22
Thăng Tiến TChc - 1 TRẠI VẠN HẠNH I GIAI ĐON III - TRI THC NGHIM Ngày 22 tháng 3 năm 2016 đề tài: "Huynh Trưởng Vn Hạnh Tư Duy và Hành Động Thế Nào trong giai đoạn hin ti của GĐPTVN tại Hoa K" Biên soạn và thuyết trình: LIÊN CHÚNG 6, 11 & 12 Chúng 6: Htr. Minh Tuấn Nguyễn Minh Khải Htr. Thiện Hải Đoàn Mãn Htr. Như Thông Phan Duy Thanh Htr. Quảng Tịnh Nguyễn Chí Thanh Chúng 11: Htr. Thiện Lực Nguyễn Văn Thành Htr. Tắc Dũng Lê Văn Nghĩa Htr. Nguyên Chi Huỳnh Văn Nam Htr. Nguyên Thảo Lương Thành Hiếu Htr. Quảng Tuệ Nguyễn Duy Dương Chúng 12: Htr. Diệu Thủy Chiêm Thị Hồng Thu Htr. Diệu Phương Võ Thị Phương Du Htr. Tâm Bao Dung Lê Quốc Kỳ Htr. Minh Quang Đoàn Thanh Phong Htr. Tịnh Nhân Lê Quốc Kỳ

TRẠI VẠN HẠNH I - gdptvn-hoaky. · PDF fileđộng giáo dục của GĐPT không chỉ gói gọn trong các giờ học giáo lý căn ... diễn ra tùy hoàn cảnhnhư:

Embed Size (px)

Citation preview

Thăng Tiến Tổ Chức - 1

TRẠI VẠN HẠNH I

GIAI ĐOẠN III - TRẠI THỰC NGHIỆM

Ngày 22 tháng 3 năm 2016

đề tài:

"Huynh Trưởng Vạn Hạnh Tư Duy và Hành Động Thế Nào

trong giai đoạn hiện tại của GĐPTVN tại Hoa Kỳ"

Biên soạn và thuyết trình: LIÊN CHÚNG 6, 11 & 12

Chúng 6:

Htr. Minh Tuấn Nguyễn Minh Khải

Htr. Thiện Hải Đoàn Mãn

Htr. Như Thông Phan Duy Thanh

Htr. Quảng Tịnh Nguyễn Chí Thanh

Chúng 11:

Htr. Thiện Lực Nguyễn Văn Thành

Htr. Tắc Dũng Lê Văn Nghĩa

Htr. Nguyên Chi Huỳnh Văn Nam

Htr. Nguyên Thảo Lương Thành Hiếu

Htr. Quảng Tuệ Nguyễn Duy Dương

Chúng 12:

Htr. Diệu Thủy Chiêm Thị Hồng Thu

Htr. Diệu Phương Võ Thị Phương Du

Htr. Tâm Bao Dung Lê Quốc Kỳ

Htr. Minh Quang Đoàn Thanh Phong

Htr. Tịnh Nhân Lê Quốc Kỳ

Thăng Tiến Tổ Chức - 2

Thăng Tiến Tổ Chức

Mở đầu

Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã có mặt tại Hoa Kỳ tính đến hôm nay đã tròn 40 năm, một thời gian khá

dài để chúng ta nhìn lại những thành quả đã mang lại cho tập thể, và những lợi ích mà đoàn viên đã gặt

hái được trong suốt thời gian tham gia sinh hoạt với Tổ Chức. Chúng ta có thể tự hào rằng trong 20

năm đầu sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ phát triển rộng và mạnh tại những nơi

có người Việt cư ngụ đông đảo. Tinh thần của huynh trưởng và đoàn sinh rất hăng say, tích cực tham

gia các hoạt động của Tổ Chức. Dù Trại hoặc Đại Hội tổ chức những nơi xa xôi cách trở nhưng đa số

anh chị em cũng cố gắng thu xếp thì giờ và công việc tư riêng để có mặt cho bằng được. Có thể nói

vào giữa thập niên 90 là thời điểm sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử tại Hoa Kỳ hưng thịnh nhất.

Liền sau thời điểm hưng thịnh đó, mầm móng rạn nứt bắt đầu hiện diện tạo sự phân hóa ngày càng

trầm trọng trong Tổ Chức. Nhân lực suy giảm, tinh thần anh chị em huynh trưởng suy yếu đã đưa Tổ

Chức ngày càng xuống dốc trong 20 năm sau này. Do những áp lực ngoại tại, những bất đồng từ trong

nội bộ, và những tham vọng chạy theo hư danh hảo huyền của một số cá nhân đã khiến cho tập thể bị

chia năm xẻ bảy đến ngày hôm nay. Giờ đây, sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử tại Hoa Kỳ vẫn đang cố

gắng để tồn tại, nếu không muốn nói là đang bị đẩy lùi so với đà tiến của văn minh xã hội, của khoa

học kỹ thuật. Hiện trạng này đã khiến cho hàng huynh trưởng, những người có trách nhiệm không

khỏi thao thức, suy tư, và luôn cố tìm phương cách để Tổ Chức được trở mình, sống đẹp và sống lành

mạnh.

Một lực lượng khá hùng hậu với nhiều thành phần có tâm huyết, có khả năng trên mọi lãnh vực đã và

đang có mặt trong Tổ Chức mà thành quả mang lại cho tập thể quá khiêm tốn, tinh thần tham gia của

anh chị em lại rời rạc như thế, chắc chúng ta đã nhận thấy được "vì đâu gây nên nông nỗi này". Tập

đoàn sản xuất xe hơi phải mất một thời gian dài để lấy lại lòng tin của người tiêu thụ (consumers) và

khắc phục lại tiếng tăm sau những khuyết điểm xảy ra. Tập thể Gia Đình Phật Tử cũng cần sự nổ lực,

cố gắng của mỗi đoàn viên trong việc hàn gắn lại vết thương lòng, gầy dựng lại niềm tin cậy, củng cố

nề nếp và làm mới sinh hoạt nhằm phát triển và lôi cuốn giới trẻ vào tham gia.

Khắc phục khó khăn để thăng tiến tổ chức là những suy tư của người Huynh Trưởng Vạn Hạnh trong

giai đoạn hiện tại. Chúng tôi xin triển khai và làm mới các phương diện sau đây:

Hấp dẫn hóa các bộ môn học: Triển khai các phương thức hướng dẫn hữu hiệu nhằm khuyến

khích các em chú tâm vào việc tu học, giúp các em nắm rõ giáo lý căn bản, và ý thức việc áp

dụng Phật pháp và những bộ môn học trong GĐPT rất cần thiết trong đời sống của chính mình;

Nâng cao sự tu tập của mỗi cá nhân huynh trưởng để hoàn thiện bản thân trước nhằm đóng góp

hữu hiệu cho Tổ Chức; lấy thân giáo làm phương tiện thiện xảo để giúp nhau thăng tiến cũng

như làm gương cho các em noi theo; và

Thể hiện tinh thần cọng tác và chia sẻ trách nhiệm để tạo không khí vui vẻ, hài hòa, thân

thương trong tập thể; hỗ trợ, nâng đỡ tinh thần, giúp nhau hoàn thành các đề án phật sự của Tổ

Chức.

Thăng Tiến Tổ Chức - 3

I

Hấp dẫn hóa các bộ môn học: Phật Pháp, Việt Ngữ, Hoạt Động

Thanh Niên

Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một tổ chức giáo dục;vìvậy, việc hướng dẫn đoàn sinh học tập và thực

hành các môn học theo chương trình tu học thống nhất của Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt

Nam tại Hoa Kỳ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người huynh trưởng.

Hơn nữa, mục đích của GĐPT là đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành Phật tử chân chánh,

góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo. Với mục đích đó, hơn ai hết, huynh trưởng là

những người có trách nhiệm theo đuổi lý tưởng, có tinh thần phục vụ nuôi dưỡng lý tưởng, dấn thân

hướng dẫn đàn em trong các môn học Phật Pháp, Hoạt Động Thanh Niên (HĐTN), và Việt Ngữđể thật

sự có được niềm vui, hạnh phúc, hiệu quả, học hỏi được giáo pháp mầu nhiệm của Đức Thế Tôn, khai

triển thực tế để các em có thể thu hút dễ dàngvàđem áp dụng vào đời sống hằng ngày trong gia đình,

cho cá nhân và xã hội.

Tuy chúng ta không phải là những thầy cô giáo chuyên môn được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp,

nhưng chúng ta cần thực hiện cách hướng dẫn như thế nào để các em học có nhiều hiệu quả hơn. Hoạt

động giáo dục của GĐPT không chỉ gói gọn trong các giờ học giáo lý căn bản nơi lớp học, mà có thể

diễn ra tùy hoàn cảnhnhư:

Học giáo lý dưới mái hiên chùa

Thực hành các môn hoạt động thanh niên trong sân chùa

Chơi trò chơi dưới hiên chùa

Lễ Phật và thực hành Chánh niệm

Tổ chức một ngày cắm trại nơi công viên

Mỗi tối, các em ngồi niệm Phật hay quán sổ tức tại nhà cũng là hình thức giáo dục v.v...

Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin trình bày và chia sẻvới các anh chị về cách thực hiện một giờ dạy

môn Phật Pháp hoặc các môn học khác trong sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử.

I. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong GĐPT gồm có:

1) Phương pháp huân tập

2) Phương pháp lý giải

3) Phương pháp hoạt động

4) Phương pháp quán niệm

1. Phương pháp huân tập:

Huân tập nghĩa là xông ướp (huân) và tập tánh quen thuộc, lặp đi lặp lại, tích tập (tập) để thấm

dần dần vì tâm tính con người, thiện hay ác không phải ngày một ngày hai có thể thay đổi

được, mà phải trải qua nhiều lần hành động, nói, tư duy mới dần dần thấm vào. Giáo dục trong

GĐPT bằng cách tạo ra một môi trường thiện lành để cho đoàn sinh thường ngày sống trong

Thăng Tiến Tổ Chức - 4

môi trường đó, tập tành suy nghĩ, lời nói và việc làm theo những điều hay lẽ phải. Lâu dần, các

em sẽ huân tập được những điều tốt đẹp và trở thành thói quen nói và làm điều tốt lành trong

đời sống.

Người Huynh trưởng cần phải khéo léo huân tập cho các em qua tất cả các cửa ngõ của tâm

(6 cửa: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý).

Người Huynh trưởng phải làm gương cho các em về mọi mặt “thân giáo”. Làm sao cho các

em luôn nhìn ở các anh chị một tấm gương sáng, qua tấm gương ấy, các em được huân tập

qua cửa ngõ Mắt những hình ảnh cao đẹp. Phải luôn luôn chú trọng tác phong của mình.

Phải luôn luôn nói lời hòa nhã, ái ngữ, dịu dàng, hợp Chánh pháp để huân tập cho các em

qua cửa ngõ Tai.

Các môn HĐTN, văn nghệ, những bài hát cũng là vận dụng phương pháp huân tập.

Phương pháp huân tập thường được áp dụng với ngành Đồng, vì ở độ tuổi này, các em nhận

thức sự việc qua trực cảm chứ không qua lý trí. Chúng ta truyền đạt những gì thì các em y chỉ

nghe lời và làm theo. Đối với ngành Thanh Thiếu, phương pháp huân tập vẫn đem lại kết quả

giáo dục.

Một vài ví dụ cụ thể:

Dạy các em ăn cơm trong sự im lặng chánh niệm trong 10 phút đầu của các buổi ăn

(trong ngày sinh hoạt và hằng ngày ở nhà). Khi chúng ta thực tập được tinh tấn, rồi

truyền đạt đến các em để cùng thực tập, sau thời gian có một số các em đã thực tập được

thường xuyên trong các buổi ăn hằng ngày.

Tập các em khi nghe tiếng chuông, tạm ngưng các việc làm để trở về theo dõi hơi thở của

chính mình.

Dạy các em bài hát “The Two Promises” về sự thương yêu chúng sanh, bảo vệ sự sống.

Có nhiều em thuộc loòng bài hát này và hay hát ở nhà. Qua lời ca tiếng hát, các em đã

thuộc lòng, dần dần các em biết chú trọng đến sinh mạng của muôn loài và từ đó giảm

bớt đi sự sát sanh.

Để áp dụng phương pháp huân tập có kết quả, người huynh trưởng phải lấy "thân giáo" làm

phương tiện căn bản.

2. Phương pháp lý giải:

Lý giải là dùng phương pháp lý luận, tập cho các em tập trung tư tưởng, suy luận chuyên chú

vào các vấn đề(trong Phật Giáo gọi là Nhân Minh Luận) để phân tích, giải thích vấn đề một

cách thực tế, rõ ràng làm cho người học hiểu biết thấu đáo, cặn kẻ, không còn nghi ngờ gì nữa.

Phương pháp lý giải được áp dụng đối với ngành Thanh, Thiếu vì ở độ tuổi này, các em đã bắt

đầu nhận thức sự việc qua lý trí.Để áp dụng phương pháp này có kết quả, huynh trưởng cần

phải có kiến thức sâu rộng về Phật Pháp và các môn học khác trong GĐPT, đồng thời còn phải

có tài biện luận thông suốt.

3. Phương pháp hoạt động:

Hoạt động tức là giáo dục bằng những việc làm cụ thể. Thí dụ:

Thăng Tiến Tổ Chức - 5

Dạy các môn hoạt động thanh niên để làm tăng trưởng các đức tính: Tháo vát, khéo tay,

cần cù, sáng tạo, năng động v.v...

Dạy thể dục để tăng cường thể chất

Dạy văn nghệ để phát triển nét đẹp trong tâm hồn v.v...

Trò chơi là để tăng trưởng các tiềm năng vận động trong con người...

Cắm trại, tham quan, dã ngoại... là để rèn luyện thân thể và phát triển các đức tính như:

óc tổ chức, tinh thần kỷ luật, nhẫn nại, chịu khó v.v...

Tham gia các công tác xã hội và từ thiện là để thực tập hạnh Từ Bi, tinh thần trách nhiệm

với cộng đồng v.v...

Phương pháp hoạt động áp dụng được cho mọi lứa tuổi, nhưng phải tùy theo tâm sinh lý đoàn

sinh mà chọn lựa cho thích hợp.

Muốn cho phương pháp hoạt động phát huy tác dụng giáo dục trong GĐPT, huynh trưởng cần

có kiến thức sâu rộng về các mặt trong đời sống, phải siêng năng tháo vát, chịu khó và luôn tìm

tòi sáng tạo những loại hình hoạt động mới mẻ, thu hút sự tham gia của đoàn sinh.

4. Phương pháp quán niệm:

Phương pháp quán niệm là trở về với thực tại: Đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm. Những

phương pháp trên có hiệu quả làm tăng trưởng kiến thức, phát huy các đức tính tốt và tăng

cường thể chất và tâm hồn cho đoàn sinh. Còn phương pháp quán niệm lại là một khoa học để

rèn luyện tâm linh. Nếu thiếu phương pháp quán niệm thì nền giáo dục GĐPT không khác chi

nền giáo dục thế gian. Chính phương pháp quán niệm mang lại nét đặc thù cho nền giáo dục

Phật Giáo nói chung và GĐPT nói riêng. Quán niệm là phương pháp quyết định để đoàn viên

GĐPT hướng đến mục tiêu "trở thành Phật tử chân chánh."

Hiện nay, GĐPT đang thực hành phương pháp Quán Niệm bằng cách cho các em ngồi tịnh tâm

5 phúttrước buổi lễ Phật hằng tuần.

II. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC, THỰC TẾ TRONG GĐPT

Trước khi bước vào một giờ dạy, huynh trưởng cần chuẩn bị như sau:

Huynh Trưởng cần đọc kỹ tài liệu và tham khảo thêm về đề tài sắp dạy trên Internet hoặc các

băng giảng của quý thầy, cô.

Huynh Trưởng nên đến lớp đúng giờ

Chuẩn bị bài giảng chu đáo

Ái Ngữ và Lắng Nghe

Nuôi Dưỡng Hạnh Phúc

Học và Tu

Nguyên tắc trong nghề giảng dạy là:"Biết 10 để dạy 1"

Vì vậy, huynh trưởng muốn thành công trong việc hướng dẫn đoàn sinh thì kiến thức của mình

phải cao hơn đoàn sinh gấp bội.

Thăng Tiến Tổ Chức - 6

A. Soạn giáo án: Giáo án được ví như một cây đèn được thắp sáng trong bóng tối,la bàn của

người đi biển, hay như cây thước của thợ mộc, thợ nề. Người đi trong bóng tối mà không có

đèn cầy, đèn pin sẽ không biết lối để đi tới; lối về giống như người đi biển mà không có la bàn

thì sẽ bị lạc đường, không biết đâu là phương hướng để trở về nhà; người thợ mộc, thợ nề mà

không có cây thước thì không thể xây một cái nhà đúng kích thước v.v... Vì vậy, huynh trưởng

muốn hướng dẫn đoàn sinh cho có kết quả thì nhất thiết phải soạn bài.

Một giáo án cơ bản có những phần như sau:

1. Tên bài dạy - Thời lượng dạy:

Tài liệu tu học phải soạn riêng cho mỗi bậc học. Một bài học thường là 45 phút, nhưng có

nhiều đề tài phải dạy trong 2-3 tiếng mới xong.

2. Mục đích bài học:

Căn cứ theo tài liệu tu học của bậc mình đang hướng dẫn, gói gọn những kiến thức cần dạy

trong tài liệu ấy, không tự tiện dạy thêm điều gì khác ngoài sự nhắc nhở áp dụng Phật Pháp

trong đời sống hằng ngày, cũng không tự tiện bỏ bớt những bài đã soạn sẵn của BHDTU.

(Sách Hướng dẫn huynh trưởng do BHD Trung Ương ban hành có ghi rõ mục đích cho

từng bài dạy ở từng bậc học. Đề nghị huynh trưởng nên xem sách này để giúp soạn giáo

án).

3. Chuẩn bị học cụ: Tranh ảnh, videos, Powerpoint slides, v.v…có liên quan đến nội dung bài

học

Tranh ảnh phải mới, lạ, đẹp và có kích thước vừa (cỡ tờ giấy 8.5X11 là vừa). Nếu tranh

ảnh nhỏ quá, cũ và không đẹp sẽ không thu hút được sự chú ý của đoàn sinh.

Các học cụ khác như Powerpoint slides, videos, v.v…phải rõ, đẹp, mới, lạ.

Tranh ảnh có sẵn trên mạng; chỉ mất công tìm kiếm và tốn ít tiền in (màu) ra; dạy xong

để dành cho lần sau sử dụng tiếp.

Đơn vị nên thành lập "thư viện" lưu trữ những loại học cụ để huynh trưởng khi cần có

thể sử dụng.

4. Trước khi dạy học: Hướng dẫn cả lớp niệm Phật và hát một bài hát sinh hoạt vui.

5. Câu hỏi kiểm tra bài học tuần trước:

Chỉ định theo cá nhân hoặc theo nhóm. Nên soạn những câu hỏi ngắn gọn, súc tích để hỏi

và đoàn sinh trả lời.

Các câu hỏi phải bám sát nội dung và mục đích bài dạy (đừng hỏi gì ra ngoài bài).

Em nào trả lời không được thì chỉ em khác và khuyên em không lập lại câu trả lời của

bạn.

Làm sao cho tất cả người học đều phải được ít nhất một lần trả lời. (Tuần sau, trong tiết

học bài mới, các câu hỏi này sẽ được hỏi lại trong phần "Câu hỏi kiểm tra bài cũ").

6. Giới thiệu bài học mới:

Có thể xử dụng học cụ, tranh ảnh để kích thích sự chú ý của các em.

Thăng Tiến Tổ Chức - 7

Phải có tính gợi sự chú ý của đoàn sinh, được hỗ trợ bởi học cụ để dẫn người học vào đề tài

sắp dạy. Lời giới thiệu phải được viết sẵn trong giáo án để khi vào tiết học, anh chị không

bị quên.

7. Nội dung bài dạy mới bao gồm:

VĂN – TƯ – TU: Chính là đặc thù của nền giáo dục Phật Giáo với ý nghĩa 3 giai đọan của

người học Phật.

VĂN : Tiếp thu nội dung đề tài

TƯ : Tư duy, quán chiếu đề tài để rút ra bài học trong cuộc sống

TU : Biến những điều vừa học thành hành động cụ thể

Nếu trong 3 giai đoạn này mà thiếu đi một, thì sự tu học sẽ không viên mãn.

8. Câu hỏi kiểm tra sau khi dạy xong một bài học:

Nhằm ôn lại những điều vừa học,nên soạn những câu hỏi ngắn gọn, súc tích để đoàn sinh dễ

hiểu, dễ trả lời và dễ ghi nhớ.

9. Kết thúc buổi học:

Biểu dương các em tích cực học tập, trả lời được nhiều câu hỏi, và nhẹ nhàng nhắc nhở

những em còn lơ đễnh, thiếu tập trung trong giờ học.

Nhắc nhở những em lơ là trong giờ học

Hồi hướng

Bài hát sinh hoạt vui nhộn.

B. Các bước đến lớp và những điều huynh trưởng cần quan tâm:

Khởi động: Bài hát vui là để gây không khí vui tươi. Niệm Phật cho tâm trí bớt xao động

để lắng lòng tiếp thu bài học.

Kiểm tra bài học tuần trước: Các anh chị chỉ đặt câu hỏi cho đoàn sinh trả lời, chứ không

nên giảng lại bài cũ, vì như thế sẽ không còn đủ thời gian cho bài mới. Phải bảo đảm tất cả

đoàn sinh trong buổi học đều được lập lại câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi kiểm tra. Việc

cho các em lập lại các câu trả lời đúng có mục đích củng cố kiến thức bài cũ cho các em.

Giới thiệu bài mới: Giới thiệu bài mới là để dẫn dắt người học hướng sự tò mò và chú ý vào đề

tài sắp học. Huynh trưởng không nên xem nhẹ mà bỏ qua phần này. Lời giới thiệu phải được

soạn trước và ghi vào giáo án, các anh chị cứ theo đó mà nói lại với các em. Huynh trưởng cần

tạo không khí vui tươi để gây tâm lý thoải mái cho đoàn sinh, nhưng không được giỡn hớt cười

đùa quá đáng, làm cho đoàn sinh xem thường mà mất đi nề nếp kỷ luật trong giờ học. Ví dụ:

Bài học mới “Ăn Chay”. Chúng ta bắt đầu bằng kể một câu chuyện về một đàn bò đang xếp

hàng sắp sữa đến lượt mình để vào lò sát sanh v.v…

Dạy bài mới:Huynh trưởng phải bám sát giáo án mà dạy, đừng đi ra ngoài những gì mà tài

liệu đã biên soạn. Do vậy, tuy cùng một đề tài nhưng ở mỗi bậc học được biên soạn khác

nhau để bậc học sau không lặp lại những gì đã học ở bậc trước Chúng ta có thể triển khai

những điều mới lạ hấp dẫn để các em dể hiểu thực tế hơn.

Thăng Tiến Tổ Chức - 8

Ví dụ: Bài học “Huy Hiệu Hoa Sen” được dạy ở bậc Cánh Mềm và bậc Hướng Thiện; do

đó, ở tuổi Oanh Vũ bài học được soạn nhẹ nhàng hơn ở ngành Thiếu.

Trong suốt giờ học, người huynh trưởng phải làm chủ thời gian, đừng đi vào quá nhiều chi tiết

không cần thiết mà bỏ quên trọng tâm bài dạy, để rồi kết cuộc 45 phút trôi qua mà mục đích bài

dạy vẫn chưa được hoàn thành (tức "cháy giáo án").

Điều cần ghi nhớ: Đặc tính nền giáo dục GĐPT là sự huân tập nhẹ nhàng, dài lâu, bền chặt;

chứ không mang tính nhồi nhét kiến thức theo như ở các trường học ngoài đời.

C. Gợi Ý Hướng Dẫn các Môn Học:

1. Làm sao để các em hứng thú học?

Anh chị cố gắng tạo môi trường tốt cho các em đến và khuyến khích các em học hànhđểsau

này các em trở thành con người tự hào trong xã hội.

2. Bày tỏ rõ quan điểm của mình

Đừng nói nhiều quá và cũng đừng khăng khăng giữ ý kiến của mình

Hãy say mê những gì anh chị đang dạy

Hãy là người đầy nhiệt huyếtvà các em sẽ khó ngủ gật trong lớp

Cải thiện ngoại hình, tạo ấn tượng tốt

3. Khiếu hài hước

Làm cho bài giảng trở nên sống động hơn và giúp các em kết nối với anh chị tốt hơn.

Tạo một môi trường học vui vẻ cho các em có động lực và thấy hứng thú hơn khi học.

4. Để ý đến những em cần được quan tâm.

Nếu một em đang gặp rắc rối nhưng nhận thấy mình được anh chị quan tâm và chú ý thì

điều này sẽ tạo động lực cho em đó học tập chăm chỉ hơn.

5. Yêu cầu các em chia sẻ ý kiến

Khuyến khích một cuộc tranh luận có giá trị khác với việc để cho các em chia sẻ những

ý kiến.

Bày tỏ quan điểm về tính hiệu quả của việc học có tập trung.

6. Khuyến khích các cuộc thảo luận trong lớp

Hãy trực tiếp đặt câu hỏi cho mỗi em thay vì hỏi chung cả lớp và nhớ gọi tên từng em

Các em thấy hứng thú khi đến lớp vì cảm thấy ý kiến của mình có giá trị.

7. Môn học ảnh hưởng trong cuộc sống

Cho các em tiếp xúc với những vấn đề liên quan đến con người, cộng đồng và thế giới

Hãy mang một bài báo hoặc tìm tòi (search) trên mạng và chỉ cho các em thấy những gì

mình đang học thực sự có ảnh hưởng đến cuộc sống.

Thăng Tiến Tổ Chức - 9

8. Khuyến khích làm việc theo nhóm

Tập các em thuyết trình về một chủ đề được phân chia trước thì các emtrong lớp cũng

sẽ có hứng thú học hơn.

Giúp các em có cơ hội hiểu rõ nhau hơn.

Là cách tốt để làm mới chương trình học và là cơ hội để các em có một hoạt động khác

biệt khi học.

D. Vài Thí Dụ Cụ Thể Áp Dụng Đích Thực các Môn Học:

Phật Pháp:

1. Lịch Sử Đức Phật Thích Ca từ Sơ Sanh đến Nhập Diệt

Các anh chị nên đọc cho các em ghi như sau bằng cách gạch đầu dòng:

- Tất Đạt Đa - Cha: Vua Tịnh Phạn; Mẹ: Hoàng Hậu Ma Gia; Ca Tỳ La Vệ

- Lâm Tỳ Ni - Cây Vô Ưu - 15/4 Âm Lịch năm 624 trước Tây Lịch

Đóng kịch: Tạo cơ hội cho các em thực hành để dễ nhớ nội dung của bài học. Chia các

em thành 2-3 nhóm tùy theo số lượng học sinh trong lớp. Các em tự nghiên cứu để

đóng thành vở kịch ngắn. Ví dụ: Làm vị tu sĩ mặc áo vàng ngồi dưới cây Bồ Đề; hóa

trang thành con ngựa Kiền Trắc đi qua dòng sông A-Nô-Ma.

Trò chơi:

Tất Đạt Đa– Tịnh Phạn - Ma Gia - Ca Tỳ La - Cây Vô Ưu - 15/4 -Lâm Tỳ Ni v.v...Xếp

nhỏ các mảnh giấy, bỏ vào một cái hộp. Từng em đoàn sinh được gọi lên bóc một mảnh

giấy trong chiếc hộp, mở ra gặp từ nào thì trả lời ý nghĩa của từ ấy. Thí dụ: Em nào bắt

được mảnh giấy có ghi từ "Tất Đạt Đa" thì em đó phải trả lời "Tất Đạt Đa là tên của

đức Phật Thích Ca khi còn là thái tử"; nếu bắt được mảnh giấy có từ "Cây Vô Ưu"

thì em trả lời "Cây Vô Ưu là nơi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh". Trò chơi này, ngoài

mục đích ôn tập, còn có tác dụng luyện cho các em biết sử dụng một từ có sẵn để lập

thành một câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ. Đối với các đề tài khác, chúng ta vẫn có thể sử

dụng trò chơi này.

2. Huy Hiệu Hoa Sen: Các anh chị cắt hình hoa sen ra chi tiết từng phần

Đố các em hình dạng của hoa sen vuông, tròn, hình thoi, chữ nhật v.v…

Chỉ định các em đưa từng phần để các em tự suy nghĩ và ráp lại hình hoa sen.

Trò chơi:Hoa Sen – Hình tròn, tám cánh, 3 ngôi báu v.v… Xếp nhỏ các mảnh giấy, bỏ

vào một cái hộp. Từng em đoàn sinh được gọi lên bốc một mảnh giấy trong chiếc hộp,

mở ra gặp từ nào thì trả lời ý nghĩa của từ ấy. Thí dụ: em nào bắt được mảnh giấy có ghi

từ hạnh “Tinh Tấn” thì em đó phải trả lời "đức Phật Thích Ca”; nếu bắt được mảnh

giấy có hạnh "Từ Bi" thì em trả lời "Bồ Tát Quán Thế Âm". Trò chơi này, ngoài mục

đích ôn tập, còn có tác dụng luyện cho các em biết sử dụng nhạy bén.

Thăng Tiến Tổ Chức - 10

3. Cách Thiết Bàn Thờ Phật: Chia nhóm, mang theo những dụng cụ cần thiết để thiết bàn thờ

Phật.

4. Các Mẫu Chuyện Đạo: Sau khi kể mẫu chuyện đạo, các anh chị cho các em đóng kịch. Mỗi

em tự lãnh một vai trò tùy theo khả năng của các em.

5. Sau khi giảng bài xong chừng 15-20 phút, bắt đầu cho cả lớp hội luận như là hỏi lại, lập lại

những gì mới vừa trình bày xong.

Kể chuyện có liên quan đến bài học

Chỉ định một vài em trả lời câu hỏi

Tình nguyện

Học và chơi: Silent game, Hangman, puzzle, đố vui, đóng kịch các bài mẫu chuyện đạo

Hoạt Động Thanh Niên:

1. Phương thức thay nhớt xe, thay bánh xe

Hướng dẫn những dụng cụ cần thiết

Chia nhóm và thực hành

2. Học nấu ăn, may vá

Công thức nấu món vài món ăn chay cụ thể

Chia nhóm mang theo những thứ cần thiết

Hướng dẫn đơm nút áo, vá chỗ quần áo bị rách

Áp dụng và thực hành

Việt Ngữ:

Nêu rõ dự án giảng dạy theo từng lớp

Hình ảnh cần thiết dể đập vào mắt, dễ hiểu

Tập đọc, tập viết, tập nói

Tập đối thoại giao tiếp thực tế vào đời sống hàng ngày

Chia nhóm để tranh đua

III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP ĐOÀN SINH ÁP DỤNG CÁC MÔN HỌC VÀO ĐỜI SỐNG

HẰNG NGÀY

Hướng dẫn các em đoàn sinh trở thành những người Phật tử chân chánh qua sự thực tập cũng như

sống theo phương pháp Phật dạy trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần có sự cộng tác từ nhiều

khía cạnh và dấn thân:

Thăng Tiến Tổ Chức - 11

1. Chúng ta cần có sự yểm trợ từ quý Thầy Cô (Tăng Ni) qua những bải giảng dạy theo trình độ

của các em. Thay vì chú trọng vào lý thuyết, chúng ta cần áp dụng các phương pháp giảng dạy

để các em cảm nhận được Phật Pháp một cách thực tếứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.

2. Nếu chúng ta muốn các em áp dụng các môn học, người huynh trưởng phải tinh tấn thực tập

các phương pháp Phật dạy cho chính bản thân mình trong cuộc sống hằng ngày để làm gương

cho các em noi theo. Đồng thời, người huynh trưởng cần tinh tấn tu tập để trí tuệ tăng trưởng và

khám phá ra những phương pháp giảng dạy có hữu ích cho các em.

3. Chúng ta rất cần sự cộng tác từ phụ huynh. Mỗi gia đình phải là một tăng thân. Cha mẹ có thực

tập thì con cái mới thực tập và noi theo.

4. Quý anh chị huynh trưởng nên có sự liên lạc chặt chẻ với phụ huynh. Khi phụ huynh biết chúng

ta muốn các em thực tập những gì trong tuần thì phụ hynh có thể theo dõi và khuyến khích các

em trong lúc ở nhà. Người huynh trưởng chỉ có mặt với các em 3 đến 4 tiếng đồng hồ mỗi tuần.

Vì thế, chúng ta cần có sự cộng tác của cha mẹ.

5. Chúng ta cần tạo cơ hội cho các em tham dự các khóa tu học có hữu ích và phù hợp với lứa

tuổi.

6. Thay vì đòi hỏi các em áp dụng tất cả những gì chúng ta dạy, chúng ta nên bỏ nhiều thì giờ cho

các em chú tâm thực tập 1 điều. Sự thực tập phải được liên tục ôn lại hằng tuần cho đến khi các

em nắm vững để áp dụng thường xuyên. Trong lúc thực tập nên cho các em chia sẻ những nhận

thức để học hỏi và nâng đỡ cho nhau.

7. Quý Thầy Cô, phụ huynh cùng các huynh trưởng cần có sự gần gũi, gắn bó với các em để

khuyến khích và nâng đỡ trong sự tu tập.

***

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 -- điện toán vi tế, nền giáo dục hiện đại phong phú. Vì vậy,

phương pháp hướng dẫn các môn học của GĐPT cũng cần được cải tiến để hấp dẫn hơn, thích thú hơn,

thực tế hơn, dễ hiểu hơn, và giúp đỡ các em dễ tiếp thu hơn. Huynh trưởng là người giữ vai trò hướng

dẫn, gợi ý giúp cho các em khám phá thêm những đóng góp theo kiểu tranh luận, hội thảo nhiều hơn.

Người Mỹ có câu “It takes a whole village to raise a child.” Vì thế, nếu chúng ta muốn các em áp dụng

đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày thì chúng ta cần có nhiều sự yểm trợ và cộng tác từ quý Tăng Ni

và phụ huynh. Đồng thời muốn các em thành công thì người huynh trưởng cần có sự hy sinh thời gian

và công sức.

Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu bậc Ngành Oanh Vũ và Thanh Thiếu đã có sẵn trên trang nhà của BHD Trung Ương GĐPTVN-

HK: http://www.gdptvn-hoaky.com/tai-lieu-phat-phap-nganh-oanh-vu-hien-hanh/

- Tủ sách Phật pháp GĐPT, tài liệu hướng dẫn của huynh trưởng cấp Dũng Diệu Thiện Trần Thế Mỹ.

Thăng Tiến Tổ Chức - 12

II

Sự tu tập của mỗi cá nhân huynh trưởng để hoàn thiện bản thân

trước nhằm đóng góp hữu hiệu cho Tổ Chức

Trong Nho giáo, bước đầu tiên để đi đến việc chinh phục thiên hạ là Tu Thân (Tu thân, Tề gia, Trị

quốc, Bình thiên hạ). Ý nói là con người cần phải tự sửa đổi bản thân, lo việc gia đình sau đó mới lo

việc quốc gia, đại sự. Trong các tông phái Phật giáo Bắc Truyền cũng đưa việc tu thân lên hàng đầu

“Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn”. Do vậy, sự tu tập của mỗi cá nhân huynh trưởng rất quan

trọng, nhất là trong bối cảnh hiện tại. Nhưng phải tu tập và hành trì như thế nào mới đúng theo giáo

pháp của Đức Phật và khế hợp với thời đại hiện nay. Ở đây xin trình bày một vài quan điểm và phương

pháp về sự tu tập của người huynh trưởng.

Trước hết, phải nên hiểu “Tu” là gì? Tu là sửa đổi từ cái không tốt trở thành cái tốt, từ cái bất thiện trở

thành thiện. Theo tinh thần của Đạo Phật thì tu là sửa đổi 3 nghiệp: Thân, Khẩu, Ý. Thân làm các việc

lành, xa lánh các việc dữ. Miệng không nói ác mà chỉ nói những điều thiện. Ý thì không nghĩ ác. Sửa

đổi ba nghiệp được Đức Phật và các vị Tổ đưa vào trong 5 giới cho người tại Gia: Thân thì không giết

hại bất cứ sinh vật nào, không làm các việc ác như trộm cắp và tà dâm, không xâm phạm đến của cải,

đất đai hay vợ chồng con cái người khác. Miệng thì giữ không nói những lời giả dối lường gạt người

khác, không nói những lời hai chiều để gây chia rẽ, không nói những lời ngon ngọt, thiêu dệt để hại

người, không nói lời ác, sỉ vả làm cho người khác phải khổ. Cuối cùng phải giữ ý nghĩ cho trong sáng

bằng cách không uống các chất độc hại làm mê mờ tâm trí, không bị tiêm nhiễm, đầu độc bởi các hình

ảnh, phim ảnh, sách báo không lành mạnh. Nếu người Phật Tử thực hành đúng đắn năm giới thì mới

có thể tự sửa đổi bản thân thành một người hiền lương và được quả báo sanh vào cõi người.

Khi đã tu tập, thực hành năm giới, người Phật tử cần phải tìm hiểu và học hỏi thêm về Thanh Văn

Thừa, đó là các bài học căn bản mà Đức Phật đã giảng dạy cho 5 anh em ông Kiều Trần Như: Tứ Diệu

Đế và Bát Chánh Đạo. Từ sự hiểu biết về Khổ, Tập, Diệt, Đạo, người Phật tử phải quyết tâm đi trên

con đường khai phóng bản thân để có sự hiểu biết chân chánh (chánh kiến), sự suy nghĩ đúng đắn

(chánh tư duy), lời nói chân thật đúng chánh pháp (chánh ngữ), nghề nghiệp thích hợp (chánh mạng),

làm các điều thiện (chánh nghiệp), thường xuyên thực tập (chánh tinh tấn) các phương pháp an trú

trong hiện tại (chánh niệm) để đạt tới chỗ không còn phiền não (chánh định) v.v…

Trên đây là những giáo lý căn bản để chuyển hóa thân tâm mà người Huynh trưởng trong Gia Đình

Phật Tử đã từng học hỏi và nghiên cứu qua các bậc học: Kiên, Trì, Định, Lực. Tuy phải lập lại và diễn

giải dài dòng văn tự những đề tài đã cũ rích (biết rồi, khổ quá, nói mãi) nhưng, thật ra, học là một việc

còn thực hành (có tu) được hay không là một việc khác.

Thực vậy, trong quá trình sinh hoạt với tổ chức, có thể, chúng ta đã chứng kiến cảnh các huynh trưởng

tranh cãi nhau đến “đỏ mặt tía tai”, thiếu điều vỗ bàn xô ghế. Chứng kiến cảnh này, tuy không ai nói ra

lời nhưng trong tâm mọi người đều cùng một ý “Thiếu Tu!” Một trường hợp khác, một anh/chị trưởng

gặp chuyện không vừa ý (bất như ý), liền buông xuôi bỏ việc, cất còi, xếp áo, giã biệt luôn Gia đình,

bỏ mặc đàn em, người biết chuyện đều chê “Thiếu Tu.” Hoặc có những anh chị tuy sinh hoạt trong

Đơn vị nhưng thiếu tinh thần kỷ luật, thường hành động tùy tiện, xem thường người trên kẻ dưới…

Thăng Tiến Tổ Chức - 13

Anh chị đó cũng bị chê là “Thiếu Tu.” Ngoài ra, cũng có những huynh trưởng thiếu tác phong, lời ăn

tiếng nói sỗ sàng bị mọi người xa lánh. Những người như vậy cũng bị chê là “Thiếu Tu”.v.v…

Một huynh trưởng “Cầm Đoàn” trong Tổ chức GĐPT mà thiếu tu thường đem lại những hậu quả xấu

cho chính họ và còn khiến cho đoàn và đơn vị sinh hoạt ì ạch, không tiến, đồng thời còn ảnh hưởng

đến uy tín của Tổ Chức Gia Đình Phật Tử. Tình trạng thiếu tu của người huynh trưởng có thể được liệt

vào loại trở ngại “nội tại” của mỗi đơn vị nói riêng và của Miền/Trung Ương nói chung. Như vậy,

muốn vượt qua những trở ngại nói trên, và thực sự muốn góp phần thăng tiến đơn vị và hoàn thiện bản

thân thì chúng ta phải Tu.

Tu để làm tấm gương “Thân Giáo” cho đoàn sinh;

Tu để có đủ khả năng giáo dục và dìu dắt đàn em;

Tu để chu toàn bổn phận, chia sẽ trách nhiệm; đóng góp vào sự lớn mạnh của đơn vị;

Tu để hoàn thiện nhân cách, thành người công dân tốt, người Phật tử chân chính;

Tu để đủ sức đi trọn con đường con Đường Hoa Sen Trắng (Bồ Tát Đạo).

Trên đây là một vài phương pháp “Tu” để hoàn thiện thân tâm “Lợi mình – Lợi người.” Tuy được phân

làm 5 loại nhưng thật ra gom lại chỉ là “Tu Thân”, giống như giáo pháp của Đức Thế Tôn, tuy có

84,000 pháp môn nhưng gom lại chỉ có một Pháp môn duy nhất, đó là “Giải thoát khỏi sinh tử luân

hồi, đau khổ.” Đức Phật là một vị Đạo Sư luôn biết cách để độ chúng sinh. Tùy căn cơ và trình độ của

người đối diện mà Ngài giáo hóa. Ngài giảng giải cho một người bình thường khác với một người có

trí tuệ. Chúng ta nên học nhiều về gương hạnh của ngài. Vì vậy, nếu muốn lãnh đạo người khác, trước

nhất phải tự lãnh đạo chính mình, muốn người khác tin mình thì trước nhất chúng ta phải tin ở chính

mình (tự tin). Tương tự như thế, nếu chúng ta muốn dạy Phật pháp, tất nhiên, chúng ta phải học Phật

pháp và hành Pháp bằng chính mình. Đây là một điều kiện tiên quyết, một vấn đề hiển nhiên, thế mà,

đôi lúc chúng gần như quên lãng, (chỉ học mà không hành – cho nên biết sai mà vẫn làm).

I. Tu để làm tấm gương “thân giáo” cho đoàn sinh:

Khi nói đến gương hạnh và phương pháp giáo hóa của Đức Phật là chúng ta đề cập đến những

phương tiện và cách thức mà Đức Phật đã nhiếp phục, giáo hóa chúng sanh. Một trong những

phương pháp nhiếp phục mà chúng ta được biết đến nhiều nhất trong kinh điển là Thân Giáo. Thân

giáo được xem như bài học giáo dục thâm thúy nhất và thiết thực nhất của người Huynh trưởng, nó

có sức tác động mạnh vào tâm thức của đoàn sinh, giúp các em phát khởi lòng tin (chánh tín), làm

trổi dậy hạt Bồ Đề trong tâm thức, làm động lực cho sự tu tập...

Tất cả hành vi thân giáo của người huynh trưởng như: đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến cách phục sức

giao tiếp v.v... đều là những giáo huấn, những bài học sinh động, không thể tìm thấy qua ngôn ngữ,

văn tự hoặc trong trường lớp, và giảng đường.

Thế nào là một thân giáo tốt? Như trên đã nêu, người huynh-trưởng cần học hỏi các giáo lý căn

bản của Phật Giáo, đặc biệt là phài thực hành Sáu Pháp Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục,

Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ. Từ đó, người huynh-trưởng biết hy sinh (bố thí) thời gian và

công sức để hướng dẫn đàn em, biết kiên trì, nhẫn nhục, không lùi bước trước khó khăn nghịch

cảnh, biết nhẫn nại trong việc giao tiếp với huynh-trưởng bạn và không thô lỗ, cọc cằn, hung dữ

với đàn em. Tu dưỡng là một quá trình “tiệm tu”, càng tu, tâm càng định tỉnh, hình tướng phúc hậu

sẽ phát sinh, cách hành xử trở nên điềm đạm hiền lành, không cộc cằn như xưa. Ngoài ra, người

Thăng Tiến Tổ Chức - 14

huynh-trưởng cần phải thực tập các phương pháp “Hiện Trú Lạc Pháp” để đem niềm vui đến cho

mọi người xung quanh, luôn giữ chánh niệm để thân tâm được an lạc. Khi sống trong chánh niệm

tính tình trở nên vui vẻ, dễ thương thì niềm an lạc sẽ lan tỏa và chiêu cảm đến các em. Từ đó, việc

sinh hoạt và tu học sẽ thăng tiến, mang lại nhiều lợi lạc cho tất cả đoàn viên trong đơn vị.

Thân giáo là một phương thức giáo dục quan trọng nhất trong ba phương thức giáo dục Phật giáo:

thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Bởi vì, dù chúng ta có kiến thức sâu rộng, kinh điển uyên thâm, lời

hay, ý đẹp, thuyết trình giỏi mà thân hành không trang nghiêm, lời nói không đi đôi với hành động

thì không thể tạo ra sức thuyết phục và chuyển hóa lòng người. Do vậy, thân giáo là chuẩn mực, là

quy phạm để chúng ta tự nhìn lại chính mình (bản lại diện mục) mà tu sửa. Thân giáo như một tấm

gương hai mặt, soi chiếu bản thân chúng ta và người đối diện, vì thế, rất khó khuyên răn các em

đừng phạm lỗi lầm, không nên làm như thế này, thế nọ v.v.., mà chính bản thân chúng ta vẫn còn

nhiều lầm lỗi! Tóm lại, thân mà không nghiêm, việc làm không chánh thì chắc chắn dù nói lời hay,

ý đẹp đều không có giá trị giáo dục, chuyển hóa được lòng người.

II. Tu để có đủ khả năng giáo dục và dìu dắt đàn em:

Trong phạm vi của Tổ chức Gia Đình Phật Tử, nghề làm trưởng, nghệ thuật cầm đoàn đòi hỏi rất

nhiều nỗ lực “tự thân” trau dồi và “Thọ Thân” trau dồi để có đủ kiến thức hướng dẫn đàn em.

a. Tự thân trau dồi (Tự thân giáo) là chính bản thân chúng ta tự trau dồi kiến thức, nhân cách,

quán niệm, điều tâm, tu dưỡng để chuyển hóa thăng hoa cuộc sống. Tự thân trao dồi là nương

vào tự lực để phát huy sức mạnh nội tại của chính mình. Tự thân trau dồi đòi hỏi người thực

hành có một năng lực tập trung và tinh thần tự giác cao độ. Ngoài ra còn phải có đầy đủ các

các Đức tính của Bi Trí Dũng (Từ bi, Trí tuệ, và Dũng mãnh)

b. Thọ Thân trau dồi (Thọ thân giáo) là thu thập và học hỏi qua nhân cách, đạo hạnh, uy nghiêm

của người thuyết giảng. Trong GĐPT, hình ảnh của quý thầy cô cố vấn giáo hạnh, của bác gia

trưởng, của quý anh chị trưởng cao niên đóng một vai trò thân giáo rất quan trọng trong việc

giáo dục này. Người giảng dạy dẫu có kiến thức phong phú, lời nói hay đến mức độ nào mà

phong cách không trang nghiêm, tên tuổi không trong sáng, lời nói không đi đôi với việc làm

thì không có sức hấp dẫn, thuyết phục và chuyển đổi được đối tượng nghe giảng.

Có thể nói tinh thần của Đạo Phật là nhiếp hóa (cảm hóa và nhiếp phục) để chuyển hóa những

người không thân trở thành thân, người chống đối trở thành quyến thuộc và người biếng nhác trở

thành người hăng say mà yếu tố tác động dũng mãnh nhất trong sự nhiếp hóa này chính là thân

giáo, dùng bản thân và hành động để chuyển hóa lòng người, vì thế, tự thân của người huynh

trưởng phải luôn luôn tu dưỡng bản thân, hoàn chỉnh nhân cách để làm gương (mô phạm) cho đàn

em và mọi người xung quanh. Như kinh Pháp cú đức Phật đã dạy:

Không ai làm cho chúng ta thanh tịnh,

Không ai làm cho chúng ta ô uế,

Chính chúng ta làm cho chúng ta thanh tịnh,

Chính chúng ta làm cho chúng ta ô uế (Pháp Cú 165)

Một huynh trưởng cầm đoàn, dìu dắt các em không những qua việc giảng dạy giáo pháp mà còn

dạy cho các em về giới đức qua hành động và cử chỉ hằng ngày của chính mình. Huynh trưởng

Thăng Tiến Tổ Chức - 15

phải biết tận dụng bản thân của mình để nêu gương thuyết phục, đồng thời tổ chức các buổi tu học

để giúp các em đoàn sinh có dịp thực tập và rèn luyện. Trong phạm vi giáo dục, thân giáo (tức hành

động, nhân cách, giới phẩm và đức hạnh của người huynh trưởng) mới quan trọng, nó làm gương

cho các em noi theo. Bởi vì, một trăm lần nghe không bằng một lần thấy. Một trăm lần tụng đọc về

hạnh Từ Bi không bằng một lần thấy hành động từ bi nơi người huynh trưởng.

Điều dễ hiểu là muốn cho đàn em tin theo mình, thương yêu kính trọng mình thì việc quan trọng

đầu tiên phải thể hiện là "Tri hành hợp nhất" (lời nói luôn đi đôi với việc làm). Nếu không thực

hiện được điều nầy thì con đường giáo dục đàn em không những chỉ là ảo tưởng, không bao giờ

thực hiện được mà còn làm đàn em mất lòng tin và nếu khôn khéo che giấu nhưng rồi thời gian lâu

ngày, mọi người cũng nhận chân sự thật. Nhờ vào những yếu tố của Thân giáo: Tu sửa thân tâm,

gọt rửa lỗi lầm, hướng về Chân Thiện Mỹ, Thăng hoa cuộc sống, sẽ là những năng lượng nhiệm

mầu giúp cho người huynh trưởng tự phát một phương pháp rèn luyện hữu hiệu nhất để gìn giữ bản

thân mình trong mọi môi trường sống.

Một anh chị huynh trưởng Gia Đình Phật Tử thiếu tư cách, mang tai tiếng thì làm sao cầm còi,

hướng dẫn các em đoàn sinh các điều hay lẽ phải. Kẻ nói năng không thành thật, tranh quyền đoạt

vị - bản thân là đối tượng của phạm pháp - mà khuyên đàn em phải làm lành, tránh dữ thì thật là

điều mỉa mai và phản tác dụng với đàn em. Nếu thân không nghiêm, hành động thiếu quang minh

chính đại thì mọi lời nói và việc làm đều không có giá trị đạo đức và giáo dục. Đức Phật đã dạy

trong kinh Pháp Cú rằng:

Trước nhất tự luyện mình

Đạo hạnh thành chân chính

Sau mới giáo hóa người

Thân trí đồng tương kính (Pháp Cú 158)

III. Tu để chu toàn bổn phận, chia sẻ trách nhiệm; đóng góp vào sự lớn mạnh của đơn vị:

Qua đây, chúng ta có thể khẳng định Thân giáo của người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử được

đánh giá rất cao và đóng vai trò rất quan trọng trong sự tu học của đoàn sinh, thăng tiến đơn vị và

tổ chức. Ngoài ra, Thân giáo còn đóng góp rất hữu hiệu cho sự lớn mạnh của đơn vị không những

trên phương diện tinh thần, nề nếp, tu học mà còn trên số lượng đoàn viên nữa. Khi phụ huynh

nhìn thấy huynh trưởng là những người Đạo đức, gương mẫu và GĐPT là nơi đáng tin cậy để gởi

gấm con em thì số lượng đoàn sinh tăng, đơn vị sẽ lớn mạnh.

Ngoài chút vốn giáo lý của các bậc học (Kiên, Trì, Định, Lực), người huynh trưởng còn phải tìm

hiểu học hỏi thêm kinh sách, nghe thuyết giảng trực tiếp từ quý thầy cô hay nghe qua các băng đĩa

Phật giáo, hoặc tìm tòi trên các trang mạng Phật Giáo. Có tìm tòi học hỏi thêm mới biết Pháp, hiểu

Pháp và hành Pháp để tu chỉnh bản thân. Bởi vì, đó là những việc làm rất cần thiết, chúng sẽ giúp

chúng ta rèn luyện Thân - Khẩu - Ý ngày càng gần với chánh pháp thì mới có thể chia sẻ công việc

giáo dục hướng dẫn chỉ dạy đàn em. Nếu như các Huynh trưởng thiếu phẩm cách đạo đức, sống vô

trách nhiệm, thiếu bổn phận thì không thể nào đào tạo được lớp Huynh trưởng đàn em nề nếp, hiếu

thảo, đạo đức được. Người xưa đã từng nói: “Giỏ nào quai nấy” hoặc “Cha sao con vậy” mãi mãi

sẽ không sai dù bất cứ ở thời đại nào.

Tóm lại, muốn chu toàn bổn phận, chia sẻ trách nhiệm và đóng góp cho sự lớn mạnh của đơn vị,

trước nhất, chúng ta phải lấy chính bản thân mình làm đối tượng giáo dục, lấy chính cuộc sống cá

Thăng Tiến Tổ Chức - 16

nhân của mình, từ lời ăn tiếng nói cho đến cách hành xử đối với gia đình, họ hàng, và những người

xung quanh để làm gương, để các em có thể chiêm nghiệm mà học hỏi, noi theo. Đối với tổ chức

Gia Đình Phật Tử nói riêng và Đạo Pháp nói chung, bổn phận và trách nhiệm quan trọng nhất của

người Huynh trưởng là dùng bản thân (Thân giáo) để hướng dẫn và giới thiệu các em (ngành Oanh)

đến gần với giáo lý Phật đà. Đây chính bước đầu tiên trong việc vun bồi tâm hướng thượng và nền

tảng tâm linh cho các em trong những năm đầu đến với gia đình (đơn vị). Một đốm lửa nhỏ có thể

hủy hoại cả một công trình xây dựng hàng chục tỷ, một con rắn nhỏ có thể cắn chết nhiều người.

Ngược lại, một em Oanh vũ được hướng dẫn tốt sẽ trở thành một huynh trưởng lãnh đạo để kế thừa

sự nghiệp “Sen Trắng” phát huy và truyền thừa sứ mệnh hoằng dương chánh pháp. Tâm nguyện

của người huynh trưởng chính là tâm nguyện hy sinh “vì tổ chức - cho đàn em.” Đơn vị vững

mạnh, đàn em ngoan hiền, chính là niềm hãnh diện, sự trả ơn vô giá có tác dụng giúp người huynh

trưởng luôn thực hiện và đạt đến giai trò đàn anh, đàn chị, giúp người Huynh trưởng gắn bó trung

kiên và hy sinh cho lý tưởng của tổ chức GĐPT.

IV. Tu để hoàn thiện nhân cách, thành người công dân tốt, người Phật tử chân chính:

Ngoài ra, Thân giáo thể hiện nhân cách của một con người, một công dân trong xã hội. Một người

huynh trưởng có đời sống giản dị, chân thật, an vui, cách hành xử công bằng, ăn nói lễ độ uy

nghiêm, hợp lòng người sẽ được các em đoàn sinh thương mến, thích được gần gủi vì các em cảm

nhận được sự thương yêu đùm bọc.

Để thể hiện nhân cách, chu toàn nhiệm vụ, người huynh trưởng cần phải biết tôn trọng kỷ luật và

tuân phục cấp trên. Trong một buổi sinh hoạt luôn luôn giữ đúng giờ. Hoàn thành nhiệm vụ được

giao phó, không nên giẫm chân lên chức năng nhiệm vụ của người khác. Không nên tự tiện làm

những điều không nằm trong chương trình, kế hoạch chung của đơn vị, hoặc chưa thông qua ý kiến

ban huynh trưởng. Tuân phục cấp lãnh đạo, nếu cấp trên làm sai, hãy nhỏ nhẹ từ tốn góp ý. Tuân

thủ và chấp hành nội quy và quy chế huynh trưởng tương tự như tuân thủ và chấp hành luật pháp

trong xã hội. Người công dân tốt phải có đời sống Chánh mạng có nghĩa là cuộc sống tốt, công ăn

việc làm tốt. Chọn những nghề nghiệp thích ứng với đời sống của Phật tử. Người Huynh trưởng

GĐPT không thể vì danh lợi mà làm những nghề có liên quan đến rượu chè, cờ bạc, ma túy hoặc

buôn gian, bán lận, cân thừa đo thiếu, cho vay lấy lời v.v…

Tóm lại, một Phật Tử chân chánh, một người công dân tốt phải luôn luôn làm tốt những gì có thể

làm trong bổn phận, sứ mạng của chính mình. Không làm bất kỳ việc gì có thể làm xấu đi hình ảnh

của bản thân, của đơn vị, của tổ chức, và của cộng đồng nhân sinh xã hội.

V. Tu để đủ sức đi trọn con đường con Đường Hoa Sen Trắng (Bồ Tát Đạo):

Để trở thành một người Huynh trưởng xứng đáng đảm nhiệm chức năng hộ trì Chánh pháp, đi trọn

con đường con Đường Hoa Sen Trắng, bắt buộc mỗi cá nhân chúng ta phải lấy THÂN GIÁO làm

tiêu điểm. Bởi muốn dạy người khác, trước nhất, chúng ta phải trở thành người đàng hoàng, đứng

đắn.

Do vậy, ngoài việc rèn luyện Thân - Khẩu - Ý qua kinh điển và thuyết giảng, chúng ta cần phải

theo dấu chân xưa của các vị Bồ Tát, lấy cuộc đời khổ đau làm môi trường rèn luyện, lấy nghịch

cảnh chướng duyên làm định hướng kiên trì. Ðem giáo lý nhà Phật áp dụng vào cuộc sống, hòa

Thăng Tiến Tổ Chức - 17

quyện vào văn hóa để chuyển hóa quần sanh. Đây chính là tinh thần giáo dục nhập thế, đòi hỏi

người huynh trưởng sống cuộc sống thanh bạch, "Tri Túc" để đạt đến mục đích làm đẹp đời, thơm

đạo.

Hiện nay, tại xứ người, đời sống vật chất quá dư thừa trong khi đời sống tinh thần mất hẳn, con

người mãi chạy theo xa hoa của vật chất mà đánh mất lương tâm, chà đạp đạo đức. Trước viễn ảnh

tối tăm đó, đạo Phật chính là cái phao mà con người cần nắm lấy và tổ chức GÐPT chính là môi

trường vững chắc để đưa đạo vào đời, lập lại thế quân bình đã mất. Tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt

Nam có nở hoa kết trái trên mãnh đất này (Hoa Kỳ) hay không, không phải chỉ ở giáo lý của nhà

Phật mà chính là ở cấp lãnh đạo, hôm nay và ngày mai, có đủ đức, trí, tài, năng và có biết thích ứng

với hoàn cảnh xã hội để đưa đạo vào đời, làm cho đạo Phật Việt "sáng-mạnh" mọi nơi, mọi giới,

trong mọi trình độ và giai cấp của xã hội.

Ðạo Phật là đạo nhập thế, lấy tuổi trẻ làm đối tượng để đưa đạo vào đời, đào luyện con người trở về

với Chân Thiện Mỹ và cải tiến cộng đồng nhân sinh xã hội, Do vậy, người huynh trưởng, chức vụ

càng cao càng phải hội đủ các yếu tố “Giáo dục Tự thân” qua hình ảnh của Bồ Tát Đạo: Vô Ngã -

Vị Tha, Bao Dung - Độ Lượng.

a. Tinh Thần Vô Ngã Vị Tha:

Nguồn gốc thảm họa chiến tranh là do lòng ích kỷ nhỏ nhen của loài người đã biến thế gian

thành bãi chiến trường, cấu xé tàn sát lẫn nhau. Riêng đối với tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt

Nam tại Hoa kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung, trong vòng 20 năm qua, cũng quá nhiều thãm

họa, tranh giành hơn thua, phân hóa chia rẽ chứng tỏ tinh thần Tu Thân (Giáo dục Tự thân) vô

ngã vị tha của huynh trưởng không được khai triển hoặc áp dụng đúng mức. Vì thế, muốn tạo

một thế giới hòa bình, một xã hội an lạc, một tổ chức lớn mạnh, không gì bằng đường lối giáo

dục cá nhân, sống với tinh thần vô ngã vị tha, quên mình cứu người, vì lợi chung mà dấn thân

vào cuộc hành trình Hoa Sen Trắng.

Vô Ngã - Vị Tha chính là hình ảnh của một con người hành xử hoàn toàn bằng Thân Giáo

(hành động, lời nói, ý tưởng), vì người quên mình, làm việc cho tha nhân (Bồ Tát Đạo). Nếu

rèn luyện được tinh thần vô ngã vị tha, chúng ta sẽ bước lần đến sự thương yêu đùm bọc lẫn

nhau, mọi ranh giới ngăn chia đều được xóa bỏ, không còn kẻ thân người sơ, không còn kẻ thù

người oán, kẻ cho người nhận, và mọi trói buộc sai khiến đều được cởi bỏ, cuộc sống sẽ được

thăng hoa và ý thức "Sống Ðạo- Hành Ðạo" sẽ được áp dụng trong tinh thần Bao Dung - Lục

Hòa của tổ chức.

b. Tinh thần Bao Dung:

Là một tổ chức giáo dục dựa trên kho tàng giáo lý cao sâu của Phật giáo, tổ chức Gia Ðình Phật

Tử Việt Nam không những chỉ lấy tư tưởng giáo lý của nhà Phật làm căn nguồn giáo dục mà

còn phải biết tùy duyên bất biến, hấp thụ và chấp nhận các tư tưởng chân chánh khác, dù tư

tưởng đó thuộc về một cộng đồng, một sắc dân hay một tôn giáo khác. Ðạo Phật biểu tượng cho

trí tuệ thì tinh thần bao dung không thể thiếu trong người Huynh trưởng.

Ðứng trên phương diện giáo dục, tinh thần bao dung có nghĩa là chúng ta phải sáng suốt, khi có

ai lầm lỗi làm hại đến chúng ta hay một tập thể, chúng ta không nên oán trách, nguyền rủa họ

mà hãy nhận thức rằng kẻ đó bị mê lầm, hoặc trong phút giây yếu lòng đã bị Tham Sân Si làm

chủ nên mới hành động điên rồ như thế. Chúng ta phải tìm cách khuyên răn, cải thiện họ bằng

Thăng Tiến Tổ Chức - 18

lòng từ ái, khoan dung độ lượng. Xưa nay thù hận đã nhiều, chúng ta nên "lấy ân trả oán", và

phải thương yêu họ như chính mình rồi có một ngày họ sẽ thức tỉnh và ăn năn hối cải, "ly ác

hoàn thiện". Người có trí tuệ thường nhanh chóng nhận ra sai lầm của chính mình ngay sau khi

được người khác chỉ ra, vì thế người trí tuệ không bảo thủ cố chấp, sẵn sàng chấp nhận lẽ phải

đứng về phía người khi biết mình sai lầm. Hãy luôn tâm niệm rằng chỉ có những kẻ ngu si hẹp

hòi mới luôn bảo thủ, cố chấp. Đối với chư Tăng Ni, chúng ta phải nhất mực cung kính, đừng

bao giờ nhìn vào khuyết điểm của Tăng, Ni mà sinh lòng bất kính - Đối với cấp dưới thì nên

rộng lượng bao dung, đừng ỷ lớn hiếp đáp kẻ dưới. Loại người có tính “thượng đội hạ đạp”

thường là kẻ tiểu nhân hạ tiện, mọi người luôn tránh xa – Ngoài ra cũng đừng vì danh vì lợi mà

phạm vào tội “lừa thầy phản bạn” sẽ bị người đời liệt vào hạng "trùng sư tử”.

***

Trong kinh A Hàm, Ðức Phật đã giải thích vì sao Ngài được gọi là Như Lai. “Như Lai là làm sao thì

nói vậy, lời nói và việc làm đi đôi với nhau nên gọi là Như Lai.” Người xưa có thể chỉ một câu nói

giản dị mà cảm hóa được lòng người là do Thân giáo. Còn chúng ta, nói ròng rả suốt ngày này qua

ngày nọ mà chẳng ai chịu nghe là vì “miệng nói một đàng mà thân làm một nẻo”, chứ không phải tại

đàn em chúng ta khó dạy (đâu nghe!).

Nếu chúng ta đã hơn một lần tự hào hoặc nhân danh là huynh trưởng của Tổ chức Gia Đình Phật Tử

Việt Nam, và tự hãnh diện rằng mình xuất thân từ một tổ chức Giáo dục đã có gần 70 năm lịch sử, thì

nên nghiêm túc xét lại danh xưng của mình? Mấy năm gần đây có nhiều người nhân danh “Huynh

Trưởng” của Tổ chức nhưng lại có thể sẵn sàng đánh đổi Lý Tưởng, đánh mất Niềm Tin của chính

mình chỉ vì một chút hư danh, một chút cạn bã xã hội. Điều này tưởng cũng cần suy gẫm lại (lắm

thay!).

Chúng ta đã nói rất nhiều về Giáo dục trong Gia Đình Phật Tử nhưng thật ra chúng ta chỉ nhắm vào

đàn em, còn chúng ta thì sao? Và chúng ta cũng nói thật nhiều về thân giáo của người lãnh đạo nhưng

những lời phát biểu, những ý kiến trong các buổi họp và khóa hội thảo thường thiếu sự khiêm cung và

bất kính đối với cử tọa hoặc đối với các anh chị cao niên, điều nầy cho thấy chúng ta “Thiếu Tu”.

Chúng ta cũng không nên đánh giá phẩm chất và trình độ của người Huynh trưởng qua chiếc lá Bồ đề

đeo bên vai với số lượng hạt Bồ đề nhiều hay ít mà hãy nhìn thẳng vào chính cuộc đời của người

Huynh trưởng đó đã hy hiến những gì cho đơn vị (gia đình), cho Tổ chức, cho xã hội, và cho Đạo pháp

để đặt niềm tin và kính trọng vào anh chị đó.

Lẽ thường trong đời, địa vị càng cao thì bản ngã, lợi danh càng lớn. Một khi bản ngã, lợi danh lớn thì

sẽ làm cho tâm và trí nhỏ lại. Tâm và trí mà nhỏ hẹp thì ước vọng không làm sao chân chính và quảng

đại được! Cho nên, muốn đóng góp nhân sự và tài lực hữu hiệu nhất cho tổ chức thì việc đầu tiên là

phải: “TU” phải “Khai Tâm, Mở Trí.” Khi Tâm và Trí đã được khai mở thì Niềm tin và Ước vọng

chân chính sẽ nẩy mầm vươn lên. Chùa là lãnh địa (cơ sở) và Giáo pháp của đức Phật là phương tiện

thiện xảo nhất để trui luyện, để hun đúc, để khai mở Tâm Trí. Xin hãy đừng hoang phí tuổi trẻ của các

em, hãy thường suy nghiệm rằng ở ngoài đời, có biết bao nhiêu trẻ em vị thành niên đang đốt cháy tuổi

trẻ quý giá của mình trên lò đời cám dổ dục vọng! Xin hãy đặt để, gieo trồng vào các em những mầm

mống tin yêu sáng mạnh thay gì những thù hằn chia rẽ và hãy giúp các em khai phóng các ý thức khẩn

thiết: “Thăng hoa cuộc sống”, “Phụng sự Đạo Pháp”, “Đẹp đời thơm đạo”, “Vì Đàn em và Cho Tổ

chức.” vậy.

Thăng Tiến Tổ Chức - 19

III

Thể hiện tinh thần cọng tác và chia sẻ trách nhiệm

Tinh thần là yếu tố quan trọng trong tiến trình hoàn thành công việc, dù đó là việc chung hay việc tư.

Khi tinh thần phấn chấn, hăng say, chúng ta sẽ dồn tâm sức để hoàn thành tốt đẹp công việc của mình.

Ngược lại, khi tinh thần uể oải, chán nản chúng ta sẽ không chú trọng đến công việc. Trường hợp phải

làm thì làm với thái độ mệt mỏi, hời hợt, làm cho có, cho xong. Do vậy việc san sẻ, hỗ trợ, ân cần hỏi

han và đôn đốc là những điều cần thiết để giúp nâng đỡ tinh thần của người đồng sự khi đảm trách

công việc chung. Trong phạm vi giới hạn của đề tài này, chúng tôi xin mạo muội chia sẻ với quý anh

chị vài thiển ý nhằm có thể tạo môi trường vui vẻ, hài hòa, thân thương để làm tăng trưởng tinh thần

làm việc, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm để công việc của Tổ Chức được thành tựu viên mãn hầu mang

lại lợi ích cho tập thể nói chung và cho chính mình và đàn em nói riêng.

I. Thời gian, công việc và trách nhiệm: Ai cũng có cùng bấy nhiêu thời gian, mỗi ngày đêm 24

tiếng; và ai cũng bận rộn với nhiều việc - nhất là huynh trưởng chúng ta vừa chăm lo gia đình vừa

gánh vác việc của Tổ Chức. Tuy thế, chúng ta ý thức rằng lấy thời gian và sự bận rộn làm lý do

chính để tự cho mình cái quyền trễ nải công việc chung là một thói quen cần nên tránh. Sắp xếp

thời điểm và công việc trước sau để có thể hoàn thành tươm tất công việc mình đảm nhận là điều

mà mỗi huynh trưởng cần chú tâm đến.

Trong thời gian qua, vì nhu cầu của Tổ Chức nên mỗi khi hoạch định đề án phật sự chúng ta luôn

gom nhiều công việc vào trong một thời khoản quá giới hạn. Bên cạnh nhận lãnh trách nhiệm của

Ban Hướng Dẫn Trung Ương hoặc/và Miền, chúng ta còn thêm công việc của Đơn Vị tại địa

phương nữa, chưa kể đến là phải dành thời gian và tâm sức cho cuộc sống gia đình riêng tư; do đó,

chúng ta phải xem xét những công việc nào cần được thực hiện trước, ước tính kỹ lưỡng thời gian

và nhân lực để hoàn tất công việc. Dẫu biết rằng Tổ Chức đang trong thời gian kiện toàn, cải tiến...

nên việc nào cũng cần thực hiện, nhưng hễ vạch ra nhiều đề án mà không thực hiện được tươm tất

thì sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần chúng ta rất nhiều. Một là thấy nhiều công việc quá nên lo lắng,

mệt mỏi; hai là tìm cách thối thác trong những lần sau khi nhờ vả đến. Năng lượng tinh thần sẽ suy

giảm khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và có ý thối thác. Yếu tố này ảnh hưởng rất tiêu cực

đến sự cọng tác của mình cho công việc chung.

Quá khứ đã cho thấy, sức chúng ta có hạn và thời gian không cho phép khiến những việc chúng ta

làm nhiều khi chưa được hoàn tất hoặc phải bỏ dở nửa chừng hoặc chưa hề đụng tới. Có lẽ vì quan

niệm kỳ này làm chưa xong thì kỳ tới làm cũng không sao, cho nên chúng ta không cảm thấy áy

náy (feel guilty) về những tất trách của mình. Thực sự điều này đã ngấm ngầm làm suy giảm tinh

thần và nghị lực không những của chính mình mà còn tác động đến tinh thần và niềm tin của những

đồng sự khác. Đó cũng là yếu tố làm chậm tiến Tổ Chức. Biết rằng huynh trưởng thì không hề từ

nan việc gì mà Tổ Chức giao phó, nhưng, nếu hoàn cảnh cho phép, mỗi người chỉ nên nhận lãnh

những công việc có thể kham nổi trong khả năng của mình, không nên quá tải với sức lực và thời

gian cho phép. Thà làm một việc được tươm tất đâu vào đó còn hơn nhiều việc lỡ dở nửa chừng.

Thăng Tiến Tổ Chức - 20

Chúng ta cũng nên ý thức rằng công việc của Tổ Chức là công việc chung của mọi người, của hàng

huynh trưởng các Cấp. Công việc được hoàn thành mỹ mãn là nhờ sự góp tâm, góp sức của tất cả

mọi người nên ta cùng chung vui với niềm vui thành tựu; ngược lại, nếu vì một lý do nào đó mà

công việc không được chu toàn thì ta cũng cùng nhau san sẻ, gánh chịu. Tóm lại sự thăng trầm của

Tổ Chức, sự thành bại của công việc là trách nhiệm chung, chứ không phải của riêng ai. Đã là một

huynh trưởng thì không nên quy trách một cá nhân nào, không nên có ý niệm “việc đó là việc của

các anh chi lớn” hoặc “việc đó là việc của Ban Hướng Dẫn” không phải là phận sự của tôi v.v.

Chúng ta đều biết cùng chung lo công việc và cùng san sẻ trách nhiệm sẽ tạo nên không khí hài hòa

thân thương trong tập thể, sẽ nâng cao tinh thần làm việc cho mọi người. Đây là một trong những

điều cần thiết để đưa công việc đến chỗ thành tựu tốt đẹp.

II. Giúp đỡ, hỗ trợ: Chúng ta biết rằng Anh/Chị kia đang cần phần đóng góp của mình để hoàn

thành công việc của họ, nếu ta chần chờ, lơ là thì công việc chung sẽ bị chậm trễ. Chúng ta cũng ý

thức rằng làm việc trong Tổ Chức Gia Đình Phật Tử hay trong một công sở, một cơ quan nào khác

cũng đều làm việc theo sự liên đới hợp tác giữa các đồng sự - dính mắc như một sợi dây chuyền -

như một máy xe nổ được thì phải có tất cả các bộ phận, dù là bộ phận nhỏ. Do vậy, mỗi khi đồng

sự nhờ chúng ta làm việc gì thì, nếu có thể được, ta hãy đáp ứng ngay, nếu không thì hãy tranh thủ

để thực hiện trong thời gian sớm nhất mà ta có thể. Có như thế thì công việc chung mới được trôi

chảy, guồng máy của Tổ Chức sẽ được vận hành đều đặn, suông sẻ.

III. Tham gia các phiên họp: Những phiên họp định kỳ trong Đơn Vị hoặc của Ban Hướng Dẫn là cơ

hội để anh chị em ngồi lại bàn thảo, vạch ra những phương thức xúc tiến các phật sự chung; do đó,

mỗi một chúng ta cần ý thức rằng sự có mặt của mình quan trọng lắm. Chỉ cần có mặt trong buổi

họp thôi chúng ta cũng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm, hỗ trợ và san sẻ rồi, chưa nói đến

việc chúng ta sẽ đóng góp và sẵn sàng nhận lãnh công việc để giúp nhau hoàn thành. Đến với

nhau, ngồi bàn thảo với nhau, có mặt bên nhau, nhìn thấy nhau, nghe giọng nói của nhau, chia sẻ

những khúc mắc cho nhau, giúp nhau tìm giải pháp tốt đẹp v.v. là những yếu tố giúp nâng cao tinh

thần gắn bó với tổ chức, cho ta sự cảm thông và hiểu biết đối với đồng sự. Tình Lam trong ta cũng

được nẩy nở ở những nơi như thế nầy. Sự lớn mạnh của Tổ Chức được xây dựng từ nền tảng tinh

thần và trách nhiệm, sự hòa đồng, hăng hái, vui vẻ của mọi người trên mọi công việc. Vì thế, việc

tham gia các phiên họp định kỳ là một ưu tiên lớn mà người huynh trưởng cần lưu ý và sắp xếp để

có mặt hầu nắm rõ diễn tiến công việc và thấu suốt các vấn đề của Tổ Chức. “Không có mợ chợ

cũng đông” hoặc “không có mình thì có người khác lo” là một ý niệm tiêu cực khiến ta chùn chân,

thối chí, huân tập trong ta cái tính ỷ lại, lơ là mà người huynh trưởng nên tránh.

IV. Tinh thần bất khả phân: Phật giáo Việt Nam tại Hải Ngoại đã và đang trải qua những biến động

và dĩ nhiên tổ chức GĐPTVN tại Hoa Kỳ (GĐPTVN-HK) cũng chịu những hệ quả. Điển hình là

qua kỳ Đại Hội Hợp nhất tháng 4 năm 2004. May mắn thay, BHDTU/GĐPTVN-HK vẫn giữ vững

lập trường của tập thể Áo Lam là đứng ở vị thế trung hòa đã được khẳng định qua những quyết

nghị của các kỳ Đại Hội Huynh Trưởng nên không bị lôi cuốn vào quỹ đạo đau thương đó mà biết

trở về để lo tu tập và hướng dẫn đoàn sinh. Một số đơn vị cũng chỉ vì hai chữ truyền thống đã và

Thăng Tiến Tổ Chức - 21

đang chao đảo theo những biến động của Giáo Hội PGVNTNHN tại Hoa Kỳ và giờ đây lại muốn

cùng GĐPTVN-HK kết hợp trở lại thành một khối.

Việc môt số BHD muốn cùng với BHD/GĐPTVN-HK hợp nhất thành một khối như một số Chư

Tôn Đức và Cố Hòa Thượng Ân Sư Thích Hạnh Tuấn mong muốn không ngoài ước nguyện của

BHD/GĐPTVN-HK cũng như tập thể Áo Lam. Tuy nhiên việc kết hợp như thế nào mới thật sự kết

hợp. Phải thực sự đến với nhau trong cảm thông, vui vẻ, không tranh chấp, xóa bỏ những vết đau

trong quá khứ, cùng nhau san sẻ, hợp tác và xây dựng, biết đặt quyền lợi của Tập thể lên trên... thì

mới mong sự "ngồi lại" có hiệu quả, lợi ích. BHD cũng đã đã thành lập một Tiểu ban Nghiên cứu

để có thể tìm ra một giải pháp chung cho sự kết hợp nầy. Đây cũng là một cơ hội để tập thể Huynh

Trưởng có thể ngồi lại với nhau xây dựng lại mái nhà Lam. Chúng ta đang được nhiều Chư Tôn

Đức từ Quốc nội đến Hải Ngoại hằng quan tâm và khuyến bảo. Vấn đề ở đây không còn là vấn đề

của Giáo Hội, của Chư Tăng mà của tất cả anh chị em Huynh Trưởng chúng ta như Thượng Tọa

Thích Từ Lực đã kết luận trong buổi gặp mặt giữa các Huynh Trưởng từ mọi phía. Nhân ngày lễ

Bách Nhật của Cố Hòa Thượng Ân Sư Thích Hạnh Tuấn, Thượng Tọa đã gởi ra lời đề nghị 4 bước

để tiến đến sự thống nhất tổ chức.

Đọc và suy gẫm qua những đề nghị của Thượng Tọa, chúng ta thấy được niềm suy tư mà Thượng

Tọa thường nghĩ đến từ bước đầu tiên đó là việc tu tập. Thật sự mà nói, chúng ta đã dành nhiều

thì giờ, tâm sức và tiền bạc cho tổ chức. Vì đàn em mà chúng ta đã quên tất cả. Quên cả bản thân

của mình. Quên cả thì giờ để tu tập cho tự thân và từ đó những điều bất như ý càng ngày càng tăng

và dần đưa đến buồn phiền, bất mãn và bắt đầu giảm bớt niềm tin. Không nói đâu xa, chỉ trong

một đơn vị nhỏ mà những sự bất như ý xảy ra hàng tuần thì chắc chắn rằng đơn vị đó càng ngày

càng đi xuống. Cũng vậy, khi một BHD đến với nhau, mỗi lần gặp là mỗi lần bất như ý thì chắc

chắn BHD đó khó mà làm được những dự án to lớn.

Thượng Tọa dạy: "Chuẩn bị tinh thần những Huynh trưởng hữu trách hay liên hệ để họ có đủ

năng lực kiến giải, niềm tin khi trao đổi quan điểm, thảo luận về vấn đề hợp nhất. Cần có những

khóa Tu Học dành cho việc thực tập hạnh Lắng Nghe của Bồ tát Quan Âm. Nghĩa là cần nghe như

thế nào để có thể hiểu được những điều người kia không nói ra, mới là đạt được kết quả đối

thoại cần thiết. Khi nào cảnh "một lời nói qua, ba lời nói lại" còn tái diễn, làm mất hòa khí với

nhau, thì tình trạng nghi kỵ, phân ly vẫn không đổi khác.” Và đây là mấu chốt của mọi sự kết hợp.

Một đơn vị chắc chắn sẽ mỗi ngày mỗi lớn mạnh, khi đoàn sinh hiểu được Giáo lý của Đức Phật

không phải khô khan, cứng nhắc mà là những điều hấp dẫn, nhẹ nhàng; khi tất cả, nhất là hàng

Huynh Trưởng biết tu tập và áp dụng lời nói của Phật vào đời sống hàng ngày; khi biết chia sẻ

niềm vui và biết xây dựng đức tin vững mạnh.

***

Tạo dựng một môi trường vui vẻ, hài hòa, đầm ấm trong tập thể chắc chắn sẽ nâng cao tinh thần tham

gia của mọi người. Từ đó tình thương yêu và niềm tin tưởng giữa anh chị em cũng sẽ mỗi ngày mỗi

tăng thêm, sự gắn bó sẽ được bền vững, sức mạnh cũng được bồi đắp kiên cố. Do vậy, anh chị em

chúng ta cần ý thức trách nhiệm của mình, biết san sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trên mọi công việc, biết dành

thời gian để có mặt bên nhau, xây dựng và góp ý cho nhau hầu làm tốt công việc chung. Được như

vậy công việc của Tổ Chức sẽ được tiến hành suông sẻ, thành tựu mỹ mãn.

Thăng Tiến Tổ Chức - 22

Kết luận

Sứ mệnh của Gia Đình Phật Tử là hướng dẫn giới trẻ tu tập theo giáo lý đạo phật để có cuộc sống an

vui, lương thiện, làm việc lợi mình ích người, biết đóng góp tâm sức để xây dựng một xã hội lành

mạnh, và có trách nhiệm nối gót các anh chị đi trước để phát huy lý tưởng của Tổ Chức. Để làm sáng

đẹp công cuộc này, người huynh trưởng cần thể hiện tinh thần hỗ trợ lẫn nhau trên mọi mặt để công

việc chung được tiến hành suông sẻ, đều đặn; chú tâm vào việc nghiên cứu, tìm tòi để làm mới tài liệu

tu học hầu nâng cao tinh thần tu học cho đàn em, giúp đàn em hiểu rõ giáo lý căn bản để thực tập làm

đẹp đời sống của chính mình. Thân giáo cũng là phương tiện thiện xảo trong nền giáo dục của Gia

Đình Phật Tử. Tác phong, nhân cách, lời nói đi đôi với việc làm là những yếu tố quan yếu mà người

huynh trưởng luôn thể hiện để cảm hóa lòng người, xây dựng niềm tin vững chắc cho đàn em.

Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử gắn liền với sự hy sinh, nhẫn nại, chịu khó, tận tụy, hành động tự lợi

và lợi tha. Bao nhiêu năm qua, anh chị em chúng ta đã đóng góp nhiều tâm sức, tiền của vào việc

phụng sự - mong sao lý tưởng Hoa Sen Trắng ngày mỗi tươi sáng, mang lợi ích đến cho đàn em. Giờ

đây, Tổ Chức đang đối diện với những khó khăn, đang bị đẩy lùi bởi đà phát triển quá nhanh của khoa

học kỷ thuật, sinh hoạt cũng bị tha hóa bởi những cám dỗ bên ngoài khiến chúng ta luôn thao thức và

tự hỏi: "Phải làm gì đây? Phải đóng góp như thế nào mới có hiệu quả?". Thiết nghĩ điều mà chúng ta

có thể làm là cần nỗ lực hơn nữa, cần đầu tư con tim và khối óc, cùng sát cánh hỗ trợ lẫn nhau, chung

lòng chung sức tìm ra những giải pháp thiết thực, hữu hiệu hầu đáp ứng nhu cầu của tuổi trẻ trong một

xã hội với nhiều cám dỗ vật chất, với những trò chơi điện tử quá hấp dẫn... Đây chính là những gì

chúng ta cần lưu tâm đến, đặt để vào ưu tiên một.

Trong kinh Hiền Nhân, Đức Phật có dạy chúng ta phải biết hổ thẹn khi không làm tròn nhiệm vụ, dù là

vị quốc vương hay là người làm công thuê mướn... Kinh dạy người đời phải biết hổ thẹn như: làm bậc

quốc vương mà không hiểu rõ việc chính trị, mang ơn mà không lo đền trả, có lỗi mà chẳng biết sửa

đổi v.v. Cũng chính kinh Hiền Nhân đã dạy về tinh thần trách nhiệm bằng hành động cụ thể:

"Làm được hãy nên nói, làm không được thì đừng nên nói suông"

"Nhận lãnh trách nhiệm chẳng nên nửa chừng bỏ bê trễ".

Chúng tôi thiết nghĩ nếu triển khai và áp dụng thực tiễn ba phương diện trình bày ở trên, chúng ta sẽ

tạo dựng một môi trường thích hợp để lôi cuốn giới trẻ vào tham gia, sẽ mang lợi ích thiết thực đến cho

chính chúng ta và các em đoàn sinh; và tin rằng Tổ Chức sẽ thăng tiến, lý tưởng Hoa Sen Trắng vẫn

mãi luôn sáng vững.