12
BẢN TIN TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG www.investdanang.gov.vn THÁNG 8 - 2016

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

BẢN TIN

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG

w w w. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n

THÁNG 8 - 2016

Page 2: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n2

FDI VIỆT NAM

TỔNG QUAN FDI

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/08/2016 cả nước có tổng cộng 1.619 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 9,795 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm 2015. Với 770 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm ở mức 4,571 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tính chung

trong 08 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt mức 14,366 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2015.

Thống kê cũng cho thấy vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI trong 08 tháng đầu năm tiếp tục có chiều hướng tăng lên, đạt 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2015.

THU HÚT FDI 08 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Chỉ tiêu Đơn vị 08 tháng đầu năm 2015

08 tháng đầu năm 2016 So cùng kỳ(%)

Vốn thực hiện Triệu USD 9.000 9.800 108,9

Vốn đăng ký Triệu USD 13.339 14.366,7 107,7

Đăng ký cấp mới Triệu USD 7.879 9.795,6 124,3

Đăng ký tăng thêm Triệu USD 5.460 4.571,1 83,7

Số dự án

Cấp mới Dự án 1.219 1.619 132,8

Tăng vốn Dự án 389 770 197,9

Xuất khẩu

Xuất khẩu (kể cả dầu thô) Triệu USD 75.014 79.572 106,1

Xuất khẩu (không kể dầu thô) Triệu USD 72.275 78.099 108,1

Nhập khẩu Triệu USD 64.920 64.386 99,2

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2016 THEO NGÀNH NGHỀ

Công nghiệp chế biến chế tạo

Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ

Các lính vực khác

Hoạt động kinh doanh bất động sản73%6%4%

17%

Page 3: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n 3

Quốc gia Số dự án cấp mới

Vốn đăng ký cấp mới (Triệu USD)

Số dự án tăng vốn

Vốn đăng ký tăng thêm (Triệu USD)

Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (Triệu USD)

Hàn Quốc 517 3.840,8 272 961 4.801,78

Singapore 127 1371,09 59 304,3 1.675,4

Nhật Bản 220 551,96 143 910,6 1.462,52

Hồng Kông 104 818,09 29 265,9 1.083,96

Đài Loan 78 558,53 60 399,3 957,79

Từ ngày 15/7/2016 đến 15/8/2016, thành phố Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 05 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 712.694 USD. Lũy kế 08 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn thành phố có 39 dự án cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,7 triệu USD; 09 dự án có vốn tăng thêm, tổng vốn tăng thêm đạt hơn 5,5 triệu USD. Phần lớn các dự án cấp mới trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo, hoạt động tư vấn – quản lý,

công nghệ thông tin và truyền thông, thực hiện quyền xuất nhập khẩu… Ngoài ra thành phố đã thu hút được 33 triệu USD thông qua hình thức M&A với 02 dự án M&A của Route Inn Corp. và Sun Frontier Corp. (Nhật Bản).

Lũy kế đến ngày 15/08/2016, trên địa bàn thành phố có 423 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,68 tỷ USD.

FDI ĐÀ NẴNG

FDI TẠI ĐÀ NẴNG THEO NGÀNH NGHỀ (TÍNH ĐẾN NGÀY 15/08/2016)

FDI TẠI ĐÀ NẴNG THEO QUỐC GIA (TÍNH ĐẾN NGÀY 15/08/2016)

SingaporeKhác Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Giáo dục và đào tạoXây dựng

Công nghiệp chế biến chế tạo

Bất động sản - Du lịch

Hàn Quốc

Đảo British Virgin

Nhật Bản

Hoa Kỳ

Đài Loan

Khác

19,7 %13,6%

19,6%

17,2%

14%

10,8%

5,1%

0

10

20

30

40

50

60

4,1% 2,3% 2,6% 4,7%

32,5%

53,9%

05 QUỐC GIA CÓ VỐN ĐẦU TƯ DẪN ĐẦU TẠI VIỆT NAM

Page 4: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n4

ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU:

Việc đồng EUR, GBP mất giá sẽ là bất lợi cho đối tác xuất khẩu hàng hóa lớn, trong đó có Việt Nam vào thị trường EU khi giá cả sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Nguy hại hơn, sự ảm đạm của nền kinh tế châu Âu sau “Brexit” sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào EU, từ đó gây áp lực lên các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc hay Việt Nam vào EU. Trong số các nước ở châu Á, tỷ lệ xuất khẩu sang UK/GDP của Việt Nam là tương đối cao, chiếm 2.3% GDP năm 2015, chỉ đứng sau Cambodia và cao hơn cả Hong Kong. Khi kinh tế và nhu cầu của Anh giảm sút có thể kéo theo sụt giảm nhu cầu với hàng hóa của Việt Nam. Đáng ngại hơn, theo các chuyên gia nước ngoài, Brexit có thể làm chậm lại quá trình hiện thực hóa FTA Việt Nam - EU.

Theo Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi đó nhập khẩu từ Anh nhỏ hơn 1%, song Anh lại là đối tác thương mại tương đối quan trọng của Việt Nam trong EU, nên việc kinh tế Anh suy giảm sẽ ảnh hưởng xấu tới thương mại của Việt Nam. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Anh là 1,7 tỷ USD. Kinh tế của Anh suy giảm sẽ kéo theo việc giảm nhu cầu đối với các loại hàng hóa của Việt Nam, làm giảm xuất khẩu và thặng dư thương mại. Hơn nữa, việc đồng bảng Anh mất giá cũng sẽ khiến cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Anh kém cạnh tranh hơn và giảm đáng kể về mặt giá trị.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KIỆN BREXIT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

Việt Nam hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của EU và EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Bên cạnh đó, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) cũng được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai bên phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Kim ngạch thương mại của Việt Nam chiếm khoảng 19,1% trong tổng kim ngạch thương mại đạt khoảng 230 tỷ USD giữa EU và các quốc gia trong khối ASEAN năm 2015. Quan trọng hơn, Vương quốc Anh là đối tác thương mại của Việt Nam trong EU với tổng kim ngạch hai chiều năm 2015 đạt 5,4 tỷ USD. Việc người Anh bỏ lá phiếu dứt áo ra đi khỏi EU trong một cuộc trưng cầu dân ý chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đã gây nên biến động lớn trên thị trường tài chính - chứng khoán và kinh tế toàn cầu. Tác động của sự kiện Brexit không chỉ giới hạn trong phạm vi Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu EU, mà còn lan tỏa ra khỏi biên giới các nước châu Âu. Theo các chuyên gia tài chính, Brexit là sự kiện lớn, có tác động nhiều mặt lên hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu, cùng với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới. Để đánh giá một cách toàn diện tác động của việc Anh rời EU đối với kinh tế Việt Nam, trong thời gian tới cần phải tiếp tục theo dõi và phân tích một cách tổng thể, nhiều chiều, tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, vẫn có thể thấy ảnh hưởng của Brexit trên các phương diện sau:

Page 5: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n 5

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 20122 013 2014 2015

ĐỐI VỚI TỶ GIÁ

Trong tình hình hiện nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ trì hoãn hoặc không tăng lãi suất cho vay. Trong khi đó, đối với các nước thuộc EU, việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kích thích vẫn có thể đối phó với vấn đề tăng trưởng. Thêm vào đó, đồng EUR mất giá đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên tương đối so với các ngoại tệ mạnh khác, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của DN. Tất nhiên, xu thế này cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá của Việt Nam. Đồng Yên Nhật đã tăng giá mạnh khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố. Cụ thể, đồng Yên đã tăng giá 3.8% còn tính từ đầu năm đồng Yên đã tăng giá 17.6%. Với một quốc gia vay nợ bằng đồng Yên nhiều như Việt Nam (tương đương 45 tỷ USD), việc lên giá quá mạnh của đồng Yên sẽ gây áp lực lớn đến nợ công. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần thay đổi mạnh mẽ hơn trong việc điều hành tỷ giá, thậm chí việc duy trì tỷ giá có thể sẽ phải đánh đổi bằng thiệt hại, đặc biệt là về nguồn dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam bởi vấn đề này có thể sẽ “tăng nhiệt” trở lại khi ngân hàng phải bán ra lượng VND lớn để

củng cố lại trạng thái ngoại tệ khi có sự chênh lệch lớn xảy ra.

ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:

Thị trường chứng khoán nói riêng và những tài sản rủi ro cao nói chung sau “Brexit” được nhận định sẽ gặp nhiều bất lợi. Theo một số chuyên gia chứng khoán, Brexit chắc chắn làm giảm dư địa tăng giá của chứng khoán Việt Nam ở một mức độ nhất định. Tác động tiếp theo đến thị trường chứng khoán phụ thuộc các biến số: Brexit/các sự kiện là hệ quả của Brexit sẽ ảnh hưởng ra sao tới những yếu tố vĩ mô chủ chốt của Việt Nam như tỷ giá, lạm phát, lãi suất. Sự bất định trong trung dài hạn mà sự kiện Brexit tạo ra có thể vượt xa khỏi những nhận định sơ bộ ban đầu. Trong khi đó, về dòng vốn, giới đầu tư quốc tế sẽ tiếp tục cẩn trọng với những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. Theo đó, họ sẽ có xu hướng chuyển dòng vốn từ các tài sản rủi ro cao như cổ phiếu sang các tài sản rủi ro thấp hơn như vàng, trái phiếu hay đồng Yên. Tính từ đầu năm đến nay, dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư trái phiếu trên toàn cầu là 76 tỷ USD trong khi đó rút ra khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu là 114 tỷ USD. Sau sự kiện Brexit, xu hướng dịch chuyển vốn sang các tài sản an toàn có thể còn kéo dài.

Xuất khẩu sang Anh Nhập khẩu sang Anh Thặng dư TM

QUY MÔ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - ANH GIAI ĐOẠN 2006 - 2015

Page 6: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n6

RÚT NGẮN THỜI GIAN THÔNG QUAN QUA BIÊN GIỚI

Thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, năm 2016 tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; đồng thời giảm tỷ lệ lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30-35% hiện nay xuống còn 15% đến hết 2016.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng triển khai mở rộng đối với thủ tục hành chính của các Bộ đã triển khai trên cổng thông tin điện tử hải

quan một cửa quốc gia. Việc kết nối giữa Hệ thống VNACCS/VCIS với hệ thống công nghệ thông tin của các nước ASEAN phục vụ quản lý hàng hóa và phương tiện vận tải quá cảnh trong khu vực ASEAN đã cơ bản được hoàn thành.

Tổng cục Hải quan cũng triển khai hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh kinh tế Á-Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Acmenia, Kyrgyzstan) về kết nối và trao đổi thông tin trong khuôn khổ hợp tác hải quan. Đồng thời thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TF), tạo thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu và kiểm soát hàng nhập khẩu.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ ANH:

Tốc độ đầu tư của Anh vào Việt Nam không có sự liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Năm 2015, tổng vốn đầu tư FDI của Anh là 1.2 tỷ USD, đứng thứ 5 trong các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Kinh tế nước Anh năm 2015 đạt mức tăng trưởng thấp 2.2%. Ngược lại năm 2014 tăng trưởng kinh tế Anh là 2.9% thì giá trị đầu tư của Anh chỉ rất khiêm tốn 24.8 triệu USD. Như vậy, nói cách khác xu hướng đầu tư vào Việt Nam phụ thuộc vào phía Việt Nam (cơ hội đầu tư, thủ tục hành chính) nhiều hơn là từ Anh.

GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Để duy trì quan hệ và cải thiện hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong bối cảnh sự kiện Brexit, chính phủ Việt Nam cần phải nhanh chóng tiến hành nhiều giải pháp để cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác. Nếu Chính phủ Việt Nam có hành động kịp thời để ổn định hơn nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam sẽ là một điểm đến thu hút dòng vốn đầu tư.

Để đạt được mục tiêu đó, trước hết, chính phủ cần phải nới lỏng và sử dụng linh hoạt các chính sách vĩ mô. Chính phủ cũng nên đặc biệt chú ý đến việc điều tiết và sử dụng đồng thời chính

sách tiền tệ và tài chính để đảm bảo sự hài hòa giữa tính linh hoạt của chính sách và sự ổn định kinh tế. Sự tăng giá của đồng đô la Mỹ đã khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ tăng cường đầu tư ra nước ngoài, nhất là tại những quốc gia như Việt Nam, đặc biệt là khi nhiều hạn chế thương mại sẽ sớm được dỡ bỏ sau khi Chính phủ hai nước ký kết tham gia Hiệp định TPP.

Thứ hai, Chính phủ cần khẩn trương cải cách thể chế toàn diện khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Cần nhanh chóng cổ phần hóa các DNNN và cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư và sở hữu các công ty trong khu vực này. Các nhà đầu tư phải được phép kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thực sự tham gia điều hành doanh nghiệp. Những cải cách này cần được triển khai và trong năm 2017 để Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các cơ hội mở ra khi FTA Việt Nam – EU có hiệu lực vào năm 2018.

Cuối cùng, sau Brexit, Đức trở thành quốc gia số 1 trong EU, do đó Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Đức để thông qua đó nâng cao quan hệ giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh mới.

Hồng Hạnh – IPC Đà Nẵng tổng hợp

Page 7: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n 7

KHỞI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG CẢNG TIÊN SA GIAI ĐOẠN 2

Ngày 31/7/2016, Công ty CP Cảng Đà Nẵng khởi công dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 1.070 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng 60.000 m2, có hai cầu cảng chính bao gồm một cầu dài 310 mét và một cầu dài 210 mét… Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 tổng diện tích của Cảng Tiên Sa sẽ được nâng lên 31 ha, tổng chiều dài cầu cảng lên hơn 1.500 mét, độ sâu đạt mức 14 mét, đủ khả năng tiếp nhận tàu hàng có tải trọng đến 75.000 DWT và tàu du lịch có tải trọng lên đến 100.000 GRT, bảo đảm năng lực bốc xếp hàng hóa 12 triệu tấn hàng hóa/năm và 200.000 lượt du khách/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 không những giúp Cảng Đà Nẵng nâng cao năng lực bốc xếp hàng hóa mà còn giúp Cảng Tiên Sa có đủ điều kiện cần thiết để đến năm 2020 trở thành Cảng tổng hợp quốc gia loại I; đồng thời tiếp tục đầu tư nâng cấp để trở thành cảng trung chuyển container trong khu vực, đặc biệt phát huy tốt vị trí là điểm cuối ra biển của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.

TỌA ĐÀM “GẶP GỠ DOANH NGHIỆP TẠI ANH” Chiều ngày 01/8/2016, nhân dịp đoàn lãnh

đạo thành phố tham dự Lễ Bế mạc và Trao giải Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race 2015 - 2016 tại Cảng St Katharines, Luân Đôn, Vương quốc Anh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng đã phối hợp với Công ty KPMG và tổ chức Asia House tổ chức buổi tọa đàm

"Gặp gỡ doanh nghiệp Anh" .

Phát biểu tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đặng Việt Dũng cho biết dì quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Đà Nẵng và các doanh nghiệp Anh trong thời gian qua tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã có sự phát triển nhất định. Tính đến tháng 6 năm 2016, Đà Nẵng có 10 dự án FDI từ Anh với tổng vốn đầu tư hơn 1,6 triệu USD. Năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Đà Nẵng và Anh ước đạt 30,3 triệu USD. Xác định Vương quốc Anh là một trong những đối tác trọng điểm ở Châu Âu có tiềm lực mạnh về tài chính và công nghệ cần tập trung thu hút đầu tư vào thành phố trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, thương mại, giáo dục, công nghiệp công nghệ cao, chính quyền thành phố Đà Nẵng khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp tại Anh đến tìm hiểu và đầu tư vào Đà Nẵng trong thời gian đến và cam kết chính quyền thành phố sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Anh đến đầu tư tại thành phố.

ĐOÀN DOANH NGHIỆP HỒNG KÔNG TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI ĐÀ NẴNG

Chiều ngày 02/08/2016, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã chủ trì buổi tiếp đoàn doanh nghiệp logistics Hồng Kong do ông Willy Lin – Chủ tịch Hội đồng vận tải biển Hồng Kong dẫn đầu. Mục đích chuyến thăm của đoàn nhằm tìm hiểu về tình hình đầu tư và cơ hội hợp tác kinh doanh tại thành phố trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là lĩnh vực logistics.

Tại phần thảo luận, các doanh nghiệp trong đoàn đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư; kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, may mặc trên

Page 8: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n8

địa bàn thành phố; kế hoạch mở rộng cảng, sân bay quốc tế Đà Nẵng; tiềm năng phát triển ngành vận tải hàng không tại Đà Nẵng; cơ sở pháp lý của Việt Nam trong việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics... và đã được các sở ngành liên quan của thành phố giải đáp. Thay mặt đoàn, ông Willy Lin đã cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của thành phố và có lời mời lãnh đạo thành phố cũng như các doanh nghiệp Đà Nẵng tham dự Diễn đàn Logistics và Vận tải biển sẽ diễn ra tại Hồng Kong tháng 11 năm 2016.

Chiều cùng ngày đoàn Doanh ngiệp logistics Hồng Kông đến làm việc với Hiệp hội vận tải đường bộ của thành phố.

KÝ KẾT THỎA THUẬN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO

Ngày 12/8/2016, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác trong công tác xúc tiến đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Theo đó, hai bên thỏa thuận hợp tác trong việc quảng bá hình ảnh Khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng đến các nhà đầu tư ở trong nước và nước ngoài; thường xuyên trao đổi thông tin về xu hướng đầu tư, thị trường đầu tư; phối hợp xây dựng các tài liệu xúc tiến đầu tư và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư liên quan; hợp tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về kỹ năng xúc tiến đầu tư.

Thỏa thuận hợp tác với Cục Đầu tư nước ngoài sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Ban Quản lý Khu CNC Đà Nẵng trong việc tiếp xúc và kêu gọi các nhà đầu tư đến với Khu CNC Đà Nẵng, góp phần phát triển thành công Khu CNC Đà Nẵng.

ĐÀ NẴNG TIẾP TỤC ĐỨNG ĐẦU BẢNG XẾP HẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Sáng ngày 17/8/2016, kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành được công bố; theo đó, Đà Nẵng đạt chỉ số cao nhất 93,31% trong 03 năm liền, Điện Biên thấp nhất với chỉ số 74,99%. Ngoài ra, tất cả các bộ ngành đạt kết quả trên 80% trong tổng điểm tối đa là 100%, không có cơ quan nào giảm điểm so với năm trước.

Đây là năm thứ 4 Bộ Nội vụ triển khai xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành. Mục tiêu của việc này là đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính bằng định lượng, trên cơ sở đó so sánh, xếp hạng kết quả thực hiện hàng năm giữa các bộ ngành và giữa các tỉnh, thành.

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chiều ngày 20/8/2016, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch Hội đồng vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2015-2016 chủ trì Hội nghị Hội đồng vùng KTTĐ miền Trung (gồm 5 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định) để triển khai kế hoạch liên kết phát triển vùng giai đoạn 2016-2020.

Hội nghị đã thông qua nghị quyết giao nhóm tư vấn tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch mang tính khả thi và thiết thực để triển khai trong thời gian tới; Cụ thể, Hội đồng vùng thống nhất kiến nghị với Trung ương về việc cần kiện toàn lại bộ máy của Hội đồng vùng, cũng như có một quy chế hoạt động của Hội đồng vùng mang tính hiệu quả, bảo đảm cho Hội đồng có tiếng nói quan trọng cho sự phát triển chung của vùng, hướng mạnh hội nhập quốc tế. Về ngân sách hoạt động, cơ quan thường trực là Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cơ chế, nghĩa vụ tài chính của các thành viên trong Hội đồng vùng để có kinh phí triển khai hoạt động. Dự kiến Đà Nẵng sẽ đóng góp với mức 500 triệu đồng/năm và các tỉnh còn lại đóng góp 250 triệu đồng/năm.

Page 9: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n 9

ĐÀ NẴNG ÁP DỤNG HẸN GIỜ GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH QUA CUỘC GỌI VÀ TIN NHẮN

Từ ngày 1/9/2016, các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Nội vụ TP Đà Nẵng tổ chức triển khai thí điểm tiện ích hẹn giờ giao dịch hành chính theo tinh thần Quyết định số 4120/QĐ-UBND của UBND thành phố. Theo đó, để hẹn giờ, tổ chức, công dân có thể gọi đến số điện thoại 05113.881888 vào giờ hành chính, cung cấp họ và tên, số điện thoại, cơ quan (đơn vị) cần giao dịch; tên thủ tục, nội dung cần giao dịch, dự kiến ngày, giờ giao dịch. Với hình thức nhắn tin,

soạn theo cú pháp HG [họ tên] [tên cơ quan cần giao dịch] [thủ tục, nội dung cần giao dịch] [giờ, ngày hẹn] gửi đến tổng đài 8188 vào bất cứ thời gian nào để hẹn giờ giao dịch hành chính.

Đây là loại hình tiện ích không bắt buộc, được cung ứng khi công dân, tổ chức có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện lựa chọn. Thay vì chờ đợi đến lượt giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tổ chức, công dân có thể gọi điện hoặc nhắn tin đến Trung tâm Thông tin dịch vụ công để hẹn giờ thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị.

Nghị định số 102/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh thuốc.

Theo đó, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở bán buôn thuốc như sau:

- Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán buôn thuốc;

- Cơ sở bán buôn thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

i) Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;

ii) Điều kiện về nhà kho, hệ thống phụ trợ, khu vực tiếp nhận, cấp phát; các khu vực bảo quản liên quan..

iii) Điều kiện về thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển và kho bảo quản.

vi) Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.

Ngoài ra, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở bán lẻ thuốc như sau:

- Chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ thuốc;

- Cơ sở bán lẻ thuốc, trừ cơ sở bán lẻ dược liệu, phải đáp ứng các điều kiện sau:

i) Phải có địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm và có biển hiệu theo quy định;

ii) Điều kiện về địa điểm bán lẻ, diện tích, khu bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;

iv) Điều kiện về khu vực pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn; khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh; nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc; khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi;

v) Điều kiện về tủ, giá, kệ bảo quản thuốc đáp ứng yêu cầu về điều kiện bảo quản thuốc, yêu cầu về bảo đảm an ninh, an toàn đối với thuốc;

vi) Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc,

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Thông tư số 28/2016/TT-BCA ngày 6 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC (thẻ ABTC).

Theo đó, việc cấp và quản lý thẻ ABTC được

VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

Page 10: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n10

quy định như sau:

- Thẻ ABTC cấp cho doanh nhân Việt Nam có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp (Quy định hiện hành là 03 năm).

- Trường hợp hộ chiếu của doanh nhân còn thời hạn dưới 05 năm thì thời hạn của thẻ mới được cấp bằng với thời hạn của hộ chiếu đó.

- Doanh nhân đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC có thể vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh để nhập thông tin theo Mẫu X05 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trường hợp doanh nhân thực hiện thủ tục qua hệ thống điện tử nêu trên thì có thể nộp lệ phí trực tuyến qua tài khoản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/8/2016.

Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

Theo đó, Nghị định này sửa đổi, bổ sung 04 Nghị định về thuế, bao gồm:

*Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng.

*Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.

*Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi.

*Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Cụ thể, các quy định mới nổi bật gồm:

- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp thay cho mức 0,05%/ngày theo quy định trước đó;

- Đối với các khoản nợ tiền thuế phát sinh trước ngày 01/07/2016 mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách Nhà nước thì được chuyển sang áp dụng mức tính tiền chậm nộp theo tỷ lệ

quy định tại khoản này từ ngày 01/07/2016;

- Miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ không có khả năng nộp thuế theo quy định của pháp luật; miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước, lệ phí trước bạ cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật; miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống .

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/9/2016.

Thông tư số 04/2016/TT-BNG ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

Theo đó, một số nội dung về cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao quản lý được quy định như sau:

1. NG1 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

2. NG2 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. NG3 - Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

4. NG4 - Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại

Page 11: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n 11

diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

Thẩm quyền của các cơ quan liên quan trong việc cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú gồm: Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/9/2016.

Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu.

Theo đó, nếu đơn vị được kiểm tra có sai sót hoặc vi phạm trong hoạt động đấu thầu, cần có thời gian để khắc phục thì đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Kết luận kiểm tra (KLKT). Người đứng đầu đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện KLKT và báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện KLKT đó.

Tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện KLKT mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì có thể bị xử lý theo các hình thức:

- Xử phạt vi phạm hành chính;

- Xử lý kỷ luật;

- Truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bồi thường theo quy định của pháp luật nếu gây thiệt hại.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 09/9/2016.

Thông tư số 06/2016/TT-BKHĐT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Theo đó, các nội dung được hướng dẫn bao gồm:

- Chuyển đổi hình thức đầu tư đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công;

- Hợp đồng dự án, hợp đồng tương tự khác và mẫu hợp đồng dự án;

- Trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án và các mẫu văn bản liên quan;

- Một số nội dung khác thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;

- Cơ chế quản lý và sử dụng nguỗn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, thụ tục lập, phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, sử dủng chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay và các cơ quan tổ chức có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/9/2016

Page 12: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG THÁNG 8 - 2016ipc.danang.gov.vn/attachment/bantindautu/2016/3422d66f7412a7a43b1bb0f2... · dự án đăng ký tăng vốn đầu tư,

www. i n v e s t d a n a n g . g o v. v n12

SỰ KIỆN THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương 8/9/2016 Đà Nẵng

Pháp – Việt 15/9 Cần Thơ

Đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với 24/9 đến 5/10/2016. Đà Nẵng

doanh nghiệp Nhật Bản 22/9 Đà Nẵng

Hội nghị Du lịch và thể thao quốc tế 23/9/2016 KS Novotel, Đà Nẵng

Đại hội thể thao bãi biển Châu Á 2016 (ABG5) 24/9 đến 5/10/2016. Đà Nẵng

Đối thoại giữa lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp FDI

Tháng 11/2016(dự kiến)

Đà Nẵng

Hội nghị Logistics và Hàng hải Châu Á 17-18/11/2016 Hồng Kông

S Ự K I Ệ N S Ắ P Đ Ế N

Bổ sung bản quyền thuộc TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐÀ NẴNG Địa chỉ: Tầng 18, Trung tâm Hành chính Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng, Việt NamTel: (+84 511) 3 886 243 - Fax (+84 511) 3 810 056 - Web: www.investdanang.gov.vn - Email: [email protected]