn học của Bakhtin về một đại

diện được cho là phức tạp của văn học Nga. Đối thoại là biểu hiện xuyên

suốt thể hiện những cách tân trong tư duy tiểu thuyết Dostoievski. Tiếp

đến, công trình Nghệ thuật tiểu thuyết (M. Kundera), Mikhail Bakhtin -

Nguyên lí đối thoại (Todorov), Đi tìm sự thật biết cười (Umberto Eco)…

cũng đề cập đến tính đối thoại, đa thanh, phức điệu trong tiểu thuyết.

Bên cạnh mảng dịch thuật, những bài viết, công trình tập trung nghiên

cứu về lí thuyết đối thoại của Trần Đình Sử, Hoàng Trinh, Đỗ Đức Hiểu,

Đặng Anh Đào, Trương Đăng Dung, Nguyễn Đăng Điệp… đem lại nhiều

Page 8: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

5

nhận định có giá trị. Ngoài ra, việc quan tâm, dịch thuật bài viết của các

nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc chứng tỏ tầm quan trọng của lí

thuyết đối với lí luận phê bình văn học Việt Nam và thế giới.

1.2. Tình hình vận dụng lí thuyết đối thoại vào nghiên cứu văn học

và tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010

1.2.1. Tình hình vận dụng lí thuyết đối thoại vào nghiên cứu văn học

Việt Nam

Tình hình vận dụng lí thuyết đối thoại vào nghiên cứu trong văn học

Việt Nam chưa được quan tâm một cách đúng mực. Song, chúng ta vẫn

tìm thấy những bài viết để lại dấu ấn.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử ứng dụng vào hai hiện tượng văn học

tiêu biểu: “Lí thuyết đối thoại và mấy nét nghệ thuật tự sự trong truyện

ngắn Chí Phèo của Nam Cao” (in trong Tạp chí Văn học số 12 - 1998) và

“Lí thuyết giọng điệu nghệ thuật của Bakhtin và chủ nghĩa cảm thương

của Truyện Kiều” (Tạp chí Văn học số 12 - 1999). Cùng viết về Vũ

Trọng Phụng, Đỗ Đức Hiểu và Nguyễn Thành phát hiện tính đa thanh, đa

âm ở nhà văn so với những tác giả cùng thời. Nguyễn Đăng Điệp để

mình “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp” và nhận ra chất triết lí

trong truyện của nhà văn. Châu Minh Hùng quan tâm đến tính đa thanh

qua bài viết “Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện

đại qua cấu trúc truyện của Nguyễn Huy Thiệp”. Nguyễn Văn Thuấn

khảo cứu truyện ngắn của tác giả này trực tiếp từ lập trường đối thoại

trong Luận án Tiến sĩ… Công trình của Nguyễn Thị Bình Văn xuôi Việt

Nam 1975 - 1995 những đổi mới cơ bản (2007) và bài viết của Phùng

Phương Nga triển khai trên hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết…

Tuy nhiên, những công trình dài hơi, chuyên sâu qua từng giai đoạn,

thể loại của tính đối thoại vẫn còn thiếu. Đây là khoảng trống để chúng

tôi thực hiện luận án.

1.2.2. Tình hình vận dụng lí thuyết đối thoại vào nghiên cứu tiểu

thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010

Page 9: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

6

Tinh thần lí thuyết đối thoại được vận dụng vào tiểu thuyết Việt Nam

sau 1986.

Bài viết của Nguyễn Thị Bình (“Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”)

(in trong Tạp chí Văn học, số 7, 1998); Đỗ Đức Hiểu (“Đọc Phạm Thị

Hoài”, “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”) (2000); Phạm Xuân Thạch

(“Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ nghĩa

anh hùng tới nhu cầu đổi mới bút pháp”) (2004); Nguyễn Đăng Điệp

(“Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử văn hóa”)

(2012); Thái Phan Vàng Anh (“Tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn

Xuân Khánh”) (2012)… đã khảo sát ở những tác giả, tác phẩm cụ thể.

Những công trình khảo sát giai đoạn sau 1975, (ví dụ được nêu chủ yếu

lại tập trung ở tiểu thuyết sau 1986), tính đối thoại nhận diện trong ngôn

ngữ: Nguyễn Bích Thu “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau

1975” và công trình của Mai Hải Oanh về Những cách tân nghệ thuật

tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Một số luận văn Thạc sĩ áp dụng trực

diện quan niệm đối thoại của Bakhtin vẫn để ngỏ lí thuyết và phương

diện quan trọng khác góp phần tạo nên nguyên lí đối thoại.

Trên tinh thần kế thừa và mở rộng, chúng tôi sẽ nhận diện tiểu thuyết

Việt Nam sau 1986 từ lí thuyết đối thoại, đồng thời đối sánh để thấy sự

ảnh hưởng từ quan niệm đến cách thức mô tả so với giai đoạn trước.

Tiểu kết: Nhìn chung, về lí thuyết: các công trình giới thiệu, dịch

thuật chuyển tải được cốt lõi vấn đề lí thuyết đối thoại ở khía cạnh tiêu

biểu của thi pháp thể loại. Về vận dụng lí thuyết, các bài viết đều tập

trung ở một số trường hợp truyện ngắn và tiểu thuyết. Tuy nhiên, tính

bao quát của lí thuyết vận dụng cho thể loại tiểu thuyết Việt Nam vẫn là

khoảng trống lớn để đề tài có thể khai thác.

Chương 2

LÍ THUYẾT ĐỐI THOẠI VÀ SỰ XUẤT HIỆN NGUYÊN LÍ ĐỐI

THOẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2010

Page 10: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

7

2.1. Các quan niệm về lí thuyết đối thoại

2.1.1. Quan niệm của Bakhtin

Trước hết, lý thuyết đối thoại của Bakhtin nêu lên bản chất đối thoại của

ý thức và ngôn ngữ, đặt nền móng cho việc phân tích ngôn ngữ theo bình

diện mới.

Việc tìm ra và chứng minh cho tính đúng đắn của luận đề bản chất

đối thoại của ý thức và ngôn ngữ với nguyên lí lời nói con người luôn

mang tính đối thoại được Bakhtin triển khai trong thể loại tiểu thuyết nói

chung, sáng tác Dostoievski, Rabelais nói riêng. Ông xem, tính tiểu

thuyết là tính đối thoại. Ở tiểu thuyết Dostoievski - nhà nghiên cứu nhận

ra mẫu mực của đối thoại với tính đa thanh/phức điệu. Đa thanh thể hiện

nhiều giọng nói hay diễn ngôn hai giọng và các tiếng nói bình đẳng với

nhau. Vì vậy, nhà lí luận khởi xướng ngành khoa học mới - siêu ngôn

ngữ học. Siêu ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ trong dạng thức cụ thể

là lời nói. Đặc điểm khu biệt đối tượng siêu ngôn ngữ học là quan hệ đối

thoại, kể cả quan hệ đối thoại giữa người nói với lời nói của chính mình.

Bên cạnh quan niệm đối thoại trong nội tại lời nói, những vấn đề

trọng tâm khác như: tính độc lập tương đối giữa nhân vật với tác giả, đặc

điểm về thể loại, kết cấu, cốt truyện thông qua khảo sát tiểu thuyết

Dostoievski và tinh thần giễu nhại, hài hước trong Rabelais. Đây là diện

mạo quan niệm lí thuyết đối thoại.

Tóm lại, trong quan niệm về đối thoại, ngôn ngữ luôn được đặt trong

tính chỉnh thể, sống động, cụ thể, có tư tưởng, đời sống xã hội riêng. Bản

chất ngôn ngữ Bakhtin mang tính đối thoại bởi nó là nơi hội tụ, tranh

biện của những quan niệm, tư tưởng khác nhau về thế giới, con người.

2.1.2. Các quan niệm khác

Người giới thiệu, diễn giải thành công nhất tính đối thoại chính là

Julia Kristeva (1941 - ). Bà phân tích tư tưởng của Bakhtin và đề xuất

tính liên văn bản để thay thế khái niệm tính đối thoại/tính liên chủ thể.

Với Bakhtin, ngữ cảnh là hoàn cảnh xã hội. Ở Kristeva, ngữ cảnh là văn

bản xung quanh nó.

Page 11: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

8

Hai năm sau tiểu luận của Kristeva, R. Barthes trong bài viết Cái chết

của tác giả quan niệm, mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn

bản khác. Nó được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản.

Ý nghĩa đích thực về thuật ngữ liên văn bản của Kristeva khi giới

thiệu về Bakhtin trở nên sáng rõ hơn trong lí thuyết kí hiệu của J.

Derrida. Ông xem, không có cái bên ngoài văn bản. Nhà nghiên cứu quan

niệm, đọc hết văn bản cũng tạo nghĩa như việc viết ra nó, thậm chí tất cả

sự viết thực ra cũng là đọc văn bản.

Nửa sau những năm 80 thế kỷ XX, M. Foucault quan tâm những quy

tắc chi phối việc diễn ngôn ra đời và vận hành trong đời sống. Nhà

nghiên cứu gặp gỡ Bakhtin khi chú trọng đến bản chất ngữ cảnh phát

ngôn nghĩa là hoàn cảnh xã hội. Tuy nhiên, M. Foucault trượt ra khỏi

diễn ngôn về mặt ngữ học, tiệm cận triết học và tư tưởng hệ.

Sự tiếp nhận, tiếp biến, liên quan lí thuyết Bakhtin qua các nhà cấu

trúc, hậu cấu trúc khá rõ nét. Hiện tại, khái niệm liên văn bản của

Kristeva khi giới thiệu, diễn giải Bakhtin trở thành một trong những lí

thuyết trung tâm của chủ nghĩa hậu hiện đại.

2.2. Các cấp độ của đối thoại

2.2.1. Đối thoại trong tư tưởng triết học - mỹ học

Đối thoại trên bình diện tư tưởng triết học - mỹ học của Bakhtin có

nguồn gốc sâu xa từ trong thể loại đối thoại kiểu Socrate. Tiểu thuyết đa

thanh của Dostoievski xây dựng trên cơ sở những truyền thống thể loại

khác nhau trong sự phát triển văn xuôi nghệ thuật châu Âu, trong đó có

Socrate. Đối thoại chính là triết học nhân bản của Bakhtin với những

tổng kết: đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của tư duy; nhận thức

bắt đầu ở đâu, ở đó có đối thoại. Mục đích cải tạo mối quan hệ giữa con

người với con người bằng đối thoại là triết học nhân sinh sâu sắc Bakhtin

luôn hướng tới.

Từ bản chất đối thoại của ý thức và ngôn từ, ý niệm triết học - thẩm

mỹ của Bakhtin bao quát trong mối quan hệ giữa nhà văn và nhân vật -

kẻ luôn mang trong mình nhiều tiếng nói độc lập, bình quyền. Khi nhân

Page 12: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

9

vật tồn tại, hoạt động trong một cấu trúc nghệ thuật, chúng phát triển theo

một quy luật riêng và trở thành những thực thể độc lập. Tính độc lập tạo

cho mối quan hệ này khả năng giao lưu, đối thoại.

Đối thoại trong tư tưởng triết học - mỹ học của Bakhtin mang tính nhân

bản. Bởi lẽ, Bakhtin luôn chống sự phán xét con người từ sau lưng và mãi

mãi con người vẫn chưa nói lời tận quyết về mình.

2.2.2. Đối thoại trong tư duy văn hóa

Trong khi tìm ra bản chất đối thoại của thể loại tiểu thuyết, M.

Bakhtin tiệm cận với tư duy văn hóa Rabelais qua công trình chuyên

khảo Sáng tác của Fransois Rabelais và văn hóa dân gian trung đại và

phục hưng (1965). Nhan đề công trình gợi dẫn hai vấn đề chính được tác

giả giải quyết: lột tả đặc trưng thẩm mỹ của tiếng cười Rabelais và làm

sáng tỏ quan hệ giữa tiếng cười ấy với văn hóa dân gian. Tư duy văn hóa

của Bakhtin gắn với tiếng cười hay văn hóa cười của hội cải trang

(carnaval).

Đối thoại trong tư duy văn hóa của Bakhtin đến thời hiện tại đã vượt

khỏi khung lễ hội cải trang dân gian. Tiếp thu những phát hiện của

Bakhtin và thành tựu của nhân loại học văn hóa, Todorov chủ trương và

khuyến khích sự giao lưu giữa các nền văn học, văn hóa trên thế giới.

Sự chuyển hóa “thân xác” văn hóa trong văn học của Bakhtin là đối

thoại giải thiêng, hạ bệ đối với truyền thống nhằm tạo tiếng cười. Từ gợi

mở tư duy đối thoại trên bình diện văn học tới văn hóa, các nhà nghiên

cứu mở hướng nghiên cứu đối thoại liên văn hóa giữa các quốc gia, xóa

bỏ tính tự trị của một nền văn hóa độc tôn, tạo tư duy bình đẳng, tự do

trên thế giới.

2.2.3. Đối thoại trong tư duy nghệ thuật

Văn học là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Đặc trưng văn học có

mối tương quan với các loại hình nghệ thuật khác. Ngược lại, các loại

hình nghệ thuật cũng góp phần nâng cao giá trị của văn học. Đây cũng là

đối thoại liên văn bản theo quan điểm của Kristeva.

Page 13: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

10

Đối thoại trong tư duy nghệ thuật còn thể hiện trên bình diện sáng tác,

tiếp nhận, phê bình. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời

sống văn học, nghệ thuật. Mỗi bình diện đều được triển nở trên tinh thần

tự do. Chính vì vậy, đời sống nghệ thuật luôn cởi mở bởi những vấn đề

thuộc về con người được diễn giải theo cách thức đối thoại mở ngỏ.

2.3. Sự xuất hiện nguyên lí đối thoại trong văn học Việt Nam từ 1986

đến 2010

2.3.1. Cơ sở xuất hiện nguyên lí đối thoại trong văn học Việt Nam sau 1986

Cuối năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI tiến hành đánh dấu sự đổi

mới, dân chủ trong tư duy, nhận thức. Thay đổi định hướng văn học từ

chính trị chuyển sang văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh

hưởng tới sự hình thành và vận hành của diễn ngôn văn học sau 1986.

Lịch sử, văn hóa sang trang giúp cho đời sống kinh tế, xã hội có

những bước tiến quan trọng. Đó là sự chuyển dịch từ cơ chế bao cấp sang

nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa. Các phương tiện thông

tin đại chúng, công nghệ thông tin, văn hóa mạng, văn học dịch ảnh

hưởng lớn đến đời sống văn học nghệ thuật.

Sự thay đổi trong đời sống lịch sử, văn hóa, xã hội là tiền đề xuất hiện

nguyên lí đối thoại trong đời sống văn học Việt Nam nói chung, tiểu

thuyết nói riêng trên tinh thần nhận thức lại.

2.3.2. Biểu hiện của nguyên lí đối thoại trong văn học Việt Nam từ

1986 đến 2010

Ngoài quy luật khách quan, bản thân sự vận động tự thân của văn học

luôn có ý thức vượt qua các quy phạm, vượt qua tính đơn thanh để hướng

tới đa thanh. Vì vậy, nguyên lí đối thoại gắn liền với cảm thức nhận thức

lại trong văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt sau 1986 là tất yếu.

Trong các thể loại văn học sau đổi mới, nguyên lí đối thoại thể hiện rõ

rệt và mạnh mẽ nhất ở tiểu thuyết. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn, đối thoại

xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau. Từ Tố Tâm, văn xuôi Tự lực

Page 14: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

11

văn đoàn, đến sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (hai cây bút xuất

sắc của dòng văn học hiện thực phê phán), tinh thần đối thoại đã xuất

hiện và ngày càng đậm nét trong văn học Việt Nam.

Thời kì đầu thế kỷ XX, gián cách 30 năm văn học cách mạng và

kháng chiến (1945 - 1975), đối thoại chưa tạo thành nguyên lí chi phối

nền văn học. Sau 1975, đặc biệt 1986, nguyên lí đối thoại trở thành hiện

tượng phổ quát, vượt thoát dấu hiệu của mầm mống ban đầu. Biểu hiện

của nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại hết sức

phong phú. Tác phẩm Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Xuân Khánh,

Hồ Anh Thái, Cao Duy Sơn, Thuận, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh,

Nguyễn Việt Hà... thẳng thắn đặt ra và đối thoại với rất nhiều quan điểm,

học thuyết... - các văn bản vĩ mô của truyền thống. Thông qua đối thoại

dân chủ, tiểu thuyết Việt Nam đang dần tiến sát và hoà nhập với tính chất

hiện đại của tiểu thuyết thế giới.

Tiểu kết: Ở chương hai, chúng tôi đã sơ lược giới thiệu lí thuyết đối

thoại, sự tiếp biến lí thuyết; các cấp độ đối thoại; và khẳng định sự xuất

hiện của nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Trên

cơ sở lựa chọn, kết hợp những luận giải về đối thoại của các nhà nghiên

cứu (tiêu biểu là Bakhtin), chúng tôi đưa ra luận điểm làm điểm tựa lí

thuyết cho việc triển khai trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010

như sau: đối thoại là bản chất của ý thức, tư duy của con người bằng

ngôn ngữ. Nó là cấu trúc liên chủ thể, liên văn bản thể hiện rõ lập trường

tư tưởng, văn hóa của thời đại. Gắn lí thuyết với đề tài, chúng tôi chỉ

dừng lại những đặc điểm đối thoại mang tính tiếp biến đặc thù ở tiểu

thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010 trên bình diện ý thức nghệ thuật và tổ

chức trần thuật.

Chương 3

ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

TỪ 1986 ĐẾN 2010 TRÊN BÌNH DIỆN Ý THỨC NGHỆ THUẬT

Page 15: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

12

3.1. Đối thoại trong ý hướng nhận thức lại các giá trị hoàn kết

3.1.1. Các giá trị đạo đức, xã hội

Các nhà tiểu thuyết Việt Nam cảm nhận sự vênh lệch giữa thực tại và giá

trị đạo đức truyền thống. Những nhố nhăng của thời cuộc, đổ vỡ, bất tín

nhận thức, đạo đức xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, Chu

Lai, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn

Bình Phương, Nguyễn Khắc Trường, Võ Thị Hảo,... Các vấn đề/phạm trù

tiêu biểu được đem ra bàn định lại: thiện - ác, đạo đức gia đình, tiết

hạnh/trinh tiết, truyền thống (trật tự) - hiện tại (hỗn độn). Đây cũng là chức

năng của tiểu thuyết theo cách gọi của Bakhtin là luôn nhận thức lại, kiến

giải lại, đánh giá lại.

Ý thức luận đề lộ từ nhan đề (Giã biệt bóng tối, Cõi người rung

chuông tận thế) hay khoác cho nhân vật lớp áo rộng hơn chính nó như

trường hợp nhân vật bào thai, đứa trẻ luận bàn về đạo đức, thiện - ác,…

là giới hạn của tinh thần nhận thức lại các giá trị đạo đức, xã hội.

Tuy nhiên, qua đối thoại, các tác giả khẳng định giá trị tư tưởng nhân

sinh tốt đẹp con người cần phải lưu giữ và sử dụng cho mọi thời. Vượt qua

quy chuẩn, trước thực tại, những giá trị tưởng như đã đông cứng nhưng vẫn

chưa thể hoàn kết. Vẫn còn nhiều góc khuất để con người cần xét lại và thấu

thị với nhau.

3.1.2. Các giá trị lịch sử, văn hóa

Từ sau năm 1986, viết như một nhu cầu nhận thức lại lịch sử, văn hóa

trở thành xu hướng thời thượng của tiểu thuyết Việt Nam. Với nhiều cách

lựa chọn, viết tiếp, viết lại hay mượn lịch sử như là cái cớ để nhà văn thi

triển và công khai tư tưởng cá nhân đã tạo nên sự sôi động trên văn đàn.

Qua những nhìn nhận lịch sử, văn hóa cũng từ đó mà hiển lộ. Nhận thức

lại các giá trị lịch sử, văn hóa, nổi bật lên các vấn đề: nhận thức lại chiến

tranh từ góc độ nhân bản, cá nhân; nhận thức và nhu cầu thụ hưởng, diễn

giải lại lịch sử (khơi mở những bí mật, khuất lấp; phân tích những góc

khuất của đời tư, số phận; giả định/giải lịch sử); truy tìm, luận giải thành

Page 16: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

13

tố kết tinh văn hóa và bản sắc dân tộc trong tâm thế hậu hiện đại, không

gian phẳng…

Ngoài tinh thần nhận thức lại, nhà văn dự báo cho người đọc về

chuyển động quá ngưỡng của lịch sử, văn hóa. Trong đó, chúng ta nhận

ra những giá trị cần phải trân trọng, gìn giữ, phát huy, những điều phải

nhìn nhận lại và cả hiểm họa mà chúng ta đang là nạn nhân, đồng thời

cũng là tội nhân là cách nhìn mang đậm giá trị nhân sinh.

3.1.3. Các giá trị văn học, nghệ thuật

Với mạch chung của nguyên lí đối thoại trên tinh thần nhận thức lại

giá trị hoàn kết, nhận thức lại giá trị văn học, nghệ thuật cũng là một

trong những vấn đề thường trực, trở đi trở lại trong tiểu thuyết sau 1986.

Biểu hiện của nguyên lí đối thoại về giá trị văn học, nghệ thuật là việc

nhà văn trực diện bày tỏ quan niệm văn chương, nghệ thuật. Sáng tạo ra

kiểu nhân vật nhà văn, lí giải mối quan hệ nhà văn và tác phẩm, bày tỏ

quan niệm sáng tác của người viết, ý nghĩa của hành động viết, đọc văn

bản; đề cao vai trò của người nghệ sĩ chân chính trong hành trình sáng

tạo; người kể chuyện, nhà văn đối thoại với người đọc trực diện trên văn

bản; đối thoại với các tác giả, tác phẩm kinh điển nhằm đưa văn chương,

nghệ thuật đến gần người đọc, thậm chí giải thiêng văn học, giải thiêng

bản thân việc viết văn… là những đặc điểm nổi bật.

Bằng tiếng nói tương tác, đối nghịch, phản bác, vấn đề văn chương,

nghệ thuật của tiểu thuyết sau 1986 tạo nên sự ngẫm suy với người đọc.

Những quan niệm văn chương, nghệ thuật trước đây hay thực trạng của

văn học, nghệ thuật hôm nay được đem ra nhìn nhận, xét lại bằng sự

khách quan của người cầm bút thông qua thế giới nhân vật.

3.2. Đối thoại từ bình diện nhân vật

3.2.1. Quan niệm về nhân vật

Sau 1986, cách phân chia loại hình nhân vật truyền thống đã bị các

nhà tiểu thuyết khước từ. Nhân vật được soi chiếu, khám phá, thể hiện ở

nhiều bình diện, nhiều giác độ: ý thức, vô thức, tâm linh, bản năng, khát

vọng, cá thể, nhân loại… Quan niệm nhân vật vượt thoát cái nhìn một

Page 17: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

14

chiều, đơn phiến, cứng nhắc để vươn tới nhận thức và quan niệm đa

chiều, toàn diện, sâu sắc.

Bên cạnh việc từ chối phân tuyến, các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau

1986 luôn đặt nhân vật vào quá trình tự ý thức, đang ý thức và chưa hoàn

kết. Tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau

trong môi trường xã hội nhất định là sự thể hiện nguyên lí đối thoại trên

tinh thần tự ý thức.

Nguyên lí đối thoại trong quan niệm về nhân vật của tiểu thuyết sau

1986 tạo sự khác biệt lớn với văn học sử thi trước đó. Điều này đồng

nghĩa, chúng ta ghi nhận những nỗ lực cách tân của các nhà tiểu thuyết

Việt Nam đương đại trên bình diện nhân vật.

3.2.2. Cách thức xây dựng nhân vật

Đi liền với sự khác biệt trong quan niệm là nguyên lí đối thoại trong

cách thức xây dựng nhân vật của các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.

Trước hết, đối thoại trong cách thức xây dựng nhân vật từ chối tính điển

hình. Nhân vật không biết trước về chính nó và tồn tại của nhân vật được

lắp ghép từ mảnh vỡ của kí ức với những ám ảnh vô thức. Mối quan hệ

bình đẳng giữa nhân vật và lập trường tác giả cũng là sự thể hiện nguyên

lí đối thoại trong cách xây dựng nhân vật .

Nhận diện nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 có những

khác biệt nhất định so với văn học trước đây, thậm chí nhà văn còn muốn

tương tác, kiểm chứng lại cả những quan niệm của thời hiện tại. Dù còn

những hạn định, người đọc vẫn ghi nhận đóng góp của các nhà tiểu

thuyết trong tư duy đổi mới văn học qua sự đối thoại bằng văn chương

trên bình diện nhân vật.

3.3. Đối thoại trong đời sống thể loại

3.3.1. Về ngoại biên - trung tâm

Đối thoại trong đời sống thể loại ở vấn đề ngoại biên - trung tâm được

triển khai từ sự mở rộng phạm vi đề tài, chủ đề. Văn hóa giải thiêng trên

tinh thần carnaval là yếu tố bổ trợ.

Page 18: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

15

Văn học đổi mới nói chung, tiểu thuyết nói riêng công nhiên thể hiện

những cấm kị mà giai đoạn 1945 - 1975 không có dịp phản ánh. Sáng tác

của Bảo Ninh, Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Dương Hướng, Nguyễn

Khắc Trường, Hoàng Minh Tường, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà… thể

hiện nhu cầu vượt thoát khuôn thước văn học truyền thống mạnh mẽ trên

phương diện thể loại. Tác phẩm của các nhà tiểu thuyết sau 1986 mở

rộng đề tài chiến tranh, cải cách ruộng đất, đề tài lịch sử, đề tài tình yêu,

tình dục, đồng tính… Khung văn học cách mạng không còn phù hợp với

sự phát triển của đời sống hôm nay.

Trong đối thoại, thay đổi của mỗi thời kì là sự lấn lướt của diễn ngôn trung

tâm và yếu thế của ngoại biên. Tuy nhiên, thực tế chứng minh sự tồn tại song

hành của trung tâm và ngoại biên trong đời sống văn học. Ngoại biên hóa

trong văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng cho ra đời những tác phẩm có

giá trị. Đời sống tiểu thuyết sau đổi mới thay đổi diện mạo và trở nên đa sắc

hơn so với bản thân thể loại giai đoạn 1945 - 1975.

3.3.2. Về hiện đại - hậu hiện đại

Đối thoại về đời sống thể loại từ hệ hình hiện đại - hậu hiện đại trong

tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 triển khai trên tinh thần là sản phẩm của lối

viết: sự pha trộn thể loại; sự giễu nhại, trích dẫn, tương tác, xếp chồng, kết

nối giữa các văn bản với nhau (truyền thống - hiện đại, chính thống - phi

chính thống, các loại hình nghệ thuật, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo…).

Trong khi thể hiện liên văn bản/tương tác thể loại, tiểu thuyết sau 1986

đụng chạm đến nhiều khái niệm/hình thức khác của chủ nghĩa hậu hiện đại

như tính huyền ảo, mảnh vỡ.

Tiểu thuyết sau 1986 chứng kiến sự tương tác, pha trộn thể loại giữa

kí, kịch, thơ ca, truyện ngắn, huyền thoại trong tiểu thuyết (mối tương tác

ngoài hệ thống, chủ yếu ở yếu tố kỳ ảo hư tưởng vào cấu trúc tiểu

thuyết)… trong sáng tác Nguyễn Khải, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,

Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hoàng Minh Tường, Ma Văn

Kháng, Nguyễn Xuân Khánh…

Page 19: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

16

Sự xóa mờ ranh giới, pha trộn thể loại tiểu thuyết luôn luôn trộn lẫn

giữa cũ mới một cách rõ nét, quyết liệt hơn so với chính nó trước đây.

Sức hút mạnh mẽ và sự thâm nhập của các thể loại với nhiều cách biểu

đạt con người khác nhau tạo cho đời sống tiểu thuyết trở lại đúng với bản

chất chưa hoàn kết của mình.

Tiểu kết: Như vậy, đối thoại trên bình diện ý thức nghệ thuật triển

khai từ tinh thần nhận thức lại giá trị hoàn kết, đối thoại từ quan niệm và

nguyên tắc xây dựng nhân vật, đời sống thể loại đã bao quát những vấn

đề cơ bản nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Các giá trị cũ được

tái sinh bởi điều tưởng như lỗi thời được đem ra bàn định lại. Giá trị mới

phát sinh và bắt đầu hành trình thử nghiệm chính mình. Quan niệm và

nguyên tắc xây dựng nhân vật thay đổi chủ yếu được xét trong mối tương

quan với tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975. Xét một cách công tâm, tiểu

thuyết thời đại sử thi vẫn có tư duy đối thoại. Tuy nhiên, con người cộng

đồng, tập thể (1945 - 1975) và con người cá nhân, phức hợp, đa bình diện

(sau 1986) tự nó đòi hỏi một sự thể hiện mới hơn. Sự phản biện về quan

niệm và nguyên tắc xây dựng nhân vật giữa các giai đoạn là hoàn toàn có

cơ sở. Đời sống thể loại tiểu thuyết mang gương mặt khác khi dung nạp

vào bản thân nó mã diễn ngôn thời đại. Ngoại biên - trung tâm, hiện đại -

hậu hiện đại với những biểu hiện cụ thể của việc mở rộng phạm vi phản

ánh đề tài, chủ đề, tự do hút vào từ trường tiểu thuyết các thể loại khác…

đã hình thành diễn ngôn mới. Tâm thế đối thoại đem lại đặc trưng riêng,

thể nghiệm và làm mới thể loại so với chính nó.

Chương 4

ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

TỪ 1986 ĐẾN 2010 TRÊN BÌNH DIỆN TỔ CHỨC TRẦN THUẬT

4.1. Tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn tự sự

4.1.1. Đa chủ thể tự sự

Page 20: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

17

Với Bakhtin, đa thanh là việc tổ chức đồng thời những tiếng nói khác

nhau. Đa chủ thể tự sự hay cách thức lựa chọn nhiều cách kể và ngôi kể

cũng là yếu tố cốt tử làm nên tiếng nói đa thanh trong tiểu thuyết Việt

Nam sau 1986. Chúng ta bắt gặp nhiều trong sáng tác Bảo Ninh, Hồ Anh

Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Đoàn Minh

Phượng, Trần Dần, Nguyễn Danh Lam, Đỗ Phấn… Mỗi nhân vật được

quyền phán xét, kết luận người khác ngay sau đó, nhưng tuyệt nhiên, không có

chân lí, phán xét cuối cùng. Đó vẫn là những mời gọi đối thoại.

Đa chủ thể tự sự góp phần giúp cho tiểu thuyết sau đổi mới phá vỡ

tính độc đoán, toàn tri của người kể chuyện nhằm tạo nên đối thoại cũng

như sự tương hỗ giữa người kể chuyện và nhân vật. Khắc phục lối kể

chuyện độc tôn, một phía, phương thức này tạo ra tính chất đa giọng

điệu, đa điểm nhìn cho tác phẩm.

4.1.2. Gia tăng, gấp bội điểm nhìn

Thời kỳ sau đổi mới, người kể chuyện bị phá vỡ vai trò toàn tri và

được gia tăng, gấp bội điểm nhìn. Trong sự gia tăng, gấp bội trường nhìn,

điểm nhìn với cách thức tổ chức khác nhau (đan xen, di chuyển, tương

phản, bổ sung, loại trừ, phản biện…) gắn với chủ thể nhìn, góc nhìn,

quan điểm nhìn, trạng huống nhìn bộc lộ sự đối thoại ẩn ngầm hoặc công

khai. Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng),

Nguyễn Trí Huân (Chim én bay), Ma Văn Kháng (Đám cưới không có

giấy giá thú), Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội

gạo lên chùa), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu), Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của

Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người)… là những tiểu thuyết

trong đó có sự kết hợp linh hoạt, uyển chuyển, luân phiên giữa điểm nhìn

bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Sự gia tăng, gấp bội điểm nhìn trên

nguyên tắc đối thoại giúp cho tiểu thuyết đem lại những khám phá thú vị,

nhìn nhận cuộc sống, con người ở chiều sâu và bề sau.

Gia tăng, gấp bội điểm nhìn là bằng chứng dân chủ hóa, đổi mới

không nhỏ của thể loại so với văn học giai đoạn 1945 - 1975. Nhân vật

được soi chiếu từ nhiều góc cạnh, cách đánh giá tạo nên tính đa bội điểm

Page 21: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

18

nhìn. Từ bỏ tính đơn nhất trong phương thức tự sự là nỗ lực cách tân của

mỗi nhà văn và tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 theo hướng đối thoại luận.

4.2. Kiến tạo diễn ngôn đối thoại

4.2.1. Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật

Sau 1975, đổi mới tư duy thể loại đã tạo nên những cuộc đối thoại

thực sự. Mỗi nhân vật khi phát ngôn là một ý thức độc lập, và cuộc đối

thoại trở thành sự tương tác, va chạm giữa các luồng ý thức, các tiếng nói

khác nhau trên cùng mặt bằng văn bản. Ở đó, sự gặp gỡ, va chạm giữa

các luồng ý thức nhân vật không phải do tác giả mớm lời. Đối thoại

không còn là phương tiện. Nó là mục đích tự thân theo cách gọi của

Bakhtin. Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Hồ

Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ

hội của chúa (Nguyễn Việt Hà)… có những mẫu mực đối thoại giữa các

nhân vật. Trong đó, hai tiếng nói bị chẻ đôi, xâm nhập vào nhau.

Không riêng Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình

Phương… trên tinh thần đổi mới, tự do, dân chủ, tiểu thuyết Việt Nam

sau 1986 đều xây dựng những tiếng nói khác, tiếng nói lạ so với bản thân

thể loại từ nguyên lí đối thoại. Tính cách, số phận nhân vật tái hiện đều

được bộc bạch bằng những cuộc thoại trao đáp thông thường, song, bên

trong lại chất chứa tư tưởng, quan điểm của con người thời đại. Bên cạnh

đối thoại của nhân vật, tác giả gửi gắm sự nhìn nhận, chiêm nghiệm, soi

xét về cuộc đời.

4.2.2. Đối thoại trong độc thoại nội tâm

Sau đổi mới, ý thức cá nhân nở rộ cũng là lúc con người có quyền tự

do hướng tới chính mình. Đối thoại trong độc thoại nội tâm trở thành đối

tượng phản tư của nhân vật. Tập trung hướng tới bản thân, độc thoại nội

tâm gắn liền với cái tôi vô thức. Nhiều nhà văn tên tuổi để lại dấu ấn sâu

đậm trong hành trình thể hiện vô thức nhân vật bằng những đối thoại nội

tâm. Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dương Hướng (Bến không

chồng), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi), Mạc Can (Tấm ván phóng

dao), Dạ Ngân (Gia đình bé mọn), Nguyễn Khải (Thượng đế thì cười),

Page 22: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

19

Trần Dần (Những ngã tư và những cột đèn)… chứa nhiều cuộc thoại nội

tâm day dứt.

Tiểu thuyết sau 1986 xây dựng những đối thoại hay đối thoại trong

độc thoại nội tâm căng thẳng. Có thể là ngụy biện, tự trấn an; có lúc tự

thương mình; lúc tra vấn; khi lại tự phân thân để mổ xẻ bản ngã… mỗi

nhân vật một tiếng nói va đập nhau cho thấy sự không trùng khít trong

cách nhìn nhận của nhân vật với mình và các nhân vật khác về những vấn

đề nhân sinh.

4.2.3. Sự phản biện giữa các ý thức ngôn ngữ

Sự phản biện giữa các ý thức ngôn ngữ là mối tương tác, phản biện

giữa ý thức độc thoại và ý thức đối thoại trong tương quan so sánh giữa

giai đoạn văn học 1945 - 1975 và sau 1975, đặc biệt sau 1986.

Bằng sự cách tân thể loại, cụ thể trong lời văn, tiểu thuyết Việt Nam

đương đại sáng tạo lời nói có khuynh hướng hai chiều khiêu khích đối

thoại. Nhà văn nỗ lực đổi mới Trần Dần (Những ngã tư và những cột

đèn), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Nguyễn Xuân Khánh (Mẫu

Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa)… có những mẫu mực lời văn hai giọng

của ý thức đối thoại.

Bên cạnh việc thiết lập diễn ngôn hai giọng, các nhà tiểu thuyết tạo

nên những đối lập của ngôn ngữ quan phương và phi quan phương. Đó là

ý thức đời hóa ngôn ngữ khi nhà văn phá vỡ tính chuẩn mực để sử dụng

lớp ngôn từ đời thường, thông tục, thậm chí tục hóa. Tiểu thuyết của lớp

nhà văn trẻ đương đại còn dung nạp lớp từ của ngôn ngữ mạng, điện

thoại: blog, comment, entry, chat, internet… Kênh ngôn ngữ này trước

đây chưa từng xuất hiện. Điều này chứng tỏ, sự khai phóng của tinh thần

tự do dân chủ, cởi mở giao lưu văn hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác

của các nhà văn.

Tiểu thuyết truyền thống (tiểu thuyết sử thi - độc thoại) thể hiện tính

chỉ xuất hiện một tiếng nói quyền uy chi phối của người kể chuyện toàn

tri và hoàn toàn bị khuôn mình vào khuôn thước của thời đại. Tiểu thuyết

Page 23: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

20

đa thanh, ngược lại muốn phá vỡ tính thuần nhất giản đơn của lời nói để

phản ánh sắc nét sự va chạm, mất thế cân bằng của các luồng tư tưởng.

Tuy nhiên, không vì thế mà tư duy đối thoại thủ tiêu các hình thức độc

thoại như là hình thức cũ kĩ. Bên cạnh sự bổ trợ và khắc phục tính thuần

nhất của hình thức cũ, giữa các ý thức ngôn ngữ này có sự phê phán,

phản biện lẫn nhau, góp phần tạo nên tính đa thanh của tiểu thuyết Việt

Nam sau 1986.

4.3. Dân chủ hóa giọng điệu trần thuật

4.3.1. Các sắc thái giọng điệu

Trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ dừng lại ở những sắc thái giọng

điệu tiêu biểu. Tính tương tác, đối thoại của giọng điệu hiện lộ rõ nét, bao

trùm lên tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 là: giọng hoài nghi, tra vấn và

giễu nhại, hài hước.

Điểm gặp gỡ nhau trên tinh thần đối thoại của giọng điệu hoài nghi,

tra vấn ở tiểu thuyết sau 1986 là việc nhà văn không chấp nhận sự thuần

nhất trong suy nghĩ của nhân vật đối với bất kì vấn đề nào. Tính chất

không thuần nhất thể hiện sự bóc tách bản thân một cách trần trụi của

những con người luôn luôn tự ý thức. Ma Văn Kháng (Đám cưới không

có giấy giá thú), Mạc Can (Tấm ván phóng dao), Nguyễn Xuân Khánh

(Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa) tiêu biểu cho sắc thái

giọng điệu này.

Cùng với hoài nghi, tra vấn, giễu nhại, hài hước là giọng điệu chiếm

ưu thế trong tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi Việt Nam những năm 90 nói

chung. Người khơi nguồn và thể hiện thành công giọng điệu giễu nhại

tạo nên nguyên lí đối thoại rõ nét phải kể đến Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,

Nguyễn Việt Hà, Thuận… Công thức chung làm nên kiểu giọng điệu

giễu nhại là sự đối nghịch của hai vế câu, hai ý giữa một bên là nghiêm

túc - một bên là bỡn cợt; một bên là kể, đánh giá khách quan - một bên

giải thích với cái nhìn chủ quan của người kể. Chúng ta có thể nhận ra

một thực tế, các sắc thái giọng điệu trên đều là sự đối nghịch với quan

Page 24: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

21

điểm giọng điệu truyền thống. Con người đương đại chấp nhận thách

thức những đối âm của truyền thống.

4.3.2. Sự đan xen, va quệt giọng điệu

Sự đan xen, va quệt giọng điệu diễn ra ở hai cấp độ vi mô và vĩ

mô. Ở cấp độ vi mô: đan xen, va quệt giọng điệu biểu hiện trong lời nói

hướng tới đối tượng của mỗi nhân vật hay giữa các nhân vật; cấp độ vĩ

mô: trong tương quan tác phẩm của tác giả tiểu thuyết để thấy được sự

phong phú, đa dạng của các bè, khái quát để khu biệt với tiểu thuyết giai

đoạn 1945 - 1975. Đây cũng được xem là yếu tố chủ đạo làm nên nguyên

lí đối thoại trong tiểu thuyết sau 1986.

Hình thức của đan xen, va quệt giọng điệu ở cấp độ vi mô và vĩ

mô đều là sự kết hợp có chủ đích hay ngẫu hứng của nhiều sắc thái giọng

điệu khác nhau. Có như vậy, thể loại mới đủ sức chống lại sự đơn điệu để

làm nên tính đa thanh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Tiểu kết: So với tiểu thuyết thời đại sử thi, tiểu thuyết Việt Nam

sau đổi mới đã có những bước tiến đáng trân trọng. Qua đối thoại, cách

thức tổ chức trần thuật bộc lộ rõ ý thức cách tân ở người nghệ sĩ góp

phần làm nên sự phong phú, đa dạng của thể loại. Đa chủ thể tự sự cùng

với sự gia tăng, gấp bội, dịch chuyển điểm nhìn giúp cho người đọc

đánh giá nhân vật từ nhiều hướng, nhiều chiều. Kiến tạo diễn ngôn đối

thoại là sự khám phá sâu sắc đời sống nội tâm nhân vật. Từ đó, người

đọc có cái nhìn soi chiếu, đối sánh đặc thù diễn ngôn của tiểu thuyết sử

thi (1945 - 1975) và tiểu thuyết sau 1986. Đối thoại trên bình diện tổ

chức trần thuật chứng kiến sự phong phú của các bè, các giọng cũng

như sự tương tác, đan xen giọng điệu. Không quá đề cao tính ưu trội

của đối thoại nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tính phổ quát

của nó trong văn học nói chung, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nói

riêng. Nguyên lí đối thoại trên bình diện ý thức nghệ thuật và tổ chức

trần thuật một lần nữa khẳng định tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến

2010 đang hội nhập tự nhiên vào quỹ đạo văn chương thế giới.

Page 25: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

22

KẾT LUẬN

1. Đối thoại luận của Bakhtin khởi xướng hệ hình tư duy mới đối lập

với lập trường độc thoại. Tuy nhiên, đối lập không phải triệt tiêu mà hô

ứng để tìm sự khác biệt, sự vận động tiệm tiến, hữu lí. Khởi đi từ luận đề

bản chất đối thoại của ý thức và ngôn ngữ, Bakhtin tiến vào lĩnh vực văn

chương để khám phá hiện tượng đa thanh của tiểu thuyết. Sự thâm nhập

này khơi mở các tầng giá trị của tác phẩm mà hướng tiếp cận theo lập

trường độc thoại vẫn còn để ngỏ. Lập trường đối thoại buộc chúng ta từ

bỏ thói quen nhìn nhận giản đơn để nhập thân vào một phạm vi thẩm mỹ

mới, định hướng sự nhìn nhận thế giới, con người theo một mô hình phức

tạp của chuỗi đối thoại bất tận. Bên cạnh đó, bản thân lí thuyết đối thoại

cũng hút vào nó nhiều sự dẫn giải thú vị. J. Kristeva là người giới thiệu,

tiếp nhận thành công đối thoại liên chủ thể của M. Bakhtin khi khai sinh

ra khái niệm liên văn bản. Cho đến nay, liên văn bản trở thành một trong

những đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại.

2. Trong diễn trình phát triển chung của khoa học văn học, lí thuyết

đối thoại Bakhtin đã chứng minh được tính phổ quát của mình. Vì vậy,

sức ảnh hưởng của lí thuyết đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới là

hiển nhiên. Điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của nước ta sau 1975, đặc

biệt sau 1986 là môi sinh tích cực thúc đẩy tinh thần tự do, dân chủ. Đặc

quyền dân chủ tạo nên nguyên lí đối thoại trên tinh thần nhận thức lại.

Tinh thần này khích lệ người nghệ sĩ mặc sức sáng tạo, cách tân trong

sân chơi câu chữ. Mỗi thế hệ nhà văn vẫn đang cần mẫn trên hành trình

tìm ý nghĩa cuộc sống, con người thông qua đối thoại, qua nhìn nhận,

đánh giá đa diện những hiện tượng trong đời sống. Điều này cho thấy,

tiểu thuyết Việt Nam vẫn đang tiếp tục thời hậu hiện đại trên tinh thần

đối thoại lại, nhận thức lại sôi nổi.

3. Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010

triển khai trên hai bình diện cơ bản: ý thức nghệ thuật và tổ chức trần

thuật. Đối thoại trên bình diện ý thức nghệ thuật là khám phá sâu xa nhất

Page 26: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

23

những vấn đề được đem ra nhận thức lại, vấn đề nhân vật và đời sống thể

loại. Nhận thức lại, lật lại những vấn đề cũ trong tư duy nhận thức mới,

nhà văn hiện đại còn muốn tạo nên đối trọng, phản biện với lối viết giản

đơn của văn học trước đó. Đạo đức, xã hội; lịch sử, văn hóa và văn học,

nghệ thuật được quy chiếu ở kinh nghiệm cá nhân, vừa chân thực, vừa

phức tạp, gợi sự suy ngẫm về cuộc sống đa âm sắc chứ không quy giản

như sự nhìn nhận bình yên qua lăng kính cộng đồng. Con người không

chỉ khám phá bề ngoài, sau lưng mà được nhìn nhận, khám phá ở bề sâu,

con người trong con người. Đối thoại về quan niệm và cách thức xây

dựng nhân vật đã lược bỏ tính nhất phiến, đơn trị trong miêu tả nhân vật.

Nhiều kiểu dạng nhân vật xuất hiện, mở rộng biên độ đối thoại giữa nhân

vật với nhân vật, nhân vật với người kể chuyện, tác giả và với người đọc

là những đóng góp quan trọng tạo tên nguyên lí đối thoại trong tiểu

thuyết Việt Nam sau 1986. Đối thoại trong đời sống thể loại gắn với sự

va đập các loại hình diễn ngôn nhờ những thay đổi của khung tri thức,

văn hóa mới. Những đề tài, chủ đề cấm kị của văn học sử thi dần chuyển

vào trung tâm đời sống tiểu thuyết đương đại, và ngược lại. Khuynh

hướng phi sử thi, cảm hứng đời tư, thế sự, nhu cầu thể hiện nỗi buồn, bi

kịch thân phận… trở thành tư tưởng chủ đạo, đối lập với tiểu thuyết giai

đoạn 1945 - 1975. Sự tương tác liên văn bản của lối viết hậu hiện đại làm

nên ý thức đối thoại sôi động trong đời sống thể loại tiểu thuyết Việt

Nam sau đổi mới. Đối thoại trên bình diện tổ chức trần thuật ở người kể

chuyện, điểm nhìn; diễn ngôn đối thoại; giọng điệu đa thanh là sự bổ trợ

đắc lực, làm sáng rõ tư duy đổi mới của các nhà tiểu thuyết. Người kể

chuyện và điểm nhìn không còn độc tôn, một người kể, một người đánh

giá mà luôn luân phiên, trao quyền nhận xét, phản biện lẫn nhau trong

môi trường đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại, đối thoại trong độc thoại hay

phản biện, phê phán giữa các ý thức ngôn ngữ khẳng định tính đa chiều

trong ý thức, tư duy của nhân vật. Cuối cùng, sắc thái giọng điệu phong

phú, đa dạng cùng với sự hòa âm, xen kẽ giữa các giọng tạo nên tính đa

thanh của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới.

Page 27: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

24

4. So với các lí thuyết khác, tính ưu trội của lí thuyết đối thoại nằm ở

việc cải tạo mối quan hệ giữa người - người qua đối thoại, cắt nghĩa con

người ở bề sâu, bề xa một cách công khai, tránh mọi hành vi phán quyết

sau lưng. Tuy nhiên, hạn chế của đối thoại là nếu quá đề cao tính phức

điệu sẽ dẫn đến làm giảm giá trị của độc thoại. Mặt khác, nếu không nắm

được vấn đề cốt lõi của lí thuyết đối thoại Bakhtin là sự bình đẳng cùng

tồn tại của các quan niệm, giá trị đa nguyên, các tư tưởng độc lập thì sẽ

xa rời nội hàm khái niệm, hoặc đối thoại tràn lan, đối thoại nửa vời trong

trường hợp tiểu thuyết Việt Nam. Những ưu điểm, hạn chế và những

vênh lệch, trật khớp này là tất yếu khi vận dụng lí thuyết phương Tây vào

văn học Việt Nam. Dù còn những hạn định, song vai trò lí thuyết đối

thoại Bakhtin đối với việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam là không thể

phủ nhận. Bằng cấu trúc đối thoại, chúng ta thấy được sức sống đích thực

của tác phẩm khi tiếp cận hiện thực, con người trong cự li gần gũi để

nhận ra tính đa diện, nhiều chiều, chưa hoàn tất nhưng sống động của

tiểu thuyết nước nhà từ 1986 đến 2010.

5. Lí thuyết đối thoại là một lí thuyết hay và khó. Bên cạnh phạm vi

áp dụng trong ngôn ngữ và văn chương, nó còn mở ra khả năng ở các

lĩnh vực khác như văn hóa, kinh tế, triết học, tâm lí học… Tính chất liên

ngành của đối thoại là một tập hợp mở gợi dẫn nhiều nhà nghiên cứu tiếp

tục đào sâu trong trạng thái đang tiếp diễn. Trong khi đó ở Việt Nam, các

công trình dịch thuật về lí thuyết đối thoại tương đối ít và chưa thực sự

thành hệ thống, chưa đánh giá hết giá trị tự thân, thậm chí có luồng ý

kiến phủ nhận người khai sinh ra bản thân lí thuyết. Phạm vi áp dụng cho

các trường hợp của văn học Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều không

gian để trống. Vì vậy, nghiên cứu lí thuyết đối thoại còn phải dụng công:

ở các lĩnh vực liên ngành, hoặc cụ thể cho một đặc trưng thể loại qua các

thời kì khác nhau trong văn học Việt Nam… Điều này để thấy, phía trước

luận án còn nhiều khoảng trống và đòi hỏi tâm huyết của nhiều nhà khoa

học thực sự chuyên tâm.

Page 28: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF SCIENCES

LÊ THỊ THÚY HẰNG

DIALOGIC PRINCIPLE IN VIETNAMESE

FICTION FROM 1986 TO 2010

Program: VIETNAMESE LITERATURE

Code: 62 22 01 21

DISSERTATION SUMMARY

VIETNAMESE LITERATURE

HUE - 2016

Page 29: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

This study is completed at College of Sciences, Hue University

Supervisor: 1. Assoc. Prof. Nguyễn Đăng Điệp

2. Assoc. Prof. Bùi Thanh Truyền

Reviewer 1: .........................................................................................

........................................................................................

Reviewer 2: .........................................................................................

........................................................................................

Reviewer 3: .........................................................................................

........................................................................................

The dissertation is defensed at Hue University level Graduate

Council at: ..........................................................................................

At….time….date….month…..year…

The dissertation is archived at the library of….

Page 30: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

1

INTRODUCTION

1. Topic choice reason

1. Dialogic theory came to life long ago both in real life and in arts. In

low volume, there were reactivities against western arts and trend,

etc...However, as for literary theory, only in Mikhail Bakhtin age,

dialogic spirit became vital and self-developed.

2. The magnetic power of M. Bakhtin emerged on the ground of

intersubjective philosophy of humanism. The intersubjective philosophy

regarded dialogue as the underpinning category. Dialogue is the nature

of mind, the nature of human thought. Further on this issue, in the study

of literary theory, the researcher laid emphasis on the dialogism in novel

genre. The “overarching” dialogic theory by Bakhtincame to existence in

Vietnamese fiction after 1986.

3. The 6th National Congress in 1986 supported Vietnamese literature

in its thought renewal and to look straight into the truth. Novel bear the

chance to reveal its leading function and mission which is to review, to

reaware and reevaluate all. The reawareness set a precedent for the voice

of polyphony, heteroglossia. Typical writers show the reawareness

through dialogue: Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo,

Tạ Duy Anh, Thuận, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Xuân Khánh,

Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn… Each work is a dialogue between the writer

and contemporary thought, creating favorable conditions for the

interactivity among these thought.

4. Adopting M. Bakhtin’s dialogic theory, the dissertation’s topic of

Dialogic principle in Vietnamese fiction from 1986 to 2010 is inclined

to reflect, explore renewed values of Vietnamese fiction in Doi Moi

period on the ground of reawareness. The notion to deviate from the old

path is the start up signal of liberating Vietnamese fiction out of

traditional modes to enter common orbit of international literature. This

is why we select and conduct this study.

Page 31: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

2

2. Research objective

The dissertation adopts dialogic theory (mostly by M. Bakhtin)to

exploit dialogic principle in post 1986 Vietnamese fiction on facets of

artistic awareness and narrative organization.

3. Research target and scope

3.1. Research target

The disseration’s research target is typical Vietnamese fiction from

1986 to 2010, among which we focus on works highly valued by

researchers and critics on their dialogic principle compared with previous

period’s works.

3.2. Research scope

The dissertation’s scope is to study Vietnamese fiction from 1986 to

2010 on two main facets: dialogue on artistic awareness and narrative

organization.

4. Theoretical foundation and research methodology

4.1. Theoretical foundation

The dissertation adopts dialogic theory (originated by M. Bakhtin)in

1986-2010 Vietnamese fiction.

4.2. Research methodologies

- Interdisciplinary methodology

- Typological methodology

- Structural-Systematical methodology

- Sychronic and diachronic methodology

5. The dissertation’s contribution

Firstly, the dissertation is an attempt to resystemize knowledge of

dialogic theory at various levels. Crucial theory by M. Bakhtin –the first

theory founder who took credit for improving human iteractivity through

dialogue. Dialogic levels in philosophy-aesthetics, cultural and artistic

thought play an importantly supporting role in theoretical foundation and

conducive hints to analyze characteristics of dialogic principle in post

1986 Vietnamese fiction.

Page 32: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

3

Secondly, the dissertation studies features of dialogic theory in the

specific case of post 1986 Vietnamese fiction. On that ground, the author

surveys dialogic iterative facets, forming a principle in fiction. The

adoption of dialogic theory entails opening and multidimensional

viewpoints in this unfinished literary genre.

Thirdly, the dissertation studies dialogic principle on the facets of

artistic awareness and narrative organization to assert renovation and

contribution made by the fiction genre to Vietnamese literature.

6. The dissertation’s structure

Apart from Introduction, Conclusions, References, and Appendix, the

dissertation is elaborated in 4 chapters:

Chapter 1. Research overview

Chapter 2. Dialogic theory and the appearance of dialogic principle in

1986 - 2010 Vietnamese literature

Chapter 3. Dialogism in 1986 - 2010 Vietnamese fiction in artistic

awareness

Chapter 4. Dialogism in 1986 - 2010 Vietnamese fiction in terms of

narrative organization

Chapter 1

RESEARCH OVERVIEW

1.1. Research fact of dialogic theory

1.1.1. Overview of international research fact of dialogic theory

Internationally, in regard to dialogue, it was originated from Socrate

(around 470 - 399 BC). However, in the old age, Socrate dialogue was a

literary genre noted by Plato (around 428 - 348 BC). In the modern age,

in 1920s of the 20th century, M. Bakhtinreturned to dialogic issue not as

a genre but as a characteristic of poetic genre. He prevailed the

heteroglossia, polyphony, and polyphony principle in fiction.

Page 33: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

4

Heteroglossia and polyphony are the dialogic features in human spoken

words.

The most successful person in introducing and addressing dialogic

theory was J. Kristeva with intertextuality. Todorov also critically

developed Bakhtin thought and adopted in literary criticism and review.

The author especially laid emphasis on the person who created the text.

After the notion of the author’s death (R. Barthes), the deconstructor

Derrida realized that literary work was not a typical linguistic form but a

typical reading form.

Therefore, dialogic theory was attached toM. Bakhtin’s reputation

early 20th century. Late 20th century and early 21st century, it developed

and changed into various directions: from characteristics of poetic genre

to adoptive theory.

1.1.2. The fact of adopting and studying dialogic theory in Vietnam

In Vietnam, in literature review, we consider the starter of dialogic

theory by Bakhtin to be Trần Đình Sử with the writing “M. Bakhtin and

poetry of Dostoievski”, published on Journal of Military Arts in 1985.

However, the first author who approached and came out with translation

work of Bakhtin’s definition was Phạm Vĩnh Cư through Theory and

fictional poetry(1992). Accordingly, Dostoievski’s poetic issues(1993)

translated by Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn proved

literary mindset of Bakhtin about a representative figure considered to be

the complexity of Russian literature. Dialogue is the encircling

demonstation which reveals renewals in Dostoievski’s novel. Then,

Fiction arts (M. Kundera), Mikhail Bakhtin - Dialogic theory (Todorov),

Looking for smiling truth (Umberto Eco), etc...also mention the

dialogical characteristic, polyphony and heteroglossia in novel.

Beside the translation, writings and works focus the study on dialogic

theory of Trần Đình Sử, Hoàng Trinh, Đỗ Đức Hiểu, Đặng Anh Đào,

Trương Đăng Dung, Nguyễn Đăng Điệp, etc...which brought about

sophisticated remarks. Besides, the interest in translating Chinese literary

Page 34: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

5

research proved the theory’s importance as for Vietnamese and

international literary review.

1.2. The adoption of dialogic theory in Vietnamese literary and

fictional reseach from 1986 to 2010

1.2.1. The adoption of dialogic theory into Vietnamese literary research

The adoption of dialogic theory into Vietnamese research has not

been appropriately interested. However, some remarkable writings can be

found.

Researcher Trần Đình Sử applied it into 2 typical literary works,

which are: “Dialogic theory and narrative arts in Chí Phèo short story by

Nam Cao” (published in Literature Journal No. 12 - 1998) and “The

theory of art tone by Bakhtin and sympathy in Truyện Kiều” (published

in Literature Journal No. 12 – 1999). Writing about Vũ Trọng Phụng, Đỗ

Đức Hiểu and Nguyễn Thành found the polyphony and heteroglossia

made by the writer compared with contemporary authors. Nguyễn Đăng

Điệp let oneself be “Gone with Nguyễn Huy Thiệp’s trend” and realizes

the philosophy in related stories. Châu Minh Hùng concerns the

heteroglossia through the writing of “The search for new form of

heteroglossia of modern prose through Nguyễn Huy Thiệp short stories’

structure”. Nguyễn Văn Thuấn studies short stories written by this author

directly under dialogic viewpoint in doctoral dissertation, etc... Nguyễn

Thị Bình’s work of 1975 - 1995 Vietnamese prose: basic changes (2007)

and Phùng Phương Nga’s writing depicted on short story and novel, etc...

However, there is still a shortage of specified and comprehensive

work of dialogic theory in variour period and genre. This is the gap we

try to fill in when we study this topic.

1.2.2. The adoption of dialogic theory into Vietnamese novel research

from 1986 to 2010

Dialogic theory has been applied in Vietnamese novel since 1986.

Nguyễn Thị Bình’s writing (“Nguyễn Khải and fictional thought”)

(published in Literature Journal No. 7 – 1998); Đỗ Đức Hiểu (“Reading

Page 35: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

6

Phạm Thị Hoài”, “Love destiny by Bảo Ninh”) (2000); Phạm Xuân

Thạch (“War pain on post-war-from heroism to the need of writing style

change”) (2004); Nguyễn Đăng Điệp (“Nguyễn Xuân Khánh’s novel:

cultural and historical discourse”) (2012); Thái Phan Vàng Anh

(“Dialogic feature in Nguyễn Xuân Khánh’s novel”) (2012)… survey

specific authors and works after 1975, (typical examples noted in post-

1986 novels 1986), the identified dialogue in language: Nguyễn Bích

Thu “The notion of renewal in post-1975 Vietnamese fiction” and Mai

Hải Oanh’s work of Artistic renewals of contemporary Vietnamese

ficiton. Besides, some master theses which applied directly dialogic

viewpoint by Bakhtin still paved the way for other important aspects and

theories to establish dialogic principle.

Inheriting and broadening the theory, we identify post 1986

Vietnamese fiction under the viewpoint of dialogic theoryy,

benchmarking to clarify the impact on the definition and descriptive

method compared to those in previous phase.

Sub-Conclusion: In general, the theory: the presentation, translation

convey the core problems in the theory of dialogue typical aspects of

genre poetics. About applying theory, the article focuses on some cases

of short stories and novels. However, the extensiveness of applying

theory to fiction genre Vietnam is still a large gap to the subject can be

exploited.

Chapter 2

DIALOGIC THEORY AND THE APPEARANCE OF DIALOGIC

PRINCIPLE IN 1986-2010 VIETNAMESE LITERATURE

2.1. Viewpoints of dialogic theory

2.1.1. Bakhtin’s viewpoint

First and foremost, Bakhtin’s dialogic theory prevails that dialogic nature

of mind and language, setting the tone for analyzing language on new facets.

Page 36: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

7

The search and proof for the justification of the treatise of dialogic nature of

mind and language with the principle of human spoken words always

contain dialogism are deployed by Bakhtin in general, and Dostoievski,

Rabelais’s works in particular. He considers fictionality as dialogism. As

for Dostoievski’s novel – the researcher recognizes dialogue’s standards

with polyphony/heteroglossia. Heteroglossia demonstrates various voices

or two-voice discourse and voices which are equal to one another.

Therefore, the researcher initiated a new science – metalanguage which

studies language in the form of spoken words. The localized subjectivity

of metalanguage is dialogic relationship, even the dialogic relationship

between the speaker and his/her own words.

Beside the dialogic definition in the spoken words themselves, other

crucial issues such as: the relative independence between character and

author, characteristics of genre, structure and plot through the survey of

Dostoievski’s novel and sarcastic, humorous spirit in Rabelais. This is

the look of dialogic theory.

Finally, in dialogic viewpoint, language is always set in the thorough,

vital, concise form with the certain social life. The nature of Bakhtin’s

language is dialogic because it is the venue and controversy of different

viewpoints of human being and the world.

2.1.2. Other viewpoints

The most successful author in introducing and addressing dialogism is

Julia Kristeva (1941 - ). She analyzes Bakhtin’s thought and addresses

intertextuality to replace dialogism/intersubjectivity. As for Bakhtin,

linguistic context is social context. As for Kristeva, linguistic context is

the surrounding texts.

Two years after Kristeva’s essay, R. Barthes in the writing of The

author’s death defines that, every text is intertext to another text. It is

regarded as characterized feature of every text.

The true significance of the intertextuality by Kristeva upon

introduction of Bakhtin is more clarified in signal theory by J. Derrida.

Page 37: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

8

He addresses that there is no superficial layer of text, that reading the text

is equal to writing the text in the task of creating the text’s meaning, or

even the writing means the reading.

In the latter half of 80s in the 20th century, M. Foucault was interested

in dominating discourse principles which came to life. The researcher

met with Bakhtin when placing the importance on social context to be

verbalized context. However, M. Foucault was derailed of the discourse

in terms of linguistics, asymptotic philosophy and thought school.

The adoption, reception and involvement of Bakhtin’s theory through

constructors and post constructors are clearly demonstrated. At present,

the definition of intertextuality by Kristeva upon introduction of Bakhtin

becomes one of the crucial theories of post modernism.

2.2. Levels of dialogism

2.2.1. Dialogism in philosophy-aesthetics

Dialogism on facets of philosophy-aesthetics by Bakhtin was

originated from the genre of Socrate-typed dialogism. Dostoievski’s

heteroglossia novel is built on the ground of different genre traditions in

the development of European prose, including Socrate. Dialogism is the

humanism philosophy by Bakhtin with remarks: dialogism is the nature

of mind, of reasoning; wherever awareness begins, there is dialogism.

The aim to renovate the relationship between human and human by

dialogism is the sophisticated humanism philosophy which Bakhtin has

been inclined to.

As for dialogic nature of mind and words, Bakhtin’s philosophy-

aeesthetics notion covers the relationship between the author and the

character-who always bears independent and equal voices. When the

character acts in an artistic structure, it develops in a separate rule,

becoming independent entities. The independence enables the

relationship to be communicative and dialogic.

Page 38: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

9

Dialogism in Bakhtin’s philosophy-aesthetics is humanistic. Because

Bakhtin always objects to human criticism behind the back, and human

being never criticize him/herself.

2.2.2. Dialogism in cultural thought

While looking for dialogic nature of fictional genre, M. Bakhtin

approaches Rabelais’s cultural thought through the work of Fransois

Rabelais’s works and folk culture in the Middle Age and the Renaissance

(1965). The work’s title implies two solved issues: to reveal artistic

features of Rabelais laughter and to clarify the relationship between that

laughter and folk culture. Bakhtin’s cultural thought is attached with

laughter or the laughter culture of carnival.

Dialogism in cultural thought by Bakhtin so far has outreached fold

carnival frame. Applying Bakhtin’s discoveries and achievements of

cultural humanism, Todorov advocates and encourages the

communication among culture and literature throughout the world.

The transformation of cultural “body” in Bakhtin’s literature is the

desacralization dialogue towards tradition to create laughter. From

opening dialogic thought on literary facet to cultural one, researchers

open up intercultural dialogism research among nations, wiping out the

autonomy of a monolatrism culture, bringing about equality and freedom

internationally.

2.2.3. Dialogism in artistic thought

Literature is a holistic form of arts. Literary feature connects with

other artistic forms. On the contrary, artistic forms contribute to elevating

literary values. This is also intertextual dialogism according to Kristeva.

Dialogism in artistic thought is demonstrated on facets of writing,

adopting and criticizing. This plays an important role in artistic and

literary life. Each facet is improved on the spirit of freedom. Therefore,

artistic life is broadening because human issues are interpreted in open

up and dialogic method.

Page 39: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

10

2.3. The emergence of dialogic principle in Vietnamese literature

from 1986 to 2010

2.3.1. Emerging ground of dialogic principle in Vietnamese literature after

1986

Late 1986, the 6th Communist Party Congress marked the renovation

and democracy in the thought and awareness. The fact that literary trend

changes from politics to culture are one of the important factors which

impact the establishment and implementation of literary discourse after

1986.

Page-turning history and culture helps socio-economic life with

crucial steps of development. It is the transition from subsidized

mechanism to market economy under globalization trend. Mass media,

information technology, internet culture and translation literature also

remarkably impact artistic and literary life.

Changes in historical, cultural and social life are precedent for

dialogic principle to exist in Vietnamese literary life in general and novel

in particular under the re-awareness.

2.3.2. Demonstrations of dialogic principle in 1986-2010 Vietnamese

literature

Apart from the objective rule, the self-movement of literature

outreaches regulations and monoglossia to come to heteroglossia.

Therefore, dialogic principle attached with complex of re-awareness in

post 1975 Vietnamese literature, especially after 1986 was indispensable.

In post-renovation literary genres, dialogic principle is clearly

demonstrated most notably in novel. However, in each phase, dialogism

appeared with different degrees. From Tố Tâm, Tự lực văn đoàn prose,to

the works by Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (two distinguished authors of

critical reality literature), dialogic spirit appeared and showed its

sharpness in Vietnamese literature.

Page 40: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

11

Early 20th century, in 30 years of revolutionary literature (1945 -

1975), dialogism has not become the dominating principle in Vietnamese

literature. After 1975, especially1986, dialogic principle became

widespread phenomenon, outgrowing its primitive form. Demonstrations

of dialogic principle in Vietnamese contemporary fiction are really

diverse. Works of Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Hồ

Anh Thái, Cao Duy Sơn, Thuận, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh,

Nguyễn Việt Hà... straightforward sets the issue and makes the dialogue

with various viewpoints and theories, etc…traditional macro texts.

Through democratic dialogism, Vietnamese fiction is approaching and

getting aligned with the modern feature of international novel.

Sub-Conclusion: In chapter 2, we brief on dialogic theory,

theory adoption, levels of dialogism, and to assert the appearance of

dialogic principle in literature in general, and in post 1986 Vietnamese

novel in particular. On selecting and combining explications of dialogic

theory by researchers (most notably Bakhtin), we set the viewpoint as the

theoretic ground to deploy as for Vietnamese novel from 1986 to 2010 as

follows: dialogism is the nature of mind and thought of human being

through language. It is the intersubjective and intertextual structure

which clearly illustrates contemporary cultural and thought. By

connecting the theory with our topic, we study dialogic characteristics

with typical adoptive features in Vietnamese novel from 1986 to 2010 on

the facets of artistic awareness and narrative organization.

Chapter 3

DIALOGISM IN 1986-2010 VIETNAMESE FICTION IN

ARTISTIC AWARENESS

3.1. Dialogism in terms of completed values’re-awareness

3.1.1. Ethical and social values

Page 41: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

12

Vietnamese novelists sense the difference between reality and traditional

ethical values. Contemporary upheavals, break ups, mistrust and ethic appear

a great deal in fiction: Ma Văn Kháng, Chu Lai, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy

Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Khắc

Trường, Võ Thị Hảo,... Typical issues/categories are discussed: good deed-

evil, family ethics, virgin, tradition (order) – presence (chaos). This is also a

fictional function, as described by Bakhtin to always re-aware, re-explicate,

and re-evaluate.

The awareness of content is seen from the title (Goodbye darkness,

Human world calls apocalypse), or to put on another larger shirt than

itself as in the case of foetus character, the baby talking about ethics,

good deed-evil, etc…are limits of re-awareness spirit of moral and social

values.

However, through dialogism, authors assert noble humanistic value to

be pertained and used for all ages. Overcoming standards, in reality,

values are thought to be frozen but cannot be completed. There are

hidden corners for people to revise and sympathize.

3.1.2. Historic and cultural values

After1986, writing is considered to be the need to be re-aware of

history and culture, which is an optimal trend of Vietnamese fiction.

Among various choices, to continue writing, re write or to borrow history

as an excuse for authors to develop and publicize individual thought,

invigorating literary environment. Through historic reviews, culture is

also revealed. Through the re-awareness of historic and cultural values,

there are prevalent issues: to be re aware of war from humanistic and

individual viewpoint; indulgence need and perception, historical re-

explication (disclose secrets, undercover; analyze hidden corners of

individual life, destiny; historical assumptions); search for, explicate

forming components of culture and national identity in postmodern

sense, flat space, etc…

Page 42: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

13

Apart from the re awareness, the author forecasts audience of

overwhelming movement of history and culture. In which, we recognize

values to be pertained, developed, things to be revised, risks to which we

are subjected to, at the same time, we are the criminal. This is a look of

rich humanistic value.

3.1.3. Literary and artistic values

As for dialogic theory, with the re-awareness spirit of completed

values, the re-awareness of literary and artistic values is also one of

permanent and iterative issues in post 1986 novel. The demonstration of

dialogic principle in terms of literary and artistic value is the fact that the

writer directly shows his/her artistic/literary viewpoint. Creating writer-

typed character, explicating the relationship between the writer and the

work, clarifying the creativity viewpoint of the writer, the significance of

the writing act, reading the text; elevating the true artist’s role in the

journey of creativity ; the narrator, writer make dialogue with audience

right on the text; dialogue with classis author and work to bring literature

and art to approach the audience, even to desacralize literature, to

desacralize the writing act itself...are distinguished characters.

By the interactive, contrary voice, literary and artistic issue of post

1986 novel are contemplated by the audience. Previous viewpoints of

literature and arts or the literary and artistic status at present are

considered, reviewed by the objectivity of the author through character

world.

3.2. Dialogism in terms of character

3.2.1. Viewpoints of character

After 1986, the traditional division of character form was rejected by

novelists. Characters who are reflected and explored are illustrated in

various facets : conscious, unconscious, spirit, instinct, aspiration,

individual, human kind, etc…The viewpoint of character outgrows the

one-way, rigid view to reach multidimensional, comprehensive and

sophisticated view.

Page 43: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

14

Apart from refusing to delineate, post 1986 Vietnamese novelists

always place characters in the process of self-awareness, to be in the

middle of being aware and unfinished. Creating various voices of a

number of viewpoints and thoughts in certain social environment is

definitely the demonstration of dialogic principle in terms of self-

awareness.

Dialogic principle in terms of character in post 1986 novels made big

difference compared to previous epic literature. This means that we

acknowledge attempts of renewals by contemporary Vietnamese

novelists in terms of character.

3.2.2. Character building method

Attached with the viewpoint difference is dialogic principle in

character building method of post 1986 Vietnamese novelists. First of all,

dialogism in character building method refuses typicality. The character

does not know about itself in advance, its existence is put together from

memories’ fractures with unconscious obsession. Equal relationship

between characters and author’s ground is also the demonstration of

dialogic principle in building character.

Identifying post 1986 Vietnamese novel’s character has certain

differences compared to previous literature, even the writer would like to

interact, verify present viewpoints. In spite of limitations, the audience

appreciate contributions made by novelists in renewing literature through

literary dialogue in terms of character.

3.3. Dialogism in genre’s life

3.3.1. In terms of peripheral-central issue

Dialogic principle in genre life in terms of peripheral-central issue is

exploited by broadening topic scope. The culture of desacralization on

the spirit of carnival is the complementing factor.

Renovated literature in general, fiction in particular publicly illustrate

taboos which were not reflected in the period of 1945 – 1975. Bảo Ninh,

Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường,

Page 44: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

15

Hoàng Minh Tường, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà’s… works reveal the

need to outreach traditional literary frame in terms of genre. Post 1986

novelists’ works reach out to topics of war, land reform, historic topic,

love, sex, homosexual, etc…Revolutionary literary frame is no longer

appropriate with contemporary development. In dialogism, changes of

each period is the overwhelming feature of central discourse and the

peripheral weakness. However, it has been proved that there is the paralel

existence of center and periphery in literary life. Periphery in literature in

general and fiction in particular give birth to valuable works. Post-

renovation novel life changes to be more colourful compared to itself in

the period of 1945 - 1975.

3.3.2. In terms of modern-postmodern issues

Dialogism of genre life of modern-postmodern form in post 1986

Vietnamese novel, which is exploited on the ground of the product of

writing style : genre mixture, sarcasm, quotation, interactivity, connectivity

among texts (traditional-modern, orthodox-unorthodox, artistic, culture,

religious forms, etc…). While illustrating intertextuality/genre

interactivity, post 1986 novels involve other definition/forms of

postmodernism such as vague feature, fracture.

Post 1986 novels witness the genre interactivity and mixture among

play, narration, poetry, short story, legend in novel (the interactivity

outside the system, most notably in the vague feature in novel’s plot) in the

works of Nguyễn Khải, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình

Phương, Nguyễn Việt Hà, Hoàng Minh Tường, Ma Văn Kháng, Nguyễn

Xuân Khánh…

The blurring and mixture of novel genre always blend in among the

new and the old more clearly and determinantly compared to itself in

previous age. The strong attraction and integration of genres with various

huamn demonstrations enable novel life to be back to its unfinished

nature.

Page 45: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

16

Sub Conclusion: Hence, dialogism in terms of artistic awareness

exploited on the spirit of re-awareness of finished and dialogic value

under viewpoint and principle of building character, genre life covers the

most crucial issues of contemporary Vietnamese ficiton. Old values are

reborn because seemingly outdated issues are brought on the table. New

values are born, and start up with the journey to test themselves. Changes

of viewpoint and principle of building character are reviewed in

accordance with 1945 – 1975 novel. Reviewing this wholeheartedly, epic

novels still bear dialogic thought. However, collective person (1945 -

1975) and individual, multifaceted, complex person (after 1986) ask for

themselves a newer demonstration. The review of principle and

definition of building character between periods is completely

reasonable. Novel genre life is put on another mask when integrating in

itself the contemporary discourse code. Periphery-center, modern-

postmodern with specific demonstration of broadening topic scope,

subject, freely be attracted to novel part of other genres, which creates

new discourse. Dialogic sense is typically characterized which create

experience and genre renewal compared to itself.

Chapter 4

DIALOGISM IN 1986-2010 VIETNAMESE FICTION IN TERMS

OF NARRATIVE ORGANIZATION

4.1. Narrator organization and narrative point of view

4.1.1. Multiple narratives

As for Bakhtin, heteroglossia is the simultaneous organization of

various voices. Accordingly, multiple narrative or the choice of narrative

method or narrative perspectives is one of determinant factors to build

heteroglossia voice in post 1986 Vietnamese novel. This can be found in

the works of Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình

Phương, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Trần Dần, Nguyễn Danh Lam, Đỗ

Phấn… Each character is entitled to judge and conclude about other right

Page 46: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

17

after that; however, there is no final judgement. It is still calling for

dialogue.

Multiple narratives contribute to help post-renovation novel to break

the arbitrary of the narrator to create dialogue as well as the interactivity

between the narrator and the character. Overcoming the arbitrary, one-

way narrating style, this method brings the heteroglossia and multiple

viewpoints for the work.

4.1.2. Improving narrative perspectives

After renovation, the narrator loses the overall role and improves,

double narrative perspectives. By improving narrative perspectives,

viewpoints with different narrative organization (blending, movement,

contrast, complement, excluding, reviewing, etc...) are attached with

narrative perspective, point of view, and viewing context, which reveals

hidden or publicized dialogism. Bảo Ninh (War pain), Chu Lai (Begging

from the past), Nguyễn Trí Huân (Flying swallow), Ma Văn Kháng

(Wedding without married paper), Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly,

Mẫu Thượng Ngàn, Bring rice to pagoda), Võ Thị Hảo (Bale-fire),

Nguyễn Việt Hà (God’s chance, Late Revelation, Three human

pepspectives, etc...) are novels flexibly and interchangeably combining

inner narrative perspective and outer narrative perspective. The

improvement and doubling narrative point of view brings interesting

discoveries to review life and human being in-depth.

Improving and doubling narrative perspective is the evidence of

democracy and renovation of genre compared to 1945 – 1975 literature.

Characters are reflected under various corners, the evaluation method

creates multiple narratives. To give up the univocality in narrative

method is an attempt of renewal by each writer and novelist in post 1986

Vietnamese fiction towards dialogism.

4.2. Constructing dialogic discourse

4.2.1. Dialogic language among characters

Page 47: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

18

After 1975, changes of genre thought created real dialogues. Each

character upon utterance is an independent mind, and the dialogue

becomes the interactivity among mindsets and various voices on the

same text. At related venue, the meeting and collision of character mind

is not set by the author. Dialogue is no longer the means. It is self-

determined purpose as called by Bakhtin. Old age (Lê Lựu), War pain

(Bảo Ninh), Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Bring rice to pagoda

(Nguyễn Xuân Khánh), God’s chance (Nguyễn Việt Hà)… have dialogic

standards among characters. Accordingly, two voices are split, and

integrated into one another.

Not only Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình

Phương… on the spirit of renovation, freedom, democracy, post-1986

Vietnamese fiction builds different and strange voice compared to the

genre itself from dialogic principle. Character personality and destiny are

revealed by common conversation, however, there is modern thought

inside. Apart from character conversation, the author conveys the review,

reminiscent and reflection in life.

4.2.2. Dialogism in inner monologue

After renovation, personal awareness develops, as people are free to

align to themselves. Dialogue in inner monologue becomes diamagnetic

subject of character. Focusing on itself, inner monologue is attached with

unconscious ego. Prominent writers leave remarkable milestone in the

demonstrative process of unconscious character through inner dialogue.

Bảo Ninh (War pain), Dương Hướng (Husband-less dock), Đoàn Minh

Phượng (And in the ashes), Mạc Can (Knife-throwing board), Dạ Ngân

(Small family), Nguyễn Khải (God smiles), Trần Dần (Roundabout and

lampposts)… have a lot of contemplating inner conversation.

Post 1986 novels build intense dialogue or dialogue in inner

monologue. Maybe it is sophism, self-assurance, self-pity, to question or

to split to analyze one’s ego, etc…each character with each colliding

Page 48: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

19

voice show the unidentical feature in the reviewing way by the character

to itself and to other character in human livelihood.

4.2.3. Criticism among linguistic awareness

Criticism among linguistic awareness is the interactivity and criticism

between monologue and dialogue awareness under the comparison

between 1945 - 1975 literature and post 1975, especially post 1986

literature.

By genre renewal, especially in the written word, contemporary

Vietnamese novels create utterance which is inclined to be two-way

provocative dialogue. Updated writers who are Trần Dần (Roundabouts

and Lamp posts), Bảo Ninh (War pain), Nguyễn Xuân Khánh (Mẫu

Thượng Ngàn, Bring rice to pagoda), etc…have standards of two-voiced

utterance of dialogic awareness.

Apart from establishing double-voiced discourse, novelists create

contrast of principled and unprincipled language. It is the awareness to

convert to real life language when writer break the standard to use real-

life words, which are exploited in a casual way. Novels by contemporary

young authors involve word layers of internet, telephone language: blog,

comment, entry, chat, internet, etc...This linguistic channel has not

showed up previously. This proves that the liberation of democracy and

freedom, free cultural integration impact a lot to authors’ works.

Traditional fiction (epic-monologue) shows the appearance of

univocal determinacy by the overall narrator who is framed into

contemporary frame. Heteroglossia novel, by contrast breaks the

simplicity and univocality of the utterance to reflect the collision and

imbalance of various thoughts. However, this does not lead to the fact

that dialogic thought gets rid of monologic forms which are old-

fashioned. By complementing and restoring univocality of old-fashioned

form, among these linguistic awareness, there is always criticism, review

which contribute to heteroglossia of post 1986 Vietnamese fiction.

4.3. Democratize narrative tone

Page 49: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

20

4.3.1. Narrative tones

In this study, we focus on typical narrative tones. The interactivity

and dialogue of tone are revealed clearly, which is a comprehensive

feature in post 1986 Vietnamese fiction: sceptical, questioning and

sarcastic, humorous.

The venue on the spirit of dialogue of sceptical and questioning tone

in post 1986 fiction is the fact that the author does not accept the

homogeneity in character’s thinking as for any issue. The heterogeneity

reveals the self-strip of self-aware human being. Ma Văn Kháng

(Wedding without married paper), Mạc Can (Knife-throwing board),

Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Bring rice to

pagoda) are typical for this narrative tone.

Together with scepticism, question, sarcasm, humour is predominant

tone in fiction in particulare, and in 1990s Vietnamese prose in general.

The start-up and successful authors to make sharp dialogic principle are

Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Thuận… Common

formulation for the sarcasm is the contrast of two phrases, when one is

serious and the other is sarcastic; one is to tell, to evaluate objectively,

while the other explicates with subjective view of narrator. We can

recognize one reality; those tones are contrary to traditional tone.

Contemporary human being accepts the challenge of traditional

counterpoint.

4.3.2. The integration of tone

The integration of tone occurs in macro and micro levels. At

micro level: tone integration is shown in the utterance which is inclined

to the target of each character or among characters; at macro level: in the

interactivity of works by authors, there is diversity and abundance to

localize against fiction in the period of 1945 - 1975. This is considered to

be prominent factor of dialogic principle in post 1986 fiction.

The integration of tone at macro and micro levels are

spontaneous or intentional combination of various tones. The genre is

Page 50: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

21

able to fight against the monotonous feature to create heteroglossia in

contemporary Vietnamese fiction.

Sub Conclusion: Compared to epic fiction, post-renovation

Vietnamese fiction has seen remarkable advancement. Through

dialogue, narrative organization reveals clearly renewed awareness by

artists to bring about the diversity of the genre. Multiple narrative

together with improving and doubling, moving narrative points of view

help audience evaluate character from various perspectives.

Constructing dialogic discourse is the sophisticated discovery of

character’s inner life. Hence, the audience is provided with the view of

reflection, benchmarking discourse features of epic fiction (1945 -

1975) and post 1986 fiction. Dialogism in terms of narrative

organization witness the diversity of musical parts, voices and

interactivity, integration of tone. Although we do not overwhelmingly

highlight the predominant feature of dialogue but we cannot deny its

general feature in literature in general, post 1986 Vietnamese fiction in

particular. Dialogic principle in terms of artistic awareness and

narrative organization once again asserts that 1986-2010 Vietnamese

fiction is integrating naturally in the literary orbit of the world.

CONCLUSIONS

1. Dialogism by Bakhtin initiates the new thought contrary to

monologic standpoint. However, the contrast does not the deletion; it is

the supporting to find out differences, the reasonable movement. Starting

up with dialogic nature of mind and language, Bakhtin studies literary

area to discover heteroglossia of fiction. This integration opens up values

of works which are unknown when they are approached by monologic

standpoint. Dialogic standpoint enables us to give up the simple habit of

viewing to get involved in a new artistic scope, to navigate the view upon

the world, upon human being into a complex model. Besides, dialogic

Page 51: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

22

theory itself attracts various interesting explication. J. Kristeva is

successful in introducing and receiving intersubjective dialogue by M.

Bakhtin when giving birth to the definition of intertextuality. So far,

intertextuality becomes one of the most important characteristic of

postmodernism.

2. In the development process of literary science, dialogic theory by

Bakhtin proves its general feature. Therefore, the impact of theory on

post-renovation Vietnamese fiction is obvious. Historic, cultural and

social conditions of our country after 1975, especially after 1986 are

encouraging factors for the spirit of freedom and democracy. Democracy

create dialogic principole on the spirit of re-awareness. This spirit

encourages artist to create and renew in the world of utterance/word.

Each writer generation is hard working to find the significance of life, of

human being through dialogue, review, and multifaceted evaluation on

phenomena in life. This shows that Vietnamese fiction is undergoing the

postmodernism on the spirit of vital re dialogue, and re-awareness.

3. Dialogic principle in Vietnamese fiction from 1986 to 2010 is

exploited under two facets: artistic awareness and narrative organization.

Dialogism in terms of artistic awareness is to explore in-depth issues to

be re-aware of, character issue and genre life. Re-awareness, reviewing

old-fashioned issues in new model of thought, modern writer would like

to create the counterbalance and criticism with simple writing style of

previous literary form. Issues of ethic, history, culture and literature, arts

are reflected as individual experience which is genuine, complicated,

implying thinking of heteroglossia life, which is not as simple as viewed

under community perspective. Human being is not only exploited on the

outside or behind but in-depth, person in person. Dialogism in terms of

viewpoint and method of building character delete the univocality and

homogeneity in describing characters. Various character types appear,

broadening dialogic scope between characters with character, character

with narrator, author with audience, which are important contribution for

Page 52: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

23

the establishment of dialogic principle in post 1986 Vietnamese fiction.

Dialogism in genre life is attached with integration of discourse form

thanks to changes of new intellectual and cultural frame. Taboo topic and

subject of epic literature move to the centre of contemporary fiction life

and vice versa. Besides, dialogism in terms of narrative organization,

narrative point of view, dialogic discourse, and heteroglossia are useful

complementing factors to clarify renewed thought of novelists. Narrator

and narrative perspective are no longer in autonomy, one tells, one

evaluates. They interchangeably criticize and evaluate in dialogic

environment. Dialogic language, dialogue in monologue or criticism

among linguistic awareness asserts the multidimension in the awareness

and thought of the character. Finally, diverse tone combined with other

integration creates heteroglossia of post-renovation Vietnamese fiction.

4. Compared to other theories, the dominance of dialogic theory is

placed in the reform of human relationship through dialogue, to define

human being in-depth publicly, avoiding criticism behind the back.

However, dialogue’s drawback is the fact that if we elevate

overwhelmingly the polyphony, the value of monologue is degraded. On

the other hand, if we cannot fully understand Bakhtin’s dialogic theory

which is the equal existence of viewpoints, values of pluralism, of

independent thought, we would be away from definition’s significance,

or overwhelming dialogue, or half-way dialogue as in the case of

Vietnamese fiction. Strong points, drawbacks and differences are obvious

when applying western theory into Vietnamese literature. In spite of

limitations, the role of Bakhtin’s dialogic theory on Vietnamese fiction

research is undeniable. By dialogic structure, we find the true life of

works when approaching reality, human in close-up space to explore the

multifaceted, multidimensional, and unfinished but vital of Vietnamese

fiction from 1986 to 2010.

5. Dialogic theory is an interesting but difficult theory. Apart from the

application in literature and language, it opens up other possibilities in

Page 53: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAMhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1136/TOMTATLA.pdf · Lê Thị Thúy Hằng (2015), ... Đối tượng nghiên cứu của

24

other areas such as culture, economics, philosophy, psychology,

etc...Interdisciplinary feature of dialogism is an open collection to incite

various researchers to exploit more deeply in continuing status.

Meanwhile, in Vietnam, translation works of dialogic theory are limited

and not systemized. They do not really assess the self-esteem. There is

even ideas which reject the author who initiated the theory. Application

scope for cases of Vietnamese literature is still enlarged. Therefore, study

of dialogic theory must involve interdisciplinary areas, or specifically for

one genre characteristic at various periods in Vietnamese literature,

etc...This shows that, there are still a lot of undiscovered areas apart from

this dissertation which demands intensive endeavour from dedicated

researchers.