8

TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức
Page 2: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

TẠP CHÍ DƯỢC HỌCISSN 0866 - 7861

7/2018 (Số 507 NĂM 58)

MỤC LỤCNGHIÊN CỨU - KỸ THUẬT

● NGUYỄN THỊ MAI ANH, NGUYỄN VĂN LONG: Tổng quan về các nhóm chất cản quang sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh 2

● NGUYỄN BỬU HUY, PHAN THỊ PHỤNG, NGUYỄN MAI HOA, VŨ ĐÌNH HÒA, NGUYỄN HOÀNG ANH: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện/viêm phổi thở máy điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ 8

● LÊ ĐÌNH QUANG, NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG, NGUYỄN NGỌC CHIẾN, NGUYỄN VĂN LONG: Xây dựng công thức màng bao bảo vệ viên nén 2 lớp amoxicillin và acid clavulanic giải phóng kéo dài 14

● LÊ THỊ BÍCH HIỀN, NGUYỄN THỊ THANH HÒA, TRẦN THANH THỦY, NGUYỄN THỊ HOÀI: Sàng lọc hoạt tính ức chế enzym acetylcholinesterase của một số dược liệu khu vực miền Trung Việt Nam 20

● NGUYỄN THỊ CHI, PHẠM VIỆT TRANG, LÊ XUÂN TIẾN, NGUYỄN VĂN THANH: Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa và ức chế enzym α-glucosidase của cao chiết từ lá cây lá đắng (Vernonia amygdalina Del.), họ Cúc (Asteraceae) 25

● TẠ MẠNH HÙNG, PHẠM THANH HUYỀN, PHAN THỊ NGHĨA: Định lượng domperidon trong huyết tương người bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ (UPLC-MS/MS) 29

● PHẠM THỊ MINH TÂM, NGUYỄN HỮU SƠN, NGUYỄN THỊ NGỌC LINH, HUỲNH THỊ THANH THƯỢNG, NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT, TRẦN VIỆT HÙNG: Định danh một số mẫu sâm mang tên sâm Ngọc Linh bằng cách giải trình tự đoạn ITS 35

● NGUYỄN THỊ THUẬN, NGUYỄN NGỌC CHIẾN, PHẠM THỊ HUYỀN CHANG, NGUYỄN THỊ NGỌC, LÊ ĐÌNH HÙNG: Xây dựng phương pháp định lượng fenofibrat và acid fenofibric trong huyết tương chó bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao 41

● NGUYỄN THỊ HOÀI: Các hợp chất flavonoid và dẫn xuất của acid prenylbenzoic từ cây nhục tử gần (Sarcosperma affinis Gagnep.) 45

● NGUYỄN THỊ DUNG, MAN THANH LONG, BÙI HỒNG CƯỜNG, PHƯƠNG THIỆN THƯƠNG: Flavonoid và lignan phân lập từ phần dưới mặt đất của cây bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.) thu hái ở Sa Pa, Lào Cai 48

● NGUYỄN NGỌC THẠCH, NGUYỄN ĐỨC HẠNH, HUỲNH TRẦN QUỐC DŨNG, NGUYỄN MINH ĐỨC: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời epimedin C và icariin trong cao dâm dương hoắc 54

● NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG, NGUYỄN TUẤN ANH, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI, TRẦN VIỆT HÙNG: Nghiên cứu khảo nghiệm xây dựng chuyên luận Huyết giác và cao khô huyết giác trong Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ năm 59

● ĐÀO NGUYỆT SƯƠNG HUYỀN, LỮ NGUYỄN PHÚC HƯNG, NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN, NGUYỄN VĂN HÂN: Nghiên cứu bào chế dung dịch tiêm mesna 10% 63

● PHAN NGUYỄN TRƯỜNG THẮNG, TRẦN VIỆT HÙNG, LÊ THANH HOÀNG, TRẦN THỊ BẠCH MAI: Phân tích phát hiện một số tân dược chống tiểu đường trộn trái phép trong thuốc đông dược và thực phẩm chức năng 68

PHARMACEUTICAL JOURNALISSN 0866 - 7861

7/2018 (No 507 Vol. 58)

CONTENTSRESEARCH - TECHNIQUES

● NGUYỄN THỊ MAI ANH, NGUYỄN VĂN LONG: Review on the contrast agents commonly used in imaging diagnosis 2

● NGUYỄN BỬU HUY, PHAN THỊ PHỤNG, NGUYỄN MAI HOA, VŨ ĐÌNH HÒA, NGUYỄN HOÀNG ANH: Critical analysis of the actual use of antibiotics for patients with hospital- and ventilator-acquired pneumonia at the Intensive Care Unit of the Can Tho General Hospital 8

● LÊ ĐÌNH QUANG, NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG, NGUYỄN NGỌC CHIẾN, NGUYỄN VĂN LONG: Formulation of a film-coating for 2-layer sustained release tablets of amoxicillin and clavulanic acid 14

● LÊ THỊ BÍCH HIỀN, NGUYỄN THỊ THANH HÒA, TRẦN THANH THỦY, NGUYỄN THỊ HOÀI: Screening investigation of some medicinal plants from the Central Vietnam for the inhibitory activity on acetylcholinesterase enzyme 20

● NGUYỄN THỊ CHI, PHẠM VIỆT TRANG, LÊ XUÂN TIẾN, NGUYỄN VĂN THANH: Antioxidant activity and inhibitory property on the α-glucosidase enzyme of the extracts from Vernonia amygdalina Del. (Asteraceae) 25

● TẠ MẠNH HÙNG, PHẠM THANH HUYỀN, PHAN THỊ NGHĨA: Development of an ultra-performance liquid chromatography tandem mass spectrometry for determination of human plasma domperidone 29

● PHẠM THỊ MINH TÂM, NGUYỄN HỮU SƠN, NGUYỄN THỊ NGỌC LINH, HUỲNH THỊ THANH THƯỢNG, NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT, TRẦN VIỆT HÙNG: Taxonomic identification of some so-called “Ngọc Linh ginseng” of Vietnam by DNA-sequencing the ITS region 35

● NGUYỄN THỊ THUẬN, NGUYỄN NGỌC CHIẾN, PHẠM THỊ HUYỀN CHANG, NGUYỄN THỊ NGỌC, LÊ ĐÌNH HÙNG: Development of an HPLC method for simultaneous determination of fenofibrate, fenofibric acid and their active metabolites in dog’s serum 41

● NGUYỄN THỊ HOÀI: Flavonoid compounds and derivatives of prenylbenzoic acid from the plant Sarcosperma affinis (Gagnep.) 45

● NGUYỄN THỊ DUNG, MAN THANH LONG, BÙI HỒNG CƯỜNG, PHƯƠNG THIỆN THƯƠNG: Some flavonoid and lignan compounds isolated from the aerial parts of Podophyllum tonkinense Gagnep. collected in Sa Pa (Lao Cai) 48

● NGUYỄN NGỌC THẠCH, NGUYỄN ĐỨC HẠNH, HUỲNH TRẦN QUỐC DŨNG, NGUYỄN MINH ĐỨC: Development of an HPLC method for simultaneous determination of epimedin C and icariin in the extracts of Epimedium sp. 54

● NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG, NGUYỄN TUẤN ANH, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI, TRẦN VIỆT HÙNG: Study on establishment of the pharmacopoeial nomographs of Lignum Dracaenae and Extractum Dracaenae siccus for the Vietnamese Pharmacopoeia 5th Edition 59

● ĐÀO NGUYỆT SƯƠNG HUYỀN, LỮ NGUYỄN PHÚC HƯNG, NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN, NGUYỄN VĂN HÂN: Study on formulation and preparation of injection solution mesna 10% 63

● PHAN NGUYỄN TRƯỜNG THẮNG, TRẦN VIỆT HÙNG, LÊ THANH HOÀNG, TRẦN THỊ BẠCH MAI: Qualitative analysis for detection of some chemical hypoglycemic agents illegally added to traditional medicines and food supplements for diabetes mellitus 68

Page 3: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

20 TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

với thành phần tá dược: Talc (20%), acid stearic (10%), PEG (10%), tăng khối lượng viên sau khi bao 4%. Viên bao ổn định trong 3 ngày bảo quản ở điều kiện thực với hàm lượng hoạt chất đạt trên 100% đối với cả hai hoạt chất amoxicillin và acid clavulanic.

Tài liệu tham khảo1. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản

Y học, Hà Nội, tr. 48-53, 172-174.2. Adel Penhasi et. al. (2017), “A novel hybrid solid

dispersion film coat as a moisture barrier for pharmaceutical applications”, J. of Drug Delivery Science and Technology, 40, pp. 105-115.

3. Bley O. et al. (2009), “Protection of moisture-sensitive drugs with aqueous polymer coatings: importance of coating and curing conditions”, Int. J. Pharm., 378, pp. 59-65.

4. Bley O. et al. (2009), “Importance of glassy-to-rubbery

state transitions in moisture-protective polymer coatings”, European J. of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 73, pp. 146-153.

5. Hoffman A. et al. (1998), “Pharmacodynamic and pharmacokinetic rationales for the development of an oral controlled-release amoxicilin dosage form”, J. of Controlled Release, 54, pp. 29–37.

6. Joshi S. (2013), “Film coatings for taste masking and moisture protection”, International J. of Pharmaceutics, 457 (2), pp. 395-406.

7. McCormack Paul L. et al. (2005), “Amoxicilin/clavulanic acid 2000mg/125mg extended release (XR)”, Drug, 65 (1),pp. 121-136.

8. Xueqin Wei et. al. (2015), “Structure and properties of moisture-resistant konjac glucomannan films coated with shellac/stearic acid coating”, Carbohydrate Polymers, 118, pp. 119-125.

(Ngày nhận bài: 29/05/2018 - Ngày phản biện: 17/06/2018 - Ngày duyệt đăng: 15/07/2018)

Sàng lọc hoạt tính ức chế enzym acetylcholinesterase của một số dược liệu khu vực miền Trung Việt Nam

Lê Thị Bích Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Trần Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hoài*

Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế*E-mail: [email protected]

SummaryThirty species of medicinal herbs collected in Thua Thien Hue and Quang Tri provinces were screened for

acetylcholinesterase-inhibitory activity by the Ellman’s method. Of the 30 studied species, the methanol extracts from the following 6 plants showed significant inhibitory activity on acetylcholinesterase: (1) Zephyranthes grandiflora Lindl., (2) Zephyranthes ajax Hort., (3) Hippeastrum equestre Herb., (4) Hippeastrum reticulatum Herb. var. striatifo Herb., (5) Catharanthus roseus L. and (6) Huperzia phlegmaria (L.) Rothm with IC50 values ranged at 5.70 to 99.08 µg/ml. Of these, the Zephyranthes ajax Hort. displayed the strongest activity. Further, active fractions were individually identified for each of these 6 plants. As a result, the chloroform fractions of the rhizomes of Zephyranthes ajax Hort. showed the most powerful, with IC50 value of 15.91 μg/ml.

Keywords: Acetylcholinesterase, inhibitory activity, Zephyranthes ajax.

Đặt vấn đềAlzheimer là chứng mất trí nhớ phổ biến nhất, đặc

biệt ở người cao tuổi, hiện đang trở thành vấn đề sức khỏe được quan tâm trên toàn cầu. Đây là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ 6 hiện nay và là một trong những bệnh tốn kém nhất cho xã hội ở các nước phát triển [1].

Theo giả thuyết cholinergic, việc phát sinh bệnh Alzheimer có liên quan đến sự thiếu hụt chất

dẫn truyền thần kinh acetylcholin trong não tới gần 90%. Do đó, các chất ức chế enzyme acetylcholinesterase (AChE), làm tăng nồng độ và thời gian hoạt động của acetylcholin, đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer [2]. Tuy nhiên cho đến nay chỉ có một vài thuốc ức chế AChE được sử dụng để điều trị Alzheimer trên lâm sàng là rivastigmin, galantamin, donepezil và một số ít các hợp chất khác được phân lập từ tự nhiên. Do đó việc tìm kiếm dược liệu

Page 4: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

21TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

cũng như các hợp chất có khả năng ức chế AChE để ứng dụng trong điều trị bệnh Alzheimer là một lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng hiện nay. Trên thế giới, một số nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế AChE của các dược liệu đã được tiến hành [4-6].

Khu vực miền Trung Việt Nam với điều kiện khí hậu và địa hình đặc thù là nơi chứa đựng nhiều cây thuốc quý. Việc nghiên cứu sàng lọc tìm kiếm các dược liệu có tác dụng ức chế AChE là việc làm hết sức cần thiết để cung cấp các bằng chứng khoa học hướng đến việc nghiên cứu khai thác và sử dụng nguồn dược liệu Việt Nam trong điều trị căn bệnh này. Vì vậy nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu sàng lọc hoạt tính ức chế AChE của một số dược liệu được thu mẫu tại khu vực miền Trung Việt Nam, trong đó có một số dược liệu chưa từng được đánh giá hoạt tính ức chế AChE trước đó.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứuNguyên liệuĐối tượng nghiên cứu bao gồm 30 loài cây được

thu hái tại các huyện A Lưới, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2017. Các mẫu cây được định danh tên khoa học bởi TS. Vũ Tiến Chính và TS. Nguyễn Quốc Bình (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Các mẫu cây sau khi thu hái được rửa sạch, phơi sấy khô, xay thành bột thô.

Dung môi, hóa chất, thiết bịEnzym acetylcholinesterase (AChE),

acetylthiocholin iodid (ATCI), 5,5’-dithiobis-nitrobenzoic acid (DTNB), galantamin, dimethylsulfoxid (DMSO) do Hãng Sigma (Mỹ) cung cấp. Tất cả dung môi hữu cơ, hóa chất vô cơ đều đạt chuẩn phân tích. Thiết bị sử dụng bao gồm: Máy đo quang Elisa Micropate Reader EMR 500 (Mỹ), máy siêu âm Elmasonic S100H (Đức), máy cô quay chân không Yamato (Nhật Bản).

Chuẩn bị dịch chiếtDịch chiết methanol (MeOH): Bột dược liệu

(25 g) được chiết siêu âm với 200 ml MeOH ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ. Dịch chiết thu được đem cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến cao khô.

Dịch chiết phân đoạn: Cao khô ở trên một phần được tiến hành đánh giá hoạt tính ức chế AChE, phần còn lại (của những mẫu cây có hoạt tính tốt)

được đem phân tán vào 100 ml nước bằng phương pháp siêu âm rồi tiến hành chiết phân đoạn lần lượt với các dung môi: n-hexan, chloroform và ethyl acetat (mỗi phân đoạn 30 ml dung môi, tiến hành 3 lần). Các phân đoạn thu được và phần dịch nước còn lại được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến cao khô. Sau đó, cao các phân đoạn n-hexan, chloroform, ethyl acetat và nước được đánh giá hoạt tính ức chế AChE.

Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế AChEXác định hoạt tính ức chế AChE bằng phương

pháp đo quang dựa trên nguyên tắc của Ellman [3]. Nguyên tắc của phương pháp: Cơ chất ATCI bị thủy phân nhờ xúc tác của AChE tạo thiocholin. Thiocholin phản ứng với thuốc thử DTNB giải phóng ra hợp chất 5-thio-2-nitrobenzoic acid màu vàng. Tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch tạo thành ở bước sóng 405 nm để xác định hoạt tính ức chế AChE. Chất đối chứng dương được sử dụng là galantamin.

Quy trình của phương pháp thử nghiệm (bảng 1): thêm lần lượt dung dịch đệm phosphat pH 8, mẫu thử và dung dịch enzym AChE 0,25 IU/ml vào từng giếng của đĩa 96 giếng. Hỗn hợp này được trộn đều và ủ 15 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó, dung dịch thuốc thử DTNB 2,4 mM và dung dịch cơ chất ATCI 2,4 mM lần lượt được thêm vào hỗn hợp và trộn đều. Tiếp tục ủ hỗn hợp trong 15 phút ở nhiệt độ phòng, sau đó dung dịch được đo độ hấp thụ ở bước sóng 405 nm. Mỗi mẫu thử được tiến hành lặp lại 3 lần. Hoạt tính ức chế AChE của mẫu thử được tính theo công thức:

I% = (1 -At - Atr/t ) x 100%

Ađc - Atr/đc

Trong đó:I%: phần trăm hoạt tính AChE bị ức chế. At và Atr/t lần lượt là độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu trắng của mẫu thử. Ađc và Atr/đc lần lượt là độ hấp thụ của mẫu đối chứng và mẫu trắng của mẫu đối chứng.

Những mẫu dịch chiết tổng MeOH có hoạt tính ức chế trên 50% và những phân đoạn có tác dụng ức chế mạnh nhất từ mỗi dược liệu lựa chọn sẽ được tiếp tục xác định giá trị IC50. Giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50% AChE) được xác định từ phương trình hồi quy tuyến tính giữa phần trăm ức chế AChE và nồng độ của mẫu thử.

Page 5: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

22 TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Kết quả nghiên cứuDanh mục cây thuốc

Ba mươi cây thuốc thuộc 20 họ thực vật đưa vào nghiên cứu, với tên khoa học, tên Việt Nam và bộ phận dùng được trình bày trong bảng 2.

Bảng 1. Thành phần của hỗn hợp phản ứng đánh giá hoạt tính ức chế AChE

STT Thành phần Mẫu thử (µl) Mẫu trắng của mẫu thử (µl) Mẫu đối chứng (µl) Mẫu trắng của mẫu đối chứng (µl)

1 Đệm phosphat pH 8 140 160 140 160

2 Mẫu thử 20 20 0 0

3 DMSO 10% 0 0 20 20

4 AChE 0,25 IU/ml 20 0 20 0

5 DTNB 2,4 mM 10 10 10 10

6 ATCI 2,4 mM 10 10 10 10

Tổng thể tích (µl) 200 200 200 200

Bảng 2. Danh mục cây thuốc sàng lọc hoạt tính ức chế AChE

STT mẫu Tên khoa học – Họ thực vật Tên Việt Nam Mẫu thu hái

1 Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston - Anonaceae Bù dẻ lá lớn Phần trên mặt đất

2 Anodendron paniculatum A. DC. - Apocynaceae Tốc thằng cán Phần trên mặt đất

3 Spilanthes oleracea L. - Asteraceae Cúc nút áo Toàn cây

4 Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. - Lauraceae Tam tầng Cành mang lá

5 Kopsia tonkinensis Pitard - Apocynaceae Cốp Bắc Bộ Lá

6 Crescentia cujete L. - Bignoniaceae Đào tiên Cành mang lá

7 Helminthostachys zeylanica L. - Ophioglossaceae Sâm bòng bong Rễ

8 Zingiber zerumbet (L.) J. E. Sm. - Zingiberaceae Gừng gió Thân rễ

9 Euonymus javanicus Blume - Celastraceae Chân danh Toàn cây

10 Macclurodendron oligophlebia (Merr.) Hartl - Rutaceae Bưởi bung ít gân Cành mang lá

11 Pyrostegia venusta (Ker. Gawl.) Miers - Bignoniaceae Dây rạng đông Toàn cây

12 Zephyranthes grandiflora Lindl. - Amaryllidaceae Huệ mưa hoa hồng Củ

13 Zephyranthes ajax Hort. - Amaryllidaceae Huệ mưa hoa vàng Củ

14 Aralia sp. - Araliaceae Cuông Bạch Mã Cành mang lá

15 Hippeastrum equestre Herb. - Amarylidaceae Lan huệ đỏ Củ

16 Hippeastrum reticulatum Herb. var. striatifo Herb. - Amarylidaceae Lan huệ mạng Củ

17 Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC. - Rutaceae Hoàng mộc Cành mang lá

18 Ancistrocladus sp. - Ancistrocladaceae Trung quân Cành mang lá

19 Helicteres hirsuta Lour. - Sterculiaceae Dó lông Cành mang lá

20 Cassia siamea Lam 1785 - Fabaceae Muồng đen Cành mang lá

21 Solanum procumbent S.L. - Solanaceae Cà gai leo Cành mang lá

22 Erythrina variegate L. - Fabaceae Vông nem Cành mang lá

Page 6: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

23TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Kết quả hoạt tính ức chế AChE của cao chiết tổng MeOH

Các cao chiết được sàng lọc hoạt tính ở nồng độ 100 mg/ml. Những mẫu có giá trị phần trăm ức chế trên 50% được xác định giá trị IC50. Sau quá trình

sàng lọc các mẫu số 12, 13, 15, 16, 24 và 30 thể hiện hoạt tính tốt. Vì vậy những mẫu này được lựa chọn tiếp tục để xác định IC50. Kết quả xác định giá trị phần trăm ức chế (I%) AChE và giá trị IC50 được thể hiện ở bảng 3.

23 Cissus sicyoides L. - Vitaceae Liêm hồ đằng Cành mang lá

24 Catharanthus roseus L. - Apocynaceae Dừa cạn Toàn cây

25 Angelonia goyazensis Benth. - Plantaginaceae Hương dạ thảo Phần trên mặt đất

26 Pluchea indica (L.) Lees - Asteraceae Cúc tần Toàn cây

27 Mirabilis jalapa L. - Nyctaginaceae Bông phấn Toàn cây

28 Gluta wrayi King. - Anacardiaceae Sơn quả Cành mang lá

29 Euphorbia hirta L. - Euphorbiaceae Cỏ sữa lá lớn Toàn cây

30 Huperzia phlegmaria (L.) Rothm - Lycopodiaceae Thạch tùng đuôi ngựa Toàn cây

Bảng 3. Kết quả giá trị % ức chế AChE và IC50 của các mẫu nghiên cứu

Stt mẫu I% IC50 ± SD (µg/ml) Stt mẫu I% IC50 ± SD (µg/ml) Stt mẫu I% IC50 ± SD (µg/ml)

1 4,0 - 11 8,80 21 15,4 -

2 0,1 - 12 90,3 6,08 ± 0,41 22 7,0 -

3 1,3 - 13 91,3 5,70 ± 1,91 23 7,8 -

4 4,0 - 14 30,9 - 24 69,2 45,28 ± 0,91

5 2,1 - 15 50,8 98,36 ± 1,75 25 0 -

6 8,9 - 16 50,2 99,08 ± 3,01 26 0,8 -

7 6,0 - 17 26,5 - 27 8,6 -

8 1,9 - 18 4,7 - 28 9,2 -

9 0 - 19 6,5 - 29 2,8 -

10 1,6 - 20 0,1 - 30 51,3 96,25 ± 1,85

I%: hoạt độ phần trăm ức chế AChE; -: không xác định

Kết quả hoạt tính ức chế AChE các phân đoạn của các mẫu cây có hoạt tính tốt

Sáu mẫu có kết quả sàng lọc hoạt tính tốt ở trên được tiếp tục tạo dịch chiết phân đoạn để xác định phân đoạn có hoạt tính mạnh nhất tương ứng

nhằm định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về chiết xuất phân lập hợp chất tinh khiết. Dịch chiết các phân đoạn được đánh giá hoạt tính ở nồng độ 100 mg/ml. Phân đoạn có hoạt tính tốt nhất từ mỗi dược liệu nghiên cứu được xác định giá trị IC50 và kết quả được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Kết quả hoạt tính ức chế AChE các phân đoạn của các mẫu có hoạt tính tốt

Stt mẫu Phân đoạn I % IC50 ± SD (µg/ml) Stt mẫu Phân đoạn I % IC50 ± SD (µg/ml)

12

n-hexan 73,7 -

16

n-hexan 23,7 -

chloroform 56,5 - chloroform 61,1 98,18 ± 0,40

ethyl acetat 68,9 - ethyl acetat 24,2 -

nước 81,1 18,36 ± 0,04 nước 42,0 -

Page 7: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

24 TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Bàn luận Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế AChE dịch

chiết tổng MeOH của 30 loài cây thuốc nghiên cứu cho thấy 6 mẫu có hoạt tính tốt với giá trị IC50 trong khoảng 5,70 – 99,08 µg/ml, gồm huệ mưa hoa hồng (Zephyranthes grandiflora Lindl., củ), huệ mưa hoa vàng (Zephyranthes ajax Hort., củ), lan huệ đỏ (Hippeastrum equestre Herb., củ), lan huệ mạng (Hippeastrum reticulatum Herb. var. striatifo Herb., củ), dừa cạn (Catharanthus roseus L., toàn cây) và thạch tùng đuôi ngựa (Huperzia phlegmaria (L.) Rothm, toàn cây); trong đó mẫu cây huệ mưa hoa vàng có hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 thấp nhất 5,70 µg/ml. Chất đối chứng dương galantamin hoạt động ổn định với giá trị IC50 0,33 ± 0,01 µg/ml.

Sau đó, mỗi mẫu cây có hoạt tính tốt được tiếp tục chiết xuất phân đoạn. Giá trị IC50 của các phân đoạn nghiên cứu nằm trong khoảng từ 15,91 - 98,18 mg/ml. Trong đó, dịch chiết phân đoạn chloroform của mẫu cây huệ mưa hoa vàng cho kết quả hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 15,91 mg/ml.

Tham chiếu với các nghiên cứu khác trên thế giới, kết quả của đề tài cho thấy sự tương đồng với một số nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế AChE đã được tiến hành đối với huệ mưa hoa hồng (thu hái ở Cộng hòa Séc) [4], dừa cạn (thu hái ở Bồ Đào Nha) [5] và lan huệ mạng (thu hái ở Brazil) [6]. Kết quả nghiên cứu của đề tài là báo cáo đầu tiên về hoạt tính ức chế AChE của 3 loài huệ mưa hoa vàng, lan huệ đỏ và thạch tùng đuôi ngựa, trong đó đáng chú ý dịch chiết MeOH và dịch chiết phân đoạn chloroform của mẫu huệ mưa hoa vàng cho hoạt tính mạnh nhất trong các mẫu nghiên cứu.

Kết quả đạt được cho thấy tiềm năng về nguồn tài nguyên thực vật ở khu vực Thừa Thiên Huế

13

n-hexan 29,0

24

n-hexan 39,3 -

chloroform 85,3 15,91 ± 1,43 chloroform 62,2 -

ethyl acetat 39,7 - ethyl acetat 68,5 -

nước 66,7 - nước 74,3 47,43 ± 0,29

15

n-hexan 18,5 -

30

n-hexan 34,8 -

chloroform 65,0 78,35 ± 1,66 chloroform 48,1 -

ethyl acetat 22,6 - ethyl acetat 26,8 -

nước 36,2 - nước 78,8 48,62 ± 0,77

I%: hoạt độ phần trăm ức chế AChE; -: không xác định

và Quảng Trị trong định hướng nghiên cứu tìm kiếm các cây thuốc và hợp chất thiên nhiên có hoạt tính ức chế enzym AchE hướng điều trị bệnh Alzheimer.

Kết luậnKết quả nghiên cứu đã xác định 6 cây thuốc có

hoạt tính ức chế enzym acetylcholinesterase tốt bao gồm huệ mưa hoa hồng (Zephyranthes grandiflora Lindl., củ), huệ mưa hoa vàng (Zephyranthes ajax Hort., củ, lan huệ đỏ (Hippeastrum equestre Herb., củ), lan huệ mạng (Hippeastrum reticulatum Herb. var. striatifo Herb., củ), dừa cạn (Catharanthus roseus L., toàn cây) và thạch tùng đuôi ngựa (Huperzia phlegmaria (L.) Rothm, toàn cây) với giá trị IC50 từ 5,70 – 99,08 µg/ml. Dịch chiết phân đoạn chloroform của mẫu huệ mưa hoa vàng có hoạt tính mạnh nhất trong số các phân đoạn nghiên cứu với giá trị IC50 15,91 µg/ml.

Kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi đề tài KHCN của Đại học Huế, mã số: ĐHH2017-04-68.

Tài liệu tham khảo1. Alzheimer’s Association (2018), “2018 Alzheimer’s

disease facts and figures”, Alzheimer’s & Dementia, 14(3), pp. 367 – 429.

2. Di Giovanni S., Borloz A., Urbain A. et al (2008), “In vitro screening assays to identify natural or synthetic acetylcholinesterase inhibitors: thin layer chromatography versus microplate methods”, European Journal of Pharmaceutical Sciences, 33(2), pp. 109 – 119.

3. Ellman G. L., Courtney K. D., Andres V. et al (1961), “A new and rapid colorimetric determination of acetylcholinesterase activity”, Biochemical Pharmacology, 7, pp. 88-95.

4. Lucie Cahlíková, Irena Valterová, Kateřina Macáková, Lubomír Opletal (2011), “Analysis of Amaryllidaceae alkaloids from Zephyranthes grandiflora by GC/MS and their cholinesterase activity”, Revista Brasileira de Farmacognosia, 21(4), pp. 575 – 580.

5. David Pereira, Federico Ferreres, Jorge M. A. Oliveira, Luis Jorge Rodrigues Gaspar, Joana Faria, Patrícia

Page 8: TẠP CHÍ DƯỢC HỌC · 2020. 2. 20. · TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58) 21 l Nghiên cứu - Kỹ thuật cũng như các hợp chất có khả năng ức

25TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2018 (SỐ 507 NĂM 58)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Valentão, Mariana Sottomayor, Paula B Andrade (2010), “Pharmacological effects of Catharanthus roseus root alkaloids in acetylcholinesterase inhibition and cholinergic neurotransmission”, Phytomedicine, 17, pp. 646-652.

6. Luciana R. Tallini, Edison H. Osorio, Vanessa Dias dos

Santos, Warley de Souza Borges, Marcel Kaiser, Francesc Viladomat, José Angelo S. Zuanazzi and Jaume Bastida (2017), “Hippeastrum reticulatum (Amaryllidaceae): Alkaloid profiling, biological activities and molecular docking”, Molecules, 22(12), pp. 2191.

(Ngày nhận bài: 07/05/2018 - Ngày phản biện: 07/06/2018 - Ngày duyệt đăng: 15/07/2018)

Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa và ức chế enzym α-glucosidase của cao chiết từ lá cây lá đắng

(Vernonia amygdalina Del.), họ Cúc (Asteraceae)Nguyễn Thị Chi1*, Phạm Việt Trang2

Lê Xuân Tiến2, Nguyễn Văn Thanh1

1Trường Đại học Nguyễn Tất Thành2Trường Đại học Bách khoa – Đai học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

* E-mail: [email protected]

SummaryThe plant Vernonia amygdalina Del. (Asteraceae) (“lá đắng” - bitter leaf plant) was studied for antioxidant activity

and inhibitive power on α-glucosidase enzyme. The dichloromethane extracts showed the best in bioactivities in question. The extraction was investigated for high efficiency and potential inhibitivity on α-glucosidase enzyme. Finally, the extration was optimized as: the plant powders were extracted three times, once with ethanol 40% (v/v), solid-to-liquid ratio of 1/5 (w/v) at 50oC for 40 min. The obtained extracts showed antioxidant activity (IC50 = 51.9 μg/mL) and good inhibitivity on α-glucosidase enzyme (IC50 = 480 μg/mL), much higher than the ethanol and aqueous extracts.

Keywords: Vernonia amygdalina Del., α-glucosidase, DPPH.

Đặt vấn đềLá đắng có tên khoa học là Vernonia amygdalina

Del., họ Cúc (Asteraceae), dạng cây bụi mọc nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Nam Phi, Nigeria, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Angola, Ethiopia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Y học dân gian các nước đã dùng lá đắng để trị các bệnh đường tiêu hóa, sốt, cảm cúm, tiểu đường, sốt rét, giun sán, đau lưng, đau thần kinh do phong thấp, cao huyết áp, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan [1]. Ngày nay, lá đắng được biết đến với khả năng kháng oxy hóa cao [2], ức chế a-glucosidase [2-4] và chống ung thư tốt [5].

Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về hoạt tính sinh học của cây lá đắng. Vì thế, nghiên cứu này góp phần cung cấp thêm những thông tin về hoạt tính kháng oxy hoá, ức chế enzym a-glucosidase và điều kiện

chiết xuất cao của loài cây này, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

Nguyên liệu, hoá chất, thiết bị và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu: Mẫu nghiên cứu là phần lá cây lá đắng được thu hái tại tỉnh Đăk Lăk, vào tháng 8 năm 2017. Mẫu thu hái được xác định loài, xử lý sơ bộ, mã hoá và lưu mẫu tại Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Hoá chất: Ethanol 96%, n-hexan (Hex), dichloromethan (DCM), ethyl acetat (EtOAc), butanol (BuOH), methanol (MeOH), dimethyl sulfoxid (DMSO) đạt tiêu chuẩn thí nghiệm. Enzym a-glucosidase từ nấm men Saccharomyces cerevisiase, para-nitrophenyl α-D-glucopyranosid (p-NPG), 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), vitamin C được mua từ Công ty Sigma Aldrich.