8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5305 - THỨ TƯ, NGÀY 8/5/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Hiệu quả từ các câu lạc bộ đội, nhóm TRANG 5 TRANG 2 TRANG 7 Từ nay đến năm 2020, ngành Giáo dục thành phố Bảo Lộc giảm khoảng 10 - 15% số trường công lập trực thuộc so với 51 trường như hiện nay. Ảnh: Đ.A “Các cán bộ các cấp phải lãnh đạo và phải làm kiểu mẫu trong việc kiểm thảo và tự phê bình. Làm như thế thì chúng ta sẽ phát triển thêm ưu điểm, sửa chữa sạch khuyết điểm. Đánh thắng khuyết điểm của ta tức là đã một lần đánh thắng quân địch” ĐÓ LÀ LỜI HUẤN THỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG “LỜI KÊU GỌI VÀ KHUYÊN NHỦ CÁC CHIẾN SĨ”, ĐĂNG TRÊN BÁO CỨU QUỐC, SỐ RA NGÀY 26/10/1950 TRANG 5 Đi đầu trong thực hiện đô thị văn minh Phát triển Đảng trong đoàn viên, thanh niên Khối Doanh nghiệp TRANG 2 Lạc Dương: Đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS KINH TẾ Ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể TRANG 3 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Bảo Lộc phát triển phong trào phụ nữ vùng dân tộc - tôn giáo TRANG 6 Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác phát triển Đảng đã, đang được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quan tâm, thực hiện quyết liệt. Một trong những biện pháp đó là đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đoàn viên, thanh niên. Đây cũng là biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo sự kế thừa liên tục, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kéo gần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong chiến lược phát triển của huyện Lạc Dương. Vấn đề này đã được địa phương chú trọng trong thời gian dài, nhất là giai đoạn 2016 - 2018. Có nhiều thành tựu đã đạt được song vẫn còn những vấn đề đặt ra để huyện tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tới. TRANG 4 Giảm số lượng, tăng chất lượng Ôn tập “nước rút” cho kỳ thi quốc gia Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý TINH GIẢN BIÊN CHẾ, TINH GỌN BỘ MÁY Ở BẢO LỘC Ngày 7/5, tại Trường Chính trị tỉnh, Tỉnh ủy Lâm Đồng phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực II (TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Lễ khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (đối tượng 3) trong toàn tỉnh năm 2019. Tham dự lễ khai giảng có các đồng chí: Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; TS Phan Công Khanh - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực II; Nguyễn Thế Trung - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; lãnh đạo một số ban, sở, ngành liên quan của tỉnh; các báo cáo viên lớp bồi dưỡng và 98 cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia lớp bồi dưỡng. Trong thời gian 4 ngày (từ ngày 7 - 10/5), các cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia lớp bồi dưỡng sẽ được tiếp cận, cập nhật, phổ biến, nghiên cứu các nội dung chuyên đề như: Phát triển bền vững văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế;... XEM TIẾP TRANG 4 Đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại lễ khai giảng.

Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5305 - THỨ TƯ, NGÀY 8/5/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Hiệu quả từ cáccâu lạc bộ đội, nhóm

TRANG 5

TRANG 2

TRANG 7

Từ nay đến năm 2020, ngành Giáo dục thành phố Bảo Lộc giảm khoảng 10 - 15% số trường công lập trực thuộc so với 51 trường như hiện nay. Ảnh: Đ.A

“Các cán bộ các cấp phải lãnh đạo và phải làm kiểu mẫu trong việc kiểm thảo và tự phê bình. Làm như thế thì chúng ta sẽ phát triển thêm ưu điểm, sửa chữa sạch khuyết điểm. Đánh thắng khuyết điểm của ta tức là đã một lần đánh thắng quân địch”

ĐÓ LÀ LỜI HUẤN THỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHTRONG “LỜI KÊU GỌI VÀ KHUYÊN NHỦ CÁC CHIẾN SĨ”,

ĐĂNG TRÊN BÁO CỨU QUỐC, SỐ RA NGÀY 26/10/1950

TRANG 5

Đi đầu trong thực hiện đô thị văn minh

Phát triển Đảngtrong đoàn viên, thanh niên Khối Doanh nghiệp

TRANG 2

Lạc Dương: Đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS

KINH TẾ

Ngày càng nâng caohiệu quả kinh tế tập thể

TRANG 3

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Bảo Lộc phát triểnphong trào phụ nữ

vùng dân tộc - tôn giáoTRANG 6

Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác phát triển Đảng đã, đang được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quan tâm, thực hiện quyết liệt. Một trong những biện pháp đó là đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đoàn viên, thanh niên. Đây cũng là biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo sự kế thừa liên tục, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kéo gần khoảng cách chênh

lệch mức sống giữa các vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong chiến lược phát triển của huyện Lạc Dương. Vấn đề này đã được địa phương chú trọng trong thời gian dài, nhất là giai đoạn 2016 - 2018. Có nhiều thành tựu đã đạt được song vẫn còn những vấn đề đặt ra để huyện tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tới.

TRANG 4

Giảm số lượng, tăng chất lượng

Ôn tập “nước rút”cho kỳ thi quốc gia

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý

TINH GIẢN BIÊN CHẾ, TINH GỌN BỘ MÁY Ở BẢO LỘC

Ngày 7/5, tại Trường Chính trị tỉnh, Tỉnh ủy Lâm Đồng phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực II (TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Lễ khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (đối tượng 3) trong toàn tỉnh năm 2019.

Tham dự lễ khai giảng có các đồng chí: Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; TS Phan Công Khanh - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực II; Nguyễn Thế Trung - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường

trực Ban Dân vận Trung ương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; lãnh đạo một số ban, sở, ngành liên quan của tỉnh; các báo cáo viên lớp bồi dưỡng và 98 cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia lớp bồi dưỡng.

Trong thời gian 4 ngày (từ ngày 7 - 10/5), các cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia lớp bồi dưỡng sẽ được tiếp cận, cập nhật, phổ biến, nghiên cứu các nội dung chuyên đề như: Phát triển bền vững văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế;...

XEM TIẾP TRANG 4Đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực

Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại lễ khai giảng.

Page 2: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

2 THỨ TƯ 8 - 5 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊTÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Hệ thống chính trịtinh gọnNgay sau khi có kế hoạch, Thành

ủy Bảo Lộc đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan khối Đảng, Mặt trận - đoàn thể, các phường, xã và xây dựng lộ trình thực hiện tinh giản biên chế từng năm. Kết quả, đến nay đã thực hiện việc nhất thể hóa chức danh Trưởng ban Dân vận Thành ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thành phố, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố, tiếp tục thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND các phường, xã và thực hiện Bí thư kiêm Chủ tịch UBND đối với xã Đại Lào. Thành ủy cũng đã chỉ đạo thực hiện Đề án sáp nhập, tổ chức lại Đài Truyền thanh - Truyền hình và Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố thành Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thành phố.

Ông Nguyễn Văn Triệu - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc cho biết: Năm 2019, trên cơ sở chỉ đạo chung và các kế hoạch đã ban hành, Thành ủy đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan Khối Đảng, Mặt trận - đoàn thể, các phường, xã. Các cơ quan, đơn vị căn cứ biên chế hiện có để xây dựng lộ trình và thực hiện tinh giản biên chế với mức dự kiến chung 3 - 4%/năm và đến năm 2021 giảm 10% so với năm 2015. Trong đó, khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể thành phố tinh giản biên chế đạt 25,67%, giảm tối thiểu 6% năm. Thành ủy cũng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện việc kiêm nhiệm đối với các chức danh không chuyên trách ở phường, xã, thôn, tổ dân phố. Các đơn vị xã, phường đã bắt đầu thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng, trưởng thôn hoặc kiêm trưởng ban công tác

mặt trận, nhằm khắc phục tình trạng trưởng thôn, tổ trưởng dân phố không phải là đảng viên. Trong năm, thành phố cũng thực hiện sắp xếp đối với 12 thôn và 87 tổ dân phố chưa đủ điều kiện trong tổng số 165 thôn, tổ dân phố hiện nay.

Phát huy năng lựctự chủHiện tại, các đơn vị sự nghiệp

công lập thuộc UBND thành phố có hơn 2.000 công chức, viên chức,

nhân viên. Thành phố đang thực hiện mục tiêu chung theo định hướng của Tỉnh ủy và các đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt định biên, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2021 theo mục tiêu đảm bảo đủ số lượng đơn vị sự nghiệp công phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 5 năm và các năm tiếp theo thông qua quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp.

Theo đó, ngành giáo dục giảm số lượng từ 10 -15% và sáp nhập một số đơn vị của ngành y tế, các đơn vị thuộc Khối Văn hóa - Thông tin. Các đơn vị sự nghiệp công lập cũng xây dựng tự chủ tài chính và có lộ trình tinh giản biên chế đến năm 2021 giảm 10% so với năm 2015 và đến năm 2025 giảm 10% so với năm 2021 gắn với giảm chi 10% thường xuyên.

Đến hiện tại, đã thực hiện Đề án sáp nhập Trường TH Đam B’ri và

Trường THCS Trần Quốc Toản thành Trường TH & THCS Trần Quốc Toản. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục thực hiện đề án sáp nhập một số trường học khác. Việc sắp xếp này nhằm mục đích bảo đảm các đơn vị sự nghiệp giáo dục tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung về phát triển giáo dục và phát huy năng lực tự chủ. Giảm số lượng trường học gắn liền với việc tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và giáo viên. Việc sáp nhập được thực hiện trên cơ sở đánh giá quy mô, vị trí địa lý gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng và quy mô giáo dục sau khi sáp nhập.

Đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập khác, UBND thành phố đang theo dõi, chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn khi sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế theo định hướng chung của UBND tỉnh và Sở Y tế. Đối với Trung tâm Nông nghiệp, thành phố rà soát và chuyển một số chức năng, nhiệm vụ về Phòng Kinh tế theo hướng dẫn của các sở, ngành của tỉnh. Hiện tại, Trung tâm Nông nghiệp đang thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế đã được phê duyệt và tự chủ về tài chính từ nay đến năm 2021. Đối với Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất, thành phố tăng cường chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công tự chủ hoàn toàn về tài chính, đảm bảo để Trung tâm thực hiện nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, đầu tư dự án và phát triển quỹ đất phục vụ thực hiện các công trình trọng điểm, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

ĐÔNG ANH

Tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy ở Bảo Lộc

Từ giữa năm 2018, Thành ủy Bảo Lộc đã ban hành 2 kế hoạch để triển khai Nghị quyết số 18, số 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Kế hoạch số 48, số 49 của Tỉnh ủy Lâm Đồng “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Đến nay, một số cơ quan đã được hợp nhất, nhiều biên chế đã được tinh giản và các đơn vị sự nghiệp công lập đang giảm theo lộ trình. Trong khi đó, chất lượng hoạt động của các đơn vị vẫn được đảm bảo.

Từ nay đến năm 2020, ngành Giáo dục thành phố Bảo Lộc giảm khoảng 10 - 15%số trường công lập trực thuộc so với 51 trường như hiện nay. Ảnh: Đ.A

Kỳ 2: Giảm số lượng, tăng chất lượng

Theo thống kê của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp, hiện Đảng bộ Khối có 61 tổ chức

cơ sở đảng, trong đó có 19 đảng bộ, 42 chi bộ, với tổng số 1.877 đảng viên hoạt động trong 5 loại hình cơ sở là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, doanh nghiệp cổ phần Nhà nước sở hữu 20% vốn điều lệ trở xuống, doanh nghiệp cổ phần tư nhân, công ty TNHH, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và cơ quan hành chính. Để tạo nguồn phát triển đảng viên mới, hàng năm, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ cơ sở và các đoàn thể trực thuộc quán triệt nghiêm túc quan điểm, phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ kết nạp đảng viên mới theo tinh thần Nghị quyết của Tỉnh ủy và Nghị quyết Đại hội của

Đảng bộ Khối đề ra. Ngay từ đầu, các tổ chức cơ sở đảng phải ban hành nghị quyết về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên.

Ban Tổ chức Đảng ủy Khối thực hiện tốt chức năng hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ tài liệu, bảo đảm cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng qui định; tham mưu kịp thời giúp Ban Thường vụ Đảng ủy Khối xử lý những vướng mắc trong quá trình làm công tác thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị của quần chúng ưu

tú là đối tượng xét kết nạp Đảng. Đồng thời, Ban Tổ chức xây dựng kế hoạch để tham mưu Ban Thường vụ mở các lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng và đảng viên mới theo chương trình công tác đề ra.

Anh Đinh Minh Hải - Bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp cho biết: 10 năm qua, Đảng bộ Khối đã tổ chức được 24 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 2.104 quần chúng và đã kết nạp được 1.220 đảng viên mới, trong đó có 624 đồng chí là đoàn viên, thanh niên trong doanh nghiệp; 18 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho hơn 1.000 đảng viên

mới. Với nhiều giải pháp và quyết tâm cao, nhưng do những nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, nên trong năm 2018, toàn Đảng bộ chỉ tạo nguồn bồi dưỡng và kết nạp được 61 đoàn viên, thanh niên ưu tú vào Đảng, đạt 76% chỉ tiêu kế hoạch năm. Thông qua việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp” và Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”, Ban

Thường vụ Đoàn Khối đã có nhiều giải pháp quan trọng, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, xung kích đi đầu của tổ chức Đoàn tham gia xây dựng Đảng.

Để đạt được kết quả nêu trên, Đảng ủy Khối luôn coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể, quần chúng triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị và Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI, XII) gắn với đó là kế hoạch, biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng thực hiện đúng Điều lệ Đảng, góp phần giữ được ổn định, phát triển, hoàn thành tốt chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước. Giữ vững và phát huy vai trò hạt nhân chính trị trong lãnh đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật...

XEM TIẾP TRANG 7

Phát triển Đảng trong đoàn viên, thanh niên Khối Doanh nghiệpNhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác phát triển Đảng đã, đang được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quan tâm, thực hiện quyết liệt. Một trong những biện pháp đó là đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đoàn viên, thanh niên. Đây cũng là biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tạo sự kế thừa liên tục, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Page 3: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

3 THỨ TƯ 8 - 5 - 2019KINH TẾ

Ngày càng nâng cao hiệu quảkinh tế tập thểSau 15 năm phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Lâm Đồng đã đạt những thành tựu quan trọng, tạo nền tảng bứt phá cho giai đoạn mới phát triển hiệu quả cao hơn nữa cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đóng góp tích cực vào tỷ trọng tăng trưởng chung của nền kinh tế địa phương.

Tăng 200 HTXnông nghiệp với hơn 2.000 thành viênTheo con số thống kê, đến nay

toàn tỉnh Lâm Đồng có 315 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động, trong đó chiếm nhiều nhất trên lĩnh vực nông nghiệp (225 HTX), kế tiếp gồm HTX hoạt động các lĩnh vực tín dụng nhân dân, công thương; còn lại là các HTX dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, xây dựng... với tổng số thành viên hơn 63.600 người... So với 15 năm trước, toàn tỉnh Lâm Đồng tăng gần 215 HTX và gần 11.500 thành viên. Đặc biệt, trên lĩnh vực nông nghiệp tăng gần 200 HTX và hơn 2.000 thành viên. Hoạt động rõ nét của HTX nông nghiệp ở Lâm Đồng chủ yếu cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, hướng dẫn kỹ thuật... Tính riêng 15 HTX nông nghiệp trong năm vừa qua đã bán trả chậm cho nông hộ thành viên khoảng 4.000 tấn phân bón các loại. Trong hoạt động đầu ra, toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 70 HTX tiêu thụ rau, củ, quả các loại với hơn 60.000 tấn mỗi năm. Các HTX tổ chức tốt việc bao tiêu sản phẩm rau, củ, quả cho thành viên. Bên cạnh đó, các HTX còn tổ chức dịch vụ tư vấn, tìm kiếm các doanh nghiệp, thương nhân để ký hợp đồng thỏa thuận bao tiêu nông sản trực tiếp với nông hộ thành viên.

Nếu như trước năm 2012, không có HTX nào ở Lâm Đồng tiêu thụ cà phê cho thành viên thì đến đầu năm 2013 - khi thành lập và đi vào hoạt động, HTX Cà phê Lâm viên ở Di Linh đã triển khai thu mua sản phẩm cà phê trên địa bàn 6 xã lân cận với 125 hộ thành viên, tổng doanh thu khoảng 3 tỷ

đồng - tương đương 330 tấn cà phê/vụ. Hoặc tại các huyện phía Nam của Lâm Đồng như: Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, số HTX thành lập tăng nhanh và đi vào hoạt động tích cực trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp lúa giống như HTX Trung Thành liên kết với Công ty Lúa giống Miền Trung, HTX Tân Hưng Phát cung ứng lúa giống cho Công ty Giống cây trồng Đông Nam, HTX Quyết Tâm với thương hiệu Nếp quýt Đạ Tẻh liên kết các doanh nghiệp tiêu thụ gạo nếp và gạo cao sản cho 90 thành viên với diện tích 500 ha...

Đáng kể trong năm vừa qua, hoạt động tín dụng trong toàn tỉnh Lâm Đồng có 12 HTX cho 600 nông hộ vay khoảng 25 tỷ đồng chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, góp phần hạn chế nạn cho vay lãi cao bên ngoài. Tiêu biểu như HTX Nông nghiệp Hiệp Phát cho 100 hộ vay 5 tỷ đồng; HTX Nông nghiệp Đông Di Linh cho 47 lượt hộ vay 1,3 tỷ đồng, HTX Nông nghiệp Tân Sơn cho 72 hộ vay 3 tỷ đồng...

HTX là nhân tốquan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội“Đa phần các HTX nông nghiệp

ở Lâm Đồng hoạt động tốt trong công tác tuyên truyền, tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ về chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi cho thành viên. Nhiều mô hình hợp tác xã

chăn nuôi heo, cá nước ngọt, bò thịt... theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, nhiều mô hình HTX nông nghiệp được thành lập mới hoạt động đa dạng như du lịch canh nông, trồng rau, hoa các loại, tổ chức sản xuất, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu vào và đầu ra trong sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, đăng ký thương hiệu..”, đánh giá của Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết thêm.

Cũng theo đánh giá của Tỉnh ủy Lâm Đồng, qua 15 năm phát triển, kinh tế tập thể tại tỉnh Lâm Đồng đã có sự phát triển vượt bậc. Đó là thay đổi nhận thức về kinh tế tập thể từ cấp ủy, cơ quan, đoàn thể và trong Nhân dân; thay đổi về tổ chức bộ máy quản lý, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cơ quan từ tỉnh xuống huyện, thành phố, thị trấn, xã, phường. Số lượng và chất lượng HTX ngày càng phát triển mạnh hơn. Quy mô kinh tế tập thể ngày càng lớn, hoạt động trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, hình thành các liên hiệp HTX. Phương thức hoạt động, sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, trong đó liên kết tạo thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trở thành một phương thức tất yếu; ứng dụng tin học, công nghệ cao, điều khiển học hiện đại, đổi mới sáng tạo; doanh thu và lợi nhuận ngày càng lớn, hỗ trợ hàng chục nghìn hộ nông dân tham gia chuỗi giá trị làm ăn hiệu quả; nâng cao trình độ

quản lý kinh tế tập thể; đóng góp vào sự phát triển GRDP và ngân sách địa phương, giải quyết nhiều việc làm cho người dân.

Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng phát triển thành 500 HTX và 4 liên hiệp HTX. Trong đó, nâng tỷ lệ HTX khá giỏi lên trên 60%, không còn mô hình HTX tồn tại hình thức. Phấn đấu 70% cán bộ quản lý HTX được bồi dưỡng kiến thức về HTX.

Để đạt mục tiêu này, Lâm Đồng xác định các giải pháp trọng tâm phối hợp triển khai gồm: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, xây dựng và nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới; rà soát, đánh giá nhu cầu đất xây dựng trụ sở, kho bãi, cơ sở chế biến, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả; khẳng định kinh tế tập thể, hợp tác xã là nhân tố quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

VĂN VIỆT

Ngày càng nhiều mô hình HTX ở Lâm Đồng mở rộng liên kết sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Ảnh: V.V

Hơn 44.280 ha diện tíchcây trồng tưới tiết kiệm

Thống kê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nông dân đang áp dụng

các biện pháp tưới tiết kiệm trên tổng diện tích hơn 44.280 ha sản xuất cây

trồng các loại. Trong đó, gồm tưới phun mưa

gần 40.615 ha diện tích rau, hoa, chè, cà phê, dâu tằm, cây ăn quả, cỏ chăn nuôi; tưới nhỏ giọt hơn 3.615

ha rau, hoa, cà phê và tưới thủy canh hồi lưu 50 ha rau nhà kính

công nghệ cao. Kết quả, nông dân Lâm Đồng

hàng năm đã tiết kiệm từ 20 - 50% lượng nước tưới trong sản xuất nông

nghiệp thông thường, đồng thời giảm đáng kể chi phí nhân công, giúp cây

trồng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch.

Được biết, trong một năm vừa qua, toàn tỉnh Lâm Đồng đã đào mới gần

585 ao, hồ nhỏ theo phương thức “Nhân dân làm công trình, Nhà nước

hỗ trợ ca máy”, qua đó tăng thêm 2.800 ha diện tích chủ động tưới tiết

kiệm các loại cây trồng.VŨ VĂN

Ngày 6/5, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, giá cà phê nhân

xô tại khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.000 - 31.000

đồng/kg, giảm 400 đồng so với ngày 2/5.

Trước đó, từ giữa tháng 4, giá cà phê nhân xô Tây Nguyên cũng liên

tục giảm từ 200 tới 600 đồng/kg, duy trì ở mức giá thấp từ 30.400 - 31.400

đồng/kg và giảm 2.000 đồng so với cuối tháng 3/2019. Riêng tại Lâm

Đồng, giá cá phê thấp nhất so với các tỉnh Tây Nguyên.

Cụ thể, giá cà phê ngày 6/5 tại TP Bảo Lộc ở mức 30.100 đồng/kg;

giá cà phê tại các huyện: Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm... vào khoảng

30.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê ngày 4/5 tại huyện Cư M'gar, Ea H'leo (Đắk Lắk) dao động trong

khoảng 30.900 - 31.000 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ (Đăk Lăk), giá cà phê ở mức 30.900 đồng/kg và ở Đắk Nông có giá 30.500 đồng/kg.

Giá cà phê Arabica cũng có xu hướng giảm nhẹ. Theo đánh giá

của các cơ quan chức năng, giá cà phê Tây Nguyên liên lục giảm nhẹ

thời gian qua được xác định do ảnh hưởng bởi tình trạng cà phê Brazil

(nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới) dư cung.

C.PHONG

Giá cà phê nhân xôTây Nguyên tiếp tục giảm sâu

Thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện ủy Đạ Huoai về đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân; Hội Nông dân huyện Đạ Huoai đã triển khai thực hiện 47 điểm trình diễn ứng dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất, với quy mô 22 ha. Tiêu biểu có mô hình thâm canh cây điều ghép đạt năng suất 25 tạ/ha; mô hình thâm canh cây dâu lai nuôi tằm đạt năng suất kén trên 2.000 kg kén/ha/năm, cho doanh thu 220 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó là mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất sầu riêng

VietGAP, với hệ thống tích hợp tự động cùng thực hiện 3 khâu chăm sóc bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, vừa giảm chi phí vừa bảo vệ được sức khỏe. Nhờ vậy năng suất sầu riêng đạt cao, doanh thu đạt 1,2 tỷ đồng/ha/năm.

Hiện nay, Hội Nông dân huyện Đạ Huoai tiếp tục tuyên truyền, vận

động hội viên tham gia sản xuất công nghệ cao, xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai”. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, tiếp tục thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo năm 2019 trong hội viên nông dân. ĐẶNG DŨNG

HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẠ HUOAI:

Triển khai 47 điểm trình diễn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Giá cà phê nhân xô liên tục giảm nhẹthời gian vừa qua.

Page 4: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

4 THỨ TƯ 8 - 5 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Lạc Dương là địa bàn có 71,57% dân số là đồng bào DTTS. Toàn huyện có 20 dân tộc anh em

cùng sinh sống. Ông Lê Chí Quang Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết: “Đến nay, số hộ nghèo trong toàn huyện còn 336 hộ với 1.686 khẩu, chiếm 5,2%. Trong đó, hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm 329 hộ, tức 7,3%, giảm 12,2% so với năm 2016. Số hộ cận nghèo toàn huyện có 724 hộ. Trong đó, hộ cận nghèo người DTTS chiếm 706 hộ, tương đương 15,6%, giảm 0,6% so với năm 2016”.

Từ năm 2015 - 2018, Lạc Dương thu hút 5 dự án lớn với tổng vốn đầu tư trên 113,480 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn trên 45 tỷ đồng. Trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình 135, với hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng được phân bổ nguồn vốn giai đoạn này lên đến trên 12,8 tỷ đồng. Hiện đã thực hiện giải ngân đạt 99,6% vốn kế hoạch nhằm thực hiện đầu tư xây dựng 25 hạng mục công trình. Trong đó có 18 công trình giao thông, 4 công trình cấp nước sinh hoạt, 6 công trình văn hóa - thể thao và 1 công trình giáo

Lạc Dương: Đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTSĐầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), kéo gần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong chiến lược phát triển của huyện Lạc Dương. Vấn đề này đã được địa phương chú trọng trong thời gian dài, nhất là giai đoạn 2016 - 2018. Có nhiều thành tựu đã đạt được song vẫn còn những vấn đề đặt ra để huyện tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tới.

dục. Bên cạnh đó, Chương trình 135 cũng đã phân bổ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo với tổng vốn giai đoạn này gần 3 tỷ đồng. Nội dung hỗ trợ bao gồm giống, cây trồng, vật nuôi, vật tư... để bà con phát triển sản xuất. Ngoài ra, huyện cũng đã tranh thủ được một số chương trình khác nhằm hỗ trợ bà con nội dung này, với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 112 triệu đồng, ngân sách địa phương trên 1,2 tỷ đồng, vốn dân đối ứng 191 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, chủ yếu hỗ trợ các mô hình thâm canh cây cà phê, mua phân bón, bò giống.

Trong việc xây dựng nông thôn mới, tổng vốn được phân bổ cả giai đoạn là trên 87 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, cơ sở hạ tầng được đầu tư, các hoạt động hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề cho người dân được tiến hành, nhất là đối với bà con đồng bào DTTS. Cũng trong giai đoạn

2016 - 2018, các chính sách cho vay đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ưu đãi đồng bào DTTS với tổng vốn giải ngân là trên 94 tỷ đồng/4.038 lượt hộ vay. Chính sách ưu tiên tạo điều kiện để tất cả các hộ nghèo, cận nghèo khi có nhu cầu đều có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay kịp thời được xem là động lực giúp bà con vươn lên thoát nghèo…

Theo ông Lê Chí Quang Minh, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 37,4 triệu đồng/người/năm, tăng 1,25 lần so với năm 2015. Đến cuối năm 2018, có 99,8% dân số sử dụng điện lưới quốc gia, 97% dân số dùng nước sạch hợp vệ sinh, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 87,8%. Cũng tính đến thời điểm trên, Lạc Dương cơ bản xóa hết nhà tạm. Những kết quả trên có được bởi trong giai đoạn 2016 - 2018, huyện này đã lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau để thực hiện chính sách hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà ở theo Quy định 33 về chính sách hỗ

trợ nhà ở đối với hộ nghèo. Theo đó, đã có 41 căn nhà được xây mới hoặc sửa chữa cho bà con DTTS.

Hiện nay, bà con DTTS đã biết chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, đầu tư sản xuất, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ông Bùi Quốc Huân - Bí thư Đảng ủy xã Đạ Sar cho biết: Trên địa bàn xã có trên 1.031 ha là các tiểu khu sản xuất nông nghiệp trong nhà lưới, nhà kính. Diện tích này kéo dài từ đầu khu vực Thái Phiên (Phường 12, TP Đà Lạt) đến cầu Đạ Sar. Trong đó, trên 31 ha của bà con DTTS. Còn tại xã Đa Nhim, hiện toàn xã có khoảng 200 ha sản xuất trong nhà kính, nhà lưới. Trong đó, có 50 ha của bà con người Kinh, 20 ha của bà con DTTS…

Các chính sách hỗ trợ bà con phát triển kinh tế đã giúp nhiều hộ gia đình DTTS vươn lên, trong đó có chị Rô Bên - một trong những hộ sản xuất giỏi ở Đạ Sar, đồng thời là chủ vựa thu mua rau tại khu vực này. Nhận thấy bà con đủ sức

Hiện nay, nhiều bà con vùng DTTS đã là công nhân vững tay nghề của nhiều doanh nghiệp chọn Lạc Dương để đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: N.Ngà

sản xuất nhiều nhưng ngại làm vì trong xã không có nơi tiêu thụ, nên chị Rô Bên muốn trở thành điểm thu mua cho bà con. Để có được kỹ năng phân loại rau, chị Rô Bên đã kiên nhẫn ra vựa rau ở Đà Lạt học nghề thông qua việc xin làm không công cho vựa nhiều tháng trời. Sau khi kỹ năng phân loại đã đạt chuẩn, chị mạnh dạn đề nghị và được chính quyền địa phương tạo nhiều điều kiện để mở điểm thu mua rau. Sau khi phân loại bước 1, chị Rô Bên chở rau ra nhập cho vựa rau ở Đà Lạt. Trung bình mỗi ngày có hàng trăm ký rau các loại được chị Rô Bên thu mua và thuê xe tải chở ra Đà Lạt đều đặn. Bên cạnh đó, chị Rô Bên còn có vai trò kết nối các thương lái vùng xa với bà con nông dân.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng trong huyện vẫn còn rất rõ ràng. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan là một số hộ bà con DTTS thiếu đất sản xuất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo hay thiếu lao động. Tuy nhiên, chủ yếu do yếu tố chủ quan, nhiều hộ thiếu ý chí nỗ lực vươn lên, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Trần Công Chánh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương khẳng định: “Đầu tư phát triển vùng DTTS là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nhằm thúc đẩy sự phát triển của địa phương, đồng thời cũng đảm bảo ổn định xã hội. Sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương rất quan trọng nhưng yếu tố quyết định đến sức phát triển trong vùng đồng bào DTTS vẫn chính là sự nỗ lực tự vươn lên của bà con. Và sự nỗ lực ấy chỉ có được khi bà con nhận thức đúng, hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cả khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế. Bởi vậy hệ thống chính trị từ huyện đến xã phải gần dân, sát dân để bà con tin, hiểu và nỗ lực”. N.NGÀ

... Chính quyền phòng ngừa, giải quyết, xử lý điểm nóng trong tình hình hiện nay; Xây dựng văn hóa công sở và quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ; Công tác đánh giá và bổ nhiệm cán bộ của Đảng trong

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức... TIẾP TRANG 1

Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thành phố Đà Lạt, công tác an sinh xã hội luôn được thành phố chú trọng và nhận được sự hưởng ứng tích cực trong Nhân dân. Cụ thể, thời gian qua, Nhân dân thành phố Đà Lạt đã ủng hộ trên 776 triệu đồng vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng 35 căn nhà tình nghĩa với tổng trị giá 735 triệu đồng. Sau khi MTTQ phát động ủng hộ “Quỹ ủng hộ Trường Sa”, Nhân dân đã đóng góp trên 1 tỷ đồng vào quỹ, đạt trên 220% chỉ tiêu. MTTQ thành phố và các cơ quan liên quan đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà 1 gia đình chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa có người thân đang sinh sống tại thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, Nhân dân Đà Lạt còn đóng góp trên 840 triệu đồng cùng Nhân dân cả nước ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra.

N.THU

Đà Lạt đóng góp trên 1 tỷ đồng cho “Quỹ ủng hộ Trường Sa”

tình hình hiện nay - một số gợi ý đối với địa phương; Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp gắn với xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính. Đồng thời là các nội

tới; Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam theo hướng hiện đại…

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo. Lớp bồi dưỡng được tổ chức nhằm giúp các đồng chí lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh được củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức; cập nhật thông tin, kiến thức mới cùng các kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn. Qua đó, để đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới…

DUY DANH

dung về Phát huy vai trò kinh tế tư nhân; Phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay và giải pháp thực hiện trong thời gian

Các đại biểu và học viên tham dự Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Page 5: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

5 THỨ TƯ 8 - 5 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đối với các thành viên CLB Anh văn của Trường THPT Đức Trọng, bất kỳ

buổi sinh hoạt nào của CLB cũng diễn ra rất sôi động, vì với khoảng hơn 2,5 tiếng đồng hồ, các em gồm 3 khối lớp 10, 11 và 12, có cùng chung đam mê môn Tiếng Anh sẽ có khoảng thời gian rất bổ ích. Trước tiên, các em sẽ phân nhóm một cách ngẫu nhiên, rồi đến việc chọn slogan cho nhóm và sau đó là các trò chơi (có thể là trò chơi đoán ô chữ, giải câu đố) để vận dụng cùng lúc các kỹ năng nghe, nói, đọc viết. Cuối buổi sẽ là phần thuyết trình về chủ đề của buổi sinh hoạt hôm đó; những thuận lợi, bất lợi của vấn đề đó… Lê Thị Phương Nhi (lớp 12 A1, thành viên của CLB Anh văn, và em cũng vừa đoạt giải nhì cuộc thi hùng biện tiếng Anh do Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức, hồ hởi cho biết: “Em rất thích bộ môn Tiếng Anh, vì vậy em đã đăng ký tham gia CLB Tiếng Anh

Hiệu quả từ các câu lạc bộ đội, nhómNhững năm gần đây, Trường THPT Đức Trọng (huyện Đức Trọng) đã chú trọng phát triển mô hình câu lạc bộ (CLB) đội, nhóm để học sinh trong trường có cùng sở thích đăng ký tham gia. Đây là cơ hội giúp các em rèn luyện kỹ năng, tích lũy kiến thức ngoài sách vở.

ngay từ khi mới vào học lớp 10. CLB sinh hoạt một tháng một lần vào thứ bảy nhưng đã giúp ích cho tụi em rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất nhiều. Đây cũng là cơ hội để tụi em cùng gặp gỡ, giao lưu, có thêm những kỹ năng mà không sách vở nào có thể dạy được”. Nói thêm về CLB này, thầy giáo Nguyễn Quỳnh Việt Trương - giáo viên Tiếng Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Trường THPT Đức Trọng, đồng thời cũng là Chủ nhiệm CLB Tiếng Anh và CLB Nốt nhạc học đường cho biết: “Đối với CLB Anh văn, chúng tôi đã mạnh dạn đưa cho các em chủ đề của các buổi sinh hoạt, từ đó, các em tự dựng nội dung cụ thể, kịch bản chi tiết chương trình và trao đổi lại với chúng tôi trước

khi thực hiện. Thậm chí, các em còn tự tổ chức, làm MC chủ đề đó. Năm nay khác với mọi năm là CLB Tiếng Anh kết hợp với tất cả các giáo viên bộ môn Tiếng Anh nên mỗi lần sinh hoạt CLB luôn có thêm 2 giáo viên trong tổ Anh văn cùng tham dự và hỗ trợ, hướng dẫn, định hướng cho các em bất cứ lúc nào các em cần. Sau đó, chúng tôi đều có một buổi họp ngắn giữa các thành viên chủ chốt trong CLB nhằm giúp buổi sinh hoạt tiếp theo có thể tiến hành tốt hơn. Ngoài em Phương Nhi, thành viên CLB vừa đoạt giải cao tại cuộc thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh vào tháng 3 vừa qua thì trước đó, cũng đã có rất nhiều thành viên của CLB đã tham gia vào các cuộc thi học sinh giỏi các cấp và đoạt các giải cao”.

Cùng với CLB Anh văn thì CLB Nốt nhạc học đường cũng là một trong những CLB hoạt động hiệu quả thời gian qua. CLB này tập hợp các em có cùng sở thích, đam mê và quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của mình. CLB được chia thành 4 nhóm, gồm Ghi ta, Hát, Sáo và Nhảy. “Ngoài nhóm Nhảy hoạt động đều đặn trong tuần thì các nhóm còn lại sinh hoạt một tháng/lần. Nhiều thành viên trong CLB này cũng đã tham gia các hội thi văn nghệ do Huyện đoàn hoặc Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức và đoạt giải cao. Mới đây nhất, các em đã giành các giải nhất, nhì và khuyến khích trong Hội thi Tìm kiếm Tài năng do Hội LHTN huyện Đức Trọng tổ chức, hay như trước đó, các em đã đoạt giải nhì toàn đoàn trong cuộc thi Giai điệu tuổi hồng được tổ chức tại TP Đà Lạt” - thầy Nguyễn Quỳnh Việt Trương cho biết thêm.

Ngoài 2 CLB trên, CLB Nghiên cứu khoa học cũng gặt hái được nhiều thành công qua các cuộc thi Intel ISEF trước đây và hiện nay, các thành viên của CLB cũng liên tục giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. CLB Thể thao như bóng đá, bóng chuyền, karatedo cũng đóng góp vào thành tích chung của thể thao nhà trường khi giành được huy chương trong các cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng. Ngoài các CLB trên thì trường còn duy trì Đội xung kích an toàn giao thông, Nhóm học tốt…

Trường THPT Đức Trọng hiện có 1.420 học sinh, với 29 lớp học. Trường được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2008, chất lượng giáo dục và nề nếp học sinh được đánh giá là một trong những trường dẫn đầu của tỉnh. Để có được kết quả trên, trong những năm qua, trường đã không ngừng đổi mới toàn diện trong giáo dục, cụ thể là đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Ngoài việc đưa vào nhà trường các phương pháp dạy học tích cực như mô hình giáo dục STEM, sơ đồ tư duy… với nhiều hình thức dạy học, hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm thì việc thành lập và hoạt động của các CLB đội, nhóm cũng là một kênh rất hữu ích để các học sinh được phát triển một cách toàn diện. “Khi học sinh có cơ hội thể hiện mình, được trui rèn thường xuyên những năng lực, sở trường thì chắc chắn những tiềm năng đó sẽ được đơm hoa, kết trái. Và không gian CLB là những môi trường lý tưởng để chắp cánh khả năng, sức sáng tạo của các em. Không những thế, khi các CLB được tiếp nối, được duy trì, phát triển, thì cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng môi trường giáo dục thực sự an toàn, thân thiện để các em thêm gắn bó với trường, lớp, bạn bè, hạn chế thời gian dư thừa hoặc sa đà vào những trò chơi, thói hư, tật xấu…” - thầy Nguyễn Quỳnh Việt Trương nói thêm.

THY VŨ

Các thành viên thuộc CLB Nghiên cứu khoa học tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học do Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức. Ảnh: T.Vũ

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có nhiều thay đổi, trong đó, nội dung thi chỉ tập trung trong

chương trình lớp 12 thay vì cả lớp 11 như năm 2018 hay bao gồm cả lớp 10, 11 và 12 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) trước đó. Cùng với việc năm nay, Bộ GDĐT quy định điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo tỷ lệ 70% điểm trung bình thi tốt nghiệp và 30% điểm trung bình cả năm học lớp 12 thay vì tỷ lệ 50:50 như mọi năm nên kết quả kỳ thi rất quan trọng. Vì vậy, công tác ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi đang được các trường THPT tập trung theo tinh thần “chuẩn kiến thức - rèn kỹ năng”.

Chủ động ôn tậpNăm học 2018 - 2019, Trường

THCS&THPT Đạ Sar (huyện Lạc Dương) có 70 học sinh ở khối 12. Tính đến thời điểm hiện tại, cả 70 học sinh đều đăng ký dự thi THPT QG 2019. Trong đó, 67 học sinh đăng ký thi tổ hợp môn Khoa học xã hội (KHXH) và 3 học sinh đăng ký thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (KHTN).

Thầy Nguyễn Song Hồ - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với trên 90% học sinh DTTS, học lực thấp hơn so với các trường vùng thuận lợi nên trường chủ động ôn tập cho các em ngay từ đầu tháng 10 của năm học. Cùng với dạy kiến thức buổi sáng, nhà trường lồng ghép việc ôn tập vào các buổi chiều trong tuần để củng cố kiến thức cơ bản cho học

Ôn tập “nước rút” cho kỳ thi quốc giaChỉ còn hơn 1 tháng nữa kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ diễn ra. Hiện các trường THPT trên toàn tỉnh đang tập trung ôn tập cũng như rèn kỹ năng làm bài thi cho học sinh lớp 12 để các em vững tin bước vào kỳ thi quan trọng này.

sinh. Công tác ôn tập được triển khai theo ba giai đoạn: từ tháng 10 đến cuối học kỳ I, từ đầu học kỳ II đến hết tháng 3 và từ tháng 4 đến trước khi kỳ thi diễn ra vài ngày.

“Cũng với thực tế trên, giai đoạn ôn tập “nước rút” được nhà trường thực hiện từ khi kết thúc năm học (đầu tháng 5) đến gần sát ngày thi. Sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học, các em sẽ ôn tập cả ngày để tổng hợp lại các kiến thức đã học”, thầy Hồ nhấn mạnh.

Là trường vùng sâu của huyện Lạc

Dương, kết quả kỳ thi THPT QG năm 2018 Trường THCS&THPT Đạ Sar đạt 96,8% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, cao hơn so với những năm học trước. Vì vậy, cả thầy và trò nhà trường đang dồn sức ôn tập để học sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi THPT QG năm nay.

Thầy Nguyễn Quốc Túy - Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT Lâm Đồng cho hay, trong đợt kiểm tra công tác ôn tập tại một số trường dịp cuối tháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua, hầu hết các

trường đều chủ động việc ôn tập cho học sinh ngay từ đầu năm học theo hình thức vừa dạy vừa ôn tập “cuốn chiếu” theo từng giai đoạn. Trong quá trình đi kiểm tra, Phòng Giáo dục Trung học tư vấn thêm những điểm mới của kỳ thi để các trường nắm và phổ biến đến giáo viên, học sinh, phụ huynh…; đồng thời, tư vấn phương pháp ôn tập hiệu quả nhất cho một số trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn hay những trường có đội ngũ giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm…

“Tập dượt” trước kỳ thiHiện tại, Trường THCS&THPT

Đạ Sar đang chuẩn bị cho học sinh bước vào kỳ thi thử đầu tiên vào trung tuần tháng 5. Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Song Hồ, nhà trường sẽ tổ chức 2 đợt thi thử để rèn kỹ năng làm bài cho học sinh cũng như giúp các em làm quen với không khí thi. Qua đó, giáo viên sẽ đánh giá lại năng lực của học sinh và có phương pháp điều chỉnh việc ôn tập phù hợp với từng đối tượng.

Để giúp học sinh làm quen với cách làm bài cũng như quy trình trong kỳ thi sắp tới, ngoài đợt kiểm tra học kỳ 2 được tiến hành như thi THPT quốc gia, trong tháng 5 và đầu tháng 6, các trường THPT trên địa bàn tỉnh tổ chức các đợt thi thử với nội dung thi, hình thức thi và quy trình thi theo đúng hướng dẫn trong quy chế thi của Bộ GDĐT.

“Việc tổ chức thi thử hầu hết được các trường thực hiện, tùy vào thực tế từng trường sẽ tổ chức một hay nhiều lần thi thử để học sinh được “tập dượt” trước kỳ thi. Trước đó, để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho học sinh, các trường đã chú trọng cho các em “tập dượt” thông qua những bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, bài thi học kỳ… Mục tiêu là để các em không chủ quan trong kỳ thi sắp tới cũng như tập huấn cho cả giáo viên và học sinh quy trình thi THPT quốc gia. Bên cạnh việc hệ thống lại kiến thức thì chuẩn bị tâm lý để học sinh tự tin bước vào kỳ thi là việc làm rất quan trọng”, thầy Túy cho biết thêm.

TUẤN HƯƠNG

Các trường THPT đang tập trung ôn tập cho học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi THPT QG sắp tới. Ảnh: T.H

Page 6: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

6 THỨ TƯ 8 - 5 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Hội LHPN Bảo Lộc đã hướng dẫn phụ nữ DTTS có đạo phát triển các mô hình trong vùng DTTS

như: Xây nhà vệ sinh, bể chứa nước ở Nausri, Lộc Nga; mô hình tổ phụ nữ góp vốn với 120 triệu đồng cho 42 chị ở thôn Đạ Nghịch vay phát triển nghề dệt thổ cẩm... Hiện có 191 hội viên phụ nữ theo đạo Tin lành sống ở 2 buôn DTTS là Tổ 9, phường Lộc Sơn và Nausri. 114 chị em đã được Hội hỗ trợ vay vốn với số tiền 3,6 tỷ đồng và Hội phối hợp tổ chức 5 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 151 chị có đạo Tin lành tham gia; 5 lớp dạy nghề cho phụ nữ, giới thiệu việc làm cho 176 phụ nữ DTTS. Từ các nguồn vốn vay và các mô hình hiệu quả, nhiều phụ nữ DTTS có đạo Tin lành vươn lên phát triển kinh tế gia đình khá giả như: Chị Ka Nhên, Ka Rế, Ka Êu, Ka Mon…

Đến nay, Hội Phụ nữ xã Lộc Nga có 87% hộ đạt gia đình 5 không, 3 sạch; Lộc Sơn đạt 95%; tỉ lệ BHYT cho phụ nữ DTTS ở Tổ 9 Lộc Sơn đạt 100% - chi hội đang triển khai xây dựng Chi hội phụ nữ DTTS kiểu mẫu 5 không, 3 sạch. Thôn Nausri có 90% hộ đạt gia đình 5 không, 3 sạch. Hội vận động trao 35 suất học bổng và 247 suất quà trị giá 28,7 triệu đồng, tặng 39 áo len cho phụ nữ và trẻ em nghèo DTTS trên địa bàn. Thực hiện chương trình kết nghĩa nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào phụ nữ trong vùng DTTS, tôn giáo: Hội Phụ nữ Công an kết nghĩa với buôn B’Lao SRê; Hội LHPN TP Bảo Lộc và Hội LHPN xã Lộc Thanh kết nghĩa với Chi hội Nausri; Hội LHPN Lộc Phát kết nghĩa với Chi hội Nga Sơn; Hội LHPN xã Đại Lào kết nghĩa với Chi hội Đạ Nghịch; Hội LHPN Phường 1 và Phường 2

Bảo Lộc phát triển phong trào phụ nữ vùng dân tộc - tôn giáoThành phố Bảo Lộc là địa phương có đông đồng bào theo đạo và các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Bảo Lộc có 165 chi, 638 tổ hội với 21.884 hội viên, đã xây dựng củng cố tổ chức Hội trong vùng dân tộc, tôn giáo với tổng số hội viên phụ nữ tôn giáo là 14.509 hội viên; hội viên phụ nữ DTTS có 536 hội viên.

Giờ ra chơi của trẻ em vùng DTTS ở Trường Mầm non xã Tà Nung. Ảnh: An Nhiên

kết nghĩa với buôn Sôven…Các cấp Hội biểu dương 8 gương phụ nữ

DTTS và 4 tập thể có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước như: Chi hội phụ nữ thôn Nausri; cá nhân chị Ka Thuyền, chị Ka Dim (Chi hội thôn Nausri, Lộc Nga); chị Nông Thị Lan (Chi hội 19, Phường 2); chị Ka B’Rếu (Chi hội thôn Sôven - B’Lao); chị Ka Mom (Chi hội Tổ 9 Lộc Sơn); chị Ka Thuyên (Chi hội Đạ Nghịch - Lộc Châu).

Hội vận động hội viên xây dựng 2 mái ấm tình thương cho phụ nữ DTTS nghèo xã Lộc Nga. Tỉ lệ hộ nghèo trong các buôn DTTS có đạo Tin lành khảo sát năm 2018 ở Lộc Nga là 0,63%; Lộc Sơn 0,41%; thôn Nausri - xã Lộc Nga còn 3 hộ nghèo; Tổ 9, phường Lộc Sơn không còn hộ DTTS nghèo; có 24 hộ DTTS thoát nghèo...

Các cơ sở Hội tranh thủ ý kiến của các vị chức sắc, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền một số nội dung hoạt động của Hội đến hội viên phụ nữ DTTS có đạo; hàng năm tổ chức các hoạt động giao lưu sinh hoạt, tuyên truyền Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, các đề án hỗ trợ kiến thức, tạo sự đoàn kết, chia sẻ, gắn bó giữa các chi hội của xã, phường với phụ nữ DTTS theo đạo. Vận động sự hỗ trợ của các chức sắc tôn giáo, tín đồ tôn giáo trong hoạt động từ thiện giúp hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt thôn Nausri có 47 chị, Tổ 9, phường Lộc Sơn 4 chị; hội viên cốt cán 330 chị, trong đó hội viên cốt cán theo đạo Tin lành là 4 chị; có 3 chị hội viên phụ nữ tham gia Ban chấp sự; 3 phụ nữ theo đạo Tin lành là đảng viên.

Từ kết quả hoạt động phong trào phụ nữ trong vùng DTTS, tôn giáo đã đóng góp vào kết quả chung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hội viên phụ nữ DTTS, tôn giáo, góp phần trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của TP Bảo Lộc.

Hội đã tổ chức 3 lớp tập huấn về Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho 180 phụ nữ DTTS ở Lộc Châu, B’Lao, Lộc Nga; 1 lớp tập huấn Luật An toàn giao thông cho hội viên phụ nữ Tổ 9, phường Lộc Sơn; vận động hội viên phụ nữ DTTS có đạo tham gia thực hiện 4 phẩm chất “Phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; triển khai phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, các đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”,… đến hội viên phụ nữ DTTS.

Đồng thời, Hội hỗ trợ phụ nữ DTTS, tôn giáo tham gia phát triển kinh tế gia đình với tổng vốn dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội 6,85 tỷ đồng đã giúp cho 180 phụ nữ DTTS vay vốn sản xuất.

Điển hình phường Lộc Sơn có 6 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn, Hội hỗ trợ hội viên phụ nữ DTTS phát triển kinh tế gia đình với nguồn vốn của Tổ 9 dư nợ 1,3 tỷ đồng giúp cho 34 chị vay, trong đó có 18 phụ nữ DTTS vay 643 triệu đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Hội phối hợp tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật cho 25 chị và giới thiệu việc làm cho 5 chị. Xây dựng các mô hình như: Phụ nữ DTTS giúp nhau; Hũ gạo tình thương hàng tháng góp 10 kg gạo giúp cho chị Ka Seng; mô hình tiết kiệm có 13 chị tham gia mỗi tháng đóng 1 triệu đồng giúp cho chị Ka Nhên xây dựng được nhà đẹp, khang trang...

Ngoài ra, Hội Phụ nữ Lộc Sơn phối hợp với MTTQVN phường rà soát sửa chữa, xây dựng 4 nhà tình thương cho 4 chị với số tiền 70 triệu đồng; xây dựng các mô hình “Đồng bào dân tộc tự phòng tự quản bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ môi trường”; “Camera an ninh”, trong đó chi hội phụ nữ làm nòng cốt. Hàng năm, Hội tổ chức hoạt động giao lưu kết nghĩa với phụ nữ xã ĐamBri và phụ nữ Công an với Chi hội phụ nữ DTTS Tổ 9, phường Lộc Sơn. Hoạt động kết nghĩa đã duy trì được 4 năm, mỗi năm chương trình giao lưu tặng học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học, tặng quà cho các chị hội viên khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động phát triển phong trào Hội.

AN NHIÊN

2 khách hàng của Agribank Chi nhánh Lâm Đồng II được chi trả Bảo hiểm Bảo an tín dụng

Vừa qua, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) - Chi nhánh Đăk Lăk đã phối hợp với Agribank Chi nhánh Lâm Đồng II tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng cho 2 khách hàng là ông Trần Văn Cung và ông K’Nô, với tổng số tiền 142 triệu đồng.

Khách hàng Trần Văn Cung (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc) vay vốn tại Agribank Phòng giao dịch Lộc Phát - Chi nhánh Nam Lâm Đồng (thuộc Agribank Lâm Đồng II) và tham gia Bảo hiểm Bảo an tín dụng từ năm 2016 đến năm 2018, không may bị bệnh hiểm nghèo qua đời. Gia đình ông Cung được nhận 100% số tiền bảo hiểm là 91 triệu đồng, trong đó quyền lợi bảo hiểm chính 90 triệu đồng, chi hỗ trợ mai táng phí 1 triệu đồng.

Khách hàng K’Nô (xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh) vay vốn tại Agribank Chi nhánh Hòa Ninh (thuộc Agribank Lâm Đồng II) và tham gia Bảo hiểm Bảo an tín dụng từ năm 2017 đến năm 2018, cũng bị tử vong do bệnh hiểm nghèo, được chi trả 100% số tiền bảo hiểm là 51 triệu đồng, trong đó, quyền lợi bảo hiểm chính 50 triệu đồng, chi hỗ trợ mai táng phí 1 triệu đồng.

“Bảo an tín dụng” là sản phẩm bảo hiểm của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) cho khách hàng vay vốn tại Agribank. Trường hợp khách hàng vay vốn được bảo hiểm không may gặp rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoàn trả vốn vay thì ABIC thay người vay trả nợ cho Agribank, mức tham gia bảo hiểm tối đa lên đến 300 triệu đồng. Sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC thiết thực, bởi một mặt giảm gánh nặng khoản vay cho khách hàng và người thân; một mặt giúp Agribank thu hồi được vốn vay khi chẳng may khách hàng vay vốn bị rủi ro ngoài ý muốn.

PHẠM LÊ

Gia đình ông Cung nhận quyền lợi Bảo an tín dụng.

ĐAM RÔNG: Xây dựng 16 đội hình thanh niên xung kích bảo vệ môi trường

ĐÀ LẠT: Nhân dân cung cấp trên 5.000 nguồn tin tố giác tội phạm

Theo tổng hợp của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Đà Lạt, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Toàn dân đoàn kết tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm”, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ dân phố đã nhận cảm hóa, giáo dục 1.377 đối tượng. Qua cảm hóa, giáo dục

đã góp phần giúp đỡ, nâng cao nhận thức, giúp cho 548 đối tượng tiến bộ hơn và tái hòa nhập cộng đồng, tu chí làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

Đặc biệt, phát huy tinh thần trách nhiệm trong giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Nhân dân Đà Lạt đã cung cấp trên 5.000 nguồn tin tố giác

tội phạm trong 5 năm gần đây cho lực lượng công an. Trong đó, có 1.900 nguồn tin có giá trị, góp phần tích cực để lực lượng chức năng điều tra, xử lý được 797 vụ, đã bắt và xử lý vi phạm 1.900 đối tượng. Đây là những nguồn tin rất có giá trị và được ngành chức năng, chính quyền thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

NGUYỆT THU

Nhằm phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, Huyện đoàn Đam Rông đã triển khai xây dựng 16 đội hình thanh niên xung kích bảo vệ môi trường tại địa bàn khu dân cư, mỗi xã có 2 đội hình, mỗi đội hình có 15 thành viên là lực lượng đoàn viên, thanh niên có lòng nhiệt huyết, năng động và có kiến thức về môi trường.

Đội hình thanh niên xung kích bảo vệ môi trường có nhiệm vụ: Dọn dẹp vệ sinh môi trường tại các tuyến đường nơi cư trú; tuyên truyền cho mọi người dân bỏ rác đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh, cũng như vận động Nhân dân ký cam kết không vứt rác bừa bãi hai bên đường; đồng thời, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy đảng, chính quyền địa phương hoàn thiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

LÊ TUẤN

Page 7: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

7 THỨ TƯ 8 - 5 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Phường 1, hiện có diện tích tự nhiên khoảng 176 ha với trên 12 ngàn người đang sinh sống. Trong đó,

có khoảng 2.700 hộ thường trú, 409 hộ tạm trú, 515 hộ dân tộc chủ yếu là người Hoa với 500 khẩu, còn lại số ít là người K’Ho, Chăm, Tày, Thái…; có 2 cơ sở tôn giáo là Nhà thờ Tin lành và Tòa Giám mục.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Phường 1 đã phối hợp chính quyền và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện các nội dung cuộc vận động theo hướng dẫn của tỉnh và thành phố Đà Lạt. Trong đó, lựa chọn xây dựng mô hình điểm thực hiện cuộc vận động vào chương trình thống nhất hành động hàng năm, đồng thời tổ chức phát động thi đua với các nội dung trọng tâm đến Ban công tác Mặt trận các tổ dân phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Sau khi phường phát động và ký kết giao ước thi đua thì các tổ dân phố cũng tổ chức phát động thi đua tại khu dân cư với sự chứng kiến tham dự của đại diện cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban ngành, đoàn thể, tạo khí thế thi đua sôi nổi.

Từ đặc điểm của địa phương, Nhân dân Phường 1 đã tích cực hưởng ứng và xây dựng khu dân cư với nhiều mô hình điểm như: “Khu dân cư đảm bảo an toàn giao thông”, “Khu dân cư bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”, “Khu dân cư kiểu mẫu gắn với xây dựng đô thị văn

Là phường giữ vị trí trung tâm của TP Đà Lạt, việc xây dựng một nếp sống văn minh, thân thiện luôn là yêu cầu, nhiệm vụ của cán bộ và Nhân dân Phường 1. Chính vì vậy, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được phát động và triển khai trong thời gian qua đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân, từng

bước góp phần xây dựng thành phố Festival hoa Đà Lạt ngày càng thân thiện, văn minh, hiện đại.

UBMTTQVN tỉnh kịp thời tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Ảnh: N.Thu

minh”... MTTQ phường đã vận động Nhân dân hưởng ứng cuộc thi Xanh - sạch - đẹp do MTTQ thành phố phát động. Và vào các ngày chủ nhật xanh đều nhận được sự tham gia tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Mỗi tháng 2 lần, chọn những điểm đen hay tập kết rác thải, phế liệu, vật liệu xây dựng để thu gom xử lý. Ngoài ra, MTTQ phường còn tích cực vận động Nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan thành phố sạch đẹp; thực hiện nghiêm việc bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không đổ nước thải ra đường, không lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán; trưng biển quảng cáo, bán hàng đúng kích cỡ, màu sắc theo quy định, đảm bảo mỹ quan đô thị. Là nơi tập trung đông dân cư và thu hút du khách đến tham quan nghỉ dưỡng, Phường 1 đã thường xuyên vận động các hộ tiểu thương, hộ kinh doanh mặt hàng ăn uống thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được phát động triển khai mạnh mẽ trong toàn tỉnh, toàn thành phố, trong đó Phường 1, TP Đà Lạt là đơn vị được triển khai khá tốt, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Kết cấu cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường được đầu tư tôn tạo, nâng cấp thêm ngày càng khang trang, sạch đẹp. Qua đó, ý thức cộng đồng, trách nhiệm với nơi mình đang sống, tinh thần đoàn kết, gắn bó trong Nhân dân ngày càng được vun đắp, phát huy. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở đảng

ngày càng được nâng cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường. Phương thức hoạt động của MTTQ phường ngày càng được đổi mới theo hướng gần dân, sâu sát cơ sở, lấy địa bàn dân cư làm trọng tâm để phối hợp triển khai các phong trào thi đua yêu nước.

Trao đổi về việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Chủ tịch UBMTTQ Phường 1 cho biết: Việc thực hiện mô hình từ tổ dân phố đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, tính tích cực, tính sáng tạo đã được phát huy, từ đó huy động được nguồn lực từ Nhân dân tham gia xã hội hóa trên tất cả các lĩnh vực dưới sự hướng dẫn, điều hành của Nhà nước. Qua phát động thi đua còn tạo nên nhiều mô hình mới, điển hình mới; nhiều tấm gương tận tình, trách nhiệm với cộng đồng được phát hiện, nhân rộng, tạo nên cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Đặc biệt, chúng tôi luôn duy trì và giữ gìn nét đẹp của người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”, vận động tiểu thương, hộ gia đình thể hiện nét văn hóa người Đà Lạt, cùng xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, thực hiện niêm yết giá đúng quy định, không chặt chém, chèo kéo khách, làm phiền lòng khách du lịch. Và hướng đến xây dựng Đà Lạt thực sự là nơi đáng sống, là thành phố Festival hoa đáng tự hào, trân trọng, gìn giữ, để lại tình cảm cho du khách gần xa luôn nhớ đến và muốn đến Đà Lạt.

NGUYỆT THU

HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQVN TỈNH LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024:

Đi đầu trong thực hiện đô thị văn minh

7 tỷ đồng đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Di Linh

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm Giáo dục

nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Di Linh. Theo đó, Dự án Trung tâm Giáo

dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Di Linh có qui mô tổng diện tích trên 6.024 m2 gồm các hạng mục: sân đào tạo lái

xe với diện tích 5.820 m2, phòng chờ diện tích 161 m2, nhà bảo vệ 43,56 m2. Ngoài các

hạng mục nói trên, dự án còn có hệ thống cổng, hàng rào, hệ thống điện chiếu sáng

ngoài trời, kè đá, san gạt mặt bằng... với tổng kinh phí đầu tư 7 tỷ đồng.

Được biết, đây là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh bổ sung giai đoạn trung hạn

2017 - 2020 và được thực hiện trong thời gian hai năm (2019 - 2020), với mục tiêu

nhằm đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục

thường xuyên huyện Di Linh để đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hoạt động giáo dục, đào

tạo nghề trên địa bàn huyện. LAM PHƯƠNG

526 ha hoa cúc bị nhiễm bệnh sọc thân

ĐAM RÔNG: 1,5 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho gần 1.300 đối tượng bảo trợ xã hội

4 tháng đầu năm 2019, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đam Rông đã phối hợp với Bưu điện huyện thực hiện

chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho gần 1.300 đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn, với

tổng số tiền 1,5 tỷ đồng. Theo quy định, các đối tượng được thụ hưởng trợ cấp được Nhà

nước hỗ trợ 270 nghìn đồng/người/tháng, qua đó góp phần cải thiện cuộc sống cho các

đối tượng bảo trợ xã hội. Được biết, việc chi trả tiền trợ cấp cho các

đối tượng bảo trợ xã hội thông qua hệ thống bưu điện, nhằm làm giảm áp lực công việc cho cán bộ làm công tác lao động - thương

binh và xã hội cấp xã, cấp huyện; đồng thời, góp phần cải cách thủ tục hành chính và

tăng cường tuyên truyền chế độ, chính sách cho các đối tượng và Nhân dân.

LÊ TUẤN

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa kiểm tra, xác định trên địa bàn huyện Lạc Dương, huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt có 526 ha hoa cúc bị

nhiễm bệnh sọc thân, chiếm 38,4% tổng diện tích gieo trồng.

Tỷ lệ bệnh sọc thân gây hại hoa cúc trung bình từ 25 - 50%. Cụ thể, các mức độ

nhiễm nặng, nhẹ, trung bình với lần lượt diện tích 68 ha, 312 ha và 146 ha. Trong

đó, nông dân đã nhổ bỏ toàn bộ khoảng 2,5 ha bị nhiễm nặng.

Nguyên nhân bệnh sọc thân hoa cúc phát sinh nhanh là do thời tiết nắng nóng, tạo môi trường thuận lợi cho bọ phấn, bọ trĩ

chích hút làm môi giới truyền bệnh. Để hạn chế bệnh sọc thân hoa cúc lây

lan trên các địa bàn nói trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến

cáo nông dân chọn cây giống từ vườn ươm đã công bố tiêu chuẩn chất lượng, sử dụng lưới ngăn côn trùng, bẫy dính

màu xanh, màu vàng tiêu diệt bọ phấn, bọ trĩ trong khu vườn sản xuất, tăng sức đề

kháng của cây bằng thuốc Supersin 50WP (Ningnanmycin 50gr/kg) với liều lượng

theo hướng dẫn sử dụng… VŨ VĂN

Phát triển Đảng... TIẾP TRANG 2

... và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới là đoàn viên, thanh niên được Đảng ủy và các tổ chức cơ sở đảng quan tâm chú trọng.

Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn viên, thanh niên thời gian qua, theo đánh giá của Đoàn Khối Doanh nghiệp vẫn chưa đạt so với yêu cầu. Rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, đã được

phân tích, rút kinh nghiệm. Mục tiêu đặt ra trong năm 2019 là, Đoàn Khối phải giới thiệu 180 đoàn viên ưu tú, kết nạp khoảng 80 đảng viên là đoàn viên. Và để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm làm tốt hơn nữa công tác phát triển đảng viên trẻ tại các loại hình doanh nghiệp trong thời gian tới, Đoàn Khối Doanh nghiệp yêu cầu các tổ chức đoàn cần đổi mới nội dung phương thức hoạt động nhằm tập hợp thanh niên. Bên cạnh đó, làm tốt

công tác tạo nguồn, giới thiệu quần chúng ưu tú có phẩm chất đạo đức, có trình độ và năng lực chuyên môn. Song song đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ hơn nữa ý nghĩa, mục đích của việc xây dựng tổ chức đoàn tại doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết để góp phần xây dựng tổ chức Đảng và doanh nghiệp vững mạnh.

NGUYÊN THI

Page 8: Giảm số lượng, tăng chất lượng - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29794_baolamdong_ngay_8_5_2019.pdf · giản và các đơn vị sự nghiệp công

8 THỨ TƯ 8 - 5 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Quốc Hưng và bà Trần Thị Thanh Tâm, với những thông tin cụ thể như sau;

+ Thửa đất số 189, diện tích: 1.486m2

+ Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN).Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.Tở bản đồ số: 01Giấy CNQSD đất số hiệu: AM 890456, số vào sổ cấp giấy: H02674/QSDĐ của

bà Trần Thị Hương do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 14/08/2008.Năm 2012; bà Trần Thị Hương sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Vũ Quốc

Hưng và bà Trần Thị Thanh Tâm nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao GCN số hiệu AM 890456 cho ông Vũ Quốc Hưng và bà Trần Thị Thanh Tâm quản lý và sử dụng;

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo bà Trần Thị Hương ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông. Nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Vũ Quốc Hưng và bà Trần Thị Thanh Tâm tại thửa đất nêu trên.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương thông báo trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện việc chuyển nhượng theo quy định pháp luật của bà Hoàng Thị Tốt chuyển cho ông Nguyễn Quang Đức. Địa chỉ: xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Bà Hoàng Thị Tốt được UBND huyện Đơn Dương chấp thuận cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Quang Đức theo Quyết định số 65/QĐ-UB ngày 5/3/1998 thuộc thửa 329, tờ bản đồ 14, xã Ka Đô, tổng diện tích 2.656 m2 (100 m2 đất ONT + 2.556 m2 đất HNK).

Trong quá trình sang nhượng, hai bên chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và đăng ký kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ năm 1998, hiện ông Nguyễn Quang Đức đang giữ quyết định chuyển QSD đất và đăng ký cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất nêu trên.

Sau thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo này, nếu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương không nhận được thông tin nào từ bên thứ ba và/hoặc không phát sinh tranh chấp, khiếu nại nào liên quan đến quyết định giao đất nói trên và thửa 329, tờ bản đồ 14, xã Ka Đô, tổng diện tích 2.656 m2 (100 m2 đất ONT + 2.556 m2 đất HNK). Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho UBND huyện Đơn Dương cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu cho ông (bà) Nguyễn Quang Đức (vợ Nguyễn Thị Lan) theo quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

THÔNG BÁO

Ngày 20 tháng 3 năm 2019, UBND tỉnh Lâm Đồng có ban hành Quyết định số 618/QĐ-UBND cho phép thành lập Văn phòng Công chứng Phạm Lan Anh và ngày 25 tháng 4 năm 2019, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng số 04/TP-ĐKKD.

Văn phòng công chứng Phạm Lan Anh có trụ sở tại 40 Lâm Viên (Khóm Vạn Thành), Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Văn phòng công chứng Phạm Lan Anh do 2 công chứng viên hợp danh thành lập, cụ thể như sau:

Bà: Phạm Lan Anh: Chức vụ Trưởng Văn phòng - Công chứng viên hợp danh - Quyết định bổ nhiệm Công chứng viên số 1135/QĐ-BTP ngày 21/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bà: Huỳnh Thị Bích Đào - Công chứng viên hợp danh - Quyết định bổ nhiệm số 2813/QĐ-BTP ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Như vậy, Văn phòng công chứng Phạm Lan Anh đã đủ cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Dự kiến Văn phòng sẽ hoạt động vào ngày 3/5/2019. Trân trọng!

Thành lập Văn phòng công chứng Phạm Lan Anh

THÔNG BÁO“V/việc truy tìm chủ sở hữu phương tiện

vi phạm hành chính”(Lần: 1)- Căn cứ Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012

của Quốc hội; - Căn cứ Nghị định 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ qui định

về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Hiện nay, công an huyện Đơn Dương đang tạm giữ 271 xe mô tô vi phạm hành chính năm 2016 đến 31/12/2017. Đến nay người vi phạm, người sở hữu hợp pháp không đến xử lý hoặc không xuất trình được các loại giấy tờ theo qui định của pháp luật (có danh sách kèm theo).

Nay, Công an huyện Đơn Dương thông báo: Ai là chủ sở hữu, người vi phạm sử dụng các phương tiện trên, trong thời hạn 30 kể từ ngày ra thông báo, liên hệ với cơ quan chúng tôi theo địa chỉ: Số 12 Trần Phú, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng để được hướng dẫn thủ tục giải quyết; SĐT: 02633.529.559

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, nếu không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì những phương tiện được thông báo sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.

TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN

Trân trọng kính mời các văn nghệ sĩ, nhà báo, những người yêu nhiếp ảnh và công dân Lâm Đồng tham dự “Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2019, chủ đề Lâm Đồng đổi mới và phát triển”. Đề tài tự do, ảnh dự thi là ảnh đơn dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh định dạng jpg, độ phân giải 300 dpi, kích thước chiều dài tối thiểu 3.000 pixel, tối đa 7.000 pixel, dung lượng không quá 6Mb, không hạn chế số lượng ảnh dự thi. Tác giả xem Thể lệ và tự tải ảnh dự thi lên trang Web: www.anhnghethuatlamdong.com. Nhận File ảnh: từ ngày 15/4 - 15/5/2019. Chấm ảnh online (Vòng 1): từ ngày 17/5 - 19/5/2019. Ban Tổ chức, công bố trên Web Cuộc thi và thông báo đến từng tác giả phóng ảnh (cỡ 30cm x 45cm ), gửi về Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng (2 Nguyễn Du, Đà Lạt) trước ngày 25/5/2019. Chấm ảnh giấy công khai (Vòng 2): 8 giờ ngày 3/6/2019 tại Trung tâm Văn hóa TP Bảo Lộc. Khai mạc Triển lãm và trao giải: 9 giờ 30’ ngày 4/6/2019 tại Trung tâm Văn hóa TP Bảo Lộc, triển lãm kéo dài đến hết ngày 10/6/2019.

Hân hạnh phục vụ và đón tiếp quý vị! BAN TỔ CHỨC Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Lâm Đồng 2019

KÍNH MỜI THAM DỰ“Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Lâm Đồng 2019”

THÔNG BÁO GIẢI THỂ

Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Đường Đà LạtĐịa chỉ: 73/17 Phan Chu Trinh - Phường 9 - Đà Lạt - Lâm ĐồngMã số doanh nghiệp: 5800830792Đại diện pháp luật: Tạ Thị Bích Vân Lý do giải thể: Kinh doanh không hiệu quảCông ty đang tiến hành thủ tục giải thể. Trong thời gian 30

ngày, kể từ ngày đăng bố cáo, yêu cầu các đơn vị, cá nhân đến giải quyết mọi vấn đề có liên quan. Quá thời hạn trên, công ty không chịu trách nhiệm về mọi khiếu nại sau này.