28

Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,
Page 2: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong soá naøy

4-5 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

21-21 Ý TƯỞNG - GIẢI PHÁP

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

22-26 TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

27 VĂN BẢN MỚI

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6-20 CHUYÊN ĐỀ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNGTRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ

Ngành Cơ khí khẳng định năng lực

Giới thiệu công cụ cải tiến liên tục - Kaizen.

Ngành Cơ khí cần có “bà đỡ” để phát triển.Áp dụng các hệ thống quản lý hiện đại, nâng caonăng suất chất lượng ngành Cơ khí.EMTC: Đầu tư thiết bị, công nghệ nâng cao chấtlượng sản phẩm.Viện IMI: Chuyển cơ chế, gắn sản phẩm khoa họcvà công nghệ với thị trường.Viện Nghiên cứu Cơ khí: Nội địa hóa cơ khí cáccông trình trọng điểm quốc gia.Tìm lời giải cho sự thành công của một thươnghiệu.VEAM: Hiệu quả từ việc áp dụng các hệ thốngquản lý chất lượng phù hợpCông ty Cổ phần Cơ khí Đúc Việt Nam: Hàmlượng công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm.

Phục hồi gối đỡ ba bít tua bin trong các nhà máynhiệt điện đốt than 300 MW.

Sáng kiến cải tiến của Công ty CP Chế tạo Bơm HảiDương

Một số sáng kiến cải tiến nâng cao năng suất củaCông ty CP Khí cụ Điện 1.

Số 4 tháng 12/2013

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

Ông Nguyễn Đình Hiệp

Vụ trưởng Vụ KHCN

Bà Đặng Thị Ngọc Thu

Tổng biên tập Tạp chí Công Thương

BAN BIÊN TẬP

ThS. Phan Công Hợp

ThS. Nguyễn Duy Hòa

ThS. Kiều Nguyễn Việt Hà

Hồ Nga

TÒA SOẠN:

54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: 04.22202312

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 51/GP-XBBT

Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông

cấp ngày 26/6/2013

In tại nhà in KHCN

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3 ĐIỂM TIN

Page 3: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

ĐIểM TIN 3

Số 4 - 12/2013

Đức và Việt Nam thúc đẩy hợptác công nghệ sản xuất, giacông kim loại

Từ ngày 18 - 21/11/2013, Đoàn doanhnghiệp Đức do Tiến sĩ Andree Buhl, đại diện BộKinh tế và Công nghệ CHLB. Đức và bà InesPolar, đại diện Hiệp hội Cơ khí Đức - VDMA đếnthăm và làm việc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đoàn đã khảo sát thị trường đúc, sản xuất vàgia công kim loại tại Việt Nam cũng như thúcđẩy việc cung cấp, nhập khẩu các sản phẩmtrong lĩnh vực này; tạo thêm nhiều cơ hội hợptác mới cho doanh nghiệp hai nước.

Đặc biệt, trong thời gian đoàn ở Hà Nội, còncó Hội thảo khoa học chuyên đề Đức - Việt"Công nghệ đúc, sản xuất và gia công kim loại"được tổ chức bởi Phòng Công nghiệp vàThương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK ViệtNam) với sự hỗ trợ của Bộ Kinh tế và Công nghệCHLB. Đức.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịchHiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, thànhviên Ban chỉ đạo sản phẩm cơ khí trọng điểmcủa Chính phủ đã trao đổi kinh nghiệm kinhdoanh với các doanh nghiệp Đức và Việt Nam.Trong khuôn khổ của buổi Hội thảo, các doanhnghiệp Đức - Việt Nam đã chia sẻ, trao đổinhững thông tin hữu ích và đồng thời mở ranhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho cácdoanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Đoàn doanh nghiệp CHLB. Đứccũng đã đến thăm một số nhà máy, doanhnghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này.

LAN HƯƠNG

Doang nghiệp Việt nhận rõ nhu cầu nângcao chất lượng sản phẩm

Tại Hội nghị Năng suất chất lượng TP. Hồ Chí Minh lần thứXI, tổ chức ngày 15/11, ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoahọc và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh khẳng định: Trước những cơhội và thách thức mới trong nền kinh tế hiện nay, các doanhnghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ hơn nhu cầu cải tiến chấtlượng sản phẩm và nâng cao năng suất doanh nghiệp.

Ông Tân cho biết, nếu trong giai đoạn 1996 - 2006, cácdoanh nghiệp tập trung vào chất lượng, an toàn thực phẩm thìtừ năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp đã không ngừng ápdụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng thông qua việcáp dụng các công cụ, giải pháp như chuẩn đối sánh; thẻ điểmcân bằng; quản lý quan hệ khách hàng; ngăn ngừa sai lỗi; sảnxuất tinh gọn... nhằm gia tăng giá trị và tăng cường khả năngcạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đến nay, số doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng và đượcchứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốctế ISO 9000/ISO 14000 và các tiêu chuẩn khác như HACCP, GMP,SA8000 đã liên tục tăng. Đồng thời, các đơn vị quản lý hànhchính công, dịch vụ công, các đơn vị sự nghiệp công áp dụngISO 9000 cũng tăng mạnh. Thành phố là địa phương dẫn đầucả nước với 7/25 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượngchâu Á - Thái Bình Dương.

Trong giai đoạn 2013 - 2015, Sở Khoa học và Công nghệTP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp nhằmtạo bước chuyển mạnh mẽ về năng suất và chất lượng sảnphẩm, hàng hóa trọng yếu của Thành phố như: tăng cườngthông tin tuyên truyền; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực về lĩnh vực năng suất, chất lượng; phát triển hệthống phòng thử nghiệm, tổ chức đánh giá sự phù hợp... vàtập trung kinh phí thúc đẩy các dự án liên quan đến nâng caonăng suất, chất lượng.

LIÊN PHƯƠNG

Ngày 29/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phốihợp với Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam (Vinaplast), tổchức Hội thảo “Các giải pháp nâng cao năng suất và chấtlượng”.

Ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học Côngnghệ (Bộ Công Thương) cho biết: Hội thảo nhằm phổbiến một cách rộng rãi các hoạt động về năng suất vàchất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệucác hệ thống quản lý hiện đại, công cụ cải tiến NSCL tiêntiến, phù hợp cho các DN ngành nhựa, nhằm nâng caoNS&CL hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các sản phẩm ngành nhựa trong bối cảnh hội nhập.

Ngành Nhựa đa phần là các DN vừa và nhỏ nên nguồnnhân lực, vốn, mặt bằng luôn thiếu để mở rộng sản xuất,triển khai các sản phẩm mới, sản phẩm kỹ thuật. Các DNhoạt động thiếu sự liên kết, hoặc chuyên môn hóa trongsản xuất dẫn đến đầu tư không hiệu quả, hệ thống tiêuchuẩn sản phẩm thiếu thống nhất với tiêu chuẩn quốctế,… Cụ thể như một số sản phẩm ống U-PVC đã có bộ

tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4422 nhưng vẫn chưa đượcthống nhất về hệ thống đường kính, một số nhà sản xuấtsử dụng hệ phi tiêu chuẩn không theo hệ inche cũng nhưhệ mét.

Do vậy, ngành Nhựa Việt Nam cần có những giải pháp.Cụ thể, các DN cần thay đổi “mô hình” sản xuất nhằm tăngcường hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào; thay đổiphương thức sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnhtranh trong bối cảnh toàn cầu hóa; thay đổi nhằm “sốngsót” và “phát triển” sau những “sàng lọc” tự nhiên của nềnkinh tế thị trường. Về phía Nhà nước, cần có sự tăngcường giám sát, bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểudáng, mẫu mã sản phẩm. Ban hành các tiêu chuẩn chấtlượng quy chuẩn sản xuất đối với các sản phẩm ngànhnhựa. Thành lập mới hay nâng cấp các trung tâm kiểmđịnh chất lượng với trang thiết bị tiên tiến. Đặc biệt là xâydựng Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ để giúp cho cácDN ngành Nhựa Việt Nam phát triển ổn định.

HỒNG LỰC

Tìm giải pháp “Nâng cao năng suất chất lượng” ngành Nhựa

Page 4: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

4 CHÍNH SÁCH QUảN LÝ NHÀ NướC

Số 4 - 12/2013

Từ năm 2002 đến nay,ngành Cơ khí bước vào giaiđoạn phát triển mới vớiviệc Thủ tướng Chính phủ

ban hành Quyết định số186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002phê duyệt “Chiến lược phát triểnngành Cơ khí Việt Nam đến năm2010, tầm nhìn đến năm 2020”, ưutiên phát triển 8 nhóm sản phẩmCKTĐ nhằm đáp ứng về cơ bản nhucầu của nền kinh tế: Thiết bị toànbộ; máy động lực; cơ khí phục vụnông - lâm - ngư nghiệp và côngnghiệp chế biến; máy công cụ; cơkhí xây dựng; cơ khí đóng tàu; thiếtbị kỹ thuật điện - điện tử; cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải. Đâylà lần đầu tiên một chính sách củaChính phủ giúp cho ngành Cơ khícó định hướng phát triển. Ngày16/01/2009, Thủ tướng ban hànhQuyết định 10/2009/QĐ-TTg về

cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuấtsản phẩm CKTĐ và danh mục cácsản phẩm CKTĐ. Hai Quyết địnhtrên được xem là cú huých quantrọng đối với ngành Cơ khí trongthời gian qua.

Nhiều ngành công nghiệpra đời

Sau nhiều năm bí bách khôngcó lối thoát, thị trường bị nướcngoài chiếm dụng, lập tức ngànhcơ khí Việt Nam đã hình thànhngành công nghiệp đóng tàu,công nghiệp ô tô (xe buýt, xekhách), thực hiện được các côngtrình EPC như Nhiệt điện Uông Bí,Nhà máy Điện đạm Cà Mau, Nhàmáy Giấy, Xi măng…

Ngành chế tạo thiết bị đồng bộđược xem là có bước phát triểnvượt bậc, các doanh nghiệp cơ khítrong nước đã có đủ năng lực vàkinh nghiệm cần thiết để làm chủ

NGÀNH CƠ KHÍ:

KHẲNG ĐỊNH

NĂNG LỰCPHạM ÂN - VI THU

Sau hơn 10 năm

triển khai Chiến lược

phát triển và xây dựng

ngành Cơ khí chế tạo và

5 năm theo đuổi

Chương trình cơ khí

trọng điểm (CKTĐ),

ngành Cơ khí chế tạo

Việt Nam đã có những

bước phát triển tích cực,

từ thụ động chuyển dần

sang chủ động đầu tư,

đổi mới công nghệ, nâng

cao khả năng cạnh

tranh thích nghi với cơ

chế thị trường, từng

bước tạo ra nhiều sản

phẩm mới.

Page 5: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

5CHÍNH SÁCH QUảN LÝ NHÀ NướC

Số 4 - 12/2013

công tác thiết kế, chế tạo thiết bịcơ khí thủy công cho các dự ánthủy điện với nhiều loại qui môcông suất, trong đó phải kể đếnNhà máy Thủy điện Sơn La, côngsuất 2.400 MW.

Công nghiệp đóng tàu đã chếtạo được các loại tàu có chấtlượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế cótrọng tải từ 6.500 tấn đến 53.000tấn, các loại tàu cao tốc phục vụan ninh, quốc phòng, các loại tàuchở hàng container, tàu chở dầuthô 13.500 tấn. Hiện ngành đóngtàu đã có sản phẩm xuất khẩusang châu Âu, Nhật Bản, HànQuốc,... Hàng năm đóng mới trên100 tàu cung ứng cho vận tảitrong nước và xuất khẩu.

Ngành công nghiệp ô tô - xemáy và cơ khí giao thông vận tải đãcó sự khởi sắc từ năm 2004, khi cóchiến lược phát triển ngành sảnxuất lắp ráp ô tô trong nước. Ngànhnày đã có thể đáp ứng nhu cầutrong nước về các loại xe buýt với tỷlệ nội địa hóa khoảng 40%, các loạixe tải nhẹ công suất dưới 5 tấn.Bước đầu đã xuất khẩu xe buýt vàxe bán tải. Tỷ lệ nội địa hóa củangành công nghiệp xe gắn máy(công suất động cơ dưới 150 cm3)đạt khoảng 85 - 90%.

Máy động lực và máy nôngnghiệp đã sản xuất được các loạiđộng cơ diezel từ 5-32 mã lực; độngcơ xăng từ 5,5-13 mã lực; máy phátđiện từ 2-50 KVA. Đồng thời đã sảnxuất máy xới tay, máy xay xát lúagạo, máy gặt đập liên hợp; máyphun thuốc; máy cày 4 bánh cungcấp cho ngành nông nghiệp và xuấtkhẩu sang 25 quốc gia, trong đó cóthị trường các nước G7,…

Ngành máy công cụ đã sản xuấtmáy gia công điều khiển CNC, cungứng một phần cho nhu cầu trongnước. Ở lĩnh vực cơ khí điện đã chếtạo được máy biến áp 500KV…Công nghiệp cơ khí tự hào đã cónhững sản phẩm “Made in ViệtNam” không thua kém các nước

phát triển.Các ngành sản xuất cơ khí khác

như sản xuất động cơ diezel cácloại, máy bơm nước, các loại cầntrục, cầu trục, cơ khí xây dựng... đềucó sự phát triển vượt bậc về năngsuất và chất lượng. Năng lực sảnxuất xe đạp khoảng trên 3 triệu xevà đã xuất khẩu sang châu Âu. ViệtNam đã xuất khẩu động cơ diezelnhỏ. Doanh nghiệp tư nhân Cơ khíQuang Trung đã đầu tư và nghiêncứu thiết kế thành công các loại cầutrục, cổng trục, thiết bị nângchuyển và đã chế tạo thành côngcầu trục có sức nâng 450 tấn.

Đủ năng lực thực hiện tổngthầu EPC

Trong giai đoạn vừa qua, ngànhcơ khí đã thể hiện năng lực trongviệc thực hiện vai trò tổng thầu.Hàng loạt dự án lớn như: Nhà máyĐiện đạm Cà Mau công suất 700MW;chủ trì thực hiện các gói thầu số 2 và3 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất;chủ trì thực hiện xây lắp Nhà máyNhiệt điện Na Dương, Nhà máyNhiệt điện Phú Mỹ… đều do Tổngcông ty LILAMA đảm nhận vai tròtổng thầu EPC.

Đặc biệt, việc chế tạo thànhcông sản phẩm giàn khoan dầu khítự nâng 90m nước do Công ty CPChế tạo giàn khoan dầu khí làmtổng thầu EPC là bước tiến lớn củacơ khí nước nhà về công nghệ chếtạo và tổ chức sản xuất. Đây là dựán có khối lượng chế tạo cơ khíchính xác lớn, đòi hỏi trình độ kỹthuật và công nghệ cao với khốilượng thi công khoảng 9.685 tấn

kết cấu, 950 tấn đường ống côngnghệ, 1.748 tấn thiết bị bao gồmcác hạng mục như điện, điện tựđộng, kiến trúc nội thất. Giàn tựnâng có trọng lượng gần 12.000 tấnvới chiều cao chân giàn là 145m.Giàn khoan có thể hoạt động ở cáckhu vực nước sâu đến 90m cùng hệthống khoan có thể khoan sâu đến6.100m dưới đáy biển. Sản phẩmcũng đã ghi tên Việt Nam trở thànhmột trong số ít nước có thể chế tạothành công sản phẩm đòi hỏi côngnghệ cao này. Có thể khẳng địnhdự án khoa học công nghệ đã cónhững đóng góp rất thiết thực vàcó hiệu quả vào thành công của dựán đầu tư đóng mới giàn khoan tựnâng 90m nước của PVN, đặc biệt làkhía cạnh tiến độ (24 tháng), chấtlượng và tỷ lệ nội địa hóa. Đồngthời, một đội ngũ cán bộ kỹ thuậtchuyên sâu về thiết kế chi tiết, thicông, chế tạo và quản lý dự ánđang được hình thành và khẳngđịnh được trình độ chuyên môn vàkỹ năng ngày càng thành thạo đểtừng bước thay thế các chuyên gianước ngoài trong các dự án đóngmới giàn khoan tiếp theo.

Có thể nhận thấy, sau hơn 10năm triển khai Chiến lược phát triểnngành Cơ khí Việt Nam và 5 nămthực hiện Chương trình cơ khí trọngđiểm với sự hỗ trợ của Nhà nước, sựnỗ lực của doanh nghiệp và hiệuquả của quá trình đầu tư về pháttriển các nhóm CKTĐ, với hàng loạtsản phẩm cơ khí chế tạo ra đời,khẳng định năng lực của ngành Cơkhí trong nước n

Trong giai đoạn vừa qua, ngành Cơ khí chế tạo trongnước đã có những bước phát triển tích cực: Chế tạo đượcgiàn khoan dầu khí tự nâng 90m nước; đóng tàu trọng tảilớn; các thiết bị siêu trường, siêu trọng, bồn bể, lọc bụi tĩnhđiện cho nhà máy nhiệt điện, xi-măng; thiết bị cơ khí thủycông cho các công trình thủy điện lớn; bơm, quạt, cầu trụccỡ lớn; lắp ráp ô tô tải, xe khách; động cơ diezel, máy nôngnghiệp; giàn không gian; máy biến áp 110/220/500 KV...

Page 6: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

6

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

PV: Sau hơn 10 năm thực hiệnChiến lược phát triển ngànhCơ khí và 5 năm theo đuổiChương trình SPCK trọngđiểm, ông đánh giá như thếnào về ngành Cơ khí hiện nay?Ông Nguyễn Văn Thụ: Có thể

nói việc ban hành Quyết định186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002và sau đó là Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 về cơ chế hỗtrợ phát triển sản xuất SPCK trọngđiểm và danh mục các SPCK trọngđiểm là một cú huých rất quan trọngđối với ngành cơ khí, bởi lần đầutiên, sau rất nhiều năm bị bỏ rơi,ngành cơ khí đã đặt ra được cái mốcđể phấn đấu.

Với xuất phát điểm thấp, nhưngtrong thời gian qua ngành cơ khí đãcó nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên,tạo sự chuyển biến bước đầu ở mộtsố lĩnh vực như cơ khí đóng tàu, cơkhí chế tạo và cung cấp thiết bị toànbộ, cơ khí xây dựng, cơ khí giaothông, cơ khí nông nghiệp, cơ khínăng lượng mỏ, cơ khí chế tạo thiếtbị và vật liệu điện… Nhiều DNCK đãtừng bước đổi mới, nâng cao khảnăng thiết kế, năng lực thiết bị vàcông nghệ, trình độ quản lý và điềuhành nên đã hoàn thành việc đảmnhiệm vai trò tổng thầu EPC, đóngmới tàu biển, ô tô chở khách, chế tạonhiều chủng loại thiết bị cung cấpcho các dự án lớn trọng điểm như:

thủy điện, xi măng, giấy, mía đường,giàn khoan dầu khí, hóa chất và khaikhoáng,…

Tuy nhiên, cần phải thừa nhậnmột thực tế rằng, ngành Cơ khí ViệtNam hiện rất yếu so khu vực và thếgiới. 10 năm qua, mặc dù đã có mộtsố DN có điều kiện đầu tư quy môlớn máy móc, thiết bị hiện đại, có khảnăng chế tạo được các sản phẩmchất lượng cao thay thế hàng nhậpkhẩu, nhưng số DN này quá ít vàcũng đang gặp nhiều khó khăn đểtồn tại và phát triển. Trong khi dòngSPCK lắp ráp, hàng kết cấu, thiết bịnâng hạ, lắp ráp ô-tô được đầu tưnhiều (khoảng 1 tỷ USD), ngànhđóng tàu là 2 tỷ USD thì khu vực chế

NGÀNH CƠ KHÍ CẦN CÓ

“BÀ ĐỠ” ĐỂ PHÁT TRIỂN

Mặc dù ngành Cơ khí đã có sự hỗ trợ rất lớn từ

Chính phủ, tuy nhiên hiện nay, hơn 40% số doanh

nghiệp cơ khí (DNCK) đang gặp khó khăn trong sản

xuất, kinh doanh, không tiêu thụ được sản phẩm

hoặc không có công trình, dự án, phải thu hẹp hoặc

tạm ngừng sản xuất. Vậy đâu là nguyên nhân khiến

ngành Cơ khí xuống dốc và giải pháp nhằm giúp

ngành Cơ khí chế tạo (CKCT) trong nước từng bước

vượt qua khó khăn và phát triển. Bản tin Năng suất

& Chất lượng Công Thương đã có cuộc trao đổi với

ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt

Nam, thành viên Ban chỉ đạo Chương trình Sản

phẩm cơ khí (SPCK) trọng điểm của Chính phủ.

Ông NGUYỄN VĂN THỤ

Page 7: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

7

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

tạo máy do ít được đầu tư, nên chưaxây dựng thêm được một nhà máymới nào, dẫn tới tình trạng CKCTnước ta phát triển lệch.

Trong số 24 dự án thuộc danhmục cơ khí trọng điểm được Chínhphủ phê duyệt thì chỉ có 5 dự ánđược thực hiện. Mục tiêu SPCK trongnước đáp ứng 45 - 50% nhu cầutrong nước và xuất khẩu 30% khôngđạt được như Chiến lược phát triểncơ khí của Chính phủ. Mỗi năm, nướcta phải tốn hàng chục tỷ USD nhậpmáy móc, thiết bị để xây dựng cáccông trình, phát triển các ngànhcông nghiệp trong nước, trong khingành CKCT Việt Nam chỉ đáp ứngđược một phần nhỏ bé, rõ ràngchúng ta đang mất thị phần và"thua trên sân nhà". Dẫn chứngcho thực trạng đáng buồn nàylà hầu hết các dự án nhiệt điệntrong nước thời gian qua đềurơi vào tổng thầu nước ngoài,trong khi các DNCK trong nướcrất ít, hoặc không được tham giaphần việc nào.

PV: Được sự hậu thuẫn rất lớncủa Chính phủ, vậy nguyênnhân của việc “thua trên sânnhà” này từ đâu, thưa ông?Ông Nguyễn Văn Thụ: Có rất

nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng này, nhưng nguyên nhân quantrọng hàng đầu là thiếu nhất quánvề quan điểm và tư duy phát triểnngành cơ khí. Về tầm vĩ mô, chúngta đã có những quyết sách mạnh vàđầy đủ, với quan điểm phát triểnngành Cơ khí để xây dựng một nướccông nghiệp vào năm 2020, songđáng tiếc là những quan điểm vàquyết sách này chưa được xuyênsuốt ở các cấp bộ, ban, ngành. Trongmột thời gian dài, chúng ta thiếumột bộ máy trực tiếp điều hànhngành CKCT và là đầu mối để giảiquyết kịp thời các cơ chế chính sáchcho ngành Cơ khí.

Thiếu cơ chế về thị trường và bảohộ sản xuất trong nước là nguyênnhân chính làm cho ngành Cơ khí

không phát triển được nếu khôngnói là kìm hãm sự phát triển củangành Cơ khí. Theo số liệu của BộCông Thương, một số dự án liênquan đến thị trường SPCK từ năm2013 đến năm 2025 lên đến 289 tỷUSD. Đây là con số khổng lồ và là cơhội lớn cho ngành Cơ khí, vì vậy cầnphải có chính sách linh hoạt để bảohộ thị trường trong nước như xâydựng hàng rào thuế quan, hàng ràokỹ thuật, áp dụng Luật Chống bánphá giá ngay từ bây giờ.

Nguyên nhân nữa khiến cácDNCK gặp khó khăn là thiếu vốn(chiếm hơn 50%). Lợi nhuận của cácDNCK chỉ đạt bình quân từ 3 đến5%/năm, trong khi ngân hàng đangcho vay với lãi suất 11%/năm (trướcđây là hơn 20%) thì không DN nàodám vay bởi nếu vay là cầm chắcthua lỗ. Ngành Cơ khí cũng thuộcdiện được vay vốn ưu đãi nhưngtrong suốt 10 năm qua cũng chỉ cókhoảng 8 dự án được vay vốn ưu đãivà lãi suất vẫn còn rất cao. Bên cạnhđó, do chính sách thắt chặt tín dụngthời gian qua, nên nhiều DNCKmuốn tiếp cận vốn ngân hàngkhông được đã phải tìm đến cácnguồn vốn khác với lãi suất cao hơn,đồng nghĩa với rủi ro và nguy cơ phásản cao hơn.

Luật Ðấu thầu được ban hành từ

năm 2005 áp dụng một cách cứngnhắc Luật Đấu thầu quốc tế và ngânhàng quốc tế đang "bó chân bó tay"các DNCK Việt Nam khi chỉ chú trọngđến yếu tố giá mà bỏ qua điềukhoản nêu nguồn gốc xuất xứ, tỷ lệnội địa hóa để có hệ số đánh giá cáctiêu chuẩn kỹ thuật và giá trị, nhưvậy chúng ta đã vô tình biến LuậtĐấu thầu thành đấu giá. Thực tế,nhiều công trình sử dụng vốn nhànước nhưng trang thiết bị đều nhậpkhẩu. Ðó là chưa kể, hiện nay, có quyđịnh nhập khẩu thiết bị đồng bộ thìthuế suất bằng 0%, dẫn tới chỉkhuyến khích các DN nhập khẩu

máy móc, thiết bị, trong khi để chếtạo những máy móc đó, DNCK

trong nước chỉ nhập khẩu mộtsố bộ phận quan trọng trongthành phần thiết bị mà trongnước chưa chế tạo được thìvẫn phải chịu đến hai loạithuế: thuế nhập khẩu từ 5 -

20% và thuế giá trị gia tăng10%. Đây cũng là nguyên nhân

chính giải thích cho việc hầu hếtcác gói thầu của các dự án đầu tưmua sắm của nước ta rơi vào tay nhàthầu Trung Quốc.

Thực tế, thời gian qua, đầu tư củangành cơ khí còn phân tán, chưađồng bộ, chưa có một cơ sở chế tạonào đủ mạnh để làm đòn bẩy thúcđẩy ngành phát triển. Việc hỗ trợ vàphối hợp, liên kết chưa thực hiệnđược cũng vì thiếu những chuyênngành cơ khí cần thiết như các dự ánsản xuất phôi thép rèn, đúc chấtlượng cao áp dụng công nghệ tiêntiến, thiếu các cơ sở có máy móc giacông, chế tạo lớn, hiện đại; thiếu cảnhững nhà máy sản xuất thépchuyên dùng cho chế tạo các SPCK...

PV: Để ngành Cơ khí tháo gỡkhó khăn và từng bước pháttriển, Chính phủ cần hỗ trợ gì?Ông Nguyễn Văn Thụ: Ðể

ngành CKCT trong nước phát triển,Chính phủ cần phải coi cơ khí là mộtngành công nghiệp nền tảng, có vaitrò đặc biệt quan trọng trong phát

Page 8: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

8 CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Số 4 - 12/2013

triển kinh tế - xã hội. Do đó phải xâydựng ngành Cơ khí đủ sức cạnhtranh, vươn lên trong cơ chế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế,khắc phục tình trạng bao cấp trongđầu tư phát triển; có các chính sáchkhuyến khích, áp dụng bình đẳngcho mọi thành phần kinh tế, tậptrung vào các nhóm sản phẩm có lợithế, phù hợp lộ trình hội nhập vàthông lệ của WTO.

Chúng ta muốn thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcthành công thì phải phát triển côngnghiệp CKCT. Không thể "thả nổi"ngành CKCT theo cơ chế thị trườngnhư các ngành công nghiệp khác màcần phải có sự hỗ trợ của Nhà nướctrên các phương diện quy hoạch, kếhoạch và chính sách. Nhà nước cầncó cơ chế, chính sách tạo điều kiệncho các DNCK được tiếp cận cácnguồn vốn với lãi suất ưu đãi hơnhiện nay. Bảo lãnh tín dụng cho cácDNCK vay vốn nước ngoài, hoặcnguồn vốn lưu động phục vụ việcchế tạo thiết bị cần vốn lớn, chu kỳsản xuất dài.

Đối với một số ít lĩnh vực đã đạtđược mục tiêu nội địa hóa, đáp ứng100% nhu cầu trong nước (sảnphẩm cơ khí thủy công cho các nhàmáy thủy điện, giàn khoan dầu khí,thiết bị xi măng, thiết bị nhà máy

nhiệt điện) là do có được chínhsách hỗ trợ theo kiểu “cầm tay chỉviệc”, bắt buộc sử dụng hàng hóasản xuất trong nước, áp dụng cơchế chỉ định thầu…

Vì vậy, muốn để ngành côngnghiệp cơ khí trong nước phát triển,Chính phủ cần tiếp tục thực hiệncác "giải pháp mạnh" hỗ trợ ngànhCơ khí trong nước thông qua cơ chếtạo đơn hàng, chỉ định thầu hoặcchỉ định đấu thầu trong nước cácphần việc mà các DNCK trong nướcthực hiện được, nhất là đối với cácgói thầu EPC quy mô lớn. Ðối vớicác dự án sử dụng vốn ngân sáchnhà nước, cần chỉ định thầu hoặc tổchức đấu thầu trong nước. Nếu DNnước ngoài tham gia thầu phải liêndanh hoặc làm thầu phụ với nhàthầu trong nước (nhà thầu trongnước là đơn vị đứng đầu liên danh).Máy móc, thiết bị, dây chuyền côngnghệ của dự án cần được phân địnhrõ ràng: Phần thiết bị chính để bảođảm chất lượng cao, công nghệ tiêntiến được đấu thầu quốc tế có chỉđịnh xuất xứ hàng hóa và phần thiếtbị phụ, kết cấu thép... có khả năngchế tạo trong nước thì cần có cơ chếưu đãi đặc biệt để tạo thuận lợi chocác DNCK trong nước. Vốn đầu tưđối với các DNCK rất quan trọng,song điều quan trọng hơn, để tạo

"cú huých", bước chuyển lớn, thìNhà nước cần làm "bà đỡ", tạo điềukiện cho các DNCK đủ khả năngđược tham gia các dự án côngnghiệp lớn mặc dù bước đầu quátrình sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhànước cần mạnh dạn, tin tưởng cácDN thì họ mới có điều kiện tích lũyđược năng lực, kinh nghiệm và tàichính để vươn lên, làm chủ các dựán tiếp theo.

PV: Vậy, Hiệp hội Cơ khí vàDNCK cần phải làm gì, thưaông?Ông Nguyễn Văn Thụ: Mặc dù

ngày 20/4/2010, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số494/CT-TTg về việc “sử dụng vật tư,hàng hóa sản xuất trong nước trongcông tác đấu thầu các dự án sử dụngvốn ngân sách”, song sau 3 năm banhành Quyết định này không được cácchủ đầu tư nghiêm túc thực hiện.

Chúng tôi xin kiến nghị, Chínhphủ sớm ban hành một quyết định,quy định rõ trách nhiệm và vai tròcủa Hiệp hội Cơ khí Việt Nam trongcác dự án đầu tư, mua sắm liên quanđến các SPCK nhập khẩu. Cụ thể:chủ đầu tư phải có trách nhiệm xiný kiến của Hiệp hội, trước khi trìnhbộ chủ quản phê duyệt. Sớm hìnhthành một tổ chức có đủ thẩmquyền trực thuộc Chính phủ để định

Page 9: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

9CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Số 4 - 12/2013

Công ty Narime hiện nay đang sản xuất các mặt hàngcho hai nhóm đối tượng: khách hàng trong nước và

khách hàng liên doanh, nước ngoài. Với khách hàngtrong nước, yêu cầu về chất lượng không cao, tuy nhiêngiá sản phẩm phải rẻ nên việc quan tâm tới chất lượngthường hạn chế. Còn với doanh nghiệp liên doanh,nước ngoài lại đặc biệt yêu cầu cao về chất lượng, sảnphẩm phải đảm bảo độ chính xác cao. Một số kháchhàng yêu cầu nhà sản xuất phải có các hệ thống quảnlý đặc thù để đảm bảo chất lượng. Doanh nghiệp muốntrở thành nhà cung cấp và tham gia vào chuỗi cung ứngnày bắt buộc phải nâng cao chất lượng thông qua đầutư cải tiến công nghệ và áp dụng các hệ thống quản lýhiện đại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tăngnăng suất để đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đốithủ, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Chính vì thế, tùy từng đối tượng khách hàng mà Côngty sản xuất các sản phẩm khác nhau.

Để nâng cao tính cạnh tranh của ngành cơ khí thì cầnphải đầu tư thiết bị và công nghệ mới hiện đại để sảnxuất các sản phẩm có chất lượng tốt. Tuy nhiên, thiết bịvà công nghệ thì có thể mua được nhưng then chốt ởđây chính là con người. Con người làm chủ khoa học,công nghệ, làm chủ máy móc và làm chủ mọi lĩnh vựckhác. Người có tay nghề cao thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩmtốt, tiết kiệm được chi phí… và ngược lại, người kém thìchẳng làm được việc gì. Điều quan trọng nhất trong giaiđoạn hiện nay là các doanh nghiệp trong nước cần nỗlực đổi mới, tự nâng cao, “tự cứu mình” và làm những gìtốt nhất có thể; đồng thời cần phối hợp với nhau khăngkhít làm những việc lớn hơn và chuyên sâu hơn. Bên cạnhđó, Nhà nước “mạnh dạn” giao cho một số doanh nghiệpđể họ nhận làm. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sáchbảo hộ sản xuất cơ khí trong nước. Được vậy, ngành cơkhí mới có thể phát triển và dần hội nhập với thế giới n

Ông HOÀNG ĐỨC LONG Tổng giám đốc Công ty CP

Máy và Thiết bị Narime

Con người là nhân tốquan trọng phát triểnngành Cơ khí

hướng phát triển, quản lý, giải quyết kịp thờicác đề xuất, kiến nghị của các DNCK trước khitrình Thủ tướng phê chuẩn. Các bộ, ngành, địaphương cần tạo điều kiện và hỗ trợ các DNCKphát triển đúng hướng, đúng quy luật theophương châm chuyên môn hóa sâu, hợp táchóa rộng, tránh đầu tư trùng lặp và cạnh tranhgây thiệt hại cho DN và nền kinh tế. Sớm sắpxếp lại khối các DNCK nhà nước, tạo sức mạnhliên kết, hợp tác đầu tư sản xuất cho toànngành, củng cố nguồn lực cho các tập đoànđã thành lập tạo được sức mạnh chủ lực chongành CKCT cả nước.

Xem xét, nghiên cứu để thuế thu nhậpdoanh nghiệp tối đa nên ở mức không quá15% và thuế giá trị gia tăng giảm xuống 0%cho máy, thiết bị cơ khí phục vụ nông nghiệpvà 5% cho các mặt hàng cơ khí khác, giảm lãisuất vay xuống dưới 5% nhằm tạo điều kiệncho các DNCK có khả năng tích lũy vốn để đầutư chiều sâu.

Bản thân các DNCK cũng cần phải chủ độngcơ cấu lại sản xuất, tìm hướng đi thích hợp choDN, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quảntrị DN, tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào, nângcao năng suất, chất lượng; mở rộng thị trường,chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, liênkết quá trình sản xuất của các tập đoàn lớn trênthế giới để mở rộng thị trường xuất khẩu vàtranh thủ tiếp thu công nghệ mới.

PV: Tư vấn thiết kế là lĩnh vực Việt Namcó ưu thế, ông nghĩ sao về vấn đề này?Ông Nguyễn Văn Thụ: Hiện, sức cạnh tranh

của ngành Cơ khí rất yếu. Ðể các SPCK Việt Namcó thể cạnh tranh với các nhà cung cấp nướcngoài và đặc biệt là các nhà cung cấp khu vựcthì cần nâng cao năng lực tư vấn thiết kế vànăng lực chế tạo, trong đó giải pháp nâng caonăng lực tư vấn thiết kế là việc cần làm trước vìgiá trị phần công việc tư vấn thiết kế chiếm tỷtrọng đáng kể trong tổng giá trị công trình, lạicó giá trị gia tăng cao. Tư vấn thiết kế và côngnghệ, cần thực hiện chuyên môn hóa các cơquan nghiên cứu cơ khí hiện có, xây dựng cácdự án khoa học công nghệ cần phù hợp cácSPCK trọng điểm nhằm tạo nguồn kinh phí chocác cơ sở nghiên cứu cơ khí hoạt động hiệuquả. Hợp tác các cơ sở nghiên cứu cơ khí trongnước với các công ty tư vấn nước ngoài trongchuyển giao công nghệ, đào tạo.

PV: Xin cảm ơn ông!HOÀI ÂN (thực hiện)

DIỄN ĐÀN

Page 10: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

10

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Trong thời hội nhập hiện nay,sản xuất cơ khí phải theonhững xu thế: Sản phẩmmang tính toàn cầu hóa;

Nhu cầu sử dụng đa dạng; Năngsuất và chất lượng sản phẩm cao;Đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệpvà giảm các chi phí tổn hại; Thịtrường lớn và có tính cạnh tranh cao;Bảo vệ môi trường. Những yêu cầunày khiến các doanh nghiệp cần đổimới, sáng tạo trong hệ thống quảnlý năng suất và chất lượng sảnphẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của tiêu dùng, của cạnh tranhthị trường và mang lại những lợinhuận kinh tế cho sự phát triển củachính doanh nghiệp.

Áp dụng tiêu chuẩn quản lýphù hợp nâng cao năng suấtchất lượng sản phẩm

Để đánh giá chất lượng của sảnphẩm cơ khí, hầu hết các quốc giatrên thế giới đều áp dụng tiêu chuẩnchất lượng quốc tế. Tiêu chuẩn hóachỉ thực sự phát triển cùng với cuộccách mạng cơ khí. Trong số 13.000tiêu chuẩn ISO đã có trên 4.000 tiêuchuẩn về cơ khí hoặc liên quan đếncơ khí. Trong số khoảng 6.000 TCVNđược ban hành thì đã có khoảng

2.000 tiêu chuẩn về cơ khí. Trên 500tiêu chuẩn ngành và nhiều tiêuchuẩn cơ sở liên quan đến cơ khí.

Tiêu chuẩn sản phẩm với yêu cầuchất lượng cao đã thúc đẩy sự đổimới công nghệ sản xuất. Tiêu chuẩnhóa là cơ sở để phát triển, mở rộngmạng lưới và đa dạng hóa các loạihình dịch vụ. So với các ngành côngnghiệp khác, vai trò của tiêu chuẩnhóa đối với ngành cơ khí chế tạo máyđã thể hiện khá rõ nét. Ví dụ, tiêuchuẩn hóa trong khâu tư vấn, tínhtoán và thiết kế các hệ thống thiết bịcơ khí, có thể đơn giản và giảm bớttừ 10 - 15% khối lượng công việc dosử dụng các chi tiết và cụm chi tiếtđược tiêu chuẩn, được thống nhất.

Trong công nghiệp chế tạo cơ khí,quá trình lắp ráp và đặc biệt việc thaythế sửa chữa các phụ tùng cơ khí đòihỏi thực hiện công tác tiêu chuẩnhóa khá cao, hiệu quả mang lại có ýnghĩa kinh tế tốt. Việc nhiều đơn vịngành Cơ khí tại Việt Nam đã nghiêmtúc áp dụng tốt các tiêu chuẩn ISO9001 và 14001 như Công ty DieselSông Công, Công ty Dụng cụ Cơ khíxuất khẩu, Công ty Cơ khí Phổ Yên,Công ty Cơ khí Xây lắp Sông Chu,Công ty Cơ khí Xây dựng COMA 26,

Công ty TNHH Cơ khí Đức Giang, Cơkhí Chính xác Vinashin, Cơ khí TrầnHưng Đạo… chứng tỏ các doanhnghiệp cơ khí nước ta đã có sự quantâm đặc biệt đến việc áp dụng các hệthống quản lý vào đơn vị.

Các tiêu chuẩn quản lý quốc tếcó thể áp dụng cho doanhnghiệp ngành cơ khí

• ISO 9001: Tiêu chuẩn này quyđịnh các nguyên tắc cơ bản để quảnlý các hoạt động trong tổ chức,doanh nghiệp về vấn đề chất lượngthông qua 5 yêu cầu sau: Hệ thốngquản lý chất lượng; Trách nhiệm củalãnh đạo; Quản lý nguồn lực; Tạo sảnphẩm; Đo lường, phân tích và cải tiến.

Tiêu chuẩn này chủ yếu nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm vàdịch vụ, cải tiến các quá trình nội bộ,nâng cao hiệu quả hoạt động của tổchức, kiến thức, kỹ năng, năng lựccủa cán bộ doanh nghiệp. Nó gópphần lớn vào việc thay đổi tư duyquản lý kinh doanh của các doanhnghiệp cơ khí, đi đầu là ban lãnh đạo.Đây chính là tiền đề cho sự đổi mớikhả năng lãnh đạo và ứng dụng cáchệ thống quản lý của doanh nghiệpvào thực tế. Từ đó nâng cao hình ảnhdoanh nghiệp, cải thiện sự hài lòng

LÊ Sỹ TRUNG, Đỗ THị HườNG Công ty TNHH TUV Nord Việt Nam

Việt Nam với mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp thì việc phát triển ngành

công nghiệp cơ khí là vấn đề cấp thiết, đóng vai trò nền tảng, có ảnh hưởng lớn, góp phần

thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Nâng

cao năng suất chất lượng chính là giải pháp quan trọng giúp cơ khí Việt Nam có thêm những

bước tiến mới.

NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG

QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI,

ngành Cơ khí

Page 11: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

11

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

của khách hàng, mở rộng các cơ hộikinh doanh mới, thị trường và tăngthị phần kinh doanh. Từ những khảnăng mà bộ tiêu chuẩn này đem lại,các doanh nghiệp cơ khí cần tiếp tụcáp dụng hệ thống này trong quátrình quản lý sản xuất.

• ISO/TS 16949: Là tiêu chuẩnquản lý chất lượng áp dụng đối vớicác nhà sản xuất và cung cấp trongngành công nghiệp ô tô trên toàncầu được đưa ra với sự thống nhấtcủa Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế(ISO), Hiệp hội Ô tô Thế giới (IATF).

Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO/TS16949, doanh nghiệp có một lợi thếlớn là cùng lúc có được sự côngnhận của toàn Hiệp hội cũng như sựphổ cập có tính toàn cầu của mộttiêu chuẩn thông dụng. Thuận lợinày giúp cho doanh nghiệp vượtqua rào cản bởi các yêu cầu khắt khemang tính đặc thù của từng hãnglớn trên thế giới thông qua: Cải tiếnchất lượng sản phẩm và quá trìnhquản lý bằng việc bám sát và cậpnhật thường xuyên các yêu cầu củakhách hàng, nâng cao sự thỏa mãncủa khách hàng; hợp lý hóa và tối ưuhóa mặt bằng, dây chuyền sản xuất;đặc thù và phù hợp trong ngành ôtô nhằm ứng phó với các biến đổicủa môi trường kinh doanh, đòi hỏicủa thị trường. Cung cấp niềm tin

đối với các tổ chức áp dụng và đượcchứng nhận ISO/TS 16949 trên toànthế giới nhằm giảm bớt các chi phísản xuất không cần thiết như chi phívận chuyển, bảo quản hoặc phải làmlại do làm đúng ngay từ đầu thôngqua mục tiêu, kế hoạch, chi phí chấtlượng hay tiến độ giao hàng. Giảmthiểu sự khác biệt về chất lượng.Tăng năng suất lao động. Hìnhthành ngôn ngữ chung trong sảnxuất và kinh doanh, tránh các hiểulầm hoặc cản trở hoạt động cải tiếnhệ thống.

Theo báo cáo của Tổ chức ISO,đến hết năm 2011, số lượng doanhnghiệp trên thế giới được cấp chứngchỉ ISO/TS 16949 là 47.512 doanhnghiệp. Tại Việt Nam, mới chỉ có 96doanh nghiệp áp dụng và chứngnhận theo hệ thống ISO/TS 16949này. Nhưng theo đánh giá của Tổchức Chứng nhận TUV Nord ViệtNam, thì các doanh nghiệp đã ápdụng và chứng nhận thành côngtiêu chuẩn này chủ yếu là các doanhnghiệp nước ngoài (100% vốn đầutư hoặc liên doanh). Các doanhnghiệp cơ khí - chế tạo chủ lực tạiViệt Nam chưa được tiếp cận hoặchạn chế tiếp cận đối với việc ápdụng tiêu chuẩn này.

Do được xây dựng theo tiêuchuẩn ISO 9001 nên các công ty đã

áp dụng ISO 9001 sẽ gặp thuận lợitrong việc áp dụng ISO/TS 16949bằng cách bổ sung các quy định chitiết của quy định kỹ thuật này vào hệthống quản lý chất lượng đang ápdụng. Các công ty sản xuất linh kiệnô tô, xe máy và cung cấp các dịch vụcó liên quan cho các công ty sản xuấtô tô, xe máy có thể tìm kiếm sự chứngnhận bởi các tổ chức chứng nhận độclập (chứng nhận của bên thứ ba). Cáctổ chức này không chỉ tiến hànhđánh giá để cấp giấy chứng nhậnban đầu mà còn định kỳ thực hiệnhoạt động đánh giá giám sát (trongthời gian 3 năm hiệu lực của giấychứng nhận) để đảm bảo các công tyvẫn luôn duy trì hệ thống quản lýphù hợp với các yêu cầu của tiêuchuẩn này.

• ISO 14001: Là bộ tiêu chuẩn vềquản lý môi trường, giúp các tổchức/doanh nghiệp giảm thiểu tácđộng gây tổn hại tới môi trường vàthường xuyên cải tiến kết quả hoạtđộng về môi trường.

Trong Quyết định “Phê duyệtchiến lược bảo vệ môi trường quốcgia đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020” của Thủ tướng Chính phủthì đến năm 2020: 80% cơ sở sảnxuất, kinh doanh được cấp giấychứng nhận chứng chỉ ISO 14001;100% sản phẩm hàng hóa xuấtkhẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nộiđịa được ghi nhãn môi trường theotiêu chuẩn ISO 14021. Đó là yêu cầulớn đối với các doanh nghiệp cơ khínói chung cũng như các doanhnghiệp cơ khí có công nghệ lạc hậu.Đặc biệt các doanh nghiệp cơ khí nàyngày càng bộc lộ rất nhiều vấn đề vềmôi trường (ô nhiễm không khí).

• ISO 50001: Áp dụng tiêuchuẩn này giúp doanh nghiệpngành Cơ khí sử dụng nguồn nhânlực và các nguồn lực có sẵn trongdoanh nghiệp một cách hiệu quả,tuân thủ các quy định của Luật Sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả, giảm mức năng lượng tiêu thụtrên đơn vị sản phẩm, giảm phát

Ảnh minh họa

Page 12: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

12

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

thải mà không gây ảnh hưởng đếnquá trình vận hành, chủ động kiểmsoát chi phí năng lượng, giảm tácđộng khi giá năng lượng tăng, tạohình ảnh doanh nghiệp sản xuấtxanh và sạch đối với công chúng,các đối tác kinh doanh, khách hàngvà các nhà nhập khẩu.

Ngoài ra, thông qua việc thiết lậpvà áp dụng các thủ tục kiểm soátđiều hành liên quan tới sử dụng hợplý và tiết kiệm các nguồn năng lượng,ISO 50001:2011 còn giúp doanhnghiệp tránh được các khoản tiềnphạt theo các chế tài xử lý vi phạmtrong việc sử dụng năng lượng. ISO50001:2011 còn tạo điều kiện thuậnlợi cho việc cải tiến quản lý nănglượng đối với các dự án giảm phátthải khí nhà kính.

Về mặt thị trường, hệ thống quảnlý năng lượng được chứng nhận phùhợp với Tiêu chuẩn ISO 50001:2011tạo cơ hội cho việc quảng bá, đồngthời đây cũng là công cụ cho doanhnghiệp vượt qua hàng rào kỹ thuậtthương mại và giúp nâng cao hìnhảnh và uy tín của doanh nghiệp đốivới khách hàng và cộng đồng, do đógiúp doanh nghiệp nâng cao nănglực cạnh tranh và cơ hội cho việc mởrộng thị trường, bao gồm cả việc gianhập thị trường quốc tế.

Do được xây dựng trên cùng mộtcấu trúc với Tiêu chuẩn ISO14001:2004 nên Tiêu chuẩn ISO50001:2011 có thể được áp dụng độclập hoặc tích hợp với các hệ thốngquản lý khác một cách thuận lợi, gópphần giúp doanh nghiệp phát triểnbền vững. Với những lợi ích trên, ISO50001:2011 thực sự là một công cụhữu hiệu cho các doanh nghiệptrong việc tìm kiếm các giải pháp sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả, góp phần giúp doanh nghiệptheo đuổi chiến lược phát triển bềnvững, thể hiện trách nhiệm với môitrường và xã hội trong việc đảm bảoan ninh năng lượng trên phạm vitoàn cầu.

Trước đây, mô hình năng lượng

được các doanh nghiệp áp dụngthường không rõ ràng. Các doanhnghiệp thường chỉ tổ chức kiểm toánnăng lượng, các hoạt động cải tiếnnăng lượng chưa được tập trung chútrọng thực hiện, đặc biệt là chưa cócơ cấu kiểm soát có hệ thống việcduy trì thực hiện sử dụng năng lượngtiết kiệm hiệu quả. Sau khi tiêu chuẩnISO 50001 được ban hành, thì đây làmô hình quản lý tiên tiến, được toànthế giới thừa nhận nên sẽ là công cụhiệu quả cho mọi doanh nghiệp tuânthủ, trong đó có doanh nghiệp cơkhí. Tại Việt Nam, Công ty TNHH MTVDiesel Sông Công là đơn vị đầu tiênngành cơ khí được Tổ chức Chứngnhận TUV Nord (Đức) cấp chứngnhận ISO 50001.

• OHSAS 18000 & SA 8000: Ápdụng tốt tiêu chuẩn OHSAS 18001doanh nghiệp cơ khí sẽ ngăn ngừa,kiểm soát và giảm thiểu các mốinguy và rủi ro trong môi trường làmviệc. Các thành viên của bộ phận antoàn và sức khỏe có thể yên tâm hơnvới sự tin tưởng rằng cách tiếp cậncó hệ thống cung cấp không giớihạn, cho bất kỳ ai liên quan đến kếtquả, những điều kiện làm việc đượccải thiện, thì sẽ được lợi từ việc ápdụng hệ thống này. Thêm vào đó,lãnh đạo cao nhất có thể chứng tỏcho ban giám đốc điều hành củamình, khách hàng, cộng đồng và cáccơ quan pháp quyền rằng họ có mộtcơ chế để đáp ứng các yêu cầu phảituân thủ và có thể chứng tỏ sự cốgắng thích đáng.

Giống như ISO 14001 và ISO9001, việc sử dụng một tiêu chuẩnhỗ trợ mang tính quốc tế là cách đểđạt được sự chấp nhận của thịtrường toàn cầu đối với công ty củabạn. Tương tự như 2 tiêu chuẩn hệthống quản lý của ISO kia, OHSAS18001 cũng có thể lựa chọn hìnhthức đánh giá và chứng nhận bênngoài nếu muốn.

Việc đầu tư cho yếu tố conngười cũng quan trọng như đầu tưcho tư liệu sản xuất. Cải thiện điều

kiện lao động cho công nhân thựcchất là biện pháp để công nhângắn bó với nhà máy, tăng năng suấtlao động. Nhà máy vận hành tốt, tấtyếu lợi nhuận, doanh thu sẽ tăngtheo. SA 8000 sẽ là lợi thế thực sựcho hàng hóa Việt Nam thâm nhậpnhững thị trường khó tính, quantâm nhiều tới điều kiện làm việccủa người công nhân tạo ra các sảnphẩm ấy. Việc quản lý theo tiêuchuẩn SA 8000 không những manglại lợi ích cho người lao động màcòn mang lại lợi ích cho các bên liênquan khác.

Tích hợp các tiêu chuẩnhệ thống.

Do hầu hết các tiêu chuẩn ISOđược ban hành có cấu trúc tươngđồng và các tiêu chuẩn đều cónhững điểm chung về những quyđịnh trong quản lý với các tiêuchuẩn khác nên việc xây dựng tíchhợp là phương án tối ưu được cácdoanh nghiệp lựa chọn. Việc tíchhợp các hệ thống quản lý có nhiềulợi ích như tránh được sự cồngkềnh về hệ thống tài liệu, giảmđược số quy trình, thủ tục chồngchéo, rút ngắn thời gian từ 20 - 30%so với áp dụng hệ thống riêng lẻ;giảm chi phí trả cho tổ chức tư vấnvà chứng nhận…

Những tiêu chuẩn này liên quancác nhân tố tác động đến năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp cơ khínhư: trình độ nguồn nhân lực, tạovốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn,đầu tư đổi mới công nghệ và thiếtbị, đầu tư cho nghiên cứu phát triển,hợp tác, liên kết và các chính sáchcủa Chính phủ nhằm cải thiện môitrường kinh doanh, cải thiện hệthống quản lý và tạo dựng thươnghiệu cho sản phẩm. Việc sử dụnghiệu quả các tiêu chuẩn về hệ thốngquản lý chất lượng sẽ là hướng điđúng đắn của các doanh nghiệp cơkhí nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao về sản phẩm, mang lại lợinhuận và tạo đà phát triển chodoanh nghiệp n

Page 13: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

13

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Công ty Cổ phần Dụng cụCơ khí Xuất khẩu (EMTC)nguyên là doanh nghiệpnhà nước được thành lập

năm 1960 thuộc Tổng công ty Máyvà Thiết bị công nghiệp - Bộ Côngnghiệp. Đến năm 2001, được cổphần với 100% vốn của cổ đông làngười đã và đang làm việc trongCông ty. Trải qua quá trình pháttriển, đến nay Công ty đã có nhữngbước tiến nhảy vọt, khẳng địnhđược uy tín và thương hiệu trongngành kim khí về sản xuất các dụngcụ cơ khí.

Nhận thức được tầm quan trọngcủa chất lượng đối với sự tồn tại vàphát triển đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp, thời gian qua,Công ty đã luôn quan tâm đến côngtác quản lý kỹ thuật, cải tiến côngnghệ, nỗ lực phấn đấu để nâng caochất lượng sản phẩm, đáp ứng nhucầu của khách hàng trong nước vàngoài nước. Công ty đã xây dựng vàáp dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO14000:2004 và đã được Tập đoàn TuvNord đánh giá cấp chứng chỉ. Ápdụng tốt 2 hệ thống giúp Công ty

thúc đẩy mạnh mẽ việc cải tiến liêntục chất lượng sản phẩm và dịch vụ,giúp kiểm soát quá trình sản xuất tốt,sản phẩm có chất lượng ổn định tạoniềm tin cho khách hàng.

EMTC từng bước đầu tư bổ sungthiết bị cần thiết để sản xuất sảnphẩm bảo đảm chất lượng theo yêucầu của khách hàng, như máy phayCNC, máy cắt dây, máy tiện tự động,máy điện xung cho chế tạo khuônmẫu; các loại máy dập nóng, lò nungphôi trung tần bằng điện thay cho lòthan, dây chuyền công nghệ liênhoàn dập, uốn, cắt biên nóng đểnâng cao năng lực tạo phôi và tiếtkiệm năng lượng. Do vậy, từ chỗ chỉcung cấp một vài loại, đến nay EMTCđã sản xuất và cung cấp trên 600chủng loại dụng cụ, phụ tùng, linhkiện xe máy, chi tiết phụ trợ ô tô chocác khách hàng có tiếng trong nướcnhư: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio,Toyota, Ford, Vinastar,... với nhữngloại chi tiết linh kiện phức tạp có độchính xác cao, chất lượng tươngđương nhập khẩu. Để đón đầu sảnxuất phụ tùng ô tô, Công ty đã đàotạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đầu tưthêm 2 máy dập lớn công suất 600

tấn và 1.000 tấn; 2 máy uốn dây 3chiều tự động; máy thúc ngangnhiều bước tự động, máy cắt dây tựđộng, hàn rôbốt, xử lý nhiệt, xử lý bềmặt tiện phay, sơn, mạ,… Từ năm2008 đến nay, Công ty đầu tư hơn260 thiết bị tiên tiến với tổng giá trịtrên 100 tỷ đồng.

Hiện nay, hơn 80% sản phẩm củaEMTC là phụ tùng xe máy, ô tô; còn lạilà dụng cụ cơ khí, hàng gia dụngbằng inox,… Nhiều lô hàng lớn củaCông ty đã được xuất khẩu sang Đức,Mỹ, Nhật Bản và các nước Đông Âu,Tây Âu. Nhiều sản phẩm của Công tyđã được cấp dấu chất lượng Nhànước và đạt Huy chương Vàng tại cáchội chợ hàng công nghiệp chấtlượng cao. Công ty là đơn vị có sảnphẩm chủ lực được UBND TP. Hà Nộicông nhận và được nhận giải thưởng"Thương hiệu kinh tế đối ngoại uytín" năm 2009.

Cùng với các doanh nghiệp khácchung tay xây dựng cho nền kinh tếphát triển bền vững, EMTC khôngngừng mở rộng quan hệ hợp tác, đểtiếp tục trở thành một trong nhữngthương hiệu tin cậy trong lòng kháchhàng và các bạn hàng quốc tế n

EMTC:

ÐẦU TƯ THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị tiên tiến

được xem như “chiếc đũa thần”, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả

năng cạnh tranh trên thị trường là điều tất yếu của doanh nghiệp nói chung và EMTC nói riêng.

HữU TOÀN

Page 14: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

14 CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Số 4 - 12/2013

Công ty TNHH MTV ViệnMáy và Dụng cụ Côngnghiệp (Viện IMI) tiềnthân là Phân viện Nghiên

cứu Thiết kế Máy công cụ, đượcthành lập năm 1973. Trải qua 40năm thành lập và phát triển, ViệnIMI đã vượt qua vô vàn khó khăn đểtạo ra hàng loạt sản phẩm côngnghệ cao và trở thành doanhnghiệp KH&CN hàng đầu tại ViệtNam. Viện IMI đã xây dựng và hoànthiện được 12 trung tâm nghiêncứu, chuyển giao công nghệ, đàotạo và thành lập 16 công ty thànhviên sản xuất các sản phẩm côngnghệ cao trên cơ sở tiếp nhậnchuyển giao công nghệ của các sảnphẩm KH&CN sản xuất làm ăn tốt.Hơn 100 máy cơ điện tử đượcnghiên cứu thành công và 60% đãđược sản xuất, bao gồm máy côngcụ, thiết bị cho ngành đo lườngcông nghiệp, chế biến nông sảnxuất khẩu, kỹ thuật điện, bảo vệ môitrường và đặc biệt là thiết bị chongành xây dựng - nhóm hàng đemlại doanh số lớn nhất.

Không những là đơn vị có nhiều

thành tích về nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ, Viện IMI cònlà đơn vị đi tiên phong trong đổi mớiquản lý và hoạt động KH&CN. Từnăm 2002, Viện IMI được chuyển đổithành doanh nghiệp KH&CN thíđiểm hoạt động theo mô hình côngty mẹ - công ty con. Mô hình này đãthúc đẩy quá trình nghiên cứu tạo racác sản phẩm cơ điện tử có khả năngcạnh tranh và tạo điều kiện cho hoạtđộng chuyển giao các sản phẩmKH&CN vào sản xuất công nghiệp đểhình thành các công ty sản xuất cácsản phẩm công nghệ cao. Với chứcnăng nghiên cứu chuyển giaoKH&CN và đào tạo cán bộ KHCN nênvai trò điều tiết của công ty mẹ là đặcbiệt quan trọng, quyết định giữquyền sở hữu bí quyết công nghệ,các kết quả nghiên cứu khoa học vàthực hiện chuyển giao, đào tạo,hướng dẫn cho các công ty con sảnxuất các sản phẩm công nghệ caoduy trì lợi thế cạnh tranh trên thịtrường. Bên cạnh đó, Viện chú trọngkết hợp kiến thức chuyên môn củacác cán bộ khoa học kỹ thuật trongvà ngoài nước để tạo ra các sản

phẩm mang thương hiệu “Made inViệt Nam” có khả năng cạnh tranh.Thay vì chỉ đơn thuần nghiên cứu,tập thể cán bộ khoa học của Viện IMIđã xác định phải đổi mới hoạt độngnghiên cứu khoa học, tập trungnghiên cứu và phát triển các côngnghệ mới theo định hướng cơ điệntử trên nền kỹ thuật quang - cơ điệntử để tạo ra sản phẩm cơ khí mới tíchhợp với tự động hóa, điện tử và côngnghệ phần mềm; gắn nhiệm vụnghiên cứu khoa học với thị trườngđể sản phẩm KH&CN trực tiếp trởthành hàng hóa có giá trị gia tănglớn, phục vụ nhu cầu sản xuất côngnghiệp. Viện đã đầu tư hàng chục tỷđồng để tạo dựng hệ thống phòngthí nghiệm chuyên ngành chonghiên cứu khoa học với các xưởngsản xuất thực nghiệm; đồng thời xâydựng được đội ngũ cán bộ khoa họcmạnh về chất lượng và đông về sốlượng, phù hợp với chức năngnghiên cứu, chuyển giao thành côngvào sản xuất công nghiệp.

Hiện nay, Viện IMI đã phát triểnthành công nhiều sản phẩm cơ điệntử và được thị trường chấp nhận như

GẮN SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN IMI:

TS. NGUYễN ĐứC MINH - Tổng giám đốc Viện IMI

Hơn 10 năm chuyển thành doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN),

Công ty TNHH MTV Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp đã thành công trong việc chuyển đổi

nội dung nghiên cứu từ cơ khí thuần túy sang cơ điện tử, tạo được các sản phẩm công nghệ

có nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất thông

qua việc chuyển giao các sản phẩm KH&CN vào sản xuất công nghiệp tại các đơn vị thành

viên nhằm thương mại hóa các sản phẩm, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội.

CHUYỂN CƠ CHẾ,

VớI THị TRườNG

Page 15: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

15CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Số 4 - 12/2013

trạm trộn bê tông thương phẩm,trạm trộn bê tông đầm lăn, bơm bêtông,… trong lĩnh vực máy xây dựng;các loại cân ô tô điện tử, cân tàu hỏađiện tử, cân băng định lượng, máyđóng bao,… trong lĩnh vực đo lườngcông nghiệp. Thành công của các sảnphẩm này có được là nhờ sự sáng tạotrong nghiên cứu, ứng dụng các kếtquả trong lĩnh vực cơ điện tử như:thiết kế CAD/CAM 3D, điều khiểnCNC, điều khiển tự động, lập trìnhmodule tự động và tích hợp hệthống tự động hóa.

Một bí quyết nữa là Viện IMI đãgắn quyền lợi của nhà nghiên cứu vớilợi ích mà sản phẩm mang lại. Đểkhích lệ sức sáng tạo và nhiệt tình củacác nhà nghiên cứu, Viện IMI đã đưara cơ chế để các nhà khoa học thamgia đề tài nghiên cứu được hưởngđến 70% tổng giá trị hợp đồng khichuyển giao kết quả nghiên cứu vàosản xuất. Ngoài ra, tất cả các nhânviên trong Viện đều được đảm bảobằng quyền lợi từ “cổ phần vàng”. Vìvậy, các nhà khoa học thực sự làmchủ, gắn bó lâu dài và trực tiếp với kếtquả hoạt động khoa học, đào tạo vàsản xuất của Viện. Những cố gắng củahọ đều trực tiếp mang lại lợi ích kinhtế "nhìn thấy được" cho gia đình vàthu nhập có thể gấp 4 - 5 lần lương.

Để gắn chặt hơn nữa công tácchuyển giao kết quả nghiên cứu vàosản xuất, Viện IMI thành lập mới hoặctiếp nhận thành viên mới thông quagóp vốn bằng li xăng (chuyển giaobản quyền sở hữu công nghệ, bản vẽkỹ thuật và bí quyết công nghệ), giátrị thương hiệu, tài sản và một phầntiền vốn nhằm thương mại hóa cácsản phẩm, đem lại hiệu quả về kinhtế - xã hội, thay thế hàng ngoại…Phương thức góp vốn linh hoạt nàyđã tạo điều kiện cho IMI dù có vốngóp nhỏ nhưng vẫn chi phối đượccác công ty thành viên trong các mặthoạt động, đặc biệt về KH&CN. Đồngthời khắc phục những khó khăn màViện gặp phải trong việc triển khaimô hình doanh nghiệp KH&CN. Sự"hóa thân" này giúp IMI có tư cáchpháp nhân để "lột xác" huy động vốnnhằm thương mại hóa các sản phẩm.

Hơn 10 năm chuyển sang hoạtđộng theo cơ chế mới, IMI đã chủ trìthực hiện và hoàn thành xuất sắc 12đề tài KH&CN cấp Nhà nước, 64 đề tàiKH&CN cấp Bộ, cùng hàng trămnhiệm vụ KH&CN cấp Viện với tổnggiá trị gần 40 tỷ đồng; được cấp giấychứng nhận 11 sáng chế và giải pháphữu ích, kiểu dáng công nghiệp chocác sản phẩm cơ điện tử; 15 phầnmềm ứng dụng và nghiên cứu, thiết

kế chế tạo thành công đưa ra thịtrường trên 100 sản phẩm mới, ứngdụng hiệu quả vào các ngành côngnghiệp đưa tổng doanh thu của IMItrong vòng 10 năm qua đạt gần1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhànước từ 20 - 30 tỷ đồng/năm.

Cụm công trình tiêu biểu: Nghiêncứu công nghệ sản xuất, thiết kế, thửnghiệm, chế tạo, đưa vào sản xuấtchính thức hệ thống dây chuyềnthiết bị - công nghệ đồng bộ nhàmáy sản xuất găng phẫu thuật y tế,từ cao su thiên nhiên Việt Nam, với 4dây chuyền, tổng sản lượng 28 triệuđôi găng/năm. Viện lại tiếp tục đổimới công nghệ, thiết bị nhà máy,nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếtkiệm chi phí, giảm ô nhiễm môitrường, bảo đảm công trình đượctriển khai trong thực tiễn sản xuấthiệu quả, bền vững, ổn định.

Những kết quả trên, Viện IMIvinh dự được nhận Giải thưởng HồChí Minh cho công trình: “Nghiêncứu, thiết kế chế tạo cụm thiết bị cơ- điện tử trong công nghiệp” (năm2005); Danh hiệu Anh hùng Laođộng thời kỳ đổi mới (năm 2009);Giải thưởng Nhà nước cho côngtrình "Nghiên cứu đổi mới côngnghệ sản xuất găng tay phẫu thuậty tế từ cao su thiên nhiên Việt Nam"(năm 2010); Huân chương Độc lậphạng Nhì (năm 2013)…

Thành công trong việc xây dựngmô hình gắn kết giữa nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ,đào tạo và sản xuất sản phẩm côngnghệ cao, tạo sự phát triển ổn địnhđã nâng cao uy tín thương hiệu IMItrên thị trường, cho phép Viện đẩynhanh tiến trình trở thành tập đoànKHCN đa sở hữu, nhằm xây dựngthành công mô hình tổ chức KH&CNhiện đại, đủ tiềm lực để xây dựng vàtriển khai các dự án đầu tư sản xuấtcác sản phẩm cơ khí trọng điểm,phục vụ các ngành mũi nhọn và bảovệ an ninh quốc phòng, phù hợp vớichiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011 - 2020 do Đảng đề ra n

Máy cắt carton công nghệ cao

Page 16: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

16

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Thực hiện định hướng gắn hoạt động nghiên cứuKHCN với các chương trình phát triển kinh tế -xã hội, phục vụ sản xuất, Narime đã đi sâu vàocông tác tư vấn thiết kế. Với bề dày kiến thức và

kinh nghiệm, Narime đã được giao nhiệm vụ tư vấn thiếtkế và quản lý các dự án dây chuyền thiết bị đồng bộ Dựán Bô xít Lâm Đồng và các dự án nhiệt điện, thủy điệntrên khắp đất nước.

Hiện nay, Narime giữ vai trò tiên phong trong cáchoạt động nghiên cứu triển khai thuộc lĩnh vực chế tạocơ khí. Công tác này của Viện chiếm một tỉ lệ đáng kể,điển hình như công nghệ hàn tiên tiến, công nghệ phunphủ bảo vệ bề mặt kim loại, công nghệ tự động hóađiều khiển CNC…

Được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ thiết kế toàn bộcác thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện:A Vương, Buôn Kuốp, Pleikrông, Sêsan 4 và Buôn TuaSrah... Viện đã hoàn toàn làm chủ trong tính toán, thiết kếcác thiết bị cơ khí cho các dự án này. Bên cạnh đó, lĩnhvực chế tạo các thiết bị, dây chuyền thiết bị và phụ tùngthay thế nhập khẩu cho các nhà máy giấy, xi măng, nhiệtđiện, thủy điện, giàn khoan trên biển,… của Viện đã đượccác khách hàng như Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Ximăng Nghi Sơn, Công ty Nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí…đánh giá cao bởi chất lượng tương đương nhập ngoại.Đặc biệt năm 2012, với sự kiện Việt Nam hạ thủy thànhcông giàn khoan tự nâng 90 m nước đạt tiêu chuẩn quốctế, đánh dấu năng lực tư vấn thiết kế giàn khoan tự nângcủa Narime.

Hoạt động kiểm định cũng là thế mạnh của Narime.Với các thiết bị hiện đại, phần mềm tiên tiến và đội ngũcán bộ kĩ thuật giỏi, công tác thí nghiệm kiểm định củaViện đang chứng tỏ được uy tín qua từng công trình,giúp kiểm tra bề mặt kim loại bằng công nghệ khôngphá hủy, chụp X-Ray, Gamma, siêu âm, thẩm thấu từ,phân tích thành phần kim loại, chẩn đoán giám sát trạngthái thiết bị, cân bằng động tại hiện trường,… Đăng

kiểm Việt Nam đã công nhận Trung tâm đo lường, kiểmđịnh, tư vấn kĩ thuật, thiết bị của Narime đủ năng lựcthực hiện các thử nghiệm phân tích thành phần kim loại;thử không phá hủy…

Được đánh giá là Viện đầu ngành có nhiều kết quảnghiên cứu được ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quảkinh tế cao, như: Thiết kế nhà máy, thiết bị, cụm thiết bị,dây chuyền thiết bị có trình độ tự động hoá cao. Hoạtđộng thiết kế được thực hiện trên các phần mềm tínhtoán thiết kế chuyên nghiệp như Cosmos Design, SolidWorks, SAP, Inventor, Pro Engineer… Viện cũng đồng thờihợp tác nhận chuyển giao công nghệ với các nhà cungcấp có uy tín trên thế giới như chuyển giao công nghệ tựđộng hoá của Siemens, Honeywell; cơ khí thủy công củaZaporozegidrostal - Ucraina; lọc bụi từ Kondor Eco - Ngavà Invirotherm - Đức; điện hạt nhân với Nhật và Hàn Quốc.

Để phát triển bền vững, Viện cũng luôn quan tâmđến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trẻ hóa cánbộ, bổ sung nâng cao kiến thức các phần mềm thiết kếchuyên dụng, kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vựcnhiệt điện, thủy điện, bô xít n

VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ:

NỘI ĐỊA HÓA CƠ KHÍ CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

Với 15 đơn vị trực thuộc, chuyên nghiên cứu, thiết kế, tư vấn các chuyên ngành khác nhau

trong chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị chuyên dùng cho ngành công nghiệp… Viện Nghiên

cứu Cơ khí (Narime) đã thực hiện nội địa hóa thành công nhiều thiết bị cơ khí cho các công

trình trọng điểm quốc gia.

Narime tham gia tư vấn thiết kế giàn khoan tự nâng 90 m.

VI THU

Page 17: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

17

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Chuyện kể “cổ tích”thời hiện đại

Khi được thành lập năm 1982, Xínghiệp Cơ khí Quang Trung NinhBình chỉ là một xưởng cơ khí sản xuấtnhỏ với các thiết bị máy móc lạc hậu,chủ yếu là hàng thanh lý. Trải quanhiều thăng trầm, ngành Cơ khí ViệtNam có sự hiện diện của một thươnghiệu Cơ khí Quang Trung như nhiềungười đánh giá là “mốc son đỏ” chosự trưởng thành của ngành Cơ khítrong nước. Người ta còn biết tới vịGiám đốc tài ba Nguyễn Tăng Cườngnhư trong một chuyện kể “cổ tích”thời hiện đại khi đánh cược cả gia tàiđể gắn bó với nghề cơ khí chế tạo. Đểrồi sau 30 năm hình thành, xây dựngvà phát triển, người chủ doanhnghiệp ấy được nổi tiếng với danhhiệu "Vua thép"; "Vua cần cẩu". Sảnphẩm do Cơ khí Quang Trung sảnxuất được cho là vượt tầm tưởngtượng của giới khoa học - cơ khítrong nước.

Từ một xưởng cơ khí sản xuất nhỏvới vỏn vẹn hơn chục người, đến naytổng số CBCN-LĐ được nhân lênkhoảng 1.500 người, doanh nghiệpđược mở rộng quy mô sản xuất gồm:Công ty cổ phần Chế tạo máy tạiNinh Bình với diện tích 15 ha, tổngmức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng và một

hệ thống cảng biển với vốn đầu tư900 tỷ. Đồng thời đầu tư một khucông nghệ cao tại Uông Bí - QuảngNinh, với diện tích 91 ha và tổng mứcđầu tư 6.500 tỷ đồng. Với cơ sở vậtchất, trang thiết bị hiện đại được đầutư đồng bộ và có chiều sâu; cùng độingũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lànhnghề, Cơ khí Quang Trung đã có hơn300 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trongđó có nhiều sáng kiến cấp nhà nước,giúp nâng tỷ lệ nội địa hoá thiết bịcủa đơn vị chế tạo lên mức hơn 90%,giá thành chỉ bằng 40 - 50% so vớisản phẩm của nước ngoài. Năm 2002,đơn vị vinh dự được phong tặngdanh hiệu Anh hùng Lao động thờikỳ đổi mới. Đầu năm 2012, Giám đốcNguyến Tăng Cường cùng các cộngsự được Nhà nước tặng Giải thưởngHồ Chí Minh cho cụm công trình“Ứng dụng 5 giải pháp KHCN chế tạocác loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam”.Hiện đơn vị đã tiên phong, chiếm lĩnhthị trường cả nước về các thiết bịnâng hạ siêu trường, siêu trọng“made in Vietnam”, phục vụ đắc lựccho các ngành công nghiệp trọngđiểm của Việt Nam. Thương hiệu Cơkhí Quang Trung ngày càng được toảsáng trên các công trình xây dựngthế kỷ của đất nước, như Công trìnhThủy điện Sơn La. Sự góp mặt của sản

phẩm Cơ khí Quang Trung với chiếccần cẩu khổng lồ 1.200 tấn và chiếccẩu chân què do Giám đốc NguyễnTăng Cường là tác giả nghiên cứu chếtạo thành công, là một trong nhữngnhân tố quan trọng, góp phần đưacông trình Thủy điện Sơn La về đíchtrước 3 năm và làm lợi cho đất nướcnhiều nghìn tỷ đồng. Sự kiện nàyđánh dấu cho sự kiện lần đầu tiênngười Việt Nam chế tạo thành côngchiếc cẩu lớn nhất từ trước tới nay vàđược bình chọn là 1 trong 10 sự kiệnKH&CN tiêu biểu Việt Nam năm 2010.Chính sự kiện này lại một lần nữa ghidấu cho sự trưởng thành của ngànhCơ khí trong nước, góp phần xóa đitiềm thức sính hàng ngoại của ngườiViệt. Đồng thời cũng là một minhchứng cho sự thành công của ngànhchế tạo máy Việt Nam

Lời giải cho sự thành công củamột thương hiệu

Nhiều lần tâm sự với Giám đốcNguyễn Tăng Cường, anh cho biết:Một yêu cầu sống còn cho sự tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp làphải đầu tư cho KH&CN. Đặc biệt, cầnphải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng vớingười lao động, nhất là đối với độingũ lao động trình độ cao, kỹ sư, thợbậc cao và công nhân lành nghề.Hàng năm, doanh nghiệp đã chi

CỦA MỘT THƯƠNG HIỆU

CHO SỰTÌM LỜI GIẢI

THÀNH CÔNGANH THY

Với hơn 300 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung Ninh Bình đã làm

chủ công nghệ, chế tạo được 7 trong số 13 chủng loại cần cẩu các loại, chế tạo bánh răng

hình sao thay cho bánh răng đường kính lớn dùng cho cẩu chân đế trên 100 tấn. Đây chính

là điểm mấu chốt đưa Cơ khí Quang Trung trở thành doanh nghiệp tư nhân duy nhất chế tạo

được cẩu có sức nâng lớn ở Việt Nam.

Page 18: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

18

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

thưởng hàng trăm xe máy, ti vi,tủ lạnh… cho CBCN-LĐ hoànthành xuất sắc công việc; đặcbiệt hơn doanh nghiệp còn đềra mức thưởng ô tô cho nhữngsáng kiến khoa học mang hiệuquả cho sản xuất.

Tranh thủ sự ủng hộ củaChính phủ, sự quan tâm chỉđạo và giúp đỡ kịp thời của BộCông Thương, Bộ KH&CN, Xínghiệp đã thực hiện nhiều đềtài, dự án KH&CN tạo động lựcthúc đẩy sản xuất, như đề tàichế tạo máy lốc tôn; đề tàinghiên cứu, thiết kế, chế tạocổng trục 450 tấn; đề tàinghiên cứu, thiết kế và chế tạomâm xoay cần cẩu đường kính6m... Đặc biệt, năm 2010, Xínghiệp đã nghiên cứu thiết kếvà chế tạo thành công bộtruyền động bánh răng hànhtinh tích hợp trong cụm cơ cấunâng; chế tạo thành công cơcấu vành chốt - bánh sao trongcơ cấu quay của cần trục chânđế; chế tạo thành công bộ điềukhiển động cơ lồng sóc kiểubiến tần cho việc điều khiểnđộng cơ các cơ cấu nâng, quay,di chuyển cầu trục; ứng dụngthành công giải pháp (dự ứnglực trước) trong chế tạo kết cấuthép của các dầm cầu trụckhẩu độ lớn, tiết kiệm 30%

khối lượng và tăng độ bền chấtlượng sản phẩm; nghiên cứuứng dụng thành công côngnghệ đúc chính xác bằngphương pháp chân không đểđúc các chi tiết lớn có hìnhdạng phức tạp... (Đây chính làcác công trình được Nhà nướctặng Giải thưởng Hồ Chí Minhvề KHCN cho doanh nghiệp).Hiện nay, năng lực sản xuất củađơn vị, chỉ tính riêng một nhàmáy chế tạo thiết bị nâng hạ(tại Quảng Ninh) đã đạtcông suất 20.000 tấn sảnphẩm/năm, với 5 chủng loạisản phẩm: Cẩu trục từ 5 - 300tấn, cẩu chân đế từ 10 - 300tấn, cẩu chân tháp từ 5 - 30 tấn,cẩu cổng trục từ 20 - 1.000 tấn,cẩu container từ 40 - 60 tấn...;

Nhiều năm nay, Xí nghiệpCơ khí Quang Trung Ninh Bìnhđã mạnh tay đầu tư trang thiếtbị hiện đại, nhiều thiết bị trị giáhàng chục triệu USD, để trangbị cho Trung tâm mô phỏng,Phòng thiết kế, Phòng KCS,Trung tâm CNC. Bên cạnh đóđơn vị còn thành lập các côngty, đơn vị trực thuộc kinh doanhđa ngành; mở rộng chi nhánhsản xuất các thiết bị nâng hạ tạiĐà Nẵng, Khánh Hoà, HảiPhòng, Quảng Ngãi, TP. Hồ ChíMinh, Cần Thơ... n

Nhà máy Ô tô VEAM (Nhà máy)thuộc Tổng công ty Máy độnglực và Máy nông nghiệp,chính thức đi vào sản xuất

ngày 28/9/2009. Với thương hiệu VeamMotor, Nhà máy Ô tô VEAM đã, đang vàsẽ cung cấp cho thị trường ô tô Việt Namnhững sản phẩm có chất lượng và giá cảcạnh tranh. Ngay từ khi Nhà máy mới đivào hoạt động, lãnh đạo Tổng công ty đãquyết định đưa Nhà máy trở thành mộtdoanh nghiệp có uy tín về sản xuất vàcung cấp sản phẩm ô tô tải, xe chuyêndụng trên thị trường Việt Nam, cũng nhưxuất khẩu sản phẩm sang thị trường khuvực trong tương lai. Xây dựng, áp dụngvà duy trì hiệu lực và hiệu quả hệ thốngquản lý tích hợp chất lượng & môitrường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vàISO 14001:2004, hệ thống 5S được lãnhđạo Nhà máy coi đó là công cụ đắc lực,là chìa khóa để mở ra sự thành công.

Áp dụng 5S tạo ra một phương thứclàm việc mới ở Nhà máy, đưa những gì đãcó lên tầm: khoa học, hệ thống và hoànthiện hơn. Điều có thể nhìn thấy rõ chínhlà môi trường sống và làm việc trở nêngọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp hơn. Tài liệu,hồ sơ, vật dụng, trang thiết bị phục vụ chocông việc được sắp xếp dễ thấy, dễ lấy, dễtìm. Thực hiện 5S thành công trong đơnvị, ông Vũ Quang Tâm - Giám đốc Nhà máyÔ tô VEAM cho biết: “Điều này đồng nghĩavới tiết kiệm rất nhiều thời gian và côngsức mà vốn dĩ trước đây vô tình bị đánhmất do chính những hoạt động khôngchuẩn xác của mình. Kho vật tư với diệnmạo hoàn toàn khác trước: thông thoáng,hài hòa hơn. Những phòng làm việc ngănnắp, thẩm mỹ. Khu vực xung quanh quangđãng và đẹp mắt. Nơi sản xuất được bài trígọn gàng, khoa học đã hình thành nênmột công nghệ môi trường tại Nhà máy”.

Nếu 5S đem lại lợi ích cho VEAM trongviệc quản lý hệ thống dữ liệu thì hệ thốngquản lý tích hợp chất lượng và môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO14001:2004 lại tác động tích cực, trực tiếpvào quá trình sản xuất và giải quyết côngviệc của Nhà máy. Mục tiêu chung khitriển khai và áp dụng hệ thống ISO9001:2008 của Nhà máy là đảm bảo tính

Sản phẩm cẩu chân đế của Cơ khí Quang Trung

Page 19: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

19

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

khoa học, tuân thủ các quy định củapháp luật, quy chế và các quy địnhcủa ngành, của Nhà máy phù hợp vớithực tế, tạo điều kiện thuận lợi chotừng phòng, ban giải quyết công việcthông suốt, kịp thời, hiệu quả. Đồngthời giúp lãnh đạo điều hành, kiểmsoát được toàn bộ quá trình giảiquyết công việc của Nhà máy; đổimới phương pháp làm việc, gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quảtrong thực hiện công vụ. Theo đó,việc áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng ISO 9001:2008 tập trung vàocác quy trình công việc liên quan;quy trình xử lý công việc và các hoạtđộng nội bộ và các hoạt động khác.Để đạt hiệu quả cao khi áp dụng hệthống quản lý chất lượng ISO9001:2008 và ISO 14001:2004, ngaytừ khi đưa vào sử dụng, 34 quy trình,kèm theo 14 hướng dẫn đã được gửiđến tất cả các phòng/ban/xưởng,gồm đầy đủ các quy trình và hướngdẫn thực hiện công việc theo đúngchức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.Ngoài ra, hàng tháng bộ phận ISOtriển khai rà soát việc thực hiện mục

tiêu của từng đơn vị. Cũng theo đó,để hệ thống quản lý chất lượng luônđược rà soát, cải tiến liên tục phù hợpvới thực tế sản xuất kinh doanh, mỗinăm, Nhà máy đánh giá nội bộ địnhkỳ 2 lần.

Nhà máy Ô tô VEAM với nhiệmvụ chính là sản xuất và lắp ráp cácloại xe ben, xe tải (trọng tải từ 0,5đến 30 tấn), xe khách, xe chuyêndụng… nên việc sử dụng nguồnnước và điện khá lớn. Cũng vì vậy,Nhà máy không ngừng đổi mới,nâng cấp thiết bị trong dây chuyềnsản xuất nhằm đạt được tối đa côngsuất của máy móc, từ đó sử dụngnăng lượng một cách tiết kiệm vàhiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Nhàmáy hoàn thiện, củng cố các hồ sơvà những yêu cầu về chấp hành LuậtMôi trường, quản lý chặt chẽ cácchất thải, phân loại chất thải thườngvà chất thải nguy hại;…. Nói về kếtquả sau khi áp dụng ISO 9001:2008và ISO 14001:2004, ông Vũ QuangTâm cho biết: “Sau 4 năm triển khaivà thực hiện, tôi thấy sản phẩm cóchất lượng ổn định hơn, lợi nhuận

tăng cao hơn do giảm được lãng phínhờ đó tăng uy tín trên thị trườngcũng như tăng thị phần trong nước.Nhưng điều quan trọng và bền vữnghơn, đó chính là ý thức của người laođộng được nâng cao khi được trựctiếp hoạt động sản xuất trong mộthệ thống quản lý khoa học, mọingười hiểu rõ hơn vai trò của mìnhtrong Nhà máy, biết rõ trách nhiệmvà quyền hạn của mình hơn nên chủđộng thực hiện công việc”.

Có thể nói, việc áp dụng hệ thống5S cùng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũngnhư ISO 14001:2004 đã đem lại lợi íchcho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để vậnhành hệ thống được hiệu quả cầnphải có kế hoạch giám sát cũng nhưquy trình vận hành rõ ràng, nghiêmngặt. “Hơn hết, cần phải có giải phápđồng bộ, đi từ nhận thức của các cánbộ, công nhân viên về tầm quantrọng cũng như lợi ích của việc tuânthủ quy trình hoạt động đến việcnâng cấp hệ thống trang thiết bị.Không thể coi nhẹ việc nào” - ôngTâm chia sẻ thêm n

HIỆU QUẢ VEAM:

TỪ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP

VIệT HÀ

Năm 2012, thị phần tiêu thụ ô tô của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp

(VEAM) trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã đạt 7,14%, cao hơn 5,9% so với

năm 2010. Hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã phát triển trên toàn quốc

với 100 đại lý trong nước và 1 đại lý tại Lào. Có được kết quả này, ngoài việc tập trung vào đa

dạng hóa các dòng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, VEAM còn rất chú trọng vào việc

áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng. Trong đó phải kể đến việc áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng phù hợp trong quá trình sản xuất của Nhà máy Ô tô VEAM .

Page 20: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

20

Số 4 - 12/2013

CHUYÊN Đề NăNG SUấT CHấT LượNG TRONG LĩNH VựC Cơ KHÍ

Hiện nay, Vinacasting đangsản xuất và gia công cácsản phẩm cơ khí đúcphục vụ cho các ngành

chế tạo ô tô, đóng tàu, dầu khí, phụtùng thay thế cho các loại máy mócthi công công trình (răng gầu, lợigầu, lưỡi cắt, lưỡi gạt, gân lá xích,bánh sao…), phụ tùng thay thếtrong các dây chuyền sản xuất gạch,khai thác than, xi măng, khoáng sản(hàm nghiền các cỡ, lô nghiền, vànhnghiền, bi nghiền, bánh goòng, ruộtgià…)… Một trong những côngnghệ chính mà Vinacasting sử dụnglà công nghệ đúc khuôn tự hủy, chophép sản xuất các sản phẩm có hìnhdạng phức tạp, từ kích thước trungbình đến các sản phẩm kích thướclớn (<10 tấn/sản phẩm) bằng théphợp kim, thép cacbon, gang cầu,gang xám, kim loại màu (đồng,nhôm)... trong môi trường chânkhông. Bên cạnh đó, Công ty nhậntư vấn chuyển giao công nghệ, cungcấp các loại máy móc thiết bị chongành đúc: các loại lò trung tần, lòlôi cao tần, các loại cẩu phục vụ chonhà xưởng, máy phát điện từ 15 kVAđến 2000 kVA, keo dán băng tải, máy

nén khí di động cố định, hệ thốngđo lường điều khiển…

Nhờ áp dụng nhiều phươngpháp và công nghệ đúc hiện đại đểsản xuất như: công nghệ đúc Furan,đúc khuôn tự hủy, công nghệ đúc áplực, công nghệ đúc cát tươi và côngnghệ đúc khuôn sáp… Vinacastingđã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứngtiêu chuẩn quốc tế, từng bước đãkhẳng định uy tín thị trường trongnước và quốc tế. Có thể nói, trongkhi ngành Cơ khí đúc Việt Nam đangcòn vật lộn với những khó khăn vềcông nghệ, vốn, nhân lực… thìVinacasting đã trở thành nhà sảnxuất và cung cấp phụ kiện cho nhiềunhà máy trong nước và các công tythiết bị cơ khí Nhật Bản, Đức, Mỹ,Canada… Vinacasting là một điểnhình cho việc đi tắt đón đầu côngnghệ nhằm cho ra đời các sản phẩmchất lượng cao nhằm giới thiệu côngnghệ đúc Việt Nam đến với các kháchhàng quốc tế. Một trong những côngnghệ chính mà Công ty sử dụng đólà công nghệ đúc tự hủy cho phépsản xuất các sản phẩm phức tạp, kíchthước nhỏ và các sản phẩm trungbình từ thép hợp kim, thép cacbon,

gang, gang xám… trong môi trườngchân không. Đối với các chi tiết nhỏyêu cầu bề mặt nhẵn bóng, sử dụngcông nghệ đúc khuôn mẫu chảy(công nghệ đúc khuôn sáp). Nhiềuchi tiết đúc có thể được tiến hànhtrong một khuôn, các sản phẩm cóđộ chính xác cao và bề mặt nhẵn,chất lượng bề mặt đúc đạt tiêu chuẩnquốc tế (đạt Rz = 12 - 25 mcr).

Đặc thù của ngành cơ khí là đầutư đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốnlâu, sản phẩm phải được chế tạo.Nắm bắt xu thế thị trường, nhữngnăm qua, Công ty đã thực hiện chiếnlược đa dạng hóa sản phẩm dựa trênthế mạnh truyền thống là chế tạo cơkhí, trong đó chú trọng đầu tư nhữngsản phẩm có hàm lượng công nghệcao, thay thế hàng nhập khẩu.

Với năng lực, tầm nhìn chiếnlược, định hướng phát triển đầu tưchiều sâu, Vinacasting đã và sẽ đầutư đổi mới công nghệ hiện đại đểsản xuất những sản phẩm đúc nhằmchủ động đáp ứng tối đa nhu cầutrong nước, tiến tới sản xuất các chitiết có chất lượng và độ chính xáccao thay thế hàng nhập ngoại vàxuất khẩu n

HÀM LƯỢNG CÔNG NGHỆ

QUYẾT ĐỊNHCHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÚC VIỆT NAM:

KIM NGÂN

Cơ khí đúc là một trong những ngành công nghiệp phụ trợ được Nhà nước hỗ trợ phát

triển. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế giai đoạn vừa qua khiến ngành gặp khó khăn, không ít

doanh nghiệp đã phá sản. Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Cơ khí Đúc Việt Nam

(Vinacasting) thành lập năm 2009 với tổng diện tích là 50.000 m2 tại Khu công nghiệp Thụy

Vân, Việt Trì, Phú Thọ, với công suất khoảng 4.000 tấn/năm, được đánh giá là một đơn vị có

năng lực trong sản xuất các sản phẩm cơ khí đúc chất lượng để xuất khẩu.

Page 21: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

21

Số 4 - 12/2013

Ý TưởNG - GIảI PHÁP

Đặc điểm, điều kiện làmviệc của gối đỡ tua bin:Các gối đỡ (gối đỡ -chặn) luôn phải làm việc

trong điều kiện khắc nghiệt: gối đỡ,đỡ và mang toàn bộ trọng lượngcủa roto, kể cả tác dụng của lực lytâm; gối đỡ - chặn có nhiệm vụ vừađỡ trục roto vừa chặn chuyển độngdọc trục; luôn vận hành với nhữngchu kỳ làm việc liên tục, vận tốc rấtlớn, trên 3.000 vòng/phút; luônphải làm việc với áp suất bề mặt rấtlớn tới vài chục kg/cm2. Tất cả cácyếu tố trên cho ta thấy, hệ thốngpaliê (gối đỡ, đỡ - chặn) là mộttrong các thiết bị quan trọng trongtua bin - máy phát, nên đòi hỏi phảiđược chăm sóc đặc biệt.

Khe hở hình nêm được tạo thànhkhi hai bề mặt làm việc. Áp suất đượctạo thành sẽ đẩy tách ly các bề mặtphân cách và nó cân bằng với tải. Khicó bôi trơn thủy tĩnh, áp lực ép rất lớn

từ hệ thống bơm dầu vào ổ với ápsuất cao đủ để nâng trục tách khỏi ổbởi màng dầu. Với thiết bị quay vậntốc tới 3.000 vòng/phút, qua phântích tác giả chọn dòng vật liệu làm lótổ có tên gọi là ba bít thiếc Б88 (theoΓОСТ 1320-74).

Yêu cầu khi gia công tạo vùngbôi trơn: Dạng hình trụ và hình ôvan. Chất lượng bề mặt sau giacông: Chất lượng bề mặt của các cặpma sát được xác định thông quahình dạng bề mặt, đối với bôi trơngiới hạn bằng màng dầu, tại cácđỉnh tiếp xúc thực có thể làm giánđoạn màng dầu bôi trơn. Vì vậymuốn cho màng dầu bôi trơn đượcphục hồi ngay sau khi có gián đoạnthì biên độ cao thấp của các nhấpnhô bề mặt phải nằm trong giới hạncho phép, phù hợp kinh tế và tathường chọn thông số độ bóng bềmặt cho máng trục trong khoảng Rz1.25µm đến Rz 0.63µm.

Việc nắm bắt và làm chủ đượccông nghệ phụ trợ, trong đó có côngviệc phục hồi các loại gối đỡ ba víttrong các nhà máy điện nói chung,trong các nhà máy nhiệt điện nóiriêng đã đáp ứng kịp thời, chủ độngtrong sản xuất và cũng là để thựchiện chủ trương nâng cao tỷ trọngsản phẩm cơ khí trong nước, phục vụchương trình nội địa hóa, dần thaythế giá trị kinh tế nhập ngoại rất cao.

Từ sáng kiến này, Viện đã và đangnghiên cứu để gia công, phục hồi tấtcả các loại gối đỡ ba bít trong các nhàmáy điện có công suất lớn hơn 300MW (1 x 600MW; 2 x 600MW; 1 x1200MW,…), thông qua đó tiến tớilàm chủ công nghệ chế tạo trọn bộcác loại gối đỡ, đỡ chặn trong hệthống tua bin - máy của các nhà máynhiệt điện và thủy điện hiện có tạiViệt Nam mà vẫn đáp ứng được cácyêu cầu kỹ thuật để cung cấp các sảnphẩm và dịch vụ thay thế n

TRONG CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN 300 MW

PHỤC HỒI GỐI ĐỠ

BA BÍT TUA BIN

TS. Vũ TRUNG TUYếN Viện Nghiên cứu Cơ khí

Cứ sau các chu kỳ làm việc, hệ thống tua

bin các nhà máy điện phải tiến hành đại tu,

sửa chữa (định kỳ) để đảm bảo tuổi thọ và

độ bền tin cậy khi làm việc. Trên cơ sở

phân tích các dữ liệu thu thập, kết hợp

phân tích các điều kiện kỹ thuật hiện có tại

Việt Nam, TS. Tuyến đã nghiên cứu thành

công giải pháp“Công nghệ phục hồi bạc ba

bít gối đỡ tua bin cho nhà máy nhiệt điện

đốt than đến 300 MW” để kịp thời khắc

phục sửa chữa các thiết bị.Kiểm tra siêu âm chất lượng lớp vật liệu lót ba bít Б88

Page 22: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

22 Ý TưởNG - GIảI PHÁP

Số 4 - 12/2013

* Tình trạng trước khi có sáng kiến:Vòng kín cơ giới mua mới từ Đài Loan khi chạy bơm

vòng kín bị vỡ không làm việc được.* Nội dung sáng kiến khắc phục:Cải tiến kết cấu thép lắp với mặt chà của vòng kín làm

cho vòng kín lắp vào bơm làm việc được, không bị vỡ vàđảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của máy bơm.

* Khả năng áp dụng giải pháp:- Đã khắc phục được 14 bộ vòng kín.- Đề xuất, kiến nghị nhà sản xuất thiết kế lại kết cấu

phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng của Công ty.Nhà chế tạo đã lựa chọn thiết kế này và chế tạo phục vụlắp cho bơm của Công ty CP Chế tạo bơm Hải Dương.

* Kết quả áp dụng sáng kiến tại Công ty:- Ngăn ngừa được việc vòng kín bị vỡ hàng loạt, tránh

được thiệt hại lớn về kinh tế cho Công ty cũng như nhàcung cấp.

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho kháchhàng.

- Đảm bảo tiến độ giao hàng.

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆNĐIỀU KHIỂN, LẮP ĐẶT TOÀN BỘ PHẦNĐIỆN CHO DÂY CHUYỀN TÁI SINHSÀNG CÁT CHO XƯỞNG ĐÚC.

Tác giả: Ngô Đức Thành – Phòng Cơ điện* Tình trạng trước khi có sáng kiến:Thiết bị do Phòng kỹ thuật thiết kế chế tạo mới đặt

ra yêu cầu phải có phần điện điều khiển tương ứng.* Nội dung sáng kiến khắc phục:- Đây là giải pháp điều khiển phù hợp với kết cấu,

công nghệ mới của toàn bộ dây chuyền.- Thiết kế bản vẽ kích thước và bố trí bên trong tủ điện

điều khiển chính hệ thống tái sinh cát.- Thực hiện lắp đặt thử nghiệm đạt yêu cầu.* Khả năng áp dụng giải pháp:- Áp dụng được cho tất cả dây chuyền thiết bị tương

đương.* Kết quả áp dụng sáng kiến tại Công ty:- Đáp ứng yêu cầu sản xuất.- Dễ dàng sửa chữa bằng các linh kiện có sẵn- Sử dụng thuận tiện dễ dàng n

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CỦA CÔNG TY CP CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG

* Tình trạng trước khi có sáng kiến:Trước khi có sáng kiến, Công ty có 01 máy cân bằng

động của LB Nga đã cũ và lạc hậu, độ chính xác khôngcao, hay hỏng và việc thực hiện cân bằng động rất khókhăn do phải chế tạo nhiều bộ bạc phù hợp với từng loạicụm chi tiết cân bằng, gây tốn kém về vật tư và thời gian.Việc kiểm soát chất lượng gặp khó khăn.

* Nội dung sáng kiến khắc phục:- Thay thế việc cân bằng tĩnh bằng cân bằng động

theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 1940-1 cho các chi tiết cókhối lượng từ 1-50 kg.

- Có thể cân bằng được các chi tiết có độ chính xáccao, hoạt động với vận tốc lớn.

- Có thể thiết kế, chế tạo loại kích cỡ khác nhau đểphù hợp với sản xuất và nhu cầu của khách hàng.

* Khả năng áp dụng giải pháp:- Cân bằng được các loại sản phẩm 1 mặt phẳng, loại

2 mặt phẳng.- Đưa vào cân bằng động các chi tiết bánh quay, đầu

nối, cụm rô to… mà không cần phải chế bạc do truyềnđộng dây đai linh hoạt.

* Kết quả áp dụng sáng kiến tại Công ty:- Đảm bảo cho các nhà máy bơm và thiết bị quay

chạy êm sau khi cân bằng động, tăng tuổi thọ của sảnphẩm.

- Quản lý được chất lượng thông qua kết quả được intừ phần mềm.

- Có thể cân bằng được các bộ phận quay đòi hỏi cấpchính xác cao. Đã thực hiện cân bằng trục tuocbin chodây chuyền sản xuất của Nhà máy AP Đình Vũ, Hải Phònglàm việc với vận tốc 17.000 vòng/phút, trước đây phảithuê CHLB Đức thực hiện được các chuyên gia nướcngoài đánh giá cao.

- Cân bằng được cánh bơm cho Nhật Bản đảm bảoyêu cầu kỹ thuật mà trước đây phải nhập khẩu.

- Tăng năng suất lao động.

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY CÂN BẰNG ĐỘNG CBĐ-50Tác giả: PHẠM HỒNG QUÂN - Phòng Quản lý chất lượng

CẢI TIẾN KẾT CẤU VÒNG KÍN CƠ GIỚILDY120CBSS DO THIẾT KẾ CỦA NHÀCUNG CẤP CHƯA HỢP LÝ SO VỚI HOẠTĐỘNG CỦA BƠM TẠI VỊ TRÍ TIẾP XÚCVỚI VÀNH THÉP VÀ CHI TIẾT MẶT CHÀGÂY DỄ VỠ VÀ NỨT KHI SỬ DỤNG.Tác giả: VŨ CÔNG ĐỨC – Phòng Kỹ thuật

Page 23: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

23Ý TưởNG - GIảI PHÁP

Số 4 - 12/2013

* Nghiên cứu, thiết kếvà chế tạo balat 2 cấpcông suất 150W/100W,bộ chuyển đổi công suấtvà bộ khởi động dùngcho đèn natri cao áp

Hệ thống chiếu sáng công cộngtại các đô thị hiện nay hầu hết đãđược thay thế đèn cao áp thủyngân bằng đèn natri cao áp mộtmức công suất. Thời gian chiếusáng thường là 11 giờ mỗi đêm.Trong thời gian từ 0 giờ đến 6 giờsáng hôm sau, công suất đèn tănglên 108-110% do điện áp tăng,trong khi nhu cầu chiếu sáng lạigiảm, gây lãng phí năng lượngđiện. Để giải quyết tình trạng này,nhóm nghiên cứu đã chọn giảipháp nghiên cứu, thiết kế và chếtạo thành công balat 2 cấp côngsuất 150W/100W, bộ chuyển đổicông suất và bộ khởi động dùngcho đèn natri cao áp cung cấp chongành chiếu sáng và thị trường. Đềtài đã thành công có tính thực tiễncao, ý nghĩa xã hội to lớn, sử dụngbalat 2 cấp công suất là cách sửdụng điện tiết kiệm và hiệu quảnăng lượng. Lợi ích này đem lại chocả doanh nghiệp và xã hội, gópphần vào mục tiêu đảm bảo cácnhu cầu về điện chung cho đấtnước và bảo vệ môi trường.

Sáng kiến làm lợi 115 triệuđồng.

* Thiết kế chế tạo máycắt dây nguồn

Nghiên cứu cải tiến máy cắt

dây ben hơi kiểu chém đứng thaymáy cắt dây chém ngang giúp lưỡicắt động chuyển động ổn định, dễdàng điều chỉnh khe hở lưỡi cắt,nhờ vậy công đoạn cắt dây chấtlượng ổn định, năng suất lao độngtăng.

* Tự động hóa nâng, hạcuộn dây của máy đánhcuộn dây điện

Cải tiến hoạt động nâng, hạcuộn dây của thiết bị đánh cuộn(Đài Loan) bằng cách thay van khítác động bằng tay, bằng van khítác động bằng điện (van điện từ)và dùng công tắc hành trình đểnhận biết vị trí của cánh tay máy.Chuyển hoạt động nâng hạ cuộndây từ tác động tay của người thợsang tự động hoàn toàn. Sángkiến làm giảm thao tác của côngnhân vận hành thiết bị, chất lượngsản phẩm ổn định, năng suất laođộng tăng 130% so với khi chưa tựđộng hóa.

* Nghiên cứu, thiết kế vàchế tạo bộ xả băng phôicho máy dập tự động

Để cấp phôi cho các máy dậptự động, trước khi có sáng kiếnCông ty sử dụng cơ cấu cấp phôiđơn giản, băng phôi dạng cuộn tựxả cơ học theo chiều đứng, do vậyphôi cấp không đều ảnh hưởng tớichất lượng sản phẩm, phôi băngdễ rối phải dừng máy để khắcphục.

Sáng kiến nghiên cứu, thiết kế

chế tạo bộ xả băng phôi tự độngđược chế tạo bằng các vật tư sẵncó trong Công ty với giá thành rấtthấp, có chức năng tương đươngthay thế được cho thiết bị nhập từnước ngoài có giá thành cao. (Bộxả phôi nhập khẩu giá: 1.900USD/bộ).

* Nghiên cứu, thiết kế vàchế tạo công tắc đơn6A-250V- K4

Công tắc đơn 6A-250V-K2 làthiết bị đóng cắt nguồn điện tớitải tiêu thụ do Công ty CP Khí cụđiện I sản xuất và bán cho ngườitiêu dùng từ nhiều năm nay. Trongcấu tạo sản phẩm có cụm chi tiếtgiá giữ tay bật đòi hỏi yêu cầucông nghệ chế tạo khắt khe đểđảm bảo hoạt động đóng cắt củacông tắc luôn ổn định. Công nghệgia công chi tiết giá giữ tay bậtphức tạp bao gồm nhiều nguyêncông trên máy dập, dễ gây saihỏng, lãng phí trong sản xuất.

Xuất phát từ yêu cầu tiết kiệmvật tư, giảm chi phí sản xuất để hạgiá thành, tăng tính cạnh tranhsản phẩm trên thị trường, đáp ứngnhu cầu sử dụng của người tiêudùng, Công ty đã nghiên cứu cảitiến công tắc 6A-250V-K2 và chora đời dòng sản phẩm mới côngtắc đơn 6A-250V-K4 với nhiều tínhnăng vượt trội. Sáng kiến đã đượcđưa vào sản xuất góp phần giảmchi phí về vật tư, khuôn gá và laođộng.

Sáng kiến làm lợi 62 triệuđồng. n

CỦA CÔNG TY CP KHÍ CỤ ĐIỆN 1

MỘT SỐ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN

NÂNG CAO NĂNG SUẤT

Page 24: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

24

Số 4 - 12/2013

Tư VấN - HỏI ĐÁP

Kaizen là thuật ngữ tiếngNhật, gồm 2 từ: “Kai” nghĩalà “thay đổi hay điều chỉnh”và “Zen” là “cải tiến hay làm

cho tốt hơn”. Kaizen là quá trình cải tiến liên tục

tại nơi làm việc nhằm nâng cao năngsuất và thỏa mãn yêu cầu kháchhàng thông qua việc giảm lãng phí,dựa trên sự tham gia của mọi thànhviên với sự cam kết mạnh mẽ từ lãnhđạo, đặc biệt nhấn mạnh vai trò hoạtđộng nhóm. Đây là phương thứcquản lý chất lượng phát sinh từ quảnlý chất lượng toàn diện (TQM); đóngvai trò quan trọng trong sự phát triểnbền vững, cải tiến năng suất, chấtlượng sản phẩm và tăng khả năngcạnh tranh.

Kaizen được áp dụng đối với mọitổ chức không phân biệt lớn/nhỏ,lĩnh vực hoạt động; không đòi hỏivốn đầu tư lớn.

Lợi ích của việc áp dụng côngcụ Kaizen

- Xây dựng nền văn hóa doanhnghiệp, khuyến khích tinh thần làmviệc tập thể, thúc đẩy cá nhân đề xuấtý tưởng mới, tạo ý thức tiết kiệm vànâng cao chất lượng công việc;

Ví dụ: Trước đây, người quản lýhoặc chủ doanh nghiệp phải suynghĩ, tìm ra phương pháp, cách thứclàm việc và kinh doanh hiệu quả.

Nhân viên phải thực hiện theo ý kiếnchủ quan của lãnh đạo dù muốn haykhông nên hiệu quả công việckhông cao. Khi áp dụng công cụKaizen, mọi nhân viên đều phải đưara ý kiến, thông qua thảo luận để lựachọn ý kiến nhận được sự đồngthuận cao, có khả năng mang lạihiệu quả khi áp dụng.

- Giảm lãng phí hay các hoạtđộng không tạo ra giá trị bằng cáchtối ưu hóa từng khâu của quá trìnhsản xuất và cung cấp dịch vụ;

- Cải tiến chất lượng sản phẩm -dịch vụ;

- Cải thiện sự thỏa mãn của kháchhàng;

- Tăng năng suất và lợi nhuận.

Các nguyên tắc của Kaizen 1. Định hướng vào khách hàng:

Công cụ Kaizen chủ yếu tập trungvào cải tiến và quản trị chất lượng sảnphẩm nhằm mục tiêu cuối cùng làphục vụ khách hàng, gia tăng lợi íchsản phẩm để tối đa hóa sự hài lòngcủa khách hàng.

2. Liên tục cải tiến: Quá trình cảitiến chất lượng sản phẩm, dịch vụđược lập kế hoạch cụ thể và thựchiện một cách liên tục, rõ ràng nhằmkiểm soát từng chi tiết, công đoạncủa quá trình.

Ví dụ: Tại các công ty sản xuất ô tôcủa Nhật (Honda, Toyota,…), mỗi chi

tiết lắp ráp tạo nên sản phẩm đượckiểm soát chặt chẽ; giúp phát hiện vàkhắc phục sai lỗi kịp thời; tránh việcsản phẩm hoàn chỉnh không đạt chấtlượng, phải truy tìm nguyên nhân ởtất cả các công đoạn, gây lãng phíthời gian, công sức và vật chất.

3. Xây dựng “văn hóa không đổlỗi”: mỗi thành viên trong doanhnghiệp có tinh thần tự chịu tráchnhiệm, kiểm soát chặt chẽ để các lỗisai được nhận định đúng, tránh đùnđẩy trách nhiệm.

4. Thúc đẩy môi trường văn hóamở: thường xuyên trao đổi kinhnghiệm, học hỏi lẫn nhau, đưa ranhững ưu, khuyết điểm để cùngnhau trao đổi, góp ý.

5. Phương pháp làm việc theonhóm: tạo dựng nhóm làm việc đểnâng cao hiệu quả công việc.

6. Quản lý theo chức năng chéo:thực hiện việc quản lý chéo giữa cácbộ phận trong đơn vị, kết hợp với cácý kiến đóng góp của đối tác, kháchhàng để tạo ra sản phẩm với chấtlượng tốt, giảm các chi phí và thỏamãn nhu cầu của khách hàng.

7. Nuôi dưỡng “quan hệ hữuhảo”: xây dựng lòng tin để luôn tạosự tín nhiệm và gắn bó của nhân viênđối với cán bộ quản lý, lãnh đạo vàdoanh nghiệp. Thường xuyên tổ chứccác buổi gặp gỡ, giao lưu để gắn kết

GIỚI THIỆU CÔNG CỤ CẢI TIẾN LIÊN TỤC - KAIZEN

NGUYễN THị Đỗ QUYÊN - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

“Kaizen” trong tiếng Nhật có thể hiểu đơn giản là “cải tiến không ngừng”. Mỗi công nhân

trong nhà máy lúc nào cũng thấy các thao tác vận hành công việc đơn giản một cách bất ngờ.

Đó là hệ quả tất yếu từ hệ thống các ý tưởng sáng tạo liên tục được áp dụng. Nhờ Kaizen,

nhiều công ty lớn trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành công trong quá trình xây dựng

chiến lược sản xuất, đặc biệt là trong các ngành sản xuất ô tô, cơ khí chế tạo... Bài viết sau

sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công cụ cải tiến liên tục rất hiệu quả này.

Page 25: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

25

Số 4 - 12/2013

Tư VấN - HỏI ĐÁP

Đáp: Bạn là một doanh nghiệp trong ngành ô tô, dođó Bản tin Năng suất & Chất lượng Công Thương xin giớithiệu với bạn 2 ví dụ điển hình về áp dụng Kaizen trongcác doanh nghiệp sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản,đó là Toyota và Nissan.

Câu chuyện Toyota Tại bất cứ ngóc ngách nào trong các nhà máy sản xuất

của Toyota, dù ở Nhật hay Mỹ, người ta cũng có thể thấy ýtưởng “Kaizen” được áp dụng nghiêm túc và triệt để.

Hãy lấy xe chở hàng làm ví dụ. Trước đây, Toyotathường phải chi một khoản không nhỏ cho loại phươngtiện chuyên chở trong nội bộ nhà máy. Rồi sau đó ngườita phát hiện ra: có thể tự chế tạo loại xe này từ các bộ phậncó sẵn trên dây chuyền sản xuất và lắp thêm động cơ.

Bằng cách đó, chi phí mua sắm xe chở hàng giảm hơnmột nửa, tính ra tiết kiệm được gần 3.000 USD trên mỗichiếc xe. Số tiền này xem ra chỉ như muối bỏ bể so vớingân sách khổng lồ của tập đoàn, tuy nhiên nó là mộttrong những lợi thế hiếm có mà đối thủ Mỹ không thể nàotheo nổi.

Câu chuyện Nissan Các công ty xe hơi ở Nhật Bản đã sáng tạo học thuyết

Kaizen, nghĩa là “liên tục cải tiến”, nhưng chính Nissan mớithực sự là hãng dẫn đầu phong trào này. Nissan đã ápdụng triệt để phương pháp sản xuất theo dây chuyềnkhép kín, kết hợp với các vật tư, thiết bị đầu vào với chấtlượng cao, bảo đảm sản xuất liên tục, không có thời gianchết và không cần nhiều kho chứa.

Nissan khuyến khích toàn bộ các thành viên của hãngtham gia cải tiến, hợp lý hóa sản xuất. Tuy mỗi sáng kiếnmang lại hiệu quả kinh tế không nhiều, nhưng tổng hợplại đã tiết kiệm cho công ty hàng tỷ Yên. Những cải tiến,hợp lý hóa nhỏ nhất tưởng chừng như lặt vặt không aiđể ý đến như xê dịch thùng đựng bán thành phẩm thêm1 m, hoặc thay đổi cách chiếu sáng chỗ làm việc... đềuđược trân trọng lắng nghe và áp dụng.

Không chỉ ở bộ phận sản xuất, ngay cả bộ phận hànhchính cũng phải giảm biên chế tới mức tối đa, mỗi chiếcphong bì được sử dụng vài chục lần, khi đã nhàu nát mớibị loại bỏ. Không một bóng đèn nào được bật sáng mộtcách vô ích. Mỗi nhân viên đều có một chiếc cán bút nhựa

mối quan hệ giữa các thành viên trong doanhnghiệp.

8. Rèn luyện ý thức tự giác kỷ luật: xây dựngchính sách khen thưởng, kỷ luật để thúc đẩy tinhthần tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhântrong doanh nghiệp.

9. Thông tin đến mọi nhân viên: thườngxuyên thông tin về chính sách, chế độ, yêu cầu củadoanh nghiệp; đối tác, khách hàng và thị trườngđến toàn thể nhân viên.

10. Thúc đẩy năng suất và hiệu quả: Kaizenthúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhânviên thông qua các phương pháp: đào tạo đa kỹnăng; khuyến khích và tạo động cơ làm việc; xâydựng tinh thần trách nhiệm trong công việc; phânquyền cụ thể; phát huy khả năng làm việc chủ độngvà kỹ năng ra quyết định; khả năng tiếp cận và sửdụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân sách, trílực, sức lực, thời gian,…); tạo điều kiện và tiếp thuý kiến phản hồi của nhân viên; luân chuyển côngviệc phù hợp và khen thưởng, kỷ luật.

Các bước thực hiện Kaizen Bước 1: Lựa chọn chủ đề (công việc, bộ phận) Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định

mục tiêu Bước 3: Phân tích dữ liệu thu thập để xác định

nguyên nhân Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện Bước 5: Thực hiện biện pháp Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn

để phòng ngừa tái diễn Bước 8: Xem xét các quá trình trên và xác định

dự án tiếp theo. Các bước thực

hiện trên đã đượctiêu chuẩn hóa,giúp giải quyếtvấn đề dựa vàoviệc phân tích dữliệu, tuân thủtheo vòng PDCA(Plan - Do - Check- Action). Trongđó, từ bước 1 đến 4 là P (kế hoạch); bước 5 là D (thựchiện); bước 6 là C (kiểm tra); bước 7 và 8 là A (hànhđộng khắc phục hoặc cải tiến).

Các yếu tố quyết định sự thành công củahoạt động Kaizen

- Cam kết của lãnh đạo cao nhất; - Vai trò của cán bộ quản lý, lãnh đạo nhóm; - Nỗ lực tham gia của mọi cá nhân n

Hỏi: Chúng tôi là một doanh nghiệp tư nhângia công trong lĩnh vực cơ khí chế tạo ô tô.Chúng tôi muốn áp dụng Kaizen trong sảnxuất để tăng năng suất, chất lượng của côngty nhưng chưa hình dung cụ thể về những cảitiến của Kaizen như thế nào. Bản tin Năngsuất & Chất lượng Công Thương có thể chobiết một vài ví dụ cụ thể về Kaizen và việc đầutư áp dụng Kaizen có tốn nhiều vốn không?

Page 26: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

26

Số 4 - 12/2013

Tư VấN - HỏI ĐÁP

để có thể lắp được những mẩu bút chì viết tới milimétcuối cùng.

Nhờ khả năng tiết kiệm vô tận, giá thành một chiếcôtô được giảm từ 10.000 đến 12.000 yên, giúp Nissan luônduy trì được khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, còn có rất nhiều ví dụ khác mà bạn có thểtham khảo sau đây:

Kaizen 1: Khi đỗ xe trong gara, lái xe thường đâm phảicầu thang bộ do nó nằm ngoài tầm nhìn của lái xe. Do đó,cần phải thực hiện cải tiến (Kaizen) để cho người lái xe cóthể nhìn thấy cầu thang và dừng xe trước khi đâm phảinó. Việc cải tiến được thực hiện đơn giản bằng cách treomột quả bóng tennis lên trần nhà bằng một sợi dây vàcách cầu thang một khoảng cách nhất định (hình 1). Khiquả bóng tennis chạm vào kính chắn gió của xe ô tô,người lái xe sẽ hiểu rằng đến lúc phải “dừng lại tại đây”.

Kaizen 2: Cây dừa mọc nhiều ở các nước Đông Nam Ávà có những cây cao hơn 10 m. Nhiều người không biếtcách trèo lên để hái dừa. Một giải pháp Kaizen được đưara là khắc những hình chữ V lên thân cây dừa để cho việcleo cây được dễ dàng và an toàn hơn.

Kaizen 3: Một sinh viên làm tại bộ phận dịch vụ kháchhàng của Câu lạc bộ Quần vợt cho biết anh ta hay bị đaulưng do thường xuyên cúi nhặt bóng quanh sân. Trongmột sáng kiến được đưa ra là thiết kế một chiếc giỏ đểnhặt bóng tennis. Ý tưởng sáng tạo chính là thiết kế cántay cầm dài ở đáy giỏ. Những sợi dây được đặt song songvới nhau ở hai bên phía thấp hơn của giỏ. Khoảng cáchgiữa hai sợi dây hẹp hơn một chút so với đường kính quảbóng tennis, như vậy khi quả bóng được đánh vào tronggiỏ, hai sợi dây sẽ mở ra để quả bóng lọt vào bên trong.Khi quả bóng đã vào trong giỏ, hai sợi dây sẽ xiết lại vàquả bóng được giữ chặt bên trong chiếc giỏ.

Kaizen 4: Tại những nút giao thông đông đúc ở NhậtBản, đồng hồ đếm thời gian đèn tín hiệu chuyển sangmàu xanh chỉ được thấy ở lối qua đường dành người đibộ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Iran và Malaysia, tín hiệu giaothông của đồng hồ đếm thời gian thường được thấy ởnhững tuyến đường dành cho ô tô (hình 2). Những chiếcđồng hồ này được đặt dưới đèn giao thông để ngườitham gia giao thông có thể nhìn thấy rõ. Tại một số thànhphố của Ấn Độ, người lái xe dừng khi đèn đỏ còn nhìnthấy thêm các chỉ dẫn mang tính “thư giãn” ngoài tín hiệu

đèn đỏ truyền thống. Ý tưởng Kaizen này giúp cho đèntín hiệu giao thông giữ vai trò kép, vừa điều tiết lưu lượngtham gia giao thông đồng thời nhắc nhở lái xe và ngườiđi bộ thư giãn, điều này có thể góp phần nâng cao sứckhỏe, cải thiện tâm lý và tăng năng suất.

Kaizen 5: Xoài là một loại cây được khuyến khích trồngở nhiều nước thành viên Tổ chức Năng suất Châu Á (APO)bởi đây là loại trái cây ngon và giàu dinh dưỡng cho thịtrường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, hái xoài từ ởnhững cành trên cao là cả một nghệ thuật. Kéo tỉa cànhcán dài có thể dùng để hái quả nhưng quả xoài chín bịrụng xuống sẽ bị thâm có thể không ăn được và khó đượcnhững người tiêu dùng khó tính chấp nhận. Một sángkiến - Kaizen được đưa ra là sử dụng những chiếc chainhựa thu quả xoài để đảm bảo những quả xoài đó luôntươi ngon.

Qua những ví dụ trên cho thấy, Kaizen chỉ là thay đổinhỏ hoặc những chuỗi thay đổi để làm cho công việc dễdàng hơn, đơn giản hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.Hoạt động Kaizen thường chỉ tập trung ở những thay đổinhỏ nên chi phí để thực hiện trong nhiều trường hợp làkhông đáng kể. Điều quan trọng của Kaizen là khả năngđưa ra nhiều ý tưởng mà không cần phải tiêu tốn tiền.Kaizen được các chuyên gia năng suất trên toàn thế giớiđề xuất áp dụng để cải tiến môi trường làm việc và nócũng là phương pháp dễ ứng dụng ở nơi học tập cũngnhư tại nhà của mỗi chúng ta.

Khi muốn thực hiện, bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúpthông qua các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm.

Chúc bạn thành công!

Page 27: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,

27

Số 4 - 12/2013

VăN BảN MớI

* Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Pháttriển thị trường Khoa học và công nghệ đến năm 2020. Chương trình này đề ra mục tiêu tăng giá trị giao dịchmua bán các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên thị trường hàng năm bình quân không dưới1%, không dưới 20% đối với một số công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; tỷ trọng giao dịch mua bántài sản trí tuệ trong tổng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường khoa học và côngnghệ đạt không dưới 10% và không dưới 20% vào năm 2020; đặc biệt, đến năm 2020, thiết lập mạng lưới sàngiao dịch công nghệ kèm theo hệ thống tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ, trọng tâm là TP. Hà Nội,TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.* Thông tư số 40/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới và về yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sửdụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới. Về kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới quy định yêu cầu về dánnhãn trên thùng nhiên liệu, lắp đặt hệ thống nhiên liệu trên xe ô tô, độ bền va chạm... đối với kết cấu an toànchống cháy của các kiểu loại xe ô tô thuộc nhóm ô tô chở người, nhóm ô tô chở hàng, nhóm rơ moóc và sơ mirơ moóc lắp thùng nhiên liệu chứa nhiên liệu lỏng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe, các cơ sởsản xuất, nhập khẩu thùng nhiên liệu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm trachứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Quy định về yêu cầu an toàn chống cháy củavật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe ô tô khách có khối lượng toàn bộ lớn hơn 5 tấn và có số người chophép chở từ 22 người trở lên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2014.* Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về về xe đạp điện. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về động cơ điện, ắc quy, hệ thốngphanh, hệ thống điện của xe đạp điện... và các phương pháp thử đối với các loại xe đạp điện được sản xuất,lắp ráp và nhập khẩu mới.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.* Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 5/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về kiểm tra chất

lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện. Trong đó, đáng chú ý là quy định về các trường hợp xe đạp điện nhập khẩuđược miễn thử nghiệm mẫu. Cụ thể, các xe cùng kiểu loại đã được kiểm tra theo hiệp định hoặc thỏa thuậncông nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và sự phù hợp mà Việt Nam tham gia, ký kết; Xe cùng kiểu loại do cùng 01cơ sở nhập khẩu đã được kiểm tra thử nghiệm, cấp chứng nhận chất lượng sẽ được miễn thử nghiệm mẫu từngày 01/01/2014…

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.* Quyết định 7885/QĐ-BCT ngày 24/10/2013 của Bộ Công Thương về việc bổ sung danh mục máy móc,

thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, gồm các mặt hàng bảo ôn cao su dạng tấm, bảo ôncao su dạng ống, bảo ôn cao su dạng lá, dải quy định cụ thể ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật và mãsố theo biểu thuế.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.* Quyết định 2169/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số

nội dung của Danh mục các nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về pháttriển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định 160/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủtướng Chính phủ.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.* Quyết định 2229/QĐ-TTg ngày 16/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt

động của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Quyết định quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Theođó, các thành viên Hội đồng tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách cá nhân nhà khoa học, giúp Hộiđồng phối hợp công tác với cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc. Đối với những vấn đề khoa học và côngnghệ mới, Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà quảnlý trong và ngoài nước để chuẩn bị nội dung, luận cứ trước khi đưa ra Hội đồng thảo luận…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Page 28: Trong soá naøynscl.vn/wp-content/uploads/2016/10/NSCL-so-04.pdf · chất lượng (NS&CL) của ngành Công Thương, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại,