33
1 Homeownership Benefits & Responsibilities

Trách Nhiệm Khi Có Nhà

  • Upload
    voque

  • View
    218

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

1

Homeownership Benefits & Responsibilities

Page 2: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

2

© Freddie Mac 2008 2

Quyền Lợi và Trách Nhiệm Khi Sở Hữu Nhà:Quyền Lợi Khi Có Nhà

Trách Nhiệm Khi Có Nhà

Đổi Nợ (Refinance) và Tích Sản Căn Nhà

Tránh Sai Áp

Bảo Trì và Cải Thiện Nhà

Mua nhà có lẽ là sự đầu tư về tài chánh lớn nhất mà một người tiêu thụ thực hiện trong cuộc đời của mình. Làm chủ nhà đưa lại cho ta sự thỏa mãn lớn lao, nhưng cùng với nó cũng là một trách nhiệm không nhỏ. Dù là người mới hoặcđã có nhà từ lâu, bạn cũng phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng đúng đắn ngõ hầu vượt qua những cạm bẫy tiềm tàng mà những chủ nhà cóthể phải đối diện.

Buổi trình bầy sau đây sẽ chỉ dẫn bạn làm thế nào để bảo trì và bảo vệ được món đầu tư là ngôi nhà của mình. Bạn sẽ học được những lời chỉ dẫn quí báu về quyền lợi và trách nhiệm khi làm chủ một ngôi nhà, chẳng hạn như bảo trìvà sửa chữa nhà cửa, thuế và nhu cầu bảo hiểm, quản lý tiền bạc và tránh những rắc rối về tài chánh.

Page 3: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

3

© Freddie Mac 2008 3

Quyền Lợi Khi Có NhàNơi trú ngụ

An ninh cho gia đình mình

Niềm tự hào

Nguồn đầu tư

Tự do cải thiện, trang trí

Quyền lợi về thuế

Làm chủ nhà đưa đến nhiều quyền lợi.Đó là một nơi để bạn và gia đình gọi là mái ấm. Một ngày kia, gia đình bạncòn có thể hoàn toàn sở hữu nó không còn nợ nần gì ai. Đối với nhiều người, làm chủ một căn nhà là biểu hiện của giấc mơ người Mỹvà biểu hiện tiến tới thành công. Vì nhà cửa thường tăng giá trị, nó cũng là một món đầu tư lớn. Trải qua thờigian, tích sản bạn xây dựng được có thể trở nên quí giá giúp bạn sống được lúcvề hưu hoặc tài trợ sự học hành của con cái hoặc giúp bạn tiến tới một căn nhàlớn hơn trong tương lai. Bạn có tự do trang trí và nhân cách hóa căn nhà của mình. Những lợi điểm về thuế giúp bạn trừ bớt được một số chi phí của chủ nhà.

Hỏi tham dự viên trong buổi hội thảo, “Còn những ích lợi gì khác có thể thêm vào được không?”

Page 4: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

4

© Freddie Mac 2008 4

Trách Nhiệm Khi Có NhàSửa Nhà và Bảo Trì Nhà

Các Chi Phí Mới và Bất Ngờ

Công Việc Ngoài Sân và Chỉnh Trang Cảnh Quan

Những Gắn Bó với Cộng Đồng

Đối với nhiều gia đình, mua nhà là một món đầu tư lớn nhất mà họ sẽ thực hiện. Làm chủ nhà rất khác với đi thuê nhà. Nó kèm theo những trách nhiệm khá giống như trách nhiệm của người làm cha mẹ. • Sửa chữa và bảo trì

•Không còn chủ nhà để sửa chữa đồ dùng khi chúng không hoạt động nữa •Nếu ngọn đèn bị cháy, bồn cầu bị bể, hoặc mái nhà bị rò, bạn phải đích thân lo việc đó hoặc thuê người đến làm việc đó.

•Các chi phí mới và bất ngờ•Người mới sở hữu nhà phải trả nhiều chi phí mới như: •Tiền trả góp cho món nợ mua nhà hàng tháng, thuế thổ trạch và bảo hiểm nhà, phítổn về bất cứ sửa chữa hay tân trang nào trong nhà

•Công việc ngoài sân và chỉnh trang cảnh quan •Bạn là người trách nhiệm bảo trì sân bằng cách cắt cỏ, tỉa rào, săn sóc cảnh quang,và thậm chí xúc tuyết trong mùa đông (tùy nơi sinh sống) •Mặc dầu có thể là ngập việc ra đấy, nhưng nhiều người chủ nhà lại cho rằng nhữngsinh hoạt này làm họ tự thỏa mãn•Trồng hoa, rau, bụi, cây có thể làm thư giãn con người và làm cho bạn càng thấy thích căn nhà của bạn hơn.

•Gắn bó với cộng đồng •Chủ nhà có khuynh hướng trở nên thành phần trong cộng đồng, thường nhận lãnh nhiều trách nhiệm hơn trong địa phương của mình và trong xã hội rộng hơn bên ngoài.•Dưới hình thức gì chăng nữa, gắn bó với nhau là phương thức tạo sự chuyển biến tốt đẹp, cho bạn và cho cả cộng đồng.

Page 5: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

5

© Freddie Mac 2008 5

Trách Nhiệm Khi Có NhàTrách Nhiệm Tài Chánh

Giữ Sổ Sách Cẩn Thận Làm chủ nhà là kèm theo nhiều thứ giấy tờ

Những lý do tại sao cần giữ sổ sách cẩn thận

Giữ sổ sách ngăn nắp có thứ tự

Bây giờ bạn đã là chủ nhà, một điều rất quan trọng là phải giữ giấy tờ tài chánh đâu vào đấy.

•Giữ Sổ Sách Cẩn Thận •Làm chủ nhà là kèm theo nhiều thứ giấy tờ•Những lý do tại sao cần giữ giấy tờ cẩn thận:

•Lợi điểm về thuế (chi tiêu liên quan tới căn nhà)•Chịu những thiệt hại cho căn nhà do một thiêntai hay biến cố nguy cấp gây ra, như hỏa hoạn(giấy tờ bảo hiểm, biên nhận, và hình ảnh)•Tủ lạnh không còn chạy (bảo hành)

•Thiết lập hệ thống bảo lưu giấy tờ sở hữu nhà càng sớm càng tốt

•Mua tủ/hộp không bắt lửa, hoặc thuê két sắt antoàn (safety deposit box) tại ngân hàng địa phương để giữ các hồ sơ nhà cửa và các văn kiện pháp lý

Page 6: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

6

© Freddie Mac 2008 6

Trách Nhiệm Khi Có NhàTrách Nhiệm về Tài Chánh

Tận dụng tối đa các khoản khấu trừ thuế

Trả cho xong sớm món nợ thế chấp nhà (mortgage)

Duy trì một chế độ bảo hiểm có quyền lợi đúng mức

•Tận dụng tối đa các khoản khấu trừ thuế•Trừ bớt thuế thổ trạch và tiền lời trả ngân hàng về món nợ mùa nhà (mortgage) ra khỏi số lợi tức phải khai thuế•Bạn cũng có thể được khấu trừ tiền bảo hiểm món nợ mua nhà nếu phải đóng tiền này

•Trả cho xong sớm món nợ mua nhà•Bạn có thể tiết kiệm được về tiền lời phải trả trong thời gian mang nợ thế chấp, bằng cách trả thêm một số vào món tiền qui định vẫn trả hằng tháng •Trả trước như vậy sẽ giảm bớt thời hạn của món nợ và giảm tổng số tiền lời trong trọn thời hạn của món nợ.

•Duy trì chế độ bảo hiểm có quyền lợi đúng mức •Lý tưởng hơn cả, bạn cần phải bảo đảm là mình có đủ bảohiểm để xây lại căn nhà với giá xây dựng hiện hành, không kểgiá đất đai

Page 7: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

7

© Freddie Mac 2008 7

Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Những lãnh vực chính cần lo liệu trong kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm:

Những chi phí cố định

Những chi phí biến thiên

Nhu cầu so với ước muốn

Sau đây là một vài lãnh vực chính bạn cần để ý tới trong kế hoạch chi tiêu vàtiết kiệm:

•Những món chi phí cố định•Chi phí hoặc tiền trả nợ thường là không thay đổi tháng này qua tháng khác •Chẳng hạn tiền nợ mua xe

•Những chi phí biến thiên •Chi phí hoặc tiền trả nợ thay đổi tháng này qua tháng khác •Chẳng hạn hóa đơn tiền chợ

•Nhu cầu so với ước muốn •Nhu cầu – những thứ trong đời sống buộc phải có để sống còn, như nhà ở, thực phẩm và quần áo •Ước muốn – những thứ trong đời sống không phải là thiết yếuđể sống còn, nhưng lại được ước mong để có thoải mái, tiệnnghi hoặc địa vị•Bạn nên đích thân cân bằng nhu cầu và ước muốn để có thểthiết lập được một kế hoạch tiết kiệm thành công và những nguyên tắc chi tiêu tốt.

Page 8: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

8

© Freddie Mac 2008 8

Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết KiệmNhững lãnh vực chính yếu bạn cần phải lo tới trong kếhoạch chi tiêu và tiết kiệm:

Lợi tức hàng tháng so với chi tiêu

Kế hoạch tiết kiệm

•Lợi Tức Hàng Tháng so với Chi Tiêu •Lợi tức ròng hàng tháng, tức là tiền lương mang về nhà trong một tháng sau khi đã trừ thuế, phải lớn hơn những chi phí trong tháng (cốđịnh và biến thiên) •Nếu lợi tức lớn hơn chi tiêu, bạn có thể soạn thảo một kế hoạch tiếtkiệm

•Kế Hoạch Tiết Kiệm •Tiềm năng tiết kiệm của bạn là số sai biệt giữa số lợi tức ròng và sốchi tiêu •Tiết kiệm và đầu tư có thể giúp bạn đạt được an ninh tài chánh, đáp ứng mục tiêu và ưu tiên của mình. •Cách thức thiết lập kế hoạch tiết kiệm:

•Chú trọng tiết kiệm - kế hoạch tiết kiệm là một phương thứckhác nhằm thay đổi thói quen chi tiêu •Kế hoạch tiết kiệm mỗi tháng, cho dù chỉ là với $30 một tháng •Tìm ra những thứ chi phí nào bạn có thể cắt giảm để tiết kiệmtiền

Page 9: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

9

© Freddie Mac 2008 9

Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết KiệmJohn và Jane Lee có hai con nhỏ, đã mua một căn nhàmới giá $360,000. Ngân hàng cho gia đình Lee vay tiềnmua nhà sẽ không phạt nếu họ trả hết nợ sớm. Jane muốnmua bàn ghế giường tủ mới mà không phải dùng tới tiềntiết kiệm. Cả hai đều muốn bắt đầu dành tiền vào đại học.

Sở hữu một căn nhà là một thành công to lớn, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề. Sở hữu nhà đi kèm theo với hóa đơn, sửa chữa, và những chi tiêu mới. Bạn phải học cách phân chia tiền bạc của mình một cách khôn ngoan.

Page 10: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

10

© Freddie Mac 2008 10

Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết KiệmCùng với tiền nợ mua nhà mỗi tháng trả $1950, gia đình Lee còn phải trả $300 tiền nợ mua xe. Lợi tức ròng củaJohn là $60,000 một năm, và anh đã cần mẫn tiết kiệmđược một số tiền là $30,000.

Hướng Dẫn:Trong sinh hoạt này bạn sẽ gặp gia đình anh Lee vừa mua nhà. Cho từng người soạn thảo kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm dựa vào câu chuyện này. Cẩn thận xét đến tất cả những biến số.

Page 11: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

11

© Freddie Mac 2008 11

Kế Hoạch Chi Tiêu và Tiết Kiệm Hai năm sau ngày dọn vào nhà mới:

Một đêm mùa hạ, có cơn bão lớn đập vào nhà anh Lee, gây thiệt hại $20,000. Tuy nhiên, bảo hiểm của chủ nhàchỉ trả $10,000. Dùng kế hoạch chi tiêu vừa khai triển, bạn hãy xác định xem gia đình Lee có đủ tiền để sửachữa những gì cần thiết trong nhà họ hay không.

Nếu không đủ tiền chi trả, họ có những biện pháp nào để tiến hành sửachữa cần thiết? Gia đình Lee cần đi những bước nào để tìm nhà thầu sửachữa?

Page 12: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

12

© Freddie Mac 2008 12

Đổi Nợ Thế Chấp Nhà và Tích Sản Căn NhàĐổi Nợ Thế Chấp Nhà (Refinance)

Lấy một món nợ thế chấp mới để trả hết món nợ thế chấp hiệntại

Hiểu biết về tiến trình đổi nợ

Một lúc nào đó, bạn có thể nghĩ đến việc thay đổi thể lệ món nợ thế chấp của bạn bằng cách làm thủ tục đổi nợ vì lãi suất nợ thế chấp đã giảm hoặc hoàn cảnh tài chánh của bạn thay đổi.

•Đổi nợ là khi bạn lấy một món nợ thế chấp mới để trả hết món nợ thế chấphiện tại •Trước khi bắt đầu tiến trình đổi nợ, bạn phải hiểu các điều sau đây:

•Đổi nợ thế chấp có thể khiến bạn chịu nhiều phí tổn đáng kể•Đổi nợ có thể kéo dài thời hạn trả nợ của bạn •Nếu nhận được sự giúp đỡ tài chánh đặc biệt nơi chính quyền địa phương hoặc của một cơ quan vô vụ lợi để mua nhà, bạn cóthể phải trả lại một phần trong số tiền này nếu bạn đổi nợ thếchấp cho căn nhà của mình.•Nếu món mợ thế chấp nguyên thủy đưa ra hình phạt khi trả nợ, bạn có thể phải chịu phạt nếu trả hết món nợ thế chấp ấy xuyên qua việc đổi nợ.

Page 13: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

13

© Freddie Mac 2008 13

Đổi Nợ Thế Chấp Nhà và Tích Sản Căn NhàĐổi Nợ Thế Chấp Nhà (Refinance)

Đánh Giá Các Biện Pháp Đổi NợMột số lý do đáng để bạn nghĩ tới đổi nợ:

• Tiết kiệm trên lãi suất hiện trả

• Giảm số tiền phải trả hàng tháng

• Cải biến nợ thế chấp từ loại này sang loại khác

• Xây dựng tích sản nhanh hơn

• Lấy ra một số tiền mặt

Bạn cần có để dành chút thời gian để đánh giá các biện pháp đổi nợ. Sau đây là một số lý do đáng để bạn nghĩ tới việc đổi nợ:

•Tiết kiệm tiền trên lãi suất bạn hiện trả•Nếu lãi suất hạ xuống thấp hơn mức bạn hiện có trên món nợ thế chấp hiện tại, thìđổi lấy một món nợ với lãi suất thấp hơn có thể giảm món tiền phải trả hàng tháng, và tổng số tiền lời mà bạn phải trả trong toàn thời gian trả nợ. •Giảm số tiền phải trả hàng tháng •Nếu muốn giảm số tiền phải trả hàng tháng, bạn có thể một là kéo dài thời hạn trảnợ, hoặc là đổi sang một loại nợ khác có lãi suất thấp hơn.

•Cải biến nợ thế chấp từ loại này sang loại khác •Nếu hoàn cảnh tài chánh của bạn thay đổi và loại nợ đó không còn thích hợp với bạn nữa, bạn có thể đổi nợ để có một loại nợ khác

•Xây dựng tích sản nhanh hơn•Nếu hoàn cảnh tài chánh của bạn đã cải thiện từ khi bạn mua nhà, bạn có thể lấy một món nợ với thời hạn ngắn hơn. •Làm như vậy sẽ giúp bạn trả ít hơn xét về tổng số tiền lời và làm chủ căn nhà sớm hơn •Về mặt khác, số tiền phải trả hằng tháng sẽ cao hơn

•Lấy tiền mặt ra •Nếu cần thêm chút tiền mặt, bạn có thể đổi lấy một món nợ theo phương thức lấy tiền mặt ra •Với loại nợ này, bạn đổi một phần tích sản của căn nhà thành tiền mặt bằng cách lấy một món nợ lớn hơn – thường phải chịu lãi suất cao hơn món nợ đang được trả cho dứt.

Page 14: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

14

© Freddie Mac 2008 14

Đổi Nợ Thế Chấp Nhà và Tích Sản Căn NhàĐổi nợ thế chấp

Quyết định xem có nên đổi nợ hay không

Tìm được ngân hàng cho vay thích hợp

Hiểu biết báo cáo tín dụng của mình

Chọn biện pháp đổi nợ là một quyết định riêng phải dựa trên hoàn cảnh tài chánh của bạn, thời hạn của món nợ hiện tại, món nợ mới đang được xét, vàtích sản bạn có được trong căn nhà là bao nhiêu.

•Quyết định có nên đổi nợ hay không •Có thể theo một số bước sau đây để biết chắc rằng đổi nợ là biện pháp tốt nhất và món nợ bạn chọn là đáp ứng đầy đủ nhất cho nhu cầu của mình:

•Nghe cố vấn tài chánh •Duy trì một kế hoạch chi tiêu và thiết lập một trương mục tiết kiệm dùng khi khẩn cấp •Tiên liệu trước các việc sửa chữa và bảo trì nhà cửa

•Tìm được ngân hàng cho vay thích hợp •Trước khi chọn ngân hàng và loại nợ, bạn cần hiểu điều mà các ngân hàng khác nhau đề nghị cho bạn •Bắt đầu với ngân hàng chủ nợ hiện tại •Tiếp xúc nhiều ngân hàng •So sánh các biện pháp tương tự

•Hiểu bản báo cáo tín dụng của mình •Báo cáo tín dụng ảnh hưởng tới hình thức món nợ sẽ được đề nghị chobạn, và bạn sẽ phải trả bao nhiêu để có được món nợ thế chấp ấy. •Rất quan trọng là cần phải trả các hóa đơn đúng hạn.

Page 15: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

15

© Freddie Mac 2008 15

Đổi Nợ Thế Chấp Nhà và Tích Sản Căn NhàMượn nợ dựa trên tích sản căn nhà

Tích sản căn nhà là gì? Sự sai biệt giữa giá trị căn nhà của bạn (giá thị trường) và tổng số tiền bạn còn nợ cho căn nhà đó (số nợ hiện còn lại)

Sau khi đã trở thành chủ nhà, bạn sẽ nhận được nhiều nơi gọi điện thoại và gửi thư đề nghị cho bạn mượn tiền dựa vào tích sản căn nhà. Khi mượn tiền dựa vào tích sản căn nhà, tức là bạn có một món nợ hoặc một mức tín dụng thêm vào món nợ thế chấp hiện có của mình.

•Tích Sản Căn Nhà là gì? •Sự sai biệt giữa giá trị căn nhà của bạn (giá thị trường) và tổng số tiền bạn còn nợ trên căn nhà đó (số nợ hiện còn lại)•Bạn có thể xây dựng tích sản bằng 2 cách:

•Trả cho bớt phần nợ còn lại •Làm cho trị giá căn nhà tăng lên

Page 16: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

16

© Freddie Mac 2008 16

Đổi Nợ Thế Chấp và Tích Sản Căn NhàLý do mượn nợ dựa trên tích sản

Tân trang cải thiện nhà cửa

Trả tiền học cho con cái

Trả tiền học cho chính bản thân mình

Thâu gom nợ nần

Lấy tiền đầu tư

•Lý do mượn nợ dựa trên tích sản :•Tân trang cải thiện nhà cửa, làm tăng trị giá căn nhà. Theo tạp chíMoney Magazine, tân trang nhà bếp và phòng tắm sẽ mang lại hiệu quảcao nhất đối với món tiền đầu tư của bạn. •Trả tiền học cho con cái, cũng là một cách đầu tư cho tương lai của chúng, có thể làm tăng tiềm năng lợi tức của chúng. •Trả tiền học của bản thân mình, sự học đó có thể làm tăng khả năng kiếm tiền của bạn. •Thâu gom nợ nần, giúp việc trả sạch nợ và theo dõi diễn tiến món nợ. Nhưng nhớ là phải cẩn thận theo dõi các thói quen chi tiêu của mình đểtránh không nhận thêm một món nợ chi tiêu mới. •Lấy tiền đầu tư, chẳng hạn như mua chứng khoán, trái phiếu hoặc bấtđộng sản khác, có thể giúp bạn tăng gia cái qui mô và đa dạng tính củanhững món đầu tư – cần phải tham khảo với người môi giới hoặc cốvấn tài chánh để tính toán xem làm như vậy có thích hợp với bạn hay không.

Với bất cứ món đầu tư nào, nhớ phải nghiên cứu kỹ càng và bảo đảm là đừng ôm vào những rủi ro bất lợi.

Page 17: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

17

© Freddie Mac 2008 17

Đổi Nợ Thế Chấp và Tích Sản Căn NhàMượn nợ dựa trên tích sản căn nhà

Chọn món nợ thích hợp

Những phương thức mượn nợ dựa trên tích sản

Cẩn trọng khi mượn nợ dựa trên tích sản căn nhà của mình

•Chọn món nợ đúng với mình, điều này tùy thuộc bạn tính dùng tiền này làm gì, bạn cần bao nhiêu, khi nào cần, và tính trả lại trong bao lâu•Những cách thức mượn nợ dựa trên tích sản •Nợ dựa trên tích sản căn nhà (equity loan)

•Dùng căn nhà của bạn làm vật thế chấp, bên cạnh món nợ thế chấp (mortgage) hiện có của bạn

•Mức tín dụng dựa trên tích sản căn nhà (Home equity line of credit)•Giống như thẻ tín dụng, đây là hình thức đặc biệt về một thứ cầm cố thứ hai mà ngôi nhà của bạn được mang ra thế chấp

•Đổi nợ để lấy tiền ra •Thay món nợ thế chấp cũ của bạn bằng một món nợ lớn hơn, và bạn giữ lại số sai biệt giữa 2 món nợ để dùng theo ý muốn

•Nợ thế chấp đảo ngược (Reverse mortgage) hoặc nợ thế chấp cải biến dựa vào tích sản căn nhà (home equity conversion mortgage (HECM)

•Món nợ này chỉ hiện hữu nếu tất cả những người đứng tên trên chủ quyền căn nhà đãít nhất 62 tuổi. •Nó hoạt động như mức tín dụng (line of credit), trừ một điểm là bạn không phải trảlại tiền bao lâu bạn còn sống trong căn nhà

•Cẩn Trọng Khi Mượn Tiền Dựa Trên Tích Sản Căn Nhà•Các món nợ dựa trên tích sản căn nhà thường được cấu trúc 10-15 năm – thực là một thời gian trả nợ lâu dài •Nếu muốn dùng tài sản – là căn nhà của mình – trong một số biến cố quan trọng của gia đình, như khi gặp nguy cấp về y tế, hay cho con cái vào đại học, xin hãy đi khảogiá cho đến khi kiếm được một món nợ thế chấp nào giá cả phải chăng, với thể lệphải chăng và tiếp thị phải chăng.

Page 18: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

18

© Freddie Mac 2008 18

Tránh Những Cạm Bẫy Tài Chánh Những Trò Gạt Gẫm Thông Thường

Nhắm vào người tiêu thụ không nghi ngờ

Dùng áp lực mạnh làm chiến thuật rao bán

Chú trọng trên mức tiền trả nợ hàng tháng

Khi có nhà, bạn có thể nhận được nhiều nơi đề nghị cho mượn tiền, đổi nợ vàcho thẻ tín dụng. Vì những thứ này, bạn cần phải thận trọng – dù cái đề nghịcó hấp dẫn đến đâu chăng nữa – để tránh những chiến thuật lừa gạt hoặc dùng áp lực mạnh để rao bán. Hãy đề phòng những đám chủ nơ vô lương tâm, bởi vì bạn có thể bj mất nhà và mất nhiều tiền tiết kiệm nếu vay mượn của họ.

•Sau đây là một số kỹ thuật thông thường được dùng để lường gạt những người có nhà:

•Nhắm vào những người tiêu thụ không nghi ngờ•Những chủ nợ này nhắm vào người có lợi tức thấp, tín dụng yếu, nói tiếng Anh hạn chế hoặc chủ nhà cao niên mà có nhiều tích sản trong căn nhà

•Dùng áp lực mạnh làm chiến thuật rao bán •Những chủ nợ này dùng chiến thuật áp lựcmạnh và đôi khi những chiến thuật gian dốithẳng thừng để lừa gạt khách hàng

•Tập trung vào số tiền trả hàng tháng •Những người chủ nhà này chỉ nhấn mạnh sốtiền trả nợ hàng tháng và thường giấu diếm hoặc tô trơn những thông tin quan trọng khác như lãi suất trên món nợ, lệ phí cao, hoặc những thể lệbất lợi khác.

Page 19: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

19

© Freddie Mac 2008 19

Tránh Những Cạm Bẫy Tài ChánhNhững Trò Gạt Gẫm Thông Thường

Bất kể tình trạng tài chánh của người vay tiền

Nhử mồi rồi thay đổi

Thêm những thứ lệ phí không cần thiết

Khuyến khích đổi nợ liên tục

Những trò gạt gẫm tiếp tục: •Bất kể tình trạng tài chánh của người vay tiền

•Những chủ nợ này đưa người vay vào những món nợ đáng ngờvới chi phí cao mà không xem xét cái khả năng trả nợ của người chủ nhà

•Nhử mồi rồi thay đổi •Khi bạn mới làm đơn, những chủ nợ này đưa ra một loạt nhữngđiều kiện vay nợ khác, rồi khi người vay hoàn tất tiến trìnhbằng cách ký giấy tờ mượn nơ thì lại đổi sang những món lệ phívà phân lời cao hơn.

•Thêm vào những món lệ phí không cần thiết •Những người chủ nợ này tính nhiều món lệ phí cao cho mónnợ và thường thêm vào những thứ đắt tiền không cần thiết nhưbảo hiểm nhân thọ tín dụng trong món nợ

•Khuyến khích đổi nợ liên tục •Những người chủ nợ này khuyến khích khách hàng đổi nợ liên tục, thường gom thêm những món nợ tiêu thụ khác và tính những lệ phí rất cao trong mỗi lần đổi nợ.

Page 20: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

20

© Freddie Mac 2008 20

Tránh Những Cạm Bẫy Tài ChánhLừa gạt qua điện thoại và mạng internet

Lừa gạt sửa chữa nhà cửa

•Lừa gạt qua điện thoại và mạng internet •Luật chung như thế này, đừng bao giờ đưa các dữ liệu cá nhân, như số trương mục ngân hàng hoặc An Sinh Xã Hội của mìnhcho người mà mình không biết và không tín nhiệm

•Lừa gạt sửa chữa nhà cửa•Nếu có nhà và cần sửa chữa hoặc tân trang, bạn phải rất cẩn thận khi quyết định về việc dùng thợ

Page 21: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

21

© Freddie Mac 2008 21

Tránh Sai ÁpSai áp (tịch thu nhà) là thủ tục pháp lý cho phép chủ nợlấy lại quyền sở hữu tài sản được thế chấp và đem bán khi món nợ không thể trả được.

Nỗi sợ hãi lớn lao nhất của nhiều chủ nhà là rơi sâu vào khó khăn tài chánh vàmất nhà. Nhiều chủ nhà trong cơn khó khăn đã trốn tránh vấn đề thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ nơi bạn bè, thân nhân, tư vấn viên, chủ nợ và nhiều người khác.

•Sai áp là thủ tục pháp lý cho phép chủ nợ lấy lại quyền sở hữu tài sản được thế chấp và đem bán khi món nợ không thể trả được.

Page 22: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

22

© Freddie Mac 2008 22

Tránh Sai ÁpNguyên nhân phổ thông đưa đến sai áp

Mất công ăn việc làm và mất lợi tức

Khủng hoảng sức khỏe

Chi tiêu quá mức

Sau đây là một số nguyên nhân thông thường đưa đến sai áp: •Mất công ăn việc làm và mất lợi tức •Khủng hoảng sức khỏe •Thuế, chi phí tiện ích, hoặc vấn đề bảo hiểm tài sản •Vấn đề với nhà cho thuê•Nợ mua xe hoặc nợ tiêu thụ giá cao •Tàn tật •Chi tiêu quá mức •Gia đình có người chết

•Không có người chủ nhà nào muốn gặp tình cảnh này, vì thế cần phải biết cách tránh sai áp, đó là điều cực kỳ quan trọng

Page 23: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

23

© Freddie Mac 2008 23

Tránh Sai ÁpHướng dẫn tránh sai áp

Trả nợ thế chấp đúng hạn

Tìm kiếm sự trợ giúp nếu có khó khăn tài chánh

Nói chuyện với chủ nợ nếu bạn không trả được tiền hàng tháng

Gọi tư vấn viên được huấn luyện về vấn đề nhà ở

Khai triển một kế hoạch khả thi với chủ nợ

Sau đây là một số hướng dẫn Tránh Sai Áp:•Luôn luôn trả nợ thế chấp đúng hạn •Nếu bị khó khăn tài chánh, đến gặp thân nhân, bạn bè, cố vấn tinh thần và những người khác để xin giúp đỡ•Nếu tiền hàng tháng dồn vào không trả được, bước quan trọng đầu tiên là nói chuyện với chủ nợ ngay. Nếu không còn trả tiền hàng tháng được nữa, hãy tiếp xúc ban “Loss Mitigation”(Giảm Thiểu Thua Lỗ) của bên chủ nợ. •Gọi cho một tư vấn viên được huấn luyện về tín dụng hoặc vềnhà ở để xin lời khuyên về những biện pháp khả thi •Nói chuyện với chủ nợ và khai triển một kế hoạch khả thi

Page 24: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

24

© Freddie Mac 2008 24

Tránh Sai ÁpNhững biện pháp tiêu biểu giải quyết món nợ

Hồi Phục

Nhân Nhượng

Kế Hoạch Trả Lại

Điều Chỉnh Nợ

Những biện pháp giải quyết giúp bạn tránh sai áp khác nhau rất xa, không chủ nợ nào giống chủ nợ nào, tùy theo loại nợ thế chấp, những nhà đầu tư vào món nợ đó, và tiểu sử tín dụng của bạn. Những Biện Pháp Tiêu Biểu Để Giải Quyêt Món Nợ:

•Hồi Phục (reinstatement)– Khi bạn không bắt kịp thời hạn trả nợ, nhưng bạn có khảnăng trả được một món lớn vào một ngày cụ thể nào đó để bù lại những lần quá hạn mà chưa trả, kể cả lệ phí trễ hoặc chi phí luật sư. •Nhân nhượng(forbearance)– là một thỏa thuận cho phép bạn trả ít hơn số tiền qui định hàng tháng, hoặc không trả gì cả, trong một thời gian ngắn, và hiểu rằng sẽ cómột biện pháp khác được áp dụng sau này để đưa món nợ về tình trạng đúng hạn •Kế hoạch trả lại (repayment plan)– Nếu tiền trả hàng tháng của món nợ thế chấp đãquá hạn mà chưa trả, nhưng bây giờ bạn lại có thể trả góp trở lại, chủ nợ có thể đồng ý cho bạn trả bù bằng cách thiết lập một thời hạn trả lại trong vòng 6 tháng tới 12 tháng. •Điều Chỉnh Nợ (loan modification)– Chủ nợ có thể sẵn sàng thay đổi hoặc tái cấutrúc món nợ của bạn bằng một văn bản kéo dài thời hạn trả nợ hoặc đổi ngày nộp tiền hàng tháng, số tiền trả nợ hằng tháng, hoặc lãi suất, để đưa bạn trở lại sinh hoạt điềuhòa.

Page 25: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

25

© Freddie Mac 2008 25

Tránh Sai ÁpNhững biện pháp tiêu biểu giải quyết món nợ

Đổi Nợ

Bán Căn Nhà Của Bạn

Trả Nhà Cho Chủ Nợ

•Đổi nợ - Món nợ thế chấp mới có thể trả hết món nợ cũ cùng với những thứ lệ phí trễ hạn vàphí tổn cho luật sư. •Bán Căn Nhà của Bạn – Nếu bắt kịp hạn trả nợ hàng tháng là điều không thể được, thì chủ nợcó thể đồng ý hoãn xiết nhà để cho bạn có thêm đôi chút thời gian cố bán căn nhà của mình. Mặc dầu đây không phải là phương thức lý tưởng, nhưng nó cho bạn một cơ hội để bán tài sản đó và có lẽ bước ra mà còn nắm được đôi phần tích sản. •Trả Nhà Cho Chủ Nợ (Deed in Lieu) – Trong một số trường hợp, chủ nợ có thể đồng ý để chủnhà tình nguyện trả lại chủ quyền căn nhà cho họ để đổi lấy việc hủy bỏ món nợ thế châp. Phương thức này có thể để lại ảnh hưởng không tốt trên hồ sơ tín dụng của ban, mặc dầukhông tệ như khi bị xiết nhà.

Page 26: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

26

© Freddie Mac 2008 26

Bảo Trì và Tân Trang Nhà Cửa Bảo trì đều đặn giúp căn nhà của bạn giữ được giá trị

Hiểu biết các hệ thống máy móc trong nhà

Thời biểu bảo trì nhà

Căn nhà của bạn đúng là món một hàng lớn nhất trong cả đời mua sắm của bạn. Bạn muốn săn sóc nó để nó giữ được giá trị, và nếu có thể, tăng giá với thời gian. Thực vậy, bảo trì đều đặn có thể góp phần ngăn ngừa những vấn đềgây nhiều tốn kém. Nó có thể giúp các hệ thống máy móc chạy hiệu quả hơnvà lâu bền hơn, đồng thời nó có thể ảnh hưởng lớn lao tới giá trị của căn nhàtrên thị trường.

•Hiểu biết các hệ thống máy móc trong nhà•Hệ thống sưởi và giải nhiệt (lò sưởi và máy điều hòa không khí) •Hệ thống điện (đường dây, bóng đèn, lỗ cắm điện, máy móc) •Hệ thống ống nước (bồn rửa mặt, bồn cầu, bồn tắm, ống dẫn nước, cống thoát nước) •Các hệ thống khác

•Thời Biểu Bảo trì Nhà•Hệ thống trong nhà cần được bảo trì đều đặn hoặc theo mùa, và thỉnh thoảng phải sửa chữa để duy trì điều kiện hoạt động tốt đẹp •Thời biểu đề nghị cho cho những công tác quan trong này

•Hằng ngày hoặc hàng tuần •Hàng tháng •Mỗi tam cá nguyệt

Page 27: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

27

© Freddie Mac 2008 27

Bảo Trì và Tân Trang Nhà CửaCần hoạch định trước

Ấn định điểm ưu tiên

Để dành tiền cho việc bảo trì và sửa chữa thường xuyên

•Cần hoạch định trước•Nhìn đại thể bức tranh•Tham khảo ý kiến chuyên môn•Đừng đầu tư quá đáng vào việc tân trang •Hoạch định trước về việc bảo trì•Hãy xem tay nghề và túi tiền của mình •Dùng vật liệu xây dựng phẩm chất cao

•Ấn định điểm ưu tiên•Bảo trì thiết yếu đối với cấu trúc căn nhà và sửa chữa để nâng cao an toàn đời sống •Cải thiện hệ thống máy móc •Cải thiện để nâng cao hiệu quả năng lượng •Cải thiện tổng quát và trang hoàng nội thất •Công tác ngoài sân và cải thiện cảnh quan

•Để dành tiền cho việc bảo trì và sửa chữa thường xuyên •Cũng nên dành ra một phần tiền tiết kiệm hàng tháng cho phầnbảo trì thường lệ và sửa chữa căn nhà

Page 28: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

28

© Freddie Mac 2008 28

Bảo Trì và Tân Trang Nhà CửaTân trang nhà cửa

Tự mình thực hiện việc sửa chữa và bảo trì đơn giản

•Tân trang nhà cửa•Bỏ nhiều tiền ngay lúc đầu có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng phải ưutiên hóa nhu cầu và ước muốn.•Với thời gian, bạn sẽ có cơ hội cải thiện nhà cửa để tạo thêm tiện nghi, hiệu quả, an toàn và hấp dẫn.

•Tự mình thực hiện việc sửa chữa và bảo trì đơn giản•Học tập từ hàng xóm, thân nhân, nhà thầu, và nhân viên trong các cửa hàng bán đồ tân trang nhà cửa •Tham dự lớp dạy sửa chữa nhà cửa •Đọc sách, xem băng hình và vào các Trang Mạng •Làm việc cùng với những người thầu xây dựng mình thuê đến

Page 29: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

29

© Freddie Mac 2008 29

Bảo Trì và Tân Trang Nhà CửaThuê nhà thầu

Rõ ràng cụ thể về công việc

Khảo giá nhiều nơi, kiểm tra danh sách tham khảo

Trong tiến trình bảo trì nhà cửa, sẽ có đôi lúc bạn cần thực hiện những sửa chữa lớn đòi hỏi có sự trợ giúp chuyên môn, bạn cần gọi nhà thầu.

•Rõ ràng cụ thể về công việc•Trước khi gọi nhà thầu, cần phải biết rõ là mình muốn gì•Viết ý tưởng của mình ra giấy, đưa cho mỗi nhà thầu mình gặp gỡ một tờ để họ hiểu mình muốn gì•Đối với những công trình lớn, cần bỏ giờ làm việc với kiếntrúc sư hoặc người quản lý công trình để triển khai bản đồ vàcác chi tiết cụ thể

•Khảo giá nhiều nơi, kiểm tra danh sách tham khảo•Nói chuyện với bạn bè, hoặc hỏi thăm nơi hiệp hội xây dựng địa phương để tìm nhà thầu đáng tín nhiệm •Tất cả những nhà thầu có uy tín đều phải đưa tên của một sốkhách hàng họ phục vụ mới đây để bạn tham khảo (gọi nhữngngười này để kiểm tra xem công việc họ làm như thế nào) •Coi kỹ xem thợ có môn bài hành nghề, nếu cần thiết, trong vùng của mình hay không, và có bảo hiểm trách nhiệm còn hiệu lực hay không.

Page 30: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

30

© Freddie Mac 2008 30

Thuê Nhà ThầuCho đấu thầu cạnh tranh

Ký hợp đồng

•Cho đấu thầu cạnh tranh •Nên khôn ngoan cho các nhà thầu cạnh tranh với nhau để cóđược cơ hội nhận việc •Nhớ dặn các nhà thầu cho giá thầu chính xác thay vì chỉ ước lượng (tính toán sơ sài) cho công trình •Đọc các văn bản giá thầu cẩn thận để biết chắc là tất cả cácnhà thầu đều đang giành làm một công trình tương tự

•Ký hợp đồng•Sửa soạn một hợp đồng mô tả công trình cần thực hiện, baogồm bản vẽ và các chi tiết cụ thể; thởi biểu trả tiền; thời biểucông tác; và bất cứ những bảo đảm nào được đưa ra •Hợp đồng cũng nên ghi nhận ai là người chịu trách nhiệm dọndẹp, chi phí ga điện nước, xin giấy phép, và trả các lệ phí giấyphép cần thiết trong thời gian xây dựng •Trước khi ký, đọc kỹ hợp đồng để bảo đảm các điều khoản cóthể thỏa thuận được; đây là một tài liệu pháp lý được dùng đểbảo vệ cả 2 bên

Page 31: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

31

© Freddie Mac 2008 31

Thuê Nhà ThầuĐừng trả tiền trước

Trong lúc xây dựng, hạn chế sự thay đổi tới mức tối thiểu

Lưu trữ bằng giấy tờ

Tỏ ra thiện chí

•Đừng trả tiền trước •Nhiều công trình xây dựng nhỏ được hoàn tất nhanh chóng, chỉ cần trả tiền một lần vào lúc hoàn thành là được •Đối với những công trình lớn, hoặc theo yêu cầu của nhà thầu, bạn cóthể trả tiền theo tiến độ công trình •Phải hoàn toàn hài lòng với công việc được hoàn thành thì mới trảmón cuối cùng

•Trong lúc xây dựng, hạn chế sự thay đổi tới mức tối thiểu •Cố gắng tránh thay đổi trong hợp đồng vì thay đổi vào giờ chót sẽ làmtăng phí tổn và thời gian cần thiết để hoàn tất công trình•Bất cứ một thay đổi nào cũng phải được 2 bên chấp thuận bằng văn bản liệt kê đầy đủ tất cả những vật liệu và tiền công phụ thêm

•Lưu trữ bằng giấy tờ•Ghi lại chi tiết của công trình xây dựng •Những bản ghi chép này có thể giúp giải quyết những bất đồng vào lúc kết thúc công trình

•Tỏ ra thiện chí•Trong suốt tiến trình xây dựng, cố gắng giữ mối liên lạc tốt đẹp với nhà thầu

Page 32: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

32

© Freddie Mac 2008 32

Bảo Trì và Tân Trang Nhà CửaHợp đồng

Lý tưởng hơn cả, bản hợp đồng phải bao gồm những điểm sau: Tên và địa chỉ của cả hai bên

Ngày tháng ký hợp đồng

Tầm mức công việc (ghi cụ thể)

Tổng số chi phí của công trình cụ thể

Thời biểu thi công

Thời biểu trả tiền

Hợp đồng là một văn bản có tính bó buộc pháp lý. Hợp đồng phải được viết ra cho tất cả mọi công trình xây dựng giữa chủ nhà và đơn vị thầu khoán. Thỏa thuận nầy phải được hai bên cùng ký và bất cứ thay đổi nào trong hợp đồng cũng phải viết rõ ra và được hai bên chấp thuận.

•Những chi tiết khác nên bao gồm trong bản hợp đồng:•Bảo hành công việc hoặc vật liệu •Tiền công mỗi giờ nếu làm thêm •Trách nhiệm quét dọn, chi phí điện gas nước, và lệ phí giấyphép •Đòi hỏi về bảo hiểm trách nhiệm

Page 33: Trách Nhiệm Khi Có Nhà

33

© Freddie Mac 2008 33

Kết LuậnNgôi nhà là một trong những đầu tư quan trọng hàng đầu của bạn

Chúng tôi cầu chúc bạn được tiếp tục thành công!