22
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2020 TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kêu căng, xem thường người khác. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4) 2. Kỹ năng: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.Chú ý các từ: cuống quýt, thọc, quẳng thình lình. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động hướng dẫn Hoạt động của học sinh 1. Hướng dẫn Luyện đọc: Bước 1: Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Lưu ý giọng đọc cho học sinh: chú ý đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu, câu dài, các câu nói giữa Chồn và Gà Rừng... Bước 2: Luyện đọc từ khó cho Học sinh * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng cuống quýt, thọc, quẳng, thình lình, nhảy vọt. Bước 3: Cho Học sinh luyện đọc câu dài, từng đoạn. /?/ Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn phân chia như thế nào? - Giải nghĩa từ: ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình lình - Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp: *Dự kiến một số câu: + Gà Rừng và Chồn/ là đôi bạn thân / nhưng Chồn vẫn ngẫm coi thường bạn.// Một hôm,/ Chồn hỏi Gà Rừng:// - Cậu có bao nhiêu trí khôn? // - Mình chỉ có một thôi.// - Ít thế sao? // Mình thì có hàng trăm.// Lưu ý: Nhắc HS nên đánh dấu ngắt nghỉ hơi vào các câu trong bài (dấu phẩy thì 1 gạch chéo, dấu chấm cuối câu là 2 gạch chéo) Bước 4: Cho HS Đọc lại toàn bài. - Học sinh lắng nghe, theo dõi. - Học sinh gạch chân dưới từ khó và luyện đọc (2 lần mỗi từ). +Học sinh đọc từng câu trong bài. - Học sinh đọc thầm cả bài + Bài tập đọc có 4 đoạn. + ... - Học sinh đọc phần giải nghĩa từ cuối bài và luyện đọc câu dài, khó... + Thử nói thàn câu có từ cuống quýt, đắn đo, ... +Học sinh đọc lại từng câu trong đoạn hội thoại giữa Chồn và Gà Rừng. - Học sinh đọc lại toàn bộ bài.

TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2020

TẬP ĐỌC

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I . MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông

minh của mỗi người; chớ kêu căng, xem thường người khác.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả

lời được câu hỏi 4 (M3, M4)

2. Kỹ năng: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.Chú

ý các từ: cuống quýt, thọc, quẳng thình lình.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Hoạt động hướng dẫn Hoạt động của học sinh

1. Hướng dẫn Luyện đọc:

Bước 1: Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Lưu ý giọng đọc cho học sinh: chú ý đọc ngắt

nghỉ hơi đúng ở dấu câu, câu dài, các câu nói giữa

Chồn và Gà Rừng...

Bước 2: Luyện đọc từ khó cho Học sinh

* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng cuống

quýt, thọc, quẳng, thình lình, nhảy vọt. Bước 3: Cho Học sinh luyện đọc câu dài, từng

đoạn.

/?/ Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn phân chia

như thế nào?

- Giải nghĩa từ: ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình

lình

- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và

cách đọc với giọng thích hợp:

*Dự kiến một số câu:

+ Gà Rừng và Chồn/ là đôi bạn thân / nhưng

Chồn vẫn ngẫm coi thường bạn.// Một hôm,/

Chồn hỏi Gà Rừng://

- Cậu có bao nhiêu trí khôn? //

- Mình chỉ có một thôi.//

- Ít thế sao? // Mình thì có hàng trăm.//

Lưu ý: Nhắc HS nên đánh dấu ngắt nghỉ hơi vào

các câu trong bài (dấu phẩy thì 1 gạch chéo, dấu

chấm cuối câu là 2 gạch chéo)

Bước 4: Cho HS Đọc lại toàn bài.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.

- Học sinh gạch chân dưới từ khó

và luyện đọc (2 lần mỗi từ).

+Học sinh đọc từng câu trong bài.

- Học sinh đọc thầm cả bài

+ Bài tập đọc có 4 đoạn.

+ ...

- Học sinh đọc phần giải nghĩa từ

cuối bài và luyện đọc câu dài,

khó...

+ Thử nói thàn câu có từ cuống

quýt, đắn đo, ...

+Học sinh đọc lại từng câu trong

đoạn hội thoại giữa Chồn và Gà

Rừng.

- Học sinh đọc lại toàn bộ bài.

Page 2: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

2. Hướng dẫn HS Tìm hiểu bài:

Bước 1: Cho học sinh đọc 1 lần các câu

hỏi cuối bài đọc.

Bước 2: Hướng dẫn HS nắm và trả lời

các câu hỏi cuối bài theo cách sau:

- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi HS: 1.

Tìm những câu nói lên thái độ của

Chồn đối với Gà Rừng?

- Cho HS đọc thầm lại đoạn 2 và hỏi: 2.

Khi gặp nạn Chồn ta xử lí như thế nào? - Cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi: 3. Gà

Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng

thoát nạn?

- Cho HS đọc thầm câu Chồn nói với Gà

Rừng (ở cuối bài) và cho biết: 4. Thái độ

của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra

sao?

- Cho học sinh đọc lại câu hỏi 5 và lựa

chọn, trả lời: 5. Em chọn tên nào cho

truyện? Vì sao?

- Hỏi HS Câu chuyện có ý nghĩa gì?

- HS đọc câu hỏi.

- Học sinh đọc thầm và tìm câu trả lời

(gạch chân dưới các câu trả lời nếu có

trong bài đọc).

1. Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Ít thế

sao? Mình thì có hàng trăm.

2. Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn

một trí khôn nào trong đầu.

3. Gà Rừng giả chết rồi vùng chạy để

đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ

cho Chồn vọt ra khỏi hang.

4. Chồn thay đổi hẳn thái độ, nó tự thấy

một trí khôn của bạn còn hơn trăm trí

khôn của mình.

- HS đọc, trả lời lựa chọn và giải thích lí

do chọn:

Gợi ý:

a) Gặp nạn mới biết ai khôn vì câu chuyện

ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của Gà

Rừng khi gặp nạn.

b) Chồn và Gà Rừng vì đây là câu chuyện

kể về Chồn và Gà Rừng.

c) Gà Rừng thông minh Vì Gà Rừng đã

dùng một trí khôn của mình mà cứu được

cả hai thoát nạn.

- Gà Rừng thông minh vì câu chuyện ca

ngợi trí thông minh, nhanh nhẹn của Gà

Rừng....

- Lúc gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết ai

khôn.

3. Hướng dẫn cho Hs Đọc diễn cảm lại toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu lần hai.

- Hướng dẫn học sinh cách đọc.

- HS đọc lại toàn bài.

4. Hướng dẫn HS vận dụng, mở rộng:

- Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

+ Ví dụ: Thích Gà Rừng vì Gà Rừng đã thông minh lại khiêm tốn và dũng cảm.

Thích Chồn vì Chồn đã nhận thấy sự thông minh của Gà Rừng và cảm phục

sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Gà Rừng.

- Giáo dục học sinh: Trong cuộc sống nếu gặp thử thách cần bình tĩnh xử lí tình

huống; không chủ quan, chớ kêu căng, xem thường người khác,...

Page 3: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Chính tả

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

1. Hướng dẫn học sinh làm bài:

- HS đọc 5 lần bài chính tả.

- HS dùng bút chì và thước gạch chân những từ khó để lưu ý: buổi sáng, dạo chơi,

cánh đồng, cuống quýt, nấp, reo lên, trốn, gậy, thọc.

- HS trả lời câu hỏi trong SGK:

* Tìm câu nói của người thợ săn?

+ Ông reo lên: “Có mà trốn đằng trời!”

* Cho biết câu nói ấy được đặt trong dấu gì?

+ Câu nói của người thợ săn được đặt trong dấu ngoặc kép.

- HS đọc lại 1 - 2 lần bài chính tả (nếu cần)

- PH đọc cho con viết bài chính tả vào vở.

2. Bài tập chính tả:

- HS đọc câu hỏi và yêu cầu của bài, trả lời miệng sau đó trình bày bài tập vào vở

theo hình thức sau:

Bài 2:

a. Các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi:

- Kêu lên vì vui mừng: reo.

- Cố dùng sức để lấy về: giật.

- Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây: gieo.

b. Các tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:

- Ngược lại với thật: giả.

- Ngược lại với to: nhỏ.

- Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường: ngõ/hẻm

Bài 3:

a.

Tiếng chim cùng bé tưới hoa

Page 4: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim

Vòm cây xanh, đố bé tìm

Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung.

Định Hải

b.

Vẳng từ vườn xa Em đứng ngẩn ngơ

Chim cành thỏ thẻ Nghe bầy chim hót

Ríu rít đầu nhà Bầu trời cao vút

Tiếng bầy se sẻ. Trong lời chim ca

Thanh Quế

Page 5: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

TOÁN:

KIỂM TRA, ÔN TẬP GIỮA HK2

Bài 1: Tính nhẩm:

2 x 3 = 4 x 6 = 3 x 7 =

5 x 5 = 3 x 8 = 2 x 8 =

Bài 2: Số ?

4 x 5 = 5 x 2 x 6 = x 2 5 x 9 = x

Bài 3: Điền dấu > , < , =

5 x 7 7 x 5 4 x 8 3 x 8 3 x 4 3 x 5

Bài 4: Nối các điểm sau để có đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. Đặt tên cho đuờng

gấp khúc đó:

Bài 5: Mỗi con vịt có 4 chân. Hỏi 9 con vịt có bao nhiêu chân ?

Bài giải

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Page 6: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2020

TẬP ĐỌC:

CÒ VÀ CUỐC

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kỹ năng: Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu

phẩy, giữa các cụm từ. Chú ý các từ: cuốc, bụi rậm, trắng phau phau.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động hướng dẫn Hoạt động của học sinh

- Giáo viên cho học sinh ôn đọc lại bài Một trí

khôn hơn trăm trí khôn.

Học sinh thực hiện.

1. Hướng dẫn Luyện đọc:

a. GV đọc mẫu cả bài .

- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.

+ Giáo viên đọc mẫu chú ý đọc với giọng đọc,

nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Tổ chức cho HS đọc đúng từ: cuốc, bụi rậm,

trắng phau phau. * Đọc từng đoạn :

- Giảng nghĩa từ mới: cuốc, trắng phau phau,

thảnh thơi + Đặt câu với từ: cuốc, trắng phau phau, thảnh

thơi

- GV trợ giúp, hướng dẫn đọc những câu dài

- Luyện câu dài: Nhắc Hs đánh dấu ngắt nghỉ

hơi vào câu.

Cò đang lội ruộng bắt tép.// Cuốc thấy vậy/ từ

trong bụi rậm lần ra,/ hỏi: //

-Chị bắt tép vất vả thế,/ chẳng sợ bùn bắn bẩn

hết áo trắng sao?

Cò vui vẻ trả lời://

-Khi làm việc,/ ngại gì bẩn hở chị ?//

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.

- Luyện đọc đúng

+ Học sinh đọc từng đoạn kết hợp

đọc phần giải nghĩa từ và luyện

đọc câu khó.

*Dự kiến Nội dung giải nghĩa từ

và đặt câu:

+Thảnh thơi: nhàn không lo nghĩ

nhiều.

+Bà nội em đã về hưu nên giờ rất

thảnh thơi....

- Luyện đọc ngắt câu, cụm từ, câu

dài theo hướng dẫn

- Đọc bài.

2. HĐ Tìm hiểu bài:

Page 7: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

- Cho HS đọc lại toàn bộ các câu hỏi rồi đọc

thầm toàn bài để tự tìm câu trả lời.

Câu hỏi dẫn dắt, gợi ý HS:

- Cò đang làm gì?

- Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi Cò thế nào?

- Cò trả lời thế nào?

- Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy?

- Cò trả lời Cuốc như thế nào?

- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên,

lời khuyên ấy là gì?

- Nếu em là Cuốc em sẽ nói gì với Cò?

- Qua bài văn này, tác giả muốn nói với chúng ta

điều gì?

+ HS đọc thầm bài, tìm và gạch

chân dưới câu trả lời có trong bài:

- Cò đang lội ruộng bắt tép.

- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ

bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?

- Cò nói: “Khi làm việc, ngại gì

bẩn hở chị.”

- Cuốc hỏi như vậy Vì Cuốc mỗi

khi nhìn lên trời xanh, thấy Cò

trắng phau phau, đôi cánh dập

dờn như múa, chẳng lẽ có lúc lại

phải lội bùn bắt tép khó nhọc như

vậy.

- Cò trả lời: “Phải có lúc vất vả,

lội bùn thì mới có khi thảnh thơi

bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn

sạch thì khó gì”

- Câu trả lời của Cò chứa đựng

một lời khuyên, lời khuyên là:

Phải chịu khó lao động thì mới có

lúc được sung sướng./Mọi người

ai cũng phải lao động./...

- Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò.

- Gợi ý nội dung: Phải lao động

vất vả ta mới có lúc thanh

thản, sung sướng…

3. Hướng dẫn Đọc diễn cảm:

- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.

- Hướng dẫn cách đọc

- Cho HS đọc bài.

-Lắng nghe

- HS thực hiện theo yêu đọc bài

4. Hướng dẫn vận dụng, ứng dụng

- Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn,

sung sướng...

- Gợi ý HS vận dụng vào việc học tập của em.(Ví dụ: Em phải làm hết bài tập rồi mới

có thể đi chơi...)

Page 8: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Chính tả

Cò và Cuốc

1. Hướng dẫn học sinh làm bài:

- HS đọc 5 lần bài chính tả.

- HS dùng bút chì và thước gạch chân những từ khó để lưu ý: Cò, Cuốc, lội ruộng,

bụi rậm, tép, chẳng sợ, bắn bẩn, áo trắng.

- HS trả lời câu hỏi trong SGK:

* Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?

+ Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu gạch ngang.

* Cuối các câu trên có dấu gì?

+ Cuối các câu trên có dấu hỏi chấm.

- HS đọc lại 1 - 2 lần bài chính tả (nếu cần)

- PH đọc cho con viết bài chính tả vào vở.

2. Bài tập chính tả:

- HS đọc câu hỏi và yêu cầu của bài, trả lời miệng sau đó trình bày bài tập vào vở

theo hình thức sau:

Bài 2:

a.

- riêng, giêng: riêng lẻ, tháng giêng.

- dơi, rơi: con dơi, rơi rụng.

- dạ, rạ: long dạ, áo dạ, rơm rạ.

b.

- rẻ, rẽ: giá rẻ, rẽ trái.

- mở, mỡ: mở cửa, thịt mỡ.

- củ, cũ: củ tỏi, sách cũ.

Bài 3:

a. Các tiếng bắt đầu bằng r: rang, rau, rán, rách, răng, …

- Các tiếng bắt đầu bằng d: da, dạ, dành, dao, dặn dò, dỗ, …

Page 9: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

- Các tiếng bắt đầu bằng gi: gia đình, giá đỗ, tự giác, giặt, giặc, …

b. Các tiếng có thanh hỏi: bẩn, biển, bỏng, cải, rẻ, tủ, tổ, phở, …

- Các tiếng có thanh ngã: hãi, nghĩ, nhã nhặn, mũi, mũ, mỡ, gỗ, trễ, …

Toán

Phép chia

1. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới:

a. Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6 - Gv cho học sinh quan sát hình. Hỏi:

+ Mỗi phần có mấy ô?

+ Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô?

- HS nêu phép tính 3 x 2 = 6

b. Giới thiệu phép chia cho 2 - GV kẻ một vạch ngang GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy

ô?

- GV nói: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia “Sáu chia hai bằng ba”

6 : 2 = 3

- GV chỉ vào phép chia và hướng dẫn HS đọc. Đọc là Sáu chia hai bằng ba. HS đọc

lại 2, 3 lần.

+ Dấu : gọi là dấu chia

+ Viết là 6 : 2 = 3.

c. Giới thiệu phép chia cho 3

- Vẫn dùng 6 ô như trên.

- GV hỏi: có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được mấy phần?

- GV cho HS viết phép tính chia vào bảng con.

- GV nói: Ta có phép chia “Sáu chia 3 bằng 2”

+ Đọc là Sáu chia ba bằng hai – HS đọc lại 2 – 3 lần.

+ Viết 6 : 3 = 2.

d. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia

- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có mấy ô?

3 x 2 = 6

- Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có mấy ô?

6 : 2 = 3

- Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được mấy phần?

6 : 3 = 2

- Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng

Page 10: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1:

- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài mẫu:

4 x 2 = 8

8 : 2 = 4

8 : 4 = 2

- HS làm theo mẫu: Từ một phép nhân viết hai phép chia tương ứng.

3 x 5 = 15

15 : 3 = 3

15 : 3 = 5

4 x 3 = 12

12 : 3 = 4

12 : 4 = 3

2 x 5 = 10

10 : 5 = 2

10 : 2 = 5

Bài 2:

3 x 4 = 12

12 : 3 = 4

12 : 4 = 3

4 x 5 = 20

20 : 4 = 5

20 : 5 = 4

Page 11: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2020

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài chim

Dấu chấm, dấu phẩy

1. Hướng dẫn HS làm bài: HS đọc yêu cầu của đề bài, quan sát tranh và trả lời

câu hỏi bằng miệng sau đó làm vào vở.

Bài 1: Nói tên các loài chim có trong bức tranh

- HS quan sát tranh và dựa vào các từ ngữ gợi ý bên dưới bức tranh để gọi tên các

con vật có trong tranh.

- Sau khi HS đã gọi tên được các con vật trong tranh, GV đưa ra 1 số câu hỏi để

HS nắm bắt được các đặc điểm nổi bật của con vật ấy, từ đó tạo nên vốn hiểu biết

cũng như vốn từ để HS áp dụng vào viết văn tốt hơn, giàu hình ảnh hơn.

- GV chỉ từng tranh và hỏi 1 số câu hỏi như sau: (Lưu ý: Khi HS trả lời, yêu cầu

các con trả lời câu đủ ý, để tạo thói quen sau này viết văn với câu đầy đủ bộ phận)

+ Con cò có đặc điểm gì nổi bật: bộ lông (con cò có bộ lông màu trắng muốt, điểm

trên đôi cánh là những sọc vằn màu đen, điểm nhấn nữa trên bộ lông là những sọc

hồng ở đuôi), cái mỏ (cò có cái mỏ dài giúp chúng có thể mò tôm bắt tép kiếm ăn),

đôi chân (đôi chân của nó thanh mảnh mà dài lêu ngêu)

+ Con cú mèo có đặc điểm gì nổi bật?

Về khuôn mặt của chúng? Cú mèo là loài chim nhưng có khuôn mặt khác biệt nhất,

chú có khuôn mặt giống 1 chú mèo nên có tên gọi là con chim cú mèo.

Bộ lông? – Chúng có bộ lông màu nâu điểm trắng nhìn như 1 bức tranh thổ cẩm.

Bài 2: Hãy chọn tên các loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống

- HS đọc đề bài và nội dung trong bài học.

- GV giải thích: vẹt, quạ, khướu, cú, cắt được nêu trong bài là tên của các loài

chim.

+ Để điền được tên của các loài chim này vào chỗ trống cần biết được đặc điểm nổi

bật của chúng.

- GV yêu cầu HS nêu đặc điểm nổi bật của các con vật được nêu trong bài (GV có

thể giới thiệu đặc điểm của 1 số con vật mà HS chưa biết)

+ Con vẹt: có thể nói tiếng người, nhại lại tiếng của con người.

Page 12: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

+ Con quạ: có bộ lông màu đen.

+ Con chim cắt: bay rất nhanh.

+ Con khướu: hót suốt ngày, hót nhiều, liên tục.

+ Con cú: có mùi hôi.

- Từ vốn hiểu biết đã cung cấp. HS điền tên loài chim vào chỗ trống cho thích hợp.

- GV nhận xét và giới thiệu: Các câu được nhắc đến trong bài, ngoài việc nói đến

đặc điểm của các con vật mà đó còn là các câu thành ngữ với những ý nghĩa như

sau: (GV giải nghĩa các câu thành ngữ để HS hiểu)

+ Hôi như cú: Chỉ cơ thể có mùi hôi, khó chịu.

+ Nói như vẹt: Nói nhiều, nói bắt chước người khác mà không hiểu mình nói gì.

+ Hót như khướu: Chỉ những người lắm lời, hay nói những điều khoác lác, nịnh

bợ.

Bài 3: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy và chép lại đoạn văn:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và đọc nội dung bài tập. Yêu cầu HS quan sát các từ

đứng trước, sau ô trống.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết các từ đứng sau dấu chấm: Sau dấu chấm phải

viết hoa.

+ Chữ cái đằng sau dấu phẩy không phải viết hoa.

- Dựa vào kiến thức đã học, HS điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.

Page 13: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Toán

Bảng chia 2

1. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới:

* Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2:

- Giáo viên gắn 4 tấm bìa. Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. 4 tấm bìa có tất cả mấy

chấm tròn?

+ 8 chấm tròn.

- GV yêu cầu HS viết phép nhân thích hợp: 2 x 4 = 8.

- Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?

+ Có 4 tấm bìa.

- GV yêu cầu HS viết phép chia thích hợp: 8 : 2 = 4.

- GV yêu cầu HS quan sát 2 phép tính vừa lập được:

2 x 4 = 8 8 : 2 = 4

+ Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8, ta có phép chia 2 là 8 : 2 = 4

- GV yêu cầu HS viết bảng nhân 2 rồi từ đó viết, lập bảng chia 2.

- GV yêu cầu HS học thuộc bảng chia 2.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: HS đọc đề bài, học thuộc bảng chia 2 và điền kết quả vào mỗi phép tính

chia trong bài.

Bài 2: HS đọc kĩ đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ chính trong câu hỏi để viết lời

giải và làm bài tập vào vở.

- Chú ý đơn vị trong bài giải toán có lời văn.

Bài giải

Mỗi bạn được số cái kẹo là (Số cái kẹo mỗi bạn có là):

12 : 2 = 6 (cái kẹo)

Đáp số: 6 cái kẹo.

Bài 3: Dựa vào bảng chia 2 đã học, HS nhẩm kết quả của các phép tính chia trong

bảng chia 2 và phép chia với kết quả thích hợp. (Nối ô vuông với hình tròn)

Page 14: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2020

Tập viết

Chữ hoa S

- HS viết 1 dòng chữ S cỡ vừa, 1 dòng chữ S cỡ nhỏ.

- Chữ và câu ứng dụng:

+ Sáo - 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.

+ Sáo tắm thì mưa - 3 dòng cỡ nhỏ.

Sau đây là mẫu chữ

Chữ S cỡ vừa (cao 5 ly) Chữ S cỡ nhỏ (cao 2,5 ly)

Kể chuyện

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện dựa vào từng câu hỏi trong SGK

Câu hỏi 1: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời. Dựa vào nội dung bài tập đọc đã

học để nhớ và đặt tên cho từng đoạn.

- GV hỏi:

+ Theo em, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì? - Tên của từng

đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó.

- GV yêu cầu HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.

Page 15: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn/ Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm/ ...

+ Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng/ Gà Rừng thể hiện trí khôn/ ...

+ Đoạn 4: Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng/ ...

Câu hỏi 2, 3:

- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn và cả câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn

dựa vào nội dung bài tập đọc đã học.

- GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương HS.

- GV hỏi:

+ Câu chuyện kể về việc gì?

+ Em hiểu điều gì từ câu chuyện trên?

GV kết luận: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ

kêu căng, xem thường người khác.

Toán

Một phần hai

1. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới:

- GV yêu cầu HS vẽ 1 hình vuông có độ dài 4 ô vuông (chiều ngang 4 ô vuông và

chiều dài 4 ô vuông)

- GV yêu cầu HS chia đôi hình vuông (chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau).

B1: Vẽ hình vuông B2: Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau

(có nhiều cách chia, trên đây là 3 cách chia hình

vuông thành 2 phần bằng nhau)

- GV yêu cầu HS tô 1 phần bằng nhau của hình vuông.

- B3: HS thực hiện tô 1 phần bằng nhau của

hình vuông.

Page 16: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

- GV hỏi: Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau. Tô một phần bằng nhau của

hình vuông. Vậy ta đã tô một phần mấy hình vuông?

+ HS trả lời: Ta đã tô một phần hai hình vuông.

- GV nhắc lại: Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau. Tô một phần bằng nhau

của hình vuông. Vậy ta đã tô một phần hai hình vuông.

- GV vừa đọc vừa ghi kí hiệu và hướng dẫn HS cách ghi:

+ Một phần hai viết là 1

2

+ Viết số 1 như bình thường, sau đó gạch một gạch bên dưới số 1 (rộng 3 ly, trùng

với đường kẻ ngang đậm), số 2 viết dưới dấu gạch ngang.

- GV yêu cầu HS viết ½ ra bảng con và luyện viết vào vở ô ly (3 dòng số ½)

- GV giới thiệu: ½ còn được gọi là một nửa.

- GV hỏi lại: ½ có nghĩa là gì?

+ ½ là chia làm 2 phần bằng nhau và lấy 1 phần.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và quan sát hình trong SGK.

- GV hỏi: Đã tô màu ½ hình có nghĩa là gì?

+ HS trả lời: Hình được chia làm 2 phần bằng nhau và tô 1 phần là tô màu ½ hình.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và khoanh vào chữ cái dưới mỗi hình đúng.

+ Các đáp án đúng là: A, C, D.

- GV nhận xét và hỏi: Vì sao không chọn bức tranh B?

+ Vì hình B không phải tô màu ½ của hình.

? Hình B, hình vuông được chia làm 2 phần và tô màu 1 phần, vì sao lại không

phải là ½?

+ Hình vuông B được chia làm 2 phần nhưng không phải 2 phần bằng nhau nên

không phải là ½.

- GV nhắc lại: Phải chia hình làm 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần thì mới gọi

là ½.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình trong SGK.

Page 17: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

- GV hỏi: Các bức tranh này có phải 1 hình được chia làm 2 như bài tập 1 không?

+ HS trả lời: Không.

? Vậy làm thế nào để biết được hình nào có ½ số ô vuông được tô màu?

+ ½ còn được gọi là một nửa nên hình nào tô một nửa số ô vuông thì hình đó được

tô ½ số ô vuông.

- GV yêu cầu HS quan sát và khoanh vào chữ cái dưới mỗi hình.

+ Các đáp án đúng là: A, C.

- GV hỏi:

+ Vì sao hình A đúng: hình A có 4 ô vuông, tô màu 2 ô là tô màu một nửa số ô

vuông nên hình A đã tô ½ số ô vuông -> là đúng.

+ Vì sao không chọn hình B? – Vì hình B số ô vuông tô màu ít hơn số ô vuông

không tô màu, không phải tô một nửa số ô vuông nên không phải ½.

+ Làm thế nào để hình B tô màu đúng bằng ½ số ô vuông trong hình?

Hình B có 6 ô vuông, tô màu 3 ô thì được ½. Vậy phải tô thêm 1 hình nữa để hình

B đúng với yêu cầu của đề bài.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình trong SGK và khoanh vào đáp án đúng.

+ Đáp án b là đáp án đúng.

- GV hỏi:

+ Vì sao chọn đáp án b?

-> Vì trong phần b, có 6 con cá, khoanh vào 3 con cá là khoanh vào 1 nửa số cá.

Vậy đã khoanh vào ½ số cá trong hình. Đáp án b là đáp án đúng.

+ Đáp án a sai, vậy hãy sửa sai cho phần a.

-> HS khoanh thêm 1 con cá.

+ Vì sao con làm được như vậy? HS trả lời.

- GV nhắc lại: ½ là chia thành 2 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Hoặc ½ còn

được gọi là một nửa.

Page 18: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2020

Tập làm văn

Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim

Câu 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:

* Vậy:

Trong trường hợp nào chúng ta cần nói lời xin lỗi?

+ Khi làm điều gì sai trái , không phải với người khác , khi làm phiền người khác ,

khi muốn người khác nhường cho mình làm trước hay sau một việc gì,….

Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ thế nào ?

+ Chúng ta nên bỏ qua, thông cảm với họ và đáp lại lời xin lỗi nhẹ nhàng, lịch sự.

Câu 2: Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?

a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang : “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.”

Gợi ý câu trả lời:

- Không sao. Bạn vội bạn đi trước đi.

- Mời cậu. Cậu vội đi trước đi để trễ công việc.

- Mời bạn. Bạn đi trước nhé!

b) Một bạn vô ý đụng người vào em, nói : “Xin lỗi. Tớ vô ý quá !”

Gợi ý câu trả lời:

- Không sao. Bạn có cố ý đâu.

- Không sao. Mình chỉ hơi đau một tí thôi mà.

- Bức tranh minh họa nội dung gì?

- Khi làm rơi vở của bạn, bạn học

sinh đã nói gì?

- Còn bạn bị rơi vở nói thế nào?

- Theo em, bạn có vở bị rơi thể

hiện thái độ như thế nào khi nhận

lời xin lỗi của bạn mình

Page 19: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

c) Một bạn nghịch, làm mực bẩn vào áo em, xin lỗi em : “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay

thôi.”

Gợi ý câu trả lời:

- Không sao. Bạn chỉ lỡ tay thôi mà.

- Không sao. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé!

- Không có gì.Lần sau bạn để ý hơn nhé!

d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em : “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả

cậu rồi.”

Gợi ý câu trả lời:

- Ồ! Mai trả tớ cũng được!

- Không sao đâu. Tuần sau bạn trả cũng được mà.

- Không sao. Lúc khác bạn đưa tớ cũng được.

Câu 3: Các câu dưới đây tà con chim gáy. Hãy sắp xếp lại thứ tự của chúng để

tạo thành một đoạn văn

a) Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.

b) Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.

c) Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù… cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên

ả.

d) Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.

Hướng dẫn làm bài

b) Ghép lại đoạn văn trên.

Câu b Câu mở đầu: giới thiệu sự xuất hiện của chú chim

gáy

Câu a Tả hình dáng : những đốm cườm trắng trên cổ chú.

Câu d Tả hoạt động : nhẩn nha nhặt thóc rơi.

Câu kết: tiếng gáy của chú làm cánh đồng yên ả, thanh bình. Câu c

Page 20: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Cổ chú điểm những đốm cườm

trắng rất đẹp. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Thỉnh thoảng, chú cất

tiếng gáy “cúc cù... cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.

Toán

Luyện tập

Bài 1: Dựa vào bảng chia 2 đã học, HS thực hiện nhẩm tính để làm bài 1.

Bài 2: Dựa vào bảng nhân 2 và bảng chia 2 đã học, HS tính nhẩm để làm bài 2.

- Sau khi hoàn thành bài 2, GV chỉ vào 1 số phép tính đặc biệt và hỏi (để HS củng

cố và mở rộng kiến thức)

2 x 6 = 12

12 : 2 = 6

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ giữa mối quan hệ

giữa phép tính nhân và phép tính chia.

+ HS trả lời: Từ phép nhân có thể viết thành 2 phép tính chia.

Lấy tích chia lần lượt cho 2 thừa số thì sẽ ra thừa số còn lại.

- GV yêu cầu HS quan sát phép chia

2 : 2 = 1

- GV yêu cầu HS nhận xét phép chia có điểm gì đặc biệt

+ Có hai số 2, kết quả của phép chia bằng 1.

- GV nhận xét và mở rộng: Hai số giống nhau chia cho nhau thì bằng 1.

VD: 3 : 3 = ?

4 : 4 = ?

10 : 10 = ?

Bài 3, 4: GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và làm bài vào vở.

Bài 5: GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, quan sát tranh và trả lời miệng, sau đó

khoanh vào chữ cái trước hình có nội dung đúng.

- GV hỏi: Quan sát 3 hình a, b, c ta thấy mỗi hình đều có một số chim đang đậu

trên cành và một số chim đang bay. Làm thế nào để biết được hình nào có ½ số

chim đang bay?

+ Hình nào có số chim đang bay bằng số chim đang đậu trên cành thì hình đó là ½

số chim đang bay.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Page 21: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của

+ Đáp án đúng là đáp án a, c.

- GV hỏi:

+ Vì sao đáp án a là đáp án đúng? – Vì số chim đang đậu bằng số chim đang bay

và bằng 4 con.

+ Vì sao không chọn đáp án b? – Vì số chim đang bay là 4 con, ít hơn số chim

đang đậu là 6 con nên hình b sai.

+ Làm thế nào để phần b đúng là ½ số chim đang bay?

1 con chim nữa bay đi để số chim đang bay bằng số chim đang đậu thì đáp án b sẽ

là đáp án đúng.

Page 22: TẬP ĐỌC MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I . MỤC TIÊU · - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của