8
CHIẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ 2017: Báo chí đồng hành cùng những hành động đẹp TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Tổ hợp tác của những phụ nữ khó khăn TRANG 7 KINH TẾ Những dự án “mất rừng” ở huyện Bảo Lâm Kỳ cuối: Kiên quyết giữ rừng TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4879 - THỨ BA NGÀY 19/9/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Trường mẫu giáo vùng sâu thi đua “dạy tốt, học tốt” TRANG 5 TRANG 4 Mô hình VNEN triển khai ở Trường THCS Quang Trung (Bảo Lâm) khá hiệu quả. Ảnh: T.H Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn bền vững TRANG 6 TRANG 3 TRANG 5 Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. (SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253) Với nhu cầu ngày càng lớn, các sản phẩm thế mạnh của Lâm Đồng vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội và tiếp cận thị trường phía Bắc với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước. Những đổi thay từ VNEN cấp trung học cơ sở Sản phẩm Lâm Đồng tìm đường ra Bắc TRANG 2 Vì nhân dân phục vụ Trước yêu cầu của công tác công an trong tình hình mới, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, Công an huyện Đơn Dương đã tích cực thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc tại huyện Lạc Dương Ngày 18/9, đồng chí Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã làm việc tại huyện Lạc Dương. Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong 9 tháng đầu năm 2017, tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Dương nhìn chung ổn định, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn do mưa nhiều, thiên tai, dịch bệnh (bọ xít muỗi trên cây cà phê, dịch bệnh trên rau, hoa cúc…); tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp và phá rừng làm rẫy, tái du canh, du cư vào Tiểu khu 26, Tiểu khu 27 vẫn còn diễn ra. Việc san ủi, cải tạo đất mặc dù UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quy định, UBND huyện Lạc Dương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn do phân cấp về diện tích, độ cao ta - luy, độ dốc chưa phù hợp với thực tế. Đặc biệt, 34 hộ dân thôn Cổng Trời (xã Mê Linh, huyện Lâm Hà) di cư tự do đến Tiểu khu 111A xã Lát, vẫn bám trụ sinh sống, đời sống khó khăn, thiếu thốn, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật và gây mất an ninh trật tự. Vấn đề tín dụng đen trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhức nhối tại một số xã. Đồng chí Nguyễn Thị Lệ đánh giá cao những kết quả huyện đạt được trong công tác dân vận thời gian qua và đề nghị thời gian tới cần nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, về vai trò quan trọng của công tác dân vận. Kịp thời tìm hiểu, giải quyết vấn đề gây bức xúc trong nhân dân, tăng cường công tác phối kết hợp để bảo vệ và quản lý rừng. Riêng 34 hộ dân thôn Cổng Trời cần sự phối hợp với chính quyền huyện Lâm Hà để tiếp tục tìm hướng giải quyết… ĐỨC TÚ

Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

CHIẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ 2017:Báo chí đồng hành cùng những hành động đẹp

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTổ hợp tác của những

phụ nữ khó khănTRANG 7

KINH TẾNhững dự án “mất rừng” ở

huyện Bảo LâmKỳ cuối: Kiên quyết giữ rừng

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4879 - THỨ BA NGÀY 19/9/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘITrường mẫu giáo vùng sâu thi đua “dạy tốt, học tốt”

TRANG 5

TRANG 4Mô hình VNEN triển khai ở Trường THCS Quang Trung (Bảo Lâm) khá hiệu quả. Ảnh: T.H

Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn

bền vữngTRANG 6

TRANG 3

TRANG 5

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

(SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253)

Với nhu cầu ngày càng lớn, các sản phẩm thế mạnh của

Lâm Đồng vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội và tiếp cận thị trường phía Bắc với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước.

Những đổi thay từ VNEN cấp trung học cơ sở

Sản phẩm Lâm Đồng tìm đường ra Bắc

TRANG 2

Vì nhân dân phục vụTrước yêu cầu của công tác công

an trong tình hình mới, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, Công an huyện Đơn Dương đã tích cực thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.

Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc tại huyện Lạc DươngNgày 18/9, đồng chí Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên

BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã làm việc tại huyện Lạc Dương.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong 9 tháng đầu năm 2017, tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Dương nhìn chung ổn định, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn do mưa nhiều, thiên tai, dịch bệnh (bọ xít muỗi trên cây cà phê, dịch bệnh trên rau, hoa cúc…); tình trạng lấn chiếm đất lâm

nghiệp và phá rừng làm rẫy, tái du canh, du cư vào Tiểu khu 26, Tiểu khu 27 vẫn còn diễn ra. Việc san ủi, cải tạo đất mặc dù UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quy định, UBND huyện Lạc Dương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn do phân cấp về diện tích, độ cao ta - luy, độ dốc chưa phù hợp với thực tế. Đặc biệt, 34 hộ dân thôn Cổng Trời (xã Mê Linh, huyện Lâm Hà) di cư tự do đến Tiểu khu 111A xã Lát, vẫn bám trụ sinh sống, đời sống khó khăn, thiếu thốn, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật và gây mất an ninh trật tự. Vấn đề tín dụng đen trong đồng bào

dân tộc thiểu số vẫn còn nhức nhối tại một số xã. Đồng chí Nguyễn Thị Lệ đánh giá cao những

kết quả huyện đạt được trong công tác dân vận thời gian qua và đề nghị thời gian tới cần nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, về vai trò quan trọng của công tác dân vận. Kịp thời tìm hiểu, giải quyết vấn đề gây bức xúc trong nhân dân, tăng cường công tác phối kết hợp để bảo vệ và quản lý rừng. Riêng 34 hộ dân thôn Cổng Trời cần sự phối hợp với chính quyền huyện Lâm Hà để tiếp tục tìm hướng giải quyết… ĐỨC TÚ

Page 2: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

2 THỨ BA 19 - 9 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tạo môi trường văn hóa trong đơn vịThời gian qua, Đảng ủy, lãnh

đạo Công an huyện Đơn Dương luôn nhận thức và quán triệt sâu sắc việc thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, xem đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Theo đó, Công an huyện đã tổ chức lễ phát động và ký kết giao ước thi đua giữa các đội nghiệp vụ, công an các xã, thị trấn với 7 nội dung lớn, trong đó tập trung vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình đánh giá thực trạng thực hiện đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sĩ.

Để thực hiện Cuộc vận động đạt hiệu quả cao nhất, Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện đã chủ động xây dựng các biện pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa tại đơn vị, đặc biệt là việc chỉ đạo thực hiện văn hóa ứng xử với cấp trên, với đồng chí, đồng đội, nhân dân gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát động đăng ký và giữ vững danh hiệu “Đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệ CAND”…

Song song với đó, công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, chiến sĩ được đẩy mạnh, đồng thời kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc, sai trái, hướng mọi hoạt động của đơn vị vào việc “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng, nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”. Để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, Công an huyện Đơn Dương thường xuyên tăng cường công tác quản lý cán bộ, chiến sĩ; tích cực kiểm tra, quản lý chặt chẽ các kênh thông tin, truyền tải văn hóa, đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích.

Vì nhân dân phục vụTrước yêu cầu của công tác công an trong tình hình mới, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, Công an huyện Đơn Dương đã tích cực thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.

Hết lòng phục vụ nhân dânAnh Nguyễn Danh Lâm (1972,

thị trấn D’Ran) tâm sự: “Khi đến làm thủ tục đăng ký xe gắn máy, tôi được cán bộ, chiến sĩ Đội CSGT - TTCĐ hướng dẫn một cách tận tình, thái độ làm việc đúng chuẩn mực, phong cách giao tiếp lịch sự, công việc được giải quyết một cách nhanh gọn, chính xác. Vì vậy, tiết kiệm được lượng thời gian, công sức, tiền bạc của chính bản thân tôi và những người dân khác”.

Để triển khai công tác cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là tiến hành làm thủ tục cấp CMND cho người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, thân nhân và những người có công với cách mạng trên địa bàn và nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Công an huyện Đơn Dương đã tiến hành rà soát công dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thuộc diện trên, sau đó thống kê, lập danh sách cụ thể để phối hợp với công an xã, thị trấn đến từng địa bàn để thực hiện công tác cấp mới, cấp lại CMND. Riêng đối với những người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo và những người có công với cách mạng không đi lại được hoặc đi lại khó khăn, cán bộ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an huyện sẽ trực tiếp đến tận từng nhà để tiến hành các thủ tục cấp phát CMND.

Đại úy Trương Thị Hoài Phương, Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an

huyện cho biết: “Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Công an huyện, Đội đã trực tiếp xây dựng kế hoạch tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về công tác cải cách thủ tục hành chính và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Công an huyện, nhất là trong công tác cấp phát CMND và giải quyết đăng ký quản lý cư trú cho công dân trên địa bàn được thuận lợi, dễ dàng. Mặt khác, trong công tác này chúng tôi phải rất chú ý đến tên tuổi của người dân là đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vì nếu không chính xác sẽ dẫn đến rất nhiều phiền hà và ngay bản thân của người được cấp phát sẽ bị thiệt thòi trong việc hợp lý hóa các giấy tờ tùy thân để làm các thủ tục về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và một số quyền lợi của công dân theo quy định của pháp luật”.

Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” và “Xây dựng hình ảnh người Công an tỉnh Lâm Đồng bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, thời gian qua, tình hình trật tự an toàn xã hội ở địa bàn Đơn Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các vụ phạm pháp hình sự (so với cùng kỳ năm trước án chung) giảm 18 vụ (19/37 vụ); đối tượng vi phạm hành chính trên lĩnh vực ma túy, giảm 5 vụ (25/30 vụ) so với cùng kỳ năm ngoái; tình hình trật tự an toàn giao thông được kiểm soát, không có tai nạn giao thông nghiêm trọng; tiếp nhận nhiều nguồn tin báo, tố giác tội phạm có giá trị…

Đại tá Phạm Văn Ngọc, Trưởng Công an huyện Đơn Dương cho biết: “Thời gian tới, Công an huyện Đơn Dương sẽ tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động của Bộ Công an và của Công an tỉnh Lâm Đồng đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Đồng thời, tăng cường phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, tư tưởng, qua đó phổ biến kiến thức, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa và nhất là phong cách ứng xử với người dân trong giải quyết công việc. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ được thực hiện thường xuyên để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ vi phạm về văn hóa ứng xử; kiên quyết xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, có thái độ, lời nói không đúng mực với nhân dân”.

ĐỨC TÚ

Cán bộ, chiến sỹ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an huyện Đơn Dương đến tận nhà làm thủ tục cấp phát CMND cho người cao tuổi.

Ảnh: Đ.Tú

Nâng cao chỉ số CCHC các tháng cuối năm 2017Công bố của Bộ Nội vụ cho

biết, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng xếp thứ 48/63 tỉnh, thành, đạt 70,17%, thấp hơn bình quân chung cả nước 4,47%.

Để nâng cao chỉ số CCHC các tháng cuối năm 2017, UBND

tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành kế hoạch khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm 2016 với nhiều giải pháp cần phối hợp triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Đó là thực hiện tốt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức gắn với đào tạo, bồi

dưỡng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Kịp thời cập nhật, bổ sung, bãi bỏ, công khai thủ tục hành chính. Phát hiện và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật hành chính, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh

nghiệp. Làm tốt việc tiếp nhận, xử lý những phản ánh, kiến nghị của cá nhân. Tăng cường giải quyết thủ tục hành chính cấp độ 3, 4. Sử dụng biên chế và kinh phí đúng quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm…

MẠC KHẢI

Ngày cà phê Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Đà Lạt

Thông tin từ Ban Chỉ đạo Ngày cà phê Việt Nam, Ngày cà phê Việt

Nam lần thứ nhất năm 2017 với chủ đề “Thời kỳ phát triển mới cà phê

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” sẽ được tổ chức tại Đà Lạt từ ngày

9-11/12/2017.Theo đó, chương trình tổng thể Ngày

cà phê Việt Nam lần thứ nhất sẽ có các hoạt động chính như: Lễ khai mạc;

triển lãm không gian văn hóa cà phê; hội thảo chuyên ngành cà phê; thăm mô hình sản xuất cà phê công nghệ

cao… Trong đó, lễ khai mạc sẽ được tổ chức tại khu vực Đài phun nước Quảng

trường Lâm Viên Đà Lạt (thời gian từ 19h30 - 21h30 ngày 10/12/2017). Cũng

tại địa chỉ trên (từ ngày 9-11/12), sẽ diễn ra triển lãm không gian văn hóa

cà phê với hai khu lớn là khu dành cho các tỉnh và khu dành cho doanh nghiệp.

Hội thảo về chuyên ngành cà phê sẽ được tổ chức vào ngày 9/12 tại Khách

sạn Sài Gòn - Đà Lạt với nội dung “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà

phê Việt Nam”. Còn chương trình tham quan mô hình sản xuất cà phê sẽ được

tổ chức vào sáng ngày 10/12 tại Cầu Đất, Đà Lạt hoặc huyện Lâm Hà.

Ngày cà phê Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng là

sự kiện văn hóa, du lịch nhằm quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam nói

chung và cà phê của tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Đây cũng là cơ hội để người

trồng cà phê, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xúc tiến thương mại, đầu tư

và phát triển du lịch…DUY DANH

Đoàn Kinh tế quốc phòng làm công tác dân vận tại huyện Di Linh

Đoàn Kinh tế quốc phòng (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xã Đinh Trang

Thượng (huyện Di Linh) vừa tổ chức đợt làm công tác dân vận, khám bệnh,

cấp phát thuốc miễn phí tại Thôn 4.Trong đợt này, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế quốc phòng cùng lực lượng

dân quân tự vệ, bà con nhân dân Thôn 4 đã phát quang bụi rậm, khơi thông

gần 3 km mương thoát nước dọc đường dân sinh. Đồng thời, sửa chữa một số

hạng mục khu sinh hoạt ngoài trời cho học sinh Trường Mẫu giáo Đinh Trang

Thượng; khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho khoảng 250 lượt người

với tổng trị giá gần 20 triệu đồng; tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh đẻ có kế hoạch… Ngoài ra, Đoàn công tác còn tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao với nhân dân địa phương.

NDONG BRỪM

Khám bệnh, cấp thuốc cho nhân dân.

Page 3: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

3 THỨ BA 19 - 9 - 2017KINH TẾ

Tăng cường lực lượngNgay sau khi Sở Kế hoạch - Đầu

tư tỉnh Lâm Đồng có quyết định chấm dứt hoạt động của 3 dự án, UBND huyện Bảo Lâm đã ra văn bản khẩn yêu cầu Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri, UBND xã Lộc Ngãi và Lộc Phú bố trí lực lượng quản lý chặt chẽ toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp thu hồi tại 3 dự án của Công ty Nam Nam, Công ty An Nguyễn và Công ty Khang Thịnh, không để các đối tượng lợi dụng trong thời gian thu hồi để phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp. UBND huyện Bảo Lâm cũng giao UBND xã Lộc Ngãi, Lộc Phú bố trí lực lượng tăng cường canh trực 24/24. Tiếp đó, khi UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định thu hồi đất, rừng đã giao cho 3 công ty nói trên, huyện Bảo Lâm đã giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri quản lý diện tích đất, rừng bị thu hồi.

Là địa bàn có nhiều doanh nghiệp thuê rừng, đất rừng để triển khai dự án; trong đó, có 2 dự án đã bị thu hồi là của Công ty An Nguyễn và Khang Thịnh, ông Nguyễn Đình Gắn, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm), cho biết: Trước khi giao rừng, giao đất cho các doanh nghiệp, rừng trên địa bàn xã Lộc Ngãi chủ yếu do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri quản lý. Do đó, công tác quản lý, bảo vệ

Những dự án “mất rừng” ở huyện Bảo Lâm

được duy trì và thực hiện khá tốt. Từ khi có các doanh nghiệp nhận rừng và đất lâm nghiệp để triển khai dự án thì một số doanh nghiệp đã buông lỏng quản lý, không thực hiện phương án quản lý, bảo vệ theo đúng yêu cầu gây thất thoát tài nguyên rừng. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tăng cường lực lượng công an, quân sự, địa chính và ban lâm nghiệp xã phối hợp với các đơn vị chủ rừng tiến hành rà soát tất cả các diện tích đất rừng bị lấn chiếm để tiến hành giải tỏa. Sau khi giải tỏa, địa phương đã yêu cầu các đơn vị chủ

Kỳ cuối: Kiên quyết giữ rừngCó rất nhiều cái khó được chính quyền từ cấp xã đến cấp huyện, từ các đơn vị chuyên môn đưa ra trong việc quản lý, bảo vệ diện tích đất rừng đã giao cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kiên quyết giải tỏa đất rừng bị lấn chiếm, chống tái lấn chiếm và kiên quyết giữ rừng là điều mà chính quyền huyện Bảo Lâm và các ngành chức năng trên địa bàn huyện đang quyết tâm thực hiện.

Bảo Lâm kiên quyết trong quản lý, bảo vệ rừng.

Ảnh: Đ.Anh

Cái khó ở đây là đối với diện tích đất đã giao cho các doanh nghiệp, nhiều khi Hạt mời các doanh nghiệp đến để phối hợp thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện dự án nhưng có nhiều doanh nghiệp không hợp tác, thậm chí một số công ty đã thay đổi địa chỉ mà địa phương không biết.

Trong công tác tuần tra, phát hiện vi phạm thì Hạt Kiểm lâm, Đội kiểm lâm cơ động và Công an huyện Bảo Lâm thực hiện là chủ yếu, các đơn vị chủ rừng hầu như không có lực lượng phối hợp. Trong khi đó, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ bị chế tài bằng cách yêu cầu bồi thường tài nguyên rừng và hoàn trả lại đất mà không có hình thức xử lý kỷ luật về con người như các đơn vị nhà nước cũng là một hạn chế. Do đó, để công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt được hiệu quả thì đòi hỏi sự phối hợp của các doanh nghiệp tốt hơn, đòi hỏi có biện pháp xử lý cứng rắn hơn đối với những trường hợp để xảy ra mất đất, mất rừng.

Kiên quyết giải tỏa đất lấn chiếmÔng Trương Hoài Minh, Phó Chủ

tịch UBND huyện Bảo Lâm, đã khẳng định như vậy. Ông Minh cho biết: Huyện Bảo Lâm có diện tích đất lâm nghiệp lớn, trải dài trên địa bàn 10 xã, thị trấn nên công tác quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn...

Huyện Bảo Lâm có gần 80.000 ha rừng và đất rừng, bao gồm: 5.346 ha rừng đặc dụng, 9.867 ha rừng phòng hộ và 63.797 ha rừng sản xuất. Diện tích này do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc quản lý 24.508 ha, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm quản lý 20.662 ha, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri quản lý 12.507 ha, Vườn Quốc gia Cát Tiên 5.346 ha, 3 cộng đồng nhận 1.091 ha, 357 hộ gia đình nhận 1.940 ha và các tổ chức, doanh nghiệp nhận gần 16.000 ha.

rừng trồng lại rừng và có phương án quản lý, bảo vệ để tránh tình trạng tái lấn chiếm.

Theo ông Nguyễn Tài Tú, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm, Hạt đã chỉ đạo và phối hợp

với các xã phân công lực lượng trực 24/24 giờ, đặc biệt là tại các địa bàn trọng yếu. Nhờ đó, hiện trạng rừng và đất rừng tại các dự án đã bị thu hồi được giữ nguyên, không có tình trạng xâm chiếm như trước đây.

Kết nối cung - cầuÔng Nguyễn Xuân Hùng - Phó

Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng cho biết: Tháng 8 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng và TP Hà Nội đã cùng phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu giữa hai địa phương với 100 doanh nghiệp tham gia. Đồng thời Trung tâm cũng đưa các doanh nghiệp đến làm việc với Sở Công thương và các doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng. Đây được đánh giá là một bước quan trọng trong việc liên kết giao thương hàng hóa qua kết nối giữa các cơ quan chủ quản, đơn vị nhà nước. Những sản phẩm chất lượng đến tay người dùng nhanh hơn, giá cả hợp lý hơn mà các đơn vị cung cấp cũng có thêm đầu ra đáng tin cậy để phát triển chất lượng.

Sản phẩm Lâm Đồng tìm đường ra BắcVới nhu cầu ngày càng lớn, các sản phẩm thế mạnh của Lâm Đồng vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội và tiếp cận thị trường phía Bắc với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước.

Cũng theo ông Nguyễn Gia Phương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội: Hà Nội được đánh giá là thị trường bán lẻ mới nổi, được bình chọn đứng thứ 13/19 thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Đồng thời, Hà Nội cũng lọt top 3 TP có thị trường bán lẻ sôi động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016. Chỉ tính riêng nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm, mỗi tháng Hà Nội cần cung cấp 82.600 tấn gạo,

12.800 tấn thịt lợn, 4.000 tấn thịt bò, 5.100 tấn thịt gà, 5.000 tấn thủy hải sản và 83.300 tấn rau, củ, quả. Việc kết nối với các sản phẩm thế mạnh của Lâm Đồng như rau sạch, cà phê, trà atiso… cũng giúp cho người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và thị trường phía Bắc nói chung tiếp cận được với các sản phẩm chất lượng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm Việt Nam.

Ông Hồ Cao Huy Bảo - Giám đốc Công ty TNHH Lafesh (TP Đà Lạt)

chia sẻ: Với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp được kết nối trực tiếp với các nhà phân phối lớn tại Hà Nội, đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chúng tôi. Việc kết nối cung - cầu hàng hóa cũng trở nên suôn sẻ, chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Khẳng định thương hiệu bằng chất lượng Việc tăng khả năng cạnh tranh

của sản phẩm đồng nghĩa với việc tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Ông Nguyễn Văn Ngọc - Giám đốc Công ty Nông sản Ngọc Sang (huyện Đơn Dương) chia sẻ: Ngay chính tại địa phương, các hộ dân liên kết để trồng rau sạch cung ứng cho doanh nghiệp cũng đều được hướng dẫn và theo dõi quy trình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, rau của chúng tôi đều được bảo hộ nhãn hiệu Rau Đà Lạt cũng như các chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Trong sự cạnh tranh của hàng nông sản ngoại nhập thì chính các doanh nghiệp cần ý thức, bảo vệ thương hiệu của địa phương, và khẳng định bằng chất

lượng chính là cách thức lâu bền, an toàn nhất.

Hay như bà Hoàng Ngọc Đan Vy - Đại diện Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar) cũng cho rằng: Qua thực tế chúng tôi thấy các sản phẩm thế mạnh của Lâm Đồng như atiso, rau sạch, cà phê… rất được yêu thích tại thị trường miền Bắc. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan nhà nước, việc của doanh nghiệp chỉ đơn giản là làm ra những sản phẩm thật chất lượng, làm ăn uy tín thì việc tiến ra thị trường phía Bắc là điều không khó.

Vẫn biết, con đường nông sản, sản phẩm đặc trưng miền Nam ra Bắc vẫn còn nhiều khó khăn từ phương thức vận chuyển, bảo quản hàng hóa, cạnh tranh giá cả, đặc biệt là khuynh hướng lựa chọn sản phẩm của người Bắc mà các doanh nghiệp phía Nam còn phải đối mặt. Tuy nhiên, trong làn sóng tiêu dùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các vấn đề phức tạp của hàng ngoại nhập, các sản phẩm Lâm Đồng vẫn đang tìm hướng đi đúng đắn, khẳng định mình.

DIỄM THƯƠNG

Các doanh nghiệp Lâm Đồng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội. Ảnh: D.Thương

XEM TIẾP TRANG 7

Page 4: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

4 THỨ BA 19 - 9 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bức tranh đầy đủ về VNENVề Trường THCS Quang Trung (Bảo Lâm)

trong những ngày đầu năm học mới 2017 - 2018, một tiết học theo mô hình VNEN không chỉ có thầy và trò, mà còn có sự tham dự của nhiều phụ huynh. Người đứng trên bục giảng không ai khác chính là thầy Hiệu trưởng Văn Đức Phương. Thầy giới thiệu, đây là tiết dạy mẫu về VNEN để phụ huynh hiểu và yên tâm cho con theo học. Cách đây 3 năm, khi trường bắt đầu triển khai thực hiện mô hình VNEN (từ năm học 2015 - 2016), trong tiết dạy mẫu, thầy Phương dạy theo hai phương pháp: cách truyền thống và theo mô hình VNEN để phụ huynh so sánh. Kết thúc tiết dạy, đa số phụ huynh đồng tình và ủng hộ việc nhà trường thực hiện giảng dạy theo mô hình VNEN.

Thầy Phương cho biết, ngay từ lần đầu được tập huấn triển khai mô hình VNEN, bản thân thầy cũng phân vân, lo lắng. Do vậy, thầy đã đầu tư nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu; sau khi đã nắm rõ, thầy bắt đầu xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể. “Trước tiên, tôi tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong từng bộ môn để giáo viên chia sẻ, nắm bắt những khó khăn trong quá trình giảng dạy theo VNEN. Đồng thời, xây dựng phương án tuyên truyền đến từng phụ huynh học sinh để họ nắm rõ những nét thay đổi đặc trưng của mô hình này và vai trò của phụ huynh đối với tập thể lớp trong mô hình trường học mới. Cùng với đó là tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm lớp về quy cách tổ chức hoạt động của Hội đồng tự quản; tập huấn cho Hội đồng tự quản, nhóm trưởng và thư ký về quy cách điều hành tổ chức lớp học VNEN”, thầy Phương chia sẻ.

“Kết quả, chính tôi cũng bất ngờ, học sinh năng động, sáng tạo và mạnh dạn hơn trong học tập và sinh hoạt. Trong từng tiết học, học sinh biết cách tự học, tự trình bày ý kiến của mình. Giáo viên nhà trường thì không còn bỡ ngỡ như trước đây, biết cách dạy, cách quản lý lớp học, biết cách thiết kế bài học sao cho phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo của học sinh; 100% giáo viên thấy rõ những nét hay đặc trưng nổi bật của mô hình trường học mới. Về phía phụ huynh thì tin tưởng tuyệt đối và đồng tình ủng hộ nhà trường trong việc triển khai mô hình VNEN, tích cực tham gia các hoạt động của lớp và thấy rõ trách nhiệm của gia đình đối với con em”, thầy Phương tâm đắc.

Là trường nằm trên xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Bảo Lâm, với 20% học sinh DTTS, Trường THCS Quang Trung bắt đầu triển khai mô hình VNEN từ năm học 2015 - 2016. Đến năm học 2017 - 2018 này, tất cả khối 6, 7, 8 đều áp dụng đồng bộ mô hình này với tổng số 20/26 lớp. Kết quả rèn luyện của học sinh trong 2 năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017 thực hiện VNEN, phẩm chất đạt 100%, năng lực đạt 98,6%, chưa đạt chỉ là 1,4%.

Khi nói về mô hình VNEN cấp THCS, thầy Nguyễn Quốc Túy - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhận xét: “Trường THCS Quang Trung là bức tranh đầy đủ nhất về mô hình trường học mới”.

VNEN phù hợp với phần lớn các trường vùng sâu, vùng xaLâm Đồng là địa phương mà giáo dục

còn nhiều khó khăn nhưng thực hiện khá thành công mô hình VNEN cấp THCS. Lý giải điều này, thầy Nguyễn Quốc Túy cho rằng, mô hình VNEN phù hợp với phần lớn

Cô Võ Thị Kim HạnhHiệu trưởng Trường THCS Gung Ré (Di Linh):

Những đổi thay từ VNEN cấp trung học cơ sởTrong khi không ít địa phương trên cả nước dừng triển khai mô hình trường học mới (VNEN) cấp trung học cơ sở (THCS) và có những bàn cãi xoay quanh VNEN, thì Lâm Đồng lại thực hiện mô hình này khá tốt. Có thể nói, tại Lâm Đồng, VNEN cấp THCS đang phát huy hiệu quả, thực sự tạo môi trường học tập chủ động, sáng tạo cho học sinh.

các trường vùng sâu, vùng xa. Bởi mục tiêu của VNEN là dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện cho học sinh sự tự tin trước đám đông, có sự tương tác trong nhóm và giữa các nhóm với giáo viên, giúp phát hiện học sinh còn hạn chế để bồi dưỡng thêm, phù hợp với lớp học có sĩ số thấp.

Tại Lâm Đồng, địa phương triển khai rộng rãi và thực hiện tốt mô hình VNEN không phải ở vùng thuận lợi mà chủ yếu ở các huyện vùng sâu, vùng xa như Bảo Lâm, Lâm Hà, Đơn Dương…

Trong khi đó, hai thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc mỗi địa phương chỉ duy nhất một trường chủ động triển khai mô hình này (trên tinh thần các trường tự nguyện đăng ký thực hiện).

Trường THCS Gung Ré (Di Linh) là trường đầu tiên trên địa bàn huyện triển khai dạy học theo mô hình VNEN. Với hơn 60% học sinh DTTS, ngay từ khi đăng ký, cả Phòng Giáo dục Di Linh và Phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT đều băn khoăn: liệu có thực hiện được ở một trường vùng sâu, vùng xa này không? Tuy nhiên, qua một năm triển khai, Trường THCS Gung Ré chứng minh được hiệu quả khi học sinh năng động, kết quả học tập và rèn luyện tốt hơn; giáo viên nhập cuộc nhanh chóng và phụ huynh đồng tình ủng hộ. Rồi đến năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên Di Linh có học sinh đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi tỉnh thuộc Trường THCS Gung Ré, sự tin tưởng càng được nhân lên.

Dừng triển khai ở những nơi chưa đủ điều kiệnNăm học 2015 - 2016, toàn tỉnh triển khai

dạy học theo mô hình VNEN đối với lớp 6 tại 18 trường THCS, THCS&THPT với 47 lớp và 1.387 học sinh. Đến năm học 2016 - 2017, triển khai đối với lớp 6, 7 tại 26 trường với 113 lớp và 3.247 học sinh. Năm học 2017 - 2018 tiếp tục triển khai ở các lớp 6, 7 và 8 tại 23 trường với 134 lớp và 3.811 học sinh.

Theo thầy Nguyễn Quốc Túy, tuy triển khai

tốt mô hình VNEN nhưng không vì vậy mà ngành Giáo dục mở rộng ồ ạt. Ngay đầu năm học mới 2017 - 2018, Sở GDĐT đã yêu cầu các phòng giáo dục rà soát, đảm bảo các điều kiện thực hiện mô hình VNEN đạt chất lượng và hiệu quả. Theo đó, đã có 3 trường (tại Lạc Dương, Lâm Hà, Đạ Tẻh) dừng triển khai vì chưa đủ điều kiện. Một trong những nguyên nhân khiến các trường này không triển khai tiếp VNEN là do học sinh ở trên các địa bàn khó khăn, khó mua được sách VNEN vì điều kiện kinh tế mà phải học sách photocoppy không đảm bảo yêu cầu giáo dục.

Như vậy, toàn tỉnh có 2 địa phương hiện không thực hiện mô hình VNEN là Lạc Dương và Đạ Huoai (chỉ triển khai trong năm đầu tiên) vì chưa đảm bảo các điều kiện. Một số trường vì không đủ giáo viên và cơ sở vật chất cũng chỉ tiếp tục lớp 7 từ lớp 6 năm ngoái lên mà không mở rộng thêm lớp 6 mới.

Chủ động triển khaiTuy số trường THCS triển khai VNEN năm

học này giảm so với năm học trước, nhưng việc triển khai ở Lâm Đồng được đánh giá là có hiệu quả, không gặp khó khăn, vướng mắc. Theo thầy Túy, thuận lợi lớn nhất là hệ thống văn bản chỉ đạo từ Sở GDĐT đầy đủ, đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trách nhiệm, tận tâm, tích cực tìm hiểu và chủ động thực hiện.

Không những vậy, ngay từ năm học đầu tiên triển khai mô hình VNEN cấp THCS, Sở GDĐT đã tổ chức nhiều hội nghị tại các địa phương để những trường tham dự trao đổi, tìm ra phương pháp áp dụng phù hợp với trường mình. Sau đó, những trường có kinh nghiệm triển khai cho các trường khác. Sở cũng thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên. Qua đó, các trường đáp ứng cơ sở vật chất, nhân lực thì tự nguyện đăng ký áp dụng. Và một trong những thành công của các trường THCS thực hiện VNEN là người cán bộ quản lý đóng vai trò “đầu tàu” nắm vững VNEN và thực sự tâm huyết với VNEN để chỉ đạo giáo viên thực hiện. Đồng thời, công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ, giáo viên và trong quần chúng nhân dân, đặc biệt đối với phụ huynh học sinh được quan tâm để có sự đồng thuận cao cũng góp phần vào thành công ấy.

TUẤN HƯƠNG

Mô hình VNEN triển khai ở Trường THCS Quang Trung (Bảo Lâm) khá hiệu quả. Ảnh: T.H

Trường THCS&THPT Đạ Sar triển khai mô hình VNEN từ năm học 2015 - 2016, tuy nhiên, đến năm học 2017 - 2018 này, trường dừng lại không thực hiện nữa. Nguyên nhân

là do trường có hơn 98% học sinh DTTS, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó

khăn nên việc mua sách VNEN gặp nhiều trở ngại. Trước đây, học sinh mới lên lớp 6 có

thể mượn sách của anh, chị học năm trước, nhưng giờ học theo VNEN phải mua sách VNEN mới, giá thành cũng đắt so với thu

nhập của bà con, nhiều gia đình không có khả năng mua sách mới cho con. Cùng với đó, do bà con DTTS chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em nên học theo VNEN nhiều

khi có bài tập về nhà cần sự hỗ trợ, thảo luận của phụ huynh cũng gặp khó khăn.

T.H

Khi con học chương trình VNEN, cháu rất thích đi học, về nhà cháu chủ động học

bài, nhiều khi rủ cả bố mẹ cùng tham gia thảo luận một vấn đề nào đó trong nội dung

học. Cháu cũng tự tin hơn trong giao tiếp. Với vai trò là nhóm trưởng, tôi thấy cháu

có trách nhiệm hơn khi chủ động chuẩn bị những đồ dùng phục vụ cho việc học tập

của nhóm. Kết quả học tập của cháu cũng cao hơn những năm học trước.

Cô Phạm Thị Mỹ TrâmTrường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Đà Lạt),

giáo viên cốt cán VNEN của tỉnh:

Thầy Dương Trí TáoHiệu trưởng Trường THCS&THPT Đạ Sar (Lạc Dương):

“Phải đảm bảo các điều kiệnmới nên triển khai VNEN”

Anh Nguyễn Văn HóaPhụ huynh học sinh Trường THCS Tân Hà (Lâm Hà):

“Con tôi năng động hơn”

Là giáo viên duy nhất bộ môn Vật lý được cử đi tập huấn ở Bộ GDĐT về mô hình

VNEN, tuy là giáo viên lớn tuổi nhưng tôi rất tâm đắc với mô hình này. Khi học theo

VNEN, học sinh nhanh nhẹn, sáng tạo hơn, việc học cũng không nặng về kiến thức mà

các em chủ động trong tiếp thu bài. Giáo viên thì đòi hỏi phải có sự thay đổi, tích cực trong

cách thiết kế bài dạy sao cho phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Đó cũng là đà để giáo viên bước đầu thử nghiệm chương

trình giáo dục tổng thể, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

“Tạo đà cho giáo viên dạytheo chương trình giáo dục tổng thể”

Từ năm học 2015 - 2016, khi trường triển khai VNEN ở khối 6 thì khối này hoàn toàn

không có học sinh nghỉ học, trong khi các khối 7, 8, 9 vẫn có tình trạng này. Đến năm học tiếp theo, trường triển khai đến khối 7

và khối 6 mới thì 2 khối này cũng không có học sinh nào bỏ học. Chất lượng giáo dục

cũng được nâng lên; tỷ lệ học sinh yếu giảm dần, học sinh khá, giỏi tăng lên. Đặc biệt, năm học vừa rồi, trường có 1 trong 2 học sinh của huyện đoạt giải nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Bên cạnh đó,

nhiều phụ huynh trước đây cho con đi học ở những trường khác giờ lại xin chuyển về

trường và xin vào học lớp VNEN.

“Nhờ VNEN mà học sinhkhông còn bỏ học”

Page 5: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

5 THỨ BA 19 - 9 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Những kết quảkhả quanChúng tôi đến thăm Trường Mẫu

giáo Ninh Loan giữa lúc các cháu học sinh đang ăn bữa trưa. Khác với hình dung ban đầu về một trường mẫu giáo vùng sâu, dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trường, cô Trần Thị Dậu - Hiệu trưởng nhà trường tự hào cho biết, Trường Mẫu giáo Ninh Loan đã được công nhận trường đạt chuẩn mức độ I vào năm 2012, vì vậy cũng dễ hiểu khi trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp.

Những năm qua, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” để phấn đấu xây dựng tập thể lao động xuất sắc, giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu luôn được nhà trường đặt ra vào đầu mỗi năm học. Trong năm học vừa qua, Trường Mẫu giáo Ninh Loan đã huy động được 250 trẻ /7 lớp từ độ tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo và duy trì sĩ số đến cuối năm học đạt 100%.

Nhà trường đã tổ chức nuôi dạy bán trú các cháu tại trường với tỷ lệ 100%. Vì vậy, với đặc thù là một trường thuộc vùng nông thôn vùng sâu, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, nhà trường đã đưa ra các giải pháp phối hợp với phụ huynh để xây dựng mức đóng góp

tiền ăn cho phù hợp, nhằm đảm bảo khẩu phần ăn của các cháu và năng lượng kalo/ngày của trẻ. Kết quả, cuối năm học, trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 3,1%.

Song song với những hoạt động trên, nhà trường đã thực hiện tốt công tác dạy và học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là “Lấy trẻ làm trung tâm”, nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động.

Cùng đó, nhà trường cũng tham gia các hội thi của giáo viên và trẻ do các cấp tổ chức và đều đạt giải như: Hội thi thiết kế bài giảng Elearning cấp huyện, tham dự hội thi đồ dùng

đồ chơi cấp huyện; tham gia hội thi cô giáo tài năng duyên dáng, nghiệp vụ sư phạm trẻ; hội thi bé vẽ tranh an toàn giao thông, gia đình dinh dưỡng sức khỏe trẻ thơ cấp cụm, huyện… Trong năm học vừa qua, nhà trường có 2 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp huyện, tỷ lệ cán bộ - giáo viên đạt lao động tiên tiến là 85%; có 9 giáo viên giỏi cấp trường và 2 giáo viên giỏi cấp cơ sở.

Cô Nguyễn Thị Hồng Vân - giáo viên nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cho biết: “Tôi luôn cố gắng đem hết những kiến thức và kinh nghiệm có được để chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Trong mọi

hoạt động, chúng tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm, để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và quan trọng là để trẻ cảm nhận được rằng mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Với những kết quả trên, 4 năm liền, Trường Mẫu giáo Ninh Loan luôn đạt danh hiệu Lao động xuất sắc, 2 năm liền được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Đặc biệt, trong năm học 2016-2017, nhà trường được đề nghị tặng cờ thi đua của UBND tỉnh.

Những kinh nghiệm hayCô Trần Thị Dậu chia sẻ, để đạt

được những kết quả trên, trong những năm qua, nhà trường luôn tìm tòi, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vì đây là nhân tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hàng năm, Ban Giám hiệu luôn động viên, khuyến khích, để giáo viên tích cực tham gia các hoạt động như: Thi giáo viên dạy giỏi các cấp; tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và coi đây là một tiêu chí bắt buộc đối với giáo viên trong trường.

Đồng thời, nhà trường còn tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy để tất cả giáo viên thực hiện. Đặc biệt, chú trọng công tác bồi dưỡng chính trị

Tại Hội nghị Tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2017 vừa diễn ra tại Đà Lạt, đồng chí

Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam khẳng định: Điểm sáng và điểm mới của chiến dịch năm nay là hệ thống báo chí trong và ngoài Đoàn đã có những chuyên mục, tuyến bài tuyên truyền rộng rãi chiến dịch tình nguyện. Nhờ vào các kênh thông tin truyền thông, phong trào thanh niên tình nguyện ngày càng có hiệu ứng xã hội, có sức lan tỏa thu hút nhiều thanh niên tham gia với những kết quả thiết thực.

Xác định vai trò của báo chí truyền thông, Ban Bí thư TƯ Đoàn đã chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông của Đoàn tập trung tuyên truyền các thông tin, phản ánh tình hình triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2017; xây dựng chuyên trang tình nguyện hè trên website TƯ Đoàn; phối hợp xây dựng các phóng sự, bản tin tuyên truyền về các hoạt động trong chiến dịch trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,...

Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc cũng chú trọng công tác tuyên truyền, bên cạnh việc phát huy tốt các kênh thông tin đại chúng như báo in, truyền hình, phát thanh, kênh thông tin của tổ chức Đoàn - Hội, mạng xã hội, việc tuyên truyền qua các kênh thông tin của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia hoạt động tình nguyện, đặc biệt là trên internet, mạng xã hội cũng đã được đẩy mạnh. Nhiều sản phẩm tuyên truyền sáng tạo, mới mẻ đã được các đơn vị triển khai, góp phần chuyển tải kịp thời những hoạt động của chiến dịch đến đông đảo ĐVTN và người dân. Tại Hội nghị, một số đơn vị đã có phương thức triển khai tuyên truyền hiệu quả được biểu dương, như TP Hồ Chí Minh thực hiện Bản tin Tình nguyện hè trực tuyến tại địa chỉ www.tinhnguyenhetphochiminh với nhiều sản phẩm tuyên truyền trực quan, sinh động như: Biểu đồ thông tin, đồ họa chuyển động, phim ngắn, bản tin phát thanh, phóng sự chuyên đề;...

Cuộc thi “Dấu chân tình nguyện” cũng là một trong những hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông của chiến dịch tình nguyện hè. Được tổ chức từ ngày 26/6- 31/8,

cuộc thi “Dấu chân tình nguyện” trên mạng xã hội nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về chiến dịch, phản ánh sinh động các hình ảnh, hành động đẹp của thanh niên tình nguyện. Sau khi phát động, các báo đã đăng tải thông tin về thể lệ cuộc thi như Thanh niên, Tiền phong,... Từ đó thu hút sự tham gia của đông đảo ĐVTN, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên từ các trường THPT, cao đẳng, đại học (lực lượng chính tham gia chương trình

“Tiếp sức mùa thi”, Chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, “Mùa hè xanh”). Cuộc thi cũng đã được tuyên truyền sâu rộng trên các fanpage của các trường đại học, cao đẳng, CLB Thanh niên tình nguyện, các cá nhân.

Theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư TƯ Đoàn, qua 3 tháng triển khai thực hiện, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2017 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Chiến dịch đã thu hút sự tham gia của 1.027.973 thanh niên tình nguyện, 26.581 đội

hình với 5 chương trình và chiến dịch, gồm: Chương trình “Tiếp sức mùa thi”; các Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ”, “Hành quân xanh” và “Kỳ nghỉ hồng”.

Riêng đối với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, hệ thống thông tin báo chí truyền thông cũng được tận dụng có hiệu quả trong công tác tuyên truyền. Đồng chí Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn, cho biết: Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương tuyên truyền các nội dung của các chiến dịch tình nguyện, cùng với đó là việc liên tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin của Đoàn - Hội về các nội dung của chiến dịch để đoàn viên - hội viên thanh niên nói riêng và người dân trong tỉnh nói chung tham gia, hỗ trợ chiến dịch.

Công tác tuyên truyền được duy trì thường xuyên, kịp thời trên các trang mạng xã hội cũng như cổng thông tin điện tử của Tỉnh Đoàn - Ban chỉ huy chiến dịch. Điều này cũng góp phần hỗ trợ tổ chức Đoàn các cấp thuận lợi hơn trong việc tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia vào các hoạt động Đoàn, từ đó đã góp phần chuyển tải được tinh thần, ý nghĩa, tính thiết thực của phong trào thanh niên tình nguyện đến đông đảo đoàn viên, thanh niên và cộng đồng.

VIỆT QUỲNH

cho giáo viên để giáo viên nhận thức được trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục thì mới toàn tâm, toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ.

Cùng đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, mua sắm các trang thiết bị dạy học cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Vì vậy, ngoài ngân sách hỗ trợ của nhà nước, nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực địa phương và các mạnh thường quân để hỗ trợ nhà trường mở rộng thêm CSVC, tạo cảnh quan sạch - đẹp cho trẻ học và chơi.

Và quan trọng, theo cô Trần Thị Dậu đó là phải làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để cùng phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và cùng tham gia, cùng tổ chức các hoạt động vui chơi cho các cháu; tham gia các hội thi mang tính chất phối hợp tuyên truyền giữa gia đình - nhà trường trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.

“Năm nay, nhà trường sẽ công nhận lại trường đạt chuẩn mức độ I nên tập thể nhà trường sẽ nỗ lực hơn nữa để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được. Đồng thời, nếu được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh thì trong năm học mới này, nhà trường sẽ tiếp tục phấn đấu để đạt bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” - cô Trần Thị Dậu cho biết thêm.

THY VŨ

CHIẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ 2017:

Báo chí đồng hành cùng những hành động đẹpMỗi hành động đẹp, mỗi việc làm thiết thực của thanh niên, đặc biệt là trong các chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, khi được ghi lại và chia sẻ trên các kênh thông tin báo chí đều có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ trên mạng xã hội mà còn có ảnh hưởng lớn đến đông đảo đoàn viên, thanh niên trên khắp cả nước.

Những hình ảnh đẹp của thanh niên tình nguyện tạo được hiệu ứng tốt với dư luận xã hội.Ảnh: V.Q

Trường mẫu giáo vùng sâu thi đua “dạy tốt, học tốt” Ở vị trí cách trung tâm huyện Đức Trọng 60 km, thời gian qua, nhờ thực hiện tốt phong trào thi đua trong đội ngũ giáo viên nên chất lượng giáo dục của Trường Mẫu giáo Ninh Loan (xã Ninh Loan, Đức Trọng) được nâng cao, nhà trường luôn tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh. Trường đang được đề nghị nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh.

Giờ ăn của các cháu Trường Mẫu giáo Ninh Loan. Ảnh: T.V

Page 6: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

6 THỨ BA 19 - 9 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Hưởng ứng tại Lâm ĐồngChiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (gọi tắt

là Chiến dịch) do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 130 quốc gia. Chiến dịch là dịp quy tụ các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, trường học, cá nhân và các quốc gia trên toàn cầu cùng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý, tái chế chất thải, phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4313/BTNMT-TCMT ngày 24/8/2017 và của UBND tỉnh Lâm Đồng tại Văn bản số 5877/UBND-MT ngày 6/9/2017 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng với Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2017 với chủ đề “Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn bền vững”, ngày 16/9, tại huyện Đạ Huoai, đại diện các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và huyện Đạ Huoai đã mít tinh ra quân triển khai trên địa bàn này.

Lễ mít tinh ra quân nhằm kêu gọi, khuyến khích cộng đồng gắn bó hữu cơ với thiên nhiên, từ đó cảm nhận vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng đối với cuộc sống; đồng thời chia sẻ, tiếp nối lời kêu gọi bảo vệ trái đất, bảo vệ mối quan hệ hài hòa và bền vững giữa con người và thiên nhiên nằm trong chủ đề Ngày Môi trường Thế giới là “Sống hài hòa với thiên nhiên”. Cùng đó, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, hướng dẫn về chủ đề hãy hành động vì một môi trường không rác; nâng cao nhận thức của cá nhân, của cộng đồng về trách nhiệm đối với môi trường, thu gom, xử lý, tái chế chất thải; phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần vào

Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn bền vữngĐây là chủ đề hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2017 của Việt Nam trong đó có tỉnh Lâm Đồng triển khai ra quân vào trung tuần tháng 9. Tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức và có những hành động thiết thực là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn cộng đồng, nhằm hướng tới một môi trường bền vững, trong đó có khu vực nông thôn.

những nỗ lực vì môi trường toàn cầu.

Để cụ thể hóa hưởng ứng Chiến dịch thiết thực hơn, tại buổi mít tinh, chương trình đã hỗ trợ 10 chiếc xe đẩy rác 3 bánh cho một số xã tại huyện Đạ Huoai.

Kích thước thùng xe 1,2 m x 0,8 m x 0,6 m. Mặt khác, chương trình cũng hỗ trợ 10 chiếc thùng ủ phân compost cho Học viện Lục quân Đà Lạt và Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh. Đây là loại thùng dùng phân hủy rác hữu cơ theo cơ chế hiếu khí, tốc độ phân hủy trung bình 90 ngày ở điều kiện thông thường. Thùng hiện có tổng dung tích 200 lít, nạp rác 2 - 3 kg/ngày,

thích hợp cho các cơ quan có bếp ăn tập thể và vườn rau, hoa trong khuôn viên cơ quan, hộ dân ở nơi nông thôn không có hệ thống thu gom rác, bình quân mỗi thùng sử dụng cho 3 hộ dân với rác hữu cơ nhà bếp…

Quán triệt sâu rộng tinh thần của Trung ươngTại Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày

3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh mục tiêu về bảo vệ môi trường là: “Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực

Nông thôn Đạ Tẻh ngày càng sạch đẹp nhờ tập kết rác thảivào các bể (ảnh nhỏ)sau đó hợp đồng xe mang đi xử lý (ảnh lớn). Ảnh: M.Đạo

các sông được xử lý; tiêu hủy, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt.

Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh. Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư. Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn.

Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên 45%”.

Theo đó, có 5 giải pháp chủ yếu là: 1) Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. 2) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 3) Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. 4) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 5) Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ngày 31/8/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng có Chỉ thị “Hỏa tốc” về một số giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường (số 25/CT-TTg). Chỉ thị nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ môi trường hết sức nặng nề, nhiều vấn đề môi trường tích tụ chưa được giải quyết, áp lực lên môi trường ngày càng lớn, nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường đang hiện hữu; biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường”. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: “Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân”... MINH ĐẠO

Theo báo cáo của Sở TN-MT về việc “triển khai các giải pháp quản lý các nguồn thải và quản lý ô nhiễm lưu

vực, lòng hồ Đan Kia” cho thấy, qua số liệu quan trắc của các năm trước đây và những tháng đầu năm 2017 thì chất lượng nước của hồ này vẫn đảm bảo cho mục đích cung cấp nguồn nước thô phục vụ cấp nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08 - MT:2015/BTNMT mức A2. Tuy nhiên, các chỉ số như chất lơ lửng gia tăng vào mùa mưa, hay xu hướng ô nhiễm hóa, lý, vi sinh do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân có tăng nhẹ so với giai đoạn 2011 - 2014 nhưng không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào đối với sản xuất nước sinh hoạt của các nhà máy nước. Đáng nói hơn, chất lượng nước cấp sinh hoạt của hai nhà máy cấp nước Đan Kia 1 và Đan Kia 2 được các đơn vị thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, kiểm tra chất lượng nước theo đúng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/ BYT của Bộ Y tế ban hành.

Theo đó, các công ty lấy mẫu nước hàng

ngày phân tích tại phòng thí nghiệm của đơn vị mình; đồng thời định kỳ 1 tháng một lần cơ quan quản lý của ngành Y tế tiến hành lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng nước và cứ 6 tháng một lần các công ty tiến hành lấy mẫu gửi đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để phân tích, đánh giá.

Với các bước quản lý nguồn nước nêu trên đảm bảo chất lượng nước ăn uống theo quy định và tiêu chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, Sở TN - MT cũng chỉ ra nguyên nhân nguồn nước thô tại hồ Đan Kia - Suối Vàng có mức ô nhiễm tăng nhẹ và đề ra kế hoạch hành động trước mắt cũng như lâu dài nhằm đảm bảo các yếu tố, tiêu chuẩn về môi trường đối nguồn nước mặt của hồ Đan Kia. Đó là các hoạt động du lịch tự phát quanh hồ, ý thức của du khách kém đã làm phát sinh một lượng rác thải xung quanh; hồ tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của người dân chưa qua xử lý; các hoạt động chăn nuôi gia súc xả thải ra môi trường và sản xuất nông nghiệp xung quanh lưu vực với khoảng 1.700 ha gây ô nhiễm từ phân bón hữu cơ, vô cơ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Trước

những nguyên nhân này, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN - MT đã vạch ra lộ trình và các bước đi cụ thể để bảo vệ nguồn nước hồ Đan Kia. Và trước mắt, thực hiện ngay công tác thu gom, xử lý rác thải quanh khu vực lòng hồ; cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ Đan Kia theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ - CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ về việc “quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, để có cơ sở quản lý nguồn nước, xử lý tình trạng san ủi đất xâm lấn hồ, xây dựng trong lưu vực hồ…”. Song song đó, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo huyện Lạc Dương khẩn trương triển khai Dự án thu gom hệ thống nước thải sinh hoạt của các hộ dân tại Lạc Dương và khu vực suối Phước Thành - thải vào hồ Đan Kia, khi có chủ trương của tỉnh. Đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong việc xả thải và sản xuất trong lưu vực hồ; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại đây… Đặc biệt, theo Giám đốc Sở TN - MT Nguyễn Ngọc Phúc cho biết, liên quan đến việc triển khai kế hoạch của UBND

Triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hồ Đan Kia Mặc dù các chỉ số ô nhiễm hóa, lý, vi sinh đối với nguồn nước thô của hồ Đan Kia - nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương - mới có xu hướng tăng nhẹ so với vài năm trước, nhưng ngành chức năng đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước tại đây ngay từ bây giờ.

tỉnh về thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn Lâm Đồng, việc đầu tiên là triển khai lắp đặt các bi, điểm thu gom, vận chuyển xử lý tại khu vực thượng nguồn hồ và dọc theo các nhánh suối khác đổ vào hồ. Và hiện, Sở đang triển khai các nội dung hỗ trợ tài liệu tuyên truyền, xây dựng 20 bể chứa/1 mô hình, vận chuyển và xử lý 500 kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật với tổng kinh phí gần 279 triệu đồng được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Cụ thể, trong tháng 10 tới đây sẽ khảo sát lắp đặt các bể chứa của 2 mô hình tại khu vực quanh hồ Đan Kia và Phường 7, Đà Lạt. Sau khi xây dựng xong mô hình thí điểm sẽ bàn giao cho huyện Lạc Dương tổ chức thu gom, xử lý và tiếp tục xây dựng 1 mô hình tại huyện Lạc Dương vào năm 2018. Riêng đối với diện tích sản xuất nông nghiệp ven hồ, Sở TN - MT đề nghị trong quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác, UBND huyện Lạc Dương chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm, cây dược liệu ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, những vị trí có điều kiện chuyển sang trồng rừng.

Với những bước đi trước mắt cũng như giải pháp lâu dài đề ra như trên, nguồn nước hồ Đan Kia sẽ được bảo vệ, đảm bảo đạt các chỉ tiêu môi trường theo quy định.

XUÂN TRUNG

Page 7: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

7 THỨ BA 19 - 9 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Năm 1989, chị Chu Thị Hường (38 tuổi) cùng gia đình rời quê hương Cao Bằng vào xã An Nhơn (huyện

Đạ Tẻh) lập nghiệp. 10 năm sau chị nên duyên vợ chồng với anh Long Văn Thuận, một chàng trai người Nùng. Lúc mới lập gia đình, ngoài làm ruộng trồng lúa, những lúc rảnh rỗi chị Hường cùng nhiều chị em khác trong thôn rủ nhau vào rừng hái măng, đọt mây... về cải thiện bữa ăn và bán kiếm thêm thu nhập. Dù làm đủ mọi việc, nhưng gia đình chị Hường vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo đói, thiếu thốn. Trong lúc bế tắc chưa biết tìm nghề gì chính đáng để đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, thì đầu năm 2010, chị được người quen giới thiệu nhận đan gia công các mặt hàng nhựa xuất khẩu.

Chị Hường cho biết: “Lúc được người quen giới thiệu nhận đan gia công các mặt hàng nhựa xuất khẩu, tôi rất vui mừng. Nhưng đây là lần đầu tiên được tiếp cận với nghề này nên tôi còn nhiều bỡ ngỡ. Sau đó, tôi đã tìm đến một cơ sở đan nhựa ở thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) học nghề rồi nhận hàng về làm. Thấy đây là nghề thủ công hợp với chị em phụ nữ nên tôi đã kêu gọi một số chị em trong thôn cùng tham gia để kiếm thêm thu nhập”.

“Sau 2 năm gắn bó với nghề, cùng với nguyện vọng của các chị em trong thôn, tôi đã quyết định thành lập THT và lấy tên là THT đan nhựa xuất khẩu An Nhơn. Hiện, THT đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 28 chị em là hội viên Hội Phụ nữ xã An Nhơn, với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng”.

Tổ hợp tác của những phụ nữ khó khănĐược thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2012 đến nay, Tổ hợp tác (THT) đan nhựa xuất khẩu An Nhơn do chị Chu Thị Hường (người dân tộc Nùng, ngụ tại thôn 5B, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh) làm tổ trưởng đang tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho gần 30 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Chị Chu Thị Hường - Tổ trưởng THT đan nhựa xuất khẩu An Nhơn cho biết: Hiện, THT đan nhựa An Nhơn đang nhận gia công từ 15 - 20 mặt hàng nhựa xuất khẩu các loại như giỏ xách, lẵng cắm hoa, bàn ghế Salon, rèm cửa, lồng đèn... Tùy kích cỡ, sau khi gia công các chị em được trả từ 4 - 15 ngàn đồng/sản phẩm. Theo các chị em trong THT, nghề đan nhựa xuất khẩu tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó và cẩn thận. Đây là nghề thủ công rất phù hợp với chị em

phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn trong lúc nhàn rỗi.

Cùng với việc làm nghề, hàng tháng, các chị em trong THT còn trích tiền lương đóng góp 200 ngàn đồng/tháng/người để xây dựng quỹ tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế. Chị Lê Thị Nguyện (26 tuổi, tổ viên THT) chia sẻ: “Chồng tôi mất sớm, gia đình không có ruộng vườn nên trước đây phải đi làm thuê, làm mướn để lo từng bữa ăn hàng ngày và nuôi con ăn học. Hơn một năm nay, tôi được chị

Chị Chu Thị Hường (áo vàng) hướng dẫn cách đan nhựa cho chị em trong THT. Ảnh: K.P

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Đinh Văn Du;

Thửa đất số 137, diện tích 8.471 m2 đất trồng cây lâu năm (CLN), tờ bản đồ số 33 xã B’Lá.Thời hạn sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN): 10/2043.Giấy CNQSD đất số hiệu T 713948 đã cấp cho hộ ông (bà) Hoàng Văn Vịnh theo Quyết

định số: 577/QĐ-UBND, ngày 26/12/2001 của UBND huyện Bảo Lâm, số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số 00608/QSDĐ.

Năm 2005, hộ ông (bà) Hoàng Văn Vịnh sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Đinh Văn Du.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo: Hộ ông (bà) Hoàng Văn Vịnh ở đâu, đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Đinh Văn Du tại thửa đất nêu trên.

Thông báo V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

... Tuy nhiên, trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2017, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được huyện tăng cường theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm nay, huyện Bảo Lâm đã giảm được 32% số vụ vi phạm lâm luật, giảm 80% diện tích rừng bị xâm hại, giảm 40% khối lượng lâm sản thiệt hại (so với cùng kỳ năm trước). Kết quả này là sự nỗ lực chung của địa phương, của các đơn vị chủ rừng trong và ngoài nhà nước. Phải khẳng định chủ trương thu hút đầu tư vào lĩnh vực rừng là chủ trương đúng đắn, đảm bảo tất cả các diện tích rừng đều có quản lý. Với 53 doanh nghiệp đầu tư về rừng trên địa bàn huyện thì có nhiều đơn vị thực hiện dự án khá tốt như Công ty Tân Liên Thành (xã Lộc Tân), Công ty cao su Bảo Lâm (xã Lộc Bắc, Lộc Bảo). Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị chưa làm tốt, như 3 công ty đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi diện tích rừng và đất rừng. Cái yếu nhất của các công ty này và một số công ty khác là chưa bố trí đủ lực lượng nên dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Một số công ty còn trồng sai cây trồng theo phương án làm giàu rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thay vì trồng một số loại cây như muồng, sao, mắc ca dưới tán rừng thì các doanh nghiệp này lại trồng cà phê.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện UBND huyện Bảo Lâm đã

thống kê diện tích đất bị lấn chiếm trái phép để lên phương án giải tỏa. Đối với diện tích đất lấn chiếm đã trồng cây công nghiệp trên 3 năm, huyện chỉ đạo cho trồng xen cây lâm nghiệp. Đến khi cây rừng phủ tán thì loại bỏ cây công nghiệp và giao cho dân quản lý, hưởng lợi. Đối với diện tích mới lấn chiếm để trồng cây công nghiệp từ năm 2015 đến nay, UBND huyện kiên quyết giải tỏa trắng để trồng lại rừng. “Huyện Bảo Lâm đang thực hiện đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của tỉnh nhằm giữ vững diện tích rừng hiện có, thực hiện 3 giảm. Để làm được điều này, huyện đã chỉ đạo quyết liệt và hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Lực lượng tại các xã như dân quân, công an, ban lâm nghiệp sẽ phối hợp với các đơn vị chủ rừng tuần tra, kiểm soát. Khi phát hiện vi phạm thì có thể xử lý ngay theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên xử lý nghiêm khắc, đảm bảo không có “vùng cấm” trong việc xử lý. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm thì huyện sẽ đề xuất tỉnh thu hồi dự án, giao đất, rừng lại cho các đơn vị chủ rừng nhà nước quản lý” - ông Trương Hoài Minh khẳng định.

Tới đây, các doanh nghiệp phải thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Đây là yêu cầu giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt, đảm bảo các dự án được triển khai có khả thi.

ĐÔNG ANH

Hường nhận vào làm tại THT nên phần nào đã giúp cuộc sống của mẹ con tôi được cải thiện hơn”.

Chị Nông Thị Lành, tổ viên THT, người đã có thâm niên gần 4 năm gắn bó với nghề đan nhựa cho hay: “Trước đây, ngoài thời gian các vụ mùa thì tôi đều rảnh rỗi không biết tìm việc gì để làm. Nhưng hiện tại, nhờ đan nhựa mà tôi có thêm công việc để tăng thu nhập”.

Với vai trò là Tổ trưởng THT đan nhựa xuất khẩu An Nhơn, chị Chu Thị Hường có trách nhiệm nhận các đơn hàng về cho các chị em trong THT; đồng thời, kèm cặp, dạy nghề cho những chị em mới gia nhập THT. Cùng với đó, chị Hường còn đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho THT. Sau khi trả lương cho chị em và trừ các chi phí phát sinh, mỗi tháng nghề đan nhựa xuất khẩu mang lại cho chị nguồn lợi nhuận từ 6 - 8 triệu đồng. Theo chị Hường, thời gian qua, có rất nhiều chị em trong xã xin gia nhập THT. Tuy nhiên, hiện nay, do chưa có nhà xưởng nên THT đang gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô.

Bà Hà Thị Thanh Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã An Nhơn cho biết: “Chị Chu Thị Hường là một tấm gương điển hình của Hội Phụ nữ xã. Với ý chí và nghị lực của mình, chị Hường không chỉ đưa kinh tế gia đình phát triển mà còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho nhiều hội viên. Ngoài ra, chị Hường còn là người nhiệt tình, hăng hái tham gia các phong trao thi đua do Hội Phụ nữ địa phương phát động. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đề xuất chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ huyện có những chính sách giúp đỡ, hỗ trợ chị Hường mở rộng quy mô sản xuất để giải quyết thêm việc làm cho chị em phụ nữ tại địa phương”.

KHÁNH PHÚC

Những dự án “mất rừng”... TIẾP TRANG 3

Theo UBND huyện Di Linh, từ đầu năm 2017 đến nay, Di Linh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan mở 13 lớp dạy tiếng K’Ho cho 473 học viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị có đông người K’Ho sinh sống trên địa bàn toàn huyện.

Các lớp học này nhằm trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các vùng có đông người K’Ho sinh sống am

hiểu về phong tục, tập quán, nhất là để giao tiếp thông thường với người dân bản địa về các thủ tục hành chính, để phục vụ yêu cầu công việc tốt hơn.

Được biết, Di Linh hiện có hơn 64.000 người là người dân tộc thiểu số, chiếm hơn 1/3 dân số toàn huyện. Riêng người dân tộc thiểu số bản địa gốc Tây Nguyên chiếm 37%.

T.ĐỒNG

DI LINH: Dạy tiếng K’Ho cho hơn 470 học viên

Page 8: Trước yêu cầu của công tác công cấp trung học cơ sởbaolamdong.vn/upload/others/201709/25592_Bao_Lam_Dong_ngay_19_9_2017.pdf · 2 TH BA - - THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

8 THỨ BA 19 - 9 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Tham gia BHXH để hưởng lương hưu so với tham gia bảo hiểm nhân thọ, gửi tiết kiệm và nhận BHXH một lầnSo sánh hưởng lương hưu với nhận bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động cần hết sức thận trọng khi cân nhắc để hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Vì các lý do sau:

Thứ nhất, khi nhận BHXH một lần thì người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già và sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cần hiểu rằng khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là một của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước (theo mức 10, 25, 30% mức đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy theo đối tượng). Trong thời gian bảo lưu nếu chẳng may bị chết thì gia đình còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân tùy theo điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) đến khi trưởng thành (nếu là con) hoặc hưởng đến khi chết (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không

có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở); trường hợp nhận trợ cấp tuất một lần thì mức trợ cấp được tính như BHXH một lần.

Thứ hai, nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn:

- Với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, người

lao động bị thiệt mất 0,64 tháng lương và quỹ có lợi, nhưng chúng ta không khuyến khích việc nhận BHXH một lần cũng chính vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân.

- Nếu so sánh với việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu, thì thiệt thòi là không tính hết được. Người hưởng lương hưu, ngoài lương hưu còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT (bằng 4,5% mức lương hưu); và định kỳ, trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (trượt giá) nhà nước điều

chỉnh tăng lương hưu tương ứng (từ năm 2003 đến nay nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 15 lần, với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần tùy theo nhóm đối tượng). Khi chết gia đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất một lần với mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu.

Vẫn với các giả định nêu trong ví dụ tại phần so sánh giữa tham

gia BHXH và gửi tiết kiệm, nếu nhận BHXH một lần thì mức hưởng như sau:

- Mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 tính bằng 1,5 tháng lương bình quân.

Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2012: 6 năm x 1,5 tháng = 9 tháng.

- Mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi tính bằng 2 tháng lương bình quân.

Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2027: 14 năm x 2 tháng = 28 tháng.

- Tổng số tháng được hưởng là: 9 tháng + 28 tháng = 37 tháng.

Tổng số tiền nhận BHXH một lần: 7.137.500 đồng x 37 tháng =

264.087.500 đồng.* Tổng quyền lợi khi hưởng

lương hưu (bao gồm cả tiền mua thẻ BHYT, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần theo mức thấp nhất là 3 tháng lương hưu):

- Đối với lao động nữ là 2.161.050.000 đồng, nhiều hơn 1.896.962.000 đồng so với nhận BHXH một lần (nhiều hơn 7,18 lần).

- Đối với lao động nam là 1.786.019.000 đồng nhiều hơn 1.521.931.000 đồng so với nhận BHXH một lần (nhiều hơn 5,76 lần).

Như vậy, nếu so với hưởng lương hưu thì nhận BHXH một lần là rất thiệt thòi cho bản thân.

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG

SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LÂM ĐỒNG THÔNG BÁO

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc xử lý các khoản nợ liên quan đến Công ty TNHH Đăng Phong, địa chỉ tại Thôn 5, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm - do ông Chiu Mou Sheng làm Giám đốc.

Sở Tài chính Lâm Đồng thông báo lần thứ 2 đến các tổ chức, cá nhân có liên quan các khoản nợ của Công ty TNHH Đăng Phong biết và liên hệ với Sở Tài chính để cung cấp các hồ sơ, chứng từ có liên quan chứng minh các khoản nợ của Công ty TNHH Đăng Phong để được xem xét xử lý theo quy định.

Địa chỉ liên hệ và cung cấp hồ sơ: Phòng Quản lý Giá và Công sản - Sở Tài chính Lâm Đồng (Tầng 5, Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày thông báo đến hết ngày 15/10/2017.

Sở Tài chính Lâm Đồng sẽ không tiếp nhận để xem xét, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ liên quan các khoản nợ của Công ty TNHH Đăng Phong sau ngày 15/10/2017.

Sở Tài chính Lâm Đồng thông báo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng thông báo đến các đơn vị, cá nhân bên ngoài có nhu cầu đấu thầu cho thuê tài sản gắn liền trên đất tại Nhà khách BIDV Lâm Đồng, số 2A Bà Triệu, Phường 3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng, cụ thể như sau:

Đối tượng dự thầu:Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực kinh doanh, kinh nghiệm, có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực

khách sạn, cơ sở lưu trú. Thông tin dự thầu:

- Vị trí cho thuê: 2A Bà Triệu, Phường 3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng- Diện tích mặt bằng: 1.224 m2

- Thời hạn hợp đồng: 5 năm và có thể kéo dài thời hạn nếu 2 bên có nhu cầu- Các quy định:+ Giá khởi điểm dự thầu (đã bao gồm VAT): 35.000.000 đồng/tháng, giá dự thầu không thấp hơn giá

khởi điểm.+ Số phòng cho thuê tối đa: 60% số phòng của nhà khách.+ Toàn bộ chi phí đầu tư cải tạo để nhà khách đi vào hoạt động sẽ không được hoàn trả sau khi hết

thời hạn hợp đồng thuê.+ Thanh toán tiền thuê: Thanh toán trước vào thời điểm đầu mỗi tháng (căn cứ thời gian bắt đầu ký

kết hợp đồng). Phương thức chọn đơn vị trúng thầu:

Đơn vị, cá nhân có tổng số điểm cao nhất và không có tiêu chí nào bị điểm 00* Lưu ý: Tất cả các hồ sơ tập hợp để vào phong bì dán kín (gửi lại anh Ngọc Đức - Phòng Quản lý nội

bộ) từ ngày 20/9/2017 đến hết ngày 30/9/2017.

THÔNG BÁO Về việc tổ chức đấu thầu cho thuê tài sản gắn liền trên đất tại Nhà khách -

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng